Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

CHO NGƯỜI CƠ NHỠ QUÊ HƯƠNG!1

  Bất bình câu chuyện cụ già bán vé số bị đuổi khỏi quán cơm gà

Câu chuyện có thật sau đây, tại Sài gòn vừa mới xẩy ra, cho ông lão 85 tuổi bán vé số nuôi thân, độ nhật qua ngày. Đã minh chứng hùng hồn cái  "Thiên đàng XHHCN.VC" hãy còn phân biệt đối xữ giàu- nghèo, mà đa phần nghèo khổ là dân Miền NamVN, thuộc thành phần chế độ cũ- Ngụy Quân, Ngụy quyền Sài Gòn. Họ sống vất vã lang thang đầu dường xó chợ, chuyên nghề xe ôm bố vác, và bán vé số cho người già, cô nhi, quả phụ sau ngày tàn chinh chiến- 30/4/ 1975-  " Phỏng giái Miền Nam "

  Nhờ sự bưng bô, đạp cứt cách mạng nằm vùng VC. MTGPMN, họ mới leo lên giới tiểu thương, buôn bán bốc lột dân nghèo Miền Nam, mà vội vênh váo, khinh khi những người lính cũ, và dân cũ Sài Gòn, đã một thời đánh giặc ngoài biên; bảo vệ hậu phương an lành, lạc nghiệp làm ăn buôn bán, làm ăn, để nuôi quân VC. nằm vùng ; lại còn biểu tình phản chiến ủng hộ MT.GP MNVN...
  Với não trạng dựa hơi cộng sản VN, để làm giàu trên sự thống khổ, và mất khả năng làm chủ tụ do Miền Nam, của đám người cách mạng 30- Giờ thứ 25 của Sài gòn?!. Thì biết đến bao giờ TỰDO VIỆT NAM TRỞ LAI TRÊN QUÊ HƯƠNG VÔ TÂM VIỆT NAM NÀY...?!!

Bất bình câu chuyện cụ già bán vé số bị đuổi khỏi quán cơm gà

Thương cụ già bán vé số chỉ có 2 chiếc bánh bao mở ra mở vào vẫn chưa dám ăn, một chàng trai đã mua cho cụ một suất cơm gà nhưng chủ quán cơm này vô tình không cho cụ ngồi ăn khiến mọi người bất bình.

Thương cụ già bán vé số chỉ có 2 chiếc bánh bao mở ra mở vào vẫn chưa dám ăn, một chàng trai đã mua cho cụ một suất cơm gà nhưng chủ quán cơm này vô tình không cho cụ ngồi ăn khiến mọi người bất bình.
Mới đây, trên trang cá nhân của Haonam Vu có chia sẻ một câu chuyện mang tên “Sự tử tế” khiến cộng đồng mạng cảm thấy bất bình, đau lòng vì “tình người” dường như quá đắt trong xã hội hiện nay.
Câu chuyện mở đầu bằng lời than thở về cuộc đời nhiều lắm những bất công “có tiền đi đâu cũng có người săn kẻ đón, không tiền chỉ biết ngậm ngùi”.
Theo Facebooker Haonam Vu kể lại: “Đi ăn cơm gà xối mỡ Trần Phú ở quận 5 (TP.HCM), đang ngồi ăn thấy ông cụ già quen thuộc bán vé số ở đây. Ông lão đã 85 tuổi, ngồi ngay cột điện và cầm cái hộp bánh bao mở ra mở vào 2, 3 lần nhưng không dám ăn.
Thấy thế, mình kêu nhân viên quán cơm hỏi ông ấy có ăn cơm gà không để mình mua cho ông ấy. Anh nhân viên nhìn mình và nói “thôi anh cho ông ấy tiền đi”, mình nói không “anh cứ hỏi ông có ăn cơm thì vào bàn ngồi và anh lấy cho ông ấy 1 dĩa cơm và 1 phần canh cải”.
Anh nhân viên ra hỏi thì ông ấy mừng rỡ và nói có ăn! Thế là mình kêu ông ấy vào bàn ngồi ăn, khi ông ấy vừa vào ngồi xuống, anh nhân viên cầm dĩa cơm ra nhưng khi ông chưa kịp ăn thì chủ quán nước đã ra chửi và đuổi ổng đứng dậy, không cho ngồi. (Vì mình ăn cơm nhưng ngồi bên quán nước kế bên nơi mà mọi người cũng hay ngồi vì nó ngoài trời thoáng mát).
Bất bình câu chuyện cụ già bán vé số bị đuổi khỏi quán cơm gà
Cụ già bán vé số được chàng trai mua cơm gà nhưng không được chủ quán cho ngồi ăn
Mình thấy đuổi ông già, mình nói tại sao không cho người ta ngồi ăn! Bà chủ quán không thèm trả lời, quay sang liếc mắt ông già bán vé số. Ông già bán vé số thấy thế đứng dậy và nói “cậu ơi! thôi cậu cho tôi cơm thì cậu xin cho tôi cái hộp tôi ra ngoài cây cột điện tôi ngồi ăn cũng được!”.
Thấy vậy, tôi bèn kêu anh nhân viên quán cơm đưa ông già bán vé số qua quán cơm gà ngồi ăn luôn. Anh nhân viên cầm dĩa cơm vừa đi vừa nói “chủ quán cơm cũng không cho vào ngồi đâu anh ơi”. Lúc này, tôi cảm thấy rất bực mình và hỏi “tại sao quán anh bán cơm mà không cho người ta ngồi ăn? và tại sao bà chủ quán nước cũng không cho người ta ngồi?”.
Anh nhân viên nói “chủ quán nước sợ ông ấy vào ngồi ăn không uống nước bả mất doanh thu 1 ly nước, còn chủ quán cơm thì tôi không dám nói””. Cuối cùng, cụ già bán vé số đành vội vàng đứng dậy cầm hộp cơm và cái bánh bao treo lên cây cột điện mà chưa thể ăn. 
Bất bình câu chuyện cụ già bán vé số bị đuổi khỏi quán cơm gà
Bất bình câu chuyện cụ già bán vé số bị đuổi khỏi quán cơm gà
Cụ già bán vé số ngậm ngùi mang cơm ra treo ở cột điện
“Ức nghẹn tới cổ họng” trước cách hành xử vô tâm, thiếu tình người của chủ quán, Haonam Vu trách cứ “tại sao lại có những con người đối xử tệ với một ông lão như thế?”, “phải chăng lòng người của họ cũng giống như miếng thịt gà mềm ruột bên trong và khô khan như lớp bên ngoài!?”.
Vì thương cụ già, Haonam Vu đã giúp đỡ cụ bằng cách mua hết mớ vé số còn lại, cụ “mừng rơm rớm nước mắt!”. Chàng trai cũng không quên nhắc nhở mọi người từ giờ hãy “cạch mặt” cái quán cơm và quán nước đó.
Lời nhắc nhở của anh chàng này được mọi người hưởng ứng nhiệt liệt, bên cạnh đó là sự lên án gay gắt hành động của chủ quán vô tình.
“Trái tim của họ chắc bằng sắt và chứa sỏi đá bên trong nên họ không có lòng thương người, không tôn trọng người lớn tuổi…”, “buôn bán mà thất đức vậy trời”, …
Bất bình câu chuyện cụ già bán vé số bị đuổi khỏi quán cơm gà
Bất bình câu chuyện cụ già bán vé số bị đuổi khỏi quán cơm gà
Cộng đồng mạng tuyên dương tinh thần “lá lành đùm lá rách” của chàng trai và lên án sự vô cảm của chủ quán
Còn hành động giúp người của chàng trai trẻ được cộng đồng mạng không ngớt lời khen ngợi “like tinh thần của anh”, “like cho hành động của anh trai”, “xã hội cần nhiều người như anh”, “cảm ơn đời còn có những người như anh”, “anh thật tử tế”…
Tuy nhiên, chàng trai này cho hay, câu chuyện chia sẻ Theo Minh Anh / Trí Thức Trẻkhông phải với mục đích “câu like” mà chỉ để mọi người nhìn thấy cái gọi là “lòng người”.
“Cầu mong sao trời thương giúp đỡ cho mình làm ăn được để giúp đỡ một chút gì đó cho những người như ông lão”, Haonam Vu tâm sự.
 Theo Minh Anh / Trí thức trẻ

Nguồn: http://xembaovui.com/gioi-tre/bat-binh-cau-chuyen-cu-gia-ban-ve-so-bi-duoi-khoi-quan-com-ga.html 

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

‘Ngụy quân, ngụy quyền đã hướng về tổ quốc nhờ chính sách nhân ái’

Lê Đức Anh: ‘Ngụy quân, ngụy quyền đã hướng về tổ quốc nhờ chính sách nhân ái’

Bạn đọc Danlambao - Đó là lời tuyên bố của đại tướng Lê Đức Anh khi tiếp đón giới lãnh đạo chóp bu đến ‘vấn an’ nhân dịp đánh dấu 70 năm ngày CSVN cướp chính quyền.

Chiều ngày 1/9/2015, phái đoàn do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu cùng bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh và bộ trưởng bộ thông tin – truyền thông Nguyễn Bắc Son đã đến tận nhà riêng thăm vị cựu chủ tịch nước.
Bức ảnh trên Cổng thông tin điện tử cho thấy, tham gia chuyến ‘vấn an’ lần này còn có phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ Lê Mạnh Hà – con trai trưởng của ông Lê Đức Anh.
Tuy đã lú lẫn, nhưng ‘thái thượng hoàng’ Lê Đức Anh vẫn dành cho phái đoàn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng những lời răn dạy quan trọng, đặc biệt là kinh nghiệm tham gia cách mạng trước ngày cướp chính quyền.
Trên thực tế, ông này là một cai đồn điền cao su làm việc cho tình báo Pháp trong thời gian trước năm 1945.



Lời răn dạy của một tướng cướp
Trong suốt buổi gặp, Lê Đức Anh đã nhiều lần nhấn mạnh đến lòng ‘nhân ái’, xem như đó là và 'cái gốc và nhân tố chủ yếu để thắng lợi'. 
Dẫn chứng về điều này, cổng thông tin điện tử chính phủ dẫn lời ông Anh nói: “Số ngụy quân, ngụy quyền, kể cả ở trong nước và đi di tản, phần lớn bây giờ đã và đang hướng về Tổ quốc từ chính sách nhân ái này”.
Phát biểu trên một lần nữa cho thấy sự trơ trẽn và xảo quyệt của những tên tướng cướp cộng sản. 
Nếu thực sự có lòng nhân ái, Lê Đức Anh đã không gọi đồng bào mình bằng những danh từ miệt thị như ‘nguỵ quân, nguỵ quyền’.
Hơn nữa, chính những người bị cho là ‘nguỵ quân, nguỵ quyền’ đó đã can đảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. 
Trong khi đó, chính Lê Đức Anh lại là một tên phản quốc vì đã ra lệnh bộ đội Việt Nam không được nổ súng, dẫn đến cái chết oan uổng của 64 người lính Việt Nam trước họng súng Trung Cộng trong cuộc hải chiến Trường Sa năm 1988.
 
Nguồn;  http://danlambaovn.blogspot.com/2015/09/le-uc-anh-nguy-quan-nguy-quyen-huong-ve.html#more
  • 297 bình luận 
  •  
    Thằng Mù Hữi Địc đi thăm lăng bác bị lạc đường
    - Chà ! Lăng bác bữa nay đông dzui dzữ dzội nha, đ/c nào đốt pháo nổ nghe đìu ... ran hén hỏng có dziên nào lép hết á !
    • Nhờ chính sách nhân ái của đảng và nhà nước, VN mới trở thành con hoang của TQ. TQ theo cs thì từ chó thành cọp. VN theo cs thì từ người biến thành chó.
      Nhờ lòng nhân ái của đảng, nên cháu Phượng của bác mới dớt được thằng con ngụy. Chắc cu của đảng không đã bằng cu nguy bên Mẽo.Nghĩ cũng lạ, dân thường dính tới Mỹ ngụy đều bị dìm hàng trù dập. Con thủ tướng dớt thằng ngụy to bà cố thì không sao cả. Sơ yếu lý lịch 3 đời chắc để dành cho dân thôi.
      Bọn " khỉ Trường Sơn " đã tiếp xúc với văn minh của loài người hơn 40 năm, mà vẫn chưa khá được ( đúng ra, phải nói tục là đ... khá ).
      Trong ảnh, 3X và Thanh heo mặc áo sơ mi, quần tây, mà áo bỏ ngoài quần, thật tình trông không giống con giáp nào.
      Việc mặc đồ tây, mà áo không cho vào quần, trông dị hợm, chẳng khác nào một người đàn ông Châu Âu hoặc Châu Mỹ, mặc Quốc phục VN ( khăn đóng, áo dài đen, quần trắng ) mà áo dài lại.... bỏ vào trong quần.
       
      3X, Thanh heo cũng mới bỏ áo ra tức thời để chụp hình đó thôi. Ra vẻ ta đây quởn tới ủy lạo cho bây đỡ buồn, cho tụi nhà báo QD có việc làm chứ tụi CS mà có tình nghĩa gì đâu. LĐA là cái củ gì mà phải trịnh trọng dưới con mắt của 3X.
      Nhìn tấm hình hai đứa bỏ áo ngoài quần thì thấy cái "mất tư cách, vô học" của một chính quyền và cái lạc hậu của ngành báo chí CSVN.

      Ái chà! Đận ấy đang tập luyện kông fu bác truyền lại (môn võ bác học từ thủa hàn vi bên Tàu "đạn bắn không lủng" ấy mà!". Có điều dân quân ta luyện mãi không thành, biết sao giờ? Võ nguên Giáp nướng quân ở ĐBP, hàng triệu TN miền Bắc bỏ mạng tại MN. Gạc Ma có 64 bia thịt ăn thua gì! Thời 3X, Trọng lú này vẫn kiên quyết không cho dân ta chống Tàu, vẫn tiếp tục đưa lưng ra chịu bắn.
      _Dân hỏi: Thế nước biến lấy gì lo chiến tranh.
      _Đảng bảo: Đứa nào ngon ra đi, tao nhất định không mở kho súng.

       
       
      Nói tên chột Lê Đức Anh 'trực tiếp giết chết 74 chiến sĩ tại đảo Gạc ma' "oan" cho thằng chột. Chỉ có 64 người làm bia cho Tàu cộng bắn.
      Thủ phạm tiếp tay TQ đánh chiếm Gạc Ma là ‘lãnh đạo cấp cao’. http://danlambaovn.blogspot.co...


      Phim tài liệu của Việt Nam Cộng Hòa làm khoảng 1 tháng sau Trận Hải Chiến Hoàng Sa vào ngày 14 tháng 2 năm 1974.
      Đài Truyền Hình Đồng Nai - Việt Nam lưu trữ và phát sóng.


Thứ Năm, 3 tháng 9, 2015

Kiếp Lưu Vong- Người mặc quân phục VNCH

Tướng 2 sao


Default Nguyễn Viết Dũng, Người Mặc Quân Phục VNCH



Kiếp Lưu Vong
Nguyễn Viết Dũng

Em hỏi tôi: Sao thoát kiếp lưu vong?
Tôi cười buồn, tôi đâu hơn gì thế
Đôi mắt nàng buồn ướt hai dòng lệ
"Đến bao giờ dân tộc được tự do"?

Đến bao giờ dân tộc được tự do?
Khi cộng sản vẫn còn cai trị?
Tiếng gọi công dân rơi vào cơn mộng mị
của vòng quay cơm-áo-gạo-tiền

Em nhìn tôi xem: khác gì kẻ điên?
Sống kiếp lưu vong ngay trên đất mẹ
Dòng đời vẫn trôi: Tôi cúi đầu bàng bẽ
Dân khí cạn rồi?

Còn nhớ chăng tiếng trống Mê Linh?
Và xương máu tiền nhân khai hoang mở nước?
Lẽ nào ta mãi sống đời bạc nhược?
Để cộng nô kia mãi mãi đọa đày?

Đến bao giờ Hoàng Kỳ tung bay?
Thoát kiếp lưu vong, tự do mang về tới?
Câu hỏi này sao tôi đáp nổi?
Đồng bào ơi: Cùng đáp thay tôi.

"

Nguyễn Viết Dũng viết bài thơ "Kiếp Lưu Vong" như lời một chứng nhân sống trong xã hội của chế độ cộng sản Việt Nam. Nguyễn Viết Dũng không những là một thanh niên yêu nước và có nhiệt huyết với tổ quốc mà còn là một người thông minh tài giỏi, có tài năng khác thường. Bài thơ "Kiếp Lưu Vong" là một bài thơ tuyệt diệu, nói lên nỗi xót xa của tuổi trẻ trước cảnh đất nước suy tàn và hiểm họa rơi vào tay Tàu cộng và kêu gọi toàn dân thức tỉnh qua lời nhắc nhở lịch sử oai hùng để nổi lên giành lại chính nghĩa quốc gia và tự do.


Qua thể thơ bốn câu vần liên kết, bài thơ "Kiếp Lưu Vong" có tác dụng hữu hiệu là bài thơ chống đối và kêu gọi. Ý nghĩa chống đối và kêu gọi được diễn tả một cách kín đáo và tinh tế qua cách dùng kỹ thuật câu hỏi tu từ và ẩn dụ. Bài thơ cần được truyền bá rộng rãi trong giới thanh thiếu niên nam nữ tại Việt Nam.


Điểm đặc sắc nhất của "Kiếp Lưu Vong" là lòng can đảm của Nguyễn Viết Dũng khi anh ca ngợi lá cờ vàng ngay trên đất kiểm soát bởi cộng sản. Anh không những chỉ ghi nhận qua bài thơ mà còn thể hiện qua hành động treo lá cờ vàng trên nóc nhà, và mặc trang phục theo QLVNCH. Lòng can đảm đó là tính chất uy dũng của dân tộc Việt, và tinh thần bất khuất của biết bao nhiêu hào kiệt trong lịch sử. Giới trẻ tại Việt Nam nên noi gương Nguyễn Viết Dũng và những thanh niên nam nữ đang đấu tranh cho tự do dân chủ.


Hãy chấm dứt cuộc sống tạm bợ như những kẻ lưu vong ngay trên đất mẹ."
Cao Đắc Tuấn

https://youtu.be/fXK3XA0SyaY

Kiếp Lưu Vong
Thơ & Giọng ngâm Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ)
Nhạc & trình bày Dzuy Lynh
   
Chưa đọc 08-28-2015, 02:55 PM
Tướng 2 sao




Kiếp Lưu Vong
Thơ Nguyễn Viết Dũng (Dũng Phi Hổ)

https://youtu.be/XOWs-QcPs50

   
Chưa đọc hôm qua, 03:42 PM
Tướng 2 sao


https://youtu.be/hYV6qRgqQ9g

Nguyễn Viết Dũng, người thanh niên bị bắt trong đợt tuần hành mang quân phục VNCH

Tiếp xúc với ông Nguyễn Viết Hùng, thân sinh của anh Nguyễn Viết Dũng, người thanh niên bị bắt trong đợt tuần hành “Vì Một Hà Nội Xanh” mang quân phục VNCH
Đài phát thanh ĐÁP LỜI SÔNG NÚI

https://www.youtube.com/watch?v=hYV6qRgqQ9g 
Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=35533

Người Việt tị nạn có thể bị truy tố tại Việt Nam vì vượt biên.

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói về việc người Việt tị nạn có thể bị truy tố tại Việt Nam vì vượt biên.‏



SBTN vừa nhận được thông cáo báo chí từ văn phòng Thượng Nghị sĩ Tiểu bang California Janet Nguyễn, về việc người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ có thể bị truy tố tại Việt Nam, vì tội vượt biên, qua sự việc của ông Bùi Văn Tánh vừa qua. Xin được gởi đến quý độc giả thông cáo báo chí sau đây.

(Santa Ana, CA) Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đang yêu cầu Tổng Thống Barack Obama giúp cứu xét việc chính quyền Cộng Sản Việt Nam có thể truy tố người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ, chỉ vì họ đã vượt biên sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản. Tuy chưa có bằng chứng cụ thể nào cho thấy người Việt tị nạn bị truy tố vì vượt biên, chuyện chính quyền Cộng Sản Việt Nam không tôn trọng luật pháp làm nhiều người Việt tị nạn về thăm Việt Nam rất lo ngại.
“Kết quả của thủ đoạn đàn áp thô bạo này tạo ra một cảm giác trong cộng đồng người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ, là họ có thể bị bắt nếu về thăm Việt Nam,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói. “Cụ thể, những người Việt Nam tị nạn tại Hoa Kỳ lo ngại rằng, họ có thể bị truy tố, chỉ vì đã vượt biên sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay Cộng Sản.”
Để giúp những người có ý định về Việt Nam, Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cứu xét việc người Việt tị nạn tại Hoa Kỳ có bị truy tố vì vượt biên hay không? Và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có thể làm gì để bảo vệ công dân Mỹ khi họ có nhu cầu về Việt Nam.
“Mỗi khi xuất ngoại, tôi khuyến khích quý vị phải cẩn thận và dự trù trước, bằng cách hỏi tin tức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Cơ quan này có nhiều nguồn tin, và đề nghị rất quan trọng liên quan đến xuất ngoại, cũng như tin tức để quý vị liên lạc khi hữu sự,” Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn nói.
Nếu muốn biết mọi chi tiết, và luật lệ liên quan đến xuất ngoại, quý vị có thể thăm trang mạng của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ 
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=35626

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2015

Hồn ma trên đất thần kinh


Tướng 1 sao
 

Thêm 2 ảnh: Hồn Ma Trên Đất Thần Kinh
Hồn ma trên đất thần kinh

Cuối năm 1972, tốt nghiệp ngạch đốc sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, hắn được bổ về làm phó quận hành chánh quận Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Thời đó, chiến sự vùng hỏa tuyến rất sôi động, nhưng chỉ trên dãy Trường Sơn, các quận dưới đồng bằng đều yên tĩnh, nhưng là sự yên tĩnh đáng ngờ. Từ Trường Sơn xuống đồng bằng, Việt cộng chỉ đi mấy tiếng đồng hồ là đến nơi.
Quận Phong Điền cách thành phố Huế độ ba mươi cây số. Từ Huế đón xe đò Huế Phong Điền, theo quốc lộ Một ra hướng bắc, khoảng ba mươi cây số là đến Phong Điền.
Ngày đầu tiên đi nhận nhiệm sở, hắn lên xe đò từ sáng sớm, đến trưa mới đến nơi. Xe đò là những xe quân đội (thường là xe "Đốt Cách" Dodge 4x4) từ thời đệ nhị thế chiến phế thải ra. Xe chạy hết bốn tiếng đồng hồ trên quãng đường chưa đến ba mươi cây số. Xe chạy rất chậm lại còn ngừng dọc đường đón khách, đa số là những người buôn bán.

Họ đem nông sản về Huế bán rồi mua hàng hóa về các chợ thôn quê. Hắn ngồi ghế trước, cạnh tài xế để tiện hỏi đường và ngắm phong cảnh. Quốc lộ Một chạy qua những thôn làng, những cánh đồng. Bên trái là đồi núi, bên phải là ruộng hoặc nhà đồng bào. Càng ra hướng bắc, đất đai càng cằn cỗi, toàn cây dại mọc trên cát đá.
Xe chạy quá quận đường một quãng thì ngừng lại cho hắn xuống.
Khi được báo tin, thiếu tá quận trưởng, từ văn phòng, bước ra, cười hề hề, đưa tay ra bắt.
- Ông phó đây hả?
- Vâng, chào thiếu tá. Tôi tên Lân.
- Mời ông vào.
Hắn theo quận trưởng vào văn phòng. Đó là một căn phòng rộng, có một cái bàn cũng rộng, trên để giấy tờ, công văn. Trước bàn có đặt một cái bàn nhỏ, để tiếp khách, với bốn cái ghế xa lông đóng bằng gỗ tạp, lấy từ những thùng gỗ đựng đạn đại bác. Chẳng có trà nước tiếp khách gì cả. Biết hắn mới ra trường, tay quận trưởng trình bày tỉ mỉ tình trạng của quận.
- Bây giờ tôi sẽ cho mời mấy sĩ quan bên chi khu và bên cảnh sát cùng ra quán uống cà phê, để giới thiệu ông phó mới với họ. Thứ hai tuần sau có họp xã ấp tại quận, tôi sẽ giới thiệu ông với cán bộ xã ấp để tiện làm việc.
Thời buổi chiến tranh, chẳng có lễ lạc bàn giao thêm phiền, vả lại quận không có ngân sách riêng, tài sản chỉ có bàn ghế, văn phòng phẩm linh tinh, ông phó ký biên bản bàn giao nhiệm vụ là xong. Đối với đồng bào, chính phủ không thu thuế điền thổ (ruộng vườn) nên xã ấp nhờ vào ngân sách tỉnh yểm trợ.
Lương hướng cán bộ chẳng bao nhiêu. Khi có thì giờ, họ cày cấy, trồng trọt, ban đêm theo nghĩa quân, nhân dân tự vệ canh gát, bảo vệ an ninh cho đồng bào. Ông phó trước đi nhận nhiệm sở mới, mấy tháng nay mà chưa có người về thay, nay có ông giúp tôi về hành chánh thì tôi cũng được rãnh tay mà lo việc khác.
Về sinh hoạt, ông phó ăn uống với tôi, một nghĩa quân sẽ lo việc đi chợ nấu nướng. Buổi tối, có một căn phòng ngay sau văn phòng ông phó, dùng làm phòng ngủ. Phòng nầy được chất bao cát chung quanh và trên trần để chống pháo kích. Vấn đề bây giờ là phải tìm phương tiện cho ông đi về các xã ấp.
Mấy ông phó trước có xe gắn máy, tôi biết ông mới ra trường, chưa giành giụm được để mua xe gắn máy. Mà độc thân như mấy ông, lương hướng chỉ đủ về Huế trả tiền nhà trọ, đi xem phim, mua sách báo, ăn uống, cà phê cà pháo với bạn bè. Ông nào có vợ mới biết tiết kiệm.
Về Huế mỗi cuối tuần, mà ông đi xe đò thì coi như hết một ngày rồi. Hiện nay quận có một chiếc xe jeep hư cũ, có lẽ từ ông tri huyện mấy đời trước để lại, để tôi gọi ông thợ sửa máy cày dưới chợ đến xem có giúp sửa chữa được gì không? Ông thợ nầy rất giỏi mà lấy công lại rẻ nữa.
Lần đầu đi nhận nhiệm vụ mà được một tay quận trưởng tốt bụng giúp đỡ thì hắn cũng thấy yên tâm. Về công việc hành chánh, nhân viên các ban ngành, tuy trình độ pháp lý kém nhưng kinh nghiệm thì nhiều. Họ biết rõ từng xã ấp trong quận, từ vấn đề an ninh, nhân sự đến các tập tục, các giòng họ, các lề thói mỗi thôn xã riêng.
Câu phép vua thua lệ làng, ở nông thôn miền Trung vẫn còn là điều cần lưu ý. Ông xã trưởng, ấp trưởng được dân bầu lên, có chính quyền, luật lệnh qui định, nhưng các ông trưởng tộc, các ông phụ lão trong làng mới là những người có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt cộng đồng thôn xã.
Một "quận hành chánh" phải phụ trách mọi việc liên quan đến giấy tờ, điều hành các ngành chuyên môn, xã, ấp mà chỉ có năm ba nhân viên với vài cái máy đánh chữ và một ông tống văn thư đi xe đạp...Vậy mà mọi việc trong quận chạy đều, hiệu quả, chính xác, khiến hắn ngạc nhiên.
Vì thế mà các tổ chức nghiên cứu quốc tế đánh giá Việt Nam Cộng Hòa thời đó có một nền hành chánh công quyền hiệu năng nhất Đông Nam Á. Có lẽ tình trạng chiến tranh khiến cho công chức, cán bộ địa phương phải làm việc theo kiểu quân đội. Lúc nào cũng phải nắm vững tình hình, có lệnh là thi hành ngay.
Về chiếc "công xa" cho ông phó quận, không ngờ được giải quyết nhanh chóng. Đó là nhờ vào tài nghệ của anh thợ sửa máy cày.
Chiếc xe cũ kỹ đến độ mỗi con ốc phải dùng đục, búa gõ cả buổi mới ra. Chỉ một tuần sau, chiếc xe nổ máy, tuy tiếng kêu cũng không thua chiếc máy cày Kubota bao nhiêu. Bốn cái bánh được thay bằng bánh xe nhà binh phế thải mà tay quận trưởng phải lên quân vận xin mới có, nhưng cái trần xe thì không có tiền mua.
Thế nên phải giữ lại cái trần xe với một lỗ trống hoác phía trên, người ngồi trong xe, nếu mặc áo đi mưa khi trời mưa thì cũng không sao.
Nhờ có phương tiện di chuyển, hắn về Huế, lò dò đến Tổng Hội Sinh Viên Huế, Hội Hồng Thập Tự Thừa Thiên Huế, Caritas (cứu trợ Công Giáo), xin đoàn công tác ra các xã ấp, khi thì khám bịnh, phát thuốc, khi thì tặng quà, gạo, bột dinh dưỡng, áo quần, mùng mền, khi thì đắp đường, sửa nhà cho đồng bào nghèo, bày trò chơi, tập hát cho lũ trẻ...
Ông phó quận (là hắn) lái xe về xã ấp hội họp, dự lễ cúng đình, cúng làng, coi thật long trọng. Hơn nữa khi một chiếc xe hơi chạy trong làng, trên đường quê là một hiện tượng đáng cho trẻ con chạy theo sau xe, reo hò, đáng để cho người đang làm việc đồng áng nghỉ tay ít phút đứng nhìn giải trí.
Ông phó dừng xe, bước xuống xe trông oai hơn, tư cách hơn các ông phó trước đây đi xe gắn máy. Nhưng mỗi cuối tuần, hắn lái chiếc xe cà tàng đó về Huế thì cả thành phố để ý ngay.
Chiếc xe bạc màu, "trầy vi, tróc vảy" lại thêm cái trần thủng với tiếng máy nổ toan toác (bể ống bô), chỉ chạy một vòng lên xuống đường Trần Hưng Đạo (đường phố chính), là ai thấy đều ngạc nhiên, hỏi nhau về nguồn gốc chiếc xe và người lái nó.
Đó là điều hắn không ngờ. Khi hắn đi bộ, mấy bà bán hàng đều liếc xem, tên khùng nào dám lái chiếc xe như thế trong một thành phố cổ kính, với người dân ưa bình luận chuyện thiên hạ và sĩ diện hão.
Một buổi tối thứ bảy, hắn đi xem phim. Vì phim quá dở, hắn bỏ đi ra, lên xe, lái về nhà trọ trong thành nội, nhưng khi xe chạy đến khoảng trước cửa Thượng Tứ thì hắn thấy một cô gái mặc đồ trắng, đội nón đứng bên đường ngoắc tay ra dấu với hắn. Hắn tấp xe vào.
- Cô gọi tôi phải không?
- Dạ phải.
- Cô cần gì tôi?
- Em xin anh cho quá giang về nhà.
- Nhà cô ở đâu?
- Dạ, trên Kim Long.
- Mời cô lên xe.
Hắn vẫn chưa cho xe chạy.
- Tôi hỏi cô điều nầy. Con gái Huế giờ nầy mà dám đón xe quá giang một người lạ. Sao cô không đón xích lô mà đi?
- Em đứng đón xích lô đó chứ. Mạ em sai em đi công chuyện, nhưng lâu quá, sợ về trễ mạ la, thấy xe anh, em xin quá giang.
- Cô biết tôi là ai mà cô dám đón xe tôi?
Cô gái nhìn hắn cười, hai con mắt sáng lên vẻ ngây thơ nhưng tự tin, không hề sợ ai.
- Anh lái chiếc xe nầy, ai mà không biết anh. Anh tên Lân, phó quận Phong Điền, quận trưởng là thiếu tá Tôn Thất Bá. Ông ta là em của mạ em, cậu tụi em. Mấy lần anh đi với cậu Bá trên đường Trần Hưng Đạo, em ngồi trong tiệm thấy, nên biết anh.
Hắn nhìn cô gái, tuy cô đội nón và ánh đèn đường tù mù nhưng hắn cũng thấy cô gái đẹp một cách rất Huế.
Mặt trái xoan, tóc dài, hiền lành, đoan trang nhưng giọng nói và đôi mắt như có chút tinh nghịch.
- Cậu em khen anh đàng hoàng.
- Cám ơn cô. Vậy là cô biết hết về tôi, nhưng cô tưởng tôi đàng hoàng là cô lầm to!
- Tôi vẫn không hiểu, vì sao chưa quen biết mà cô dám đón xe tôi để quá giang. Không cô gái Huế nào dám làm như vậy cả.
- Anh nói chi lạ rứa? Em đón xe xích lô đâu cần quen biết với ông đạp xích lô. Anh dám âm mưu gì với em không?
- Tôi chịu thua cô. Xin lỗi. Cô đừng giận tôi.
Cô bật cười, giọng người lớn.
- Tha cho đó!
Hắn cởi áo đi mưa đang mặc trao cho cô gái.
- Cô mặc vô. Khi tôi chạy xe, mưa tạt ướt hết.
- Bộ anh không sợ mưa sao? Mưa ướt lạnh chết!
- Nếu tôi không nhường áo cho cô, chắc chắn là cô khinh tôi là thằng con trai bần tiện, ích kỷ ngay.
- Đúng rồi! Anh mà làm vậy em thất vọng về anh nhiều lắm.
Hắn cho xe chạy. Trong lúc trò chuyện, cô cho biết đang học đệ nhất trường Đồng Khánh.
Hắn hỏi cô có mấy anh chị em? Cô bảo chỉ có hai chị em thôi. Cô tên Khánh Trang, cô em tên Hiển Nhơn, đang học đệ nhị.
Hắn nói mấy câu tán tỉnh, đại ý, gặp một người đẹp như cô mà không làm quen là dại, cô chỉ cười mà không nói gì.
Xe qua cầu Bạch Hổ, chạy thêm gần nửa cây số thì cô gái ra dấu dừng lại.
- Nhà em ở đây.
Cô định cởi trả áo đi mưa nhưng hắn bảo.
- Cô cứ mặc, kẻo ướt, vô nhà mạ la. Tôi mà nhận lại ngay bây giờ, thì uổng công tôi quá!
Cô gái xuống xe, nhìn hắn, nhờ ánh đèn xe, hắn thấy cô cười.
- Sáng mai anh ghé nhà em lấy áo đi mưa, em sẽ chờ anh. Cám ơn anh.
- Cô nói câu đó là cô biết âm mưu của tôi rồi. Tôi cám ơn cô mới đúng.
- Chào anh. Nhớ sáng mai, em chờ.
- Tôi xin đến lúc chín giờ sáng mai. Được không cô?
- Dạ được!
Khi cô bước khuất vào cổng nhà, hắn vẫn còn dừng xe, để nhận diện cái cổng nhà đồ sộ, kiểu cổ, đen xỉn vì thời gian. Hắn đoán gia đình cô thuộc danh gia vọng tộc ngày xưa nên mới có ngôi nhà với chiếc cổng lớn như thế.
Khi chạy tới để kiếm cách trở đầu xe, hắn mới biết rằng, có nhiều ngôi nhà cũng với chiếc cổng đồ sộ tương tự. Một bên đường là vách tường chạy dài, một bên là sông Hương gió thổi với mưa phùn lạnh cóng. Khi lên đến chùa Thiên Mụ, hắn mới tìm được chỗ quay xe lại.
Sáng hôm sau, vào ngày chủ nhật, hắn diện áo quần tươm tất, chải đầu soi gương rồi lên xe đến nhà người đẹp. Hắn dừng đúng chiếc cổng khi hôm, nhưng để chắc ăn, hắn xuống xe, chờ một người đàn bà đi tới và hỏi.
- Phải nhà nầy có hai cô gái đẹp. Phải không chị?
Chị đàn bà vui vẻ.
- Đúng rồi. Anh vô đi. Qua khỏi cái bình phong là anh thấy nhà. Anh vô gặp cô Hiển Nhơn phải không?
- Tôi vô thăm cô chị.
Chị đàn bà trợn mắt lên, kinh ngạc.
- Anh đi thăm cô Khánh Trang? Anh cứ vô đi thì biết. Nhưng nhớ gõ cửa nhà ngang mới có người. Anh mà gõ cửa nhà giữa...Thôi anh vô đi.
Hắn bước qua cổng thì có một bình phong lớn ngăn lại, khiến hắn phải theo lối mòn phía bên trái, có hàng rào bằng cây chè tàu hai bên. Đi một quãng nữa, hiện ra một ngôi nhà ngói dài, xây trên một nền nhà cao bằng đá, mái nhà thấp tè, rêu phong, cửa gỗ, đóng im ỉm.
Theo lời chỉ dẫn của chị đàn bà, hắn bước đến nhà ngang. Căn nhà nầy cao ráo, xây theo kiểu mới. Hắn gõ cửa. Cánh cửa hé ra. Một người đàn bà, tuổi trên năm mươi, gương mặt thanh tú nhưng nghiêm trang, hỏi hắn.
- Cậu hỏi ai?
- Xin lỗi có phải đây là nhà cô Khánh Trang không ạ?
Người đàn bà ngạc nhiên nhưng cũng mở cửa.
- Vâng, mời cậu vô nhà.
- Cám ơn bác.
- Mời cậu ngồi. Cậu hỏi Khánh Trang có chuyện chi không?
- Dạ, cháu quen với Khánh Trang. Cháu chỉ đến thăm thôi.
- Cậu quen với Khánh Trang bao lâu rồi?
- Dạ, chỉ mới khi hôm. Cháu cho Khánh Trang mượn chiếc áo đi mưa, Khánh Trang có dặn sáng nay đến nhận lại.
Người đàn bà rót trà mời hắn.
- Mời cậu dùng trà. Tôi vừa pha trà cúng Phật. Cậu quen với Khánh Trang trong trường hợp nào. Áo đi mưa của cậu màu gì?
Nghe mấy câu hạch sách, mà không được người đẹp đón tiếp, hắn phát nản, định trả lời vài câu qua loa rồi rút lui.
- Dạ, lúc tối, cháu gặp Khánh Trang trước cửa Thượng Tứ. Khánh Trang nhờ cháu đưa về đây. Cháu có cho cô ấy muợn chiếc áo đi mưa màu đen, cô ấy hẹn sáng nay đến nhà, cô sẽ trả lại.
- Sáng nay tôi không thấy chiếc áo đi mưa nào khác cả. Lúc nãy con Hiển Nhơn ra tiệm vẫn mặc chiếc màu trắng. Chẳng phải tôi khó khăn gì với cậu mà không cho cậu gặp Khánh Trang, nhưng xin cậu kể tỉ mỉ chuyện cậu gặp nó như thế nào, hai người đối đáp ra sao?
Khánh Trang nói chuyện gì với cậu? Nó mượn áo đi mưa ra sao? Xin cậu bình tĩnh. Cậu kể ra tôi mới biết chắc là cậu có gặp Khánh Trang. Vì có thể là người khác xưng là Khánh Trang để chọc ghẹo cậu cũng nên.
Hắn đành ngồi nán lại và kể tỉ mỉ từ đầu đến cuối câu chuyện. Người đàn bà nghe xong, đứng lên, bảo hắn.
- Cậu theo tôi. Tôi chỉ cho cậu xem, có phải người cậu gặp lúc tối, đúng là Khánh Trang không?
Người đàn bà bước xuống thềm, đi vòng ra sau nhà, hắn đi theo, không hiểu đi đâu? Sân trước đã âm u, sau vườn thì như một khu rừng. Cây cối rậm rạp, um tùm, toàn là cây ăn trái.
Ổi, mãng cầu, mít, mận...Tuy có một lối mòn, nhưng hai người nhiều lúc phải cúi xuống dưới một cành cây hay dùng tay rẽ lá mới bước đi được. Một tia nắng mai lẻ loi chợt sáng lên, mấy giọt nước mưa còn đọng trên lá long lanh khiến khu vườn vừa nên thơ vừa bí ẩn.
Hắn nghĩ đến chuyện Liêu Trai. Một ngôi nhà cổ bỏ hoang, một khu vườn rậm, đầy cỏ dại...Có một bầy hồ ly tinh kéo đến ở. Chúng biến thành những cô gái rất đẹp để dụ dỗ một cậu học trò trọ học nhà bên cạnh.

Hắn thấy có gì bất thường đây. Nếu không phải cô Khánh Trang thì là ai? Có thể là cô em?

- Tối qua bác có sai cô Hiển Nhơn đi đâu không?
- Không. Khi hôm con Hiển Nhơn đi ngủ sớm. Tôi không sai nó đi đâu cả. Mà nó có đi đâu thì dùng xe gắn máy trong nhà, đâu cần phải đi xích lô hay quá giang xe cậu.
Người đàn bà dừng lại, hắn cũng dừng bước. Trước mặt hắn, có mấy ngôi mộ ở một góc vườn. Toàn là những ngôi mộ cũ kỹ, rêu phong, chỉ một ngôi rất mới, xây theo kiểu tân thời, có mái che, có tường thấp vây quanh. Người đàn bà bước đến ngôi mộ đó, hắn bước theo.
- Đây rồi. Áo đi mưa của cậu đây. Tôi đoán đúng mà!
Một cảm giác ớn lạnh chạy dọc xương sống hắn. Áo đi mưa màu đen của hắn phủ lên ngôi mộ, trông giống như chiếc mền đang đắp cho một người nằm ngủ.
- Cậu nhìn thử hình trên mộ bia, có giống người cậu gặp tối qua không?
Hắn sợ đến nghẹn thở, nhưng cũng gắng bước đến nhìn vào tấm hình in trên mộ bia.
- Dạ đúng rồi. Đúng cô nầy đây. Cháu thấy gương mặt, mái tóc, đôi mắt...đúng y như cô lúc tối.
Người đàn bà cúi xuống cầm lấy chiếc áo đi mưa, trao cho hắn.
- Cậu nhận lại áo...
- Thôi, cháu không dám đem về. Cháu ngán quá! Cứ để cho cô ấy dùng, khỏi phải đón đường mượn áo người khác. Khi hôm cháu có tán tỉnh cô ấy mấy câu. Có sao không bác?
Người đàn bà cười.
- Không sao đâu. Nó chỉ chọc ghẹo người ta thôi chứ không hại ai cả. Khi còn sinh thời, Khánh Trang hiền lành và nghiêm trang lắm. Sau khi mất, nó lại hoang nghịch hơn cả con em nó nữa.
Cậu biết, thỉnh thoảng, buổi tối Khánh Trang thường hiện lên trước cổng, đi hỏng hai chân, có khi bay từ ngọn cây nầy sang ngọn cây khác. Người đi đường sợ lắm, nhưng chẳng ai bị gì cả. Để tôi đốt nhang, cậu khấn vái mấy câu thì nó sẽ không cho cậu gặp nữa. Cậu yên tâm.
Người đàn bà đốt nhang, đưa cho hắn.
- Cậu đứng trước mộ bia khấn đi.
- Cháu phải khấn làm sao?
- Thì cậu nói là xin cô sống khôn thác thiêng, đừng chọc ghẹo tôi nữa.
Hắn làm y lời, cắm nhang vào bát nhang và vội vã nói.
- Xin phép bác, cháu về.
- Mời cậu vào nhà. Cậu sợ hả? Nãy giờ tôi không biết rõ cậu là ai? Có phải cậu từ trong Nam ra làm việc, đi công tác hay du lịch?
- Cháu làm ngoài quận Phong Điền. Nhờ cô Khánh Trang cho biết, thiếu tá Tôn Thất Bá, quận trưởng, là em của bác. Lúc tối, cháu nhân chỗ quen biết, nói mấy câu không được đứng đắn với cô Khánh Trang, lúc nãy cháu khấn mà quên xin lỗi cô ta!
- Cậu đừng bận tâm. Nó không bắt hồn cậu đâu mà sợ. Tôi có cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo, thỉnh thoảng cậu ghé thăm, dù sao cũng thành chỗ quen biết nhau rồi.
- Cám ơn bác, cháu sẽ ghé thăm bác khi có dịp.
Hôm sau, thứ hai, ra quận làm việc, nhân lúc trò chuyện, hắn hỏi dò tay quận trưởng.
- Thiếu tá có bà chị trên Kim Long phải không? Có cửa hàng trên đường Trần Hưng Đạo...
- Rồi, ông phó trồng cây si cô cháu tôi, con Hiển Nhơn phải không? Ra đây có mấy tuần mà làm quen được người đẹp kín cổng cao tường, cũng giỏi lắm!
- Không có đâu. Tôi chưa gặp cô Hiển Nhơn, nhưng tôi gặp cô Khánh Trang.
- Tiêu ông rồi, ông phó ơi. Ông gặp con Khánh Trang là ông gặp ma. Con Khánh Trang chết đã được hai năm nay rồi. Tôi có nghe nó thường hiện ra nhác người đi đường. Ông đi đâu lên đó mà gặp nó?
- Tôi gặp cô ta trước cửa Thượng Tứ. Tối thứ bảy vừa rồi. Tôi chở cô ta lên nhà. Hôm sau, sáng chủ nhật, tôi lên đòi lại áo đi mưa, bà cụ dẫn ra mộ cô ta, thấy áo đi mưa của tôi đắp trên mộ. Thời đại nguyên tử mà còn có ma quái, tôi không tin chút nào. Nhưng cũng ớn xương sống. Tôi hỏi thiếu tá để biết chắc là cô Khánh Trang đã chết.
- Tôi cũng không tin ma quỉ, nhưng con Khánh Trang thì cũng đáng ngờ, nghe nói nó bay từ ngọn cây nầy sang ngọn cây khác. Người giả làm ma thì không thể leo lên ngọn cây về ban đêm được.
Có khùng mới làm chuyện đó. Để chủ nhật tới, tôi rủ thêm mấy sĩ quan chi khu về Huế coi ciné, chúng ta sẽ ghé cửa hàng của bà chị tôi cho ông phó làm quen. Chị tôi còn có con Hiển Nhơn, em con Khánh Trang, nó đẹp, dễ thương nhưng tính tình như con trai, nghịch ngợm lắm, trong khi mẹ nó lại khó tính.
Cũng có nhiều tên nhào vô nhưng bị nó chê. Không ưa ai thì nó bảo "cù lần", hễ ghét thì nó bảo "Đồ cù lần lửa" Nó tăng thêm một bậc mà còn lần khân tán tỉnh thì nó mắng cho, mất mặt nam nhi. Con gái Huế mà như nó thì chỉ có một.
Chủ nhật sau, hắn theo tay quận trưởng và mấy sĩ quan về Huế xem phim. Khi đi trên đường Trần Hưng Đạo, cả bọn ghé vào một cửa hàng. Một người đàn bà và một cô gái, hắn đoán là cô Hiển Nhơn, em cô Kháng Trang, đang chuyện trò với nhau. Tay quận trưởng kêu lên với bà chủ.
- Có khách đến thăm.
Hắn nhận ra ngay người đàn bà, mẹ cô Khánh Trang. Bà ta nhìn ra và cười.
- Chào các cậu. Mời các cậu vào. Chịu khó đứng nghe. Không có ghế cho khách đâu. Nhơn! qua bên kia lấy nước về uống, con.
- Khỏi. Tụi em đi ngay bây giờ. Đây là ông phó hành chánh, mới ra trường, giới thiệu với chị để làm quen.
- Chào cậu. Tôi có biết cậu ta rồi.
Hắn chào.
- Chào bác. Chào cô Hiển Nhơn.
Cô gái nhìn lên rồi cúi xuống ngay. Hắn thấy cô chỉ khác người chị, Khánh Trang, ở mái tóc cắt ngắn và đôi má hồng tự nhiên, có lẽ cô mắc cỡ. Mấy cậu sĩ quan kêu lên.
- Vậy là tụi nầy bị ông phó loại khỏi vòng chiến rồi.
Hắn vừa bước thụt lùi vừa nói.
- Tôi chuẩn bị rút lui đây.
- Sao vậy?
- Cô không thèm nhìn tôi nên tôi chỉ chờ cô ban thêm hai tiếng "cù lần" là tôi đã ở ngoài đường rồi.
Mọi người cười ồ. Tay quận trưởng lên tiếng.
- Cháu đừng nói hai tiếng đó, tội nghiệp ông phó, nghe Hiển Nhơn.
Cô ngước lên nhìn hắn và cười. Mặt cô sáng như trăng rằm, nụ cười thật tươi, ánh mắt thân ái, dịu dàng.
- Cháu có nói chi mô!
- Vậy là ông yên tâm ở lại đây trò chuyện với người đẹp. Tụi nầy đi xem phim, xong sẽ quay lại đón.
- Tôi đi với mấy ông. Một mình tôi ở đây, chưa quen, biết chuyện chi mà nói!? Để lần sau xin phép bác và cô được đến thăm.
Cô lại ngước nhìn hắn.
- Nghe nói anh tán tỉnh chị Khánh Trang dữ lắm mà!
Hắn đứng ngoài đường nói vô.
- Cô ra mộ chị Khánh Trang, thắp nhang và xin lỗi chị Khánh Trang giùm.. thằng em rể.
Cô cũng không vừa.
- Vừa tán tỉnh chị, bây giờ lại tán tỉnh em. Lại còn đòi làm em rể chị Khánh Trang?! Để đó! Anh sẽ biết tay em.
Khi ra đường, tay quận trưởng bảo.
- Ông tán cũng khá đấy. Con nhỏ đó đẹp nhưng dữ lắm, ăn nói đốp chát với bọn con trai, đứa nào cũng ngán. Nếu nó dịu dàng với ông là coi như nó chịu ông rồi.
Có một điều ông phải nhớ là không nên tán tỉnh qua đường. Con gái ở đây mà chuyện trò với đứa con trai nào rồi thì coi như khó mà lấy chồng ngoại trừ thằng con trai đó. Ông phải suy nghĩ cho kỹ nghe! Đừng để tôi bị vạ lây.
- Ông yên chí lớn! Mới gặp mà tôi đã muốn xưng cháu chính thức với cậu rồi. Ăn thua là nhờ ông nói vô mấy tiếng. Có nội tuyến mà thất bại, chắc tôi thành Trương Chi quá!
Vậy là từ đó, mỗi thứ bảy, chủ nhật, đi ngang qua cửa hàng, hễ thấy người đẹp là hắn sà vào. Lúc đầu chỉ ghé năm mười phút, sau thời gian tăng dần đến nửa giờ...có khi cả buổi mà hai cô cậu nói chuyện không chán. Khi có hắn, cô gái chả giúp bà mẹ được gì trong việc bán buôn.
Bà mẹ thì lúc nào cũng nghiêm trang nhưng không tỏ vẻ khó chịu khi thấy hắn lò dò đến cửa hàng ngồi đồng suốt buổi. Chuyện trò cũng chỉ nói về sách vở, học hành. Hắn thì nhắc lại thời còn đi học, cô gái thì nói về bài vở, về bạn học, cô thầy giáo.
Đôi khi hắn mánh mánh đến chuyện tình cảm thì cô gái liếc mắt về phía mẹ, coi như báo động. Bà mẹ nói chuyện với khách chứ hai tai không bỏ sót câu nào giữa con gái mình với thằng con trai mà bà chưa nắm vững gia phả. Có lẽ bà có dạy dỗ con gái sao đó nên cô rất cảnh giác trong khi trò chuyện.
Nhưng với hắn, được ngắm cô đủ thích lắm rồi. Cô gái Huế đã đẹp giọng nói lại dịu dàng, nhỏ nhẹ dễ hớp hồn bọn con trai. Cái thú rất hạnh phúc của hắn là hai đứa nhìn vào mắt nhau. Mắt cô sáng long lanh, đôi môi mỉm cười và hai má hồng tự nhiên. Hắn như thấy rõ những những mạch máu hồng li ti trên gò má cô...
Làm quen được ít lâu, hắn nghĩ ra một cách tán tỉnh mà bà cụ không biết, là hễ bà cụ quay lưng nói chuyện với khách hàng là hắn mấp máy môi (không thành tiếng) với cô "Em đẹp lắm!", cô mỉm cười gật đầu, lần khác thì "Anh nhớ em", cô lắc đầu cười, nhưng đôi mắt sáng lên, trả lời bằng cách nhọn đôi môi "Anh xạo!".
Trò chơi đó cứ lập lại mãi mà cả hai vẫn thấy thích. Một lần, hắn đâm liều, nói thầm với cô "Anh yêu em. Anh nhớ em!" Lúc đầu cô không hiểu, nhíu mày lại, vẻ suy nghĩ. Hắn nhắc lại. Cô đỏ mặt lên, mím môi, làm thinh cúi xuống rồi lại ngẩn lên cười.
Một buổi sáng thứ bảy, hắn tình cờ gặp cô trên đường Phan Bội Châu. Hai đứa đứng lại chuyện trò, rồi đi lên đi xuống cũng chỉ con đường đó.
- Anh mời Hiển Nhơn đi ăn bánh bèo Vĩ Dạ, đi ăn chè Cồn, được không?
- Em mà đi, người khác thấy được, mét mạ thì em chết.
- Hay là mình đi xem phim. Hiển Nhơn vô trước, anh vô sau, không ai thấy.
- Rứa lại càng mau chết nữa. Ở đây, ai làm gì cũng biết hết. Thôi em về kẻo mạ la.
- Có cách nào cho anh được đi chơi với Hiển Nhơn không?
- Anh hỏi người lớn, họ chỉ cách cho.
Cái cách mà hắn về vấn kế tay quận trưởng là chỉ việc mời cha mẹ ra xin làm đám hỏi, sau đó có thể đến nhà thăm, đưa em đi dạo phố, coi ciné. Hắn nhờ tay quận trưởng làm ông mai dong.
Ít lâu sau, hắn được trả lời là chờ cho cô Hiển Nhơn học xong trung học sẽ tính. Nghĩa là chờ hơn một năm nữa. Tay quận trưởng bình luận rằng con gái Huế lấy chồng khi còn đi học, người ta sẽ dị nghị rằng, chắc có chuyện gì không hay xảy ra cho cô ta mới lo giải quyết sớm, hơn nữa nhà gái cần phải biết rõ bên nhà trai mới trả lời.
Như vậy, trong lúc chờ nhà gái tìm hiểu về gia đình hắn, bà cụ coi bộ giảm bớt tình trạng "giới nghiêm", thỉnh thoảng lại đi đâu đấy cho hai đứa được tự do trò chuyện.
Tết năm đó đối phương tuyên bố ngưng chiến, nhưng trò Mậu Thân đó không hi vọng tái diễn. Lịnh cấm trại được ban ra. Tại quận, quân, cán, chính đã sẵn sàng. Đêm cuối năm, hắn ở lại quận để sáng hôm sau chào cờ đầu năm như thông lệ, sau đó sẽ đi đến các xã, ấp thăm, chúc Tết đồng bào.
Buổi tối, mưa gió miền Trung lạnh buốt, nhưng nằm trong chăn ấm lại là một cái thú và dễ đi vào giấc ngủ. Hắn ngủ trong phòng, ngay sau văn phòng phó quận của hắn.
Vào khoảng một giờ sáng, đang ngủ say, hắn giật mình tỉnh dậy khi cảm thấy như có người nào đó kéo chân. Chung quanh tối mò, bỗng hắn nghe văng vẳng, như từ rất xa, vọng lại "Dậy mau, chúng vào giết chết!". Hắn nín thở, ngồi im, cố tìm xem tiếng nói phát ra từ hướng nào?
Nhưng rồi không nghe gì nữa. Hắn nằm xuống, đắp mền, ngủ tiếp. Một lúc sau, hắn lại bị kéo chân và hắn nghe, lần nầy, giọng nói như hối hả, lo lắng "Dậy mau, dậy mau! Chúng vào giết chết!".
Tiếng nói như ngay trong phòng, nhưng hắn không xác định được hướng nào? Hắn mở đèn pin, rọi khắp nơi, kể cả dưới gậm giường. Căn phòng nhỏ, đã được gài chốt cửa. Như vậy ai đó chỉ có thể đứng ngoài cửa nói vọng vào. Hắn mở cửa, quét một vòng ánh đèn pin ra ngoài sân. Tiếng một nghĩa quân, gác trước phòng quận trưởng, hỏi.
- Ông phó chưa ngủ hả?
- Chưa. Nãy giờ có ai chuyện trò gì ngoài nầy không?
- Không, ông phó. Khuya quá rồi, ai cũng ngủ cả.
- Anh kéo kẽm gai để tôi xuống phòng thiếu tá được không?
- Dạ được. Để em.
Có tiếng của tay quận trưởng hỏi vọng ra.
- Ông phó chưa ngủ sao?
- Ngủ được một giấc rồi, nhưng có chuyện cần gặp thiếu tá.
Hắn vào phòng quận trưởng, kể lại giấc mộng và nói.
- Tôi không rõ chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng biết chắc, tiếng kêu đó là có thật. Tôi nghe đến hai lần, giọng một cô gái, lại còn bị kéo chân, khiến tôi thức giấc.
- Bây giờ ông phó và tôi xuống hầm truyền tin. Có thể địch đánh quận, có thể không, nhưng tôi sẽ cho báo động, coi như thực tập.
Trong lúc quận trưởng lên máy truyền tin liên lạc các nơi thì các sỹ quan trong bộ chỉ huy chi khu đã có mặt. Hắn nghe loáng thoáng những lời quận trưởng ban lệnh.
- Cho thay lịch lên phiên gác đêm nay, đưa bốn cậu lính đang gác tuyến phòng thủ qua bên an ninh quân đội, hỏi xem có gì đáng nghi không. Gài thêm lựu đạn vào kẽm gai trong sân quận chi khu. Tăng cường cho tuyến phòng thủ bên cảnh sát.
Cho tất cả em út vào tuyến. Khi bị tràn ngập thì rút vô hầm để tránh pháo chụp lên đầu, dùng lựu đạn để khỏi lộ mục tiêu. Đại úy chi khu phó lưu ý tuyến phía sau chi khu, chúng sẽ vào ngã đó. Các vị về vị trí theo như kế hoạch đã định.
Đây chỉ là thực tập báo động, nhưng nếu chúng đánh quận thật thì coi như chúng ta đã sẵn sàng. Nhắc nhở em út bình tỉnh. Các đơn vị bạn, pháo binh, không yểm...đã sẵn sàng. Yếu tố bất ngờ là ở phía ta chứ không phải từ phía địch. Có ai thắc mắc gì không? Nếu không thì quí vị về vị trí.
Khi mọi người đã rời hầm truyền tin, không khí yên lặng lại bao trùm trong đêm mưa rả rích. Hầm truyền tin chỉ có ba người. Ngọn đèn nhỏ thắp bằng pin lung lay trên nóc hầm. Hắn ngồi nhìn tay quận trưởng lên máy gọi các đơn vị bạn, các tiền đồn.
Tiếng đối đáp trên máy lao xao, hắn phải đoán mới hiểu lờ mờ như nghe tiếng lóng. Nào là cột điện, số nhà, gà gáy, thẩm quyền rồi Thanh Thúy, Thúy Nga...Gọi máy một lúc tay quận trưởng quay về phía hắn, cười.
- Ông phó có thùng lựu đạn đằng kia và một khẩu súng. Hễ ông nghe tiếng nổ toát toát của súng AK rất gần thì coi như chúng đã vào trong sân quận chi khu rồi. Lúc đó ông ném lựu đạn ra ngoài kia, thỉnh thoảng ném một quả. Nhớ rút chốt kẻo chúng cười.
Hắn đội nón sắt lên đầu, cầm khẩu súng ra cửa hầm truyền tin, ngồi xuống bên thùng lựu đạn sau dãy bao cát. Đang tìm chỗ dựa thì bỗng nhiên người hắn bị nẩy tung lên vì hàng mấy chục quả đạn pháo như cùng nổ một lượt. Địch pháo kích khắp nơi.
Trên mái nhà, trong sân, trên nóc hầm. Tiếng nổ chát chúa, mãnh đạn, ngói vỡ rơi rào rào, đất cát văng cả vào chỗ hắn núp. Mùi thuốc súng khét nghẹt. Tiếng đạn pháo chen lẫn với tiếng súng nhỏ, rồi tiếng hô xung phong, tiếng hò hét rộ lên, mỗi lúc như gần hơn. Hắn ôm đầu nép sát vào mấy bao cát, người run lập cập như lên cơn sốt rét, nhưng mấy phút sau, hắn lấy lại bình tĩnh, tựa súng lên bao cát chờ đợi.
Hỏa châu bỗng vụt sáng lên, tiếng đạn pháo đã giảm nhưng tiếng súng nhỏ lại nổ rộn lên như ngày Tết người ta đốt pháo cúng Giao Thừa. Hắn nhìn ra ngoài, ánh hỏa châu lung linh, chiếu rõ mặt đất vắng hoe. Mọi người như chui cả xuống đất. Tiếng hò hét, tiếng hô xung phong vẫn tiếp tục vang vọng từ ngoài hàng rào phòng thủ.
Rồi bỗng nhiên đạn pháo lại nổ, tiếng nổ như ngay trên đầu, chát chúa, khủng khiếp hơn trước. Mãnh đạn văng lảng cảng, rào rào như ném đá. Đúng là địa ngục trần gian. Hắn nép sát người vào dãy bao cát, mò mẩm một trái lựa đạn, rút chốt, ném ra ngoài sân, lắng nghe nhưng có lẽ tiếng nổ quá nhỏ, lẫn vào tiếng đạn pháo nên hắn chỉ thấy ánh chớp mà thôi.
Hắn quay nhìn, thấy tay quận trưởng chộp ống liên hợp nầy la hét, xong chôp ống khác la hét tiếp như cố nói lớn tiếng hơn tiếng súng đạn. Người lính truyền tin cũng bận rộn đối đáp trên máy. Hắn quay lại với thùng lựu đạn, lại rút chốt và ném ra ngoài. Thình lình hắn cảm tưởng như mình bay bỗng lên rồi không biết gì nữa.
Hắn tỉnh dậy thì thấy mình nằm trên giường. Nhìn quanh, thấy hai dãy giường với người nằm, đa số bị băng bó trắng hếu, hắn biết mình đang ở trong quân y viện. Hắn không bị băng bó gì nhưng cánh tay có chuyền nước biển.
Hắn cục cựa chân tay và lắng nghe thân thể có chỗ nào đau không? Nhưng hắn chỉ thấy hơi mệt mỏi, choáng váng một chút thôi. Từ ngoài cửa, tay quận trưởng đi vào, miệng vẫn cười hề hề.
- Tỉnh rồi hả? Thấy trong người ra sao? Có thấy đau chỗ nào không?
- Quận mình có sao không thiếu tá? Có ai bị gì không?
- Hễ đánh nhau, không sứt tay thì gãy gọng. Cũng may mình biết trước, cho rút hết xuống hầm nằm chờ, chúng vào là gọi pháo binh chụp xuống. Rồi phi cơ nhào đến dội bom...Hiện mình đang hành quân truy kích.
- Tôi bị gì mà đưa vào đây?
- Một quả đạn pháo nổ phía ngoài bao cát chỗ ông ngồi. Hơi ép đẩy ông và mấy bao cát văng vô trong hầm. Ông bất tỉnh, trực thăng đưa vô đây, bác sĩ nói chả sao cả, một lát nữa sẽ tỉnh dậy. Tôi vừa đi một vòng thăm em út bị thương. Tôi báo cho ông một tin mà ông không khoái thì thôi.
- Tin gì mà có vẻ long trọng vậy?
- Người đẹp vô thăm. Thấy ông nằm im lìm, người đẹp cầm tay ông khóc quá trời. Bác sĩ bảo đảm là ông chỉ bị sức ép bất tỉnh, không sao đâu, nàng mới yên tâm ra về. Có lẽ nàng sẽ vào thăm lần nữa. Bây giờ tôi phải ra quận ngay.
- Tôi nhờ thiếu tá một việc.
- Việc gì?
- Nhờ ông nói với bà cụ và Hiển Nhơn, xin cho ba mẹ tôi được ra thăm và xin làm lễ hỏi. Ông cố giúp, được không?
- Để tôi nói cho. Người đẹp mà chịu thì bà già phải nghe theo. Ông yên tâm.
Đến đây thì có thể kết thúc một chuyện tình có hậu. Nhưng khi hắn cưới nàng, rước về căn nhà nhỏ mướn trong thành nội chứ nhất định không ở bên nhà vợ, dù một đêm, là ngôi nhà có cái cổng đồ sộ và có ngôi mộ của cô Khánh Trang phía sau vườn. Hắn ngán hồn ma cô Khánh Trang. Đến nhà mẹ vợ, ăn uống, chuyện trò gì đó, thấy trời chiều là hắn rút lui. Vợ hắn cười vào mũi hắn.
- Thanh niên gì, mặt mũi sáng sủa, cao ráo mà sợ ma!
- Mặc kệ tui! Chê bai gì cũng được miễn đừng ở lại nhà đó buổi tối hoặc ra sau mộ Khánh Trang là được.
- Anh tin có ma thật à?
- Sao không?
- Nếu em bảo, chính em giả làm chị Khánh Trang nhác ma người ta thì anh có tin không?
- Anh nhớ rõ ràng bữa đó Khánh Trang tóc dài, còn em thì tóc ngắn. Làm sao giả được?
- Sáng hôm sau em cắt tóc ngắn liền.
- Nhưng mạ nói, tối đó em đi ngủ sớm?
- Em làm bộ đi ngủ sớm rồi trốn đi chơi với con bạn. Nó đem xe gắn máy lên đón em.
- Sao nó không chở em về mà để em đón xe anh?
- Nó vừa đẩy xe ra cửa là em thấy xe anh từ rạp Hưng Đạo chạy đến, em vơ vội cái nón rồi chạy ra đón xe anh.
- Anh vẫn không hiểu sao em bạo dạn quá vậy?
- Em nói anh không được cười. Thấy anh đi ngoài phố, mặt ngơ ngáo...dễ thương. Em để ý... Con gái là rứa đó. Mấy đứa kia thương ai thì để bụng chứ em thương anh thì em phải cho anh biết.
- Em không sợ anh sao?
- Em mà sợ ai? Em là đệ tử thầy Suzuki ở võ đường Võ Tánh. Đai đen Karaté, đai nâu Judo. Em chọc ghẹo người ta được chứ ai dám chọc ghẹo em. Đứa nào cũng ngán em. Mà tính em ngang ngược lắm. Không có anh, chắc em ế chồng.
- Nhưng sao em không nói thực mình là Hiển Nhơn, lại giả hồn ma chị Khánh Trang?
- Nhác ma anh cho vui. Hơn nữa nếu anh biết thực là em, anh coi thường em thì sao?
- Chuyện bay từ cây nầy sang cây kia cũng là em?
- Em lấy cái áo đi mưa vào cột vào cây sào hái nhãn, cầm sào chạy một vòng quanh hàng rào. Em chỉ làm một lần thôi, người ta thêm thắt vô thành rùng rợn. Bây giờ hết tin ma quỉ chưa? Anh phải thăm mộ chị Khánh Trang kẻo mạ giận.
- Anh vẫn tin là có linh hồn. Người chết chưa phải là hết. Hôm Tết, nhờ người khuất mặt báo tin Việt Cộng đánh quận, nếu không anh tiêu bữa đó rồi.
- Người khuất mặt nào báo tin? Sao không nghe cậu Bá em kể?
- Thực tâm, anh và cậu Bá tin chuyện đó, nhưng không kể ra, sợ người ta cười mình mê tín. Nó như thế nầy. Khuya đêm ba mươi Tết, anh ngủ ngoài quận, khoảng một giờ, anh đang ngủ thì có ai kéo chân anh hai ba lần còn gọi "Dậy mau, chúng vào giết chết!"
Vợ hắn tái mặt, đến bên hắn, nép vào chồng như sợ hãi điều gì.
- Để em kể chuyện nầy anh nghe. Tết vừa rồi, sau khi mạ và em cúng Giao Thừa xong, em vào phòng nằm ngủ. Trong giấc ngủ, em mơ thấy chị khánh Trang đi vào, kéo tay em đi đến một nơi rất lạ, tối thui, nhưng em lại thấy có nhà cửa, chung quanh là hàng rào.
Ngoài hàng rào, em thấy rất nhiều người, mặt mũi dữ tợn, đang bò vào. Họ ôm súng có gắn lưỡi lê. Chị Khánh Trang kéo em vào một căn phòng nhỏ, thấy anh nằm ngủ trên giường. Hai chị em cố lôi chân anh và la to "Dậy mau, chúng vào giết chết!" Vậy mà anh ngồi dậy rồi lại nằm xuống ngủ tiếp.
Hai chị em kêu mãi...Em không nhớ sau đó thì sao, nhưng khi tỉnh dậy em còn khóc vì sợ cho anh. Từ đó đến sáng, em không ngủ được. Mới sáng sớm thì có người nhà cậu Bá đến báo Việt Cộng đánh quận, cậu và anh được đưa vô quân y viện Nguyễn Tri Phương, em chạy vô, thấy anh nằm im, em tưởng anh chết rồi, em khóc quá, sau bác sĩ bảo anh không sao cả, em mới yên tâm.
Hắn nói:
- Bây giờ mình lên nhà mạ, anh sẽ ra mộ chị Khánh Trang, thắp nhang cám ơn chị đã cứu anh, đúng hơn cứu cả quận Phong Điền.- Hết. 
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=35620

NHỮNG ĐÓM LỬA VNCH ĐANG CHÁY TRONG LÒNG DÂN TỘC

Chiêu Anh Quán
 

Chiêu Anh Quán ~Việt Nam Cộng Hòa Vẫn Còn Đây


NHỮNG ĐÓM LỬA VNCH ĐANG CHÁY TRONG LÒNG DÂN TỘC

NHỮNG ĐÓM LỬA VNCH ĐANG CHÁY
TRONG LÒNG DÂN TỘC
Kẻ sống (vc) như đang chết!
Người chết(VNCH) đã sống dậy
!
Ngược dòng lịch sử vào năm 1945, trước khi Nhật rút khỏi VN, người quốc gia nếu không vì hàng rào nhân bản, đạo đứcđã ràng buộc tư duy của họ, thì lúc đó HCM đâu có cơ hội để cướp chính quyền tháng 8/1945. Và VN đâu có tang thương như ngày hôm nay.
Ngày 11 tháng 3 năm 1945 là ngày Vua Bảo Đại Tuyên bố độc lập và giao cho Giáo sư Trần Trọng Kim thành lập chính phủ lấy tên nước là Đế quốc Việt Nam và quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ hình quẻ ly, đó là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa.

CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM – CHÍNH PHỦ ĐẦU TIÊN CỦA NƯỚC VIỆT NAM ĐỘC LẬP

Cờ quẻ ly của  Đế Quốc VN tiền thân của cờ vàng 3 sọc đỏ
VNdoclap
Nhật báo Điện tín loan tin Việt Nam độc lập.
“ngày 11-3-1945 Bảo Đại ký đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”
Chính phủ Đế quốc Việt Nam được Trần Trọng Kim lập ngày 17 tháng 4 năm 1945 và trình vua Bảo Đại phê chuẩn. Đây là nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và thống nhất và ra mắt quốc dân ngày 19 tháng 4, Với nội các tập hợp được những trí thức có danh tiếng lúc bấy giờ, thành phần nội các ra mắt quốc dân ngày 19 tháng 4.
Nhưng rồi ngày 2 tháng 9 năm 1945 đảng cộng sản Việt Nam thừa lúc chính quyền còn non trẻ đã nổi lên cướp chính quyền ở Miền Bắc và rồi ngày 30 tháng 4 năm 1975 cướp luôn chính quyền ở Miền Nam đưa cả nước xuống hố sâu XHCN. Đảng CSVN cướp chính quyền từ tay một chính phủ quốc gia hợp pháp và đầy nhân bản, họ cố tuyên truyền là chính quyền nầy là tay sai, bán nước…Một trong những người cộng sản như Trần Đĩnh đã còn chút liêm sĩ, công nhận VNCH là một chính quyền yêu nước với tinh thần dân tộc cao độ chứ không phải như đảng cộng sản từng bêu rếu. Trong Đèn cù. II, Trần Đĩnh viết rõ:
“Trước ngày 19-8 tổng tư lệnh Nhật vào Huế gặp Bảo Đại và Trần Trọng Kim, nói: ‘Nếu các vị yêu cầu, Nhật với 50.000 quân tinh nhuệ có thể dẹp Việt Minh trong vòng một đêm, Việt Minh có quá lắm là 5.000 người còn súng ống lại càng quá ít.”Nhưng hai ông này từ chối, chính đạo của người Việt quốc gia là như thế, nhân bản luôn ngư trị trong từng trái tim của người Việt quốc gia. Nếu như hai ông nầy không có Việt tính và Việt tình như tên ác ma HCM, thì 5000 tay súng của cộng sản lúc đó sẽ bị hoàn toàn diệt vong và HCM cũng biến mất khỏi đất nước VN.
Trần Trọng Kim.jpg
http://www.diendan.org/tai-lieu/hoi-ky-t-v-giau/hoi-ky-tran-van-giau-x
Nội các Trần Trọng Kim, từ trái sang phải : Hoàng Xuân Hãn, Hồ Tá Khanh, Trịnh Đình Thảo, Trần Trọng Kim (bị micro che mặt), Vũ Ngọc Anh, Trần Văn Chương, Trần Đình Nam, Vũ Văn Hiền, Phan Anh, Nguyễn Hữu Thi (ảnh Trung Bắc Chủ Nhật, 20.5.1945, Thư viện Quốc gia Pháp)
VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT CHẾ ĐỘ CHÂN, THIỆN, MỸ.
Mặc dù tồn tại trong khoãng thời gian chỉ có 20 năm (1955-4/1975) nhưng xã hội Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 được hình thành tương đối trong sạch, không có bóng dáng của tham nhũng. Còn CHXHCNVN thì coi tham nhũng là một chính sách để cai trị nước. Bước ra đường là đâu đâu cũng thấy nạn tham nhũng nhan nhản trước mắt. Trước 1975 người dân Miền Nam sống hiền hoà trong tôn ti trật tự,  trong đời sống hàng ngày, họ không phải đối đầu với cảnh sát, công an. Không phải bất cứ khi nào có việc liên hệ với chính quyền thì phải trả tiền cho công an từ xã, huyện, tỉnh đến trung ương. Khi vào bệnh viện, không có việc đút lót tiền thì mới có được giường nằm. Trẻ con học giỏi thì được xếp hạng cao, được cho đi du học dù là con nhà nghèo. Các quân đũ mọi cấp bậc nếu đánh trận oai hùng, gan dạ thì được thăng thưởng, không cần chạy lon chạy chức như bây giờ… Nhà cháy thì được cứu hỏa chữa cháy một cách công bằng, không cần phải trả tiền mới được chữa cháy…Tệ nạn tham nhũng đả vượt trần nhà.
Tổng thống Ngô Đình Diệm
Nội các Ngô Đình Diệm
Tổng Thống Trần Văn hương
Xã hội Miền Nam tự do tạo môi trường để tinh anh phát tiết trên mọi phương diện. Ngày nay, sau 40 năm nhìn lại, đảng cộng sản Việt Nam vẫn không biết rằng khi giam hãm, đầy đọa hàng triệu người sống ở Miền Nam có liên hệ với chính quyền đem nhốt vào ngục tù, họ đã hủy diệt đi hầu hết những nhân tài về mọi mặt của đất nước, những trí thức khoa bảng mà có thể vài trăm năm sau nước CHXHCN mới có thể đạt được như VNCH trước 1975.
Về chính trị, Việt Nam Cộng Hoà là một nước dân chủ tự do thực sự với hàng trăm tổ chức chính trị công khai hoạt động trong chế độ đầy nhân bản nầy. Mặc dù VNCH vẩn còn tồn tại một số khuyết điểm, nhưng nhìn chung, trên bình diện tổng thể thì VNCH vẩn là một chế độ hơn hẳn VNDCCH và CHXHCNVN gấp trăm lần.
Trước 1975 tại Miền Nam Việt Nam, chính phủ công nhận đối lập, cho biểu tình chống đối tự do, nên từ những năm 1965 đã có nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ, chống Thiệu Kỳ, chống tham nhũng thoải mái của sinh viên học sinh, của nhân  dân và Phật giáo Ấn Quang những cánh tay nối dài của đảng csVN.
Trong chiến tranh VN mỗi lần VNCH rút quân là dân bỏ nhà bỏ cửa đi theo, Việt cộng thì thản nhiên pháo kích vào đoàn người di tản, lính VNCH vừa chống giặc vừa bảo vệ dân…..
https://www.youtube.com/watch?v=_Rte-4B216I 
Do đó, so với xã hội Việt Nam dưới thời Việt gian cộng sản thì xã hội Việt Nam Cộng Hoà là thiên đường, là con đường mà Việt Nam ngày hôm nay cần nhiều thập niên mới có thể theo kịp được. Những người Việt Nam sống tại Miền Nam trước 1975, biết rõ điều này. Lá cờ vàng và danh hiệu Việt Nam Cộng Hoà vì sao vẫn được họ sùng kính dù Việt Nam Cộng Hoà đã mất đi phần đất cuối cùng đã 40 năm.
CỘNG SẢN CÔNG PHÁ CHÍNH NGHĨA VNCH
Sau khi cướp được miền nam vào ngày 30.4.1975, đảng với quyết tâm chôn vùi thân xác VNCH xuống tận đáy mồ. Với mục tiêu đó 800 tờ báo đảng, với hàng vạn quyển sách giáo khoa, với hàng ngàn cái loa phường, với một ban tuyên giáo có ngân sách quốc gia khổng lồ suốt 40 năm nay độc quyền nhồi sọ nhân dân cã nước và tận tình bôi lọ chế độ VNCH, nhưng càng bôi lọ thì tác dụng lại trái ngược với ý đảng mong muốn. Chính nghĩa VNCH ngày càng rạng rỡ hơn bao giờ hết và vẫn không bao giờ phai mờ trong lòng dân miền Nam.
Mưa dầm thấm đất, đến nay không chỉ nhân dân miền nam thương tiếc chế độ VNCH mà ngay tại miền Bắc nhân dân Hà Nội đã vực dâỵ VNCH trong mấy ngày gần đây qua các bộ đồ quân phục của người lính VNCH. Những người thanh niên đã bận quân phục và mang các phù hiệu của VNCH diển hành trên đường Hà Nội, sau đó đã bị công an vc bắt, cho tới giờ phút viết bài nầy, các anh nầy vẩn còn bị công an bắt giam , chưa được thã ra.
Nếu như trước đây, sau 20 năm bám chân đệ tam QT cộng sản, những kẽ ác đã trở thành phe thắng cuộc trong ngày 30.4.1975, là một bất công và trớ trêu cho trật tự xã hội và định mệnh của nước VN! Nhưng, tới nay phe thắng cuộc đã từ thắng đang tiến về thua cuộc trên từng mặt trận.
Sau ngày 30/4/1975, những biểu tượng liên quan đến chính thể Việt Nam Cộng Hoà đã trở thành nỗi ám ảnh đối với những người cộng sản. Dù vậy, bất chấp sự trả thù nghiệt ngã của chế độ, nhiều người dân miền Nam vẫn bí mật lưu giữ những kỷ vật hoài niệm về một chính thể Tự do. Và hầu hết, một số lờn người dân trong nước đều biết rằng, nếu VNCH còn tồn tại đến ngày hôm nay thì :
1. Ngư dân VNCH không bị bọn Tàu bắn chết, cướp tài sản ngay trên vùng biển của Cha Ông ta.
2. Đàn bà con gái VNCH không bao giờ “đứng trần truồng” cho bọn đàn ông già bịnh tật Đài Loan, Nam Hàn, Sing lựa như lựa hàng….
3. Tôi và bạn sẽ đi du lịch ở Hoàng Sa, Trường Sa và ngắm nhìn tàu chiến VNCH vây bắt bọn Tàu kéo về giam lại.
4. Người dân VNCH mang hộ chiếu ra nước ngoài không bị nhục như bây giờ.
5. Các cấp lãnh đạo VNCH nếu đi công cán sang nước ngoài thì không bao giờ bị “chui cửa hậu” như bọn Sang, Trọng, Hùng, Dũng. hiện nay.
6. VNCH sẽ đứng đầu Đông Nam Á, vượt cả Singapor và Hàn Quốc như thời kỳ trước năm 1975.
7. Trong siêu thị của các nước Nam Hàn, Nhật, Thái, Singapor ..không có những tấm bảng thông báo về tình trạng ăn cắp vặt của người VN. Đó là chuyện mà trước 1975 chưa bao giờ xãy ra.
8. VN sẽ không mang nợ ngập đầu như hôm nay.
Còn nhiều lắm….những điều tốt đẹp mà nước VNCH đã xây dựng được trong thời gian 20 năm, nhìn vào các thành quả đó người ta có thể định mức giá trị của chế độ VNCH
với những con người sống  chết vì lý tưởng Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm, dù sao chính phủ VNCH cũng vì dân VN mà làm việc còn chính phủ VNcs thì…vì Thiên triều mà làm việc.
 Những thanh niên Hà Nội bận áo có phù hiệu QL.VNCH 
trong ngày 12/4/2015 tại Hồ Gươm
Anh Nguyễn Viết Dũng, người thanh niên mặc bộ quân phục Việt Nam Cộng Hoà 
xuất hiện tại Hồ Gươm vào sáng chủ nhật, 12/4/2015


VÀI NÉT VỀ ANH NGUYỄN VIẾT DŨNG
Nguyễn Viết Dũng sinh ngày 19 tháng 6 năm 1986, là con trai duy nhất trong gia đình có 4 anh em của ông Nguyễn Viết Hùng và bà Nguyễn Thị Diệu Hồng, ở xóm Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Dũng sinh ra và lớn lên trong gia đình mà cả hai bố mẹ đều là nông dân, sinh kế chính là từ nghề cấy lúa. Ngay từ nhỏ Dũng đã học giỏi toàn diện, đặc biệt rất giỏi về lĩnh vực khoa học tự nhiên. Dũng không chỉ là niềm hi vọng của gia đình, mà còn là niềm tự hào của họ hàng, làng xóm.
Với thành tích học tập xuất sắc, năm học lớp 12 (2004) Dũng được chọn tham dự cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, kết cuộc Dũng lọt đến kì thi Quý và đoạt giải ba.

Kỳ thi đại học năm 2004, Dũng đậu Đại Học Bách Khoa Hà Nội với số điểm 29/30, đứng đầu tỉnh Nghệ An lúc đó.
Trong thời gian học tập tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, Dũng đã nhìn thấy và tiếp xúc với rất nhiều mặt trái của cuộc sống, cũng như những bất công thối nát của xã hội cộng sản. Qua đó, Dũng cảm nhận sâu sắc được nỗi thống khổ của người dân Việt Nam.
Chính những trăn trở về nỗi khổ của người dân Việt Nam dưới chế độ cộng sản, đã trở thành động lực để Dũng tìm hiểu những lối thoát giúp cho dân bớt khổ.
Với trí thông minh và khả năng tư duy, Dũng đã nhanh chóng tìm ra được căn nguyên của xã hội Việt Nam dưới chế độ cộng sản, cũng như xác định được chân lí về một xã hội tốt đẹp – đó là một xã hội dân chủ và tự do.
Sau một thời gian tìm hiểu về các thể chế và pháp luật trên thế giới cũng như trong nước, cách đây hơn 4 năm Dũng chính thức dấn thân vào con đường đấu tranh, và tranh đấu mạnh mẽ hơn trong khoảng thời gian từ 2 năm trở lại đây.
Trong hành trình tham gia cùng nhiều người thúc đẩy tự do, dân chủ cho Việt Nam, Nguyễn Viết Dũng đã tìm hiểu về nhà nước Việt Nam Cộng Hòa, và nhanh chóng nhận ra những ưu điểm, sự văn minh, nhân bản của thể chế Cộng Hòa. Từ đó Dũng khát khao xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng văn minh, nhân bản theo thể chế Cộng Hòa. Để đạt được mục tiêu này, Dũng tập trung đấu tranh đòi Đa đảng, Tam quyền phân lập tại Việt Nam.
Để bày tỏ quan điểm cá nhân, Dũng và gia đình đã gặp rất nhiều khó khăn từ sức ép của nhà cầm quyền và công an. Nhưng việc nắm vững luật pháp đã giúp Dũng vượt qua trở ngại khi đối mặt với công an, an ninh.
Ngày 30/4/2014 lá cờ Việt Nam Cộng Hòa (cờ vàng ba sọc đỏ) lần đầu tiên được treo trên nóc nhà Dũng tại Nghệ An. Ngay sau đó Dũng bị 5 công an đến bắt về đồn. Từ lúc đó trở đi Dũng và gia đình thường xuyên bị sách nhiễu, nhưng Dũng vẫn kiên trì với lí tưởng của mình.
Ngày 2/4/2015: Dũng chính thức thông báo trên Facebook về việc thành lập Đảng Cộng Hòa và nhóm Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đồng thời, Dũng tạm đảm đương trách vụ Chủ tịch lâm thời của Đảng Cộng Hòa. Bên cạnh đó, Dũng cũng là Admin của 2 hai trang Facebook “Đảng Cộng Hòa” và “Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”.
Cách thức đấu tranh của Đảng Cộng Hòa theo phương thức bất bạo động. Đảng Cộng Hòa chủ trương ôn hòa, góp phần đem lại tự do, dân chủ cho Việt Nam trong hòa bình, tuân thủ Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các Hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Ngày 9/4/2015: Dũng ra thông báo sẽ tham gia cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh cùng người dân Hà Nội. Sau đó Dũng sẽ gặp gỡ nhóm thành viên Đảng Cộng Hòa.
– Tối ngày 11/4/2015: Dũng rời Nghệ An ra Hà Nội để tham gia sự kiện tuần hành ngày 12/4/2015 cùng người dân Hà Nội.
– Ngày 12/4/2015: Nguyễn Viết Dũng cùng 4 bạn trẻ trong trang phục áo đen, trước ngực có hình con Ó Vàng – Biểu tượng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau lưng áo có hàng chữ tiếng Anh, mang nghĩa là “Người dân không phải sợ chính quyền – Chính quyền phải sợ người dân”.
Nhóm của Dũng đã tham gia tuần hành cùng người dân một cách ôn hòa, ủng hộ lời kêu gọi ” Vì Một Hà Nội Xanh”. Dũng và các bạn đồng hành không thể hiện bất kì biểu hiện gì kích động, phá rối, hay gây rối làm ảnh hưởng an ninh trật tự.
– Đến 11h cùng ngày, khi buổi tuần hành kết thúc, nhóm của Dũng tách đoàn đi về thì bất ngờ bị công an quận Hoàn Kiếm bắt giữ.
Đến đêm ngày 14/4/2015 thì 4 người bạn của Dũng đã được thả ra, tuy nhiên Nguyễn Viết Dũng vẫn tiếp tục bị giam giữ, mà không hề có bất kỳ 1 biên bản hay văn bản chính thức nào thông báo cho gia đình.
KẾT LUẬN
Phe thắng cuộc nếu tính đến ngày hôm nay thì từ thắng đang chuyển dần sang thua. Cái thua rõ rệt nhất là trên FB và các mạng xã hội, phe thua cuộc ngày càng đông hơn, cờ vàng ngày càng nhiều hơn. Nhân dân trong nước ngày càng thấy rõ được bộ mặt xão trá, bán nước buôn dân của csVN. Chính vì thua nên csVN mới tìm đũ mọi cách để ngăn chặn vào Internet của nhân dân trong nước bằng tường lửa. Ngăn chặn thông tin là một hình thức chiến bại của kẻ phe chiến thắng, đó là nổi lo sợ của những người bá đạo khi biết được mình không có chút nào chính  nghĩa trong lòng của người dân VN. VNCH cho dù là kẻ thua cuộc, nhưng:chưa bại..
Thua cuộc nhưng không hề chiến bại
Lời nguyền Như Nguyệt hãy còn soi:
“Sông núi Nước Nam dân Nam ở
Cộng sẽ tan tành chết sạch toi.”
( trích thơ “bên thua cuộc” của Phan Huy)
Chính nghĩa của bên thua cuộc ngày càng rạng rỡ hơn, đến đứa nhỏ mới 15 tuổi đầu cũng nhìn thấy được điều nầy. xin mời xem clip Video dưới đây:
- https://youtu.be/o3GPpdrOu60
- https://www.youtube.com/watch?v=tedjfKW2FyU
VNCH chỉ sống có 20 năm nhưng luôn rạng ngời chính nghĩa với những người một lòng một dạ với tổ quốc và dân tôc như Tổng Thống Ngô Đình Diệm “Nếu tôi tiến, các ông tiến theo tôi. Nếu tôi lùi các cứ ông giết tôi. Nếu tôi chết các ông hãy theo gương tôi!” . . (nguồn http://ngodinhdiem.net/01111963/MinhXac1CauNoiLichSu.html).
Tổng thống VNCH Trần Văn Hương, một chí sĩ trọn đời hiến thân cho tổ quốc và dân tộc. Đến khi ông mất vẩn trọn vẹn với quốc tịch VNCH, mặc dù kẽ thù cộng sản đã năn nỉ ông lấy quốc tịch CHXHCNVN, nhưng ông thẳng thắn từ chối không nhận đặc ân đó của kẻ thù
VNCH còn có nhũng tấm gương bất khuất và can đãm như Thiếu Tá Nguỵ văn Thà nã đạn vào đầu giặc Tàu, khi chúng đến chiếm Hoàng sa của VN. Không như tên Bộ trưởng BQP/ Lê Đức Anh, cấm binh sĩ mình dùng súng cá nhân để chế ngự lính Tàu cộng xâm chiếm đảo Gạc Ma năm 1988. Chỉ được phép lấy thân mình làm bia đở đạn của kẻ thù xâm lược để thành liệt sĩ anh hùng của QĐND. Kế đến là tên đại tướng của ngụy quyền Ba Đinh Phùng Quang Thanh, bắt chước đàn anh Lê Đức Anh co đầu rút cổ,  không dám đối đầu với quân bắc phương khi chúng đến đặt giàn khoan HĐ981 trong vùng biển VN. hèn đến nổi ra lịnh không cho Cảnh Sát Biển bắn súng nước với tàu Hải Giám của Tàu Cộng.khi bị tấn công. Chính những sự việc như vậy đã làm rạng rở chính nghĩa của chế độ VNCH hơn bao giờ hết. VNCH với những con người chỉ biết trung thành với Tổ Quốc và dân tộc VN không như đám ngụy quyền Hà Nội, lén lút dâng đất, biển, đảo cho kẻ thù để nuôi đảng phản bội lại tổ quốc và dân tộc VN.
Chưa từng thấy một chế độ nào bị đánh bại mà lại được người dân thương tiếc, kính yêu đến vậy. Dù đó là chính phủ Mỹ, vì lợi ích của dân Mỹ mà bỏ rơi đồng minh, dù đó là những người cộng sản vỗ ngực là kẻ “chiến thắng” cũng đều tâm phục khẩu phục VNCH. HCM và đảng cs của y thừa biết VNCH là một chế độ tốt như thế, được lòng dân như thế, mà lại cố tình đánh chiếm miền Nam thì rõ ràng đảng cs là phi nghĩa, là có âm mưu đen tối rồi. Bây giờ, âm mưu đó đã lộ rõ: “dâng nước VN cho Tàu”, như Lê Duẫn đã từng thú nhận. Tiếc rằng, các cụ như Trần Trọng Kim, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đình Diệm v.v, vốn xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, chỉ biết xử sự như một bậc chính nhân quân tử, nên đành thua tên cáo già, vô liêm sỉ như  Hồ Chí Minh, một tên Tàu “đúng chuẩn” ! “Bá đạo” cs đã thắng “vương đạo” VNCH. Đó chỉ là cái thắng tạm thời. Lịch sử loài người đã chứng minh rằng sau cùng thì “vương đạo” sẽ thắng “bá đạo”. Hào quang VNCH ngày một tỏa sáng, đóm lửa VNCH đả bắt đầu cháy và sẽ lan rộng ra khắp nơi trong nước. Đó là lý do chế độ cs sẽ bị diệt vong trong tương lai rất gần.             

Bên Thắng Cuộc


Bên thắng cuộc này, chẳng phải anh!
Hai miền Nam Bắc, cuộc tương tranh
Dù miền Nam đã anh vào chiếm
Sài gòn đổi tên Hồ chí Minh.
Bên thắng cuộc này, chẳng phải anh!
Hỡi anh bộ đội tóc còn xanh
Tử nam, sinh bắc, đầy phi lý
Xương trắng Trường sơn, ngập Cổ thành.
Bên thắng cuộc này, chẳng phải anh!
Người dân miền Bắc vốn chân thành
Bởi anh đã thấy miền Nam cũ
Hạnh phúc, tự do, và no lành.
Bên thắng cuộc này, chẳng phải ta!
Khi toàn dân Việt đã nhìn ra
Miền Nam giải phóng, thành nô lệ
Sơn hà thống nhất, hoá nhà ma.
Bên thắng cuộc này, là những ai?
Là phường bán nước, lũ tay sai
Là quân Cộng sản quên nòi giống
Chém mướn đâm thuê cho ngoại lai.
Bên thắng cuộc này, là những ai?
Là trùm quốc tế, chủ tay sai
Đã làm thương tổn hồn dân tộc
Đã khiến tiêu hao lực giống nòi.
Bên thắng cuộc này, đã nhận ra:
Ngoại thù phương bắc, rợ Trung hoa
Nội thù Cộng sản, bầy tôi tớ
Bên thắng cuộc nầy, chẳng phải ta.
( Phan Huy)
  
 Một khi mà người dân trong nước đã thức tỉnh và biết phân biệt được thế nào là một chế độ chân , thiện, mỹ VNCH, thì đó là thời kỳ tan rã của nhà nước Cộng sản, là chuyện chắc chắn phải xãy ra, đây là thời quá độ của đảng csVN là giai đoạn mạt vận của học thuyết Mác – Lênin , là học thuyết từng cổ súy bạo lực, chiến tranh, máu đổ đầu rơi. Tình trạng suy thoái toàn diện của đảng CS Việt Nam đã không còn cách gì cứu vãn nổi. Bạo lực cách mạng quần chúng sẽ nổ ra và san bằng bất công,thay đổi vận mệnh đất nước, cân bằng xã hội, đưa dân chủ tự do về lại xã hội VN .

Dân Bình Thuận phản đối ô nhiễm môi trường tử chiến
với cảnh sát CĐ bằng bom xăng và gạch đá
Nguyễn Thị Hồng 17/4/2015

Nghuồn: https://chieuanhquan.wordpress.com/2015/04/24/nhung-dom-lua-vnch-dang-chay-trong-long-dan-toc/