Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2019

NO WIN POLICY- SÁCH LƯỢC KHÔNG CHIẾN THẮNG CỦA HOA KỲ

NO WIN POLICY- SÁCH LƯỢC KHÔNG CHIẾN THẮNG CỦA HOA KỲ
Image result for WWW. KISSINGER, kẻ bị còng tay!
Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và ngoài trời

Trong hình ảnh có thể có: Mai Nguyá»…n Huỳnh, ngoài trời 

CÁC CƯỜNG QUỐC TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM

19/03/201910:39:00(Xem: 2275)


Trong chiến tranh 1954-1975, Liên Xô và Trung Cộng là hai nước viện trợ chính cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở Bắc Việt Nam (BVN), và Hoa Kỳ là nước viện trợ chính cho Quốc Gia Việt Nam (QGVN), đổi thành Viêt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm 1955 ở Nam Việt Nam (NVN).  Các cường quốc đến giúp Bắc và Nam Việt Nam đều có những tính toán riêng của mỗi nước. 

LIÊN XÔ VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Sau khi cướp chính quyền năm 1917, đảng Cộng Sản (CS) Nga do Vladimir Lenin lãnh đạo, thành lập Đệ tam Quốc tế Cộng sản (ĐTQTCS) (The Third International) tại Moscow năm 1919, gọi là Communist International hay COMINTERN. 

Trong đại hội kỳ 2 ĐTQTCS từ 24-7 đến 7-8-1920, Vladimir Lenin công bố bản “Sơ thảo lần thứ nhứt luận cương về vấn đề Dân tộc và Thuộc địa” (Draft Thesis on the National and Colonial Questions), thường được gọi là bản luận cương của Lenin, theo đó Lenin nêu cao quyền dân tộc tự quyết, kêu gọi các nước bị đô hộ (các thuộc địa) đứng lên chống lại các đế quốc thực dân, giải phóng dân tộc bằng cách dựa vào sự ủng hộ của đảng CS các nước, rồi gia nhập khối Liên Xô. 

Để thực hiện chủ trương nầy, ĐTQTCS tổ chức tại Liên Xô những cơ sở đào tạo cán bộ tuyên truyền, sách động và tổ chức quần chúng, rồi tung những cán bộ nầy về nước hoạt động.  Hai trường nổi tiếng là trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (Communist University of the Toilers of the East), thành lập năm 1921.  Năm 1926, Liên Xô lập thêm trường Quốc tế Lenin (International Lenin School).

Nước Nga, đổi thành Cộng Hòa Liên Bang Xô Viết tức Liên Xô ngày 30-12-1922, tuyên truyền chủ nghĩa CS và phát triển ĐTQTCS nhằm xuất cảng cách mạng, bành trướng thế lực ra nước ngoài, tiến đến thành lập một khối các quốc gia theo chủ nghĩa CS do Liên Xô lãnh đạo, cạnh tranh với các đế quốc Tây Âu.  Đảng CSLX khuyến khích các nước bị đô hộ, tức thuộc địa của các nước Tây phương, nổi lên chống các đế quốc, giải phóng dân tộc, giành độc lập, rồi gia nhập khối Liên Xô.  Nói cách khác, ĐTQTCS là công cụ bành trướng đế quốc CS của Liên Xô.

Người Việt Nam đầu tiên xuất thân từ Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông ở Moscow, được ĐTQTCS gởi qua Trung Hoa hoạt động gián điệp năm 1924 là Nguyễn Ái Quốc (NAQ, đã được nhiều người viết.)  Trên đường hoạt động, NAQ thay đổi tên họ nhiều lần.  Năm 1942, NAQ chiếm dụng tên Hồ Chí Minh (HCM) của Hồ Học Lãm năm 1942.  Dầu đã được ĐTQTCS đào tạo, nhưng khi HCM cùng đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) cướp chính quyền ở Hà Nội năm 1945, Liên Xô vẫn không giúp đỡ, vì hai lẽ: 1) Joseph Stalin, nhà độc tài Liên Xô, vốn đa nghi, không tin tưởng những nước CS không do Liên Xô thành lập.  Hơn nữa HCM lại đã từng cộng tác với cơ quan tình báo OSS (Office of Strategic Services) của Hoa Kỳ. 2) Việt Nam nằm quá xa Liên Xô và Liên Xô không có quyền lợi ở Đông Nam Á.

Năm 1950, khi HCM qua Liên Xô cầu viện, Stalin ủy nhiệm cho Trung Cộng (TC) giúp HCM chống Pháp và sau đó Liên Xô viện trợ võ khí hạng nặng cho VNDCCH qua đường TC, vì lúc đó CSVN chưa có lãnh thổ nhất định. 

Hiệp định Genève (1954) chia hai nước Việt:  VNDCCH ở BVN; QGVN đổi thành VNCH năm 1955 ở NVN.  Liên Xô chỉ chú trọng đến BVN khi xảy ra cuộc tranh chấp Nga-Hoa do viêc Nikita Khrushchev đưa ra chủ trương “sống chung hòa bình” (peaceful coexistence) giữa các nước không cùng chế độ chính trị năm 1956.  Liên Xô viện trợ cho BVN nhằm lôi kéo BVN về phía Liên Xô, nhiều  nhất là viện trợ võ khí hạng nặng.  Sau hiệp định Paris (27-1-1973), Hoa Kỳ không oanh tạc BVN nên Liên Xô dễ dàng viện trợ trực tiếp cho BVN, và tăng gấp 4 lần số viện trợ để BVN tấn công NVN.  

TRUNG CỘNG VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Năm 1949, đảng CS thành công ở Trung Hoa.  Ngày 1-10-1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH), thường được gọi là Trung Cộng (TC).  Đầu năm 1950, HCM, chủ tịch VNDCCH, vội vàng qua Bắc Kinh cầu viện.  Lúc đó, Mao Trạch Đông và Châu Ân Lai không có mặt ở Bắc Kinh và đang viếng thăm Liên Xô.  Tài liệu của một tác giả trong nước cho biết khi HCM đến Bắc Kinh, thì HCM làm kiểm thảo trước Lưu Thiếu Kỳ về tất cả những chủ trương của CSVN từ năm 1946. (Trần Đĩnh, Đèn cù, California: Người Việt Books, 2014, tr. 49.) 

Sau Bắc Kinh, HCM đến Moscow tối 6-2-1950.  Có thể trước đó Stalin và Mao Trạch Đông đã thỏa thuận chia vùng ảnh hưởng, nên khi tiếp HCM, Stalin nói: “Đảng Cộng Sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô hoàn toàn nên viện trợ cho cuộc đấu tranh chống Pháp của các đồng chí.  Song, chúng tôi đã trao đổi với các đồng chí Trung Quốc, công việc viện trợ chiến tranh chống Pháp của Việt Nam chủ yếu do Trung Quốc phụ trách thích hợp hơn...”   (Một nhóm tác giả, Hồi ký của những người trong cuộc, ghi chép thực về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp, bài của Trương Quảng Hoa, Bắc Kinh: Nxb Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Trần Hữu Nghĩa, Dương Danh Dy dịch, Dương Danh Dy hiệu đính.  Montreal: Tạp chí Truyền Thông số 32 và 33, Hạ-Thu 2009, tr. 45.)

Ngày 17-2-1950, Mao Trạch Đông cùng Châu Ân Lai rời Moscow, trở về Bắc Kinh bằng tàu hỏa.  Hồ Chí Minh tháp tùng theo đoàn tàu nầy.  Một hôm HCM tìm đến toa tàu của Mao Trạch Đông và dùng tiếng Tàu xin Mao Trạch Đông viện trợ.  Mao Trạch Đông đồng ý nhưng còn đợi ý kiến trung ương đảng CSTH. (Trương Quảng Hoa, bđd., sđd. tr. 47.)

Tại Bắc Kinh, một hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa VNDCCH và CHNDTH được ký kết, theo đó hai bên hợp tác để tiễu trừ thổ phỉ.  (Bernard Fall, Le Viet-Minh, Paris: Max Leclerc et Compagnie, 1960, tr. 119.)  Thổ phỉ ở đây ám chỉ biệt kích Pháp và tàn quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa, đã trốn tránh ở biên giới Việt Hoa sau khi Tưỏng Giới Thạch thất bại.  Từ đó, TC viện trợ tối đa cho CSVN, không phải chỉ vì tình nghĩa xã hội chủ nghĩa, mà còn vì TC nhờ CSVN bảo vệ an ninh biên giới phía nam của TC.

Hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17.  Trước khi ký hiệp định Genève, Châu Ân Lai triệu HCM hội họp tại Liễu Châu (Liuzhou), tỉnh Quảng Tây (Kwangsi) ở TC, từ 3 đến 5-7-1954, để bàn về việc ký kết hiệp định.  Bên cạnh đó, Châu Ân Lai đưa ra cho HCM hai kế hoạch: 1) Trước khi rút quân từ NVN ra BVN, CS chôn giấu võ khí, cài người ở lại NVN để chuẩn bị tái chiến. 2) Sử dụng chiêu bài “chống Mỹ cứu nước” tức chống Hoa Kỳ để kích động quân đội và lôi kéo quần chúng.

Chống Hoa Kỳ là chủ trương của TC từ sau thế chiến thứ hai vì TC đụng độ với Hoa Kỳ nhiều lần ở nhiều nơi.  Trong cuộc chiến Quốc-Cộng ở Trung Hoa, Hoa Kỳ viện trợ cho Trung Hoa Dân Quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đao.  Khi THDQ thất bại, di tản ra Đài Loan (Taiwan) năm 1949, Hoa Kỳ giúp THDQ duy trì ghế đại diện Trung Hoa ở Liên Hiệp Quốc, dầu Đài Loan rất nhỏ, ít dân so với TC.  Trung Cộng còn đụng độ trực tiếp với Hoa Kỳ trong chiến tranh Triều Tiên từ 1950 đến 1953.  Tại hội nghị Liễu Châu, chắc chắn Châu Ân Lai đã rỉ tai cho HCM biết về những biến cố nầy.

Từ năm 1956, mối bang giao Trung Cộng - Liên Xô rạn nứt vì TC chống lại chủ trương "sống chung hòa bình" do Khrushchev đưa ra.  Liên Xô bao vây TC ở phía bắc và phía tây.  Phía tây nam, Ấn Độ chận TC.  Phía đông là Thái Bình Dương với ba nước đồng minh của Hoa Kỳ là Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc.  Bị bao vây gần như ba mặt, TC rất lo ngại bị cô lập và nhất là lo ngại bị Hoa Kỳ chận luôn ở phía nam, nên TC tận lực giúp BVN.

Ngày 4-9-1958, Quốc vụ viện TC (chính phủ) ra tuyên cáo về ranh giới biển của TC là 12 hải lý kể từ bờ biển, áp dụng cho toàn thể lãnh thổ TC, bao gồm cả các hải đảo mà TC cho là của TC, trong đó TC kể luôn cả Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông.  Bản tuyên cáo nầy không gởi riêng cho nước nào và không cần trả lời, nhưng để lấy lòng TC nhằm mưu cầu viện trợ từ TC, Phạm Văn Đồng, thủ tướng BVN, với sự đồng ý của HCM và bộ Chính trị đảng Lao Động, ký quốc thư ngày 14-9-1958, tán thành tuyên cáo của TC ngày 4-9-1958, nghĩa là mặc nhiên thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc TC. 

Một năm sau, Phạm Văn Đồng qua Bắc Kinh tháng 10-1959 để cầu viện.  Đáp lại, tháng 11-1959, TC đưa một phái đoàn sang BVN trong hai tháng, nghiên cứu tất cả những nhu cầu của BVN.  Tháng 5-1960, các nhà lãnh đạo BVN và TC hội họp liên tiếp ở Hà Nội và Bắc Kinh để thảo luận chiến lược tấn công NVN. (Qiang Zhai, China & the Vietnam Wars, 1950-1975, The University of Carolina Press, 2000, tt. 82-83.)

Được TC hứa hẹn viện trợ, ngay trong năm 1960, tại Hà Nội, đại hội III đảng Lao Động từ 5-9 đến 10-9-1960, đưa ra hai mục tiêu lớn là xây dựng xã hội chủ nghĩa ở BVN và giải phóng NVN bằng võ lực, nghĩa là động binh tấn công NVN, tức BVN công khai vi phạm (xé bỏ) hiệp định Genève năm 1954.

Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Văn Tiến Dũng liên tục qua TC hội họp và thương lượng với các lãnh tụ TC.  Ngoài quân viện, từ  tháng 6-1965 đến tháng 3-1968, TC gởi sang BVN 320,000 quân, trú đóng ở các tỉnh và thành phố phía bắc Hà Nội, điều khiển các súng phòng không, sửa chữa đường sá, cầu cống, đường xe lửa, bảo vệ các tỉnh phía bắc, nhằm giúp BVN kéo hết lực lượng xuống tấn công NVN.  (Qiang Zhai, sđd., tr. 135.  Tuy nhiên, theo Henry Kissinger, On China, Toronto: Penguin Group (Canada), 2011, tr. 342, thì Trung Cộng chỉ gởi 100,000 quân.)

HOA KỲ VÀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Về phía Hoa Kỳ, sách vở tài liệu Hoa Kỳ đều cho rằng Hoa Kỳ giúp VNCH hay NVN nhằm chống lại sự xâm lăng của BVN, nhứt là sự bành trướng của TC.  Tuy nhiên, kết cuộc bi thảm của VNCH năm 1975 đặt ra một câu hỏi:  Liệu Hoa Kỳ có thật tâm giúp VNCH tự bảo vệ và chống cộng sản không?

Khi Bắc Triều Tiên xâm lăng Nam Triều Tiên (NTT) năm 1950 thì Hoa Kỳ hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Hiệp Quốc, đưa quân qua giúp NTT chống BTT.  Tại đây, Hoa Kỳ đụng độ với Trung Cộng, và cuối cùng hai bên NTT và BTT ký hiệp ước đình chiến Bàn Môn Điếm (Panmunjom) ngày 27-7-1953.  Để bảo vệ NTT, Hoa Kỳ ký với NTT ngày 1-10-1953 Hiệp định Phòng thủ Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Cộng Hòa Triều Tiên (Mutual Defense Treaty Between the United States and the Republic of Korea). 

Tháng 9-1954, TC đe dọa Trung Hoa Dân Quốc (THDQ tức Đài Loan), pháo kích hai quần đảo Kim Môn - Mã Tổ (Kinmen-Mazu).  Hai quần đảo nầy nằm cách hải cảng Hạ Môn (Xiamen), tỉnh Phúc Kiến (Fujian) của TC khoảng 15 Km, và nằm cách bờ biển Đài Loan khoảng 270 Km, nhưng thuộc chủ quyền của Đài Loan.  Hoa Kỳ liền ký với THDQ ngày 2-12-1954 Hiệp định Phòng thủ Hỗ tương Hoa-Mỹ  (Sino-American Mutual Defense Treaty) còn gọi là Hiệp định Phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc (Mutual Defense Treaty between the United States of America and the Republic of China).  Năm 1972, Hoa Kỳ ký thông cáo chung Thượng Hải với TC, công nhận CHNDTH hay TC là nhà nước hợp pháp duy nhất của Trung Hoa, nhưng Hoa Kỳ vẫn bảo vệ nền độc lập và tự trị của THDQ (Đài Loan) bằng “Đạo luật quan hệ Đài Loan” (Taiwan Relations Act, 10-4-1979).

Với Nhật Bản, sau các hiệp ước 1951 và 1954, Hoa Kỳ ký thêm ngày 19-1-1960 Hiệp định Hợp tác và An ninh Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản (Treaty of Mutual Cooperation and Security between the United States and Japan).

Trong khi đó, lúc đầu giữa Hoa Kỳ và VNCH không ký kết một hiệp ước quân sự vì điều 19 chương III hiệp định Genève (20-7-1954) ghi rằng: “Hai bên cam đoan rằng vùng thuộc về họ không gia nhập một liên minh quân sự nào và không bị sử dụng để gây lại chiến tranh hoặc phục vụ cho một chính sách xâm lược”.  Tuy nhiên sau khi đảng Lao Động công khai vi phạm (xé bỏ) hiệp định Genève tại đại hội III ở Hà Nội vào tháng 9-1960, thì tổng thống Ngô Đình Diệm hai lần đề nghị Hoa Kỳ ký với VNCH một hiệp ước phòng thủ hỗ tương giữa hai nước, nhưng phía Hoa Kỳ cũng từ chối.  Tổng thống Diệm đề nghị lần thứ nhứt ngày 29-9-1961 với đô đốc Harry D. Felt, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương. (Stanley Karnow, Vietnam, a History, New York: The Viking Press, 1983, tr. 251.)  Tổng thống Diệm đề nghị lần thứ hai với đại tướng Maxwell Taylor, tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, đến Sài Gòn từ 18 đến 24-10-1961. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: Mallard Press, 1989, tr. 22.) 

Thêm nữa, khi đem bộ binh vào Nam Việt Nam (NVN) năm 1965, thì đại sứ Hoa Kỳ tại VNCH Maxwell Taylor vận động với thủ tướng Phan Huy Quát và các tướng lãnh, và hai bên Việt Mỹ “thỏa thuận miệng” (không ký văn bản) để cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 8-3-1965.  Sau đó, khi muốn rút quân, thì Hoa Kỳ tự động rút quân, và chỉ thông báo cho tổng thống VNCH biết.

Như thế Hoa Kỳ không ký một hiệp ước nào với VNCH.  Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ không cương quyết giúp đỡ VNCH chống CS như Hoa Kỳ đã giúp đỡ NTT, Nhật, Đài Loan, dầu lúc đó VNCH được mệnh danh là “tiền đồn chống cộng”?  Phải chăng Hoa Kỳ chỉ muốn kết hợp với VNCH thành một liên minh không văn bản, khỏi bị ràng buột chặt chẽ với VNCH, để Hoa Kỳ rộng đường hành động và xoay xở khi đối đầu với TC trong lúc tình hình thế giới đang thay đổi.

Quả thật tình hình quốc tế đang biến chuyển mạnh vì Trung Cộng chống đối chủ trương “sống chung hòa bình” giữa các nước không cùng chế độ chính trị do bí thư thứ nhất đảng CSLX Nikita Khrushchev đưa ra năm 1956.  Càng ngày TC càng cứng rắn, nhứt là từ khi TC thử nghiệm thành công bom nguyên ngày 16-10-1964. (Google: “China Nuclear Forces”.)   Ngày 2-3-1969 bùng nổ chiến tranh biên giới Nga-Hoa tại sông Ussuri (Ô Tô Lý Giang), phía bắc TC. 

Khi TC lên hàng cường quốc nguyên tử, Hoa Kỳ bắt đầu quan ngại.  Richard Nixon, cựu phó tổng thống thời tổng thống Dwight D. Eisenhower, trên báo Foreign Affairs số tháng 10-1967, viết rằng không nên để cho TC sống biệt lập ngoài đại gia đình thế giới.  (Henry Kissinger, On China, Toronto: Penguin Group (Canada), 2011, tr. 202.)  Vì vậy Hoa Kỳ bắt đầu muốn nói chuyện với TC, vừa vì thế lực nguyên tử mới xuất hiện, vừa vì muốn gây chia rẽ trong khối CS sau vụ TC và Liên Xô đánh nhau. 

Về phía TC, khi cuộc tranh chấp Nga-Hoa đưa đến chiến tranh, thì TC phát sinh nhu cầu làm bạn với một cường quốc nguyên tử để tạo thế cân bằng với Liên Xô.  Lúc đó cường quốc mà TC nhắm đến không nước nào khác hơn là Hoa Kỳ, vì Hoa Kỳ có võ khí nguyên tử và Hoa Kỳ cũng chống Liên Xô.  Về địa chính trị, Hoa Kỳ ở xa TC, trong khi Liên Xô nằm sát biên giới TC.  Do đó, TC cũng có nhu cầu muốn nói chuyện với Hoa Kỳ.  Sau một thời gian dọ dẫm, hai bên bắt đầu xích lại gần nhau.

Tại Hoa Kỳ, sau khi thắng cử và lên làm tổng thống ngày 20-1-1969, Richard Nixon đưa ra kế hoạch “Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization), chuyển gánh nặng quân sự qua cho quân lực VNCH, rút quân đội Hoa Kỳ về nước.  Tháng 2-1972, Richard Nixon thăm TC, mở đầu một thời kỳ mới trong bang giao Hoa Kỳ-TC.  Bắt tay được với TC, quân cờ VNCH không còn cần thiết, nên Hoa Kỳ bỏ rơi VNCH.

Chính sách của Hoa Kỳ trong thời gian tham chiến ở NVN là chiến tranh giới hạn, không tấn công BVN để tránh sự can thiệp của TC như ở Nam Triều Tiên.  Trước khi đưa bộ binh vào NVN, ngày 30-4-1964 ngoại trưởng Hoa Kỳ là Dean Rusk nhờ J. Blair Seaborn, trưởng đoàn Canada trong Ủy ban Kiểm soát Quốc tế (International Control Commission), báo cho Hà Nội biết chủ trương nầy của Hoa Kỳ và đề nghị Hà Nội ngưng ủng hộ CS miền Nam để đổi lấy viện trợ.  Seaborn trình bày lại với Phạm Văn Đồng ngày 18-6-1964 nhưng BVN không chấp thuận.  (John S. Bowman, sđd. tr. 37.) 
Ngoải chính sách chiến tranh giới hạn, Hoa Kỳ còn áp đặt trong quân đội Hoa Kỳ những quy tắc tham chiến (rules of engagement) mà một tác giả Hoa Kỳ đã nhận xét rằng: “Những quy tắc nầy bảo đảm rằng quân đội chúng ta [Hoa Kỳ] không thể thắng mà cộng sản không thể thua.” (Steve Farrell, Why We Lost in Vietnam - The Untold Story, University of Toronto, School of Continuimg Studies, The Moral Liberal.)  Thượng nghị sĩ Barry Goldwater, đảng Cộng Hòa bang Arizona, gọi đây là “no win policy” (chính sách không thắng). (The Bryan Times, Thursday April 17, 1975, tr. 6. http://news.google.com/newspapers.)

Đánh trận mà không thắng không thua để làm gì thì chưa biết, nhưng chắc chắn chiến tranh sẽ kéo dài và Hoa Kỳ có thời gian tiêu thụ cho hết số võ khí tồn kho của Hoa Kỳ từ thời thế chiến thứ hai còn lại.  Các cựu quân nhân VNCH đều cho biết cho đến năm 1968, quân đội VNCH vẫn sử dụng các loại súng cũ như Carbine M1 hay Garand M1, máy bay AD5, AD6 … thời thế chiến thứ hai.  

Trên chiến trường Việt Nam, Hoa Kỳ còn thử nghiệm một số võ khí mới, mà dễ thấy nhứt là súng AR15 (tức M16) xuất hiện khoảng năm 1965, và quân nhân Việt Nam sử dụng từ năm 1968; thiết giáp xa Patton 48; phản lực cơ F4-Phantom; oanh tạc cơ B52 lần đầu tiên trên thế giới xuất chiến ở Bình Dương ngày 17-6-1965 trong chiến dịch Arc Light; bột khai quang màu da cam; loại bom bi khi phát nổ phóng ra những chùm bi nhỏ sát thương. (Về việc B52 xuất chiến lần đầu ở Bình Dương, theo John S. Bowman, sđd. tr. 72. Tài liệu về các loại võ khí mới của Hoa Kỳ sử dụng ở Việt Nam, theo các website: HISTORY: Weapons of the Vietnam War:  https://www.history.com/topics/vietnam-war/weapons-of-the-vietnam-war và Vietnam Equipment: https://www.pritzkermilitary.org/explore/vietnam-war/vietnam-equipment/.  )

Cũng trên chiến trường Việt Nam, Hoa Kỳ lại có cơ hội theo dõi, nghiên cứu những loại võ khí mới của Liên Xô viện trợ cho quân đội CS sử dụng ở Việt Nam.  Ngoài các loại súng của CS như AK-47, Hoa Kỳ còn nghiên cứu các loại xe thiết giáp của Liên Xô và các loại hỏa tiển phòng không của Liên Xô. 

Điểm quan trọng là khi đến Việt Nam, Hoa Kỳ chỉ hành động theo chủ trương chính sách của Hoa Kỳ, quan điểm của Hoa Kỳ, cho lợi ích của Hoa Kỳ.  Hoa Kỳ ít quan tân đến đề nghị, nguyện vọng và quyền lợi của phía VNCH.  Ví dụ cố vấn Hoa Kỳ huấn luyện quân sự theo lý thuyết chiến tranh của Hoa Kỳ, dựa trên hỏa lực tối tân và dồi dào mà không dựa trên điều kiện Việt Nam, hoặc Hoa Kỳ không tìm ra đối sách chống lại du kích, mà Hoa Kỳ bác bỏ các đề nghị bắc tiến của các tướng lãnh VNCH để chận đứng du kích CS ở NVN; và Hoa Kỳ cản trở kế hoạch của VNCH sản xuất đạn dược để VNCH tự cung ứng nhu cầu chiến tranh… 

Người Hoa Kỳ tính toán tinh vi đến nỗi vào nắm 1972, BVN tràn quân qua vĩ tuyến 17, tấn công VNCH.  Viện dẫn lý do nầy, Quân đoàn I đưa ra đề nghị đánh thẳng qua sông Bến Hải, nhằm đe dọa hậu cứ địch, nhưng cố vấn Mỹ không đồng ý.  Lo ngại Quân đoàn I có thể tự ý tiến quân ra BVN, các cố vấn Mỹ giới hạn việc cấp bổng tiếp vận cho Lữ đoàn 1 Kỵ binh 20 gallons xăng mỗi ngày cho một xe, đạn pháo binh chỉ được bắn 5 quả mỗi ngày cho một khẩu và ngưng tiếp tế lương khô cho Lữ đoàn.  (Hà Mai Việt, Thép và Máu, Thiết giáp trong chiến tranh, Texas: 2005, tr. 103.) 

Khi quyết định rút lui khỏi NVN, Hoa Kỳ vận động ký hiệp định Paris ngày 27-1-1973 gọi là 4 bên, nhưng thật sự chỉ giữa Hoa Kỳ và BVN trong khi NVN bị ép phải ký.  Trong hiệp định nầy, chương II về “Chấm dưt chiến sự - Rút quân”, điều 2, quy định rằng Hoa Kỳ sẽ rút hết quân về nước, nhưng qua điều 3 khoản b, thì bộ đội BVN vẫn đóng lại ở NVN.  Phía BVN hớn hở xem đây là một thắng lợi của CS vì Hoa Kỳ dứt khoát bỏ rơi NVN, và CS tin rằng sẽ dễ dàng tiếp tục tấn công NVN. 

Sau đó  điều 21 (chương VIII) viết như sau:  “Theo chính sách truyền thống của mình, Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và toàn Đông Dương.”  Hai bên thương lượng và thỏa thuận Hoa Kỳ sẽ giúp BVN 3,25 tỷ Mỹ kim để tái thiết.  Richard Nixon gởi thư cho Phạm Văn Đồng ngày 1-2-1973 xác nhận điều nầy.  Trong thư, phần phụ lục ghi thêm rằng việc giúp đỡ “sẽ được thực hiện bởi mỗi bên theo các điều khoản hiến pháp của mỗi nước.”  (Lê Quỳnh, “Lá thư mật Nixon và quan hệ Việt-Mỹ”, BBC Việt ngữ 11-5-2008.)  

Khi BVN cưỡng chiếm được Sài Gòn, vi phạm hiệp định Paris, thì không có lý do gì Hoa Kỳ phải tôn trọng những cam kết giúp đỡ nhân đạo cho BVN.  Thế là sau khi rút về nước tất cả tù binh Hoa Kỳ bị CS bắt giam, Hoa Kỳ xù luôn một cách hợp lý chuyện 3,25 tỷ Mỹ kim, khỏi cần bồi thường gì cả. 

Về phía VNCH, dầu bị Hoa Kỳ bỏ rơi, quân đội VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu, nên ngoại trưởng Hoa Kỳ là Henry Kissinger đã trù ẻo: “Tại sao họ không chết lẹ đi cho rồi?  Điều tệ nhất có thể xảy ra là họ cứ sống dai dẳng hoài.” (Lời của Henry Kissinger nói với Ron Nessen. Ron Nessen thuật lại trong sách It Sure Looks Different from the Inside, Chicago: Playboy Press, 1978, tr. 98.  Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter trích dẫn, Hồ sơ mật dinh Độc Lập, Los Angeles: C & K Promotions, Inc., 1987, tr. 512.)  Đến giúp nhau mà sao trù ẻo nhau như thế?

Tuy nhiên điều tệ hại nhất cho VNCH là vào tháng 2-1975, các loại đạn dược tồn kho chỉ đủ dùng trong khoảng 30 ngày. (Cao Văn Viên, Những ngày cuối của Việt Nam Cộng Hòa, Virginia: Vietnam Bibliography, 2003, tr. 92.)  Hết đạn thì làm sao mà chiến đấu, nên cuối cùng quân đội VNCH phải hạ khí giới.  Xin chú ý là cho đến năm 1973, khi quân đội VNCH còn được trang bị đầy đủ, thì bộ đội CS không thắng được trận nào, kể cả vụ CS bất ngờ đánh lén nhân Tết Mậu Thân (1968).

Chẳng những trù ẻo, truyền thông Hoa Kỳ, giới phản chiến Hoa Kỳ lớn tiếng cố tình đổ lỗi, gán ghép sự thất bại của VNCH năm 1975 hoàn toàn do lỗi VNCH, do hành chánh VNCH “tham nhũng”, do quân đội VNCH “bất tài”, nhằm khỏa lấp chính sách “bất phân thắng bại" (no win policy) và chủ trương “chiến tranh giới hạn” (limited war), rồi bỏ rơi VNCH để bắt tay với TC. 

Khi cần thì tung hô VNCH là “tiền đồn chống cộng”, tổng thống Ngô Đình Diệm là “Winston Churchill of Asia” (lời của phó tổng thống Lyndon Johnson tại Sài Gòn ngày 12-5-1961).  Khi không cần thì thảm sát ngày 2-11-1963, rồi sau đó thì “Việt Nam hóa chiến tranh” để mưu cầu một nền “hòa bình trong danh dự” riêng cho Hoa Kỳ, bỏ xó “tiền đồn chống cộng” “sống chết mặc bay”, cúp viện trợ, cúp võ khí, rồi còn trù độc “chết lẹ đi cho rồi.” 

Trong khi đó, vào cuối tháng 4-1975, Graham Martin, đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH, đến mời tổng thống Trần Văn Hương di tản qua Hoa Kỳ, thì tổng thống Hương từ chối và nhã nhặn đáp rằng: “Đã đến đỗi như vậy, Hoa Kỳ cũng có phần trách nhiệm trong đó.”  (Trần Đông Phong, Việt Nam Cộng Hòa 10 ngày cuối cùng, California: Nxb. Nam Việt, 2006, tr. 353.) 

KẾT LUẬN

Tóm lại, trong cuộc chiến 1954-1975, Liên Xô (LX) và Trung Cộng (TC) viện trợ cho BVN tấn công NVN.  Còn Hoa Kỳ viện trợ cho NVN chống lại BVN. 

Từ năm 1920, Nga rồi Liên Xô sử dụng ĐTQTCS làm công cụ để xuất khẩu cách mạng nhằm thành lập một đế quốc kiểu mới gồm các nước CS thuộc quyền Liên Xô.  Đệ tam QTCS đã đào tạo HCM thành một gián điệp phục vụ cho mưu đồ nầy của Liên Xô.  Liên Xô ở xa Việt Nam, ít có quyền lợi ở Đông Á, giúp BVN vì: 1) HCM được LX đào tạo để làm gián điệp cho LX, du nhập chủ nghĩa CS vào Việt Nam, thi hành chủ trương bành trướng của ĐTQTCS.  2) Tranh chấp với TC nên LX viện trợ cho BVN, lôi kéo BVN về phía LX.  3) Giúp BVN chống Hoa Kỳ, kẻ thù của LX từ sau 1945. 

Bành trướng là bản chất cố hữu của những nhà lãnh đạo Trung Hoa.  Thời hiện đại cộng thêm tính hiếu chiến và bạo động của chủ nghĩa CS.  chiến và bạo động của chủ nghĩa CS.  Trung Cộng đã góp phần rất lớn giúp CSVN thành công trong cả hai cuộc chiến 1946-1954 và 1954-1975.  Trung Cộng giúp BVN vì: 1) Bảo vệ an ninh biên giới phía nam TC.  2) Bành trướng và tìm đường tiến xuống ĐNA.  3) Ngăn chận ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ trở thành cường quốc nguyên tử từ năm 1945, đứng đầu khối tư bản sau thế chiến thứ hai, đến giúp NVN vì: 1) Muốn xây dựng NVN thành tiền đồn chống cộng, bảo vệ Hoa Kỳ từ xa.  2)  Chống Liên Xô và sự bành trướng của chủ nghĩa CS.  3) Bao vây TC, ngăn chận TC xuống ĐNA.  Tuy nhiên, do tính thực dụng, cấp tiến, sẵn sàng thay đổi để tiến bộ và phát triển, nên sau khi liên lạc và thỏa hiệp với TC, thì Hoa Kỳ bỏ rơi NVN và rút ra quân về nước.

Trong khi đó, BVN nhờ viện trợ Liên Xô và TC, xâm lăng NVN nhằm bành trướng quyền lực và phủ sóng CS lên toàn cõi Việt Nam.  Nam Việt Nam yếu thế, không lẽ ngồi chờ chết, đành phải nhờ Hoa Kỳ giúp đỡ để tự vệ.  Hai bên có hai cách viện trợ khác nhau: Đảng CS Liên Xô và TC độc tài đảng trị, bí mật viện trợ không cần thông qua quốc hội, và viện trợ cho BVN từ đầu đến cuối cuộc chiến (1975).  Hoa Kỳ là nước dân chủ, viện trợ cho NVN phải công khai thông qua quốc hội; và đến năm 1972 thì quốc hội Hoa Kỳ ra lệnh giảm thiểu và chấm dứt viện trợ.  

Hai bên Bắc và Nam Việt Nam đánh nhau bằng võ khí của ngoại bang.  Dân chúng cả hai bên đều chết vì võ khí của ngoại bang.  Hàng trăm ngàn thanh niên cả hai bên đã nằm xuống, nhưng ý nghĩa khác nhau:

-   Thanh niên Trung Cộng chết vì âm mưu của tập đoàn CS Bắc Kinh, số lượng không đáng kể. 

-   Trên 58,000 thanh niên Hoa Kỳ tử trận ở Việt Nam là ân nhân của NVN vì bảo vệ nền tự do của NVN, đồng thời vừa vì sứ mệnh ngăn chận CS từ xa của Hoa Kỳ. 

-  Hàng trăm ngàn thanh niên Bắc Việt Nam thiêu thân trong cuộc xâm lăng NVN vì tham vọng bành trướng chủ nghĩa CS và giấc mộng quyền lực của giới lãnh đạo BVN.  Nữ văn sĩ Dương Thu Hương, vào đến Sài Gòn năm 1975, đã ngồi khóc bên vệ đường vì bà nghĩ rằng tuổi thanh xuân của bà “bị hy sinh một cách uổng phí” (nguyên văn lời của Dương Thu Hương). 

-   Hàng trăm ngàn thanh niên Nam Việt Nam hy sinh vì lý tưởng tự do dân chủ, bảo vệ nền độc lập và sự sống còn của miền NVN, và bảo vệ nền văn hóa dân tộc cổ truyền còn được bảo lưu ở NVN.   

Cuối cùng người Việt Nam ở cả hai bên lãnh đủ bom đạn ngoại bang.  Nước Việt Nam bị tàn phá trầm trọng.  Cả hai bên, Nam và Bắc Việt Nam, đều bị các thế lực ngoại bang dùng viện trợ chi phối theo quyền lợi của ngoại bang.  Đây là kinh nghiệm xương máu đau thương nhớ đời cho người Việt Nam ở cả hai bên, không thể tin tưởng bất cứ ngoại bang nào, dù cộng sản hay tư bản.

TRẦN GIA PHỤNG
(Houston, 17-3-2019)

‘Nữ hoàng phản chiến’ Hanoi Jane thú nhận ‘vô tâm’ nhưng ‘chê’ phim Chiến Tranh Việt Nam (VOA) ‘Nữ hoàng phản chiến’ Hanoi Jane thú nhận ‘vô tâm’ nhưng ‘chê’ phim Chiến Tranh Việt Nam (

https://youtu.be/fehljJ4UBP8


Phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bạn có tin nhắn mới từ một người dùng (các thay đổi gần đây).
Buớc tưới chuyển hướngBước tới tìm kiếm
Phong trào phản chiến trong Chiến tranh Việt Nam là các phong trào phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Phong trào diễn ra tại Việt Nam, Mỹ, Liên Xô và nhiều nước trên thế giới, bắt đầu vào năm 1964.[1] Nhiều cuộc biểu tình tại Mỹ đã bị đàn áp bằng bạo lực.
Tại Mỹ, khi chiến tranh Việt Nam tiếp tục leo thang, sự mất trật tự công cộng đã tăng lên và nhiều nhóm khác nhau được hình thành hoặc tham gia vào phong trào này. Các cuộc biểu tình đã thừa hưởng thanh thế từ phong trào Dân quyền, vốn tổ chức để phản đối luật phân biệt chủng tộc. Phong trào Dân quyền đã xây dựng một nền tảng lý thuyết, cơ sở để phát triển phong trào chống chiến tranh.[2]
Các cuộc biểu tình được hâm nóng bởi sự mọc lên của nhiều tờ báo độc lập (còn được gọi là "báo chui") và các lễ hội, chương trình văn nghệ như Woodstock và Grateful Dead, đã thu hút những người trẻ trong việc tìm kiếm sự đoàn kết của những người cùng thế hệ.[3]

Người Mỹ đang biểu tình phản chiến

Sinh viên[sửa | sửa mã nguồn]

Đại sứ Hoa Kỳ kéo một người phản kháng chiến tranh ở Washington, DC, 1967 Trong những năm 1960, có rất nhiều bất ổn về công việc trong các trường đại học khi sinh viên ngày càng tham gia Phong trào Quyền Công dân, Chủ nghĩa Feminist Thứ hai và Phong trào chống chiến tranh. Doug McAdam giải thích thành công của việc vận động quần chúng các tình nguyện viên cho Tự do Mùa Hè về "Tính sẵn có của Tiểu sử", nơi các cá nhân phải có một mức độ tự do về kinh tế, xã hội và tâm lý để có thể tham gia vào các phong trào xã hội quy mô lớn.[4] Giải thích này cũng có thể được áp dụng cho Phong trào Chiến tranh vì nó xảy ra cùng thời gian và cùng các yếu tố tiểu sử được áp dụng cho những người biểu tình chống chiến tranh ở đại học. David Meyers (2007) cũng giải thích làm thế nào khái niệm về hiệu quả cá nhân ảnh hưởng đến việc vận động quần chúng. Ví dụ, theo luận án của Meyers, xem xét rằng sự giàu có của Hoa Kỳ tăng mạnh sau Chiến tranh thế giới II. Vào thời điểm này, Mỹ là một siêu cường và có được sự giàu có tuyệt vời sau ba mươi năm trầm cảm, chiến tranh và hy sinh. Benjamin T. Harrison (2000) lập luận rằng sự giàu có sau chiến tranh thế kỷ thứ hai đã tạo ra giai đoạn cho thế hệ phản kháng trong những năm 1960.[5] Luận điểm trung tâm của ông là Chiến tranh Thế giới và Đại khủng hoảng đã tạo ra một thế hệ "'từ chối tuân thủ các giá trị chính thống của Hoa Kỳ dẫn tới sự xuất hiện của người Hippies và sự đối kháng. Phong trào chống chiến tranh đã trở thành một phần của phong trào phản kháng lớn hơn so với các giá trị và thái độ Mỹ truyền thống. Meyers (2007) đã bác bỏ tuyên bố này trong lập luận của mình rằng "đặc quyền tương đối thích thú với giáo dục và khẳng định rằng họ có thể tin tưởng rằng họ có thể tạo ra sự khác biệt."[6] [9]Do các yếu tố hiện tại về sự giàu có, sự sẵn có tiểu sử (được định nghĩa trong các lĩnh vực xã hội học của chủ nghĩa hoạt động như việc thiếu các hạn chế về các mối quan hệ xã hội có thể làm gia tăng hậu quả của việc tham gia vào một phong trào xã hội) quận, hoạt động chính trị gia tăng đáng kể trong các trường đại học.
Số tuyển sinh đại học đạt 9 triệu vào cuối những năm 1960. Các trường cao đẳng và đại học ở Hoa Kỳ có nhiều sinh viên hơn bao giờ hết, và các trường này thường cố gắng hạn chế hành vi của học sinh để duy trì trật tự trong các trường. Để chống lại điều này, nhiều sinh viên đại học trở nên tích cực trong các nguyên nhân thúc đẩy tự do ngôn luận, đầu vào của sinh viên trong chương trình giảng dạy, và chấm dứt những hạn chế xã hội cổ xưa. Sinh viên tham gia phong trào chống chiến tranh bởi vì họ không muốn chiến đấu trong một cuộc nội chiến nước ngoài mà họ tin rằng không quan tâm đến họ hoặc vì họ đã phản đối về mặt đạo đức đối với tất cả chiến tranh. Những người khác không thích chiến tranh vì nó chuyển hướng kinh phí và sự chú ý ra khỏi các vấn đề trong sự phát triển Trí tuệ của Hoa Kỳ và đạt được một quan điểm tự do trong trường đại học khiến nhiều học sinh trở nên tích cực trong phong trào chống chiến tranh. Một nét hấp dẫn khác của phong trào phản đối là sự kiện đó là một sự kiện xã hội phổ biến. Như một sinh viên cho biết,[ai nói?] những cuộc biểu tình chống chiến tranh là những nơi "được đặt, lên cao, và lắng nghe một số tảng đá lớn".[cần dẫn nguồn]
Hầu hết các tổ chức chống lại sinh viên đều có cơ sở hoặc tại trường vì họ dễ dàng tổ chức và tham gia hơn các nhóm quốc gia. Các cuộc biểu tình chống chiến tranh phổ biến cho các sinh viên đại học đã cố gắng cắt đứt mối quan hệ giữa máy chiến tranh và các trường đại học thông qua việc đốt cháy các lá thư dự thảo, phản đối các trường đại học nâng cấp các bản thảo và phản đối các hội chợ việc làm về quân đội và công nghệ Dow Chemical trong khuôn viên [7][8]. Từ năm 1969 đến năm 1970, những người phản đối học sinh đã tấn công 197 tòa nhà của ROTC tại các trường đại học. Các cuộc biểu tình đã tăng lên sau vụ bắn súng của tiểu bang Kent, củng cố ngày càng nhiều sinh viên. Mặc dù các phương tiện truyền thông thường miêu tả phong trào chống lại học sinh hiếu chiến và phổ biến rộng rãi, chỉ có 10% trong số 2500 trường cao đẳng Hoa Kỳ đã có những cuộc biểu tình bạo lực trong suốt những năm chiến tranh ở Việt Nam. Vào đầu những năm 1970, hầu hết các phong trào phản kháng của sinh viên đã chết vì cuộc tổng tấn công của Tổng thống Nixon, cuộc suy thoái kinh tế và sự vỡ mộng với sự bất lực của phong trào chống chiến tranh.[9]

Nghệ sĩ[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều nghệ sĩ trong những năm 1960 và 1970 phản đối chiến tranh và sử dụng sự sáng tạo và sự nghiệp của họ để phản đối rõ ràng cuộc chiến. Các nhà văn và nhà thơ chống lại sự tham gia của chiến tranh bao gồm Allen Ginsberg, Denise Levertov, Robert Duncan và Robert Bly. Các tác phẩm của họ thường kết hợp hình ảnh dựa trên các sự kiện bi thảm của chiến tranh cũng như sự chênh lệch giữa cuộc sống ở Việt Nam và cuộc sống ở Hoa Kỳ. Các nghệ sỹ thị giác Ronald Haeberle, Peter Saul và Nancy Spero, trong số những thứ khác, sử dụng thiết bị chiến tranh, như súng và máy bay trực thăng, trong các tác phẩm của họ trong khi kết hợp các nhân vật chính trị và chiến tranh quan trọng, miêu tả chính xác quốc gia chịu trách nhiệm về bạo lực. Các nhà làm phim như Lenny Lipton, Jerry Abrams, Peter Gessner, và David Ringo đã tạo ra các bộ phim tài liệu có các cảnh quay thực tế từ cuộc chiến tranh chống chiến tranh nhằm nâng cao nhận thức về chiến tranh và phong trào đối lập đa dạng. Các nhà viết kịch như Frank O'Hara, Sam Shepard, Robert Lowell, Megan Terry, Grant Duay và Kenneth Bernard sử dụng sân khấu như một phương tiện để miêu tả suy nghĩ của họ về Chiến tranh Việt Nam, thường xuyên châm biếm vai trò của Mỹ trên thế giới và đặt cạnh nhau những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh với những cảnh bình thường của cuộc sống. Bất kể những nghệ sĩ trung bình, chống chiến tranh đều trải rộng từ những kẻ hòa bình đến những gốc tự do bạo lực và khiến cho người Mỹ suy nghĩ nhiều hơn về cuộc chiến. Nghệ thuật như phe đối lập chiến tranh khá phổ biến trong những năm đầu của chiến tranh, nhưng nhanh chóng biến mất vì hoạt động chính trị trở thành cách phổ biến và dễ thấy nhất của cuộc chiến.[10]

Phụ nữ[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ nữ là một bộ phận lớn của phong trào chống chiến tranh, mặc dù họ đôi khi bị xuống hạng thứ hai trong các tổ chức hoặc phải đối mặt với chủ nghĩa tình dục trong các nhóm đối lập.[11] Một số lãnh đạo của các nhóm chống chiến tranh xem phụ nữ như các đối tượng quan hệ tình dục hoặc thư ký, các nhà tư tưởng không thực tế những người có thể đóng góp tích cực và hữu hình với các mục tiêu của nhóm, hoặc tin rằng phụ nữ có thể không thật sự hiểu và tham gia phong trào phản chiến vì họ không bị ảnh hưởng bởi bản thảo.[12] Phụ nữ tham gia vào các nhóm đối lập không thích chủ nghĩa lãng mạn của bạo lực của cả chiến tranh và phong trào chống chiến tranh phổ biến giữa những người biểu tình chống chiến tranh nam.[13] Bất chấp sự bất bình đẳng, việc tham gia vào các nhóm chống chiến tranh đã cho phép phụ nữ có được kinh nghiệm trong việc tổ chức các cuộc biểu tình và đưa ra những lời hùng biện chiến lược hiệu quả. Những kỹ năng mới này kết hợp với sự không thích của họ về chủ nghĩa tính dục trong phong trào phản đối khiến nhiều phụ nữ phải tách ra khỏi phong trào chống chiến tranh chủ đạo và tạo ra hoặc gia nhập các nhóm chống lại phụ nữ, như là một Mẹ cho Hòa bình, Liên đoàn Quốc tế vì hòa bình và Tự do của phụ nữ (WILPF) và Phụ nữ Hòa bình (WSP), còn được gọi là Women For Peace. Nữ quân nhân phục vụ tại Việt Nam tham gia phong trào chống chiến tranh, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và bộ máy quan liêu quân sự được thành lập bằng cách viết bài cho các tờ báo chống chiến tranh và chống ma túy.[14]
Các bà mẹ và các thế hệ lớn tuổi của phụ nữ tham gia phong trào phản kháng, như những người ủng hộ hoà bình và người dân phản đối những ảnh hưởng của chiến tranh và dự thảo về thế hệ thanh niên. Những phụ nữ này nhìn thấy dự thảo là một trong những phần không thích nhất của máy chiến tranh và đã tìm cách làm suy yếu bản thân chiến tranh thông qua việc phá hoại dự thảo. Một Mẹ khác cho Hòa bình và WSP thường tổ chức các trung tâm tư vấn dự thảo miễn phí để đưa cho thanh niên những phương pháp hợp pháp và bất hợp pháp để phản đối dự thảo.[12]Các thành viên của Phụ nữ vì Hòa bình đã xuất hiện tại Nhà Trắng mỗi Chủ nhật trong 8 năm từ 11 đến 1 cho một buổi cầu nguyện hòa bình.[15] Những nhóm chống lại phụ nữ như vậy thường dựa vào chủ nghĩa nữ tính, hình ảnh phụ nữ là người chăm sóc ôn hòa của thế giới, thể hiện và hoàn thành mục đích của họ. Chính phủ thường thấy phụ nữ trung niên tham gia vào các tổ chức như các thành viên nguy hiểm nhất của phong trào phản đối vì họ là những công dân bình thường huy động một cách nhanh chóng và hiệu quả.[16]
Nhiều phụ nữ ở Mỹ đồng tình với thường dân Việt Nam bị ảnh hưởng bởi chiến tranh và tham gia phong trào phản kháng. Họ đã phản đối việc sử dụng napalm, một loại vũ khí thạch cao dễ cháy được tạo ra bởi Công ty Hóa chất Dow và được sử dụng làm vũ khí trong chiến tranh, bằng cách tẩy chay Saran Wrap, một sản phẩm khác của công ty.[17]
Đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc đôi khi được tìm thấy trong phong trào chống chiến tranh, và phong trào dân quyền, một số phụ nữ đã tạo ra các tổ chức riêng để thiết lập sự bình đẳng thật sự của giới tính. Trong phong trào chống chiến tranh, phụ nữ trẻ muốn thay đổi triệt để hơn và giảm sự chấp nhận vai trò giới tính xã hội so với các nhà hoạt động nữ cao tuổi[18] Nhà hoạt động nữ quyền trong phong trào phản chiến là tiền đề dẫn tới sự hình thành của Phong trào giải phóng phụ nữ thành lập bình đẳng thật sự cho phụ nữ Mỹ trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống.[19]

Dư luận[sửa | sửa mã nguồn]

Số người ủng hộ cuộc chiến đã giảm dần khi cuộc chiến diễn ra trong suốt những năm 1960 và đầu thập niên 1970.
William L. Lunch và Peter W. Sperlich đã sưu tầm ý kiến công chúng để xem thử mức độ ủng hộ cuộc chiến từ năm 1965–1971. Những người tham gia cuộc trưng cầu ý kiến được hỏi: "In view of developments since we entered the fighting in Vietnam, do you think the U.S. made a mistake sending troops to fight in Vietnam?" ("Theo như sự leo thang từ khi chúng ta tham chiến ở Việt Nam, bạn có nghĩ nước Mỹ đã phạm sai lầm khi gửi quân đến Việt Nam?")[20]. Họ đã ghi lại kết quả sau:
Tập tin:Bức trướng của Tổng Công đoàn ngành in Nhật Bản ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược (1-5-1965).jpg
Bức trướng của Tổng Công đoàn ngành in Nhật Bản ủng hộ Việt Nam chống đế quốc Mỹ xâm lược (1-5-1965)
Tập tin:Nhân dân thủ đô Bucaret (Roumania) mít-tinh đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam (30-6-1966).jpg
Nhân dân thủ đô Bucaret (Roumania) mít-tinh đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam (30-6-1966)
ThángTỉ lệ người ủng hộ cuộc chiến
Tháng 8, năm 196552%
Tháng 3, năm 196659%
Tháng 5, năm 196649%
Tháng 9, năm 196648%
Tháng 11, năm 196651%
Thàng 2, năm 196752%
Tháng 5, năm 196750%
Tháng 7, năm 196748%
Tháng 10, năm 196744%
Tháng 12, năm 196748%
Tháng 2, năm 196842%
Tháng 3, năm 196841%
Tháng 4, năm 196840%
Tháng 8, năm 196835%
Tháng 11, năm 196837%
Tháng 2, năm 196939%
Tháng 10, năm 196932%
Tháng 1, năm 197033%
Tháng 4, năm 197034%
Tháng 5, năm 197036%
Tháng 1, năm 197131%
Tháng 5, năm 197128%
Sau tháng 5 năm 1971, Gallup dừng việc hỏi câu hỏi này.


Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60

Làn sóng biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam rầm rộ trong lòng nước Mỹ và nhiều nước khác đã truyền đi thông điệp phản chiến mạnh mẽ những năm 60 và đầu 70, là một trong các nhân tố quan trọng dẫn đến kết thúc cuộc chiến cách đây tròn 40 năm.















Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Một nhóm sinh viên nữ tại Đại học California, Berkeley, Mỹ, biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam. Phần lớn phong trào chống chiến tranh bắt đầu từ các trường đại học với các tổ chức như Sinh viên vì một Xã hội Dân chủ (SDS). Ảnh: history.com
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Mark Rudd, từ Đại học Columbia, tổ chức cuộc biểu tình sinh viên năm 1968, dẫn đến việc chiếm đóng 5 tòa nhà chính quyền và khiến trường phải tạm ngừng hoạt động. Ảnh: history.com
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Ngày 15/11/1969, hơn 500.000 người đổ xuống đường ở Washington, D.C., tham gia một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Mỹ. "Một đội quân bất bình lớn nhưng ôn hòa ​​di chuyển qua thành phố", tờ New York Times vào thời điểm đó đưa tin về sự kiện này. Ảnh: history.com
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Ngày 30/4/1970, Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố cần điều thêm 150.000 lính đến Việt Nam, dẫn đến các cuộc biểu tình quy mô lớn tại các trường đại học trên khắp nước Mỹ. Ảnh: history.com
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Tại Đại học Kent State ở Ohio, Cảnh vệ Quốc gia đối đầu những người biểu tình sau khi một tòa nhà bị đốt cháy. Lực lượng cảnh vệ nổ súng vào sinh viên, khiến 4 người thiệt mạng và làm 8 người bị thương. Ảnh: history.com
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Những nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn trong một cuộc biểu tình phản đối Mỹ ở Stockholm, Thụy Điển năm 1965. Ảnh: Holger Ellgaard
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Biểu tình tại Vancouver, Canada năm 1968. Ảnh: John Hill
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Đoàn người xuống đường trong thời tiết giá rét để biểu tình tại Lund, Thụy Điển. Ảnh: Wiki
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Ba người đàn ông đeo biển "Mỹ, hãy ra khỏi Việt Nam" đứng trước Lãnh sự quán Mỹ tại The Hauge, Hà Lan năm 1967. Ảnh: Nationalarchivebot
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Hàng nghìn sinh viên Đại học Washington, Mỹ chiếm đóng một đường cao tốc ngày 5/5/1970. Ảnh: Tomhayden
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Cảnh sát xử lý một cuộc biểu tình tại Đại học George Washington năm 1971. Ảnh: history.com
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Cựu binh tại Washington D.C. phản đối cuộc chiến ở Đông Dương bằng cách vứt huy chương và đồng phục của họ qua hàng rào trước tòa nhà quốc hội Mỹ Capitol. Ảnh: history.com
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Năm 1965, khoảng 50 giảng viên đại học tại Michigan, Mỹ tổ chức một diễn đàn để phản đối chiến tranh Việt Nam. 3.000 người tham dự sự kiện này với các hoạt động gồm tranh luận, thuyết giảng và biểu diễn âm nhạc, tất cả nhằm mục đích giáo dục cộng đồng về hòa bình.
"Điều thấy được từ sự kiện này là chúng ta có thể làm nên khác biệt chỉ trong một đêm", Giáo sư triết học Frithjof Bergmannm, nhà tổ chức chính của hoạt động nói. Trong ảnh, giáo sư Frithjof Bergmann (phải) và nhà hoạt động Alan Haber hồi tháng ba tham dự lễ kỷ niệm 50 năm tổ chức sự kiện này. Ảnh: Michigandaily

Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Ngày 17/3/1968, khoảng 80.000 người biểu tình tại quảng trường Trafalgar, Anh phản đối chiến tranh tại Việt Nam và việc chính phủ Anh hỗ trợ Mỹ. Ảnh: lib.berkeley.edu
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Tariq Ali (phải), lãnh đạo Phong trào Việt Nam Đoàn kết tại Anh, và nữ diễn viên Vanessa Redgrave thông báo với người biểu tình rằng họ sẽ đưa thư phản đối đến Đại sứ quán Mỹ. Ảnh: home.bt.com 
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Hai người sau đó dẫn đầu khoảng 8.000 người biểu tình đến trước cửa Đại sứ quán Mỹ, nơi được hàng trăm cảnh sát bao quanh bảo vệ. Nhóm của Redgrave được phép chuyển thư, nhưng đám đông bị chặn lại. Cảnh sát dùng đất đá, pháo và bom khói để giải tán đám đông. Khoảng 300 người bị bắt giữ, hơn 50 người biểu tình và 25 cảnh sát phải nhập viện. Ảnh: The Guardian
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Lá cờ Mỹ với biểu tượng phản chiến được giơ cao trong cuộc biểu tình ở Washington D.C. Ảnh: history.com
Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thập niên 60
Jan Rose Kasmir, vào thời điểm đó là học sinh cấp ba, tham gia cuộc diễu hành đến Lầu Năm Góc để phản đối chiến tranh Việt Nam tháng 10/1967. Hình ảnh cô cầm hoa đứng trước hàng cảnh vệ được nhiếp ảnh gia người Pháp Marc Riboud ghi lại đã trở thành biểu tượng của phong trào phản chiến.
"Cô ấy chỉ nói chuyện, cố gắng thu hút sự chú ý của những người lính, có thể là đang cố gắng trò chuyện cùng họ", Riboud nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2004. "Tôi có cảm giác là những người lính còn sợ cố ấy hơn cô ấy sợ những lưỡi lê".
Phương Vũ

  Các Tổng Thống Hoa Kỳ Và Chiến Tranh Việt Nam
















Giao Chỉ

Sơ Lược Tổng Quát.

Bắt đầu từ 1954 với tổng thống thứ 34 là ông Eisenhower, Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò trong lịch sử Hiệp Chủng Quốc. Vào cuối thập niên 1950, trong chuyến đi Mỹ, chúng tôi thấy hình ảnh ông Eisenhower đón chào tổng thống Ngô Đình Diệm và ca ngợi vị nguyên thủ Việt Nam là vĩ nhân của Đông Nam Á.

Chẳng bao lâu sau đó, vị tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ là ông Kennedy đã gián tiếp trách nhiệm về cuộc đảo chánh và việc hạ sát anh em ông Diệm năm 1963 tại Sài Gòn. Ông Kennedy tuy giải tỏa được một chế độ cản đường nhưng cũng rất ân hận về cái chết của ông Diệm. Cả hai ông Ngô Đình Diệm và Kennedy đều là Thiên Chúa Giáo. Nhưng niềm ân hận cũng không lâu, chỉ sau một thời gian ngắn đến lượt ông Kennedy bị ám sát chết tại Dallas, Texas. Cái chết của cả hai vị tổng thống vẫn còn nhiều bí ẩn cho đến ngày nay.

Ông Johnson lên thay trong vai trò tổng thống thứ 36 với gánh nặng chiến tranh Việt Nam. Ông là người quyết tâm chiến thắng nhưng vẫn không thành công và để gánh nặng cho ông Nixon với chiêu bài Việt Nam Hóa Chiến Tranh, rút quân về bằng mọi giá. Năm 1974, Nixon, vị tổng thống thứ 37 vì Watergate phải từ chức. Ông Gerald Ford thứ 38 lên thay, thể theo lòng dân và quốc hội, quay lưng lại với cuộc chiến tranh Việt Nam. Từ nay đối với Hoa Kỳ, Việt Nam chỉ còn là vấn đề nhân đạo.

Với 5 vị tổng thống can dự vào chiến tranh Việt Nam, bắt đầu từ Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford, người Mỹ gọi đây là The War of the Presidents. Ý nói là cuộc chiến riêng tư của các vị tổng thống, không can dự gì vào nước Mỹ và dân Mỹ. Làn sóng chống chiến tranh của dân Mỹ dâng cao với các cuộc xuống đường của hàng triệu người. Bây giờ sống tại đây chúng ta mới có thể hiểu được là lòng dân của Mỹ quốc thực sự ảnh hưởng đến chính quyền ra sao. Không cần đúng hay sai, không cần giữ lời cam kết. Đối với dân chúng Hoa Kỳ, lòng kiên nhẫn và sự chịu đựng, hy sinh có giới hạn. Đánh không xong thì rút, sống chết mặc bay. Từ các quan niệm đó, định mệnh đưa chúng ta đến Hoa Kỳ. Sau đây là phần chi tiết.


Lính Mỹ Tại Việt Nam

1) Eisenhower (Cộng Hòa): Chính Sách Ngăn Chặn (1953-1961)


Sau cuộc vây hãm kéo dài 56 ngày, đầu năm 1954, Pháp đã phải chịu thất bại tại Điện Biên Phủ. Kết quả là Hiệp định Geneve 1954 chia Việt Nam làm hai phần ở vĩ tuyến 17. Hoa Kỳ bác bỏ hiệp định Geneve và giúp đỡ một chính quyền quốc gia ở Nam Việt Nam vào tháng 6 năm 1954. Ngô Đình Diệm, một người theo Thiên Chúa Giáo chống Cộng từng sống ở Mỹ, đã trở về Việt Nam với vai trò thủ tướng và năm sau lên làm tổng thống của một nước miền Nam Việt Nam độc lập.

Khi những binh lính Pháp cuối cùng ra đi vào tháng 3 năm 1956, Mỹ đã thay thế, và Nam Việt Nam trở thành tiền tuyến trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản tại Đông Nam Á. Chính quyền Eisenhower đã phải gửi 200 triệu đô-la viện trợ một năm và 675 cố vấn quân sự đầu tiên. Tổng thống Dwight D. Eisenhower vốn là anh hùng nước Mỹ sau Đệ Nhị Thế Chiến, trải qua 2 nhiệm kỳ từ 1953 đến 1961. Ông đón tiếp long trọng tổng thống Việt Nam thăm Hoa Kỳ năm 1957 và ca tụng ông Diệm là vĩ nhân châu Á.

2) Kennedy (Dân Chủ): Vấn Đề Nan Giải (1961-1963)


Khi John F. Kennedy  trở thành tổng thống, ông kế thừa di sản Việt Nam từ Eisenhower. Nhưng điều thực sự lôi cuốn ông là cơ hội để thử nghiệm học thuyết chống chiến tranh du kích cùng với chiến lược quân sự đáp trả linh hoạt.

Đến năm 1961, cộng sản Bắc Việt đã thành lập tại miền Nam một phong trào nổi dậy được biết đến với cái tên "Mặt Trận Giải Phóng Dân Tộc (National Liberation Front - NLF)," với tổ chức quân đội gọi là "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam -  People's Liberation Armed Forces of South Vietnam (PLAF)". Trong một buổi phỏng vấn của đài CBS, Kennedy đã nhận định rằng tùy thuộc vào người Nam Việt Nam mà “cuộc chiến của họ” sẽ thắng hay bại. Trong khi đó tình hình miền Nam ngày càng xấu. Nông thôn mất an ninh, cường độ chiến tranh gia tăng. Tại thành thị dân chúng và Phật Giáo chống chính phủ. Vào thời điểm đó, đã có khoảng 16,000 “cố vấn” Mỹ tại Việt Nam. Mất kiên nhẫn với ông Diệm, Kennedy cho Sài Gòn biết rằng Mỹ sẽ ủng hộ một cuộc đảo chính quân sự. Vào 1/11/1963, chính quyền Diệm bị lật đổ và tổng thống Diệm bị giết chết, một kết cục mà Kennedy đã không đoán trước được. Nhưng ông phải chịu trách nhiệm về cái chết của nhà lãnh đạo mà tổng thống Eisenhower gọi là vĩ nhân châu Á. Ba tuần sau, chính ông Kennedy cũng bị ám sát chết.

3) Johnson (Dân Chủ): Lòng Quyết Tâm Bị Sa Lầy (1963-1969)


Giống như Kennedy kế thừa Việt Nam từ Eisenhower, Lyndon B. Johnson cũng thừa hưởng Việt Nam từ Kennedy. Tuy nhiên di sản mà Johnson nhận được phiền toái hơn, bởi đến lúc này một cuộc can thiệp qui mô lớn của Mỹ mới có thể ngăn chặn sự sụp đổ của Nam Việt Nam. Johnson thề trong buổi nhậm chức “Tôi sẽ không để mất Việt Nam”. Sau đó chiến tranh Việt Nam thực sự nằm trong quyết tâm của ông. Trong mùa hè 1964, Johnson nhận được những báo cáo về những tàu ngư lôi của Bắc Việt Nam đã tấn công tàu khu trục Maddox. Trong cuộc tấn công đầu tiên, vào ngày 2 tháng 8, tổn thất chỉ giới hạn ở một lỗ đạn; cuộc tấn công thứ hai, vào ngày 4 tháng 8, sau đó được chứng minh là nhầm lẫn của radar. Điều đó không quan trọng. Trong tình trạng khẩn cấp của quốc gia, dù có thực hay tưởng tượng, lời kêu gọi vũ trang của tổng thống khó có thể cưỡng lại. Trong cả Quốc hội, chỉ có hai thượng nghị sĩ bỏ phiếu chống. Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ (Gulf of Tonkin Resolution) đã ủy thác cho Johnson quyền được mở các chiến dịch ở Việt Nam. Với cuộc bầu cử năm 1964 đã gần sau lưng, Johnson bắt đầu một chương trình để người Mỹ trực tiếp đảm nhiệm cuộc chiến ở Việt Nam. Chến tranh leo thang, bắt đầu từ đầu năm 1965, bao gồm 2 hình thái: Gia tăng bộ binh Mỹ và đẩy mạnh việc đánh bom miền Bắc. Ngày 8/3/1965, những người lính Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên đã đặt chân lên bờ biển Đà Nẵng, mục đích là để bảo vệ căn cứ không quân ở đây. Nhưng họ sớm phải chạm trán với kẻ thù. Năm 1966, hơn 380,000 lính Mỹ đã đóng quân ở Việt Nam; năm 1967, là 485,000 quân; và 1968 là 536,000.  Mỹ tiến hành chiến dịch có tên Rolling Thunder, từ ngày 2 tháng Ba năm 1965 đến ngày 2 tháng 11 năm 1968, leo thang đánh bom Bắc Việt Nam. Mục tiêu đặc biệt là Đường Mòn Hồ Chí Minh, một mạng lưới tinh vi bao gồm đường mòn, cầu, và nơi trú ẩn trải dài từ Bắc Việt Nam qua Campuchia và Lào đến Nam Việt Nam. Trong chiến dịch này, Hoa Kỳ đã thả 864,000 tấn bom xuống các mục tiêu của Việt cộng, so với 653,000 tấn dùng trong chiến tranh Triều Tiên và 503,000 tấn ở Thái Bình Dương trong Thế Chiến Thứ Hai.

Johnson có lý do để tự tin về người dân Mỹ. Sự đồng thuận rộng rãi vững vàng được hình thành từ những năm trước đó là điều kiện thuận lợi để Washington tiến hành cuộc chiến. Cả Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đều chấp thuận cho Johnson leo thang chiến tranh ở Việt Nam, và điều tương tự đối với những cuộc khảo sát ý kiến công chúng trong năm 1965 và 1966. Nhưng sau đó quan điểm bắt đầu thay đổi.

Mỗi buổi tối người Mỹ lại thấy trên truyền hình cảnh tàn sát của cuộc chiến và những người Mỹ thương vong. Những phóng viên bắt đầu viết về một “sự khủng hoảng lòng tin."

Nhưng tình hình kinh tế đặt ra cho Johnson nhiều vấn đề hơn. Chiến tranh Việt Nam hao tốn 27 tỉ đô-la vào năm 1967 (khoảng 150 tỉ dô-la hiện nay), đẩy thâm hụt ngân sách từ 9.8 tỉ đô-la lên 23 tỉ đô-la. Chi tiêu quân sự đã đưa tỉ lệ lạm phát lên cao. Chỉ trong mùa hè năm 1967, Johnson đã yêu cầu đánh thêm 10% thuế thu nhập. Cho đến lúc đó, vòng xoáy lạm phát sẽ gây họa cho nền kinh tế Mỹ trong suốt thập niên 1970 đang đến rất gần.

Trong hoàn cảnh đó phong trào phản chiến bắt đầu hình thành. Hạt nhân của nó, cùng với những nhóm ủng hộ hòa bình lâu năm, là một thế hệ mới với những nhà hoạt động hòa bình như SANE, nhóm đã biểu tình chống việc thử vũ khí hạt nhân ở thập niên 1950. Phong trào phản chiến nhanh chóng có khả năng tạo ra những cuộc biểu tình lớn ở Washington, đem đến 20-30 ngàn người một lúc. Mặc dù bao gồm nhiều thành phần đa dạng, tất cả những người theo phong trào đều chia sẻ một mối hoài nghi về chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Tổng thống Johnson năm 1965 đã hy vọng vào một chiến thắng chớp nhoáng ở Việt Nam, trước khi cái giá chính trị của việc leo thang đến hạn. Nhưng đã không có chiến thắng nhanh chóng. Các lực lượng của Bắc Việt Nam và Việt Cộng đồng loạt tấn công, chính quyền Nam Việt Nam mất đất, và thương vong của Mỹ tăng lên. Vào đầu năm 1968, tỉ lệ tử vong đã lên đến mức vài trăm người một tuần. Johnson và các tướng lĩnh của ông vẫn khăng khăng cho rằng có “ánh sáng ở cuối đường hầm”. Thực tế trên chiến trường đã cho thấy điều ngược lại.

Vào 30/1/1968, Việt Cộng mở một cuộc tấn công lớn ở Nam Việt Nam. Thời điểm trùng với Tết, kỳ nghỉ đón năm mới của người Việt, cuộc tấn công đánh vào 36 thủ phủ của các tỉnh và 5 trong số 6 thành phố lớn, bao gồm Sài Gòn, nơi Việt Cộng đã gần như lọt vào Sứ Quán Mỹ, vốn được cho là không thể đánh chiếm được. Về mặt quân sự, cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân là một thất bại, với con số thương vong nặng nề của Việt Cộng. Nhưng về mặt tinh thần, hậu quả rất là lớn. Các đài truyền hình đã đem đến tận nhà người Mỹ những hình ảnh gây sốc.

Đến cuối một bài phát biểu truyền hình vào ngày 31/3, Johnson đã làm cả nước sửng sốt khi tuyên bố ông sẽ không tái ứng cử. Ông cũng kêu gọi tạm ngưng một phần chiến dịch đánh bom và hứa sẽ dùng những tháng tại nhiệm còn lại để tìm kiếm hòa bình. Vào 10/5/1968, Hoa Kỳ và Bắc Việt Nam bắt đầu vòng đàm phán hòa bình sơ bộ tại Paris.

4) Nixon (Cộng Hòa): Chiến Lược Hòa Hoãn (1969-1974)


Khái niệm thế giới hai phe, vốn đã trở nên lỗi thời từ thời của Lyndon Johnson, lại càng bị chối bỏ khi Richard M. Nixon sử dụng sách lược hòa hoãn. Nhưng khi đối diện với cuộc chiến ở Việt Nam, Nixon thừa hưởng di sản mà Johnson để lại. Từ bỏ Việt Nam, theo Nixon, sẽ hủy hoại “uy tín” của nước Mỹ và khiến cho cường quốc này có vẻ giống như một “người khổng lồ chân bằng đất sét” . Và cũng giống như Johnson, Nixon có những toan tính riêng cho bản thân mình. Ông không cho phép mình trở thành vị tổng thống đầu tiên thua một cuộc chiến. Nixon muốn hòa bình, nhưng phải là “hòa bình trong danh dự”.

[chú thích của ĐSLV: chân bằng đất sét (feet of clay), là thành ngữ Hoa Kỳ thường được dùng để chỉ điểm yếu của nhân vật có địa vị cao như cấp chỉ huy, lãnh đạo hoặc nổi tiếng]

Để làm dịu chỉ trích trong nước, ông bắt đầu giao lại mặt trận chiến đấu cho những người lính Việt Nam Cộng Hòa. Với chính sách mới có tên “Việt Nam hóa chiến tranh”, số lượng lính Mỹ giảm xuống từ 543,000 năm 1968 xuống còn 334,000 năm 1971 và chỉ còn 24,000 vào đầu năm 1973. Tỉ lệ thương vong cũng như uy tín chính trị của họ cũng giảm theo tương ứng. Nhưng cuộc giết chóc ở Việt Nam vẫn tiếp tục. Như lời đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ellsworth Bunker, đã nói một cách mỉa mai, đó chỉ là vấn đề thay đổi “màu da của những xác chết”.

Vào tháng tư năm 1972, khi cuộc chiến trở nên khốc liệt, Nixon đã ra lệnh cho B-52 không kích vào miền Bắc Việt Nam. Một tháng sau đó, ông đồng ý cho gài mìn vào những bến cảng Bắc Việt, điều mà Johnson đã không bao giờ dám làm. Nixon có thể rảnh tay như thế là bởi, theo tinh thần hòa hoãn, Trung Cộng không còn đe dọa can thiệp nữa. Phía Nga,  Brezhnev cũng làm ngơ khi chào đón Nixon vào tháng 5 năm 1972, thời điểm cao trào của những cuộc không kích B-52. Việt Cộng có thể cảm thấy bị cô lập, nhưng viện trợ từ Trung Cộng và Liên Xô vẫn tiếp tục đổ vào, và du kích cộng sản vẫn tiếp tục chiến đấu.

Ở trong nước, cuộc chiến của Nixon đã trở thành gánh nặng. Chẳng những không suy giảm mà phong trào phản chiến ngày càng rầm rộ. Tháng 11 năm 1969,  nửa triệu người đã biểu tình ở Washington. Ngày 30/4/1970, trong một phần của chiến dịch ném bom bí mật những tuyến đường vận chuyển khí giới của Việt cộng ở nước Campuchia trung lập, binh lính Mỹ đã tiến hành xâm nhập để tiêu diệt những cơ sở địch ở đó. Khi tin tức về việc đổ bộ vào Campuchia được loan ra, những trường đại học Mỹ như nổ tung vì căm giận, và lần đầu tiên, có sinh viên bị chết. Ngày 4/5/1970, tại trường đại học Kent State ở Ohio, lực lượng cảnh vệ quốc gia đã nổ súng vào đoàn người biểu tình, giết chết bốn sinh viên và làm bị thương mười một người. Tại trường đại học Jackson State ở Mississippi, lực lượng cảnh vệ đã tấn công vào một ký túc xá, giết chết hai sinh viên da đen. Hơn 450 trường đại học đã đóng cửa để phản đối. Trên khắp đất nước, khóa học mùa xuân đã bị hủy bỏ.

Bất chấp tất cả, Nixon vẫn bền chí, phê phán kịch liệt những sinh viên biểu tình và tổ chức một cuộc biểu tình phản đối lại họ. Mũ bảo vệ lao động (hard hat) đã trở thành một biểu tượng yêu nước sau khi những công nhân xây dựng ở New York đã đánh bại những người biểu tình trong một cuộc biểu tình hòa bình vào tháng 5/1970. Dần dần, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” khiến phong trào phản chiến đi xuống. Khi nhân lực trong quân đội cần được cắt giảm, chế độ quân dịch cũng được cắt bớt, làm xẹp đi lòng nhiệt tình của nhiều sinh viên phản chiến. Cuối cùng, Nixon đã đẩy lui được những chỉ trích. Nhưng cái mà ông không đẩy lui được là công sản Bắc Việt Nam.

Khi mà cuộc bầu cử năm 1972 đang cận kề, Nixon đã gửi Henry Kissinger đến mở cuộc đối thoại hòa bình ở Paris. Ở đây Kissinger đã có một nhượng bộ quan trọng khi chấp nhận sự xuất hiện của binh lính Bắc Việt ở lại miền Nam. Với lời tuyên bố của Kissinger: “Hòa bình trong tầm tay”, Nixon đã có thêm số phiếu mà ông muốn, nhưng thỏa thuận đã bị phá bỏ bởi ông Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống Nam Việt Nam. Bởi vậy Nixon, trong cuộc đổ máu cuối cùng, đã ra lệnh hai tuần “Ném Bom Giáng Sinh - The Christmas Bombings”, từ ngày 18 đến 29 tháng 12 năm 1972, sự kiện tàn khốc nhất trong cả cuộc chiến.

Kết quả là ngày 27/1/1973, hai bên thỏa thuận hòa bình Paris, tái khẳng định thỏa thuận ngừng bắn tháng mười năm trước. Nixon hi vọng rằng với sự hỗ trợ ồ ạt của Mỹ, chính quyền của ông Thiệu có thể tồn tại. Nhưng Quốc Hội đã từ chối cho phép ném bom Campuchia sau 15/8/1973, và từ từ cắt viện trợ cho Nam Việt Nam. Tiếp theo ông Nixon bị truất phế vì Watergate 1974. Vào tháng ba năm 1975, các lực lượng Bắc Việt Nam đã tiếp tục phát động các cuộc tấn công và Sài Gòn thất thủ.

Có đúng là kết thúc như vậy là một điều đáng buồn hay không?

  • Đúng, dĩ nhiên, đối với những người bạn Việt Nam của Hoa Kỳ, những người đã mất đi việc làm và tài sản, phải mất nhiều năm trong những trại cải tạo, hoặc phải rời khỏi quê hương. 
  • Đúng, đối với nước láng giềng Campuchia, nơi bọn Khơme đỏ điên cuồng lên nắm quyền, tàn sát 1.7 triệu người và đưa đất nước gần như quay trở về thời kỳ đồ đá. 
  • Đối với nước Mỹ, đúng, bởi sự lãng phí sinh mạng  (58,000 người chết và 300,000 người bị thương), 150 tỉ đô-la, những vết thương bên trong lâu lành, và sự tự tin bị đánh mất đối với những nhà lãnh đạo nước Hoa Kỳ.

Nhận định riêng.

Điều thực sự quan trọng là, truớc khi bỏ rơi Nam Việt Nam, các vị tổng thống Hoa Kỳ đă thực sự muốn hoàn thành sứ mạng bảo vệ Việt Nam. Johnson quyết tâm chiến thắng. Nixon muốn có hòa bình trong danh dự. Nhưng họ không vượt qua được hoàn cảnh. Chính vì những lý do đó, nguời Mỹ đă mở vòng tay đón tỵ nạn Việt Nam trong hơn 40 năm qua. Đồng thời tìm cách trở lại Việt Nam để trực tiếp gặp người dân của nước cựu thù. Nước Mỹ tìm cách chinh phục lòng người, vận động đồng minh bằng vòng tay mở rộng thay vì B-52 hay bom đạn chiến tranh.

oOo

Sau đây là giai đoạn hậu chiến với các chương trình di dân và hình thành cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.

 Tổng Thống Thứ 38 (Cộng Hòa) - Gerald R. Ford (1974-1977)

Trong phiên họp cuối cùng quốc hội Hoa Kỳ bàn về viện trợ cho miền Nam. Tổng thống Ford thông báo tài khóa 1973 đã dành cho VNCH 2 tỷ 8 trăm triệu. Tài khóa 1974 chỉ xin 700 triệu nhưng không được chấp thuận. Kịp đến đầu năm 1975 xin 300 triệu cũng bị từ chối. Quốc Hội quyết định không cho 1 xu nhưng tuyên bố sẽ dành cho ngân khoản tối đa để đón người ty nạn.  Ông Ford lên thay Nixon làm tổng thống thứ 38 chỉ còn công việc cuối dành cho VNCH là đến San Fransisco đón những đứa bé mồ côi Việt Nam chụp hình cho báo chí phổ biến. Với 3 năm sau cùng, vị tổng thống Cộng Hòa đã hoàn tất việc định cư cho 150 ngàn người di tản Việt đầu tiên đến Mỹ.

Tổng Thống Thứ 39 (Dân Chủ) - Jimmy Carter (1977-1981)   

Trong một nhiệm kỳ ngắn ngủi 4 năm, tổng thống của thuyền nhân Việt Nam đã trở thành vị ân nhân số một. Ông đã cử phái đoàn đến Hà Nội ngỏ ý muốn giúp kẻ thù cũ xây dựng đất nước. Việt Cộng đã ngạo mạn bỏ qua một cơ hội bằng vàng. Sau đó đã kéo lùi đất nước lại hơn 30 năm từ khi chiến thắng 1975, mãi đến 1985 mới tỉnh ngộ. Mặt khác tại Hoa Kỳ, tổng thống Carter đã mở đầu chính sách ODP từ 1979 và cho lệnh vớt thuyền nhân trên biển Đông. Năm 1980 kiểm kê dân số lần đầu tiên dưới thời kỳ Carter người Việt đạt được trên 260 ngàn. Cũng trong thời của chíng phủ Carter bộ luật về Ty Nạn được ban hành năm 1980 với danh hiệu Refugee Act.

Tổng Thống Thứ 40 (Cộng Hòa) -  Ronald Reagan (1981-1989)

Không thể quên được hình ảnh tổng thống Reagan ký tài liệu mở đường cho chương trình nhận tù chính trị và gia đình định cư tại Mỹ và tiếp theo là chương trình con lai. Kiểm kê dân số 1990 với thời kỳ Reagan kết quả gia tăng và người Việt đạt được 600 ngàn. Trong số này có nhiều thuyền nhân từ các trại ty nạn Đông Nam Á.

Tổng Thống Thứ 41 (Cộng Hòa) - George H.W. Bush - "Bush Cha" (1989-1993)

Chương trình ODP, con lai và thuyền nhân tỵ nạn tiếp tục được nhận vào Hoa Kỳ. Có thể nói trong 4 năm ngắn ngủi của ông Bush Cha là giai đoạn thuyền nhân đến Mỹ nhiều nhất.

Tổng Thống Thứ 42 (Dân Chủ) -  Bill Clinton (1993-2001)

Thời kỳ 8 năm của ông Clinton con số ODP rất cao và số thuyền nhân xuống thấp vì các trại ty nạn đóng cửa năm 1995. Tuy nhiên tổng số dân ty nạn Việt Nam ghi lại trong kỳ kiểm kê 2000 đã lên gần gấp đôi là 1 triệu và 100 ngàn. Đặc biệt tổng thống Clinton đến thăm Việt Nam lần đầu tiên năm 2000 đã đem luồng gió tự do, dân chủ đến trực tiếp với dân Việt cả hai miền Nam Bắc. Một hiện tượng lịch sử có rất nhiều ý nghĩa.



Tổng Thống Thứ 43 (Cộng Hòa) - George W. Bush - "Bush Con" (2001-2009)

Thuyền nhân không còn trực tiếp đến Mỹ nhưng các diện đoàn tụ, con lai và HO vẫn tiếp tục. Tổng thống Bush con cũng đến Việt Nam và đem lại rất nhiều ý nghĩa đặc biệt . Đồng thời kỳ kiểm kê dân số năm 2010 người Việt tại Mỹ gia tăng lên con số 1 triệu và 500 ngàn.

Tổng Thống Thứ 44 (Dân Chủ) - Barack Obama  (2009-2017)

Trải qua 8 năm cầm quyền, hồ sơ đoàn tụ ODP và nhiều hình thức khác vẫn tiếp diễn. Thêm vào đó người Việt qua Mỹ theo diện kết hôn gia tăng đáng kể . Tính đến cuối năm 2016 dân số gốc Việt tại Hoa Kỳ vào khoảng 1 triệu 800 ngàn người. Đạt được rất nhiều thành quả đáng kể. Thế hệ thứ hai và thứ ba Việt Nam trở thành dân cử, các tướng lãnh, các chuyên gia và các công dân Hoa Kỳ gốc Việt gương mẫu. Đặc biệt chuyến thăm viếng Việt Nam của tổng thống Obama được coi là một thành quả ngoại giao vô cùng khích lệ không phải đối với chính quyền mà là trực tiếp đối với dân chúng Việt nam, đặc biệt là giới trẻ.

Tổng Thống Thứ 45 (Cộng Hòa) - Donald Trump (2017- )

Trải qua 5 đời tổng thống Hoa Kỳ thời hậu chiến dù là Cộng Hòa hay Dân Chủ di dân Việt Nam luôn luôn được chào đón và trở thành con số nhập cư vào Mỹ cao nhất cuối thế kỷ 20.

Năm 2017 Hoa Kỳ có vị tổng thống mới. Một hiện tượng đặc biệt. Một đường lối khác biệt. Chưa thể có dữ kiện cụ thể để ghi nhận. Nhưng chắc chắn là sẽ khó khăn hơn về con đường di dân và đoàn tụ.
Chúng ta có thể quản ngại cho tương lai. Nhưng cũng ghi nhận sự vui mừng đã đạt được con số người Việt đáng kể tại Hoa Kỳ để làm thành một cộng đồng vững mạnh. Nếu Hoa Kỳ không tham dự vào Việt Nam từ 1954, dân Việt miền Nam không có được 2 thập niên tự do dân chủ. Nếu tổng thống, chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ không chủ trương bao dung với di dân, chúng ta không có mặt tại Mỹ. Hơn nửa thế kỷ vừa qua, 9 vị tổng thống Mỹ, từ Eisenhower đến Obama đều là ân nhân của người Việt và di dân gốc Việt. Trong chiến tranh, với 58 ngàn chiến binh Hoa Kỳ hy sinh và 300 ngàn thương binh, các vị tổng thống đều quyết tâm nhưng không vượt qua đươc hoàn cảnh. Sau chiến tranh nước Mỹ đã thực sự chào đón tỵ nạn. Chúng ta không bao giờ quên được tấm lòng hào hiệp của người dân Hoa Kỳ.

Giao Chỉ

Ghi chú của tác giả:
Các tài liệu về tổng thống Mỹ trong chiến tranh Việt Nam được lấy từ phần Việt Ngữ của Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia.

Tổng chủ biên bộ sử Việt Nam: gọi “ngụy quân, ngụy quyền” là miệt thị!

Ông Ngô Đình Diệm (thứ ba từ trái) cùng với chính phủ của ông chụp tại Sài Gòn năm 1955.
Ông Ngô Đình Diệm (thứ ba từ trái) cùng với chính phủ của ông chụp tại Sài Gòn năm 1955.
AFP

Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã cho ra mắt bộ Lịch sử Việt Nam. Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử này được báo Tuổi Trẻ nói là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam, xóa bỏ tên gọi ngụy quân, ngụy quyền trước đây.
Bộ sách Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập, bao quát nền lịch sử của Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn với sự tham gia của hơn 30 chuyên gia sử học.

Nên gọi trung tính!


Kể từ khi bộ sách được giới thiệu, một bộ phận dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin chính quyền Việt Nam Cộng hòa không còn bị gọi là ngụy quyền mà được gọi là Chính quyền Sài Gòn. Giải thích về lý do dẫn đến sự thay đổi trong cách gọi này, Tiến sĩ Sử học Nguyễn Nhã, người đã từng góp ý trong quá trình biên soạn bộ sách này, cho rằng trong thời kỳ còn đấu tranh chính trị, chuyện chính quyền này không thừa nhận chính quyền kia cũng là điều dễ hiểu:
"Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả.Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ"
- PGS.TS Trần Đức Cường
"Theo tôi trong thời kỳ đấu tranh chính trị thì không thừa nhận nhau là chuyện thường. Nhưng bây giờ khi thống nhất và lo xây dựng đất nước thì Việt Nam Cộng Hòa là một sự thực đã diễn ra trong lịch sử và được nhiều nước công nhận và có tham gia Liên Hiệp Quốc nữa."
Chính quyền Việt Nam Cộng hòa được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1955, với ông Ngô Đình Diệm là Tổng thống đầu tiên, sau khi có một thời gian ngắn dưới thời Quốc trưởng Bảo Đại, người sau đó bị phế truất và phải lưu vong tại Pháp. Chính phủ này được Hoa Kỳ và 77 quốc gia khác công nhận. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc nhưng đề nghị này bị Liên Xô phủ quyết.
Đáp lại thắc mắc của chúng tôi rằng chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã từng tồn tại nhiều chục năm về trước nhưng vì sao đến tận bây giờ Việt Nam mới đổi cách gọi chính quyền miền Nam, Tiến sĩ Nguyễn Nhã nói rằng những vấn đề về chính trị phải có điều kiện mới có thể thay đổi được, còn tùy theo tình hình. Ông cho rằng “bây giờ thời gian đã chín mùi”.
Chúng tôi cũng có dịp trao đổi với PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam này. PGS.TS Trần Đức Cường cho chúng tôi biết lý do các nhà sử học thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa:
"Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả".
"Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây."
"Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn."
Sáng ngày 19/1/2014, dân Hà Nội đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm tri ân 74 quân nhân Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 ở Hoàng Sa
Sáng ngày 19/1/2014, dân Hà Nội đã có mặt tại tượng đài Lý Thái Tổ – Hồ Gươm – Hà Nội để tham gia buổi Lễ tưởng niệm tri ân 74 quân nhân Hải Quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến năm 1974 ở Hoàng Sa Courtesy of Thoibao
Tiến sĩ Nguyễn Nhã lại phân tích rằng “Việt Nam sẽ rất lời nếu công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa”. Trước hết là vấn đề biển đảo:
"Trước hết là việc đấu tranh giành chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa. Theo luật pháp quốc tế thì cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi Trung Quốc bắt đầu vào xâm lấn, cho rằng Paracels (quần đảo Hoàng Sa) là đất vô chủ. Nhưng thực chất đâu có vô chủ. Hồi đó luật pháp quốc tế quy định phải chiếm hữu thật sự, mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Tức là phải liên tục, nếu không công nhận Việt Nam Cộng Hòa thì làm sao liên tục được!" 

Một yếu tố khác rất quan trọng được vị Tiến sĩ Sử học này nhấn mạnh đó là dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, các nhà nghiên cứu và kinh tế làm việc rất độc lập. Ông đánh giá đó là một điểm tốt cần được học hỏi, phát huy.
Ngoài ra, ông còn tiết lộ rằng kể cả về văn hóa giáo dục dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng có nhiều điều quý giá:

"Theo tôi đó là một di sản quý giá của cả dân tộc chứ không phải chỉ có chính trị, hay chính quyền!"

Không có sức ép

"Hồi đó luật pháp quốc tế quy định phải chiếm hữu thật sự, mang tính nhà nước, liên tục và hòa bình. Tức là phải liên tục, nếu không công nhận Việt Nam Cộng Hòa thì làm sao liên tục được!"
- Tiến sĩ Nguyễn Nhã

Khi được hỏi việc công nhận chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giữa thời điểm này, các nhà sử học có phải chịu sức ép nào không, PGS-TS Trần Đức Cường khẳng định rằng việc đổi cách gọi tên chỉ thể hiện sự trung tính, tôn trọng lẫn nhau, là quyết định của tập thể các nhà nghiên cứu sử học, chứ không có bất cứ sức ép hay động cơ gì. Ông cho biết trước đây tên Chính quyền Sài Gòn đã từng được sử dụng chứ không phải bây giờ mới là lần đầu tiên:
"Một ví dụ, bạn về tìm đọc cuốn Bách khoa Toàn thư Quân sự Việt Nam của Bộ Quốc phòng in năm 2015, tức là cách đây đã 2 năm rồi do Bộ Quốc phòng chỉ đạo. Cuốn đó đã không dùng khái niệm ngụy quân, ngụy quyền mà dùng từ Quân đội và Chính quyền Sài Gòn." 

Tiến sĩ Nguyễn Nhã cũng đồng tình với quan điểm rằng không có sức ép nào trong chuyện đổi cách gọi này mà chỉ là các nhà sử học đồng lòng đưa ra ý kiến nên thay đổi và được chấp thuận.

Cũng cần điểm lại vài nét lịch sử, sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và toàn bộ miền Nam Việt Nam thuộc kiểm soát của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cùng nhau tiến hành cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 25 tháng 04 năm 1976 để bầu ra Quốc hội và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền.

Vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội mới gồm đại biểu từ cả hai miền đã quyết định thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kế thừa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
[PDF]

VIỆT NAM CỘNG HÒA - TCDY

Image result for www. TT. Đào Minh Quân
Huấn Từ ngày Nhậm Chức Tổng Thống 11.11.2018 P a g e | 1 of 10 VIỆT NAM CỘNG HÒA Tổng Thống Đệ Tam Việt Nam Cộng Hòa LẤY LẠI ĐẤT TỔ - KHÔNG LÀM KHỔ DÂN PO Box 2807, Anaheim, CA. 92814 Kính thưa Quốc Dân, Đồng Bào Việt Nam trong nội địa và trên toàn thế giới Thưa tất cả qúy Đồng Nhiệm, qúi vị quan khách và cử tọa Hôm nay, Tiết Thu, Ngày Đinh Mùi (5), giờ Hoàng Đạo, Tháng Qúy Hợi (10) Năm Mậu Tuất, nhằm 11 giờ 11 phút, trưa ngày 11 tháng 11 năm 2018 Dương Lịch Trên có Trời cao, giữa thanh thiên bạch nhật, tại Tụ Nghĩa Đường, trên vùng đất sa mạc Adelanto, thuộc tiểu bang California, với sự chứng kiến của đồng bào trong ba thế hệ Việt Nam: Lão niên-Trung Niên và Thannh Niên cùng với Thượng Hội Đồng Quốc Gia và các giới chức cao cấp, qúy đại biểu, thành viên trong CPQGVNLT đến từ Hoa Kỳ, Úc Châu, Âu Châu và Bắc Mỹ. Tôi là Đào Minh Quân, Trung Úy QLVNCH, hiện là Thủ Tướng CPQGVNLT. Trước hết xin thắp nén tâm hương tế cáo Thiên Địa và sau là trân trọng trình lên Quốc Dân Đồng Bào Việt Nam những tâm tình, mục đích và chương trình sơ lược sau khi tôi quyết định nhận TRỌNG NHIỆM TỔNG THỐNG ĐỆ TAM VNCH: Như trong bài diễn văn đọc tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc ngày 25 tháng 9 vừa qua, TT Hoa Kỳ Donald Trump đã tố cáo mạnh mẽ chủ nghĩa Xã hội hay chế độ Cộng sản đang áp dụng tại TC và tại Việt nam, như sau: “Thực sự chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng Sản đã được thử nghiệm khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng chỉ đem lại đau khổ, tham ô và suy đồi. Tham vọng bá quyền của chúng dẫn đến bành trướng, xâm lăng và đàn áp. Vậy tất cả mọi quốc gia trên thế giới cần phải chống lại chủ nghĩa Xã hội vì nó mang lại cảnh bần cùng khốn khổ cho tất cả mọi người.” (Nguyên văn Anh ngữ: “Virtually everywhere socialism or communism has been tried, it has produced suffering, corruption or decay. Socialism’s thirst for power leads to Huấn Từ ngày Nhậm Chức Tổng Thống 11.11.2018 P a g e | 2 of 10 expansion, incursion and oppression. All nations of the world should resist socialism and the misery that it brings to everyone.”) Kính thưa đồng bào, qúy vị và các bạn! Việt Nam ta có một lịch sử anh hùng, trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Tuy vận nước có lúc thăng trầm, nhưng TRUNG LIỆT HIỀN THẦN THỜI NÀO CŨNG CÓ, và họ mãi mãi vẫn là niềm tự hào và ngưỡng vọng của các thế hệ mai sau. Vào thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, vì cha ông chúng ta đã sơ suất để cho Tàu Cộng lừa gạt, dùng tên gián điệp Hồ Chí Minh giả làm người Việt lập ra đảng cộng sản Việt Nam để đem tà thuyết và chủ nghĩa cộng sản (CNCS) vào tàn phá nước ta, gây ra biết bao tang thương thống khổ, tạo ra 1 thời kỳ đen tối, đớn đau, nghiệt ngã nhất trong lịch sử của dân tộc. Những kinh nghiệm đắng cay và đổ vỡ đã trải qua dạy cho mỗi con người Việt Nam cũng như toàn nhân loại bài học sâu sắc để phải cẩn trọng hơn, nghiêm túc hơn trong việc lựa chọn nhân sinh quan cho chính mình và đất nước. Chủ Nghĩa CS chỉ là bá đạo. Chúng tuyên truyền và sử dụng tà thuyết vô thần, phi nhân làm cốt lõi, tạo ra 1 tập đoàn lưu manh, ác độc, xảo quyệt, lừa mị tinh vi, tích tụ những thứ xấu xa, biến dị, độc hại và bại hoại nhất trong lịch sử loài người. Không tội ác nào chúng không dám làm. Đó là bản chất của CS cần phải bị tận diệt. QUỐC GIA HƯNG VONG – THẤT PHU HỮU TRÁCH. Từ trong hoang tàn tăm tối và đổ nát, vẫn còn có những Nhà Ái Quốc cố gắng gìn giữ tinh hoa của dân tộc, được Hồn Thiêng Sông Núi và Anh Linh Thánh Tổ độ trì đã cùng nhau đứng lên quyết tâm nối gót tiền nhân để phục hưng và kế tục truyền thống vẻ vang, đầy tự hào của dân tộc Việt Nam. Họ là những con người xuất chúng với những phẩm chất đạo đức trong sáng, cao thượng, có lòng yêu nước thương dân đậm đà, có tài kinh bang tế thế, đã phải trải qua 1 thời kỳ rất lâu dài của dân tộc mới xuất sinh, tôi luyện được. Bằng một sức sống và ý chí mãnh liệt, họ đã kiên trì miệt mài hơn 1/4 thế kỷ để xây dựng nên CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI (CPQGVNLT) với chủ trương LẤY LẠI ĐẤT TỔ-KHÔNG LÀM KHỔ DÂN, là nền tảng để giải thể chế độ CSVN, với kỳ vọng đất nước được cường thịnh, tự do, dân chủ, độc lập thật sự và để người dân sẽ được sống sung túc, ấm no, hạnh phúc trong một xứ sỡ thanh bình, thạnh trị. CPQGVNLT đã đem hết lòng chí thành, hy sinh giúp dân, cứu nước nên đã qui tụ được những Chiến Sĩ, những vị Thức Giả, những Anh Thư, Hào Kiệt, những nhà ái quốc có ý chí kiên cường, anh dũng, có lập trường quốc gia, dân tộc chân chính, có sự bền bĩ, trung kiên, bất khuất của nòi giống Việt, đã vận dụng sức mạnh đại kết toàn dân cùng đồng hành trong nhiệm vụ tối quan trọng vào thời kỳ hưng vong của đất nước: Huấn Từ ngày Nhậm Chức Tổng Thống 11.11.2018 P a g e | 3 of 10 Phải giải thể chế độ CS phản quốc hại dân, đương đầu với hiễm họa diệt vong do bọn Tàu Cộng bá quyền xâm lấn bờ cõi, để đem đến cho dân chúng một đời sống hạnh phúc, thanh bình, no ấm, trong một đất nước có tự do, dân chủ và nhân quyền, sánh vai cùng năm châu, bốn biển. Đó là ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của ĐỆ TAM VIỆT NAM CỘNG HÒA. Để thực hiện được mục tiêu đó, nền Đệ Tam VNCH phải được sự hậu thuẫn của toàn dân, phải là niềm tự hào, là nơi tập hợp tinh hoa của đất nước, là nơi qui tụ tất cả mọi thành phần Quốc Gia chân chính, những chiến sĩ dân tộc qủa cảm, những anh thư, hào kiệt và các bạn thanh niên, sinh viên, học sinh, thế hệ chủ lực của nòi giống. Tất cả phải nô nức tụ hội dưới NGỌN CỜ VÀNG CHÍNH NGHĨA QUỐC GIA, cùng hòa vào dòng sinh mệnh của dân tộc; như rồng mây gặp gỡ, chắp cánh những ước mơ, thăng hoa khát vọng được cống hiến cho Tổ Quốc. Rồi đây, vũ trụ được canh tân, trời đất xoay vần, càn khôn vận chuyển, ứng với VẬT CÙNG TẤT BIẾN, đó là lẽ huyền thông của vũ trụ, sẽ đưa dân tộc Việt Nam chúng ta bước vào 1 vận hội mới, Kỷ Nguyên Tân Dân Chủ của lịch sử nhân loại. Tất cả các giới chức, thành viên của nền Đệ Tam VNCH đều phải xác quyết tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc Việt Nam, phải có tư cách, sống đạo đức, biết tự chủ, chí công vô tư, CẦN – KIỆM – LIÊM – CHÍNH hoàn thành tốt sứ mệnh mà Tổ Quốc và nhân dân giao phó; phải nhất quyết cùng toàn dân tận diệt cho được chế độ tà quyền CS để khai sáng nền ĐỆ TAM VNCH trong kỷ nguyên TÂN DÂN CHỦ đầy nhân bản và tình người, để con thuyền quốc gia vượt trùng dương đón ánh quang huy mới, đến bến bờ tự do, để bánh xe Việt Nam sẽ bắt nhịp cùng thời đại văn minh thế giới. Những ai đã thông tỏ huyền vi của tạo hóa, lẽ hưng suy của thời cuộc, xuyên thấu mọi nguồn căn của lịch sử, tất sẽ nhận ra ĐỆ TAM VNCH là thể hiện năng lực và ý chí của Quốc Dân và tuổi trẻ Việt Nam, đang trở thành SỨC MẠNH ĐẠI KẾT CỦA QUỐC GIA. Đó là thế tất yếu và tất thắng của dân tộc, mà không một ai, không một thế lực phản quốc nào có thể ngăn cản được. Hôm nay, dù mọi điều kiện và hoàn cảnh còn chưa hoàn toàn như ý nguyện. Nhưng tôi quyết định chấp nhận sự đề cử của Quốc Dân, Đồng Bào và sự thỉnh nguyện của qúy vị Đại Biểu, qúy giới chức thành viên trong CPQGVNLT với lòng chân chính, nhiệt thành muốn giúp dân, cứu nước. DÂN VI QÚY – XÃ TẮC THỨ CHI – QUÂN VI KHINH Tôi chấp nhận trọng nhiệm Tổng Thống vì hồn oan của hàng triệu chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã chết tức tửi tại biển Đông, nơi rừng sâu, núi xa và trong các nhà tù âm u của Cộng Việt. Huấn Từ ngày Nhậm Chức Tổng Thống 11.11.2018 P a g e | 4 of 10 Tôi chấp nhận trọng nhiệm Tổng Thống trước vong linh Liệt Sĩ, các vị Anh Hùng vô danh, trước bài vị của các Tướng Lãnh QLVNCH để chứng minh Chiến Sĩ Quốc Gia luôn có tấm lòng son sắt, trung kiên với Tổ Quốc, hết lòng vì nước hy sinh, vì dân chiến đấu, để chứng minh QLVNCH luôn có Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm. Cho dù VNCH bị chôn vùi, nhưng chưa chết. QLVNCH không hề đầu hàng CS, mà đã trở thành bất tử, vẫn sống mãi trong sự yêu thương của đồng bào, trong tim óc, trong huyết mạch của các thế hệ Việt Nam. Tôi chấp nhận trọng nhiệm Tổng Thống VNCH ngay trên đất nước Đệ Nhất Cường Quốc này để chứng minh Hoa Kỳ và các nước Tự Do không bỏ rơi, không phản bội chúng ta. Tôi chấp nhận trọng nhiệm Tổng Thống để hồi phục danh dự và lòng ái quốc của đồng bào, để cùng nhau xây dựng lại một nước Việt Nam kiêu hùng, có đạo đức, kỹ cương theo truyền thống anh dũng, bất khuất của Tổ Tiên, của cha ông nòi giống hùng Việt, để người dân có chủ quyền, được vinh dự là CÔNG DÂN CỦA NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA, không phải là nô lệ cho CS, không còn bị cầm tù trên chính quê hương của mình, để mai hậu con cháu được hãnh diện sánh vai cùng cộng đồng nhân loại. Tôi chấp nhận Trọng Nhiệm Tổng Thống để đặt mình trong tư thế sẳn sàng tuân hành mệnh lệnh của toàn dân đứng ra giải quyết những vấn đề trọng đại, gây tai ương, kiếp nạn cho Sơn Hà Xã Tắc, ảnh hưởng đến an nguy của bá tánh và quyền lợi tối thượng của dân tộc Việt Nam, trước hiểm họa đất nước bị xâm lăng. Trước mắt là tình hình căng thẳng tại biển Đông và mật ước Thành Đô cận kề, có thể xóa bản đồ Việt Nam, biến nước ta thành một quận lỵ của Tàu Cộng. Vậy mật ước Thành Đô là gì? Đó là một hội nghị quan trọng được diễn ra trong hai ngày 3 và 4.9.1990 giữa hai nhóm đầu xỏ quyền lực cao cấp nhất của đảng CS Tàu và CSVN gồm có 5 người tham dự. Về phía Tàu có Giang Trạch Dân, Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nước và Lý Bằng, Quốc Vụ Viên kiêm Thủ Tướng nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Về phiá VN có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư đảng, Đỗ Mười Thủ Tướng cái gọi là Nhà Nước CHXHCNVN và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN. Hội nghị này diễn ra tại Thành Đô (Chengdu) thuộc tỉnh Tứ Xuyên (Sichuan) Tây Nam của nước Tàu, Nhưng không hề được tiết lộ hay thông qua bất kỳ một cơ chế nào, kể cả quốc hội và chính phủ CSVN. Cho tới nay, chưa một đảng viên CSVN nào, kể cả Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Thị Kim Ngân hay Nguyễn Tấn Dũng đều không thể biết được nội dung của mật ước Thành Đô, vì Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng đều đã chết. Bọn đầu xỏ CSVN hiện nay chỉ biết cúi đầu vâng phục Tàu Cộng để duy trì tư lợi, bất kể tương lai của đất nước và dân tộc Việt Nam. Huấn Từ ngày Nhậm Chức Tổng Thống 11.11.2018 P a g e | 5 of 10 Sau hội nghị Thành Đô, đảng CSVN phải thay đổi hiến pháp của họ 1992, ký kết 2 hiệp định với Tàu về biên giới, trên đất liền và trên biển Đông, cho Tàu khai thác Bô-Xít trên cao nguyên Nam Trung phần và dự án cho Tàu xây dựng 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Văn Phong và Phú Quốc, là lộ trình gần như để TC chiếm đóng các trọng điểm chiến lược của VN, dễ dàng biến nước ta thành khu tự trị trong đế quốc Tàu. Vì vậy, người Việt Nam chỉ còn một chọn lựa duy nhất là phải đoàn kết cùng với CPQGVNLT/Đệ Tam VNCH giải thể đảng CSVN, xóa bỏ những cam kết của mật nghị Thành Đô thì mới mong thoát cảnh bị Tàu đô hộ một lần nữa? Bằng chứng bán nước của CSVN quá rõ ràng: Đảng CSVN đã nhượng hơn 900 km2 vùng biên giới phía Bắc cho Tàu cộng theo Hiệp ước Việt-Trung năm 1999. Chúng nhượng hơn 16,000km2 phần đất thuộc vịnh Bắc phần cho Tàu Cộng qua Hiệp ước Việt-Trung năm 2000. Năm 2007 Nông Đức Mạnh – Nguyễn Tấn Dũng đã bằng lòng ký kết thỏa ước nhượng tới 1,800 km2 cho Tàu Cộng ở Lâm Đồng và Dak Nông để chúng khai thác bauxite. Năm 2008, Tàu Cộng làm áp lực chính trị và đặc biệt tài chính với Hà Nội để nhà cầm quyền Việt Nam chấp nhận cho tập đoàn Formosa Plastic mở một nhà máy gang thép tại Hà Tĩnh cùng một nhà máy nhiệt điện ở ngay bờ biển với kết quả bi thảm đối với sự sống còn và môi trường của các tỉnh miền Trung như quỷ vị đã biết. Năm 2013, CSVN ký 10 văn kiện « hợp tác » chính thức cho phép Tàu Cộng can thiệp vào Việt Nam trong mọi lĩnh vực: ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, xã hội, vvv. Tàu Cộng đã lợi dụng để đem công nhân của chúng xâm nhập Việt nam. Những công nhân đó toàn là quân đội trá hình. Trong khi đối với nhân lực trẻ của VN, chúng áp dụng chính sách xuất khẩu lao động, làm lao nô khắp thế giới. Theo Hiệp ước Việt-Trung ký năm 2014, CSVN giao cho Tàu Công quản lý 2 hành lang chiến lược Móng cái-Hànội và Lào cai-Hànội. Để tiếp tục giao phần đất có tầm vóc chiến lược quan trọng của Việt nam cho Tàu Cộng, CSVN qua Quốc hội bù nhìn của chúng, còn dự trù thông qua đạo luật về 3 đặc khu kinh tế là Vân đồn, Văn phong và Phú quốc cho Tàu Cộng thuê trong vòng 99 năm. Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, nhà nước CSVN cho phép sử dụng nhân dân tệ (yuan) trong việc giao dịch buôn bán hàng hoá đối với 7 tỉnh dọc theo biên giới phía Bắc giáp TC, mặc dù chính sách đó đi ngược với các điều khoản Hiến pháp của cái gọi là Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa VN quy định. Tiếp theo là chúng chủ trương áp dụng việc cải cách tiếng Việt do 2 tên Gs. Bùi Hiền và Hồ ngọc Đại nặn ra để thực hiện mưu đồ đồng hóa giáo dục và văn hóa theo mô hình của Tàu Cộng. Tóm lại, tất cả chương trình kế hoạch CSVN đặt ra đều dựa theo Tàu Cộng. Phỏng theo « kế hoạch một ngàn người » của TC khởi xướng từ năm 1990, gởi du học sinh sinh viên qua Hoa kỳ, học hỏi, đánh cắp nền công nghệ cao cấp và làm gián điệp. CSVN với Huấn Từ ngày Nhậm Chức Tổng Thống 11.11.2018 P a g e | 6 of 10 « Nghị quyết 36” của Bộ chính trị của chúng ban hành ngày 26.03.2004 đối với người Việt ở hải ngoại, chúng cũng dùng chính sách gởi du học sinh, thương gia, bảo lãnh thân nhân, làm hôn thú giả, tu sĩ giả ... đến các nước Tây phương nhất là tại Hoa kỳ và chỉ có con cháu cán bộ CS làm giàu nhờ tiền tham nhũng, mới có khả năng tài chánh để thực hiện các công việc này. Chúng tổ chức các Hội Việt kiều yêu nước để cài người vào. Chúng tài trợ xây chùa cho một số các cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên đất Mỹ để làm cơ sở kinh tài và để đưa các sư quốc doanh trá hình xâm nhập phá hoại. CSVN còn đưa người vào các cộng đồng Việt ở hải ngoại, mua chuộc các dân cử làm lũng đoạn hàng ngũ quốc gia chống Cộng. Chúng lèo lái các cơ quan truyền thông báo chí, truyền hình, tung ra những tin đồn thất thiệt làm người dân Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại hoang mang, mất định hướng, không phân biệt đâu là đúng, đâu là sai, ai là bạn, ai là kẻ thù. Trong qúa khứ, khi nước Việt bị giặc Tàu xâm lược, thì toàn dân cùng đồng lòng đánh giặc. Nhưng hiện tình Việt Nam thì khác. Dân ta không những bị giặc ngoại xâm, mà trên cổ đang bị 3 tròng thắt chặt, đó là: Tàu Cộng, Nga Xô và nhà cầm quyền CSVN. Tuy áp lực Nga Xô đã tạm dịu đi. Nhưng vẫn còn TC và CSVN đang chấp nhận tay sai Tàu Cộng. Do đó, nếu không mạnh mẽ hậu thuẫn Đệ Tam VNCH trở về nắm chính quyền, thì e rằng họa mất nước và toàn dân phải làm nô lệ cho giặc Tàu là điều khó tránh được. Vì vậy, người Việt Nam chỉ còn một chọn lựa duy nhất là phải đoàn kết cùng với CPQGVNLT/Đệ Tam VNCH để giải thể đảng CSVN, xóa bỏ những cam kết của mật nghị Thành Đô, thì mới mong thoát tai kiếp bị Tàu đô hộ một lần nữa. Do đó, vì hiểm họa mất nước gần kề, vì sự sống còn và tương lai của con cháu, chúng tôi quyết định lên nắm giữ trọng nhiệm Tổng Thống của nền đệ III Cộng Hòa để có tư cách pháp nhân nói lên tiếng nói trung thực của dân tộc chúng ta muốn thay đổi chế độ CS để tiến tới việc thiết lập một chính phủ biết tôn trọng tự do dân chủ và nhân quyền trên quê hương Việt Nam. Ông Trời là Thượng Thiên, nhân dân là Thiên Hạ, là ông Trời dưới đất. Tuy từng người trong chúng ta chỉ là những hạt cát. Nhưng triệu triệu hạt cát sẽ bao bọc cả đại dương. Giữa Thời Khắc Linh Thiêng này, chúng ta, những con dân Việt Nam chân chính, với niềm tin bất diệt, có ý chí mạnh mẽ vô song, với khát vọng nhìn thấy nhân dân thoát cảnh lầm than, đất nước thanh bình, mọi người ai cũng được sống trong thanh bình, tâm linh hướng thượng, xã hội công bằng, con người bình đẳng, phải gắn bó với nhau, hậu thuẫn CPQGVNLT/Đệ Tam VNCH để sẳn sàng đứng lên diệt tiệt chủ nghĩa Cộng Sản, đem yêu thương, danh dự và tương lai huy hoàng, tươi sáng cho Việt Nam và các thế hệ con cháu của chúng ta. Kính thưa toàn thể Quốc Dân, Đồng Bào! Thưa các bạn nam nữ thanh niên sinh viên học sinh Việt Nam thân mến! Huấn Từ ngày Nhậm Chức Tổng Thống 11.11.2018 P a g e | 7 of 10 Chính-tà, chân-giả đã quá rõ ràng minh bạch, không cần kể thêm những tội ác của CSVN với đất nước và nhân dân. Thức thời mới là trang tuấn kiệt. Muốn lật đổ, giải thể chế độ CSVN thì phải xác quyết triệt để: Đảng CSVN không phải là đại diện cho đất nước và người Việt Nam, phải bước ra khỏi sự kìm kẹp của nó, đứng ngoài nó, mới có thể phủ nhận hoàn toàn vai trò và sự tồn tại của đảng CS, để không bị nó khống chế, lừa mị, lèo lái. Mọi người hãy bình tâm mà suy xét. Hãy để những gì tinh hoa nhất, chân chính nhất, nơi sâu thẳm của tâm hồn mình trỗi dậy, trở về với chính nghĩa dân tộc, tham gia cùng CPQGVNLT hoàn thành công cuộc LẤY LẠI ĐẤT TỔ – KHÔNG LÀM KHỔ DÂN. Đặc biệt là các bạn nam nữ thanh niên sinh viên, các bạn chính là chủ lực của quốc gia, là tương lai của đất nước, là rường cột của nước nhà. Các bạn cần xóa bỏ dần những tư tưởng sai lệch, những tuyên truyền lừa mị, ăn chơi trụy lạc mà CSVN vô thần, bát nháo đầu độc, phải trở thành những người VN Chân Chính, những con người mới Tân Dân Chủ để góp phần xây dựng đất nước tiến lên cùng Năm Châu Bốn Biển. Chúng tôi thấu hiểu các bạn sống trong xã hội CS từ nhỏ, bị bóng ma bạo lực CS trù dập, khống chế, đe dọa. Nhưng ít nhất một lần trong đời, Anh Chị Em và các cháu phải vượt qua nỗi sợ hãi để quyết định tương lai cho chính mình. Đó cũng là trách nhiệm đối với bản thân, với đất nước và các thế hệ mai sau. SỐNG THÌ PHẢI CHO LẪM LIỆT, MÀ THÁC CŨNG PHẢI ĐÁNG TỰ HÀO, BẤT KHUẤT VÀ HÙNG ANH. Thưa các vị đang cầm đầu đảng CSVN! Trong tâm các vị còn hiểu rõ hơn ai hết về tình thế của đất nước. CPQGVNLT cũng thấu hiểu được hoàn cảnh khó khăn bế tắc của các vị, bị mê muội trong vòng luẩn quẩn, hoang tưởng; Con người sống trong trời đất phải thuận theo tự nhiên, trên thuận theo Ý Trời, dưới hợp lòng dân. Các vị cũng có chung nguồn cội là con cháu Lạc Hồng, phải biết nghĩ biết lo cho dân Việt. Đừng chỉ vì quá ích kỷ, vì tư lợi riêng của mình, vì ham chút quyền lực, lợi lộc nhất thời, để người dân Việt Nam mãi lầm than, cúi đầu chịu thêm kiếp họa nạn giặc Tàu một lần nữa. Qúi vị cũng đừng vì quá yếu đuối nhu nhược mà bị Trung Cộng uy hiếp, khống chế, lèo lái để bế tắc làm liều. Đừng quên rằng Việt Nam có một lịch sử oai hùng bất khuất trước mọi thế lực ngoại bang. Chỉ cần xóa bỏ ngay chế độ CSVN, để nhân dân bầu lên 1 chính phủ mới xứng đáng, xây dựng đất nước ổn định cường thịnh, phát huy nội lực toàn dân, thì hiểm họa ngoại xâm tự khắc bị tiêu diệt. Các chế độ khủng bố, phi dân chủ, không có nhân quyền, khó tồn tại trong thế giới văn minh ngày nay. CS trước sau rồi cũng phải tan rã. Hãy trở về với nhân dân, tiếp tay cùng CPQGVNLT. Đó là phúc lớn của toàn dân Việt Nam, khi đó các vị lại là người có công, được nhân dân Việt Nam ghi nhớ, biết ơn. Huấn Từ ngày Nhậm Chức Tổng Thống 11.11.2018 P a g e | 8 of 10 CPQGVNLT đang dương cao ngọn cờ chính nghĩa đoàn kết. Nhân danh Tổng Thống Đệ Tam VNCH tôi tái xác định: “BỎ CỘNG CÒN VIỆT – VIỆT KHÔNG GIẾT VIỆT”. Đây là cơ hội lịch sử của qúy vị: Một là trở thành người có công với đất nước, hai là tội nhân thiên cổ, tội đồ của dân tộc là do chính các vị tự chọn lựa. Hệ thống TCDY tối tân và an toàn do CPQGVNLT cung cấp, được thế giới văn minh ủng hộ đã được đưa đến tận tay người Việt Nam để tự quyết định vận mạng của Tổ Quốc Việt Nam. Số phiếu TCDY còn minh chứng với thế giới rằng: NGƯỜI VIỆT ĐỒNG LÒNG MUỐN THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ CS BẰNG CHÍNH THỂ VNCH TỰ DO VÀ DÂN CHỦ. Ai còn có trí khôn, có sự tỉnh táo, kể cả những cán bộ đảng viên CSVN, cũng nên thức tỉnh, hồi tâm tham gia TCDY để thoát vòng nô lệ Tàu Cộng. Tất cả đảng viên CSVN phải biết rằng: Các vị đã mất hơn 88 năm tại miền Bắc và 43 năm tại miền Nam. Nhưng những người dân Việt bị CS cướp nước, những người đang ly hương tỵ Tổ, cùng với những đồng bào đang bị qúy vị khống chế trong nước chỉ cần 5 phút để bầu chọn vị nguyên thủ quốc gia, là có thể lấy lại chủ quyền của đất nước. Không tốn 1 viên đạn, không đổ một giọt mồ hôi. CSVN đương nhiên phải bó tay, vì không thể nào khống chế được lòng ái quốc và tinh thần bất khuất, thèm khát tự do và dân chủ của toàn dân. Đương nhiên các vị phải thất bại trước ĐỆ TAM VNCH. Hôm nay, với tư cách là Tổng thống của nền đệ III Cộng hòa, là thừa kế hợp pháp (de jure) của nền Đệ I và đệ II Cộng hòa, chúng tôi chính thức yêu cầu TC phải trả lại vô điều kiện cho VNCH chủ quyền trên hai quần đảo TS và HS và phải trao lại cho CPQGVNLT hay phá vỡ tất cả những công trình xây dựng trái phép trên các đảo nhân tạo với mưu đồ quân sự hoá Biển đông. Đồng thời chúng tôi cũng yêu cầu TC phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của VNCH. Từ đó, việc khai thác trên đất liền và dầu khí của TC trong các vùng lãnh hải kể trên, xem như bất hợp pháp, vi phạm công pháp quốc tế một cách trắng trợn. Với tư cách là Tổng thống của nền Đệ III VNCH chúng tôi xác định: Việc chính quyền CS Hà Nội cho phép TC khai thác dầu khí tại Biển đông là hoàn toàn trái phép theo công pháp quốc tế. Và chúng tôi cũng khẳng định lại rằng tất cả những hợp đồng về Biển Đông mà CSVN ký kết với các công ty ngoại quốc đều vô giá trị. Giai đoạn kế tiếp của CPQGVNLT là thiết lập và phát triển quan hệ ngoại giao với các quốc gia đồng minh, nhất là Liên hiệp các nước Âu châu và Đông Nam Á, một khi CPQGVNLT do chúng tôi lãnh đạo có được sự công nhận chính thức của CP Hoa kỳ. Sau khi thành công trong việc giải thể tà quyền CS tại quê nhà, đường lối và chính sách của CP Đệ Tam VNCH trước mắt như sau: - Quyết tâm giành lại phần lãnh thổ biên giới phía Bắc mà CSVN đã nhường cho TC (ước tính khoảng 19000 m2). - Xoá bỏ tất cả các hợp đồng song phương mà CSVN ký kết với TC trong mọi lãnh vực. Đóng cửa tất cả các Công ty xí nghiệp của TC và trục xuất các công nhân TC trá hình Huấn Từ ngày Nhậm Chức Tổng Thống 11.11.2018 P a g e | 9 of 10 cũng như tất cả những người Tàu sống bất hợp pháp tại Việt nam (ước tính hơn 3 triệu người). - Mở cửa cho các công ty của các nước Đồng minh thành lập các cơ số kỹ nghệ và thương mại để phát triển kinh tế quốc gia. - Ký hợp đồng với các công ty dầu khí Hoa kỳ và các nước Đồng minh để khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt nam. - Chủ trương tự do hàng hải trên Biển đông theo luật pháp quốc tế công nhận. - Phối hợp với các quốc gia nằm dọc theo con sông Mekong nhờ quốc tế làm áp lực bắt buộc TC phải kiểm soát việc thải nước lũ tại các đập thuỷ điện (đến nay, có tất cả 7000 đập thuỷ điện do TC xây dựng) cũng như cấm TC thải tất cả những chất độc hại trên thượng nguồn làm tổn hại đến nên nông nghiệp, ngư nghiệp cũng như đời sống người dân của các quốc gia ở hạ nguồn nhất là ở đồng bằng sông Cửu long của chúng ta. Để đáp ứng với tình hình mới, khí thế mới, CP/Đệ Tam VNCH sẽ thực hiện các công tác ưu tiên Tổ chức Chính phủ sau đây: - Thiết lập ưu tiên 6 bộ : Bộ ngoại giao, Bộ thông tin và Văn hóa, Bộ Tư lệnh chiến lược và quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch, Phát triển quốc gia, Bộ An ninh tình báo, kỹ thuật điện tủ. Các Bộ khác sẽ được thiết lập sau tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh. - Yêu cầu CP Hoa Kỳ chấp thuận cho Đệ Tam VNCH mở một tòa đại sứ và xây dựng lại mô hình Dinh Độc Lập và cơ ngơi tại sa mạc Adelanto. - Thúc đẩy CP Hoa Kỳ truy nã và đóng băng tất cả tài sản, trương mục ngân hàng của các tên đầu sỏ CS cướp giựt của dân, chuyển sang Hoa kỳ dưới nhiều hình thức và qua nhiều trung gian khác nhau. Với sự hợp tác của toàn dân, CPQGVNLT sẽ đặt ưu tiên hàng đầu các công trình tái thiết đất nước. Các chính sách, kế hoạch của Đệ III đều cố gắng tiếp nối những chính sách đường lối tốt đẹp mà trước đây nền Đệ I và đệ II của VNCH đã đề ra và áp dụng, nhưng vì hoàn cảnh chiến tranh cũng như bị CS xâm lăng nên bị dang dở. Trong hoàn cảnh mới, CP/Đệ III VNCH sẽ quyết tâm thực hiện những dự án nêu trên, vì chúng ta có những điều kiện thuận lợi hơn: tức là đất nước không còn cảnh chiến tranh, CP có thực lực về tài chánh không còn phải lệ thuộc vào ngoại viện, nhờ lợi tức do việc phối hợp với các công ty ngoại quốc khai thác đầu thô tại thềm lục địa Việt nam, cũng như ngoại tệ mà người Việt của chúng ta ở hải ngoại gởi về Việt nam để giúp thân nhân hoặc để làm ăn, tổng số tiền cũng hơn 10 tỷ USD mỗi năm. Do đó, CP chúng tôi tin chắc là chúng tôi sẽ hoàn tất sứ mệnh toàn dân giao phó để tái thiết đất nước. Những dự án đó cũng nói lên tâm huyết của CP trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương và dân tộc Việt nam. Để đạt được những mục đích tốt đẹp nêu trên, chúng tôi cũng mong toàn thể quý đồng bào ở quốc nội cũng như hải ngoại phải đồng lòng hậu thuẫn yễm trợ và cho phép chúng tôi có tư cách pháp nhân đại diện cho toàn dân Việt Nam để ra trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc yêu cầu thực thi công pháp quốc tế, giúp giải thể tà quyền CS tại quê nhà, hầu mang lại một nền dân chủ tự do cho đất nước. Huấn Từ ngày Nhậm Chức Tổng Thống 11.11.2018 P a g e | 10 of 10 Chúng tôi cũng xin nhắc lại là trong giai đoạn này, chúng tôi chỉ là kẻ đứng mũi chịu sào trong cuộc đấu tranh một mất một còn với CSVN và TC. Đệ Tam VNCH chỉ là Chính Phủ của những người dân Việt bị CS cướp nước, đang lưu vong nơi xứ người, lại không hề nhận tài trợ của bất cứ ai và cũng chưa thâu thuế của dân. Sau khi toàn tất việc giải thể tà quyền CS, Chúng ta sẽ tổ chức Tổng tuyển cử dưới sự giám sát của quốc tế để toàn dân Việt Nam, qua lá phiếu của mình, có thể bầu chọn những người có khả năng, đạo đức hơn để tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước. Trong dịp lễ Đăng Quang hôm nay, chúng ta cũng không quên ngày 1 tháng 11 vừa qua, là ngày người Việt quốc gia của chúng ta kỷ niệm ngày Quốc Khánh của Đệ Nhị VNCH. Trong khi chúng ta có may mắn định cư ở hải ngoại được hưởng mọi quyền tự do dân chủ của con người trong các xã hội văn minh, thì ở quốc nội, đồng bào của chúng ta đang bị CS đàn áp đã man khi họ muốn thể hiện lòng yêu nước của mình trước âm mưu bán nước của các đầu xỏ CSVN. Chúng tôi đặc biệt kêu gọi tất cả đảng viên đảng CSVN nhất là các tướng lãnh, sĩ quan cao cấp trong quân đội nhân dân, hãy rời bỏ hàng ngũ, trở về với chính nghĩa quốc gia, dân tộc trong tinh thần « huynh đệ » cùng mang chung giòng máu Việt. Chúng tôi cũng xin thay mặt Đệ Tam VNCH, kêu gọi tất cả quý vị dân quân cán chính VNCH, quý chiến hữu, hậu duệ và giới trẻ VN, nếu còn nghĩ đến tiền độ của dân tộc, nên sát cánh tham gia với CPQGVNLT để chúng ta có sức mạnh giải thể tà quyền CS, bảo vệ Tổ quốc chống TC xâm lược. Trong dịp nhận trọng nhiệm này, chúng tôi xin tất cả quý vị cùng chúng tôi tưởng niệm ngày giỗ thứ 55 của cố TT Ngô Đình diệm và bào đệ là cụ cố vấn Ngô Đình Nhu đã bị thảm sát ngày 1 tháng 11 năm 1963 do một nhóm tướng lãnh phản bội lật đổ nền đệ I Cộng hòa. Xin hương hồn của 2 cụ ở nơi chốn hằng cữu cầu bầu cùng đấng Tối cao giúp cho CP chúng ta thành công trong việc triệt hạ tà quyền CS để chúng ta có thể tiếp nối lại Chính sách nhân bản của nền đệ I Cộng hòa, đó là mang lại cơm no, áo ấm, thiết lập nền tự do dân chủ thanh bình và thịnh vượng cho toàn dân tộc Việt nam. Tiếng chiêng trống tại Tụ Nghĩa Đường đã vang lên, là hồi chuông báo tử cho chế độ Cộng Sản tại Việt Nam. Cùng nhau ta cất cao lời thề son sắt: DÂN TỘC VIỆT BẤT KHUẤT CƯƠNG THỔ VIỆT BẤT PHÂN NHÂN DÂN VIỆT BẤT LY. Khấn xin Thượng Đế, Trời, Phật luôn phù hộ, độ trì, ban bình an cho tất cả chúng ta. Trân trọng kinh chào quý đồng bào và qúy vị. 

Chuẩn Bị Chào Đón Tổng Thống Đào Minh Quân 

Đệ Tam VNCH Kỳ 2- https://youtu.be/EPnfNqBgso8 



" Bộ Trưởng ngoại giao, ông Mike POMPEO đã tuyên bố tại BangKok: Chúng tôi và các nước đồng minh sẽ không bao giờ uống liều thuốc độc, mà nhúng tay vào 2 nước cộng sản đã và
 " Bộ Trưởng ngoại giao, ông Mike POMPEO đã tuyên bố tại BangKok: Chúng tôi và các nước đồng minh sẽ không bao giờ uống liều thuốc độc, mà nhúng tay đang làm trò hề trong khu vưc Biển Đông... "- Sic.
Robert Lee
Bộ trưởng ngoại giao Ông Mike POMPEO đã tuyên bố tại Bangkok: Chúng tôi và các nước đồng minh sẽ không bao giờ tự uống liều thuốc độc mà nhúng tay vào 2 nước cộng sản đã và đang làm trò hề trong khu vực biển Đông. Chỉ khi nào VN chính thức tuyên bố làm đồng minh với hoa kỳ hoặc kiện TQ Ra tòa án quốc tế va lúc đó hoa kỳ nằm được thư sách giống như phillipine đã thẳng kiện TQ thì chúng tôi sẽ lên tiếng cảnh cáo đối với TQ . Việc cảnh cáo là một phép ngoại giao thuần túy chứ không phải Hoa Kỳ và các nước đồng minh tự sát để xen vào 2 nước cộng sản anh em. Về việc bãi tu chính là thuộc về sự vận chuyển trong khu vực hàng hải quốc tế .Mỹ chỉ có sử mạng bảo vệ an ninh tự do hàng hải trong khu vực biển Đông chứ không xen vào các nước không là đồng minh. Đây là điều mà chúng tôi và các nước đồng minh cần nhấn mạnh .