Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

23-6-20. Vạch mặt đám cộng sản và tay sai cộng sản đang dùng chiêu trò c...

ĐTN LIVE STREAM – NGÀY 05:07:20 – ĐIA NGUC ĐÃ MỞ CỬA

THE KING CHANNEL - JULY 4th và CON CHIM ÉN DONALD TRUMP sẽ ĐEM LẠI “...

LIVE: SALUTE TO AMERICA - MỪNG LỄ ĐỘC LẬP HOA KỲ TẠI NHÀ TRẮNG

3/07/2020 : Sấm Trạng Trình nói đúng " Tam Châu Sa nhỏ lệ - Chấu Á - Châ...

Chiến lược 5 bước xóa bỏ chế độ CSVN

�� Nếu một ngày VNCH trở lại

JULY 4th và CON CHIM ÉN DONALD TRUMP sẽ ĐEM LẠI “MÙA XUÂN NƯỚC MỸ”

��Chuyện Nước Mỹ : Naáo đôộng trong những ngày qua tại Hoa Kỳ là tr'ò h'ề...

Nước Mỹ "Toang" thật rồi khi Hà Lội lập Hội Mỹ Đen

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

��TIN RẠNG SÁNG 4/7:HÀNG TRIỆU NGƯỜIDÂN TQ Đ.IÊU ĐỨNG TRONG LŨ LỤT,Xà ĐẬP...

Cảnh sát đã giải tán khu tự trị "Capitol Hill" ở Seattle - Tòa tối cao t...

Tại Sao FBI Đột Kích Và Bắt Giữ Liên Minh Phòng Thủ Vũ Trang Người Hoa N...

Cận cảnh "khu tự trị" vô chính phủ giữa lòng thành phố Philadelphia, tiể...

TRĂM TRIỆU DÂN MỸ HÂN HOAN VỚI HÀNH ĐỘNG CAO CẢ NÀY CỦA TT TRUMP - MỘT ...

Lần đầu tiên Tiết Lộ lời cuối dành cho tt Donald Trump nghe xong không c...

THÔI XONG A.N.T.IF.A-BỘ TƯ PHÁP VÀ FBI Tóm Cổ Lãnh Đạo Các Phần Tử B,,,Ạ...

Phân tích những lời sai trái của những thành viên CPQGVNLT đã phát biểu ...

��636-Tại sao "Tiệm Phở" Việt..không tiếp Khách "Việt"?

��764-Mỹ bị cô vít tập 2|khốn khổ rồi bà con Ơi| về Việt Nam chánh dịch

Cận cảnh TT Trump khởi hành đi South Dakota, đọc diễn văn dưới chân núi ...

LIVE: TỐNG THỐNG TRUMP THAM GIA MỪNG LỄ ĐỘC LẬP TẠI NÚI MT RUSHMORE

TẠ ĐỨC TRÍ TALK SHOW 18 June 2020

30-06/Chủ nhà hàng Việt Florida “nổ súng”...giết da đen xàm sỡ !?/ theo ...

TIN MỚI 04/07/2020: CƯC NOG- TRUNG CỘNG tuồ.n 10.800 BỘ PHẬN "V^U KH^I" ...

TIN MỚI 04/07/2020: VUI QUÁ- THƯỢNG VIỆN HOA KỲ thôngqua "LUA^T TRU^G PH...

TIN MỚI 04/07/2020 TIN HAY XEM NGAY- TH^E CHIE^N THỨ 3 sắp "BU^NG N^O"- ...

VBTCC Chuyện Tình Buồn Của Người Con Gái Tên Mai

BUỒN VUI ĐỜI LÍNH- P9

Giang Ðoàn 27 Xung Phong & Giang Ðoàn 44 Ngăn Chận

                                                                                                                         


Tác giả thành thật cám ơn chị Vũ-Thị-Xuân (phu nhân của OCS/K9 Nguyễn-Thế-Minh) đã bỏ thời giờ “edit” như là một động lực khuyến khích tôi hoàn tất.
Giang Ðoàn 27 Xung Phong
Khoảng tháng 9/1970, Thanh nhận lệnh thuyên chuyển của Bộ Tư Lệnh Hải Quân về tân đáo Giang-Ðoàn 27 Xung-Phong. Giang-đoàn này lúc ấy trực thuộc Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Nhiệm Trung Ương 214 Cát Lái. Thanh còn nhớ nơi đây Thanh cùng với Chảy (Khóa 5 OCS), Tồn, Khiết, Hồng (Khóa 21 SQHQ); những sĩ quan độc thân non choẹt đã từng một thời oanh liệt và bay-bướm. Dù đã hơn 30 năm trôi qua nhưng Thanh còn rõ một chút ít chi tiết về giang-đoàn này. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 5 Comments

Mường Giang – Quốc Hận 30-4-1975 : Viết về Người Lính Bất Hạnh Việt Nam Cộng Hòa


Hai mươi năm chinh chiến, QLVNCH đã có 250.000 người gục ngã trước đạn thù và nửa triệu thương binh chịu đời bất hạnh vì một phần cơ thể đã gửi lại sa trường. Tuy nay chính phủ cũng như QLVNCH không còn nữa, nhưng trong tâm tư của mọi người được sống sót qua cuộc đổi đời mạt kiếp, thì lý tưởng và danh dự của Người Lính càng được sáng tỏ, trong niềm hãnh diện chung của quân-dân Miền Nam.
Lịch sử của một quốc gia là những gì trung thực, mà người dân của nước đó đã ghi chép không hề thêm bớt. Nhờ vậy ta mới biết được về cuộc nội chiến của Hoa Kỳ xảy ra từ năm 1861-1865, cùng với thái độ của dân chúng và chính quyền nước Mỹ tại Miền Bắc là kẻ thắng trận, đã không hề lên án, bỏ tù hay trả thù những người Miền Nam bại trận. Ðã vậy, Hoa Kỳ còn ghi ơn tất cả những chiến sĩ của hai miền vừa nằm xuống trong cuộc chiến, vì lý tưởng riêng của họ. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

William S. Reeder – “Thái Dương” NGUYỄN VĂN XANH


Một người như mọi người!
* William S. Reeder
Nguyễn Hữu Thiện phỏng dịch và đặt tựa.
Lời nói đầu: Sau cuộc chiến Việt Nam, đã có nhiều huyền thoại đầy anh hùng tính viết về các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Và trong rất nhiều trường hợp, chỉ tới khi ấy, chúng ta mới giật mình nhận ra những người “anh hùng” được nhắc tới lại chính là những cấp chỉ huy, những đồng đội, những thuộc cấp rất bình thường của mình. Một trong những con người rất bình thường ấy vừa được vinh danh là cựu Trung-úy hoa tiêu khu trục Nguyễn Văn Xanh, Phi Đoàn 530 Thái Dương, Không Đoàn 72 Chiến Thuật (Pleiku).
Thời gian ấy – Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, với tư cách Sĩ quan Thông Tin Báo Chí đơn vị, có nhiệm vụ báo cáo hàng tuần về tổng số phi vụ và kết quả hoạt động của đơn vị cho Phòng Thông Tin Báo Chí – BTL/KQ , có lẽ chúng tôi đã chỉ ghi ngắn g=E 1n trong phần tổn thất của quân bạn: “Phi Đoàn 530: một A-1 Skyraider bị phòng không địch bắn hạ ngày 9/5/1972 tại Kontum; phi công nhảy dù và được ghi nhận mất tích”. Chấm hết! Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngHồi ký từ địa ngục | 1 Comment

Bùi Thế Cầu – Thư Hồi Đáp bài “Chuyện Người Lính TQLC Bên Bờ Bến Hải”


Thân gửi Anh Ấn,
Đọc bài Người Lính TQLC Bên Bờ Bến Hải, tôi chắc đây là chương đầu của truyện dài tù đầy của Anh khi bị bắt những năm 72-73. Chuyện Anh kể về người binh sĩ TQLC cho thấy ý chí quật cường của người quân nhân quốc gia chống Cộng sản. Tinh thần này có thể thấy nơi nhiều quân nhân như những chuyện sau đây:
Năm 1954 sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Bính, một binh sĩ TĐ5ND bị bắt làm tù binh cùng với trên 10,000 người khác, gồm đủ cả Tây, Ta, Phi Châu, Bắc Phi, Căm Bốt, Lào, Thái. Họ bị giải đi 600 cây số từ Điện Biên Phủ về Thanh Hóa. Ban ngày họ phải nghỉ, lẩn vào rừng tránh máy bay, đêm mới đi thành từng đoàn. Phải đi chân trần vì giầy, bốt đã bị Cộng sản lừa lấy ngay từ lúc chúng bắt mọi người. Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngụcTản Mạn | Leave a comment

Nguyễn Mạnh Khải – TBone : Những Đóm Mắt Hỏa Châu


“Xin cám ơn các bậc tiền nhân đã dựng nước và giữ nước để cho chúng ta có được một quê hương thứ hai dung dưỡng đời tị nạn. Xin trân trọng cài lên ngực trái của mỗi người một đóa hoa Anh Túc để tưởng nhớ người xưa.”
Cũng xin đừng quên, bên cạnh nhữngi trang quân sử hào hùng bất khuất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, còn có những ngậm ngùi tưởng niệm những đồng đội đã nằm xuống đâu đó trên mọi nẻo đường quê hương, để cho chúng ta có được một ngày hôm nay. Và cuối cùng cũng xin gửi lời tưởng nhớ và cầu nguyện đến những hậu duệ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu và hy sinh trên khắp các chiến trường Trung Đông, đặc biệt là Irag và Afghanistan.
Xin cám ơn…
CANADA Rememberance Day 2010. US Thanksgiving Day. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Nguyễn Văn Lập – Đại bàng gẫy cánh tháng tư

 

                                                                                                                                                                                                                     
Đễ kính dâng anh hồn đồng đội tôi đã ngã xuống để bảo vệ thủ đô Saigon.
Sau trận Khánh Dương, Ban Mê Thuột, Tiểu đoàn 2 pháo binh Nhảy Dù về hậu cứ Nguyễn Huệ, Long Bình để tái bổ xung, và được tái trang bị 18 khẩu đại bác 105 ly kiểu củ M2A1 từ thời đệ nhị thế chiến, tôi được chỉ định thành lập lại pháo đội B2 với quân số gần 100 người trong đó khoảng 20 người từ pháo đội chỉ huy đưa sang, còn lại bổ xung toàn là lao công đào binh và quân phạm đủ gốc lính từ quân lao Gò Vấp. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Lương Phạm – Anh Lại Đi

Anh Lại Đi
Lương Phạm 20 VBQGVN
LĐ 6 BĐQ
Đời lính thật nhọc nhằn, nhưng lắm lúc cũng vui vui, những mối tình học trò của những chàng lính trẻ trong truyện với cô học sinh trung học Pleime, cách trở, nhưng cũng đủ ấm lòng trong những lần hành quân cả tháng trời, xa hậu cứ, xa Pleiku. Viết tặng những người lính biệt động, đã có thời muốn nhận, hay đã nhận Pleiku là quê hương. Tên người trong truyện là giả tưởng, nếu có trùng hợp, chỉ ngoài ý tác giả. Continue reading 
Posted in Tản MạnVăn Nghệ Kaki | Leave a comment

Nguyễn Khắp Nơi – Ba tôi . . . Người Lính đổi màu



http://viet-luan.com/010213/NKN1.JPG

Ba mươi tám năm trôi qua thật nhanh.
Mới ngày nào, tôi chỉ là một đứa bé học lớp Hai của trường Tiểu Học Bàn Cờ, nay đã là một trung niên 44 tuổi đầu. Tuy tôi đã có gia đình riêng, đang có việc làm và vẫn sống ở khu Bàn Cờ này, nhưng tương lai không biết đi về đâu! Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Nguyễn Mạnh Trinh – Trường Võ Bị & Dấu binh lửa



                                                                                                                                                                 
image.jpegimage.jpeg
Những năm của thập niên 70 có lẽ là những năm đẹp nhất của cuộc đời tôi. Ở tuổi mới lớn, nhìn mọi sự việc đơn giản, cái lãng mạn của tuổi trẻ đã mang sự suy nghĩ đi xa hôn thực tế cuộc sống. Lúc ấy, chiến tranh bắt đầu tàn khốc. Những người bạn cùng lớp, có đứa đã mặc quần áo lính và cũng có đứa đã nằm xuống với lá cờ vàng ba sọc dỏ trên mộ và hàng chữ tổ quốc ghi ơn. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Vũ Đình Hiếu – Tiểu đoàn 23 Biệt Động Quân tại Ben Het năm 1971


TỪ POLEI KLENG ĐẾN BEN HET
LIÊN ĐOÀN 2 BĐQ TRONG THUNG LŨNG PLEI TRAP 1971
Karl Fee, Tiểu đoàn 23 BĐQ, 70-71
Sau quyết định chuyển giao các trại Lực Lượng Đặc Biệt qua Biệt Động Quân, các trại này trở thành các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng. Trại Polei Kleng (Lệ Khánh) trở thành tiểu đoàn 62 BĐQ/BP, trại Ben Het (Bạch Hổ) trở thành tiểu đoàn 95 BĐQ/BP, trại Dak Pek (Đức Phong) trở thành tiểu đoàn 88 BĐQ/BP. Các tiểu đoàn Biệt Động Quân Biên Phòng này sẽ lần lượt được đưa về Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân Dục Mỹ để tái huấn luyện bổ túc chiến thuật tác chiến của binh chủng Biệt Động Quân. Trong khi các tiểu đoàn biên phòng về Dục Mỹ thụ huấn, các tiểu đoàn 22, 23 thuộc liên đoàn 2 BĐQ được đưa lên phòng thủ các trại biên phòng. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 5 Comments

Hình ảnh An Lộc, một thời chiến tích…


        AN LỘC, MỘT THỜI CHIẾN TÍCH…
Posted in Tản Mạn | 7 Comments

William R. Phillips – Trại Lực Lượng Đặc Biệt Lang Vei

Những giờ phút oai hùng nhất của trại Lực Lượng Đặc Biệt Lang Vei xẩy ra trong tháng Giêng năm 1968, trước khi trận tổng tấn công Têt Mậu Thân nổi tiếng xẩy ra. Đó là một tiền đồn biên phòng xa nhất về phiá bắc VNCH, và cũng là căn cứ lẻ loi nhất trong số sáu mươi bốn trại biên phòng do LLĐB Hoa Kỳ thiết lập, dọc theo đường biên giới nam Việt Nam với hai nước láng giềng Lào và Miên. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Nguyễn Hữu An – Nó và tôi

Viết cho Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự,
Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân,
Và tất cả các Chiến Sĩ Vô Danh củaQuân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

Nó đây là Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Thiếu Tá Tự là một trong những Sĩ Quan kiêu hùng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, đã không chịu nhục đầu hàng mà chọn con đường chiến đấu tới viên đạn cuối cùng. Tới khi hết đạn, lưỡi dao oan nghiệt của anh đã kết liễu cuộc đời chiến đấu vì chính nghĩa Tự Do của Dân Tộc. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Nam Bình – Tiểu đoàn 36 BĐQ Trận An Điền-Rạch Bắp


Từ năm 1973, Tiểu đoàn 36 BĐQ, gần như bị tách rời khỏi Liên đoàn 31 BĐQ, được biệt phái thường xuyên cho Lữ đoàn 3 Thiết Kỵ, do Chuẩn Tướng Trần quang Khôi làm Lữ đoàn trưởng. Tiểu đoàn luôn đi tùng thiết với Thiết đoàn 18, do Trung tá Phan văn Sỹ làm Thiết đoàn trưởng, lập thành Chiến đoàn 318, gồm 2 chi đoàn M113, một chi đoàn chiến xa M48, và một tiểu đoàn BĐQ. Chiến đoàn thường hành quân chung quanh Bình Dương, Bà Riạ, Vũng Tàu, Long Lễ…, rồi qua Hậu Nghĩa, Tây Ninh, Trảng Bàng, Khiêm Hanh… Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Lê Mạnh Toàn – Trung đội 2 và những ngày cuối cùng

 Thương về các MX Trung Đội 2, Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 7/TQLC. Xin cám ơn các Sao Mai, các Đại Bàng, đã có quyết định sáng suốt trong giây phút sau cùng.
Khoảng cuối tháng 2/1975, tôi đi phép thường niên về thăm gia đình, trung tuần tháng 3/75, tôi ra lại hành quân. Thời gian này chiến sự bùng nổ nóng bỏng. Những tin tức đưa về dồn dập được các báo chí, đài phát thanh loan tin không mấy lạc quan.
Ngày từ giã gia đình, ba má và các em tôi bịn rịn, quyến luyến, không muốn tôi ra đi trong thời gian này. Mọi người đều nhìn tôi với ánh mắt đầy ái ngại. Má tôi và các em tôi khóc rất nhiều, chỉ có ba tôi, cũng là một quân nhân, ông nhìn tôi với ánh mắt đầy lo âu như biết trước những bất trắc đang chờ đợi tôi. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Phan Nhật Nam – Một chịu đựng lặng lẽ


Chúng tôi rời Sài Gòn trong thở dài nhẹ nhõm, một tháng ở Thủ Đô đủ để tạo thành sụp đổ tan hoang trong lòng, đủ thấy rõ sự phản bội của hậu phương, một hậu phương lừa đảo trên máu và nước mắt của người lính. Một tháng đủ để chúng tôi hiểu ti tiện hèn mọn của loại lãnh tụ ngã tắt, những anh hùng đường phố, những ông vua biểu tình theo ngẫu hứng, vua tôn giáo đầy thù hận và dục vọng… Một tháng “vỡ mặt” lính non cũng như lính già. Chúng tôi bây giờ biết rõ: Máu và đời sống của mình đã đổ ra cho một xã hội lừa lọc. Thủ Đô! Tôi đi xa không luyến tiếc. Quá đủ những con đường Sài Gòn đêm vắng vẻ, dây kẽm gai chằng chịt, lựa đạn cay xót xa nước mắt. Đã quá đủ với Sài Gòn những buổi trưa nóng như thiêu đốt, áo giáp, nón sắt, mặt nạ, người lính đứng cô đơn trong sỉ nhục căm thù của đám đông nhân danh Tổ Quốc và Thượng Đế… Sài Gòn, chúng tôi thù ghét và ghê tởm Thủ đô đục ngầu phản bội và thù hận. Tôi ao ước một cơn hồng thủy sẽ cuốn trôi thành phố sau lưng, một cơn hồng thủy xóa hết dấu tích nhơ bẩn mà Thủ đô đã bôi lên khuôn mặt bi thảm của quê hương. Tôi ao ước được quên một thành phố tên gọi Sài Gòn. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Đồi Bắc – Bụi Cỏ Lùng Tây


Gian khổ và nguy hiểm là những hình ảnh không xa lạ gì với lính ở bất cứ cấp bậc nào. Nhưng đời lính cũng có giây phút hạnh phúc, ngọt ngào, như những phút giây Hoàng và Sang nằm bên bụi cỏ Lùng Tây nói chuyện, nhìn con ngựa nâu hiền lành gặm cỏ; như chuyện tình của đại úy Đàm, tiểu đoàn trưởng 11 BĐQ và cô nữ sinh Công Tằng Tôn Nữ năm 1968, đang học đại học Chính Trị Kinh Doanh tại Dalat. Họ quen nhau trong chiến tranh, thành vợ chồng, sống với nhau suốt đời. Giờ này họ vẫn hạnh phúc bên nhau tại Cali.
Mời các bạn đọc truyện thật, xảy ra tại Dalat, quê hương người viết. Điều đáng quí, mọi người trong truyện vẫn còn sống tại Mỹ, Hoàng tại Boston, Lạn tại Cali, Long tại Seattle, Washington, Thông tại Maryland, Huấn tại Georgia. Thành thật cảm ơn Long và Huấn vế môt vài chi tiết trong những lần nói lại truyện này. Mọi trùng hợp đều ngoài ý tác giả,
Đồi Bắc Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 4 Comments

Trần Ngọc Nguyên Vũ – Một Thoáng Mây bay


(Để nhớ tới những người lính mũ Nâu, mũ Đỏ, mũ Đen, mũ Xanh, mũ Xám năm xưa đã từng gắn bó và chia xẻ những nhọc nhằn, nguy hiểm trong cuộc chiến. Xin gởi về những cuộc tình không trọn của một thời ly loạn.)
Trần Ngọc Nguyên Vũ
o O o
Ai về cho gởi chút mây bay
Một chút sương rơi phút cuối ngày
Một chút men đời thay rượu đắng
Một chút… cho lòng thêm đắm say. Continue reading 
Posted in Văn Nghệ Kaki | 1 Comment

Nhạc – Mai tôi chết Cờ Vàng xin đừng phủ

Thơ Ngọc Trân , nhạc Võ Tá Hân
Posted in Văn Nghệ Kaki | 1 Comment

Út Bạch Lan – Trại Gia Binh và Thương Phế Binh Của Tôi

Có người hỏi Tôi tại sao là Của Tôi . Xin thưa : Vâng , đúng là chính của Tôi .
Chắc có lẽ , trong QLVNCH , không có đơn vị nào giống như đơn vị của Tôi . Đại Đôi 5 Biệt Cách ND ( ĐĐ5BCD )…cuối năm 1969 trở thành Đại Đội 2 Trinh Sát ND ( TS2ND ). Nó không giống ai và đặc biệt ở chỗ… được lệnh thuyên chuyển từ Nha Trang về Sài Gòn mà phải mang theo cả đại gia đình ” Khu Gia Binh “… nam phụ lão ấu , đàn bà con nít , chó mèo , gà vịt. Trời hởi có gia đình mang cả heo con sau khi đả thịt heo mẹ trước khi xuống Tàu . Chiếc Dương Vận Hạm 505 rít lên ba hồi còi Vỉnh Biệt Nha Trang , đâu đó , từ một máy phát thanh nào đó tiếng hát Khánh Ly với…” Nha Trang ngày về , trên bải khuya….” Tôi ngồi trên mũi boong tàu , nhìn xuống lòng tàu… đơn vị của Tôi đó , gia đình cha mẹ vợ con của họ đó , Trách nhiệm của Tôi quá nặng nề , vì Tôi biết Tôi phải lo cho họ trăm bề như tình phụ mẫu sau này . Tưong lai , ngày mai nào ai biết được , khi khói lửa chiến tranh càng ngày càng khốc liệt , đối với chúng Tôi thì quá dễ , chỉ một cái ba lô . trong đó một cái poncho , cái võng ny long , cái mền nylong , nó là mái nhà ấm cúng quá rồi còn muốn cái gì nữa , nếu có muốn thì chỉ muốn ước là liệu có thì giờ căng võng và lôi cái mền ra khỏi balô để úm hay không . còn đối với đàn bà trẻ con , và ông già bà lão ….thì trong lúc này Tôi không tiên đoán tính toán được gì cả . Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 2 Comments

Kiều Công Cự – Những ngày đầu nghiệp lính & Tết Mậu Thân

Thật ra, Trường Võ bị Đà lạt, từ ngày thành lập tại Mang Cá, Huế (1948) cho đến ngày “tan hàng” (30/4/1975), đã huấn luyện được 35 khóa với 31 khóa chính thức và 3 khóa phụ là:
– Khóa 9 (khóa Đống Đa) : 1/9/1953 – 16/3/1954 với 120 SVSQ.
– Khóa 10 (khóa Cương Quyết) : 19/3/1954 – 1/10/1954 với 360 SVSQ.
– Khóa 11 (khóa Vương Xuân Sĩ) : 1/11/1954 – 11/11/1955 với 200 SVSQ
Ba khóa này không cùng ngày khai giảng và mãn khóa với khóa chính với lý do duy nhất là họ được Trường Võ khoa Thủ Đức gởi lên thụ huấn và ở trong qui chế là Sĩ quan trừ bị. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Trường Sơn Lê Xuân Nhị – Trôi Theo Vận Nước


– Mày biết không, tăng nó bò qua khỏi phòng tuyến đầu, gần đến độ tao có thể nghe được tiếng máy nổ, tiếng xích sắt khua động rầm rầm. Tao biết nó vào gần lắm nhưng không cho lính bắn. Phải chờ cho nó đến thật gần, gần nữa, đến lúc thấy không thể trật được, tao mới cho bắn. Làm sao trật được, lính tao bắn lật gọng một chiếc ngay tại chỗ này…
Thiếu úy Mai văn Thành, đại đội phó đại đội 3 tiểu đoàn 2, trung đoàn 45, sư đoàn 23 bộ binh hãnh diện nói với tôi câu đó vào một buổi chiều mùa đông năm 1972 tại ven thành phố Kontum. Nhìn thằng bạn cùng lớp, cùng chung nhiều sở thích trong bộ đồ xanh bộ binh với cặp bông mai đen nhánh nơi cổ và con ó đeo trên cánh tay đang thao thao bất tuyệt, lòng tôi dâng lên niềm cảm phục lạ lùng. Nó đó chớ ai nữa, thằng Mai văn Thành đẹp trai dạo nào của trường La San Ban Mê Thuột bây giờ đã làm một ông quan con bộ binh ngang tàng, biết uống la de chửi thề “đù mẹ” ngon lành, biết kiểm soát tác phong và cử động, cái gì cũng ra dáng một “cấp chỉ huy của quân đội”. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 4 Comments

Phan Nhật Nam – Người Lính Việt Nam một nhiệm mầu

Chiến trận vẫn tiếp diễn, tôi lại bị kẹt trong một guồng máy tầm thường hèn mọn, phải bị trói chân, buộc tay, hằng ngày dẫn một Đại Đội Địa Phương Quân đi chặt ô rô, cóc kèn, dừa nước, phải liên lạc, nhận lệnh từ những sĩ quan đặc ước cựu binh sĩ, Hạ sĩ quan của quân đội thuộc địa, những “cấp chỉ huy” sáng giá, những Tỉnh Trưởng, Quận Trưởng mà chủ đích của công việc là làm sao “vồ” được một số tiền trước khi đổi đời, lộn giống … Trong tầm thường cay đắng này, tôi cứng người vì hổ thẹn cùng nỗi uất ức điên cuồng lặng lẽ.Hết, phải giã từ những chiến hữu hào kiệt, phải giã từ những chiến trận mịt mùng lửa dậy, phải giã từ ngày căng thẳng giữa hai cọc sống – chết và đêm nóng đỏ của hơi bom rát mặt… Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Chế Văn Thức – Chết Tập-Thể Trong Tù Cải-Tạo

Lời nói đầu: Khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) non trẻ của Miền Nam Việt Nam bị sụp đổ bởi sự phản bội của nước bạn đồng minh. Quân cộng miền Bắc tiến chiếm Miền Nam, trên thế giới đã có một nhận định cho rằng: sẽ có cuộc tắm máu xảy ra.
Nhưng không, rút kinh nghiệm của các nước cộng sản anh em và của chính Cộng Sản Việt Nam (CSVN) qua những lần tắm máu, sau khi cướp được chính quyền, bị thế giới lên án nặng nề. Lần này, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, CSVN không áp dụng thủ đoạn tắm máu mà thi hành chính sách KHÔ MÁU! Đối với Quân Dân Cán Chính VNCH.
Bài viết sau đây, tôi kể lại một chuyện thật, không hư cấu, một trong trăm ngàn sự thật về chính sách đối xử tàn độc của chế độ CSVN với nhân dân Miền Nam Việt Nam! Đề tài khô khan, mong người đọc thông cảm. Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngục | 2 Comments

Lực Lượng Đặc Biệt trên chiến trường Việt Nam

                                                                                                                                      

I. LỜI GIỚI THIỆU.
Kể từ lâu, năm 1957 đã có quân của LLĐB/HK tại Việt-Nam, lúc đó họ chỉ làm nhiệm vụ huấn luyện, cố vấn và giúp đỡ quân đội VNCH. Các biệt kích mũ xanh phải tình nguyện hai lần, lần đầu học nhẩy dù và sau đó học về LLĐB. Trong năm 1957, ngày 24 tháng sáu, liên đoàn 1 LLĐB được thành lập tại Okinawa và gửi sang Việt Nam huấn luyện cho 58 quân nhân Việt Nam tại trung tâm huấn- uyện Biệt Động Đội ở Nha Trang. Những sĩ quan thụ huấn đó sau này trở thành huấn luyện viên hoặc cán bộ nồng cốt cho các đơn vị đầu tiên của LLĐB/VN. Mười năm sau LLĐB cố vấn và yểm trợ cho hơn 40.000 Dân Sự Chiến Đấu, hoạt động trên khắp lãnh thổ miền nam Việt Nam. Continue reading 
Posted in Tài liệu | 1 Comment

Trương Dưỡng – Trận Tết Mậu Thân Tại Vùng I Năm 1968: Mặt trận tại Quảng Trị

                                                                 
http://nguyennaman.files.wordpress.com/2009/04/huy-hieu-dai-doi-cua-tieu-doan-9-lu-doan-1-nhay-du.jpg?w=719&h=164Sau nhiều ngày Đơn vị hành quân tìm và tiêu diệt địch dọc theo dãy Trường Sơn, phía Bắc sông Thạch Hãn, từ Đông Hà đến Đèo Ba Dốc thuộc tỉnh Quảng Trị, rồi vào Huế ở Nam Hoà, Phú Thứ, La Vân, Đồng Xuyên Mỹ Xá.Chiến Đoàn Nhảy Dù được ngừng hành quân nghỉ ngơi ăn Tết tại những điểm quan yếu trong các Thị trấn. Tiểu Đoàn 2 và TĐ7ND đóng ở An Lỗ và Quảng Điền; Tiểu Đoàn 5 ND được điều động về Đà Nẳng. Tiểu đoàn 9 chúng tôi bố trí quân chung quanh thị trấn bảo vệ thành phố Quảng Trị. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 3 Comments

Nguyễn Ngọc Ẩn – Người Lính Thủy Quân Lục Chiến bên bờ Bến Hải…


Kính dâng hương hồn người chiến sĩ vô danh
 
Trời trên đầu vẫn nắng chang chang. Dưới chân là sỏi đá khô cằn. Đất ở đây như không đủ sức mời mọc cho cây đâm rễ nên quang cảnh mang một vẻ trơ trụi, hoang sơ thế nào.

Đoàn tù vẫn lầm lũi bước. Cách từng quãng một là cán binh CS miền Bắc, vai mang khẩu AK-47, đầu đội mũ tai bèo, chân dép râu cũng tiếp nối từng bước như đoàn tù nhưng chắc chắn là mang trong họ một trạng thái tinh thần hoàn toàn khác. Họ là những kẻ chiến thắng, đang giải đoàn tù binh, sản phẩm của chiến bại, về Bắc. Trước là họ có dịp phô trương cái “anh hùng” của họ ở trong B, sau là biết đâu họ có thể có dịp tạt qua thăm nhà một lần sau bao nhiêu năm gia nhập bộ đội để đi “giải phóng miền Nam ruột thịt, đang oằn oại dưới ách thống trị bạo tàn của Mỹ Thiệu” và quan trọng và chắc chắn hơn hết là họ được tránh xa vùng lửa đạn có thể làm họ “đi gặp HCM” bất cứ lúc nào… Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Thái Dương Nguyễn Quang Hải – Tâm sự đường bay

https://i2.wp.com/vnafmamn.com/decals/patch_fighter9.jpg
Tôi thả bộ về hướng phi đoàn. Trời đang mưa nhẹ. Tối hôm qua mưa nhiều và nặng hạt hơn. Trên đường nước mưa còn đọng từng vũng. Cây cối hai bên đường ướt sũng nước mưa. Cảnh vật ảm đạm. Thời tiết tại Pleiku này khi mưa thì mưa dầm dề, mưa buồn da diết. Mưa nhưng không lạnh lắm. Đi bộ trong mưa cũng là cái thú mà tôi đã tìm thấy được từ khi chuyển về đây. Những hạt mưa nhẹ va vào da mặt gây lạnh khiến người tỉnh táo. Tôi hít hơi dài để hai buồng phổi chứa đầy không khí trong sạch buổi sáng. Như thường lệ, tôi dừng lại chỗ người đàn bà bán xôi, mua một gói xôi có trộn muối mè đậu phụng thơm phức, bỏ vào túi áo bay gần bắp chân bên phải. Tôi là người cẩn thận nên hay lo xa. Nếu sắp hết giờ trực bay mà bị gọi lên mục tiêu trong khi bụng đói thì thật là phiền và nguy hiểm. Khi đói mà nhào lộn thả bom thì rất dễ bị đi đong vì đầu óc thiếu sáng suốt, tay chân rả rời. Tôi lại xấu tính đói. Biết mình biết ta khỏi lo chi đói. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Phương Toàn – Bút ký của một ông lái tàu bay trực thăng !

Phương Toàn.
 Mấy anh em tôi đều khù khờ như nhau. Tân Ngố, thằng em kế từ Cali gọi điện thoại hỏi:
– Anh có biết gì về chương trình Viết về nước Mỹ của Việt Báo không?
– Có nghe nhưng không rành mấy.
Nó gạ nếu có rảnh, viết bài gửi sang, nó ký tên, gửi. Lỡ trúng giải, nó ở gần, đại diện lãnh và xài giùm cho.
Tôi nói, bài đăng báo là để cho người viết hay, tôi sang đây, tối ngày đi chôn ống cống, biết gì mà viết với lách. Nó động viên:
– Có nhiều người viết hay, nhưng hay kiểu mèo khen mèo dài đuôi thì đọc không “phê”. Trong nhà mình, anh được tiếng là khờ nhất. Người khờ thì hay nói thật, mình không hay nhưng mình viết thực, đôi khi ngựa về ngược. Nếu trúng giải, anh em mình cưa đôi. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Trương Út – Một Đời Binh Nghiệp Hai Màu Mũ


Buổi xế chiều ngày 15 tháng 10 năm 1970 là một buổi chiều chia ly ngậm ngùi với những lời giã từ không thành lời. Bầu trời Nha Trang quang đãng, với sóng biển hiền hòa hết đợt này đến đợt khác, tiếp tục xô vào bờ cát trắng chảy dài từ biệt điện đến Xóm Bóng. Cơn gió nhẹ từ biển khơi phây phất lá cờ VNCH trước sân trại Hải Quân Tây Kết, phía sau là trại Hoàng Diệu, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhẩy Dù – Lực Lượng Đặc Biệt – QL/VNCH .
Chiếc Dương Vận Hạm 505 (thường gọi là tàu há mồm) rúc lên ba hồi còi luì dần ra biển khơi, trên bãi vẫn còn lố nhố người. Trên đường Duy Tân vẫn còn một dọc xe Jeep, Dodge, GMC, và không biết có bao nhiêu bàn tay vẫn còn vây vẩy tiễn đưa. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Lôi Vân 71- Đành bỏ anh em

Nguồn Bất Khuất
https://i0.wp.com/vnafmamn.com/decals/patch21.jpg
Phù hiệu PĐ 231 Lôi Vân.
Mỗi khi nói đến Trần Kim Quan, bạn bè thường gọi anh bằng cái biệt danh không lấy gì làm êm tai cho lắm “Quan Mập”. Nói đến Quan mập thì cả Không Đoàn không ai là không biết đến. Thế rồi theo thời gian, mọi người hầu như khhông cón ai nhớ tới họ và tên lót của anh nữa ngoại trừ người hạ sĩ quan văn thư phi đoàn. Đặc biệt hơn nữa là trong phi đoàn có hai Quan, người thứ nhất là Quan Mập, người thứ hai hơi cao, hơi gầy, họ Huỳnh thì lại được gọi một cách rất đàng hoàng là “Quan Huỳnh” để phân biệt với Quan Mập. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Thế Trân – Đi Vào Lòng Địch: Câu chuyện thật của một Người Nhái Hải Quân VNCH


(Theo lời kể của ông Nguyễn Văn Kiệt và dữ kiện trong các trang web)
http://www.sealtwo.org/gif/blafront.jpgLời ngỏ: Cuối năm 2001 người xem TV các chương trình “Suicide Missions” (History Channel), “Navy SEALs: Untold stories” (TLC – The Learning Channel) sẽ thấy một nhân vật Việt Nam tên Kiệt được nhắc đến trong những chuyến công tác chưa bao giờ được kể lại. Nhân vật này là ai? Tình tiết trong các phim tài liệu đó có chính xác không? Mời đọc giả đi ngược thời gian….
Cách đây gần 30 năm về trước, vào mùa hè năm 72 được biệt danh là “Mùa Hè Đỏ Lửa”. Cộng sản Bắc Việt (CSBV) mở cuộc tấn công xâm lăng miền Nam Việt Nam ở ba mặt trận: Quảng Trị, Cao Nguyên, An Lộc. 30 ngàn quân CSBV trang bị vũ khí tận răng, tràn qua vùng phi quân sự (DMZ) ở vĩ tuyến 17, vượt tràn qua sông Bến Hải. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và đồng minh ở trong thế giằng co với kẻ địch…. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

MX Hoàng Tích Thông – Trận tổng tấn công của Việt Cộng và phản công của TQLC trong Tết Mậu Thân và tháng 5 năm 1968

                                                                                                                                                                                                                         
I. Tình hình chiến trận trong năm 1967.
Chiến trường Nam Việt Nam vẫn tiếp tục sôi động trong năm 1967 với những cuộc hành quân quy mô được diễn ra bởi Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và Quân đội Hoa Kỳ và Đồng Minh. Đặc biệt tại 3 vùng Chiến thuật 2, 3 và 4 trong kế hoạch “lùng và diệt địch” của Tướng Westmoreland, Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Trước sự tham chiến của Mỹ và Đồng Minh (Úc, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân), Việt cộng tức Mặt trận Giải phóng miền Nam lúc đầu đã tỏ ra lo ngại và né tránh đụng độ. Nhưng sau đó chúng dùng đường mòn Hồ Chí Minh đưa quân Cộng sản Bắc Việt vào trợ lực cho Lực lượng địa phương ở miền Nam khỏi bị tiêu diệt. Trước kia Cộng sản Bắc Việt còn e dè trước dư luận quốc tế về sự tiếp tay của chúng cho cái gọi là Mặt trận Giải phóng miền Nam, nhưng sau khi Mỹ đổ quân vào thì Cộng sản Bắc Việt gần như công khai tham dự vào chiến trường miền Nam với khẩu hiệu “Đánh Mỹ cứu nước” làm bình phong che đậy cho âm mưu xâm lăng Nam Việt Nam, vi phạm trầm trọng Hiệp định Geneve đã được ký kết vào năm 1954. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Vũ Đình Hiếu – Dak To/ Ben Het 1969

Nguồn HNPĐ
Lời giới thiệu: Đây là bản báo cáo tổng kết hành quân cho đến ngày 31 tháng Bẩy năm 1969 của tiểu đoàn 1, trung đoàn 69 Pháo Binh Hoa Kỳ.
Cho đến cuối tháng Tư, đầu tháng Năm 1969, tin tức tình báo cho biết quân đội Bắc Việt đưa thêm quân vào vùng tam biên Ben Het, Dak To. Phiá đồng minh đã biết được có hai trung đoàn Bắc Việt cùng với một phần của trung đoàn Pháo Binh đã có mặt nơi phiá nam trại Lực Lượng Đặc Biệt Ben Het, căn cứ hỏa lực 6 và khu vực Dak To. Mục tiêu chính của địch có lẽ là Dak To. Ngày 24 tháng Năm 1969, bộ tư lệnh Biệt Khu 24 thành lập một trung tâm hành quân hỗn hợp trong căn cứ hỏa lực 1 ở Dak To, để chỉ huy các đơn vị đồng minh tăng cường lên cho Biệt Khu 24 nhằm đối phó với trận tấn công sắp tới của địch. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

MX Kiều Công Cự – Những ngày đầu nghiệp lính & Tết Mậu Thân

https://i2.wp.com/images.asc.ohio-state.edu/is/image/eHistory/vietnam/books/acae/images/035.jpg
Thật ra, Trường Võ bị Đà lạt, từ ngày thành lập tại Mang Cá, Huế (1948) cho đến ngày “tan hàng” (30/4/1975), đã huấn luyện được 35 khóa với 31 khóa chính thức và 3 khóa phụ là :
– Khóa 9 (khóa Đống Đa) : 1/9/1953 – 16/3/1954 với 120 SVSQ.
– Khóa 10 (khóa Cương Quyết) : 19/3/1954 – 1/10/1954 với 360 SVSQ.
– Khóa 11 (khóa Vương Xuân Sĩ) : 1/11/1954 – 11/11/1955 với 200 SVSQ
Ba khóa này không cùng ngày khai giảng và mãn khóa với khóa chính với lý do duy nhất là họ được Trường Võ khoa Thủ Đức gởi lên thụ huấn và ở trong qui chế là Sĩ quan trừ bị.
Riêng khóa 22 là chính khóa nhưng lại là một khóa đặc biệt. Đến cuối năm học thứ nhất, khóa 22 được chia làm 2: 173 SVSQ theo học 2 năm (22 A), chương trình như các khóa trước và 92 SVSQ theo học 4 năm (22 B), cũng như các khoá tiếp theo (23, 24…), được huấn luyện theo chương trình của trường Võ bị West Point (Hoa Kỳ) và khi mãn khóa được cấp phát văn bằng Cử nhân Khoa học Ứng dụng.
Tôi theo học khóa 2 năm. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Nguyễn Thanh Khiết – 23 Tết – Dọc đường 13

Nguồn Hưng Việt
(Nhật ký thời hậu chiến)
Tôi trở lại An Điền trong cái nóng của những ngày cuối Tết. Con đường từ chợ Bến Cát đi vào Tân Lập phải vượt qua cầu Đò, cây cầu là khởi đầu cho con lộ đang được mở rộng, bụi đỏ, đất cát tứ tung hai bên đường.
Bến Cát, cái tên nghe đã cát ơi là cát nói chi đến An Điền, cái xứ xương máu chảy đầy từ những năm 1972 của Mùa Hè Đỏ lửa, cho tới bây giờ thứ xương máu đó vẫn còn đây, xứ của những thằng bạn TPB của tôi, những thằng què hai chân, cụt hai tay, mù hai mắt, tụi nó đang sống còn và hụt hơi chạy đua với cái tuổi về chiều đầy bệnh tật trong thân phận của những thương binh còn sót lại sau cái ngày tan hoang.
Dương dẫn tôi đi trên con đường mù mịt bụi đó, hắn là gã thương binh một chân, từng lết cái chân đau còn lại đi với tôi về An Lộc cắm nén nhang trên những mồ hoang mả lạnh của bè bạn xưa, trên những tàn phai qua 40 mươi năm. Hắn từng khóc khi lượm mẩu xương tàn của người chết trận chưa từng quen biết, bởi hắn từng là Lính, thứ Lính tình nghĩa, cho dù đứng trên những nguội lạnh của đời người, hắn vẫn còn một tấm lòng với những thằng đã nằm xuống chết thay cho hắn.
Hôm nay hắn lại đi cùng tôi, một lần nữa về An Điền. Continue reading 
Posted in Những mảnh đời rách nát | 2 Comments

Trang Y Hạ – Hai Bên Bờ Sông PơKo

Sông Krong Pơkô – Kontum 1966
  Mây ủ tê thân nằm DakSut
  khoai lùi, bắp nướng ấm hai tay
  sương phủ đầy người thèm điếu thuốc
  rượu cần no bụng, dễ gì say. Continue reading 
Posted in Văn Nghệ Kaki | Leave a comment

Tôn Kàn – Một trận thư hùng

Viết trong sương mù của chiến tranh
(Written in the fog of War)
Mới tờ mờ sáng, tôi đã tỉnh dậy. Ngước mắt lên nhìn mé rừng, nhìn thấy một giải sương mù vây quanh sườn núi, trông như một con bạch xà khổng lồ. Lồm cồm đứng lên đi tìm chỗ “giải sầu”, sau đó lại mò về chỗ ngủ, tôi ngồi chồm hổm trên nón sắt, phì phèo điếu thuốc lá đầu tiên trong ngày. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Vann Phan – Mùa Xuân cho những người lính cũ


Ðể tri ân các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa về những hy sinh cao cả và không bờ bến của họ trong sứ mạng bảo vệ mầm sống cho một Việt Nam không cộng sản.
Khác với những nhà viết sử, những người phê bình lịch sử, khi đề cập tới giai đoạn hiện đại trong lịch sử Việt Nam, có thể sẽ phải đồng ý rằng ngày 30 Tháng Tư 1975 đã đánh dấu cái chết của Miền Nam tự do nhưng đồng thời ngày đó cũng đã khởi đầu cho tiến trình phục sinh đất nước Việt Nam.
Nói cách khác, trong cái chết của Miền Nam tự do đã có sự khởi đầu của mầm sống tương lai cho một đất nước Việt Nam thống nhất và không cộng sản. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Tô Văn Cấp – Chuyện Về Bức Tượng TQLC

(Xin gửi bài này như một món quà Giáng Sinh và năm mới đến tất cả quý vị đã một lần đứng ngắm bức tượng TQLC. Xin bái phục các Mũ Xanh đã góp công sức thực hiện và bảo vệ bức tượng, và cám ơn quý anh đã cung cấp tin tức để viết) Continue reading 
Posted in Tài liệuTản Mạn | 1 Comment

Nguyễn Hữu Phước – Rơi trên đất địch


*Chuyn tht xy ra trong chiến tranh Vit Nam
Nguyn Hu Phước
(phóng tác theo nguy
t san Readers Digest)
Trong cuộc chiến chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam trước đây, bên cạnh những chiến tích hào hùng, những tấm gương can đảm của người quân nhân QLVNCH, chúng ta cũng không thể không nói đến sự chiến đấu của người bạn đồng minh.
Họ là những quân nhân đã vượt ngàn dặm để chiến đấu tại một vùng đất xa lạ chỉ vì lý tưởng bảo vệ tự do. Có những người ra đi để rồi không bao giờ trở lại, nhưng cũng có người may mắn sống sót. Và một trong những người may mắn nhất phải là Đại úy Locher của Không lực Hoa Kỳ. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Nguyễn Hiếu – Ngày Xưa Đâu


Thời gian của quãng đời còn lại mỗi ngày một ngắn hơn, dần dần rồi ai cũng phải ra đi. Giờ ngồi đây mà nghĩ thật nhiều những ngày ở quê nhà với biết bao là niềm thương nỗi nhớ. Từ ngày đất nước đổi đời đến nay gần bốn mươi năm tưởng thời gian sẽ phôi pha, nhưng không, càng ngày càng nhớ nhiều hơn. “Cũng may bên này thời gian trôi vun vút, không như Sài Gòn, nếu không tôi đã khóc một dòng sông…” Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Mặt Trận Kontum 1972

Phi Trường Kontum 1972 Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 5 Comments

Tôi thà chết trên quê hương, không bỏ nước ra đi”


Thiếu tá Lương Bông (lúc còn mang cấp bậc Đại úy) và phu nhân.
Thiếu tá Lương Bông nguyên quán quận Tam Kỳ, tỉnh Quảng Tín (cũ), tốt nghiệp khóa 11 Sĩ Quan Thủ Đức. Sau khi ra trường, Chuẩn úy Lương Bông về phục vụ tại cục An Ninh Quân Đội (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) Sài Gòn, kế đó được thuyên chuyển lần lượt về Ty An Ninh Quân Đội Long Xuyên, Vĩnh Long, Sa Đéc. Ông thăng cấp Thiếu tá vào ngày 1-4-1975, chức vụ cuối cùng là Sĩ quan phụ tá Ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ, dưới quyền Thiếu tá Nguyễn Thanh Tâm, Trưởng Ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Trần Ngọc Nguyên Vũ – Bốn Mươi Năm Ngày Nhập Cuộc

Cho dù rằng có ai trong chúng ta đã đi trọn quãng đường trần, thì khi nhìn lại cả một đời mình, cuối cùng rồi cũng chỉ như là một thoáng mây bay… Nhưng với 40 năm ngược xuôi trong cuộc sống, chắc hẳn chúng ta cũng đã để lại cho nhau nhiều kỷ-niệm… Mà kỷ-niệm thì bao giờ cũng bắt đầu từ ở một khoảng thời gian nào đó, và trong một khoảng không-gian nào đó của con người, và trong cuộc đời của chúng ta thì có biết bao nhiêu là nơi chốn mà chúng ta đã dừng chân, nơi nào cũng trân qúy, nơi nào cũng đầy ắp những tình-cảm mến thương nói sao cho hết… Continue reading 
Posted in Tản MạnVăn Nghệ Kaki | 2 Comments

Nguyễn Minh Thanh – Tiếc Thương Quí Anh Em Đã Nằm Lại Chiến Trường Hạ Lào Lam Sơn 719


Vào sanh ra tử
Nguyên lý bất di
Tự cổ chí kim
Gắn liền chiến sĩ Continue reading 
Posted in Tản MạnVăn Nghệ Kaki | 1 Comment

Đoàn Trọng Hiếu – Hai hình ảnh – Một cuộc đời

                                                                                              Logo of The Vietnamese Ranger
  Hôm ấy, chỉ một ngày sau cái ngày tang thương của đất nước, toàn bộ sinh hoạt trong Tổng Y Viện Cộng Hoà nhốn nháo hẳn lên, từng đoàn người hung bạo với AK trong tay tủa vào lùng sục đuổi xua các thương binh đang nằm điều trị, nhiều tràng đạn AK vang lên từ những dãy nhà trong khu Tổng Y Viện
–          Địt mẹ mấy thằng lính ngụy, chúng mày có ra không không ông bắn chết hết bây giờ. Continue reading 
Posted in Những mảnh đời rách nát | 8 Comments

Biệt Hải T.22 – Chuyến Công Tác Đảo Cồn Cỏ, Đồng Hới .


Biệt Hải – T.22
Kính dâng, hương hồn Anh Linh Cố T/ Úy Lê Ánh, Th/s Miễn, Hùng, Nhỏ, Lai, Sắc, Kích, Vượng cùng Vong Linh các Toán LL/Biệt Hải Vị Quốc Vong Thân.
Hằng ngày cứ sau 4 giờ chiều, nếu toán không thuộc phiên trực, hoặc phải ở lại tập đêm để chuẩn bị cho chuyến công tác sắp tới, ngoại trừ lệnh cấm trại 100/100, thì các toán còn lạïi được tự do xuất trại. Tất cả những nhân viên công tác như chúng tôi đều được Bộ Chỉ Huy Sở PVZH cấp cho mỗi người một tấm thẻ màu xanh lá cây ép bằng plastic (không thấm nước có cả giây đeo), được viết bằng hai thứ tiếng Việt & Mỹ, trong đó ghi rõ tên họ đơn vị hiện đang phục vu,ï đồng thời phía dưới có những hàng chữ “cấp cho đương sự được phép mặc thường phục, quân phục và đi trong giờ giới nghiêm, xin các cơ quan thẩm quền nên dành mọi ưu tiên dễ dàng cho đương sự trong khi thi hành nhiệm vu…” (đại ý như vậy) Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Bùi Đức Lạc – Cơn Uất Hạ Lào

Kính dâng linh hồn các bạn quí mến Hiền,Phan.Các em thương mến Thọ, Hạnh, Chương, Ðương, Quân, Côn, Thu, Thúc, Quang, Ðại, Bình, Bân, Lữ, Khê và các chiến hữu vô danh.
Nếu Sư Doàn Nhảy Dù quân số tổn thất 99%.
Nếu Sư Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến phải bổ xung 90%.
Nếu Sư Ðoàn 1 Bộ Binh phải tái lập.
Nếu Liên Ðoàn 1 Biệt Ðộng Quân bị xóa tên. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 4 Comments

Đoàn Phương Hải – Damber: Vùng đất lạ chôn vùi thân bách chiến