Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979
Đã tải lên vào 8 thg 2, 2011
http://hoangsa.org/forum/showthread.p...Ngày 16 này đánh dấu 28 năm trận chiến tranh biên giới Việt Trung. Trong bối cảnh hiện nay hai nước Việt Trung trở lại hoà hiếu, gương dũng cảm hy sinh bảo vệ tổ quốc của các chiến sĩ Việt Nam trong cuộc chiến ấy liệu có được tưởng niệm xứng đáng hay không? Giở lại trang lịch sử, Việt Nam có thể rút ra những kinh nghiệm nào để có thể xây dựng đất nước?
http://www.rfa.org/vietnamese/in_dept...
http://www.rfa.org/vietnamese/in_dept...
http://www.rfa.org/vietnamese/in_dept...
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indep...
http://www.youtube.com/watch?v=qVknZ4
Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 Phần 1
gam Giapvangam17 giờ trước
Trung quốc đê hèn
Xin hãy sáng suốt : Mạng một người lính , một người Công an , một đảng viên, hay một dân lành.
Mạng nào quan trọng hơn ?
Ai cũng biết rõ :Nếu không được ân nhân Trung quốc đưa không giới hạn lương thực, vũ khí.. để giết bọn miền Nam - ta sẽ không chiếm đươc miền Nam giàu đep.
Đời đời nhớ ơn Trung quốcTrung quốc chỉ muốn giải phóng chúng ta để tiến lên xhcn - người dân có cuộc sống tốt đẹp hơn,giống như chúng ta giải phóng miền Nam lúc trước thôi.
Trung quốc có truyền thống xấu xa hơn 4.000 năm luôn xâm lược. Nhất là Nước Việt Nam nhỏ bé. Nhưng dân tộc Việt Nam không bao giờ chịu làm nô lệ. Mối quan hệ của người Trung quốc lúc nào cũng muốn bành trướng. Nhưng cả thế giới đều thấy mọi hành vi ngang ngược của Trung quốc về việc ngang nhiên chiếm quần đảo Hoàng Sa và số bãi đà ngầm ở Trường Sa Việt Nam, thế giới lên án mạnh mẽ đây là hành vi xâm lược....
+Nguyễn Thành Long +Ca ngợi giết đồng bào là 'phát triển nền văn hóa dân tộc'!?
“Giết… giết nữa… bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong.
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”
(Thơ Tố Hữu)
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Tố Hữu là nhà thơ có ảnh hưởng lớn đối với dân tộc Việt Nam, thơ ông mang nét đẹp tư tưởng tâm hồn dân tộc, trong xây dựng và phát triển nền văn hóa dân tộc”, đó là nhận định của Trung tâm Bảo tồn và Phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam tại hội thảo “Tố Hữu với văn hóa dân tộc”, được tổ chức ngày 16/10/2015 tại Hà Nội.
Bài thơ này của Tố Hữu được đọc đi đọc lại trên các đài phát thanh và các loa phóng thanh trên toàn Miền Bắc vào thời kỳ cao trào Cải Cách Ruộng Đất đẫm máu, thập niên 1950, mà nhiều cụ lớn tuổi ngày nay ở miền Bắc còn thuộc lòng. Nhưng vì ngày nay nhắc lại nó khủng khiếp, xấu hổ quá nên “đảng ta” xóa đi cái tên Tác Giả Tố Hữu.
Giết không một phút nghỉ, giết liền tay nhân dân đồng bào mình thì còn ai chăm sóc ruộng đồng cho lúa tốt?
Chỉ có giết thật nhiều (gần 200.000 xác người CCRĐ) lấy máu xương làm phân bón thì họa may ruộng đồng lúa mới tốt. Và giết, giết nữa… thì người dân mới sợ. Dù có đói khát cũng nộp “thuế máu xong” để nuôi nấng đảng sống bền lâu, mà chung lòng với quốc tế CS quên đi tiền nhân tổ tiên để duy nhất để chỉ tôn thờ Mao Tàu và Stalin Nga?
Thật rùng rợn, hãi hùng, một sự tung hô vong bản man dại mà chắc chắn “vô tiền khoáng hậu” không một áng thơ văn nào từ quá khứ và tương lai có thể so sánh sự khủng khiếp ấy được! Mà đó lại là: “…thơ ông mang nét đẹp tư tưởng tâm hồn dân tộc”(?).
Một dân tộc lấy “giết nhau không một phút nghỉ” làm nét đẹp tâm hồn? – Trời hỡi? Nghe như vang vọng tiếng tru của loài lang sói đang say mồi….Chưa hết. Nếu hiện nay có ai đó chịu khó, dịch bài thơ “Tiếng đầu lòng con gọi Stalin” của “thi xu hào” đảng CSVN Tố Hữu ra Anh ngữ, rồi nhờ các nhà bình luận thi ca văn học khắp thế giới tham khảo và có ý kiến thì đoan chắc là có đến 101% người ta sẽ ôm bụng cười ngất và xác quyết rằng nó là sản phẩm nhảm nhí của một kẻ tâm thần. Bởi đọc lên thì cảm nhận ngay nó là một vết nhơ bẩn thỉu trong văn học không thể tẩy xóa, như đoạn thơ:
“Yêu biết mấy nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi “Sta-lin”
Ý thơ ấy, ngay tầm gần, đã trái hẳn lẽ thường nhân loại: trẻ con Việt Nam khi tập nói thì gọi “mẹ” chứ đâu đã biết ai là Stalin xa lạ?
Trẻ mới tập nói làm sao nói được cái từ đa âm tiết xịt xoạt như thế, lại nữa, người đàn bà Việt dân quê làm sao có thể:
“Thương cha thương mẹ thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười”
Một kẻ xa lạ chưa từng diện kiến (!?).
“Đây quả là một quái tượng trong thơ ca tiếng Việt và thơ ca thế giới, khi nhà thơ (thường được xem là kẻ chỉ biểu dương những gì nhân ái, lương thiện) lại ngợi ca “công đức” một Bạo chúa, một Hung thần, một Độc tài khét tiếng, một Đao phủ thủ vĩ đại, và để làm cái việc ngợi ca trái lẽ ấy, người làm thơ (Tố Hữu) đã hoàn toàn xé bỏ những giới hạn thông thường của tình cảm nhân loại” (Lại Nguyên Ân)
“Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời biết không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông (Stalin) thương mười
Yêu con yêu nước yêu nòi
Yêu bao nhiêu lại yêu Người (Stalin) bấy nhiêu !” (Tố Hữu)
Chỉ có loại “tâm thần” nặng mới loạn ngôn ca ngợi tôn vinh còn hơn cả cha mẹ vợ con mình một kẻ giết người được liệt vào hàng đồ tể khát máu nhất của toàn nhân loại. Joseph Stalin, người từng cai trị Liên Bang Xô Viết suốt 30 năm (1922-1953) bằng một chế độ độc tài Cộng sản sắt máu. Là kẻ xếp hàng đầu trong danh sách các tên độc tài kẻ thù của nhân loại với Mussolini, Mao Trạch Đông, Francisco Franco, Tito, Nicolae Ceaucescu, Mobutu Sese Seko, Saddam Hussein và Muammar Gaddafi v.v…
Suốt thời kỳ cầm quyền của ông ta, trước thế chiến thứ II, Stalin mở cuộc Đại thanh trừng vào năm 1937, bắn bỏ 70.000 sỹ quan trung, cao cấp quân đội cũ và bỏ tù 20.000 người khác chỉ vì bệnh đa nghi, sợ họ làm phản.
Khi thế chiến II xảy ra Stalin đã ký tên ra lệnh xử bắn thêm 44.000 người nữa.
Tháng 3- 9/1940 ông ký duyệt xử bắn hơn 20 ngàn sỹ quan Ba Lan trong rừng Katyn, gần Smolensk.
Tính riêng thời Stalin (1924 – 1953), số người chết do nhiều đợt thanh trừng, khủng bố, tổng số (không thể kiểm kê hết) lên đến vài chục triệu sinh mạng. Ngày nay số phận Stalin nằm ở các bãi rác.
Ngày 25/11/2010, Một nghị quyết được thông qua tại quốc hội Nga với 342 phiếu thuận, không ai bỏ phiếu trắng, công nhận vụ giết hại gần 22 ngàn sĩ quan Ba Lan vào mùa xuân năm 1940 là tội ác của Stalin
Ngày 7/4/2011, Thủ tướng Nga Putin đã đến đặt vòng hoa tưởng niệm các nạn nhân của tội ác Stalin tại khu nghĩa trang Katyn. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng đã tuyên bố “Stalin là kẻ giết người”.
Gần đây nhất ngày 5/3/2013 Tờ Polska Times (Thời báo Ba Lan) đưa ra một bản xếp hạng 13 nhà độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20, trong đó: Joseph Stalin, Nga, cầm quyền 1924-1953, chịu trách nhiệm về cái chết của 40-62 triệu người; tội ác lớn nhất: Trại tập trung Gulag .
Mao Trạch Đông - Một trong 13 tên độc tài đẫm máu nhất thế kỉ 20
Cũng trong danh sách này Tờ Polska Times (Thời báo Ba Lan) đưa ra tên đồ tể “Mao Trạch Đông” Trung Quốc, cầm quyền 1943-1976, chịu trách nhiệm gây ra cái chết của 45-75 triệu người; tội ác lớn nhất: nạn đói CCRĐ và Cách Mạng Văn Hóa tại lục địa Trung Hoa.
Gần đây nhất, ngày 9/9/2015 tròn 39 năm ngày mất của Mao Trạch Đông tờ “Thời báo Hoàn Cầu” cơ quan truyền thông của ĐCSTQ có bài xã luận rằng: Chính quyền ĐCSTQ biểu thị sự tán dương và tôn trọng “hết sức khách quan” đối với “cống hiến” của Mao Chủ tịch đồng thời cũng “xác nhận” những “sai lầm” của ông.
“7 tội ác lớn nhất” của Mao Trạch Đông được phơi bày sau 39 năm ngày ông mất, chỉ riêng 10 năm Đại Cách mạng Văn hóa, hơn 20 triệu người bị giết chết, tự sát và thảm sát. Đây là tội ác giết người vô tội, tàn khốc và vô nhân tính lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
... Và đây là thần tượng của 'chế độ ' Hồ chí Minh.
चीन हमेशा से 4,000 से अधिक वर्षों बुराई आक्रमणकारियों की एक परंपरा है। वियतनाम में विशेष रूप से छोटे राज्य। लेकिन वियतनाम के लोगों के दास बन जाते हैं कभी नहीं। चीनी लोगों का रिश्ता हमेशा विस्तार करना चाहते हैं। शोर मचाते हुए पार्सेल द्वीप और वियतनाम में स्प्रैटली की राख, दुनिया दृढ़ता से यह है आक्रामकता के कृत्यों की निंदा पर कब्जा कर लिया पर है, लेकिन पूरी दुनिया में चीन के किसी भी उपद्रवी व्यवहार देख ....
35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc
Tháng
1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer
đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu
Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".
> Xem đồ họa chiến sự năm 1979
Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời
giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước
này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon
tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó,
Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.
Nhấn vào các mũi tên trên bản đồ để xem chi tiết diễn biến cuộc chiến năm 1979.
|
Bắc Kinh đã xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho
quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt
Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ
khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường
Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.
Ngày 3/11/1978, Việt - Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm - chính thức xác
nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam
tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính
quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.
Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố "phải dạy cho Việt Nam một bài học".
Cuộc chiến 30 ngày
Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới,
đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai
Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.
Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới.
Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực
lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc chỉ
có khoảng 50.000 quân (xem chi tiết).
Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ
binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, nhiều trung đoàn pháo
binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và
dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần
lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.
Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh quân lớn của Trung
Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn
(Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng
(Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song chỉ với lực lượng dân quân địa phương,
Việt Nam đã quả cảm chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.
Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa
phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân
6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.
|
Ngày 20/2, Trung Quốc tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn
công mới vào điểm cao nhằm tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân
Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh mẽ các mũi tấn công phía trước,
phía sau của địch, buộc quân xâm lược phải co về đối phó và bị đẩy lùi ở
nhiều mặt trận.
Sau 10 ngày chiến đấu không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc
tung thêm một quân đoàn nhằm vào thị xã Lạng Sơn dùng chiến thuật biển
người hòng xâm chiếm các mục tiêu quan trọng. Cuộc chiến diễn ra quyết
liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực lượng vũ trang
địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật hàng chục
đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung Quốc.
Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 1B, chiến sĩ đoàn Tây Sơn
đã kiên cường chặn đứng một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung
Quốc.
Ở hướng Cao Bằng, hai quân đoàn tăng cường của Trung
Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc theo đường Thông Nông
đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa đánh lên nhằm hợp
điểm ở thị xã Cao Bằng.
Cả hai cánh quân đều bị bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng
đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại
Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh quyết liệt ở Thạch An và Quy
Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm
2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực lượng vũ trang
địa phương phản kích xé tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.
3 ngày đầu, quân Trung Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn,
bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự
bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng ngự tại đồi Khâu Chia, các lực
lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn Trung Quốc trong 12 ngày,
diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo chạy.
Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, mờ sáng 17/2, các sư đoàn
tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới Hoàng
Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với việc đánh
nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị
xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và
bộ binh tiến vào thị xã Lào Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ
thị xã cùng các lực lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7
ngày, hai quân đoàn Trung Quốc không qua nổi trận địa đánh chặn, phục
kích của quân và dân Hoàng Liên Sơn.
Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung
Quốc chia các hướng đánh vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến
công theo đường 10 vào Nậm Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực
lượng vũ trang địa phương. Qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở
Phong Thổ.
Ở Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các
đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của công an vũ
trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo Vạc và đồng
bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.
Tại Quảng Ninh, Trung Quốc dùng hai sư đoàn bộ binh
tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện Bình Liêu. Trong hai
ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui, tháo chạy sát
về biên giới.
Hàng vạn thanh niên Việt Nam mới 18, đôi mươi đã nằm lại nơi
biên giới phía Bắc trong cuộc chiến bất ngờ chống lại quân xâm lược
Trung Quốc. Ảnh tư liệu.
|
Trung Quốc rút quân
Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn
quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh"
và rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất
khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt
Nam phản công.
Ngày 7/3, thể hiện thiện chí hòa bình, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung
Quốc rút quân. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.
Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và
đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến
tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều đánh bại "chiến thuật biển người, thọc
sâu phá hoại" của quân Trung Quốc.
Theo số liệu công bố, trong hành động quân sự mưu toan phá hoại, 62.500
lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động) bị hạ, 3 trung đoàn,
18 tiểu đoàn bị tiêu diệt, thiệt hại; 550 xe quân sự trong đó có 220 xe
tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến) bị bắn cháy, 115 đại bác
và súng cối hạng nặng bị phá hủy…Giới phân tích nhận định, thay vì dạy
cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học quân sự đắt giá
của chính mình.
Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm của Trung Quốc cũng gây ra những tổn thất
nặng nề cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường
bị hủy diệt hoàn toàn, hàng chục nghìn người thiệt mạng trong đó có
nhiều phụ nữ và trẻ nhỏ. Hiện vẫn chưa có số liệu thống nhất về số
thương vong từ phía Việt Nam (thông tin này Tòa soạn bổ sung sau khi có
thắc mắc của độc giả về số liệu những người dân, chiến sĩ Việt Nam bị
thiệt mạng); 400.000 gia súc bị giết và bị cướp; hàng chục nghìn ha
hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên
giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản.
Từ 18/3/1979 đến cuối năm 1988, Trung Quốc đã không rút hết quân như
tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất là
năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển
tới biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.
Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự
lớn dọc biên giới. Tình trạng chiến tranh khiến kinh tế Việt Nam thiệt
hại nặng nề.
Năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ. Cuộc chiến biên
giới phía bắc, vì nhiều lý do, trong suốt một thời gian dài đã ít được
công bố.
Hoàng Thùy - Nguyễn Hưng
Chiến tranh Biên giới 1979: Không thể quên lãng
17/02/2016 16:00 GMT+7
Nhắc
để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy
sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh
bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
Không thể quên lãng.- Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm/ Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thù/ Trung Quốc phải thừa nhận/ Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng/ Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng
Ảnh: Mạnh Thường |
Tưởng niệm cuộc chiến 1979: Không có gì nhạy cảm
- Sau 35 năm nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới (CTBG) phía Bắc năm 1979, theo ông, chúng ta cần vạch ra rõ ràng, dứt khoát về bản chất và vị trí của cuộc chiến này trong lịch sử như thế nào?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Đây là một cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc VN. Về bản chất, nó không khác gì các cuộc kháng chiến oanh liệt trong lịch sử như nhà Lý chống quân Tống, nhà Trần chiến thắng quân Nguyên, nhà Lê tiêu diệt quân Minh, và Quang Trung Nguyễn Huệ đánh thắng nhà Thanh.
Làm một phép so sánh thế này, năm 1788 đầu 1789, trong vòng 10 ngày, Quang Trung Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc để giải phóng và tiêu diệt 29 vạn quân Thanh vào ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu 1789. Hàng năm ta vẫn kỷ niệm sự kiện này trong lễ hội Gò Đống Đa.
Thiếu tướng Lê Văn Cương. Ảnh: Nguyễn Khánh/TTO
|
-Thế nhưng, nếu như chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ đã được ghi lại đậm nét, được tưởng nhớ hàng năm, thì cuộc kháng chiến 1979 đến nay dường như vẫn vắng bóng trong lịch sử VN?
Trong hơn 20 năm nay, có lẽ từ khi bình thường hóa quan hệ Việt Trung năm 1991, chúng ta không tổ chức kỷ niệm, hệ thống truyền thông không đưa tin sự kiện CTBG tháng 2/1979, ngay cả trong những năm kỷ niệm chẵn như 1989, 1994, 1999, 2004, 2009.
Hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia các cấp học phổ thông, trung học, đại học và sau đại học đều không đưa cuộc kháng chiến này vào. Thế hệ trẻ không biết gì về cuộc chiến này. Theo tôi, không có gì nhạy cảm ở đây, khi tưởng niệm một chiến công oanh liệt đến thế của dân tộc. Nó hoàn toàn khác và không liên quan gì đến kích động chủ nghĩa dân tộc cả.
Nước nào trên thế giới cũng tổ chức những ngày kỷ niệm tương tự như vậy. Nhật Bản và Mỹ hiện là đồng minh chặt chẽ. Nhưng chẳng hạn với sự kiện Trân Châu Cảng 7/12/1941, hàng năm nước Mỹ vẫn kỷ niệm và thế hệ sau vẫn hiểu rất sâu sắc thảm họa. Còn thanh niên Nhật vẫn tỏ tường tội ác của Mỹ khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nước Nhật ghi rõ sự kiện này trong SGK và cũng tưởng niệm hàng năm.
Ở châu Âu, thanh niên Anh, Pháp… vẫn hiểu tường tận tội ác của phát-xít Đức giai đoạn 1940-1945. Tất cả hệ thống sách giáo khoa sử của Mỹ, Nhật, Anh… đều có những trang đen tối như vậy cả, trong khi hiện họ là đồng minh của nhau.
Đối với VN, việc kỷ niệm những sự kiện như chiến thắng Ngọc Hồi, Đống Đa, chiến thắng Điện Biên Phủ, thống nhất đất nước 1975, CTBG 1979… chính là để các thế hệ hiện tại khắc cốt ghi tâm, tưởng nhớ đến những người đã chiến đấu bảo vệ đất thiêng. Và cũng là để hun đúc cho họ ý chí quật cường yêu nước.
-Vậy chúng ta cần có hành động gì để trả lại vị trí xứng đáng cho cuộc chiến chống xâm lược 1979, và ghi tạc công lao của những người đã ngã xuống vì đất nước?
Có một số việc cần làm:
Đưa sự kiện này vào thành chương/ phần trong giáo trình chuẩn quốc gia tại các cấp học, giống như đã làm với các cuộc kháng chiến khác. Muộn còn hơn không, tôi đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần biên soạn một chương riêng về cuộc chiến, đưa vào hệ thống giáo trình chuẩn quốc gia (phổ thông, đại học, và sau đại học…).
Tổ chức kỷ niệm trang trọng chiến thắng oanh liệt này. Rà soát tổng kiểm kê lại những người có công trong cuộc kháng chiến.
Lên tiếng để thế giới hiểu
-Từ những nghiên cứu của bản thân, xin ông cho biết dư luận thế giới nhìn nhận thế nào về bản chất cuộc chiến 1979, và về TQ trong cuộc chiến tranh này?
Cuộc xâm lược của 60 vạn quân TQ trên toàn tuyến biên giới VN có bằng chứng rõ ràng, được ghi âm, ghi hình, cả thế giới biết và hầu hết đều có cái nhìn thống nhất đó là cuộc chiến tranh xâm lược VN.
Cuộc xâm lược 1979 đã khiến thế giới hiểu rõ bản chất của TQ. Nó khiến họ mất uy tín quốc tế, bộc lộ bản chất bành trướng Đại Hán, bản chất nói một đằng làm một nẻo, không hề chứng tỏ chủ trương “phát triển hòa bình” của TQ khi đó.
Trong khi hơn 20 năm nay chúng ta không tổ chức kỷ niệm CTBG 1979 thì bạn bè tôi đã tập hợp được ở TQ vào những năm kỷ niệm chẵn, họ làm rất rầm rộ. Có hàng 500 – 700 bài báo với tiêu đề kiểu “Chiến công oanh liệt của Quân Giải phóng Nhân dân TQ phản công quân VN xâm lược”, “Quân xâm lược VN đã phải trả bài học đắt giá”, v.v… Một sự xuyên tạc, đổi trắng thay đen.
Còn chúng ta? “Gieo cái gì thì gặt cái đó”, khi chính VN im lặng về một cuộc chiến chính nghĩa như vậy, thì thế giới làm sao bày tỏ sự ủng hộ?
-Qua sự kiện CTBG 1979, theo ông có bài học quan trọng nào chúng ta cần rút ra?
Qua cuộc chiến tranh này, chúng ta phải nhận thức được bản chất của lãnh đạo TQ. Về bản thân người dân TQ, tôi nghĩ về cơ bản là hòa hiếu, muốn giao hảo, hữu nghị với VN.
Là một nước láng giềng chung đường biên giới 1.450 km với chúng ta, không thể không hiểu họ.
Với tập đoàn lãnh đạo TQ vào thời kỳ 1979 và ít ra trong khoảng 10 năm sau đó, toàn bộ hệ thống lý luận Mác - Lê nin không có điểm nào biện minh cho việc lãnh đạo nước này xâm lược VN – một quốc gia trong hệ thống XHCN cả.
Qua cách xâm lược đó, tập đoàn lãnh đạo TQ cho thấy họ là ai? Họ theo Chủ nghĩa Mác hay theo Chủ nghĩa bá quyền nước lớn?
Quan hệ 16 chữ vàng hay cái gì đi nữa cũng sẽ chỉ là “ứng vạn biến”. Còn cái “dĩ bất biến” luôn phải là độc lập, chủ quyền của Tổ quốc. Không được mơ hồ lấy cái “ứng vạn biến” để thay “dĩ bất biến”.
-Có một thực tế mà chúng ta đều hiểu, VN là một nước nhỏ ở bên cạnh một nước lớn như TQ, vậy chúng ta cần một triết lý ứng xử thế nào cho phù hợp?
Đây là một bài toán khó với hầu hết các nước trong tình trạng tương tự. Chẳng hạn Canada, Mexico… khi ở cạnh Mỹ, hay các nước nhỏ xung quanh Nga. Tất nhiên mức độ không như ta ở cạnh TQ.
Trong trường hợp này, tôi thấy có thể dẫn ra 1 câu nói của ông Lý Quang Diệu, mà tôi coi như một trong những câu hay nhất thế kỷ. Đại ý rằng thời nào cũng thế, cá lớn nuốt cá bé. Vì thế Singapore phải biến thành một con cá bé độc, để không ai dám ăn, ăn là chết.
Đó cũng là một gợi ý tốt cho VN. Nhưng làm như thế nào, câu trả lời thuộc về những nhà lãnh đạo!
Mỹ Hòa (thực hiện)
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Ảnh tư liệu
|
Sòng phẳng với lịch sử không phải kích động hận thùChiến tranh biên giới phía Bắc là một câu chuyện buồn trong lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Dẫu vậy, nó vẫn là lịch sử.
Và đã là lịch sử thì phải nhìn nhận nó với sự thật đầy đủ. Sẽ không thể không nhắc đến ngày 17.2.1979, ngày mà cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã nổ ra; ngày mà hàng ngàn con em chúng ta đã hy sinh để bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Nhắc để dân ta nhớ, biết ơn và tôn vinh những chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh để bảo vệ biên cương tổ quốc, như chúng ta đã và sẽ vẫn tôn vinh bao nhiêu anh hùng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Không những dân ta cần hiểu, mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân các nước cũng phải hiểu đúng: đâu là sự thật, đâu là lẽ phải và coi đó là bài học. Không thể quên lãng nó.
Nhiều người dân Trung Quốc đã hiểu sai cơ bản về cuộc chiến tranh biên giới đó. Nhưng tính chính nghĩa của Việt Nam trong cuộc chiến đó là sự thật không thể chối cãi. Có thể nào nghĩ rằng Việt Nam vừa ra khỏi cuộc chiến tranh vô cùng ác liệt kéo dài 30 năm, đang tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh và đứng trước vô vàn khó khăn lại có thể khiêu khích Trung Quốc, một nước lớn, một nước XHCN đã ủng hộ và giúp đỡ mình trong cuộc chiến tranh cứu nước vừa qua? Thực tế là quân dân Việt Nam khi đó đã phải chống lại một cuộc chiến tranh biên giới to lớn để bảo vệ biên cương tổ quốc. Làm việc với đại diện Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đồng tình với đề xuất của GS Phan Huy Lê rằng phải đưa mạnh dạn, đầy đủ hơn nữa những tài liệu về Hoàng Sa, Trường Sa đã được kiểm chứng vào sách giáo khoa để giáo dục thế hệ trẻ.
Theo tôi, không chỉ đưa vào sách giáo khoa những sự thật lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa mà ngay cả cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc cũng cần được nhắc đến đầy đủ. Con em chúng ta cần biết và có quyền biết lịch sử, biết những gì mà ông cha đã làm, để tự hào và tiếp nối truyền thống . Tôi muốn nhấn mạnh rằng: ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù. Chúng ta biết sự thật, để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay.
Tôi ủng hộ con đường ngoại giao khôn ngoan, mềm mỏng, tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Kinh nghiệm trong đấu tranh, né tránh hay im lặng đều không có lợi, vì như vậy chúng ta không làm rõ được sự thật, phải trái, đúng sai, có khi còn khuyến khích đối phương, khiến họ cho rằng ta yếu thế và ngày càng lấn tới. Tuy nhiên không bình tĩnh cân nhắc trong ứng xử cũng sẽ khiến cho tình hình thêm phức tạp, không có lợi cho sự nghiệp.
Vậy bài học rút ra từ quá khứ mất mát của chúng ta là gì đây? Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu. Xưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc – một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ.
Nhưng như bất cứ dân tộc nào, chủ quyền quốc gia đối với Việt Nam là thiêng liêng và chúng ta sẽ kiên quyết bảo vệ bằng mọi giá, đồng thời chúng ta chủ trương mọi tranh chấp lãnh thổ được giải quyết bằng phương pháp hòa bình, có sự tôn trọng lẫn nhau.
Trong đấu tranh, chúng ta đã làm đúng theo lời dạy của Bác Hồ: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, luôn giữ vững lập trường nguyên tắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng vẫn linh hoạt, mềm dẻo trong sách lược.
Tôi tin vào sức mạnh của chính nghĩa, của lẽ phải, tin vào sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân và tin ở sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân thế giới. Ta cần hành động theo tinh thần đó. Nhưng tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng sẽ khó để bảo vệ chủ quyền nếu đất nước không có nội lực, không có nền tảng vững chắc về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng với đoàn kết dân tộc mạnh mẽ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chúng ta cần phấn đấu.
Lan Hương(ghi)
Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979. Ảnh tư liệu
|
Thiếu quân chủ lực vẫn đánh thắng
Khi Trung Quốc tràn sang (với vũ khí hiện đại như xe tăng, máy bay), ta chỉ có Sư 3 Sao Vàng là chủ lực, còn lại là dân quân… Thời điểm đó quân chủ lực đang chiến đấu ở Campuchia. Trung Quốc nghĩ rằng ta không có quân chủ lực thì có thể sẽ đánh nhanh, thắng nhanh. Song, tinh thần chiến đấu ý thức giữ vững độc lập chủ quyền của người dân Việt Nam rất cao, nên đã chặn đứng quân Trung Quốc ở biên giới. Chỉ là dân quân địa phương mà đánh như vậy, khi gặp lực lượng chủ lực thì sao? Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đã dạy chúng ta rằng, phải giữ lấy chủ quyền dân tộc, quốc gia nhưng phải tỉnh táo, khéo léo chớ gây ra chiến tranh. Tôi nghĩ rằng, trong năm nay hoặc sang năm phải có cuộc hội thảo xác định rõ cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 là xâm lược Việt Nam, những chiến sĩ, người dân đã hy sinh trong chiến đấu để bảo vệ tổ quốc trong cuộc chiến này phải được công nhận là anh hùng, liệt sỹ. Dân tộc Việt Nam là dân tộc đời đời, bất di bất dịch nguyên tắc giữ vững toàn vẹn lãnh thổ. Đó là bài học mà từ già đến trẻ đều phải nhớ. Dân tộc độc lập thì mới tạo dựng được cuộc sống như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là không gì quý hơn độc lập tự do. Để giữ được điều đó, về đối nội phải giáo dục cho người dân lòng yêu nước, luôn xây dựng đất nước như mục tiêu chúng ta đã đưa ra xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ văn minh. Về đối ngoại thì thật khôn khéo, tỉnh táo, “lưỡi gươm thật sắc, nhưng bao giờ cũng phải sẵn sàng”. Làm sao cho thế giới hiểu, và đồng tình, giúp đỡ chúng ta. Làm sao cho họ thấy chúng ta là tấm gương độc lập tự do dân chủ, yêu chuộng hòa bình, xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
H.Vũ(ghi)
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979. Ảnh tư liệu |
Trung Quốc phải thừa nhận
Việc xảy ra cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979 do Tung Quốc phát động, nguyên nhân chủ yếu là do phía Trung Quốc. Họ xứng đáng nhận sự lên án mạnh mẽ. Bởi vì dù cho có bất đồng quan hệ hai nước, TQ không thể mang quân đi đánh một nước láng giềng, từng là đồng minh của Trung Quốc, với một câu nói của Đặng Tiểu Bình là “dạy cho Việt Nam một bài học”.
Suốt 35 năm qua, Trung Quốc không lúc nào ngừng tuyên truyền trong nội bộ họ về cuộc chiến tranh biên giới. Các bài báo, các tác phẩm văn học, các tác phẩm điện ảnh… đều nêu lên một điều là họ đã thắng lớn trong cuộc chiến đó.
Nhưng riêng năm nay, đúng ngày 4.1.2014, mạng Nhân dân Trung Quốc lần đầu tiên đăng một bài viết “Cuộc đánh trả tự vệ thảm liệt năm 1979: Quân đội Trung – Việt trong 19 ngày đều bị tổn thất và thương vong 50 nghìn người”. Sau đó bài này được mạng Phượng Hoàng đăng lại. Tức là lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận rằng trong cuộc chiến tranh cách đây 35 năm trong 20 ngày đầu tiên tổn thất về người của cả hai bên là như nhau, khác hoàn toàn với quan điểm trước đó là Trung Quốc đã thắng cuộc chiến tranh đó.
Như vậy, đấy là sự thực mà trước đây họ che giấu nhân dân Trung Quốc, và họ cuối cùng phải thừa nhận rằng đây là cuộc chiến tranh rất đẫm máu.
H. Phan(ghi)
Xe tăng Trung Quốc bị ta bắn hạ tại Cao Bằng, sáng 17-2 - Ảnh: Mạnh Thường
|
Luận về cuộc chiến, cần sự ngay thẳng
Năm 1978, trở về từ Liên Xô sau khóa học về đạo diễn, ông Trần Văn Thủy được giao làm phim về cuộc chiến tranh biên giới. Bộ phim có tên Phản Bội, được giải Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1986. Ông chia sẻ:
Từ khoảng tháng 3/1978, đã bắt đầu có những dấu hiệu bất đồng. Linh tính mách bảo tôi: chiến tranh sẽ xảy ra, thời điểm đó có những vấn đề khác nổi lên như “nạn kiều”, Bắc Luân.. Tất cả các nhà làm phim tài liệu trong Nam ngoài Bắc đều được đưa lên vùng biên giới.
Tình hình xấu đi rất nhanh và cuộc chiến đã xảy ra. Tôi được phân công làm bộ phim tài liệu rất dài, gần 3 tiếng, dài nhất trong lịch sử phim tài liệu Việt Nam, sau này được đặt tên là Phản Bội.
Nỗi mất mát đau đớn của đồng bào 6 tỉnh phía bắc… Với số đông người Việt Nam, họ sững sờ và kinh hoàng không thể tưởng tượng được. Từ Lào Cai sang Cao Bằng, Lạng Sơn… chúng tôi đã chứng kiến và lắng nghe những câu chuyện vô cùng đau đớn. Luận bàn về cuộc chiến này cần nhiều giấy mực, thời gian và cả sự ngay thẳng.
Tính từ thời điểm đó đến nay đã mấy chục năm, nhưng vết đau ấy vẫn không thể xóa. Nếu ngày hôm nay, vì bất cứ lý do gì, mà ta lãng quên đi những con người đã ngã xuống trong một cuộc chiến cực kỳ vô lý và tàn bạo ấy, sẽ là một tội lỗi vô cùng lớn. Tôi đã nói điều này trong cuốn Chuyện nghề của Thủy.
Bộ phim Phản bội khi đó được đón nhận hào hứng. Vào thời điểm đó, nó phù hợp với thái độ của người dân Việt Nam về chuyện chủ quyền đất nước, và sự phẫn nộ với cuộc chiến tàn bạo. Người xem bất ngờ và đồng tình về sự hấp dẫn, độ chính xác về lịch sử và những vấn đề đặt ra. Có thể nói trong tất cả những bộ phim của tôi chưa từng làm có sự đồng thuận của tất cả mọi người, mọi cấp như thế. Bộ phim đã được chiếu rất nhiều lần, ở nhiều nơi, được nhận giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1980.
H. Hường(ghi)
Nhóm thực hiện: Mỹ Hòa - Lan Hương - H.Vũ - H.Phan - H.Hường
Tóm tắt diễn biến chính Chiến tranh biên giới phía Bắc 1979
Rạng sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã điều động một lượng lớn quân đội và vũ khí hiện đại nhất mà họ có lúc đó tấn công vào 6 tỉnh biên giới phía bắc nước ta.
TQ đã huy động 60 vạn quân (chưa kể dân công hỏa tuyến phục vụ), tấn công trên toàn tuyến biên giới từ Quảng Ninh đến Phong Thổ dài trên 1.000 km, tập trung vào 3 khu vực Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai với Lào Cai là trọng điểm. Ngoài ra TQ còn mang theo mấy trăm máy bay, và một số tàu chiến thuộc hạm đội Nam hải sẵn sàng tham chiến khi cần thiết.
Thời gian tấn công: Cuộc tấn công của TQ vào lãnh thổ VN bắt đầu từ ngày 17/2/1979 và kết thúc ngày 16/3/1979, có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn tấn công và giai đoạn rút lui.
Giai đoạn tấn công: thời gian 17 ngày (từ 17/2 đến 5/3/1979):
Ngày 17/2-19/2: Quân đội TQ đột kích trên toàn tuyến biên giới dài trên 1.000 km chiếm một số vị trí tiền duyên của ta.
Ngày 20/2: Chiếm thị xã Lào Cai, thị trấn Đồng Đăng.
Ngày 21/2: Chiếm thị xã Cao Bằng
Ngày 22/2: Chiếm thị trấn Bảo Lộc
Ngày 23/2: Chiếm thị xã Hà Giang
Ngày 24/2: Chiếm thị trấn Cam Đường
Các ngày sau đó 2 bên đánh nhau dữ dội tại vùng gần Lạng Sơn, Sapa. Ngày 5/3 TQ chiếm Sapa và một phần thị xã Lạng Sơn.
Ngay trong ngày hôm đó (5/3), TQ tuyên bố đã đạt mục đích, bắt đầu rút quân khỏi VN. VN tuyên bố tổng động viên toàn quốc. Một sư đoàn chính quy VN điều từ Campuchia và Lào đã về tới sát mặt trận. Liên Xô bắt đầu tăng quân tới biên giới Trung Xô.
Giai đoạn rút lui: thời gian 10 ngày (từ 6/3 đến 16/3/1979):
Kể từ lúc quân đội TQ rút lui, bộ đôi VN không tấn công, truy kích địch.
-Quân TQ bắt đầu rút khỏi một phần của thị xã Lạng Sơn từ 5/3, đến 12/3 rút hết khỏi Đồng Đăng.
-Bắt đầu rút khỏi vùng Lào Cai từ 7/3 đến 13/3 thì rút hết
-Bắt đầu rút khỏi vùng Cao Bằng từ 7/3, đến 14/3 thì rút hết.
Ngày 16/3/1979 TQ tuyên bố hoàn thành việc rút quân, chiến tranh kết thúc.
Thống kê thương vong (tài liệu do Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cung cấp):
Một thống kê chính thức của Đài Loan phản ánh, số người chết của phía Trung Quốc là 26.000; của phía Việt Nam là 30.000 người.
Số bị thương: Phía Trung Quốc là 37.000 người. Số thương vong phía Việt Nam là 32.000 người.
Về số bị bắt sống, phía Trung Quốc là 260 người. Phía Việt Nam là 1.600 người.
(theo Yisheng.chinese.com)
Trong cuộc chiến tranh này, TQ đã phá hoại hoàn toàn 4 thị xã, hơn 20 thị trấn, huyện lỵ, nhiều làng xóm, nhà máy, hầm mỏ, nông trường, cầu đường, nhà cửa… của nhân dân ta tại những nơi chúng đi qua.
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/161648/chien-tranh-bien-gioi-1979-khong-the-quen-lang.html
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.
Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột
vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm
sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến
lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc
chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.
Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên
dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua,
cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới.
Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?
Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.
Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những
điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong
bối cảnh hiện tại ?
Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.
Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.
Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc
mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược
năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN.
Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và
hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì
“Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”.
Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với
các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống
ngoại xâm này được”.
Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.
Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.
Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.
Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện
tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai
trong quan hệ giữa VN và TQ ?
Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ông Sắc vốn là lính pháo binh của Lữ đoàn 675, đóng tại cầu Tài Hồ
Sìn trong chiến tranh biên giới 1979. Khi quân Trung Quốc rút, đơn vị
của ông chuyển về đóng quân tại Tổng Chúp, về sau ông cũng chọn mảnh đấy
ấy làm nơi sinh sống của mình.
Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.
Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.
Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.
Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.
Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.
Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.
Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Ng.Phong
(thực hiện)
Nguồn: thoi-su/nhin-lai-chien-tranh-bien-gioi-1979-476927.html(thực hiện)
Tội ác của lính Trung Quốc ở biên giới Việt - Trung năm 1979
Những từ ngữ trên tấm bia ghi nhớ tội ác còn sót lại ở Tổng Chúp là không đủ, và không bao giờ là đủ để diễn tả hết sự bạo tàn của quân xâm lược Trung Quốc.
Kỳ 1: Nỗi đau 37 năm
Trong lịch sử chiến tranh của Việt Nam
thế kỷ XX, chúng ta vẫn thường hay nhắc đến vụ thảm sát Mỹ Lai do quân
đội Mỹ thực hiện năm 1968. Nhưng, có một vụ thảm sát ít biết đến, cũng
man rợ không kém, do quân đội bành trướng Bắc Kinh gây ra với nhân dân
Việt Nam tháng 3/1979 tại Tổng Chúp, TP. Cao Bằng.
9/3/1979, 43 phụ nữ, mà phần lớn là phụ
nữ, trẻ em ở thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, TP. Cao Bằng, đã bị giết hại
một cách dã man bởi những tên lính Trung Quốc khi chúng đang trên đường
rút quân về nước. Tất cả thi thể sau đó đều bị quẳng xuống một cái giếng
cổ.
Chúng đua nhau thi thố những thủ đoạn giết người vô cùng man rợ chẳng khác gì bọn bạo chúa thời Trung Cổ.
Cao Bằng bị tàn phá trong cuộc chiến 1979. Ảnh tư liệu |
Tù binh Trung Quốc tại Cao Bằng. Ảnh tư liệu |
Những ngày đầu tháng 2/2016, tôi đi dọc
miền biên viễn Cao Bằng, Lạng Sơn, những nơi mà cách đây 37 năm, "tiếng
súng đã vang trên bầu trời biên giới". Đến Tổng Chúp, thật không ngờ địa
điểm diễn ra vụ thảm sát bi thương này đã gần như bị quên lãng.
Đó là một khu vực rậm rạp cây cối, không
có đường vào, phải băng qua 2 con suối cùng vô số lau lách. Cái giếng
năm xưa nơi vùi lấp 43 sinh mạng vô tội cũng không còn dấu vết. Nghe
bảo, người ta đã vùi lấp nó khá lâu rồi. Hỏi xung quanh, cũng chẳng mấy
ai còn nhớ đến.
Lũy tre già quanh giếng nước đã từng
"chứng kiến" cuộc thảm sát năm 1979 đã còng xuống, không biết vì nỗi đau
quá lớn hay vì tuổi tác. Chỗ giếng nước vùi lấp 43 sinh mạng giờ là đám
cỏ xanh rì. Cỏ ở đó dường như xanh hơn. Và trên cỏ, có 1 nén hương cùng
3 quả cam đã héo, ai đó thắp lên để tưởng nhớ những linh hồn xấu số.
Nhìn quang cảnh, tôi không thể hình dung
được rằng, tại vị trí này 37 năm trước, phần lớn vợ con của các cán bộ
trại lợn Đức Chính, cách đó tầm 2km đang trên đường sơ tán thì bị lính
Trung Quốc dồn về đây, sát hại từng người rồi quẳng hết xác xuống giếng.
Bia thảm sát Tổng Chúp |
Dấu tích còn sót lại chỉ duy nhất một
tấm bia ghi dòng chữ: "Vụ thảm sát tại Tổng Chúp, xã Hưng Đạo huyện Hòa
An. Quân Trung Quốc xâm lược dùng cọc tre, búa bổ củi đập chết 43 phụ nữ
và trẻ em quăng xuống giếng nước".
Có lẽ, những từ ngữ trên tấm bia không
đủ, và không bao giờ là đủ để diễn tả hết sự bạo tàn của quân xâm lược
Trung Quốc vào thời điểm ấy. Tấm bia cũng không đủ chỗ để có thể miêu tả
hết những cảm xúc phẫn nộ, uất ức của người dân nơi đây, khi họ trở về
và chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng.
Với những người đã từng trải qua những
thời khắc kinh hoàng đó, thì ký ức của vụ thảm sát năm ấy vẫn còn in hằn
trong tâm trí của họ như vừa mới ngày hôm qua.
Nhà bà Lương Thị Bắc ngay sát biên giới ở
Hà Quảng. Bà cho biết, ngày 17/2/1979, lúc quân Trung Quốc tràn qua
biên giới Việt Nam, bà theo gia đình chạy loạn về Tổng Chúp. Lúc đầu cứ
tưởng là chúng không thể đánh đến TP. Cao Bằng, nhưng cũng chỉ được 1
tuần, bà Bắc lại tiếp tục chạy loạn. Và một phép màu đã giúp bà thoát
chết, không bị quân Trung Quốc bắt giữ và hành quyết.
Bà Lương Thị Bắc |
Bà Bắc bảo, lúc quân Trung Quốc rút hết
về nước, những ai còn sống sót liền trở về thu dọn những gì còn sót lại
sau trận càn quét. Họ khát nước, tìm ra cái giếng cổ cũ thấy đã bị lấp,
liền báo lên xã.
Lúc đầu, dân quân cứ tưởng cái giếng đó
là nơi chôn giấu thuốc nổ, nhưng sau mới phát hiện có đầy xác người. Lúc
vớt lên, tất cả mọi người đều bàng hoàng khi xác chết đều là phụ nữ và
trẻ em, mà phần lớn là những người làm việc trong trại lợn Đức Chính
cách đó tầm 2km. Trên đường đi sơ tán, họ đã rơi vào tay quân Trung
Quốc.
Ông Nguyễn Văn Sắc nhà sát ngay trại
lợn, năm nay gần 60 tuổi, là một trong những người trực tiếp chứng kiến
cảnh chúng khênh những thi hài vô tội quăng xuống giếng.
Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979: 'Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó'
“Đây thực chất là một cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ Biên giới phía Bắc mà quân dân ...
|
Nhắc lại ký ức 37 năm trước, ông Sắc
chua xót: "Kiểm tra tất cả xác chết, không một ai bị bắn, mà toàn bộ bị
đập vỡ đầu chết hết".
Đau xót nhất là gia đình ông Ất trưởng
trại lợn, cả nhà 3 người đều bị giết sạch trong ngày 9/3, mà vợ ông thì
đang mang bầu đứa con thứ 2 gần đến ngày sinh nở. Ông Ất không chạy, mà ở
lại bảo vệ người vợ của mình. Quân Trung Quốc lùng sục bắt được, chúng
không tha bất cứ một ai, kể cả vợ ông.
Ông Nguyễn Văn Sắc: "Tất cả nạn nhân đều bị đập vỡ đầu mà chết" |
Các nạn nhân đều bị quân Trung Quốc lấy
khăn bịt mắt, 2 tay buộc chéo đằng sau, sọ bị móp hẳn vào bởi những cú
đánh tàn nhẫn. Có người thì bị hàng chục vết đâm bởi những lưỡi lê sắc
nhọn vào cơ thể.
Lúc thu gom, người ta còn tìm thấy một chiếc gậy tre dính đầy máu,
cong queo. Quân Trung Quốc đã dùng chiếc gậy này đánh đập từng người cho
đến chết. Có lẽ, những tên đồ tể đã chọn những cách hành quyết dã man
nhất, một phần là để tiết kiệm đạn dược, phần khác là khủng bố tinh thần
của những người còn sống sót.
Trong vụ hành quyết đó, chỉ có 1 người
phụ nữ trung tuổi là chạy thoát được. Lúc quân Trung Quốc gom mọi người
lại bên bụi tre, nhân lúc chúng đang tập trung giết từng người một, bà
đánh liều lao xuống dòng suối nước chảy xiết, rồi cứ thế chạy thục mạng.
Chúng bắn theo cả loạt đạn nhưng không trúng.
Về sau, hàng năm, cứ đến ngày 9/3 bà đều
đến thắp hương trước tấm bia 1 nén hương như lời tưởng niệm. Chúng tôi
tìm thông tin về người đàn bà đó, thì nghe đâu bà mới mất cách đây ít
năm.
Tôi tự hỏi, tại sao một sự kiện bi thương như thế mà không có nổi một lối đi vào, một cái bàn thờ để thắp hương?
(Còn tiếp)
Tướng Nguyễn Quốc Thước: Lãng quên là có tội!
Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước: “Trong cuộc chiến tranh để bảo vệ biên giới năm 1979, quân và dân ta đã ...
|
Chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979: 'Đã đến lúc phải đưa lịch sử về đúng giá trị của nó'
Thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Lê Mã Lương nhận định: “Cần phải tự hào về điều này cũng như phải ...
|
Đừng ngủ, khi “tham vọng” đang thức!
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: “Cái gì ông cha đã giao lại thì đời chúng ta, đời con cháu chúng ...
|
1 năm sau "giàn khoan 981", chúng ta đã gọi đúng tên một cuộc chiến khác...
Nhắc lại để chúng ta không bao giờ quên, không bao giờ mất cảnh giác với người hàng xóm đầy ...
|
Ký ức về cuộc chiến tranh biên giới 17/2/1979
36 năm đã trôi kể từ khi xảy ra cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương phía Bắc Tổ quốc ...
Nguồn: http://petrotimes.vn/chuyen-chua-biet-ve-vu-tham-sat-cua-linh-trung-quoc-o-bien-gioi-383746.html
Hành vi man rợ của bộ đội Trung Cộng đối với các nữ tù binh cộng sản Việt Nam...
Comments-
Nguồn:http://www.duongsinhthucphap.org/new-page/nhung-dieu-nen-biet/made-in-china/hanh-vi-man-ro-cua-bo-doi-trung-cong-doi-voi-cac-nu-tu-binh-cong-san-viet-nam
Video: Phim tư liệu quý giá về sự khốc liệt của Chiến tranh biên giới 1979
http://media.vtc.vn/files/video/2016/02/15/chuyen-chua-biet-ve-vu-tham-sat-kinh-hoang-cua-linh-trung-quoc-o-bien-gioi-1.mp4?st=z2pN4pdNTcOGh9ne_S32qQ&e=1468829437
• HÌNH ẢNH CHỤP TẠI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - 1979HÌNH ẢNH CHỤP TẠI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - 1979
Thứ Năm, ngày 13 tháng 2 năm 2014
Những hình ảnh chân thực về những ngày đầu đánh trả quân xâm lược Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (tháng 2-1979).
Thám báo Trung Quốc bị bắt khi đột nhập vào Việt Nam
Chiến
sĩ Công an Vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) Lê Đình Chinh bị lính
Trung Quốc sát hại khi ngăn cản các hành vi khiêu khích, thời điểm trước
17-2-1979
Trước Ải Nam Quan
Lính TQ vượt sông tràn vào VN
Xe tăng Trung Quốc tràn qua biên giới vào Việt Nam (17-2-1979)
Hỏa lực của lính Trung Quốc tấn công, đánh chiếm điểm cao Hà
Thị xã Lạng Sơn bị lính Trung Quốc phá hủy (2-1979)
Đạn pháo Trung Quốc tàn phá Cao Bằng.
Lính Trung Quốc đánh chiếm thị xã Cao Bằng (17-2-1979)
Bệnh viện Trùng Khánh ( Cao Bằng) đổ nát
Cầu Kỳ Cùng (Lạng Sơn) bị đánh sập (2-1979)
Lính TQ phá đường tàu.
Người dân thị xã Cao Bằng giữa đường sơ tán (2-1979)
Dùng không quân chuyển quân từ chiến trường K ra tiếp viện cho biên giới phía Bắc (2-1979)
Thay quân lên chốt (Cao Bằng 1979)
Gùi nước tiếp tế cho đồng đội trên điểm cao (Vị Xuyên, Hà Giang 1980)
Tổ nuôi quân theo sát chiến sĩ lên chiến hào
Vạn chuyển vũ khí cho trận địa bằng trực thăng
Chuyển hàng lên biên giới
Điểm danh quân số trước khi hành quân lên chốt (Lào Cai, 1979)
Nữ chiến sĩ thông tin đảm bảo liên lạc tại trận địa Lào Cai (1979)
Nữ dân quân Móng Cái, Quảng Ninh sẵn sàng giáng trả địch
Quân dân Hà Nội sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc
Và họ phải đền tội
Người chết ngổn ngang trên núi Lão Sơn
1 lính Trung Quốc bị bắn gục khi định cắm cờ chiếm điểm cao tại Lạng Sơn
Lính sơn cước Trung Quốc bị tiêu diệt trên đường mòn sang Việt Nam
Xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt tại mặt trận Cao Bằng (2-1979)
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng kiểm tra, chỉ huy bộ đội trên biên giới
Tù binh Trung Quốc bị bắt sống tại mặt trận Hoàng Liên Sơn
Lại là tù binh Trung Quốc
Tù binh TQ- bài học mà Đặng Tiểu Bình muốn dạy Việt Nam là thế này chăng?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
PhanXet Ngay2 years ago - Shared publicly
• HÌNH ẢNH CHỤP TẠI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - 1979
HÌNH ẢNH CHỤP TẠI BIÊN GIỚI PHÍA BẮC - 1979 Thứ Năm, ngày 13 tháng 2 năm 2014 Những hình ảnh chân thực về những ngày đầu đánh trả quân xâm lược Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới phía Bắc (tháng 2-1979). Thám báo Trung Quốc bị bắt khi đột nhập vào Việt N...
+
1
2 1
·
Reply
XIN THỈNH CẦU NGƯỜI VIỆT QUỐC NỘI VÀ HẢI NGOẠI ĐỪNG MẮC LỪA CSTQ & CSVN.
CÀNG NGẪM CÀNG THẤY ĐÚNG Đất nước ta đã thực sự mất vào tay Tầu cộng. Nếu bây giờ còn có ai gọi là “nguy cơ mất nước” thì nhất định là sai. Tình trạng gọi là nguy cơ đã biến thành hiện thực có chứng minh rồi. Đất nước ta đã thực sự mất vào tay Tầu cộng. Đó là một sự thật hiển nhiên. Tuy rằng trên bình diện công pháp và đối với thế giới, VN vẫn là 1 quốc gia có chủ quyền nhưng nhìn vào thực tại của tình hình đất nước, rõ ràng người VN đã mất nước vào tay người Tầu từ lâu. Những thực tế chứng minh: 1. Những đô thị Tầu mà người Việt gọi là khu phố Tầu mọc lên nhan nhản khắp nơi từ Bắc chí Nam. Theo một người biết rành chuyện trong nước nói ra, phố Tầu do người Tầu làm chủ, do quan chức Tầu cai trị. VGCS (Việt gian cộng sản) không có quyền sớ rớ tới. Họ trưng bảng hiệu Tầu, sống phong tục Tầu, nói tiếng Tầu, lập trường Tầu cho con em học, bán buôn đồ Tầu, chịu luật lệ Tầu chi phối. Nó khác với China Town ở San Francisco, vì China Town do chính quyền thành phố quản trị. Tóm lại, các khu phố Tầu thực sự là những nước Tầu thu gọn nằm trong lãnh thổ VN. 2. Những khu mỏ quặng, Những khu rừng thượng nguồn, những đồn điền cây công nghệ người Tầu sang chiếm cứ và khai thác. Công nhân là bộ đội Tầu cải trang. Khu vực khai thác, tuyệt đối người VN, kể cả bọn cầm quyền và công an không được héo lánh tới. Đây thực tế là những khu vực đóng quân của Tầu, quân số có nơi vượt cấp quân đoàn. Sách lược xâm thực này nhắm hai lợi ích vừa kinh tế, vừa quân sự. Phải kể đến nữa là 80% các công trình xây dựng trong nước do người Tầu trúng thầu với giá rẻ mạt. Hãng Tầu sử dụng công nhân Tầu. Từ kiến trúc sư vẽ đồ án cho đến người lau nhà, nấu bếp đều là Tầu, trong khi trí thức và công nhân VN thất nghiệp đầy đường. 3. Người Tầu ra vào VN tự do như đi trên đất Tầu không cần passort, không cần visa, công an phải chừa mặt không giám xét giấy tờ. Chúng muốn ở đâu và ở bao lâu, nhà nước VGCS không dám kiểm soát. Dân Tầu phạm pháp trên đất nước VN, luật pháp VN không được quyền xét xử. Thường dân Tầu say xỉn phá phách ngoài đường, chọc gái giữa đám đông, người dân địa phương khôn hồn thì đi trốn để tránh vạ lây. Nếu thưa kiện, công an sẽ đứng về phía bọn Tầu làm bậy. 4. Cách Tầu xâm lăng VN hữu hiệu nhất là tiêu diệt nền kinh tế VN. Hàng hóa Tầu đổ vào VN qua cửa khẩu không phải đóng thuế. Xài hàng Tầu rẻ hơn hàng sản xuất tại quốc nội rất nhiều. Các hãng xưởng VN đang chết dần chết mòn, hoặc sống thoi thóp và chật vật. Dân VN ngày nay xài hàng hóa Tầu, xem phim Tầu, tập tễnh phong hóa Tầu nên trở thành Tầu lúc nào mà không biết. 5. Các đường lối chính sách quốc gia đều học theo Tầu. Tầu làm trước, VN bắt chước làm theo sau. Mỗi khi có chuyện lớn, bọn lãnh đạo VGCS đều phải sang lãnh chỉ thị từ Bắc Kinh. Tổng bí thư đảng CSVN không hơn không kém là tên thái thú địa phương được thiên triều đặt lên để cai trị dân Việt. Vân vân và vân vân. Như vậy thì chủ quyền quốc gia ở đâu mà không bảo là mất nước. Tình trạng Tầu hóa này trải qua chừng vài thế hệ nữa thì VN sẽ trở thành quận huyện của Tầu là chắc chắn. Hiện còn lại chuyện đôi khi xẩy ra như việc hải quân Tầu bắn giết ngư phủ VN, cắt cáp tầu thăm dò của VGCS v.v. bất quá chỉ đáng ví như những roi đòn quất vào mông đứa trẻ ngỗ nghịch không nghe lời dậy bảo. Hoặc, những tiếng nói đe dọa chiến tranh từ cửa miệng các quan chức Tầu coi như tiếng ông chủ rầy la đứa đầy tớ chểnh mảng công việc cho nó đi vào khuôn phép. Thế thôi. Theo ngu ý thì vào lúc này, không thể có chuyện nước Tầu xua quân xâm chiếm VN như hồi năm 1979 chúng dậy cho VN một bài học. Xét về các mặt lợi ích chính trị, quân sự, cũng như kinh tế, nước Tầu chẳng dại gì mà làm như vậy. Trước sau bề nào VN cũng phải nằm gọn trong tay rồi thì tội tình gì Tầu cộng phải nhọc công mà gây chiến tranh. Cách thôn tính hòa bình bằng sách lược chiến tranh không tiếng súng đã tỏ ra hữu hiệu không phải là thượng sách sao? Cho nên, điều mà nhiều người quan tâm vào lúc này, gọi nó là Biển Đông Dậy Sóng, chỉ là màn khói của bọn xâm lược lẫn lũ bán nước tung ra cho những nhu cầu chiến lược riêng của chúng mà thôi. Tầu muốn bành trướng chủ nghĩa Đại Hán, hơn nữa cần có cơm để nuôi một tỷ rưỡi dân, và cũng cần có đất để di dân. ( bằng chứng Tầu ngưng không mua gạo Thái) VGCS bán nước bằng mọi giá cần thu gom đất đai ruộng vườn tài nguyên "thu hồi cưỡng bức" xiếc chặc người dân về một mối cho dễ bề cai trị. Chúng muốn chạy tội bán nước trước nhân dân và lịch sử, và rất sợ bị trả thù nên cần phải dẹp tan sức chống đối của mọi thành phần mà chúng gọi là thế lực thù địch cả trong lẫn ngoài nước. tnt's blog
Xem thêm
LIÊN MINH VIỆT SÔ ĐÁNH BẠI LIÊN MINH TRUNG MỸ, CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/lien-minh-viet-so-anh-bai-lien-minh.html
|
Lê Hồng