"Tôi không biết vì sao chúng ta phải chịu ràng buộc bởi chính sách “Một Trung Quốc” trừ khi chúng ta có một thỏa thuận với Trung Quốc về một số việc phải làm, trong đó có thương mại”, ông Trump nói trong buổi trả lời phỏng vấn kênh Fox News hôm Chủ nhật.
Việc Washington thừa nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc” (nghĩa là Đài Loan là một phần của Trung Quốc) trở thành nền tảng cho quan hệ Mỹ - Trung kể từ khi quan hệ này được tái lập dưới thời ông Richard Nixon và ông Mao Trạch Đông năm 1972. Bắc Kinh vẫn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai mà một ngày nào đó sẽ được thống nhất với đại lục, bằng vũ lực nếu cần thiết.
Phát biểu của ông Trump gây ra phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh. Ông Cảnh Sảng, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua phát biểu trước các phóng viên rằng, quan hệ song phương và “sự phát triển ổn định và tốt đẹp của quan hệ Trung - Mỹ” sẽ trở nên không thể nếu ông Trump quay lưng với chính sách “Một Trung Quốc”. Ông Cảnh nói: “Chúng tôi thúc giục chính quyền sắp tới và các lãnh đạo của Mỹ nhận thức đầy đủ sự nhạy cảm của vấn đề Đài Loan… để xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan Đài Loan theo cách thận trọng để không làm gián đoạn hay tổn hại lợi ích tổng thể của quan hệ song phương”. Ông Cảnh cũng khẳng định nguyên tắc “Một Trung Quốc” là “nền tảng chính trị” cho quan hệ hai nước.

Đấm rồi ôm
Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra bình luận trên chỉ khoảng nửa tháng sau khi ông có cuộc nói chuyện qua điện thoại với lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn và sau đó chỉ trích Trung Quốc trên Twitter. Nhưng sau đó, trong một bước đi được coi là nhằm xoa dịu căng thẳng, ông Trump đã bổ nhiệm Thống đốc bang Iowa, ông Terry Branstad, người mà Trung Quốc gọi là “bạn cũ của nhân dân Trung Quốc”, làm Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh.
Ông Orville Schell, Giám đốc Trung tâm Quan hệ Mỹ - Trung tại tổ chức Asia Society ở New York, cho rằng, những phát biểu trên của ông Trump là ví vụ mới nhất nói lên những bước đi mâu thuẫn của ông Trump đối với Trung Quốc. “Đôi khi ông ấy đấm Bắc Kinh nhưng đôi khi dường như dang tay ôm. Cuộc gọi cho bà Thái Anh Văn là cú đấm. Terry Branstad là cái ôm. Giờ chúng ta lại thấy một cú đấm khác”, ông Schell nói trong cuộc trả lời phỏng vấn Fox News.
Cũng trong cuộc trả lời phỏng vấn nói trên, ông Trump bảo vệ hành động gọi điện cho bà Thái Anh Văn hôm 2/12. “Tôi không muốn Trung Quốc ra lệnh cho tôi… Đó là cuộc gọi rất vui vẻ, ngắn gọn. Tại sao có nước khác có thể nói rằng tôi không thể thực hiện cuộc gọi như vậy?”, ông nói.
Tổng thống đắc cử Mỹ cũng nói lại một số vấn đề ông đã chỉ trích Trung Quốc trong khi thực hiện chiến dịch tranh cử. “Chúng ta đang bị tổn thương nghiêm trọng khi Trung Quốc hạ giá đồng tiền, đánh thuế nặng với chúng ta ở biên giới trong khi chúng ta không đánh thuế họ, với việc xây dựng một tiền đồn quy mô lớn giữa biển Đông mà đáng ra họ không được làm, và rõ ràng không giúp chúng ta chút nào trong vấn đề Triều Tiên”, ông Trump nói với Fox News.
Theo ông Nick Bisley, chuyên gia về quan hệ quốc tế tại ĐH La Trobe (Úc), tín hiệu mà ông Trump đang gửi tới Trung Quốc là, chẳng có gì là cấm kị, là miễn trừ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, dù đối với châu Á hay bất kỳ nơi nào. Ông Bisley cho rằng, những bước đi đầu tiên của ông Trump sẽ khiến lãnh đạo Trung Quốc phải vò đầu bứt tai, ngược lại với một Hillary Clinton dễ đoán hơn vì được coi là phiên bản “Obama 3.0”.

Thử phản ứng
Ông Li Yonghui, Hiệu trưởng Trường Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Nghiên cứu quốc tế Bắc Kinh, cho rằng, ông Trump đang thử Trung Quốc trước khi nhậm chức vào tháng sau. “Những điều này phù hợp với logic của một doanh nhân. Nhưng trong vấn đề này, ông ấy thực sự đã đi sai hướng. Nếu ông ấy không hiểu bản chất của vấn đề Đài Loan thì sớm muộn gì cũng phải hiểu. Đài Loan không giống những vấn đề khác. Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp trong vấn đề Đài Loan”, ông Li nói. “Nếu Mỹ muốn thay đổi chính sách “Một Trung Quốc”, họ sẽ làm rung chuyển nền tảng của quan hệ Trung - Mỹ. Hậu quả rất khó tưởng tượng”, vị học giả Trung Quốc cảnh báo.
Trong một bài xã luận đăng hôm qua, Global Times (Thời báo Hoàn cầu) thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết rằng, ông Trump “như một đứa trẻ” trong lĩnh vực ngoại giao và cảnh báo vấn đề Đài Loan “không phải để bán”. Tờ báo này cũng viết rằng, sự thiếu kinh nghiệm của ông Trump sẽ khiến ông dễ bị “ảnh hưởng hay thậm chí bị thao túng bởi những người cứng rắn xung quanh mình”.
Ông Schell cho rằng, hiện nay rất khó đoán Bắc Kinh sẽ phản ứng với bước đi mới nhất của ông Trump như thếhttps://www.tienphong.vn/the-gioi/ong-trump-doa-vut-bo-chinh-sach-mot-trung-quoc-1083156.tpohttps://www.tienphong.vn/the-gioi/ong-trump-doa-vut-bo-chinh-sach-mot-trung-quoc-1083156.tpo nào. “Tôi không biết Bắc Kinh sẽ làm gì với điều này vì từ trước đến nay, họ chỉ phải ứng phó với những người chuẩn mực như ông Obama hay bà Hillary Clinton vì họ luôn muốn giữ chính sách Mỹ tương đối ổn định. Còn nay chúng ta có một người đang làm theo hướng hoàn toàn ngược lại”, ông Schell nói.
Theo Guardian, SCMP
Nguồn:https://www.tienphong.vn/the-gioi/ong-trump-doa-vut-bo-chinh-sach-mot-trung-quoc-1083156.tpo

















Cuộc gặp Trump - Tập: 'Nước Mỹ vĩ đại' và 'Giấc mộng Trung Hoa'



Cuộc gặp sắp tới giữa hai ông Donald Trump và Tập Cận Bình được chú ý không chỉ vì những bất đồng sâu sắc về chính sách mà còn vì sự đối lập tính cách giữa hai nhà lãnh đạo.
Khi ông Tập và ông Trump gặp nhau vào tuần này tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-lago, họ mang theo một điểm chung đó là từng tuyên bố về việc làm cho đất nước mình vĩ đại trở lại. Thế nhưng hai người đàn ông quyền lực bậc nhất thế giới lại khác nhau gần như trên mọi khía cạnh, từ phong cách chính trị đến kinh nghiệm ngoại giao.
5 tháng sau cuộc bầu cử với những tuyên bố chống Trung Quốc, Tổng thống Trump dường như đưa mình vào thế đối lập hơn là hâm nóng mối quan hệ với người đồng cấp. Những nghi ngại rằng hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu không thể tìm thấy điểm chung ngày càng xuất hiện nhiều hơn, làm gia tăng tính bất định của mối quan hệ song phương được xem là quan trọng hàng đầu thế giới.

Ít điểm chung, nhiều đối lập

Theo Reuters, trọng tâm chương trình nghị sự tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của ông Trump tại Florida sẽ là việc liệu ông có thể dùng mối quan hệ thương mại tối quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc để gây sức ép khiến Bắc Kinh phải làm nhiều hơn trong việc ngăn chặn chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Ông Trump, một trùm bất động sản 70 tuổi không hề có kinh nghiệm ngoại giao trước khi vào Nhà Trắng, đã nói trên Twitter rằng cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc sẽ "rất khó khăn" trong bối cảnh ông cho rằng các doanh nghiệp Trung Quốc đã "giết chết" công ăn việc làm của người Mỹ.
Cuoc gap Trump - Tap: 'Nuoc My vi dai' va 'Giac mong Trung Hoa' hinh anh 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Getty.
Tổng tư lệnh nước Mỹ cũng yêu cầu Bắc Kinh phải nỗ lực hơn để giải quyết vấn đề Triều Tiên, thách thức an ninh quốc gia lớn nhất của ông Trump. Washington sẽ đơn phương hành động trước những nguy cơ từ Bình Nhưỡng, vốn tuyên bố sắp chế tạo xong một loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn đến Mỹ.
Một số trợ lý ở Nhà Trắng tin rằng con rể của ông Trump kiêm cố vấn cấp cao Jared Kushner có thể có tiếng nói ảnh hưởng đến cách ông Trump xử lý cuộc gặp với ông Tập vào ngày 6 và 7/4. Những mối liên hệ giữa Kushner và đại sứ Trung Quốc tại Mỹ được cho là đã dọn đường êm thấm cho cuộc gặp.
Dù vậy, điều khiến những người Trung Quốc vốn đặc biệt lưu tâm đến vấn đề lễ nghi ngoại giao là nguy cơ ông Trump vốn rất khó đoán có thể làm xấu mặt Chủ tịch Tập một cách công khai. Nỗi lo này càng trở nên rõ ràng sau khi Bắc Kinh chứng kiến các cuộc gặp giữa tân tổng thống Mỹ với lãnh đạo thế giới từ Nhật đến Anh, Canada.
Để củng cố vị thế số một của mình ở khu vực, việc nước Mỹ dưới chính quyền của ông Trump va chạm và thách thức sức mạnh của Trung Quốc trở thành điều không thể tránh khỏi.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore.
"Đảm bảo Chủ tịch Tập không mất thể diện là ưu tiên hàng đầu đối với Trung Quốc", một quan chức Trung Quốc trả lời Reuters.
Những cuộc tiếp xúc giữa tổng thống Mỹ với người đồng cấp Trung Quốc vốn thường tuân theo kịch bản một cách chặt hơn với những nhà lãnh đạo nước ngoài khác. Đây là điều mà các quan chức Trung Quốc yêu cầu để đảm bảo rằng họ được đối xử với nghi lễ mà họ cho là phù hợp với vị thế một cường quốc toàn cầu.
Tuy nhiên, cuộc gặp lần này hoàn toàn là một sự đối lập. Ông Trump nóng vội, trực tính và sẵn sàng tung ra những dòng tweet giận dữ, trong khi ông Tập luôn cho thấy vẻ ngoài điềm đạm, thận trọng và không hề hiện diện trên mạng xã hội.
Cuoc gap Trump - Tap: 'Nuoc My vi dai' va 'Giac mong Trung Hoa' hinh anh 2
Chủ tịch Tập xuất thân từ gia đình chính trị, có vẻ ngoài điềm đạm, cẩn trọng, hoàn toàn trái ngược với Tổng thống Trump. Ảnh: Getty.
Xu hướng dân tộc chủ nghĩa, điểm chung trong cách tiếp cận của hai nhà lãnh đạo, có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.
Ông Trump khăng khăng cho rằng Mỹ đã bị những nước như Trung Quốc gian lận thương mại trong hàng thập kỷ và Mỹ phải giành lại vinh quang của mình trong khi ông Tập muốn Trung Quốc, một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới, có thể tăng cường ảnh hưởng của mình trên vũ đài chính trị thế giới.
"Ông Trump và ông Tập vốn không phải là những người bạn", một cựu quan chức cấp cao Mỹ chuyên về châu Á nhận định. "Vấn đề là khi 'Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại' của ông Trump đụng độ 'Giấc mộng Trung Hoa' của ông Tập, chuyện gì sẽ xảy ra".

Nghệ thuật đàm phán của ông Trump

Người ta vẫn chưa rõ là ông Trump sẽ đi bao xa trong việc biến những tuyên bố nặng tinh thần dân túy trở thành chính sách có thể gây sức ép với Trung Quốc trong bối cảnh không nước nào có thể chống chọi nếu chiến tranh thương mại xảy ra.
Tuy nhiên, các trợ lý tại Nhà Trắng cho hay ông Trump sẽ không tung nắm đấm, đặc biệt là trong vấn đề thương mại mà ông vốn giữ quan điểm thẳng thắn trong nhiều thập kỷ. Điều này làm gia tăng ngờ vực về việc liệu hai nhà lãnh đạo có thể tìm thấy điểm chung trong vấn đề Triều Tiên hay vấn đề yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.
Một số nhà phân tích đặt câu hỏi liệu Trump có thể thuyết phục ông Tập, một người xuất thân từ gia đình chính trị cũng như nổi tiếng là một chính trị gia cứng rắn.
"Ông Tập trước giờ vốn thể hiện rất tốt trong những hoàn cảnh như thế này", Christopher Johnson, chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) tại Washington D.C., nhận định.
Cuoc gap Trump - Tap: 'Nuoc My vi dai' va 'Giac mong Trung Hoa' hinh anh 3
Trung Quốc lo lắng về việc ông Tập rơi vào tình huống khó xử như cái bắt tay 19 giây giữa Thủ tướng Abe (trái) và ông Trump hồi tháng 2. Ảnh: Getty.
Trong khi ông Trump nhậm chức tổng thống chưa đầy 10 tuần, ông Tập đã thực hiện chiến lược về Mỹ của mình kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013.
Là con trai của một lãnh đạo cách mạng, ông Tập đã tìm mọi cách để quảng bá rộng rãi trên trường quốc tế hình ảnh một người ủng hộ toàn cầu hóa, trong khi cùng lúc ông Trump khiến cả thế giới hoang mang về chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ.
Tuy nhiên, các quan chức Trung Quốc vẫn cẩn trọng trước những cạm bẫy họ có thể mắc phải nếu ông Trump bỗng "thoát ly kịch bản".
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe từng "mắc kẹt" trong cú bắt tay kéo dài 19 giây có vẻ không mấy thoải mái với ông Trump hồi tháng 2 tại Nhà Trắng. Cuối tháng trước, tổng thống Mỹ lại dường như phớt lờ đề nghị bắt tay của Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một hội nghị.
Tin tức về cuộc điện đàm gay gắt giữa ông Trump và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull cũng khiến Bắc Kinh quan ngại đặc biệt.
Dù vậy, quyết định gặp gỡ được cho là khá sớm trong nhiệm kỳ của ông Trump cho thấy cả Washington và Bắc Kinh đều nhìn thấy giá trị của việc cố gắng xây dựng mối quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo.
Ông Trump sẽ bước vào cuộc gặp với những khoảng trống nghiêm trọng trong đội ngũ cố vấn về chính sách châu Á, cũng như chính sách Trung Quốc của ông vẫn chưa được hoạch định một cách rõ ràng.
Các quan chức của chính quyền mới tại Washington cho rằng ông Trump có thể dùng đến những kỹ thuật bán hàng trong cuốn "Art of the Deal" (Nghệ thuật thương thảo) của mình để thuyết phục ông Tập rằng Trung Quốc cần Mỹ hơn là Mỹ cần Trung Quốc, đặc biệt là về vấn đề thị trường.
Cuoc gap Trump - Tap: 'Nuoc My vi dai' va 'Giac mong Trung Hoa' hinh anh 4
Cuộc gặp lần này giữa ông Trump và ông Tập được cho là nhằm mục đích tương tự cuộc gặp "làm quen" giữa ông Tập và cựu Tổng thống Barack Obama hồi năm 2013. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên các nhà phân tích nhận định Trung Quốc đủ khôn ngoan về địa chính trị để gạt đi đòi hỏi của Mỹ. Ông Tập có lẽ cũng đã nhìn thấy và tận dụng những thất bại về đối nội của ông Trump từ lệnh cấm nhập cảnh đến chương trình cải cách y tế, cũng như mức độ tín nhiệm thấp dành cho tổng thống thứ 45 của Mỹ.
Trước đó, ông Trump đã nhượng bộ trong vấn đề nhạy cảm nhất với Trung Quốc là Đài Loan, sau khi ngụ ý rằng ông sẽ từ bỏ chính sách "Một Trung Quốc" mà Washington duy trì từ năm 1979. Trump có lẽ đã cảm thấy ông cần được Bắc Kinh đền đáp theo kiểu có qua có lại.
Cả hai bên đều không đặt quá nhiều kỳ vọng về những kết quả cụ thể từ cuộc gặp được xem là để "làm quen" này, tương tự cuộc gặp giữa ông Tập và cựu Tổng thống Barack Obama hồi năm 2013 tại Sunnylands.
Dù gì đi nữa, không giống chuyến đi đến Mar-a-Lago của Thủ tướng Abe hồi tháng 2, lần này sẽ không có buổi chơi golf nào. Chủ tịch Tập cho rằng sân golf đi liền với các giao dịch mờ ám và đã cấm quan chức chơi golf như một phần của chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" mà ông khởi xướng tại Trung Quốc.
Nguồn:https://news.zing.vn/cuoc-gap-trump-tap-nuoc-my-vi-dai-va-giac-mong-trung-hoa-post734139.html

Toàn cầu hóa đang cáo chung?

Nguyễn Xuân Nghĩa
2018-09-18

Bảbg quảng cáo hiển thị các chỉ số chứng khoán toàn cầu tại sàn chứng khoán Đài Loan
Bảbg quảng cáo hiển thị các chỉ số chứng khoán toàn cầu tại sàn chứng khoán Đài Loan
AFP
Việc Chính quyền Hoa Kỳ vừa tung ra đợt áp thuế thứ ba trong trận thương chiến với Trung Quốc khiến nhiều người bình luận về hậu quả. Nhưng mục Điễn đàn Kinh tế lại nhìn vào nguyên nhân và nêu câu hỏi về hiện tượng toàn cầu hóa.

Thương chiến Mỹ-Trung

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, chiều Thứ Hai 17 vừa qua, Chinh quyền Mỹ đã công bố một quyết định áp thuế nữa trên một lượng hàng hóa của Trung Quốc có trị giá tương đương với 200 tỷ đô la. Ông nghĩ sao về quyết định này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thứ nhất, chiến tranh thương mại hay thương chiến giữa hai nước mới chỉ bắt đầu. Thứ hai, khi dự đoán về hậu quả, giới kinh tế cứ bị ý thức hệ chi phối nên có thể tính sai. Thứ ba, trận thương chiến chỉ là hậu quả của nhiều chuyện bất thường trước đó. Và nếu suy ngẫm cho kỹ, có lẽ người ta phải kết luận rằng hiện tượng toàn cầu hóa đang chấm dứt trước mắt chúng ta. Đề tài này rất phức tạp rắc rối nên tôi sẽ cố gắng trình bày thật chậm, có khi qua vài kỳ.
Nguyên Lam: Thính giả của chúng ta có lẽ đã quen với phương pháp hay khảo hướng lý luận của ông với khá nhiều nghịch lý nên Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày cho những lập luận này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đầu tiên, trận thương chiến mới chỉ bắt đầu và sẽ không dứt. Sau hai đợt áp thuế đầu tiên trên 34 tỷ rồi 16 tỷ hàng hóa của Trung Quốc, Hoa Kỳ áp thuế đợt ba, nhưng qua hai bước, là 10% từ hôm 24 này cho tới cuối năm, sau đó là 25% từ đầu năm tới. Danh mục 6000 ngàn mặt hàng của Tầu bị áp thuế có một số thay đổi căn cứ trên yều cầu của doanh nhiệp Hoa Kỳ. Trong khi đó, ông Trump còn nói đến biện pháp tăng thuế trên một lượng hàng hóa của Trung Quốc trị giá tới 260 tỷ đô la nữa. Có nhiều lý do giải thích diễn biến này.
Trong đà hồ hởi về toàn cầu hóa, người ta không thấy ra sự thật kinh tế là lương rẻ lại đánh sụt số cầu. Số cầu là nhu cầu tiêu thụ của con người, nếu lợi tức giảm vì lương thấp hay lương sụt thì số cầu đó cũng giảm. Chiến lược sản xuất cho nhiều và rẻ dẫn tới sự giảm sút của tổng cầu, nhưng một thiểu số lại chiếm lợi nhiều hơn chính là nhờ việc mua bán hay xuất nhập bất thường như vậy. Hãy tưởng tượng đến một cái bánh nhỏ hơn mà thiểu số mua qua bán lại thì chiếm phần lớn hơn.
-Nguyễn Xuân Nghĩa
- Thứ nhất, Hoa Kỳ không chỉ áp thuế để điều chỉnh thất quân bình mậu dịch, nôm na là nạn nhập siêu khi Mỹ mua nhiều hơn bán cho Tầu mà muốn gây áp lực để Bắc Kinh phải cải cách hệ thống kinh tế chính trị của họ. Cụ thể là phải tháo gỡ chế độ bảo hộ nội địa là bảo về các doanh nghiệp nội địa của Trung Quốc; là chấm dứt vai trò chủ đạo của hệ thống doanh nghiệp nhà nước; là bãi bỏ chế độ cưỡng bách chuyển giao công nghệ, thậm chí ăn cắp công nghệ cao cấp của Hoa Kỳ qua việc không chấp hành luật lệ bảo vệ tác quyền.
- Lý do thứ hai là cho thấy Hoa Kỳ không sợ đòn trả đũa của Bắc Kinh, như tác động vào các địa phương bỏ phiếu cho Chính quyền Donald Trump và đảng Cộng Hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày sáu Tháng 11 tới đây và vào cuộc Tổng tuyển cử năm 2020. Hoa Kỳ không sợ biện pháp trả đũa này vì tình hình kinh tế khả quan hơn mọi dự đoán trước đây và vì một số doanh nhiệp Mỹ cũng đã thấy ra gian ý của Bắc Kinh khi bị gây khó khăn ở tại Trung Quốc.
- Lý do thứ ba nằm ngoài lĩnh vực kinh tế, là Hoa Kỳ muốn ngăn chặn và đẩy lui đà bành trướng lẫn tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trên nhiều khu vực địa dư khi chính kinh tế của Trung Quốc cũng có bao khó khăn nội tại. Vì vậy, tôi trộm nghĩ rằng trận thương chiến sẽ không dứt mà còn kéo dài nhiều năm.

Kinh tế và ý thức hệ

Nguyên Lam: Qua bước thứ hai, Nguyên Lam xin đề nghị ông giải thích cho tại  sao ông nói rằng giới kinh tế đôi khi dự báo sai về hậu quả chỉ vì họ bị ý thức hệ chi phối. Chẳng hóa ra giới kinh tế cũng có thể thiếu khách quan?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chuyện này không sai! Khi nói Mỹ sẽ áp thuế thêm 10% trên một số mặt hàng nhập từ Trung Quốc, nhiều kinh tế gia dự đoán hay tri hô  sai rằng giới tiêu thụ các mặt hàng đó sẽ phải trả giá đắt hơn 10%! Sự thật ít khi xảy ra như vậy vì mỗi mặt hàng lại có sự vận hành khác chứ không đồng dạng. Và thuế cao sẽ dẫn tới ba kịch bản. Một là sản phẩm có thể đắt hơn 10%, hai là nhà tiêu thụ có thể mua ít hơn; ba là doanh nghiệp nhập khẩu có thể ít lời hơn nên sẽ tính toán lại về sự lợi hại. Vì vậy, việc áp thuế không nhất thiết là làm giới tiêu thụ bị nghèo đi. Những nhà kinh tế muốn bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp làm ăn với Trung Quốc cứ chỉ nói về hậu quả này để dọa nạt dư luận.
- Họ quên hoặc cố tình quên rằng các doanh nghiệp nhập khẩu hay sử dụng hàng của Trung Quốc trong tiến trình sản xuất để bán cho dân Mỹ cũng biết tính. Họ có thể chịu một phần thiệt lại, doanh lợi bị giảm, hầu giới tiêu thụ vẫn mua số lượng cũ với giá xưa, nhất là nếu mặt hàng đó là loại có giá trị, điển hình là đồng hồ cao cấp. Biện pháp áp thuế chỉ chuyển nguồn lợi từ phía Trung Quốc về Hoa Kỳ làm các doanh nghiệp Mỹ phải tìm chiến lược khác hơn là đầu tư và tạo ra việc làm cho lao động Trung Quốc mà gây thiệt hại cho Mỹ.
Nguyên Lam: Câu chuyện này quả là phức tạp chứ không dễ hiểu. Nguyên Lam xin trở lại điểm thứ ba ông trình bày hồi nãy. Rằng “trận thương chiến này chỉ là hậu quả của nhiều chuyện bất thường trước đó.” Xin ông khai triển thêm cho thính giả của chúng ta về những chuyện bất thường này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ mấy chục năm qua, quốc gia nào cũng đề cao tự do thương mại, kể cả một nước ăn gian theo diện chính sách như Trung Quốc hay các nước dân chủ tiên tiến theo quy luật thị trường như Âu-Mỹ-Nhật. Dù đề cao như vậy, xứ nào cũng ngầm bảo vệ một số khu vực nội địa của mình, vì lý do này hay lý do khác. Đấy là một chuyện bất thường mà nhiều nhà kinh tế chẳng nói ra có khi còn tìm lý do biện hộ cho chế độ bảo hộ mậu dịch trá hình. Trong trò gian đó thì bất lương nhất là các kinh tế gia Trung Quốc.
- Bất thường nghiêm trọng hơn thế là các nước đều tìm đà tăng trưởng cao nhờ lương thấp vì vậy, họ khai tử toàn cầu hóa mà cứ nói là bảo vệ tự do mậu dịch!

Tăng trưởng cao nhờ lương thấp

Nguyên Lam: Có lẽ ông  đang đi vào điểm chính của đề tài hôm nay. Thưa ông, thế nào là “tìm đà tăng trưởng cao nhờ lương thấp”?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trong khi lãnh đạo xứ nào cũng nói đến nhu cầu bảo vệ dân nghèo, họ đều áp dụng chung một chiến lược là tìm cách sản xuất cho nhiều cho rẻ để đạt mức tăng trưởng cao. Hậu quả bất thường và trái ngược của toàn cầu hóa là các nước tìm những nơi có nhân công rẻ nhất để sản xuất và các nước nghèo thì ép lương của giới lao động để thu hút đầu tư từ các nước giàu hơn.
- Nhưng trong đà hồ hởi về toàn cầu hóa, người ta không thấy ra sự thật kinh tế là lương rẻ lại đánh sụt số cầu. Số cầu là nhu cầu tiêu thụ của con người, nếu lợi tức giảm vì lương thấp hay lương sụt thì số cầu đó cũng giảm. Kinh tế gọi số cầu đó là “tổng cầu”, hoặc “aggregate demand”. Chiến lược sản xuất cho nhiều và rẻ dẫn tới sự giảm sút của tổng cầu, nhưng một thiểu số lại chiếm lợi nhiều hơn chính là nhờ việc mua bán hay xuất nhập bất thường như vậy. Hãy tưởng tượng đến một cái bánh nhỏ hơn mà thiểu số mua qua bán lại thì chiếm phần lớn hơn.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội, Việt nam.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội, Việt nam. AFP
- Thí dụ cụ thể như tại Việt Nam, giới đầu tư ngoại quốc đem tiền vào tìm nhân công rẻ lại được nhà nước Việt Nam ưu đãi cũng vì chiến lược kinh tế dại dột ấy. Giới đầu tư thì giàu to và rút tiền lời về nước, còn Việt Nam được tiếng xuất nhập khẩu cao nhất mà lao động Việt Nam chẳng có miếng nào! Nếu giới đầu tư lại là của Trung Quốc thì ta thấy ra tai họa nhiều mặt. Đó là “toàn cầu hóa... dại”.
Nguyên Lam: Ông đã nói rằng đề tài kỳ này khó hiểu nhưng Nguyên Lam là chẳng ngờ nó lại rắc rối tới mức đó vì nhân danh toàn cầu hóa nhiều quốc gia cũng theo đuổi chiến lược này.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thật ra, khoa kinh tế gọi hiện tượng này là “bần cùng hóa người láng giềng”. Nếu xứ nào cũng cạnh tranh nhờ nhân công rẻ và lương bổng thấp thì mọi người đều bị nghèo đi. Các biện pháp lý thuyết về tự do thương mại như hạ thuế quan hay hạn ngạch đến mức tối thiểu cũng chỉ phục vụ chiến lược đó mà thôi vì thuế rẻ mua nhiều lại là mua từ nơi sản xuất rẻ hơn cả.
- Quốc gia duy nhất gặp hoàn cảnh bất thường là không thể áp dụng chiến lược “bần cùng hóa người láng giềng” chính là Hoa Kỳ vì không thể có thặng dư cán cân thương mại là được xuất siêu, trong khi thị trường tư bản vẫn được tự do. Vì vậy, khu vực chế biến của Hoa Kỳ bị rút ruột khi doanh nghiệp Mỹ đầu tư kiếm lời ở xứ khác nhờ nhân công rẻ và nhiều tiểu bang bị kẹt giữa các tiểu bang duyên hải cứ lao vào toàn cầu hóa với các tổ hợp giàu có nhất. Chính vì vậy, Donald Trump mới đắc cử năm 2016. Ông ta chỉ là triệu chứng phản ảnh những bất lợi cho một thành phần quần chúng Mỹ mà thôi, chứ ông không gây ra tình trạng khủng hoảng ngày nay như nhiều người vẫn tố cáo.
Nguyên Lam: Nếu vậy thưa ông, rồi đây thì tình hình sẽ biến chuyển ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trở lại chuyện thương chiến Mỹ-Hoa, thời điểm này là bất lợi cho Bắc Kinh. Trước hết thì họ khó trả đũa vì hết đũa để trả khi chỉ nhập chừng 185 tỷ từ Hoa Kỳ mà có thể bị áp thuế tới 50 tỷ rồi 200 tỷ và có thể 260 tỷ nữa, tức là còn cao hơn số xuất khẩu của họ vào Mỹ trong năm ngoái là 505 tỷ.
- Thứ nữa, Trung Quốc rơi vào cảnh chưa giàu đã già vì dân số bị lão hóa và lực lượng lao động sẽ sụt. Thứ ba, trong nội bộ thì dị biệt về lợi tức và nhận thức chỉ tăng chứ không giảm và là bài toán chính trị cho lãnh đạo Bắc Kinh. Thứ tư, khác với Hoa Kỳ là quốc gia có tiềm năng sáng tạo rất cao và đang bước lên bậc thang dịch vụ thay cho chế biến, Trung Quốc có nền văn hóa triệt tiêu sáng tạo vì không cho ai nghĩ khác hay nói khác với chân lý độc quyền của đảng. Sau cùng, xứ này không thể có đà tăng trưởng cao như trước và đang chìm trong một núi nợ dễ sụp đổ. Thương chiến kéo dài thì Bắc Kinh sẽ phải tăng chi và bơm tiền để kích thích kinh tế nên sẽ còn mắc nợ nhiều hơn.
Nguyên Lam: Thế còn chuyện toàn cầu hóa, thưa ông, tình hình rồi sẽ ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi e là tình hình sẽ này một tệ hơn cho tới khi các nước đành nói thật và không chơi trò gian nữa, là điều có xác suất rất thấp, tức là khó xảy ra. Kịch bản ở giữa là các nước đều sẽ thi đua áp thuế và hạn chế tự do vận chuyển tư bản cho tới khi bế tắc thì sẽ rà soát lại thực chất của toàn cầu hóa. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, người ta nói đến “Thế giới Nhất thể hóa” là các nước tự do buôn bán với nhau trong một tập thể hợp nhất. Từ đó mới có trào lưu toàn cầu hóa. Trào lưu đó đang chấm dứt trước mắt chúng ta cho tới khi các nước nói thật và tìm ra một trật tự khác. Trật tự đó không thể là do Bắc Kinh lập ra vì khi đó, Trung Quốc đã lâm họa với những bế tắc bên trong.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phỏng vấn kỳ này.
Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/EconomicForum/the-end-of-globalization-09182018070802.html

Duy Hữu

nơi gửi USA
Toàn Cầu Hóa (Global Trade) không đồng nghĩa với Mâu Dịch Miễn Thuế ( Free Trade ).

Hoa Kỳ không cấm Trung Cộng xuất cảng hàng hóa sang Hoa Kỳ, chỉ không muốn tiếp tục miễn thuế nhập cảng cho Trung Cộng nhiều hơn Trung Cộng miễn thuế nhập cảng cho Hoa Kỳ vì thặng dư mậu dịch.

Để có được sự công bằng mậu dịch ( Fair Trade ) và mậu dịch miễn thuế( Free Trade ) cần sư quân bình mậu dịch (Equal Trade ) giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng ...

Còn nếu Trung Cộng không muốn mở thị trường nội địa của mình cho Hoa Kỳ thì Hoa Kỳ có thể chỉ cần miễn thuế nhập cảng cho Trung Cộng bằng số lượng miễn thuế nhập cảng của Trung Công cho Hoa Kỳ, phần thặng dư mậu dịch Hoa Kỳ sẽ đánh thuế nhập cảng.

Nếu không thì Hoa Kỳ bị thiệt thòi ...

Không biết có phải vậy không?

Hiện nay Trung Cộng xuất cảng sang Việt Nam nhiều hơn Việt Nam xuất cảng sang Trung Cộng, như vậy Việt Nam miễn nhiều thuế nhập cảng cho Trung Cộng hơn là Trung Cộng miễn thuế nhập cảng cho Việt Nam ...

Như vậy Việt Nam đang bị thiệt thòi ?
Không biệt có phải vậy không ?
18/09/2018 13:51