Theo Reuters, hai nhân viên an ninh đã bám vào vai ông
Trump và nhanh chóng đẩy ông về phía sau sân khấu khi phát hiện một mối
đe dọa trong đám đông đang tham dự sự kiện tại thành phố Reno, bang
Nevada hôm 5/11.
Không rõ mối đe dọa này cụ thể là gì nhưng hình ảnh trên TV cho thấy một người đàn ông bị các cảnh sát áp giải khỏi hội trường, tay bị giữ ở sau lưng.
Một phóng viên CNN tại hiện trường dẫn các nguồn tin
hành pháp cho hay có thông tin về súng trong đám đông và nghi phạm liên
quan đã bị tạm giam, còng tay, tra khảo và khám xét.
Cảnh sát có vũ trang canh giữ người này trong phòng tắm gần hội trường.
Cảnh sát áp giải người đàn ông khỏi hội trường. Ảnh: AP
Donald Newton, 47 tuổi, có mặt ở hiện trường khi vụ việc xảy ra, kể
rằng một người đàn ông cầm biểu ngữ định lao lên phía sân khấu.
"Anh ta có thứ gì đó ở bụng. Tôi không biết là gì", ông Newton nói. "Có
ai đó hét lên 'súng' và mọi người lao vào anh ta. Bạn của tôi kê gối
lên đầu anh ta nhưng anh vẫn ngồi dậy được".
Ứng viên của đảng Cộng hòa đã quay lại sân khấu vài
phút sau đó để tiếp tục bài phát biểu của mình, vẫn tỏ ra bình tĩnh và
phát biểu bằng giọng tự tin, 3 ngày trước khi cuộc bầu cử chính thức
diễn ra.
"Mọi thứ sẽ không dễ dàng đối với chúng ta. Tôi muốn cảm ơn Mật vụ Mỹ, những người tuyệt vời", ông Trump nói. "Chúng ta sẽ không bao giờ dừng lại".
Cảnh sát có vũ trang canh gác trước phòng tắm tạm giam nghi phạm. Ảnh: Twitter
Trong thông cáo phát ra sau đó, ông tiếp tục ca ngợi sự chuyên
nghiệp và nhanh nhạy của Mật vụ Mỹ cùng các nhân viên an ninh địa
phương.
"Tôi cũng muốn cảm ơn hàng nghìn người đã có mặt để bày tỏ sự ủng
hộ vững chắc và không thể tin được của họ", ông nói. "Không gì có thể
ngăn cản chúng ta. Chúng ta sẽ làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại".
MSNBC đưa tin nghi phạm trên sau đó đã được thả và Mật vụ Mỹ xác nhận không phát hiện vũ khí nào tại hiện trường.
Một thanh niên người Anh bị bắt trong cuộc mít tinh của Donald Trump khi cố tình giật súng của nhân viên để bắn chết ứng viên Tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hoà.
Michael Sandford, 19 tuổi, giật vũ khí của một nhân viên khi hỏi xin chữ ký của Donald Trump tại casino Las Vegas đêm 19.6.
Sandford khai với các nhà điều tra rằng anh ta lên kế hoạch ám sát Donald Trump trong 1 năm, kể cả việc giành thời gian tiếp cận ứng viên này trong cự ly có thể bắn.
Theo hồ sơ toà án, Sandford lái xe từ California đến Las Vegas để thực hiện vụ tấn công. "Sanford cho biết anh ta đã lên kế hoạch ám sát Trump trong khoảng 1 năm, nhưng quyết định thực hiện vào dịp này vì anh ta tin chắc có thể thử" - hồ sơ viết.
Sanford, có bằng lái xe Anh, dự kiến sẽ xuất hiện trước toà trong ngày hôm nay, sau khi bị cáo buộc có hành vi bạo lực. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh cho biết sẽ cung cấp bảo hộ công dân cần thiết sau vụ bắt công dân Anh ở Las Vegas. https://youtu.be/CihxCrlqNL0 Anh Ngọc
Defauld Lính VNCH ở Mỹ ủng hộ Trump, còn thanh niên gốc Việt ủng ho655 bà Hillary
VBF - Chúng ta không thể nào quên được những người lính VNCH năm xưa đã
từng chiến đấu vì một Việt Nam tự do, tuy không thành. Giờ đây nhiều
người đã lớn tuổi từng là lính VNCH ở Mỹ ủng hộ ông Trump hơn là bà
Hillary. Như vậy cùng tìm hiểu tại sao họ lại có lựa chọn như vậy, còn
thanh niên gốc Việt lại có vẻ nghiêng về đảng Dân Chủ nhiều hơn.
Mỗi khi đến mùa bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, nhiều người Mỹ gốc Việt quan
tâm tới chính trị cho biết họ sẽ không bỏ phiếu cho ứng cử viên họ yêu
thích nhất, mà thay vào đó, dành lá phiếu của mình cho người mà họ ghét
ít nhất.
Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hoà Donald Trump.
“Giữa hai quỷ sứ, tôi chọn người nào đó ít tệ hơn. Đó là Donald Trump”,
ông Leslie Le, một cựu đại tá trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, nói.
Cũng giống như phần lớn người tị nạn thuộc thế hệ của ông, người cựu
quân nhân này đã bầu cho các ứng cử viên Cộng hòa trong mọi cuộc bầu cử
kể từ khi ông trở thành công dân Mỹ.
Tuy nhiên, lần này, ông đã phải dành nhiều thời gian để cân nhắc. Ông nói: “Rất khó vì cả hai ứng cử viên đều tệ”.
Cựu đại tá này nhận xét về ông Trump: “Ông ta chẳng bao giờ suy nghĩ
trước khi nói, và ông ta thay đổi chính sách quá nhiều. Ông ta có kế
hoạch xây một bức tường ngăn cách Mỹ và Mexico, và buộc chính phủ Mexico
phải trả tiền. Điều đó không khả thi, nên những điều mà ông ta nói chỉ
là ảo tưởng”.
Còn về ứng viên của Đảng Dân chủ Hillary Clinton, ông Le nói rằng bà sẽ nguy hiểm hơn ông Trump nếu bà trở thành tổng thống.
Cựu quân nhân này nhận định thêm: “Khi còn là ngoại trưởng, đáng lẽ bà
Clinton phải phân biệt được đâu là thông tin tuyệt mật liên quan tới an
ninh, và thông tin nào có thể được truyền qua máy chủ email cá nhân. Nếu
bà ta không làm được điều đó, bà ta không thể trở thành tổng thống”.
Trong khi đó, đối với giới trẻ người Mỹ gốc Việt, quan điểm lại khá
khác, và nhiều người trong số họ ủng hộ ứng cử viên thuộc phe Dân chủ.
Việt Trần, 33 tuổi, cho rằng những người làm chính trị 20 đến 30 năm, thì chắc cũng phải có “đôi chút kinh nghiệm”.
Anh nói thêm: “Những thứ mà họ nói về bà ấy chẳng có gì là ghê gớm cả.
Tôi nghĩ rằng họ chỉ quá khắt khe với bà ấy vì bà là phụ nữ”.
Trong khi đó, Hugh Tra, 26 tuổi, ủng hộ ông Bernie Sanders cũng của phe Dân Chủ trước khi ông bỏ cuộc.
Tra nói sẽ ủng hộ bà Clinton, vì bà đã “chấp nhận nhiều chính sách của
ông Bernie Sanders và thực thi nhiều cương lĩnh cấp tiến”.
Người Việt là nhóm dân nhập cư lớn thứ sáu ở Mỹ. Người Mỹ gốc Việt nổi
tiếng là quan tâm tới chính trị, cũng như sự chia rẽ ý thức hệ về sự ủng
hộ đối với các ứng viên tổng thống.
Ông Đỗ Dũng, Thư ký tòa
soạn tờ Người Việt, giải thích lý do vì sao người Mỹ gốc Việt lớn tuổi
thường bỏ phiếu cho phe Cộng hòa.
Ông nói thêm: “Trong Chiến
tranh Việt Nam, các đảng viên Cộng hòa rất nhiệt tình, trong khi phe Dân
chủ lại phản đối chiến tranh. Chính vì điều đó mà những người gốc Việt
lớn tuổi nghĩ rằng phe Dân chủ phải chịu trách nhiệm đối với thất bại
của Việt Nam [Cộng hòa]”.
Ông Dũng cũng nói thêm rằng người lớn
tuổi cũng định kiến với phụ nữ. Nhà báo này cho biết ông đã hỏi một số
người trong cộng đồng là vì sao một phụ nữ lại không thể lãnh đạo được
nước Mỹ, thì những người cao tuổi thường nhấn mạnh rằng “không thể” chấp
nhận chuyện đó.
Nhưng theo ông Dũng, trong vòng một thập kỷ qua, kể cả người Mỹ gốc Việt lớn tuổi cũng quay sang ủng hộ Đảng Dân chủ.
Thư ký tòa soạn báo Người Việt nói: “Nhiều người sống ở đây lâu, nhất
là những người già, họ được hưởng nhiều trợ cấp xã hội. Khi họ mới tới
đây, họ nghĩ có thể làm điều gì đó để thay đổi Việt Nam. Nhưng giờ họ
thấy mối quan hệ Việt – Mỹ đang ấm lên, nên không có cách nào mà họ có
thể làm điều đó”.
Theo ông Dũng, một số người Việt lớn tuổi giờ
có cái nhìn thiện cảm hơn với phe Dân chủ vì sự ủng hộ của đảng này đối
với các chương trình trợ cấp xã hội do chính phủ đài thọ.
Nhưng ông Mike Nguyễn lại không có niềm tin đối với việc mở rộng hệ
thống phúc lợi xã hội. Ông cho biết sẽ bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa vì ông
tin rằng chính sách kinh tế của đảng này có hiệu quả.
Người
từng bỏ chạy khỏi chế độ Cộng sản sau Chiến tranh Việt Nam nói: “Tôi bỏ
phiếu cho phe Cộng hòa vì chính sách của đảng này, chứ không phải vì ông
Trump”.
Hiện nay, nhiều người gốc Việt thường bỏ phiếu cho phe Cộng hòa, nay lại miễn cưỡng ủng hộ tỷ phú bất động sản.
Ông Le giải thích: “Nếu ta không bỏ phiếu cho ai, thì ta gián tiếp bỏ phiếu cho kẻ tệ hại”.
Trong khi đó, ông Dũng từ báo Người Việt cho rằng ông nghĩ một số người
Mỹ gốc Việt sẽ bỏ phiếu trắng trong ngày bầu cử sắp tới.
Siêu trăng trên bầu trời thủ đô Washington DC của Mỹ hôm 16/10. Ảnh: Xinhua.
Năm nay, ba siêu trăng sẽ chiếu sáng Trái Đất vào tháng 10, 11, 12, theo The Sun.
Siêu trăng màu đỏ rực treo lơ lửng trên bầu trời nước Mỹ. Ảnh: Xinhua.
Siêu trăng xảy ra vào hai tháng sau sẽ lớn và sáng hơn. Ảnh: Xinhua.
Thuật ngữ "siêu trăng" để chỉ Mặt Trăng ở gần Trái Đất hơn bình thường. Ảnh: Instagram.
Siêu trăng trong bức ảnh chụp ở Reading, Anh.
Quỹ đạo của Mặt Trăng có hình elip và một mặt ở gần Trái Đất hơn 48.300
km so với mặt còn lại. Mặt gần hơn được gọi là "cận điểm" trong khi mặt
xa hơn có tên "viễn điểm". Ảnh: Geoffrey Swaine.
Siêu trăng nhô lên phía sau một căn hộ ở Ronda, phía nam Tây Ban Nha. Ảnh: Reuters.
Khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng thẳng hàng, hiện tượng này gọi là
sóc vọng. Khi sóc vọng trùng với cận điểm, tức ba thiên thể nằm thẳng
hàng trong đó Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất, siêu trăng xuất hiện.
Siêu Trăng chiếu sáng ở Mexico City, Mexico. Ảnh: Reuters.
Siêu trăng tháng 11 rất đặc biệt vì nó xảy ra trong vòng hai tiếng ở Mặt Trăng ở cận điểm nên lớn hơn và sáng hơn.
Siêu trăng tháng 11 cũng là dịp trăng tròn ở gần Trái Đất nhất trong thế kỷ 21. Ảnh: Reuters.
Siêu trăng tỏa sáng phía trên tháp Victoria ở đỉnh đồi Castle Hill, phía tây Yorkshire, Anh. Ảnh: Charlotte Graham.
Siêu trăng tháng 12 sẽ che bớt một phần ánh sáng từ mưa sao băng Geminid.
Siêu trăng khổng lồ tháng 12 sẽ lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với Mặt Trăng lúc bình thường. Ảnh: Charlotte Graham.
Tuần trước, 20.10.2016, chúng tôi viết Bài kêu gọi "KHÔNG BẦU
CHO HILLARY CLINTON & HÃY DỒN PHIẾU CHO DONALD TRUMP". Chúng tôi đã
trình bầy tóm gọn những lý do để kêu gọi như vậy.
Trong phần thứ hai kêu gọi người Mỹ gốc Việt hãy dồn phiếu cho
Donald Trump, chúng tôi nhấn mạnh đến hai lý do tối quan hệ cho nước Mỹ, đó là
AN NINH nội bộ và tương lai KINH TẾ Mỹ.
Hôm nay, Cập nhật 27.10.2016, chúng tôi muốn giới thiệu những bài
đọc thêm để độc giả thấy rằng nền Dân Chủ Mỹ xuống cấp, giới Chính khách Mỹ qua
những năm ngự trị của đảng Dân Chủ tại Tòa Bạch Ốc đã trở thành lươn lẹo, xảo
trá vì tiền bạc.
Xin độc giả đọc NHỮNG BÀI ĐỌC THÊM này được đăng tiếp theo Bài kêu
gọi "KHÔNG BẦU CHO HILLARY CLINTON & HÃY DỒN PHIẾU CHO DONALD
TRUMP".
Nguyẽn Phúc Liên, Geneva
27.10.2016
KHÔNG
BẦU CHO HILLARY CLINTON
&
HÃY DỒN PHIẾU CHO DONALD TRUMP
Sắp tới ngày Bầu Tổng Thống Mỹ,
chúng tôi đưa ra những NHẬN ĐỊNH của (1) Một người Việt nghĩ về cuộc bầu phiếu
tại Mỹ & (2) Một người Mỹ gốc Việt nên bầu phiếu thế nào
(1)
Một người Việt nghĩ về cuộc bầu phiếu tại Mỹ
Tôi sống tại Geneva, Thụy sĩ đã
trên nửa Thế kỷ, nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam (không vào quốc tịch Thụy sĩ).
Tôi không bầu phiếu tại nước Mỹ. Nhưng vì Tổng thống Hoa kỳ có tầm ảnh hưởng
đến nước Việt Nam trong cuộc tranh chấp Biển Đông và trước nạn bành trướng Hán
tộc sang Quê Hương Việt Nam do chính đám phản quốc CSVN rước vào, nên tôi quan
tâm đặc biệt đến việc lựa chọn Tổng thống Hoa kỳ. Là một người Việt muốn chôn
vùi đám cướp và tụi phản quốc CSVN, đồng thời muốn đuổi tụi Tầu đang xâm chiếm
lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, tôi cắt nghĩa tại sao tôi góp ý với người Mỹ gốc
Việt tại Hoa kỳ không bầu cho Hillary Clinton mà hãy dồn phiếu cho Donald Trump
:
* Không bầu cho Hillary Clinton
Hillary Clinton là người thân
Cộng, đã từng hô hào người Mỹ hãy giao dân tộc VN cho nanh vuốt Cộng sản quốc
tế. Chồng của Hillary Clinton đã bỏ cấm vận để giúp chế độ CSVN chứ không phải
vì dân tộc Việt Nam.
Hiện nay, Hillary Clinton vẫn chống lưng (bao che) cho CSVN và ủng hộ loại Hòa
Hợp Hòa Giải trá hình để giữ lại lâu dài CSVN.
Cứ xem đám CSVN ủng hộ Hillary
Clinton, thì chúng ta thấy việc thân Cộng và luôn luôn chống lưng cho CSVN của
Hillary Clinton. Cũng vậy, đám bưng bô như Việt Tân « ma«, đám Ngô Thanh Hải,
Hoàng Duy Hùng… ủng hộ Hillary Clinton, vì chúng mong Hillary lên làm Tổng
thống để giúp chúng « Hòa Hợp Hòa Giải«
giả tạo, chia bánh vẽ với CSVN.
* Hãy dồn phiếu cho Donald Trump
Là người Việt Nam, tôi ao ước dân
tộc Việt được độc lập để quyết định vận mệnh của mình. Bầu cho Donald Trump
không phải là mong ông chống Tầu dùm cho dân tôc Việt Nam, nhưng là để ông dành
cho dân tộc Việt Nam quyền tự quyết chôn vùi đảng cướp CSVN và tiêu diệt đám
bán nước cho Tầu, để rồi ý chí đấu tranh sinh tồn nhất quyết chống Hán chệt của
Tổ Tiên sống lại mãnh liệt trong việc đuổi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi như
Tiền nhân ta đã làm dù với ngàn năm bị đô hộ. Bầu cho Donald Trump để tránh cái
họa Hillary thân Cộng chống lưng cho đám cướp CSVN, cản đường dân tộc Việt tiêu
diệt tụi phản quốc CSVN bán nước.
(2)
Một người Mỹ gốc Việt nên bầu phiếu thế nào
Không mang quốc tịch Mỹ để có
quyền đi chọn Tổng thống Mỹ, nhưng tôi cũng mong góp ý với những người đồng
hương sống trên đất Mỹ về hai điểm như phần trên đã trình bầy, nghĩa là không
bầu cho Hillary Clinton và hãy dồn phiếu cho Donald Trump.
* Không bầu cho Hillary Clinton
Sau đây là những lý do để tôi góp
ý không bầu cho Hillary Clinton :
=> Trước năm 1975, sống đời
sinh viên tại Âu châu, tôi đã biết nhóm phản chiến Hillary Clinton, Bill
Clinton, Kerry, Biden, Jane Fonda. Phong trào phản chiến do Nga lập ra để chống
léại Mỹ yểm trợ Việt Nam
Cộng Hòa trong việc bảo vệ Miền Nam
Việt Nam.
Phong trào được phát động mạnh trong giới trẻ thiên tả (gauchistes) tại Âu
châu. Phong trào phản chiến được du nhập vào Mỹ với nhóm Hillary Clinton, Bill
Clinton, Kerry, Biden, Jane Fonda. Nhóm này hoạt động rất mạnh để dân Mỹ đòi
Hoa kỳ phải bỏ Việt Nam.
Như vậy đây là nhóm người đã đóng phần vào việc Hoa kỳ giao dân Miền Nam Việt Nam vào nanh
vuốt Cộng sản năm 1975.
=> Ngày 30/4/1975 là ngày QUỐC HẬN cho những
người Việt tỵ nạn tại Hoa kỳ. Những người tỵ nạn này nay là người Mỹ gốc Việt
và có quyền đi bầu chọn lựa Tổng thống. Dù họ có thuộc đảng Dân Chủ đi nữa,
nhưng họ không thể quên Hillary Clinton, người thân Cộng đã đẩy dân tộc Việt
Nam vào nanh vuốt Cộng sản và đã làm cho họ phải liều mạng sống bỏ nước ra đi.
Nhớ đến ngày QUỐC HẬN 30/4 là phải nhớ rằng mình không được bầu phiếu cho
Hillary Clinton dù là cùng đảng Dân Chủ với mình lúc này. Cầm lá phiếu bầu cho
Hillary thân Cộng phản chiến, người Mỹ gốc Việt tỵ nạn csvn tất phải hổ thẹn
trước sự đau khổ của dân tộc Việt ngày nay !
=> Bill Clinton với 8 năm làm
Tổng thống đã hỗ trợ cho đám cướp CSVN. Rồi 8 năm thời Obama, hai ngoại trưởng,
Hillary Clinton và Kerry, cũng thuộc nhóm phản chiến thân Cộng, đã chống lưng
(bao che) cho đảng cướp CSVN. Như vậy, CSVN đã được che chở tổng cộng 16 năm
dưới Bill Clinton & Obama. Nếu chọn lần này Hillary Clinton, thì CSVN được
nhóm phản chiến thân Cộng chống lưng thêm 4 năm nữa, nghĩa là CSVN được nhóm
Dân Chủ Mỹ bao che, nâng đỡ suốt 20 năm. Dân Tộc Việt Nam muốn chôn vùi đảng
cướp CSVN, thì những người Mỹ gốc Việt đừng bỏ phiếu cho Hillary Clinton nữa.
=> Hai vấn đề quan trọng của
nước Mỹ hiện nay, đó là vấn đề AN NINH nước Mỹ và KINH TẾ nước Mỹ. Nếu Hillary
Clinton vẫn nhận tiền của Thế giới A-rập thì việc rộng mở nước Mỹ cho Hồi giáo
vào sẽ đe dọa an ninh của Mỹ trong tương lai gần. Chính sách thả lỏng cho Kinh
tế Tầu lợi dụng mãi lực của Thị trường Mỹ qua những thời TT.Bill Clinton, Obama
và rồi Hillary Clinton sẽ làm cho Kinh tế Tầu lên và hạ KINH TẾ Mỹ xuống. Đồng
Yuan (Nhân Dân Tệ) đã được công khai nhận vào IMF(FMI) là mối đe dọa trầm trọng
cho đồng Dollar Mỹ như đồng tiền thanh trả quốc tế nếu không có biện pháp làm
cho Kinh tế Mỹ đứng dậy vững mạnh.
* Hãy dồn phiếu cho Donald Trump.
Có thể việc ăn nói của Donald
Trump không lẻo mép, uốn lưỡi nói đen thành trắng và trắng thành đen như Luật
sự Hillary Clinton, nhưng mọi người thấy những gì ông Donald Trump nói ra là sự
thật và đáng tin tưởng. Điều quan trọng cho dân chúng một quốc gia là sự tin
tưởng vào sự thật mà vị Nguyên thủ nói ra chứ không phải sự khéo nói che dấu sự
thật.
Vì quyền lợi tối thượng và thực
tế lúc này của nước Mỹ mà phải dồn phiếu cho Donald Trump để cứu nước Mỹ. Thực
vậy Donald Trump đã có lập trường rất cụ thể và rõ rệt về hai vấn đề tối hệ
trọng cho nước Mỹ như vừa trình bầy trên đây :
=> Vấn đề AN NINH nước Mỹ
Donald Trump rất cứng cát và ngăn
cản việc « xâm lăng« của Hồi giáo vào
lãnh thổ Hoa ky. Việc ngăn cản này là bảo vệ AN NINH cho nước Mỹ.
=> Vấn đề KINH TẾ nước Mỹ
Donald Trump đã trình bầy rất rõ
rệt những điểm chính để bảo vệ và phát triển KINH TẾ Mỹ. Xin nêu ra những điểm
chính sau đây :
@ Sử dụng « Bảo hộ Mậu dịch«
đối với những hàng hóa sản xuất trừ Tầu để nhập vào Thị trường Mỹ. Việc
làm này tránh việc thủ lợi của Kinh tế Tầu đối với mãi lực của dân chúng Mỹ.
Donald Trump đã tuyên bố tăng quan thuế đối với những hàng hóa này lên tới tối
thiểu 40%.
@ Giải quyết dứt khoát việc Tầu cứ móc đồng Yuan vào đồng Dollar
và định Tỷ giá Yuan-Dollar thấp hơn làm lợi khí Dumping Xuất-Nhập cảng.
@ Chính sách « Bảo hộ Mậu dịch«
này cũng là biện pháp khuyến khích việc Sản xuất hàng hóa trong nội địa
nước Mỹ, tức là tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ, chống nạn thất nghiệp tại Hoa
kỳ.
Donald Trump đã có chương trình
rõ rệt về hai vấn đề quan trọng của nước Mỹ : AN NINH và KINH TẾ. Hãy dồn phiếu
cho Donald Trump vì quyền lợi đứng đắn và thực tế của nước Mỹ.
Trump: Làm cho Chính phủ Hoa kỳ trong sạch trở lại &
Làm cho nước Mỹ phồn thịnh trơ lại
Posted on October 28, 2016 by Lê Thy
Nhiều người Hoa kỳ đặt câu hỏi về ông Donald Trump. Ông là một người quá
giàu, dường như tất cả mội thứ ông muốn đều có được. Tại sao ông không sống vui
sướng với gia đình, hưởng những năm tháng vàng son và đứng bên ngoài những cuộc
đua chính trị làm tổng thống?
Ông Trump giận dữ vì một hệ thống chính phủ Hoa kỳ đã được điều hành bởi
một sự tham nhũng, những chính trị gia yếu kém, những người nói nhiều và tham
lam nhận đút lót của những người hối lộ, vì lợi lộc của chính họ. Họ đã làm
thiệt hại quốc gia thay vì nó được cải tiến tốt đẹp hơn cho đất nước và dân
tộc. Những chính trị gia thu thuế từ sức lao động của người dân, đã tiêu xài
hàng chục ngàn tỷ Mỹ kim gây nợ nần chồng chất. Họ đã xem những đồng tiền khó
nhọc đó của quốc gia giống như từ trên trời rớt xuống. Ông Trump muốn dẹp bỏ
những sự tham nhũng, ngăn chận sự thiếu vắng về luật pháp, bỏ tù những kẻ tội
phạm, và khích lệ các chính trị gia phải cải tổ lại việc làm của họ.
Ước mơ lớn nhất của ông Trump ngăn chận chính phủ tiêu xài hoang phí đã
cướp của người dân làm lụng vất vả và trả thuế. Ông ta muốn đảo ngược lại sự
tiêu xài số tiền quốc gia thiếu hụt và giảm thiểu gánh nặng nợ nần của quốc
gia, mà chính phủ trước đã để lại.
Nhiều người Mỹ đã hiểu được ông Trump thực sự muốn điều gì. Khi họ nhận
thức được đó là quyển lợi của những cá nhân không phải cho một nhóm “đặc
quyền”, họ càng thích ông “Trump khùng” hơn. Trước ông Trump, chưa có một ai
dám phê phán về việc chính phủ tham nhũng, không ai dám đá động đến chính phủ
che giấu những việc làm sai quấy, và những sự hủy hoại do chính phủ đã gây ra
cho người dân, và đất nước Hoa kỳ. Trong tim của những người Mỹ này hình ảnh
“Trump điên”, một người đã dám nói lên sự thật, là một người đã thắng lớn.
Nếu ông Trump thất cử năm 2016, ông ta đã để lại cho lịch-sử Hoa kỳ một
“bài học chính trị vĩ đại”. Đó là một người chính trị PHẢI TRONG SẠCH và họ
phải phục vụ cho quốc gia và dân tộc của họ. Công việc của chính phủ không phải
chỉ phục vụ riêng cho quyền lợi của các nhân viên chính phủ. Đó cũng là công
việc chăm sóc cho tất cả người dân Hoa kỳ. Những nhà chính trị cần phải nhận
thức được những điều như ông “Trump điên” phê phán. Ông Trump bảo đảm rằng
những người chính trị phải làm việc tốt đẹp cho quốc gia và người dân của họ,
không phải cho một nhóm đặc quyền.
Bài học của ông Trump sẽ lưu lại mãi mãi trong tim óc của người Hoa kỳ:
“Làm Cho Nước Mỹ Phồn Thịnh Trở Lại!” và “Làm Cho Chính Phủ Hoa Kỳ Trong Sạch
Hơn!”.
ML & JR
Bài II
Hillary tuyệt vọng trong tranh cử bẩn thỉu
Posted on October 11, 2016 by chrisvietstar
Đệ nhứt gian manh phu nhân Hoa Kỳ Hillary Clinton lừng lẫy toàn cầu về tài”
nói đen thành trắng, nói rắn thành rồng, màu hồng thành màu tím, dấu giếm sự
thật, nói trật mà cho là trúng, bún nói là mì” là bậc thầy LÌ trong sự nghiệp
làm giàu bằng gian lận…cho nên bà nầy được Wikileaks lưu ý đặc biệt về những BÍ
MẬT, được BẬT MÍ trong cuộc vận động tranh cử sôi nổi năm 2016.
Không phải chỉ có anh chàng Julian Assange mà cả nước Mỹ cũng không lạ gì
chuyện nhẫn tâm bỏ mặc cho quân khủng bố giết hại 4 nhân viên cao cấp của bộ
ngoại giao, trong đó có đại sứ, họ phục vụ vì quyền lợi quốc gia mà bị Obama
lẫn Hillary làm lơ trước những cầu cứu khẩn cấp. Những cái chết tức tưởi nầy đã
được những nhân chứng sống là nhân viên CIA, an ninh kể lại, quay thành phim và
thân nhân những người chết tố cáo…vậy mà bà Hillary tỉnh bơ và truyền thông
khuynh tả cũng thiên vị, họ ít khi nhắc tới, đào sâu, đúng là hai bưng” bưng bợ
gà nhà và bưng bít sự thật”.
Vang dội làm giàu phi pháp là quỹ Clinton Foundation, là quỹ” thu tiền
nhiều mà từ thiện chẳng bao nhiêu, khi cái quỹ trở thành của riêng dòng họ” và
những người trong gia đình” hiến tặng lẫn nhau” hàng chục triệu. Ai cũng biết
Clinton Foundation nầy nhận tiền khắp nơi, từ bán chất Uranium cho Nga, bà thu
tiền cả nơi sản xuất và nơi mua, hơn 20 tay cự phú dầu hỏa ở Trung Đông…Vụ
33,000 emails là chuyện khó dấu, chỉ có tay giám đốc FBI là Jame Comey làm ngơ
vì ông ta có dính dáng tới quỹ Clinton Foundation và ông nầy bị người Mỹ, cả
FBI bất bình là làm mất uy tín của một cơ quan điều tra, thi hành pháp luật.
Chưa hết, bà Hillary đã từng lòn vũ khí cho ISIS và nhịp nhàng ông Obama
bơm tiền cho quân khủng bố qua bình phong trao đổi con tin (400 triệu Mỹ Kim)
nhưng bề ngoài là hô hào chống khủng bố, giống như tên khỉ tặc Hồ Chí Minh: ký
kết hiệp ước sơ bộ ngày 3-6-1946 mời Pháp trở lại cai trị Việt Nam và khi quân
Pháp đổ bộ vào bờ biển Việt, thì cũng chính Hồ Chí Minh lớn tiếng kêu gọi” toàn
quốc kháng chiến, đánh Tây giành độc lập”. Như vậy Hillary và Obama cũng là điếm
như Hồ Chí Minh, cho nên:” đừng tin những gì Hillary nói, hãy nhìn kỹ những gì
đệ nhứt gian manh Hoa Kỳ làm”.
Vũ khí” bẩn” là bomb dơ trong hạ sách vận động tranh cử là” moi móc đời tư”
và dùng” phụ nữ” để làm bình phong tấn công (Woman Human Shield tactic) cũng
như trong cuộc chiến Việt Nam, bọn du kích Vẹm hay dùng phụ nữ, trẻ con để trà
trộn và thường xúi phụ nữ biểu tình chống chính phủ VNCH, lần nầy ban vận động
bầu cử của đảng Dân Chủ moi móc chuyện nói chơi của ông Donald Trump vào năm
2005 cũng là” chiến thuật dùng bình phong phụ nữ”, nhưng chuyện nói chơi đã xảy
ra hơn 10 năm để làm sống lại trong cuộc bầu cử nầy. Khi cái tin nầy vừa tung
ra là toàn thể truyền thông khuynh tả và thương mại (được bà Hillary chi tiền)
hùa theo như cá kèo nương theo làn nước chảy; không biết là lũ truyền thông”
khuynh tả gốc Việt” có hưởng được chút cháo nào, mà cũng hùa theo chiến dịch
tấn công cá nhân?.
Chúng là lũ giòi rút vô đống phân của bà Bill-Cờ-Linh Tân, tuy nhiên viết
bằng tiếng Việt là không bao giờ tác dụng, vì cử tri gốc Việt chỉ là thiểu số
của thiểu số, mặc dù dân ta ít, nhưng có một số người mình” tự sướng” cho là
quan trọng trong cái gọi là” liên đoàn cử tri gốc Việt”, là niềm” tự hào tếu”
ăn bả mía thôi. Người viết bài nầy chỉ trình bày trong tinh thần thông tin, sự
thật, dựa trên đạo lý và lập trường, thì không bao giờ binh vực cho những kẻ
gian ác, lũ đệ tử Karl Marx từng đâm sau lưng miền nam trước năm 1975 như Jane
Fonda, John Kerry, Joe Biden, Bill Clinton, Hillary Clinton..
Sau khi tung ram oi móc chuyện cũ hơn 10 năm, chỉ lời nói chơi, ông Donald
Trump lên tiếng xin lỗi, là chuyện thông thường, nhưng ông cho là chuyện xâm
phạm phụ nữ của ông Bill Clinton rõ ràng, tức là ông gởi gấm lời nhắn với
truyền thông khuynh tả, thiên vị. Đảng Dân Chủ dùng chiến thuật tồi nầy chỉ là”
tiểu nhân đắc chí” và họ lớn tiếng kêu Donald Trump rút lui tranh cử, cái nầy
không bao giờ xảy ra, điều này chứng tỏ mà bà Hillary bị yếu thế. Chưa hết, bà
Hillary lúc nào cũng lo sợ dân Mỹ cho là bà không xứng đáng làm tổng thống nên
cứ cho là Donald Trump không thích hợp làm tổng thống, đó là cái lo sợ của bà,
nhưng chuyện xứng đáng làm tổng thống hay không là do dân chúng Mỹ quyết định,
chớ không phải là do bà Hillary hay bất cứ chính khách nào nói.
Những người ủng hộ Donald Trump vẫn không thay đổi lập trường, họ bầu cho
tổng thống nào bảo vệ nước Mỹ về an ninh, chống khủng bố trên đất Mỹ, cho nền
kinh tế, an cư lạc nghiệp, chính sách tốt và ngược lại là ứng cử có chính sách
tệ, chỉ tấn công đối phương để đắc cử, là điều mà cử tri ngày nay rất sáng suốt
Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Tổng trưởng Thương
mại và Kỹ nghệ Nguyễn Đức Cường, bên trái, cựu Tổng trưởng Kinh tế Phạm
Kim Ngọc và cựu Thứ trưởng Canh nông Trần Quang Minh (ảnh Bùi Văn Phú)
Sáu mươi năm trước, vào ngày 26/10/1956 ở miền Nam Việt Nam, từ Vĩ
tuyến 17 đến Mũi Cà Mau, một bản Hiến pháp được ban hành để khai sinh ra
một quốc gia mới là Việt Nam Cộng hòa (VNCH).
Từ tiến trình thành lập, sau khi người Pháp rút ra khỏi Đông Dương
qua Hiệp định Geneve 1954, đất nước này đã trải qua nhiều biến động
chính trị, chịu đựng chiến tranh nhưng cũng có nhiều nỗ lực xây dựng
trong hai thập niên, cho đến ngày 30/41975 thì bị xóa tên, khi xe tăng
và bộ đội cộng sản từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến vào Thủ đô Sài Gòn
và lãnh đạo cuối cùng của VNCH ra lệnh buông súng đầu hàng.
Sau ngày 30/4/1975 thế giới ít còn ai nhắc đến VNCH với những gì đã được vun trồng trên mảnh đất này.
Hơn bốn mươi năm sau, VNCH được đưa ra xem xét lại tại Đại học Berkeley qua hội thảo chủ đề: Nation-Building in War: The Experience of Republican Vietnam, 1955-1975 – Kiến quốc thời Việt Nam Cộng hòa 1955-1975 tổ chức trong hai ngày 17 và 18/10/2016 vừa qua.
Cũng cần nhắc lại, tháng 8/1963 bà Ngô Đình Nhu đã đến Đại học
Berkeley với mục đích giải độc cho những điều truyền thông Mỹ đưa ra
không đúng về chính phủ Ngô Đình Diệm. Từ giữa thập niên 1960 đến thập
niên 1970 đại học này là trung tâm của phong trào phản đối chiến tranh
tại Việt Nam. Năm 1970 thủ lãnh sinh viên Đoàn Văn Toại đã đến đây nói
lên quyền tự quyết của sinh viên và của người dân miền Nam.
Giáo sư Peter Zinoman, bên trái, và Giáo sư Tường Vũ (ảnh Bùi Văn Phú)
Trong phần khai mạc hội thảo, Giáo sư Tường Vũ cho biết ban tổ chức
đã có mời Giáo sư Châu Tâm Luân đại diện cho Thành phần Thứ Ba nhưng ông
từ chối; có mời Chánh án Nguyễn Trọng Nho, cựu lãnh đạo sinh viên, và
ông đã nhận lời nhưng giờ chót lại rút lui và cũng mời Kỹ sư Võ Long
Triều nhưng ông đã qua đời.
Sau đó hội nghị bàn đến lịch sử qua nhiều góc cạnh từ chính trị, kinh
tế, giáo dục đến văn hoá, báo chí, xã hội với diễn giả là những cựu
giới chức, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ đã sinh sống, đã một thời là những
lãnh đạo của VNCH, cùng một số những nhà nghiên cứu trẻ có quan tâm đến
một đất nước mà nay đã không còn.
Người tham dự hội thảo đã nghe cựu Bộ trưởng Nội vụ Lâm Lễ Trinh, cựu
giám đốc Viện Hối đoái Huỳnh Văn Lang, và cũng là Tổng Thư ký Đảng Cần
Lao, nói về những nỗ lực của ông Ngô Đình Diệm để đưa đến sự ra đời quốc
gia VNCH, từ thương thuyết, đối đầu với những giáo phái Cao Đài, Hòa
Hảo, với Hoàng đế Bảo Đại, và với nhóm Bình Xuyên. Theo hai diễn giả,
nhờ có sự yểm trợ của Hoa Kỳ ông Diệm mới có thể đứng vững trong những
năm đầu lập quốc.
Ông Huỳnh Văn Lang nói nhiều về những chống đối mà chính phủ của ông
Diệm gặp phải, từ Nhóm Tự Do qua bản Tuyên ngôn Caravelle công bố ngày
26/4/1960 phản đối những chính sách đàn áp của chính phủ mà ông Lang cho
đó là những điều vu khống, vì ông Ngô Đình Diệm không bao giờ chủ
trương tiêu diệt các đảng phái chính trị đối lập hay tôn giáo.
Ông Lang bênh vực chính quyền Ngô Đình Diệm và cho rằng những người
bị giam tù là vì tham gia đảo chánh 11/11/1960, trong đó có nhà văn Nhất
Linh, một lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân Đảng, đã tự tử để phản đối.
Ông cũng nhận định phong trào tranh đấu của Phật giáo Ấn Quang không có
mục đích tôn giáo mà vì chính trị và có bàn tay của Mỹ nhúng vào.
Nhiều diễn giả nói về nền kinh tế VNCH. Cựu Bộ trưởng Thương mại và
Kỹ nghệ Nguyễn Đức Cường, thay mặt giáo sư Vũ Quốc Thúc từ Pháp, nói về
sự thành hình của hệ thống ngân hàng, và sau đó ông nói đến những chính
sách phát triển kỹ nghệ tại miền Nam do ông đề xuất. Cựu Thứ trưởng Bộ
Canh nông Trần Quang Minh, thay mặt Bộ trưởng Cao Văn Thân đang ở
Canada, nói về các chính sách cải cách điền địa, luật “Người Cày Có
Ruộng” cấp đất canh tác cho nông dân được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký
ban hành ngày 26/3/1970.
Cựu Tổng trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc (ảnh Bùi Văn Phú)
Cựu Bộ trưởng Kinh tế Phạm Kim Ngọc nhìn lại những khó khăn khi đưa
ra cải cách kinh tế với thuế trị giá gia tăng (TVA) và chính sách thắt
lưng buộc bụng tiến tới tự túc trong giai đoạn 1969-1973 là khi có chính
sách Việt Nam hóa để người Mỹ từ từ rút lui. Ông xác nhận những đề xuất
của ông vấp phải nhiều chống đối từ giới đối lập trong Quốc hội.
Trong khi đó, những nhà nghiên cứu trẻ lại quan tâm đến nhiều khía cạnh khác của VNCH.
Kevin Li là sinh viên ban tiến sĩ khoa Sử Đại học Berkeley có bài
nghiên cứu về giai đoạn 10 năm của miền Nam, từ 1945 cho đến khi nền Đệ
Nhất Cộng hòa ra đời, với hoạt động của Bình Xuyên và Ủy ban Kháng chiến
Nam Bộ với những nhân vật không cộng sản như Bảy Viễn, Nguyễn Bình,
Nguyễn Văn Trấn, Trần Văn Ân, Lâm Ngọc Đường…
Những nhà nghiên cứu trẻ trò chuyện với khách tham dự hội thảo: Ryan Nelson, bên phải, Simon Toner và Kevin Li (ảnh Bùi Văn Phú)
Ryan Nelson là sinh viên ban tiến sĩ Sử Đông Nam Á tại Đại học
Berkeley bàn về ba thất bại của các chương trình cải cách xã hội tại
miền Nam trong giai đoạn có quân đội Mỹ tham chiến qua những tranh biếm
họa đăng trên các báo Việt ngữ, cũng như báo tiếng Anh xuất bản tại Sài
Gòn. Trước đây Ryan Nelson đã viết một tiểu luận về cuộc đời của Dân
biểu Trần Văn Văn.
Bài tham luận của Simon Toner, tiến sĩ Quốc tế sử từ Đại học Kinh tế
Chính trị London và hiện là nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ tại Đại học
Columbia, thì cho rằng nền kinh tế VNCH không thể tự túc được, nếu không
có viện trợ Mỹ sẽ không đứng vững trong hoàn cảnh chiến tranh thời bấy
giờ.
Những giáo sư, nhà nghiên cứu trẻ gốc Việt tham gia hội nghị là ba phụ nữ: Nu-Anh Tran, Van Nguyen-Marshall và Nguyen Diu Huong.
Nu-Anh Tran tốt nghiệp ban tiến sĩ Sử Đại học Berkeley năm 2013 và
hiện là giáo sư Đại học Connecticut. Bà nghiên cứu về đời sống chính
trị, xã hội và về giới trí thức Huế giai đoạn 1954-63.
Tiến sĩ Van Nguyen-Marshall từ Đại học Trent, Canada có bài tham luận
về chương trình tìm kiếm xác nạn nhân trên Đại lộ Kinh hoàng sau trận
chiến Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với hơn 1.800 xác nạn nhân dọc bên quốc lộ
được tìm thấy và chôn cất. Đây là một dự án nhân đạo do nhật báo Sóng Thần, với chủ nhiệm là nhà văn Trùng Dương, đứng ra tổ chức nhưng ít được công luận biết đến.
Nguyen Diu Huong hiện là sinh viên ban tiến sĩ Sử tại Đại học
Washington. Bài nói chuyện của bà đề cập đến những thay đổi xã hội và
văn hóa ở Huế trong thập niên 1950 và 60.
Giáo sư John Schafer, bên trái, và hiền thê Cao Thị Như Quỳnh và Ryan Nelson (ảnh Bùi Văn Phú)
Cũng liên quan đến Huế, có bài tham luận của giáo sư đã nghỉ hưu John
C. Schafer từ California State University, Humbolt, tựa đề “Ngô Kha” là
một nhân vật nổi tiếng trong phong trào sinh viên tranh đấu ở Huế vào
thập niên 1960. Theo giáo sư Schafer, nhiều Ca khúc Da vàng của Trịnh
Công Sơn như “Ta quyết phải sống”, “Huế Sài Gòn Hà Nội”, “Việt Nam ơi
hãy vùng lên” với những ca từ với ý từ hai trường thi của Ngô Kha là
“Trường ca Hòa bình” và “Ngụ Ngôn của người đãng trí”. Cái chết mất tung
tích của Ngô Kha, sau khi bị cảnh sát VNCH bắt đi, đến nay vẫn còn là
một điều bí ẩn.
Nhà văn Nhã Ca, bên phải, và Giáo sư Van Nguyen-Marshall (ảnh Bùi Văn Phú)
Bài nói chuyện của nhà văn Nhã Ca gợi lại không khí sinh hoạt văn
chương nghệ thuật sống động tại miền Nam trong 20 năm. Nghe Nhã Ca như
thấy lại được Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyễn Đình Toàn; nghe lại
được thi văn Tao Đàn, nhạc Pham Duy, Trịnh Công Sơn, xem được tranh Đinh
Cường, đọc lại Sáng Tạo, Văn mà không sợ bị kiểm duyệt.
Cựu Trung tá Bùi Quyền và diễn viên điện ảnh Kiều Chinh (ảnh Bùi Văn Phú)
Diễn viên điện ảnh Kiều Chinh đưa người tham dự đến với điện ảnh miền Nam, từ những phim đầu đời Ánh sáng miền Nam, Chúng tôi muốn sống đến Người tình không chân dung, Hè muộn;
từ những hãng phim nhà nước đến phim trường tư nhân của Mỹ Vân, Alpha
Phim đã đưa Việt Nam vào dòng sinh hoạt điện ảnh quốc tế mà Kiều Chinh
đã nhiều lần đại diện VNCH tham gia.
Nhà báo Vũ Thanh Thủy, bên phải, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước và Tiến sĩ Võ Kim Sơn (ảnh Bùi Văn Phú)
Về giáo dục có Tiến sĩ Võ Kim Sơn và Tiến sĩ Nguyễn Hữu Phước nói về
cách tổ chức và triết lý giáo dục nhân bản và mang tính thực tiễn của
miền Nam.
Nhìn về người lính trong chiến tranh có Vũ Thanh Thủy, nguyên là
phóng viên chiến trường, đã tham gia nhiều cuộc hành quân để thấy sự
dũng cảm của người lính VNCH từ các tướng lãnh như Đỗ Cao Trí, Nguyễn
Viết Thanh xuống đến hàng binh sĩ. Theo bà, sự dũng cảm đó đã không được
truyền thông quốc tế đưa tin một cách trung thực mà nhiều khi còn bị
xuyên tạc.
Cựu Trung tá Bùi Quyền có bài nói về phản ánh của một người lính từ
chiến trường là những hi sinh vì lý tưởng quốc gia, muốn được người dân
tin và thương mến, nghĩa là thắng được “con tim và khối óc” của họ,
nhưng đã thất bại trong mặt trận chiến tranh tâm lý vì tuyên truyền của
cộng sản.
Giáo sư Tường Vũ giới thiệu cựu Trung tá Bùi Quyền, bên trái, và cựu Đại tá Trần Minh Công trên bàn hội thảo (ảnh Bùi Văn Phú)
Cựu Đại tá Trần Minh Công, nguyên Viện trưởng Học viện Cảnh sát Quốc
gia nói về việc huấn luyện sĩ quan cảnh sát các cấp theo tôn chỉ luôn
luôn trọng luật pháp vì là một quốc gia pháp trị, không phải muốn bắt ai
cũng được mà phải có bằng chứng hay có án lệnh từ tòa. Ông cũng đề cập
đến tấm hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan xử bắn một cán bộ đặc công Việt Cộng
ngay trên đường phố trong cuộc Tổng Tấn công Mậu Thân mà truyền thông
thế giới chỉ biết một nửa sự thực. Sau này nhà báo Eddie Adams, người
chụp tấm ảnh đó, đã hối hận vì không nói lên toàn bộ sự thật và đã xin
lỗi Tướng Loan.
Về trường hợp cố vấn cho Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu là Huỳnh Văn
Trọng bị bắt vì là gián điệp cộng sản, theo Đại tá Công thì tư lệnh cảnh
sát cũng rất nhức đầu về vụ này, không thể bắt người không có bằng
chứng, cho đến khi người Mỹ đưa bằng chứng ông Trọng là gián điệp cộng
sản cho an ninh Việt Nam khi đó ông mới bị bắt.
Nhà báo kỳ cựu Phạm Trần nói chuyện về tự do báo chí qua Skype từ
Virginia. Ông nhận định là trong 9 năm Đệ Nhất Cộng hòa không có tự do
báo chí theo tiêu chuẩn Tây Phương. Với Hiến pháp Đệ Nhị Cộng hòa ban
hành ngày 1/4/1967 báo chí miền Nam được tự do nhiều, tuy có hình thức
kiểm duyệt là “tự ý đục bỏ” trên những trang báo. Ông cũng cho rằng vì
có tự do báo chí nên nhiều tờ báo đã bị cộng sản xâm nhập, như các tờ Tin Sáng của Ngô Công Đức và Điện Tín của Hồng Sơn Đông.
Cựu nhân viên ngoại giao Mỹ ông David Brown và ông Hoàng Đức Nhã (ảnh Bùi Văn Phú)
Ông Hoàng Đức Nhã, cựu Tổng trưởng Dân vận Chiêu hồi và cũng là Cố
vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã trình bày những
nỗ lực xây dựng một nền dân chủ với bản Hiến pháp mới ban hành năm
1967, trong đó các quyền tự do của công dân được bảo đảm và Việt Nam
Cộng hòa đang trên đường tiến đến một nền dân chủ pháp trị.
Ông Nhã cũng nhắc lại những phản đối của lãnh đạo VNCH khi bị Hoa Kỳ
ép buộc ký kết Hiệp định Paris 1973 để người Mỹ rút lui và bỏ rơi miền
Nam.
Trong các bài nói chuyện, Đại tá Trần Minh Công và Cố vấn Hoàng Đức
Nhã đều nhấn mạnh đến điểm là vì lãnh đạo Việt Nam Cộng hòa chủ trương
xây dựng một nền dân chủ pháp trị, nên phía cộng sản đã lợi dụng tự do
để xâm nhập và phá hoại, trường hợp nhà báo Phạm Xuân Ẩn là cụ thể.
Trò chuyện với ông Hoàng Đức Nhã bên lề hội nghị, khi hỏi về trường
hợp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có phải là cộng sản hay không, ông Nhã nói
rằng vì là một nhà nước pháp trị nên không thể bắt giam vô cớ, hơn nữa
Trịnh Công Sơn đâu có hoạt động cho cộng sản, nhạc của ông ấy đâu có vi
phạm thuần phong mỹ tục mà phải cấm hay bắt.
Về chuyện Dinh Độc Lập bị người Mỹ cài nghe lén, ông Nhã nói chắc
chắn người Mỹ có làm điều đó và cả cộng sản nữa. Họ tinh vi lắm. Ông kể
nhiều khi trong buổi họp, muốn nói gì với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu
ông phải viết ra giấy. Hay khi có chuyện quan trọng, ông và tổng thống
thường ra đứng trước hành lang dinh, hay rủ nhau đi câu cá trên sông để
bàn về các chiến lược, chính sách.
Chương trình hội thảo kết thúc với phần giới thiệu tác phẩm South Vietnamese Soldiers: Memories of the Vietnam War and After [Nxb. Praeger 2016] của Giáo sư Nathalie Huynh Chau Nguyen đến từ Đại học Monash, Melbourne, Úc.
Hai ngày hội thảo đã đem đến cho giới thức giả cùng sinh viên nhiều
hiểu biết hơn, cũng như còn nhiều thắc mắc về một nền cộng hòa trên quê
hương Việt Nam, mà theo Giáo sư Tường Vũ thì tư tưởng cộng hòa đã du
nhập vào Việt Nam từ những năm 1910, trước cả chủ thuyết cộng sản.
Sẽ còn nhiều đề tài liên quan đến VNCH cần được nghiên cứu vì hội
thảo tại Đại học Berkeley năm nay, cũng như hội thảo tại Đại học Cornell
do Giáo sư Keith Taylor tổ chức năm 2012 cũng mới chỉ nhìn lại những
thành tựu và thất bại trong một số lãnh vực ở một nơi đã từng là quốc
gia của 15 triệu người dân với đầy đủ các định chế công quyền và pháp
lý.
Đề xướng cho hội thảo năm nay là Giáo sư Tường Vũ từ Đại học Oregon,
tiến sĩ chính trị học từ Đại học Berkeley, và Giáo sư Peter Zinoman của
khoa Sử Đại học Berkeley. Việc tổ chức có sự giúp sức của nhiều người:
Giáo sư Nữ-Anh Trần từ Đại học Connecticut, ông Hoàng Đức Nhã, nhà văn
Trùng Dương; Trần Hạnh, Nguyễn Nguyệt Cầm là các giảng viên Việt ngữ tại
Đại học Berkeley và Alex-Thái D. Võ, sinh viên tiến sĩ khoa Sử Đại học
Cornell.
Trong hội thảo, một người tham dự thắc mắc là VNCH có những cơ cấu tổ
chức đầy đủ như thế, hội thảo này có nhằm mục đích để bênh vực cho luận
điểm của một số người Việt tại Hoa Kỳ khi so sánh với những yếu kém tại
Việt Nam ngày nay.
Kevin Li, sinh viên tiến sĩ khoa Sử, trả lời việc nghiên cứu là mang tính học thuật và không có mục đích nào khác.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Từ cao nguyên Tây
Tạng, con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua
tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra
Biển Đông.
May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một
phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn
khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam.
Tới gần biên giới thì con sông
chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn cho nên phải tìm
ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng
lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang.
Dòng sông Chín Con
Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở
thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm
một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất
cảng.
Khởi đầu gian khó
Nhưng
trong mười năm chiến tranh loạn lạc, trên một phần ba đất trồng trọt đã
bị bỏ hoang, nhường chỗ cho những bụi rậm và cỏ dại lan tràn.
Một
phần lớn hệ thống kênh rạch cũng bị khô cạn hay sình lầy. Hệ thống bơm
nước, thoát nước cũng bị hư hại. Bởi vậy, sản xuất thóc gạo của Miền Nam
trong mười năm trước 1955 đã bị giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, các
phương tiện giao thông như đường bộ, đường sắt, cầu cống và các cơ sở
công kỹ nghệ như đường trắng, rượu bia, sợi bông cũng đều bị hư hại.
Cho
nên vào năm 1955, khi "Một Quốc Gia Vừa Ra Đời" như báo chí Mỹ tuyên
dương thì quốc gia ấy đã phải đối diện với bao nhiêu khó khăn khôn
lường.
Ngân sách của Pháp để lại thì thật eo hẹp, kỹ sư,
chuyên viên trong mọi lãnh vực đều hết sức hiếm hoi vì Pháp đã rút đi
hầu hết, để lại một lỗ hổng lớn cho cả nển kinh tế lẫn hành chánh, giáo
dục, y tế.
May mắn là trong năm năm đầu, từ mùa Thu 1955 tới mùa
Thu 1960, Miền Nam có được năm năm vàng son, vừa có hòa bình lại được
đồng minh Hoa kỳ hết lòng yểm trợ vật chất và kỹ thuật cho nên đã thu
lượm được nhiều kết quả có thể nói là vượt bực.
Hồi tưởng lại
thời gian ấy, nhiều độc giả chắc còn nhớ lại cái cảnh thanh bình khi các
em học sinh mặc áo chemise trắng, quần xanh, các nữ sinh với những
chiếc áo dài trắng tha thướt ngày ngày cắp sách đến trường.
Cha
mẹ, anh em thì lo công việc làm ăn. Giầu có thì chưa thấy nhưng hầu hết
đã đủ ăn đủ mặc, xã hội trật tự, kỷ cương. Tuy dù có nhiều bất mãn khó
tránh về chính trị, tôn giáo và xã hội, nhưng tương đối thì ta phải công
nhận rằng đây là thời gian hào quang nhất của Cộng Hòa Việt Nam.
Định cư gần một triệu người di cư từ Miền Bắc
Công việc đầu tiên và khẩn cấp nhất là phải định cư tới gần một triệu người, tương đương bằng 7% dân số Miền Bắc di cư vào Nam.
Đoàn
người này hoàn toàn 'tay trắng' - chúng tôi gọi là đoàn người 'bốn
không': không nhà cửa, đất đai, tiền bạc, ngành nghề chuyên môn ngoài
nghề nông.
Làm sao tìm được nơi ăn, chỗ ở, tạo dựng lại được công
ăn việc làm, đào giếng nước, xây nhà thương, bệnh xá, trường học cho
con em để đáp ứng nhu cầu? Ngoài việc hành chính, lại còn tìm đâu ra bác
sĩ, y tá, thầy dạy cho con em?
Sau này khi nói về thành công của Tổng thống Diệm về việc này, TT Kennedy viết cho ông nhân ngày Quốc Khánh 26/10/1961: "Thưa Tổng thống, Thành
tích mà Ngài đã đạt được để đem lại niềm hy vọng mới, nơi cư trú và sự
an ninh cho gần một triệu người lánh nạn cộng sản từ Miền Bắc đã nổi bật
như một trong những nỗ lực đáng được tán dương nhất, và được điều hành
tốt đẹp nhất trong thời hiện đại."
Tái thiết và phát triển nông nghiệp
Ưu
tiên của công việc tái thiết và phát triển phải là nông nghiệp vì đại
đa số nhân dân làm nghề nông. Đồng bằng Cửu Long là vựa lúa của cả nước,
nhưng sản xuất đã giảm đi đáng kể trong mười năm ly loạn.
Thời
tiền chiến sản xuất lên tới 4,2 triệu tấn (1939). Tới 1954 chỉ còn 2,5
triệu tấn. Cũng năm 1939 xuất cảng gạo là gần 2 triệu tấn, năm 1954 chỉ
còn 520.000 tấn.
Tại vùng đồng bằng, trong tổng số là 7 triệu
hecta đất trồng trọt có tới 2,5 triệu hecta (trên một phần ba) bị bỏ
hoang. Lúa gạo là mạch máu của người dân cho nên công việc đầu tiên là
phải đưa diện tích này vào canh tác.
Đây là một cố gắng vượt mức
vì không những nó đòi hỏi phải tốn phí nhiều tiền bạc, công sức, để sửa
chữa lại hệ thống thủy lợi, vét nạo kênh rạch, lại còn làm sao xây dựng
được quyền sở hữu đất đai và phương tiện sản xuất cho người nông dân.
Cải cách điền địa: Khó khăn và giải pháp thành công
Người
khôn của khó. Lo lắng chính của người dân là làm sao có được một mảnh
đất để sinh sống. Nếu như mảnh đất ấy lại nằm gần sông nước thì là vàng.
'Đất Nước tôi': đất và nước. Chỉ có Việt Nam ta là dùng hai chữ
đất và nước để chỉ quê hương, tổ quốc mình vì tấc đất là tấc vàng.
Các
biện pháp cải cách ruộng đất bắt đầu vào năm 1955 với lệnh giới hạn địa
tô (tiền thuê đất) và những biện pháp giúp cho tá điền (người nông dân
thuê đất) có được sự yên tâm về quyền sử dụng đất.
Cải cách điền địa là công việc rất khó khăn của các chính phủ Á Châu, nhưng ở Miền Nam là khó khăn nhất.
Làm
sao mà lấy ruộng của người này chuyển cho người khác, nhất là khi đất
canh tác lại tập trung vào một số rất nhỏ đại điền chủ? Họ là những
người nắm thực quyền tại địa phương và gián tiếp, tại đô thị. Ở đồng
bằng sông Cửu Long, sự tập trung quyền sở hữu đất vào một số điền chủ là
cao nhất ở vùng Đông Nam Á: chỉ có 2,5% điền chủ mà đã sở hữu tới một
nửa diện tích canh tác, trung bình mỗi điền chủ có hơn 50 mẫu đất.
Trước
tình huống ấy, TT Diệm đã phải đối mặt với một khủng hoảng xã hội rất
có thể xẩy ra nếu như phát động mạnh chương trình cải cách điền địa.
Nhưng TT Diệm vẫn đặt vấn đề này là ưu tiên số một của chính sách kinh
tế, bắt đầu ngay từ 1955 bằng việc cải tổ quy chế tá điền.
Để hỗ
trợ cho nông dân được yên tâm khi đi làm thuê, điền chủ phải ký hợp đồng
với tá điền về điều kiện thuê đất: tiền thuê đất, thời hạn thuê, triển
hạn khế ước, giảm tô trong trường hợp mất mùa.
Kết quả về nông
nghiệp trong 5 năm rất khả quan: sản xuất cây lương thực tăng 32%, vượt
qua tất cả mức sản xuất thời tiền chiến. Năm 1959, sản xuất gạo lên 5,3
triệu tấn, cao nhất trong lịch sử kinh tế Miền Nam cho tới thời điểm đó.
Về xuất cảng: với tổng số là 340.000 tấn, năm 1960 cũng đánh dấu mức
xuất cảng cao nhất.
Phát triển công kỹ nghệ và quy chế 'Quốc tịch Việt'
Dưới
thời Pháp thuộc, kỹ nghệ và tài nguyên hầu như không được phát triển vì
người Pháp chia ra hai vùng rõ rệt: Miền Bắc tập trung vào kỹ nghệ và
khai thác hầm mỏ, Miền Nam thì căn bản là tập trung vào nông nghiệp, chỉ
có một số sản phẩm tiêu thụ như nhà máy bia, diêm quẹt, thuốc lá, độc
quyền thuốc phiện.
Bởi vậy từ 1955, Miền Nam bị cắt đứt tiếp liệu
về than và khoáng sản. Chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư lại thật ít ỏi vì
Pháp đã rút đi hầu hết.
Từng bước, chính phủ bắt đầu khai thác
tài nguyên với ba dự án chính: mỏ than Nông Sơn, thủy điện Đa Nhim, và
phốt phát tại Hoàng Sa - Trường Sa. Lúc ấy thì chưa biết là có dự trữ
dầu lửa lớn ở những quần đảo này.
Một chuyện ít người biết là việc đổi quốc tịch.
Nhiều
người lên án hành động của TT Diệm là độc tài khi ông đưa ra quy định
vào hè 1955 căn bản là nhắm vào các thương gia người Tầu (đa số sinh
sống ở Chợ Lớn): nếu muốn làm ăn ở Việt Nam thì phải đổi ra quốc tịch
Việt Nam.
Chúng tôi nghiên cứu thì mới hiểu lý do sâu xa là vì
thời gian ấy, cơ sở kỹ nghệ ở Miền Nam căn bản là thuộc quyền sở hữu của
người Pháp, cho nên khi TT Diệm quyết tâm đẩy Pháp ra khỏi Miền Nam thì
ông tiên liệu trước và mở đường để người Tầu nhập quốc tịch Việt Nam
với mục đích là để cho họ (vì có nhiều vốn liếng) sẽ có thể mua lại
những cơ sở kỹ nghệ của người Pháp.
Một kích thích nổi bật khác
về kinh tế là chính sách cởi mở, ưu đãi đối với các nhà đầu tư ngoại
quốc: bảo đảm về chiến tranh, cam kết không tịch thu hay quốc hữu hóa
tài sản của người ngoại quốc, ưu đãi về thuế má và cho phép chuyển tiền
lời ra ngoại quốc.
Hạ tầng cơ sở
Tái
thiết mạng lưới giao thông đã bị hư hại trong thời chiến và xây dựng
thêm nữa là đòi hỏi tiên quyết cho việc phát triển kinh tế và xã hội.
Tới
năm 1960, hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thủy và các tuyến hàng
không đã được cải thiện canh tân và mở rộng đáng kể. Hệ thống vận chuyển
hiện đại bao gồm đường sắt, một mạng lưới các đường quốc lộ, liên tỉnh
lộ, hương lộ, đường thủy và đường hàng không. Đường bộ:
trong khoảng 9.000 dặm đường, có hơn 2.000 dặm là bê tông nhựa; 3.000
dặm đường có cán đá, và khoảng 4.000 dặm là đường hương lộ. Đường sắt:
năm 1955 giao thông đường sắt cũng được sửa chữa và canh tân. Tới 1959
toàn hệ thống bao gồm 870 dặm, gồm một tuyến đường chính chạy từ Sàigòn
đến Đông Hà, nối kết toàn bộ các tỉnh dọc miền duyên hải (nhiều khúc bị
cắt đứt trong 12 năm chiến tranh).
Một chi nhánh đường sắt (có
móc để leo đồi) đi từ Phan Rang lên Đà Lạt, và một chặng nối với mỏ than
Nông Sơn. Một khúc ngắn về phía đông bắc, đi từ Sàigòn tới Lộc Ninh. Hàng không:
hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam - Air Vietnam - được thành lập lúc
đầu để bay trong nước. Ngoài phi trường Tân Sơn Nhất, các phi trường
được sửa chữa lại và xây dựng thêm gồm Huế, Đà Nẵng, Nha trang, Qui
Nhơn, Biên Hòa, Đà Lạt, Ban mê Thuột, Pleiku, Hải Ninh, Cần Thơ, Phú
quốc.
Từ nội địa, Air Vietnam bắt đầu bay tới Phnom Penh, Siem
Reap, Bangkok, Vientianne và Savannakhet. Đường quốc tế phần lớn được
đảm nhiệm bởi các hãng Air France, Pan American, World Airways, British
Airways, Royal Dutch, Cathay Pacific và Thai Airways.
Ngân hàng và tiền tệ
Thiết
lập được một ngân hàng trung ương và một hệ thống ngân hàng thương mại
để thay thế cho Banque de L'Indochine và các ngân hàng thương mại Pháp ở
Sài Gòn là một thành quả lớn của thời đệ Nhất Cộng Hòa.
Ngay từ
tháng 1/1955, Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam được thành lập để phát hành
đồng tiền Việt Nam và thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng trung
ương tân tiến.
Giáo dục và đào tạo
Xét đến cùng, con người vẫn là yếu tố quan trọng
nhất trong việc phát triển kinh tế lâu dài. Trong thời kỳ 1955-1960,
Miền Nam đã phát triển giáo dục rất nhanh. Tiểu học: 1960, đã có tới 4.266 trường tiểu học công và 325 trường tiểu học tư thục. Tổng số học trò lên tới gần 1.200.000. Trung học: các trường trung học công lập tăng từ 29 lên 101 trường. Nguyên trường Gia Long: số học sinh đã tăng từ 1.200 lên tới 5.000. Đại học:
trước năm 1954, Miền Nam không có đại học. Muốn học cử nhân phải ra Hà
Nội. Năm 1955, chính thức thành lập đại học Sài Gòn, rồi tới Đại học
Huế, Đà Lạt. Tới năm 1962 tổng số sinh viên lên tới 12.000.
Xem như vậy, thành quả của "Năm Năm Vàng Son 1955-1960" là thời gian quý hóa nhất của lịch sử Cộng Hòa Việt Nam.
Ngày Quốc Khánh 26/10/1960 Tổng thống Eisenhower viết cho TT Diệm: "Kính thưa Tổng Thống, Trong
năm năm ngắn ngủi kể từ khi thành lập nước Cộng hòa, nhân dân Miền Nam
đã phát triển đất nước của mình trong hầu hết các lĩnh vực. Tôi đặc biệt
ấn tượng bởi một thí dụ. Tôi được thông báo rằng năm ngoái hơn
1.200.000 trẻ em Việt Nam đã có thể đi học trường tiểu học, như vậy là
nhiều hơn gấp ba lần so với năm năm trước đó. Điều này chắc chắn là một
yếu tố hết sức thuận lợi cho tương lai của Việt Nam. Đồng thời khả năng
của Việt Nam để tự bảo vệ chống lại cộng sản đã lớn mạnh một cách không
thể đo lường được kể từ khi họ tranh đấu hữu hiệu để trở thành một nước
Cộng Hòa độc lập."
Hòa bình là một điều kiện tiên quyết cho xây dựng và phát triển.
Nhân
dân Miền Nam đã có được năm năm vàng son để làm ăn, sinh sống trong
hoàn cảnh tương đối là thanh bình. Tuy còn nghèo nhưng mỗi ngày lại thêm
một bước tiến.
Bao nhiêu độc giả cao niên còn nhớ lại những kỷ niệm
êm đềm về thời gian ấy. Thí dụ bạn có thể đi bất cứ nơi nào một cách tự
do từ Cà Mau ra tới tận Đông Hà. Mờ sáng lên xe buýt ra Vũng Tầu tắm
biển hay buổi chiều đến ga xe lửa gần chợ Bến Thành mua vé đi Đà Lạt.
Chỉ
trong chốc lát, con tầu bắt đầu phun khói, còi tầu rít lên trước khi
khởi hành. Khi mặt trời hé rạng thì tầu chạy ngang bờ biển cát trắng
Phan Rang, rẽ trái rồi ỳ ạch leo tuyến đường sắt có móc để trèo dốc lên
Đà Lạt. Cái thú vui khi rời ga Đà Lạt (đẹp nhất Đông Nam Á) để mau tới
"Café Tùng" hay "Phở Bằng" thưởng thức một ly cà phê sữa nóng thì khó có
thể diễn tả được.
Với sự thông minh, cần cù của người dân Việt
thì chỉ cần có hòa bình là tiến bộ trông thấy. Người dân lam lũ vất vả
nhưng luôn vui với cuộc sống. Người nông phu không quản ngại thức khuya,
dậy sớm để cầy sâu cuốc bẫm, chờ đợi cho tới ngày lúa vàng.
Tâm
tư ấy luôn được phản ảnh trong thơ văn, âm nhạc Miền Nam trong thời gian
này. Và khi thanh bình, con người lại đối xử với nhau cho hài hòa thì
mọi việc - dù là tát cạn cả Biển Đông - cũng đều có thể ước mơ.
Tuy
các kết quả phát triển kinh tế xã hội thời đó thật là nhỏ nhoi theo
tiêu chuẩn ngày nay, nhưng là rất đáng kể so với các nước láng giềng lúc
ấy như ngay cả Nam Hàn dưới thời Tổng thống Lý Thừa Vãn.
Miền
Nam thực sự đã đặt được những viên gạch đầu tiên trong các năm 1955-1960
cho mô hình phát triển sau này của Nam Hàn dưới thời Tổng thống Phác
Chính Hy. Xây dựng và phát triển trong hòa bình đã đưa Miền Nam tới chỗ
vươn lên - kinh tế học gọi là điểm cất cánh (take-offĐ để trở thành một
cường quốc tại Đông Nam Á.
Buổi bình minh của Nền Cộng Hòa ("The
First Day") thật là huy hoàng rực rỡ. Nhiều quan sát viên ngoại quốc
cho rằng đây chính là "một cuộc cách mạng đã bị mất đi" (the lost
revolution) của Miền Nam Việt Nam. Bài viết của Giáo sư
Tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, trích dẫn từ cuốn sách 'Khi Đồng Minh Nhảy
Vào' mới xuất bản tại Hoa Kỳ. Sinh năm 1935 ở Thanh Hóa, tác giả từng
giữ chức Tổng trưởng Kế hoạch của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa kiêm cố
vấn của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trước 1975 ở Sài Gòn. Hiện ông
định cư tại Hoa Kỳ. Ông là tác giả cuốnKhi Đồng minh Tháo chạy và là đồng tác giả cuốn The Palace Files- Hồ sơ Dinh Độc Lập, viết cùng Jerrold L. Schecter bằng tiếng Anh. Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/forum-37815829