Đây là những loạt bài cuối cùng, tôi xin gởi đến quý Độc giả và Khán - Thính giả trên truyền thông Diễn đàn Google + & Facebook, vì lý do tuổi già, sức yếu!!- Không thể tiếp tục sứ mệnh của một Cựu Chiến Binh QL.VNCH, mà TỔ QUỐC- DANH DỰ- TRÁCH NHIỆM TRAO CHO: NGƯỜI CHIẾN SĨ TỰ DO QL.VNCH. Nay tôi xin giao lại trọng trách và trách nhiệm lại cho thế hệ thanh niên tuổi trẻ Hậu Duệ QL.VNCH chu toàn mệnh lênh...TỔ QUỐC TỰ DO VNCH- HẬU DUỆ VNCH...MUÔN NĂM...!!! -
Tuesday,10-April-2018- 10.PM
Huynh Mai. St.8872-
Cựu chiến binh QL.VNCH
Tại sao phải quyết tâm xây dựng VNCH trở lại và phải thay đổi thế chế chính trị VN? https://youtu.be/DGDpY7bNIII
LẦN ĐẦU TIÊN HOA KỲ TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC LỄ CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
- Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vừa loan báo sẽ cử hành lễ đặt vòng hoa với Bộ Cựu chiến binh Sự vụ tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam vào ngày 29 tháng 3 tới đây, lần đầu tiên kỷ niệm ...
Thông
cáo nói thêm Thứ trưởng Quốc phòng Patrick M. Shanahan sẽ chủ trì buổi
lễ tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, tham dự cùng ông có Bộ
trưởng Cựu chiến binh Sự vụ, Da-vid Shulkin. Được Quốc hội phê chuẩn,
được Bộ trưởng Quốc phòng xác lập, và được Tổng thống khởi xướng vào
tháng 5 năm 2012, Hoạt động Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam vinh danh tất
cả những quân nhân nam nữ từng phục vụ chính quy trong Lực lượng Vũ
trang Hoa Kỳ từ ngày 1 tháng 11 năm 1955 đến ngày 15 tháng 5 năm 1975.
Chín triệu người Mỹ, khoảng 7 triệu người còn sống tới ngày nay, đã phục
vụ trong thời kỳ đó. Tuyên bố của Tổng thống ban hành vào ngày 25
tháng 5 năm 2012 xác lập Hoạt động Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam kéo dài
từ sự kiện đầu tiên vào Ngày Chiến sĩ Trận vong năm 2012 cho đến Ngày
Cựu chiến binh năm 2025.
Lịch sử lá Cờ Vàng...!!!
Lịch sử lá Cờ Vàng...!!! Trần Gia Phụng (Danlambao) - Chiều Thứ Ba 27-3-2018, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị
viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng
Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall T...
CỜ
VÀNG BA SỌC ĐỎ, tuy tạm thời không còn chính phủ, lại tung bay rợp trời
ở khắp nơi trên thế giới, vòng quanh quả đất. Dầu phải bôn ba khắp bốn
phương trời và không bị ai thúc đẩy hay bắt buộc, đâu đâu người Việt Nam
ở hải ngoại cũng tự động giương cao LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ. Hành động tự
động đồng bộ của người Việt khắp trên thế giới chứng tỏ LÁ CỜ VÀNG BA
SỌC ĐỎ là lá cờ của lòng người, sáng ngời CHÍNH NGHĨA, đời đời bất
diệt.
Xin kính mời đồng hương Toronto và vùng phụ cần đến tham dự
đông đảo lễ chào cờ Việt Nam Cộng Hòa vào lúc 12 giờ trưa Thứ Bảy
28-4-2018 tại CITY HALL Toronto trong buổi Tưởng niệm Quốc hận năm nay
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2018/04/lich-su-la-co-vang.html
.".
Ngày nào mọi người Việt được tự do thực sự, không còn phân biệt đảng
phái, chính trị,... cùng hát bài ca tương tự như bài quốc ca thứ hai của
nước Úc.
We are one, but we are many
And from all the lands on earth we come
We'll share a dream and sing with one voice
"I am, you are, we are Australian".
(*) Dịch:
Xưa nay thử hỏi ai không chết
Lưu tấm lòng son chiếu sử xanh
Hai câu thơ của Văn Thiên Tường, tướng nhà Tống, bị quân Nguyên bắt tù và sau đó bị hành quyết.
(Cùng viết với TT Nguyễn Đức Dương nhân những ngày tháng Tư)
HIỆP ĐỊNH PARIS CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC https://youtu.be/L2IbdkunsMA
Chào Vĩnh Biệt Đến Việt Nam: Quê Hương Đã Mấ...!!!
Chào Vĩnh Biệt Đến Việt Nam: Quê Hương Đã Mất
Chào Vĩnh Biệt Đến Việt Nam: Quê Hương Đã Mất Monday, January 15,
2018 Xin Gửi Một Lời Chào Vĩnh Biệt Đến Việt Nam: Quê Hương Đã Mất -
Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao) Lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt là lịch sử của những thành công, chiến thắng của Tổ tiên trong các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm...
Con
chim, trước khi chết, hót lên những tiếng hót bi thương, ai oán. Người
Việt, tại khắp mọi nơi trên thế giới, chỉ còn biết nuốt lệ đau thương
khi nghĩ đến quê hương đã mất, nay đã ''ngàn trùng xa cách''.
LẦN ĐẦU TIÊN HOA KỲ TƯỞNG NIỆM NGÀY QUỐC LỄ CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM
(AP) - Bộ
Quốc phòng Hoa Kỳ vừa loan báo sẽ cử hành lễ đặt vòng hoa với Bộ Cựu chiến binh
Sự vụ tại Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam vào ngày 29 tháng 3 tới đây, lần
đầu tiên kỷ niệm Ngày Quốc lễ Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam.
Tổng thống
Donald Trump năm ngoái ký ban hành Đạo luật Công nhận Cựu chiến binh Chiến tranh
Việt Nam năm 2017. Theo đó, Ngày Quốc lễ Cựu chiến binh Chiến tranh Việt Nam sẽ
được kỷ niệm ngày 29 tháng 3 hàng năm.
Ngày này
năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng sẽ hỗ trợ hàng trăm sự kiện ở nhiều bang trên
khắp nước Mỹ để công nhận, tôn vinh và cảm tạ các cựu chiến binh Chiến tranh
Việt Nam cùng gia đình họ vì sự phụng sự và hy sinh, thông cáo của Bộ cho biết.
Thông cáo
nói thêm Thứ trưởng Quốc phòng Patrick M. Shanahan sẽ chủ trì buổi lễ tại Đài
tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam, tham dự cùng ông có Bộ trưởng Cựu chiến binh Sự
vụ, Da-vid Shulkin.
Được Quốc
hội phê chuẩn, được Bộ trưởng Quốc phòng xác lập, và được Tổng thống khởi xướng
vào tháng 5 năm 2012, Hoạt động Kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam vinh danh tất cả
những quân nhân nam nữ từng phục vụ chính quy trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ từ
ngày 1 tháng 11 năm 1955 đến ngày 15 tháng 5 năm 1975. Chín triệu người Mỹ,
khoảng 7 triệu người còn sống tới ngày nay, đã phục vụ trong thời kỳ đó.
Tuyên bố
của Tổng thống ban hành vào ngày 25 tháng 5 năm 2012 xác lập Hoạt động Kỷ niệm
Chiến tranh Việt Nam kéo dài từ sự kiện đầu tiên vào Ngày Chiến sĩ Trận vong năm
2012 cho đến Ngày Cựu chiến binh năm 2025.
Hiệp định Paris được ký kết ngày 27.1.1973, cách đây 45 năm, giữa 4 bên: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (CSBV), Việt
Nam Cộng Hòa và Cộng Hòa Miền Nam VN. Ngoài bốn bên tham chiến ký kết,
bản hiệp ước còn được Liên Hiệp Quốc và 12 nước cùng ký tên “bảo đảm”
sự thi hành.
Chưa đọc nội dung bản hiệp định, chỉ mới nhìn vào “bốn bên” ký tên
đã thấy có điều không ổn: Hoa Kỳ và CSBV ký ngang nhau, VNCH chỉ được ký
hàng dưới, ngang với bọn VC ở miền Nam, một con ma mà ai cũng biết do
CSBV vẽ ra.
Trong hơn bốn năm thương thuyết, cũng chỉ có Kissinger (HK) và Lê Đức
Thọ (CSBV) đi lại với nhau, trả giá với nhau cho đến khi đẻ ra cái quái
thai được gọi là “Hiệp Định Chấm dứt Chiến Tranh và Phục Hồi Hòa Bình
tại Việt Nam” (Agreement on Ending the War and Restoring peace in
Vietnam).
Trong gần 5 năm Hoa Kỳ và CSBV điều đình với nhau, VNCH bị đặt ra
ngoài và đã bị đồng minh Hoa Kỳ ép buộc phải ký vào một “hiệp định hòa
bình” mà TT Nguyễn Văn Thiệu gọi là “hòa bình của nấm mồ”.
Chuyện gì xảy ra sau đó và số phận của bản “hiệp định” ấy ra sao thì
mọi người đã biết. Nay, sau 45 năm, biết bao nhiêu “nước đã chảy qua
cầu”, bao nhiêu nước mắt và máu của dân Việt Nam vẫn còn tiếp tục chảy,
thì Luật sư Lê Trọng Quát đã nhân danh “Thủ tướng Chính Phủ Pháp Định
Việt Nam Cộng Hòa” viết cho TT Hoa Kỳ Donald Trump một bức thư (đề ngày
1.2.2018), có đồng kính gửi Tổng Thống, Thủ Tướng Pháp, Anh, Canada,
Nga, Nam Dương, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc.
Nguyên văn bức thư được dịch ra Việt ngữ và được phổ biến trên mạng điện tử như sau: Kính thưa Tổng Thống, Tình hình Biển Đông Á Châu càng ngày trầm trọng. Bên cạnh thái độ
hung hãn của Chủ tịch Bắc Hàn Kim Yong Un hăm dọa phóng hỏa tiễn mang
đầu đạn nguyên tử vào lãnh thổ Hoa Kỳ, Trung Cộng tăng cường quân sự hóa
Trường Sa và Hoàng Sa bất chấp cảnh cáo của Hoa kỳ, hoành hành trong
vùng biển thuộc nhiều quốc gia, làm suy giảm sự tin cậy của các nước
trong Vùng với HK, điển hình là Phi Luật Tân Ảnh hưởng xấu này đang lan tràn đến các nước vốn là đồng minh của
HK nay dần dần ngả về TC trong kế hoạch TC kéo họ tham gia chương trình
Ngân Hàng Á Châu Đầu Tư Hạ tầng Cơ Sở (Asia Investment in
Infrastructures Bank) và chương trình xây dựng « Đường Tơ Lụa Mới » New
Silk Road Funds xuyên Á – Trung Đông đến tận Phi Châu « One Belt One
Road » (OBOR) nhằm phát triển quan hệ kinh tế thương mại với Trung Cộng
trong một vùng rộng lớn bao trùm 68 quốc gia, 4,4 tỷ người, 62 % tổng
lợi tức GDP thế giới và chất chứa 75% dự trữ năng lượng biết được. Chủ trương bành trướng lãnh thổ và kinh tế vĩ đại này không gặp
một sự cản trở nào, ngay cả tại vùng kế cận Đông Nam Á Châu. Sự kiện lạ
lùng này đã rõ, bắt nguồn từ những sai lầm lớn lao của chính sách đối
ngoại của đảng Dân Chủ Hoa Kỳ trong 72 năm nay. – Thật vậy, đảng Dân Chủ Hoa Kỳ với Tổng Thống Harry Truman đã bỏ
rơi nhiều dân tộc ở Đông Âu trong vòng tay của lãnh tụ cộng sản Staline
sau Đệ Nhị Thế Chiến rồi tệ hại hơn nữa, bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc năm
1949 cho cộng sản Mao Trạch Đông trong lúc quốc gia này đã cùng chiến
đấu với Hoa Kỳ chống Nhật và trở thành một trong 5 cường quốc thành viên
của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc từ sau khi Đồng Minh chiến thắng
Nhật ở Thái Bình Dương, tháng 8, 1945. – Tiếp đến là Tổng thống John F.Kennedy với những trách nhiệm
nặng nề qua hai lỗi lầm quan trọng: sách lược quân sự “ bờ đê ngăn chận”
đánh trả hạn chế, đánh địch nhưng không chủ trương thắng địch, của bộ
trưởng Quốc Phòng MacNamara khiến cho cuộc chiến kéo dài cho đến khi Hoa
Kỳ bỏ cuộc trong lúc có thể kết thúc thắng lợi cuộc chiến bất cứ lúc
nào để củng cố vững chắc con đê ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng ở
Đông Nam Á. – Chính phủ Kennedy cũng đã tạo nên cuộc đảo chính ngày 1 tháng
11, 1963 phá sập nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN, và sát hại Tổng Thống Ngô
Đình Diệm, người lãnh đạo hữu hiệu nhất của nước này, mở đường cho bộ
đội Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập ồ ạt Miền Nam, làm suy yếu hẳn năng lực
chống Cộng của VNCH khiến cho Hoa Kỳ phải đưa liên tục nhiều trăm ngàn
quân vào Miền Nam, tham chiến từ 1965 đến 1973 với vô vàn tổn phí và hy
sinh nhân mạng để cuối cùng thất bại. – Thật vậy, tiếp tục thi hành chính sách đánh nhưng không được
thắng, sau cuộc dội bom dữ dội các mục tiêu quân sự của CSBV trong suốt
hai tuần trước lễ Giáng Sinh 1972, Hà Nội đã sẵn sàng đầu hàng nhưng Hoa
Kỳ ngưng tấn công để vài tuần sau ký Hiệp Định Paris ngày 27 tháng 1,
1973, bán đứng VNCH cho CSBV. Riêng về vụ này, tổng thống Nixon muốn giữ
lời hứa mang lại hòa bình cho Việt Nam, đã hứa với tổng thống Nguyễn
Văn Thiệu sẽ can thiệp mạnh và tức thời nếu Bắc Việt vi phạm Hiệp Định,
tấn công VNCH. Sự cam kết bằng nhiều văn thư chính thức của TổngThống
Nixon đã không được thực hiện vì ông đã buộc phải từ chức bởi vụ
Watergate và vì đa số nghị sĩ đảng Dân Chủ ở Quốc Hôi Hoa Kỳ đã ngăn cấm
mọi hoạt động quân sự ở Việt Nam. – Vừa đây một số cựu giới chức tình báo Hoa Kỳ với ông Ted
Gunderson đã tiết lộ công khai rằng Hà Nội đã xin đầu hàng tếp theo vụ
dội bom trước Giáng Sinh 1972 nhưng Hoa Kỳ đã dấu nhẹm để tiếp tục hiệp
thương với Hà Nội như ghi trên. Đây là một trường hợp đặc biệt cần được
Tổng Thống cho điều tra để làm sáng tỏ một vụ hết sức quan trọng vì nếu
thật như vậy thì không phải là một lỗi lầm mà rõ ràng là một hành động
phản bội trắng trợn Đồng Minh VNCH và 57.000 chiến sĩ Hoa kỳ đã hy sinh
trên chiến trường Việt Nam. -Sau cùng cũng chính Đảng Dân Chủ Hoa Ký, qua đa số của họ ở Quốc
Hội, đã ngăn cấm quân đội Hoa kỳ can thiệp chống lại các cuộc tấn công
của quân đội cộng sản Bắc Việt, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 27
tháng 1, 1973 mà Định Ước chung quyết (Acte final) ngày 2 tháng 3 được
chính phủ Hoa Kỳ ký kết với 11 chính phủ khác trước sự chứng giám của
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, một sự can thiệp mà chính Tổng Thống Hoa Kỳ
Nixon đã chính thức cam kết thực hiện với Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn
Thiệu như đã ghi trên. Tệ hại hơn nữa, với đa số ở quốc Hội, đảng Dân Chủ đã không cho
tháo khoán 375 triệu đô-la còn lại trong ngân sách quân viện để quân đội
VNCH tăng cường phương tiện chiến đấu trong trận chiến quyết định số
phận của đất nước họ. – VN là một tiền đồn án ngữ sự bành trướng của Trung Cộng về Đông
Nam Á Châu nên không thể nào nằm mãi trong tay của CSVN, một đàn em của
chính TC. Bởi những lệ thuộc chặt chẽ về nhiều mặt: giáo điều chủ
nghĩa, công ơn của TC hỗ trợ tối đa cho CSVN trong cuộc xâm lăng VNCH,
đảng CSVN không thể nào thoát ra được sự kiềm tỏa của TC, chưa kể Hiệp
Ước Thành Đô năm 1990 đang dần dần thực hiện cho đến năm 2020 thì VN sẽ
trở thành một Vùng Tự Trị của Trung Cộng. – Để bảo vệ chính sinh mạng của quốc gia Việt Nam liên hệ mật
thiết với an ninh và hòa bình của toàn vùng Đông Nam Á Châu và Thái Bình
Dương, chúng tôi , Chính Phủ Pháp Định VNCH phản ảnh ý nguyện của dân
tộc VN trong nước và ở hải ngoại, long trọng và thiết tha kêu gọi Tổng
Thống Donald Trump vì quyền lợi chính đáng của Hoa Kỳ, đại cường của Thế
Giới và đặc biệt của vùng Thái Bình Dương đang dậy sóng, ngăn chận cụ
thể sự bành trướng đại qui mô của TC như kể trên và chế tài các hành
động của chúng : bất chấp luật pháp quốc tế như vụ xâm chiếm và quân sự
hóa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, chiếm đoạt các vùng
biển đảo của các nước khác trong vùng, kiểm soát các tuyến lưu thông
trên không và trên biển, ngăn cản đe dọa các hoạt động đánh cá và khai
thác dầu hỏa trên biển Đông Nam Á. – Mặt khác, chúng tôi thỉnh cầu Tổng Thống cho thi hành đạo luật
của Quốc Hội Hoa Kỳ PL 93-559-DEC.30, 1974 khoản 4 “phục hoạt Hội Nghị
Paris nhằm thực hiện toàn vẹn các điều khoản của Hiệp Định Paris 27
tháng 1, 1973 về phần các đối tác Việt Nam….” mà VNCH chúng tôi là một
đối tác chính. – Với hiệu lực của đạo luật này và hiệu lực vĩnh viễn của Hiệp
Định Paris – một hiệp định quốc tế không bị triệt tiêu bởi thời gian và
không bị bỏ quên vì nhân dân Miền Nam VN và chính phủ VNCH trước và sau
1975, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, liên tục đòi hỏi và tranh đấu
bằng mọi cách trong khả năng của mình để phục hoạt Hiệp Định – chúng tôi
tin rằng một giải pháp công bằng, hợp lý, đúng với công pháp quốc tế có
thể thành tựu đặng dân tộc Việt Nam hành sử được quyền tự quyết của
mình, giải thoát khỏi chế độ cộng sản độc tài toàn trị và góp phần xứng
đáng vào công cuộc ngăn chận làn sóng đỏ tuôn tràn xuống miền Đông Nam Á
Châu. – Để thi hành sứ mạng này đồng thời tái thiết và phát triển toàn
diện đất nước của mình từ Bắc chí Nam, Việt Nam Cộng Hòa tương lai sẽ
hợp tác chặt chẽ, bền vững với ưu tiên cao nhất với quý quốc trong mọi
lãnh vực, hai nước cùng có lợi , an ninh và hòa bình được củng cố trong
vùng địa lý chiến lược này của thế giới. – Chúng tôi chắc rằng Tổng Thống đã nhận thấy những sai lầm cực
kỳ tai hại của đảng Dân Chủ từ 7 thập niên qua như đã trình bày,và thỉnh
cầu Tổng Thống giải quyết những hậu quả đang còn di lụy cho Việt Nam và
các vùng khác trên địa cầu vì chính quyền lợi chính đáng thiết thực của
Hoa Kỳ và sự cần thiết chu toàn sứ mạng lịch sử của Hiệp-Chủng-Quốc Hoa
Kỳ góp phần thiết yếu bảo vệ tự do của nhân loại và hòa bình của thế
giới. – Với khả năng đặc biệt của Tổng Thống chỉ trong một năm chấp
chánh đã thực hiện sự gia tăng thịnh vượng của Hoa Kỳ, chúng tôi tin
tưởng Tổng Thống sẽ chu toàn sứ mạng cao quí này. – Một khi giải thoát xong khỏi đảng CSVN lệ thuộc Trung Cộng, dân
tộc VN chúng tôi, non 100 triệu người như một, sẽ tạo nên một thành trì
vững chắc chống lại mọi kẻ thù xâm lược từ phương Bắc và góp phần xứng
đáng vào công cuộc bảo vệ an ninh và hòa bình cho toàn cõi Á Châu -Thái
Bình Dương. Trân trọng kính chào Tổng Thống và xin Ngài nhận nơi đây lòng tri
ân sâu xa nhất của dân tộc Việt Nam chúng tôi, một dân tộc khao khát tự
do, công lý và dân chủ.
(ngưng trích)
Đạo luật PL 93-559-DEC.30, 1974 là cái gì và Khoản 4 nói gì? Và cũng
chưa biết TT Donald Trump sẽ trả lời LS Lê Trọng Quát ra sao. Trong khi
chờ đợi, tưởng cũng nên nhắc lại cuộc phỏng vấn mà TT Nguyễn Văn Thiệu
đã dành cho tờ báo Đức Spiegel năm 1979 sau khi Kissinger viết những
điều dối trá về Hiệp định Paris trong hồi ký của ông ta. Bài phỏng vấn
này khá dài, dưới đây là đoạn kết qua bản dịch của Nhà văn Phạm Thị
Hoài:
________________________________________ Spiegel: Khi Mỹ đã rút, còn Hà Nội thì được phép tiếp tục đóng quân ở miền Nam, chắc ông phải thấy là ông đã thua trong cuộc chiến này? Nguyễn Văn Thiệu: Không hẳn, nếu chúng tôi tiếp
tục được sự trợ giúp cần thiết từ phía Mỹ, như chính phủ Mỹ đã hứa khi
chúng tôi đặt bút ký hiệp định. Ngay cả khi ký, tôi đã coi đó là một nền
hòa bình tráo trở. Nhưng chúng tôi vẫn tin rằng có thể chống lại bất kỳ sự xâm lăng
nào của Bắc Việt. Vì hai lý do: Chúng tôi có lời hứa chắc chắn bằng văn
bản của Tổng thống Nixon rằng Hoa Kỳ sẽ phản ứng quyết liệt, nếu Bắc
Việt vi phạm hiệp định. Thứ hai, chúng tôi được đảm bảo là sẽ có đủ viện
trợ quân sự và kinh tế cần thiết để chống Bắc Việt xâm lược. Nếu chính
phủ Mỹ thực lòng giữ lời hứa thì chiến tranh có thể kéo dài, nhưng miền
Nam sẽ không bị Bắc Việt thôn tính. Spiegel: Về điều này thì ông và Kissinger ít
nhiều đồng quan điểm. Ông ấy viết rằng chiến lược toàn cục có thể sẽ
thành công, nếu Mỹ đủ khả năng hành động trước bất kỳ một vi phạm nào
của Hà Nội và tiếp tục viện trợ đầy đủ cho miền Nam. Nhưng chuyện gì đã
xảy ra? Kissinger quy lỗi cho vụ Watergate, vì sau đó Tổng thống Mỹ
không còn đủ uy tín. Ông có nghĩ rằng vụ Watergate thực sự chịu trách
nhiệm, khiến tất cả sụp đổ không? Nguyễn Văn Thiệu: Rất tiếc, nhưng tôi không phải
là người Mỹ. Tôi không muốn quét rác trước cửa nhà người Mỹ. Nhưng nếu
người Mỹ giữ lời hứa thì đó là sự cảnh cáo tốt nhất, khiến Bắc Việt
không tiếp tục xâm lăng, và chiến tranh có thể sẽ dần chấm dứt.
(hết trích)
“Nhà người Mỹ” hiện nay cũng đang có nhiều “rác”, nào DACA, nào MEMO, nào FISA… Ký Thiệt
Xin Gửi Một Lời Chào Vĩnh Biệt Đến Việt Nam: Quê Hương Đã Mất - Nguyễn Lương Tuyền (Danlambao)
Lịch sử hơn 4000 năm của dân tộc Việt
là lịch sử của những thành công, chiến thắng của Tổ tiên trong các cuộc
chiến đấu chống ngoại xâm để tồn tại, giữ vững đất nước. Có lần bị ngoại
bang đô hộ trong hơn 1000 năm nhưng dân Việt, tuy bị ảnh hưởng về văn
hóa rất nặng nề của hàng ngàn năm bị ngoại bang đô hộ, vẫn bảo tồn được
độc lập, tự chủ. Những kẻ phản quốc ''cõng rắn cắn gà nhà'' như Trần Ích
Tắc, Lê Chiêu Thống... bị nguyền rủa muôn đời, ''lưu xú vạn niên''
Thể chế điên loạn Cộng Sản Mác Xít- Lêninit đã tàn phá thế giới kể cả
Việt Nam. Trong chiến tranh ''gọi là chống Pháp dành độc lập nhưng thực
tế là chiến tranh để bành trướng Chủ Nghĩa CS'', Hồ Chí Minh và Đảng
CSVN, đã dựa vào Khối CS Quốc tế, nhất là Trung Hoa Cộng Sản. Chắc chắn
Hồ Chí Minh và Đảng CSVN cũng nhìn ra cái nguy mất quê hương về tay
người Trung Hoa Cộng Sản, nhưng đối với người CSVN là những người tin
tưởng vào một thế giới Cộng Sản đại đồng, không biên giới quốc gia,
nghĩa vụ quốc tế quan trọng hơn số phận của quê hương rất nhiều. CSVN
nguyện làm những tên lính xung kích trong tiến trình nhuộm đỏ cả thế
giới, trong đó có VN. Cuộc chiến gọi là ''chống Pháp, dành lại độc lập
cho quê hương'' chỉ thuần là một cuộc chiến tranh diệt chủng (từ 2 tới 5
triệu người Việt bị chết), giết chết nền văn hóa cổ truyền của dân Việt
để thay vào đó là một nền văn hóa Cộng Sản, một nền văn hóa đi ngược
lại văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt. Văn Hóa Mác Xít được áp đặt lên
người dân Việt bằng bạo lực, bằng dối trá, bằng máu lửa, bằng giết chóc
hàng trăm ngàn, hàng triệu người Việt vô tội từ Nam chí Bắc từ những năm
1930 tới tận bây giờ...
Tháng 4 năm 1975, với viện trợ hùng hậu của CS Quốc Tế cộng (+) với sự
đồng lõa của các thành phần phản chiến tại Hoa Kỳ, kể cả Đảng Dân Chủ
Hoa Kỳ, CS đã thành công trong việc Cộng Sản hóa Miền Nam Việt Nam.
Cuộc hành trình đi vào một cõi vô định của Người Việt, do người CSVN
điều hành, được bắt đầu. Chúng ta thực sự mất quê hương kể từ ngày 30
tháng 4 năm 1975. Cả quê hương Miền Nam, trong một sớm một chiều, biến
thành 1 trại tù mông mênh trong đó, rải rác trên toàn quê hương là hàng
trăm các ''trại tù nhỏ được CSVN gọi là các trại cải tạo'' để bắt nhốt,
cầm tù hàng triệu Quân, Cán, Chính của Chánh Phủ Miền Nam quốc gia,
không Cộng Sản. Hàng trăm ngàn người đã bỏ mình một cách tức tưởi trong
các nhà tù này. Điều trớ trêu cho CSVN là: ngay sau khi ''chiến thắng'',
mối rạn nứt giữa VNCS và ''đàn anh TC môi hở răng lạnh'' được bắt đầu
ngay sau cái mà CSVN gọi là ''giải phóng Miền Nam thành công''. Cao điểm
của ''mối bất hòa'' giữa 2 nước ''anh em'' là trận chiến biên giới xảy
ra vào đầu năm 1979. Hai phía cùng bị thiệt hại nặng nề. Trước khi trận
chiến ở biên giới xảy ra, TC đã rút hết đoàn chuyên viên kỹ thuật về
nước, ngưng hết các chương trình viện trợ. Sau trận chiến quân sự là
trận chiến dùng ''võ mồm'' giữa 2 nước. Tờ báo Sự Thật của CSVN liên tục
tố cáo mộng bá quyền của TC. Một cuốn Bạch Thư tố cáo Trung Cộng ''đã
chơi xấu'' VNCS kể từ thập niên 50 tới mãi tận những năm 1980. Thậm chí
trong Hiến Pháp của VNCS, ban hành vào tháng 12/1980, có ghi rõ: TC là
kẻ thù của của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. TC cũng vận dụng tất
cả các phương tiện truyền thông để ''nạt sát không tiếc lời người em bất
nghĩa, phản bội'' Các cơ quan truyền thông của TC trong đó có tờ báo
Hoàn Cầu Thời Báo, lớn tiếng đe dọa CSVN là TC sẵn sàng ''dậy cho VN''
một bài học nữa.
Sau chiến tranh biên giới Việt-Trung năm 1979, TC đã nhận ra sự kém cỏi
của Giải Phóng Quân Trung Quốc (People Army of Liberation, PAL) nên
quyết định canh tân quân đội. Cho tới nay, không ai có thể chối cãi được
sự thật: TC đã trở thành 1 cường quốc về kinh tế, quân sự. Họ đã vươn
cánh tay dài của họ vào các lục địa Phi Châu, Châu Mỹ Latinh và vài nước
ở Châu Á. Hiện nay, TC và Hoa Kỳ là 2 nước có Ngân Sách QP cao nhất thế
giới, trên 150 tỷ Mỹ Kim cho năm 2017.
Thế giới Cộng Sản tan rã vào năm 1990-1991. Làn sóng của cơn Đại Hồng
Thủy thải trừ các chế độ CS, tưởng chừng như sẽ quét sạch bọn CSVN, quê
hương sẽ thuộc về toàn thể dân Việt, không phải là của riêng của CSVN
nữa. Nhưng CSVN đã tìm đủ mọi phương cách để sống còn. CSVN bèn ngả theo
Kinh Tế Tư Bản nhưng kèm theo cái đuôi: ''theo định hướng Xã Hội Chủ
Nghĩa''. Đó là một cái đuôi ''tối mò mò như đêm 30'' khiến chính các đại
đồng chí CS trong Bộ Chính Trị ở Hà Nội cũng ''ù ù cạc cạc'', không làm
sao giải thích được. Ngoài ra CSVN còn gian manh, bịa ra cái gọi là tư
tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ Nam cho Đảng CSVN, làm cái phao cho các
''đồng chí'' bám vào để sống còn, tuy rằng khi còn sinh tiền, Hồ Chí
Minh chưa bao giờ nhận mình có tư tưởng. Các phát biểu của họ Hồ trong
quá khứ được các đồng chí tận dụng, hoa hoè hoa sói vào và hô hoán lên
đây đích thực la tư tưởng của Hồ Chí Minh. Những người cầm đầu của Đảng
Cộng Sản Việt Nam, sau khi bàn bạc rất kỹ lưỡng, đã quyết định ''đầu
hàng Trung Cộng - kẻ thù xưa'', dựa vào TC để Đảng của họ sống còn trước
cơn ''sóng lớn'' đang nhận chìm hết các Đảng CS ở Đông Âu. Các ''đại
đồng chí '' quan niệm: ''còn Đảng, còn ta''. Nguyễn Văn Linh là người
cầm đầu Đảng CSVN vào thời điểm đó (Tổng Bí Thư) đã có câu phát biểu nổi
tiếng như sau: ''đi với Mỹ thì mất Đảng còn đi với Trung Quốc thì mất
nước. Nhưng thà mất nước còn hơn là mất Đảng"
Hội Nghị Thành Đô diễn ra vào các ngày 3,4 tháng 9 năm 1990 đã được CSVN
ký kết với TC. (Thành Đô là Thủ phủ của Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Hoa,
một tỉnh có vị trí ở miền giữa nước Tầu như hình dưới đây) sau nhiều
cuộc thương thảo giữa CSVN và TC. Dĩ nhiên trong các cuộc điều đình,
VNCS luôn luôn ở thế yếu.
Tỉnh Tứ Xuyên và Thủ phủ Thành Đô (nguồn Internet)
Phía VNCS có Nguyễn Văn Linh (Tổng Bí Thư); Đỗ Mười là CT Hội Đồng Bộ Trưởng tức Thủ Tướng; Phạm Văn Đồng, Cố Vấn
Phía Trung Cộng được đại diện bởi Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng.
Thỏa Ước Thành Đô được TC, Cộng Sản Việt Nam dấu kín nội dung. Nhưng từ
năm 1990 tới nay, các rò rỉ tiết lộ theo thời gian, đã cho thấy phần nào
nội dung của Mật Ước Thành Đô, mà điểm chánh là: Cộng Sản Việt Nam đã
dâng hiến nước Việt cho Trung Hoa Cộng Sản theo từng giai đoạn như sau:
* Khoảng thời gian 30 năm, từ năm 1990 tới năm 2020, là khoảng thời gian
Cộng Sản Việt Nam ''thu xếp nội bộ(!)'', giải quyết những tranh chấp,
bất đồng trong nội bộ Việt Nam.
* Khoảng thời gian 20 năm từ 2020 cho đến 2040 là thời gian Việt Nam VN
trở thành Đặc Khu Tự Trị trong Đại Gia Đình Các Dân Tộc Trung Hoa.
* Khoảng thời gian từ năm 2040 cho đến năm 2060, la thời gian Việt Nam
chính thức trở thành 1 phần của nước Đại Hán. Tên nước Việt Nam sẽ hoàn
toàn không còn hiện hữu trên bản đồ thế giới.
Hội Nghị Thành Đô năm 1990, trong dịp này Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng đã bán linh hồn cho loài quỷ dữ.(nguồn Internet)
Chiến lược chậm mà chắc của TC trong việc sáp nhập VN vào nước Đại Hán
Trong quá khứ, Trung Hoa đã nhiều lần muốn chiếm trọn nước Việt bằng các chiến lược cổ điển:
- Dùng quân đội tiến chiếm VN là hành động đầu tiên.
- Một khi đã chiếm được VN, người Tầu bắt đầu đặt các hệ thống cai trị
bằng cách đặt các quan chức người Tầu. Lực lượng quân sự đóng tại VN sẵn
sàng dẹp tan các cuộc nổi dậy của dân Việt.
- Văn hóa Đại Hán sẽ được du nhập vào VN để đồng hóa dân Việt về phương diện văn hóa.
Các cuộc xâm lăng, chiếm nước dưới các hình thức đó đều thất bại trước sức chống đối kiên cường của dân Việt.
Người Tầu ở thế kỷ này khôn hơn, nham hiểm hơn, thâm độc hơn tổ tiên của
họ nhiều. Cuộc chiến biên giới Việt-Trung năm 1979 đã cho quân dân
Trung Cộng một bài học. Hiện nay, TC đã và đang xâm lược VN bằng một
chiến lược vô cùng thâm độc: Các chiến lược bao vây, xâm nhập, di dân
cũng như đô hộ bằng kinh tế, bằng văn hóa.... được tiến hành song song
khiến VNCS tứ diện thọ địch:
TC đang chiếm đoạt nền kinh tế của VNCS.
* Về phương diện đầu tư vào VN của các công ty ngoại quốc: hơn 90% các
công ty trúng thầu là các công ty đến từ Trung Hoa. Họ chỉ dùng nhân
công Tầu đến từ Trung Hoa.
* Hàng hóa của TC nhất là các hàng độc hại, các hàng hóa gây ra bệnh Ung
Thư đang tràn ngập VN. Người ta không mấy ngạc nhiên khi thấy VN đang
là nước có tỷ lệ bệnh Ung Thư cao nhất thế giới.
Người Tầu đang tràn ngập VN, từ Biên giới phía Bắc tới Mũi Cà Mau.
Người Tầu đã tràn ngập quê hương VN, từ Nam Chí Bắc Hàng ngàn người Tầu
đã lập nghiệp ở Tây Nguyên, với lý do là khai thác Bauxít theo đúng hợp
đồng mà nguyên Thủ Tướng VNCS Nguyễn Tấn Dũng đã ký với Trung Cộng. Các
phố Tầu mọc lên như nấm, không kể những vùng được VNCS cho Tầu thuê dài
hạn hàng trăm năm. Các tô giới Tầu đã hành xử như 1 quốc gia Tầu trong
một nước Việt. Người Việt bị cấm lai vãng đến các tô giới của Tầu như Tô
giới ở Vũng Áng, Hà Tĩnh; tô giới Tầu ở Đà Nẵng...
Tô giới Tầu ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. (nguồn Internet)
Người Tầu tự do ra vào Việt Nam như ''đi chợ'' vì kể từ tháng 9 năm
2004, VNCS đã ký kết với TC, cho phép người Tầu sang VN hay người Việt
sang Tầu, không cần bất cứ một thứ giấy tờ nào, không cần Thông Hành
(passport), không cần giấy tờ thị thực visa). Điển hình là họ qua biên
giới thật đông đảo như hình dưới đây chụp hôm 1/10/2017 tại cửa khẩu
Móng Cái, Quảng Ninh ở gần Hải Phòng.
Người ta không biết, một cách chính xác, có bao nhiêu người Tầu hiện định cư ở VN.
Tầu ồ ạt kéo vào VN qua cửa khẩu Mong Cái. Du khách hay di dân đây? (nguồn Internet)
Trung Cộng đang vây chặt Việt Nam
Về phương diện chiến lược, TC đang vây chặt Việt Nam:
* Phía Bắc là biên giới giữa 2 nước Việt-Trung. Sau chiến tranh
biên giới năm 1979, TC đã chiếm Ải Nam Quan, một phần của Thác Bản Giốc,
miền núi Lão Sơn và một giải đất của quê hương ở vùng biên giới. Ải Nam
Quan được TC gán cho 1 cái tên mới là Hữu Nghị Quan.
* Phía Đông la Biển Đông. Vùng biển của VN đã bị Hải Quân TC
chiếm đóng, khóa chặt. Tầu đánh cá của VN bị cấm đoán, ngư dân bị Tầu
giết hại. Biển Đông đang là nguồn tranh chấp, một lò thuốc súng giữa Tầu
và Mỹ, các nước Đồng Minh.
* Phía Tây đã hoàn toàn do TC kiểm soát kể từ khi VNCS cho TC vào
khai thác Bauxít ở Tây Nguyên. Với các đập nước ở thượng nguồn của sông
Cửu Long, nằm sâu trong nước Tầu, đã được TC dùng như một loại võ khí
lợi hại: võ khí Nước. Lưu lượng nước của sông này bị TC kiểm soát dễ
dàng như TC đã tạo ra hạn hán, ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long của
Miền Nam nước Việt. Điều đó rất quan trọng cho sự sống còn của các nước ở
hạ lưu của sông. Lưu lượng nước của sông Cửu Long xuống thấp khiến nước
biển tràn ngập đồng bằng sông Cửu Long. Điều này ảnh hưởng rất rất nặng
nề lên việc canh nông, trồng trọt ở Châu thổ Sông Cửu Long, vốn là 1
vựa lúa của Miền Nam, của thế giới.
Quả thực VN đang bị TC vây chặt từ trong ra ngoài. VN như con cá đang
nằm trên mặt thớt của TC. Thỉnh thoảng truyền thông của TC lại tung ra
các bài báo, đại loại như bài ''đánh chiếm Việt Nam trong 30 ngày'',
không ngoài mục đích reo rắc nỗi sợ hãi, bất an lên dân Việt. Mặt khác,
TC còn có Đảng CSVN đồng lõa, tiếp tay cho hành động xâm lăng của họ.
Tại VN các công cuộc biểu tình tự phát của người dân chống TC, đều bị
CSVN nghiêm cấm và đàn áp dã man theo lệnh quan thầy ở Bắc Kinh..
Những âm mưu thâm độc để hủy diệt văn hóa dân tộc Việt với sự tiếp tay của bọn phản quốc: Cộng Sản Việt Nam.
Để đồng hóa dân Việt, việc xóa bỏ Văn Hóa của giống Lạc Hồng là mối quan
tâm đặc biệt của kẻ thù Đại Hán và của bọn phản quốc ''cõng rắn cắn ga
nhà'' Cộng Sản Việt Nam.
Ngay từ những năm 40's, Hồ Chí Minh đã:
* Tiến hành các chiến dịch, chương trình diệt chủng dân Việt bằng các
chiến dịch đẫm máu như Công Cuộc Cải Cách Ruộng Đất... rập khuôn của
công cuộc cải cách ở bên Tầu.
* Thay đổi nền văn hóa của dân Việt bằng một nền văn hóa của CS. Một thứ
văn hoa của ăn gian, nói dối, tàn bạo, mất hẳn nhân tính của con người;
một thứ văn hóa của ''con tố cha, vợ tố chồng'', không còn luân thường
đạo lý.
Hiện nay, tiếng Tầu là 1 trong 4 ngoại ngữ chính, được giảng dậy cho trẻ em Việt Nam
Mới đây, trong chiều hướng thăm dò dư luận trong tiến trình làm biến mất
ngôn ngữ của Việt Nam, một (1) quả ''bom bẩn'' (a dirty bomb) đã được
tung ra. Đó là Dự Án Cải Cách Tiếng Việt của Bùi Hiền. Ông Bùi Hiền,
được xưng tụng có học vị Tiến Sĩ. Theo chính ông TS Hiền, Dự án đã được
ông nghiên cứu kỹ trong 22 năm. Xin mở 1 dấu ngoặc để nói về học vị TS ở
VNCS: ai cũng có quyền ''đeo'' học vị TS mà không cần học hành, khảo
cứu cho mất công (có lẽ VN CS là nước duy nhất trên thế giới có bằng TS
mà không cần đi học). Ngay cả ông TBT Trọng Lú là 1 TS tốt nghiệp 1
ngành hơi lạ tai: ngành Xây Dựng Đảng (?), hay ông Chủ Tịch nước Trần
Đại Quang ''đeo'' bằng TS từ lúc làm Đại Tướng, Bộ Trưởng Bộ Công An;
các quan chức trong Bộ Chánh Trị đều có học vị TS, ngoại trừ Bà Tòng Thị
Phóng, người thiểu số, chỉ có bằng Cao Học. Chúng ta nghi ngờ các bằng
TS này kể cả bằng TS của Ông Bùi Hiền.
Trở lại với Dự Án Cải Tổ Tiếng Việt của ông Bùi Hiền, được in thành sách dầy hơn 2000 trang.
Trong Dự Án, Ông Bùi Hiền đề nghị:
- Bỏ chữ Đ trong mẫu tự
- Bổ xung thêm một số chữ cái có gốc Latinh như W, F, J, Z
- Thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có như sau: C= Ch, Tr; D=
Đ; G= Gh; F= Ph; K=C,Q,K; G- Ng, Ngh; R=R; S=S; X=Kh; W= Th; W=Th; Z=
d,gi,r.
*
Theo ông TS Bùi Hiền, chữ nghĩa mới chỉ cần học 1 ngày là thông suốt ngay.
Nếu viết theo phương pháp của ông Bùi Hiền thì tiếng Việt tương lai sẽ được viết như sau, xin mời bạn đọc xem:
Tùy bạn đọc phê phán sau khi ''cố gắng'' đọc chữ Việt cải cách của Ông GS TS Bùi Hiền (nguồn Internet).
Tiến sĩ (?) Bùi Hiền (nguồn Internet )
Các phản hồi chống đối Dự Án Tiếng Việt Cải Cách ''nổ'' ra rầm rộ, từ
mọi nơi trên thế giới, không chỉ ở VN. Thấy phản ứng bất lợi, CSVN, qua
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã ra thông cáo không chấp nhận Dự Án này của Ông
TS Bùi Hiền.
Dư luận chắc chắn rằng:
* Nếu Dự Án đem ra áp dụng, toàn dân -trong một sớm một chiều- sẽ trở thành mù chữ hết, phải đi học lại.
* Các tác phẩm văn chương khoa học... sáng tác từ khi có tiếng Việt, sẽ bị vất đi hết.
* Các văn thư, công văn của các cơ quan công quyền sẽ phải được viết lại theo tiếng Việt cải cách của ông TS Bùi Hiền.
Nhưng hậu quả thâm độc là một ''mảng'' lớn, rất lớn của Văn Hóa của dân
Việt sẽ bị khai tử. Đó là một bước lớn của tiến trình biến người Việt
thành người Hán.
Hai mươi hai (22) năm nghiên cứu để rồi cho ra đời ''một quái thai''
không giống ai. Quả là ''trái núi đẻ ra con chuột (la montagne accouche
d'une souris)'', 1 con chuột chù hôi hám.
Người ta tự hỏi ai đứng đằng sau quả bom bẩn (dirty bomb) này? Hỏi tức là trả lời.
Thay lời kết.
Trong suốt chiều dài hơn 4000 năm của lịch sử dân tộc, chưa bao giờ dân
Việt lại phải đối diện với nỗi nguy mất nước, tuyệt chủng, như hiện nay.
Trong tiến trình mất quê hương vào tay ngoại bang, chưa bao giờ dân
Việt lại phải đương đầu với nhiều Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... như
tình thế hiện nay. Hàng ngàn, hàng vạn, vạn Trần Ích Tắc, Lê Chiêu
Thống... của thời đại này, những tên phản bội CSVN đang tiếp tay dâng
hiến đất nước cho một kẻ thù truyền kiếp, vô cùng nham hiểm, độc ác.
CSVN đang ''nối giáo cho giặc'' tiêu diệt dân Việt, tiêu diệt nền văn
hóa cổ truyền ngàn đời của dân tộc để dân Việt mau chóng biến thành
người Hán, quê hương mau chóng biến mất trên bản đồ thế giới. Chiến
tranh diệt chủng, thay đổi văn hóa, thay đổi chữ nghĩa văn tự... là
những bước đưa dân tộc vào con đường diệt vong.
Quê hương đã mất hoàn toàn vào tay Người Cộng Sản ngày 30 tháng 4 năm
1975. Người Việt tự do phải bỏ nước ra đi bất chấp những hiểm nguy chết
người trên đường vượt biên, vượt biển. Họ đang sống tại hàng trăm quốc
gia thuộc thế giới tự do. Nay quê hương sắp trở thành một phần đất của
ngoại bang với sự tiếp tay của Người Cộng Sản Việt Nam. Số phận của
chúng ta là số phận của những kẻ mất quê hương như người Arméniens,
người Kurdes... lang thang khắp nơi trên quả địa cầu, lòng không ngớt
tưởng nhớ về một quê hương đã mất.
Con chim, trước khi chết, hót lên những tiếng hót bi thương, ai oán.
Người Việt, tại khắp mọi nơi trên thế giới, chỉ còn biết nuốt lệ đau
thương khi nghĩ đến quê hương đã mất, nay đã ''ngàn trùng xa cách''.
Trần Gia Phụng (Danlambao)
- Chiều Thứ Ba 27-3-2018, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị
viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng
Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall Toronto
ngày Thứ Bảy 28-4-2018 nhân dịp Tưởng niệm Quốc hận 30-04 từ năm nay.
Đề nghị nầy do Thị trưởng John Tory cùng nghị viên Chin Lee đưa ra, đáp
ứng nguyện vọng của đại đa số người Việt tỵ nạn cộng sản chẳng những ở
Toronto, mà cả trên toàn Canada và trên toàn thế giới, vì lá cờ nầy là
di sản tinh thần thiêng liêng và là biểu tượng của người Việt tỵ nạn
cộng sản hải ngoại sau năm 1975.
Xin kính mời quý vị đồng hương tham dự đông đảo LỄ CHÀO CỜ VIỆT NAM CỘNG
HÒA tại CITY HALL Toronto trong lễ Tưởng niệm Quốc hận vào lúc 12 giờ
trưa ngày THỨ BẢY 28-4-2018. Nhân dịp nầy, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại
nguồn gốc lá cờ Việt Nam Cộng Hòa tức CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ.
*
Xin bắt đầu từ năm 1945 là cột mốc quan trọng xoay chiều lịch sử Việt
Nam. Vào năm nầy, trên thế giới, thế chiến thứ hai đi vào tàn cuộc. Đức
thất bại ở Âu Châu và đầu hàng vào tháng 5-1945, trong khi Nhật vẫn còn
chiến đấu ở Á Châu.
Riêng tại Việt Nam, Nhật Bản mở cuộc hành quân Meigo ngày 9-3-1945, đảo
chánh Pháp tại Đông Dương. Nhật tuyên bố trao trảo độc lập lại cho Việt
Nam. Vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) công bố bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ngày
11-3-1945. Nhà vua mời học giả Trần Trọng Kim lập chính phủ. Chính phủ
Trần Trọng Kim chính thức ra mắt ngày 17-4-1945, gồm các bộ theo lối Tây
phương, nhưng đặc biệt không có bộ Binh, hay bộ Quốc phòng hay bộ An
ninh.
Một trong những việc làm đầu tiên của chính phủ Trần Trọng Kim là chọn
quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ theo hình quẻ “ly”, một trong tám
quẻ của bát quái. Quẻ “ly” gồm ba sọc song song, trong đó hai sọc ngoài
(ở hai bên) là hai sọc thẳng, còn sọc ở giữa cách khoảng với nhau.
Sau khi Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima (6-8-1945) và
Nagasaki (9-8-1945), Nhật Bản đầu hàng ngày 14-8-1945. Quân đội Nhật tại
Đông Dương phải hạ khí giới và rút vào trong các đồn bót của mình để
chờ quân đội Đồng minh đến giải giới.
Trong khi đó, chính phủ Trần Trọng Kim không có bộ Binh hay bộ Quốc
phòng để giữ gìn trật tự an ninh. Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh
(VM), lúc đó gồm khoảng 5,000 đảng viên, (Philippe Devillers, Histoire
du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris Éditions du Seuil, 1952, tr. 182) liền
lợi dụng cơ hội thuận tiện, nổi lên cướp chính quyền ở Hà Nội và đánh
điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.
Vua Bảo Đại được đại sứ Nhật ở Huế hứa giúp đỡ, dùng lực lượng Nhật còn
lại ở Đông Dương, để dẹp tan VM, nhưng lo ngại nội chiến xảy ra, người
ngoài sẽ lợi dụng, nên nhà vua không chấp nhận đề nghị của đại sứ Nhật,
mà đồng ý thoái vị ngày 25-8-1945.
Lúc đó vua Bảo Đại cũng như đa số dân chúng Việt Nam chưa biết Hồ Chí
Minh là cộng sản, và nếu có biết, cũng chưa hiểu bản chất của đảng Cộng
Sản. Hồ Chí Minh ra mắt chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
ngày 2-9-1945, gồm đa số là đảng viên cộng sản. Chính phủ nầy chọn Cờ đỏ
sao vàng là cờ của mặt trận Việt Minh làm quốc kỳ.
Khi nắm được quyền lực, Hồ Chí Minh, Mặt trận VM và đảng Cộng Sản Đông
Dương (CSĐD) gia tăng việc khủng bố, giết hại, thủ tiêu hàng trăm ngàn
người không đồng chính kiến ở tất cả các cấp, từ trung ương xuống tới
địa phương, làng xã trên toàn cõi Việt Nam. Làm như thế, Việt Minh gọi
là giết tiềm lực, nghĩa là giết tất cả những thành phần có tiềm năng gây
nguy hiểm cho Việt Minh về sau.
Trong khi đó, thi hành tối hậu thư Potsdam ngày 26-7-1945, Trung Hoa và
Anh dẫn quân vào giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương. Trung Hoa (lúc đó
do Quốc Dân Đảng cầm quyền) giải giới ở phía bắc vĩ tuyến 16 và Anh
giải giới ở nam vĩ tuyến 16 (ngang Tam Kỳ, Quảng Nam).
Khi quân Trung Hoa vào Việt Nam, các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng
(Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) lâu nay ở
Trung Hoa, cũng về theo. Tại miền Nam, khi quân Anh đến Sài Gòn, quân
Pháp cũng đi theo, tái chiếm miền Nam và kiếm cách tiến quân ra Bắc.
Lúc đó, Hồ Chí Minh và VM rất bối rối, vì phải đối phó với nhiều thế lực
cùng một lúc: Quân Pháp, quân Trung Hoa (Quốc Dân Đảng), Việt Quốc,
Việt Cách. Hồ Chí Minh nhượng bộ, tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản Đông
Dương ngày 11-11-1945 (thực tế là lui vào hoạt động bí mật), thành lập
chính phủ Liên hiệp ngày 1-1-1946, tổ chức tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt
Nam ngày 6-1-1946, tức giả vờ hòa giải hòa hợp nhằm yên lòng những đảng
phái theo chủ nghĩa dân tộc.
Mặt khác, để rảnh tay đối phó với tất cả những thành phần đối lập không
cộng sản ở trong nước, Hồ Chí Minh và VM liền ký thỏa ước Sơ bộ ngày
6-3-1946 với Pháp, chính thức hợp thức hóa sự hiện diện quân đội Pháp ở
Việt Nam.
Không thể để bị tiêu diệt mãi, vì nhu cầu sinh tồn, những người theo
khuynh hướng chính trị dân tộc không cộng sản quy tụ chung quanh cựu
hoàng Bảo Đại, và chẳng đặng đừng tạm thời liên kết với Pháp chống lại
VM cộng sản. Năm 1948, đại diện ba miền đất nước cùng về Sài Gòn thành
lập Chính phủ Lâm thời Trung ương Việt Nam ngày 23-5-1948 do ông Nguyễn
Văn Xuân làm thủ tướng. Chính phủ chính thức ra mắt ngày 1-6-1948.
Khi đó có năm mẩu cờ được đề nghị để chọn làm quốc kỳ, gồm có ba lá cờ
do uỷ ban đại diện ba miền Bắc, Trung và Nam phần đưa ra, và hai lá cờ
do đại diện Phật giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài đề nghị. Cuối cùng lá cờ do
đại diện miền Nam đề nghị được chấp thuận vì có ý nghĩa nhất, lại đơn
giản, không phức tạp.
Ngày 2-6-1948, thủ tướng Xuân công bố lá quốc kỳ mới hình chữ nhật,
chiều ngang bằng hai phần ba chiều dài, nền vàng giống như cờ của Trần
Trọng Kim, nhưng thay vì quẻ ly, nay đổi lại ba sọc đỏ bằng nhau và cách
đều nhau chạy dài theo chiều ngang của lá cờ.
Ý nghĩa thứ nhất là ba sọc ngang của lá cờ tượng trưng cho sự thống nhất
ba miền lãnh thổ Bắc, Trung, và Nam phần của đất nước, trên nền vàng
tượng trưng nền tảng của quốc gia Việt Nam. Nếu lá cờ năm 1945 của Trần
Trọng Kim thừa tiếp lá cờ long tinh có từ thời vua Khải Định (trị vì
1916-1925), thì lá cờ hình thành năm 1948 lại thừa tiếp truyền thống lá
cờ của Trần Trọng Kim, về hình thức, màu sắc, và cả về lý tưởng chính
trị, đó là lý tưởng quốc gia, đối nghịch hẳn với cờ đỏ sao vàng của Hồ
Chí Minh.
Ý nghĩa thứ hai, lá cờ nầy tượng trưng cho khuynh hướng chính trị mới
lúc đó (1948) ở khắp Bắc, Trung và Nam Việt Nam. Đó là khuynh hướng
chính trị dân tộc độc lập, chống lại sự đô hộ của Pháp, nhưng ở thế
chẳng đặng đừng phải liên kết với Pháp, để chống Việt Minh cộng sản.
Việt Minh cộng sản nguy hiểm trực tiếp hơn là thực dân Pháp. Khuynh
hướng nầy càng rõ nét khi cựu hoàng Bảo Đại ký hiệp định Élysée ngày
8-3-1949 với tổng thống Pháp là Vincent Auriol, thành lập chính thể Quốc
Gia Việt Nam do ông làm quốc trưởng. Hiệp định Élysée chính thức giải
kết hiệp ước bảo hộ năm 1884 và trao trả độc lập lại cho Việt Nam.
Ý nghĩa thứ ba là tính tự do dân chủ của chính thể mà lá cờ tượng trưng.
Ngay từ đầu, chính phủ Nguyễn Văn Xuân đã trưng cầu ý dân về hình thức
lá cờ. Khi đó có năm mẩu cờ được đề nghị để chọn làm quốc kỳ (đã viết ở
trên). Sau đó, đại diện dân chúng tự do chọn lựa một trong các mẩu vẽ,
chứ không phải là lấy lá cờ của một tập đoàn thiểu số rồi áp đặt trên ý
dân như cờ đỏ của cộng sản. Cuối cùng lá cờ do đại diện miền Nam đề nghị
được chấp thuận vì có ý nghĩa nhất, lại không phức tạp.
Vận mệnh của CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ thăng trầm theo vận mệnh của đất nước.
Sau chính phủ Lâm thời Trung ương Việt Nam do ông Nguyễn Văn Xuân làm
thủ tướng, chính phủ Quốc Gia Việt Nam tiếp tục chọn lá Cờ vàng Ba sọc
đỏ làm quốc kỳ. Lá Cờ vàng tung bay trên toàn lãnh thổ Quốc Gia Việt
Nam, từ Nam Quan xuống tới Ca Mau.
Khi Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh ngày 7-7-1954, nước Việt Nam bị
chia hai do hiệp định Genève ngày 20-7-1954. Thủ tướng Ngô Đình Diệm ổn
định tình hình miền Nam Việt Nam, tổ chức trưng cầu dân ý ngày
23-10-1955, thiết lập chế độ Việt Nam Cộng Hòa do ông làm tổng thống.
Quốc hội lập hiến được bầu ngày 4-3-1956. Trong khi xây dựng hiến pháp,
quốc hội cũng đã bàn chuyện tuyển chọn quốc kỳ và quốc ca, nhưng chưa có
mẫu vẽ quốc kỳ mới nào ưng ý hơn, nên ngày 31-7-1956, Quốc hội ra quyết
nghị hoãn bàn, và vẫn giữ quốc kỳ như cũ. (Đoàn Thêm, 1945-1964 Việc
từng ngày, California: Xuân Thu tái bản không đề năm, tr. 200.)
Sau đó Quốc hội mở cuộc thi vẽ quốc kỳ mới trên toàn miền Nam. Có tất cả
350 mẩu cờ và 50 bài nhạc được đề nghị. Ngày 17-10-1956, Quốc hội lập
hiến một lần nữa ra tuyên bố không chọn được mẩu quốc kỳ và bài hát nào
hay đẹp và ý nghĩa hơn, nên quyết định giữ nguyên màu cờ và quốc ca cũ
làm biểu tượng quốc gia. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 203.)
Như thế, LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ đã được chọn lựa qua nhiều đề nghị, nhiều
thảo luận, nhiều ý kiến, nhiều thử thách, chứng tỏ lá cờ nầy mang đầy đủ
ý nghĩa nhất để tượng trưng cho chế độ tự do dân chủ trên quê hương của
chúng ta.
Năm 1975, sau khi cộng sản tạm thời cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, nhiều
người bỏ nước ra đi. Những người may mắn đến được bế bờ tự do, xây
dựng cuộc sống mới. Họ mang theo trong tim mình toàn bộ hình ảnh quê
hương, gia đình, bạn bè, và đặc biệt hình ảnh tượng trưng cho chế độ dân
chủ tự do, dù chế độ đó chưa được hoàn thiện: đó là LÁ CỜ VÀNG BA SỌC
ĐỎ của Quốc Gia Việt Nam, rồi sau đó của Việt Nam Cộng Hòa.
Khi ra nước ngoài, người Việt tiếp tục giữ gìn biểu tượng thiêng liêng
của tổ quốc. Trong tất cả các buổi sinh hoạt đều có lễ chào cờ địa
phương và chào Cờ vàng Ba sọc đỏ. Từ đó Cờ vàng Ba sọc đỏ trở thành biểu
tượng của người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại. Rõ nét nhất là mỗi
lần sinh hoạt cộng đồng hay hội họp ở đâu, Ban tổ chức chỉ cần treo một
lá cờ VÀNG BA SỌC ĐỎ là người Việt biết địa điểm và tìm đến tham dự.
Cộng đồng người Việt dần dần lớn mạnh và tạo thành một thế lực cử tri
quan trọng. Nhiều tiểu bang, nhiều thành phố ở Hoa Kỳ chính thức thừa
nhận LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ là BIỂU TƯỢNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN
CỘNG SẢN.
Hiện nay, ở hải ngoại, lá cờ của nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ được
treo tại các tòa đại sứ và các tòa lãnh sự của cộng sản mà thôi. Ở bên
ngoài các cơ sở ngoại giao cộng sản, hoàn toàn không có bóng dáng lá cờ
cộng sản.
Trong khi đó, CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ, tuy tạm thời không còn chính phủ, lại
tung bay rợp trời ở khắp nơi trên thế giới, vòng quanh quả đất. Dầu phải
bôn ba khắp bốn phương trời và không bị ai thúc đẩy hay bắt buộc, đâu
đâu người Việt Nam ở hải ngoại cũng tự động giương cao LÁ CỜ VÀNG BA SỌC
ĐỎ. Hành động tự động đồng bộ của người Việt khắp trên thế giới chứng
tỏ LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ là lá cờ của lòng người, sáng ngời CHÍNH NGHĨA,
đời đời bất diệt.
Xin kính mời đồng hương Toronto và vùng phụ cần đến tham dự đông đảo lễ
chào cờ Việt Nam Cộng Hòa vào lúc 12 giờ trưa Thứ Bảy 28-4-2018 tại CITY
HALL Toronto trong buổi Tưởng niệm Quốc hận năm nay.
Dời
ơi, việt cộng cứ tức điên lên được khi cờ vàng ba sọc đỏ của VNCH ngạo
nghễ tung bay khắp nơi trên thế giới, VNCH chưa chết mà chúng nó sợ cứ
muốn chôn đi, bởi ám ảnh sự bùng phát trổi dậy của Dan chủ Tự do và Nhân
quyền; còn mác lê cs đã chết từ hồi việt cộng lúp xúp chạy theo KTthi
trường mà nó cứ hà hơi tiếp sức vô vọng. Thời của sản còn bao lâu. Hoan
nghênh Quân Dân Cán Chính VNCH khắp năm châu.
Hôm nay bà không khoẻ hay không được vui vì mọi hôm bà thường
khẽ mở mắt, cố gắng bật lên lời chào: "Về nhá!". Bà yên
lặng. Trí óc Bà đang bay bổng vào nơi nào đấy, không còn nhận
thấy sự hiện hữu của ông trong phòng.
Ông bước ra cầu thang máy, bấm mã số để xuống tầng dưới nhà.
Ra vào khu nhà dưỡng lão, hay lên xuống cầu thang máy, người ta
phải biết xử dụng mã số, tránh người bệnh già đi lang thang
vào các nơi mà y tá chịu trách nhiệm không thể nào tìm ra.
Nhà dưỡng lão có hai tầng. Mỗi tầng đều có nhà ăn riêng, rộng
rãi, lịch sự. Chỉ người già còn khả năng tự đi hay lăn xe
đến, tự chọn và thưởng thức món ăn. Còn những người yếu hơn, y
tá sẽ đem đến từng phòng. Mỗi người già có phòng riêng với
một nhà tắm rộng để nhân viên hàng ngày có thể đem máy tắm
vào. Tắm và mát xa là điều rất cần cho người già ít còn khả
năng di chuyển vì hệ tuần hoàn yếu và da đã bị lão hóa, máu
đưa dưỡng chất để da hấp thụ ngày càng kém.
Trời đã xâm xẩm tối khi ông bước ra ngoài. Giáng sinh đúng vào
mùa hè ở Úc, nóng và khô nên đi bộ về nhà không khổ cực lắm,
chỉ khoảng dăm phút. Mùa đông gió rét và ẩm ướt khiến không
ai muốn đi ra ngoài trời.
Vài năm trước, ông đã lái xe tông vào một gốc cây khiến hai vợ
chồng đều bị đưa vào bệnh viện. Cảnh sát tiểu bang đã thu hồi
bằng lái của ông già. Mất một niềm vui tự do lái xe đi nơi
này, nơi kia, ông chỉ dựa vào vài người bạn còn lái được xe
hay chuyên chở công cộng, và đi bộ.
Mùa hè, trời tối, làn không khí mát đang len vào thay cái nóng
khô rát của buổi chiều. Chỉ còn một mình, thui thủi bước
trong bóng tối trở về nhà, một cảm giác lạnh lẽo của cô đơn
như mọi ngày qua lại ập đến bên ông.
Hai vợ chồng được chính phủ Úc cấp một căn nhà nhỏ, khang
trang, mới được xây cất. Hai ông bà cùng trải qua năm tháng sống
gần nhau trong căn nhà. Mỗi lần đi đâu về nhà, ông vẫn quen nghe
tiếng chân bà chậm rãi bước ra cửa, tiếng bà cất lên: "Toa về
đấy à?". Bây giờ chỉ bóng tối, sự yên lặng lạnh lùng chờ đợi
đón ông về nhà.
Khi bà sớm bắt đầu hội chứng mất trí nhớ, ông vẫn giữ ở nhà
để chăm sóc. Cách đây nhiều tháng bà bị té nặng, sau đó không
còn khả năng tự ăn uống hay vệ sinh cá nhân... Ông cũng nhận ra
ở tuổi quá 80, ông không còn khả năng chăm sóc được ai nữa,
buộc lòng phải đưa bà vào khu dưỡng lão.
Mỗi chiều vào khu dưỡng lão thăm vợ, không phải để "rửa rội"
như ông đùa. Ông muốn thăm vợ để gần gũi với hình bóng đã gắn
bó với ông hầu như cả cuộc đời, để đút bà ăn, để có người
nghe chuyện mình kể. Mặc dù ông không biết bà có hiểu gì không
vì bà thường chỉ trả lời lại bằng một điệp khúc rất đơn
giản: "Thế à...".
Càng lớn tuổi người ta lại sống gần với kỷ niệm. Già dễ quên
chuyện mới xẩy ra nhưng lại nhớ chuyện thời trẻ, thời niên
thiếu và luôn cần người để nghe mình kể chuyện. Cuộc đời của
ông quá nhiều chuyện phong phú để kể, nó gắn liền với tình
yêu, với quê hương, với dân tộc. Tối nay cũng như những tối
khác, từng bước chân âm thầm để trực giác tự hướng về căn nhà
nhỏ, trí nhớ ông như cuốn phim đang chậm rãi quay lại những
chuyện "không bao giờ quên"...
2. Tổ quốc-Danh dự-Trách nhiệm:
Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh(*)
Đã chắc rằng ai nhục ai vinh,
Mấy kẻ biết anh hang khi vị ngộ.
(Nguyễn Công Trứ )
Cambodia, mùa hè 1972,
Buổi sáng sớm, sương mù vẫn còn trãi dài trên khu rừng cao su
Mimot, Nam Kratie, Cambodia. Núi rừng bao la luôn là nơi ẩn náu
lý tưởng của mọi loài động vật. Dưới các tàng cây rậm rạp,
các lán trại lẩn khuất trên một diện tích khá rộn khiến trực
thăng dù bay sát ngọn cây cũng không nhìn ra. Đấy là binh trạm
nơi trú quân của bộ đội Cộng sản Bắc Việt. Nơi đây cũng là
trại giam quân nhân VNCH, tù nhân thuộc mặt trận phía Đông. Họ
bị bắt ở vùng Lộc Ninh, An Lộc trong trận chiến “Mùa Hè Đỏ
Lửa” tháng tư 1972.
Trong không gian yên tĩnh bỗng vang lên tiếng kẻng báo động tập
họp. Các tù nhân bị bộ đội Bắc Việt cầm súng, quát nạt, lùa
vào khu đất trước nhà ăn. Các người tù bị ra lệnh xếp ngồi
xổm và nghiêm trên mặt đất. Sau những tiếng ồn ào, tất cả yên
lặng. Các người tù không dám nói gì, chỉ trao đổi với nhau
bằng ánh mắt: "Chuyện gì đây? Bọn chúng tỏ vẻ sắt máu như
chuẩn bị giết ai!".
Chỉ Huy trại giam vóc dáng nhỏ bé, bước ra trước toán bộ đội
đang đứng thẳng với các nét mặt cứng và lạnh lùng như bọn
người máy, ông ta lên giọng kiểu cách như các lần rao giảng
chính trị:
- Các anh bị bắt vào đây, Đảng và Nhà nước đã có chính sách
khoan hồng, đối xử nhân đạo, cho các anh ăn uống đầy đủ, học
tập cải tạo tư tưởng… Các anh phải hiểu rõ luật lệ của trại,
chấp hành nghiêm chỉnh. Nhưng… Nhưng vẫn có người ngoan cố, lợi
dụng sự lơ là, tự do của trại giam đã trốn khỏi trại. Trại
giam quân Giải phóng, một con cá, một con tôm chưa thoát khỏi
lưới huống hồ một tù nhân. Chỉ vài tiếng đồng hồ thoát khỏi,
kẻ trốn trại đã bị toán truy đuổi bắt lại và anh ta đang
đứng kia…
Chỉ Huy trại giam đưa tay về phía người tù vừa trốn trại. Cả
đám tù nhân quay đầu nhìn về phía sau. Ánh sáng buổi sớm mai
soi rõ bóng dáng cao của một người tù đứng dưới một gốc cây.
Cổ, tay, chân của ông đều bị xiềng bằng dây xích. Đứng áp bên
cạnh hai bộ đội cầm súng. Cả đám tù nhân sửng sốt, không
ngừng được:
- Anh Dương đã bị bắt lại đêm qua. Có thể anh ta bị xử bắn ngay
tại chỗ nhưng Đảng và Nhà nước ta rất dân chủ. Kẻ có tội
được đưa ra trước các anh và được xét xử công khai. Các anh
được cho phép phát biểu ý kiến... Chúng tôi phải xử tội anh
Dương như thế nào?
Ông Dương đang đứng thẳng trong bộ quần áo đầy bùn đất, trước
các đồng ngũ VNCH, đã bị quân Bắc Việt bắt trong trận Lộc Ninh
vào mùa hè đỏ lửa 1972. Mặc cho phiên toà bỏ túi đang diễn
ra, trí nhớ của ông quay lại. Không phải quay lại những thước
phim êm ả mà nó giận dữ, cuồng nộ như xích sắt của những chiếc
thiết giáp bám đầy bùn đang xoay tròn trên mặt đất... Đấy là
quang cảnh khói lửa mịt mù của ngày 4 tháng tư 1972, ông còn
là Thiết đoàn trưởng Thiết đoàn 1 quân lực VNCH, đang đóng tại
đồi Lộc Tấn, tiền đồn bảo vệ Lộc Ninh...
Rất nhiều bài viết về trận đánh Lộc Ninh, bắt đầu từ 4/4/1975
đến 7/4/1975. Nhiều người có chuyên môn quân sự ở đủ mọi phía,
phân tích theo cách nhìn riêng từng cá nhân, về sự thất bại
của quân đội VNCH, đã không bảo vệ được quận lỵ nhỏ ở cuối
cùng đường mòn HCM. Nhưng đơn giản, dễ hiểu cho người không cần
đến kiến thức quân sự, hãy nghĩ đến truyện phim hình sự rất
đơn giản:
Người chủ nhà trở về, mở cửa bước vào nhà. Một kẻ vô lại,
chuyên nghề trộm cướp, đã lên kế hoạch, chờ sẵn trong bóng tối
với vũ khí. Hoàn toàn bất ngờ, hay lắm người chủ nhà chỉ
tránh sao cho cú đập trí mạng không làm mình gục ngã hoàn
toàn. Lộc Ninh là cú đập trí mạng mà BCT đảng CSVN cùng Võ
Nguyên Giáp… đã bàn thảo, lên kế hoạch vô cùng tỉ mỉ, đưa vào
chiến trường các nhân vật chủ chốt như Phạm Hùng, Ủy viên BCT,
tướng Hoàng Văn Thái, tướng Trần Văn Trà... cùng hàng ngàn
quân thuộc Công trường 9 quân Bắc Việt. Các võ khí hiện đại
nhất của Liên Xô và Trung cộng như đạ̣i pháo 130 ly, dàn phóng
hoả tiển 122 ly, súng chống tăng B40, B41, và lần đầu tiên quân
Bắc Việt đã đưa vào chiến trường hàng trăm các chiến xa T54,
PT76... Áp dụng chiến thuật "công đồn, đả viện", quân Bắc Việt
đánh mạnh vào Lộc Ninh. Hàng vạn quân Bắc Việt cũng đã bố
trí dầy đặc súng phòng không, súng chống tăng... ở các đường
cứu viện từ Lộc Tấn, An Lộc,… lên Lộc Ninh.
Sau khi hay tin chi đoàn 3/1 thiết giáp bị phục kích trên đường
tiếp viện Lộc Ninh, Trung tá Dương chỉ huy chi đoàn 2/1 còn lại
của Thiết đoàn 1, kéo từ Lộc Tấn lên tiếp cứu. Dù tránh
được ổ phục kích, nhưng khi giao tranh dữ dội trong rừng cao su,
xe tăng chỉ huy của ông bị bắn cháy. Thoát hiểm nhờ đồng đội
cứu, trung tá Dương chỉ còn hai chiếc xe tăng M41 lê lết về Lộc
Ninh.
Lộc Ninh đã thất thủ. Chỉ huy Chiến đoàn 9/Sư đoàn 5 quân đội
VNCH, đại tá Nguyễn Công Vĩnh bị bắt. Trung tá Dương và đồng
đội còn lại, tuy mở đường máu thoát vào rừng nhưng cuối cùng
cũng chung số phận vào ngày hôm sau 7/4/1972. Khi bị trói tay,
không nhìn đến kẻ địch đang quát tháo, hạch hỏi, ông chỉ đưa
mắt đã khô rát nhìn lên trời. Có ai hiểu sự đau đớn khi chỉ
vừa nắm chỉ huy thiết đoàn vỏn vẹn 21 ngày, thiết đoàn đã tan
tác, bao nhiêu sinh mạng chiến sĩ đã hy sinh, bao nhiêu gia đình
với những người vợ, người con đã mất mát, không còn nhìn thấy
mặt chồng, mặt cha? Ai hiểu cảm giác người chiến sĩ kỵ binh
khi chiến xa mình bị bắn cháy, như người kỵ mã vuốt nhẹ đầu
con ngựa mình yêu quí đã bị gẫy chân?
Theo đúng chỉ thị từ TW đảng CS, mọi quân nhân VNCH bị bắt trong
trận Lộc Ninh bị đưa về giam ở rừng cao su Mimot, Cambodia. Trại
giam có khoảng 5 láng, chia ra láng cấp tá, láng cấp úy... Tất
cả tù "quân nhân Ngụy Quyền Miền Đông" được đối xử rất tử tế
so với tù cải tạo của quân cán chính miền Nam VN sau 30/4/1975.
Lý do dễ hiểu vào năm 1972, đảng CSVN rất cần món hàng tù
binh… Rất cần để mặc cả trên bàn "đàm phán hoà bình" đang
diễn ra ở Paris.
Chỉ có một điều không đúng bài bản đảng đưa ra trong chiến
cuộc khủng khiếp "Mùa hè đỏ lửa" là trận An Lộc. Quyết chiếm
thị trấn hiền lành, nhỏ bé An Lộc bằng mọi giá để làm lễ
ra mắt chính quyền do đảng chỉ định: "Mặt Trận Giải Phóng
Miền Nam". Một cố gắng tô son điểm phấn cho bên của mình tại
hoà đàm: "Chẳng lẽ Mặt trận không làm chủ được một thành phố
Miền Nam nào? Thế có được bao nhiêu dân miền Nam thuộc phe
mình?". Hy sinh hàng ngàn sinh mạng các bộ đội trai trẻ miền
Bắc vào lò lửa chiến tranh, Cộng sản vẫn không làm sao chiếm
được An Lộc. Một thành phố đang an bình bổng trở thành địa
ngục, chỉ còn các căn nhà đổ nát, xác người và máu. Thằng
chuyên vừa ăn cướp, vừa la làng đã lộ rõ mặt chuột để đấu tay
đôi với chủ nhà ở phòng khách giữa ban ngày ban mặt. Nhìn rõ
mục tiêu của thằng vô lại, người chủ nhà không còn bị động,
mọi việc đã hoàn toàn khác. Không chiếm được An lộc là một
thất bại vô cùng ê chề, nhục nhã của Cộng sản Bắc Việt trong
cuộc chiến "Mùa hè đỏ lửa 1972".
Trong trại giam có tổng số khoảng 300 tù nhân thuộc quân đội
VNCH. Tất cả trong trạng thái bồn chồn, lo lắng, ngồi nghe chỉ
huy trại giam kể tội chiến hữu của mình. Họ lo ngại đưa mắt
nhìn lẫn nhau, như trao đổi: "Chắc ông ấy bị xử bắn để răn đe
mọi người". Không sợ hãi, một người tù mạnh bạo đứng phắt
lên, dõng dạc:
Những cửa sắt các toa tàu đóng lại, các tiếng vang rền của
các thanh sắt va chạm mạnh, liên tục nối tiếp nhau. Đoàn tàu
sắt rùng mình từ từ chuyển mình. Đấy là chuyến tàu đặc
biệt, không có một toa hành khách nào chỉ là các toa tàu chở
hàng kín mít, mỗi toa chỉ có một lổ thông gió nhỏ. Theo lệnh
Trung Ương đảng CSVN, đây là chuyến tàu đầu tiên đưa ra Bắc những
tù nhân đã có chức vụ trong chính quyền Miền Nam và đang "học
tập cải tạo".
Sau ngày 30/4/1975, qua nhiều tháng bị giam và lao động tại trại
Suối Máu, ông và bạn tù đã được lệnh chuyển trại. Họ được
đưa lên xe bít bùng từ trại giam về lại Sài Gòn. Trở về Sài Gòn
trong xe tù, ông đưa mắt nhìn cảnh vật quen thuộc mình đã sống
và không khỏi ngậm ngùi. Ông trở về Sài Gòn, rất gần gia đình
nhưng cũng như xa cách nghìn trùng. Gia đình các tù nhân không
hề hay biết việc di chuyển tù và không ai biết sẽ bị đưa đi
đâu? Trước mắt là sông Sài Gòn quen thuộc đấy nhưng trong lòng
các người tù như quặn đau. Phía trước thật mờ mịt, thật u ám,
một chia ly như một hứa hẹn mãi mãi xa cách.
Xe tù ngừng ở Tân Cảng. Trời chưa sáng nhưng đèn ở bến cảng
sáng choang soi rõ một con tàu đã neo sẵn chờ bốc "hàng": tàu
Sông Hương. Các người tù được lệnh xuống xe, ôm trong lòng túi
đồ cá nhân. Tất cả được lệnh ngồi xuống đất theo tư thế ngồi
nghiêm. Họ lặng lẽ nhưng những ánh mắt câm nín nhìn nhau đã
nói lên tất cả cùng một tâm trạng của người tù: "Em và các
con... Lúc này, em và các con chắc đang ngủ say. Đâu có biết
rằng anh đang ngồi đây, gần nhà chúng ta lắm. Gần lắm nhưng mà
sao lại thấy xa vời vợi và sẽ còn xa nữa... có thể là xa mãi
mãi. Các anh như đang đi vào nơi gió cát, trên chiếc tàu hướng
về một nơi vô định...!".
Có lệnh lên tàu. Từng người tù hốc hác lầm lũi theo hàng một
nối nhau bước lên cầu tàu. Gọi là "cầu tàu" cho ra vẻ, thực
sự chỉ là mấy tấm ván chông chênh, không thành vịn, người tù
nào không cẩn thận sẽ té nhào. Trước khi đứng dậy bước theo
các bạn tù, Ông cúi xuống, hôn và lấy tay xoa nhẹ trên mặt đất
khô cứng, sần sùi bụi cát của kho Bến Cảng: "Em và các con ở
lại... Giã biệt Sài Gòn... Giã biệt em và các con!".
Thành phố Vinh, Bến Thủy, buổi chiều tối, không gian tê tái, ảm
đạm giống như trong các chuyến tàu chở các tù nhân Do Thái đi
trại tập trung Auschwitz thời Thế chiến thứ hai. Để giữ bí mật
trong việc chuyển tù, chuyến tàu sắt đậu ở một bãi đất hoang
vắng cạnh bờ sông. Những Công An đồng phục màu "củ khoai lang"
nhưng nét mặt lạnh như thép như những hung thần lính SS Đức
Quốc Xã, tay cầm súng, sẵn sàng nổ súng bắn chết bất kỳ tù
nhân nào. Các sĩ quan Công An CS, quân hàm đỏ như máu trên cổ
áo, vừa chỉ tay, vừa hò hét ra lệnh. Tiếng còi tu huýt thi
nhau rít lên, tiếng sủa thị uy của đàn chó Berger, vang dội
trên nền các bánh xe sắt nghiến trên đường ray, tiếng cửa sắt
của toa tù đóng mạnh, các tù nhân tiều tụy, áo quần xơ xác đã
bị dồn lên hết các toa tàu. Sau khi tù nhân đã lên tàu, trước khi
đóng và khoá cửa, Công An quăng mỗi toa tù một thùng khoai lang
luộc: tiêu chuẩn ăn cầm hơi cho chuyến hành trình. Con tàu ngục
tù với các toa sơn màu xám, ken két rời kho bãi. Con tàu chạy
về trại tập trung, lò thiêu xác hay là gì khác? Không ai biết!
Nhưng chắc chắn nơi chốn tù mới sẽ nghiệt ngã hơn rất
nhiều.
Mỗi toa tàu cho tù nhân chỉ có một lỗ thông hơi, thông khí cho
khoảng 75 tù nhân trong mỗi toa. Các tù nhân thay nhau đứng trước
lỗ thông hơi thưởng thức một chút hơi gió. Có tất cả khoảng
10 toa tàu ngục tù trong chuyến ra trại giam tập trung phía Bắc
lần đầu này.
Tàu chạy thẳng không ngừng ở bất kỳ trạm nào... Các tù nhân
vẫn còn ngỡ ngàng, hoàn toàn không biết gì nơi chốn mình sẽ
đến. Một vài tù nhân thoáng nhìn qua lỗ thông hơi, thì thào:
"Tàu có lẽ đang chạy qua Thanh Hoá... Rồi Ninh Bình... Thời
tiết âm u lắm...".
Nhiều người tù có lẽ mệt mỏi, dựa vào lưng nhau hay thành tàu
nghỉ ngơi. Ông lặng lẽ nhìn qua lỗ thông hơi. Trời đã về chiều.
Đột nhiên ông bật người lên. Ánh đèn... Phải ông không nhầm, ánh
đèn của cầu Long Biên. Tuy ánh đèn nhợt nhạt hơn xưa và cầu
đã mất một nhịp, ông không bao giờ quên. Kỷ niệm thời thơ ấu
vùn vụt quay trở lại. Nơi đây ông đã lớn lên. Có những buổi
chiều ông cùng bạn bè vui đùa, cùng nhau chơi đá banh trên bãi
cát Phúc Xá, hoặc bơi lội trên sông Hồng. Những lúc nghỉ ngơi,
cả bọn cùng nhau ngồi, chia nhau vài mẩu bánh, nhìn phía cầu
Long Biên, nơi những ánh đèn xe liên tiếp chạy nối theo nhau trên
cầu. Ông thở dài. Ông đã trở lại Hà Nội. Trở lại nơi chôn dấu
bao kỷ niệm đẹp nhưng với tâm trạng thê lương của một người
tù.
Khi ông báo mọi người tàu đang chạy qua Hà Nội, nhiều người
háo hức muốn biết Hà Nội như thế nào? Có lẽ tất cả thất
vọng: "Thủ đô của kẻ chiến thắng, kẻ huyênh hoang giải phóng
không chỉ miền Nam mà cả thế giới, lại như thế này sao?". Hà
Nội không còn những cô thiếu nữ tân thời, vui tươi, tình cảm như
một thời lãng mạn xa xưa của Khái Hưng. Hoàn toàn rập khuôn
như Cộng sản Tàu, chỉ còn đây những thiếu nữ nét lầm lì,
khắc khổ, tóc thắt bím, đồng phục màu rêu bộ đội, đang lọc
cọc đạp xe trên các con đường lồi lõm. Hà Nội không còn thanh
lịch với 36 phố phường ngày xưa của Thạch Lam. Qua 30 năm, khung
cảnh Hà Nội vẫn y như thời Pháp thuộc nhưng đã lâu không được
chăm sóc, mọi thứ trở nên già nua, cũ kỹ hơn. Những căn nhà u
ám, tường vôi tróc ra nham nhở, mái nhà rêu phong, cột điện siêu
vẹo... Hà Nội đã trở thành một bà lão già ủ ê, mệt mỏi và
chán chường.
Qua Hà Nội, không khí ngột ngạt của toa tàu với quá nhiều tù
nhân khiến có người bị ngạt thở. Lan, một người bạn rất thân
thiết của ông lên cơn xuyển. Thân thể gầy yếu của Lan cong lên,
cố hớp lên ít dưỡng khí hiếm hoi trong toa tàu. Mọi người la
hét để xin cứu cấp, nhưng chỉ nhận được các báng súng đập
mạnh cùng tiếng hét lạnh lùng "Yên lặng… Làm loạn chúng tôi
bắn...". Đau đớn quá! Lan, người quân nhân đã cùng ông chia bùi
xẻ ngọt như người thân trong một gia đình khi cùng chiến đấu ở
các vùng địa đầu giới tuyến Gio Linh, Quảng Trị, Huế... đã
trút hơi thở cuối cùng. Trung tá Bùi Đình Lan, một người nho
nhã, dáng thư sinh, giỏi ngoại ngữ, đã từng làm việc trong Ủy
Ban Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến. Bây giờ ông chỉ còn một
hình hài ốm yếu nằm bất động trên sàn tàu khô khan và lạnh
lùng. Vài người tù lặng lẽ đứng nghiêm đưa tay lên chào vĩnh
biệt. Linh hồn TT Lan đã vượt ra khỏi chuyến tàu ngục tù trước
khi nó đến được ga cuối để quay trở về nhà: "Em và con thương yêu
có còn yên bình để chờ Anh, chờ Bố trở về?"
Mười năm sau này, người tù cải tạo Nguyễn Đức Dương, được tha
trở về Sài Gòn, ông tìm gặp được L, vợ Trung tá Lan, đang ở tạm
nhà người quen. Sau khi chồng bị tù tập trung, căn nhà duy nhất
của gia đình bị "cách mạng" tịch thu để cấp cho cán bộ, bà L
và bốn con bị đuổi đi vùng kinh tế mới. Sống khổ sở và lây
lất vùng đất khô cằn sỏi đá, bà L và bốn con phải phân tán,
lén lút trốn về thành phố, vô gia cư, không hộ khẩu, cũng như
không được liên lạc, không tin tức về người chồng, người cha bị
tù… Bẵng đi một thời gian sau đó, ông rất vui khi biết vợ và
bốn con của Trung tá Lan đã vượt biên và được định cư ở Mỹ.
Ông mất liên lạc. Tất cả chỉ còn trong kỷ niệm vô cùng sâu đậm
của tình bè bạn, tình chiến hữu trong chiến tranh và ngục
tù.
Gần sáng chuyến tàu ngục tù đến vị trí đã định, lại một nơi
đồng không mông quạnh với xa xa bóng dáng đồi núi chập trùng,
một vùng ngoại ô phía Bắc Yên Bái. TW Đảng CS đã ra chỉ thị,
phải đưa tất cả sĩ quan, viên chức lãnh đạo trong chính quyền
VNCH ra các tỉnh biên giới phía Bắc học tập cho tốt. Đi "học
tập" ở các tỉnh càng gần Trung quốc, nước anh em "môi hở răng
lạnh" càng chắc ăn, Đảng và chính quyền càng yên tâm.
Trong 75 người trên toa tàu của ông, chỉ 73 người trong toa tàu
xuống ga. Còn hai người tù vẫn nằm lại trên khoang tàu. Họ đã
tự chuyển qua một chuyến tàu khác, chuyến tàu ly biệt giữa
sống và chết để đi về cõi vĩnh hằng.
Các chiếc xe Molotova cùng công an tay lăm lăm súng ống chờ sẵn.
Cộng sản VN học tập được rất nhiều từ Đức quốc xã, cũng như
Stalin nên tất cả diễn ra đúng bài bản của một trại tù tập
trung. Tù nhân lại bị xô đẩy lên các xe tải. Xe ì ạch chạy qua
các con đường quanh co, lồi lõm, lên đồi, xuống dốc...
Viên trưởng trại giam, mặt nhợt nhạt như bị sốt rét kinh niên,
vừa nói vừa nghiến răng như thú dữ: "Các anh được tự do chọn
các gốc cây nghỉ ngơi. Các anh phải tự dựng nhà để ở. Gạo,
sắn, ngô nếu trại có sẵn sẽ cung cấp cho. Các anh phải tự làm
việc để trồng cây lương thực, tự cải thiện buổi ăn. Các anh
thích tự do nên chúng tôi cho các anh tự do để tự sinh tồn trong
điều kiện hoang dã nhất. Nhưng... chúng tôi điều hành trại này
cũng có qui luật riêng cho tự do của các anh. Ở đây là rừng,
rất xa làng dân, xa thị trấn, các anh không thể nào có khả năng
để thoát thân. May lắm thoát qua được biên giới cũng bị trả
về chịu tội thôi. Luật quan trọng nhất của trại các anh phải
luôn luôn nhớ: bất kỳ người nào trốn trại... chúng tôi sẽ bắn
chết không thương tiếc. Chúng ta đang ở trong rừng, rất kín.
Trong rừng nên luật lệ trong đây cũng là luật của nó. Đừng mơ
tưởng điều gì khác!".
Những người tù bắt buộc phải làm quen cuộc sống tù tội mới.
Ăn uống thiếu thốn và phải chiến đấu cái rét như cắt da của
núi rừng Yên Bái, nhất các người tù chỉ quen nắng ấm trong
miền Nam. Những đêm đầu tiên không quen khí hậu, các loại côn
trùng, muỗi mòng, không ai ngủ được. Bắt đầu một cuộc chiến
mới với sự khắc nghiệt của nhà tù tập trung kiểu CS để sống
còn.
Một đêm trời mưa nặng hạt, chạy tìm chỗ tránh mưa, ông nhìn
thấy một thùng phuy có lẽ dùng đựng nước. Trời tối lại mưa
gió, không có ai chung quanh, ông lật ngang thùng phuy, chui được
đầu và thân vào. Hạnh phúc quá! Không còn các hạt nước mưa
bắn vào đầu vào cổ, ông ngủ quên đi lúc nào. Một giấc ngủ
ngon trong đời tù tội. Trời sáng, thức dậy, ông không cựa quậy
gì được. Tay chân ông như bị buộc vào một cái gì đó. Cuối
cùng ông nhận ra ông đang nằm trong thùng phuy, không phải thùng
chứa nước mà thùng chứa hắc ín cũ. Chất nhựa đường còn it́
lại trong thùng bám chặt vào người. Ông phải cởi áo, cởi
quần, hy sinh vài mảng tóc để thoát thân. Cả đám tù nhân nhìn
ông đứng tênh hênh, cùng cười hô hố, chúc mừng ông đã có giấc
ngủ ngon trong cái thùng phuy đạt tiêu chuẩn năm sao! Nếu cán bộ
không để ý, các tù nhân sẽ "cải tạo" thùng phuy để thay phiên
trú ngụ.
Ngày tháng qua đi, những thân thể còm cõi của người tù hàng
ngày đưa các cây đã đốn ngã về dựng lên mái nhà tạm bợ để
tránh mưa nắng. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã con người lúc nào
cũng phải cố gắng ngoi lên để sống còn. Không biết bao nhiêu tù
nhân đã không thể vượt qua, ngã gục vì bệnh, vì đói, vì buông
suôi, không còn thiết tha gì cuộc sống tù tội. Một nơi nào
khác với cõi địa ngục này, có lẽ họ sẽ tìm thấy hạnh phúc?
May mắn ông vẫn chống chọi được bệnh tật, đói rét, tiếp tục
sống còn...
Vài năm sau… cuộc sống tù đày như khá hơn vì người tù như đã quen cái
lạnh, cái đói, các cơn sốt rét... Trại đón thêm các tù mới từ Nam ra.
Một ngày ông được tập thể đề nghị lên chức, chức "anh nuôi".
Không phải nuôi người mà nuôi lợn, nuôi heo cho cán bộ, nói tắt
là nuôi "heo cán bộ". Tuy là con người nhưng tù nhân không được
cán bộ trại giam quan tâm như heo cán bộ: "Lợn cho thịt để ăn,
bán còn được tiền!". Heo mập tròn ỉnh, tù ốm như bộ xương, là
định luật trại tù tập trung CS. Đúng tiêu chuẩn chức vụ quan
trọng "tù nuôi heo cán bộ", ông được cấp một con dao, vào nơi
trồng chuối, chặt cây chuối, vác về, thái ra làm thức ăn cho
lợn.
Ông không dám mang một trái chuối nào về trại. Cán bộ trại
giam CS tuy ngu dốt nhưng có bản năng đánh hơi chuối chín còn hơn
bất kỳ loại thú rừng nào! Thôi bạn tù cứ đè ông ra mà hít
hà mùi cây chuối trên người ông đã vác trên vai. Không được ăn
thì ngửi mùi hương cho đỡ nhớ! Một hạnh phúc thứ cấp, có
còn hơn không!
Sau mười năm dài trong trại tù Yên Bái, ông được thả ra về địa
phương quản lý. Sau hai năm được xum họp gia đình, thường xuyên
viết báo cáo, kiểm điểm hành vi với chính quyền địa phương,
ông được trao trả quyền công dân. Chính quyền địa phương hớn hở
làm buổi lễ long trọng để trao bằng công dân nước CHXHVN với đủ
các màn trình diễn để tuyên truyền như Chủ tịch đọc diễn văn
ca ngợi sự phấn đấu để trở thành công dân tốt, Bí Thư Đảng ca
ngợi nhờ Đảng soi đường nay địa phương có thêm một công dân
tốt... Nhưng chỉ một ngày hôm sau tại trụ sở công an địa phương
nơi ông ở, Trưởng Công an trên tay cầm điện báo của công an Bến
Tre, đã không cầm được câu chửi thề: "Đ M… Vừa mới khen là “công
dân tốt”, nay lại phạm tội vượt biên trái phép rồi!".
Riêng ông, ước mong được sống trong một xã hội tự do dù bất cứ
nơi nào ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi hay Bắc cực, Nam cực. Nhưng
vận may vẫn chưa đến! Sau một đêm ngâm mình dưới nước biển
lạnh cóng cùng những thanh niên khác dùng tay đào, kéo cát...
để cứu chiếc tàu vượt biên đã bị mắc cạn vì tàu đụng phải
hàng đáy. Nhưng trời đã sáng tỏ, đám công an biên phòng tỉnh
Bến Tre đã tỉnh giấc, lù lù xuất hiện. Số phận lại đưa ông
vào một "châu", không phải một châu lục khác trên thế giới. Tuy
cũng là "châu" nhưng ở trong lãnh thổ Việt Nam: Châu Bình. Trại
tù Châu Bình, một trại giam khét tiếng nghiệt ngã của tỉnh
Bến Tre dành cho "tù vượt biên". Tại trại tù khổ sai này, "Công
dân tốt" được Đảng và nhà nước chiếu cố, ông được bồi dưỡng
làm "nghiên cứu sinh" thêm hai năm về đề tài "các loại tù dưới
chế độ CS". Không hiểu sao, học tập dài đăng đẳng và khổ cực như
thế, Nhà nước CS lại vờ vịt, quên khấy đi, không cấp cho ông
bằng tiến sĩ "ngục tù Cộng sản"?
Nước Úc, quê hương tự do mới,
Vào năm 1990, nhờ thân nhân bão lãnh, ông và vợ đến bến bờ tự
do: nước Úc. Với hai bàn tay trắng, Ông phải làm thêm đủ các
nghề như dạy lái xe, thông dịch viên... Dù qua tuổi 60, được
hưởng trợ cấp cựu chiến binh như cựu binh Úc, ông vẫn có niềm
vui đi làm thêm.
Chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến gây nhiều chia rẽ trong xã
hội Úc. Nhiều quân nhân Úc tham chiến tại Việt Nam khi trở về
quê hương không được chào đón như các cựu quân nhân trong thế
chiến thứ Nhất, thứ Hai. Nhưng qua đấu tranh không mệt mỏi của
cựu binh Úc, cùng làn sóng tị nạn Cộng sản của người Việt,
sự sụp đổ chế độ Cộng sản Âu Châu,... mọi người dân Úc cuối
cùng đã nhận thức ra sự thật. Họ tổ chức các buổi vinh danh
các cựu binh Úc tham dự chiến tranh Việt Nam. Cả nước Úc tổ
chức hàng năm trận chiến Long Tân, xem như một chiến thắng lịch
sử của quân đội Úc trước quân đội Bắc Việt tại Việt Nam. Đồng
thời nước Úc vinh danh cả người lính VNCH, những đồng minh
cùng chiến đấu cho lý tưởng tự do ngày nào cùng người lính
Úc, nay cùng được hưởng qui chế cựu quân nhân Úc, Australian
Veterans. Ngày ANZAC hàng năm, các cựu binh Úc cũng như cựu binh
VNCH cùng khoác tay nhau diễn hành trên các đường phố lớn ở
các thành phố lớn nhất nước Úc: Camberra, Sydney, Melbourne,
Brisbane... Đây không phải là điều đem lại lợi ích vật chất cho
người lính. Quan trọng hơn tất cả, đấy là một vinh dự to lớn,
một phần thưởng tinh thần vô cùng quí giá cho người đã chiến đấu
vì "Tổ quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm".
Khi được hỏi tại sao ông không quyết định đi theo các cố vấn Mỹ
di tản vào năm 1975, ông hóm hỉnh: "Mình đã cãi nhau với nó
suốt ngày. Đi theo để cãi nhau tiếp à?". Không! Những người cố
vấn Mỹ, ông vẫn xem là những người bạn tốt, vẫn thư từ hỏi
thăm qua lại. Quyết định không di tản vì ông vẫn cảm thấy trách
nhiệm một người lính, vẫn ở vị trí chiến đấu, không thể bỏ
lại bè bạn trong giây phút cuối cùng của trận chiến?. Đi hay ở
lại đến phút cuối, một quyết định khó khăn, tùy theo suy
nghĩ, hoàn cảnh của mỗi người.
Mỗi buổi tối trở về nhà, ông thường thức rất khuya, ngồi trên
máy tính đọc thư của bạn bè ở mọi nơi, đọc các bài viết về
chính trị, quân sự của Việt Nam và thế giới. Đấy là niềm vui
nhỏ còn lại cho một người đã lớn tuổi. Một người cũng như bao
người Việt khác, cuộc sống đã trải qua những thăng trầm nghiệt
ngã nhất trong lịch sử của đất nước đầy máu lửa, đầy hận
thù. Vì thế cứ vào những ngày tháng Tư hàng năm, dịp ông gợi
nhớ lại những ngày tháng chiến tranh, ngục tù, những chiến
hữu ngày xưa nay đã xa, hay đã rất xa...
Cả một thời tuổi trẻ đã chiến đấu trong cuộc chiến khốc liệt
với hàng triệu người chết, chiến đấu trong ngục tù CS với
hàng ngàn người tù bỏ mình nơi hoang dã, ông có may mắn còn
sống, và sống một cách đàng hoàng trong một quốc gia cùng một lý
tưởng TỰ DO. Ông không giàu có, không có biệt phủ, không tiêu tốn
hàng tỉ đồng vào cờ bạc, ăn chơi bời như các tướng tá Cộng
sản tại VN hiện nay, nhưng ông vẫn có niềm vui riêng, hạnh phúc
riêng trên một đất nước tự do, hạnh phúc. Vượt trên tất cả là
một điều kì diệu gần như không tưởng, nước Úc quê hương mới đã
mở rộng vòng tay đón nhận ông, một người lính đã chiến đấu
cho TỰ DO. Nước Úc, đất nước tự do và nhân quyền bình đẳng cho
mọi người, mọi di dân... Không có "phản động", không có "thế
lực thù địch", không có tôn giáo "quốc doanh", không thần thánh
hoá lãnh tụ, không đặc quyền cho "đảng viên", không cần lò củi để
thiêu “tham nhũng”, trong giáo dục không có đảng viên bắt cô giáo
quì gối… Xin cám ơn nước Úc: "Chúng ta dù có khác... Chúng ta vẫn
là một...". Ngày nào mọi người Việt được tự do thực sự, không còn phân
biệt đảng phái, chính trị,... cùng hát bài ca tương tự như bài quốc ca
thứ hai của nước Úc.