Thứ Bảy, 27 tháng 5, 2017

Sự phản bội của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa- một sự thật nhục nhã!

Sự phản bội của Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa- một sự thật nhục nhã!

Bruce Herschensohn (**) - Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược trình - Trở về lại cuối năm 1972, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ đã hoàn toàn thắng trên mọi mặt trận. Đây không phải là nhận định của tôi (Herschensohn) mà là nhận định của chính kẻ thù chúng ta là Cộng Sản Bắc Việt. Chiến thắng về mặt quân sự gần như là tuyệt đối khi tổng thống Nixon ra lệnh oanh tạc mọi vị trí chiến lược từ kỹ nghệ đến quân sự ở Hà Nội lẫn cảng Hải Phòng và cuộc oanh tạc này chỉ sẽ dừng lại cho đến khi nào Cộng Sản Bắc Việt chịu ngồi lại vào bàn hòa đàm ở Paris.
Cộng Sản Bắc Việt hết cách đã đồng ý ngồi lại hòa đàm tại Paris và chúng ta (Hoa Kỳ) đã chấm dứt oanh tạc như đã hứa. 
Ngày 23 tháng Giêng năm 1973, tổng thống Nixon đã tuyên bố bốn bên gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (gọi tắt là Việt Cộng) sẽ tiếp tục hòa đàm và ký thỏa ước hòa bình tại Paris vào ngày 27 cùng tháng. Các điều khoản trong Hiệp Nghị mà Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa có được là một sự thắng lợi lớn đảm bảo hào bình tại nơi này. Tại tòa Bạch Ốc, ngày 27 được mừng gọi là ngày VVD - "Victory in Việt Nam Day.”
Hoa Kỳ hậu thuẫn cho chiến thắng này bằng một lời cam kết đơn giản như sau - tức là trong điều khoản hòa đàm của Hội Nghị Paris, nếu Việt Nam Cộng Hòa cần quân viện để tự vệ khi Cộng Sản vi phạm Hiệp Định, Hoa Kỳ sẽ quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa đầy đủ súng đổi súng- đạn thế đạn; tức là dùng một viên đạn thì được một viên đạn mới, bị thiệt hại một trực thăng thì có một trực thăng mới thay thế. 
Sự hung hãn tấn công của Cộng Sản Bắc Việt đã bị ngưng hẳn do những điều khoản của hiệp định Paris. Thế rồi giá trị hòa bình của Hiệp Định này bị chà đạp do những sự kiện như sau:
1. Vào tháng Tám năm 1974, tổng thống Nixon phải từ chức vì báo chí truyền thông Mỹ làm rầm rộ vụ Watergate (được cho là tổng thống đặt máy nghe lén tại trụ sở đảng Dân Chủ) 
2. Cũng vì vậy, sau cuộc bầu cử Quốc Hội ba tháng sau đó, đảng Dân Chủ chiếm đa số ghế. Tân quốc hội Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ chiếm đa số quyết định cắt giảm hoàn toàn quân viện mà nước Mỹ đã chính thức cam kết theo tinh thần hòa đàm của Hiệp Nghị Paris trước đó, gạt bỏ cam kết đồng minh mà Hoa Kỳ đã chính thức cam kết với Việt Nam Cộng Hòa. Nói một cách khác, Quốc Hội Hoa Kỳ khóa 94 do đảng Dân Chủ chiếm đa số đã hoàn toàn bội ước.
3. Vào ngày 10 tháng Tư năm 1975, tổng thống Ford kháng nghị quyết định này của Quốc Hội. Trong bài phát biểu trước truyền hình vào chiều hôm đó, tổng thống Ford khẩn thiết kêu gọi Quốc Hội phải có trách nhiệm đảm bảo danh dự và chữ tín của Hoa Kỳ, không thể bội ước như thế nhưng các nghị sĩ của quốc mới này bỏ ra ngoài không muốn tiếp tục nghe, coi nhẹ danh dự của Hoa Kỳ trước thế giới. Nhiều người trong số dân biểu này đã có thể trở thành dân biểu trong danh vọng là nhờ đã bội phản nước Mỹ trước đó do có quá khứ tham gia phản chiến bấy lâu, cho nên, họ dứt khoát bất chấp danh dự của nước Mỹ, đẩy nước Mỹ vào quyết định bội ước.
4. Ngày 30 tháng Tư, do kiệt quệ, Việt Nam Cộng Hòa thất thủ. Các trại tập trung mọc lên như nấm và hiện tượng Thuyền Nhân Vượt Biển (chưa từng có trong 21 năm chiến tranh) đã xảy ra.
Nếu Việt Nam Cộng Hòa nhận được quân viện như Hoa Kỳ cam kết (khi ngồi vào hiệp định Paris 1973), kết cục của cuộc chiến có khác đi không? 
Thật ra, kết cuộc đã khác đi từ lâu. Tướng lãnh của Cộng Sản Bắc Việt đã thừa nhận họ đánh để dò xét thử phản ứng của tổng thống Ford bằng cách cẩn thận lấn chiếm từng làng nhỏ một rồi từng thành phố một. Và phản ứng của chúng ta (Hoa Kỳ) là thụ động bất hứa. Hoa Kỳ không hề quân viện cho Việt Nam Cộng Hòa như đã cam kết. Cho nên, Cộng Sản Bắc Việt hiểu rõ ngay là họ có thể tiến về Sài Gòn mà không còn lo sợ gì nữa. Sau này, thành phố này đã bị đổi tên là thành Hồ. 
Nguyên thượng nghị sĩ Arkansas, William FullBright, đã từng là chủ tịch UB Đối Ngoại Thượng Viện lại còn tuyên bố (một cách trơ trẽn mất danh dự) về sự kiện Hoa Kỳ bội ước để rồi Việt Nam Cộng Hòa thất thủ như sau: "Tôi cũng chỉ buồn như là tiểu bang Arkansas bị thua một trận bóng ném cho tiểu bang Texas vậy thôi." (*) 
Hoa Kỳ đương nhiên biết là Cộng Sản sẽ vi phạm Hiệp Định Hòa Bình tại Paris và đã dự phòng cho trường hợp xấu nhất. Điều mà lịch sử Mỹ không ngờ là chính Quốc Hội của đất nước này lại đi bội ước và không tôn trọng Hiệp Định, xé bỏ cam kết và danh dự của quốc gia mình, sẵn sàng bội phản đi giúp cho kẻ thù của quốc gia mình là Cộng Sản Bắc Việt. Sự phản bội này là sự thật!"
Ghi chú phụ thêm từ chương trình:
a. Sau khi Sài Gòn thất thủ, hàng triệu người miền Nam phải vào trại tập trung trong rừng rú. 250 ngàn người chết ở đó, do bị xử bắn, bệnh tật, tra tấn hoặc bị đói kém
b. Từ năm 1975 đến năm 1995, hai triệu thuyền nhân Việt Nam bỏ nước ra đi để cố thoát tìm tự do, khoảng 200 ngàn người bị giết, mất tích do đắm tàu hay bị cướp biển hãm hại.
c. Ngày nay, Việt Nam vẫn còn chế độ Cộng Sản nhưng lại bỏ đường lối kinh tế XHCN vốn là nguyên nhân chính dẫn đến cả triệu người phải hy sinh hoặc bị sát hại.
27.5.2017
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/su-phan-boi-cua-hoa-ky-oi-voi-viet-nam.html#more

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

TRUNG QUỐC SẼ GÂY CHIẾN TRANH VÀO LÚC NÀO? VÌ SAO?

TRUNG QUỐC SẼ GÂY CHIẾN TRANH VÀO LÚC NÀO? VÌ SAO?

Dạo gần đây, trên các phương tiện thông tin truyền thông, chúng ta liên tục thấy sự sôi nổi ở vấn để biển Đông, cũng như sự hung hăng của Trung Quốc. Đôi lúc chúng ta nghĩ rằng chiến tranh đã rất cận kề. Rồi chúng ta tự hỏi, nó có khả năng diễn ra hay không? Bao giờ nó diễn ra? Diễn ra như thế nào?




Khoảng thời gian 2020 – 2050
Theo tôi, đây là thời gian vàng cho Trung Quốc động binh. Trong thời gian này, Trung Quốc có một số điều kiện tương đối thuận lợi, và họ sẽ phải tận dụng triệt để nếu muốn đạt được mưu đồ xâm lược của mình, vì tấn công trước hoặc sau khoảng thời gian này thì Trung Quốc sẽ lâm vào rắc rối lớn.
Dưới đây là các lí do khiến Trung Quốc sẽ động binh trong giai đoạn 2020 – 2050:
Vấn đề tài nguyên: cái lí do gây chiến này ai cũng biết rồi, Trung Quốc hiện đang khát tài nguyên hơn cả, thứ đầu tiên Trung Quốc cần là dầu mỏ để bôi trơn nền kinh tế đang phát triển nóng và nhanh như vũ bão, sau đó là các loại tài nguyên khác.
Nhìn vào sự phát triển của Trung Quốc ngay hôm nay làm ta nhìn thấy không gì hơn ngoài một nước tư bản trong giai đoạn đầu, (khi còn là tư bản thực dân cướp đất giành tài nguyên như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha). Trữ lượng dầu mỏ ở Biển Đông, ai cũng biết là đủ sức nuôi sống nền kinh tế Trung Quốc trong khoảng 40 năm sau, số lượng cá ở biển Đông đủ nuôi sống đám ngư dân ở phía Nam Trung Quốc một thời gian dài.
Đây là một trong những điều kiện cần để Trung Quốc tiến hành chiến tranh với bất kì nước nào trên biển Đông, chứ chưa phải là điều kiện thuyết phục chúng ta về mốc thời gian trên cho lắm.
Vấn đề dân số: thực ra hơi khôi hài khi lấy vấn đề này ra nói, nhưng đây lại là vấn đề rất lớn để Trung Quốc gây chiến. Thậm chí nó còn quyết định luôn việc tại sao phải đánh trong giai đoạn này mà không phải giai đoạn khác. Tại sao thế?
Tỷ lệ dân số đông và trong 10, 20 năm tới tính từ năm 2012 thì lại càng đông theo hướng tiêu cực, vấn đề chênh lệch giới tính giữa nam và nữ rất nghiêm trọng, dân số già hóa dần, an sinh xã hội sẽ trở thành gánh nặng.
Vậy làm sao để giải quyết vấn đề dân số sẽ già này mà không có lối thoát này? Đó là … giết chết bớt đi trước khi họ kịp già. Nhưng làm sao giết dân một cách hợp pháp? Cách hợp pháp nhất là …đẩy ra chiến trường! Và mốc thời gian 2020-2050 là khoảng thời gian tốt để giết bớt một thế hệ ở Trung Quốc và bắt đầu một thế hệ mới cân đối hơn.
Vấn đề chính trị: Lần này, nếu có chiến tranh, Trung Quốc sẽ không để xảy ra những cuộc tranh cãi lớn trong nội bộ chế độ lãnh đạo như năm 1979 nữa, sự tranh cãi về vấn đề tấn công một đồng mình chung ý thức hệ Cộng sản, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ không để lập lại.
8 năm tính từ năm 2012 có lẽ là quá đủ để Trung Quốc loại hẳn những đối thủ chính trị có tư tưởng thân đồng minh cùng ý thức hệ (VD như Việt Nam và Trung Quốc chung ý thức hệ cộng sản, nói thật chứ theo quan điểm cá nhân tôi thì Trung Quốc chẳng “cộng sản” chỗ nào cả!) để thay lên một đội ngũ nắm quyền là những kẻ có tham vọng “chinh quốc, bình thiên hạ” để phục vụ cho tham vọng bành trướng của mình.
Điển hình trong số đó là vụ thanh trừng Bạc Hy Lai đang xôn xao dư luận, kẻ đang lên như diều gặp gió ở Trung Quốc , gần như chắc chắn sẽ có chân trong bộ chính trị Trung Quốc .
Ông ta là người thế nào? Có phải là người yêu quý láng giềng và sẵn sàng cãi nhau trong bộ chính trị Trung Quốc để giảm áp lực chiến tranh lên láng giềng không? Câu trả lời là không biết, nhưng có lẽ ông sẽ là trở ngại, sẽ là cái loa phát thanh đứng đầu trong các luồng ý kiến chống đối chiến tranh mà Tập Cận Bình sẽ phát động trong tương lai.
Khi nội bộ Trung Quốc đã không còn những kẻ chống đối thì rõ ràng là rất gọn đường cho Trung Quốc đưa ra quyết sách tấn công tùy thích.
Vấn đề sức mạnh quân sự: Trung Quốc năm 2012 bây giờ đã có gì nào? Một mớ tàu cà tàng, gần chục con tàu đổ bộ 071 tự đóng, một mớ tàu ngầm thế hệ cũ khởi động cứ như bò rống và 1 cái xác vỏ cũ rích mang tên Thi Lang làm tàu sân bay nhưng vẫn còn thiếu … cáp hãm phanh.
Và cũng như một tướng Trung Quốc đã phát biểu: “Tàu sân bay, Trung Quốc cần bao nhiêu sẽ có!” Thế nên tới thời điểm 2020, Trung Quốc có lẽ cũng đã “nhái” xong mấy sợi cáp hãm phanh, đóng xong vài tàu sân bay, ít nhất cũng phải kha khá chừng vài chục con, tệ lắm là 3 đến 5 con tàu phục vụ cho mục tiêu không tốt đẹp gì của mình.
Đấy là mới kể về hải quân, chưa nói gì về năng lực chống tiếp cận, hay không quân cả, Trung Quốc sẽ có thể hoàn thành tên lửa Dongfeng 21, 31 gì đó và J-20 máy bay tàng hình chôm công nghệ của Mỹ ít ra cũng có thể nhấc cánh bay thật, chứ không chạy dưới đường băng để chụp ảnh nữa!
Trung Quốc sẽ phải tấn công trong giai đoạn này là vì để càng lâu thì Việt Nam, Philip, Mỹ dưới kia càng mạnh, càng xây được thêm nhiều công xưởng, máy móc, vũ khí, củng cố quân đội và cả nền kinh tế. Còn Mỹ cũng sẽ đưa ra nhiều kế sách mới làm suy yếu Trung Quốc. Cho nên, Trung Quốc phải chọn một mốc thời gian nào mà tương quan sức mạnh giữa họ và các nước kia có lợi nhất để phát động chiến tranh.

Vấn đề cuối cùng: quan trọng nhất: tham vọng bành trướng, tâm lý của người Hán suốt 3000 năm nay, tại sao lại là bành trướng xuống hướng Nam mà không phải nơi nào khác?
Nhắc lại lịch sử cũ, cách đây vài ngàn năm, khi mà trong vô số các bộ tộc du mục phương bắc những bộ tộc nhỏ yếu đã hợp lại thành tộc Hoa Hạ (đây là lý do vì sao lại gọi là người Hoa, hay Trung Hoa), sau đó bắt đầu hướng Nam, thôn tính giành đất của các bộ tộc yếu thế, hiền lành, gốc nông nghiệp phía Nam, rồi tràn qua bờ sông Dương Tử, tức sông Trường Giang, thôn tính các tộc Việt gọi chung là Bách Việt, sau đó đổi tên tộc thành dân tộc Hán! Còn ở xa bên phương Nam chỉ còn sót lại duy nhất các tộc Nam Việt, chính là chúng ta ngày nay.
Các bạn có tự hỏi tại sao lại hướng Nam mà không phải là hướng Bắc, hướng Đông, hường Tây không? Tại vì tâm lý từ xa xưa của tộc Hán, vốn là một tộc du mục hiếu chiến như bao tộc khác, nhưng lại là một trong những tộc du mục yếu nhất ở phương Bắc nên không dám đấu lại các tộc hùng mạnh khác. Đó cũng là lí do lí giải câu hỏi tại sao nhà Hán vốn hùng mạnh thế mà khi Thành Cát Tư Hãn xâm lược lại nhanh chóng thất bại dẫn đến việc lập ra nhà Nguyên-Mông,
Thành Cát Tư Hãn mạnh chỉ là một mặt của vấn đề, mặt còn lại là tâm lý của tộc Hoa Hạ vốn đã sợ thua Mông Cổ từ lâu nên khi đụng trận đã sớm thất bại. Và vì sợ hướng Bắc nên cứ lấn riết xuống phương Nam, dần tạo thành THÓI QUEN HƯỚNG NAM – một trong những lí do lớn (bên cạnh sự tham lam, mong bành trướng, và hiếu chiến) khiến quyết tâm chiếm Việt Nam và Đông Nam Á của Trung Quốc là lớn hơn bao giờ hết.
***
Trên đây là 5 lí do sẽ dẫn đến việc Trung Quốc sẽ tấn công trong khoảng thời gian 2020 – 2050. Tuy nhiên, tương lai là bất định. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chiến tranh trượt ra khỏi mốc 2020 – 2050 mà tôi dự báo mà xảy trước hoặc sau đó? Dưới các phân tích tiếp theo của tôi.
Nếu chiến tranh xảy ra ở mốc trước 2020
Có một số lí do, rất có thể xảy ra, dẫn đến việc Trung Quốc tiến hành chiến tranh trước năm 2020.
Bản tính nóng vội của Trung Quốc. Trong lịch sử lẫn văn hóa của mình, Trung Quốc luôn luôn là kẻ nóng vội, đó là một trong những lí do mà trong các cuộc chiến thời xưa giữa Việt Nam -Trung Quốc, người phương Bắc luôn là kẻ gây chiến trước và cũng vì nóng vội nên luôn là kẻ thất bại.
Trung Quốc quá tự tin về tiềm lực quân sự của mình. Trung Quốc phải thừa hiểu rằng nuốt được Việt Nam thì tiếp theo Mỹ, Nga sẽ không để Trung Quốc yên. Mớ tàu chiến của Hạm đội Nam Hải trước 2020 vẫn chưa thể coi là đủ để thách thức sức mạnh của Mỹ.
Các cuộc chiến tranh ở Trung Đông cũng có thể là một nhân tố khiến Trung Quốc nổi điên lên đẩy mạnh chiến tranh ở Biển Đông để giành nguồn kiểm soát dầu mỏ bù cho nguồn dầu bị kẹt ở Trung Đông, chưa kể họ sẽ đánh để cứu đồng minh Iran, làm Mỹ phải căng quân ra 2 mặt trận.
Từ một cuộc va chạm nho nhỏ ở biển Đông, do sự thiếu kiềm chế hoặc hành xử không khôn ngoan của một trong các bên, có thể sẽ làm bùng nổ một cuộc xung đột lớn.
Những hành động “thái quá” của Mỹ, Philippine, thậm chí là Việt Nam ở khu vực biển Đông có thể khiến Trung Quốc “nổi điên” và đưa ra quyết định tấn công.
Nếu chiến tranh xảy ra trong giai đoạn này thì điều gì sẽ xảy ra? Trung Quốc chưa đủ thực lực, làm thế nào mà trong 8 năm tới có thể đóng đủ tàu sân bay để xưng hùng xưng bá với Mỹ ở Biển Đông? Đánh một nước sẽ đánh động toàn bộ các nước khác, làm thất bại đến hàng chục năm “ẩn mình chờ thời”, “trỗi dậy hòa bình”, hay “giấu đi ánh hào quang, duy trì sự bí ẩn”.
Còn với riêng Việt Nam – đất nước án ngữ tuyến đường vận chuyển dầu và nguyên liệu từ Trung Đông và Châu Phi đến Trung Quốc, nếu Trung Quốc chưa đủ sức mạnh để“đấm một phát chết luôn” thì đừng dại mà đụng vào, bởi một cuộc chiến kéo dài sẽ kéo sập nền kinh tế và đời sống xã hội Trung Quốc.
Nếu chiến tranh xảy ra ở sau mốc 2050
Đến lúc này, dân số đã quá giá, thế mạnh lớn nhất của Trung Quốc lại phản tác dụng, làm suy yếu nền kinh tế, tạo gánh nặng lên an sinh xã hội, giảm sức chiến đấu của quân đội, Trung Quốc sẽ suy vong nếu tiến hành chiến tranh.
Về mặt kinh tế, Trung Quốc phát triển quá nhanh, quá nóng nên không bền vững. Không có gì đảm bảo rằng 4 thập niên nữa Trung Quốc sẽ ổn định được nền kinh tế phát triển bền vững và đều đặn. Nội việc bây giờ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu dầu mỏ là đã thấy kinh tế Trung Quốc không ổn định rồi. Rồi sự chêch lệch quá mức trong thu nhập giữa các tầng lớp cũng dần đẩy những bất bình đẳng xã hội đi xa hơn, càng làm giảm sự đoàn kết của người dân Trung Quốc nếu có chiến tranh.
Trong khoảng thời gian đó, không biết quân đội nhân dân Việt Nam đã xây được mấy chục cái nhà máy sản xuất tên lửa Kh-35UE, và Yakhont, mua biết bao nhiều tàu ngầm và hoàn thiện cơ sở hạ tầng hải quân trên khắp lãnh thổ, cũng như đẩy mạnh đầu tư vào vũ khí chống tiếp cận?.
Philippinescũng thế, Mỹ lại càng ghê gớm hơn thế. Không ai chịu đứng yên ngồi nhìn Trung Quốc phát triển vũ khí để đánh mình cả. Tóm lại, sau năm 2050, cơ hội chiến thắng của Trung Quốcchẳng còn được bao nhiêu.
NIGHTMOONLIGHT
Nguồn: http://www.quandany.com/Khac/Tintucmoi/tabid/107/smid/657/ArticleID/1650/Default.aspx

Theo nguồn: http://tintucquansu.info/trung-quoc-se-gay-chien-tranh-vao-luc-nao-vi-sao.html







Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

MỘT CHUYỆN THẬT ĐAU THƯƠNG


MỘT CHUYỆN THẬT ĐAU THƯƠNG
Cha Tôi, Chết Không Cần Quan Tài
Đào Nam HòaTrong hình ảnh có thể có: văn bản

Con ghi lại bài này thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7 (Đào Nam Hòa.)

Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền Nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975.

Khi miền Nam sụp đổ cũng là lúc bất ngờ tất cả nỗi thống khổ đày đọa ập xuống. Nhanh như một cơn cuồng phong thịnh nộ phá nát tan hoang. Mất tất cả!

Ngày 10/06/1975 tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Trước khi đi cái gọi là “học tập cải tạo” 10 ngày, dù với suy nghĩ chỉ là 10 ngày như lời thông báo, cha tôi cũng không có lấy mấy ngàn dằn túi. Ông bảo tôi (lúc đó 19 tuổi) đem 2 chỉ vàng cuối cùng còn lại của gia đình- là đôi bông tai của bà nội tôi để lại- ra tiệm vàng bán. Đó là kỷ vật quý nhất nhưng đành phải bán để mua ít lương thực cho ông mang đi. Hai chỉ vàng lúc ấy bán được 33 ngàn. Ông mua khoảng 2 ngàn đồng lương thực các thứ và dằn túi 1 ngàn. Còn lại 30 ngàn ông dặn ở nhà cố gắng 13 mẹ con dè xẻn ăn uống đợi Ông về.

Mười ngày trôi qua nhanh chóng- không ai trong số cải tạo trở về. Tôi nghĩ đây là một cú lừa mà đã và sẽ được lịch sử ghi lại kỹ hơn. Giá sinh hoạt tăng từng giờ. Buổi sáng 100 đồng 1 ổ bánh mỳ thì chiều đã lên 120. Sau 3 tuần thì 12 anh em tụi tôi và mẹ tôi không còn một đồng nào trong nhà. Chị tôi lớn nhất 21 tuổi còn đang đi học, và em út mới có 2 tuổi. Mười hai con tàu há mồm tuổi đang lớn nuốt bao nhiêu cho đủ! Cơm và thức ăn mỗi bữa mẹ tôi phải chia cho từng đứa. Vài hột cơm sót nơi đáy nồi cũng không yên. Chúng tôi đổ nước vào và cạo sạch không còn một hột. Còn hơn là gạo châu củi quế.

Mẹ tôi và vài đứa em phải đi xâm canh làm ruộng rau muống, một hình thức của kinh tế mới để giãn dân,. Không lên voi nhưng phải xuống chó, mẹ tôi và em tôi ngày ngày vào ruộng hái rau muống xong gánh bộ về tới chợ cách đó 6 cây số để bán. Buổi sáng khoảng 3 giờ khi trời còn mờ mịt hơi sương và giá lạnh, mẹ và em tôi thay nhau gánh bộ cho kịp phiên chợ sáng. 70 bó rau oằn trên vai người phụ nữ nhỏ bé cao 1,45 nặng chưa tới 40Kg. 6kg rau mới đổi được 1 kg gạo. Một tuần mới cắt được một lần chờ cho rau mọc. Những ngày còn lại là cấy rau, nhổ cỏ,trồng khoai mỳ…Sức ăn trước ngày 30/4/75 của gia đình tôi một bữa là 3 lít gạo, tức 1 tuần 42 lít, khoan nói chuyện thức ăn cá mắm gì hết. Nay 1 tuần chỉ còn 13 lít!

Bắt đầu tháng 7/1975 lần lượt đồ đạc trong nhà mọc cánh nhẹ nhàng,nhanh chóng, lả lướt, bay đi theo chân những kẻ buôn hàng. Từ cái quạt trần, tôn cống, hàng rào, tủ quần áo, đài radio, giường sắt, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay … đều giã từ để về với chủ mới. Hết sạch đồ thì mấy kẻ đi buôn bảo giở gạch bông, gIở bớt tôn ngoài mái hiên,tôn trần nhà.. bán tiếp.
Bán cho đến khi căn nhà nhỏ bỗng trở nên rộng tênh vì chả còn thứ gì ngoại trừ vài cái nồi nấu bằng củi đen thui cũng đã sứt quai gãy gọng.Buổi tối trải chiếu ngủ dưới đất là xong với cái bụng lép kẹp và cơn đói hành hạ.
Không biết bao lần tôi phải ăn tưởng tượng trong đêm khuya bằng cách hình dung mấy món ăn tầm thường ngày trước như vài con khô, miếng dừa kho, tô canh bầu.. ( Mơ mà cũng hà tiện không dám mơ thịt cá hải sản.)

Bố tôi sau 6 tháng trong trại cải tạo lần đầu được viết thư về, Ông dặn khi lên thăm nuôi, không cần mang theo gì cả vì trong trại có đủ mọi thứ. Hic! Ông hiểu hơn ai hết, còn cái gì để mà mang cho ông! Tôi nhớ mãi ngày lên thăm nuôi ông ở trại Thanh Hoá (Hố Nai), cả nhà chỉ có 1 cái xe đạp, còn lại mẹ và các em tôi cuốc bộ 8 cây số mang theo 1 cái giỏ đi chợ lưng lửng với ít thịt kho mắm ruốc, 1 ký đường,2 hộp sữa và 1 bộ quần áo. Nhìn những người đi thăm nuôi, có người gánh 2 bao đầy mà lòng tôi trào dâng niềm tủi hổ.

Sau đợt đổi tiền ngày 22/9/1975, Chúng tôi như đàn chim vỡ tổ, tất cả bỏ học ngang, vài đứa em nhỏ tiếp tục theo mẹ làm ruộng rau muống, còn lại mỗi đứa một phương trời kiếm sống. Đứa lên Gia Ray vào rừng lấy củi, làm lò than, đứa theo xe lửa bán trà đá, hàng rong, đứa bán thuốc lá.

Hơn 3 năm sau Bố tôi được cho về để nhìn xác nhà tan hoang điêu tàn loang lở, nhìn bầy con xanh khướt, gầy rạc, tản mát. Một chị tôi bệnh tâm thần không người chăm sóc phải lang thang ăn xin đầu đường xó chợ,có lần xin không được, quá đói, chị giựt mấy miếng đậu hũ bỏ chạy, chị bị người ta phang đòn gánh chảy máu lỗ đầu giữa ngày bố tôi được tha về.

Bố không khóc, cũng không nói gì! Qua hàng xóm xin ít bông băng. Lòng ông như xát muối! Có lẽ ông bấy giờ mới thấm sâu mệnh đề “mất Nước là tất cả mất”. Khóc lóc than van ích lợi gì. Giọt nước mắt chỉ làm cho kẻ chiến thắng hả hê say sưa thêm mà thôi. Rồi theo chủ trương, ông không được ở lại thành phố. Họ hàng nhà tôi đa số cũng là thành phần Ngụy quân, Ngụy quyền nên không ai giúp gì được cho nhau. Cuối năm 1978 Ông lên rừng Gia Ray ngay chân núi, cất túp lều nhỏ bé xiêu vẹo, ngày ngày ông và 2 em tôi sống nhờ rừng.Ai ở rừng mới biết: ăn của rừng rưng rưng nước mắt! Và từ đó chuỗi ngày lầm than, buồn thảm lại tiếp tục sau hơn 3 năm trong trại cải tạo. Đói nhiều hơn no, buồn nhiều hơn vui. Cực khổ nặng nhọc quần quật suốt cả ngày chỉ đủ kiếm vài lon gạo vài con cá khô.

10 năm sau, tôi đã làm ăn khá hơn, mua được chiếc xe máy Mini scootter, lần đầu tiên lên thăm Ông, quà cho Ông chỉ là 1 lít rượu đế nấu bằng rỉ mật. Ông mừng lắm vì tôi đã tương đối ổn định công việc.Trong bữa cơm hôm đó, Ông nói:

-Bố năm nay 63 tuổi rồi, cuộc đời không dành cho Bố con mình được sống sum họp và đầy đủ. Dù sao các con cũng cố gắng vươn lên để thoát khỏi bệnh tật, đói khát và tù đày.

Rồi Ông chỉ tay dưới chân ngọn núi Chứa Chan:

- Nhớ lời Bố dặn, nếu Bố có chết, các con không cần quan tài làm chi cho tốn kém, cứ bó chiếu vùi thây Bố dưới chân núi là Bố mát mẻ rồi.

Thú thật, lúc ấy nếu tất cả 12 anh em tôi gom lại chắc cũng không đủ tiền mua cái quan tài loại chót. Ông biết và không muốn các con gánh nặng thêm!

Năm 1999, sau bao nhiêu là khó khăn vì không có tiền làm hồ sơ xuất cảnh diện HO, cuối cùng thì 4 bố con tôi cũng tới được Mỹ. Ngày lên đường mẹ tôi và 9 em phải ở lại vì hộ khẩu lung tung không đuợc phái đoàn Mỹ chấp thuận.
Bốn bố con mà hành trang vỏn vẹn có 5 va ly nhỏ và nhẹ tênh, chưa tới 1/3 tiêu chuẩn trọng lượng.

Đến Mỹ 3 anh em tôi phải đi làm ngay sau tháng đầu tiên để kiếm tiền trả nợ lúc làm hồ sơ. Bố tôi thì ăn welfare vì Ông đã 74 tuổi. Ban đầu hội thiện nguyện giúp thuê nhà, 4 bố con phải ở chung trong 1 căn apartment 2 phòng ngủ cùng với 2 người nữa là 6 người. Quá chật, chúng tôi đành ra ở riêng trong khi Bố tôi được chính phủ Mỹ cho ở nhà Housing. Và từ đó Ông sống cô độc, một thân một mình. Nhưng cũng là lúc Ông làm được một việc lớn nhất, to nhất, ý nghiã nhất kể từ sau ngày 30/4/1975! Hàng tháng Ông trả tiền điện và tiền nhà chưa tới tổng cộng 80$. Thức ăn thì Ông đi xin các Hội từ thiện miễn phí. Có lần tôi giận Bố kinh khủng. Gia đình tôi cố tình chở Ông vào 1 quán kêu cho Ông mấy món ngon, Ông từ chối, chỉ xin cho 1 diã bánh cuốn là đủ. Ôngnói: Ở Việt Nam nhà mình còn quá khổ, Bố không đành ăn ngon bên này nhưng các con đi làm vất vả cần bồi bổ, cứ ăn đi. Mỗi tháng số tiền dư còn lại gần 400$ Bố để dành và cứ 6 tháng Bố gởi về VN cho Mẹ và 9 đứa con còn ở lại.

Chị cả tôi viết thư qua có câu: “Bố ơi, nhiều lần con phải đi bán máu với số tiền 200 ngàn một lần để có tiền nuôi con. Để có 200 ngàn đồng tiền Việt, tụi cò máu nó đã ăn chặn mấy chặng rồi. Cầm 300$ Bố cho mà con cứ ngỡ trong mơ. Đời con chưa bao giờ cầm số tiền lớn như thế…

Phải bán 10 lần máu chỉ mới được 150$ …” Bố đọc thư không khóc! mặc dù Bố biết chị chỉ cân nặng có… 34 Kg! Hic! Gan góc đến thế là cùng! Rồi việc phải tới! Một ngày mùa đông năm 2006, tức sau gần 8 năm ở Mỹ. Tự dưng Bố kêu và đưa tôi 8.000$ và một tờ di chúc – nét chữ vẫn còn rất đẹp dù đã có dấu hiệu nghệch ngoạc biểu hiệu của tuổi già – trong di chúc có nói rõ:

Khi bố chết đi, bố đã hỏi cô Hoa, người của hội thiện nguyện, và biết rằng tiền hỏa thiêu không quan tài chỉ mất có 800$ thôi!. Bố nói bố không cần quan tài, không cần để nhà quàn làm gì cho tốn dăm ngàn, cứ để người ta đưa thẳng bố đi thiêu, trừ tiền thiêu ra, còn bao nhiêu con cứ làm theo di chúc gởi về cho người bên Viet Nam..

Sau đó mấy ngày, Bố đột qụy! Người ta đưa Bố vào trại Dưỡng lão. Rồi Bố hấp hối. Ba anh em tôi họp nhau và quyết định làm theo di chúc của Bố. Và chúng tôi phải ký một hợp đồng với nhà thiêu. Khi Bố tắt thở, sau 1 tiếng người ta đuổi hết anh em tôi ra, trong phòng người ta bỏ Bố vào 1 cái bao và kéo cái fermeture là xong! Quá đơn giản cho một kiếp người! Khả năng 3 anh em tôi lúc đó mới đi làm ăn lương 1 giờ 8$ (lương tối thiểu) chỉ vừa đủ tiền nhà tiền ăn. Vẫn biết có làm đám tang bỏ Bố vào quan tài bằng vàng với hàng ngàn người tham dự cũng vậy thôi vì Bố đâu biết gì nữa mà sao tôi vẫn cảm thấy xót xa vô bờ. Cuối đời của một sĩ quan, từng chỉ huy hàng mấy trăm lính, từng chỉ huy mấy cung đường sắt, âm thầm, vắng lặng và quạnh hiu. Không ai biết, không ai đưa tiễn! Y như một chiến sĩ vô danh! Người ta bỏ Bố lên chiếc xe kéo, đẩy ngang chỗ chúng tôi đang đứng, tất cả con, dâu và cháu chỉ có 5 người, họ dừng lại và hỏi chúng tôi có muốn nói gì không. Tôi có cảm tưởng như một luồng điện lạnh chạy xé dọc sống lưng. Tôi chỉ lắp bắp nói như kẻ không hồn:

- Vĩnh biệt Bố. Từ nay Bố không còn phải hy sinh nữa Bố nhé. Công ơn của Bố cao hơn núi Thái Sơn Bố ạ!

Rồi họ lạnh lùng kéo Bố tôi đẩy lên chiếc xe dài, đi chỗ nào thiêu hay làm gì, ở đâu, chúng tôi không được biết! Họ làm theo hợp đồng.Tôi không khóc! Không còn nước mắt để khóc!

Hai tuần sau tôi lấy tro cốt Bố. Khi cô nhân viên nhà xác đưa hộp tro cốt ở dưới có ghi tên bố tôi, chỉ đến lúc bấy giờ, nước mắt tôi tự dưng tuôn ra đầm đìa – vô thức!

MỘT CHUYỆN THẬT ĐAU THƯƠNG
Cha Tôi, Chết Không Cần Quan Tài
Đào Nam Hòa

Con ghi lại bài này thay cho nén hương lòng để thành tâm tưởng nhớ đến Bố Mẹ nhân ngày giỗ Bố lần thứ 8 và giỗ Mẹ lần thứ 7 (Đào Nam Hòa.)

Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ lúc nào, nhưng có lẽ ấn tượng nhất và rõ nét nhất mà hầu hết người dân miền Nam Việt Nam nhớ mãi là ngày 30/4/1975.

Khi miền Nam sụp đổ cũng là lúc bất ngờ tất cả nỗi thống khổ đày đọa ập xuống. Nhanh như một cơn cuồng phong thịnh nộ phá nát tan hoang. Mất tất cả!

Ngày 10/06/1975 tôi vẫn còn nhớ rất rõ. Trước khi đi cái gọi là “học tập cải tạo” 10 ngày, dù với suy nghĩ chỉ là 10 ngày như lời thông báo, cha tôi cũng không có lấy mấy ngàn dằn túi. Ông bảo tôi (lúc đó 19 tuổi) đem 2 chỉ vàng cuối cùng còn lại của gia đình- là đôi bông tai của bà nội tôi để lại- ra tiệm vàng bán. Đó là kỷ vật quý nhất nhưng đành phải bán để mua ít lương thực cho ông mang đi. Hai chỉ vàng lúc ấy bán được 33 ngàn. Ông mua khoảng 2 ngàn đồng lương thực các thứ và dằn túi 1 ngàn. Còn lại 30 ngàn ông dặn ở nhà cố gắng 13 mẹ con dè xẻn ăn uống đợi Ông về.

Mười ngày trôi qua nhanh chóng- không ai trong số cải tạo trở về. Tôi nghĩ đây là một cú lừa mà đã và sẽ được lịch sử ghi lại kỹ hơn. Giá sinh hoạt tăng từng giờ. Buổi sáng 100 đồng 1 ổ bánh mỳ thì chiều đã lên 120. Sau 3 tuần thì 12 anh em tụi tôi và mẹ tôi không còn một đồng nào trong nhà. Chị tôi lớn nhất 21 tuổi còn đang đi học, và em út mới có 2 tuổi. Mười hai con tàu há mồm tuổi đang lớn nuốt bao nhiêu cho đủ! Cơm và thức ăn mỗi bữa mẹ tôi phải chia cho từng đứa. Vài hột cơm sót nơi đáy nồi cũng không yên. Chúng tôi đổ nước vào và cạo sạch không còn một hột. Còn hơn là gạo châu củi quế.

Mẹ tôi và vài đứa em phải đi xâm canh làm ruộng rau muống, một hình thức của kinh tế mới để giãn dân,. Không lên voi nhưng phải xuống chó, mẹ tôi và em tôi ngày ngày vào ruộng hái rau muống xong gánh bộ về tới chợ cách đó 6 cây số để bán. Buổi sáng khoảng 3 giờ khi trời còn mờ mịt hơi sương và giá lạnh, mẹ và em tôi thay nhau gánh bộ cho kịp phiên chợ sáng. 70 bó rau oằn trên vai người phụ nữ nhỏ bé cao 1,45 nặng chưa tới 40Kg. 6kg rau mới đổi được 1 kg gạo. Một tuần mới cắt được một lần chờ cho rau mọc. Những ngày còn lại là cấy rau, nhổ cỏ,trồng khoai mỳ…Sức ăn trước ngày 30/4/75 của gia đình tôi một bữa là 3 lít gạo, tức 1 tuần 42 lít, khoan nói chuyện thức ăn cá mắm gì hết. Nay 1 tuần chỉ còn 13 lít!

Bắt đầu tháng 7/1975 lần lượt đồ đạc trong nhà mọc cánh nhẹ nhàng,nhanh chóng, lả lướt, bay đi theo chân những kẻ buôn hàng. Từ cái quạt trần, tôn cống, hàng rào, tủ quần áo, đài radio, giường sắt, đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay … đều giã từ để về với chủ mới. Hết sạch đồ thì mấy kẻ đi buôn bảo giở gạch bông, gIở bớt tôn ngoài mái hiên,tôn trần nhà.. bán tiếp.
Bán cho đến khi căn nhà nhỏ bỗng trở nên rộng tênh vì chả còn thứ gì ngoại trừ vài cái nồi nấu bằng củi đen thui cũng đã sứt quai gãy gọng.Buổi tối trải chiếu ngủ dưới đất là xong với cái bụng lép kẹp và cơn đói hành hạ.
Không biết bao lần tôi phải ăn tưởng tượng trong đêm khuya bằng cách hình dung mấy món ăn tầm thường ngày trước như vài con khô, miếng dừa kho, tô canh bầu.. ( Mơ mà cũng hà tiện không dám mơ thịt cá hải sản.)

Bố tôi sau 6 tháng trong trại cải tạo lần đầu được viết thư về, Ông dặn khi lên thăm nuôi, không cần mang theo gì cả vì trong trại có đủ mọi thứ. Hic! Ông hiểu hơn ai hết, còn cái gì để mà mang cho ông! Tôi nhớ mãi ngày lên thăm nuôi ông ở trại Thanh Hoá (Hố Nai), cả nhà chỉ có 1 cái xe đạp, còn lại mẹ và các em tôi cuốc bộ 8 cây số mang theo 1 cái giỏ đi chợ lưng lửng với ít thịt kho mắm ruốc, 1 ký đường,2 hộp sữa và 1 bộ quần áo. Nhìn những người đi thăm nuôi, có người gánh 2 bao đầy mà lòng tôi trào dâng niềm tủi hổ.

Sau đợt đổi tiền ngày 22/9/1975, Chúng tôi như đàn chim vỡ tổ, tất cả bỏ học ngang, vài đứa em nhỏ tiếp tục theo mẹ làm ruộng rau muống, còn lại mỗi đứa một phương trời kiếm sống. Đứa lên Gia Ray vào rừng lấy củi, làm lò than, đứa theo xe lửa bán trà đá, hàng rong, đứa bán thuốc lá.

Hơn 3 năm sau Bố tôi được cho về để nhìn xác nhà tan hoang điêu tàn loang lở, nhìn bầy con xanh khướt, gầy rạc, tản mát. Một chị tôi bệnh tâm thần không người chăm sóc phải lang thang ăn xin đầu đường xó chợ,có lần xin không được, quá đói, chị giựt mấy miếng đậu hũ bỏ chạy, chị bị người ta phang đòn gánh chảy máu lỗ đầu giữa ngày bố tôi được tha về.

Bố không khóc, cũng không nói gì! Qua hàng xóm xin ít bông băng. Lòng ông như xát muối! Có lẽ ông bấy giờ mới thấm sâu mệnh đề “mất Nước là tất cả mất”. Khóc lóc than van ích lợi gì. Giọt nước mắt chỉ làm cho kẻ chiến thắng hả hê say sưa thêm mà thôi. Rồi theo chủ trương, ông không được ở lại thành phố. Họ hàng nhà tôi đa số cũng là thành phần Ngụy quân, Ngụy quyền nên không ai giúp gì được cho nhau. Cuối năm 1978 Ông lên rừng Gia Ray ngay chân núi, cất túp lều nhỏ bé xiêu vẹo, ngày ngày ông và 2 em tôi sống nhờ rừng.Ai ở rừng mới biết: ăn của rừng rưng rưng nước mắt! Và từ đó chuỗi ngày lầm than, buồn thảm lại tiếp tục sau hơn 3 năm trong trại cải tạo. Đói nhiều hơn no, buồn nhiều hơn vui. Cực khổ nặng nhọc quần quật suốt cả ngày chỉ đủ kiếm vài lon gạo vài con cá khô.

10 năm sau, tôi đã làm ăn khá hơn, mua được chiếc xe máy Mini scootter, lần đầu tiên lên thăm Ông, quà cho Ông chỉ là 1 lít rượu đế nấu bằng rỉ mật. Ông mừng lắm vì tôi đã tương đối ổn định công việc.Trong bữa cơm hôm đó, Ông nói:

-Bố năm nay 63 tuổi rồi, cuộc đời không dành cho Bố con mình được sống sum họp và đầy đủ. Dù sao các con cũng cố gắng vươn lên để thoát khỏi bệnh tật, đói khát và tù đày.

Rồi Ông chỉ tay dưới chân ngọn núi Chứa Chan:

- Nhớ lời Bố dặn, nếu Bố có chết, các con không cần quan tài làm chi cho tốn kém, cứ bó chiếu vùi thây Bố dưới chân núi là Bố mát mẻ rồi.

Thú thật, lúc ấy nếu tất cả 12 anh em tôi gom lại chắc cũng không đủ tiền mua cái quan tài loại chót. Ông biết và không muốn các con gánh nặng thêm!

Năm 1999, sau bao nhiêu là khó khăn vì không có tiền làm hồ sơ xuất cảnh diện HO, cuối cùng thì 4 bố con tôi cũng tới được Mỹ. Ngày lên đường mẹ tôi và 9 em phải ở lại vì hộ khẩu lung tung không đuợc phái đoàn Mỹ chấp thuận.
Bốn bố con mà hành trang vỏn vẹn có 5 va ly nhỏ và nhẹ tênh, chưa tới 1/3 tiêu chuẩn trọng lượng.

Đến Mỹ 3 anh em tôi phải đi làm ngay sau tháng đầu tiên để kiếm tiền trả nợ lúc làm hồ sơ. Bố tôi thì ăn welfare vì Ông đã 74 tuổi. Ban đầu hội thiện nguyện giúp thuê nhà, 4 bố con phải ở chung trong 1 căn apartment 2 phòng ngủ cùng với 2 người nữa là 6 người. Quá chật, chúng tôi đành ra ở riêng trong khi Bố tôi được chính phủ Mỹ cho ở nhà Housing. Và từ đó Ông sống cô độc, một thân một mình. Nhưng cũng là lúc Ông làm được một việc lớn nhất, to nhất, ý nghiã nhất kể từ sau ngày 30/4/1975! Hàng tháng Ông trả tiền điện và tiền nhà chưa tới tổng cộng 80$. Thức ăn thì Ông đi xin các Hội từ thiện miễn phí. Có lần tôi giận Bố kinh khủng. Gia đình tôi cố tình chở Ông vào 1 quán kêu cho Ông mấy món ngon, Ông từ chối, chỉ xin cho 1 diã bánh cuốn là đủ. Ôngnói: Ở Việt Nam nhà mình còn quá khổ, Bố không đành ăn ngon bên này nhưng các con đi làm vất vả cần bồi bổ, cứ ăn đi. Mỗi tháng số tiền dư còn lại gần 400$ Bố để dành và cứ 6 tháng Bố gởi về VN cho Mẹ và 9 đứa con còn ở lại.

Chị cả tôi viết thư qua có câu: “Bố ơi, nhiều lần con phải đi bán máu với số tiền 200 ngàn một lần để có tiền nuôi con. Để có 200 ngàn đồng tiền Việt, tụi cò máu nó đã ăn chặn mấy chặng rồi. Cầm 300$ Bố cho mà con cứ ngỡ trong mơ. Đời con chưa bao giờ cầm số tiền lớn như thế…

Phải bán 10 lần máu chỉ mới được 150$ …” Bố đọc thư không khóc! mặc dù Bố biết chị chỉ cân nặng có… 34 Kg! Hic! Gan góc đến thế là cùng! Rồi việc phải tới! Một ngày mùa đông năm 2006, tức sau gần 8 năm ở Mỹ. Tự dưng Bố kêu và đưa tôi 8.000$ và một tờ di chúc – nét chữ vẫn còn rất đẹp dù đã có dấu hiệu nghệch ngoạc biểu hiệu của tuổi già – trong di chúc có nói rõ:

Khi bố chết đi, bố đã hỏi cô Hoa, người của hội thiện nguyện, và biết rằng tiền hỏa thiêu không quan tài chỉ mất có 800$ thôi!. Bố nói bố không cần quan tài, không cần để nhà quàn làm gì cho tốn dăm ngàn, cứ để người ta đưa thẳng bố đi thiêu, trừ tiền thiêu ra, còn bao nhiêu con cứ làm theo di chúc gởi về cho người bên Viet Nam..

Sau đó mấy ngày, Bố đột qụy! Người ta đưa Bố vào trại Dưỡng lão. Rồi Bố hấp hối. Ba anh em tôi họp nhau và quyết định làm theo di chúc của Bố. Và chúng tôi phải ký một hợp đồng với nhà thiêu. Khi Bố tắt thở, sau 1 tiếng người ta đuổi hết anh em tôi ra, trong phòng người ta bỏ Bố vào 1 cái bao và kéo cái fermeture là xong! Quá đơn giản cho một kiếp người! Khả năng 3 anh em tôi lúc đó mới đi làm ăn lương 1 giờ 8$ (lương tối thiểu) chỉ vừa đủ tiền nhà tiền ăn. Vẫn biết có làm đám tang bỏ Bố vào quan tài bằng vàng với hàng ngàn người tham dự cũng vậy thôi vì Bố đâu biết gì nữa mà sao tôi vẫn cảm thấy xót xa vô bờ. Cuối đời của một sĩ quan, từng chỉ huy hàng mấy trăm lính, từng chỉ huy mấy cung đường sắt, âm thầm, vắng lặng và quạnh hiu. Không ai biết, không ai đưa tiễn! Y như một chiến sĩ vô danh! Người ta bỏ Bố lên chiếc xe kéo, đẩy ngang chỗ chúng tôi đang đứng, tất cả con, dâu và cháu chỉ có 5 người, họ dừng lại và hỏi chúng tôi có muốn nói gì không. Tôi có cảm tưởng như một luồng điện lạnh chạy xé dọc sống lưng. Tôi chỉ lắp bắp nói như kẻ không hồn:

- Vĩnh biệt Bố. Từ nay Bố không còn phải hy sinh nữa Bố nhé. Công ơn của Bố cao hơn núi Thái Sơn Bố ạ!

Rồi họ lạnh lùng kéo Bố tôi đẩy lên chiếc xe dài, đi chỗ nào thiêu hay làm gì, ở đâu, chúng tôi không được biết! Họ làm theo hợp đồng.Tôi không khóc! Không còn nước mắt để khóc!

Hai tuần sau tôi lấy tro cốt Bố. Khi cô nhân viên nhà xác đưa hộp tro cốt ở dưới có ghi tên bố tôi, chỉ đến lúc bấy giờ, nước mắt tôi tự dưng tuôn ra đầm đìa – vô thức!

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=320460505052912&set=a.127149147717383.1073741828.100012668957471&type=3&theater

CHÁH PHỦ QGVNLT/ ĐMQ

Chia sẻ bài viết và ảnh của Tuong Dang- Facebook

Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười, văn bản



Tuong Dang

|Với tư cách là một nhà quân sự thời VNCH , tôi xin được chia sẻ sự hiểu biết riêng cuả mình vể CPQGVNLT để chúng ta có thể cùng nhau phân tích hầu hiểu biết thêm cái mục đích và đường lối chính cuả tổ chức này . Trước khi vào vấn đề , tôi xin được sơ qua về tình hình Thế giới hiện nay khi Mỹ đã đưa lực lượng tới vùng Thái Bình Dương mà hầu như đa số đều đồn đoán Mỹ sẽ đánh Bắc Hàn để các bạn dễ hiểu hơn về những gì tôi trình bày dưới . Với cái nhìn cuả tôi cái phi đạn cuả Bắc Hàn kia với Mỹ không ảnh hưởng nặng nề hay nguy hiểm bằng cái lưỡi bò mà TQ đã vẽ . Vì thế sự triển khai lực lượng quân sự cuả Mỹ vưà qua , dưới cặp mắt quân sự thì Bắc Hàn chỉ là diện mà TQ mới là điểm .
Mộng bá chủ thế giới cuả TQ không phải ngày hôm nay Mỹ mới nhìn ra , mà họ đã biết cách đây vài thập kỷ . Chính vì lẽ đó họ phải chuẩn bị những điều dự bị khi mà Bill Clinton đã dùng chiến lược giúp TQ kinh tế phát triển với hy vọng đánh sập CNCS còn lại ....
Khi TQ phát triển nhờ WTO thì chính là lúc Mỹ nhận ra TQ chỉ là tên bất tín trong những điều cam kết . TT Bill Clinton đã phải dùng đến VNCH để làm con bài sau này khi cần , vì lẽ Mỹ tư hiểu : Trên pháp lý mình không đủ danh chính ngôn thuận để can thiệp vào vùng DNA một khi TQ bành trướng . Phải chăng chính vì lẽ đó mà TT Bill Clinton đã công nhận chính phủ VNCH lâm thời do Đào Minh Quân được ngươì Việt tỵ nạn bầu lên thời đó . Bằng chứng là qua những văn kiện cuả các đời TT Mỹ sau này vẫn tiếp tục thưà nhận mà ông ĐMQ đã đưa ra chứng minh .
Như chúng ta đã được chính ông ĐMQ trình bày qua sách luợc âm thầm bao nhiêu năm để cài CS vào bẫy cuả tổ chức . Chung quy cũng chỉ là dùng kinh tế và pháp lý để đánh gục CSVN hầu một khi đất nước dưới sự lãnh đạo cuả chính phủ VNCH thì Mỹ mới có đủ danh chính ngôn thuận với tư cách là đồng minh để hiện diện trên mảnh đất chiến lược tối quan trọng này mà Hoàng Sa - Trường Sa là cuả VNCH trước đây Thế Giới đều biết . Tại sao Mỹ không bắt tay với CSVN ? Chắc mọi ngươì thưà hiểu bản chất CS chỉ là loài dốt trá , lưà bịp . Mỹ thưà hiểu CSVN đi hai hàng để hưởng lợi từ Mỹ và cũng sẽ chẳng bao giờ muốn từ bỏ quyền làm đấy tớ cho quan thày Trung Cộng để giữ vững quyền cai trị , vả lại HS-TS CSVN đã dâng hiến cho TQ rồi thì làm đồng minh để được gì ? .
Khi ông ĐMQ tuyên bố sẽ cùng Mỹ và Liên Hiệp Quốc về giải thể CSVN thì phải hiểu rằng bằng giải pháp chính trị mà chúng ta không thể biết bằng cách nào , thời gian bao lâu ? Khi ông bảo rằng sẽ cùng quân đội Mỹ đánh TQ thì đó chỉ là câu nói ngầm ám chỉ rằng : Một khi VN dưới thể chế VNCH , đương nhiên sẽ cùng Mỹ đồng hành đánh đuổi TQ ra khỏi Biển Đông . Lời nói này , một số ngươì không hiểu sâu rộng , cùng thêm CS ngấm ngầm giải thích hiểu theo nghiã khác để hướng dẫn , đưa đẩy dư luận lầm lẫn rằng ĐMQ nói sẽ đưa lính Mỹ về giải cứu quê hương , đồng thời chúng tung binh đoàn DLV và đám Việt gian dưạ vào đó ráo riết lên án ĐMQ là tên lưà bịp ! Song song vào đó Mặt trận giải phóng miền Nam lâu nay ẩn mình , nay có cơ hội phục thù DCSVN ,mặc dù xưa là con đẻ cuả CS miền Bắc , nhưng lại giấu kỹ cờ nưả xanh , nưả đỏ , mượn cờ vàng ba sọc đỏ mà dân tộc đang khao khát yêu mến , kêu gọi ngươì dân vùng lên lật đổ tên bất tín , bất nghiã với mình xưa kia , vì thế thành phần này chống CS đồng thời cũng chống luôn VNCH lâm thời để hy vọng quy tụ được toàn dân đoạt ngôi báu . Một khi chúng thắng thế thì cái chuyện đóng băng tài sản cuả chúng ở nước ngoài sẽ vô hiệu hoá vì chúng sẽ chẳng bao giờ lên tiếng đòi lại đồng tiền bất chính trong túi chúng thu vét lâu nay về lại cho dân tộc và đất nước VN .... Không những thế , ngươì anh em ruột thịt VNCH xưa với những kẻ có chữ tôi quá lớn , coi thường một cấp bậc Trung uý còn thấp hơn mình nên không xứng đáng làm Thủ Tướng để rồi thay vì cùng nhau đoàn kết , xây dựng VNCH thêm vững mạnh thì lại vô tình hiệp thông cùng đám buôn dân bán nước lên án ĐMQ mà không hiểu rằng người mang cấp bậc thấp không hẳn là ngươì có cái đầu nhỏ trong cuộc chiến tranh chính trị hiện tại . Họ đang phải loay hoay bắt đầu tìm kiếm sự đồng hành cuả chính phủ Mỹ nói riêng và cộng đồng Quốc Tế nói chung khi mà CPGQVNLT đã và đang có sẵn bấy lâu nay . Phải chăng lòng đố kỵ cuả một số nhỏ đã làm họ quên đi ba chữ Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm ?
Với 4 mũi giáp công gồm DCSVN , MTGP miền Nam , người anh em VNCH ruột thịt và những ngươì nhẹ dạ , khờ khạo dễ tin thì không biết Đào Minh Quân có chống đỡ nổi trong trận chiến này không ? Có một điều , tuy tôi không phải là ngươì cuả ĐMQ , nhưng dám khẳng định một điều rằng : Quân đội Mỹ sẽ đồng hành với dân tộc VN đánh đuổi Tàu cộng ra khỏi đất nước đúng như lời ĐMQ tuyên bố khi VNCH trở về . Nếu như DCSVN bị lật đổ mà MTGP miền Nam lên nắm quyền thì cũng chỉ là thằng cha chết , đưá con lên thay mà thôi !
Trong tình hình hiện tại TQ ngày càng tỏ ra hiếu chiến , bằng mọi giá phải chiếm được Biển Đông thì việc Hoa Kỳ muốn đưa VNCH là chủ nhân cuả HS-TS về , đó không phải là điều không có khả thi , vì Mỹ tự hiểu rằng : Để mất Biển Đông vào tay TQ là coi như mình đã mất nưả Thế Giới và cái mộng chiếm ngôi vị siêu cường cuả TQ sẽ đạt mục đích chỉ còn là thơì gian .

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=304872536600925&set=a.236611636760349.1073741828.100012345438107&type=3&theater

Nhận xét:
Tôi Yêu Sự Thật CHUẨN KHÔNG cần chỉnh LUÔN,bài viết RẤT HAY và nhận định RẤT CHÍNH XÁC với thực tiễn những gì đã và đang diễn ra.Cảm ơn người đã viết bài , giúp cho DÂN TỘC một phần hiểu ra, ai vì nợ nước non nhà, ai vì tiền bạc bán cà NON SÔNG....Và mọi người cũng PHẢI BIẾT thêm rằng bọn tình báo hoa nam lũ cẩu chệt hán tàu chúng nói và viết tiếng Việt RẤT RÀNH nên chúng hùa vào với lũ dòi csvn hay các THẾ LỰC THÙ ĐỊCH đã bị cs mua chuộc để mà đánh phá CHÍNH PHỦ của Bác ĐÀO MINH QUÂN đấy

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

Đảng đối thoại với ai, về những gì?

  • Đảng đối thoại với ai, về những gì?

    Các diễn biến chính trị, xã hội trong những năm qua đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam đối thoại
    Người đứng đầu bộ máy tuyên giáo Việt Nam tuần trước nói đảng cộng sản “không sợ đối thoại”. Phát biểu này đã gây nhiều bàn tán trong công chúng Việt Nam. Nhiều người đặt vấn đề rằng bước tiếp theo đảng sẽ đối thoại với ai và về những gì.
    Tại một hội nghị hôm 18/5, ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nói đảng sẽ “đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của đảng”.
    Ông Thưởng cho biết thêm việc tổ chức đối thoại ra sao “đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn”. Theo ông, cần có quy định rõ ràng để “từng cấp từng ngành từng cơ sở từng đơn vị xác định rõ trách nhiệm của mình và phương pháp trong trao đổi, đối thoại”. Ông nói đang cố gắng để Ban Bí thư “thông qua vấn đề này trong thời gian tới”.
    Trưởng ban tuyên giáo đảng cộng sản Việt Nam nói đảng "không sợ đối thoại"
    Trưởng ban tuyên giáo đảng cộng sản Việt Nam nói đảng "không sợ đối thoại"

    Nhấn mạnh đây là vấn đề “rất quan trọng”, vị trưởng ban tuyên giáo khẳng định “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận”.
    Nhà báo kỳ cựu Võ Văn Tạo ở Nha Trang đánh giá phát biểu của ông Thưởng là một “thông điệp tốt” và có phần “gây bất ngờ” đối với nhiều người. Song ông Tạo, người có nhiều bài phản biện chính trị, xã hội trên mạng internet, cũng chỉ ra rằng những lời của ông Thưởng không phải là một sự đột phá mà là bước đi tiếp theo từ một điều trong nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 khóa 12 của đảng cộng sản hồi tháng 10 năm ngoái.
    Sau khi báo chí nhà nước tường thuật về phát ngôn của vị trưởng ban tuyên giáo, nhiều người trong giới hoạt động vì tự do, dân chủ ở Việt Nam tỏ ý nghi ngờ. Một số người so sánh với chiêu “dụ rắn ra khỏi hang” của Trung Quốc thời giữa những năm 1950 để đàn áp trí thức. Một số khác cho rằng tuyên bố của ông Thưởng là một “trò đối phó” ngay trước vòng đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ ở Hà Nội.
    Chia sẻ suy nghĩ của ông Tạo, tiến sĩ Việt kiều Áo Đặng Hoàng Giang bày tỏ hy vọng phát ngôn của ông Thưởng sẽ mở ra giai đoạn mới trong đó đảng cộng sản “thực sự cầu thị, lắng nghe” người dân, các chuyên gia, các tổ chức xã hội dân sự, báo chí và kể cả mạng xã hội.
    Chắc chắn là chuyện đối thoại thì họ cũng nhằm vào trí thức phản biện thôi chứ không phải mọi tầng lớp khác. Bởi vì trí thức thường đưa ra những ý kiến đóng góp liên quan đến những vấn đề rất là quan trọng của đất nước
    Ở Việt Nam hiện nay có nhiều cá nhân, hội nhóm lâu nay lên tiếng chỉ trích, phản biện – đôi khi rất gay gắt – về nhiều vấn đề, chính sách khác nhau của đảng và chính phủ, từ môi trường cho đến tham nhũng, từ giáo dục cho đến chính trị, đối ngoại. Đảng sẽ đối thoại với những ai trước tiên trong các cá nhân, tổ chức này, cựu nhà báo Võ Văn Tạo nhận định:
    “Chắc chắn là chuyện đối thoại thì họ cũng nhằm vào trí thức phản biện thôi chứ không phải mọi tầng lớp khác. Bởi vì trí thức thường đưa ra những ý kiến đóng góp liên quan đến những vấn đề rất là quan trọng của đất nước, quốc kế dân sinh, thể chế chính trị, dân chủ, tự do, v.v…, những vấn đề chiến lược của đất nước”.
    Tiến sĩ Giang, hiện sống ở Việt Nam và là tác giả của nhiều sách và bài báo phản biện xã hội, cũng cho rằng trong số nhiều kênh đối thoại, các trí thức, các chuyên gia chắc chắn là “kênh cần thiết, hiệu quả”. Ông Giang nói:
    “Tôi hy vọng là trí thức sẽ có mặt nhiều hơn trong những ban tư vấn, trong những hội nghị, hội thảo khác nhau trong đó có sự có mặt của đảng và chính quyền, bởi vì chính quyền và đảng ở Việt Nam thì tuy hai mà một. Từ trước đến nay thì tôi cũng chưa nhìn thấy vai trò của các nhà khoa học. Kể cả trong chuyện đưa ra một chiến lược phát triển, hay một dự án đầu tư, hay một kế hoạch tổng thể nào đấy thì thiếu vắng những tiếng nói của các nhà khoa học”.
    Về chủ đề đối thoại, vị tiến sĩ Việt kiều cho rằng không nên có “vùng cấm”, kể cả đề tài đa nguyên, đa đảng cũng nên đem ra bàn thảo, do tình hình Việt Nam từ năm 1930 - khi đảng cộng sản thành lập - đến nay đã khác nhiều.
    Trong hơn một thập kỷ trở lại đây, nhiều nhà đấu tranh đã kêu gọi Việt Nam bãi bỏ Điều 4 trong Hiến pháp quy định đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội.
    Trong khi đó, cựu nhà báo lâu nay cổ súy tự do, dân chủ Võ Văn Tạo nhận định những người có cơ hội đối thoại với đảng cần “kiên trì, nhẫn nại” và “mục tiêu cao nhất phải để sau cùng”:
    “Không thể đường đột được đâu, họ không thể chấp nhận được đâu. Và đất nước cũng cần có sự thay đổi êm thấm, dần dần, qua từng bước. Chứ có những cái xào xáo quá đột ngột thì nó cũng gây những hiệu ứng sốc cho nền kinh tế, xã hội của đất nước nói chung. Thí dụ, quá trình vận động có thể vài ba năm, không thể ngày một ngày hai được, không thể vài tháng được”.
    Nhiều giới kêu gọi đảng cộng sản Việt Nam thả tù nhân lương tâm
    Nhiều giới kêu gọi đảng cộng sản Việt Nam thả tù nhân lương tâm

    Tin rằng cần tạm gác những vấn đề “khó nuốt trôi” đối với đảng trong giai đoạn trước mắt, ông Tạo đề xuất lộ trình đối thoại từ trước mắt cho đến lâu dài gồm:
    “Thứ nhất phải giải quyết cơ bản, nhanh chóng vấn đề tù nhân lương tâm. Chỉ có cái đó mới tạo được lòng tin cho giới trí thức thực sự ngồi vào bàn đối thoại. Thứ hai, tất cả những thủ đoạn không lành mạnh của an ninh lâu nay đối với anh em trí thức thì cũng phải hủy bỏ ngay. Nó sẽ tạo ra niềm tin ban đầu. Rồi ta mới bàn tới tiếp về quản lý kinh tế, thể chế kinh tế. Xong bắt đầu mới sang chuyện xã hội, rồi thể chế chính trị, tiến đến có thể là tôn trọng đa nguyên chính trị”.
    Về chuyện kinh tế thì mô hình phát triển kinh tế như thế nào, vai trò của kinh tế nhà nước ra sao, câu chuyện về tham nhũng, các nhóm lợi ích, thế rồi chuyện cải tổ hệ thống ngân hàng, chuyện nợ xấu. Tất cả những cái đấy đều phải đặt ra để đối thoại với nhau. Sau đấy đến chuyện chênh lệch giàu nghèo, rồi chuyện bảo vệ môi trường ... Câu chuyện đối ngoại, Trung Quốc và Mỹ như thế nào, ASEAN ra sao. Tất cả những cái đấy tôi nghĩ rất là cấp thiết
    Về phần mình, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang nêu ra các vấn đề lớn cần đối thoại sớm:
    “Về chuyện kinh tế thì mô hình phát triển kinh tế như thế nào, vai trò của kinh tế nhà nước ra sao, câu chuyện về tham nhũng, các nhóm lợi ích, thế rồi chuyện cải tổ hệ thống ngân hàng, chuyện nợ xấu. Tất cả những cái đấy đều phải đặt ra để đối thoại với nhau. Sau đấy đến chuyện chênh lệch giàu nghèo, rồi chuyện bảo vệ môi trường. Sau vụ Formosa và một số vụ khác, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có nên đánh đổi môi trường hay không đã trở nên cấp thiết. Câu chuyện đối ngoại, Trung Quốc và Mỹ như thế nào, ASEAN ra sao. Tất cả những cái đấy tôi nghĩ rất là cấp thiết và không nhất thiết liên quan đến câu chuyện chính trị đa đảng hay là một đảng”.
    Để đối thoại có kết quả thiết thực, cả tiến sĩ Giang và cựu nhà báo Tạo đều nhấn mạnh đảng và các bên đối thoại cần trao đổi với nhau trên cơ sở “tôn trọng và văn minh”, cũng như “bình đẳng và thiện tâm”.
    Ý kiến Độc giả
    Tan Hong · Điều kiện để Đối Thoại có hiệu quả tốt là phải Thật Tâm và phải Trung Thực. Nhưng với người CS thì không đáng tin cậy, vì cái quá khứ tráo trở, lật lộng của họ cho ta nhiều kinh nghiệm xương máu. Biết bao nhiêu người trí thức đã vào tù và thân bại danh liệt vì dám đối thoại với CS. Ví dụ: LS nguyễn Mạnh Tường, GS Hoàng Minh Chính, BS Nguyễn Đan Quế, GS Đoàn Viết Hoạt, LS Lê Thị Công Nhân, LS Nguyễn Văn Đài...Họ đã bị vào tù nhiều năm và bị đối xử tàn tệ. Coi chừng CS giăng bẫy như vụ "Trăm hoa đua nở" ở MB 1958 hoặc vụ " Cởi trói ở MN" năm 1986 mà nhà văn Dương Thu Hương bị bắt vào tù. CS rất thù ghét những kẻ dám nói thẳng và nói thật. Trước mắt mọi người thì họ giả bộ tử tế tiếp thu, nhưng sau đó họ bắt nguội với lý do khác. Ví dụ: LS Cù Huy Hà Vũ đòi Đa Nguyên, Đa Đảng thì bị bỏ tù hơn bốn năm với "hai bao cao su đã qua xử dụng" và nhà báo " Điếu Cày" đòi Dân chủ, Tự do thì bị bỏ tù hơn bốn năm vì thiếu thuế. Nhà báo Tạ Phong Tần đòi Công Lý và Sự Thật thì cũng bị bỏ tù hơn bốn năm. Ai muốn vào tù thì cứ" Đối Thoại".Người đi trước đã sụp hầm thì người đi sau phải biết tránh. Tin CS coi chừng mất cả lúa giống. CS không bao giờ thành thật với ai, kể cả với chính họ. Họ biết sự việc sai, nhưng họ vẫn nói đúng. Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: Chưa ngồi vào bàn tiệc thì đã biết các món đều ngon cả, vì mọi người nhấp nháp khen ngon thì mình cũng phải khen ngon để được sống. Chê là chế
    Philip Le · CS xưa nay chỉ có một đối mà thôi đó là đối tác, ngoài ra tất cả các đối khác đều là cấm kỵ! Kinh nghiệm 80 năm lịch sử. sao giờ này còn ngu ngơ tin lời cs? đồng bào ơi, hãy thức tỉnh đừng dây với hủi nữa.
    Còn tiếp...