Thứ Ba, 5 tháng 7, 2016

Xem tiếp theo... TUYẾN LỮA SÀI GÒN


Xem tiếp theo...
TUYẾN LỮA SÀI GÒN


Về quả BOM thả trong Trận Long Khánh



cbu
Trong Trận Long Khánh (Tháng 4 năm 1975), Không Quân Việt Nam Cộng Hòa có thả một quả bom đặc biệt, tiêu diệt cả Sư đoàn (?) quân CSBV, chặn đứng được cuộc tiến quân của chúng. Cho đến nay hảy còn nhiều câu hỏi quanh quả bom này và nhiều câu trả lời chưa được chính xác.
Đại tá Hùa Yến Lến (Tham mưu trưởng Hành quân SĐ 18 BB) gọi nó là CBU 82 (Daisy Cutter), cho rằng do Tướng Lê Minh Đảo (Tư lệnh SĐ 18 BB) đề nghị, và được Bộ TTM QLVNCH chấp thuận qua trung gian của Tướng Nguyển văn Toàn (Tư lệnh Quân Đoàn 3) để được sử dụng..

Tướng Trần Quang Khôi (Tư lệnh Lực lượng Xung Kích QĐ3) ghi lại rằng : chính Ông sử dụng 2 quả bom CBU của KQ Biên Hòa trên chiến trường Long Khánh để chặn đứng quân địch và giải cứu Chiến đoàn 52 /SĐ 18 BB của ĐT Dũng khỏi bị tiêu diệt..

Khi trả lời các câu hỏi của Nhà báo Vũ Mạnh Hùng trong cuộc phòng vấn dành cho Đài truyền hình Little Saigon TV tại Santa Ana và Hệ thống Truyền hình VN VBN tại New Jersey, Tướng Lê Minh Đảo cho biết : Ông không cần biết VNCH còn mấy quả bom loại này, CQ cứ tấn công thì Ông sẽ..tiêu diệt chúng; và các cấp chỉ huy CSBV đã nhiều lần đến Trại Tập trung để hõi Ông về quả bom này..mà họ cho là bom neutrons của Mỹ (?)

Nhà báo Mỹ Alan Dawson trong ’55 days-The Fall of South VN’ thì ghi rẳng đây là các quả bom CBU được đưa từ Utapao đến Biên Hòa vào đãu tháng 4 năm 1975.

Tác giả Chính Đạo (Tiến sĩ Sử học), trong tâp sách 55 Ngày đêm, Cuộc xụp đổ của VNCH ghi rằng VNCH đã sử dụng cả CBU lẫn ‘Daisy Cutter’ (nghĩa là 2 loại bom..khác nhau !) tại Mặt trận Long Khánh.
Tác giả Nguyển đức Phương trong ‘Những Trận đánh Lịch sử trong Chiến tranh VN 1963-1975 cho rằng : Tướng Toàn đã ra lệnh thả 2 quả Daisy Cutter tại Trận Long Khánh và giải thích lý do chỉ 2 quả được thả (trong số 5 quả còn lại) vì Hà nội phản kháng (!)

Tác giả Trọng Đạt trong bài ‘Trận Xuân lộc Chiến thắng cuối cùng’ (Nguyệt San Việt Nam Online) có ghi khá nhiều chi tiết về các quả bom này kể cả tên (viêt tắt) của các phi công đã thả (xin xem phần dưới) các quả bom đặc biệt này..
Viện Khoa Học Quân sự của CSVN thì ghi lại (theo tài liệu của Dawson) là KQ VNCH đã thả 1 quả bom CBU-55 xuống Ngã ba Dầu Giây Long Khánh vào ngày 21 tháng 4 năm 1975.
Như vậy..quả bom thả tại Long Khánh là bom gì ?..Tác dụng của các quả bom này đã khiến CS phài la hoảng..thì tại sao lại chỉ thả 1, 2 quả..và ai thả ?

– Từ CBU..
Chiến trường Việt Nam đã được xem là nơi Hoa Kỳ thử nghiệm rất nhiều loại võ khí, từ võ khí quy ước đến những võ khí điện tử tối tân. Cũng tại VN, Hoa Kỳ đã tiêu thụ được khá nhiều bom-đạn còn tồn trữ từ sau Thế chiến thứ 2. Một trong những vũ khí được KQ HK sử dụng nhiều nhất là bom, và bom còn được chia thành 2 nhóm : Bom khôn (Smart bomb) và Bom..ngu (Dumb bomb). Bom ngu, dĩ nhiên là do Phi công thả và do tài của Phi công để bom rơi trúng mục tiêu, còn Bom khôn thì được điều khiển bằng laser, radar..để tự tìm đến mục tiêụ
Một trong những sáng kiến về Bom mà các kỹ sư võ khí HK đưa ra áp dụng tại VN là CBU hay Cluster Bomb Unit. Thật ra CBU chỉ là một áp dụng của việc nghiên cứu về loại vỏ khí có tên là Rổ bánh mì Molotov (Molotov bread basket) dùng năm 1937 trong Trận Nội chiến Tây Ban Nhạ Rổ bánh mì, đơn giản, chỉ là một thùng lớn chứa nhiều quả bom nhỏ để khi phi cơ thả xuống, thùng mở ra và rải các quả bom nhỏ trên một diện tích rộng lớn. Như thế Cluster Bomb hày Bom chùm chỉ có mục đích là mở rộng vùng sát thương của Bom khi thả xuống mục tiêụ.cbu-bombs
Tại chiến trường VN, nhiều loại CBU đã được chế tạo : loại chống bộ binh là loại thường được dùng nhất, rồi đến loại chống chiến xa, chống các tiếp liệu quân sự.. có loại chứa đầy mìn và có loại chứa nhiên liệu đặc gây cháy..
CBU chống bộ binh cũng có nhiều loại như CBU-24 chứa 600 quả bom nhỏ cở trái banh golf, mỗi quả golf nhỏ này khi nổ còn phóng ra 300 mảnh thép nhỏ chứa bên trong; CBU-46 bom chùm dạng như quả dứa, khi nổ còn tung mảnh ra xa hơn, vùng sát thương rộng hơn..Các loại CBU này thường được KQ HK sử dụng khi bay tấn công đường mòn HCM..
Một trong những loại CBU chống chiến xa được dùng tại VN là MK-20 Rockeye, khi nổ sẽ phóng ra những bom nhỏ hình mũi tên dài 9 inches, chứa đầu nổ có thể xuyên phá lớp vỏ thép của chiến xa..
Về CBU chứa mìn : 2 loại chính dùng trên chiến trường VN là Dragonteeth và WAAPM (Wide Area Anti Personnel Munition). Dragonteeth chứa những mìn nhỏ có khả năng gây mất..chân binh sĩ địch khi nổ, nhưng không gây..chết người còn WAAPM, được giử rất bí mật trong chiến tranh VN : WAAPM được thả xuống trong các thùng nhựa plastic, khi chạm đất sẽ phóng ra các sợi thép mỏng manh như chân nhện, nếu chạm vào sợi thép, mìn sẽ nổ.. Bom được dùng thể thả vào các ổ phòng không của CSBV.
Loại CBU thứ tư là là loại Bom chùm gây cháy (Cluster bomb incendiary device). Loại bom này cũng có tên là Fuel Air Explosives CBU-55 là bom thuộc loại này, chứa nhiên liệu propane : CBU-55 nặng 750 pound (khoảng 340 kg) gồm 3 ngăn: một ngăn chứa propane, một ngăn chứa hỗn hợp khí khác và một ngăn chứa ngòi nổ. CBU-55 dài khoảng 2.3 m, đường kính 0.36 cm. Có 2 loại CBU-55 : Loại thứ nhất CBU-55/B chứa 3 bom BLU-73A/B đặt chung trong Hệ thống chứa SUU-49/B và loại thứ nhì là CBU-55 A/B chứa 3 BLU-73A/B trong thùng SU-49 A/B. Sự khác biệt là SUU-49B chỉ có thể thã bằng trực thăng hay phi cơ bay chậm, trong khi đó SUU-49A/B có thêm vi đuôi xếp lại nên có thể thả bằng các phi cơ bay nhanh như A-37, OV-10.. Các bom BLU nhỏ nặng khoảng 45 kg chứa ethylen oxyde lỏng. Khi nổ bom sẽ làm văng các giọt ethylen, tạo thành một đám mây nhiên liệu đường kính từ 17-25 m ở độ cao 2-3m. Đám mây này được kích hỏa bằng một ngòi nổ.. tạo thành một quầng lửa gây ngạt do thiếu oxy cho các sinh vật trong vùng..
Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam của Hà nội thì tại Việt Nam CBU-55 đã được sử dụng tại chiến trường Quảng trị (1972) và tại Bến Tre (tháng8-72) thả xuống ấp 1, xả Tam Phước và giữa tháng 7-1973, thả xuống Giồng Trôm.. Cũng theo CSBV, thì CBU-55 cũng là quả bom thả xuống Xuân lộc trong tháng 4 năm 1975 ?!.
Trong bài :’Kỷ niệm nhỏ với Đồng đội Chiến trường xưa’ trên Nguyệt San Việt Nam On-line, Tác gỉa NgyThanh ghi lại như sau : ‘ Khi chiến xa T-54 của Cộng sản từ Tỉnh lộ 8B ở thôn Cam Võ trên bờ Bắc tràn qua sông Miếu Giang, Bộ TTM QL VNCH bí mật cho phép sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN loại bom CBU-55. Trưa 1 tháng 5 năm 1972, sau khi ném ‘trái bom nguyên tử bỏ túi’ vào đoàn xe tăng đang vượt cầu Đông Hà và làm cả đoàn xe chết khựng ngay trền cầu, Thiếu úy phi công Nguyễn Hàn mang chiếc A-37 về lại Phi đoàn 528 ở Đà Nẵng bình an.. (Thiếu Úy Nguyễn Hàn sau đó đã hy sinh trong một phi vụ yểm trợ cho TĐ 8 TQLC vào đầu tháng 10-1972 tại Chợ Sài (Quảng Trị)
.. đến Daisy Cutter :
Chiến trường VN được các Nhà quân sự Mỹ xem là chiến trường của trực thăng, vì trực thăng giữ nhiều vai trò quan trọng như đổ quân, chuyển tiếp liệu, tản thương.. Trực thăng rất cần có được những bải đáp an toàn, đũ rộng để xoay trở tại những vùng rừng rậm nơi chiến trường. Nhu cầu được đaạt ra cho Bộ Chỉ huy QL HK là tìm một loại bom nào có đủ sức công phá để tạo ra một khoảng trống càng rộng càng tốt có thể dùng làm bãi đáp cho trực thăng.
Năm 1968, khi kiểm soát lại các kho tồn trữ võ khí, một sĩ quan KQ HK đã tìm được một số bom loại 4.5 tấn (10,000 lb) lưu trữ tại Trung Tâm tồn trữ võ khí của KQ tại Căn cứ Kitland (New Mexico). Đây là những quả bom của thập niên 50, khi Bộ Chỉ huy Không quân Chiến thuật HK còn sử dụng các Pháo đài bay B-36 làm lực lượng răn đe chính. B-36 đã được thay thế bằng các B-52 trong thập niên 60. KQ HK đã nghĩ rằng các quả bom 10,000 lb này có thễ sẽ đáp ứng được nhu cầu của Lục quân cho Lực lượng trực thăng ?
Nhưng vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là : làm cách nào để thả những quả bom khổng lồ này ?
Không quân, trên nguyên tắc, sẽ là quân chủng đảm nhận việc thả bom, nhưng ngay lúc này KQ HK không có loại phi cơ phóng pháo nào để thả được quả bom cỡ này : Bom không thể đưa vào khoang bụng của B-52, còn các phi cơ loại phóng pháo- chiến đấu như F-100, F-105.. lại không chở nổi loại bom quá nặng này, và biện pháp sau cùng là dùng các trực thăng hạng nặng hay Phi cơ vận tải để thả chúng..Có thể dùng trực thăng, nhưng với sức nặng của quả bom thì chỉ một vài loại trực thăng có đủ khả năng để chở nổi chúng : Trực thăng cần cẩu khổng lồ của US Army loại CH-54 Skycrane có thể đeo được 1 quả, nhưng bay quá chậm và mỗi phi vụ chỉ thả đưỡc 1 quả nên chi phí để thả quả bom tăng lên quá cao.cbubombed
Biện pháp thứ nhì là dùng Phi cơ vận tải C-130 : C-130 đã được dùng trong các phi vụ thả dù tiếp tế, khoang bụng đủ lớn để có thể chở một lúc 2 quả bom và hơn nữa tầm hoạt động của phi cơ cũng rất thích hợp.. nhưng vì Lục quân muốn dùng trực thăng nên họ dành quyền thả trước và không đạt được kết quả mong muốn !
Đến tháng 6 năm 1968, Chương trình dùng C-130 để thả những quả bom này được giao cho Không đoàn Vận tải Chiến thuật 463 tại Căn cứ KQ Clark (Philippines) nghiên cứu thực hiện. Thiếu tá Robert Archer, thuộc Phi đoàn 29 (KĐ 463) là ngưới đã thử thả những quả bom đầu tiên tại Căn cứ Kirtland.
Tháng 10 năm 1968, những quả bom đầu tiên được thả thử tại Vùng 1 CT dùng Hệ thống Radar MSQ-77, hướng dẫn mục tiêu, đặt dưới đất tại PleiKu và Huế. Từ tháng 12-1968, bom được thả thử theo sự hướng dẫn của các Hệ thống radar thuộc TQLC HK, và từ mùa Xuân 1969, bom 10,000 lb đã được thả thường xuyên với tên gọi là Hệ thống võ khí M121
Ngay từ đầu, việc chọn C-130 để thả bom đã được xem là rất thích hợp. Một phi cơ C-130 có thể cất cánh từ Cam Ranh, chở 2 quả bom, có thể thả tại bất cứ mục tiêu tại Nam VN chỉ sau 1 giờ baỵ Các phi công của KĐ 463 có lẽ là những nhà thả bom chuyên nghiệp nhất, thả theo sự chỉ dẫn của radar MSQ-77 và theo tín hiệu của các nhân viên điều hành dưới đất.
Để biến đổi một phi cơ vận tải C-130 bình thường sang thành phi cơ thả bom 10,000 lb, cần phải sửa đổi hệ thống liên lạc trên phi cơ để chuyên viên kỹ thuật ‘chất và thả hàng’ (loadmaster) ở trong khoang hàng hóa, có thể theo dõi được các làn sóng phát đi từ đài đặt dứới đất. Mỗi C-130 còn được trang bị thêm Hệ thống thả hàng 463L : gồm nhửng đường rầy đôi đặt trong khoang bụng phi cơ để giúp kiểm soát ‘hàng’ đặt sẵn trên một giàn gỗ (pallet), và khi thả thì sẽ thà cà..giàn. Bom đặt trên giàn và được đưa trực tiếp vào khoang bụng phi cơ.
Giàn bom được thả bằng dù, khi ra khỏi bụng phi cơ, dàn tự vỡ tung ra và bom được rơi tự động, giữ chậm lại bằng một dù nhỏ hình tam giác. Một ngòi nổ xuyên qua cây cối gắn nơi mũi bom sẽ được khởi động bằng một chong chóng nhỏ : khi bom chạm đến cây sẽ phát nổ, đốn ngã hết cây cối trong vùng như..chém hoa cúc (daisy cutter), và kết quả là tạo ra một khu vực tròn, trụi cây, có thể rộng đũ để 1 đến 3 trực thăng đáp xuống. Nhưng nếu ngòi nổ gắn nơi đảu bom bị tịt, thì ngòi nổ thứ nhì gắn nơi đuôi bom sẽ giúp gây nổ. Bom thường được gây nổ ở độ cao khoảng 6 m trên mặt đất và tạo ra một bãi đất trống đường kính khoảng 100 feet (33 m).
Như thế : Daisy Cutter là tên , đầu tiên, đặt cho Hệ thống võ khí M-121 nàyc130flares
..và những quả bom thả tại Long Khánh..
Đến 1970, loại bom 10,000 lb còn lại từ Thập niên 50 đã được sử dụng hết. Trung tâm Võ khí HK đã chế tạo loại bom mới, khác hơn, dùng nhiên liệu lõng, pha trộn với thuốc nổ TNT, đặt trong những ngăn khác nhau (do đó có thể xem là một loại CBU).
Loại bom này với ký hiệu BLU-82 nặng đến 15,000 lb, hình dạng như một bình chứa gaz propane khổng lồ dài 141.6 in, đường kính 54 in và được thả theo cùng phương thức như thả M-121. Đầu đạn của BLU-82 chứa 12,600lb nhiên liệu gây nỗ gồm ammonium nitrate, bột nhôm và nhựa dẻo polystyren.
BLU-82 được sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN vào ngày 23 tháng 3 năm 1970 và KQ Chiến thuật HK đặt tên cho chiến dịch thả bom này là Commando Vault BLU-82 đã được dùng trong cuộc hành quân qua Campuchea (70), để tạo các bãi đáp cho trực thăng, pháo binh. Trong cuộc hành quân Lam sơn 719 của QL VNCH qua Lào, một số BLU-82 cũng đã được thả. Năm 1971, khi Không đoàn 463 HK giải tán, việc thả BLU được giao cho KĐ 374 Chiến thuật và đây là KĐ C130 sau cùng của HK hoạt động tại Đông Nam Á.
Khi sử dụng để đánh nơi tập trung quân cũa CQ, BLU-82 được thả, lúc rơi xuống cao độ 30 m, nhiên liệu rãi tỏa thành đường dài đến 300m, và đám mây nhiên liệu này được kích nổ, khi cháy nổ sẽ hút hết dưỡng khí trong một vùng, gây ngạt thở và tạo ra một chấn động theo sau.. cbubmb
.. Ai thả và ai..cho phép thả..?
Không quân VNCH có 2 chiếc C-130, trang bị hệ thống thả BLU-82. Tổng cộng số BLU được giao cho KQ VN là 17 quả (trong một lớp huấn luyện cấp tốc bên Hot Cargo, thuyết trình viên cho biết sẽ mang từ Thai Lan sang ..15 trái (?).
Chiếc phi cơ sau cùng của KQHK bị tổn thất tại VN là một chiếc C-130 bay từ Căn cứ Clark đến TSN, chở 2 quả BLU-82 để giao cho VNCH..
Theo tài liệu của Tác giả Trọng Đạt trong bài ‘Trận Xuân lộc, Chiến thắng cuối cùng’ trên Nguyệt San Việt Nam On-line thì qua cuộc phỏng vấn Đại Úy NHL , Phi công VN đầu tiên thả Daisy Cutter thì :
Đại Úy NHL đã thi hành 3 phi vụ thả 3 trái bom :
Trái thứ nhất thả ở Bắc Khánh Hòa
Trái thứ 2 ở phía Tây Nha Trang
Trái thứ 3 , không nhớ địa điểm, nhưng nhớ là thuộc phi vụ sáng 24-4-75 (?)
Đại úy NHL cho biết : Khoảng 10 ngày trước khi Sài gòn thất thủ, phía M³ yêu cầu Không đoàn 53 Chiến thuật (thuộc SĐ 5 KQ VNCH) cử 2 sĩ quan thả bom cao độ xuất sắc để thả bom Daisy Cutter mục đích lảm chậm lại cuộc tiến quân của CSBV. KĐ 53 CT cử 2 sỉ quan trưởng phi cơ xuất sắc nhất trong việc thả bom cao độ là Đại Úy NHL thuộc PĐ 437 và Thiếu tá ĐQA thuộc PĐ 435..
Ngoài ra Đ/u cũng cho biết KQVN CH đã thả tổng cộng 10 quả Daisy Cutter, nhưng không nhớ thả lúc nào và thả tại đâụ Các quả bom do Th/t ĐQA và Th/t HN thả.
Tuy nhiên, một thân hữu KQ qua e-mail riêng có cho biết :
‘.. Theo tôi biết, quả thả vào Xuân lộc 90% là do Th/T Nguyễn Tấn Minh PĐ 435. Thiếu tá Nhân , Th/tá Ngô Xuân Nhật PĐ 437 cũng đã thả BLU nhưng không chắc có phải tại Xuân Lộc không ?.
Một thân hữu khác cho biết Phi công NHL có thể (?) là Đ/u Mạc Hữu Lộc và ngoài ra còn các phi công Nguyễn Quế Sơn và Đ/u Của cũng có khả năng thả các BLU-62.080715-F-9999N-006
Về con số bom BLU-62 giao cho VNCH : các tài liệu hiện có vẫn chưa đồng ý với nhau :
Tập ‘Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa’ trang 197 viết :
‘’..Trận Xuân lộc..Trong trận này các vận tải cơ C-130 Hercules thực hiện 150 phi xuất oanh tạc, sử dụng bom xăng ‘tự chế’ (gồm nhiều thùng xăng 200 lít có gắn ngòi nổ), bom chùm (gồm 3,4 trái bom nổ liên kết lại), và đặc biệt là bom CBU loại 7 tấn (15,000lb) Daisy Cutter, có sức công phá bình địa một vùng đường kính 150 m và sức sát hại trên một quy mô rộng lớn. Trái CBU đầu tiên được thả xuống cách Xuân lộc 4 km, đã khiến cả thành phố bị rúng động và mất điện, đưa tới những tin đồn B-52 oanh tạc trở lại, kết quả trọn Bộ Chỉ huy SĐ 341 của CSBV bị tiêu diệt.. Trước sau đã có 9 trái CBU được thả xuống Xuân lộc và các khu vực phụ cận..’
Tác giả Robert Mikesh trong ‘Flying Dragons : The South Vietnamese Air Force’ ghi lại (trang 141) : ‘ Việt Nam được cung cấp tất cả 17 quả Daisy Cutter, .đả thả 15 quả, chỉ còn lại 2 quả..’080715-F-9999N-007
.. Ai ra lệnh thả..
Cho đến nay, sau hơn 30 năm các quả bom được thả..câu hỏi ai ra lệnh thả những quả bom này.. vẫn chưa có câu trả lới chính thức.. !
Theo hệ thống quân gian thông thường, quyết định thả bom sẽ được Bộ TTM ban hành theo yêu cầu của Vị Tư lệnh chiến trường và KQ sẽ thi hành quyết định nàỵ(Trong Hồi Ký của ĐT Cao văn Viên thì đây là những yêu cầu bình thướng theo Hẹ thống Chỉ huy của QL VNCH) . nhưng trên thực tế Chiến trường VN vào những ngày cuối cùng của VNCH có nhiều điều phi lý và.. khó giải thích !
Tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh Quân đoàn 3 cho biết :
‘…Sau khi Phòng tuyến của Chiến đoàn 52BB tại Ngã Ba Dầu Giây Long Khánh.bị vỡ vào đêm 15 tháng 4 năm 1975, Ông đã xin Bộ TTM cho ném bom Daisy Cutter để ngăn sức tiến quân của CSBV. Sáng 16 tháng 4 vào lúc 11 giờ sáng 2 trái bom đã được thả..xuống khu vực đóng quân của CS BV tại khu vực từ Định Quán xuống Ngã Ba Dầu Giây, loại khỏi vòng chiến hơn 10 ngàn quân CS, phá hủy nhiều Chiến xa và đại pháo của CS..Tôi đã đề nghị thả thêm 5 bom Daisy Cutter nữa.. nhưng được thông báo là tuy còn bom nhưng..không còn đầu nổ !’.
PB060346a
Quà tặng cho Việt Cộng – Trái CBU không ngòi nổ
Tường Trần Văn Nhật (Tư lệnh SĐ 2), viết trong Hồi Ký :
‘..Chính Tướng Toàn là Tư lệnh Chiến trường đã chấp thuận cho sử dụng 2 trong số 6 trái bom (vì chỉ còn có 2 đầu đạn) Daisy Cutter..thả xuống yểm trợ cho mặt trận Xuân lộc…Đáng lý ra chúng ta có đến 27 trái bom này theo quyết định của ĐT Weyand trong chuyến viếng thăm VN vào tháng 2/75 cùng với Ông Phụ Tá Bộ trưỡng QP Eric Von MarbodẨRất tiếc chỉ có 6 trái đến được VN vào cuối tháng 4/75 và không hiểu tại sao chỉ có 2 ngòi nổ’
Vào những ngày cuối cùng của VNCH, Hệ thống Chỉ huy Quân sự của QL VNCH đã gặp nhiều trắc trở, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, tuy không còn chức vụ chính thức trong KQ, đã ..tự động trở về Quân đội và..vẫn ra lệnh được cho các..phi công !Trong ‘The Buđha’s Child’ (trang 331) Ông ghi lại :

‘..vì quả bom có sức công phá mạnh, nên TT Thiệu sợ rằng ..sẽ có kẻ ném quả bom này vào Dinh..do đó chỉ được phép sử dụng bom do chính Ông Ta quyết định (?).. Một hôm Phòng Hành quân yêu cầu yểm trợ..Tôi không có sẵn võ khí trong tay, nên yêu cầu Vị Chỉ huy KQ cho thả , ông cho biết không có thẩm quyền. Tôi yêu cầu Vị Tổng Tham mưu trưởng..câu trả lời tương tự.. Tôi gọi nhiều Vị Tưóng khác, tất cả đều cùng câu trả lớị Tôi biết nếu tôi gọi Thiệu, ông ta sẽ..còn phải suy nghĩ, do đó tôi gọi Thủ Tướng Khiêm..Ông trả lời ..tùy tôi và sau khi tôi giải thích nhu cầu của tình hình.. Ông Khiêm cho biết : Đồng ý..Tôi gọi lại cho Vị Chỉ Huy Hành quân và nói: OK , thả các quả bom.’ Ông này..chấp nhận thi hành lệnh cũa tôi.. và các quả bom được thà ‘.


Trần Lý (Tháng 3 năm 2009).

Phụ Lục :

The BLU-82B/C-130 weapon system, known under programme “Commando Vault” and nicknamed “daisy cutter
Daisy cutter (fuse)
blu-82b_daisy_cutter_bomb
A
daisy cutter is a type of Fuse designed to detonate a bomb at or above ground level. The fuse itself is a long probe affixed to the weapon’s nose, which detonates the bomb if it touches the ground or any solid object….
” in Vietnam
Vietnam War
The Vietnam War, also known as the Second Indochina Wars, the Vietnam Conflict, or often in Vietnam the American War occurred in Vietnam, Laos and Cambodia from 1959 to April 30, 1975….
and in Afghanistan
War in Afghanistan (2001–present)
The War in Afghanistan, which began on October 7, 2001 as the U.S. military operation Operation Enduring Freedom, was launched by the United States with the United Kingdom in response to the September 11, 2001 attacks….
, is a 15,000 pound (6,800kg) conventional bomb
Bomb
A bomb is any of a range of explosive devices that typically rely on the exothermic chemical reaction of an explosive material to produce an extremely sudden and violent release of energy….
, delivered from an MC-130 transport aircraft. 225 were constructed.

Overview

Originally designed to create an instant clearing in the jungles of Vietnam, it was test-dropped there from a CH-54 Tarhe
CH-54 Tarhe
The CH-54 Tarhe is a twin-engine heavy-lift helicopter designed by Sikorsky Aircraft for the United States Army. It is named after Tarhe , an eighteenth-century chief of the Wyandot Native Americans in the United States tribe….
“Flying crane” helicopter. Later it has been used in Afghanistan as an anti-personnel weapon and as an intimidation weapon because of its very large lethal radius (variously reported as 100 to 300 meters/300 to 900 feet) combined with a visible flash and audible sound at long distances. It was the largest conventional bomb for several decades. That title is now held by the Russian-made Father of All Bombs
Father of all bombs
Aviation Thermobaric Bomb of Increased Power , nicknamed “Father of All Bombs” , is a Russian-made bomber thermobaric weapon that is reportedly four times more powerful than the Military of the United States GBU-43/B Massive Ordnance Air Blast bomb ….
, which contains 7.8 tons of high explosives, although both these weapons were outstripped in weight and size by the T12 Cloud Maker
T12
The T-12 demolition bomb was a weapon produced by the United States designed to create an Earth_quake_bomb. It achieved this by having an extremely thick nose section, which was designed to penetrate deeply into the earth….
penetration or earthquake bomb developed from the British Grand Slam bomb
Grand Slam bomb
The Grand Slam was a 22,000 Pound earth quake bomb used by RAF Bomber Command against strategic targets during the World War II.It was a scaled up version of the Tallboy bomb and closer to the original size that the bomb inventor Barnes Wallis had envisaged when he first developed his earthquake bomb idea….
of World War II
World War II
World War II, or the Second World War , was a global military conflict which involved a Participants in World War II, including all of the great powers, organised into two opposing military alliances: the Allies of World War II and the Axis powers….
. The T12 weighed 43,600 lb, almost twenty metric tons.
The BLU-82 uses conventional explosive ammonium nitrate
Ammonium nitrate
The chemical compound ammonium nitrate, the nitrate of ammonia with the chemical formula NitrogenHydrogen4NitrogenOxygen3, is a white powder at room temperature and standard pressure….
and aluminium
Aluminium
Aluminium or aluminum is a silvery white and ductile member of the boron group of chemical elements. It has the symbol Al; its atomic number is 13….
, incorporating both agent and oxidizer. In contrast, fuel-air explosives (FAE) consist only of an agent and a dispersing mechanism, and take their oxidizers from the oxygen in the air. FAEs generally run between 225 and 900 kg (500 and 2,000 pounds); making an FAE the size of a daisy cutter would be difficult because the correct uniform mixture of agent with ambient air would be difficult to maintain if the agent were so widely dispersed. Thus, the conventional explosive of a daisy cutter is more reliable than that of an FAE, particularly if there is significant wind or thermal gradient.
This system depends upon the accurate positioning of the aircraft by either a fixed ground radar
Radar
Radar is a system that uses electromagnetic radiation waves to identify the range, altitude, direction, or speed of both moving and fixed objects such as aircraft, ships, motor vehicles, weather formations, and terrain….
or on-board navigation equipment. The ground radar controller, or aircrew navigator as applicable, is responsible for positioning the aircraft prior to final countdown and release. Primary aircrew considerations include accurate ballistic and wind computations provided by the navigator, and precision instrument flying with strict adherence to controller instructions. The minimum altitude for release due to blast effects of the weapon is 6,000 feet (1,800 m) above ground level (AGL). The warhead contains 12,600 pounds (5,700 kg) of low-cost GSX slurry
Slurry
A slurry is, in general, a thick suspension of solids in a liquid and may be:* A mixture of water and cement to form concrete* A mixture of water, thickening agent#weapon use, and oxidizers used as an water gel…
(ammonium nitrate
Ammonium nitrate
The chemical compound ammonium nitrate, the nitrate of ammonia with the chemical formula NitrogenHydrogen4NitrogenOxygen3, is a white powder at room temperature and standard pressure….
, aluminium
Aluminium
Aluminium or aluminum is a silvery white and ductile member of the boron group of chemical elements. It has the symbol Al; its atomic number is 13….
powder and polystyrene
Polystyrene
Polystyrene , sometimes abbreviated PS, is an Aromaticity polymer made from the aromatic monomer styrene, a liquid hydrocarbon that is commercially manufactured from petroleum by the chemical industry….
) and is detonated just above ground level by a 38-inch (965 mm) fuse extender, optimized for destruction at ground level without digging a crater
Impact crater
In the broadest sense, the term impact crater can be applied to any depression, natural or manmade, resulting from the high velocity impact of a projectile with larger body….
. The weapon produces an overpressure of 1,000 pounds per square inch (psi) (7 MPa) near ground zero, tapering off as distance increases.
The BLU-82 was originally designed to clear helicopter landing zones and artillery
Artillery
Artillery is a military Combat Arms which employs any apparatus, machine, an assortment of tools or instruments, a system or systems used as weapons for the discharge of large projectiles in combat as a major contribution of fire power within the overall military capability of an armed force….
emplacements in Vietnam. South Vietnamese VNAF aircraft dropped BLU-82 bombs on NVA positions in desperation to support ARVN troops in the Battle of Xuan Loc
Battle of Xuan Loc
The Battle of Xuan Loc also known as “the last stand at Xuan Loc”, was the last major battle of the Vietnam War that took place in Xuan Loc, Dong Nai Province….
in the last days of the Vietnam War.
Eleven BLU-82Bs were palletized and dropped in five night missions during the 1991 Gulf War
Gulf War
“Persian Gulf War” and “First Gulf War” redirect here. For other uses, see Persian Gulf War .The Persian Gulf War was a United Nations-authorized military conflict between Iraq and a Coalition of Gulf War from 34 nations commissioned with expelling Iraqi forces from Kuwait after Iraq’s Invasion of Kuwait of Kuwait in August 1990….
, all from Special Operations
Special operations
Special operations are military operations that are considered “special” .Examples of special operations include such operations such as reconnaissance/military intelligence, unconventional warfare, and counter-terrorism actions….
MC-130 Combat Talon
MC-130 Combat Talon
The Lockheed MC-130 is the basic designation for a family of special missions aircraft operated by the Air Force Special Operations Command of the United States Air Force….
s. The initial drop tested the ability of the bomb to clear or breach mine fields; however, no reliable assessments of mine clearing effectiveness are publicly available. Later, bombs were dropped as much for their psychological effect as for their anti-personnel effects.
The US Air Force
United States Air Force
The United States Air Force is the aerial warfare branch of the Military of the United States and one of the uniformed services of the United States….
dropped several BLU-82s during the campaign to destroy the Taliban and al-Qaeda
Al-Qaeda
Al-Qaeda, alternatively spelled al-Qaida and sometimes al-Qa’ida, is an international Sunni Islam Islamist Extremism movement founded sometime between August 1988 and late 1989/early 1990….
terrorist networks in Afghanistan to attack and demoralize personnel and to destroy underground and cave complexes. On 15 July 2008, Airmen from the Duke Field
Duke Field
Duke Field , also known as Eglin AFB Auxiliary Field #3, is a military airport located three miles south of the central business district of Crestview, Florida, in Okaloosa County, Florida, Florida, United States….
711th Special Operations Squadron, 919th Special Operations Wing
919th Special Operations Wing
The 919th Special Operations Wing is an Air Force Reserve wing of the United States Air Force based at Eglin AFB Auxiliary Field #3 / Duke Field, Florida….
dropped the last operational BLU-82 at the Utah Test and Training Range.

Về quả bom thả trong trận Long Khánh đã xóa tên nửa sư đoàn Cộng quân
Tuesday, October 02, 2012 5:07:39 PM




Trần Lý

Trong Trận Long Khánh (tháng 4 năm 1975), Không Quân Việt Nam Cộng Hòa có thả một quả bom đặc biệt, tiêu diệt cả sư đoàn (?)quân CSBV, chặn đứng được cuộc tiến quân của chúng. Cho đến nay hãy còn nhiều câu hỏi quanh quả bom này và nhiều câu trả lời chưa được chính xác.
- Ðại Tá Hùa Yến Lến (tham mưu trưởng hành quân SÐ 18 BB) gọi nó là CBU 82 (Daisy Cutter), cho rằng do Tướng Lê Minh Ðảo (tư lệnh SÐ 18 BB) đề nghị, và được Bộ TTM QLVNCH chấp thuận qua trung gian của Tướng Nguyễn văn Toàn (tư lệnh Quân Ðoàn 3) để được sử dụng.
- Tướng Trần Quang Khôi (tư lệnh Lực lượng Xung Kích QÐ3) ghi lại rằng: chính ông sử dụng 2 quả bom CBU của KQ Biên Hòa trên chiến trường Long Khánh để chặn đứng quân địch và giải cứu Chiến Ðoàn 52/SÐ 18 BB của ÐT Dũng khỏi bị tiêu diệt.
- Khi trả lời các câu hỏi của nhà báo Vũ Mạnh Hùng trong cuộc phòng vấn dành cho đài truyền hình Little Saigon TV tại Santa Ana và hệ thống truyền hình VN VBN tại New Jersey, Tướng Lê Minh Ðảo cho biết: Ông không cần biết VNCH còn mấy quả bom loại này, CQ cứ tấn công thì ông sẽ... tiêu diệt chúng; và các cấp chỉ huy CSBV đã nhiều lần đến trại tập trung để hỏi ông về quả bom này... mà họ cho là bom neutrons của Mỹ (?).
- Nhà báo Mỹ Alan Dawson trong “55 days-The Fall of South VN” thì ghi rằng đây là các quả bom CBU được đưa từ Utapao đến Biên Hòa vào tháng 4 năm 1975.
- Tác giả Chính Ðạo (tiến sĩ Sử học), trong tập sách “55 ngày đêm, cuộc sụp đổ của VNCH” ghi rằng VNCH đã sử dụng cả CBU lẫn 'Daisy Cutter' (nghĩa là 2 loại bom... khác nhau!) tại mặt trận Long Khánh.
- Tác giả Nguyễn Ðức Phương trong 'Những trận đánh lịch sử trong chiến tranh VN 1963-1975 cho rằng: Tướng Toàn đã ra lệnh thả 2 quả Daisy Cutter tại trận Long Khánh và giải thích lý do chỉ 2 quả được thả (trong số 5 quả còn lại) vì Hà Nội phản kháng (!).

- Tác giả Trọng Ðạt trong bài “Trận Xuân Lộc chiến thắng cuối cùng” (Nguyệt San Việt Nam Online) có ghi khá nhiều chi tiết về các quả bom này kể cả tên (viết tắt) của các phi công đã thả (xin xem phần dưới) các quả bom đặc biệt này.
- Viện Khoa Học Quân Sự của CSVN thì ghi lại (theo tài liệu của Dawson) là KQ VNCH đã thả 1 quả bom CBU-55 xuống Ngã ba Dầu Giây Long Khánh vào ngày 21 tháng 4 năm 1975.
-áNhư vậy quả bom thả tại Long Khánh là bom gì? Tác dụng của các quả bom này đã khiến CS phải la hoảng, thì tại sao lại chỉ thả 1, 2 quả... và ai thả?

Từ CBU...

Chiến trường Việt Nam đã được xem là nơi Hoa Kỳ thử nghiệm rất nhiều loại võ khí, từ võ khí quy ước đến những võ khí điện tử tối tân. Cũng tại VN, Hoa Kỳ đã tiêu thụ được khá nhiều bom-đạn còn tồn trữ từ sau Thế Chiến Thứ 2. Một trong những vũ khí được KQ HK sử dụng nhiều nhất là bom, và bom còn được chia thành 2 nhóm: Bom khôn (Smart bomb) và Bom... ngu (Dumb bomb). Bom ngu, dĩ nhiên là do phi công thả và do tài của phi công để bom rơi trúng mục tiêu, còn bBom khôn thì được điều khiển bằng laser, radar... để tự tìm đến mục tiêu.
Một trong những sáng kiến về bom mà các kỹ sư võ khí HK đưa ra áp dụng tại VN là CBU hay Cluster Bomb Unit. Thật ra CBU chỉ là một áp dụng của việc nghiên cứu về loại võ khí có tên là Rổ Bánh Mì Molotov (Molotov bread basket) dùng năm 1937 trong trận nội chiến Tây Ban Nha. Rổ bánh mì, đơn giản, chỉ là một thùng lớn chứa nhiều quả bom nhỏ để khi phi cơ thả xuống, thùng mở ra và rải các quả bom nhỏ trên một diện tích rộng lớn. Như thế Cluster Bomb hày bom chùm chỉ có mục đích là mở rộng vùng sát thương của bom khi thả xuống mục tiệu. Tại chiến trường VN, nhiều loại CBU đã được chế tạo: loại chống Bộ Binh là loại thường được dùng nhất, rồi đến loại chống chiến xa, chống các tiếp liệu quân sự... có loại chứa đầy mìn và có loại chứa nhiên liệu đặc gây cháy.
- CBU chống Bộ Binh cũng có nhiều loại như CBU-24 chứa 600 quả bom nhỏ cỡ trái banh golf, mỗi quả golf nhỏ này khi nổ còn phóng ra 300 mảnh thép nhỏ chứa bên trong; CBU-46 bom chùm dạng như quả dứa, khi nổ còn tung mảnh ra xa hơn, vùng sát thương rộng hơn... Các loại CBU này thường được KQ HK sử dụng khi bay tấn công đường mòn HCM.
- Một trong những loại CBU chống chiến xa được dùng tại VN là MK-20 Rockeye, khi nổ sẽ phóng ra những bom nhỏ hình mũi tên dài 9 inches, chứa đầu nổ có thể xuyên phá lớp vỏ thép của chiến xa.
- Về CBU chứa mìn: 2 loại chính dùng trên chiến trường VN là Dragonteeth và WAAPM (Wide Area Anti Personnel Munition). Dragonteeth chứa những mìn nhỏ có khả năng gây mất chân binh sĩ địch khi nổ, nhưng không gây chết người còn WAAPM, được giữ rất bí mật trong chiến tranh VN: WAAPM được thả xuống trong các thùng nhựa plastic, khi chạm đất sẽ phóng ra các sợi thép mỏng manh như chân nhện, nếu chạm vào sợi thép, mìn sẽ nổ... Bom được dùng thể thả vào các ổ phòng không của CSBV.
- Loại CBU thứ tư là là loại bom chùm gây cháy (Cluster bomb incendiary device). Loại bom này cũng có tên là Fuel Air Explosives CBU-55 là bom thuộc loại này, chứa nhiên liệu propane: CBU-55 nặng 750 pound (khoảng 340 kg) gồm 3 ngăn: một ngăn chứa propane, một ngăn chứa hỗn hợp khí khác và một ngăn chứa ngòi nổ. CBU-55 dài khoảng 2.3 m, đường kính 0.36 cm. Có 2 loại CBU-55: Loại thứ nhất CBU-55/B chứa 3 bom BLU-73A/B đặt chung trong Hệ thống chứa SUU-49/B và loại thứ nhì là CBU-55 A/B chứa 3 BLU-73A/B trong thùng SU-49 A/B. Sự khác biệt là SUU-49B chỉ có thể thả bằng trực thăng hay phi cơ bay chậm, trong khi đó SUU-49A/B có thêm vi đuôi xếp lại nên có thể thả bằng các phi cơ bay nhanh như A-37, OV-10... Các bom BLU nhỏ nặng khoảng 45 kg chứa ethylen oxyde lỏng. Khi nổ bom sẽ làm văng các giọt ethylen, tạo thành một đám mây nhiên liệu đường kính từ 17-25 m ở độ cao 2-3m. Ðám mây này được kích hỏa bằng một ngòi nổ... tạo thành một quầng lửa gây ngạt do thiếu oxy cho các sinh vật trong vùng.
Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam của Hà Nội thì tại Việt Nam CBU-55 đã được sử dụng tại chiến trường Quảng Trị (1972) và tại Bến Tre (tháng 8, 1972) thả xuống ấp 1, xã Tam Phước và giữa tháng 7, 1973, thả xuống Giồng Chôm... Cũng theo CSBV, thì CBU-55 cũng là quả bom thả xuống Xuân lộc trong tháng 4 năm 1975?!
Trong bài: “Kỷ niệm nhỏ với đồng đội chiến trường xưa” trên Nguyệt San Việt Nam On-line, Tác giả NgyThanh ghi lại như sau: “Khi chiến xa T-54 của Cộng sản từ tỉnh lộ 8B ở thôn Cam Võ trên bờ Bắc tràn qua sông Miếu Giang, Bộ TTM QL VNCH bí mật cho phép sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN loại bom CBU-55. Trưa 1 tháng 5 năm 1972, sau khi ném 'trái bom nguyên tử bỏ túi' vào đoàn xe tăng đang vượt cầu Ðông Hà và làm cả đoàn xe chết khựng ngay trên cầu, Thiếu úy phi công Nguyễn Hàn mang chiếc A-37 về lại Phi Ðoàn 528 ở Ðà Nẵng bình an. (Thiếu Úy Nguyễn Hàn sau đó đã hy sinh trong một phi vụ yểm trợ cho TÐ 8 TQLC vào đầu tháng 10, 1972 tại Chợ Sài (Quảng Trị)

... đến Daisy Cutter:

Chiến trường VN được các nhà quân sự Mỹ xem là chiến trường của trực thăng, vì trực thăng giữ nhiều vai trò quan trọng như đổ quân, chuyển tiếp liệu, tản thương... Trực thăng rất cần có được những bãi đáp an toàn, đủ rộng để xoay trở tại những vùng rừng rậm nơi chiến trường. Nhu cầu được đặt ra cho Bộ Chỉ Huy QLHK là tìm một loại bom nào có đủ sức công phá để tạo ra một khoảng trống càng rộng càng tốt có thể dùng làm bãi đáp cho trực thăng.
Năm 1968, khi kiểm soát lại các kho tồn trữ võ khí, một sĩ quan KQHK đã tìm được một số bom loại 4.5 tấn (10,000 lb) lưu trữ tại trung tâm tồn trữ võ khí của KQ tại Căn cứ Kitland (New Mexico). Ðây là những quả bom của thập niên 50, khi Bộ Chỉ huy Không quân Chiến thuật HK còn sử dụng các pháo đài bay B-36 làm lực lượng răn đe chính. B-36 đã được thay thế bằng các B-52 trong thập niên 60. KQHK đã nghĩ rằng các quả bom 10,000 lbs này có thể sẽ đáp ứng được nhu cầu của Lục Quân cho lực lượng trực thăng?
Nhưng vấn đề quan trọng nhất được đặt ra là: làm cách nào để thả những quả bom khổng lồ này?
Không Quân, trên nguyên tắc, sẽ là quân chủng đảm nhận việc thả bom, nhưng ngay lúc này KQHK không có loại phi cơ phóng pháo nào để thả được quả bom cỡ này: Bom không thể đưa vào khoang bụng của B-52, còn các phi cơ loại phóng pháo- chiến đấu như F-100, F-105... lại không chở nổi loại bom quá nặng này, và biện pháp sau cùng là dùng các trực thăng hạng nặng hay phi cơ vận tải để thả chúng. Có thể dùng trực thăng, nhưng với sức nặng của quả bom thì chỉ một vài loại trực thăng có đủ khả năng để chở nổi chúng: Trực thăng cần cẩu khổng lồ của US Army loại CH-54 Skycrane có thể đeo được 1 quả, nhưng bay quá chậm và mỗi phi vụ chỉ thả đưỡc 1 quả nên chi phí để thả quả bom tăng lên quá cao.
Biện pháp thứ nhì là dùng phi cơ vận tải C-130: C-130 đã được dùng trong các phi vụ thả dù tiếp tế, khoang bụng đủ lớn để có thể chở một lúc 2 quả bom và hơn nữa tầm hoạt động của phi cơ cũng rất thích hợp... nhưng vì Lục Quân muốn dùng trực thăng nên họ dành quyền thả trước và không đạt được kết quả mong muốn!
Ðến tháng 6 năm 1968, chương trình dùng C-130 để thả những quả bom này được giao cho Không đoàn Vận tải Chiến thuật 463 tại Căn cứ KQ Clark (Philippines) nghiên cứu thực hiện. Thiếu Tá Robert Archer, thuộc Phi Ðoàn 29 (KÐ 463) là người đã thử thả những quả bom đầu tiên tại căn cứ Kirtland.
Tháng 10 năm 1968, những quả bom đầu tiên được thả thử tại Vùng 1 CT dùng hệ thống Radar MSQ-77, hướng dẫn mục tiêu, đặt dưới đất tại PleiKu và Huế. Từ tháng 12, 1968, bom được thả thử theo sự hướng dẫn của các hệ thống radar thuộc TQLCHK, và từ mùa Xuân 1969, bom 10,000 lbs đã được thả thường xuyên với tên gọi là hệ thống võ khí M121
Ngay từ đầu, việc chọn C-130 để thả bom đã được xem là rất thích hợp. Một phi cơ C-130 có thể cất cánh từ Cam Ranh, chở 2 quả bom, có thể thả tại bất cứ mục tiêu tại Nam VN chỉ sau 1 giờ bay. Các phi công của KÐ 463 có lẽ là những nhà thả bom chuyên nghiệp nhất, thả theo sự chỉ dẫn của radar MSQ-77 và theo tín hiệu của các nhân viên điều hành dưới đất.
Ðể biến đổi một phi cơ vận tải C-130 bình thường sang thành phi cơ thả bom 10,000 lbs, cần phải sửa đổi hệ thống liên lạc trên phi cơ để chuyên viên kỹ thuật “chất và thả hàng” (loadmaster) ở trong khoang hàng hóa, có thể theo dõi được các làn sóng phát đi từ đài đặt dưới đất. Mỗi C-130 còn được trang bị thêm Hệ thống thả hàng 463L: gồm những đường rày đôi đặt trong khoang bụng phi cơ để giúp kiểm soát 'hàng' đặt sẵn trên một giàn gỗ (pallet), và khi thả thì sẽ thả cả... giàn. Bom đặt trên giàn và được đưa trực tiếp vào khoang bụng phi cơ.
Giàn bom được thả bằng dù, khi ra khỏi bụng phi cơ, dàn tự vỡ tung ra và bom được rơi tự động, giữ chậm lại bằng một dù nhỏ hình tam giác. Một ngòi nổ xuyên qua cây cối gắn nơi mũi bom sẽ được khởi động bằng một chong chóng nhỏ: khi bom chạm đến cây sẽ phát nổ, đốn ngã hết cây cối trong vùng như... chém hoa cúc (daisy cutter), và kết quả là tạo ra một khu vực tròn, trụi cây, có thể rộng đủ để 1 đến 3 trực thăng đáp xuống. Nhưng nếu ngòi nổ gắn nơi đầu bom bị tịt, thì ngòi nổ thứ nhì gắn nơi đuôi bom sẽ giúp gây nổ. Bom thường được gây nổ ở độ cao khoảng 6 m trên mặt đất và tạo ra một bãi đất trống đường kính khoảng 100 feet (33 m).
Như thế: Daisy Cutter là tên, đầu tiên, đặt cho hệ thống võ khí M-121 này

... và những quả bom thả tại Long Khánh

Ðến 1970, loại bom 10,000 lbs còn lại từ thập niên 50 đã được sử dụng hết. Trung Tâm Võ Khí HK đã chế tạo loại bom mới, khác hơn, dùng nhiên liệu lỏng, pha trộn với thuốc nổ TNT, đặt trong những ngăn khác nhau (do đó có thể xem là một loại CBU).
Loại bom này với ký hiệu BLU-82 nặng đến 15,000 lbs, hình dạng như một bình chứa gaz propane khổng lồ dài 141.6 in, đường kính 54 in và được thả theo cùng phương thức như thả M-121. Ðầu đạn của BLU-82 chứa 12,600 lbs nhiên liệu gây nỗ gồm ammonium nitrate, bột nhôm và nhựa dẻo polystyren.
BLU-82 được sử dụng lần đầu tiên trên chiến trường VN vào ngày 23 tháng 3 năm 1970 và KQ Chiến Thuật HK đặt tên cho chiến dịch thả bom này là Commando Vault BLU-82 đã được dùng trong cuộc hành quân qua Campuchia (70), để tạo các bãi đáp cho trực thăng, pháo binh. Trong cuộc hành quân Lam sơn 719 của QL VNCH qua Lào, một số BLU-82 cũng đã được thả. Năm 1971, khi Không đoàn 463 HK giải tán, việc thả BLU được giao cho KÐ 374 Chiến thuật và đây là KÐ C130 sau cùng của HK hoạt động tại Ðông Nam Á.
Khi sử dụng để đánh nơi tập trung quân của CQ, BLU-82 được thả, lúc rơi xuống cao độ 30 m, nhiên liệu rải tỏa thành đường dài đến 300m, và đám mây nhiên liệu này được kích nổ, khi cháy nổ sẽ hút hết dưỡng khí trong một vùng, gây ngạt thở và tạo ra một chấn động theo sau..

Ai thả và ai... cho phép thả?

Không Quân VNCH có 2 chiếc C-130, trang bị hệ thống thả BLU-82. Tổng cộng số BLU được giao cho KQ VN là 17 quả (trong một lớp huấn luyện cấp tốc bên Hot Cargo, thuyết trình viên cho biết sẽ mang từ Thai Lan sang... 15 trái (?).
Chiếc phi cơ sau cùng của KQHK bị tổn thất tại VN là một chiếc C-130 bay từ căn cứ Clark đến TSN, chở 2 quả BLU-82 để giao cho VNCH.
Theo tài liệu của tác giả Trọng Ðạt trong bài “Trận Xuân Lộc, chiến thắng cuối cùng” trên Nguyệt San Việt Nam Online thì qua cuộc phỏng vấn Ðại Úy NHL, phi công VN đầu tiên thả Daisy Cutter thì:
Ðại Úy NHL đã thi hành 3 phi vụ thả 3 trái bom:
- Trái thứ nhất thả ở Bắc Khánh Hòa
- Trái thứ 2 ở phía Tây Nha Trang
- Trái thứ 3, không nhớ địa điểm, nhưng nhớ là thuộc phi vụ sáng 24 tháng 4, 1975 (?)
Ðại Úy NHL cho biết: Khoảng 10 ngày trước khi Sài Gòn thất thủ, phía Mỹ yêu cầu Không Ðoàn 53 Chiến Thuật (thuộc SÐ5 KQVNCH) cử 2 sĩ quan thả bom cao độ xuất sắc để thả bom Daisy Cutter mục đích làm chậm lại cuộc tiến quân của CSBV. KÐ53 CT cử 2 sĩ quan trưởng phi cơ xuất sắc nhất trong việc thả bom cao độ là Ðại Úy NHL thuộc PÐ 437 và Thiếu Tá ÐQA thuộc PÐ 435.
Ngoài ra đại úy cũng cho biết KQVNCH đã thả tổng cộng 10 quả Daisy Cutter, nhưng không nhớ thả lúc nào và thả tại đậu Các quả bom do Th/t ÐQA và Th/t HN thả.
Tuy nhiên, một thân hữu KQ qua e-mail riêng có cho biết:
“...Theo tôi biết, quả thả vào Xuân lộc 90% là do Th/T Nguyễn Tấn Minh PÐ 435. Thiếu tá Nhân, Th/tá Ngô Xuân Nhật PÐ 437 cũng đã thả BLU nhưng không chắc có phải tại Xuân Lộc không?”
Một thân hữu khác cho biết phi công NHL có thể (?)là Ð/u Mạc Hữu Lộc và ngoài ra còn các phi công Nguyễn Quế Sơn và Ð/u Của cũng có khả năng thả các BLU-62.Về con số bom BLU-62 giao cho VNCH: các tài liệu hiện có vẫn chưa đồng ý với nhau:
- Tập “Quân Sử Không Quân Việt Nam Cộng Hòa” trang 197 viết:
“...Trận Xuân Lộc: Trong trận này các vận tải cơ C-130 Hercules thực hiện 150 phi xuất oanh tạc, sử dụng bom xăng 'tự chế' (gồm nhiều thùng xăng 200 lít có gắn ngòi nổ), bom chùm (gồm 3, 4 trái bom nổ liên kết lại), và đặc biệt là bom CBU loại 7 tấn (15,000 lbs) Daisy Cutter, có sức công phá bình địa một vùng đường kính 150 m và sức sát hại trên một quy mô rộng lớn. Trái CBU đầu tiên được thả xuống cách Xuân Lộc 4 km, đã khiến cả thành phố bị rúng động và mất điện, đưa tới những tin đồn B-52 oanh tạc trở lại, kết quả trọn Bộ Chỉ Huy SÐ 341 của CSBV bị tiêu diệt. Trước sau đã có 9 trái CBU được thả xuống Xuân Lộc và các khu vực phụ cận.
- Tác giả Robert Mikesh trong 'Flying Dragons: The South Vietnamese Air Force' ghi lại (trang 141): “Việt Nam được cung cấp tất cả 17 quả Daisy Cutter, đã thả 15 quả, chỉ còn lại 2 quả.”

Ai ra lệnh thả...

Cho đến nay, sau hơn 30 năm các quả bom được thả... câu hỏi ai ra lệnh thả những quả bom này vẫn chưa có câu trả lời chính thức!
Theo hệ thống quân giai thông thường, quyết định thả bom sẽ được Bộ TTM ban hành theo yêu cầu của vị tư lệnh chiến trường và KQ sẽ thi hành quyết định này. (Trong hồi ký của ÐT Cao văn Viên thì đây là những yêu cầu bình thường theo hệỳ thống chỉ huy của QLVNCH) nhưng trên thực tế chiến trường VN vào những ngày cuối cùng của VNCH có nhiều điều phi lý và... khó giải thích!
- Tướng Nguyễn Văn Toàn, tư lệnh Quân Ðoàn 3 cho biết:
“...Sau khi phòng tuyến của Chiến Ðoàn 52 BB tại Ngã Ba Dầu Giây Long Khánh bị vỡ vào đêm 15 tháng 4 năm 1975, ông đã xin Bộ TTM cho ném bom Daisy Cutter để ngăn sức tiến quân của CSBV. Sáng 16 tháng 4 vào lúc 11 giờ sáng 2 trái bom đã được thả xuống khu vực đóng quân của CS BV tại khu vực từ Ðịnh Quán xuống Ngã Ba Dầu Giây, loại khỏi vòng chiến hơn 10 ngàn quân CS, phá hủy nhiều chiến xa và đại pháo của CS... Tôi đã đề nghị thả thêm 5 bom Daisy Cutter nữa nhưng được thông báo là tuy còn bom nhưng... không còn đầu nổ!”

Quà tặng cho Việt Cộng - Trái CBU không ngòi nổ

- Tướng Trần Văn Nhật (Tư lệnh SÐ 2), viết trong hồi ký:
“...Chính Tướng Toàn là tư lệnh chiến trường đã chấp thuận cho sử dụng 2 trong số 6 trái bom (vì chỉ còn có 2 đầu đạn) Daisy Cutte thả xuống yểm trợ cho mặt trận Xuân Lộc... Ðáng lý ra chúng ta có đến 27 trái bom này theo quyết định của ÐT Weyand trong chuyến viếng thăm VN vào tháng 2, 1975 cùng với ông phụ tá bộ trưởng QP Eric Von Marbod... Rất tiếc chỉ có 6 trái đến được VN vào cuối tháng 4, 1975 và không hiểu tại sao chỉ có 2 ngòi nổ.”
- Vào những ngày cuối cùng của VNCH, hệ thống chỉ huy quân sự của QLVNCH đã gặp nhiều trắc trở, Tướng Nguyễn Cao Kỳ, tuy không còn chức vụ chính thức trong KQ, đã tự động trở về quân đội và vẫn ra lệnh được cho các phi công! Trong 'The Buđha's Child' (trang 331) ông ghi lại:
“...vì quả bom có sức công phá mạnh, nên TT Thiệu sợ rằng sẽ có kẻ ném quả bom này vào dinh, do đó chỉ được phép sử dụng bomádo chính ông ta quyết định (?)...á Một hôm Phòng Hành Quân yêu cầu yểm trợ... Tôi không có sẵn võ khí trong tay, nên yêu cầu vị chỉ huy KQ cho thả, ông cho biết không có thẩm quyền. Tôi yêu cầu vị tổng tham mưu trưởng... câu trả lời tương tự... Tôi gọi nhiều vị tướng khác, tất cả đều cùng câu trả lời. Tôi biết nếu tôi gọi Thiệu, ông ta sẽ... còn phải suy nghĩ, do đó tôi gọi Thủ Tướng Khiêm. Ông trả lời... tùy tôi và sau khi tôi giải thích nhu cầu của tình hình. Ông Khiêm cho biết: Ðồng ý. Tôi gọi lại cho vị chỉ huy hành quân và nói: OK, thả các quả bom. Ông này chấp nhận thi hành lệnh của tôi và các quả bom được thả.”
Bây giờ có ai kiếm cho Lý Tống 2 quả bom như thế này để về drop xuống Hà Nội là xong!
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=155823

Đi tìm nơi quả bom CBU-55 rơi

Phóng sự


TP - CBU – 55, loại bom có sức sát thương kinh khủng và bị thế giới cấm sử dụng, đã được quân đội Sài Gòn ném xuống Đồng Nai vào tháng 4 – 1975. Đây là sự kiện chấn động thế giới, nhưng địa điểm cụ thể của nó ở đâu, đến nay không ai biết. Phóng viên Tiền Phong đã trở lại Xuân Lộc tìm chứng tích.
Đi tìm nơi quả bom CBU-55 rơi
Không khỏi ngạc nhiên khi với một thứ vũ khí chỉ được xếp sau bom hạt nhân về mức sát thương, lại không có địa chỉ điểm rơi cụ thể tại Xuân Lộc – Đồng Nai. Có thể cuộc điều tra của chúng tôi đem lại kết quả?
Bom CBU-55 trưng bày tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM. Ảnh: T.N.A
Bom CBU-55 trưng bày tại Bảo tàng chứng tích chiến tranh TPHCM. Ảnh: T.N.A.

“Giải pháp kỹ thuật”
Tại cuộc họp báo về cuộc hội thảo nhân 37 năm chiến thắng Xuân Lộc với chủ đề “Mặt trận hướng Đông - từ Chiến dịch Xuân Lộc đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”, được tổ chức ở TPHCM vào đầu năm 2012, tôi được nghe nhiều ý kiến bên lề về quả bom CBU-55 mà chính quyền cũ đã thả xuống trận địa quân giải phóng.
Sau 37 năm hòa bình thống nhất, có vẻ như đến lúc những sự thật lịch sử cần được “giải mã” để đảm bảo rằng không một sự hy sinh mất mát nào bị lãng quên.
Các cán bộ và cựu chiến binh tỉnh Đồng Nai thậm chí gửi một danh sách nhân chứng cho tôi vào hộp thư điện tử, nhưng tiếc rằng không có số điện thoại và địa chỉ cụ thể.
Sách “Ký ức 12 ngày đêm lịch sử” của NXB Đồng Nai 2010 viết: “Trong chiến dịch này địch đã sử dụng bom CBU- 55 (Cluster bomb units). Theo tác giả Mỹ Joseph A.Amter thì khi quân ta tiến công Xuân Lộc, đại sứ Mỹ Martin và tướng Smith ở tổ hợp DAO đã quay trở lại giải pháp kỹ thuật và trao cho quân đội Sài Gòn 2 loại vũ khí mới chưa từng sử dụng ở Việt Nam”.
Trong tham luận tại hội thảo về chiến thắng Xuân Lộc được tổ chức vào mùa xuân 2012, đăng lại trên báo Quân đội Nhân dân với tựa đề: “Giá trị tinh thần của chiến thắng Xuân Lộc đối với quân và dân ta trước khi bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng viết: “Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn được Mỹ cho phép đã sử dụng máy bay C -130 ném hai quả bom CBU -55 (loại bom có sức hủy diệt lớn, thế giới cấm sử dụng) để ngăn chặn ta tiến công, gây cho ta nhiều
thiệt hại”.
Vậy bom CBU-55 là loại vũ khí gì?
Bom tàng hình
Tôi tìm tới Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại TPHCM nơi hiện trưng bày hiện vật bom CBU-55 thu được của chế độ cũ.
Có 3 vỏ bom CBU-55 trưng bày ở một góc bên ngoài bảo tàng. Những quả bom này hình thù đặc biệt. Nom chúng không có gì dữ dằn nặng nề như những trái bom thông thường.
Với vỏ bọc khá mỏng, kiểu dáng thon dài, kích thước cũng không lấy gì làm lớn lắm, bom không gây tử vong bằng miểng mà bằng việc đốt hết oxy trong không khí gây ngạt trên phạm vi lớn.
Các chỉ số mà bảo tàng đưa ra: “Bom CBU- 55. Bom chùm. Dài 2,3m, đường kính 0,36m, trọng lượng 235 kg, chứa 3 bom con BLU-73. Mỗi bom con có trọng lượng 45 kg, tạo nguyên liệu hỗn hợp, khi kích nổ tạo đám mây xon khí. Bán kính sát thương 500m. Được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1972 tại Quảng Trị”.
Từ điển mở Wikipedia đã mô tả bom CBU-55 là “vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất trong kho vũ khí của Mỹ”.
Thạc sĩ Trần Hữu Huy, công tác tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cung cấp cho tôi những nghiên cứu của anh: “Nó là một loại bom chùm khổng lồ chứa nhiều bom hơi. Khi bị chạm, nó sẽ nổ và tung các bom hơi ra tứ phía. Hầu như ngay tức khắc, các bom hơi sẽ nổ, gây thành một cơn bão lửa trong vùng mục tiêu. Khả năng sống sót sau khi một trái bom CBU-55 bị nổ là hoàn toàn không có”.
Bom CBU – 55 không văng miểng, không để lại hố bom trên mặt đất mà nó gây nổ trên không, bom cũng không gây ra vết thương nào trên con người mà chỉ phá hủy hệ hô hấp và não bộ do phản ứng đốt cháy oxy.
Tìm kiếm “vô vọng”
Tìm về chiến trường năm xưa tôi thấy phần lớn địa hình địa vật đã bị chiến tranh và thời gian làm thay đổi so với miêu tả trước kia. “Cánh cửa thép” mở vào thị xã, giờ là một cái ngã ba đang được xây dựng với cái chợ tạm.
Tôi liên lạc với anh Thân, cán bộ công tác ở Hội Cựu chiến binh của thị xã. Anh nói: “Chưa xác định được tọa độ quả bom".
Một sự kiện lịch sử được các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm nhiều, nhưng theo thời gian nó đang dần phai mờ. Tôi quyết định ở lại thị xã, bởi dù trái bom rơi ở đâu thì tiếng nổ của nó trong lòng người dân Xuân Lộc vẫn còn đó.
Tra cứu tài liệu trên internet thì thấy nói trái bom CBU-55 đã được thả xuống ấp Bảo Vinh hoặc xã Bảo Vinh. Tôi đã tìm tới xã Bảo Vinh và gặp ba cán bộ xã, trong đó có chủ tịch xã. Cả ba người đều nói: “Chúng tôi lớn lên sau này, không rõ sự việc bom rơi như thế nào nên không dám phát biểu”.
Tháng 12 tới xã sẽ nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, nhưng việc xác định quả bom CBU-55 có rơi trên địa bàn xã hay không lại chưa thể kết luận.
Xã giới thiệu tôi liên lạc với anh Nguyễn Minh Hoàng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc thị xã Long Khánh vì anh Hoàng từng chiến đấu ở khu vực xã Bảo Vinh.
Anh Hoàng nói: “Việc địch thả bom CBU-55 xuống thị xã là có thật. Lúc đó báo đài ta phản đối mạnh mẽ việc Mỹ ngụy sử dụng trái bom cấm. Nhưng vị trí chính xác tọa độ bom rơi ở đâu, hiện còn nhiều ý kiến chưa thống nhất”.
“Điện Biên Phủ” của miền Nam
Sáng hôm sau, tôi ghé vào Ban Tuyên giáo của thị xã Long Khánh, gặp anh Phạm Văn Hoàng,
trưởng ban.
Anh Hoàng giới thiệu tôi gặp ông Võ Thành Dương, tức Hoàng Phi Hổ, tên thường gọi là Tư Hổ, sinh năm 1929, nguyên là Bí thư huyện ủy trong thời kỳ xảy ra sự việc.
Ông Tư Hổ lưu trữ nhiều tư liệu về chiến tranh. Trong chiến dịch Mùa xuân 1975 là chỉ huy trưởng khu vực phía bắc quốc lộ gồm các xã Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc, Tân Lập.
Ông nói cuộc chiến đấu 12 ngày đêm từ 9 – 4 đến 21- 4 - 1975 ở Xuân Lộc là “Cuộc chiến đấu dữ dội nhất trong chiến dịch Mùa xuân 1975. Có người gọi đó là trận Điện Biên Phủ thứ hai”.
Nhưng khác với Điện Biên Phủ, trước sức tấn công không thể kháng cự của quân giải phóng tại cứ điểm Xuân Lộc, chính quyền Sài Gòn đã không ngần ngại dụng vũ khí hủy diệt là bom CBU-55.
Ông Tư Hổ kể: “Chính tôi đã phát hiện địa điểm quả bom rơi là tại dốc C vào hôm sau khi sự việc xảy ra”.
Ông nói thêm: “Vài hôm sau, tôi nhận được báo in chuyển ra từ Sài Gòn, một tờ báo của chính quyền cũ đã nói rõ về việc quân Sài Gòn thả bom CBU vào Xuân Lộc để chặn quân giải phóng. Tôi đã linh cảm đây là sự kiện lịch sử cần được lưu trữ nên đem tờ báo trực tiếp nộp cho đồng chí Lê Văn Ngọc lúc ấy là quyền Tư lệnh Quân khu 7 lưu trữ. Tiếc rằng đồng chí Ngọc đã qua đời”.
Khốc liệt dốc C
Lần đầu tiên tôi được trực tiếp nghe một nhân chứng nói về địa điểm cụ thể mà quả bom đã rơi xuống. Ông Tư Hổ nhắc đến hai chữ “dốc C”.
Nhân chứng, bác Lê Hữu Thách (trái) và bác Tư Hổ trên dốc C
Nhân chứng, bác Lê Hữu Thách (trái) và bác Tư Hổ trên dốc C.
Tiếp đó, tôi đã gặp ông Lê Hữu Thách. Tháng 4 - 1975, ông Thách là quyền chính trị viên phó thị đội Long Khánh.
Ông Thách kể: “Bom được thả xuống dốc C. Đài của ta đã đưa tin đề nghị quân và dân cảnh giác với vũ khí hóa học của địch. Trong khi đó, các đơn vị anh em hướng dẫn nhau bôi dầu thơm và nước tiểu lên mặt khi địch thả vũ khí hóa học”.
Ông Thách nói thêm: “Chỉ tiếc rằng các chiến sĩ trong vùng trái bom rơi đã không kịp nghe những bản tin ấy để đề phòng”.
Miêu tả về việc ném bom CBU-55 xuống Xuân Lộc ngày 22-4-1975, trong cuốn sách của mình, tác giả Alen Dowson cho biết: “Ở độ cao 6.000m, cánh cửa vỏ sò ở đuôi máy bay mở ra. Cái dù thăng bằng đeo quả bom rơi vào không trung... Với một tiếng rền nghe có vẻ dồn nén kỳ lạ, và một quả cầu lửa khổng lồ bùng lên. Phi hành đoàn kinh sợ nhìn xuống...” (Alen Dowson: 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, Trung tâm Thông tin Khoa học và Kỹ thuật quân sự sao lục, 1985, tr.77- Tài liệu của Thạc sĩ Trần Hữu Huy).
Ông Tư Hổ mô tả: “Hôm đó, tôi cùng một đồng chí nữa đi kiểm tra tình hình chiến trường. Ngang dốc C gần sở cao su, tôi thấy một vùng rộng lớn khoảng nửa cây số vuông cây cối đổ rạp, lá cây khô héo, khung cảnh tan hoang vô cùng kỳ lạ. Tôi dừng xuống kiểm tra và lập tức báo cáo cấp trên”.
Ông Thách thì nói: “Vị trí quả bom rơi là ở cua C, hay còn gọi là dốc C trên đường vào sở Bình Lộc. Bây giờ thuộc xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh. Đây là nơi quân chủ lực của ta ém quân. Dốc C rất sâu, như một công sự tự nhiên khá an toàn, cây cối rậm rạp. Lúc đó tôi nghe bộ đội báo là lực lượng địa phương chuẩn bị đón 500 thương binh sau khi quả bom được thả. Anh em được đưa về khu vực vườn Mít, nằm ngổn ngang…”.
Trong một bài nghiên cứu, thạc sĩ Trần Hữu Huy cho biết: “Theo nhiều nhân chứng, những người bị chết bởi bom CBU-55 trông thần sắc nhợt nhạt, tai, mũi bị chảy máu, mặt tím bầm, miệng sủi bọt...”.
Bản thân ông Thách, dù ở cách dốc C khoảng vài cây số theo đường chim bay nhưng ông cho biết “cảm thấy khó thở”.
(Còn nữa)

Nguồn: phong-su/di-tim-noi-qua-bom-cbu55-roi-597779.tpo#ref-https://www.google.com


Đi tìm nơi quả bom CBU-55 rơi - cho tới nay, nó vẫn là loại vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp, huỷ diệt nhất trong kho vũ khí của Mỹ
Bom CBU 55 nguy hiểm tới mức, khi Mỹ mang 3 quả sang chiến trường Việt Nam, Mỹ phải tháo đầu ngòi nổ của bom và do chính người Mỹ giữ, khi Xuân Lộc thất thủ, chính quyền Nguỵ đã xin Mỹ loại bom này, Mỹ chỉ cho Nguỵ quyền 2 quả.
-----------------------------------------------------------------------------
CBU – 55, loại bom có sức sát thương kinh khủng và bị thế giới cấm sử dụng, đã được quân đội Sài Gòn ném xuống Đồng Nai vào tháng 4 – 1975. Đây là sự kiện chấn động thế giới, nhưng địa điểm cụ thể của nó ở đâu, đến nay không ai biết.
Không khỏi ngạc nhiên khi với một thứ vũ khí chỉ được xếp sau bom hạt nhân về mức sát thương, lại không có địa chỉ điểm rơi cụ thể tại Xuân Lộc – Đồng Nai. Có thể cuộc điều tra của chúng tôi đem lại kết quả?
“Giải pháp kỹ thuật”
Tại cuộc họp báo về cuộc hội thảo nhân 37 năm chiến thắng Xuân Lộc với chủ đề “Mặt trận hướng Đông - từ Chiến dịch Xuân Lộc đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”, được tổ chức ở TPHCM vào đầu năm 2012, tôi được nghe nhiều ý kiến bên lề về quả bom CBU-55 mà chính quyền cũ đã thả xuống trận địa quân giải phóng.
Sau 37 năm hòa bình thống nhất, có vẻ như đến lúc những sự thật lịch sử cần được “giải mã” để đảm bảo rằng không một sự hy sinh mất mát nào bị lãng quên.
Các cán bộ và cựu chiến binh tỉnh Đồng Nai thậm chí gửi một danh sách nhân chứng cho tôi vào hộp thư điện tử, nhưng tiếc rằng không có số điện thoại và địa chỉ cụ thể.
Sách “Ký ức 12 ngày đêm lịch sử” của NXB Đồng Nai 2010 viết: “Trong chiến dịch này địch đã sử dụng bom CBU- 55 (Cluster bomb units). Theo tác giả Mỹ Joseph A.Amter thì khi quân ta tiến công Xuân Lộc, đại sứ Mỹ Martin và tướng Smith ở tổ hợp DAO đã quay trở lại giải pháp kỹ thuật và trao cho quân đội Sài Gòn 2 loại vũ khí mới chưa từng sử dụng ở Việt Nam”.
Trong tham luận tại hội thảo về chiến thắng Xuân Lộc được tổ chức vào mùa xuân 2012, đăng lại trên báo Quân đội Nhân dân với tựa đề: “Giá trị tinh thần của chiến thắng Xuân Lộc đối với quân và dân ta trước khi bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”, Thượng tướng Ngô Xuân Lịch.
Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng viết: “Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn được Mỹ cho phép đã sử dụng máy bay C -130 ném hai quả bom CBU -55 (loại bom có sức hủy diệt lớn, thế giới cấm sử dụng) để ngăn chặn ta tiến công, gây cho ta nhiều
thiệt hại”.
Vậy bom CBU-55 là loại vũ khí gì?
Bom tàng hình
Tôi tìm tới Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại TPHCM nơi hiện trưng bày hiện vật bom CBU-55 thu được của chế độ cũ.
Có 3 vỏ bom CBU-55 trưng bày ở một góc bên ngoài bảo tàng. Những quả bom này hình thù đặc biệt. Nom chúng không có gì dữ dằn nặng nề như những trái bom thông thường.
Với vỏ bọc khá mỏng, kiểu dáng thon dài, kích thước cũng không lấy gì làm lớn lắm, bom không gây tử vong bằng miểng mà bằng việc đốt hết oxy trong không khí gây ngạt trên phạm vi lớn.
Các chỉ số mà bảo tàng đưa ra: “Bom CBU- 55. Bom chùm. Dài 2,3m, đường kính 0,36m, trọng lượng 235 kg, chứa 3 bom con BLU-73. Mỗi bom con có trọng lượng 45 kg, tạo nguyên liệu hỗn hợp, khi kích nổ tạo đám mây xon khí. Bán kính sát thương 500m. Được sử dụng lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 1972 tại Quảng Trị”.
Từ điển mở Wikipedia đã mô tả bom CBU-55 là “vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất trong kho vũ khí của Mỹ”.
Thạc sĩ Trần Hữu Huy, công tác tại Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam cung cấp cho tôi những nghiên cứu của anh: “Nó là một loại bom chùm khổng lồ chứa nhiều bom hơi. Khi bị chạm, nó sẽ nổ và tung các bom hơi ra tứ phía. Hầu như ngay tức khắc, các bom hơi sẽ nổ, gây thành một cơn bão lửa trong vùng mục tiêu. Khả năng sống sót sau khi một trái bom CBU-55 bị nổ là hoàn toàn không có”.
Bom CBU – 55 không văng miểng, không để lại hố bom trên mặt đất mà nó gây nổ trên không, bom cũng không gây ra vết thương nào trên con người mà chỉ phá hủy hệ hô hấp và não bộ do phản ứng đốt cháy oxy.
Tìm kiếm “vô vọng”
Tìm về chiến trường năm xưa tôi thấy phần lớn địa hình địa vật đã bị chiến tranh và thời gian làm thay đổi so với miêu tả trước kia. “Cánh cửa thép” mở vào thị xã, giờ là một cái ngã ba đang được xây dựng với cái chợ tạm.
Tôi liên lạc với anh Thân, cán bộ công tác ở Hội Cựu chiến binh của thị xã. Anh nói: “Chưa xác định được tọa độ quả bom".
Một sự kiện lịch sử được các nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài quan tâm nhiều, nhưng theo thời gian nó đang dần phai mờ. Tôi quyết định ở lại thị xã, bởi dù trái bom rơi ở đâu thì tiếng nổ của nó trong lòng người dân Xuân Lộc vẫn còn đó.
Tra cứu tài liệu trên internet thì thấy nói trái bom CBU-55 đã được thả xuống ấp Bảo Vinh hoặc xã Bảo Vinh. Tôi đã tìm tới xã Bảo Vinh và gặp ba cán bộ xã, trong đó có chủ tịch xã. Cả ba người đều nói: “Chúng tôi lớn lên sau này, không rõ sự việc bom rơi như thế nào nên không dám phát biểu”.
Tháng 12 tới xã sẽ nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang, nhưng việc xác định quả bom CBU-55 có rơi trên địa bàn xã hay không lại chưa thể kết luận.
Xã giới thiệu tôi liên lạc với anh Nguyễn Minh Hoàng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc thị xã Long Khánh vì anh Hoàng từng chiến đấu ở khu vực xã Bảo Vinh.
Anh Hoàng nói: “Việc địch thả bom CBU-55 xuống thị xã là có thật. Lúc đó báo đài ta phản đối mạnh mẽ việc Mỹ ngụy sử dụng trái bom cấm. Nhưng vị trí chính xác tọa độ bom rơi ở đâu, hiện còn nhiều ý kiến chưa thống nhất”.
“Điện Biên Phủ” của miền Nam
Sáng hôm sau, tôi ghé vào Ban Tuyên giáo của thị xã Long Khánh, gặp anh Phạm Văn Hoàng,
trưởng ban.
Anh Hoàng giới thiệu tôi gặp ông Võ Thành Dương, tức Hoàng Phi Hổ, tên thường gọi là Tư Hổ, sinh năm 1929, nguyên là Bí thư huyện ủy trong thời kỳ xảy ra sự việc.
Ông Tư Hổ lưu trữ nhiều tư liệu về chiến tranh. Trong chiến dịch Mùa xuân 1975 là chỉ huy trưởng khu vực phía bắc quốc lộ gồm các xã Dầu Giây, An Lộc, Bình Lộc, Tân Lập.
Ông nói cuộc chiến đấu 12 ngày đêm từ 9 – 4 đến 21- 4 - 1975 ở Xuân Lộc là “Cuộc chiến đấu dữ dội nhất trong chiến dịch Mùa xuân 1975. Có người gọi đó là trận Điện Biên Phủ thứ hai”.
Nhưng khác với Điện Biên Phủ, trước sức tấn công không thể kháng cự của quân giải phóng tại cứ điểm Xuân Lộc, chính quyền Sài Gòn đã không ngần ngại dụng vũ khí hủy diệt là bom CBU-55.
Ông Tư Hổ kể: “Chính tôi đã phát hiện địa điểm quả bom rơi là tại dốc C vào hôm sau khi sự việc xảy ra”.
Ông nói thêm: “Vài hôm sau, tôi nhận được báo in chuyển ra từ Sài Gòn, một tờ báo của chính quyền cũ đã nói rõ về việc quân Sài Gòn thả bom CBU vào Xuân Lộc để chặn quân giải phóng. Tôi đã linh cảm đây là sự kiện lịch sử cần được lưu trữ nên đem tờ báo trực tiếp nộp cho đồng chí Lê Văn Ngọc lúc ấy là quyền Tư lệnh Quân khu 7 lưu trữ. Tiếc rằng đồng chí Ngọc đã qua đời”.
Khốc liệt dốc C
Lần đầu tiên tôi được trực tiếp nghe một nhân chứng nói về địa điểm cụ thể mà quả bom đã rơi xuống. Ông Tư Hổ nhắc đến hai chữ “dốc C”.
Tiếp đó, tôi đã gặp ông Lê Hữu Thách. Tháng 4 - 1975, ông Thách là quyền chính trị viên phó thị đội Long Khánh.
Ông Thách kể: “Bom được thả xuống dốc C. Đài của ta đã đưa tin đề nghị quân và dân cảnh giác với vũ khí hóa học của địch. Trong khi đó, các đơn vị anh em hướng dẫn nhau bôi dầu thơm và nước tiểu lên mặt khi địch thả vũ khí hóa học”.
Ông Thách nói thêm: “Chỉ tiếc rằng các chiến sĩ trong vùng trái bom rơi đã không kịp nghe những bản tin ấy để đề phòng”.
Miêu tả về việc ném bom CBU-55 xuống Xuân Lộc ngày 22-4-1975, trong cuốn sách của mình, tác giả Alen Dowson cho biết: “Ở độ cao 6.000m, cánh cửa vỏ sò ở đuôi máy bay mở ra. Cái dù thăng bằng đeo quả bom rơi vào không trung... Với một tiếng rền nghe có vẻ dồn nén kỳ lạ, và một quả cầu lửa khổng lồ bùng lên. Phi hành đoàn kinh sợ nhìn xuống...” (Alen Dowson: 55 ngày chế độ Sài Gòn sụp đổ, Trung tâm Thông tin Khoa học và Kỹ thuật quân sự sao lục, 1985, tr.77- Tài liệu của Thạc sĩ Trần Hữu Huy).
Ông Tư Hổ mô tả: “Hôm đó, tôi cùng một đồng chí nữa đi kiểm tra tình hình chiến trường. Ngang dốc C gần sở cao su, tôi thấy một vùng rộng lớn khoảng nửa cây số vuông cây cối đổ rạp, lá cây khô héo, khung cảnh tan hoang vô cùng kỳ lạ. Tôi dừng xuống kiểm tra và lập tức báo cáo cấp trên”.
Ông Thách thì nói: “Vị trí quả bom rơi là ở cua C, hay còn gọi là dốc C trên đường vào sở Bình Lộc. Bây giờ thuộc xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh. Đây là nơi quân chủ lực của ta ém quân. Dốc C rất sâu, như một công sự tự nhiên khá an toàn, cây cối rậm rạp. Lúc đó tôi nghe bộ đội báo là lực lượng địa phương chuẩn bị đón 500 thương binh sau khi quả bom được thả. Anh em được đưa về khu vực vườn Mít, nằm ngổn ngang…”.
Trong một bài nghiên cứu, thạc sĩ Trần Hữu Huy cho biết: “Theo nhiều nhân chứng, những người bị chết bởi bom CBU-55 trông thần sắc nhợt nhạt, tai, mũi bị chảy máu, mặt tím bầm, miệng sủi bọt...”.
Bản thân ông Thách, dù ở cách dốc C khoảng vài cây số theo đường chim bay nhưng ông cho biết “cảm thấy khó thở”.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận
Trần Trọng Quý cậu tôi có tham gia trận Xuân Lộc, về sau có nghe kể, bộ đội ta chết khá nhiều từ quả bom này, những đồng đội mà cậu tôi thu nhặt xác từ chiến trường, thi thể nguyên vẹn, nhưng đúng như mô tả, khuôn mặt bị cháy xám, và chảy máu owtr mũi, tai, và hốc mắt. Mãi về sau mới biết là loại bom CBU...
Nguyễn Hùng Thứ
Nguyễn Hùng Thứ Bao giờ Việt Nam mình mới chế tạo được bom nguyên tử hầy
Nguyễn Văn Nam
Nguyễn Văn Nam Bom chân không đây hả ad? Trước có đọc ở đâu đó rồi,hình như oánh nhau với Tàu ta cũng vác thả 2 quả trên biên giới phải ko nhỉ? Đọc lâu rồi ko nhớ rõ
Dang H. Phuong
Dang H. Phuong Kinh khủng.
Thích · Trả lời · 20 Tháng 4 lúc 23:20

Xem thêm:

Trận Xuân Lộc

 http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/tiep-theo-tran-xuan-loc.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét