Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

ĐÒI TRUNG QUỐC KHOẢN NỢ KHỦNG TỪ THỜI NHÀ THANH



TIN TUC 24H19 phút trước
CHÍNH PHỦ VÀ NGƯỜI DÂN MỸ ĐANG XEM XÉT ĐỂ ĐÒI TRUNG QUỐC KHOẢN NỢ KHỦNG TỪ THỜI NHÀ THANH Đó là các loại trái phiếu được bán ra trên khắp thế giới từ thời nhà Thanh mà trong đó người dân Mỹ sở hữu một khoản lớn lên đến hàng nghìn tỷ USD. Thí dụ như khoản nợ trái phiếu đường sắt mà Trung quốc dùng để xây dựng tuyến đường từ Hán Khẩu đến Tứ Xuyên vào năm 1911 hoặc những khoản nợ khác mà nhà Thanh vay qua trái phiếu. Hiện một số đại diện người dân Mỹ đã gặp tổng thống Trump và các quan chức tài chính Mỹ. Bà Jonna Bianco, người nằm trong nhóm chủ trương đòi nợ cổ Trung quốc phát biểu sau khi gặp ông Trump là “tuyệt vời” và nói thêm “Ông ấy là người luôn đặt nước Mỹ lên hàng đầu. Cầu Chúa phù hộ cho ông ấy". Người phụ nữ này đã dành nhiều năm để nghiên cứu về nhưng nghĩa vụ pháp lý của Trung Quốc, và tìm kiếm những người có tên tuổi cho dự án. Đội ngũ của bà gồm ông Bill Bennett - cựu Bộ trưởng Giáo dục Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan; Brian Kennedy, thành viên cao cấp tại Viện Claremont; và Michael Socarras, người được Tổng thống Bush đề cử làm luật sư trưởng cho lực lượng Không quân Mỹ. Được biết, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch của Mỹ cũng đang nghiên cứu về khoản nợ cổ xưa này của Trung Quốc. Một số chuyên gia cho rằng khoản nợ này khó đòi nhưng tôi nghĩ với Trump ông có thể biến những cái không thể thành cái có thể. Ví dụ ông đưa yêu cầu trả nợ này vào đàm phán thương mại chẳng hạn.
Ẩn bớt


Bloomberg: Mỹ "khai quật" khoản nợ nghìn tỷ USD từ thời hoàng đế - TQ không chịu trả, nói "không liên quan"

Tất Đạt | 



Bloomberg: Mỹ "khai quật" khoản nợ nghìn tỷ USD từ thời hoàng đế - TQ không chịu trả, nói "không liên quan"

Giá trị của trái phiếu Trung Quốc được cho là tương đương với giá trị trái phiếu Mỹ mà Bắc Kinh đang nắm giữ.

Theo Bloomberg, chính quyền ông Trump mới đây đang nghiên cứu để sử dụng các khoản trái phiếu Trung Quốc được một số người dân Mỹ mua từ trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Được biết, các trái phiếu có tuổi đời hơn 100 năm được cất giữ trong các căn gác xếp, tầng hầm của hàng nghìn người dân Mỹ, và thậm chí được bán trên chợ điện tử EBay cho mục đích sưu tầm với giá vài trăm USD. Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc không công nhận các khoản nợ của chính phủ từ trước khi thành lập nhà nước và từ chối thanh toán.
Hiện tại, giữa lúc ông Trump đang có thêm nhiều phát ngôn chỉ trích Trung Quốc về vấn đề thương mại, những người nắm giữ trái phiếu hi vọng tổng thống Mỹ sẽ xem xét các khoản nợ lịch sử một cách nghiêm túc.
Bloomberg chỉ rõ trái phiếu mà phía Mỹ đang nắm giữ là trái phiếu đường sắt Hồ Bắc, được bán vào năm 1911 để hỗ trợ hoạt động xây dựng tuyến đường tàu từ Hán Khẩu tới Tứ Xuyên.
Mỹ từng đề cập tới khoản tiền đầu tư vào Trung Quốc vào đầu thế kỉ 20 và gọi đây là "đồng tiền ngoại giao" - một cách xây dựng mối quan hệ với quốc gia khác bằng cách giúp nước này công nghiệp hóa. Trong khi đó, người Trung Quốc lại gọi đây là "Thế kỉ ô nhục", khi đất nước này buộc phải chấp nhận các khoản đầu tư và bị nước ngoài kiểm soát một cách bất công.
Bloomberg: Mỹ khai quật khoản nợ nghìn tỷ USD từ thời hoàng đế - TQ không chịu trả, nói không liên quan - Ảnh 1.
Những tờ trái phiếu được bán từ năm 1911 đang trở thành một phương án mới để Mỹ sử dụng trong thương chiến. Ảnh: Bloomberg
Sau khi hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc buộc phải thoái vị vào năm 1911, chính quyền bắt đầu tìm tới các nguồn đầu tư từ thị trường tài chính quốc tế. Đây là những khoản trái phiếu mà phía Mỹ tin rằng có thể sử dụng làm đòn bẩy chính trị trong thương chiến giữa Mỹ - Trung thời hiện tại.
"Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phủ nhận các khoản nợ của họ từ trước năm 1949. Nhưng khi làm vậy, chính phủ Trung Quốc đã đi ngược lại tuyên bố của mình rằng họ đã kế thừa toàn bộ quyền lợi hợp pháp của chính quyền trước đó," đại diện Mỹ tuyên bố.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia khẳng định hiện tại tổng giá trị nợ trái phiếu của Trung Quốc lên tới 1.000 tỉ USD - đây là con số đã được điều chỉnh dựa trên lạm phát, lãi suất và bồi thường. Khoản tiền này cũng gần tương đương với giá trị trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc đang nắm giữ.
Việc Trung Quốc phủ nhận tính hợp pháp của trái phiếu Trung Quốc đã trở thành một đề tài gây tranh cãi.
Đa số ý kiến chuyên gia đều cho rằng về mặt pháp lí, chính quyền tiếp nối đều phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ của chính quyền tiền nhiệm. Đa số chính phủ thời kì sau đều chọn phương án này bởi họ không muốn những nhà đầu tư thời kì trước chịu thiệt thòi.
Mitu Gulati - giáo sư luật tại Đại học Duke và là chuyên gia về tái cơ cấu nợ quốc gia - chia sẻ: "Về mặt pháp lý, đây là những khoản nợ hoàn toàn còn hiệu lực. Tuy nhiên, cần phải có những luật sư tài năng mới có thể khiến Trung Quốc thừa nhận."
Bloomberg cho hay, đây không phải lần đầu tiên khoản nợ trái phiếu được đem ra thảo luận. Một số luật sư Mỹ đã đưa vấn đề trái phiếu đường sắt ra tòa vào năm 1979 nhưng không "thắng" được phía Trung Quốc.
Hiện tại, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ đang nghiên cứu lại khoản nợ.
Trong những diễn biến mới nhất, Trung Quốc quyết định áp thuế vào 5.078 sản phẩm trị giá 75 tỷ USD của Mỹ với các mức thuế dao động từ 5%-10%, bắt đầu có hiệu lực trong hai giai đoạn từ ngày 1/9 và ngày 15/12.
Trong khi đó, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố bắt đầu từ ngày 1/10, Mỹ sẽ nâng mức thuế hiện tại từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Mức thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa còn lại sẽ được tăng từ 10% lên 15% từ ngày 1/9 và mức thuế đối với một số mặt hàng bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/12.
theo Trí Thức Trẻ


🔴31-08 TT Trump Quật Trung Cộng ,Đòi Món Nợ Hơn 1000 Tỷ Từ Thời Nhà Thanh Nợ Nước Mỹ

 https://youtu.be/wqyEQwb1aQA


Tổng thống Trump tính dùng "đòn hiểm - Trái phiếu thời nhà Thanh" chống lại Trung Quốc!


#thờisựvàgiảitrí #thoisugiaitri #thoisu

Tổng thống Trump tính dùng "đòn hiểm - Trái phiếu thời nhà Thanh" chống lại Trung Quốc!

https://youtu.be/1Y5HPqyJdkg


 
Trong hình ảnh có thể có: Mai Nguyễn Huỳnh
TRIỆT BUỘC NGÀN TỶ USD CÔNG PHIẾU NÀ THANH.
Tran Hung đến TÔI YÊU SÀI GÒN XƯA TRƯỚC 1975
NGUYÊN LÝ TRIỆT BUỘC VỤ NGÀN TỶ USD CÔNG PHIẾU CỦA NHÀ THANH ĐỂ TRỤC XUẤT TÀU CỘNG RA KHỎI ĐẠI HỘI ĐỒNG
Hỏi: Ai trả cho những trái chủ đang nắm giữ công phiếu do Nhà Thanh phát hành cách nay hơn 108 năm với tên gọi "công phiếu Đường xe lửa Hồ Bắc - Hukuang Railway bonds" ?
Trả lời: Đó là nhà nước kế thừa hợp pháp Nhà Thanh theo các Điều ước Quốc tế thuộc Công ước Vienne, đơn cử như Công ước 1969, Công ước 1978,...
Hỏi: Vậy Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa gọi tắt là Tàu cộng có phải là "quốc gia kế thừa hợp pháp" của triều đình Mãn Thanh hay không?
Trả lời: Phải xét theo từng giai đoạn cụ thể.
- Giai đoạn từ lúc bà Hiếu Định Cảnh Hoàng Hậu ký "Thanh đế thoái vị chiếu thư", buộc vua Phổ Nghi con trai lớn nhứt của Thuần Thân Vương thoái vị vào ngày 12/02/1912 đến ngày 25/10/1971 là ngày Đại Hội đồng Liên Hợp quốc ra Nghị quyết 2758 về "vấn đề khôi phục quyền lợi hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong tổ chức Liên Hiệp Quốc" thì Trung Hoa Dân quốc tức Đài Loan hôm nay là "quốc gia kế thừa hợp pháp" của triều đình Mã Thanh.
- Giai đoạn sau hiệu lực của Nghị quyết 2758 ngày 25/10/1971 đến nay thì về mặt danh nghĩa, Tàu cộng là "quốc gia kế thừa" triều đình Mãn Thanh vì Tàu cộng được Nghị quyết 2758 ngày 25/10/1971 ra Quyết nghị "khôi phục toàn bộ quyền lợi của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và thừa nhận đoàn đại biểu của Chính phủ này là đoàn đại biểu hợp pháp duy nhứt của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc".
Hỏi: Liệu chánh quyền của ông Donald Trump có đòi được món nợ hơn ngàn tỷ từ đời nhà Thanh không ?
Trả lời: Hoàn toàn đòi được bằng nhiều cách dựa theo Điều ước quốc tế, đơn cử hai cách như sau:
- Cách 1:
+ Mỹ phải đơn phương, chính thức thừa nhận Tàu cộng là thành viên của Đại Hội đồng theo nội dung Nghị quyết 2758 vì khi tiến hành bỏ phiếu thông qua Nghị quyết này, Mỹ là một trong tổng số 35 quốc gia bỏ phiếu CHỐNG;
+ Đồng thời Mỹ phải hoàn toàn cắt đứt quan hệ với Đài Loan, hủy bỏ các Đạo luật quan hệ với Đài Loan.
Cách này nhằm mục đích Mỹ công nhận Tàu cộng là đối tượng "kế thừa hợp pháp" của triều đình Nhà Thanh, sau đó áp dụng Điều ước quốc tế về quyền kế thừa, nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước kế thừa để trả nợ cho các trái chủ đang nắm giữ công phiếu Đường xe lửa Hồ Bắc - Hukuang Railway bonds.
- Cách 2: Ngược lại với cách 1, tức Mỹ vẫn giữ quan điểm "không công nhận Tàu cộng tại Đại Hội đồng như lá phiếu chống ngày 25/10/1971 khi biểu quyết Nghị quyết 2758". Đồng thời Mỹ sẽ khôi phục lại quyền lợi hợp pháp cho Trung Hoa Dân quốc tức Đài Loan quyền kế thừa hợp pháp triều đình Mãn Thanh, quyền kiểm soát Trung Hoa lục địa như thời Mãn Thanh và trách nhiệm trả những món nợ quốc gia có từ thời nhà Thanh.
Hỏi: Vậy chánh quyền của ông Trump sẽ chọn cách nào ?
Trả lời: Hiện nay và sau này, Tàu cộng sẽ không chấp nhận việc nhận nợ quốc gia trước cách mạng. Vì vậy cách 1 xem như không khả thi. Chỉ còn lại cách 2 là khả thi nhưng rất khó thực hiện việc thu hồi nợ công phiếu trên khi Tàu cộng còn tồn tại, còn kiểm soát Trung Hoa lục địa.
Việc đòi được hơn ngàn tỷ USD công phiếu nhà Thanh chỉ hoàn tất khi Tàu cộng bị sụp đổ và chánh thể mới tiếp quản nhận trách nhiệm trả nợ quốc gia từ đời nhà Thanh. Tuy nhiên, trong lúc chờ Tàu cộng sụp đổ thì Mỹ vẫn có thể tiến hành hoàn tất hồ sơ pháp lý chuẩn bị cho việc thu nợ. Đại loại như Mỹ sẽ tiến hành các bước trục xuất Tàu cộng ra khỏi Đại Hội đồng và khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của Đài Loan tại Đại Hội đồng. Cơ sở pháp lý để Mỹ trục xuất Tàu cộng ra khỏi Đại Hội đồng được căn cứ trên:
1. Tính kế thừa trực tiếp và liên tục của Đài Loan: Rõ ràng Trung Hoa Dân quốc là thành viên của Đại Hội đồng từ năm 1945 kéo dài tới ngày 25/10/1971. Trung Hoa Dân quốc kiểm soát Trung Hoa lục địa kể từ sau khi Phổ Nghi thoái vị đến khi bị Mao Trạch Đông cướp đoạt toàn bộ Trung Hoa lục địa vào ngày 01/10/1949. Xét ở phạm vi này thì Trung Hoa dân quốc là chủ thể kế thừa trực tiếp, hợp pháp có tính liên tục sau khi được vua Phổ Nghi trao quyền lãnh đạo Trung Hoa vào tay Lâm đại tổng thống Viên Thế Khải.
Từ ngày 25/10/1971 đến nay, Đài Loan là nạn nhơn bị cưỡng bức ra khỏi Đại Hội đồng nhưng quốc gia Đài Loan vẫn tồn tại mà vừa rồi ông cựu quyền Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã xướng tên "quốc gia Đài Loan". Là nạn nhơn thì việc khôi phục lại quyền lợi chánh đáng là việc phải làm và hoàn toàn phù hợp với đạo lý công bằng.
Thứ đến, mặc dù Tàu cộng đã được ngồi vào ghế Đại Hội đồng nhưng Mỹ là nước đã không công nhận điều này bằng việc bỏ phiếu CHỐNG vào ngày 25/10/1971 và Mỹ vẫn duy trì quan hệ với Đài Loan bằng Luật pháp của Mỹ hoàn toàn phù hợp với Điều ước quốc tế.
2. Mỹ căn cứ vào Tiêu chí kết nạp thành viên mới vào Liên Hiệp Quốc:
Theo Tiêu chí kết nạp thành viên mới vào Liên Hiệp Quốc được đề ra ở Khoản 4, Chương II của Hiến chương Liên Hợp quốc thì:
- Tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc rộng mở cho các quốc gia "yêu chuộng hòa bình" đồng ý các nghĩa vụ được nêu trong Hiến chương và, với sự đánh giá của Liên Hiệp Quốc, có thể và sẵn sàng gánh vác các trách nhiệm này.
- Để có hiệu lực, việc kết nạp bất cứ quốc gia nào thỏa mãn các tiêu chí này trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc phải được Đại hội đồng thông qua dựa theo đề nghị của Hội đồng Bảo an.
Tàu cộng có phải là "quốc gia YÊU CHUỘNG HÒA BÌNH" hay không? Câu hỏi này sẽ được xác quyết dựa trên những hành động mà Tàu cộng đã thực hiện như: Thảm sát Thiên An Môn, thôn tính và đàn áp dân tộc, tôn giáo tại các Khu tự trị, gây hấn với Liên Sô, Ấn Độ, Việt Nam, Nhựt Bổn, Đài Loan, thảm sát Pháp Luân Công,...". Đặc biệt là Tàu cộng đã và đang ủng hộ cho các thể chế độc tài bị Mỹ liệt vào danh sách đen như Bắc Hàn, Iran, Venezuela,... cũng như Tàu cộng đã dùng vũ lực chiếm đoạt phi pháp các thực thể ở Biển Đông mà Tàu cộng không có chủ quyền theo phán quyết của tòa PCA năm 2016.
Thêm nữa, nếu Tàu cộng manh động xua quân đàn áp Hong Kong, tái diễn thảm kịch Thiên An Môn thì đó là chứng cớ để Mỹ và các quốc gia yêu chuộng hòa bình trục xuất Tàu cộng ra khỏi Đại Hội đồng.
Đó là những nguyên lý gài cờ TRIỆT BUỘC VỤ NGÀN TỶ USD CÔNG PHIẾU CỦA NHÀ THANH mà chánh quyền của ông Trump đang đánh động Tàu cộng theo thiển cận của cá nhơn./.
Tran Hung.