Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

Quê hương SAPA- Việt Nam


Lịch 'săn' lúa chín ở Sa Pa, Mù Cang Chải

Lúa đã chín ở Y Tý, trong khi ở Sa Pa, Mù Cang Chải phải đến giữa tháng 9 mới vàng rộ.


Lịch 'săn' lúa chín ở Sa Pa, Mù Cang Chải
Mỗi năm đến tháng 9, 10, câu hỏi được những người mê Tây Bắc đặt ra nhiều nhất là lúa đã chín chưa? Chủ đề này cũng được bàn tán sôi nổi trên các diễn đàn du lịch và được những người mới đi về cập nhật liên tục. Theo anh Ngô Huy Hòa, tại Lào Cai, lúa đang chín vàng ở Ngải Thầu - Y Tý - Thiên Sinh - A Lù - khu Chu Lìn. Ảnh: Mạnh Chiến.
Lịch 'săn' lúa chín ở Sa Pa, Mù Cang Chải
Tại Sa Pa, Hồng Quang, du khách Hà Nội, cho biết quanh khu vực này lúa đã ra bông, một số nơi ngả vàng. Theo blogger Trần Việt Anh, lúa ở Thanh Kim đã chín bắt đầu gặt, lúa ở Tả Van đang vàng, lúa ở Cát Cát vẫn xanh. Thời điểm thích hợp để ngắm lúa Sa Pa là khoảng giữa tháng 9. Ảnh: Đăng.
Lịch 'săn' lúa chín ở Sa Pa, Mù Cang Chải
Đường từ bản Xèo rẽ sang bản Vược, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được phượt thủ Tuấn Anh cập nhật cuối tháng 8.
Lịch 'săn' lúa chín ở Sa Pa, Mù Cang Chải
Mường Hum ở Bát Xát cũng là điểm "săn lúa" được yêu thích ở Lào Cai. Ảnh được phượt thủ Nguyễn Trung cập nhật ngày 3/9. Anh cho biết ở đây nhiều chỗ người dân đã gặt. 
Lịch 'săn' lúa chín ở Sa Pa, Mù Cang Chải
Tuấn Đào vừa có chuyến đi Mù Cang Chải, Yên Bái ngày 5/9. Anh cho biết lúa ở đây, đặc biệt là ruộng mâm xôi nổi tiếng, vẫn còn xanh. Khoảng cuối tháng 9 là thời điểm lý tưởng để ngắm lúa ở đây. Ảnh: Không Tên.
Lịch 'săn' lúa chín ở Sa Pa, Mù Cang Chải
"Đường đi đã được thông suốt, một số điểm còn lở nhưng đã và đang được dọn sạch. Cầu đi vào suối nước nóng bản Bon ở Nghĩa Lộ bị sập, muốn vào phải lội qua suối, gửi xe ở ngoài. Bản Hốc vẫn tắm được bình thường, nhưng nước bị đục", Tuấn thông tin thêm về đường đi ở Yên Bái sau đợt lũ vừa qua.
Ảnh trên được Tuấn Đào chụp tại Tú Lệ vào những ngày đầu tháng 9.
Lịch 'săn' lúa chín ở Sa Pa, Mù Cang Chải
Nếu như năm ngoái lúa ở Hoàng Su Phì, Hà Giang chín sớm vào tháng 9 thì năm nay lại muộn hơn so với các nơi khác. Theo các bạn trẻ đi phượt Hoàng Su Phì đợt lễ 2/9 vừa qua, lúa ở đây vẫn còn xanh, dự kiến sẽ vào mùa gặt khoảng tháng 10. Ảnh: Mạnh Phí.

Vy An
Nguồn:https://dulich.vnexpress.net/photo/kinh-nghiem/lich-san-lua-chin-o-sa-pa-mu-cang-chai-3638570.html

Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vietnam War

Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vietnam War

Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Tôi may mắn được đại diện đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều Hành Thảo Luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình PBS của Mỹ.
Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ. 
Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trong Ban Điều Hành Thảo Luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam KHÔNG có người thắng (no vinners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy?
Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba (3) điều căn bản: (1) mục tiêu tham chiến của các bên, (2) Sự tổn thất mà họ trả giá, (3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra.
A. Mục Tiêu Tham Chiến
1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn KIỀM CHẾ Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ Quốc Phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chận Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011tại thư viện của Tổng Thống Richard Nixon tại California.
2. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để Làm Bàn Đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc", nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
3. Mục tiêu của những nhà lãnh đạo Miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ. 
B. Những Tổn Thất Của Các Bên
1. Phía Mỹ có 58.307 binh sĩ tử trận, chi tiêu 168 tỷ Mỹ kim (có tài liệu nói 1020 tỷ), 303.604 binh sĩ bị thương, 1948 binh sĩ mất tích và lúc cao điểm của chiến tranh có 543.000 binh sĩ tham chiến. Khi chiến binh Mỹ từ chiến trường Việt Nam về bị dân chúng khinh thị, không đón tiếp trọng thể như những binh sĩ tham gia trong những cuộc chiến ngoại biên khác. Và vết thương chiến tranh chưa hoàn toàn hàn gắn được.
2. Phía Bắc Việt có 950.765 binh sĩ tử trận, gần 600.000 bị thương, số mất tích không có con số rõ ràng, ước tính khoảng 300 ngàn người... Trong chiến cuộc, Miền Bắc được xếp vào hạng 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và cuộc chiến do Miền Bắc gây ra làm thiệt mạng 2 triệu thường dân.
3. Phía Việt Nam Cộng Hoà có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1.170.000 người bị thương, không có con số mất tích được liệt kê và ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đầu hàng vô điều kiện.
C. Ai Thắng? Ai Thua?
1. Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu Kiểm Chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người THẮNG.
2. Cũng từ phân tách nầy, tôi trình bày cho thính giả rằng Bắc Việt hy sinh gần 1 triệu binh sĩ, gần 6 trăm ngàn người thương tật, 300 ngàn người mất tích, làm 2 triệu thường dân bị chết oan và biến đất nước thành 1 trong 5 nước nghèo nhất thế giới, vậy Bắc Việt là người THUA vì phải trả giá quá đắt mà Trung Cộng vẫn không nhuộm đỏ được vùng Đông Nam Á. Họ THUA vì không đạt được mục tiêu.
3. Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 là người THUA. Theo bài phỏng vấn của Tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh. Nhưng theo thiển nghĩ thì sau khi Hoa Kỳ đã hoàn thành mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, họ rút lui bằng sự trả giá của nhiều bên, trong đó có cả binh sĩ của họ.
Kết luận sau cùng của tôi với cử toạ là cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành và không biết có cơ hội nào để lành vết thương dân tộc nầy.
Một cử toạ hỏi tôi về hậu quả tâm lý hiện tại của cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản trả lời "bên thắng cuộc vẫn coi bên thua cuộc là kẻ thù cho dù chiến tranh đã chấn dứt 42 năm rồi". 
Cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền củ rích dù họ bỏ ra 10 năm sưu tập tài liệu, phỏng vấn một số người trong và ngoài nước. Vẫn trưng tấm hình Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn, vẫn bản củ kết tội tên Trung úy William Calley sát hại 128 thường dân, vần chuyện thả bom napalm vào một số làng mạc gây thương tích cho thường dân v.v..., nhưng tôi nói thẳng với họ rằng Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9 tháng 3 năm 1974 làm thiệt mạng gần 200 em học sinh tiểu học sao đoàn làm phim không biết?, trong trận Tết Mậu Thân người cộng sản sát hại gần 6 ngàn đồng bào vô tội tại Huế, sự kiện chấn động cả thế giới mà đài truyền hình PBS không hay? Phim vẫn cho rằng công ty hoá chất Dow Chemical sản xuất bom Napalm để dội vào làng giết hại dân lành, tôi thẳng thắn nói với họ rằng bom Napalm không chế tạo để giết dân lành và vụ cô Kim Phúc là một trong những nhầm lẫn trong chiến trường như Mỹ đã từng nhầm lẫn ném bom trúng tòa đại sứ Trung Cộng tại Kosovo 1999, thỉnh thoảng ném bom nhầm tại Iraq, Afghanistan, Syria v.v..., Thậm chí họ còn ném bom nhầm vào những đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, bắn nhầm binh sĩ Hoa Kỳ v.v..., trong chiến tranh không thế nào tránh nhầm lẫn được. Thế mà bọn truyền thông dòng chính vẫn cố tình vu khống một cách lố bịch, không chút liêm sỉ những sai lầm mà ai cũng có thể nhận thấy. Thảo nào Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump miệt thị họ không oan chút nào. 
Sau buổi hội thảo, một sử gia Mỹ tên Bill Laurie gặp tôi và ông nói Bảy Lốp là tên khủng bố đã sát hại 6 người thân của viên chức VNCH, nên bắn Lốp là không vi phạm công ước Geneve.
Có thể đáng lẽ người Mỹ đã rút quân trước 1969 nếu người tư lệnh chiến trường Việt Nam của họ có chiến thuật đúng đắn, khác với chiến thuật "Truy tầm, tiêu diệt" mà Tướng Westmoreland, người được báo chí gọi là vị Tướng bại trận tại Việt Nam (The General Who Lost Vietnam) áp dụng trong nhiều năm. Những nhà bình luận quân sự chỉ trích chiến thuật dùng lực lượng hùng hậu để truy lùng giặc của Westmoland là không đúng. Chiến thuật nầy chỉ có kết quả khi đối phương chấp nhận đương đầu, nhưng quân Bắc Việt vào thời điểm đó, họ tránh né trong những cuộc hành quân lớn, họ rút sâu vào rừng hoặc vượt qua biên giới Cao Miên, Lào để bảo toàn lực lượng.
Nếu họ sử dụng những vị Tướng tài như Tướng Harold K. Johnson, Frederick C. Weyand, v,v,. thì có lẽ người lính Mỹ đã hồi hương sớm, ít thiệt hại sau khi đã hoàn thành mục đích Kiềm Chế Trung Cộng. Và mức độ thiệt hại mà quân đội hai phía Việt Nam sẽ ít hơn, nhất là con số thiệt hại nhân mạng dân lành sẽ thấp hơn, mức độ nghèo nàn, đói rách, lạc hậu của người dân Việt Nam sẽ ít hơn, và trên hết hận thù không dai dẳng như ngày hôm nay.
Vấn đề viện trợ quân sự cho Miền Nam cũng góp phần trong chánh sách "phủi tay" của Hoa Kỳ. Từ con số 2.8 tỉ năm 1973, còn 1 tỉ năm 1974 và 300 Triệu cho năm 1975. Và cuối cùng, tháng 12 năm 1974 quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt hết viện trợ quân sự, chỉ 55 ngày sau là Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Không có quân đội nào đánh giặc mà không có vũ khí, hoặc viện trợ vũ khí, chỉ trừ "truyền thuyết" Quân Giải Phóng với tay không bắt được máy bay Mỹ.
Không ai kéo lịch sử lùi lại được. Người gây ra cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cộng sản phải thành khẩn thú nhận trách nhiệm lịch sử. Không chấp nhận hôm nay, trong tương lai lịch sử cũng sẽ ghi lại bởi chính con cháu chúng ta, họ đọc lịch sử từ hai phía, họ đọc lịch sử thế giới, họ sẽ viết lại sự thật mà thế hệ cha ông họ đã trải qua. Đó là chính sử chứ không phải tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật mà người cộng sản dùng bạo lực để bóp méo và gọi là lịch sử.
Họ phải thành tâm Hoà Giải Hoà Hợp với những nạn nhân của họ, với đồng bào trong nước để xây dựng lại sức mạnh dân tộc để chống lại giặc Tàu. Làm chậm trễ sẽ mất nước và tội của họ sẽ chồng chất thêm với đất nước và dân tộc. 
Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem. Điều nầy tôi đã viết trên Yahoo, nhưng 15 phút sau bị gỡ xuống. Hy vọng Burns và Novick sẽ đọc và nhìn lại vấn đề, nếu họ muốn trình bày một số khía cạnh thật về chiến tranh Việt Nam./.
5/9/2017
 
Nguồn:  http://danlambaovn.blogspot.com/2017/09/loi-phan-bien-tai-buoi-trinh-chieu-so.html#more

167 comments
Cuốn phim chien tranh Viet Nam ,mục đích chỉ hâm nóng lai cái gọi là"chiến thang" cùa đám phản chiến thân cộng ở Mỹ.Xem uổng công mất thì giờ,bọn P.B.S ban tuyên giáo cho cộng sản,chúng là sản phẩm độc hại gây nên sự bại trận của Miền Nam. Người Việt nếu còn tấm lòng với đất nước,hãy nén lòng chờ đợi ngày vinh quang của tồ quốc,không nên tin vào lũ PBS thối mỗm.
Quân Đội VNCH đã từng thắng Cuộc Chiến Quốc Cộng, NHƯNG đã bị Lập Pháp Hoa Kỳ PHẢN BỘI:
https://lehung14.wordpress....
Lập Pháp Hoa Kỳ PHẢN BỘI Đồng minh VNCH chỉ vì bọn MỸ CỘNG và đám truyền thông giòng chính (mainstream media) mỵ dân theo kiểu ‘politically correct ~ nói láo để vận động lấy phiếu’:
VC ăn mừng vì ngay chính chúng, cái đám thảo khấu rừng xanh “loài VC”, cũng không ngờ là chúng đã có thể dùng súng đạn quan thày Nga Tàu để đánh cướp và tàn phá được Miền Nam!
SỰ THẬT không phải là vì Do Thái, nhưng là vì đám Mỹ cộng đã thành công tại ngay nước Mỹ: hãy đọc bản chuyển ngữ giải thích về lý do này qua tác phẫm dày gần 2.000 trang của Tiến sĩ ROGER CANFIELD tại:
https://lehung14.wordpress....
và kế tiếp.
Và cũng cần cùng chia xẻ nổi niềm cay đắng của các vị Tướng VNCH theo tài liệu tại:
https://lehung14.wordpress....
Ôi, Bộ Đội Oai Hùng Giải Phóng Năm 1975!
https://lehung14.wordpress....
Lê Bá Hùng
Windsor, Ontario, Canada
https://lehung14.wordpress....
https://lehung14.wordpress....
https://vietenglishtranslat...

Việt Nam thực sự đã mất từ khi ông Hồ Chí Minh theo lệnh cộng sản quốc tế III về cướp nước VN từ tay chính phủ Trần Trọng Kim.Tổ quốc của ông ấy là Cộng sản chứ không phải là Việt Nam.Đất nước tương lai là cả thế giới chứ không chỉ là một mảnh đất hình chữ S bé nhỏ nầy.Nhưng ước mơ của CSVN đâu không thấy mà chỉ thấy trước mắt một "Việt Nam"nghèo nàn,lạc hậu đang làm thân phận của một kẻ nô lệ từ trước đến tận ngày nay.
Do tuyên thệ trung thành với cộng sản quốc tế III nên Hồ Chí Minh luôn tuân thủ mọi huấn thị của quốc tế III,nên không bao giờ được độc lập,tự do quyết định bất cứ điều gì,có lẽ sau nầy ông ấy cảm thấy hối hận nên tự thán :"Không gì quý hơn độc lập-tự do".Mấy cái nầy làm gì có trong các chế độ cộng sản đâu mà mong.

Chỗ đứng nào cho mặt trận giải phóng miền Nam?

Chỗ đứng nào cho mặt trận giải phóng miền Nam?

Phạm Trần (Danlambao) - Trong một bài viết trên báo Giáo dục Việt Nam (GDVN) ngày 31/08/2017, Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Cộng sản Việt Nam (CSVN), Tiến sĩ Trần Công Trục viết rằng: "Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam là chính phủ hợp pháp được ra đời từ thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Thắng lợi của đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân miền Nam Việt Nam là đã lật đổ chính thể Việt Nam Cộng hòa, và lập ra một cách hợp pháp Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 

Tính chính danh của chính thể Việt Nam Cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại đã bị xóa bỏ hoàn toàn ngay sau khi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, ngày 30/4/1975."
Nhưng điều được gọi là “thắng lợi” ấy từ đâu mà có? Chính phủ và quân đội của nhà nước Cộng sản đội lốt "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" ở miền Bắc đã đóng vai trò gì trong "thắng lợi" này. Và liệu tổ chức gọi là "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam" và "Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam" có thể làm nên cơm cháo gì nếu không có quân miền Bắc xâm lược miền Nam?
Vì vậy nếu chỉ nói mà không nói cho hết ngọn nguồn của những Tổ chức hữu danh vô thực như: "Đảng nhân dân Cách mạnh niền Nam Việt Nam; Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (và) Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thì lịch sử sẽ thành ngụy sử."
Thế nào là bù nhìn, tay sai?
Vậy trước hết hãy thử tìm hiểu thế nào là bù nhìn, là tay sai?
Ta hãy cùng nghe ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện sử học, hiện là Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đồng thời là tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam mới phát hành ngày 18-8-2017, giải thích tại sao "các nhà sử học" của đảng CSVN đã "thống nhất bỏ tên gọi ngụy quyền đối với chế độ Việt Nam Cộng Hòa".
Ông nói: "Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả".
"Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây".
"Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền. Bởi vì cách gọi này mang tính biểu cảm, miệt thị cho nên chúng tôi gọi là quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn". (Lan Hương, RFA, 21/08/2017)
Lời nói sặc mùi kỳ thị, chủ quan và xuyên tạc của ông Cường đã lột mặt giả tạo được gọi là “trung tính” khi bỏ lối gọi xách mé, thù hận và mặc cảm “ngụy quân, ngụy quyền” bằng “quân đội Sài Gòn và chính quyền Sài Gòn”.
Ông Cường cũng đã trắng trợn xuyên tạc vì Mỹ không biến miền Nam thành một “thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ”.
Và Quân đội Việt Nam Cộng hòa chưa hề là "một đội quân đi đánh thuê" cho bất cứ ai. Có chăng là khi VNCH bị miền Bắc xâm lược thì được Hoa Kỳ và các nước Đồng mình giúp để chiến đấu tự vệ chống lại cuộc xâm lăng không thể chối cãi được của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nếu vẫn còn nghi ngờ thì ông Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường và các nhà viết sử Cộng sản hãy đến khấn vái trước di ảnh nguyên Tổng Bí thư Lê Duẩn để nghe ông nói: "Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta." (Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, Nhà xuất bản. Văn Nghệ, 1997, tr. 422) 
Như vậy thì lịch sử đã nói rõ “ai là kẻ đánh thuê”, phải không?
Tại sao như thế? Bởi vì tất cả những tổ chức mang tên “miền Nam Việt Nam” không hoàn toàn do người miền Nam chủ động mà lại do những người Cộng sản nằm trong đảng Lao Động Việt Nam (Cộng sản), công khai thành lập và chỉ huy.
Tên gọi đảng Lao Động Việt Nam, được sử dụng từ tháng 2 năm 1951 tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Tuyên Quang, vì nhu cầu chính trị để sửa sai những lỗi lầm khi còn mang tên Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1930.
Sau đó tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, được tổ chức vào năm 1976 sau khi chấm dứt Chiến tranh, tên Đảng lại được đổi lại thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguồn gốc khuấy phá trong Nam
Để chứng minh cho tham vọng gây chiến, phá hoại Việt Nam Cộng hòa của ông Hồ và đảng CSVN, tài liệu Bách kha toàn thư mở viết: "Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội vào năm 1960 chính thức hóa công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó và đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tại miền Nam. Tại miền Nam, đảng bộ Miền Nam năm 1962 công khai lấy tên Đảng Nhân dân cách mạng Miền Nam, là thành viên và lãnh đạo Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam, tuyên truyền chủ nghĩa Marx - Lenin (thành phần Mặt trận còn có Đảng Dân chủ, và Đảng Xã hội cấp tiến và các tổ chức,... do những người cộng sản chủ trương thành lập)."
Nghị quyết của Đại hội III của Đảng Lao động Việt Nam,từ ngày 5 - 10/9/1960 đã viết: "Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược:

“Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.

Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.

Hai nhiệm vụ chiến lược ấy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau.

Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ tất yếu sau khi đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm cho miền Bắc được ngày càng vững mạnh về mọi mặt thì càng có lợi cho cách mạng giải phóng miền Nam, cho sự phát triển của cách mạng trong cả nước, cho việc gìn giữ và củng cố hòa bình ở Đông Dương, Đông - Nam á và thế giới. 

Vì vậy, tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc tiến hành trong khi ở miền Nam phải ra sức tập hợp mọi lực lượng dân tộc và dân chủ, mở rộng và củng cố khối đoàn kết dân tộc, cô lập đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh củng cố hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy phương châm tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là: xây dựng miền Bắc, chiếu cố miền Nam."
Sau Đại hội đảng III, theo tài liệu Bách khoa toàn thư mở thì: "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960 tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên) trong vùng căn cứ của mình ở tỉnh Tây Ninh, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh (Việt Nam độc lập đồng minh (tên chính thức trong nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương) hoạt động bí mật ở miền Nam. Lãnh đạo ban đầu là Võ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát. Huỳnh Tấn Phát giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương."
Sau đó, tại tại Đại hội lần thứ nhất khai mạc ngày 16 tháng 2 năm 1962 tại Tân Biên (Tây Ninh) chính thức bầu Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch. 
Tuy nhiên ai cũng biết Tổ chức này được thành lập dưới sự hậu thuẫn của chính phủ và quân đội Cộng sản Việt Nam.
Vì vậy, các tài liệu phổ biến trên Internet đã viết: "Mặt trận đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Cục miền Nam. Những người Cộng sản miền Nam hoạt động dưới danh nghĩa Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam, hoạt động công khai và là thành viên tham gia Mặt trận. Trung ương Cục Miền Nam là tổ chức đại diện Đảng Lao động trong Nam, hoạt động bí mật (đến 1969 công khai), thời kỳ chiến tranh không công khai về vai trò chỉ đạo (trong khi Đảng Nhân dân Cách mạng là đảng hoạt động công khai), trực tiếp chỉ đạo hay phối hợp với Trung ương Mặt trận - Chính phủ, với Ban dân vận Trung ương Cục (phụ trách dân vận - mặt trận - chính quyền) là cầu nối. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặt đại diện tại căn cứ địa của Mặt trận (và Chính phủ cách mạng sau này), và Mặt trận (Chính phủ cách mạng lâm thời) đặt đại diện tại Hà Nội."
Tài liệu viết tiếp: "Từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 6 năm 1969, Đại hội Đại biểu Quốc dân miền Nam Việt Nam, mà Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là nòng cốt, cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam do Luật sư Trịnh Đình Thảo làm chủ tịch, đã bầu ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, và Hội đồng Cố vấn Chính phủ do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch."
Vậy cái chính phủ này quan hệ với miền Bắc như thế nào?
Bách khoa toàn thư mở viết: "Trong quan hệ với Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam khẳng định chủ quyền ở miền nam Việt Nam, nhưng không từ chối các tuyên bố về chủ quyền cả nước của Việt Nam Dân chủ cộng hòa (tình trạng một quốc gia nhiều nhà nước-mô hình liên bang). Hai miền lập đại diện. Về phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, công nhận Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là chính quyền hợp pháp ở Miền Nam Việt Nam, do đó các văn kiện của nhà nước này có lúc khẳng định có hai chính thể độc lập nhau, nhưng có lúc vẫn khẳng định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là của cả nước, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam có chủ quyền tại Miền Nam."
Tài liệu cũng viết rõ: "Ngày nay Nhà nước Việt Nam khẳng định Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, cũng như các mặt trận trước đó và sau này là các tổ chức chính trị - xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ đoàn kết toàn dân dưới lá cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam để đạt mục tiêu chính trị do Đảng đề ra."
Về những nhân vật Mặt trận GPMN được miền Bắc dựng lên, đáng kể hơn là là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ (1910-1996), Chủ tịch Mặt trận Giải phóng miền Nam. Trước khi qua đời, ông được đảng CSVN cho giữ chức Phó Chủ tịch nước rồi Chủ tịch Quốc hội.
Người thứ hai là Kỹ sư Huỳnh Tấn Phát (1913-1989), nguyên Chủ tịch Chính phủ gọi là Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được bí mật kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 5 tháng 3 năm 1945.
Người thứ ba là bà nguyên Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Việt Cộng Nguyễn Thị Bình (sinh năm 1927), được kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1948 vì vậy bà được trao Huy chương 70 năm tuổi đàng ngày 31/08/2017.
Ngoài ba nhân vật chóp bu này, nhiều trí thức miền Nam theo Việt Cộng đã quay ra chống đảng CSVN sau khi chiến tranh kết thúc. Nổi bật nhất là Luật sư Trương Như Tảng, nguyên Bộ trưởng Tư pháp trong Chính phủ Huỳnh Tấn Phát.
Nhưng về sau, ông Tảng (sinh ngày 19/05/1923) công khai bất đồng với Chính quyền Cộng sản vì không thi hành chính sách hòa giải hòa hợp dân tộc sau 1975.
Ngày 25 tháng 8 năm 1978, Trương Như Tảng xuống thuyền vượt biển và hơn một tuần sau thì được một tàu hàng Singapore chở tới đảo Galang, thuộc Indonesia. Sau này ông sinh sống ở Pháp.
Trong hồi ký viết bằng tiếng Pháp, Mémoire d'un Vietcong (Hồi ký của một Việt Cộng), ông đã tố cáo chính sách cai tri hà khắc của đảng CSVN đối với “những người miền Nam thua trận”.
Người thứ hai phải kể là cựu chiến binh Nguyễn Hộ (1916-2009) trong Mặt trận Giải phóng miền Nam.
Theo Bách khoa Toàn thư mở thì: "Ông là một trong số lãnh đạo hàng đầu của “Câu lạc bộ Những người Kháng chiến cũ” cùng với các ông La Văn Lâm, Đỗ Trung Hiếu, Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Tạ Bá Tòng và thượng tướng Trần Nam Trung. Tờ báo Truyền thống Kháng chiến của nhóm này ra mắt số đầu tiên vào tháng 9 năm 1988 nhưng sau đó vì quan điểm bị cho là chỉ trích chính quyền nên báo buộc phải đình bản. Tổ chức này năm 1989 cũng bị chính quyền giải tán.

Bất bình, ông từ bỏ Đảng năm 1991 sau hơn 53 năm trong đảng. Sau đó ông bị bắt và quản thúc tại gia vì tội "chống Đảng".

Từ đó ông càng phản đối mãnh liệt hơn qua những văn bản như bài luận "Giải pháp Hòa hợp Hòa giải" và cuốn sách “Quan điểm và cuộc sống”. Sách của ông kêu gọi Đảng Cộng sản Việt Nam hãy từ bỏ Chủ nghĩa Marx-Lenin. Cũng vì quan điểm của ông mà ông bị nhà chức trách bắt lần thứ hai năm 1994. Theo ông Việt Nam ở thời điểm năm 2008 chỉ có độc lập chứ không có tự do."
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã trao ông giải thưởng Hammett-Hellman (Giải Tự do Phát biểu). 
Ông mất ngày 2 tháng 7 năm 2009, thọ 93 tuổi.
Cũng không nên quên, khi giao chiến ở miền Nam, các đơn vị quân miền Bắc đều treo cờ Mặt Trận Giái Phóng miền Nam ở những vùng đất tạm chiếm để tuyên truyền bịp bợm, hay trên cây ăng ten của xe Tăng để diễu hành phô trương. Tiêu biểu cho hình ảnh này là chiếc xe tăng của quân đội miền Bắc húc đổ cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975.
Như vậy rõ ràng những gì mà sách báo của nhà nước CSVN viết về Tổ chức MTGPMN, hay Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CMLTCHMNVN) cũng cần phải “giảo nghiệm” xem chúng đã phản ảnh được bao nhiêu phần trăm “bù nhìn” và “tay sai” cho đảng và quân đội CSVN. 
Nếu cứ nhắm mắt nói bừa cho cái chính danh giả tạo thì lịch sử sẽ thành “nát sử”. -/-
(09/017)

Nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2017/09/cho-ung-nao-cho-mat-tran-giai-phong.html#more

HOANG NGOC DIEU – CỰC HAY !!! 46 – “THỪA NHẬN VIỆT NAM CỘNG HOÀ L À THỰC THỂ QUAN TRỌNG”.

HOT !!! CỰC HAY !!! 46 – “THỪA NHẬN VIỆT NAM CỘNG HOÀ L À THỰC THỂ QUAN TRỌNG”. "thừa nhận" là gì? "công nhận" là gì? và ai có tư cách để "thừa nhận" hoặc "công nhận". TÔI XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN LIVESTREAM HAY VIDEO CỦA ANH ! Xem xong xin các bạn nhớ LIKE và SHARE rộng rãi để nhiều bạn khác cùng xem. Và xin các bạn hãy bấm vào: https://www.youtube.com/channel/UCVts... để xem thêm rất hay và bổ ích. Cám ơn nhiều


https://youtu.be/bWi2ejODHhk


Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Vì sao người Việt kém yêu nước?

Vì sao người Việt kém yêu nước?

Viết từ Sài Gòn
2017-09-07
Hình chụp một quán bia hơi ở Hà Nội hôm 17/9/2016
Hình chụp một quán bia hơi ở Hà Nội hôm 17/9/2016
AFP
Người Việt mê nhậu, người Việt ham bóng đá, người Việt thừa thời gian để ngồi quán cà phê từ sáng tới chiều, người Việt thích tiểu tiện ngoài đường, người Việt thích trộm cắp ở siêu thị nước ngoài, người Việt không yêu nước… bla, bla… Tất cả những nhận xét trên đây về người Việt, có vẻ như không sai! Vì sao? Và tại sao một đất nước tự xem mình có đến bốn ngàn năm văn hiến lại ra nông nỗi như vậy?
Ở câu hỏi thứ nhất, vì sao người Việt lại trở nên xấu xí trong con mắt người nước ngoài và người Việt bỗng dưng không yêu nước? Để trả lời câu hỏi này, thử xem lại người Việt trước đây chừng 150 năm trở lại có những tính xấu xí này không?
Và câu trả lời là từ 150 trở lại thời Việt nam Cộng Hòa, đã có rất nhiều người Việt đi ra nước ngoài để làm ăn, học hành, họ chỉ để lại những hình ảnh đẹp và chí ít cũng học được một món nào đó của thế giới tiến bộ để mang về Việt Nam. Cụ Phạm Phú Thứ không học được kĩ thuật làm xe đạp nước là gì? Cụ Phan Châu Trinh không học được tư tưởng canh tân để tổng hợp thành hệ thống tư tưởng cho Việt Nam là gì? Và còn rất nhiều thanh niên, trí thức Việt Nam sang nước ngoài để học, làm việc hay buôn bán, làm ăn, lại những dấu ấn đẹp trên xứ người. Câu chuyện ăn cắp ở xứ người chỉ mới xuất hiện trong thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là thời gian gần đây.
Câu chuyện trộm cắp này xảy ra song hành với tính khí thay đổi một cách dị hợm của số đông người Việt như hôi của người bị nạn, mê nhậu, ham mê bóng đá, thừa thời gian để ngồi quán cà phê từ sáng tới chiều, thích tiểu tiện ngoài đường, không yêu nước… Sở dĩ có mối tương trùng kỳ quái như vậy là vì các lý do: Người Việt đã sống quá lâu trong khuôn khổ độc tài, toàn trị; Người Việt đã bị giam hãm trong một bầu khí quyển sắt máu và tàn bạo; Người Việt đã bị tịch thu mọi thứ quyền và; Quyền lợi luôn đi đôi với trách nhiệm, lương tri, nếu bị tước đoạt quyền lợi, sau đó tước đoạt cả trách nhiệm thì lương tri sẽ bị méo mó.
Và vấn để đáng bàn ở đây lại nằm ở chỗ tại sao người Việt trở nên dửng dưng với hiện tình đất nước? Giữa những đổ đốn và thói dửng dưng, không yêu nước có quan hệ gì với nhau?
Thực ra, người Việt vẫn chưa bao giờ xấu xa như người ta nhìn thấy hiện nay, và người Việt cũng không dửng dưng với chính sự với mức như đang thấy. Vấn đề nằm ở chỗ người Việt đã phải đấu tranh sinh tồn ngay trong gia đình với những chiêu trò đấu tố của đảng cầm quyền, để rồi tiếp theo đó là sống dấm dúi, giấu cái ăn, giấu cái mặc và giấu mọi thứ có được do mồ hôi, nước mắt làm ra để phòng tránh bị đảng Cộng sản cướp trắng bằng chiêu bài trưng thu, sáp nhập tập thể. Và thói quen dấm dúi, cạnh khóe, đội trên đạp dưới không phải là bản chất nhưng theo thời gian mà hình thành để thích nghi, tồn tại.
Bên cạnh đó, một hệ thống giáo dục tồi với hàng trăm vấn đề cặn bã, dốt nát ẩn náu bên trong cũng như quan niệm giáo dục cũ kĩ, thiếu triết lý giáo dục dẫn đến thiếu tri chất giáo dục và kéo theo hệ quả hàng nhiều thế hệ phải mắc kẹt trong sự tụt hậu của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, hiếm có người may mắn thoát ra khỏi tình trạng này. Và những gì nó để lại, chúng ta đang nhìn thấy.
Thử nghĩ bạn đang sống trong một đất nước mà mở miệng nói cũng có thể bị vạ, tài sản làm từ mồ hôi, nước mắt của bản thân và của cả gia tộc cũng có thể bị nhà cầm quyền tìm cách này hay cớ khác mà trưng thu, nhũng nhiễu, khi thấy đất nước lâm nguy, bày tỏ thái độ chống ngoại xâm bằng biểu tình thì bị đánh đập, bị nhốt tù… Mọi quyền được ăn được nói được gói được mở bị giới hạn đến mức tối thiểu. Mọi quyền lợi và trách nhiệm cũng bị lấy mất vì đất nước không có dân chủ, thì bạn sẽ làm được gì?
000_Hkg10236271.jpg
Một quán cafe nhỏ ở khu phố cổ Hà Nội hôm 8/12/2015 AFP
Câu hỏi của người trẻ đưa ra, người già đặt lại đều rơi vào bế tắc. Bởi một khi mọi quyền lợi, trách nhiệm công dân đều bị thâu tóm bởi một nhóm cầm quyền, người dân không được tham dự, tham gia bất kì hoạt động chính trị nào nếu chưa có định hướng của đảng cầm quyền, thì liệu người ta có còn giữ được lương tri, phẩm chất yêu nước của mình?
Điều này hoàn toàn khó và sẽ không thể xảy ra. Bởi người ta đã bị cắt mất quyền yêu nước, thậm chí quyền yêu thương cũng bị giới hạn tối đa do yếu tố lý lịch, xét gốc. Cũng đã từng có nhiều nhóm trí thức, văn nghệ sĩ và thanh niên quyết vượt qua mọi rào cản để đấu tranh, để biểu tình, phát động kêu gọi lòng yêu nước. Nhưng tiếng nói của họ rơi vào thinh lặng và họ bị cô lập.
Trong tình hình hiện nay, rất có thể xảy ra tình trạng Trung Cộng tấn công Việt Nam và sẽ không có người yêu nước nào cất lên tiếng nói của mình nữa. Họ không nói bởi vì họ hết yêu nước mà vì họ hết tin vào chế độ Cộng sản. Bởi dù sao, danh nghĩa quốc gia cũng được nhìn nhận bằng hệ thống nhà nước trên phương diện quốc tế. Người ta liên lạc với quốc gia nào đó thông qua hệ thống nhà nước của quốc gia này. Yêu nước cũng là yêu cả hệ thống nhà nước.
Với một hệ thống nhà nước độc tài, toàn trị và dối trá như đang có, Việt Nam chắc chắn sẽ không còn người yêu nước. Nhưng điều này không hẳn xấu, sự dửng dưng hiện tại manh nha và huông đúc một cuộc cách mạng trong một sớm một chiều. Người ta buộc phải thay đổi hệ thống nhà nước để phục hồi và bảo lưu tình yêu dành cho quốc gia. Bởi đây là điêuì cần thiết.
Bởi nhà nuốc chỉ là phần rất nhỏ, mang tính chất đại diện của một quốc gia. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước là một đại thể. Người ta không dễ gì đánh đổi đại thể đ0ể chấp nhận một thứ tiểu thể ngược qui luật. Có lẽ cũng chính vì điều này mà đảng Cộng sản luôn cố gắng đồng nhất họ với dân tộc, quốc gia. Điều này cho thấy họ đã nhận thức được sự nguy hiểm đang rình rập họ và cũng cho thấy sự thoái trào, tan rã của họ là chuyện không thể tránh.
Hiện nay, tìm một người yêu nước sẽ rất khó, bởi họ chẳng dại gì biểu lộ điều đó. Nhưng tìm những nhân tố hình thành cách mạng thì có vẻ như không còn là chuyện bí mật, khó nói như trước đây. Bởi nhân tố cách mạng nằm ngay trong thái độ dửng dưng, không cần bày tỏ lòng yêu nước và không còn tin tưởng gì vào hệ thống cầm quyền cũng như sự phản tư đi từ trong bếp ra tới chợ, trường học, bệnh viện và (có thể) cả trong các quân nhân.
Và hơn hết, kinh nghiệm lịch sử cho thấy bất kì nhà nước pohong kiến nào, dấu hiệu trước khi sụp đổ của họ là sự quay lưng của họ đối với nhân dân và sự dửng dưng của nhân dân dành cho họ. Thời nhà Nguyễn, người dân đã đứng xem lính nhà Nguyễn và quân Pháp đánh nhau như xem đá banh. Thời bây giờ cũng chẳng khác chi mấy một khi nhân dân chẳng còn tin vào nhà nước, đảng cầm quyền. Nhưng có một điểm khác biệt rất cơ bản là thời này, người ta có thể động viên, rút con em của mình ra khỏi quân ngũ nếu thấy cần thiết và thời cơ đến.
Đảng Cộng sản Việt Nam, có thể họ còn tồn tại rất lâu, bởi cho dù sau này Việt Nam có đầy đủ dân chủ đa nguyên thì cơ hội tồn tại của họ cũng còn rất mạnh. Vấn đề là họ tồn tại để làm gì trước pháp đình dân tộc? Và họ tồn tại thêm được bao lâu. Bởi họ đã làm thất lạc chút niềm tin cuối cùng mà dân tộc Việt nam dành cho họ thông qua lòng yêu nước!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á Châu Tự Do

Nguồn:  http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/why-vn-dont-love-their-country-09072017120223.html

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

CSVN không có tư cách, giá trị, chính nghĩa để THỪA NHẬN VNCH.

  • Viết lịch sử cho đất nước hay cho Đảng và chế độ?

    Bộ sách Lịch Sử Việt Nam.

    Báo chí tại Việt Nam cho hay Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam hôm 18-8 -2017 phát hành rộng rãi trên thị trường bộ sách mang tên Lịch sử Việt Nam dày 10.000 trang, được coi là bộ sử đồ sộ nhất của đất nước từ trước đến nay, viết về Việt Nam từ khởi thủy đến năm 2000.
    Trên báo chí Việt Nam, phó giáo sư, tiến sĩ Trần Đức Cường, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, nói rằng bộ lịch sử mới “bổ khuyết được nhiều vấn đề mà các công trình sử học trước đó chưa có điều kiện nghiên cứu”. Một trong những bổ khuyết đó có lẽ là các sách sử trước đây của chính quyền Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dùng các từ “ngụy quân”,ngụy quyền” để gọi Việt Nam Cộng hòa và quân đội của chính thể đó. “Nhưng bây giờ chúng ta viết là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn” ?
    Trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ hôm 18-8-2017, ông Trần Đức Cường đã nói rằng “Chính quyền Việt Nam cộng hoà là một thực thể ở miền Nam Việt Nam… Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn. Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận”.
    Sự thể này đã được công luận trong và ngoài nước quan tâm, bình phẩm, đánh giá khác nhau.
    1 - Một dấu hiệu tích cực cho hiện tại cũng như tương lai đất nước và dân tộc?
    Đối với chúng tôi, khi nghe qua những lời tuyên bố trên không khỏi ngạc nhiên, vui mừng một cách dè dặt, bán tín bán nghi tự hỏi sự thay đổi cách gọi của “Bên thắng cuộc” đối với “Bên thua cuộc” như thế có ý nghĩa tích cực gì không cho hiện tại cũng như tương lai đất nước và dân tộc?
    Ý nghĩa tích cực là đảng và nhà cầm quyền CSVN phải chăng đã giác ngộ, phản tỉnh để nhận ra được thực chất cũng như thưc tế của cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn” hôm qua (1954-1975), tạo tiền đề cho sự hòa giải dân tộc, đoàn kết thống nhất toàn lực quốc gia để bảo vệ Tổ quốc trước họa ngoại xâm và xây dựng phát triền toàn diện đất nước đến phú cường và văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại; để mọi tầng lợp nhân dân Việt Nam được sống trong “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” như khẩu hiệu tuyên truyền bao lâu nay của đảng và chế độ đương thời?
    2 - Thế nhưng mọi người đã thất vọng vì sao?
    Thế nhưng, người viết cũng như nhiều người Việt Nam khác đã thất vọng ngay sau khi nghe chính ông Trần Đức Cường cũng trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ, đã giải thích thêm là sự thay đổi tên gọi chính quyền và quân đội chế độ Saigon như thế chỉ là thay đổi về từ ngữ cho có ý nghĩa trung tính để phù hợp với tính khách quan của lịch sử,. Vì “Lịch sử phải khách quan, phải viết thế nào để mọi người chấp nhận” như Ông nói. Nhưng ông khẳng định bản chất của chính quyền và quân đội Saigon vẫn không thay đổi. Theo Ông Cường chính quyền ấy (Việt Nam Cộng Hòa) thực chất cũng như thực tế vẫn là một chính quyền công cụ tay sai do Mỹ dựng lên và nuôi dưỡng; và quân đội ấy (Quân đội VNCH) được Mỹ trang bị vũ khí và nuôi sống cũng chỉ là một quân đội đánh thuê… !?!
    Nghe người đứng đầu việc soạn thảo bộ sách Lịch sử Việt Nam khẳng định như thế mà dám nói sự thay đổi tên gọi miệt thị chế độ và quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trong cuộc chiến “Nồi da sáo thịt” hôm qua (1954-1975) là viết “Lịch sử phải khách quan” ư?
    3 - Viết lịch sử cho đất nước và dân tộc hay cho đảng và chế độ đương thời?
    Người ta không khỏi tự hỏi Tiến sĩ Trần Đức Cường và những sử gia của chế độ đã viết lịch sử cho đất nước và dân tộc Việt Nam hay đang viết tài liệu tuyên truyền theo lệnh và cho ý đồ của đảng và chế độ đương quyền tại Việt Nam?
    Chẳng cần nói ra thì ai cũng biết câu trả lời cho câu hỏi này rồi. Vì ai cũng biết, các sử gia đều là cán bộ viên chức nhà nước; vì cuộc sống, vì an toàn cá nhân và gia đình đã phải “ăn cơm Chúa (đảng) múa tối ngày”, phải uốn ngòi bút viết lịch sử theo đơn đặt hàng của “đảng và nhà nước ta”! Mặc dầu Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường đã cố gắng phủ nhận khi trả lời với báo chí, rằng khi soạn thảo bộ Lịch sử Việt Nam không nhận chỉ thị hay chiu một áp lực nào. Nhưng ai cũng hiểu trong chế độ độc tài đảng trị hay toàn trị hiện nay tại Việt Nam, không một cơ quan đoàn thể nào, nhất là một đòan thể “trí thức xã hội chủ nghĩa” có trách nhiệm soạn bộ Lịch sử Việt Nam thuộc lãnh vực tư tưởng, mà không nằm trong vòng cương tỏa của bộ máy đảng và nhà nước cộng sản (Ban tư tưởng tuyên giáo Trung Ương đảng CSVN) hiện nay. Cho dù trước đó người của “đảng và nhà nước ta” đã cố gắng đưa ra những động tác giả để dàn cảnh trước cho điều mà TS Trần Đức Cường nói với báo chí là “Độc lập”, không chịu áp lức hay nhận chỉ thị nào cả khi soạn thảo bộ sách Lịch sử Việt Nam.
    Tỷ như trên trang VNTB.org xuất hiện bài viết được cho là của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, nguyên Cục Trưởng Cục Tuyên huấn, Bộ Quốc phòng, không chấp nhận việc công nhận chính quyền Sài gòn, tác giả cho rằng công nhận chế độ VNCH là “đánh tráo lịch sử”(!?!) và “yêu cầu Đảng, Nhà nước phải kiểm tra xử lý kiên quyết thu hồi, đính chính trở lại tập sử và làm rõ trách nhiệm những người gây nên hậu quả sai trái.”
    Gần đây nhất, hồi tháng 6/2017, báo Quân đội Nhân dân, trong một bài ca ngợi Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn như là “người truyền lửa cho cộng đồng người Việt trong và ngoài nước”, vẫn tố cáo “tội ác của chế độ Mỹ-Ngụy”. Bài báo nói ông Tuấn từng được phân công để “lên lớp chính trị cho gần một vạn binh lính, nhân viên ngụy quân, ngụy quyền.”sau ngày “Giải phóng”(30-4-1975).
    4 - Thế còn ý đồ của đảng cầm quyền độc tôn trong chế độ độc tài toàn trị CSVN muốn thành đạt qua kịch bản thay tên gọi cho chế độ và quân đội Saigon là gì?
    Theo suy đoán của nhiều người trong và ngoài nước thuộc cả hai phe “Quốc-Cộng” thì sự thay đổi này chỉ là vì nhà đương quyền muốn tạo cơ sở pháp lý xác định chủ quyền trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.
    Cơ sở pháp lý đó là sự thể hiện chủ quyền qua việc quản lý chính trị, hành chánh liên tục của chính quyền Saigon trước năm 1975 .v.v…Nếu đúng như vậy thì không biết đảng và nhà đương quyền có biết kịch bản này sẽ mâu thuẫn với kịch bản “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” trước đây trong thời kỳ “chiến tranh giải phóng Miền Nam” không?
    Đó là một công cụ chính trị bên cạnh công cụ quân sự là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam được chính quyền CSBV dựng lên để tiến hành chiến tranh xâm chiếm nhuộm đỏ Miền Nam dưới chiêu bài “ngụy dân tộc”. Sau khi xâm chiếm được Miền Nam, lại đã được sử dụng làm công cụ pháp lý trong cái gọi là “Hiệp thương thống nhất đất nước” (1976) giữa chính phủ “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” và “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam”. Vì là chính quyền ma nên đảng và nhà cầm quyền đương thời nay không dám sử dụng kịch bản này, mà phải sử dụng chính quyền thật Việt Nam Cộng Hòa để có căn bản pháp lý bảo vệ chủ quyền biển đảo theo công pháp quốc tế phải không nào?
    Đúng là “giấu đầu, lòi đuôi”, tương tự như kịch bản ngụy dân tộc để tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam dưới ngọn cờ “Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc” đã lòi đuôi sau khi chiếm được Miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nước tiên lên “xã hội chủ nghĩa”. Vì lãnh tụ cộng đảng Viêt Nam Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đối với cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê không những là một cẩm nang thần kỳ mà còn là mặt trời soi sáng con đường thẳng tới thắng lợi cuối cùng, tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”. Còn Lê Duẩn, cố tổng Bí thư đảng CSVN từng tuyên bố “Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”. Một tự thú làm công cụ tri tình cho cộng sản quốc tế tiến hành “chiến tranh cách mạng”,“Chiến tranh giải phóng” nhuộm đỏ Miền Nam và toàn thế giới của cộng sản quốc tế (đã thất bại hoàn toàn).
    5 - Vậy nếu gọi chính quyền VNCH là chính quyền tay sai, quân đội VN CH là lính đánh thuê, thì phải gọi chính quyền VNDCCH và quân đội cộng sản Bắc Việt là gì cho đúng thực chất và thực tế đây?
    Vậy khách quan sử gia Ts Trần Đức Cường gọi chính quyền và quân đội Miền Bắc là gì khi đã nhận viên trợ vũ khí, lương thực, đạn dược, quân trang quân dụng và khí tài quân sự, kể cả chi viện người của Liên Xô, Trung cộng và các nước “Xã Hội Chủ Nghỉa anh em”? Chính quyền VNDCCH có phải là chính quyền tay sai và quân đội NDVN ở Miền Bắc lúc đó có phải là lính đánh thuê cho Liên-Xô, cho Trung Quốc không? Vậy tại sao Ông và các sử gia của chế độ lại cho chính quyền và quân đội VNCH là chính quyền tay sai, là lính đánh thuê của “đế quốc Mỹ” điều mà chính quyền, quân đội và tất cả những người Việt quốc gia chân chính từng chiến đấu bảo vệ chế độ dân chủ pháp trị VNCH ở Miền Nam không nghĩ thế bao giờ?
    Khách quan công bằng mà nói trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa hình thành sau Thế Chiến II, Việt Nam có số phận không may rơi vào thề gọng kìm của cuộc chiến toàn cầu này. Đất nước bị chia đôi, với một đất nước hai chế độ, hai chính quyền trong hai chế độ chính trị đối nghịch: Miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa nằm trong quỹ đạo phe Xã hội Chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô. Miền Nam xây dựng chế độ tự do dân chủ, nằm trong quỹ đạo các nước tư bản chủ nghĩa hay còn gọi là “Thế giới tự do”, đứng đầu là Hoa Kỳ. Chính quyền và quân đội trong chế độ XHCN Miền Bắc nhận chi viện lương thực, vũ khí và khí tài quân sự của Liên Xô, Trung Quốc, ngụy dân tộc làm “chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng dân tộc” để xâm chiếm Miền Nam, cộng sản hóa cả nước. Chính quyền và quân đội chế độ VNCH ở Miền Nam nhận viện trợ kinh tế, vũ khí và các phương tiện chiến tranh của Hoa Kỳ và đồng minh để làm “tiền đồn Thế giới tự do” thực hiện chiến tranh tự vệ để ngăn chặn, đẩy lùi chiến tranh thôn tính do Miền Bắc phát động. Dầu muốn dầu không, cả hai chính quyền, quân đội của hai chế độ đối nghịch Bắc-Nam đều là công cụ của ngoại bang; có khác chăng chính quyền cộng sản Bắc Việt đã là một công cụ tri tình (tình nguyện tích cực làm nghĩa vụ quốc tế CS), trong khi chính quyền quốc gia ở Miền Nam đã là một công cụ ngay tình (bị buộc làm công cụ “Tiền đồn thế giới tự do, trái với ý muốn…) nên mới có việc lật đổ sát hại Ngô Đình Diệm, người đứng đầu chính quyền Đệ Nhất VNCH (mà Hồ Chí Mình từng thừa nhận “Diệm có cách yêu nước của Ông ấy”) vì chính quyền này không muốn làm công cụ chống cộng cho Hoa Kỳ, không muốn Hoa Kỷ và đồng minh đưa quân chiến đấu vào Miền Nam, giúp cho cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam ngụy dân tộc của CSBV có chính nghĩa “Chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc”.
    Vậy thì, theo thiển ý, muốn viết lịch sử về cuộc chiến tranh Quốc-Cộng (1954-1975) hội đủ tính khách quan lịch sử, các sử gia của cả hai phía Quốc-Cộng phải đứng trên lập trường dân tộc, dưới ánh sáng soi đường của chủ nghĩa yêu nước mà viết sử, không thế đứng về một bên trong cuộc chiến mà viết lịch sử cho đất nước và dân tộc.
    Thiết tưởng, ngày nào các sử gia của chế độ đương quyền (cũng như chế độ đã mất quyền VNCH) còn đứng trên lập trường quan điểm của một bên trong cuộc chiến Quốc-Cộng hôm qua (1954-1975) thì mọi công trình viết sử đều không có giá trị lịch sử vì nặng tính chủ quan, một chiều.Có chăng chỉ có giá trị tuyên truyền cho mỗi bên trong cuộc chiến và là tài liệu tham khảo cho các sử gia chân chính sau này mà thôi.
    Vì nếu các sử gia của chế độ đương thời mà viết lịch sử cho dân tộc thì phải đứng trên “lập trường dân tộc”, dưới ánh sáng soi đường của “chủ nghĩa yêu nước”; chứ không phải đứng trên “lập trường giai cấp vô sản”, dưới ánh sáng soi đường của “chủ nghĩa cộng sản Mác-Lênin” để viết như thế.
    Đến đây xin thưa với Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường và các sử gia của chế độ Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, những thành phần ưu tú và được ưu đãi của hàng ngũ “trí thức xã hội chủ nghĩa” hiện nay tạiViệt Nam, rằng nếu muốn viết lịch sử cho đất nước và dân tộc hội đủ tính khách quan của lịch sử, thì các sử gia phải hoàn toàn độc lập trong suy tư, nhận thức khi viết sử, trong bối cảnh khác hơn hoàn cảnh “chim lồng, cá chậu” mà các sử gia đang sống hiện nay. Đồng thời, chính các sử gia cũng phải giác ngộ để thoát ra khỏi não trạng nô dịch mà nền giáo dục, tuyên truyền một chiều của đảng và chế độ đã tạo ra, mới có thể viết lịch sử cho đất nước về thời kỳ có cuộc “Nội Chiến Ý Thức Hệ Quốc - Cộng” tại Việt Nam một cách khách quan được. (Viết thế nào về thời kỳ này mới đúng là viết lịch sử cho đất nước (Chính sử), chúng tôi sẽ trình bày trong một bài viết khác).
    Tựu chung, nếu vượt thoát được những điều kiện chủ quan cũng như khách quan nêu trên, các sử gia mới đúng là sử gia để viết đúng thực chất cũng như thực tế một cách khách quan về một giai đoạn lịch sử có cuộc nội chiến tạm gọi là “Quốc - Cộng phân tranh”, tương tự như thời kỳ “Trịnh – Nguyễn phân tranh” hay “Mười hai sứ quân” trong Lịch sử Việt Nam. Vì tính khách quan của lịch sử về hai cuộc nội chiến trước đây trong lịch sử, hiển nhiên không thể do các sử gia của họ Trịnh hay họ Nguyễn viết hoặc của các lãnh chúa trong 12 sứ quân viết phải không ạ? - Thưa các sử gia của đảng và chế độ đương thời Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
    Thiện Ý
    Houston, ngày 26-8-2017
    Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nguy-sai-gon-vnch-cong-san/4018000.html

    CSVN không có tư cách, giá trị, chính nghĩa để THỪA NHẬN VNCH. - VNCH KHÔNG CẦN CSVN "thừa nhận".
    https://youtu.be/aQhY188QGo0

    Trich dẫn tin tức
    Huỳnh Mai St.8872
    Cựu chiến bing QL.VNCH

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN

Boléro – dấu hiệu suy tàn của chế độ CSVN

Phạm Tín An Ninh (Danlambao) - Có lẽ chưa bao giờ, kể cả thời VNCH, nhạc Bolero thịnh hành và được người trong nước mê mẩn như bây giờ, đặc biệt ở miền Bắc, nơi mà trước 1975 Bolero được dán cho cái nhãn “nhạc vàng” và không còn đất sống, một số người thích hát loại nhạc này đã bị tù đày 10-15 năm, để phải chết hay khốn khổ cả một đời, trường hợp Phan Thắng Toán (tức Toán Xồm) và Nguyễn Văn Lộc (Lộc Vàng) ở Hà Nội là những điển hình. Bây giờ Bolero như trận cuồng phong, phá tan mọi thành trì, chiếm ngự tất cả mọi nơi, từ thành phố đến nông thôn, từ các “tụ điểm”, sân khấu “hoành tráng”nhất, len lỏi đến tận các hang cùng ngõ hẻm, “vùng sâu vùng xa”, kể cả trong các đám ma, đam cưới; làm mê mẩn từ người già đến con trẻ, từ những ông quan lớn, đại gia đến dân dã, bần cùng. Ở đâu cũng nghe Bolero.
Người ta không còn đếm được các chương trình tìm giọng hát cho loại nhạc này: “Hát Cùng Bolero”, “Thần Tượng Boleo”, “Solo Cùng Bolero”, “Tình Bolero”, “Tình Bolero Hoan Ca”... Những cuộc thi hát nhạc Bolero thu hút hằng vài chục ngàn thí sinh, đủ mọi thành phần, cán bộ, sĩ quan, thầy cô giáo, các em bé 7, 8 tuổi, đến từ “mọi miền đất nước”. Từ những danh ca, “nghệ sĩ ưu tú”, “nghệ sĩ nhân dân” đến anh bán kẹo kéo dạo đều đua nhau hát và kiếm tiền bằng Nhạc Bolero. Và không cần biết cho phép hay không, họ hát đủ mọi đề tài: miền Nam thanh bình, tình yêu, tình lính, đời lính (VNCH), kể cả những bản nhạc chiêu hồi, như “đêm nay trăng sáng quá anh ơi, sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu”, “miền Nam có nắng thanh bình có đồng lúa đẹp có tình quê hương, anh ơi mau sớm lên đường, bình minh còn đợi ruộng nương còn chờ...”v.v...
Trong cái khát khao Bolero ấy, thực chất chính là nỗi khát khao khung trời, con người, nếp sống, tình cảm, tấm lòng đối với quê hương đất nước của quân dân miền Nam thuở trước, và đặc biệt là tính nhân bản đã hoàn toàn thiếu vắng tại miền Bắc trên bảy mươi năm và tại miền Nam hơn bốn mươi năm dưới chế độ Cộng Sản. Khi một ca sĩ hát, họ thả hồn vào từng lời ca, cùng bâng khuâng với những hình ảnh, tình tự trong nhạc phẩm, họ có cảm giác đang được sống trong cùng không gian và thời gian mê đắm ấy. Người nghe thì hồn như bay bỗng đến chốn thiên thai nào đó, họ đắm chìm trong cảm xúc của một thời hạnh phúc, mà người miền Nam đã mất đi trong tiếc nuối, và người miền Bắc thì khát khao nhưng chưa bao giờ được sống. Và như thế, một thiên đường Miền Nam trước 1975 thực sự đã sống lại trong lòng mọi người, thiết tha và mãnh liệt.
Văn chương hay âm nhạc là những phạm trù phản ảnh trung thực nhất cho một xã hội. Bolero, một loại nhạc bình dân, dù được ai đó gán cho cái tên nhạc “sến”, đã làm đúng vai trò ấy, đã suốt một thời thăng hoa qua cuộc sống chan hòa yêu thương, nhân bản, và nhạc Bolero cũng chính là tiếng than ai oán, bi phẩn của người dân miền Nam thời ấy, khi mà cuộc chiến phi lý và bẩn thỉu nhất do bọn người CS rừng rú gây ra để phá hoại đất nước, giết chết bao thế hệ thanh niên của hai miền, và tạo cảnh huynh đệ tương tàn, làm hệ lụy lâu dài cho cả một dân tộc. Những thế hệ ở Việt Nam bây giờ có cảm xúc như thế nào khi nghe những bài Tám Điệp Khúc, Đêm Nguyện Cầu, Kẻ Ở Miền Xa, Hai Chuyến Tàu Đêm, Đường Xưa Lối Cũ, Sương Trắng Miền Quê Ngoại, Những Đóm Mắt Hỏa Châu...? Và trong tất cả những bài ca về lính mà họ đang say mê hát, họ có tìm được câu nào hô hào “sinh Nam tử Bắc” hay “thề phanh thây uống máu quân thù” như trong chính bài quốc ca CS?
Nhạc Bolero đã đè bẹp tất cả các loại nhạc “đỏ”, nhạc ăn cắp, bắt chước, lai căng của nhiều nhạc sĩ trong nước, viết theo lệnh đảng hay làm dáng, đua đòi “vươn ra biển lớn!” Ca sĩ thì “thặng dư giá trị” đủ hạng đủ cỡ, mà nhạc sĩ thì hiếm hoi như lá cuối mùa thu và cũng chẳng sáng tác được bao nhiêu ca khúc ra hồn, ngoài một vài bài của các nhạc sĩ Thanh Tùng, Bắc Sơn, Phú Quang, Trần Tiến, Phan Đình Điểu... và bài Phượng Hồng phổ từ thơ Đỗ Trung Quân.
Những ca sĩ miền Nam chuyên hát nhạc “sến” đã hết thời ở hải ngoại cỡ Chế Linh, Giao Linh, Phương Dung, Thái Châu, Tuấn Vũ... về Việt Nam làm nhiều show đã cháy vé, được ca ngợi đón tiếp như những ông bà hoàng Bolero, mang về quê hương những làn gió mới! Nhiều người được trang trọng mời ngồi ghế “nóng” làm giám khảo cho các kỳ thi tuyển lựa ca sĩ Bolero!
Ngày 30.4.75, trên đường vào “tiếp thu” miền Nam, bà Dương Thu Hương ngồi khóc bên vệ đường khi nhìn thấy một miền Nam văn minh, hiền hòa, trù phú gấp vạn lần miền Bắc. Bà đã nhận ra cả một quá khứ bị lừa dối. Một số trí thức miền Nam, như chú cháu Đỗ Trung Hiếu, Đỗ Hữu Ưng (ở cùng quê và học trung học cùng trường Võ Tánh-Nha Trang với người viết) khi bỏ miền Nam vô bưng, lòng nô nức đi làm “cách mạng”, nhưng đến khi được chuyển ra miền Bắc mới giật mình biết đã “lạc đường” nhưng quá muộn, đành phải “nín thở qua sông”. Trước khi vô bưng, Đỗ Hữu Ưng từng theo học Khóa 11 Đốc Sự tại Viện QGHC thời VNCH. Sau 75, về “tiếp thu miền Nam” giữ chức chủ tịch của một huyện nào đó ở Sài Gòn, đã tìm gặp lại những đồng môn cũ, khuyến khích mọi người nên sớm tìm đường vượt biển, nhưng chẳng mấy ai dám tin! Ông chú gốc giáo sư thì làm đến chức ủy viên tôn giáo của thành ủy, nhưng bất mãn nên cùng đám Nguyễn Hộ, Trần Văn Trà lập ra Câu lạc bộ Kháng Chiến Cũ. Để phản ứng cho sự ăn năn hối hận của mình, hai chú cháu đã bị lột hết các chức tước, riêng ông chú phải nhận những bản án tù và đã chết dưới tay người đồng chí CS!
Nhiều thanh niên miền Bắc, điển hình là Nguyễn Viết Dũng, đang là một sinh viên giỏi, từng đoạt giải “Đường Lên Đỉnh Olympia”, với một tương lai tươi sáng, nhưng đã dám công khai treo cao cờ vàng ba sọc đỏ trên nóc nhà, mặc quân phục và mang phù hiệu QLVNCH như là một hình thức tôn vinh, luyến tiếc một chính thể, một quân đội chính danh đã bị bức tử. Bị cầm tù ra, anh con khắc trên cánh tay hai chữ "Sát Cộng" và rủ nhiều bạn bè tìm vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa thắp hương kính cẩn tưởng niệm những người lính miền Nam đã vị quốc vong thân. Những người mê hát, mê nghe nhạc Bolero, chắc hẳn ít nhiều đều mang trong lòng những hoài niệm, suy tư, cảm xúc như thế.
Những nhạc sĩ miền Nam, đang còn sống như Lam Phương, Lê Dinh, Song Ngọc... hay đã mất ở hải ngoại như Trần Thiện Thanh, Trịnh Hưng, Hoàng Thi Thơ, Duy Khánh, Nhật Ngân, Anh Bằng,... hoặc chết ở quê nhà trong nghèo nàn khốn khó như Trúc Phương, Thanh Sơn, Nguyễn Văn Tý... khi sáng tác những bản nhạc Bolero chắc họ không ngờ đã tạo thành những vũ khí vô hình nhưng ghê gớm, làm mê mẩn hàng mấy chục triệu người sống trong chế độ Cộng sản, có sức xoi mòn và làm sụp đổ chế độ tàn ác man rợ này. Mặc dù bọn tà quyền vẫn đang sống thoi thóp, dựa vào bạo lực, và sự kết họp mong manh của đám đồng chí cùng băng đảng, để chia chác quyền lợi, tài sản cướp bóc của nhân dân và sẵn sàng “mỏi gối quì mòn sân Tàu phủ”, nhưng bên trong thực sự đã mục rữa, thối tha, chia bè kết nhóm để tranh giành, thanh toán lẫn nhau. Lòng dân sẽ thay đổi nhanh chóng khi Nhạc Bolero ngày càng xoáy sâu vào trí não và tâm hồn họ, cộng với một thực trạng xã hội rệu rã, xuống cấp ở tất cả mọi lãnh vực, tất yếu sẽ tạo thành một hệ quả khôn lường.
Cả một đất nước như đang bị ngón sóng thần Bolero tràn ngập, làm thay đổi não trạng và nỗi khao khát của con người, biết đâu sẽ dẫn đến việc sụp đổ cả thành trì của một chế độ từng lên án, tìm mọi cách để ngăn cấm, triệt tiêu nó. Thêm một chỉ dấu báo hiệu cho ngày tàn của CSVN.
4/9/2017
danlambaovn.blogspot.com

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2017/09/bolero-dau-hieu-suy-tan-cua-che-o-csvn.html#more

“Đuổi Mỹ đi, lại đón Mỹ về”

Nhạc sĩ Tuấn Khanh, viết từ Sài Gòn
2017-08-10
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch tại Lầu Năm Góc ở Washington, DC hôm 8/8/2017.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Ngô Xuân Lịch tại Lầu Năm Góc ở Washington, DC hôm 8/8/2017.
AFP photo
Ghi chép, nhân một bản tin của báo chí Nhà nước – về Mỹ và Việt Nam
Năm 1995, trong buổi học cuối cùng của môn chính trị, tôi được nghe ông thầy (cũng là bí thư đảng ủy) nói với giọng tức giận “đánh Mỹ chạy đi, giờ lại trải thảm đỏ đón Mỹ về”.
Ông nói vậy, bởi Việt Nam và Mỹ mở lại bang giao vào tháng 7-1995. Lúc đó, đại diện nước Mỹ là tổng thống Bill Clinton, còn Việt Nam là thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Tâm trạng hoang mang và tức giận đó của ông bí thư đảng ủy, là điều mà tôi vẫn nhìn thấy ở những người bỏ một đời đi theo chủ nghĩa cộng sản, rồi bất chợt một ngày cảm thấy bị hụt hẩng vì cảm giác như mình bị phản bội – đồng thời mơ hồ mình có thể bị bỏ rơi vào lúc nào đó.
20 năm sau, với những nỗ lực không ngừng từ phía Mỹ, Việt Nam đã có những cuộc phối hợp đầu tiên giữa quân đội hai nước. Mặc dù đó chỉ là khởi đầu các hoạt động cứu trợ nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ trong khuôn khổ chương trình Thiên thần Thái Bình Dương.
Vào tháng 8/2015, hải quân Việt Nam dè dặt bước vào cộng tác trong chương trình Đối tác Thái Bình Dương, là bước đi gấp rút sau sự kiện giàn khoan dầu HD 981 của Trung Quốc tiến vào vùng của Việt Nam trong năm 2014. Vai trò của một cựu thù lúc này ở VN thật đầy tính “ấm áp”.
Đến thời điểm đó, rất nhiều người già đã bỏ một đời đi theo lý tưởng cộng sản mà tôi gặp lại, đều thay đổi. “Trung Quốc mới chính là kẻ thù”, tôi nghe những câu nói như vậy thường xuyên và lớn giọng hơn. Thậm chí, có những người đã cùng tham gia xuống đường chống Trung Quốc rồi bị đánh đập hay tù đày.
Hơn vậy, tôi nghe khắp trên các con đường mình đi qua, từ Nam chí Bắc, là những lời bàn không chỉ về kẻ thù của Việt Nam mà còn bàn về những kẻ sẵn sàng bán mình cho kẻ thù của Việt Nam. Nghe như một cuộc chuyển mình rầm rộ mà thinh lặng.
Hôm nay, hàng không mẫu hạm của Mỹ nói sẽ ghé vào Cam Ranh với cuộc “bảo trì” đầy ý nghĩa, nhất là sau khi Bắc Kinh ép Hà Nội phải ngừng khoan dầu trên biển, và Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch vừa sang Mỹ. Tôi lại nhớ về ông bí thư đảng ủy đó.
Lịch sử đang đổi thay. Con người cũng đang đổi thay. Thậm chí con cái các quan chức cấp cao đã rùng rùng chọn học, sống và mua nhà ở Mỹ cũng như ở các nước phương Tây “thù địch”. Nhiều gia đình quan chức chỉ quyết chọn đến định cư ở những nước mà lý tưởng cộng sản được sách giáo khoa nơi đó dạy rằng, là tội ác của nhân loại. Bất chấp trong đất nước này, các đại học VN vẫn ép sinh viên phải lèn chặt chủ nghĩa Marx-Lenin như công cụ tư tưởng sống còn của chế độ.
Hôm nay, chỉ còn lại rơi rớt những lời ngợi ca Trung Quốc bạn vàng công khai từ một ít tướng lĩnh, hay luận điệu hằn học được huấn luyện của lớp thanh niên bị nhồi sọ phục vụ. Nhưng mỗi lúc, những âm thanh đó càng ngày càng tẻ nhạt và vô ích. Đôi khi, có thể đó là thành phần phải bị hy sinh để giữ lại thể diện hữu nghị trước những khúc quanh lịch sử khó lường sẽ đến.
Vài năm sau nữa, lớp người rơi rớt ấy có đập bàn hằn học cho số phận của mình, như ông bí thư đảng ủy mà tôi nhìn thấy không?
Tất cả như một sân khấu vĩ đại mà nhân dân là khán giả xuyên suốt. Sân khấu lúc có tiếng súng và nhà tù, lúc có hoan hô và đả đảo. Trò diễn cứ liên hồi, nỗi niềm rồi chỉ còn lại nhân dân im lặng cảm nhận.
Tham khảo:
http://m.anninhthudo.vn/the-gioi/tau-san-bay-my-se-lan-dau-tien-tham-viet-nam-dot-pha-trong-quan-he-hai-quan-hai-nuoc/737458.antd
* Bài viết không nhất thiết thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do 
https://youtu.be/ngEOiObEpfA
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/expel-america-then-welcome-america-tk-08102017081213.html


Ý kiên:

Nguyễn

nơi gửi Ở Đúc Cái đáng nói nhất là cả gần triệu Bộ Đội đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, hàng chục ngàn xương cốt liệt sỹ còn nằm đâu đó dọc theo Trường Sơn, Lào đã bị đảng csVn phản bội lăn vào chân Hoa Kỳ. Sự hy sinh đó quả thật chỉ là công toi!