Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

MỸ ĐI RỒI MỸ LẠI VỀ


About 82,300,000 results (0.58 seconds) 

Search Results

https://youtu.be/5VAVOW8mdyM

MỸ ĐI RỒI MỸ LẠI VỀ (Gs Ng Tiến Hưng p2/2)
https://youtu.be/D5Ut17Z8WFk

HOA KỲ TRỞ LẠI VIỆT NAM.- Chiến Lược Tiểu vùng Sông MêKong

P/s- NẾU CHIẾN TRANH VIỆT- TRUNG XẨY RA, CHÚNG TÔI ,CỰU CHIẾN BINH QL.VNCH SĂN SÀNG BỎ BOMB VÀ BẮN HỎA TIỂN XUYÊN LỤC ĐỊA SAN BẰNG 7 ĐẬP THỦY ĐIỆN  CỦA TRUNG CỘNG; TRẢ LẠI THÔNG THOÁNG DÒNG CHẢY THƯỢNG NGUỒN SÔNG MELONG. vÀ QL.HOA KỲ CŨNG OK PHI VỤ NÀY DỄ CỨU LƯU VỤC TIỂU VÙNG SÔNG MELONG, LÀ VỰA LÚA CUNG CẤP LƯƠNG THỰC ĐỨNG ĐẦU THẾ GIỚI!

Xin mời vào địa chỉ liên kết,
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/05/hoa-ky-tro-lai-viet-nam.html

Sự hiện diện của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry, ngày 14-12-2013 tại Sài gòn của Miền Nam VN, là một chỉ dấu nói lên sự tiếp nối chiến lược Hoa Kỳ xoay trục quân sự về Biển Đông Á/TBD. Và để thay thế Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton tiếp tục " Xoay trục CSVN về phía Hoa Kỳ ", trong chiến lược" Tiểu Vùng Sông Me6kong. Dù được bằng lòng hay không bằng lòng của nhà nước CSVN, thí cũng là pháo hiệu- " Hoa Kỳ trở lại Việt Nam"

Nếu Người Mỹ nói, thật lòng trở lại Việt Nam, và tự nhận đem đến tự do,dân chủ, nhân quyền cho Việt nam,thì chớ vội tin là tự do có chính nghĩa Người Việt Quốc Gia,mà là thứ tự do giả hiệu đổi màu Cộng Sản VN do Hoa Kỳ dàn dựng, bắt tay nhau: “Diễn biến hòa bình” cho Việt Nam để đổi lấy các giếng dầu trong khu vực biển Hoàng Sa & Trường Sa VN. Nếu Hoa Kỳ làm chủ được nguồn năng lượng chiến lược này của Việt Nam, sẽ là bá quyền Biển Đông Á/TBD, và có quyền thay đổi nền an ninh,hòa bình thế giới .Nhưng phải trải qua một cuộc chiến tranh với TQCS,mà VNCS là con cờ thí của Mỹ và cũng là vật xúc tác của ngòi nổ chiến Tranh tại Châ Á Thái Bình Dương của Hoa Hỳ, để tìm lại quyền lợi kinh tế Hoa Kỳ bị bỏ rơi nơi chiến trường VN và ĐNÁ/TBD mà thôi!!!

Âm mưu gì khi Mỹ trở lại Việt Nam lần2…!?
   Mỹ trở lại Việt Nam lần 2 với mưu lược Dân chủ hóa Cộng Sản VN theo thể chế chính trị độc tài Mafia Putin-Nga Xô- mà VNCS đồng ý với Hoa Kỳ: “Dân Chủ Định Hướng Xã Nghĩa VN”,tức là họ “ Tự diễn biến hòa bình” theo nghị quyết 36/TW-Đảng CSVN cho hòa hợp,hòa giải dân tộc để thay đổi một thể chế mới.Từ độc tài Cộng Sản chuyển sang dân chủ định hướng Xã Nghĩa,tức nữa vời Tự Do và Cộng Sản theo kiểu  Mafia Putin nặng phần kinh tế làm giàu hơn phần trình diễn chính trị,để an toàn trên bải đáp,khi cộng sản bị người dân uất lòng đứng lên lật đổ chế độ!.Người Công Sản vẫn còn dủ quyền hành sinh sát trong tay,nhưng núp dưới bong Dân chủ,Tự-Do,Nhân quyền để hành xử dân có hiệu quả hơn danh xưng cộng sản cũ,chỉ làm dân chán ghét hơn.Nên CSVN càng ngày càng than Mỹ hơn và gởi tiền cướp của dân vào ngân hang cho Mỹ cấ giùm.Đưa con cái sang Mỹ làm du sinh chuyển tiền mua cao ốc ,đất đai,trang trại và di tản có chiến thuật cho con cái,gia đình lãnh đạo ra sinh sống nước ngoài.Và dể lại Việt Nam,một đất nước tang thương cho Mỹ lảm pháo đài chống Trung Quốc vì Tự Do,độc lập chủ quyền Việt Nam, hay bán dứng Việt nam lần thứ 2 để trừ nợ thiếu Trung Quốc.Còn lãi ròng bao nhiêu là để phục hồi lại nền kinh tế suy trầm của Mỹ và cùng Trung Quốc sống chung hòa bình trên Biển Đông Á/TBD,khi được LHQ, Quốc Tế hóa tự do mậu dịch hàng hải Biển Đông,và đường lữơi bò chín đoạn vẫn trơ trơ ra đó!?,Vì Trung Quốc đã mua dứt Việt Nam rồi,còn đâu nữ Việt Nam của tôi!!?
   Đồng bào dân tộc Việt Nam đứng lên, giành quyền tự quyết dân tộc, lập lại nền Tự Do, dân chủ cho chính mình, không nên dựa hơi và ỷ lại nơi người Mỹ phản bội sẽ đem lại tự dovà hòa binh dân tộc, nếu chúng ta không tự đứng lên từ nơi té ngả của mình,thì sẽ không bao giờ có tự do và hạnh phúc tương lai cho con cháu thế hệ Mai sau!!!.Nên nhớ câu châm ngôn phản bạn Hoa Kỳ:”Không ai cho không Tự Do cho ai bao giờ!”
   Người Mỹ thật lòng trở lại Việt Nam, và tự nhận đem đến tự do,dân chủ, nhân quyền cho Việt nam,thì chớ vội tin là tự do có chính nghĩa Người Việt Quốc Gia,mà là thứ tự do giả hiệu đổi màu Cộng SảnVN do Hoa Kỳ dàn dựng,bắt tay nhau: “Diễn biến hòa bình” cho Việt Nam để đổi lấy các giếng dầu trong khu vực Hoàng Trường Sa VN.nếu Hoa Kỳ làm chủ được nguồn năng lượng chiến lược này của Việt Nam, sẽ là bá quyền Biển Đông Á/TBD,và có quyền thay đổi nền an ninh,hòa bình thế giới.Nhưng phải trải qua một cuộc chiến tranh với TQCS,mà VNCS là con cờ thí và cũng là vật xúc tác của ngòi nổ chiến Tranh tại Châ Á Thái Bình Dương!!!?
Xem tiếp:
http://maidayhoabnh.blogspot.co.id/2012/05/hoa-ky-tro-lai-viet-nam.html

Xin mời xem thêm:
Mekong, dòng sông của 60 triệu người
http://mainguyenhuynh.blogspot.co.id/2017/01/mekong-dong-song-cua-60-trieu-nguoi.html

 

  

USS CARL VINSON: MỸ đi rồi MỸ lại về (p1/2)

 https://youtu.be/Po3O-kqguGQ

USS CARL VINSON: MỸ đi rồi MỸ lại về (p2/2)

https://youtu.be/rdsFbledtwk

TÌM LẠI GIÁ TRỊ TỰ-DO ĐÁNH MẤT!!! 

 
























Mai Huỳnh Mai St.8872 qua Google+

2 năm trước  -  Được chia sẻ công khai
Tiếp theo... TÌM LẠI GIÁ TRỊ TỰ-DO ĐÁNH MẤT!!!

                TÌM LẠI GIÁ TRỊ TỰ-DO ĐÁNH
MẤT!!!                               Kỹ niệm 39 năm Hiệp Định
Paris/73- 2012. Tg: Huỳnh Mai St.8872 Bh.Dạ Lệ Hỳnh 27-1-2012, 10:49 AM   
Suốt 39 năm qua,Hiệp Định Paris/73 đã đi vào quá khứ. Dù muốn dù không
nó ...


Xin mời xem tiếp:
https://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/tiep-theo-tim-lai-gia-tri-tu-do-anh-mat.html

Tin Vui: TT Mỹ GẤP RÚT tái xét Hiệp Định Pari 1973 đưa VNCH trở lại trước khi VN mất tên trên bản đồ

https://youtu.be/L372ZlOyW1

Mỹ tái xét Hiệp định Paris để ngăn chặn mật ước Thành Đô do Việt Cộng ký với với Trung Cộng?

 https://youtu.be/Lgd7-dIQeCs























Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014


BIẾT TẠ ƠN AI- NO THANKSGIVING


 
Mai Huỳnh Mai St.8872
Làm ơn mắc oán?!

 Tạ ơn!...Nhưng không cảm ơn.
 Trải qua cuộc chiến và sống còn trong nhà tù Công Sản VN, chúng tôi mới thấy sự bỏ rơi của Hoa Kỳ đối với đồng minh, chiến hữu QL.VNCH,  là quá khắc nghiệt , tàn bạo qua sách lược "Việt Nam Hóa Chiến Tranh " quả thật, Người Mỹ nhẫn tâm đối với một đạo quân chiến sĩ QL.VNCH có cùng chiến tuyến Tự Do & An Ninh Hòa Bình thế Giới.
   Chúng tôi có bị bỏ rơi trong cuộc chiến Miền Nam VN, mới thấy rõ cái  giá trị món hàng hóa  trao đổi của Mỹ quốc và Trung Cộng tại mật ước và đi đêm tại Bắc Kinh, năm 1872 với nhau về quyền Lực chia đôi Biển Đông  Á/TBD. Trong đó Mỹ đươc hưởng lợi hoàn toàn một thị trường rộng lớn đông dân Trung Quốc, hơn cả thị trường Đông Nam Á gọp lại... là để tiêu thụ sản phẩm Hoa Kỳ. Chỉ cần 1,3 tỷ dân TQ tiêu thụ một cây kem đánh răng thôi!... Là dân mỹ giàu to rồi?!, nó hơn hẵn cái giá trị Tự Do, và toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam và an ninh, hòa bình thế giới?!
  Vì quyền lợi kinh tế, làm giàu nước Mỹ, mà đánh đổi cả Tự Do cho Dân chủ, Nhân Quyền VN, khiến cho bao nhiêu triệu đồng bào Miềm Nam phải bỏ nước ra đi tìm bến bờ tự do, khắp thế giới và tại Hoa Kỳ. Và tất cả mọi người , phải đành lòng và cùng nhau bỏ rơi...một đạo quân chiến sĩ QL.VNCH cho Quốc tế Cộng sản hóa, bắt làm tù binh trong các nhà tù cải tạo CSVN. Trước bao nhiêu thống khổ và đọa  đày dân tộc... và sắp đến đây là  đại họa mất nước VN vào vòng thống trị Tầu Cộng/TQ. Cũng bởi lẽ Đảng Thái Thú CSVN âm mưu bán nước và bàn giao VN cho Trung Cộng và năm 2020, theo thảo ước Hội Nghị Thành Đô với Trung Quốc....
Xin mời quý Đọc giả tham khảo thêm những liên kết sau, để thấy được" ân oán chính trị giang hồ...nước lớn ". Thì mới vỡ lẽ câu nói ngàn đời... " Làn ơn mắc oán " của người Việt còn kẹt lại trong nước và của người Chiến Sĩ Tự Do QL.VNCH- Chúng tôi biết tạ ơn ai đây, khi Việt Nam sắp mất nước và xóa tên Tự Do VN trên bản đồ thế giới...??!

 Thực tế của chiến tranh, chúng tôi chỉ biết cám ơn Đất Nước Hoa Kỳ Hoa Kỳ đã cống hiến những người con yêu quý tuyệt vời, biết hy sinh mạng sống trên chiến trường VN, để bảo vệ Tự Do VNCH trong mục dích an ninh hòa bình thế giới. Ngoài ra chiến sĩ QL.VNCH không biết tạ ơn ai... đã từng bán đứng đồng minh chiến hữ QL.VNCH , với mục đích con buôn hoạt đầu chính  trị xấu xa của người mỹ không còn chánh thống văn minh- Tự Do của Hoa Kỳ...!!!

 Mai Huỳnh Mai St.8872

Đạn nổ trong tù Cải Tạo Long Khánh!!! - Huỳnh Mai St.8872
 http://vietnamesebooks.blogspot.com/2011/03/no-trong-tu-cai-tao-long-khanh-huynh.html

VƯỢT BIỂN TRÊN ĐỐNG XƯƠNG TÀN!!! - Huỳnh Mai St.8872

 http://vietnamesebooks.blogspot.com/search/label/Hu%E1%BB%B3nh%20Mai%20St.8872

TÌM LẠI GIÁ TRỊ TỰ DO ĐÁMH MẤT- Huỳnh Mai St. 8872
 http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/02/tim-lai-gia-tri-tu-do-anh-mat.html

Biết Tạ Ơn Ai

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
2014-11-26
DSC01620-305.jpg
Trẻ em Việt sống trên sông ở Cambodia
File photo
Đời vẫn vốn không nương người thất thế.

Nguyễn Tất Nhiên
Những ngày cận lễ, tôi hân hạnh nhận được qua email một bài viết mới (“Thanksgiving 2014 & Dân Việt Tỵ Nạn”) của nhà văn Giao Chỉ. Xin được trích dẫn đôi đoạn ngắn để chia sẻ cùng độc giả:
Quả thực người Mỹ đã có đầy đủ lý do để giữ gìn truyền thống với ngày Lễ Tạ ơn vào tháng 11 mỗi năm. Lịch sử ghi rằng vào năm 1620 có một nhóm gia đình người Anh theo Tin Lành đã đi tìm đất mới để sống đời tự do tín ngưỡng...
Trải qua một năm đầu với mùa đông khắc nghiệt, không đủ thực phẩm, không có đủ quần áo, không có nơi cư trú nên di dân đã phải chôn cất 46 người. Qua năm sau, mùa gặt 1621 thành công, di dân cùng dân da đỏ bản xứ tổ chức tiệc mừng lễ tạ ơn trên đất Mỹ.
Đó là ngày lễ hội đầu tiên tại Mỹ Châu và truyền thống còn mãi đến ngày nay...
Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.
Như vậy chúng ta hiểu một cách giản dị là nếu đã đến Mỹ thì sẽ có cơ hội trở thành người Mỹ. Căn cứ vào điều khoản của luật 1790, một đạo luật khác đã ra đời năm 1975 có tên là Indochina Migration and Refugee Act...
Khi miền Nam xụp đổ tháng 4-1975 đợt di tản đầu tiên của người Việt đã mở ra một đầu cầu quan trọng cho lịch sử di dân từ Châu Á. Những chuyến đi vô cùng mạo hiểm của thuyền nhân đã làm thành thiên anh hùng ca của con đường đi tìm tự do với hàng ngàn con tàu May Flower của dân Việt đã ra đi trong đó nhiều di dân không bao giờ đến được miền đất Hứa...
Và dù 5 ăn 5 thua con tàu Mayflower Việt Nam đã ra đi từ khắp miền duyên hải có khi chỉ là những chiếc ghe nhỏ bé mong manh.
Người Việt đã vì nhiều lý do để ra đi suốt bao nhiêu năm qua. Và danh từ Boat People trong tự điển thế giới đã không còn cùng ý nghĩa xưa cũ để chỉ những người sinh sống ở trên thuyền. Boat People ngày nay có nghĩa là người Việt đã đi tìm tự do bằng thuyền vượt biển Nam Hải.
Lịch sử các cuộc di dân của nhân loại đã đưa đến nhận định rằng Ta không thể lựa chọn sinh quán, nhưng ta có thể chọn lựa để sống ở miền đất mà chúng ta yêu quý. (You cannot choose the land you birth, but you can choose the land you love).
Nhận định này, tiếc thay, không hẳn đã hoàn toàn đúng với tuyệt đại đa số người Việt đang sống lây lất ở Cambodia. Phần lớn họ không được chính phủ sở tại xem là cư dân hợp pháp nên vẫn cứ là những boat people (bấp bênh sinh sống trên thuyền) ở Biển Hồ, và nhiều bến bờ khác nữa xuôi theo dòng sông Tonlé Sap.
Sau một chuyến đi thăm đồng hương ở đất nước này, nhà báo Văn Quang kết luận:
“Hầu hết là người Việt Nam lưu lạc qua Campuchia vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng tựu chung họ là những người đi kiếm sống ở một vùng tưởng rằng đó là đất hứa... Trước hay sau họ cũng phải tìm đường đi thôi. Nhưng đi đâu, làm cái gì để sống là những hòn đá tảng níu chân họ lại. Rồi bao nhiêu đời vẫn cứ thay nhau lầm than cơ cực ở nơi xứ người này, không có lối thoát. Họ vẫn chỉ có một ý nghĩ, ở đây họ còn có chiếc thuyền, dù rách nát, nhưng họ vẫn có một nghề chài lưới kiếm sống qua ngày. Đi nơi khác, chẳng biết bấu víu vào đâu!”
Trong bản tường trình (The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia) của MIRO – Minority Rights Organization – phổ biến vào tháng 3 năm 2014, tổ chức này đã ví von đám người Việt đang sinh sống nơi đây là “những kẻ đang sống ngoài cửa thiên đàng.” Ngay giữa thiên đàng của xứ Chùa Tháp (ngó bộ) cũng không hạnh phúc hay tự do gì cho lắm, nói chi đến thân phận của những kẻ còn “kẹt” ở bên ngoài.
Họ “kẹt” cái gì vậy Trời?
Xin thưa cái ... quốc tịch Cambodia.
Nhà văn Giao Chỉ cho biết “Đạo luật quốc tịch của Hoa Kỳ ban hành 1790, hơn 200 năm trước đã có những lời vàng ngọc như sau: Bất cứ ai tị nạn đến Hoa Kỳ, sau khi được xác nhận sẽ hưởng quy chế nhập cư.” Cao Miên không phải là Mỹ Quốc nên xứ sở này không có luật lệ gì đàng hoàng và rõ ràng, cùng với những lời lẽ “vàng ngọc” như vậy.
Vô số người Việt sinh đẻ ở Miên còn chưa được cấp cái giấy khai sinh, nói chi đến những thứ xa xỉ như thẻ căn cước hay quốc tịch. Và không quốc tịch cũng có nghĩa là không có quyền tiếp cận với tất cả những dịch vụ và quyền lợi tối thiểu như người dân bản xứ: không y tế, không giáo dục, không có quyền sở hữu đất đai hay tài sản …
Thực ra thì những người dân trôi sông lạc chợ này cũng chả ai biết (hay dám) đòi hỏi quyền lợi gì ráo trọi. Tất cả chỉ mong được sống cho nó yên thên thôi nhưng sự mong muốn giản dị này – xem chừng – vẫn còn rất xa tầm tay của họ.
Chính phủ Cambodia đang tiến hành một cuộc kiểm tra dân số mà nhiều quan sát viên cho rằng mục đích chính của nó là nhắm vào đám dân Việt Nam đang ngụ cư ở đất nước này. Ông Sok Hieng – công nhân xây cất,  33 tuổi, sinh ở Nam Vang nhưng có bố mẹ gốc việt – bầy tỏ sự lo âu: “Tôi sợ rằng mình sẽ buộc phải rời khỏi Cambodia vì tôi chưa có thẻ căn cước. Khi tôi đến Việt Nam, họ coi tôi là người Miên; tôi ở giữa người Miên và người Việt.” (Sean Teehan & Phak Seangly. “Vietnamese wary of planned census.” The Phnom Penh Post 26 August 2014).
Nỗi lo sợ của Sok Hieng đã trở thành sự thực vào hai tháng sau, vân theo The Phnom Penh Post, số ra ngày 3 tháng 10 năm 2014: “Chỉ trong vòng một ngày 142 người di dân bất hợp pháp Việt Nam đã bị trả qua biên giới – Census deportations hit 142 in single day."
Cùng với sự bất an, nếp sống bấp bênh và nghèo khó là nét nổi bật trong sinh hoạt hàng ngày của đa số dân Việt ở Cambodia –  theo như tường trình của thông tín viên Quốc Việt, RFA:
“Hầu hết người Việt sống trên làng nổi, theo bờ sông đều không có đất đai sản xuất nên họ bắt buộc lăn lộn lén lút đi đánh bắt cá. Các gia đình đều muốn cho con em có nơi chỗ ăn học để vươn lên trong xã hội và đóng góp cho đất nước tuy nhiên tất cả đều không có khả năng.”
Nhiều năm trước, sau khi chia tay đồng bào mình ở Cambodia – vào tháng 12 năm 2008 – nhà báo Văn Quang vẫn còn ngoái nhìn, với rất nhiều ái ngại:
“Hình ảnh những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ, những gia đình 7-8 đứa con sống lúc nhúc trên chiếc ghe rách tơi tả còn bám theo tôi mãi.”
Đến hôm nay chúng tôi mới lò dò đến xứ sở này, và kinh ngạc nhận ra rằng hình ảnh của “những bà cụ già lưng còng lom khom trên chiếc ghe mỏng manh, những đứa trẻ con người Việt tháo láo mắt nhìn khách lạ” vẫn còn nguyên vẹn như xưa. Thời gian, dường như, không hề trôi trên những bến nước ở nơi đây.
Chúng tôi ghé làng nổi Kandal và Chong Kok, thuộc xã Phsar Chhnang – tỉnh Kampong Chhnang – nằm ở phần đuôi của Biển Hồ (nơi hiếm có khách du lịch nào lai vãng) vào cuối tháng 11 năm 2014. Theo lời ông trưởng thôn: nơi đây có 931 gia đình người Việt, nhân khẩu chính xác là 4,760, tất cả đều là người Việt hay gốc Việt.
Người Miên và người Chàm không sống trên ghe, và họ có quyền lựa chọn một lối sống bình thường (trên bờ) như đa phần nhân loại. Số dân Việt Nam đang trôi nổi ở xứ Chùa Tháp thì không. Họ là thứ sắc dân vô tổ quốc (stateless ethnic Vietnamese, theo như cách gọi chính thức của các N.G.O đang hoạt động ở Cambodia) nên không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai, và buộc phải chấp nhận một nếp sống rất bồng bềnh, và vô cùng bấp bênh – như hiện cảnh.
Chúng tôi đi ghe vòng vòng thăm hỏi và trò chuyện với chừng chục gia đình người Việt, những thuyền nhân (boat people) ở Kampong Chhnang. Không ai chuẩn bị gì ráo trọi cho mùa Thanksgiving này cả. Họ hoàn toàn không có chút khái niệm gì về Lễ Tạ Ơn. Họ biết tạ ơn ai, và “tạ” về chuyện gì đây?

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/blog/blog-112614-tuongnangtien-11262014122040.html





















Nguồn: http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2014/11/biet-ta-on-ai-no-thanksgiving.html


Công khai
11 thg 7, 2017
FATHER`S DAY

NỖI LÒNG NGƯỜI CHA CHIẾN TRANH!
      {Ngày của cha- Father`s day- 17/6/2012}

Hồi ký gởi cho con…!
Nhân ngày Father Day của cha,
17-6-2012
Tg: Huỳnh Mai St.8872
Bh: Dạ Lệ Huỳnh
    Người cha thời chinh chiến. Và người mẹ lúc chiến tranh.

   Suốt 37 năm qua, đây mới là ngày thật sự của cha dám nói lên nỗi lòng của người cha chiến tranh. Vì các cha, và chú các con đã bị dập vùi trong chiến tranh huynh đệ tương tàn, giữa thắng và thua cho cái mất Tự Do, Hòa bình dân tộc trong thế giới lưỡng cực Cộng Sản và Tư Bản.

   Vì tương lai dân tộc và thế hệ tuổi trẻ các con, các chú bác, cha anh, phải hy sinh đời trai trẻ, chiến đấu bảo vệ  độc lập, tự do, hòa bình dân việt trước sự thôn tín của ngoại bang quốc tế Cộng Sản Nga-Tàu. Và vì quyền lợi,cùng sự phản bội đồng minh chiến hữu Hoa Kỳ, đã đưa cha-ông các con vào vòng lao lý tù tội của người Cộng Sản anh em,mất nhân tính, đối xử hận thù dân tộc- “Ngụy Quân ,Ngụy Quyền” Cái ngày “gảy súng tan hàng” bao nhiêu tội lỗi, và lở lầm dân tộc;bị đánh mất Tự Do Miền Nam VNCH, đề bị người dân đổ trút trên đôi vai đầy tránh nhiệm của người chiến sĩ VNCH, thậm chí còn “Đâm sau lưng chiến sĩ” bằng một đòn phản quốc chạy theo Việt cộng nằm vù MTGPMN. Và sẵn sàng bỏ rơi họ trong nhà tù Cộng Sản VN vì họ hết giá trị bảo vệ Tụ Do cho miền nam VN, và mang tất cả ảnh tượng “Xui xẻo, tai họa…!?”, đến nỗi thân nhân, gia đình, bạn bè không dám tiếp xúc tù cải tạo,vì sợ mang họa, mất công ăn việc làm và ghép tội phản động chế độ!-CNXH/CS. Cha bị bắc buộc phải nói lên tất cả sự thật phủ phàng dân tộc, vì cha bị cáo buộc phản động của chính quyền Cộng Sản hóa Miền Nam! bắc nhốt tù cải tạo, mà không ngày tuyên án vì yêu tổ quốc Tự do Việt Nam!?.

    Biết bao nhiêu nỗi oan hờn chế độ đổ trút lên đầu chiến sĩ VNCH. Nó oan hơn cả đám “Dân Oan” bị chính quyền CS/HN đàn áp,cưỡng chế đất đai của người dân có công với cách mạng “Giải phóng Miền Nam VN”, được CS/HN chia chát chiến lợi phẩm đất đai, nhà cửa ruộng vườn dân quân miền Nam. Nay họ không còn gì để mất…!? Trái lại Dân Oan bây giờ mất phần chiến lợi phẩm từ dân miền Nam, lại kêu ngược lại: “Chiến Sĩ VNCH Ơi!!!- các anh hãy cứu chúng tôi với!” có phải chăng, người dân cả nước, dù có là Cộng Sản, hay không Cộng Sản!? đã được phản tỉnh Tự Do, và biết tin yêu dân chủ,nhân quyền và bảo vệ quyền tư hữu người dân của chiến sĩ tự do VNCH.

   Trước vận nước, đổi thay tư tưởng, vì chính nghĩa quốc gia dân tộc của người Việt yêu nước, đã đánh thức tỉnh lòng dân, nhưng tiếc thay trong nước đang tồn tại một số người tuổi trẻ thanh niên rương cột quốc gia. đang chìm ngập trong ăn chơi, bất cần đời, theo chủ nghĩa “Mặc Kê Nô” Sống chết “Cha bây!?”… chì biết có tiền và giá đẹp, xe hơi, nhà lầu. Mặc cho kẽ ăn mày ngoài sương gió, những người khối rách áo ôm,bán từng tấm vé số nuôi thân, của các thương phế binh, cô nhi quả phụ, và các em bé Quốc gia Nghĩa Tử, chie61nn tranh không nhà! Họ là ai!? Là cha mẹ, cô chú, ông bà, anh em ruột thịt đã từng dành dụm chia sẻ từng chén bo bo, từng củ sắn mì, để nuôi họ lớn thành người có sức vốc, lớn khôn. Để rồi! họ “Bưng bô, bợ đít” chạy theo kẽ thù Cộng Sản,phản bội cha ông mình!?

   Nay cũng là ngày của cha, ngày của quốc tế làm cha- Father Day, 17/6/2012. Cha các con,. phải lấy quyền làm cha, nhắc nhở, và đặc trách nhiệm với các con trước cảnh “Quốc gia Hưng vong; thất phu hữu trách” hãy quay trở lại với lương tâm dân tộc, và dừng vô cảm trước dọa đầy dân tộc, trước ngu7oi2 anh em Cộng Sản tán tận lương tâm, trả thù dân tộc theo âm mưu xích hóa giặc Tàu Bắc Phương

   Xin viết ra đây: “ Nỗi lòng của người cha chiến tranh” để tạo một hướng đi đúng trong lòng dân tộc. Và là miền hãnh diện cho tổ quốc mai sau. Vận nước, tự do- dân tộc nằm trong lòng tay tuổi trẻ Việt Mam. Xóa nhòa mặc cảm tội lỗi tiền nhân- Tội tổ tiên- và mạnh dạn; tự tin xây dựng tổ quốc hòa bình; dân tộc tự do!!!





Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới

Print Friendly, PDF & Email

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.
Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.
Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa.
Ở một góc độ nào đó, việc dư luận quan tâm đến khía cạnh thương mại và đối đầu chiến lược giữa hai cường quốc này là đúng nhưng chưa đủ vì nó mới chỉ phản ánh được một phần những chuyển động lớn đang chi phối cục diện thế giới hết sức phức tạp hiện nay.
Tạm thời chưa bàn đến chiến lược mới của Trung Quốc nhằm định vị lại vị thế quốc tế mới của mình và nỗ lực xây dựng một trật tự và hệ thống quan hệ quốc tế mới trong bài viết này, mà chỉ tập trung vào những chuyển động lớn từ Mỹ bắt đầu từ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Rất khó để hiểu chính xác Trump, ông ta muốn gì, sẽ làm gì, làm như thế nào và làm được đến đâu. Việc lãnh đạo Trung Quốc không hiểu rõ, phán đoán sai, rồi có những bước đi khiến “cuộc chiến thương mại” lúc đầu tưởng như chỉ bắt đầu từ những “xích mích” nhỏ, rồi lan ra thành cuộc đối đầu kinh tế, thương mại toàn diện… cần xem là chuyện “bình thường”.
Ngay chính trong lòng nước Mỹ, dù thích hay không thích nhưng có một thực tế là không chỉ các đối thủ, mà ngay các đồng minh chính trị cũng không hiểu Tổng thống muốn gì, còn người dân và giới doanh nghiệp thì “thấp thỏm” chờ đợi các dòng “tweets” hàng ngày của Tổng thống để phán đoán hành động tiếp theo. Chưa kể sự thể còn bị “rối bung” khi hàng ngàn tờ báo từ cánh tả tới cánh hữu lao vào bình luận, mổ xẻ, phân tích, rồi bút chiến nhằm dẫn dắt dư luận theo nhiều chiều hướng khác nhau khiến thông tin trở nên “nhiễu loạn”.
Tất cả những cái đó rất dễ dẫn dắt người đọc, dư luận đi vào các tiểu tiết, hoặc bỏ qua và không thể nhìn thấy các chiều hướng chính sách, các chuyển động lớn sẽ chi phối nước Mỹ và nền chính trị thế giới trong nhiều thập niên tới, được khái quát thành “5 cuộc đại chiến” của Trump.
Ở đây chưa bàn đến cái hay, cái dở, cái đúng, cái sai của các cuộc chiến này. Nhưng đây là thực tế những gì Trump đang làm và dù thích hay không thì nước Mỹ và thế giới cũng phải sống chung và thích ứng với thực tế này chừng nào mà Donald Trump vẫn còn là Tổng thống Mỹ.
Tìm đọc nhiều tư liệu, nhưng tôi cũng kinh ngạc khi phát hiện dường như trong lịch sử thế giới cận đại gần 500 năm qua, THẾ GIỚI CHƯA TỪNG CHỨNG KIẾN một nhân vật lãnh đạo nào của một quốc gia hùng mạnh nhất thế giới như Donald Trump lại cùng lúc phát động 5 “cuộc chiến sống mái” trên 5 mặt trận khác nhau.
Cần nhớ, trong các bài học lịch sử kinh điển, chỉ cần thắng hay thua trong một cuộc chiến, chỉ một cuộc chiến thôi, đã đủ để lưu danh muôn thuở hay chôn vùi vĩnh viễn danh tiếng bất kì một tổng thống nào của nước Mỹ.
Vậy 5 cuộc chiến đó là gì?
  1. Cuộc chiến thứ nhất: Xác lập “giá trị bảo thủ” và tìm cách đẩy lui các “giá trị tự do”
Cuộc chiến này thể hiện qua cuộc đấu quyết liệt giữa hai phe Cộng hòa và Dân chủ qua việc đề cử Thẩm phán Brett Kavanaugh vào vị trí thẩm phán suốt đời tại Tòa án tối cao (Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ) gồm 9 người thay cho Thẩm phán Anthony Kennedy. Thẩm phán Kennedy được Tổng thống (TT) Reagan bổ nhiệm năm 1987 và về hưu năm 2018 sau 31 năm ở cương vị này.
Việc đề cử vị trí thẩm phán thứ 9 Tòa án tối cao diễn ra ngay trong nhiệm kỳ đầu của TT Cộng hòa Trump và trùng hợp với thời điểm đảng Cộng hòa đang kiểm soát đa số (dù mỏng manh) tại Thượng viện, đang giúp TT Trump lựa chọn người cùng quan điểm qua đó ghi dấu ấn, tạo ảnh hưởng bảo thủ và góp phần định vị bản sắc của nước Mỹ trong nhiều thập niên sau này. Tất nhiên, cần hiểu rõ đây không phải là những quan niệm bảo thủ hay tự do mà ta và nhiều nước khác quan niệm, mà chủ yếu liên quan đến các vấn đề xã hội, tôn giáo, thuế, tự do cá nhân và đạo đức của người Mỹ.
Vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện là vị trí đầy quyền lực trong hệ thống chính trị tam quyền phân lập tại Mỹ, có quyền giải thích hiến pháp, các đạo luật của Quốc hội, sắc lệnh của Tổng thống xem có vi hiến hay không, cho ý kiến về các vụ xét xử gây tranh cãi, dư luận quan tâm thông qua hình thức bỏ phiếu.
Lấy ví dụ về sắc lệnh cấm người Hồi giáo từ 6 quốc gia Hồi giáo nhập cư vào Mỹ khi Tổng thống Trump mới lên cầm quyền. Khi đó Tối cao Pháp viện phải ra phán quyết đây là sắc lệnh không vi hiến thì Sắc lệnh này của Tổng thống mới được thực thi.
Chỉ đơn cử một việc như vậy đã giải thích tại sao cả hai phe Dân chủ và Cộng hòa một bên thì kịch liệt phản đối, còn bên kia thì ủng hộ bằng mọi giá ứng cử viên Thẩm phán Tối cao Pháp viện thông qua cuộc Điều trần đang diễn ra và tiếp theo là màn bỏ phiếu hết sức gay cấn ngay trước thềm bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018.
Và cũng cần nhắc lại là các Tổng thống Mỹ như Ronald Reagan, Bill Clinton, George Bush từng không thành công lần đầu khi các ứng viên cho vị trí Thẩm phán Tối cao Pháp viện của mình không vượt qua được vòng điều trần hoặc bỏ phiếu tại Quốc hội.
  1. Cuộc chiến thứ hai: Chống lại ngay chính đảng đề cử mình để bảo vệ những giá trị bảo thủ cốt lõi của những người Cộng hòa theo quan điểm của Trump
Đây là điều tưởng chừng là nghịch lý, nhưng lại là thực tế. Lần ngược lại thời gian trước cuộc bỏ phiếu Tổng thống Mỹ tháng 11/2016, Trump khi đó bị những lãnh đạo chủ chốt của Đảng Cộng hòa xem là “đứa con hoang” (pariah), đi ngược dòng chủ lưu.
Nhưng trái với hầu hết các dự báo, Trump – một người chưa hề có kinh nghiệm chính trường – lần lượt đánh bại từng đối thủ một vốn là các nhân vật lãnh đạo gạo cội và “ngôi sao” trong đảng Cộng hòa như Rand Paul, Mitch Romney, McGovern…
Thông thường trong chính trị Mỹ “cuộc chiến nội bộ” thường kết thúc khi đã có phân định thắng thua. Tuy nhiên, với Trump thì ngược lại. Với tỷ lệ ủng hộ lên tới 85% các cử tri Cộng hòa, Trump gần như không có các đối thủ nặng ký trong đảng Cộng hòa nên mạnh tay tấn công các “cây đa, cây đề”, các thiết chế mà Trump xem là “trì trệ” trong đảng Cộng hòa để xây dựng liên minh mới, thúc đẩy các ý tưởng bảo thủ và cải cách.
Còn các lãnh đạo Cộng hòa trong khi tiếp tục tận dụng ảnh hưởng của Trump để mở rộng uy tín của Đảng, thì cũng đấu quyết liệt không kém với Trump trong nội bộ đảng để chống lại một số cải cách mà họ xem là “nguy hại” cho nước Mỹ, tìm cách duy trì các thiết chế cũ cũng như dòng tư tưởng chủ lưu. Tuy nhiên, đối với nhiều nghị sĩ thì việc duy trì trật tự cũ còn là cách để họ tiếp tục duy trì ảnh hưởng và tiếp tục được hưởng các “đặc quyền, đặc lợi”.
  1. Cuộc chiến thứ ba: Chống lại các thiết chế đã định hình và sự “trì trệ” của nước Mỹ
Nếu chỉ đọc qua về sự “trì trệ” của nước Mỹ, người đọc dễ liên tưởng đây là câu chuyện hoang tưởng, nhưng đó lại phản ánh một phần sự thật. Nước Mỹ từ lâu vốn được xem là quốc gia năng động bậc nhất, là nơi tập trung các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới, là nơi có nhiều nhà khoa học đoạt giải Nobel nhất thế giới, nơi luôn khuyến khích sự sáng tạo, các ý tưởng lạ. Tóm lại, nước Mỹ được nhìn nhận là quốc gia luôn thay đổi và biết cách “tự làm mới” mình liên tục.
Còn nhớ câu chuyện giữa những năm 1980, cách đây quãng ba chục năm, khi đó Liên Xô dưới sự lãnh đạo của Mikhail Gorbachev đưa ra ý tưởng “cải tổ” và “công khai hóa” (“perestroika” and “glasnost”) đã làm thế giới phát sốt, còn nước Mỹ thì bị lo qua mặt. Khi đó có nhà báo hỏi Tổng thống Ronald Reagan là nước Mỹ có ý định thực thi “cải tổ” và “công khai hóa” như Gorbachev đang theo đuổi hay không thì câu trả lời của Reagan, đại ý là: Gorbachev đang làm cái việc mà đáng ra các nhà lãnh đạo Liên Xô phải làm từ lâu, nhưng họ đã không làm và để vấn đề tích tụ lại. Mỹ không cần “cải tổ” hay “công khai hóa” vì đây là việc Mỹ làm thường xuyên.
Kết quả là “cải tổ” và “công khai hóa” của Gorbachev thiếu một tầm nhìn và cách làm bài bản đã đưa Liên Xô và hệ thống Xã hội chủ nghĩa Đông Âu đến chỗ sụp đổ, còn khẩu hiệu “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again) của Reagan cùng chính sách kinh tế Reaganomics và “làm mới lại nước Mỹ ngay trên đất Mỹ” đã giúp nước Mỹ hùng mạnh trở lại trên mọi phương diện vào đầu những năm 1990.
Quay trở lại nước Mỹ trước khi Trump lên cầm quyền. Từ góc độ của một nhà kinh doanh thành đạt trên đỉnh cao sự nghiệp và góc nhìn mới của một chính trị gia Trump cảm thấy hết sức “thất vọng” vì nước Mỹ đang trở nên già nua, xơ cứng, có quá nhiều “trì trệ”, sức ỳ, quá nhiều rào cản. Bên cạnh đó, quá nhiều thế lực hùng mạnh trong giới chính trị, kinh doanh, truyền thông… sẵn sàng liên kết, ra tay bóp nghẹt các ý tưởng mới để bảo vệ đặc quyền của mình, mà như từ ngữ ta hay dùng là lợi ích nhóm.
Lợi ích nhóm ở nước Mỹ hiện quá hùng mạnh, bám rễ quá sâu nên các nhóm này sẵn sàng liên kết, tiến hành “chiến tranh tổng lực” chống lại Trump và toàn bộ chính quyền của ông ta đến cùng. Ngược lại, để thực hiện cam kết tranh cử đưa nước Mỹ “vĩ đại trở lại”, Trump, với tác phong và cách làm “phi truyền thống”, cũng lao vào ăn thua đến cùng với nhóm lợi ích.
Đỉnh điểm là ngày 16/8/2018 vừa qua, cùng lúc 350 tờ báo trên khắp nước Mỹ, trong đó có những tờ lâu đời và nổi tiếng như Boston Globe, The New York Times, Washington Post, Philadelphia Inquirer… đồng loạt đăng xã luận, công kích chính quyền Trump, coi cá nhân và Chính quyền Trump là mối đe dọa lớn nhất đối với tự do báo chí – vốn từng được coi là một trụ cột quan trọng trong xã hội Mỹ cùng với tam quyền phân lập.
Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử và xã hội Mỹ từ xưa đến nay. Nói đến đặc quyền của báo chí Mỹ thì phải kể đến câu chuyện cách đây 36 năm, chỉ với tờ Washington Post đi tiên phong, cùng các phóng sự của hai nhà báo điều tra gạo cội là Carl Bernstein và Bob Woodward đã góp phần “hạ bệ” Tổng thống đương nhiệm Richard Nixon trong vụ Watergate. Với sức mạnh của báo chí tới mức có thể “làm nên” hay “làm tiêu tùng” (make or break) sự nghiệp của một Tổng thống như vậy nên các chính trị gia thường chọn cách “dĩ hòa vi quý” thay vì làm “mếch lòng” báo chí.
Tuy nhiên, Trump thì khác hẳn, chọn ngay cách đối đầu với báo chí “không cùng phe” điển hình là CNN, Washington Post, The New York Times. Trump sử dụng con bài nhất quán ngay từ đầu là coi ba tập đoàn truyền thông lớn này cùng các bài báo chỉ trích cá nhân và chính quyền của mình là “báo chí của phe Dân chủ” và chuyên đăng “tin giả” (fake news)! Nói cách khác, Trump đánh trực tiếp vào tính chính danh và sự khách quan của báo chí “không cùng phe”.
Nhìn một cách công bằng, sự ra đời của Internet, và cùng với nó là các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Snapchat, YouTube… trong những năm qua đã làm giảm đáng kể quyền lực của các “ông lớn” truyền thông trong khi các ông lớn này vẫn ngủ quên trên đỉnh cao quyền lực thời hoàng kim. Mặt khác, sự phân hóa Xã hội Mỹ về mọi mặt, từ câu chuyện ranh giới giàu nghèo, thu nhập, đẳng cấp, sự hình thành giới chính trị gia “xa lông” ngày càng tách rời tầng lớp “thấp cổ bé họng”… dưới tác động đa chiều của Cách mạng công nghiệp 4.0, toàn cầu hóa đã tác động mạnh, làm báo chí mất đi sự trung lập vốn có và khiến báo chí cũng phân làn rõ rệt. Trước đây thì rất khó phát hiện, nhưng nay chỉ cần cầm một tờ báo bất kì, đọc qua vài bản tin hoặc bật xem TV vài phút là có thể nói tương đối chính xác thiên kiến chính trị của tờ báo hoặc một hãng truyền thông nào đó.
Do đó, khá dễ hiểu là 350 tờ báo cùng lúc đả kích Trump nhưng lại ít nhiều đều chia sẻ các quan điểm chính trị như nhau. Và như thường lệ, chỉ vài dòng “Tweets” với 50 triệu người theo dõi mỗi ngày, Trump dễ dàng “vô hiệu hóa” các xã luận trên. Trước đây khi mạng xã hội chưa phát triển, các Tổng thống, chính trị gia thường đứng im chịu trận. Nhưng nay, Trump cũng lên tiếng “đòi” được đối xử công bằng, không bị báo chí tấn công một chiều!
Tuy nhiên, chủ đích cuối cùng của Trump là “vô hiệu hóa” sự chỉ trích của đối thủ, khiến ông ta có vị thế áp đảo trong giới truyền thông, từ đó gây ảnh hưởng, truyền tải các thông điệp chính trị.
Trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, quản trị đất nước…. Trump cũng có những cách làm “lạ đời”, giúp tiết kiệm hàng chục triệu giờ công lao động hoặc hàng tỷ USD tiền đóng thuế của người dân, doanh nghiệp, cụ thể là:
– Trump ngay khi nhậm chức đã yêu cầu Boeing phải xem xét và đàm phán lại Hợp đồng mà Chính quyền Tổng thống Obama đã ký trước đó để mua hai máy bay “Không lực số một” (Air Force One) giao hàng vào năm 2024 vì giá quá cao. Boeing đứng trước tình thế phải đàm phán lại nếu không có nguy cơ bị hủy hợp đồng. Kết quả là cặp máy bay nay chỉ còn giá 3,9 tỷ USD, từ giá “trên trời” là 5,3 tỷ USD, tức giảm khoảng 25% giá ban đầu.
– Tương tự như vậy, Trump và Lầu Năm Góc cũng buộc hãng Lockheed Martin, nhà cung cấp máy bay chiến đấu F-35 thế hệ thứ năm phải đàm phán lại và giảm giá từ 95 triệu USD/1 chiếc F-35 mà Lầu Năm Góc trả năm 2017, xuống còn 89 triệu USD/1 chiếc cho lô hàng giao trong năm 2018 và 80 triệu USD/1 chiếc năm 2020.
Chỉ qua hai vụ đàm phán đình đám, thông điệp của Trump đối với giới doanh nghiệp rất đơn giản: Ngay cả những hàng hóa mang tính biểu tượng của Tổng thống, đến bảo vệ an ninh quốc gia chính quyền cũng sẵn sàng xem xét, thậm chí hủy đơn hàng nếu cần. Dó đó, các hãng lớn nếu muốn làm ăn với chính phủ, muốn có tương lai phải cải tiến, nâng cao chất lượng và giảm giá thành.
– Ngoài việc đơn giản hóa sắc luật thuế liên bang, ngày 30/1/2017 Trump còn ký một sắc lệnh của Tổng thống quy định, từ nay trở đi bất cứ một quy định, hay điều lệ mới nào của liên bang ra đời thì cơ quan đệ trình buộc phải vô hiệu hóa quy định hay điều lệ cũ. Mục đích của việc này là tránh biến các cơ quan công quyền thành bộ máy quan liêu, ra các “quy định trên trời”, tạo thuận lợi tối đa cho cuộc sống, sinh hoạt của người dân, cũng như hoạt động của doanh nghiệp.
Trên đây chỉ là một ít ví dụ, nhưng nó cho thấy cuộc chiến chống lại thiết chế đã định hình và gắn với nó là lợi ích nhóm với đủ loại biến tướng là hết sức khó khăn, phức tạp. Hơn nữa, đây lại là cuộc chiến nội bộ nơi các đồng minh lẫn đối thủ đều minh tường các điểm mạnh, yếu của nhau và sẵn sàng ra đòn dứt điểm đối phương bất cứ khi nào có thời cơ.
  1. Cuộc chiến thứ tư: Duy trì địa vị siêu cường số một thế giới của Mỹ
Theo tư duy và cách làm thông thường, một quốc gia duy trì ngôi vị hàng đầu của mình bằng cách thực hiện hai bước song song: Củng cố sức mạnh quốc gia tổng hợp của mình, đồng thời chặn bước tiến và tạo khoảng cách xa nhất có thể với địch thủ bám ngay sát. Và nước Mỹ không phải là ngoại lệ.
Lịch sử của Mỹ từ khi lập quốc ngày 4/7/1776 đến nay là lịch sử bành trướng, và vươn lên không ngừng, từ một liên bang lỏng lẻo gồm 13 bang ban đầu vốn dĩ là thuộc địa của Anh Quốc thành một nhà nước liên bang hợp chúng quốc hùng mạnh nhất thế giới với 50 bang như hiện nay. Lịch sử Mỹ cũng là lịch sử đấu tranh và triệt hạ không khoan nhượng bất kỳ địch thủ thủ nào tìm cách thách thức vị trí số một của Mỹ.
Chỉ sau khoảng 100 năm lập quốc, đến đầu những năm 1870, sau khi kết thúc nội chiến Bắc Nam (1861-1865) Mỹ đã thay Anh trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, rồi trở thành siêu cường số một thế giới khoảng 70 năm sau đó sau khi kết thúc Thế chiến II năm 1945. Trong khi hầu hết các cường quốc khác bị suy yếu và tàn phá nghiêm trọng bởi chiến tranh thì Mỹ ra khỏi Thế chiến II với vị thế đặc biệt của người chiến thắng, với sức mạnh vượt trội so với bất kỳ cường quốc nào khác.
Trong khoảng thời gian 5 năm hậu chiến, GDP của Mỹ luôn chiếm tới 1/2 GDP của cả thế giới, Mỹ cũng là quốc gia duy nhất sở hữu vũ khí nguyên tử, còn đồng USD thì “hất cẳng” đồng bảng Anh, trở thành đồng tiền thanh toán, lưu trữ chủ chốt của thế giới. Với vị thế áp đảo như vậy, Mỹ dễ dàng “vẽ” trật tự của Phương Tây và phần nào đó là trật tự thế giới hòng thao túng theo ý đồ của mình: Về quân sự, Mỹ lập ra khối quân sự Bắc Đại Tây Dương; về thương mại Mỹ sử dụng ảnh hưởng để lập Hiệp định Thuế quan và Thương mại (GATT), tổ chức tiền thân của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO sau này; còn về tài chính, Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc lập ra các thiết chế tài chính có ảnh hưởng đến tận bây giờ như: Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Quốc tế Tái thiết và Phát triển (IBRD), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC)… Mục đích tối thượng là duy trì địa vị cường quốc số một thế giới và thiết lập một trật tự toàn cầu bao trùm hầu khắp các lĩnh vực theo luật chơi do Mỹ đặt ra.
Trong 45 năm sau Thế chiến II, hệ thống quốc tế do Mỹ “cầm trịch” đã vận hành tương đối hiệu quả, giúp Mỹ “đánh bại” – dù hết sức khó khăn – được địch thủ cạnh tranh về quân sự, chiến lược và ý thức hệ là Liên Xô, khiến không chỉ Liên Xô mà cả hệ thống xã hội chủ nghĩa Đông Âu cùng lúc bị tan rã.
Về mặt kinh tế, với Thỏa ước Plaza (Plaza Accord) ký ngày 22/9/1985 tại New York để giải quyết “chiến tranh tiền tệ” giữa năm cường quốc Phương Tây, mà thực chất là nhằm vào Nhật Bản, buộc nước này phải tăng giá đồng Yên so với đồng USD và các ngoại tệ chủ chốt khác. Thỏa ước Plaza là đòn độc, đòn “tước vũ khí” quyết định khiến Nhật không thể dùng chiến thuật dumping (giảm giá), cạnh tranh không lành mạnh nhờ hỗ trợ của chính phủ để đánh bại các công ty Mỹ. Và cũng từ đây bong bóng bất động sản Nhật bị bể, kinh tế rơi vào trạng thái trì trệ suốt từ đầu những năm 1990 đến nay và từ đó trở đi Nhật không bao giờ trở thành mối đe dọa về kinh tế với Mỹ nữa.
Tuy nhiên, từ đầu những năm 1990 sau khi Liên Xô tan rã thì nước Mỹ bước vào tình trạng “phởn chí” khi không còn đối thủ ngang tầm. Học giá Mỹ nổi tiếng Francis Fukayama thậm chí còn xuất bản cuốn sách “Sự cáo chung của Lịch sử” (The End of History and the Last Man), với tuyên bố ngạo mạn về “Chiến thắng của nền dân chủ tự do” đứng đầu là Mỹ trước các “chính thể chuyên quyền”. Tiếp đó là các sai lầm chiến lược nối tiếp sai lầm khi Mỹ sử dụng lực lượng quân sự quy mô lớn tiến hành cùng lúc cuộc chiến chống khủng bố hao người tốn của và không lối thoát sau vụ khủng bố 11/09/2001 – với phí tổn khoảng 4000 tỷ USD và hàng chục ngàn sinh mạng – trên hai mặt trận là Iraq và Afghanistan.
Trong khi đó, trên một mặt trận khác, Trung Quốc thực hiện một chiến lược âm thầm, nhưng hết sức quyết liệt là thực thi cải cách mở cửa về kinh tế, xây dựng nội lực bên trong, cố gắng tránh, tìm cách không gây bất hòa hoặc đối đầu với Mỹ khi không cần thiết. Nhờ chiến lược “Thao quang dưỡng hối”, hiện đại hoá đúng đắn, cách làm bài bản, có sự chỉ huy, thống nhất và tập trung cao độ, lại tận dụng được lợi thế của người đi sau trong việc áp dụng cách mạng khoa học công nghệ nên Trung Quốc đã lớn mạnh vượt bậc chỉ trong thời gian rất ngắn. Trong giai đoạn kéo dài 25 năm từ 1990-2014, Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 10% năm, vượt Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới từ 2010. Trong giai đoạn 2004-2016 GDP của Trung Quốc tăng trưởng tới 4 lần từ 2.500 lên 10.000 tỷ USD và đuổi sát Mỹ. Đến trước giai đoạn Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền 01/01/2017, nếu như tốc độ phát triển kinh tế của Mỹ và Trung Quốc vẫn duy trì như thời gian trước đó thì theo dự báo của WB và IMF, chỉ đến năm 2025 hoặc cùng lắm là 2030 Trung Quốc sẽ vươn lên thay thế Mỹ để trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.
Không chỉ phát triển về lượng, mà Trung Quốc còn phát triển về chất, hướng đến các tiêu chí quản trị doanh nghiệp, quản trị quốc gia thông minh, xây dựng lối sống, cách hành xử văn minh của người dân theo những tiêu chuẩn cao nhất của thế giới.
Nhờ sự lớn mạnh về kinh tế, sự phát triển về khoa học kỹ thuật vượt bậc, Trung Quốc cũng mạnh dạn, tự tin và quyết đoán trong chi tiêu quốc phòng, trong hành xử với láng giềng và trong quan hệ quốc tế cho phù hợp với vị thế mới của mình. Đáng chú ý là Trung Quốc thực hiện cùng lúc hai chiến lược lớn, đầy tham vọng là trở thành cường quốc số một thế giới về công nghệ vào năm 2025 và chiến lược Vành đai, Con đường (BRI) nhằm tạo ra một hệ thống riêng, trong đó Trung Quốc có vai trò chi phối. Chiến lược Vành đai, Con đường nếu được thực thi đầy đủ sẽ giúp thúc đẩy 6 kết nối chặt chẽ về đường không, đường biển, đường bộ, đường sắt, kết nối về mạng lưới viễn thông, kết nối về dịch vụ tài chính giữa Trung Quốc và khoảng 80 quốc gia trên thế giới, kéo dài từ Bắc Á qua Đông Nam Á, Nam Á, Trung Đông, châu Phi, một phần Tây và Đông Âu, Nga và Trung Á, những nước chiếm khoảng 1/2 dân số, 1/3 tổng GDP và 1/4 tổng thương mại thế giới. Cùng với BRI, Trung Quốc liên tiếp cho ra đời Ngân hàng Phát triển Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) củng cố và mở rộng vai trò của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Nhóm BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi…
Dưới góc nhìn của Trump và Chính quyền mới ở Mỹ, sự vươn lên của Trung Quốc và cách thức Trung Quốc thiết lập một hệ thống riêng không khác gì cách thức Mỹ từng làm trước đây khi Thế chiến II kết thúc để xác lập và củng cố vị trí siêu cường lâu dài sau đó. Và đây là điều không thể chấp nhận được với Trump cũng như bất kỳ chính quyền nào của Mỹ trước đó.
Tuy nhiên, trong khi các vị Tổng thống tiền nhiệm hoặc né tránh, hoặc không có một chiến lược rõ ràng rồi sau đó đối phó với Trung Quốc một cách nửa vời thì chiến lược của Trump lại hết sức rõ ràng với hai bước song song: (i) Đối đầu trực diện, tìm cách làm suy yếu đối phương về mọi mặt; và (ii) “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” (Make America Great Again) thông qua việc kiên trì thực hiện khẩu hiệu tranh cử “Nước Mỹ trên hết” (America First).
Thực chất của chiến lược này là tạo khoảng cách “an toàn” giữa Mỹ và đối thủ tiềm tàng đang bám ngay sát nách, khiến đối thủ không đủ sức mạnh và khả năng để tranh chấp hay thách thức vị trí số một của Mỹ một cách hiệu quả.
Làm suy yếu đối thủ tiềm tàng về mọi mặt
Đối với Chính quyền Trump, “mối đe dọa” lớn nhất, trực tiếp nhất và “nguy hiểm” nhất hiện nay đối với vị trí siêu cường và hệ thống quốc tế do Mỹ đóng vai trò chủ đạo không còn là chủ nghĩa khủng bố hay mối đe doạ từ Nga mà là từ Trung Quốc và điều này được nêu rõ trong Chiến lược an ninh quốc gia mới công bố đầu năm 2018. Thách thức này lớn hơn hẳn so với tất cả các thách thức mà Mỹ từng phải đương đầu từ sau Thế chiến II đến nay.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, mối đe dọa của Liên Xô chủ yếu từ góc độ an ninh và quân sự chứ chưa bao giờ là thách thức kinh tế. Còn Nhật, thì chỉ tạo ra thách thức kinh tế, thương mại đối với Mỹ trong một thời gian ngắn chứ còn xét về các khía cạnh khác như dân số, chiến lược hay ý thức hệ thì Nhật lại không hề có tham vọng thách thức hay soán ngôi Mỹ.
Trái lại, trong các cường quốc lớn trên thế giới hiện nay, chỉ duy nhất Trung Quốc vừa có sức mạnh kinh tế, lẫn sức mạnh quân sự với kho vũ khí hạt nhân hùng hậu, có dân số đông nhất thế giới, có lãnh thổ đủ rộng, có ý thức hệ khác biệt, hơn nữa Trung Quốc là cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ và có lẽ hiện là cường quốc duy nhất, ngoài Mỹ, có tham vọng trở thành cường quốc số một thế giới.
Trong 500 năm qua, lịch sử thể giới đã chứng kiến 16 cuộc đối đầu giữa một cường quốc đã được thiết lập và một cường quốc đang trỗi dậy và tìm cách soán ngôi, trong đó 12 cuộc đối đầu kết thúc bằng chiến tranh. Thực ra, ngay từ cách đây ba năm, tác giả của bài viết này cũng đã từng đưa ra cảnh báo về “bẫy Thucydides” và cuộc xung đột “định mệnh”, “không lối thoát” giữa Mỹ và Trung Quốc.
Đặt cạnh tranh Trung – Mỹ trong bối cảnh đó thì xung đột thương mại chỉ là “câu chuyện nhỏ”, còn câu chuyện lớn hơn là sự cạnh tranh chiến lược, đối đầu trực diện về mọi mặt, trong đó Mỹ là bên đóng vai trò chủ động.
Vậy tại sao Trump lại chọn cuộc chiến thương mại (trade war) và tại sao lại vào lúc này? Trước hết đây là thời điểm kinh tế Mỹ đang ở giai đoạn tốt nhất trong hai thập niên qua, tính từ các góc độ: niềm tin của người tiêu dùng, giới doanh nghiệp; sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán cao nhất mọi thời đại; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục (3,7%)… Điều này có được một mặt là do cố gắng của chính quyền Trump, nhưng cũng có yếu tố may mắn khác là kinh tế Mỹ đang ở đỉnh cao của chu kỳ tăng trưởng. Trong khi đó , kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn điều chỉnh, phát triển chậm lại sau giai đoạn phát triển quá nóng theo chiều rộng. Điều này có nghĩa Trump đang ở thế thượng phong để tung các “đòn độc” mà không sợ bị ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Mỹ.
Còn chọn lĩnh vực thương mại thì theo tính toán của chính quyền Trump, đây là lĩnh vực Trung Quốc dễ tổn thương nhất do cán cân thương mại hai bên quá chênh lệch: Năm 2017, Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc 130 tỷ USD, còn nhập khẩu khoảng 506 tỷ USD, tức thâm hụt thương mại tới 376 tỷ USD. Trump cho rằng: (i) Là nước chịu thâm hụt thương mại lớn, Mỹ trong vai người mua mới ở vị trí thượng phong; (ii) Những hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc có thể dễ dàng thay thế bằng hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác; (iii) Mỹ là thị trường xuất khẩu hàng hoá lớn nhất của Trung Quốc, và thương mại đóng góp tới 1/3 tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.
Tuy nhiên, đích cuối cùng của Trump là đánh vào chuỗi sản xuất, cung ứng hàng hoá của Trung Quốc, chặn việc tiếp cận công nghệ cao để đi tắt đón đầu, và buộc Trung Quốc phải mở cửa thị trường, thay đổi cơ cấu kinh tế theo ý đồ của Mỹ. Nếu chấp nhận, nhiều khả năng kinh tế Trung Quốc sẽ bị kéo lùi, rơi vào tình trạnh, suy thoái, trì trệ như của Nhật Bản 30 năm trước. Đây là lý do mà Trung Quốc không thể chấp nhận và các cuộc đàm phán Mỹ-Trung về giải tỏa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung cho đến nay không đạt kết quả.
Có thể dễ dàng nhận thấy, nếu kinh tế Trung Quốc bị kéo lùi lại do hệ quả của chiến tranh thương mại thì có thể dẫn đến những hệ quả ghê gớm: thất nghiệp tăng, nguy cơ bất ổn xã hội tăng cao, thị trường chứng khoán giảm tốc, đồng tiền mất giá, dự trữ ngoại hối sụt giảm, nguồn tiền đố vào chi tiêu quốc phòng cũng như đầu tư cho chiến lược “vành đai, con đường” sẽ không còn được dồi dào như trước.
Điều đáng chú ý là ngược lại với dự báo của hầu hết các nhà kinh tế, Trump càng siết chặt thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Mỹ thì kinh tế Mỹ lại càng nhận được tín hiệu tốt chứ không phải theo chiều ngược lại.
Một tín hiệu nữa không tốt cho Trung Quốc là Bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross vừa “khoe” đã tìm ra “viên thuốc độc” (poison pill) để “trị” Trung Quốc, đó là “cấy” vào Hiệp định thương mại USMCA vừa ký giữa Mỹ, Mexico và Canada (thay cho Hiệp định NAFTA) một điều khoản cho phép hai nước còn lại có thể huỷ hiệp định 3 bên và ký hiệp định thương mại tự do song phương nếu một trong ba thành viên USMCA ký hiệp định thương mại tự do với nước có nền kinh tế “phi thị trường”, hàm ý chỉ Trung Quốc. Bộ trưởng Ross còn tiết lộ, Mỹ sẽ đưa điều khoản này vào các hiệp định thương mại tự do đang đàm phán với Nhật Bản và EU, nhằm mục đích gây sức ép tối đa lên Trung Quốc.
“Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”
Về cách tiếp cận, chính sách kinh tế của Trump sau khi nhậm chức không khác mấy so với người tiền nhiệm Ronald Reagan cách gần 40 năm trước với chính sách kinh tế Reaganomics, đó là: Ở trong nước, Reagan cắt giảm chi tiêu của chính phủ nhằm giảm thâm hụt ngân sách, trong khi giảm mạnh thuế doanh nghiệp từ 48% xuống còn 34% nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu, sản xuất. Còn người dân, thuộc tất cả các giới được miễn giảm mạnh thuế cá nhân, trong đó giới giàu có, trung lưu, được hưởng lợi nhất, nhằm khuyến khích tiêu dùng trong nước. Ngoài ra Reagan còn tìm cách tăng lãi suất đồng USD trong nước rất cao, có lúc lên tới 21,5% nhằm thu hút tiền từ trong nước Mỹ và từ khắp thế giới với hai mục tiêu: (i) Tái cấu trúc và hiện đại nước Mỹ; (ii) Đổ tiền vào cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô.
Trong thời kỳ Reagan, ngoài chuyện củng cố sức mạnh kinh tế, Mỹ còn “đánh gục” Liên Xô bằng các đòn “hội đồng” như cùng OPEC phối hợp hạ giá dầu để triệt hạ nền kinh tế Liên Xô vốn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu dầu, đồng thời buộc Liên Xô phải tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ và cả khối NATO, cũng như gài bẫy để Liên Xô dính vào “cú lừa thế kỷ” về sáng kiến “Chiến tranh các vì sao” của Mỹ. Điều này đã buộc Gorbachev phải đi vào hòa dịu, giải trừ quân bị với Mỹ, rồi tiến tới “tự giải thể” khối quân sự Warsaw Pact, khối kinh tế Comecon giữa Liên Xô và các nước Đông Âu, cũng như Liên Bang Xô viết trong giai đoạn cuối những năm 1980, đầu những năm 1990.
Về cơ bản, Trump cũng có cách tiếp cận về kinh tế và quân sự tương tự Reagan, nhưng có một số điều chỉnh do bối cảnh quốc tế hiện nay, cũng như tương quan, so sánh sức mạnh tổng thế giữa Mỹ với các đồng minh, địch thủ cũng có những thay đổi căn bản.
Về kinh tế, với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” (America First) và cách làm quyết liệt đi đôi giữa nói và làm, Trump đang tìm cách lấy lại sức mạnh kinh tế cho nước Mỹ thông qua một loạt biện pháp chính như: (i) Giảm mạnh thuế doanh nghiệp từ 35% xuống còn 21%; (ii) Giảm đồng loạt thuế thu nhập cá nhân, với tổng số thuế cắt giảm lên tới 1.500 tỷ USD trong thời gian tám năm từ 2018-2025: (iii) gỡ bỏ đáng kể các luật lệ, rào cản đối với doanh nghiệp; (iv) rút khỏi hoặc bỏ qua các hiệp định thương mại đa phương, đàm phán lại các hiệp định tự do thương mại song phương, nhấn mạnh đến yếu tố “công bằng”, đảm bảo quyền tiếp cận thị trường nước ngoài tốt hơn cho hàng hóa Mỹ; (v) Gây sức ép bằng hình thức thuế quan để ép các công ty Mỹ và công ty nước ngoài chuyển dây chuyền sản xuất, công nghệ hoặc mở nhà máy trên đất Mỹ.
Với hàng loạt biện pháp mang tính quyết liệt, và phần nào đó khá cực đoan, Trump đã ghi được bảng thành tích kinh tế khá tốt dẫu mới cầm quyền chưa được hai năm. Cụ thể là:
– Tỷ lệ thất nghiệp tính đến đầu tháng 10/2018 giảm xuống còn 3,7%, mức thấp nhất trong 50 năm qua.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2017, năm đầu tiên Trump nắm quyền, là 2,3%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ 1,5% năm 2016 trước đó. Con Quý II, tốc độ tăng trưởng đạt 4,2%, mức cao nhất kể từ năm 2014.
– Lòng tin của người tiêu dùng và doanh nghiệp hiện ở mức cao nhất tính từ thời điểm năm 2000.
– Chỉ số công nghiệp Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ hiện vào khoảng 26.500 điểm, tức cao khoảng 33% so với đỉnh cao 20.000 điểm dưới thời Obama.
Thành tích kinh tế này trái ngược với đà đi xuống của kinh tế Trung Quốc, cũng như thực trạng tương đối ảm đạm của hầu hết các nền kinh tế lớn khác.
Trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, Trump không chỉ mạnh tay chi tiêu cho quốc phòng với ngân sách quốc phòng năm 2018 và 2019 lần lượt là 640 tỷ và 716 tỷ USD, tức gấp khoảng 5 lần so với ngân sách quốc phòng lớn thứ hai thế giới của Trung Quốc. Không chỉ một mình tăng ngân sách quốc phòng, Trump còn bằng mọi cách gây sức ép buộc các đồng minh chủ chốt như Hàn Quốc, Nhật, và các nước đồng minh trong NATO tăng ngân sách quốc phòng để tạo sức mạnh cộng hưởng và đã thành công ở mức độ nhất định khi một số nước châu Âu thành viên NATO đẩy nhanh mức chi ngân sách quốc phòng từ mức trên dưới 1% hiện nay lên mức 2% tổng GDP trước năm 2024. Cách lập luận của Trump rất đơn giản, nhưng hiệu quả: Nếu muốn dựa vào ô an ninh của Mỹ thì trước hết các đồng minh phải thực sự quan tâm đến củng cố quốc phòng của mình thông qua việc tăng ngân sách cho lĩnh vực này. Nếu như đến an ninh của mình mà họ cũng không quan tâm thì cũng chẳng có lý do để Mỹ phải bận tâm.
Đáng chú ý là cách tiếp cận và tìm cách xích lại gần Nga của chính quyền Trump. Trong nội bộ Mỹ, không khí và quan hệ thù địch với Nga hiện khá cao do những cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử 2016 để Trump lên nắm quyền vẫn chưa được giải tỏa. Tuy nhiên, Trump vẫn nhắm đến Nga với nhiều mục tiêu khác nhau:
Thứ nhất, Trump cho rằng Nga tuy bị suy yếu nhiều, nhưng xét từ góc độ quân sự, Nga vẫn là cường quốc quân sự duy nhất có thể đưa nước Mỹ “trở về thời kỳ đồ đá” nếu xảy ra xung đột quân sự. Do đó, để quan hệ Mỹ-Nga ở tình trạng đối đầu lâu dài sẽ không có lợi.
Thứ hai, việc xích lại gần Nga sẽ làm cho các nước châu Âu thành viên NATO lo ngại và do vậy không cần gây thêm sức ép cũng buộc họ tự tăng ngân sách quốc phòng.
Thứ ba, việc đi với Nga còn là cách để Mỹ tạo sức ép tối đa lên Trung Quốc – quốc gia được xem như địch thủ chiến lược lớn nhất của Mỹ vào lúc này. Nhìn cách Trump đi với Nga để tạo sức ép lên Trung Quốc lúc này thấy không khác mấy so với cách mà Mỹ dưới thời Nixon và Kisinger tìm cách khai thông quan hệ với Trung Quốc trong những năm 1970 để cô lập và tạo sức ép tối đa lên Liên Xô, để rồi nước này đi vào con đường thỏa hiệp với Mỹ và tự tan rã vào năm 1991.
Hiện còn quá sớm để đánh giá hết những tác động từ các bước đi của Trump trong việc củng cố sức mạnh Mỹ. Ngay cả thời Reagan, dù ra khỏi Chiến tranh Lạnh với tư cách người chiến thắng, nhưng nước Mỹ cũng “thương tích đầy mình”, chẳng hạn như nợ công cao, sức cạnh tranh của nền kinh tế suy giảm… Còn Trung Quốc là cường quốc thứ hai, có nhiều sức mạnh vượt trội chứ không phải là cường quốc chỉ dựa vào sức mạnh quân sự và lệ thuộc và dầu khí như Liên Xô trước kia. Tuy nhiên, các tác động của cuộc chiến thương mại này với cả hai, đặc biệt là với Trung Quốc, với nền kinh tế thế giới và các cấu trúc khu vực và toàn cầu thì ngày càng rõ nét.
  1. Cuộc chiến thứ năm: Xây dựng một trật tự quốc tế mới
Hoàn toàn không quá lời khi nói rằng trật tự thế giới hình thành từ thời hậu Thế chiến II đến nay với các thiết chế trụ cột như Liên Hợp Quốc, NATO, WTO, IMF, WB, cùng nhiều thoả thuận quốc tế khác… là trật tự trong đó Mỹ đóng vai trò “Kiến trúc sư trưởng”, là “người khởi xướng”, và cũng là người được hưởng lợi chính từ trật tự này. Chắc chắn Mỹ sẽ không có bất cứ vấn đề gì với hệ thống và các thiết chế này chừng nào mà vai trò và địa vị số 1 thế giới của Mỹ vẫn được duy trì và đảm bảo.
Tuy nhiên, từ đầu những năm 2000 khi Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ đe dọa vị thế siêu cường số 1 thế giới của Mỹ và đồng thời sức mạnh của Mỹ suy giảm tương đối so với Trung Quốc và các cường quốc khác thì Trump và ê-kíp của mình, ngay từ khi bắt đầu tham gia tranh cử Tổng thống, lại đổ lỗi cho chính hệ thống quốc tế mà Mỹ đã góp tay xây dựng nên là “tội đồ” của những yếu kém của nước Mỹ. Họ cho rằng đã đến lúc cần phải đặt lại vấn đề, xem xét lại một cách căn bản toàn bộ hệ thống quốc tế và các thiết chế cũ xem các thiết chế này có còn phù hợp với lợi ích của Mỹ nữa hay không, tức còn có giá trị trong việc giúp Mỹ duy trì ngôi vị bá chủ thế giới của mình. Theo quan điểm của chính quyền Trump, các thiết chế do chính Mỹ lập ra trước kia chỉ phù hợp với bối cảnh cũ, nhưng nay các thiết chế này đã đóng xong vai trò lịch sử, không còn phù hợp, thậm chí đi ngược lại với lợi ích của Mỹ thì Mỹ cần đặt lợi ích quốc gia của mình lên trên (America First) và mạnh tay “vứt bỏ” các cam kết không cần thiết.
Ngay từ năm 1987 học giả Mỹ Paul Kennedy đã viết cuốn sách “Sự thăng trầm của các cường quốc” (The Rise and Fall of the Great Powers) trong đó cho rằng một trong những nguyên nhân khiến các cường quốc suy vong là do đế quốc trải rộng và các cường quốc này thực thi các cam kết quốc tế vượt quá khả năng của mình. Tác giả cũng đưa ra lời cảnh báo để Mỹ không đi vào con đường tương tự. Cảnh báo này cũng trùng hợp với tư duy của Trump khi cho rằng các nước khác được hưởng lợi bởi hệ thống quốc tế hiện nay phải có nghĩa vụ đóng góp nhiều hơn và không có lý gì để Mỹ phải sử dụng tiền đóng thuế của người dân bảo vệ cho những quốc gia có mức thu nhập đầu người thậm chí còn cao hơn của nước Mỹ.
Như vậy, có thể thấy Trump thực hiện một chính sách tương đối nhất quán cả về đối nội, lẫn đối ngoại: Đó là tìm cách làm nước Mỹ mạnh lên từ bên trong và đặt lợi ích quốc gia lên trên các cam kết quốc tế. Đáng chú ý là trong quá trình xem xét lại các cam kết quốc tế của Mỹ, Trump nhận thấy nước Mỹ có quá nhiều cam kết quốc tế “vô bổ”, gây tốn kém không ít cho ngân sách liên bang.
Việc tấn công tổng lực vào một loạt các thiết chế quốc tế lớn như Liên hợp quốc, UNESCO; vào các hiệp ước, các thiết chế lâu đời với đồng minh, láng giềng như NATO, nhóm G-7, NAFTA; vào các thỏa thuận với đối tác, bạn bè như TPP (chuẩn bị bước vào giai đoạn ký kết)… ngay từ ngày đầu tiên bước chân vào Nhà Trắng đã biến Trump thành nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia nhiệt thành, “kẻ” chủ trương ủng hộ nghĩa biệt lập, và là một trong những nhà lãnh đạo Mỹ “đáng ghét” nhất trên thế giới. Tháng 1/2018, Viện thăm dò dư luận Gallup tiến hành khảo sát ý kiến của người dân 134 nước trên thế giới và kết quả là tỷ lệ trung bình ủng hộ lãnh đạo Mỹ giảm mạnh từ 48% năm 2016 xuống còn 30% vào 1/2018.
Tuy nhiên, Trump dường như có một mục tiêu và lộ trình được lập trình từ trước nên tỏ ra không mấy bận tâm vào việc lãnh đạo hay người dân các nước nghĩ về mình hay nước Mỹ, miễn là việc mình làm phục vụ lợi ích của nước Mỹ, đặt nước Mỹ lên trên hết (America First). Dù chưa định hình rõ nét, nhưng có thể thấy sơ bộ một số bước đi chính của Trump trong việc “xoá bàn cờ làm lại”, đặt ra luật chơi mới với 5 bước đi sau:
Một là, rút nước Mỹ ra khỏi các thiết chế/cam kết quốc tế không phù hợp với lợi ích của nước Mỹ
Rõ nhất trong hai năm đầu tiên cầm quyền là Trump rút khỏi các thoả thuận “đình đám” như Hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP đã được hoàn tất vào phút chót chỉ chờ được phê chuẩn; cắt đóng góp của Mỹ và rút khỏi Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp Quốc UNESCO; Hiệp định chống biến đổi khí hậu; rút khỏi Thoả thuận hạt nhân P5+1 ký năm 2015 với Iran; Hội đồng nhân quyền… Chính từ các hành động này nên Trump bị xem là người theo đuổi chủ nghĩa đơn phương, làm cho Mỹ bị cô lập trên quốc tế, trái với cách tiếp cận đa phương, can dự tích cực của người tiền nhiệm.
Trong quyết định rút khỏi TPP, chính quyền Trump cho rằng ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng và Mỹ sẽ bị mất nhiều việc làm phổ thông do doanh nghiệp sẽ tìm cách chuyển sản xuất sang những nước thành viên có lương thấp trong TPP. Còn với Hiệp định chống biến đổi khí hậu, Trump ngay từ đầu đã cho rằng các bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu là lòe bịp (a hoax) và không đáng tin cậy, và việc thực hiện các cam của Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu vừa gây tốn kém cho doanh nghiệp, vừa làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ. Với Iran, Mỹ cho rằng thỏa thuận P5+1 chỉ giúp làm chậm lại chứ không thể giúp cản bước Iran nghiên cứu, sản xuất vũ khí hạt nhân. Đáng chú ý, việc áp đặt cấm vận xuất khẩu dầu của Iran còn nhằm vào Trung Quốc nước đầu tư tới 106 tỷ USD vào ngành dầu khí Iran, cũng như giúp ngành xuất khẩu dầu và khí hoá lỏng của Mỹ “cất cánh” sau khi Mỹ có đột biến về tăng sản lượng dầu đá phiến và hoàn tất việc lắp đặt đường ống dẫn dầu Keystone nối từ Alberta (Canada) tới tận Cảng Arthur (Texas) miền Nam nước Mỹ.
Hai là, gây sức ép, đàm phán lại các hiệp định/thoả thuận/định chế cũ
Đáng chú ý nhất là thành công của Trump trong việc đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA với tên gọi mới là Hiệp định USMCA giữa Mỹ, Mexico và Canada ký ngày 30/9/2018 vừa qua. Các cuộc đàm phán để đi đến Hiệp định mới USMCA này cho thấy Trump quả là một cao thủ về đàm phán quốc tế. Trước hết Trump không tìm cách đàm phán ba bên đồng thời, mà tiến hành hai cuộc đàm phán riêng rẽ với Mexico và Canada, trong đó nhằm vào Mexico là mắt xích yếu nhất. Đồng thời trong suốt quá trình đàm phán Mỹ không ngừng gây sức ép, công kích công khai lãnh đạo Canada. Việc đạt được thỏa thuận trước với Mexico đã gây sức ép rất lớn và đặt Canada vào thế phải kết thúc đàm phán với điều kiện của Trump nếu không sẽ bị gạt ra rìa.
Với lợi thế có được trong tay USMCA, các bước tiếp theo của Mỹ có thể nhìn thấy trước là Mỹ sẽ tiến hành hai cuộc đám phán song phương đồng thời với Nhật và EU, trong đó Mỹ sẽ tìm cách cài tiếp “viên thuốc độc”, tức tìm cách ngăn không để cho hai nền kinh tế lớn này ký thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc. Sau khi có được thoả thuận thương mại với Nhật Bản và EU, bước tiếp theo là Mỹ, lúc này đã ở thế thượng phong, gây tiếp sức ép lên Trung Quốc, buộc nước này phải mở cửa và cải cách theo các điều kiện do Mỹ đặt ra. Đối với WTO, nếu không đáp ứng các điều kiện do Mỹ đặt ra, thậm chí không loại trừ khả năng Mỹ sẽ vận động Nhật, EU và các nước khác lập ra chế định mới thay thế cho tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này.
Trong các vấn đề quân sự hay quan hệ với đồng minh trong NATO, G-7 Trump cũng tỏ ra “thờ ơ” bề ngoài, nói lấp lửng hay nước đôi vê các cam kết bảo vệ đồng minh của Mỹ. Mục đích của Trump là gây sức ép buộc đồng minh tăng ngân sách quốc phòng, chia sẻ nhiều hơn gánh nặng và trách nhiệm an ninh quốc tế với Mỹ, song song với việc ép các đồng” tự nguyện” mở cửa thị trường, thực thi các biện pháp nhằm giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại.
Ba là, cắt giảm cam kết tài chính, gây sức ép cải tổ các định chế quan trọng
Một trong những tổ chức quốc tế lớn nhưng nhận nhiều chỉ trích nhất của chính quyền Trump về sự quan liêu, quản lý yếu kém… là Liên Hợp Quốc (LHQ). Mỹ sở dĩ có tiếng nói quan trọng ở LHQ vì Mỹ là quốc gia đóng góp ngân sách lớn nhất, lên tới 22% tổng ngân sách hàng năm cho tổ chức này (5,6 tỷ USD năm 2017) và là thành viên của Hội đồng Bảo an.
Sự bất bình của Mỹ cũng có lý do riêng. Tuy đóng góp nhiều cho ngân sách của LHQ song ảnh hưởng của Mỹ tại đây lại không như Mỹ mong muốn, đặc biệt trong các cuộc bỏ phiếu liên quan đến tranh chấp Israel-Palestine. Ngoài ra, Mỹ thấy nhiều nước không có sự đóng góp tương xứng vào ngân sách LHQ so với tỷ lệ GDP của họ trong tổng GDP toàn cầu. Song song với sức ép về chính sách kêu gọi LHQ cải tổ trong 3 lĩnh vực là Quản lý, An ninh và Phát triển Mỹ cũng đồng thời tuyên bố cắt giảm đóng góp lên tới 5% tổng ngân sách của LHQ (285 triệu USD), chủ yếu dành cho lĩnh vực gìn giữ hòa bình bắt đầu từ năm 2018.
Bốn là, tấn công trực diện các thiết chế mới ra đời của đối phương
Đối với Mỹ hiện nay, Chiến lược Vành đai, Con đường (BRI) và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) của Trung Quốc là những thiết chế tạo ra các thách thức đối với Mỹ về nhiều mặt. Với BRI, Mỹ lo ngại sự hình thành của một thiết chế mới, một vành đai phát triển quốc tế mới không theo các chuẩn mực do Mỹ đặt ra, giảm lệ thuộc vào Mỹ và phương Tây, trong khi lại lệ thuộc vào Trung Quốc về đầu tư, công nghệ…
Với AIIB, Mỹ lo ngại nhất về (i) sự thiếu khách quan trong các quyết định cho vay, cho rằng AIIB sẽ thiên vị, chỉ cung cấp tín dụng cho những nước có quan hệ tốt với Bắc Kinh; (ii) Khả năng quản trị rủi ro không tốt, vượt quá khả năng trả nợ của những nước đi vay có thể khiến họ hoặc rơi vào tình trạng phá sản hoặc bị lệ thuộc về tài chính vào Trung Quốc; (iii) Có thể giúp nước đi vay đầu tư tăng trưởng tốt trong ngắn hạn, nhưng lại thiếu cơ sở cho phát triển ổn định và bền vững trong dài hạn.
Năm là, lập ra các thiết chế, các định chế mới
Các đề nghị lập thiết chế mới hiện nay chưa nhiều, mới thấy rõ nhất là sáng kiến về “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” thay thế cho Chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở Đông Nam Á. Có thể do chính quyền Trump còn đang bận tâm vào các vấn đề nội bộ, hoặc Mỹ cho rằng có thể tận dụng một số cơ chế cũ nhưng có những điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới cũng như lợi ích của Mỹ.
Dù mới chỉ ở dạng ý tưởng và còn thiếu nhiều chi tiết, nhưng “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Mỹ hiện vấp phải nhiều phản ứng trái chiều, đặc biệt từ Nga và Trung Quốc, những nước cho rằng trong khu vực hiện đang có nhiều cơ chế hữu dụng như EAS, ARF, ADMM+… để xử lý các vấn đề khu vực và không nhất thiết phải lập ra các cơ chế mới. Điều này cho thấy cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trên phạm vi khu vực và toàn cầu đang ngày một rõ nét và có thể đưa quan hệ quốc tế đến chỗ chia rẽ, phân cực như trong thời kỳ Chiến tranh lạnh trước kia.
Nhìn tổng thể, cuộc chiến của Trump để xây dựng một trật tự quốc tế mới lần này chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều lần so với công việc Mỹ đã làm cách đây trên 70 năm. Khi đó Mỹ ở thế thượng phong với sức mạnh tổng hợp vượt trội so với cả đồng minh lẫn đối thủ. Còn hiện tại thì thế và lực của Mỹ, tuy mạnh nhưng không còn ở thế áp đảo, khuynh loát các quốc gia khác. Ngoài ra, các đối thủ của Mỹ cũng sẽ không ngồi yên khoanh tay chịu trận.
Và cũng không khó để nhận ra nhiều nước bắt đầu toan tính, tìm bước đi, lối thoát cho mình nhằm tránh rơi vào thế kẹt trong bối cảnh cuộc đối đầu, cạnh tranh địa-chiến lược Mỹ-Trung và “bóng ma” cuộc Chiến tranh Lạnh mới 2.0 với các vòng xoáy bất ổn, chia rẽ và phân cực đang ngày một hiện rõ./.
TS Hoàng Anh Tuấn là cựu Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Việt Nam. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2018/10/14/donald-trump-5-cuoc-chien-dinh-vi-my-the-gioi/

User Rating: 5 / 5
Star ActiveStar ActiveStar ActiveStar ActiveStar Active
 
hangkhongmauham
Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson đang tuần tra trên Biển Đông. (Hình: USS Navy)
Sau Hiệp Định Genève (20.7.1954) Hoa Kỳ quyết định ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa để chận đứng làn sóng Cộng Sản từ Trung Cộng. Trong những năm chiến tranh 1954–1975, đời sống của người dân miền Nam đã trực tiếp và gián tiếp bị ảnh hưởng đến chính sách của Hoa Kỳ qua nhiều đời Tổng Thống của 2 đảng Dân Chủ (DC) và Cộng Hòa (CH) có ảnh hưởng thống trị trên nền chính trị Hoa Kỳ.
Từ đời T.T. Franklin D. Roosevelt đảng CH nhiệm kỳ (1953-1961) viện trợ cho VNCH mỗi năm 200 triệu đô la và gởi 675 Cố Vấn Quân Sự, thời TT. John F. Kennedy đảng DC nhiệm kỳ (1961-1963) gởi thêm khoảng 16.000 Cố Vấn, ngày 1.11.1963, T.T Diệm bị lật đổ và bị giết cùng em là Cố Vấn Ngô Đình Nhu, (lý do bị giết theo tài liệu thì cố TT. Diệm không muốn người Mỹ chen vào nội bộ VN quá nhiều cũng như đưa quân đội vào miền Nam) ngày 22.11.1963 TT. Kenedy cũng bị ám sát ở Dallas.
TT. Lyndon B. Johnson đảng DC nhiệm kỳ (1963-1969) tiếp tục chính sách của cố TT Kenedy. Miền Nam Việt Nam bị Cộng Sản Hà Nội tấn công. TT. Johnson từng tuyên báo. “Tôi sẽ không để mất Việt Nam”. Hoa Kỳ gởi quân tham chiến tại Miền Nam Việt Nam.
Quân đội Hoa Kỳ đến Đà Nẵng
Ngày 08.03.1965, Tiểu Đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến thuộc Lữ Đoàn 9 Hoa Kỳ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Xuân Thiều (Nam Ô) thuộc xã Hoà Hiệp, huyện Hoà Vang nay thuộc quận Liên Chiểu Đà Nẵng, cùng ngày Tiểu Đoàn thứ 2 được Không Vận từ Nhật đến sân bay Đà Nẵng. Quân đội Mỹ đóng ở phi trường và trên các núi cao ở Hoà Khánh, Phước Tường. Hòa Cầm, Sơn Trà (Tiên Sa, Mỹ Kê).
Sau đó hơn nửa triệu quân Đồng Minh tham dự cuộc chiến giúp VNCH chống Cộng Sản. Cuộc chiến kéo dài nhiều năm khói lửa, bom đạn tàn phá quê hương, Năm 1968 TT. Johnson không tái cử, nhưng ngày 10.5.1968, Hoa Kỳ và Hà Nội bắt đầu vòng đàm phán hòa bình sơ bộ tại Paris. Kế tiếp là nhiệm kỳ của TT. Richard Nixon đảng CH nhiệm kỳ (1969- 1974). Tháng 2 năm 1972, Tổng Thống Nixon tới Bắc Kinh mở đầu cho sự ban giao hai bên đều có lợi. T.T. Nixon sau đó hướng về Liên Sô, ông đã đạt được một thỏa thuận bí mật với Leonid Brezhnev!
TT. Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate, Phó TT. Gerald Ford lên thay ngày 9.8.1974 thuộc đảng CH nhiệm kỳ (1974-1977). Người Mỹ vì quyền lợi của nước Mỹ. Ngoại Trưởng Kissinger đi đêm với Hà Nội cùng ký Hiệp Định Paris ngày 07.01.1973. Hoa Kỳ rút quân khỏi Việt Nam, và cúp mọi viện trợ, bỏ mặc người bạn đồng minh VNCH cho đến ngày bức tử 30.4.1975.
Đà Nẵng 50 năm trước từng là một trong những căn cứ của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam từ 1964 đến 1975, thời đó những Hàng Không Mẫu Hạm được luân phiên đến thi hành nhiệm vụ ở Việt Nam chỉ hoạt động ngoài khơi cách bờ biển khoảng 100 hải lý, tại hai khu vực Yankee Station ngang Đồng Hới và Dixie Station ngang Bình Thuận, không bao giờ vào cảng.
Năm 1995 Mỹ - Việt bình thường hóa quan hệ. Tháng Giêng năm 2003 chiến hạm Mỹ lần đầu tiên đến Việt Nam. Năm nay Hàng Không Mẫu Hạm đến Đà Nẵng thăm hữu nghị, tuy nhiên không đơn giản là một chuyến thăm viếng ngoại giao bình thường của Chiến Hạm Hải Quân đến các cảng nước ngoài. Bánh xe lịch sử thay đổi, Đà Nẵng là một trong những thành phố thịnh vượng nhất, lý tưởng để đón tiếp chuyến thăm các Chiến Hạm Mỹ nhỏ hơn đã nhiều lần đến Việt Nam trước cũng như sau 1975 nhưng đây là lần đầu tiên, một Hàng Không Mẫu Hạm (USS Carl Vinson) vào sát bờ biển Việt Nam. Đại Sứ Daniel Kritenbrink diễn tả được giá trị chính xác của sự kiện:
“Chuyến thăm là cột mốc quan trọng mang tính biểu tượng trong mối quan hệ song phương của hai quốc gia chúng ta và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng và độc lập”.
hkmh
Khoảng 12 giờ ngày 5-3, đoàn tàu Hải Quân Mỹ gồm Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson, Tàu Tuần Dương USS Lake Champlanin và Tàu Khu Trục USS Wayne E. cặp bến cảng Tiên Sa chuyến thăm kéo dài đến ngày 9-3. Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson neo ở ngoài khơi vịnh Đà Nẵng cách bờ biển khoảng 1 km.
Chúng tôi trưởng thành ở Đà Nẵng trải qua cuộc chiến trước 1975, cũng thấy vui vui khi người Mỹ trở lại thăm Đà Nẵng, chúng tôi gọi điện thoại về thăm hỏi bạn bè cho biết, người dân cũng vui mừng rủ nhau ra bờ biển xem Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson, hàng ngàn người chào đón 3000 quân nhân sẽ lên bờ thoải mái đi thăm Đà Nẵng từ ngày 5 tháng 3 tới 9.3.2018. Hạm Trưởng Douglas Verissimo của USS Carl Vinson, tự hào “con tàu là một thành phố nổi thật sự” với chiều dài 333m, rộng 77m và lượng choán nước 103.000 tấn, chạy bằng năng lượng nguyên tử.
hientrinh
Trung Tá Hiền Trịnh 
Trung Cộng chiếm các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam
Trước 1975 đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) cách Đà Nẵng 350 dặm thuộc tỉnh Quảng Nam từ cảng Đà Nẵng Tiểu Khu Quảng Nam gởi một Trung Đội Điạ Phương Quân luân phiên ra giữ đảo. Ngày 19 tháng Giêng năm 1974. Trung Cộng chiếm đảo Hoàng Sa, Hải Quân VNCH hải chiến với Trung Cộng. Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ ở gần đó nhưng làm ngơ để Trung Cộng đánh chiếm.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hải Quân Trung Cộng đổ quân chiếm đóng bãi đá Gạc Ma của Trường Sa (Spratly) giết 64 Hải Quân VN. Họ đóng giữ một số đảo đá ngầm đơn phương tuyên bố chủ quyền. Từ đó Tàu Cộng tự do bồi đắp, xây dựng trên các đảo nhân tạo và vẽ đường lưỡi bò muốn liếm hết biển Đông!
Chuyến thăm của Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, qua đó gửi một thông điệp ủng hộ mạnh mẽ tới Việt Nam, trấn an các quốc gia ASEAN là quyền Tự Do Hàng Hải trong khu vực luôn được Hoa Kỳ bảo vệ.
thuythu
Lịch sử thay đổi biến kẻ thù thành bạn.
Trước năm 1973 quân nhân Mỹ ra đường ở Đà Nẵng luôn mang theo vũ khí tự vệ, đặc công VC nếu giết được một người Mỹ được phong là anh hùng, ngày nay thì không thể có trình trạng đó xảy ra được. Người Mỹ muốn mối quan hệ này tiếp tục, CSVN cũng hoan nghênh Hoa Kỳ hiện diện trong khu vực. Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson đến Đà Nẵng như vậy được đánh giá là một bước quan hệ tốt đẹp trên nhiều mặt trong quan hệ Mỹ - Việt.
Khoảng 3.000 quân nhân lên thăm Đà Nẵng, trước đây 50 năm có thể người thân trong gia đình họ đã tham chiến tại VN từng có mặt tại thành phố nầy. Các nhóm Sĩ Quan và Thủy Thủ Đoàn tham gia một số hoạt động cộng đồng như trình diễn ca nhạc, thể thao, thăm làng trẻ em SOS, Trung Tâm Bảo Trợ Nạn Nhân Chất Độc Da Cam, Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội, Trung Tâm Điều Dưỡng Người Bệnh Tâm Thần, Trung Tâm Nuôi Dưỡng Trẻ Mồ Côi…
thuythugocviet
Thủy Thủ gốc Việt Paul Nguyễn 
Ngoài ra họ cũng tham gia các hoạt động trao đổi chuyên môn, kỹ thuật về cung cấp điện, nước, hỗ trợ ứng phó thảm họa, phòng cháy, chữa cháy, y tế, thực phẩm, huấn luyện thủy thủ với một số cán bộ, chuyên gia, sinh viên Việt Nam trên tàu và một số địa điểm khác tại địa phương. Hơn 10 ngàn người dân Đà Nẵng ghi danh muốn lên thăm USS Carl Vinson.
Tối 5.3.2018, tại khuôn viên phía Đông Cầu Rồng, Ban nhạc của USS Carl Vinson tổ chức một đêm nhạc rất sôi động, thu hút hàng trăm người dân và du khách tham dự vui vẻ tươi cười, nhảy theo điệu nhạc hấp dẫn. Nổi bật nhất ca khúc Hello Vietnam được trình diễn bằng tiếng Anh và tiếng Việt, các thành viên trong ban nhạc cho biết đã chọn ca khúc này để trình diễn trong đêm nhạc ý nghĩa vì lời ca thật đẹp, thể hiện sự tôn trọng đối với đất nước Việt Nam. Cô Emily Kershaw, nữ quân nhân trong ban nhạc cho biết:
“Đây là lần thứ hai tôi đến với Việt Nam, tôi luôn cảm thấy có sự kết nối đặc biệt với những con người thân thiện ở đất nước các bạn. Chúng tôi muốn đem lời ca tiếng hát kết nối với người dân để các bạn hiểu rằng chúng tôi không phải là những người lính lúc nào cũng chỉ biết giương súng. Chúng tôi rất vui vẻ, tràn đầy yêu thương”.

Cô đã hát hai ca khúc Hello Vietnam Nối Vòng Tay Lớn, đánh trúng tâm lý người dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần tinh thần chống giặc từ phương Bắc. Tổ tiên người Việt phải bỏ xương máu giành lại chủ quyền độc lập sau một ngàn năm bị Bắc Thuộc… Trong bài diễn văn của cựu TT Obama cũng từng ca tụng tinh thần chống ngoại xâm của dân tộc VN đã nhắc thơ của Lý Thường Kiệt:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở. Rành rành định phận ở sách trời”. Nam Quốc Sơn Hà 南國山河 (theo Hoàng Xuân Hãn dịch).
Ngày 10.11.2017 T.T. Donald Trump bài phát biểu trên diễn đàn APEC tại Đà Nẵng cũng ca ngợi dũng khí của Hai Bà Trưng và tinh thần dân tộc đầy tự hào của người dân Việt Nam. Các nhà phân tích nhận định rằng đây là một thông điệp mạnh mẽ về vai trò của phụ nữ và chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Vào khoảng năm 40 Sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng đã tiên chinh đánh thức tinh thần dân tộc của người dân trên mảnh đất này. Đó là lần đầu tiên người Việt Nam đứng lên vì nền độc lập và niềm tự hào dân tộc. Theo truyền thống dân tộc qua tục ngữ „giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh“ Lịch sử đã ghi rõ
“Bà Trưng quê ở Châu Phong, Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên, Chị em nặng một lời nguyền, Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân…“
Người Mỹ cũng chứng kiến cuối năm 2016 khi T.T. Obama đến Hà Nội - Sài Gòn đã có hàng ngàn người đứng hai bên đường cầm cờ vẫy tay đón tiếp, Hạm Đội Mỹ tới Đà Nẵng làm cho người dân nao nức đi xem hay vui mừng thân thiện tiếp đón. Người Việt cũng chán du khách Tàu đến du lịch, ăn ở mất vệ sinh, ồn ào thiếu văn hoá, bần tiện, keo kiệt… Chủ tịch Tập Cận Bình đến Việt Nam không được dân chúng hoan nghênh, ông ta đến và đi chỉ được đảng CSVN đón tiếp ân cần mà thôi.
Giáo Sư Thayer tóm tắt hai ý nghĩa chính trong chuyến thăm Đà Nẵng của Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson: “Thứ nhất, Mỹ đang chứng tỏ sự hiện diện của Hải Quân trong khu vực để trấn an các quốc gia trong vùng rằng nước Mỹ dưới thời Tổng Thống Trump không tách rời khu vực. Thứ hai, Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Hải Quân Mỹ ở Biển Đông, miễn là sự hiện diện đó góp phần vào hòa bình và ổn định khu vực. Nói cách khác, có sự đồng thuận về lợi ích chiến lược của hai bên trong việc bảo đảm Tự Do Hàng Hải và Hàng Không”.
Tương lai của Việt Nam phải do quyết định bởi chính dân tộc Việt Nam. Kinh nghiệm qua lịch sử cuộc chiến tranh Việt Nam tương tàn đổ nát mà người dân phải gánh chịu những khổ đau vết thương còn đó. Chúng ta không nên trông đợi người khác gánh vác công việc cho dân tộc mình. Người Mỹ từng bỏ Việt Nam vì họ có những truyền thống chính trị khác biệt và văn hóa khác biệt… Khi nào Việt Nam có hiến pháp (tam quyền phân lập) người dân được tự do bầu cử, theo chuẩn mực quốc tế là tự do tranh cử và cử tri có thể lựa chọn những người Lãnh Đạo Có Tài Có Đức trong các cuộc bầu cử tự do và công bằng thì đất nước chúng ta sẽ giàu mạnh hơn, không còn vấn nạn tham nhũng bè phái, tranh giành quyền lực để vinh thân phì gia. Muốn tiến bộ phát triển canh tân đất nước phải bỏ hẳn việc “đảng cử dân bầu”.
Nguyễn Quý Đại
Chú thích thêm
Tổng Giám Đốc là phụ nữ VN bà GIAO PHAN đã đóng Hàng Không Mẫu Hạm tối tân nhất cho nước Mỹ
 https://youtu.be/fqT_1ewtZTQ

Hải Quân Mỹ tới Nha Trang Chỉ Huy là Đại Tá Cao Hùng người Mỹ gốc Việt

 https://youtu.be/3JUouAYkyfc
Nguồn:https://www.tongphuochiep.com/index.php/bao-chi/l-ch-s/25289-m-di-r-i-m-tr-l-i-trong-vinh-quang-nguy-n-quy-d-i

Tin vui! Tổng thống Trump ký sắc lệnh 'ngưng' trục xuất người Việt tại Mỹ về nước

 https://youtu.be/9LY8nHD71L

 

🆕 TCDY - Là Bổn Phận Và Trách Nhiệm Của Toàn Dân VIỆT NAM

 https://youtu.be/U1oKjXkjT88

 #biendong #donaldtrump #hamdoi7

TIN HOA KỲ: KHỦNG KHIẾP Donald Trump dốc toàn lực điều hạm đội tiến vào Hoàng Sa đuổi Tập Cận Bình

 https://youtu.be/39zNOtKcR0M

 

Đồng minh bị bỏ quên: Người lính miền nam Việt Nam

 https://youtu.be/t6tEFt_xhV8

Con bài chiến lược của Donald Trump khi đưa Hậu Duệ VNCH Lương Xuân Việt tới Biển Đông

https://youtu.be/wnkab5eY1rw 

 

Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến VN như thế nào
" Mỹ cộng & Việt cộng bắt tay- Hai thằng đối tác VN ăn mày ". VNCH có thua, cũng vì lẽ đó>>>!!



Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến VN như thế nào










Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến VN như thế nào
voatiengviet.com
Được chia sẻ công kha 










Một quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield vừa được ra mắt ở Mỹ đã đưa ra một cái nhìn khác, khá thú vị, về kết cục của chiến tranh Việt Nam.
Cuộc chiến Việt Nam đã kết thúc 35 năm nay, nhưng cho tới giờ nó vẫn còn làm hao tốn biết bao giấy mực của giới cầm bút, những nhà văn, nhà nghiên cứu, cũng như các cơ quan báo chí truyền thông trong và ngoài nước. Sách vở tại Việt Nam miêu tả kết quả cuộc chiến rằng quân đội Mỹ đã bị quân Bắc Việt đánh bại hoàn toàn. Trong khi đó, một số sách báo bên ngoài lại viết rằng do tình hình thời cuộc, Mỹ đã quyết định triệt thoái ra khỏi chiến trường Việt Nam vào tháng 4 năm 1975.

Một quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield vừa được ra mắt ở Mỹ hơn một tháng trước thời khắc kỷ niệm đúng 35 năm ngày kết thúc cuộc chiến đã đưa ra một cái nhìn khác, khá thú vị, về kết cục của chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm có nhan đề “Comrades in arms: How the Ameri-cong won the Vietnam war against the common enemy-America”, tạm dịch ngắn gọn là “Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào”.

Tiến sĩ Canfield là một ký giả và là một nhà phân tích chiến lược chính trị dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản và các chính sách của Hoa Kỳ. Ông đã mất 22 năm nghiên cứu kể từ năm 1988 để hoàn thành tác phẩm này. Tác giả cho biết ba chương sách dày tổng cộng 1600 trang được ông đúc kết từ rất nhiều tư liệu sách báo-lịch sử, các cuộc phỏng vấn, hồi ký, các tài liệu của CIA, FBI, cũng như của chính quyền cộng sản Việt Nam.

Điều thú vị đầu tiên đập vào mắt người đọc có lẽ xuất phát từ tựa đề quyển sách, với từ “Ameri-cong”. Trước nay, người ta thường nhắc nhiều tới các từ như Việt cộng hay Trung cộng, nhưng dường như ít ai dùng, hoặc nghe tới hai từ “Mỹ-cộng”. Và đó cũng là điểm nhấn chính của tác phẩm này. Tác giả Canfield giải thích:
“Ameri-cong là vì một số những người hoạt động phản chiến và kêu gọi hòa bình họ tự xưng như thế. 'Mỹ-cộng'” có nghĩa là những người Mỹ đồng quan điểm với Việt cộng, với công cuộc đấu tranh của cộng sản. 'Mỹ-cộng' và Việt cộng đều xem chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù chung.”










Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Boston, 1970
Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Boston, 1970
Theo tiến sĩ Canfield, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến chính trị, chứ không phải là một cuộc chiến quân sự, và sở dĩ Mỹ can dự là vì đây là một phần của cuộc chiến tranh lạnh, mà Trung Quốc và Liên Xô lúc bấy giờ cũng can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam. Tác giả cho rằng kết quả cuộc chiến là do người Mỹ thua mặt trận chính trị ngay tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 1975 vì ảnh hưởng của truyền thông và các phong trào hòa bình-phản chiến, chứ quân Mỹ không thua trận do bị cộng sản Việt Nam đánh bại:

“Vào thời điểm cuối của cuộc chiến, phong trào phản chiến đã thuyết phục được Quốc hội ngưng viện trợ cho miền Nam. Đó là thực tế, nhưng trước đó, chúng tôi đã đánh bại Việt cộng nhiều lần trong các cuộc tấn công lớn của họ hồi những năm 1968 và 1972. Không đúng khi nói rằng Hoa Kỳ thua trận trên chiến trường mà phải nói là thua tại sân nhà, tại các làn sóng phản chiến trên các đường phố New York và Washington lúc bấy giờ. Đó là thông điệp chính của tôi.”
Và thông điệp ấy đã được tiến sĩ Canfield trình bày cặn kẽ trong cuốn sách vừa phát hành. Ông nói tiếp:

“Nội dung của quyển sách là tìm hiểu cách thức mà cộng sản Việt Nam đã thắng lợi trong cuộc chiến nhờ vào việc sử dụng các phong trào phản chiến và các phong trào kêu gọi hòa bình tại Mỹ. Đây là một cuộc chiến chính trị hơn là một cuộc chiến quân sự. Người cộng sản lúc bấy giờ hiểu rõ điều đó trong khi người dân Mỹ thì không. Thông điệp chính mà tôi muốn gửi gắm qua tác phẩm này là hầu hết những gì người Mỹ hiểu về cuộc chiến Việt Nam là sai lầm, bởi vì phần lớn những gì được ghi lại trong sách vở là sự tuyên truyền của cộng sản Việt Nam. Khác biệt giữa quyển sách này với hàng ngàn cuốn sách viết về chiến tranh Việt Nam là ở chỗ chưa có một cuốn sách nào nghiên cứu chi tiết các cuộc tiếp xúc và thăm viếng qua lại giữa chính quyền Hà Nội với phe phản chiến tại Mỹ lúc bấy giờ.

Chiến tranh là điều không nên vì chiến tranh thật khủng khiếp, đặc biệt là cuộc chiến Việt Nam. Tuy nhiên, nó là một cuộc chiến nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Đây là một chiến trường quan trọng trong chiến tranh lạnh. Các chiến sĩ cộng hòa ở miền Nam Việt Nam không đánh bại được lính cộng sản miền Bắc vì quân đội Mỹ đã phản bội họ. Theo tôi, phản bội đồng minh của mình là điều đáng xấu hổ.”


Anh Dũng Nguyễn, một độc giả trẻ tại miền Tây Hoa Kỳ đã tham gia buổi ra mắt sách hôm 3/3 vừa qua ở Viện Bảo tàng Quân sự của bang California đặt tại Sacramento, cho biết cảm tưởng sau khi đọc qua quyển sách của tiến sĩ Canfield:

“Đầu tiên mình thấy rất tội cho người Việt Nam của mình khi thấy tương lai của dân tộc bị ảnh hưởng bởi phong trào phản chiến. Từ đó dẫn tới phong trào thuyền nhân, với biết bao nhiêu người đã chết trên biển. Càng đọc càng thấy đau đớn nhiều hơn. Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc, và Liên Xô dùng những chiến lược và chiến thuật về tuyên truyền. Họ đã dùng các phong trào phản chiến làm ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam.”

Một câu hỏi được đặt ra có nên không khi lên án phong trào phản chiến vì nếu không có nó e rằng cuộc chiến Việt Nam sẽ còn kéo dài hơn nữa. Vì vậy có người cho rằng nhờ nó mà chiến tranh sớm kết thúc, giảm bớt đau thương mất mát?

Độc giả trẻ tên Dũng lập luận:

“Chiến tranh càng dài càng hại cho dân tộc Việt Nam, nhưng nếu chỉ vì nước Mỹ họ vì quyền lợi của họ mà làm ảnh hưởng đến sinh tồn của một quốc gia Việt Nam thì điều đó thật là không công bằng.”

Một bạn đọc khác tên Ngọc Giao từ miền Đông Bắc nước Mỹ nói về quyển sách của tiến sĩ Canfield sau khi đã xem trọn tác phẩm này:










Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Memorial Bridge, Washington, D.C., 10/1967
Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Memorial Bridge, Washington, D.C., 10/1967
“Ngọc Giao cũng tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam, thấy rằng có nhiều chi tiết trong tác phẩm này hoàn toàn trái ngược với các sách giáo khoa. Tác giả dẫn chứng rất rõ ràng những nỗ lực của các nhân vật như Tom Hayden hay Jane Fonda có những hội hỗ trợ tiếp tay cộng sản Việt Nam làm các chương trình phản chiến. Cho nên các chương trình phản chiến có sự hỗ trợ và tài trợ rất mạnh mẽ. Một câu kết của ông rất rõ ràng, nói rằng dù cho phong trào phản chiến có làm gì đi nữa thì trách nhiệm chính vẫn là tại Quốc hội Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ đã có quyết định sai lầm nhưng trong đó có ảnh hưởng của phong trào phản chiến tạo dư luận quần chúng.

Tác giả là một người Mỹ, ông ta đã nói lên sự phẫn uất của người Mỹ trước sự sai lạc của truyền thông Hoa Kỳ, nhưng ông ta quên không nhắc tới vai trò của chính quyền và quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông có nhắc tới một phần thôi, nhưng tôi nghĩ vai trò của chính quyền miền Nam Việt Nam cần phải được đặt mạnh hơn nữa và rõ ràng hơn nữa.”


Một chuyên gia giảng dạy lớp nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam trong nhiều năm và cũng từng có bài viết nói về vai trò của truyền thông trong cuộc chiến này phản đối quan điểm của tiến sĩ Canfield. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia quân sự cao cấp thuộc Học viện Quốc phòng Hoàng gia Australia, không đồng ý với lập luận của tiến sĩ Canfield cho rằng phong trào phản chiến ở Mỹ đã cấu kết với phe cộng sản để lật đổ chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Giáo sư Thayer phát biểu:

“Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến cách mạng kéo dài. Và hiểu theo cách cộng sản đó là cuộc chiến kết hợp giữa quân sự và chính trị. Đó là cuộc đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao. Tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng Hoa Kỳ thua tại mặt trận ở nhà. Có rất nhiều cuộc nghiên cứu sâu rộng về vai trò của truyền thông trong cuộc chiến này nhưng không có kết quả nào ủng hộ ý kiến cho rằng phong trào phản chiến tại Mỹ đã thành công trong việc dẫn tới việc Mỹ rút quân ra khỏi Việt Nam.

Tôi cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng Hoa Kỳ thua trận. Cuộc chiến mà Hoa Kỳ đương đầu là một cuộc chiến cách mạng kéo dài và vì thế nói thắng hay thua là không hợp lý vì theo thời gian, mục tiêu của nước Mỹ thay đổi. Mỹ đã không thành công duy trì độc lập cho phe cộng hòa ở Việt Nam. Đây không phải là cuộc chiến tranh hiểu theo nghĩa thông thường là 1 quốc gia xâm lược một nước khác, mà đây là một cuộc chiến cách mạng, một cuộc chiến cách tân Việt Nam khỏi chủ nghĩa cộng sản.”


Trà Mi vừa gửi đến quý vị một số ý kiến của tác giả, độc giả, và giới chuyên gia nghiên cứu về quyển sách của tiến sĩ Roger Canfield nhan đề: “Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào”. Đây là một cuốn sách điện tử, nghĩa là tác phẩm được phát hành dưới dạng đĩa CD để độc giả có thể đọc qua màn hình máy tính. Muốn tìm đọc tham khảo, quý vị và các bạn có thể email cho tác giả Canfield về địa chỉ rogercan@pacbell.net. Sau khi đọc qua tác phẩm này, các bạn có suy nghĩ như thế nào, hoặc quan điểm của các bạn về cuộc chiến Việt Nam có gì thay đổi, xin hãy chia sẻ với Trà Mi tại địa chỉ email vietnamese@voatiengviet.com, hoặc điền vào mục ý kiến trên trang web của đài VOA www.voatiengviet.com, các bạn nhé.

Đến đây Trà Mi xin chào tạm biệt quý vị. Mời quý vị và các bạn trở lại cùng Tạp chí Thanh Niên của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ ba tuần sau












Mai Huỳnh Mai St.8872 qua Google+

1 năm trước  -  Được chia sẻ công khai
 
 
Việt Nam chưa có hòa bình của một dân tộc “TỰ DO!”
Kính dâng nguyện ước Hòa Bình Việt Nam!!!

Hòa bình tự do dân tộc,xuất phát từ suối nguồn của người chiến sĩ QL.VNCH chiến đấu cho tự do,hòa bình công chính của Người Việt Quốc Gia, nay trở thành là kẻ bại quốc vong gia,dung thân nơi xú lạ quê người,mang theo nỗi hờn quốc hận 30-4-1975.Suốt 37 năm qua vẫn chưa quang phục lại quê hương ,thật đau đớn trong lòng cho kẻ ở lại,lẫn  người ra đi…!!!.Nhường lại tuổi già và bệnh tật mau đến, để tiển đưa chúng ta vào cõi thiên thu đầy trăn trở cho một thế hệ tương lai tuổi trẻ Việt Nam về đâu trong cái “Thiên Đàng Dân Chủ Định Hướng XHCN”.Do Cộng Sản VN đối tác với Hoa Kỳ lập nên,là xã hội ngục tù trần gian không thấy bóng Tự Do!.
   Kính xin đồng bào, Hãy phản tỉnh Tự Do Việt Nam.Và vì độc lập, hòa bình dân tộc cho con cháu mai sau sống đời hạnh phúc ấm no. Hãy cùng nhau đứng lên từ nơi té ngả của đôi chân mền yếu của mình vì phải hy sinh quyền lợi,chức vụ,quyền hành…Để đứng về phía dân lành đang bị áp bức,thống tri cộng sản VN, giành lại quyền tự quyết,tự do dân tộc,.cho một số phận hòa bình nghiệt ngả chia cắt Việt Nam…Không trông mong,chờ đợi một thế lực đồng minh Hao kỳ đến giúp ta.Không ai cho không ai Tự Do bao giờ.Và chúng ta phải biết giá trị Tự Do là xương máu của đồng bào,và của chiến sĩ tự do VNCH dã hy sinh cho dân tộc.Nay đến lượt tuổi trẻ thanh niên rường cột quôc gia,phải tiếp nối cha ông hoàn thành:”Trách Nhiệm-Tổ Quốc-Danh Dự” giao cho thế hệ tương lai Việt Nam. Vì thế hệ cha ông đi trước, đã và đang lần…lần rơi rụng với thời gian! trong cảnh trạng buồn “Me già khóc lá trong trời Tháng Tư…!”
  Chúc phúc lành! Tự Do hạnh phúc, Hòa Bình dân tộc mau sớm trở về quê hương,tổ quốc thân yêu Việt Nam!!!
 http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/05/my-cong-viet-cong-bat-tay.html

                                                Huỳnh Mai St.8872
                                                Bh.Dạ lệ Huỳnh
                                       {Trân trọng Tự Do Việt Nam}

TIN VUI: Quân Lực VNCH đã về Việt Nam để Đồng Hành cùng 90 Triệu dân cho Trận Chiến Cuối Cùng 24-12

 https://youtu.be/N3QwLgKmmsc


Hiêp Định PARI sẽ được TÁI THIẾT LẬP vào đầu năm 2019,cơ hôi L.ẬT Đ.Ổ CSVN đưa VNCH trở lại

 https://youtu.be/S5SQICNCr68

 

Hiệp Ðịnh PARIS với thủ đoạn chiến lược của CSMN MTGPMN

 https://youtu.be/MEeOJVcLQgo

Đại sứ Hoa Kỳ đến thăm nghĩa trang quân đội Việt Nam Cộng Hòa

RFA
2018-12-07
Đại sứ Daniel Kritenbrink, thứ tư từ phải sang, tại Nghĩa trang Biên Hòa 6/12/2018.
Đại sứ Daniel Kritenbrink, thứ tư từ phải sang, tại Nghĩa trang Biên Hòa 6/12/2018.
Courtesy of Lê Nguyễn Hương Trà
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông Daniel Kritenbrink vừa đến thăm nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng hòa tại Biên Hòa vào hôm 6/12.
Tin này cùng một số hình ảnh của cuộc viếng thăm được nhà báo Lê Nguyễn Hương Trà đưa lên trang cá nhân của mình, nhưng không thấy báo chí nhà nước Việt Nam đưa tin.
Đây là lần thứ hai trong năm nay, Đại sứ Mỹ đến thăm nghĩa trang này, lần trước là vào tháng ba.
Đây là nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, nơi chôn cất những người lính và sĩ quan chết trận trong cuộc chiến Việt Nam từ năm 1955 đến 1975.
Sau khi Việt Nam thống nhất dưới chế độ cộng sản, nghĩa trang này do quân đội Việt Nam kiểm soát. Nghĩa trang được đổi tên thành Nghĩa trang Bình An. Những cuộc thăm viếng người đã khuất của thân nhân trở nên rất khó khăn, nhiều mộ phần và công trình trong nghĩa trang bị đổ nát.
Từ năm 2012 một tổ chức của người Việt tại Mỹ mang tên Sáng hội Việt Mỹ, Vietnamese American Foundation, đã được cho phép trùng tu những ngôi mộ đổ nát, trong tổng số 16 ngàn ngôi mộ tại đây. Theo Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà, đến nay đã có khoảng 11 ngàn ngôi mộ được sửa sang.
Nghĩa trang này, cũng như việc trùng tu nó đã trở thành một biểu tượng của vấn đề hòa giải dân tộc Việt Nam sau chiến tranh. Hồi tháng 3/2013, viên chức đại diện chính quyền Việt Nam là ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao đã đến đây thắp hương và nói đến mong muốn hòa giải.

 https://youtu.be/tf9z7HoGvjU

 

VIỆT NAM BẤT CHIẾN TỰ NHIÊN THÀNH

 https://youtu.be/hDG4GsJP-_c

 

20181213 CTPT TỔNG THỐNG LIVE STREAM 08 12 2018

 https://youtu.be/WX0cuKOP7WA

TT Đào Minh Quân tuyên bố: Sẽ thay thế Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo VN vào đầu năm 2019

 https://youtu.be/2MFKjvR3_xE

Nóng:Trung Quốc công bố HCM chính là Thiếu tá Hồ Quang! HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI TÀU ĐỘI LỐT NGƯỜI VIỆT.

 https://youtu.be/EAOWFyXuw2s

 

Xem tiếp: 

HỘI ĐỒNG CÔNG SỨ QUỐC GIA THỜI HẬU CỘNG SẢN.

https://mainguyenhuynh.blogspot.com/2018/12/hoi-ong-cong-su-quoc-gia-thoi-hau-cong.html

Xin mời xem tiếp:

-PHỤC HỒI: DANH DỰ- TỔ QUỐC- TRÁCH NHIỆM QL.VNCH
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2018/09/phuc-hoi-danh-du-to-quoc-trach-nhiem_14.html

-CIA Giữ Bí Mật Bắc Việt Đầu Hàng Vô Điều Kiện năm 1973  http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2017/12/cia-giu-bi-mat-bac-viet-au-hang-vo-ieu.html

- NGƯỜI THUA TRẬN  & KẺ THẮNG CUỘC...!!!  {Chiến dịch Linebacker II}
 http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/12/

CIA Giữ Bí Mật Bắc Việt Đầu Hàng Vô Điều Kiện năm 1973 http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2017/12/cia-giu-bi-mat-bac-viet-au-hang-vo-ieu.html

- Chiến dịch thả bom Linebacker-II, I, và 0https://dongsongcu.wordpress.com/2017/10/07/chien-dich-tha-bom-linebacker-ii-i-va-0/


Xem thêm:
Sống từ đâu đến – Chết đi về đâu? https://mainguyenhuynh.blogspot.com/2018/11/song-tu-au-en-chet-i-ve-au.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét