Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

TỪ BẮC HÀN sang VIỆT NAM.

Chia sẻ bài viết của Mãn Châu Thần Tiễn- Faceb
Mãn Châu Thần Tiễn
4 giờ · 
TỪ BẮC HÀN sang VIỆT NAM.
Vĩnh Tường
… tiến Vào Biển Đông là một phần của cuộc cách mạng Trump.
Mấy ngày nay, tin tức hàng không mẫu hạm USS Carl Vison cập bến Đà nẵng đã vang dội khắp vùng Biển Đông. Nhưng phải nói nhà cầm quyền Việt nam và người dân Việt là hai thành phần có nhiều suy nghĩ và tâm tư dao động nhất về sự kiện lịch sử tháng Ba này.
Ở xứ tự do như Hoa Kỳ, khi trở thành nguyên thủ quốc gia, phần lớn tùy tư tưởng và tình hình thực tế mà chính sách và sự vận hành guồng máy chính quyền có khi trái ngược với những gì mà người tiền nhiệm đã làm. Giới hạn nhiệm kỳ là cách để người khác lên tu bồi kết quả tốt, sửa đổi hoặc dọn sạch những hậu quả tồi tệ.
TT Carter thì tán dương và muốn thúc đẩy phong trào dân chủ, nhân quyền nhưng chỉ bằng ý tưởng và bằng lời nói, và không muốn HK can thiệp nhiều vào chuyện quốc tế và ông đã thất bại vì hoà bình không thể bằng ý tưởng.
TT Regan thì hoà bình chỉ có thể đến khi có sức mạnh – với kẻ bợm bãi, giấy mực và lời nói không mang lại kết quả; và ông đã làm nên lịch sử vĩ đại - khối CS hoàn toàn sụp đổ, còn lại vài nước loe ngoe TQ, VN, BH, CUBA và mấy chục năm qua chủ nghĩa ấy chỉ có biến thái chứ không thêm được quốc gia nào – Venezuala xhcn ngoi lên và đang giãy chết.
TT Clinton thì nửa nạt - nửa mỡ, cứng rắn nhưng chậm chạp, không quả quyết như không kịp thời can thiệp vào biến cố ở Bosnia, Rwanda hay đã buông lỏng nhân quyền để lấy thương mại với TQ, hoặc không muốn thêm việc đã để cho trùm Binladin thao túng, tổ chức khủng bố đánh phá liên miên nhưng không phản ứng kịp thời và không thật sự đối đầu, để trứng nở thành con và để ông TT Bush con lãnh đủ hậu quả 9/11 sau mấy tháng nhậm chức.
TT Bush con nhân cơ hội đó, dứt khoát trả đũa bằng biện pháp quân sự, sẵn đà dẹp luôn độc tài ở Iraq mong đem dân chủ phát dương quang đại và cổ võ phong trào dân chủ với tuyên bố ‘nơi nào dân đòi dân chủ thì Mỹ sẽ đứng sau ủng hộ.’ Chiến thắng ở Iraq đã thắng lợi, chế độ độc tài lừng lẫy Sadam Hussein bị tiêu diệt. Chế độ dân chủ ở nước HG mới bắt đầu phôi thai thì thế giới gặp khủng hoảng tài chánh, cuộc chiến Afganistan còn kéo dài. Dân tình ngao ngán, muốn thay đổi nên giao cho Obama.
TT Obama người không có chút kinh nghiệm gì về cả kinh tế, về quân sự, về ngoại giao. . . một chút cũng không. Obama làm cách mạng theo bằng khen - giải thưởng Nobel HB trong khi chưa làm gì cả. Hiện tượng này, đã khiến bình dân thấy ngay là nhiều sự bất thường sẽ nhất định xảy ra. Quả nhiên là như vậy. Đó là chính sách kiểu Carter. Obama triển khai lý tưởng một thế giới trong mộng - để rồi sau 8 năm để lại những bằng chứng tiêu điều trong nước cũng như thế giới - mộng thực khác nhau.
Từ đây, nói đến Obama, người ta sẽ nhớ ông đã thay đổi được điều gì như ông đã tuyên bố “Thay đổi đáng tin cậy” (Change we believe in):
- Một giải thưởng Nobel cho không, trước khi làm việc và dĩ nhiên là không biết kết quả sẽ ra sao – lãnh đạo từ phía sau – Đại diện HK, TT Obama khom lưng đi xin lỗi khắp nơi, có khi cuối rạp cả người - Rút quân sạch ráo trước khi Iraq ổn định, từ đó lực lượng khủng bố mới hình thành và bùng phát khắp thế giới, không phải như “đội bóng” của mấy cậu Trung học (JV Team) mà ông đã nói – Iraq lần thứ hai chịu cảnh màn trời chiếu đất, hàng loạt tín đồ Tin lành và thường dân vô tội đã bị cắt đầu, bị dìm lồng sắt hay thiêu sống - Syria thành bình địa, trở thành sân chơi của Putin - Dân Trung đông có nước, có nhà phải rơi vào đại họa chạy tán loạn – Âu châu bị vạ lây - nạn di dân tràn ngập – Iran được tiền cash có ngõ vươn lên để đối đầu, cân bằng với Do thái – Bắc Hàn phát triển vũ khí đến đỉnh điểm, gần như chỉ còn vấn đề bắn hay không bắn mà thôi – TQ thì thao túng, lợi dụng tối đa cơ hội làm giàu trên sự thua thiệt của Mỹ và biến Biển Đông thành ao nhà, thành khu quân sự khiến thế giới sốt ruột - Trong nước thì chia rẽ, phân hoá với bao nhiêu tổ chức mọc lên như nấm, khiến bá tánh bất an, - hàng khối scandals làm hư hỏng, thối nát cả hệ thống chính trị, - làm suy giảm niềm tin đối với hệ thống an ninh, cảnh sát, sở thuế, cơ quan chăm sóc cựu chiến binh – và làm xói mòn niềm tự hào của người Mỹ về thể chế chính trị tốt đẹp, nghiêm minh - Tất cả đều tuột dốc. - Một núi nợ khổng lồ, tính mỗi năm thâm hụt hơn ngàn tỉ dollars không có chỗ chỉ - Bảo hiểm y tế chết danh Obamacare ngày càng lộ ra khuyết điểm, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và khiến thiên hạ toát mồ hôi chạy lung tung để né tránh giá cả gia tăng, và tìm cách đổi bệnh viện, bác sĩ. - . . . Đến nay, Iran và Nga có trở nên đàng hoàng, thành bạn hay chưa, hoặc có muốn chịu theo HK kiến tạo hoà bình không, hay là thấy ông TT trẻ yếu quá, không thực tế mà được đằng chân thì lân lên đằng đầu? – Quân khủng bố HG cực đoan, có thấy chính sách hoà hoãn, không dám gọi đích danh khủng bố của chính phủ Obama mà trở nên nhân đạo và thôi khủng bố không? Tất cả đều không – zero.
TT Obama tuyên bố sẽ thay da đổi thịt nước Mỹ (fundamentally transform America). Hoá ra là đổi thành như thế, thì làm sao trách dân HK bầu cho người mới – một ông thần Trump – khi ông này đòi đập hết rồi xây lại một nước Mỹ vĩ đại, xứng đáng với vị trí của nó. Dĩ nhiên kinh nghiệm về nước Mỹ trong 40 -50 năm lăn lộn mọi ngõ ngách để xây dựng sự nghiệp đồ sộ, Obama không thể nào sánh bằng ông Trump. Sự thật như thế mà đến nay truyền thông ăn đeo kính đen dày quá nên không thấy.
Thật tình mà nói Obama có chí lớn, có tư tưởng lớn. Nhưng tư tưởng gì và làm thế nào mới là điều quan trọng. Chỉ có tư tưởng không phù hợp với nền tự do bậc nhất của HK mới đẻ ra nhiều hệ luỵ mà thôi. Một cuộc cách mạng định mở ra một trang sử mới với ý tưởng lập lại trật tự toàn cầu theo hướng tập thể hóa, sống chung hòa bình. Mưu tính chương trình rộng lớn, ôm đồm và không thực tế, đã không thực hiện được, thì chuyện nổ ra quá nhiều chi tiết rủi ro vượt ngoài tầm kiểm soát - không thể thu về - là điều không thể tránh khỏi. Lẽ thường đơn giản như thế mà truyền thông ăn theo cũng không thấy luôn.
Quan niệm cân bằng lực lượng - lấy chỗ dư bù chỗ thiếu – kiềm hãm chỗ mạnh và tạo cơ hội cho chỗ yếu vươn lên cho thăng bằng, bình thường là không sai nhưng để tiến tới thiên hạ thái bình là giấc mơ không bao giờ thành sự thật. Tin rằng Mỹ mạnh quá và đã ngạo mạn, gây chiến, tạo bất ổn nên ông đã đi xin lỗi khắp nơi. Cũng chính tư tưởng này mà nước Mỹ bị trói buộc đến suy trầm, dân Mỹ lo sợ và xã hội mất định hướng nếu không nói là rối loạn hay phân hoá. Đồng minh mất niềm tin. Thế giới khủng hoảng. Quan niệm cân bằng lực lượng này chỉ đúng ở môi trường có điều kiện ổn định hoàn toàn – tức là ở nơi có thể áp dụng công thức vật lý với những thành phần có thể cân đo, đong đếm. Và dĩ nhiên không thể xảy ra đối với thực thể như con người hay các quốc gia, dân tộc khác nhau, nhất là trong thời đại này.
TT Trump, bây giờ đến lượt ông Trump: Xưa nay có ai chưa làm TT mà có kinh nghiệm làm TT? Thế mà bên thua cuộc cứ tuyên truyền Trump không có kinh nghiệm. Trong khi đó ông từng vác túi tiền vào ra sào huyệt chính trị đủ hạng như đi chơi Casino, ông đã từng điều hành hàng chục ngàn công nhân đủ mọi trình độ. Từ phố nghèo đến chốn ăn chơi đàn điếm, bài bạc không chỗ nào sót dấu chân . . . Hiểu biết đời qua thực tế bốn - năm chục năm và cũng từ đó ông đã biến nó thành khối tiền. Ông đã thành công lẫy lừng, và thành quả có thể sờ mó, có thể cân đo, - không phải chỉ trong nước mà còn khắp nơi trên thế giới. Nước Mỹ có nên mướn con người này làm việc, với mức lương bắt đầu là MỘT dollar mỗi năm không? Hỏi các em học sinh tiểu học xem chúng tả lời ra sao?
Ông cũng làm cách mạng tức là bỏ cái cũ thất bại của Obama để xây dựng cái mới. Ông không theo hệ tự tưởng lý thuyết nào cả, mà hầu hết nghị trình của ông đều theo lẽ phải thông thường (common sense) như đói thì ăn, khác thì uống. Dân gian Việt nam có câu “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Mỹ đã có sức mạnh này và cả sức mạnh quân sự. Bình dân hãy xem ông Trump đang hoạt dụng sức mạnh ấy như thế nào? Ván cờ Biển Đông là nơi mà người Việt rất quan tâm:
“Xoay trục”, hai từ này chúng ta đã nghe nói nhiều, thậm chí nhiều vị nhắc đến một cách hãnh diện như là một sáng tạo của Obama. Thực ra, chính sách chung của Mỹ đã hoạch định lâu dài, các vị TT thực hiện theo phương thức khác nhau, tùy tình hình mỗi lúc, tùy hệ tư tưởng mà TT đã nhuộm. Cách giải quyết những vấn đề ở Biển Đông dĩ nhiên có tính quyết định sự ổn định trong vùng và cả thế giới. Dĩ nhiên không thể nào sót vai trò chủ chốt của HK, ngoại trừ trường hợp muốn để cho TQ vươn lên thay thế và mong có hoà bình từ sự cân bằng. TQ một phen vỡ mộng vì không phải bà Clinton lên để nối chính sách của Obama mà là ông Trump. Đúng như thế, ông Trump đã quay mũi con tàu về hướng khác một cách rất dứt khoát.
Bàn cờ Biển Đông đã được lật úp và cờ đã sắp lại với hai người chơi là Donald Trump và Tập Cận Bình. Trong khi người ta quen ở đỉnh cao trí tuệ chê cười, thì Trump cứ tự nhiên lấy cái chí lý trong lẽ thường của tạo hoá ra chơi – như đã nói hễ đói thì ăn, khát thì uống. Nghe tầm thường nhưng nó là lẽ đạo không một lý thuyết chính trị nào gì có thể đánh ngã.
Nguyên tắc của ông Trump là nâng căng thẳng đến mức không giải quyết không được
Thông thường phải có nấu thì mới có ăn - Thép có nung đỏ đến mức thì mới uốn được - Sắt cứng mà cong queo thì dùng búa đe mà đập. Khác với kiểu phải đạo chính trị mà chính trị gia đã dùng say mê đến đầu óc đặc quánh, không còn linh động. Thiên hạ, lớn nhỏ kêu gọi ông nên hạ nhiệt theo kiểu đã làm 25 năm qua – mà không thấy rằng làm như thế là để cho TQ thủ lợi, khống chế, nắm dây giật con nộm BH và để HK tiếp tục bỏ tiền ra mua bình an tạm thời, chờ ngày đầu hàng. “Dĩ nhu chế cương” 25 năm đã quá đủ. Ông Trump không nghe theo - Ông đã đổi thuốc, “dĩ độc trị độc” . Lấy búa tạ đập búa nhỏ và bị họ xúm nhau chỉ trích ông nóng nảy, ngu đần. Rốt cuộc ai ngu, ai đần? - Ông vừa nâng cao căng thẳng, biến Biển Đông thành chảo dầu sôi để xem phản ứng và thực thi chiến lược đồng bộ các bước:
Thứ nhất, là vừa gõ kẻng áp vào tai các nước đồng minh chung quanh để họ nhận thức tầm quan trọng của vấn đề và vai trò của Mỹ cũng như vực dậy niềm tin của đồng minh đã bị xói mòn.
Thứ hai, là cùng siết chặt vòng đai tài chánh một cách quyết liệt để BH nhanh chóng hết đường binh, không theo kiểu nhai gum, chờ thời.
Thứ ba, là đe doạ sẵn sàng dùng giải pháp quân sự (military option is on the table).
Thứ tư, là trình diễn, so sánh lực lượng để đánh thức BH và TQ. Thông điệp ngầm rằng muốn chơi thì coi chừng ông thần Trump sẽ xả láng, (all in) nhất là ngày đêm ông đang ngứa ngáy khi bị quấy nhiễu, đánh phá, ngăn trở của kẻ thua cuộc trong nước. Chiến thuật của ông đã và đang khai triển là:
1. Không ngại đấu khẩu: Nâng căng thẳng biển đông
Ông trump lập tức tuyên bố thẳng thừng “kỷ nguyên của chiến lược nằm chờ đã qua” - “Những lời mềm yếu 25 qua đã để lại những gì. Hãy xem những gì chúng ta đang phải đối mặt”.
Ngày 2 tháng giêng 2018 có lúc căng thẳng đến mức Kim Jong Un đe rằng cái nút bấm vũ khí hạt nhân đang có sẵn trên bàn của hắn. Ông Trump liền phản pháo rằng: “có ai ở chế độ kiệt quệ, đói meo của hắn, nhắc hắn rằng tôi cũng có cái nút bấm hạt nhân, nhưng nó bự hơn và có sức ông phá hơn của hắn. Và nó có hiệu lực đấy.” Kiểu chính trị, nhân đạo với loại bợm bãi, là bất nhân với hàng triệu người. Một đòn, được ông Trump trả lại ít nhất ba bốn đòn.
2. Cấm vận: Kế hoạch cấm vận BH khai triển tại HĐLHQ.
Nâng căng thẳng đến mức cả thế giới lo sợ để khiến cho HĐ Liên Hiệp Quốc cùng bầu ủng hộ chính sách. Kết quả mỹ mãn chưa từng thấy sau những lời đanh thép, dứt khoát như đinh đóng của bà Đại sứ Nikki Haley. Gia tăng bố ráp, siết bù loong dần dần từng giai đoạn, trừng phạt, cấm vận liên tục cho đến khi BH kiệt quệ. Song song với đe dọa không nao núng về quân sự với thái độ bất chấp của TT Trump. Truyền thông thiên tả (gọi là 4 T cho gọn), cũng như TTAD (truyền thông a dua), chỉ lo chọt xỉa cái nhỏ mà không thấy cái lớn rằng tất cả đều nằm trong chiến thuật của ông Trump.
3. Phô trương lực lượng để đánh thức cơn say thuốc súng của Kim Jong Un (BH) và cảnh tỉnh TQ:
Nâng căng thẳng đánh thức đồng minh Nam hàn để đạt được những thoả thuận. Không phải tự dưng mà Nam Hàn cho HK Hoa Kỳ mang giàn THAAD chống hỏa tiễn sang Nam hàn vào tháng Ba - 2017. Hoa Kỳ đem tàu chiến, tuần tra, tập trận với đồng minh bất chấp kêu gọi giảm nhiệt. Nhưng nhiệt này nằm trong chiến lược và chiến thuật của chính phủ Trump. Lực lượng tiếp tục phô trương là chính sách rất đúng đắn để đánh thức giấc mơ hay cơn say thuốc súng của họ Kim. Và nếu cần thì Trump sẽ mời hắn sang tận mắt xem kho vũ khí của HK, để hắn có cơ hội quyết định nên đeo đuổi hay nên bỏ.
Trung tuần tháng Tư 2017 chính TT Trump ra lệnh cho tàu chiến hạng nặng, kể cả hàng không mẫu hạm vào vùng biển quanh bán đảo Triều tiên. Hoạt động quân sự rầm rộ trong khu vực để gia tăng căng thẳng nhằm làm giảm nhuệ khí của BH, cảnh tỉnh và thúc đẩy TQ phải ra tay. Ông từng tỏ rõ lập trường rất đơn giản và dứt khoát - chỉ có một kết quả là BH phải giải trừ vũ khí hạt nhân. Ông nói “Nếu TQ không giúp gì thì HK sẽ làm một mình”
Đáp lại, Kim Jong Unleo thang đe doạ bắn hoả tiển với đầu hạt nhân vào Mỹ bất cứ lúc nào. Ngày 18/4/2017 BH mở cuộc tập trận lớn bắn đạn thật do Kim Jong Un thị sát nhằm đe dọa Nam Hàn. Ngay hôm sau (19/4/2017) giàn chống hỏa tiển THAAD nói trên được chính phủ Nam hàn chính thức đồng ý cho tiến hành lắp ráp. Kể như Bác Hàn tiếp tục lọt vào quỹ đạo mà TT Trump đã vẽ. Đây là thành công thứ nhất. Tổng Tống Trump chắc phải cảm ơn!
26/4/2017 Chính phủ Trump tổ chức họp kín, khẩn cấp - bất thường và tránh tiết lộ với 100 thượng nghị sĩ – bàn về chương trình hạt nhân và sự đe dọa của BH đối với nền an ninh của HK. Đây là hội nghị Diên Hồng – cũng là một cách gửi thông điệp cảnh tỉnh toàn thế giới. Cùng lúc đó, Tư lệnh Harry Harris Jr nói với Quốc hội rằng giàn chống hỏa tiễn trên sẽ sẵn sàng hoạt động trong ngày. Hỏa tiễn bay lên sẽ bị thủ tiêu ngay.
4. Ngoại giao: Phải cho thiên hạ thấy quyết tâm và sức mạnh mới nói đến chuyện ngoại giao. Điều này Obama không thể nào theo kịp ông Trump.
TT Trump tác giả cuốn “Nghệ Thuật Đàm Phán”, ngoài mặt cho thấy ông có thể làm càn - làm cho kẻ thù không đoán được – Đây lại loại sức mạnh trong thủ thuật thương lượng, tiếp sức cho sự đe dọa bằng giải pháp quân sự đang chờ lệnh. Cuộc truy đuổi đến đụng tường thì nhất định sẽ có hai giải pháp để chọn lựa. Đó là đánh xáp là cà hoặc ngồi xuống nói chuyện. Và dĩ nhiên cuộc đàm phán sẽ nhất định xảy ra. Sắp xếp xong TT Trump chỉ việc chơi game chờ. Giới chức quan hệ ngoại giao kể cả phó TT Pence qua lại như con thoi và sau đó là TT Trump đi một vòng quanh 5 nước, trong 12 ngày ở Biển Đông với bài diễn văn tại APAC làm cả thế giới bừng tỉnh - không phải bằng lý thuyết, chủ nghĩa chính trị cao siêu - sáo rỗng mà bằng lý lẽ thông thường đã bị bỏ quên. Đó là tin ở tạo hóa, hãy đặt hạnh phúc của dân trên hết. Dân sẽ xây dựng xã hội. Địa vị, chính quyền là thứ yếu (Dân vi qúi. Xã tắc thứ chi. Quân vi khinh). Muốn cho dân hạnh phúc thì phải để cho họ tự do, độc lập, bảo vệ độc lập và nên noi gương các nước phát triển.
Về ngoại giao liên quan đến BH, ông Trump nói: “Tôi bảo Rex Tillerson, vị ngoại trưởng tuyệt vời của chúng ta rằng ông ta đang phí thời gian thương thảo với tên nhóc cứng đầu.” “Hãy để dành sức, chúng ta sẽ làm những gì chúng ta cần hoàn thành”. Nghe câu nói này mà chỉ trích “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” thì thật là ngô nghê hết sức! Ý tại, ngôn ngoại - Trump đã ngụ ý chừa một cửa cho Kim Jong Un rằng, chỉ còn một cơ hội là nói chuyện với Ngọai trưởng Tillerson của tôi, bằng không thì đừng hy vọng ông chủ - tức là TT Trump đổi ý. Cha và mẹ khuyên một đứa trẻ bướng bĩnh cũng thường dùng kiểu một cương một nhu này.
Và điểm đặc biệt là Nam Bắc Hàn đã từng cùng tham dự thể thao chung trong các tổ chức thế vận hội nhưng lần này nội dung có khác vì trong hoàn cảnh rất căng thẳng trước nguy cơ chiến tranh. BH đã lợi dụng cơ hội để tuyên truyền qua - em gái của Kim Jong Un, Kim Yo Jong - cán bộ tuyên truyền cấp cao làm cho cả 4T (truyền thông thiên tả) Hoa Kỳ vuốt ve khen ngợi. Ông Trump đã phá giải sạch sẽ ngay bằng cách cho ái nữ Ivanka - cố vấn cao cấp của TT sang dự lễ bế mạc, biểu tượng phụ nữ Hoa Kỳ làm phai nhạt hình ảnh của Kim Yo Jong.
Kết quả chiến lược Trump: Tối 8/3/2018 trong khi viết bài này, thì nghe tin đài Fox Businesss news. Cô Trish Regan loan báo Kim Jong Un chính thức mời TT Trump nói chuyện và hứa ngưng chương trình thử tên lửa đạo đạo. TT Nam Hàn ông Moon Jae-in tường trình, tỏ lời cảm ơn và ca ngợi sự lãnh đạo của TT Trump đã đặt áp lực tối đa và đúng cách. Chiến lược đã bắt đầu thấy thành công, và chỉ ngạc nhiên đối với những ai lo chống Trump mà không thấy đây là kết quả đương nhiên sẽ đến theo chiến lược của ông.
5. Yếu điểm của TQ: Đài loan và Bắc Hàn
a/ Đài loan: Ông Trump vận dụng Đài loan như một lợi thế đòn bẫy trong chiến lược của mình
Từ lâu, Mỹ công nhận Đài loan thuộc về TQ như một nước hai chế độ. Loại 4T (truyền thông thiên tả) chỉ trích Trump không hiểu điều này nên mới dám nói chuyện với bà TT Đài loan! Còn ông Trump thì dùng điều này như một lợi thế làm cho Tập Cận Bình giật mình. Bỡi lẽ Đài loan thuộc về TQ chỉ là chủ quyền không giấy mực. Mỹ nói có thì cho là có, nói không thì không. Cho nên, khi có biến cố chớm xảy ra thì chắc chắn trước hết TQ sẽ liền chộp lấy Đài Loan. Hoặc đến lúc thuận tiện TQ sẽ ra tay trước, bỏ túi Đài loan, kể như TQ chỉ hợp pháp hoá chủ quyền trên cái mà họ cho là của họ.
Gặp tổng thống Trump, TQ sẽ vỡ mộng xây căn cứ quân sự để chiếm trọn biển đông. Dĩ nhiên TQ không thể về tay trắng, và vì thế Đài loan là mục tiêu số một. Ông Trump dư biết điều này nên thỉnh thoảng thọt lét TQ. TQ phải chọn một trong hai, tiếp tục giật dây BH đến chừng thành công sẽ làm cánh tay nối dài của mình, hay chọn Đài loan, hoặc muốn cả hai. Điều này khó có thể được cái nào đối với TT Trump, ngọại trừ trường hợp HK trao đổi.
b/ Bắc Hàn là tử huyệt của TQ.
Là tử huyệt của TQ bỡi: Thứ nhất, BH cùng đứng dưới một lá cờ CS. - Thứ hai, BH cùng chung biên giới. - Thứ ba, 25 triệu dân nghèo đói, lạc hậu. - Thứ tư, BH chỉ là một bãi vũ khí độc hại. Thống nhất theo kiểu Việt nam – cùng chế độ CS là mơ ước của TQ. Nhưng nếu chiến tranh, dù nhỏ hay lớn xảy ra thì TQ chắc chắn sẽ rước họa vì 4 trọng điểm trên đây. Ông Trump biết điều này không? Bình dân nghĩ xem. Nếu không biết thì ông Trump từ từ, vừa vỗ vai, khen và vừa khèo Đài loan, vừa siết dần vòng vây BH và vừa đe dọa chiến tranh thương mại và chờ Tập Cận Bình làm gì?
6. Chiến tranh có thể xảy ra không? - Điều này chắc sẽ không có. - Cái nhất định có sẽ là:
Thứ nhất, là BH vừa bị siết dần bù loong cho đến khi kiệt quệ và nhất định sẽ tìm cách giữ gìn mặt mũi trước khi ngồi vào bàn đàm phán. Chính phủ TT Trump chơi nước cờ đóng tất cả và dùng áp lực tứ phía rất căng, không dùng kiểu nhân đạo mị dân và chỉ chừa một cửa mở đó là ngồi lại đây nghe Trump nói. Kim Jong Un còn đường nào để đi nữa không? Dĩ nhiên không bao giờ ông Trump theo kiểu ông Bush - dùng sáu sợi dây trói không chặt, - hoặc kiềm chế (contain) kiểu Clinton hay Obama – cho tiền ăn tiêu rồi ngồi chờ. TT Trump đã nói rất rõ kết quả chỉ có một là giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân (denuclearize).
Thứ hai, là TQ không đường chọn lựa nên phải dứt khoát lập trường ủng hộ giải trừ vũ khí hạt nhân của BH – nhúc nhích, động thủ thì Mỹ sẽ hốt Trường sa, Hoàng sa từ tay TQ, chứ không phải từ tay Việt nam – và sẽ đóng ở đó lâu dài để giữ an ninh toàn vùng.
Thứ ba, là quân đội HK có lý do rất chính đáng hiện diện, tung hoành trên biển đông để kiềm chế TQ. Những khu quân sự trên đảo TQ vừa xây bây giờ là cục xương chẳng những vô bổ mà còn dễ mắc nghẹn. Có thể để làm kiểng xem chơi, chờ khi DC lên nắm quyền may ra có cơ thay đổi được gì chăng. Đặc biệt, điều này Viêt nam sẽ hưởng lợi.
Sau bài diễn văn ngụ ý vừa khen dân Việt nam anh hùng và có tinh thần bất khuất vì độc lập dân tộc, vừa kêu gọi chính quyền phải vì dân trên hết, phải noi gương các nước tự do dân chủ thì đến sự kiện nổi bật là tàu siêu mẫu hạm vào Đà nẵng. Chúng ta cùng nhau xem những con cờ đi về phía Việt nam.
7. Hàng không mẫu hạm vào Đà nẵng, Việt nam
Sự kiện tàu siêu hang không mẫu hạm Carl Vinson cập cảng Đà nẵng đúng vào tháng Ba đã khiến người Việt nam có tuổi nghĩ ngay đến những sự trùng lặp:

•Bắt đầu: - tháng Ba, 1965, tại Đà nẵng: Chính phủ Mỹ đưa quân đội chủ lực đổ bộ vào Việt nam.
Ngày 8 tháng 3 các con tàu USS Herico, Union, và Vancouver mang lữ đoàn 9 Thủy quân lục chiến gồm 3500 quân do Tướng Frederick J. Karch chỉ huy cập bến Đà nẵng, chuẩn bị tham gia trực tiếp vào cuộc chiến chống quân du kích CS.
•Kết thúc: - tháng Ba, 1973, tại Đà nẵng: 60 ngày, sau Hiệp định Paris (27/1/1973), Mỹ làm lễ chính thức hạ cờ chấm dứt vai trò trực tiếp tác chiến.
•Triệt thoái hoàn toàn: tháng Ba 1975 tại Đà nẵng: Toàn bộ cơ sở, tổ chức dân sự, Lãnh sự quán cuối cùng đóng cửa. Cuối tháng ba, hai chiếc tàu Pioneer Contender và Miller cập cảng Đà nẵng để đón rước nhân viên sứ quán và hàng ngàn dân Việt đang đổ dồn về trong cảnh rối loạn, hoang mang.
•Trở vào lại ngày 5 đến ngày 9 tháng Ba, 2018 cũng tại Đà Nẵng - vào khoảng ngày lễ phụ nữ 8/3. Thật là chu đáo, một việc làm phát huy hết tác dụng! Siêu hàng không mẫu hạm USS Carl Vision cập bến Đà nẵng và lưu lại đây 4 ngày, trình diễn ca nhạc. Dân Việt nam nô nức đón chào và cùng vui chơi hơn những ngày hội truyền thống .Trước kia, Mỹ đến Việt nam để ngăn ngừa làng sóng đỏ từ TQ và LBSV đàng sau Việt nam cộng sản. Ngày nay, HK phải đối đầu trực diện với TQ, mà Việt nam là một trong những điểm chiến lược then chốt trong vùng. Hợp tác quốc phòng Mỹ Việt nằm trong chiến lược này. Đưa tàu siêu hàng không mẫu hạm vào Đà nẵng trong tháng Ba có mấy điểm đáng ghi nhận:
Thứ nhất, chiến lược giành thắng lợi về mặt tâm lý. Dân Việt nam rất tin ở điềm báo. Chính phủ Trump chọn thời gian trùng lặp những sự kiện lịch sử xảy ra trong quá khứ để nhắc nhở dân Việt nam. Về mặt này phải chia ra hai thành phần để biết chiến lược của Chính phủ Trump ảnh hưởng đến Viêt nam như thế nào. Chính phủ thừa biết hiện nay ở Việt nam gần 90% dân muốn theo Mỹ, và hầu hết đảng viên CS và chính quyền cấp cao thì lệ thuộc TQ. Dĩ nhiên chính quyền ôm chân TQ thì cứ tự nhiên. Chính phủ Trump đã hứa không đá động. Vào Đà Nẵng tháng Ba là để chiếm lòng dân, gia tăng thiện cảm, trình diễn văn hoá Tây phương ngay trong thành phố đông dân TQ để dân có dịp so sánh.. Những bài ca trình diễn đã được chọn lựa rất kỹ - bài được nhiều người biết đến vừa có ý nghĩa tâm lý chiến cho người lớn: - Bài Nối Vòng Tay Lớn, Trịnh Công Sơn hát mừng chiến thắng của CS chiếm miền Nam (1975) và người miền Nam “không ai có nụ cười nở trên môi”. Lần này, có ý nghĩa khác – dân vui vẻ đón chào người Mỹ, dân Việt nam đoàn kết để tự quyết định một tương lai. Và bài Trống Cơm cho trẻ em cùng vui chơi. Âm nhạc và lối trình diễn đượm sắc thái của một xã hội tự do đã gây xúc động lòng người và được dân hoà mình ủng hộ nhiệt liệt. Tất cả sự dàn dựng đều nằm trong chiến lược gây phong trào – phong trào gì thì bình dân dư biết. Đây là cách xây dựng nền móng như xây một căn nhà. Đừng quên ông Trump là thợ xây; ông thắng cử cũng nhờ phương thức: Dân vi qúi. TQ không điên tiết và nhà cầm quyền VN không lúng túng mới là điều lạ vì bây giờ họ phải tỏ rõ thái độ theo dân hay theo TQ. Ông Trump và HK đã thật sự toàn thắng trên mặt trận này.
Thứ hai, phô trương lực lượng để các nước trong vùng, cả Viêt nam và TQ có dịp tận mắt so sánh, và nhân đây gửi thông điệp thách thức, cảnh tỉnh TQ chớ vội làm chủ Biển Đông. Hiện nay, tuy TQ cũng có tàu chiến và quân đội mạnh, nhưng phương tiện hẳn còn thua xa Mỹ, và quân đội từ lâu chưa tham chiến trực tiếp.
Thứ ba, chứng tỏ quyết tâm trở lại biển đông, củng cố niềm tin vào cam kết bảo vệ đồng minh chiến lược lâu dài. Trong những năm qua, niềm tin này đã dần dần xuống dốc vì chính phủ Obama không chứng tỏ đủ cứng rắn để tin cậy, mà ngược lại chứng tỏ hoà bình tạm bợ trên bề mặt, bằng lý thuyết chính trị, trong khi bên dưới là nguy cơ đang chờ.
Thứ tư, Không ngồi đó mà trích dẫn sách chính trị, ông Trump xài võ Trump, theo lẽ thông thường thậm chí lý, như đã là lươn thì sợ gì lấm đầu hay muốn ăn thì phải lăn vào bếp hoặc muốn giành phần thắng thì không chừa cơ hội nào mà không xông vào. Ông Trump đã chơi thế cài răng lược. Mỹ phải ôm trọn dân Việt nam. Cục xương chính quyền là món khó nhả, khó nuốt để dành cho TQ. Ai sẽ thắng đây?
Hoa Kỳ tuy không áp đặt thể chế chính trị ở Việt nam nhưng hy vọng Việt nam có thể thấy quyết tâm này mà tự theo chân Nam Hàn, Nhật Bản mà trở thành đồng minh HK. Ngụy ý đã có trong bài diễn văn. Ai đọc kỹ sẽ thấy.
Khi chương trình vũ khí hạt nhân BH được giải quyết, chắc chắn BH sẽ có tiền xây dựng lại xã hội, xã hội theo kiểu nào còn tùy ở tình hình diễn biến sau đó. Nhưng rất có khả năng Nam Bắc Hàn sẽ thống nhất và đột nhiên theo thể chế tự do. Dĩ nhiên không mạt vận đến nỗi theo kiểu Việt Nam, bởi một Việt nam đã đủ cho Mỹ có bài học muôn đời. Hoa Kỳ sẽ không có lý do gì để cho việc ấy xảy ra.
Hé cửa thì gió lùa, một con đê bị rò rỉ thì có nguy cơ sẽ vỡ vì sức nước đã có sẵn ở đó. Những kẻ, hay những chính phủ độc tài, đến thời kỳ cuối thường đột ngột rệu rã rất nhanh. Bỡi cái đoàn kết, nhất hô bá ứng mà họ có, chỉ từ quyền lợi, và nỗi sợ hãi vây quanh, tức là luôn ẩn tàng mối nguy tan vỡ rất mạnh. Một khi ý trời là lòng dân đã quyết thì chính quyền không là gì cả, bỡi theo đúng nghĩa nó là sản phẩm của dân, không xài được thì giữ làm gì. Khó khăn gai gốc đang chờ TQ. Thành công của TT Trump nhất định đến, và mỗi bước tiến về hướng tốt hơn cho dân BH đều từng bước ảnh hưởng đến Việt nam.
Vĩnh Tường

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

LUẬN VỀ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU.

LUẬN VỀ TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU.
Trang sử đã qua đi nhưng sự thật chưa trở lại
Sau 1975 thì người Mỹ muốn lái sự oán hận mất nước của nhân dân Miền Nam vào ông Nguyễn Văn Thiệu và quân đội VNCH để quên đi hành động “bán đứng đồng minh” của Mỹ *( Lời của ông Nguyễn Văn Thiệu nói thẳng vào mặt Kissinger năm 1972 ).
Họ vận động các phương tiện truyền thông tiếng Việt tại hải ngoại kết án ông Thiệu làm cho mất nước. Họ kết án quân đội VNCH hèn nhát, tham nhũng v.v,… Họ dập tắt tiếng nói thanh minh của ông Thiệu và của những quân nhân VNCH. Họ thuê bọn vô lại biến phong trào chống Cọng sản tại hải ngoại thành những trò thối tha vô liêm sỉ….!
Huong T Nguyen đã thêm 2 ảnh mới — cùng với Anh Kim Le28 người khác.
LUẬN VỀ TT NGUYỄN VĂN THIỆU

LỜI MỞ ĐẦU
Henry Kissinger viết trong hồi ký của ông :
“Cho đến hôm nay tôi kính trọng ông Thiệu như là một gương hào hùng của một kẻ dám chiến đấu cho nền tự do dân tộc của ông, một kẻ sau này đã chiến bại bởi những hoàn cảnh ngoài tầm tay cá nhân ông, đất nước ông và ngay cả ngoài vòng quyết định của chúng ta…”
( Henry Kissinger, Years of Upheaval, 1981, Bản dịch của Xuân Khuê )
Người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm
Kissinger là người mà Nguyễn Văn Thiệu ghét cay ghét đắng cho tới khi xuống mồ. Trong khi ngược lại, Kissinger cũng làm ra vẻ ghét cay ghét đắng Nguyễn Văn Thiệu, kẻ mà báo chí và nhân dân Mỹ luôn luôn nguyền rủa là cản trở và phá hoại hòa bình.
Tuy nhiên cuối cùng, khi mà hòa bình đã đạt được bằng cái giá phản bội dân tộc Việt Nam, Kissinger mới bình tâm thú thực cảm nghĩ của ông ta về người anh hùng lãnh đạo đất nước Việt Nam trong thời gian gay cấn nhất của lịch sử. Kissinger nói :
- “… Sau khi ngưng bắn, quân đội chúng ta sẽ rút về bên kia bán cầu, còn dân tộc của ông vẫn còn cảnh một đội quân tiếp tục hi sinh cho những hy vọng mong manh của nền độc lập tại Đông Dương. Chúng ta đã chắc rằng biện pháp của chúng ta sẽ kềm hãm tham vọng của Hànội. Nhưng mắt của ông Thiệu chỉ quan ngại vào những điều mong manh về sau này…”
( Bản dịch của Xuân Khuê ).
Kissinger cũng thú thực là vì không còn cách lựa chọn nào khác cho nên Mỹ đành phải hy sinh Nam Việt Nam, và cũng vì vậy mà Kissinger đành phải đóng vai làm kẻ thù của Nguyễn Văn Thiệu nhưng tự sâu xa trong đáy lòng, Kissinger khâm phục Thiệu :
- “…Như là một phép lạ phát xuất từ lòng dũng cảm, ông Thiệu đã cố gắng lèo lái quốc gia trong giai đoạn cam go này, chiến đấu chống lại quân thù cố tâm xâm lấn và làm an tâm đồng minh nào chưa thông hiểu ông …
- … Về riêng tư tuy tôi dành ít cảm tình về ông Thiệu nhưng tôi rất kính nể ông vì ông là một người kiên tâm chiến đấu trong nỗi cô đơn ghê gớm ( nguyên văn: terrible loneliness ) sau cuộc rút quân của Hoa kỳ. Ông chấp nhận những cảm tình và thông hiểu ít ỏi dành cho ông. Chuyện đó không làm phẩm chất của ông hao mòn đi…”
( Bản dịch của Xuân Khuê ).
Cuộc sống không có tự do còn tệ hơn sự chết
Ngày 22-10-1972 Tộng thống Nguyễn Văn Thiệu đã nổi giận khi Kissinger ép buộc ông phải chấp nhận bản dự thảo Hiệp định đình chiến mà Kissinger đã cùng Lê Đức Thọ soạn thảo tại Paris. Ông khuyến cáo Kissinger :
- “Tôi không đồng ý về việc một số nhân viên của quý vị đi nói khắp Sàigòn là tôi đã ký. Tôi chưa ký kết gì cả. Tôi không phản đối hòa bình nhưng tôi chưa nhận được một trả lời thỏa đáng nào của quý vị cho nên tôi sẽ không ký”.
Kissinger mất bình tỉnh với tuyên bố của Tổng thống Thiệu, ông nói ông đã thành công ở Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa và Paris mà bây giờ ông phải thất bại tại Sàigòn :
- “Nếu ngài không ký, chúng tôi sẽ xúc tiến một mình”.
Tới phiên Thiệu nổi giận, ông buộc tội Kissinger là thông đồng với Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa để bán đứng Miền Nam. Hồi ký của Kissinger ghi lại lời lẽ của Thiệu:
- “Là một quân nhân thì lúc nào cũng phải chiến đấu, nếu tôi không phải là một quân nhân thì tôi đã từ chức khi HK yêu cầu tôi từ chức và còn mặc cả với tôi về ngày giờ từ chức… Tôi chưa hề nói với ai là người Mỹ đã đòi tôi từ chức, vì như vậy là nhục; cho nên tôi đã làm như tự mình chọn lấy quyết định đó…”
( Kissinger, White House Years, trang 1385 )
Kissinger đáp lại :
- “Tôi cảm phục tính hy sinh và lòng can đảm của ngài qua lời phát biểu vừa rồi. Tuy nhiên, là một người Hoa Kỳ, tôi không khỏi phiền lòng khi ngài cho rằng chúng tôi thông đồng với Liên Xô và Tàu Quốc.
Làm sao ngài có thể nghĩ như vậy được trong khi quyết định ngày 8-5 của Tổng thống Nixon ( Thả bom Hànội và phong tỏa các hải cảng Bắc Việt ) đã liều cả tương lai chính trị của mình để giúp quý ngài. Chúng tôi điều đình với Liên Xô và Tàu Quốc là để làm áp lực, buộc họ phải làm áp lực với Hànội… Nếu như chúng tôi muốn bán đứng quý ngài thì đã có nhiều cách dễ dàng hơn để hoàn thành việc đó…”
( Kissinger, White House Years, trang 1385, 1386 ).
Rồi tới phiên Đại sứ Bunker mất bình tỉnh :
- “Vậy thì thưa Tổng thống, lập trường chót của ngài là không ký, có phải không?”
Thiệu đáp :
- “Vâng, đó là lập trường cuối cùng của tôi. Tôi sẽ không ký và tôi xin ngài thông báo cho Tổng thống Nixon biết như thế. Xin quý vị trở lại Washington và nói với Tổng thống Nixon rằng tôi cần được trả lời”.
Tổng thống Thiệu chỉ tay vào bản đồ Việt Nam rồi nói :
- “Có gì quan trọng khi Hoa Kỳ để mất một quốc gia nhỏ bé như Nam Việt Nam? Chúng tôi không hơn gì một chấm nhỏ trên bản đồ của thế giới đối với các ông… - … Nhưng đối với chúng tôi, đó là một sự chọn lựa giữa sự sống và sự chết.
Đối với chúng tôi, đặt bút ký vào một hiệp ước tương đương với sự đầu hàng là chấp nhận một bản án tử hình, vì cuộc sống không có tự do là sự chết. Không, nó còn tệ hơn là sự chết”
( Larry Berman; No Peace, No Honor; trích từ Văn khố Bộ ngoại giao HK, bản dịch của Nguyễn Mạnh Hùng trang 230 ).
Trang sử đã qua đi nhưng sự thật chưa trở lại
Sau 1975 thì người Mỹ muốn lái sự oán hận mất nước của nhân dân Miền Nam vào ông Nguyễn Văn Thiệu và quân đội VNCH để quên đi hành động “bán đứng đồng minh” của Mỹ *( Lời của ông Nguyễn Văn Thiệu nói thẳng vào mặt Kissinger năm 1972 ).
Họ vận động các phương tiện truyền thông tiếng Việt tại hải ngoại kết án ông Thiệu làm cho mất nước. Họ kết án quân đội VNCH hèn nhát, tham nhũng v.v,… Họ dập tắt tiếng nói thanh minh của ông Thiệu và của những quân nhân VNCH. Họ thuê bọn vô lại biến phong trào chống Cọng sản tại hải ngoại thành những trò thối tha vô liêm sỉ….!
Hằng năm cứ vào mùa tháng Tư thì các phương tiện truyền thông tiếng Việt như RFA, BBC, …lại rộn lên những luận điệu kêu gọi hòa hợp hòa giải giữa chế độ CSVN và những người đã bị đuổi chạy ra nước ngoài. Họ coi những người rượt đuổi và những người bị đuổi đều tội lỗi như nhau.
Trong khi đó cuộc chiến Nam Bắc Hàn cũng giống hệt như cuộc chiến Việt Nam. Nhưng ngày nay RFA, BBC… nói cho con cháu Nam Hàn rằng năm 1950 quân Bắc Hàn tràn qua vĩ tuyến 38 đánh chiếm Nam Hàn.. Quân đội Mỹ đã giúp nhân dân Nam Hàn đẩy lui quân Bắc Hàn về Bắc. Tội lỗi đều là phía Bắc Hàn chứ phía Nam Hàn không có lỗi.
Nhưng đối với cuộc chiến Việt Nam thì quân Bắc Việt cũng tràn qua vĩ tuyến 17 đánh chiếm Miền Nam nhưng Mỹ lại nói : Phía CSVN và phía VNCH đều có lỗi cho nên Mỹ đứng giữa không biết giúp bên nào !! Cho tới nay cũng chưa ngã ngũ bên nào phải bên nào trái.
Cũng vì chưa ngã ngũ bên nào phải bên nào trái cho nên cho tới nay danh dự của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn chưa được phục hồi. Người Mỹ vẫn muốn con cháu Việt Nam nhìn Nguyễn Văn Thiệu như là một kẻ luôn luôn cản trở và phá hoại hòa bình.
BÙI ANH TRINH
Nguồn:  https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=512692932460255&id=100011586582626&comment_id=512703835792498&notif_id=1521030422801337&notif_t=feed_comment&ref=notif

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Con đường sách Sài Gòn và câu chuyện đốt sách


Con đường sách Sài Gòn và câu chuyện đốt sách

Cô gái ngồi đàn guitare live trong một khu đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]
Ngô Thế Vinh
Trên Đường Sách, cũng là đường mang tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình (1910-1995), bên hông Bưu Điện, chạy dài từ Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, như một tụ điểm sinh hoạt văn hoá và du lịch, đang rộn rã không khí Giáng Sinh 2017 với ban nhạc Santa Claus có lẫn cả một ông Tây béo mập cao ngồng thổi kèn, vây quanh là tấp nập khách đi xem, chụp hình, ngồi tụ tập trong các quán cà phê sách, và một số thì tìm mua sách. Đường Sách Nguyễn Văn Bình ngày nay là hình ảnh một mini-đường sách Lê Lợi của hơn 40 năm trước. [Photo tư liệu Ngô Thế Vinh]
Trên Đường Sách, cũng là đường mang tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình (1910-1995), bên hông Bưu Điện, chạy dài từ Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, như một tụ điểm sinh hoạt văn hoá và du lịch, đang rộn rã không khí Giáng Sinh 2017 với ban nhạc Santa Claus có lẫn cả một ông Tây béo mập cao ngồng thổi kèn, vây quanh là tấp nập khách đi xem, chụp hình, ngồi tụ tập trong các quán cà phê sách, và một số thì tìm mua sách. Đường Sách Nguyễn Văn Bình ngày nay là hình ảnh một mini-đường sách Lê Lợi của hơn 40 năm trước. [Photo tư liệu Ngô Thế Vinh]
CON ĐƯỜNG SÁCH LỊCH SỬ

Khởi từ ý tưởng của báo Tuổi Trẻ, ngày 15.10.2015, Sở Thông Tin và Truyền Thông Thành phố đã khởi công xây dựng con Đường Sách trên đường Nguyễn Văn Bình [là tên Đức TGM Nguyễn Văn Bình] phường Bến Nghé, Quận I TP. HCM. Đây là một con đường nhỏ nằm bên hông Bưu điện Thành phố, nối liền Nhà Thờ Đức Bà và đường Hai Bà Trưng nhưng có ưu điểm là nằm ngay trong khu vực trung tâm Thành phố, đây không chỉ là một không gian sinh hoạt văn hoá mà còn là một tụ điểm du lịch, là nơi thường xuyên có nhiều du khách ghé qua.
Sau gần 3 tháng thi công ngày 09.01.2016, Đường Sách chính thức được khai trương. Chỉ với con đường nhỏ chiều dài 144 m, lòng đường 8 m, hai bên vỉa hè rộng 6 m, với thiết kế một bên là 20 gian hàng sách, một bên là café sách và khu triển lãm. Hai đầu Đường Sách là hai bức tượng điêu khắc Cô gái bên trang sáchSuy ngẫm - hai tác phẩm được tuyển chọn từ Trại điêu khắc quốc tế TP.HCM.
Ông Lê Hoàng khi còn làm Giám đốc Nxb Trẻ đã mơ ước có một không gian chỉ có sách và sách và ông là một trong những người đã đứng ra vận động cho việc hình thành con Đường Sách và sau đó trở thành giám đốc Công ty Đường Sách Thành phố. Đường Sách đã trở thành một không gian khá lý tưởng để các nhà xuất bản, nhà kinh doanh sách có cơ hội học hỏi chia sẻ những kinh nghiệm nghề nghiệp, và cả tiếp cận với giới bạn đọc. Đường Sách trở thành một không gian biểu tượng của văn hoá đọc, nơi gặp gỡ của những người yêu sách, cũng là điểm hẹn lý tưởng cho những người bạn trong và cả ngoài nước.
Từ hướng Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, bên trái là 20 gian hàng sách; phải, với bạn trẻ ngồi đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]
Từ hướng Nhà Thờ Đức Bà tới đường Hai Bà Trưng, bên trái là 20 gian hàng sách; phải, với bạn trẻ ngồi đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]
Mấy tụ điểm để du khách chụp hình; trái, bức tượng đồng "hai bé ngồi chống lưng đọc sách", phải, cô gái ngồi đàn guitare live trong một khu đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]
Mấy tụ điểm để du khách chụp hình; trái, bức tượng đồng "hai bé ngồi chống lưng đọc sách", phải, cô gái ngồi đàn guitare live trong một khu đọc sách ngoài trời. [photo by Ngô Thế Vinh]
Bên phải Đường Sách là các cửa hàng café sách, các khu triển lãm; Phương Nam Book Café đẹp khang trang lúc nào cũng đông khách; phải, do thiếu diện tích mặt bằng, có thêm mấy Kiosk sách bên lề phải Đường Sách phía ngã ba Hai Bà Trưng - Nguyễn Văn Bình, anh chị Long đôi vợ chồng rất yêu sách, gốc người Sài Gòn cũ, chị gốc nhà giáo rồi làm công chức Nha Quân pháp trước 1975, nay sống bằng nghề buôn sách cũ. [photo by Ngô Thế Vinh]
Bên phải Đường Sách là các cửa hàng café sách, các khu triển lãm; Phương Nam Book Café đẹp khang trang lúc nào cũng đông khách; phải, do thiếu diện tích mặt bằng, có thêm mấy Kiosk sách bên lề phải Đường Sách phía ngã ba Hai Bà Trưng - Nguyễn Văn Bình, anh chị Long đôi vợ chồng rất yêu sách, gốc người Sài Gòn cũ, chị gốc nhà giáo rồi làm công chức Nha Quân pháp trước 1975, nay sống bằng nghề buôn sách cũ. [photo by Ngô Thế Vinh]
Từ trên: thiếu diện tích mặt bằng, cả trên lòng đường cũng được tận dụng cho những Kiosk sách di động trên Đường Sách, với các bạn trẻ đứng ngồi tĩnh lặng say mê đọc sách, gợi lại hình ảnh thật đẹp của Sài Gòn trước 1975 với đường sách Lê Lợi, nhà sách Khai Trí thuở nào; phải: Quán Sách Mùa Thu với thêm dòng chữ "về lại chốn thư hiên", nơi có thể tìm hoặc đặt mua những cuốn sách cũ "tàn dư văn hoá Mỹ Nguỵ" nay trở thành quý hiếm. [photo by Ngô Thế Vinh]
Từ trên: thiếu diện tích mặt bằng, cả trên lòng đường cũng được tận dụng cho những Kiosk sách di động trên Đường Sách, với các bạn trẻ đứng ngồi tĩnh lặng say mê đọc sách, gợi lại hình ảnh thật đẹp của Sài Gòn trước 1975 với đường sách Lê Lợi, nhà sách Khai Trí thuở nào; phải: Quán Sách Mùa Thu với thêm dòng chữ "về lại chốn thư hiên", nơi có thể tìm hoặc đặt mua những cuốn sách cũ "tàn dư văn hoá Mỹ Nguỵ" nay trở thành quý hiếm. [photo by Ngô Thế Vinh]

Không biết tôi đã đứng trong Quán Sách Mùa Thu bao lâu, trong một không gian rất nhỏ, cô chủ quán sách thì tế nhị và lặng lẽ; tôi có cảm giác thời gian như dừng lại. Cầm trên tay những cuốn sách cũ, rất cũ xuất bản lần đầu tiên từ những thập niên 50s, 60s, 70s có những cuốn mà tác giả đã từng là bạn văn còn sống hay đã mất và cả ngạc nhiên nữa là sao những cuốn sách ấy lại có thể sống sót sau cuộc "phần thư". Rồi tôi bị kéo về thực tại khi có tiếng nói của một thanh niên, có lẽ là sinh viên hỏi cô chủ quán về một đầu sách: Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam. Được biết, các quán sách tuy không có sách nhưng vẫn có thể nhờ kiếm hay đặt mua. Sách có thể gửi ra hải ngoại và trả bằng thể tín dụng. Sự kiện thế hệ sau chiến tranh, tìm đọc Ký của Phan Nhật Nam trên Đường Sách, chắc là điều mà bạn tôi cũng muốn được nghe.
Gặp lại cả những cuốn sách của bạn tôi, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Garvan Úc châu. Từ một thuyền nhân bị đầy ải cách đây hơn 36 năm, anh trở thành một giáo sư, một nhà khoa học và hàng năm anh vẫn trở quê hương giảng dậy tại các đại học từ Nam ra Bắc. [photo by Ngô Thế Vinh]
Gặp lại cả những cuốn sách của bạn tôi, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Garvan Úc châu. Từ một thuyền nhân bị đầy ải cách đây hơn 36 năm, anh trở thành một giáo sư, một nhà khoa học và hàng năm anh vẫn trở quê hương giảng dậy tại các đại học từ Nam ra Bắc. [photo by Ngô Thế Vinh]

Từ ngày có con Đường Sách, không chỉ các tác giả trong nước có sách xuất bản đều mong muốn có dịp ra mắt sách tại nơi đây. Cả học giả nước ngoài cũng chọn Đường Sách là nơi giới thiệu sách của mình.
Như TS Môi Sinh Nguyễn Đức Hiệp cũng là nhà nghiên cứu đã từ Úc về Sài Gòn 22.07.2016, cùng một lúc ra mắt 3 cuốn sách nghiên cứu về Sài Gòn - Chợ Lớn.
Như nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính từ Mỹ về cũng ra mắt ký tặng bộ sách đồ sộ 10 cuốn nghiên cứu về thời Tây Sơn và quan hệ với triều đại nhà Thanh.
Như nhà văn Nguyễn Thị Thuỵ Vũ nổi tiếng từ trước 1975 còn ở lại trong nước, sau ngót nửa thế kỷ sống ẩn dật ở một miền quê, thì nay đã có mặt trên Đường Sách 19.03.2017 để ra mắt một loạt 10 tác phẩm của bà mới được Nxb Phương Nam tái bản.
Đặc biệt hơn nữa, có cả các học giả người nước ngoài như GS Larry Berman cũng chọn Đường Sách để giới thiệu bản dịch cuốn The Perfect Spy / Điệp Viên Hoàn Hảo mà ông là tác giả.
TS Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia môi sinh cũng là một nhà nghiên cứu từ Úc châu, ra mắt bộ sách 3 cuốn Sài Gòn - Chợ Lớn trên Đường Sách 22.07.2016; từ phải, TS Nguyễn Đức Hiệp, TS Nguyễn Thị Hậu, và ông Tim Doling. [nguồn: ảnh L. Điền, Thời Báo.today]
TS Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia môi sinh cũng là một nhà nghiên cứu từ Úc châu, ra mắt bộ sách 3 cuốn Sài Gòn - Chợ Lớn trên Đường Sách 22.07.2016; từ phải, TS Nguyễn Đức Hiệp, TS Nguyễn Thị Hậu, và ông Tim Doling. [nguồn: ảnh L. Điền, Thời Báo.today]
Nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính [giữa] từ Mỹ về cũng ra mắt ký tặng bộ sách đồ sộ 10 cuốn nghiên cứu về thời Tây Sơn và quan hệ với triều đại nhà Thanh tại Quán sách Nxb Văn Hoá Văn Nghệ trên Đường Sách 05.11.2016. [nguồn: tư liệu Nguyễn Duy Chính]
Nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính [giữa] từ Mỹ về cũng ra mắt ký tặng bộ sách đồ sộ 10 cuốn nghiên cứu về thời Tây Sơn và quan hệ với triều đại nhà Thanh tại Quán sách Nxb Văn Hoá Văn Nghệ trên Đường Sách 05.11.2016. [nguồn: tư liệu Nguyễn Duy Chính]

Và Hội đồng Anh / British Council cũng đã chọn Đường Sách để tổ chức hoạt động tưởng niệm 400 năm (1616-2016) ngày văn hào William Shakespeare qua đời.

THÁNH GANDHI KHÔNG NÓI THẾ

Kế ngay bên bức tượng Cô Gái Bên Trang Sách, là một tấm bảng hiệu cao hơn đầu người, với một câu trích dẫn mà tác giả được ghi là Mahatma Gandhi [sic]. Tôi rất quan tâm và cả thắc mắc về tên tuổi của Gandhi trên tấm bảng hiệu. Gandhi là một trong những thần tượng thời sinh viên tuổi trẻ của tôi, một con người suốt đời tranh đấu theo con đường bất bạo động, được tôn xưng như một vị thánh; vậy sao ông lại có thể liên hệ tới một ý tưởng rất bạo động là "đốt sách". Tuy chưa biết tác giả của câu trích dẫn trên là ai, nhưng trực giác cho tôi biết chắc chắn không phải của Gandhi.
Vẫn bị ám ảnh về những vụ đốt sách sau 30.04.1975, không thể đợi tới ngày về Mỹ, tôi thấy cần truy nguyên ra ai là tác giả của câu nói ấy. Vì đang lưu lại trong một khách sạn ở Sài Gòn, không tiện cho một tìm kiếm rộng rãi trên mạng, và qua iPhone, tôi liên lạc ngay qua một email kèm theo hình chụp gửi mấy người bạn trẻ ở hiện ở California như sau:
Vũ Nguyễn ơi
Confidential_ nhờ Vũ search, là có hay không
một original quote như trên của M.G. Thanks
All the best
aVinh
Tấm bảng hiệu uy nghi cao hơn đầu người với hàng chữ: "Không Cần Phải Đốt Sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ Cần Buộc Người Ta Ngừng Đọc mà thôi." [sic] Tác giả câu nói ấy được ghi là của Mahatma Gandhi. [photo by Hoàng Long]
Tấm bảng hiệu uy nghi cao hơn đầu người với hàng chữ: "Không Cần Phải Đốt Sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ Cần Buộc Người Ta Ngừng Đọc mà thôi." [sic] Tác giả câu nói ấy được ghi là của Mahatma Gandhi. [photo by Hoàng Long]
Và tôi có ngay câu trả lời cùng một lúc trong cùng ngày tới từ hai người bạn trẻ Vũ Nguyễn và Ngọc Dung.
Vũ Nguyễn viết:
"Thưa anh Vinh, câu ấy vốn của nhà văn Ray Douglas Bradbury (22 August 1920 – 5 June 2012), nguyên văn thế này:
"The problem in our country isn't with books being banned, but with people no longer reading. Look at the magazines, the newspapers around us – it's all junk, all trash, tidbits of news. The average TV ad has 120 images a minute. Everything just falls off your mind… You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them."
Ray Bradbury nói câu này khi trả lời phỏng vấn bởi Misha Berson, của tờ The Seattle Times (12 March 1993). Sau được các báo như Reader's Digest trích dẫn lại. (The Reader's Digest, Vol. 144, No. 861, January 1994, p. 25).
Một dị bản về sau của câu này là: " We're not teaching kids to read and write and think… There's no reason to burn books if you don't read them." [Roger Moore, in The Peoria Journal Star, August 2000].
Cùng một lúc Ngọc Dung, cô bạn đồng trang lứa với Vũ Nguyễn có ngay một câu trả lời khẳng định: "câu này của Ray Bradbury anh Vinh ạ".
Câu trích dẫn của Ray Bradbury (DOB) "You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them." bên cạnh là chân dung tác giả. [nguồn: internet, sưu tầm Ngọc Dung]
Câu trích dẫn của Ray Bradbury (DOB) "You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them." bên cạnh là chân dung tác giả. [nguồn: internet, sưu tầm Ngọc Dung]

NHỮNG NGƯỜI BẠN VÀ CÁC LỜI BÀN

Qua sự kiện này, anh Phạm Phú Minh, Chủ Bút Diễn Đàn Thế Kỷ, cũng là tác giả cuốn ký "Hà Nội Trong Mắt Tôi", bày tỏ cảm tưởng: "Vậy là Ngọc Dung và Vũ Nguyễn đã giải được nghi vấn ai là tác giả câu nói được gán cho Gandhi tại giữa "Đường Sách" Sài Gòn." Anh Minh tiếp: "Gọi là "Đường Sách" mà trương lên một câu "nói không có sách, mách không có chứng", đó là một sự lạ của Việt Nam. Từ sáng tới giờ tôi cứ thắc mắc trong lòng, tại sao lại có hiện tượng này. Câu nói của Ray Bradbury thì cũng không phải là một danh ngôn lừng lẫy gì lắm và ra đời cũng chưa lâu, hẳn giới sách vở ở Việt Nam lấy làm thích ý tưởng đó nên đem dịch ra và trương lên. Dĩ nhiên họ biết tác giả câu nói đó là ai, vậy tại sao họ không ghi đúng tên tác giả là Ray Bradbury, mà lại bịa ra tên giả Mahatma Gandhi? Quả thật tôi nghĩ không ra. Mong các bạn góp ý kiến giải thích hiện tượng này."
Tiếp theo thắc mắc của anh Phạm Phú Minh, nhà sử học TS Nguyễn Duy Chính, tác giả của bộ sách đồ sộ 10 cuốn về Vua Quang Trung và đời Nhà Thanh, anh cũng đã từng ngồi ký sách trên Đường Sách, anh có một phát biểu mà anh khiêm cung gọi đó là "ý mọn":
"Theo tôi thì quan trọng không phải ai nói mà là với mục đích gì. Nếu tôi nhớ không lầm, trước đây đạo diễn Trần Văn Thuỷ khi làm cuốn phim "Chuyện Tử Tế" đã dẫn ở đầu cuốn phim một câu đại khái "Chỉ có thú vật mới quên đi nỗi đau của đồng loại mà quay lại lo riêng cho bộ da của mình" rồi gán cho tác giả là Karl Marx. Sau này ông ta có thú nhận Marx không nói câu đó nhưng câu nói đã trở thành một "điểm nhấn" của bộ phim. Thêm một dật sự khác là Tô Đông Pha khi làm văn đã viết một câu gán cho cổ thư khiến giám khảo không dám nhận là không biết mà sau hỏi lại: "Thầy lấy trong sách nào thế?" Có lẽ người dẫn câu này muốn ám chỉ một cái gì đó nên phải lấy tên Gandhi cho thiên hạ khỏi vặn vẹo vì trong nước rất dễ bị lôi thôi nếu có "ý đồ". Chắc chắn là câu này sẽ được nhiều người nhớ đến hơn khi lấy tên Gandhi là tác giả."
Với ý kiến của Anh Chính, cũng vẫn anh Phạm Phú Minh tiếp tục bày tỏ:
"Ý kiến của anh Chính rất thú vị. Nó lại cho ta hiểu thêm câu: Cứu cánh biện minh cho phương tiện. Tên của một tác giả chỉ là một phương tiện, trong một hoàn cảnh nào đó thì người ta có thể thay đổi đi, để đạt được điều mà người ta muốn. Nhưng "hoàn cảnh nào đó" là hoàn cảnh nào? Bởi vì một xã hội gọi là bình thường và lành mạnh thì không thể lúc nào cũng lấy hoàn cảnh ra mà biện minh cho hành vi sai trái của mình được. Ví dụ Việt Nam bây giờ đã thoáng hơn và người dân hiểu biết hơn rất nhiều so với thời Trần Văn Thủy làm phim Chuyện Tử Tế, làm sao người ta đủ can đảm lấy tên ông Gandhi để thay cho Ray Bradbury? Nhất là trong một biểu ngữ dựng công khai giữa nơi Đường Sách, khiến ông bạn Ngô Thế Vinh của chúng ta đâm ra nghi ngờ! Sự dễ dãi, sự "tự cho phép" thiết nghĩ cũng phải có giới hạn thôi chứ? Làm quá thì hóa ra coi thường sự hiểu biết của xã hội. Thông tin về câu "Chỉ có thú vật..." cũng rất thú vị, bởi vì chính tôi lâu nay cũng tưởng là câu của Karl Marx. Bây giờ thì không chắc điều đó đúng hay sai, nếu sai thì là do dây chuyền, mà người đầu tiên làm cho sai chưa chắc là Trần Văn Thủy. Tôi đồng ý với anh Chính những người trưng câu này của Ray Bradbury chắc là khoái chí với hai chữ ĐỐT SÁCH, nên phải mượn tên Gandhi để che chắn thôi. Để tên tác giả là một người Mỹ thì dễ bị lên án hơn là một ông Ấn Độ!"
Và cuối cùng là phát biểu của Vũ Nguyễn, người bạn trẻ tìm ra ngay câu trả lời ai là tác giả câu trích dẫn:
"Vũ trước nay vẫn đinh ninh câu “Chỉ có súc vật mới quay lưng lại với nỗi đau đồng loại mà chăm chút bộ lông của mình” là của Karl Marx trong Tư Bản Luận mà không buồn truy nguyên. Nay anh Chính nói mới biết là không phải. Giờ thì ngờ rằng câu đó do chính Trần Văn Thuỷ bịa ra, như Tô Đông Pha bịa câu "cổ văn" mà qua mặt giám quan tam lão. Trước khi có phim "Chuyện Tử Tế" có lẽ ở Việt Nam chẳng ai biết câu này. Lần đầu tiên đọc câu quotation này ở đoạn mở đầu phim, đa số khán giả của bộ phim đều cho rằng tác giả hẳn là một tay triết gia uỷ mị nào đó của bọn tư bản giãy chết. Cho đến phút cuối cuốn phim, khi đạo diễn đọc câu thuyết minh "May quá. Câu ấy là của Karl Marx" cả rạp mới ồ lên ... "À ra vậy. Bác Các/ Karl, bác Lê/ Lenin bao giờ cũng chí phải!" Điều đó cho thấy câu "danh ngôn" này chưa tồn tại ở Việt Nam trước khi có phim "Chuyện Tử Tế" của Trần Văn Thuỷ ra đời.

CỦA CAESAR TRẢ VỀ CHO CAESAR

Trở lại với câu trích dẫn trên:
"Không Cần Phải Đốt Sách để phá huỷ một nền văn hoá, Chỉ Cần Buộc Người Ta Ngừng Đọc mà thôi."
"You don't have to burn books to destroy a culture. Just get people to stop reading them."
Ray Bradbury phát biểu câu trên cách đây mới có 24 năm khi trả lời phỏng vấn của Misha Berson, của tờ The Seattle Times (12 March 1993); trong khi Mahatma Gandhi thì đã chết cách đây 69 năm rồi [30 tháng 01 năm 1948]. Vậy hãy trả cho Ray Bradbury câu nói của Ray Bradbury và cũng đừng cưỡng gán cho thánh Gandhi đã trở về tro bụi trước đó từ lâu [ông đã được hoả thiêu theo nghi thức Hindu] nay bị cho là tác giả của một câu nói mà ông không hề hay biết.
Sau chuyến đi khảo sát môi sinh ĐBSCL, trở lại Sài Gòn, tôi không có một lịch sinh hoạt gặp gỡ nào trước khi trở về Mỹ. Với tôi, Đường Sách là một khoảng xanh tĩnh lặng, một gạch nối giữa quá khứ và hiện tại mà đã hơn một lần muốn trở lại và cả rất yêu mến. Nhưng cũng mong sao, mọi người cố giữ cho nơi đây vẫn là một khoảng không gian xanh tinh khiết, không có những cơn gió độc mang tới những hạt giống xấu, để mãi mãi nơi đây là thửa vườn gieo trồng những hạt giống tốt của tâm hồn.

NGÔ THẾ VINH
Saigon 12.2017 California 02.2018

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/ngo-the-vinh-duong-sach-phan-nhat-nam/4264761.html

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

LẠI VIẾT VỀ NỔI BẤT HẠNH CỦA QLVNCH

LẠI VIẾT VỀ NỔI BẤT HẠNH CỦA QLVNCH

HỒ ÐINH

Như Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) từng nói ‘ Ðất nước còn thì còn tất cả ‘.Bởi vậy sau ngày 1-5-1975, đồng bào Miền Nam đã mất hết mọi thứ kể cả quyền làm dân, khi chính phủ và quân lực VNCH không còn tồn tại, để gánh vác và bảo vệ họ như hồi Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và trăm ngàn chiến cuộc, khắp mọi nẽo đường đất nước, cho tới ngay 30-4-1975 bị rã ngủ theo lệnh buông súng đầu hàng.

Tự ngàn xưa, quân đội Việt Nam luôn nổi tiếng kiêu hùng, nên đã đạt được nhiều chiến công hiển hách, trong suốt dòng lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc, qua các cuộc bình Chiêm, phá Tống-Nguyên-Minh-Thanh, khiến các nước lân bang Lào, Miên và cả Xiêm La phải kinh hồn bạt vía.

Là con cháu của Tổ Tiên Hồng-Lac, chúng ta dù được sinh vào thế hệ nào chăng nửa, ra đời trong nước hay nơi hải ngoại, vẫn luôn ngưỡng mộ và hãnh diện, về công đức vĩ đại của tiền nhân, trong đó miên viễn vẫn là quân đội bao đời,

Với ý nghĩa thiêng liêng và cao quý trên, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, được hình thành trong giai đoạn đất nước tạm chia (1955-1975), chống lại cuộc xâm lăng bằng quân sự, của khối cộng sản đệ tam quốc tế, do Việt Cộng Bắc Việt đảm nhận. ÐÂY LÀ MỘT CUỘC CHIẾN SINH-TỬ, của quân đội MIỀN NAM , chống lại cuộc xâm lăng của bộ đội MIỀN BẮC, để giữ lại phân nửa gấm vóc giang sơn của Tiền-Nhân, không lọt vào gông cùm nô lệ của giặc đỏ.

Cho nên, đây không phải là một cuộc chiến giữa CỘNG SẢN BẮC VIỆT VÀ NGƯỜI MỸ, như giới truyền thông phương Tây, thời đó và ngay cả bây giờ, đã bóp méo sự thật, mục đích đầu độc dư luận thế giới, làm giảm uy tín của QLVNCH. Có như thế, Cộng Sản và phe ta trốn quân dịch, mới vừa chửi Mỹ , vừa tô son vẽ mặt cho đạo quân tiền phong cộng sản tại Ðông Nam Á, tức Bắc Việt có một chính nghĩa lý tưởng, đánh đuổi “ Mỹ-Ngụy “ cứu nước.

Ðây cũng chính là nổi thảm thê chất ngất của người Lính Miền Nam , trong hai mươi năm khói lửa. Vì định kiến, vì buông xuôi, vì thủ đoạn con buôn quốc tế, tất cả đã dồn ép QLVNCH vào chân tường, trong cuộc chiến đấu đơn độc, không hậu phương, không một chút tình quân-dân, cá-nước

Hai mươi năm chiến đấu, đời lính buồn ơi là buồn, trước mặt phải trực diện với một kẻ thù gian xảo độc ác, mất hết thiên lương nhân tính vì đã bị chủ nghĩa nhồi sọ, cho nên chỉ biết có giết người để đạt mục đích được khắc sâu trong da thịt. Còn sau lưng bị thọc bởi hậu phương vô tình bạc bẽo và cuối cùng trên đầu là đồng minh với đại bàng, luôn rình rập để phản bội và bán đứng. Mới đây có Nguyễn Thuỳ và Vũ Ngọc Tiến, đã dùng bút vẽ lên bức tranh vân cẩu của cuộc chiến vừa qua, cho ta thấy chỉ có Bộ Ðội Bắc Việt hay Việt Cộng, vì thèm khát đàn bà, nên chỉ có chúng mới hãm hiếp phụ nử, chứ người lính VNCH đâu có lý do gì, để mà cuồng dẩm cả xác chết của nử cán bộ VC ?

Cảm nhận đựợc thân phận nhược tiểu của đất nước và sự bất hạnh của dân tộc, nên người lính chấp nhận hy sinh đời trai, để làm tròn bổn phận cùng trách nhiệm của một con người có tim óc, cho tới trưa ngày 30-4-1975, khi TT.Dương Văn Minh bắt buông súng đầu hàng.

Sau đó, cộng sản Hà Nội thẳng tay cướp bóc, chẳng những mọi chiến lợi phẩm của chính phủ VNCH từ công ốc, ngân khố, quân trang dụng, trong đó có mười sáu tấn vàng y, của quốc gia, được Nguyễn văn Hảo giữ lại để nạp dâng công cho Bắc Bộ Phủ. Tệ nhất là VC táng tận lương tâm, cướp luôn tài sản mồ hôi nước mắt của đồng bào, mà trong số này, có nhiều “ mẹ chiến sỉ VC “, đã từng nuôi dấu cán binh bộ đội, ủng hộ vàng bạc lúa gạo cho chúng, trong suốt thời gian chiến tranh.

Ngoài việc cầy mồ người chết để trả thù bị thua VNCH trên chiến trường, VC còn hành hạ những phế binh, cô nhi tử sĩ bị kẹt trong nước, với đủ thủ đoạn học được từ KGB, mà mới nhất là chiến dịch ‘ đuổi tận, giết tuyệt ‘ các thành phần trên, đang sống tại các chòi, dựng trong Nghĩa Ðịa Phước Bình, Sài Gòn.

Thì ra cách mạng mấy mươi năm, nói la “ để giải phóng đất nước “ , mục đích cũng chỉ có thế thôi, nên từ đó theo thời gian, hằng ngàn huyền thoại về ‘ Người Bộ Ðội Miền Bắc, Vượt Trường Sơn Vào Nam Ðánh Mỹ Cứu Nước ‘, đã theo lớp son phấn đảng tham nhũng, tham tàn, tham địa vị, tan biến theo lớp sóng phế hưng của cuộc đổi đời mạt lộ, để biến thành những nụ cười dân gian, được truyền lưu khắp chốn giang hồ.

Ba mươi sáu năm tan hàng rã ngũ, quân-dân Miền Nam đã lần lượt đồng hành, qua hết chín tầng địa ngục trần gian nơi thiên đàng xã nghĩa. Nhưng người lính Miền Nam, sinh ra trong khói lửa, trưởng thành chốn chiến trường, nên thễ xác dù đã bị bầm giập tan nát, tinh thần của người lính vẫn nguyên vẹn và không ai có thể thay đổi hay ngăn cản lý tưởng của họ.

‘ dấu binh lửa nước non như cũ
kẽ hành nhân qua đó chạnh thương
phận trai già rủi chiến trường
chàng Siêu, tóc đã điểm sương mới về .’
(Chinh Phụ Ngâm Khúc )


+ NHỚ ƠN ANH : NGƯỜI LÍNH BẤT HẠNH VNCH

Hai mươi năm chinh chiến, người Lính VNCH đã có 250.000 gục ngã trước đạn thù và nửa triệu thương binh chịu đời bất hạnh vì một phần cơ thể đã gửi lại sa trường. Hiện nay Chính Phủ cũng như QLVNCH không còn nửa, nhưng trong tâm tư của mọi người được sống sót qua cuộc đổi đời mạt kiếp, thì lý tưởng và danh dự của Người Lính , càng được sáng tỏ, trong niềm hãnh diện chung của quân-dân Miền Nam.

Lịch sử của một quốc gia là những gì trung thực , mà người dân của nước đó đã ghi chép không hề thêm bớt. Nhờ vậy ta mới biết được về cuộc nội chiến của Hoa Kỳ , xảy ra từ năm 1861-1865, cùng với thái độ của dân chúng và chính quyền nước Mỹ tại Miền Bắc là kẻ thắng trận, đã không hề lên án, bỏ tù hay trả thù những người Miền Nam bại trận. Ðã vậy, Hoa Kỳ còn ghi ơn tất cả những chiến sĩ của hai miền vừa nằm xuống trong cuộc chiến, vì lý tưởng riêng của họ.

Thế chiến 2 kết thúc, Tòa Án quốc tế Nuremburg, chỉ kết tội những Ðầu Sỏ trong phe Trục, mà không hề bắt bớ hay gây khó khăn cho quân nhân các nước Ðức-Ý-Nhật.. Năm 1920, Lãnh tụ kháng chiến quân Libya là Tướng Mukhta, bị người Ý bắt và tử hình. Nhưng chính Tổng Tư Lệnh Ý tại Bắc Phi , là người đã ở lại pháp trường, để lo lắng hậu sự cho vị anh hùng dân tộc Libya , vốn là kẻ thù của người Ý lúc đó.

Tại VN, khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền tây Nam Phần năm 1867, sau đó là thành Hà Nội năm 1873. Các tướng lãnh thủ thành đương thời là Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.. đã oanh liệt tử tiết theo thành mất và được kẻ thù là người Pháp, tôn kính mặc niệm như chính các tướng lãnh của họ. Sau rốt là số phận của 500.000 quân nhân Mỹ đã tham chiến tại VN, trong số này hơn 50.000 người tử trận. Ngày nay các chiến sĩ trên đã được quốc dân Hoa Kỳ trả lại công lý và danh dự, để họ hiên ngang ưỡn ngực, cũng như an giấc nghìn thu, bên cạnh ông cha, một đời liệt sĩ. Tất cả đã chết cho lý tưởng quốc gia, sống vinh quang và yên nghỉ trong danh dự.

Người lính VNCH trong suốt hai mươi năm binh lửa cũng vậy, đã phơi gan trải mật để bảo vệ cho đất nước và mạng sống của đồng bào, bị cộng sản quốc tế Bắc Việt xâm lăng giết hại. Tóm lại gần hết cuộc chiến, ở đâu có cộng sản khủng bố cướp bóc giết hại dân lành, là ở đó có sự diện của người lính Miền Nam . Ở đâu có bóng cờ vàng ba sọc đỏ, là ở đó người dân trong vùng chiến nạn, tìm đủ mọi cách trốn thoát sự kềm kẹp của giặc cộng, để trở về vùng quốc gia, nhờ che chở đùm bọc. Ai có làm lính tác chiến hay người cán bộ áo đen Bình Ðịnh Nông Thôn, Cán Bộ Xã Hội.. mới biết được thế nào là nổi thống khổ, trên đe dưới búa, cá nằm giữa dao thớt, người dân tay không hứng hai lằn đạn bạn thù, của người VN trong thời ly loạn. Có là người dân bị kẹt trong vùng xôi đậu, lửa khói bom đạn, mới thấu hiểu đời người lính gian khổ chết chóc muôn trùng. Có là người dân quèn, nghèo sống đời cay cực, mới thương xót cho cảnh ba đồng, ba cộc, của kiếp lính Miền Nam .

Trong nổi chịu đựng hy sinh âm thầm nhưng thảm nhất là người lính đã không bao giờ được một lời an ủi tử tế của hậu phương, để yên tâm tiếp tục cầm súng giết giặc bảo vệ cho người dân. Trái lại họ còn bị muôn ngàn bất hạnh đeo đuổi suốt cuộc chiến. Thật vậy, khi cầm súng thì cô đơn, nửa đường bị hậu phương, đồng minh và lãnh đạo phản bội bán đứng. Ngày trở về thì bị giặc trả thù đầy đoạ, rồi chết thầm trong đói nghèo tủi nhục.

Tiếp tay với những tâm hồn thác loạn, ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản, là bọn báo chí quốc tế bất tài, a dua, xu thời. Nhờ vậy mà cộng sản Bắc Việt, mới có cơ hội tung hoành một mình một cõi, thao túng vẽ vời huyền thoại, bóp méo lịch sử, để đầu độc các thế hệ VN đang sống trong sự kềm kẹp của chế độ bạo tàn, độc đảng. Nhưng rồi gieo gió thì phải gặt bảo, chính sự khoắc lác dại khờ trên, đã đưa toàn bộ đảng cộng sản VN chìm trong cái vũng bùn ô nhục, khi bí mật lịch sử lần lượt được mọi phe phái bật mí và hồi tưởng.

Nhưng người lính VNCH từ trước tới nay chỉ biết có cầm súng để chiến đấu giữ nước và bảo vệ sinh mạng cho người khác, chứ không quen viết lịch sử để ca tụng một chiều. Cho nên nếu có được một tiếng cảm ơn hay sự hồi phục danh dự, thì đó cũng chỉ là sự phản tỉnh của thế giới tự do khi đã biết được sự thật cùng ý nghĩa của cuộc chiến mà người Miền Nam phải bán mạng để chống ngăn giặc Bắc xâm lăng tới giờ phút cuối cùng. Ngoài ra còn có sự tưởng tiếc muộn màng của đồng bào hậu phương, đối với người chiến sĩ VNCH, khi chính bản thân và gia đình người dân, qua cuộc đổi đời, cũng đã trở thành nạn nhân tận tuyệt, của một chế độ bạo tàn, của những con người không có nhân tính, mà hôm qua chính người dân coi như thần thành, nên đã công khai giúp và theo chúng, đâm sau lưng đồng đội, đồng bào mình.

+ NGƯỜI LÍNH VNCH BỊ TRÍ THỨC THIÊN TẢ ÐÂM SAU LƯNG:

Trong lúc đất nước đang lâm nguy vì giặc xâm lăng phương Bắc, trong lúc gần hết thanh niên nam nữ thuộc mọi tầng lớp của xã hội miền Nam, không phân biệt sang hèn, kinh thượng, bỏ nhà, bỏ lớp, bỏ hết tương lai của tuổi trẻ và đời người để lên đường ra biên cương chống giặc thù. Giữa lúc đất nước lầm than, muôn người khốn khổ vì chiến tranh do Hồ Chí Minh và cộng sản mang từ Liên Xô-Trung Cộng vào để dầy xéo non sông tổ quốc, thì tại hậu phương Miền Nam có một số người tự nhận mình là trí thức, giáo sư, tu sĩ, hầu hết đều đang độ xuân thì, mập mạnh nhưng lại tìm cách đứng bên lề cuộc chiến bằng đủ mọi lý do để được hoãn dịch, trốn nghĩa vụ làm trai trong thời tao loạn. Nếu vì sợ chết mà trốn đi lính, thì cũng còn có thể tha thứ nhưng những hạng người này, không bao giờ chịu để yên cho đồng bào và đất nước mình, đang trăn trở trong cơn đau bom đạn, hận thù, đói nghèo và ly biệt. Họ hoàn toàn không thông cảm cho ai hết, ngoài cái lý tưởng đã thu lượm được, qua sách báo tây phương phản chiến và các kinh điển nhật tụng của thiên đàng xã hội chủ nghĩa, trong lúc được sống ở hậu phương, thừa mứa vật chất, gái tình và thời gian để đâm thọt, phá hoại.

Ngày nay ai cũng biết, cuộc chiến Ðông Dương lần thứ hai (1955-1975) rất đa dạng, phức tạp, khó có thể định nghĩa cho trọn vẹn. Nói chung tùy theo lý tưởng,ai muốn gọi thế nào cũng đều có ý nghĩa riêng với người trong cuộc. Cho nên với người Miền Nam VN, thì đây là một cuộc chiến đấu chống xâm lăng. Cuộc chiến này hoàn toàn khác biệt với cuộc phân tranh của hai họ Trịnh Nguyễn vào thế kỷ thứ 17, lúc đó chỉ là cuộc tương tàn nồi da xáo thịt để tranh giành quyền lãnh đạo của đất nước. Trái lại cuộc chiến lần này, người Miền Nam chiến đấu, vừa để tự vệ, vừa bảo vệ phân nửa mảnh đất VN, để khỏi bị Bắc Việt nhuộm đỏ bằng chủ thuyết cộng sản. Nhưng với bọn trí thức thiên tả, phản chiến nằm vùng lúc đó, lại trắng trợn phỉ báng, gọi QLVNCH là lính đánh thuê cho Mỹ.

Chính bọn trí thức thiên tả này, đã lợi dụng tự do báo chí ngôn luận của VNCH, để viết lách, sáng tác nhạc nhụa bôi nhọ, xuyên tạc, tuyên truyền phá nát hậu phương, đâm sau lưng chiến sĩ tuyền tuyến, đang liều chết để bảo vệ đồng bào, trong đó có cả sinh mạng ký sinh của chúng.

+ MỸ BÁN ÐỨNG VNCH CHO CỘNG SẢN:

Bắt đầu từ ngày 13-5-1968 , Mỹ và Bắc Việt đã lén lút đi đêm với nhau tại Paris , để tìm cách đổi chác trên thân xác của VNCH. Nhưng kẻ cắp gặp bà già, nên dù hằng tuần có gặp nhau, Kissinger và Lê Ðức Thọ vẫn không đạt được một thỏa thuận nào. Theo tiết lộ mới đây của Kissinger, trong hồi ký ‘ The Kissinger Transcripts ‘, trong đó đã ghi chép đầy đủ về mọi mánh lới, thủ thuật của Mỹ để ve vãn Trung Cộng, chống lại Liên Xô vào tháng 1-1972. Cũng theo sách dẫn chứng trên, thì Kissinger đã làm đủ mọi thủ đoạn, để đạt cho được mục đích. Trong cuộc, VNCH là con vật tế thần, mà cặp Nixon và Kissinger đã xử dụng, nên cuối cùng dẫn tới sự chấp nhận những điều kiện phi lý, mà Hoa Kỳ dùng bùa viện trợ, ép buộc VNCH phải ký kết trong bản hiệp định ngưng bắn năm 1973. Riêng đối với Bắc Việt, mặt thật cũng đâu có hãnh diện gì hơn VNCH, trong cuơng vị làm đầy tớ Nga-Tàu. Bởi vậy, khi Liên Xô thấy Mỹ và Trung Cộng đã liên kết với nhau, chắc chắn Tàu Cộng sẽ theo Mỹ, bắt VC ngưng bắn có điều kiện. Bởi vậy, một mặt LX viện trợ tối đa cho Hà Nội, đồng thời ra lệnh cho VC mở hết mặt trận này tới chiến dịch khác, mà lần cuối cùng là ngày quốc hận 30-4-1975, đưa cả nước VN trong ba mươi ba năm đắm chìm trong cảnh nghèo đói, lầm than, hận thù vì vũng bùn ô uế của cái gọi là thiên đàng xã hội chủ nghĩa.

Người Mỹ đã ký kết hiệp định ngưng bắn Ba Lê, chỉ với mục đích rút quân và đem tù binh về nước, để Nixon đắc cử thêm một nhiệm kỳ tổng thống Mỹ và Kissinger tiếp tục giữ chức lớn trong chính quyền Hoa Kỳ. Ngoài mục đích trên, người Mỹ không cần đếm xỉa gì tới tương lai cũng như số phận của người Việt, nước Việt.

Sau này, khi VNCH đã sụp đổ, nhiều nhân vật quốc tế liên quan tới cuộc chiến VN, đều phê bình sự tắc trách của Hoa Kỳ, khi dựng lên cái quái thai hiệp định ngưng bắn, để bán đứng đồng minh của mình. Chính TT. Nixon cũng đã xác nhận lỗi lầm của mình trong tác phẩm ‘ No More VietNam’ rằng tôi đã thấy những vấn đề nan giải của hiệp định Ba Lê nhưng quan trọng nhất trong thỏa ứơc này là đã không bắt buộc Hà Nội rút hết bộ đội đã xâm nhập về Bắc. Còn M. Gauvin , đại sứ Canada tại Hy Lap, nguyên chủ tịch uỷ hội kiểm soát quốc tế (CICCS) tại VN, đã tuyên bố ‘ VNCH bi sụp đổ hoàn toàn do quyết tâm bỏ rơi của Hoa Kỳ. Riêng cái hiệp định ngưng bắn ký kết tại Ba Lê năm 1973, đã không phản ảnh được ý muốn và nguyện vọng của người dân Miền Nam, là muốn sống hòa bình và không bao giờ chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, nên ngay từ năm 1954, họ đã phải bỏ miền bắc để vào Nam, chạy trốn VC’. Nhưng phê bình một cách thẳng thắn, là Sir R.Thompson ‘ Sự sống còn của Nam VN, đã bị người Mỹ tước đoạt hay nói thẳng là bán đứng. Có làm như vậy, Hoa Kỳ mới tránh cho nước mình bị khỏi bị sâu xé tan nát. Một điều nghịch lý khác là cộng sản Bắc Việt, bị bó buộc tới bàn hội nghị, không phải để cứu họ, mà là cứu nước Mỹ. Nên dĩ nhiên Mỹ phải đem đồng minh VNCH ra bán đứng, để đền ơn cứu mạng ‘.

Ngoài vấn đề phủi tay tại Nam VN sau khi đã đem được tù binh và hài cốt quân Mỹ về, quốc hội Hoa Kỳ còn bội ước, khi liên tục biểu quyết các đạo luật ngăn cấm can thiệp bằng quân sự của Mỹ tại Nam VN, cắt giảm dần quân viện, không chịu hoán đổi quân trang quân dụng, như các thỏa ước đã ký kết . Sự bất công vô lý, đến đổi Tuỳ Viên Quân Sự (DAO), tại Nam VN, đã phải viết ‘ Người Lính VNCH do đó, đã phải chấp nhận sống với những nhu cầu, dưới mức bình thường, làm cho tinh thần người chiến sĩ xuống thấp, vì bị hạn chế các phương tiên ngăn chống giặc ‘.Chỉ có Robert S McNamara, cựu bộ trưởng quốc phòng thời TT.John Kenedy, thì vẫn ngoan cố để chạy tội, quên hết trách nhiệm của mình, trong tác phẩm ‘ In Retrospect : The Tragedy and Lessons Of VN ‘, bêu xấu và đổ hết trách nhiệm làm mất nước cho QLVNCH.

Sự thật, khi viết về Quân Lực VNCH, hầu hết các nhà quân sử trên thế giới cũng như các Sử Gia hiện tại của VN như Nguyễn Khắc Ngữ, Chánh Ðao, Phan Nhật Nam, Trần Ðại Sỹ, Phạm Huấn, Nguyễn Ðức Phương, Phạm Phong Dinh, Trần Gia Phụng, Nguyễn Lý Tưởng, Vi Anh, Phạm Trần, Huy Phương.. kể cả Trung Tâm Ca Nhạc Kich Hải Ngoại ASIA do các con chim đầu đàn Trúc Hồ , Nam Lộc, Việt Dũng điều khiển, đều đứng chung trên quan điểm ca tụng tinh thần hy sinh và trách nhiệm của người lính VNCH, đối với đất nước và đồng bào.

Nhờ thiện chiến, có kỷ luật nghiêm minh, biết bổn phận, nên trong suốt cuộc chiến hai mươi năm, dù lúc nào VNCH cũng bị Bắc Việt tấn công lén như Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè 1972.. nhưng Họ đã can trường lật ngược hoàn cảnh, để chuyển thắng thành bại. Hầu hết lính và các cấp chỉ huy ngoài chiến trường, đã quyết tử trong giờ thứ 25, tới khi được lệnh bắt buông súng của Dương Văn Minh, mới chịu rã ngủ.

Mới đây có nhiều tác phẩm được công bố như The Pategon Papers, Fires In The Lake của Frances Fitzgeral, The Best and The Brightest của Halberstam và nhất là các hồi ký của Kissinger.. đều cho thấy từ khởi đầu cuộc chiền, đến khi tàn cuộc, cho thấy người Mỹ luôn luôn là đạo diễn chính trong thảm kịch VN. Trong lúc cộng sản Bắc Việt, được Tập Ðoàn Cộng Sản Quốc Tế cả Liên Hiệp Quốc, viện trợ quân sự thả dàn, thì QLVNCH bị Hoa Kỳ qua Viện Trợ, chèn ép bắt bó tay, nên phải chiến đấu trong nghiệt ngã để sinh tồn.

Theo Harry H Noyes, qua tác phẩm ‘ Herdic Allies’, với tư cách là một sĩ quan cao cấp của Mỹ , đã chiến đấu nhiều năm ngoài mặt trận, bên cạnh QLVNCH, nên đã có những nhận định rất thẳng thắn, trái ngược với mồm mép mệng lưỡi bọn nhà báo và chính trị con buôn Mỹ và tây phương. Theo tác giả trên, thì thái độ bêu xấu hay bóp méo sự thật, nhắm vào QLVNCH, chẳng qua chỉ là sự kỳ thị chủng tộc thường thấy của bọn da trắng, lúc nào cũng tự xem mình là văn minh, đứng trên các dân tộc khác. Một điều quan trọng khác, là suốt cuộc chiến đẫm máu tại Nam VN, đa số dân tây phương và Hoa Kỳ, đã bị điệp viên của khối cộng sản, củng như KGB của Liên Xô, mua chuộc hay tuyên truyền. Do đó lúc nào họ cũng có cảm tình với Bắc Việt, nên cứ bóp méo sự thật, để khinh bỉ VNCH.

Bảo rằng QLVNCH không chịu chiến đấu, trốn trách nhiệm, chỉ muốn khoán trắng cho quân đội Mỹ, kể cả sự oanh tạc Miền Bắc, là một ngang ngược và phi lý. Ðể trả lời, nhiều người đã hỏi ngược lại người Mỹ rằng ‘ vậy thì từ năm 1955-1965 và cuối năm 1971-4/1975, khoảng thời gian đó, người Mỹ hoặc chưa tới hay đã rời VN, vậy ai đã chiến đấu với bộ đội Bắc Việt ?’. Còn về vấn đề oanh tạc Miền Bắc, từ đầu tới cuối có khi nào Hoa Kỳ giao trách nhiệm cho Không Quân VNCH, cũng như chịu cung cấp cho họ các loại phi cơ chiến đấu tối tân, để chiến đấu cho có hiệu quả. Một bí mật khác, là người Mỹ dành độc quyền oanh tạc Miền Bắc, để thi hành lệnh của Hoa Thịnh Ðốn, là đem gần hết số bom đổ xuống biển hay núi rừng không phải là mục tiêu quân sự cần tiêu diệt. Bởi vậy làm sao dám giao nhiệm cho KQ.VNCH ?

Còn trong thời gian Mỹ tham chiến tại VN, mở các cuộc hành quân tiêu diệt cộng sản. Tất cả đều là HÀNH QUÂN HỖN HỢP, giữa quân ÐồngMinh-Hoa Kỳ và VNCH, tiêu biểu như HQ Cedar Faces tại Vùng Tam Giác Sắt (Bình Dương-Hậu Nghĩa), đầu tháng 1-1967, tiếp theo là HQ Toledo, mục đích càn quét Chiến Khu C và Cục R, do Lực Lượng hỗn hợp, gồm Lữ Ðoàn 173 Nhảy Dù-Hoa Kỳ cùng 2 Tiểu Ðoàn 33-35/Biệt Ðộng Quân/VNCH đảm trách. Ðặc biệt tại Ðiện Biên Phủ KHE SANH cuối năm 1967, vẫn có quân VNCH tham dư, đó là TD37- BDQ, thuộc Liên Ðoàn 1/BDQ của Quân Ðoàn I.

Sau cuộc chiến, để chạy tội bán đứng đồng minh, cũng như phản bội Tổ Quốc và đồng bào mình, Hoa Kỳ và bọn khoa bảng-trí thức thân cộng Miền Nam, những người muôn năm trong dòng sử Việt, được bia đời phong cho danh hiệu là ‘ TRI’ THỨC CHỒN LÙI’, còn các lãnh tụ cộng sản như Stalin, Mao Trạch Ðông, kể cả Hồ Chí Minh, coi rẻ hơn CỤC PHÂN NGƯỜI vì suốt kiếp chẳng làm được một điều gì tốt hay ích lợi, để giúp cho đất nước và đồng bào. Bọn trí thức này ôm chân níu áo Người Việt tị nạn khắp các nẻo đường hải ngoại, trong lúc vẫn sống cao sang quyền thế như lúc còn trà trộn trong các Ðại Học, Chùa-Nhà Thờ, Tòa Báo,sân khấu, phòng trà.. và trên các trang sách-thơ cuối tuần, vẫn chứng nào tật nấy, không hề thay đổi lương tâm một chút gì, dù phong trần đã nếm, vinh nhục bề bề và trên hết là vẩn bám vào Người Việt Tị Nạn Cộng Sản để mà ra báo, làm báo và sinh tồn, dù rằng chúng đã nói là ÐÃ ÐI HẾT BIỂN NAY PHẢI VỀ NGUỒN nhưng lại không dám bán nhà, bán chùa, bỏ sở và cuộc sống thừa mứa tại Mỹ, để về sống với Việt Cộng, đạo pháp để hưởng Vinh Hoa Phú Quý, Tự Do Dân Chủ, tự do tôn giáo, tự do quyên tiền cúng dường của khách thập phương.. trong Xã Nghĩa Thiên Ðàng, như chúng hằng ca tụng.

Chính người Mỹ và bọn trí thức-khoa bảng thân cộng này, trước sau vẫn đổ trách nhiệm làm sụp đổ Miền Nam cho các cấp lãnh đạo của VNCH. Riêng sự bảo rằng VNCH không có lãnh đạo xứng đáng, ngang cơ để đối đầu với cáo già Hồ Chí Minh của Bắc Việt, sau khi TT Ngô Ðình Diệm bị hạ sát vào ngày 1-11-1963, là điều suy nghĩ quá đáng và đâu có khác gì việc Mỹ nói QLVNCH không chiến đấu, mà chỉ giao hết cho quân đội Hoa Kỳ.

Nhưng mai mĩa nhất vẫn là lời xác nhận của Kissinger , khi cho bạch hóa các tài liệu cũ liên quan tới chiến cuộc Ðông Dương lần thứ 2 (1960-1975 ) ‘ Mỹ đã chơi với Trung Cộng từ năm 1972, vậy thì bán Miền Nam VNCH cho Cộng Sản Quốc Tế Bắc Việt, qua Hiệp Ðịnh Paris 1973, cũng đâu có gì lạ ? ‘

Sự thật, QLVNCH từ 1960-1975, đã có rất nhiều cấp chỉ huy tài ba lẫn đạo đức, văn võ vẹn toàn. Họ được đào tạo từ các quân trường nổi tiếng nhất vùng Ðông Nam Á thời đó như Trường Võ Bị Quốc Gia Ðà Lạt, Trường Bộ Binh Thủ Ðức, Trường Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị, Các Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân và Hải Quân, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và Cảnh Sát.. cũng như Trường Ðại Học Quân Sự.

Ngày xưa người Lính VN, chiến đấu trong vinh quang, khi trở về cũng thật hiên ngang, giữa cảnh phu phụ trùng phùng, nồng ấm kết lại mối tình xưa

‘..xin vì chàng, xếp bào cỡi giáp
xin vì chàng giũ lớp phong sương
vì chàng tay chuốc chén vàng
vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng.. ’ ’
( Chinh Phụ Ngâm Ðặng Trần Côn và Ðoàn Thị Ðiểm)


Ngày nay người chiến sĩ VNCH không có cái diễm phúc trên, vì suốt cuộc chiến hai mươi năm, ngoài mặt trận thì chống trả với kẻ thù trong nổi cô độc. Khi trở về lại bị kẻ thù đọa đầy, tù ngục và chết trong uất hận nghẹn ngào.

Thử hỏi trong cõi đời này, có quân đội nào bất hạnh hơn QLVNCH ? Trong lúc đã có không biết bao nhiêu người hiện nay, đang sống thản nhiên khắp các nẻo đường hải ngoại, mà hầu hết bản thân họ hay con cháu, hôm qua vẫn sống nhờ sự bảo bọc của lính. Trong số này có rất nhiều người đang dấn thân lo chuyện non nước. Không biết trong tâm tư của họ, có một giây phút nào, do lương tâm xao động, khiến họ chợt nghĩ tới những người xưa đã VỊ QUỐC VONG THÂN ? Cũng may hầu hết người Miền Nam , xưa nay vẫn biết ơn người lính năm nào, nhất là sau ba mươi năm qua, đã biết hết cảnh đổi đời oan nghiệt.

Xưa NGƯỜI LÍNH chiến đấu anh dũng trong khói lửa để bảo quốc an dân. Nay những người lính già còn sót lại sau cuộc chiến và lớp hậu duệ của lính năm nào, đã và đang tiếp tục tranh đấu không ngừng, cho một ngày về QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG được sống thật với tự do và no ấm, như chúng ta hiện nay đang hưởng tại quê người.

..tội nghiệp, đời trai chưa thỏa chí
sa trường dung ruổi đã phơi thây
đoàn quân hùng liệt nay về đất
hồn vẫn quanh co giẫm lối gầy
chiều chiều đứng ngóng ngàn mây nổi
mà khóc quê hương khuất bến bờ
nhớ lúc hát rừng nơi chiến địa
mộng hoàng hoa, khép giữa hư vô..

Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Mùa Quốc Hận Tháng 4-2011
HỒ ÐINH

 Nguồn: http://batkhuat.net/bl-vietve-noibathanh-qlvnch.htm


Đảng Lừa


Kết quả hình ảnh cho www. Con ngựa thành Troia
Con ngựa thành Troia của Đảng VC nằm vùng MTGPMNVN

Đảng Lừa
 
Ký Thiệt
 
 
Ngày nay, trừ những người quá “ngây thơ”, hầu như ai ai cũng đều biết Đảng Cộng sản Việt Nam là “đảng lừa”. Nhờ món võ lừa (lừa gạt, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc, lừa bịp …) mà từ ngày cáo Hồ dắt bầy cáo con rời hang Pác Bó ra làm ăn đã lừa được hết keo này đến keo khác cho đến khi chiếm được cả nước Việt Nam năm 1975.
 
Đầu tiên là giả vờ đổi tên đảng Cộng sản thành “Đảng Lao Động” và thành lập “chính phủ liên hiệp” Việt Minh năm 1945 để diệt hết người quốc gia yêu nước cho đến khi chiếm được miền Bắc năm 1955.
 
Để chiếm nốt miền Nam, và để che mắt thế gian, năm 1960, Cộng sản Bắc Việt (CSBV) đã lập ra cái tổ chức bung xung gọi là “Mặt Trân Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” (MTGPMN) hữu danh vô thực, gồm một đám tay sai làm chính trị kiểu tài tử múa rối ở Sài-gòn.
 
Đầu năm 1968, VC giả vờ “đình chiến” rồi tung ra cuộc đánh trộm vào mấy ngày Tết Mậu Thân để “tổng nổi dậy” cướp chánh quyền, nhưng đã thất bại thảm thương, “nướng” gần hết lực lượng du kích địa phương. “Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam VN” thành lập trong rừng không có dân, không có đất, cũng chẳng được quốc gia nào nhìn nhận, trừ đồng bọn cộng sản với nhau.
 
Mùa hè năm 1972, sau khi Mỹ đã rút quân và “Việt Nam hóa” chiến tranh, CSBV xua quân, công khai vượt sông Bến Hải dùng trận địa chiến tấn công toan đánh chiếm miền Nam nhưng cũng lại bị Quân lực VNCH đánh bại.
 
Một trò lừa đảo khác lại được bày ra tại Hòa Đàm Paris và sự ra đời của “Thành phần Thứ ba” tại Sài-Gòn. Trong bài “Con ngựa Thành Troie đã trở lại sân khấu, vận nước sẽ đổi thay”, ông Lê Quế Lâm đã viết về trò lừa đảo này như sau:
 
“Lúc Trần Bạch Đằng bị hạ bệ cũng là thời điểm Thành phần Thứ ba ra đời. Đây là những trí thức có tinh thần dân tộc, mong muốn hòa bình, nên họ chống TT Thiệu, không ưa Mỹ và dĩ nhiên không chấp nhận Cộng Sản. Từ khi HĐ Paris ra đời, Hoa Kỳ chuẩn bị rút khỏi Miền Nam, họ muốn MN trung lập thì chế độ tự do mới tồn tại. Lực lượng thứ ba càng phát triển mạnh qua các hoạt động hòa giải hòa hợp dân tộc do một nhân sĩ Phật giáo cầm đầu -Giáo sư Vũ Văn Mẫu cựu Ngoại trưởng, sau đó được sự ủng hộ của Luật sư Nguyễn Văn Huyền -một nhân sĩ Công giáo cựu Chủ tịch Thượng Nghị Viện. Luật sư Trần Ngọc Liễng thành lập “Tổ chức đòi thi hành HĐ Paris” được sự tán đồng của ông Triệu Quốc Mạnh, chánh biện lý Sàigòn. Theo tinh thần HĐ Paris 1973, Hội đồng Quốc gia Hòa giải & Hòa hợp Dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau: Việt Nam Cộng Hòa, Cộng hòa Miền Nam VN và Thành phần Thứ ba sẽ đứng ra tổ chức cuộc tuyển cử tự do dân chủ để người dân thực hiện quyền tự quyết của họ.
 
Ngày 21/4/1975 TT Thiệu từ chức. Hai hôm sau, TT Ford tuyên bố cuộc chiến VN đối với Mỹ đã chấm dứt. TT Trần văn Hương cử Nguyễn Xuân Phong Quốc Vụ Khanh đặc trách hòa đàm cùng Đại sứ Pháp Merillon đến Hà Nội thảo luận việc thi hành HĐ Paris. Bắc Việt từ chối, họ chỉ thảo luận với cựu Đại tướng Dương Văn Minh lãnh tụ Thành phần thứ ba. Quốc hội VNCH biểu quyết đưa ông Minh làm tổng thống. Ông cử Phó TT Nguyễn Văn Huyền vào trại Davis trong phi trường Tân Sơn Nhất gặp Đại diện CSBV. Họ cho biết thời gian thương thuyết đã qua, VNCH phải đầu hàng. Ông Minh mời đại diện Chính phủ Lâm thời Cộng hòa MNVN vào Sài Gòn để ông bàn giao chính quyền MN. Không một nhân vật MTGPMN nào xuất hiện, chỉ thấy quân CSBV buộc ông phải đầu hàng vô điều kiện.
 
Ngày 30/4/1975 được ký giả nổi tiếng thân Cộng là nhà văn Jean Larteguy ghi lại trong quyển “L’Adieu Saigon”: “Sàigòn không được giải phóng. Nó bị một đạo quân xa lạ từ miền Bắc đến chiếm đóng. Sự thật là thế. Chúng tôi 120 nhà báo ngoại quốc ở đây để chứng thật điều ấy…Này anh bộ đội, anh đội mũ sắt từ pháo tháp của xe tăng ló đầu ra cũng giống như bọn lái xe tăng Sô Viết trước đây tàn sát thường dân Tiệp khắc ở Prague, giết công nhân nổi dậy ở Budepest, ở Berlin. Anh từ đâu tới? Từ Hànội, từ Hànội…”
 
(hết trích)
 
Bao nhiêu người đã bị CSVN lừa, nhưng nạn nhân thực sự của những vụ lừa đảo này là dân tộc Việt Nam, những người thua thiệt nhất, khổ đau nhất. Họ là nạn nhân của những canh bạc bịp do CSVN bày ra, trong đó chúng đã lừa được những tay chơi khác vì thiếu bản chất lưu manh như chúng, mà đau nhất là những người của phe Quốc gia.
 
“Chúng ta”, hay đúng hơn, những người nắm vận mạng miền Nam VN đã quá thật thà, thẳng thắn và …quá tự tin nên đã bị kẻ thù lừa mà “chúng ta” là những người đã phải trả giá, như “câu chuyện nhỏ” dưới đây do ông nhà văn kiêm nhà báo Sơn Tùng kể lại.
 
Trước 30.4.1975, ông Trần Văn Lắm từng làm Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam thời Đệ Nhất Cộng Hòa, Ngoại trưởng thời Đệ Nhị Cộng Hòa, người đã ký tên trong Hiệp Định Paris năm 1973 “chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình” tại Việt Nam. Sau khi VNCH sụp đổ, ông Trần Văn Lắm định cư tại Úc. Khoảng giữa thập niên 1980, ông Lắm từ Úc sang Canada và Hoa Kỳ vận động thành lập một tổ chức chống cộng lớn ở hải ngoại, hình như có tên là “Lực lượng Toàn dân Quốc gia Việt Nam”.
 
Trong thời gian ông Lắm lưu lại Vùng Hoa Thịnh Đốn, ông Sơn Tùng có dự một bữa cơm tối với ông tại Nhà Hàng China Garden, cùng với cựu Nghị sĩ Nguyễn Gia Hiến, Nhà báo Tú Rua Lê Triết, ông Nguyễn Thanh Hoàng, Chủ nhiệm Tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong. Những câu chuyện được trao đổi trong bữa ăn đều xoay quanh tổ chức chính trị mà ông Trần Văn Lắm đang dốc tâm thực hiện. Để yểm trợ cho công cuộc khó khăn và quan trọng này, ông Sơn Tùng xin ông Trần Văn Lắm một cuộc phỏng vấn để viết một bài. Ngày hôm sau, trong khi thảo luận với ông Trần Văn Lắm, ông Sơn Tùng hỏi:
– Khi thay mặt VNCH ký vào bản Hiệp Định Paris năm 1973, ông có nghĩ rằng sẽ bị VC lừa không?
 
Ông Trần Văn Lắm trầm ngâm vài phút và trả lời:
– Về bản chất, tôi không phải là người làm chính trị. Tôi là một dược sĩ, sinh đẻ tại miền Nam và lớn lên ở miền Nam, nhưng ra ngoài Bắc học, lấy vợ người Bắc, có bạn học ngoài Bắc. Năm 1955, khi Cụ Ngô về nước chấp chánh, thiếu người làm việc, anh em đã tìm tôi, mời tôi ra giúp và từ đó trở thành một chánh khách ở miền Nam. Khi sang Pháp tham dự cuộc hòa đàm, tôi gặp lại bạn bè cũ ở phía bên kia như các anh Nguyễn Duy Trinh, Xuân Thủy… Mọi người đều mừng rỡ sau bao nhiêu năm xa cách. Khi họ nói với tôi “anh em bắn giết nhau nhiều quá rồi, đây là lúc để ngồi lại với nhau trong tinh thần hòa hợp hòa giải dân tộc”, tôi đã tin họ.
 
Ông Sơn Tùng cho biết khi nghe ông Trần Văn Lắm nói như thế, ông đã lặng người đi, đầu óc trống rỗng, một hồi lâu sau đó mới lại mở mồm được để nói những câu bâng quơ cho đến khi “cuộc phỏng vấn” kết thúc.
 
Cuộc phỏng vấn ấy đã nằm yên trong cuốn băng ca-xét cho đến khi bị thất lạc, và cũng không có bài báo nào được viết về giấc mộng lớn của ông Trần Văn Lắm.
 
Thương Cụ Ngoại Lắm…lắm lắm! Con người chơn chất, thật thà đã phải đương đầu với một lũ gian manh chuyên nghề lừa đảo. Ngày nay, phải đối chọi với các “xếnh xáng” đồng chí, đồng đảng ở Bắc Kinh, chúng mới thấy mình chỉ đáng làm học trò bọn này trong ngón nghề gian manh, lừa đảo.
 
 
Ký‎ Thiệt
(Sổ Tay Ký Thiệt)

Nguồn: https://hon-viet.co.uk/KyThiet_DangLua.htm