NGHĨA
TRANG BUỒN!
Trên
Đỉnh Thiên Thu…
Huỳnh
Mai St.8872
Dạ Lệ Huỳnh
Trở gót thu về trên đỉnh thiên thu!
Nghĩa Trang Biên Hòa phủ đám sương mù,
Tiếng thu thổn thức hàng cây nghĩa địa,
Xoa nỗi đau thương theo vết hận thù,
Mưa thu nhỏ lệ khóc người nằm xuống,
Kiếp đời quên lãng nơi chốn hoang vu,
Mồ hoang cỏ dại hoang tàn hương khói,
Tình đời bỏ mặc theo tiếng gió ru,
Hồn thu gởi trọn quê hương vĩnh biệt,
Tan hồn chiến sĩ vào cõi sương mù!!!
Phim Tài Liệu Hồn Tử Sĩ - Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa- Công ước quốc tế Hòa Bình Hiệp Định Paris 1973
Phim Tài Liệu Hồn Tử Sĩ - Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
https://youtu.be/QBENk6KkMJw
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa- Công ước quốc tế Hòa Bình Hiệp Định Paris 1973
C. Lòng "thiện cảm" của kẻ chiến thắng
(?):
Qua bài viết "Một
ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội Biên Hoà" trong phần mở đầu viết
rằng :
"Ba mươi lăm năm nhìn lại.
Thời gian đã đủ lâu để những người đang sống thấy thấm thía nỗi đau ngăn cách. Quyết
định dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ xem ra đã là một bước tiến khá dài cho
mục tiêu hoà hợp dân tộc, hàn gắn lòng người"
Và mượn lời của nhân vật tên Kha,
tiếp : "Vậy mà có những người không rõ vô tình hay ác ý đến giờ vẫn
cứ lạnh lùng phân biệt"bên này" với"bên kia". Nghe đau
lòng lắm. Mẹ tôi hồi còn sống cũng rất khổ tâm", ông Kha bộc bạch."
Quả thật, người sống đang thấm
thía nỗi đau ! Nhưng thử hỏi lại lòng mình, của một kẻ chiến thắng : "Nỗi
đau thấm thía đó, có phải họ muốn dành cho những kẻ bại trận phải chịu đựng -
không chỉ là hơn 35 năm qua - khi trở lại viếng thăm những nấm mồ của người
thân đã hy sinh trong chiến cuộc, nơi những nghĩa trang bị bỏ quên cho thêm
hoang phế, mà không bao giờ được nhà cầm quyền đương thời chấp nhận sự trùng
tu, dù chi phí hoàn toàn do sự quyên góp mà có ?"
Có lẽ, có một số người mĩm cười
thú vị khi biết rằng có "những người đang sống thấm thía nỗi đau",
và trong số đó là những kẻ cầm bút - viết để được sống còn mà không phải từ bất
kỳ cảm nhận nào của họ, dù phải ngoa ngôn, ngụy tạo, hay sống sượng bịa đặt nhằm
mê muội lòng người ngây ngô.
Và có phải chăng, quyết định dân
sự hóa nghĩa trang quân đội cũ là một đặc ân cho sự hòa hợp dân tộc nhằm "hàn
gắn lòng người", hay đó chính là kế hoạch muốn xóa tan dấu tích lịch sử
dân tộc mà qua đó cũng là một bài học hiển thực - khiến kẻ chiến thắng lo sợ -
cho thế hệ mai sau nghiền ngẫm ?
Vì một khi đã là dân sự hóa, thì
nghĩa trang quân đội không còn được xem là một di tích bất khả xâm phạm. Đặc quyền
đó bị tước đoạt vì những người đã phải hy sinh không bao giờ được xem là tử sĩ,
mà chỉ là những cái chết rất bình thường trong xã hội, không vì bổn phận hay
nghĩa vụ gì cả. Và cho dù những sự hy sinh cao đẹp đó, bị phủ nhận bởi kẻ chiến
thắng, nhưng ít ra, trong số những người còn lại chắc chắn phải nghiêng mình
kính phục với tất cả sự tôn trọng dành cho họ.
Vời một cái nhìn xa hơn, người ta
cũng có thể thấy rằng, một khi nhà nước muốn dân sự hóa nghĩa trang quân đội cũ
được tiến mau hơn, thì chỉ cần "mở cửa" tự do - không thu tiền mua đất
mộ, hay chỉ lấy tượng trưng - vừa được lòng dân, và sự hòa nhập tăng lên rất
mau. Từ đó, không ai không biết hay không nhìn nhận đó là nghĩa trang dân sự. Đến
một thời gian sau, nếu nhà nước cần quy hoạch vùng đất nghĩa trang cho mượn tạm,
thì rất hợp lý và hợp pháp. Dân địa phương sẽ cho người đến lo dời phần mộ người
thân, nhưng những nấm mồ chiến sĩ của chế độ cũ có được mấy ai lo vì gia đình bị
lưu lạc, phân tán, hay bần hàn trong một xã hội phân biệt nhau bằng tờ khai
lích lịch ba đời. Có một nghĩa trang dân sự nào được nhà nước ra Quyết định
trên văn bản, là bất khả xâm phạm không ? Hay có ai đã dám ký xác nhận, một khi
dân sự hóa NtQdBH sẽ được pháp luật bảo vệ vùng đất đó vĩnh viễn không ? Dĩ
nhiên là không ! Ngàn lần là không ! Như vậy, đó không phải là kế hoạch của nhà
nước, vừa xóa được một vết lở, và thu lợi không ít trên vùng đất đó sao ?
Sự "lạnh lùng phân biệt"
"bên này" với "bên kia" là "vô tình hay ác ý",
như ông Kha nào đó nói, quả không sai. Có ai nghĩ rằng, thái độ đó là của kẻ
chiến bại đang mong nhờ đặc ân thiện cảm nào đó của kẻ chiến thắng dành cho họ
không ? Hay kẻ chiến thắng với quyền lực đang có, nên họ có quyền tỏ thái độ
như trên ? Và sự "vô tình hay ác ý" đã và đang được thể hiện qua những
tiến hành thực tế nhất đối với Nghĩa trang Quân đội Biên hòa (NtQdBH), hôm nay.
Và tất nhiên, những điều đó, không thể nghĩ rằng do chính những kẻ bại cuộc,
không quyền lực, nhưng đã có thể gây nên.
Và bài viết đó tiếp: "Đây
là thực tế mà ông Võ Văn Sung, một trong 5 thành viên chính thức của phái đoàn
Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà tham dự ký Hiệp định Paris đã nhắc tới khi
nói về hoà hợp dân tộc, hàn gắn lòng người.
Trong một bài viết thu hút
đông đảo sự chú ý của dư luận, ông Sung nói rằng:"Ở Việt Nam có đặc điểm là kháng chiến chống
xâm lược nước ngoài kéo dài quá lâu. Riêng ở miền Nam Việt Nam liên miên gần 30
năm và ước tính có đến 90% gia đình Việt Nam có người cả hai bên. Mặt khác chiến
tranh lâu năm cả nước và mỗi gia đình Việt Nam đều chịu nhiều mất mát đau
thương, do đó không có cách nào khác là phải tha thứ cho nhau để xây dựng lại,
vì nếu làm ngược lại thì 90% gia đình Việt Nam phải tiếp tục đau khổ"."
Trước mặt những người đại diện
trong Hiệp định Paris, Võ Văn Sung đã đứng ra lên tiếng về sự "tha thứ
cho nhau" và bày tỏ sự đồng cảm cùng 90% gia đình Việt Nam. Lời kêu gọi
thật là ý nghĩa, và không kém phần thiết tha ! Dường như có cả dân tộc Việt Nam đang sung
sướng mĩm cười trong niềm tự hào về lòng nhân đạo mà họ có được từ lễ giáo Đông
phương, trước những quan khách ngoại quốc. Chắc chắn rằng, sau đó sẽ có những
tràng pháo tay cổ võ, tán thưởng, và khen ngợi dù… điều đó chưa được chứng minh
qua thực hiện, nhưng người ta vẫn mong muốn và hy vọng hơn là chẳng có gì. Đáng
tiếc thay, sự "tha thứ cho nhau" chỉ là một nước cờ chính trị
trong hiện tình năm 1973 cho việc trao đổi tù binh chiến tranh; chớ không phải
là một chính sách được áp dụng sau khi chiến tranh chấm dứt trên hai miền, mà
nhiều người cứ mãi hiểu lầm khi đọc lại câu nói trên. Vì bằng chứng lịch sử gần
đây ghi nhận rằng, 90% gia đình miền Nam Việt Nam phải tiếp tục đau khổ qua
chính sách tập trung học tập cải tạo, qua lao tù nhục hình hạ thấp nhân phẩm,
qua cưỡng bức xây dựng kinh tế mới, qua xã hội phân biệt giai cấp dựa trên tờ
khai lích lịch, v.v. Và nhất là qua sự thi hành bản án cho người chết đang nằm
rải rác trong những nghĩa trang quân đội nói chung, và NtQdBH nói riêng.
Bài viết cũng không quên nhắc đến
lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trước báo Quốc tế (Bộ Ngoại giao) về sự kiện
ngày 30/04 như sau :
"Ông nói, chiến thắng
tháng Tư năm 1975 là vĩ đại, nhưng Việt Nam cũng đã phải trả giá cho chiến thắng
đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Và đây là câu chuyện khi nhắc lại có
hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là một vết thương
chung của dân tộc cần đươc giữ lành thay vì tiếp tục làm nó thêm rỉ máu".
Chia sẻ với trăn trở này, ông Lê
Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Mặt trận tổ quốc TP. Hồ Chí Minh (Mttq Tp HCM )
cũng lưu ý: "Nếu vẫn để căng thẳng kéo dài chắc chắn không mang lại một
chút lợi ích nào về mặt tinh thần cho những người Việt Nam khắp nơi, dù thuộc
bên này hay bên kia, trong hay ngoài nước".
Những lời của Võ Văn Kiệt trong
vai trò Thủ tướng (1992-1997) và Lê Hiếu Đằng, Phó chủ tịch Mttq Tp HCM
(1989-2009), dù trong hai hoàn cảnh khác nhau, nhưng dường như có cùng ý tưởng.
Trong 17 năm đã qua, từ 1975 đến điểm thời gian 1992, và suốt 5 năm nhiệm kỳ của
Thủ tướng Kiệt, cũng không đủ làm lành vết thương đang rỉ máu, nên oán hận nào
đó vẫn cứ trút đổ xuống những nấm mồ chiến sĩ của chế độ cũ_ những người chết
mang bản án nhân dân, và được xét xử lại trong mỗi giai đoạn nhiệm kỳ mới của
Thủ tướng nào đó. Và xa hơn nữa, là thời điểm năm 2009 - khoảng thời gian mà
tác giả Phong Thu trở về thăm viếng NtQdBH_ trong suốt 12 năm sau khi vai trò
Thủ tướng Kiệt chấm dứt, Phó chủ tịch Mttq Tp HCM cũng không đủ sức làm giảm đi
sự căng thẳng đang kéo dài vì sự mâu thuẩn trong hòa hợp hòa giải dân tộc giữa
hai khối người Việt trong và ngoài nước, giữa kẻ vẫn là chiến thắng và kẻ vẫn
phải là chiến bại, dù đã nhiều lần kêu gọi thoáng qua. Nên thực trạng hôm nay,
2011, so với năm 2009, của NtQdBH, dĩ nhiên, càng ngày càng thêm trầm trọng, và
có nhiều biểu hiện cho một di tích lịch sử sẽ biến mất trong một ngày không
xa.
Những bức hình sau đây được so
sánh qua hai thời điểm khác nhau : từ nguồn của tác giả Phong Thu vào khoảng cuối
tháng 12/2009 và từ nguồn trên trang mạng letungchau.blogspot vào khoảng tháng
09/2011, để chứng minh cho sự kêu gọi hòa hợp hòa giải dân tộc trong hơn 36 năm
của những người mang tên "chiến thắng".
Và trong đoạn kết của bài viết "Một
ngày tháng Tư thăm nghĩa trang quân đội Biên Hoà", qua lời của nhân vật
tên Kha như sau :
"Xem ra, chẳng có gì quá
khó."Tất cả đều ở cách con người ứng xử thế nào với nhau. Họ có đủ can đảm
và dũng khí, dám vượt lên quá khứ đau buồn hay không?", ông Kha kết thúc
câu chuyện với những người khách lần đầu gặp mặt."
Thoáng đọc qua đoạn kết, như có một
cảm giác chợt rùng mình khi cơn gió trái mùa đi ngang, khiến cơ thể mệt mõi và
nhuốm bệnh làm mất hết "can đảm và dũng khí" để "vượt
lên quá khứ đau buồn", trong khi "ở cách con người ứng xử"
của kẻ chiến thắng luôn là dấu hỏi. Nhưng đoạn kết đó dễ làm người ta xúc động
trong một bài viết "lưu loát văn chương". Dường như điều mà mọi người
muốn biết là bằng chứng hiện thực hơn là những bài viết vu vơ, vô tội vạ, hay
những lời tuyên bố hùng hồn, thậm chí trong ký kết hiệp định hay dùng danh nghĩa
hội viên quốc tế nào đó.
D. Công Ước Genéva và Hiệp Định về vấn đề phần mộ:
Clip phim youtube "Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà
- Quốc Hận 30/4/1975 Phần II", có ghi lại những phần như sau :
- Công Ước Genéva được ký ngày
12/08/1949, Chương III, Điều 120, và Điều 121: nói về trách nhiệm chôn cất
tù binh và bảo vệ phần mộ của các phe lâm chiến.
- Hiệp Định Genéva ngày
20/07/1954, Điều 23 : xác nhận trách nhiệm bảo toàn phần mộ của các tử sĩ
đối phương trong lãnh thổ chiếm đóng.
- Hiệp Định Hòa Bình Paris ký
ngày 17/01/1973, Điều 8 : cũng ghi rõ nhiệm vụ bảo vệ và gìn giữ phần mộ của
tử sĩ phe đối địch.
Để minh xác cho sự thật, chúng ta
thử duyệt qua những trích đoạn trong Công Ước, Hiệp Định nêu trên, để một lần nữa
không-còn-nghi-ngại đó là cách ngụy biện của kẻ thua cuộc bày ra.
1. Công Ước ngày 12/08/1949 :
Đây là Công Ước quốc tế lần thứ
tư định nghĩa một cách rộng rãi về những quyền cơ bản của tù nhân chiến tranh
(dân sự và quân nhân) trong chiến tranh, thành lập sự bảo vệ cho những người bị
thương tích và dân sự trong vùng chiến, kể cả những nầm mồ, hài cốt của người
tham chiến hay không dự phần. Công Ước nầy được những nước là thành viên của
Liên Hiệp Quốc ứng dụng trong thực thi lòng nhân đạo nhằm xoa dịu phần nào những
đau thương, thống khổ, và mất mát trên cả hai phần của con người : vật chất/
(thể chất) và tinh thần. Dù trong chiến tranh, người ta cố gắng bảo vệ lý tưởng
nào đó, nhưng trong đoạn kết, ngay cả kẻ chiến thắng cũng cảm thấy quá mõi mệt
để đeo đuổi nó, khi nhìn lại những xác chết, nấm mồ của bạn-và-thù chưa từng
quen biết.
Nguồn trên trang mạng http://www.icrc.org có đăng toàn bộ Công Ước.
Trong Phần IV: Mức hạn của sự giam cầm, Mục III: Sự tử vong của các tù nhân chiến
tranh, và…
a. Điều 120 có những đoạn như
sau :
"… The burial or
cremation of a prisoner of war shall be preceded by a medical examination of
the body with a view to confirming death and enabling a report to be made and,
where necessary, establishing identity.
The detaining authorities
shall ensure that prisoners of war who have died in captivity are honourably
buried, if possible according to the rites of the religion to which they
belonged, and that their graves are respected, suitably maintained and marked
so as to be found at any time. Wherever possible, deceased prisoners of war who
depended on the same Power shall be interred in the same place.
Deceased prisoners of war
shall be buried in individual graves unless unavoidable circumstances require
the use of collective graves."
Tạm dịch : "… Việc chôn cất
hoặc hỏa táng một tù sẽ được tiến hành sau một cuộc kiểm tra y tế trên thể xác
với sự thẩm định để xác nhận về sự tử vong và cho phép làm bản báo cáo và, khi
cần thiết, xác minh sự nhận dạng
Các nhà chức trách giam giữ sẽ
phải bảo đảm rằng các tù binh, những người đã tử vong trong sự giam cầm, được
chôn cất một cách vinh dự, nếu có thể, theo các nghi thức của tôn giáo của họ,
và phần mộ của họ được tôn trọng, duy trì một cách phù hợp và đánh dấu để có thể
tìm lại được trong bất kỳ thời gian nào. Bất cứ khi nào có thể, những tù binh
quá cố, những người dựa vào cùng chính quyền sẽ được táng cùng một nơi.
Những tù binh quá cố sẽ được
chôn trong những phần mộ riêng lẽ, trừ khi trong hoàn cảnh không thể tránh được,
đòi hỏi phương cách của ngôi mồ tập thể."
Trong trích đoạn của Điều 120 ở
trên, có nhắc đến trách nhiệm của nhà chức trách trong tinh thần nghĩa vụ quốc
tế về sự chôn cất, bảo vệ phần mộ đối phương, và "lòng cao thượng" của
họ nên được thể hiện qua sự tôn trọng những chiến binh quá cố, sự đồng cảm về
tình đồng đội. Và để nhấn mạnh thêm về trách nhiệm chăm sóc phần mộ là của nhà
cầm quyền, phần cuối của Điều khoản viết :
"… Responsibility for the
care of these graves and for records of any subsequent moves of the bodies
shall rest on the Power controlling the territory, if a Party to the present
Convention"
Tạm dịch : "… Trách nhiệm
cho việc chăm sóc các phần mộ và hồ sơ của bất kỳ sự xê dịch xác chết tiếp theo
sau đó sẽ vẫn là của nhà cầm quyền đang kiểm soát lãnh thổ, nếu nhóm đảng tham
gia Công Ước này."
b. Điều 121 có đoạn :
"Every death or serious
injury of a prisoner of war caused or suspected to have been caused by a
sentry, another prisoner of war, or any other person, as well as any death the
cause of which is unknown, shall be immediately followed by an official enquiry
by the Detaining Power
… If the enquiry indicates the
guilt of one or more persons, the Detaining Power shall take all measures for
the prosecution of the person or persons responsible."
Tạm dịch : "Mỗi cái chết
hoặc sự chấn thương nghiêm trọng của tù binh bị xãy ra hoặc nghi ngờ rằng đã bị
gây ra bởi lính gác, tù binh khác, hoặc bất kỳ người nào khác, cũng như bất kỳ
cái chết nào từ nguyên nhân chưa được biết, sẽ phải được theo dõi ngay lập tức
bởi công cuộc điều tra chính thức của nhà cầm quyền."
… Nếu cuộc điều tra chỉ rỏ
tội của một hoặc nhiều người, nhà cầm quyền sẽ phải tiến hành các biện pháp
truy tố cá nhân hoặc những người có trách nhiệm."
Trong Điều 121, nói về
"trách nhiệm" của nhà cầm quyền đối với "cái chết" của tù
binh, dù với lý do nầy hay lý do khác, nhưng đó vẫn là trách nhiệm của họ
!
2. Hiệp định Genéva ngày 20/07/1954, Điều 23:
Đây là một Hiệp Định mà hầu hết
người dân Việt biết đến, vì nó đánh dấu sự chia cắt hai miền Nam-Bắc nơi vĩ tuyến
17, cùng những đoàn người xuôi ngược giữa hai miền trước khi bước vào giai đoạn
"hận thù" nhau, hơn nửa thế kỷ qua.
Từ nguồn http://www.usshancockcv19.com/histories/xodesk3.htm
là toàn bộ Hiệp Định 54. Một phần trích đoạn trong Điều 23 như sau :
"In cases in which the
place of burial is known and the existence of graves has been established, the
Commander of the Forces of either party shall, within a specific period after
the entry into force of the Armistice Agreement, permit the graves service
personnel of the other party to enter the part of Vietnam territory under their
military control for the purpose of finding and removing the bodies of deceased
military personnel of that party, including the bodies of deceased prisoners of
war. The Joint Commission shall determine the procedures and the time limit for
the performance of this task. The Commanders of the Forces of the two parties
shall communicate to each other all information in their possession as to the
place of burial of military personnel of the other party."
Tạm dịch : "Trong những
trường hợp mà trong đó các địa điểm mai táng được biết đến và sự tồn tại của
ngôi mộ đã được xây dựng, Tư lệnh Lực lượng của cả hai bên, trong khoảng thời
gian cụ thể sau khi sự ghi nhận danh mục trở nên có hiệu lực trong Hiệp Định
đình chiến, sẽ phải cho phép các nhân viên phục vụ mộ phần của bên kia vào phần
lãnh thổ Việt Nam dưới sự kiểm soát quân sự của họ cho mục đích của việc tìm kiếm
và di chuyển xác của những quân nhân quá cố của bên đó, bao gồm xác của các tù
binh đã mất. Ủy ban Hợp tác sẽ quyết định phương thức và thời hạn để thực hiện
nhiệm vụ này. Tư lệnh Lực lượng của hai bên sẽ trao đổi với nhau tất cả các
thông tin của họ như là nơi chôn cất các quân nhân của bên kia."
Qua Điều 23, có nói về quyền hạn
của nhân viên phục vụ mộ phần vào Nam hay ra Bắc, nhưng phải tuân
theo phương thức và thời hạn của nhà cầm quyền trên miền của họ. Có nghĩa, dường
như nó chỉ có hiệu lực trong thời gian ấn định nào đó, vì khi chiến tranh bùng
nỗ sau 1954, xem như Hiệp Định 54 đã hết hữu hiệu.
3. Hiệp định Paris ký ngày 17/01/1973, Điều 8 :
Và đây cũng là một Hiệp Định được
biết đến với đại đa số dân Việt. Hiệp Định nầy là cả sự hảnh diện của chình quyền
Hà Nội trong thế chính trị khôn ngoan đã buộc Hoa Kỳ lui bước khỏi miền Nam Việt
Nam và trói tay quân lực Việt Nam Cộng Hòa với tên gọi Hiệp Định Đình chiến Hòa
Bình.
Cũng từ nguồn http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/vietnam/treaty.htm
cung cấp một bản sao đầy đủ những Chương, Điều khoản. Trong đó, Điều 8 được viết
như sau :
"(a) The return of
captured military personnel and foreign civilians of the parties shall be
carried out simultaneously with and completed not later than the same day as
the troop withdrawal mentioned in Article 5. The parties shall exchange
complete lists of the above-mentioned captured military personnel and foreign
civilians on the day of the signing of this Agreement.
(b) The parties shall help
each other to get information about those military personnel and foreign
civilians of the parties missing in action, to determine the location and take
care of the graves of the dead so as to facilitate the exhumation and
repatriation of the remains, and to take any such other measures as may be
required to get information about those still considered missing in
action.
(c) The question of the return
of Vietnamese civilian personnel captured and detained in South Viet-Nam will
be resolved by the two South Vietnamese parties on the basis of the principles
of Article 21 (b) of the Agreement on the Cessation of Hostilities in Viet-Nam
of July 20, 1954. The two South Vietnamese parties will do so in a spirit of
national reconciliation and concord, with a view to ending hatred and enmity,
in order to ease suffering and to reunite families. The two South Vietnamese
parties will do their utmost to resolve this question within ninety days after
the cease-fire comes into effect."
Tạm dịch : "(a) Sự trao
trả quân nhân, thường dân nước ngoài bị bắt của các bên sẽ được tiến hành cùng
lúc và hoàn tất không muộn hơn trong cùng ngày khi quân rút lui, được đề cập tại
Điều 5. Các bên sẽ trao đổi danh sách đầy đủ những quân nhân và thường dân nước
ngoài bị bắt nói trên vào ngày ký kết Hiệp định này.
(b) Các bên sẽ giúp đỡ lẫn
nhau để có tin tức về những quân nhân và thường dân nước ngoài của các bên
bị mất tích trong trận chiến, để xác định vị trí và chăm sóc các ngôi mộ của
người chết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai quật và hồi hương các bộ
hài cốt, và để thực hiện bất kỳ biện pháp khác như có thể được yêu cầu góp nhặt
tin tức về những người vẫn được xem là mất tích trong trận chiến.
(c) Những câu hỏi về sự trao
trả nhân viên dân sự Việt bị bắt và bị giam giữ ở miền Nam Việt-Nam sẽ được
giải quyết do hai đảng phái của miền Nam Việt Nam trên cơ sở các nguyên tắc của
Điều 21 (b) của Hiệp Định về sự đình chiến ở Việt Nam ngày 20 tháng bảy, 1954.
Hai đảng phái của miền Nam Việt Nam sẽ làm như vậy trong một tinh thần quốc gia
hòa giải và hòa hợp, với một quan điểm chấm dứt thù hận và thù nghịch, nhằm giảm
bớt đau khổ và đoàn tụ với gia đình. Hai đảng phái của miền Nam Việt Nam sẽ làm hết sức mình để giải quyết
câu hỏi này trong vòng chín mươi ngày sau khi lệnh ngưng bắn có hiệu lực."
Vì đây là Hiệp Định giữa bốn bên
(Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng Hòa, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt
Nam_ Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam hay Việt Minh_, và Việt Nam
Dân chủ Cộng Hòa) nên có những Điều khoản rất dễ làm người đọc hiểu sai, vì đôi
khi cả ba bên được nói đến trong cùng một Điều khoản, hoặc chỉ nói đến 2 bên.
Như trong Điều 23, phần (a) và (b) ứng dụng cho 3 bên (hơn là 4 bên, hay chỉ 2
bên Nam-Bắc), và phần (c) dành cho 2 bên, nhưng chỉ ứng dụng trong miền Nam giửa
2 nhóm thế lực.
Và Điều 23(b) cũng nhắc đến sự
giúp đỡ lẫn nhau giữa các bên trong việc khai quật, hồi hương hài cốt, và chăm
sóc phần mộ. Cũng như tin tức về những người mất tích trong chiến tranh.
Xét qua những Điều khoản trên, đều
có nhắc đến "phần mộ", và tùy theo mục đích của Công Ước hay Hiệp Định
vấn đề đó được nhấn mạnh, hay chỉ sơ sài chi tiết. Cho dù là vậy, Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc từ ngày 20/09/1977 nhưng vẫn cố
tình không thực hiện những Điều khoản trong Công Ước Genéva quốc tế, và Hiệp Định
đã từng ký kết về phần mộ của các tù nhân chiến tranh, hay chiến sĩ đối
phương.
Điều nầy chắc chắn sẽ gây nên trở
ngại cho những cuộc bang giao của Việt Nam với quốc tế, ngoại trừ với khối
cộng sản bé nhỏ. Sự tín nhiệm của nước khác vào Việt Nam trong cương vị là một thành
viên của Liên Hiệp Quốc, sẽ là một dấu hỏi không nhỏ. Nhất là khi NtQdBH - một
nghĩa trang bậc quốc gia của chế độ cũ, còn sót lại - bị xóa mất dấu tích, sẽ
khiến quốc tế có cái nhìn e ngại hơn về lòng nhân đạo của Việt Nam.
Thử nhìn lại một góc cạnh nhỏ
trong bối cảnh sau khi Hiệp Định Paris 1973 đã được ký kết, để có thể phán xét,
ai là kẻ gây nên chiến tranh, trong sự công bằng và sự thật của lịch sử. Theo
Wikipedia, "Le Duc Tho", bản tiếng Anh, có đoạn như sau
:
"Lê Đức Thọ and Henry
Kissinger were jointly awarded the 1973 Nobel Peace Prize for their efforts in
negotiating the Paris
Peace Accords. However, Thọ declined to accept the award, stating, "There
was never a peace deal with the U.S.
We won the war."
Tạm dịch : "(Trưởng ban Tổ
chức Trung ương, Chính khách VNDCCH) Lê Đức Thọ và (Bộ Trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ)
Henry Kissinger cùng được trao chung giải Hòa Bình Nobel năm 1973 cho những nỗ
lực của họ trong cuộc đàm phán Hiệp định Hòa bình Paris. Tuy nhiên, Thọ đã từ chối chấp nhận giải
thưởng, nói rằng "Không bao giờ có một thỏa thuận hòa bình với Mỹ. Chúng
tôi chiến thắng."
Và vẫn theo Wikipedia, "Kissinger",
bản tiếng Anh, đã viết : "Tho rejected the award, telling Kissinger
that peace had not been really restored in South Vietnam."
Tạm dịch : "Thọ từ chối
giải thưởng, nói với Kissinger rằng hòa bình chưa thực sự được khôi phục ở miền
Nam Việt Nam"
Qua câu nói của Lê Đức Thọ_ chỉ vừa
sau khi ký xong Hiệp Định_ đã đủ phô diển niềm tự kiêu của kẻ hiếu chiến (xâm
phạm Hiệp Định Paris, nhất là nơi Điều 15) và chỉ mong chiến thắng (tiếp tục vận
chuyển bộ đội, vũ khí Trung cộng, Liên Xô vào miền Nam) hơn là xây dựng nền hòa
bình thực sự như trong bản Hiệp Định mang tên Hòa Bình đó. Có lẽ, cũng vì vậy,
niềm hy vọng mong chờ một đặc ân trong hòa hợp hòa giải dân tộc từ phía nhà cầm
quyền đương thời, cho những phần mộ của chiến sĩ "được nằm yên" trong
NtQdBH, là một điều rất mong manh - chắc không bao giờ là hiện thực. Vả lại Việt
Nam
hôm nay có quá nhiều thay đổi; sức mạnh đồng tiền (đô la) không còn là hư ảo
trong chủ nghĩa xã hội nữa, mà nó hiển hiện một cách trung thực, rõ ràng, và
mãnh liệt nhất, hơn cả sinh mạng con người đang sống. Thì làm sao, có thể đặt
chút hy vọng vào một đặc ân nào đó cho người quá cố của chế độ "thù nghịch"
cũ ! (?).
Nguồn:
*http://maidayhoabnh.blogspot.com/2013/04/nghia-trang-buon-ten-inh-thien-thu.html
*http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/nghia-trang-buon-tren-inh-thien-thu-thu.html
Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
Thứ Hai, ngày 04 tháng 4 năm 2016 Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa. 1 bài đăng của 1 tác giả thi bui 29/04/2013 Xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ đến các chiến sĩ - đồng bào đã hy sinh cho nền độc lập - tự do của VN...
Thứ Hai, ngày 04 tháng 4 năm 2016 Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa. 1 bài đăng của 1 tác giả thi bui 29/04/2013 Xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ đến các chiến sĩ - đồng bào đã hy sinh cho nền độc lập - tự do của VN...
QUỐC BẢO-QL.VNCH
Cung nghinh " XÁ LỢI " Chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!!
Trải qua nhũng cuộc bễ dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!!- Nguyễn du
Thật vậy, biến cố lịch sử 3o Tháng 4/1975 đã làm cho " Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa" phải lâm cảnh khốn cùng của vật đổi sao dời... làm cho linh hồn chiến sĩ QL.VNCH không nơi yên nghĩnơi lòng đất mẹViệt Nam, tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa...này. Với lòng thành kính " Tổ QuốcGhi Ơn ", chúng tôi là Cựu chiến binh QL.VNCH mong muốn truy tìm và sưu tầm những bộ hài cốt người chiến sĩVNCH về " NGHĨA TRANG QUỐC GIA SÀI GÒN D.C "- Nơi chốn cũ NTQĐBH '
Ngoài Ban nghi lễ- " PHỦ QUỐC kỲ VN ", còn có Ban " CUNG NGHINH XÁ LỢICHIẾN SĨ QL.VNCH ", vì lòng" Trung quân ái quốc" của họ, đã hun đúc...thành khối " Xá lợi Phật"chomọ người dân hạnh phúc TỰ DO- MAI ĐÂY HÒA BÌNH!!
P/s- Sau biến cố lịch sử 30/4/1975- Chúng tôi là những cựu tù nhân cãi tạo trong tù cộng sản: có 165.000 tù đã bỏ mạng trong rùng sâu nước độc vì đói khát...lạnh lùng. chỉ biết " Niệm Phật- Bát Nhã Ba La Mật ", và chỉ mong sao?! lựu lại một chút gì? quí báo cho đời... bằng " TINH CHẤT XÁ LỢI PHẬT/ TỰ DO "- Huỳnh Mai St.8872- Cựu tù binh cải tao/Tù cộng sản.
Linh cốt Xá Lợi- Trung tá Tôn Thất Việt
https://youtu.be/lYo4hWOPIK4
http://www.rfa.org/vietnamese/ in_depth/discrimination- against-cemeteries- 04282013082720.html
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy
Lê Tùng Châu
Nhân Đạo?
Như chúng ta đã biết, ngày 7/3/2013 vừa qua, ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa (từ đây gọi là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa)
Thông tin sau đó được lan tỏa bởi RFA, BBC và các báo Việt Nam ở hải ngoại.
Người ta cũng còn được đọc tiếp theo sự kiện này các tin tức, bình luận của báo giới và Blogger cho rằng, đang có các động tác được gọi là "hòa giải", "nhân đạo" của Hanoi khi bạn đọc được nhìn thấy qua ảnh các cố gắng "tôn tạo" lại Nghĩa Trang như:
- Hơn chục bậc cấp bước lên Nghĩa Dũng Đài làm bằng gạch đá cimént và ốp đá granite, vừa mới được làm vội trong 10 ngày cuối năm Âm Lịch Nhâm Thìn (trước Tết Quý Tỵ chưa đầy 10 ngày) dẫn lên một bệ đá rộng đủ chỗ cho cả chục người hành lễ ngay dưới chân "thanh kiếm cụt ngọn", 1 đỉnh nhang lớn ốp đá và bàn thờ lớn sơ sài, lộ thiên cũng được làm vội trong thời điểm nói trên.
- Khoảng giữa vòng quanh dưới chân Nghĩa Dũng Đài là 1 vòng tròn rộng vừa được trồng vội các loại hoa tầm thường, vòng hoa này ôm lấy chân "thanh kiếm cụt ngọn" nằm giữa Vành Khăn Tang vĩ đại. 1 lối đi đã cán ciment cũng ôm vòng tròn ngoài vòng trồng hoa nhưng hẹp hơn. Tưởng cũng nên biết Công trình biểu tượng kiêu hùng này đã bị bỏ hoang 37 năm qua và ngập trong cỏ và cây xà cừ do bộ đội miền Bắc trồng từ 2003 khi đến chiếm đóng ở đây. Căn nhà mà bộ đội miền Bắc xây để ở ngay dưới chân Nghĩa Dũng Đài trước đây cũng đã bị dẹp bỏ, trả lại gần nguyên vẹn cảnh quang cho Nghĩa Dũng Đài khi xưa.
- Ngoài ra tại 8 Khu [chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F)], ngay lối vào, chính giữa mỗi Khu đều xây vội cuối tháng Chạp vừa qua (10 ngày trước Tết Quý Tỵ) một bệ thờ (nhỏ hơn cái ở Nghĩa Dũng Đài) ốp bằng đá, cũng với bát nhang, và 1 đĩa để đựng lễ vật trang nghiêm.
Với phần lớn người Việt miền Nam dù trong hay ngoài nước khi hay tin này, dẫu là thân nhân hay khách thăm viếng hương hồn tử sỹ quốc gia cũng không khỏi thấy tạm yên lòng khi đến viếng Nghĩa Trang, một hiện tượng kỳ lạ của "bên thắng cuộc" lần đầu sau 37 năm thù hận dai dẳng.
Niềm Vui Chưa Trọn
Nhưng niềm vui này chưa kịp trọn thì hiện nay, tức chỉ 1 tháng sau ngày viếng Nghĩa Trang của ông Lê Thành Ân, đang có những dấu hiệu báo biểu rằng, Nghĩa Trang đang lâm nguy:
- 4, 5 ngày nay, 1 toán nhân viên của Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An (nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa tọa lạc theo địa danh hành chánh của chính quyền Hanoi hiện tại) đến vòng ngoài Nghĩa Trang cắm cọc "GPMB" (giải phóng mặt bằng).
- Họ cũng vào cả bên trong Nghĩa Trang, khu D3, cắm 1 loạt cọc như thế.
- Khoảng giữa 2 hàng cọc là 22 met. Toán nhân viên này cho hay, "nhà nước" sẽ làm 1 con đường đi từ phía ngoài xa lộ Saigon - Biên Hòa đâm vào trong đất Nghĩa Trang và xuyên qua Khu D3 để đi lên Bình Dương.
Nhận Định
Có thể đây chỉ là 1 "Dự Án", chưa xảy ra ngay vì nhiều lý do như thường thấy tại VN nhưng điều này chứng tỏ nhà nước CS Hanoi đã ngang nhiên coi thường nơi yên nghỉ của tử sỹ quốc gia VNCH. Họ ngang nhiên phóng đường xâm hại Nghĩa Trang, đâm xuyên qua phần đất Khu D3.
Nếu việc này không được báo động cho đồng bào hải ngoại biết kịp thời để các hội đoàn quốc gia hải ngoại nhanh chóng vận động mạnh bằng nhiều cách, tỉ như thông tin cho các thế lực dân cử Mỹ ủng hộ VNCH (như TNS Jim Webb chẳng hạn) thì chẳng ai dám chắc Hanoi có chùng tay hay không khi ngang nhiên phá hủy mộ phần chiến sĩ quốc gia để làm đường đi!!!
Càng chứng tỏ chính quyền CS hiện tại vẫn giữ nguyên 1 não trạng vô nhân đạo như xưa: không coi trọng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Đây là Nghĩa Trang chớ có phải là đất trống đâu mà họ ngang nhiên phóng đường đi rộng 22 met, không đếm xỉa gì tới phần mộ của bao người quá cố 40 năm qua??????
Người ta không thể không đặt câu hỏi: nếu một ngày mai đây, chế độ CS Hanoi bị sụp đổ, thì họ có nghĩ tới việc hàng hàng lớp lớp người từng là nạn nhân của các chính sách độc ác của họ 6, 7 chục năm qua xông vào phá tan Nghĩa trang Mai Dịch??? Việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào những gì họ toan tính làm hôm nay!
Những ai quá dễ dãi và vội tin cái gọi là "nhân đạo" của CS hãy tự rút lại những gì đã tung hô vừa qua vẫn còn kịp!
LTC khấp báo từ Saigon
12/4/2013
- Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa - tin RFA và Phụ Lục Bài, Ảnh của LTC
- Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng-LTC
Tin Mới về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Sáng nay, Apr. 23, 2013, VC đã cho nhổ hết các cọc GPMB mà chúng đã cắm xuyên qua Khu D3 Nghĩa Trang vào những ngày đầu tháng Tư này.
Việc phối hợp thông báo tin tức của chúng ta đã có hiệu quả nhanh.
LTC khẩn báo từ Saigon
Cung nghinh " XÁ LỢI " Chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!!
Trải qua nhũng cuộc bễ dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!!- Nguyễn du
Thật vậy, biến cố lịch sử 3o Tháng 4/1975 đã làm cho " Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa" phải lâm cảnh khốn cùng của vật đổi sao dời... làm cho linh hồn chiến sĩ QL.VNCH không nơi yên nghĩnơi lòng đất mẹViệt Nam, tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa...này. Với lòng thành kính " Tổ QuốcGhi Ơn ", chúng tôi là Cựu chiến binh QL.VNCH mong muốn truy tìm và sưu tầm những bộ hài cốt người chiến sĩVNCH về " NGHĨA TRANG QUỐC GIA SÀI GÒN D.C "- Nơi chốn cũ NTQĐBH '
Ngoài Ban nghi lễ- " PHỦ QUỐC kỲ VN ", còn có Ban " CUNG NGHINH XÁ LỢICHIẾN SĨ QL.VNCH ", vì lòng" Trung quân ái quốc" của họ, đã hun đúc...thành khối " Xá lợi Phật"chomọ người dân hạnh phúc TỰ DO- MAI ĐÂY HÒA BÌNH!!
P/s- Sau biến cố lịch sử 30/4/1975- Chúng tôi là những cựu tù nhân cãi tạo trong tù cộng sản: có 165.000 tù đã bỏ mạng trong rùng sâu nước độc vì đói khát...lạnh lùng. chỉ biết " Niệm Phật- Bát Nhã Ba La Mật ", và chỉ mong sao?! lựu lại một chút gì? quí báo cho đời... bằng " TINH CHẤT XÁ LỢI PHẬT/ TỰ DO "- Huỳnh Mai St.8872- Cựu tù binh cải tao/Tù cộng sản.
Linh cốt Xá Lợi- Trung tá Tôn Thất Việt
NGỌC XÁ LỢI CỦA TRUNG TÁ TÔN THẤT VIỆT SƯ ĐOÀN 1 BỘ BINH VNCH
CHÙA HOẰNG PHÁP | XÁ LỢI PHẬT là gì CÓ THẬT HAY KHÔNGhttps://youtu.be/gQT7eYXiH8Y
Dĩ
nhiên xá lợi Phật là có thật rồi các bác ạ. Một viên hồng ngọc hay kim
cương nếu gặp điều kiện thuận lợi thì sẽ tạo thành. Tuy hiếm nhưng trên
thế giới có biết bao nhiêu viên hồng ngọc, kim cương... Trong khi Phật
thì chỉ có một người. Người này trải qua hàng triệu năm tiến hóa tu
luyện mới thành một người như thế. Cho nên mới nói vì sao xá lợi Phật có
thật và lại quý hơn tất cả kim cương, hồng ngọc như thế.
Xem thêm:
KHÁM PHÁ VIỆT NAM : NGỌC XÁ LỢI PHẬThttps://youtu.be/rx-vxUlOmV0
Bí Mật 102: Xá Lợihttps://youtu.be/TEIvEB6o7g4#ongdaodua #thithe #hongnhutvlogs
Kỳ lạ thi thể "Ông Đạo Dừa" 24 năm không phân hủy ✅ Hồng Nhựt Vlogshttps://youtu.be/0_45SXtGLuM
Xem thêm:
Niệm Phật - Vãng sanh- lưu xá lợi
https://mainguyenhuynh.blogspot.com/2018/11/niem-phat-vang-sanh-luu-xa-loi.html
Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016
Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
Thứ Hai, ngày 04 tháng 4 năm 2016
Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
1 bài đăng của 1 tác giả
thi bui |
29/04/2013
|
Xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ đến các chiến sĩ - đồng bào đã hy sinh cho nền độc lập - tự do của VNCH.
Phân biệt đối xử với cả mộ phần
Cọc GPMB (Giải phóng mặt bằng) cắm giữa nghĩa trang Biên Hòa. Ảnh http://letungchau.blogspot. com/
Uyên Nguyên (RFA) - Nghĩa trang Biên Hòa
Dường như, nơi nào cũng gợi lên một nỗi buồn nào đó thật khó tả. Những
ngôi mộ hoang vu, cỏ cây um tùm, bia đá trơ trọi và trâu bò giẫm nát mọi
thứ… Có một điều lạ là cách nghĩa trang Biên Hòa chưa đầy 30 cây số
đường chim bay, nghĩa trang Lái Thiêu của người Hoa nằm cạnh quốc lộ 13
thì rất khang trang, kín cổng cao tường, có bảo vệ nghiêm ngặt, trừ con
cháu người Hoa, bất kì ai cũng không được bước vào bên trong nghĩa trang
dù chỉ vài mét.
Sau Tết Nguyên Đán, người ta cho xây dựng hai bệ thắp nhang ở nghĩa
trang Biên Hòa để đón khách, mà khách ở đây là những sứ giả của cộng
đồng Châu Âu, tổ chức Nhân Quyền quốc tế, hoặc các dân biểu Mỹ.
Sự chăm chuốt qua loa, lấy lệ của nhà cầm quyền địa phương dường như có
sự tính toán, có tính phô trương cái gọi là “lượng khoan hồng của chính
thể mới” hơn là lòng trắc ẩn của con người với con người, sự tôn kính
đối với người đã khuất, đặc biệt là những chiến binh đã nằm xuống sau
một cuộc chiến tranh dài của đất nước. Liền sau đó, không bao lâu, nhà
cầm quyền lại cho phóng tuyến mở đường băng qua khu nghĩa trang Biên
Hòa, những cột mốc được cắm khắp nơi trong khuôn viên nghĩa trang. Điều
này cũng cho thấy rằng có một chiến dịch ngấm ngầm nhằm xóa sổ nghĩa
trang Biên Hòa.
Nghĩa trang Phú Ninh
Ở nghĩa trang Phú Ninh, đây là một khu mộ cải táng từ một hố chôn tập
thể ngay chùa Dương Lâm, thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh.
Theo những nhân chứng là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận
đánh còn sống sót thì ngày 29 tháng 3 năm 1975, hai binh đoàn Dù và Biệt
Động Quân ở phía Tây Quảng Nam đã rút về cố thủ ở thôn Dương Lâm, gom
quân vào chùa Dương Lâm để tìm đường thoát ra biển. Những người lính
không hề hay biết là mình đang lọt vào sào huyện của đối phương, những
ngọn đồi Phú Ninh đã được đặt sẵn các ụ súng nhắm vào chùa Dương Lâm.
Trưa 29 tháng 3, phía Cộng sản Bắc Việt bắc loa kêu gọi đầu hàng. Các
chiến sĩ VNCH vẫn cố thủ, không trả lời. Chiều hôm đó, một đặc công Bắc
Việt bò vào đến bờ rào chùa Dương Lâm thì dính mìn phòng thủ của phía
VNCH. Tiếp theo sau đó là trận pháo kích nảy lửa và các du kích, bộ đội
Cộng sản tấn công tứ phía. Những chiến sĩ VNCH chiến đấu cho đến hơi thở
cuối cùng, bị dính pháo kích, đạn bắn tỉa và lựu đạn, đã hy sinh gần
như là toàn bộ. Vài ngày sau, người dân chung quanh tìm đến chùa, đào
một hố chôn tập thể sau chùa để chôn xác các chiến sĩ VNCH.
Mãi đến hơn ba mươi năm sau, ngôi chùa bỏ hoang được một trụ trì trẻ
pháp danh là Thích Pháp Tánh kêu gọi các đồng đạo, Phật tử, nhà hảo tâm
tìm cách soi môi, cầu hồn báo mộng để các chiến sĩ về chỉ nơi mình đang
nằm. Nhà chùa cải táng, âm thầm bốc mộ tập thể, mang lên đồi Phú Ninh,
chôn thành từng mộ phần riêng lẻ. Nhờ vào các thẻ bài còn nằm trong thi
hài nên việc nhận dạng từng liệt sĩ cũng không khó khăn mấy.
Và, cho đến bây giờ, khu mộ liệt sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh vẫn
được nhang khói tử tế, tuy không được gắn tên cho khu nghĩa trang, chưa
có tường thành chung quanh nhưng dẫu sao, những ngôi mộ chiến sĩ Việt
Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh, Quảng Nam vẫn có bà con Phật tử khói nhang hằng
tháng, mỗi rằm và xây dựng thêm một am thờ tập thể trước nghĩa trang.
Người đến đây thăm viếng, thắp nhang không bị công an làm khó dễ.
Đây là điểm khá đặc biệt của nhà cầm quyền Quảng Nam so với nhà cầm quyền các địa phương khác.
Nghĩa trang Đồi Hoa Sim
Cổng vào nghĩa trang Trung Quốc ở Bình Dương. Hình do thính giả gửi cho RFA.
Nghĩa trang Đồi Hoa Sim ở xã Hiệp Hòa, Bảo An, Lagi – Bình Thuận thì bị
bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, đến mùa hạ cháy trơ phơi gốc, trâu bò giẫm nát
những độc bình sứ gắn bên cạnh bia mộ, người ta thi nhau xúc cát trong
nghĩa trang về xây dựng, theo chúng tôi đoán là để xây dựng công trình
công cộng, chứ không có nhà dân nào dám mang cát nghĩa trang về xây nhà
cho mình cả. Nhiều áo quan lộ thiên giữa mưa nắng, thậm chí các hài cốt
nổi lên, xương tay chân và sọ người lộ thiên. Nhìn vào, chỉ biết xót xa,
đau buồn cho một kiếp chiến binh đã bỏ mình vì lý tưởng dân tộc, để
rồi, cuối cùng phải phơi xương ngay trên mưa nắng quê nhà. Rất may,
Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai, Dòng Mến Thánh Giá, phụ trách cộng đoàn Đồng
Tiến, đã vận động, quyên góp tài chánh để cải táng nhiều mộ về nghĩa
trang của Giáo xứ.
Dường như tất cả những nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều bị bỏ
hoang, trừ những nghĩa trang đã cải táng như Phú Ninh và nghĩa trang mà
các Soeur qui tập trong Giáo xứ Đồng Tiến. Còn lại, có nhiều nghĩa trang
đã mất dấu, mọc lên nhiều công trình, xác người lẫn lộn với đất đá, làm
nền cho những ngôi nhà đồ sộ. Riêng phần nghĩa trang mất dấu, chúng tôi
sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Đến bao giờ?
Người Việt với người Việt, trước cái chết của đồng bào, đồng tộc, sao
chỉ thấy dửng dưng và hờ hững, chỉ thấy phá phách, xóa sổ và san bằng
phần yên nghĩ của liệt sĩ đối phương. Trong khi đó, ở Lái Thiêu, nghĩa
trang rộng 400 hecta, cây xanh um tùm, có chùa, hồ nước, sân quần vợt và
đài tưởng niệm, có bảo vệ nghiêm ngặt, mộ nằm thẳng thớm, khang trang
của người Trung Quốc ngay trên đất Việt. Sau mấy ngày tìm cách tiếp cận,
chúng tôi vào được bên trong nghĩa trang. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng
trước sự đồ sộ, rộng lớn và nghiêm mật của khu nghĩa trang này.
Tự dưng, chúng tôi nghĩ đến thân phận người Việt Nam, cũng là người Việt
với nhau, nhưng sau ba mươi mấy năm, tình anh em một nhà vẫn cứ là cừu
thù, mặc dù trên ngôn từ vẫn là hòa hợp, hòa giải. Nhưng thực tế, trước
cái chết, trước mộ phần của đối phương, người ta không những không biết
kính cẩn nghiêng mình đúng đạo làm người mà còn đập phá, xóa sổ một cách
không hề thương tâm. Và, sau ba mươi mấy năm, những cái chết mang dòng
máu Việt Nam bị dày vò, giẫm đạp, không may mắn như những cái chết của
người Trung Quốc tại đất nước này, họ được chôn cất tử tế, có người chăm
sóc mộ phần và có nghĩa trang rộng bao la để tiếp tục duy trì phần Tổng
lãnh sự âm ti của mình trên đất khách.
Đến bao giờ người Việt biết yêu thương nhau? Đến bao giờ người Việt thôi
giẫm đạp lên cái chết của nhau? Đến bao giờ người Việt sống tử tế và
biết nghiêng mình trước cái chết? Câu hỏi này đã bỏ ngõ suốt ba mươi mấy
năm nay. Câu hỏi này sẽ rất khó trả lời trong khi Việt Nam chúng ta
đang sống dưới triều đại xã hội chủ nghĩa. Vì sao lại như thế? Lại thêm
một câu hỏi khác trong hàng tỉ câu hỏi về quyền làm người!
Uyên Nguyên, tường trình từ Biên Hòa, Việt Nam.
TỔ QUỐC TRÊN HẾT
Saturday, April 13, 2013
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy - Tin, Ảnh Lê Tùng Châu
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy
Lê Tùng Châu
Nhân Đạo?
Như chúng ta đã biết, ngày 7/3/2013 vừa qua, ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa (từ đây gọi là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa)
Thông tin sau đó được lan tỏa bởi RFA, BBC và các báo Việt Nam ở hải ngoại.
Nghĩa Dũng Đài nhìn từ lối vào chính khi xưa. Bệ thờ lớn và bậc cấp vừa được xây thêm mấy ngày trước Tết Quý Tỵ |
Người ta cũng còn được đọc tiếp theo sự kiện này các tin tức, bình luận của báo giới và Blogger cho rằng, đang có các động tác được gọi là "hòa giải", "nhân đạo" của Hanoi khi bạn đọc được nhìn thấy qua ảnh các cố gắng "tôn tạo" lại Nghĩa Trang như:
- Hơn chục bậc cấp bước lên Nghĩa Dũng Đài làm bằng gạch đá cimént và ốp đá granite, vừa mới được làm vội trong 10 ngày cuối năm Âm Lịch Nhâm Thìn (trước Tết Quý Tỵ chưa đầy 10 ngày) dẫn lên một bệ đá rộng đủ chỗ cho cả chục người hành lễ ngay dưới chân "thanh kiếm cụt ngọn", 1 đỉnh nhang lớn ốp đá và bàn thờ lớn sơ sài, lộ thiên cũng được làm vội trong thời điểm nói trên.
- Khoảng giữa vòng quanh dưới chân Nghĩa Dũng Đài là 1 vòng tròn rộng vừa được trồng vội các loại hoa tầm thường, vòng hoa này ôm lấy chân "thanh kiếm cụt ngọn" nằm giữa Vành Khăn Tang vĩ đại. 1 lối đi đã cán ciment cũng ôm vòng tròn ngoài vòng trồng hoa nhưng hẹp hơn. Tưởng cũng nên biết Công trình biểu tượng kiêu hùng này đã bị bỏ hoang 37 năm qua và ngập trong cỏ và cây xà cừ do bộ đội miền Bắc trồng từ 2003 khi đến chiếm đóng ở đây. Căn nhà mà bộ đội miền Bắc xây để ở ngay dưới chân Nghĩa Dũng Đài trước đây cũng đã bị dẹp bỏ, trả lại gần nguyên vẹn cảnh quang cho Nghĩa Dũng Đài khi xưa.
các bệ thờ nhỏ ở mỗi Khu mộ |
- Ngoài ra tại 8 Khu [chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F)], ngay lối vào, chính giữa mỗi Khu đều xây vội cuối tháng Chạp vừa qua (10 ngày trước Tết Quý Tỵ) một bệ thờ (nhỏ hơn cái ở Nghĩa Dũng Đài) ốp bằng đá, cũng với bát nhang, và 1 đĩa để đựng lễ vật trang nghiêm.
Với phần lớn người Việt miền Nam dù trong hay ngoài nước khi hay tin này, dẫu là thân nhân hay khách thăm viếng hương hồn tử sỹ quốc gia cũng không khỏi thấy tạm yên lòng khi đến viếng Nghĩa Trang, một hiện tượng kỳ lạ của "bên thắng cuộc" lần đầu sau 37 năm thù hận dai dẳng.
Niềm Vui Chưa Trọn
Nhưng niềm vui này chưa kịp trọn thì hiện nay, tức chỉ 1 tháng sau ngày viếng Nghĩa Trang của ông Lê Thành Ân, đang có những dấu hiệu báo biểu rằng, Nghĩa Trang đang lâm nguy:
- 4, 5 ngày nay, 1 toán nhân viên của Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An (nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa tọa lạc theo địa danh hành chánh của chính quyền Hanoi hiện tại) đến vòng ngoài Nghĩa Trang cắm cọc "GPMB" (giải phóng mặt bằng).
- Họ cũng vào cả bên trong Nghĩa Trang, khu D3, cắm 1 loạt cọc như thế.
- Khoảng giữa 2 hàng cọc là 22 met. Toán nhân viên này cho hay, "nhà nước" sẽ làm 1 con đường đi từ phía ngoài xa lộ Saigon - Biên Hòa đâm vào trong đất Nghĩa Trang và xuyên qua Khu D3 để đi lên Bình Dương.
cọc "GPMB" vừa được cắm mấy ngày đầu tháng 4/2013 |
hàng cọc đi xuyên qua Khu D3. Hàng chữ định vị ở dưới cùng bia mộ Trung Úy Nguyễn Văn Phấn: D3 / 1 / 31 |
hàng cọc đi xuyên qua Khu D3 |
Nhận Định
Có thể đây chỉ là 1 "Dự Án", chưa xảy ra ngay vì nhiều lý do như thường thấy tại VN nhưng điều này chứng tỏ nhà nước CS Hanoi đã ngang nhiên coi thường nơi yên nghỉ của tử sỹ quốc gia VNCH. Họ ngang nhiên phóng đường xâm hại Nghĩa Trang, đâm xuyên qua phần đất Khu D3.
Nếu việc này không được báo động cho đồng bào hải ngoại biết kịp thời để các hội đoàn quốc gia hải ngoại nhanh chóng vận động mạnh bằng nhiều cách, tỉ như thông tin cho các thế lực dân cử Mỹ ủng hộ VNCH (như TNS Jim Webb chẳng hạn) thì chẳng ai dám chắc Hanoi có chùng tay hay không khi ngang nhiên phá hủy mộ phần chiến sĩ quốc gia để làm đường đi!!!
Càng chứng tỏ chính quyền CS hiện tại vẫn giữ nguyên 1 não trạng vô nhân đạo như xưa: không coi trọng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.
Đây là Nghĩa Trang chớ có phải là đất trống đâu mà họ ngang nhiên phóng đường đi rộng 22 met, không đếm xỉa gì tới phần mộ của bao người quá cố 40 năm qua??????
Người ta không thể không đặt câu hỏi: nếu một ngày mai đây, chế độ CS Hanoi bị sụp đổ, thì họ có nghĩ tới việc hàng hàng lớp lớp người từng là nạn nhân của các chính sách độc ác của họ 6, 7 chục năm qua xông vào phá tan Nghĩa trang Mai Dịch??? Việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào những gì họ toan tính làm hôm nay!
Những ai quá dễ dãi và vội tin cái gọi là "nhân đạo" của CS hãy tự rút lại những gì đã tung hô vừa qua vẫn còn kịp!
LTC khấp báo từ Saigon
12/4/2013
Bài Liên Quan:
- Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa - tin RFA và Phụ Lục Bài, Ảnh của LTC
- Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng-LTC
Tin Cập Nhật về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa,
Apr. 23, 2013
Tin Mới về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Sáng nay, Apr. 23, 2013, VC đã cho nhổ hết các cọc GPMB mà chúng đã cắm xuyên qua Khu D3 Nghĩa Trang vào những ngày đầu tháng Tư này.
Việc phối hợp thông báo tin tức của chúng ta đã có hiệu quả nhanh.
LTC khẩn báo từ Saigon
Lại giở trò buôn xương tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
Lại giở trò buôn
xương tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
- LÃO
MÓC-
Dẫn nhập: Năm
2013, báo Người Việt đã phỏng vấn cựu Thiếu Tá Nguyễn đạc Thành về
chuyện trùng
tu Nghĩa Trang Quân đội Biên Hoà. Tôi đã viết bài vạch rõ trò buôn
xương tử sĩ
QLVNCH của ông ta.
Nay, ông
ta lại
được báo NV phỏng vấn cũng về việc này. Xin đăng tải lại bài viết này
để rộng
đường dư luận.
Nguyễn Đạc
Thành
áo vest, VC Nguyễn Thanh Sơn áo thun vàng! Trong lịch sử công dân giáo
dục của
VNCH, chưa bao giờ thấy một người thắp nhang với áo thun. Điều này cho
thấy sự
xuống cấp tệ hại của cái gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nghĩa
trang với
tên mới : "Nhân Dân Bình An "
NHỮNG
KẺ NHÂN
DANH NHÂN ĐẠO “HÚT MÁU THƯƠNG PHẾ BINH, BUÔN XƯƠNG TỬ SĨ QUÂN LỰC VIỆT
NAM CỘNG
HÒA”
Nghĩa
Trang Quân
Đội Biên Hoà cách đây nhiều năm đã là đối tượng khai thác và bàn tán
của nhiều
thành phần khác nhau, trong đó có cả cố Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.
Trong bài “Thắp
Hương Và Thăm Viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa: Thực Tâm Hay Chỉ Là
Trò Mèo
Khóc Chuột?” tôi có đề cập đến đề nghị của 2 cựu Sĩ quan QLVNCH là
cựu Đại
Tá Vũ Văn Lộc và cựu Trung úy Tạ Chí Đại Trường với Thủ Tướng CSVN
Nguyễn Tấn
Dũng.
Cả 2 đề
nghị của
2 vị cựu Sĩ quan QLVNCH đều bị Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng chẳng trả
lời,
trả vốn gì cả – dù là những đề nghị có lý, có tình!
Nhưng mới
đây vụ
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà lại rùm beng lên với chuyện Nguyễn Thanh
Sơn, Thứ
Trưởng Ngoại Giao CSVN kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước
Ngoài
(UBVNVNONN) đến thăm viếng và thắp nhang với cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn
Đạc
Thành. Và kế đó, ông cựu Thiếu Tá này lại cùng đến thắp hương và thăm
viếng
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà với ông Lê Thành Nhân, Tổng Lãnh Sự Hoa
Kỳ tại
Sàigòn.
Trước khi
đi vào
chuyện có phải ông cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành khoe mẽ với ký
giả Đỗ
Dzũng trong bài phỏng vấn “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa việc làm
nhân đạo”
hay không, xin mời độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu về một tổ chức đã ra
đời
trước tổ chức VAF (Vietnamese American Foundation) rất lâu là “Hội Trợ
Giúp Phế
Nhân Việt Nam” tức “Vietnam Assistance For the Handicap” viết tắt VNAH
được
thành lập năm 1991 do Trần Văn Ca, cựu Trung sĩ QLVNCH làm Chủ Tịch.
Vào ngày
25-11-1997, khi ông P. Peterson, một cựu sĩ quan Hoa Kỳ tham chiến tại
VN, Đại
sứ của Hoa Kỳ tại VN viếng thăm Little Saigon Nam Cali, Trần Văn Ca đã
mở tiệc
khoản đãi nhân dịp đó kêu gọi cộng đồng Nam Cali ủng hộ cho tổ chức từ
thiện
của ông ta, nhưng Trần Văn Ca đã hoàn toàn thất bại vì ông ta đã không
minh xác
được là đối tượng nào ở bên VN được hưởng chương trình của ông ta. Đã
thế,
nhiều tài liệu lúc đó cho thấy Trần Văn Ca được CSVN hỗ trợ hết mình
qua việc
Thứ Trưởng Văn Hoá Thông Tin cho phép Đoàn Ca Múa Trung Ương hợp với
Đoàn Thanh
Niên CS Hồ Chí Minh yểm trợ văn nghệ cho ông Ca nhân Ngày Thế Giới
Chống bệnh
AIDS cũng như giấy ban khen của “Đại sứ Mò Sò” của VC là Lê Văn Bằng
tuyên
dương Trần Văn Ca là người hoạt động rất tích cực.
Cách đó
một năm,
ngày 13-3-1996, Trần Văn Ca đã cùng với Hội Thiện Nguyện Y Tế Giáo Dục
(Health
and Education Volunteers) của Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy tổ chức một
buổi
tiếp tân tại trự sở Thượng viện để gây quỹ cho chương trình giúp đỡ tay
chân
giả do hội VNAH của Trần Văn Ca thực hiện tại VN từ năm 1991.
Sau đó,
vào
khoảng năm 2006, Hội Trợ Giúp Phế Nhân VN của Trần Văn Ca đã tổ chức
Đại nhạc
hội Vòng Tay Nhân Ái tại San José; nhưng đã hoàn toàn thất bại và gây
nhiều
tranh cãi trong cộng đồng.
*
Trong bài
phỏng
vấn “đưa banh” của báo Người Việt (lại báo Người Việt) người ta thấy
ông cựu
Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành (NĐT) đã tự mâu thuẫn khi lớn tiếng
rộng họng
ca tụng “tính nhân đạo” của ông Nguyễn Thanh Sơn (NTS), Thứ Trưởng Bộ
Ngoại
Giao VC kiêm Chủ Tịch UBNVNONN:
“Việc ông NTS
có mặt đã nói lên tính nhân đạo, ông đã ủng hộ, ông ủng hộ việc nhân
đạo, chứ
không ủng hộ vấn đế chính trị” (sic!).
Xin được
hỏi ông
NĐT: “Ông đâu có ở trong ruột (già) của ông NTS mà ông biết là “ông NTS
ủng hộ
việc nhân đạo, chứ không ủng hộ chuyện chính trị”?
Là một cựu
Thiếu
Tá QLVNCH, là một cựu tù “cải tạo”, chẳng lẽ ông cựu Thiếu Tá QLVNCH
Nguyễn Đạc
Thành không biết là đối với người cộng sản thì các sinh mệnh văn hóa,
xã hội,
kinh tế… đều nằm trong sinh mệnh chính trị.
“… Mình cứ
đưa vấn đề chính trị vô nghĩa trang Biên Hoà, rồi mình lợi dụng để mình
chửi,
nói này nói kia, thì đương nhiên, nếu mình là người cầm quyền trong
nước, mình
cũng khó chịu, và mình cũng có thái độ thôi. Mình phải công bằng như
vậy.”
Thấy ông
cựu
Thiếu Tá NĐT bênh vực “người cầm quyền” của CSVN còn hơn cả chúng nó
bênh vực
chúng nó mà tội nghiệp!
Càng tội
nghiệp
khi nghe ông ta bốc phét: “Từ 40-50%. Những cây lớn đã nhổ
hết rồi,
những con đường đã xong rồi, và trồng bông như chúng tôi muốn…”
khi phóng
viên
báo NV “đưa banh”: “Cho đến giờ phút này, mình xây dựng được phần
nào, tới
đầu rồi, ông có thể nói sơ sơ được không?”
Ông cựu tù
“cải
tạo” Nguyễn Đạc Thành cứ làm như những hàng cây bạch đàn mà bọn CSVN nó
cố tình
trồng để những rễ bàng của loại cây này ăn sâu vào và phá hoại bên dưới
16.000
ngôi mộ của các tử sĩ QLVNCH ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là loại
“cỏ đuôi
chó” nên ông “muốn nhổ” là bọn VC nó phải… nhổ!
*
Trước khi
có kết
luận về bài viết này và những việc làm của cưu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn
Đạc
Thành, chúng tôi xin ghi ra đây 2 ý kiến về việc làm của ông Thành:
– Ý kiến thứ 1:
“Tôi không
thấy
được những hình ảnh được phổ biến vừa qua về Nghĩa Trang Quân Đội Biên
Hoà là
một điều mừng và ngược lại có nhiều lo lắng:
-Nghĩa
Trang Quân
Đội (NTQĐ) không còn là NTQĐ nữa mà là Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An.
-Bức Tượng
Thương
Tiếc đã bị giật đổ.
-Biết được
hành
vi thâm độc này và sự tráo trở của VC, những thân nhân của các tử sĩ đã
tìm mọi
cách di dời người thân, nay VC lại “tạo điều kiện dễ dàng” cho thân
nhân di
dời!?
Tôi nghĩ
ông
Thành đã lọt vào bẫy của tụi VC và kéo theo nhiều người khác trong đó
có bạn
trẻ Tuấn Lê của chúng ta! Ông đã đồng lõa với tụi VC để lập lờ đánh lận
trong
việc trùng tu NTQĐ.
Chắc chắn
ông
Thành biết việc VC đã đổi tên NTQĐ nhưng vẫn dùng tên NTQĐ để kêu gọi
sự trùng
tu của người Việt hải ngoại, các thân nhân của tử sĩ từ nước ngoài.
Nhưng sau
khi đã
trùng tu, kết thúc công trình, quý vị có nghĩ rằng những ngôi mộ của
các tử sĩ
VNCH sẽ bị đuổi đi hết (tạo điều kiện dễ dàng), những ngôi mộ không có
thân
nhân sẽ bị san bằng như những nghĩa trang đã bị giải tỏa vì đây là
‘Nghĩa Trang
Nhân Dân”. Quí vị cãi vào đâu được. Người sống còn đi tù cho đến chết
thì người
chết có nghĩa lý gì?! Trò lật lọng tráo trở của VC từ bao nhiêu năm qua
quý vị
không nhìn ra sao? Từ đó hãy suy ra công hay tội của những việc ông NĐT
làm…” (Trích
đoạn ý kiến của bà PML, Úc Châu trên diễn đàn Phố Nắng).
–Ý kiến thứ 2:
“Con cám
ơn chú
Lão Móc. Ít ra có người chịu viết như chú. Cháu thiết nghĩ 6 tấm hình
đang nằm
trên bàn thờ nhà cháu với bộ quân phục oai nghiêm của người lính VNCH
có bò ra
khỏi lòng đất đập cho cháu một trận nếu cháu có ý định mọp mặt xuống
xin xỏ bọn
quỷ đỏ cho cháu tu bổ lại Nghĩa Trang Quân Đội. Còn các vong linh của
các anh
hùng tử sĩ trong nghĩa trang ấy họ có bị cái đám người già hai thứ tóc
lại sỉ
nhục họ và sỉ nhục sự hy sinh của họ không thưa chú?
Xin thay
mặt
người bác người bác cuối cùng vừa qua đời của cháu chưa đầy 30 ngày với
bộ quân
phục của người lính VNCH trong gia đình cháu cám ơn chú”. (Email
của một
người ký tên Thu Trang gửi bề BBT Diễn đàn BaCayTruc).
Trong
trường hợp
ông NĐT chê bai không trả lời hai vị phụ nữ, một già, một trẻ vì trong
bài
“phỏng vấn đưa banh” của báo NV, ông Thành đã “sút thẳng cẳng” vào
những vị
này, như sau:
“…Đừng để cho
những người không có một ngày lính nào, không có sự hy sinh nào và nhờ
sự hy
sinh xương máu này, mà họ có mặt ở bên đây, nói lên những điều trái với
đạo đức
lương tâm của con người, để làm cho công việc này của chúng ta bị ngưng
đọng.
Đó là những
điều tôi muốn nói, đó là danh dự của người lính đối với người lính” (Trích bài “Trùng tu Nghĩa
Trang Quân Đội
Biên Hoà là nhân đạo” của báo NV).
Theo thiển
ý của
tôi: hai vị này đã nói lên Lẽ Phải và Sự Thật, những điều “hợp với đạo
đức
lương tâm của con người”; nhưng dĩ nhiên những điều này trái với ý của
ông NĐT.
Và ông cũng khó mà trả lời.
-Riêng ý
kiến của
tôi, Lão Móc (Nguyễn Thiếu Nhẫn), một cựu sĩ quan QLVNCH “đã có hy
sinh”: ở tù
VC qua 8 trại tù “cải tạo” từ Nam ra Bắc, vượt biên tàu gặp hải tặc 2
lần, tôi
đã có ý kiến trong bài viết “Thắp Hương và Thăm Viếng Nghĩa Trang Biên
Hòa:
Thực Tâm Hay Chỉ Là Trò Mèo Khóc Chuột?”
Nay, với
bài viết
này, tôi xin khẳng định hai ông Trần Văn Ca và Nguyễn Đạc Thành là
“những người
đã nhân danh nhân đạo hút máu thương phế binh và buôn xương tử sĩ
QLVNCH”!
– Ông Trần
Văn
Ca, cựu Trung sĩ QLVNCH với “Hội Trợ Giúp Phế Nhân VN” đã “hút máu
thương phế
binh QLVNCH” với sự yểm trợ đắc lực của Thứ Trưởng Thông Tin Văn Hoá
VC, “Đại
sứ Mò Sò” Lê Văn Bằng, Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy của Hoa Kỳ đã giúp
được VC
hưởng trọn số tiền 33 triệu đô-la trợ giúp thương phế binh 2 miền trong
cuộc chiến
từ tay Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ trao cho Đại Tướng VC Phùng
Quang Thanh.
– Cũng như
ông
Trần Văn Ca, ông cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành với dịch vụ “buôn
xương
tử sĩ QLVNCH” trong dịch vụ tu bổ “Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An”
với sự yểm
trợ đắc lực của Thứ Trưởng VC Nguyễn Thanh Sơn, ông Lê Thành Nhân, Tổng
Lãnh sự
Hoa Kỳ tại Sàigòn và một số người khác; nhưng ông lại lớn tiếng qua hai
cái loa
là “Đài RFA” và nhật báo “Người Việt chống Cộng… Đồng” lúc nào ông ta
cũng ong
óng cái họng là “Nghĩa Trang Biên Hoà” của “Quân Đội Nam Việt Nam”. Xin
hỏi ông
Nguyễn Đạc Thành: “Quân Đội Nam Việt Nam là quân đội nào?”
Theo tôi
biết, những binh sĩ của QLVCH từ “deuxième cùi bắp” tức “binh nhì đi
lên Đại
Tướng” đều hãnh diện với danh xưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mà mình
đã phục
vụ!
Qua bài
phỏng vấn
cò mồi của nhật báo Người Việt với những lời tuyên bố huênh hoang,
khoác lác
viện cớ “làm chuyện nhân đạo không dính líu gì tới chính trị”, ông cựu
Thiếu Tá
QLVCH Nguyễn Đạc Thành hiện nguyên hình chỉ là một lá bài trong canh
bạc tráo
bài ba lá là Nghị Quyết 36 của những tay tráo bài nhà nghề – không hơn,
không
kém!
*
Hình như
có cái
huông!
Nhân vật
nào được
nhật báo Người Việt phỏng vấn, tung hô rốt cuộc cũng lòi mặt mẹt:
Hết Hoàng
Duy
Hùng “vỡ trận trực diện -đối thoại” với Nguyễn Thanh Sơn đến nhà báo VC
Huy Đức
“vỡ trận Bên Thắng Cuộc”.
Qua bài
phỏng vấn
cò mồi “Trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà” của báo Người Việt ông
cựu
Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành hiện rõ khuôn mặt của “kẻ nhân danh
nhân đạo
buôn xương tử sĩ QLVNCH” trong canh bạc Nghị quyết 36 của CSVN!
Qua bài
phỏng vấn
của báo Người Việt, ông cựu Thiếu tá Nguyễn Đạc Thành đã là một lá bài
bị cháy
– như Nguyễn Phương Hùng, Phùng Tuệ Châu, Đinh Viết Tứ, Hoàng Duy Hùng
và bọn
bồi thần.
Không hơn,
không
kém!
LÃO
MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot.com
tieng-dan-weekly.blogspot.com
Posted 27th January by Tieng Dan Weekly
Nguồn: http://tieng-dan-weekly.blogspot.com/2016/01/lai-gio-tro-buon-xuong-tu-si-quan-luc.htm
NHỮNG SỰ THẬT VỀ NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
* Bài của Phong Thu- Bái 1
Từ việc anh Đỗ Ngọc Vinh lần đầu tiên trở về Việt Nam thăm viếng nghiã trang QĐBH sau 30 xa quê hương, QGNT Heritage đã ra đời. Tìm lại mồ mả của cha anh luôn là niềm mơ ước của anh em QGNT Heritage. Ngày 10 tháng 5 năm 2007, anh Đỗ Ngọc Vinh, Nguyễn Hà, Nguyễn Linh đã mạnh dạn vào toà Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam tại Thủ Đô Washington D.C gặp người đại diện để trình bày việc trùng tu nghiã trang QĐBH. Sau đó, các anh cũng đã trao thỉnh nguyện thư cho ông Nguyễn Minh Triết (Chủ Tịch nhà nước Việt Nam). QGNT Heritage đã tiến hành những bước chuẩn bị và hành động mà không một tổ chức nào ở hải ngoại dám làm, luôn cả việc hứng chịu những oan khuất, vu khống, chụp mũ từ phiá những người cùng chung chiến tuyến.
Bất chấp sự vu khống, mạ lị, cuối tháng 10 năm 2007 anh Nguyễn Linh đã trở về Việt Nam dãy cỏ và đắp lại một ít mộ trong nghiã trang. Việc tiến hành trùng tu nghiã trang đã chựng lại do tình hình biến động chính trị trong nước và những khó khăn mà một số phần tử ở hải ngoại muốn tìm credit cho băng nhóm mình đã tiếp tục đánh phá QGNT Heritage.
Gần một năm qua, QGNT Heritage vẫn im lặng để theo dõi tình hình trong nước và cân nhắc cẩn thận để tìm hiểu rõ hơn về tình hình nghiã trang QĐBH. Bởi trăm nghe không bằng một thấy, chúng tôi muốn thấy tận mắt, nghe tận tai và tiếp cận với sự thật mới có thể hành động đúng mà không phải ân hận về sau. Trong tất cả các anh chị QGNT, tôi là người hiểu rõ tỉnh Bình Dương. Dù rất bận rộn với công việc công ty, công việc gia đình nhưng tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đã nhận một sứ mệnh quan trọng là trở lại Việt Nam để gặp trực tiếp chính quyền địa phương và xin giấy phép trùng tu lại toàn bộ nghiã trang QĐBH. Mười mấy năm qua, tôi chưa bao giờ rời gia đình và các con trong ngày lễ Giáng Sinh. Cây Noel năm nay không có bàn tay tôi treo đèn, kết hoa và quà Noel không ai gói cho các con. Nhưng tôi không thể quên nhiệm vụ trả ơn cho những người đã khuất.
Chúng tôi trở lại Việt Nam vào lúc nửa đêm ngày 12 tháng 12 năm 2008. Dù 2 ngày đêm liên tiếp không ngủ, nhưng sáng hôm sau anh Đỗ Ngọc Vinh đã có mặt tại nhà tôi. Cùng đi với anh là một QGNT trong nước. L, một người bạn lâu đời của tôi ở Việt Nam cũng nhiệt tình nhập cuộc. Tôi hỏi L rằng anh không có cha anh chôn trong nghiã trang, đi với chúng tôi có sợ bị vạ lây không? L cười đáp “Có gì phải sợ. Con người nào cũng chỉ chết có một lần. Sống mà hèn nhát cái gì cũng tính toán lợi hại, cái gì cũng sợ thì chết quách cho xong.” Bên cạnh tôi là một nhóm bạn sống bằng tình người và sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết. Họ đã cư xử và sống có tình nghiã với tôi hơn 30 mươi năm. Cảm ơn Trời đã ban tặng cho tôi những tấm lòng vàng.
Từ Quốc Lộ 1 Biên Hoà nay đổi tên là xa lộ Hà Nội, quẹo vào một con đường nhỏ sẽ dẫn đến nghiã trang QĐBH. Nếu bạn đi lạc thì nên hỏi thăm những người lớn tuổi. Nhưng có người biết và có người không. Những người trẻ tuổi sống gần đó có khi họ cũng không biết nghiã trang nằm ở đâu, và đôi khi họ sẽ chỉ bạn đến nghĩa trang liệt sĩ. Nghiã trang liệt sĩ thì nhiều vô kể và xây rất khang trang. Người ta đã lãng quên nghiã trang QĐBH một thời vang bóng. Nó đã chìm khuất trong lớp bụi thời gian và chôn vùi trong nỗi buồn mất nước của người dân Miền Nam Việt Nam. Ngay cả những người ngày xưa sống bình an, cơm no áo ấm, hưởng biết bao bỗng lộc của chế độ VNCH. Họ chưa bao giờ biết hy sinh một giọt máu nào để bảo vệ Miền Nam, họ vẫn làm ngơ, quên lãng những người đã chết cho họ được sống giàu sang, quyền thế. Và ngày nay, họ còn tự tạo cho mình những danh xưng cao quý để tiếp tục đòi lãnh đạo người khác.
Chiếc xe chúng tôi chạy bon bon vào con đường nhỏ. Càng vào trong đường càng thu hẹp, bụi bay mù mịt. Khi qua khỏi một cái nhà máy, chúng tôi nhìn bên tay trái thấy một ngọn đồi cây cối um tùm, quẹo trái sẽ gặp Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Nếu quẹo phải chạy qua trung tâm Quân Khu 7 chiếm đóng nay đổi tên là trường Cao Đẳng sẽ gặp cái Đình Thần của xã Bình Thắng. Vào sâu một con đường chật hẹp độ 50 thước, nhìn bức tường xây bằng gạch đất, màu đen xỉn, trên có giăng kẻm gai, chúng tôi nhìn kỷ mới tìm thấy nghiã trang QĐBH. Trước cổng gạch đá ngổn ngang. Bên trái một cái lò gạch đổ nát còn xót lại một ít gạch ống đỏ au. Bên phải là căn nhà nhỏ có tấm bảng treo “Ban Quản Lý Nghiã Trang” và phiá dưới có hàng chữ Nghiã Trang Nhân Dân Bình An”. Trước cửa có tấm bản màu xanh dương ghi rõ “Nghiã Trang Nhân Dân” và những quy định dành cho người vào thăm viếng mộ. Trên tường có treo Bản Nội Quy
(Xin Xem hình 496, 497).
Hình 496 Hình 497
Chúng tôi bước xuống xe và cố gắng tìm Ban Quản Trang. Một người đàn ông trạc 45 tuổi đang nằm trên sàn nhà ngủ ngon lành, nghe tiếng chúng tôi nói ông thức giấc. Chúng tôi nói với ông là muốn vào thăm nghĩa trang, ông gật đầu không nói gì. Nghiã trang đó sao? Bao nhiêu năm người ta nhắc đến, bàn tới, bàn lui, giành giựt credit cho mình, chửi lộn nhau như phường vô học nhưng sự thật về nghĩa trang ít ai biết rõ. Nhiều người đã nói với tôi rằng những kẻ vô ơn thì nhiều, người có tấm lòng thì ít. Nếu bạn mời họ về Việt Nam du lịch, du hí, ăn chơi, đàng điếm thì họ sẽ ùn ùn kéo nhau đi. Nhưng nếu bảo họ vào nghiã trang thắp nhang, thăm viếng thì họ lắc đầu e ngại. Họ sợ tốn tiền, tốn thời gian, công sức và còn sợ bị chính quyền Việt Nam để ý không cho về Việt Nam kiếm tiền, ăn chơi, khoe giàu sang... trách chi những người sống ở Việt Nam. Ngay cả ông Vũ Văn Lộc và băng nhóm của ông ngồi mát ăn bát vàng ở hải ngoại, gào thét, hô hào tảo mộ sửa sang nghiã trang. Nhưng hơn 15 năm qua, nghiã trang vẫn chỉ là những nấm mộ hoang tàn, xơ xác. Nhóm cuả ông Vũ Văn Lộc đã làm gì trong nghiã trang nầy 15 năm qua? Làm cỏ vài nơi... rồi năm sau lại làm cỏ vài nơi (đa số gần đường đi) rồi hò hét, rồi viết bài “NỔ NHƯ BOM NGUYÊN TỬ”, rồi dùng cái mác Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (không phải ai mặc áo nầy cũng đều là người tốt, đáng để con cháu như chúng tôi kính trọng) để phô trương thanh thế, mang cái nghiã trang và cái nhà bảo tàng đem khoe tứ phương... Tôi nghĩ, ông Vũ Văn Lộc và ông Nguyễn Tường Thược, ông Thế Phương nên một lần vào nghĩa trang để không phải ngồi một chỗ đoán mò và nói dóc. Những người viết bài chửi bậy trên Take2tango cũng nên bỏ tiền túi như chúng tôi về VN để xem nghiã trang ra sao.
(Xin xem hình 027, 028, 035, 037, 465, 466, 468, 472, 476, 491)
Hinh 027 Hình 028
Hình 035 Hình 037
Hình 465 Hình 466
Hình 468 Hình 472
Hình 476 Hình 491
Nghiã trang vẫn chìm trong hoang sơ. Những vạt cỏ nâu khô, cháy xém, cao ngang thắt lưng che phủ mộ chí. May là có những hàng cây xanh được trồng trải dài từng lô đất bao quanh mộ chí nên đã che nắng che mưa, che bão tố cho những người xấu xố. Năm vừa qua, ông Vũ Văn Lộc đã viết hàng loạt bài nói về nghĩa trang QĐBH. Trong bài “Nghiã Dũng Đài Tại Nghiã Trang Quân Đội” ông viết “Hiện nay ông Thu, nguyên là một sĩ quan Quân Nhu, theo đặc san của ngành nầy cho biết, đã trở về Việt Nam để tìm cách thực hiện lại bức tượng Thương Tiếc. Ngoài bức tượng kể trên, trên con đường chính xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị, bề thế, và rất chân phương. Giưã cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được nét vững vàng và gần như nguyên vẹn...”. Hay trong một bài khác mang tựa đề “Nghiã Trang Quân Đội Biên Hoà, Chuyện Kể Từ Đầu”, ông đã khoe “Năm 1994, cơ quan IRCC, Inc. bắt đầu cho người về thăm lại nghĩa trang và ghi nhận phần lớn còn tồn tại nhưng rất hoang phế. Một trung tá công binh đã đi một vòng đem về các báo cáo sơ khởi. Chương trình dự án tảo mộ hàng năm bắt đầu từ cuối năm 1997 với các điểm chính: Làm dưới hình thức thân hữu gia đình từng toán nhỏ. Giúp phương tiện cho anh em thương phế binh Sài Gòn thực hiện. Khích lệ Việt kiều về thăm và sửa sang phần mộ thân nhân.
Phần mộ vô danh được làm cỏ, sơn quét lại, dựng mộ bia. Cổng Tam Quan và Ðền Liệt Sĩ cũng đã được dọn dẹp. Tuy nhiên chỉ làm từng phần và làm nhiều lần. Chương trình tảo mộ đã hoàn tất qua các năm Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001), Nhâm Ngọ (2002) và tiếp tục cho đến năm 2006 vừa qua. Những năm sau này khó khăn hơn nhưng thật ra đối với người lạ ghé qua thường trở ngại.
Ông Vũ Văn Lộc chưa một lần đặt chân đến viếng thăm nghiã trang để tận mắt nhìn thấy sự tàn phá và đổ nát của Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Tất cả các chữ viết khắc phía trên và hai bên cổng đã bị xóa hoàn toàn không còn đọc được. Những bệ đá bao quanh cổng đã bể ra từng mảnh nhỏ. Những bậc tam cấp dẫn lên Đài Tử Sĩ mốc meo, cỏ mọc um tùm, rêu phong, đầy rác rưỡi. Hơn ba mươi năm không tu bổ, chăm sóc, những vòng đay, bệ đá chạm trổ công phu đã bể nát. Nóc Đền Tử Sĩ ngói đã bể, cũ kỷ rêu phong nhưng vết sơn, vôi mờ ảo vẫn in dấu một thời vàng son của nó. Nền gạch có ai đó lau chùi nên vẫn mới và sáng bóng. Cửa ra vào mở toang và gãy đổ. Trên tường ai đó đã viết những hàng chữ bằng than đen nguệch ngoạc. Một chiếc võng mắc giữa 2 cột đền. Bên trong đền, hai cái bàn có bày hoa quả, nhang đèn, hương khói và những chiếc ly nho nhỏ. Ai đang sống ở đây? Có lẽ là một kẻ vô gia cư nào đó không nơi trú ngụ đã tìm đến chốn đền thờ hoang vu nầy để trú thân. Ban ngày đi kiếm sống, ban đêm về đây ngả lưng tìm giấc ngủ. Họ vẫn kiêng sợ người chết nên đã cúng bái nhang đèn xin tá túc. Chúng tôi nhìn thấy một bộ đồ nhà tu phơi trên sào bay phất phơ. Tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đi vòng quanh Đền Tử Sĩ, đi lần xuống bậc tam cấp phía sau. Những bậc tam cấp bằng đá vững chắc, đầy cỏ bao phủ vẫn còn nguyên nét cũ. Nhưng con đường dẫn đến trung tâm nghiã trang đã bị cắt ra nhiều mảnh nhỏ. Một con đường bao quanh và nhà cửa, nhà máy mọc lên đã cắt hẳn Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ ra khỏi nghiã trang. Nơi đó chỉ còn lại một ngọn đồi cây cối hoang vu đã che khuất một công trình kiến trúc tinh xảo mang dấu ấn lịch sử của cuộc nội chiến khốc liệt, đẫm máu và nước mắt.
(Xin xem hình minh họa 319, 320,321,323,448,449,450,451,455, 456, 457, 458).
Hình 319 Hình 320
Hình 321 Hình 323
Hình 448 Hình 449
Hình 450 Hình 452
Hình 457 Hinh 458
Còn bao nhiêu người nhớ đến nắm xương tàn nằm trong lòng đất lạnh. Xương máu ai đã đổ xuống cho bao người được sống nay cũng chỉ là một con số không vô nghiã. Tôi đi trong đau xót, ngậm ngùi, tôi đi trong sự câm lặng để hình dung những hình dáng và bước chân cuả họ hiện về trong giấc ngủ của tôi cách đây hai tháng. Tôi vẫn còn nhớ khuôn mặt người đàn ông thon nhỏ, nước da ngâm đen, ngồi xoay mặt lại phiá tôi. Mái tóc anh cắt ngắn, miếng thẻ bài trên cổ đong đưa. Một người đàn ông khác mắt to, mũi cao, tóc quăn cứ nhìn tôi cười. Một đứa bé gái trạc năm tuổi đuổi theo sau lưng tôi, mặt tròn, tóc dài nửa lưng, mặc áo trắng cổ lá trầu, quần đen... Tôi còn hình dung ra được một đoàn người toàn đàn ông đi rầm rập trong đêm. Họ cười nói rộn ràng. Họ đi đâu và về đâu trong giấc ngủ của tôi? Họ đang chờ tôi trở về thăm? “Nầy Thu, em nhìn kìa, những ngôi mộ không còn bia, không còn tên, chỉ còn một nắm đất”- L thì thầm bên tai tôi. Tôi trả lời “Em đã nghe và đã nhìn thấy trong những bức ảnh bạn em chụp năm vừa qua. Nhưng không thể hình dung nó lại tồi tàn đến như vậy. Người chết rồi vẫn bị đày đoạ”. Anh Đỗ Ngọc Vinh đi về hướng khác trong nghiã trang. Anh vẫn lo sợ bị bắt giữ, bị tịch thu máy ảnh...v..v... Tôi và L bình thản lội vào các phần mộ để chụp hình. Có những ngôi mộ mới đắp đất còn mới, đã được cắm một tấm bia bằng gổ. Những đóm lửa vàng vọt quyện những làn khói trắng từ những vạc cỏ cháy xém bay lên giữa buổi trưa oi bức, nóng hầm hập. Một thanh niên cao lớn đi mô tô đến gần chúng tôi và hỏi “Cô chú đi thăm mộ người thân phải không?”. Tôi đáp “Vâng, chúng tôi tìm mộ người thân. Anh có làm trong đây không?”. Anh hiền hậu nhìn tôi nói “Em làm trong nghiã trang nầy tử nhỏ nên biết nhiều về nghiã trang. Có ai mướn làm cỏ thì làm. Có khi mướn làm một cái thấy mấy cái kế bên không ai làm cỏ thì cũng làm luôn”. Tôi hỏi “Ai đã đắp những ngôi mộ gần đường đi vậy?” Anh đáp “Bà con xung quanh. Họ đi cúng, cầu siêu ở ngôi Đình Thần kế bên rồi tới đây làm cỏ để làm phước. Còn nhiều lắm cô ơi!”. Sâu bên trong không ai lội tới được nên cỏ cao hơn ngực. Nhiều ngôi mộ chìm khuất trong đám cỏ voi, cỏ dại. Đi sâu vào trong mới thấy hàng hàng lớp lớp những ngôi mộ không còn một tấm mộ bia để biết tên người chết. Đây đó, nổi lên một vài ngôi mộ đã được xây cao bằng gạch bông trông khang trang nhưng làm tăng thêm sự tồi tàn, thảm hại của hàng chục ngàn ngôi mộ khác bao quanh. Vòng đai của nghiã trang đã bị thu hẹp đáng kể. Ban Quản Trang cho biết khoảng 20 ha đất. Những nắm mồ được bao bọc bởi một bức tường xây theo vòng tròn của Nghiã Dũng Đài.
(Hình minh họa 002, 004, 007, 009, 012, 474, 475, 477).
Hình 002 Hình 007
Hình 004 Hình 012
Hình 009 Hình 474
Hình477 Hình 475
Con đường dẫn vào Nghiã Dũng Đài sụp lở trông xơ xác, tiêu điều. Anh Đỗ Ngọc Vinh và anh P đi về hướng khác. Tôi và L khó khăn lắm mới leo lên Nghiã Dũng Đài. Bậc tam cấp bao quanh chỉ còn trơ lại nền đất và cỏ dại. Từng vạc cỏ đã bị đốt cháy đen xạm. Vành khăn tang bao quanh đen đuá mốc meo. Nghiã Dũng Đài là một thanh kiếm của người anh hùng thất trận đã gãy ngọn. Nó được đúc bằng ciment cốt sắt nên chỉ có đặt bom mới phá nổi. Thân kiếm có bốn cánh, với những đường sọc xếp từng nếp nhỏ, đan lại vững chắc hướng thẳng về phía ánh nắng mặt trời. Những dãy phòng trên Nghiã Dũng Đài, cửa sơn màu xanh lá cây đã được khoá kín. Nơi đây những toán bộ đội của Quân Khu 7 canh giữ nghĩa trang nay đã dọn đi. Tôi đặt bàn tay sờ lên chân thanh kiếm để biết độ cứng và sự vững chắc của nó. Xung quanh hoang tàn không có sự sống, chỉ có hai cây hoa sứ trơ trụi lá còn nở được một vài cánh hoa lẻ loi, cô đơn giưã hoang vắng, tịch liêu. Bên tai tôi tiếng nói của L “Ngày xưa trên đó có chạm khắc những cái phù điêu rất tinh xảo và đẹp. Nó đã bị phá nát hết. Tôi hỏi “Anh đã từng lên đây”. L gật đầu “Lên đây rất nhiều lần. Tất cả những ai sống gần Sài Gòn, Đồng Nai đều có một hai lần ghé ngang đây. Chiến tranh mà em. Kẻ còn người mất, kẻ được người thua. Ai mang danh nghiã gì cho ý thức hệ của mình đều để lại vết thương cho đất nước và dân tộc. Chúng ta đều là người Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa quá rồi. Ngay cả thế hệ của anh và em cũng đã gần hết một đời đau thương rồi”. Tôi và L đi vòng quanh Nghiã Dũng Đài và gặp một hố sâu rêu phong đầy nước và một cái bàn thờ nhỏ bằng gổ đã mục nát, ngã gục. Tôi không biết nơi nầy có mộ phần của ai chôn nơi đây, sao hình dạng như mộ huyệt ai đó vừa mới quật lên.
Ông Nguyễn Văn Đức và ông HuỳnhVăn Côn, hai người trong Ban Quản Trang đã trò chuyện với chúng tôi và cho biết Ban Quản Trang mới tiếp nhận nghiã trang từ tháng 5 năm 2007. Đến nay đã hơn một năm, Huyện Uỷ Huyện Dĩ An đang có kế hoạch, phương án cho nghiã trang. Khi chúng tôi hỏi về số liệu của nghiã trang thì các ông tỏ vẻ nghi ngại không dám nói. Hai ông hẹn tôi ngày thứ hai có thể lên gặp Trưởng Ban Quản Lý Nghiã Trang để hỏi. Khi chúng tôi hỏi về ngôi mộ tập thể thì họ không dám dẫn chúng tôi đi tìm. Chúng tôi lên xe ra về...
ĐI TÌM NGÔI MỘ TẬP THỂ
(Hình minh họa 050)
Hình 050
Tôi chưa bao giờ nghe ai nói về ngôi mộ tập thể trong nghiã trang QĐBH. Nếu có ai biết họ cũng không dám nói. Người thanh niên trẻ mà tôi gặp đầu tiên trong nghiã trang đã chạy đuổi sau xe chúng tôi. Tôi yêu cầu tài xế quay đầu xe lại. Anh bạn trẻ tốt bụng dẫn chúng tôi đến chiếc cổng lúc trước quân khu 7 xây dựng, chiếm đóng nay trở thành trường Cao Đẳng. Anh nói chuyện với người gác cổng và xin phép cho xe chúng tôi vào. Người lính dễ tính mở rộng cánh cổng sắt. Chúng tôi chạy vào cuối trung tâm của dãy nhà nơi trú đóng của quân đội và lọt vào một khu đất trống, bụi đất ngổn ngang. Trước mặt chúng tôi bên trái là một nhà máy, bên phải là một cánh đồng rộng lớn cỏ cao hơn nửa ngực. Chúng tôi hối hả lội theo anh bạn trẻ. Cỏ cắt hai bàn chân tôi rát bỏng. Đường vào khu mộ tập thể nhấp nhô khó đi. Tôi nhiều lần muốn ngã. Đến một cái hố có một gò đất nhô lên cỏ mọc um tùm. Anh bạn trẻ nói với chúng tôi “Đây là ngôi mộ tập thể”. Anh Vinh kêu lên “Sao không thấy gì hết trơn vậy?”. Người bạn trẻ giải thích “Em biết ngôi mộ nầy vì mọi người sống ở đây đều biết. Lâu ngày không ai viếng thăm nên biến thành cái gò, cỏ mọc đầy hết. Cô chú có thấy cái nhà xác không? Nó ở đàng kia nhưng đã bị phá nát, sụp đổ rồi”. Anh bạn trẻ chỉ khu vực nhà xác nay không còn và tiếp “Sau 75 nhiều người chết đem về đây nhưng không ai chôn cất và tẩn liệm, nên người ta đào lổ chôn hết vào đây, nhiều người chôn ở đây lắm. Còn bên cái hàng rào có dãy nhà quét vôi trắng là nhà liệm xác người chết. Bộ đội ở đó nay đã dọn đi”. Anh Vinh và tôi bấm máy lia lịa. Chúng tôi quan sát địa hình ở đây và biết rõ rằng cả một vùng đất nầy đã bị cắt rời khỏi nghiã trang và nằm trong quy hoạch của Huyện. Tất cả không còn nguyên dạng như xưa. Ngôi mộ tập thể nầy làm sao quật lên được và tìm hiểu rõ có bao nhiêu người vùi xác nơi đây? Chúng tôi cảm thấy bất lực khi không thể nào tìm ra sự thật
(Hình minh họa từ 042 cho đến 057)
Hình 042 Hình 043
HÌnh 044 Hình 045
Hình 046 Hình 047
Hình 048 Hình 050
HÌnh 051 Hình 052
Hình 053 Hình 054
Hình 055 Hình 057
Bốn tiếng đồng hồ chúng tôi loanh quanh trong nghiã trang. Nắng đổ lửa trên mặt, trên lưng và đốt cháy da thịt. Trời oi bức lạ lùng, mồ hôi chúng tôi chảy thành những giọt lớn trên mặt, trên trán và ướt đẫm cả lưng. Chúng tôi bắt đầu rời khỏi nghiã trang trong cơn đói và khát.... Ngày đầu tiên đến nghiã trang đã kết thúc. Chúng tôi đã khám phá những sự thật mà chưa ai biết đến. Ngôi mộ tập thể có hay không? Chúng tôi tin lời cậu thanh niên dẫn đường nói thật. Ngay cả hai nhân viên làm trong Ban Quản Trang cũng gật đầu xác nhận rằng có “ngôi mộ tập thể”. Nhưng làm sao có thể quật ngôi mộ đó lên và có thể đem từng người vào nghiã trang chôn cất? Câu hỏi nầy đã ám ảnh chúng tôi suốt hai tuần lễ ở Việt Nam.
Những ngày tiếp theo tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đã làm những gì? Những khó khăn và thuận lợi của chúng tôi ra sao khi tiếp xúc với chính quyền điạ phương các cấp? Chúng tôi đã quyết định ra sao trong việc trùng tu nghiã trang QĐBH. Xin kính mời quý vị theo dõi bài 2 sẽ khởi đăng trong số tới.
Phong Thu (Ngày 9/01/2009)
Nguồn: http://www.saigonhdradio.com/index.php?option=com_content&view=article&id=112&Itemid=67
NHỮNG SỰ THẬT VỀ NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
* Bài của Phong Thu- Bái 1
Từ việc anh Đỗ Ngọc Vinh lần đầu tiên trở về Việt Nam thăm viếng nghiã trang QĐBH sau 30 xa quê hương, QGNT Heritage đã ra đời. Tìm lại mồ mả của cha anh luôn là niềm mơ ước của anh em QGNT Heritage. Ngày 10 tháng 5 năm 2007, anh Đỗ Ngọc Vinh, Nguyễn Hà, Nguyễn Linh đã mạnh dạn vào toà Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam tại Thủ Đô Washington D.C gặp người đại diện để trình bày việc trùng tu nghiã trang QĐBH. Sau đó, các anh cũng đã trao thỉnh nguyện thư cho ông Nguyễn Minh Triết (Chủ Tịch nhà nước Việt Nam). QGNT Heritage đã tiến hành những bước chuẩn bị và hành động mà không một tổ chức nào ở hải ngoại dám làm, luôn cả việc hứng chịu những oan khuất, vu khống, chụp mũ từ phiá những người cùng chung chiến tuyến.
Bất chấp sự vu khống, mạ lị, cuối tháng 10 năm 2007 anh Nguyễn Linh đã trở về Việt Nam dãy cỏ và đắp lại một ít mộ trong nghiã trang. Việc tiến hành trùng tu nghiã trang đã chựng lại do tình hình biến động chính trị trong nước và những khó khăn mà một số phần tử ở hải ngoại muốn tìm credit cho băng nhóm mình đã tiếp tục đánh phá QGNT Heritage.
Gần một năm qua, QGNT Heritage vẫn im lặng để theo dõi tình hình trong nước và cân nhắc cẩn thận để tìm hiểu rõ hơn về tình hình nghiã trang QĐBH. Bởi trăm nghe không bằng một thấy, chúng tôi muốn thấy tận mắt, nghe tận tai và tiếp cận với sự thật mới có thể hành động đúng mà không phải ân hận về sau. Trong tất cả các anh chị QGNT, tôi là người hiểu rõ tỉnh Bình Dương. Dù rất bận rộn với công việc công ty, công việc gia đình nhưng tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đã nhận một sứ mệnh quan trọng là trở lại Việt Nam để gặp trực tiếp chính quyền địa phương và xin giấy phép trùng tu lại toàn bộ nghiã trang QĐBH. Mười mấy năm qua, tôi chưa bao giờ rời gia đình và các con trong ngày lễ Giáng Sinh. Cây Noel năm nay không có bàn tay tôi treo đèn, kết hoa và quà Noel không ai gói cho các con. Nhưng tôi không thể quên nhiệm vụ trả ơn cho những người đã khuất.
Chúng tôi trở lại Việt Nam vào lúc nửa đêm ngày 12 tháng 12 năm 2008. Dù 2 ngày đêm liên tiếp không ngủ, nhưng sáng hôm sau anh Đỗ Ngọc Vinh đã có mặt tại nhà tôi. Cùng đi với anh là một QGNT trong nước. L, một người bạn lâu đời của tôi ở Việt Nam cũng nhiệt tình nhập cuộc. Tôi hỏi L rằng anh không có cha anh chôn trong nghiã trang, đi với chúng tôi có sợ bị vạ lây không? L cười đáp “Có gì phải sợ. Con người nào cũng chỉ chết có một lần. Sống mà hèn nhát cái gì cũng tính toán lợi hại, cái gì cũng sợ thì chết quách cho xong.” Bên cạnh tôi là một nhóm bạn sống bằng tình người và sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết. Họ đã cư xử và sống có tình nghiã với tôi hơn 30 mươi năm. Cảm ơn Trời đã ban tặng cho tôi những tấm lòng vàng.
Từ Quốc Lộ 1 Biên Hoà nay đổi tên là xa lộ Hà Nội, quẹo vào một con đường nhỏ sẽ dẫn đến nghiã trang QĐBH. Nếu bạn đi lạc thì nên hỏi thăm những người lớn tuổi. Nhưng có người biết và có người không. Những người trẻ tuổi sống gần đó có khi họ cũng không biết nghiã trang nằm ở đâu, và đôi khi họ sẽ chỉ bạn đến nghĩa trang liệt sĩ. Nghiã trang liệt sĩ thì nhiều vô kể và xây rất khang trang. Người ta đã lãng quên nghiã trang QĐBH một thời vang bóng. Nó đã chìm khuất trong lớp bụi thời gian và chôn vùi trong nỗi buồn mất nước của người dân Miền Nam Việt Nam. Ngay cả những người ngày xưa sống bình an, cơm no áo ấm, hưởng biết bao bỗng lộc của chế độ VNCH. Họ chưa bao giờ biết hy sinh một giọt máu nào để bảo vệ Miền Nam, họ vẫn làm ngơ, quên lãng những người đã chết cho họ được sống giàu sang, quyền thế. Và ngày nay, họ còn tự tạo cho mình những danh xưng cao quý để tiếp tục đòi lãnh đạo người khác.
Chiếc xe chúng tôi chạy bon bon vào con đường nhỏ. Càng vào trong đường càng thu hẹp, bụi bay mù mịt. Khi qua khỏi một cái nhà máy, chúng tôi nhìn bên tay trái thấy một ngọn đồi cây cối um tùm, quẹo trái sẽ gặp Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Nếu quẹo phải chạy qua trung tâm Quân Khu 7 chiếm đóng nay đổi tên là trường Cao Đẳng sẽ gặp cái Đình Thần của xã Bình Thắng. Vào sâu một con đường chật hẹp độ 50 thước, nhìn bức tường xây bằng gạch đất, màu đen xỉn, trên có giăng kẻm gai, chúng tôi nhìn kỷ mới tìm thấy nghiã trang QĐBH. Trước cổng gạch đá ngổn ngang. Bên trái một cái lò gạch đổ nát còn xót lại một ít gạch ống đỏ au. Bên phải là căn nhà nhỏ có tấm bảng treo “Ban Quản Lý Nghiã Trang” và phiá dưới có hàng chữ Nghiã Trang Nhân Dân Bình An”. Trước cửa có tấm bản màu xanh dương ghi rõ “Nghiã Trang Nhân Dân” và những quy định dành cho người vào thăm viếng mộ. Trên tường có treo Bản Nội Quy
(Xin Xem hình 496, 497).
Hình 496 Hình 497
Chúng tôi bước xuống xe và cố gắng tìm Ban Quản Trang. Một người đàn ông trạc 45 tuổi đang nằm trên sàn nhà ngủ ngon lành, nghe tiếng chúng tôi nói ông thức giấc. Chúng tôi nói với ông là muốn vào thăm nghĩa trang, ông gật đầu không nói gì. Nghiã trang đó sao? Bao nhiêu năm người ta nhắc đến, bàn tới, bàn lui, giành giựt credit cho mình, chửi lộn nhau như phường vô học nhưng sự thật về nghĩa trang ít ai biết rõ. Nhiều người đã nói với tôi rằng những kẻ vô ơn thì nhiều, người có tấm lòng thì ít. Nếu bạn mời họ về Việt Nam du lịch, du hí, ăn chơi, đàng điếm thì họ sẽ ùn ùn kéo nhau đi. Nhưng nếu bảo họ vào nghiã trang thắp nhang, thăm viếng thì họ lắc đầu e ngại. Họ sợ tốn tiền, tốn thời gian, công sức và còn sợ bị chính quyền Việt Nam để ý không cho về Việt Nam kiếm tiền, ăn chơi, khoe giàu sang... trách chi những người sống ở Việt Nam. Ngay cả ông Vũ Văn Lộc và băng nhóm của ông ngồi mát ăn bát vàng ở hải ngoại, gào thét, hô hào tảo mộ sửa sang nghiã trang. Nhưng hơn 15 năm qua, nghiã trang vẫn chỉ là những nấm mộ hoang tàn, xơ xác. Nhóm cuả ông Vũ Văn Lộc đã làm gì trong nghiã trang nầy 15 năm qua? Làm cỏ vài nơi... rồi năm sau lại làm cỏ vài nơi (đa số gần đường đi) rồi hò hét, rồi viết bài “NỔ NHƯ BOM NGUYÊN TỬ”, rồi dùng cái mác Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (không phải ai mặc áo nầy cũng đều là người tốt, đáng để con cháu như chúng tôi kính trọng) để phô trương thanh thế, mang cái nghiã trang và cái nhà bảo tàng đem khoe tứ phương... Tôi nghĩ, ông Vũ Văn Lộc và ông Nguyễn Tường Thược, ông Thế Phương nên một lần vào nghĩa trang để không phải ngồi một chỗ đoán mò và nói dóc. Những người viết bài chửi bậy trên Take2tango cũng nên bỏ tiền túi như chúng tôi về VN để xem nghiã trang ra sao.
(Xin xem hình 027, 028, 035, 037, 465, 466, 468, 472, 476, 491)
Hinh 027 Hình 028
Hình 035 Hình 037
Hình 465 Hình 466
Hình 468 Hình 472
Hình 476 Hình 491
Nghiã trang vẫn chìm trong hoang sơ. Những vạt cỏ nâu khô, cháy xém, cao ngang thắt lưng che phủ mộ chí. May là có những hàng cây xanh được trồng trải dài từng lô đất bao quanh mộ chí nên đã che nắng che mưa, che bão tố cho những người xấu xố. Năm vừa qua, ông Vũ Văn Lộc đã viết hàng loạt bài nói về nghĩa trang QĐBH. Trong bài “Nghiã Dũng Đài Tại Nghiã Trang Quân Đội” ông viết “Hiện nay ông Thu, nguyên là một sĩ quan Quân Nhu, theo đặc san của ngành nầy cho biết, đã trở về Việt Nam để tìm cách thực hiện lại bức tượng Thương Tiếc. Ngoài bức tượng kể trên, trên con đường chính xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị, bề thế, và rất chân phương. Giưã cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được nét vững vàng và gần như nguyên vẹn...”. Hay trong một bài khác mang tựa đề “Nghiã Trang Quân Đội Biên Hoà, Chuyện Kể Từ Đầu”, ông đã khoe “Năm 1994, cơ quan IRCC, Inc. bắt đầu cho người về thăm lại nghĩa trang và ghi nhận phần lớn còn tồn tại nhưng rất hoang phế. Một trung tá công binh đã đi một vòng đem về các báo cáo sơ khởi. Chương trình dự án tảo mộ hàng năm bắt đầu từ cuối năm 1997 với các điểm chính: Làm dưới hình thức thân hữu gia đình từng toán nhỏ. Giúp phương tiện cho anh em thương phế binh Sài Gòn thực hiện. Khích lệ Việt kiều về thăm và sửa sang phần mộ thân nhân.
Phần mộ vô danh được làm cỏ, sơn quét lại, dựng mộ bia. Cổng Tam Quan và Ðền Liệt Sĩ cũng đã được dọn dẹp. Tuy nhiên chỉ làm từng phần và làm nhiều lần. Chương trình tảo mộ đã hoàn tất qua các năm Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001), Nhâm Ngọ (2002) và tiếp tục cho đến năm 2006 vừa qua. Những năm sau này khó khăn hơn nhưng thật ra đối với người lạ ghé qua thường trở ngại.
Ông Vũ Văn Lộc chưa một lần đặt chân đến viếng thăm nghiã trang để tận mắt nhìn thấy sự tàn phá và đổ nát của Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Tất cả các chữ viết khắc phía trên và hai bên cổng đã bị xóa hoàn toàn không còn đọc được. Những bệ đá bao quanh cổng đã bể ra từng mảnh nhỏ. Những bậc tam cấp dẫn lên Đài Tử Sĩ mốc meo, cỏ mọc um tùm, rêu phong, đầy rác rưỡi. Hơn ba mươi năm không tu bổ, chăm sóc, những vòng đay, bệ đá chạm trổ công phu đã bể nát. Nóc Đền Tử Sĩ ngói đã bể, cũ kỷ rêu phong nhưng vết sơn, vôi mờ ảo vẫn in dấu một thời vàng son của nó. Nền gạch có ai đó lau chùi nên vẫn mới và sáng bóng. Cửa ra vào mở toang và gãy đổ. Trên tường ai đó đã viết những hàng chữ bằng than đen nguệch ngoạc. Một chiếc võng mắc giữa 2 cột đền. Bên trong đền, hai cái bàn có bày hoa quả, nhang đèn, hương khói và những chiếc ly nho nhỏ. Ai đang sống ở đây? Có lẽ là một kẻ vô gia cư nào đó không nơi trú ngụ đã tìm đến chốn đền thờ hoang vu nầy để trú thân. Ban ngày đi kiếm sống, ban đêm về đây ngả lưng tìm giấc ngủ. Họ vẫn kiêng sợ người chết nên đã cúng bái nhang đèn xin tá túc. Chúng tôi nhìn thấy một bộ đồ nhà tu phơi trên sào bay phất phơ. Tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đi vòng quanh Đền Tử Sĩ, đi lần xuống bậc tam cấp phía sau. Những bậc tam cấp bằng đá vững chắc, đầy cỏ bao phủ vẫn còn nguyên nét cũ. Nhưng con đường dẫn đến trung tâm nghiã trang đã bị cắt ra nhiều mảnh nhỏ. Một con đường bao quanh và nhà cửa, nhà máy mọc lên đã cắt hẳn Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ ra khỏi nghiã trang. Nơi đó chỉ còn lại một ngọn đồi cây cối hoang vu đã che khuất một công trình kiến trúc tinh xảo mang dấu ấn lịch sử của cuộc nội chiến khốc liệt, đẫm máu và nước mắt.
(Xin xem hình minh họa 319, 320,321,323,448,449,450,451,455, 456, 457, 458).
Hình 319 Hình 320
Hình 321 Hình 323
Hình 448 Hình 449
Hình 450 Hình 452
Hình 457 Hinh 458
Còn bao nhiêu người nhớ đến nắm xương tàn nằm trong lòng đất lạnh. Xương máu ai đã đổ xuống cho bao người được sống nay cũng chỉ là một con số không vô nghiã. Tôi đi trong đau xót, ngậm ngùi, tôi đi trong sự câm lặng để hình dung những hình dáng và bước chân cuả họ hiện về trong giấc ngủ của tôi cách đây hai tháng. Tôi vẫn còn nhớ khuôn mặt người đàn ông thon nhỏ, nước da ngâm đen, ngồi xoay mặt lại phiá tôi. Mái tóc anh cắt ngắn, miếng thẻ bài trên cổ đong đưa. Một người đàn ông khác mắt to, mũi cao, tóc quăn cứ nhìn tôi cười. Một đứa bé gái trạc năm tuổi đuổi theo sau lưng tôi, mặt tròn, tóc dài nửa lưng, mặc áo trắng cổ lá trầu, quần đen... Tôi còn hình dung ra được một đoàn người toàn đàn ông đi rầm rập trong đêm. Họ cười nói rộn ràng. Họ đi đâu và về đâu trong giấc ngủ của tôi? Họ đang chờ tôi trở về thăm? “Nầy Thu, em nhìn kìa, những ngôi mộ không còn bia, không còn tên, chỉ còn một nắm đất”- L thì thầm bên tai tôi. Tôi trả lời “Em đã nghe và đã nhìn thấy trong những bức ảnh bạn em chụp năm vừa qua. Nhưng không thể hình dung nó lại tồi tàn đến như vậy. Người chết rồi vẫn bị đày đoạ”. Anh Đỗ Ngọc Vinh đi về hướng khác trong nghiã trang. Anh vẫn lo sợ bị bắt giữ, bị tịch thu máy ảnh...v..v... Tôi và L bình thản lội vào các phần mộ để chụp hình. Có những ngôi mộ mới đắp đất còn mới, đã được cắm một tấm bia bằng gổ. Những đóm lửa vàng vọt quyện những làn khói trắng từ những vạc cỏ cháy xém bay lên giữa buổi trưa oi bức, nóng hầm hập. Một thanh niên cao lớn đi mô tô đến gần chúng tôi và hỏi “Cô chú đi thăm mộ người thân phải không?”. Tôi đáp “Vâng, chúng tôi tìm mộ người thân. Anh có làm trong đây không?”. Anh hiền hậu nhìn tôi nói “Em làm trong nghiã trang nầy tử nhỏ nên biết nhiều về nghiã trang. Có ai mướn làm cỏ thì làm. Có khi mướn làm một cái thấy mấy cái kế bên không ai làm cỏ thì cũng làm luôn”. Tôi hỏi “Ai đã đắp những ngôi mộ gần đường đi vậy?” Anh đáp “Bà con xung quanh. Họ đi cúng, cầu siêu ở ngôi Đình Thần kế bên rồi tới đây làm cỏ để làm phước. Còn nhiều lắm cô ơi!”. Sâu bên trong không ai lội tới được nên cỏ cao hơn ngực. Nhiều ngôi mộ chìm khuất trong đám cỏ voi, cỏ dại. Đi sâu vào trong mới thấy hàng hàng lớp lớp những ngôi mộ không còn một tấm mộ bia để biết tên người chết. Đây đó, nổi lên một vài ngôi mộ đã được xây cao bằng gạch bông trông khang trang nhưng làm tăng thêm sự tồi tàn, thảm hại của hàng chục ngàn ngôi mộ khác bao quanh. Vòng đai của nghiã trang đã bị thu hẹp đáng kể. Ban Quản Trang cho biết khoảng 20 ha đất. Những nắm mồ được bao bọc bởi một bức tường xây theo vòng tròn của Nghiã Dũng Đài.
(Hình minh họa 002, 004, 007, 009, 012, 474, 475, 477).
Hình 002 Hình 007
Hình 004 Hình 012
Hình 009 Hình 474
Hình477 Hình 475
Con đường dẫn vào Nghiã Dũng Đài sụp lở trông xơ xác, tiêu điều. Anh Đỗ Ngọc Vinh và anh P đi về hướng khác. Tôi và L khó khăn lắm mới leo lên Nghiã Dũng Đài. Bậc tam cấp bao quanh chỉ còn trơ lại nền đất và cỏ dại. Từng vạc cỏ đã bị đốt cháy đen xạm. Vành khăn tang bao quanh đen đuá mốc meo. Nghiã Dũng Đài là một thanh kiếm của người anh hùng thất trận đã gãy ngọn. Nó được đúc bằng ciment cốt sắt nên chỉ có đặt bom mới phá nổi. Thân kiếm có bốn cánh, với những đường sọc xếp từng nếp nhỏ, đan lại vững chắc hướng thẳng về phía ánh nắng mặt trời. Những dãy phòng trên Nghiã Dũng Đài, cửa sơn màu xanh lá cây đã được khoá kín. Nơi đây những toán bộ đội của Quân Khu 7 canh giữ nghĩa trang nay đã dọn đi. Tôi đặt bàn tay sờ lên chân thanh kiếm để biết độ cứng và sự vững chắc của nó. Xung quanh hoang tàn không có sự sống, chỉ có hai cây hoa sứ trơ trụi lá còn nở được một vài cánh hoa lẻ loi, cô đơn giưã hoang vắng, tịch liêu. Bên tai tôi tiếng nói của L “Ngày xưa trên đó có chạm khắc những cái phù điêu rất tinh xảo và đẹp. Nó đã bị phá nát hết. Tôi hỏi “Anh đã từng lên đây”. L gật đầu “Lên đây rất nhiều lần. Tất cả những ai sống gần Sài Gòn, Đồng Nai đều có một hai lần ghé ngang đây. Chiến tranh mà em. Kẻ còn người mất, kẻ được người thua. Ai mang danh nghiã gì cho ý thức hệ của mình đều để lại vết thương cho đất nước và dân tộc. Chúng ta đều là người Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa quá rồi. Ngay cả thế hệ của anh và em cũng đã gần hết một đời đau thương rồi”. Tôi và L đi vòng quanh Nghiã Dũng Đài và gặp một hố sâu rêu phong đầy nước và một cái bàn thờ nhỏ bằng gổ đã mục nát, ngã gục. Tôi không biết nơi nầy có mộ phần của ai chôn nơi đây, sao hình dạng như mộ huyệt ai đó vừa mới quật lên.
Ông Nguyễn Văn Đức và ông HuỳnhVăn Côn, hai người trong Ban Quản Trang đã trò chuyện với chúng tôi và cho biết Ban Quản Trang mới tiếp nhận nghiã trang từ tháng 5 năm 2007. Đến nay đã hơn một năm, Huyện Uỷ Huyện Dĩ An đang có kế hoạch, phương án cho nghiã trang. Khi chúng tôi hỏi về số liệu của nghiã trang thì các ông tỏ vẻ nghi ngại không dám nói. Hai ông hẹn tôi ngày thứ hai có thể lên gặp Trưởng Ban Quản Lý Nghiã Trang để hỏi. Khi chúng tôi hỏi về ngôi mộ tập thể thì họ không dám dẫn chúng tôi đi tìm. Chúng tôi lên xe ra về...
ĐI TÌM NGÔI MỘ TẬP THỂ
(Hình minh họa 050)
Hình 050
Tôi chưa bao giờ nghe ai nói về ngôi mộ tập thể trong nghiã trang QĐBH. Nếu có ai biết họ cũng không dám nói. Người thanh niên trẻ mà tôi gặp đầu tiên trong nghiã trang đã chạy đuổi sau xe chúng tôi. Tôi yêu cầu tài xế quay đầu xe lại. Anh bạn trẻ tốt bụng dẫn chúng tôi đến chiếc cổng lúc trước quân khu 7 xây dựng, chiếm đóng nay trở thành trường Cao Đẳng. Anh nói chuyện với người gác cổng và xin phép cho xe chúng tôi vào. Người lính dễ tính mở rộng cánh cổng sắt. Chúng tôi chạy vào cuối trung tâm của dãy nhà nơi trú đóng của quân đội và lọt vào một khu đất trống, bụi đất ngổn ngang. Trước mặt chúng tôi bên trái là một nhà máy, bên phải là một cánh đồng rộng lớn cỏ cao hơn nửa ngực. Chúng tôi hối hả lội theo anh bạn trẻ. Cỏ cắt hai bàn chân tôi rát bỏng. Đường vào khu mộ tập thể nhấp nhô khó đi. Tôi nhiều lần muốn ngã. Đến một cái hố có một gò đất nhô lên cỏ mọc um tùm. Anh bạn trẻ nói với chúng tôi “Đây là ngôi mộ tập thể”. Anh Vinh kêu lên “Sao không thấy gì hết trơn vậy?”. Người bạn trẻ giải thích “Em biết ngôi mộ nầy vì mọi người sống ở đây đều biết. Lâu ngày không ai viếng thăm nên biến thành cái gò, cỏ mọc đầy hết. Cô chú có thấy cái nhà xác không? Nó ở đàng kia nhưng đã bị phá nát, sụp đổ rồi”. Anh bạn trẻ chỉ khu vực nhà xác nay không còn và tiếp “Sau 75 nhiều người chết đem về đây nhưng không ai chôn cất và tẩn liệm, nên người ta đào lổ chôn hết vào đây, nhiều người chôn ở đây lắm. Còn bên cái hàng rào có dãy nhà quét vôi trắng là nhà liệm xác người chết. Bộ đội ở đó nay đã dọn đi”. Anh Vinh và tôi bấm máy lia lịa. Chúng tôi quan sát địa hình ở đây và biết rõ rằng cả một vùng đất nầy đã bị cắt rời khỏi nghiã trang và nằm trong quy hoạch của Huyện. Tất cả không còn nguyên dạng như xưa. Ngôi mộ tập thể nầy làm sao quật lên được và tìm hiểu rõ có bao nhiêu người vùi xác nơi đây? Chúng tôi cảm thấy bất lực khi không thể nào tìm ra sự thật
(Hình minh họa từ 042 cho đến 057)
Hình 042 Hình 043
HÌnh 044 Hình 045
Hình 046 Hình 047
Hình 048 Hình 050
HÌnh 051 Hình 052
Hình 053 Hình 054
Hình 055 Hình 057
Bốn tiếng đồng hồ chúng tôi loanh quanh trong nghiã trang. Nắng đổ lửa trên mặt, trên lưng và đốt cháy da thịt. Trời oi bức lạ lùng, mồ hôi chúng tôi chảy thành những giọt lớn trên mặt, trên trán và ướt đẫm cả lưng. Chúng tôi bắt đầu rời khỏi nghiã trang trong cơn đói và khát.... Ngày đầu tiên đến nghiã trang đã kết thúc. Chúng tôi đã khám phá những sự thật mà chưa ai biết đến. Ngôi mộ tập thể có hay không? Chúng tôi tin lời cậu thanh niên dẫn đường nói thật. Ngay cả hai nhân viên làm trong Ban Quản Trang cũng gật đầu xác nhận rằng có “ngôi mộ tập thể”. Nhưng làm sao có thể quật ngôi mộ đó lên và có thể đem từng người vào nghiã trang chôn cất? Câu hỏi nầy đã ám ảnh chúng tôi suốt hai tuần lễ ở Việt Nam.
Những ngày tiếp theo tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đã làm những gì? Những khó khăn và thuận lợi của chúng tôi ra sao khi tiếp xúc với chính quyền điạ phương các cấp? Chúng tôi đã quyết định ra sao trong việc trùng tu nghiã trang QĐBH. Xin kính mời quý vị theo dõi bài 2 sẽ khởi đăng trong số tới.
Phong Thu (Ngày 9/01/2009)
Nguồn: http://www.saigonhdradio.com/index.php?option=com_content&view=article&id=112&Itemid=67
Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa
Nguyễn Ngọc Chính
Theo Hồi Ức Một Đời Người
” Thế giới đã có không ít những bài học
về tinh thần hòa giải dân tộc qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Hoa
Kỳ đã trải qua thời nội chiến phân tranh khốc liệt giữa hai miền
Nam-Bắc, kéo dài từ năm 1861 đến năm 1863.
Khi cuộc nội chiến kết thúc, tử sĩ của
cả hai miền đều được an nghỉ bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia
Arlington ở thủ đô Washington DC. Mỗi năm có gần 4 triệu người Mỹ đến
viếng Arlington với lòng thành kính biết ơn những người đã nằm xuống cho
đất nước đứng lên. Họ hoàn toàn không phân biệt liệt sĩ là người của quân đội miền Nam hay miền Bắc. “
***
Sài Gòn xưa có xa lộ Biên Hòa là con đường huyết mạch nối liền Sài
Gòn với Biên Hoà. Đây là xa lộ đầu tiên tại miền Nam do Hoa Kỳ xây dựng
năm 1959 và khánh thành năm 1961. Hãng thầu phụ trách xây dựng xa lộ là
RMK-BRJ của Mỹ, họ áp dụng công nghệ tân tiến của thời đó là đổ bê-tông
toàn bộ con đường.
Được thành lập từ năm 1965 với quy hoạch 30.000 mộ phần, Nghĩa trang Quân đội tính đến năm 1975, đã là nơi an nghỉ của khoảng 16.000 tử sĩ. Trong số đó có hơn 10.000 quân nhân tử trận trong hai chiến trường đẫm máu nhất: Tết Mậu Thân năm 1968 và Mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Tuy nhiên, chủ đề của bài viết này không nói về xa lộ Biên Hòa mà là
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nằm phía trái dọc theo xa lộ nếu đi từ Sài
Gòn. Ngày nay, nếu có dịp viếng nghĩa trang này, người Sài Gòn không
khỏi chạnh lòng trước cảnh điêu tàn, đổ nát của những nấm mồ hoang phế
tại đây.
Xa lộ Biên Hòa dài 31km, rộng 21m, bắt đầu từ cầu Phan Thanh Giản
(nay là cầu Điện Biên Phủ) và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà.
Khi người Mỹ xây dựng, họ cũng tính đến trường hợp khẩn cấp, xa lộ có
thể sử dụng làm phi đạo dã chiến cho các loại phi cơ quân sự. Tuy nhiên,
từ năm 1971 xa lộ được xây vách ngăn giữa tim đường phân đôi xa lộ
thành 2 chiều riêng biệt.
Được thành lập từ năm 1965 với quy hoạch 30.000 mộ phần, Nghĩa trang Quân đội tính đến năm 1975, đã là nơi an nghỉ của khoảng 16.000 tử sĩ. Trong số đó có hơn 10.000 quân nhân tử trận trong hai chiến trường đẫm máu nhất: Tết Mậu Thân năm 1968 và Mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Dù sao đi nữa, xét về khía cạnh nhân bản, những người sống vẫn còn
được an ủi là nghĩa trang chỉ mới đạt một nửa công suất thiết kế. Nếu
30.000 mộ được lấp kín, niềm đau thương sẽ tăng gấp đôi khi cuộc chiến
vẫn chưa chấm dứt. Tuy nhiên, xét về mặt chính trị, sự hoang phế của
Nghĩa trang Quân đội ngày nay nằm ở trách nhiệm của chính quyền mới. Ông
cha ta đã có câu nghĩa tử là nghĩa tận. Dù tử sĩ trước khi nằm xuống có khoác áo quân đội miền Nam hay miền Bắc thì họ vẫn là người Việt.
Từ những lý do đó, người ta nghĩ đến một nghĩa trang rộng lớn hơn.
Ðơn vị Chung sự, chuyên lo hậu sự cho những chiến sĩ đã nằm xuống, cũng
có nhu cầu về cơ sở để hoạt động. Kiến nghị được trình lên cấp trên,
thông qua hệ thống Cục quân nhu, Tổng tham mưu, Tổng cục Tiếp vận. Các
sĩ quan Quân nhu, Công binh, Ðịa ốc Tổng tham mưu đã phải bay trực thăng
trên không phận Thủ Ðức, Bình Dương, Biên Hòa, nghiên cứu địa thế thật
đẹp dành làm nơi an nghỉ cho các chiến hữu.
Năm 1964, nghĩa trang Quân đội ở Gò Vấp trở nên chật hẹp, không
gánh vác được hậu quả của chiến tranh khi những người lính tử trận được
đưa về ngày một nhiều. Cuộc chiến vẫn tiếp tục leo thang, phần lớn sĩ
quan thuộc khu vực thủ đô đều được chôn tại nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi. Ở
Mạc Đĩnh Chi, đất cũng bắt đầu khan hiếm và việc chôn cất ngày một tốn
kém hơn.
Đầu năm 1965, Liên đoàn 30 Công binh Kiến tạo đóng tại Hóc Môn đảm
nhận công tác xây dựng và những chiếc xe ủi đất đầu tiên của Tiểu đoàn
54 Công binh bắt đầu hoạt động. Năm 1966, doanh trại của Liên đội Chung
sự và khu nhà xác được xây dựng để tiếp nhận những di hài tử sĩ đầu
tiên. Công binh tiếp tục làm đường, phân lô, xây Cổng Tam Quan, dựng Ðền Liệt Sĩ, đúc các tấm ciment và làm mộ bia.
Nghĩa trang Quân đội được xây dựng theo mô hình của một con ong.
Đầu ong hướng về phía xa lộ Biên Hòa với mũi kim là con đường đâm ra xa
lộ. Từ Cổng Tam Quan có hai con đường dẫn lên Nghĩa Dũng Ðài cao 43m. Ðầu ong là đền thờ chiến sĩ, cũng có lúc gọi là Ðền Tử Sĩ hay Ðền Liệt Sĩ. Phía dưới chân đền là Cổng Tam Quan nối
thẳng một đường dài ra xa lộ. Con đường này làm thành cây kim nhọn của
con ong và đầu kim là bức tượng Thương Tiếc ngay bên xa lộ.
Bức tượng Thương Tiếc là hình ảnh người lính ngồi nghỉ chân trên bệ
đá, súng để ngang đùi, nét mặt buồn bã. Tác giả pho tượng đồng đen này
là nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu, ông đã chọn người mẫu là một hạ sĩ
quan thuộc binh chủng nhảy dù.
Người ta kể rằng vào những buổi chiều mờ sương, anh lính rời bệ đá,
đi lững thững xuống con suối gần đó để uống nước. Còn có rất nhiều huyền
thoại về bức tượng Thương Tiếc. Sau ngày 30/4/1975, tượng Thương Tiếc
đã bị phá sập. Người ta nói anh lính đã chui vào lò nấu kim loại tái
sinh… và như thế đã được đầu thai sang kiếp khác.
Từ chân Nghĩa dũng đài, lưng ong chia làm hình nan quạt hướng
ra 4 phía và tạo thành một lưới nhện. Phần đuôi ong hẹp, phần dưới dài
ra như quả trứng. Các ngôi mộ giống nhau chia thành từng khu. Khu quốc
gia dành cho các vị lãnh đạo, khu tướng lãnh, khu cấp tá, cấp úy và binh
sĩ.
Quân nhu nhận tử sĩ từ mặt trận được đưa về bất kể ngày đêm để chôn
cất, trong đó có những người lính tham gia các trận Mậu Thân 68, trận
Mùa Hè 72, trận Hạ Lào, trận Cambodia. Tử sĩ của các đơn vị tổng trừ bị
đem về từ 4 quân khu bên cạnh các tử sĩ thuộc quân khu thủ đô và các
tiểu khu lân cận. Tử sĩ của các quân chủng, nữ quân nhân, thiếu sinh
quân, tất cả đều nằm trong lòng đất Biên Hòa.
Tử sĩ chôn từ trung tâm Nghĩa Dũng Ðài lần lượt tỏa ra các khu
bên ngoài. Ðã có trên 10 tướng lãnh nằm tại nghĩa trang Biên Hòa trong
đó có cả các vị đại tá được vinh thăng sau khi tử trận. Người có cấp bậc
cao cấp nhất được chôn tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là cố Ðại
Tướng Ðỗ Cao Trí. Hiện nay ngôi mộ này đã được gia đình cải táng nhưng
tại vị trí cũ vẫn còn dấu tích.
Trên đường vào nghĩa trang, đi theo con đường chánh xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua Cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị nhưng bề thế và chân phương. Giữa cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được đường nét vững vàng và gần như còn nguyên vẹn dù cỏ mọc, rêu phong.
Tháng 3/1975, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm lên thăm nghĩa trang và làm lễ đặt vòng hoa. Không ai có thể nghĩ đây là lần viếng sau cùng của một viên chức cao cấp sau biến cố tháng 4.
Nghĩa trang có các toán quân danh dự canh gác theo lễ nghi quân cách
tại Vành Khăn Tang của Nghĩa Dũng Ðài. Quân nhân từ các quân binh chủng
mặc sắc phục được điều động về theo đơn xin khi họ có đủ điều kiện. Với
vóc dáng trẻ trung, khỏe mạnh, cao lớn, đoàn quân này được huấn luyện để
canh gác và biểu diễn các thao tác nghi lễ như các đoàn quân danh dự
tại nghĩa trang Arlington, Hoa Kỳ.
Qua Cổng Tam Quan là con đường dẫn đến ngôi Ðền Tử Sĩ trên một ngọn
đồi nhỏ có 4 lối dẫn lên từ bốn phía. Ðây là nơi để linh cữu trước khi
chôn cất. Ðây cũng là nơi Tổng thống, Thủ tướng hay các giới chức cao
cấp trong chính quyền chủ tọa các buổi lễ chiêu hồn tử sĩ.
Tháng 3/1975, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm lên thăm nghĩa trang và làm lễ đặt vòng hoa. Không ai có thể nghĩ đây là lần viếng sau cùng của một viên chức cao cấp sau biến cố tháng 4.
Sau Ðền Tử Sĩ, phải đi một đoạn rất dài mới đến đỉnh một dải đất cao, chính giữa trung tâm là Nghĩa Dũng Ðài. Ðây là công trình quan trọng nhất mà Công binh Việt Nam đã thực hiện từ tháng 11/1967.
Trên nền đất phẳng, Công binh đổ 10,000m3 đất làm thành một ngọn đồi
nhân tạo trong gần hai tháng. Trên ngọn đồi nhỏ này, Công binh xây bệ
tròn, chính giữa là ngọn kiếm hướng mũi lên trời. Cây kiếm có thân bốn
cánh hình chữ thập cao 43m. Chân của chữ thập đường kính 6,5m và trên
mũi nhọn là 3,5m, có bậc thang để leo lên đỉnh và đứng trên này sẽ nhìn
thấy thành phố Sài Gòn.
Nếu không có biến cố năm 1975, Nghĩa trang Quân đội khi hoàn chỉnh sẽ
là Nghĩa trang Quốc gia. Đây sẽ là nơi an nghỉ của không riêng gì tướng
lãnh, sĩ quan và binh sĩ mà còn là nơi chôn cất các thành viên chính
phủ thuộc các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Công trình xây dựng nghĩa trang do điêu khắc gia Lê Văn Mậu phụ
trách, được dự kiến bước vào giai đoạn 2, kéo dài 6 năm, với ngân khoảng
100 triệu, tiền VNCH năm 1973. Bức tượng Thương tiếc,Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ đã hoàn tất trước năm 1970. Nghĩa Dũng Đài với ngọn tháp cao cũng đã làm xong, Vành Khăn Tang vĩ đại chung quanh đang gần đến giai đoạn khánh thành vào ngày Quân Lực 19/6/1975 thì biến cố tháng 4/1975 ập đến.
Trong
thập niên 1990, những người tù cải tạo rời khỏi Việt Nam để đi định cư
tại Mỹ. Khi họ trở về thăm quê hương, không ít người, bằng cách này hay
cách khác, đã trở lại Nghĩa trang Quân đội để viếng các chiến hữu đã nằm
xuống tại quê nhà.
Năm 1994, cơ quan
IRCC, Inc. đã cử người về thăm lại Nghĩa Trang Quân Đội và ghi nhận phần
lớn mộ phần còn tồn tại nhưng đang trong tình trạng hoang phế. Cuối năm
1997, chương trình tảo mộ hàng năm được bắt đầu thực hiện dưới hình
thức thân hữu gia đình và làm từng toán nhỏ để tránh sự dòm ngó của
chính quyền. Ngoài ra, anh em thương phế binh Sài Gòn cũng được hỗ trợ
tiền bạc từ bên ngoài để âm thầm chăm lo cho những ngôi mộ vô chủ.
Thế giới đã có không ít những bài học về tinh thần hòa giải dân tộc
qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Hoa Kỳ đã trải qua thời nội chiến
phân tranh khốc liệt giữa hai miền Nam-Bắc, kéo dài từ năm 1861 đến năm
1863.
Khi cuộc nội chiến kết thúc, tử sĩ của cả hai miền đều được an nghỉ
bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở thủ đô Washington DC. Mỗi
năm có gần 4 triệu người Mỹ đến viếng Arlington với lòng thành kính biết
ơn những người đã nằm xuống cho đất nước đứng lên. Họ hoàn toàn không
phân biệt liệt sĩ là người của quân đội miền Nam hay miền Bắc.
Năm 1863, Tổng thống Mỹ Abraham Lincohn đã khánh thành nghĩa trang Quốc gia với lý do thật giản dị, “tất cả những người chết đều là đồng bào”. Ông Lincoln tuyên bố trong diễn văn khánh thành nghĩa trang ngày 19/9/1863: “Tại
đây chúng ta đoan quyết rằng cái chết không bao giờ là vô ích – rằng,
dân tộc này, nhờ ơn Chúa, sẽ có sự hồi sinh mới của tự do – rằng một
Chính phủ của nhân dân, do nhân dân và vì dân sẽ không thể bị phá hủy
trên trái đất này”.
Cuộc nội chiến kết thúc, 20 vạn tù binh
miền Nam được thả về nhà mà không cần cải tạo và cũng không có lễ ăn
mừng chiến thắng. Lý do, một lần nữa cũng dễ hiểu, “những người bại trận cũng là đồng bào”.
Lớp hậu duệ của những người Đức đã bỏ mình
trong những trận mưa pháo của hạm đội Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng con cháu
những chiến binh Anh-Pháp-Mỹ đã gục ngã trước họng súng đại liên của Đức
quốc xã trong ngày đổ bộ lên bãi biển Normandy (6/6/1944) hồi Đệ nhị
thế chiến… ngày nay đều cùng quay trở về thăm mộ bia của cha ông đến từ
cả hai chiến tuyến.
Tại Trung Hoa, Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương
của quân đội Tưởng Giới Thạch – trong đó có cả mộ phần của liệt sĩ chống
Pháp Phạm Hồng Thái đến từ Việt Nam – vẫn được chính phủ Hoa Lục trùng
tu và chăm sóc cẩn thận. Ngày nay nghĩa trang này đã trở thành di tích
lịch sử, thu hút một lượng khách du lịch đông đảo. Họ có thể là những
người đến tham quan thắng cảnh và cũng có thể là hậu duệ của những tử sĩ
đã nằm xuống tại đây.
Tại Việt Nam, biết bao gia đình có con em
phục vụ dưới hai mầu áo khác nhau nhưng mẹ Việt Nam vẫn không hề phân
biệt trong những dịp cúng giỗ. Tình cảm thiêng liêng đó đã có từ trước
1975 và tiếp tục duy trì sau ngày Sài Gòn mất tên. Sao chúng ta không mở
lòng như người mẹ bình thường đã và đang làm?
Nghĩa tử là nghĩa tận.
Tại sao chúng ta không làm được như những dân tộc khác đã làm? Đối với
những người còn sống, chúng ta vẫn có thể phân biệt chính kiến nhưng đối
với người đã chết, liệu sự phân biệt đối xử đó có hợp với đạo lý muôn
đời của người Việt hay không?
***
Mời xem thêm: Huyền thoại về tượng Thương Tiếc – Trần Công Nhung
Nguồn: https://tuxtini.com/2014/01/16/nghia-tu-la-nghia-tan-nghia-trang-quan-doi-bien-hoa/
NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI VNCH SẼ LÀ KHU CHẾ XUẤT LỚN NHẤT ĐÔNG NAM Á
Khu nghĩa trang Biên Hòa của Ngụy VNCH sẽ trở thành khu chế xuất lớn nhất Đông Nam Á
GIẢI QUYẾT RA SAO NGHĨA TRANG
QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA – BIÊN HÒA
Ngày 27 - 1 – 2007, ông Thủ tướng hạng A của Việt Nam là Nguyễn Tấn Dũng cháu của tài tử Nguyễn Chánh Tín, đã ra Nghị quyết giải quyết việc xử dụng Nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Chỉ một dòng trong Nghị quyết “Xử dụng với mục đích dân sự để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương” đã chỉ rõ đầy đủ nội dung Nghị quyết , đúng là Thủ tướng hạng A, giỏi thật.
1- Nghĩa trang quân đội Biên Hòa nay được đổi tên là Nghĩa trang dân sự Bình Dương
2-
Để phát triển kinh tế, Việt Nam bây giờ rất cần đất để xây nhà máy, cơ
xưởng. Khi nào cần đến thì nghĩa trang phải di dời chổ khác để lấy đất
xử dụng vào mục đích phát triển kinh tế
Khi
Nghị quyết này được công bố, các đài phát thanh lên tiếng ở khắp nơi,
các thính giả vào góp ý kiến yêu cầu thân nhân những người có mộ đừng
bốc dời, vài năm nữa sẽ trở về xây lớn gấp mười bây giờ, vì Cộng Sản nó
đang cùng đường sắp đổ rồi. Ông Nguyễn Cao Kỳ thì hoan hô
cái Nghị quyết đó. Ông Nguyễn Khánh nhân danh nhân dân miền Nam cũng
như toàn thể gia quyến của các anh hùng liệt sĩ Việt Nam Cộng Hòa, dành
quyền truy tố chính phủ Việt Nam ra tòa án có thẩm quyền để đòi trừng
phạt và bồi thường thiệt hại.
Tại sao chính quyền Việt Nam lại có cái Nghị quyết đó?
Sau khi miền Nam xé bỏ Hiệp định Genève năm 1954, không chấp nhận Tổng Tuyển Cử để thống nhất đất nước. Miền Nam lo củng cố chính quyền và Công giáo hóa miền Nam trước. Miên Bắc lo cũng cố chính quyền và chuẩn bị thống nhất đất nước nên tổ chức làm con đường 559 xâm nhập miền Nam. Tháng 12 năm 1960, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ra đời với khẩu hiệu “đánh Mỹ - Diệm”.
Khi quân đội xâm lược Mỹ, Úc, Đại Hàn, Tân Tây Lan, Phi, Thái Lan tham
chiến ở miền Nam thì Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nêu cao khẩu hiệu “Đánh cho Mỹ cút - Đánh cho Ngụy nhào” Ngụy là: Việt gian - Lính đánh thuê (lương quân đội, công chức, giáo chức, công an, cảnh sát miền Nam…đều do quỷ viện trợ Mỹ cung cấp). Cuộc chiến không cân sức nhưng với quyết tâm đánh ngoại xâm, trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. Cuộc chiến chấm dứt, Bộ đội Cụ Hồ đã chiến thắng thống nhất đất nước. Miền Nam thua được gọi là Ngụy, mà Ngụy lại ngăn trở việc thống nhất đất nước, họ chết là họ hy sinh cho ngoại xâm, cho Mỹ chứ họ đâu có hy sinh cho tổ quốc đâu. Cho nên, các nghĩa địa quân đội Ngụy miền Nam không được quyền hiện diện, nó phải biến đi, với thời gian cho gió cuốn đi.
Nếu các Nghĩa địa quân đội Ngụy Việt Nam Cộng Hòa còn hiện diện, còn chứng tích ra đó thì cuộc chiến vừa qua là cuộc Nội Chiến chứ đâu phải cuộc chiến chống ngoại xâm giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước nữa.
Kẻ chiến thắng làm nên Lịch sử, họ viết Lịch sử.
Trích ĐDTB
NDVN, ngày 12/2/07
Ghi Chú:
Chứng minh Ngụy quân - Ngụy quyền VNCH là lính đánh thuê cho Mỹ:
* Tổng thống Ngụy VNCH, "anh minh lê gót nơi xứ người" Tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm, đã được, Tổng Thống Kennedy nhận thấy rằng: “Năm 1963, chính quyền Kennedy đã nhận thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm là công cụ của Cộng sản và đã quyết định ‘Diệm phải ra đi’. Cơ quan CIA đã thực hiện cuộc ám sát kết quả đưa đến cái chết của ông ta vào tháng 11/1963". "1963:
The Kennedy Administration begins to see South Vietnamese President Ngô
Đình Diệm as a communist tool and decides that "Diệm must go’. The CIA
engineers coup attempts that eventually lead to his assassination in
November" (Tuần báo Newsweek, trong số ra ngày 24.12.2001). Và Phó Tổng Thống Johnson trả lời: một phóng viên: “ Ngô Đình Diệm có phải là Churchill Á Châu không ? ‘’ như sau : “Shit! Diem ‘s the only boy we‘ve got out there‘’ “Cứt! Diệm là thằng bé duy nhất chúng ta có ở đây’’ Stabley Karnow, VN: A History, trg 214 and The Pentagon Papers "Diệm is A Shit". Còn Ngụy quân QLVNCH anh hùng
đã được F. Murray, giáo sư báo chí tại trường đại học USC đã xúc phạm
đến quân lực VNCH của chúng ta bằng một bài báo được đăng tải trên tờ
Los Angeles Times nói rằng quân lực này nổi tiếng "hiếp dâm và ăn cướp... "
* Quốc Trưởng Ngụy Đại Tướng Hồ Quảng Râu Dê Nguyễn Khánh đã oán than: "Chính thằng Đại tướng Maxwell Taylor đã đuổi tôi ra khỏi nước" và khi ra khỏi nước tôi có đem theo nắm đất quê hương, nhưng nay không còn nữa vì tôi vô tình đã làm rơi trên bãi cỏ.
* Thủ tướng Ngụy Nguyễn Cao Kỳ nói rằng: "ông" Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê.
Ngày 23/6/07, chuyến Chinh Tây Mỹ của Ngài Nguyễn Minh Triết, tại buổi
đại tiệc ở khách sạn Danna Point, Cali. Lời cuối Bài Phát Biểu chào đón
Ngài Nguyễn Minh Triết của ông Kỳ:...."Xin cám ơn mọi người và xin cám ơn Chủ tịch, một người yêu nước…". Và
nếu ai còn nhận mình là người Việt Nam, thì phải nhận rằng Ngài Thiếu
tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương, cũng là một người yêu nước...luôn
* Tổng Thống Ngụy Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: "Mỹ còn Viện Trợ, thì chúng ta còn Chống Cộng"
* Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Ngụy Cao Văn Viên, ngán ngẩm buột miệng sổ toẹt tính chất "tầm gửi" của quân đội Ngụy VNCH...."Chúng ta không có trách nhiệm chiến tranh (!) Trách nhiệm chiến đấu là của người Mỹ. Chính sách đó do Mỹ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi."
* Ngô Đình Cẩn trong buổi lễ tuyên thệ gia nhập đảng Cần Lao Công Giáo tại nhà thờ Phú Cam Huế do giám mục Phạm Ngọc Chi chỉ đạo chứng nhận đã nói “Cha
giám mục Phạm Ngọc Chi đã dạy cho tui là khi còn người Da trắng còn
hiện diện ở Việt Nam thì họ còn cần đến những người Công giáo như chúng
ta” (trích Đảng Cần Lao của Chu Bảng Lĩnh, tr 313, Lê Trọng Văn, nxb Mẹ Việt Nam)
Xem thêm:
nghia-trang-buon-tren-inh-thien-thu-thu.http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/nghia-trang-buon-tren-inh-thien-thu-thu.html
Xem thêm:
nghia-trang-buon-tren-inh-thien-thu-thu.http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/nghia-trang-buon-tren-inh-thien-thu-thu.html
Được đăng bởi
Mai Huỳnh Mai St.8872
vào lúc
09:47
Nguồn: http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/re-nghia-trang-quan-oi-bien-hoa_22.html
RFA, 08-03-2013
Hôm qua ông Lê Thành Ân Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái
đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa.
Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đã phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đã khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ.
Gần đây Chính quyền Việt Nam đã chuyển quyền quản lý khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh Bình Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đã được dễ dàng hơn trước.
-----------------------------------------------
Dưới đây là một số hình ảnh trong chuyến thăm viếng Nghĩa Trang 7/3/2013 (photo by http://hientinhvn.blogspot.com)
...bên
trong Nghĩa Trang, khắp các khu mộ, là một rừng cây muồng, cây sao và
cây rừng hoang họ lá dầu, có cây đã cao mười mấy met và đường kính lên
tới gần 30cm! Đó là không gian bên trên.
Còn bên dưới??? Người có chút quan sát, khi đi vào Nghĩa Trang ắt không thể không thấy lượng cây này đang biến Nghĩa Trang thành rừng, và đám rễ của cả rừng cây này đang âm thầm làm công việc phụ trợ cho mưu đồ độc ác, đó là tàn phá cấu trúc bên dưới của các phần mộ, nơi mà giờ đây...
Hình ảnh về Buổi Thăm Viếng NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA và Lể Cầu Siêu cho Vong Linh Tử Sĩ QLVNCH, nhân dịp Lễ Vu Lan vừa qua.
Nguồn: Hỏi Là Trả Lời Blog-[HLTL xin trích một phần tường thuật của người thăm viếng mộ]
A.- Thăm Viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NT)
Ngày thăm các Anh Em mình trên NT thật không suông sẻ. Sáng sớm, mây trời u ám báo hiệu sẽ có mưa to trên diện rộng. Mọi thứ đã chuẩn bị nên không thể dời lại. Hẹn 8.30 có mặt tại Suối Tiên.
Anh em đến không nhiều như dự kiến do thời tiết xấu.
Việt Vùng Vịnh, Thứ ba, 23 Tháng 2 2010 17:40
Lá thư của một Thương Phế Binh QLVNCH kể chuyện đi thăm mộ các đồng đội tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào những ngày cận Tết.
Sáng Chủ Nhật 7.2. 2010 nhằm 24 Chạp, Canh Dần AL .
Kính Anh T.Thược!
Chúng em năm người gồm : Chiến hữu Ngô Văn . . . , Lê Văn . . ., Trương . . ., Đào. . . . và em. Mỗi người lo mua sắm lễ vật đã được giao trước và cùng nhau đến điểm hẹn tập trung như mọi khi, lên đường viếng cac chiến sĩ trận vong tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NTQĐBH).
Tuy là ngày nghỉ lễ nhưng vừa ra khỏi cửa ngõ phía Tây Bắc Saigon trên một đoạn đường xa lộ Đại Hàn thì bi kẹt đường, kẹt xe kéo dài vài Km. Nguyên nhân do các xe khách đua nhau tranh dành dừng, đậu xe vô tội vạ đón khách dọc đường về quê ăn Tết ở các tỉnh miền Trung và Bắc. Một phần nguyên nhân, các gia đình nhân ngày nghỉ, đi thăm mộ thân nhân tại các nghĩa trang vào những ngày giáp Tết cũng làm cho tình trạng người đông, đường chật...
Gần Mực Thì Đen, Gần Đèn Thì Sáng - Hòa Thượng Tuyên Hóa
Nếu các em có bạn trai hay bạn gái khi còn quá nhỏ thì cuối cùng các em sẽ bị thương tổn. Cũng giống như cắt đi một cái mầm nhỏ trước khi nó được phát triển toàn diện. Có ích lợi gì?
Tất cả các em học sinh! Những ngày đẹp nhất trong cuộc đời là thời gian trước tuổi hai mươi; được xem là "thời vàng son". Thời gian này, các em chưa mất bản chất trong sáng hay Phật tính của các em. Trong thời gian này các em cũng dễ bị hoàn cảnh ảnh hưởng . Nếu các em gần những người tốt , thì các em sẽ trở thành tốt. Nếu các em giao du với những người không tốt, thì các em sẽ trở nên xấu. Đây là đạo lý "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.".
Nếu như gặp được thầy tốt bạn lành, các em sẽ học được học vấn thật sự, trở thành người có phẩm hạnh đoan chánh; trái lại, hễ gặp phải thầy bạn không tuân theo quy củ nề nếp học đường thì sẽ bị ảnh hưởng của họ, trở thành những kẻ không theo nề nếp trái với phong cách truyền thống đạo đức luân lý dân tộc.
Các em nếu bị sơ ý vấp nhầm lỗi nhỏ thì sẽ thành con ngựa giở chứng phá đàn; còn nếu cố ý phạm phải tội lớn, thì sẽ trở thành phần tử hư hỏng thối nát của xã hội. Hãy đem lòng khắc ghi ! Tự tánh của các em vốn trong trắng thuần khiết như mảnh vải trắng tinh, hễ tiêm nhiễm hư đốn thì trở thành xám tối, tiêm nhiễm vẫn đục tồi bại sẽ biến thành màu vàng hoen ố .
Các em đang được học tập trong hoàn cảnh ưu tú, tương lai nhất định phải làm người có lợi ích cho xã hội, cải thiện xu hướng nề nếp xã hội, phải có tinh thần biết hy sinh cái tự ngã nhỏ bé của cá nhân mình để hoàn thành cái đại ngã rộng lớn của tất cả đại chúng trong toàn thể xã hội cùng nhân loại và chúng sanh trong mười phương pháp giới.
Điều quan trọng nhất là nữ sinh không nên đi tìm bạn trai, và nam sinh không nên tìm kiếm ban gái. Mỗi một em học sinh phải giữ cương vị phái tính của mình về vấn đề giao tiếp bạn bè. Không phải là các em không được có bạn trai hay bạn gái.
Tuy nhiên các em gái nên đợi đến khi hai mươi tuổi và các em trai nên đợi đến hai mươi lăm tuổi mới nên có bạn trai hay bạn gái. Làm được như vậy, các em sẽ không bị thương tổn. Nếu trẻ em đi tìm bạn khác phái trước khi cơ thể trưởng thành thì cuối cùng sẽ bị thương tổn. Vì thế dù cho các em muốn lập gia đình, các em nên đợi cho đến lúc các em được hai mươi hay hai mươi lăm tuổi.
Vì lý đó này tại Vạn Phật Thánh Thành trường nam và truờng nữ được tách biệt. Các em không nên lén lút tìm kiếm bạn trai hay bạn gái. Nếu tôi biết được rằng các em làm như vậy, thì các em sẽ bị đuổi. Các em nên để ý về điều này.
Tôi không ngăn cấm các em có bạn trai hay bạn gái. Điểm muốn nói ở đây là nếu các em tìm kiếm bạn trai hay bạn gái trước khi trưởng thành thì các em sẽ không thể là học sinh giỏi hay là con người tốt.
Các em mỗi người nên là một học sinh giỏi và là một con người tốt để các em có thể làm những điều ích lợi trong tương lai. Nếu các em có bạn trai hay bạn gái khi còn quá nhỏ thì các em cuối cùng sẽ bị thương tổn. Cũng giống như cắt đi một cái mầm nhỏ trước khi nó được phát triển toàn diện – nó sẽ vô dụng và cuối cùng chỉ là cỏ dại.
Nếu để cho những khao khát tình dục phát triển qu sớm, các thế hệ kế tiếp sẽ trở nên tệ hại hơn. Để lựa ra những hạt giống xuất sắc để trồng trot, chúng ta phải đợi cho đến khi cây trưởng thành; cỏ dại thì chỉ là vô dụng. Tương tự như vậy, nếu các em hẹn hò với người khác phải khi còn quá nhỏ thì những hành động như vậy thật quá hấp tấp!
Trẻ em trong quốc gia này luôn xem vô tuyến truyền hình (ti vi). Chúng xem vô tuyến truyền hình nhiều đến nỗi biết đi tìm bạn trai hay bạn gái khi mới bảy hay tám tuổi. Điều này thật vô cùng nguy hại. Trong tương lai, nếu khuynh hướng này tiếp tục, đất nước này sẽ không có những kẻ tài năng. Tại sao lại như vậy? Vì mọi người đều hoàn toàn lầm lẫn.
Một Khi Mất Thân Người, Vạn Kiếp Không Được Lại - Hòa Thượng Tuyên Hóa
Khi các thai nhi bị phá thai, chúng mất thân người. Ngày nay, số thai nhi chết do phá thai vượt quá số người đang sống!
Câu hỏi: Theo Phật giáo, "thân người khó có được" và "một khi chúng ta mất thân này, chúng ta không thể trở lại thân người trong nhiều vạn kiếp.". Như thế tại sao dân số thế giới hiện nay đang gia tăng nhanh chóng? Có vẻ như là số người sinh ra nhiều hơn số người chết. Phật giáo giải thích điều này như thế nào?
Hòa Thượng: Mặc dù mức sinh sản hiện nay cao, làm sao quý vị biết được là số người chết không cao hơn số người đang sống? Con số này không thể tính hay chứng minh chính xác bằng khoa học được; chỉ diễn tả bằng một sự so sánh.
Khi Đức Phật còn tại thế, có một lần Ngài bốc một nắm cát và nói "Số người có được thân người giống như số cát trong bàn tay ta, còn số người mất thân người thì giống như cát trên trái đất.". Số người sống trên trái đất dường như vô số, vô hạn. Tuy nhiên, làm sao quý vị biết được số người mất thân người lại không vô số lần nhiều hơn?
Số người chết trong quá khứ thì ít hơn ngày nay. Hiện nay, khó mà ước lượng con số chết vì cuồng phong, hỏa hoạn, tai nạn xe cộ, máy bay rớt, chiến tranh, và các vụ nổ nguyên tử... Thêm nữa, rất có thể là những người mất thân người, họ sẽ không được đầu thai làm người. Họ có thể tái sanh thành kiến, muỗi, hay dã thú. Làm sao chúng ta có thể chứng minh những con số này một cách khoa học?
Sau khi một đứa bé chào đời, làm sao đứa bé đột nhiên lại có ý thức và cảm giác? Những câu hỏi căn bản như thế này, người bình thường không để ý và không nghiên cứu để tìm câu trả lời. Mặc dù có sự gia tăng rất lớn về dân số hiện nay; nhưng những chúng sinh mất thân người còn nhiều hơn trước đây. Trong quá khứ không có quá nhiều kiến, muỗi, bọ và mối. Làm sao quý vị biết là những sinh vật sinh ra từ ẩm ướt, biến hóa hay từ trứng này không từng là người trong tiền kiếp.
Sau khi một người mất thân người, thể tánh hóa linh của người đó giảm đi. Linh hồn của một người có thể biến thành nhiều lọai động vật, ngay cả có thể thành 84,000 con muỗi. Vì trí tuệ của người này bị phân chia ra trong nhiều thân, kết quả là chúng u mê và không còn linh nữa. Nếu người ấy muốn có trở lại thân người, người ấy cần phải "luyện lại từ đầu" như trong nhà máy hóa học, tiến trình này có thể cần thời gian rất dài.
Còn một điểm nữa, mỗi lần một người kết hôn, thì linh hồn của người ấy bị chia ra thêm một phần hay nhiều phần. Thí dụ, một người phụ nữ từng kết hôn với bao nhiêu người đàn ông, thì khi chết linh hồn của người phụ nữ đó cũng sẽ bị cưa ra bấy nhiêu phần cho những người đàn ông đó. Nếu người đàn ông lấy nhiều vợ thì quả báo cũng như vậy. Một vấn đề lớn nữa là phá thai. Khi các bào thai bị phá, chúng mất cơ hội làm người. Ngày nay, số thai nhi chết do phá thai vượt quá số người đang sống!.
Đối với chúng sinh vô tình, họ có thể khôi phục lại linh tánh của họ không? Có thể được, nếu họ gặp người có khả năng nói Pháp cho họ. Như trường hợp "Khi Đại Sư Đạo Sanh thuyết Pháp, đá cũng gật đầu đồng ý.". Tuy nhiên, chỉ khi nào những chúng sinh vô tình này gặp bậc thánh nhân hay vị A La Hán, thì mới có được cơ hội như vậy.
"Khi Đại Sư Đạo Sanh thuyết Pháp, đã cũng gật đầu đồng ý."
Thành Tâm Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương Có Thế Siêu Độ Nghiệp Chướng
Hòa Thượng Tuyên Hóa, Vạn Phật Thánh Thành
Có một phần công sức thì sẽ được một phần kết quả tương ứng. Khi Địa Tạng Vương Bồ Tát biết quý vị thành tâm niệm danh hiệu Ngài, Ngài sẽ giúp siêu độ nghiệp chướng của quý vị.
"Trực tâm là Đạo Tràng". Bất luận quý vị là người xuất gia hay là tại gia, trong bất cứ hoàn cảnh nào đều phải thành thật và ngay thẳng. Không được nói dối, không làm những việc mạo hiểm , cũng không đầu cơ hoặc đánh cá ngựa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào phải dùng tâm chân thật không dùng tâm cầu cạnh dua nịnh.
Chúng ta phải có tâm chân thật trong mọi hoàn cảnh, cái tâm phải biết dung hòa để hòa hợp với người khác. Để có tâm chân thật có nghĩa là để tu Đạo Bồ Đề, và đừng bao giờ làm trở ngại hay chướng ngại người khác.
Nếu chúng ta làm hại hay chướng ngại người khác, chúng ta tạo nhân cho quả báo xấu. Khi quả báo của chúng ta đến, nếu chúng ta không sám hối mà lại cứ tiếp tục lừa dối người càng nhiều thêm, thi chúng ta lại sẽ tạo ra thêm nhiều nghiệp xấu nữa, khó mà tiêu trừ được.
Lần này (năm 1982) khi tôi đến Châu Á, tôi có gặp một người phụ nữ là cô họ Vương ở Penang. Trong tiền kiếp cô thích ăn móng gấu và óc khỉ. Cô đập đầu khỉ nứt ra để uống óc khỉ. Cô cũng chặt móng gấu, chiên lên để ăn. Vì những nghiệp chướng trong quá khứ này, kiếp này cô sanh ra làm người phụ nữ.
Tuy nhiên, thay vì sửa chữa lỗi lầm và bắt đầu đời mới, cô vẫn tiếp tục tạo nghiệp xấu. Cô đã giết hai nhân mạng bằng cách phá thai hai lần. Hai vong linh thai nhi bị phá thai này cùng kêu gọi những con ma là các chúng sinh mà cô đã làm hại trong tiền kiếp. Vì thế, cô bị ung thư.
Trong thời gian thăm tôi viếng Penang, người phụ nữ trẻ này đã phát đại tâm sám hối và bệnh ung thư của cô đã thuyên giảm. Tiếc thay, hai tuần sau cô lại quay trở lại tập quán cũ, tái lập liên hệ với người bạn trai và lại còn làm những hành vi không phù hợp Phật Pháp.
Sau đó một thời gian ngắn, bệnh ung thư của cô trở lại. Cô bị bệnh là do nghiệp chướng của cô gây ra. Nếu cô thật tâm sám hối về những lỗi lầm trong quá khứ và sửa đổi lại thì cô đã có một phần vạn cơ hội để khỏi bệnh. Nếu không, không có thuốc nào có thể chữa và ngay cả Phật và Bồ tát cũng chẳng cứu được cô.
Có câu nói rằng, "Tội từ tâm khởi, đem tâm sám.". Nếu chúng ta không sám hối và sửa đối với tâm chân thành, thì nghiệp chướng của chúng ta sẽ quay trở lại. Trong trường hợp của cô họ Vương, vì cô không thành tâm sám hối và sửa đổi, nên bệnh ung thư của cô đã trở lại.
Đáng lẽ cô phải viết thư cho tôi khi bệnh cô trở lại. Nếu cô ấy nói thật với tôi, có lẽ lúc đó còn có thể làm đuợc cái gì đó. Thay vì làm như vậy, cô đã nói dối với tôi và nói với tôi là cô sắp sang Mỹ.
Trước khi tôi rời Mã Lai, tôi có bảo cô rằng sau khi khỏe mạnh hơn và nếu có khả năng mua vé máy bay sang Mỹ, thì cô có thể đến Hoa Kỳ và xuất gia đề tu hành. Nói cách khác, đáng lẽ cô phải sang Mỹ sau khi cô được chữa khỏi bệnh.
Nhưng, người phụ nữ trẻ này chỉ sang Mỹ sau khi khí bệnh ung thư tái phát; cô đến để chết ở Vạn Phật Thánh Thành. Chỉ đến lúc khi bệnh của cô đã quá tầm tay của Y khoa thi cô mới lên máy bay một cách rất khó khăn và đến Mỹ vào ngày 24 tháng trước. Với loại xảo quyệt nầy, bệnh của cô càng khó chữa lành. Vì hành vi của cô là hoàn toàn giả dối, không thành thật và thủ đoạn, ngay cả Phật và Bồ Tát cũng không thể giúp được cô.
Bây giờ cô đang ở trong bệnh viện, cơ hội sống chỉ còn 0.5 phần vạn. Tối nay chúng ta hãy thành tâm hồi hướng công đức cho cô, mong rằng cô sẽ bình phục. Mặc dù cô lừa dối tôi, lừa dối nơi tỉnh giác này tức cũng có nghĩa là lừa dối mọi người ở đây, nhưng tất cả chúng ta đều có lòng từ bi.
Cô ta từ nơi rất xa đến đây, hy vọng cô có thể đuợc cứu sống khỏi tay tử thần. Nếu còn có thể cứu cô ta được, chúng ta nên cố gắng hết sức. Nếu không thể cứu cô ta, chúng ta cũng cố gắng hết sức. Nỗ lực của tập thể rất mạnh, chúng ta thành tâm giúp cô tiêu trừ những nghiệp chướng của cô. Hãy theo tiếng mõ, và vì cô ta mà niệm hồng danh Bồ Tát Địa Tạng Vương.
Trong lúc chung ta niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương , những nghiệp chướng của cô đáng lẽ phải được tiêu trừ. Tuy nhiên, khi nghiệp quá khứ của cô được tiêu trừ thì nghiệp mới tích tụ lại cũng nhanh như vậy. Thật ra, chúng ta đang giúp cô ta tiêu trừ những nghiệp chướng vô tận mà lúc sanh ra cô đã có.
Tôi nghĩ nếu chúng ta muốn cứu người này, chúng ta cần bắt đầu Thất Địa Tạng vào ngày mai. Hãy thanh tâm niệm danh hiệu Bồ Tát và hồi hướng công đức cho cô, hy vọng cô sẽ bình phục. Khi chúng ta giúp người khác với lòng thành khẩn thì chư Phật và Bồ Tát nhất định cùng sẽ giúp chúng ta ...
Hôm nay chúng ta cùng phát tâm để hồi hướng công đức cho người phụ nữ trẻ này. Có phải thân nhân của cô ta yêu cầu chúng ta làm công việc này không? Không, họ không có yêu cầu. Tuy nhiên, dù là họ không biết, chúng ta vẫn hồi hướng công đức cho cô.
Là Phật tử, chúng ta không cần được thỉnh cầu mới giúp đỡ người khác. Chúng ta cảm thấy thương xót người phụ nữ trẻ này và cố hết sức mình để giúp cô ta. Chúng ta nương tựa vào uy lực của Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng Vương.
Nếu cô ta tỉnh lại thi thật là tuyệt hảo; nếu không, đó chỉ vì nghiệp chướng của cô quá nặng. Dẫu sao đi nữa, chúng ta hãy cố gắng hết sức mình, tất cả chúng ta nên nỗ lực làm việc!
Hiện nay, càng lúc các nhiều tai họa trên thế giới, trong khi đó càng lúc càng ít người tu Đạo Bồ Đề. Thêm nữa, càng lúc càng có nhiều người phá giới. Tại sao thế giới ngày càng trở nên tệ hại? Chúng ta hãy nghiên cứa câu hỏi căn bản này. Nguyên nhân của vấn đề này là con người không giữ năm giới, đặc biệt là giới không tà dâm.
Đàn ông và đàn bà đều sai lầm nghĩ rằng thỏa mãn ham muốn tình dục là một loại khoái lạc. Như có câu nói là “quay lưng với giác ngộ, phối hợp với bụi trần (bội giác hợp trần)” và "nhận kẻ giặc làm con”. Họ cho đau khổ là khoái lạc, đen là trắng, và cho sự thật là hão huyền. Họ quá mê lầm đến nỗi họ hành động cẩu thả và không chánh đáng, dường như họ đi ngược đầu thay vì đứng thẳng.
Thêm vào đó, thay vì biết giữ gìn tinh lực quý giá, những người nam nữ mỗi ngày làm những việc mà cuối cùng chỉ là thương tổn chính họ. Đàn ông không biết cư xử như người đàn ông chính trực, phụ nữ không biết cư xử như người phụ nữ chính trực; những điều họ biết chỉ là làm cách nào để thỏa mãn ham muốn nhục dục của họ.
Ngày nay, nam nữ sinh viên, nhất là những người trong những đại học nổi tiếng, họ sống chung và tham gia những hành vi chung chạ. Những hành động này đưa đến những sự mang thai ngoài ý muốn. Đề tránh những sự mang thai ngoài ý muốn này, các phương tiện ngừa thai được phát minh.
Nhiều người nghĩ rằng dùng phương tiện ngừa thai tốt hơn là đối phó với những khó khăn do những sự có thai ngoài ý muốn. Thật ra, dùng biện pháp ngừa thai là không đúng vì nó ngược lại những chức năng sinh học trong việc giao hợp, và đó cũng là một loại nghiệp chướng.
Thêm vào đó, những người phát minh ra những phương pháp ngừa thai cuối cùng đã gây hại cho nhiều thanh niên nam nữ , vì những người trẻ sẽ dễ dàng tham gia hành vi tà dâm hơn khi nghĩ rằng họ không phải lo lắng về chuyện có thể mang thai.
Ngoài phương pháp ngừa thai, nam nữ còn dùng sự phá thai để đương đầu với những bào thai ngoài ý muốn do những hành vi đồi trụy của họ. Bằng cách phá thai, họ tạo ra một tội nặng nề hơn - tội sát sanh. Nói cho rõ, trong khi dùng biện pháp ngừa thai là một hành động sát sanh gián tiếp; thì phá thai là hành vi sát sanh trực tiếp.
Tất cả những việc sát sanh này làm gia tăng lòng oán hận trên thế gian. Những năng lực xấu này cũ chồng chất, kết quả là có những bệnh lạ. Khi quý vị nghiên cứu sâu xa hơn, quý vị sẽ thấy rằng nếu đàn ông, đàn bà không luôn phá luật về hành vi luân lý thì đã chẳng xảy ra quá nhiều những bệnh tật lạ với những triệu chứng khác thường không giải thích được và không chữa được.
Bây giờ, ngoài ung thư còn có những bệnh khác cũng khó chữa hoặc không thể chữa được. Những vấn đề này đều đầu tiên bắt nguồn từ phạm giới về tà dâm, rồi thì giới sát sinh. Những hành động không chính đáng này sẽ có tiếp theo sau là sự phạm giới ăn cắp, nói dối và dùng chất say.
Năm giới luật này là những luật lệ quan trọng nhất trong đời sống chúng ta. Vì thế, mọi người phải giữ năm giới. Thuở xưa, khi vị Chuyển Luân Thánh Vương còn ở trên thế gian để giáo hóa chúng sanh, mọi người đều giữ năm giới, tuân theo và thực hành mười điều thiện (Thập Thiện) và ăn chay. Vào thời đó, không có thiên tai và mọi người được hưởng rất nhiều phước báo, nhiều người có thần thông và mở ngũ nhãn. Trái lại ngày nay, tiêu chuẩn đạo đức ngày càng suy đồi. Sự suy đổi trong phẩm cách con người cũng làm cho cả thế giới suy đồi.
Quý vị có muốn biết tại sao có quá nhiều người bị ung thư? Tình trạng này là do nghiệp sát sanh tạo ra. Quý vị hãy suy nghĩ về việc này, qua sự phá thai, quý vị đã tận diệt những mạng sống ngay trước khi chúng có cơ hội chào đời. Trong hoàn cảnh này, sự oán giận của những bào thai không được sinh ra không thật là kinh khủng hay sao ? Nói tóm lại, thế giới và con người càng ngày càng tệ hại hơn. Tất cả chỉ vì nghiệp sát sinh.
Người tại Vạn Phật Thánh Thành, vì biết nhân quả báo ứng tuần hoàn, chúng ta hãy làm giảm nghiệp xấu trên thế giới, như vậy thế giới sẽ không có nhiều thiên tai, giúp nhân loại bớt đi một chút đau khổ, và bệnh tật của nhân loại cũng bớt đi một chút. Chúng ta hãy cùng nhau giúp cô họ Vương xem như đây là một cơ hội để nỗ lực và thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương .
Niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương có thể giúp giảm nghiệp xấu của chúng sinh; và để cho những kẻ thù, thân nhân và những chủ nợ của họ từ vô lượng kiếp về trước được sinh về Tây Phương Cực Lạc. Lần tụng niệm này cũng sẽ giúp tất cả kẻ thù, thân nhân và chủ nợ của chúng ta được được sinh về Tây Phương Cực Lạc.
Hãy nhân cơ hội này để niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát với sự nỗ lực và thành tâm. Khi chúng ta giúp những người đang bệnh hay đang đau khổ, chúng ta cũng đang độ cha mẹ, tổ tiên, kẻ thù, thân nhân, và chủ nợ của chúng ta trong những đời quá khứ, và giúp họ lìa khổ được vui, và liễu sanh thoát tử.
Có một phần công sức thì sẽ được một phần kết quả tương ứng. Khí quý vị niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát với sự nỗ lực và thành tâm, Ngài sẽ cảm động. Biết rằng quý vị đang niệm danh hiệu Ngài với lòng thành khẩn như vậy.
Bồ Tát Địa Tạng Vương sẽ siêu độ tất cả nghiệp chướng của quý vị, Ngài cũng giúp quý vị tu Đạo Bồ Đề, tiến bộ trên đường Đạo này mà không bị ma chướng, sớm tiêu trừ các nghiệp chướng, mau xa lìa đau khổ và vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc.
Đó là lý do chính để chúng ta tham dự Thất Địa Tạng. Vì thế, mọi người hãy chân thật và thành tâm để siêu độ cha mẹ, tổ tiên, kẻ thù, thân quyến và chủ nợ của chúng ta trong những kiếp trước. Hãy để cho họ dùng cơ hội này để lia khổ đuoc vui. Đừng để thời gian trôi quá vô ích!
Lời Soạn Giả:
Dù cô họ Vương đã tạo nhiều nghiệp xấu trong quá khứ, cô đã phát đại tâm sám hối tại Penang. Trước đại chúng hơn hai ngàn người, cô thành thật nói về những hành vi không tốt đẹp của cô, và cầu xin sự gia hộ từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát và của Hòa Thượng khi cô quyết tâm sám hối và thay đổi.
Khi ấy bệnh ung thư của cô được thuyên giảm. Tuy nhiên, cô trở lại thói quen cũ sau khi phát tâm sám hối, và dùng phương tiện gian dối để đến Vạn Phật Thánh Thành. Vì cô làm thêm nhiều nghiệp chướng, nên khó mà tránh được nghiệp quả không lành.
Vì thế, mặc dù bốn chúng đệ tử tại Vạn Phật Thánh Thành đã vì cô mà tổ chức hai Thất Địa Tạng và nhiều bác sĩ đã cố gắng để cứu cô, nhưng cô đã mất vài tuần sau đó. Chúng ta có thể nói rằng cô họ Vương đã hiện thân thuyết Pháp và hãy xem đây là sự cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta.
Phản Ảnh Của Đệ Tử Về Việc Phá Thai
Sư Cô Hằng Vân trả lòi các câu hỏi.
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Do lòng ưa thích lưu chuyển thành chủng tử; do giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp tương đồng. ”, một khi thụ thai, tức có sanh mạng !
HỎI: Nếu như người mẹ đang mang thai, sau khi soi siêu âm phát hiện thai nhi trong bụng có tật bẩm sinh, như bị chứng bệnh chậm phát triển Down (hội chứng Down) chẳng hạn, xin hỏi có thể vì thế mà phá thai hay không ?
ĐÁP : Phá thai nằm trong giới sát, thuộc về sát thai nên vẫn là phạm tội sát nhân. Trên căn bản, nếu như là sẩy thai tự nhiên, hoặc là thai chết trong bụng, thì đó là do sinh mạng của thai nhi tự nhiên kết thúc, cho nên không kể phạm giới sát. Tuy nhiên, nếu như cố ý làm việc phá thai, đây tức là phạm giới sát.
HỎI : Nhưng nếu cha mẹ nuôi nấng đứa con tàn tật bẩm sinh này thì chẳng phải là họ phải cực khổ suốt một đời hay sao ?
ĐÁP : Dĩ nhiên là cực khổ lắm, nhưng điều này là do có nhân duyên quả báo bên trong. Vì khi đứa con có khuyết tật đến đầu thai, là do có duyên với cha mẹ. Có câu “Vợ chồng là do tiền duyên, thiện duyên, ác duyên; không duyên thì chẳng gặp. Con cái vốn do nợ túc căn đời trước, thiếu nợ, trả nợ; không nợ thì chẳng đến.” Con đến đầu thai, phải có ba duyên thành thai là duyên cha, duyên mẹ, và duyên của chính đứa bé.
Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Đồng nghiệp ràng buộc lẫn nhau mà hợp, mà tách rời, mà thành, mà chuyển hóa. Cái thấy phát sáng thì sinh hình sắc, thấy sáng thì ý tưởng thành hình. Nghịch ý thì ghét nhau, cùng ý thì thích nhau. Do lòng ưa thích lưu chuyển nên thành chủng tử; do thâu nạp niệm tưởng nên thành ra bào thai. Do có nhân duyên thai bào phát triển qua cac giai đoạn Yết La Lam, Át Bồ Đàm v.v ....”
Gọi là “đồng nghiệp”, là nghiệp của đứa bé và nghiệp của cha
mẹ có cùng nhân duyên. Do đồng nghiệp nên sanh ra một thứ tình thương lẫn nhau, tức như keo và sơn quyện dính vào nhau. Do đó mà có những chúng sanh sinh ra từ thai, từ trứng, từ sự chuyển hóa, từ ẩm ướt.
Con người khi đến làm người, thì thức thứ tám đến trước tiên; lúc chết thì thức thứ tám rời đi sau chót. Thần thức vừa rời đi, trên thân liền lạnh; thức chưa đi, thân vẫn không thể lạnh. Cho nên nói “đi sau đến trước làm chủ nhân”. Con người từ sau khi chết cho đến lúc đầu thai thân mới thì trong khoảng thời gian thức thứ tám ở giữa này được gọi là “Thân Trung Ấm” hay còn gọi là “Thân Trung Hữu".
Thân Trung Ấm nhìn mọi vật đều thấy một màn tối đen, cái gì cũng chẳng nhìn thấy. Nhưng thân này có duyên với người cha, người mẹ nào, hoặc quan hệ cha con, mẹ con, tức là có cùng một loại nghiệp báo tương đồng, lúc đó dù cách xa ngàn muôn dặm nhưng khi cha mẹ chăn gối ăn nằm.
Thân Trung Ấm sẽ thấy một tia ánh sáng nhỏ, sự vô minh của nó liền dấy động, lúc này liền có một luồng sức hút như nam châm hút sắt, không kể khoảng cách xa đến đâu, đều có thể hút nó sang đến để đến đầu thai ! Đây gọi là “Do lưu giữ lòng ưa thích nên thành chủng tử; do giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp tương đồng.”
Sau khi thụ thai thì tuần thứ nhứ được gọi là “Yết La Lam”, nghĩa là “khối đặc trơn đục như sữa". Tuần thứ hai gọi là “Át Bồ Đàm”, tức là do khối đặc trơn biến thành hình thai. Về sau thì phát triển dần thành thân hình vậy.
Trong pháp “Mười Hai Nhân Duyên” nói rõ Vô minh duyên hành, vô minh tức là ngườI nam, ngườI nữ sanh ra một thứ tình ý yêu thương, sau đó mớI có chuyện phòng the. “Hành duyên thức”, có hành vi của hai tính phái, theo đó thì có một thứ thức, đây tức là “Nạp tưởng vi thai” cái thức này.
Trong lúc này, “Thân Trung Ấm” đầu thai, cũng tức là nói, lúc này đã có sinh mạng rồi. Cho nên giữa con cái và cha mẹ đều có một thứ nhân duyên đặc thù, dầu cho con cái có mang chứng bệnh dị tật gì, cũng đều có một nghiệp duyên đặc biệt cần phải nhận lấy.
Hồi xưa không có máy dò siêu âm nên thọ thai gì thì đều hạ sanh ra, bây giờ có máy dò siêu âm một khi soi rọi thấy là chứng ngu đần, liền đem phá bỏ, tưởng là đem dẹp bỏ đi cái phiền não về sau. Kỳ thật, thông thường những thứ duyên này chẳng phải là một thứ duyên lành, nhưng người làm cha mẹ phải nhận lấy bào thai đó.
Nếu như cha mẹ chẳng cảm thông cho nó, lại đem nó giết đi, điều nầy sẽ càng làm tăng duyên ác với nhau trong quan hệ ác duyên này, không chừng trong đời sau nữa thì lại càng ghê gớm hơn, như “Kinh Lăng Nghiêm” đã nêu trong “Thập nhị loại sanh”, có một loại chúng sanh gọi là “Phi Vô Tưởng”, loài chúng sanh nầy chẳng phải là không có tư tưởng, mà là tư tưởng bất bình thường.
Tỷ như một loài chim cú sau khi sanh ra thì sẽ ăn thịt chim mẹ, lấy máu thịt của mẹ để nuôi thân mình. Khoa học cũng phát hiện ra một loài bọ hung ăn thịt mẹ nó. Vì sao nó phải ăn thịt mẹ, bởi vì trong đời quá khứ, họ có mối oán thù rất sâu.
Chẳng hạn có trường hợp lấy thù báo ân như trong quá khứ con là ân nhân của mẹ, mà mẹ không biết đã dùng đủ mọi cách làm con chết, để con chết không nhắm mắt mà lại chẳng có cách tố oán. Cho nên trong đời này nó sanh làm con của người, mới ăn thịt mẹ nó. Đại loại là như thế, bên trong đó đều có một thứ nhân duyện quả báo.
Tuy nhiên người thế gian chẳng hiểu rõ nhân quả. Cho nên khi nghĩ là bào thai có vấn đề thì cho rằng có thể phá bỏ; điều này có thể nói là trải sương lên tuyết. Trên căn bản một cái bào thai như thế không nên phá bỏ, mà là phải am hiểu để xóa trả nghiệp duyên.
HỎI: Nếu một cô gái bị cưỡng hiếp có thai, có thể được phá thai hay không?
ĐÁP : Tình trạng nầy khiến người ta rất là thương xót. Nhưng mà, nếu như vì thế mà đi phá thai thì đây là giết hại một sanh mạng. Cho nên ở trong tình huống bất hạnh như vậy, vẫn nên để đứa trẻ ra đời mà không phá thai.
Tuy nhiên, suốt cuộc đời người con gái nầy có thể phải chịu nhiều đau khổ, nhưng từ góc độ nhân quả mà nói, đây là cách làm tương đối ổn thỏa hơn.
Phá thai, trong xã hội hiện nay là một sự lạm dụng bừa bãi, tôi kể một câu chuyện có thật, để quý vị lấy làm cảnh giác.
Có một vị cư sĩ kể lại lúc bà mẹ của ông sắp vãng sanh trước đó một khoảng thời gian thì các hành vi của bà biến thành giống như là có ba con người, một chốc đổi thành như một bé trai, một lát lại biến thành một em bé gái, một hồi nữa thì trở lại hình dáng người thật của bà; lúc biến thành bé gái, bà còn biết theo ông cư sĩ ấy nhõng nhẽo.
Nguyên là bà mẹ của ông ấy trong quá khứ đã từng phá thai hai lần, một lần thai nam, một lần thai nữ; bây giờ mấy thai này đến tìm “MẸ”, gá vào thân người “MẸ”. Cho nên trên đời nầy mọi người đều chỉ nhìn thấy được một bề mặt của cái “QUẢ”.
Chúng ta thử ngẫm nghĩ xem, con cái sau khi sanh ra đời đều là núm ruột được thương yêu nâng niu hết mức, được sự đùm bọc đầy đủ không thiếu sót mảy may. Thế khi hủy phá đứa trẻ trong thai, thì cho dù là con cái đến do duyên thiện, cũng biến thành duyên ác, trở thành thù hận, thành ra “quỷ tí hon khó hòa giải".
Trong “Kinh Lăng Nghiêm” có đề cập đến: “Nếu dùng tài vật, hoặc công sức lao lực bồi thường đủ thì nợ sẽ tự chấm dứt. Nếu như giữa lúc trả nợ đó lại giết hại thân mạng hoặc ăn thịt lẫn nhau thì như thế mãi cho đến trải qua vô số kiếp nhiều như hạt bụi nhỏ cứ sát hại ăn nuốt lẫn nhau, giống như bánh xe xoay chuyển lúc lên cao lúc xuống thấp, xoay chiều đổi thế liên tục chẳng ngưng nghỉ.
Trừ khi tu XA-MA-THA hoặc đến khi Phật ra đời, nếu không chẳng thể ngơi nghỉ.” Đây là nói giữa chúng sanh với nhau có nợ về phương diện tiền bạc, thì dầu là sanh thân người hoặc thân súc sanh, hoặc ở đời này hoặc đời sau, hoặc là dùng tiền vật, hoặc dùng công sức lao lực, phải trả sòng phẳng cho nhau, nợ trả đủ rồi, nghiệp báo như vậy đối với nhau đều chấm dứt.
Trong sự âm thầm này tuy là không có người chủ chốt nhất định, nhưng bởi do quan hệ nghiệp lực, không ai muốn bị thiệt thòi, cho nên tuyệt đối không nên lợi dụng lẫn nhau, chỉ sau khi trả nợ công bằng thì món nợ mới tự nhiên ngưng dứt được.
Thế nhưng nếu như là món nợ mạng sống thì sao? Lúc kết oán lẫn nhau thì hoặc đem đối phương giết hại hoặc ăn thịt đối phương. Anh ăn thịt của tôi, thì tôi sẽ giết thân mạng anh; tôi ăn thịt anh, thì anh lại sẽ giết thân tôi; giống như bánh xe lăn mãi chẳng có lúc ngừng.
Ngoại trừ được sức chánh định Lăng Nghiêm hoặc có Phật ra đời để giải trừ tướng nghiệp tội nầy. Chỉ đến lúc đó đôi bên đều rõ biết lẫn nhau rồi, không tạo thêm nghiệp, như thế mới chấm dứt món nợ được. Nếu không thì biển máu thù sâu nầy, thì rất khó dập tắt.
Thảo nào Tuyên Công Thượng Nhân từng bảo: “Ta phải khuyên mọi người đừng có phá thai nữa, hãy suy nghĩ mà xem, một sanh mạng chưa kịp ra đời thì đã thành hồn oan, khắp nơi là những tiểu quỷ đòi mạng, quý vị bảo xã hội sẽ yên ổn hay sao? Những tiểu quỷ nầy cần thiết gặp người có đạo hạnh, không tham tài lợi, mới có thể siêu độ họ được. Nhựng tiểu quỷ này rất khó hòa giải! Rất khó giải quyế việc này, vì vậy nghiệp tội tràn ngập khắp nơi, làm sao an ổn cho được?”
HỎI: Người bạn thân của tôi là bác sĩ phụ khoa, nếu một thai phụ có khó khăn về kinh tế hoặc đã có con cái đông đúc v.v.. , thì bác sĩ đó có thể giúp bà ấy phá thai được không?
ĐÁP: Khoãng 30 năm về trước, hồi tôi chưa xuất gia, tôi xem trên báo có một bài viết của một cô y tá. Cô ấy kể lại rằng tại bệnh viện nơi cô làm việc, các y tá trẻ không dám trực ca đêm.
Vì sao? Bởi vì trong phòng giải phẫu phá thai ở tầng lầu hai vào ban đêm thường hay vọng lại tiếng khóc của trẻ sơ sinh, cho nên các y tá trẻ bị hoảng sợ không dám trực đêm. Nhưng do gia cảnh nên cô y tá ấy tình nguyện làm ca đêm, vì như thế có thể chăm lo gia đình cô thuận tiện hơn; vả lại cô có can đảm hơn, nên cô nhận làm y tá trực đêm. Sự việc thế nào? Dù phòng giải phẫu ở lầu hai của bệnh viện lúc về đêm vắng người thường hay vang vọng rõ ràng tiếng trẻ con khóc, cô cũng chẳng lấy làm lạ cứ tiếp tục trực ca đêm của cô.
Có một hôm lúc cô sắp tan ca vào lúc sáng sớm thì có một thai phụ sắp sửa lâm bồn đến bệnh viện, người sản phụ trông vẻ rất lo âu. Khi cô trở lại trực đêm tối hôm đó thì nghe biết sản phụ kia đã hạ sanh được con, nhưng vì sanh khó nên đã mất mạng. Không may cha của đứa bé cũng chẳng đến bệnh viện nên đứa bé được đặt trong phòng dưỡng nhi.
Cô chẳng biết do nhân duyên gì, tự nhiên đặc biệt ân cần chăm sóc đứa bé; có lẽ là do thương hại đứa bé bị mất mẹ! Cô chăm sóc đứa bé qua một thời gian thì đến một hôm, khi cô đến nhận ca trực, cô y tá ban ngày bảo cô là hôm nay cha của đứa bé đã đến nhận con mang về rồi.
Sau khi trẻ được bồng đi rồi thì ngay đêm đó khi cô y tá bất chợt ngủ gục, trong mơ màng cô thấy bà mẹ sanh khó kia đến, nói với cô: “Cám ơn cô đã giúp tôi săn sóc cho đứa bé nhiều ngày qua, tôi thật rất cám ơn cô. Tôi sẽ phụ giúp cô chăm sóc các em bé khác.”
Kể từ đêm hôm đó, khi cô đến trực ca, phòng giải phẫu lầu hai không còn tiếng khóc của trẻ sơ sinh vang vọng lại nữa !
Qua câu chuyện này, quý vị bảo là các thai nhi chưa sanh ra đời chẳng có tánh linh hay sao? Chúng chỉ là một khối thịt chăng?
Khối thịt cắt ra là thịt chết; trên thân người chúng ta cũng đều có thịt, cái gì khiến thịt trên thân chúng ta hoạt động, trở thành một phần của sinh mạng chúng ta. Thai bào bám theo khối thịt này phát triển thành linh tánh của con người thì phải làm sao? Nếu đem thai bào cắt ra khỏi cơ thể người mẹ, thì tánh linh của thai bào đi đâu? Thai nhi có thể trở thành cô hồn lang thang trong cõi giới u linh chăng? Nó phải đi tìm ai để đòi món nợ (tánh mạng) này đây?
Có một cô con gái, vì trẻ người non dạ, thời học sinh đã từng đến một nhà thương phá thai; bấy giờ thai thì phá rồi, vết thương thân tâm tuy vậy khó mà bình phục. Vài năm sau, tại trước cửa bệnh viện này đã xảy ra tại nạn ngay nơi ngã tư đường hồi cô ấy đi phá thai ngang qua. Cho nên, việc làm phá thai này đối với người mẹ và thai nhi đều bị thương tổn cả thân và tâm !
Có một hôm, có vị nữ cư sĩ đưa ông bác sĩ phụ sản khoa của bà đến đạo tràng. Tại sao? Vì ông bác sĩ nầy bị chứng bệnh ung thư, hy vọng nương vào Phật lực và Bồ-Tát cứu giúp ông. Ông ấy nói với tô rằng ông rất chú trọng sức khỏe, mỗi ngày đều vận động để gìn giữ sức khỏe, nhưng chẳng biết tại sao lại có thể bị chứng bệnh ung thư.
Thật ra, trong xã hội ngày nay với phong trào phá thai tấp nập, các bác sĩ hành nghề bác sĩ khoa phụ sản càng không thể không thận trọng! Chức trách người bác sĩ là “Tế thế cứu người”; phá thai cho người chính là phản ngược sự “cứu người”. Gieo nhân gì, hái quả nấy.
“NGHIỆP” là do hành vi chúng ta mỗi ngày gây tạo ra; “NHÂN” là thỉnh thoảng chúng ta mới tạo ra, nhân nầy gieo trồng rồi, tương lai hái quả này. Như mùa xuân gieo hạt giống, hạt giống nầy gieo trồng xuống phải đợi đến mùa thu mới có thu hoạch.
Từ lúc gieo trồng đến khi hát quả, đây gọi là “Gieo nhân hái quả”. “Nghiệp” này, tức là từ mùa xuân đến mùa thu, trong thời gian này quý vị làm nhiều chuyện, tức là quý vị thường hay làm việc gì thì đây là “nghiệp”.
Lấy thí dụ trên mà nói thì cô gái trẻ đi phá thai một lần, đây tức là “nhân”; bác sĩ khoa phụ sản thường hay phá thai cho người thì đây tức là “nghiệp”. Cái nghiệp này quý vị thường hay làm, tthì có thể sẽ bị lảnh thọ quả báo bất cứ lúc nào, làm thiện tức là thiện nghiệp, làm ác tức là ác nghiệp.
“Bồ Tát Giới” trong “Kinh Phạm Võng” nói: “Đệ tử Phật không được tự mình giết, bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen ngợi việc giết, thấy giết lòng vui theo,. Không dùng bất kỳ phương pháp nào, ngay cả đọc chú, để giết hại. Không được tạo nhân giết hại, duyên giết hại, phương pháp giết hại, nghiệp giết hại.
Cho đến hễ chúng sanh nào có mạng sống, thì không được cố ý giết hại.” "Tự mình giết" tức là tự chính mình hành động kết liễu mạng sống của kẻ khác; cũng bao gồm tự mình kết liễu mạng sống của chính mình. “Bảo người giết” là tự mình tuy là không giết hại nhưng bảo người hành động giết, hoặc sai người thay mình đến nơi khác để giết, như vậy cũng giống chính mình giết chết, tội đều nặng như nhau.
Tôi kể câu chuyện thật xảy ra về việc “Bảo người giết”. Vào thập niên 80, có một vị Giám Đốc từ Đông Nam Á xa xôi đến Vạn Phật Thánh Thành để cầu thỉnh Thượng Nhân cứu giúp vì thân ông mắc bệnh ung thư.
Thượng Nhân đưa ông vào trong Vạn Phật Bảo Điện của Thánh Thành, trước Chư Phật Bồ Tát mười phương và tứ chúng phát lồ sám hối, để cứu vãn nghiệp tội của ông.
Ông kể ông phạm nghiệp ác một cách thảm khốc vô nhân đạo về nhân “miệng” vì ăn thịt chúng sanh như ăn óc khỉ, chân ngỗng v.v... Tiếp theo, Thượng Nhân hỏi ông: “Ông có từng giết người không?” Ông nói: “Tuyệt đối không có! Ngoại trừ khi tôi uống rượu say lái xe, vô ý đụng chết người mà không biết.”
Thượng Nhân lại hỏi: “Thế vợ của ông thì sao?” “Chao ôi! Tôi nhớ ra rồi, tôi có từng bảo bà nhà tôi phá thai!” Cho nên, những sinh mạng này đều đến để đòi nợ ông ! Do đó, nếu có người hỏi quý vị là có nên phá thai không thì cần phải khuyên họ chớ nên phá thai. Đừng bao giờ nói: “Nếu gặp khó khăn trở ngại thì đem đứa nhỏ phá bỏ đi.” Nếu quý vị bảo người phá thai thì bị xem là bảo người giết.
Quý vị trì giới thì có công đức của trì giới; phá giới thì có nghiệp tội của phá giới. Nói theo lý nhân quả, dù có hay không có thọ giới, nhân quả đều tồn tại. Việc giết thai là sai lầm, trên nhân quả trong âm thầm đều phải đối trả lẫn nhau.
Tôi đã từng thấy giữa những bài vị siêu độ, có mười mấy bài vị thai nhi chưa ra đời cùng có chung một bà mẹ cầu siêu cho chúng, xem thấy khiến tâm tôi lo sợ cho bà mẹ đã mắc nợ quá nhiều sanh mạng ! Con người hiện tại vô tri chẳng biết nên tạo thành sự vô tri trong đời vị lai; tương lai chẳng biết lại càng khiến người thêm vô tri, giống y trái cầu tuyết càng lăn càng lớn thêm!.
HỎI : Xin phép hỏi Pháp Sư có cái nhìn thế nào về THÁNG CHÍN là tháng phá thai?
ĐÁP : Đây là chuyện hơn 10 năm về trước, một phóng viên truyền thông có hỏi tôi về vấn đề nầy. Bấy giờ tôi chẳng hiểu tại sao tháng chín là tháng phá thai? Người phóng viên truyền thông trả lời:
“Bởi vì học sinh nghỉ hè, cho nên rất nhiều chuyện xảy ra giữa quan hệ trai gái. Sau khi có thai rồi, học sinh phải trở về tựu trường vào tháng chín, thì đi phá thai.” Vậy đó, mười mấy năm trước phong trào như thế, bây giờ càng khỏi phải nói nữa. Điều này kể ra, thật sự mọi người đều có trách nhiệm.
1. Từ cách ăn uống mà nói : Con người thì nên uống sữa người (mẹ), nhưng bây giờ trẻ con đại đa số uống sữa bò nuôi lớn; bò là thú, thú thì có tánh thú, người ta dùng sữa của thú để nuôi lớn con cái. Dứt sữa rồi sau đó lại là thịt cá ê hề, đồ ăn ngọt, thức ăn chiên xào.
Dùng những thứ đồ ăn thức uống như vậy để nuôi trẻ con, bầy trẻ trông thấy bề ngoài hình như cao lớn nhanh chóng, sinh lý trưởng thành mau lẹ, nhưng chẳng có cơ sở sức khỏe thật sự, đồng thời dục niệm cũng nặng, mức độ tâm lý thành thục chính chắn không đủ theo kịp sự trưởng thành của sinh lý.
2. Lạm dụng bừa bãi mạng lưới thông tin (internet) : Khi chúng ta hưởng dùng phương tiện khoa học kỹ thuật, phong trào này đưa đẩy cả thế hệ trẻ vào trong sự lạm dụng tin học truyền thông làm mất đi sự che chở bảo vệ, cám dỗ quá lớn mạnh nên rất khó giữ thân không nhiễm hư xấu, cũng chẳng biết cách giữ thân tránh khỏi bị nhiễm hư xấu.
3. Về phương diện giáo dục mà nói : Giáo dục là phải dạy người “hiểu đạo lý”, chẳng phải “danh lợi”. Nhưng giáo dục hiện nay thì đi ngược lại với đạo lý. Cả thế hệ trẻ chẳng thọ nhận nền giáo dục thấm nhuần đạo đức, tức giống như không có gốc rễ, cứ theo dòng nước dần dần bị cuốn trôi, mất đi căn bản làm người.
Vì vậy, thức ăn làm tăng lòng dục vọng ham muốn, mạng truyền thông đưa đường dẫn lối sự ham muốn, đường lối giáo dục sai lầm lạc hướng…, học sinh tự nhiên rất dễ dàng phóng túng hành động theo sự đòi hỏi của lòng ham muốn tình dục, nên tháng phá thai ra đời ! Nếu có thể cải thiện giáo dục, ăn uống, tiết chế giảm thiểu tác dụng tiêu cực của khoa học kỷ thuật, nâng cao quan niệm đạo đức v.v... thì mới mong sau này hoàn toàn mất hẳn danh từ “Tháng phá thai”!
KẾT LUẬN
Có một lần, tôi tham dự một cuộc hội nghị, chủ đề là: “Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội.” Riêng cá nhân tôi cảm thấy: Lấy Phật pháp cải tạo lòng người, đây tức là sự ảnh hưởng lớn nhất !
Đem thân phận người xuất gia của tôi mà nói, tôi thấy không nhất định cần phải đi ra ngoài làm một số công việc, như thế mới có thể giúp ích xã hội; mà là, đem quan niệm đúng đắn đến với mọi người, ảnh hưởng đến người người để họ đều có quan niệm đúng đắn.
Giống như hiện nay chúng ta bàn thảo đến chuyên đề phá thai, đây là một sự thật nghiêm trọng đã tồn tại trong xã hội rồi, nếu như người người có quan niệm đúng đắn thì sẽ giúp cho rất nhiều sinh mạng. Cho nên, đem lại cho mọi người tri kiến (biết và thấy) đúng đắn, đây tức là một phần của sự hành trì Phật pháp vậy !
Nguồn: https://www.tapatalk.com/groups/truongxuabancufpb/ngh-a-trang-quan-i-bi-n-hoa-thai-nhi-hai-c-t-vo-da-t1461-s10.html
Video đang được xem nhiều
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-02-17
2015-02-17
Sáng Hội Việt Mỹ VAF Vietnamese American Foundation là tổ chức ở Hoa
Kỳ đã về Việt Nam từ 2007, bốc mộ những quân nhân Việt Nam Cộng Hòa bỏ
mình trong các trại tập trung cộng sản sau 30 tháng Tư 1975.
Sau một thời gian âm thầm vận động thầm quyển các cấp Việt cũng như Mỹ, tháng Mười năm 2012 VAF được phép tôn tạo Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa với 16.000 mộ phần từ sĩ miền Nam, mà sau 30/4 bị đổi tên thành Nghĩa Trang Nhân Dân An Bình, và trên một ngàn ngôi mộ đã được trùng tu theo một kiểu mẫu đồng nhất.
Năm hết Tết đến, nhắc lại công việc tảo mộ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, người khởi xướng và cũng là chủ tịch VAF, ông Nguyễn Đạc Thành, cho Thanh Trúc biết:
Tính đến ngày hôm nay, trước Tết Nguyên Đán, 1.224 ngôi mộ đã được trùng tu. Một mạnh thường quân khác đang trùng tu 200 ngôi mộ nữa mà nếu xong thì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa có 1.424 được trùng tu.
Thanh Trúc: Trước giờ cùng với VAF thì cũng có những tổ chức tư nhân của người Việt ở hải ngoại về hương khói và sửa sang lại những mộ phần trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Vậy 16.000 mộ phần tử sĩ mà VAF đang cố gắng tôn tạo thì sẽ được trùng tu trong hình thức như thế nào?
Ông Nguyễn Đạc Thành: Việc sửa sang mồ mã trong nghĩa trang là việc làm đúng với truyền thống ông bà để lại, đây là việc làm đáng khuyến khích. Tuy nhiên trùng tu mộ tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong Nghĩa Trang Quân Đội là việc làm cần phải cân nhắc vì nghĩa trang đã mang tên là Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An. Nếu mọi người tự do trùng tu mộ như hồi trước tới nay, mạnh ai nấy trùng tu không có tổ chức, thì vô tình phá hoại cái hình ảnh của nghĩa trang Biên Hòa và biến nó trở thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An đúng nghĩa cái tên của nó, như vậy cũng sẽ trở thành nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi hay nghĩa trang Triều Châu.
Thanh Trúc: Cho tới lúc này trong nước vẫn có tin đồn là Nghĩa Trang Quân Đội ở Bình Dương sẽ bị giải tỏa, hài cốt tử sĩ miền Nam tỉnh nào được đưa về địa phương đó, trong lúc con đường trùng tu của VAF còn quá dài với nhiều vấn đề tế nhị nếu không muốn nói là phức tạp, thưa ông?
Ông Nguyễn Đạc Thành: Thưa lời đồn đãi này tôi cũng đã nghe, bởi vì có nguồn tin nói rằng nhà nước Việt Nam đang tìm cách giải tán nghĩa trang bằng cách phao tin đồn có một số dân chúng đem một số thùng phuy chứ chất Dioxin vào trong nghĩa trang và làm cho nghĩa trang bị ô nhiễm cho nên phải giải tỏa. Tôi hy vọng đó là chỉ tin đồn mà thôi, Việc xảy ra thì không lường được, chúng tôi cũng không tính toán được. Tuy nhiên, cái tên Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An đã làm cho có người suy nghĩ không hay đồng thời làm cho bà con hoang mang.
Theo tôi việc gì cũng phải có bằng chúng rõ ràng mới nói chuyện được,tôi hy vọng sẽ không có như vậy bởi vì Nghĩa Trang Biên Hòa đã trở thành công khai rồi, đã đi ra ngoài và mọi người trên thế giới đều biết được. Xin nói rõ tôi không nghĩ rằng nhà nước Việt Nam sẽ làm cái công việc mà tôi cho rằng không có thuận lòng người như vậy, đó là ý kiến của tôi.
Thanh Trúc: Cũng có tin nói rằng chính quyền Bình Dương, nơi có Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, có loan báo sẽ cho mọi người tự do trùng tu mộ phần trong đó. Thưa ông nghĩa sao về tin này?
Ông Nguyễn Đạc Thành: Đấy là phát biểu của một số người trông coi Nghĩa Trang Quân Đội Biến Hòa ở trong Ban Quản Trang. Việc này có hại chứ không có lợi. Thứ nhất nhà nước Việt Nam sẽ mang tiếng là có toan tính giải tỏa nghĩa trang, làm cho người ta không còn tin tưởng nữa.
Cái thứ hai, việc đặt tên nghĩa trang nhân dân là đã làm cho người ta hoang mang rồi, và cái thứ ba là việc tự do trùng tu như tôi đã trình bày, muốn trùng tu lớn nhỏ tùy theo ý tùy theo túi tiền và muốn sơn gì đó thì sơn… Chúng tôi cũng đã lên tiếng về việc này thì vừa rồi bên Ban Quảng Trang cho biết rằng người nào muốn trùng tu thì trùng tu đúng theo khuôn khổ như hổm nay đã trùng tu và sơn một màu trắng. Đó là cái tiến bộ rất đáng kể.
Thanh Trúc: Thưa ông Nguyễn Đạc Thành, sau 40 năm, phải chăng mục đích tối thượng của VAF nói riêng và người Việt xa xứ nói chung vẫn là là duy trì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa như một chứng tích của cuộc chiến Việt Nam ngay trên miền Nam?
Ông Nguyễn Đạc Thành: Nghĩa trang của quân đội miền Nam Việt Nam, quân dội Việt Nam Cộng Hòa, là một nơi trang nghiêm, một di tích lịch sử cuối cùng, một di tích lịch sử duy nhất còn lại của chính quyền Nam Việt Nam. Chúng tôi mong muốn anh em cựu quân nhân nên nghĩ rằng làm sao để cho nghĩa trang trở thành một di tích lịch sử trang trọng.
Người nằm trong nghĩa trang là quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ hãnh diện làm một quân nhân và khi họ nằm xuống cũng trong tư thế của một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Đó là ý muốn tối thượng và cái việc làm có ý ngĩa của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn như vậy.
Xin cảm ôn ông Nguyễn Đạc Thành.
Sau một thời gian âm thầm vận động thầm quyển các cấp Việt cũng như Mỹ, tháng Mười năm 2012 VAF được phép tôn tạo Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa với 16.000 mộ phần từ sĩ miền Nam, mà sau 30/4 bị đổi tên thành Nghĩa Trang Nhân Dân An Bình, và trên một ngàn ngôi mộ đã được trùng tu theo một kiểu mẫu đồng nhất.
Năm hết Tết đến, nhắc lại công việc tảo mộ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, người khởi xướng và cũng là chủ tịch VAF, ông Nguyễn Đạc Thành, cho Thanh Trúc biết:
Tính đến ngày hôm nay, trước Tết Nguyên Đán, 1.224 ngôi mộ đã được trùng tu. Một mạnh thường quân khác đang trùng tu 200 ngôi mộ nữa mà nếu xong thì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa có 1.424 được trùng tu.
Thanh Trúc: Trước giờ cùng với VAF thì cũng có những tổ chức tư nhân của người Việt ở hải ngoại về hương khói và sửa sang lại những mộ phần trong Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Vậy 16.000 mộ phần tử sĩ mà VAF đang cố gắng tôn tạo thì sẽ được trùng tu trong hình thức như thế nào?
Ông Nguyễn Đạc Thành: Việc sửa sang mồ mã trong nghĩa trang là việc làm đúng với truyền thống ông bà để lại, đây là việc làm đáng khuyến khích. Tuy nhiên trùng tu mộ tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong Nghĩa Trang Quân Đội là việc làm cần phải cân nhắc vì nghĩa trang đã mang tên là Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An. Nếu mọi người tự do trùng tu mộ như hồi trước tới nay, mạnh ai nấy trùng tu không có tổ chức, thì vô tình phá hoại cái hình ảnh của nghĩa trang Biên Hòa và biến nó trở thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An đúng nghĩa cái tên của nó, như vậy cũng sẽ trở thành nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi hay nghĩa trang Triều Châu.
Nếu mọi người tự do trùng tu mộ như hồi trước tới nay, mạnh ai nấy trùng tu không có tổ chức, thì vô tình phá hoại cái hình ảnh của nghĩa trang Biên Hòa và biến nó trở thành Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An đúng nghĩa cái tên của nóVì vậy, việc trùng tu cần phải có tổ chức, có người trực tiếp điều hành, bởi vì Ban Quản Trang chỉ là giữ an ninh và không có trách nhiệm trùng tu. Cho nên phải có kế hoạch, có bổn phận tìm nguồn tài chánh và phải có người trách nhiệm để giữ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thành một nghĩa trang quân đội rõ ràng. Tôi xin lập lại, bởi vì việc tự do trùng tu tùy theo ý muốn của người trùng tu thì sẽ làm cho nghĩa trang không còn là Nghĩa Trang Quân Đội nữa. Đó là ý kiến của chúng tôi và chúng tôi đang và sẽ tiếp tục làm sao việc trùng tu phải có tổ chức, phải có chương trình, phải có người trách nhiệm đàng hoàng như trước giờ chúng tôi mong muốn và đề nghị.
Ông Nguyễn Đạc Thành
Thanh Trúc: Cho tới lúc này trong nước vẫn có tin đồn là Nghĩa Trang Quân Đội ở Bình Dương sẽ bị giải tỏa, hài cốt tử sĩ miền Nam tỉnh nào được đưa về địa phương đó, trong lúc con đường trùng tu của VAF còn quá dài với nhiều vấn đề tế nhị nếu không muốn nói là phức tạp, thưa ông?
Ông Nguyễn Đạc Thành: Thưa lời đồn đãi này tôi cũng đã nghe, bởi vì có nguồn tin nói rằng nhà nước Việt Nam đang tìm cách giải tán nghĩa trang bằng cách phao tin đồn có một số dân chúng đem một số thùng phuy chứ chất Dioxin vào trong nghĩa trang và làm cho nghĩa trang bị ô nhiễm cho nên phải giải tỏa. Tôi hy vọng đó là chỉ tin đồn mà thôi, Việc xảy ra thì không lường được, chúng tôi cũng không tính toán được. Tuy nhiên, cái tên Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An đã làm cho có người suy nghĩ không hay đồng thời làm cho bà con hoang mang.
Theo tôi việc gì cũng phải có bằng chúng rõ ràng mới nói chuyện được,tôi hy vọng sẽ không có như vậy bởi vì Nghĩa Trang Biên Hòa đã trở thành công khai rồi, đã đi ra ngoài và mọi người trên thế giới đều biết được. Xin nói rõ tôi không nghĩ rằng nhà nước Việt Nam sẽ làm cái công việc mà tôi cho rằng không có thuận lòng người như vậy, đó là ý kiến của tôi.
Thanh Trúc: Cũng có tin nói rằng chính quyền Bình Dương, nơi có Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, có loan báo sẽ cho mọi người tự do trùng tu mộ phần trong đó. Thưa ông nghĩa sao về tin này?
Ông Nguyễn Đạc Thành: Đấy là phát biểu của một số người trông coi Nghĩa Trang Quân Đội Biến Hòa ở trong Ban Quản Trang. Việc này có hại chứ không có lợi. Thứ nhất nhà nước Việt Nam sẽ mang tiếng là có toan tính giải tỏa nghĩa trang, làm cho người ta không còn tin tưởng nữa.
Cái thứ hai, việc đặt tên nghĩa trang nhân dân là đã làm cho người ta hoang mang rồi, và cái thứ ba là việc tự do trùng tu như tôi đã trình bày, muốn trùng tu lớn nhỏ tùy theo ý tùy theo túi tiền và muốn sơn gì đó thì sơn… Chúng tôi cũng đã lên tiếng về việc này thì vừa rồi bên Ban Quảng Trang cho biết rằng người nào muốn trùng tu thì trùng tu đúng theo khuôn khổ như hổm nay đã trùng tu và sơn một màu trắng. Đó là cái tiến bộ rất đáng kể.
Trùng tu không có tổ chức, mạnh ai nấy làm thì sẽ làm cho nghĩa trang nó lởm chởm, không có tổ chức và không đẹp cho lắm mà thôi. Anh em cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa nên suy nghĩa lại, làm sao có sự đoàn kết, đứng ra thành lập với nhau một nhóm để mà cùng trùng tuTrùng tu không có tổ chức, mạnh ai nấy làm thì sẽ làm cho nghĩa trang nó lởm chởm, không có tổ chức và không đẹp cho lắm mà thôi. Anh em cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa nên suy nghĩa lại, làm sao có sự đoàn kết, đứng ra thành lập với nhau một nhóm để mà cùng trùng tu. Còn ai muốn trùng tu thế nào theo ý người đó thì làm cho nghĩa trang thành nghĩa trang dân sự, Nghĩa Trang Bình An đúng Nghĩa của nó mà còn làm cho tinh thần bà con xao động . Đó là lời đồn đãi mà tôi hy vọng sẽ không có. Tôi cũng tin rằng việc giải tỏa nghĩa trang không được lòng người thì có lẽ chính phủ Việt Nam sẽ không làm cái điều như vậy.
Ông Nguyễn Đạc Thành
Thanh Trúc: Thưa ông Nguyễn Đạc Thành, sau 40 năm, phải chăng mục đích tối thượng của VAF nói riêng và người Việt xa xứ nói chung vẫn là là duy trì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa như một chứng tích của cuộc chiến Việt Nam ngay trên miền Nam?
Ông Nguyễn Đạc Thành: Nghĩa trang của quân đội miền Nam Việt Nam, quân dội Việt Nam Cộng Hòa, là một nơi trang nghiêm, một di tích lịch sử cuối cùng, một di tích lịch sử duy nhất còn lại của chính quyền Nam Việt Nam. Chúng tôi mong muốn anh em cựu quân nhân nên nghĩ rằng làm sao để cho nghĩa trang trở thành một di tích lịch sử trang trọng.
Người nằm trong nghĩa trang là quân nhân quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Họ hãnh diện làm một quân nhân và khi họ nằm xuống cũng trong tư thế của một quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Đó là ý muốn tối thượng và cái việc làm có ý ngĩa của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn như vậy.
Xin cảm ôn ông Nguyễn Đạc Thành.
Nguồn:https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/mili-cement-binh-an-02172015070834.html
Ký sự
SỰ LINH HIỂN TẠI NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
Webmaster * đăng lúc 10:18:38 PM, Apr 04, 2015 * Số lần xem: 8309
Câu chuyện mà ca sĩ Diamond Bích Ngọc trình bày sau đây là một sự thật 100 %. Đây là kinh nghiệm cá nhân của chị, đồng thời được sự chứng kiến của rất đông những người cùng đi với chị trong đợt cứu trợ nhân đạo). VW: Câu chuyện của chị liên quan đến những dấu hiệu hiển linh của Nghĩa Trang Quân Đội (ở Biên Hòa) ra sao? DBN: Tôi có dịp đi về Việt Nam làm thiện nguyện. Đây là công việc nhân đạo của riêng cá nhân tôi, không nhân danh bất cứ một tổ chức, hội đoàn nào.
SỰ LINH HIỂN TẠI NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
Tượng Thương Tiếc trước ngày miền Nam bị cộng sản xâm chiếm
Cổng vào Nghĩa trang Quân đội VNCH sau 30/4/75 trở thành rêu phong, hoang phế
Ca sĩ Diamond Bích Ngọc
Câu chuyện mà ca sĩ Diamond Bích Ngọc trình bày sau đây là một sự thật 100 %. Đây là kinh nghiệm cá nhân của chị, đồng thời được sự chứng kiến của rất đông những người cùng đi với chị trong đợt cứu trợ nhân đạo).
VW: Câu chuyện của chị liên quan đến những dấu hiệu hiển linh của Nghĩa Trang Quân Đội (ở Biên Hòa) ra sao?
DBN: Tôi có dịp đi về Việt Nam làm thiện nguyện. Đây là công việc nhân đạo của riêng cá nhân tôi, không nhân danh bất cứ một tổ chức, hội đoàn nào. Tôi cũng xin nói lại một lần nữa, tôi đã bỏ tiền túi ra để thực hiện các chuyến đi về Việt Nam làm nhân đạo, đến các trại dưỡng lão, trại cùi, trại cô nhi để cho quà, giúp tài chánh … trong phạm vi khả năng của tôi. Khi ngồi trên máy bay, tôi đã định bụng là sẽ ghé vào Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Thực ra mà nói, trước năm 1975, tôi còn rất bé, gia đình cũng không có ai đi lính. Nhưng dường như có một động lực nào đó kỳ lạ, thúc giục tôi phải tới thăm Nghĩa Trang Quân Đội.
Về tới Việt Nam, tôi thuê một chiếc xe để di chuyển cho tiện. Như mọi người về Việt Nam đều biết, các tài xế lái xe hiện nay phần lớn đều rất trẻ, chỉ độ hơn 20 tuổi thôi. Do đó, khi tôi hỏi là có biết Nghĩa Trang Quân Đội ở đâu không, các em trẻ đều trả lời là không biết. Cậu tài xế tôi mướn để chở đi từ khách sạn đến các trại cô nhi viện, dưỡng lão v.v. cũng trong tình trạng không biết nơi mà tôi muốn đến là Nghĩa Trang Quân Đội ở đâu. Cậu ta mới nói là thôi để em về hỏi lại người chú cho biết đích xác ở đâu. Sáng hôm sau, cậu ta hớn hở cho biết là biết nơi rồi. Thế là cả phái đoàn lên xe, trực chỉ tới Nghĩa Trang Quân Đội. Khi đi đến Biên Hòa, thực tế mới thấy là muôn vàn khó khăn. Khu vực xa lộ Biên Hòa bị ngăn giữa bởi một “con lươn” chắn ngang (divider), cứ hun hút mà đi. Lúc đó gần 3 giờ chiều, trời mưa lâm râm. Tôi cứ cầu nguyện, thì thầm khấn vái rằng : “Các anh lính linh thiêng ơi, xin chỉ đường cho chúng tôi tới nơi đi, chứ không ai trong xe biết đích xác vị trí của nghĩa trang ở đâu …” Trời ơi, anh biết sao không?
VW: Chuyện gì vậy, có… sao không? Đụng xe hả?
DBN: Tự dưng lúc đó, ngay bên tay trái, có một ngã rẽ vào. Như tôi đã nói, xa lộ ngăn cách bởi “con lươn” đi hoài không có bảng hiệu chỉ dẫn là quẹo vào đâu gì cả. Vậy mà tự nhiên khi xe chúng tôi quẹo vào, đúng là đường vào Nghĩa Trang Quân Đội. Đó là dấu hiệu lạ đầu tiên. Khi xe chúng tôi dừng chân tại một quán nhỏ ngay ngã ba để hỏi thăm đường vào Nghĩa Trang Quân Đội, người chủ quán mới chỉ ra bãi đất trống phía trước quán, cho biết là trước đây, bức tượng “Thương Tiếc” được đặt tại chỗ đó (xem ảnh minh họa). Theo hướng chỉ của người chủ quán, chúng tôi mới thấy cái cổng nằm tít lít phía trong sâu
Mồ mả hoang phế, nhiều cái bị đập phá, đào bới
VW: Khi chị dừng bước trước cổng Nghĩa Trang Quân Đội, nơi các chiến sĩ VNCH đã nằm yên nghỉ tại đó, cảm tưởng của chị ra sao?
DBN: Tôi là người Công Giáo, trong giáo luật có điều luật đặt ra là nên cầu nguyện cho kẻ sống và người chết. Xưa kia, bố tôi làm ở Bộ Nội Vụ, tuy chỉ làm về hành chánh. Nhưng chiến tranh Việt Nam là một sự đau thương chung cho cả một dân tộc, do đó, khi đứng trước cổng nghĩa trang, tôi rất xúc động, ngậm ngùi cho sự hy sinh của những thanh niên trẻ vì lý tưởng. Phải nói là nhờ có sự hy sinh của các chiến sĩ này, chúng ta mới có được đời sống an vui như hiện nay. Trở lại với câu chuyện của chúng ta. Khi tôi đến được cổng nghĩa trang, cũng không biết lối nào đi vào được, vì nhà của dân đã bao xung quanh, không sao đi vào được. Thì lúc đó, phép lạ xảy ra lần thứ hai …
VW: Là sao? Ma hiện ra hả?
DBN: Không phải là ma. Mà là một người thật, bằng xương bằng thịt. Đó là một người đàn ông da cháy nắng, rắn rỏi. Khuôn mặt không có gì đặc biệt. Điểm duy nhất đáng nhớ là ông ta mặc một cái quần lính cũ, đầu đội mũ lính. Mình mặc áo thun 3 lỗ. Ổng đi xe đạp, từ xa, chúng tôi thấy ổng ngoắc ngoắc xe của mình, ra dấu cho biết là đi về hướng đó … Tôi thấy vậy, liền nói cậu tài xế đi theo hướng chỉ của người đàn ông đó. Khi người đàn ông đạp xe đạp đó đi xuyên qua một bờ tường bị đổ, bể, xe chúng tôi cũng theo con đường lớn đi qua bức vách, chúng tôi lúc đó mới nhìn thấy một khu đất rộng mênh mông, với hàng ngàn ngôi mộ của nghĩa trang quân đội (xem minh hoạ (không thấy lên lưới)). Cảnh quan thì mênh mông, nhưng rất um tùm cây. Do đó, chúng tôi phải ngừng xe lại, cả đoàn đi bộ. Người đàn ông vẫn đạp xe đi trước, tay vẫn ngoắc. Lúc đó tôi mới đưa ra một đề nghị là nên dừng lại ở một ngôi mộ nào đó cũng được, đọc kinh tượng trưng chung cho các chiến sĩ bị hy sinh. Vì ngôi mộ nào cũng thế. Tôi vừa nói xong, người đàn ông đó, bỗng dừng lại phía trước. Và vẫn ở một khoảng cách xa xa, ông ta chỉ vào một ngôi mộ và ra dấu cho chúng tôi nên dừng lại ở ngôi mộ này. Chúng tôi không ai bảo ai, đều dừng lại ngôi mộ người đàn ông ra dấu. Ai nấy cũng mệt, nên không còn để tâm để trí gì đến người đàn ông tốt bụng kia. Thế là ổng đi mất tiêu, không thấy đâu nữa.
VW: Ngôi mộ mà phái đoàn dừng lại có gì đặc biệt?
DBN: Khi đi qua các ngôi mộ, tôi có đọc lướt qua những tên người chết, và nhận ra nhiều người chết quá trẻ. Phần lớn là trẻ cỡ 19, 20 mà thôi. Nói về ngôi mộ lính mà người đàn ông chỉ, lúc đó tôi cũng không còn quan tâm ai là ai nữa. Chỉ thấy trong lòng dâng lên một niềm thương cảm vô cùng, khiến tôi không sao ngăn được dòng lệ rơi. Khóc ơi là khóc, không ngăn lại được. Cho đến khi vừa khóc, vừa thắp nhang, đọc kinh cho người nằm dưới ngôi mộ, mà tôi định bụng là cầu nguyện tượng trưng chung cho các chiến sĩ, khi tỉnh ra, nhìn vào bia mộ, ôi chúa mẹ ơi ! Anh biết sao không?
VW: Sao? Hồn ma hiện lên hả?
DBN: Không có ma cỏ gì hết. Mà ngôi mộ tôi cầu xin, là một chiến sĩ vô danh, mà theo hình tôi nhìn ( xem minh hoạ ), người đó chính là nhân vật trong bức tượng “Thương Tiếc” mà thiên hạ vẫn đồn đại là linh thiêng ! Cứ theo cái hình, người chiến sĩ vô danh này có ngày tử và ngày an táng. Tôi biết nhiều về người lính của bức tượng linh thiêng này từ nhà văn Lệ Hằng, hiện ở Úc. Chị đã kể cho tôi nghe nhiều về người lính này. Lúc đó, nhớ lại những chuyện chị kể, tôi nổi hết gai ốc lên. Chợt nghĩ tới người đàn ông mặc đồ lính, nón lính nọ, tôi mới hết cả hồn. Khi đi ra tới đầu đường, ngừng lại ở quán nước, tôi mới kể cho ông bà chủ quán nghe, cũng được họ xác nhận các câu chuyện, đồng thời kể thêm cho tôi những câu chuyện linh thiêng khác mà trong suốt thời gian họ bán quán, anh linh của hồn ma người lính vẫn cứ lảng vảng ở khu vực nghĩa trang để làm một vài việc gì đó, kiểu như giúp đỡ người này tìm mộ người kia hay người khác. Người ta gọi ông lính đó là “ông Đồng Đen”, vì bức tượng được đúc bằng đồng đen.
VW: Những câu chuyện gì nói về ông lính đó?
DBN: Có nhiều, nhiều lắm, đại khái là những trường hợp ông lính giúp, cứu những đứa trẻ khi đi băng qua xa lộ, không bị xe cán vì quá nguy hiểm khi băng qua. Chuyện ông lính đi xin nước uống, và gần đây, ông lính xin những người có khả năng, hay ở ngoại quốc về hãy rộng tay xây dựng, chỉnh trang lại Nghĩa Trang Quân Đội, nơi các người lính nằm yên nghỉ. Càng nghe những câu chuyện như vậy, tôi càng nổi gai ốc.
VW: Sau đó thì sao?
DBN: Sau đó, về lại Mỹ, tôi đã xin các danh sách các người lính hy sinh, để dành tiền bạc gởi về cho những người bên Việt Nam, nhờ họ vào dịp tiết Thanh Minh, xin tảo mộ, đặt vòng hoa, rẫy cỏ, sửa soạn, chỉnh trang lại mộ phần cho một số các ngôi mộ của chiến sĩ vô danh. Vì tôi thấy cỏ mọc um tùm quá, không ai coi sóc, nên có lẽ hương hồn của các anh chiến sĩ không được vui. Tôi chỉ làm trong khả năng nhỏ bé của mình như vậy.
VW: Khi chị đi như vậy, có ai cùng đi, và làm chứng cho những gì chị nói không?
DBN: Cả phái đoàn tôi đi có 5 người, ngoài tôi, tài xế, còn có cậu Tùng, cô Huyền, cậu Tôn … là nhóm thanh niên thiện chí đi theo giúp tôi. Họ đều có cơ sở riêng như tiệm tóc, tiệm vàng … Lúc đó, cả nhóm nghe đều hết cả hồn. Nhất là lúc không tìm thấy người đàn ông dẫn đường nữa. Một điểm lạ nữa là khi đi ra, trời mới đổ mưa, khi cầu nguyện thì nắng lên trông rất lạ. Rồi lúc ra về, trời mưa tầm tã, như trút nước. Lên xe, mấy chị em ngồi nói chuyện với nhau, ai nấy đều sợ hãi với những gì đã xảy ra. Mọi người trong xe đều là người Công Giáo, không tin vào chuyện ma quỉ, dị đoan. Thế mà trước mắt mình, các sự kiện lạ xảy ra làm cho ai nấy đều suy nghĩ. Ở đây cũng cần nói thêm, Nghĩa Trang Quân Đội được hệ thống theo thứ tự từ A tới Z, rộng mênh mông. Nếu không có người chỉ lối, không biết đâu mà tìm mộ này với mộ kia. Chưa kể chúng tôi là những người lạ, chưa tới lần nào. Vậy mà ngôi mộ của người lính vô danh, ngồi làm mẫu cho bức tượng lại được chỉ dẫn và chúng tôi đã tìm thấy.
VW: Mọi người ở Bolsa đều biết chị là một người rất nhạy cảm với thế giới tâm linh, vô hình, trong nhiều trường hợp khác nhau. Riêng việc người lính vô danh VNCH dẫn dắt tại Nghĩa Trang Quân Đội, chị có nghĩ rằng đó là một thông điệp, một lời nhắn gởi nào đó dành cho chị hay không?
DBN: Chuyện này xảy ra vào năm ngoái (2004), lạ ở một chỗ nữa là tuần vừa qua, tôi đọc một bài viết trên Việt Weekly, phần nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nói lên tâm trạng của ông khi ghé thăm nghĩa trang Chiến sĩ trận vong tại Arlington (DC), trong đó ông có đưa ra một nhận định chung, là bên cạnh tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, có lẽ chúng ta cũng cần có một tượng đài dành cho hai người lính VNCH và Bộ đội Bắc Việt cùng đứng với nhau. Cả hai miền đều có các chiến sĩ anh dũng hy sinh cho lý tưởng của mình, mà khi chết, họ vẫn tin rằng họ đã chiến đấu cho một nước Việt Nam hòa bình, ấm no, hạnh phúc. Khi đọc những ý tưởng của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tôi vô cùng xúc động, không cầm được nước mắt. Liền sau đó, tôi lục lại những hình ảnh tôi đã chụp tại Nghĩa Trang Quân Đội vào chuyến đi năm ngoái. Khi tôi thực hiện chuyến đi thăm nghĩa trang, tôi không hề ngờ rằng có lúc, lại có người cùng chung quan điểm với tôi, và tôi cho đó là một “mission” cho tôi, khiến tôi lưu giữ hình ảnh này. Nay tôi xin nhờ diễn đàn Việt Weekly đăng tải, để đánh động suy nghĩ của người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước, hãy nghĩ tới anh linh của các chiến sĩ trận vong của cả hai miền. Gia đình Việt Nam nào cũng có sự mất mát, hy sinh vì cuộc chiến, vậy thì bây giờ, sau 30 năm, hãy làm những việc gì cụ thể, để các hương hồn anh linh của hai miền được nguôi ngoai nơi suối vàng.
VW: Cảm ơn chị Bích Ngọc cũng như nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã mở ra đề tài nhắc nhớ tới công ơn của các chiến sĩ trận vong của cả hai miền Nam và Bắc đã hy sinh cho lý tưởng chung của một nước Việt Nam. Những đau thương mất mát của chiến tranh phải được đóng lại bằng cái chết của họ, để đạt được một mục tiêu duy nhất là sự an vui của chúng ta hiện nay. Trở lại với đời sống ở Mỹ, chị nghĩ sao về chuyến đi, và chị sẽ làm gì trong thời gian sắp tới đối với “mission” về người lính?
DBN: Tôi chỉ xin các độc giả đọc được bài viết này, nếu về Việt Nam, xin ghé vào nghĩa trang quân đội để thắp một nén hương cho người chiến sĩ VNCH của chúng ta. Nếu không về được, cũng xin dâng lời cầu nguyện mỗi tối cho họ. Cá nhân tôi, hàng năm, dù về được Việt Nam hay không, tôi vẫn dành dụm tiền, gởi cho một số người lính còn ở lại Việt Nam, nhờ họ ra nghĩa trang quân đội làm cỏ, đắp lại một số ngôi mộ, thắp nhang … một cách tượng trưng, để tỏ lòng biết ơn người lính. Tôi tin rằng linh hồn họ rất linh thiêng và sẽ phù hộ cho những ai tin vào họ. Có một điểm lạ nữa mà tôi muốn tiết lộ trước khi kết thúc bài nói chuyện này, là : Những người thân của tôi kể lại, sau lần tôi gặp người lính dẫn tới ngôi mộ vô danh như đã kể, không ai tìm ra ngôi mộ vô danh mà tôi đã chụp được ảnh. Đồng thời, theo như người gác mộ cho hay, dường như trong nghĩa trang, chưa bao giờ ai thấy một ngôi mộ nào tương tự như vậy cả!
Mồ mả hoang phế, nhiều cái bị đập phá, đào bới
Phỏng vấn một số nhân vật khác
Thi sĩ Nguyễn Đức An: “Nghĩa tử là nghĩa tận”
VW: Anh nghĩ sao về sự nằm xuống của các chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến Việt Nam?
NĐA: Người Việt mình có câu: “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Dù có thù oán, không ưa gì nhau trong bất kỳ một tình huống, một lý tưởng nào, nhưng đến khi nằm xuống, tất cả phải bỏ qua hết. Không có một chiến tuyến nào ngăn chia sự nằm xuống của các chiến binh đã hy sinh cho cuộc chiến. Theo tôi nghĩ, vong linh của các chiến sĩ hai miền Nam và Bắc cần được tôn trọng và chăm sóc chu đáo. Không nên phân biệt người chết này khác với người chết khác.
Diễn viên Trần Quang: “Không nên phân biệt chiến sĩ Nam và Bắc, khi họ đã nằm xuống vì cuộc chiến …”
VW: Anh nghĩ sao về việc khôi phục hay hủy bỏ đi một nghĩa trang quân đội, nơi người lính trận đã nằm xuống cho cuộc chiến Việt Nam?
TQ: Mỗi khi tôi đi ngang qua Nghĩa Trang Quân Đội, tôi đều nghiêng mình chào kính cẩn những vong linh chiến sĩ đã nằm xuống vì lý tưởng cuộc chiến. Chiến tranh vừa qua đã đốt đi biết bao nhiêu anh tài của đất nước. Cả hai miền đều có những hy sinh to lớn về nhân lực. Vì lý tưởng mà phải hy sinh, vậy mà, sau 30 năm, mồ không yên, mả không yên, thật là đau đớn vô vàn. Nói đến đây, trong tôi dâng lên một mối thương cảm … Cho tới giờ phút này, tôi nghĩ chúng ta nên nhìn lại vấn đề, để lưu giữ lại những gì thiêng liêng, những biểu tượng chung của cuộc chiến một cách ý nghĩa. Làm sao có thể nói hết đau thương của những gia đình khi biết tin các ngôi mộ của thân nhân mình bị dời đi, bốc đi chỗ khác. Còn các chiến sĩ vô danh lại càng đáng thương cảm hơn nữa. Vậy thì, nếu một cuộc cải táng nào đó xảy ra, để mang lại chung cho các chiến sĩ hai miền một kết hợp, để họ được nằm bên nhau, bỏ qua mọi dị biệt để họ biết rằng hy sinh của họ cho lý tưởng là có lý. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam làm được việc này, đây là sự an ủi lớn lao của người sống tạ tội với những gì không đúng, không phải với người đã nằm xuống.
Kịch sĩ Ngọc Phu: “ Cần bù đắp cho các chiến sĩ trận vong về phần mộ”
VW: Đối với người Mỹ, sau cuộc chiến, trong nhiều chương trình tìm kiếm lại những xương cốt của các chiến binh tham chiến tại Việt Nam … Còn Việt Nam, ông nghĩ sao về những chiến binh Việt Nam của cả hai miền trong cuộc chiến, dường như chúng ta chưa thể hiện sự tôn trọng đủ đối với những anh linh của các chiến sĩ trận vong?
NP: Trước năm 75, tôi cũng là một quân nhân, trong ngành chiến tranh chính trị. Tôi đã có nhiều dịp đến thăm các tiền đồn, và thông cảm được sự chết và sự sống. Những chiến sĩ trận vong nằm xuống, nếu có thân nhân, còn có mồ yên mả đẹp. Còn các chiến sĩ vô danh, xương cốt không ai chăm sóc, đau đớn vô cùng. Dù nước nào cũng vậy, người Mỹ giàu có, với tư cách một nước lớn, người ta bỏ tiền của ra để tìm xác, cốt của các người lính Mỹ bỏ xác tại chiến trường là việc tốt. Còn người Việt, tuy không làm hết được việc đó ngay trên chính quê hương của mình, nhưng tôi tin rằng trong lòng mỗi người đều có niềm thương cảm, niềm tin vào sự linh hiể n của các chiến sĩ trận vong. Tôi nghe nói ông Nguyễn Cao Kỳ đang vận động xây dựng, tu chỉnh lại Nghĩa Trang Quân Đội, tôi rất mừng và nghĩ rằng đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam làm được việc đó, thật là tuyệt vời. Tuy là hai chiến tuyến, hai lý tưởng khác nhau, nhưng đều là người Việt Nam. Chúng ta cần phải bù đắp cho họ về phần nghĩa trang, để các anh linh của họ không lạnh lẽo, cô đơn
ST
Nguồn: http://www.saimonthidan.com/?c=article&p=10344
Monday, July 18, 2016
Lễ tưởng niệm các tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại ĐỀN TỬ SỸ
Video Clip by Nguyễn Phương (?), Jul. 5, 2016
Lễ tưởng niệm các tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống để bảo vệ miền Nam tự do trước xự xâm lăng của cộng sản Hanoi 1955 - 1975.
Lễ tưởng niệm các tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống để bảo vệ miền Nam tự do trước xự xâm lăng của cộng sản Hanoi 1955 - 1975.
Friday, June 5, 2015
Ông Be - chuyện người tù A20 bất khuất 33 năm trước
Phóng sự của Nhóm Thư Viện Phạm Văn Thành, Vietnam tháng 5/2015
Với những ai đã từng biết những quái ác tàn độc
của những trại tù trong hệ thống nhà tù cải tạo dày đặc tại Việt Nam
sau biến cố Saigon thất thủ 30 tháng Tư/ 1975…đều không chút ngạc nhiên
về cách thế xưng hô bắt buộc do kẻ thắng trận là Việt cộng miền Bắc bày
ra giữa tù nhân cải tạo (quân cán chính VNCH) với quản giáo (Việt cộng) ở
những trại giam tù cải tạo trên toàn quốc sau tháng Tư đen 1975.
Tuesday, April 23, 2013
Tin Cập Nhật về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Apr. 23, 2013
Tin Mới về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Sáng nay, Apr. 23, 2013, VC đã cho nhổ hết các cọc GPMB mà chúng đã cắm xuyên qua Khu D3 Nghĩa Trang vào những ngày đầu tháng Tư này.
Việc phối hợp thông báo tin tức của chúng ta đã có hiệu quả nhanh.
LTC khẩn báo từ Saigon
-
Sáng nay, Apr. 23, 2013, VC đã cho nhổ hết các cọc GPMB mà chúng đã cắm xuyên qua Khu D3 Nghĩa Trang vào những ngày đầu tháng Tư này.
Việc phối hợp thông báo tin tức của chúng ta đã có hiệu quả nhanh.
LTC khẩn báo từ Saigon
-
Friday, April 12, 2013
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy - Tin, Ảnh Lê Tùng Châu
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy - Tin, ảnh: Lê Tùng Châu
Nhân Đạo?
Như chúng ta đã biết, ngày 7/3/2013 vừa qua, ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa (từ đây gọi là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa)
Thông tin sau đó được lan tỏa bởi RFA, BBC và các báo Việt Nam ở hải ngoại.
Người ta cũng còn được đọc tiếp theo sự kiện này các tin tức, bình luận của báo giới và Blogger cho rằng, đang có các động tác được gọi là "hòa giải", "nhân đạo" của Hanoi khi bạn đọc được nhìn thấy qua ảnh các cố gắng "tôn tạo" lại Nghĩa Trang như:
Nhân Đạo?
Như chúng ta đã biết, ngày 7/3/2013 vừa qua, ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa (từ đây gọi là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa)
Thông tin sau đó được lan tỏa bởi RFA, BBC và các báo Việt Nam ở hải ngoại.
Nghĩa Dũng Đài nhìn từ lối vào chính khi xưa. Bệ thờ lớn và bậc cấp vừa được xây thêm mấy ngày trước Tết Quý Tỵ |
Người ta cũng còn được đọc tiếp theo sự kiện này các tin tức, bình luận của báo giới và Blogger cho rằng, đang có các động tác được gọi là "hòa giải", "nhân đạo" của Hanoi khi bạn đọc được nhìn thấy qua ảnh các cố gắng "tôn tạo" lại Nghĩa Trang như:
Friday, March 8, 2013
Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa - tin RFA và Phụ Lục của LTC
Xin bạn đọc chú ý xem Bài và Ảnh liên quan của LTC ở bên dưới bản tin này
RFA, 08-03-2013
chú thích của LTC: ông TLS Lê Thành Ân bên trái, kế ông Lê Thành Ân là cựu Thiếu Tá VNCH Nguyễn Đạc Thành. Về Nguyễn Đạc Thành, mời bạn đọc thêm chi tiết ở cuối bản tin ngắn này |
Nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng Hòa từng là nơi yên nghỉ hơn 16.000 tử sĩ các cấp. Sau năm 1975, chế đội mới đã phong tỏa khu vực nghĩa trang quân đội này, không cho phép thân nhân những người đã khuất vào thăm viếng và chăm sóc phần mộ.
Gần đây Chính quyền Việt Nam đã chuyển quyền quản lý khu nghĩa trang Quân đội VNCH cho Tỉnh Bình Dương và qui hoạch như một nghĩa trang dân sự. Việc thăm chăm sóc mộ phần tử sĩ VNCH đã được dễ dàng hơn trước.
-----------------------------------------------
Dưới đây là một số hình ảnh trong chuyến thăm viếng Nghĩa Trang 7/3/2013 (photo by http://hientinhvn.blogspot.com)
Tuesday, January 15, 2013
Tìm Thân Nhân Người lính Nhảy Dù lâm nạn - HUY PHƯƠNG/Người Việt
Người lính Nhảy Dù lâm nạn
Người Việt, Monday, January 14, 2013 5:33:26 PM
Ai là thân nhân của TSI Nguyễn Văn Bảy, số quân 59/182638, thuộc Trung Ðội 2, ÐÐ15, Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù?
Bài: HUY PHƯƠNG/Người Việt
Trong những ngày cuối cùng của trận chiến, Tháng Tư 1975, trong khi Cộng Sản tràn ngập mặt trận Bà Rịa, cắt đường từ Saigon ra Vũng Tàu với chiến xa yểm trợ, những người lính Nhảy Dù thuộc Trung Ðội 2-Trung Ðội 15 thuộc Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù vẫn còn cố thủ để cho đơn vị rút đi. Toàn trung đội đã hy sinh vào những phút cuối cùng của cuộc chiến, trong đó có người lính Dù linh hiển mang tên Nguyễn Văn Bảy, nằm lại trong khu vực gần cầu Cỏ May.
Theo lời kể của người lính Dù, hiện nay sinh sống tại Bà Rịa mang danh hiệu MÐ.90, thân xác người thất trận nằm chơ vơ, lạnh lẽo,
Người Việt, Monday, January 14, 2013 5:33:26 PM
Ai là thân nhân của TSI Nguyễn Văn Bảy, số quân 59/182638, thuộc Trung Ðội 2, ÐÐ15, Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù?
Bài: HUY PHƯƠNG/Người Việt
Trong những ngày cuối cùng của trận chiến, Tháng Tư 1975, trong khi Cộng Sản tràn ngập mặt trận Bà Rịa, cắt đường từ Saigon ra Vũng Tàu với chiến xa yểm trợ, những người lính Nhảy Dù thuộc Trung Ðội 2-Trung Ðội 15 thuộc Tiểu Ðoàn 1 Nhảy Dù vẫn còn cố thủ để cho đơn vị rút đi. Toàn trung đội đã hy sinh vào những phút cuối cùng của cuộc chiến, trong đó có người lính Dù linh hiển mang tên Nguyễn Văn Bảy, nằm lại trong khu vực gần cầu Cỏ May.
Theo lời kể của người lính Dù, hiện nay sinh sống tại Bà Rịa mang danh hiệu MÐ.90, thân xác người thất trận nằm chơ vơ, lạnh lẽo,
Sunday, July 22, 2012
Tìm Thân Nhân Tử Sỹ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa
Chúng tôi có nhận
được thông tin về việc tìm thấy một hài cốt của một quân nhân Việt Nam
Cộng Hòa đã tử trận tại NHA TRANG, thuộc tỉnh KHÁNH HÒA, Việt Nam.
Thẻ bài ghi rõ:
-Họ tên: NGUYỄN VĨNH LÂN
-Số quân: 681137969
-Loại máu: O +
Vậy ai là thân nhân của quân nhân nói trên xin vui lòng liên lạc Ni Sư Thông Mẫn
(Hand Phone: 0935 899 347)
Kính nhờ quý bạn đọc chuyển tin nầy đến người thân và bạn bè may ra chúng ta có thể tìm được thân nhân của người chiến sĩ VNCH nầy.
Xin chân thành cám ơn.
TQGO
Thẻ bài ghi rõ:
-Họ tên: NGUYỄN VĨNH LÂN
-Số quân: 681137969
-Loại máu: O +
Vậy ai là thân nhân của quân nhân nói trên xin vui lòng liên lạc Ni Sư Thông Mẫn
(Hand Phone: 0935 899 347)
Kính nhờ quý bạn đọc chuyển tin nầy đến người thân và bạn bè may ra chúng ta có thể tìm được thân nhân của người chiến sĩ VNCH nầy.
Xin chân thành cám ơn.
TQGO
Sunday, October 9, 2011
Rừng Cây Xuyên Tâm- Trần Khải, Việt Báo
Đây là rừng cây chớ nào có phải là Nghĩa Trang??!! (Khu H)-Trung Thu 2011, photo by TQGO |
Còn bên dưới??? Người có chút quan sát, khi đi vào Nghĩa Trang ắt không thể không thấy lượng cây này đang biến Nghĩa Trang thành rừng, và đám rễ của cả rừng cây này đang âm thầm làm công việc phụ trợ cho mưu đồ độc ác, đó là tàn phá cấu trúc bên dưới của các phần mộ, nơi mà giờ đây...
Wednesday, October 5, 2011
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng-LTC
Wednesday, September 28, 2011
Anh Linh Tử Sĩ thiêng liêng: bốc mộ các anh ở Bà Rịa 19/8/2011-Nguyễn văn Thành
Một câu chuyện quá thương tâm và cảm động:
Người Việt, Tuesday, September 27, 2011 1:45:50 PM
Trong cuộc chiến vừa qua, dù rằng đã hơn 36 năm nhưng những chuyện kể về sự chiến đấu kiêu hùng của những người Lính quốc gia, vẫn còn được nhắc đến qua lời kể của người dân sở tại, và đây là câu chuyện về những người Lính Nhẩy Dù đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Mời quý vị theo dõi...
Người Việt, Tuesday, September 27, 2011 1:45:50 PM
Sau cuộc chiến, hơn 36 năm còn lại...
Nguyễn Văn Thành
Trong cuộc chiến vừa qua, dù rằng đã hơn 36 năm nhưng những chuyện kể về sự chiến đấu kiêu hùng của những người Lính quốc gia, vẫn còn được nhắc đến qua lời kể của người dân sở tại, và đây là câu chuyện về những người Lính Nhẩy Dù đã chiến đấu đến giờ phút cuối cùng của cuộc chiến. Mời quý vị theo dõi...
Không Quên Tử Sỹ VNCH
Sài Gòn Mùa Vu Lan 2011, Không Quên Tử Sỹ VNCH
8/19/2011Hình ảnh về Buổi Thăm Viếng NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA và Lể Cầu Siêu cho Vong Linh Tử Sĩ QLVNCH, nhân dịp Lễ Vu Lan vừa qua.
Nguồn: Hỏi Là Trả Lời Blog-[HLTL xin trích một phần tường thuật của người thăm viếng mộ]
A.- Thăm Viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NT)
Ngày thăm các Anh Em mình trên NT thật không suông sẻ. Sáng sớm, mây trời u ám báo hiệu sẽ có mưa to trên diện rộng. Mọi thứ đã chuẩn bị nên không thể dời lại. Hẹn 8.30 có mặt tại Suối Tiên.
Anh em đến không nhiều như dự kiến do thời tiết xấu.
Wednesday, September 21, 2011
Mail to ...
Chị ... mến,
Tôi mừng khi nhận được hồi âm, nghĩa là email add. chị vẫn còn dùng. Đã gần 3 năm từ ngày các anh chị ... về viếng Nghĩa Trang (NT) tới nay rồi còn gì.
Hiện tại, bọn VC vẫn tỏ rõ thái độ hoặc ghẻ lạnh, hoặc trung bình (không hoặc ít hợp tác) hoặc ít nhiều dò xét với người đi viếng mộ hoặc có ý chăm sóc tôn tạo.
Tôi mừng khi nhận được hồi âm, nghĩa là email add. chị vẫn còn dùng. Đã gần 3 năm từ ngày các anh chị ... về viếng Nghĩa Trang (NT) tới nay rồi còn gì.
Hiện tại, bọn VC vẫn tỏ rõ thái độ hoặc ghẻ lạnh, hoặc trung bình (không hoặc ít hợp tác) hoặc ít nhiều dò xét với người đi viếng mộ hoặc có ý chăm sóc tôn tạo.
Monday, September 19, 2011
Viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Trung Thu 2011-TQGO
Saturday, January 22, 2011
Thư kể thăm mộ ở Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa
Thư kể thăm mộ ở Nghĩa Trang QĐ Biên Hòa
Việt Vùng Vịnh, Thứ ba, 23 Tháng 2 2010 17:40
Lá thư của một Thương Phế Binh QLVNCH kể chuyện đi thăm mộ các đồng đội tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vào những ngày cận Tết.
Sáng Chủ Nhật 7.2. 2010 nhằm 24 Chạp, Canh Dần AL .
Kính Anh T.Thược!
Chúng em năm người gồm : Chiến hữu Ngô Văn . . . , Lê Văn . . ., Trương . . ., Đào. . . . và em. Mỗi người lo mua sắm lễ vật đã được giao trước và cùng nhau đến điểm hẹn tập trung như mọi khi, lên đường viếng cac chiến sĩ trận vong tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NTQĐBH).
Tuy là ngày nghỉ lễ nhưng vừa ra khỏi cửa ngõ phía Tây Bắc Saigon trên một đoạn đường xa lộ Đại Hàn thì bi kẹt đường, kẹt xe kéo dài vài Km. Nguyên nhân do các xe khách đua nhau tranh dành dừng, đậu xe vô tội vạ đón khách dọc đường về quê ăn Tết ở các tỉnh miền Trung và Bắc. Một phần nguyên nhân, các gia đình nhân ngày nghỉ, đi thăm mộ thân nhân tại các nghĩa trang vào những ngày giáp Tết cũng làm cho tình trạng người đông, đường chật...
Thursday, January 20, 2011
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa ngày trước -Tin Ảnh
HÌNH ẢNH
NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA
BIÊN HÒA, VIỆT NAM
Nguồn: Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Hoa Thịnh ĐốnWednesday, January 19, 2011
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bây giờ-Tin Ảnh
TQGO:
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nơi an nghỉ của gần 20.000 binh sĩ quốc
gia miền Nam trong cuộc chiến tự vệ của VNCH trước sự xâm lăng của
cộng sản miền Bắc sau 1954 cho đến 1975.
Sau 1975, Hanoi đã cử 1 toán lính bắc đến "quản" Nghĩa Trang, tại đây chúng đã xúc phạm anh linh Tử sĩ VNCH bằng cách dùng súng bắn thẳng vào mặt những tấm hình trên mộ bia, lấy buá đập tan nát, tiểu tiện lên, mắng chửi, nguyền rủa bằng ngôn từ của loại man rợ... (trích comment của thai le trên Đàn Chim Việt 23/09/2011 at 13:13) ...
Sau 1975, Hanoi đã cử 1 toán lính bắc đến "quản" Nghĩa Trang, tại đây chúng đã xúc phạm anh linh Tử sĩ VNCH bằng cách dùng súng bắn thẳng vào mặt những tấm hình trên mộ bia, lấy buá đập tan nát, tiểu tiện lên, mắng chửi, nguyền rủa bằng ngôn từ của loại man rợ... (trích comment của thai le trên Đàn Chim Việt 23/09/2011 at 13:13) ...
Subscribe to:
Posts (Atom)
Xa lộ Biên Hòa,Dốc thiên thu, Dốc sương mù,Nghĩa trang xưa, VietNam, 21.10.2017
https://youtu.be/DUG4MZeJgZM
Xót xa-Những tử sĩ Quân lực VNCH bị lãng quyên-xin hãy giúp đỡ
https://youtu.be/JfgyULrHncI
Cựu Quân Nhân VNCH đến VIENG NGHIA TRANG QUAN DOI 2014
https://youtu.be/Hbv2FX-J6CE
43 posts
Tìm về hướng biển
Tìm gặp một cụ già trong thôn, sống khá gần chùa Dương Lâm từ trước năm 1975, tìm hiểu thêm về trận đánh này, ông cụ cho biết: “Lúc đó tôi còn trẻ, nhưng không đi lính vì gia đình tôi chỉ có mình tôi là con nối dõi. Tôi ở nhà, nhìn toàn bộ trận đánh này. Nhưng cho đến thời điểm này, qua nhiều lời kể, tôi lại đâm ra hoài nghi về sự thấy của mình!”
“Thật ra, lúc đó, chắc chắn là các anh lính VNCH không đầu hàng, họ tử thủ, họ không chủ động bắn về phía quân Bắc Việt, nhưng họ cũng không đầu hàng theo lời kêu gọi của phía Bắc Việt”.
“Thì các anh chị biết rồi đó, một bên thì bắc loa kêu gọi đầu hàng, hễ đầu hàng thì sống, chống lại thì chết. Một bên thì im lặng, cố gắng dưỡng thương và cố gắng tìm cách thoát khỏi vòng vây để đi ra biển, hướng đi của họ là biển, nhưng bị mắc kẹt trong vòng vây chỗ này. Vì họ không hay biết rằng thôn này là cái nôi của cộng sản nằm vùng. Vào đây thì không có lối ra, nhất là trong thời điểm quân miền Nam bị thất thủ nhiều nơi...”
Có người còn kể rằng: “Họ đầu hàng rồi, một số người quyết định ra hàng, nhưng khi vừa ra đến cổng chùa, giơ cao cờ trắng (làm bằng chiếc áo trắng quấn trên nòng súng) thì bị bắn tỉa ngã gục xuống ngay.
Cũng có người hoài nghi đó là đạn của những người không chịu đầu hàng, có người lại cho rằng đó là đạn của cộng sản. Nhưng theo tôi thấy thì khả năng đạn của phía Bắc Việt nhiều hơn, vì những người ra hàng là người đang bị thương, không ai nỡ bắn vào đồng đội đang bị thương đâu!”
“Có lẽ vì hàng cũng không xong, mà đánh cũng không xong nên các anh ém quân đến hai ba ngày mới có trận đánh khét tiếng này!”
Và, theo dòng kể, một trận đánh kinh hoàng đã xảy ra, long trời lở đất, ban đầu còn bắn tỉa, dần dần bao vây, bố ráp, thít chặt vòng đai lửa và tiêu diệt, tàn sát...
Trận đánh long trời lở đất
QUẢNG NAM - “Trung Ðoàn 5 - Sư Ðoàn 2, một trung đoàn nổi tiếng có những người lính quả cảm, đánh đồn xuất quỉ nhập thần bởi họ được đào tạo bài bản từ kiến thức địa lý, kiến thức quân sự, chính trị, văn chương cho đến võ thuật, phương cách sử dụng vũ khí...
Lễ chiêu linh trước khi bốc mộ trong hố chôn tập thể. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Họ được mệnh danh là 'Những con hổ rừng già'... - Ông K., người tham gia trận đánh nhưng thoát chết, trầm ngâm nói.
Theo dòng ký ức ông K., “phần lớn những người lính trong Trung Ðoàn 5 có gốc gác miền Nam, do thuyên chuyển, họ về Quảng Nam. Lý do chính để họ có mặt ở đây là vì phần lớn quân Bắc Việt nằm vùng ở Quảng Nam có cách đánh du kích, bắn tỉa khá thiện xạ và hơn hết là cơ số lính đặc công ở đây khá lớn.”
Kể lại trận đánh, ông K. cho biết:
“Bắt đầu từ rạng sáng ngày 20 tháng 3 năm 1975, phần lớn các tuyến phòng thủ của Vùng 1 chiến thuật đã lung lay, quân Bắc Việt tràn vào ngày một nhiều. Ngày 21 tháng 3, nhiều tuyến phòng thủ Quảng Ðà (tên gọi cũ) đã rạn nứt.
“Ngày 22 tháng 3, nhiều binh chủng rút quân từ núi ra biển, thoát lên tàu. Có một số đơn vị bị mắc kẹt do có quá nhiều lính bị thương và họ vẫn muốn tiếp tục chiến đấu bảo vệ vòng đai chiến sự của mình.
“Trường hợp nhóm chiến sĩ thuộc Trung Ðoàn 5 - Sư Ðoàn 2 là một điển hình của tinh thần chiến đấu này. Thay vì rút quân về phía biển, họ tiếp tục trụ lại khu vực thôn Dương Lâm để chiến đấu.”
Cánh đồng này là nơi diễn ra trận đánh ngày 24 tháng 3, 1975. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Ngày 23 tháng 3, có thêm một nhóm chiến sĩ khác thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến tiến về thôn Dương Lâm, hợp với nhóm chiến sĩ Trung Ðoàn 5.
Cũng trong ngày 23 này, có thêm nhiều nhóm nhỏ chiến sĩ thuộc đơn vị khác (đã trúng thương) đưa thương binh vào chùa Dương Lâm nương nhờ vào sự bảo vệ của nhóm chiến sĩ Trung Ðoàn 5 và nhóm vừa “tăng cường,” để các y tá chăm sóc cho các thương binh.
Ngày 24 tháng 3, lính Bắc Việt chiếm đồn 159 trên đỉnh đồi Phú Ninh, nằm phía Tây Nam, cách chùa Dương Lâm chừng 3km. Ðồng thời, đồn 162 - Núi Cấm cũng bị chiếm trong ngày này.
Bốn phía là quân đối phương, nhóm chiến sĩ thuộc Trung Ðoàn 5 và nhiều thương binh của các binh chủng bạn trong chùa Dương Lâm rơi vào thế cô lập hoàn toàn.
Phía quân Bắc Việt bắt đầu nã đạn vào chùa Dương Lâm. Các chiến sĩ VNCH chưa có phản ứng gì, họ tranh thủ đào hầm, đào hào và canh chừng, chưa nổ súng.
Ðến chiều ngày 24 tháng 3, sau một ngày bắc loa kêu gọi đầu hàng nhưng không thấy động tĩnh nào, phía Bắc Việt bắt đầu nã súng vào khu vực khuôn viên chùa Dương Lâm.
Lúc này, có nhiều thương binh của VNCH đã treo áo lên nòng súng làm cờ trắng, ra trước sân chùa đầu hàng.
Nhưng khi họ bước ra đến sân thì tiếng súng bắn tỉa nổ đanh điếng, họ ngã quị.
Những người lính trong chùa bắt đầu nã súng dữ dội về phía đối phương, đẩy lùi quân Bắc Việt lên phía núi.
Chừng 3 giờ chiều, một người lính đặc công phía Bắc Việt mang lựu đạn bò vào chùa, vào đến giếng nước phía Ðông sân chùa thì bị phát hiện và bắn chết.
Phía quân Bắc Việt hạ lệnh bắn xối xả B.40, B.41 vào chùa Dương Lâm. Trong bắn ra, ngoài bắn vào, trận pháo hai bên kéo dài chừng 3 giờ đồng hồ thì cả hai bên im hơi lặng tiếng.
Những người lính VNCH còn sống sót trong chùa bắt đầu rút ra khỏi chùa, luồn người dọc theo bờ rào trồng hoa râm bụt của chùa.
Lúc này, phía quân Bắc Việt ngồi trên những đồi cao quan sát và hạ tầm súng xuống ngang mặt đất, nhắm ngay vào bờ rào hoa râm bụt và nổ liên tục. Toàn bộ những người lính rút theo hướng bờ rào ngã xuống không sót người nào.
Còn một người duy nhất - ông K. (người chúng tôi không tiện nêu tên, đã trải qua tù cải tạo, hiện đang sống trong một huyện miền núi hẻo lánh ở Quảng Nam) - còn sống sót được nhờ băng ruộng phía bên hông chùa chạy thắng ra nhà dân, cải trang thành thường dân và rút về Tam Kỳ.
Lúc này, toàn bộ phủ lỵ Tam Kỳ đã treo cờ Bắc Việt.
Sau trận đánh hơn một tuần, không ai dám đi ngang qua khu vực chùa Dương Lâm bởi mùi máu và tiếng quạ kêu, đêm thì chim cú và mèo hoang. Nhưng sau đó toàn bộ người dân thôn Dương Lâm bắt buộc phải kéo nhau lên chùa để thu gom xác người và chôn cất.
Nhà linh, nơi tạm đặt các hài cốt trước khi đưa ra nghĩa trang. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Nói là chôn cất nhưng thật ra, lúc đó không ai dám bày tỏ lòng kính ngưỡng hay thương cảm đối với những người lính đã chết mà vốn trước đây có người còn là ân nhân của thôn vì quá sợ quân Bắc Việt.
Tìm gặp một cụ già trong thôn, sống khá gần chùa Dương Lâm từ trước năm 1975, tìm hiểu thêm về trận đánh này, ông cụ cho biết: “Lúc đó tôi còn trẻ, nhưng không đi lính vì gia đình tôi chỉ có mình tôi là con nối dõi. Tôi ở nhà, nhìn toàn bộ trận đánh này. Nhưng cho đến thời điểm này, qua nhiều lời kể, tôi lại đâm ra hoài nghi về sự thấy của mình!”
“Thật ra, lúc đó, chắc chắn là các anh lính VNCH không đầu hàng, họ tử thủ, họ không chủ động bắn về phía quân Bắc Việt, nhưng họ cũng không đầu hàng theo lời kêu gọi của phía Bắc Việt”.
“Thì các anh chị biết rồi đó, một bên thì bắc loa kêu gọi đầu hàng, hễ đầu hàng thì sống, chống lại thì chết. Một bên thì im lặng, cố gắng dưỡng thương và cố gắng tìm cách thoát khỏi vòng vây để đi ra biển, hướng đi của họ là biển, nhưng bị mắc kẹt trong vòng vây chỗ này. Vì họ không hay biết rằng thôn này là cái nôi của cộng sản nằm vùng. Vào đây thì không có lối ra, nhất là trong thời điểm quân miền Nam bị thất thủ nhiều nơi...”
Có người còn kể rằng: “Họ đầu hàng rồi, một số người quyết định ra hàng, nhưng khi vừa ra đến cổng chùa, giơ cao cờ trắng (làm bằng chiếc áo trắng quấn trên nòng súng) thì bị bắn tỉa ngã gục xuống ngay.
Cũng có người hoài nghi đó là đạn của những người không chịu đầu hàng, có người lại cho rằng đó là đạn của cộng sản. Nhưng theo tôi thấy thì khả năng đạn của phía Bắc Việt nhiều hơn, vì những người ra hàng là người đang bị thương, không ai nỡ bắn vào đồng đội đang bị thương đâu!”
“Có lẽ vì hàng cũng không xong, mà đánh cũng không xong nên các anh ém quân đến hai ba ngày mới có trận đánh khét tiếng này!”
Và, theo dòng kể, một trận đánh kinh hoàng đã xảy ra, long trời lở đất, ban đầu còn bắn tỉa, dần dần bao vây, bố ráp, thít chặt vòng đai lửa và tiêu diệt, tàn sát...
Trận đánh long trời lở đất
QUẢNG NAM - “Trung Ðoàn 5 - Sư Ðoàn 2, một trung đoàn nổi tiếng có những người lính quả cảm, đánh đồn xuất quỉ nhập thần bởi họ được đào tạo bài bản từ kiến thức địa lý, kiến thức quân sự, chính trị, văn chương cho đến võ thuật, phương cách sử dụng vũ khí...
Lễ chiêu linh trước khi bốc mộ trong hố chôn tập thể. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Họ được mệnh danh là 'Những con hổ rừng già'... - Ông K., người tham gia trận đánh nhưng thoát chết, trầm ngâm nói.
Theo dòng ký ức ông K., “phần lớn những người lính trong Trung Ðoàn 5 có gốc gác miền Nam, do thuyên chuyển, họ về Quảng Nam. Lý do chính để họ có mặt ở đây là vì phần lớn quân Bắc Việt nằm vùng ở Quảng Nam có cách đánh du kích, bắn tỉa khá thiện xạ và hơn hết là cơ số lính đặc công ở đây khá lớn.”
Kể lại trận đánh, ông K. cho biết:
“Bắt đầu từ rạng sáng ngày 20 tháng 3 năm 1975, phần lớn các tuyến phòng thủ của Vùng 1 chiến thuật đã lung lay, quân Bắc Việt tràn vào ngày một nhiều. Ngày 21 tháng 3, nhiều tuyến phòng thủ Quảng Ðà (tên gọi cũ) đã rạn nứt.
“Ngày 22 tháng 3, nhiều binh chủng rút quân từ núi ra biển, thoát lên tàu. Có một số đơn vị bị mắc kẹt do có quá nhiều lính bị thương và họ vẫn muốn tiếp tục chiến đấu bảo vệ vòng đai chiến sự của mình.
“Trường hợp nhóm chiến sĩ thuộc Trung Ðoàn 5 - Sư Ðoàn 2 là một điển hình của tinh thần chiến đấu này. Thay vì rút quân về phía biển, họ tiếp tục trụ lại khu vực thôn Dương Lâm để chiến đấu.”
Cánh đồng này là nơi diễn ra trận đánh ngày 24 tháng 3, 1975. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Ngày 23 tháng 3, có thêm một nhóm chiến sĩ khác thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến tiến về thôn Dương Lâm, hợp với nhóm chiến sĩ Trung Ðoàn 5.
Cũng trong ngày 23 này, có thêm nhiều nhóm nhỏ chiến sĩ thuộc đơn vị khác (đã trúng thương) đưa thương binh vào chùa Dương Lâm nương nhờ vào sự bảo vệ của nhóm chiến sĩ Trung Ðoàn 5 và nhóm vừa “tăng cường,” để các y tá chăm sóc cho các thương binh.
Ngày 24 tháng 3, lính Bắc Việt chiếm đồn 159 trên đỉnh đồi Phú Ninh, nằm phía Tây Nam, cách chùa Dương Lâm chừng 3km. Ðồng thời, đồn 162 - Núi Cấm cũng bị chiếm trong ngày này.
Bốn phía là quân đối phương, nhóm chiến sĩ thuộc Trung Ðoàn 5 và nhiều thương binh của các binh chủng bạn trong chùa Dương Lâm rơi vào thế cô lập hoàn toàn.
Phía quân Bắc Việt bắt đầu nã đạn vào chùa Dương Lâm. Các chiến sĩ VNCH chưa có phản ứng gì, họ tranh thủ đào hầm, đào hào và canh chừng, chưa nổ súng.
Ðến chiều ngày 24 tháng 3, sau một ngày bắc loa kêu gọi đầu hàng nhưng không thấy động tĩnh nào, phía Bắc Việt bắt đầu nã súng vào khu vực khuôn viên chùa Dương Lâm.
Lúc này, có nhiều thương binh của VNCH đã treo áo lên nòng súng làm cờ trắng, ra trước sân chùa đầu hàng.
Nhưng khi họ bước ra đến sân thì tiếng súng bắn tỉa nổ đanh điếng, họ ngã quị.
Những người lính trong chùa bắt đầu nã súng dữ dội về phía đối phương, đẩy lùi quân Bắc Việt lên phía núi.
Chừng 3 giờ chiều, một người lính đặc công phía Bắc Việt mang lựu đạn bò vào chùa, vào đến giếng nước phía Ðông sân chùa thì bị phát hiện và bắn chết.
Phía quân Bắc Việt hạ lệnh bắn xối xả B.40, B.41 vào chùa Dương Lâm. Trong bắn ra, ngoài bắn vào, trận pháo hai bên kéo dài chừng 3 giờ đồng hồ thì cả hai bên im hơi lặng tiếng.
Những người lính VNCH còn sống sót trong chùa bắt đầu rút ra khỏi chùa, luồn người dọc theo bờ rào trồng hoa râm bụt của chùa.
Lúc này, phía quân Bắc Việt ngồi trên những đồi cao quan sát và hạ tầm súng xuống ngang mặt đất, nhắm ngay vào bờ rào hoa râm bụt và nổ liên tục. Toàn bộ những người lính rút theo hướng bờ rào ngã xuống không sót người nào.
Còn một người duy nhất - ông K. (người chúng tôi không tiện nêu tên, đã trải qua tù cải tạo, hiện đang sống trong một huyện miền núi hẻo lánh ở Quảng Nam) - còn sống sót được nhờ băng ruộng phía bên hông chùa chạy thắng ra nhà dân, cải trang thành thường dân và rút về Tam Kỳ.
Lúc này, toàn bộ phủ lỵ Tam Kỳ đã treo cờ Bắc Việt.
Sau trận đánh hơn một tuần, không ai dám đi ngang qua khu vực chùa Dương Lâm bởi mùi máu và tiếng quạ kêu, đêm thì chim cú và mèo hoang. Nhưng sau đó toàn bộ người dân thôn Dương Lâm bắt buộc phải kéo nhau lên chùa để thu gom xác người và chôn cất.
Nhà linh, nơi tạm đặt các hài cốt trước khi đưa ra nghĩa trang. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Nói là chôn cất nhưng thật ra, lúc đó không ai dám bày tỏ lòng kính ngưỡng hay thương cảm đối với những người lính đã chết mà vốn trước đây có người còn là ân nhân của thôn vì quá sợ quân Bắc Việt.
Chính vì vậy mà sự
chôn cất rất qua quýt, chôn để mà có chôn, tránh tình trạng thú vật ăn
mất xác và mùi tử thi bay khắp thôn. Chôn không có vải bọc thi thể như
những người lính trên bãi biển An Dương ở Phú Vang, Huế mà chỉ phân nhóm
ra, đào một cái hố sâu chừng 1.5 mét, lùa toàn bộ xác người xuống đó và
lấp đất lại.
“Vì sao tôi nói hơn 100 xác à? Vì lúc đó, số anh em chúng tôi, nhóm chiến sĩ thuộc Trung Ðoàn 5, nhóm này tuy là thuộc Bộ Binh nhưng bên trong cơ cấu rất nhiều Biệt Ðộng Quân, kể cả tôi, nhằm ứng phó chiến cuộc... còn lại sáu mươi hai người, cộng thêm với nhóm lính thuộc đại đội Thủy Quân Lục Chiến cũng ngót nghét 50 người, rồi các thương binh... Tính kiểu gì cũng ra trên 100 hài cốt, nếu không nói là 200, vì phần bị nã B.40 chắc chắn là không còn nguyên vẹn, phần nguyên vẹn nằm ở trên đường rút và sau vạt khoai mì, chừng 100 người” - Ông K. nói như đang thôi miên.
Có nhiều hố chôn cá nhân chỉ còn một vài vụn xương như thế này. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Câu chuyện của những người lính VNCH khép lại sau trận chiến một cách buồn thảm và bi tráng. Cái chết của họ cũng không được yên bởi phong trào đào sắt, rà sắt để cải thiện bữa ăn của nhiều người nghèo trong những năm tháng Việt Nam nghèo đói. Mộ tập thể bị quật lên nhiều lần để lấy thẻ bài, súng đạn, dây nịt...
Mãi cho đến sau này, khi Phật tử chùa Dương Lâm sinh hoạt thường xuyên hơn, kinh tế của họ cũng khá hơn, họ bắt đầu nghĩ đến những người đã khuất. Họ cùng nhau chung tiền, góp công, góp sức để bốc mộ và di dời những hài cốt lên núi.
Cũng bắt đầu từ lúc này, những câu chuyện về người lính năm xưa trở về linh hiển và bí nhiệm...
Danh tính các chiến sĩ mà chùa Dương Lâm hiện có:
1. Nguyễn Minh - SQ 75- 211355 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
2. Nguyễn Văn Tôi - SQ 75 - 151704 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
3. Nguyễn Ban - SQ 73 - 213952 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
4. Nguyễn Chí Thanh - SQ 704 - 2744
5. Nguyễn Thị Phụng
6. Nguyễn Thanh (A)
7. Hoàng Thắng Tài
8. Nguyễn Văn Trị
9. Trần Công Tranh
10. Phan Văn Ẩn
11. Nguyễn Văn An
12. Phan Văn Ảnh
13. Nguyễn Tấn Ca
14. Lê Văn Nghĩa
15. Ðinh Văn Nhiên
16. Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Tấn Tài (Mộ đôi)
17. Nguyễn Thành Danh
Và một số mộ đơn, mộ đôi khác có bia “vô danh.”
Sống khôn, chết thiêng...
QUẢNG NAM - Ðầu tháng 4 năm 2009, sau hơn ba mươi năm im ngủ trong lòng đất mẹ, những người lính VNCH tưởng đã đi vào quên lãng bỗng dưng sống dậy trong ký ức của nhiều Phật tử chùa Dương Lâm.
Lễ động thổ bốc mộ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Có lẽ, người được nhắc đến đầu tiên, người khơi mào câu chuyện cũ lại là người còn rất trẻ, một nhà ngoại cảm nữ lên thăm chùa và bắt đầu bàn với nhiều Phật tử khác về chuyện bốc mộ, quyên góp tiền, công sức xây dựng cho những chiến sĩ VNCH được mồ yên mả đẹp.
Nhiều người trong chùa hưởng ứng lời kêu gọi của cô, cuộc vận động quyên góp bắt đầu. Con số quyên góp được không nhiều, chừng vài mươi triệu đồng. Nhưng mọi người quyết định có bao nhiêu tiền làm bấy nhiêu, tùy duyên mà thực hiện.
Ngày 1 tháng 4 năm 2009, sau lễ chiêu linh, sau những hồi chuông chiêu cảm của chư thầy và các Phật tử chùa Dương Lâm, những đoạn xương, những bộ hài cốt được đưa lên mặt đất, an quách và đưa đến khu nghĩa trang tập thể của chùa, nằm trên lưng ngọn đồi Phú Ninh, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra lòng hồ nước xanh.
37 ngôi mộ mới (trong đó có 3 mộ đôi) an tọa trên lưng đồi, nơi mà trước đây ba mươi mấy năm, những người nằm dưới mộ kia, có người được mệnh danh là ‘con hổ rừng già’. Họ nằm im nghe tiếng gió núi và lời thầm thì của đại ngàn sau cơn binh biến, sau những tử sinh và cô đơn.
Vẫn còn nhiều đồng đội của họ nằm sót lại sau lưng chùa, trên những nương khoai mì vắng lạnh...
Về báo mộng
Và, sau lần di dời ấy, nhiều Phật tử trong nhóm bốc mộ nằm mơ thấy những người lính trở về. Câu đầu tiên họ nói là lời cám ơn gửi đến những ân nhân đã đưa họ đến nơi khô ráo, yên tĩnh và thơ mộng.
Một trong những ngôi mộ trong khu nghĩa trang. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
“Vì sao tôi nói hơn 100 xác à? Vì lúc đó, số anh em chúng tôi, nhóm chiến sĩ thuộc Trung Ðoàn 5, nhóm này tuy là thuộc Bộ Binh nhưng bên trong cơ cấu rất nhiều Biệt Ðộng Quân, kể cả tôi, nhằm ứng phó chiến cuộc... còn lại sáu mươi hai người, cộng thêm với nhóm lính thuộc đại đội Thủy Quân Lục Chiến cũng ngót nghét 50 người, rồi các thương binh... Tính kiểu gì cũng ra trên 100 hài cốt, nếu không nói là 200, vì phần bị nã B.40 chắc chắn là không còn nguyên vẹn, phần nguyên vẹn nằm ở trên đường rút và sau vạt khoai mì, chừng 100 người” - Ông K. nói như đang thôi miên.
Có nhiều hố chôn cá nhân chỉ còn một vài vụn xương như thế này. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Câu chuyện của những người lính VNCH khép lại sau trận chiến một cách buồn thảm và bi tráng. Cái chết của họ cũng không được yên bởi phong trào đào sắt, rà sắt để cải thiện bữa ăn của nhiều người nghèo trong những năm tháng Việt Nam nghèo đói. Mộ tập thể bị quật lên nhiều lần để lấy thẻ bài, súng đạn, dây nịt...
Mãi cho đến sau này, khi Phật tử chùa Dương Lâm sinh hoạt thường xuyên hơn, kinh tế của họ cũng khá hơn, họ bắt đầu nghĩ đến những người đã khuất. Họ cùng nhau chung tiền, góp công, góp sức để bốc mộ và di dời những hài cốt lên núi.
Cũng bắt đầu từ lúc này, những câu chuyện về người lính năm xưa trở về linh hiển và bí nhiệm...
Danh tính các chiến sĩ mà chùa Dương Lâm hiện có:
1. Nguyễn Minh - SQ 75- 211355 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
2. Nguyễn Văn Tôi - SQ 75 - 151704 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
3. Nguyễn Ban - SQ 73 - 213952 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
4. Nguyễn Chí Thanh - SQ 704 - 2744
5. Nguyễn Thị Phụng
6. Nguyễn Thanh (A)
7. Hoàng Thắng Tài
8. Nguyễn Văn Trị
9. Trần Công Tranh
10. Phan Văn Ẩn
11. Nguyễn Văn An
12. Phan Văn Ảnh
13. Nguyễn Tấn Ca
14. Lê Văn Nghĩa
15. Ðinh Văn Nhiên
16. Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Tấn Tài (Mộ đôi)
17. Nguyễn Thành Danh
Và một số mộ đơn, mộ đôi khác có bia “vô danh.”
Sống khôn, chết thiêng...
QUẢNG NAM - Ðầu tháng 4 năm 2009, sau hơn ba mươi năm im ngủ trong lòng đất mẹ, những người lính VNCH tưởng đã đi vào quên lãng bỗng dưng sống dậy trong ký ức của nhiều Phật tử chùa Dương Lâm.
Lễ động thổ bốc mộ. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Có lẽ, người được nhắc đến đầu tiên, người khơi mào câu chuyện cũ lại là người còn rất trẻ, một nhà ngoại cảm nữ lên thăm chùa và bắt đầu bàn với nhiều Phật tử khác về chuyện bốc mộ, quyên góp tiền, công sức xây dựng cho những chiến sĩ VNCH được mồ yên mả đẹp.
Nhiều người trong chùa hưởng ứng lời kêu gọi của cô, cuộc vận động quyên góp bắt đầu. Con số quyên góp được không nhiều, chừng vài mươi triệu đồng. Nhưng mọi người quyết định có bao nhiêu tiền làm bấy nhiêu, tùy duyên mà thực hiện.
Ngày 1 tháng 4 năm 2009, sau lễ chiêu linh, sau những hồi chuông chiêu cảm của chư thầy và các Phật tử chùa Dương Lâm, những đoạn xương, những bộ hài cốt được đưa lên mặt đất, an quách và đưa đến khu nghĩa trang tập thể của chùa, nằm trên lưng ngọn đồi Phú Ninh, lưng dựa vào núi, mặt hướng ra lòng hồ nước xanh.
37 ngôi mộ mới (trong đó có 3 mộ đôi) an tọa trên lưng đồi, nơi mà trước đây ba mươi mấy năm, những người nằm dưới mộ kia, có người được mệnh danh là ‘con hổ rừng già’. Họ nằm im nghe tiếng gió núi và lời thầm thì của đại ngàn sau cơn binh biến, sau những tử sinh và cô đơn.
Vẫn còn nhiều đồng đội của họ nằm sót lại sau lưng chùa, trên những nương khoai mì vắng lạnh...
Về báo mộng
Và, sau lần di dời ấy, nhiều Phật tử trong nhóm bốc mộ nằm mơ thấy những người lính trở về. Câu đầu tiên họ nói là lời cám ơn gửi đến những ân nhân đã đưa họ đến nơi khô ráo, yên tĩnh và thơ mộng.
Một trong những ngôi mộ trong khu nghĩa trang. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Sau đó, nhiều lần
báo mộng khác, họ cho biết rằng trong số họ, có người thèm ăn ớt xanh
với mì quảng, có người thèm khoai lang luộc, có người thèm hút thuốc lá,
có người thèm một chai bia, có người nhớ quê mà lâu quá không được về
nhà bởi không có tiền mãi lộ... Cũng có người than lạnh quá bởi ngôi mộ
mới của họ bị trống chân...
Vậy là các Phật tử lại họp nhau, mua những thức quà mà họ đã báo mộng rằng họ đang cần, mang lên khu mộ mới để cúng kính, dâng tặng.
Ngạc nhiên nhất là người Phật tử nằm mộng thấy người lính chỉ ngôi mộ của mình nằm ngoài bìa khuôn viên nghĩa trang mới bị lạnh chân. Khi anh đến cúng thì phát hiện ngôi mộ đó bị lở đất do mưa núi. Anh đắp đất lại thì tối đó về nằm mộng thấy người lính ấy về cám ơn và hứa sẽ tặng một món quà...
Những hài cốt còn nằm lẩn khuất đâu đó trong khuôn viên chùa, chưa được di dời lên nghĩa trang vẫn là nỗi canh cánh trong lòng những Phật tử Dương Lâm.
Danh tính các chiến sĩ mà chùa Dương Lâm hiện có:
1. Nguyễn Minh - SQ 75- 211355 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
2. Nguyễn Văn Tôi - SQ 75 - 151704 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
3. Nguyễn Ban - SQ 73 - 213952 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
4. Nguyễn Chí Thanh - SQ 704 - 2744
5. Nguyễn Thị Phụng
6. Nguyễn Thanh (A)
7. Hoàng Thắng Tài
8. Nguyễn Văn Trị
9. Trần Công Tranh
10. Phan Văn Ẩn
11. Nguyễn Văn An
12. Phan Văn Ảnh
13. Nguyễn Tấn Ca
14. Lê Văn Nghĩa
15. Ðinh Văn Nhiên
16. Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Tấn Tài (Mộ đôi)
17. Nguyễn Thành Danh.
Và một số mộ đơn, mộ đôi khác có bia “vô danh”.
Qui tập lần 2, những báo mộng mới...
Ðầu năm 2011, Ðại đức Thích Pháp Tánh về nhậm trụ trì chùa Dương Lâm. Việc đầu tiên của thầy làm là kêu gọi các Phật tử cùng thầy góp công sức, tiền của để tiếp tục di dời, cải táng cho những hài cốt còn sót lại trong khuôn viên chùa.
Miếu thờ các chiến sĩ trận vong và thập loại cô hồn trong khuôn viên chùa. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Lời kêu gọi của vị sư trẻ 24 tuổi đã nhanh chóng được hưởng ứng, đợt qui tập mộ lần 2 được thực hiện sau đó không lâu.
Nhưng, điều làm cho vị sư trẻ cùng những Phật tử buồn nhất lại là những hài cốt đã bị lưu lạc trong lòng đất. Nếu như những ngôi mộ đôi, những hố chôn đôi vẫn còn nguyên vẹn (bởi lúc chôn được phân công theo từng đội hoặc cá nhân, chính vì vậy mà có hố chôn cả mấy chục chiến sĩ, có hố chỉ chôn một hoặc hai người) nhưng những hố cá nhân và tập thể, khi đào lên thì hỡi ôi, không còn đầy đủ hoặc không còn gì cả!
Thầy Pháp Tánh tâm sự: “Có lẽ do trải qua một giai đoạn nghèo đói chung của cả nước, người dân có lúc thi nhau đi rà phế liệu, họ đào lên và lấy nhiều thứ, trong đó có những thứ quí giá vô cùng nhưng lại được bán với giá rẻ mạt, mua chưa được một ổ bánh mì, đó là tấm thẻ bài. Tính ra, hơn một trăm tấm thẻ bài mất đi, chưa tới một trăm ổ bánh mì theo thời giá hiện tại nhưng cái mất mát lại là danh tánh của người chết vĩnh viễn không còn...!”
Cũng chính vì có những ngôi mộ đôi, khi đào lên, không còn thẻ bài, chỉ còn sắc phục và dây thắt lưng (ra gió chừng 5 phút là tan rã, không còn gì nữa), mà phần đầu và phần mình lại nằm chéo nhau, rất khó để phân biệt mình của ai, đầu của ai nên các Phật tử không dám tách thành hai mộ mà vẫn giữ nguyên mộ đôi khi về nơi qui tập mới.
Lại có cả chuyện nhiều hố chôn đơn, khi đào lên chỉ thấy bộ xương thân hình nhưng không tìm thấy đầu, mọi người lo lắng và hoài nghi... Quàng tạm trong nhà linh ở chùa để đào tiếp thì tối đó, người lính về báo mộng, chỉ vị trí đầu mình nằm cách nơi gần hố chôn chừng vài mét. Sáng mai, ra đào, đúng y như giấc mộng.
Cuộc cầu siêu và những giấc mộng lành...
Sau cuộc qui tập lần 2, nỗi canh cánh vẫn còn đó, chỉ có 27 hài cốt được tìm thấy, như vậy có nghĩa là còn nhiều người vẫn nằm lạnh trong vườn chùa.
Nhưng dẫu sao cũng ít nhiều an lòng người sống và ấm lòng người khuất phần nào. Những giấc mộng vẫn còn quanh quẩn trong nội dung đói, lạnh, thèm ăn, nhớ quê, nhớ người thân, bơ vơ lạc lõng...
Vài tấm thẻ bài còn sót lại. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Thầy Pháp Tánh họp các Phật tử một lần nữa, bàn kế hoạch tổ chức Trai đàn chẩn tế - Cầu siêu bạt độ cho những vong linh chiến sĩ trận vong.
Ngày 27, 28, 29 tháng 7 Âm lịch năm nay (26, 27, 28 tháng 8 năm 2011), một đại lễ Trai đàn chẩn tế - Cầu siêu bạt độ cho tất cả được tổ chức trong khuôn viên chùa Dương Lâm.
Dường như từ đó đến nay, thỉnh thoảng, những giấc mộng của các Phật tử Dương Lâm được thấy vui hơn, các vị chiến sĩ báo mộng xin thuốc lá để hút chứ không còn lạnh và cô đơn như trước đây.
Thay cho lời kết của bài viết này, xin trích lời một Phật tử: “Tôi là người nằm mộng thấy họ về nhiều nhất. Bây giờ họ vui vẻ hơn nhiều. Nhưng có một điều, dường như nỗi nhớ nhà, nhớ người thân vẫn là nỗi thao thức lớn nhất của các linh hồn. Ðã ba mươi mấy năm họ chưa được gặp lại người thân! Phần lớn họ nói giọng miền Nam, và họ rất muốn về quê!”
Vẫn còn nhiều bộ hài cốt nằm trong khuôn viên chùa Dương Lâm chưa được di dời. Qua thời gian, xê dịch địa tầng, đào sắt và mưa lũ, rất có thể, sự nguyên vẹn là hy hữu. Nhưng dù sao vẫn cần đến một cuộc qui tập đầy đủ để ấm lòng người đã khuất.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/t ... o.facebook
Vậy là các Phật tử lại họp nhau, mua những thức quà mà họ đã báo mộng rằng họ đang cần, mang lên khu mộ mới để cúng kính, dâng tặng.
Ngạc nhiên nhất là người Phật tử nằm mộng thấy người lính chỉ ngôi mộ của mình nằm ngoài bìa khuôn viên nghĩa trang mới bị lạnh chân. Khi anh đến cúng thì phát hiện ngôi mộ đó bị lở đất do mưa núi. Anh đắp đất lại thì tối đó về nằm mộng thấy người lính ấy về cám ơn và hứa sẽ tặng một món quà...
Những hài cốt còn nằm lẩn khuất đâu đó trong khuôn viên chùa, chưa được di dời lên nghĩa trang vẫn là nỗi canh cánh trong lòng những Phật tử Dương Lâm.
Danh tính các chiến sĩ mà chùa Dương Lâm hiện có:
1. Nguyễn Minh - SQ 75- 211355 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
2. Nguyễn Văn Tôi - SQ 75 - 151704 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
3. Nguyễn Ban - SQ 73 - 213952 - Trung Ðoàn 5/SÐ2
4. Nguyễn Chí Thanh - SQ 704 - 2744
5. Nguyễn Thị Phụng
6. Nguyễn Thanh (A)
7. Hoàng Thắng Tài
8. Nguyễn Văn Trị
9. Trần Công Tranh
10. Phan Văn Ẩn
11. Nguyễn Văn An
12. Phan Văn Ảnh
13. Nguyễn Tấn Ca
14. Lê Văn Nghĩa
15. Ðinh Văn Nhiên
16. Nguyễn Văn Dũng - Nguyễn Tấn Tài (Mộ đôi)
17. Nguyễn Thành Danh.
Và một số mộ đơn, mộ đôi khác có bia “vô danh”.
Qui tập lần 2, những báo mộng mới...
Ðầu năm 2011, Ðại đức Thích Pháp Tánh về nhậm trụ trì chùa Dương Lâm. Việc đầu tiên của thầy làm là kêu gọi các Phật tử cùng thầy góp công sức, tiền của để tiếp tục di dời, cải táng cho những hài cốt còn sót lại trong khuôn viên chùa.
Miếu thờ các chiến sĩ trận vong và thập loại cô hồn trong khuôn viên chùa. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Lời kêu gọi của vị sư trẻ 24 tuổi đã nhanh chóng được hưởng ứng, đợt qui tập mộ lần 2 được thực hiện sau đó không lâu.
Nhưng, điều làm cho vị sư trẻ cùng những Phật tử buồn nhất lại là những hài cốt đã bị lưu lạc trong lòng đất. Nếu như những ngôi mộ đôi, những hố chôn đôi vẫn còn nguyên vẹn (bởi lúc chôn được phân công theo từng đội hoặc cá nhân, chính vì vậy mà có hố chôn cả mấy chục chiến sĩ, có hố chỉ chôn một hoặc hai người) nhưng những hố cá nhân và tập thể, khi đào lên thì hỡi ôi, không còn đầy đủ hoặc không còn gì cả!
Thầy Pháp Tánh tâm sự: “Có lẽ do trải qua một giai đoạn nghèo đói chung của cả nước, người dân có lúc thi nhau đi rà phế liệu, họ đào lên và lấy nhiều thứ, trong đó có những thứ quí giá vô cùng nhưng lại được bán với giá rẻ mạt, mua chưa được một ổ bánh mì, đó là tấm thẻ bài. Tính ra, hơn một trăm tấm thẻ bài mất đi, chưa tới một trăm ổ bánh mì theo thời giá hiện tại nhưng cái mất mát lại là danh tánh của người chết vĩnh viễn không còn...!”
Cũng chính vì có những ngôi mộ đôi, khi đào lên, không còn thẻ bài, chỉ còn sắc phục và dây thắt lưng (ra gió chừng 5 phút là tan rã, không còn gì nữa), mà phần đầu và phần mình lại nằm chéo nhau, rất khó để phân biệt mình của ai, đầu của ai nên các Phật tử không dám tách thành hai mộ mà vẫn giữ nguyên mộ đôi khi về nơi qui tập mới.
Lại có cả chuyện nhiều hố chôn đơn, khi đào lên chỉ thấy bộ xương thân hình nhưng không tìm thấy đầu, mọi người lo lắng và hoài nghi... Quàng tạm trong nhà linh ở chùa để đào tiếp thì tối đó, người lính về báo mộng, chỉ vị trí đầu mình nằm cách nơi gần hố chôn chừng vài mét. Sáng mai, ra đào, đúng y như giấc mộng.
Cuộc cầu siêu và những giấc mộng lành...
Sau cuộc qui tập lần 2, nỗi canh cánh vẫn còn đó, chỉ có 27 hài cốt được tìm thấy, như vậy có nghĩa là còn nhiều người vẫn nằm lạnh trong vườn chùa.
Nhưng dẫu sao cũng ít nhiều an lòng người sống và ấm lòng người khuất phần nào. Những giấc mộng vẫn còn quanh quẩn trong nội dung đói, lạnh, thèm ăn, nhớ quê, nhớ người thân, bơ vơ lạc lõng...
Vài tấm thẻ bài còn sót lại. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Thầy Pháp Tánh họp các Phật tử một lần nữa, bàn kế hoạch tổ chức Trai đàn chẩn tế - Cầu siêu bạt độ cho những vong linh chiến sĩ trận vong.
Ngày 27, 28, 29 tháng 7 Âm lịch năm nay (26, 27, 28 tháng 8 năm 2011), một đại lễ Trai đàn chẩn tế - Cầu siêu bạt độ cho tất cả được tổ chức trong khuôn viên chùa Dương Lâm.
Dường như từ đó đến nay, thỉnh thoảng, những giấc mộng của các Phật tử Dương Lâm được thấy vui hơn, các vị chiến sĩ báo mộng xin thuốc lá để hút chứ không còn lạnh và cô đơn như trước đây.
Thay cho lời kết của bài viết này, xin trích lời một Phật tử: “Tôi là người nằm mộng thấy họ về nhiều nhất. Bây giờ họ vui vẻ hơn nhiều. Nhưng có một điều, dường như nỗi nhớ nhà, nhớ người thân vẫn là nỗi thao thức lớn nhất của các linh hồn. Ðã ba mươi mấy năm họ chưa được gặp lại người thân! Phần lớn họ nói giọng miền Nam, và họ rất muốn về quê!”
Vẫn còn nhiều bộ hài cốt nằm trong khuôn viên chùa Dương Lâm chưa được di dời. Qua thời gian, xê dịch địa tầng, đào sắt và mưa lũ, rất có thể, sự nguyên vẹn là hy hữu. Nhưng dù sao vẫn cần đến một cuộc qui tập đầy đủ để ấm lòng người đã khuất.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/t ... o.facebook
From: Bich Ho [url=mailto:bichho96@yahoo.com]bichho96@yahoo.com[/url]
From: trung lam
Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội
Dịch từ nguyên bản Hoa ngữ : Vô Cô Đích Tiểu Quỷ và bản dịch Anh ngữ: Innocent Little Ghosts.
http://www.fajye.com.tw/edm/mov_ta.html
Slide Show
MP3 (download)
- - - - - 15.44 Mb
- - - - - 14.57 Mb
- - - - - 14.2 Mb
- - - - - 14.48 Mb
- - - - - 45.27 Mb
- - - - - 25.3 Mb
- - - - - 21.22 Mb
- - - - - 7.66 Mb
Lời Giới Thiệu - Suy Tư
Giáo Sư Lý Gia Đồng
Viện Đại Học Quốc Gia Ký Nam và Cựu Viện Trưởng Đại Học Thanh Hoa , Đài Loan.
Khi tôi đọc bản thảo quyển sách này, lòng tôi bàng hoàng xúc động. Một trong những bài tường thuật mang tựa đề "Đừng Để Lỗi Lầm Xảy Ra Lần Nữa" đã đặc biệt khiến tôi có nhiều cảm xúc. Tác giả, ông Vương Sĩ Minh, kể lại ông đã từng mang mặc cảm tội lỗi và xấu hổ suốt cả đời không cách nào xóa đi được. Sao lại như vậy? Ông viết:
"Tôi không thể nào ngờ được, lúc tôi còn là một học sinh chưa đầy hai mươi tuổi, bằng hành động thật nông nổi, tôi đã dại dột mang một mạng sống đến cõi đời nầy, lại vô tri không biết gì để rồi cướp đoạt đi cái quyền sinh tồn của thai nhi đó!".
Điều nầy làm tôi giật mình nghĩ đến: "Trong khuôn viên trường học của chúng ta ngày nay, biết bao học sinh / sinh viên ở trong tâm trạng ray rức giống như ông Vương trẻ tuổi ngày nào?".
Từ năm 1975, tôi đã giảng dạy trong suốt ba mươi ba năm. Trong hơn ba mươi năm nay, tôi đã chứng kiến khung cảnh sân trường thay đổi từ mộc mạc và đơn giản thành phóng túng buông thả. Sự phóng túng ở sân trường chúng ta [Đài Loan] vượt trội hơn ở vài quốc gia khác.
Trước kia trong khuôn viên đại học, nền tảng quan hệ nam nữ khép nép trong phép giao thiệp lịch sự, họ đối xử tôn trọng lẫn nhau trong khuôn khổ tiền hôn nhân của thời yêu đương tình tứ, hàm súc nét đẹp tự nhiên thấp thoáng trong sự tự kềm chế của đôi bên, họ không hề gây ra chuyện gì để rồi ngày mai đây cả hai phải bị bóng tối ám ảnh bao trùm.
Đem vấn đề tình dục trước hôn nhân ra mà nói, trong quá khứ, bất kể xã hội Tây phương cũng như Đông phương, chuyện này đều không nên. Thế nhưng hiện tại ư, chẳng còn là chuyện mới mẻ và thường chứng kiến thấy, sinh viên tuổi trẻ Đài Loan đã trộm nếm quả cấm trong kỳ nghỉ hè, khi tựu trường họ lo việc thu dọn tàn dư hậu quả xảy ra.
Một vị bác sĩ sản phụ khoa càng nhấn mạnh hơn: "Những năm gần đây, phá thai không còn giới hạn vào tháng chín (tựu trường), bây giờ gần như hằng ngày là ngày phá thai!" Càng khiến cho người nghe phát lạnh xương sống vì các học sinh trẻ người non dạ đem việc phá thai bừa bãi xem như là cách ngừa thai, thái độ của chúng cũng rất bình thản vô sự; hơn thế, độ tuổi của đối tượng phá thai càng lúc càng giảm xuống.
Chúng ta cũng có thể phát hiện, tuy tỷ số sinh sản ở Đài Loan dần dần tuột dốc, nhưng phong trào phá thai lại trên đà gia tăng.
Đem so sánh với nước Pháp là nơi nam nữ tự do quan hệ phóng túng, mức tỷ lệ phá thai ở Đài Loan lại vượt hơn gấp sáu lần.
Nhất là sau cuộc kỹ nghệ hóa và đô thị hóa, cơ cấu xã hội và giao tế tiếp xúc giữa con người phức tạp hơn rất nhiều so với ngày trước!
Sự biến động hỗn loạn về quan điểm giá trị xã hội, khiến con người có xu hướng thiên về “tiền tài”, dùng đồ hiệu, đi đôi dép công danh lợi lộc; hơn nữa tốc độ truyền thông tin học nhanh chóng, những khoái cảm tình dục phóng túng cũng lại phơi bày một cách không ngừng.
Hậu quả đưa đẩy đến là, những sinh viên trẻ tuổi vốn dĩ ngay thẳng trong sạch, hào khí sung sức và đầy nhiệt huyết, bởi do không có quan điểm đạo đức đúng đắn kềm chế, nên đưa chân sa lầy đắm thân vào việc lấy xác thịt đổi chác đồng tiền, hoặc là vì hành vi lỡ lầm trong quan hệ khác phái trước hôn nhân dẫn đến hoàn cảnh mang thai túng quẫn.
Trông thấy những gì xảy ra, chúng ta không khỏi lo ngại -- Nền giáo dục của chúng ta đã có vấn đề gì? Chúng ta phải nên cứu vớt những bạn trẻ thanh thiếu niên nầy như thế nào?
Có phải là chúng ta nên bảo họ cái gì nên làm và những gì họ không nên làm theo quan điểm đạo đức cơ bản. Một cách minh bạch rõ ràng để cho các em học sinh biết phải quấy, mà chẳng phải cho là “Miễn sao tôi thích là được, không có gì phải ngăn cản".
Chúng ta chẳng mong những cậu học trò như Vương Sĩ Minh năm nào sẽ càng lúc càng nhiều, chúng ta cũng không muốn những học sinh trẻ tuổi đều phải suốt đời vấn vương một vết thương hổ thẹn trong lòng chẳng vứt bỏ được !
Không có quan niệm đúng đắn, thì chúng ta mãi như đi trong bóng tối triền miên, lạc đường rồi cũng không hay biết. Nói chung, người ta có quan niệm về việc phá thai cũng không đúng đắn vậy, cho là thai nhi chưa ra đời thì không tính là sinh mạng, cho nên có thể tùy tiện lấy ra vứt bỏ. Thực ra có thai, tức có sinh mạng tồn tại, nếu không, thai nhi làm sao có thể mỗi ngày phát triển lớn dần?
Giống y hệt như chúng ta những người đã ra đời, bởi vì chúng ta có sinh mạng, cho nên có thể cử động, có thể sống, và có thể trưởng thành. Do đó, sinh mạng của thai nhi cũng có sự sống như chúng ta vậy.
Bản thân tôi là giáo đồ đạo Thiên Chúa, Công Giáo vốn sẵn tôn trọng sanh mạng. Nay quyển sách "Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội", tuy là cấp thiết nói lên từ quan điểm Phật Giáo, nhưng tinh thần từ bi yêu thương bảo hộ sanh linh muôn loài khiến người cảm động.
Trong sách, những lời diễn giảng và giải đáp của Hòa Thượng Tuyên Hóa cùng chúng đệ tử của Ngài về vấn đề phá thai, khiến tôi mở rộng tầm mắt nhìn; trong số đó những câu chuyện của mỗi trường hợp điển hình cá biệt, càng thêm khiến cho tôi cảnh thức thật sâu tận đáy lòng.
Với quyển sách vấn thế nầy, tôi tin tưởng sẽ hướng dẫn rất nhiều người cải chánh quan niệm sai lệch về phá thai, tiến xa hơn, nhằm mang lại sự giúp đỡ rộng lớn cho xã hội, cũng có thể nhờ thế cứu vãn rất nhiều sinh mạng ! Tôi càng lòng thành tha thiết mong mỏi danh từ “Phá Thai” có thể đến thời điểm nầy sẽ trở thành danh từ lịch sử (quá khứ), để càng có nhiều sinh mạng nhờ đó được sống còn.
Lời Ban Biên Tập: Tôn Trọng Sự Sống, Trân Quý Chính Mình
Tất cả trẻ con sinh ra trên thế giới đều may mắn, dù sinh ra trong một gia đình như thế nào. Chỉ vì chúng có cơ hội sinh ra làm người để học hỏi và có kinh nghiệm thăng tiến. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, nhiều em bé không được sinh ra vì cha/mẹ không muốn.
Chúng không có đến ngay cả cơ hội được hít một hơi thở không khí trong lành; mặc dù sự sống của chúng vừa có hình dạng rõ rệt, nhưng chúng mất quyền được sống.
Khi bạn bị một con muỗi chích, phản ứng đầu tiên của bạn như thế nào? Nhiều người đã đánh con muỗi, với ý định giết nó. Con muỗi chỉ cắn chúng ta một tí vì nó đói quá, và chúng ta lập tức nóng giận phản ứng và muốn đánh trả lại.
Quý vị nghĩ sao về những những bào thai vô tội bị hủy phá hay bị hư thai? Cái mà chúng bị mất đi là quyền sống của chúng. Như thế lòng oán thù của chúng thật ngút ngàn không thể tưởng!
Do xã hội có xu hướng buông thả và chú trọng vào sự cải tiến di truyền con người, vấn nạn phá thai càng ngày càng tăng. Phá thai có thể thật sự giải quyết được những vấn đề của xã hội không?
Phá thai có thể đưa đến sự cải thiện chủng loại con người không? Thật ra, chỉ cần đừng vi phạm luân lý đạo đức thì các vấn đề xã hội đều có thể giải quyết.. Đối với việc mong muốn làm loài người trở nên tuyệt hảo, điều này là tùy thuộc vào trạng thái tâm hồn và hành động của chúng ta chứ không phải tùy thuộc vào một chủng tộc nào hay do những điều kiện vật chất bên ngoài.
Trong quá khứ, người ta chọn sự phá thai như một giải pháp cuối cùng; có lẽ họ không đủ tài chánh để nuôi thêm con hay sợ hãi vì có con ngoài vòng hôn nhân. Tuy nhiên, hiện nay những phong tục xã hội đã đã suy đồi đến nỗi các bác sĩ sản khoa phải lắc đầu vì nhiều thanh nữ xem sự phá thai như không có gì quan trọng.
Có cô phá thai nhiều lần trong một năm. Khuynh hướng này thật đáng lo ngại. Một trong những khác biệt về thái độ xưa và nay là ngày nay càng ngày càng ít có các cô khóc thật lòng trong bệnh viện phá thai, mà hơn thế nữa, họ hành xử có vẻ như không quan tâm đến việc họ làm. Ngoài ra, hầu hết mọi người cho rằng phá thai là sự bình thường. Những thay đổi quy tắc xã hội như thế này thật đáng buồn và quá đau lòng !
Một vị cao tăng Trung Hoa đã đến Hoa Kỳ là Hòa Thượng Tuyên Hóa đã thấy rõ ràng quả báo xấu do việc phá thai đang mỗi ngày mỗi gia tăng cường độ. Do thương xót những người liên quan đến hành động phá thai này là vì họ không hiểu đạo lý Nhân Quả.
Ngài đã chân tình nhắc đi nhắc lại lời khuyên nhủ và báo động cho chúng ta thấy sự nghiêm trọng của việc phá thai. Ví dụ, Ngài nói, "Các con hãy nghĩ về việc này: Nếu con giết một đứa bé trước khi nó có cơ hội chào đời, thì hậu quả của những hành vi như vậy có nghiêm trọng hay không?". Ngài còn khuyên thêm, "Tốt hơn nên tránh vấn đề có thể xảy ra, hơn là mặc cảm ân hận ngày sau. Đừng dùng thuốc ngừa thai và quan hệ tình dục trước khi lập gia đình".
Phá thai không chỉ tiêu diệt một sự sống mà còn hủy họai sự liên hệ của đôi nam nữ. Phá thai không chỉ để lại một vết sẹo trong cơ thể và tâm hồn người nữ mà người nam cũng phải mang cái trách nhiệm không chối cãi này, có thể kết quả là cả đời ân hận vì tội lỗi. Nó còn có thể gây ra sự bất hòa trong gia đình!
Nhiều người phá thai đã che dấu sự kiện này hoặc không có ai để thổ lộ ra. Để đối trị những mặc cảm xấu hổ và ăn năn này, Hòa Thượng dạy rằng, "Không có điều thiện nào lớn hơn việc tự sửa đổi lỗi lầm của mình", và “Làm thêm nhiều việc công đức, sám hối, tự sửa đổi nhiều hơn và niệm hồng danh Phật thường xuyên hơn".
Nói một cách khác, không bao giờ muộn màng muốn đền bù lại những gì chúng ta đã làm lầm lỗi, như làm những việc tốt đẹp vì sanh mạng đã bị mất đó, và nhờ vậy giúp chúng ta tìm được cuộc sống mới.
Xuất bản quyển "Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội", chúng tôi hy vọng mọi người có cái nhìn đúng đắn về sự phá thai, suy ngẫm và hiểu những vấn đề xảy ra chung quanh việc phá thai, và thật thâm hiểu đạo lý Nhân Quả. Tuyệt đối chúng ta không được coi thường một sự sống nào, mà phải trân quý sự sống và trân quý mối duyên giữa chúng ta và những bào thai chưa sanh ra.
Chúng ta cũng mong mỏi cả thế giới sẽ giải quyết việc phá thai này một cách đúng đắn và hiểu được tầm quan trọng trong việc giáo dục con em về luân lý và đạo đức; do đó hướng dẫn thế hệ mai sau vào con đường đúng đắn.
Sau cùng, cha mẹ nên làm gương mẫu cho con cái bằng chính hành động của mình. Xin đừng xem việc kiếm tiền là quan trọng nhất và để ti vi và máy vi tính làm bạn với con cái trong thời gian chúng đang lớn khôn. Đúng hơn, cha mẹ phải xem sự giáo dục con cái là trách nhiệm quan trọng nhất của mình!.
Bi Tâm của Hòa Thượng Tuyên Hóa - Gieo Nhân Nào, Gặt Quả Nấy
Tại sao ngày nay có những bệnh lạ ? Những bệnh này là do cái nhân sát sinh.
Mối căm hận sâu thẵm trên thế gới do sự sát sinh. Có câu "Nợ sanh mạng trả sanh mạng, nợ tiền bạc trả tiền bạc.". Nếu quý vị giết cha, anh người khác; cha, anh của quý vị sẽ bị giết bởi người khác. Như thế con người cứ luân phiên tàn sát lẫn nhau không bao giờ chấm dứt. Vì giết hại quá nhiều mà quả báo chín mùi trong thời gian ngắn, và vì thế có câu "Người ta trả quả ngay trong chính đời này.".
Lấy ví dụ việc phá thai, là việc nghiêm trọng hơn việc cướp bóc ngoài xa lộ. Quý vị hãy suy nghĩ, bằng hành vi phá thai, quý vị đã chấm dứt một sanh mạng trước khi cơ thể đứa bé được thành hình đầy đủ! Với lòng thù hận thâm sâu nhất, những vong linh thai nhi bị hủy phá này "than trời trách người".
Lòng sân hận của chúng mãnh liệt và độc hại hơn bom nguyên tử và bom khinh khí, chúng nhất định báo thù! Với tình trạng phá thai phổ biến như hiện nay, những vong linh thai nhi này hiện diện khắp nơi, nhiều hơn nhiều so với vong linh người lớn trên thế gian.
Có những người không biết tại sao họ bị bệnh. Thật ra họ bị bệnh vì đã gây ra quá nhiều oán thù cừu hận. Ví dụ trong hầu hết các trường hợp, người ta bị bệnh ung thư vì đã giết hại nhiều sanh mạng. Do không thể giải được oán cừu với các chúng sanh đã bị họ giết, những người này phải mang lấy bệnh ung thư.
Hỏi Đáp Về Phá Thai và Vong Linh Thai Nhi
Hòa Thượng Tuyên Hóa trả lời
Tốt hơn hết là đề phòng vấn đề để không xảy ra hơn là tiếc nuối sau này.
Câu hỏi: Nếu có cặp vợ chồng không còn biện pháp nào khác ngòai phá thai vì những khó khăn kinh tế hay vì những lý do khác, hậu quả có nặng nề lắm không?
Hòa Thượng: Vì điều kiện kinh tế không cho phép có con thì, không nên để lỡ mang thai ngay từ đầu; như vậy, sẽ tránh được rắc rối về sau. Cho là hiện thời có những khó khăn về tài chánh, tại sao họ phải đợi cho đến khi vấn đề xảy ra rồi mới đi tìm giải pháp? Họ phải tự cảnh giác về vấn đề này trước khi để nó xảy ra; tại sao không tìm những giải pháp tốt đẹp khác. Có câu nói, "Tại sao để ván đã đóng thuyền rồi mới mới nghĩ đến việc quan trọng là cần củi để nấu cơm.". Tại sao phải đợi đến muộn màng rồi mới tính. Họ cần phải nghĩ đến việc có thể có mang thai khi chiết tính những chi tiêu hàng năm.
Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, có một số những người mẹ không hôn thú đang gây ra nhiều vấn nạn xã hội, rồi sau đó là có việc phá thai ... Con tự hỏi Hòa Thượng có ý kiến hay đề nghị gì về vấn đề này.
Hòa Thượng: Quý vị đang đề cập về những bà mẹ độc thân. Khổ thay, những người này đã đánh mất nhân phẩm, vì thế họ không tôn trọng những luật lệ trước khi lập gia đình. Ngày nay, những người trẻ thích khiêu vũ, xem phim ảnh, và ca hát.
Họ hưởng thụ ăn uống, vui chơi và tìm khoái lạc. Những đam mê và hành vi dẫn đến sự mất nhân phẩm, đến độ họ không còn ý thức việc họ là con người. Là người, phải có hành vi của người, nhưng họ lại giống như ma quỉ -- lén lút không tôn trọng luật lệ, muốn thử hết trước khi lập gia đình ... và vì thế, họ có thai. Những chuyện như thế này có thể không có gì quan trọng ở phương Tây, nhưng ở Trung Hoa thì thật xấu hổ.
Vấn đề này xảy ra do chỉ do một niệm vô minh: Nam theo đuổi nữ, nữ tìm kiếm nam ... Bởi vì vô minh, nên hành nghiệp theo sau, sau khi hành nghiệp tạo tác thì có danh sắc, lục nhập, xúc, và thọ hiện hữu …, tất cả nhựng thứ này đều tạo tác bởi vô minh.
Do mê mờ, tình ái khởi sanh, tiếp theo là dục vọng muốn nắm bắt (thủ và hữu), và sau đó là nhiều vấn đề khác xuất hiện … cho đến khi già chết (lão, tử) đến. Toàn bộ chuỗi biến cố này được gọi là Pháp Mười Hai Nhân Duyên.
Vì người đời không hiểu Mười Hai Nhân Duyên nên, họ làm những việc trái với đạo lý. Vì vậy vấn nạn của họ càng ngày càng lớn. Cho đến lúc họ mang thai, sự việc càng trở nên rắc rối hơn khi thay vì dưỡng thai bào để sinh nở, họ lại phá hủy bào thai lúc thai từ một đến bốn tháng tuổi.
Tội phá thai rất nặng. Quý vị có thể nghĩ chúng chỉ là con ma bé nhỏ, nhưng những con ma này có những năng lực tâm linh to lớn có thể làm quý vị chết hay mang những tật bệnh kỳ lạ, làm cho quý vị nói năng lảm nhảm và lẫn lộn đầu óc đến khi điên dại ...
Tội phá thai còn nặng hơn tội giết người lớn. Nếu quý vị không muốn có con, tại sao lại gây ra việc thụ thai? Tại sao rắc rối như thế? Khổ thay, đàn ông và đàn bà không hiểu đạo lý làm người nên những vấn đề này mới xảy ra.
Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần cung cấp giáo dục về tình dục cho những người trẻ, và dạy họ đừng dính mắc vào tình ái cho đến khi khôn lớn trưởng thành; nếu không, họ sẽ gặp những vấn nạn khó khăn. Chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ để họ tuân theo những quy tắc này .
Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, nhân dịp Ngài trở lại Đài Loan, xin Ngài ban lời khuyên cho những đệ tử tại Đài Loan.
Hòa Thượng: Đàn ông và đàn bà cư xử đứng đắn với nhau là nền tảng cho hòa bình quốc gia và thế giới. Nếu người chồng không cư xử như người chồng; người vợ không cư xử như người vợ; và con cái hành xử không ra con cái, thì làm sao thế giới có thể tránh được hỗn loạn?
Tôi đề nghị mỗi người phải làm tròn vai trò của mình là vợ hay chồng của mình, không ly dị , và chăm sóc con cái tốt đẹp. Khi mỗi gia đình hạnh phúc và hài hòa thì quốc gia sẽ tự nhiên có hòa bình.
Ngòai ra, tôi khẩn cầu mọi người hãy ngưng lại việc phá thai! Hãy suy nghĩ xem, nếu những chúng sinh trong bào thai chưa kịp chào đời đã trở thành những oan hồn ; khắp nơi nhan nhản những hồn ma nhỏ bé phiêu bạt đòi mạng thì làm sao xã hội an lành được?
Những hồn ma nhỏ bé này cần phải gặp được người có Đạo hạnh và không tham tiền thì mới được siêu độ. Rất khó đối phó với những hồn ma nhỏ bé này! Rất khó giải quyết những vấn đề này, vì vậy, với nghiệp chướng khắp nơi thì làm sao có hòa bình?
Câu hỏi: Làm sao cứu Đài Loan?
Hòa Thượng: Bằng cách không phá thai, bằng cách không giết hại chúng sinh.
Câu hỏi: Phá thai tạo nghiệp sát sanh. Vì con không được học giáo lý Phật trước đây, con đã phạm tội sát sanh mà không biết. Con có thể làm gì để đền bù lại nghiệp chướng của con?
Hòa Thượng: Bằng cách làm thêm nhiều việc phước thiện, bằng cách sám hối sửa đổi nhiều thêm, , và bằng cách niệm danh hiệu Phật thường xuyên hơn.
Câu hỏi: Con được nghe rằng phá thai là sai trái trong giáo lý Phật giáo, nhưng con đã phạm tôi này trong quá khứ mà không biết đó là sai trái. Con có thể làm cái gì bây giờ để đền bù lại những điều tai hại mà con đã làm trong quá khứ?
Hòa Thượng: Không có điều tốt đẹp nào hơn là tự sửa đổi lỗi lầm của mình. Dầu cho tội của quý vị r ất to lớn , đầy ngập trời, nếu quý vị thành tâm ăn năn và sửa đổi, thì các tộiI sẽ tiêu sạch.
Câu hỏi: Ngày nay có nhiều quảng cáo "Cúng Dường Vong Linh Thai Nhi" trên báo hàng ngày và tạp chí. Chúng con có thể cúng dường những vong linh thai nhi này hay không, hay các vong linh thai nhi này nên được siêu độ?
Hòa Thượng: Chữ "cúng dường" không thể dùng trong ý nghĩa này được, vì vong linh thai nhi không phải là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Nếu quý vị xem đó là cúng dường vong linh thai nhi tức là đã rơi vào tà kiến vậy. Đó phải gọi là 'siêu độ'.
Siêu độ chúng sanh không giống cúng dường cho chúng sanh, bởi vì việc siêu độ giúp chúng lìa khổ được vui. Tuy nhiên, vong linh thai nhi mang mối oán hận rất lớn khó làm vơi đi được, bởi vì đó là món nợ tước đoạt sanh mạng thì phải được trả bằng cách đền lại sanh mạng. Thế nhưng, nếu các vong linh thai nhi đó gặp được những vị chân tu không tham tiền thì chúng có cơ hội được siêu độ..
Câu hỏi: Nhiều người bỏ tiền ra cúng những vong linh thai nhi, có thể nào những căm hận của các vong linh thai nhi này được đền bù hay không?
Hòa Thượng: Không.
Câu hỏi: Ngày nay có nhiều người lợi dụng để làm tiền người khác bằng cách nói rằng có thể khuyên giải những vong linh thai nhi. Có những phật tử không tán thành những việc làm như vậy. Thưa Hòa Thượng, ý của Hòa Thượng như thế nào?
Những vong linh thai nhi sẽ làm cho những kẻ thiếu nợ chúng bị bênh hay bị những vấn đề khác không? Có những người đã từng phá thai nhưng lại ngại ngùng sợ tốn tiền không lập bài vị để cầu nguyện cho vong linh thai nhi.
Bạch Hòa Thượng, Ngài nghĩ như thế nào về việc này? Có thực là những vong linh này có thể gây rắc rối không? Nếu như thế, làm sao để điều phục những vong linh thai nhi này? Làm sao chúng ta có thể an ủi và làm chúng an lạc ?
Hòa Thượng: Tốt hơn hết là không nên có bài vị hơn là lập một bài vị. Tôi nói thế có nghĩa là gì? Người ta không nên phá thai ngay từ đầu; bằng cách ngăn ngừa phá thai thì không sát sinh. Vì không sát sinh, nên không cần bài vị.
Thỉnh một bài vị cho một vong linh thai nhi là "lo cái ngọn mà quên cái gốc.", và giống như "bịt tai để đánh chuông", vì đó là tự lừa dối mình. Những vong linh này có thể được siêu độ chăng?
Món nợ này có thể giải quyết được chăng? Vâu trả lời là không chắc. Vì thế, nên ngăn ngừa việc xảy ra hơn là hối hận về sau này. Trước khi kết hôn, không nên uống thuốc ngừa thai hay giao hợp tình dục. Tại sao không thể đợi đến khi kết hôn? Tại sao lại vội vàng như thế?
Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, có những hiện tượng lạ trên thế giới ngày nay như nhiều thiếu nữ chưa kết hôn đi phá thai, bị cưỡng hiếp, và đồng tình luyến ái. Là cha mẹ, chúng con ngày nay phải giáo dục con cái như thế nào để thanh thiếu niên có thể phát triển tâm hồn và thể xác trở thành những cá nhân tốt đẹp?
Hòa Thượng: Câu hỏi này xuất sắc vì nó liên quan đến giải pháp đúng đắn cho những vấn nạn trong xã hội chúng ta. Các vấn nạn mà quý vị vừa nói đó đều rất đơn giản, dễ giải quyết. Những thanh thiếu niên này từ đâu đến? Những thanh thiếu niên có vấn đề này đều có cha mẹ, có phải không?
Tuy nhiên, những bậc cha mẹ này không biết cách làm cha mẹ đúng đắn, làm cha mà không hành xử như một người cha; làm mẹ không hành xử như một người mẹ. Mặc dù, họ sinh ra con cái, nhưng trọng tâm của họ không ở con cái, họ chỉ tham lam khoái lạc và thỏa mãn ham muốn tình dục.
Họ hành động chỉ để thỏa mãn chính họ, họ chỉ biết sinh đẻ mà không biết gì về cách giáo dục con cái. Đàn ông và đàn bà ở đất nước chúng ta đang bắt chước các trào lưu ở Âu Châu và Mỹ Châu, đam mê tình ái và đắm say tình dục, hẹn hò bừa bãi và theo đuổi người khác phái; họ nghĩ họ rất thời thượng khi làm như vậy! Nhiều người cho rằng nếu một người đàn ông mà không có bạn gái thì đó là một kẻ khờ.
Tương tự như vậy, nếu một cô gái không có bạn trai trước khi kết hôn thì bị cho là bị bệnh tâm thần và không ai muốn kết hôn với cô ta! Vì những người này điên cuồng đắm mình vào tình ái và tình dục, họ chẳng quan tâm về con cái sau khi sinh ra chúng; họ chỉ quan tâm đến chính họ. Như thế, chỉ cần hai ngày rưỡi sau hôn lễ là họ bắt đầu chán nhau, và cuối cùng là ly dị.
Sau khi ly dị, con cái họ hoặc không có cha hoặc không có mẹ. Rồi sau đó, quan tòa quyết định đứa bé sẽ ở ba ngày ở với cha , và bốn ngày ở với mẹ. Vì họ không còn sống chung với nhau, con cái họ không cần biết trai hay gái sẽ đến ở với người cha một thời gian.
Người cha sẽ nói: "Mẹ con không làm tròn bổn phận một người mẹ. Mẹ con không tốt, vì thế ba đã ly dị mẹ con và gặp người đàn bà khác. Người bạn gái này của ba thật tuyệt vời, còn mẹ con là người tồi tệ nhất.".
Đứa bé sẽ suy nghĩ: "Ô, mẹ mình thật tệ quá!". Khi đứa bé trở về nhà với mẹ, nó lơ là với mẹ nó và nói rằng: "Mẹ tồi tệ lắm! Mẹ không xứng đáng làm mẹ con!". Đứa bé chỉ nghe câu chuyện một chiều từ cha nó.
Người mẹ bèn nghĩ: "Con mình thay đổi quá rồi! Tốt hơn là phải có một biện pháp.". Bà nói với con mình: "Ba con là một người đàn ông tồi tệ nhất. Mẹ không thể chịu đựng ba con, vì thế mẹ đã phải ly dị với ba con.".
Người mẹ còn nêu thật nhiều lý do khác về việc ly dị người chồng và làm cho đứa bé suy nghĩ rằng: "Ồ, ba tôi là nguời đàn ông tồi tệ nhất; và mẹ tôi là người đàn bà tồi tệ nhất! Tôi nên làm gì đây? A! với cha mẹ như vậy, tôi cũng phải học cách để thành đứa bé tồi tệ nhất..". Đứa bé bắt đầu dùng ma túy và gây đủ thứ rắc rối.
Đứa bé không quan tâm bất cứ chuyện gì, kể cả tổ quốc, gia đình và cơ thể nó. Nó nghĩ,: "Tôi là một hạt giống xấu; cả ba và mẹ tôi đều xấu; do đó tôi phải là người xấu.". Với thái độ này, đứa bé buông thả không còn biết phân biệt cái đúng, cái sai và làm bất cứ những gì nó thích.
Vì có những người đàn ông bị đàn bà bỏ, và có những người đàn bà bị đàn ông sao nhãng, họ đi quá trớn. Họ trở thành người “đồng tình luyến ái”; và học những hành vi ngược lại nhân tính. Bởi vì vợ chồng không biết cách cư xử với nhau như vợ chồng, cuối cùng họ tạo ra những vấn nạn khổng lồ mà chúng ta phải đương đầu ngày nay.
Khi gia đình đổ vỡ, quốc gia cũng đổ vỡ. Nếu mọi người có thể như bà mẹ của Mạnh Tử hay bà mẹ của Nhạc Phi, cả hai đều biết dạy con trở thành vĩ nhân thánh thiện, thì sẽ không còn nhiều trẻ con gây rối lọan. Tôi đã trả lời câu hỏi của quý vị, và tôi không biết là tôi nói đúng hay sai. Nếu quý vị không thỏa mãn với câu trả lời của tôi, xin tìm hỏi những vị khác có khả năng hơn.
Về vấn đề phá thai, đó là một hành động vô nhân đạo! Quý vị hãy suy nghĩ đi, nếu quý vị giết một bào thai chưa chào đời, quý vị sẽ nói rằng quả báo của hành vi này có nghiêm trọng hay không?
Bây giờ tôi sẽ nói cho quý vị điều này dù quý vị có tin hay không: mặc dù thai nhi bị hủy phá chỉ là một thai nhi nhỏ bé, nhưng vong linh thai nhi này còn dữ dằn hơn cả vong linh người lớn! Ngày nay bệnh ung thư trở nên khá thông thường trong xã hội chúng ta, và căn bệnh này một phần là do sự phá thai.
Vì càng có nhiều trường hợp phá thai, số vong linh thai nhi càng gia tăng, và những vong linh thai nhi này rãi độc tố khắp nơi làm người ta bất an. Chúng nghĩ rằng: "Quý vị đã giết tôi sớm như vậy, tôi không để quý vị tránh thoát tội này đâu. Tôi cũng sẽ giết quý vị !". Vì thế, chúng ta có nhiều bệnh lạ lùng và không thuốc chữa.
Nợ Hồ Ðồ
Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng ngày 16 tháng 6 năm 1980
Mỗi người hình dáng không giống nhau, thì nhân quả cũng khác nhau. Mỗi người thiếu nợ kẻ khác từ bao đời nay cũng khác nhau. Có nhiều người thiếu quá nhiều nợ, đến đời này trả, trả mãi không hết.
Nên nói: "nợ cao như núi". Ðó cũng là núi nghiệp chướng: núi ấy ngày càng cao lớn, ngày càng sâu dày. Nợ nợ chồng chất, rối rắm vô ngần, chẳng sao gở sạch.
Ðó là vì duyên cớ gì? Vì là ngày trước họ tính lời quá cao; đem tiền cho vay, họ lấy lời cắt cổ. Thật là lòng tham không đáy. Họ nghĩ rằng mình chiếm thượng phong, nào ngờ kết quả là mình chiụ thua lỗ. Nghiệp chướng của họ ngày thêm sâu dày, đến độ cuối cùng họ chẳng sao rút chân ra đặng.
Có người thiếu nợ là phải làm cha, có người thiếu nợ là phải làm mẹ, có người thiếu nợ là phải làm chồng, làm vợ, hoặc phải làm con gái, phải làm con trai. Nên nói: "Cha mẹ đói khát, là nợ luân thường." Không biết là bao nhơn duyên hội họp để khiến vận mạng ngày nay của chúng ta an bài như vậy.
Nhưng đa số người ta, vì không hiểu rõ mọi sự vốn có tiền nhân hậu quả, khó trốn tránh định nghiệp, nên có khi họ không chịu nhận nợ này, nghĩ rằng có thể quỵt nợ chẳng trả. Rõ ràng là thiếu nợ song không chịu thừa nhận! Cũng chính vì có những kẻ không biết điều như vậy nên thế giới mới đầy chuyện rắc rối.
Bạn có rắc rối của bạn, tôi có phiền phức của tôi, họ có phiền não của họ. Ai cũng có nhân quả tạp nhạp, thiện ác xen lẩn, rối rắm chằng chịt. Nếu ngẫu nhiên gặp được Phật Giáo, nghe được Phật lý thì mới hiểu được chút ít. Song le, hôm nay hiểu rõ, ngày mai lại hồ đồ mê muội. Rồi ngày mốt sáng óc, song ngày kế đó lại thành mê muội.
Vậy là tới cục diện "trí, ngu bằng nhau". Hiểu biết và ngu muội thì bằng nhau. Lúc hồ đồ thì chẳng nghĩ đến tu hành, lúc sáng suốt thì nghĩ đến tu đạo. Nhưng thời gian tu trì thì ngắn ngủi, mà thời gian mê muội thì quá nhiều. Vì vậy thành quả do tu hành chẳng thể bằng tổn thất do ngu muội. Trí huệ ngày càng sa sút mà ngu mê ngày càng gia tăng.
Rồi trong vòng kềm tỏa của màn vô minh, họ làm không biết bao là chuyện mê muội. Khi lòng mờ mịt, thì sẽ dẫn tới thân mê muội luôn. Khi lòng khởi dậy tham, sân, si, thì thân sẽ phạm sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Ðó chính là những trương mục (nợ nần) mê muội, không thể nào thanh toán cho sạch.
Vì vậy trong gia đình thân quyến có lúc bất hòa: ví như cha con bất hòa, mẹ con tranh chấp, vợ chồng cải lẫy, anh em đấu tranh, chị em gây lộn... đủ thứ chuyện rắc rối sản sinh. Chuyện đã như vậy, song họ chẳng ai thừa nhận, chẳng chịu thấy đây là nợ nần, mà ngược lại cảm thấy mình bị thiệt thòi.
Kỳ thật, những việc trên xảy ra đều là do trước kia gieo nhân xấu nay gặt phải quả khổ. Trước kia gieo nhân gì, nay gặt quả là vậy, có gì đâu mà phải oán hận? Nên có câu rằng: "Kẻ biết mệnh trời thì không đứng dưới bước tường nghiêng đổ. Y không trách trời, không đổ lỗi cho người khác. Y biết hạ mình để học hỏi và nâng cao đạo đức để tiến lên."
Người tu trước tiên phải hiểu lý nhân quả, không nên gieo nhân một cách bừa bãi, phải trồng nhân cho thanh tịnh. Nếu chuyện gì hợp với đạo lý thì mình tiến tới, không hợp đạo thì lùi lại.
Không nên mờ mịt việc thiện ác khiến chúng rối rắm chẳng rõ; cũng không thể để chuyện thị phi đúng sai hổn tạp chẳng rành. Môt khi mình đã phân biệt được trắng đen, chân giả, thì phải nhân đó mà phản bổn hoàn nguyên, trở về với bản thể thanh tịnh, bản tánh chơn như mầu nhiệm.
Mười Hai Nhân Duyên - Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng
(Trích trong “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Kệ” )
“Mười Hai Nhân Duyên” cho chúng ta biết "Chúng ta chết như thế nào là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta.".
Một đoạn trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh "... không vô mình hay diệt tận vô mình, cho đến không già chết hay diệt tận của già và chếr (vô vô mình diệc vô vô mình tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận.)" là nói đến Mười Hai Nhân Duyên.
Mười Hai Nhân Duyên là lý do con người ờ trong chu kỳ sanh từ bất tận. Chuỗi Mười Hai Nhân Duyên bao gồm: Vô Minh là duyên (tạo điều kiện) cho Hành (hành động), Hành là duyên cho Thức, Thức là duyên cho Danh Sắc, Danh Sắc là duyên cho Lục Nhập (tức là sáu giác quan), Lục Nhập là duyên cho Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái (ưa thích, ham muốn), Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão Tử.
"Vô Minh" là gì? "Vô Mình" là sự thiếu hiểu biết . Trong ngôn ngữ hàng ngày thi gọi là " bị lẫn lộn". Nghĩa là quý vị không hiểu rõ cái thật. Vì quý vị bị lẫn lộn và không hiểu rõ nên mới có những sinh hoạt mê lầm sai trái. "Sinh hoạt sai lầm" trong ý nghĩa này là quý vị làm những điều mà đáng lý không nên làm.
Những sinh hoạt sai lầm này đưa đến nhận thức giả tạo hay là ý thức. Ý thức dẫn đến lầm lẫn danh và sắc. Lầm lẫn danh sắc đưa đến lầm lẫn lục nhập. Bởi con người có sáu giác quan, dữ kiện bên ngoài đưa vào cơ thể và trí óc qua sáu giác quan này. Từ lầm lẫn thâu nhận của giác quan, khởi sanh lầm lẫn tiếp xúc.
Khi có lầm lẫn tiếp xúc thì người ta muốn lầm lẫn cảm thọ. Từ lầm lẫn cảm thọ sanh ra lầm lẫn yêu thương hay ham muốn. Từ lầm lẫn ham muốn, nảy sanh lầm lẫn nắm bắt. Một khi có lầm lẫn nằm bất, thì có lầm lẫn thành. Từ lầm lẫn thành, người ta lại sanh. Từ sanh mà có già và chết.
Những nhân duyên này khởi đầu từ vô mình hay lầm lẫn. Vì con người mê lầm từ đầu, nên mê lầm đến cuối; họ mê lầm trôi lăn từ đời này đến đời kế, và đến đời kể họ vẫn lầm mê. “Mười Hai Nhân Duyên” bắt đầu từ trạng thái tâm mê muội, và giải thích nguyên nhân làm chúng ta mê muội.
Tiếc thay, người đời thường không hiểu được đạo lý này. Trong khi thật sự “Mười Hai Nhân Duyên” dạy chúng ta rằng: "Chúng ta chết như thế nào là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta.”.
Không may, vì người đời không hiểu rõ, họ đã làm ngược lại đạo lý này. Kết quả là những vấn đề rắc rối của họ càng ngày càng lớn hơn đến nỗi họ mang thai. Lúc đó vấn để sẽ càng rắc rối hơn nữa khi thay vì sanh đẻ đứa bé, họ lại phá thai khi thai nhi chỉ mới được vài tháng.
Các dục vọng của con người, dù đó là ham muốn về thức ăn hay tình dục, do đâu mà ra? Tất cả đều là sản phẩm của vô mình. Vô mình chỉ là một tên khác của mê lầm. Khi niệm tưởng phát khởi, một mong muốn hành động liền theo sau.
Vì có vô minh, nên có sinh họat tình dục. Những sinh họat tình dục mê lầm bắt nguồn từ trạng thái bị mê lầm, đây là "Vô Minh duyên Hành". Khi có hoạt động mê lầm thì ý thức mê lầm khởi sanh, và khởi sự tạo nên sự phân biệt mê lầm. Ý thức này còn được gọi là "thân trung ấm" (là thân hiện hữu trong khoảng giữa từ lúc chết đến khi có thân kể tiếp).
Khi người đàn ông và đàn bà quan hệ tình dục, nếu thân trung ấm này có những nhân duyên liên hệ gia đình với hai người này, thì thân trung ấm này sẽ tìm cách sanh trở lại làm con của họ.
Mối duyên ràng buộc giữa ý thức của thân trung ấm và hai người đang quan hệ tinh dục đó mạnh đến nỗi dù xa cả hàng ngàn hay hàng vạn dậm, và dù chỉ có một đốm sáng nhỏ nhoi phát ra bởi hai người lúc quan hệ tình dục, thân trung ấm sẽ thấy ánh sáng đó và sẽ đến chỗ hai người đó để trở thành bào thai trong lòng mẹ. Do đó mới nói rằng "Hành duyên Thức".
“Thức duyên Danh Sắc ". Câu này có nghĩa khi bào thai trở nên hiện hữu thì có "danh xưng và hình tướng". "Danh" chỉ bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức, trong khi sắc là nói đến sắc uẩn. Bốn trong năm uẩn (tức là thọ, tưởng, hành, thức) hiện hữu từ lúc trong lòng mẹ nhưng chỉ là những danh xưng; chưa thành hình. Khi hài nhi được sinh ra, tất cả năm uẩn (tức là danh và sắc) đều đầy đủ, sáu giác quan hay nơi để cảm nhận (mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác và ý) cũng vậy.
Đây gọi là “Danh Sắc duyên Lục Nhập". Sáu cơ quan cảm nhận nầy cùng với sáu đối tượng của cảm nhận (hình sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác xúc chạm, và đối tượng tâm thức) là khởi sanh ý thức về cái thấy, cái nghe, mùi, vị, xúc chạm và ý nghĩ. Khi tất cả sáu cơ quan cảm nhận hiện hữu đầy đủ, đứa bé bắt đầu biết liên hệ tiếp xúc với ngọai cảnh Vì thế, nên mới nói: "Lục Nhập duyên Xúc".
Sau khi có sự tiếp xúc, đứa bé bắt đầu có cảm giác thọ nhân tiếp xúc; ví thế "Xúc duyên Thọ". Khi có cảm thọ, lòng yêu thích phát khởi (như là ưa thích hoàn cảnh vui sướng dễ chịu, và ghét hoàn cảnh không vừa ý). Vì thế, "Thọ duyên Ái (ưa thích)”. Sau khi sự ưa thích khởi sanh, đứa bé mong muốn để tìm kiếm và nắm bắt những gì nó thích. Vì thế " Ái duyên Thủ (nắm bắt)".
Sau khi đã sở hữu cái mình ham muốn, việc nắm bắt sở hữu nầy đưa đến sự hình thành (trong dục giới, sắc giới hay vô sắc giới). Vì thế gọi là "Thủ duyên Hữu". Bước kế tiếp là " Hữu duyên Sanh "; nghĩa là do sự nắm bắt và bám chấp, lại có sự tiếp tục tái sinh. Sau cùng " Sanh duyên Lão Tử (già và chết)". Sau khi Sanh thì sẽ đến Già và Chết . Toàn bộ diễn trình này là vòng quay "Mười Hai Nhân Duyên”.
Nếu không có Vô Minh thì sẽ như thế nào? Thì sẽ không có Hành (sinh hoạt). Nói một cách khác, khi Vô Minh bị tiêu diệt, thi Hành bị tiêu diệt. Khi Hành bị tiêu diệt thì Thức bị tiêu diệt. Khi Thức bị tiêu diệt thi Danh Sắc bị tiêu diệt. Khi Danh Sắc bị tiêu diệt thì Lục Nhập bị tiêu diệt.
Khi Lục Nhập bị tiêu diệt thi Xúc bị tiêu diệt. Khi Xúc bị tiêu diệt thi thì Thọ bị tiêu diệt. Khi Thọ bị tiêu diệt thì Ải bị tiêu diệt. Khi Ải bị tiêu diệt thị Thủ bị tiêu diệt. Khi Thủ bị tiêu diệt thì Hữu bị tiêu diệt. Khi Hữu bị tiêu diệt thì Sanh, Lão và Tử đều bị tiêu diệt. Đó là cách để chấm dứt chu kỳ Mười Hai Nhân Duyên. Do đó mới nói rằng: “Không vô minh tận vì tự tánh không”.
Khi tất cả mười hai nhân duyên liên hệ lẫn nhau nầy ngưng hiện hữu thì giống như bầu trời trong vắt xa thắm vạn dậm, giống như ánh trăng vằng vặc phản chiếu trên mặt nước trong. Nếu quý vị thật sự hiểu thấu đáo “Mười Hai Nhân Duyên” thì sẽ thấy giống như uống nước, khi quý vị khát nước và uống nước vào, thì quý vị sẽ tự mình biết được là nước đó nóng hay lạnh.
Nếu quý vì không thật sự dụng công để tu hành và tỉnh ngộ hiểu được đạo lý “Mười Hai Nhân Duyên” thì thật vô dụng dù cho quý vị có nói rằng “Ồ, Mười hai nhân duyên là tất cả đều không, không, không!".
Giáo Dục Bắt Đầu Từ Trong Bụng Mẹ
Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng ngày 25 thàng 10 năm 1988
Đứa bé sẽ chịu ảnh hưởng từ những ý niệm của người mẹ trong thời gian mang thai.
Này các bạn thiện tri thức, hôm nay chúng ta tụ tập trong căn phòng lớn này để bàn luận về giáo dục. Giáo dục là nền tảng của tất cả mọi người, nếu chúng ta xem thường vấn đề căn bản này tức là chúng ta đang bỏ cái gốc để tìm ngọn, bỏ cái gần để tìm cái xa.
Sự giáo huấn bắt đầu từ khi chúng ta sanh ra, những gì ta thấy và nghe sau khi ra đời, nó sẽ uốn nắn cách xử sự của chúng ta trong cuộc sống. Do đó tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chẳng những sự giáo dục có ảnh hưởng đến con người sau khi sanh mà thậm chí ngay cả lúc còn trong bụng mẹ.
Thí dụ, nếu người mẹ là một người thông minh hiểu biết thì điều này cũng ảnh hưởng tốt đến đứa bé, làm cho nó sẽ trở thành khôn ngoan và hiếu học. Nếu một người mẹ thường hay nóng giận trong khi có thai, thì đứa bé chắc chắn cũng sẽ nóng tánh sau này. Nếu người mẹ thường hay cứng đầu, không chịu nghe lời chỉ dạy của bất cứ ai, con của cô ta cũng sẽ trở nên khó dạy, muốn làm gì thì làm. Cho nên, sự giáo huấn cho thai nhi rất là quan trọng.
Người phụ nữ là mẹ của tất cả công dân, vì thế họ là nền tảng của quốc gia. Với một vai trò quan trọng như thế trong xã hội, tất cả người nữ cần học cách thức giáo dục con cái, và trách nhiệm đó bắt đầu ngay từ lúc có thai. Trong thời gian mang thai, người nữ không nên tranh, cũng không nên tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi hoặc nói dối.
Bởi một người mẹ có những hành động như trên thì sẽ khiến con của cô ta cũng có những tư tưởng và hành vi giống vậy. Cho nên lớn lên nó sẽ không trở thành một người công dân tốt đuợc. Do đó các bậc phụ huynh cần chú ý điểm này và nên dạy dỗ con mình ngay từ lúc còn trong bụng mẹ.
Làm cha mẹ thì phải nêu gương tốt cho con, chớ nên thường xuyên tranh cãi, hoặc ích kỷ tự lợi, tham lam hay dối trá. Điều này rất quan trọng vì con cái sẽ quan sát và bắt chước theo cha mẹ chúng. Thật vậy, con nít rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường chung quanh, thí dụ như khi học nói, chúng theo dõi cách người lớn nói chuyện rồi từ từ bắt chước theo đó mà nói.
Cho nên các vị phụ huynh không nên nói là họ chỉ có thể sanh con chứ không thể dạy con đuợc. Khi sanh ra một đứa con, quý vị đa đem lại cho đất nước này một người công dân mới. Nhưng nếu không biết dạy dỗ con mình tốt, như vậy đã không hoàn thành trách nhiệm của mình đối với tổ quốc và xã hội.
Nói cách khác, nếu đứa bé lớn lên trở thành một phần tử xấu, có thể gây ra nhiều tai hại cho quốc gia và xã hội thì quý vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm vì đã không dạy dỗ chúng nên người.
Cho nên, làm cha mẹ thì nên đặt sự giáo dục con mình lên hàng đầu thay vì chỉ chú trọng đến việc kiếm tiền và theo đuổi danh vọng. Quý vị nên xem vấn đề giáo dục là nhiệm vụ quan trọng nhất, vì nếu có thể dạy con tốt thì điều đó rất quý, có giá trị hơn việc kiếm nhiều tiền bạc cho chúng. Bởi nhờ sự giáo dục đứng đắn, bọn trẻ lớn lên sẽ biết cách làm người ngay thẳng, và cũng biết cách bảo trọng thân thể chúng. Do đó trong thời gian thơ ấu trước khi đi học, cha mẹ chịu trách nhiệm dạy dỗ con mình trong lúc này.
Sau khi vào trường, các bậc thầy cô là những hình ảnh gương mẫu đối với học sinh. Dưới sự chỉ dạy minh bạch của thầy cô, các em sẽ học cách phát triển nhân cách và đức hạnh. Các em sẽ học cách hiếu thuận đối với cha mẹ và cung kính với các vị cao niên. Ngay từ đầu các thầy cô nên dạy các em về hiếu hạnh. Tại Vạn Phật Thánh Thành, ở trường tiểu học, các em đều đuợc giáo huấn về đạo hiếu, đuợc dạy phải thuận lời cha mẹ, thường xuyên phụ giúp trong gia đinh, khiến cho các vị phụ huynh đều rất vui lòng.
Với các vị thầy cô, những người lấy giáo dục làm nghề nghiệp, họ nên gánh vác trọng trách huấn luyện và rèn đúc trẻ em. Họ nên dạy các em học sinh không hút thuốc, không uống rượu, không dùng các độc dược hay thuốc phiện, nhứt là không nên có những quan hệ bất chánh với người khác phái.
Tự Do Cần Hợp Lý
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng ngày 5 tháng 6, 1988
Nếu một nghìn một vạn trẻ em được thả lỏng, tự do phát triển, thì sẽ có một nghìn một vạn đứa trẻ trở thành hư hỏng, hại đời.
“Giáo Dục” là gì ? Trẻ em phải được dạy làm người như thế nào? Người lớn phải dạy cho các em về tám điều đạo đức “Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ”; và các em cần phải biết "chọn điều thiện để làm theo, chẳng thiện thì sửa đổi; thấy việc đúng với đạo lý thì tiến bước, viêc trái với đạo lý thì tránh lui”.
Đây là nền văn hóa Trung Hoa tại Á Châu. Văn hóa Tây Phương thì tự do mù quáng, họ hiểu chữ “tự do” một cách sai lệch—đó là sự tự do không chịu trách nhiệm, sự tự do sinh con mà chẳng dạy dỗ đàng hoàng, sự tự do bỏ bê, chẳng đoái tưởng đến cha mẹ già yếu.
Có con mà không lo dạy dỗ, như vậy thì sanh con ra để làm gì? Để con em tự do làm những điều chẳng hợp pháp ở trên thế giới nầy, có thể nói rằng đó là người lớn đã gây tội. Người già yếu thì cần được chăm sóc chu đáo. Có câu: “Cha mẹ đến tuổi xế chiều cần có nơi nương náu nhờ cậy, trai tráng thì có chốn dụng tài trổ sức, trẻ thơ được có nơi nuôi nấng dạy dỗ.”
Khi tuổi già đến, thân thể bị bịnh tật dày vò, tai thì lãng, mắt thì hoa, răng cũng chẳng giúp nên tích sự gì, lúc này con người rất là tội nghiệp. Theo nền giáo dục của Trung Hoa mà nói, thì “dưỡng tử phòng lão” - nuôi con để đề phòng ngày mình già yếu. Để dành ngày già yếu chẳng phải là cha mẹ có ý ích kỷ, muốn con cái phải săn sóc cho mình.
Chẳng qua chỉ là cha mẹ đã nuôi dạy con cái thành người rồi, thì những người trẻ tuổi này cần nên trông nom cha mẹ của họ lúc già nua yếu đuối, sức lực đã hao mòn. Nếu chẳng phải như thế, thì sanh ra con cái quá đông để làm gì? Thành gia lập thất làm chi?
Điều nầy chẳng phải là không có ý nghĩa sao! Cho nên, ở cái xứ nầy, vì lầm hiểu ý nghĩa của sự tự do, người ta để trẻ em tự do phát triển theo cách thả lỏng. Quý vị xem kìa, nếu có một nghìn một vạn đứa trẻ tự do phát triển, tức là sẽ có một nghìn một vạn đứa trẻ vì lêu lổng mà hư hỏng mất rồi. Trẻ ngoan tốt, không chừng chỉ có một, hai đứa, những đứa trẻ nầy bẩm sinh đã có tánh nhân từ, biết làm việc tốt.
Nhưng mà chẳng phải đứa trẻ nào cũng đều nhân hiền, đều biết "chọn điều thiện để làm theo, gặp điều chẳng thiện thì sửa đổi; thấy việc phải đạo lý thì tiến bước, trái đạo lý thì tránh lui”.Trẻ em vốn là “gần đèn thì sáng, gần mực thì đen. Nhiễm hư xấu thì đen tối, lấm đục nhơ thì hoen ố.” Thế nên, quý vị làm sao có thể chẳng màng, không chú ý đến bọn trẻ cho được?
Tại sao có nhiều trẻ em ở Tây phương hiện nay dùng ma túy? Quý vị xem thấy đó! Các học sinh Tiểu học, Trung học đã gần gũi những kẻ buôn bán ma túy, họ khuyên các học sinh này là: “Hút thứ này thì sẽ được thông minh!
Thử cái nầy, bạn sẽ có khoái cảm đó!” Các học sinh liền thử ngay và có thể cảm thấy thú vị,, nhưng thật ra là càng chìm đắm, càng ngu si thêm mà thôi! Tiêm nhiễm ma túy vào thân, ngày chí tối các em ở trong trạng thái “lâng lâng” như nhập thiền định, không biết trời trăng gì cả.
Quý vị xem người hút thuốc mê kia, hễ đứng thì có thể đứng im hằng mấy giờ đồng hồ, nhưng đó chẳng phải là do sức thiền định (định lực) mà do bị thuốc độc khống chế đến nỗi mất hết sự suy nghĩ, đây há chẳng phải là bước đi vào ngõ đường cùng mất mạng hay sao?
Ôi chao! Quý vị để mặc con cái cứ việc tự do phát triển, song sự tự do đó đưa dần các em đến con đường chết! Điều nầy gọi là tự do nhầm lẫn, sự tự do không hề chịu trách nhiệm, sự tự do thiếu tính hợp lý thật sự.
Tôi nói thêm với quý vị--các bạn cao niên, các bạn trung niên và các trẻ thanh thiếu niên--là quý vị đều phải chú ý một điều này. Điều gì ư? Hiện nay nền giáo dục trên toàn thế giới đã đi đến giai đoạn phá sản, có thể nói là không còn sự giáo dục gì nữa. Cái nền giáo dục này dạy những gì ?
Bây giờ họ dạy về hành vi quan hệ tính dục, và đây là điều sai lầm hết sức to lớn! Quan hệ tính dục có thể dạy, nhưng nên dạy các em làm cách nào để chẳng giao du bừa bãi, đừng có quan hệ xô bồ, bất chánh. Quý vị nên dạy cho các em biết tự trọng, giữ gìn lấy thân trong sạch, bảo vệ mình như hạt ngọc trắng tinh, đợi đến lúc trưởng thành sau đó mới hiểu biết về kiến thức tính dục.
Chẳng nên cho phép trẻ em mới 5, 6 tuổi, ngày đến tối đều xem vô tuyến truyền hình. Màn ảnh truyền hình yêu quái nầy dẫn dụ trẻ con hư hỏng, dụ dỗ trẻ 4, 5 tuổi thì đã biết hôn hít, cũng biết ôm ấp nhau. Ôi thôi, quý vị bảo đây là thế giới gì? Loại tự do nầy thật là đáng thương! Đáng thương quá! Đáng thương lắm thay!
Tại sao tôi nói rằng nền giáo dục hiện nay đã bị phá sản? Quý vị thấy đó, trẻ con mà chẳng dạy chúng đạo lý căn bản làm người, thì nhà trường bây giờ khuyến khích cái gì chứ? Khuyến khích học sinh học cái gì kiếm được nhiều tiền nhất. Nếu làm bác sĩ kiếm được tiền nhiều nhất thì theo học ngành y, nếu lên cung trăng kiếm được tiền nhiều nhất thì theo học khoa học. Ô! Người ta mải mê kiếm tiền đến nỗi cha mẹ cũng chẳng ngó ngàng tới, vợ con cũng chẳng màng đến, cái gì cũng đều mặc kệ hết ![/b]
From: trung lam
Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội
Dịch từ nguyên bản Hoa ngữ : Vô Cô Đích Tiểu Quỷ và bản dịch Anh ngữ: Innocent Little Ghosts.
http://www.fajye.com.tw/edm/mov_ta.html
Slide Show
MP3 (download)
- - - - - 15.44 Mb
- - - - - 14.57 Mb
- - - - - 14.2 Mb
- - - - - 14.48 Mb
- - - - - 45.27 Mb
- - - - - 25.3 Mb
- - - - - 21.22 Mb
- - - - - 7.66 Mb
Lời Giới Thiệu - Suy Tư
Giáo Sư Lý Gia Đồng
Viện Đại Học Quốc Gia Ký Nam và Cựu Viện Trưởng Đại Học Thanh Hoa , Đài Loan.
Khi tôi đọc bản thảo quyển sách này, lòng tôi bàng hoàng xúc động. Một trong những bài tường thuật mang tựa đề "Đừng Để Lỗi Lầm Xảy Ra Lần Nữa" đã đặc biệt khiến tôi có nhiều cảm xúc. Tác giả, ông Vương Sĩ Minh, kể lại ông đã từng mang mặc cảm tội lỗi và xấu hổ suốt cả đời không cách nào xóa đi được. Sao lại như vậy? Ông viết:
"Tôi không thể nào ngờ được, lúc tôi còn là một học sinh chưa đầy hai mươi tuổi, bằng hành động thật nông nổi, tôi đã dại dột mang một mạng sống đến cõi đời nầy, lại vô tri không biết gì để rồi cướp đoạt đi cái quyền sinh tồn của thai nhi đó!".
Điều nầy làm tôi giật mình nghĩ đến: "Trong khuôn viên trường học của chúng ta ngày nay, biết bao học sinh / sinh viên ở trong tâm trạng ray rức giống như ông Vương trẻ tuổi ngày nào?".
Từ năm 1975, tôi đã giảng dạy trong suốt ba mươi ba năm. Trong hơn ba mươi năm nay, tôi đã chứng kiến khung cảnh sân trường thay đổi từ mộc mạc và đơn giản thành phóng túng buông thả. Sự phóng túng ở sân trường chúng ta [Đài Loan] vượt trội hơn ở vài quốc gia khác.
Trước kia trong khuôn viên đại học, nền tảng quan hệ nam nữ khép nép trong phép giao thiệp lịch sự, họ đối xử tôn trọng lẫn nhau trong khuôn khổ tiền hôn nhân của thời yêu đương tình tứ, hàm súc nét đẹp tự nhiên thấp thoáng trong sự tự kềm chế của đôi bên, họ không hề gây ra chuyện gì để rồi ngày mai đây cả hai phải bị bóng tối ám ảnh bao trùm.
Đem vấn đề tình dục trước hôn nhân ra mà nói, trong quá khứ, bất kể xã hội Tây phương cũng như Đông phương, chuyện này đều không nên. Thế nhưng hiện tại ư, chẳng còn là chuyện mới mẻ và thường chứng kiến thấy, sinh viên tuổi trẻ Đài Loan đã trộm nếm quả cấm trong kỳ nghỉ hè, khi tựu trường họ lo việc thu dọn tàn dư hậu quả xảy ra.
Một vị bác sĩ sản phụ khoa càng nhấn mạnh hơn: "Những năm gần đây, phá thai không còn giới hạn vào tháng chín (tựu trường), bây giờ gần như hằng ngày là ngày phá thai!" Càng khiến cho người nghe phát lạnh xương sống vì các học sinh trẻ người non dạ đem việc phá thai bừa bãi xem như là cách ngừa thai, thái độ của chúng cũng rất bình thản vô sự; hơn thế, độ tuổi của đối tượng phá thai càng lúc càng giảm xuống.
Chúng ta cũng có thể phát hiện, tuy tỷ số sinh sản ở Đài Loan dần dần tuột dốc, nhưng phong trào phá thai lại trên đà gia tăng.
Đem so sánh với nước Pháp là nơi nam nữ tự do quan hệ phóng túng, mức tỷ lệ phá thai ở Đài Loan lại vượt hơn gấp sáu lần.
Nhất là sau cuộc kỹ nghệ hóa và đô thị hóa, cơ cấu xã hội và giao tế tiếp xúc giữa con người phức tạp hơn rất nhiều so với ngày trước!
Sự biến động hỗn loạn về quan điểm giá trị xã hội, khiến con người có xu hướng thiên về “tiền tài”, dùng đồ hiệu, đi đôi dép công danh lợi lộc; hơn nữa tốc độ truyền thông tin học nhanh chóng, những khoái cảm tình dục phóng túng cũng lại phơi bày một cách không ngừng.
Hậu quả đưa đẩy đến là, những sinh viên trẻ tuổi vốn dĩ ngay thẳng trong sạch, hào khí sung sức và đầy nhiệt huyết, bởi do không có quan điểm đạo đức đúng đắn kềm chế, nên đưa chân sa lầy đắm thân vào việc lấy xác thịt đổi chác đồng tiền, hoặc là vì hành vi lỡ lầm trong quan hệ khác phái trước hôn nhân dẫn đến hoàn cảnh mang thai túng quẫn.
Trông thấy những gì xảy ra, chúng ta không khỏi lo ngại -- Nền giáo dục của chúng ta đã có vấn đề gì? Chúng ta phải nên cứu vớt những bạn trẻ thanh thiếu niên nầy như thế nào?
Có phải là chúng ta nên bảo họ cái gì nên làm và những gì họ không nên làm theo quan điểm đạo đức cơ bản. Một cách minh bạch rõ ràng để cho các em học sinh biết phải quấy, mà chẳng phải cho là “Miễn sao tôi thích là được, không có gì phải ngăn cản".
Chúng ta chẳng mong những cậu học trò như Vương Sĩ Minh năm nào sẽ càng lúc càng nhiều, chúng ta cũng không muốn những học sinh trẻ tuổi đều phải suốt đời vấn vương một vết thương hổ thẹn trong lòng chẳng vứt bỏ được !
Không có quan niệm đúng đắn, thì chúng ta mãi như đi trong bóng tối triền miên, lạc đường rồi cũng không hay biết. Nói chung, người ta có quan niệm về việc phá thai cũng không đúng đắn vậy, cho là thai nhi chưa ra đời thì không tính là sinh mạng, cho nên có thể tùy tiện lấy ra vứt bỏ. Thực ra có thai, tức có sinh mạng tồn tại, nếu không, thai nhi làm sao có thể mỗi ngày phát triển lớn dần?
Giống y hệt như chúng ta những người đã ra đời, bởi vì chúng ta có sinh mạng, cho nên có thể cử động, có thể sống, và có thể trưởng thành. Do đó, sinh mạng của thai nhi cũng có sự sống như chúng ta vậy.
Bản thân tôi là giáo đồ đạo Thiên Chúa, Công Giáo vốn sẵn tôn trọng sanh mạng. Nay quyển sách "Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội", tuy là cấp thiết nói lên từ quan điểm Phật Giáo, nhưng tinh thần từ bi yêu thương bảo hộ sanh linh muôn loài khiến người cảm động.
Trong sách, những lời diễn giảng và giải đáp của Hòa Thượng Tuyên Hóa cùng chúng đệ tử của Ngài về vấn đề phá thai, khiến tôi mở rộng tầm mắt nhìn; trong số đó những câu chuyện của mỗi trường hợp điển hình cá biệt, càng thêm khiến cho tôi cảnh thức thật sâu tận đáy lòng.
Với quyển sách vấn thế nầy, tôi tin tưởng sẽ hướng dẫn rất nhiều người cải chánh quan niệm sai lệch về phá thai, tiến xa hơn, nhằm mang lại sự giúp đỡ rộng lớn cho xã hội, cũng có thể nhờ thế cứu vãn rất nhiều sinh mạng ! Tôi càng lòng thành tha thiết mong mỏi danh từ “Phá Thai” có thể đến thời điểm nầy sẽ trở thành danh từ lịch sử (quá khứ), để càng có nhiều sinh mạng nhờ đó được sống còn.
Lời Ban Biên Tập: Tôn Trọng Sự Sống, Trân Quý Chính Mình
Tất cả trẻ con sinh ra trên thế giới đều may mắn, dù sinh ra trong một gia đình như thế nào. Chỉ vì chúng có cơ hội sinh ra làm người để học hỏi và có kinh nghiệm thăng tiến. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, nhiều em bé không được sinh ra vì cha/mẹ không muốn.
Chúng không có đến ngay cả cơ hội được hít một hơi thở không khí trong lành; mặc dù sự sống của chúng vừa có hình dạng rõ rệt, nhưng chúng mất quyền được sống.
Khi bạn bị một con muỗi chích, phản ứng đầu tiên của bạn như thế nào? Nhiều người đã đánh con muỗi, với ý định giết nó. Con muỗi chỉ cắn chúng ta một tí vì nó đói quá, và chúng ta lập tức nóng giận phản ứng và muốn đánh trả lại.
Quý vị nghĩ sao về những những bào thai vô tội bị hủy phá hay bị hư thai? Cái mà chúng bị mất đi là quyền sống của chúng. Như thế lòng oán thù của chúng thật ngút ngàn không thể tưởng!
Do xã hội có xu hướng buông thả và chú trọng vào sự cải tiến di truyền con người, vấn nạn phá thai càng ngày càng tăng. Phá thai có thể thật sự giải quyết được những vấn đề của xã hội không?
Phá thai có thể đưa đến sự cải thiện chủng loại con người không? Thật ra, chỉ cần đừng vi phạm luân lý đạo đức thì các vấn đề xã hội đều có thể giải quyết.. Đối với việc mong muốn làm loài người trở nên tuyệt hảo, điều này là tùy thuộc vào trạng thái tâm hồn và hành động của chúng ta chứ không phải tùy thuộc vào một chủng tộc nào hay do những điều kiện vật chất bên ngoài.
Trong quá khứ, người ta chọn sự phá thai như một giải pháp cuối cùng; có lẽ họ không đủ tài chánh để nuôi thêm con hay sợ hãi vì có con ngoài vòng hôn nhân. Tuy nhiên, hiện nay những phong tục xã hội đã đã suy đồi đến nỗi các bác sĩ sản khoa phải lắc đầu vì nhiều thanh nữ xem sự phá thai như không có gì quan trọng.
Có cô phá thai nhiều lần trong một năm. Khuynh hướng này thật đáng lo ngại. Một trong những khác biệt về thái độ xưa và nay là ngày nay càng ngày càng ít có các cô khóc thật lòng trong bệnh viện phá thai, mà hơn thế nữa, họ hành xử có vẻ như không quan tâm đến việc họ làm. Ngoài ra, hầu hết mọi người cho rằng phá thai là sự bình thường. Những thay đổi quy tắc xã hội như thế này thật đáng buồn và quá đau lòng !
Một vị cao tăng Trung Hoa đã đến Hoa Kỳ là Hòa Thượng Tuyên Hóa đã thấy rõ ràng quả báo xấu do việc phá thai đang mỗi ngày mỗi gia tăng cường độ. Do thương xót những người liên quan đến hành động phá thai này là vì họ không hiểu đạo lý Nhân Quả.
Ngài đã chân tình nhắc đi nhắc lại lời khuyên nhủ và báo động cho chúng ta thấy sự nghiêm trọng của việc phá thai. Ví dụ, Ngài nói, "Các con hãy nghĩ về việc này: Nếu con giết một đứa bé trước khi nó có cơ hội chào đời, thì hậu quả của những hành vi như vậy có nghiêm trọng hay không?". Ngài còn khuyên thêm, "Tốt hơn nên tránh vấn đề có thể xảy ra, hơn là mặc cảm ân hận ngày sau. Đừng dùng thuốc ngừa thai và quan hệ tình dục trước khi lập gia đình".
Phá thai không chỉ tiêu diệt một sự sống mà còn hủy họai sự liên hệ của đôi nam nữ. Phá thai không chỉ để lại một vết sẹo trong cơ thể và tâm hồn người nữ mà người nam cũng phải mang cái trách nhiệm không chối cãi này, có thể kết quả là cả đời ân hận vì tội lỗi. Nó còn có thể gây ra sự bất hòa trong gia đình!
Nhiều người phá thai đã che dấu sự kiện này hoặc không có ai để thổ lộ ra. Để đối trị những mặc cảm xấu hổ và ăn năn này, Hòa Thượng dạy rằng, "Không có điều thiện nào lớn hơn việc tự sửa đổi lỗi lầm của mình", và “Làm thêm nhiều việc công đức, sám hối, tự sửa đổi nhiều hơn và niệm hồng danh Phật thường xuyên hơn".
Nói một cách khác, không bao giờ muộn màng muốn đền bù lại những gì chúng ta đã làm lầm lỗi, như làm những việc tốt đẹp vì sanh mạng đã bị mất đó, và nhờ vậy giúp chúng ta tìm được cuộc sống mới.
Xuất bản quyển "Những Vong Linh Thai Nhi Vô Tội", chúng tôi hy vọng mọi người có cái nhìn đúng đắn về sự phá thai, suy ngẫm và hiểu những vấn đề xảy ra chung quanh việc phá thai, và thật thâm hiểu đạo lý Nhân Quả. Tuyệt đối chúng ta không được coi thường một sự sống nào, mà phải trân quý sự sống và trân quý mối duyên giữa chúng ta và những bào thai chưa sanh ra.
Chúng ta cũng mong mỏi cả thế giới sẽ giải quyết việc phá thai này một cách đúng đắn và hiểu được tầm quan trọng trong việc giáo dục con em về luân lý và đạo đức; do đó hướng dẫn thế hệ mai sau vào con đường đúng đắn.
Sau cùng, cha mẹ nên làm gương mẫu cho con cái bằng chính hành động của mình. Xin đừng xem việc kiếm tiền là quan trọng nhất và để ti vi và máy vi tính làm bạn với con cái trong thời gian chúng đang lớn khôn. Đúng hơn, cha mẹ phải xem sự giáo dục con cái là trách nhiệm quan trọng nhất của mình!.
Bi Tâm của Hòa Thượng Tuyên Hóa - Gieo Nhân Nào, Gặt Quả Nấy
Tại sao ngày nay có những bệnh lạ ? Những bệnh này là do cái nhân sát sinh.
Mối căm hận sâu thẵm trên thế gới do sự sát sinh. Có câu "Nợ sanh mạng trả sanh mạng, nợ tiền bạc trả tiền bạc.". Nếu quý vị giết cha, anh người khác; cha, anh của quý vị sẽ bị giết bởi người khác. Như thế con người cứ luân phiên tàn sát lẫn nhau không bao giờ chấm dứt. Vì giết hại quá nhiều mà quả báo chín mùi trong thời gian ngắn, và vì thế có câu "Người ta trả quả ngay trong chính đời này.".
Lấy ví dụ việc phá thai, là việc nghiêm trọng hơn việc cướp bóc ngoài xa lộ. Quý vị hãy suy nghĩ, bằng hành vi phá thai, quý vị đã chấm dứt một sanh mạng trước khi cơ thể đứa bé được thành hình đầy đủ! Với lòng thù hận thâm sâu nhất, những vong linh thai nhi bị hủy phá này "than trời trách người".
Lòng sân hận của chúng mãnh liệt và độc hại hơn bom nguyên tử và bom khinh khí, chúng nhất định báo thù! Với tình trạng phá thai phổ biến như hiện nay, những vong linh thai nhi này hiện diện khắp nơi, nhiều hơn nhiều so với vong linh người lớn trên thế gian.
Có những người không biết tại sao họ bị bệnh. Thật ra họ bị bệnh vì đã gây ra quá nhiều oán thù cừu hận. Ví dụ trong hầu hết các trường hợp, người ta bị bệnh ung thư vì đã giết hại nhiều sanh mạng. Do không thể giải được oán cừu với các chúng sanh đã bị họ giết, những người này phải mang lấy bệnh ung thư.
Hỏi Đáp Về Phá Thai và Vong Linh Thai Nhi
Hòa Thượng Tuyên Hóa trả lời
Tốt hơn hết là đề phòng vấn đề để không xảy ra hơn là tiếc nuối sau này.
Câu hỏi: Nếu có cặp vợ chồng không còn biện pháp nào khác ngòai phá thai vì những khó khăn kinh tế hay vì những lý do khác, hậu quả có nặng nề lắm không?
Hòa Thượng: Vì điều kiện kinh tế không cho phép có con thì, không nên để lỡ mang thai ngay từ đầu; như vậy, sẽ tránh được rắc rối về sau. Cho là hiện thời có những khó khăn về tài chánh, tại sao họ phải đợi cho đến khi vấn đề xảy ra rồi mới đi tìm giải pháp? Họ phải tự cảnh giác về vấn đề này trước khi để nó xảy ra; tại sao không tìm những giải pháp tốt đẹp khác. Có câu nói, "Tại sao để ván đã đóng thuyền rồi mới mới nghĩ đến việc quan trọng là cần củi để nấu cơm.". Tại sao phải đợi đến muộn màng rồi mới tính. Họ cần phải nghĩ đến việc có thể có mang thai khi chiết tính những chi tiêu hàng năm.
Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, có một số những người mẹ không hôn thú đang gây ra nhiều vấn nạn xã hội, rồi sau đó là có việc phá thai ... Con tự hỏi Hòa Thượng có ý kiến hay đề nghị gì về vấn đề này.
Hòa Thượng: Quý vị đang đề cập về những bà mẹ độc thân. Khổ thay, những người này đã đánh mất nhân phẩm, vì thế họ không tôn trọng những luật lệ trước khi lập gia đình. Ngày nay, những người trẻ thích khiêu vũ, xem phim ảnh, và ca hát.
Họ hưởng thụ ăn uống, vui chơi và tìm khoái lạc. Những đam mê và hành vi dẫn đến sự mất nhân phẩm, đến độ họ không còn ý thức việc họ là con người. Là người, phải có hành vi của người, nhưng họ lại giống như ma quỉ -- lén lút không tôn trọng luật lệ, muốn thử hết trước khi lập gia đình ... và vì thế, họ có thai. Những chuyện như thế này có thể không có gì quan trọng ở phương Tây, nhưng ở Trung Hoa thì thật xấu hổ.
Vấn đề này xảy ra do chỉ do một niệm vô minh: Nam theo đuổi nữ, nữ tìm kiếm nam ... Bởi vì vô minh, nên hành nghiệp theo sau, sau khi hành nghiệp tạo tác thì có danh sắc, lục nhập, xúc, và thọ hiện hữu …, tất cả nhựng thứ này đều tạo tác bởi vô minh.
Do mê mờ, tình ái khởi sanh, tiếp theo là dục vọng muốn nắm bắt (thủ và hữu), và sau đó là nhiều vấn đề khác xuất hiện … cho đến khi già chết (lão, tử) đến. Toàn bộ chuỗi biến cố này được gọi là Pháp Mười Hai Nhân Duyên.
Vì người đời không hiểu Mười Hai Nhân Duyên nên, họ làm những việc trái với đạo lý. Vì vậy vấn nạn của họ càng ngày càng lớn. Cho đến lúc họ mang thai, sự việc càng trở nên rắc rối hơn khi thay vì dưỡng thai bào để sinh nở, họ lại phá hủy bào thai lúc thai từ một đến bốn tháng tuổi.
Tội phá thai rất nặng. Quý vị có thể nghĩ chúng chỉ là con ma bé nhỏ, nhưng những con ma này có những năng lực tâm linh to lớn có thể làm quý vị chết hay mang những tật bệnh kỳ lạ, làm cho quý vị nói năng lảm nhảm và lẫn lộn đầu óc đến khi điên dại ...
Tội phá thai còn nặng hơn tội giết người lớn. Nếu quý vị không muốn có con, tại sao lại gây ra việc thụ thai? Tại sao rắc rối như thế? Khổ thay, đàn ông và đàn bà không hiểu đạo lý làm người nên những vấn đề này mới xảy ra.
Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta cần cung cấp giáo dục về tình dục cho những người trẻ, và dạy họ đừng dính mắc vào tình ái cho đến khi khôn lớn trưởng thành; nếu không, họ sẽ gặp những vấn nạn khó khăn. Chúng ta phải thúc đẩy mạnh mẽ để họ tuân theo những quy tắc này .
Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, nhân dịp Ngài trở lại Đài Loan, xin Ngài ban lời khuyên cho những đệ tử tại Đài Loan.
Hòa Thượng: Đàn ông và đàn bà cư xử đứng đắn với nhau là nền tảng cho hòa bình quốc gia và thế giới. Nếu người chồng không cư xử như người chồng; người vợ không cư xử như người vợ; và con cái hành xử không ra con cái, thì làm sao thế giới có thể tránh được hỗn loạn?
Tôi đề nghị mỗi người phải làm tròn vai trò của mình là vợ hay chồng của mình, không ly dị , và chăm sóc con cái tốt đẹp. Khi mỗi gia đình hạnh phúc và hài hòa thì quốc gia sẽ tự nhiên có hòa bình.
Ngòai ra, tôi khẩn cầu mọi người hãy ngưng lại việc phá thai! Hãy suy nghĩ xem, nếu những chúng sinh trong bào thai chưa kịp chào đời đã trở thành những oan hồn ; khắp nơi nhan nhản những hồn ma nhỏ bé phiêu bạt đòi mạng thì làm sao xã hội an lành được?
Những hồn ma nhỏ bé này cần phải gặp được người có Đạo hạnh và không tham tiền thì mới được siêu độ. Rất khó đối phó với những hồn ma nhỏ bé này! Rất khó giải quyết những vấn đề này, vì vậy, với nghiệp chướng khắp nơi thì làm sao có hòa bình?
Câu hỏi: Làm sao cứu Đài Loan?
Hòa Thượng: Bằng cách không phá thai, bằng cách không giết hại chúng sinh.
Câu hỏi: Phá thai tạo nghiệp sát sanh. Vì con không được học giáo lý Phật trước đây, con đã phạm tội sát sanh mà không biết. Con có thể làm gì để đền bù lại nghiệp chướng của con?
Hòa Thượng: Bằng cách làm thêm nhiều việc phước thiện, bằng cách sám hối sửa đổi nhiều thêm, , và bằng cách niệm danh hiệu Phật thường xuyên hơn.
Câu hỏi: Con được nghe rằng phá thai là sai trái trong giáo lý Phật giáo, nhưng con đã phạm tôi này trong quá khứ mà không biết đó là sai trái. Con có thể làm cái gì bây giờ để đền bù lại những điều tai hại mà con đã làm trong quá khứ?
Hòa Thượng: Không có điều tốt đẹp nào hơn là tự sửa đổi lỗi lầm của mình. Dầu cho tội của quý vị r ất to lớn , đầy ngập trời, nếu quý vị thành tâm ăn năn và sửa đổi, thì các tộiI sẽ tiêu sạch.
Câu hỏi: Ngày nay có nhiều quảng cáo "Cúng Dường Vong Linh Thai Nhi" trên báo hàng ngày và tạp chí. Chúng con có thể cúng dường những vong linh thai nhi này hay không, hay các vong linh thai nhi này nên được siêu độ?
Hòa Thượng: Chữ "cúng dường" không thể dùng trong ý nghĩa này được, vì vong linh thai nhi không phải là Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Nếu quý vị xem đó là cúng dường vong linh thai nhi tức là đã rơi vào tà kiến vậy. Đó phải gọi là 'siêu độ'.
Siêu độ chúng sanh không giống cúng dường cho chúng sanh, bởi vì việc siêu độ giúp chúng lìa khổ được vui. Tuy nhiên, vong linh thai nhi mang mối oán hận rất lớn khó làm vơi đi được, bởi vì đó là món nợ tước đoạt sanh mạng thì phải được trả bằng cách đền lại sanh mạng. Thế nhưng, nếu các vong linh thai nhi đó gặp được những vị chân tu không tham tiền thì chúng có cơ hội được siêu độ..
Câu hỏi: Nhiều người bỏ tiền ra cúng những vong linh thai nhi, có thể nào những căm hận của các vong linh thai nhi này được đền bù hay không?
Hòa Thượng: Không.
Câu hỏi: Ngày nay có nhiều người lợi dụng để làm tiền người khác bằng cách nói rằng có thể khuyên giải những vong linh thai nhi. Có những phật tử không tán thành những việc làm như vậy. Thưa Hòa Thượng, ý của Hòa Thượng như thế nào?
Những vong linh thai nhi sẽ làm cho những kẻ thiếu nợ chúng bị bênh hay bị những vấn đề khác không? Có những người đã từng phá thai nhưng lại ngại ngùng sợ tốn tiền không lập bài vị để cầu nguyện cho vong linh thai nhi.
Bạch Hòa Thượng, Ngài nghĩ như thế nào về việc này? Có thực là những vong linh này có thể gây rắc rối không? Nếu như thế, làm sao để điều phục những vong linh thai nhi này? Làm sao chúng ta có thể an ủi và làm chúng an lạc ?
Hòa Thượng: Tốt hơn hết là không nên có bài vị hơn là lập một bài vị. Tôi nói thế có nghĩa là gì? Người ta không nên phá thai ngay từ đầu; bằng cách ngăn ngừa phá thai thì không sát sinh. Vì không sát sinh, nên không cần bài vị.
Thỉnh một bài vị cho một vong linh thai nhi là "lo cái ngọn mà quên cái gốc.", và giống như "bịt tai để đánh chuông", vì đó là tự lừa dối mình. Những vong linh này có thể được siêu độ chăng?
Món nợ này có thể giải quyết được chăng? Vâu trả lời là không chắc. Vì thế, nên ngăn ngừa việc xảy ra hơn là hối hận về sau này. Trước khi kết hôn, không nên uống thuốc ngừa thai hay giao hợp tình dục. Tại sao không thể đợi đến khi kết hôn? Tại sao lại vội vàng như thế?
Câu hỏi: Bạch Hòa Thượng, có những hiện tượng lạ trên thế giới ngày nay như nhiều thiếu nữ chưa kết hôn đi phá thai, bị cưỡng hiếp, và đồng tình luyến ái. Là cha mẹ, chúng con ngày nay phải giáo dục con cái như thế nào để thanh thiếu niên có thể phát triển tâm hồn và thể xác trở thành những cá nhân tốt đẹp?
Hòa Thượng: Câu hỏi này xuất sắc vì nó liên quan đến giải pháp đúng đắn cho những vấn nạn trong xã hội chúng ta. Các vấn nạn mà quý vị vừa nói đó đều rất đơn giản, dễ giải quyết. Những thanh thiếu niên này từ đâu đến? Những thanh thiếu niên có vấn đề này đều có cha mẹ, có phải không?
Tuy nhiên, những bậc cha mẹ này không biết cách làm cha mẹ đúng đắn, làm cha mà không hành xử như một người cha; làm mẹ không hành xử như một người mẹ. Mặc dù, họ sinh ra con cái, nhưng trọng tâm của họ không ở con cái, họ chỉ tham lam khoái lạc và thỏa mãn ham muốn tình dục.
Họ hành động chỉ để thỏa mãn chính họ, họ chỉ biết sinh đẻ mà không biết gì về cách giáo dục con cái. Đàn ông và đàn bà ở đất nước chúng ta đang bắt chước các trào lưu ở Âu Châu và Mỹ Châu, đam mê tình ái và đắm say tình dục, hẹn hò bừa bãi và theo đuổi người khác phái; họ nghĩ họ rất thời thượng khi làm như vậy! Nhiều người cho rằng nếu một người đàn ông mà không có bạn gái thì đó là một kẻ khờ.
Tương tự như vậy, nếu một cô gái không có bạn trai trước khi kết hôn thì bị cho là bị bệnh tâm thần và không ai muốn kết hôn với cô ta! Vì những người này điên cuồng đắm mình vào tình ái và tình dục, họ chẳng quan tâm về con cái sau khi sinh ra chúng; họ chỉ quan tâm đến chính họ. Như thế, chỉ cần hai ngày rưỡi sau hôn lễ là họ bắt đầu chán nhau, và cuối cùng là ly dị.
Sau khi ly dị, con cái họ hoặc không có cha hoặc không có mẹ. Rồi sau đó, quan tòa quyết định đứa bé sẽ ở ba ngày ở với cha , và bốn ngày ở với mẹ. Vì họ không còn sống chung với nhau, con cái họ không cần biết trai hay gái sẽ đến ở với người cha một thời gian.
Người cha sẽ nói: "Mẹ con không làm tròn bổn phận một người mẹ. Mẹ con không tốt, vì thế ba đã ly dị mẹ con và gặp người đàn bà khác. Người bạn gái này của ba thật tuyệt vời, còn mẹ con là người tồi tệ nhất.".
Đứa bé sẽ suy nghĩ: "Ô, mẹ mình thật tệ quá!". Khi đứa bé trở về nhà với mẹ, nó lơ là với mẹ nó và nói rằng: "Mẹ tồi tệ lắm! Mẹ không xứng đáng làm mẹ con!". Đứa bé chỉ nghe câu chuyện một chiều từ cha nó.
Người mẹ bèn nghĩ: "Con mình thay đổi quá rồi! Tốt hơn là phải có một biện pháp.". Bà nói với con mình: "Ba con là một người đàn ông tồi tệ nhất. Mẹ không thể chịu đựng ba con, vì thế mẹ đã phải ly dị với ba con.".
Người mẹ còn nêu thật nhiều lý do khác về việc ly dị người chồng và làm cho đứa bé suy nghĩ rằng: "Ồ, ba tôi là nguời đàn ông tồi tệ nhất; và mẹ tôi là người đàn bà tồi tệ nhất! Tôi nên làm gì đây? A! với cha mẹ như vậy, tôi cũng phải học cách để thành đứa bé tồi tệ nhất..". Đứa bé bắt đầu dùng ma túy và gây đủ thứ rắc rối.
Đứa bé không quan tâm bất cứ chuyện gì, kể cả tổ quốc, gia đình và cơ thể nó. Nó nghĩ,: "Tôi là một hạt giống xấu; cả ba và mẹ tôi đều xấu; do đó tôi phải là người xấu.". Với thái độ này, đứa bé buông thả không còn biết phân biệt cái đúng, cái sai và làm bất cứ những gì nó thích.
Vì có những người đàn ông bị đàn bà bỏ, và có những người đàn bà bị đàn ông sao nhãng, họ đi quá trớn. Họ trở thành người “đồng tình luyến ái”; và học những hành vi ngược lại nhân tính. Bởi vì vợ chồng không biết cách cư xử với nhau như vợ chồng, cuối cùng họ tạo ra những vấn nạn khổng lồ mà chúng ta phải đương đầu ngày nay.
Khi gia đình đổ vỡ, quốc gia cũng đổ vỡ. Nếu mọi người có thể như bà mẹ của Mạnh Tử hay bà mẹ của Nhạc Phi, cả hai đều biết dạy con trở thành vĩ nhân thánh thiện, thì sẽ không còn nhiều trẻ con gây rối lọan. Tôi đã trả lời câu hỏi của quý vị, và tôi không biết là tôi nói đúng hay sai. Nếu quý vị không thỏa mãn với câu trả lời của tôi, xin tìm hỏi những vị khác có khả năng hơn.
Về vấn đề phá thai, đó là một hành động vô nhân đạo! Quý vị hãy suy nghĩ đi, nếu quý vị giết một bào thai chưa chào đời, quý vị sẽ nói rằng quả báo của hành vi này có nghiêm trọng hay không?
Bây giờ tôi sẽ nói cho quý vị điều này dù quý vị có tin hay không: mặc dù thai nhi bị hủy phá chỉ là một thai nhi nhỏ bé, nhưng vong linh thai nhi này còn dữ dằn hơn cả vong linh người lớn! Ngày nay bệnh ung thư trở nên khá thông thường trong xã hội chúng ta, và căn bệnh này một phần là do sự phá thai.
Vì càng có nhiều trường hợp phá thai, số vong linh thai nhi càng gia tăng, và những vong linh thai nhi này rãi độc tố khắp nơi làm người ta bất an. Chúng nghĩ rằng: "Quý vị đã giết tôi sớm như vậy, tôi không để quý vị tránh thoát tội này đâu. Tôi cũng sẽ giết quý vị !". Vì thế, chúng ta có nhiều bệnh lạ lùng và không thuốc chữa.
Nợ Hồ Ðồ
Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng ngày 16 tháng 6 năm 1980
Mỗi người hình dáng không giống nhau, thì nhân quả cũng khác nhau. Mỗi người thiếu nợ kẻ khác từ bao đời nay cũng khác nhau. Có nhiều người thiếu quá nhiều nợ, đến đời này trả, trả mãi không hết.
Nên nói: "nợ cao như núi". Ðó cũng là núi nghiệp chướng: núi ấy ngày càng cao lớn, ngày càng sâu dày. Nợ nợ chồng chất, rối rắm vô ngần, chẳng sao gở sạch.
Ðó là vì duyên cớ gì? Vì là ngày trước họ tính lời quá cao; đem tiền cho vay, họ lấy lời cắt cổ. Thật là lòng tham không đáy. Họ nghĩ rằng mình chiếm thượng phong, nào ngờ kết quả là mình chiụ thua lỗ. Nghiệp chướng của họ ngày thêm sâu dày, đến độ cuối cùng họ chẳng sao rút chân ra đặng.
Có người thiếu nợ là phải làm cha, có người thiếu nợ là phải làm mẹ, có người thiếu nợ là phải làm chồng, làm vợ, hoặc phải làm con gái, phải làm con trai. Nên nói: "Cha mẹ đói khát, là nợ luân thường." Không biết là bao nhơn duyên hội họp để khiến vận mạng ngày nay của chúng ta an bài như vậy.
Nhưng đa số người ta, vì không hiểu rõ mọi sự vốn có tiền nhân hậu quả, khó trốn tránh định nghiệp, nên có khi họ không chịu nhận nợ này, nghĩ rằng có thể quỵt nợ chẳng trả. Rõ ràng là thiếu nợ song không chịu thừa nhận! Cũng chính vì có những kẻ không biết điều như vậy nên thế giới mới đầy chuyện rắc rối.
Bạn có rắc rối của bạn, tôi có phiền phức của tôi, họ có phiền não của họ. Ai cũng có nhân quả tạp nhạp, thiện ác xen lẩn, rối rắm chằng chịt. Nếu ngẫu nhiên gặp được Phật Giáo, nghe được Phật lý thì mới hiểu được chút ít. Song le, hôm nay hiểu rõ, ngày mai lại hồ đồ mê muội. Rồi ngày mốt sáng óc, song ngày kế đó lại thành mê muội.
Vậy là tới cục diện "trí, ngu bằng nhau". Hiểu biết và ngu muội thì bằng nhau. Lúc hồ đồ thì chẳng nghĩ đến tu hành, lúc sáng suốt thì nghĩ đến tu đạo. Nhưng thời gian tu trì thì ngắn ngủi, mà thời gian mê muội thì quá nhiều. Vì vậy thành quả do tu hành chẳng thể bằng tổn thất do ngu muội. Trí huệ ngày càng sa sút mà ngu mê ngày càng gia tăng.
Rồi trong vòng kềm tỏa của màn vô minh, họ làm không biết bao là chuyện mê muội. Khi lòng mờ mịt, thì sẽ dẫn tới thân mê muội luôn. Khi lòng khởi dậy tham, sân, si, thì thân sẽ phạm sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Ðó chính là những trương mục (nợ nần) mê muội, không thể nào thanh toán cho sạch.
Vì vậy trong gia đình thân quyến có lúc bất hòa: ví như cha con bất hòa, mẹ con tranh chấp, vợ chồng cải lẫy, anh em đấu tranh, chị em gây lộn... đủ thứ chuyện rắc rối sản sinh. Chuyện đã như vậy, song họ chẳng ai thừa nhận, chẳng chịu thấy đây là nợ nần, mà ngược lại cảm thấy mình bị thiệt thòi.
Kỳ thật, những việc trên xảy ra đều là do trước kia gieo nhân xấu nay gặt phải quả khổ. Trước kia gieo nhân gì, nay gặt quả là vậy, có gì đâu mà phải oán hận? Nên có câu rằng: "Kẻ biết mệnh trời thì không đứng dưới bước tường nghiêng đổ. Y không trách trời, không đổ lỗi cho người khác. Y biết hạ mình để học hỏi và nâng cao đạo đức để tiến lên."
Người tu trước tiên phải hiểu lý nhân quả, không nên gieo nhân một cách bừa bãi, phải trồng nhân cho thanh tịnh. Nếu chuyện gì hợp với đạo lý thì mình tiến tới, không hợp đạo thì lùi lại.
Không nên mờ mịt việc thiện ác khiến chúng rối rắm chẳng rõ; cũng không thể để chuyện thị phi đúng sai hổn tạp chẳng rành. Môt khi mình đã phân biệt được trắng đen, chân giả, thì phải nhân đó mà phản bổn hoàn nguyên, trở về với bản thể thanh tịnh, bản tánh chơn như mầu nhiệm.
Mười Hai Nhân Duyên - Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng
(Trích trong “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phi Đài Tụng Kệ” )
“Mười Hai Nhân Duyên” cho chúng ta biết "Chúng ta chết như thế nào là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta.".
Một đoạn trong Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh "... không vô mình hay diệt tận vô mình, cho đến không già chết hay diệt tận của già và chếr (vô vô mình diệc vô vô mình tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận.)" là nói đến Mười Hai Nhân Duyên.
Mười Hai Nhân Duyên là lý do con người ờ trong chu kỳ sanh từ bất tận. Chuỗi Mười Hai Nhân Duyên bao gồm: Vô Minh là duyên (tạo điều kiện) cho Hành (hành động), Hành là duyên cho Thức, Thức là duyên cho Danh Sắc, Danh Sắc là duyên cho Lục Nhập (tức là sáu giác quan), Lục Nhập là duyên cho Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái (ưa thích, ham muốn), Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão Tử.
"Vô Minh" là gì? "Vô Mình" là sự thiếu hiểu biết . Trong ngôn ngữ hàng ngày thi gọi là " bị lẫn lộn". Nghĩa là quý vị không hiểu rõ cái thật. Vì quý vị bị lẫn lộn và không hiểu rõ nên mới có những sinh hoạt mê lầm sai trái. "Sinh hoạt sai lầm" trong ý nghĩa này là quý vị làm những điều mà đáng lý không nên làm.
Những sinh hoạt sai lầm này đưa đến nhận thức giả tạo hay là ý thức. Ý thức dẫn đến lầm lẫn danh và sắc. Lầm lẫn danh sắc đưa đến lầm lẫn lục nhập. Bởi con người có sáu giác quan, dữ kiện bên ngoài đưa vào cơ thể và trí óc qua sáu giác quan này. Từ lầm lẫn thâu nhận của giác quan, khởi sanh lầm lẫn tiếp xúc.
Khi có lầm lẫn tiếp xúc thì người ta muốn lầm lẫn cảm thọ. Từ lầm lẫn cảm thọ sanh ra lầm lẫn yêu thương hay ham muốn. Từ lầm lẫn ham muốn, nảy sanh lầm lẫn nắm bắt. Một khi có lầm lẫn nằm bất, thì có lầm lẫn thành. Từ lầm lẫn thành, người ta lại sanh. Từ sanh mà có già và chết.
Những nhân duyên này khởi đầu từ vô mình hay lầm lẫn. Vì con người mê lầm từ đầu, nên mê lầm đến cuối; họ mê lầm trôi lăn từ đời này đến đời kế, và đến đời kể họ vẫn lầm mê. “Mười Hai Nhân Duyên” bắt đầu từ trạng thái tâm mê muội, và giải thích nguyên nhân làm chúng ta mê muội.
Tiếc thay, người đời thường không hiểu được đạo lý này. Trong khi thật sự “Mười Hai Nhân Duyên” dạy chúng ta rằng: "Chúng ta chết như thế nào là tùy thuộc vào cách sống của chúng ta.”.
Không may, vì người đời không hiểu rõ, họ đã làm ngược lại đạo lý này. Kết quả là những vấn đề rắc rối của họ càng ngày càng lớn hơn đến nỗi họ mang thai. Lúc đó vấn để sẽ càng rắc rối hơn nữa khi thay vì sanh đẻ đứa bé, họ lại phá thai khi thai nhi chỉ mới được vài tháng.
Các dục vọng của con người, dù đó là ham muốn về thức ăn hay tình dục, do đâu mà ra? Tất cả đều là sản phẩm của vô mình. Vô mình chỉ là một tên khác của mê lầm. Khi niệm tưởng phát khởi, một mong muốn hành động liền theo sau.
Vì có vô minh, nên có sinh họat tình dục. Những sinh họat tình dục mê lầm bắt nguồn từ trạng thái bị mê lầm, đây là "Vô Minh duyên Hành". Khi có hoạt động mê lầm thì ý thức mê lầm khởi sanh, và khởi sự tạo nên sự phân biệt mê lầm. Ý thức này còn được gọi là "thân trung ấm" (là thân hiện hữu trong khoảng giữa từ lúc chết đến khi có thân kể tiếp).
Khi người đàn ông và đàn bà quan hệ tình dục, nếu thân trung ấm này có những nhân duyên liên hệ gia đình với hai người này, thì thân trung ấm này sẽ tìm cách sanh trở lại làm con của họ.
Mối duyên ràng buộc giữa ý thức của thân trung ấm và hai người đang quan hệ tinh dục đó mạnh đến nỗi dù xa cả hàng ngàn hay hàng vạn dậm, và dù chỉ có một đốm sáng nhỏ nhoi phát ra bởi hai người lúc quan hệ tình dục, thân trung ấm sẽ thấy ánh sáng đó và sẽ đến chỗ hai người đó để trở thành bào thai trong lòng mẹ. Do đó mới nói rằng "Hành duyên Thức".
“Thức duyên Danh Sắc ". Câu này có nghĩa khi bào thai trở nên hiện hữu thì có "danh xưng và hình tướng". "Danh" chỉ bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức, trong khi sắc là nói đến sắc uẩn. Bốn trong năm uẩn (tức là thọ, tưởng, hành, thức) hiện hữu từ lúc trong lòng mẹ nhưng chỉ là những danh xưng; chưa thành hình. Khi hài nhi được sinh ra, tất cả năm uẩn (tức là danh và sắc) đều đầy đủ, sáu giác quan hay nơi để cảm nhận (mắt, tai, mũi, lưỡi, xúc giác và ý) cũng vậy.
Đây gọi là “Danh Sắc duyên Lục Nhập". Sáu cơ quan cảm nhận nầy cùng với sáu đối tượng của cảm nhận (hình sắc, âm thanh, mùi vị, cảm giác xúc chạm, và đối tượng tâm thức) là khởi sanh ý thức về cái thấy, cái nghe, mùi, vị, xúc chạm và ý nghĩ. Khi tất cả sáu cơ quan cảm nhận hiện hữu đầy đủ, đứa bé bắt đầu biết liên hệ tiếp xúc với ngọai cảnh Vì thế, nên mới nói: "Lục Nhập duyên Xúc".
Sau khi có sự tiếp xúc, đứa bé bắt đầu có cảm giác thọ nhân tiếp xúc; ví thế "Xúc duyên Thọ". Khi có cảm thọ, lòng yêu thích phát khởi (như là ưa thích hoàn cảnh vui sướng dễ chịu, và ghét hoàn cảnh không vừa ý). Vì thế, "Thọ duyên Ái (ưa thích)”. Sau khi sự ưa thích khởi sanh, đứa bé mong muốn để tìm kiếm và nắm bắt những gì nó thích. Vì thế " Ái duyên Thủ (nắm bắt)".
Sau khi đã sở hữu cái mình ham muốn, việc nắm bắt sở hữu nầy đưa đến sự hình thành (trong dục giới, sắc giới hay vô sắc giới). Vì thế gọi là "Thủ duyên Hữu". Bước kế tiếp là " Hữu duyên Sanh "; nghĩa là do sự nắm bắt và bám chấp, lại có sự tiếp tục tái sinh. Sau cùng " Sanh duyên Lão Tử (già và chết)". Sau khi Sanh thì sẽ đến Già và Chết . Toàn bộ diễn trình này là vòng quay "Mười Hai Nhân Duyên”.
Nếu không có Vô Minh thì sẽ như thế nào? Thì sẽ không có Hành (sinh hoạt). Nói một cách khác, khi Vô Minh bị tiêu diệt, thi Hành bị tiêu diệt. Khi Hành bị tiêu diệt thì Thức bị tiêu diệt. Khi Thức bị tiêu diệt thi Danh Sắc bị tiêu diệt. Khi Danh Sắc bị tiêu diệt thì Lục Nhập bị tiêu diệt.
Khi Lục Nhập bị tiêu diệt thi Xúc bị tiêu diệt. Khi Xúc bị tiêu diệt thi thì Thọ bị tiêu diệt. Khi Thọ bị tiêu diệt thì Ải bị tiêu diệt. Khi Ải bị tiêu diệt thị Thủ bị tiêu diệt. Khi Thủ bị tiêu diệt thì Hữu bị tiêu diệt. Khi Hữu bị tiêu diệt thì Sanh, Lão và Tử đều bị tiêu diệt. Đó là cách để chấm dứt chu kỳ Mười Hai Nhân Duyên. Do đó mới nói rằng: “Không vô minh tận vì tự tánh không”.
Khi tất cả mười hai nhân duyên liên hệ lẫn nhau nầy ngưng hiện hữu thì giống như bầu trời trong vắt xa thắm vạn dậm, giống như ánh trăng vằng vặc phản chiếu trên mặt nước trong. Nếu quý vị thật sự hiểu thấu đáo “Mười Hai Nhân Duyên” thì sẽ thấy giống như uống nước, khi quý vị khát nước và uống nước vào, thì quý vị sẽ tự mình biết được là nước đó nóng hay lạnh.
Nếu quý vì không thật sự dụng công để tu hành và tỉnh ngộ hiểu được đạo lý “Mười Hai Nhân Duyên” thì thật vô dụng dù cho quý vị có nói rằng “Ồ, Mười hai nhân duyên là tất cả đều không, không, không!".
Giáo Dục Bắt Đầu Từ Trong Bụng Mẹ
Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng ngày 25 thàng 10 năm 1988
Đứa bé sẽ chịu ảnh hưởng từ những ý niệm của người mẹ trong thời gian mang thai.
Này các bạn thiện tri thức, hôm nay chúng ta tụ tập trong căn phòng lớn này để bàn luận về giáo dục. Giáo dục là nền tảng của tất cả mọi người, nếu chúng ta xem thường vấn đề căn bản này tức là chúng ta đang bỏ cái gốc để tìm ngọn, bỏ cái gần để tìm cái xa.
Sự giáo huấn bắt đầu từ khi chúng ta sanh ra, những gì ta thấy và nghe sau khi ra đời, nó sẽ uốn nắn cách xử sự của chúng ta trong cuộc sống. Do đó tục ngữ có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chẳng những sự giáo dục có ảnh hưởng đến con người sau khi sanh mà thậm chí ngay cả lúc còn trong bụng mẹ.
Thí dụ, nếu người mẹ là một người thông minh hiểu biết thì điều này cũng ảnh hưởng tốt đến đứa bé, làm cho nó sẽ trở thành khôn ngoan và hiếu học. Nếu một người mẹ thường hay nóng giận trong khi có thai, thì đứa bé chắc chắn cũng sẽ nóng tánh sau này. Nếu người mẹ thường hay cứng đầu, không chịu nghe lời chỉ dạy của bất cứ ai, con của cô ta cũng sẽ trở nên khó dạy, muốn làm gì thì làm. Cho nên, sự giáo huấn cho thai nhi rất là quan trọng.
Người phụ nữ là mẹ của tất cả công dân, vì thế họ là nền tảng của quốc gia. Với một vai trò quan trọng như thế trong xã hội, tất cả người nữ cần học cách thức giáo dục con cái, và trách nhiệm đó bắt đầu ngay từ lúc có thai. Trong thời gian mang thai, người nữ không nên tranh, cũng không nên tham, không mong cầu, không ích kỷ, không tự lợi hoặc nói dối.
Bởi một người mẹ có những hành động như trên thì sẽ khiến con của cô ta cũng có những tư tưởng và hành vi giống vậy. Cho nên lớn lên nó sẽ không trở thành một người công dân tốt đuợc. Do đó các bậc phụ huynh cần chú ý điểm này và nên dạy dỗ con mình ngay từ lúc còn trong bụng mẹ.
Làm cha mẹ thì phải nêu gương tốt cho con, chớ nên thường xuyên tranh cãi, hoặc ích kỷ tự lợi, tham lam hay dối trá. Điều này rất quan trọng vì con cái sẽ quan sát và bắt chước theo cha mẹ chúng. Thật vậy, con nít rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường chung quanh, thí dụ như khi học nói, chúng theo dõi cách người lớn nói chuyện rồi từ từ bắt chước theo đó mà nói.
Cho nên các vị phụ huynh không nên nói là họ chỉ có thể sanh con chứ không thể dạy con đuợc. Khi sanh ra một đứa con, quý vị đa đem lại cho đất nước này một người công dân mới. Nhưng nếu không biết dạy dỗ con mình tốt, như vậy đã không hoàn thành trách nhiệm của mình đối với tổ quốc và xã hội.
Nói cách khác, nếu đứa bé lớn lên trở thành một phần tử xấu, có thể gây ra nhiều tai hại cho quốc gia và xã hội thì quý vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm vì đã không dạy dỗ chúng nên người.
Cho nên, làm cha mẹ thì nên đặt sự giáo dục con mình lên hàng đầu thay vì chỉ chú trọng đến việc kiếm tiền và theo đuổi danh vọng. Quý vị nên xem vấn đề giáo dục là nhiệm vụ quan trọng nhất, vì nếu có thể dạy con tốt thì điều đó rất quý, có giá trị hơn việc kiếm nhiều tiền bạc cho chúng. Bởi nhờ sự giáo dục đứng đắn, bọn trẻ lớn lên sẽ biết cách làm người ngay thẳng, và cũng biết cách bảo trọng thân thể chúng. Do đó trong thời gian thơ ấu trước khi đi học, cha mẹ chịu trách nhiệm dạy dỗ con mình trong lúc này.
Sau khi vào trường, các bậc thầy cô là những hình ảnh gương mẫu đối với học sinh. Dưới sự chỉ dạy minh bạch của thầy cô, các em sẽ học cách phát triển nhân cách và đức hạnh. Các em sẽ học cách hiếu thuận đối với cha mẹ và cung kính với các vị cao niên. Ngay từ đầu các thầy cô nên dạy các em về hiếu hạnh. Tại Vạn Phật Thánh Thành, ở trường tiểu học, các em đều đuợc giáo huấn về đạo hiếu, đuợc dạy phải thuận lời cha mẹ, thường xuyên phụ giúp trong gia đinh, khiến cho các vị phụ huynh đều rất vui lòng.
Với các vị thầy cô, những người lấy giáo dục làm nghề nghiệp, họ nên gánh vác trọng trách huấn luyện và rèn đúc trẻ em. Họ nên dạy các em học sinh không hút thuốc, không uống rượu, không dùng các độc dược hay thuốc phiện, nhứt là không nên có những quan hệ bất chánh với người khác phái.
Tự Do Cần Hợp Lý
Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng ngày 5 tháng 6, 1988
Nếu một nghìn một vạn trẻ em được thả lỏng, tự do phát triển, thì sẽ có một nghìn một vạn đứa trẻ trở thành hư hỏng, hại đời.
“Giáo Dục” là gì ? Trẻ em phải được dạy làm người như thế nào? Người lớn phải dạy cho các em về tám điều đạo đức “Hiếu, Đễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ”; và các em cần phải biết "chọn điều thiện để làm theo, chẳng thiện thì sửa đổi; thấy việc đúng với đạo lý thì tiến bước, viêc trái với đạo lý thì tránh lui”.
Đây là nền văn hóa Trung Hoa tại Á Châu. Văn hóa Tây Phương thì tự do mù quáng, họ hiểu chữ “tự do” một cách sai lệch—đó là sự tự do không chịu trách nhiệm, sự tự do sinh con mà chẳng dạy dỗ đàng hoàng, sự tự do bỏ bê, chẳng đoái tưởng đến cha mẹ già yếu.
Có con mà không lo dạy dỗ, như vậy thì sanh con ra để làm gì? Để con em tự do làm những điều chẳng hợp pháp ở trên thế giới nầy, có thể nói rằng đó là người lớn đã gây tội. Người già yếu thì cần được chăm sóc chu đáo. Có câu: “Cha mẹ đến tuổi xế chiều cần có nơi nương náu nhờ cậy, trai tráng thì có chốn dụng tài trổ sức, trẻ thơ được có nơi nuôi nấng dạy dỗ.”
Khi tuổi già đến, thân thể bị bịnh tật dày vò, tai thì lãng, mắt thì hoa, răng cũng chẳng giúp nên tích sự gì, lúc này con người rất là tội nghiệp. Theo nền giáo dục của Trung Hoa mà nói, thì “dưỡng tử phòng lão” - nuôi con để đề phòng ngày mình già yếu. Để dành ngày già yếu chẳng phải là cha mẹ có ý ích kỷ, muốn con cái phải săn sóc cho mình.
Chẳng qua chỉ là cha mẹ đã nuôi dạy con cái thành người rồi, thì những người trẻ tuổi này cần nên trông nom cha mẹ của họ lúc già nua yếu đuối, sức lực đã hao mòn. Nếu chẳng phải như thế, thì sanh ra con cái quá đông để làm gì? Thành gia lập thất làm chi?
Điều nầy chẳng phải là không có ý nghĩa sao! Cho nên, ở cái xứ nầy, vì lầm hiểu ý nghĩa của sự tự do, người ta để trẻ em tự do phát triển theo cách thả lỏng. Quý vị xem kìa, nếu có một nghìn một vạn đứa trẻ tự do phát triển, tức là sẽ có một nghìn một vạn đứa trẻ vì lêu lổng mà hư hỏng mất rồi. Trẻ ngoan tốt, không chừng chỉ có một, hai đứa, những đứa trẻ nầy bẩm sinh đã có tánh nhân từ, biết làm việc tốt.
Nhưng mà chẳng phải đứa trẻ nào cũng đều nhân hiền, đều biết "chọn điều thiện để làm theo, gặp điều chẳng thiện thì sửa đổi; thấy việc phải đạo lý thì tiến bước, trái đạo lý thì tránh lui”.Trẻ em vốn là “gần đèn thì sáng, gần mực thì đen. Nhiễm hư xấu thì đen tối, lấm đục nhơ thì hoen ố.” Thế nên, quý vị làm sao có thể chẳng màng, không chú ý đến bọn trẻ cho được?
Tại sao có nhiều trẻ em ở Tây phương hiện nay dùng ma túy? Quý vị xem thấy đó! Các học sinh Tiểu học, Trung học đã gần gũi những kẻ buôn bán ma túy, họ khuyên các học sinh này là: “Hút thứ này thì sẽ được thông minh!
Thử cái nầy, bạn sẽ có khoái cảm đó!” Các học sinh liền thử ngay và có thể cảm thấy thú vị,, nhưng thật ra là càng chìm đắm, càng ngu si thêm mà thôi! Tiêm nhiễm ma túy vào thân, ngày chí tối các em ở trong trạng thái “lâng lâng” như nhập thiền định, không biết trời trăng gì cả.
Quý vị xem người hút thuốc mê kia, hễ đứng thì có thể đứng im hằng mấy giờ đồng hồ, nhưng đó chẳng phải là do sức thiền định (định lực) mà do bị thuốc độc khống chế đến nỗi mất hết sự suy nghĩ, đây há chẳng phải là bước đi vào ngõ đường cùng mất mạng hay sao?
Ôi chao! Quý vị để mặc con cái cứ việc tự do phát triển, song sự tự do đó đưa dần các em đến con đường chết! Điều nầy gọi là tự do nhầm lẫn, sự tự do không hề chịu trách nhiệm, sự tự do thiếu tính hợp lý thật sự.
Tôi nói thêm với quý vị--các bạn cao niên, các bạn trung niên và các trẻ thanh thiếu niên--là quý vị đều phải chú ý một điều này. Điều gì ư? Hiện nay nền giáo dục trên toàn thế giới đã đi đến giai đoạn phá sản, có thể nói là không còn sự giáo dục gì nữa. Cái nền giáo dục này dạy những gì ?
Bây giờ họ dạy về hành vi quan hệ tính dục, và đây là điều sai lầm hết sức to lớn! Quan hệ tính dục có thể dạy, nhưng nên dạy các em làm cách nào để chẳng giao du bừa bãi, đừng có quan hệ xô bồ, bất chánh. Quý vị nên dạy cho các em biết tự trọng, giữ gìn lấy thân trong sạch, bảo vệ mình như hạt ngọc trắng tinh, đợi đến lúc trưởng thành sau đó mới hiểu biết về kiến thức tính dục.
Chẳng nên cho phép trẻ em mới 5, 6 tuổi, ngày đến tối đều xem vô tuyến truyền hình. Màn ảnh truyền hình yêu quái nầy dẫn dụ trẻ con hư hỏng, dụ dỗ trẻ 4, 5 tuổi thì đã biết hôn hít, cũng biết ôm ấp nhau. Ôi thôi, quý vị bảo đây là thế giới gì? Loại tự do nầy thật là đáng thương! Đáng thương quá! Đáng thương lắm thay!
Tại sao tôi nói rằng nền giáo dục hiện nay đã bị phá sản? Quý vị thấy đó, trẻ con mà chẳng dạy chúng đạo lý căn bản làm người, thì nhà trường bây giờ khuyến khích cái gì chứ? Khuyến khích học sinh học cái gì kiếm được nhiều tiền nhất. Nếu làm bác sĩ kiếm được tiền nhiều nhất thì theo học ngành y, nếu lên cung trăng kiếm được tiền nhiều nhất thì theo học khoa học. Ô! Người ta mải mê kiếm tiền đến nỗi cha mẹ cũng chẳng ngó ngàng tới, vợ con cũng chẳng màng đến, cái gì cũng đều mặc kệ hết ![/b]
Gần Mực Thì Đen, Gần Đèn Thì Sáng - Hòa Thượng Tuyên Hóa
Nếu các em có bạn trai hay bạn gái khi còn quá nhỏ thì cuối cùng các em sẽ bị thương tổn. Cũng giống như cắt đi một cái mầm nhỏ trước khi nó được phát triển toàn diện. Có ích lợi gì?
Tất cả các em học sinh! Những ngày đẹp nhất trong cuộc đời là thời gian trước tuổi hai mươi; được xem là "thời vàng son". Thời gian này, các em chưa mất bản chất trong sáng hay Phật tính của các em. Trong thời gian này các em cũng dễ bị hoàn cảnh ảnh hưởng . Nếu các em gần những người tốt , thì các em sẽ trở thành tốt. Nếu các em giao du với những người không tốt, thì các em sẽ trở nên xấu. Đây là đạo lý "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.".
Nếu như gặp được thầy tốt bạn lành, các em sẽ học được học vấn thật sự, trở thành người có phẩm hạnh đoan chánh; trái lại, hễ gặp phải thầy bạn không tuân theo quy củ nề nếp học đường thì sẽ bị ảnh hưởng của họ, trở thành những kẻ không theo nề nếp trái với phong cách truyền thống đạo đức luân lý dân tộc.
Các em nếu bị sơ ý vấp nhầm lỗi nhỏ thì sẽ thành con ngựa giở chứng phá đàn; còn nếu cố ý phạm phải tội lớn, thì sẽ trở thành phần tử hư hỏng thối nát của xã hội. Hãy đem lòng khắc ghi ! Tự tánh của các em vốn trong trắng thuần khiết như mảnh vải trắng tinh, hễ tiêm nhiễm hư đốn thì trở thành xám tối, tiêm nhiễm vẫn đục tồi bại sẽ biến thành màu vàng hoen ố .
Các em đang được học tập trong hoàn cảnh ưu tú, tương lai nhất định phải làm người có lợi ích cho xã hội, cải thiện xu hướng nề nếp xã hội, phải có tinh thần biết hy sinh cái tự ngã nhỏ bé của cá nhân mình để hoàn thành cái đại ngã rộng lớn của tất cả đại chúng trong toàn thể xã hội cùng nhân loại và chúng sanh trong mười phương pháp giới.
Điều quan trọng nhất là nữ sinh không nên đi tìm bạn trai, và nam sinh không nên tìm kiếm ban gái. Mỗi một em học sinh phải giữ cương vị phái tính của mình về vấn đề giao tiếp bạn bè. Không phải là các em không được có bạn trai hay bạn gái.
Tuy nhiên các em gái nên đợi đến khi hai mươi tuổi và các em trai nên đợi đến hai mươi lăm tuổi mới nên có bạn trai hay bạn gái. Làm được như vậy, các em sẽ không bị thương tổn. Nếu trẻ em đi tìm bạn khác phái trước khi cơ thể trưởng thành thì cuối cùng sẽ bị thương tổn. Vì thế dù cho các em muốn lập gia đình, các em nên đợi cho đến lúc các em được hai mươi hay hai mươi lăm tuổi.
Vì lý đó này tại Vạn Phật Thánh Thành trường nam và truờng nữ được tách biệt. Các em không nên lén lút tìm kiếm bạn trai hay bạn gái. Nếu tôi biết được rằng các em làm như vậy, thì các em sẽ bị đuổi. Các em nên để ý về điều này.
Tôi không ngăn cấm các em có bạn trai hay bạn gái. Điểm muốn nói ở đây là nếu các em tìm kiếm bạn trai hay bạn gái trước khi trưởng thành thì các em sẽ không thể là học sinh giỏi hay là con người tốt.
Các em mỗi người nên là một học sinh giỏi và là một con người tốt để các em có thể làm những điều ích lợi trong tương lai. Nếu các em có bạn trai hay bạn gái khi còn quá nhỏ thì các em cuối cùng sẽ bị thương tổn. Cũng giống như cắt đi một cái mầm nhỏ trước khi nó được phát triển toàn diện – nó sẽ vô dụng và cuối cùng chỉ là cỏ dại.
Nếu để cho những khao khát tình dục phát triển qu sớm, các thế hệ kế tiếp sẽ trở nên tệ hại hơn. Để lựa ra những hạt giống xuất sắc để trồng trot, chúng ta phải đợi cho đến khi cây trưởng thành; cỏ dại thì chỉ là vô dụng. Tương tự như vậy, nếu các em hẹn hò với người khác phải khi còn quá nhỏ thì những hành động như vậy thật quá hấp tấp!
Trẻ em trong quốc gia này luôn xem vô tuyến truyền hình (ti vi). Chúng xem vô tuyến truyền hình nhiều đến nỗi biết đi tìm bạn trai hay bạn gái khi mới bảy hay tám tuổi. Điều này thật vô cùng nguy hại. Trong tương lai, nếu khuynh hướng này tiếp tục, đất nước này sẽ không có những kẻ tài năng. Tại sao lại như vậy? Vì mọi người đều hoàn toàn lầm lẫn.
Một Khi Mất Thân Người, Vạn Kiếp Không Được Lại - Hòa Thượng Tuyên Hóa
Khi các thai nhi bị phá thai, chúng mất thân người. Ngày nay, số thai nhi chết do phá thai vượt quá số người đang sống!
Câu hỏi: Theo Phật giáo, "thân người khó có được" và "một khi chúng ta mất thân này, chúng ta không thể trở lại thân người trong nhiều vạn kiếp.". Như thế tại sao dân số thế giới hiện nay đang gia tăng nhanh chóng? Có vẻ như là số người sinh ra nhiều hơn số người chết. Phật giáo giải thích điều này như thế nào?
Hòa Thượng: Mặc dù mức sinh sản hiện nay cao, làm sao quý vị biết được là số người chết không cao hơn số người đang sống? Con số này không thể tính hay chứng minh chính xác bằng khoa học được; chỉ diễn tả bằng một sự so sánh.
Khi Đức Phật còn tại thế, có một lần Ngài bốc một nắm cát và nói "Số người có được thân người giống như số cát trong bàn tay ta, còn số người mất thân người thì giống như cát trên trái đất.". Số người sống trên trái đất dường như vô số, vô hạn. Tuy nhiên, làm sao quý vị biết được số người mất thân người lại không vô số lần nhiều hơn?
Số người chết trong quá khứ thì ít hơn ngày nay. Hiện nay, khó mà ước lượng con số chết vì cuồng phong, hỏa hoạn, tai nạn xe cộ, máy bay rớt, chiến tranh, và các vụ nổ nguyên tử... Thêm nữa, rất có thể là những người mất thân người, họ sẽ không được đầu thai làm người. Họ có thể tái sanh thành kiến, muỗi, hay dã thú. Làm sao chúng ta có thể chứng minh những con số này một cách khoa học?
Sau khi một đứa bé chào đời, làm sao đứa bé đột nhiên lại có ý thức và cảm giác? Những câu hỏi căn bản như thế này, người bình thường không để ý và không nghiên cứu để tìm câu trả lời. Mặc dù có sự gia tăng rất lớn về dân số hiện nay; nhưng những chúng sinh mất thân người còn nhiều hơn trước đây. Trong quá khứ không có quá nhiều kiến, muỗi, bọ và mối. Làm sao quý vị biết là những sinh vật sinh ra từ ẩm ướt, biến hóa hay từ trứng này không từng là người trong tiền kiếp.
Sau khi một người mất thân người, thể tánh hóa linh của người đó giảm đi. Linh hồn của một người có thể biến thành nhiều lọai động vật, ngay cả có thể thành 84,000 con muỗi. Vì trí tuệ của người này bị phân chia ra trong nhiều thân, kết quả là chúng u mê và không còn linh nữa. Nếu người ấy muốn có trở lại thân người, người ấy cần phải "luyện lại từ đầu" như trong nhà máy hóa học, tiến trình này có thể cần thời gian rất dài.
Còn một điểm nữa, mỗi lần một người kết hôn, thì linh hồn của người ấy bị chia ra thêm một phần hay nhiều phần. Thí dụ, một người phụ nữ từng kết hôn với bao nhiêu người đàn ông, thì khi chết linh hồn của người phụ nữ đó cũng sẽ bị cưa ra bấy nhiêu phần cho những người đàn ông đó. Nếu người đàn ông lấy nhiều vợ thì quả báo cũng như vậy. Một vấn đề lớn nữa là phá thai. Khi các bào thai bị phá, chúng mất cơ hội làm người. Ngày nay, số thai nhi chết do phá thai vượt quá số người đang sống!.
Đối với chúng sinh vô tình, họ có thể khôi phục lại linh tánh của họ không? Có thể được, nếu họ gặp người có khả năng nói Pháp cho họ. Như trường hợp "Khi Đại Sư Đạo Sanh thuyết Pháp, đá cũng gật đầu đồng ý.". Tuy nhiên, chỉ khi nào những chúng sinh vô tình này gặp bậc thánh nhân hay vị A La Hán, thì mới có được cơ hội như vậy.
"Khi Đại Sư Đạo Sanh thuyết Pháp, đã cũng gật đầu đồng ý."
Thành Tâm Niệm Danh Hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương Có Thế Siêu Độ Nghiệp Chướng
Hòa Thượng Tuyên Hóa, Vạn Phật Thánh Thành
Có một phần công sức thì sẽ được một phần kết quả tương ứng. Khi Địa Tạng Vương Bồ Tát biết quý vị thành tâm niệm danh hiệu Ngài, Ngài sẽ giúp siêu độ nghiệp chướng của quý vị.
"Trực tâm là Đạo Tràng". Bất luận quý vị là người xuất gia hay là tại gia, trong bất cứ hoàn cảnh nào đều phải thành thật và ngay thẳng. Không được nói dối, không làm những việc mạo hiểm , cũng không đầu cơ hoặc đánh cá ngựa. Trong bất cứ hoàn cảnh nào phải dùng tâm chân thật không dùng tâm cầu cạnh dua nịnh.
Chúng ta phải có tâm chân thật trong mọi hoàn cảnh, cái tâm phải biết dung hòa để hòa hợp với người khác. Để có tâm chân thật có nghĩa là để tu Đạo Bồ Đề, và đừng bao giờ làm trở ngại hay chướng ngại người khác.
Nếu chúng ta làm hại hay chướng ngại người khác, chúng ta tạo nhân cho quả báo xấu. Khi quả báo của chúng ta đến, nếu chúng ta không sám hối mà lại cứ tiếp tục lừa dối người càng nhiều thêm, thi chúng ta lại sẽ tạo ra thêm nhiều nghiệp xấu nữa, khó mà tiêu trừ được.
Lần này (năm 1982) khi tôi đến Châu Á, tôi có gặp một người phụ nữ là cô họ Vương ở Penang. Trong tiền kiếp cô thích ăn móng gấu và óc khỉ. Cô đập đầu khỉ nứt ra để uống óc khỉ. Cô cũng chặt móng gấu, chiên lên để ăn. Vì những nghiệp chướng trong quá khứ này, kiếp này cô sanh ra làm người phụ nữ.
Tuy nhiên, thay vì sửa chữa lỗi lầm và bắt đầu đời mới, cô vẫn tiếp tục tạo nghiệp xấu. Cô đã giết hai nhân mạng bằng cách phá thai hai lần. Hai vong linh thai nhi bị phá thai này cùng kêu gọi những con ma là các chúng sinh mà cô đã làm hại trong tiền kiếp. Vì thế, cô bị ung thư.
Trong thời gian thăm tôi viếng Penang, người phụ nữ trẻ này đã phát đại tâm sám hối và bệnh ung thư của cô đã thuyên giảm. Tiếc thay, hai tuần sau cô lại quay trở lại tập quán cũ, tái lập liên hệ với người bạn trai và lại còn làm những hành vi không phù hợp Phật Pháp.
Sau đó một thời gian ngắn, bệnh ung thư của cô trở lại. Cô bị bệnh là do nghiệp chướng của cô gây ra. Nếu cô thật tâm sám hối về những lỗi lầm trong quá khứ và sửa đổi lại thì cô đã có một phần vạn cơ hội để khỏi bệnh. Nếu không, không có thuốc nào có thể chữa và ngay cả Phật và Bồ tát cũng chẳng cứu được cô.
Có câu nói rằng, "Tội từ tâm khởi, đem tâm sám.". Nếu chúng ta không sám hối và sửa đối với tâm chân thành, thì nghiệp chướng của chúng ta sẽ quay trở lại. Trong trường hợp của cô họ Vương, vì cô không thành tâm sám hối và sửa đổi, nên bệnh ung thư của cô đã trở lại.
Đáng lẽ cô phải viết thư cho tôi khi bệnh cô trở lại. Nếu cô ấy nói thật với tôi, có lẽ lúc đó còn có thể làm đuợc cái gì đó. Thay vì làm như vậy, cô đã nói dối với tôi và nói với tôi là cô sắp sang Mỹ.
Trước khi tôi rời Mã Lai, tôi có bảo cô rằng sau khi khỏe mạnh hơn và nếu có khả năng mua vé máy bay sang Mỹ, thì cô có thể đến Hoa Kỳ và xuất gia đề tu hành. Nói cách khác, đáng lẽ cô phải sang Mỹ sau khi cô được chữa khỏi bệnh.
Nhưng, người phụ nữ trẻ này chỉ sang Mỹ sau khi khí bệnh ung thư tái phát; cô đến để chết ở Vạn Phật Thánh Thành. Chỉ đến lúc khi bệnh của cô đã quá tầm tay của Y khoa thi cô mới lên máy bay một cách rất khó khăn và đến Mỹ vào ngày 24 tháng trước. Với loại xảo quyệt nầy, bệnh của cô càng khó chữa lành. Vì hành vi của cô là hoàn toàn giả dối, không thành thật và thủ đoạn, ngay cả Phật và Bồ Tát cũng không thể giúp được cô.
Bây giờ cô đang ở trong bệnh viện, cơ hội sống chỉ còn 0.5 phần vạn. Tối nay chúng ta hãy thành tâm hồi hướng công đức cho cô, mong rằng cô sẽ bình phục. Mặc dù cô lừa dối tôi, lừa dối nơi tỉnh giác này tức cũng có nghĩa là lừa dối mọi người ở đây, nhưng tất cả chúng ta đều có lòng từ bi.
Cô ta từ nơi rất xa đến đây, hy vọng cô có thể đuợc cứu sống khỏi tay tử thần. Nếu còn có thể cứu cô ta được, chúng ta nên cố gắng hết sức. Nếu không thể cứu cô ta, chúng ta cũng cố gắng hết sức. Nỗ lực của tập thể rất mạnh, chúng ta thành tâm giúp cô tiêu trừ những nghiệp chướng của cô. Hãy theo tiếng mõ, và vì cô ta mà niệm hồng danh Bồ Tát Địa Tạng Vương.
Trong lúc chung ta niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương , những nghiệp chướng của cô đáng lẽ phải được tiêu trừ. Tuy nhiên, khi nghiệp quá khứ của cô được tiêu trừ thì nghiệp mới tích tụ lại cũng nhanh như vậy. Thật ra, chúng ta đang giúp cô ta tiêu trừ những nghiệp chướng vô tận mà lúc sanh ra cô đã có.
Tôi nghĩ nếu chúng ta muốn cứu người này, chúng ta cần bắt đầu Thất Địa Tạng vào ngày mai. Hãy thanh tâm niệm danh hiệu Bồ Tát và hồi hướng công đức cho cô, hy vọng cô sẽ bình phục. Khi chúng ta giúp người khác với lòng thành khẩn thì chư Phật và Bồ Tát nhất định cùng sẽ giúp chúng ta ...
Hôm nay chúng ta cùng phát tâm để hồi hướng công đức cho người phụ nữ trẻ này. Có phải thân nhân của cô ta yêu cầu chúng ta làm công việc này không? Không, họ không có yêu cầu. Tuy nhiên, dù là họ không biết, chúng ta vẫn hồi hướng công đức cho cô.
Là Phật tử, chúng ta không cần được thỉnh cầu mới giúp đỡ người khác. Chúng ta cảm thấy thương xót người phụ nữ trẻ này và cố hết sức mình để giúp cô ta. Chúng ta nương tựa vào uy lực của Bồ Tát Quan Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng Vương.
Nếu cô ta tỉnh lại thi thật là tuyệt hảo; nếu không, đó chỉ vì nghiệp chướng của cô quá nặng. Dẫu sao đi nữa, chúng ta hãy cố gắng hết sức mình, tất cả chúng ta nên nỗ lực làm việc!
Hiện nay, càng lúc các nhiều tai họa trên thế giới, trong khi đó càng lúc càng ít người tu Đạo Bồ Đề. Thêm nữa, càng lúc càng có nhiều người phá giới. Tại sao thế giới ngày càng trở nên tệ hại? Chúng ta hãy nghiên cứa câu hỏi căn bản này. Nguyên nhân của vấn đề này là con người không giữ năm giới, đặc biệt là giới không tà dâm.
Đàn ông và đàn bà đều sai lầm nghĩ rằng thỏa mãn ham muốn tình dục là một loại khoái lạc. Như có câu nói là “quay lưng với giác ngộ, phối hợp với bụi trần (bội giác hợp trần)” và "nhận kẻ giặc làm con”. Họ cho đau khổ là khoái lạc, đen là trắng, và cho sự thật là hão huyền. Họ quá mê lầm đến nỗi họ hành động cẩu thả và không chánh đáng, dường như họ đi ngược đầu thay vì đứng thẳng.
Thêm vào đó, thay vì biết giữ gìn tinh lực quý giá, những người nam nữ mỗi ngày làm những việc mà cuối cùng chỉ là thương tổn chính họ. Đàn ông không biết cư xử như người đàn ông chính trực, phụ nữ không biết cư xử như người phụ nữ chính trực; những điều họ biết chỉ là làm cách nào để thỏa mãn ham muốn nhục dục của họ.
Ngày nay, nam nữ sinh viên, nhất là những người trong những đại học nổi tiếng, họ sống chung và tham gia những hành vi chung chạ. Những hành động này đưa đến những sự mang thai ngoài ý muốn. Đề tránh những sự mang thai ngoài ý muốn này, các phương tiện ngừa thai được phát minh.
Nhiều người nghĩ rằng dùng phương tiện ngừa thai tốt hơn là đối phó với những khó khăn do những sự có thai ngoài ý muốn. Thật ra, dùng biện pháp ngừa thai là không đúng vì nó ngược lại những chức năng sinh học trong việc giao hợp, và đó cũng là một loại nghiệp chướng.
Thêm vào đó, những người phát minh ra những phương pháp ngừa thai cuối cùng đã gây hại cho nhiều thanh niên nam nữ , vì những người trẻ sẽ dễ dàng tham gia hành vi tà dâm hơn khi nghĩ rằng họ không phải lo lắng về chuyện có thể mang thai.
Ngoài phương pháp ngừa thai, nam nữ còn dùng sự phá thai để đương đầu với những bào thai ngoài ý muốn do những hành vi đồi trụy của họ. Bằng cách phá thai, họ tạo ra một tội nặng nề hơn - tội sát sanh. Nói cho rõ, trong khi dùng biện pháp ngừa thai là một hành động sát sanh gián tiếp; thì phá thai là hành vi sát sanh trực tiếp.
Tất cả những việc sát sanh này làm gia tăng lòng oán hận trên thế gian. Những năng lực xấu này cũ chồng chất, kết quả là có những bệnh lạ. Khi quý vị nghiên cứu sâu xa hơn, quý vị sẽ thấy rằng nếu đàn ông, đàn bà không luôn phá luật về hành vi luân lý thì đã chẳng xảy ra quá nhiều những bệnh tật lạ với những triệu chứng khác thường không giải thích được và không chữa được.
Bây giờ, ngoài ung thư còn có những bệnh khác cũng khó chữa hoặc không thể chữa được. Những vấn đề này đều đầu tiên bắt nguồn từ phạm giới về tà dâm, rồi thì giới sát sinh. Những hành động không chính đáng này sẽ có tiếp theo sau là sự phạm giới ăn cắp, nói dối và dùng chất say.
Năm giới luật này là những luật lệ quan trọng nhất trong đời sống chúng ta. Vì thế, mọi người phải giữ năm giới. Thuở xưa, khi vị Chuyển Luân Thánh Vương còn ở trên thế gian để giáo hóa chúng sanh, mọi người đều giữ năm giới, tuân theo và thực hành mười điều thiện (Thập Thiện) và ăn chay. Vào thời đó, không có thiên tai và mọi người được hưởng rất nhiều phước báo, nhiều người có thần thông và mở ngũ nhãn. Trái lại ngày nay, tiêu chuẩn đạo đức ngày càng suy đồi. Sự suy đổi trong phẩm cách con người cũng làm cho cả thế giới suy đồi.
Quý vị có muốn biết tại sao có quá nhiều người bị ung thư? Tình trạng này là do nghiệp sát sanh tạo ra. Quý vị hãy suy nghĩ về việc này, qua sự phá thai, quý vị đã tận diệt những mạng sống ngay trước khi chúng có cơ hội chào đời. Trong hoàn cảnh này, sự oán giận của những bào thai không được sinh ra không thật là kinh khủng hay sao ? Nói tóm lại, thế giới và con người càng ngày càng tệ hại hơn. Tất cả chỉ vì nghiệp sát sinh.
Người tại Vạn Phật Thánh Thành, vì biết nhân quả báo ứng tuần hoàn, chúng ta hãy làm giảm nghiệp xấu trên thế giới, như vậy thế giới sẽ không có nhiều thiên tai, giúp nhân loại bớt đi một chút đau khổ, và bệnh tật của nhân loại cũng bớt đi một chút. Chúng ta hãy cùng nhau giúp cô họ Vương xem như đây là một cơ hội để nỗ lực và thành tâm niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương .
Niệm danh hiệu Bồ Tát Địa Tạng Vương có thể giúp giảm nghiệp xấu của chúng sinh; và để cho những kẻ thù, thân nhân và những chủ nợ của họ từ vô lượng kiếp về trước được sinh về Tây Phương Cực Lạc. Lần tụng niệm này cũng sẽ giúp tất cả kẻ thù, thân nhân và chủ nợ của chúng ta được được sinh về Tây Phương Cực Lạc.
Hãy nhân cơ hội này để niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát với sự nỗ lực và thành tâm. Khi chúng ta giúp những người đang bệnh hay đang đau khổ, chúng ta cũng đang độ cha mẹ, tổ tiên, kẻ thù, thân nhân, và chủ nợ của chúng ta trong những đời quá khứ, và giúp họ lìa khổ được vui, và liễu sanh thoát tử.
Có một phần công sức thì sẽ được một phần kết quả tương ứng. Khí quý vị niệm danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát với sự nỗ lực và thành tâm, Ngài sẽ cảm động. Biết rằng quý vị đang niệm danh hiệu Ngài với lòng thành khẩn như vậy.
Bồ Tát Địa Tạng Vương sẽ siêu độ tất cả nghiệp chướng của quý vị, Ngài cũng giúp quý vị tu Đạo Bồ Đề, tiến bộ trên đường Đạo này mà không bị ma chướng, sớm tiêu trừ các nghiệp chướng, mau xa lìa đau khổ và vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc.
Đó là lý do chính để chúng ta tham dự Thất Địa Tạng. Vì thế, mọi người hãy chân thật và thành tâm để siêu độ cha mẹ, tổ tiên, kẻ thù, thân quyến và chủ nợ của chúng ta trong những kiếp trước. Hãy để cho họ dùng cơ hội này để lia khổ đuoc vui. Đừng để thời gian trôi quá vô ích!
Lời Soạn Giả:
Dù cô họ Vương đã tạo nhiều nghiệp xấu trong quá khứ, cô đã phát đại tâm sám hối tại Penang. Trước đại chúng hơn hai ngàn người, cô thành thật nói về những hành vi không tốt đẹp của cô, và cầu xin sự gia hộ từ bi của chư Phật, chư Bồ Tát và của Hòa Thượng khi cô quyết tâm sám hối và thay đổi.
Khi ấy bệnh ung thư của cô được thuyên giảm. Tuy nhiên, cô trở lại thói quen cũ sau khi phát tâm sám hối, và dùng phương tiện gian dối để đến Vạn Phật Thánh Thành. Vì cô làm thêm nhiều nghiệp chướng, nên khó mà tránh được nghiệp quả không lành.
Vì thế, mặc dù bốn chúng đệ tử tại Vạn Phật Thánh Thành đã vì cô mà tổ chức hai Thất Địa Tạng và nhiều bác sĩ đã cố gắng để cứu cô, nhưng cô đã mất vài tuần sau đó. Chúng ta có thể nói rằng cô họ Vương đã hiện thân thuyết Pháp và hãy xem đây là sự cảnh tỉnh cho tất cả chúng ta.
Phản Ảnh Của Đệ Tử Về Việc Phá Thai
Sư Cô Hằng Vân trả lòi các câu hỏi.
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Do lòng ưa thích lưu chuyển thành chủng tử; do giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp tương đồng. ”, một khi thụ thai, tức có sanh mạng !
HỎI: Nếu như người mẹ đang mang thai, sau khi soi siêu âm phát hiện thai nhi trong bụng có tật bẩm sinh, như bị chứng bệnh chậm phát triển Down (hội chứng Down) chẳng hạn, xin hỏi có thể vì thế mà phá thai hay không ?
ĐÁP : Phá thai nằm trong giới sát, thuộc về sát thai nên vẫn là phạm tội sát nhân. Trên căn bản, nếu như là sẩy thai tự nhiên, hoặc là thai chết trong bụng, thì đó là do sinh mạng của thai nhi tự nhiên kết thúc, cho nên không kể phạm giới sát. Tuy nhiên, nếu như cố ý làm việc phá thai, đây tức là phạm giới sát.
HỎI : Nhưng nếu cha mẹ nuôi nấng đứa con tàn tật bẩm sinh này thì chẳng phải là họ phải cực khổ suốt một đời hay sao ?
ĐÁP : Dĩ nhiên là cực khổ lắm, nhưng điều này là do có nhân duyên quả báo bên trong. Vì khi đứa con có khuyết tật đến đầu thai, là do có duyên với cha mẹ. Có câu “Vợ chồng là do tiền duyên, thiện duyên, ác duyên; không duyên thì chẳng gặp. Con cái vốn do nợ túc căn đời trước, thiếu nợ, trả nợ; không nợ thì chẳng đến.” Con đến đầu thai, phải có ba duyên thành thai là duyên cha, duyên mẹ, và duyên của chính đứa bé.
Trong Kinh Lăng Nghiêm nói: “Đồng nghiệp ràng buộc lẫn nhau mà hợp, mà tách rời, mà thành, mà chuyển hóa. Cái thấy phát sáng thì sinh hình sắc, thấy sáng thì ý tưởng thành hình. Nghịch ý thì ghét nhau, cùng ý thì thích nhau. Do lòng ưa thích lưu chuyển nên thành chủng tử; do thâu nạp niệm tưởng nên thành ra bào thai. Do có nhân duyên thai bào phát triển qua cac giai đoạn Yết La Lam, Át Bồ Đàm v.v ....”
Gọi là “đồng nghiệp”, là nghiệp của đứa bé và nghiệp của cha
mẹ có cùng nhân duyên. Do đồng nghiệp nên sanh ra một thứ tình thương lẫn nhau, tức như keo và sơn quyện dính vào nhau. Do đó mà có những chúng sanh sinh ra từ thai, từ trứng, từ sự chuyển hóa, từ ẩm ướt.
Con người khi đến làm người, thì thức thứ tám đến trước tiên; lúc chết thì thức thứ tám rời đi sau chót. Thần thức vừa rời đi, trên thân liền lạnh; thức chưa đi, thân vẫn không thể lạnh. Cho nên nói “đi sau đến trước làm chủ nhân”. Con người từ sau khi chết cho đến lúc đầu thai thân mới thì trong khoảng thời gian thức thứ tám ở giữa này được gọi là “Thân Trung Ấm” hay còn gọi là “Thân Trung Hữu".
Thân Trung Ấm nhìn mọi vật đều thấy một màn tối đen, cái gì cũng chẳng nhìn thấy. Nhưng thân này có duyên với người cha, người mẹ nào, hoặc quan hệ cha con, mẹ con, tức là có cùng một loại nghiệp báo tương đồng, lúc đó dù cách xa ngàn muôn dặm nhưng khi cha mẹ chăn gối ăn nằm.
Thân Trung Ấm sẽ thấy một tia ánh sáng nhỏ, sự vô minh của nó liền dấy động, lúc này liền có một luồng sức hút như nam châm hút sắt, không kể khoảng cách xa đến đâu, đều có thể hút nó sang đến để đến đầu thai ! Đây gọi là “Do lưu giữ lòng ưa thích nên thành chủng tử; do giao cấu phát sanh, hấp dẫn nghiệp tương đồng.”
Sau khi thụ thai thì tuần thứ nhứ được gọi là “Yết La Lam”, nghĩa là “khối đặc trơn đục như sữa". Tuần thứ hai gọi là “Át Bồ Đàm”, tức là do khối đặc trơn biến thành hình thai. Về sau thì phát triển dần thành thân hình vậy.
Trong pháp “Mười Hai Nhân Duyên” nói rõ Vô minh duyên hành, vô minh tức là ngườI nam, ngườI nữ sanh ra một thứ tình ý yêu thương, sau đó mớI có chuyện phòng the. “Hành duyên thức”, có hành vi của hai tính phái, theo đó thì có một thứ thức, đây tức là “Nạp tưởng vi thai” cái thức này.
Trong lúc này, “Thân Trung Ấm” đầu thai, cũng tức là nói, lúc này đã có sinh mạng rồi. Cho nên giữa con cái và cha mẹ đều có một thứ nhân duyên đặc thù, dầu cho con cái có mang chứng bệnh dị tật gì, cũng đều có một nghiệp duyên đặc biệt cần phải nhận lấy.
Hồi xưa không có máy dò siêu âm nên thọ thai gì thì đều hạ sanh ra, bây giờ có máy dò siêu âm một khi soi rọi thấy là chứng ngu đần, liền đem phá bỏ, tưởng là đem dẹp bỏ đi cái phiền não về sau. Kỳ thật, thông thường những thứ duyên này chẳng phải là một thứ duyên lành, nhưng người làm cha mẹ phải nhận lấy bào thai đó.
Nếu như cha mẹ chẳng cảm thông cho nó, lại đem nó giết đi, điều nầy sẽ càng làm tăng duyên ác với nhau trong quan hệ ác duyên này, không chừng trong đời sau nữa thì lại càng ghê gớm hơn, như “Kinh Lăng Nghiêm” đã nêu trong “Thập nhị loại sanh”, có một loại chúng sanh gọi là “Phi Vô Tưởng”, loài chúng sanh nầy chẳng phải là không có tư tưởng, mà là tư tưởng bất bình thường.
Tỷ như một loài chim cú sau khi sanh ra thì sẽ ăn thịt chim mẹ, lấy máu thịt của mẹ để nuôi thân mình. Khoa học cũng phát hiện ra một loài bọ hung ăn thịt mẹ nó. Vì sao nó phải ăn thịt mẹ, bởi vì trong đời quá khứ, họ có mối oán thù rất sâu.
Chẳng hạn có trường hợp lấy thù báo ân như trong quá khứ con là ân nhân của mẹ, mà mẹ không biết đã dùng đủ mọi cách làm con chết, để con chết không nhắm mắt mà lại chẳng có cách tố oán. Cho nên trong đời này nó sanh làm con của người, mới ăn thịt mẹ nó. Đại loại là như thế, bên trong đó đều có một thứ nhân duyện quả báo.
Tuy nhiên người thế gian chẳng hiểu rõ nhân quả. Cho nên khi nghĩ là bào thai có vấn đề thì cho rằng có thể phá bỏ; điều này có thể nói là trải sương lên tuyết. Trên căn bản một cái bào thai như thế không nên phá bỏ, mà là phải am hiểu để xóa trả nghiệp duyên.
HỎI: Nếu một cô gái bị cưỡng hiếp có thai, có thể được phá thai hay không?
ĐÁP : Tình trạng nầy khiến người ta rất là thương xót. Nhưng mà, nếu như vì thế mà đi phá thai thì đây là giết hại một sanh mạng. Cho nên ở trong tình huống bất hạnh như vậy, vẫn nên để đứa trẻ ra đời mà không phá thai.
Tuy nhiên, suốt cuộc đời người con gái nầy có thể phải chịu nhiều đau khổ, nhưng từ góc độ nhân quả mà nói, đây là cách làm tương đối ổn thỏa hơn.
Phá thai, trong xã hội hiện nay là một sự lạm dụng bừa bãi, tôi kể một câu chuyện có thật, để quý vị lấy làm cảnh giác.
Có một vị cư sĩ kể lại lúc bà mẹ của ông sắp vãng sanh trước đó một khoảng thời gian thì các hành vi của bà biến thành giống như là có ba con người, một chốc đổi thành như một bé trai, một lát lại biến thành một em bé gái, một hồi nữa thì trở lại hình dáng người thật của bà; lúc biến thành bé gái, bà còn biết theo ông cư sĩ ấy nhõng nhẽo.
Nguyên là bà mẹ của ông ấy trong quá khứ đã từng phá thai hai lần, một lần thai nam, một lần thai nữ; bây giờ mấy thai này đến tìm “MẸ”, gá vào thân người “MẸ”. Cho nên trên đời nầy mọi người đều chỉ nhìn thấy được một bề mặt của cái “QUẢ”.
Chúng ta thử ngẫm nghĩ xem, con cái sau khi sanh ra đời đều là núm ruột được thương yêu nâng niu hết mức, được sự đùm bọc đầy đủ không thiếu sót mảy may. Thế khi hủy phá đứa trẻ trong thai, thì cho dù là con cái đến do duyên thiện, cũng biến thành duyên ác, trở thành thù hận, thành ra “quỷ tí hon khó hòa giải".
Trong “Kinh Lăng Nghiêm” có đề cập đến: “Nếu dùng tài vật, hoặc công sức lao lực bồi thường đủ thì nợ sẽ tự chấm dứt. Nếu như giữa lúc trả nợ đó lại giết hại thân mạng hoặc ăn thịt lẫn nhau thì như thế mãi cho đến trải qua vô số kiếp nhiều như hạt bụi nhỏ cứ sát hại ăn nuốt lẫn nhau, giống như bánh xe xoay chuyển lúc lên cao lúc xuống thấp, xoay chiều đổi thế liên tục chẳng ngưng nghỉ.
Trừ khi tu XA-MA-THA hoặc đến khi Phật ra đời, nếu không chẳng thể ngơi nghỉ.” Đây là nói giữa chúng sanh với nhau có nợ về phương diện tiền bạc, thì dầu là sanh thân người hoặc thân súc sanh, hoặc ở đời này hoặc đời sau, hoặc là dùng tiền vật, hoặc dùng công sức lao lực, phải trả sòng phẳng cho nhau, nợ trả đủ rồi, nghiệp báo như vậy đối với nhau đều chấm dứt.
Trong sự âm thầm này tuy là không có người chủ chốt nhất định, nhưng bởi do quan hệ nghiệp lực, không ai muốn bị thiệt thòi, cho nên tuyệt đối không nên lợi dụng lẫn nhau, chỉ sau khi trả nợ công bằng thì món nợ mới tự nhiên ngưng dứt được.
Thế nhưng nếu như là món nợ mạng sống thì sao? Lúc kết oán lẫn nhau thì hoặc đem đối phương giết hại hoặc ăn thịt đối phương. Anh ăn thịt của tôi, thì tôi sẽ giết thân mạng anh; tôi ăn thịt anh, thì anh lại sẽ giết thân tôi; giống như bánh xe lăn mãi chẳng có lúc ngừng.
Ngoại trừ được sức chánh định Lăng Nghiêm hoặc có Phật ra đời để giải trừ tướng nghiệp tội nầy. Chỉ đến lúc đó đôi bên đều rõ biết lẫn nhau rồi, không tạo thêm nghiệp, như thế mới chấm dứt món nợ được. Nếu không thì biển máu thù sâu nầy, thì rất khó dập tắt.
Thảo nào Tuyên Công Thượng Nhân từng bảo: “Ta phải khuyên mọi người đừng có phá thai nữa, hãy suy nghĩ mà xem, một sanh mạng chưa kịp ra đời thì đã thành hồn oan, khắp nơi là những tiểu quỷ đòi mạng, quý vị bảo xã hội sẽ yên ổn hay sao? Những tiểu quỷ nầy cần thiết gặp người có đạo hạnh, không tham tài lợi, mới có thể siêu độ họ được. Nhựng tiểu quỷ này rất khó hòa giải! Rất khó giải quyế việc này, vì vậy nghiệp tội tràn ngập khắp nơi, làm sao an ổn cho được?”
HỎI: Người bạn thân của tôi là bác sĩ phụ khoa, nếu một thai phụ có khó khăn về kinh tế hoặc đã có con cái đông đúc v.v.. , thì bác sĩ đó có thể giúp bà ấy phá thai được không?
ĐÁP: Khoãng 30 năm về trước, hồi tôi chưa xuất gia, tôi xem trên báo có một bài viết của một cô y tá. Cô ấy kể lại rằng tại bệnh viện nơi cô làm việc, các y tá trẻ không dám trực ca đêm.
Vì sao? Bởi vì trong phòng giải phẫu phá thai ở tầng lầu hai vào ban đêm thường hay vọng lại tiếng khóc của trẻ sơ sinh, cho nên các y tá trẻ bị hoảng sợ không dám trực đêm. Nhưng do gia cảnh nên cô y tá ấy tình nguyện làm ca đêm, vì như thế có thể chăm lo gia đình cô thuận tiện hơn; vả lại cô có can đảm hơn, nên cô nhận làm y tá trực đêm. Sự việc thế nào? Dù phòng giải phẫu ở lầu hai của bệnh viện lúc về đêm vắng người thường hay vang vọng rõ ràng tiếng trẻ con khóc, cô cũng chẳng lấy làm lạ cứ tiếp tục trực ca đêm của cô.
Có một hôm lúc cô sắp tan ca vào lúc sáng sớm thì có một thai phụ sắp sửa lâm bồn đến bệnh viện, người sản phụ trông vẻ rất lo âu. Khi cô trở lại trực đêm tối hôm đó thì nghe biết sản phụ kia đã hạ sanh được con, nhưng vì sanh khó nên đã mất mạng. Không may cha của đứa bé cũng chẳng đến bệnh viện nên đứa bé được đặt trong phòng dưỡng nhi.
Cô chẳng biết do nhân duyên gì, tự nhiên đặc biệt ân cần chăm sóc đứa bé; có lẽ là do thương hại đứa bé bị mất mẹ! Cô chăm sóc đứa bé qua một thời gian thì đến một hôm, khi cô đến nhận ca trực, cô y tá ban ngày bảo cô là hôm nay cha của đứa bé đã đến nhận con mang về rồi.
Sau khi trẻ được bồng đi rồi thì ngay đêm đó khi cô y tá bất chợt ngủ gục, trong mơ màng cô thấy bà mẹ sanh khó kia đến, nói với cô: “Cám ơn cô đã giúp tôi săn sóc cho đứa bé nhiều ngày qua, tôi thật rất cám ơn cô. Tôi sẽ phụ giúp cô chăm sóc các em bé khác.”
Kể từ đêm hôm đó, khi cô đến trực ca, phòng giải phẫu lầu hai không còn tiếng khóc của trẻ sơ sinh vang vọng lại nữa !
Qua câu chuyện này, quý vị bảo là các thai nhi chưa sanh ra đời chẳng có tánh linh hay sao? Chúng chỉ là một khối thịt chăng?
Khối thịt cắt ra là thịt chết; trên thân người chúng ta cũng đều có thịt, cái gì khiến thịt trên thân chúng ta hoạt động, trở thành một phần của sinh mạng chúng ta. Thai bào bám theo khối thịt này phát triển thành linh tánh của con người thì phải làm sao? Nếu đem thai bào cắt ra khỏi cơ thể người mẹ, thì tánh linh của thai bào đi đâu? Thai nhi có thể trở thành cô hồn lang thang trong cõi giới u linh chăng? Nó phải đi tìm ai để đòi món nợ (tánh mạng) này đây?
Có một cô con gái, vì trẻ người non dạ, thời học sinh đã từng đến một nhà thương phá thai; bấy giờ thai thì phá rồi, vết thương thân tâm tuy vậy khó mà bình phục. Vài năm sau, tại trước cửa bệnh viện này đã xảy ra tại nạn ngay nơi ngã tư đường hồi cô ấy đi phá thai ngang qua. Cho nên, việc làm phá thai này đối với người mẹ và thai nhi đều bị thương tổn cả thân và tâm !
Có một hôm, có vị nữ cư sĩ đưa ông bác sĩ phụ sản khoa của bà đến đạo tràng. Tại sao? Vì ông bác sĩ nầy bị chứng bệnh ung thư, hy vọng nương vào Phật lực và Bồ-Tát cứu giúp ông. Ông ấy nói với tô rằng ông rất chú trọng sức khỏe, mỗi ngày đều vận động để gìn giữ sức khỏe, nhưng chẳng biết tại sao lại có thể bị chứng bệnh ung thư.
Thật ra, trong xã hội ngày nay với phong trào phá thai tấp nập, các bác sĩ hành nghề bác sĩ khoa phụ sản càng không thể không thận trọng! Chức trách người bác sĩ là “Tế thế cứu người”; phá thai cho người chính là phản ngược sự “cứu người”. Gieo nhân gì, hái quả nấy.
“NGHIỆP” là do hành vi chúng ta mỗi ngày gây tạo ra; “NHÂN” là thỉnh thoảng chúng ta mới tạo ra, nhân nầy gieo trồng rồi, tương lai hái quả này. Như mùa xuân gieo hạt giống, hạt giống nầy gieo trồng xuống phải đợi đến mùa thu mới có thu hoạch.
Từ lúc gieo trồng đến khi hát quả, đây gọi là “Gieo nhân hái quả”. “Nghiệp” này, tức là từ mùa xuân đến mùa thu, trong thời gian này quý vị làm nhiều chuyện, tức là quý vị thường hay làm việc gì thì đây là “nghiệp”.
Lấy thí dụ trên mà nói thì cô gái trẻ đi phá thai một lần, đây tức là “nhân”; bác sĩ khoa phụ sản thường hay phá thai cho người thì đây tức là “nghiệp”. Cái nghiệp này quý vị thường hay làm, tthì có thể sẽ bị lảnh thọ quả báo bất cứ lúc nào, làm thiện tức là thiện nghiệp, làm ác tức là ác nghiệp.
“Bồ Tát Giới” trong “Kinh Phạm Võng” nói: “Đệ tử Phật không được tự mình giết, bảo người giết, dùng phương tiện giết, khen ngợi việc giết, thấy giết lòng vui theo,. Không dùng bất kỳ phương pháp nào, ngay cả đọc chú, để giết hại. Không được tạo nhân giết hại, duyên giết hại, phương pháp giết hại, nghiệp giết hại.
Cho đến hễ chúng sanh nào có mạng sống, thì không được cố ý giết hại.” "Tự mình giết" tức là tự chính mình hành động kết liễu mạng sống của kẻ khác; cũng bao gồm tự mình kết liễu mạng sống của chính mình. “Bảo người giết” là tự mình tuy là không giết hại nhưng bảo người hành động giết, hoặc sai người thay mình đến nơi khác để giết, như vậy cũng giống chính mình giết chết, tội đều nặng như nhau.
Tôi kể câu chuyện thật xảy ra về việc “Bảo người giết”. Vào thập niên 80, có một vị Giám Đốc từ Đông Nam Á xa xôi đến Vạn Phật Thánh Thành để cầu thỉnh Thượng Nhân cứu giúp vì thân ông mắc bệnh ung thư.
Thượng Nhân đưa ông vào trong Vạn Phật Bảo Điện của Thánh Thành, trước Chư Phật Bồ Tát mười phương và tứ chúng phát lồ sám hối, để cứu vãn nghiệp tội của ông.
Ông kể ông phạm nghiệp ác một cách thảm khốc vô nhân đạo về nhân “miệng” vì ăn thịt chúng sanh như ăn óc khỉ, chân ngỗng v.v... Tiếp theo, Thượng Nhân hỏi ông: “Ông có từng giết người không?” Ông nói: “Tuyệt đối không có! Ngoại trừ khi tôi uống rượu say lái xe, vô ý đụng chết người mà không biết.”
Thượng Nhân lại hỏi: “Thế vợ của ông thì sao?” “Chao ôi! Tôi nhớ ra rồi, tôi có từng bảo bà nhà tôi phá thai!” Cho nên, những sinh mạng này đều đến để đòi nợ ông ! Do đó, nếu có người hỏi quý vị là có nên phá thai không thì cần phải khuyên họ chớ nên phá thai. Đừng bao giờ nói: “Nếu gặp khó khăn trở ngại thì đem đứa nhỏ phá bỏ đi.” Nếu quý vị bảo người phá thai thì bị xem là bảo người giết.
Quý vị trì giới thì có công đức của trì giới; phá giới thì có nghiệp tội của phá giới. Nói theo lý nhân quả, dù có hay không có thọ giới, nhân quả đều tồn tại. Việc giết thai là sai lầm, trên nhân quả trong âm thầm đều phải đối trả lẫn nhau.
Tôi đã từng thấy giữa những bài vị siêu độ, có mười mấy bài vị thai nhi chưa ra đời cùng có chung một bà mẹ cầu siêu cho chúng, xem thấy khiến tâm tôi lo sợ cho bà mẹ đã mắc nợ quá nhiều sanh mạng ! Con người hiện tại vô tri chẳng biết nên tạo thành sự vô tri trong đời vị lai; tương lai chẳng biết lại càng khiến người thêm vô tri, giống y trái cầu tuyết càng lăn càng lớn thêm!.
HỎI : Xin phép hỏi Pháp Sư có cái nhìn thế nào về THÁNG CHÍN là tháng phá thai?
ĐÁP : Đây là chuyện hơn 10 năm về trước, một phóng viên truyền thông có hỏi tôi về vấn đề nầy. Bấy giờ tôi chẳng hiểu tại sao tháng chín là tháng phá thai? Người phóng viên truyền thông trả lời:
“Bởi vì học sinh nghỉ hè, cho nên rất nhiều chuyện xảy ra giữa quan hệ trai gái. Sau khi có thai rồi, học sinh phải trở về tựu trường vào tháng chín, thì đi phá thai.” Vậy đó, mười mấy năm trước phong trào như thế, bây giờ càng khỏi phải nói nữa. Điều này kể ra, thật sự mọi người đều có trách nhiệm.
1. Từ cách ăn uống mà nói : Con người thì nên uống sữa người (mẹ), nhưng bây giờ trẻ con đại đa số uống sữa bò nuôi lớn; bò là thú, thú thì có tánh thú, người ta dùng sữa của thú để nuôi lớn con cái. Dứt sữa rồi sau đó lại là thịt cá ê hề, đồ ăn ngọt, thức ăn chiên xào.
Dùng những thứ đồ ăn thức uống như vậy để nuôi trẻ con, bầy trẻ trông thấy bề ngoài hình như cao lớn nhanh chóng, sinh lý trưởng thành mau lẹ, nhưng chẳng có cơ sở sức khỏe thật sự, đồng thời dục niệm cũng nặng, mức độ tâm lý thành thục chính chắn không đủ theo kịp sự trưởng thành của sinh lý.
2. Lạm dụng bừa bãi mạng lưới thông tin (internet) : Khi chúng ta hưởng dùng phương tiện khoa học kỹ thuật, phong trào này đưa đẩy cả thế hệ trẻ vào trong sự lạm dụng tin học truyền thông làm mất đi sự che chở bảo vệ, cám dỗ quá lớn mạnh nên rất khó giữ thân không nhiễm hư xấu, cũng chẳng biết cách giữ thân tránh khỏi bị nhiễm hư xấu.
3. Về phương diện giáo dục mà nói : Giáo dục là phải dạy người “hiểu đạo lý”, chẳng phải “danh lợi”. Nhưng giáo dục hiện nay thì đi ngược lại với đạo lý. Cả thế hệ trẻ chẳng thọ nhận nền giáo dục thấm nhuần đạo đức, tức giống như không có gốc rễ, cứ theo dòng nước dần dần bị cuốn trôi, mất đi căn bản làm người.
Vì vậy, thức ăn làm tăng lòng dục vọng ham muốn, mạng truyền thông đưa đường dẫn lối sự ham muốn, đường lối giáo dục sai lầm lạc hướng…, học sinh tự nhiên rất dễ dàng phóng túng hành động theo sự đòi hỏi của lòng ham muốn tình dục, nên tháng phá thai ra đời ! Nếu có thể cải thiện giáo dục, ăn uống, tiết chế giảm thiểu tác dụng tiêu cực của khoa học kỷ thuật, nâng cao quan niệm đạo đức v.v... thì mới mong sau này hoàn toàn mất hẳn danh từ “Tháng phá thai”!
KẾT LUẬN
Có một lần, tôi tham dự một cuộc hội nghị, chủ đề là: “Sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với xã hội.” Riêng cá nhân tôi cảm thấy: Lấy Phật pháp cải tạo lòng người, đây tức là sự ảnh hưởng lớn nhất !
Đem thân phận người xuất gia của tôi mà nói, tôi thấy không nhất định cần phải đi ra ngoài làm một số công việc, như thế mới có thể giúp ích xã hội; mà là, đem quan niệm đúng đắn đến với mọi người, ảnh hưởng đến người người để họ đều có quan niệm đúng đắn.
Giống như hiện nay chúng ta bàn thảo đến chuyên đề phá thai, đây là một sự thật nghiêm trọng đã tồn tại trong xã hội rồi, nếu như người người có quan niệm đúng đắn thì sẽ giúp cho rất nhiều sinh mạng. Cho nên, đem lại cho mọi người tri kiến (biết và thấy) đúng đắn, đây tức là một phần của sự hành trì Phật pháp vậy !
Xin Lỗi Các Con Nhé!
Bà mẹ họ Tăng
Một khi đã mang thai, thì không thể e ngại sự phiền phức, nhất định phải nhận lấy trách nhiệm để sanh sản vuông tròn, nuôi nấng dạy dỗ đứa bé trưởng thành.
Các con à ! Hôm nay mẹ đặt bút viết lá thư này, nhưng mẹ chẳng những không biết tên của các con, mà ngay đến các con là trai hay gái mẹ cũng không biết nữa! Mẹ chỉ có thể gọi các con là “bé hai, bé năm”; nói cho cùng việc này đều là lỗi tại cha mẹ….
Bốn mươi mốt năm về trước, mẹ và ba của các con chỉ mới kết hôn được ba năm, thì mẹ có thai lần thứ nhì - tức là có thai bé hai, trong lòng rất lấy làm khó chịu. Lúc đó mẹ còn chưa học hiểu Phật pháp, chẳng biết lẽ phải đạo lý, vì vô minh phiền não , mẹ đã tạo ra nghiệp tội to lớn là đã đi phá thai. Sai lầm này làm mẹ nghìn đời ân hận.
Sau khi giãi phẫu , trong cơn hôn mê, mẹ chiêm bao thấy mình đã chết nằm trên giường, lại còn gặp bà nội của các con nói: “Nếu con sớm biết trước chuyện như vậy, thì con không nên phá thai !” Cho nên lúc đó mẹ đã từ cửa tử thần (quỷ môn quan) trở về! Cảnh tượng trong giấc mơ đó đến nay vẫn còn rõ mồn một trong tâm trí mẹ như mới vừa xảy ra.
Ba năm sau, mẹ lại có thai lần thứ năm – tức là có thai bé năm, lúc đó mẹ cũng còn chưa học Phật pháp, không biết là hễ khi có thai, thì không được chê phiền, nhất định phải chịu trách nhiệm sanh con và nuôi dạy con khôn lớn; bởi vì đây là nghiệp mình tạo, tự mình phải gánh lấy.
Nhưng vào lúc đó, mẹ chẳng rõ đạo lý, đối với sự xuất hiện của con mẹ lại sanh phiền não dữ dội. Bởi vì 2 chị, 1 anh của con thảy đều còn nhỏ, hơn nữa lần này do ngừa thai thất bại nên mới lại có thai thôi. Cho nên, mẹ lại đi phá thai lần nữa, lại thêm lần nữa tạo nghiệp tội !
Sau này, mẹ rất may mắn có cơ hội gặp vị thiện tri thức – Tuyên Công Thượng Nhân (Hòa Thượng Tuyên Hóa), mẹ bắt đầu học hỏi Phật pháp, gần gũi đạo tràng chánh pháp, lúc đó mẹ mới biết cần tu hành mỗi ngày, sám hội, niệm Phật…. theo thời khóa thường nhật.
Ngoài sự hồi hướng cho các con ra, mẹ cũng vì các con mà làm mọi công đức lành. Thí dụ: lập bài vị siêu độ, vì các con thọ U Minh Giới …., hy vọng các con sớm có ngày lìa khổ được vui, sanh về Thế Giới Cực Lạc.
Hiện giờ mẹ đã ngoài sáu mươi tuổi rồi. Năm ngoái, người ta chần bịnh mẹ bị ung thư vú, mẹ biết đây là báo ứng chín mùi do gây nhân giết hại thai bào, cần phải bình thản thọ nhận. Có lẽ nhờ học Phật pháp và nhờ nương vào sự gia bị của chư Phật Bồ-Tát, tuy mẹ vướng bệnh ung thư mà không bị đau đớn, cho đến việc giải phẫu mỗ xẻ, cũng chẳng thấy đau. Hơn năm nay,mẹ có thể sinh hoạt bình thường, như mọi người không khác. Cho nên, mẹ thật sự rất cảm kích chư Phật Bồ-Tát !
Tuy nhiên, dì của các con thì đã không được may mắn như mẹ. Để mẹ kể ra câu chuyện của dì này! Người chồng của dì làm việc nước ngoài, bản thân dì là một phụ nữ có nghề nghiệp, cuộc sống bận rộn, không có thì giờ chăm sóc con cái. Khi chuyển bụng sanh đứa con thứ hai, chồng dì vắng nhà, đứa bé là bé trai.
Dì không hề hiểu Phật pháp, chẳng bàn tính với chồng, cũng không màng suy nghĩ đắn đo, chằng do dự nói với bác sĩ rằng dì không muốn đứa bé sơ sinh này; vị bác sĩ này cũng rất to gan đem hài nhi hại chết. Do vô minh, dì đã tạo trọng tội sát nhân như vậy.
Đến lúc dì 55 tuổi thì nhân quả báo ứng đến, dì bị ung thư vú. Tuy trãi qua phẫu thuật, trị liệu hóa học… đủ cách chạy chữa, hai năm sau dì vẫn không khỏi mà qua đời. Thật ra, dì của các con là người rất tốt, đại đa số người quen biết đều rất ngạc nhiên khi nghe dì bị bịnh ung thư. Ôi, nhân quả báo ứng thật không phải là chuyện đùa !
Còn có một người bà con khác, bà cũng là phụ nữ có nghề nghiệp, tánh tình nhu mì ôn thuận, nhưng chẳng hiểu Phật pháp. Bà đã từng phá thai trải qua chẳng biết mấy lần, về sau bà bị chứng ung thư, u bướu nổi cục đầy khắp thân mình, khổ sở khôn xiết, bệnh tình nghiêm trọng, các bác sĩ đành chịu bó tay, sau đó bà vẫn phải qua đời lúc chỉ mới 45 tuổi.
Nói đến tuổi của người bà con này mẹ lại ngẫm nghĩ đến các con, phải chi các con vẫn còn đây thì một đứa nay được 41 tuổi, một đứa nay được 38 tuổi. Theo như người bình thường, cũng đều đã thành gia lập nghiệp xong rồi.
Nhắc đến chuyện quan hệ vợ chồng, cần nên tôn trọng lẫn nhau, phải điều “TIẾT” sự ham muốn tình “DỤC”, thì sẽ không có con đông phiền phức. Tốt nhất gia đình nên sống theo lời Phật dạy, hiểu rõ nhân quả, có trí tuệ, có pháp nhãn lựa chọn, sẽ không tạo nghiệp tội.
Hơn nữa cần nên ăn chay, vì ăn chay giúp thân tâm trong sạch hơn, dục niệm nhẹ hơn; ngược lại, ăn mặn thì dục niệm nặng, tiết dục chẳng dễ. Khi thật sự có con, nghìn vạn lần chớ nên phá thai, không được thối thác trách nhiệm. Đừng có giống mẹ tạo nghiệp tội vậy; tuy là lúc đó mẹ thật tình không hề biết gì.
Xin lỗi các con nhé! Xin tha thứ sự vô tri của mẹ, đã cướp đoạt mất cơ hội được làm người của các con! Mẹ phát nguyện đời đời kiếp kiếp sẽ xuất gia tu đạo, không phiền não bởi gia duyên ràng buộc, thì sẽ không tạo những thứ nghiệp tội này.
Mẹ cũng sẽ đem công đức của sự tu hành hồi hướng cho các con. Lại thỉnh Đức Phật A Di Đà chiếu cố các con. Cũng hy vọng hai chữ “Phá Thai” sẽ xóa bỏ khỏi hẳn cõi thế gian này, và mọi sanh linh trùm khắp thiên hạ đều lìa khổ được vui !
Nỗi Niềm Đau Xót Suốt Một Đời - Dương Quả Đồng
Phải chi thuở trước tôi không phá thai thì hôm nay đã có thêm một sinh mạng sống trên cõi đời này, cho nên về cơ bản, tôi không có cách gì để làm một bà mẹ đáng tự hào cả bởi thâm tâm mãi nuôi một niềm đau xót đầy hổ thẹn.
Tháng 10 năm 1988, tôi đã làm một việc mà suốt đời phải ân hận. Lúc đó tôi vừa mới tốt nghiệp Trung Học, khi biết mình đã mang thai, trong lòng lo ngại chuyện nầy sẽ khiến mẹ tôi xấu hổ, thế nên tôi chẳng hề hé môi cho người thân trong nhà hay biết, liền đi tìm cô bạn thân để bàn tính. Cô bạn liền mách rằng cô ấy biết nơi có thể phá thai. Chúng tôi bèn cùng nhau đi đến một nhà thương tư. Sau vỏn vẹn 30 phút đồng hồ phẫu thuật, mọi việc đã xong xuôi (kể cả kết liễu tánh mạng một sanh linh).
Sau khi chuyện xảy ra rồi, tuy ban ngày chẳng ai để ý thấy tôi có bất kỳ thay đổi gì, nhưng đêm nào tôi cũng khóc và nói với cái mạng sống kia những lời xin lỗi, khóc đến ngủ thiếp đi. Lòng tôi một mực áy náy xót xa, tôi thật là có tội với con trẻ. Trải qua nửa năm, tâm tư tôi mới từ từ lắng dịu. Cuối cùng, tôi chia tay với người bạn trai bởi vì mỗi khi nhìn thấy người đó, tôi lại sực nhớ mình là một người mẹ tàn nhẫn, đã cướp đoạt quyền sinh tồn của một đứa bé.
Ba năm sau, tôi gần như quên bẵng chuyện xưa. Có một buổi chiều, tôi và người bạn cùng khóa tan học đang đi xe đạp về nhà, thì gặp phải tai nạn tại ngã tư đường và tôi bị trượt vấp ngã giữa đường, hậu quả không đáng lo ngại lắm. Nhưng khi vừa đứng dậy bước sang bên lề đường, tôi giật mình hoảng hốt vì ở ngay con lộ nhìn thẳng qua là ngôi y viện, nơi tôi đã đến phá thai. Lúc đó tôi kinh hãi thầm nói: “Thật quá trùng hợp!”
Lại thêm nửa năm sau, tôi quen người bạn trai mới, anh ấy dẫn dắt tôi đến với đạo Phật, khuyến khích tôi học Phật Pháp. Sau khi học Phật pháp, tôi mới biết mình đã phạm tội lớn nhất trên đời. Dẫu sao cũng không còn có cách gì cứu vãn lại được!
Duy chỉ có thể nhờ vào việc tụng Kinh hồi hướng hoặc tham gia các khóa lễ, lập bài vị cầu siêu cho đứa bé để tỏ lòng ăn năn sám hối của mình.
Hiện nay tôi đã kết hôn và có con, nhìn thấy con mình khỏe mạnh trưởng thành, trong lòng tôi thường hồi tưởng rằng nếu thuở ban đầu tôi không phá thai, thì hôm nay cũng có thể đã có thêm một sinh mạng đang sống trên cõi đời này! Vì thế tôi hoàn toàn không thể nào tự hào là một bà mẹ, tận đáy lòng tôi vĩnh viễn mang một niềm đau xót đầy hổ thẹn!
Vào hạ tuần tháng tư năm 2007, tôi nằm mơ thấy một Pháp Sư đang xuống tóc cho một cư sĩ, và Đại Lão Hòa Thượng Tuyên Hóa đi ngang qua gần đó. Tôi rất mừng khi thấy Ngài, liền vội bước theo sau cho kịp. Đến khi Ngài đi vào một ngôi Đại Điện, có hai vị Pháp Sư đang canh giữ tại cửa, trước mặt tôi có một vị cư sĩ định vào nhưng bị ngăn cản; tôi cũng không ngại, chỉ muốn vào đó để theo cho kịp Ngài, ngạc nhiên thay là họ không cản tôi lại.
Sau khi tôi đã vào trong ngôi Đại Điện, không khí bên trong thật vô cùng trang nghiêm tĩnh lặng, nhưng tôi chẳng thấy bóng dáng của Hòa Thượng đâu cả. Lúc ấy lòng tôi rất lo lắng và nôn nóng, chỉ có một niệm khởi lên trong đầu là: “Nếu như để lỡ mất cơ hội này, chắc tôi chết mất.” Kế đó, tôi cúi đầu quỳ mọp sát đất mà khóc lóc.
Khi đó, đột nhiên nghe thấy trên không có tiếng nói vọng lại: “Hãy tha thiết cầu xin sám hối!” Ngay lúc đó tôi liền giật mình tỉnh giấc chiêm bao. Sau khi tỉnh giấc, cảm giác kinh hoàng hớt hải trong mộng vẫn còn rõ như thật, cứ thế nước mắt tôi tuôn trào không thể cầm lại được, trống ngực đập dữ dội, đó là vào lúc 7 giờ sáng.
Tâm trí tôi cứ mải suy đi nghĩ lại: “Tha thiết cầu sám hối” là gì? Phải làm cách nào mới có thể “Tha thiết cầu xin sám hối” vậy? Tôi nghĩ đây là cách mà Hòa Thượng muốn cứu độ tôi, tôi cần phải trân trọng cơ may mình có được và không thể nào bỏ lỡ.
Sau đó, tôi gọi điện thoại thỉnh giáo một vị Sư Cô, nhờ chỉ dạy tôi nên làm gì để “Tha thiết cầu xin sám hối”? Sư Cô đã từ bi dạy bảo tôi lễ bái “KINH PHẬT THUYẾT PHẬT DANH (Sám Hối Hồng Danh Chư Phật". Thật kỳ diệu, khi tôi gọi điện thoại đến Vạn Phật Thánh Thành thì ở đó đang cử hành Khóa Lễ Bái Sám Vạn Phật và đang lễ tụng Kinh này.
Sau ngày tôi học Phật pháp, ngoại trừ việc sám hối nghiệp mà mình đã tạo do phá thai, tôi thường hay nghĩ tại sao tôi không biết Phật pháp sớm hơn một chút? Bởi nếu thế thì tôi đã không phạm phải tội lỗi tày trời như vậy.
Thượng Nhân đã từng bảo xứ Đài Loan mang nghiệp sát rất nặng, quá nhiều người phá thai, tôi chẳng may lại là một người trong số đó! Tôi có ý muốn đem kinh nghiệm bản thân ra để chia sẻ, cảnh tỉnh mọi người rằng ngàn vạn lần chớ nên khinh thường việc phá thai tạo nghiệp sát! Lấy điều khổ sở khi phải sanh con lúc chưa được cưới hỏi rồi đem so sánh với cái quả báo của tội sát sanh thì cái khổ đó thật ít ỏi, chẳng thấm vào đâu.
Trên đời này chẳng có việc gì là không thể giải quyết được, muôn ngàn lần chớ nên chọn cách phá thai, sinh mạng mất đi rồi thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được! Phá thai rồi dù tôi có muốn quên đi cũng không làm sao có thể quên được, và suốt cuộc đời tôi cũng không có cách gì có thể chuộc lại lỗi lầm này!
Đừng Để Lỗi Lầm Xảy Ra Lần Nữa! - Vương Sĩ Minh
Đừng nghĩ rằng phá thai là lỗi của người phụ nữ mà thôi. Người đàn ông cũng có trách nhiệm và bị trả quả báo.
Vào khoảng năm 1987, chính phủ Đài Loan bắt đầu có một lọat canh cải những luật lệ được cở mở trong sân trường. Trước đây, cách thức điều hành sinh họat sinh viên rất nghiêm túc. Thí dụ, có nhung luật không cho phép sinh viên để tóc dài, cấm nam nữ có liên hệ trong sân trường, và sinh viên không được vào vũ trường.
Sau khi những luật lệ cởi mở này có hiệu lực, thường thấy những đôi uyên ương chụm lại ở sân trường, và trong những ngày lễ của trường, sinh viên đi khiêu vũ với bạn bè suốt đêm. Ở một phòng khiêu vũ, tôi gặp môt cô là nhân vận chính trong câu chuyện này.
Sau khi hẹn hò với nhau một thời gian, cô có thai và cô quyết định phá thai ngay lập tức. Vì lý do nào đó, tôi cảm thấy phá thai không đúng, và tôi đã lên tiếng chống đối. Tuy nhiên, cô bạn tôi vẫn giữ vững lập trường, cuối cùng tôi phải nhượng bộ và cùng đi với cô đến một bệnh viện. Chỉ trong nửa giờ, một sanh mang bị hủy diệt.
Trong lúc chờ đợi phòng đợi, tôi cảm thấy như dao đâm vào tim và đau đớn vô cùng. Tôi cảm thấy hổ thẹn và tội lỗi kinh khủng về sự sanh mạng bị đánh mất này. Việc này xảy ra vào tháng tư năm 1989. Tôi không thể tin là một sinh viên mới chưa tới hai mươi tuổi, tôi đã mang một việc thiếu suy nghĩ là mang một sự sống vào đời rồi ngu si dẹp bỏ quyền sống này!
Vào đêm thứ sáu sau ngày phá thai, tôi mơ thấy một bé trai. Nó nhìn tôi hau háu, trong tay cầm một con dao. Thình lình, nó thọc dao vào cổ tôi, để lại một vết cắt rất sâu. Trong giấc mơ, tôi lấy tay che cổ, và tôi thức dậy trong cái đau. Trong thâm tâm, tôi hiểu đó là đứa bé bị phá thai đã đến để trả thù! Từ đêm hôm đó trở đi, tôi thường thức dậy vào khoảng bốn giờ sáng vì đau bụng và sức khỏe của tôi bắt đầu giảm sút.
Tôi càng ngày càng nóng nảy đến độ nhiều lần tôi muốn đánh bạn gái tôi. Vào lúc đó, tôi không hiểu tại sao thân tâm tôi lại thay đổi như thế. Cho đến khi tôi quy y với Hòa Thượng Tuyên Hóa tôi mới ý thức việc phá thai là kinh khủng như thế nào. Tôi cố gắng hết sức để sám hối, cải thiện, lạy Phật, tụng Kinh, Chú và tụ tập nhiều loại công đức. Tôi chỉ mong là “đứa bé" sẽ tha thứ cho tôi.
Sự trả quả báo của tôi đã đến mười năm trước đây - tôi bi chẩn đoán có bệnh ung thư. Các bác sĩ tìm thấy một mầm ung thư ác tính dài bốn phân tây ở cổ tôi, chỗ mà đứa bé gây thương tích cho tôi trong giấc mơ. Mặc dù sau khi giải phẫu tôi có vẻ được chữa lành, tôi tiếp tục tu hành cần mẫn và hồi hướng công đức cho đứa bé, hy vọng tôi có thể chuộc lỗi lầm to lớn của tôi.
Vào lúc phá thai, chúng tôi đều còn trẻ và khờ khạo. Có lẽ chúng tôi sẽ không làm những lầm lỡ như thế nếu xã hội và nhà trường có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, nếu việc ngăn cấm về nhảy đầm không bị bãi bỏ, nếu chúng tôi đã được giáo dục nhiều hơn về đạo đức, hoặc bạn gái của tôi và tôi đã hành xử trong lễ giáo.
Thực ra, trong đời sống đôi bạn, không quan trọng là người nam hay người nữ biết hành xử theo lễ giáo. Chỉ khi nào một trong hai người quyết giữ gìn sự trong trắng của mình thì lầm lỗi sẽ không xảy ra.
Chia sẻ kinh nghiệm của tôi, tôi mong nhắc nhở tất cả mọi người nương theo những tiêu chuẩn đạo đức khi quan hệ trước hôn nhân, và đừng phạm vào những nghiệp chướng về tà dâm và sát sinh. Quan trọng hơn nữa, tôi mong được khuyến khích các người trẻ nên học để biết kiểm soát dục tình của mình, tập trung tư tưởng vào việc học hành, và tâm niệm về những lời cảnh cáo của các thầy cô và những người lớn tuổi.
Có lúc chúng ta nghĩ những lời cảnh giác này là câu chuyện nhàm tầm thường và không màng để ý, cảm thấy rằng chúng ta có thể lèo lái mọi chuyện được bình thường. Nhưng, khi làm một lầm lỗi lớn, rất khó mà sửa lại được. Đừng trở thành một người như tôi, luôn mang mặc cảm và xấu hổ suốt cả cuộc đời không thể xóa nhòa được.
Cuộc hành trình trong đời sống chúng ta hãy còn dài. Cho nên chúng ta phải bình tĩnh khi có những mong muốn đột nhiên nầy sinh. Đừng nghĩ phá thai là lầm lỗi của chỉ người đàn bà. Người đàn ông cũng có trách nhiệm và sẻ kinh nghiệm quả báo không khác. Tôi chân thành mong rằng tất cả chúng ta sẽ cùng nhau làm việc để cung cấp giáo dục và giúp đỡ các bạn trẻ nhiều hơn . Tôi cũng mong rằng những bạn trẻ mau tỉnh ngộ ra khỏi những giấc mơ mê lầm., và đứng để những lầm lỗi này xảy ra nữa!
Đó là một sanh mạng! - Cathie Chen
Đó là một sanh mang. Một sanh mạng không thể bị xem thường hay đối xử theo ý mình muốn, một mạng sống không thể mang đến thế gian hay đem hủy diệt tùy theo ý thích của chúng ta.
Nhiều năm trước đây, một người bạn học trên lớp của tôi mê mẩn đi xem thầy bói. Cô ta đi tìm người thầy bói nói "thật đúng", và thích nghe những tiên đoán về đời mình mà không chán; dù xa đến đâu và phải xếp hàng chờ đợi lâu. Lúc ấy, tôi không thỏa mãn với cuộc đời tôi, với công việc và ngay cả với chính bản thân tôi.
Vì thế tôi mong có người "bề trên" chỉ đạo cho tôi - làm sao tôi có thể phát triển và dùng khả năng của tôi đúng chỗ. Bạn tôi thật hết lòng mong ước lấy được chồng giàu sang, nên khi vừa nghe có thầy nào đoán đúng , cô ta xin nghỉ việc và bảo tôi đi với cô.
Lần cuối cùng tôi đi xem bói với bạn tôi, bà thầy bói này trông thật lạ. Chỉ cần đưa tên và năm sinh tính theo mười hai còn giáp, bà ta có thể nói quá khứ rất chi tiết. Tôi nghe đồn là một người bạn cùng trường của tôi đã đến xem.
Dù người bạn ấy không tin, nhưng khi bà ta diễn tả khung cảnh chung quanh nhà cửa của bạn tôi đúng đến nỗi bạn tôi phải sợ hãi gật đầu lia lịa về những gì bà thầy bói nói. Tôi nghĩ câu chuyện đồn đãi này thật thú vị. Vì thế khi bạn đề cập ý muốn đến thăm bà thầy bói này, tôi vui vẻ cùng đi.
Thực sự, tôi vẫn không biết tại sao không một người thầy bói nào tôi đã xem trả lời được những câu hỏI của tôi. Dù tôi hỏi cái gì, họ đều trả lời "Cô không có vấn đề gì cả." và không để ý đến tôi.
Thành thật mà nói những chuyến đi như vậy chỉ là tốn tiền và thời gian. Ngược lại, mỗi khi cùng nhau đi xem bói, bạn tôi hỏi nhiều đến nỗi tôi buồn ngủ. Tuy nhiên, khi đến lượt tôi, người thầy bói chỉ nói vỏn vẹn vài ba câu.
Trong chuyến đến xem người thầy bói cuối cùng này, cũng giống như những lần trước, tôi bị cự tuyệt "Tốt lắm, cô không có vấn đề gì cả.". Sau đó bạn tôi hỏi đủ mọi câu hỏi về người bạn trai của cô ấy như bạn trai của cô ấy có tốt không, có chung thủy, có kiếm được nhiều tiền, có cho cô ấy tiêu tiền, bao giờ thì lấy nhau ... - tôi cảm thấy buồn ngủ vì chỉ toàn nghe những câu hỏi.
Bỗng dưng, người thầy bói bảo bạn tôi ngừng vì bà ta có điều muốn hỏi bạn tôi . Bà ta nói "Ba người kia đi theo cô là ai vậy ?". Trời ơi, đó là loại câu hỏi gì vậy ? Ngay lập tức, sự buồn ngủ của tôi tan biến. Tôi đụng nhẹ vào chân bạn tôi ở dưới bàn, nhưng cô ra dấu bảo tôi yên lặng.
Bầu không khí trong phòng trở nên khó thở. Bà thầy bói đứng dậy để tìm một mảnh giấy màu vàng và viết cái gì trên đó mà tôi không đọc được. Bạn tôi bắt đầu khóc và hỏi là mấy người đó là con trai hay con gái, họ muốn gì và họ có làm hại cô không?
Tôi chợt hiểu -- cái chữ "họ" chỉ những vong linh thai nhi! Nghĩa là bạn tôi đã phá thai … ba lần!!! Tôi hoàn toàn quên mất ngưới thầy bói nói gì sau đó. Chỉ nhớ bạn tôi khóc ròng, và người thầy bói bảo chúng tôi đốt giấy tiền (để cúng những vòng linh thai nhi) và lạy Bồ Tát Quán Thế Âm.
Sau cái kinh nghiệm này, tôi không bao giờ đi theo bạn tôi xem bói nữa; nhưng thỉnh thoảng bạn tôi vẫn đến bà thầy xem bói. Tôi biết rằng bạn tôi đã nhiều lần làm nhiều cách để siêu độ những vong linh thai nhi, và cô ta cũng muốn tôi giúp bằng cách tìm hiểu làm thế nào để “cúng” những vong linh thai nhi.
Một lần cô ta nói với tôi, "Khi tôi sống ngoại trú, tôi sợ lắm. Thỉnh thỏang tôi thấy "cái gì" giống như một đứa bé ở dưới bàn và đang chơi trốn bắt với tôi.". Tôi nhớ là có nói với cô là có lẽ căn phòng của cô có gì đó không bình thường, và tôi bảo cô niệm danh hiệu Phật. Bây giờ mới biết là, cô ấy có những bí mật mà tôi không biết.
Vài ngày trước đây, một Pháp Sư hỏi tôi có thể vẽ vài hình minh họa cho quyển sách viết về phá thai mà Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới (DRBA) dự định xuất bản. Khi tôi đọc bản thảo Pháp Sư gửi, tôi cảm thấy căng thẳng và máu dồn lên đầu.
Tôi không thể nào xóa được cái cảm giác này trong một lúc lâu. Tôi phải thú thật. Tôi bị phản ứng như thế này là vì tôi từng khuyên vài người bạn của tôi khi họ đang có thai, "Nếu không còn cách gì khác hơn, bạn nên phá thai." và "Bạn không cố ý làm điều này, như vậy mọi chuyện sẽ tốt đẹp.".
Sau khi đọc những bài thuyết giảng của Hòa Thượng và của những Pháp Sư khác nói về phá thai, tôi thực sự sợ. Bấy giờ tôi ý thức rằng bào thai là một sanh mang, bào thai thật sự là một sanh mạng! Một sanh mạng được mang vào đời do một khoái cảm giây lát; và rồi chính sanh mạng này bị dập tắt vì là có thai ngoài ý muốn, hoặc vì có con sẽ gây khó khăn, hay nhiều lý do khác nữa…
Tôi muốn khóc, vì tôi đã nói những điều sai trái với những người bạn của tôi! Làm sao tôi lại khuyên bạn tôi khi tôi không biết phân biệt giữa cái phải và cái sai, và bảo họ đừng lo lẳng để họ cứ tiếp tục tạo những ác nghiệp như vậy?
Sau khi đọc bản thảo của quyển sách này, tôi đã cố gắng rất nhiều để trở lại trạng thái tâm hồn bình thuờng. Tôi mong tôi có thể vẽ nhanh vì Pháp Sư đang chờ đợi. Tôi run rẩy khi tôi vẽ vì những gì tôi đã làm làm tôi sợ.
Nếu tôi biết về Phật Pháp trước đây, nếu tôi thành thật và siêng năng nghiên cứu về Phật Pháp với Hòa Thượng, có lẽ tôi đã không trở thành kẻ đồng lõa trong việc phá thai. Thêm vào đó, người bạn lớp trên tôi và các bạn khác sẽ ý thức và nhận ra lỗi lầm của họ sớm hơn, và sẽ thành tâm sám hối sửa đổi. Mặc dù không có người bạn nào của tôi nói về điều này sau khi phá thai, nhưng tôi biết họ rất hối hận về hành động phá thai của họ.
Những gì họ đã làm luôn ám ảnh họ vi họ luôn tìm kiếm "người bề trên" có thể giúp họ siêu độ những vong linh của các thai nhi bị phá thai. Cái cảm giác hối hận không thể quên được theo đuổi họ suốt đời.
Người bạn trên lớp tôi lấy chồng năm ngoái, và cô có con. Tôi không có dịp gặp mẹ con cô vì bận rộn công việc. Qua điện đàm, cô nói là con trai cô thật khó nuôi vì đứa bé cứ khóc suốt đêm và phải ôm để dỗ cho ngủ và không ngủ thẳng giấc. Bạn tôi không có cách gì ngoài nghỉ việc để ở nhà trông con.
Vì hầu như không có thì giờ để nghỉ ban ngày và không ngủ được ban đêm, bạn tôi sau cùng kiệt lực gần xỉu. Tôi không biết con của bạn tôi khó nuôi, khóc suốt đêm, phải chăng có dính dáng gì đến quá khứ phá thai của cô ấy. Tuy nhiên, tôi hy vọng tôi sẽ đích thân đưa cho cô quyển sách này để cô ta và tôi cùng sám hối và duyệt xét lại thái độ của chúng tôi trong cuộc đời.
Mặc dầu bào thai có thể chỉ là một miếng thịt trong lòng mẹ, nó là một sanh mang. Một sanh mạng không thể bị xem thường hay đối xử theo ý mình muốn, một mạng sống không thể mang đến thế gian hay đem hủy diệt tùy theo ý thích của chúng ta.
Phải Có Trách Nhiệm Với Cuộc Đời Mình! - Vu An
Tôi không nói rằng là tôi can đảm. Tôi nghĩ đó là một sự chọn lựa rất thực tiễn (nghĩa là có con thay vì phá thai), và tôi cảm thấy một cảm giác an bình khi tôi làm quyết định này.
Mười năm trước đây,tôi đã làm một điều sai lầm. Do mê lầm, tôi đã mang thai trong lúc chưa kết hôn. Tôi biết rằng nếu tôi sanh ra đứa bé này, tôi sẽ là một người mẹ nuôi con một mình.
Trong vòng sinh tử xoay vần không ngừng nghỉ, rất khó được làm thân người. Vì vậy, tôi nghĩ nếu tôi hủy diệt một sanh mạng, tôi sẽ làm một người nào đó mất cơ hội được sanh làm người. Điều này quả là một hành động dã man. Cho nên, tôi nhất định giữ đứa bé, dù biết tôi sẽ có thể phải trải qua muôn vàn khó khăn, nhọc nhằn. Tôi sẽ không phá thai trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bởi vì tôi phải có trách nhiệm với cuộc đời của tôi!
Độc thân mà lại có thai, tôi đã làm cho gia đình tôi đảo lộn. Gia đình tôi chia thành hai phe với hai ý kiến. Một phe thì lo ngại cho tương lai của tôi, nghĩ rằng tôi sanh xong nên đem con cho người khác nuôi; trong khi phe khác trong gia đình thì nghĩ rằng đứa bé là một phần tử của gia đình, và như vậy, nên giữ và nuôi đứa bé nên người.
Tôi sinh ra một bé gái, và chỉ có một mẹ và một con. Tôi cảm thấy có một ràng buộc đặc biệc giữa hai chúng tôi. Do đó tôi tự nuôi và giáo huấn con tôi. Tôi giúp con tôi học Phật pháp và hướng dẫn con phát triển cái nhiìn đúng đắn về cuộc đời, ngõ hầu con có thể uốn nắn cuộc đời của mình và ngay cả có thể thành tựu nhận thức về "Pháp Thân và Đời Sống Trí Huệ" (Pháp Thân Huệ Mạng).
Tôi cũng bắt đầu tự làm lại cuộc đời mới bằng cách hằng ngày quán chiếu năm giới - không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không dùng chất say. Bằng cách để các giới luật này hướng dẫn suốt đời, tôi sẽ không còn lầm lỡ và đi sai đường nữa.
Con tôi bây giờ đã mười tuổi. Là người mẹ môt mình nuôi con, tôi cũng phải đảm trách vài trò của người cha. Mặc dù con đường tôi đi có nhiều trở ngại, nhưng tôi đã làm cái gì tôi phải làm. Dù khả năng tôi thế nào đi nữa,tôi đã làm những gì tôi có thể làm. Ngay cả những việc khó đảm đương, tôi cũng vẫn làm. Nói tóm lai là tôi cố hết sức mình. Ngày nay, nhìn thấy con khôn lớn khỏe mạnh và hạnh phúc; những cố gắng của tôi không hoài công, dù trãi qua bao gian nan khó khăn!
Đúng ra, tôi rất may mắn (có lẽ do sự trợ giúp của chư Phật và chư Bồ Tát) tôi có thiện duyên được gặp những người tốt, họ khuyến khích tôi nhìn vào tương lai. Để vững tin về tương lai, tôi gìn giữ lời Phật dạy, chắc chắn tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, và như thế tôi vẫn tự tin vào tương lai..
Hơn mười năm đã trôi qua. Tôi không phạm thêm một lầm lỗi nữa (nghĩa là phá thai) để che đậy cái lỗi trước đó (có thai mà không kết hôn). Trái lại, tôi đã đối diện với lỗi lầm của mình, và nhận lãnh trách nhiệm vì hành động do mình làm. Tôi không thể nói là tôi can đảm; mà tôi nghĩ rằng đó là một sự lựa chọn thực tiễn, và tôi có cảm giác an bình khi tôi chọn lựa như vậy.
Ngoài ra, vì là người mẹ độc thân, cha mẹ tôi đã từng lo lắng rằng có lẽ tôi sẽ không có tương lai tốt đẹp. Cho nên cha mẹ tôi đã muốn tôi đem con cho những gia đình khác nuôi. Tuy nhiên, tôi có kinh nghiệm là bằng cách can đảm đối phó với lầm lỗi của mình và bình tĩnh nhận lãnh trách nhiệm thì đó là sự trưởng thành, có tương lai. Vì làm như vậy, bạn sẽ có tính tự quyết không lay chuyển mà nó sẽ giúp bạn cả đời.
Sau cùng tôi muốn tặng cho những người độc thân một lời khuyên - xin giữ gìn sự trinh bạch và tự trọng, đừng làm cùng lỗi lầm tôi đã làm mười năm về trước. Dính mắc vào tình dục trước hôn nhân là điều không đúng trong mọi hòan cảnh, vì những hành động như vậy là nguyên nhân đau khổ trong tương lai. Vì thế, đừng để mê lầm; hãy tiết chế dục vọng, hành động trong lễ giáo và tự trọng, và luôn tuân theo quy tắc. Chỉ có cách ấy bạn mới có một đời sống đẹp thánh thiện!
Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng - Tạ Quả Hương
Tình mẹ con chẳng phải đợi đến khi con trẻ ra đời mới kết nối; tình thiêng liêng đó đã chớm nở từ thuở đứa trẻ được tượng thai trong lòng mẹ; bà mẹ có tâm trạng lo nghĩ điều gì, con trẻ đều hoàn toàn nhận biết.
Tôi là cô giáo của lớp Nhi Đồng Phật học. Tôi nhớ có lần cùng một vài vị phụ huynh bàn luận về đề tài “Không sát sanh”. Khi tôi bảo với họ rằng “Phá Thai” là việc làm sát sanh, bởi vì việc này giống như chúng ta đem đi giết hại một mạng người đang sống khỏe mạnh; nhưng một số các bà mẹ trẻ tuổi thì không cho là đúng lẽ lắm.
Lúc bấy giờ có một vị phu huynh mới đem câu chuyện đứa con gái 3 tuổi của bà ấy ra kể lại cho chúng tôi nghe. Bà Diệp nói bà vốn là dự tính chỉ sanh hai đứa con mà thôi, cho nên sanh xong đứa thứ nhì thì ngừa thai. Nhưng ngạc nhiên thay, mấy năm sau đó bà lại bất ngờ thọ thai. Lúc đó bà cảm thấy có ba đứa con thì đông quá và thêm cực nhọc, nên sau khi được chồng đồng ý, bà quyết định sẽ đem cái thai được mấy tuần tuổi đó đi nạo bỏ.
Ngay đêm hôm đó bà nằm mộng thấy một đứa bé gái rất dễ thương đến nói với bà: “Mẹ ơi ! Xin mẹ đừng có đem con ra bỏ, con sẽ rất ngoan!.” Liên tục trong 3 đêm, tối nào bé gái cũng đều đến nói với bà cùng một lời như vậy. Bà nhận thức biết đây chính là đứa con gái của mình đến để van nài đừng đem nó giết chết. Bà Diệp không đành nhẫn tâm phá bỏ bào thai nên để cho thai tự nhiên phát triển và sau 10 tháng thì sanh ra cô bé.
Khi tôi gặp cô bé này, cô bé đã được 3 tuổi, rất ngoan hiền và dễ thương lắm, rất thích giúp mẹ lau chùi phòng vệ sinh. Câu chuyện của bà Diệp đã khẳng định rằng việc phá thai là một hình thức sát sanh. Thật ra phá thai là giết một người chẳng phải xa lạ, mà chính là đứa con ruột thịt của mình!
Tục ngữ có câu “Mẫu tử liền tâm”, chẳng phải là sanh ra đời mới có sự nối liền giữa lòng con và mẹ, một khi thọ thai thì mẹ con đã kết nối với nhau rồi, bà mẹ lo nghĩ điều gì trong lòng, con trẻ hoàn toàn nhận biết. Cho nên mới gọi là “Thai Giáo”.
Chúng ta có thể hình dung được ấu nhi thật đáng thương vô cùng khi hay biết được người mẹ đang mang thai nó muốn đem nó ra vứt bỏ, trong lòng nó sẽ khủng hoảng và vô phương cầu cứu. Đến cuối cùng khi bị giết rồi, thì chuyển sang thành lòng phẫn uất và oán hận. Ôi! Nỡ nào nhẫn tâm như vậy ! Lòng dạ sao đành ! Xin hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động !
Nhận Thức Của Một Bác Sĩ Tâm Lý
Bác Sĩ Tâm Lý - Trang Nhã Trinh (Ya-Jen Chuang)
Sau khi nghe những câu chuyện của một bệnh nhân bị Rối Loạn Lưỡng Cực, tôi nhận thức ra tại sao Hòa Thượng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trì giới ....
Tôi làm quen với những bài thuyết giảng của Hòa Thượng vào khoảng bốn năm về trước, vào khoãng thời gian này tại Đài Loan đang có dịch bệnh SARS. Thật ra, bệnh SARS giống như các loại bệnh về hô hấp rất nguy hiểm và dễ lây mà Hòa Thượng đã đề cập trong những bài thuyết pháp.
Là người làm việc trong ngành sức khỏe, tôi có nỗi lo sợ mỗi khi ra khỏi bệnh viện nơi tôi đang làm việc. Bởi vì tôi có thể bị cách ly nếu tôi bị cơn sốt dù là loại nhẹ nhất, do đó tôi rất ít đi đến bất cứ nơi nào.
Vào lúc đó dì tôi gửi cho tôi những sách báo có những bài thuyết giảng của Hòa Thượng và tôi bắt đầu nghiên cứu những bài giảng này. Hòa Thượng nói rằng những người trì tụng Chú Đại Bi và Chú Lăng Nghiêm sẽ không bi bệnh dịch lây nhiễm, từ đó tôi học Chú Lăng Nghiêm.
Khi tôi đọc những bài thuyết giảng của Hòa Thượng, tôi kinh ngạc về cách Ngài nói lên chân lý và xiển dương đạo đức, Ngài không theo những lề thói truyền thống để vừa lòng người. Tôi sống trong xã hội Đài Loan nơi chân lý trở nên hiếm hoi trong khi đó dối trá thì mỗi ngày mỗi gia tăng.
Lòng kính trọng của tôi đối với Hòa Thượng khởi lên một cách tự nhiên. Lời giảng dạy của Ngài hướng dẫn tôi qua những khó khăn và những tình huống dễ lầm lẫn trong nghề nghiệp của tôi, đã chuyển hóa tôi từ một người chưa bao giờ đụng đến Kinh điển thành con người mong muốn khám phá kho tàng Kinh điển quý báu, và giúp tôi hiểu những bệnh tâm thần từ quan điểm Phật Giáo. Ngài cũng chỉ ra cho tôi sự sai lầm của việc xem nhẹ giới luật và thay vào đó đã cho tôi hứng khởi để học hỏi và trì giới.
Sau khi tốt nghiệp, tôi đi vào ngành chuyên môn của mình với những mong đợi đầy lý tưởng. Tôi được làm việc bên cạnh những bác sĩ phân tâm thâm niên và đầy kinh nghiệm ở bệnh viện mà tôi hằng kính trọng. Thế nhưng, một hôm tôi nhận ra những đồng nghiệp của tôi đã dùng sự hồn nhiên và kính trọng tha nhân của tôi như là một yếu điểm để lợi dụng.
Tôi đã trãi qua trạng thái tâm lý bất ổn cao độ. Tôi bắt đầu tự hỏi có phải muốn thành công trong ngành của tôi, ngoài việc phát triển chuyên môn, tôi cần phải học cách lợi dụng yếu điểm của người khác để có lợi cho mình. Tuy nhiên, tôi biết tôi không thể làm được điều đó. May mắn thay, Hòa Thượng nhấn mạnh sự quan trọng của việc tuân theo các quy tắc về đạo đức và luân lý.
Ngài cũng chỉ ra rằng chúng sinh sống trong thời mạt Pháp rất thường hay tranh chấp; do đó những hành vi nhằm làm lợi mình trên sự thiệt hại của người khác rất phổ biến. Những giảng dạy của Ngài đã tái xác nhận niềm tin ban đầu của tôi và cho phép tôi phân biệt rõ ràng giữa cái đúng và cái sai trong chỗ làm việc, cho nên tôi không còn bị phiền toái bởi những tranh giành hay thị phi.
Lớn lên ở Đài Loan, là sinh viên tôi phải học những sách cổ Trung Hoa (viết bằng chữ Hoa cổ điển). Tuy nhiên, tôi không hiểu nhiều lắm. Tôi đã phải đoán mò trong những kỳ thi cho những lớp này. Trước khi gặp lời dạy của Hòa Thượng, tôi đã học giáo lý Phật pháp, đã tham dự nhiều Pháp Hội thiền và niệm Phật; nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc học Kinh.
Vì Kinh viết bằng chữ Hoa cổ điển, tôi tưởng rằng tôi sẽ không thể nào hiểu được trong kiếp này. May mắn thay, Hòa Thượng đã dùng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu khi giảng Kinh, vì thế tôi thể nghiệm được rằng sự súc tích của Kinh đã vượt xa kiến thức thế gian của chúng ta.
Tôi cũng nhận thức được rằng Kinh đang nói về cách chúng ta suy nghĩ và hành động ngay trong đời sống hàng ngày, và sự nhận thức này khơi dậy lòng thich thú của tôi muốn nghiên cứu Kinh điển và mong muốn khám phá cái kho tàng Kinh điển này.
Là một bác sĩ phân tâm lâm sàng (làm việc trực tiếp với bệnh nhân), tôi đã gặp vài trường hợp bệnh tâm thần không thể chữa tri được; ngay cả sau khi dùng tất cả các phương pháp tâm lý trị liệu và những thuốc mới nhất.
Khi gặp những bệnh nhân như thế, tôi không thể giúp gì cho họ, do đó tôi cảm thấy phẫn nộ và bất lực. Hòa Thuợng có nói rằng những người bi rối lọan tâm thần thường là do phạm những nghiệp chướng trầm trọng, do đó những chúng sinh mà họ đã gây hại hay thiếu nợ cứ theo đuổi họ để tìm cách trả thù hay đòi nợ. Hơn nữa, con người cần có công đức và căn lành mới gặp được thiện Pháp.
Dựa trên đạo lý này, khi thảo luận với các bệnh nhân của tôi về những sinh hoat hằng ngày của họ, tôi chú trọng khuyến khích họ làm những việc thiện nhiều hơn, như làm các việc thiện nguyện, điều đó sẽ giúp họ tạo công đức. Tôi cũng can ngăn họ để đừng phí phạm thì giờ đi tìm những khoái lạc.
Hòa Thượng cũng đề cập rằng “đồng tính luyến ái” là sai trái. Tuy nhiên trong khoa phân tâm học, vấn đề đồng tính luyến ái không còn được xem là một lệch lạc tâm thần nữa. Tôi cũng có một số bạn bè và bệnh nhân là “đồng tính luyến ái”.
Tôi nhớ trong một bài thuyết giảng của Thầy Hằng Thật có nói rằng khi Hòa Thượng gặp những người đồng tính luyến ái, Ngài sáng suốt và từ bi giúp họ về phương diện giảm thiểu dục tính. Tôi theo lời dạy này như là hướng dẫn trong việc điều trị bệnh nhân hay giao tiếp với những bạn bè đồng tính luyến ái.
Trên thực tế, không phải tất cả kiến thức đều đúng. Vì thế, tôi rất may mắn được học Phật pháp và những giáo pháp của Hòa Thượng, và sử dụng các giáo pháp này để tham cứu và suy tư về những kiến thức thế gian mà tôi dùng hằng ngày.
Trước kia tôi không hiểu các lý do của việc giữ giới, do đó tôi đã hoài nghi về việc giữ giới. Tôi tự hỏi, nếu tôi giữ giới chỉ vì những người khác đều làm như thế, thi làm sao việc giữ giới gíúp tôi trong việc tu hành. Tuy nhiên, sau khi biết được Hòa Thượng nhấn mạnh về việc giữ giới và lắng nghe những câu chuyện của bệnh nhân, tôi đã hiểu đuợc sự quan trọng của việc giữ giới.
Tôi xin chia sẻ với quý vị về những câu chuyện của một số bệnh nhân của tôi. Tôi có một bệnh nhân chừng bốn mươi tuổi bị Rối Loạn Lưỡng Cực Loại I. Ông kể cho tôi nghe là khi còn trẻ, ông nghi ngờ người bạn gái của ông không chung thủy, và không cần bằng chứng, ông đã giết người bạn gái.
Ông bị án tù, sau khi mãn hạn tù ông bắt đầu một cuộc đời mới. Ông làm việc rất siêng năng, lập gia đình và nuôi nấng hai đứa con mà ông rất thương yêu. Nhưng đến khi ông có thể hưởng thành quả do công sức siêng năng của mình thì ông ngã bệnh. Ông được chẩn đoán là bị Rối Loạn Lưỡng Cực Loại I.
Sự rối loạn tâm thần này là một loại bệnh tâm thần trầm trọng, cơ hội bình phục rất mong manh. Vợ ông nộp đơn ly dị và mang mấy đứa con đi mất. Kết quả là người bệnh nhân này đau khổ cùng cực.
Một thí dụ khác là về một số nữ bệnh nhân bị Rối Loạn Lưỡng Cực Loại II. Khi tôi hỏi họ đã từng phá thai trong quá khứ hay không thì mới biết rằng bảy người trong số mười người này đã từng phá thai.
Loại bệnh Rối Loạn Lưỡng Cực này có hai giai đọan: Giai đoạn Thích Đến Khùng Điên va Giai đoạn Buồn Đến Vô Vọng. Khi đang ở trong Giai đoạn Thích Đến Khùng Điên thi bệnh nhân cảm thấy hưng phấn, luôn tìm cách thỏa mãn những ao ước khác nhau và không cần biết những hậu quả nguy hại có thể xảy đến do hành động của mình.
Ví dụ, họ có thể mua sắm không kềm chế được và cuối cùng bị ngâp nợ, hoặc họ qua đêm với người lạ mặt. Khi trong Giai đoạn Buồn Đến Vô Vọng, bệnh nhân cảm thấy buồn chán, vô vọng. Vô vọng đến độ họ thấy đời sống không giá trị hay không còn ý nghĩa. Những cảm giác này có thể đưa họ đến tự vận.
Một câu chuyện để lại một ấn tượng sâu đậm trong tôi là về một người đàn bà trẻ đẹp có người chồng luôn yêu thương bà và hai đứa con ngoan. Sau nhiều năm làm việc chuyên cần, sau cùng người bệnh nhân và chồng có được cuộc sống tốt đẹp, có nhà, xe hơi và con cái.
Chẳng may, người vợ mắc chứng Rối Loạn Lưỡng Cực Loại II. Bà phải nhập viện mấy lần, nhưng những trị liệu đều không hiệu quả lắm. Mặc dù bà biết làm sao để sống một đời sống bình thường nhưng lại không làm được bởi vì mắc bệnh này. Khi tôi hỏi đến câu hỏi là bà đã từng phá thai hay không thì bà bảo tôi rằng trước khi kết hôn, bà đã một lần có thai, vì họ chưa kết hôn và sợ việc có thai ngoài hôn nhân sẽ làm cha mẹ bị mang tai tiếng nên họ đã chọn phá thai thay vì giữ lại thai.
Một thí dụ khác về một bệnh nhân chừng ba mươi tuổi bị bệnh Rối Loạn Trầm Cảm Nặng cứ tái đi tái lại. Cô bệnh nhân có một gia đình đàng hoàng. Chồng cô là kỹ sư vi tính biết chăm sóc vợ và hai con. Con gái của cô mới chỉ học tiểu học, nhưng cô bé rất hiểu biết.
Mỗi khi cô phải nhập viện, cô bé đều gửi thơ qua ba cô bé nhờ nhắn với mẹ là cô yêu và nhớ mẹ lắm. Sau khi cô về nhà, con của cô ở bên cạnh cô để bầu bạn, khuyến khích và làm cô hài lòng với cung cách xử sự rất ngoan của con. Tuy nhiên, khi cô có triệu chứng lên cơn bệnh trầm cảm, cô luôn tự hành xác.
Mỗi khi cảm thấy thật buồn bực hay đau khổ, cô tự tông mình vào tường hay tự cắt mình; và tự giải tỏa nỗi đau trong tâm thần bằng cái đau thể xác. Trong những thời kỳ trạng thái bất thường gia tăng, cô làm như vậy mỗi ngày. Khi được hỏi, cô cho biết cô đã từng phá thai. Mặc dù tôi không biết có phải bệnh tình của cô phát sinh từ việc phá thai hay không, nhưng tình trạng của cô ấy thật đáng buồn.
Sau khi nghe những câu chuyện này, tôi nhận thức được tại sao Hòa Thượng nhấn mạnh tầm quan trong của việc giữ giới. Nếu con người có thể giữ giới, thì những việc giết hại đó sẽ không xảy ra, và họ sẽ không phải chịu đựng sự đau khổ của quả báo. Do đó, tôi quyết tâm học và giữ giới.
Năm nay tôi có đủ may mắn được thọ Bồ Tát Giới ở chùa Vạn Phật Thánh Thành.
Mặc dù tôi chưa bao giờ được diện kiến Hòa Thượng, nhưng giáo lý của Ngài không ngừng hướng dẫn tôi vào con đường đúng đắn trong cuộc đời. Tôi tin vào tất cả các chỉ dẫn của Hòa Thượng, và từng bước cố gằng đem thực hành những điều Ngài giảng day.
Kệ Hồi Hướng
Nguyện đem công đức xuất bản sách này,
Hồi hướng các hương linh thai nhi do phá thai
Đều lìa khổ được vui, vãng sanh Cực Lạc
Nguyện mọi người hiểu rõ lý nhân quả,
Không sát sanh, không làm hạnh tà dâm.
Cầu mong thế giới an lạc hòa bình,
Mọi chúng sanh sống an lành hạnh phúc .
Bà mẹ họ Tăng
Một khi đã mang thai, thì không thể e ngại sự phiền phức, nhất định phải nhận lấy trách nhiệm để sanh sản vuông tròn, nuôi nấng dạy dỗ đứa bé trưởng thành.
Các con à ! Hôm nay mẹ đặt bút viết lá thư này, nhưng mẹ chẳng những không biết tên của các con, mà ngay đến các con là trai hay gái mẹ cũng không biết nữa! Mẹ chỉ có thể gọi các con là “bé hai, bé năm”; nói cho cùng việc này đều là lỗi tại cha mẹ….
Bốn mươi mốt năm về trước, mẹ và ba của các con chỉ mới kết hôn được ba năm, thì mẹ có thai lần thứ nhì - tức là có thai bé hai, trong lòng rất lấy làm khó chịu. Lúc đó mẹ còn chưa học hiểu Phật pháp, chẳng biết lẽ phải đạo lý, vì vô minh phiền não , mẹ đã tạo ra nghiệp tội to lớn là đã đi phá thai. Sai lầm này làm mẹ nghìn đời ân hận.
Sau khi giãi phẫu , trong cơn hôn mê, mẹ chiêm bao thấy mình đã chết nằm trên giường, lại còn gặp bà nội của các con nói: “Nếu con sớm biết trước chuyện như vậy, thì con không nên phá thai !” Cho nên lúc đó mẹ đã từ cửa tử thần (quỷ môn quan) trở về! Cảnh tượng trong giấc mơ đó đến nay vẫn còn rõ mồn một trong tâm trí mẹ như mới vừa xảy ra.
Ba năm sau, mẹ lại có thai lần thứ năm – tức là có thai bé năm, lúc đó mẹ cũng còn chưa học Phật pháp, không biết là hễ khi có thai, thì không được chê phiền, nhất định phải chịu trách nhiệm sanh con và nuôi dạy con khôn lớn; bởi vì đây là nghiệp mình tạo, tự mình phải gánh lấy.
Nhưng vào lúc đó, mẹ chẳng rõ đạo lý, đối với sự xuất hiện của con mẹ lại sanh phiền não dữ dội. Bởi vì 2 chị, 1 anh của con thảy đều còn nhỏ, hơn nữa lần này do ngừa thai thất bại nên mới lại có thai thôi. Cho nên, mẹ lại đi phá thai lần nữa, lại thêm lần nữa tạo nghiệp tội !
Sau này, mẹ rất may mắn có cơ hội gặp vị thiện tri thức – Tuyên Công Thượng Nhân (Hòa Thượng Tuyên Hóa), mẹ bắt đầu học hỏi Phật pháp, gần gũi đạo tràng chánh pháp, lúc đó mẹ mới biết cần tu hành mỗi ngày, sám hội, niệm Phật…. theo thời khóa thường nhật.
Ngoài sự hồi hướng cho các con ra, mẹ cũng vì các con mà làm mọi công đức lành. Thí dụ: lập bài vị siêu độ, vì các con thọ U Minh Giới …., hy vọng các con sớm có ngày lìa khổ được vui, sanh về Thế Giới Cực Lạc.
Hiện giờ mẹ đã ngoài sáu mươi tuổi rồi. Năm ngoái, người ta chần bịnh mẹ bị ung thư vú, mẹ biết đây là báo ứng chín mùi do gây nhân giết hại thai bào, cần phải bình thản thọ nhận. Có lẽ nhờ học Phật pháp và nhờ nương vào sự gia bị của chư Phật Bồ-Tát, tuy mẹ vướng bệnh ung thư mà không bị đau đớn, cho đến việc giải phẫu mỗ xẻ, cũng chẳng thấy đau. Hơn năm nay,mẹ có thể sinh hoạt bình thường, như mọi người không khác. Cho nên, mẹ thật sự rất cảm kích chư Phật Bồ-Tát !
Tuy nhiên, dì của các con thì đã không được may mắn như mẹ. Để mẹ kể ra câu chuyện của dì này! Người chồng của dì làm việc nước ngoài, bản thân dì là một phụ nữ có nghề nghiệp, cuộc sống bận rộn, không có thì giờ chăm sóc con cái. Khi chuyển bụng sanh đứa con thứ hai, chồng dì vắng nhà, đứa bé là bé trai.
Dì không hề hiểu Phật pháp, chẳng bàn tính với chồng, cũng không màng suy nghĩ đắn đo, chằng do dự nói với bác sĩ rằng dì không muốn đứa bé sơ sinh này; vị bác sĩ này cũng rất to gan đem hài nhi hại chết. Do vô minh, dì đã tạo trọng tội sát nhân như vậy.
Đến lúc dì 55 tuổi thì nhân quả báo ứng đến, dì bị ung thư vú. Tuy trãi qua phẫu thuật, trị liệu hóa học… đủ cách chạy chữa, hai năm sau dì vẫn không khỏi mà qua đời. Thật ra, dì của các con là người rất tốt, đại đa số người quen biết đều rất ngạc nhiên khi nghe dì bị bịnh ung thư. Ôi, nhân quả báo ứng thật không phải là chuyện đùa !
Còn có một người bà con khác, bà cũng là phụ nữ có nghề nghiệp, tánh tình nhu mì ôn thuận, nhưng chẳng hiểu Phật pháp. Bà đã từng phá thai trải qua chẳng biết mấy lần, về sau bà bị chứng ung thư, u bướu nổi cục đầy khắp thân mình, khổ sở khôn xiết, bệnh tình nghiêm trọng, các bác sĩ đành chịu bó tay, sau đó bà vẫn phải qua đời lúc chỉ mới 45 tuổi.
Nói đến tuổi của người bà con này mẹ lại ngẫm nghĩ đến các con, phải chi các con vẫn còn đây thì một đứa nay được 41 tuổi, một đứa nay được 38 tuổi. Theo như người bình thường, cũng đều đã thành gia lập nghiệp xong rồi.
Nhắc đến chuyện quan hệ vợ chồng, cần nên tôn trọng lẫn nhau, phải điều “TIẾT” sự ham muốn tình “DỤC”, thì sẽ không có con đông phiền phức. Tốt nhất gia đình nên sống theo lời Phật dạy, hiểu rõ nhân quả, có trí tuệ, có pháp nhãn lựa chọn, sẽ không tạo nghiệp tội.
Hơn nữa cần nên ăn chay, vì ăn chay giúp thân tâm trong sạch hơn, dục niệm nhẹ hơn; ngược lại, ăn mặn thì dục niệm nặng, tiết dục chẳng dễ. Khi thật sự có con, nghìn vạn lần chớ nên phá thai, không được thối thác trách nhiệm. Đừng có giống mẹ tạo nghiệp tội vậy; tuy là lúc đó mẹ thật tình không hề biết gì.
Xin lỗi các con nhé! Xin tha thứ sự vô tri của mẹ, đã cướp đoạt mất cơ hội được làm người của các con! Mẹ phát nguyện đời đời kiếp kiếp sẽ xuất gia tu đạo, không phiền não bởi gia duyên ràng buộc, thì sẽ không tạo những thứ nghiệp tội này.
Mẹ cũng sẽ đem công đức của sự tu hành hồi hướng cho các con. Lại thỉnh Đức Phật A Di Đà chiếu cố các con. Cũng hy vọng hai chữ “Phá Thai” sẽ xóa bỏ khỏi hẳn cõi thế gian này, và mọi sanh linh trùm khắp thiên hạ đều lìa khổ được vui !
Nỗi Niềm Đau Xót Suốt Một Đời - Dương Quả Đồng
Phải chi thuở trước tôi không phá thai thì hôm nay đã có thêm một sinh mạng sống trên cõi đời này, cho nên về cơ bản, tôi không có cách gì để làm một bà mẹ đáng tự hào cả bởi thâm tâm mãi nuôi một niềm đau xót đầy hổ thẹn.
Tháng 10 năm 1988, tôi đã làm một việc mà suốt đời phải ân hận. Lúc đó tôi vừa mới tốt nghiệp Trung Học, khi biết mình đã mang thai, trong lòng lo ngại chuyện nầy sẽ khiến mẹ tôi xấu hổ, thế nên tôi chẳng hề hé môi cho người thân trong nhà hay biết, liền đi tìm cô bạn thân để bàn tính. Cô bạn liền mách rằng cô ấy biết nơi có thể phá thai. Chúng tôi bèn cùng nhau đi đến một nhà thương tư. Sau vỏn vẹn 30 phút đồng hồ phẫu thuật, mọi việc đã xong xuôi (kể cả kết liễu tánh mạng một sanh linh).
Sau khi chuyện xảy ra rồi, tuy ban ngày chẳng ai để ý thấy tôi có bất kỳ thay đổi gì, nhưng đêm nào tôi cũng khóc và nói với cái mạng sống kia những lời xin lỗi, khóc đến ngủ thiếp đi. Lòng tôi một mực áy náy xót xa, tôi thật là có tội với con trẻ. Trải qua nửa năm, tâm tư tôi mới từ từ lắng dịu. Cuối cùng, tôi chia tay với người bạn trai bởi vì mỗi khi nhìn thấy người đó, tôi lại sực nhớ mình là một người mẹ tàn nhẫn, đã cướp đoạt quyền sinh tồn của một đứa bé.
Ba năm sau, tôi gần như quên bẵng chuyện xưa. Có một buổi chiều, tôi và người bạn cùng khóa tan học đang đi xe đạp về nhà, thì gặp phải tai nạn tại ngã tư đường và tôi bị trượt vấp ngã giữa đường, hậu quả không đáng lo ngại lắm. Nhưng khi vừa đứng dậy bước sang bên lề đường, tôi giật mình hoảng hốt vì ở ngay con lộ nhìn thẳng qua là ngôi y viện, nơi tôi đã đến phá thai. Lúc đó tôi kinh hãi thầm nói: “Thật quá trùng hợp!”
Lại thêm nửa năm sau, tôi quen người bạn trai mới, anh ấy dẫn dắt tôi đến với đạo Phật, khuyến khích tôi học Phật Pháp. Sau khi học Phật pháp, tôi mới biết mình đã phạm tội lớn nhất trên đời. Dẫu sao cũng không còn có cách gì cứu vãn lại được!
Duy chỉ có thể nhờ vào việc tụng Kinh hồi hướng hoặc tham gia các khóa lễ, lập bài vị cầu siêu cho đứa bé để tỏ lòng ăn năn sám hối của mình.
Hiện nay tôi đã kết hôn và có con, nhìn thấy con mình khỏe mạnh trưởng thành, trong lòng tôi thường hồi tưởng rằng nếu thuở ban đầu tôi không phá thai, thì hôm nay cũng có thể đã có thêm một sinh mạng đang sống trên cõi đời này! Vì thế tôi hoàn toàn không thể nào tự hào là một bà mẹ, tận đáy lòng tôi vĩnh viễn mang một niềm đau xót đầy hổ thẹn!
Vào hạ tuần tháng tư năm 2007, tôi nằm mơ thấy một Pháp Sư đang xuống tóc cho một cư sĩ, và Đại Lão Hòa Thượng Tuyên Hóa đi ngang qua gần đó. Tôi rất mừng khi thấy Ngài, liền vội bước theo sau cho kịp. Đến khi Ngài đi vào một ngôi Đại Điện, có hai vị Pháp Sư đang canh giữ tại cửa, trước mặt tôi có một vị cư sĩ định vào nhưng bị ngăn cản; tôi cũng không ngại, chỉ muốn vào đó để theo cho kịp Ngài, ngạc nhiên thay là họ không cản tôi lại.
Sau khi tôi đã vào trong ngôi Đại Điện, không khí bên trong thật vô cùng trang nghiêm tĩnh lặng, nhưng tôi chẳng thấy bóng dáng của Hòa Thượng đâu cả. Lúc ấy lòng tôi rất lo lắng và nôn nóng, chỉ có một niệm khởi lên trong đầu là: “Nếu như để lỡ mất cơ hội này, chắc tôi chết mất.” Kế đó, tôi cúi đầu quỳ mọp sát đất mà khóc lóc.
Khi đó, đột nhiên nghe thấy trên không có tiếng nói vọng lại: “Hãy tha thiết cầu xin sám hối!” Ngay lúc đó tôi liền giật mình tỉnh giấc chiêm bao. Sau khi tỉnh giấc, cảm giác kinh hoàng hớt hải trong mộng vẫn còn rõ như thật, cứ thế nước mắt tôi tuôn trào không thể cầm lại được, trống ngực đập dữ dội, đó là vào lúc 7 giờ sáng.
Tâm trí tôi cứ mải suy đi nghĩ lại: “Tha thiết cầu sám hối” là gì? Phải làm cách nào mới có thể “Tha thiết cầu xin sám hối” vậy? Tôi nghĩ đây là cách mà Hòa Thượng muốn cứu độ tôi, tôi cần phải trân trọng cơ may mình có được và không thể nào bỏ lỡ.
Sau đó, tôi gọi điện thoại thỉnh giáo một vị Sư Cô, nhờ chỉ dạy tôi nên làm gì để “Tha thiết cầu xin sám hối”? Sư Cô đã từ bi dạy bảo tôi lễ bái “KINH PHẬT THUYẾT PHẬT DANH (Sám Hối Hồng Danh Chư Phật". Thật kỳ diệu, khi tôi gọi điện thoại đến Vạn Phật Thánh Thành thì ở đó đang cử hành Khóa Lễ Bái Sám Vạn Phật và đang lễ tụng Kinh này.
Sau ngày tôi học Phật pháp, ngoại trừ việc sám hối nghiệp mà mình đã tạo do phá thai, tôi thường hay nghĩ tại sao tôi không biết Phật pháp sớm hơn một chút? Bởi nếu thế thì tôi đã không phạm phải tội lỗi tày trời như vậy.
Thượng Nhân đã từng bảo xứ Đài Loan mang nghiệp sát rất nặng, quá nhiều người phá thai, tôi chẳng may lại là một người trong số đó! Tôi có ý muốn đem kinh nghiệm bản thân ra để chia sẻ, cảnh tỉnh mọi người rằng ngàn vạn lần chớ nên khinh thường việc phá thai tạo nghiệp sát! Lấy điều khổ sở khi phải sanh con lúc chưa được cưới hỏi rồi đem so sánh với cái quả báo của tội sát sanh thì cái khổ đó thật ít ỏi, chẳng thấm vào đâu.
Trên đời này chẳng có việc gì là không thể giải quyết được, muôn ngàn lần chớ nên chọn cách phá thai, sinh mạng mất đi rồi thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được! Phá thai rồi dù tôi có muốn quên đi cũng không làm sao có thể quên được, và suốt cuộc đời tôi cũng không có cách gì có thể chuộc lại lỗi lầm này!
Đừng Để Lỗi Lầm Xảy Ra Lần Nữa! - Vương Sĩ Minh
Đừng nghĩ rằng phá thai là lỗi của người phụ nữ mà thôi. Người đàn ông cũng có trách nhiệm và bị trả quả báo.
Vào khoảng năm 1987, chính phủ Đài Loan bắt đầu có một lọat canh cải những luật lệ được cở mở trong sân trường. Trước đây, cách thức điều hành sinh họat sinh viên rất nghiêm túc. Thí dụ, có nhung luật không cho phép sinh viên để tóc dài, cấm nam nữ có liên hệ trong sân trường, và sinh viên không được vào vũ trường.
Sau khi những luật lệ cởi mở này có hiệu lực, thường thấy những đôi uyên ương chụm lại ở sân trường, và trong những ngày lễ của trường, sinh viên đi khiêu vũ với bạn bè suốt đêm. Ở một phòng khiêu vũ, tôi gặp môt cô là nhân vận chính trong câu chuyện này.
Sau khi hẹn hò với nhau một thời gian, cô có thai và cô quyết định phá thai ngay lập tức. Vì lý do nào đó, tôi cảm thấy phá thai không đúng, và tôi đã lên tiếng chống đối. Tuy nhiên, cô bạn tôi vẫn giữ vững lập trường, cuối cùng tôi phải nhượng bộ và cùng đi với cô đến một bệnh viện. Chỉ trong nửa giờ, một sanh mang bị hủy diệt.
Trong lúc chờ đợi phòng đợi, tôi cảm thấy như dao đâm vào tim và đau đớn vô cùng. Tôi cảm thấy hổ thẹn và tội lỗi kinh khủng về sự sanh mạng bị đánh mất này. Việc này xảy ra vào tháng tư năm 1989. Tôi không thể tin là một sinh viên mới chưa tới hai mươi tuổi, tôi đã mang một việc thiếu suy nghĩ là mang một sự sống vào đời rồi ngu si dẹp bỏ quyền sống này!
Vào đêm thứ sáu sau ngày phá thai, tôi mơ thấy một bé trai. Nó nhìn tôi hau háu, trong tay cầm một con dao. Thình lình, nó thọc dao vào cổ tôi, để lại một vết cắt rất sâu. Trong giấc mơ, tôi lấy tay che cổ, và tôi thức dậy trong cái đau. Trong thâm tâm, tôi hiểu đó là đứa bé bị phá thai đã đến để trả thù! Từ đêm hôm đó trở đi, tôi thường thức dậy vào khoảng bốn giờ sáng vì đau bụng và sức khỏe của tôi bắt đầu giảm sút.
Tôi càng ngày càng nóng nảy đến độ nhiều lần tôi muốn đánh bạn gái tôi. Vào lúc đó, tôi không hiểu tại sao thân tâm tôi lại thay đổi như thế. Cho đến khi tôi quy y với Hòa Thượng Tuyên Hóa tôi mới ý thức việc phá thai là kinh khủng như thế nào. Tôi cố gắng hết sức để sám hối, cải thiện, lạy Phật, tụng Kinh, Chú và tụ tập nhiều loại công đức. Tôi chỉ mong là “đứa bé" sẽ tha thứ cho tôi.
Sự trả quả báo của tôi đã đến mười năm trước đây - tôi bi chẩn đoán có bệnh ung thư. Các bác sĩ tìm thấy một mầm ung thư ác tính dài bốn phân tây ở cổ tôi, chỗ mà đứa bé gây thương tích cho tôi trong giấc mơ. Mặc dù sau khi giải phẫu tôi có vẻ được chữa lành, tôi tiếp tục tu hành cần mẫn và hồi hướng công đức cho đứa bé, hy vọng tôi có thể chuộc lỗi lầm to lớn của tôi.
Vào lúc phá thai, chúng tôi đều còn trẻ và khờ khạo. Có lẽ chúng tôi sẽ không làm những lầm lỡ như thế nếu xã hội và nhà trường có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn, nếu việc ngăn cấm về nhảy đầm không bị bãi bỏ, nếu chúng tôi đã được giáo dục nhiều hơn về đạo đức, hoặc bạn gái của tôi và tôi đã hành xử trong lễ giáo.
Thực ra, trong đời sống đôi bạn, không quan trọng là người nam hay người nữ biết hành xử theo lễ giáo. Chỉ khi nào một trong hai người quyết giữ gìn sự trong trắng của mình thì lầm lỗi sẽ không xảy ra.
Chia sẻ kinh nghiệm của tôi, tôi mong nhắc nhở tất cả mọi người nương theo những tiêu chuẩn đạo đức khi quan hệ trước hôn nhân, và đừng phạm vào những nghiệp chướng về tà dâm và sát sinh. Quan trọng hơn nữa, tôi mong được khuyến khích các người trẻ nên học để biết kiểm soát dục tình của mình, tập trung tư tưởng vào việc học hành, và tâm niệm về những lời cảnh cáo của các thầy cô và những người lớn tuổi.
Có lúc chúng ta nghĩ những lời cảnh giác này là câu chuyện nhàm tầm thường và không màng để ý, cảm thấy rằng chúng ta có thể lèo lái mọi chuyện được bình thường. Nhưng, khi làm một lầm lỗi lớn, rất khó mà sửa lại được. Đừng trở thành một người như tôi, luôn mang mặc cảm và xấu hổ suốt cả cuộc đời không thể xóa nhòa được.
Cuộc hành trình trong đời sống chúng ta hãy còn dài. Cho nên chúng ta phải bình tĩnh khi có những mong muốn đột nhiên nầy sinh. Đừng nghĩ phá thai là lầm lỗi của chỉ người đàn bà. Người đàn ông cũng có trách nhiệm và sẻ kinh nghiệm quả báo không khác. Tôi chân thành mong rằng tất cả chúng ta sẽ cùng nhau làm việc để cung cấp giáo dục và giúp đỡ các bạn trẻ nhiều hơn . Tôi cũng mong rằng những bạn trẻ mau tỉnh ngộ ra khỏi những giấc mơ mê lầm., và đứng để những lầm lỗi này xảy ra nữa!
Đó là một sanh mạng! - Cathie Chen
Đó là một sanh mang. Một sanh mạng không thể bị xem thường hay đối xử theo ý mình muốn, một mạng sống không thể mang đến thế gian hay đem hủy diệt tùy theo ý thích của chúng ta.
Nhiều năm trước đây, một người bạn học trên lớp của tôi mê mẩn đi xem thầy bói. Cô ta đi tìm người thầy bói nói "thật đúng", và thích nghe những tiên đoán về đời mình mà không chán; dù xa đến đâu và phải xếp hàng chờ đợi lâu. Lúc ấy, tôi không thỏa mãn với cuộc đời tôi, với công việc và ngay cả với chính bản thân tôi.
Vì thế tôi mong có người "bề trên" chỉ đạo cho tôi - làm sao tôi có thể phát triển và dùng khả năng của tôi đúng chỗ. Bạn tôi thật hết lòng mong ước lấy được chồng giàu sang, nên khi vừa nghe có thầy nào đoán đúng , cô ta xin nghỉ việc và bảo tôi đi với cô.
Lần cuối cùng tôi đi xem bói với bạn tôi, bà thầy bói này trông thật lạ. Chỉ cần đưa tên và năm sinh tính theo mười hai còn giáp, bà ta có thể nói quá khứ rất chi tiết. Tôi nghe đồn là một người bạn cùng trường của tôi đã đến xem.
Dù người bạn ấy không tin, nhưng khi bà ta diễn tả khung cảnh chung quanh nhà cửa của bạn tôi đúng đến nỗi bạn tôi phải sợ hãi gật đầu lia lịa về những gì bà thầy bói nói. Tôi nghĩ câu chuyện đồn đãi này thật thú vị. Vì thế khi bạn đề cập ý muốn đến thăm bà thầy bói này, tôi vui vẻ cùng đi.
Thực sự, tôi vẫn không biết tại sao không một người thầy bói nào tôi đã xem trả lời được những câu hỏI của tôi. Dù tôi hỏi cái gì, họ đều trả lời "Cô không có vấn đề gì cả." và không để ý đến tôi.
Thành thật mà nói những chuyến đi như vậy chỉ là tốn tiền và thời gian. Ngược lại, mỗi khi cùng nhau đi xem bói, bạn tôi hỏi nhiều đến nỗi tôi buồn ngủ. Tuy nhiên, khi đến lượt tôi, người thầy bói chỉ nói vỏn vẹn vài ba câu.
Trong chuyến đến xem người thầy bói cuối cùng này, cũng giống như những lần trước, tôi bị cự tuyệt "Tốt lắm, cô không có vấn đề gì cả.". Sau đó bạn tôi hỏi đủ mọi câu hỏi về người bạn trai của cô ấy như bạn trai của cô ấy có tốt không, có chung thủy, có kiếm được nhiều tiền, có cho cô ấy tiêu tiền, bao giờ thì lấy nhau ... - tôi cảm thấy buồn ngủ vì chỉ toàn nghe những câu hỏi.
Bỗng dưng, người thầy bói bảo bạn tôi ngừng vì bà ta có điều muốn hỏi bạn tôi . Bà ta nói "Ba người kia đi theo cô là ai vậy ?". Trời ơi, đó là loại câu hỏi gì vậy ? Ngay lập tức, sự buồn ngủ của tôi tan biến. Tôi đụng nhẹ vào chân bạn tôi ở dưới bàn, nhưng cô ra dấu bảo tôi yên lặng.
Bầu không khí trong phòng trở nên khó thở. Bà thầy bói đứng dậy để tìm một mảnh giấy màu vàng và viết cái gì trên đó mà tôi không đọc được. Bạn tôi bắt đầu khóc và hỏi là mấy người đó là con trai hay con gái, họ muốn gì và họ có làm hại cô không?
Tôi chợt hiểu -- cái chữ "họ" chỉ những vong linh thai nhi! Nghĩa là bạn tôi đã phá thai … ba lần!!! Tôi hoàn toàn quên mất ngưới thầy bói nói gì sau đó. Chỉ nhớ bạn tôi khóc ròng, và người thầy bói bảo chúng tôi đốt giấy tiền (để cúng những vòng linh thai nhi) và lạy Bồ Tát Quán Thế Âm.
Sau cái kinh nghiệm này, tôi không bao giờ đi theo bạn tôi xem bói nữa; nhưng thỉnh thoảng bạn tôi vẫn đến bà thầy xem bói. Tôi biết rằng bạn tôi đã nhiều lần làm nhiều cách để siêu độ những vong linh thai nhi, và cô ta cũng muốn tôi giúp bằng cách tìm hiểu làm thế nào để “cúng” những vong linh thai nhi.
Một lần cô ta nói với tôi, "Khi tôi sống ngoại trú, tôi sợ lắm. Thỉnh thỏang tôi thấy "cái gì" giống như một đứa bé ở dưới bàn và đang chơi trốn bắt với tôi.". Tôi nhớ là có nói với cô là có lẽ căn phòng của cô có gì đó không bình thường, và tôi bảo cô niệm danh hiệu Phật. Bây giờ mới biết là, cô ấy có những bí mật mà tôi không biết.
Vài ngày trước đây, một Pháp Sư hỏi tôi có thể vẽ vài hình minh họa cho quyển sách viết về phá thai mà Tổng Hội Phật Giáo Pháp Giới (DRBA) dự định xuất bản. Khi tôi đọc bản thảo Pháp Sư gửi, tôi cảm thấy căng thẳng và máu dồn lên đầu.
Tôi không thể nào xóa được cái cảm giác này trong một lúc lâu. Tôi phải thú thật. Tôi bị phản ứng như thế này là vì tôi từng khuyên vài người bạn của tôi khi họ đang có thai, "Nếu không còn cách gì khác hơn, bạn nên phá thai." và "Bạn không cố ý làm điều này, như vậy mọi chuyện sẽ tốt đẹp.".
Sau khi đọc những bài thuyết giảng của Hòa Thượng và của những Pháp Sư khác nói về phá thai, tôi thực sự sợ. Bấy giờ tôi ý thức rằng bào thai là một sanh mang, bào thai thật sự là một sanh mạng! Một sanh mạng được mang vào đời do một khoái cảm giây lát; và rồi chính sanh mạng này bị dập tắt vì là có thai ngoài ý muốn, hoặc vì có con sẽ gây khó khăn, hay nhiều lý do khác nữa…
Tôi muốn khóc, vì tôi đã nói những điều sai trái với những người bạn của tôi! Làm sao tôi lại khuyên bạn tôi khi tôi không biết phân biệt giữa cái phải và cái sai, và bảo họ đừng lo lẳng để họ cứ tiếp tục tạo những ác nghiệp như vậy?
Sau khi đọc bản thảo của quyển sách này, tôi đã cố gắng rất nhiều để trở lại trạng thái tâm hồn bình thuờng. Tôi mong tôi có thể vẽ nhanh vì Pháp Sư đang chờ đợi. Tôi run rẩy khi tôi vẽ vì những gì tôi đã làm làm tôi sợ.
Nếu tôi biết về Phật Pháp trước đây, nếu tôi thành thật và siêng năng nghiên cứu về Phật Pháp với Hòa Thượng, có lẽ tôi đã không trở thành kẻ đồng lõa trong việc phá thai. Thêm vào đó, người bạn lớp trên tôi và các bạn khác sẽ ý thức và nhận ra lỗi lầm của họ sớm hơn, và sẽ thành tâm sám hối sửa đổi. Mặc dù không có người bạn nào của tôi nói về điều này sau khi phá thai, nhưng tôi biết họ rất hối hận về hành động phá thai của họ.
Những gì họ đã làm luôn ám ảnh họ vi họ luôn tìm kiếm "người bề trên" có thể giúp họ siêu độ những vong linh của các thai nhi bị phá thai. Cái cảm giác hối hận không thể quên được theo đuổi họ suốt đời.
Người bạn trên lớp tôi lấy chồng năm ngoái, và cô có con. Tôi không có dịp gặp mẹ con cô vì bận rộn công việc. Qua điện đàm, cô nói là con trai cô thật khó nuôi vì đứa bé cứ khóc suốt đêm và phải ôm để dỗ cho ngủ và không ngủ thẳng giấc. Bạn tôi không có cách gì ngoài nghỉ việc để ở nhà trông con.
Vì hầu như không có thì giờ để nghỉ ban ngày và không ngủ được ban đêm, bạn tôi sau cùng kiệt lực gần xỉu. Tôi không biết con của bạn tôi khó nuôi, khóc suốt đêm, phải chăng có dính dáng gì đến quá khứ phá thai của cô ấy. Tuy nhiên, tôi hy vọng tôi sẽ đích thân đưa cho cô quyển sách này để cô ta và tôi cùng sám hối và duyệt xét lại thái độ của chúng tôi trong cuộc đời.
Mặc dầu bào thai có thể chỉ là một miếng thịt trong lòng mẹ, nó là một sanh mang. Một sanh mạng không thể bị xem thường hay đối xử theo ý mình muốn, một mạng sống không thể mang đến thế gian hay đem hủy diệt tùy theo ý thích của chúng ta.
Phải Có Trách Nhiệm Với Cuộc Đời Mình! - Vu An
Tôi không nói rằng là tôi can đảm. Tôi nghĩ đó là một sự chọn lựa rất thực tiễn (nghĩa là có con thay vì phá thai), và tôi cảm thấy một cảm giác an bình khi tôi làm quyết định này.
Mười năm trước đây,tôi đã làm một điều sai lầm. Do mê lầm, tôi đã mang thai trong lúc chưa kết hôn. Tôi biết rằng nếu tôi sanh ra đứa bé này, tôi sẽ là một người mẹ nuôi con một mình.
Trong vòng sinh tử xoay vần không ngừng nghỉ, rất khó được làm thân người. Vì vậy, tôi nghĩ nếu tôi hủy diệt một sanh mạng, tôi sẽ làm một người nào đó mất cơ hội được sanh làm người. Điều này quả là một hành động dã man. Cho nên, tôi nhất định giữ đứa bé, dù biết tôi sẽ có thể phải trải qua muôn vàn khó khăn, nhọc nhằn. Tôi sẽ không phá thai trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bởi vì tôi phải có trách nhiệm với cuộc đời của tôi!
Độc thân mà lại có thai, tôi đã làm cho gia đình tôi đảo lộn. Gia đình tôi chia thành hai phe với hai ý kiến. Một phe thì lo ngại cho tương lai của tôi, nghĩ rằng tôi sanh xong nên đem con cho người khác nuôi; trong khi phe khác trong gia đình thì nghĩ rằng đứa bé là một phần tử của gia đình, và như vậy, nên giữ và nuôi đứa bé nên người.
Tôi sinh ra một bé gái, và chỉ có một mẹ và một con. Tôi cảm thấy có một ràng buộc đặc biệc giữa hai chúng tôi. Do đó tôi tự nuôi và giáo huấn con tôi. Tôi giúp con tôi học Phật pháp và hướng dẫn con phát triển cái nhiìn đúng đắn về cuộc đời, ngõ hầu con có thể uốn nắn cuộc đời của mình và ngay cả có thể thành tựu nhận thức về "Pháp Thân và Đời Sống Trí Huệ" (Pháp Thân Huệ Mạng).
Tôi cũng bắt đầu tự làm lại cuộc đời mới bằng cách hằng ngày quán chiếu năm giới - không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không dùng chất say. Bằng cách để các giới luật này hướng dẫn suốt đời, tôi sẽ không còn lầm lỡ và đi sai đường nữa.
Con tôi bây giờ đã mười tuổi. Là người mẹ môt mình nuôi con, tôi cũng phải đảm trách vài trò của người cha. Mặc dù con đường tôi đi có nhiều trở ngại, nhưng tôi đã làm cái gì tôi phải làm. Dù khả năng tôi thế nào đi nữa,tôi đã làm những gì tôi có thể làm. Ngay cả những việc khó đảm đương, tôi cũng vẫn làm. Nói tóm lai là tôi cố hết sức mình. Ngày nay, nhìn thấy con khôn lớn khỏe mạnh và hạnh phúc; những cố gắng của tôi không hoài công, dù trãi qua bao gian nan khó khăn!
Đúng ra, tôi rất may mắn (có lẽ do sự trợ giúp của chư Phật và chư Bồ Tát) tôi có thiện duyên được gặp những người tốt, họ khuyến khích tôi nhìn vào tương lai. Để vững tin về tương lai, tôi gìn giữ lời Phật dạy, chắc chắn tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, và như thế tôi vẫn tự tin vào tương lai..
Hơn mười năm đã trôi qua. Tôi không phạm thêm một lầm lỗi nữa (nghĩa là phá thai) để che đậy cái lỗi trước đó (có thai mà không kết hôn). Trái lại, tôi đã đối diện với lỗi lầm của mình, và nhận lãnh trách nhiệm vì hành động do mình làm. Tôi không thể nói là tôi can đảm; mà tôi nghĩ rằng đó là một sự lựa chọn thực tiễn, và tôi có cảm giác an bình khi tôi chọn lựa như vậy.
Ngoài ra, vì là người mẹ độc thân, cha mẹ tôi đã từng lo lắng rằng có lẽ tôi sẽ không có tương lai tốt đẹp. Cho nên cha mẹ tôi đã muốn tôi đem con cho những gia đình khác nuôi. Tuy nhiên, tôi có kinh nghiệm là bằng cách can đảm đối phó với lầm lỗi của mình và bình tĩnh nhận lãnh trách nhiệm thì đó là sự trưởng thành, có tương lai. Vì làm như vậy, bạn sẽ có tính tự quyết không lay chuyển mà nó sẽ giúp bạn cả đời.
Sau cùng tôi muốn tặng cho những người độc thân một lời khuyên - xin giữ gìn sự trinh bạch và tự trọng, đừng làm cùng lỗi lầm tôi đã làm mười năm về trước. Dính mắc vào tình dục trước hôn nhân là điều không đúng trong mọi hòan cảnh, vì những hành động như vậy là nguyên nhân đau khổ trong tương lai. Vì thế, đừng để mê lầm; hãy tiết chế dục vọng, hành động trong lễ giáo và tự trọng, và luôn tuân theo quy tắc. Chỉ có cách ấy bạn mới có một đời sống đẹp thánh thiện!
Tình Mẫu Tử Thiêng Liêng - Tạ Quả Hương
Tình mẹ con chẳng phải đợi đến khi con trẻ ra đời mới kết nối; tình thiêng liêng đó đã chớm nở từ thuở đứa trẻ được tượng thai trong lòng mẹ; bà mẹ có tâm trạng lo nghĩ điều gì, con trẻ đều hoàn toàn nhận biết.
Tôi là cô giáo của lớp Nhi Đồng Phật học. Tôi nhớ có lần cùng một vài vị phụ huynh bàn luận về đề tài “Không sát sanh”. Khi tôi bảo với họ rằng “Phá Thai” là việc làm sát sanh, bởi vì việc này giống như chúng ta đem đi giết hại một mạng người đang sống khỏe mạnh; nhưng một số các bà mẹ trẻ tuổi thì không cho là đúng lẽ lắm.
Lúc bấy giờ có một vị phu huynh mới đem câu chuyện đứa con gái 3 tuổi của bà ấy ra kể lại cho chúng tôi nghe. Bà Diệp nói bà vốn là dự tính chỉ sanh hai đứa con mà thôi, cho nên sanh xong đứa thứ nhì thì ngừa thai. Nhưng ngạc nhiên thay, mấy năm sau đó bà lại bất ngờ thọ thai. Lúc đó bà cảm thấy có ba đứa con thì đông quá và thêm cực nhọc, nên sau khi được chồng đồng ý, bà quyết định sẽ đem cái thai được mấy tuần tuổi đó đi nạo bỏ.
Ngay đêm hôm đó bà nằm mộng thấy một đứa bé gái rất dễ thương đến nói với bà: “Mẹ ơi ! Xin mẹ đừng có đem con ra bỏ, con sẽ rất ngoan!.” Liên tục trong 3 đêm, tối nào bé gái cũng đều đến nói với bà cùng một lời như vậy. Bà nhận thức biết đây chính là đứa con gái của mình đến để van nài đừng đem nó giết chết. Bà Diệp không đành nhẫn tâm phá bỏ bào thai nên để cho thai tự nhiên phát triển và sau 10 tháng thì sanh ra cô bé.
Khi tôi gặp cô bé này, cô bé đã được 3 tuổi, rất ngoan hiền và dễ thương lắm, rất thích giúp mẹ lau chùi phòng vệ sinh. Câu chuyện của bà Diệp đã khẳng định rằng việc phá thai là một hình thức sát sanh. Thật ra phá thai là giết một người chẳng phải xa lạ, mà chính là đứa con ruột thịt của mình!
Tục ngữ có câu “Mẫu tử liền tâm”, chẳng phải là sanh ra đời mới có sự nối liền giữa lòng con và mẹ, một khi thọ thai thì mẹ con đã kết nối với nhau rồi, bà mẹ lo nghĩ điều gì trong lòng, con trẻ hoàn toàn nhận biết. Cho nên mới gọi là “Thai Giáo”.
Chúng ta có thể hình dung được ấu nhi thật đáng thương vô cùng khi hay biết được người mẹ đang mang thai nó muốn đem nó ra vứt bỏ, trong lòng nó sẽ khủng hoảng và vô phương cầu cứu. Đến cuối cùng khi bị giết rồi, thì chuyển sang thành lòng phẫn uất và oán hận. Ôi! Nỡ nào nhẫn tâm như vậy ! Lòng dạ sao đành ! Xin hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động !
Nhận Thức Của Một Bác Sĩ Tâm Lý
Bác Sĩ Tâm Lý - Trang Nhã Trinh (Ya-Jen Chuang)
Sau khi nghe những câu chuyện của một bệnh nhân bị Rối Loạn Lưỡng Cực, tôi nhận thức ra tại sao Hòa Thượng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc trì giới ....
Tôi làm quen với những bài thuyết giảng của Hòa Thượng vào khoảng bốn năm về trước, vào khoãng thời gian này tại Đài Loan đang có dịch bệnh SARS. Thật ra, bệnh SARS giống như các loại bệnh về hô hấp rất nguy hiểm và dễ lây mà Hòa Thượng đã đề cập trong những bài thuyết pháp.
Là người làm việc trong ngành sức khỏe, tôi có nỗi lo sợ mỗi khi ra khỏi bệnh viện nơi tôi đang làm việc. Bởi vì tôi có thể bị cách ly nếu tôi bị cơn sốt dù là loại nhẹ nhất, do đó tôi rất ít đi đến bất cứ nơi nào.
Vào lúc đó dì tôi gửi cho tôi những sách báo có những bài thuyết giảng của Hòa Thượng và tôi bắt đầu nghiên cứu những bài giảng này. Hòa Thượng nói rằng những người trì tụng Chú Đại Bi và Chú Lăng Nghiêm sẽ không bi bệnh dịch lây nhiễm, từ đó tôi học Chú Lăng Nghiêm.
Khi tôi đọc những bài thuyết giảng của Hòa Thượng, tôi kinh ngạc về cách Ngài nói lên chân lý và xiển dương đạo đức, Ngài không theo những lề thói truyền thống để vừa lòng người. Tôi sống trong xã hội Đài Loan nơi chân lý trở nên hiếm hoi trong khi đó dối trá thì mỗi ngày mỗi gia tăng.
Lòng kính trọng của tôi đối với Hòa Thượng khởi lên một cách tự nhiên. Lời giảng dạy của Ngài hướng dẫn tôi qua những khó khăn và những tình huống dễ lầm lẫn trong nghề nghiệp của tôi, đã chuyển hóa tôi từ một người chưa bao giờ đụng đến Kinh điển thành con người mong muốn khám phá kho tàng Kinh điển quý báu, và giúp tôi hiểu những bệnh tâm thần từ quan điểm Phật Giáo. Ngài cũng chỉ ra cho tôi sự sai lầm của việc xem nhẹ giới luật và thay vào đó đã cho tôi hứng khởi để học hỏi và trì giới.
Sau khi tốt nghiệp, tôi đi vào ngành chuyên môn của mình với những mong đợi đầy lý tưởng. Tôi được làm việc bên cạnh những bác sĩ phân tâm thâm niên và đầy kinh nghiệm ở bệnh viện mà tôi hằng kính trọng. Thế nhưng, một hôm tôi nhận ra những đồng nghiệp của tôi đã dùng sự hồn nhiên và kính trọng tha nhân của tôi như là một yếu điểm để lợi dụng.
Tôi đã trãi qua trạng thái tâm lý bất ổn cao độ. Tôi bắt đầu tự hỏi có phải muốn thành công trong ngành của tôi, ngoài việc phát triển chuyên môn, tôi cần phải học cách lợi dụng yếu điểm của người khác để có lợi cho mình. Tuy nhiên, tôi biết tôi không thể làm được điều đó. May mắn thay, Hòa Thượng nhấn mạnh sự quan trọng của việc tuân theo các quy tắc về đạo đức và luân lý.
Ngài cũng chỉ ra rằng chúng sinh sống trong thời mạt Pháp rất thường hay tranh chấp; do đó những hành vi nhằm làm lợi mình trên sự thiệt hại của người khác rất phổ biến. Những giảng dạy của Ngài đã tái xác nhận niềm tin ban đầu của tôi và cho phép tôi phân biệt rõ ràng giữa cái đúng và cái sai trong chỗ làm việc, cho nên tôi không còn bị phiền toái bởi những tranh giành hay thị phi.
Lớn lên ở Đài Loan, là sinh viên tôi phải học những sách cổ Trung Hoa (viết bằng chữ Hoa cổ điển). Tuy nhiên, tôi không hiểu nhiều lắm. Tôi đã phải đoán mò trong những kỳ thi cho những lớp này. Trước khi gặp lời dạy của Hòa Thượng, tôi đã học giáo lý Phật pháp, đã tham dự nhiều Pháp Hội thiền và niệm Phật; nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc học Kinh.
Vì Kinh viết bằng chữ Hoa cổ điển, tôi tưởng rằng tôi sẽ không thể nào hiểu được trong kiếp này. May mắn thay, Hòa Thượng đã dùng ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu khi giảng Kinh, vì thế tôi thể nghiệm được rằng sự súc tích của Kinh đã vượt xa kiến thức thế gian của chúng ta.
Tôi cũng nhận thức được rằng Kinh đang nói về cách chúng ta suy nghĩ và hành động ngay trong đời sống hàng ngày, và sự nhận thức này khơi dậy lòng thich thú của tôi muốn nghiên cứu Kinh điển và mong muốn khám phá cái kho tàng Kinh điển này.
Là một bác sĩ phân tâm lâm sàng (làm việc trực tiếp với bệnh nhân), tôi đã gặp vài trường hợp bệnh tâm thần không thể chữa tri được; ngay cả sau khi dùng tất cả các phương pháp tâm lý trị liệu và những thuốc mới nhất.
Khi gặp những bệnh nhân như thế, tôi không thể giúp gì cho họ, do đó tôi cảm thấy phẫn nộ và bất lực. Hòa Thuợng có nói rằng những người bi rối lọan tâm thần thường là do phạm những nghiệp chướng trầm trọng, do đó những chúng sinh mà họ đã gây hại hay thiếu nợ cứ theo đuổi họ để tìm cách trả thù hay đòi nợ. Hơn nữa, con người cần có công đức và căn lành mới gặp được thiện Pháp.
Dựa trên đạo lý này, khi thảo luận với các bệnh nhân của tôi về những sinh hoat hằng ngày của họ, tôi chú trọng khuyến khích họ làm những việc thiện nhiều hơn, như làm các việc thiện nguyện, điều đó sẽ giúp họ tạo công đức. Tôi cũng can ngăn họ để đừng phí phạm thì giờ đi tìm những khoái lạc.
Hòa Thượng cũng đề cập rằng “đồng tính luyến ái” là sai trái. Tuy nhiên trong khoa phân tâm học, vấn đề đồng tính luyến ái không còn được xem là một lệch lạc tâm thần nữa. Tôi cũng có một số bạn bè và bệnh nhân là “đồng tính luyến ái”.
Tôi nhớ trong một bài thuyết giảng của Thầy Hằng Thật có nói rằng khi Hòa Thượng gặp những người đồng tính luyến ái, Ngài sáng suốt và từ bi giúp họ về phương diện giảm thiểu dục tính. Tôi theo lời dạy này như là hướng dẫn trong việc điều trị bệnh nhân hay giao tiếp với những bạn bè đồng tính luyến ái.
Trên thực tế, không phải tất cả kiến thức đều đúng. Vì thế, tôi rất may mắn được học Phật pháp và những giáo pháp của Hòa Thượng, và sử dụng các giáo pháp này để tham cứu và suy tư về những kiến thức thế gian mà tôi dùng hằng ngày.
Trước kia tôi không hiểu các lý do của việc giữ giới, do đó tôi đã hoài nghi về việc giữ giới. Tôi tự hỏi, nếu tôi giữ giới chỉ vì những người khác đều làm như thế, thi làm sao việc giữ giới gíúp tôi trong việc tu hành. Tuy nhiên, sau khi biết được Hòa Thượng nhấn mạnh về việc giữ giới và lắng nghe những câu chuyện của bệnh nhân, tôi đã hiểu đuợc sự quan trọng của việc giữ giới.
Tôi xin chia sẻ với quý vị về những câu chuyện của một số bệnh nhân của tôi. Tôi có một bệnh nhân chừng bốn mươi tuổi bị Rối Loạn Lưỡng Cực Loại I. Ông kể cho tôi nghe là khi còn trẻ, ông nghi ngờ người bạn gái của ông không chung thủy, và không cần bằng chứng, ông đã giết người bạn gái.
Ông bị án tù, sau khi mãn hạn tù ông bắt đầu một cuộc đời mới. Ông làm việc rất siêng năng, lập gia đình và nuôi nấng hai đứa con mà ông rất thương yêu. Nhưng đến khi ông có thể hưởng thành quả do công sức siêng năng của mình thì ông ngã bệnh. Ông được chẩn đoán là bị Rối Loạn Lưỡng Cực Loại I.
Sự rối loạn tâm thần này là một loại bệnh tâm thần trầm trọng, cơ hội bình phục rất mong manh. Vợ ông nộp đơn ly dị và mang mấy đứa con đi mất. Kết quả là người bệnh nhân này đau khổ cùng cực.
Một thí dụ khác là về một số nữ bệnh nhân bị Rối Loạn Lưỡng Cực Loại II. Khi tôi hỏi họ đã từng phá thai trong quá khứ hay không thì mới biết rằng bảy người trong số mười người này đã từng phá thai.
Loại bệnh Rối Loạn Lưỡng Cực này có hai giai đọan: Giai đoạn Thích Đến Khùng Điên va Giai đoạn Buồn Đến Vô Vọng. Khi đang ở trong Giai đoạn Thích Đến Khùng Điên thi bệnh nhân cảm thấy hưng phấn, luôn tìm cách thỏa mãn những ao ước khác nhau và không cần biết những hậu quả nguy hại có thể xảy đến do hành động của mình.
Ví dụ, họ có thể mua sắm không kềm chế được và cuối cùng bị ngâp nợ, hoặc họ qua đêm với người lạ mặt. Khi trong Giai đoạn Buồn Đến Vô Vọng, bệnh nhân cảm thấy buồn chán, vô vọng. Vô vọng đến độ họ thấy đời sống không giá trị hay không còn ý nghĩa. Những cảm giác này có thể đưa họ đến tự vận.
Một câu chuyện để lại một ấn tượng sâu đậm trong tôi là về một người đàn bà trẻ đẹp có người chồng luôn yêu thương bà và hai đứa con ngoan. Sau nhiều năm làm việc chuyên cần, sau cùng người bệnh nhân và chồng có được cuộc sống tốt đẹp, có nhà, xe hơi và con cái.
Chẳng may, người vợ mắc chứng Rối Loạn Lưỡng Cực Loại II. Bà phải nhập viện mấy lần, nhưng những trị liệu đều không hiệu quả lắm. Mặc dù bà biết làm sao để sống một đời sống bình thường nhưng lại không làm được bởi vì mắc bệnh này. Khi tôi hỏi đến câu hỏi là bà đã từng phá thai hay không thì bà bảo tôi rằng trước khi kết hôn, bà đã một lần có thai, vì họ chưa kết hôn và sợ việc có thai ngoài hôn nhân sẽ làm cha mẹ bị mang tai tiếng nên họ đã chọn phá thai thay vì giữ lại thai.
Một thí dụ khác về một bệnh nhân chừng ba mươi tuổi bị bệnh Rối Loạn Trầm Cảm Nặng cứ tái đi tái lại. Cô bệnh nhân có một gia đình đàng hoàng. Chồng cô là kỹ sư vi tính biết chăm sóc vợ và hai con. Con gái của cô mới chỉ học tiểu học, nhưng cô bé rất hiểu biết.
Mỗi khi cô phải nhập viện, cô bé đều gửi thơ qua ba cô bé nhờ nhắn với mẹ là cô yêu và nhớ mẹ lắm. Sau khi cô về nhà, con của cô ở bên cạnh cô để bầu bạn, khuyến khích và làm cô hài lòng với cung cách xử sự rất ngoan của con. Tuy nhiên, khi cô có triệu chứng lên cơn bệnh trầm cảm, cô luôn tự hành xác.
Mỗi khi cảm thấy thật buồn bực hay đau khổ, cô tự tông mình vào tường hay tự cắt mình; và tự giải tỏa nỗi đau trong tâm thần bằng cái đau thể xác. Trong những thời kỳ trạng thái bất thường gia tăng, cô làm như vậy mỗi ngày. Khi được hỏi, cô cho biết cô đã từng phá thai. Mặc dù tôi không biết có phải bệnh tình của cô phát sinh từ việc phá thai hay không, nhưng tình trạng của cô ấy thật đáng buồn.
Sau khi nghe những câu chuyện này, tôi nhận thức được tại sao Hòa Thượng nhấn mạnh tầm quan trong của việc giữ giới. Nếu con người có thể giữ giới, thì những việc giết hại đó sẽ không xảy ra, và họ sẽ không phải chịu đựng sự đau khổ của quả báo. Do đó, tôi quyết tâm học và giữ giới.
Năm nay tôi có đủ may mắn được thọ Bồ Tát Giới ở chùa Vạn Phật Thánh Thành.
Mặc dù tôi chưa bao giờ được diện kiến Hòa Thượng, nhưng giáo lý của Ngài không ngừng hướng dẫn tôi vào con đường đúng đắn trong cuộc đời. Tôi tin vào tất cả các chỉ dẫn của Hòa Thượng, và từng bước cố gằng đem thực hành những điều Ngài giảng day.
Kệ Hồi Hướng
Nguyện đem công đức xuất bản sách này,
Hồi hướng các hương linh thai nhi do phá thai
Đều lìa khổ được vui, vãng sanh Cực Lạc
Nguyện mọi người hiểu rõ lý nhân quả,
Không sát sanh, không làm hạnh tà dâm.
Cầu mong thế giới an lạc hòa bình,
Mọi chúng sanh sống an lành hạnh phúc .
Cầu mong anh linh các chiến sĩ phù hộ chúng ta.
Kính mong quý cơ quan truyền thông, báo chí, diễn đàn Internet tiếp tay phổ biến thông báo này đến với thân nhân và bà con của người quá cố .
---- Forwarded Message ----
From: Phuc Nguyen
32-)Xin chao ban lien lac tim mo .
Mot nguoi nho toi thong bao cho ban lien lac tim mo . nguoi do co biet cho mot tu si vnch tu tran tai Chon Thanh An Loc Binh Long :
The bai mang ten : HUYNH VAN CO : SO QUAN : 46/ 309966 ,TRUNG DOI 03 , DAI DOI 04 , TIEU DOAN 52 , LIEN DOAN 03 , BIET DONG QUAN . Dong doi cho biet , gia dinh tu si nay truoc o - VO SU -VO DAC - ( TANH LINH BAY GIO ) . Ai biet than nhan cua tu si nay hien gio dang o dau xin bao ho .
Xin chan thanh cam on . Dien thoai lien lac cua toi : 01697030637 . gap phuc
..........................................................................................................................................
31 -)Kính thưa quý đồng hương và quý chiến hưũ.
Cuối tháng 12/2011, toàn bộ 61 tử sĩ thuộc Liên Đoàn 3 BĐQ tại An Lộc Bình Long đã được cải táng, chúng tôi kính mong được quý đồng hương, quý chiến hữu và quý diễn đàn phổ biến rộng rãi danh sách này để hy vọng tìm được thân nhân cuả những chiến sĩ đã hy sinh. Nếu thân nhân gia đình muốn mang hài cốt anh em về nguyên quán xin vui lòng liên lạc trước với chúng tôi để tiện sắp xếp, vì ngôi mộ đã được xây kiên cố nên mỗi lần cắt gỡ ra rất khó khăn tốn kém.Tháng 3/2012 này có cháu Lê Thành Phú là con cuả cố Đ/u Lê Văn Hiếu nhận mang về, nên nếu có ai là thân nhân của các tử sĩ xin vui lòng liên lạc với chúng tôi để sắp xếp thời gian.
Điện thoại liên lạc: Đoàn Trọng Hiếu (505) 990-3476 hoặc (505) 918-7120
DANH SÁCH 61 TỬ SĨ LĐ3BĐQ TẠI AN LỘC
Họ và Tên - Số Quân - Đơn Vị - Ngày Tử Trận
1/TS Nguyễn Ph An - 51/107.... - ĐĐ4 TĐ52BĐQ - 11/5/1972
2/B1 Nguyễn tuấn Anh - 71/128548 - TĐ31BĐQ - 25/05/1972
3/Trần trọng Nhân - 68/104289 - BĐQ - 15/04/1972
4/B2 Đặng văn An - 69/149840 - TĐ31BĐQ - 13/06/1972
5/B1 Trần văn Ba - 71/383565 - TĐ36BĐQ - 11/6/1972
6/B1 Nguyễn văn Cảnh - 74/105691 - TĐ31BĐQ - 18/06/1972
7/Điểu Cao - TĐ74BĐQ - 7/1972
8/TS1 Nguyễn Chuyên - 73/217507 - ĐĐ1 TĐ36BĐQ - 15/04/1972
9/B2 Chu văn Cường - 74/114054 - TĐ31BĐQ - 27/05/1972
10/TH S Lê văn cường - 64/125135 - ĐĐ4 TĐ52BĐQ - 16/05/1972
11/HS Nguyễn văn Đang - ĐĐ2 TĐ52BĐQ - 11/5/1972
12/TS Nguyễn văn Đông - 71/103521 - TĐ36BĐQ - 7/5/1972
13/B2 Trịnh Dũng - 73/108848 - BCH TĐ52BĐQ - 11/5/1972
14/HS Nguyễn văn Được - 69/125616 - TĐ36BĐQ - 10/5/1972
15/HS Dương xú Há - 62/179159 - TĐ36BĐQ - 11/6/1972
16/HS1 Lê ninh Hải - 64/189822 - TĐ36BĐQ - 3/7/1972
17/HS Đỗ văn hai - 72/102446 - BCH TĐ52BĐQ - 7/6/1972
18/ĐU Lê văn Hiếu - 65/145324 - ĐĐ1TD52BĐQ - 13/05/1972
19/HS1 Nguyễn văn Hoài - 66/400108 - BCH TĐ52BĐQ - 1606/1972
20/B2 Trần Hoài - 74/109370 - ĐĐ3 TĐ52BĐQ - 8/5/1972
21/Nguyễn văn Hưởng - 73/123516 - ĐĐ2 TĐ52BĐQ - 2/5/1972
22/B1 Trần đức Lân - 61/578478 - TĐ36BĐQ - 5/5/1972
23/B2 Nguyễn Bá Long - 72/147048 - TĐ31BĐQ - 11/6/1972
24/B2 Hà văn Lượng - TĐ36BĐQ - 11/6/1972
25/B2 Hồ văn Mão - 69/106734 - TĐ36BĐQ - 10/5/1972
26/B1 Nguyễn văn Nam - 74/112571 - ĐĐ2 TĐ52BĐQ - 11/7/1972
27/Phan văn Nam - 63/122313 - TĐ36BĐQ - 11/5/1972
28/TR U Tr Đình Phúc - 69/209955 - TĐ52BĐQ - 19/05/1972
29/HS1 Phương - 74/521330 - TĐ52BĐQ - 11/5/1972
30/B2 Nguyễn văn Quang - 71/126277 - TĐ36BĐQ - 7/6/1972
31/HS1 Nguyễn văn Sơn - 66/151819 - TĐ36BĐQ - 14/05/1972
32/B1 Nguyễn văn Sơn - 66/128548 - TĐ36BĐQ - 20/05/1972
33/HS Phạm Hắt Sơn - 69/124285 - ĐĐ2 TD52BĐQ - 23/05/1972
34/HS1 Đinh văn Song - 70/109172 - ĐĐ2 TĐ36BĐQ - 15/06/1972
35/B2 Kiều văn Tách - 73/111521 - TĐ36BĐQ - 17/05/1972
36/TH T Nguyễn Minh Tâm - 63/111171 - ĐĐ1 TĐ36BĐQ - 15/04/1972
37/HS1 Hồ văn Tám - ĐĐ1 TĐ52BĐQ - 8/6/1972
38/B2 Đỗ ngọc Tâm - 72/149960 - TĐ31BĐQ - 22/05/1972
39/B1 Lê Thạch - 72/204083 - TĐ31BĐQ - 27/05/1972
40/HS Nguyễn văn Thanh - 69/108099 - ĐĐ3 TĐ52BĐQ - 22/05/1972
41/HS Lê văn Thọ - 73/111046 - TĐ31BĐQ - 14/05/1972
42/HS Nguyễn văn Thơm - 72/105570 - TĐ36BĐQ - 13/06/1972
43/HS1 Trần văn Thuỷ - 69/156326 - Đ36BĐQ - 12/5/1972
44/HS1 Vũ Đình Thuỵ(Thi) - ĐĐ3 TĐ52BĐQ - 13/05/1972
45/Đỗ Ngọc Tiến - 74/189540 - ĐĐ3 TĐ52BĐQ - 12/5/1972
46/B2 Trần văn Tính - 72/112416 - TĐ36BĐQ - 3/5/1972
47/B1 Đinh Bá Tòng - 63/108883 - TĐ36BĐQ - 21/06/1972
48/TS Nguyễn văn Trường - TĐ52BĐQ - 8/6/1972
49/B1 Trần văn Tuy - 73/114120 - TĐ36BDQ - 13/06/1972
50/B2 Phạm Văn - 73/225395 - ĐĐ4 TĐ52BĐQ - 14/05/1972
51/Vô danh - Nhảy Dù - 7/1972
10 hài cốt vô danh
Tổng cộng 61(sáu mươi mốt)Hài cốt.
..........................................................................................................................................
30 -)Kính chuyển, Xin vui lòng tiếp tay phổ biến. Cám ơn. Vietlist:
---Một số anh em tại VN biết mộ phần của Thiếu tá Tạ Tấn Thành bị rớt máy bay tại sông La Ngà, ranh giới Phương Lâm và Đức Linh. Trong khoảng tháng 02 năm 1974, số anh em này có phát hiện môt máy bay A37 hay khu trục cơ ( vì họ chưa đi lính nên không rành ) rơi tại địa điểm trên. Cho đến năm 1975 sau 30/4 mới tìm ra xác máy bay, lúc đó đã phát hiện phi cơ cắm đầu xiên xuống đất khoảng 2m, khi anh em vào cabin thì phát hiện bộ xương của phi công (không đầy đủ do thú rừng tha mất một phần) tìm thấy một căn cước quân nhân có tên Thiếu tá Tạ Tấn Thành (không nhớ số quân) địa chỉ ở quận 6 Sài Gòn. Anh em đã gom nhặt số hài cốt còn lại và đem chôn cất tử tế cho đến nay. Đã cử người về tại quận 6 cũ để tìm thân nhân nhưng không gặp, chắc có lẽ đã đi nơi khác. Sau nhiều lần tìm kiếm nhưng không thành, nay nhân tiện vào trang web Tìm bạn-Thân nhân Vietlist.us thì nhắn tin cầu may, đồng thời cũng nhờ BQT thông báo rộng rải để thân nhân của Th/tá Thành sớm di dời hài cốt về với gia đình. Kính chào.(Phi lợi nhuận) Hoàng Giáp mobilphone: (084)0977062277 ;hoặc (084)0938518248 Email: [url=mailto:hoanggiap54@gmail.com]hoanggiap54@gmail.com[/url]. Bình thuận, Việt Nam.
29 -Chuyến máy bay Định Mệnh
Chuyến máy bay C-123 B chở 81 Quân nhân thuộc ĐĐ71ND Trên đường bay từ Pleiku đến Tuy Hòa ngày 11 tháng 12 năm 1965 cất cánh lúc 1018H , nhưng máy bay không đến phi trường Tuy Hòa trong ngày .
Đến ngày 12 tháng 12 năm 1965 lúc 0810H .Chính thức xác nhận máy bay bị mất tích không rõ lý do.
Sau đó toán tìm kiếm những người mất tích của Hoa Kỳ đã tìm thấy địa điểm máy bay rớt,
tại một đỉnh núi cách Tuy Hòa khoảng 20 miles về phía Tây Nam, toán tìm kiếm không thể vào trong máy bay được
vì còn nhiều lựu đạn và đạn 40 m/m: Nên chỉ thấy được những quân nhân sau đây :
LE, Binh Van SQ 8 Vietnam Armed Forces
Card TRAN, Quy SQ 6DA 100401
ID TagNUON, Chau. SQ 121969/52
ID TagTRAN, G. O. SQ 58/202.400
ID TagNGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172
ID Tag TRAN, Than V SQ 63A 108.047
ID TagLE, Hoa Van
Birth CertificateNGUYEN, Tuyet Thi
Partial ID CardLE, Suyen Van SQ 57/211.162
NGUYEN, Tai Van SQ 566726 Vietnam Armed Forces
CardDO, Dien Van SQ 125.114
ID TagNGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172
ID TagTRAN, Than V SQ 63A 108.047
ID Tag NGUYEN, Tuong Van SQ 591535
ID CARDBICH, Pham N. SQ 401978
ID TAG (Hình như là Đại Đội Trưởng ĐĐ71ND)DO, Linh Van SQ 55A 121.239
ID TAGLE, Thu Ng SQ 55A 121.239
LAM Dan Sy SQ 51/302.734
ID CARDTHY ID CARD
Nếu quí vị nào biết thân nhân của những quân nhân kể trên, xin nhắn dùm họ liên lạc gấp về ông:
Maves, Robert Civ JPAC J2
Subject: List of MIA VNAF (UNCLASSIFIED)Và thông báo cho:
[url=mailto:anguyen219@yahoo.com]anguyen219@yahoo.com[/url], [url=mailto:dsmd@hotmail.com]dsmd@hotmail.com[/url]
Kính xin quí vị truyền thông vui lòng phổ biến tin “Nhân Đạo” này. Thành thật Tri ân
Buiduclac
28 -)Những ngôi mộ Lính VNCH bị bỏ quên tai Cổ Thành Quảng Trị
Nhân dịp tham quan Cổ Thành Quảng Trị, tôi ghé quán cơm ven QL1, cạnh mương thủy lợi, tôi có gặp đôi vợo chồng Cán Bộ về hưu tôt bụng có một ước nguyện hợp đạo lý của người Việt Nam là quy tập hài cốt về với Gia Đình , Dòng Họ.
Bà tuy tuổi đã cao, lại đi chân giả, mà bà vẫn nhiệt tình chỉ cho tôi từng ngôi mộ hoang của Sĩ Quan, binh lính chế độ cũ. Vạch những đám cỏ dại, những bụi gai, bới những nấm đất ( vì lâu năm những ngôi mộ bị đất bồi lấp gần hết) để thấy được bia mộ của những người đã nằm xuống. Là ở một Nghĩa Trang, những ngôi mộ này có tên, có tuổi, có số quân, nhưng không hiểu sao qua gần nửa thế kỉ mà không ai đón về, không ai hương khói, để những ngôi mộ phủ đầy gai. cỏ như rừng rậm vậy. Theo Ông Bà già tôi ghi được 36 ngôi mộ, ngôi thì sup, ngôi thì bị bồi lấp gàn hết, ngôi thì bia bị đổ bể lăn lóc hoặc mờ tịt không còn thấy chữ vì thời gian làm mờ đi hoặc bị đạn bắn, còn tất cả giống nhau ở chỗ cỏ và gai bao phủ kín mít.
Dư0i đây là nhuững ngôi mộ tôi ghi đuoược ( còn bao nhiêu mộ bị san bằng thì ....)
1_ Phan Gia Thinh - 18-05...... Kỉ Sửu - Cha: Pham Khánh Hưng
2_ Môi Kim Trọng (60/ 207 956) - Sinh 07-03-1940 - Phước Hòa- Tiên Phước- Quảng Tín - TT 05-07-1967
Cha: Môi Ha - Mẹ: Trần Thị Tửu - Vợ: Lưu Thị Nhẫn - Con: Môi Kim Tân
3_ Lê Đình Chữ - 1934- 1967 ( Sinh Mùi- chết Mùi) - Kim..... Xuân- Cam Lộ Quảng Trị - Vợ: Nguyễn thị Phương
4_ Ngô Văn Minh - 28-12 năm Kỷ Mão - Đản Duệ- Vĩnh Linh- Quảng Tri - 28-11- Ất Tỵ - Me: Nguyễn Thị Nghĩa
5_ BDQ Phạm Văn Long- 1939 - Long Thanh- Chơn Thành Long An - TT 1-1-1962
6_ Lê Công Tuyên- 1951 - Thạch Đàn- Lệ Thủy- Quảng Bình - 5-2- Mậu Thân
7_ 1968 Nguyễn Trang - TT 5-5-1968 - Nguyên Quán Thôn Thanh Suôi
8_Dương C. Sữa - 19-02-1944 - Thương Văn- Hương Hóa- Quảng Trị - Tử: 02-05- 1969
Vợ: Võ Thị Huế - Con: Dương Công Tuấn
9_Lê Văn Nỗ - 29-03-1948 - An Nhơn- Gò Vấp- Gia Định - Cha: Lê Văn Tam - Mẹ: Nguyễn Thị Cúc - 5-8-1968_ Quảng Trị
10_ Họa Sĩ Phan ( Phạm) Sơn - Số Quân:70/ ...... -Sinh ngày :....Tử trận: 27-07-1969 (12-6-Kỉ Dậu) -Tai HT Fre Base Davis
11_ Đinh Văn Hảo - Tử Trận: 30-09-1969
12_ Nguyễn Pho (Phô) - SQ: 57/216504 - Tử Trận: 01-02-1968 - Nguyên Quán: Đại Lộc Quảng Nam -Tiểu Đoàn 2/1 _ Đại Đội 1/2
13_ B1 Cao Văn Thời - Sinh: 1944 Phú Nhuận_ Sài Gòn - Con Ộng: Cao Văn Vinh - Bà : Phạm Thị Mười
TT: 01-02-1968 tai Quảng Trị - Tiểu Đoàn 2/1
14_ Nguyễn Văn Vào - BSQD - SQ 64/103267 - Tai: Mỹ T.......
15_ Phạm Văn Hải - 65/175503 - Sinh 1945_ Long An - Cha: Pham Quế - Mẹ: Nguyễn Thị Ngọt
TT: 28-02-1968- Quảng Trị
16_ Thiếu Úy Lê Khắc Minh - 66/139428 - 23-9-1946 tai Thanh Cẩm- Hương Yên - Tiểu Đoàn: 2/2 - TT12-02-1968
17_ Hạ Sĩ Hồ văn Quân - 64/208306 - Sinh tại: Phú An- Mộ Đức - Quảng Ngãi - TT: 04-02-1968 - Tiểu Đoàn 2/2 PL
18_ Hạ Sĩ QD Nguyễn Văn Bông - 56/804583 - Bình Phước- Biên Hòa - TT: 10-02-1968 - Tiểu Đoàn 2/2 PL
19_ Hạ Sĩ QD Lê Văn Thành - 57/000304 - Cai Lậy- Đinh Tường - TT04/02/1968 - TĐ 2/2 L
20_ Hạ Sĩ QD Lương H. Cường - Tiểu Đoàn: 2/1 - TT: 01-02-1968
21_ Phạm Văn Đủ - BSQD - SQ: 68/8...1101 - Sinh: 15-08-1947 ( Công Giáo) - TT 04-02-1968
Tiểu Đoàn:2/1 Đại Đội 3 Phong Lập
22_ Nguyễn Văn Chiến - 01-01-1942_ Cần Thơ - TT 1-2-1968 - Me: Nguyễn Thị Hải lập mộ
23_ Nguyễn Văn Chiến - SQ: 62/100192 - Nguyên Quán: Đường Trần Quang Khải- Sài Gòn - Tiểu Đoàn: 2/1_ đại đội 1/2
24_Thiếu Tá Võ Văn Thừa_ Phật Giáo - Sinh: 4-12-1939 - Tai: Kiến Hòa - Tử Trận 1-2-1968(3-1- AL)
anh Nguyễn Văn Tá lập Mộ
25_ BSQD Dương Cần- Sinh 1945 - SQ: 65/208574 - Nguyên quán Sơn Trà- Sơn Tịnh- Quảng Ngãi - TT 5-2-1968
Con Ông: Dương Câu - Bà: Nguyễn Thị Đào - Tiểu Đoàn: 1/2
26_ BSQD Trương Văn Dũng - SQ 66A/ 115830 - Sinh:1946 Quán Thuận Hòa- Tỉnh Sóc Trăng - TT 5-2-1968
Cha: Trương Cam Thân - Mẹ: Nguyễn Thị Lan - Vợ: Trần Thị Đúp
27_BSQD Nguyễn Văn Thông - 65/ 000207 - Mỹ- An- Hưng Sa Đéc- Long An - TT 31-01-1968
Cha: Nguyễn Thu - Mẹ: Lương T. Hai - Vợ: Trần Thị Tuyết Nguyên
28_Nguyễn Văn Lý - Sinh: 1942 - Thốt Nốt- An Giang- Nam Phần - TT: 27-1-1968 - Vợ: Võ Thị Điền lập mộ
29_ Dương Quang Phương - 25-10-1940 - Tiên Phước- QN - TT 27-2-Đinh Mùi - Vợ: Nguyễn Thị Chúng
Con: Dương Quang Phước
30_Hạ Sĩ Nguyễn Ngoc S....- Tiểu Đoàn 2 ( Nhảy dù) - TT 2-1-1968 - KBC4
Con Bà:.... Thị Trẻ - Quận Điện Bàn_ Quảng Nam_ Phụng Lập
31_ BSQDDo964 Ngọc But - 31-1-1968 - Hòa An- CL- Khánh Hòa
32_ 1970 Lập mộ - Nguyễn Văn Đại - 3-1-1968 - Vợ: Hồ Thị Tẽo
33_ Vô Danh - 64/248494 - 24-2-19.... - Hải Phòng - Cha: Nguyễn S Tin - Mẹ: Lý Thị Cần - TT 19-2-1968
34_ Nguyễn.......... ang - SQ:62/165276 - Sinh 1942- Gò Công - TT: 19-2-1968
Cha: Nguyễn Văn Va - Me: Phan Thị Sự
35_ Trần Văn Lân - SQ: 64/201208 - 1-4-1968 - Chánh Quán Hòa Lộc_ Hương Mỹ_ Vĩnh Bình
36_ Giang Binh Lai - 62/804467 - NQ Bình Tha- Bình Dương - Tiểu Đoàn 2/1 - Đại Đội: 1/2
Ghi chú : những chữ ghi thiếu ( .....) là một số bia mộ bị mờ hoặc bị đạn bắn nên không thấy rõ chữ
Từ hôm tôi roi Quảng Trị đên nay đã nửa tháng, hai Ông Bà Già có gọi điện hỏi thăm là tôi đã đăng tin này lên mạng chưa?!!!
Tôi có cảm tưởng rằng Ông Bà hiểu lắm nỗi lòng của những người lính đang nằm đó, dưới những lùm cỏ, trong bụi gai, không một nén hương mong mỏi lắm được trở về nhà, bên người thân, bạn bè và đồng đội...
Qua đây, tôi mong rằng những nhà hảo tâm, bạn bè, đồng đội cũ, hoặc may mắn hơn là gặp được chính người thân của những người lính kia đã nằm xuống đọc được tin này để sớm đưa những người đã một thời hy sinh và nằm xuống kia sớm có một nơi an nghỉ ấm cúng hơn.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 01699814857 (Nguyễn Sơn Hải) để được hướng dẫn
27- )TRINH NGOC THUAN , LY A SAM cùng với anh em đồng độiTiểu đoàn 38 Biệt Động Quân
Sau một thời gian tìm kiếm anh tôi là Lê văn Tài, lính Truyền tin Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân, chúng tôi đã tìm được nơi anh tôi tử trận cùng với 11 anh em đồng đội. Chúng tôi đã tìm thấy được một số giấy tờ và một tấm thẻ bài với các tên dưới đây:
1, LY A SAM - SINH NGAY :19-5-1950 - BO LA LY MAN SOI - ME LA HO THI MINH
SO QUAN 70-131-238 - NHOM MAU A+
2/ TRINH NGOC THUAn - SINH NGAY 3-3-1957 - TAI SAI GON
CHA TRINH HUU HIEN - ME HUA THI LAI - DIA CHỊ 15/1 NGO QUYEN - SAI GON
Số anh em đồng đội còn lại chúng tôi đã không tìm thấy Thẻ bài. Các anh đã từ trần vào ngày 30-4-1975 trên đường rút quân từ Tây Ninh về Sài Gòn, đã bị phục kích tại xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi. Hiện tại hài cốt của các anh chúng tôi đã đưa vào nhà thờ...
Kính nhờ Văn Phòng Liên Lạc Tìm Mộ phổ biến cho giới Truyền Thông Báo Chí, nhờ loan tải, đăng giúp tin tức này hầu các gia đình, thân nhân của các anh lính Biệt Động Quân Tiểu Đoàn 38 đã tử trận được hay biết.
Nếu ai cần thêm chi tiết về tin tức trên đây xin liên lạc với các địa chỉ e mail sau : [url=mailto:THUHUONG2006@GMAIL.COM]THUHUONG2006@GMAIL.COM[/url] ,
hoặc: Văn Phòng Liên Lạc Tìm Mộ : [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url]
Xin chân thành cám ơn tất cả quí vị
26 -)Thông Báo
Chúng tôi có tìm thấy hài cốt của một Quân nhân đã hy sinh tại chiến trường Chi Khu Kiến Đức thuộc tỉnh Daklak(cũ), có Thẻ bài ghi rõ họ tên là Nguyễn An Khang , số quân là 68/144681 , loại máu B.RH.
Vậy nếu ai là Thân nhân của Quân nhân đã hy sinh nói trên, xin vui lòng liên hệ Đ.T 0903698807 (gặp Long) hoặc 0903716345 (gặp Nhung) để nhận lại hài cốt.
25 -)hài cốt của 1 quân nhân VNCH tên là HOÀNG TỨ
tôi được 1 giáo dân báo : họ biết hài cốt của 1 quân nhân VNCH tên là HOÀNG TỨ - SỐ QUÂN 70/204567 - LOẠI MÁU O
họ đưa cho tôi thẻ bài và hiện tôi đang giữ thẻ bài của quân nhân nói trên.
Xin quí báo thông tin giúp tôi để ai là thân nhân liên hệ với tôi qua địa chỉ
Linh mục Phaolô Trần Quốc Việt , quản xứ An Hải-Đà Nẵng , đthoại 0913 497 330
hoặc Email [url=mailto:paulmaryviet@yahoo.com]paulmaryviet@yahoo.com[/url]
để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn hốt cốt người thân về an táng.
xin cam ơn.
24 - )TIN TỨC VỀ MỘ CHIẾN SĨ VNCH HY SINH TẠI THỊ XÃ AN LỘC TỈNH BÌNH LONG NĂM 1972
* 15 ngôi mộ chiến sĩ SĐ18BB là những mộ Lính duy nhất tại thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long còn sót lại chưa bị san bằng, đào bới hay cải táng nhờ nằm trong khu vườn trồng Điều của tư nhân. Những ngôi mộ này không người chăm sóc, có các tấm bia xi măng củ kỹ, nhiều bia bị bể và mộ không còn vun đất mà gần như bằng phẳng với mặt đất. Chủ nhà mong muốn thân nhân cải táng các mộ, vì các mộ bị bỏ hoang phế nơi đây đã quá lâu.
DANH SÁCH MỘ
HỌ VÀ TÊN TỪ TRẦN SỐ QUÂN BINH CHỦNG
1/ Lâm Xa Ry 21/07/1972 68 506 781 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
2/ Đặng Văn Lợi 22/04/1972 70 115 479 HSI TĐ1/48 SĐ18 BB
3/ Nguyễn Văn Hai 21/06/1972 75 104 307 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
4/ Trần Văn Anh 03/07/1972 70 000 285 TSI TĐ1/48 SĐ18 BB
5/ Nguyễn Thế Ty 10/07/1972 58 866 963 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
6/ Trần Văn Rớt 28/06/1972 24 432 232 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
7/ Đàm Quốc Tường 10/07/1972 65 138 137 TS TĐ1/48 SĐ18 BB
8/ Liêu Văn Thành 21/06/1972 72 141 633 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
9/ Tăng Văn Nhỏ 21/06/1972 75 106 671 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
10/ Trần Bửu Tự 25/06/1972 68 137 789 HSI TĐ1/48 SĐ18 BB
11/ Nguyễn Tấn Hải 21/06/1972 75 104 307 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
12/ Phạm V 10/07/1972 59 52 HS TĐ1/48 SĐ18 BB
13/ Triệu Văn Bắc 14/04/1972 72 337 88
14/ Nguyễn Văn Hường 57 154 870
15/ Vô Danh
Ghi chú:
- Số 12 bia bể, mất góc mặt, không rõ số quân.
- Số 13 và 14 có hai tấm bia chung trong một ngôi mộ, những chi tiết ghi được như trên.
- Số 15 mộ có bia bị đất lấp hết chử ghi trên tấm bia
* Năm 2007 nhà nước địa phương cho dời hài cốt 73 chiến sỉ BĐQ tại nghĩa trang BĐQ để lấy đất bán cho dân cất nhà. Những hài cốt này được đem về chứa tại một nhà mồ cách thị xã 10 cây số. Nếu ai có người thân trong số hài cốt này, thì liên lạc với địa phương để nhận lại hài cốt.
DANH SÁCH HÀI CỐT
HỌ VÀ TÊN TỪ TRẦN SỐ QUÂN BINH CHỦNG
1/ Điểu Con 07/1972 BĐQ
2/ Vô Danh 07/1972 ND
3/ Trần Trọng Nhơn 15/04/1972 168 104 289 BĐQ
4/ Nguyễn Tuấn Anh 25/05/72 71 128 548 B1 TĐ31 BĐQ
5/ Nguyễn Văn Sơn 20/05/1972 66 128 438 B2 TĐ36 BĐQ
6/ Trần Văn Tính 03/05/1972 72 112 416 B2 TĐ36 BĐQ
7/ Hồ Văn Mão 10/04/1972 69 156 734 B2 TĐ36 BĐQ
8/ Trần Văn Ba 14/06/1972 71 383 566 B1 TĐ36 BĐQ
9/ Nguyễn Văn Đông 07/05/1972 71 103 521 TrS TĐ36 BĐQ
10/ Nguyễn Văn Sơn 16/05/1972 66 157 819 HS1 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
11/ Đỗ Ngọc Tuấn 12/05/1972 74 189 540 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
12/ Vũ đình Thi 13/05/1972 HS1 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
13/ Nguyễn Văn Trường 08/06/1972 TrS ĐĐ1 TĐ52 BĐQ
14/ Dương Xú Hà 62 171 159 HS TĐ36 BĐQ
15/ Trần Đức Lân 05/05/1972 515787478 B1 TĐ36 BĐQ
16/ Phạm Văn Vũ 01/04/1972 61 000 376 B1 ĐĐ1 TĐ52 BĐQ
17/ Nguyễn Văn Nam 01/07/1972 74 112 571 B1 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
18/ Nguyễn Văn Sử 01/07/1972 72 101 886 TrS1 ĐĐ2 TĐ52 BĐQ
19/ Nguyễn Minh Tâm 15/04/2011 63 111 171 ThT ĐĐ1 TĐ36 BĐQ
20/ Đặng Văn An 13/06/1972 63 149 940 B2 ĐĐ2 TĐ31 BĐQ
21/ Trần Văn Tuy 13/06/1972 73 114 120 B1 TĐ36 BĐQ
22/ Lâm Lanh 05/05/1972 57 154 844 HS1 TĐ36 BĐQ
23/ Kiều Văn Tách 17/05/1972 73 111 521 B2 TĐ36 BĐQ
24/ Lê Văn Hiếu 13/05/1972 65 145 326 ĐU ĐĐ1 TĐ36 BĐQ
25/ Nguyễn Văn Hoài 16/06/1972 66 400 108 HS1 TĐ52 BĐQ
26/ Đổ Văn Hai 07/06/1972 72 102 446 HS TĐ52 BĐQ
27/ Nguyễn Chuyên 15/04/1972 37 217 507 TrS1 ĐĐ1 TĐ36 BĐQ
28/ Vô Danh
29/ Vô Danh
30/ Vô Danh
31/ Hồ Văn Tám 08/06/1972 HS1 ĐĐ1 TĐ52 BĐQ
32/ Vô Danh
33/ Chu Văn Cường 27/05/1972 74 114 054 B1 TĐ31 BĐQ
34/ Nguyễn Bá Long 11/06/1972 72 147 048 B2 TĐ31 BĐQ
35/ Trèo Soul 08/05/1972 51 107 862 HS1 TĐ36 BĐQ
36/ Nguyễn Ph. An 10/05/1972 TS ĐĐ4 TĐ52 BĐQ
37/ Phương 11/05/1972 74 521 330 HS1 TĐ52 BĐQ
38/ Lê Thạch 27/05/1972 72 204 083 B1 TĐ31 BĐQ
39/ Nguyễn văn Hùng 15/03/1972 74 112 885 HS TĐ31 BĐQ
40/ Trần Hòa 08/05/1972 74 109 370 B2 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
41/ Nguyễn Văn Đang 11/05/1972 HS ĐĐ2 TĐ52 BĐQ
42/ Trịnh Dũng 11/05/1972 73 108 848 B2 TĐ52 BĐQ
43/ Phạm Văn 14/05/1972 73 225 395 B2 ĐĐ4 TĐ52 BĐQ
44/ Lê Văn Thọ 14/05/1972 73 111 046 HS TĐ31 BĐQ
45/ Đinh Văn Song 15/06/1972 70 109 172 HS1 ĐĐ2 TĐ36 BĐQ
46/ Đỗ Ngọc Tâm 05/06/1972 70 149 960 B2 TĐ31 BĐQ
47/ Nguyễn Văn Cảnh 18/06/1972 74 105 691 B1 TĐ31 BĐQ
48/ Nguyễn Văn Thanh 22/05/1972 79 108 099 HS ĐĐ3 TĐ32 BĐQ
49/ Phạm Hắc Sơn 29/05/1972 69 124 285 HS ĐĐ2 TĐ52 BĐQ
50/ Tr Đinh Phúc 19/05/1972 69 209 955 TrU TĐ52 BĐQ
51/ Nguyễn Văn Ngân 09/06/1972 67 823 830 B2 TĐ31 BĐQ
52/ Trần Văn Huê 08/05/1972 73 125 612 B2 ĐĐ1 TĐ52 BĐQ
53/ Nguyễn Văn Nghinh 12/05/1972 70 115 059 B2 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
54/ Lê Văn Bình 15/05/1972 57 183 321 ThS ĐĐ3 TĐ 52 BĐQ
55/ Lê Văn Cường 16/07/1972 64 215 135 HS ĐĐ4 TĐ 52 BĐQ
56/ Bạch Lẻn 1972 70 107 746 ThS1 TĐ52 BĐQ
57/ Nguyễn Văn Đính 1972 72 100 336 B1 TĐ36 BĐQ
58/ Nguyễn Văn Thêm 13/06/1972 72 105 570 TĐ36 BĐQ
59/ Nguyễn Văn Hưỡng 02/05/1972 73 123 516 ĐĐ2 TĐ52 BĐQ
60/ Hồ Văn Lượng 11/06/1972 68 158 307 TĐ36 BĐQ
61/ Trần Văn 12/05/1972 69 156 326 HS1 TĐ36 BĐQ
62/ Lê Ninh Hải 03/07/1972 64 189 822 HS1 TĐ36 BĐQ
63/ Nguyễn Văn Quang 07/06/1972 71 126 277 B2 TĐ36 BĐQ
64/ Nguyễn Văn Được 15/05/1972 69 125 616 ThS TĐ36 BĐQ
65/ Vô Danh
66/ Phan Văn Nam 11/06/1972 63 112 131 B2 TĐ36 BĐQ
67/ Vô Danh
68/ Vô Danh
69/ Vô Danh
70/ Vô Danh
71/ Vô Danh
72/ Đinh Bá Tòng 21/06/1972 63 108 883 B2 TĐ36 BĐQ
73/ Vô Danh
* Tại một cơ sở tôn giáo địa phương thị xã An Lộc, có hủ hài cốt với tấm thẻ bài còn nguyên sợi dây đeo, đề tên:
Phan Văn Hiệp SQ 67/408.915 LM – B
Tại chổ này cũng có mấy hủ hài cốt khác của Lính nhưng vô danh, không có thẻ bài, không tên tuổi. Họ là những người Lính hy sinh tại rừng cao su bên Quốc lộ 13, cổng vào thị xâ An Lộc, tỉnh Bình Long. Các hủ hài cốt Lính này do những người thợ hồ đào được đem gởi tại một cơ sở tôn giáo địa phương cho đến nay vẫn không có người thân đến nhận.
* Tìm thân nhân của người quá cố có tên trên hai tấm thẻ bài để gởi lại thẻ bài. Hai tấm thẻ bài có tên như sau:
Nguyễn Văn Tắc SQ 50/539.002 LM – A
Nguyễn Văn Lượm SQ 72/107.673 LM - A
Nếu thân nhân cần tìm hài cốt hoặc nhận lại thẻ bài, liên lạc : [url=mailto:hh16976@gmail.com]hh16976@gmail.com[/url] để biết thêm chi tiết.
23 - )Theo cụ Sáu, 76 tuổi. Tại Xã Thạnh Lộc, P12, Quận 12,
Sàigòn, có 1 mộ chung cho 3 người (1Canh Sat, 1ĐPQ, 1BKDù NKT) . Từ BlackApril 75 đến nay chưa có thân nhân cải táng!
*Khi cần xin liên hệ DĐ841664461470
Email : [url=mailto:toilaga200@gmail.com]toilaga200@gmail.com[/url]
Trân trọng
22 -)Xin quí vị vui lòng chuyền giúp tin nhắn sau đây:
Kính thưa quí thân nhân và bằng hữu những người có tên kê bên dưới, là bạn thân của nhân sĩ Võ Tụng (Quảng Nam ) đã mất cùng thời với nhân sĩ:
1) Ông Nguyễn Hoành
2) Ông Phạm Tuệ (anh ruột của ông Phạm Phước hiện ở Hoa Kỳ)
3) Ông Nguyễn Thứ
4) Ông Nguyễn Tự Trị
Nếu quí vị thân nhân và bạn bè của bốn vị nêu trên ,muốn biết chi tiết phần mộ của từng người,xin liên lạc với văn phòng chúng tôi.
Xin cám ơn tất cả quí vị.
Nguyện xin ơn trên hộ trì cho công cuộc của chúng ta.
Ðiện thoại: 559-273-1782
E-mail: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url]
21 -)Kinh gui: Văn Phòng Liên Lạc Tìm Mộ
De nghi Quy vị xu ly thong tin sau:
"Ai là thân nhân của Ông Trương - Q - Mâu, mất năm 1975, SQ: 69/213115, LM: O
Xin lien he 0918.373.693 de duoc chi mo cho"
Nguoi gui email nay ghi lại nguyên văn. Thong tin thêm: lính VNCH, chết tại Huế, dia danh hien nay la xa Phu Xuan, huyen Phu Vang, Thua Thien Hue
Thanks & Best regards,
---------------------------
Le Dinh Trung
Dream House Investment Corp.
331 Tran Xuan Soan Str., Tan Kieng Ward., Dist. 7, HCMC
Cellphone: 0983.86.86.38
Tel: (84-4) 38728148 Fax: (84-4) 38722701
Email: [url=mailto:trung.le@dreamhouse.vn]trung.le@dreamhouse.vn[/url]/leedinhtrung@yahoo.com
Website: http://www.dreamhouse.vn
20 -) lien lac tìm mộ chien sĩ VN cộng hòa
Ở Nam Đông-TT Huế, có 1 nghĩa trang của các chiến sĩ VN CH, hiẹn có
môt số ngôi mộ, còn bia hoặc không còn bia. Liên lạc qua email của tôi
: [url=mailto:chanhndg@gmail.com]chanhndg@gmail.com[/url] hoặc [url=mailto:chanhndg@yahoo.com.vn]chanhndg@yahoo.com.vn[/url]
19 - )toi co biet 02 mo cua tu si linh du , co the la biet kich 81 du ,tu tran nam 1972 , tai khu vuc doi gio , thuoc an loc , binh long .
01 mo ten : HUYNH MINH THONG - SQ :70 21 21 43 - LM:O
mo thu 02 khong co ten . hai mo con sat nhau va co xay gach chung quanh , bia duoc lam bang xi mang , hien da hu va mon.
vay ai la than nhan hoac ban be , xin lien lac qua email: Phuc Nguyen :
Tel :0169 7030 637
RAT MONG CO HOI AM .
18 -)Văn phòng chúng tôi vừa nhận được Hinh Anh va vi thư sau đây do ông Phạm văn Bình tai (Dan Mach) va ông Phạm văn Viet tai( Nauy )gửi đến. Xin khẩn tin đến quí vị và nhờ quí vị cũng như các cơ quan truyền thông phổ biến tin này rộng rãi để thân nhân của các tử sĩ thuộc đơn vị Trung Đoàn 4 Sư Đoàn 2 Bộ Binh có thể tìm được hài cốt người thân. Nội dung vi thư như sau:
“Kính thưa quí vị,
Theo thông báo của Gia đình tôi tại Việt Nam về việc tìm hài cốt của anh ruột tôi, bị mất tích năm 1975, anh tôi thuộc đơn vị Trung Đoàn 4 Sư Đoàn 2 Bộ Binh là cựu TSQ QLVNCH, theo sự chỉ dẫn của một người mà ở VN gọi là Ngoại cảm, gia đình tôi đã nhận được hài cốt của anh tôi.
Thưa quí vị, ngoài hài cốt của anh tôi gần đó còn rất nhiều xương và những vật dụng. Theo người nhà cho biết nơi này đang bị ủi để làm đường làm cảng. Người lái máy cày có cho gia đình tôi biết, họ có gom lại một số xương và vật dụng, lập miếu thờ tại gần cảng Ky ha Chu Lai. Tôi viết thư này thông báo đến quí vị, ai có thân nhân thuộc Sư Doàn 2 Bộ Binh QLVNCH mất tích khoảng tháng 3 năm 1975, thử liên lạc, có thể tìm kiếm . Mong quí vị được mọi may mắn.” xin Liên lạc: Binh Pham
Van Viet Pham
Tel : 004560837109
Nếu cần thêm chi tiết về nguồn tin va hinh anh xin Liên lạc với Văn Phòng Tìm Mộ (E- mail: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url]
Tel : (559)273-1782). Xin cám ơn tất cả quí vị. Nguyện xin ơn trên phù hộ chúng ta.
17- )Mộ nhắn tin cho thân nhân:
1/ Ông Vỏ Thanh Tùng, KBC 4506 (Củ Chi, Hậu Nghỉa), tử trận 1968. Tôi đả cố nhắn tin cho vợ là bà nguyển thị Phượng và tìm đứa con ông Tùng là Vỏ thanh Lâm sinh năm 1968 nhưng không được. Hài cốt ông Tùng tại Nghỉa Trang Quân Đội Biên Hòa, năm 1987 tôi đả bốc, cốt và di ảnh hiện để trong nhà thờ Thánh Juse góc đường Phan đình Phùng (tên củ) và đường Nguyển Thiện Thuật, Quân 3, Sàigòn. Riêng cháu Lâm nếu được tin nầy xin gởi tấm ảnh.
Nếu ai biết tin , xin liên lạc :
E Mail : Ken Nguyen
phone (916) 6889629 .USA
16. Một gia đình đã phát hiện và bảo quản hài cốt của một người lính tên:
Phạm Ngọc Châu, SQ: 65/161778, loại máu O, tại nhà số 335, Quốc Lộ 55, đối diện Khu Tái Ðịnh Cư thuộc khu phố Phước Sơn, thị trấn Ðất Ðỏ, huyện Ðất Ðỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Xin liên hệ ông bà “Lái Xe,” điện thoại: 064-3-688-143.
Xin kính báo đến thân nhân và bà con biết để giúp đỡ hài cốt của người quá cố sớm đoàn tụ với gia đình.
15. Hiện nay gia đình tôi đang giữ hai bộ hài cốt: Một bộ của ông Ðỗ Văn Quang và một bộ của người lính vô danh.
Ông Ðỗ Văn Quang, số quân 69_16_19-71, loại máu B+. và cùng với 1 người bạn nữa không có tên (vô danh).
Xin liên lạc ông Vũ Khắc Khoan số điện thoại: 0906-612-071 hoặc 0613-921-091.
14. Nhắn tìm thân nhân tử sĩ quân lực VNCH Lê Thiện, tại bờ biển Quy Nhơn-Bình Ðịnh, có thẻ căn cước quân nhân ghi một số chi tiết còn đọc được như sau:
Họ tên: Lê Thiện, cấp bậc: B2, số quân: 74/420679, loại máu:... QÐ=819 10,66 TTALAP 02585. Trên mũ sắt có ghi số: 1954 B2, hài cốt đã được cải táng tại Ðống Ða-Quy Nhơn. Xin liên lạc theo địa chỉ email Phạm Văn Trung: [url=mailto:trungphvt@yahoo.com.vn]trungphvt@yahoo.com.vn[/url]
13. Mộ anh Xiêm, lính Tiểu Ðoàn 105 Ðịa Phương Quân, Tiểu Khu Quảng Trị.
Gia Ðình muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc: Thầy Thích Từ Giáo, chùa Phước Huệ Quảng Trị, điện thoại: 093-248-3763 (gặp Thầy Thích Từ Giáo), email: [url=mailto:thichtugiao@gmail.com]thichtugiao@gmail.com[/url]
12. Sĩ Quan Trần Văn Thông và hạ sĩ quan mang máy truyền tin tên Bùi Duyệt, thuộc Sư Ðoàn I Bộ Binh đã tử trận 26 tháng 3, 1975 tại Huế. Thân nhân hai vị trên có thể liên lạc: [url=mailto:quynhlansydney@yahoo.com.au]quynhlansydney@yahoo.com.au[/url] hoặc địa chỉ: P.O.Box 665 Bankstown 2200, Autralia.
11. Danh tính của 6 chiến hữu Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 5, Sư Ðoàn 2 Bộ Binh.
- Nguyễn Ban số quân 73/213952 loại máu A
- Nguyễn Chí Thành số quân 71/142744 loại máu AB+
- Tống Công Tòa số quân 74/207241 loại máu OA+
- Nguyễn Ðan số quân 73/213952 loại máu A+
- Nguyễn Minh số quân 75/211356 loại máu A
- Nguyễn Văn Toi số quân 75/170972 loại máu O+
Xin quí vị hãy liên lạc: Thieu Ta Lê Quang, 3806 SE 74th Ave., Portland, Or 97206.
Email: chanh le
Ðiện thoại: (503) 788-3680 hoặc gởi lời nhắn (503) 740-1236.
10. Da Co nguoi nhan.
9. Thái Văn Thiệt
Một đồng bào ở Việt Nam hiện đang giữ một thẻ bài của anh Thái Văn Thiệt, tử sĩ VNCH, số quân: 69/12165, Loại máu: O.
Thẻ bài này nằm cạnh hài cốt của anh Thái Văn Thiệt trong một khu rừng (trước đây) thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thân nhân của anh Thiệt xin vui lòng liên lạc để được hướng dẫn tiếp cận hài cốt người thân, qua email [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url].
8. Ðỗ Phước Thọ, Nghĩa (Cảnh Sát) và Em (SQ Quân Ðội ) và 10 ngôi mộ tù ở Trại Tân Lập/K1 tỉnh Vĩnh Phú từ năm 1977-1982, biết nơi chôn khoảng 10 ngôi mộ tù cải tạo, trong đó có 3 người mà ông còn nhớ tên, gồm anh Ðỗ Phước Thọ (sĩ quan Cảnh Sát, quê Bà Rịa), anh Nghĩa (không nhớ họ) (trưởng cuộc Cảnh Sát Phi Cảng Tân Sơn Nhất) và anh “Em” (không nhớ họ) (SQ/QLVNCH).
Ðể biết thêm chi tiết, xin liên lạc với ông Diệp qua email: [url=mailto:kimtran2006@hotmail.fr]kimtran2006@hotmail.fr[/url], hoặc số điện thoại tại Pháp: +01.40 34 50 17.
7. Tìm mộ Cha: Da nhan duoc tin tuc
6. Có tin tức về mộ của Trần Văn Hoàng:
Gia đình tôi hiện sống tại Hà Nội, cách đây mấy năm gia đình đào móng xây nhà, có đào được 1 bộ hài cốt còn lại ít xương kèm theo 1 miếng INOX khắc tên: Trần Văn Hoàng, Sài Gòn, 1948 - 64608 sau đó được cải táng tại nghĩa trang.
Xin liên lạc qua email: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url].
5. Ông Trần Kháng ở Na Uy cho biết: Ông Võ Văn Hạp ở xóm Cồn Dầu, thôn 3, xã Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên đã chôn 6 tử sĩ VN, hiện còn mộ 4 chiến sĩ trong đó có 2 người có tên trên bọc áo là: Nguyễn Lam và Phan Hiệp
Xin liên lạc qua email: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url]
4. Ðại Úy Phi Công tên Vũ Chí Công sinh năm 1949
Ông Huỳnh Tấn Hải cho biết đã chôn một đại úy phi công tên Vũ Chí Công sinh năm 1949, quê Việt Bắc nơi ở Sài Gòn-Gia Ðịnh tử nạn trong buồng lái máy bay. Máy bay bị rơi trong vùng trên đường từ Gia Rai về Phan Rang.
Xin liên lạc qua email: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url].
3. Có tin tức về mộ của 47 tử sĩ QLVNCH chôn tại cột cờ Quân Y Viện Qui Nhơn do Bác Sĩ Quân Y Nguyễn Công Trứ và Dương Văn An là một trong những người lính còn lại trong Quân Y Viện chôn cất. Xin liên lạc qua email: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url].
2. Tin về Thiếu Tá Ðạt công tác tại Ban Tâm Lý Chiến Tỉnh Bình Ðịnh đi tác chiến tại quận An Túc, trên đường trở về đơn vị bị phục kích, anh đã bị thương và tự sát, được dân địa phương chôn lấp vội vàng bên lề đường. Xin quí vị hãy liên lạc qua email: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url].
1. Ai là thân nhân của Trung Úy BÐQ Nguyễn Văn Quý, hãy liên lạc với Ðại Úy BÐQ Ðoàn Trọng Hiếu (Email: [url=mailto:hieudoanbdq@yahoo.com]hieudoanbdq@yahoo.com[/url]) để biết nơi để hài cốt của Tr/U Quý sau khi cải táng.
Ngoài ra còn một số tin vừa nhận được, chúng tôi sẽ loan báo trong bản tin kế tiếp
Cầu mong anh linh các chiến sĩ phù hộ chúng ta.
Chúng tôi nguyện làm một trung tâm thông tin kết nối, thâu thập tất cả mọi tin tức liên hệ đến việc tìm mộ.
Kính mong quý cơ quan truyền thông, báo chí, diễn đàn Internet tiếp tay phổ biến thông báo này đến với quí đồng hương.
Nguyện xin ơn trên hộ trì cho công cuộc của chúng ta.
Văn Phòng Liên Lạc Tìm Mộ
Ðiện thoại: 559-273-1782
E-mail: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url]
http://www.facebook.com/#%21/profile.ph ... 1972076089
========================================================================================
Thông Báo
Chúng Tôi có tìm thấy một hài Cốt của một Quân nhân đã hy sinh tại chiến trường Chi Khu Kiến Đức, thuộc tỉnh Daklak(cũ) có Thẻ Bài ghi rõ:
Họ Tên là Nguyễn An Khang - Số Quân là 681144681 - Loại Máu B.RH
Vậy ,nếu Ai là Thân Nhân của Quân Nhân Đã hy sinh đã nói trên xin vui lòng liên lạc Đ.T 0903698807 (gặp Long) hoặc 0903716345 (gặp NHung) để nhận lại Hài Cốt.
Kính mong quý cơ quan truyền thông, báo chí, diễn đàn Internet tiếp tay phổ biến thông báo này đến với thân nhân và bà con của người quá cố .
---- Forwarded Message ----
From: Phuc Nguyen
32-)Xin chao ban lien lac tim mo .
Mot nguoi nho toi thong bao cho ban lien lac tim mo . nguoi do co biet cho mot tu si vnch tu tran tai Chon Thanh An Loc Binh Long :
The bai mang ten : HUYNH VAN CO : SO QUAN : 46/ 309966 ,TRUNG DOI 03 , DAI DOI 04 , TIEU DOAN 52 , LIEN DOAN 03 , BIET DONG QUAN . Dong doi cho biet , gia dinh tu si nay truoc o - VO SU -VO DAC - ( TANH LINH BAY GIO ) . Ai biet than nhan cua tu si nay hien gio dang o dau xin bao ho .
Xin chan thanh cam on . Dien thoai lien lac cua toi : 01697030637 . gap phuc
..........................................................................................................................................
31 -)Kính thưa quý đồng hương và quý chiến hưũ.
Cuối tháng 12/2011, toàn bộ 61 tử sĩ thuộc Liên Đoàn 3 BĐQ tại An Lộc Bình Long đã được cải táng, chúng tôi kính mong được quý đồng hương, quý chiến hữu và quý diễn đàn phổ biến rộng rãi danh sách này để hy vọng tìm được thân nhân cuả những chiến sĩ đã hy sinh. Nếu thân nhân gia đình muốn mang hài cốt anh em về nguyên quán xin vui lòng liên lạc trước với chúng tôi để tiện sắp xếp, vì ngôi mộ đã được xây kiên cố nên mỗi lần cắt gỡ ra rất khó khăn tốn kém.Tháng 3/2012 này có cháu Lê Thành Phú là con cuả cố Đ/u Lê Văn Hiếu nhận mang về, nên nếu có ai là thân nhân của các tử sĩ xin vui lòng liên lạc với chúng tôi để sắp xếp thời gian.
Điện thoại liên lạc: Đoàn Trọng Hiếu (505) 990-3476 hoặc (505) 918-7120
DANH SÁCH 61 TỬ SĨ LĐ3BĐQ TẠI AN LỘC
Họ và Tên - Số Quân - Đơn Vị - Ngày Tử Trận
1/TS Nguyễn Ph An - 51/107.... - ĐĐ4 TĐ52BĐQ - 11/5/1972
2/B1 Nguyễn tuấn Anh - 71/128548 - TĐ31BĐQ - 25/05/1972
3/Trần trọng Nhân - 68/104289 - BĐQ - 15/04/1972
4/B2 Đặng văn An - 69/149840 - TĐ31BĐQ - 13/06/1972
5/B1 Trần văn Ba - 71/383565 - TĐ36BĐQ - 11/6/1972
6/B1 Nguyễn văn Cảnh - 74/105691 - TĐ31BĐQ - 18/06/1972
7/Điểu Cao - TĐ74BĐQ - 7/1972
8/TS1 Nguyễn Chuyên - 73/217507 - ĐĐ1 TĐ36BĐQ - 15/04/1972
9/B2 Chu văn Cường - 74/114054 - TĐ31BĐQ - 27/05/1972
10/TH S Lê văn cường - 64/125135 - ĐĐ4 TĐ52BĐQ - 16/05/1972
11/HS Nguyễn văn Đang - ĐĐ2 TĐ52BĐQ - 11/5/1972
12/TS Nguyễn văn Đông - 71/103521 - TĐ36BĐQ - 7/5/1972
13/B2 Trịnh Dũng - 73/108848 - BCH TĐ52BĐQ - 11/5/1972
14/HS Nguyễn văn Được - 69/125616 - TĐ36BĐQ - 10/5/1972
15/HS Dương xú Há - 62/179159 - TĐ36BĐQ - 11/6/1972
16/HS1 Lê ninh Hải - 64/189822 - TĐ36BĐQ - 3/7/1972
17/HS Đỗ văn hai - 72/102446 - BCH TĐ52BĐQ - 7/6/1972
18/ĐU Lê văn Hiếu - 65/145324 - ĐĐ1TD52BĐQ - 13/05/1972
19/HS1 Nguyễn văn Hoài - 66/400108 - BCH TĐ52BĐQ - 1606/1972
20/B2 Trần Hoài - 74/109370 - ĐĐ3 TĐ52BĐQ - 8/5/1972
21/Nguyễn văn Hưởng - 73/123516 - ĐĐ2 TĐ52BĐQ - 2/5/1972
22/B1 Trần đức Lân - 61/578478 - TĐ36BĐQ - 5/5/1972
23/B2 Nguyễn Bá Long - 72/147048 - TĐ31BĐQ - 11/6/1972
24/B2 Hà văn Lượng - TĐ36BĐQ - 11/6/1972
25/B2 Hồ văn Mão - 69/106734 - TĐ36BĐQ - 10/5/1972
26/B1 Nguyễn văn Nam - 74/112571 - ĐĐ2 TĐ52BĐQ - 11/7/1972
27/Phan văn Nam - 63/122313 - TĐ36BĐQ - 11/5/1972
28/TR U Tr Đình Phúc - 69/209955 - TĐ52BĐQ - 19/05/1972
29/HS1 Phương - 74/521330 - TĐ52BĐQ - 11/5/1972
30/B2 Nguyễn văn Quang - 71/126277 - TĐ36BĐQ - 7/6/1972
31/HS1 Nguyễn văn Sơn - 66/151819 - TĐ36BĐQ - 14/05/1972
32/B1 Nguyễn văn Sơn - 66/128548 - TĐ36BĐQ - 20/05/1972
33/HS Phạm Hắt Sơn - 69/124285 - ĐĐ2 TD52BĐQ - 23/05/1972
34/HS1 Đinh văn Song - 70/109172 - ĐĐ2 TĐ36BĐQ - 15/06/1972
35/B2 Kiều văn Tách - 73/111521 - TĐ36BĐQ - 17/05/1972
36/TH T Nguyễn Minh Tâm - 63/111171 - ĐĐ1 TĐ36BĐQ - 15/04/1972
37/HS1 Hồ văn Tám - ĐĐ1 TĐ52BĐQ - 8/6/1972
38/B2 Đỗ ngọc Tâm - 72/149960 - TĐ31BĐQ - 22/05/1972
39/B1 Lê Thạch - 72/204083 - TĐ31BĐQ - 27/05/1972
40/HS Nguyễn văn Thanh - 69/108099 - ĐĐ3 TĐ52BĐQ - 22/05/1972
41/HS Lê văn Thọ - 73/111046 - TĐ31BĐQ - 14/05/1972
42/HS Nguyễn văn Thơm - 72/105570 - TĐ36BĐQ - 13/06/1972
43/HS1 Trần văn Thuỷ - 69/156326 - Đ36BĐQ - 12/5/1972
44/HS1 Vũ Đình Thuỵ(Thi) - ĐĐ3 TĐ52BĐQ - 13/05/1972
45/Đỗ Ngọc Tiến - 74/189540 - ĐĐ3 TĐ52BĐQ - 12/5/1972
46/B2 Trần văn Tính - 72/112416 - TĐ36BĐQ - 3/5/1972
47/B1 Đinh Bá Tòng - 63/108883 - TĐ36BĐQ - 21/06/1972
48/TS Nguyễn văn Trường - TĐ52BĐQ - 8/6/1972
49/B1 Trần văn Tuy - 73/114120 - TĐ36BDQ - 13/06/1972
50/B2 Phạm Văn - 73/225395 - ĐĐ4 TĐ52BĐQ - 14/05/1972
51/Vô danh - Nhảy Dù - 7/1972
10 hài cốt vô danh
Tổng cộng 61(sáu mươi mốt)Hài cốt.
..........................................................................................................................................
30 -)Kính chuyển, Xin vui lòng tiếp tay phổ biến. Cám ơn. Vietlist:
---Một số anh em tại VN biết mộ phần của Thiếu tá Tạ Tấn Thành bị rớt máy bay tại sông La Ngà, ranh giới Phương Lâm và Đức Linh. Trong khoảng tháng 02 năm 1974, số anh em này có phát hiện môt máy bay A37 hay khu trục cơ ( vì họ chưa đi lính nên không rành ) rơi tại địa điểm trên. Cho đến năm 1975 sau 30/4 mới tìm ra xác máy bay, lúc đó đã phát hiện phi cơ cắm đầu xiên xuống đất khoảng 2m, khi anh em vào cabin thì phát hiện bộ xương của phi công (không đầy đủ do thú rừng tha mất một phần) tìm thấy một căn cước quân nhân có tên Thiếu tá Tạ Tấn Thành (không nhớ số quân) địa chỉ ở quận 6 Sài Gòn. Anh em đã gom nhặt số hài cốt còn lại và đem chôn cất tử tế cho đến nay. Đã cử người về tại quận 6 cũ để tìm thân nhân nhưng không gặp, chắc có lẽ đã đi nơi khác. Sau nhiều lần tìm kiếm nhưng không thành, nay nhân tiện vào trang web Tìm bạn-Thân nhân Vietlist.us thì nhắn tin cầu may, đồng thời cũng nhờ BQT thông báo rộng rải để thân nhân của Th/tá Thành sớm di dời hài cốt về với gia đình. Kính chào.(Phi lợi nhuận) Hoàng Giáp mobilphone: (084)0977062277 ;hoặc (084)0938518248 Email: [url=mailto:hoanggiap54@gmail.com]hoanggiap54@gmail.com[/url]. Bình thuận, Việt Nam.
29 -Chuyến máy bay Định Mệnh
Chuyến máy bay C-123 B chở 81 Quân nhân thuộc ĐĐ71ND Trên đường bay từ Pleiku đến Tuy Hòa ngày 11 tháng 12 năm 1965 cất cánh lúc 1018H , nhưng máy bay không đến phi trường Tuy Hòa trong ngày .
Đến ngày 12 tháng 12 năm 1965 lúc 0810H .Chính thức xác nhận máy bay bị mất tích không rõ lý do.
Sau đó toán tìm kiếm những người mất tích của Hoa Kỳ đã tìm thấy địa điểm máy bay rớt,
tại một đỉnh núi cách Tuy Hòa khoảng 20 miles về phía Tây Nam, toán tìm kiếm không thể vào trong máy bay được
vì còn nhiều lựu đạn và đạn 40 m/m: Nên chỉ thấy được những quân nhân sau đây :
LE, Binh Van SQ 8 Vietnam Armed Forces
Card TRAN, Quy SQ 6DA 100401
ID TagNUON, Chau. SQ 121969/52
ID TagTRAN, G. O. SQ 58/202.400
ID TagNGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172
ID Tag TRAN, Than V SQ 63A 108.047
ID TagLE, Hoa Van
Birth CertificateNGUYEN, Tuyet Thi
Partial ID CardLE, Suyen Van SQ 57/211.162
NGUYEN, Tai Van SQ 566726 Vietnam Armed Forces
CardDO, Dien Van SQ 125.114
ID TagNGUYEN, Tanh Xuan SQ 10172
ID TagTRAN, Than V SQ 63A 108.047
ID Tag NGUYEN, Tuong Van SQ 591535
ID CARDBICH, Pham N. SQ 401978
ID TAG (Hình như là Đại Đội Trưởng ĐĐ71ND)DO, Linh Van SQ 55A 121.239
ID TAGLE, Thu Ng SQ 55A 121.239
LAM Dan Sy SQ 51/302.734
ID CARDTHY ID CARD
Nếu quí vị nào biết thân nhân của những quân nhân kể trên, xin nhắn dùm họ liên lạc gấp về ông:
Maves, Robert Civ JPAC J2
Subject: List of MIA VNAF (UNCLASSIFIED)Và thông báo cho:
[url=mailto:anguyen219@yahoo.com]anguyen219@yahoo.com[/url], [url=mailto:dsmd@hotmail.com]dsmd@hotmail.com[/url]
Kính xin quí vị truyền thông vui lòng phổ biến tin “Nhân Đạo” này. Thành thật Tri ân
Buiduclac
28 -)Những ngôi mộ Lính VNCH bị bỏ quên tai Cổ Thành Quảng Trị
Nhân dịp tham quan Cổ Thành Quảng Trị, tôi ghé quán cơm ven QL1, cạnh mương thủy lợi, tôi có gặp đôi vợo chồng Cán Bộ về hưu tôt bụng có một ước nguyện hợp đạo lý của người Việt Nam là quy tập hài cốt về với Gia Đình , Dòng Họ.
Bà tuy tuổi đã cao, lại đi chân giả, mà bà vẫn nhiệt tình chỉ cho tôi từng ngôi mộ hoang của Sĩ Quan, binh lính chế độ cũ. Vạch những đám cỏ dại, những bụi gai, bới những nấm đất ( vì lâu năm những ngôi mộ bị đất bồi lấp gần hết) để thấy được bia mộ của những người đã nằm xuống. Là ở một Nghĩa Trang, những ngôi mộ này có tên, có tuổi, có số quân, nhưng không hiểu sao qua gần nửa thế kỉ mà không ai đón về, không ai hương khói, để những ngôi mộ phủ đầy gai. cỏ như rừng rậm vậy. Theo Ông Bà già tôi ghi được 36 ngôi mộ, ngôi thì sup, ngôi thì bị bồi lấp gàn hết, ngôi thì bia bị đổ bể lăn lóc hoặc mờ tịt không còn thấy chữ vì thời gian làm mờ đi hoặc bị đạn bắn, còn tất cả giống nhau ở chỗ cỏ và gai bao phủ kín mít.
Dư0i đây là nhuững ngôi mộ tôi ghi đuoược ( còn bao nhiêu mộ bị san bằng thì ....)
1_ Phan Gia Thinh - 18-05...... Kỉ Sửu - Cha: Pham Khánh Hưng
2_ Môi Kim Trọng (60/ 207 956) - Sinh 07-03-1940 - Phước Hòa- Tiên Phước- Quảng Tín - TT 05-07-1967
Cha: Môi Ha - Mẹ: Trần Thị Tửu - Vợ: Lưu Thị Nhẫn - Con: Môi Kim Tân
3_ Lê Đình Chữ - 1934- 1967 ( Sinh Mùi- chết Mùi) - Kim..... Xuân- Cam Lộ Quảng Trị - Vợ: Nguyễn thị Phương
4_ Ngô Văn Minh - 28-12 năm Kỷ Mão - Đản Duệ- Vĩnh Linh- Quảng Tri - 28-11- Ất Tỵ - Me: Nguyễn Thị Nghĩa
5_ BDQ Phạm Văn Long- 1939 - Long Thanh- Chơn Thành Long An - TT 1-1-1962
6_ Lê Công Tuyên- 1951 - Thạch Đàn- Lệ Thủy- Quảng Bình - 5-2- Mậu Thân
7_ 1968 Nguyễn Trang - TT 5-5-1968 - Nguyên Quán Thôn Thanh Suôi
8_Dương C. Sữa - 19-02-1944 - Thương Văn- Hương Hóa- Quảng Trị - Tử: 02-05- 1969
Vợ: Võ Thị Huế - Con: Dương Công Tuấn
9_Lê Văn Nỗ - 29-03-1948 - An Nhơn- Gò Vấp- Gia Định - Cha: Lê Văn Tam - Mẹ: Nguyễn Thị Cúc - 5-8-1968_ Quảng Trị
10_ Họa Sĩ Phan ( Phạm) Sơn - Số Quân:70/ ...... -Sinh ngày :....Tử trận: 27-07-1969 (12-6-Kỉ Dậu) -Tai HT Fre Base Davis
11_ Đinh Văn Hảo - Tử Trận: 30-09-1969
12_ Nguyễn Pho (Phô) - SQ: 57/216504 - Tử Trận: 01-02-1968 - Nguyên Quán: Đại Lộc Quảng Nam -Tiểu Đoàn 2/1 _ Đại Đội 1/2
13_ B1 Cao Văn Thời - Sinh: 1944 Phú Nhuận_ Sài Gòn - Con Ộng: Cao Văn Vinh - Bà : Phạm Thị Mười
TT: 01-02-1968 tai Quảng Trị - Tiểu Đoàn 2/1
14_ Nguyễn Văn Vào - BSQD - SQ 64/103267 - Tai: Mỹ T.......
15_ Phạm Văn Hải - 65/175503 - Sinh 1945_ Long An - Cha: Pham Quế - Mẹ: Nguyễn Thị Ngọt
TT: 28-02-1968- Quảng Trị
16_ Thiếu Úy Lê Khắc Minh - 66/139428 - 23-9-1946 tai Thanh Cẩm- Hương Yên - Tiểu Đoàn: 2/2 - TT12-02-1968
17_ Hạ Sĩ Hồ văn Quân - 64/208306 - Sinh tại: Phú An- Mộ Đức - Quảng Ngãi - TT: 04-02-1968 - Tiểu Đoàn 2/2 PL
18_ Hạ Sĩ QD Nguyễn Văn Bông - 56/804583 - Bình Phước- Biên Hòa - TT: 10-02-1968 - Tiểu Đoàn 2/2 PL
19_ Hạ Sĩ QD Lê Văn Thành - 57/000304 - Cai Lậy- Đinh Tường - TT04/02/1968 - TĐ 2/2 L
20_ Hạ Sĩ QD Lương H. Cường - Tiểu Đoàn: 2/1 - TT: 01-02-1968
21_ Phạm Văn Đủ - BSQD - SQ: 68/8...1101 - Sinh: 15-08-1947 ( Công Giáo) - TT 04-02-1968
Tiểu Đoàn:2/1 Đại Đội 3 Phong Lập
22_ Nguyễn Văn Chiến - 01-01-1942_ Cần Thơ - TT 1-2-1968 - Me: Nguyễn Thị Hải lập mộ
23_ Nguyễn Văn Chiến - SQ: 62/100192 - Nguyên Quán: Đường Trần Quang Khải- Sài Gòn - Tiểu Đoàn: 2/1_ đại đội 1/2
24_Thiếu Tá Võ Văn Thừa_ Phật Giáo - Sinh: 4-12-1939 - Tai: Kiến Hòa - Tử Trận 1-2-1968(3-1- AL)
anh Nguyễn Văn Tá lập Mộ
25_ BSQD Dương Cần- Sinh 1945 - SQ: 65/208574 - Nguyên quán Sơn Trà- Sơn Tịnh- Quảng Ngãi - TT 5-2-1968
Con Ông: Dương Câu - Bà: Nguyễn Thị Đào - Tiểu Đoàn: 1/2
26_ BSQD Trương Văn Dũng - SQ 66A/ 115830 - Sinh:1946 Quán Thuận Hòa- Tỉnh Sóc Trăng - TT 5-2-1968
Cha: Trương Cam Thân - Mẹ: Nguyễn Thị Lan - Vợ: Trần Thị Đúp
27_BSQD Nguyễn Văn Thông - 65/ 000207 - Mỹ- An- Hưng Sa Đéc- Long An - TT 31-01-1968
Cha: Nguyễn Thu - Mẹ: Lương T. Hai - Vợ: Trần Thị Tuyết Nguyên
28_Nguyễn Văn Lý - Sinh: 1942 - Thốt Nốt- An Giang- Nam Phần - TT: 27-1-1968 - Vợ: Võ Thị Điền lập mộ
29_ Dương Quang Phương - 25-10-1940 - Tiên Phước- QN - TT 27-2-Đinh Mùi - Vợ: Nguyễn Thị Chúng
Con: Dương Quang Phước
30_Hạ Sĩ Nguyễn Ngoc S....- Tiểu Đoàn 2 ( Nhảy dù) - TT 2-1-1968 - KBC4
Con Bà:.... Thị Trẻ - Quận Điện Bàn_ Quảng Nam_ Phụng Lập
31_ BSQDDo964 Ngọc But - 31-1-1968 - Hòa An- CL- Khánh Hòa
32_ 1970 Lập mộ - Nguyễn Văn Đại - 3-1-1968 - Vợ: Hồ Thị Tẽo
33_ Vô Danh - 64/248494 - 24-2-19.... - Hải Phòng - Cha: Nguyễn S Tin - Mẹ: Lý Thị Cần - TT 19-2-1968
34_ Nguyễn.......... ang - SQ:62/165276 - Sinh 1942- Gò Công - TT: 19-2-1968
Cha: Nguyễn Văn Va - Me: Phan Thị Sự
35_ Trần Văn Lân - SQ: 64/201208 - 1-4-1968 - Chánh Quán Hòa Lộc_ Hương Mỹ_ Vĩnh Bình
36_ Giang Binh Lai - 62/804467 - NQ Bình Tha- Bình Dương - Tiểu Đoàn 2/1 - Đại Đội: 1/2
Ghi chú : những chữ ghi thiếu ( .....) là một số bia mộ bị mờ hoặc bị đạn bắn nên không thấy rõ chữ
Từ hôm tôi roi Quảng Trị đên nay đã nửa tháng, hai Ông Bà Già có gọi điện hỏi thăm là tôi đã đăng tin này lên mạng chưa?!!!
Tôi có cảm tưởng rằng Ông Bà hiểu lắm nỗi lòng của những người lính đang nằm đó, dưới những lùm cỏ, trong bụi gai, không một nén hương mong mỏi lắm được trở về nhà, bên người thân, bạn bè và đồng đội...
Qua đây, tôi mong rằng những nhà hảo tâm, bạn bè, đồng đội cũ, hoặc may mắn hơn là gặp được chính người thân của những người lính kia đã nằm xuống đọc được tin này để sớm đưa những người đã một thời hy sinh và nằm xuống kia sớm có một nơi an nghỉ ấm cúng hơn.
Mọi chi tiết xin liên hệ: 01699814857 (Nguyễn Sơn Hải) để được hướng dẫn
27- )TRINH NGOC THUAN , LY A SAM cùng với anh em đồng độiTiểu đoàn 38 Biệt Động Quân
Sau một thời gian tìm kiếm anh tôi là Lê văn Tài, lính Truyền tin Tiểu đoàn 38 Biệt Động Quân, chúng tôi đã tìm được nơi anh tôi tử trận cùng với 11 anh em đồng đội. Chúng tôi đã tìm thấy được một số giấy tờ và một tấm thẻ bài với các tên dưới đây:
1, LY A SAM - SINH NGAY :19-5-1950 - BO LA LY MAN SOI - ME LA HO THI MINH
SO QUAN 70-131-238 - NHOM MAU A+
2/ TRINH NGOC THUAn - SINH NGAY 3-3-1957 - TAI SAI GON
CHA TRINH HUU HIEN - ME HUA THI LAI - DIA CHỊ 15/1 NGO QUYEN - SAI GON
Số anh em đồng đội còn lại chúng tôi đã không tìm thấy Thẻ bài. Các anh đã từ trần vào ngày 30-4-1975 trên đường rút quân từ Tây Ninh về Sài Gòn, đã bị phục kích tại xã Trung Lập Hạ, huyện Củ Chi. Hiện tại hài cốt của các anh chúng tôi đã đưa vào nhà thờ...
Kính nhờ Văn Phòng Liên Lạc Tìm Mộ phổ biến cho giới Truyền Thông Báo Chí, nhờ loan tải, đăng giúp tin tức này hầu các gia đình, thân nhân của các anh lính Biệt Động Quân Tiểu Đoàn 38 đã tử trận được hay biết.
Nếu ai cần thêm chi tiết về tin tức trên đây xin liên lạc với các địa chỉ e mail sau : [url=mailto:THUHUONG2006@GMAIL.COM]THUHUONG2006@GMAIL.COM[/url] ,
hoặc: Văn Phòng Liên Lạc Tìm Mộ : [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url]
Xin chân thành cám ơn tất cả quí vị
26 -)Thông Báo
Chúng tôi có tìm thấy hài cốt của một Quân nhân đã hy sinh tại chiến trường Chi Khu Kiến Đức thuộc tỉnh Daklak(cũ), có Thẻ bài ghi rõ họ tên là Nguyễn An Khang , số quân là 68/144681 , loại máu B.RH.
Vậy nếu ai là Thân nhân của Quân nhân đã hy sinh nói trên, xin vui lòng liên hệ Đ.T 0903698807 (gặp Long) hoặc 0903716345 (gặp Nhung) để nhận lại hài cốt.
25 -)hài cốt của 1 quân nhân VNCH tên là HOÀNG TỨ
tôi được 1 giáo dân báo : họ biết hài cốt của 1 quân nhân VNCH tên là HOÀNG TỨ - SỐ QUÂN 70/204567 - LOẠI MÁU O
họ đưa cho tôi thẻ bài và hiện tôi đang giữ thẻ bài của quân nhân nói trên.
Xin quí báo thông tin giúp tôi để ai là thân nhân liên hệ với tôi qua địa chỉ
Linh mục Phaolô Trần Quốc Việt , quản xứ An Hải-Đà Nẵng , đthoại 0913 497 330
hoặc Email [url=mailto:paulmaryviet@yahoo.com]paulmaryviet@yahoo.com[/url]
để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn hốt cốt người thân về an táng.
xin cam ơn.
24 - )TIN TỨC VỀ MỘ CHIẾN SĨ VNCH HY SINH TẠI THỊ XÃ AN LỘC TỈNH BÌNH LONG NĂM 1972
* 15 ngôi mộ chiến sĩ SĐ18BB là những mộ Lính duy nhất tại thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long còn sót lại chưa bị san bằng, đào bới hay cải táng nhờ nằm trong khu vườn trồng Điều của tư nhân. Những ngôi mộ này không người chăm sóc, có các tấm bia xi măng củ kỹ, nhiều bia bị bể và mộ không còn vun đất mà gần như bằng phẳng với mặt đất. Chủ nhà mong muốn thân nhân cải táng các mộ, vì các mộ bị bỏ hoang phế nơi đây đã quá lâu.
DANH SÁCH MỘ
HỌ VÀ TÊN TỪ TRẦN SỐ QUÂN BINH CHỦNG
1/ Lâm Xa Ry 21/07/1972 68 506 781 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
2/ Đặng Văn Lợi 22/04/1972 70 115 479 HSI TĐ1/48 SĐ18 BB
3/ Nguyễn Văn Hai 21/06/1972 75 104 307 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
4/ Trần Văn Anh 03/07/1972 70 000 285 TSI TĐ1/48 SĐ18 BB
5/ Nguyễn Thế Ty 10/07/1972 58 866 963 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
6/ Trần Văn Rớt 28/06/1972 24 432 232 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
7/ Đàm Quốc Tường 10/07/1972 65 138 137 TS TĐ1/48 SĐ18 BB
8/ Liêu Văn Thành 21/06/1972 72 141 633 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
9/ Tăng Văn Nhỏ 21/06/1972 75 106 671 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
10/ Trần Bửu Tự 25/06/1972 68 137 789 HSI TĐ1/48 SĐ18 BB
11/ Nguyễn Tấn Hải 21/06/1972 75 104 307 BI TĐ1/48 SĐ18 BB
12/ Phạm V 10/07/1972 59 52 HS TĐ1/48 SĐ18 BB
13/ Triệu Văn Bắc 14/04/1972 72 337 88
14/ Nguyễn Văn Hường 57 154 870
15/ Vô Danh
Ghi chú:
- Số 12 bia bể, mất góc mặt, không rõ số quân.
- Số 13 và 14 có hai tấm bia chung trong một ngôi mộ, những chi tiết ghi được như trên.
- Số 15 mộ có bia bị đất lấp hết chử ghi trên tấm bia
* Năm 2007 nhà nước địa phương cho dời hài cốt 73 chiến sỉ BĐQ tại nghĩa trang BĐQ để lấy đất bán cho dân cất nhà. Những hài cốt này được đem về chứa tại một nhà mồ cách thị xã 10 cây số. Nếu ai có người thân trong số hài cốt này, thì liên lạc với địa phương để nhận lại hài cốt.
DANH SÁCH HÀI CỐT
HỌ VÀ TÊN TỪ TRẦN SỐ QUÂN BINH CHỦNG
1/ Điểu Con 07/1972 BĐQ
2/ Vô Danh 07/1972 ND
3/ Trần Trọng Nhơn 15/04/1972 168 104 289 BĐQ
4/ Nguyễn Tuấn Anh 25/05/72 71 128 548 B1 TĐ31 BĐQ
5/ Nguyễn Văn Sơn 20/05/1972 66 128 438 B2 TĐ36 BĐQ
6/ Trần Văn Tính 03/05/1972 72 112 416 B2 TĐ36 BĐQ
7/ Hồ Văn Mão 10/04/1972 69 156 734 B2 TĐ36 BĐQ
8/ Trần Văn Ba 14/06/1972 71 383 566 B1 TĐ36 BĐQ
9/ Nguyễn Văn Đông 07/05/1972 71 103 521 TrS TĐ36 BĐQ
10/ Nguyễn Văn Sơn 16/05/1972 66 157 819 HS1 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
11/ Đỗ Ngọc Tuấn 12/05/1972 74 189 540 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
12/ Vũ đình Thi 13/05/1972 HS1 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
13/ Nguyễn Văn Trường 08/06/1972 TrS ĐĐ1 TĐ52 BĐQ
14/ Dương Xú Hà 62 171 159 HS TĐ36 BĐQ
15/ Trần Đức Lân 05/05/1972 515787478 B1 TĐ36 BĐQ
16/ Phạm Văn Vũ 01/04/1972 61 000 376 B1 ĐĐ1 TĐ52 BĐQ
17/ Nguyễn Văn Nam 01/07/1972 74 112 571 B1 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
18/ Nguyễn Văn Sử 01/07/1972 72 101 886 TrS1 ĐĐ2 TĐ52 BĐQ
19/ Nguyễn Minh Tâm 15/04/2011 63 111 171 ThT ĐĐ1 TĐ36 BĐQ
20/ Đặng Văn An 13/06/1972 63 149 940 B2 ĐĐ2 TĐ31 BĐQ
21/ Trần Văn Tuy 13/06/1972 73 114 120 B1 TĐ36 BĐQ
22/ Lâm Lanh 05/05/1972 57 154 844 HS1 TĐ36 BĐQ
23/ Kiều Văn Tách 17/05/1972 73 111 521 B2 TĐ36 BĐQ
24/ Lê Văn Hiếu 13/05/1972 65 145 326 ĐU ĐĐ1 TĐ36 BĐQ
25/ Nguyễn Văn Hoài 16/06/1972 66 400 108 HS1 TĐ52 BĐQ
26/ Đổ Văn Hai 07/06/1972 72 102 446 HS TĐ52 BĐQ
27/ Nguyễn Chuyên 15/04/1972 37 217 507 TrS1 ĐĐ1 TĐ36 BĐQ
28/ Vô Danh
29/ Vô Danh
30/ Vô Danh
31/ Hồ Văn Tám 08/06/1972 HS1 ĐĐ1 TĐ52 BĐQ
32/ Vô Danh
33/ Chu Văn Cường 27/05/1972 74 114 054 B1 TĐ31 BĐQ
34/ Nguyễn Bá Long 11/06/1972 72 147 048 B2 TĐ31 BĐQ
35/ Trèo Soul 08/05/1972 51 107 862 HS1 TĐ36 BĐQ
36/ Nguyễn Ph. An 10/05/1972 TS ĐĐ4 TĐ52 BĐQ
37/ Phương 11/05/1972 74 521 330 HS1 TĐ52 BĐQ
38/ Lê Thạch 27/05/1972 72 204 083 B1 TĐ31 BĐQ
39/ Nguyễn văn Hùng 15/03/1972 74 112 885 HS TĐ31 BĐQ
40/ Trần Hòa 08/05/1972 74 109 370 B2 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
41/ Nguyễn Văn Đang 11/05/1972 HS ĐĐ2 TĐ52 BĐQ
42/ Trịnh Dũng 11/05/1972 73 108 848 B2 TĐ52 BĐQ
43/ Phạm Văn 14/05/1972 73 225 395 B2 ĐĐ4 TĐ52 BĐQ
44/ Lê Văn Thọ 14/05/1972 73 111 046 HS TĐ31 BĐQ
45/ Đinh Văn Song 15/06/1972 70 109 172 HS1 ĐĐ2 TĐ36 BĐQ
46/ Đỗ Ngọc Tâm 05/06/1972 70 149 960 B2 TĐ31 BĐQ
47/ Nguyễn Văn Cảnh 18/06/1972 74 105 691 B1 TĐ31 BĐQ
48/ Nguyễn Văn Thanh 22/05/1972 79 108 099 HS ĐĐ3 TĐ32 BĐQ
49/ Phạm Hắc Sơn 29/05/1972 69 124 285 HS ĐĐ2 TĐ52 BĐQ
50/ Tr Đinh Phúc 19/05/1972 69 209 955 TrU TĐ52 BĐQ
51/ Nguyễn Văn Ngân 09/06/1972 67 823 830 B2 TĐ31 BĐQ
52/ Trần Văn Huê 08/05/1972 73 125 612 B2 ĐĐ1 TĐ52 BĐQ
53/ Nguyễn Văn Nghinh 12/05/1972 70 115 059 B2 ĐĐ3 TĐ52 BĐQ
54/ Lê Văn Bình 15/05/1972 57 183 321 ThS ĐĐ3 TĐ 52 BĐQ
55/ Lê Văn Cường 16/07/1972 64 215 135 HS ĐĐ4 TĐ 52 BĐQ
56/ Bạch Lẻn 1972 70 107 746 ThS1 TĐ52 BĐQ
57/ Nguyễn Văn Đính 1972 72 100 336 B1 TĐ36 BĐQ
58/ Nguyễn Văn Thêm 13/06/1972 72 105 570 TĐ36 BĐQ
59/ Nguyễn Văn Hưỡng 02/05/1972 73 123 516 ĐĐ2 TĐ52 BĐQ
60/ Hồ Văn Lượng 11/06/1972 68 158 307 TĐ36 BĐQ
61/ Trần Văn 12/05/1972 69 156 326 HS1 TĐ36 BĐQ
62/ Lê Ninh Hải 03/07/1972 64 189 822 HS1 TĐ36 BĐQ
63/ Nguyễn Văn Quang 07/06/1972 71 126 277 B2 TĐ36 BĐQ
64/ Nguyễn Văn Được 15/05/1972 69 125 616 ThS TĐ36 BĐQ
65/ Vô Danh
66/ Phan Văn Nam 11/06/1972 63 112 131 B2 TĐ36 BĐQ
67/ Vô Danh
68/ Vô Danh
69/ Vô Danh
70/ Vô Danh
71/ Vô Danh
72/ Đinh Bá Tòng 21/06/1972 63 108 883 B2 TĐ36 BĐQ
73/ Vô Danh
* Tại một cơ sở tôn giáo địa phương thị xã An Lộc, có hủ hài cốt với tấm thẻ bài còn nguyên sợi dây đeo, đề tên:
Phan Văn Hiệp SQ 67/408.915 LM – B
Tại chổ này cũng có mấy hủ hài cốt khác của Lính nhưng vô danh, không có thẻ bài, không tên tuổi. Họ là những người Lính hy sinh tại rừng cao su bên Quốc lộ 13, cổng vào thị xâ An Lộc, tỉnh Bình Long. Các hủ hài cốt Lính này do những người thợ hồ đào được đem gởi tại một cơ sở tôn giáo địa phương cho đến nay vẫn không có người thân đến nhận.
* Tìm thân nhân của người quá cố có tên trên hai tấm thẻ bài để gởi lại thẻ bài. Hai tấm thẻ bài có tên như sau:
Nguyễn Văn Tắc SQ 50/539.002 LM – A
Nguyễn Văn Lượm SQ 72/107.673 LM - A
Nếu thân nhân cần tìm hài cốt hoặc nhận lại thẻ bài, liên lạc : [url=mailto:hh16976@gmail.com]hh16976@gmail.com[/url] để biết thêm chi tiết.
23 - )Theo cụ Sáu, 76 tuổi. Tại Xã Thạnh Lộc, P12, Quận 12,
Sàigòn, có 1 mộ chung cho 3 người (1Canh Sat, 1ĐPQ, 1BKDù NKT) . Từ BlackApril 75 đến nay chưa có thân nhân cải táng!
*Khi cần xin liên hệ DĐ841664461470
Email : [url=mailto:toilaga200@gmail.com]toilaga200@gmail.com[/url]
Trân trọng
22 -)Xin quí vị vui lòng chuyền giúp tin nhắn sau đây:
Kính thưa quí thân nhân và bằng hữu những người có tên kê bên dưới, là bạn thân của nhân sĩ Võ Tụng (Quảng Nam ) đã mất cùng thời với nhân sĩ:
1) Ông Nguyễn Hoành
2) Ông Phạm Tuệ (anh ruột của ông Phạm Phước hiện ở Hoa Kỳ)
3) Ông Nguyễn Thứ
4) Ông Nguyễn Tự Trị
Nếu quí vị thân nhân và bạn bè của bốn vị nêu trên ,muốn biết chi tiết phần mộ của từng người,xin liên lạc với văn phòng chúng tôi.
Xin cám ơn tất cả quí vị.
Nguyện xin ơn trên hộ trì cho công cuộc của chúng ta.
Ðiện thoại: 559-273-1782
E-mail: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url]
21 -)Kinh gui: Văn Phòng Liên Lạc Tìm Mộ
De nghi Quy vị xu ly thong tin sau:
"Ai là thân nhân của Ông Trương - Q - Mâu, mất năm 1975, SQ: 69/213115, LM: O
Xin lien he 0918.373.693 de duoc chi mo cho"
Nguoi gui email nay ghi lại nguyên văn. Thong tin thêm: lính VNCH, chết tại Huế, dia danh hien nay la xa Phu Xuan, huyen Phu Vang, Thua Thien Hue
Thanks & Best regards,
---------------------------
Le Dinh Trung
Dream House Investment Corp.
331 Tran Xuan Soan Str., Tan Kieng Ward., Dist. 7, HCMC
Cellphone: 0983.86.86.38
Tel: (84-4) 38728148 Fax: (84-4) 38722701
Email: [url=mailto:trung.le@dreamhouse.vn]trung.le@dreamhouse.vn[/url]/leedinhtrung@yahoo.com
Website: http://www.dreamhouse.vn
20 -) lien lac tìm mộ chien sĩ VN cộng hòa
Ở Nam Đông-TT Huế, có 1 nghĩa trang của các chiến sĩ VN CH, hiẹn có
môt số ngôi mộ, còn bia hoặc không còn bia. Liên lạc qua email của tôi
: [url=mailto:chanhndg@gmail.com]chanhndg@gmail.com[/url] hoặc [url=mailto:chanhndg@yahoo.com.vn]chanhndg@yahoo.com.vn[/url]
19 - )toi co biet 02 mo cua tu si linh du , co the la biet kich 81 du ,tu tran nam 1972 , tai khu vuc doi gio , thuoc an loc , binh long .
01 mo ten : HUYNH MINH THONG - SQ :70 21 21 43 - LM:O
mo thu 02 khong co ten . hai mo con sat nhau va co xay gach chung quanh , bia duoc lam bang xi mang , hien da hu va mon.
vay ai la than nhan hoac ban be , xin lien lac qua email: Phuc Nguyen :
Tel :0169 7030 637
RAT MONG CO HOI AM .
18 -)Văn phòng chúng tôi vừa nhận được Hinh Anh va vi thư sau đây do ông Phạm văn Bình tai (Dan Mach) va ông Phạm văn Viet tai( Nauy )gửi đến. Xin khẩn tin đến quí vị và nhờ quí vị cũng như các cơ quan truyền thông phổ biến tin này rộng rãi để thân nhân của các tử sĩ thuộc đơn vị Trung Đoàn 4 Sư Đoàn 2 Bộ Binh có thể tìm được hài cốt người thân. Nội dung vi thư như sau:
“Kính thưa quí vị,
Theo thông báo của Gia đình tôi tại Việt Nam về việc tìm hài cốt của anh ruột tôi, bị mất tích năm 1975, anh tôi thuộc đơn vị Trung Đoàn 4 Sư Đoàn 2 Bộ Binh là cựu TSQ QLVNCH, theo sự chỉ dẫn của một người mà ở VN gọi là Ngoại cảm, gia đình tôi đã nhận được hài cốt của anh tôi.
Thưa quí vị, ngoài hài cốt của anh tôi gần đó còn rất nhiều xương và những vật dụng. Theo người nhà cho biết nơi này đang bị ủi để làm đường làm cảng. Người lái máy cày có cho gia đình tôi biết, họ có gom lại một số xương và vật dụng, lập miếu thờ tại gần cảng Ky ha Chu Lai. Tôi viết thư này thông báo đến quí vị, ai có thân nhân thuộc Sư Doàn 2 Bộ Binh QLVNCH mất tích khoảng tháng 3 năm 1975, thử liên lạc, có thể tìm kiếm . Mong quí vị được mọi may mắn.” xin Liên lạc: Binh Pham
Van Viet Pham
Tel : 004560837109
Nếu cần thêm chi tiết về nguồn tin va hinh anh xin Liên lạc với Văn Phòng Tìm Mộ (E- mail: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url]
Tel : (559)273-1782). Xin cám ơn tất cả quí vị. Nguyện xin ơn trên phù hộ chúng ta.
17- )Mộ nhắn tin cho thân nhân:
1/ Ông Vỏ Thanh Tùng, KBC 4506 (Củ Chi, Hậu Nghỉa), tử trận 1968. Tôi đả cố nhắn tin cho vợ là bà nguyển thị Phượng và tìm đứa con ông Tùng là Vỏ thanh Lâm sinh năm 1968 nhưng không được. Hài cốt ông Tùng tại Nghỉa Trang Quân Đội Biên Hòa, năm 1987 tôi đả bốc, cốt và di ảnh hiện để trong nhà thờ Thánh Juse góc đường Phan đình Phùng (tên củ) và đường Nguyển Thiện Thuật, Quân 3, Sàigòn. Riêng cháu Lâm nếu được tin nầy xin gởi tấm ảnh.
Nếu ai biết tin , xin liên lạc :
E Mail : Ken Nguyen
phone (916) 6889629 .USA
16. Một gia đình đã phát hiện và bảo quản hài cốt của một người lính tên:
Phạm Ngọc Châu, SQ: 65/161778, loại máu O, tại nhà số 335, Quốc Lộ 55, đối diện Khu Tái Ðịnh Cư thuộc khu phố Phước Sơn, thị trấn Ðất Ðỏ, huyện Ðất Ðỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Xin liên hệ ông bà “Lái Xe,” điện thoại: 064-3-688-143.
Xin kính báo đến thân nhân và bà con biết để giúp đỡ hài cốt của người quá cố sớm đoàn tụ với gia đình.
15. Hiện nay gia đình tôi đang giữ hai bộ hài cốt: Một bộ của ông Ðỗ Văn Quang và một bộ của người lính vô danh.
Ông Ðỗ Văn Quang, số quân 69_16_19-71, loại máu B+. và cùng với 1 người bạn nữa không có tên (vô danh).
Xin liên lạc ông Vũ Khắc Khoan số điện thoại: 0906-612-071 hoặc 0613-921-091.
14. Nhắn tìm thân nhân tử sĩ quân lực VNCH Lê Thiện, tại bờ biển Quy Nhơn-Bình Ðịnh, có thẻ căn cước quân nhân ghi một số chi tiết còn đọc được như sau:
Họ tên: Lê Thiện, cấp bậc: B2, số quân: 74/420679, loại máu:... QÐ=819 10,66 TTALAP 02585. Trên mũ sắt có ghi số: 1954 B2, hài cốt đã được cải táng tại Ðống Ða-Quy Nhơn. Xin liên lạc theo địa chỉ email Phạm Văn Trung: [url=mailto:trungphvt@yahoo.com.vn]trungphvt@yahoo.com.vn[/url]
13. Mộ anh Xiêm, lính Tiểu Ðoàn 105 Ðịa Phương Quân, Tiểu Khu Quảng Trị.
Gia Ðình muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc: Thầy Thích Từ Giáo, chùa Phước Huệ Quảng Trị, điện thoại: 093-248-3763 (gặp Thầy Thích Từ Giáo), email: [url=mailto:thichtugiao@gmail.com]thichtugiao@gmail.com[/url]
12. Sĩ Quan Trần Văn Thông và hạ sĩ quan mang máy truyền tin tên Bùi Duyệt, thuộc Sư Ðoàn I Bộ Binh đã tử trận 26 tháng 3, 1975 tại Huế. Thân nhân hai vị trên có thể liên lạc: [url=mailto:quynhlansydney@yahoo.com.au]quynhlansydney@yahoo.com.au[/url] hoặc địa chỉ: P.O.Box 665 Bankstown 2200, Autralia.
11. Danh tính của 6 chiến hữu Tiểu Ðoàn 2, Trung Ðoàn 5, Sư Ðoàn 2 Bộ Binh.
- Nguyễn Ban số quân 73/213952 loại máu A
- Nguyễn Chí Thành số quân 71/142744 loại máu AB+
- Tống Công Tòa số quân 74/207241 loại máu OA+
- Nguyễn Ðan số quân 73/213952 loại máu A+
- Nguyễn Minh số quân 75/211356 loại máu A
- Nguyễn Văn Toi số quân 75/170972 loại máu O+
Xin quí vị hãy liên lạc: Thieu Ta Lê Quang, 3806 SE 74th Ave., Portland, Or 97206.
Email: chanh le
Ðiện thoại: (503) 788-3680 hoặc gởi lời nhắn (503) 740-1236.
10. Da Co nguoi nhan.
9. Thái Văn Thiệt
Một đồng bào ở Việt Nam hiện đang giữ một thẻ bài của anh Thái Văn Thiệt, tử sĩ VNCH, số quân: 69/12165, Loại máu: O.
Thẻ bài này nằm cạnh hài cốt của anh Thái Văn Thiệt trong một khu rừng (trước đây) thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thân nhân của anh Thiệt xin vui lòng liên lạc để được hướng dẫn tiếp cận hài cốt người thân, qua email [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url].
8. Ðỗ Phước Thọ, Nghĩa (Cảnh Sát) và Em (SQ Quân Ðội ) và 10 ngôi mộ tù ở Trại Tân Lập/K1 tỉnh Vĩnh Phú từ năm 1977-1982, biết nơi chôn khoảng 10 ngôi mộ tù cải tạo, trong đó có 3 người mà ông còn nhớ tên, gồm anh Ðỗ Phước Thọ (sĩ quan Cảnh Sát, quê Bà Rịa), anh Nghĩa (không nhớ họ) (trưởng cuộc Cảnh Sát Phi Cảng Tân Sơn Nhất) và anh “Em” (không nhớ họ) (SQ/QLVNCH).
Ðể biết thêm chi tiết, xin liên lạc với ông Diệp qua email: [url=mailto:kimtran2006@hotmail.fr]kimtran2006@hotmail.fr[/url], hoặc số điện thoại tại Pháp: +01.40 34 50 17.
7. Tìm mộ Cha: Da nhan duoc tin tuc
6. Có tin tức về mộ của Trần Văn Hoàng:
Gia đình tôi hiện sống tại Hà Nội, cách đây mấy năm gia đình đào móng xây nhà, có đào được 1 bộ hài cốt còn lại ít xương kèm theo 1 miếng INOX khắc tên: Trần Văn Hoàng, Sài Gòn, 1948 - 64608 sau đó được cải táng tại nghĩa trang.
Xin liên lạc qua email: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url].
5. Ông Trần Kháng ở Na Uy cho biết: Ông Võ Văn Hạp ở xóm Cồn Dầu, thôn 3, xã Hải Dương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên đã chôn 6 tử sĩ VN, hiện còn mộ 4 chiến sĩ trong đó có 2 người có tên trên bọc áo là: Nguyễn Lam và Phan Hiệp
Xin liên lạc qua email: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url]
4. Ðại Úy Phi Công tên Vũ Chí Công sinh năm 1949
Ông Huỳnh Tấn Hải cho biết đã chôn một đại úy phi công tên Vũ Chí Công sinh năm 1949, quê Việt Bắc nơi ở Sài Gòn-Gia Ðịnh tử nạn trong buồng lái máy bay. Máy bay bị rơi trong vùng trên đường từ Gia Rai về Phan Rang.
Xin liên lạc qua email: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url].
3. Có tin tức về mộ của 47 tử sĩ QLVNCH chôn tại cột cờ Quân Y Viện Qui Nhơn do Bác Sĩ Quân Y Nguyễn Công Trứ và Dương Văn An là một trong những người lính còn lại trong Quân Y Viện chôn cất. Xin liên lạc qua email: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url].
2. Tin về Thiếu Tá Ðạt công tác tại Ban Tâm Lý Chiến Tỉnh Bình Ðịnh đi tác chiến tại quận An Túc, trên đường trở về đơn vị bị phục kích, anh đã bị thương và tự sát, được dân địa phương chôn lấp vội vàng bên lề đường. Xin quí vị hãy liên lạc qua email: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url].
1. Ai là thân nhân của Trung Úy BÐQ Nguyễn Văn Quý, hãy liên lạc với Ðại Úy BÐQ Ðoàn Trọng Hiếu (Email: [url=mailto:hieudoanbdq@yahoo.com]hieudoanbdq@yahoo.com[/url]) để biết nơi để hài cốt của Tr/U Quý sau khi cải táng.
Ngoài ra còn một số tin vừa nhận được, chúng tôi sẽ loan báo trong bản tin kế tiếp
Cầu mong anh linh các chiến sĩ phù hộ chúng ta.
Chúng tôi nguyện làm một trung tâm thông tin kết nối, thâu thập tất cả mọi tin tức liên hệ đến việc tìm mộ.
Kính mong quý cơ quan truyền thông, báo chí, diễn đàn Internet tiếp tay phổ biến thông báo này đến với quí đồng hương.
Nguyện xin ơn trên hộ trì cho công cuộc của chúng ta.
Văn Phòng Liên Lạc Tìm Mộ
Ðiện thoại: 559-273-1782
E-mail: [url=mailto:lienlactimmo@att.net]lienlactimmo@att.net[/url]
http://www.facebook.com/#%21/profile.ph ... 1972076089
========================================================================================
Thông Báo
Chúng Tôi có tìm thấy một hài Cốt của một Quân nhân đã hy sinh tại chiến trường Chi Khu Kiến Đức, thuộc tỉnh Daklak(cũ) có Thẻ Bài ghi rõ:
Họ Tên là Nguyễn An Khang - Số Quân là 681144681 - Loại Máu B.RH
Vậy ,nếu Ai là Thân Nhân của Quân Nhân Đã hy sinh đã nói trên xin vui lòng liên lạc Đ.T 0903698807 (gặp Long) hoặc 0903716345 (gặp NHung) để nhận lại Hài Cốt.
From: Thien Duc Tu
Subject: FW: *KHẨN: Nhờ tìm con ở Cali báo TIN BUỒN để đi BV Corner Stone (Houston) nhận xác cha đem về mai táng GẤP.
Tin Khẩn: Cha Qua Đời, Con Ở Đâu ?
TIN BUỒN
Hải Quân Trung Tá Nguyễn Thiện Nhựt (NOEL), khóa 3 SQHQ (Đệ Nhị Bắc Giải) , từ trần tại Bệnh Viện Corner Stone (Houston),
hơn 2 tuần lễ nhưng không có thân nhân đến nhận xác.
Được biết NT Nguyễn Thiện Nhựt có hai người con ở California, nhưng không ai biết biết địa chỉ...
Xin Quý Vị, Quý NT và CH, vui lòng giúp đở tìm kiếm,
và tiếp tay phổ biến tin này thật rộng rãi...
(Xin xem thêm chi tiết ở dưới)
Liên lạc: CH HỒ MINH (North Virginia) : 703-424-5762
Chân thành cảm tạ..
BMH (Washington, D.C)
======================================================================================
Xin giúp đỡ tìm mộ người anh ruột
Kính thưa Quý Vị,
Tôi tên Nguyễn Đức Diện hiện cư ngụ tại TP Wylie, Texas. Xin quý vị giúp đỡ tìm mộ của người anh ruột với những chi tiết như sau:
Người anh có tên là Nguyễn Đức Thường.
Nguyên trước đây, năm 1968, anh là toán viên toán ROMEO23, STRATA 119 thuộc lực lượng Biệt Kích đóng quân ở Sơn Trà, Đà Nẵng.
Toán ROMEO 23,STATA 119 gồm có:
- Ông Mai Văn Tuấn, Toán Truởng.
- Ông Nguyễn Đoàn, Toán Phó.
- Ông Hoàng Quyền Non, người Hoa, toán viên.
- Ông Nguyễn Đức Thường, toán viên (truyền tin PRC 74)
- Ông Nguyễn Hoàng Anh, toán viên (truyền tin PRC 25)
Vào khoảng ngày 10/02/1969 lần nhảy toán thứ 3 này tại tỉnh Quảng Bình, miền Bắc Việt Nam. Theo lời anh Nguyễn Hoàng Anh, toán viên cùng toán ROMEO 23 hiện còn sống tại Việt Nam, thì Anh Nguyễn Đức Thường đã bị bắn chết trên không lúc nhảy dù. Lúc đó, mọi người trong toán mất liên lạc, và anh Nguyễn Hoàng Anh đã bị bắt sau 05 ngày tức ngày 15/02/1969.
Trên đây là một số thông tin được biết.
Xin quý vị giúp đỡ.
Nếu có tin, xin liên lạc email: [url=mailto:josephdnguyen@hotmail.com]josephdnguyen@hotmail.com[/url]
và phone số: 972-429-5659.
Xin ghi nhận nơi lòng chân thành biết ơn sâu xa của tôi và toàn thể gia đình tôi.
Trân trọng kính chào.
Diện Nguyễn
Subject: FW: *KHẨN: Nhờ tìm con ở Cali báo TIN BUỒN để đi BV Corner Stone (Houston) nhận xác cha đem về mai táng GẤP.
Tin Khẩn: Cha Qua Đời, Con Ở Đâu ?
TIN BUỒN
Hải Quân Trung Tá Nguyễn Thiện Nhựt (NOEL), khóa 3 SQHQ (Đệ Nhị Bắc Giải) , từ trần tại Bệnh Viện Corner Stone (Houston),
hơn 2 tuần lễ nhưng không có thân nhân đến nhận xác.
Được biết NT Nguyễn Thiện Nhựt có hai người con ở California, nhưng không ai biết biết địa chỉ...
Xin Quý Vị, Quý NT và CH, vui lòng giúp đở tìm kiếm,
và tiếp tay phổ biến tin này thật rộng rãi...
(Xin xem thêm chi tiết ở dưới)
Liên lạc: CH HỒ MINH (North Virginia) : 703-424-5762
Chân thành cảm tạ..
BMH (Washington, D.C)
======================================================================================
Xin giúp đỡ tìm mộ người anh ruột
Kính thưa Quý Vị,
Tôi tên Nguyễn Đức Diện hiện cư ngụ tại TP Wylie, Texas. Xin quý vị giúp đỡ tìm mộ của người anh ruột với những chi tiết như sau:
Người anh có tên là Nguyễn Đức Thường.
Nguyên trước đây, năm 1968, anh là toán viên toán ROMEO23, STRATA 119 thuộc lực lượng Biệt Kích đóng quân ở Sơn Trà, Đà Nẵng.
Toán ROMEO 23,STATA 119 gồm có:
- Ông Mai Văn Tuấn, Toán Truởng.
- Ông Nguyễn Đoàn, Toán Phó.
- Ông Hoàng Quyền Non, người Hoa, toán viên.
- Ông Nguyễn Đức Thường, toán viên (truyền tin PRC 74)
- Ông Nguyễn Hoàng Anh, toán viên (truyền tin PRC 25)
Vào khoảng ngày 10/02/1969 lần nhảy toán thứ 3 này tại tỉnh Quảng Bình, miền Bắc Việt Nam. Theo lời anh Nguyễn Hoàng Anh, toán viên cùng toán ROMEO 23 hiện còn sống tại Việt Nam, thì Anh Nguyễn Đức Thường đã bị bắn chết trên không lúc nhảy dù. Lúc đó, mọi người trong toán mất liên lạc, và anh Nguyễn Hoàng Anh đã bị bắt sau 05 ngày tức ngày 15/02/1969.
Trên đây là một số thông tin được biết.
Xin quý vị giúp đỡ.
Nếu có tin, xin liên lạc email: [url=mailto:josephdnguyen@hotmail.com]josephdnguyen@hotmail.com[/url]
và phone số: 972-429-5659.
Xin ghi nhận nơi lòng chân thành biết ơn sâu xa của tôi và toàn thể gia đình tôi.
Trân trọng kính chào.
Diện Nguyễn
BỚI ĐẤT TÌM XƯƠNG
Từ một mẫu tin nhắn
Những ngày này Sàigon, một buổi trưa hè nóng bức, tôi lang thang vào internet một cách bất định thì vô tình đọc được một tin nhắn tìm người thân : “Gia đình muốn tìm tin tức về người anh của chúng tôi Lê Văn Tài – Số quân 74/70/428, thuộc Tiểu đội 1 –Tiểu Đoàn 38-Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân. Trong lúc rút quân từ Tây Ninh về thì mất tich……”
Tôi dừng lại suy nghĩ một hồi rồi quyết định sẽ liên lạc với người thân của gia đình Chú Tài – vì Bố tôi chính là Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự - Tiểu Đoàn Trưởng - Tiểu Đoàn 38-Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân với mong ước nhõ nhoi là cung cấp thông tin một cách khách quan nhất. Thông tin từ Mẹ tôi về thời điểm bà nhận xác Bố tôi vào ngày 3/5/1975 là tại trường tiểu học Trung Lập Hạ – xã Trung Lập Hạ - Huyện Củ Chi. Tôi liền liên lạc với Cô Hương là người nhà của Chú Tài….
Ngày thứ nhất :
Cái cảm xúc trở lại nơi chiến trường xưa làm lòng tôi xao động, lúc trên đường đầu óc cứ ngẫn ngơ hình dung ra khoảnh khắc đau buồn nhưng kiêu hùng, nơi đây vào giờ thứ 25 của cuộc chiến, Bố tôi và các chiến hữu đã đánh một trận để đời và đã anh dũng nằm xuống cho quê hương, thỏa ước lòng kiêu hãnh, không bao giờ đầu hàng - họ những chiến sĩ BĐQ oai hùng đã chiến đấu đến những viên đạn cuối cùng.
Quãng đường khoảng 50 km đưa tôi đến trường tiểu học Trung Lập Hạ – xã Trung Lập Hạ - Huyện Củ Chi. Tôi đứng trước cổng trường mà lòng đau thắt từng cơn, hình dung cảnh các chiến sĩ BĐQ trói tại sân trường, bị nhục mạ, hành hạ….. trước khi đem ra cái mương gần đó để tàn sát bằng những họng súng của bọn du kích tại địa phương, sao mà não lòng. Một cơn gió mạnh mẽ, cùng với cái nắng gay gắt mang cát bụi bất chợt đi ngang qua làm tôi chợt bừng tỉnh…. Ghé vào quán nước nhà tranh vách đất ven đường ngồi trấn tỉnh lại, tôi hỏi thăm chủ quán nước và họ cho biết tin ; có một hố chôn tập thể cách chổ tôi ngồi khoảng 1km, trên bờ ruộng của ông Mười Nghe, chính xác là 12 người lính của BĐQ bị tàn sát sau khi đã chiến đấu đến cùng và không chịu đầu hàng, họ bị bắt tại Hương lộ 2… tôi gần như mất hồn…thầm nghĩ như vậy là đúng rồi. Bổng nhiên có một người được gọi là Cô Sáu ở đâu xuất hiện như một định mệnh, Cô tự nhiên kéo ghế lại sát bàn của tôi đang ngồi và nói như đang lên đồng: cái hố chôn tập thể là của lính Ông cọp trên vai trái, mà hình như người ta gọi là Biệt Động Quân , nghe đâu rút quân từ Tây Ninh về đến đây bị phục kích” tôi buộc miệng reo lên : như vậy là đúng rồi…..
Tiếp đó Cô Sáu nói, ngoài BĐQ rút từ Tây Ninh về đánh trận sau cùng, không có trận đụng độ nào hết….chỉ có là sau ngày 30.4 bọn du kích đi lùng sục các dân địa phương mà đi lính VNCH, chúng cũng mang ra mà tử hình hết...... Cô còn nói với tôi là phải gặp chủ của cái ruộng đó là ông Mười sẽ biết được thêm tin tức, nói xong Cô đứng lên đi về như một làn gió mà tôi quá bối rối chưa kịp để cám ơn….
Sau đó tôi xin phép đứng lên và ra ngay bờ ruộng nơi tử hình 12 quân nhân BĐQ, nó trước đây là những cái hào được đào để chống chiến xa…. Người chú quán nước hướng dẫn ra tận nơi đó là cái mô đất chôn 12 người, bọn du kích tập trung các quân nhân BĐQ đứng trên mép của cái mương rồi xã một loạt đạn AK, các thi thể ngã rộp như cây chuối bị đốn, sau đó chúng bỏ đi, người dân xung quanh thấy tội nên đã đắp vội nắm đất cho những anh hùng vô danh này….
(nơi thắp nhang là trung tâm của hố chôn tập thể)
Cảm giác lúc đó khó diễn tả, tôi cứ nhắm nghiền mắt và rơi lệ, giọt nước mắt của sự tiếc thương,đau đớn, giọt nước mắt của lòng căm phẩn….. để lắng nghe cũng như để hình dung ra thời khắc đó, chiều ngày 30 tháng 4 của 36 năm về trước…. tôi như dại người nhưng vẫn có giữ bình tỉnh nhằm để tìm hiểu thông tin một cách chính xác nhằm xác định bốc hài cốt cho Chú Tài – là người lính truyền tin ở lại sau cùng với Bố tôi.
Ngày thứ hai :
Những dòng chữ tìm người thân tưởng chừng như vô cảm trên internet, nhưng chan chứa khát vọng muốn tìm được tông tích của người thân, làm cho tôi có nhiều động lực đễ phải cố gắng tìm được nơi diễn ra trận đánh và những cái chết đầy anh hùng của các quân nhân BĐQ đã oai dũng chiến đấu đến phúc cuối cùng cùng với Bố tôi.
Tiếp tục lên đường chạy qua nhà Chú Mười, ông là chủ ruộng nơi có cái hố chôn tập thể, như một sự sắp đặt ngẫu nhiên hay có sự trợ giúp của một sư huyền bí nào đó, ngày tôi nói chuyện cũng là ngày ông vừa từ Saigòn về sau thời gian nằm bệnh viện. Chú hỏi ngay vào vấn đề : tôi có giúp được gì cho mấy chú? Tôi bắt đầu câu chuyện : cháu là người thân của một trong mười hai người nằm ở cái hố chôn tập thể đó, giờ Chú có thể kể lại chi tiết chính xác về cái hố chôn này không? (nơi thắp nhang là trung tâm của hố chôn tập thể)
Chú Mười vội pha ấm trà và châm điếu thuốc hút, ông kể: lúc thời điểm đó thì tôi không chứng kiến việc này, nhưng sau ngày 30/4 người dân ở đây ai cũng biết là cái hố chôn 12 người lính là nằm chính trên bờ ruộng của tôi, tôi trồng lúa nhưng không dám trồng trên phần mộ đó, đến dịp rằm hay Tết tôi đều mua đồ cúng cho mấy ổng và cầu mong là người thân sẽ tìm đến và mang họ về. Tiếp theo ông nói, chính xác theo lời kể thì là 12 quân nhân của BĐQ nghe nói rút quân từ Tây Ninh – khu vực ấp chợ Rầy – Khiêm Hanh – Bầu Đồn về đến đây thì bị phục kích cũng được chôn ở cái hố đó. Tôi tiếp lời, như vậy Chú có biết ai là du kích hay những người tham gia trận đánh đó không?
Ông rít một hơi thuốc thật sâu và nói : hiện nay chỉ còn một người có thể biết chính xác là ông Út – trước đây là du kích ở địa phương này, may ra ông có thể xác định cho các chú, tôi như vừa nhặt được vàng, vừa mừng, hồi họp và lo lắng…. không biết là họ có thể tận tình giúp đỡ hay không, cho dù cuộc chiến đã xãy ra 36 năm…tôi chợt rùng mình…..
Sau lời cám ơn và không quên tam biệt Chú Mười, tôi nói : cháu xin đại diện gia đình kính mong Chú tạo điều kiện để bốc mộ của 12 người cho họ về Chùa để siêu thoát… Chú ấy trả lời ngay : Tôi sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết đễ các chú bốc mộ, giống như tôi làm công đức, ông nỡ một nụ cười nhân hậu và hạnh phúc.
Đường từ Củ Chi về Saigòn trời bổng mưa nặng hạt, những cơn gió xào xạt mang theo những giọt mưa rơi làm tôi cay mắt…nhưng không tôi đã bật khóc vì bao nhiêu kỷ niệm tràn về…khóc và buồn cho cái bản tính ích kỹ của mình vì trước đây tôi luôn luôn nghĩ rằng chỉ có Bố tôi là anh hùng nhưng sau khi thực hiện cuộc đi tìm mộ này tôi mới nhận biết một điều thiêng liêng cao cả là, họ những người đã cùng chung lý tưởng với Bố tôi cũng quá xứng đáng là những anh hùng vị Quốc vong thân, và dù có muộn màng họ sẽ nằm trong nơi trân trọng và đáng quí nhất trong trái tim và tâm hồn của mọi người. Họ thật sự đúng là những “người chiến sĩ vô danh”
Ngày Thứ ba :
Trằn trọc thao thức cả đêm không tài nào chợp mắt được, đầu óc tôi có quá nhiều suy tư và trắc ẩn….cảm giác vừa mừng vừa lo, vừa hạnh phúc vừa đau khổ…cầu mong trời mau sáng để tôi lên đường đi Củ Chi để gặp lại nhân chứng sống và duy nhất còn lại đó là chú Út – người du kích năm xưa. Có thể hiểu được nỗi lo trăm mối của tôi vào thời điểm đó : có thật sự là cái hố chôn mà chính tay Mẹ tôi 36 năm về trước đi tìm xác Bố tôi đã đào lên và lắp lại, có thật, sự là cái hố của 36 năm về trước và có chú Tài không? Mà nếu có chú Tài thì lấy gì chứng minh nếu không có thẻ bài, thẻ căn cước, hoặc các loại giấy tờ khác…..
Đường về Củ Chi dường như ngắn lại, tôi đến ngay ngã tư Tỉnh lộ 2 và Hương lộ 7 là nơi TĐ 38 rút quân từ Tây Ninh về cố gắng đến Đồng Dù – nhưng trên thực tế Đồng Dù đã thất thủ vào ngày 29-4-1975 mất rồi. Tôi đứng yên lặng một hồi lâu, đốt vội điếu thuốc, đứng tựa vào thành cầu Sạn nơi đã diễn ra trân đánh nhằm hồi tưởng lại thời khắc của 36 năm về trước. ( Cây cầu Sạn nơi diễn ra trận đánh vào giờ 25 của cuộc chiến)
Tiếng xe chạy qua lại làm tôi không thể nào tập trung được, tôi quyết định tiếp tục rong rũi lên đường, chạy thêm một đoạn đường nữa là đến nhà chú Út , nhà ông nằm sâu trong một con hẽm nhõ sình lầy lội, nhà ông bán quán nước và cơm trưa cho các công nhân của một xí nghiệp gần nhà
Tôi dừng xe lại như một người khách bình thường, kêu một ly café đá tôi hỏi người phục vụ : có phải đây là nhà của chú Út không? Người con gái liền trả lời : Ba đang ngũ, anh tìm Ba có việc gì không? Tôi liền đáp : em vui lòng gọi Ba dậy, anh ở Saigon xuống có việc cần hỏi Ba….
Tôi nín lặng và hồi họp trong khi chờ ông thức dậy, 10 phút trôi qua mà tưởng chừng như dài vô tận. và ông đã bước ra, dáng vóc còn mệt mõi và ngái ngũ.Tôi mời ông ngồi và bắt đầu câu chuyện : cháu từ Saigon xuống, vì cháu có người quen nhờ đi tìm cái hố chôn tập thể ở ngoài tỉnh lộ 7, chú Út liền nói : đúng rồi, ở đó có cái hố chôn nhưng tôi không còn nhớ gì hết?..... tôi giống như từ trên mây rơi xuống mặt đất, cố kiềm nén cảm xúc, tôi mời ông uống nước và tiếp tục câu chuyện. Tôi kể ông nghe toàn bộ câu chuyện đã nói với chú Mười và Cô Sáu…. Ông liền đột ngột thay đổi cách nói chuyện : ông kể là lúc đó khoảng 11h00 đến 12h00 trưa thì người dân về báo là có một nhóm lính được trang bị đầy đủ súng, máy truyền tin… đang tiến về hướng căn cứ Đồng Dù có bắt theo vài du kích để dẫn đường và dường như họ không đến địa điểm tập trung để đầu hàng.
Du kích xã tất cả ở đây rất đông vì thời điểm này xã Trung Lập Hạ đã là vùng giải phóng vào ngày 29-4, ngày mà căn cứ Đồng Dù thất thủ” Tôi nói tiếp : cháu là người được người nhà nhờ đi tìm cái hố chôn vì họ có thông tin là người nhà họ bị chết tại khu vực này sau khi rút quân từ Khiêm Hanh –Bầu Đồn – Tây Ninh về. Chú Út chợt reo lên đúng rồi, tôi nhớ ra rồi dẫn cánh quân đó về có ông Thiếu Tá rất đẹp trai, lúc đó du kích của tất cả khu vực đều tập trung để đánh chặn TĐ đó, tôi như đứng tim vì câu nói vô tình của chú Út về Bố tôi – nhưng vẫn cố giữ bình tỉnh : cháu có liên hệ được với vợ của Ông Thiều Tá đó vì Cô ấy là ngươi chỉ cái hố chôn này. Chính Cô ấy là người lúc đi nhận xác đã tự tay bới cái hố đó lên khi đi nhận xác chồng, cái hố chôn rất cạn vào thời đểm đó, Cô ấy kể chỉ cần cào nhẹ lớp đất là phát hiện ra xác người liền….
Chú Út ngắt lời và nói tiếp về trận đánh, lúc du kích đã dàn quân ra phục kích xong thì TĐ đó về đến khoảng 40 người và lọt vào vòng vây của toàn bộ du kích ở đây. Phía du kích phóng loa kêu gọi đầu hàng, đáp lại là tiếng súng nổ từ TĐ 38, như vậy là họ quyết đánh rồi, cuộc giao tranh du kích và TĐ 38 đánh nhau khoảng được 30 phút. Rồi bổng nhiên tiếng súng im bặt, không khí nặng nề mùi thuốc súng, cảnh tượng người chết của hai bên nằm la liệt….. tiếp đó phía du kích tiếp tục kêu gọi đầu hàng và thông báo căn cứ Đồng Dù đã thất thủ nếu không đầu hàng sẽ có xe tăng đếm yễm trợ và tiêu diệt….vẫn không có lời đáp trả từ TĐ38…nhưng sau đó vài phút thì họ phát hiện TĐ 38 gần như kiệt quệ và hoàn toàn hết đạn từ lâu…tất cả còn lại 12 người bao gồm TĐT, người mang máy truyền tin, một sĩ quan Thiếu úy đầu bạc, và 9 người lính còn lại…., họ đang ngồi bên nhau cùng hút những điếu thuốc quân vụ cuối cùng , tất cả đã hết đạn và bị dẫn về trường tiểu học và trói tất cả tại đó…..
Tôi gần như chết lặng, sự thật đây rồi…vì từ đầu tiếp xúc với tất cả mọi người tôi đã che giấu thân phận của mình để nhằm tìm kiếm và có một thông tin khách quan nhất về cuộc tìm mộ đầy gian nan vất vã này nhưng đầy bất ngờ, nhiều cảm xúc, vì tôi đã được nghe kể về trận đánh oai hùng của Bố tôi và các chiến hữu, và cũng quan trọng không kém là sự thật về cái chết của Bố tôi. Tôi quyết định tạm dừng tại đây và xin phép ra về vì tôi bắt đầu muốn khóc nhưng cố kìm nén lại. Sau khi từ giã tôi nói, hôm nay cháu đến đây là đễ tìm hiểu có phải là cái hố đó chôn các lính rút từ Tây Ninh về, chú Út tuyên bố chắc nịch, chính xác rồi đó, chính chú là người canh chừng khi họ bị trói trong trường học nên chú nhớ rõ từng khuôn mặt từng người. Để hôm khác lên nếu chú còn nhớ gì thì sẽ kể tiếp.
Ngày thứ tư :
Về đến nhà thì trời đã tối hẳn, cơm nước xong là tôi lên net để thông tin cho người nhà của Chú Tài, là người lính truyền tin của Bố tôi. Sau một vài phút thấy nickname của cô Hương đang online thì tôi mừng khôn xiết và tôi đã truyền tải những thông tin mà tôi có được mong mõi là gia đình có thêm tin tức về chú Tài… Cô Hương nói ngay như vậy là đúng rồi, chắc Cô sẽ về Việt Nam cùng tôi thực hiện việc tìm hố chôn và cải táng, tôi hơi bất ngờ về việc này vì tôi nghĩ rằng gia đình cùa chú Tài sẽ đi cùng tôi chứ không phải là cô Hương và cô ấy chỉ là người yểm trợ. Cô nói rất cương quyết rằng Cô sẽ về Vn một chuyến….Tôi nói tiếp cháu cũng nhiều cảm xúc quá nên nghĩ ngơi vài ngày, sau đó cháu sẽ tiếp tục lên đó thêm lần nữa để nghe chú Út kể tiếp may ra có thêm tin tức gì mới…và Cô Hương đồng ý.
Tôi liền liên lạc với Mẹ để kể vế cuộc tìm kiếm của tôi, biết là Bà sẽ rất buồn nhưng biết làm sao được vì Mẹ tôi có thể may ra nhớ thêm điều gì. Bà nói, con cố gắng làm hết sức mình để giúp họ vì lúc đó gia đình chỉ mong là tìm được xác của Bố chứ đâu có khả năng và thời gian làm cho những người còn lại, đó là trăn trở của Mẹ suốt bao nhiêu năm qua, tôi nói Mẹ yên tâm đây là trách nhiệm và bổn phận con phải làm, chứ con không hề nghĩ đây là một việc làm từ thiện hay công đức, tôi biết Mẹ tôi rất hài lòng về cách suy nghĩ của tôi.
Vài ngày trôi qua, đầu óc tôi cứ quay cuồng với bao suy nghĩ chẳng tập trung được vào việc gì nhưng tôi mừng thầm vì đã có thêm nhiều tình tiết là người ở lại cuối cùng sau trận giao tranh giờ thứ 25 có một người lính truyền tin của Bố tôi, sau cuộc đụng độ vẫn con mang máy truyền tin cho TĐT….
Rồi cô Hương cũng đã về đến Việt Nam, chúng tôi ngồi bàn bạc cách làm sao cho nhẹ nhàng và nhanh chóng vì có lẽ chẳng ai muốn về lại nơi đau thương đó. Tôi và Cô quyết định sẽ xuống nơi hố chôn tập thể với mong muốn là thông báo cho các Chú là khai quật và đem các Chú về nơi an lành nơi không có tiếng súng, sự tàn ác, dã man mà chỉ có tiếng kinh hàng ngày.
Vài ngày sau đó, tôi, Cô Hương, chú Nguyên ( người em của chú Tài) lên đường về Củ Chi, trên đường đi chẳng ai nói với ai lời nào, ai cũng mong muốn là mau đến nơi nhưng dường như tôi thấy đoạn đường sau mà xa vời vợi, cái cảm giác cứ ảm ảnh tôi trong suốt quãng đường, khi ngôi trường hiện ra trước mặt cũng là lúc mọi người đã thấm mệt.Tôi đã hướng dẫn và đã kể cho mọi người nghe về câu chuyện mà tôi đã được chú Út kể cho tôi nghe, ai cũng không cầm được nước mắt. Khi đến nhà chú Út thì có một việc không ai ngờ đến là khi vừa thấy chú Nguyên thì chú Út buộc miệng kêu lên : giống lắm, chú này giống cái ông lính truyền tin mang máy cho ông Thiếu tá…… mọi người ai cũng giật bắn người vì câu chuyện bất ngờ này… Sau vài câu nói chuyện chúng tôi cùng mang một số đồ cúng mang theo ra cái hố chôn….
Như vậy đấy mọi người ơi, dù 36 năm về trước họ có thể là kẻ thù của nhau, nhưng giờ đây nhìn hình ảnh này tôi không thể cầm được nước mắt, khóc nhiều rồi tôi cũng chẳng biết khóc vì cái gì nữa…nhưng cái hình ảnh này đã làm tôi thật sự cảm động.
Sau các nghi thức cúng kiến xong, chúng tôi quay lại nhà chú Út để bàn về việc tiến hành khai quật, chú Út là người đã thật sự giúp đỡ rất nhiều, ông làm vì tình người, sự cảm thông, hay sự hối hận??? …. Nhưng tôi hy vọng đó là những việc làm xuất phát từ tình người, những cử chỉ và hành động của ông phần nào làm xoa dịu mọi người khi nghĩ về cái chết thương tâm và uất nghẹn của các quân nhân BĐQ. Ông là người đã giúp chúng tôi liên hệ với bên công nhân khai quật, chuẩn bị đồ cúng, liên hệ với ủy ban xã,..v…v…
Chúng tôi dùng cơm tại nhà ông và ngồi cùng nhau để bàn bạc việc bốc hài cốt đã được cô Hương ấn định là ngày 16/9/2011. Đường từ Củ Chi về trời mưa nặng hạt, như khóc thương thân phận đất nước Việt Nam điêu linh trong chiến tranh, bao cảnh lầm than, nhiều gia đình tan vỡ…..
Ngày thứ năm :
Lại một đêm mất ngũ và thao thức, trằn trọc để mong trời sáng… và rồi buổi sáng đến thật mau, tôi chuẩn bị ra khỏi nhà không quên thắp vài nén nhang cho Bố tôi và cầu mong ông sẽ phù họ cho chúng tôi khai quật một cách nhanh chóng và chính xác. Khi tôi đến nhà cô Hương thì mọi người đã tề tựu đông đủ, chúng tôi vội vàng lên đường vì ai cũng mong mõi là sẽ mau chóng đến nơi, trên đoạn đường đi tôi thấy dường như ai cũng căng thẳng và lo âu, riêng tôi như đã đề cập ở phần đầu, cảm giác bấc an, lo lắng, những câu hỏi vẫn chưa có lời đáp, có lẽ không ngoa khi có thể nói rằng, chính tôi là người mong muốn đến thật nhạnh tại hiện trường.
Các địa danh như căn cứ Đồng Dù, cầu Sạn ( nơi diễn ra trận đánh), trường học ( nơi giam giữ và trói các quân nhân BĐQ)…đều nằm lại sau lưng và chúng tôi cuối cùng cũng đến nơi cái hố chôn đó. Bên bộ phận bốc mộ họ đã đến thật sớm làm các thao tác cần thiết như chuẩn bị đồ nghề và đồ cúng, chú Út cũng đến đó từ bao giờ, tôi thấy Ông trầm ngâm và rất suy tư. Sau các nghi thức cúng kiến và thắp nhang cầu nguyện, Sư Cô quyết định là đã đến giờ bắt đầu khai quật, mọi người đã chờ đợi giây phút này rất lâu, đối với gia đình chú Tài thì chắc là đã 36 năm rồi họ chờ đợi giây phút này. Nhà ngoại cảm cầm tay người em của chú Tài và bắt đầu xác định vị trí khai quật…. ai cũng nín thở chờ đợi…
(Sư Cô và gia đình đang thực hiện các nghi thức)
Bên bộ phận khai quật bắt đầu cào lớp cỏ khô ra nhằm xác định vị trí cho chính xác, mỗi nhát cuốc là mỗi lần tim tôi nhói lên vì hồi họp, người tôi lạnh toát mặc dù đứng giữa cánh đồng trời đang chói chang nắng…sau chừng khoảng vài cuốc, nước từ dưới hố bắt đầu trồi lên làm việc khai quật bị chậm lại vì họ phải cuốc đất đấp thành những cái đê nhõ nhằm chặn không cho nước tràn vào lại các chổ đã được đào. Dũng là người chỉ huy các công nhân đào mộ nói với tôi rằng : đúng rồi em có cảm nhận sắp đến chổ có xương rồi vì theo kinh nghiệm của em chổ nào có xương người thì đó đất sẽ rất mềm….
Vừa nói chuyện với tôi Dũng vừa lấy bàn tay thọc xâu vào lớp đất bì bõm nước, bổng nhiên Dũng kêu to lên : có xương rồi, xương này to lắm, chắc là xương ống chân…. Tôi như trút được gánh nặng một phần vì đây đúng là hố chôn rồi, nhưng để xác định là có hài cốt chú Tài hay hài cốt của các quân nhân BĐQ là một quá trình rất dài và phải có kỷ vật gì để chứng minh. Dũng nhoẽn miệng cười và hỏi : anh có muốn xem không, không một giây đễ suy nghĩ tôi trả lời : tất nhiên và tôi là người đầu tiên nhìn thấy cái xương chân đó. Dũng làm một vài động tác và cầm lên một ống xương chân dài, còn nguyên chiếc vớ đã ngã màu bao bọc lại, bất ngờ tiếp theo là còn cả sợi dây trói bằng chỉ cước xanh to bằng ngón tay cái….nước mắt tôi đã rơi vì có lẽ đây là khoảnh khắc đã làm tôi xúc động và sẽ ám ảnh tôi mỗi khi nghĩ về nó, tôi bỗng nhiên hình dung ra thời khắc đó : khi bọn du kích dẫn các quân nhân BĐQ anh hùng ra tàn sát tập thể, họ vẩn bị trói chặt tay hoặc chân, tôi cố dằn cơn xúc động nhưng nước mắt cứ tuôn rơi, lòng tôi gầm thét như bị ai làm tổn thương….. tôi tự hỏi tại sao lại có dây nịt, có lẽ lúc khi bi tàn sát họ vẫn mặc đồ quân phục kiêu hãnh của Biệt Động Quân…..
( xương ống chân và dây trói bằng chỉ cước xanh)Và có cả sợi dây nịt bằng vải dù mặc dù cái đầu dây nịch đã rỉ sét
Cảm giác đau xót như ai xát muối vào vết thương, nhưng đây là vết thương lòng làm sao mà lành lại được….. bổng nhiên chú Út đứng sau lưng tôi từ khi nào, ông vỗ vai tôi nhè nhẹ như an ủi, làm tôi thức tỉnh nếu tôi quá xúc động sẽ để lộ ra tung tích của mình, đốt vội điếu thuốc lá và cố giữ bình tỉnh, tôi quay sang hỏi chú Út : vậy khi du kích bắn những người này thì họ đang mặc quần áo gì hả chú, ông suy nghĩ vài phút rồi nói : lúc đó đông ngươì lắm, nên chú chỉ nhớ là có người mặc chỉ cái quần cụt, người thì còn mặc quần dài của lính, người thì mặc áo, người thì cởi trần…lâu rồi chú chỉ nhớ có vậy. Tôi ra hiệu cho mọi người nghĩ ngơi một chút vì chính xác là đây rồi với lại tôi muốn có thêm thời gian để suy nghĩ. Tôi quay lưng lại thì hởi ơi có cả hơn 40 người hiếu kỳ đang đứng xem từ khi nào mà tôi không biết họ đến từ đâu và từ khi nào, họ bắt đầu bàn tán : xót thương có, chửi rủa có, thông cảm có, mắng nhiếc có, cảm thông có và có người đã khóc…họ còn kể chính xác là thời điểm tàn sát vào xế chiều vào khoảng 4h00 hay 5h00 gì đó. Sau vài phút nghĩ ngơi và nói chuyện, bên công nhân khai quật tiếp tục công việc của mình, thời khắc quan trọng đã đến một cái thẻ bài đã được Dũng mang lên từ cái hố chừng nữa mét sâu : tôi như đứng tim và cầm ngay cái thẻ bài đến cái bờ ruộng có nước sạch để xem và hy vọng đó là thẻ bài của chú Tài nhưng một thoáng thất vọng đã xuất hiện trên khuôn mặt của tôi, thẻ bài không phải của chú Tài mà là của :
Ly A Sam
Số quân : 70/131238
Loại máu : A +
Và một thẻ quân nhân cũng là của Chú Sam: tên đầy đủ là :
Lý A Sầm
Sinh ngày : 19/5/1950
Cha : Lý Man Soi
Mẹ: Hồ Thị Minh
Lúc này thời tiết càng nóng gay gắt cũng như lòng người cũng gay gắt nóng hy vọng tìm được thêm kỷ vật. và tiếp theo là một thẻ căn cước với nội dung:
Trịnh Ngọc Thuần
Sinh ngày : 3/03/1957 tại Saigon
Cha: Trịnh Hữu Hiền
Mẹ : Hứa Thị Là
Địa chỉ : 15/1 ngô Quyền – Sai gòn
Như vậy thời điểm chú Sầm bị tử hình ông vừa tròn 25 tuổi và chú Thuần thì chỉ vừa 18 tuổi và 01 tháng. Tôi tự hỏi tại sao chiến tranh kết thúc, các anh là người thắng cuộc tại sao lại phải đối xử và tàn sát những người như vậy và giờ những người đã thi hành việc tử hình năm xưa đang ở đâu, họ có đứng trong vài chục người đang đứng kề cận bên tôi, và họ nếu có và chứng kiến thì họ đang nghĩ gì trong lúc này……càng quanh quẩn với các câu hỏi tôi càng cảm phục và hãnh diện về các quân nhân BĐQ dưới quyền của Bố tôi, những anh hùng vô danh, vì lý tưởng họ đã chiến đâu đến hơi thở và viên đạn cuối cùng, họ còn quá trẻ để phải chết, nhưng họ đã quyết định chọn cái chết một cách đau đớn nhất nhưng vô cùng kiêu hãnh và đáng để thế hệ sau lấy đó làm niềm tự hào, trong những nổi đau thương luôn có những niềm kiêu hãnh.
Lúc này tinh thần mọi người bắt đầu bớt căng thẳng vì đã có những kỷ vật và ai cũng hy vọng sẽ có bất cứ kỷ vật gì là của chú Tài, có lẽ chú Sầm là người cẩn thận nên hầu như các giấy tờ đều còn. Tôi miên man với bao suy nghĩ và cầu nguyện thì Dũng lại moi từ lòng đất môt cái túi nylon đã ngã màu theo thời gian, tôi lập tức cầm lấy và mở ra, thì trời ạ…một chai dầu gió hiệu “song thập”, một bàn chải đánh răng, một cây viết, một cái bóp cá nhân có hình một người mặc đồ lính chụp hình chung với một cô gái – nhưng rất mờ và rất khó để nhận diện khuôn mặt…..tiếp theo trái tim tôi có lẽ ngừng đập trong thời khắc này : đó là một cái đồng hồ đeo tay sợi dây đồng hồ bằng da màu đen,còn nguyên vẹn, tôi vội vàng lẽn ra khỏi nơi đang quá đông người và ồn ào : cái đồng hồ đã bị gĩ sét theo thời gian nhưng hai kim đồng hồ thì còn nguyên vẹn…..
( chiếc đồng hồ và sợi dây đeo còn nguyên vẹn)
Kim đồng hồ chỉ 4h14 phút ngày 31 – như vậy có 02 giả thuyết chúng ta có thể suy luận :
1. Các quân nhân bị tàn sát vào lúc 4h14 phút, ngày 30-4-1975 vì đồng hồ đeo tay thời đó thường là đồng hồ lên giây nên chỉ chạy đúng 24 giời sau đó lên giây thì mới tiếp tục vận hành, khi chủ nhân của chiếc đồng hồ này bị tàn sát thì nó vẫn tiếp tục chạy dúng 24 giờ (tức là ngày 31-4-1975) nữa rồi mới ngừng hẳn 36 năm qua trong lòng đất
2. Là chủ nhân chiếc đồng hồ đó bị tàn sát, vào lúc thời điểm đồng hổ chỉ lúc : 4h14 phút, khi nằm xuống đã gặp nước và hư hỏng ngay.
Tôi như điên như dại, ôm cái đồng hồ vào lòng và bật khóc tôi muốn hét thật to vào không gian yên tĩnh nơi tôi đang đứng một mình. Có một sự huyền bí nào hay chỉ là sự trùng hợp khó tin là các chú đã để lại một dấu hiệu cho mọi người và gia đình biết chính xác ngày và thời gian họ đã nằm xuống cho quê hương, đất nước.
Cuộc đào hố chôn vẫn tiếp tục, thoáng thất vọng đã hiện rõ lên khuôn mặt của cô Hương và gia đình chú Tài là vẫn chưa tìm được bất cứ vật gì để chứng minh là có chú Tài. Nhưng tôi thì hơi khác vì tôi nghĩ rằng trước tiên phải có bất cứ kỷ vật gì để chứng minh đây là TĐ 38. và tôi tiếp tục cầu nguyện, gào thét tên Bố tôi trong tâm khảm là hãy phù hộ cho tôi và mọi người. và đây rồi thêm một cái bóp cá nhân được Dũng đưa tận tay tôi, tôi lập tức mở ra :
Tôi lập tức đọc kỹ danh sách các quân nhân có tên và trong đó đã có tên của chú Sầm, như vậy như tôi đã nói ở trên chú Sầm là người cẩn thận….được điều động về TĐ 38- Liên Đoàn 5 - Biệt Động Quân, phía sau có chữ ký Ông Trung Tá Nguyễn Văn Đương – Liên Đoàn trưởng LĐ 5 ký năm 1969, như vậy so với số quân của chú Sầm thì ông về TĐ 38 từ năm 1969 và đã vỉnh viễn không được thuyên chuyển sang các binh chủng khác.
Và một “ Chiến Thưởng Bội Tinh” phía sau có chữ ký Ông Trung Tá Nguyễn Văn Đương – Liên Đoàn trưởng LĐ 5 ký 8-5-1969
Và một giấy có ghi phía sau là : Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 38 – Biệt Động Quân - Ông Nguyễn Thanh Tiến hay Tiền…..năm 1965.
Lúc này trời đã về chiều, ai cũng mệt mõi và gần như không còn hy vọng gì là sẽ tìm kiếm được nửa vì cái hố đã được đào quá rộng rồi, với diện tích là 3mx6m…..
Sau khi hội ý với nhà ngoại cảm thì ông quyết định là tất cả đã đầy đủ và không nên tiếp tục đào nữa….tôi không thể giải thích được hiện tượng này chỉ biết là ông cứ đi quanh trên cái hố đã được đào, nhắm nghiền mắt và nói chuyện một mình
( toàn cảnh cái hố chôn tập thể - thật khủng khiếp)
Sau đó gia đình hội ý thật nhanh và làm các công tác nhận diện hài cốt của chú Tài bằng hình thức nhà ngoại cảm nói chuyện với các vong linh ( lý do tôi không tường thuật việc này vì gia đình chú Tài đã bàn bạc với nhà ngoại cảm). tiếp theo đó mọi người quyết định sẽ hỏa táng chú Tài và các quần áo, dây nịch, dây trói…… tại cánh đồng lúa nơi chú và các chiến hữu đã nằm lạnh lẽo suốt bao năm qua
(toàn bộ hài cốt và quần áo, dây thắt lưng và dây trói)
Số hài cốt còn lại tạm thời được để vào trong một cái “khạp” để hy vong gia đình sẽ liên lạc và mang người nhà của mình về .
Lúc này gia đình và mọi người ngồi cách rất xa, tôi và các bạn đi cùng tiến hành việc hỏa táng….cảm giác như kẻ không hồn…buồn vui trộn lẫn…nghĩ về cảm giác nơi này 36 năm về trước khi chiến tranh chấm dứt đã có một cuộc tàn sát diễn ra giữa những người Việt Nam với nhau cùng chung giòng máu Lạc Hồng, cùng huyết thống….cuộn tàn sát này đã có thể không xảy ra nếu lúc đó…….
Phần hỏa táng:
Tôi và cô Hương rong ruỗi mang cái “khạp” gửi vào nhà thờ mong ước để xin gửi trong vòng 02 tháng để đăng tin tìm người thân và cũng đễ vận động sự giúp đỡ vì tất cả các chi phí đếu do tiền túi của cô Hương bỏ ra…giờ thì cô ấy đã thật sự hết khả năng mất rồi
Về nước được 02 tuần tôi vui mừng được cô Hương thông báo là đã đủ số tiền để hỏa táng và gửi vào nhà thờ, tôi hạnh phúc đến dâng trào vì mọi việc gần như đã hoàn tất, mang cái ‘khạp” đi hỏa táng về xong thì tôi liền chạy ngay về nhà thờ đễ làm các thủ tục cần thiết nhằm để các chú an nghĩ…
Cảm giác phấn khởi tôi bước vào thì được bộ phận hài cốt cho biết hoàn toàn họ chưa nhận bất cứ tiền của ai để lo cho cái “khạp” này, tôi như chết đứng và vô cùng tức giận, tôi liên lạc với cô Hương thì được Cô cho biết là người đã trực tiếp gửi tiền về cho nhà thờ là ông Đ.T.H – một cựu quân nhân BĐQ, cô Hương cho tôi số phone của người đó để tôi liên lạc và tôi hy vọng chắc họ đã gửi tiền về…... Qua những khó khăn và sự hiểu lầm mà tôi cho rằng có thể tránh được nếu họ - những người đã vận động có một sự tin tưởng và thấu hiểu được các khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong suốt quá trình tìm hố chôn – và đây chính là hạn sạn nhõ trong sự thành công của việc khai quật và hỏa táng mang về nhà thờ đúng như ước nguyện của gia đình.
Đôi dòng tâm sự :
Về đến nhà tôi thẫn thờ và ngồi bệt trên ghế giống như vừa trở về từ cõi chết, cảm giác như các chú cử quanh quẫn đâu đây….thầm nghĩ đã nhiều năm nằm hiu quạnh, lạnh lẽo nơi hiu hắt và cô đơn, giờ các chú đã được giải thoát……. Hãy thực hiện các ước nguyện của nghiệp trai chưa tròn, về thăm gia đình và bạn bè những người thân đã lo lắng trong suốt thời gian qua các chú nhé!!!
Tôi liên tưởng lại các câu chuyện và lời kể của vài nhân chứng và chính thức tôi xác nhận rằng : Tiểu Đoàn 38 – LĐ 32 – Biệt Động Quân là đơn vị BĐQ cuối cùng đã chiến đấu vào giờ 25 của cuộc chiến, họ đã chiến đấu một trận cuối cùng của đời lính vinh quang nhưng đầy cay đắng, họ và chính họ đã chọn cái chết đau đớn nhưng oai hùng sẽ được mọi người nhắc đến…
Theo lời kể của chú Út thì sau khi TĐ 38 hết đạn, người du kích tên là Cò Ráng - đã có những giây phút thóa mạ và mắng nhiếc TĐ 38 và Bố tôi đã to tiếng với người này, sau khi vào trong hội ý chúng đã dẫn Bố tôi ra cái đồng ớt gần đó và tử hình nhằm áp đảo tinh thần anh em còn lại, về nội dung cuộc tranh cãi của Bố tôi thì không ai còn nhớ đến nội dung – kể cả chú Út vì theo ông lúc đó rất đông người, kẻ thóa mạ, dùng những từ khó nghe…. nhưng ai cũng có thể thấy việc tàn sát là chủ đích cá nhân của một nhóm du kích có lẽ lúc đụng độ bên du kích cũng đã bị thiệt hại rất nhiều…
Dự đoán mãi mãi là dự đoán nhưng chúng ta cần tôn trọng sự thật, và vinh danh họ : Thiếu Tá Trần Đình Tự - và các quân nhân TĐ 38 chính là đơn vị BĐQ cuối cùng chiến đấu và cái chết của họ phải được trân trọng như những giá trị lịch sử của QLVNCH
Bố tôi và họ cũng đã có thể có cách khác để an toàn về với gia đình nhưng tôi hiều Bố tôi qua nhiều thông tin tôi có được, Ông không bao giờ thỏa hiệp chứ đừng nói đến đầu hàng. Họ đã chiến đấu vì lý tưởng, vì danh dự….Họ không cần vinh danh, không cần chức tước, họ chỉ cần trả lại sự thật cho sự hy sinh của họ, họ chỉ biết chiến đấu với lời nguyện ước với non sông :
Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm
Và sau cùng họ chỉ mong những người còn lại, nhớ đến họ , thắp cho họ một nén hương lòng mỗi khi 30/4 lại về để họ yên lòng nơi cõi trời cao rộng.
Kính Bố : con đã thưc hiện xong trăn trở của Mẹ, trách nhiệm và bổn phận của con một người lính VNCH, đâu đó trong cõi tạm trần gian này con mong Bố đã thấy và hài lòng về những gì con làm cho những người đồng đội đã cùng lý tưởng với Bố và đã vĩnh viễn nằm xuống cho quê hương.Hãy thanh thản nơi cõi trời cao rộng – Bố và các Chú sẽ không bao giờ cô đơn, sẽ không bao giờ bị quên lãng.
Trần Đình Thế (Tháng 9 năm 2011)
Từ một mẫu tin nhắn
Những ngày này Sàigon, một buổi trưa hè nóng bức, tôi lang thang vào internet một cách bất định thì vô tình đọc được một tin nhắn tìm người thân : “Gia đình muốn tìm tin tức về người anh của chúng tôi Lê Văn Tài – Số quân 74/70/428, thuộc Tiểu đội 1 –Tiểu Đoàn 38-Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân. Trong lúc rút quân từ Tây Ninh về thì mất tich……”
Tôi dừng lại suy nghĩ một hồi rồi quyết định sẽ liên lạc với người thân của gia đình Chú Tài – vì Bố tôi chính là Cố Thiếu Tá Trần Đình Tự - Tiểu Đoàn Trưởng - Tiểu Đoàn 38-Liên Đoàn 32 Biệt Động Quân với mong ước nhõ nhoi là cung cấp thông tin một cách khách quan nhất. Thông tin từ Mẹ tôi về thời điểm bà nhận xác Bố tôi vào ngày 3/5/1975 là tại trường tiểu học Trung Lập Hạ – xã Trung Lập Hạ - Huyện Củ Chi. Tôi liền liên lạc với Cô Hương là người nhà của Chú Tài….
Ngày thứ nhất :
Cái cảm xúc trở lại nơi chiến trường xưa làm lòng tôi xao động, lúc trên đường đầu óc cứ ngẫn ngơ hình dung ra khoảnh khắc đau buồn nhưng kiêu hùng, nơi đây vào giờ thứ 25 của cuộc chiến, Bố tôi và các chiến hữu đã đánh một trận để đời và đã anh dũng nằm xuống cho quê hương, thỏa ước lòng kiêu hãnh, không bao giờ đầu hàng - họ những chiến sĩ BĐQ oai hùng đã chiến đấu đến những viên đạn cuối cùng.
Quãng đường khoảng 50 km đưa tôi đến trường tiểu học Trung Lập Hạ – xã Trung Lập Hạ - Huyện Củ Chi. Tôi đứng trước cổng trường mà lòng đau thắt từng cơn, hình dung cảnh các chiến sĩ BĐQ trói tại sân trường, bị nhục mạ, hành hạ….. trước khi đem ra cái mương gần đó để tàn sát bằng những họng súng của bọn du kích tại địa phương, sao mà não lòng. Một cơn gió mạnh mẽ, cùng với cái nắng gay gắt mang cát bụi bất chợt đi ngang qua làm tôi chợt bừng tỉnh…. Ghé vào quán nước nhà tranh vách đất ven đường ngồi trấn tỉnh lại, tôi hỏi thăm chủ quán nước và họ cho biết tin ; có một hố chôn tập thể cách chổ tôi ngồi khoảng 1km, trên bờ ruộng của ông Mười Nghe, chính xác là 12 người lính của BĐQ bị tàn sát sau khi đã chiến đấu đến cùng và không chịu đầu hàng, họ bị bắt tại Hương lộ 2… tôi gần như mất hồn…thầm nghĩ như vậy là đúng rồi. Bổng nhiên có một người được gọi là Cô Sáu ở đâu xuất hiện như một định mệnh, Cô tự nhiên kéo ghế lại sát bàn của tôi đang ngồi và nói như đang lên đồng: cái hố chôn tập thể là của lính Ông cọp trên vai trái, mà hình như người ta gọi là Biệt Động Quân , nghe đâu rút quân từ Tây Ninh về đến đây bị phục kích” tôi buộc miệng reo lên : như vậy là đúng rồi…..
Tiếp đó Cô Sáu nói, ngoài BĐQ rút từ Tây Ninh về đánh trận sau cùng, không có trận đụng độ nào hết….chỉ có là sau ngày 30.4 bọn du kích đi lùng sục các dân địa phương mà đi lính VNCH, chúng cũng mang ra mà tử hình hết...... Cô còn nói với tôi là phải gặp chủ của cái ruộng đó là ông Mười sẽ biết được thêm tin tức, nói xong Cô đứng lên đi về như một làn gió mà tôi quá bối rối chưa kịp để cám ơn….
Sau đó tôi xin phép đứng lên và ra ngay bờ ruộng nơi tử hình 12 quân nhân BĐQ, nó trước đây là những cái hào được đào để chống chiến xa…. Người chú quán nước hướng dẫn ra tận nơi đó là cái mô đất chôn 12 người, bọn du kích tập trung các quân nhân BĐQ đứng trên mép của cái mương rồi xã một loạt đạn AK, các thi thể ngã rộp như cây chuối bị đốn, sau đó chúng bỏ đi, người dân xung quanh thấy tội nên đã đắp vội nắm đất cho những anh hùng vô danh này….
(nơi thắp nhang là trung tâm của hố chôn tập thể)
Cảm giác lúc đó khó diễn tả, tôi cứ nhắm nghiền mắt và rơi lệ, giọt nước mắt của sự tiếc thương,đau đớn, giọt nước mắt của lòng căm phẩn….. để lắng nghe cũng như để hình dung ra thời khắc đó, chiều ngày 30 tháng 4 của 36 năm về trước…. tôi như dại người nhưng vẫn có giữ bình tỉnh nhằm để tìm hiểu thông tin một cách chính xác nhằm xác định bốc hài cốt cho Chú Tài – là người lính truyền tin ở lại sau cùng với Bố tôi.
Ngày thứ hai :
Những dòng chữ tìm người thân tưởng chừng như vô cảm trên internet, nhưng chan chứa khát vọng muốn tìm được tông tích của người thân, làm cho tôi có nhiều động lực đễ phải cố gắng tìm được nơi diễn ra trận đánh và những cái chết đầy anh hùng của các quân nhân BĐQ đã oai dũng chiến đấu đến phúc cuối cùng cùng với Bố tôi.
Tiếp tục lên đường chạy qua nhà Chú Mười, ông là chủ ruộng nơi có cái hố chôn tập thể, như một sự sắp đặt ngẫu nhiên hay có sự trợ giúp của một sư huyền bí nào đó, ngày tôi nói chuyện cũng là ngày ông vừa từ Saigòn về sau thời gian nằm bệnh viện. Chú hỏi ngay vào vấn đề : tôi có giúp được gì cho mấy chú? Tôi bắt đầu câu chuyện : cháu là người thân của một trong mười hai người nằm ở cái hố chôn tập thể đó, giờ Chú có thể kể lại chi tiết chính xác về cái hố chôn này không? (nơi thắp nhang là trung tâm của hố chôn tập thể)
Chú Mười vội pha ấm trà và châm điếu thuốc hút, ông kể: lúc thời điểm đó thì tôi không chứng kiến việc này, nhưng sau ngày 30/4 người dân ở đây ai cũng biết là cái hố chôn 12 người lính là nằm chính trên bờ ruộng của tôi, tôi trồng lúa nhưng không dám trồng trên phần mộ đó, đến dịp rằm hay Tết tôi đều mua đồ cúng cho mấy ổng và cầu mong là người thân sẽ tìm đến và mang họ về. Tiếp theo ông nói, chính xác theo lời kể thì là 12 quân nhân của BĐQ nghe nói rút quân từ Tây Ninh – khu vực ấp chợ Rầy – Khiêm Hanh – Bầu Đồn về đến đây thì bị phục kích cũng được chôn ở cái hố đó. Tôi tiếp lời, như vậy Chú có biết ai là du kích hay những người tham gia trận đánh đó không?
Ông rít một hơi thuốc thật sâu và nói : hiện nay chỉ còn một người có thể biết chính xác là ông Út – trước đây là du kích ở địa phương này, may ra ông có thể xác định cho các chú, tôi như vừa nhặt được vàng, vừa mừng, hồi họp và lo lắng…. không biết là họ có thể tận tình giúp đỡ hay không, cho dù cuộc chiến đã xãy ra 36 năm…tôi chợt rùng mình…..
Sau lời cám ơn và không quên tam biệt Chú Mười, tôi nói : cháu xin đại diện gia đình kính mong Chú tạo điều kiện để bốc mộ của 12 người cho họ về Chùa để siêu thoát… Chú ấy trả lời ngay : Tôi sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết đễ các chú bốc mộ, giống như tôi làm công đức, ông nỡ một nụ cười nhân hậu và hạnh phúc.
Đường từ Củ Chi về Saigòn trời bổng mưa nặng hạt, những cơn gió xào xạt mang theo những giọt mưa rơi làm tôi cay mắt…nhưng không tôi đã bật khóc vì bao nhiêu kỷ niệm tràn về…khóc và buồn cho cái bản tính ích kỹ của mình vì trước đây tôi luôn luôn nghĩ rằng chỉ có Bố tôi là anh hùng nhưng sau khi thực hiện cuộc đi tìm mộ này tôi mới nhận biết một điều thiêng liêng cao cả là, họ những người đã cùng chung lý tưởng với Bố tôi cũng quá xứng đáng là những anh hùng vị Quốc vong thân, và dù có muộn màng họ sẽ nằm trong nơi trân trọng và đáng quí nhất trong trái tim và tâm hồn của mọi người. Họ thật sự đúng là những “người chiến sĩ vô danh”
Ngày Thứ ba :
Trằn trọc thao thức cả đêm không tài nào chợp mắt được, đầu óc tôi có quá nhiều suy tư và trắc ẩn….cảm giác vừa mừng vừa lo, vừa hạnh phúc vừa đau khổ…cầu mong trời mau sáng để tôi lên đường đi Củ Chi để gặp lại nhân chứng sống và duy nhất còn lại đó là chú Út – người du kích năm xưa. Có thể hiểu được nỗi lo trăm mối của tôi vào thời điểm đó : có thật sự là cái hố chôn mà chính tay Mẹ tôi 36 năm về trước đi tìm xác Bố tôi đã đào lên và lắp lại, có thật, sự là cái hố của 36 năm về trước và có chú Tài không? Mà nếu có chú Tài thì lấy gì chứng minh nếu không có thẻ bài, thẻ căn cước, hoặc các loại giấy tờ khác…..
Đường về Củ Chi dường như ngắn lại, tôi đến ngay ngã tư Tỉnh lộ 2 và Hương lộ 7 là nơi TĐ 38 rút quân từ Tây Ninh về cố gắng đến Đồng Dù – nhưng trên thực tế Đồng Dù đã thất thủ vào ngày 29-4-1975 mất rồi. Tôi đứng yên lặng một hồi lâu, đốt vội điếu thuốc, đứng tựa vào thành cầu Sạn nơi đã diễn ra trân đánh nhằm hồi tưởng lại thời khắc của 36 năm về trước. ( Cây cầu Sạn nơi diễn ra trận đánh vào giờ 25 của cuộc chiến)
Tiếng xe chạy qua lại làm tôi không thể nào tập trung được, tôi quyết định tiếp tục rong rũi lên đường, chạy thêm một đoạn đường nữa là đến nhà chú Út , nhà ông nằm sâu trong một con hẽm nhõ sình lầy lội, nhà ông bán quán nước và cơm trưa cho các công nhân của một xí nghiệp gần nhà
Tôi dừng xe lại như một người khách bình thường, kêu một ly café đá tôi hỏi người phục vụ : có phải đây là nhà của chú Út không? Người con gái liền trả lời : Ba đang ngũ, anh tìm Ba có việc gì không? Tôi liền đáp : em vui lòng gọi Ba dậy, anh ở Saigon xuống có việc cần hỏi Ba….
Tôi nín lặng và hồi họp trong khi chờ ông thức dậy, 10 phút trôi qua mà tưởng chừng như dài vô tận. và ông đã bước ra, dáng vóc còn mệt mõi và ngái ngũ.Tôi mời ông ngồi và bắt đầu câu chuyện : cháu từ Saigon xuống, vì cháu có người quen nhờ đi tìm cái hố chôn tập thể ở ngoài tỉnh lộ 7, chú Út liền nói : đúng rồi, ở đó có cái hố chôn nhưng tôi không còn nhớ gì hết?..... tôi giống như từ trên mây rơi xuống mặt đất, cố kiềm nén cảm xúc, tôi mời ông uống nước và tiếp tục câu chuyện. Tôi kể ông nghe toàn bộ câu chuyện đã nói với chú Mười và Cô Sáu…. Ông liền đột ngột thay đổi cách nói chuyện : ông kể là lúc đó khoảng 11h00 đến 12h00 trưa thì người dân về báo là có một nhóm lính được trang bị đầy đủ súng, máy truyền tin… đang tiến về hướng căn cứ Đồng Dù có bắt theo vài du kích để dẫn đường và dường như họ không đến địa điểm tập trung để đầu hàng.
Du kích xã tất cả ở đây rất đông vì thời điểm này xã Trung Lập Hạ đã là vùng giải phóng vào ngày 29-4, ngày mà căn cứ Đồng Dù thất thủ” Tôi nói tiếp : cháu là người được người nhà nhờ đi tìm cái hố chôn vì họ có thông tin là người nhà họ bị chết tại khu vực này sau khi rút quân từ Khiêm Hanh –Bầu Đồn – Tây Ninh về. Chú Út chợt reo lên đúng rồi, tôi nhớ ra rồi dẫn cánh quân đó về có ông Thiếu Tá rất đẹp trai, lúc đó du kích của tất cả khu vực đều tập trung để đánh chặn TĐ đó, tôi như đứng tim vì câu nói vô tình của chú Út về Bố tôi – nhưng vẫn cố giữ bình tỉnh : cháu có liên hệ được với vợ của Ông Thiều Tá đó vì Cô ấy là ngươi chỉ cái hố chôn này. Chính Cô ấy là người lúc đi nhận xác đã tự tay bới cái hố đó lên khi đi nhận xác chồng, cái hố chôn rất cạn vào thời đểm đó, Cô ấy kể chỉ cần cào nhẹ lớp đất là phát hiện ra xác người liền….
Chú Út ngắt lời và nói tiếp về trận đánh, lúc du kích đã dàn quân ra phục kích xong thì TĐ đó về đến khoảng 40 người và lọt vào vòng vây của toàn bộ du kích ở đây. Phía du kích phóng loa kêu gọi đầu hàng, đáp lại là tiếng súng nổ từ TĐ 38, như vậy là họ quyết đánh rồi, cuộc giao tranh du kích và TĐ 38 đánh nhau khoảng được 30 phút. Rồi bổng nhiên tiếng súng im bặt, không khí nặng nề mùi thuốc súng, cảnh tượng người chết của hai bên nằm la liệt….. tiếp đó phía du kích tiếp tục kêu gọi đầu hàng và thông báo căn cứ Đồng Dù đã thất thủ nếu không đầu hàng sẽ có xe tăng đếm yễm trợ và tiêu diệt….vẫn không có lời đáp trả từ TĐ38…nhưng sau đó vài phút thì họ phát hiện TĐ 38 gần như kiệt quệ và hoàn toàn hết đạn từ lâu…tất cả còn lại 12 người bao gồm TĐT, người mang máy truyền tin, một sĩ quan Thiếu úy đầu bạc, và 9 người lính còn lại…., họ đang ngồi bên nhau cùng hút những điếu thuốc quân vụ cuối cùng , tất cả đã hết đạn và bị dẫn về trường tiểu học và trói tất cả tại đó…..
Tôi gần như chết lặng, sự thật đây rồi…vì từ đầu tiếp xúc với tất cả mọi người tôi đã che giấu thân phận của mình để nhằm tìm kiếm và có một thông tin khách quan nhất về cuộc tìm mộ đầy gian nan vất vã này nhưng đầy bất ngờ, nhiều cảm xúc, vì tôi đã được nghe kể về trận đánh oai hùng của Bố tôi và các chiến hữu, và cũng quan trọng không kém là sự thật về cái chết của Bố tôi. Tôi quyết định tạm dừng tại đây và xin phép ra về vì tôi bắt đầu muốn khóc nhưng cố kìm nén lại. Sau khi từ giã tôi nói, hôm nay cháu đến đây là đễ tìm hiểu có phải là cái hố đó chôn các lính rút từ Tây Ninh về, chú Út tuyên bố chắc nịch, chính xác rồi đó, chính chú là người canh chừng khi họ bị trói trong trường học nên chú nhớ rõ từng khuôn mặt từng người. Để hôm khác lên nếu chú còn nhớ gì thì sẽ kể tiếp.
Ngày thứ tư :
Về đến nhà thì trời đã tối hẳn, cơm nước xong là tôi lên net để thông tin cho người nhà của Chú Tài, là người lính truyền tin của Bố tôi. Sau một vài phút thấy nickname của cô Hương đang online thì tôi mừng khôn xiết và tôi đã truyền tải những thông tin mà tôi có được mong mõi là gia đình có thêm tin tức về chú Tài… Cô Hương nói ngay như vậy là đúng rồi, chắc Cô sẽ về Việt Nam cùng tôi thực hiện việc tìm hố chôn và cải táng, tôi hơi bất ngờ về việc này vì tôi nghĩ rằng gia đình cùa chú Tài sẽ đi cùng tôi chứ không phải là cô Hương và cô ấy chỉ là người yểm trợ. Cô nói rất cương quyết rằng Cô sẽ về Vn một chuyến….Tôi nói tiếp cháu cũng nhiều cảm xúc quá nên nghĩ ngơi vài ngày, sau đó cháu sẽ tiếp tục lên đó thêm lần nữa để nghe chú Út kể tiếp may ra có thêm tin tức gì mới…và Cô Hương đồng ý.
Tôi liền liên lạc với Mẹ để kể vế cuộc tìm kiếm của tôi, biết là Bà sẽ rất buồn nhưng biết làm sao được vì Mẹ tôi có thể may ra nhớ thêm điều gì. Bà nói, con cố gắng làm hết sức mình để giúp họ vì lúc đó gia đình chỉ mong là tìm được xác của Bố chứ đâu có khả năng và thời gian làm cho những người còn lại, đó là trăn trở của Mẹ suốt bao nhiêu năm qua, tôi nói Mẹ yên tâm đây là trách nhiệm và bổn phận con phải làm, chứ con không hề nghĩ đây là một việc làm từ thiện hay công đức, tôi biết Mẹ tôi rất hài lòng về cách suy nghĩ của tôi.
Vài ngày trôi qua, đầu óc tôi cứ quay cuồng với bao suy nghĩ chẳng tập trung được vào việc gì nhưng tôi mừng thầm vì đã có thêm nhiều tình tiết là người ở lại cuối cùng sau trận giao tranh giờ thứ 25 có một người lính truyền tin của Bố tôi, sau cuộc đụng độ vẫn con mang máy truyền tin cho TĐT….
Rồi cô Hương cũng đã về đến Việt Nam, chúng tôi ngồi bàn bạc cách làm sao cho nhẹ nhàng và nhanh chóng vì có lẽ chẳng ai muốn về lại nơi đau thương đó. Tôi và Cô quyết định sẽ xuống nơi hố chôn tập thể với mong muốn là thông báo cho các Chú là khai quật và đem các Chú về nơi an lành nơi không có tiếng súng, sự tàn ác, dã man mà chỉ có tiếng kinh hàng ngày.
Vài ngày sau đó, tôi, Cô Hương, chú Nguyên ( người em của chú Tài) lên đường về Củ Chi, trên đường đi chẳng ai nói với ai lời nào, ai cũng mong muốn là mau đến nơi nhưng dường như tôi thấy đoạn đường sau mà xa vời vợi, cái cảm giác cứ ảm ảnh tôi trong suốt quãng đường, khi ngôi trường hiện ra trước mặt cũng là lúc mọi người đã thấm mệt.Tôi đã hướng dẫn và đã kể cho mọi người nghe về câu chuyện mà tôi đã được chú Út kể cho tôi nghe, ai cũng không cầm được nước mắt. Khi đến nhà chú Út thì có một việc không ai ngờ đến là khi vừa thấy chú Nguyên thì chú Út buộc miệng kêu lên : giống lắm, chú này giống cái ông lính truyền tin mang máy cho ông Thiếu tá…… mọi người ai cũng giật bắn người vì câu chuyện bất ngờ này… Sau vài câu nói chuyện chúng tôi cùng mang một số đồ cúng mang theo ra cái hố chôn….
Như vậy đấy mọi người ơi, dù 36 năm về trước họ có thể là kẻ thù của nhau, nhưng giờ đây nhìn hình ảnh này tôi không thể cầm được nước mắt, khóc nhiều rồi tôi cũng chẳng biết khóc vì cái gì nữa…nhưng cái hình ảnh này đã làm tôi thật sự cảm động.
Sau các nghi thức cúng kiến xong, chúng tôi quay lại nhà chú Út để bàn về việc tiến hành khai quật, chú Út là người đã thật sự giúp đỡ rất nhiều, ông làm vì tình người, sự cảm thông, hay sự hối hận??? …. Nhưng tôi hy vọng đó là những việc làm xuất phát từ tình người, những cử chỉ và hành động của ông phần nào làm xoa dịu mọi người khi nghĩ về cái chết thương tâm và uất nghẹn của các quân nhân BĐQ. Ông là người đã giúp chúng tôi liên hệ với bên công nhân khai quật, chuẩn bị đồ cúng, liên hệ với ủy ban xã,..v…v…
Chúng tôi dùng cơm tại nhà ông và ngồi cùng nhau để bàn bạc việc bốc hài cốt đã được cô Hương ấn định là ngày 16/9/2011. Đường từ Củ Chi về trời mưa nặng hạt, như khóc thương thân phận đất nước Việt Nam điêu linh trong chiến tranh, bao cảnh lầm than, nhiều gia đình tan vỡ…..
Ngày thứ năm :
Lại một đêm mất ngũ và thao thức, trằn trọc để mong trời sáng… và rồi buổi sáng đến thật mau, tôi chuẩn bị ra khỏi nhà không quên thắp vài nén nhang cho Bố tôi và cầu mong ông sẽ phù họ cho chúng tôi khai quật một cách nhanh chóng và chính xác. Khi tôi đến nhà cô Hương thì mọi người đã tề tựu đông đủ, chúng tôi vội vàng lên đường vì ai cũng mong mõi là sẽ mau chóng đến nơi, trên đoạn đường đi tôi thấy dường như ai cũng căng thẳng và lo âu, riêng tôi như đã đề cập ở phần đầu, cảm giác bấc an, lo lắng, những câu hỏi vẫn chưa có lời đáp, có lẽ không ngoa khi có thể nói rằng, chính tôi là người mong muốn đến thật nhạnh tại hiện trường.
Các địa danh như căn cứ Đồng Dù, cầu Sạn ( nơi diễn ra trận đánh), trường học ( nơi giam giữ và trói các quân nhân BĐQ)…đều nằm lại sau lưng và chúng tôi cuối cùng cũng đến nơi cái hố chôn đó. Bên bộ phận bốc mộ họ đã đến thật sớm làm các thao tác cần thiết như chuẩn bị đồ nghề và đồ cúng, chú Út cũng đến đó từ bao giờ, tôi thấy Ông trầm ngâm và rất suy tư. Sau các nghi thức cúng kiến và thắp nhang cầu nguyện, Sư Cô quyết định là đã đến giờ bắt đầu khai quật, mọi người đã chờ đợi giây phút này rất lâu, đối với gia đình chú Tài thì chắc là đã 36 năm rồi họ chờ đợi giây phút này. Nhà ngoại cảm cầm tay người em của chú Tài và bắt đầu xác định vị trí khai quật…. ai cũng nín thở chờ đợi…
(Sư Cô và gia đình đang thực hiện các nghi thức)
Bên bộ phận khai quật bắt đầu cào lớp cỏ khô ra nhằm xác định vị trí cho chính xác, mỗi nhát cuốc là mỗi lần tim tôi nhói lên vì hồi họp, người tôi lạnh toát mặc dù đứng giữa cánh đồng trời đang chói chang nắng…sau chừng khoảng vài cuốc, nước từ dưới hố bắt đầu trồi lên làm việc khai quật bị chậm lại vì họ phải cuốc đất đấp thành những cái đê nhõ nhằm chặn không cho nước tràn vào lại các chổ đã được đào. Dũng là người chỉ huy các công nhân đào mộ nói với tôi rằng : đúng rồi em có cảm nhận sắp đến chổ có xương rồi vì theo kinh nghiệm của em chổ nào có xương người thì đó đất sẽ rất mềm….
Vừa nói chuyện với tôi Dũng vừa lấy bàn tay thọc xâu vào lớp đất bì bõm nước, bổng nhiên Dũng kêu to lên : có xương rồi, xương này to lắm, chắc là xương ống chân…. Tôi như trút được gánh nặng một phần vì đây đúng là hố chôn rồi, nhưng để xác định là có hài cốt chú Tài hay hài cốt của các quân nhân BĐQ là một quá trình rất dài và phải có kỷ vật gì để chứng minh. Dũng nhoẽn miệng cười và hỏi : anh có muốn xem không, không một giây đễ suy nghĩ tôi trả lời : tất nhiên và tôi là người đầu tiên nhìn thấy cái xương chân đó. Dũng làm một vài động tác và cầm lên một ống xương chân dài, còn nguyên chiếc vớ đã ngã màu bao bọc lại, bất ngờ tiếp theo là còn cả sợi dây trói bằng chỉ cước xanh to bằng ngón tay cái….nước mắt tôi đã rơi vì có lẽ đây là khoảnh khắc đã làm tôi xúc động và sẽ ám ảnh tôi mỗi khi nghĩ về nó, tôi bỗng nhiên hình dung ra thời khắc đó : khi bọn du kích dẫn các quân nhân BĐQ anh hùng ra tàn sát tập thể, họ vẩn bị trói chặt tay hoặc chân, tôi cố dằn cơn xúc động nhưng nước mắt cứ tuôn rơi, lòng tôi gầm thét như bị ai làm tổn thương….. tôi tự hỏi tại sao lại có dây nịt, có lẽ lúc khi bi tàn sát họ vẫn mặc đồ quân phục kiêu hãnh của Biệt Động Quân…..
( xương ống chân và dây trói bằng chỉ cước xanh)Và có cả sợi dây nịt bằng vải dù mặc dù cái đầu dây nịch đã rỉ sét
Cảm giác đau xót như ai xát muối vào vết thương, nhưng đây là vết thương lòng làm sao mà lành lại được….. bổng nhiên chú Út đứng sau lưng tôi từ khi nào, ông vỗ vai tôi nhè nhẹ như an ủi, làm tôi thức tỉnh nếu tôi quá xúc động sẽ để lộ ra tung tích của mình, đốt vội điếu thuốc lá và cố giữ bình tỉnh, tôi quay sang hỏi chú Út : vậy khi du kích bắn những người này thì họ đang mặc quần áo gì hả chú, ông suy nghĩ vài phút rồi nói : lúc đó đông ngươì lắm, nên chú chỉ nhớ là có người mặc chỉ cái quần cụt, người thì còn mặc quần dài của lính, người thì mặc áo, người thì cởi trần…lâu rồi chú chỉ nhớ có vậy. Tôi ra hiệu cho mọi người nghĩ ngơi một chút vì chính xác là đây rồi với lại tôi muốn có thêm thời gian để suy nghĩ. Tôi quay lưng lại thì hởi ơi có cả hơn 40 người hiếu kỳ đang đứng xem từ khi nào mà tôi không biết họ đến từ đâu và từ khi nào, họ bắt đầu bàn tán : xót thương có, chửi rủa có, thông cảm có, mắng nhiếc có, cảm thông có và có người đã khóc…họ còn kể chính xác là thời điểm tàn sát vào xế chiều vào khoảng 4h00 hay 5h00 gì đó. Sau vài phút nghĩ ngơi và nói chuyện, bên công nhân khai quật tiếp tục công việc của mình, thời khắc quan trọng đã đến một cái thẻ bài đã được Dũng mang lên từ cái hố chừng nữa mét sâu : tôi như đứng tim và cầm ngay cái thẻ bài đến cái bờ ruộng có nước sạch để xem và hy vọng đó là thẻ bài của chú Tài nhưng một thoáng thất vọng đã xuất hiện trên khuôn mặt của tôi, thẻ bài không phải của chú Tài mà là của :
Ly A Sam
Số quân : 70/131238
Loại máu : A +
Và một thẻ quân nhân cũng là của Chú Sam: tên đầy đủ là :
Lý A Sầm
Sinh ngày : 19/5/1950
Cha : Lý Man Soi
Mẹ: Hồ Thị Minh
Lúc này thời tiết càng nóng gay gắt cũng như lòng người cũng gay gắt nóng hy vọng tìm được thêm kỷ vật. và tiếp theo là một thẻ căn cước với nội dung:
Trịnh Ngọc Thuần
Sinh ngày : 3/03/1957 tại Saigon
Cha: Trịnh Hữu Hiền
Mẹ : Hứa Thị Là
Địa chỉ : 15/1 ngô Quyền – Sai gòn
Như vậy thời điểm chú Sầm bị tử hình ông vừa tròn 25 tuổi và chú Thuần thì chỉ vừa 18 tuổi và 01 tháng. Tôi tự hỏi tại sao chiến tranh kết thúc, các anh là người thắng cuộc tại sao lại phải đối xử và tàn sát những người như vậy và giờ những người đã thi hành việc tử hình năm xưa đang ở đâu, họ có đứng trong vài chục người đang đứng kề cận bên tôi, và họ nếu có và chứng kiến thì họ đang nghĩ gì trong lúc này……càng quanh quẩn với các câu hỏi tôi càng cảm phục và hãnh diện về các quân nhân BĐQ dưới quyền của Bố tôi, những anh hùng vô danh, vì lý tưởng họ đã chiến đâu đến hơi thở và viên đạn cuối cùng, họ còn quá trẻ để phải chết, nhưng họ đã quyết định chọn cái chết một cách đau đớn nhất nhưng vô cùng kiêu hãnh và đáng để thế hệ sau lấy đó làm niềm tự hào, trong những nổi đau thương luôn có những niềm kiêu hãnh.
Lúc này tinh thần mọi người bắt đầu bớt căng thẳng vì đã có những kỷ vật và ai cũng hy vọng sẽ có bất cứ kỷ vật gì là của chú Tài, có lẽ chú Sầm là người cẩn thận nên hầu như các giấy tờ đều còn. Tôi miên man với bao suy nghĩ và cầu nguyện thì Dũng lại moi từ lòng đất môt cái túi nylon đã ngã màu theo thời gian, tôi lập tức cầm lấy và mở ra, thì trời ạ…một chai dầu gió hiệu “song thập”, một bàn chải đánh răng, một cây viết, một cái bóp cá nhân có hình một người mặc đồ lính chụp hình chung với một cô gái – nhưng rất mờ và rất khó để nhận diện khuôn mặt…..tiếp theo trái tim tôi có lẽ ngừng đập trong thời khắc này : đó là một cái đồng hồ đeo tay sợi dây đồng hồ bằng da màu đen,còn nguyên vẹn, tôi vội vàng lẽn ra khỏi nơi đang quá đông người và ồn ào : cái đồng hồ đã bị gĩ sét theo thời gian nhưng hai kim đồng hồ thì còn nguyên vẹn…..
( chiếc đồng hồ và sợi dây đeo còn nguyên vẹn)
Kim đồng hồ chỉ 4h14 phút ngày 31 – như vậy có 02 giả thuyết chúng ta có thể suy luận :
1. Các quân nhân bị tàn sát vào lúc 4h14 phút, ngày 30-4-1975 vì đồng hồ đeo tay thời đó thường là đồng hồ lên giây nên chỉ chạy đúng 24 giời sau đó lên giây thì mới tiếp tục vận hành, khi chủ nhân của chiếc đồng hồ này bị tàn sát thì nó vẫn tiếp tục chạy dúng 24 giờ (tức là ngày 31-4-1975) nữa rồi mới ngừng hẳn 36 năm qua trong lòng đất
2. Là chủ nhân chiếc đồng hồ đó bị tàn sát, vào lúc thời điểm đồng hổ chỉ lúc : 4h14 phút, khi nằm xuống đã gặp nước và hư hỏng ngay.
Tôi như điên như dại, ôm cái đồng hồ vào lòng và bật khóc tôi muốn hét thật to vào không gian yên tĩnh nơi tôi đang đứng một mình. Có một sự huyền bí nào hay chỉ là sự trùng hợp khó tin là các chú đã để lại một dấu hiệu cho mọi người và gia đình biết chính xác ngày và thời gian họ đã nằm xuống cho quê hương, đất nước.
Cuộc đào hố chôn vẫn tiếp tục, thoáng thất vọng đã hiện rõ lên khuôn mặt của cô Hương và gia đình chú Tài là vẫn chưa tìm được bất cứ vật gì để chứng minh là có chú Tài. Nhưng tôi thì hơi khác vì tôi nghĩ rằng trước tiên phải có bất cứ kỷ vật gì để chứng minh đây là TĐ 38. và tôi tiếp tục cầu nguyện, gào thét tên Bố tôi trong tâm khảm là hãy phù hộ cho tôi và mọi người. và đây rồi thêm một cái bóp cá nhân được Dũng đưa tận tay tôi, tôi lập tức mở ra :
Tôi lập tức đọc kỹ danh sách các quân nhân có tên và trong đó đã có tên của chú Sầm, như vậy như tôi đã nói ở trên chú Sầm là người cẩn thận….được điều động về TĐ 38- Liên Đoàn 5 - Biệt Động Quân, phía sau có chữ ký Ông Trung Tá Nguyễn Văn Đương – Liên Đoàn trưởng LĐ 5 ký năm 1969, như vậy so với số quân của chú Sầm thì ông về TĐ 38 từ năm 1969 và đã vỉnh viễn không được thuyên chuyển sang các binh chủng khác.
Và một “ Chiến Thưởng Bội Tinh” phía sau có chữ ký Ông Trung Tá Nguyễn Văn Đương – Liên Đoàn trưởng LĐ 5 ký 8-5-1969
Và một giấy có ghi phía sau là : Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 38 – Biệt Động Quân - Ông Nguyễn Thanh Tiến hay Tiền…..năm 1965.
Lúc này trời đã về chiều, ai cũng mệt mõi và gần như không còn hy vọng gì là sẽ tìm kiếm được nửa vì cái hố đã được đào quá rộng rồi, với diện tích là 3mx6m…..
Sau khi hội ý với nhà ngoại cảm thì ông quyết định là tất cả đã đầy đủ và không nên tiếp tục đào nữa….tôi không thể giải thích được hiện tượng này chỉ biết là ông cứ đi quanh trên cái hố đã được đào, nhắm nghiền mắt và nói chuyện một mình
( toàn cảnh cái hố chôn tập thể - thật khủng khiếp)
Sau đó gia đình hội ý thật nhanh và làm các công tác nhận diện hài cốt của chú Tài bằng hình thức nhà ngoại cảm nói chuyện với các vong linh ( lý do tôi không tường thuật việc này vì gia đình chú Tài đã bàn bạc với nhà ngoại cảm). tiếp theo đó mọi người quyết định sẽ hỏa táng chú Tài và các quần áo, dây nịch, dây trói…… tại cánh đồng lúa nơi chú và các chiến hữu đã nằm lạnh lẽo suốt bao năm qua
(toàn bộ hài cốt và quần áo, dây thắt lưng và dây trói)
Số hài cốt còn lại tạm thời được để vào trong một cái “khạp” để hy vong gia đình sẽ liên lạc và mang người nhà của mình về .
Lúc này gia đình và mọi người ngồi cách rất xa, tôi và các bạn đi cùng tiến hành việc hỏa táng….cảm giác như kẻ không hồn…buồn vui trộn lẫn…nghĩ về cảm giác nơi này 36 năm về trước khi chiến tranh chấm dứt đã có một cuộc tàn sát diễn ra giữa những người Việt Nam với nhau cùng chung giòng máu Lạc Hồng, cùng huyết thống….cuộn tàn sát này đã có thể không xảy ra nếu lúc đó…….
Phần hỏa táng:
Tôi và cô Hương rong ruỗi mang cái “khạp” gửi vào nhà thờ mong ước để xin gửi trong vòng 02 tháng để đăng tin tìm người thân và cũng đễ vận động sự giúp đỡ vì tất cả các chi phí đếu do tiền túi của cô Hương bỏ ra…giờ thì cô ấy đã thật sự hết khả năng mất rồi
Về nước được 02 tuần tôi vui mừng được cô Hương thông báo là đã đủ số tiền để hỏa táng và gửi vào nhà thờ, tôi hạnh phúc đến dâng trào vì mọi việc gần như đã hoàn tất, mang cái ‘khạp” đi hỏa táng về xong thì tôi liền chạy ngay về nhà thờ đễ làm các thủ tục cần thiết nhằm để các chú an nghĩ…
Cảm giác phấn khởi tôi bước vào thì được bộ phận hài cốt cho biết hoàn toàn họ chưa nhận bất cứ tiền của ai để lo cho cái “khạp” này, tôi như chết đứng và vô cùng tức giận, tôi liên lạc với cô Hương thì được Cô cho biết là người đã trực tiếp gửi tiền về cho nhà thờ là ông Đ.T.H – một cựu quân nhân BĐQ, cô Hương cho tôi số phone của người đó để tôi liên lạc và tôi hy vọng chắc họ đã gửi tiền về…... Qua những khó khăn và sự hiểu lầm mà tôi cho rằng có thể tránh được nếu họ - những người đã vận động có một sự tin tưởng và thấu hiểu được các khó khăn mà chúng tôi gặp phải trong suốt quá trình tìm hố chôn – và đây chính là hạn sạn nhõ trong sự thành công của việc khai quật và hỏa táng mang về nhà thờ đúng như ước nguyện của gia đình.
Đôi dòng tâm sự :
Về đến nhà tôi thẫn thờ và ngồi bệt trên ghế giống như vừa trở về từ cõi chết, cảm giác như các chú cử quanh quẫn đâu đây….thầm nghĩ đã nhiều năm nằm hiu quạnh, lạnh lẽo nơi hiu hắt và cô đơn, giờ các chú đã được giải thoát……. Hãy thực hiện các ước nguyện của nghiệp trai chưa tròn, về thăm gia đình và bạn bè những người thân đã lo lắng trong suốt thời gian qua các chú nhé!!!
Tôi liên tưởng lại các câu chuyện và lời kể của vài nhân chứng và chính thức tôi xác nhận rằng : Tiểu Đoàn 38 – LĐ 32 – Biệt Động Quân là đơn vị BĐQ cuối cùng đã chiến đấu vào giờ 25 của cuộc chiến, họ đã chiến đấu một trận cuối cùng của đời lính vinh quang nhưng đầy cay đắng, họ và chính họ đã chọn cái chết đau đớn nhưng oai hùng sẽ được mọi người nhắc đến…
Theo lời kể của chú Út thì sau khi TĐ 38 hết đạn, người du kích tên là Cò Ráng - đã có những giây phút thóa mạ và mắng nhiếc TĐ 38 và Bố tôi đã to tiếng với người này, sau khi vào trong hội ý chúng đã dẫn Bố tôi ra cái đồng ớt gần đó và tử hình nhằm áp đảo tinh thần anh em còn lại, về nội dung cuộc tranh cãi của Bố tôi thì không ai còn nhớ đến nội dung – kể cả chú Út vì theo ông lúc đó rất đông người, kẻ thóa mạ, dùng những từ khó nghe…. nhưng ai cũng có thể thấy việc tàn sát là chủ đích cá nhân của một nhóm du kích có lẽ lúc đụng độ bên du kích cũng đã bị thiệt hại rất nhiều…
Dự đoán mãi mãi là dự đoán nhưng chúng ta cần tôn trọng sự thật, và vinh danh họ : Thiếu Tá Trần Đình Tự - và các quân nhân TĐ 38 chính là đơn vị BĐQ cuối cùng chiến đấu và cái chết của họ phải được trân trọng như những giá trị lịch sử của QLVNCH
Bố tôi và họ cũng đã có thể có cách khác để an toàn về với gia đình nhưng tôi hiều Bố tôi qua nhiều thông tin tôi có được, Ông không bao giờ thỏa hiệp chứ đừng nói đến đầu hàng. Họ đã chiến đấu vì lý tưởng, vì danh dự….Họ không cần vinh danh, không cần chức tước, họ chỉ cần trả lại sự thật cho sự hy sinh của họ, họ chỉ biết chiến đấu với lời nguyện ước với non sông :
Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm
Và sau cùng họ chỉ mong những người còn lại, nhớ đến họ , thắp cho họ một nén hương lòng mỗi khi 30/4 lại về để họ yên lòng nơi cõi trời cao rộng.
Kính Bố : con đã thưc hiện xong trăn trở của Mẹ, trách nhiệm và bổn phận của con một người lính VNCH, đâu đó trong cõi tạm trần gian này con mong Bố đã thấy và hài lòng về những gì con làm cho những người đồng đội đã cùng lý tưởng với Bố và đã vĩnh viễn nằm xuống cho quê hương.Hãy thanh thản nơi cõi trời cao rộng – Bố và các Chú sẽ không bao giờ cô đơn, sẽ không bao giờ bị quên lãng.
Trần Đình Thế (Tháng 9 năm 2011)
Cát bụi tuổi tên...
;
Thứ Bảy, 22/07/2017, 05:53 [GMT+7]
Ở Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
(Quảng Trị) có hơn một vạn mộ liệt sĩ được quy tập từ ngay sau 1975. Dù
quy tập từ rất sớm như vậy nhưng vẫn có một khu mộ với 69 ngôi mộ của
những liệt sĩ “chưa biết tên”. Gần 40 năm trước, khi quy tập về đây,
những bia mộ này ghi hai chữ “vô danh”, rồi sau này, hai chữ “vô danh”
ấy được thay bằng “liệt sĩ chưa biết tên”. Khu mộ những liệt sĩ “chưa
biết tên” ấy nằm ngay phía phải của đài Tổ quốc ghi công trung tâm nghĩa
trang.
Sông Thạch Hãn - nghĩa trang không mộ bia của hàng ngàn người lính trẻ năm 1972.Ảnh: L.Đ.D |
1. Cùng với
hành trình tìm kiếm hài cốt những liệt sĩ, khu mộ “liệt sĩ chưa biết
tên” ấy, không hiểu bằng cách nào đó, dần dần cũng được... có tên. Thay
vì những tấm bia không tên họ, gia đình những liệt sĩ bằng “ngoại cảm”,
bằng tâm linh, bằng… muôn ngàn cách để có một niềm tin rằng dưới bia mộ
không tên ấy là thân xác của thân nhân mình. Và không chỉ có thế, từ chỗ
“chưa biết tên” có ngôi mộ lại mang tên của... hai liệt sĩ.
Một lần, khi đưa nhà thơ Nguyễn Phan Quế
Mai và nhà văn Mỹ Bruce Weigl đi viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn,
cả hai đã vô cùng ngạc nhiên khi đến thắp nhang ở khu mộ liệt sĩ “chưa
biết tên” này bỗng thấy có một ngôi mộ mang hai cái tên. Phía mặt bia đề
“liệt sĩ chưa biết tên” đã được thay bằng một tấm bia làm bằng đá hoa
cương đen khắc rõ ràng: “Liệt sĩ Vũ Minh Giám - sinh năm 1942, nhập ngũ
1968, hy sinh 1973, quê quán Hải Dương”. Cứ cho là bằng niềm tin tâm
linh đi, thêm một người lính được có tên có tuổi. Nhưng câu chuyện không
dừng lại ở đó, sau khi ngôi mộ được gắn bia, có một gia đình liệt sĩ
khác quê ở Thanh Hóa cũng bằng cách nào đó đã nhận rằng dưới ngôi mộ này
là hài cốt của thân nhân mình, và vì thế, không thể gắn bia ở mặt
trước, phía lưng bia được viết thêm tên tuổi một liệt sĩ khác: “Nguyễn
V. Hợi, Hoằng Anh - Hoằng Hóa - Thanh Hóa”, và dường như để mọi người
không phải băn khoăn, dưới dòng chữ tên liệt sĩ còn giải thích thêm “2
chiến sĩ chung một mộ”(!).
Cả Bruce Weigl lẫn nhà thơ Quế Mai đều
không thể hiểu được vì sao lại có hai tên liệt sĩ trên một nấm mồ, càng
không hiểu vì sao có những điều gọi là “ngoại cảm”, “gọi hồn” mà không
là ADN chính xác? Nhưng đất nước ngày đó vừa ra khỏi chiến tranh, quy
tập được về đã là may mắn , chuyện tuổi tên đâu dễ đủ cho những người
lính khi ngã xuống đã không có một dấu tích kèm theo như chiếc thẻ bài
của quân đội bên kia. Những nông dân ra trận từ đồng đất, và thân xác
sau báo đền nợ nước lại hòa vào đất đai, một vòng tròn đời người thiêng
liêng mà đạm bạc!
Tôi đã đứng rất lâu trước nầm mồ có hai
bia mộ ấy và chợt nhận ra cuộc tìm kiếm tuổi tên cho liệt sĩ là một
hành trình đầy khắc khoải, với những niềm tin vô cùng mong manh nhưng ai
cũng muốn bấu víu vào đó. Đất nước dằng dặc chiến tranh, cuộc tìm kiếm
tuổi tên cho những nấm mồ liệt sĩ chưa biết tên có lẽ là một hành trình
bất tận.
Nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai bên ngôi mộ với tên tuổi của hai liệt sĩ. | Một mặt kia của bia mộ là tên một liệt sĩ khác. Ảnh: L.Đ.D |
2. Nếu công
cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ trên đất liền bao nhiêu năm qua với hài cốt
hàng vạn người lính nằm khắp rừng cao núi thẳm được mang về mồ yên mả
đẹp trong những nghĩa trang thì rất ít ai biết đến việc tìm kiếm những
hài cốt liệt sĩ từ biển khơi - một công việc gần như vô vọng và khó khăn
gấp bội lần so với việc cất bốc trên đất liền. Thế nhưng cái nghĩa cử
còn khó hơn cả “đáy bể mò kim” ấy đã được Bộ Tư lệnh quân chủng Hải quân
âm thầm thực hiện từ nhiều năm nay. Nhiều liệt sĩ hàng chục năm nằm
dưới lòng biển lạnh đã được về với với đất đai quê hương bản quán, sau
bao nhiêu chờ đợi tưởng như đã tuyệt vọng của người thân, đồng đội và
gia đình.
Mấy năm trước, khi đến thăm Bộ Tư lệnh
Hải quân, tôi được biết về một cuộc “đáy bể mò kim” như thế. Một ngày
cuối tháng 7 năm 2007, Bộ Tư lệnh Hải quân nhận được bức điện khẩn từ
vùng A Hải quân với nội dung: trong lúc lặn tìm phế liệu trên vùng biển
tây nam đèn biển đảo Long Châu, cách đảo Cát Bà chừng 30 hải lý, ngư dân
hai tàu Quảng Ngãi số hiệu QNg 96383 và tàu Đại Thắng 01 đã phát hiện
trong một xác tàu đắm một chứng minh thư quân nhân số hiệu 200057BD mang
tên Vũ Tài Trò và một số vật dụng khác, cùng một vài đoạn xương nghi là
hài cốt của chiến sĩ hải quân. Theo mô tả của các ngư dân, chiếc tàu
đắm dài khoảng 22 mét, rộng khoảng 5 mét, đã ngập trong bùn. Cạnh con
tàu này còn có xác một con tàu khác với kích thước tương tự.
Thông tin ban đầu ấy, cùng với tấm chứng
minh thư quân nhân mang tên Vũ Tài Trò như một sợi chỉ mỏng manh để Bộ
Tư lệnh Hải quân chỉ thị các phòng ban liên quan tìm kiếm hài cốt các
liệt sĩ trong những chiếc tàu kia. Khu vực tàu chìm được khoanh vùng tọa
độ. Những trang hồ sơ quân nhân ố vàng từ vài chục năm trước được lật
tìm. Và sau bao nhiêu nỗ lực tìm kiếm, cái tên Vũ Tài Trò được các cán
bộ Cục Chính trị Hải quân tìm thấy trong danh sách các chiến sĩ tham gia
một trận đánh tàu khu trục Mỹ từ gần 40 năm trước.
“Vũ Tài Trò - sinh 20.2.1950, quê quán
Phong Hải - Yên Hưng - Quảng Ninh, nhập ngũ tháng 8.1971, là chiến sĩ
huấn luyện kỹ thuật ngành cơ điện Trường Sĩ quan Hải quân…”. Tuy nhiên
theo hồ sơ quân nhân, anh Vũ Tài Trò đã phục vụ trong quân ngũ cho đến
tháng 2.1988 và từ trần năm 2005 do mắc bệnh hiểm nghèo. Như vậy, hài
cốt trên không phải của chiến sĩ Vũ Tài Trò mà có thể là đồng đội của
anh trên một chiếc tàu bị chìm trong trận chiến nào đó. Hồ sơ về những
trận đánh trên vùng biển này được lật lại và tọa độ mà ngư dân báo về
được xác định là nơi hai con tàu phóng lôi 319 và 349 đã bị đắm trong
trận đánh đêm 27.8.1972. Danh sách các chiến sĩ trên hai con tàu ấy được
truy xuất, tìm kiếm, những thợ lặn đặc công nước được huy động và rồi
may mắn thay, trong số hài cốt tìm được, bằng phương pháp ADN đã xác
định được tên tuổi của hai liệt sĩ: Nguyễn Quốc Quân, chiến sĩ cơ điện
của tàu 319 quê ở Hà Tĩnh và Hoàng Minh Tư, chiến sĩ rada của tàu 349
quê ở Ninh Bình...
Câu chuyện đi tìm tuổi tên cho những
liệt sĩ theo kiểu “đáy bể mò kim” còn được lặp lại trong vụ xác định
danh tính của 8 hài cốt liệt sĩ hy sinh trên con tàu HQ604 bị quân xâm
lược Trung Quốc bắn chìm tại Gạc Ma vào ngày 14.3.1988, mà nếu tường
thuật lại hành trình ấy là cả một câu chuyện quá dài, chỉ có thể nói
rằng, cùng với niềm khắc khoải của thân nhân liệt sĩ, những nỗ lực tìm
lại tuổi tên cho liệt sĩ ngày càng được quan tâm.
3. Không chỉ
trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ngay cuộc chiến tranh biên
giới phía Bắc, vẫn còn rất nhiều những liệt sĩ đã tìm thấy hài cốt
nhưng tuổi tên vẫn mịt mờ. Nhưng may mắn hơn, những hài cốt được tìm
thấy gần đây dù chưa tìm được tên tuổi nhưng vẫn được lấy mẫu vật phẩm
lưu giữ xét nghiệm ADN để làm cơ sở cho việc chứng minh thân nhân liệt
sĩ sau này.
Đất nước binh đao dằng dặc, theo con số
của Bộ Quốc phòng thì vẫn còn gần 200.000 liệt sĩ chưa tìm được hài cốt
và trên cả nước vẫn còn 300.000 tấm bia ghi dòng chữ “Liệt sĩ chưa biết
tên”. (Nguồn từ đề án Ban Chỉ đạo quốc gia 1237 về quy tập hài cốt liệt
sĩ). Không một nghĩa trang nào trên đất nước này không có những mộ bia
đề dòng chữ “Liệt sĩ chưa biết tên”, nhưng dù chưa biết tên đi nữa, thì
chút thân xác kia còn được nằm trên đất đai xứ sở, âu cũng là may mắn. Ở
Quảng Trị có hai nghĩa trang quốc gia là Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
và Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, nhưng thật ra còn có một nghĩa trang
quốc gia khác, một nghĩa trang không nấm mồ, không bia mộ, đấy là lòng
sông Thạch Hãn đoạn chảy qua Thành cổ Quảng Trị. Những người lính đêm
đêm vượt sông từ bờ Bắc sang bờ Nam, hàng ngàn người đã không qua tới
bờ, không vào được Thành cổ, họ nằm xuống đáy sông hay con nước đã đưa
những người lính ấy ra tận bể? Bao nhiêu người đã không còn tăm tích dù
là cát bụi, nói gì chuyện tuổi tên trên những nấm mồ…
Ghi chép của LÊ ĐỨC DỤC
.
.
Đăng lên Facebook Đưa bài viết lên linkhay Đưa bài viết lên Google Bookmarks Đăng lên Twitter Chia sẻ In bài viết này
.
.
Hiện trạng nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa tại Gia Lai
https://youtu.be/sCEHzjir6Go
Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi - Xưa và Nay (An Untitled Production)
https://youtu.be/QhVID-DhkqQ
Xây Dựng Nghĩa Trang Biên Hòa Hải Ngoại
https://youtu.be/CmsGgIrA_Ec
PHÓNG SỰ CỘNG ĐỒNG: Nghĩa trang quân đội Biên Hoà bây giờ ra sao?
https://youtu.be/51mZY8xBSnw
Đại sứ Mỹ thắp hương tưởng nhớ Tử sỹ Việt Nam Cộng Hòa tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa
https://youtu.be/t8srJiHOi4k
Phỏng vấn cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu full
https://youtu.be/c_36BXxpEjw
Huỳnh Mai St.8872
Đại Úy Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH
{ Cựu Tù Binh Cải tạo- tù Cộng sản }
Đại sứ Hoa Kỳ đến thăm nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa
RFA
2018-12-07
2018-12-07
Tin này cùng một số hình ảnh của cuộc viếng thăm được nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà đưa lên trang cá nhân của mình, nhưng không thấy báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin.
Đây là lần thứ hai trong năm nay, Đại sứ Mỹ đến thăm nghĩa trang này, lần trước là vào tháng ba.
Đây là nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, nơi chôn cất những người lính và sĩ quan chết trận trong cuộc chiến Việt Nam từ năm 1955 đến 1975.
Sau khi Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản, nghĩa trang này do quân đội Việt Nam kiểm soát. Nghĩa trang được đổi tên thành Nghĩa trang Bình An. Những cuộc thăm viếng người đã khuất của thân nhân trở nên rất khó khăn, nhiều mộ phần và công trình trong nghĩa trang bị đổ nát.
Từ năm 2012 một tổ chức của người Việt tại Mỹ mang tên Sáng hội Việt Mỹ, Vietnamese American Foundation, đã được cho phép trùng tu những ngôi mộ đổ nát, trong tổng số 16 ngàn ngôi mộ tại đây. Theo Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, đến nay đã có khoảng 11 ngàn ngôi mộ được sửa sang.
Nghĩa trang này, cũng như việc trùng tu nó đã trở thành một biểu tượng của vấn đề hòa giải dân tộc Việt Nam sau chiến tranh. Hồi tháng 3/2013, viên chức đại diện chính quyền Việt Nam là ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã đến đây thắp hương và nói đến mong muốn hòa giải.
https://youtu.be/tf9z7HoGvjU
Khoảng lặng nơi Nghĩa trang Nhân dân Bình An
https://youtu.be/aCg-NbQ8Zus
"Đừng nghe Vi-Xi nói, hãy nhìn kỹ VC làm "
NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA..!
https://youtu.be/HwQCsIrTh2g
Nghĩa trang Bình An: Thăm người đã khuất, nghe người còn sống
https://youtu.be/DqzZcgWVs50
Xem tiếp: ...
Tri ân TPB/VNCH
https://mainguyenhuynh.blogspot.com/2018/10/tri-tpbvnch.html