Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2019


Trung Quốc xác lập chủ quyền ngay vùng biển Nha Trang







< A >
Mẹ Nấm (Danlambao) - Ngày 3/10, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng xác nhận nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam. Theo bà Thu Hằng, Việt Nam đã "giao thiệp" với Trung Quốc về vấn đề này và đã yêu cầu Trung Quốc rút ngay nhóm tàu cũng như không được lập lại hành động này.


Cờ Trung Cộng tung bay tại vùng biển Dốc Lếch (Ninh Hoà, Nha Trang). 

Hiện chưa rõ Việt Nam "giao thiệp" kiểu gì nhưng trên bờ, ngay tại vùng biển Dốc Lếch (hthuoojc địa phận Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa), một nhóm khách du lịch đã giăng cờ Trung Quốc để chụp ảnh. Sự kiện này xảy ra ngay trong lúc khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam đang bị xâm lấn. Và đội tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 9 của Trung Cộng chỉ cách bờ biển Nha Trang khoảng 110-120 hải lý.

Động thái của Việt Nam bảo vệ chủ quyền đến lúc này là gì?









Và thực tế trên biển:

1. Tàu cá Việt Nam bị truy đuổi ở Hoàng Sa.



Chỉ cần điểm sơ các phát ngôn, các hoạt động trên biển để thấy thực tâm bảo vệ chủ quyền của Ba Đình.
Tâm lý để đảng và nhà nước lo, nay đã được trả lời bằng hình ảnh lá cờ Trung Cộng tung bay trên bờ biển Dốc Lếch (Khánh Hòa).

Và Bắc Kinh đang chứng minh cho công dân Việt Nam thấy những cam kết trong Hiệp ước Thành Đô 1990 là có thật.

3.10.2019



Nha Trang: Holding an anti-China banner is "violating the constitution"!




< A >
CTV Danlambao - This morning on August 18th, 2018, one group of patriotic citizens in Nha Trang city was surrounded by military, police officers and security guards in Hon Chong and Vinh Phuoc beaches area. They are Facebookers Son Dang, Nguyễn Lai, Phạm Hải, Nguyễn Bá Vinh and Trần Vũ Việt

Hon Chong beach is a public area assigned to private businesses. This is an area with quite a large number of Chinese tourists visiting daily. 

The Patriotic Citizens group help up these slogans: 

"China Get Out Of Vietnam's EEZ"

“Down with China Communist”

“Vietnamese government go sue China”





Earlier, when Nguyen Lai appeared with a No-U T-shirt that shows the message against the cow's tongue line, and "Hoang Sa - Truong Sa belong to Vietnam", Chinese tourists took some photos of Nguyen Lai with unhappy expressions.

The security guard of this area approached and attacked Facebooker Nguyen Lai to snatch the banner from her hands. Even rougher, this guy also threatened to beat Nguyen Lai yet he calumniated Nguyen Lai and her group for being dangerous to the public.


The city’s military, police and security officers immediately appeared to this are and arranged to keep this group of patriotic citizens at the police station of Vinh Phuoc ward, Nha Trang city for no reasons. This is the police station’s address : Number 700A 2-4 St, Vĩnh Phước, Nha Trang. Phone number: +84 58 3831027 





Most notably, one military officer approached and loudly criticized these Facebookers and patriotic citizens who spoke against the Chinese Communist government for violating “Article 25 of the Constitution”. When Facebooker Pham Hai questioned him back for further discussion, he ignored and left.









This is the most profound evidence to show that the main task of the military and police officers is to only protect the Vietnamese Communist party and Chinese Communist tourists but they have nothing to do with protecting Vietnamese citizens and Vietnam’s sovereignty.

Expressing patriotism the right way without following any rules or instructions by the Vietnamese Communist government is the choice of Nha Trang citizens today. All of the observers now have the answers to the questions of “who is the enemy’s friend and who is the real enemy’s enemy”

18.08.2019

danlambaovn.blogspot.com


HƯNG NHATRANG MOTOVLOG
Bất an khách Trung Quốc tràn ngập Nha Trang | MotoVlog Nha Trang


Thứ Tư, 2 tháng 10, 2019

NHÂN DANH XÂY CHÙA ĐỂ PHÁ RỪNG


Việt NamNhân danh xây Chùa để phá rừng

02/10/20199:46 SA(Xem: 1203)
VIỆT NAMNHÂN DANH XÂY CHÙA ĐỂ PHÁ RỪNG
Trọng Thành | RFI - 02/10/ 2019
Đỉnh núi Chín Khúc (Nha Trang)
Đỉnh núi Chín Khúc (Nha Trang) bị san phẳng để xây dựng quần thể "du lịch tâm linh" Cửu Long Sơn Tự, với nhiều "chùa chiền".@ Ảnh chụp màn hình/báo Giao thông
Xây chùa để kinh doanh Phật. Xây tượng Phật để móc tiền dân. Tham nhũng tâm linh. « Du lịch sinh thái – tâm linh » hay du lịch phá sinh thái – phá tâm linh ?... Tệ nạn nhân danh xây chùa hay công trình tôn giáotín ngưỡng, để phá rừng, xây các khu « du lịch tâm linh » hay « sinh thái - tâm linh » đã trở thành một vấn đề nhức nhối tại Việt Nam từ nhiều năm nay.
Đầu tháng 6/2019 vừa qua, tại Quốc Hội Việt Nam, nhiều đại biểu đã lên tiếng chất vấn lãnh đạo các bộ ngành liên quan (bộ Xây Dựng, bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch, bộ Nội Vụ, bộ Tài Nguyên – Môi Trường) về những khuất tất của các « siêu dự án du lịch » gắn mác « tâm linh » (1), trong đó có những dự án nhân danh xây Chùa để phá rừng. Về vấn đề nói trên, trong Tạp chí Xã Hội tuần này, RFI đặt câu hỏi với thượng tọa Thích Đồng Bổn, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Namluật sư Đặng Đình Mạnh (TP HCM) và nhà báo Võ Văn Tạo (Nha Trang).
***
Rừng Tam Đảo : Phụ Nữ Sài Gòn phanh phui đường dây dự án
Tháng 9/2019, công luận Việt Nam xôn xao với loạt phóng sự của báo Phụ Nữ thành phố HCM về chiến dịch thôn tính vườn Quốc gia Tam Đảo của tập đoàn Sun Group. « Sun Group, Địa Ngục Tự và ma trận chiếm lĩnh rừng quốc gia Tam Đảo » và « Sun Group - “ông trời” không từ trên cao » là các bài viết gây chấn động. Nhân vật trung tâm trong loạt phóng sự là nhà sư Thích Thanh Toàn, trụ trì chùa Nga Hoàng, Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc).
Sư Toàn, bị tố gạ tình phóng viên, hiện thời đã bị Giáo hội Phật giáo thi hành kỷ luật nội bộ. Nhưng điều chủ yếu của loạt phóng sự của Phụ Nữ Sài Gòn, là thông qua sư Thích Thanh Toàn, làm hiện rõ một đường dây ngầm đằng sau một dự án xây dựng khu du lịch, trong đó ngôi chùa cổ trong rừng sâu mang tên Địa Ngục, được coi là phần lõi của dự án « Tam Đảo II », với đầu tư ước tính 25.000 tỉ đồng. Dự án, nếu được thực hiện, có thể dẫn đến việc hủy hoại hàng trăm hecta khu rừng Quốc gia Tam Đảo.
Trong các cuộc nói chuyện với phóng viên báo Phụ nữ TP HCM, sư Toàn khuyến khích nhà báo – trong vai của nhà đầu tư – đầu tư vào dự án Tam Đảo II, bởi đây là « một dự án lớn nhất, sang nhất, đắt nhất và lãi nhất ». Điều mà sư Thích Thanh Toàn đưa ra để thuyết phục là mối quan hệ đặc biệt của ông với một phó chủ tịch tập đoàn Sun Group. Theo nhà sưlãnh đạo Sun Group hứa hẹn sẽ đưa 300 tỉ đồng để xây lại khu chùa Địa NgụcNhà sư dặn giữ kín vì đây là điều « pháp luật không cho phép », nhưng tin tưởng dự án sẽ được hợp thức hóa.
Báo Phụ Nữ TP HCM khẳng định là loạt bài này « cho thấy mối quan hệ của những “liên minh ma quỷ”, ràng buộc lẫn nhau giữa nhà sư - chùa giả - doanh nghiệp - quyền lực đen. Còn có cả sự liên kết trục lợi từ niềm tin tín ngưỡng, làm lung lay giá trị văn hóa tâm linhxúc phạm nặng nề đến người chân tu và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ».
Sun Group – tức Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời - được đánh là giá tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh hàng đầu tại Việt Nam. Trong vấn đề xây Chùa tại các vùng rừng núi, Sun Group đặc biệt nổi tiếng với các dự án như quần thể chùa trên đỉnh núi Fanxipan (được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương) hay khu du lịch nghỉ dưỡng núi Bà Nà, được mệnh danh là « châu Âu thu nhỏ » trên đỉnh núi, cách Đà Nẵng khoảng 30 km. Quần thể Chùa trên Fansipan được nhiều người ca ngợi như « kỳ công » của « kiến trúc tâm linh », khu Bà Nà là « nam châm hút khách du lịch ». Nhưng không kể khía cạnh tôn giáovăn hóa tín ngưỡng, các dự án này cũng bị lên án gay gắt, vì gây tổn thất hết sức nghiêm trọng cho rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn và khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà –Núi Chúa.
Nhiều dự án « du lịch sinh thái – tâm linh » bị lên án hoặc đình chỉ
Các dự án « du lịch sinh thái - tâm linh » không chỉ có tập đoàn Sun Group chủ trì. Gần đâybáo chí Việt Nam nói nhiều đến dự án « khu du lịch tâm linh thiền Trúc Lâm - Quảng Nam » hay còn gọi là chùa « Ba Vàng Quảng Nam » (từng làm lễ động thổ giữa rừng phòng hộ) quy mô 200 ha, tổng kinh phí 1.000 tỷ đồng. Đầu tháng 4/2019, tỉnh Quảng Nam thông báo đã đình chỉ dự án do phía đầu tư không đáp ứng yêu cầu của tỉnh.
Điều được báo chí đặc biệt chú ý là sự hiện diện của đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (tỉnh Quảng Ninh) (2), đứng ra nhận tiền hàng tỷ đồng ủng hộ từ nhiều tổ chức, cá nhân trong buổi lễ động thổ, và mối quan hệ không rõ ràng giữa vị sư này với lãnh đạo công ty thực hiện dự án.
Một điểm nóng khác là dự án khu « du lịch tâm linh » có tên « Cửu Long Sơn Tự » tại tỉnh Khánh Hòa, rộng hơn 500 hecta, với quần thể chùa, gian hàng trưng bày vật phẩm liên quan đến Phật Giáo, trên đỉnh cao nhất của núi Chín Khúc, có kế hoạch dựng một bức tượng Phật cao 153 m. Theo một số điều tra của báo chídự án đang được tiến hành đã băm nát núi Chín Khúc. Theo một đại diện của công ty, dự án này hoàn toàn chưa có « đánh giá tác động môi trường », một khâu bắt buộc với các dự án xây dựng lớn tại Việt Nam. Không có đánh giá tác động về môi trường cũng là tình trạng chung của nhiều dự án du lịch mang danh sinh thái – tâm linh khác.
Trong những tháng gần đây, chính quyền địa phương một số nơi đã đình chỉ các dự án kiểu này, như dự án Cái Tráp (Hải Phòng), dự án hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) (do tập đoàn Xuân Trường là chủ đầu tư).
Trả lời RFI, luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định về tệ nạn mượn danh xây Chùa để làm các dự án du lịch :
« Trước tiên phải nói là các dự án xây dựng những khu ‘‘du lịch tâm linh’’, phát lộ nhiều năm trở lại đây, thì thực ra chẳng có gì là tâm linh cả đâu. Đó thuần túy là những dự án du lịch, mà mục tiêu của nó là lợi nhuận. Có điều nó được khoác lên tấm áo tâm linh, ví dụ như chùa chiền, đền miếu. Chẳng qua cái này là các phương tiện để cho những người làm kinh doanh đạt được mục đích lợi nhuận cao hơn mà thôi, và đạt được cả sự dễ dãi (từ phía chính quyền) trong việc (cấp phép) xây dựng công trình.
Như chúng ta biết, người Á Đông, nhất là người Việt Nam ta, và nhất là người ở phía bắc, thường là rất xem nặng giá trị về tâm linhtín ngưỡng, và vì vậy họ sẽ dễ dàng chấp nhận các công trình xây dựng, được khoác lên tấm áo tâm linh. Ở đây rõ ràng đã có sự nhập nhằng giữa một công trìnhdự án thuần túy kinh doanh và dự án về tâm linhtín ngưỡngLuật pháp Việt Nam hoàn toàn có sự thiếu sót khi đã không có quy định rạch ròi : Kinh doanh là kinh doanh, tâm linh là tâm linh. Và nếu xây chùa là thuần túy là chùa. Xây chùa không thể đặt vấn đề là kinh doanh thu lợi nhuận trong đó.
Chuyện đã xảy ra rồi. Trong thời gian trước mắt, tôi nghĩ rằng, chắc là cơ quan lập pháp Việt Nam, phải tính đến đặt một khung pháp lý, có liên quan đến tín ngưỡng. Nếu là tín ngưỡng thuần túy, thì chỉ được phép tín ngưỡng mà thôi (3) ».
Giáo hội Phật Giáo : Nạn nhân hay đồng lõa ?
Về phía Giáo hội Phật Giáo, nhiều sư tăng khẳng định những tiêu cực trong các « dự án du lịch tâm linh » là có, nhưng những đóng góp cho môi trường của Giáo hội mới là điều cơ bản. Sau đây là nhận định của thượng tọa Thích Đồng Bổn, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt NamNhấn mạnh đến tình trạng xã hội Việt Nam hiện nay quá chú trọng đến mặt kinh tế, nên tình trạng môi trường bị tàn phá nặng nề, ông nhận xét :
« Sự góp phần trước hết của Phật Giáo là hiện nay Giáo hội đã ra văn bản phải bảo vệ môi trường. Chỉ trồng rừng thôi, không đốn rừng. Đối với tăng ni chúng tôi khuyến khích tái tạo rừng. Hiện nay việc mua đất, trồng rẫy, trồng rừng bảo vệ cây cối… số lượng tăng ni đăng ký giữ rừng rất nhiều. Chùa thì phải trồng cây cổ thụ. Trồng cây gây rừng, đó là điều hiện nay Phật Giáo đang làm nhiều nhất ở Việt Nam ».
Nhà báo Võ Văn Tạo, người nhiều năm chú ý đến vấn đề môi trường, cho biết suy nghĩ của ông (nhà báo Võ Văn Tạo sống tại Nha Trang, cách không xa dự án xây Chùa trên đỉnh núi Chín Khúc) :
« Xung quanh hoạt động chiếm công thổ, để làm chùa, làm du lịch ‘‘tâm linh - sinh thái’’, hốt bạc của dân chúng, lợi dụng mê tíndị đoan của người dân, còn một điểm gây tác hại rất ghê gớm đối với môi trường, thiên nhiênChúng ta đều biết rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, tác dụng của nó đối với cuộc sống con người. Nó giữ nước, giảm bớt lũ quét. Những năm gần đây, mùa mưa, liên tục khắp từ Bắc đến Nam, đều có những vụ lũ quét gây chết người, ít thì vài nhân mạng, nhiều vài chục, thậm chí có những vụ hàng trăm nhân mạng do lũ lụt, nguyên nhân ai cũng thấy là do rừng bị tàn phá. Ngay Nha Trang của chúng tôi là một thành phố hiền hòaêm đềm hàng mấy thế kỷ nay, được tiếng là như thế. Năm ngoái cũng có một trận mưa kéo dài, gây ra lũ quét, làm 21 người thiệt mạng, ngay tại thành phố Nha Trang.
Gần đây, đài truyền hình Công an Nhân dân, cũng như VTV, cũng làm những phóng sự về lãnh đạo của tỉnh Khánh Hòa tiêu cực và làm lơ cho những doanh nghiệp chiếm núi Chín Khúc, để làm những dự án xây chùa, du lịch sinh thái trên đỉnh núi. Họ chụp những hình đỉnh núi bị cạo trọc ».
Không có Giáo hội, không đủ thủ tục xây cơ sở tôn giáo mới
Về quan hệ các dự án du lịch mang tên tâm linh với Giáo hội Phật Giáothượng tọa Thích Đồng Bổn nhấn mạnh là Giáo hội Phật Giáo chỉ đóng vai trò tiếp nhận các công trình tôn giáo từ phía chủ đầu tư, sau khi chùa chiền đã được bên đầu tư hoàn chỉnh và bàn giao, đúng theo quy định của luật pháp:
« Một ngôi chùa xây nên làm lợi cho rất nhiều, nhưng có cái sự người ta ghét, nhất là những người không phải tôn giáo. Thứ hai là vì quyền lợi, nơi này được, nơi khác không được, thì bắt đầu có cạnh tranh, có điều tiếng. Bên Phật Giáochúng tôi thấy những gì mà các đại gia họ làm tốt, làm đúng, mà có giấy phép đầy đủ của Nhà nước, thì (Giáo hộiPhật Giáo mới đồng ý cử người về trụ trì. Chứ thực raPhật Giáo không đứng ra. Tức là họ xây văn hóa tâm linh, rồi họ mới mời Phật Giáo vào ».
Ngược lại, về phần mình, luật sư Đặng Đình Mạnh lưu ý việc Giáo hội Phật Giáo (nhất là ở cấp địa phương) đã tham gia ngay từ đầu vào dự án, với việc có ý kiến để hồ sơ xây dựng công trình tôn giáo được chính quyền chấp thuận:
« Những nhà kinh doanh, thay vì họ xin phép làm một công trình kinh doanh, thì họ lại xây dựng một công trình họ cho là thuần túy về tín ngưỡng. Đương nhiên là phải có sự đồng ý của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tại địa phương (4). Theo chỗ chúng tôi được biết, xin được sự chấp thuận của Giáo hội Phật Giáo không quá khó đâu. Thực ra, khi xây dựng họ phải có sự đồng ý trước (của Giáo hội), chứ không phải xong rồi mới đặt sự đã rồi với Giáo hội đâu. Chúng ta biết là sự đồng ý của Giáo hội rất là đơn giản. Họ sẽ chấp nhận ngay thôi. Đương nhiên là mình cũng hiểu là để đạt được sự chấp nhận dễ dãi của họ, thì chắc chắn người đầu tư cũng phải có khoản ngoại giao tế, như thế nào đó để Giáo hội Phật Giáo đồng ý (để được) cấp giấy phép đầu tư ».
***
Tại Việt Nam trong những năm gần đâyphong trào xây dựng đền to, chùa lớn tại những nơi danh thắng, rừng xanh núi đỏ, được coi là cơ hội tốt giúp cho việc hợp thức hóa nhiều dự án lấy đất công mang danh « du lịch tâm linh » để xây cất các công trình vui chơigiải trí, nghỉ dưỡng (trong đó các công trình được mệnh danh « tôn giáo » là một bộ phận) nhằm thu hút du khách, thu về các khoản lời lãi khổng lồ.
Một bộ phận trong công luận Việt Nam lo ngại quy mô của hiện tượng buôn thần, bán thánh phục vụ cho lợi ích của một số tập đoàn, quan chức - bất chấp việc thiên nhiên bị tàn phá - lan rộng trong giới sư tăng và đã bành trướng đến mức sâu rộng, khó lòng cứu vãn. Lòng tham - sân - si của con người hủy hoại môi trường. Muốn cứu môi trường, nên làm theo lời răn của Đức Phật, trong đó trước tiên là cần gạt bỏ bớt tham - sân - si. Trên đây là suy nghĩ của không ít sư tăng trong Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Thế nhưng vấn đề là bên cạnh vai trò của bộ máy chính quyền, của hệ thống pháp lý, chính bản thân Giáo hội Phật Giáo cũng đang bị tố cáo đã có phần trách nhiệm không nhỏ trong việc hoặc thụ động, hoặc tiếp tay, để cho tệ nạn nhân danh xây Chùa để phá rừng, dưới nhiều hình thức khác nhau, hoành hành từ nhiều năm nay.
RFI xin chân thành cảm ơn thượng tọa Thích Đồng Bổn, luật sư Đặng Đình Mạnh và nhà báo Võ Văn Tạo.
Hình minh họa của bài :
Đỉnh núi Chín Khúc (Nha Trang) bị san phẳng để xây dựng quần thể « du lịch tâm linh » Cửu Long Sơn Tự, với nhiều « chùa chiền ». @ Ảnh chụp màn hình/báo Giao thông
Ghi chú
1 - Trả lời chất vấn tại Quốc Hội, bộ trưởng bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện xác nhận, về mặt chính thứckhông tồn tại khái niệm « du lịch tâm linh », « việc thương mại hóa các công trình tâm linh và lợi dụng tâm linh để thương mại hóa và thu lợi bất chính, thực hiện để thu lợi, thực hiện các hành vi mê tín dị đoan, đó là hành vi vi phạm pháp luật » (Dân Trí, ngày 06/06/2019).
2 - Đại đức Thích Trúc Thái Minh là người vừa bị Giáo hội Phật Giáo Việt Nam cách mọi chức vụ hồi đầu năm nay, do tổ chức thuyết giảng « vong báo oán » và tổ chức nghi lễ « thỉnh vong », cúng « oan gia trái chủ », trái với giáo lý nhà Phật. Ngôi chùa Ba Vàng mới xây (tại một khu rừng đồi), do ông trụ trì, được ghi nhận là có chánh điện lập kỷ lục « lớn nhất Đông Dương ».
3, 4 - Luật Tôn Giáo, Tín Ngưỡng Việt Nam (điều 58) và Luật Xây Dựng Việt Nam (điều 95, khoản 4) quy định rõ : Các công trình tôn giáo mới chỉ được cấp phép xây dựng khi có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý tôn giáo (thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ), « về tính cần thiết và quy mô của công trình ». Mà để được chuẩn y, ắt hẳn hồ sơ này phải có ý kiến từ phía Giáo hội Phật Giáo (địa phương hoặc trung ương). Hiện tại dường như chưa có giải trình từ phía Ban Tôn Giáo Chính Phủ về những nghi ngờ về các khuất tất trong vấn đề này, về nguy cơ các công trình tôn giáo bị « thương mại hóa » .

Điều tra độc quyền: SUN GROUP, ĐỊA NGỤC TỰ VÀ MA TRẬN CHIẾM LĨNH RỪNG QUỐC GIA TAM ĐẢO 07:00 23/09/2019
Khi được giao nhiệm vụ đi tìm hiểu thông tin về dự án của Tập đoàn Sun Group tại rừng quốc gia Tam Đảo - Tam Đảo II, có giá trị 25.000 tỷ đồng, chúng tôi đã lạc vào 'rừng thông tin' chính thống và không chính thống. Xem clip: Clip sư thầy gạ gẫm phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM Lời tòa soạn: Từ Vườn Quốc gia Tam Đảo đến núi Bà Nà, núi rừng tan nát, chim muông cây cỏ bị thiêu rụi bởi mặt trời, nhưng mặt trời không phải từ trên cao, mà từ Sun Group (Tập đoàn Mặt trời). Họ phá núi, đốn rừng, mở đường để dựng bê tông, xây khu vui chơi, đặt trạm kiểm soát, thu tiền. Sun Group xứng đáng được gọi là "trời", bởi được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Và vẫn “bổn cũ soạn lại”, một mớ hư hư thực thực: trấn yểm long mạch, khởi phát tâm linh… đẻ ra từ liên kết giữa thầy chùa biến thái với doanh nghiệp hòng lùa người ta vào ma trận với đích duy nhất: kiếm tiền… Đã từ lâu những tiếng nói phản biện, kêu cứu, uất ức về những dự án tàn phá tự nhiên của Sun Group vang lên, nhưng tất cả đều như một trò đùa. Không chặn bàn tay lông lá này lại thì long mạch đúng nghĩa sẽ bị chặt yểm, tà khí sẽ lộng hành, lòng người sẽ nát tan, non nước sẽ tả tơi. Công bố loạt điều tra độc quyền về sự việc coi trời bằng vung của Tập đoàn Mặt trời, ngoài những con số đớn đau, những tâm sự nát lòng của giới nghiên cứu, chúng tôi cũng có lời xin lỗi bạn đọc về một số chi tiết hơi phản cảm trong bài, nhưng không còn cách nào khác, bởi sự thật chỉ có một thể tồn tại duy nhất. BÀI 1: Sư trụ trì gạ tình phóng viên “Con đi theo qua đây, sau này thầy sẽ giúp con. Giờ con phải nghe lời thầy! Cho thầy quan hệ tình dục đi. Cái này không đơn thuần là quan hệ tình dục, mà là khi thầy gọi vong ra khỏi người em con, vong linh siêu thoát thông qua con đường đó” - sư Toàn nói. Dưới bức tượng Quan Âm Bồ Tát của chùa Nga Hoàng, tôi quỳ gối van xin sư Toàn để thoát ra ngoài. Một lần khác, khi đi xem đất trong đêm, sư Toàn bất ngờ nhảy lên ô tô của tôi. Sư Toàn lao vào tôi, đòi cởi quần áo tôi để “quan hệ”. Trong lúc tôi đang ở trạng thái tột cùng của sự ghê tởm và sợ hãi, xung quanh là khu đô thị hoang vắng, tôi không còn cách nào khác ngoài sự van xin và tránh né. Tôi mong mình có thể thoát hiểm được như lần trước ở chùa. Tai tôi ù đặc trước những tiếng hổn hển của sư thầy: “Cho thầy đi, chỉ một tí là xong ấy mà”. Tôi co rúm lại, toàn thân căng ra chống đỡ, dường như không thể tấn công được nữa, sư thầy quay ra kéo quần, tự thỏa mãn mình trên ô tô của tôi. Đêm hôm ấy, khi đã trở về nhà, dù đã là lần thứ hai thoát hiểm an toàn, nhưng gương mặt ấy, hành vi ấy, sắc danh ấy đã ám ảnh tôi nặng nề đến tận khi viết những dòng này. Cúng vong bên trong khu vực nhà chùa Ma trận thông tin Khi được giao nhiệm vụ đi tìm hiểu thông tin về dự án của Tập đoàn Sun Group tại rừng quốc gia Tam Đảo (Tam Đảo II), có giá trị 25.000 tỷ đồng, tôi đã lạc vào “rừng thông tin” chính thống và không chính thống. Những dấu mốc của việc triển khai dự án đang dần dần hoàn thiện, qua những lễ khởi công từng hạng mục. Những thông tin phản biện đầy thuyết phục như: “Nếu làm dự án này, toàn bộ lá phổi của miền Bắc sẽ chết”. Trong mớ hỗn độn đó, bỗng nảy ra một cái tên “chùa Địa Ngục”. Có ý kiến nói rằng, đây là ngôi chùa có lịch sử lâu đời, được phát hiện thông qua “huyền tích” là một giấc mơ của đại đức Thích Thanh Toàn. Đốm sáng trong rừng và giấc mơ ấy đã dẫn đường để đại đức Thích Thanh Toàn vượt núi cao, rừng rậm, lên đỉnh Tam Đảo và tìm ra Địa Ngục Tự. Có ý kiến lại cho rằng, Sun Group đang có một âm mưu “thôn tính” Địa Ngục Tự vì ngôi chùa này nằm trong dự án. Thậm chí, có cả một cuộc kêu gọi trên mạng để bảo vệ chùa, trước sự “xâm lăng” của dự án. Chùa Địa Ngục chính là hướng tiếp cận đầu tiên của nhóm phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM. Gỗ trên đường vào chùa Địa Ngục Chúng tôi đã tiếp cận với đại đức Thích Thanh Toàn - ở chùa Nga Hoàng, thuộc xã Hợp Châu, H.Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Sư Toàn được Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc bổ nhiệm làm trụ trì ngôi chùa này từ năm 2008 đến nay. Khi tiếp cận, chúng tôi rất bất ngờ bởi một ngôi chùa nhỏ, không hề nổi tiếng, nằm ở chân dãy núi Tam Đảo lại có quá nhiều “con nhang đệ tử” đứng sau sư thầy để “tiền hô hậu ủng”, đóng góp mua hàng chục héc-ta ruộng lúa xung quanh để xây dựng và mở rộng chùa. Có rất nhiều nhân vật VIP thường xuyên tới lui nơi này trong những buổi lễ quan trọng. Tại lễ Vu lan (rằm tháng Bảy) năm nay, chúng tôi tận mắt chứng kiến một nữ Ủy viên chuyên trách của Quốc hội đã tham gia từ đầu đến cuối buổi lễ. Bà ở lại ăn cơm chay và bàn bạc với sư thầy những việc quan trọng. Chính vì có những VIP như thế, sư thầy Thích Thanh Toàn và chùa Nga Hoàng ngày càng khuếch trương thanh thế, càng có sức hút để nó từ một ngôi chùa bé tẹo như bị bỏ quên, qua dăm năm, đã ngổn ngang các công trình xây dựng trên đất ruộng. Đằng sau nó là bao lời bàn tán về những “ông to bà lớn” đã yểm trợ cho chùa. Với thân phận là một nữ đại gia ở nước ngoài mới về, muốn đầu tư bất động sản ở Tam Đảo và chữa bệnh cho cậu em họ, tôi được thầy Toàn tiếp đón vô cùng chu đáo. Sư Toàn trực tiếp gọi vong, trục vong và giải hạn cho cậu em tôi. Sau đó, tôi được sư Toàn kể cho những câu chuyện về đầu tư đất lãi như thế nào. Trong một lần nói chuyện, nghe tôi bày tỏ ý muốn được đầu tư bất động sản tại Tam Đảo, cái tên Tam Đảo II đã được nhắc đến. Sư Toàn nói: “Con nên đầu tư vào dự án Tam Đảo II, chùa Địa Ngục của thầy nằm trong lòng dự án này. Đây sẽ là một dự án lớn nhất, sang nhất, đắt nhất và lãi nhất”. Sau đó, sư Toàn nhiều lần thuyết phục tôi đầu tư vào dự án này, bởi khả năng lãi “khủng” của nó và mối quan hệ đặc biệt của sư Toàn với ông Sơn - Phó chủ tịch Tập đoàn Sun Group. Sư Toàn nửa kín nửa hở, căn dặn tôi không được để lộ chuyện mua dự án này vì “pháp luật không cho phép”, nhưng sẽ được hợp thức hóa bằng một cách nào đó. Tôi hỏi: “Con đọc trên mạng, thấy có thông tin Sun Group liên danh với Sông Hồng Thủ Đô?”. Sư Toàn xua tay: “Dự án này đầu tiên do Sông Hồng Thủ Đô đứng ra xin, sau đó Sun nhảy vào. Liên danh chỉ là cái cớ thôi, của chú Sơn bên Sun Group hết. Chú ấy còn đang bảo đưa thầy 300 tỷ để xây chùa Địa Ngục”. Sự bẩn thỉu khoác áo tu hành Viết ra hay không viết ra? Câu hỏi này cứ đau đáu trong tôi suốt quá trình tác nghiệp đề tài này. Đã có lúc, tôi không hề muốn viết ra những chuyện này vì nó quá ghê tởm. Mặc dù cắn răng chịu trận để tác nghiệp, tôi vẫn không thoát khỏi cảm giác cay đắng, bẽ bàng. Nhưng những ngày dài tiếp cận, tôi thấy xung quanh sư Toàn và chùa Nga Hoàng có bóng dáng những phụ nữ các lứa tuổi, ánh mắt của họ nhìn sư Toàn như một đấng toàn năng. Có thể lắm, sẽ có rất nhiều nạn nhân giống như tôi. Và cuối cùng, tôi đã quyết định kể ra những sự thật trần trụi. Lần đầu tiên, sự bẩn thỉu của một nhà sư hiện ra là sau cuộc áp vong, chữa bệnh cho em tôi (một phóng viên). Sư Toàn tranh thủ lúc nghỉ lễ, vắng vẻ, cứ lấy tay vuốt vào ngực tôi, mồm thì liên tục nói: “Vừa cúng xong mệt quá! Cho thầy xin tí khí”. Sững người, tôi không thể tin là có chuyện như vậy; phải một lúc sau, tôi mới kịp nghiêng người tránh né. Ông Toàn dẫn phóng viên vào thất định làm trò đồi bại Nhưng không chỉ có vậy. Liên tục sau đó, sư Toàn có một loạt hành vi, lời nói, cử chỉ… biểu hiện sự bệnh hoạn mà nếu chỉ là một người đàn ông bình thường với một người phụ nữ mới quen, đã là điều không thể chấp nhận được, huống hồ là một người khoác áo tu hành với sắc danh đại đức. Sư Toàn liên tục “gạ” tôi chat sex, đòi tôi gửi hình ảnh hở hang. Có lần, đang cúng cho khách, thầy còn gọi cho tôi, nói: “Cái ấy” của thầy cứng quá, không xuống được, con gửi ảnh hở ngực để thầy xem…”. Trong một ngày lễ trang trọng, hàng trăm phật tử đội sớ lên đầu rước lễ Vu lan báo hiếu, sư Toàn đọc kinh dẫn đầu đoàn rước lễ, mà sau đó còn dám nói với tôi rằng: “Vừa nhìn thấy con đeo kính đen đi ngược lại là cái ấy của thầy nó lại cứng lên”. Thật không có gì kinh tởm hơn được nữa. Tận cùng của sự khốn nạn là lần tranh thủ hẹn tôi đi xem đất vào buổi tối ở một khu đô thị hoang vắng, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, sư Toàn đã nhảy vào xe của tôi. Sau một hồi vật lộn, không làm gì được trước sự chống đỡ của tôi, sư Toàn đã vạch quần ra, tự thỏa mãn. Cổng vào chùa Địa Ngục từ Tam Đảo 1 đã bị cấm, chỉ công nhân được ra vào Tôm hùm và chiếc túi Dior giá 75 triệu đồng Tạm dừng chuyện chùa Địa Ngục và sư Toàn, chúng tôi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường, xin cung cấp báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Tam Đảo II. Mặc dù đã áp dụng nhiều biện pháp, kể cả bằng đường công văn chính thống của báo, xin tài liệu không thuộc diện bí mật nhà nước, nhưng chúng tôi vẫn chưa nhận được đầy đủ văn bản theo luật định, trong khi báo cáo đánh giá tác động môi trường là văn bản cực kỳ quan trọng, có vai trò quyết định sự sống còn của dự án Tam Đảo II. Trên đường tìm văn bản mang tính pháp lý và khoa học này, chúng tôi còn nhận được sự bất hợp tác của nhiều bên liên quan như Vườn Quốc gia Tam Đảo, Vụ Thẩm định giám sát đầu tư của Bộ kế hoạch và Đầu tư… Các cơ quan hữu quan này có rất nhiều lý do khác nhau do khách quan, chủ quan, nhưng cuối cùng, chúng tôi vẫn không thể có nổi văn bản đó. Nhóm phóng viên chúng tôi đang loay hoay tìm cách liên hệ để làm việc với Sun Group, nghe thông tin chính thống về dự án Tam Đảo II thì bất ngờ, trong một cuộc đàm thoại căng thẳng với lãnh đạo Vụ Tuyên truyền, Thi đua và Khen thưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường để đòi quyền đương nhiên được tiếp cận văn bản đánh giá tác động môi trường của dự án nói trên, chúng tôi yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện đúng luật báo chí… và thế là, chỉ ít phút sau, tôi nhận được điện thoại từ... người đại diện truyền thông của Tập đoàn Sun Group. Ở lần gặp đầu tiên, nữ giám đốc truyền thông Tập đoàn Sun Group tên là Ánh nói rất nhiều về công lao, nhiệt huyết và ý tưởng tốt đẹp với môi trường của Việt Nam nói chung và môi trường của các dự án do Sun Group thực hiện. Ở lần gặp này, cô Ánh nêu mong muốn không có bất cứ bài viết nào về Sun Group và các dự án của họ. Cho đến lần gặp thứ hai, khi biết chắc chắn chúng tôi vẫn thực hiện loạt bài này, Ánh bày tỏ mong muốn chỉ nên có một bài chung chung, không ảnh hưởng đến tập đoàn, vì đây là khoảng thời gian nhạy cảm, chỉ một bài báo thôi cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn cho tập đoàn. Cuối cùng, Ánh xin tôi sắp xếp cho một cuộc hẹn với một lãnh đạo cao cấp của Sun Group. Trưa 12/9, tôi đã đến chỗ hẹn để gặp lãnh đạo Tập đoàn Sun Group. Đón tôi là bữa trưa với thực đơn là tôm hùm và nhiều món ăn sang trọng. Ngoài giám đốc truyền thông, còn có ông Trần Minh Sơn - Phó chủ tịch Tập đoàn Sun Group và là người trực tiếp quản lý dự án Tam Đảo II. Trong suốt bữa ăn, ông Sơn say mê nói về vẻ đẹp vô giá của rừng Tam Đảo, nói về ước mong sẽ thực hiện được một dự án nghỉ dưỡng 5 sao chỉ dành cho người có tiền. Tình cờ, ông Sơn nhắc đến chùa Địa Ngục và sư thầy Thích Thanh Toàn bằng sự kính trọng, nể phục đại đức. Ông Sơn cho tôi xem ảnh chụp chung với sư Toàn ở chùa Địa Ngục, trong ảnh có rất nhiều nhân vật VIP. Ông Sơn chỉ vào ảnh và nói đến từng người với những chức danh và thân phận “khủng” của họ. Tôi nhận ra một số người mình đã gặp trong quá trình tác nghiệp tại chùa Nga Hoàng. Bất chợt, tôi nhớ đến một cán bộ đã hơn 20 năm công tác ở Vườn Quốc gia Tam Đảo. Khi bị hỏi “tại sao chùa Địa Ngục được xây dựng trái phép mà đơn vị quản lý là vườn quốc gia lại để nó tồn tại bao nhiêu năm nay như vậy”, ông đã trả lời: “Chúng tôi không làm gì được. Chúng tôi chỉ biết lập biên bản và báo cáo lên trên”. Tôi hỏi: “Có thế lực nào che đỡ cho chùa?”. Ông cười, bảo: “Công an tỉnh còn chả làm gì được nữa là”. Quay lại bữa trưa với ông Sơn, tôi vẫn nghe giọng ông đều đều và nhiệt huyết: “Ngày xưa, tỉnh Vĩnh Phúc định trục xuất thầy Toàn, chính anh là người nói đỡ để thầy ở lại. Còn chùa Địa Ngục, chắc chắn tập đoàn sẽ đầu tư xây dựng bài bản… Bọn anh làm du lịch nên rất trân trọng điểm đến, đặc biệt là điểm đến tâm linh”. Tôi chợt nghĩ đến chuyện người dân kể, sư Toàn tổ chức đưa quả chuông nặng hàng tấn lên đỉnh núi, giống y như kéo pháo lên Điện Biên Phủ; đi đến đâu, chặt cây, mở đường đến đấy. Và kỳ lạ thay, cái vết của “con đường chuông” ấy, nay Sun Group đang trùm lên đó một con đường cho hai xe điện tránh nhau để đi vào dự án Tam Đảo II. Cây rừng trên Tam Đảo bị đốn là để làm dự án du lịch Tại sao chùa Địa Ngục lại ra đời? Tại sao nó nằm trong lòng dự án Tam Đảo II? Tại sao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc luôn khẳng định rằng, ngôi chùa này không có điển tích? Ngay cả những người đã đồng hành cùng sư Toàn đi tìm đốm sáng trong rừng ấy đã khẳng định chắc chắn rằng: “Chẳng có cái gì cả. Từ mộ cổ đến giếng cổ đều do sư Toàn dựng lên hết. Tại sao những chuyện hài hước như vậy lại có đất tồn tại suốt những năm qua? Đứng sau sư Toàn là ai mà có thể huy động được rất nhiều tiền của, tâm sức để dựng cốt chùa, đúc chuông, chuyển chuông?… Và có rất nhiều gương mặt VIP luôn đồng hành cùng sư Toàn từ những ngày đầu xây chùa Địa Ngục. Chính sư đã nói với tôi, những VIP này đều có phần đất trong dự án. Ông muốn giúp tôi bằng cách mua lại “suất ngoại giao VIP” này và cam kết lời “khủng”. Người dân đến cúng tại chùa Tôi đang chìm vào ma trận thông tin hỗn loạn, lúc rời rạc, khi liền mạch thì tín hiệu của buổi ăn trưa kết thúc. Cô Ánh tiếp tục đề nghị tôi không báo cáo đề tài này sâu hơn với ban biên tập, đồng thời mong muốn tôi thiết lập một cuộc gặp gỡ Tổng biên tập Báo Phụ Nữ TP.HCM. Cô Ánh nói: “Bên em không muốn dùng đến áp lực từ một cấp cao nào xuống Báo Phụ Nữ”. Tiếp sau đó, một gói quà được đưa đến trước tôi. Vì đã báo cáo cuộc tiếp xúc này với lãnh đạo báo, nên tôi chỉ nhắc: “Nếu trong gói quà có tiền, chị sẽ trả lại”. Tôi nhận gói quà để cuộc tiếp xúc được êm xuôi, để tạm thời không có một áp lực bất ngờ từ đâu đó giáng xuống báo mình khi bài viết này còn chưa kịp ra đời. Về đến tòa soạn, tôi đã lập biên bản và nộp lại gói quà trước sự chứng kiến của nhiều cán bộ, phóng viên của báo. Một chiếc túi Dior được bán tại cửa hiệu chính hãng với giá 2.500 euro. Sau khi kiểm tra kỹ, tôi được biết, chiếc túi được mua trước cuộc hẹn ăn trưa khoảng 2 giờ. Cửa hàng đồ hiệu chính hãng này từ chối nêu tên người mua. 2.500 euro là tròm trèm 75 triệu đồng tiền Việt… Nhóm phóng viên https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/dieu-tra-doc-quyensun-group-dia-nguc-tu-va-ma-tran-chiem-linh-rung-quoc-giatam-dao-165516/ SUN GROUP – 'ÔNG TRỜI' KHÔNG TỪ TRÊN CAO 07:01 23/09/2019 Đã từ lâu những tiếng nói phản biện, kêu cứu, uất ức về những dự án tàn phá tự nhiên của Sun Group vang lên, nhưng tất cả đều như một trò đùa. Lời tòa soạn: Từ Vườn Quốc gia Tam Đảo đến núi Bà Nà, núi rừng tan nát, chim muông cây cỏ bị thiêu rụi bởi mặt trời, nhưng mặt trời không phải từ trên cao, mà từ Sun Group (Tập đoàn Mặt trời). Họ phá núi, đốn rừng, mở đường để dựng bê tông, xây khu vui chơi, đặt trạm kiểm soát, thu tiền. Sun Group xứng đáng được gọi là "trời", bởi được che chắn từ hạ giới có tên là im lặng của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Và vẫn “bổn cũ soạn lại”, một mớ hư hư thực thực: trấn yểm long mạch, khởi phát tâm linh… đẻ ra từ liên kết giữa thầy chùa biến thái với doanh nghiệp hòng lùa người ta vào ma trận với đích duy nhất: kiếm tiền… Đã từ lâu những tiếng nói phản biện, kêu cứu, uất ức về những dự án tàn phá tự nhiên của Sun Group vang lên, nhưng tất cả đều như một trò đùa. Không chặn bàn tay lông lá này lại thì long mạch đúng nghĩa sẽ bị chặt yểm, tà khí sẽ lộng hành, lòng người sẽ nát tan, non nước sẽ tả tơi. Bài 1: Bê tông chọc trời mọc lên, hàng trăm héc-ta rừng Bà Nà gục xuống Cát cứ Bà Nà, biến thành lãnh địa riêng là thành công vang dội của Sun Group. Có nhà nước nào, chính quyền nào quản lý kiểu vậy không? Rừng thì giao kiểm lâm quản lý, nhưng muốn lên Bà Nà, kiểm lâm phải xin phép Sun Group! Bà Nà là nơi nghỉ mát, tĩnh dưỡng, đó là câu chuyện quá khứ. Còn bây giờ là chỉ riêng khu vui chơi, trải nghiệm, quay cuồng, ăn, hát, lăn lộn thỏa thuê trong diện tích hơn 60ha rừng đã bị san phẳng. Khi xe máy vừa lăn bánh qua khỏi tấm bảng giới thiệu còn 10km nữa tới khu Bà Nà Hills và sân gôn Bà Nà, thật kỳ lạ, khí mát ập tới. Tôi kinh ngạc, nói thiệt phục lăn trời đất, phục ông quan Pháp là đại úy Debay đầu thế kỷ XX đi phượt, để từ đó khu nghỉ mát Bà Nà xuất hiện. Thành phố nóng bức đã ở sau lưng mấy chục cây số rồi. Đường vắng, nhưng tôi vẫn là kẻ đi sau, bởi 8g, lối vào cáp treo đã kín người. Và cũng thật bất ngờ, khi lên tới nhà ga để lên cáp treo ngồi, trời lại nóng. Cầu Vàng như mũi dao xuyên thủng núi Bà Nà bây giờ nóng kinh khủng Cáp treo như bong bóng bay theo một đường thẳng. Từ ca-bin, những quả bóng tới lui liên tục. Không mây. Chang chang nắng. Tờ rơi hướng dẫn trong ca-bin toàn tiếng Anh. Dân ta có lẽ không cần thuyết minh, bởi lên Bà Nà là “lên tiên cảnh”. Tôi cũng đi tìm tiên và cảnh. Đây rồi, tới nhà ga Marseille. Cây Cầu Vàng mà từ năm ngoái đến giờ, thiên hạ có bao nhiêu mỹ từ tụng ca tung ra hết, nối từ nhà ga này sang vườn Thiên Thai. Cầu Vàng dài 150m, bệ đỡ là hai bàn tay. Người ví đó là bàn tay của Chúa, kẻ nói là bàn tay đàn bà mọc lên từ núi. Đơn giản thế này, nếu mình không đi bộ từ nhà ga sang vườn hoa, thì ra cầu. Đây không chỉ là đi vòng cho dài thêm tí, vì nếu chỉ vậy thì sáng tạo nghệ thuật là thứ ất ơ. Giữa thung lũng, người ta làm ra cây cầu. Mình ra đứng đó, ngó núi, ngó rừng, ngó về thành phố dưới kia sáng trưng, rõ ràng, tuyệt nhiên không mây mù che khuất. Vàng là do mạ vàng, còn vàng thiệt hay không, tôi không biết. Hai bàn tay khổng lồ mới là sự mách bảo thần thánh. Rêu phong. Tôi mường tượng nó như gương mặt Phật, bàn tay Phật trong những đền tháp xa lắc lơ, màu xám xanh với thời gian, im lặng giữa thị phi, sân si. Cây cầu đó, đỏ hay vàng không có nghĩa lý, nếu không có bàn tay. Ý nghĩ đó ập đến khi tôi đứng ở mố cầu, ngó lần nữa, làm một lát cắt từ bụng cầu. Nhìn xuống chân đế, dưới là rừng đã bị san phẳng để dựng bàn tay. Nắng phủ kín. Người cười nói lao xao đủ thứ tiếng, màu da, sắc tộc. Người ngáng đường phía trước, kẻ xô đẩy phía sau nên đành đi ngang, thẳng người khi hết kẻ “seo phì” cá nhân, tập thể, đến nhờ người khác chụp giùm. Màu vàng của cầu, tím của hoa, áo quần sặc sỡ đủ loại chen nhau. Đố ai ngắm được. Lúc 9g, tôi quay lại, người chen cứng. Bạn tưởng tượng lễ cướp ấn đền Trần ngoài Bắc ra sao thì ở đây cũng thế, chỉ khác là không nhao nhao cướp miếng giấy vô hồn, mà chen nhau chụp ảnh tự sướng… Tôi nghĩ đến một tiểu cảnh có cây cầu vắt ra, nhưng khô cạn, không nước, tất nhiên không có lơ thơ tơ liễu, như thể chủ nhân thật sự đã đi vắng từ lâu rồi, giang hồ thập loại chúng sinh tự do, ai cũng ngó mặt mình, ngó cái màu mà cả đời người, mấy ai không một lần nghĩ đến, ao ước, là vàng. Tôi nhìn dòng người không ngớt đang lê gót trên cầu, đoán chắc họ sung sướng. Có ai trong họ nghĩ, để cho mình được đứng, được tung tăng thế này, có bao nhiêu cây rừng đã bị triệt hạ? Mồ hôi ròng ròng. Không biết dòng người nhễ nhại kia có tìm thấy tiên hay không, chứ tôi thì ướt đẫm áo. Cặp vợ chồng người Anh cùng ngồi ở ca-bin lên làng Pháp với tôi luôn miệng "hot, very hot". Làm chi có chuyện nhiệt độ luôn 15 độ như cái thuở quan ba Debay tìm thấy? Và hỡi ông quan Pháp kia, giờ ông vân du chốn nào, mời ông lên đây để thấy cái ý tưởng làm khu tĩnh dưỡng kia “có gì sai sai”. Ngay đường xuống vườn Thiên Thai, còn một căn nhà đổ nát, dấu tích một thuở. Mình tôi vào đó. Cỏ, tường xám lạnh, đá gục đầu lở lói. Lịch sử đã xếp lại một trang, sân khấu đã kéo kín vĩnh viễn một màn, diễn viên ngày cũ đi đâu hết rồi. Hẩm hiu khi đã hết vai trò, đó là trò đời cay nghiệt và đương nhiên. Bà Nà - nơi nghỉ mát, tĩnh dưỡng - là câu chuyện quá khứ. Còn bây giờ là chỉ riêng khu vui chơi, trải nghiệm, quay cuồng, ăn, hát, lăn lộn thỏa thuê trong diện tích hơn 60ha rừng đã bị san phẳng. Rừng do kiểm lâm quản lý, nhưng muốn lên Bà Nà, kiểm lâm phải... xin phép Sun Group Người ta có “kim bài”, mình kêu cũng vô ích “Nóng là đúng rồi em ơi! Bê tông ngút trời, hàng loạt như thế, nó hấp thu nhiệt, tỏa ra thì mây gió mô chịu nổi?” - lời nhà nghiên cứu H.T.T. ù ù qua điện thoại. Anh nói đang tìm đường lên núi để ngắm chim, nhưng loay hoay. Tôi bụng bảo dạ, “thôi ông ơi, ông thừa biết đường mô mà lên, núi bây giờ cũng có barie, muốn qua thì phải xuống xe, tắt máy, xuất trình… tiền”. Ai ngờ, anh dằn giọng: “Khách không có hộ khẩu Đà Nẵng thì 800.000 đồng/lượt/người. Như mình là 450.000 đồng/lượt. Nhưng anh hỏi em, khách du lịch họ đi một lần, ví dụ cả gia đình 4 người, vé đã là 3,2 triệu đồng, hỏi có mấy ai quay lại, nếu họ không giàu? Còn dân Đà Nẵng từ thuở có Bà Nà, cuối tuần rảnh, ưng thì lên chơi, mắc mớ chi phải bỏ tiền mua vé? Của trời đất thì bá tánh muôn dân đều hưởng, giờ nó chiếm hết, rào đường, độc quyền, thử hỏi vô lý không?”. Tôi cười chua chát. Anh, tôi, chúng ta, những người nhìn Bà Nà như món quà trời đất, bao năm qua, là cái nhìn méo xệch, chua chát, nản phiền trong trùng trùng vô lý. Câu chuyện Sun Group độc chiếm Bà Nà, biến thành tài sản riêng để làm ăn, kiếm lời, đầu năm 2000, báo chí, dư luận đã lên tiếng. Nói rã họng đứt hơi, ông cứ làm, chẳng ai làm chi được ông, bởi chính quyền đã cho ông “kim bài miễn tử”. Dân vùng Bà Nà - núi Chúa kêu la cho đã, vô ích! Thậm chí, có người là giáo viên, thuở Sun Group giải tỏa, đền bù thảm, kiện miết, bị cho thôi dạy vì không làm đúng chủ trương của Nhà nước. Cát cứ Bà Nà, biến thành lãnh địa riêng, đó là thành công vang dội của Sun Group. Không ai đủ sức chống lại, bởi đây là pháo đài bất khả chiến bại. Thôi được, ông xây khu vui chơi, nhưng ông chỉ được quyền rào đường, khoanh vùng chỗ ông bỏ tiền qua, chứ sao mọi ngã đường dẫn lên đó, đường từ thuở dân gian truyền nhau “Cọp Bà Nà, ma Phú Túc”, đường những sơn tràng áo cơm kiếm củi, đường của du kích, bộ đội một thuở gian lao, đường của lương dân manh lệ đôi khi chỉ lên núi thắp nhang lạy Phật, lạy miếu Bà, cũng bị chặn tước hết, là sao? Cái này, khỏi cần Sun Group trả lời, mà chính quyền phải trả lời, bởi nếu không, hóa ra anh giao con dấu, ấn kiếm hết cho tư nhân quản lý đất đai, lãnh thổ. Có nhà nước nào, chính quyền nào quản lý kiểu vậy không? rừng thì giao kiểm lâm quản lý, nhưng muốn lên Bà Nà, kiểm lâm phải xin phép Sun Group! Nói vậy để kể thêm, rằng cái ngữ như tôi, một thằng nhà báo quèn, làm chi có cửa, khi xe chạy tới cổng vào sân gôn Bà Nà. Câu trả lời như anh bảo vệ, là “không có thẻ, không được vào”. Bữa lên xã Hòa Ninh, khi được hỏi về chuyện sân gôn 18 lỗ, diện tích 165ha này có gây ô nhiễm không, lãnh đạo xã nói rằng, không nghe dân kiện, còn nguồn nước thải ra sao, xã làm sao mà biết được. Email hỏi Sở Tài nguyên và Môi trường TP.Đà Nẵng, lâu lắc lâu lơ, được hồi đáp rằng, tất cả tốt, không sao hết. Sân gôn Bà Nà đặt đầu con suối An Lợi, dùng nước đó để phục vụ cho việc tưới cỏ, sinh hoạt. Có người tính toán, mỗi ngày, nó phải xài 5.000m3 . Nước từ suối này đổ về sông Túy Loan rồi nhập vào sông Cầu Đỏ, cung cấp nước sinh hoạt cho dân Đà Nẵng. Thời điểm Đà Nẵng la trời nhiễm mặn, thiếu nước, người ta đổ hết cho thủy điện Đắk Mi không cho nước qua sông Cầu Đỏ. Không sai, nhưng chẳng ai vặn vẹo thử, rằng con suối An Lợi đó, nếu không bị Sun Group chặn đã có thể góp phần giải nhiệt cho dân vùng hạ lưu. Không ai nói cả, cứ y như nói là bị… quả báo khẩu nghiệp tức thì. Nhà nghiên cứu H.T.T. kể, giữa lúc Đà Nẵng ầm ĩ chuyện Sun Group và Quốc Cường Gia Lai lấn sông Hàn sai quy định để phân lô bán nền, anh gửi cho Facebook môi trường của TP.Đà Nẵng bức ảnh một công ty của Sun đổ đất trồng cây lấn ra sông Cổ Cò gần cầu Minh Mạng ở Q.Ngũ Hành Sơn, chưa đầy một nốt nhạc, bức ảnh bị gỡ, chẳng phản hồi. Cáp treo như bong bóng bay theo một đường thẳng. Từ ca-bin, những quả bóng tới lui liên tục. Không mây. Chang chang nắng. Một mình hưởng lợi từ tài nguyên chung Tôi lội giữa khu nhà Pháp, vườn hoa, đu quay, qua khu ăn chơi ca hát có karaoke, băng qua hầm rượu, rồi vô chùa Linh Ứng. Một cô gái ngồi ở bàn ghi công đức nói sư thầy xuống núi rồi. Giữa sân, một nhóm khách cười nói ầm ĩ, kẻ đứng, người ngồi trước tượng Phật chụp ảnh. Nóng và nóng. Nếu nói Bà Nà có mây, Cầu Vàng vắt vẻo trong mây như vô vàn lời vàng ý ngọc khen nó, thì chỉ có mùa đông. Còn bây giờ, cổ tôi khô khát, phừng phừng mồ hôi giữa dòng người ùn ùn. Sự yên tĩnh, mát mẻ là xa xỉ. Nhiều khi tôi không hiểu, khi đặt vé đi Bà Nà chơi, người ta có nghe lời chê về nó không, hay chỉ toàn háo hức? Và họ đi về, họ nghĩ gì ngoài những bức ảnh thấy toàn người và những khối nhà xám đanh, cao vút và nắng như bóc trần mình ra? Ông Hồ Duy Diệm - nguyên Trưởng ban Quy hoạch tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng - kể, năm 1979, ông Hồ Nghinh (bí thư) và ông Phạm Đức Nam (chủ tịch UBND tỉnh) nói: “Ông coi Bà Nà làm được cái chi?”. Ông Diệm cùng 5 anh em đi xe rồi đi bộ, cơm nắm, bắt đầu đi từ 5g, tới 13g thì đụng đỉnh núi, ngó qua quýt cho xong, tụt xuống liền, vì sương mù dày đặc, ai dám ở? Mấy ông lãnh đạo bàn: “Hay mình trồng hoa Đà Lạt”? Sau nữa, ông Hoàng Minh Thắng (bí thư tỉnh ủy) mượn máy bay Quân khu 5 lên một lần, nhưng phi công không dám hạ vì sợ vướng cây. “Pháp xây khu nghỉ mát vì hồi đó, sĩ quan đi và về Pháp mất 6 tháng, nên họ mới nghỉ lập nơi vui chơi an dưỡng, đưa các bà đầm qua, khỏi mất thời gian. Xin lưu ý là họ an dưỡng, nên kiểu kinh doanh du lịch như bây giờ là ngược hoàn toàn với đặc điểm khí hậu, hệ sinh thái thực vật của Bà Nà. Còn kiến trúc là giống Pháp, nhưng nếu người ta làm xa ra, mỗi khu nhà không nên quá cao, ẩn hiện trong cây thì hay, chứ dồn một đống gạch như hiện tại là kệch cỡm. Hồi đó, ngồi trong biệt thự cũ, mây bay qua lạnh lắm, thú vị. Giờ thì làm chi có sương, mây? Người toàn đi trong nhà, chen lấn. Núi đẹp là nhờ có đường nhỏ, thoắt ẩn thoắt hiện, rồi lội suối, thế mới là du ngoạn” - ông Diệm nói. “Tôi thấy Cầu Vàng không như thiên hạ khen. Ở đây, Sun giỏi là khơi sự khác lạ, đánh trúng tâm lý thiên hạ thời buổi tự sướng, chứ theo tôi là chẳng đẹp chi. À, anh nhớ chuyện xem thơ Trạng Quỳnh không? Đó, lên Bà Nà mà không tỉnh táo, bị đám đông xô đẩy cảm xúc, “chúng khẩu đồng từ” thì khác chi xem thơ Trạng Quỳnh (cứ “nghe nói, nghe đồn” rồi ùn ùn kéo nhau đi xem)?". Tôi ngồi bệt xuống đầu mố cầu phía vườn hoa, ngó lại hai bàn tay đang ẩn hiện bởi đầu người cao thấp lô nhô như sóng. Bàn tay bí ẩn mọc lên từ núi, hay là hai bàn tay như đòn cương đao, ngũ trảo trong võ thuật vừa chém vừa thọc vào núi, xới tung lên? Sơn thần thổ địa nào mà chịu nổi với trần gian suốt ngày nện chân lên, với con số ước tính trung bình 20.000 lượt người/ngày? Cọp, beo, chim chóc nào mà chịu được tiếng người, tiếng máy khoan, bê tông ầm ĩ? Người ta đã, đang và sẽ tiếp tục bê tông hóa Bà Nà. Nhưng, đời mà, dẫu biết là xem thơ Trạng Quỳnh nhưng mấy ai lắc đầu đâu? Họ im lặng, bởi biết nói cũng chẳng ai nghe, hỏi cũng không ai trả lời. Hai lần, từ năm 2018 đến nay, tại cuộc họp báo của UBND TP.Đà Nẵng, có nhà báo không giấu được bực mình, rằng tôi hỏi đến lần thứ hai rồi, mỗi năm Sun Group đóng cho Nhà nước bao nhiêu tiền thuế? Từ lãnh đạo chủ chốt đến mấy ông tài chính, thuế, im re. Thuế của Sun là tiền khai thác tài nguyên thành phố, phải công khai, hà cớ gì lãnh đạo thành phố giấu nhẹm, có phải là bí mật quốc gia đâu? Thông tin cho thấy, chỉ riêng quý II/2018, Công ty Cáp treo Bà Nà báo cáo kết quả kinh doanh: sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế tăng đột biến 160% so với cùng kỳ năm trước, lên gần 300 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu đạt 1.371 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 411 tỷ đồng. Như vậy, tính bình quân mỗi tháng, Công ty Cáp treo Bà Nà lãi gần 70 tỷ đồng. Ngày 25/3/2019, Sun Group kỷ niệm 10 năm thành lập Bà Nà Hills, thông tin: từ năm 2009-2018, lượng khách tới Đà Nẵng tăng trưởng 463%, du khách đến Bà Nà cũng tăng hơn 160 lần. Cũng thời gian đó, sân bay Đà Nẵng chứng kiến một lượng khách tăng trưởng vượt bậc, từ 2.079.758 khách năm 2009 lên 13.300.000 khách năm 2018. Đặc biệt, kể từ sau “hiện tượng Cầu Vàng” (hiện tượng truyền thông chưa từng có trong lịch sử du lịch Việt Nam, xảy ra từ năm 2018, khi hàng ngàn tờ báo và trang web, kênh YouTube du lịch uy tín của thế giới đưa thông tin, hình ảnh “Golden Bridge Ba Na Hills”), số chuyến bay quốc tế tới TP.Đà Nẵng từ các thị trường mới như Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ… tăng đột biến. Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, năm 2016, trong số 1.000 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất, Sun Group tại TP.Đà Nẵng đứng vị trí 681. Năm 2017, họ xếp hạng 365, đứng sau một số công ty xổ số, sản xuất bao bì. Vậy, Sun Group có Bà Nà, có khu khách sạn 5 sao nguyên thủ quốc gia ở Sơn Trà, có bất động sản ở khu Hòa Xuân, chỗ nào ngon tại Đà Nẵng là họ có hết, sao thứ hạng về nộp thuế của họ lại khiêm tốn thế? Một nhà báo nói ngay: “Có thể họ sẽ trả lời là, làm lễ hội pháo hoa lỗ lắm, phải bù (!). *** Chào Cầu Vàng, tôi xuống núi đây! Cáp vù vù, mình tôi. Mới đây, ông Đặng Minh Trường - Tổng giám đốc Sun Group - trả lời một tờ báo rằng, du lịch mở ra một thế giới mới cho mỗi người, giúp họ có những trải nghiệm, qua đó mang lại hạnh phúc. Đích cuối cùng của mỗi người là tìm kiếm hạnh phúc, và chính những trải nghiệm du lịch sẽ góp phần tạo ra nó, đó có thể là hạnh phúc ngay lúc bạn đi, cũng có thể là cảm xúc thật đẹp về những hoài niệm khi bạn nhớ lại… Tôi nhớ ông nói thế, và tự hỏi, ai thử làm điều tra xã hội học độc lập, hỏi dân Đà Nẵng (độc lập nghe, chính quyền không can thiệp) rằng: “Bà Nà có mang lại cho ông/bà/anh/chị hạnh phúc không?”. Còn tôi, tôi đang nhớ một người nói Bà Nà là ngón tay chủ, ở giữa của bàn tay 5 ngọn núi vây quanh gồm Sơn Trà, Hải Vân, Bà Nà, Phước Tường, Non Nước, tạo ra thế bao bọc linh thiêng cho đất này, giờ thì bị phá tanh bành rồi, nên mười mấy năm qua, cuộc cờ thế sự lộn xộn đảo điên… Nhóm phóng viên https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/sun-group--ong-troikhong-tu-tren-cao-165515/ Hoà thượng Thích Huyền Diệu khẳng định không liên quan gì đến Sun Group 08:16 27/09/2019 Từ Nepal, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM, sư thầy Huyền Diệu khẳng định ông không hề liên quan gì đến Sun Group như lời Giám đốc truyền thông tập đoàn này tuyên bố.  Cần 'trị' con người trước khi 'cứu' thiên nhiên  Khi Sun Group muốn biến đầm tích nước của cả Tam Đảo thành... ao nhà mình Sư thầy Huyền Diệu mà Tập đoàn Sun Group nhắc đến chính là người đã xây cất ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya Ấn Độ) - ngôi chùa Việt Nam đầu tiên nơi đất Phật. Thầy là người ngoại quốc được nhà vua Birendra và chính phủ Vương quốc Nepal lúc đó cấp đất để xây ngôi chùa quốc tế đầu tiên ở nơi đức phật giáng trần. Sau đó, hơn 30 quốc gia đã hưởng ứng lời kêu gọi của thầy, đến vùng đất này xây chùa của nước mình và hình thành “Liên hiệp quốc Phật tự”, giúp vùng đất hoang phế, điêu tàn ở Nepal được hồi sinh. Thầy cũng là người tiên phong vận động và đưa ra giải pháp hòa bình, kêu gọi chấm dứt cuộc nội chiến đẫm máu, kéo dài gần 10 năm ở Nepal làm 14.000 người chết. Thầy được nhiều người kính quý. Từ Nepal, sư thầy Huyền Diệu đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM xung quanh việc Tập đoàn Sun Group có đề cập đến tên thầy trong các dự án của họ, đặc biệt là cáp treo Fansipan. Nhà sư Thích Huyền Diệu khẳng định mình không liên quan gì đến Sun Group Phóng viên: Thưa thầy, xin thầy cho biết ý kiến của mình về việc chủ dự án cáp treo Fansipan thuộc Tập đoàn Sun Group nói rằng, chính thầy là người đã đề nghị họ làm dự án này để “trấn yểm long mạch quốc gia”, cũng chính thầy là người động thổ nhát cuốc đầu tiên? Sư thầy Huyền Diệu: Không phải vậy. Tôi chẳng liên quan gì đến họ cả. Thông tin này người ta tự đặt ra để phục vụ mục đích của họ. Còn chuyện “long mạch quốc gia” ư? Trong suy nghĩ của tôi, không chỉ một mình Fansipan mà từng tấc đất của Việt Nam đều là linh địa, là công lao của tổ tiên ông bà, của dân tộc, của đất nước, của con người Việt Nam, chứ không của riêng ai. * Thưa thầy, thầy có mối liên hệ thế nào với những dự án của Sun Group qua các chùa chiền trong dự án đó? Nếu có thì là bao nhiêu dự án? - Mấy chuyện nhỏ của riêng tôi, tôi còn lo chưa xong mà liên hệ việc riêng của họ làm gì? * Xin thầy vui lòng chia sẻ những gì thầy muốn chia sẻ nhất về vấn đề môi sinh hiện nay? - Môi sinh là vấn đề vô cùng quan trọng cho con người và nhiều sinh vật trên trái đất. Thử nghĩ, chúng ta sống hằng ngày mà môi sinh (nước, không khí, đất...) bị ô nhiễm thì chúng ta sẽ sống như thế nào? Đây là vấn đề mà tôi rất lo lắng và ưu tư từ nhiều năm nay. Tôi không bao giờ đồng tình với việc người ta sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để phá hủy môi trường sinh thái. Tàn phá môi sinh chính là tàn phá đời sống con người… Tôi tha thiết mong mỏi mọi người trên thế giới cùng đoàn kết tôn trọng môi sinh, cho thế hệ hiện tại và tương lai. Chính tôi, trên con đường tu tập của mình, cũng đang mỗi ngày ý thức việc trồng từng cái cây nhỏ. Chúng tôi có một chương trình khuyến khích, tri ân bằng cách khắc tên vào bia đá nơi đất Phật và có giải thưởng cho những vị trồng 18.000 cây xanh ở Việt Nam hoặc ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Kính tri ân quý liệt vị tôn trọng môi sinh, cứu giúp chúng sinh vơi khổ. * Xin trân trọng cảm ơn nhà sư. Sun Group lợi dụng uy tín nhà sư Thích Huyền Diệu Giám đốc Truyền thông của Tập đoàn Sun Group nói với phóng viên Báo Phụ Nữ TP.HCM: “Việc Sun Group làm dự án cáp treo Fansipan là xuất phát từ lời đề nghị của nhà sư Huyền Diệu. Bản thân thầy Huyền Diệu cũng xây một ngôi chùa trên đỉnh núi cao ở Nepal. Sư thầy là người tin rằng núi cao là nơi hội tụ huyệt đạo thiêng liêng. Thầy cũng nói rằng, đỉnh Fansipan là một trong những nơi hội tụ những cái huyệt đạo thiêng liêng nhất của Việt Nam còn chưa bị Trung Quốc trấn yểm. Bây giờ, để chấn hưng đất nước, giữ vững kinh tế, biên giới thì phải làm trên đó một vài ngôi chùa và đường lên cho phật tử, nhưng không được kinh doanh khách sạn. Điều đó rất khó, vì các nhà đầu tư làm phải có khách sạn để thu lợi nhuận, bù lại chi phí. Lạc Hồng lúc đó định làm vì họ là đơn vị chuyên kinh doanh về tâm linh rồi. Họ cũng làm cáp treo nhưng vì ở Fansipan quá khó khăn, điều kiện khắc nghiệt nên sau đấy dự án không thể triển khai. Khi bên em khánh thành cáp treo ở Bà Nà, trong lễ khánh thành ấy, có người nói với lãnh đạo bên em là hãy quan tâm đến cáp treo Fansipan ở Sa pa. Trong đấy có các bác trên cao đều rất quan tâm đến lời sư thầy Huyền Diệu". Nhóm phóng viên https://www.phunuonline.com.vn/thoi-su/hoa-thuong-thichhuyen-dieu-khang-dinh-khong-lien-quan-gi-den-sun-group165846/ Sungroup Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm Sungroup Tên giao dịch Công ty cổ phần tập đoàn Mặt Trời Tên bản ngữ Tập đoàn Sungroup Ngành nghề Dịch vụ (Bao gồm Du lịch, Vui chơi giải trí, Bất động sản và Đầu tư hạ tầng) Thành lập 2007, Ukraine Người sáng lập Lê Viết Lam Website https://www.sungroup.com.vn/home/vi Tập đoàn Sungroup được thành lập vào năm 2007, người đứng đầu tập đoàn là Lê Viết Lam. Buổi đầu hoạt động Trong thập niên 90, SunGroup đã xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều công trình, dịch vụ lớn tại Ukraine tại thời điểm đó, như siêu thị thực phẩm đầu tiên của người Việt - SunMart, một công viên nước trong nhà - Jungle hay khách sạn 4 sao đầu tiên của người Việt - SunLight. Trong đó, một trong những dự án nổi bật nhất của Sun Group tại đây chính là Làng Thời Đại. Đây là nơi sinh sống của 300 gia đình người Việt ở Kharkov. Hoạt động ở Việt Nam Năm 2007, Lê Viết Lam quyết định trở về đầu tư tại Việt Nam. Công trình lớn đầu tiên ở trong nước của Sun Group chính là Khu du lịch Bà Nà Hills tại Đà Nẵng. Đây là một tổ hợp dự án với hệ thống cáp treo dài hơn 5.801m với tổng kinh phí đầu tư hơn 30 triệu euro (hơn 34 triệu USD), Làng Pháp với tổng vốn đầu tư 70 triệu USD cùng Công viên Fantasy (Fantasy Park). Cũng tại Đà Nẵng trên đường 2/9 dọc theo bờ Tây sông Hàn, ngay chân cầu Tuyên Sơn, Sun Group đầu tư Công viên Châu Á (Asia Park), khu công viên vui chơi giải trí, với tổng vốn đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng. Công viên nằm trên diện tích đất khoảng 89 ha. Sun World Danang Wonders Tuyến cáp treo Fansipan Sapa được khởi công vào tháng 11/2013 và khai mạc ngày 2.2.2016 [1] Tại Quảng Ninh, Sun Group 2017 đang triển khai tổ hợp dự án Công viên Đại Dương tại thành phố Hạ Long. Được thiết kế theo mô hình công viên Disneyland, dự án này có vốn đầu tư lên tới 6.000 tỷ đồng. Bê bối Con đường bộ dẫn lên đỉnh Bà Nà bị tập đoàn Sun Group chặn lại, và nếu muốn lên đó thì phải đi bằng cáp treo với giá từ 350 ngàn đến 500 ngàn đồng. Trong bài báo của báo Tuổi trẻ mang tựa đề “Vụ Bà Nà: An toàn cho khách hay lợi ích cho nhà đầu tư,” người đứng đầu tập đoàn Sun Group nói rằng họ không cấm mà chỉ lo ngại về sự an toàn cho khách lên đỉnh Bà nà. Cũng trong bài báo này, các nhân viên kiểm lâm có trách nhiệm ở khu vực rừng bảo tồn trên núi Bà nà cũng phải xin phép Sun Group khi vào làm việc trong rừng. Và người có trách nhiệm về tài nguyên môi trường của thành phố Đà Nẵng xác nhận rằng thành phố này đã giao toàn bộ khu du lịch Bà nà cho Sun Group độc quyền khai thác, trong đó có con đường bộ lên đỉnh núi.[2] Tham khảo 1. ^ Cáp treo xây trên đỉnh Fansipan thế nào, vnexpress.net, 3.2.2016 2. ^ Chủ nghĩa tư bản thân hữu: Trường hợp Sun Group và Tân Hiệp Phát, RFA, 2015-03-23 Quyết định của Giáo Hội: Sư thầy Thích Thanh Toàn bị đình chỉ chức vụ trụ trì chùa Nga Hoàng trong thời gian 03 tháng Thứ năm, 26/09/2019 | 16:03 Trước những thông tin được phản ánh trên báo Phụ Nữ TP.HCM về sự việc liên quan đến sư thầy Thích Thanh Toàn - trụ trì chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc), chiều ngày 25/9, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc đã họp để xác minh và xử lý về sự việc. Trước những thông tin được phản ánh trên Báo Phụ Nữ TP.HCM về sự việc liên quan đến sư thầy Thích Thanh Toàn - trụ trì chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc), thay mặt Trung ương GHPGVN, Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS GHPGVN đã yêu cầu Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Tam Đảo thành lập đoàn nhanh chóng kiểm tra, xác minh và báo cáo cụ thể vụ việc này. Thực hiện chỉ đạo của Trung ương GHPGVN, ngày 25/9/2019, tại tịnh viện Vân Sơn – Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN huyện Tam Đảo, Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc cùng các cơ quan chức năng huyện Tam Đảo, Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc đã họp để xác minh và xử lý về sự việc liên quan đến những thông tin được báo Phụ Nữ TP.HCM phản ánh về sự việc sư thầy Thích Thanh Toàn. Đại đức Thích Thanh Toàn Ban Trị sự GHPGVN huyện Tam Đảo đã gửi giấy mời họp đến sư thầy Thích Thanh Toàn và cố gắng liên lạc qua điện thoại nhưng đều không được. Sư thầy Thích Thanh Toàn đã vắng mặt tại buổi họp. Theo quyết định của Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc và các đại biểu, cuộc họp vẫn được tiến hành. TT. Thích Thanh Phương, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN huyện Tam Đảo đã báo cáo sự việc do Báo Phụ nữ online nêu ngày 23/9/2019. Đồng thời Thượng tọa cũng nêu rõ việc sư thầy Thích Thanh Toàn đã nhiều lần vi phạm các Nội quy Ban Tăng sự và quy định về trật tự xây dựng, quy định bảo vệ rừng. Sư thầy Thích Thanh Toàn đã bị Ban Trị sự GHPGVN huyện Tam Đảo kỷ luật cảnh cáo. Những năm gần đây, Sư thầy Thích Thanh Toàn thường ít sinh hoạt tại Ban Trị sự địa phương. Có biểu hiện thực hành tà đạo không đúng với đường lối tu hành Đạo Phật. Việc này Ban Trị sự huyện đã có báo cáo Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc. Đại đức Thích Thanh Phương. TT. Thích Kiến Nguyệt, Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc, đại diện Thiền phái Trúc Lâm – nơi mà sư thầy Thích Thanh Toàn tu tập, là thành viên của hệ phái Trúc lâm trước khi làm trụ trì chùa Nga Hoàng, huyện Tam Đảo đã phát biểu về những điều sai trái trong tu tập của sư thầy Thích Thanh Toàn là không đúng với pháp môn tu tập của Thiền phái Trúc lâm, đi theo tà đạo, sử dụng bùa chú, ma thuật âm binh… và đã bị vấn đề tâm thần, tẩu hoả nhập ma. Năm 2005, Ban Quản trị hệ phái đã kỷ luật cho xuất chúng, không cho phép tu tập tại Thiền viện TLTT nữa. Sau đó được biết sư thầy Thích Thanh Toàn về trụ trì chùa Nga Hoàng. Đại diện chính quyền địa phương nơi có chùa Nga Hoàng cũng nhận xét những biểu hiện không bình thường của sư thầy Thích Thanh Toàn và chỉ ra việc Đại đức Thích Thanh Toàn đã vi phạm các quy định về quản lý xây dựng trên địa bàn và các cơ quan quản lý đã nhiều lần nhắc nhở, xử phạt hành chính. Trước các ý kiến của các đại biểu, Chủ toạ cuộc họp kết luận: 1. Kỷ luật sư thầy Thích Thanh Toàn phải sám hối Đại Tăng. Yêu cầu Đại đức Thích Thanh Toàn viết kiểm điểm tường trình sự việc mà Báo Phụ nữ online đã nêu ngày 23/9/2019, kiểm điểm toàn bộ quá trình tu tập, sinh hoạt tại chùa Nga Hoàng. 2. Đình chỉ chức vụ trụ trì chùa Nga Hoàng của sư thầy Thích Thanh Toàn trong thời gian 03 tháng. Sau đó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc sẽ xem xét. 3. Khu vực gọi là chùa Địa Ngục chưa phải là cơ sở thờ tự Phật giáo. Yêu cầu sư thầy Thích Thanh Toàn không được tiến hành bất kỳ hoạt động tín ngưỡng tâm linh, xây dựng công trình gì tại đây. Giao Ban Trị sự GHPGVN huyện Tam Đảo phối hợp với chính quyền địa phương giám sát việc này. Đình chỉ chức vụ trụ trì chùa Nga Hoàng của sư thầy Thích Thanh Toàn trong thời gian 03 tháng. Sau đó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc sẽ xem xét. Lâm Linh https://phatgiao.org.vn/su-thay-thich-thanh-toan-bi-dinh-chichuc-vu-tru-tri-chua-nga-hoang-trong-thoi-gian-03-thangd37028.html

Ăn đất bằng tâm linh


< A >
Tư nghèo (Danlambao) - Mấy đứa bạn "phản bội" quê hương, sau ngày phỏng dế dọt mất tiêu qua các nước tư bản giẫy chết, mấy chục năm sau thèm thịt chó lò mò chui về cố hương. Nhậu cho đã sau đó đòi đi... chùa. Thắp nhang, gõ mõ xong cậu ba tui phán: tụi chống cộng hải ngoại cứ bô bô cái miệng VN hổng có tự do tôn giáo! Hổng có sao đi đâu cũng thấy chùa, chùa đẹp, chùa đông, chùa tưng bừng náo nhiệt nhang khói. Quá đã!!!

Ừ quá đã như thèng sư "xin tí khí" ở chùa Nga Hoàng đó ông bạn già hư đốn! Ở cái xứ được cai trị bởi mấy đứa vô thần hồ chính mi này, lúc đầu thì nó vô thần thứ thiệt, nhìn chùa là ngứa ngáy, ngó nhà thờ là hổng ưa, nhưng sau một thời gian ngó đô la tụi nó tìm ra chân lý: chùa chiền, nhà thờ là "vốn quý của sự nghiệp cách mạng ". Từ đó sinh ra chủ trương lớn của đẻng: buôn thần bán thánh. Vừa chứng minh với cậu ba Vịt kiều nước ta tự do tôn giáo đầy đường, vừa kiếm bộn bạc, vừa có chỗ cho đẻng viên ta vừa tụng kinh, gõ mõ vừa rờ ngực thí chủ để xin tí khí cho sung sướng cuộc đời cạo đầu làm kắt mạng. 

Xây chùa, xây miếu, xây am riết rồi thì các quan đỏ, tư bản xanh của đẻng ta thấy kiểu này chỉ ở tầm triệu phú đô la, muốn leo lên hàng tỉ phú thì phải chơi quy hoạch lớn. Phải chơi nguyên ngọn đồi đẹp nhất tỉnh, chiếm luôn cái hồ lãng mạn nhất vùng, lượm luôn ngọn núi hoành tráng nhất khu... Dzậy là đại dự án du lịch tâm linh trở thành chủ trương lớn của đẻng và nhà nước ta. 

Vì vậy cho nên 47 ha đất trồng lúa của dân ở Hòa Bình bị mấy cha đầu tỉnh dớt mẹ nó mất, biến thành khu Du lịch sinh thái - tâm linh Lạc Thủy. Dân quê có đói thì tới đó mà tâm linh sẽ no ngay như dân nghèo ở thành phố đi xem các quan bắn pháo bông. Để có khu đi chơi mà rất tâm linh nhưng phải trả tiền này các quan cạp hết tổng cộng 121 ha đất của dân. 

Bên cạnh đó là một đống du lịch tâm linh như Khu Bái Đính - Tràng An ở Ninh Bình, khu du lịch chùa Tam Chúc ở Hà Nam, khu tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp ở Hải Phòng, khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên... Trong những khu tâm linh này có nơi chơi luôn câu lạc bộ uống rượu với gái phục vụ, có casino đánh bài sau khi khấn nguyện lòng thành với mấy đấng linh thiêng ở trên nữa nghe bà con. 

Còn cái vườn Quốc gia Tam Đảo với rừng nguyên sinh vô giá thì mấy con heo buôn thần bán thánh này cũng hổng tha luôn. Nổi tiếng rầm rầm trên mạng là sư "xin tí khí" Thích Thanh Toàn với tập đoàn Mặt trời. Anh sư này là... trụ trì môi giới cho các đại dịch vụ móc nối giới đầu tư, VIP tới chùa vừa gõ mõ vừa tụng kinh vừa tính chuyện cùng với mấy đấng Mặt Trời hùn hạp cạp đất làm giàu với nhau.


Anh sư nổi tiếng với màn "vừa cúng xong mệt quá! Cho thầy xin tí khí" nhưng thành tích dzĩ đại của anh là tiếp tay với các con buôn Sun Group thôn tính Tam Đảo để chơi trò du lịch tâm linh, nghĩ dưỡng tâm thần. 

Bà con hỏi dzậy chớ đẻng ta để tụi nó lộng hành sao!? 

Hi hi, đẻng là ta, ta là đẻng. Tụi nó với nhau cả mà. Lục túi quần của thèng sư xin tí khí mà hổng có thẻ đẻng là Tư tui chít liền! Có gì sướng bằng vừa kiếm tiền, vừa kiếm được... khí, vừa phát triển tâm linh, vừa lừa thiên hạ nước ta tự do tôn giáo đầy... rừng. 

Rồi khi muốn làm người tử tế thì tụi nó cũng rủ rê nhau dzô chùa, chắp tay thành khẩn thiếu điều như bao nhiêu máu me dân lành dính trên tay tụi nó nhiều năm nay tự nhiên biến sạch! 

04.10.2019

Núi Chín Khúc (TP Nha Trang, Khánh Hòa) đang bị thay đổi hiện trạng để thi công một dự án bất động sản kết hợp khu du lịch tâm linh.

Xẻ núi Chín Khúc Nha Trang chuẩn bị xây dự án tâm linh hơn 500 ha Chủ đầu tư là Công ty Khánh Hòa đang san ủi, "cạo trọc" núi Chín Khúc (TP Nha Trang) để xây dựng một dự án tâm linh và các căn biệt thự nghỉ dưỡng để bán.

Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 1
Núi Chín Khúc nằm tại xã Vĩnh Thái (TP Nha Trang, Khánh Hòa) được coi là một trong những ngọn núi lớn nhất khu vực. Thời gian gần đây, ngọn núi bị xẻ đất làm đường, san nền khiến thay đổi hiện trạng so với ban đầu. Người dân Nha Trang ví ngọn núi này như đang bị "cạo trọc", "xẻ thịt".
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 2
Núi Chín Khúc có chiều cao khoảng 500 m so với mực nước biển, cách trung tâm TP Nha Trang khoảng 6 km. Từ đỉnh núi có tầm nhìn trọn vẹn đường bờ biển, trung tâm thành phố và vịnh Nha Trang. Từ chân núi cũng có thể dễ dàng kết nối với trung tâm thành phố qua đại lộ Võ Nguyên Giáp rộng 8 làn xe và đường Phong Châu. Với vị trí thuận lợi này, Công ty TNHH sản xuất và xây dựng Khánh Hòa (Công ty Khánh Hòa) đã xin UBND tỉnh Khánh Hòa cấp đất để xây dựng một dự án khu biệt thự sinh thái rộng khoảng 200 ha.
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 3
Sau đó, Công ty Khánh Hòa lại xin thêm gần 380 ha đất nữa để làm một dự án tâm linh trên đỉnh núi Chín Khúc, qua đó nâng tổng diện tích dự án lên 513 ha. Sau khi được chấp thuận về chủ trương, doanh nghiệp này tiến hành đào đắp, xẻ núi làm đường. Từ trung tâm Nha Trang có thể dễ dàng nhìn thấy núi Chín Khúc bị "cạo trọc" nham nhở trên đỉnh.
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 4
Trong một lần trả lời Zing.vn, Công ty Khánh Hòa cho biết chưa tiến hành thi công dự án trên núi Chín Khúc, mà chỉ mới làm ranh cản lửa và con đường để đơn vị tư vấn lên khảo sát lập quy hoạch chi tiết. Sau khi lập xong mới báo cáo UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt.
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 5
Tuy nhiên, việc xẻ núi, san ủi mặt bằng của Công ty Khánh Hòa khiến dư luận bức xúc vì làm thay đổi gần như toàn bộ hiện trạng khu vực núi Chín Khúc. 
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 6
Theo chủ đầu tư, doanh nghiệp này sẽ xây dựng dự án tâm linh Cửu Long Sơn Tự gồm quần thể chùa, gian hàng trưng bày vật phẩm liên quan đến phật giáo tại phần 380 ha đất xin thêm tại núi Chín Khúc.
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 7
Đây được coi là một trong những dự án tâm linh lớn nhất Việt Nam, chỉ kém hơn một chút so với quần thể chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình) rộng 700 ha.
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 8
Công ty Khánh Hòa cho biết sẽ cho dựng một bức tượng phật cao 153 m. Trong đó, phần tượng cao 108 m, đế cao 45 m trên đỉnh núi Chín Khúc. Hiện tại, phần đỉnh núi này đã được san bằng gần như toàn bộ. Gần như không còn cây cối mọc như trước kia. 
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 9
Công ty Khánh Hòa thừa nhận dự án Cửu Long Sơn Tự trên đỉnh núi Chín Khúc chưa có đánh giá tác động môi trường. 
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 10
Theo báo cáo gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, trên núi Chín Khúc hiện có 7 dự án và các đề xuất dự án, gồm: Khu đô thị trên đồi của Đất Lành; Cửu Long Sơn Tự và khu dịch vụ cáp treo, bãi đậu xe; Khu kinh tế trang trại Vĩnh Trung; Khu biệt thự và sinh thái Đất Lành; Khu đô thị City View; Khu tái định cư Đất Lành; Khu dân phía Tây khu tái định cư Đất Lành.
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 11
Tuy nhiên, Sở Kế hoạch và Đầu tư Khánh Hòa cho biết ngoài dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung, đơn vị này chưa có hồ sơ của dự án khác ở núi Chín Khúc.
Cong truong xe nui Chin Khuc o Nha Trang de lam dai du an tam linh hinh anh 12
Vị trí núi Chín Khúc. Ảnh: Google Maps.

Nguồn: 
https://news.zing.vn/cong-truong-xe-nui-chin-khuc-o-nha-trang-de-lam-dai-du-an-tam-linh-post962766.html