Lại giở trò buôn xương tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
Lại giở trò buôn
xương tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
- LÃO
MÓC-
Dẫn nhập: Năm
2013, báo Người Việt đã phỏng vấn cựu Thiếu Tá Nguyễn đạc Thành về
chuyện trùng
tu Nghĩa Trang Quân đội Biên Hoà. Tôi đã viết bài vạch rõ trò buôn
xương tử sĩ
QLVNCH của ông ta.
Nay, ông
ta lại
được báo NV phỏng vấn cũng về việc này. Xin đăng tải lại bài viết này
để rộng
đường dư luận.
Nguyễn Đạc
Thành
áo vest, VC Nguyễn Thanh Sơn áo thun vàng! Trong lịch sử công dân giáo
dục của
VNCH, chưa bao giờ thấy một người thắp nhang với áo thun. Điều này cho
thấy sự
xuống cấp tệ hại của cái gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa.
Nghĩa
trang với
tên mới : "Nhân Dân Bình An "
NHỮNG
KẺ NHÂN
DANH NHÂN ĐẠO “HÚT MÁU THƯƠNG PHẾ BINH, BUÔN XƯƠNG TỬ SĨ QUÂN LỰC VIỆT
NAM CỘNG
HÒA”
Nghĩa
Trang Quân
Đội Biên Hoà cách đây nhiều năm đã là đối tượng khai thác và bàn tán
của nhiều
thành phần khác nhau, trong đó có cả cố Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.
Trong bài “Thắp
Hương Và Thăm Viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa: Thực Tâm Hay Chỉ Là
Trò Mèo
Khóc Chuột?” tôi có đề cập đến đề nghị của 2 cựu Sĩ quan QLVNCH là
cựu Đại
Tá Vũ Văn Lộc và cựu Trung úy Tạ Chí Đại Trường với Thủ Tướng CSVN
Nguyễn Tấn
Dũng.
Cả 2 đề
nghị của
2 vị cựu Sĩ quan QLVNCH đều bị Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng chẳng trả
lời,
trả vốn gì cả – dù là những đề nghị có lý, có tình!
Nhưng mới
đây vụ
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà lại rùm beng lên với chuyện Nguyễn Thanh
Sơn, Thứ
Trưởng Ngoại Giao CSVN kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước
Ngoài
(UBVNVNONN) đến thăm viếng và thắp nhang với cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn
Đạc
Thành. Và kế đó, ông cựu Thiếu Tá này lại cùng đến thắp hương và thăm
viếng
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà với ông Lê Thành Nhân, Tổng Lãnh Sự Hoa
Kỳ tại
Sàigòn.
Trước khi
đi vào
chuyện có phải ông cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành khoe mẽ với ký
giả Đỗ
Dzũng trong bài phỏng vấn “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa việc làm
nhân đạo”
hay không, xin mời độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu về một tổ chức đã ra
đời
trước tổ chức VAF (Vietnamese American Foundation) rất lâu là “Hội Trợ
Giúp Phế
Nhân Việt Nam” tức “Vietnam Assistance For the Handicap” viết tắt VNAH
được
thành lập năm 1991 do Trần Văn Ca, cựu Trung sĩ QLVNCH làm Chủ Tịch.
Vào ngày
25-11-1997, khi ông P. Peterson, một cựu sĩ quan Hoa Kỳ tham chiến tại
VN, Đại
sứ của Hoa Kỳ tại VN viếng thăm Little Saigon Nam Cali, Trần Văn Ca đã
mở tiệc
khoản đãi nhân dịp đó kêu gọi cộng đồng Nam Cali ủng hộ cho tổ chức từ
thiện
của ông ta, nhưng Trần Văn Ca đã hoàn toàn thất bại vì ông ta đã không
minh xác
được là đối tượng nào ở bên VN được hưởng chương trình của ông ta. Đã
thế,
nhiều tài liệu lúc đó cho thấy Trần Văn Ca được CSVN hỗ trợ hết mình
qua việc
Thứ Trưởng Văn Hoá Thông Tin cho phép Đoàn Ca Múa Trung Ương hợp với
Đoàn Thanh
Niên CS Hồ Chí Minh yểm trợ văn nghệ cho ông Ca nhân Ngày Thế Giới
Chống bệnh
AIDS cũng như giấy ban khen của “Đại sứ Mò Sò” của VC là Lê Văn Bằng
tuyên
dương Trần Văn Ca là người hoạt động rất tích cực.
Cách đó
một năm,
ngày 13-3-1996, Trần Văn Ca đã cùng với Hội Thiện Nguyện Y Tế Giáo Dục
(Health
and Education Volunteers) của Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy tổ chức một
buổi
tiếp tân tại trự sở Thượng viện để gây quỹ cho chương trình giúp đỡ tay
chân
giả do hội VNAH của Trần Văn Ca thực hiện tại VN từ năm 1991.
Sau đó,
vào
khoảng năm 2006, Hội Trợ Giúp Phế Nhân VN của Trần Văn Ca đã tổ chức
Đại nhạc
hội Vòng Tay Nhân Ái tại San José; nhưng đã hoàn toàn thất bại và gây
nhiều
tranh cãi trong cộng đồng.
*
Trong bài
phỏng
vấn “đưa banh” của báo Người Việt (lại báo Người Việt) người ta thấy
ông cựu
Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành (NĐT) đã tự mâu thuẫn khi lớn tiếng
rộng họng
ca tụng “tính nhân đạo” của ông Nguyễn Thanh Sơn (NTS), Thứ Trưởng Bộ
Ngoại
Giao VC kiêm Chủ Tịch UBNVNONN:
“Việc ông NTS
có mặt đã nói lên tính nhân đạo, ông đã ủng hộ, ông ủng hộ việc nhân
đạo, chứ
không ủng hộ vấn đế chính trị” (sic!).
Xin được
hỏi ông
NĐT: “Ông đâu có ở trong ruột (già) của ông NTS mà ông biết là “ông NTS
ủng hộ
việc nhân đạo, chứ không ủng hộ chuyện chính trị”?
Là một cựu
Thiếu
Tá QLVNCH, là một cựu tù “cải tạo”, chẳng lẽ ông cựu Thiếu Tá QLVNCH
Nguyễn Đạc
Thành không biết là đối với người cộng sản thì các sinh mệnh văn hóa,
xã hội,
kinh tế… đều nằm trong sinh mệnh chính trị.
“… Mình cứ
đưa vấn đề chính trị vô nghĩa trang Biên Hoà, rồi mình lợi dụng để mình
chửi,
nói này nói kia, thì đương nhiên, nếu mình là người cầm quyền trong
nước, mình
cũng khó chịu, và mình cũng có thái độ thôi. Mình phải công bằng như
vậy.”
Thấy ông
cựu
Thiếu Tá NĐT bênh vực “người cầm quyền” của CSVN còn hơn cả chúng nó
bênh vực
chúng nó mà tội nghiệp!
Càng tội
nghiệp
khi nghe ông ta bốc phét: “Từ 40-50%. Những cây lớn đã nhổ
hết rồi,
những con đường đã xong rồi, và trồng bông như chúng tôi muốn…”
khi phóng
viên
báo NV “đưa banh”: “Cho đến giờ phút này, mình xây dựng được phần
nào, tới
đầu rồi, ông có thể nói sơ sơ được không?”
Ông cựu tù
“cải
tạo” Nguyễn Đạc Thành cứ làm như những hàng cây bạch đàn mà bọn CSVN nó
cố tình
trồng để những rễ bàng của loại cây này ăn sâu vào và phá hoại bên dưới
16.000
ngôi mộ của các tử sĩ QLVNCH ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là loại
“cỏ đuôi
chó” nên ông “muốn nhổ” là bọn VC nó phải… nhổ!
*
Trước khi
có kết
luận về bài viết này và những việc làm của cưu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn
Đạc
Thành, chúng tôi xin ghi ra đây 2 ý kiến về việc làm của ông Thành:
– Ý kiến thứ 1:
“Tôi không
thấy
được những hình ảnh được phổ biến vừa qua về Nghĩa Trang Quân Đội Biên
Hoà là
một điều mừng và ngược lại có nhiều lo lắng:
-Nghĩa
Trang Quân
Đội (NTQĐ) không còn là NTQĐ nữa mà là Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An.
-Bức Tượng
Thương
Tiếc đã bị giật đổ.
-Biết được
hành
vi thâm độc này và sự tráo trở của VC, những thân nhân của các tử sĩ đã
tìm mọi
cách di dời người thân, nay VC lại “tạo điều kiện dễ dàng” cho thân
nhân di
dời!?
Tôi nghĩ
ông
Thành đã lọt vào bẫy của tụi VC và kéo theo nhiều người khác trong đó
có bạn
trẻ Tuấn Lê của chúng ta! Ông đã đồng lõa với tụi VC để lập lờ đánh lận
trong
việc trùng tu NTQĐ.
Chắc chắn
ông
Thành biết việc VC đã đổi tên NTQĐ nhưng vẫn dùng tên NTQĐ để kêu gọi
sự trùng
tu của người Việt hải ngoại, các thân nhân của tử sĩ từ nước ngoài.
Nhưng sau
khi đã
trùng tu, kết thúc công trình, quý vị có nghĩ rằng những ngôi mộ của
các tử sĩ
VNCH sẽ bị đuổi đi hết (tạo điều kiện dễ dàng), những ngôi mộ không có
thân
nhân sẽ bị san bằng như những nghĩa trang đã bị giải tỏa vì đây là
‘Nghĩa Trang
Nhân Dân”. Quí vị cãi vào đâu được. Người sống còn đi tù cho đến chết
thì người
chết có nghĩa lý gì?! Trò lật lọng tráo trở của VC từ bao nhiêu năm qua
quý vị
không nhìn ra sao? Từ đó hãy suy ra công hay tội của những việc ông NĐT
làm…” (Trích
đoạn ý kiến của bà PML, Úc Châu trên diễn đàn Phố Nắng).
–Ý kiến thứ 2:
“Con cám
ơn chú
Lão Móc. Ít ra có người chịu viết như chú. Cháu thiết nghĩ 6 tấm hình
đang nằm
trên bàn thờ nhà cháu với bộ quân phục oai nghiêm của người lính VNCH
có bò ra
khỏi lòng đất đập cho cháu một trận nếu cháu có ý định mọp mặt xuống
xin xỏ bọn
quỷ đỏ cho cháu tu bổ lại Nghĩa Trang Quân Đội. Còn các vong linh của
các anh
hùng tử sĩ trong nghĩa trang ấy họ có bị cái đám người già hai thứ tóc
lại sỉ
nhục họ và sỉ nhục sự hy sinh của họ không thưa chú?
Xin thay
mặt
người bác người bác cuối cùng vừa qua đời của cháu chưa đầy 30 ngày với
bộ quân
phục của người lính VNCH trong gia đình cháu cám ơn chú”. (Email
của một
người ký tên Thu Trang gửi bề BBT Diễn đàn BaCayTruc).
Trong
trường hợp
ông NĐT chê bai không trả lời hai vị phụ nữ, một già, một trẻ vì trong
bài
“phỏng vấn đưa banh” của báo NV, ông Thành đã “sút thẳng cẳng” vào
những vị
này, như sau:
“…Đừng để cho
những người không có một ngày lính nào, không có sự hy sinh nào và nhờ
sự hy
sinh xương máu này, mà họ có mặt ở bên đây, nói lên những điều trái với
đạo đức
lương tâm của con người, để làm cho công việc này của chúng ta bị ngưng
đọng.
Đó là những
điều tôi muốn nói, đó là danh dự của người lính đối với người lính” (Trích bài “Trùng tu Nghĩa
Trang Quân Đội
Biên Hoà là nhân đạo” của báo NV).
Theo thiển
ý của
tôi: hai vị này đã nói lên Lẽ Phải và Sự Thật, những điều “hợp với đạo
đức
lương tâm của con người”; nhưng dĩ nhiên những điều này trái với ý của
ông NĐT.
Và ông cũng khó mà trả lời.
-Riêng ý
kiến của
tôi, Lão Móc (Nguyễn Thiếu Nhẫn), một cựu sĩ quan QLVNCH “đã có hy
sinh”: ở tù
VC qua 8 trại tù “cải tạo” từ Nam ra Bắc, vượt biên tàu gặp hải tặc 2
lần, tôi
đã có ý kiến trong bài viết “Thắp Hương và Thăm Viếng Nghĩa Trang Biên
Hòa:
Thực Tâm Hay Chỉ Là Trò Mèo Khóc Chuột?”
Nay, với
bài viết
này, tôi xin khẳng định hai ông Trần Văn Ca và Nguyễn Đạc Thành là
“những người
đã nhân danh nhân đạo hút máu thương phế binh và buôn xương tử sĩ
QLVNCH”!
– Ông Trần
Văn
Ca, cựu Trung sĩ QLVNCH với “Hội Trợ Giúp Phế Nhân VN” đã “hút máu
thương phế
binh QLVNCH” với sự yểm trợ đắc lực của Thứ Trưởng Thông Tin Văn Hoá
VC, “Đại
sứ Mò Sò” Lê Văn Bằng, Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy của Hoa Kỳ đã giúp
được VC
hưởng trọn số tiền 33 triệu đô-la trợ giúp thương phế binh 2 miền trong
cuộc chiến
từ tay Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ trao cho Đại Tướng VC Phùng
Quang Thanh.
– Cũng như
ông
Trần Văn Ca, ông cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành với dịch vụ “buôn
xương
tử sĩ QLVNCH” trong dịch vụ tu bổ “Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An”
với sự yểm
trợ đắc lực của Thứ Trưởng VC Nguyễn Thanh Sơn, ông Lê Thành Nhân, Tổng
Lãnh sự
Hoa Kỳ tại Sàigòn và một số người khác; nhưng ông lại lớn tiếng qua hai
cái loa
là “Đài RFA” và nhật báo “Người Việt chống Cộng… Đồng” lúc nào ông ta
cũng ong
óng cái họng là “Nghĩa Trang Biên Hoà” của “Quân Đội Nam Việt Nam”. Xin
hỏi ông
Nguyễn Đạc Thành: “Quân Đội Nam Việt Nam là quân đội nào?”
Theo tôi
biết, những binh sĩ của QLVCH từ “deuxième cùi bắp” tức “binh nhì đi
lên Đại
Tướng” đều hãnh diện với danh xưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mà mình
đã phục
vụ!
Qua bài
phỏng vấn
cò mồi của nhật báo Người Việt với những lời tuyên bố huênh hoang,
khoác lác
viện cớ “làm chuyện nhân đạo không dính líu gì tới chính trị”, ông cựu
Thiếu Tá
QLVCH Nguyễn Đạc Thành hiện nguyên hình chỉ là một lá bài trong canh
bạc tráo
bài ba lá là Nghị Quyết 36 của những tay tráo bài nhà nghề – không hơn,
không
kém!
*
Hình như
có cái
huông!
Nhân vật
nào được
nhật báo Người Việt phỏng vấn, tung hô rốt cuộc cũng lòi mặt mẹt:
Hết Hoàng
Duy
Hùng “vỡ trận trực diện -đối thoại” với Nguyễn Thanh Sơn đến nhà báo VC
Huy Đức
“vỡ trận Bên Thắng Cuộc”.
Qua bài
phỏng vấn
cò mồi “Trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà” của báo Người Việt ông
cựu
Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành hiện rõ khuôn mặt của “kẻ nhân danh
nhân đạo
buôn xương tử sĩ QLVNCH” trong canh bạc Nghị quyết 36 của CSVN!
Qua bài
phỏng vấn
của báo Người Việt, ông cựu Thiếu tá Nguyễn Đạc Thành đã là một lá bài
bị cháy
– như Nguyễn Phương Hùng, Phùng Tuệ Châu, Đinh Viết Tứ, Hoàng Duy Hùng
và bọn
bồi thần.
Không hơn,
không
kém!
LÃO
MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot.com
tieng-dan-weekly.blogspot.com
Posted 27th January by Tieng Dan Weekly
Nguồn: http://tieng-dan-weekly.blogspot.com/2016/01/lai-gio-tro-buon-xuong-tu-si-quan-luc.htm
NHỮNG SỰ THẬT VỀ NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
* Bài của Phong Thu- Bái 1
Từ việc anh Đỗ Ngọc Vinh lần đầu tiên trở về Việt Nam thăm viếng nghiã trang QĐBH sau 30 xa quê hương, QGNT Heritage đã ra đời. Tìm lại mồ mả của cha anh luôn là niềm mơ ước của anh em QGNT Heritage. Ngày 10 tháng 5 năm 2007, anh Đỗ Ngọc Vinh, Nguyễn Hà, Nguyễn Linh đã mạnh dạn vào toà Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam tại Thủ Đô Washington D.C gặp người đại diện để trình bày việc trùng tu nghiã trang QĐBH. Sau đó, các anh cũng đã trao thỉnh nguyện thư cho ông Nguyễn Minh Triết (Chủ Tịch nhà nước Việt Nam). QGNT Heritage đã tiến hành những bước chuẩn bị và hành động mà không một tổ chức nào ở hải ngoại dám làm, luôn cả việc hứng chịu những oan khuất, vu khống, chụp mũ từ phiá những người cùng chung chiến tuyến.
Bất chấp sự vu khống, mạ lị, cuối tháng 10 năm 2007 anh Nguyễn Linh đã trở về Việt Nam dãy cỏ và đắp lại một ít mộ trong nghiã trang. Việc tiến hành trùng tu nghiã trang đã chựng lại do tình hình biến động chính trị trong nước và những khó khăn mà một số phần tử ở hải ngoại muốn tìm credit cho băng nhóm mình đã tiếp tục đánh phá QGNT Heritage.
Gần một năm qua, QGNT Heritage vẫn im lặng để theo dõi tình hình trong nước và cân nhắc cẩn thận để tìm hiểu rõ hơn về tình hình nghiã trang QĐBH. Bởi trăm nghe không bằng một thấy, chúng tôi muốn thấy tận mắt, nghe tận tai và tiếp cận với sự thật mới có thể hành động đúng mà không phải ân hận về sau. Trong tất cả các anh chị QGNT, tôi là người hiểu rõ tỉnh Bình Dương. Dù rất bận rộn với công việc công ty, công việc gia đình nhưng tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đã nhận một sứ mệnh quan trọng là trở lại Việt Nam để gặp trực tiếp chính quyền địa phương và xin giấy phép trùng tu lại toàn bộ nghiã trang QĐBH. Mười mấy năm qua, tôi chưa bao giờ rời gia đình và các con trong ngày lễ Giáng Sinh. Cây Noel năm nay không có bàn tay tôi treo đèn, kết hoa và quà Noel không ai gói cho các con. Nhưng tôi không thể quên nhiệm vụ trả ơn cho những người đã khuất.
Chúng tôi trở lại Việt Nam vào lúc nửa đêm ngày 12 tháng 12 năm 2008. Dù 2 ngày đêm liên tiếp không ngủ, nhưng sáng hôm sau anh Đỗ Ngọc Vinh đã có mặt tại nhà tôi. Cùng đi với anh là một QGNT trong nước. L, một người bạn lâu đời của tôi ở Việt Nam cũng nhiệt tình nhập cuộc. Tôi hỏi L rằng anh không có cha anh chôn trong nghiã trang, đi với chúng tôi có sợ bị vạ lây không? L cười đáp “Có gì phải sợ. Con người nào cũng chỉ chết có một lần. Sống mà hèn nhát cái gì cũng tính toán lợi hại, cái gì cũng sợ thì chết quách cho xong.” Bên cạnh tôi là một nhóm bạn sống bằng tình người và sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết. Họ đã cư xử và sống có tình nghiã với tôi hơn 30 mươi năm. Cảm ơn Trời đã ban tặng cho tôi những tấm lòng vàng.
Từ Quốc Lộ 1 Biên Hoà nay đổi tên là xa lộ Hà Nội, quẹo vào một con đường nhỏ sẽ dẫn đến nghiã trang QĐBH. Nếu bạn đi lạc thì nên hỏi thăm những người lớn tuổi. Nhưng có người biết và có người không. Những người trẻ tuổi sống gần đó có khi họ cũng không biết nghiã trang nằm ở đâu, và đôi khi họ sẽ chỉ bạn đến nghĩa trang liệt sĩ. Nghiã trang liệt sĩ thì nhiều vô kể và xây rất khang trang. Người ta đã lãng quên nghiã trang QĐBH một thời vang bóng. Nó đã chìm khuất trong lớp bụi thời gian và chôn vùi trong nỗi buồn mất nước của người dân Miền Nam Việt Nam. Ngay cả những người ngày xưa sống bình an, cơm no áo ấm, hưởng biết bao bỗng lộc của chế độ VNCH. Họ chưa bao giờ biết hy sinh một giọt máu nào để bảo vệ Miền Nam, họ vẫn làm ngơ, quên lãng những người đã chết cho họ được sống giàu sang, quyền thế. Và ngày nay, họ còn tự tạo cho mình những danh xưng cao quý để tiếp tục đòi lãnh đạo người khác.
Chiếc xe chúng tôi chạy bon bon vào con đường nhỏ. Càng vào trong đường càng thu hẹp, bụi bay mù mịt. Khi qua khỏi một cái nhà máy, chúng tôi nhìn bên tay trái thấy một ngọn đồi cây cối um tùm, quẹo trái sẽ gặp Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Nếu quẹo phải chạy qua trung tâm Quân Khu 7 chiếm đóng nay đổi tên là trường Cao Đẳng sẽ gặp cái Đình Thần của xã Bình Thắng. Vào sâu một con đường chật hẹp độ 50 thước, nhìn bức tường xây bằng gạch đất, màu đen xỉn, trên có giăng kẻm gai, chúng tôi nhìn kỷ mới tìm thấy nghiã trang QĐBH. Trước cổng gạch đá ngổn ngang. Bên trái một cái lò gạch đổ nát còn xót lại một ít gạch ống đỏ au. Bên phải là căn nhà nhỏ có tấm bảng treo “Ban Quản Lý Nghiã Trang” và phiá dưới có hàng chữ Nghiã Trang Nhân Dân Bình An”. Trước cửa có tấm bản màu xanh dương ghi rõ “Nghiã Trang Nhân Dân” và những quy định dành cho người vào thăm viếng mộ. Trên tường có treo Bản Nội Quy
(Xin Xem hình 496, 497).
Hình 496 Hình 497
Chúng tôi bước xuống xe và cố gắng tìm Ban Quản Trang. Một người đàn ông trạc 45 tuổi đang nằm trên sàn nhà ngủ ngon lành, nghe tiếng chúng tôi nói ông thức giấc. Chúng tôi nói với ông là muốn vào thăm nghĩa trang, ông gật đầu không nói gì. Nghiã trang đó sao? Bao nhiêu năm người ta nhắc đến, bàn tới, bàn lui, giành giựt credit cho mình, chửi lộn nhau như phường vô học nhưng sự thật về nghĩa trang ít ai biết rõ. Nhiều người đã nói với tôi rằng những kẻ vô ơn thì nhiều, người có tấm lòng thì ít. Nếu bạn mời họ về Việt Nam du lịch, du hí, ăn chơi, đàng điếm thì họ sẽ ùn ùn kéo nhau đi. Nhưng nếu bảo họ vào nghiã trang thắp nhang, thăm viếng thì họ lắc đầu e ngại. Họ sợ tốn tiền, tốn thời gian, công sức và còn sợ bị chính quyền Việt Nam để ý không cho về Việt Nam kiếm tiền, ăn chơi, khoe giàu sang... trách chi những người sống ở Việt Nam. Ngay cả ông Vũ Văn Lộc và băng nhóm của ông ngồi mát ăn bát vàng ở hải ngoại, gào thét, hô hào tảo mộ sửa sang nghiã trang. Nhưng hơn 15 năm qua, nghiã trang vẫn chỉ là những nấm mộ hoang tàn, xơ xác. Nhóm cuả ông Vũ Văn Lộc đã làm gì trong nghiã trang nầy 15 năm qua? Làm cỏ vài nơi... rồi năm sau lại làm cỏ vài nơi (đa số gần đường đi) rồi hò hét, rồi viết bài “NỔ NHƯ BOM NGUYÊN TỬ”, rồi dùng cái mác Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (không phải ai mặc áo nầy cũng đều là người tốt, đáng để con cháu như chúng tôi kính trọng) để phô trương thanh thế, mang cái nghiã trang và cái nhà bảo tàng đem khoe tứ phương... Tôi nghĩ, ông Vũ Văn Lộc và ông Nguyễn Tường Thược, ông Thế Phương nên một lần vào nghĩa trang để không phải ngồi một chỗ đoán mò và nói dóc. Những người viết bài chửi bậy trên Take2tango cũng nên bỏ tiền túi như chúng tôi về VN để xem nghiã trang ra sao.
(Xin xem hình 027, 028, 035, 037, 465, 466, 468, 472, 476, 491)
Hinh 027 Hình 028
Hình 035 Hình 037
Hình 465 Hình 466
Hình 468 Hình 472
Hình 476 Hình 491
Nghiã trang vẫn chìm trong hoang sơ. Những vạt cỏ nâu khô, cháy xém, cao ngang thắt lưng che phủ mộ chí. May là có những hàng cây xanh được trồng trải dài từng lô đất bao quanh mộ chí nên đã che nắng che mưa, che bão tố cho những người xấu xố. Năm vừa qua, ông Vũ Văn Lộc đã viết hàng loạt bài nói về nghĩa trang QĐBH. Trong bài “Nghiã Dũng Đài Tại Nghiã Trang Quân Đội” ông viết “Hiện nay ông Thu, nguyên là một sĩ quan Quân Nhu, theo đặc san của ngành nầy cho biết, đã trở về Việt Nam để tìm cách thực hiện lại bức tượng Thương Tiếc. Ngoài bức tượng kể trên, trên con đường chính xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị, bề thế, và rất chân phương. Giưã cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được nét vững vàng và gần như nguyên vẹn...”. Hay trong một bài khác mang tựa đề “Nghiã Trang Quân Đội Biên Hoà, Chuyện Kể Từ Đầu”, ông đã khoe “Năm 1994, cơ quan IRCC, Inc. bắt đầu cho người về thăm lại nghĩa trang và ghi nhận phần lớn còn tồn tại nhưng rất hoang phế. Một trung tá công binh đã đi một vòng đem về các báo cáo sơ khởi. Chương trình dự án tảo mộ hàng năm bắt đầu từ cuối năm 1997 với các điểm chính: Làm dưới hình thức thân hữu gia đình từng toán nhỏ. Giúp phương tiện cho anh em thương phế binh Sài Gòn thực hiện. Khích lệ Việt kiều về thăm và sửa sang phần mộ thân nhân.
Phần mộ vô danh được làm cỏ, sơn quét lại, dựng mộ bia. Cổng Tam Quan và Ðền Liệt Sĩ cũng đã được dọn dẹp. Tuy nhiên chỉ làm từng phần và làm nhiều lần. Chương trình tảo mộ đã hoàn tất qua các năm Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001), Nhâm Ngọ (2002) và tiếp tục cho đến năm 2006 vừa qua. Những năm sau này khó khăn hơn nhưng thật ra đối với người lạ ghé qua thường trở ngại.
Ông Vũ Văn Lộc chưa một lần đặt chân đến viếng thăm nghiã trang để tận mắt nhìn thấy sự tàn phá và đổ nát của Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Tất cả các chữ viết khắc phía trên và hai bên cổng đã bị xóa hoàn toàn không còn đọc được. Những bệ đá bao quanh cổng đã bể ra từng mảnh nhỏ. Những bậc tam cấp dẫn lên Đài Tử Sĩ mốc meo, cỏ mọc um tùm, rêu phong, đầy rác rưỡi. Hơn ba mươi năm không tu bổ, chăm sóc, những vòng đay, bệ đá chạm trổ công phu đã bể nát. Nóc Đền Tử Sĩ ngói đã bể, cũ kỷ rêu phong nhưng vết sơn, vôi mờ ảo vẫn in dấu một thời vàng son của nó. Nền gạch có ai đó lau chùi nên vẫn mới và sáng bóng. Cửa ra vào mở toang và gãy đổ. Trên tường ai đó đã viết những hàng chữ bằng than đen nguệch ngoạc. Một chiếc võng mắc giữa 2 cột đền. Bên trong đền, hai cái bàn có bày hoa quả, nhang đèn, hương khói và những chiếc ly nho nhỏ. Ai đang sống ở đây? Có lẽ là một kẻ vô gia cư nào đó không nơi trú ngụ đã tìm đến chốn đền thờ hoang vu nầy để trú thân. Ban ngày đi kiếm sống, ban đêm về đây ngả lưng tìm giấc ngủ. Họ vẫn kiêng sợ người chết nên đã cúng bái nhang đèn xin tá túc. Chúng tôi nhìn thấy một bộ đồ nhà tu phơi trên sào bay phất phơ. Tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đi vòng quanh Đền Tử Sĩ, đi lần xuống bậc tam cấp phía sau. Những bậc tam cấp bằng đá vững chắc, đầy cỏ bao phủ vẫn còn nguyên nét cũ. Nhưng con đường dẫn đến trung tâm nghiã trang đã bị cắt ra nhiều mảnh nhỏ. Một con đường bao quanh và nhà cửa, nhà máy mọc lên đã cắt hẳn Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ ra khỏi nghiã trang. Nơi đó chỉ còn lại một ngọn đồi cây cối hoang vu đã che khuất một công trình kiến trúc tinh xảo mang dấu ấn lịch sử của cuộc nội chiến khốc liệt, đẫm máu và nước mắt.
(Xin xem hình minh họa 319, 320,321,323,448,449,450,451,455, 456, 457, 458).
Hình 319 Hình 320
Hình 321 Hình 323
Hình 448 Hình 449
Hình 450 Hình 452
Hình 457 Hinh 458
Còn bao nhiêu người nhớ đến nắm xương tàn nằm trong lòng đất lạnh. Xương máu ai đã đổ xuống cho bao người được sống nay cũng chỉ là một con số không vô nghiã. Tôi đi trong đau xót, ngậm ngùi, tôi đi trong sự câm lặng để hình dung những hình dáng và bước chân cuả họ hiện về trong giấc ngủ của tôi cách đây hai tháng. Tôi vẫn còn nhớ khuôn mặt người đàn ông thon nhỏ, nước da ngâm đen, ngồi xoay mặt lại phiá tôi. Mái tóc anh cắt ngắn, miếng thẻ bài trên cổ đong đưa. Một người đàn ông khác mắt to, mũi cao, tóc quăn cứ nhìn tôi cười. Một đứa bé gái trạc năm tuổi đuổi theo sau lưng tôi, mặt tròn, tóc dài nửa lưng, mặc áo trắng cổ lá trầu, quần đen... Tôi còn hình dung ra được một đoàn người toàn đàn ông đi rầm rập trong đêm. Họ cười nói rộn ràng. Họ đi đâu và về đâu trong giấc ngủ của tôi? Họ đang chờ tôi trở về thăm? “Nầy Thu, em nhìn kìa, những ngôi mộ không còn bia, không còn tên, chỉ còn một nắm đất”- L thì thầm bên tai tôi. Tôi trả lời “Em đã nghe và đã nhìn thấy trong những bức ảnh bạn em chụp năm vừa qua. Nhưng không thể hình dung nó lại tồi tàn đến như vậy. Người chết rồi vẫn bị đày đoạ”. Anh Đỗ Ngọc Vinh đi về hướng khác trong nghiã trang. Anh vẫn lo sợ bị bắt giữ, bị tịch thu máy ảnh...v..v... Tôi và L bình thản lội vào các phần mộ để chụp hình. Có những ngôi mộ mới đắp đất còn mới, đã được cắm một tấm bia bằng gổ. Những đóm lửa vàng vọt quyện những làn khói trắng từ những vạc cỏ cháy xém bay lên giữa buổi trưa oi bức, nóng hầm hập. Một thanh niên cao lớn đi mô tô đến gần chúng tôi và hỏi “Cô chú đi thăm mộ người thân phải không?”. Tôi đáp “Vâng, chúng tôi tìm mộ người thân. Anh có làm trong đây không?”. Anh hiền hậu nhìn tôi nói “Em làm trong nghiã trang nầy tử nhỏ nên biết nhiều về nghiã trang. Có ai mướn làm cỏ thì làm. Có khi mướn làm một cái thấy mấy cái kế bên không ai làm cỏ thì cũng làm luôn”. Tôi hỏi “Ai đã đắp những ngôi mộ gần đường đi vậy?” Anh đáp “Bà con xung quanh. Họ đi cúng, cầu siêu ở ngôi Đình Thần kế bên rồi tới đây làm cỏ để làm phước. Còn nhiều lắm cô ơi!”. Sâu bên trong không ai lội tới được nên cỏ cao hơn ngực. Nhiều ngôi mộ chìm khuất trong đám cỏ voi, cỏ dại. Đi sâu vào trong mới thấy hàng hàng lớp lớp những ngôi mộ không còn một tấm mộ bia để biết tên người chết. Đây đó, nổi lên một vài ngôi mộ đã được xây cao bằng gạch bông trông khang trang nhưng làm tăng thêm sự tồi tàn, thảm hại của hàng chục ngàn ngôi mộ khác bao quanh. Vòng đai của nghiã trang đã bị thu hẹp đáng kể. Ban Quản Trang cho biết khoảng 20 ha đất. Những nắm mồ được bao bọc bởi một bức tường xây theo vòng tròn của Nghiã Dũng Đài.
(Hình minh họa 002, 004, 007, 009, 012, 474, 475, 477).
Hình 002 Hình 007
Hình 004 Hình 012
Hình 009 Hình 474
Hình477 Hình 475
Con đường dẫn vào Nghiã Dũng Đài sụp lở trông xơ xác, tiêu điều. Anh Đỗ Ngọc Vinh và anh P đi về hướng khác. Tôi và L khó khăn lắm mới leo lên Nghiã Dũng Đài. Bậc tam cấp bao quanh chỉ còn trơ lại nền đất và cỏ dại. Từng vạc cỏ đã bị đốt cháy đen xạm. Vành khăn tang bao quanh đen đuá mốc meo. Nghiã Dũng Đài là một thanh kiếm của người anh hùng thất trận đã gãy ngọn. Nó được đúc bằng ciment cốt sắt nên chỉ có đặt bom mới phá nổi. Thân kiếm có bốn cánh, với những đường sọc xếp từng nếp nhỏ, đan lại vững chắc hướng thẳng về phía ánh nắng mặt trời. Những dãy phòng trên Nghiã Dũng Đài, cửa sơn màu xanh lá cây đã được khoá kín. Nơi đây những toán bộ đội của Quân Khu 7 canh giữ nghĩa trang nay đã dọn đi. Tôi đặt bàn tay sờ lên chân thanh kiếm để biết độ cứng và sự vững chắc của nó. Xung quanh hoang tàn không có sự sống, chỉ có hai cây hoa sứ trơ trụi lá còn nở được một vài cánh hoa lẻ loi, cô đơn giưã hoang vắng, tịch liêu. Bên tai tôi tiếng nói của L “Ngày xưa trên đó có chạm khắc những cái phù điêu rất tinh xảo và đẹp. Nó đã bị phá nát hết. Tôi hỏi “Anh đã từng lên đây”. L gật đầu “Lên đây rất nhiều lần. Tất cả những ai sống gần Sài Gòn, Đồng Nai đều có một hai lần ghé ngang đây. Chiến tranh mà em. Kẻ còn người mất, kẻ được người thua. Ai mang danh nghiã gì cho ý thức hệ của mình đều để lại vết thương cho đất nước và dân tộc. Chúng ta đều là người Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa quá rồi. Ngay cả thế hệ của anh và em cũng đã gần hết một đời đau thương rồi”. Tôi và L đi vòng quanh Nghiã Dũng Đài và gặp một hố sâu rêu phong đầy nước và một cái bàn thờ nhỏ bằng gổ đã mục nát, ngã gục. Tôi không biết nơi nầy có mộ phần của ai chôn nơi đây, sao hình dạng như mộ huyệt ai đó vừa mới quật lên.
Ông Nguyễn Văn Đức và ông HuỳnhVăn Côn, hai người trong Ban Quản Trang đã trò chuyện với chúng tôi và cho biết Ban Quản Trang mới tiếp nhận nghiã trang từ tháng 5 năm 2007. Đến nay đã hơn một năm, Huyện Uỷ Huyện Dĩ An đang có kế hoạch, phương án cho nghiã trang. Khi chúng tôi hỏi về số liệu của nghiã trang thì các ông tỏ vẻ nghi ngại không dám nói. Hai ông hẹn tôi ngày thứ hai có thể lên gặp Trưởng Ban Quản Lý Nghiã Trang để hỏi. Khi chúng tôi hỏi về ngôi mộ tập thể thì họ không dám dẫn chúng tôi đi tìm. Chúng tôi lên xe ra về...
ĐI TÌM NGÔI MỘ TẬP THỂ
(Hình minh họa 050)
Hình 050
Tôi chưa bao giờ nghe ai nói về ngôi mộ tập thể trong nghiã trang QĐBH. Nếu có ai biết họ cũng không dám nói. Người thanh niên trẻ mà tôi gặp đầu tiên trong nghiã trang đã chạy đuổi sau xe chúng tôi. Tôi yêu cầu tài xế quay đầu xe lại. Anh bạn trẻ tốt bụng dẫn chúng tôi đến chiếc cổng lúc trước quân khu 7 xây dựng, chiếm đóng nay trở thành trường Cao Đẳng. Anh nói chuyện với người gác cổng và xin phép cho xe chúng tôi vào. Người lính dễ tính mở rộng cánh cổng sắt. Chúng tôi chạy vào cuối trung tâm của dãy nhà nơi trú đóng của quân đội và lọt vào một khu đất trống, bụi đất ngổn ngang. Trước mặt chúng tôi bên trái là một nhà máy, bên phải là một cánh đồng rộng lớn cỏ cao hơn nửa ngực. Chúng tôi hối hả lội theo anh bạn trẻ. Cỏ cắt hai bàn chân tôi rát bỏng. Đường vào khu mộ tập thể nhấp nhô khó đi. Tôi nhiều lần muốn ngã. Đến một cái hố có một gò đất nhô lên cỏ mọc um tùm. Anh bạn trẻ nói với chúng tôi “Đây là ngôi mộ tập thể”. Anh Vinh kêu lên “Sao không thấy gì hết trơn vậy?”. Người bạn trẻ giải thích “Em biết ngôi mộ nầy vì mọi người sống ở đây đều biết. Lâu ngày không ai viếng thăm nên biến thành cái gò, cỏ mọc đầy hết. Cô chú có thấy cái nhà xác không? Nó ở đàng kia nhưng đã bị phá nát, sụp đổ rồi”. Anh bạn trẻ chỉ khu vực nhà xác nay không còn và tiếp “Sau 75 nhiều người chết đem về đây nhưng không ai chôn cất và tẩn liệm, nên người ta đào lổ chôn hết vào đây, nhiều người chôn ở đây lắm. Còn bên cái hàng rào có dãy nhà quét vôi trắng là nhà liệm xác người chết. Bộ đội ở đó nay đã dọn đi”. Anh Vinh và tôi bấm máy lia lịa. Chúng tôi quan sát địa hình ở đây và biết rõ rằng cả một vùng đất nầy đã bị cắt rời khỏi nghiã trang và nằm trong quy hoạch của Huyện. Tất cả không còn nguyên dạng như xưa. Ngôi mộ tập thể nầy làm sao quật lên được và tìm hiểu rõ có bao nhiêu người vùi xác nơi đây? Chúng tôi cảm thấy bất lực khi không thể nào tìm ra sự thật
(Hình minh họa từ 042 cho đến 057)
Hình 042 Hình 043
HÌnh 044 Hình 045
Hình 046 Hình 047
Hình 048 Hình 050
HÌnh 051 Hình 052
Hình 053 Hình 054
Hình 055 Hình 057
Bốn tiếng đồng hồ chúng tôi loanh quanh trong nghiã trang. Nắng đổ lửa trên mặt, trên lưng và đốt cháy da thịt. Trời oi bức lạ lùng, mồ hôi chúng tôi chảy thành những giọt lớn trên mặt, trên trán và ướt đẫm cả lưng. Chúng tôi bắt đầu rời khỏi nghiã trang trong cơn đói và khát.... Ngày đầu tiên đến nghiã trang đã kết thúc. Chúng tôi đã khám phá những sự thật mà chưa ai biết đến. Ngôi mộ tập thể có hay không? Chúng tôi tin lời cậu thanh niên dẫn đường nói thật. Ngay cả hai nhân viên làm trong Ban Quản Trang cũng gật đầu xác nhận rằng có “ngôi mộ tập thể”. Nhưng làm sao có thể quật ngôi mộ đó lên và có thể đem từng người vào nghiã trang chôn cất? Câu hỏi nầy đã ám ảnh chúng tôi suốt hai tuần lễ ở Việt Nam.
Những ngày tiếp theo tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đã làm những gì? Những khó khăn và thuận lợi của chúng tôi ra sao khi tiếp xúc với chính quyền điạ phương các cấp? Chúng tôi đã quyết định ra sao trong việc trùng tu nghiã trang QĐBH. Xin kính mời quý vị theo dõi bài 2 sẽ khởi đăng trong số tới.
Phong Thu (Ngày 9/01/2009)
Nguồn: http://www.saigonhdradio.com/index.php?option=com_content&view=article&id=112&Itemid=67
NHỮNG SỰ THẬT VỀ NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
* Bài của Phong Thu- Bái 1
Từ việc anh Đỗ Ngọc Vinh lần đầu tiên trở về Việt Nam thăm viếng nghiã trang QĐBH sau 30 xa quê hương, QGNT Heritage đã ra đời. Tìm lại mồ mả của cha anh luôn là niềm mơ ước của anh em QGNT Heritage. Ngày 10 tháng 5 năm 2007, anh Đỗ Ngọc Vinh, Nguyễn Hà, Nguyễn Linh đã mạnh dạn vào toà Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam tại Thủ Đô Washington D.C gặp người đại diện để trình bày việc trùng tu nghiã trang QĐBH. Sau đó, các anh cũng đã trao thỉnh nguyện thư cho ông Nguyễn Minh Triết (Chủ Tịch nhà nước Việt Nam). QGNT Heritage đã tiến hành những bước chuẩn bị và hành động mà không một tổ chức nào ở hải ngoại dám làm, luôn cả việc hứng chịu những oan khuất, vu khống, chụp mũ từ phiá những người cùng chung chiến tuyến.
Bất chấp sự vu khống, mạ lị, cuối tháng 10 năm 2007 anh Nguyễn Linh đã trở về Việt Nam dãy cỏ và đắp lại một ít mộ trong nghiã trang. Việc tiến hành trùng tu nghiã trang đã chựng lại do tình hình biến động chính trị trong nước và những khó khăn mà một số phần tử ở hải ngoại muốn tìm credit cho băng nhóm mình đã tiếp tục đánh phá QGNT Heritage.
Gần một năm qua, QGNT Heritage vẫn im lặng để theo dõi tình hình trong nước và cân nhắc cẩn thận để tìm hiểu rõ hơn về tình hình nghiã trang QĐBH. Bởi trăm nghe không bằng một thấy, chúng tôi muốn thấy tận mắt, nghe tận tai và tiếp cận với sự thật mới có thể hành động đúng mà không phải ân hận về sau. Trong tất cả các anh chị QGNT, tôi là người hiểu rõ tỉnh Bình Dương. Dù rất bận rộn với công việc công ty, công việc gia đình nhưng tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đã nhận một sứ mệnh quan trọng là trở lại Việt Nam để gặp trực tiếp chính quyền địa phương và xin giấy phép trùng tu lại toàn bộ nghiã trang QĐBH. Mười mấy năm qua, tôi chưa bao giờ rời gia đình và các con trong ngày lễ Giáng Sinh. Cây Noel năm nay không có bàn tay tôi treo đèn, kết hoa và quà Noel không ai gói cho các con. Nhưng tôi không thể quên nhiệm vụ trả ơn cho những người đã khuất.
Chúng tôi trở lại Việt Nam vào lúc nửa đêm ngày 12 tháng 12 năm 2008. Dù 2 ngày đêm liên tiếp không ngủ, nhưng sáng hôm sau anh Đỗ Ngọc Vinh đã có mặt tại nhà tôi. Cùng đi với anh là một QGNT trong nước. L, một người bạn lâu đời của tôi ở Việt Nam cũng nhiệt tình nhập cuộc. Tôi hỏi L rằng anh không có cha anh chôn trong nghiã trang, đi với chúng tôi có sợ bị vạ lây không? L cười đáp “Có gì phải sợ. Con người nào cũng chỉ chết có một lần. Sống mà hèn nhát cái gì cũng tính toán lợi hại, cái gì cũng sợ thì chết quách cho xong.” Bên cạnh tôi là một nhóm bạn sống bằng tình người và sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết. Họ đã cư xử và sống có tình nghiã với tôi hơn 30 mươi năm. Cảm ơn Trời đã ban tặng cho tôi những tấm lòng vàng.
Từ Quốc Lộ 1 Biên Hoà nay đổi tên là xa lộ Hà Nội, quẹo vào một con đường nhỏ sẽ dẫn đến nghiã trang QĐBH. Nếu bạn đi lạc thì nên hỏi thăm những người lớn tuổi. Nhưng có người biết và có người không. Những người trẻ tuổi sống gần đó có khi họ cũng không biết nghiã trang nằm ở đâu, và đôi khi họ sẽ chỉ bạn đến nghĩa trang liệt sĩ. Nghiã trang liệt sĩ thì nhiều vô kể và xây rất khang trang. Người ta đã lãng quên nghiã trang QĐBH một thời vang bóng. Nó đã chìm khuất trong lớp bụi thời gian và chôn vùi trong nỗi buồn mất nước của người dân Miền Nam Việt Nam. Ngay cả những người ngày xưa sống bình an, cơm no áo ấm, hưởng biết bao bỗng lộc của chế độ VNCH. Họ chưa bao giờ biết hy sinh một giọt máu nào để bảo vệ Miền Nam, họ vẫn làm ngơ, quên lãng những người đã chết cho họ được sống giàu sang, quyền thế. Và ngày nay, họ còn tự tạo cho mình những danh xưng cao quý để tiếp tục đòi lãnh đạo người khác.
Chiếc xe chúng tôi chạy bon bon vào con đường nhỏ. Càng vào trong đường càng thu hẹp, bụi bay mù mịt. Khi qua khỏi một cái nhà máy, chúng tôi nhìn bên tay trái thấy một ngọn đồi cây cối um tùm, quẹo trái sẽ gặp Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Nếu quẹo phải chạy qua trung tâm Quân Khu 7 chiếm đóng nay đổi tên là trường Cao Đẳng sẽ gặp cái Đình Thần của xã Bình Thắng. Vào sâu một con đường chật hẹp độ 50 thước, nhìn bức tường xây bằng gạch đất, màu đen xỉn, trên có giăng kẻm gai, chúng tôi nhìn kỷ mới tìm thấy nghiã trang QĐBH. Trước cổng gạch đá ngổn ngang. Bên trái một cái lò gạch đổ nát còn xót lại một ít gạch ống đỏ au. Bên phải là căn nhà nhỏ có tấm bảng treo “Ban Quản Lý Nghiã Trang” và phiá dưới có hàng chữ Nghiã Trang Nhân Dân Bình An”. Trước cửa có tấm bản màu xanh dương ghi rõ “Nghiã Trang Nhân Dân” và những quy định dành cho người vào thăm viếng mộ. Trên tường có treo Bản Nội Quy
(Xin Xem hình 496, 497).
Hình 496 Hình 497
Chúng tôi bước xuống xe và cố gắng tìm Ban Quản Trang. Một người đàn ông trạc 45 tuổi đang nằm trên sàn nhà ngủ ngon lành, nghe tiếng chúng tôi nói ông thức giấc. Chúng tôi nói với ông là muốn vào thăm nghĩa trang, ông gật đầu không nói gì. Nghiã trang đó sao? Bao nhiêu năm người ta nhắc đến, bàn tới, bàn lui, giành giựt credit cho mình, chửi lộn nhau như phường vô học nhưng sự thật về nghĩa trang ít ai biết rõ. Nhiều người đã nói với tôi rằng những kẻ vô ơn thì nhiều, người có tấm lòng thì ít. Nếu bạn mời họ về Việt Nam du lịch, du hí, ăn chơi, đàng điếm thì họ sẽ ùn ùn kéo nhau đi. Nhưng nếu bảo họ vào nghiã trang thắp nhang, thăm viếng thì họ lắc đầu e ngại. Họ sợ tốn tiền, tốn thời gian, công sức và còn sợ bị chính quyền Việt Nam để ý không cho về Việt Nam kiếm tiền, ăn chơi, khoe giàu sang... trách chi những người sống ở Việt Nam. Ngay cả ông Vũ Văn Lộc và băng nhóm của ông ngồi mát ăn bát vàng ở hải ngoại, gào thét, hô hào tảo mộ sửa sang nghiã trang. Nhưng hơn 15 năm qua, nghiã trang vẫn chỉ là những nấm mộ hoang tàn, xơ xác. Nhóm cuả ông Vũ Văn Lộc đã làm gì trong nghiã trang nầy 15 năm qua? Làm cỏ vài nơi... rồi năm sau lại làm cỏ vài nơi (đa số gần đường đi) rồi hò hét, rồi viết bài “NỔ NHƯ BOM NGUYÊN TỬ”, rồi dùng cái mác Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (không phải ai mặc áo nầy cũng đều là người tốt, đáng để con cháu như chúng tôi kính trọng) để phô trương thanh thế, mang cái nghiã trang và cái nhà bảo tàng đem khoe tứ phương... Tôi nghĩ, ông Vũ Văn Lộc và ông Nguyễn Tường Thược, ông Thế Phương nên một lần vào nghĩa trang để không phải ngồi một chỗ đoán mò và nói dóc. Những người viết bài chửi bậy trên Take2tango cũng nên bỏ tiền túi như chúng tôi về VN để xem nghiã trang ra sao.
(Xin xem hình 027, 028, 035, 037, 465, 466, 468, 472, 476, 491)
Hinh 027 Hình 028
Hình 035 Hình 037
Hình 465 Hình 466
Hình 468 Hình 472
Hình 476 Hình 491
Nghiã trang vẫn chìm trong hoang sơ. Những vạt cỏ nâu khô, cháy xém, cao ngang thắt lưng che phủ mộ chí. May là có những hàng cây xanh được trồng trải dài từng lô đất bao quanh mộ chí nên đã che nắng che mưa, che bão tố cho những người xấu xố. Năm vừa qua, ông Vũ Văn Lộc đã viết hàng loạt bài nói về nghĩa trang QĐBH. Trong bài “Nghiã Dũng Đài Tại Nghiã Trang Quân Đội” ông viết “Hiện nay ông Thu, nguyên là một sĩ quan Quân Nhu, theo đặc san của ngành nầy cho biết, đã trở về Việt Nam để tìm cách thực hiện lại bức tượng Thương Tiếc. Ngoài bức tượng kể trên, trên con đường chính xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị, bề thế, và rất chân phương. Giưã cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được nét vững vàng và gần như nguyên vẹn...”. Hay trong một bài khác mang tựa đề “Nghiã Trang Quân Đội Biên Hoà, Chuyện Kể Từ Đầu”, ông đã khoe “Năm 1994, cơ quan IRCC, Inc. bắt đầu cho người về thăm lại nghĩa trang và ghi nhận phần lớn còn tồn tại nhưng rất hoang phế. Một trung tá công binh đã đi một vòng đem về các báo cáo sơ khởi. Chương trình dự án tảo mộ hàng năm bắt đầu từ cuối năm 1997 với các điểm chính: Làm dưới hình thức thân hữu gia đình từng toán nhỏ. Giúp phương tiện cho anh em thương phế binh Sài Gòn thực hiện. Khích lệ Việt kiều về thăm và sửa sang phần mộ thân nhân.
Phần mộ vô danh được làm cỏ, sơn quét lại, dựng mộ bia. Cổng Tam Quan và Ðền Liệt Sĩ cũng đã được dọn dẹp. Tuy nhiên chỉ làm từng phần và làm nhiều lần. Chương trình tảo mộ đã hoàn tất qua các năm Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001), Nhâm Ngọ (2002) và tiếp tục cho đến năm 2006 vừa qua. Những năm sau này khó khăn hơn nhưng thật ra đối với người lạ ghé qua thường trở ngại.
Ông Vũ Văn Lộc chưa một lần đặt chân đến viếng thăm nghiã trang để tận mắt nhìn thấy sự tàn phá và đổ nát của Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Tất cả các chữ viết khắc phía trên và hai bên cổng đã bị xóa hoàn toàn không còn đọc được. Những bệ đá bao quanh cổng đã bể ra từng mảnh nhỏ. Những bậc tam cấp dẫn lên Đài Tử Sĩ mốc meo, cỏ mọc um tùm, rêu phong, đầy rác rưỡi. Hơn ba mươi năm không tu bổ, chăm sóc, những vòng đay, bệ đá chạm trổ công phu đã bể nát. Nóc Đền Tử Sĩ ngói đã bể, cũ kỷ rêu phong nhưng vết sơn, vôi mờ ảo vẫn in dấu một thời vàng son của nó. Nền gạch có ai đó lau chùi nên vẫn mới và sáng bóng. Cửa ra vào mở toang và gãy đổ. Trên tường ai đó đã viết những hàng chữ bằng than đen nguệch ngoạc. Một chiếc võng mắc giữa 2 cột đền. Bên trong đền, hai cái bàn có bày hoa quả, nhang đèn, hương khói và những chiếc ly nho nhỏ. Ai đang sống ở đây? Có lẽ là một kẻ vô gia cư nào đó không nơi trú ngụ đã tìm đến chốn đền thờ hoang vu nầy để trú thân. Ban ngày đi kiếm sống, ban đêm về đây ngả lưng tìm giấc ngủ. Họ vẫn kiêng sợ người chết nên đã cúng bái nhang đèn xin tá túc. Chúng tôi nhìn thấy một bộ đồ nhà tu phơi trên sào bay phất phơ. Tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đi vòng quanh Đền Tử Sĩ, đi lần xuống bậc tam cấp phía sau. Những bậc tam cấp bằng đá vững chắc, đầy cỏ bao phủ vẫn còn nguyên nét cũ. Nhưng con đường dẫn đến trung tâm nghiã trang đã bị cắt ra nhiều mảnh nhỏ. Một con đường bao quanh và nhà cửa, nhà máy mọc lên đã cắt hẳn Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ ra khỏi nghiã trang. Nơi đó chỉ còn lại một ngọn đồi cây cối hoang vu đã che khuất một công trình kiến trúc tinh xảo mang dấu ấn lịch sử của cuộc nội chiến khốc liệt, đẫm máu và nước mắt.
(Xin xem hình minh họa 319, 320,321,323,448,449,450,451,455, 456, 457, 458).
Hình 319 Hình 320
Hình 321 Hình 323
Hình 448 Hình 449
Hình 450 Hình 452
Hình 457 Hinh 458
Còn bao nhiêu người nhớ đến nắm xương tàn nằm trong lòng đất lạnh. Xương máu ai đã đổ xuống cho bao người được sống nay cũng chỉ là một con số không vô nghiã. Tôi đi trong đau xót, ngậm ngùi, tôi đi trong sự câm lặng để hình dung những hình dáng và bước chân cuả họ hiện về trong giấc ngủ của tôi cách đây hai tháng. Tôi vẫn còn nhớ khuôn mặt người đàn ông thon nhỏ, nước da ngâm đen, ngồi xoay mặt lại phiá tôi. Mái tóc anh cắt ngắn, miếng thẻ bài trên cổ đong đưa. Một người đàn ông khác mắt to, mũi cao, tóc quăn cứ nhìn tôi cười. Một đứa bé gái trạc năm tuổi đuổi theo sau lưng tôi, mặt tròn, tóc dài nửa lưng, mặc áo trắng cổ lá trầu, quần đen... Tôi còn hình dung ra được một đoàn người toàn đàn ông đi rầm rập trong đêm. Họ cười nói rộn ràng. Họ đi đâu và về đâu trong giấc ngủ của tôi? Họ đang chờ tôi trở về thăm? “Nầy Thu, em nhìn kìa, những ngôi mộ không còn bia, không còn tên, chỉ còn một nắm đất”- L thì thầm bên tai tôi. Tôi trả lời “Em đã nghe và đã nhìn thấy trong những bức ảnh bạn em chụp năm vừa qua. Nhưng không thể hình dung nó lại tồi tàn đến như vậy. Người chết rồi vẫn bị đày đoạ”. Anh Đỗ Ngọc Vinh đi về hướng khác trong nghiã trang. Anh vẫn lo sợ bị bắt giữ, bị tịch thu máy ảnh...v..v... Tôi và L bình thản lội vào các phần mộ để chụp hình. Có những ngôi mộ mới đắp đất còn mới, đã được cắm một tấm bia bằng gổ. Những đóm lửa vàng vọt quyện những làn khói trắng từ những vạc cỏ cháy xém bay lên giữa buổi trưa oi bức, nóng hầm hập. Một thanh niên cao lớn đi mô tô đến gần chúng tôi và hỏi “Cô chú đi thăm mộ người thân phải không?”. Tôi đáp “Vâng, chúng tôi tìm mộ người thân. Anh có làm trong đây không?”. Anh hiền hậu nhìn tôi nói “Em làm trong nghiã trang nầy tử nhỏ nên biết nhiều về nghiã trang. Có ai mướn làm cỏ thì làm. Có khi mướn làm một cái thấy mấy cái kế bên không ai làm cỏ thì cũng làm luôn”. Tôi hỏi “Ai đã đắp những ngôi mộ gần đường đi vậy?” Anh đáp “Bà con xung quanh. Họ đi cúng, cầu siêu ở ngôi Đình Thần kế bên rồi tới đây làm cỏ để làm phước. Còn nhiều lắm cô ơi!”. Sâu bên trong không ai lội tới được nên cỏ cao hơn ngực. Nhiều ngôi mộ chìm khuất trong đám cỏ voi, cỏ dại. Đi sâu vào trong mới thấy hàng hàng lớp lớp những ngôi mộ không còn một tấm mộ bia để biết tên người chết. Đây đó, nổi lên một vài ngôi mộ đã được xây cao bằng gạch bông trông khang trang nhưng làm tăng thêm sự tồi tàn, thảm hại của hàng chục ngàn ngôi mộ khác bao quanh. Vòng đai của nghiã trang đã bị thu hẹp đáng kể. Ban Quản Trang cho biết khoảng 20 ha đất. Những nắm mồ được bao bọc bởi một bức tường xây theo vòng tròn của Nghiã Dũng Đài.
(Hình minh họa 002, 004, 007, 009, 012, 474, 475, 477).
Hình 002 Hình 007
Hình 004 Hình 012
Hình 009 Hình 474
Hình477 Hình 475
Con đường dẫn vào Nghiã Dũng Đài sụp lở trông xơ xác, tiêu điều. Anh Đỗ Ngọc Vinh và anh P đi về hướng khác. Tôi và L khó khăn lắm mới leo lên Nghiã Dũng Đài. Bậc tam cấp bao quanh chỉ còn trơ lại nền đất và cỏ dại. Từng vạc cỏ đã bị đốt cháy đen xạm. Vành khăn tang bao quanh đen đuá mốc meo. Nghiã Dũng Đài là một thanh kiếm của người anh hùng thất trận đã gãy ngọn. Nó được đúc bằng ciment cốt sắt nên chỉ có đặt bom mới phá nổi. Thân kiếm có bốn cánh, với những đường sọc xếp từng nếp nhỏ, đan lại vững chắc hướng thẳng về phía ánh nắng mặt trời. Những dãy phòng trên Nghiã Dũng Đài, cửa sơn màu xanh lá cây đã được khoá kín. Nơi đây những toán bộ đội của Quân Khu 7 canh giữ nghĩa trang nay đã dọn đi. Tôi đặt bàn tay sờ lên chân thanh kiếm để biết độ cứng và sự vững chắc của nó. Xung quanh hoang tàn không có sự sống, chỉ có hai cây hoa sứ trơ trụi lá còn nở được một vài cánh hoa lẻ loi, cô đơn giưã hoang vắng, tịch liêu. Bên tai tôi tiếng nói của L “Ngày xưa trên đó có chạm khắc những cái phù điêu rất tinh xảo và đẹp. Nó đã bị phá nát hết. Tôi hỏi “Anh đã từng lên đây”. L gật đầu “Lên đây rất nhiều lần. Tất cả những ai sống gần Sài Gòn, Đồng Nai đều có một hai lần ghé ngang đây. Chiến tranh mà em. Kẻ còn người mất, kẻ được người thua. Ai mang danh nghiã gì cho ý thức hệ của mình đều để lại vết thương cho đất nước và dân tộc. Chúng ta đều là người Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa quá rồi. Ngay cả thế hệ của anh và em cũng đã gần hết một đời đau thương rồi”. Tôi và L đi vòng quanh Nghiã Dũng Đài và gặp một hố sâu rêu phong đầy nước và một cái bàn thờ nhỏ bằng gổ đã mục nát, ngã gục. Tôi không biết nơi nầy có mộ phần của ai chôn nơi đây, sao hình dạng như mộ huyệt ai đó vừa mới quật lên.
Ông Nguyễn Văn Đức và ông HuỳnhVăn Côn, hai người trong Ban Quản Trang đã trò chuyện với chúng tôi và cho biết Ban Quản Trang mới tiếp nhận nghiã trang từ tháng 5 năm 2007. Đến nay đã hơn một năm, Huyện Uỷ Huyện Dĩ An đang có kế hoạch, phương án cho nghiã trang. Khi chúng tôi hỏi về số liệu của nghiã trang thì các ông tỏ vẻ nghi ngại không dám nói. Hai ông hẹn tôi ngày thứ hai có thể lên gặp Trưởng Ban Quản Lý Nghiã Trang để hỏi. Khi chúng tôi hỏi về ngôi mộ tập thể thì họ không dám dẫn chúng tôi đi tìm. Chúng tôi lên xe ra về...
ĐI TÌM NGÔI MỘ TẬP THỂ
(Hình minh họa 050)
Hình 050
Tôi chưa bao giờ nghe ai nói về ngôi mộ tập thể trong nghiã trang QĐBH. Nếu có ai biết họ cũng không dám nói. Người thanh niên trẻ mà tôi gặp đầu tiên trong nghiã trang đã chạy đuổi sau xe chúng tôi. Tôi yêu cầu tài xế quay đầu xe lại. Anh bạn trẻ tốt bụng dẫn chúng tôi đến chiếc cổng lúc trước quân khu 7 xây dựng, chiếm đóng nay trở thành trường Cao Đẳng. Anh nói chuyện với người gác cổng và xin phép cho xe chúng tôi vào. Người lính dễ tính mở rộng cánh cổng sắt. Chúng tôi chạy vào cuối trung tâm của dãy nhà nơi trú đóng của quân đội và lọt vào một khu đất trống, bụi đất ngổn ngang. Trước mặt chúng tôi bên trái là một nhà máy, bên phải là một cánh đồng rộng lớn cỏ cao hơn nửa ngực. Chúng tôi hối hả lội theo anh bạn trẻ. Cỏ cắt hai bàn chân tôi rát bỏng. Đường vào khu mộ tập thể nhấp nhô khó đi. Tôi nhiều lần muốn ngã. Đến một cái hố có một gò đất nhô lên cỏ mọc um tùm. Anh bạn trẻ nói với chúng tôi “Đây là ngôi mộ tập thể”. Anh Vinh kêu lên “Sao không thấy gì hết trơn vậy?”. Người bạn trẻ giải thích “Em biết ngôi mộ nầy vì mọi người sống ở đây đều biết. Lâu ngày không ai viếng thăm nên biến thành cái gò, cỏ mọc đầy hết. Cô chú có thấy cái nhà xác không? Nó ở đàng kia nhưng đã bị phá nát, sụp đổ rồi”. Anh bạn trẻ chỉ khu vực nhà xác nay không còn và tiếp “Sau 75 nhiều người chết đem về đây nhưng không ai chôn cất và tẩn liệm, nên người ta đào lổ chôn hết vào đây, nhiều người chôn ở đây lắm. Còn bên cái hàng rào có dãy nhà quét vôi trắng là nhà liệm xác người chết. Bộ đội ở đó nay đã dọn đi”. Anh Vinh và tôi bấm máy lia lịa. Chúng tôi quan sát địa hình ở đây và biết rõ rằng cả một vùng đất nầy đã bị cắt rời khỏi nghiã trang và nằm trong quy hoạch của Huyện. Tất cả không còn nguyên dạng như xưa. Ngôi mộ tập thể nầy làm sao quật lên được và tìm hiểu rõ có bao nhiêu người vùi xác nơi đây? Chúng tôi cảm thấy bất lực khi không thể nào tìm ra sự thật
(Hình minh họa từ 042 cho đến 057)
Hình 042 Hình 043
HÌnh 044 Hình 045
Hình 046 Hình 047
Hình 048 Hình 050
HÌnh 051 Hình 052
Hình 053 Hình 054
Hình 055 Hình 057
Bốn tiếng đồng hồ chúng tôi loanh quanh trong nghiã trang. Nắng đổ lửa trên mặt, trên lưng và đốt cháy da thịt. Trời oi bức lạ lùng, mồ hôi chúng tôi chảy thành những giọt lớn trên mặt, trên trán và ướt đẫm cả lưng. Chúng tôi bắt đầu rời khỏi nghiã trang trong cơn đói và khát.... Ngày đầu tiên đến nghiã trang đã kết thúc. Chúng tôi đã khám phá những sự thật mà chưa ai biết đến. Ngôi mộ tập thể có hay không? Chúng tôi tin lời cậu thanh niên dẫn đường nói thật. Ngay cả hai nhân viên làm trong Ban Quản Trang cũng gật đầu xác nhận rằng có “ngôi mộ tập thể”. Nhưng làm sao có thể quật ngôi mộ đó lên và có thể đem từng người vào nghiã trang chôn cất? Câu hỏi nầy đã ám ảnh chúng tôi suốt hai tuần lễ ở Việt Nam.
Những ngày tiếp theo tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đã làm những gì? Những khó khăn và thuận lợi của chúng tôi ra sao khi tiếp xúc với chính quyền điạ phương các cấp? Chúng tôi đã quyết định ra sao trong việc trùng tu nghiã trang QĐBH. Xin kính mời quý vị theo dõi bài 2 sẽ khởi đăng trong số tới.
Phong Thu (Ngày 9/01/2009)
Nguồn: http://www.saigonhdradio.com/index.php?option=com_content&view=article&id=112&Itemid=67
Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa
Nguyễn Ngọc Chính
Theo Hồi Ức Một Đời Người
” Thế giới đã có không ít những bài học
về tinh thần hòa giải dân tộc qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Hoa
Kỳ đã trải qua thời nội chiến phân tranh khốc liệt giữa hai miền
Nam-Bắc, kéo dài từ năm 1861 đến năm 1863.
Khi cuộc nội chiến kết thúc, tử sĩ của
cả hai miền đều được an nghỉ bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia
Arlington ở thủ đô Washington DC. Mỗi năm có gần 4 triệu người Mỹ đến
viếng Arlington với lòng thành kính biết ơn những người đã nằm xuống cho
đất nước đứng lên. Họ hoàn toàn không phân biệt liệt sĩ là người của quân đội miền Nam hay miền Bắc. “
***
Sài Gòn xưa có xa lộ Biên Hòa là con đường huyết mạch nối liền Sài
Gòn với Biên Hoà. Đây là xa lộ đầu tiên tại miền Nam do Hoa Kỳ xây dựng
năm 1959 và khánh thành năm 1961. Hãng thầu phụ trách xây dựng xa lộ là
RMK-BRJ của Mỹ, họ áp dụng công nghệ tân tiến của thời đó là đổ bê-tông
toàn bộ con đường.
Được thành lập từ năm 1965 với quy hoạch 30.000 mộ phần, Nghĩa trang Quân đội tính đến năm 1975, đã là nơi an nghỉ của khoảng 16.000 tử sĩ. Trong số đó có hơn 10.000 quân nhân tử trận trong hai chiến trường đẫm máu nhất: Tết Mậu Thân năm 1968 và Mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Tuy nhiên, chủ đề của bài viết này không nói về xa lộ Biên Hòa mà là
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nằm phía trái dọc theo xa lộ nếu đi từ Sài
Gòn. Ngày nay, nếu có dịp viếng nghĩa trang này, người Sài Gòn không
khỏi chạnh lòng trước cảnh điêu tàn, đổ nát của những nấm mồ hoang phế
tại đây.
Xa lộ Biên Hòa dài 31km, rộng 21m, bắt đầu từ cầu Phan Thanh Giản
(nay là cầu Điện Biên Phủ) và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà.
Khi người Mỹ xây dựng, họ cũng tính đến trường hợp khẩn cấp, xa lộ có
thể sử dụng làm phi đạo dã chiến cho các loại phi cơ quân sự. Tuy nhiên,
từ năm 1971 xa lộ được xây vách ngăn giữa tim đường phân đôi xa lộ
thành 2 chiều riêng biệt.
Được thành lập từ năm 1965 với quy hoạch 30.000 mộ phần, Nghĩa trang Quân đội tính đến năm 1975, đã là nơi an nghỉ của khoảng 16.000 tử sĩ. Trong số đó có hơn 10.000 quân nhân tử trận trong hai chiến trường đẫm máu nhất: Tết Mậu Thân năm 1968 và Mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Dù sao đi nữa, xét về khía cạnh nhân bản, những người sống vẫn còn
được an ủi là nghĩa trang chỉ mới đạt một nửa công suất thiết kế. Nếu
30.000 mộ được lấp kín, niềm đau thương sẽ tăng gấp đôi khi cuộc chiến
vẫn chưa chấm dứt. Tuy nhiên, xét về mặt chính trị, sự hoang phế của
Nghĩa trang Quân đội ngày nay nằm ở trách nhiệm của chính quyền mới. Ông
cha ta đã có câu nghĩa tử là nghĩa tận. Dù tử sĩ trước khi nằm xuống có khoác áo quân đội miền Nam hay miền Bắc thì họ vẫn là người Việt.
Từ những lý do đó, người ta nghĩ đến một nghĩa trang rộng lớn hơn.
Ðơn vị Chung sự, chuyên lo hậu sự cho những chiến sĩ đã nằm xuống, cũng
có nhu cầu về cơ sở để hoạt động. Kiến nghị được trình lên cấp trên,
thông qua hệ thống Cục quân nhu, Tổng tham mưu, Tổng cục Tiếp vận. Các
sĩ quan Quân nhu, Công binh, Ðịa ốc Tổng tham mưu đã phải bay trực thăng
trên không phận Thủ Ðức, Bình Dương, Biên Hòa, nghiên cứu địa thế thật
đẹp dành làm nơi an nghỉ cho các chiến hữu.
Năm 1964, nghĩa trang Quân đội ở Gò Vấp trở nên chật hẹp, không
gánh vác được hậu quả của chiến tranh khi những người lính tử trận được
đưa về ngày một nhiều. Cuộc chiến vẫn tiếp tục leo thang, phần lớn sĩ
quan thuộc khu vực thủ đô đều được chôn tại nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi. Ở
Mạc Đĩnh Chi, đất cũng bắt đầu khan hiếm và việc chôn cất ngày một tốn
kém hơn.
Đầu năm 1965, Liên đoàn 30 Công binh Kiến tạo đóng tại Hóc Môn đảm
nhận công tác xây dựng và những chiếc xe ủi đất đầu tiên của Tiểu đoàn
54 Công binh bắt đầu hoạt động. Năm 1966, doanh trại của Liên đội Chung
sự và khu nhà xác được xây dựng để tiếp nhận những di hài tử sĩ đầu
tiên. Công binh tiếp tục làm đường, phân lô, xây Cổng Tam Quan, dựng Ðền Liệt Sĩ, đúc các tấm ciment và làm mộ bia.
Nghĩa trang Quân đội được xây dựng theo mô hình của một con ong.
Đầu ong hướng về phía xa lộ Biên Hòa với mũi kim là con đường đâm ra xa
lộ. Từ Cổng Tam Quan có hai con đường dẫn lên Nghĩa Dũng Ðài cao 43m. Ðầu ong là đền thờ chiến sĩ, cũng có lúc gọi là Ðền Tử Sĩ hay Ðền Liệt Sĩ. Phía dưới chân đền là Cổng Tam Quan nối
thẳng một đường dài ra xa lộ. Con đường này làm thành cây kim nhọn của
con ong và đầu kim là bức tượng Thương Tiếc ngay bên xa lộ.
Bức tượng Thương Tiếc là hình ảnh người lính ngồi nghỉ chân trên bệ
đá, súng để ngang đùi, nét mặt buồn bã. Tác giả pho tượng đồng đen này
là nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu, ông đã chọn người mẫu là một hạ sĩ
quan thuộc binh chủng nhảy dù.
Người ta kể rằng vào những buổi chiều mờ sương, anh lính rời bệ đá,
đi lững thững xuống con suối gần đó để uống nước. Còn có rất nhiều huyền
thoại về bức tượng Thương Tiếc. Sau ngày 30/4/1975, tượng Thương Tiếc
đã bị phá sập. Người ta nói anh lính đã chui vào lò nấu kim loại tái
sinh… và như thế đã được đầu thai sang kiếp khác.
Từ chân Nghĩa dũng đài, lưng ong chia làm hình nan quạt hướng
ra 4 phía và tạo thành một lưới nhện. Phần đuôi ong hẹp, phần dưới dài
ra như quả trứng. Các ngôi mộ giống nhau chia thành từng khu. Khu quốc
gia dành cho các vị lãnh đạo, khu tướng lãnh, khu cấp tá, cấp úy và binh
sĩ.
Quân nhu nhận tử sĩ từ mặt trận được đưa về bất kể ngày đêm để chôn
cất, trong đó có những người lính tham gia các trận Mậu Thân 68, trận
Mùa Hè 72, trận Hạ Lào, trận Cambodia. Tử sĩ của các đơn vị tổng trừ bị
đem về từ 4 quân khu bên cạnh các tử sĩ thuộc quân khu thủ đô và các
tiểu khu lân cận. Tử sĩ của các quân chủng, nữ quân nhân, thiếu sinh
quân, tất cả đều nằm trong lòng đất Biên Hòa.
Tử sĩ chôn từ trung tâm Nghĩa Dũng Ðài lần lượt tỏa ra các khu
bên ngoài. Ðã có trên 10 tướng lãnh nằm tại nghĩa trang Biên Hòa trong
đó có cả các vị đại tá được vinh thăng sau khi tử trận. Người có cấp bậc
cao cấp nhất được chôn tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là cố Ðại
Tướng Ðỗ Cao Trí. Hiện nay ngôi mộ này đã được gia đình cải táng nhưng
tại vị trí cũ vẫn còn dấu tích.
Trên đường vào nghĩa trang, đi theo con đường chánh xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua Cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị nhưng bề thế và chân phương. Giữa cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được đường nét vững vàng và gần như còn nguyên vẹn dù cỏ mọc, rêu phong.
Tháng 3/1975, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm lên thăm nghĩa trang và làm lễ đặt vòng hoa. Không ai có thể nghĩ đây là lần viếng sau cùng của một viên chức cao cấp sau biến cố tháng 4.
Nghĩa trang có các toán quân danh dự canh gác theo lễ nghi quân cách
tại Vành Khăn Tang của Nghĩa Dũng Ðài. Quân nhân từ các quân binh chủng
mặc sắc phục được điều động về theo đơn xin khi họ có đủ điều kiện. Với
vóc dáng trẻ trung, khỏe mạnh, cao lớn, đoàn quân này được huấn luyện để
canh gác và biểu diễn các thao tác nghi lễ như các đoàn quân danh dự
tại nghĩa trang Arlington, Hoa Kỳ.
Qua Cổng Tam Quan là con đường dẫn đến ngôi Ðền Tử Sĩ trên một ngọn
đồi nhỏ có 4 lối dẫn lên từ bốn phía. Ðây là nơi để linh cữu trước khi
chôn cất. Ðây cũng là nơi Tổng thống, Thủ tướng hay các giới chức cao
cấp trong chính quyền chủ tọa các buổi lễ chiêu hồn tử sĩ.
Tháng 3/1975, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm lên thăm nghĩa trang và làm lễ đặt vòng hoa. Không ai có thể nghĩ đây là lần viếng sau cùng của một viên chức cao cấp sau biến cố tháng 4.
Sau Ðền Tử Sĩ, phải đi một đoạn rất dài mới đến đỉnh một dải đất cao, chính giữa trung tâm là Nghĩa Dũng Ðài. Ðây là công trình quan trọng nhất mà Công binh Việt Nam đã thực hiện từ tháng 11/1967.
Trên nền đất phẳng, Công binh đổ 10,000m3 đất làm thành một ngọn đồi
nhân tạo trong gần hai tháng. Trên ngọn đồi nhỏ này, Công binh xây bệ
tròn, chính giữa là ngọn kiếm hướng mũi lên trời. Cây kiếm có thân bốn
cánh hình chữ thập cao 43m. Chân của chữ thập đường kính 6,5m và trên
mũi nhọn là 3,5m, có bậc thang để leo lên đỉnh và đứng trên này sẽ nhìn
thấy thành phố Sài Gòn.
Nếu không có biến cố năm 1975, Nghĩa trang Quân đội khi hoàn chỉnh sẽ
là Nghĩa trang Quốc gia. Đây sẽ là nơi an nghỉ của không riêng gì tướng
lãnh, sĩ quan và binh sĩ mà còn là nơi chôn cất các thành viên chính
phủ thuộc các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Công trình xây dựng nghĩa trang do điêu khắc gia Lê Văn Mậu phụ
trách, được dự kiến bước vào giai đoạn 2, kéo dài 6 năm, với ngân khoảng
100 triệu, tiền VNCH năm 1973. Bức tượng Thương tiếc,Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ đã hoàn tất trước năm 1970. Nghĩa Dũng Đài với ngọn tháp cao cũng đã làm xong, Vành Khăn Tang vĩ đại chung quanh đang gần đến giai đoạn khánh thành vào ngày Quân Lực 19/6/1975 thì biến cố tháng 4/1975 ập đến.
Trong
thập niên 1990, những người tù cải tạo rời khỏi Việt Nam để đi định cư
tại Mỹ. Khi họ trở về thăm quê hương, không ít người, bằng cách này hay
cách khác, đã trở lại Nghĩa trang Quân đội để viếng các chiến hữu đã nằm
xuống tại quê nhà.
Năm 1994, cơ quan
IRCC, Inc. đã cử người về thăm lại Nghĩa Trang Quân Đội và ghi nhận phần
lớn mộ phần còn tồn tại nhưng đang trong tình trạng hoang phế. Cuối năm
1997, chương trình tảo mộ hàng năm được bắt đầu thực hiện dưới hình
thức thân hữu gia đình và làm từng toán nhỏ để tránh sự dòm ngó của
chính quyền. Ngoài ra, anh em thương phế binh Sài Gòn cũng được hỗ trợ
tiền bạc từ bên ngoài để âm thầm chăm lo cho những ngôi mộ vô chủ.
Thế giới đã có không ít những bài học về tinh thần hòa giải dân tộc
qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Hoa Kỳ đã trải qua thời nội chiến
phân tranh khốc liệt giữa hai miền Nam-Bắc, kéo dài từ năm 1861 đến năm
1863.
Khi cuộc nội chiến kết thúc, tử sĩ của cả hai miền đều được an nghỉ
bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở thủ đô Washington DC. Mỗi
năm có gần 4 triệu người Mỹ đến viếng Arlington với lòng thành kính biết
ơn những người đã nằm xuống cho đất nước đứng lên. Họ hoàn toàn không
phân biệt liệt sĩ là người của quân đội miền Nam hay miền Bắc.
Năm 1863, Tổng thống Mỹ Abraham Lincohn đã khánh thành nghĩa trang Quốc gia với lý do thật giản dị, “tất cả những người chết đều là đồng bào”. Ông Lincoln tuyên bố trong diễn văn khánh thành nghĩa trang ngày 19/9/1863: “Tại
đây chúng ta đoan quyết rằng cái chết không bao giờ là vô ích – rằng,
dân tộc này, nhờ ơn Chúa, sẽ có sự hồi sinh mới của tự do – rằng một
Chính phủ của nhân dân, do nhân dân và vì dân sẽ không thể bị phá hủy
trên trái đất này”.
Cuộc nội chiến kết thúc, 20 vạn tù binh
miền Nam được thả về nhà mà không cần cải tạo và cũng không có lễ ăn
mừng chiến thắng. Lý do, một lần nữa cũng dễ hiểu, “những người bại trận cũng là đồng bào”.
Lớp hậu duệ của những người Đức đã bỏ mình
trong những trận mưa pháo của hạm đội Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng con cháu
những chiến binh Anh-Pháp-Mỹ đã gục ngã trước họng súng đại liên của Đức
quốc xã trong ngày đổ bộ lên bãi biển Normandy (6/6/1944) hồi Đệ nhị
thế chiến… ngày nay đều cùng quay trở về thăm mộ bia của cha ông đến từ
cả hai chiến tuyến.
Tại Trung Hoa, Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương
của quân đội Tưởng Giới Thạch – trong đó có cả mộ phần của liệt sĩ chống
Pháp Phạm Hồng Thái đến từ Việt Nam – vẫn được chính phủ Hoa Lục trùng
tu và chăm sóc cẩn thận. Ngày nay nghĩa trang này đã trở thành di tích
lịch sử, thu hút một lượng khách du lịch đông đảo. Họ có thể là những
người đến tham quan thắng cảnh và cũng có thể là hậu duệ của những tử sĩ
đã nằm xuống tại đây.
Tại Việt Nam, biết bao gia đình có con em
phục vụ dưới hai mầu áo khác nhau nhưng mẹ Việt Nam vẫn không hề phân
biệt trong những dịp cúng giỗ. Tình cảm thiêng liêng đó đã có từ trước
1975 và tiếp tục duy trì sau ngày Sài Gòn mất tên. Sao chúng ta không mở
lòng như người mẹ bình thường đã và đang làm?
Nghĩa tử là nghĩa tận.
Tại sao chúng ta không làm được như những dân tộc khác đã làm? Đối với
những người còn sống, chúng ta vẫn có thể phân biệt chính kiến nhưng đối
với người đã chết, liệu sự phân biệt đối xử đó có hợp với đạo lý muôn
đời của người Việt hay không?
***
Mời xem thêm: Huyền thoại về tượng Thương Tiếc – Trần Công Nhung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét