Mỹ có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc khi tuần tra Biển Đông
Khi quyết tuần tra gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp, Mỹ có thể rơi vào cái bẫy "quân sự hóa" của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth của Mỹ từng tuần tra trên Biển Đông. Ảnh: US Navy
Báo chí Mỹ hồi đầu tháng loan báo thông tin hải quân nước này chuẩn bị thực hiện chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải (FON) bằng cách đưa tàu chiến tuần tra khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo tờ Financial Review của Australia, Washington có thể sẽ rơi vào bẫy của Bắc Kinh khi điều tàu chiến tuần tra sát các đảo nhân tạo ở vùng biển này.
Cái cớ để quân sự hóa
Trong chuyến công du tới Mỹ hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không "quân sự hóa" đảo nhân tạo trên Biển Đông, mặc dù ông không nói rõ nội hàm của khái niệm này.
Khi tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo, Washington có thể đang tạo ra cơ hội tốt cho các chỉ huy quân sự ở Bắc Kinh ra lệnh thực hiện các "biện pháp phòng vệ", mở ra thời kỳ quân sự hóa các đảo nhân tạo, tiến sĩ Euan Graham, giám đốc Viện Chính sách Quốc tế Lowy, nhận định
Trước đây, vệ tinh của Mỹ đã chụp được ảnh Trung Quốc triển khai pháo tự hành hạng nặng trên một hòn đảo nhân tạo, làm dấy lên luồng dư luận trong cộng đồng quốc tế chỉ trích Bắc Kinh rằng đây là hành động không cần thiết, trái với các thỏa thuận và thông lệ quốc tế, gây căng thẳng tình hình.
Trước sức ép dư luận, những khẩu pháo này sau đó biến mất, đồng thời Trung Quốc tuyên bố hoạt động bồi đắp đảo đã chấm dứt, và các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên những hòn đảo này chủ yếu phục vụ mục đích dân sự, và yếu tố "phòng thủ" không được đề cập đến nhiều.
Tháng trước, 5 tàu chiến của Trung Quốc bất ngờ đi qua lãnh hải của Mỹ ở Alaska ngay trước thềm chuyến công du của ông Tập. Chuyên gia Graham cho rằng đây là một "mồi nhử" để tàu chiến Mỹ thực hiện hành động tuần tra tương tự ở Biển Đông.
Chuyên gia phân tích Graham Webster thuộc Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Luật Yale cho rằng một khi Mỹ đưa tàu chiến áp sát các hòn đảo nhân tạo này, các quan chức ngoại giao Trung Quốc sẽ lập tức nói rằng Mỹ đang xâm phạm cái mà họ gọi là "lãnh hải" và cho rằng đây là "hành vi khiêu khích nguy hiểm" của Mỹ.
Lúc đó, giới quân sự Trung Quốc sẽ được dịp biện bạch rằng họ không có những cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị cần thiết trên các đảo nhân tạo để tự bảo vệ trước "mối đe dọa" đến từ tàu chiến Mỹ trong khu vực mà họ tự nhận là lãnh hải của mình. Sự lên tiếng đồng loạt của giới chức quân sự cùng các cựu tướng lĩnh, học giả Trung Quốc có quan điểm diều hâu sẽ là cái cớ để Bắc Kinh thay đổi cam kết, cho phép quân đội triển khai các hệ thống radar, tên lửa, pháo binh và các vũ khí chống tiếp cận khác lên các hòn đảo nhân tạo để "tự vệ", tiến sĩ Graham nói.
Theo ông Webster, viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra khi giới lãnh đạo và các chỉ huy quân đội Trung Quốc chịu sức ép rất lớn từ dư luận. Sau khi được tin Mỹ rục rịch chuẩn bị cho chiến dịch FON, nhiều tướng lĩnh nghỉ hưu và học giả Trung Quốc đã đề xuất một loạt "biện pháp mạnh" để đối phó với tàu chiến Mỹ, trong đó có những chiến thuật rất nguy hiểm như dùng tàu lớn để đâm va tàu Mỹ, hay thậm chí là dùng vũ lực đáp trả.
Khi tình hình diễn biến theo chiều hướng này, hoạt động FON của Mỹ sẽ không đạt được mục tiêu đề ra là thể hiện sức mạnh của mình và răn đe những tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ sẽ phải đối mặt với sự hiện diện quân sự ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc trên Biển Đông, đe dọa đến hòa bình, ổn định trong khu vực, các chuyên gia nhận định.
Hành động cần phải làm
Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích đều nhất trí rằng chiến dịch FON của Mỹ ở Biển Đông là điều cần phải làm, nhất là khi báo chí Mỹ liên tục đưa tin về kế hoạch này của hải quân, thắp lên kỳ vọng lớn trong dư luận quốc tế và các quốc gia đồng minh với Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang có những động thái quyết liệt hơn trên Biển Đông.
Bằng việc đưa tàu tuần tra vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc, hải quân Mỹ sẽ đưa ra một thông điệp mạnh mẽ rằng họ hoàn toàn có quyền hoạt động ở những vùng biển mà luật pháp quốc tế cho phép, đồng thời không thừa nhận rằng vùng biển 12 hải lý quanh những hòn đảo nhân tạo này là lãnh hải của Trung Quốc theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Khi thực hiện chiến dịch FON hoặc duy trì chương trình tuần tra thường xuyên trên Biển Đông, hải quân Mỹ sẽ nâng cao uy tín và độ tin cậy của mình trong khu vực. Động thái đồng thời có thể gây sức ép để Trung Quốc phải làm rõ những tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông, tạo cơ hội cho các nước khác có thể thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý này trước tòa án quốc tế. Theo tiến sĩ Graham, đây là lý do khiến dư luận tin rằng chiến dịch FON là hành động "muộn còn hơn không" của Mỹ và đáng ra nó phải được thực hiện từ lâu.
Một hòn đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông. Ảnh: BreakingDefense
Ông Webster cho rằng để tránh rơi vào bẫy của Trung Quốc và tạo cớ cho Bắc Kinh vũ trang cho các đảo nhân tạo, Mỹ cần phải phối hợp với một quốc gia đồng minh là thành viên của UNCLOS để thực hiện chiến dịch FON. Hiện Mỹ chưa tham gia ký kết UNCLOS, bởi vậy sự hiện diện của tàu chiến một thành viên UNCLOS trong đội tuần tra sẽ tạo cơ sở giải quyết các tranh chấp, bất đồng theo công ước này.
Ngoài ra, việc Mỹ công khai kế hoạch tuần tra của mình trước khi thực hiện cũng tránh nguy cơ làm nổ ra đụng độ bất ngờ với lực lượng an ninh xung quanh và trên các đảo nhân tạo này.
"Việc bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông trong thời gian tới không chỉ đơn giản là điều tàu chiến đi qua đảo nhân tạo Trung Quốc, nó đòi hỏi quyết tâm, sách lược nhiều hơn nữa của Mỹ để tránh tự đẩy mình vào thế khó trước Trung Quốc", ông Webster nhấn mạnh.
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36374Khi quyết tuần tra gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp, Mỹ có thể rơi vào cái bẫy "quân sự hóa" của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth của Mỹ từng tuần tra trên Biển Đông. Ảnh: US Navy
Báo chí Mỹ hồi đầu tháng loan báo thông tin hải quân nước này chuẩn bị thực hiện chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải (FON) bằng cách đưa tàu chiến tuần tra khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo tờ Financial Review của Australia, Washington có thể sẽ rơi vào bẫy của Bắc Kinh khi điều tàu chiến tuần tra sát các đảo nhân tạo ở vùng biển này.
Cái cớ để quân sự hóa
Trong chuyến công du tới Mỹ hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không "quân sự hóa" đảo nhân tạo trên Biển Đông, mặc dù ông không nói rõ nội hàm của khái niệm này.
Khi tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo, Washington có thể đang tạo ra cơ hội tốt cho các chỉ huy quân sự ở Bắc Kinh ra lệnh thực hiện các "biện pháp phòng vệ", mở ra thời kỳ quân sự hóa các đảo nhân tạo, tiến sĩ Euan Graham, giám đốc Viện Chính sách Quốc tế Lowy, nhận định
Trước đây, vệ tinh của Mỹ đã chụp được ảnh Trung Quốc triển khai pháo tự hành hạng nặng trên một hòn đảo nhân tạo, làm dấy lên luồng dư luận trong cộng đồng quốc tế chỉ trích Bắc Kinh rằng đây là hành động không cần thiết, trái với các thỏa thuận và thông lệ quốc tế, gây căng thẳng tình hình.
Trước sức ép dư luận, những khẩu pháo này sau đó biến mất, đồng thời Trung Quốc tuyên bố hoạt động bồi đắp đảo đã chấm dứt, và các công trình mà Trung Quốc xây dựng trên những hòn đảo này chủ yếu phục vụ mục đích dân sự, và yếu tố "phòng thủ" không được đề cập đến nhiều.
Tháng trước, 5 tàu chiến của Trung Quốc bất ngờ đi qua lãnh hải của Mỹ ở Alaska ngay trước thềm chuyến công du của ông Tập. Chuyên gia Graham cho rằng đây là một "mồi nhử" để tàu chiến Mỹ thực hiện hành động tuần tra tương tự ở Biển Đông.
Chuyên gia phân tích Graham Webster thuộc Trung tâm Trung Quốc tại Đại học Luật Yale cho rằng một khi Mỹ đưa tàu chiến áp sát các hòn đảo nhân tạo này, các quan chức ngoại giao Trung Quốc sẽ lập tức nói rằng Mỹ đang xâm phạm cái mà họ gọi là "lãnh hải" và cho rằng đây là "hành vi khiêu khích nguy hiểm" của Mỹ.
Lúc đó, giới quân sự Trung Quốc sẽ được dịp biện bạch rằng họ không có những cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị cần thiết trên các đảo nhân tạo để tự bảo vệ trước "mối đe dọa" đến từ tàu chiến Mỹ trong khu vực mà họ tự nhận là lãnh hải của mình. Sự lên tiếng đồng loạt của giới chức quân sự cùng các cựu tướng lĩnh, học giả Trung Quốc có quan điểm diều hâu sẽ là cái cớ để Bắc Kinh thay đổi cam kết, cho phép quân đội triển khai các hệ thống radar, tên lửa, pháo binh và các vũ khí chống tiếp cận khác lên các hòn đảo nhân tạo để "tự vệ", tiến sĩ Graham nói.
Theo ông Webster, viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra khi giới lãnh đạo và các chỉ huy quân đội Trung Quốc chịu sức ép rất lớn từ dư luận. Sau khi được tin Mỹ rục rịch chuẩn bị cho chiến dịch FON, nhiều tướng lĩnh nghỉ hưu và học giả Trung Quốc đã đề xuất một loạt "biện pháp mạnh" để đối phó với tàu chiến Mỹ, trong đó có những chiến thuật rất nguy hiểm như dùng tàu lớn để đâm va tàu Mỹ, hay thậm chí là dùng vũ lực đáp trả.
Khi tình hình diễn biến theo chiều hướng này, hoạt động FON của Mỹ sẽ không đạt được mục tiêu đề ra là thể hiện sức mạnh của mình và răn đe những tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc. Thay vào đó, Mỹ sẽ phải đối mặt với sự hiện diện quân sự ngày càng quyết liệt hơn của Trung Quốc trên Biển Đông, đe dọa đến hòa bình, ổn định trong khu vực, các chuyên gia nhận định.
Hành động cần phải làm
Mặc dù vậy, các chuyên gia phân tích đều nhất trí rằng chiến dịch FON của Mỹ ở Biển Đông là điều cần phải làm, nhất là khi báo chí Mỹ liên tục đưa tin về kế hoạch này của hải quân, thắp lên kỳ vọng lớn trong dư luận quốc tế và các quốc gia đồng minh với Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang có những động thái quyết liệt hơn trên Biển Đông.
Bằng việc đưa tàu tuần tra vào khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc, hải quân Mỹ sẽ đưa ra một thông điệp mạnh mẽ rằng họ hoàn toàn có quyền hoạt động ở những vùng biển mà luật pháp quốc tế cho phép, đồng thời không thừa nhận rằng vùng biển 12 hải lý quanh những hòn đảo nhân tạo này là lãnh hải của Trung Quốc theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Khi thực hiện chiến dịch FON hoặc duy trì chương trình tuần tra thường xuyên trên Biển Đông, hải quân Mỹ sẽ nâng cao uy tín và độ tin cậy của mình trong khu vực. Động thái đồng thời có thể gây sức ép để Trung Quốc phải làm rõ những tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông, tạo cơ hội cho các nước khác có thể thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý này trước tòa án quốc tế. Theo tiến sĩ Graham, đây là lý do khiến dư luận tin rằng chiến dịch FON là hành động "muộn còn hơn không" của Mỹ và đáng ra nó phải được thực hiện từ lâu.
Một hòn đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông. Ảnh: BreakingDefense
Ông Webster cho rằng để tránh rơi vào bẫy của Trung Quốc và tạo cớ cho Bắc Kinh vũ trang cho các đảo nhân tạo, Mỹ cần phải phối hợp với một quốc gia đồng minh là thành viên của UNCLOS để thực hiện chiến dịch FON. Hiện Mỹ chưa tham gia ký kết UNCLOS, bởi vậy sự hiện diện của tàu chiến một thành viên UNCLOS trong đội tuần tra sẽ tạo cơ sở giải quyết các tranh chấp, bất đồng theo công ước này.
Ngoài ra, việc Mỹ công khai kế hoạch tuần tra của mình trước khi thực hiện cũng tránh nguy cơ làm nổ ra đụng độ bất ngờ với lực lượng an ninh xung quanh và trên các đảo nhân tạo này.
"Việc bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông trong thời gian tới không chỉ đơn giản là điều tàu chiến đi qua đảo nhân tạo Trung Quốc, nó đòi hỏi quyết tâm, sách lược nhiều hơn nữa của Mỹ để tránh tự đẩy mình vào thế khó trước Trung Quốc", ông Webster nhấn mạnh.
Trí Dũng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét