Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc

  Thêm ảnh: Hải chiến Hoàng Sa

Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Sau 40 năm nếu tính từ thời gian hải quân Trung Cộng tấn chiếm Hoàng Sa và 56 năm kể từ khi Phạm Văn Đồng gởi công hàm cho Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai, lần đầu tiên lãnh đạo CSVN chính thức phủ nhận công hàm. Bao nhiêu lần lập đi lập lại câu thần chú “Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý vững chắc về chủ quyền đối với Hoàng Sa” nhưng giới lãnh đạo CSVN không hề nhắc đến công hàm, tưởng chừng như văn bản đó không phải là của họ. Thứ Sáu 23-5-2014, ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, trong cuộc họp báo với mục đích “làm rõ công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng” đã đưa ra các lý luận để phản bác các quan điểm của Trung Cộng.

Điều kiện quốc tế dẫn tới công hàm Phạm Văn Đồng

Trước 1958, Trung Cộng không có một quan điểm rõ ràng nào về lãnh hải. Nhà văn Trung Quốc Wei Wen-han nghiên cứu về lãnh hải nhắc lại cho đến tháng Sáu 1957 Trung Cộng vẫn chưa có một xác định nào về hải phận và thềm lục địa thuộc về Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tháng 12 năm 1957, Nam Dương tuyên bố mở rộng lãnh hải từ 3 hải lý theo truyền thống mà hầu hết các quốc gia áp dụng sang 12 hải lý và được tính từ điểm ngoài cùng của các đảo thuộc lãnh thổ Nam Dương. Vì Nam Dương là quốc gia quần đảo, nếu tính như vậy, một vùng biển rộng lớn của vùng Nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều thuộc quyền kiểm soát của Nam Dương. Anh, Hòa Lan và nhiều quốc gia khác cùng lên tiếng phản đối. Trung Cộng chụp lấy thời cơ binh vực Nam Dương và ngày 4 tháng 9 năm 1958 công bố riêng một Bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc (Declaration on China's Territorial Sea) với các điểm chính như mọi người đều biết: “Bề rộng của lãnh hải Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ là 12 hải lý” và “áp dụng tương tự đối với Đài Loan và các đảo chung quanh, Quần đảo Bành Hồ (Penghu), Quần đảo Trung Sa (Tungsha), Quần đảo Tây Sa (Hsisha), Quần đảo Chungsha, Quần đảo Nansha (Nam Sa), và các đảo khác thuộc Trung Quốc”.

Công tâm mà nói, bản tuyên bố của Trung Cộng trong thời điểm đó nhắm vào Mỹ đang bảo vệ các tàu hàng Đài Loan trong các vùng đảo Kim Môn, Mã Tổ, Bành Hồ hơn là các nước Đông Nam Á. Người soạn thảo bản tuyên bố của Trung Cộng áp dụng phương pháp tính lãnh hải của Nam Dương và có tầm nhìn Đại Hán nên đã đưa các đảo Tây Sa (Hsisha) tức Hoàng Sa và Nam Sa (Nansha) tức Trường Sa trong vùng biển Đông vào. Chính phủ Mỹ tức khắc bác bỏ bản tuyên bố của Trung Cộng và các chiến hạm Mỹ vẫn tiếp tục bảo vệ an ninh cho các tàu hàng Đài Loan trong vùng 3 hải lý của đảo Kim Môn, Bành Hồ chung quanh Đài Loan. Trung Cộng không dám bắn. Bộ quốc phòng Mỹ đã lên kế hoạch tấn công Trung Cộng bằng bom nguyên tử. Để giữ thể diện, Bành Đức Hoài tuyên bố ngưng bắn vào Kim Môn nếu tàu chiến Mỹ ngưng bảo vệ tàu hàng Đài Loan. Mỹ chẳng những không đáp lại đòi hỏi của Trung Cộng mà còn gởi Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles thăm Đài Loan để bàn kế hoạch phòng thủ Đài Loan lâu dài.

Hai lý do Trần Duy Hải dùng để bác bỏ công hàm Phạm Văn Đồng

Thứ nhất. Công hàm Phạm Văn Đồng “hoàn toàn không đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

Lý luận này không thuyết phục được ai. Không cần phải đứng về phía Trung Cộng mà chỉ một người có chút hiểu biết và dù đứng về phía Việt Nam cũng phản bác lại dễ dàng. Đưa ra lý do không đề cập đến Hoàng Sa, Trường Sa là một cách tự kết án mình. Bản tuyên bố của phía Trung Cộng ghi rõ Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Trung Cộng và Việt Nam đáp lại bằng cách “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố”. CSVN có nhiều cách để lấy lòng đàn anh Trung Cộng mà vẫn giữ được chủ quyền đất nước. Chẳng hạn, Phạm Văn Đồng chỉ nhấn mạnh đến sự ủng hộ của đảng và nhà nước CSVN đối với các chính sách của Trung Cộng trong xung đột Đài Loan mà không nhắc nhở gì đến Hoàng Sa, Trường Sa và coi như không biết đến “Bản tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc”. May ra còn có thể cãi cọ được. Tiếc thay, lãnh đạo đảng sợ viết như vậy chưa vừa lòng đàn anh và chưa tỏ bày hết lòng dạ trung kiên, cắt cỏ ngậm vành của mình.

Không giống thái độ của các nước Mỹ, Anh, Hòa Lan, CSVN tự nguyện đưa cổ vào tròng. Không có một văn bản nào cho thấy Trung Cộng áp lực Việt Nam phải đồng ý với bản tuyên bố lãnh hải của Trung Cộng. Không có tài liệu nào cho thấy Trung Cộng đe dọa nếu CSVN không ủng hộ sẽ đưa quân sang “dạy cho một bài học” hay cắt đứt viện trợ. Thời điểm năm 1958 vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa chưa phải là mối bận tâm hàng đầu của Trung Cộng, tuy nhiên những người soạn thảo bản công bố chủ quyền biển của Trung Cộng đã biết phòng xa. CSVN thì không. Nếu sự kiện được trình lên toàn án quốc tế, không một quan tòa nào sơ đẳng đến mức đánh giá hai văn bản một cách độc lập với nhau.

Phân tích để thấy, lãnh đạo CSVN trong lúc phủ nhận giá trị của công hàm Phạm Văn Đồng trước dư luận quốc tế, cũng đồng thời thừa nhận trước nhân dân Việt Nam công hàm Phạm Văn Đồng là công hàm bán nước.

Lý do thứ hai cũng do Trần Duy Hải đưa ra “Hoàng Sa và Trường Sa cũng phù hợp với thực tế lúc đó hai quần đảo này nằm dưới vĩ tuyến 17 thuộc quyền quản lý của Việt Nam Cộng hòa”.

Trong hai lý do, chỉ có lý do Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là có sức thuyết phục về mặt pháp lý cũng như gây được cảm tình của thế giới tự do. Tuyên cáo của chính phủ VNCH công bố ngày 14 tháng Hai năm 1974 xác định chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như Bạch thư của Bộ Ngoại Giao VNCH đầu năm 1975 đanh thép bác bỏ giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng. Phạm Văn Đồng không thể công nhận những gì không thuộc lãnh thổ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. VNCH là một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về VNCH đã được quốc tế công nhận. Tuy nhiên, lý luận VNCH có gây được cảm tình nhân loại và có thể dùng để tranh luận trong bàn hội nghị cũng chưa thắng được bởi vì VNCH không còn là một thực thể chính trị.


Phản bác của nhà nghiên cứu Trung Quốc

Ngô Viễn Phú, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Việt Nam và từng du học tại Việt Nam đã bác bỏ các luận điểm của CSVN. Ngô Viễn Phú cho rằng “Ở thời điểm đó, trên trường quốc tế, một số quốc gia có quan hệ tốt với miền Bắc, trong đó có Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam; và phía Trung Quốc, vào ngày 18 tháng 1 năm 1950, thể theo đề nghị của chính quyền miền Bắc, đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với miền Bắc, hai bên cùng cử đại sứ (tới Hà Nội và Bắc Kinh).”

Đàn anh Cộng Sản Trung Quốc công nhận đàn em CSVN là chuyện đương nhiên và thể theo lời yêu cầu của CSVN chứ không phải của VNCH. Quan hệ ngoại giao giữa hai nước thay đổi theo từng thời kỳ. Singapore là một nước nhỏ nhưng mãi đến 1990 mới công nhận Trung Cộng. Liên Xô là một nước lớn nhưng Mỹ bắt chờ 16 năm sau cách mạng CS Nga mới công nhận Liên Xô. Thời điểm 1933 Nhật bắt đầu bành trướng ở phương Đông nên Mỹ cần làm dịu căng thẳng ở phương Tây, nếu không Tổng thống Franklin Roosevelt còn cô lập Liên Xô thêm nhiều năm nữa.

Việc “Trung Quốc, đều thừa nhận miền Bắc là đại diện hợp pháp duy nhất cho Việt Nam” cũng chỉ giá trị giữa miền Bắc CS và Trung Cộng không ảnh hưởng gì với quốc tế và không liên hệ gì đến nước thứ ba, trong trường hợp này là VNCH. Trung Cộng có quyền công nhận miền Bắc Cộng Sản và không công nhận VNCH về mặt ngoại giao nhưng vẫn phải thừa nhận VNCH là một quốc gia độc lập được quốc tế và các quốc gia tham dự hội nghị Geneva, trong đó có Trung Cộng tham dự và ký kết.

Trong khi phản bác Ngô Viễn Phú lại cũng dựa trên lý luận CSVN đã xâm lược VNCH và không có quyền “thừa kế” lãnh thổ của nước bị chiếm: “Nếu theo quan điểm đã nhắc đến ở trên của các học giả Việt Nam thì, miền Bắc là “bên thứ ba ở ngoài không liên quan”, như vậy, sẽ có nghĩa là thừa nhận địa vị hợp pháp của chính quyền miền Nam, và thế thì, những cái gọi là “bù nhìn” hay “chính quyền ngụy” chỉ là cách gọi càn, và việc “giải phóng miền Nam” của chính quyền miền Bắc chính là hành động xâm lược. Theo nguyên tắc của luật quốc tế, bên xâm lược không có quyền “kế thừa” lãnh thổ và tất cả các quyền lợi của bên bị xâm lược, thế thì, chính quyền Việt Nam hiện nay, vốn là kế tục của chính quyền miền Bắc trước đây, sẽ không có quyền lấy tư cách người kế thừa của chính quyền miền Nam để mà đưa yêu cầu về lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.”

Về mặt công pháp quốc tế cũng như cả lãnh đạo CSVN lẫn phe phản bác lý luận của CSVN đều công nhận rằng chủ nhân thật sự của Hoàng Sa vẫn là VNCH. Do đó, điều kiện tiên quyết, chọn lựa duy nhất và con đường thích hợp nhất không chỉ để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Công mà mở đường cho tự do, dân chủ và thịnh vượng là tập trung vào công cuộc phục hưng VNCH.


Lối thoát VNCH

Đọc tới đây, một số độc giả có thể sẽ dừng lại vì cho người viết không tưởng, hư cấu hay chủ trương đi lại một vết xe đổ. Không. Phục hưng VNCH không phải là đi lùi vào quá khứ mà hướng tới tương lai, không phải lập lại mà thăng tiến cao hơn. VNCH không phải là vết nhăn trên trán của thế hệ cha chú đã qua mà là hành trang và ước vọng của tuổi trẻ ngày nay. Chủ nghĩa CS mới thật sự là lạc hậu và việc cáo chung của chủ nghĩa này chỉ là vấn đề thời gian. Thác nước Niagara không thể nào chảy ngược. Không phải người viết, phần đông độc giả mà ngay cả các lãnh đạo CSVN cũng không thể chối cãi sự thật đó. Chủ nghĩa CS còn kéo dài ở Á Châu cho đến hôm nay là nhờ họ biết núp bóng sau tấm bình phong chống thực dân đế quốc. Tấm bình phong do họ dựng lên đang rã mục. Năm 1954 tại miền Bắc, nhiều người thật sự tin rằng đảng CS và dân tộc Việt Nam là một, như nước với sữa, như máu với thịt, hay như Hồ Chí Minh nói “đảng là con nòi của dân tộc”. Năm 1975, khi đối diện với miền Nam từ lối sống đến phương tiện hoàn toàn khác với những gì bộ máy tuyên truyền CS đã thêu dệt nhiều người bắt đầu nhận ra đảng đã lợi dụng máu xương của những người ngã xuống vì khát vọng hòa bình, vì mơ ước đoàn viên, vì cơm no áo ấm chỉ để CS hóa toàn đất nước. Và hôm nay, 2014, đông đảo nhân dân Việt Nam đã hiểu rõ cơ chế độc tài là trở lực duy nhất trên con đường dẫn đến một Việt Nam tự do, dân chủ, văn minh. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ toàn diện và triệt để tại Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian.

Và khi đó, thể chế nào khác sẽ thay thế chế độ CS nếu không phải là thể chế cộng hòa? Thực tế chính trị rất hiển nhiên đó đang là một khải hoàn ca tại hầu hết các quốc gia cựu Cộng Sản như Cộng hòa Czech, Cộng hòa Hungary, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Lithuania, Cộng hòa Estonia, Cộng hòa Mông Cổ v.v... Tiến trình dân chủ hóa diễn ra nhanh hay chậm tùy theo điều kiện của mỗi nước nhưng là hướng phát triển của văn minh nhân loại trong thời đại này.


Giá trị của VNCH

Trong suốt 60 năm từ 1954, bộ máy tuyên truyền của đảng đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một VNCH chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. Suốt 60 năm qua, VNCH là hiện thân của thứ tội ác. Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ đều được dạy để biết VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.

Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas 8 năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc.

Miền Nam trước 1975 có tham nhũng không? Chẳng những có mà còn vô cùng trầm trọng.

Miền Nam có đàn áp biểu tình, đối lập không? Có, không chỉ đàn áp một lần mà nhiều lần, không chỉ một năm mà nhiều năm.

Miền Nam trước 1975 có sống bám vào viện trợ Mỹ không? Có, không chỉ 300 triệu dollars “viện trợ đặc biệt” như nhiều người hay nhắc mà nhiều tỉ đô la.

Vâng, tất cả điều đó đều có. Chế độ cộng hòa tại miền Nam Việt Nam ra đời và lớn lên trong một hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, trong đó các nguyên tắc dân chủ đã trở thành con dao hai lưỡi. Chính con dao dân chủ hai lưỡi đó đã đâm vào thân thể của chế độ cộng hòa hàng trăm vết thương đau đớn từ ngày mới ra đời cho đến gục xuống trong tức tưởi. Miền Nam có tất cả sắc thái của một xã hội dân chủ đang từng bước đi lên. Dân chủ không phải là lô độc đắc giúp một người trở nên giàu sang trong một sớm một chiều mà là quá trình tích lũy vốn liếng từ những chắt chiu của mẹ, tần tảo của cha, thăng trầm và thử thách của cả dân tộc.

Ngay cả những quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ, Nam Hàn cũng phải bước qua con đường đầy máu nhuộm để có được nền dân chủ như hôm nay. VNCH cũng vậy. Miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính. Như một viên ngọc nằm trong lòng lớp rong rêu của vỏ con trai, trên tất cả, giá trị đích thực của VNCH không nằm trong tham nhũng, trấn áp và đồng đô la Mỹ mà nằm trong Hiến pháp VNCH đặt nền tảng trên một thể chế dân chủ do dân và vì dân.

Lời mở đầu của Hiến pháp 1967 do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967, xác định Việt Nam là một chế độ cộng hòa “Dân chủ độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân” phát xuất từ “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”

Ngoài phần mở đầu hùng hồn nêu trên, chuyên chở trong suốt 9 chương và 117 điều của Hiến pháp 1967 là nền tảng của chế độ cộng hòa, qua đó, quyền lãnh đạo đất nước như chỉ rõ trong điều 3, được phân quyền rõ rệt: ”Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng xã hội”.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là phục hưng chính quyền miền Nam. Chính thể không đồng nghĩa với một chính quyền và do đó không sống hay chết theo một chính quyền. Giá trị của VNCH được xây bằng xương máu của bao nhiêu người và ngày nay đã vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc. Sau 39 năm, VNCH như một mạch nước chảy ngầm trong rặng núi, đau đớn, vất vả, khó khăn nhưng không bao giờ ngừng chảy. Nếu ai cho tôi khoác lác hãy gác qua bên mặc cảm Bắc Nam, định kiến xã hội, khuynh hướng chính trị, đảng phái, tôn giáo, tả khuynh, hữu khuynh, thù hận riêng tư và thậm chí che luôn bốn chữ Việt Nam Cộng hòa trên trang đầu của Hiến pháp VNCH mà chỉ đọc một cách nghiêm chỉnh nội dung thôi, tôi tin người đọc dù Nam hay Bắc, dù trong hay ngoài nước, sẽ công nhận đó chính là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam cần phải đạt đến. Công nhận các giá trị được đề ra trong hiến pháp VNCH không có nghĩa là đầu hàng, chiêu hồi. Không. Không ai có quyền chiêu hồi ai hay kêu gọi ai đầu hàng. Đây là cuộc chiến mới, cuộc chiến giữa dân tộc và phản dân tộc, giữa cộng hòa và cộng sản, giữa tự do và độc tài, giữa nhân bản và toàn trị. Mỗi người Việt sẽ chọn một chỗ đứng cho chính mình phù hợp với quyền lợi bản thân, gia đình, con cháu và sự sống còn của dân tộc.

Hiến pháp VNCH có thể chưa hoàn chỉnh nhưng là một văn kiện tham khảo cần thiết để kiến tạo một Việt Nam dân chủ cường thịnh. Hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Hạt giống dân chủ khơi mầm tại miền Nam cũng không chỉ bắt đầu sau khi đất nước bị chia đôi 1954 mà đã có từ hàng trăm năm trước.

Lợi dụng chính sách Nam kỳ tự trị của thực dân, các nhà cách mạng tại miền Nam có cơ hội học hỏi và áp dụng phương pháp đấu tranh nghị trường, tiếp cận các tư tưởng dân chủ Tây phương, mở mang dân trí làm nền tảng cho chế độ cộng hòa sau này. Đó không phải là sản phẩm của Tây hay Mỹ mà là vốn quý của dân tộc đã được đổi bằng máu, mồ hôi, nước mắt của nhiều người. Đó không phải là tài sản của riêng miền Nam mà của tất cả những người Việt cùng ôm ấp một ước mơ dân chủ. Những ai biết gạt bỏ định kiến Bắc Nam, tháo gỡ lớp màn “căm thù Mỹ Ngụy” ra khỏi nhận thức, sẽ thấy đó chính là hành trang cần thiết cho nỗ lực mưu cầu một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Không cần phải tìm giải pháp từ Miến Điện, Nam Phi, Ai Cập, Libya hay tìm chân lý ở Anh, ở Mỹ mà ngay ở đây, giữa lòng đất nước Việt Nam.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là phủ nhận công lao của những người đã hy sinh trong chiến tranh chống thực dân Pháp. Như kẻ viết bài này đã nhấn mạnh nhiều lần, cuộc chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến chính nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh đầy gian khổ nhưng rất anh hùng của một dân tộc bị nô lệ đã đứng lên chống lại một thực dân tàn bạo. Việc tham gia vào đảng phái, kể cả việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn. Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập nhưng đối với đảng CS chiếc phao lại chính là dân tộc.

Nhiều người yêu nước chọn tham gia vào đảng CS nhưng bản thân đảng CS như một tổ chức chính trị dựa trên ý thức hệ CS chưa bao giờ là một đảng yêu nước. Những nông dân hiền hòa chất phác, những công nhân đầu tắt mặt tối làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy cho cả dân tộc đến ngày nay. Dù sao, người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. Lịch sử sẽ đánh giá, tổ quốc sẽ ghi công họ một cách công bằng.

Phục hưng VNCH không có nghĩa là tái thực thi hiệp định Paris. Dân tộc Việt Nam là một thực thể thống nhất và tất cả các hòa ước Patenôtre, hiệp định Geneva hay hiệp định Paris đều là những chiếc còng của thực dân và đế quốc áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam yếu kém và phân hóa. Trước 1975, trong đáy lòng của bất cứ một người Việt yêu nước nào cũng mong một ngày dân tộc Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau sẽ được đoàn viên trong tự do, dân chủ và thịnh vượng. Tuy nhiên, ngoài trừ lãnh đạo CSVN chủ trương CS hóa toàn cõi Việt Nam bằng súng đạn của Nga, Tàu, không ai muốn đoàn viên phải trả bằng giá của nhiều triệu sinh mạng người dân vô tội, đốt cháy một phần đất nước, để lại một gia tài nghèo nàn lạc hậu cho con cháu. Hôm nay, dù không tự mình chọn lựa, dân tộc Việt Nam cũng đã là một và không có một thế lực nào làm Việt Nam phân ly lần nữa.

Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, có khi cuồn cuộn lúc âm thầm, có chỗ sâu chỗ cạn nhưng chưa bao giờ ngưng chảy. Đó là sự thật. Khoảng thời gian từ khi Mã Viện, danh tướng nhà Đông Hán, đánh bại Hai Bà Trưng (năm 43) đến khi Lý Nam Đế đánh bại quân Lương Vũ Đế và dựng nước Vạn Xuân (năm 543) là tròn 500 năm. Biết bao nhiêu lớp người đã sinh ra và chết đi trong suốt 5 thế kỷ sống trong bóng tối nô lệ nhưng sức sống Việt Nam vẫn tồn tại và lớn lên. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới trong đó người dân gọi nhau bằng hai tiếng đồng bào thân thương và trìu mến. Đối mặt với một kẻ thù đông hơn nhiều và mạnh hơn nhiều, chưa bao giờ sức mạnh tổng hợp của 90 triệu người Việt trong nước và 3 triệu người Việt ở hải ngoại cần thiết như hôm nay. Đảng CS có 3 triệu đảng viên nhưng đa số trong số 3 triệu người này trong thực tế cũng chỉ là nạn nhân của một tập đoàn lãnh đạo đảng tham quyền và bán nước. Chỉ có sức mạnh toàn dân tộc phát triển trên cơ chế dân chủ tự do mới mong thắng được Trung Cộng và mọi kẻ thù có âm mưu xâm lược Việt Nam. Tổ tiên Việt Nam đã làm được rồi các thế hệ Việt Nam ngày nay cũng sẽ làm được.

Người viết biết rằng, đối với một số người Việt đã bị bộ máy tuyên truyền đầu độc quá lâu và các bạn trẻ bị nhào nặn hoàn toàn trong hệ thống giáo dục một chiều CS, để có một nhận thức đúng về lịch sử là một quá trình đấu tranh tư tưởng khó khăn.

Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn thẳng vào thực tế đất nước sau 39 năm vẫn là một nước lạc hậu về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quốc phòng và đời sống. Việt Nam còn thua xa những nước ở châu Phi như Ghana, Sierra Leone, Namibia vì những quốc gia đó còn nghèo nhưng hãnh diện vì chính phủ họ do nhân dân họ bầu lên. Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn vào cách giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Cộng của lãnh đạo CSVN. Ngoài những lời phản đối đọc như kinh nhật tụng họ không có và cũng không thể có một chọn lựa dứt khoát nào chỉ vì quyền lợi trước mắt của một nhóm người lãnh đạo được đặt lên trên quyền lợi lâu dài của đất nước. Như người viết đã trình bày trong bài trước, rồi mai đây, sau trận đánh ghen HD-981, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển Việt Nam, máu của ngư dân Việt Nam, của người lính biển Việt Nam sẽ không ngừng chảy. Thảm trạng xã hội Việt Nam hôm nay, những lạc hậu kinh tế hôm nay, những yếu kém về quốc phòng hôm nay, những cô đơn trong bang giao quốc tế hôm nay là những câu trả lời cho những ai còn do dự, còn một chút tin tưởng nào đó ở lãnh đạo đảng CSVN.

Sau hải chiến Hoàng Sa đầy hy sinh xương máu, VNCH lần nữa lại được lịch sử giao trọng trách đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa trong tay Trung Cộng. Cuộc tranh đấu mới sẽ khó khăn nhưng là con đường đúng nhất của dân tộc trong cùng hướng phát triển của nhân loại. Giống như hầu hết các nước cựu CS ở Đông Âu và khối Liên Xô, thể chế Cộng Hòa là chọn lựa đương nhiên và dứt khoát. Các quốc gia sẽ bình đẳng trước công pháp quốc tế. Những khẩu hiệu tuyên truyền rất sến như “16 chữ vàng”, “hữu nghị Việt Trung” sẽ bị chôn sâu theo xác của ý thức hệ CS. Dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn để phát triển thành một quốc gia hiện đại về cả kinh tế lẫn quốc phòng. Các nhà lãnh đạo VNCH trong cuộc đấu tranh mới trên mặt trận ngoại giao sẽ hành xử xứng đáng với tư cách của một cấp lãnh đạo chính danh, thay mặt cho một nước VNCH thống nhất, dân chủ, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của đại đa số con người yêu chuộng tự do, hòa bình trên thế giới. Giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là một cuộc tranh đấu gian nan, gai góc, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng chính nghĩa và chân lý cuối cùng sẽ thắng.

Trần Trung Đạo
danlambaovn.blogspot.com
BT chuyển

 Nguồn: http://www.vnchhiepdinhparis1973.com/SUB_BinhLuan/BinhLuan1405310546.shtml

Mùa câu cá Bông lau ...

Mùa câu cá Bông lau ...

 Vào những ngày tháng 3, tháng 4 âl, có dịp đến cù lao Dung (Sóc Trăng), đứng từ khu rừng bần phóng tầm mắt ra sông Hậu mênh mang, chúng ta sẽ chứng kiến mấy chục ghe xuồng đang vật lộn với sóng gió để lôi lên từng con cá bông lau tươi rói, đặc sản của vùng sông nước Cửu Long.  


Bông lau, một loài cá quý hiếm
Bông lau là loài cá da trơn, tên khoa học là Pangasius Krempfy, chi cá tra (Pangasius), thuộc loài di trú và là đặc sản của dòng Mekong. Loại cá này có thể nặng trên 10kg, thân hình hao hao như cá ba sa, cá dứa nhưng dáng thon, dài, da trắng mịn, nổi bông phấn, khi gặp ánh nắng mặt trời màu sắc ánh lên như bông lau.
Tuy là loài di trú nhưng cá bông lau thích sống ở sông sâu, dòng chảy mạnh, đặc biệt là ở những nơi giáp nước, gần biển như cửa Định An và Trần Đề. Thường những con cá sống ở một chỗ lâu ngày bao giờ cũng mập, to hơn cá chuyển vùng (di trú) theo từng con nước. Nhiều ngư dân kể rằng tại cửa Định An có nhiều rạn đá ngầm, nhiều luồng nước chảy xiết nên cá thích quây quần về đó để cư trú và sinh sản.
Theo kinh nghiệm của nhiều lão ngư, loại cá bông lau sống ở những đoạn sông nước ngọt thì mập, da trắng, mình ngắn, thịt ngon và béo hơn cá ở vùng nước mặn. Dù cư trú ở đâu, chúng cũng thường kéo nhau thành bầy đi kiếm ăn vào thời điểm nước rong (14– 29 hoặc 30 âl) lúc nước đứng dòng, sóng gợn lăn tăn, nhất là ban đêm, trời êm, ít tàu bè qua lại.
Mùa cá bông lau trên sông Tiền và sông Hậu đến không cùng lúc. Có nơi đến sớm từ trước tết cho đến tháng 3 âl như ở An Giang; có nơi cá về khi ngọn gió chướng bắt đầu thổi như ở khúc sông gần cồn Mỹ Phước (Sóc Trăng); lại có nơi cá xuất hiện quanh năm như gần các cửa sông đổ ra biển. Vào những ngày này, bà con tập trung buông lưới và giăng bắt bằng câu phao, câu viền khiến cho mùa cá bông lau trở nên rộn ràng tất bật.



Sôi động mùa cá bông lau
Trên dòng sông Hậu, hàng năm, kể từ sau Tết Nguyên đán, hoạt động đánh bắt cá bông lau đã bắt đầu sôi động hẳn lên, nhất là tại Phú Tân, Tân Châu, Chợ Mới, nổi tiếng nhất là trên sông Vàm Nao- An Giang và các đoạn chảy qua Lai Vung- Đồng Tháp), cù lao Tân Lộc (Cần Thơ) cù lao Mây (Vĩnh Long) và đoạn sông từ cuối cồn Mỹ Phước đến đầu cù lao Dung.
Vào mùa bông lau về, trên nhiều đoạn sông có tới hàng trăm ghe xuồng đua nhau giăng câu và thả lưới. Đặc biệt tại con sông Vàm Nao- con sông nổi tiếng về cá bông lau- hàng đêm, cứ khoảng 7- 8 giờ tối là ghe xuồng đánh bắt lại tụ hội về đông đủ, đèn phao đỏ rực, chớp nháy trên nhiều đoạn sông giống như những vì sao lấp lánh thật thú vị.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hữu Hiệp cho biết, trước đây bà con ở Vàm Nao săn bắt cá bông lau bằng nhiều cách khác nhau: chài, lưới, câu cần, câu giăng, nhưng hiện nay đa số đều bắt bằng lưới vừa an toàn vừa có hiệu quả. Thông thường mỗi ghe lưới chỉ cần hai người, một người bơi và một người thả lưới. Mỗi tay lưới cá bông lau dài từ 300– 500m, dạo sâu khoảng 7m, tùy giăng sâu hay giăng cạn. Dân nhà nghề chia lưới ra làm 2 loại: Lưới đèn (có gắn đèn trên phao) dành bắt cá chạy luồng trên. Còn lưới ngầm thì cho lưới chìm sâu xuống nước, bắt được nhiều cá to. Thăm cá cũng là một điều thú vị, nếu lúc nào nước chảy mạnh thì thăm vài giờ một lần, còn nước chảy yếu thì giãn ra, Mỗi lần được cá to anh em phấn khởi thông báo cho nhau để cùng chia sẻ.


Khác hơn An Giang, đa số ngư dân ở cù lao Dung thích săn bông lau bằng câu cần, câu viền hoặc câu phao. Anh Trần Phước Thiện, một tay câu nổi tiếng cho biết mỗi giàn câu viền dài từ 500– 800m, thả chìm xuống sâu vì cá bông lau thường đi ăn sát đáy. Dọc theo viền, người ta buộc sợi câu cách nhau 3 sải một lưỡi (khoảng 5m), còn câu phao thì mỗi lưỡi gắn thêm một cái phao nhỏ, buộc cách nhau 10 sải. Theo anh, nghề câu cá bông lau quan trọng nhất là mồi. Tùy theo mùa và con nước mà người câu dùng những loại mồi khác nhau.
Có thể nói mồi nhạy nhất hiện nay là trùn biển. Loại mồi này thích hợp nhất trong những ngày nước đục, luồng chảy chậm hoặc đứng nước. Mồi gián cũng là loại khoái khẩu đối với cá bông lau, thích hợp nhất là vào thời điểm tháng 2, tháng 3, lúc nước trong và luồng chảy mạnh. Tại các cửa Định An, Mỹ Thanh, Trần Đề và một số nơi có người còn dùng mồi bần chín để câu vào các tháng 6, 7, 8 lúc trở nước. Rõ ràng, trong giới câu cá bông lau, mỗi người đều có một bí quyết riêng, có người dùng mồi cá lóc nói sống, có người lại dùng ruột vịt hôi thúi hoặc các loại cá ươn trộn với bông gòn và thuốc Bắc.


Anh Lưu Văn Đầy ở cù lao Dung không giấu giếm: Muốn bắt được cá bông lau thật không dễ chút nào, đòi hỏi người câu phải có tay nghề cao, từng trải, rành về dòng chảy, con nước, lạch nước và thời điểm trong tháng để móc mồi thả câu. Dân câu thường truyền nhau câu “Nhờ nước nhớ mùng”, có nghĩa là người câu cá bông lau phải chú ý đến con nước lớn, nước đứng hay ròng. Mùng là mùng mấy âm lịch. Anh Thiện cho biết cá bông lau sống tùy theo con nước, có khi mùa này ở vùng này nhưng mùa sau ở vùng khác. Song điểm tập trung nhiều nhất là trên các đoạn sông sâu, nước chảy mạnh. Chúng thích lội ngược chiều dòng chảy để tìm mồi nên người giăng câu phải nắm bắt quy luật đó để dụ cá vào ban đêm kể cả ban ngày. Khi dòng nước bắt đầu chảy nhẹ cũng là lúc ngư dân bắt đầu cuốn câu, tóm gọn từng con cho vào ghe, nhiều con nặng đến 6, 7 kg.
Ngồi trên chiếc ghe 2 tấn, nào sóng gió, nào sương mù, tàu lắc lư làm tôi muốn nôn ói, nhưng vì quá mê say nên tôi cố gắng chịu đựng lấy máy ra ghi lại vài hình ảnh tuyệt vời của những “sát thủ” cá bông lau ở cù lao Dung.


Từ bao đời nay bà con đánh bắt bông lau đã thu về một nguồn lợi to lớn, nhưng giờ đây, nhiều lão ngư đã tỏ ý than phiền: Trước đây, dòng sông yên tịnh, cá tôm đặc lềnh, mỗi ghe xuồng có thể kiếm vài ba chục ký mỗi đêm. Nay do hoạt động đánh bắt ráo riết và tàu bè qua lại thường xuyên nên cá dần dần giảm đi, mỗi ngày dân chuyên nghiệp cũng chỉ kiếm được vài ba con. Do đó, muốn khai thác có hiệu quả, các tay lưới phải kết hợp đánh bắt một lúc nhiều loại như cá bông lau, cá sửu, cá út,… để tăng thêm thu nhập.
Anh Mười Chí- một tay câu bông lau có tiếng ở Sóc Trăng phấn khởi cho biết: Mấy năm nay, tuy cá bông lau về ít nhưng bù lại giá rất hấp dẫn khiến cho đội quân săn cá bông lau không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể. Vả lại, nghề câu là một nghề khai thác cổ truyền vừa bảo vệ được nguồn thủy sản, vừa bảo vệ môi trường sinh thái nên được nhiều người ủng hộ.


Điều đáng mừng đối với người nuôi trồng thủy sản là gần đây Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ đã nghiên cứu thành công việc sinh sản nhân tạo cá bông lau, tạo ra nhiều triển vọng cho người nuôi, một loài cá chất lượng hơn hẳn các loài cá da trơn khác.

Nguồn:  https://www.facebook.com/notes/659947164047786/?pnref=story

TRẢNG BOM BÃO LỬA - P2


Trưa ngày 29/4/1975 tại bộ Tổng Tham Mưu Sau khi Tổng thống Trần Văn Hương trao quyền nguyên thủ quốc gia cho ông Dương Văn Minh vào chiều ngày 28/1975, ...
 

TRẢNG BOM BÃO LỬA - P2
( Vũ Đình Lưu )
*
*
*
Hỏa Long và Th/tá Đào tức tốc điều Chi Đoàn tôi đối đầu với địch ở phía Nam (có đường ray xe lửa Biên Hòa-Long khánh), để trám vào vị trí các Chi Đội Chỉ Huy đang chao đảo. CĐ1/5CX đánh trả ở hướng Bắc và hướng Đông thay đơn vị tôi. Ba hướng: Nam, Đông, Bắc đều bị sức tấn công dồn dập của CSBV. Chúng biết lực lượng đối đầu chúng là Thiết Giáp Binh nên chúng xử dụng toàn các loại súng chống Chiến xa. Những quả đạn hực lửa của B 40, B 41, Đại bác 57 ly, 75 ly không giật, tới tấp bay vào đội hình Thiết Đoàn. Các Chi Đội Chỉ Huy chuyển sang thủ hướng Tây (hướng về Hố Nai). Sau hơn một giờ giằng co bất phân thắng bại. Hỏa Long ra lệnh lui binh.

Lại lệnh lui binh! Lệnh từ trên ban xuống, chúng tôi là những cấp Chỉ huy nhỏ, chỉ biết thi hành.Tấn công thì dễ, nhưng lui quân khó biết dường nào. Trong Binh pháp lui binh trong lúc giao tranh ác liệt là chiến thuật khó khăn nhất. Hai tuần lễ đầu tháng 4-75, CĐ 2/5 TK này đã lui binh nhiều lần với tổn thất không nhỏ. Đến nổi phải mở đường máu để bảo toàn lực lượng, giờ phút này lại nhận lệnh… lui binh khi trận chiến đang ác liệt chưa phân thắng bại. Tôi nghĩ quá nguy hiểm khi địch biết chúng tôi quay đầu xe rút lui dù xử dụng thế “Chân vẹt” đi chăng nữa.

*
*
Tất cả các đơn vị đều dùng hỏa lực cơ hữu áp dụng thế “Chân vẹt” tối đa để yểm trợ lẫn nhau và tuần tự lui quân. Phi tuần oanh tạc không thấy, Pháo binh im hơi lặng tiếng. Thật sự chiến đấu trong cô đơn và bị động hoàn toàn, buồn thay! Trước đây không lâu tất cả mọi cuộc hành quân chúng tôi chủ động với Phi Pháo yểm trợ đầy đủ. Các đơn vị Trừ bị sẳn sàng nhảy vào vòng chiến nếu cần, còn bây giờ… “mạnh ai nấy lo”, uất nghẹn thay, tủi nhục thay cho một Quân Đội đang bị bức tử.

Các Chi Đội của Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn dẫn đầu xuôi về hướng Tây ( Hố Nai). CĐ 1/5 CX chống trả, cản hậu hướng Đông và Bắc. CĐ 2/5 TK đánh trả hướng Nam. Tất cả giữ vững đội hình vừa giao tranh vừa rút lui. Khoảng 6 giờ sáng, mới hừng Đông, chúng tôi nhìn thấy nhiều Chiến xa CSBV xuất hiện và đang đuổi theo đoàn quân của chúng tôi. Tôi biết rằng, Chi Đoàn tôi mặc dù vẫn còn 3 Chiến xa M 41, 3 xe M 113 trang bị súng 106 ly không giật nhưng sẽ không địch lại với nhiều Chiến xa T 54. Còn CĐ 1/5 CX sắp giao tranh với T 54 vì chúng cũng sắp đến trong tầm chính xác của Đại bác 76 ly trên Chiến xa M 41.

Tôi liền điều động Chi Đoàn qua bên phải đường ray xe lửa để lấy lợi thế về địa hình và tạo khoảng cách giữa ta và địch cũng như dễ bề xoay xở hơn. Nhờ địa thế này tránh đạn đạo Đại bác 100 ly của T 54 trực xạ vào cạnh sườn trái. Tất cả đều di chuyển về hướng Hố Nai, chỉ tác xạ cầm chừng và khi thấy rõ địch. Không bao lâu CĐ 1/5 CX bị T 54 tấn công. Đơn vị tôi cũng bị Bộ Binh CSBV bám sát và tấn công mạnh từ bên kia đường ray, xa hơn nữa là T 54 đang bám theo. Đủ mọi loại súng thi nhau tác xạ, những luồng đạn lửa đan chéo nhau giữa ta và địch. Tình hình trở nên nguy kịch vì Chiến xa T 54 đã bám theo kịp và bắt đầu khai hỏa . Những tiếng rít rợn người của đạn 100 ly, từng cục lửa đỏ hực bay vút qua đội hình của 2 Chi Đoàn và nổ ngay giữa đội hình của Thiết Đoàn. Cộng với Súng cối 82 ly của địch đang rót đạn vào đoàn quân. Việt và tôi chỉ biết vừa chống trả với tất cả mọi hỏa lực cơ hữu vừa di chuyển theo hai bên trái, phải Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn rút về Hố Nai.

Tôi nhìn qua quan sát vài anh em Bộ Binh và Kỵ Binh trên xe Chỉ Huy, họ đang cầu xin một điều gì đó? Xin một phép lạ đến với họ và cho tất cả mọi người đang đối mặt với Tử thần? Trong cơn nguy biến và tuyệt vọng, nói thật ra tâm linh mỗi người đều dậy lên một niềm hy vọng dựa vào các Đấng Quyền Uy. Riêng tôi, đã làm Dấu Thánh Giá cầu xin Đức Chúa Toàn Năng, cầu xin Mẹ Maria đầy ơn phước bao che cho tất cả mọi người lính nơi đây tai qua nạn khỏi. Cầu mong Phép Nhiệm mầu, Quyền năng của Đấng Tối Cao sai khiến và làm thay đồi tình huống cực kỳ nguy hiểm hiện tại.
*
*
Dòng suy nghĩ chợt tắt khi hệ thống Truyền tin, Hỏa Long gọi tôi và Việt tiếp chuyện. Trong lúc thập tử nhất sinh ông cho biết có 2 Phi tuần bom Napalm (Bom xăng đặc) đang bay tới. Tôi và Việt bớt lo phần nào, tôi ngửa mặt lên, nhìn thấy những chiếc Khu trục hùng hổ bay sà sát xuống mặt đất. Chúng tôi chưa kịp nói thêm được gì, yêu cầu đánh ở đâu thì những luồng đạn Đại bác 20 ly nổ tóe lửa cách các xe chừng 50 mét. Tiếp đến, một dòng thác lửa cuồn cuộn bùng lên sát hông trái đội hình Chi Đoàn. Một đám lửa lớn nữa trải dài bên hông phải của CĐ 1/5 CX. Trong đời Binh nghiệp của tôi, tôi chưa bao giờ thấy các Sĩ Quan Không Trợ điều chỉnh chính xác như thế này. Hay các Phi Công tài ba liều lĩnh thả những trái bom hết sức mạo hiểm (không giữ khoảng cách an toàn) như hôm nay.

Tôi tự nhủ rằng lần sau đừng có đánh bom kiểu này nữa nha anh bạn Phi Công Khu Trục. Nhưng oái ăm thay không có một lần sau nào nữa cả. Đó là những Phi vụ cuối cùng của các anh, hay những quả bom cuối cùng được thả xuống cho cuộc chiến? Cả hai đều đúng. Tri ân các anh bạn Không Quân đã làm thay đổi tình huống nguy khốn.

Hai đám lửa lớn trải dài kẹp hai bên trái, phải của hai Chi Đoàn và bạt mạnh về hướng địch. Phải khen rằng những anh Phi Công này có kỹ thuật đánh bom Napalm xuất chúng. Khói lửa mù trời, nghẹt thở. Sức nóng bỏng rát của bom xăng hắt vào mặt mọi người và bao trùm bởi khói đen vì những quả bom lửa nổ quá gần vị trí. Thật quá nguy hiểm nhưng nhờ “Thần Lửa” đã tạo ra một khoảng cách khá xa giữa ta và địch, đã đẩy lùi địch về phía sau và đẩy lực lượng ta… về phía trước.

Tất cả tiếng súng bên ta, bên địch đều ngưng hẳn cùng một lúc. Chưa bao giờ có cái lệnh ngưng bắn cho cả 2 bên hiệu quả như lần này!…Tất cả như hoàn hồn, tôi ngước mắt nhìn lên trời 4 chiếc Khu trục đã cất lên tận trời xanh, xa xa những luồng lửa đạn Thượng liên 12ly8 của địch bắn đuổi theo sau một cách tuyệt vọng.

Hỏa Long ra lệnh cho tất cả tăng tốc độ tiến về phía trước. Bỏ lại sau lưng một biển lửa mênh mông. Bỏ lại trên vùng đất mang địa danh Trảng Bom hiền từ những gì tệ hại nhất của trận chiến tàn khốc. Một sự trùng hợp khá bẽ bàng Trảng BOM với HỎA Long, trọn nghĩa hơn là bom đạn và lửa khói đang hiện hữu nơi đây.
*
*
Kết quả trận chiến vừa rồi dưới mắt chúng tôi là 1 Chiến xa M 41, 2 M 113, 1 xe M 132 (xe phun lửa) đổi lấy 3 T 54 của địch. Ta- Địch, thua huề hay thắng? Đến giờ phút này, tất cả đều không còn thành vấn đề nữa, theo lệnh trên miễn sao chúng tôi chiến đấu đến cùng. Và chúng tôi đã làm chùn bước trước sức tiến quân của một lực lượng CSBV cấp Sư Đoàn có Chiến xa, Trọng pháo yểm trợ.

Chúng tôi lại chào tạm biệt thêm một Thị trấn của miền Đông đất đỏ đầy máu lửa chiến chinh!.

Bộ Chỉ HuyThiết Đoàn 5 Kỵ binh, CĐ 1/5 CX và CĐ 2/5 TK di chuyển về Hố Nai lúc 12 giờ trưa ngày 29-4-75 và bố trí trên một ngọn đồi thoai thoải thấp phía sau Nhà Thờ Tân Bắc. Tuyến đầu bây giờ là LĐ 468 TQLC phụ trách, cách vị trí chúng tôi 2 cây số về hướng Trảng Bom.

Theo lời yêu cầu của Tr/tá Nguyễn Đằng Tống Lữ Đoàn Trưởng. Hỏa Long gọi tôi cùng ông gặp Tr/tá Tống để phối hợp phòng thủ. Ba người họp ở bên hông Nhà Thờ Tân Bắc- Hố Nai để phối hợp chiến thuật giữa TQLC và Thiết Giáp trong thời gian sắp tới.

*
*
Tr/tá Nô và tôi xuống xe M 113 Chỉ Huy và đi bộ lại chiếc xe JEEP của Tr/tá Tống. Ông tiến tới đón 2 hai người, ông bắt tay Tr/tá Nô xong quay nhìn tôi chăm chăm một lúc, và hỏi “Đại úy Lưu có lại không Tr/tá ?”. Tôi liền nói lớn “Em Lưu nè, anh Tống”, hai mắt anh mở lớn nhìn tôi kinh ngạc, ôm choàng lấy người tôi nói “Trời! mầy đây hả Lưu”. Tôi chợt nhớ là mình chưa kịp rửa mặt, nhìn xuống bộ đồ trận đã đổi thành màu đen với bụi, tro lốm đốm bám đầy mình. Tôi đi lại soi mặt vào chiếc kính chiếu hậu của chiếc JEEP …tôi cũng không nhận ra tôi vì… không giống ai! Bảng tên trên ngực áo cũng đã mất chữ. Te tua quá đỗi!

Người lính TQLC nhìn mặt tôi và quay đi với nụ cười lẽn, anh trao cho tôi một “bình ton” nước. Và tôi xóa đi lớp bụi đen thui, đen thủi. Xóa thêm một cơn ác mộng, cơn ác mộng thứ tư trong vòng chưa đầy nửa tháng!

Cả 3 người Tr/tá Nô,Tr/tá Tống và tôi thả bộ ra đường phố Hố Nai để quan sát tình hình. Nhà dân, phố xá đóng cửa kín mít, hàng quán không còn bày bán một thứ gì cả. Có nhiều anh em Nghĩa Quân, Nhân Dân Tự Vệ trang bị vũ khí chạy ngang chạy dọc chỉ chỏ lung tung. Ngày trước khu vực này sầm uất buôn bán nhộn nhịp, tấp nập, hôm nay vắng vẻ đìu hiu quá. Tôi gọi một anh Nghĩa Quân có vẻ là toán trưởng lại đề hỏi chuyện. Anh ta mặc đồ dân sự tay cầm khẩu súng phóng lựu M 79 với 2 dây đạn đầu màu vàng (đạn nổ) và một dây đạn chống chiến xa. Trên vai mang một khẩu M 16. Anh ta giới thiệu anh là Trung Đội trưởng Nghĩa Quân đang phân công anh em bố trí phòng thủ. Tôi hỏi anh ta có cần thêm đạn gì không? Anh ta bảo rằng anh em TQLC mới cho đạn M 79 chống chiến xa, và một số đạn M 16.

Đến giờ phút cuối cùng này. Những người Nghĩa Quân chỉ là Lực Lượng Bán Quân Sự, người lính không có số quân còn vững tay súng để sống chết với quê hương! Thán phục các anh, vì lòng yêu làng, thương xóm một lòng với đồng bào đã từ bỏ xứ Đạo, từ bỏ tất cả để từ miền Bắc di cư vào đây năm 1954. Nay các anh cương quyết gìn giữ xóm Đạo, bảo vệ một vùng Đất Thánh! Một hình ảnh đẹp, khó quên. Cầu xin Đức Mẹ ban bình an cho các anh.
*
*
Lợi dụng địa hình để có một chu vi phòng thủ tối ưu. Chín Chiến xa M 41 và 3 M 113 có gắn Đại bác bắn thẳng106 ly không giật bố trí quay súng về hướng Đông chờ Chiến xa T 54 của địch. Tất cả các khẩu Đại bác đều nạp đạn chống Chiến xa và sẳn sàng nhả đạn. Phía dưới thung lũng các Chiến Sĩ Mũ Xanh cũng sẳn sàng nghênh chiến.

Hai giờ chiều ngày 29-4-75, trận chiến mới, bắt đầu bùng nổ dữ dội phía thung lũng giữa TQLC và Bộ Binh CSBV. Khoảng nửa giờ sau từ trên đồi nhìn xuống chúng tôi thấy nhiều đám bụi xuất hiện. Nhiều Chiến xa địch đang áp sát nơi đang giao tranh, tiếp đến những cuộc quần thảo khốc liệt giữa Chiến Sĩ Mũ Xanh và địch có T 54 yểm trợ….2 T 54 cháy vì trúng đạn M 72 của TQLC.

Bất ngờ một đoàn trên 10 chiếc Chiến xa T 54 lù lù xuất hiện từ QL 1 di chuyển đến khoảng giữa vị trí phòng thủ của Thiết Đoàn và nơi đang giao tranh dưới thung lũng. Tôi nghĩ rằng chúng dự trù đánh bọc ngang hông lực lượng TQLC và không thấy chúng tôi vì chúng từ dưới địa hình thấp nhìn lên, chúng tôi được che khuất bởi những mô đất trên ngọn đồi.

Có còn cơ hội nào tốt hơn nữa, các Chiến xa T 54 đang đưa hông trước các họng Đại bác. Với khoảng cách 1 km trong tầm của Đại bác 76 ly của CX M 41 và 106 ly bắn thẳng. Tr/tá Nô, Th/tá Đào đã chỉ thị tôi và Việt phối hợp hành động. Mười hai trái đạn rời nòng bay vút vào các T 54. Hai bốc cháy, hai bay pháo tháp và lật nghiêng. Sáu chiếc còn lại liền quay đầu chỉa Đại bác 100 ly và tác xạ vào chúng tôi. Những trái đạn nổ tung lưng chừng trên triền đồi thoai thoải. Có những quả bay vút qua đầu với tiếng rít rợn người. Mười hai trái đạn nữa rời nòng, thêm 2 T 54 bị hạ.

Hướng Bắc bên kia QL1, TQLC và cả Trung Đoàn CS có Chiến xa yểm trợ đang giao tranh cũng được một giờ rồi. Bây giờ chúng tôi lại nghe tiếng súng lớn nhỏ nổ liên hồi ngoài đường phố Hố Nai. Tiếng súng càng lúc càng gần. Sự phấn khởi của tất cả mọi người trước những Chiến xa T 54 bị hạ chợp tắt nhanh chóng, khi nhìn thấy một đoàn Chiến xa T 54 và Bộ Binh CS nữa xuất hiện ngoài QL1 và đang hùng hổ tiến tới.

Tiếp đến chúng tấn công cuồng bạo vào Bộ Chỉ Huy của LĐ 468 TQLC và cả lực lượng của TĐ 5 KB. Một M 41 và 2 M 113 bị T 54 bắn banh xác…Chúng tôi rút lui nhanh chóng để khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn!!! Lại chia tay thêm một Thị trấn, một xứ Đạo-vùng Đất Thánh Hố Nai.

Và từ đó tôi không còn gặp lại một người anh, Tr/tá Nguyễn Đằng Tống. Sau này anh đã để lại thân xác trên núi rừng miền Bắc; với 4,5 khúc ruột bị nối vì chiến trận thì làm sao có thể sống được dưới chế độ lao tù CS. Một nén hương lòng thắp lên để nhớ Anh, anh Tống.
*
*
Bộ Chỉ Huy Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh, 2 Chi Đoàn rút về đóng quân tại Ngã 3 Tam Hiệp lúc 7 giờ tối ngày 29-4. Nhìn về hướng Phi trường Biên Hoà nhiều cột lửa bốc cao với khói đen cuồn cuộn. Đêm đó chúng tôi nhìn thấy ngoài xa lộ thỉnh thoảng từng cặp Chiến xa CSBV chạy rất nhanh ngang qua vị trí phòng ngự. Chúng tôi nằm im lìm chờ lệnh…

Trong lòng đau đớn tột cùng khi kiểm kê lại sự tổn thất vừa qua. CĐ 2/5 TK bây giờ chỉ còn 10 chiếc M 113. Một chiếc Chiến xa M41 tôi thấy tội nghiệp, lẻ loi quá nên cho về với “mái nhà xưa” là CĐ 1/5 CX. Quân số còn lại chỉ vỏn vẹn 50 Kỵ Binh. Chiến tranh ơi! khốc liệt quá, tàn nhẫn quá, chỉ có 1 ngày CĐ 2/5 TK bị tiêu hủy 2 CX M 41 và 2 M 113, 20 Kỵ Binh các cấp loại khỏi vòng chiến đấu. Mới đây thôi chưa đầy 2 tuần lễ của đầu tháng 4, CĐ 2/5 đã bị mất 1 xe M 41, 8 xe M 113 và hơn 1/4 quân số trên QL 20. Chúng tôi cũng như những đơn vị của QLVNCH và tất cả Dân, Quân, Cán, Chính đã và đang HY SINH. Hy sinh để VNCH sống còn. Nhưng đau thương thay cho vận Nước, VNCH thua cuộc! vì sự xếp đặt trên sân khấu chính trị của các Siêu Cường Quốc.

Ngày 30-4-75 toàn bộ lực lượng rút về đến cầu Bình Phước lúc 1giờ chiều. Từ đây mọi sự liên lạc bị cắt đứt. Nhớ một người Thầy trong Binh chủng mà tôi đã từng học hỏi nhiều nhất, từ lúc chập chững vào đời Binh nghiệp đến ngày hôm nay. Nhất là Thầy trò cùng nhau gánh chịu tất cả đau thương nghiệt ngã của ngày vừa qua. Người Thầy Tr/tá Trần Văn Nô đã về lòng đất mẹ năm 1987.

Ngay tại đây Đơn vị tôi bị lực luợng CS khống chế và leo lên các xe. Tôi cố gắng liên lạc với Thiết Đoàn liền bị một Cán binh CS chụp lấy Ống Liên hợp Truyền tin ném đi. Một binh sĩ kề cận tôi chỉa súng vào anh Cán binh này, bị một Cán binh khác dộng báng súng vào người rớt xuống lòng xe. Nếu không có sự kiềm chế tột đỉnh của anh em Kỵ Binh thì chiếc xe M 113 này đã nổ tung, máu lửa tràn ngập. Thế là hết, mất tất cả rồi. Tất cả các súng Đại liên trên xe thay đổi chủ, chúng dẫn 10 xe M 113 (thuộc đơn vị tôi) về tại cổng chính Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi chứng kiến một cảnh đau lòng, Thiết Giáp ta, Đại liên ta, xạ thủ địch giao tranh với những đơn vị Biệt Kích 81 Nhảy Dù còn cố thủ trong Bộ Tổng Tham Mưu. Vì họ không chấp nhận sự đầu hàng của Lãnh Đạo cao nhất của đất nước. Đau đớn thay! Nhục nhã thay cho một sự đổi đời từ đây!

Lợi dụng sự hỗn loạn của Đồng bào, Quân nhân lũ lượt rời nhiệm sở. Anh em Thương binh vết thương còn rỉ máu bị xô đuổi từ Bệnh Viện Cộng Hòa đi về hướng Sàigòn. Tôi xuống xe bỏ cuộc và tháp tùng theo đoàn người, đi được chừng mấy bước, một họng súng AK 47 đen ngòm chỉa thẳng vào ngực, hét lớn “Quay lại xe, bằng không sẽ bắn bỏ”. Tôi đành phải trở lại xe và tháo bỏ thêm đôi giày trận đã theo tôi gần 8 năm trời ròng rã.

Tôi xỏ đôi bàn chân vào đôi dép quai dọc, với chiếc quần kaki, và chiếc áo mayô cùng màu ôliu. Một lần nữa tôi và anh em đồng đội thân thuộc trà trộn vào đoàn người đủ mọi thành phần thoát khỏi xe M 113. Trong lòng quặn thắt, tim nhói đau tột cùng, như bị buộc phải thoát khỏi lòng người Mẹ bao năm trời bao bọc, che chở cho những người con yêu quí, để đi về một phương trời vô định.

Tôi ra đi trong tức tưởi nghẹn ngào; ra đi trong âm thầm lặng lẽ. Không kịp nói một lời từ giã với các cấp Chỉ huy, bạn bè và đồng đội. Đầu óc choáng váng, nước mắt tuôn rơi, với từng bước chân mệt mỏi rã rời. Từng bước uể oải, nhọc nhằn xiêu vẹo (bàn chân trái của tôi đã từng bị thương 2 lần, nay không quen mang dép đi xa).Tôi vừa đi vừa nhìn xuống mặt đường thấy bóng mình chao đảo nghiêng ngã! Từ Lăng Cha Cả về đến cầu Công Lý (gần nhà anh ruột tôi) mà tôi đi đến 3 tiếng đồng hồ.

Sáng ngày 2-5-75 tôi mới nhờ người cháu chở về nhà tại Thủ Đức với bộ đồ dân sự của ông anh trên người. Tội nghiệp thay! Ba Mẹ vợ và cả vợ tôi vài phút đầu tiên không thể nhận ra tôi. Rồi sau đó tất cả oà khóc. Các con tôi đứng nhìn ngơ ngác, rồi cũng khóc theo (chúng không thề nào nhận ra tôi, vì từ lâu tôi không mặc đồ dân sự ). Mới ngày hôm qua đây, ông Anh rể và bà Mẹ vợ đi tìm tôi qua từng cái xác mặc đồ trận, nẳm gần các xe Thiết Giáp bị cháy, từ ngã tư Thủ Đức đến cầu Rạch Chiếc. Ôi! có hành động nào cảm động bằng. Thương thay !

Tôi đã trở về trong bình an, làm sao cả nhà cầm được nước mắt sung sướng.Tất cả đều khóc, khóc cho tôi được an lành sau cuộc chiến đẫm máu. Khóc cho tôi thân hình còn nguyên vẹn sau bao lần trên chiến trường nghiêng ngã. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người có con em, có chồng là những người lính VNCH. Hay chính những người lính trẻ như chúng tôi, hai ngày nay đều đã khóc. Khóc mừng cho sự sum hợp. Khóc cho sự mất mác lớn lao. Khóc cho một viễn ảnh Việt Nam Hòa Bình.

(Những nén hương lòng được thắp và dâng lên để tưởng nhớ những Người quá cố. Đã cùng chia sẻ với chúng tôi trong cơn hồng thủy : cốTr/tá TrầnVăn Nô, Cố Tr/tá Nguyễn Đằng Tống, CốTh/tá Nguyễn Đức Đào, Cố Đại/úy Lê Đức Việt, Cố Đại úy Hồ Thúc Hạ, Cố Th/úy Đỗ Chinh Chiến, Cố Th/úy Sơn. Và tất cả Anh Em đã hy sinh cho cuộc chiến tháng 4 năm 1975 dọc theo QL 20 và QL1) .

Vũ Đình Lưu / CA. tháng 3-2011

Trảng Bom-Hố Nai ngày 29-4-1975
Son Tran Lịch sử sẽ lưu danh những người lính mãi mãi
Hung Ta
Hung Ta Tuy thua tran nhung toan dan mien Nam tri on nhung nguoi linh VNCH da chien dau anh dung de bao ve mien Nam tu do cho den gio phut cuoi cung.Va xin thanh kinh tri on.xin thap nen huong long gui den nhung nguoi da hy sinh trong cuoc chien cuoi cung nay!TO QUOC-DANH DU-TRACH NHIEM!
Minh Hoang Nguyen
Minh Hoang Nguyen Rất anh dũng.
Trần Hydi
Trần Hydi Thật không may cho các chú là chiến đấu trong lệnh lui quân , nếu không thì sẽ khác rồi .
Son Hoang
Son Hoang Một thoáng oai hùng. Giờ này anh ở đâu... Những chiến binh dũng cảm..
Mai Nguyễn Huỳnh
Mai Nguyễn Huỳnh VÀI LỜI CẢM ƠN ANH CHIẾN SĨ QL.VNCH!
Tôi cũng là một chiến binh cuối cùng trực thuộc Bộ TTM/QLVNCH, đã chứng kiến những giây phút giao tranh dũng cảm, hào hùng của mọi đơn vị tác chiến, mọi quân binh chủng đổ về đây để bảo vệ Bộ TTM. nhưng ' lực bất tò
...Xem thêm
 
Nguồn: https://www.facebook.com/quansuvietnam2510/photos/a.1633113953599413.1073741828.1633108370266638/1698663673711107/?type=3&theater

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi chế độ độc đảng của Việt Nam là dân chủ

Ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi chế độ độc đảng của Việt Nam là dân chủ

media Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng. Hà Nội ngày 28/01/2016 Reuters
Vừa tái đắc cử tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi họp báo ngày 28/01/2016 đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng hiện nay của Việt Nam. Theo ông, chế độ tập thể lãnh đạo « dân chủ hơn hẳn » so với những nước tổ chức phổ thông đầu phiếu.
Hãng tin AP trích tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng : « Một đất nước không có kỷ cương thì sẽ rối loạn, mất ổn định…Dân chủ phải đi liền với kỷ cương, đừng nhấn mạnh, tuyệt đối hóa mặt nào sẽ thất bại ».
Ông Trọng vừa tái đắc cử tổng bí thư, tiếp tục là người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính Trị gồm 19 người, sẽ lãnh đạo đất nước trong năm năm tới, sau cuộc đấu ngắn ngủi với nhân vật số hai là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tổng bí thư tái nhiệm nêu ra Quốc hội và hàng ngàn tổ chức cơ sở đảng, cho đây là đại diện cho tiếng nói của nhân dân. Ông nói : « Đảng Cộng sản Việt Nam là một đảng lãnh đạo, nhưng lãnh đạo có dân chủ đồng thời đề cao trách nhiệm của cá nhân. Nếu không, hễ làm hay, làm tốt, có kết quả thì vơ vào là công lao của cá nhân mình, còn làm không tốt thì đổ tại tập thể. Không quy được trách nhiệm, chả thi hành kỷ luật được ai ».
AP cho biết ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định đảng « không bao giờ trở thành độc đoán » như một số nền dân chủ. Cả hai hãng thông tấn AFP và AP đều dẫn lời ông Trọng : « Cái hay là phát huy vai trò người đứng đầu, nhưng phải phát huy dân chủ. Đứng đầu mà độc đoán chuyên quyền thì có gọi là dân chủ được không ? Chả tiện nói một số nước, nhưng cứ nhân danh dân chủ mà cá nhân quyết định tất, thế thì ai dân chủ hơn ai ? »
Theo AP, các quan chức Mỹ cho rằng Việt Nam đã tỏ ra kềm chế hơn, ít bắt bớ, trấn áp các nhà ly khai trong năm ngoái ; tuy nhiên còn phải nỗ lực hơn nữa để xúc tiến nhân quyền. Cũng theo các viên chức trên, số lượng tù nhân lương tâm trong năm 2015 khoảng 100 người.
Phe ông Trọng tố cáo ông Dũng là tham nhũng và quản lý tồi, nhưng các nhà phân tích cho rằng cáo buộc này là lời biện minh cho cả một hệ thống tham nhũng sâu rộng lâu nay, và khó thể biến mất trong ngày một ngày hai, sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng ra đi. Về vấn đề này, ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh việc « phát huy trách nhiệm người đứng đầu, giám sát quyền lực, hạn chế, kiểm soát được tham nhũng ».
Hãng tin Mỹ nhận định, dù có tiếng là thân Trung Quốc, nhưng khó có khả năng ông Trọng hoàn toàn thần phục Bắc Kinh, vì như vậy có nguy cơ gây phẫn nộ cao độ đối với những người dân Việt Nam bình thường, vốn không ưa Trung Nam Hải và luôn cảnh giác trước những hành vi bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tuy nhiên những người theo dõi chính trường Việt Nam gần đây đã đặt dấu hỏi trước hai sự kiện. Đầu tiên là chuyến thăm Bắc Kinh bất thường (từ ngày 23 đến 27/12/2015) của ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội Việt Nam, sau Hội nghị trung ương 13. Tiếp đến là việc ông Tống Đào, trưởng ban đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đi thăm Việt Nam vào cuối tháng này, dưới danh nghĩa đặc phái viên của Tập Cận Bình.
Bên cạnh đó, trước khi diễn ra Đại hội Đảng 12 của Việt Nam, Trung Quốc gia tăng áp lực trên Biển Đông và thông qua dự luật chống khủng bố, cho phép đưa quân ra nước ngoài nếu được nước sở tại đồng ý.
Theo The Diplomat, phải chăng có một sức ép nào đó từ phía Bắc Kinh lên vấn đề nhân sự của Việt Nam ? Một số báo chí nước ngoài trước Đại hội 12 cũng đã đặt ra nghi vấn này. Việc ông Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận rời bỏ cuộc chơi, trong khi con trai ông là Nguyễn Thanh Nghị vẫn được bầu làm ủy viên trung ương khiến người ta cho rằng có thể đã có một thỏa hiệp nào đó - dư luận vẫn cho là Bắc Kinh khó thể chấp nhận việc ông Dũng trở thành tổng bí thư.
Trong bài diễn văn bế mạc Đại hội 12, ông Nguyến Phú Trọng vẫn nói đến việc « phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin » và « vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội », bên cạnh đó là « kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ », « tích cực hội nhập quốc tế để phát triển ».
Theo hãng tin Pháp AFP, việc ông Trọng tái nhiệm khó thể dẫn đến một sự thay đổi hẳn về chính sách của Việt Nam trong những vấn đề cốt yếu như tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc hay các cam kết khi gia nhập Hiệp định TPP do Hoa Kỳ chủ xướng.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160128-ong-nguyen-phu-trong-viet-nam-dan-chu-hon-han-nhieu-nuoc-khac

TÀI LIỆU TỐ CÁO NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ TRƯƠNG TẤN SANG BÁN NƯỚC

TÀI LIỆU TỐ CÁO NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ TRƯƠNG TẤN SANG BÁN NƯỚC



Kính thưa quý vị!
Sau khi vợ tôi, Lê Thị Phương Anh, bị Công an Đồng Nai bắt ngày 15.5.2014, nhiều người đã tỏ ý chê trách là tại sao Phương Anh lại đi vào các điểm nóng biểu tình bạo loạn để cho công an bắt; tại sao một người chồng dày dạn như tôi như tôi lại để cho vợ đi vào những nơi chốn nguy hiểm như vậy? Lúc đó, tôi chỉ biết phân trần là việc vợ tôi đi vào Bình Dương và Đồng Nai để rồi bị bắt là có lý do mà tôi chưa thể nói ra được.
Giờ đây, khi Phương Anh đã ra tù, tôi đã có thể công bố lý do đặc biệt ấy: Phương Anh đã thực hiện “sứ mạng” do Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang giao phó, không phải chỉ vụ đi Bình Dương và Đồng Nai này, mà còn rất nhiều vụ khác từ tháng 10.2013, khi ông Trần Đại Quang bắt đầu đứng sau lưng ủng hộ chúng tôi trong vụ tố cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải và (nguyên) TBT Nông Đức Mạnh.
Lý do ông Trần Đại Quang muốn hợp tác với chúng tôi là nhằm chống lại bè lũ cướp nước và bán nước ở Việt Nam, không chỉ 3 nhân vật nêu trên mà cả những tên Việt gian vô cùng nguy hiểm khác trong bộ máy chóp bu: đó là TBT Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Giống như Nguyễn Tấn Dũng, cả Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đều đã bị Hoàng Trung Hải và Bắc Kinh khống chế và thao túng.
Vụ tố cáo của chúng tôi bắt đầu từ tháng 4.2008, nhưng suốt hơn 7 năm qua vẫn chưa được nhà chức trách Việt Nam giải quyết đúng pháp luật. Thậm chí, ngay cả khi vợ tôi – người từng là một mắt xích quan trọng trong đường dây ma tuý của PTT gốc Tàu Hoàng Trung Hải và là nhân chứng của vụ tố cáo – trực tiếp đứng tên trong bộ đơn thư tố cáo mà chúng tôi đã gửi cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang qua đường bưu điện ngày 16.9.2013, đồng thời gửi cho ĐBQH Dương Trung Quốc tại văn phòng của ông cùng ngày, họ cũng không hề có bất kỳ động thái gì để giải quyết một vụ tố cáo vô cùng nghiêm trọng đó.
Mục đích của ông Trần Đại Quang là tìm mọi cách để vợ tôi bị bắt. Theo kế hoạch do ông Quang vạch ra, khi bị bắt Phương Anh sẽ khai ra vụ tố cáo nói trên, còn ở bên ngoài ông sẽ tiếp cận và trao chứng cứ tội ác của họ cho tôi. Đó là cách duy nhất để buộc bè lũ cướp nước và bán nước kia phải chấp nhận từ bỏ quyền lực một cách êm thấm, giúp Việt Nam thoát khỏi âm mưu thôn tính của Trung Quốc, mở đường cho công cuộc canh tân đất nước.
Ngược lại, nếu các nhân vật kia không chịu từ bỏ quyền lực và vụ việc Phương Anh phải đưa ra toà thì với bằng chứng mà ông Quang đưa cho tôi, phiên toà xử Phương Anh sẽ trở thành một quả bom chôn vùi chế độ.
Toàn bộ diễn tiến liên quan đến cuộc hợp tác giữa vợ chồng tôi với ông Trần Đại Quang được trình bày trong tài liệu tố cáo mà tôi gửi kèm theo đây: “Đằng sau vụ Lê Thị Phương Anh bị bắt: Vai trò của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và tội bán nước của Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang”.
Tài liệu này đã được tôi chuẩn bị ngay sau khi Phương Anh bị bắt, và tôi đã gửi cho một vài người đặc biệt tin cẩn, phòng khi tôi bị bắt thì họ sẽ công bố cho mọi người biết được sự thật.
Sau khi bổ sung những diễn biến xẩy ra trong tù với Phương Anh mà cô ấy cung cấp cho tôi thời gian mới được trả tự do, cùng với sự cân nhắc hết sức thận trọng, tôi quyết định công bố tài liệu đặc biệt nhạy cảm này.
Không ai muốn lòng yêu nước, sự chân thành cũng như nỗi đau của mình bị người khác lợi dụng và chà đạp. Quan trọng hơn, tất cả những ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà cần hiểu được những gì đang diễn ra trong bộ máy chóp bu của chế độ cũng như tình cảnh nguy nan hiện nay của Việt Nam. (Lưu ý đoạn nói về việc ông Trần Đại Quang “lật bài ngửa” với TBT Nguyễn Phú Trọng và CTN Trương Tấn Sang bằng cách trưng ra bằng chứng phạm tội bán nước của họ ở trang 24 và trang 26 của tài liệu tố cáo này.)
Muốn thoát khỏi âm mưu thôn tính của Trung Quốc và đưa nước nhà ra khỏi tình trạng khủng hoảng, bế tắc hiện nay, trước hết chúng ta cần vạch mặt, chặn bàn tay tội ác và tiến tới loại trừ bè lũ cướp nước và bán nước Hoàng Trung Hải – Nguyễn Tấn Dũng – Nông Đức Mạnh – Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang.
Mong quý vị chuyển bức thư này cho những người có trách nhiệm (Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Đại biểu Quốc hội, thành viên Chính phủ, thành viên Mặt trận TQVN, Uỷ viên TW Đảng, sỹ quan quân đội, sỹ quan công an, các vị lão thành cách mạng, các nhân sỹ, trí thức và những người có tiếng nói trong xã hội…), đồng thời phổ biến rộng rãi tài liệu tố cáo này, hầu mong tạo áp lực dư luận để buộc nhà chức trách phải làm rõ trắng đen vụ việc.
Một lần nữa, tôi tha thiết kêu gọi các vị nhân sỹ, trí thức trong và ngoài nước hãy lên tiếng kiến nghị Đảng và Nhà nước Việt Nam phải làm rõ trắng đen vụ tố cáo của tôi.
Nếu tôi tố cáo đúng thì phải xử lý những người bị tố cáo, để trước hết là cứu đất nước khỏi âm mưu thôn tính của Trung Quốc và kế đến là mở ra lối thoát cho nước nhà khỏi cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị – kinh tế – xã hội hiện nay.
Nếu tôi tố cáo sai thì phải xử lý tôi về tội vu khống, bảo vệ uy tín và sự trong sạch cho những người đã bị tôi vu khống, để nhân dân khỏi hoang mang, nghi ngờ những người đã và đang chèo lài con thuyền đất nước, nắm giữ vận mệnh của cả một dân tộc với 90 triệu dân.
Nếu tôi bị tâm thần thì phải tiến hành giám định pháp y tâm thần độc lập để kết luận, chứ dứt khoát không được chà đạp lên pháp luật, sử dụng đám côn đồ đội lốt công an bắt cóc rồi cưỡng chế tôi vào trại tâm thần như hồi đầu năm 2013 để cho dư luận trong và ngoài nước, các tổ chức nhân quyền quốc tế và đặc biệt là Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải gay gắt lên án.
Xin trân trọng cám ơn quý vị!
Hà Nội, ngày 1.7.2015
Lê Anh Hùng
Xin vui lòng tải tài liệu tố cáo Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang bán nước ở đây.

Nguồn:  https://groups.google.com/forum/#!topic/diendancaulacbotinhnghesi/HZ7u9ntq90A

GIỜ DỨT ĐIỂM CHẾ ĐỘ VIỆT CỘNG

GIỜ DỨT ĐIỂM CHẾ ĐỘ VIỆT CỘNG
1 bài đăng của 1 tác giả
ho tac
20/05/2014
Đồng bào trong nước hãy nhân thời cơ nầy kịp thời bùng nổ nếu không bạo động , không hy sinh xương máu thì không còn cơ hội nào nữa đâu. Phải giựt sập chế độ CSVN trước bằng cách liên tục xuống đường , chế bom xăng ném vào đồn Công an , vào cơ sở , nhà của những tên gây nợ máu nhân dân .

100% cha thằng Trung cộng cũng không dám vào Việt Nam khi mà VN đã chấm dứt chế độ tay sai bán nước của tập đoàn Bắc Bộ Phủ.

GIỜ DỨT ĐIỂM CHẾ ĐỘ VIỆT CỘNG.

Đồng bào trong nước hãy nhân thời cơ nầy kịp thời bùng nổ nếu không bạo động , không hy sinh xương máu thì không còn cơ hội nào nữa đâu. Phải giựt sập chế độ CSVN trước bằng cách liên tục xuống đường , chế bom xăng ném vào đồn Công an , vào cơ sở , nhà của những tên gây nợ máu nhân dân .

Dàn khoan dầu Haiyang Shiyou 981 ( HD 981 ) là một dàn khoan bán chìm ( khi vào vị trí , dàn khoan được bơm nước biển vào các cột rỗng và pông tông để nhận chìm 1/2 dàn khoan ) đây là dàn khoan thuộc thế hệ thứ 6 . Có chiều dài 116 m , rộng 89 m , cao 117 m , và nặng 31 ngàn tấn ( có bãi đổ trực thăng ) . Dàn khoan có kích cở 1 sân đá bóng . HD 981 được trang bị 8 máy phát điện 44 ngàn kilowatt ( đủ đáp ứng cho nhu cầu điện 1 thành phố với mật độ dân cư 200 ngàn người ). Động cơ đẩy tương đương 5 đầu máy xe lửa . Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió , sóng và dòng chảy của đại dương . Lượng tiêu hao dầu diesel tù 100 đến 150 tấn / ngày hoặc 200 tấn trong điều kiện mưa bão , do đó dàn khoan có trang bị dầu với dung tích 4 ngàn 5 trăm tấn đủ cho máy phát điện chạy liên tục 30 ngày .Dàn khoan Haiyang Shiyou 981 có thể khoan độ sâu dưới mặt nước là 3 km . Trị giá dàn khoan hơn 1 tỷ Mỹ kim . Ước tính mỗi ngày dàn khoan ngốn chi phí từ 981 ngàn đến 1 triệu 500 ngàn Mỹ kim .

Sống trên dàn khoan có 160 thủy thủ chính thức .

Dàn khoan HD 981 là một ” vũ khí chiến lược ” . Dàn khoan được xử dụng như 1 lãnh thổ di động ” nhằm phục vụ cho chủ nghĩa bành trướng của Trung cộng .

Ngay từ ngày đầu ( ngày 02 tháng 5 ) để bảo vệ dàn khoan , Trung cộng đã điều 60 tàu cho đến khi bị Việt Nam phản đối về hành vi Trung cộng xâm phạm chủ quyền ( Trung cộng cho tiến hành dàn khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o 29′ 58″ vĩ Bắc , 111o 12′ 06″ kinh Đông cách vùng biển đảo Lý Sơn của VN 119 hải lý và nằm hoàn toàn trong vùng kinh tế đặc quyền ( EEZ } của Việt Nam theo luật hàng hải quốc tế quy định mà chính Nhà nước Trung công đã ký ) . Trung cộng đã tăng số lượng tàu lên 70 và hiện nay là 90 chiếc ( gồm 6 lực lượng khác nhau ) trong số nầy có 7 tàu quân sự .

Tin mới toanh ( chưa kiểm chứng ) có 1 chiếc máy may của Trung cộng đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất , Sài Gòn , chở một số vũ khí đáng kể bị VN phát hiện .

Tin nóng hổi ( chưa kiểm chứng ) quân đội Mao đã tiến sát , dàn quân sát biên giới phía Bắc Việt Nam ( định dạy cho VN thêm 1 bài học thứ 2 ) .Tin chắc chắn 100% là các cơ sở , hảng xưởng … tại VN là hang ổ đội quân thứ 5 của Trung cộng đã phục sẳn từ mấy chục năm nay trên khắp cùng đất nước VN ( nhất là lãnh địa Chợ Lớn , các thành phố chỉ dành cho người Tàu khựa ở như Bình Dương … ) .Tin mạt hạng vào giờ chót lão lú Tổng Bí Thư Đảng Việt cộng là Nguyễn Phú Trọng qua Tàu xin gặp cha khùng dân tộc bành trướng Tập Cận Bình nhưng bị Bình chơi chảnh không tiếp .

Và tin cuối cùng có văn bản chính thức chắc bắp như đinh đóng cột đã được ký kết tại Hội Nghị Thành Đô năm 1990 do 2 tên Việt gian đầu sỏ bán nước là Nguyễn Văn Linh , hoạn heo Đổ Mười ký với Trung cộng , vào năm 2020 VN sẽ chính thức là một khu tự trị ( nước VN xóa tên trên bản đồ thế giới ) như Mông , Hồi , Tân Cương , Tây Tạng .

Sáng hôm nay tôi tiếp một người bạn mới từ VN trở lại Mỹ , sau 3 tháng giảng dạy tại VN , anh bạn của tôi nói : ” Nếu chú có viết bài đưa lên diễn đàn thì cố chuyển tải nội dung trình bày sao để thanh niên ở trong nước , đa số , đừng tiếp tục ôm xị đế , con khô , trái cóc , trái me … để còn có được chút thì giờ tỉnh táo bằng không thì phải sống đời nô lệ vì mất nước cận kề chắc chắn khó tránh khỏi ” .

Tội ác tàn sát nhân loại một cách mọi rợ , dã man loài người trên thế giới của phe trục phát xít Đức , Ý , Nhật không còn mấy ai mà không biết . Tội ác phe Liên Xô Cộng sản đã phơi trần bộ mặt gian trá , lừa đảo , dối gạt , sắc máu của Stalin , LeNin , Mao … bầy bọn đầu nậu Cộng sản , quân phiệt diệt chủng không còn mấy ai mà không nguyền rủa , thù hận . Liên Xô đã sụp đổ . Bức tường ô nhục Bá Linh đã sụp đổ . Hệ thống quân phiệt đã sụp đổ . Miến Điện đang thực hiện tiến trình dân chủ . Và còn rất nhiều các dân tộc đang bị áp bức cũng đã đứng lên đòi chuyển đổi đòi phải có đối lập , đa nguyên đa đảng và dân chủ pháp trị .

Tại sao Bắc Triều Tiên không ngán thằng nước lớn nào hết ( cá lớn nuốt cá bé ) vì chúng có bom nguyên tử . Cả thế giới không dám đục nó vì sợ nó nổi khùng nó chơi sảng thì cả thế giới nguy khốn , do đó thế giới phải nhân nhượng . Thử hỏi có thằng nhà giàu nào mà không sợ chết ? . Bao nhiêu quyền lợi của các tập đoàn cá mập ( siêu chính phủ ) của những nước lớn không bao giờ cho phép chính phủ của họ manh động . Chỉ tiếc các nước nhỏ cô thế không có nguyên tử , nếu nhất loạt đều có thì thì thế giới nầy vô cùng an toàn trên xa lộ . Làm gì còn có trò lưu manh , bịp bợm , giả nhân giả nghĩa mà thực chất đưa tay trái lấy tay phải , kẻ cả lớn họng : “ đôi bên phải tự kềm chế “ , “ quan ngại “ …

Lý do nào chính quyền Việt cộng đu giây mà không dứt khoát đứng hẳn về một phía ? . Điều rất dể hiểu vì trong bọn cầm quyền có 2 phe rõ rệt : Phe Trung cộng ( bán nước ) . Phe Tư bản đỏ muốn theo ông Hoa Kỳ nhưng lại sợ ông Hoa Kỳ bán đứng như ông Hoa Kỳ đã bán đứng nước Việt Nam Cộng Hòa ( đồng minh chí cốt ) cho ông Trung cộng . Cả thế giới , nhất là các nước nhược tiểu , đều nơm nớp sợ mặt trái của ông Hoa Kỳ ( chính ông Hoa Kỳ đã giải mật ) .

Điều lấy làm lạ là tất cả những ông trí thức người Việt tỵ nạn cộng sản , các Tổ chức Cộng đồng , Hội đoàn , Đoàn thể … trên khắp thế giới từ 40 năm nay vẫn khoái bám vào ông Hoa Kỳ để vẽ những cái bánh vẽ khổng lồ , đầy màu sắc không bao giờ nuốt được vì nó là bọt bong bóng xà phòng . Ngay cả báo mạng , báo giấy , loa , đài …của người Việt hải ngoại đều như gà ăn cối xay . Phải chăng là lợi dụng thời cơ để nương đóm ăn tàn , chút hư danh . Xúm nhau nói hoài , nói mãi , nói dài , nói dai vô tình tiếp tay nuôi dưỡng chế độ Cộng Sản Việt Nam tồn tại để bọn chúng tàn phá ý thức hệ hủy diệt dân tộc từ văn hóa , đạo đức , tín ngưỡng … Và một ngày rất gần đây thôi Việt Nam sẽ bị Hán hóa như Hồi , Mông , Tây Tạng …

Dân tộc Việt Nam chỉ có một độc đạo phải đi để lật đổ chế độ CSVN :

1/ Về tội ác của Việt cộng thì 40 năm nay đã nói , đã vạch trần , đã lên án , đã kê khai … không còn chừa bất cứ tội lớn , nhỏ nào của bọn chúng . Nhân dân trong cả nước như thành phần những nhà đấu tranh cho quyền dân chủ bị đánh đập , bỏ tù , thủ tiêu ; công nhân bị bóc lột , bị chà đạp : tín ngưỡng bị cấm đoán , bị bức hại ; nông dân bị tướt đoạt ruộng đất phải đi kêu oan mấy chục năm nay ; thanh niên, trí thức bị chà đạp nhân phẩm , bị đem bán sức lao động , bán thân xác ở nước ngoài … Cảnh khốn cùng nhọc nhằn , bi thương , mất mát đã và đang chịu đựng từ 70 năm nay , nhất là dân miền Bắc . Đồng bào trong nước đã thấm đòn lừa mị , dối trá , sắc máu ác với dân hèn với giặc của tập đoàn Việt cộng cai trị .

Còn đồng hương hải ngoại thì cứ lo kèn trống chạy hết đông sang tây đã 40 năm nay, mỗi việc , mỗi nơi đều có làm một chút chút ; hết chạy theo mấy tên chính trị gia , lại ôm chân mấy lão dân cử thượng , hạ viện xin lời hứa hẹn can thiệp thế nầy thế nọ để có thành tích cho phe phái của mình . Viết báo , lên đài kêu gọi lung tung xèng như những phường tuồng , những con rối chẳng thiết thực , chẳng ích quốc lợi dân gì nếu không nói còn có nguy cơ phương hại cho đồng bào trong nước .

2/ Phải hiểu giờ phút nầy đã là giờ sinh tử của tổ quốc , của dân tộc . Người Việt tỵ nạn Cộng sản ở hải ngoại đừng nói kiểu tào lao dịch bợp nữa , đã nói dai , nói nhiều , nói mị quá nhiều rồi làm rối trí , mất tinh thần đồng bào trong nước vì đặt quá nhiều hy vọng ở kiều bào hải ngoại. Phải nói huỵch toẹt để đồng bào đừng hy vọng bất cứ đất nước nào , nhất là với Hoa Kỳ đã từng phản bội 22 triệu người dân miền Nam Việt Nam . Đất nước Việt Nam ngày nay sắp rơi vào vòng nô lệ Trung cộng là do Hoa Kỳ đã bán đứng cho Trung cộng. Nếu Hoa Kỳ còn một chút lương tâm thì phải bắt thằng Việt cộng thi hành đúng hiệp định Paris mà chúng đã ký kết .

3/ Giờ phút nầy các Cha ở trong nước phải thú thật với Con chiên: “ Chúa không cứu được các con đâu“. Các Sư phải thú thật với Phật tử : “ Phật không cứu được các con đâu “. Không có Phật , Chúa , Thánh Thần nào cứu được các con đâu. Chỉ duy nhất có chính các con mới cứu được các con thôi . Nếu thực tâm các con yêu tổ quốc, yêu dân tộc và phải tiêu diệt kẻ ác là chế độ Cộng sản để bảo toàn giống nòi khỏi bị Hán hóa thì các con phải hy sinh mạng sống của các con, các con phải góp xương , góp máu để thế hệ con cháu của các con không còn chịu cảnh như cuộc sống của các con hiện tại . Lối thoát duy nhất là phải bạo động , bạo động để sống còn. Vài ngàn người, vài chục ngàn người , thậm chí nếu phải vài trăm ngàn người cũng phải chấp nhận để đổi lấy tự do dân chủ , để giựt sập chế độ Cộng sản , để bắt Trung cộng phải trả lại núi sông . Mỗi khi máu chảy thành sông , xương chất thành núi thì tự khắc thế giới mới can thiệp .

Nếu không bạo động , không hy sinh xương máu mà cam chịu sống hèn , sống nhục , sống kiếp nô lệ cho Trung cộng đè đầu cởi cổ thì … hãy nhìn gương dân tộc Tây Tạng . Mỗi khi đã mất tổ quốc là vỉnh viển mất tất cả .

Giờ phút nầy đừng nghe ai nữa. Phải tự mình cứu mình . Chỉ có đồng bào tự cứu lấy đồng bào mà thôi .

Có dao dùng dao , có gậy dùng gậy , có chi dùng nấy .

Cả tuần nay , vợ chồng tôi , đều ôm cái computer hết nghe đọc tin tức , nhin Clips của một số đài BBC đến VOA , RFI , RFA … Và , sau 39 năm mất nước , nay mới có được niềm vui mừng rỡ , thật vô cùng hạnh phúc cho tuổi cuối đời khi được nhìn thấy hàng chục ngàn đồng bào khắp nhiều tỉnh thành trong nước xuống đường ồ ạt , liên tục biểu thị lòng yêu tổ quốc. Thế là chúng tôi không còn tuyệt vọng , yếm thế nữa . Chắc chắn ngày được trở lại quê nhà không còn bao xa nữa .

Hà Nội , Sài Gòn , Đà Nẵng , Bình Dương , Cần Thơ , Hà Tỉnh … đã cương quyết đứng lên , đã vùng dậy , đã xốc tới . Cứ cái đà nầy thì chế độ Việt gian bán nước sẽ sụp đổ nay mai .

Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ sự nhận định , so sánh lực lượng đôi bên quá chênh lệch vì lịch sử giống nòi đã chứng minh ” tưởng rằng chấu ngã , đâu ngờ xe nghiêng ” . Thời đại nầy không có một nước nào lại dám đem quân đi xâm chiếm một nước khác được . Thế giới chắc chắn không để yên vì sợ chiến tranh lần thứ 3 sẽ xẩy ra . Chúng tôi cũng bác bỏ sự cáo buộc , lên án hành động của đám người cho rằng bạo động sẽ ” mất chính nghĩa ” .

Phe nào đã phát biểu ngữ , cờ … xúi dục , tạo điều kiện cho 1 số thanh niên xách động , lôi kéo công nhân nhập đoàn biểu tình đông đến 2,3 chục ngàn người , tại Bình Dương và các nơi khác . Chính nhờ như vậy mà báo , đài thế giới mới đưa tin gây tiếng vang . Và bọn Trung cộng phải chạy trốn qua Campuchia lánh nạn .

Ai cũng biết trong Bộ Chính Trị có 2 phe rõ rệt . Và chính phe bán nước đã nghĩ ra kế sách xúi bạo động , đập phá , đốt và giết người Tàu để những tưởng Trung cộng kéo quân qua . Nhưng chúng không hiểu hết nỗi lòng của người dân do đó hành động của chúng chính là con dao hai lưởi , con dao nầy sẽ sớm kết thúc chế độ bạc nhược , tàn ác của bọn chúng .

Đồng bào trong nước hãy nhân thời cơ nầy kịp thời bùng nổ nếu không bạo động , không hy sinh xương máu thì không còn cơ hội nào nữa đâu. Phải giựt sập chế độ CSVN trước bằng cách liên tục xuống đường , chế bom xăng ném vào đồn Công an , vào cơ sở , nhà của những tên gây nợ máu nhân dân .

100% cha thằng Trung cộng cũng không dám vào Việt Nam khi mà VN đã chấm dứt chế độ tay sai bán nước của tập đoàn Bắc Bộ Phủ . /-

Lê Văn Kỳ
( tháng 5 / 2014 )

http://www.haingoaiphiemdam.com/GIO-DUT-DIEM-CHE-DO-VIET-CONG-16173

Nguồn: https://groups.google.com/forum/#!topic/soc.culture.vietnamese/_tpqdWJo3kM