Charlottesville : Tổng thống Trump sợ "mất văn hóa Mỹ"
Tượng tướng Robert E. Lee, tại Charlottesville, Virginia. Ảnh ngày 16/08/2017.
Reuters
Theo hãng tin AFP, ngày
17/08/2017, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chỉ trích hành động dỡ bỏ
những bức tượng tướng miền Nam trong cuộc nội chiến Mỹ. Bỏ ngoài tai
những lời chỉ trích từ dân chúng, báo giới, thậm chí trong nội bộ đảng
Cộng Hòa, ông Trump cho rằng việc dỡ bỏ những bức tượng này sẽ “phá hoại lịch sử và văn hóa Mỹ”.
Tại tòa tháp Trump vào thứ Ba
15/08/2017, khi đề cập đến vụ bạo động tại Charlottesville, ông Trump đã
đổ trách nhiệm cho cả hai bên, mặc dù hôm trước ông đã lên án đích danh
các nhóm cực hữu và đảng Ku Klux Klan. Do bài phát biểu này, tổng thống
Mỹ bị chỉ trích từ nhiều phía.
Ngày 17/08, đến lượt thượng nghị sỹ Cộng Hòa Bob Corker lên tiếng cho rằng tổng thống Trump chưa thể hiện được sự ổn định và năng lực để lãnh đạo Nhà Trắng. Ông Bob Corker nói thêm : "Tôi nghĩ cách tổng thống phát biểu về vấn đề này chưa được hợp tình hợp lý. Gây thêm chia rẽ lòng dân nhằm củng cố phe ủng hộ mình không phải là cách để chúng ta tiến bộ".
Bất chấp những lời chỉ trích đó, sáng sớm 17/08, ông Trump đã tuyên bố trên Twitter về việc dỡ bỏ những bức tượng tại Charlottesville. Ông viết : "Thật đáng buồn khi thấy lịch sử và văn hóa chúng ta bị phá vỡ cùng với những bức tượng này". Một trong những bức tượng mà ông Trump nói đến là tượng của tướng Robert E. Lee đặt tại Charlottesville. Robert E. Lee là vị tướng miền nam nước Mỹ ủng hộ chiếm hữu nô lệ trong giai đoạn nội chiến Hoa Kỳ.
Bức tượng nói trên là nguồn gốc gây ra bạo động tại Charlottesville thứ Bảy 12/08. Nhóm tân phát xít và phe cực hữu đã mượn dịp dỡ bỏ bức tượng này để tuyên truyền những thông điệp cực đoan, dẫn đến bạo động và cái chết của một phụ nữ 32 tuổi trong số những người biểu tình chống kỳ thị chủng tộc.
Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170818-charlottesville-tong-thong-trump-so-%E2%80%9Cmat-van-hoa-my-%C2%BB
Nguồn:http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170818-nga-cam-dao-nhan-chung-gie-ho-va?ref=fb_i
Ngày 17/08, đến lượt thượng nghị sỹ Cộng Hòa Bob Corker lên tiếng cho rằng tổng thống Trump chưa thể hiện được sự ổn định và năng lực để lãnh đạo Nhà Trắng. Ông Bob Corker nói thêm : "Tôi nghĩ cách tổng thống phát biểu về vấn đề này chưa được hợp tình hợp lý. Gây thêm chia rẽ lòng dân nhằm củng cố phe ủng hộ mình không phải là cách để chúng ta tiến bộ".
Bất chấp những lời chỉ trích đó, sáng sớm 17/08, ông Trump đã tuyên bố trên Twitter về việc dỡ bỏ những bức tượng tại Charlottesville. Ông viết : "Thật đáng buồn khi thấy lịch sử và văn hóa chúng ta bị phá vỡ cùng với những bức tượng này". Một trong những bức tượng mà ông Trump nói đến là tượng của tướng Robert E. Lee đặt tại Charlottesville. Robert E. Lee là vị tướng miền nam nước Mỹ ủng hộ chiếm hữu nô lệ trong giai đoạn nội chiến Hoa Kỳ.
Bức tượng nói trên là nguồn gốc gây ra bạo động tại Charlottesville thứ Bảy 12/08. Nhóm tân phát xít và phe cực hữu đã mượn dịp dỡ bỏ bức tượng này để tuyên truyền những thông điệp cực đoan, dẫn đến bạo động và cái chết của một phụ nữ 32 tuổi trong số những người biểu tình chống kỳ thị chủng tộc.
Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170818-charlottesville-tong-thong-trump-so-%E2%80%9Cmat-van-hoa-my-%C2%BB
Nga cấm đạo Nhân chứng Giê-hô-va
Ảnh minh họa : Đạo Nhân chứng Giê-hô-va tại Nga.
Bị xem là những kẻ cực đoan, các tín đồ của đạo Nhân chứng Giê-hô-va kể từ ngày 16/08/2017 bị cấm trên toàn lãnh thổ nước Nga.
Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình :
« Toàn bộ 395 cộng đoàn địa phương của Nhân chứng
Giê-hô-va tại Nga bị cấm hoạt động kể từ ngày 16/08 và tài sản của họ sẽ
bị tịch biên. Đây chỉ là việc thi hành một phán quyết của Tòa án Tối
cao Nga đưa ra ngày 17/07 vừa qua, xem Nhân chứng Giê-hô-va, tôn giáo
được lập ra tại Hoa Kỳ năm 1873, là tổ chức cực đoan.
Như vậy là Tòa án Tối cao đã đồng tình với bộ Tư Pháp
Nga, xem Nhân chứng Giê-hô-va là một mối đe dọa đối với các công dân,
trật tự công cộng và an ninh của xã hội.
Đúng là các tín đồ Nhân chứng Giê-hô-va vẫn từ chối được
truyền máu, cho dù tình trạng sức khỏe của họ cần được như thế, nhưng từ
đó mà kết luận tổ chức tôn giáo này là mối đe đọa cho xã hội là một
bước mà ngành tư pháp Nga đã không ngần ngại vượt qua.
Đối với một số nhà quan sát, lệnh cấm này là do ảnh hưởng
rất lớn của Giáo hội Chính thống giáo Nga, vốn xem Nhân chứng Giê-hô-va
là một giáo phái nguy hiểm. Giáo hội Chính thống giáo vẫn trách Nhân
chứng Giê-hô-va là không từ bỏ phương tiện nào để áp đặt đức tin lên các
tín đồ. »