Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Nga ủng hộ Trung Quốc thách thức Mỹ về Biển Đông

Nga ủng hộ Trung Quốc thách thức Mỹ về Biển Đông

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sau cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29/4/2016.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (trái) bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sau cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29/4/2016.
Nga đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho việc Trung Quốc chống lại các hành động của Mỹ ở hai điểm nóng an ninh của châu Á giữa lúc căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và Bán đảo Triều Tiên.
Tại cuộc họp báo của hai ngoại trưởng Nga và Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 29/4, Nga đã ủng hộ lập trường của Trung Quốc là các nước không có tuyên bố chủ quyền như Mỹ chớ nên “can thiệp” vào tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Ở vùng biển này, Việt Nam là nước có tranh chấp nhiều nhất với Trung Quốc, ngoài ra một bên tranh chấp quan trọng khác là Philippines, một đồng minh của Mỹ.
Ngoại trưởng Nga Lavrov và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị cũng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về việc Mỹ có thể triển khai hệ thống phòng thủ phi đạn tầm cao THAAD ở Nam Triều Tiên để phòng thủ trước mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng của Bắc Triều Tiên.
Việc Mỹ dùng hải quân thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với 80% Biển Đông và kế hoạch về lá chắn phi đạn của Mỹ đã đổ thêm dầu vào những căng thẳng giữa các cường quốc ở châu Á. Trung Quốc lo ngại hệ thống THAAD có thể dùng để chống lại các vũ khí của họ. Trung Quốc cũng đang vận động sự ủng hộ quốc tế đối với quan điểm của họ về Biển Đông trong lúc chờ đợi phán quyết của một tòa trọng tài quốc tế về khiếu nại của Philippines đối với đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Đây là cuộc gặp thứ hai giữa các ngoại trưởng của Nga và Trung Quốc chỉ trong vòng 2 tuần, khi hai nước chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 6.
Trước đó, hôm 18/4, tại cuộc gặp ở Moscow, hai ông Lavrov và Vương Nghị nói cả hai nước đều chống lại “việc quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông, đồng thời kêu gọi giải quyết thông qua đàm phán và tham vấn giữa “các bên liên quan”, một thuật ngữ mà Bắc Kinh sử dụng để loại ra những nước không có tuyên bố chủ quyền.
Tại cuộc họp báo hôm 29/4, ông Lavrov nói: “Quan điểm của Nga là vấn đề đó không nên là một vấn đề quốc tế và chớ có thế lực bên ngoài nào can thiệp vào”.
Về phần mình, ông Vương Nghị nói: “Cộng đồng quốc tế, nhất là các nước bên ngoài Trung Hoa Nam Hải [tức Biển Đông], cần đóng vai trò tích cực trong việc duy trì hòa bình và ổn định, và không làm cho tình hình rối loạn hơn”.
Không có tin tức trên báo chí Việt Nam về phản ứng của Việt Nam đối với các tuyên bố của hai ngoại trưởng Nga và Trung Quốc. Mới đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu còn nói Nga coi Việt Nam là một đồng minh chiến lược và đối tác chủ chốt về củng cố an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
Bị chỉ trích về các chiến thuật hung hăng và việc xây đảo cùng các cơ sở có thể phục vụ quân sự ở Biển Đông, Trung Quốc đã tìm cách lợi dụng Nga để củng cố cho những tranh cãi của họ đối với Mỹ và các nước có tuyên bố chủ quyền khác như Việt Nam và Philippines.
Cùng với việc giành sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc gần đây đã quảng bá mạnh mẽ về điều mà họ gọi là sự đồng thuận mới mà họ đạt được với Brunei, Campuchia và Lào, 3 thành viên trong hiệp hội ASEAN, theo đó ủng hộ lập trường của Trung Quốc là vấn đề Biển Đông không nên là vấn để của cả 10 nước ASEAN.
Tuy Mỹ không có quan điểm về các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Mỹ đã giúp tăng năng lực quân sự của Philippines, một đồng minh có hiệp ước với Mỹ. Mỹ cũng kêu gọi Trung Quốc ngừng các công trình xây đảo, còn hải quân Mỹ đã nhiều lần điều tàu và phi cơ vào gần các thực thể do Trung Quốc kiểm soát.
Theo Bloomberg, Washington Post, TASS.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/nga-ung-ho-trung-quoc-thach-thuc-my-ve-bien-dong/3308227.html

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

TUYÊN CÁO CỦA ĐẠI HỘI QUÂN, DÂN,CÁN,CHÍNH VIỆT NAM CỌNG HÒA

TUYÊN CÁO
CỦA ĐẠI HỘI QUÂN, DÂN,CÁN,CHÍNH VIỆT NAM CỌNG HÒA
NGÀY 28 THÁNG 6 NĂM 2008
TẠI WESTMINSTER CIVIC CENTER
8200 WESTMINSTER AVE, WESTMINSTER, CA 92683. USA

Xét rằng :

-         Biến cố 30/4/1975 đã đưa chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vào thế bị động, các cơ cấu từ Quốc Hội Lưỡng Viện, Hành Chánh, Tài Chánh đến Quân Đội đều tạm ngưng hoạt động và nhân dân bị phân tán.
-         Cũng vào thời điểm này 30/4/1975 lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa từ vĩ tuyến 17 trở xuống, đã bị Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm bất chấp hiệp định Geneve 1954, hiệp định Paris 1973 và nguyên tắc công pháp quốc tế.
-         Sau ngày 30/4/1975 toàn thể Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa đều bị cầm tù đày ải và sát hại bởi Cộng Sản Bắc Việt, trừ một số đã phải di chuyển ra ngoài lãnh thổ.

Sau khi duyệt qua về tình hình bi thảm của đất nước, sự tàn bạo dối trá và gian manh của Cộng Sản Bắc Việt. Trách nhiệm của Liên Hiệp Quốc và Ủy Ban Quốc tế Kiểm Soát và Giám Sát. Chiếu theo các điều 4, 5, 25, 26, 30, 39, 47, 50 và 86 trong Hiến Pháp của Nước Việt Nam Cộng Hòa. Chúng tôi Quân, Dân, Cán, Chính Việt Nam Cộng Hòa có tên dưới đây bao gồm các cơ cấu hành pháp, tư pháp, lập pháp, giám sát, nhân ngày Đại Hội Việt Nam Cộng Hòa lần đầu tiên sau 33 năm đất nước bị Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm, tự xét mình vẩn còn bổn phận và trách nhiệm.

Nay long trọng tuyên bố :

      1/ Chiếu điều 42 và 56 hiến pháp của Nước Việt Nam Cộng Hòa, sự trao quyền giữa Tổng Thống Trần Văn Hương và Đại Tướng Dương Văn Minh là hoàn toàn vi hiến.
      2/ Cộng Sản Bắc Việt  mà nay là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã tự ý chà đạp Hiệp Định Paris ký ngày 27/1/1973 để xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa.
      3/ Chính thể Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại. Lưởng Viện Quốc Hội vẩn hiện hữu và vẩn còn trách nhiệm với cử tri.

Do đó, long trọng yêu cầu :

      1/ Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn và nội các chính phủ tiếp tục nhiệm vụ vì sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.
      2/ Các Nước tham dự Hội Nghị Paris chiếu theo điều 19 và Ủy Ban Quốc Tế Kiểm Soát và Giám Sát gồm các nước sau đây :
§         Gia Nã Đại (Cannada)
§         Hung Gia Lợi (Hungary)
§         Indonesia
§         Ba Lan (Poland)
Cần triệu tập một Hội Nghị khẩn cấp các Thành viên liên hệ để xét lại tiến trình thực thi Hiệp Định Paris đã ký ngày 27/1/1973.
3/ Các nước đã ký Hiệp Định Balê áp dụng điều 7 và các nước yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới đã từng đặt nền tảng bang giao với Việt Nam Cộng Hòa, hãy hổ trợ và giúp đở cho chúng tôi trong giai đoạn khó khăn nầy.

Đồng Ký Tên
                                              
                                                                                                                                                                                                                            Đại Hội Việt Nam Cộng Hòa 28/6/2008 Tại California. Hoa Kỳ                                                        Hiệp Định Paris 1973. Chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình

VẬN ĐỘNG PHỤC HỒI THỂ CHẾ VIỆT NAM CỘNG HÒA
      
             Thủ Tướng VNCH Nguyễn Bá Cẩn tại VNCHF                                      Đại Hội VNCH đệ nạp hồ sơ Thềm Lục Địa                                 
 
Bài và hình: Nguyên Huy/Người Việt

GARDEN GROVE, California (NV).- Tối hôm Thứ Năm 4 tháng 12 vừa qua, tại trụ sở của tổ chức VNCH Foundation, Garden Grove, Ủy Ban Vận Ðộng Phục Hồi Thể Chế VNCH đã mở cuộc họp báo để tường trình công tác của ủy ban trong thời gian qua.

Nhiều cơ quan truyền thông báo chí Việt ngữ tại Nam California đã có mặt ghi nhận sự việc. Về nhật báo có Người Việt, Viễn Ðông, Việt Báo. Về tuần báo có Việt Weekly, Saigon Times. Về truyền hình có Little Saigon TV và SBTN TV. Về truyền thanh có Radio Tự Do.

Qua lời giới thiệu quan khách của cựu Dân Biểu Bùi Văn Nhân thì trong số quan khách đến tham dự có nhiều cựu nghị sĩ dân biểu và các viên chức hành chánh của VNCH như Nghị Sĩ Lê Châu Lộc, các cựu dân biểu Trương Văn Nguyên, Phạm Ngọc Hợp và Nguyễn Ngọc Oánh, cựu thẩm phán Phạm Ðình Hưng, cựu Thứ Trưởng Giáo Dục Nguyễn Thanh Liêm, cựu Giám Sát Viên Diệp Văn Tý, Chủ Tịch Cộng Ðồng Việt Nam Nam California Nguyễn Tấn Lạc, Phạm Trần Anh...

Nhân vật tường trình công tác của ủy ban là cựu thủ tướng VNCH, ông Nguyễn Bá Cẩn.

Qua hơn nửa tiếng đồng hồ, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã cho biết là thể theo lời mời của Ủy Ban Vận Ðộng Phục Hồi Thể Chế VNCH và VNCH Foundation, ông đã tham gia vào chương trình đấu tranh này. Nhưng, theo ông thì chúng ta đã tranh đấu liên tục 33 năm nay rồi, chúng ta đã thành công trên nhiều mặt như chiến dịch Cờ Vàng nay cần có hướng mới. Cựu thủ tướng nói: “Chiến dịch Cờ Vàng đem lại vẻ vang làm cho chính nghĩa của chúng ta càng ngày càng sáng tỏ. Ðó là một kỳ công trong lịch sử đấu tranh.”

Nhưng bên cạnh đó, vẫn theo cựu Thủ Tướng Cẩn thì chúng ta vẫn chưa đấu tranh đúng mức. Ðó là nhắm vào sự nô lệ bá quyền của nhà cầm quyền CSVN đang dẫn đến trong nay mai nguy cơ diệt vong của đất nước và dân tộc. Cựu Thủ Tướng Cẩn đã nêu ra hàng loạt sự kiện, từ tinh thần, tư tưởng đến đời sống xã hội cụ thể đang hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng. Từ trận đánh Ðiện Biên Phủ với quân và tướng Trung Cộng chỉ huy cho đến những chính sách văn hóa xã hội như Trăm Hoa Ðua Nở, Cải Cách Ruộng Ðất... hễ bên Tầu làm gì thì bên ta rập theo khuôn đó. Nay thì không chỉ rập khuôn mà đã chịu hẳn sự cai trị chịu để mất dần biên giới, lãnh hải và hải đảo. Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn nhắc lại nhiều lần rằng: “Nguy cơ diệt vong, nguy cơ VN sẽ trở thành một Tây Tạng nữa đang là điều sẽ xẩy đến.”

Phân tích như trên để sau đó cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn cho rằng: “Tranh đấu cho tự do nhân quyền cho VN nay thành thứ yếu mà quan trọng là phải nhìn thấy cái họa diệt vong và hướng cuộc tranh đấu vào hướng này”. Ðấu tranh như thế nào theo hướng này. Ðó là phải biết vận động quốc tế song song với sự yểm trợ các cuộc đấu tranh ở trong nước cho mạnh lên. Vẫn theo cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn thì 33 năm qua chúng ta đã vận động các nhà chính trị Hoa Kỳ, chúng ta đã gõ cửa Hoa Kỳ nhưng những nơi đó đã không đáp ứng được nguyện vọng của chúng ta vì những lý do của họ (trường hợp Thượng Nghị Sĩ Kerry ngăn chặn dự luật nhân quyền VN). Thế nhưng không chỉ có Hoa Kỳ trách nhiệm trong việc ký kết Hiệp Ðịnh Paris mà còn cả hơn chục nước nữa đã ký tên công nhận bản Hiệp Ðịnh đó. Những quốc gia Anh, Pháp và các quốc gia trong Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự hai bên bốn bên đều là những quốc gia mà chúng ta cần vận động để họ lên tiếng. Chúng ta phải moi lại vấn đề pháp lý của Hiệp Ðịnh để có cơ sở chứng minh sự thi hành hiệp định không được nghiêm chỉnh. Từ đó chúng ta yêu cầu quốc tế tái triệu tập một hội nghị quốc tế về VN. Một khi phục hồi được sự thi hành nghiêm chỉnh Hiệp Ðịnh Paris thì chúng ta sẽ lấy lại được sự toàn vẹn lãnh thổ.

Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cũng phân tích cặn kẽ đường hướng đấu tranh này. Ông nói: “Phải đặt ưu tiên đấu tranh trên phương thức cơ sở pháp lý mà đặt thành vấn đề gửi cho Liên Hiệp Quốc và những nước đã ký bảo đảm việc thi hành Hiệp Ðịnh Paris nay phải có trách nhiệm về vấn đề này”. Ðó là những quốc gia như Anh, Pháp và một số nước Cộng Sản Ðông Âu nay đã là những quốc gia dân chủ tự do, chúng ta cần đi vận động từng nước một.

Sau cùng, cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn kết luận: “Phải mở rộng ngoại giao, âm thầm mà làm, không thể ồn ào đánh trống thổi kèn đánh động đến hoạt động ngoại giao của những nước chúng ta cần vận động. Ðó là phương thức đấu tranh mới. Ðiều chúng ta phải nhớ là rất quan trọng hiện nay đối với đất nước chúng ta là cái họa diệt vong. Chuyện dân chủ và nhân quyền chỉ là thứ yếu”.

Cũng trong buổi họp báo này, Ủy Ban Vận Ðộng Phục Hồi Thể Chế VNCH có phổ biến cho báo chí truyền thông một tập tài liệu trong đó có 14 tài liệu mà cựu Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn và Ủy Ban Vận Ðộng Phục Hồi Thể Chế VNCH đã hoàn tất như thư gửi ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, thư gửi chính phủ Anh về việc “triệu tập một hội nghị quốc tế về Việt Nam” và những chi tiết việc Trung Cộng đã xâm chiếm các hải đảo của Việt Nam. Trước khi chấm dứt cuộc họp báo, một số phóng viên các báo và cơ quan truyền thông đã đặt những câu hỏi về quan điểm và phương cách trong cuộc đấu tranh mới mà cựu thủ tướng vừa nêu ra. (N.H.)
                
 Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa
 (Tin từ VNCHF) Ngày 28/11/2009 vừa qua tại Little Sài Gòn thủ đô tinh thần của người Việt tỵ nạn, một cuộc họp thu hẹp của các nhân vật trong nội các Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã được triệu tập sau sự ra đi bất ngờ của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn.  Tham dự một cách trực tiếp và gián tiếp qua hệ thống viễn liên và Internet gồm có : Ngoại trưởng Vương Văn Bắc, Quốc vụ khanh Lê Trọng Quát, Thứ trưởng Văn hóa giáo dục Nguyễn Thanh Liêm, Thứ trưởng Định cư  Thiếu tướng Nguyễn Văn Chức. Thứ trưởng Xã hội Hoàng Ngọc Thân ... Ngoài thành phần nội các còn có Luật sư Lâm Chân Thọ đại diện pháp lý,  Thiếu Tướng Lý Tòng Bá , Nhạc sĩ Hồ Văn Sinh thuộc tổ chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation là một tổ chức đã hỗ trợ mạnh mẽ cho Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trước đây. Đặc biệt có cô Nguyễn Mai Chi ái nữ của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cũng đã tham dự cuộc họp nầy để nói lên những điều mong mỏi lúc sanh tiền của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn và những việc làm dang dở của Ông đối với đại cuộc đấu tranh của người Việt quốc gia .
Cuộc họp đã duyệt qua về tình hình đất nước, tình hình trên thế giới và đặc biệt về vấn đề Hiệp Định Paris 1973 cũng như Hoàng sa, Trường sa, là hai vấn đề chính mà Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã để lại tất cả những hồ sơ tài liệu cũng như các thư từ liên lạc vận động quốc tế. Để kế tục công việc cần kíp dang dở Hội đồng nội các thu hẹp trong Chính phủ VNCH đã đồng ý đề cử Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức làm đại diện của Chính phủ VNCH nhằm xúc tiến công việc vận động một Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam liên quan đến Hiệp định Paris 1973. và Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm tiếp tục theo dõi vấn đề hồ sơ thềm lục địa và Hoàng sa, Trường sa.
          Được biết nội các của Chính phủ VNCH  dưới thời Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn lãnh đạo là do sự chỉ định của Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và sau đó được lưu nhiệm bởi Cố Tổng Thống Trần Văn Hương là một chính phủ hợp hiến hợp pháp trước khi Chính phủ bất hợp hiến bất hợp pháp của Cố Đại Tướng Dương Văn Minh lên nắm quyền và đầu hàng Cộng Sản.

    
                      Những ngày tháng đau thương tủi nhục và khốn cùng của Quân, Dân VNCH

         Nguyên Nhân Sự Tái Lập
của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa

-         Chiếu điều 51 và 52.1 hiến pháp của Nước Việt Nam Cộng Hòa. Tổng Thống là do dân cử. và điều 39, 42 và 56 cho thấy Ông Dương Văn Minh không phải là Tổng Thống hợp hiến hợp pháp của VNCH. Và ngay cả quốc hội cũng đã vi hiến khi ủy quyền chức vụ Tổng Thống mà chưa thông qua dự luật nào trước đó để sửa đổi hiến pháp.

-         Chiếu điều 58 hiến pháp của Nước Việt Nam Cộng Hòa . Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn và Nội Các Chính Phủ mới là hiện hữu và hợp hiến.

-         Căn cứ vào sự vi phạm của Cộng Sản Bắc Việt qua Hiệp Định Paris 27/1/1973 và các định ước quốc tế về việc chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình để tiến tới một cuộc tổng tuyển cử tự do dưới sự giám sát của quốc tế.

-     Căn cứ vào sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt trên đất nước Việt Nam Cộng Hòa trong thời điểm 30/4/1975 là hoàn toàn vi phạm cả hai Hiệp định Geneve 1954 và Paris 1973.

-         Chiếu Tuyên cáo của Đại Hội Quân, Dân, Cán Chính VNCH ngày 28/6/2008 tại California, Hoa Kỳ. Với sự tham dự của các cơ cấu hành pháp, tư pháp, lập pháp cũng như Giám sát viện. đã đồng thanh xác quyết Chính thể Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại. Lưỡng viện quốc hội vẫn hiện hữu và có trách nhiệm trước quốc dân và Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn cũng như nội các chính phủ phải tiếp tục nhiệm vụ kể từ khi bị Cộng Sản Bắc Việt dùng vũ lực cưởng chiếm toàn bộ VNCH 30/4/1975.  

-    Chiếu biên bản cuộc họp của Nội Các Chính Phủ VNCH thu hẹp ngày 27 tháng 11 Năm 2009. Sau khi Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã qua đời. Nội Các đã quyết định tiếp tục đường hướng đấu tranh của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã đề ra. Và đề cử Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức Thứ trưởng Định Cư là Đại diện của Chính Phủ VNCH đặc trách về vấn đề Hiệp Định Paris và Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Liêm Thứ Trưởng Giáo Dục đặc trách theo dỏi vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa và Thiềm Lục Địa của Việt Nam Cộng Hòa.

Do đó, Chính phủ VNCH là một chính phủ hiện hữu, và với nguyên tắc liên tục công quyền là một Chính Phủ hợp hiến hợp pháp dựa trên hiến pháp của Nước Việt Nam Cộng Hòa, và là một Chính phủ ngoài lãnh thổ đúng với Công Pháp Quốc Tế và trong Hiến chương của Liên Hiệp Quốc. Chính vì Cộng Sản Việt Nam đã hoàn toàn vi phạm xé bỏ Hiệp Định Paris 27/1/1973 khi xâm lăng VNCH. Cho nên trách nhiệm của Chính phủ VNCH là cần phải vận động các Nước thành viên đã từng ký kết cũng như cam kết trong Hiệp Định Paris dựa trên điều 7 b nhằm tái hợp trở lại Hiệp Định Paris năm 1973. qua một Hội Nghị Quốc Tế Về Việt Nam.
 
 
 
                                                                                                                                            

CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỌNG HÒA
HỌP BÁO TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
TRÊN KHẮP 50 TIỂU BANG TẠI HOA KỲ  

(Bản Tin VHN)         Cuộc họp báo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa tổ chức vừa qua 13/3/2010 tại Đài Truyền Hình Việt Hải Ngoại VHN-TV Thành phố Fountain Valley, California đã thành công tốt đẹp. Hơn 100 người tham dự trực tiếp gồm các đại diện báo chí, truyền thanh, truyền hình và các tổ chức hội đoàn Người Việt Chống Cộng tại miền nam California. Trong khi đó rất nhiều đồng bào khác tại Hoa Kỳ đã theo dỏi một cách gián tiếp qua màn ảnh truyền hình VHN-TV cùng thời điểm trên 50 tiểu bang tại Hoa Kỳ và nhiều người khác trên khắp thế giới đã lắng nghe qua hệ thống Paltalk Internet toàn cầu Room Việt Nam Cộng Hòa.
Về phía Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa có Đại Diện là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức, Thiếu Tướng Lý Tòng Bá Chủ Tịch VNCH Foundation và Luật Sư Lâm Chấn Thọ Cố Vấn Pháp Luật kiêm phát ngôn nhân của Chính Phủ VNCH ngồi hàng ghế phía trước, hàng ghế phía sau là các vị Nguyễn Quang, Phạm Đức Hậu và Nguyễn Mai Chi là những người phụ tá hoạt động trong Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa. Điều khiển chương trình họp báo là Ông Hồ Văn Sinh.
Cuộc họp báo bắt đầu bằng nghi thức chào cờ Việt Mỹ và phút mặc niệm tưởng nhớ các Quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh vì lý tưởng tự do. Sau đó là phần giới thiệu các thành phần tham dự. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức Đại diện chính phủ VNCH hiện nay, đã mở đầu chương trình bằng một bài phát biểu rất hùng hồn sống động. Ông nói cuộc chiến mà chúng ta đã thua thiệt hồi năm 1975 chỉ là một cuộc chiến bị bỏ dỡ, thiếu một sự công bằng về cả tình lẫn lý, chính vì vậy mà bổn phận và trách nhiệm của chúng ta là vẩn phải tiếp tục kiên trì đấu tranh nhằm cứu dân cứu nước. Đây chính là trận đánh cuối cùng mà Việt Nam Cộng Hòa phải thắng, để một chế độ độc tài, đảng trị phải dẹp bỏ, nhường chổ cho tự do, dân chủ nảy nở. Áp bức bạo lực phải nhường chổ cho công lý pháp trị và nghèo khó đau thương phải chấm dứt để nhường chổ cho thịnh vượng và hạnh phúc. Ông nhấn mạnh, 35 năm trôi qua là 35 năm đau khổ, những suy tư dằn vặt luôn ám ảnh đối với chúng ta trong từng bữa ăn giấc ngủ. Dù có nại lý do nào đi nửa thì chúng ta vẫn là người có lổi, có tội đối với quốc dân đồng bào là đã không bảo vệ được đất nước và để rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt. Trong hoàn cảnh hiện nay đường hướng đấu tranh hiện nay của Chính phủ VNCH là dựa trên căn bản pháp lý của Hiệp định Paris 1973 chúng ta phải vận động một hội nghị quốc tế về Việt Nam nhằm thu hồi lãnh thổ mà Cộng Sản Bắc Việt đã xâm lăng chiếm đoạt. Tiếp đó Thiếu Tướng Lý Tòng Bá trong tư cách Chủ tịch VNCH Foundation một tổ chức đã hoạt động và hổ trợ mạnh mẽ cho Chính phủ VNCH, bằng giọng bùi ngùi nhưng không kém phần quả quyết, Ông nhắc đến những công cuộc vận động với quân dân cán chính VNCH, sự xuất hiện của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn trong việc lập hồ sơ thiềm lục địa của VNCH và ngày nay với Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức đã được nội các chính phủ đề cử làm vai trò Đại diện Chính Phủ. Ông kêu gọi quân dân cán chính VNCH hãy đoàn kết và hổ trợ cho Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đừng cho việc nầy là mơ hồ là giởn chơi, Ông nhấn mạnh, có khi làm chơi mà ăn thiệt đó. Tiếp theo là phần phát biểu của Luật sư Lâm Chấn Thọ đến từ Canada. Ls Thọ hiện là Cố vấn Pháp Luật kiêm phát ngôn nhân của Chính phủ VNCH. Phần đầu tiên mà Ls Thọ trình bày là những yếu tố pháp lý và tính cách hợp hiến hợp pháp của Chính phủ VNCH. Ls Thọ khẳng định Chính phủ VNCH là một chính phủ hiện hữu ngoài lãnh thổ và đã liên tục hoạt động từ sau năm 1975 cho đến nay qua 2 nhân vật là Cố Thủ tướng Nguyễn Bá Cẩn và Tướng Nguyễn Văn Chức. Sau đó là phần đặt câu hỏi của các cơ quan báo chí như  Việt Báo, Sài Gòn Times, Thời Luận, Điện báo Ánh Dương …chung quanh các vấn đề như Hoàng Sa, Trường sa, Hiệp định Paris và thời hạn yếu tố khả thi. Và các vấn đề nội bộ trong Chính phủ.  Tất cả đều đã được sự giải đáp rỏ ràng của nhị vị Thiếu Tướng cũng như Luật sư Lâm Chân Thọ. Vào cuối chương trình có một vài vị giới quân nhân cũng như giới trí thức, đã bày tỏ sự vui mừng và tin tưởng vào sự tái tục hoạt động của Chính Phủ VNCH.  Cuộc họp báo đã kết thúc tốt đẹp sau 2 tiếng đồng hồ tìm hiểu và thảo luận mọi người đều ra về tỏ ra lạc quan và vui vẽ.
                          

        
                 Lể Chào Quốc Kỳ của Tập Thể Chiến Sĩ VNCH                              Diển hành trên đại lộ Bolsa, Little Sài gòn, California 2010

     VIỆT NAM CỘNG HÒA VÙNG DẬY.

(Bản Tin của VNCHF)

Đại Úy Võ Ngọc Vui trong quân phục binh chủng Biệt Động Quân đã phát biểu …”từ trước đến nay Ông đã tham gia rất nhiều các sinh hoạt đấu tranh, chính trị, nhưng chưa bao giờ có được một ngày như ngày hôm nay...”  Bác sĩ Nghiêm Phú đến từ Orange County.. “ chúng ta hãy cùng hổ trợ cho chính phủ VNCH…”  Hòa thượng Thích Giác Minh viện chủ Chùa Quan Âm đến từ Los Angles đã kể lại câu chuyện Hòa thượng có một người anh mang cấp bực Đại Tá trong quân lực VNCH đã bị Việt Cộng sát hại trong trại tù cải tạo. bằng giọng nói thật cảm động hòa thượng cho biết …”Việt Nam Cộng Hòa là  tổ quốc của tôi, VNCH muôn năm…”.  Đó là những hình ảnh, tiếng nói thật sống động trong buổi ra mắt và tường trình về đường hướng đấu tranh của chính phủ VNCH do Việt Nam Cộng Hòa Foundation Miền Bắc California tổ chức vừa qua ngày 9/5 tại G I forum. Thành phố San Jose, California.
Hội trường G I tuy nhỏ nhưng chật kín, đã có gần 300 quan khách và đồng bào tham dự say mê theo dỏi cho đến giờ phút cuối. Những cái bắt tay thân mật, những ánh mắt thân thương, có những tiếng vỗ tay hân hoan tràn ngập chen lẩn với những giây phút cảm động đến rơi nước mắt. Tất cả quyện lại thành nổi mừng vui khó tả dưới tấm banner mang bốn chử  Việt Nam Cộng Hòa  hào hùng uất hận.
Chương trình bắt đầu bằng nghi thức Chào cờ VNCH, phút mặc niệm tưởng nhớ quân, dân, cán, chính VNCH đã hy sinh vì tự do và sau đó ban hợp ca Vì Dân đã trình bày nhạc phẩm Việt Nam Cọng Hòa Muôn Năm rất khí thế và mạnh mẽ. Điều khiển chương trình là Ông Triệu Phổ và Bảo Tố rất uyển chuyển khéo léo do đó không bị ngắt quảng lúc nào cũng đáp ứng trước sự chứng kiến của mọi người. Ngoài thành phần quan khách tham dự,  giới truyền thông báo chí tại Bắc California cũng tham dự khá đầy đủ như báo Đời Mới, Tin Việt News, Hệ Thống Truyền Thông Cali Today, Ý Dân, Tiếng Dân, Con Ong, CM Magazine, Việt Báo, Việt Heral, Sài Gòn USA, Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Việt Nam, people’s voive, Cửu Long Radio, Đài Truyền Hình SBTN, VHN-TV…
Mở đầu cuộc tường trình, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức với tư cách Đại Diện của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa tiếp nối của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã trình bày về đường hướng đấu tranh của Chính Phủ VNCH là dựa trên căn bản pháp lý để vận động ngoại giao, dùng ngoại giao để tạo áp lực chính trị buột Cộng Sản Bắc Việt phải trã lại những gì họ đã cướp của VNCH cho nhân dân Việt Nam Cộng Hòa. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức nhấn mạnh rằng đây là một trận đánh cuối cùng không đổ máu mà VNCH phải thắng để còn mang về tự do dân chủ và phú cường cho dân tộc Việt Nam. Chính Phủ VNCH không chủ trương quyên góp tiền bạc của đồng bào và không có tham vọng lãnh đạo các tổ chức hội đoàn tại Hải Ngoại. Phần phát biểu của Thiếu Tướng đã được cử tọa vổ tay nhiệt liệt. Tiếp đó là phần trình bày của Thiếu Tướng Lý Tòng Bá người hùng KonTum của Quân Lực VNCH. Nay là Chủ Tịch của VNCH Foundation một tổ chức đã vận động và hổ trợ mạnh mẽ cho Chính Phủ VNCH. Năm nay đã 80 tuổi, nhưng dáng dấp còn khỏe mạnh, giọng nói còn sang sảng. Tướng Bá đã kể về cuộc đời binh nghiệp của mình và nhắc lại những ngày tháng vui buồn trong quá khứ. Tướng Bá khẳng định Hiệp Định Paris là một hiệp định lịch sử và không có thời hạn. Vấn đề còn lại của chúng ta là chúng ta phải làm như thế nào để tái lập lại Hiệp Định Paris mà thôi. Tiếp đó Ông Hồ Văn Sinh một cán bộ Dân Vận Chiêu Hội VNCH đã trình bày về những uẩn khúc của lịch sử, đưa đến biến cố 30/4/1975. Trong đó cái thâm độc của Cộng Sản Bắc Việt là dùng hiến pháp của VNCH để bức tử VNCH, dùng Dương Văn Minh làm Tổng Thống trá hàng để bắn phát sung ân huệ vào đầu chúng ta trong giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến. Thời điểm 30/4/1975 là một thảm kịch do Cộng Sản Nga, Tàu chủ động với sự tiếp tay của bè lũ tay sai cuồng sát, cuồng tín Cộng Sản Bắc Việt, kết hợp với sự phản bội của đồng minh, sự nhắm mắt làm ngơ của Liên Hiệp Quốc nhưng quan trọng nhất là lổi lầm của chúng ta là đã tin vào sự tuyên truyền bịp bợm láo khoét của Cộng Sản khi đa số trong chúng ta đều nghĩ rằng lịch sử đã sang trang, VNCH đã bị xóa sô và không còn nữa. rồi từ đó chúng ta đã trách móc lẩn nhau, đổ thừa lẩn nhau thậm chí còn lên án kết tội lẩn nhau nữa. Ông Hồ Văn Sinh nhấn mạnh, sự thật là VNCH vẩn còn tồn tại dựa trên công pháp quốc tế và hiến chương Liên hiệp quốc. bằng chứng không thể chối cải là Hiệp định Geneve 1954, Hiệp định Paris 1973. Vì thế cho nên biến cố 30/4/1975 chỉ là một thời điểm xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt và là một ván cờ gian lận.  Ông Hồ Văn Sinh cho biết Hiệp Định Paris 1973 là một Hiệp định quy định thể thức ngưng bắn, tái lập hòa bình để tiến tới một cuộc tổng tuyển cử công bằng tự do dưới sự giám sát của quốc tế. thế mà Cộng Sản Bắc Việt đã ngang nhiên xé bỏ. Tuy nhiên trong bản định ước quốc tế mà 12 Nước đã ký dưới sự chứng kiến của Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc có điều khoản 7 b. điều này cho phép tài lập Hiệp định Paris nếu có đủ 6 Nước thành viên đã ký. Hiện nay Chính Phủ VNCH đang ráo riết vận động về việc nầy. Ông Hồ Văn Sinh kết luận rằng phải làm thì mới biết thành công hay thất bại, còn ngồi đó mà phán đoán, cân nhắc thì biết đến bao giờ mới xong chuyện và VNCH phải vùng dậy để mang về tự do, ấm no hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
Một số các câu hỏi từ các đại diện báo chí, đều được chủ tọa đoàn giải đáp thỏa đáng, thời gian còn lại là những phát biểu rất cảm động của quan khách tham dự. Buổi tường trình đã chấm dứt sau 4 tiếng đồng hồ với một không khí hân hoan và sôi nổi. Đánh dấu sự thành công tốt đẹp lần đầu tiên Chính Phủ VNCH ra mắt và xuất hiện tại San Jose Miền Bắc California. 



          
                                      Hình ảnh sinh hoạt của Đại Diện Chính Phủ VNCH tại Miền Bắc California 9/5/2010


                HIỆP ĐỊNH PARIS 35 NĂM NHÌN LẠI

Khoảng 300 quan khách và đồng bào đã đến tham dự và chăm chú theo dỏi buổi hội thảo chính trị cho đến giờ phút chót tại Trường Tiểu Học Gatzert, thành phố Seattle, Washington State do Việt Nam Cộng Hòa Foundation WA tổ chức vào cuối tuần qua 22/5/2010 là một sự thành công tốt đẹp nhất từ trước đến nay, anh Vũ Trực một giới trẻ hoạt động trong Cộng Đồng địa phương cho biết như vậy. anh nói thêm tôi thấy đây cũng là lần đầu tiên các phe nhóm chính trị trong một Cộng Đồng sóng gió đã cùng ngồi gần bên nhau để lắng nghe Các Tướng Nguyễn Văn Chức, Tướng Lý Tòng Bá và Ông Hồ Văn Sinh Cán bộ DVCH. VNCH nói về Hiệp Định Paris 35 năm sau nhìn lại. Các cơ quan truyền thông, báo chí, truyền hình hầu hết đều góp mặt xen lẩn với các quân nhân với quân phục tề chỉnh đại diện các quân binh chủng Hải, lục, Không quân đã làm sống lại không khí tưng bừng nghiêm trang của một ngày lể hội.
Chương trình bắt đầu bằng nghi thức chào quốc kỳ rất trang trọng với rừng cờ vàng, trên đó vỏn vẹn hàng chử Việt Nam Cộng Hòa. Có những người lính cầm cờ và bồng súng chào. Khiến những người tham dự không khỏi bàng hoàng và cảm động. Tiếp đó Đại úy Phi công Trần Phước Bền Đại diện VNCH Foundation tại WA kiêm trưởng ban tổ chức đã lên đọc diễn văn khai mạc, Ông nói đã 35 năm trôi qua kể từ ngày Cộng Sản Việt Nam xâm lăng VNCH, họ đã chiếm được thành nhưng rỏ ràng là không chiếm được lòng dân và với chính sách cai trị độc ác độc tài , CSVN đã hoàn toàn thất bại về mặt nhân tâm. Tiếp đó Ông giới thiệu thành phần diễn giả hôm nay gồm có :  Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức hiện nay là Đại Diện của Chính Phủ VNCH, Thiếu Tướng Lý Tòng Bá Chủ Tịch VNCH Foundation một tổ chức hiện đang hổ trợ cho Chính Phủ VNCH và Ông Hồ Văn Sinh là cán bộ DVCH. VNCH. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức 83 tuổi vẩn cỏn đi đứng khỏe mạnh, trong bộ quân phục màu hoa rừng, Ông cho biết hôm nay Ông đã mặc lại bộ đồ lính để xác định mình vẩn là một người lính chiến đấu vì quê hương cho đến hơi thở cuối cùng. Ông cho biết sau khi Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn qua đời, Ông đã được nội các chính phủ đề cử giử vai trò Đại Diện Chính Phủ VNCH nhằm tiếp tục công việc tranh đấu vận động vể Hiệp Định Paris 1973. Đây là một việc làm không đơn giản nhưng Ông tin là sẽ thành công vì thiên thời, địa lợi, nhân hòa đang ở về phía chúng ta, Thiếu Tướng Nguyễn văn Chức nhấn mạnh, chúng tôi những người còn lại trong Chính phủ VNCH thề quyết tâm tranh đấu cho đến cùng để vận động một  hội nghị quốc tế về Việt Nam nhằm đưa CSBV ra trước công luận thế giới về tội ác xâm lăng, diệt chủng và chống nhân loại.
Thiếu Tướng Lý Tòng Bá năm nay đã 80 tuổi, cựu Tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh đã chiến đấu cho đến giờ phút cuối cùng và sau đó đã bị VC bắt giam hơn 13 năm tù. Sau khi đến Mỹ theo chương trình HO Thiếu Tướng đã tham gia vào các hoạt động chính trị, Ông nói chúng ta là những người lính chưa được giải ngủ, chúng ta vẫn còn trách nhiệm đối với đất nước, nếu chúng ta không còn chiến đấu trên mặt trận quân sự thì chúng ta chiến đấu trên mặt trận chính trị. VNCH thật sự vẩn còn tồn tại và trách nhiệm của chúng ta là phải phục hưng đất nước bằng mọi phương cách. Tiếp theo là phần trình bày của Ông Hồ Văn Sinh cán bộ DVCH. VNCH , Ông nói rằng 35 Năm qua, CSBV đã thống trị đất Nước bằng bạo lực và sắt máu, bằng những thủ đoạn dã man đê tiện, hèn hạ và xảo quyệt. Quân, dân VNCH nói riêng và nhân dân cả Nước nói chung, đã phải trãi qua trăm ngàn cơn bỉ cực, bị đàn áp, bị bóc lột đến tận cùng xương tủy. Họ còn ngang nhiên hiến đất dâng biển cho Tàu Cộng, trắng trợn buôn dân bán nước, công khai giết người cướp của, công khai tham nhũng hối lộ làm giàu trên mồ hôi nước mắt của người dân. Do đó mà ngày hôm nay, đất nước đã hoàn toàn tan nát dưới sự lãnh đạo cực đoan, mê muội, bất tài, bất lực, bất nhân, bất nghĩa của tập đoàn Cộng Sản Bắc Việt.
            Hôm nay 35 năm nhìn lại, thiết nghĩ rằng thời gian đã quá đủ để nhân dân Việt Nam thấy rỏ đấu là chính nghĩa, đâu là gian tà, thế nào là quốc gia, thế nào là Cộng sản. Ai mới chính là kẻ xâm lăng bán Nước làm tay sai cho ngoại bang mang cái chủ nghĩa tà thuyết phản chân lý về đọa đày dân tộc. Đó là những điều không thể chối cải trước lịch sử, và thời gian chính là vàng thau đãi lọc, để rồi cuối cùng chánh nghĩa tất phài thắng, bạo tàn gian manh cở nào rồi cũng phải sụp đổ trước công lý và sự thật,  35 năm trôi qua trong bối cãnh nhà tan nước mất, quân dân cán chính VNCH chúng ta, lớp chết, lớp sống, lớp bị tàn sát hành hạ, lớp thì lưu vong tản lạc trên khắp địa cầu. chúng ta đã bị bức tử, chúng ta đã bị phản bội, chúng ta tuyệt vọng và đau lòng khi bản đồ và tên Nước VNCH đã bị xóa bỏ trên thế giới. Những người lính VNCH của chúng ta đã anh dũng chiến đấu và hy sinh giờ đây biến thành vô nghĩa. Một Nước VNCH đang vươn lên dưới vòm trời Đông Nam Á đấy hứa hẹn, phút chốc tan thành mây khói. Chỉ còn lại chăng là những uất ức, hận thù, đau thương và tan vở. Ông nhấn mạnh con giun xéo mãi cũng phải quằn, huống chi là con người. cũng như cây kim trong bọc lâu ngày cũng phải lòi ra. Cộng Sản Bắc Việt dù cho gian manh quỷ quyệt đến đâu rồi đến 1 lúc nào đó,  cái mặt nạ nó cũng rơi xuống. để trả lại sự thật cho công lý, trả lại công bằng, giá trị  cho chính nghĩa và trã lại những điều công đạo cho lịch sử. Ông Hồ Văn Sinh cũng nói qua về giải pháp Việt Nam Cộng Hòa liên quan đến hiệp định Paris 1973. Ông tin rằng nếu Chính phủ VNCH quyết tâm và nổ lực vận động cho bằng được một hội nghị quốc tế về Việt Nam thì CSVN buột phải trả lại những gì đã cướp đoạt của VNCH cho nhân dân VNCH. Chương trình tiếp tục sau đó là các câu hỏi của các tham dự viên trong một không khí rất sôi nổi kéo dài cho đến khi hết giờ. Tóm lại cuộc hội thảo về Hiệp Định Paris 35 năm nhìn lại đã thành công tốt đẹp với sự tham dự rất tích cực của mọi người tham dự. 
         
VIỆT NAM CỌNG HÒA
VẬN ĐỘNG QUỐC HỘI HOA KỲ
(Bản Tin VNCHF WA) Lần đầu tiên sau 35 năm lưu vong di tản sau biến cố 30/4/1975, một phái đoàn gồm 8 người của Chính phủ VNCH do Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức Chỉ huy trưởng Công Binh kiêm Thứ Trưởng Định Cư của chính phủ VNCH cầm đầu và các vị khác như Thiếu Tướng Lý Tòng Bá Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh Quân Lực VNCH, Luật Sư Lâm Chấn Thọ Cố Vấn Pháp Luật, Luật Sư Bennetto Cố Vấn Pháp Luật, Bác Sĩ Nghiêm Phú Phụ Tá Vận Động, Ông Nguyễn Cần Phụ Tá Ngoại Giao, và Ông Hồ Văn Sinh Phụ Tá Nội Vụ đã xuất hiện và vận động chính trị một cách công khai tại Quốc Hội Hoa Kỳ vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Trong suốt 2 ngày 28 và 29/6/2010 vừa qua. Với sự ngạc nhiên, bất ngờ và nhanh chóng, Phái đoàn Chính Phủ VNCH do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích hướng dẩn đã tiếp xúc được vào khoảng 8 văn phòng Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu Quốc hội hằng quan tâm đến tình trạng vi phạm tự do, tôn giáo và nhân quyền của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam cũng như nâng đở hổ trợ các sinh hoạt của Cộng Đồng người Việt Nam tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ. đó là các văn phòng Thượng Nghị Sĩ Brownback, Dân Biểu Ed Royce, Dân Biểu Mike Honda, Dân Biểu Zoe Lofgren, Dân Biểu Chris Smith, Dân Biểu Loretta Sanchez, Dân Biểu Joseph Cao, Dân Biểu Frank Wolf và các chuyên viên phúc trình của Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ về các vấn đề quốc tế.
     
Với những lập luận vững chắc về các vấn đề liên quan đến ngoại giao, chính trị và pháp lý, Phái Đoàn Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa đã trình bày một cách thuyết phục bắt đầu từ vấn đề tranh chấp biển đông, sự chiếm cứ bất hợp pháp của Trung Cộng trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của VNCH cho đến các diển biến đưa đến sự di tản bi thãm của hàng triệu Quân Dân Cán Chính VNCH. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Chức Đại Diện Chính Phủ VNCH ngoài lãnh thổ sau cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Nội Các Chính Phủ VNCH của Cố Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn 27/11/2009 đã cho biết nguyên nhân chính là sự vi phạm trầm trọng hiệp định Paris năm 1973 mà Cộng Sản Bắc Việt đã cố tình xé bỏ để xâm lăng chiếm đóng Việt Nam Cộng Hòa, từ đó gây ra không biết bao nhiêu thảm nạn cho cả Nước VNCH. Luật Sư Lâm Chấn Thọ đã trình bày rất rỏ ràng về Bản Định Ước Quốc Tế ký ngày 2/3/1973 do 12 Nước dưới sự chứng kiến của Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đó là Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, Chính Phủ Liên Bang Cộng Hòa XHCN Xô Viết, Chính Phủ Canada, Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Chính Phủ Hoa Kỳ, Chính Phủ Cộng Hòa Pháp, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Hung-ga-ri, Chính Phủ Cộng Hòa Indonexia, Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Ba Lan, Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và Chính Phủ Vương Quốc Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan. Tất cả đều cam kết bảo đãm chấm dứt chiến tranh, tái lập hòa bình và tiến tới một cuộc tổng tuyển cử tự do, công bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc. Thế nhưng tất cả những điều này đã không xảy ra vì những thủ đoạn gian trá, lừa bịp của Cộng Sản Bắc Việt. Trong các cuộc tiếp xúc với thời gian đã định sẵn, Phái Đoàn Chính Phủ VNCH đã đặt biệt nhấn mạnh đến giải pháp VNCH trên căn bản của Hiệp Định Paris 1973. Đều mà chính giới cũng như nhân dân Hoa Kỳ có thể giúp được là dựa trên điều 7 của Bản Định Ước Quốc Tế để triệu tập một Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam nhằm trả lại một sự công bằng cho Nước Việt Nam Cộng Hòa.
Với những tài liệu cụ thể rỏ ràng chứng minh sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt cũng như sự bức bách tàn hại của Cộng Sản Việt Nam, phái đoàn VNCH hầu như không gặp một trở ngại nào trong công cuộc vận động quốc hội Hoa Kỳ tại Washington DC. Nếu thời thế sẽ thay đồi để dân tộc Việt Nam vượt qua những đau thương tủi nhục dưới sự thống trị bạo tàn của Đảng Cộng Sản Việt Nam để còn vươn lên cùng với một thế giới văn minh, tiến bộ tự do, dân chủ, nhân quyền, thì ngày hôm nay là một dấu hiệu. Thiếu Tướng Lý Tòng Bá đã nói với sự tin tưởng.
Được biết Phái Đoàn Chính Phủ VNCH trước khi vào Quốc Hội Hoa Kỳ, đã đến thăm viếng Bức Tường Đá Đen ghi tên 58 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh chiến đấu vì tự do tại Việt Nam. Tại đây phái đoàn đã được Lử Đoàn 31 Tình Nguyện Trừ Bị của Quân Đội Hoa Kỳ hổ trợ trong phần nghi lể rất cảm động dưới sự chứng kiến của nhiều người Mỹ cũng đến thăm viếng tại nghĩa trang quân đội rất linh thiêng nầy.
Phái Đoàn Chính Phủ VNCH sau khi rời Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn sẽ tiếp tục công việc vận động tại nhiều Nước khác mà trước đây từng là đồng minh chiến đấu để bảo vệ mãnh đất Miền Nam Tự Do chống lại sự xâm nhập của Cộng Sản.   
       


Nguồn: http://vietnamconghoa.us/binhluan/tuyencao.htm

Tranh luận về chiến tranh Việt Nam tiếp diễn sau hơn 50 năm

Tranh luận về chiến tranh Việt Nam tiếp diễn sau hơn 50 năm

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson trong khuôn viên Đại học Texas ở Austin, ngày thứ tư 27/4/2016.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát biểu tại Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson trong khuôn viên Đại học Texas ở Austin, ngày thứ tư 27/4/2016.
Greg Flakus
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ tư đã đọc bài diễn văn đầy cảm xúc tại Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson trong khuôn viên Đại học Texas ở Austin. Theo tường thuật của thông tín viên Greg Flakus của đài VOA, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã nghẹn ngào, suýt khóc, khi ông nói tới cái giá kinh khiếp mà những người tham gia cuộc chiến đã phải trả, cũng như sự chuyển đổi của mối quan hệ Việt-Mỹ thông qua những liên hệ về thương mại và sự hợp tác trong các lãnh vực khác mà ông nói là đã làm cho hai nước cựu thù trở thành đối tác của nhau.
Trong lúc vụ tranh luận về cuộc chiến tranh Việt Nam tiếp diễn, sự có mặt của ông Kerry tại cuộc hội thảo này đã gây ra những sự tranh cãi. Một số cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam không tán thành vai trò của ông tại sự kiện này. Họ chỉ trích ông Kerry là người đã phản bội lý tưởng mà họ từng theo đuổi khi tham gia cuộc chiến ở Việt Nam là bảo vệ cho miền Nam Việt Nam trước cuộc xâm lăng của Cộng Sản miền Bắc.
Một số những người chỉ trích ông Kerry đã tham dự một buổi lễ tại khoảng sân trống bên ngoài thư viện Tổng thống Johnson để vinh danh những người tham chiến ở Việt Nam. Ông Edward Zielinski, người từng lái máy bay trực thăng ở Việt Nam vào năm 1969 và 1970, cảm thấy tức giận vì sự có mặt của ông Kerry. Ông Zielinski nói “Tôi nghĩ rằng đây là một việc đáng xấu hổ. Bởi vì tôi nghĩ rằng ông ấy là một kẻ phản bội, nhất là đối với các cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam.”
Ông Zielinski nằm trong số những cựu chiến binh cảm thấy bị phản bội vì những hoạt động phản chiến của ông Kerry sau khi ông về nước từ chiến trường Việt Nam. Nhiều người trong số họ cũng tin rằng ông Kerry đã lợi dụng sự phục vụ của mình trong quân ngũ cũng như những hoạt động phản chiến để theo đuổi những tham vọng chính trị của mình.
Ông Edward Zielinski, người từng lái máy bay trực thăng ở Việt Nam vào năm 1969 và 1970, cảm thấy tức giận vì sự có mặt của ông Kerry.
Ông Edward Zielinski, người từng lái máy bay trực thăng ở Việt Nam vào năm 1969 và 1970, cảm thấy tức giận vì sự có mặt của ông Kerry.
Tuy nhiên, những cựu chiến binh khác không tán thành ý kiến đó. Ông Thomas Goff, cựu trung tá lục quân từng chiến đấu ở Việt Nam, nói rằng ông rất kính nể ông Kerry.
Ông nói “Tôi cũng đã trở thành một người phản chiến. Cuộc chiến đó là một thảm hoạ cho quân đội Mỹ, một thảm hoạ kinh khiếp. Phải mất nhiều năm chúng ta mới vượt qua được.”
Trong số những người bênh vực cho ông Kerry có cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, là người đã phục vụ dưới thời Tổng thống Richard Nixon và thực hiện những cuộc thương thuyết hoà bình với Bắc Việt dẫn tới hoà ước Paris. Ông Kissinger nói rằng ông nhớ tới thời gian khi ông ngồi trong Tòa Bạch Ốc và ông Kerry dẫn đầu những cuộc biểu tình phản chiến ở bên ngoài. Nhưng ông nói rằng ông và ông Kerry đã trở thành bạn thân và kính trọng lẫn nhau.
Hôm thứ ba, cả ông Kissinger lẫn ông Kerry đều là mục tiêu đả kích của hơn 30 người biểu tình bên ngoài Thư viện Tổng thống Johnson. Họ tố cáo ông Kissinger tiếp tay thực hiện cuộc chiến tranh bất hợp pháp ở Việt Nam và lên án ông Kerry vì vai trò của ông trong các chính sách can thiệp của Mỹ ở Trung Đông và những nơi khác.
Trong một cuộc nói chuyện trên sân khấu với nhà làm phim tài liệu Ken Burns, ông Kerry đã nói tới sự phẫn nộ còn tồn đọng của nhiều người chưa thoát ra được sự ám ảnh của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Ảnh tư liệu: Nhiếp ảnh gia AP Horst Faas đi cùng với các binh sĩ ở miền nam Việt nam.
Ảnh tư liệu: Nhiếp ảnh gia AP Horst Faas đi cùng với các binh sĩ ở miền nam Việt nam.
Ông nói “Một số người bị đóng băng tại chỗ và họ không thể thay đổi và đó là một điều đáng buồn.”
Ông Kerry tỏ ý hoan nghênh sự kính trọng mà đại đa số dân chúng Mỹ ngày nay dành cho những người phục vụ trong quân đội – một việc mà ông nói là đã không có trong những năm tháng có nhiều chia rẽ vì cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhưng ông nói rằng có một vấn đề mà ông gọi là “một sự tách biệt nguy hiểm” giữa những người Mỹ chiến đấu cho tổ quốc với đa số những người không có liên hệ với quân đội. Ông cho rằng mọi công dân Mỹ nên phục vụ cho đất nước dưới một hình thức nào đó, cho dù không ở trong quân đội.
Ngoại trưởng Kerry nói rằng bài học quan trọng nhất của chiến tranh Việt Nam là nước Mỹ cần phải nhìn thế giới từ những góc độ của người dân ở những nước khác.
Ông nói “Chúng ta nên đặt mình vào vị thế của người khác và nhìn nước họ như họ nhìn nó.” Ông nói thêm rằng nếu được như vậy thì “chúng ta sẽ có được nhiều thành quả hơn.”
Cuộc hội thảo Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam sẽ tiếp diễn trong ngày hôm nay, thứ 5, với những ý kiến của các ca sĩ, nhạc sĩ phản chiến, một cuộc thảo luận của các cựu chiến binh về cái nhìn của những người ở tiền tuyến đối với cuộc chiến và một bài diễn văn của Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/tranh-luat-ve-chien-tranh-vietnam-tiep-dien-sau-hon-nam-muoi-nam/3306368.html

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2016

Ông Kissinger nói gì việc Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc?

Ông Kissinger nói gì việc Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc?

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger.


Tin liên hệ


Mỹ ‘giải mã’ Chiến tranh VN trước chuyến thăm của ông Obama

Hàng nghìn người ở Mỹ sẽ tham dự một sự kiện lớn, đánh giá lại cuộc chiến "nồi da xáo thịt" ở Việt Nam, trước thềm chuyến công du sắp tới của Tổng thống Barack Obama.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “không có thỏa thuận nào” với Trung Quốc về Hoàng Sa hơn 40 năm trước, giữa cáo buộc Mỹ làm ngơ để Bắc Kinh chiếm quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng hòa.

Ông Henry Kissinger nhấn mạnh như vậy hôm 26/4 tại Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam ở Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin, Texas.

Sau khi bị một người tham dự cáo buộc là người đã đồng ý “về mặt chiến thuật” để Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, người từng làm cố vấn an ninh cho tổng thống Mỹ nói:  “Mỹ từ trước tới nay không đưa ra quan điểm ủng hộ chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, giữa lúc xảy ra vụ Watergate và cuộc chiến ở Trung Đông, tôi có thể dám chắc với quý vị rằng Hoàng Sa không trong tâm trí của chúng tôi".
Ông nói tiếp: "Nhưng không hề có thỏa thuận nào trao cho Trung Quốc quyền chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố nào như vậy. Không có cuộc đàm phán cụ thể nào [về vấn đề này]”.

Giới quan sát cho rằng đây là lần đầu tiên cựu ngoại trưởng Mỹ 93 tuổi lên tiếng trực tiếp về vấn đề vẫn còn gây nhức nhối này.
Ông Henry Kissinger bắt tay với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh hồi tháng Ba năm ngoái.Ông Henry Kissinger bắt tay với Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh hồi tháng Ba năm ngoái.
Trung Quốc đã chiếm toàn bộ Hoàng Sa sau trận hải chiến làm 74 binh sĩ Việt Nam Cộng hòa thiệt mạng ngày 19/1/1974.

Một số người Mỹ gốc Việt cho rằng Washington có thể đã có thỏa thuận ngầm với Bắc Kinh trong vụ này vì quyền lợi của mình.

Ban tổ chức cho biết rằng đây có thể là lần cuối cùng ông Kissinger phát biểu về Chiến tranh Việt Nam, nên ông đã yêu cầu được trao đổi với người nghe một cách thẳng thắn và “không hạn chế”.
"Phản bội đồng minh"
Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông.
Sau khi một cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa kể lại câu chuyện phải ngồi tù nhiều năm sau Hiệp định Paris, và hỏi rằng nước Mỹ học được gì từ việc “phản bội” và “bỏ rơi” đồng minh Việt Nam Cộng hòa, ông Kissinger nói: “Tôi thực sự cảm thông với những người Việt Nam. Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông".
Ông nói thêm: "Tôi hy vọng không một nhà lãnh đạo Mỹ nào trong thời đại này sẽ lại nhận được câu hỏi như vậy nữa. Thất bại lớn nhất, đó chính là sự chia rẽ tại đất nước chúng ta”.

Ông Kissinger có ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại Mỹ trong những năm cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970.

Năm 1973, ông trở thành người đầu tiên sinh ra ở nước ngoài đảm nhận cương vị ngoại trưởng Mỹ. Ông từng nắm giữ ngành ngoại giao Mỹ dưới cả thời Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford.

"Chính người Mỹ tự gây ra"
Trong một cuộc hội thảo do Bộ Ngoại giao tổ chức năm 2010 về chủ đề “Kinh nghiệm của Mỹ tại Đông Nam Á trong thời kỳ 1946 – 1975”, ông Kissinger nói rằng thất bại của Hoa Kỳ ở Việt Nam là do chính người Mỹ tự gây ra, và trước hết là đã đánh giá thấp sự kiên trì của giới lãnh đạo Bắc Việt.
Ông Kissinger nói về ông Lê Đức Thọ: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.
Ông Kissinger nói về ông Lê Đức Thọ: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.

Vị cựu cố vấn về chính sách an ninh của Mỹ cũng lên tiếng tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc hòa đàm Paris. Ông Kissinger nói: “Ông ấy đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẫu với con dao mổ – với sự khéo léo vô cùng”.

Washington và Hà Nội đã ký kết một hiệp định hòa bình vào tháng giêng năm 1973, và trong năm đó ông Kissinger và ông Lê Đức Thọ đã được trao giải Nobel Hòa bình vì vai trò của họ trong cuộc hòa đàm. Tuy nhiên, quan chức Việt Nam từ chối không nhận giải.
Trong khi đó, cũng liên quan tới vấn đề biển Đông, khi được hỏi liệu có phải yếu tố Trung Quốc đã khiến Mỹ và Việt Nam xích lại gần nhau không, ông Tom Johnson, Cựu trợ lý điều hành cho Tổng thống Lyndon B. Johnson, một trong các diễn giả của Hội nghị Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam, nói với VOA Việt Ngữ:

“Tôi không thể nói thay cho Washington hoặc Hà Nội. Tôi biết là có người cho rằng Mỹ cần phải tìm cách cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Tôi cũng biết là hiện có các quan ngại về việc Trung Quốc củng cố quốc phòng và xây dựng các đảo nhân tạo [trên biển Đông]. Nhưng tôi nghĩ rằng đôi bên cũng nhận thấy tầm quan trọng của thương mại”.

Ông Johnson nói ông hy vọng rằng ví dụ về sự cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ về mặt thương mại và kinh tế sẽ tốt đẹp hơn nữa cả về mặt chính trị.

Đương kim Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh vào ngày 27/4, và dự kiến sẽ đề cập tới mối quan hệ từ thù thành bạn giữa Hà Nội và Washington.
Mời quý vị xem thêm: Mỹ ‘giải mã’ Chiến tranh VN trước chuyến thăm của ông Obama 

Ý kiến  
bởi: Dân Việt từ: Vietnam
28.04.2016 05:37
Âm mưu bá quyền Đại Hán là nuốt cả vùng Đông Nam Á để bành trướng xuống phía Nam. Mao đã từng nói sẽ di dân 50 triệu xuống vùng Đông Nam Á.
Chiến lược của Bắc Kinh là "Tọa Sơn quang Hổ Đấu" : Khi Miền Bắc và Miền Nam đang đánh nhau chí chết, Mỹ bỏ chạy mất dép khỏi miền Nam, Bắc Kinh đã tranh thủ thời cơ đánh chiếm Hoàng Sa 1974.
Thằng đầu gấu đánh thuê cho Bắc Kinh là Bắc Việt cọng dưới danh nghĩa "Đánh Mỹ cứu nước" nhưng thực chất là lan truyền chủ nghĩa quốc tế cọng sản ra thế giới tự do với vũ khí của các nước cọng sản và bằng xương máu của nhân dân mình.
Vì thế khi Trung Cọng đánh chiếm Hoàng Sa, lãnh đạo Bắc Việt đã ngậm tăm và đồng ý qua Công Hàm bán nước 1958 của Phạm Văn Đồng. Đổi lại việc Tàu cọng cung cấp viện trợ cho Bắc Việt đánh chiếm Miền Nam, họ đã từng nói "Trung Quốc lấy Hoàng Sa vẫn tốt hơn là nằm trong tay Miền Nam" vì nghĩ rằng hai nước cùng ý thức hệ cọng sản. Mà Chủ Nghĩa Cọng Sản là không tổ quốc, không gia đình, không tôn giáo (3 không- hay còn gọi nôm na là chủ nghĩa Tam Vô).
Mỹ bỏ rơi Hoàng Sa chính là một trong những thỏa thuận ngầm của những thằng chính trị gia đi đêm Kissinger với Tàu cọng để Mỹ rút quân trong danh dự với một khỏang "thời gian chấp nhận được" trước khi Miền Nam sụp đổ hoàn toàn.
Sự tồn tại của Miền Bắc cọng sản hay Miền Nam tự do trước đây đều là sự sắp đặt các con cờ trên bàn cờ chính trị thế giới của các siêu cường đây sau thế chiến 2.
Các tay chơi cờ hạng siêu cường có thể thắng thua hoặc hòa, nhưng những con cờ trên bán cờ thì phải chấp nhận thương đau.
Nước Việt Nam và Dân tộc Việt Nam chỉ có thua đau trong cuộc chiến tương tàn dân tộc, tác hại của nó đến tận ngày nay sau 41 năm tàn chiến cuộc, dân tộc bị chia rẽ, đạo đức suy đồi, môi trường xã hội và sinh thái bị hủy hoại, tương lai bị Bắc Thuộc kề tận cổ do bộ máy đảng trị thối nát thiểu năng.....
Có ai dám cá 10 ăn 1 nếu đảng cọng sản VN dám mở miệng kiện Tàu cọng ra tòa án quốc tế vì đã chiếm Hoàng Sa như Philippin đã từng kiện không?
Đảng Ta Sáng Suốt Đỉnh Cao đã ăn tiền của Tàu Cọng rồi nên đành ngậm bồ hòn làm ngọt mà thôi.

bởi: Bình sọ não từ: hn
28.04.2016 05:36
Vẫn leo lẻo cái mồm, chối bỏ trách nhiệm, nhưng tôi biết chắc chắn ông này vẫn sâu nặng với Chệt Tàu lắm. Ông í vẫn sang chơi TQ còn nhiều hơn cả thăm cố quốc Do thái..
Một kẻ mà toàn dân VN ghét, không phân biệt mầu cờ sắc áo, ổng thật lạ lùng và là rường hợp hiếm hoi của lịch sử
Cáo chết 3 năm quay đầu về núi, câu này không đúng rồi. Ông đã đưa nước Mĩ tránh vỏ dưa để đạp lên vỏ dừa. Ông chối bỏ trách nhiệm lịch sử đã làm thế giới đảo lộn,về gần với chiều hướng tiêu cực hơn.


bởi: Truong từ: USA
28.04.2016 04:47
Người Mỹ có câu: Nếu không thắng được hãy hòa nhập vào ( If not beat them,let mixing into ). Cuộc chiến VN là điễn hình nhất, chính vì vậy mà Mỹ khó mà đánh thắng được ai, từ Iraq cho đến Afghanistan, sắp tới sẽ là Nhà nước hồi giáo và đến Tàu chệt nữa.
Nếu nói người Mỹ không có tự-ái cũng đúng lắm, ngược lại các dân tộc Á-châu khi hận thù ai thì cho đến chết cũng không hòa hợp. Đừng nói là Lê ĐứcThọ mổ sẻ Ông như B/Sỹ, mà 20 triệu dân Miền Nam VN cũng sẽ mổ sẻ Ông nhưng không dùng thuốc gây mê luôn....Ông Kissinger liệu hồn đó...!

bởi: con tốt
28.04.2016 04:25
......Ông nói tiếp: "Nhưng không hề có thỏa thuận nào trao cho Trung Quốc quyền chiếm quần đảo Hoàng Sa.... Đó là ý kiến riêng của Ông Kisinger nhưng chính phủ Mỹ đã có kế hoạch sau khi Nixon viếng thăm TQ, Nhà Trắng đã gửi thư mật khẩn cấp tới đại sứ quán TQ tại LHQ, đại khái bức thư viết: Mỹ sẽ bắt đầu rút quân, bắt đầu từ Hoàng Sa, mong rằng TQ sẽ quán xuyến tới phần còn lại.....

Kế hoạch hai anh lớn đi đêm với nhau, Ông Thiệu biết nhưng không làm gì được hơn. Đáng trách Ông Thiệu không đủ tài, nên Mỹ không coi trọng. Còn Ngoài Bắc Ông Duẩn thì sao ? thì "được" Nga lợi dụng đến nơi đến trốn. Ba cường quốc chơi trò với nhau, Việt Nam chỉ là con tốt !

bởi: Ngoc
28.04.2016 04:08
Sống với cs bấy nhiêu năm mà chưa rõ con người cs , thì sống thêm di ,từ từ mà hưởng kg ai dành dâu ........

bởi: LeHang từ: Germany
28.04.2016 04:01
Anh Nhô thân yêu của em Việt Nam Cộng Hòa.

Đầu năm 1974 lính bắc Việt trốn nấp hết, QLVNCH đi tuần cũng bắt được cà trăm bộ đội mới đến tuổi 13, 14. Thế là Bộ Tổng Tham Mưu ban lệnh ăn Tết 7 ngày. Hý hửng vui mừng biết là csVn lúc này còn yếu nên quân nhân được phép về nhà ăn Tết.

Nào nhè là tụi tàu chệt đã lên kế hoạch đánh chiếm Hoàng Sa! Vá víu triệu tập binh lính nghỉ phép lúc đó là bằng thư, sỹ quan QLVNCH chỉ có PRC gọi lính trở về đơn vị, mà lính nghĩ phép đâu có Smartphone.

Cả tháng sau thì mới qui tụ lính tráng về đơn vị tiến hành kế hoạch tái chiếm lại Hoàng Sa trước khi mùa giông bảo đến. Các sư đoàn Không quân từ Tân Sơn Nhất, Biên Hòa được di chuyển đến Đà Nẵng, các giang đoàn Hải Quân Việt Nam được lệnh đến Đà Nẵng.

Ngay trong lúc Việt Nam chuản bị thịt tụi chệt ở Hoàng Sa, thì bắc Việt tấn công vào Quảng Trị, Phước Long, Kon Tum... để chiếm VNCH !!!

Giữ đất cả mấy trăm ngàn cây số vuông với 13 triệu dân là khẩn bách hơn là giữ mấy hòn đảo ở Hoàng Sa. Trong thế bí đó thì VNCH gởi tố cào Trung Cộng lên Liên Hiệp Quốc, đồng thời kêu gọi Bắc Việt tôn trọng Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973 ngưng chiến tranh với VNCH. Nhưng Phạm văn Đồng quá hiếu chiến để mà không tôn trọng Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973!

Giặc nhà tràn qua Quảng Trị, Tây Ninh... giúp cho đám chệt cũng cố ở Hoàng Sa.

Nếu Phạm văn Đồng chết trước năm 1974 và Bắc Việt tuân thủ Hiệp Định Hòa Bình Paris 1973, thì đố mà bọn chệt bám trụ được ở Hoàng Sa. Vài chiến hạm của chệt cộng có chịu nổi bom trút lên đầu từ F-5 hàng ngày ném bom lên chúng nó tanh bành???

bởi: Diễm Chi từ: Phạm Văn Đồng Bán HoàngSa
28.04.2016 03:52
Ông Kissinger nói : "Nhưng không hề có thỏa thuận nào trao cho Trung Quốc quyền chiếm quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc chưa từng đưa ra tuyên bố nào như vậy. Không có cuộc đàm phán cụ thể nào [về vấn đề này]”. Vì tên Hán gian Hồ Chí Minh đã chỉ thị thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Công Hàm bán Hoàng Sa cho Thủ Tướng Trung Quốc Chu Ân Lai ngày 14/9/1958 trước ngày Ông Henry Kissinger tham dự hòa đàm Paris với Lê Đức Thọ.



bởi: bởi khỏi ghi tên, từ: nhà không có số,
28.04.2016 03:50
thế mới đúng câu;cờ ngoài mà bài trong.?.ngồi ngoài coi xem thì chê là thế này rồi phải thế kia,phải đi con này,rồi mới đi con kia.cầu rìa thì chê đánh thấp và đánh cao,đến khi được ngồi vào đánh 10 ván thì thua 9/ ván rưỡi,cũng vậy hôm nay thì chê đủ thứ,là tại thế này rồi bị thế kia,những thằng mà nói phét hôm nay là những thằng chạy trước ngày 30/4/75/ như Lê minh Đảo 17 năm đi cải tạo sang đây vẫn còn nói phét như rồng,là một cấp Tướng mà bị bắt làm tù binh ở Long Khánh đấy,cũng như câu truyện cờ ngoài mà thì trong.?chê thì tài chê lắm,lấy thí dụ;như Dương văn Minh chê Ngô đình Diệm thế này với thế kia,nhưng còn được 8- năm,còn Dương văn Minh tài và giỏi chỉ có 3 ngày,tóm lại thì có nhiều Dương văn Minh lắm,chết cũng chưa có hết còn nhiều nhiều.???.

bởi: Nói phong long
28.04.2016 03:48
không phải thay đổi gì dễ dàng đâu. Nếu thay đổi được cái ngày đại thắng ấy, thì chẵng khác nào, đảng đã sai mấy mươi năm qua, nguỵ quyền là chính nghĩa phủ định lại là một chế độ có thành tựu à.

bởi: Trường từ: VN
28.04.2016 03:29
Cựu ngoại trưởng Kissinger nói việc ông Lê Đức Thọ “mổ xẻ như một bác sĩ giải phẫu ...với sự khéo léo vô cùng”. Đến nổi Lê Đức Thọ từ chối không dám nhận giải Nobel Hòa Bình chung với ông!

Nhưng ông Kissinger không cho biết nội dung Lê Đức Thọ 'mổ xẻ'. Ông Kissinger không nói rỏ tại cuộc hội thảo, ông có thể viết lại hồi ký tường thuật những gì Lê Đức Thọ 'mổ'!

Có thể Lê Đức Thọ nói đúng với "tư duy" thiên tả của ông Kissinger, hai là ông bị dính bẩy Lê Đức Thọ tuyên truyền cho cộng sản!...ba là ông Kissinger khen ..đểu Lê Đức Thọ!

Hiệp định Paris ký kết xong, CS Bắc Việt, MTGPMN xé bỏ chưa ráo mực, 4/1975 đánh chiếm VNCH, Vào năm 1977 CS Bắc Việt đòi Mỹ 3. 2 tỷ Đôla bồi thường chiến tranh. Mỹ không chiệu! 

bởi: Cuong Q Nguyen từ: California
28.04.2016 03:27
Tiến sĩ Henry Kissinger nói: “Mỹ từ trước tới nay không đưa ra quan điểm ủng hộ chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, . . . ".

Hỏi: Khi Mỹ và Trung Quốc ký hiệp ước 'Không chấp cường quốc thứ ba ở Đông Nam Á', điều này ai cũng hiểu là muốn ám chỉ Liên Xô ở Biển Đông. Thế thì chỉ còn lại 2 cường quốc là TQ và Mỹ. Nếu hạm đội thứ 7 của Mỹ rút khỏi Biển Đông thì ai thế vào? Hoàng sa nằm trong Biển Đông.

bởi: Hai lúa@
28.04.2016 03:14
Nhờ ông Kis mà VN đỡ chết thêm cả triệu người(thank) đảo đã mất rồi,ai tài giỏi ra lấy lại?chỉ toàn là võ miệng.

bởi: khỏi phải ghi tên, từ: nhà không số,
28.04.2016 03:11
vấn đề trường Sa và Hoàng Sa là thuộc Chủ quyền quốc gia VN,khi hiệp định Genenve chia đôi đất nước,lúc đó là còn Bảo Đại làm quốc trưởng,sau ngày di cư vào miền nam,Ngô đình Diệm lên làm thủ Tướng,thì Hoàng Sa thuộc chính quyền Đà-Nẵng trông coi và quản lý,mãi sau này mới thuộc chính quyền tiểu Khu Phước Tuy (Vũng Tầu) tiểu khu Phước Tuy cho lính Địa phương quân ra canh đảo,cứ 6 tháng là đổ quân một lần,đi tầu biển từ Vũng Tầu ra tới Hoàng Sa là hết 8 tiếng tới nơi,thằng bạn tôi nó có ở đó,mỗi lần nó được về đất liền liền là nó đem về cả tạ cá khô,ngoài đó không phải làm gì hết,súng cất vào nhà kho,ăn xong là đi câu cá phơi khô,chờ ngày về phép thì đem về,tiền lương thì uỷ quyền cho vợ ở nhà lãnh,có mang theo mấy trăm ra đó cũng chẳng mua bán được cài gì,ai bán mà mua.?hót tóc thì tự hớt cho nhau,ngủ chán lại đi câu chứ có gì mà làm,quân số là một trung đội,ngày trung quốc nó đánh thì đã di tản trước đó rồi,chỉ có Hải Quân là đánh thôi,muốn biết rõ từng chi tiết một,xin hỏi Thiếu Tá Phạm văn Hồng ông là Đặc trách về lãnh thổ của Vùng một ở tại Đà-Nẵng,ông và một người Mỹ nữa phải đóng kịch phải ra đảo trước 2 ngày làm bộ chờ trung quốc nó bắt làm tù binh,vì làm bộ bị bắt nên không bị đánh đập gì hết,đối xử rất tử tế rồi đem về Hồng-Kong sau đó rồi được thả,ai muốn biết mọi chi tiết xin cứ hỏi Thiếu tá Phạm văn Hồng ông cũng đang ở Mỹ đấy,hỏi đi kẻo ông già rồi ông chết là hết chỗ hỏi,hôm nay Mỹ lại muốn dở trò gì đây mà cho giải mã chiến tranh VN năm xưa,đúng rồi ở trung đông Mỹ chưa thua,nhưng sắp thua nên Mỹ lại quay về Thái Bình Dương là biển đông,Mỹ muốn VN làm cho trung quốc què giò,mà chỉ có VN mới làm được thôi,xin thôi đi đừng xúi VN ăn cứt gà nữa,một lần là đủ rồi,không bao giờ lại bị lần thứ hai nữa.? Mỹ hãy đi chỗ khác mà chơi,để cho VN yên,lợi thì Mỹ hưởng còn hại và chết thì VN chịu,yều cầu lãnh Đạo sáng suốt mà nhận định cho rõ đấy,kẻo lại chết dân thôi,bị lừa một lần rồi,ông bà mình thường nói;đừng để quá tam ba bận là Amen.???.

bởi: Tèo từ: Lào Cai
28.04.2016 03:03
Đúng vậy, CSVN rất kiên trì và vô cùng khôn khéo như ông nói. Thứ nhất là kiên trì chống MỸ và hy sinh mấy triệu người Việt vô ích để cuối cùng Tàu là kẻ hưởng thành quả, và ông này là một thằng khốn nạn của dân Việt Nam trong chiến tranh,
VN kiên trì để mất đảo và biển vào tay đồng chí đểu và kiên trì khi biêt là bịp Tàu ăn hiếp mà không làm gì nó. Mới đây nhất là kiên trì khi nó mang chất độc vào thải ra biển cho cả con người và môi trường đều tiêu ma cho đền đời con đời cháu 

bởi: Bích Chi từ: Giải mã HCM&PVĐ bánnước
28.04.2016 02:56
Giải mã cái gì nữa, Hồ Chí Minh đã chỉ thị Phạm Văn Đồng bán nước xong từ ngày14/9/1958 rồi.

Ngày 15/6/1956, trong khi tiếp đại diện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, Lý Chí Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói với ông Dân rằng: "Theo dữ liệu của Việt Nam, quần đảo Tây sa và quần đảo Nam Sa về mặt lịch sử là một phần lãnh thổ của Trung Quốc."

Hồ chí Minh khi còn sống đã chỉ thị Phạm Văn Đồng ký CÔNG HÀM ngày 14/9/1958 giao Hoàng Sa cho Trung Quốc và đăng trên báo Nhân Dân ngày ngày 22 tháng 9 năm 1958, cho Cả Nước Cùng Xem và cùng “Triệt Để Thi Hành”. Giải mã cái gì nữa ???

bởi: Sinh Nguyen từ: San Jose USA
28.04.2016 02:50
Theo tôi cuộc CTVN chưa châḿ dứt, nếu nói là cuộc chiến giữa Tự Do Dân Chủ và Độc tài Chuyên Chế VC.
Cuộc chiến đó vẫn tồn tại không phải chỉ do nhân dân miền Nam trước đây mà là do toàn dân VN từ Bắc chí Nam chống bè lũ VC bán nước cho TQ.
Kissinger đã sai lầm khi tâng bốc Lê đức Thọ vì ông ta không hiểu gì về VN cả, ngay cả sau 41 năm khi nhiều sự thật đã được trưng bày. Làm sao LĐT, ngay cả HCM. Lê Duẩn có thể làm khác được khi Mao Trạch Đông ra lệnh đánh cho đến người Việt cuối cùng.
Nhưng tại sao Obama lại cần đến cái Summit này khi đến thăm VN??. Dường như có tin Mỹ xuống thang ở Biển Đông??

bởi: LeHang từ: Germany
28.04.2016 02:28
II
Kissinger là một tên xỏ lá, có lẽ tính tình xỏ lá đó là Kissinger học được từ lúc bé khi đã bị bạn bè German chê cười, lớn lên thì Kissinger có tính inferiority complex không hòa đồng nên trở nên xỏ lá để sống còn tồn tại.

Tự thốt ra là rất buồn khi Sài Gòn bị di tản, nhưng tiền thưởng cho giải Nobel Hòa Bình 1973 thì Kissinger lại chẵng chịu nhả ra trả lại cho Oslo, khi Hòa Bình chẳng có ở Việt Nam. Thật trơ trẻn khi nhận giải Nobel Hòa Bình 1973 mà Lê đức Thọ chẳng thèm đến Oslo, hay ít nhất nhận được lời chúc mừng của Lê đức Thọ.

Những gì mà Kissinger từng nói, hay sẽ nói, thì toàn là dối trá, hắn ta đã viết xong tội lổi rồi, nhưng hắn ta chưa cho xuất bản cuốn sách sự thật về hắn ta, hắn ta dùng luật pháp cấm xuất bản cuốn sách hối cải trước khi chết. Khi xuất bản sau cái chết hắn ta thì tiền huê hồng phải trả cho con cái cháu chắc hắn ta.

Bởi vậy những gì mà Kissinger nói ra lúc còn sống là chỉ giật gân dư luận thôi, chờ lúc hắn ta chết thì sự thật sẽ ở trong Quyển Sách Ăn Năng Hối Hận Cuối cùng tung ra thu chừng vài chục triệu US$ trao cho con cái cháu chắt hắn ta. Hy vọng khi từ biệt thế giới này thì Kissinger sẽ gặp lại Lê đức Thọ chốn diêm vương, nhớ mang theo ít US$ cho Lê đức Thọ và nói cho Thọ biết thứ US$ này đang tràn ngập ở Hà Nội và ngay tận cả Bắc Kinh, hay tại Mạc Tư Khoa.

Rốt cuộc thì chắc chắn là Kissinger chẳng có được ngũ trên gối rồi hát nơi âm phủ lạnh lẽo như cái tên hắn ta. Kissinger không phải là vừa hôn và hát như người Việt nghĩ đâu, Kiss (Kissen) là cái gối đầu, Singer là ngưởi hát, gọp lại là vừa may gối đầu và hát.....
...