Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Thơ Ngỏ của Cộng Đồng NVQG tại Hoa Kỳ v/v những nhà đối kháng trong nước được cho ra hải ngoại

THƯ NGỎ CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HOA KỲ

Nguồn: Hải Ngoại Phiếm Đàm 2015-10-23


CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA HOA KỲ
The Vietnamese American Community of the USA
16204 Viki Lynn Pl., Pflugerville, TX 78660
vacusa.wordpress.com
TEL : (703) 980 9425 – (512) 800-7227

Kính thưa quý vị cố vấn,
Kính thưa quý vị Chủ Tịch các Cộng Đồng Thành Viên trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ.

Thời gian gần đây, có một số tù nhân chính trị tại Việt Nam - vốn là những người có hành vi đối kháng chống lại nhà cầm quyền CS tại VN - đã bị Hà Nội trục xuất thẳng từ trại giam sang Hoa Kỳ mà không thông qua một thủ tục pháp lý nào.

Sự kiện đột ngột khó hiểu này đã phần nào khiến chúng ta - cộng đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại phải suy nghĩ về đường lối cũng như chủ trương ngoại giao của Hoa Kỳ.


Dĩ nhiên, là một cộng đồng thiểu số tại Hoa Kỳ, chúng ta khó lòng biết rõ những kết ước hoặc thỏa thuận bí mật nào đó giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội nhằm phục vụ sách lược kinh tế và chính trị toàn cầu của người Mỹ mà trong đó ngụy quyền cộng sản Hà Nội đang là một trong những lá bài quan trọng.


Đây là công việc giai đoạn của hai nhà cầm quyền đương thời, cộng đồng nhỏ bé chúng ta không thể làm được gì hơn ngoài việc suy nghĩ để tìm ra phương cách ứng xử thích đáng đối với những người được cho là những người đối kháng tại VN, đã được hai chính phủ Hoa Kỳ và Hà Nội đưa sang Mỹ.


Đây là một công việc hết sức tế nhị dễ gây tranh cãi phiền toái trong cộng đồng.


Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Hoa Kỳ đã thảo luận và quyết định kính chuyễn đến quý vị các nhận định và đề nghị sau đây :


- Chúng ta chủ trương luôn luôn tôn trọng tất cả các cá nhân cũng như những phong trào đấu tranh của các tổ chức dân chủ thực sự tại quốc nội.


- Đại đa số những người nầy đã từng phục vụ cho chế độ CS, họ có thể có những nhận định và phương cách hoạt động để đạt được mục tiêu dân chủ khác biệt với chúng ta.

Vì vậy hãy cho họ thời gian để nghiên cứu, nhận định về chính nghĩa của chúng ta. Họ cũng cần thời gian lựa chọn và quyết định hòa đồng vào sinh hoạt chung với người quốc gia tại hải ngoại.


Nếu họ yêu cầu chúng ta sẵn sàng tiếp đón họ, giúp đỡ hướng dẫn họ trong cuộc sống mới, và yểm trợ họ trong khả năng của chúng ta.


- Đặc biệt chúng ta cần phải nhận thức rằng họ ra đi qua sự thoả thuận giữa chính quyền Hoa Kỳ và Hà Nội, là điều mà chúng ta không hoàn toàn thông suốt tường tận. Ngoài ra, chúng ta không loại trừ khả năng CSVN dùng khổ nhục kế để cấy người và thực hiện Nghị Quyết 36 nhằm phá hoại cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Kế hoạch này không lạ gì khi giữa chúng ta và CSVN đang có sự đấu tranh chính trị quyết liệt. Vì thế, chúng ta khó biết ai là nhà đối kháng thật, ai là giả.


Hơn nữa, dù đang hiện diện tại Hoa Kỳ nhưng chắc chắn rằng họ vẫn còn những liên hệ (gia đình, bạn bè, công tác ở Quốc Nội còn dang dở). Và vì họ sinh ra và trưởng thành trong chế độ cộng sản, nên dù họ từng chống lại chính sách của nhà cầm quyền Hà Nội; nhưng chưa chắc họ thấu hiểu tường tận được cái sai trái xấu xa của chế độ Cộng Sản và chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa.


Vì vậy, chúng ta luôn mong ước họ sẽ tiếp tục công tác đấu tranh cho mục tiêu mà họ đã có từ quốc nội và dành cho họ một thời gian tìm hiểu để có thể sẵn sàng tham gia vào lực lương đấu tranh chung của người Việt Quốc Gia tị nạn cộng sản nhằm giải thể chế độ phi nhân, độc tài, bán nước của ngụy quyền cộng sản Hà Nội.


- Điều tiên quyết là họ là người phải tự quyết định tham gia với chúng ta hay không. Chúng ta không nên vì nhiệt tình mà quá vồ vập để tạo sự hiểu lầm có thể đem lại sự tai hại cho họ và cả chúng ta. Chúng ta phải chờ đợi lúc nào điều kiện nội tại của họ cho phép để họ lên tiếng muốn đứng chung với chúng ta trước khi chúng ta có thể quyết định bước xa hơn.


Vì vậy, Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ trân trọng kính đề nghị đến các Cộng Đồng Thành Viên những biện pháp ứng xử sau đây với các nhà đấu tranh dân chủ quốc nội đã đến Mỹ trong thời gian qua:


- Bày tỏ sự tôn trọng đúng mức đối với hành động phản kháng của họ tại quê
nhà.

- Chào đón và coi họ như những người có cùng một hoạt động cho dân chủ.


- Không vội vàng lôi kéo hoặc có hành vi vồ vập ép uổng để họ phải theo phe
phái của mình.

- Không đặt họ vào một tình trạng khó xử trái với ý muốn họ.


Hãy để cho họ tự tìm hiểu về chính nghĩa Quốc Gia, sau đó tự họ lựa chọn
và tìm đến một tổ chức nào đó mà họ cảm thấy thích hợp nhất để sinh hoạt.

- Điều cần thiết là để họ có thời gian để quyết định và lên tiếng xác nhận
quyết định này. Chúng ta cũng cần thời gian để thời gian chứng minh họ là ai trong hoạt động dân chủ của họ ở Mỹ.

- Nếu họ tìm đến với chúng ta như những người cùng chí hướng thì hãy mở
rộng vòng tay chào đón họ.

Thư ngỏ này chỉ là các ý kiến đề nghị để các Cộng Đồng Thành Viên, tùy theo cách nhìn riêng và trường hợp cá biệt để ứng xử. Nếu có những ý kiến trái nghịch hay bổ sung, xin quý vị liên lạc với Hội Đồng Đại Diện để thảo luận và cùng tìm ra giải pháp tốt đẹp nhất cho mổi trường hợp.


Xin cám ơn quý vị.


Trân trọng.


Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ


Nguyễn Văn Tần
CT H/Đ Quản Trị Đỗ Văn Phúc
CT H/Đ Chấp Hành Nguyễn Ngọc Tiên
CT H/Đ Giám Sát


Bàn ra tán vào (1)

THƯƠNG BINH VNCH
Nói đến Việt Nam ớn thấy bà !
Hải quan khám xét, xét đô la
Đêm đen cảnh sát rình vài chú
Kiếm chút tiền bo cái gọi là
Chợt nhớ trời xưa lòng muốn khóc
Duy Tân, Nguyễn Huệ, quán Bô-Đa
Ngẫng lên trời hỏi ông trời hởi
Cộng sản bao giờ chết hết ta
Cộng sản bao giờ chết hết ta
Bầy đàn quỷ đỏ máu gian tà
Cong lưng bợ đít tàu phò cộng
Đàn áp dân đen khổ thấy bà
Vạn nẻo quê hương toàn thấy khỉ
Dân oan khắp chốn kiếp không nhà
Cỏ cây còn biết tìm hơi nắng
Nắng ấm xa rời bội bạc ta
Thơ tặc hồ cám heo

---------------------------------------------------

- from: Hoàng Ngọc An
Ý kiến cá nhân tôi là:
1-Tình hình 2015, với sự phát triển mạnh mẽ của net và những công cụ blog, web, facebook, twiter…, khác xa tình hình 1985 và ngay cả 2005.
2-Thế Hệ Một đã già; Thế Hệ Một Rưỡi đã trung niên, ngũ thập. Vì thế để Thế Hệ Hai tiếp nối con đường cha ông thì không thể cứng nhắc như trước kia. Cộng sản cũng không thể bưng bít như thời chúng ta còn nhỏ (1960, sau bức màn sắt). VC cũng hiểu, để tồn tại, phải làm gì. Con cháu Vc gộc, thế hệ 1970s hay 1980s hiểu rất rõ cộng sản (hơn chúng ta nhiều vì họ là con cộng sản, lớn lên trong chế độ cs), hiểu khoảng 2/3 về VNCH trước kia thông qua các bút ký (chứ không phải qua các bài chửi bới), hiểu về chế độ tư bản khoảng 2/3 ( nếu họ được du học Hoa Kỳ, Úc, Canada…). Trong số con cái gộc này, chắc cũng có những người có tâm hồn, hiểu biết, không hẳn chỉ muốn bảo vệ cái ghế từ cha mẹ. ( chớ không lẽ hồn sông núi không còn thiêng để không có vc con- gộc-không có tấm lòng yêu nước thật sự?!)
Lý do, họ cũng hiểu, để tồn tại trong chế độ như cộng sản thì phải độc ác, thủ đoạn và các vụ “thanh trừng đẫm máu” là chuyện xảy ra bình thường. Họ, cũng sẽ thấy, sống trong chế độ tư bản, tự do-nhân quyền, sẽ được an tâm, an toàn và lương tâm thanh thản hơn. Còn những người không phải con vc gộc thì đương nhiên đa số họ rất chán ghét chế độ cộng sản hiện tại ở VN.

3-Tôi cho rằng Nghị quyết 36 của vc đã thành công từ 2005-2008, nghĩa là đã cài, cấy đủ loại người sang hải ngoại rồi. Hiện nay, năm 2015, số vc gộc hay trung bình gộc muốn sang Mỹ định cư quá dễ. Nhưng con cái vc gộc không chính thức qua Mỹ để hoạt động. ( họ ở VN sướng hơn nhiều chứ. Việc du lịch Mỹ hàng tháng là chuyện nhỏ với họ!). Các cán bộ sẽ được cài qua hình thức “tu tập” (chùa vc), hôn nhân, đầu tư (mở tiệm ăn, chợ VN…). Do đó, những thủ đoạn kiểu “giả vờ tranh đấu” có lẽ còn ít lắm.

4-Thái độ đứng đắn nhất đối với những người tranh đấu trong nước được Mỹ “xuất cảng”: không tung hô, cũng không chỉ trích. Kệ họ đi con đường của họ. Nếu họ đến xin cộng tác hay đứng chung hàng ngũ: ta đón trong dè dặt. Nếu họ phá hoại cộng đồng: ta sẽ có thái độ.
Hoàng Ngọc An
10/2015

-------------------

- From JB Trường Sơn:

Hãy nhìn Kim Jong Un của Bắc Hàn thì biết rằng dù có du học ở ngoại quốc, dù là lớp trẻ biết rất rõ về Cọng Sản, nhưng vì bản chất mà những người trí thức CS này vẫn độc tài và tàn ác, chả đạp lên nhân quyền và quyền lợi của toàn dân để củng cố sự độc tài của mình.

Chỉ hy vọng chứ đừng hoàn toàn mong đợi rằng con cháu của VC sau khi di du học hay đã tìm hiểu rõ về tự do của thế giới tậy phương lại biết tranh đấu cho tự do của người dân tại nước nhà của mình.

Gà nuôi ống tre khó có thể sửa đổi bộ xương của mình để có thể trở thành con gà bình thường như bẩm sinh của nòi giống gà. Con người Cọng Sản chỉ có thể thay đổi chút đỉnh nào đó nhưng không thể trở về nguyên bản với "nhân chi sơ tánh bổn thiện" bình thường được. Những con người Cọng Sản "phản tỉnh" phải được theo dỏi và quan sát cho đến hơi thở cuối cùng của họ, bởi vì họ có thể có cơn bộc phát quay trở về với thói quen xưa. Một tên hút xì-ke, nếu không có ý chí vững mạnh và môi trường bảo vệ sẽ rất dễ dàng ghiền trở lại. Hãy luôn đề phòng.

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36433

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Chuyến tàu vét trước ngày rã đám


CHUYẾN TẦU VÉT TRƯỚC NGÀY RÃ ĐÁM ?

Phạm Trần Thiu như chợ chiều công nhân

Những phiên chợ chiều ở vùng quê Việt Nam thuở xưa thường có 2 hình ảnh nổi bật: Một là người bán không rao gía cao để bán cho nhanh các món hàng . Hai là người mua thì cũng không muốn kỳ kèo lâu sợ trễ bữa cơm chiều xum họp quan trọng của gia đình. Do vậy mà chợ chiều chì dài từ 2 đền 6 giờ tối là nhiều.
Có nơi người ta gọi cảnh sinh hoạt mua bán nhanh chóng này là “ phiên chợ vét”, ai nhanh chân thì được lợi nhưng cả kẻ mua và người bán đều thỏa mãn với quyết định của mình trong tình làng nghĩa xóm.

Trong chính trị thì khác. Khi những kẻ cầm quyền mà làm “chuyến tàu vét” thì chỉ có 2 lý do: Biết trước sẽ mất nên phải vơ bèo vợt tép cho cạn tàu ráo máng, không để cho các phe khác nhảy vào ăn ké; hay biết không vững được lâu nên phải gom góp bề tôi để bảo vệ cái đang có trước khi nó vuột khỏi tầm tay bởi sức mạnh lật đổ của quần chúng, hay quân đội.


Đấy là những dấu hiệu đang diễn ra ra ở Việt Nam trước thềm Đại hội đảng XII, dự trù diễn ra vào đầu năm 2016. Căn cứ theo hai diễn biến chưa hề có trong lịch sử bầu chọn các Ủy viên Trung ương đảng thì công tác chọn người cho khóa XII có nhiều điều không bình thường :

Thứ nhất, sau 8 kỳ họp, từ Hội nghị quan trọng hàng đầu của khóa XI, Trung ương 4 (“Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011) đến Hội nghị Trung ương 12 (“Bàn về Nhân sự đảng Khóa XII”, từ ngày 05 đến chiếu 11/10/2015) đảng vẫn chưa giải quyết được Quốc nạn tham nhũng và suy thoái tư tưởng, đạo đức của đảng viên. Đảng viên, kể cả một số không nhỏ cấp lãnh đạo then chốt đã phải “tự phê bình và phê bình lẫn nhau“ để sửa mình nhưng chuyện đâu vẫn không những còn nguyên mà còn nghiêm trọng hơn.

Bốn (4) nguy cơ trước mắt là: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch” , lần đầu tiên xác nhận tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (thời Đỗ Mười) từ ngày 20 đến 25-1-1994 tại Hà Nội.

Đến gần hết khoá đảng XI, Chủ tịch nước Trương Tấn Sáng đã cảnh báo chúng “vẫn còn nguyên” và lại đẻ ra thêm 2 nguy cơ nữa là “”Tự diền biến” và “Tự chuyển hoá”

Đến bây giờ, ngay trước ngày khai mạc Đại hội tòan quốc khoá đảng XII thì nhiều đảng viên, kể cả trong Lực lượng võ trang là Quân đội và Công an đã coi chuyện “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” để tự làm, tự nói cái gì mình thích là chuyện bình thường và dân chủ, không cần phải bàn cãi.


Nhưng không chỉ mất đinh hướng mà có nhiều người còn công khai chống lại Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh mà Bộ Chính trị đã kiên quyết buộc mọi đảng viên phải tuyệt đối trung thành, và phải lấy đó làm nền tảng để xây dựng đất nước.

Nhưng đảng viên ngày nay không còn lạch hậu, khờ khạo, bảo sao nghe vậy như trong Thế kỷ 20. Nhiều người trong họ đã biết mở mắt trước sự tan rã thê thảm của Thế giới Cộng sản do nước Nga lãnh đạo từ 1989 đến 1991 ở Đông Âu và ngay tại Moscow.


Ngay cả Cộng sản Trung Quốc cũng đã lột xác và thay áo Mác-Lênin-Mao Chủ tịch bằng chiếc áo mới mang tên “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc”.

Người Trung Hoa không giải thích “đặc sắc” là gì, nhưng ai cũng biết họ muốn ấm ớ nói “theo kiểu của người Tầu”.

Đảng CSVN cũng bắt chước làm theo, hay bị buộc phải noi theo, từ sau Hội nghị “bán mất danh dự” ở Thành Đô, Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 1990 giữa các Lãnh tụ Giang Trạch Dân-Lý Bắng (Trung Hoa) và Nguyễn Văn Linh-Đỗ Mười-Phạm Văn Đồng (Việt Nam).

Mấy ông CSVN không muốn làm bản sao “đặc sắc” mà gọi là Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đề tiếp tục “qúa độ lên xã hội Chủ nghĩa” theo kiểu Việt Nam không có trong đời sống.

Chính ông Tổng Trọng cũng đã ngán ngẫm nói rằng : “ Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa .” (Báo Tuổi Trẻ, 23/10/2013)

Như vậy thì công tác tìm cho ra nhân sự khóa XII phải là những người tuyệt đối “trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp…. kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH” như ông Trọng và Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đưa ra tại Hà Nội ngày 28/05/2015 thì có khác nào đưa nhau vào chốn âm ti hoang tưởng ?
Do đó mà vẫn còn nhiều bất đồng ý với nhau về tiêu chí chọn nhân sự, nhất là thành phần Lãnh đạo chiến lược gồm Bộ Chính trị, Ban Bí thư và 4 chức danh chủ chốt gồm Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng chính phủ. Lãnh đạo đảng của Thủ đô Hà Nội, và Thành phố thương mại đứng đầu nước Hồ Chí Minh cũng phải đợi chọn ra từ các Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII.


Lãnh đạo đảng bộ nhiệm kỳ 2016-2020 của Lực lượng võ trang gồm Quân đội và Công an cũng chưa ngả ngũ. Tin Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI),Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quanh Thanh, 67 tuổi vào năm 2016, sẽ nghỉ hưu vì lý do sức khỏe đang lan nhanh ở Hà Nội đã không bị cải chính.

Đại tướng Thứ trưởng Quốc phòng, Tổng tham mưu Trưởng Đỗ Bá Tỵ có nhiều hy vọng thay tướng Thanh cả trong Bộ Chính trị lẫn Bộ Quốc phòng.

MỤC TIÊU CHUẨN

Tại cuộc họp của Bộ Chính trị với “cán bộ toàn quốc triển khai phương hướng công tác nhân sự và quy trình giới thiệu nhân sự tham gia BCH TƯ Đảng khóa 12” ngày 28/05/ 2015, ông Rứa nói: “
BCH TƯ phải thật sự là một tập thể đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; có tầm nhìn chiến lược; có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về tính chiến đấu, tính kỷ luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân; đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới; có cơ cấu, số lượng hợp lý đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, tính kế thừa và phát triển.”

Nói thì dễ mà làm thì còn lắm chông gai như quyết định của Bộ Chính trị đã lên kế họach Trung ương phải họp thêm 2 lần nữa (Trung ương 13 và 14) may ra mới thống nhất thành phần lãnh đạo XII. Như vậy, Đại hội XII sẽ phải lùi lại sau tháng 1/2016 là sớm nhất.

Nhưng các Ủy viên Trung ương mới phải “trong sạch” đến cỡ nào thì được chọn mà sao không thấy phổ biến các bản “kê khai tài sản” của những người đã được các đảng bộ bầu vào Ban Chấp hành, hay nẳm trong Danh sách được cử đi dự Đại hội XII ?


Nhân dân có hay biết gì đâu. Hai ban kiểm tra đảng và nhà nước cũng nín thinh thì ai đo lường được mức độ “trong sạch” của họ?

Tiêu chuẩn chung cho các Ủy viên tương lai, nhất là thành phần của Bộ Chính trị và Ban Bí thư là đội ngũ nắm đầu cả nước, dù chả có ai bầu họ, được Bộ Chính trị quy định phải có “tầm trí tuệ, tư duy chiến lược, khả năng nắm bắt, đề xuất, giải quyết những vấn đề mới; về đạo đức cách mạng, tinh thần dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; dám đương đầu với khó khăn, thử thách; không tham nhũng, quan liêu, cơ hội, vụ lợi, tham vọng quyền lực, lợi ích nhóm; có ý thức giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng”.

Sau những lời đu đưa nhiều lý thuyết hơn thực tế của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng lên lớp giảng cán bộ toàn quốc: “
Tinh thần của những người cộng sản là đặt lợi ích của Đảng, của đất nước lên trên hết, trước hết, không vì cá nhân, lợi ích cục bộ, phải trong sáng, công tâm, khách quan, với mong muốn xây dựng cơ quan lãnh đạo cao nhất ở các cấp và đặc biệt là ở Trung ương phải thực sự trong sạch vững mạnh, là một tập thể đoàn kết thống nhất cao, đủ trí tuệ, phẩm chất, năng lực, quan hệ tốt với dân, không tham nhũng tiêu cực, không vướng vào lợi ích nhóm… cố gắng không để lọt vào cơ quan lãnh đạo của Đảng cả ở cấp Trung ương và địa phương, những đối tượng mắc một trong các khuyết điểm đã nêu.”

Nhưng “cố gắng” bằng cách nào khi nhân dân và nhiều “lão thành cách mạng” đang vò đầu, bứt tóc tìm câu trả lời cho thắc mắc : tại sao một cán bộ hạng trung mà có nhà tiền tỷ, hay nhiêu nhà, nhiều đất, nhiều xe ôtô láng coóng và có tiền gửi con đi học nước ngoài ?


Nếu không tham nhũng và trong sáng như đòi hỏi của hai ông Rứa và Trọng thì tiền chùa ở đâu mà chui vào túi cán bộ nhiều như thế ? Bằng chứng Ủy ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng do ông Trọng đứng đầu từ sau Trung ương 5 đã làm được gì mà lúc nào đảng cũng nói “tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng” ?

Bằng chứng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người từng giữ chức “Trưởng BanChỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng” trong 7 năm, trước khi bàn giao qua ông Trọng,
đã báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp 10, khai mạc ngày 20/10/2015: “Phòng, chống tham nhũng, lãng phí trên nhiều lĩnh vực chưa đáp ứng yêu cầu.”

Tại sao lại “chưa đáp ứng yêu cầu” khi nhà nước đã có Luật phòng, chống tham nhũng từ năm 2005 rồi có thêm hàng hà sa số văn kiện, nghị quyết, nghị định v.v... phòng chống mà sao đến giờ này Tham nhũng đã leo ngồi cười toe trên đầu đảng ?


Vì vậy mà khi nghe ông Trọng nói nhiều đến tiêu chuẩn “trong sáng” để chọn nhân sự thì ai cũng biết ông là người lý luận giỏi nhưng làm thì chẳng được bao nhiêu, sau 5 năm làm Tổng Bí thư.

Tính của ông Trọng là cứ nói cho hay, đúng bài bản rồi tính sau.

Ông bảo cán bộ: “
Trong thực tế công tác cán bộ khó nhất là có trong sáng, công tâm hay không? Có quán triệt đúng tiêu chuẩn, yêu cầu, nguyên tắc hay không? Nếu không trong sáng thì nhìn tiêu chuẩn sẽ khác, đến khi làm cũng không đúng quy trình, dễ luồn lách để đạt được mục đích, tham vọng cá nhân, bất chấp nguyên tắc, quy chế của Đảng...”


CON ÔNG CHÁU CHA THẮNG TO

Thứ hai
, khi nói đến chuyện “dễ luồn lách” thì không hiểu ông Trọng có nghiên cứu, xem xét đến đến trường hợp mới bầu chọn những người có liên hệ gia đình, dòng tộc của đương kim và nguyên lãnh đạo đảng vào các chức Bí thư hay Ủy viên Ban chấp hành các đảng bộ địa phương ?

Trong số này có 4 người tiêu biểu là các ông Nguyễn Văn Anh, tân Bí thư Đà Nẵng là con trai của nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nguyễn Văn Chi.

Cũng tại Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Cảnh, sinh năm 1983, con trai của cố Bí thư Thành ủy Nguyễn Bá Thanh, nguyên Trưởng ban Nội Chính Trung ương được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2015-2020.

Nhưng đáng chú ý hơn phải kể đến người con trai trưởng của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị, 39 tuổi, nắm chức Bí thư Tỉnh ủy của Kiên Giang.

Ông Nghị được bầu vào Ủy viên dự khuyết của Ban Chấp hành Trung ương XI cùng lượt với Nông Quốc Tuấn, con trai Tổng Bí thư đảng hai khoá IX và X, Nông Đức Mạnh. Ông Tuấn đang giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Sau cùng là người con út trong gia đình Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Minh Triết, 24 tuổi cũng lọt vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015.


Như vậy, chắc là những “con ông cháu cha, được ngồi mát ăn bát vàng” này cũng phải hội đủ những điều kiện do Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Tô Huy Rứa đưa ra tại Hà Nội ngày 28/05/2015 ?

Nhưng có ai, kể cả ông Nguyễn Phú Trọng bảo đảm được họ là những cán bộ “trong sáng”, có thực tài, được kiểm tra bầu cử minh bạch và đã không phải gửi gắm bởi các ông bố quyền thế , hay là họ cũng đã được cha mẹ vẽ đường cho biết cách “luồn lách” vào những địa vị béo bở ?

Chuyện lớn như thế mà cả nước, cả Quốc hội cũng không ai dám nêu thắc mắc với ông Trọng xem bằng cách nào mà các con ông cháu cha này đã lên chức lên bậc ngon ơ như thế ?

Hay là họ đã được chọn để đồng hành với các nhóm lợi ích trên chuyến tầu chót của đảng CSVN ? -/-

Phạm Trần

(Việt Báo)
 
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36411 

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

H.O. ông là ai?

 H.O. ông là ai?

(Viết để chào mừng Đại Hội 25 năm H.O. sắp tổ chức tại Westminster.)



(Một nhóm chữ tắt gây nhiều tranh cãi nhất đã được phổ biến vào đầu năm 1990: H.O.

Có người cho là Human Operation, người khác lại cho là Human Objects! Một giới chức chuyên về thủ tục bảo lãnh, di trú thì quả quyết rằng đó chỉ là thứ tự trong chương trình Orderly Departure Program (Ra Đi có trật tự) mà thôi, khi đến nhóm những người tù cải tạo trên 3 năm, thì bất ngờ đến danh sách có chữ H. ở đầu, rồi người ta cho con số 0 tiếp theo ngay đó, để rồi nhiều người lầm lẫn gọi là H.O (Hát Ô). Mãi đến sau này, một người bạn cho xem lá thư của tướng Vessey, người tham gia vào kế hoạch này, mới biết: “H.O”. là viết tắt của hai chữ “Humanitarian Operation” (Chiến dịch Nhân đạo).

Chiến dịch này là gì?

Năm 1982, Nguyễn Cơ Thạch, Bộ Trưởng Ngoại Giao của Cộng Sản Việt Nam đề nghị với Hoa Kỳ là sẽ trao cho Hoa Kỳ tất cả những tù nhân chính trị đã từng bị giam giữ từ năm 1975. Đề nghị này đã không được Hoa Kỳ chấp nhận ngay vì nghi ngờ thiện chí của Cộng Sản, đồng thời cũng e ngại rằng Cộng Sản Việt Nam sẽ trà trộn những gián điệp vào trong nhóm những người được sang Mỹ.

Đến tháng 5 năm 1985, Phạm Văn Đồng lại tái đề nghị vấn đề này. Tổng Thống Ronald Reagan, sau khi xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng, đã chấp thuận trên nguyên tắc là sẽ nhận tất cả những sĩ quan, viên chức thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từng bị tù đầy dưới chế độ Cộng Sản. Từ đó, ông đã giao cho Bộ Ngoại Giao lo tiếp xúc với Hà Nội để xúc tiến việc này. Ông Funseth, Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ quan trọng này.

Sau khi Tổng Thống Reagan bật đèn xanh, thì dư luận Mỹ ủng hộ nồng nhiệt. Ông Paul D. Wolfowitz, Phụ Tá Ngoại Trưởng về vấn đề Đông Nam Á Châu và Pacific, nói: “Cá nhân tôi nghĩ rằng không ai xứng đáng được vào Hoa Kỳ dưới diện tị nạn hơn là những ai từng bị đầy đọa trong tù chỉ vì có liên lạc với chúng tôi. Đón nhận việc thả tù chính trị là một trong các mục đích quan trọng nhất của chương trình Tị Nạn của người Mỹ.”

Nhiều tờ báo Mỹ hoan hô việc này và nói: “Chúng tôi không thể hình dung ra được giây phút hạnh phút nhất của người Mỹ chúng tôi khi chúng tôi đón nhận nhóm cựu tù chính trị đầu tiên vào nước Mỹ.”

Dân biểu Robert Dornan thuộc Garden Grove, thì mong viếng thăm Hà Nội với một phái đoàn Mỹ để tìm thêm tin tức về những người Mỹ mất tích trong chiến tranh cũng như để áp lực Cộng Sản thả hết tù nhân chính trị.

Trong khi đó, thì cộng đồng Việt Nam trên toàn nước Mỹ hân hoan đón nhận tin này. Đặc biệt, bà Khúc Minh Thơ là người đã kiên trì đi tìm danh sách các quân nhân, viên chức Việt Nam Cộng Hòa từng bị tù đầy để nộp lên Bộ Ngoại Giao. Nhóm bà Khúc Minh Thơ làm việc không nghỉ để tìm cho ra mọi tên tuổi của cựu tù chính trị, và mong không thiếu sót một ai. Sau khi các cuộc thương lượng đạt được kết quả khá quan qua sự liên lạc như thoi đưa giữa cộng đống Việt và chính quyền Mỹ, thủ tục lo cho nhập cảnh vào nước Mỹ, vấn đề ăn ở của người Việt mới sang, được giao cho Cơ Quan Di Trú Tị Nạn để lo liệu. Cơ quan này, đặc biệt vô cùng, là được điều khiển bởi ông Tổng Giám Đốc người Việt Nam: Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hạnh, cho nên việc di chuyển bằng máy bay, ăn ở, trợ cấp, thuốc men, được tiến hành chu đáo. Nói tóm lại , đây là một trục hình tam giác. Bà Khúc Minh Thơ lo tìm hồ sơ, danh sách người tù, giao cho ông Funseth, người liên lạc với Cộng Sản, sau khi mọi chuyện xong xuôi, thì bàn giao cho cơ quan Di Trú, Tị Nạn để nơi đây lo các thủ tục di chuyển và hành chánh sau đó cho người tị nạn.

Từ đó, danh xưng “chương trình H.O.” ra đời. Ngày 5 tháng 1 năm 1990, chuyến phi cơ đầu tiên cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất đưa nhóm H.O. 1 đầu tiên sang Bangkok, để nơi đây làm trạm trung chuyển, phân phối người đi các tiểu bang, tùy theo có thân nhân bảo lãnh hay không. Nếu có thân nhân ở đâu, thì sẽ có máy bay đưa đến đó. Đa số “dân H.O. 1” đều có thân nhân bảo lãnh nên những ngày đầu tiên ở nước Mỹ có phần dễ thở hơn là những người không có thân nhân, bạn bè. Sau môt thời gian định cư tại Mỹ, để tìm hiểu đời sống của “dân H.O.”, cá nhân tôi đã thực hiện một số cuộc phỏng vấn với một số chiến hữu đi theo diện H.O. như sau:

Ngày đầu tiên đến thăm anh Bực, một chiến sĩ Biệt Động, vì không có thân nhân họ hàng chi cả, nên được một gia đình Mỹ bảo lãnh qua New York. Tại đây, vì lạnh quá, hai đứa con anh cứ chẩy máu mũi hoài, chịu không nổi, anh ngỏ ý muốn về California để có khí hậu tốt hơn, thì bạn bè và ông Sponsor cho tiền anh mua vé xe buýt về Quận Cam. Tới nơi, được một người bạn cho “share” cái gara, không giường, chỉ có mấy cái nệm rách. Người viết đến thăm, thấy những cặp mắt ngơ ngác đang ngồi co gối trên nệm nhìn lên. Hỏi chuyện, anh Bực cho biết:

-Hôm qua, hai đứa con tôi vẫn chảy máu mũi. Tôi dắt vợ và cõng con đi dọc đường Bôn Xa, thấy phòng mạch nào của Viêt Nam cũng gõ cửa, xin giúp cho con tôi ngưng chẩy máu mũi, nhưng không ông bà nào thèm rớ tới. Họ còn nhăn mặt, nhìn chúng tôi như nhìn những con khỉ trong sở Thú ấy…

Ngao ngán, thở dài. Người viết cũng không biết làm gì hơn là gọi đến một anh bác sĩ quen, nhờ giúp. Anh bạn Lương Y như Từ Mẫu này mau mắn nhận lời và giục anh Bực dẫn con đến khám gấp.
Sau khi từ giã anh Bực, đến thăm anh Nghĩa, thì anh độp ngay một câu hỏi:

-Này, anh có rành về luật không? Cho tôi hỏi về chuyện li dị được không?
-Sao vậy? Anh chị định chia tay nhau hay sao?

-Không phải tôi! Mà vợ tôi. Từ hôm sang đây, tôi cứ cắm đầu cắm cổ đi làm, thử mấy nghề với mấy anh bạn, nhưng cũng chưa đi đến đâu. Xe thì không có. Tôi đi xe buýt. Tự dưng, cô ấy cứ nằng nặc đòi ly dị. Nghe đâu, lúc cô ấy được bạn dẫn đi chơi, tới nhà bạn, gặp môt thằng Tếch Ních Xân nào đó dụ dỗ, thế là cô ấy cứ đòi bỏ tôi. Tôi nhất định không ký. Không biết có sao không? Trường hợp tôi không chịu, không biết tòa có xử cho cô ấy thắng kiện không?

-Thế ý anh thì sao?

-Tôi cũng không tha thiết lắm. Người ta không ưa mình nữa, thì giữ cũng chả ích gì. Tôi chỉ muốn cô ấy ở lại cho đến khi tôi học xong, tôi có đủ phương tiện nuôi con, lúc ấy cô ấy muốn đi đâu thì đi.

-Nguyên nhân làm sao mà chị ấy lại cứ đòi chia tay?

-Thì .. tại tôi khố rách áo ôm, không tương lai, không job, cô ấy chán!

Nghe hỏi, mà người viết cũng chẳng biết cố vấn ra sao, chỉ biết khuyên anh bạn cố nhẫn nhịn, giải thích cho vợ hiểu về tình mẹ con, may ra đánh động được tình cảm mẫu tử của người mẹ mà chấp nhận thêm một thời gian.

Trường hợp cựu Đại Úy Phong thì bi đát hơn. Khi còn ở tù Việt Nam, bà vợ đã lăng nhăng rồi. Sau khi anh về được vài tháng thì bà vợ bỏ đi với người khác. Nhưng đến lúc nghe nói anh chồng cũ sắp đi H.O., thì chạy về, năn nỉ xin cho đi theo. Nghĩ tình xưa nghĩa cũ, anh bỏ qua mọi việc và làm giấy tờ cho bà vợ đi. Những tưởng sang Mỹ thì bà ấy thay đổi, ai ngờ, chỉ có 3 ngày thôi, sáng thứ 4, anh ngủ dậy, không thấy vợ đâu, ngoài một tờ thư nhỏ: “Xin lỗi anh nhé. Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi!” Hóa ra, trong 3 ngày mới chân ướt chân ráo, bà ấy đã liên lạc được với một người tình cũ, và sáng ngày thứ 4 thì người tình mang 4 ngựa đến rước nàng về dinh mới…

Anh Hùng, có tên trong trại là “Hùng Rống” vì hát rất khỏe, lại gặp cảnh oan trái khác.

Khi đến phi trường, ngồi chờ mấy tiếng đồng hồ muốn xỉu, cũng chẳng thấy ai đến rước. Mãi đến tối, mới thấy ông con trai lái xe BMW đến, nhìn anh cũng chẳng chút tình cảm bố con nào, tửng tửng nói:

-Má không đến đón ba được. Má lấy chồng rồi. Má bảo lãnh cho ba để trả ơn thôi, con sẽ đưa ba về ở tạm nhà má rồi kiếm nhà khác cho ba ở.

Anh Hùng bàng hoàng đi theo con ra xe. Đến nơi, anh định nhấc chiếc va li lên để vào trong thùng xe, ông con giơ tay cản lại:

-Ba! Cẩn thận! Chiếc xe BM này con mới mua, ba đừng làm trầy!

Nỗi giận muốn bùng lên, nhưng vì đã tù bao năm, chịu đựng quen rồi, anh cố ráng khéo léo để lọt chiếc vali vào thùng xe mà không chạm đến chỗ nào… Chiếc xe lao đi vun vút. Ông con trai, đã gần 20 thong thả cho bố hay là “mẹ con vượt biên sang đây, nghèo khổ, nếu không có ông Dượng thì đã tiêu tùng. Ông Dượng cưu mang tụi con, cho đi học, chỗ ăn ở đàng hoàng, nên má phải lấy ổng để trả ơn chứ?”

Tim Hùng đau như dao cắt. Số phận nghiệt ngã đến thế là cùng. Đến nhà, anh gặp người vợ trẻ trung tiếp anh như tiếp người khách lạ. Bà lạnh lùng nói anh là “nên ký vào Quitclaim, cho xong duyên nợ!” Anh ngẩn người ra. “Quít lem là cái gì?” Bà vợ bảo, nếu anh không hiểu thì chờ luật sư giải thích rồi bỏ vào phòng.

Anh Hùng ngủ ở sa lông, không có liên lạc nhiều với người ngoài vì mỗi khi anh nhấc điện thoại lên, hình như ở đầu dây bên kia cũng có tiếng lụp cụp. Có lẽ là ông chồng mới hay chính bà vợ anh nghe lén? Nhưng rồi anh cũng liên lạc được với một, hai người bạn tốt. Vì con không chịu giúp anh học lái xe, bạn anh dậy, và giúp anh đi thi. Đậu rồi, anh được bạn cho một cái xe cùi, anh lái tuốt lên New Orland kiếm việc và đi xa nơi ngạt thở này. Điều anh hận nhất là vì anh có vợ bảo lãnh, nên không nhận được trợ cấp gì cả!

Một cựu chiến sĩ khác, anh Nguyễn Xuân, cũng mệt mỏi không kém. Anh kể:

-Anh biết không? Tôi qua đây nhờ người bạn của ông cụ bảo lãnh. Vì gia đình tôi không có ai ở Mỹ cả, đành nhờ ông ấy đứng tên bảo lãnh. Đi tuốt sang Louisiana, lạnh khủng khiếp, cả hai vợ chồng phải đi làm cho ông ấy, trả nợ bảo lãnh? (Thiệt ra, có bảo lãnh trên giấy tờ thôi, còn chúng tôi đi theo diện H.O. là đương nhiên được đi mà!) Vậy mà ông ấy lừa chúng tôi. Ông có mấy cái chợ, bắt hai vợ chồng tôi đứng từ 4,5 giờ sáng chờ xe hàng chở đồ tới. Đứng ngoài cửa kho, lạnh cóng người, quần áo bịt kín hết người, chỉ trừ hai con mắt. Lạnh cóng người. Làm đến 6 giờ chiều, ông ấy không trả đồng lương nào cả, chỉ cho mỗi tuần 10 đồng, hai vợ chồng được 20 đồng. Ông ấy lại không cho tụi tôi đi xin welfare gì hết, bắt tụi tôi phải dựa hoàn toàn vào ông ấy. Ngày được 3 bữa cơm, con bỏ liều ở nhà, sông chết cũng mặc. Mấy tháng trời, tụi tôi chịu không nổi, đòi đi, ông ấy chửi cho môt trận tơi tả… Nhưng rồi, tụi tôi cũng về Cali. May mà tôi còn trẻ, còn dễ xin việc…
Vậy, nếu già rồi, thì sao?

Trung Tá Phan.., nguyên Tiểu Đoàn Trường một Tiểu Đoàn Dù lừng danh, cười cười, vỗ vai tôi:

-Này cậu! Có việc gì cho những ông già như tớ làm với? Việc gì cũng được! Rửa cầu tiêu hay cọ nhà tắm chẳng hạn. Ở nhà, không có việc gì làm, chán bỏ mẹ!

Thiếu Tá Liên, nguyên Trung Đoàn Phó Bộ Binh cũng hỏi thật tình:

-Cậu có biết ở đâu cần người làm vệ sinh không? Giới thiệu cho tớ với! Hoặc giao hàng? Delivery? Tớ coi già vậy, mà còn khỏe lắm..

Không biết trả lời sao, đành nhăn răng cười trừ: “Dạ, nếu em thấy có việc gì, em sẽ báo anh hay ngay..”

Thực tế, rất nhiều những vị Chỉ Huy ấy, đành nghiến răng chấp nhận cuộc sống mới như một thanh niên mới lớn, chưa có khả năng đặc biệt. Một số ngồi nhà tập đạp máy may kỹ nghệ, cả hai vợ chồng cùng đạp máy. Vị nào cao tuổi hơn, không thể điều khiển cái máy kỹ nghệ, chạy nhanh cái “vèo” từ bên nọ qua bên kia thì cắt chỉ, ủi đồ. Tại mấy shop may, thường thì người ta thấy có những ông già đầu bạc, đeo kính trễ, ngồi trên sạp, cắm cúi cắt những sợi chỉ dư từ người đạp máy ra. Cuộc sống thật căng thẳng với những người đến nước Mỹ trễ tràng.

Nhưng chỉ môt thời gian ngắn, với kinh nghiệm tù đầy, với quá khứ từng chỉ huy, tính toán, đa số đã ổn định. Anh Hương, Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh, nguyên Phó Tỉnh, xoa tay:

-Tôi có người con trai, vượt biên trước từ năm 1980, nay là Kỹ Sư điện tử. Đang ở Texas, nghe tin cha mẹ mới qua tới Thái Lan, liền di chuyển về Cali, thuê môt Appartment 2 phòng khá lịch sự cho bố mẹ ở.

Anh vừa nói vửa chỉ bộ salon tươm tất, những chiếc gối nệm trắng nhã, và cánh cửa sổ mở ra đường nhìn thấy chiếc xe Nissan đời 1982 mầu xanh đậu trước cửa. Anh cho biết với tiền trợ cấp 1 năm này, anh có đủ tiền trả tiền ăn, tiền bảo hiểm, tiền nhà và các thứ linh tinh khác. Ngoài ra, còn dư chút đỉnh thì đi mua sắm vài bộ quần áo. Anh đang học thêm Anh Văn, chuẩn bị thi vào làm Cán Sự ở County. Không lo lắng cho bản thân mấy, anh chỉ lo cho bạn bè:

-Từ trước đến nay, đại đa số những người sang đây đều có người thân bảo lãnh nên tương đối, cuộc sống cũng không có gì khó khăn. Chỉ ngại cho những người đến sau, thuộc diện “con mồ côi”, không thân nhân, chắc sẽ gặp nhiều vất vả. Chính tôi, dù có người thân, mà vẫn băn khoăn không biết phải làm gì? Học gì? Nhưng người kia, không có cố vấn, họ sẽ ra sao? Que Sera Sera!

Anh Nguyễn Quách, đến Mỹ theo diện H.O 1, sau 1 năm rồi cũng còn vất vả. Anh cho biết là “nếp sống ở đây khác lạ quá, con mình mà không phải con mình, muốn nói vài điều với chúng, chúng cũng chả nghe!” Đi làm về đến nhà, mệt mỏi quá, chỉ muốn lăn ra ngủ, cho nên chẳng có tình vợ chồng, con cái gì!”

Đến thăm nhà anh, gặp chị Quách, đang túi bụi với mấy đứa cháu nhỏ giữa đống đồ đạc, đồ chơi ngổn ngang. Từng đống sách vất lăn lóc trên bàn tiếp khách. Chị Quách ngượng ngùng:

-Xin lỗi anh nhé. Anh lại bất ngờ nên không dọn kịp. Mà thật ra, muốn dọn cũng không xong. Lũ trẻ con nhà tôi cùng với mấy đứa cháu, thay phiên nhau bừa ra, dọn không xuể. Tôi phải nấu cơm cho gia đình hơn 10 người. Mọi người đi làm hết, chỉ còn có tôi, hai tay hai chân, đôi khi cứ dính vào nhau…

Cả hai anh chị cũng an phận, nhưng chỉ có điều là vì không có phòng riêng, anh chị phải ngủ trên tấm nệm góc nhà, nên đổi đến địa chỉ này cả năm rồi, mà anh chị vẫn phải nằm quay lưng lại với nhau.
Anh cười đùa, ngâm nga:

-Trời sinh ra kiếp đàn ông. Nằm ngay bên vợ mà không sơ múi gì?

Trong khi đó, anh Thi lại may mắn hơn. Vừa xuống phi trường, được một Mục Sư đến đón về một apartment đã có đầy đủ tiện nghi, tủ lạnh, bộ bàn ghế salon, một tủ quần áo, 3 chiếc giường, chăn mền, quần áo, đủ thứ chả thiếu gì, lại có riêng một phòng cho hai vợ chồng. Hội Tin Lành bảo trợ làm thủ tục cho chị đi học làm Nail ngay, còn anh được đưa đến một trung tâm dậy nghề. Tương lai của anh có phần tốt đẹp.

Anh Thi, cử nhân Luật, Sĩ quan Tình Bào, khi nhắc lại những ngày đầu đi xin trợ cấp, cho biết anh có cảm tưởng như nhân viên Xã Hội không thích tiếp những người mới sang. Nói chuyện như máy với khuôn mặt không có nụ cười nào. Hình như họ không muốn cho mình hưởng trợ cấp vì hưởng trợ cấp thì họ bị trừ lương hay sao ấy, mà đôi khi cái mặt cứ hầm hầm.

Những người có khả năng như anh Thi, luôn băn khoăn lo lắng làm sao thoát khỏi việc nhận trợ cấp, vì như thế có vẻ yếu quá. Anh lo lắng:


-Làm sao thoát khỏi trợ cấp đây? Tôi đâu có mong ăn Welfare suốt đời đâu. Nhưng làm sao mà sống? Tuổi tôi đã tròm trèm 50 rồi! Thằng em tôi, cử nhân Luật, nay đi in typo 13 tiếng một ngày, mỗi tiếng 5 đồng. Cậu em vợ tôi, sang sớm hơn tôi 5 năm, đã xong cái B.S. nay đi xin việc cả chục chỗ, vẫn chưa có chỗ nào kêu. Còn tôi? Có 6 đứa con, vừa đực vừa cái, khi còn ở Việt Nam, thấy ở cuối đường hầm, nên không cho con đi học, bây giờ cũng phải đi làm ngay, không có thời gian đi học. Thấy thảm quá! Nếu tụi nó được đi học thì còn có tương lai.. Mà, sao mấy lớp học ở đây không dậy phát âm, không dậy đàm thoại, không dậy nói, làm sao mà hiểu tiếng Mỹ được?

Gặp anh Nguyễn Nhâm, nguyên Giáo Sư trung học, trong một căn phòng sáng sủa, trông ra một sân chơi tennis. Mấy cậu con trai đang lui cui nấu ăn.
Anh chỉ vào mấy cái đồ đạc trong phòng:

-Đồ này toàn do USCC cho hết đấy! Chả là có một gia đình Mỹ dọn đi, không muốn mang đồ theo, nên để lại. USCC nhận hết và cho tôi. Tôi chỉ định lấy vài thứ, nhưng họ cứ băt tôi phải nhận đủ. Cũng may, chả phải mua sắm thứ gì!

Anh nhếch miệng, nhăn nhó:

-Mấy tháng đầu, ở chung với gia đình, không phải lo. Nay ra ở riêng, mới thấy thấm thía. Tôi đã học xong khóa sửa xe rồi, mà chả ai nhận. Ở đâu cũng chỉ nói “có lấy tiền còm mít xông không thì cho làm, không nhận thì thôi”. Tôi thấy không khá, nếu lỡ cả ngày không có xe cho tôi sửa thì sao. Tôi đảnh đi thi làm Teacher Aid, rồi cũng chả ma nào kêu. Tháng tới, tôi không kiếm được dóp là nguy to.


Anh giơ tay xoa xoa cái đầu bạc:

-Có lẽ tại cái đầu này đây!

Sau đó một thời gian, khi nói chuyện với một nhà văn nữ đến Mỹ cùng thời gian với dân H.O. lại cho biết là tuy thế, mà người H.O. còn may mắn hơn người được bảo lãnh! Bà cho biết những ngày đầu tiên đến Mỹ là những kỷ niệm không vui, suốt đời không quên.

-Chúng tôi qua đây là để đoàn tụ với ông anh tôi, nhưng lúc đó ông anh tôi lại đang sửa nhà, nên phải “share” với em tôi ở môt Appartment 2 phòng. Bốn mẹ con tôi, mẹ tôi trên 80 tuổi, phải ngủ dưới thảm, không phải một tấm thảm sạch mà đầy nước tiểu chó và phân chó, vì em tôi ở chung với một cô bạn gái người Mỹ có nuôi một con chó, mà cả hai người đó đều không biết dọn dẹp nhà cửa, nên chúng tôi luôn luôn phải có một cuộn “paper towel” để thấm nước đái chó. Mẹ tôi lại già, mắt kém, nên suốt ngày tôi phải đi rửa dép cho mẹ bị dính phân chó.

Con chó của cô Mỹ này lại thích chơi bạo. Mẹ tôi ngồi dưới thảm, mà nó cứ nhẩy bổ vào làm mẹ tôi ngã ngửa. Môt hôm chúng tôi đang ngủ thì nghe tiếng nước chẩy. Giật mình nhìn lên thì thấy thằng con của cô Mỹ đang vạch quần đứng tiểu ngay đầu chỗ ngủ của mẹ con tôi! Những chuyện này xẩy ra liên tục làm chúng tôi ngột thở quá. Cho đến một hôm, hai mẹ con tôi đang ngồi ở giường, một chiếc giường nhỏ sau này đặt riêng cho mẹ tôi nằm, thì thằng bé con kia chạy đến, nằm lăn ra giường. Tôi hỏi nó: “Tại sao mày lại nằm đây?”. Nó trả lời: “Mẹ tôi bảo, giường này là của tôi, tôi muốn nằm thì cứ nằm!” Đó là cái giọt nước làm đầy ly, chúng tôi không thể chịu đựng được nữa, đành phải kéo nhau đi mà nước mắt lưng tròng, vì mẹ tôi sang Mỹ là để ở với con trai…

Người viết đã hỏi chị về sự khác biệt giữa người đi trước và người đến sau (H.O.) Nhà văn cho biết người đi sau có một điểm thiệt thòi hơn nhưng lại cũng có điều thuận lợi hơn người đi trước. Thiệt thòi về sự trợ cấp lúc ban đầu, nhưng thuận lợi ở chính cái tiềm năng của họ. Trải qua bao nhiêu đau khổ, họ đã hun đúc cho mình một bản lãnh cứng cáp, và không sợ gian nan. Việc gì cũng làm, khổ tới đâu cũng làm. Do đó, dựa theo kinh nghiệm của người đến trước mà người đến sau có thể hội nhập nhanh hơn người đến trước. Tuy nhiên, có một điểm chung mà nhà văn này đã đặc biệt nhấn mạnh về một điều không vui liên quan đến tinh thần của tất cả các lớp người đến Mỹ, đó là sự tan vỡ gia đình. Hầu hết những trường hợp chị quen biết đều đã chia tay hay đang chuẩn bị chia tay. Có gia đình mới sang Mỹ được 3 ngày thì đường ai, nấy đi. Gia đình khác thì kéo dài được vài tháng. Có cặp vợ chồng còn rất trẻ, con mới có 4 tuổi mà đã chuẩn bị ly dị. Để trả lời cho câu hỏi tại sao lại chia tay, họ cho biết là đã có những xung đột từ lâu. Họ đã cố bấu víu, che đậy khi còn ở bên nhà, sang đây, thi gặp cơ hội, cho nên coi như đã trả xong nợ. Mang nhau ra khỏi Việt Nam là ai giải quyết chuyện người ấy. Chị nói:

-Đối với những người vợ mới sang đây để đoàn tụ với chồng, thì tôi thấy có hai vấn đề lớn nẩy sinh. Thứ nhất là người vợ luôn nghi chồng đã có vợ nhỏ, luôn thắc mắc về quá khứ của ông chồng trước đây. Không phải khách quan mà theo định kiến. Họ cứ cho rằng, nếu không khám phá ra được điều gì thì là do ông chống khéo léo dấu mà thôi. Không có bà vợ nào chịu tin ông chồng mình vẫn giữ độc thân khi vợ còn ở quê nhà. Nhất định phải có một bà vợ hoặc một cô nhân tình dấu diếm đâu đây. Thành ra, giai đoạn đầu mới gặp nhau, không khéo léo thì không thể “adjust” vào với nhau được.


Thứ hai là các bà vợ cứ hay so sánh chồng mình với những người khác. Lúc nào cũng thắc mắc là sao anh không có nhà, có xe láng như người ta? Anh đã làm gì với tiền kiếm được? Thì anh chả dành dụm gửi về nhà là gì? Gửi tiền về ư? (bà nguýt một cái rõ dài và lên giọng) Gửi được bao nhiêu? Có một hai trăm mỗi tháng mà ăn nhằm gì? Cứ thế mà dẫn đến xung đột trầm trọng.

Với các ông được vợ bảo lãnh qua đây, có ông chồng vẫn mang tính gia trưởng. Qua đây, thấy bà vợ vuột khỏi tầm tay kiểm soát của mình thì phẫn nộ, bực bội. Thế là thành thảm họa cho những đứa con, vì cha mẹ cãi lộn hoài, đưa đến ly dị.


-Chị nghĩ thế nào về những gia đình H.O. mới sang, cả vợ cả chồng?

-Tôi thì thấy những anh H.O. mà tôi có dịp tiếp xúc đều có thái độ dứt khoát. Tuy hoàn cảnh hiện tại có khó khăn, nhưng họ vẫn tin tưởng, lạc quan và nhất định tạo lập cuộc đời mới.

-Thế còn những anh H.O. lâm vào tình trạng tuyệt vọng? Đã có 4 anh tìm cách giải quyết bằng cách đi tìm cái chết. May mắn mà 3 anh đươc cứu thoát vì họ uống thuốc độc, còn một anh thì không cứu được vì dùng dây thừng! Còn một số gia đình khác, đã tình nguyện xin trở lại Việt Nam?

-Chắc là có lẽ có những nguyên nhân nội bộ mà mình không được biết đến. Nhưng tôi nghĩ là thiểu số đó không thể thích hợp được với môi trường mới: về sinh ngữ, về nếp sống và công việc. Nhất là họ đến Mỹ khi nước Mỹ suy thoái. Và có những người đã “expect” quá nhiều, khi còn ở Việt Nam, họ đã kỳ vọng quá nhiều vào những giấc mơ tốt đẹp. Trong khi đó, thì gia đình lại không biết nâng đỡ nhau, yểm trợ nhau, dễ đi đến chỗ tuyệt vọng.

Những nhận xét của nhà văn rất chính xác. Theo một người bạn cho biết về trường hợp một chiến sĩ theo diện H.O. đã tự tử tại vườn sau, thì trước khi đi, anh đã tin vào những lời tuyên truyền quá đáng của một số người đi trước về những làng định cư cho cựu tù, về việc làm có ngay, về nhà ở… Đến nơi, thấy toàn bộ hiện thực khác giấc mơ quá nhiều, và bị quá nhiều áp lực từ cuộc sống, từ gia đình, anh đã tìm lấy cái chết để giải quyết tất cả.

Thực ra, bên cạnh anh, hầu như tất cả những người sang Mỹ theo diện H.O. đều gặp hoàn cảnh tương tự, nhưng vì trong gia đình, từ vợ đến chồng đều chấp nhận cuộc sống ở Mỹ tuy cơ cực nhưng vẫn còn hơn ở Việt Nam, lúc nào cũng nơm nớp e sợ bị bắt nhốt lại. Cho nên, họ vẫn nghiến răng tiến bước, dù bước vào môt khoảng vô định.


Và, không có hoàn cảnh nào giống hoàn cảnh nào.


Đa số các vị đến Mỹ theo diện H.O. đều cam phận, chấp nhận cuộc đời mới, nhưng cũng có vài trường hợp vì hiểu nhầm mà gây nên sự đau lòng.

Anh Nguyễn Ngọc Liên, Supervisor của Sở Xã Hội cho biết là có nhiều quan niệm nhầm lẫn giữa những người đến sau, theo diện Tù Cải Tạo. Anh nêu lên 3 trường hợp không vui:

-Thứ nhất là có những người đến Mỹ quan niệm rằng: “Chúng tôi đến đây, người Mỹ phải có trách nhiệm nuôi chúng tôi” nên có người đòi đóng hồ sơ xin trợ cấp, vì lôi thôi quá, có người lại đem con đến Sở Xã Hội, nói là “để trả cho Mỹ”!

-Thứ hai là một số người qua sau lại cho rằng những người đến Mỹ trước làm công cho Mỹ, tức là tay sai cho Mỹ, nay quay lại làm khó dễ người đến sau. Người Mỹ ngày xưa chiếm đất Việt, bây giờ mấy tên tay sai Mỹ lại làm khó dân mình!

-Thứ ba là có anh cho rằng mình đã phải đi tù cải tạo, thì bây giờ không phải đi làm! Nếu phải đi làm vất vả, thì đi Mỹ làm gì nữa?

Anh Hiệp Nguyễn cũng nói giống như anh Nguyễn Ngọc Liên. Vì anh là một “nurse” Việt Nam, nên thường phải làm thông dịch cho người mới tới. Có lần anh nói với người mới tới rằng, bệnh của bà nhà chưa đến nỗi nặng phải nằm nhà thương, nên bác sĩ chỉ cho thuốc mang về. Anh mới tới gầm lên:

-Tôi tù tội vì chính phủ Mỹ đã bao năm, nay bảo lãnh cho tôi qua đây, lại không cho vợ tôi nằm bệnh viện là sao?

Anh Hiệp phải giải thích mãi, người mới tới kia mới chịu đi về sau khi cằn nhằn: “xe không có, nhà cũng không, đến bệnh viện cũng không cho nằm!”

Một trường hợp muốn cười mà không cười nổi, là có anh mới sang, ở nhờ nhà người em được vài tháng thì đòi tiền người em là người bảo lãnh: “Chính phủ Mỹ trợ cấp cho tôi bao nhiêu năm, chú giữ giùm, bây giờ chú trả cho tôi chứ?” Thế là anh em hục hặc nhau, người em giận quá, đuổi ông anh bà chị ra khỏi nhà và thách: “Anh cứ đi kiện tôi đi! Tôi theo tới cùng!”.

Dĩ nhiên là chắng có vụ kiện nào, vì ông anh kia, sau đó mới ân hận là mình đã lầm, nghe theo những lời tuyên truyền của ai đó, trước khi đi, nên tưởng nhầm. Rất tiếc là đã muộn! Tình anh em chấm dứt từ khi đó.

Một ông khác, mới sang được vài tuần, ở nhờ nhà người em, đăng báo trong mục rao vật là “cần được giúp đỡ cho quần áo, chăn mùng và phương tiện…”

Thực tế, trường hợp hiểu nhầm như thế cũng không nhiều, vì trước sau cũng có người giải thích tường tận. Còn lại, tất cả hầu như thầm lặng đi tìm việc lao động, từ cắt chỉ đến giặt ủi, làm Waiter nhà hàng, lái xe giao bánh mì, giao hoa hồng, phụ cống nước…bất chấp có những sự kỳ thị giữa người trước và người sau rải rác đâu đó. Anh Tất, nguyên giáo sư Anh Văn, khi đi làm Salesman cho môt tiệm Furniture, nghe điện thoại reo, anh nhấc lên, vừa chảo hỏi vài câu, thì ông Manager đã chạy lại, giằng ống nghe và gắt:

-H.O. thì biết mẹ gì mà điện với thoại!

Một phu nhân Trung Tá Tiểu đoàn Trưởng, sang sau, gặp người vợ lính cũ, cho làm chức “Manager” shop may, nhưng thật ra là làm nô lệ cho chủ tiệm đi đánh bài liên miên. Làm mỗi ngày từ 10 đến 12 tiếng, bẩy ngày một tuần, lãnh lương có $800.00 môt tháng, tính trung bình 11 tiếng, thì một tháng làm 330 giờ, mỗi giờ như vậy có $2.42/ giờ, trong khi lương tối thiểu hồi đó cũng $4.50. Bà phu nhân làm mấy tháng thì tóc rụng gần hết, mặt nhăm nhúm như người mắc bệnh lao nặng, đi đứng chậm chạp, thỉnh thoảng lại dừng lại, thở dốc. Chịu không nổi, chị phải nghỉ, sau khi đi khám bệnh, Bác Sĩ bắt chị phải nghỉ ngơi, không thì chết ngay, vì trụy tim và thần kinh suy yếu.

Các bà chủ tiệm Furniture, nơi có những anh H.O. làm việc thì sai quần quật, không bao giờ cho nghỉ ngơi. Vừa đi giao hàng về, mồ hôi ướt đẫm, đã bị bà chủ sai dọn “floor” nghĩa là vác cái giường này ra góc kia, mang cái tủ kia lại góc này…Bầy hàng xong, thì ráp bàn ghế, liên tu bất tận, mà lương tháng cũng chỉ tròm trèm $3.00 hay $4.00. Không có bảo hiểm, dĩ nhiên. Nếu khiêng hàng mà quẹo lưng, gẫy tay, thì mất việc chứ không có bồi thường gì. Hai cha con một ông giáo sư kia, cùng đi khiêng hàng, bố thì bị quẹo tay, sái “tennis elbow” cả nửa năm cũng chẳng được thêm đồng nào. Ông con trai, bây giờ là Dược Sĩ, cũng sái chả vai, cả chục năm sau vẫn còn đau. Nhưng lúc đó, thiếu thốn quá, vẫn phải nghiến răng tiếp tục đi làm, không dám than thở gì, vì sợ mất việc thì đói.

Bà Manager nhà hàng ở Santa Ana thì đì ông phụ tá Manager gốc H.O., tới ngắc ngư, sai bảo như đầy tớ, hết bưng tô, lại rửa bát, lau nhà, dù lúc nào ông cũng mặc áo vét theo lời người chủ mướn ông. Một lần đang tiếp khách đặt tiệc cưới, thì bà Manager quát lên:

-Ông lại đây nhặt cái rác này cho tôi!

Rồi bà chỉ tay vào một miếng giấy trắng nhỏ bằng nửa ngón tay út ngay dưới chân bà. Ông H.O. phải lại cúi đầu nhặt rác, mà bà không nhích chân, nên đầu ông chạm vào gấu váy của bà, y hệt như chui dưới váy bà vậy. Cảnh tượng quái dị này làm cho toàn thể khách hàng trợn mắt vì ông H.O kia từng là Giám Đốc ở Việt Nam, trông tướng cũng sang, lại mặc vét nữa, mà bị bà kia làm nhục. Ông H.O. thấy nhục quá, phải nuốt nước mắt nhặt xong thì bước ra cửa mà khóc. Bà xếp gọi với theo:

-Này, đừng có mà ra cửa mà vất rác đấy. Police nó bắt cho bỏ mẹ!

Còn rất nhiều, rất nhiều trường hợp vừa cười vừa khóc xẩy ra giữa những người mới tới làm công cho người cũ đã thành đạt.

Anh Đặng Phố, cười ha hả:

-Mẹ kiếp, 15 năm qua, ở tù không chết, lao động không chết, sao qua đây lại chết được? Tới đâu thì tới! Sợ cóc gì!

Thật đấy, H.O. đã được trui rèn qua biết bao trại khổ sai, chết còn không sợ, thì sợ.. cóc gì nữa!

Bây giờ, thời gian đã chứng minh, đại đa số những ai từng đến Mỹ theo diện H.O., giờ đã vui hưởng an bình, hoặc với con cháu, hoặc ở riêng trong những căn Mobile Home, nhưng đều nhìn nhận một điều: tinh thần của người chiến sĩ Viêt Nam Cộng Hòa lúc nào cũng vẫn thế: Vẫn một lòng nặng chĩu với quê hương cho nên nếu có bất cứ một cơ hội này được phất cao lá cờ vàng, đi biểu tình chống Cộng hoặc họp mặt theo Binh Chủng, Quân Trường, hoặc đi yểm trợ Thương Phế Binh, thì nhất định chỉ muốn cầm cờ đi đầu và hát vang bài: Ngày bao hùng binh tiến lên…

Chu Tất Tiến.

(Việt Báo)
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36401

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Từ Nghĩa trang Quốc gia Arlington Hoa Kỳ nghĩ về chiến tranh VN

 Từ Nghĩa trang Quốc gia Arlington Hoa Kỳ nghĩ về chiến tranh VN

http://youtu.be/VA-g6XDGHRk

Từ Nghĩa trang Quốc gia Arlington Hoa Kỳ nghĩ về chiến tranh VN
Hoà Ái, phóng viên RFA

Nghĩa trang Quốc gia Arlington tại Washington DC hiện là nơi yên nghĩ của hơn 400 ngàn tử sĩ và người thân của họ. Những người lính này không chỉ ngã xuống vì lý tưởng tự do của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ mà còn đã hy sinh cho nền hòa bình, dân chủ của thế giới. Vào hôm 17/10/2015, một phái đoàn người Mỹ gốc Việt viếng thăm nghĩa trang này. Hòa Ái ghi nhận cảm xúc của những người có mặt trong lần “Tảo mộ Mùa thu” năm nay.
Hòa vào dòng người đông đúc đến thăm Nghĩa trang Quốc gia Arlington trong một ngày cuối tuần đầu mùa Thu năm 2015, nhiều gương mặt trong phái đoàn người Mỹ gốc Việt bùi ngùi xúc động. Họ chậm rãi từng bước chân xuyên qua các dãy mộ thẳng tắp với lòng tri ân sâu sắc những người lính đã bỏ mình nơi trận địa khắp thế giới vì cuộc sống thanh bình của nhiều người, trong đó có chính họ. Họ lặng lẽ viếng ngôi mộ tập thể có mộ bia với tên của các binh sĩ Hoa Kỳ và những người lính thuộc QLVNCH đã hy sinh trong một tai nạn trực thăng tại chiến trường miền Nam VN vừa tròn đúng 50 năm.



Cựu Trung tá Hải quân Hoa Kỳ Tuấn Nguyễn, đại diện Ban tổ chức cho Đài ACTD biết Hội Quân Nhân Mỹ gốc Việt và cộng đồng người Việt từ các tiểu bang duy trì viếng thăm “Tảo mộ Mùa thu” hằng năm ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington để tri ân và nhắc nhở những thế hệ người Mỹ gốc Việt tiếp nối về các anh hùng thuộc QLVNCH và Quân lực Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh VN cũng như những binh sĩ Mỹ gốc Việt đã ngã xuống ở chiến trường Afghanistan và Iraq.
Lần theo bước chân của phái đoàn người Mỹ gốc Việt, chúng tôi dừng lại ở phần mộ của các chiến sĩ gốc Việt đã tử nạn ở mặt trận các quốc gia Trung Đông. Thân mẫu của Hạ sĩ Thủy quân Lục chiến Bình Lê chia sẻ cảm xúc của bà trong lần viếng mộ đứa con trai duy nhất đã ra đi vĩnh viễn khi tuổi đời còn rất trẻ:
“Hôm nay, các cộng đồng, các cô chú bác đến viếng thăm nghĩa trang này, tôi rất cảm ơn đã nhớ và đến thăm con tôi. Một chút nào hồi tưởng lại việc làm có ý nghĩa của một chiến sĩ VN mà chết đi để lại tiếng thơm cho cộng đồng mình. Và đối với những người lính thì đó là một danh dự, sự tự hào của người VN rất kiên cường, bất khuất. Con tôi được chôn trong Nghĩa trang Quốc gia này, tôi cảm thấy nơi yên nghỉ của con mình rất bình yên và đẹp đẽ. Tôi cứ nghĩ con tôi ở trong 1 ngôi nhà mới. Thỉnh thoảng tôi đến thăm và hôn con tôi. Và thế là tôi sống”.
Trong lần viếng Nghĩa trang Quốc gia Arlington năm nay, một số người trong phái đoàn Người Mỹ gốc Việt còn dành thời gian đến viếng khu an nghĩ của các chiến sĩ Bắc-Nam Hoa Kỳ trong cuộc Chiến tranh giữa các Tiểu bang hay còn gọi là “Nội chiến Hoa Kỳ” từ năm 1861 đến năm 1865. Phía sau Nhà tưởng niệm Tướng Robert Lee chỉ huy Quân đội Phương Nam là ngôi mộ của các chiến sĩ vô danh, nơi chôn chung hài cốt của 2111 tử sĩ cả 2 miền Nam-Bắc. Tại lô 16 trong nghĩa trang này còn có gần 500 mộ phần của các tử sĩ miền Nam. Và tại đây, tượng đài Tưởng niệm những người lính miền Nam-Confederate Memorial được xây vào năm 1914. Trong ngày khánh thành có sự hiện của Đại tá Robert E. Lee, cháu nội của vị “bại Tướng” Lee, người đã thảo lá thư ngỏ ý kết thúc cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Các lá cờ của phe “thua trận” miền Nam vẫn tung bay tại nghĩa địa và các khu lưu niệm trong ngày Chiến sĩ Trận vong Hoa Kỳ hằng năm.
Có mặt trong Nghĩa trang Quốc gia Arlington, cựu Thiếu tá Đạt Nguyễn, thuộc QLVNCH bày tỏ cảm nhận của ông về sự xúc động khi nghĩ đến nơi an nghĩ vĩnh hằng của các tử sĩ Nam-Bắc trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ hồi giữa thế kỷ 19:
“Cuộc nội chiến Hoa Kỳ nổi tiếng khắp thế giới là hậu quả của nó ít có nước nào theo được. Là vì sau cuộc nội chiến, người sống không bị trả thù và người chết cũng được đối xử bình đẳng. Tất cả các nghĩa trang của miền Nam được tu bổ, được kính trọng. Và đặc biệt tại Nghĩa trang quốc gia Arlington, những tử sĩ của miền Nam được chia sẻ phần đất với những tử sĩ của miền Bắc. Đó là bước đầu và chính là chìa khóa của sự hòa hợp hòa giải dân tộc mà họ chỉ tốn một thời gian 18 năm để hàn gắn tất cả những đổ vỡ do cuộc nội chiến mang lại”.
Nghĩa trang Quốc gia Arlington mở cửa suốt 365 ngày trong năm để đón những dòng người đến viếng. Ngôi mộ các chiến sĩ vô danh cả 2 miền Nam-Bắc trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ có lẽ được viếng thăm nhiều nhất. Khách viếng nghĩa trang không tìm hiểu binh lính 2 miền Nam-Bắc đã thắng và thua như thế nào nhưng họ đề cao tinh thần nhân văn và tính nhân bản của người dân Mỹ luôn ghi ơn các tử sĩ đã đổ xương máu trong cuộc nội chiến vì 1 đất nước Hoa Kỳ hùng cường trên thế giới của ngày hôm nay.
Nhiều người Mỹ gốc Việt viếng thăm Nghĩa trang Quốc gia Arlington chạnh lòng nhớ về tượng “Thương Tiếc” dựng trước cổng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa bị kéo đổ sau ngày 30/4/1975. Nghĩa trang này là nơi yên nghĩ của hàng chục ngàn binh sĩ miền Nam. Và dù chiến tranh VN đã kết thúc 40 năm qua nhưng sự khác biệt giữa Nghĩa trang Liệt sĩ TP.HCM với Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa còn quá xa. Họ ngậm ngùi tự hỏi phải chăng đến khi mộ phần của những người lính Nam-Bắc VN không còn sự khác biệt thì đó là thời điểm trang sử mới hòa hợp hòa giải dân tộc được mở ra cho những người còn sống?


http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...015132806.html

https://www.youtube.com/watch?v=VA-g6XDGHRk
http://phailentieng.blogspot.be/2015...ngton-hoa.html
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36393

Thứ Ba, 20 tháng 10, 2015

Cuộc chiến Việt nam nhìn theo cách khác: Phim Vietnamerica



Phim Vietnamerica chiếu ra mắt tại Newseum (trong ảnh là Annenberg Theater ở trong Newseum) Cuộc chiến Việt nam nhìn theo cách khác: Phim Vietnamerica
Kính Hòa, phóng viên RFA
https://youtu.be/CdzXi2oHc9k

Bộ phim tài liệu Vietnamerica, nói về sự hình thành cộng đồng người Mỹ gốc Việt sau chiến tranh Việt nam, được ra mắt tại Viện bảo tàng báo chí tại thủ đô Washington vào tối ngày 17/10/2015. Đây là một trong những tác phẩm điện ảnh đầu tiên do người Việt tại Mỹ thực hiện được đưa vào giòng chính của truyền thông Hoa kỳ. Bà Triều Giang, người sản xuất bộ phim này, đồng thời là người tham gia sáng lập Hội bảo tồn văn hóa và lịch sử của người Mỹ gốc Việt, cho Kính Hòa biết về việc đó qua cuộc phỏng vấn sau đây.
Bà Triều Giang: ý nghĩa của việc bộ phim được đưa vào Newseum là nơi đây là một viện hàn lâm của báo chí. Mong mỏi của hội là đưa được phim vào giòng chính. Nói như vậy không có nghĩa là lần đầu tiên phim được đưa vào giòng chính, bởi vì trích đoạn ngắn Võ sư Hóa đi tìm mộ đã được đưa vào 15 đại hội điện ảnh. Chúng tôi đã trình chiếu sáu bảy tháng qua hầu như trên khắp nơi ở nước Mỹ. Nhưng đưa được vào Newseum là mình đi đến đỉnh cao, đến viện hàn lâm, nơi người ta chuẩn mực về truyền thông, thì đây không những là tin mừng cho Hội mà còn của cả cộng đồng chúng ta.

Kính Hòa: Theo như những gì chúng tôi biết được trước cuộc phỏng vấn này thì cũng tại Newseum đã diễn ra một cuộc triễn lãm về chiến tranh Việt nam theo khuynh hướng phản chiến. Vậy việc ra mắt bộ phim trong hòan cảnh như thế có mang một ý nghĩa nào không?
Bà Triều Giang: Rất là có ý nghĩa. Thực ra Newseum họ không có sáng tác ra cái chuyện gì đã xảy ra ở Việt nam. Ở đây chỉ là ghi nhận lại và trưng bày ra. Suốt thời gian chiến tranh thì truyền thông Hoa kỳ nghiên hẳn về phản chiến, cho nên cuộc triễn lãm này đầy những hình ảnh về phản chiến. Nhưng những gì thực sự xảy ra ở miền Nam, như là những trường học làng mạc bị tấn công, đàn bà và trẻ con chết,…
Kính Hòa: Tức là cuộc tấn công từ phía bên kia?
Bà Triều Giang: … từ phía cộng sản. Cái sự thực của cuộc chiến tranh này là miền nam không có tấn công miền Bắc mà là bị tấn công.
Vietnamerica là bộ phim không chỉ nói về chuyện vượt biên mà về hoàn cảnh của người Việt trong cuộc chiến, rồi khi miền Nam thất bại thì chuyện gì đã xảy ra, người ta đã không thể ở trên quê hương mình phải ra đi bằng mọi cách. Tôi thấy đây là một lời phản bác, một quan điểm khác với quan điểm của giới báo chí Hoa Kỳ trong suốt thời gian chiến tranh, và vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.
Kính Hòa: Gần đây hình như có khuynh hướng như vậy, phản bác lại khuynh hướng phản chiến. Trong văn học như là tác phẩm của bà Lan Cao, rồi phim ảnh như cuốn phim của bà, hay sách của Tiến sĩ Liên Hằng, … bà có nhận xét gì về khuynh hướng đó?
Bà Triều Giang: Tôi nghĩ rằng với sự hiện diện của hai triệu người Mỹ gốc Việt chúng ta ở đây rồi thì cái gì cũng sẽ đưa ra ánh sáng. Đặc biệt là giới trẻ có nhiều em vào ngành sử, có bằng Tiến sĩ sử học, đang viết sách như cô Lan Cao, hay giữ những chức vụ cao đứng đầu các thư khố. Khuynh hướng này sẽ ngày càng mạnh. Sự thật qua ngòi bút và những thước phim sẽ dần được phơi bày. Những bài học về lịch sử dạy cho con em chúng ta tại các trường học của Hoa Kỳ sẽ dần dần dduwwojc cân bằng, hơn là hiện tại.
Kính Hòa: Có nhiều ý kiến cho rằng việc giữ gìn văn hóa, lịch sử đối với các thế hệ sinh ra và lớn lên ở hải ngoại là không dễ dàng?
Bà Triều Giang: Điều đó rất đúng. Bên này nó có nhiều khó khăn. Khi các em ở trong trường học thì có nhiều môn lắm, ngay cả khi nói về lịch sử như môn lịch sử Hoa Kỳ nếu không chuyên thì cũng chỉ là đại cương thôi. Thành thử ra khi làm phim thì rất là quan trọng, cho phép các em khi xem phim có những nhận xét nhanh hơn là ngồi trong lớp học hay là đọc một cuốn sách dài. Thành ra trong cố gắng của Hội, ngoài việc đi thu thập lịch sử truyền khẩu, còn cố gắng làm phim để dễ dàng đạt kết quả hơn.
Kính Hòa: Bên cạnh đó, còn một việc khác nữa là từ khi bang giao Việt Mỹ bình thường hóa, thì có những cố gắng không nhỏ từ phía Hà nội đưa những phim ảnh, sách báo mang quan điểm của họ sang Mỹ, bà có cảm nhận đây là một áp lực hay không?
Bà Triều Giang: Xứ này là xứ tự do. Chúng ta với sự giúp đỡ của cộng đồng chúng ta có thể làm được nhiều phim hơn. Còn về phía Hà nội thì nếu họ muốn nhìn đất nước đi lên thì họ phải thay đổi suy nghĩ cũ, bởi vì sự gian dối một ngày nào đó cũng phơi bày ra ánh sáng. Chúng ta đang ở thời đại Internet, chúng ta không thể nói láo mãi được. Nói láo hai ba lần thì không ai tin chúng ta nữa. Thì đó là cái hậu quả mà họ phải chịu.
Kính Hòa: Bà nói đến chuyện làm phim, vậy còn có những cách thức nào khác để thu hút thế hệ trẻ đã vào going chính của nước Mỹ quan tân đến văn hóa lịch sử của mình không?
Bà Triều Giang: Vấn đề người trẻ có quan tâm đến nguồn gốc của mình hay không thì tôi nghĩ rằng khi các em ở trong trường Trung học thì cái khung cảnh không làm các em quan tâm lắm mà chỉ hòa đồng với bạn bè mình. Nhưng lên đến đại học thì khác, cái nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình nó có đó. Nếu chúng ta làm những bộ phim, sưu tầm những tài liệu, sách vở, tất cả những gì chúng ta có thể làm để các em có thể tìm hiểu một cách dễ dàng, thì đó là việc chúng ta phải làm.
Kính Hòa: Tức là vẫn có những hy vọng?
Bà Triều Giang: Có một nhu cầu, các em có một nhu cầu đi tìm nguồn gốc của mình.
Kính Hòa: Cám ơn bà Triều Giang.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...015103731.html

https://www.youtube.com/watch?v=CdzXi2oHc9k
Reply With Quote
   
Cũ hôm nay, 11:21 AM
Tướng 2 sao



Giới Thiệu Phim VIETNAMAMERICA
19/10/2015
Thy Nga và Nhóm Phóng Viên Bản Tin HOA THỊNH ĐỐN Thực Hiện

https://www.youtube.com/watch?v=RDKQwGfJQgo

*
* *
Khóc, buồn và vui với Vietnamerica ở Newseum - Hà Giang/Người Việt



Một góc trong phòng triển lãm “Reporting Vietnam” tại Newseum.
(Hình: Hà Giang/Người Việt)

http://phailentieng.blogspot.be/2015...america-o.html 


Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36382


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Mỹ có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc khi tuần tra Biển Đông


Mỹ có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc khi tuần tra Biển Đông

Khi quyết tuần tra gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp, Mỹ có thể rơi vào cái bẫy "quân sự hóa" của Bắc Kinh trên Biển Đông.



Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth của Mỹ từng tuần tra trên Biển Đông. Ảnh: US Navy
Báo chí Mỹ hồi đầu tháng loan báo thông tin hải quân nước này chuẩn bị thực hiện chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải (FON) bằng cách đưa tàu chiến tuần tra khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo tờ Financial Review của Australia, Washington có thể sẽ rơi vào bẫy của Bắc Kinh khi điều tàu chiến tuần tra sát các đảo nhân tạo ở vùng biển này.
Cái cớ để quân sự hóa
Trong chuyến công du tới Mỹ hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không "quân sự hóa" đảo nhân tạo trên Biển Đông, mặc dù ông không nói rõ nội hàm của khái niệm này.
Khi tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo, Washington có thể đang tạo ra cơ hội tốt cho các chỉ huy quân sự ở Bắc Kinh ra lệnh thực hiện các "biện pháp phòng vệ", mở ra thời kỳ quân sự hóa các đảo nhân tạo, tiến sĩ Euan Graham, giám đốc Viện Chính sách Quốc tế Lowy, nhận định
Trước đây, vệ tinh của Mỹ đã chụp được ảnh Trung Quốc triển khai pháo tự hành hạng nặng trên một hòn đảo nhân tạo, làm dấy lên luồng dư luận trong cộng đồng quốc tế chỉ trích Bắc Kinh rằng đây là hành động không cần thiết, trái với các thỏa thuận và thông lệ quốc tế, gây căng thẳng tình hình.
Trước sức ép dư luận, những khẩu pháo này sau đó biến mất, đồng thời Trung Quốc tuyên bố hoạt động bồi đắp đảo đã chấm dứt, và các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên những hòn đảo này chủ yếu phục vụ mục đích dân sự, và yếu tố "phòng thủ" không được đề cập đến nhiều.
Tháng trước, 5 tàu chiến của Trung Quốc bất ngờ đi qua lãnh hải của Mỹ ở Alaska ngay trước thềm chuyến công du của ông Tập. Chuyên gia Graham cho rằng đây là một "mồi nhử" để tàu chiến Mỹ thực hiện hành động tuần tra tương tự ở Biển Đông.
Chuyên gia phân tích Graham Webster thuộc Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Luật Yale cho rằng một khi Mỹ đưa tàu chiến áp sát các hòn đảo nhân tạo này, các quan chức ngoại giao Trung Quốc sẽ lập tức nói rằng Mỹ đang xâm phạm cái mà họ gọi là "lãnh hải" và cho rằng đây là "hành vi khiêu khích nguy hiểm" của Mỹ.
Lúc đó, giới quân sự Trung Quốc sẽ được dịp biện bạch rằng họ không có những cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị cần thiết trên các đảo nhân tạo để tự bảo vệ trước "mối đe dọa" đến từ tàu chiến Mỹ trong khu vực mà họ tự nhận là lãnh hải của mình. Sự lên tiếng đồng loạt của giới chức quân sự cùng các cựu tướng lĩnh, học giả Trung Quốc có quan điểm diều hâu sẽ là cái cớ để Bắc Kinh thay đổi cam kết, cho phép quân đội triển khai các hệ thống radar, tên lửa, pháo binh và các vũ khí chống tiếp cận khác lên các hòn đảo nhân tạo để "tự vệ", tiến sĩ Graham nói.
Theo ông Webster, viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra khi giới lãnh đạo và các chỉ huy quân đội Trung Quốc chịu sức ép rất lớn từ dư luận. Sau khi được tin Mỹ rục rịch chuẩn bị cho chiến dịch FON, nhiều tướng lĩnh nghỉ hưu và học giả Trung Quốc đã đề xuất một loạt "biện pháp mạnh" để đối phó với tàu chiến Mỹ, trong đó có những chiến thuật rất nguy hiểm như dùng tàu lớn để đâm va tàu Mỹ, hay thậm chí là dùng vũ lực đáp trả.
Khi tình hình diễn biến theo chiều hướng này, hoạt động FON của Mỹ sẽ không đạt được mục tiêu đề ra là thể hiện sức mạnh của mình và răn đe những tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ sẽ phải đối mặt với sự hiện diện quân sự ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc trên Biển Đông, đe dọa đến hòa bình, ổn định trong khu vực, các chuyên gia nhận định.
Hành động cần phải làm
Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích đều nhất trí rằng chiến dịch FON của Mỹ ở Biển Đông là điều cần phải làm, nhất là khi báo chí Mỹ liên tục đưa tin về kế hoạch này của hải quân, thắp lên kỳ vọng lớn trong dư luận quốc tế và các quốc gia đồng minh với Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang có những động thái quyết liệt hơn trên Biển Đông.
Bằng việc đưa tàu tuần tra vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc, hải quân Mỹ sẽ đưa ra một thông điệp mạnh mẽ rằng họ hoàn toàn có quyền hoạt động ở những vùng biển mà luật pháp quốc tế cho phép, đồng thời không thừa nhận rằng vùng biển 12 hải lý quanh những hòn đảo nhân tạo này là lãnh hải của Trung Quốc theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Khi thực hiện chiến dịch FON hoặc duy trì chương trình tuần tra thường xuyên trên Biển Đông, hải quân Mỹ sẽ nâng cao uy tín và độ tin cậy của mình trong khu vực. Động thái đồng thời có thể gây sức ép để Trung Quốc phải làm rõ những tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông, tạo cơ hội cho các nước khác có thể thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý này trước tòa án quốc tế. Theo tiến sĩ Graham, đây là lý do khiến dư luận tin rằng chiến dịch FON là hành động "muộn còn hơn không" của Mỹ và đáng ra nó phải được thực hiện từ lâu.


Một hòn đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông. Ảnh: BreakingDefense
Ông Webster cho rằng để tránh rơi vào bẫy của Trung Quốc và tạo cớ cho Bắc Kinh vũ trang cho các đảo nhân tạo, Mỹ cần phải phối hợp với một quốc gia đồng minh là thành viên của UNCLOS để thực hiện chiến dịch FON. Hiện Mỹ chưa tham gia ký kết UNCLOS, bởi vậy sự hiện diện của tàu chiến một thành viên UNCLOS trong đội tuần tra sẽ tạo cơ sở giải quyết các tranh chấp, bất đồng theo công ước này.
Ngoài ra, việc Mỹ công khai kế hoạch tuần tra của mình trước khi thực hiện cũng tránh nguy cơ làm nổ ra đụng độ bất ngờ với lực lượng an ninh xung quanh và trên các đảo nhân tạo này.
"Việc bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông trong thời gian tới không chỉ đơn giản là điều tàu chiến đi qua đảo nhân tạo Trung Quốc, nó đòi hỏi quyết tâm, sách lược nhiều hơn nữa của Mỹ để tránh tự đẩy mình vào thế khó trước Trung Quốc", ông Webster nhấn mạnh.
Trí Dũng
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36374

Báo Trung Quốc kêu gọi đối đầu với Mỹ trên biển Đông


Báo Trung Quốc kêu gọi đối đầu với Mỹ trên biển Đông
19/10/2015 09:26 GMT+7
TTO - Tờ Thời báo Hoàn Cầu kêu gọi hải quân và không quân Trung Quốc chuẩn bị đối đầu với lực lượng Mỹ tuần tra trong vùng biển 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây trái phép trên biển Đông.


Các đảo nhân tạo của Trung Quốc đang gây căng thẳng trên biển Đông - Ảnh: CSIS

Hôm qua, Kyodo News dẫn nguồn tin ngoại giao khẳng định chính phủ Mỹ chính thức thông báo cho các nước Đông Nam Á về kế hoạch triển khai máy bay và tàu chiến tới tuần tra trong vùng biển 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp của Trung Quốc.
Và hải quân Mỹ đang chuẩn bị hành động.
Mục tiêu của Mỹ là bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trên biển Đông, bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc.
Thời báo Hoàn Cầu chỉ trích Mỹ “khiêu khích nhân danh tự do hàng hải”. “Trung Quốc từng nhiều lần cam kết không xâm phạm tự do hàng hải nhưng Mỹ khiêu khích Trung Quốc để tái khẳng định vị thế” - tờ báo nổi tiếng với tư tưởng dân tộc cực đoan ở Trung Quốc viết.
Thời báo Hoàn Cầu kêu gọi quân đội Trung Quốc dùng vũ lực để đối đầu với lực lượng Mỹ tuần tra trên biển Đông.
Ấn phẩm của Nhân Dân nhật báo còn cho rằng Trung Quốc cần quân sự hóa ồ ạt các đảo nhân tạo, đưa tàu chiến tới các đảo nhân tạo này.
“Nếu căng thẳng leo thang, Trung Quốc cần triển khai lực lượng pháo binh thứ hai (lực lượng tên lửa chiến lược của quân đội Trung Quốc)” - Thời báo Hoàn Cầu hùng hổ.
Khi thăm Mỹ tháng trước, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết không quân sự hóa các đảo nhân tạo. Nhưng hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh xây ba đường băng quân sự dài 3.000m tại các đảo nhân tạo, đủ sức tiếp nhận mọi máy bay chiến đấu của nước này.
Cũng có bằng chứng cho thấy Trung Quốc từng triển khai pháo tự hành ở một đảo nhân tạo.
Thời gian qua, hàng loạt quốc gia trên thế giới đã lên tiếng phản đối hành vi xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc. Thậm chí dù có quan hệ rất hữu hảo với Trung Quốc nhưng Malaysia cũng mô tả hành vi này là “khiêu khích vô cớ”.
NGUYỆT PHƯƠNG
************
Trong khi Hoa Kỳ muốn phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông, phía Việt Nam lại muốn cản trở:
Theo Lê Việt Trường – Phó chủ nhiệm Ủy ban an ninh Quốc phòng Việt Nam: Mỹ muốn vào khu vực 12 hải lý của các đảo nhân tạo, phải xin phép Việt Nam trước.
Theo Đại tướng Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh, thì cứ an tâm vì Trung Quốc nói sẽ không xâm lược các nước láng giềng
   
Chưa đọc hôm qua, 06:29 AM
Thống soái



Biển Đông: Tàu chiến Mỹ sẽ "kiểm tra" lời hứa của ông Tập

14:43, Chủ Nhật, 18/10/2015 (GMT+7)
Việc Mỹ đưa tàu chiến tới tuần tra gần những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông có thể sẽ diễn ra trong vài ngày tới.
Đây sẽ là một bài kiểm tra đối với lời hứa mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra cách đây chưa lâu rằng Bắc Kinh không có ý định “quân sự hóa” những hòn đảo này.

Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở bãi Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam

Theo tờ Wall Street Journal, nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra cam kết nói trên trong cuộc họp báo với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng hồi tháng trước. Khi đó, giới chức Mỹ đã ngạc nhiên trước tuyên bố này của ông Tập, dù ông không nói cụ thể lời hứa này có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của Trung Quốc tại khu vực có tranh chấp trên biển Đông.
Nếu mục đích của ông Tập khi hứa như vậy là khiến Mỹ từ bỏ ý định tuần tra gần loạt đảo nhân tạo, thì có vẻ ông đã không thành công - bài báo nhận định.
Sau nhiều tháng bàn thảo, Chính phủ Mỹ đã đi đến sự đồng thuận là Hải quân nước này sẽ cử tàu chiến hoặc máy bay đi vào khu vực giới hạn 12 hải lý kể từ những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông để thách thức các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở khu vực này, Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận cho biết.
Hôm 11/10, một quan chức Mỹ xác nhận đã có quyết định tiến hành những cuộc tuần tra như vậy, nhưng chưa rõ thời điểm và địa điểm cụ thể. “Việc tuần tra này chỉ còn là vấn đề thời gian”, vị quan chức nói.
Một vị quan chức khác thì nói rằng cuộc tuần tra đầu tiên có thể diễn ra trong vài ngày tới.
Một câu hỏi đặt ra lúc này là trước thông tin như vậy, liệu Trung Quốc sẽ kiềm chế các kế hoạch phát triển đảo nhân tạo, hay đi ngược lại cam kết không quân sự hóa những hòn đảo này và cáo buộc các cuộc tuần tra của Mỹ là hành động gây hấn.
Theo nguồn tin thân cận, hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã sẵn sàng tiến hành “các cuộc tuần tra tự do hàng hải”, gọi tắt là Fonops, xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây trái phép trên biển Đông từ trước trong năm 2015 này. Tuy vậy, kế hoạch bắt đầu tuần tra có vẻ bị trì hoãn để tránh gây căng thẳng cho chuyến thăm Mỹ của ông Tập Cận Bình.
“Fonops có thể cho Trung Quốc một cơ hội khẳng định rằng Mỹ là quốc gia ‘quân sự hóa’ biển Đông. Và nếu Trung Quốc muốn, cuộc tuần tra của Mỹ sẽ tạo cho Trung Quốc cái cớ để tiếp tục quân sự hóa hoặc phát triển các thực thể mà họ đã chiếm giữ”, chuyên gia Taylor Fravel thuộc Viện Công nghệ Massachusetts nhận định.
Trong cuộc hội đàm kín với ông Obama tại Nhà Trắng, ông Tập không đưa ra lời hứa nào về không quân sự hóa đảo nhân tạo, theo nguồn tin thân cận. Sau cuộc họp báo mà ông Tập bất ngờ đưa ra lời hứa này, giới chức Mỹ cũng không có thời gian để làm rõ với phía Trung Quốc về ý nghĩa của từ “quân sự hóa” mà nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra.
Từ đó đến nay, phía Mỹ vẫn đang nỗ lực đề nghị Bắc Kinh làm rõ vấn đề này, và họ không cho rằng ông Tập nói nhầm.
Khi được hỏi về lời hứa của ông Tập, phát ngôn viên Nhà Trắng từ chối đưa ra bình luận, nhưng nhắc lại tuyên bố của ông Obama tại cuộc họp báo chung của hai nhà lãnh đạo rằng “tàu và máy bay của Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép”.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng không đưa ra câu trả lời cho câu hỏi về lời hứa của ông Tập. Tuy vậy, trong cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Sáu tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này Hoa Xuân Oánh nói Bắc Kinh “rất quan ngại” về thông tin nói Mỹ có thể bắt đầu tuần tra gần đảo nhân tạo ở Trường Sa.
Từ năm 2011 đến nay, Trung Quốc đã tổ chức 6 cuộc tuần tra tự do hàng hải trên biển Đông, bao gồm 3 lần tuần tra xung quanh Trường Sa. Tuy nhiên, từ năm 2012 tới nay, tàu Mỹ chưa khi nào tiến vào khu vực 12 hải lý xung quanh cách bãi và đá mà Trung Quốc xây trái phép đảo nhân tạo - theo giới chức Mỹ.
Việc đi vào khu vực 12 hải lý là quan trọng, bởi theo Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên hiệp quốc (UNCLOS), các quốc gia mà có chủ quyền đối với các hòn đảo và đá hình thành tự nhiên có chủ quyền lãnh hải đối với vùng biển trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo và đá đó.
Tuy nhiên, quy định này UNCLOS không áp dụng đối với những bãi và chìm và nửa nổi nửa chìm, cho dù những bãi và đá đó được biến thành đảo nhân tạo nhờ khai hoang.

(Theo VnEconomy)
  #3  
Chưa đọc hôm qua, 09:35 AM
Thống soái



Chủ tịch Trung Quốc tiếp tục bao biện về các hành động ở Biển Đông


Dân trí . Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại một lần nữa bao biện cho các hành động bành trướng của nước này ở Biển Đông, trong cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài ngay trước chuyến thăm Anh.


Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Bloomberg)

Ông Tập đã có cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters ngày 18/10, một ngày trước khi ông lên đường cho chuyến thăm Anh kéo dài 5 ngày.
Trong cuộc phỏng vấn, Chủ tịch Trung Quốc đã trả lời về lo ngại của các nước phương Tây đối với các động thái ngày càng quyết liệt của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, trong đó có có việc xây dựng các đảo nhân tạo.
“Các đảo và bãi ngầm ở Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời cổ đại. Tổ tiên của chúng tôi đã để lại chúng cho chúng tôi. Người Trung Quốc sẽ không cho phép ai làm tổn hại tới chủ chủ quyền của Trung Quốc và các quyền lợi, lợi ích liên quan ở Biển Đông”, ông Tập ngang nhiên tuyên bố.
Ông Tập nói thêm rằng sự mất ổn định tại Biển Đông không có lợi cho cả Trung Quốc và rằng Bắc Kinh sẽ cố gắng giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại và đảm bảo tự do hàng hải.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông. Bắc Kinh cũng đã cải tạo 7 bãi ngầm tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông trong 2 năm qua.
Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói Trung Quốc không ý định quân sự hóa các đảo nhân tạo. Tuy nhiên, các nhà phân tích tại Washington và giới chức Mỹ cáo buộc rằng Bắc Kinh đã bắt đầu thiết lập các cơ sở quân sự tại đó.
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, cho biết tại Hội nghị an ninh Aspen hồi tháng 7 rằng Trung Quốc đang xây dựng các nhà chứa máy bay trên một trong các đảo nhân tạo - bãi Chữ Thập - dường như để phục vụ các máy bay quân sự.
Các nguồn tin báo chí mới đây cho biết, Mỹ đã quyết định sẽ đưa các tàu chiến tới vùng biển bên trong vùng 12 hải lý mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền quanh các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
An Bình
Reply With Quote
   
Chưa đọc hôm qua, 04:41 PM
UH1 UH1 đã nối mạng
Tướng 3 sao



Bắc kinh đã hạ lệnh cho Việt cộng không chấp nhận Hoa kỳ đưa tàu chiến vào 12 hải lý tuần tra biển đông . Việt cộng phải chịu quì gối để thi hành lệnh của Bắc kinh . Tháy nhục không hả quí vị 
 
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36363
Reply With Quote