18. THIỀN ĐỊNH- TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
18. THIỀN ĐỊNH- TỰ DO ĐẦU TIÊN VÀ CUỐI CÙNG
18.1. Bất kỳ khi nào bạn có thể tìm ra
thời gian chỉ để mình có đấy thì hãy loại bỏ việc làm. Nghĩ cũng là làm,
tập trung tư tưởng cũng là làm, suy tư cũng là làm. Cho dù một khoảnh
khắc bạn không làm gì và bạn chỉ ở trung tâm của mình, hoàn toàn thư
thái- thì đó là THIỀN. Và một khi bạn đã biết về cái mẹo của nó thì bạn
có thể còn lại trong trạng thái đó lâu tùy ý, cuối cùng bạn có thể còn
lại trong trạng thái đó 24 tiếng một ngày. Một khi bạn đã trở nên nhận
thức được cách thức con người mà bạn có thể còn lại không bị xáo động,
thì dần dần bạn có thể làm mọi việc mà vẫn giữ tỉnh táo, rằng con người
bạn không bị xáo động. Trước hết bạn hãy học có đấy, và rồi hãy học một
chút hành động: Lau sàn, tắm giặt, nhưng vẫn giữ bản thân mình được
định tâm. Thế rồi bạn có thể làm những điều phức tạp hơn. Nhưng bạn
không là tác nhân, bạn là người quan sát. Đó là bí mật của THIỀN. Nhận
biết đó, cái quan sát đó nên còn lại tuyệt đối thanh thản, yên tĩnh.
Khi đó toàn bộ tâm thức mình được định tâm vào bên trong thì bạn sẽ
biết, bởi vì bạn là người biết, nhận biết. Bạn chưa bao giờ mất nó cả.
Bạn chỉ đơn thuần thu được nhận biết của mình rối trong cả ngàn lẻ một
thứ. Bạn hãy rút ra nhận biết của mình từ mọi nơi và hãy để cho nó nghỉ
lại bên trong bạn, thế là bạn đã về nhà.
18.2. Cốt lõi bản chất, tinh thần của
thiền là học cách chứng kiến. Bước đầu tiên trong nhận biết là phải quan
sát thân thể bạn. Dần dần người ta trở nên ngày càng tỉnh táo về từng
cử chỉ, từng chuyển động. Khi bạn bắt đầu nhận biết đến ý nghĩ của mình,
chúng còn tinh tế hơn thân thể. Chính hiện tượng quan sát nó làm thay
đổi nó. Dần dần các ý nghĩ bắt đầu rơi rụng, không còn hỗn loạn và trở
nên hài hòa hơn. Trong cả hai lần sự yên bình bắt đầu lan tỏa, rồi bạn
thấy thân thể và tâm trí cũng hài hòa với nhau nữa. Lần đầu tiên một sự
hòa hợp, nó giúp cho công việc ở bước thứ ba- tức là trở nên nhận biết
về tình cảm, xúc động, tâm trạng của bạn. Một khi bạn đã nhận biết về
tất cả ba điều này thì chúng sẽ trở nên gắn với nhau trong một hiện
tượng hài hòa- thế thì điều thứ tư xảy ra. Đó là sự nhận biết tối thượng
làm cho người ta được thức tỉnh. Người ta trở nên nhận biết về nhận
biết của mình. Điều đó tạo nên một vị phật, một người thức tỉnh. Mà chỉ
trong sự thức tỉnh đó mà người ta mới nhận ra phúc lạc là gì. Thân thể
biết tới hoan lạc, tâm trí biết tới hạnh phúc, trái tim biết tới niềm
vui sướng, cái thứ tư biết tới phúc lạc. Phúc lạc là mục tiêu của người
tìm kiếm, và nhận biết là con đường hướng tới nó.
18.3. điều quan trọng là ở chỗ bạn mang
tính quan sát, ở chỗ bạn không quên quan sát, ở chỗ bạn đang quan sát,
quan sát,…, quan sát,… Và dần dần khi người quan sát trở nên ngày càng
vững chắc, ổn định, không dao động thì việc biến đổi xảy ra. Những cái
bạn đã quan sát bây giờ biến mất. Lần đầu tiên bản thân người quan sát
trở thành được quan sát. Bạn đã về nhà.
18.4. Quan sát là thiền. Điều bạn quan
sát thì không liên quan. Bạn có thể quan sát cây cối, con sông, đám mây,
trẻ con đang nô đùa xung quanh… Phẩm chất của quan sát, của nhận biết
và tỉnh táo- đó chính là thiền là gì. Bạn nhìn lên cây, bạn đấy, cây
đấy, nhưng bạn không tìm thấy một điều nữa sao? Rằng bạn đang thấy cây,
rằng có một nhân chứng trong bạn, người thấy bạn đang thấy cây.
18.5. Khi bạn đã thoát ra khỏi tâm trí,
quan sát nó, nhận biết nó, chỉ là một nhân chứng thì bạn là thông minh.
Bạn đã hoàn tác lại điều xã hội đã làm cho bạn. Bạn đã thoát ra khỏi nó,
bạn là người tự do. Trong thực tế lần đầu tiên bạn là con người đích
thực. Bây giờ toàn bộ bầu trời là của bạn. Thông minh đem tới tự do, đem
tới sự hồn nhiên.
18.6. Thiền định là phúc lạc trong khi cô
độc. Người ta thực sự sống động khi người ta trở nên có khả năng về nó,
khi không còn phụ thuộc thêm nữa vào bất kỳ ai, vào bất kỳ tình huống
nào, vào bất kỳ điều kiện nào. Và bởi vì nó là của riêng người ta nên nó
có thể còn lại vào buổi sáng, buổi tối, ngày, đêm, trong tuổi thanh
xuân hay tuổi già, trong khi mạnh khỏe hay lúc ốm đau, trong cuộc sống,
cả trong cái chết nữa. Nó có thể còn lại bởi vì nó không phải là cái gì
đó xảy ra cho bạn từ bên ngoài. Nó là cái gì đó tuôn ra trong bạn. Nó
chính là bản tính của bạn, nó là tự tính.
18.7. Thiền định là một phương cách làm
cho bạn nhận biết về cái ta thực sự của bạn- cái không do bạn tạo ra,
cái không cần bạn tạo ra, cái mà bạn đã là như vậy rồi. Bạn được sinh ra
với nó. Bạn là nó! Nó cần được khám phá ra. Khi con người biết được cái
ta thực sự của mình thì anh ta trở thành một cá nhân. Anh ta không còn
thuộc về tâm lý đám đông nữa. Anh ta sẽ không mê tín, không thể bị khai
thác, không thể bị dắt đi như gia súc, không thể bị ra lệnh và chỉ huy.
Anh ta sẽ sống theo ánh sáng của mình. Cuộc sống của anh ta sẽ cực kỳ
đẹp đẽ và toàn vẹn.
18.8. Thiền có vài điều căn bản, bản
chất. Đó là thư thái, quan sát, không phán xét và dần dần, dần dần,… cái
im lặng vĩ đại sẽ choàng lên bạn. Bạn có đấy, nhưng không có nghĩa “Tôi
đây”- chỉ là không gian thuần khiết.
18.9. Một thiền nhân thực sự thì vui đùa.
Với anh ta, cuộc sống là vui tươi, cuộc sống là leela, một trò chơi.
Anh ta tận hưởng nó trọn vẹn. Anh ta không nghiêm trang. Anh ta thư
thái.
18.10. Thiền xảy ra chỉ cho những người không hám kết quả. Thiền là trạng thái không hướng mục tiêu.
18.11. Khi hạnh phúc, bạn tận hưởng. Khi
hạnh phúc trôi qua thì bạn trở nên buồn bã, có gì sai trong đó nào? Hãy
tận hưởng nó đi. Một khi bạn có khả năng tận hưởng cả nỗi buồn, thì bạn
không là cả hai. Và nếu bạn tận hưởng cả nỗi buồn thì nó cũng có cái đẹp
riêng đấy. Hạnh phúc có đôi chút nông cạn, còn nỗi buồn thì rất sâu.
Ngồi im lặng và tận hưởng nỗi buồn, rồi bất chợt, nỗi buồn không còn là
nỗi buồn nữa; nó đã trở thành một khoảnh khắc im lặng, an bình, đẹp đẽ.
Và bỗng nhiên bạn hiểu ra rằng bạn chẳng là cả hai- chẳng hạnh phúc mà
cũng chẳng buồn bã, bạn là người quan sát, bạn quan sát đỉnh núi, bạn
quan sát thung lũng, nhưng bạn không là cả hai. Một khi bạn đạt tới điểm
này thì bạn có thể cứ tôn vinh mọi thứ. Bạn tôn vinh cuộc sống; bạn tôn
vinh cái chết.
18.12. Bất kỳ cái gì bạn trải qua trong
cuộc hành trình bên trong của mình, bạn đều không phải là nó. Bạn là
người quan sát nó. Nó có thể là cái không, là phúc lạc, là im lặng.
Nhưng bạn cần phải nhớ: Dù bạn có trải qua chứng nghiệm đẹp đẽ đến đâu,
say mê đến đâu thì bạn vẫn không phải là nó; bạn là người chứng nghiệm
nó. Và nếu bạn cứ tiếp tục mãi như thế thì điều tối thượng trong cuộc
hành trình là điểm mà không còn một chứng nghiệm nào nữa- chẳng còn im
lặng, chẳng còn phúc lạc, chẳng cái không. Chẳng có gì còn như một đối
tượng đối với bạn mà chỉ có chủ thể bạn thôi. Tấm gương thì rỗng không.
Nó không phải là cái đang phản xạ. Nó là bạn. Khi người quan sát là cái
được quan sát, khi người thấy là cái được thấy thì bạn đã về nhà. Người
quan sát và cái được quan sát là hai khía cạnh của nhân chứng. Khi chúng
tan biến vào nhau, khi chúng là một, thì lần đầu tiên nhân chứng nảy
sinh trong sự toàn bộ của nó.
18.13. Hãy làm nhiều, nhưng chớ có là tác
nhân- thế thì bạn đạt được cả hai. Hãy đi vào trong thế giới nhưng chớ
có là một phần của nó. Hãy sống trong thế giới nhưng đừng để thế giới
sống trong bạn.
18.14. Bước, hãy bước chậm rãi, có quan
sát. Nhìn, hãy nhìn có quan sát. Và bạn sẽ thấy cây còn xanh hơn chúng
đã từng thế, còn hoa hồng thì lại hồng hơn là chúng từng thế. Hãy lắng
nghe, lắng nghe một cách chăm chú. Khi bạn đang nói, hãy nói một cách
chăm chú. Hãy để toàn bộ hoạt động tỉnh thức của bạn trở thành hết tự
động hóa.
18.15. Nếu bạn có thể làm điều gì đó với
việc thở, thế thì bạn sẽ bất thần quay trở về hiện tại, thế thì bạn sẽ
đạt tới ngọn nguồn của cuộc sống, thế thì bạn có thể siêu việt lên thời
gian và không gian, thế thì bạn trong thế giới này và cũng vượt ra ngoài
nó nữa.
18.16. Bất kỳ ý nghĩ nào thoáng qua màn
ảnh tâm trí bạn, hãy chỉ là người quan sát. Bất kỳ xúc động nào trôi qua
màn ảnh trái tim bạn, hãy vẫn còn là một nhân chứng- chớ tham dự vào,
đừng bị đồng nhất, đừng đánh giá cái gì tốt, cái gì xấu; đấy không phải
là phần thiền của bạn.
18.17. Bất kỳ cái gì bạn đang làm, bạn
hãy giữ sự chú ý của mình vào lỗ hổng giữa hai hơi thở. Nhưng nó phải
dược thực hành trong hoạt động. Tại sao phải hoạt động? Vì hoạt động làm
rối trí. Hãy cố định vào lỗ hổng và không dừng hoạt động; hãy để cho
hoạt động tiếp tục. Bạn sẽ có hai tầng tồn tại- việc làm và con người.
Nếu phương pháp này được thực hành thì toàn bộ cuộc sống của bạn sẽ trở
thành một vở kịch dài, bạn sẽ là nghệ sỹ đóng vai. Nếu bạn quên mất lỗ
hổng thì bạn không đóng vai, bạn trở thành vai diễn. Và đấy không phải
là vở kịch nữa. Bạn đã lầm nó thành cuộc sống. Để phá vỡ cái đồng nhất
đó, bạn hãy dùng kỹ thuật này. Khi đó toàn bộ cuộc sống dường như không
xảy ra cho bạn- dường như nó xảy ra cho một ai đó khác.
18.18. Bất kỳ khi nào bạn cảm thấy rằng
tâm trí không lặng lẽ- căng thẳng, lo âu, huyên thuyên triền miên, ưu
phiền hay mơ mộng- thì hãy làm một việc: thở thật sâu. Thở ra thật sâu,
nén bụng, duy trì trong vài dây. Rồi cho phép thân thể hít vào thật sâu,
lại dừng trong vài dây. Thở ra hoàn toàn và hít vào hoàn toàn, tạo
thành một nhịp điệu. Hít vào, giữ lại, thở ra, giữ lại. Lập tức bạn sẽ
cảm thấy một sự thay đổi đang tới trong toàn bộ con người bạn. Tâm trạng
sẽ ra đi. Một khí hậu mới sẽ đi vào trong bạn.
18.19. Hãy cố gắng thành không có đầu.
Hãy quán tưởng bạn không có đầu, di chuyển không đầu. Và khi bạn cảm
thấy đầu bạn đã biến mất thì trung tâm của bạn sẽ tụt xuống tim- ngay
lập tức. Bạn sẽ nhìn thế giới qua con tim chứ không qua đầu. Và thứ hai,
hãy yêu mến nhiều hơn! Khi yêu thì đương nhiên cái đầu phải bị mất đi.
Khi bạn nhìn qua trái tim thì toàn bộ vũ trụ trông có vẻ thống nhất, như
cái Một, như Thượng đế. Cái tổng thể không thể nào nhìn thấy được thông
qua cái đầu, vì cái đầu chỉ biết phân tích, không biết tổng hợp.
18.20. Bất kỳ khi nào bạn nghĩ tới tình
yêu là bạn nghĩ tới trái tim. Sự thực, bất kỳ khi nào bạn đang yêu thì
bạn đều thư thái, và bởi vì bạn thư thái nên bạn tràn ngập an bình. Và
sự an bình đó nảy sinh từ trái tim. Cho nên an bình và tình yêu đã trở
nên gắn bó, liên kết với nhau. Bất kỳ khi nào bạn đang yêu thì bạn đều
an bình; bất kỳ khi nào bạn không yêu thì bạn đều xáo đông. Bởi an bình
và trái tim đã trở nên được gắn với tình yêu.
18.21. Bất kỳ khi nào bạn cảm thấy sự an
bình giữa hai nách tràn ngập trong bạn, lan tỏa đến trung tâm trái tim
riêng của bạn, thì thế giới có vẻ như ảo tưởng. Đây là một dấu hiệu bạn
đã đi vào thiền. Nếu thế giới trở nên không thật thì bạn đã định tâm vào
con người mình. Bây giờ bề mặt và bạn trở nên xa xôi tới mức bạn có thể
nhìn vào bề mặt như một cái gì đó khách quan, một cái gì đó khác với
bạn. Bạn không còn đồng nhất nữa. Và nếu thế giới là không thật thì bạn
hoàn toàn thư thái, nếu không thì thực tại thế giới cứ đụng chạm vào
bạn, cứ nện vào bạn.
18.22. Shiva nói: “Người được ân huệ, khi
các giác quan bị hấp thụ vào tim, đạt tới trung tâm hoa sen”. Tim là
hoa sen. Mọi giác quan đều là việc mở ra của hoa sen, là cánh hoa sen.
Đóa hoa sen này của trái tim sẽ cho bạn việc định tâm. Một khi bạn biết
về trung tâm trái tim thì rất dễ dàng tụt xuống trung tâm rốn.
18.23. Atisha nói: “Hãy là chính mình!”
Dù nỗi đau khổ là gì thì cứ để nó như thế. Hãy chứng nghiệm nó trong sự
mạnh mẽ toàn bộ của nó. Điều ấy sẽ khó khăn, nó sẽ đau lòng. Bạn có thể
bỗng nhiên nhận biết rằng nỗi đau không chỉ trong tim, mà ở khắp trên
thân thể. Nếu bạn kinh nghiệm nó thì hãy hấp thu nó. Nó là một năng
lượng quí giá, đừng ném nó đi. Hãy hấp thu nó, uống nó, chấp nhận nó,
đón chào nó, biết ơn nó. Có thể mất vài ngày để tiêu hóa được nó, nhưng
cái ngày mà nó xảy ra thì bạn tình cờ gặp cánh cửa mà thực sự sẽ mang
bạn đi xa, xa hẳn. Một cuộc hành trình mới đã bắt đầu trong cuộc đời
bạn. Ngay lập tức, khoảnh khắc bạn chấp nhận nỗi đau thì năng lượng của
nó, phẩm chất của nó đã thay đổi. Nó không còn là nỗi đau nữa. Người ta
không thể nào tin được rằng đau khổ có thể được chuyển hóa thành cực
lạc, rằng nỗi đau có thể trở thành niềm vui.
18.24. Cứ mỗi sáng, khi thức dậy, điều
đầu tiên bạn cần quyết định trước khi mở mắt: “Hôm nay ta muốn gì nào?
Khốn khổ? Vui sướng? Ta định chọn gì cho ngày hôm nay?” Và điều xảy ra
là bao giờ bạn cũng chọn vui sướng.
18.25. Bất kỳ khi nào có niềm vui thì bạn
đều cảm thấy rằng nó đang đến từ bên ngoài. Bạn đã gặp một người bạn-
tất nhiên dường như niềm vui đến từ người bạn, từ việc thấy anh ta. Thế
mà thực chất đấy lại không phải là cảnh ngộ thực tại. Niềm vui bao giờ
cũng bên trong bạn. Người bạn chỉ là một tình huống. Người bạn đã giúp
cho niềm vui ló ra. Và điều này thì không chỉ xảy ra cho niềm vui, mà
cho mọi thứ: với giận dữ, với buồn rầu, với khốn khổ, với hạnh phúc, với
mọi thứ… Người khác chỉ là tình huống, trong đó mọi thứ ẩn kín trong
bạn được bầy tỏ. Họ không phải là nguyên nhân, họ không gây ra điều gì
đó trong bạn. Bất kỳ cái gì xảy ra , nó đều đang xảy ra cho bạn. Bất kỳ
khi nào điều này xảy ra thì hãy cứ duy trì việc định tâm trong cảm giác
bên trong, và thế thì bạn sẽ có một thái độ khác về mọi thứ trong cuộc
sống. Ngay cả với những xúc động tiêu cực, bạn cũng cứ làm như thế này.
Khi bạn giận, đừng có định tâm vào người đã làm phát sinh nó. Hãy để cho
anh ta ở phần ngoại vi. Bạn chỉ trở nên giận dữ. Đừng hợp lý hóa, đừng
cho rằng con người này đã tạo ra nó. Đừng lên án người đó. Anh ta chỉ là
một tình huống. Và hãy cảm thấy biết ơn anh ta, rằng anh ta đã giúp một
cái gì đó vốn ẩn chứa được ra công khai. Anh ta đã đập vào bạn ở đâu
đó, vào vết thương đã ẩn kín ở đó. Nếu xúc động là tiêu cực thì bạn sẽ
được tự do khỏi nó, bởi việc nhận biết rằng nó ở bên trong bạn. Nếu xúc
động là tích cực thì bạn sẽ trở thành bản thân niềm xúc động đó. Nếu nó
là niềm vui thì bạn sẽ trở thành niềm vui. Nếu nó là giận dữ thì giận dữ
sẽ tan biến.
18.26. Shiva nói: “Trong tâm trạng cực kỳ
ham muốn, hãy đừng bị xáo động”. Khi ham muốn cuốn hút bạn, bạn bị xáo
động. Ham muốn là căn bệnh. Nhưng làm sao mà yên tĩnh được? Bạn đang
giận dữ, cơn giận đang cuốn hút bạn. Bạn nhất thời điên lên, bị nó ám
ảnh: bạn không còn ý thức nữa. Bỗng nhiên hãy nhớ: đừng xáo động. Cơn
giận sẽ có đó, nhưng bây giờ bạn có một điểm bên trong bạn còn không bị
xáo động. Cơn giận ở phần ngoại vi, nó xáo động, nhưng bạn có thể nhìn
vào nó, và thế thì bạn sẽ không bị xáo động, bởi vì bạn chỉ là nhân
chứng. Điểm yên tĩnh này là tâm trí nguyên thủy của bạn, nó chưa bao giờ
bị xáo động cả. Giận dữ không thể tồn tại mà không có cái gì đó bên
trong bạn vượt ra ngoài cơn giận. Nhận thức về trung tâm yên tĩnh này
làm cho bạn trở thành ông chủ. Ngoài ra, bạn là một nô lệ, và nô lệ cho
biết bao người. Mọi thứ đều thành ông chủ, còn bạn trở thành nô lệ cho
toàn bộ vũ trụ. Hiển nhiên bạn sẽ trong rắc rối. Với biết bao ông chủ
như thế, kéo bạn đi theo biết bao hướng, bạn chẳng bao giờ thống nhất
được, bạn không phải là một đơn vị, bạn sẽ trong đau khổ. Chỉ người chủ
của chính mình mới có thể siêu việt lên trên đau khổ.
18.27. Hãy nhớ tới bản thân bạn, dù bạn
đang làm bất kỳ cái gì. Hãy cảm thấy “Tôi đây”. Đừng có nghĩ gì. Chỉ cảm
thấy rằng bạn có đấy. Cảm giác không thành lời này, cho dù chỉ có trong
một khoảnh khắc, cũng sẽ cho bạn một thoáng nhìn- một thoáng nhìn của
cái thực. Chỉ một khoảnh khắc thôi bạn được ném trở lại với trung tâm
con người mình. Bạn đang ở ngoài tấm gương, bạn đã siêu việt trên thế
giới của phản xạ, bạn là sự tồn tại. Và bạn có thể làm điều đó bất kỳ
lúc nào, bất kỳ ở đâu, bất kỳ khi bạn đang làm gì, bạn có thể bỗng nhiên
nhớ lại chính mình. Chỉ nỗ lực là cần thiết- một nỗ lực liên tục là cần
thiết.
18.28. Bất kỳ khi nào bạn biết một điều
gì đấy thì bao giờ cũng nên nhớ đến người biết. Đừng quên điều đó trong
khách thể. Hãy nhớ đến chủ thể. Khi lắng nghe, bạn hãy biết tới diễn giả
và cũng biết tới cả thính giả nữa. Tri thức của bạn phải là mũi tên hai
đầu, trỏ tới hai điểm- người biết và cái được biết. Điều này gọi là tự
nhớ hay chính tâm. Và thế thì điều kỳ diệu xảy ra, bạn chẳng là hai cái
đó nữa, bạn trở thành cái thứ ba, bạn trở thành một nhân chứng. Trong tự
nhớ bạn dịch chuyển khỏi điểm cố định của người biết. Thế thì người
biết là tâm trí bạn và cái được biết là thế giới, và bạn trở thành điểm
thứ ba, tâm thức, cái ta chứng kiến. Điểm thứ ba này không thể được siêu
việt lên nữa- và cái đó là cái tối thượng. Cái mà còn có thể được siêu
việt lên thì chẳng đáng giá gì, nó không phải là bản tính của bạn- bạn
có thể siêu việt lên trên nó. Một khi bạn biết được điều đó thì bạn trở
thành cả hai. Thế thì cái được biết và người biết chỉ còn là đôi cánh
của bạn. Chúng là sự mở rộng của bạn. Thế thì thế giới và điều thiêng
liêng, cả hai đều là sự mở rộng của bạn. Bạn đã đi đến chính trung tâm
của con người. Và trung tâm này chính là nhân chứng.
18.29. Bạn có thể nhìn chăm chăm vào một
chấm trên tường, bạn có thể dừng mắt bạn. Nhưng chuyển động là bản tính
của mắt, nên một hiện tượng rất lạ xảy ra, chúng sẽ bắt đầu chuyển vào
bên trong. Thế thì mắt nhẩy từ bên ngoài vào tâm thức bên trong. Mắt là
điểm hội ngộ của bạn và thân thể bạn. Không còn chỗ nào khác trên thân
thể lại là điểm gặp gỡ sâu sắc như vậy.
18.30. Shiva nói: “Mắt nhắm, hãy thấy chi
tiết con người bên trong của bạn- thấy bản tính của bạn”. Hãy nhắm mắt
lại và dừng chuyển động của chúng. Hãy cảm thấy dường như chúng đã trở
thành đá, và rồi hãy duy trì trạng thái “mắt đá” đó. Đừng làm bất cứ
điều gì; chỉ còn ở đó thôi. Rồi bỗng nhiên một hôm bạn trở nên nhận biết
rằng bạn đang nhìn vào bên trong bạn. Hãy quên toàn bộ thân thể; hãy
chuyển tới ngón chân cái. Hãy đứng ở đó và nhìn. Rồi chuyển lên qua cẳng
chân, đi ngược lên, đi tới mọi chi. Thế thì nhiều điều sẽ xảy ra! Thế
thì thân thể bạn trở thành một phương tiện nhạy cảm lắm, bạn không thể
nào tưởng tượng nổi. Thế thì nếu bạn chạm vào ai đó, bạn có thể đi vào
trong tay của bạn một cách hoàn toàn và cái chạm đó sẽ trở thành việc
biến đổi. Nếu bạn có thể chuyển vào bất kỳ phần nào của thân thể bạn một
cách hoàn toàn, thì phần đó trở thành sống động, sống động một cách kỳ
lạ. Thế thì bạn có thể chuyển vào mắt một cách hoàn toàn. Nếu bạn có thể
chuyển vào mắt mình một cách hoàn toàn và rồi nhìn vào mắt ai đó thì
bạn sẽ thấm sâu vào anh ta. Nếu bạn có thể thấy thân thể mình một cách
hoàn toàn từ bên trong thì bạn sẽ chẳng bao giờ rơi vào ảo tưởng rằng
bạn là thân thể. Thế thì bạn sẽ vẫn còn khác biệt: bên trong, nhưng
không phải là nó, trong thân thể nhưng không phải là thân thể. Bây giờ
bạn có thể di chuyển tự do vào trong tâm trí mình, sâu xuống dưới, cái
hang bên trong của tâm trí. Thế thì bạn sẽ trở nên tách biệt với cả tâm
trí nữa. Thân thể và tâm trí đã được đi vào và được nhìn từ bên trong.
Thế thì bạn đơn thuần là một nhân chứng và nhân chứng này không thể được
thấm nhuần vào. Đó là cốt lõi bên trong nhất của bạn, cái ta của bạn.
Hãy nhớ: bạn không thể chứng kiến ngọn nguồn chứng kiến!
18.31. Shiva nói: “Hãy nhìn vào cái bát
mà không thấy ranh giới hay vật liệu. Trong thoáng chốc hãy trở nên nhận
biết”. Hãy nhìn vào bất kỳ cái gì nhưng với phẩm chất khác hẳn. Không
nhìn vào ranh giới, hãy nhìn vào đối tượng như một tổng thể. Khi bạn
nhìn vào một vật như một tổng thể, thì mắt không cần chuyển động nữa.
Điều thứ hai, hãy nhìn vào nó như một hình dạng, không phải là một chất
liệu. Điều gì sẽ xảy ra? Bạn bỗng nhiên trở nên nhận biết về cái ta của
mình. Hãy duy trì với cái tổng thể và hình dạng, bây giờ mắt không
chuyển động. Và chúng thì cần chuyển đông theo bản tính của chúng, cho
nên chúng chuyển hướng vào bạn. Nó sẽ quay lại. Nó sẽ trở về nhà. Và
bỗng nhiên bạn sẽ trở nên nhận biết về cái ta của mình. Khi lần đầu tiên
bạn trở nên nhận biết về cái ta của mình thì nó có cái đẹp và phúc lạc
chưa từng thấy bao giờ.
18.32. Hãy nhìn vào một bông hoa hồng,
trước hết hãy nhìn nó chăm chú trong vài phút, và rồi hãy đảo ngược tiến
trình: hoa hồng đang nhìn vào bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên, biết bao nhiêu
năng lượng hoa hồng có thể trao cho bạn. Cũng như vậy có thể thực hiện
với cây cối, các vì sao và với mọi người, nhất là người mà bạn yêu. Hãy
nhìn vào mắt nhau. Trước hết hãy nhìn vào người kia và rồi bắt đầu cảm
thấy người kia quay năng lượng vào bạn, bạn sẽ cảm thấy được cung cấp
thêm năng lượng. Khi đi ra từ nó, bạn sẽ được trẻ trung lại, sống động
lại.
18.33. Trước khi ra khỏi giường, vào sáng
sớm, bạn hãy nằm ngửa, mắt nhắm lại. Khi hít vào, bạn hãy quán tưởng
ánh sáng vàng trút vào đầu bạn, dường như mặt trời mọc ngay trên đầu
bạn. Ánh sáng này cứ đi vào, đi vào, đến tận các ngón chân. Và khi bạn
thở ra, hãy quán tưởng bóng tối đi vào từ ngón chân bạn, đi lên, và đi
qua đầu. Và hãy làm như vậy khi sắp đi ngủ.
18.34. Shiva nói: “Tỉnh, ngủ, mơ, hãy
biết bạn là ánh sáng”. Trong khi “tỉnh”, di chuyển, ăn, làm việc, hãy
nhớ bản thân bạn là ánh sáng, dường như trong tim bạn có một ngọn lửa
đang bùng cháy, và thân thể bạn chẳng là gì khác hơn là vầng hào quang
quanh ngọn lửa đó. Kiên trì điều này trong 3 tháng. Sau đó bạn có thể
đưa nó vào trong mơ. Nó đã trở thành một thực tại. Mọi thứ đều là ánh
sáng, bạn là ánh sáng. Trong khi chìm vào giấc ngủ, bạn hãy nghĩ về ngọn
lửa. Nhớ nó…nhớ… bạn chìm vào giấc ngủ, và rồi việc nhớ vẫn tiếp tục.
Và cảm giác này sẽ đi vào trong các giấc mơ, giấc mơ sẽ bắt đầu biến
mất. Sẽ ngày càng ít giấc mơ hơn và ngày càng ngủ say hơn. Và một khi
bạn đi vào giấc ngủ với cảm giác rằng bạn là ngọn lửa thì bạn sẽ nhận
biết trong nó- giấc ngủ chỉ xảy ra cho thân thể, không phải cho bạn.
Thân thể cần nghỉ ngơi, tâm thức không cần nghỉ ngơi, vì thân thể là máy
móc, nó cần nhiện liệu, nó cần nghỉ ngơi. Đó là lý do tại sao khi được
sinh ra nó chúng lại trẻ trung, rồi nó trở nên già đi, và nó chết. Tâm
thức thì chẳng bao giờ sinh, chẳng bao giờ già, chẳng bao giờ chết. Nó
không cần nhiên liệu, không cần nghỉ ngơi. Nó là năng lượng thuần khiết,
năng lượng vĩnh hằng bất diệt.
18.35. Shiva nói: “Hãy cảm thấy vũ trụ
như sự hiện diện sống trong mờ”. Và tâm trí bạn sẽ trở nên hoàn toàn im
lặng và bạn cảm thấy sự hiện diện của sự tồn tại sống mãi. Bạn sẽ chỉ là
một phần trong nó, không nặng gánh, không căng thẳng… giọt nước đã rơi
vào đại dương. Hãy thử nhiều cách. Hãy cầm tay ai đó, nhắm mắt lại và
cảm thấy cuộc sống trong người khác. Hãy cảm thấy nó, cho phép nó đi vào
bạn. Hãy cảm thấy cuộc sống riêng của bạn và cho phép nó đi vào người
khác. Hãy ngồi gần cây cối và chạm vào vỏ cây. Hãy nhắm mắt lại và cảm
thấy cuộc sống đang nảy sinh trong cây, và rồi bạn sẽ lập tức được thay
đổi.
18.36. Hãy nhìn vào bóng tối. Hãy cảm
thấy thoải mái và nhìn vào nó. Nó sẽ bắt đầu đi vào mắt bạn, và bạn cũng
đang đi vào trong nó., điều đó sẽ làm sạch mọi bóng tối âm bản (của ánh
sáng) của bạn. Ở đấy, sống với bóng tối trong 3 tháng, mỗi ngày một
giờ, bạn sẽ mất mọi cảm giác về cá nhân, về phân tích. Thế thì bạn sẽ
không còn là một hòn đảo nữa, bạn sẽ trở thành đại dương. Bạn sẽ là một
với bóng tối. Và bóng tối thì là một đại dương bao la; chẳng có gì mênh
mông, chẳng có gì vĩnh cửu đến như vậy. Và tiếp theo đó, bạn hãy nằm ra
và cảm thấy dường như bạn đang gần mẹ mình. Bóng tối là mẹ, người mẹ của
tất cả chúng ta. Bước thứ ba: Di chuyển, đi làm, nói chuyện, ăn uống
hay làm bất cứ việc gì, hãy mang một mảng bóng tối bên trong bạn. Bóng
tối đã đi vào trong bạn, hãy mang nó theo. Nếu bạn mang bóng tối theo
bên mình, bạn sẽ thư thái, bình tĩnh lạ thường. Giấc ngủ của bạn sẽ trở
nên sâu đến mức giấc mơ sẽ biến mất. Khi bạn thiền về bóng tối trong đêm
thì bóng tối bên trong mà bạn vẫn đang mang cả ngày sẽ giúp bạn gặp gỡ-
bóng tối bên trong sẽ gặp gỡ bóng tối bên ngoài.
18.37. Shiva nói: “Trong đêm mưa không
trăng, hãy nhắm mắt lại và thấy cái đen tối trước mắt bạn. Mở mắt ra
thấy cái đen tối. Thế là sai lầm sẽ biến mất mãi mãi”. Bởi vì, nếu bóng
tối bên trong được cảm thấy thì bạn trở thành trầm tĩnh, im lặng, không
xáo động đến mức mà cái sai lầm không thể nào còn lại với bạn được. Bóng
tối bên trong đã hấp thu nó. Bạn đã trở thành một chân không vô hạn,
trong đó mọi thứ có thể bị rơi vào và sẽ không trở lại. Bạn bây giờ
giống như một vực thẳm.
18.38. Shiva nói: “Hãy tắm trong trung
tâm của âm thanh, như trong âm thanh liên tục của thác nước, hay bằng
cách lấy ngón tay bịt tai, hãy nghe âm thanh của các âm thanh”. Hãy nhắm
mắt lại và cảm thấy toàn bộ vũ trụ tràn ngập âm thanh. Hãy cảm thấy
dường như mọi âm thanh đều đang hướng về bạn và bạn là trung tâm. Khi đó
âm thanh bỗng nhiên sẽ biến mất và bạn sẽ đi vào cái vô âm, trung tâm
cuộc sống. Khi đó chẳng có âm thanh nào quấy rầy được bạn. Có một điểm
mà không âm thanh nào đi vào được- đó là bạn. Với âm thanh, bạn liên lạc
với người khác; với vô âm, bạn rơi vào vực thẳm của riêng mình. Một
phần là nghe thấy âm thanh dồn tới trung tâm bạn, phần kia là dừng mọi
âm thanh và cảm thấy trung tâm vô âm. Cả hai điều này cần thực hành để
bạn có thể chuyển từ cực nọ sang cực kia. Và thế thì bạn sẽ trẻ trung
mãi mãi.
18.39. Hãy đi vào đền. Chuông hay khánh
đang có đó. Trước hết hãy trở nên hoàn toàn tỉnh táo. Và nếu có ý nghĩ
thì hãy đợi. Với ý nghĩ, bạn không thể tỉnh táo. Khi bạn không có ý nghĩ
và bạn tỉnh táo thì hãy đi với âm thanh. Hãy nhìn khi âm thanh không có
đó rồi nhắm mắt lại. Rồi hãy nhìn âm thanh khi được tạo ra, rồi hãy di
chuyển với âm thanh. Âm thanh sẽ trở nên chậm dần, tinh tế hơn,… và rồi
nó không còn nữa. Hãy tỉnh táo di chuyển cùng với âm thanh đến chính
ngọn nguồn. Hãy thấy cả hai cực của âm thanh, cả cái bắt đầu và cái kết
thúc. Bạn sẽ trở thành một con người hoàn toàn khác.
18.40. Hãy nhìn vào sự sáng tỏ của bầu
trời và trở thành một với nó. Trức hết, không chớp mắt, hãy nhìn thẳng.
Thứ hai: đừng nghĩ về bầu trời. Hãy là bầu trời. Hãy chỉ nhìn và di
chuyển vào trong bầu trời, và hãy cho phép bầu trời di chuyển vào trong
bạn. Khi bầu trời đã đi vào trong bạn, thì bạn có thể nhắm mắt. Bạn sẽ
thấy nó cũng ở bên trong nữa. Hãy duy trì bầu trời bên trong. Tâm trí sẽ
chậm dần và trong vài phút sẽ không còn ý nghĩ nữa, không còn mây nữa,
khi đó bầu trời bên ngoài và bên trong trở thành một. Chỉ vì ý nghĩ mà
bên ngoài mới là bên ngoài và bên trong mới là bên trong. Khi ý nghĩ
không có đó thì bên ngoài và bên trong mất biên giới, chúng trở thành
một.
18.41. Hãy nhắm mắt và hãy bao hàm mọi
thứ tồn tại trong bạn, đừng loại trừ cái gì cả: cây cối, bầu trời, mặt
trời lên,… Hãy cố gắng bao hàm ngày càng nhiều hơn, mở rộng nhiều hơn…
thế thì bạn càng lùi xa chính các góc của sự tồn tại. Rồi một ngày nào
đó, bạn là điều duy nhất; toàn bộ sự tồn tại đều được bao hàm vào. Đây
là điều tối thượng của các chứng nghiệm tôn giáo.
18.42. Cuộc sống là cuộc hành hương tới
cái chết. Từ ngay lúc sinh ra, cái chết đã bắt đầu tiến tới bạn: bạn đã
bắt đầu đi dần về cái chết. Và tai họa lớn nhất xảy ra cho tâm trí con
người là ở chỗ nó chống lại cái chết. Điều đó có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ
điều bí ẩn lớn nhất và cũng có nghĩa là bạn đã bỏ lỡ chính bản thân cuộc
sống- vì chúng gắn bó sâu sắc với nhau, chúng không phải là hai. Cuộc
sống là sự trưởng thành; còn cái chết là việc nở hoa của nó. Cuộc hành
trình và mục tiêu là không tách rời- cuộc hành trình kết thúc trong mục
tiêu.
18.43. Shiva nói: “Hãy tập trung vào ngọn
lửa đang nảy sinh qua hình dạng bạn, từ ngón chân lên, cho tới khi thân
thể bùng cháy thành tro nhưng không phải bạn”. Trong cuộc sống chẳng có
gì chắc chắn ngoại trừ cái chết. Chỉ cái chết mới không là ngẫu nhiên.
Mọi thứ khác đều là sự ngẫu nhiên. Bạn đã chết, nửa chết, vì một khi
người ta được sinh ra thì người ta phải đi đến cảnh giới của cái chết,
đi vào trong nó. Bây giờ thì không có cách gì thay đổi được nó nữa! Cái
chết đang xảy ra. Đó là một tiến trình. Khi bạn hít vào là cuộc sống,
khi bạn thở ra là cái chết. Điều đầu tiên mà đứa trẻ làm là hít vào. Và
người già, khi sắp chết sẽ thực hiện hành động cuối cùng, việc thở ra.
Thân thể cần hít vào và thở ra, cần cả hai: sống và chết. Bạn hãy thở ra
thật sâu và không hít vào bất kỳ khi nào mà bạn nhớ tới. Bạn sẽ cảm
thấy một sự an bình sâu sắc, vì cái chết là an bình, là im lặng, bạn sẽ
cảm thấy vô ngã. Điều đó dẫn tới sự sẵn sàng chết của bạn. Nó là đẹp đẽ.
Cái chết là đẹp và chẳng cái gì giống cái chết cả- im lặng thế, thư
thái thế, bình tĩnh thế, không rối loạn thế! Nhưng chúng ta hay sợ chết.
Và tại sao chúng ta lại sợ chết? Làm sao chúng ta lại sợ điều mà chúng
ta không biết? Bạn chưa bao giờ thực sự sống- điều đó tạo ra việc sợ cái
chết. Nếu bạn sống động bạn sẽ đón mừng cái chết. Bạn đã biết cuộc
sống; bây giờ bạn muốn biết luôn cả cái chết nữa. Bạn có thể làm sâu sắc
hơn cảm giác này nếu bạn thở ra thật sâu 15 phút mỗi ngày trong khi bạn
nhắm mắt. Và rồi hãy cho phép thân thể hít vào, và khi không khí đi vào
thì bạn sẽ mở mắt, bạn đi ra. Khi không khí đi ra thì bạn đi vào. và
không khí đi vào thì bạn lại đi ra. Sẽ không còn nỗi sợ chết, vì bây giờ
cái chết dường như giống với thư thái, giống việc nghỉ ngơi sâu sắc.
18.44. Hãy nằm xuống, trước hết hãy quan
niệm bản thân bạn như một cái xác chết. Hãy đem sự chú ý của bạn tới
ngón chân. với mắt nhắm bạn hãy di chuyển vào bên trong. Hãy cảm thấy
ngọn lửa đang bốc cháy từ ngón chân. Khi ngọn lửa đi lên thân thể,… dần
dần rồi bạn sẽ biến mất. Bạn chỉ còn lại là người quan sát trên đồi, là
nhân chứng và không có bản ngã. Và khi bạn biết điều này thì bạn có thể
vẫn còn trong trạng thái này liên tục. Một khi bạn biết rằng, bạn có thể
tách mình ra khỏi thân thể, thì bạn có thể vẫn còn trong thân thể, mà
bạn lại sẽ không trong thân thể. Trong quan sát đó, bạn sẽ nhận ra một
hiện tượng sâu sắc, rằng bản ngã là một thực thể sai lầm. Nó có đó bởi
vì bạn đã đồng nhất nó với thân thể, với ý nghĩ, với tâm trí. Bạn chẳng
là chúng. Bạn khác biệt với tất cả những thứ bao quanh mình, bạn khác
biệt với phần ngoại vi của mình.
18.45. Bất kỳ lúc nào trong ngày, bạn hãy
thư thái trên ghế, nhắm mắt lại, đặt hai lòng bàn tay lên hai mắt bạn.
Nhưng đừng ấn. Chỉ chạm nhẹ. Cái chạm nhẹ này giữa hai mắt bắt đầu nhỏ
giọt vào trong trái tim, và trái tim sẽ mở ra để đón nhận nó. Khi năng
lượng rơi xuống này thành một luồng, rồi thành dòng sông, rồi thành trận
lụt thì bạn sẽ bị cuốn đi hoàn toàn, cuốn đi xa mãi… Bạn sẽ không cảm
thấy bạn có đấy. Bạn sẽ chỉ cảm thấy bạn đã trở thành vũ trụ. Vũ trụ tới
rồi vũ trụ đi… Thực thể mà bạn đã từng là, bản ngã, sẽ không có đó.
18.46. Bạn hãy nhắm mắt, rồi tập trung cả
hai mắt bạn vào giữa đôi lông mày. Giữa hai lông mày là tuyến yên, là
con mắt thứ ba. Kỹ thuật này để khai mở con mắt thứ ba. Nếu bạn chú ý
đến nó thì cả hai mắt bạn sẽ bị thôi miên bởi con mắt thứ ba. Và lần đầu
tiên bạn sẽ cảm thấy ý nghĩ chạy trước bạn, bạn sẽ trở thành nhân
chứng.
18.47. Tử Lộ nói: “Người ta nên nhìn vào
chỏm mũi mình”. Sao vậy? Điều này làm bạn thẳng hàng với con mắt thứ ba.
Nhưng bạn phải rất nhẹ, không có bất kỳ căng thẳng nào. Bạn đơn thuần
có đấy, hiện hữu, buông bỏ,… Điều chính yếu là hạ thấp tròng mắt và rồi
cho phép ánh sáng chảy vào chính nó. Ngồi thẳng và trong tư thế thoải
mái. Và khi bạn đã đạt đến điểm con mắt thứ ba thì bạn đã đạt đến điểm
mà từ đó toàn bộ sự sáng tạo nảy sinh. Bạn đã đạt đến cái vô hình, cái
không hiển lộ. Đây chính là không gian, là hạt mầm của toàn bộ sự tồn
tại. Nó là toàn năng, toàn diện và vĩnh cửu.
18.48. Con người bên trong nhất của bạn
có bản chất ánh sáng. Tâm thức là ánh sáng, là ánh sáng duy nhất. Bạn
đang tồn tại rất vô ý thức, làm mọi việc mà chẳng biết tại sao. Ham muốn
mọi thứ, đòi hỏi mọi thứ chẳng biết tại sao. Bạn là người ngủ đang
bước. Mộng du là bệnh tâm linh duy nhất- bước đi và sống trong mê ngủ.
Hãy trở nên ý thức hơn đi. Hãy bắt đầu ý thức với các đối tượng. Hãy
nhìn vào mọi vật với nhiều tỉnh táo hơn. Khi bạn đi qua một cái cây, hãy
nhìn vào cây với nhiều tỉnh táo hơn. Bỗng nhiên nó xanh hơn, sống động
hơn, đẹp hơn. Cây thì vẫn thế, chỉ có bạn đã thay đổi. Rồi một con chim
hót trên cây: Hãy tỉnh táo! Dường như trong khoảnh khắc đó, bạn và tiếng
chim hót đó cùng tồn tại. Và khi tiếng chim dừng lại, hãy lắng nghe sự
thiếu vắng của tiếng chim. Thế thì tiếng chim đã trở thành tinh tế. Toàn
bộ sự tồn tại tràn ngập bởi sự thiếu vắng của tiếng chim. Nó là tiếng
ca của im lặng. Hãy thực hành với mùi hương, bông hoa,… Khi đối tượng
hoàn toàn biến mất và sự thiếu vắng của đối tượng biến đi, ý nghĩ biến
đi, và ý tưởng về vô trí biến đi. Bây giờ là khoảnh khắc ân huệ hạ xuống
bạn, hoa đã trút xuống; đây là khoảnh khắc khi bạn được nối với ngọn
nguồn cuộc sống. Đây là khoảnh khắc bạn không còn là kẻ ăn mày nữa, bạn
đã trở thành hoàng đế.
18.49. Cuộc tìm kiếm tôn giáo là cuộc tìm kiếm để làm cho toàn bộ sự tồn tại là bụng mẹ.
18.50. Hãy trở thành phi sở hữu, vì với
sở hữu thì địa ngục bắt đầu. Nó là chất độc cơ bản. Một khi cái “cuả
tôi” đi vào thì bạn là một kẻ cạnh tranh với mọi người. Cuộc đời của bạn
là cuộc đời của cạnh tranh, vật lộn, xung khắc, bạo hành, gây gổ. Bước
tiếp sau cái “của tôi” là cái “tôi”. Khi bạn đã lắng xuống với “tôi” thì
bạn có thể thấy rõ ràng bạn có một biên giới, và những người ngoài biên
giới đó là “anh”, là “người khác”.
18.51. Vũ trụ là một. Chẳng cái gì bị
phân chia cả. Mọi thứ đều được nối với mọi thứ khác; đó là việc nối
chằng chịt nhau. bạn được nối với đất, với cây cối, với các vì sao, các
con sông, các rặng núi,… Mỗi khoảnh khắc bạn đều đang thở- môt cách liên
tục có một cây cầu với sự tồn tại. Bạn ăn, sự tồn tại đi vào trong bạn;
bạn ỉa, nó trở thành phân bón- táo trên cây sẽ trở thành một phần trong
thân thể bạn trong ngày mai, và một phần trong thân thể bạn sẽ chết đi
và trở thành phân bón cho cây cối,… một sự cho và nhận liên tục. Không
một khoảnh khắc nào nó dừng lại cả. Khi nó dừng thì bạn chết. Được trong
sự thống nhất là sống; bị ra ngoài sự thống nhất là chết. Cho nên bạn
càng nghĩ “Ta là tách biệt” thì bạn sẽ càng ít nhạy cảm, yếu đi, đờ đẫn
hơn. Một khi bạn hiểu rằng chúng ta là thành viên của lẫn nhau, toàn bộ
sự tồn tại này là một phần của bạn và bạn là một phần của toàn bộ sự tồn
tại. Thế thì bỗng nhiên cái nhìn thay đổi. Chúng ta trong hòa hợp. Thực
tại là một thể thống nhất; còn với ý tưởng “tôi”, “anh” thì chúng ta bị
gạt ra ngoài lề thực tại. Bây giờ bạn sẽ liên tục trong cuộc chiến với
thực tại. Bạn sẽ đánh nhau với gốc rễ của riêng mình; bạn sẽ đánh nhau
với chính mình. Nếu tôi chỉ ngồi im lặng thì bạn không thể làm được điều
đó- một việc đơn giản đến thế!… Bạn không thể ngồi yên lặng được vì cái
“tôi” không cho phép bạn có lấy một khoảnh khắc thư thái. Một khi
khoảnh khắc thư thái là được phép thì bạn sẽ có thể thấy được thực tại.
Cái “tôi” là trung tâm sai lầm được bạn tạo ra. Trung tâm của bạn là
trung tâm của tất cả. Cái ta đích thực của bạn là cái ta của tất cả. Tại
trung tâm, toàn bộ sự tồn tại là một- hệt như nguồn gốc của ánh sáng,
mặt trời, mọi tia đều là một.
18.52. Chướng ngại lớn nhất trên con
đường thiền định là bản ngã sai lầm. Chướng ngại thứ hai là tâm trí
huyên thuyên thường xuyên của bạn. Hãy thấy sự vật, đừng diễn đạt thành
lời. Thiền nghĩa là sống không lời, phi ngôn ngữ. Thiền là cực điểm của
tình yêu, tình yêu không cho riêng một người, mà là cho toàn bộ sự tồn
tại. Thiền là mội quan hệ sống với toàn bộ sự tồn tại bao quanh bạn. Khi
bạn tồn tại như một con người xã hội thì ngôn ngữ là cần. Nhưng khi bạn
một mình với sự tồn tại thì cơ chế này phải được tắt đi. Nếu bạn không
thể tắt được nó đi thì thì bạn sẽ trở thành nô lệ cho nó. Tâm trí phải
là một công cụ, không phải là ông chủ. Nhưng nó đã trở thành ông chủ.
Cho nên, thiền có nghiã là làm chủ cơ chế. Muốn vậy, bạn hãy quan sát
tâm trí, cho phép nó hoàn toàn tự do. Bạn chỉ là một nhân chứng. Khi
việc quan sát của bạn trở thành sâu sắc hơn thì nhận biết của bạn trở
nên sâu sắc hơn, lỗ hổng bắt đầu nảy sinh. Một ý nghĩ trôi qua, ý nghĩ
khác còn chưa tới, có một lỗ hổng. Một đám mây khác bay qua, đám mây
khác còn đang tới, có một lỗ hổng. Trong những lỗ hổng đó, lần đầu tiên
bạn sẽ có những thoáng nhìn về vô trí, bạn sẽ có hương vị của vô trí.
Hãy gọi nó là hương vị của Thiền, của Đạo, hay Yoga. Trong khoảng hở
ngắn ngủi đó, bỗng nhiên bầu trời sáng tỏ và mặt trời tỏa nắng. Màn ảnh
trên mắt bạn không còn đó nữa. Bạn thấy rõ ràng, bạn thấy thấu suốt;
toàn bộ sự tồn tại trở thành trong suốt.
18.53. Thiền là thư thái, thư thái trong
chính mình. Bạn càng thư thái nhiều thì bạn càng thấy chính mình cởi mở,
mong manh, bạn càng ít cứng nhắc. Bạn càng nhiều linh hoạt thì bỗng
nhiên sự tồn tại thấm nhuần vào bạn. Thư thái nghĩa là cho phép bản thân
bạn được rơi vào trong một trạng thái mà bạn không phải làm gì cả, vì
nếu bạn đang làm điều gì đó thì căng thẳng sẽ tiếp tục. Hãy tận hưởng sự
thư thái. Hãy nhắm mắt và lắng nghe tất cả những gì xảy ra xung quanh.
Hãy chấp nhận tất cả những gì đang xảy ra xung quanh, hãy để cho nó
thành một tổng thể hữu cơ. Chim chóc này, cây cối này, bầu trời này, mặt
đất này, mặt trời này, bạn này, tôi này, tất cả đều có quan hệ với
nhau. Đấy là một đơn vị hữu cơ. Nếu mặt trời biến mất thì cây cối cũng
biến theo; nếu cây cối biến mất thì chim chóc cũng biến theo; nếu chim
chóc hoặc cây cối biến mất thì bạn cũng biến mất. Đây là môi trường sinh
thái. Mọi thứ đều có quan hệ sâu sắc với nhau. Cho nên bạn đừng chối bỏ
cái gì. Nếu bạn chối bỏ những con chim đang hót này thì một cái gì đó
bên trong bạn cũng bị chối bỏ. Hãy chấp nhận, thư thái và bỗng nhiên bạn
sẽ cảm thấy năng lượng mênh mông đang dâng lên trong bạn.
18.54. Nhân chứng không phải là khán giả.
Nhân chứng là người tham dự nhưng vẫn còn tỉnh táo. Nhân chứng là trong
trạng thái vô vi. Đó là lời của Lão tử. Nhân chứng không phải người
thoát ly cuộc sống. Anh ta vẫn sống trong cuộc đời, còn sống đầy đủ hơn
nhiều, còn sống say mê hơn nhiều, nhưng vẫn là người quan sát bên trong,
liên tục nhớ “Ta là tâm thức”.
18.55. Phật nói: “Đi qua con sông nhưng
không để nước dính vào chân”. Đó là ý nghĩa biểu tượng phương Đông về
hoa sen. Hoa sen là hoa sống trong nước, thế mà nước không thể nào dính
được vào nó. Sống trong phố chợ nhưng không cho phép phố chợ đi vào con
người bạn; sống trong thế giới nhưng không thuộc vào thế giới. Đó là
điều được ngụ ý bởi “tâm thức chứng kiến”.
18.56. Một ai đó xúc phạm bạn và bạn phản
ứng lại. Bạn xúc phạm Phật xem- Người không phản ứng,Người hành động.
Phản ứng phụ thuộc vào người khác: anh ta nhấn vào một nút và bạn chỉ là
một nạn nhân, một nô lệ; bạn hành xử như một cái máy. Người nhận biết
thì chẳng bao giờ phản ứng lại, anh ta hành động theo nhận biết của
riêng mình. Hành động không đến từ hành động của người khác. Không ai có
thể nhấn phím cho anh ta được. Nếu anh ta tự phát cảm thấy rằng đây là
điều phải, nên làm, thì anh ta làm nó; nếu anh ta cảm thấy chẳng cần làm
thì anh ta giữ yên tĩnh. Anh ta không kìm nén, mà bao giờ cũng cởi mở,
bầy tỏ.
18.57. Toàn bộ nỗi lo âu của con người
là, anh ta muốn chọn cái có vẻ đẹp đẽ, sáng sủa. Anh ta muốn chọn tất cả
những cái may, bỏ lại những cái rủi. Nhưng anh ta không biết rằng cái
may không thể tồn tại mà lại không có cái rủi. Cái rủi là nền tảng,
tuyệt đối cần thiết để cái may biểu lộ. Lựa chọn là lo âu, là tạo ra rắc
rối cho chính bạn. Nhận biết là bất nhị, còn tâm trí là nhị nguyên. Cho
nên hãy quan sát. Muốn thế, hãy lùi một chút để tạo ra khoảng cách giữa
bạn và tâm trí bạn. Bạn đồng nhất với mọi thứ. Người ta đồng nhất với
người khác và thế rồi họ tạo ra khốn khổ cho chính mình. Họ đồng nhất
với mọi vật, rồi họ nhận lấy khốn khổ nếu những vật đó mất đi. Và mọi sự
đồng nhất đều là đồng nhất với tâm trí. Hãy bước sang bên để vượt qua
tâm trí.
18.58. Bất kỳ cái gì bạn chấp nhận cũng
đều trở thành thiên đường, và bất kỳ cái gì bạn chối từ cũng đều trở
thành địa ngục. Bất kỳ chỗ nào vị Thánh tới, họ cũng tạo ra thiên đường,
họ mang thiên đường theo mình, bên trong mình. Bất kỳ nơi đâu kẻ tội
lỗi đến, họ cũng đều tạo ra địa ngục. Họ không thể làm được điều khác.
Đừng cố là cái gì khác. Đừng cố ở nơi nào đó khác. Đó là bệnh tật: bao
giờ cũng cố trở thành ai đó khác, muốn ở nơi nào đó khác, bao giờ cũng
loại bỏ cái đang có, và bao giờ cũng khát khao cái không có đó. Bạn
không phải là việc trở thành; bạn là một con người, một sản phẩm đã hoàn
thành của Thượng đế. Nhưng bạn lại cố gắng cải tiến Thượng đế. Bạn
không thể cải tiến được. Bạn chỉ có khốn khổ thôi, khốn khổ không cần
thiết. Cây cối hạnh phúc, chim chóc hạnh phúc và đám mây hạnh phúc- vì
chúng không có chuyện trở thành. Chúng chỉ đơn thuần là bất kỳ cái gì
chúng đang là. Hoa hồng không cố gắng trở thành hoa sen. Không, hoa hồng
tuyệt đối hạnh phúc là hoa hồng. Hãy loại bỏ ham muốn. Hãy vui sướng
trong con người bạn. Dù bạn là bất kỳ cái gì hãy cứ tận hưởng nó. Và
bỗng nhiên thời gian biến mất, vì thời gian chỉ tồn tại với ham muốn,
tương lai tồn tại với ham muốn. Việc hiểu cái vô ích của ham muốn là trở
thành giác ngộ. Hãy thức tỉnh.
18.59. Cách dùng thời gian tốt nhất mà
bạn có được là những thoáng nhìn nhỏ bé này- vì chung cuộc bạn chỉ thấy
những khoảnh khắc chứng kiến này là được tiết kiệm, còn tất cả các
khoảnh khắc khác đã trôi mất tăm mất tích. Tiền bạn kiếm được, danh vọng
bạn thu được, sự kính trọng bạn thu được, tất cả đều trôi mất tăm. Chỉ
những khoảnh khắc chớp lóe đó sẽ đi với bạn khi bạn rời bỏ cuộc sống
này, bởi vì chúng thuộc về vĩnh hằng, chúng không thuộc về thời gian.
Hãy cảm thấy hạnh phúc khi nó đang xảy ra, chậm rãi, từ từ, giọt nọ tới
giọt kia và một đại dương vĩ đại có thể được tràn đầy.
18.60. Hãy tôn vinh, nhảy múa với cái im
lặng của bạn. Khoảnh khắc này có đấy, thế là đủ. Sao phải đòi hỏi hơn
nữa? Ngày mai sẽ chăm sóc cho chính nó. Khoảnh khắc này là quá nhiều
rồi, tại sao không sống với nó, tôn vinh nó, chia sẻ nó, tận hưởng nó?
Hãy để cho nó thành một bài ca, một điệu múa, một bài thơ, hãy để nó
mang tính sáng tạo. Khoảnh khắc tiếp bao giờ cũng sinh ra từ khoảnh khắc
này, vậy tại sao bạn phải lo lắng về nó? Nếu khoảnh khắc này là im lặng
thì làm sao khoảng khắc tiếp theo lại hỗn loạn được? Nếu tôi hạnh phúc
trong khoảnh khắc này thì làm sao tôi có thể bất hạnh trong khoảnh khắc
tiếp được? Bạn là đấng sáng tạo của toàn bộ thế giới bao quanh bạn.
18.61. Cuộc sống là thiêng liêng; bạn
không cần ép buộc bất kỳ cái gì lên nó, bạn không cần tạo khuôn nó, bạn
không cần cho nó một hình mẫu, một kỷ luật hay trật tự. Cuộc sống có
trật tự và kỷ luật riêng của nó. Bạn đơn thuần đơn di chuyển với nó, bạn
nổi với nó, bạn không cố gắng thúc đẩy dòng sông. Dòng sông vẫn tuôn
chảy- bạn trở thành một với nó và dòng sông đưa bạn ra đại dương. Đây là
cuộc đời của điều xảy ra, không phải là của việc làm. Thế thì con người
bạn vượt lên và bỗng nhiên bạn được tự do khỏi xung khắc. Trong cái mất
trật tự của cuộc sống bạn tìm ra một trật tự mới, một trật tự có phẩm
chất hoàn toàn khác. Nó chẳng có gì do bạn ép buộc cả. Nó thuộc vào bản
chất của chính cuộc sống. Khi bạn được hoàn toàn tự do khỏi bản ngã thì
một kỷ luật bên trong sẽ tới với bạn. Nó không có động cơ nào. Nó đơn
thuần xảy ra như khi bạn thở, như khi bạn cảm thấy đói thì bạn ăn, như
khi bạn buồn ngủ thì bạn lên giường.
18.62. Hãy bắt đầu bằng những hành động
nhỏ của cuộc sống đời thường. khi bạn trở nên ngày một quen thuộc với
nhận biết, khi nhận biết trở thành hệt như hơi thở, thế thì bất kỳ trong
công việc nào, hành động nào bạn cũng có thể nhận biết. Cứ ăn và vẫn
còn tỉnh táo rằng bạn đang ăn. Cứ bước, nhưng hãy thay thế việc suy nghĩ
thành nhận biết. Nhưng nhận biết là có thể đối với những hành động nhỏ
này. Và khi bạn có thói quen rồi thì hãy sử dụng việc nhận biết trong
những hành động phức tạp hơn. Một ngày sẽ tới khi chỉ có mọi hoạt động
trong thế giới, mà trong đó bạn luôn tỉnh táo và đồng thời thực hiện các
hành động đó một cách toàn bộ. Và việc nhận biết trở thành tự phát, bạn
không còn nhớ tới nó, không phải ép buộc nó.
18.63. Mặc cảm là một trong những ung thư
của linh hồn. Không cần phải mặc cảm, điều đó là tự nhiên. Toàn bộ sự
tồn tại là không mặc cảm và khoảnh khắc một người trở nên không mặc cảm
thì anh ta trở thành một phần của luồng chảy cuộc đời vũ trụ. Đó là giác
ngộ, đó là tâm thức không mặc cảm, hớn hở trong mọi thứ mà cuộc sống
làm ra: ánh sáng là đẹp và bóng tối cũng đẹp như vậy.
18.64. Lầm lỗi là con người và tha thứ
cũng là con người. Và tha thứ cho chính mình là một trong những đức hạnh
lớn lao nhất, vì nếu bạn không thể tha thứ cho chính mình, thì bạn cũng
không thể tha thứ cho bất kỳ ai khác trên thế gian nàyđược. Bạn đầy ắp
những vết thương và mặc cảm làm sao bạn có thể tha thứ cho ai được? Bạn
không nên cảm thấy mặc cảm. Nếu bạn làm điều gì mà bạn thấy không phải
hoặc có thể làm tổn thương ai đó thì bạn đừng có làm lại nữa. Nhưng
không cần phải mặc cảm, không cần phải ăn năn, không cần phải hối lỗi và
tra tấn mình làm gì.
18.65. Người ta phải bắt đầu quan sát
thân thể: bước, ngồi đi, ngủ ăn. Và rồi người ta nên chuyển sang các
chứng nghiệm tinh tế hơn. Người ta nên bắt đầu quan sát ý nghĩ. Khi đã
trở thành chuyên gia quan sát ý nghĩ thì người ta nên bắt đầu quan sát
cảm giác. Sau khi bạn có thề thấy rằng bạn có thể quan sát cảm giác của
mình được thì bạn nên quan sát tâm trạng của mình. Việc quan sát ngày
một trở nên mạnh hơn. Khi quan sát tâm trạng của mình, người quan sát
mạnh đến mức như quan sát chính mình, hệt như ngọn nến trong đêm tối
không chỉ chiếu sáng mọi thứ quanh nó, mà còn chiếu sáng chính bản thân
nó nữa. Việc tìm ra người quan sát trong sự thuần khiết của nó là thành
tựu lớn nhất về tâm linh, vì người quan sát trong bạn chính là linh hồn
bạn, là cái bất tử của bạn.
18.66. Thiền bao quát một cuộc hành hương
rất dài. Chứng kiến là cái mở đầu, còn vô trí là cái hoàn thành. Chứng
kiến là phương pháp để đạt tới vô trí. Chứng kiến là con đường mà bạn
đang bắt đầu cảm thấy một khoảnh khắc vô ý nghĩ trong thoáng chốc. Cái
có thể chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc thì cũng có thể trở thành vĩnh
hằng. Và nếu bạn có thể biến đổi một khoảnh khắc thành trạng thái vô ý
nghĩ thì bạn học được một điều bí mật đấy, cái chìa khó chính có thể mở
mọi khoảnh khắc vào một thoáng nhìn vô trí. Vô trí là giai đoạn cuối
cùng, khi tâm trí biến mất mãi mãi, và lỗ hổng vô ý nghĩ trở thành thực
tại thực chất của bạn. Nhưng đừng nóng vội. Những bí ẩn tối hậu chỉ mở
ra cho những người có lòng kiên nhẫn bao la. Một khi con người vào trạng
thái vô trí thì chẳng có gì có thể làm phân tán được anh ta khỏi con
người mình. Không có sức mạnh nào lớn hơn sức mạnh của vô trí. Bây giờ
không còn tác hại nào có thể gây ra cho người đó. Không gắn bó nào,
không tham lam nào, không ghen tỵ nào, không giận dữ nào có thể nảy sinh
trong anh ta. Vô tâm là bầu trời tuyệt đối thuần khiết không một gợn
mây.
18.67. Vô trí không có nghĩa là bạn không
thể dùng tâm trí được. Nó có nghĩa là tâm trí không thể nào sử dụng
được bạn mà nó bị đẩy sang bên. Bạn có thể đem nó vào trong hành động
bất kỳ lúc nào bạn cần để trao đổi với thế giới. Nó như một người hầu,
một công cụ vĩ đại. Nếu nó như một ông chủ thì thì là không may, là nguy
hiểm. Nó sẽ phá hủy toàn bộ cuộc đời của bạn. Một khi tâm trí không vận
hành thì bạn trở thành một phần của tâm trí vũ trụ, tâm trí phổ quát,
lúc này tâm trí cá nhân của bạn vận hành như một người hầu đẹp đẽ. Nó đã
nhận ra người chủ. Và nó đem lại những cái mới từ tâm trí vũ trụ cho
những người vẫn còn bị xiềng xích bởi tâm trí cá nhân.
18.68. Chỉ có một cách thiền. Đó là nghệ thuật chứng kiến.
Tâm điểm của tất cả các phương pháp thiền là chứng kiến. Nó sẽ thực
hiện mọi việc cho toàn bộ sự biến đổi trong con người bạn và nó mở ra
cánh cửa tới chân lý tối thượng.
Nguồn:https://thienosho.wordpress.com/2012/02/06/18-thi%E1%BB%81n-d%E1%BB%8Bnh-t%E1%BB%B1-do-d%E1%BA%A7u-tien-va-cu%E1%BB%91i-cung/
Nguồn:https://thienosho.wordpress.com/2012/02/06/18-thi%E1%BB%81n-d%E1%BB%8Bnh-t%E1%BB%B1-do-d%E1%BA%A7u-tien-va-cu%E1%BB%91i-cung/
Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng - Krishnamurti
https://youtu.be/IpZqKDBC1pI
Nhật ký cuối cùng Krishnamurti Phần 4
https://youtu.be/2Lks1YTJs_M
#thienosho #ThiềnOsho #TỉnhThứcCùngOsho
THIENOSHO - Chân lí chưa bao giờ tranh biện: nó là bài ca, không phải suy luận
Nhật ký cuối cùng Krishnamurti Phần 1
https://youtu.be/G-yg4R8piFs
Nhật ký cuối cùng Krishnamurti Phần 2
https://youtu.be/oCuHberW7dc
Nhật ký cuối cùng Krishnamurti Phần 6
https://youtu.be/V_bYhgsdMII
Nhật ký cuối cùng Krishnamurti Phần 5
https://youtu.be/_P4czhTR0Qo
Nhật ký cuối cùng Krishnamurti Phần 7
https://youtu.be/_P4czhTR0Qo
Nhật ký cuối cùng Krishnamurti Phần 8
https://youtu.be/mu5SvT7cTos
Nhật ký cuối cùng Krishnamurti Phần 9
https://youtu.be/fFa6trocCW0
Nhật ký cuối cùng Krishnamurti Phần 10
https://youtu.be/fFa6trocCW0
Dưới Chân Thày - Krishnamurti (1)
https://youtu.be/3xM-NUKV_WM
Nói về Krishnamurti
https://youtu.be/3xM-NUKV_WM
Krishnamurti Bài giảng ở New York 1971 3 4
https://youtu.be/tTXO9xLHxXk
A Di Đà Phật Phật Giáo VN Dưới Thể Chế Cộng Sản
https://youtu.be/XSnYPNpx-_U
Chùa Tam Chúc Ba Sao - Ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
https://youtu.be/ukG7sGjLkaM
Chùa Tam Chúc uy nghiêm nơi cảnh tiên ‘Vịnh Hạ Long trên cạn‘ ở Hà Nam
Khu du lịch Tam Chúc (Ba Sao -
Hà Nam) được mệnh danh là 'Vịnh Hạ Long trên cạn', nơi khoác trên mình
vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng, nơi mà du khách đến sẽ cảm nhận được
sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường.
- Về Hà Nam tham quan “Hạ Long trên cạn“ đẹp ngỡ ngàng sắp mở cửa đón khách
- Theo chân ca sĩ Quang Vinh khám phá vẻ đẹp của Ninh Bình
Quần
thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà
Nam. Nơi đây được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết
định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013.
Đặc biệt, Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai
Đại lễ Veskas năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng
5/2019 và cũng là thời điểm Chùa được khánh thành giai đoạn I.
Chùa Tam Chúc với cảnh quan hùng vĩ
Phối cảnh khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao được mệnh danh là cõi phật, cõi tiên - là Vịnh Hạ Long trên cạn . Ảnh Ngọc Xen
Chùa
Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi
đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha. Đây là ngôi chùa
vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh
(tiền lục nhạn nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương
truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh là
đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).
Ngôi chùa được thi công bởi rất nhiều
những người thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo
và Thiên Chúa giáo. Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi lòng hồ Tam
Chúc, công nhân xây dựng đã phát hiện ra rất nhiều dấu tích các hiện vật
liên quan đến chùa Tam Chúc xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có
thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1000 năm.
Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn
lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong
đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn
mà chúng ta chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách
nào với kích thước lớn như vậy.
12.000 bức tranh đá, 1.000 cột kinh đá
Ngôi chùa Tam Chúc được xây dựng lại có
tới 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những
người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang
Việt Nam.
Chùa Tam Chúc được xây dựng với hàng nghìn bức tranh bằng đá được ghép tỉ mỉ, cẩn thận bởi đôi bàn tay tài hoa của những người thợ. Ảnh Ngọc Xen
Chùa Tam Chúc đang thiết lập một
vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn.
Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề
Việt Nam tạc và dựng. Đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới khi hoàn
thành.
Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa
Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng
họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có
diện tích, kích thước rất lớn.
Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo và sẽ sớm hoàn thành trong năm 2018.
Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc:
Điện Tam Thế ở chùa Tam Chúc với ba pho tượng Phật đẹp tráng lệ: Ảnh Ngọc Xen
Bên dưới Điện Tam Thế là Điện Pháp chủ với pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn:Tiếp theo là Điện Quan Âm với pho tượng đồng nguyên khối nặng 100 tấn:
Điện Pháp Chủ ở chùa Tam Trúc với pho tượng Pháp Chủ bên trong bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn: Ảnh Ngọc Xen
Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m², có sức chứa 3.500 chỗ ngồi và Cổng Tam Quan đang trong quá trình thi công. Dự tính, thời gian hoàn thành quần thể chùa vào năm 2048. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 50 năm.
Điện Quan Âm với pho tượng Quan Âm bên trong bằng đồng nguyên khối nặng 100 tấn: Ảnh Ngọc Xen
Quần
thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp
dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi
chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la.
Đặc biệt, không khí trong lành và tiếng
chim hót líu lo giữa núi rừng rộng lớn là điều mà bất kì du khách nào
cũng sẽ không thể nào quên khi đặt chân đến mảnh đất này.
Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà
Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km
và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch
tâm linh, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch
trong và ngoài nước.
Với mục tiêu quản lý, khai thác hiệu quả
các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn giữ gìn cảnh quan môi
trường sinh thái bền vững, trong thời gian không xa, khu du lịch Tam
Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hà Nam.