Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2020

BUỒN VUI ĐỜI LÍNH- P8

Harry F. Noyes III – Đồng minh can trường


             
Tác giả là cựu chiến binh HK tại Việt Nam trong quân chủng Không Quân Hoa  Kỳ. Sau cuộc chiến trở về, ông lấy được văn bằng cao học về Nghiên  Cứu Á Châu từ trường Ðại Học Hawaii. Bài này (Heroic Allied ) được đăng trong tạp chí  Vietnam, số tháng 8, 1993Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 7 Comments

Hồi ký của một người lính

Anh ạ! tháng tư mềm nắng lụa,
      Hoa táo hoa lê nở trắng vườn,
      Quê nhà thăm thẳm sau trùng núi,
      Em mở lòng xem lại vết thương,
      Anh ạ! tháng tư sương mõng lắm,
      Sao em nhìn mãi chẳng thấy quê,
      Hay sương thành lệ tra vào mắt,
      Mờ khuất trong em mọi nẽo về.

Continue reading 

Posted in Tản Mạn | 4 Comments

Lê Hoàng – Kỷ niệm một thời chiến đấu oai hùng

Khi đến đất Mỹ nửa tháng sau tôi mới quen. Lang thang đi bộ một mình trên đường phố T.phố Oakland – Trên một con đường ít người qua lại, xe cộ ở đây chạy rất êm ả, rất trật tự luật lệ nghiêm minh so với Việt Nam ngày nay xô bồ bất chấp luật giao thông như thế nào cả. Nếu có vi phạm thì xài luật “rừng” với nhau. Hoặc có bọn Công An thì luật ” Đầu tiên” là xong ngay. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Đỗ Văn Phúc – Chiến Thắng Ðầu Xuân 1971


 


https://i1.wp.com/omphalos.com.au/vnchlogos/logo_sd5.jpg



Ưu ái tặng tất cả chiến sĩ Sư đoàn 5 Bộ binh.Đỗ Văn Phúc
Phải cắm cờ Việt Nam trên làng ThPong VIETNAM trước lúc hừng sáng



Trên các tờ báo lớn Saigon vào một ngày đầu xuân Tân Hợi (1971), người ta đọc một giòng chữ lớn đậm nét chạy 6 cột: “Một quyết định táo bạo tại chiến trường ngoại biên: Phải cắm cờ Việt Nam trên làng ThPong Vietnam trước lúc hừng sáng” ca tụng chiến thắng lẫy lừng đầu xuân của các chiến sĩ Tiểu đoàn 4/8, Sư đoàn 5 Bộ binh trên mặt trận Snuol, Kampuchea. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Hồi Ký 30-4-75: Tháng Ngày Tao Loạn

 

Tác giả là Bác sĩ Vĩnh Chánh, thuộc Hội Y Khoa Huế Hải Ngoại. Bài “Không Bỏ anh em, không bỏ bạn bè” ông góp cho Viết về nước Mỹ gần 3 tháng trước hiện đã có gần 20,000 lượt người đọc. Tốt nghiệp Y Khoa Huế năm 1973, thời chiến tranh, ông là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù cấp tiểu đoàn và gắn bó với đơn vị chiến đấu cho tới giờ phút cuối tại vành đai Sàigon ngày 30 tháng Tư. Bài mới của ông là một hồi ký sống động và xúc động về những ngày cuối của cuộc chiến. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Tư Kiên – Những Kỷ Niệm Đời Quân Ngũ



Trong bữa cơm chiều, anh con rể hỏi tôi,
– Trong đời lính của bố, có những kỷ niệm nào mà bố cảm thấy thú vị và ý nghĩa nhất? Bố kể cho tụi con nghe đi, kẻo lỡ bố mất con cháu chẳng biết gì về cha ông chúng hết.
– Đời lính thì rất nhiều chuyện, vui cũng có mà buồn cũng có, những chuyện ý nghĩa và thú vị cũng chẳng phải ít, nhưng có lẽ câu chuyện bố sẽ kể cho các con nghe sẽ là câu chuyện mà bố nhớ mãi, đó là câu chuyện mang đậm nét nhọc nhằn, hy sinh và dũng cảm của người chiến binh thuở trước trong cuộc chiến Quốc – Cộng, mà người Mỹ đơn giản gọi là Vietnam War. Dưới con mắt những người Mỹ đây là cuộc nội chiến giữa miền Nam Việt Nam theo chế độ Tư Bản-Cộng Hòa và miền Bắc theo chế độ Cộng Sản. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Viết Cho Ngày Quân Lực 19/6

Viết Cho Một Quân Lực Bất Hạnh Nhất Trong Lịch Sử!
“Có những thứ hòa bình còn tồi tệ, kinh tởm gấp trăm lần chiến tranh! Buồn thay kẻ ác đã thắng cuộc!”
Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Mời quý vị xem loạt slide shows về các Vùng chiến thuật

Thưa Quý Vị

Không chuyển đến Quý Vị, thì tôi cảm thấy có tội…Nhưng chuyển đến Qúy vị những video clips “mới ra lò”, xem thì buồn lắm, uất hận, và thương nhớ vô cùng… Quê hương Miền Nam của chúng ta, dù trong những ngày khói lửa điêu linh,  ..như thế đó.. cuối cùng lọt vào tay lũ giặc thù phương Bắc…
Thôi thì, xin cảm tạ LP đã thực hiện những video clips thật công phu và giá trị, và xin mời Qúy Vị xem để vơi nổi nhớ thương, lưu trử, để có dịp nhìn lại một quê hương đã mất…trong những tháng ngày tha hương, khi chạnh lòng thương nhớ về cố quốc…
Trân trọng…
Diệp Trần Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Văn Lan – Giấc Mơ Không Trọn

Đầu năm 1974, CSVN chọn Thường Đức làm thí điểm để đo lường khả năng phản công của QLVNCH. Sau gần nửa năm chuẩn bị cả người lẫn vủ khí, theo lời của Cộng Quân, bọn chúng đã huy động một lực lượng gồm “11 tiểu đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 1 đại đội hỏa tiễn B72, 1 tiểu đoàn pháo phòng không 37mm, 1 đại đội hoả tiễn vác vai A72, 2 tiểu đoàn công binh và một số đơn vị “bảo đảm” chiến đấu khác.” Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Tô văn Cấp – Ông Thầy


Tiễn Anh
Kính thưa Anh Sáu BĐQ/K8 Nguyễn Văn Đại.
Lại một tin chia tay bất ngờ.
Anh ra đi khiến gia đình, thân nhân, bạn bè sững sờ.
Nghe BĐQ Vương Mộng Long thông báo
Em bàng hoàng, giật mình:
“Anh đi thật rồi sao!”
Dường như hôm kia anh còn gọi điện thoại cho em,
“Philato khỏe không?”
Và hôm qua, em gửi tặng lại anh ly café,
“Ly cafe đắng”, Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Huỳnh văn Của – Bốn Mươi Năm Hạ Bừng Cơn Bão Lửa

Năm nay Hè về thật sớm. Cơn nắng quái dậy mình từ mới giữa tháng năm. Bên kia đường, hàng cây dầu bỗng dưng trút lá. Gió quyện. Lá rơi. Từng chiếc thốc lên cao rồi lả tả buông mình xuống thảm cỏ bên này đường: thảm cỏ của khoảng sân nhà tôi. Nhìn bâng quơ ra sân vàng hương nắng- bây giờ lại phủ thêm một lớp nâu mềm của lá mới rời cây- tôi thấy mình như vừa sống lại giây phút bâng khuâng của năm nào ngồi trên thềm Palace, phóng mắt nhìn màu vàng vọt của dải đồi trên sân cù, ngắm màu xanh của trời trong in trên mặt hồ im lắng, và trải lòng theo vạt nắng thật óng ả đang vươn dài trên thảm cỏ mượt như nhung trước ngôi khách sạn sang trọng và nổi tiếng nhứt của cao nguyên Lâm Viên. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 3 Comments

Tư Kiên – Tiểu Đoàn 11 BĐQ Tại Căn Cứ Charlie


Nguồn bietdongquan.com
Liên Đoàn 2 BĐQ (sau đổi tên thành LĐ23/BĐQ) gồm 3 TĐ, theo lẽ thì có số thứ tự là 21, 22, và 23. Nhưng do TĐ11 tham dự cuộc Biến Loạn Miền Trung năm 1966 nên được thuyên chuyển từ Đà Nẵng lên Pleiku và hoán đổi với TĐ 21. Do vậy LĐ 2 gồm TĐ 11, 22 và 23. Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn đóng ở Biển Hồ Pleiku, trên một khu đất khá bằng phẳng gần Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II với 2 Tiểu Đoàn 22 và 23, riêng TĐ 11 thì đóng biệt lập trên phần đất cao hơn và nằm đối diện với Liên đoàn qua Tỉnh Lộ. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Huy Văn – Đêm Giã Từ Sàigòn


(Quý tặng những đồng môn và đồng khóa cùng bạn bè thân quen chung hoàn cảnh lúc Mùa Hè Đỏ Lửa.)
Rồi cũng đến ngày đối diện với thực tế và chấp nhận định mệnh. Một định mệnh nghiệt ngã đến không ngờ. Một tháng vui tạm để khỏa lắp nỗi trống vắng, để đánh lừa tâm trạng chao đảo suốt từ khi rời Đà Lạt sau ngày thi cuối khóa. Cả nhà thông cảm nỗi buồn của tôi nên từ Ba Má đến các em, luôn cố gắng hết mức trong việc tạo một nguồn vui trong những buổi cơm gia đình trong suốt thời gian qua. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Hồ Công Bình – “25 Đây! Yên Chí Đi…”




Giữa cái nóng oi bức khởi đầu những ngày hè của miền Nam California, vùng đất thủ đô của người Việt tỵ nạn, thỉnh thoảng có được vài cơn gió nhẹ tạt qua nhờ đó dịu bớt phần nào căng thẳng trong người.
Qua khung cửa sổ nhìn ra ngoài, nơi chân trời phía Bắc hiện xa xa, không xa lắm trong tầm mắt, dãy núi đồi vươn lên khỏi đám rừng xanh xanh tạo nên một rào chắn thiên nhiên đậm nét vững chãi. Nó bắt đầu từ phía Tây Thái Bình Dương trải dài khuất tầm mắt về hướng Đông hình thành một thung lũng phồn thịnh với tên gọi San Gabriel Valley. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Út Bạch Lan – Đại Đội 2 Trinh Sát Nhảy Dù

Không biết trong trái tim của mỗi một con người có bao nhiêu ngăn, nhưng tôi biết chắc trái tim của bọn Cộng Sản vô thần chỉ có một ngăn duy nhất chứa cùng một lúc những tên đồ tể như Stalin, Mao, Hồ…“Nó” được đào luyện “thép đã tôi như thế đấy” và chất chứa vô lượng căm thù giết chóc như biểu tượng “Quốc Ca” của chúng: “ thề phanh thây uống máu quân thù…” và thèm khát máu tươi của dân lành vô tội…! ”
Trương Văn Út (Mũ Đỏ Út Bạch Lan) Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 4 Comments

Phạm Gia Đại – Anh Hùng Sư Đoàn 5

(Lời Tác Giả: Nhân dịp kỷ niệm 35 năm mất miền Nam vào tay Cộng Sản, “Anh hùng Sư Đoàn 5″ là một bút ký nêu lên tinh thần anh dũng, hào hùng, can trường, bất khuất, và hy sinh vô bờ bến của người chiến sỹ Quốc Gia nói riêng và của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nói chung. Tác phẩm này cũng như một nén hương kính dâng lên tất cả những anh hùng tử sĩ quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.) Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà

NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA

BIÊN HÒA, VIỆT NAM
Posted in Uncategorized | Leave a comment

Pierre Darcourt – Ngọn Đồi Cuối Cùng


(không rõ người dịch)



B£n Ó tr­n Xuân LÙc
Bản đồ trận Xuân Lộc


Cứ cách nhau 3 phút là các phóng pháo khu trục cơ cất cánh và đáp xuống phi trường.Trên bãi đáp trực thăng số 42, đang có 4 chiếc gồm 2 chiếc vận tải loại lớn “Chinooks” CH-47C và 2 trực thăng Võ Trang UH-1D đang sắp sửa cất cánh. Nhiệm vụ: tiếp tế đạn cho 1 tiểu đoàn thuộc trung đoàn 48 bộ binh đang đụng địch ở chân núi Thị, một ngọn núi chế ngự hết cả vùng của đồn điền cao su An Lộc rộng lớn (S.I.P.H.), và đang chuẩn bị chống trả những trận tấn công dữ dội hơn của cộng sản Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Trần Hoài Thư – Người hạ sĩ nhất


 
Trung đội đã di chuyển theo lộ trình mới khi họ tiến vào ấp. Sau cơn mưa ban chiều, hoàng hôn trở về sớm hơn mọi bữa. Bầu trời thấp xuống đầy mây xám. Định nghĩ đêm nay có lẽ trời mưa. Chàng hơi bâng khuâng nhìn lên bầu trời, rồi hỏi hạ sĩ nhất Cày – người lính mang súng phóng lựu : ” Này ông Cày, ông xem đêm nay trời mưa không nhỉ ? ” Ông Cày nhìn lên trời có vẽ lo lắng: “Dám đêm nay mưa lớn lắm. Thật là khổ, mình xuống đồi thì trời lại mưa. Chẳng biết ông trời ông ghét mình cái gì chớ.” Định vẫn yên lặng. Họ nói thì mặc họ nói. Họ than thở thì mặc họ than thở. Chỉ cần họ tuân hành, thế thôi. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Tiểu Quyên – Nỗi đau ngày mất nước

                      TiecThuong


       Thưa bác,Nhiều năm qua bác nhắc đi nhắc lại về chuyện Ba Mươi tháng Tư. Bác nói rằng mỗi người đều có một ngày Ba Mươi tháng Tư cho riêng mình. Bác vẫn hỏi một câu. Lúc ấy quý vị đang ở đâu? Thưa bác, ngày Ba Mươi tháng Tư năm 75 cháu đi nhận xác chồng ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Xin kể đầu đuôi như sau: Continue reading 
Posted in Những mảnh đời rách nát | 3 Comments

Người Chiến Sĩ VNCH ngày cuối cùng của cuộc chiến

 
thienthanmudo02
 
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua(*)
 
Vào ngày cuối cùng của cuộc chiến, khi mà mọi giới đều hiểu rằng không còn gì có thể cứu vãn được nữa thì người chiến sĩ VNCH vẫn chiến đấu dũng cảm. Một vài tài liệu sau đây cho chúng ta khẳng định như thế:
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Nguyễn Đạt Thịnh – Ðôi Mắt Phượng.

Đây là một câu chuyện thật, người viết là Bác sỉ
Là người chồng trong cuộc(câu chuyện)……
Thật quá thương tâm, cảm động. Chắc film
ĐÔI MẮT PHƯỢNG phải hay lắm……
Một câu chuyện rất cảm động và kinh hoàng.Ðôi Mắt Phượng.
-Nguyễn Đạt Thịnh- Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngục | Leave a comment

Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!



 



THIẾU TƯỚNG TRÌNH MINH THẾ




Sinh năm 1922, tỉnh Tây Ninh Việt Nam. Ngày 3-5-1955, trong lúc đang theo dõi các đơn vị của mình (quân đội Cao Đài) phối hợp với quân đội chính phủ tấn công lực lượng Bình Xuyên ở khu cầu Tân Thuận, tướng Trình minh Thế đứng trên một xe jeep tại dốc cầu, phía bên Sàigòn. Giữa tiếng nỗ của nhiều loại súng cách xa nơi ông đứng khoảng hơn 100m, có một viên đạn duy nhất không rõ ai bắn, đã trúng ngay đầu tướng Trình Minh Thế làm ông chết tại chỗ. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Phan Văn Lộc K30 – Cuộc Di Tản Của Trường VBQGVN… Và Người Thương Binh

                        

Trong buổi tiệc của Hội Võ Bị Âu Châu, niên trưởng Nguyễn Thanh Đoàn K21, thuộc Bộ Chỉ Huy trường Võ Bị, kể cho Phạm Xuân Sơn K30 nghe việc trường Võ Bị di chuyển khỏi Đà lạt vào những ngày cuối tháng 3/1975. Khi di chuyển về đến Bình Tuy thì có một SVSQ khóa 30 bị thương nặng, khó sống được trong hoàn cảnh hỗn độn thiếu thốn trăm bề, nhưng NT Đoàn vẫn cầu nguyện xin ơn trên ban cho người SVSQ đó được tai qua nạn khỏi. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Nguyễn Nhơn – Những Ngày Cuối Cùng Trên Đất Đồng Nai


Sáng ngày 26 tháng tư, 1975, như đã hẹn trước với ông Hampton, Đại diện Tổng lãnh sự Mỹ tại tỉnh Biên Hòa, tôi đưa ông xuống thăm đồng bào tị nạn chiến cuộc tại Làng Cô nhi Long Thành, để ông khoản đải bia cho toán khoan giếng vì đã khoan giếng xong trước thời hạn dự liệu. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Phạm Phong Dinh – Những Nữ Anh Thư Tử Chiến với Giặc Thù Cộng sản

 

Chị Thàng đã chọn một cái chết thật dũng cảm và cao cả. Ôm hai đứa con vào lòng, chị Thàng bình tĩnh chờ cho những tên Việt cộng nhào vào, chị rút chốt. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Đỗ Văn Phúc – Trả lại sự thật cho chiến sử VNCH

 
Một Chiến Công Bị Quên Lãng
 
Trận tử thủ An Lộc được xem là một trong ba trận đánh lừng danh nhất trong quân sử Việt Nam Cộng Hoà vào mùa hè năm 1972, mà sau này được nhà văn Dù Phan Nhật Nam đặt tên là “Mùa Hè Đỏ Lửa” Continue reading 
Posted in Uncategorized | 1 Comment

Bình Long Anh Dũng

Bài đọc suy gẫm: Nhân kỷ niệm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 19 tháng 6 hàng năm. Blog 16 hân hạnh gửi đến độc giả bài viết về trận chiến An Lộc Anh Dũng 1972, tác giả vô danh, nguồn cung cấp do Kim Nguyễn, bài viết để tưởng nhớ đến cố Thiếu Tướng Lê Văn Hưng và các anh hùng tử sĩ, quân dân cán chính miền nam Việt Nam đã hy sinh vì lý tưởng Tự Do. Written by an unknown author, provided by Kim Nguyen, this article is published in memory of general Le Van Hung and all South Vietnamese soldiers and civilian defenders of An Loc in 1972.  Hình ảnh chỉ có tính minh họa. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Huỳnh Quốc Bình – Con tôi đi nhận xác chồng


“Ba ơi! Bây giờ con phải làm gì hở ba?” Đó là câu nói đớn đau mà A.T., cô con gái út của chúng tôi thốt lên qua điện thoại sau khi “cô bé” báo tin cho chúng tôi biết vị hôn phu tương lai của cô vừa cùng hai đồng đội hy sinh tại chiến trường Afghanistan vào Thứ Bảy tuần qua. Tôi không còn biết phải làm gì khác hơn là nói những lời trấn an và lập tức cầu nguyện với Thiên Chúa để xin Ngài xót thương mà cho “cô bé” có đầy đủ nghị lực để đối diện và vượt qua nỗi đớn đau mà chỉ người trong cuộc mới có thể cảm nhận được. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Kiều Mỹ Duyên – Trở lại Cổ Thành



Mỹ Chánh là con sông nhỏ chảy vắt ngang Quốc Lộ 1, làm thành một ranh giới thiên nhiên của hai tỉnh Thừa Thiên và Quảng Trị. Khoảng giữa tháng 5 của mùa hè năm 1972, phòng tuyến Mỹ Chánh đã thật sự vững chắc trên hai phương diện: về mặt bày binh, bố trận của quân lực miền Nam và cả về mặt tinh thần quyết chiến của toàn quân, toàn dân sau khi thành phố Quảng Trị lọt vào tay Cộng quân. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 5 Comments

Nguyễn thị Thêm – Vợ Lính


Tôi quen biết chàng khi anh ấy đã là lính. Cái lon Chuẩn úy chẳng là cái thá gì với tôi, một người con gái đầy nam tính. Tiếng nói miền Trung lơ lớ khó nghe, mặt chẳng đẹp trai và nhìn qua là biết chẳng phải con nhà giàu. Mấy cái đó và cả con người đó đáng lý ra chẳng dính dáng gì với tôi. Thế nhưng, trời bất dung gian cái tên Chuẩn uý người Huế đó không biết bằng cách nào lại có thể xin vào dạy giờ ở cái trường Trung học tư tôi đang dạy. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Trường Sơn Lê Xuân Nhị – Những Anh Hùng Vô Danh


                                       

“Thành kính tưởng niệm các chiến sĩ Địa Phương Quân anh dũng đồn Dak Seang”

“Đường ra trận mùa này đẹp lắm” Đại úy Ngọc thòng một câu đùa trong chiếc Phi Cơ L19 ở cao độ 8 ngàn bộ, hôm chúng tôi cất cánh từ Nha Trang đi Kontum với hành trang cho 15 ngày biệt phái. Đồng ý đó là một câu đùa, nhưng tôi không cười được chút nào cả vì lòng tôi đang héo hon như cái vỏ xe bị xì lốp. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Trần Như Xuyên – Mai

Năm 1969, Tiểu Đoàn tôi đang hành quân chung quanh Bến Lức thì được lệnh di chuyển về Đức Hòa, một quận nhỏ thuộc tỉnh Hậu Nghĩa, về Đức Hòa để bảo vệ Bộ Tư Lệnh SĐ25 đang đóng ở đây. Hậu Nghĩa có lẽ là một tỉnh nhỏ nhất của miền Nam, nguyên nó là 1 xã của Đức Hòa hay Đức Huệ gì đó, vì tính cách chiến lược, ông Ngô Đình Diệm lập nên tỉnh này. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngTản Mạn | 1 Comment

Lê Đình An – Hải Quân VNCH và cuộc hành quân phá hủy mật khu Vũng Rô


Khoảng 12 giờ trưa Ngày 16-2- 1965,…phòng trực Người Nhái nhận được công điện khẩn của Bộ Tư Lệnh Hải Quân, Phòng 3. Tổ trực công tác hai người, tôi và Đạt (Gồ) với đầy đủ trang bị lên quân xa đưa chúng tôi vào phi trường bên MACV của Hoa Kỳ và được phản lực cơ loại nhỏ đang chờ sẵn và đưa chúng tôi đến phi trường Chu Lai. Trực thăng Việt Nam bốc chúng tôi đến Vũng Rô, đáp xuống tại quốc lộ 1 gần Vũng Rô, chúng tôi được anh em hải thuyền đón tiếp xuống chiếc Yabuta do anh Trung Sĩ 1 Nguyễn Hữu Phước (Phước Râu.) làm thuyền trưởng. Lúc đó khoảng 3 giờ rưởi chiều. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Dương Viết Điền – Hồi ức về mùa hè đỏ lửa tại tỉnh Quảng Trị

                                                
Năm 1972, đại đội 102 Chiến Tranh Chính Trị của tôi được tăng phái cho Sư đoàn 3 Bộ Binh đóng tại căn cứ Ái Tử thuộc tỉnh Quảng Trị. Lúc bấy giờ đại đội trưởng là đại úy Trần Văn Hải, đại đội phó là tôi mang cấp bậc trung uý. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 4 Comments

Kim Chi – Tặng Anh, Người hát bài Biển Mặn

 
Bài hát mở đầu: “Cao ngất Trường Sơn…”
Có phải anh đang hát bài Biển Mặn?
Anh ôm đàn, bàn tay không lành lặn.
Giọng hát buồn như chở nặng niềm đau.
Anh là ai, là người của bên nào?
“Bên thắng cuộc” ? Không, là “Bên bỏ cuộc”!  Continue reading 
Posted in Những mảnh đời rách nátVăn Nghệ Kaki | Leave a comment

Bước chân VN trên Hoàng Sa


CHỦ QUYỀN HOÀNG SA QUA NHỮNG BƯỚC CHÂN NGƯỜI VIET
Trương Thanh Việt tổng lược
Nếu sự hiện diện của một dân tộc tới lui sinh sống là một yếu tố xác định chủ quyền thì bước chân VN hiện diện sinh hoạt, xây cất, trồng trọt, mưu sinh, đo đạt, cấm mốc v.v.. trên Quần đảo Hoàng Sa đã có từ thời Hậu Lê Chúa Nguyễn vào giữa thế kỷ thứ 17 và liên tục qua các thời kỳ khác nhau như thời Tây Sơn rồi thời Nhà Nguyễn sang đến thời Pháp thuộc và cuối cùng là Việt Nam Cộng Hòa cho tới ngày 19/01/1974 bị chính quyền Cộng Sản Trung Hoa dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn thể quần đảo Hoàng Sa là một sự xác nhận thực tế chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoang Sa. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngTài liệu | Leave a comment

Giang Văn Nhân – Trận Chiến Đại Phú

                                                      
Chiến tranh tại Việt Nam đã đến lúc khốc liệt, tin tình báo cũng như không ảnh chụp dọc theo ngả ba biên giới, Lào, Việt Nam và Cam Bốt cho thấy quân đội CSBV ngày đêm đưa quân vào Nam, mặc dầu bị tổn thất nhiều do máy bay oanh kích hoặc dội bom từ pháo đài bay B52 của Hoa Kỳ. Qua tin tức đó, rõ ràng đây là chiến tranh xâm lược của miền Bắc theo chủ nghĩa xã hội, được cả khối Cộng Sản Nga Sô, Trung Cộng và các nước chư hầu Đông Âu yểm trợ tối đa về vũ khí, lương thực để nhuộm đỏ miền Nam tự do. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Nhảy Dù VNCH-TQ Lục Chiến Mỹ Phản Công quanh Khe Sanh

                               


Mặt trận Khe Sanh, trận chiến giữa tháng 4/1968:
Sau khi đã đánh bật CQ ra khỏi các vị trí trọng điểm quanh Khe Sanh, ngày 15 tháng 4/1968, bộ Tư lệnh Lực lượng 3 Thủy bộ/ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại VN đã khởi động chiến dịch Scotland 2 nhằm tổng truy kích các đơn vị CSBV ở phía Tây Khe Sanh. Nỗ lực chính của cuộc hành quân này là 3 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 3/ Lực lượng 3 Thủy bộ Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đang hoạt động tại vùng giới tuyến. Song song với chiến dịch này, lực lượng bộ chiến VNCH tiếp tục cuộc hành quân Lam Sơn 207 (khai diễn ngày 1 tháng 4/1968) tại khu vực Tây Khe Sanh, với nỗ lực chính là hai tiểu đoàn Nhảy Dù. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Đỗ Văn Phúc – Minh Thạnh

                                 
Trung đội 2 do Chuẩn Úy Chiêu chỉ huy đã nhảy xuống và bung ra ngay làm an ninh cho các đợt đổ quân sau của cả đại đội. Bãi đáp không phải là một khoảng trống hiếm hoi giữa rừng mà là ngay trên con đường do xe công binh Hoa Kỳ đã cày trước đây vài năm. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Vương Mộng Long – Đường Lên HIÊN, Lên GIÀNG

                                  

http://www.bietdongquan.com/

Gia đình tôi dọn về khu chùa Âm-Bổn, Hội-An khi tôi học xong Đệ Lục trung học Trần Quý Cáp.  Tôi có bốn người bạn thân, Trần ngọc Lợi, Lê văn Bảy, Ngô Rân, và Lê hữu Mục.  Năm đứa chúng tôi chơi với nhau từ Đệ Thất.  Tối tối chúng tôi tụ họp trên lề xi măng sát bờ sông Thu-Bồn, trên đường Bạch-Đằng, đối diện với nhà bác Trần ngọc Mai, thân sinh của anh Trần ngọc Lợi.  Chúng tôi tâm sự, chuyện vãn, học bài dưới ánh điện đường.  Đôi khi cao hứng, chúng tôi ngâm nga những bài thơ vừa học trong giờ giảng văn, thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tản Đà, thơ Xuân Diệu…vân vân.  Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Thơ Nguyễn Thank Khiết

mưa tháng bảy


tháng bảy mưa ngâu – ừ mưa ngâu
ta đã qua mấy cuộc tình đau
mưa soi tróc gốc thời quá khứ
mưa ướt cả đời nên mất nhau
tháng bảy mưa ngâu – ta về đâu
đường xưa lem nhem đất đỏ ngầu
quê cũ buồn như thời bỏ học
mưa ướt bóng mình giữa đêm sâu Continue reading 
Posted in Văn Nghệ Kaki | Leave a comment

DĐCN – “Giấc mơ” Cộng Sản: một bi kịch lớn của dân tộc hiện nay!


Mạc Nhân  
Khi mong muốn được mơ – tức là mơ được mơ – ai cũng mong sẽ có được một giấc mơ đẹp, không ai mong sẽ có được một ác mộng. Continue reading 
Posted in Uncategorized | 2 Comments

Trần Văn Khỏe – Lao Tù và Vượt Ngục

Lao Tù và Vượt Ngục

Tác giả/Nhân vật:  |07-03-2013| 324 lần xem | |
Khoá 4/71 SQTB-TD ra trường vào lúc mùa Hè đỏ lửa năm 1972, sau 10 ngày huấn luyện leo lưới, đổ bộ, TĐ5/TQLC được phân phối 10 SQ, nhóm tôi có 4 người về trinh diện ĐĐ3/TĐ5/TQLC lúc bấy giờ ĐĐT là Tr/Úy Trần Thanh Tùng tại ngã ba Long Hưng, tên địa danh của một ngã rẽ đi vào Cổ thành Quảng Trị. Những tháng ngày của đạn pháo mưa bom, và cũng là nơi 2 bạn tôi là Ch/Úy Tô Ngọc Khanh và Ch/Úy Nguyẽn Văn Bình đã hy sinh hai tuần sau khi nhận đơn vị. Lòng tôi không sao tránh khỏi sự bùi ngùi, xúc động mỗi khi nhớ đến 2 bạn thân của mình đã không may bị gục ngã, và hy sinh để bảo vệ phần đất tự do, cho đất nước, cho quê hương miền Nam Việt Nam. Giờ đây sau 40 năm nhìn lại chỉ còn là những kỷ niệm, là quá khứ của một thời chinh chiến. Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngục | Leave a comment

Phạm Gia Đại – Những Người Tù Cuối Cùng (5)

Phần XIX:  Những Người Tù Áo Hoa
 Thời gian ở trong tù quả thật đúng nghĩa là thời gian chết.
Khoảng thời gian vô bổ, vô nghĩa vì không biết lấy cái gì để lấp đi được hết cái khoảng trống đó hay làm sao để giết đi được hết cái thì giờ thừa thãi đó. Đâu phải nó chỉ là mười ngày hay một tháng như lời tuyên truyền lừa bịp của Quân Quản thành phố khi Sài Gòn đã mất, mà nó kéo dài lê thê và pha lẫn với những máu, nước mắt và mồ hôi của hàng trăm ngàn người tù chính trị hết năm này qua năm kia hình như không có giới hạn về thời gian nữa. Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngục | 1 Comment

Phạm Gia Đại – Những Người Tù Cuối Cùng (4)

Phần XIV: “Một Thoáng Yêu Người” 
Thấm thoát mà tôi đã trải qua mười lăm năm trong trại giam nhưng trong hai năm vừa qua tại Hàm Tân thì phải nói một cách trung thực rằng khí hậu trong Nam và ở gần gia đình đã làm cho chúng tôi được thoải mái hơn nhiều và có cảm giác mơ hồ rằng ngày về cũng không còn xa lắm.
Kể từ ngày mà người vợ lên thăm miễn cưỡng vì áp lực gia đình, bỏ phịch giỏ quà của Mẹ tôi gửi lên xuống đất, nói vài câu rồi lên xe về Sàigòn thì tôi vẫn sống như một cái bóng đi bên cạnh cuộc đời. Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngục | 1 Comment

Phạm Gia Đại – Những Người Tù Cuối Cùng (3)

Phần IXThân Mẫu Tại Đường – Như Lai Tại Thế
 Trong thời gian được ở chung trong cùng một trại giam ở miền Bắc với quí thầy Nha Tuyên Úy Phật Giáo, tôi có cơ duyên học hỏi nhiều điều hay cả về đời và về đạo. Một lời chỉ dậy mà tôi ghi nhớ nhất trong lòng là hình ảnh diệu kỳ của người Mẹ trong câu:
“Thân mẫu tại đường -Như Lai tại thế”.
Câu châm ngôn này nói lên vai trò và công lao to lớn nuôi nấng con cái của người Mẹ khi còn sống trong gia đình cũng ví như Đức Phật đang còn tại trần gian để cứu vớt chúng sanh ra khỏi sự trầm luân của bến mê khổ ải. Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngục | 2 Comments

Phạm Gia Đại – Những Người Tù Cuối Cùng (2)

Phần VI: Ba Người Tù Tổ Điện
Tác giả
Cuộc đời con người ta trong cõi trần gian này cũng giống như con thuyền nan lênh đênh trên giòng nước, có lúc nó trôi thật êm đềm như lượn lờ thơ mộng dưới ánh trăng, có nhiều lúc nó như nhỏ bé li ti trên giòng nước mà lao đao qua bao thác ghềnh và giông bão gian nguy, nhưng nếu vững tay chèo lái thì con thuyền ấy vẫn đến được bến bờ hạnh phúc bình yên. Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngục | 2 Comments

Phạm Gia Đại – Những Người Tù Cuối Cùng (1)


Phần I: Khu Rừng Lá Buông
Trời đã sẫm lại từ lúc nào, bóng tối đã bao phủ cả khu vực trại giam Z-30D Hàm Tân,Thuận Hải, tất cả đều yên tĩnh và chỉ còn nghe vẳng từ thật xa tiếng gió xào xạc qua những khu rừng lá.
Bên phía các buồng giam tù hình sự im ắng lạ thường bởi vì hầu hết đều kéo lên hội trường để xem phim bộ và những ngọn đèn vàng không đủ chiếu sáng cái sân trại quá rộng. Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngục | Leave a comment

Phan Xuân Sinh – Gió bụi một thời

Tôi rời Đà Nẵng gần cuối năm 1974 để vào sống tại Sài Gòn. Trong dự trù, sau khi giải ngũ tôi được lãnh số tiền trợ cấp hàng tháng để yên tâm đi học trở lại. Số tiền nầy dư giả cho tôi trang trải mọi chi phí về chuyện ăn ở tại Sài Gòn mà không cần sự trợ cấp của gia đình. Tất cả hồ sơ giải ngũ của tôi từ Trung Tâm I Quản Trị được gửi vào Trung Tâm III Quản Trị. Nếu không có biến chuyển gì thì tháng 4 năm 75 tôi sẽ ra Hội Đồng để duyệt xét mức độ tàn phế. .. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 2 Comments

Văn Lan – Trung Sĩ Khâm

Nguồn      http://www.bietdongquan.com                                                         Huy Hiệu vai của Tiểu Đoàn 79 BĐQ

Xóm Chợ Mới, Đà Nẵng – Mùa hè năm 1972
Chiếc xe lam từ An Hải thả tôi xuống Ngã Tư Quân Đoàn. Trời nắng chói chang, tôi vội vã đi bộ dọc theo con đường trước cổng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I Quân Khu I (BTL QĐ1/QK1) để về nơi Đại đội 1 đang trú quân rải rác bên trong xóm Chợ Mới. Một khu phố đối diện với BTL QĐ1/QK1.
Chân bước nhanh nhưng hồn tôi thì vẫn còn lẽo đẽo trên chuyến xe lam chưa chịu rời xa cô bé xinh xinh bên hàng ghế đối diện. Như những lần khác, mỗi khi gặp được cô nàng nào hơi hợp nhãn một tý là tôi thấy tình yêu tràn trề lai láng. Không biết tôi có cơ hội gặp được cô nàng lại lần thứ hai hay không, nhưng tôi đã hăm hở vẽ vời tính chuyện ông Tơ bà Nguyệt cùng nàng sẵn sàng ở trong đầu. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 3 Comments

Trần Tấn Đởm – Liên Đoàn 2 BĐQ với Muà Hè Đỏ Lửa tại Vùng II


Tưởng nhớ Cố Trung tá Nguyễn Văn Tốt (Cựu TĐT/TĐ35 và 22/ BĐQ), cùng các quân nhân của BĐQ và các đơn vị bạn đã bỏ mình tại Chupao.
40 năm đã qua. Thời gian thật quá dài để ôn nhớ về đời lính và cuộc chiến.
MN. Trần Tấn Đởm, LĐ2 BĐQ.
Đầu năm 1972, CSBV đồng loạt tấn công vào các cứ điểm trên khắp 4 vùng chiến thuật. Vùng I địch mở mặt trận Đông hà -Quảng trị, Vùng III mặt trận An lộc -Bình long, và Vùng II, cột sống Cao nguyên Trung phần (Mặt trận B3 cùng các sư đoàn CS trực thuộc). Chúng đã cho quân áp sát, pháo kích và tấn công các căn cứ BĐQ/ BP Daksan, Dakpek, Benhet, Poleikleng.
Chu Pao ai oán hờn trong gió
Mỗi chiếc khăn tang một tấc đường Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 3 Comments

Trần Ngọc Nguyên Vũ – Khóc Người Pleiku


Anh Phan Đắc Huề khóa 63A, chỉ số Hoa-Tiêu KT. Anh từng phục vụ ở các đơn vị như PĐ Phi-Long 518, PĐ Phượng-Hoàng 514 ở Biên-Hòa, và đơn vị tác chiến cuối cùng của anh là Phi-Đoàn Thái-Dương 530 đồn trú tại phi-trường Cù-Hanh trên PleiKu. Không hiểu do cái «Duyên» nào đưa anh đến với chiếc phi cơ AD6, chứ trông anh người ta chỉ tưởng đến một «Ông giáo» đạo mạo hiền lành chứ không thể nào lại là một người lính chiến được… Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Văn Lan – Giấc Mơ Không Trọn

Đầu năm 1974, CSVN chọn Thường Đức làm thí điểm để đo lường khả năng phản công của QLVNCH. Sau gần nửa năm chuẩn bị cả người lẫn vủ khí, theo lời của Cộng Quân, bọn chúng đã huy động một lực lượng gồm “11 tiểu đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, 1 đại đội hỏa tiễn B72, 1 tiểu đoàn pháo phòng không 37mm, 1 đại đội hoả tiễn vác vai A72, 2 tiểu đoàn công binh và một số đơn vị “bảo đảm” chiến đấu khác.” (Khi đề cập đến “một số đơn vị không bảo đảm chiến đấu khác”, chắc là cộng quân không muốn nhắc đến 2 tiểu đoàn đặc công Quãng Đà và những lực lượng du kích trong vùng được xử dụng như những lao công dùng để khiêng súng đại bác và tải đạn lên núi cho những đơn vị chính quy CSBV.) Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trườngTản Mạn | Leave a comment

Song Vũ – Tàn Cơn Binh Lửa



Một
Từ ngày gặp ông tới nay cũng đã lâu mà tôi vẫn chẳng biết tên thực của ông là gì. Chung quanh xóm người ta gọi ông là thầy Năm. Tôi cũng gọi ông như thế. Ông sống đơn độc, không vợ con trong một căn chòi lá, vuông vắn mỗi bề chừng 3 thước, do chính tay ông dựng. Phía sau chòi là một mảnh vườn diện tích chừng hơn hai sào. Toàn bộ nhà cửa, vườn tược nằm bên một con suối nhỏ, đầu nguồn là chỗ giao nhau của ba đường thông thủy từ trên dẫy núi đá vôi cách xa nhà ông chừng non cây số. Rải rác theo ngọn suối cũng còn có một số căn chòi khác cuả dân tứ xứ thập phương dồn về đây trong kế hoạch lập kinh tế mới CS đề ra, nhưng lâu dần nhiều người không chịu nổi, đành bỏ cuộc. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Tiểu Đoàn 92 BĐQ 510 Ngày tại Tống Lê Chân

Logo of The Vietnamese Ranger

Mũ Nâu Đặng hưng Vượng


Vài dòng giới thiệu tác giả:
– Đại đội trưởng của một đại đội của Tiểu Đoàn 92 BĐQ.
– Đã đưa đại đội trinh sát của Tiểu Đoàn 92 BĐQ tăng phái cho Sư Đoàn Kỵ Binh Black Horse, Hoa Kỳ, đang đóng ở Lai Khê, đại đội Brown Team, khoảng 4 tháng. Trách nhiệm của Đại Đội là đi giải vây để cấp cứu các phi hành đoàn trực thăngMỹ bị bắn rơi. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 10 Comments

Những email rất ngắn và thật về LAM SƠN 719

KIỀU CÔNG CỰ ghi


Khởi đi từ một Email của “cụ Niêm” posted lên “Diễn đàn Làng 22”. Con cháu của Cụ mà đọc thì chắc là không hiểu cái gì hết, nhưng những người trong cuộc, cùng trang lứa với cụ thì cảm động lắm, có người rơi nước mắt. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Đào Vũ Anh Hùng – Bài Quốc Ca Hát Ngày Cuối Cùng

                                                       
Bài ca ly biệt của quân lực VNCH được diễn tả bằng những hành động ngoạn mục, những trận đánh ngoạn mục của người lính VNCH trong trận thư hùng với các binh đoàn cộng sản lần cuối, vào giờ phút hấp hối của miền Nam. Đó là những trận đánh cực cùng dũng cảm, bi thương, hùng tráng và tuyệt vọng, trước sự chứng kiến của hàng trăm ký giả, phóng viên ngoại quốc, những nhà ngoại giao, nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu quân sử. Continue reading 
Posted in Uncategorized | 1 Comment

LS Lê Trọng Quát – NGÀY QUÂN LỰC 19 tháng 6 Hãy trả lại sự thật cho người lính VNCH !


 Đề tài do ban tổ chức của Trung Tâm Điều Hợp TTCSVNCH Âu Châu đề nghị với tôi phát xuất từ một lý do quan trọng, không những đối với Quân lực VNCH mà đối với cả VNCH và nhân dân Miền Nam VN nói chung .Sự thật của cuộc chiến tranh Việt Nam đã bị bóp méo một cách qui mô và tàn nhẫn trong suốt cuộc chiến xâm lăng Miền Nam. Ngay đến bây giờ, trong ký ức của một số thành phần dư luận thế giới, đặc biệt trong các giới thiên tả, hình ảnh của người lính VNCH vẫn trái với sự thật khách quan . Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Đào Vũ Anh Hùng – Viết cho ngày Quân Lực 19-6


Hàng năm, chúng ta làm lễ kỷ niệm Ngày Quân Lực 19 tháng 6. Ngày Quân Lực năm nay đánh dấu 38 năm kể từ biến cố bi thảm 30 tháng 4, 1975, ngày miền Nam thân yêu của chúng ta rơi vào tay cộng sản. Ba mươi bẩy năm trôi qua trong đau hận không nguôi của tâm trạng…
Canh bạc chưa chơi mà hết vốn
Cờ còn nước đánh phải đành thua

(thơ Thanh Nam) Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 2 Comments

Đặng Hưng Vượng – 510 Ngày tại Tống Lê Chân

Vài dòng giới thiệu tác giả:
– Đại đội trưởng của một đại đội của Tiểu Đoàn 92 BĐQ.
– Đã đưa đại đội trinh sát của Tiểu Đoàn 92 BĐQ tăng phái cho Sư Đoàn Kỵ Binh Black Horse, Hoa Kỳ, đang đóng ở Lai Khê, đại đội Brown Team, khoảng 4 tháng. Trách nhiệm của Đại Đội là đi giải vây để cấp cứu các phi hành đoàn trực thăngMỹ bị bắn rơi.
– Trong nửa thời gian đầu căn cứ TLC bị địch vây hãm, là Sĩ Quan Không Trợ, Phụ Tá Ban 3 của Tiểu Đoàn.
– Sau đó, theo trực thăng tải thương rời căn cứ, làm Sĩ Quan Tiền Cứ cho Tiểu Đoàn, và trách nhiệm thả dù tiếp tế cho Tiểu Đoàn ở TLC.
– Sĩ Quan Tiền Cứ, kiêm Phát Hướng Viên Tiểu Đoàn khi Trung Tá Nguyễn Hân làm Tiểu Đoàn Trưởng, kế tiếp là Thiếu Tá Lê kim Tư làm Tiểu Đoàn Trưởng. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 3 Comments

Quang-An – Cuộc di tản của tiểu đoàn khóa sinh tân binh


Đầu năm 1975 tôi, đại úy Nguyễn-Quang-An, khóa 19 trường bộ binh
Thủ-Đức, và vợ con đang ở tại trung- tâm- huấn-luyện Sư-Đoàn 22 BB
trong căn cứ của BTL S/Đ tại An-Sơn,
cách thành phố Qui-Nhơn khoảng 30 km về hướng Tây Tây-Bắc .Căn cứ
An-Sơn rất rộng,nằm dưới rặng núi chạy dài từ hướng Tây Nam lên tây
bắc vòng qua đến Đông Bắc, là nơi đồn trú của BTL/ SĐ và tất cả các bộ
chỉ huy của các đon vị phụ thuộc SĐ ,trong đó có TTHL/SĐ. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 6 Comments

Nguyễn thị Thêm – Vợ Lính

Tôi quen biết chàng khi anh ấy đã là lính. Cái lon Chuẩn úy chẳng là cái thá gì với tôi, một người con gái đầy nam tính. Tiếng nói miền Trung lơ lớ khó nghe, mặt chẳng đẹp trai và nhìn qua là biết chẳng phải con nhà giàu. Mấy cái đó và cả con người đó đáng lý ra chẳng dính dáng gì với tôi. Thế nhưng, trời bất dung gian cái tên Chuẩn uý người Huế đó không biết bằng cách nào lại có thể xin vào dạy giờ ở cái trường Trung học tư tôi đang dạy. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 2 Comments

Chi Lann – Giờ phút cuối của một đơn vị QLVNCH tại Sài Gòn

  
GIỜ PHÚT CUỐI CỦA MỘT ĐƠN VỊ QLVNCH TẠI SÀI GÒN
Không bao giờ chúng ta có thể ngờ được có ngày 30/04/1975 và không bao giờ, trước đó, chúng ta nghĩ rằng ngày 30/04/1975 chính là ngày vành khăn tang phủ lên đầu Bà Mẹ Việt Nam.

Đơn vị chúng tôi đang đùa giỡn với địch quân tại vùng ngoại ô Sài Gòn, khu xa lộ Đại Hàn nối liền từ ngã tư Quân Vận (Trung tâm huấn luyện Quang Trung) đến xa cảng Phú Lâm. Được lệnh nguyên Tiểu Đoàn phải về phòng thủ dọc theo Quốc lộ 1 từ ngã tư Quân Vận đến ngã ba Bà Quẹo trong đêm 27/4/1975. 
 Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 12 Comments

Chuyện Tình Thời Chinh Chiến

                                             
Tr/Tá Phạm Văn Phạm Phi đoàn 524 (Thiên Lôi),
Kingbee Đặng Quỳnh PĐ219,
Trung Tá  Đặng Duy Lạc ( sau này là Đại Tá)  bắt tay với
Trung Tá Nguyễn Văn Nghĩa (PĐT/PĐ 219) hình chụp năm 1973 Trung Tá Nghĩa vừa mới gắn lon
Ðầu tháng 9-96, báo Ngày Nay ở Houston có đăng một lá thư, tác giả là một người đàn bà ký tên Nga (Sàigòn) gửi cho người yêu cũ Duy, tức Ðại Tá Không Quân Ðặng Duy Lạc, người đã viết đoản văn “Giòng Ðời” trên Ðặc san Ngàn Sao của Hội Không Quân Houston, số mùa Hè 92 với bút danh Duy Lạc. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Thôn Nữ Bàu Trai – Vợ Lính Thời Chinh Chiến…


                                                                 
Hay chỉ còn tấm thẻ bài mang tên anh

Lời Giới Thiệu:

Tác giả bài viết này là một phụ nữ sinh trưởng ở Bàu Trai, miền Đông Nam Phần. Đây là một địa danh mà các quân nhân từng hành quân ở vùng 3 chiến thuật đều quen biết.

Từ câu chuyện tình đơn sơ, một thiếu nữ hiền lành trở thành người vợ lính thời chiến. Đời sống gia binh, người chồng chuẩn bị đi hành quân, tiếng khóc của góa phụ nhà kế bên, tiếng xe Jeep của chàng trở về chạy trên sân sỏi, tiếng súng đêm đêm vọng lại, những lần từ biệt vội vàng, các chuyến về thăm nhà bất chợt giữa các trận đánh. Người vợ lính với 20 năm khắc khoải, hạnh phúc đếm từng ngày để đến lúc tan hàng lại tiếp tục lo cho chồng đi cải tạo. Chúng ta đã từng đọc các trang sử chiến tranh của nam nhi thời binh lửa. Bây giờ xin một lần đọc để thông cảm cho những giọt lệ của phụ nữ VN trong vai trò vợ lính thời chinh chiến.Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 4 Comments

Phạm Bá Hoa – Chân Dung Người Vợ Lính Việt Nam Cộng Hòa

                                Hay chỉ còn tấm thẻ bài mang tên anh
 
Trong cuộc sống, sự thành công hay thất bại nào cũng có cái giá của nó. Trong chiến tranh cũng vậy, cái giá của những chiến tích lừng danh mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) phải trả, là những đồng đội đã hy sinh, những đồng đội khác đã để lại một phần thân thể trên khắp miền đất nước, và hệ lụy dài lâu là những đứa trẻ vĩnh viễn xa cha, những người vợ vĩnh viễn xa chồng! Người quân nhân hy sinh vì tổ quốc, là sự hy sinh cao cả mà tổ quốc mãi mãi ghi công. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Vương Mộng Long – Dak-Séang 1970


    Ngày 23 tháng Ba năm 1970 tôi nhập viện xin giải phẫu vết thương cũ nơi sườn trái để lấy ra một mảnh đạn cối. Bác sĩ đã phải khoét một lỗ lớn cỡ lòng bàn tay bên sườn tôi, lấy mảnh đạn ra, rồi nạo hết thịt thối bám trên ba cái xương sườn. Vì vết khoét khá lớn, nên không thể khâu vá bằng chỉ, mà được nhét đầy băng vải tẩm trụ sinh, rồi đắp lại bằng một tấm băng lớn dày hai lớp chứa bông gòn ở giữa. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 4 Comments

Kiều Mỹ Duyên – Biên Trấn

 
Căn cứ hỏa lực 5 nằm ngay ngã ba tam biên Việt Miên Lào, cách căn cứ Tân Cảnh chừng 5 cây số về phía Tây. Cũng trong những ngày chiến trường Cao Nguyên sôi động, tôi theo trực thăng từ Pleiku đến thăm Bộ Chỉ Huy của Liên Đoàn 81 Biệt Kích Dù đang đóng ở căn cứ này. Cùng đi trên chuyến trực thăng, có một sĩ quan Chiến Tranh Chính Trị và Bác Sĩ Lê Thành Ý thuộc Bệnh Xá Biệt Động Quân của Quân Khu II. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Kiều Mỹ Duyên – Polei Kleng

Polei Kleng là tên của một ngọn đồi lớn nằm về phía Tây Bắc của thành phố Kontum khoảng 22 cây số. Chung quanh Polei Kleng có những đồi đại đội nòng cốt của tiểu đoàn do Thiếu Úy Kchong làm Đại Đội Trưởng. Thiếu Úy Kchong từ lực lượng Dân Sự Chiến Đấu do Hoa Kỳ thành lập và huấn luyện, sau chuyển qua Tiểu Đoàn 62 Biệt Động Quân Biên Phòng. Kchong mới 22 tuổi, anh là một sĩ quan can trường và hành quân rất giỏi. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Vĩnh Chánh – Không Bỏ Anh Em, Không Bỏ Bạn Bè

Bất cứ một chiến tranh nào cũng có những hoạt động quân sự được che dấu bảo mật. Với những phi cơ màu đen không số không tên không cờ, Phi Đoàn 219 Thần Phong của Không Quân VNCH, trực thuộc Phòng 7 Nha Kỹ Thuật, Bộ Tổng Tham Mưu, có nhiệm vụ thả người ra phía Bắc vĩ tuyến, đưa đón và yểm trợ những toán tiền thám Lôi Hổ, Biệt Kích đi sâu vào lòng địch… Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Phan Nhật Nam – Hồi Ký Dấu Binh Lửa (4)


NGƯỜI CHỈ HUY VỀ GIÀ

 Có thể nói sếp cũ của tôi là một ông già, già nhất trong những người giữ nhiệm vụ chỉ huy đơn vị tác chiến. Ông đi lính từ một thuở thật xa, lâu lắm, cách đây hơn hai mươi năm lúc quân đội chỉ độc các loại commando, Lê-Dương, Nhẩy Dù thuộc địa… Đánh nhau bằng súng mút-cờ-tông từng phát một hay những cây FM đầu bạc bắn gật gù như ông già ho lao. Lúc chiến tranh còn nằm tít trên biên giới Lào – Việt – Trung, trận đánh toàn một cách xung phong ầm ầm, ào ào để giữ những làng, thị trấn mang tên lạ hoắc như Bản Hiu-Siu, Mường Phen, Thất Khê… Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Phan Nhật Nam – Hồi Ký Dấu Binh Lửa (3)


NHỮNG TÀN PHÁ THOẢ THUÊ
 https://i1.wp.com/hung-viet.org/blog1/wp-content/uploads/2013/05/biasachhoikydaubinhlua-phannhatnam.jpg

Chúng tôi đến Huế từ tháng Chín,trời còn nóng như đang mùa hè. Đóng quân ở thôn Nguyệt Biều, bên cạnh sông Hương trông sang chùa Linh Mụ. Bao nhiêu lâu tôi không về lại Huế, từ một tuổi nhỏ bỏ đi xa nay trở về như khách lạ. Làng thật đẹp, cây im mát, con đường đất nhỏ dẫn xuống một bờ sông nước trong ngăn ngắt, tôi căng chiếc võng ngủ dưới tàn cây, đêm xanh xao ánh trăng, cô gái da trắng mát tự nhiên chao đôi thùng trên giòng nước long lanh… Bên kia sông, chùa Linh Mụ đổ hồi chuông, âm thanh trôi chảy trên sóng nước. Và sâu đêm khuya im lặng, sóng vỗ thật nhỏ, khẽ đập vào bờ lách tách như tiếng sông đang thở… Tôi tưởng ra một thiên nhiên đang nở dài im lặng. Trong những đêm khuya đẹp đẽ này, tôi thường mượn một chiếc thuyền, chỉ đủ cho một người ngồi bơi lang thang trên dòng sông để hiểu tại sao người Huế tạo ra những điệu hò buồn bã một hơi thở tàn… Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Phan Nhật Nam – Hồi Ký Dấu Binh Lửa (2)


DƯỚI CHÂN ĐÈO MANG
 Vừa chạm phải mặt đất, chiếc phi cơ đã hãm ngay đà lại, thân tàu rung mạnh dữ dội như chiếc tàu thủy bị sóng dồi. Núi đồi hai bên chạy ngược qua cửa phi cơ loáng thoáng. Phi trường thuộc hạng B, từ lâu chỉ được xử dụng cho các loại phi cơ cỡ C.47 nay vì tình trạng nghiêm trọng cần tăng viện một số binh sĩ tổng trừ bị, chiếc C.123 phải đáp xuống trong điều kiện kém an toàn. Ra được khỏi phi cơ, tôi thở phào khoan khoái như vừa thoát một đại nạn, mặt đất yên tĩnh dưới chân. Đất vẫn mầu nhiệm cho người sau nguy biến. Nhớ đến lần hạ cánh vừa rồi tôi vẫn còn khiếp hãi… Phi cơ phải lượn từng vòng thật thấp, núi bên trái, núi bên phải, đầu và cuối phi đạo hai vực thẳm, từ ngày bị rớt máy bay ở Bình Giã, tôi đâm ra sợ tất cả các loại phi cơ nên khi từ trên cao nhìn xuống phi đạo ngắn ngủn này tôi đã hoang mang sợ hãi. Nhưng bây giờ thì yên trí. Đất đây rồi. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 5 Comments

Phan Nhật Nam – Hồi Ký Dấu Binh Lửa (1)


LỜI MỞ ĐẦU
Theo lời dặn của C— Anh cố vấn văn chương— Tôi phải viết một cái tựa thật hách, ngắn, cô đọng và hay ho không chịu được… Nhưng viết thế nào để có thể gọi là ” hách”? Thôi, tôi mở đầu bằng cách bày tỏ nguyên do đồng thời đề biện hộ cho những dòng viết ở những trang sau. Đến cái tuổi này lẽ tất nhiên tôi chẳng hy vọng gì nơi văn chương nữa, cũng không thể ước mơ nhờ cái ngõ văn chương để kiếm một chút danh gia. Hơn nữa, danh vọng của một người viết văn ở Việt Nam cũng chẳng lấy gì làm sáng sủa. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Vĩnh Chánh – Hồi Ký 30-4-75: Tháng Ngày Tao Loạn

Không một ai ở Miền Nam Việt Nam có thể quên được những cay đắng, uất hận nghẹn ngào, nhục lụy, chết chóc tang thương khi quân dân VNCH bị đồng minh bỏ rơi, đẩy vào cảnh sụp đổ. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Thanh Thương Hoàng – Những Ngày Tháng Tù Đày Không Thể Quên


người lính Việt Nam Cộng Hòa


Quân cán chính VNCH bị bắt trong những ngày tháng tư, 1975. Getty Images Continue reading 
Posted in Hồi ký từ địa ngục | 1 Comment

Vũ Đình Lưu – Trảng Bom Bão Lửa

lịch sử việt nam, trảng bom bảo lửa
Chiến Đoàn 52 Đặc Nhiệm (Sư Đoàn 18 BB) sau những ngày quần thảo ác liệt với Đại binh CSBV tại Quốc Lộ 20, khu vực Dầu Giây,  ấp Nguyễn Thái Học bị tổn thất nặng nề…Chiều tối ngày 15-4-75 toàn bộ lực lượng mở đường máu về ấp Bàu Hàm. (xem bài “Quốc Lộ 20, hành lang của Tử Thần” cùng tác giả.) Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Vũ Ðình Lưu – Quốc lộ 20, Hành Lang Của Tử Thần

Lời Giới Thiệu của KB NguySaigon :
Tuý Ngoạ Sa Trường Quân Mạc Tiếu
Cổ Lai Chinh Chiến Kỹ Nhân Hồi
(Lương Châu Từ – Vương Hàn)
Những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Thiết Đoàn 5 KB và SĐ 18 BB đã đánh một trận để đời tại Xuân Lộc, Long Khánh. Trận chiến là một trong những trận chiến hào hùng nhất của QLVNCH. Trận đánh làm nức lòng và được toàn dân ngưỡng mộ. Qua ngòi bút tài hoa của Đại Uý Vũ Đình Lưu, Chi Đoàn Trưởng CD 2/5 Thiết Kỵ, cho chúng ta thấy sự chiến đấu dũng mãnh, sự hy sinh mà không bút mức nào diễn tả được trong một trận đánh mà sự chênh lệch về quân số tham chiến và vũ khí quá lớn. Trận chiến cô đơn nhưng hào hùng tại Long Khánh đã “khép lại” tạm thời Chiến sử QLVNCH . Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Vương Mộng Long – Cuối Đường

Hồi Ký cuả Vương Mộng Long, Khóa 20

“Vinh quang một đời của người cầm quân là một món nợ.
Nợ với tổ quốc, với đồng bào, và với thuộc cấp của mình!”           
(Vương mộng Long)
biet dong quan viet nam, biệt động quân việt nam
Trận đánh sau cùng ngày 30/04/1975 của những người lính Biệt Động Quân Việt Nam anh hùng được ghi nhận qua ống kính của phóng viên ngoại quốc. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

Thơ Hoàng Trọng Thanh

ĐÔI NẠNG GỖ

*Viết thay thằng bạn (Ngô Tấn, khóa 24 TVBQGVN)
thương phế binh bị ở lại VN.
Từ trong Nước, tao kể mày một chuyện
Trận chiến Bình Long, tao mất một giò
Cuộc đổi đời (4/75) phá nát… tủi buồn so
Thân tàn phế phải lò cò kiếm sống ! Continue reading 
Posted in Văn Nghệ Kaki | Leave a comment

Mai Thy – Người vợ Lính

Vào thời thập niên 60-70, ở Saigon, những rạp hát như Rex, Eden thường hay trình chiếu những cuốn phim Ngoại Quốc như: Ben Hur,Samson Dalida.v.v. Những nam minh tinh màn bạc có thân hình như tượng đồng những bắp tay cuồn cuộn, vòng vai, vòng ngực nở rộng, bắp thịt bụng rắn chắc hiện thành 6 múi.. có thể che chở và chống lại những bão táp phong ba đến với họ, đã làm cho tôi ngưỡng mộ những người hùng trong những cuốn phim đó. Không biết có phải tôi bị lậm phim ảnh quá không? Continue reading 
Posted in Tản Mạn | 1 Comment

Mi-sa – Rằn Ri Ơí! nhớ quá

Để tưởng nhớ Dượng và các Anh mũ nâu tiểu đoàn 79 Biệt động quân.
Nhỏ theo gia đinh đi lánh nạn CS vô nhà Dì ở ngay góc đường Cao Thắng và Đống Đa. Xe đến Đà nẵng lúc 5 giờ chiều, chiếc xe be nhỏ mà chứa hơn 30 người đứng ngồi la liệt, Nhỏ bước xuống xe trong cơn say sóng dật dờ. Dì Nhỏ ôm chầm lấy moị người với ánh mắt rưng rưng rồi nhanh chân đi qua quán hủ tiếu Mỹ thuận bên cạnh nhà đặt hàng. Khỏang nửa tiếng sau hủ tiếu được đưa đến, moị người sì sụp ăn sau 1 ngày daì đoí bụng. Tô nước lèo ngọt sắc, thơm thơm muì hẹ cọng với sợi hủ tiếu dai mềm khiến ai nấy tỉnh táo hoàn hồn: Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Kiến Hôi – Lễ mãn khóa

                                                         
Đêm chiêu hồn tử sĩ
Hai hàng phi lao dọc theo sân Vũ Đình Trường uốn éo vang rền lên những bước chân rầm rập kiêu hùng của hàng ngàn vong linh các khóa đàn anh đã vùi thây trên đất mẹ, nay đang tìm đường về trường cũ chứng kiến khóa đàn em nối bước theo sau. Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Nguyễn Ngọc Ấn – Trần Trung Cấp

Những nhân vật được nêu tên trong truyện đều được đổi tên cho khỏi đụng chạm và đa số hiện vẫn còn sống. Nếu có trùng hợp với bất kỳ ai, xin nhận nơi đây lời thành thật xin lỗi của tôi. (NNA)
Ngày 27/1/73, hiệp định hoà bình (phải gọi là Hiệp định Ngưng bắn Tại chỗ thì đúng hơn) được ký ở Paris. Lúc đó tôi còn nằm trong trại tù binh ở rừng núi Lạng sơn, Bắc Việt. Tôi biết, theo tinh thần hiệp định Paris thì tất cả (chữ “tất cả” phải được nhấn mạnh, tù binh quân và dân sự của hai bên phải được trao trả cho bên kia trong thời hạn chậm nhất là 60 ngày. Tôi ở ngoài Bắc về Nam ngày 21/3/73, chỉ một tuần nữa là hết hạn trao đổi tù binh. Tiếp theo đó là thời gian coi như bị tạm giam bởi Sở 3 An Ninh Quân đội để điều tra về cái tội bị VC bắt mà không trốn thoát hay vượt ngục cho tới khoảng tháng 5 hay tháng 6 gì đó thì tôi xuất trại ANQĐ để trở về đơn vị gốc của tôi là Liên đoàn 5 BĐQ lúc bấy giờ đang hành quân ở An Lộc, Bình Long… Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Vùng Hạ Lào tháng 2 năm 1971

                                

Cuối năm 1970, tôi tốt nghiệp từ Trung Tâm Huấn Luyện KQ Nha Trang ngành Cơ khí viên Phi hành trực thăng (gọi tắt là Cơ Phi) chỉ số 43.150PH và được cha mẹ “chạy piston” một phát ra ngay phi đoàn trực thăng mới thành lập là PĐ 233 phi trường Đà Nẵng -Xa xôi diệu vợi-
Từ giã Sài Gòn mà lòng muốn khóc. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 2 Comments

Lão Ngoan Đồng – Những ngày cuối cùng của một đơn vị công binh

                           


Thành Ông Năm, nơi đồn trú của 2 đơn vị Công Binh : Liên Đoàn 30 Công Binh Chiến Đấu (CBCĐ) và Liên Đoàn 5 Công Binh Kiến Tạo (CBKT), là vị trí yết hầu, phòng tuyến của Thủ Đô Sài Gòn từ hướng Củ Chi, cách quận lỵ Hốc Môn gần 2 cây số. Trong doanh trại của LĐ 5 CBKT gồm 5 tiểu đoàn, 1 đại đội Xe Trút (dump trucks) và 1 đại đội công sự nặng (heavy equipments). Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Nguyễn Phán – Những giờ phút cuối cùng của những mãnh hổ

                                         Logo of The Vietnamese Ranger


Lời người viết: Vì bài viết khá dài, dù chưa đi vào những chi tiết, do đó, xin được chia bài viết thành hai phần. Người viết căn cứ vào sự thật và trí nhớ về những biến cố xưa, như còn nguyên ở đây; cho dù có thể vài chi tiết nhỏ (như giờ, con số…có thể không được chính xác), ngoài ra, các sự kiện, các diễn tiến được ghi lại trong bài viết là hoàn toàn đúng. Viết với LÒNG DANH DỰ và SỰ TỰ TRỌNG.
Lính gìa Mũ Nâu Nguyễn Phán Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 1 Comment

BĐQ Đoàn Trọng Hiếu – Giải Vây Đồi 46

CĂN CỨ ALPHA

 Đồi 46 căn cứ Alpha hay còn gọi là ngọn đồi máu có lẽ vẫn còn ghi đậm trong tâm khảm của các chiến sĩ hai Liên Đoàn 3 và Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân, hay nói đúng hơn là với Tiểu đoàn 30 BĐQ dưới sự chỉ huy của thiếu tá Võ Mộng Thúy, và tiểu đoàn 52 BĐQ dưới sự chỉ huy của thiếu tá Lê Quý Dậu. Continue reading 

Posted in Hồi ký chiến trường | 3 Comments

Lôi Vân – Đành bỏ anh em


https://i0.wp.com/vnafmamn.com/decals/patch21.jpg
Phù hiệu PĐ 231 Lôi Vân.
Mỗi khi nói đến Trần Kim Quan, bạn bè thường gọi anh bằng cái biệt danh không lấy gì làm êm tai cho lắm “Quan Mập”. Nói đến Quan mập thì cả Không Đoàn không ai là không biết đến. Thế rồi theo thời gian, mọi người hầu như khhông cón ai nhớ tới họ và tên lót của anh nữa ngoại trừ người hạ sĩ quan văn thư phi đoàn. Đặc biệt hơn nữa là trong phi đoàn có hai Quan, người thứ nhất là Quan Mập, người thứ hai hơi cao, hơi gầy, họ Huỳnh thì lại được gọi một cách rất đàng hoàng là “Quan Huỳnh” để phân biệt với Quan Mập. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Lôi Vân – Tưởng bỏ anh em


http://vnafmamn.com/decals/patch21.jpg
Phù hiệu PĐ 231 Lôi Vân.

Đã hơn tuần nay, không một hợp đoàn trực thăng nào đáp được vào An Lộc vỉ hỏa lực phòng không dày đặc cùng với những trận pháo kích như mưa vào bãi đáp mỗi khi có tiếng động cơ trực thăng vọng tới tai quân địch. An Lộc giờ đây chỉ còn trông nhờ vào sự tiếp tế duy nhất của những phi cơ vận tải bay tít tận trời xanh thà dù xuống thị trấn nhỏ bé đang bị đoàn quân “sanh Bắc tử Nam” hăm he nuốt trửng. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Kỵ Binh Nguyễn Hiếu – NÓ và TÔI

NÓ và TÔI

Chiếc Caribou cất cánh từ phi trường Tân Sơn Nhất đưa Quan, Hiền cùng một số tân binh đến phi trường Nha Trang. Hiền và Quan rất thân nhau, hai đứa học cùng trường, ở cùng xóm. Chiếc GMC đậu sẵn từ lâu chờ đưa họ đến quân trường Đồng Đế để thụ huấn khóa 3/72 Hạ Sĩ Quan Trừ Bị. Tất cả tập họp trước cổng quân trường. Ở đây có hình phù hiệu của quân trường là thanh kiếm bạc với mặt trời trên biển cả bao la và một tượng lính bằng đồng sơn đen, cán bộ hướng dẫn nói:
– Chừng nào các anh đen như tượng lính này thì mới ra trường.
Quan xoay qua nói nhỏ đủ Hiền nghe:
– Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ đó.
Hiền nói nhỏ:
– Nghe sao ớn da gà quá mậy! Continue reading 
Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Lê Văn Hậu – Người Ở Lại Tam Biên

Sau khi tốt nghiệp khóa Hạ Sỉ Quan Trường Huấn Luyên Đồng Đế ở Nha Trang . Với cấp bậc Trung Sỉ , Đào Hồng Thủy đã chọn đơn vị Nha Kỷ Thuật để phục vụ đời binh nghiệp và được đưa về Đoàn 72 do Cựu Trung Tá Cẩm Ngọc Huân làm Đoàn Trưởng .
Đây là thời thời gian Đoàn 72 vừa mới thành lập để chuẩn bị học khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ cùng vơí các Đoàn 71 ,75 . Tất cả các Đoàn đều ở trong khu vực của vòng đai phi trường Nha Trang về hướng đường Phước Hải đi vào . Các Toán trong lúc học Chiến Tranh Ngoại Lệ gồm có 4 Sĩ Quan và 8 nhân viên Hạ Sĩ Quan , không biết TS Đào Hồng Thủy lúc đó đã ở Toán nào . Nhưng sau khi tốt nghiệp khóa Chiến Tranh Ngoại Lệ , không biết vì lý do gì mà Đào Hồng Thủy và một số anh em khác được đưa lên phục vụ ở Chiến Đoàn 2 đóng tại Kontum. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Trần Đại Sỹ – Đại-tá Hồ Ngọc-Cẩn

Đại-tá Hồ Ngọc-Cẩn sinh ngày 24 tháng 3 năm 1938, tại Cần-thơ. Thân phụ là một hạ sĩ quan trong quân đội Quốc-gia Việt-Nam. Thủa nhỏ ông rất khỏe mạnh, không hề bị bệnh tật gì. Năm 10 tuổi ông bị bệnh quai bị, cả hai bên. Tính tình hiền hậu, giản dị, trầm tư, ít nói. Khi ông bắt đầu đi học (1945) thì chiến tranh Pháp-Việt bùng nổ, nên sự học bị gián đoạn. Mãi đến năm 1947 ông mới được đi học lại. Ông học không lấy gì làm giỏi cho lắm, thường thì chỉ đứng trung bình trong lớp. Năm 1951, phụ thân nộp đơn xin cho ông nhập học trường Thiếu-sinh-quân. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | 3 Comments

Bùi Đức Lạc – Ôi ! Charlie

Nguyễn Đình Bảo, chúng tôi quen nhau thật tình cờ tại Camp Leautey đường Pavie Sài Gòn năm 1955, lúc đó Bình Xuyên vẫn còn làm mưa, làm gió tại Sài Gòn-Chợ Lớn, chúng tôi có chơi với nhau nhưng không thân cho lắm, Bảo nhập ngũ vào trường Võ Bị Đà Lạt, tôi ở lại nhưng không bao lâu rồi cũng nhập ngũ vào Thủ Đức, truân chuyên trong Quân Đội nhưng không gặp mặt nhau một lần, mãi tới năm 1966 chúng tôi mới có dịp gặp nhau, vì cùng nhảy dù bồi dưỡng tại Ấp Đồn. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Giang Văn Nhân – Người Lính Tiên Phong

Trời tờ mờ sáng, các cánh quân đóng cập hai bờ kinh xáng cụt bắt đầu xuất phát. Bên bờ Đông, toán tiền sát của đại đội 4 đang dò dẫm từng bước. Binh Nhất Nguyễn Văn Điểm khinh binh đi đầu, đạn nằm sẵn trong nòng, khoá an toàn đã mở, anh cẩn thận quan sát cảnh vật, vài căn nhà lợp lá dừa dọc theo kinh, nhìn con đường đi có vẻ khác lạ, không có vết tích của một sinh hoạt bình thường. Điểm thận trọng dùng thủ hiệu liên lạc với tiểu đội thuộc trung đội 1 của Chuẩn Úy Đinh Viết Thắng đang nối bước theo sau. Điểm dừng lại, ngồi thụp xuống, phía trước mặt anh là con mương nhỏ, bề ngang cũng tròn trèm 4 thước tây, một thân cây dừa nằm bắc ngang qua, bên trái rải rác những bụi dừa nước, xa xa có căn nhà lá, im lìm như vô chủ. Continue reading 
Posted in Hồi ký chiến trường | Leave a comment

Nguồn; 
https://buonvuidoilinh.wordpress.com/page/54/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét