Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2016

BẮT CÓC CON TIN LÍNH MỸ?!



NGƯỜI MÔN SINH VOVINAM-THIẾU TÁ PHẠM CHÂU TÀI VÀ CUỘC CHIẾN CUỐI CÙNG TẠI BỘ TTM/QL.VNCH
Lời người viết: Bài viết xin được kính tặng đến cựu môn sinh Vovinam, Thiếu tá Phạm Châu Tài, Liên Đoàn Trưởng LĐ3/BCND81. Bài được biên soạn dựa theo các tài liệu tổng hợp: từ bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, của nhà văn Hoàng Khởi Phong, tài liệu của chính Thiếu Tá Phạm Chàu Tài viết. Hình ảnh do người con thứ hai của Thiếu tá Phạm Châu tài là sư huynh Phạm hoàng Thư cung cấp cho người viết.
VINH DANH NGƯỜI LÍNH MŨ XANH
(Thi sĩ Tôn Nữ Mậu Thân)
An Lộc địa chiến tích ghi dấu
Biệt cách dù lừng lẫy công lao
Những chiến sĩ mũ xanh vạn kiếp lưu danh
Trong lòng toàn dân miền Nam yêu dấu
Đất Quảng Trị gót giày người để lại
Chiếm cổ thành xác giặc cộng phanh thây
Móng vuốt mãnh hồ xé tan âm mưu xâm lược
Lộng cánh dù làm khiếp vía quân thù
Dẫu vận nước điêu linh đành buông súng
Nhưng chí hùng VNCH vẫn uy linh
Hậu duệ các anh sẽ trở về dưới bóng cờ chính nghĩa
Cứu dân tộc qua thời quốc nhục, phản quốc & đợ dân
(Tôn Nữ Mậu Thân)
HỔ XÁM PHẠM CHÂU TÀI
Cựu Thiếu tá Phạm Châu Tài, trước 1975 khi còn trong quân lực VNCH, ông đã được theo học khoá "Đặc Huấn Hoàng Đai" trong thời kỳ môn phái Vovinam phát động phong trào Việt Võ Đạo hoá học đường và quân đội vào những năm 1966-67-68, do Tổng Đoàn Thanh Niên phụ trách. Đơn vị Biệt Cách Dù 81 của Thiếu tá Tài, là đơn vị theo học khoá đặc huấn này rất đông và ông cũng nhập môn từ dạo đó. Trong đơn vị do ông chỉ huy còn có sự hiện diện của hai võ sư Vovinam Việt võ đạo là: Nguyễn Tiến Hoá và Trần Huy Quyền bào đệ của cố chưởng môn đời III Trần Huy Phong.
Được biết, trước khi theo học Vovinam, ông Phạm ChâuTài từng là người đoạt giải nam lực sĩ đẹp của thủ đô Sài Gòn vào tháng 7/1960.
Thiếu tá Phạm Châu Tài tốt nghiệp khoá 17 trường sĩ quan Bộ Binh Thủ Đức. Trường BB/Thủ Đức là nơi đã cung cấp cho QL.VNCH 23 vị tướng và hàng chục ngàn sĩ-quan, trường này đã từng đào tạo cho đất nước những vị chỉ huy xứng-đáng với châm ngôn Cư An Tư Nguy, sống yên vui phải biết nghĩ tới lúc khó khăn, muốn hưởng hòa-bình phải chuẩn bị chiến-tranh. Trong suốt cuộc chiến bảo vệ tổ quốc chống lại họa xâm lăng của Cộng sản, trường Bộ Binh Thủ Đức đã đóng góp không nhỏ trong việc đào tạo các sĩ quan ưu tú cho quân lực VNCH. những vị trung đội trưởng các đơn vị tác chiến.
Các vị tướng ưu tú của VNCH như từng theo học tại trường BB/Thủ Đức:
-Trung-tướng Ngô Quang Trưởng (Tư-lệnh Quân-đoàn IV & I) *
-Thiếu-tướng Bùi Thế Lân (Tư-lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến)
-Thiếu-tướng Lê Quang Lưỡng (Tư-lệnh Nhảy Dù)
-Chuẩn-tướng Hồ Trung Hậu (Tư lệnh Sư-đoàn 2 Bộ-binh) *
-Chuẩn-tướng Trần Quốc Lịch (Tư lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-binh) *
-Chuẩn-tướng Lê Văn Hưng (Tư-lệnh phó Quân-đoàn IV, tuẫn-tiết ngày miền Nam bị cưởng chiếm bởi Cộng Sản Bắc Việt)
-Chuẩn tướng Trang sĩ Tấn (Chỉ-huy-trưởng BCH Cảnh Sát Đô-thành Sàigòn).
BIỆT KÍCH DÙ
Trước Mậu Thân 1968 LLĐB có 1 Tiểu Đoàn mang tên là 81 Biệt Cách để yểm trợ hành quân cho các toán Delta. TĐ này hoàn toàn là lính QĐVNCH chứ không có CIDG (Dân sự chiến đấu do Mỹ trả lương). Khi các toán Delta đi nhảy toán khám phá ra sự chuyển quân, nơi đóng quân hay kho tàng của VC thì thường gọi Không Quân đến thanh toán, nhưng cũng đôi khi cần đến lực lượng bộ chiến thì đã có đơn vị Biệt Cách Dù này. Họ chiến đấu dũng mãnh còn hơn Tổng Trừ Bị nữa. Đến Mậu Thân 1968, vị Tiểu Đoàn Trưởng Biệt Cách 81 là Thiếu tá Tú tử trận. Đến năm 1970, LLĐB giải tán, các căn cứ LLĐB dọc biên giới đổi thành Tiểu đoàn BĐQ Biên Phòng, còn các căn cứ sâu trong nội địa chuyển qua Địa Phương Quân trực thuộc Tiểu Khu của Tỉnh sở tại.
Các SQ và HSQ kỳ cựu danh tiếng hầu hết được rút về Phòng 7 TTM, hoặc BĐQ còn thì về BCD hết. Lúc này TĐ 81 BCD đã tăng quân số và trở thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, đổi huy hiệu của LLĐB từ con cọp nhảy qua dù thành con chim ưng lồng trong hình tam giác. Họ vẫn giữ bê rê nồi màu xanh, có dù màu đỏ. Những chiến sĩ này vì nhớ tới nguồn gốc đơn vị cũ nên vẫn còn mang trên vai áo huy hiệu LLĐB còn bên kia là BCD.
Như vậy LLĐB chính là tiền thân của BCD.
NHỮNG MÔN SINH HOÀNG ĐAI CỦA ĐƠN VỊ BCND TẠI TRẬN AN LỘC
Thiếu tá Phạm Châu Tài ngoài từng giử chức vụ Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn còn là Trưởng Khối Đặc Huấn Thần Phong của 81 BCND. Thần Phong là tên do Thiếu Tá Tài đặt cho khối Đặc Huấn (Đặc Biệt Huấn Luyện) LD 81 hơn 3000 quân chỉ có 6 toán Thần Phong. Mỗi toán gồm 10 người, hầu hết là huấn luyện viên Vovinam. Liên Đội Thần Phong (6 toán) là cảm tử của Biệt Cách Nhảy Dù. Chuyên xử dụng vũ khí nặng để bảo vệ 3 Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật của Lữ Đoàn.
Cũng cần nhác lại, đơn vị Biệt Cách Dù là một đơn vị đã hy sinh rất nhiều môn sinh hoàng đai trong trận tử thủ An Lộc năm 1972. Nói đến trận An Lộc thì người miền nam trước 1975 không ai mà không biết đến hai câu thơ của cô giáo Pha được đi vào lịch sử của Trận Chiến Thắng An Lộc:
AN LỘC ĐỊA, SỬ GHI CHIẾN TÍCH
BIỆT CÁCH DÙ VỊ QUỐC VONG THÂN
Tưởng cũng nên nhắc lại : Lệnh của Trung Ương Cục Miền Nam, tức là lệnh của Hà Nội như sau “Phải dứt điểm An Lộc trước ngày 20 tháng 04 năm 1972”. Mục đích là để ra mắt Mặt Trận Giải Phóng MIền Nam và tối hậu, dùng An Lộc làm điểm tựa, đánh thẳng vào Sài Gòn, Thủ đô Việt Nam Cộng Hoà. Vì thế được coi
Trận An Lộc là trận thư hùng giửa các đại đơn vị thiện chiến của QL.VNCH với các lực lượng của Cộng quân đã tung vào chíến trường Lộc Ninh, Quận Lỵ của Tỉnh Bình Long, khoảng 30 cây số Bắc An Lộc, toàn bộ Công Trường 5 Cộng Sản Bắc Việt, gồm có Trung Đoàn 275, Trung Đoàn 174, Trung Đoàn E.6, được tăng cường Trung Đoàn 95C của Công Trường 9, + Trung Đoàn địa phương + đại đội chiến xa trực thuộc trung đoàn 203 Chiến Xa hỗn hợp (T.54, PT.76), tổng cộng 10 chiếc tham chiến + Trung Đoàn phòng không cơ động 271, dưới sự yểm trợ hoả lực của Trung Đoàn Pháo nặng 42D 130 ly (tầm xa 30 cây số) + các giàn phóng hoả tiễn 122 ly và 107 ly. Tổng cộng quân số địch tham dự trận mở màn Lộc Ninh vào khoảng 15,000 cán binh cộng sản (Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh). Quân số của phía VNCH chỉ bằng 1/5 so với quân Bắc Việt. Lực lượng phòng thủ Bình Long lúc đó tổng cộng quân số khoảng 3,000 chiến binh Việt Nam Cộng Hoà. (Bộ Binh, Thiết Giáp, Pháo Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân, Cảnh Sát). Xem thêm " Chiến thắng An Lộc Phần 1 và 2:
http://batkhuat.net/tl-chienthang-anloc-01.htm
http://batkhuat.net/tl-chienthang-anloc-02.htm
CÂU CHUYỆN VỀ BIỆT DANH "HỔ XÁM"
Theo lời kể của Bác sĩ Ngô Thế Vinh khi nói với bạn, không bao giờ dùng tên hay cấp bậc. Với ông, Thiếu Tá Phạm Châu Tài là “Hổ Xám”. Danh hiệu này đã thành từ nhiều năm do một sự tình cờ, từ khi Thiếu Tá Phạm Châu Tài còn là các toán A trưởng, hoạt động song song với các toán Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ. Các người bạn Mỹ khi phát âm TÀI không chuẩn, nghe như TAI (TIGER), và danh hiệu HỔ XÁM ra đời từ đó. Hổ Xám không phải là một danh hiệu gọi cho kêu, cho oai. Để có được danh hiệu này, Thiếu Tá Phạm Châu Tài đã cống hiến cho quân đội toàn bộ tuổi trẻ của ông, đã lao mình vào không biết bao nhiêu trận đánh trong suốt mười năm chinh chiến. Và nếu như HỔ XÁM phải nằm xuống, sẽ có rất nhiều máu của địch quân phải đổ ra. Chính vì vậy mà trong những ngày sau cùng, đã có rất nhiều lần Thiếu Tá Phạm Châu Tài được các người quen có thế lực, có tiền của rủ ra ngoại quốc, song chưa bao giờ ông có ý nghĩ bỏ lại anh em, bỏ lại đồng đội. Chẳng những thế từ khi cơn bão lửa dấy lên từ bờ sông Thạch Hãn, thổi dọc theo dãy Trường Sơn, thổi xuôi theo Quốc Lộ 1 xuống phía Nam, Hổ Xám Phạm Châu Tài chưa bao giờ có ý nghĩ đầu hàng, ông toàn chỉ nghĩ đến cách nào để chiến đấu với quân địch ở ngay trước mắt. Ông cũng không có thời giờ để nghĩ đến vợ con, ngay cả lúc đã được đưa về trấn cửa Bộ Tổng Tham Mưu, chỉ cách nơi vợ con ông trú ngụ trên đường Trương Minh Giảng gần Đại Học Vạn Hạnh không đầy ba cây số.
CUỘC CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ HÀO HÙNG BIỆT CÁCH DÙ PHẠM CHÂU TÀI - CỰU MÔN SINH VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO
Đầu năm 1975 vì nhu cầu chiến trường, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù phải chia ra làm hai cánh quân hoạt động cách xa nhau. Đại Tá Phan Văn Huấn và hai Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 1 và Số 2 đang hành quân nhảy toán trong khu vực Bắc Tân Uyên, Biên Hòa. Riêng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy tăng phái cho Sư Đoàn 25 Bộ Binh hành quân tại Tây Ninh. Giữa Tháng Tư 1975, lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu gọi toàn bộ liên đoàn rút về trấn giữ Saigon, và được trải ra để hoạt động trong một vùng khá rộng chung quanh đô thành Saigon – Chợ Lớn – Gia Định.
Ngày 26 Tháng Tư, Đại Tá Phan Văn Huấn – Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn BCD 81, sau khi nhận lệnh từ Bộ Tổng Tham Mưu, đã ra lệnh cho Thiếu Tá Phạm Châu Tài – Chỉ Huy Trưởng Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn, đem toàn bộ cánh quân do Thiếu Tá Tài chỉ huy, gồm một ngàn quân thiện chiến về phòng thu Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài chuyển quân xong thì trời đã về chiều. Tại Bộ Tổng Tham Mưu Thiếu Tá Tài được Đại Tá Tòng Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Mưu đón tiếp niềm nở.
Kế đó Đại Tá Tòng giao việc phòng thủ Bộ Tổng Tham Mưu lại cho Trung Tá Đức, Chỉ Huy Phó Tổng Hành Dinh phối hợp với quân số tăng phái của Thiếu Tá Phạm Châu Tài. Đó lần duy nhất Thiếu Tá Phạm Châu Tài được tiếp xúc với Đại Tá Tòng, sau đó ông đại tá này biến mất cho tới tận bây giờ.
Trung Tá Đức đưa Thiếu Tá Tài đi quan sát chung quanh bức tường thành bao quanh Bộ Tổng Tham Mưu, và đề nghị toàn bộ đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm trong vòng thành, để cố thủ bên trong vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Thiếu Tá Phạm Châu Tài khựng lại trước đề nghị cố thủ bên trong vòng đai. Dường như cả hai vị sĩ quan của Bộ Tổng Tham Mưu mà ông tiếp xúc không một ai nắm vững khả năng của lực lượng Biệt Cách Dù, bởi vì cố thủ hay tử thủ gì đó không phải là chiến thuật sở trường của Biệt Cách Dù.. Từ Mậu Thân cho đến Mùa Hè 72, Biệt Cách Dù nổi danh nhất là đánh đêm trong thành phố. Những trận đánh tại Ngã Ba Cây Thị, khi địch đã tràn vào trà trộn trong dân chúng, hay đã lẩn vào trú ẩn trong các căn nhà dân chạy loạn bỏ trống. Trong tình hình đó lối đánh sát phạt của Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân chắc chắn sẽ giải quyết được chiến trường nhưng cũng sẽ làm cho nhà cửa, sinh mạng của dân chúng bị vạ lây không ít. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã dương danh trong những trận đánh này, tiến chiếm từng ngôi nhà, từng con ngõ, từng khu phố… Nếu bỏ toàn đơn vị của Thiếu Tá Tài vào nằm bẹp trong Bộ Tổng Tham Mưu, thì chẳng khác gì nhốt một con chim vào trong một cái lồng hẹp, sẽ bị dụ vào thế phòng thủ hoàn toàn thụ động, không có chỗ xoay trở. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thẳng thắn trình bày ý niệm phòng thủ của ông là tấn công địch trước, và được Trung Tá Đức đồng ý để Thiếu Tá Tài hoàn toàn tự do bố trí, trải quân của Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù.
Trong buổi sáng 28 Tháng Tư tại Bộ Tổng Tham Mưu, văn phòng của Đại Tướng Cao Văn Viên trống trơn. Các phòng, ban của Bộ Tổng Tham Mưu chỉ vài tháng trước nhộn nhịp kẻ ra người vào, quân nhân các cấp ra vào áo quần thẳng tắp, giờ đây sáng ngày 28, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy cơ quan đầu não của Quân Lực VNCH vắng lặng như tờ. Ông chua chát nhận chân được thế nào là một đoàn quân không có tướng cầm đầu. Ông nghiệm lại từ lúc về trình diện tăng phái về trấn cửa cho Bộ Tổng Tham Mưu, được Đại Tá Tòng – Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh, tiếp vào lúc xế chiều của ngày 26 Tháng Tư, tới bây giờ là 10 giờ sáng của ngày 28 Tháng Tư, chưa một lần nào Thiếu Tá Tài nhìn thấy bóng dáng ông Đại Tướng Cao Văn Viên. Không hiểu trong những giờ phút thập tử nhất sinh như thế này, ông đại tướng ở đâu, làm gì. Ngay cả ông Đại Tá Tòng cũng biến mất không thấy tăm hơi. Trong sân Bộ Tổng Tham Mưu, quân nhân các cấp người chạy lên, kẻ chạy xuống như là những quân đèn cù. Xe Jeep, xe Dodge phun khói mờ trời đất. Nhiều chiếc xe còn kéo theo cả móc hậu, bên trong đầy đồ đạc, dụng cụ. Ai nấy đều như mê sảng.
Trong hoàn cảnh đó, Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho dù muốn xin một cái lệnh của cấp trên, cũng sẽ không tìm ra một sĩ quan cao cấp nào để ban hành lệnh.
Khoảng 11 giờ trưa ngày 28 Tháng Tư, Thiếu Tá Phạm Châu Tài gọi điện thoại liên lạc với Đại Tá Phan Văn Huấn, lúc đó đang đóng quân ở Suối Máu – Biên Hòa, để trình bày tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trong khoảng hai, ba tiếng đồng hồ liền Bộ Tổng Tham Mưu như là cảnh tan chợ chiều. Vào khoảng 3 giờ chiều, Đại Tá Phan Văn Huấn đích thân lái xe từ Suối Máu về gặp Thiếu Tá Phạm Châu Tài, thì tình hình ở Bộ Tổng Tham Mưu đã dịu xuống, những ai muốn TAN HÀNG khi chưa có lệnh TAN HÀNG đã không còn hiện diện tại đơn vị. Hai vị chỉ huy của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trao đổi với nhau vài câu ngắn ngủi, rồi chia tay để mỗi người quay về với nhiệm vụ của mình.
Khoảng 4 giờ rưỡi chiều, một nhân viên của Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu liên lạc với Thiếu Tá Tài, mời lên gặp Đại Tá Trần Văn Thăng, một sĩ quan thâm niên của Cục An Ninh Quân Đội, không hiểu do lệnh của ai, đã được đưa về thay thế cho Đại Tá Tòng trong chức vu. Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh Bộ Tổng Tham Mưu. Khi hội kiến xong trở ra, Thiếu Tá Tài nhận thấy Đại Tá Thăng có lẽ là người phúc hậu, một cấp chỉ huy đàng hoàng tử tế, chứ không phải một sĩ quan tác chiến dầy kinh nghiệm. Thật tình mà nói thì Đại Tá Thăng không phù hợp với tình thế dầu sôi lửa bỏng trong lúc này.
Khoảng 5 giờ chiều ngày 28 Tháng Tư, trong lúc Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang đứng trên nóc một cao ốc gần Bộ Tổng Tham Mưu, nơi bố trí của một toán Biệt Cách Dù thì thấy một phi đội A37 bay vụt qua trên đầu, Thiếu Tá Tài nghĩ là phi cơ của Không Quân đi oanh tạc ở đâu về.. Bốn chiếc A37 bay thật thấp xẹt qua các nóc cao ốc, rồi hướng về phía phi trường Tân Sơn Nhất. Thế rồi Thiếu Tá Tài thấy những cụm lửa, khói bốc lên ở phi trường. Té ra không phải là máy bay của phe ta mà là phi cơ địch bỏ bom xuống phi trường. Phản ứng đầu tiên của Thiếu Tá Tài là ra lệnh cho binh sĩ của ông phòng thủ trên các cao ốc chĩa hết súng, kể cả súng cá nhân lên trời đề bắn hạ các phi cơ này, nếu chúng quay lại bỏ bom vào Bộ Tổng Tham Mưu là nơi mà ông chịu trách nhiệm phòng thủ. Tất cả chỉ xảy ra trong vòng vài phút, chỉ một pass bom, song phi đạo chính của phi trường Tân Sơn Nhất đã bị hư hại nặng. Mãi mấy tiếng đồng hồ sau, qua làn sóng của đài phát thanh VC, Thiếu Tá Phạm Châu Tài mới biết được mấy chiếc A37 đó là của Không Quân VNCH, bị bỏ lại ở ngoài miền Trung khi các đơn vị ở đó triệt thoái xuống phía Nam. Các phi cơ này do tên phản bội Nguyễn Thành Trung hướng dẫn, bay từ phi trường Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất.
Sau khi Đại Tá Thăng nhận nhiệm vụ, lệnh đầu tiên và có lẽ cũng là lệnh duy nhất của ông ban ra trong tư cách Chỉ Huy Trưởng Tổng Hành Dinh là kể từ giờ không một ai được phép RA khỏi Bộ Tổng Tham Mưu, còn người VÀO, thì có lẽ trong giờ thứ 25 này, mấy ai còn nghĩ đến việc quay trở lại một địa điểm sắp làm mồi cho lửa đạn. Sau khi phi trường bị mấy chiếc A37 bỏ bom bất ngờ, vào khoảng 6 giờ chiều, Tướng Nguyễn Văn Chức từ Bộ Tổng Tham Mưu lái xe Jeep ra ngoài, bị lính Quân Cảnh chặn lại, nhưng ông Chức vẫn muốn lái xe ra ngoài, thấy vậy các binh sĩ Biệt Cách Dù can thiệp, và yêu cầu Tướng Chức quay trở lại. Suốt đêm 28, tiếng súng lớn nhỏ ở khắp nơi vọng về, song tại khu vực phòng thủ của Thiếu Tá Phạm Châu Tài tình hình lắng dịu.
Ngày 29 Tháng Tư, Bộ Tổng Tham Mưu đã có một Tổng Tham Mưu Trưởng khác: Trung Tướng Vĩnh Lộc. Vì Tướng Cao Văn Viên đã chuồn, cho nên không hề có lễ bàn giao giữa hai ông tân và cựu Tổng Tham Mưu Trưởng. Dầu sao thì sự hiện diện của một ông tướng cũng vãn hồi phần nào bộ mặt của Bộ Tổng Tham Mưu, khiến cho cơ quan đầu não này có một chút sinh khí. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy một số tướng lãnh khác cũng tới cùng với khá nhiều sĩ quan cấp đại tá.
Buổi chiều ngày 29 Tháng Tư, Tướng Vĩnh Lộc và một số tướng lãnh hội họp với nhau ngay tại phòng khánh tiết của Tổng Tham Mưu Trưởng. Buổi họp giống như một buổi tiếp tân nhiều hơn là một cuộc họp trong tình thế cực kỳ khẩn trương. Hầu như không một vị sĩ quan nào ngồi trên ghế, có tới vài chục vị đứng quây quần với nhau thành nhiều nhóm. Thiếu Tá Phạm Châu Tài được gọi lên tương kiến trong buổi họp kỳ lạ này. Cùng đi với Thiếu Tá Tài là bốn người lính cận vệ, và cả Thiếu Tá Tài ai nấy đều trang bị vũ khí khắp người. Thiếu Tá Tài được giới thiệu như là một người hùng. Ông ghi nhận được trong buổi họp này ngoài Trung Tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng Tham Mưu Trưởng còn có sự hiện diện của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có,
Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, và một chuẩn tướng nữa có bảng tên là Hỷ (không có họ) và sau cùng có chừng mười mấy vị phần lớn là đại tá. Sau khi được các sĩ quan cao cấp bắt tay khích lệ, Thiếu Tá Tài được Trung Tướng Có hỏi thăm về tình trạng đơn vị, và nhắn nhủ:
– Em ráng giữ Bộ Tổng Tham Mưu cho tới sáng ngày mai. Ráng giữ nguyên vẹn cho tới ngày mai. Đã có giải pháp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngửng mặt lên nhìn thẳng vào mắt các tướng lãnh trong phòng họp rồi bằng một thái độ quả quyết, một giọng nói tự tin trả lời cho Trung Tướng Nguyễn Hữu Có:
– Tôi xin cam đoan với quý vị tướng lãnh và các vị sĩ quan trong phòng họp này, là trong đêm nay sẽ không có một con kiến, một con ruồi nào lọt được vào Bộ Tổng Tham Mưu chứ đừng nói tới một thằng VC. Kế đó Trung Tướng Có hỏi Thiếu Tá Tài có cần ông giúp đỡ gì không. Thiếu Tá Tài nhân đó xin rút một biệt đội của ông đang phải nằm án ngữ tại Lục Quân Công Xưởng về, để tăng cường cho quân số phòng thu? Bộ Tổng Tham Mưu, vì cả đơn vị có một ngàn người còn phải chia mất một phần tư lực lượng, bị xé quá mỏng không có được một đại đội làm tuyến phòng thủ cuối cùng trong Bộ Tổng Tham Mưu.
Nghe vậy Trung Tướng Có bốc điện thoại gọi và cho kết quả ngay. Buổi họp cấp kỳ tại Bộ Tổng Tham Mưu diễn ra không lâu, sau khi các sĩ quan cao cấp rời khỏi phòng khánh tiết, cái không khí đìu hiu của buổi sáng lại diễn ra. Tuy nhiên buổi chiều đó biệt đội phòng thủ tại Lục Quân Công Xưởng được trả về cho Thiếu Tá Tài. Đêm 29 Tháng Tư súng nổ ở nhiều nơi vọng về chỗ đóng quân của Thiếu Tá Tài. Binh sĩ dưới quyền ông chạm súng lẻ tẻ với địch ở nhiều nơi, nhưng các đứa con được bung ra không bị một thiệt hại nhỏ nhoi nào. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cảm nhận được một điều là tinh thần chiến đấu cũng như hàng ngũ của đơn vị ông vô cùng vững chãi. Cho dù trên cái vòm chỉ huy của quân đội, các ngôi sao cứ tuần tự băng trong bóng tối của trận chiến sau cùng. Ông vững lòng với binh sĩ thuộc hạ, không hề có một ổ kháng cự nào bị bỏ ngỏ. Đêm 29 Tháng Tư năm 1975, có thể là một đêm dài vô tận với hầu hết mọi người quân như dân, ai nấy đều co mình lại chờ sáng, thậm chí mắt căng ra không ngủ được, nhưng với Thiếu Tá Phạm Châu Tài thì khác, ngoại trừ những lúc phải đi kiểm soát binh sĩ dưới quyền, ngoại trừ những lúc phải chỉ huy, ông đã ngủ rất ngon trong những giờ trống. Sở dĩ Thiếu Tá Phạm Châu Tài ngủ ngon, vì ông đã xác định hẳn cho cá nhân mình cũng như toàn đơn vị một ý chí duy nhất: Giữ cho được Bộ Tổng Tham Mưu không phải chỉ một đêm nay, mà là nhiều đêm sau nếu cần, cho tới khi nào có được giải pháp cuối cùng cho miền Nam.
Tờ mờ sáng ngày 30 Tháng Tư 1975, Cộng Quân tiến vào Saigon qua nhiều ngả. Thiếu Tá Phạm Châu Tài thầm nhủ với mình là giờ phút cuối cùng đã điểm. Ông liên lạc với các thuộc cấp, dặn dò họ những khẩu lệnh cuối. Qua các máy truyền tin, ông biết bộ binh của CS đã được các xe tăng dẫn đầu bứng các chốt kháng cự một cách nhanh chóng. Phía trước của Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, những khóa sinh chưa kịp ra trường đã tiến ra mặt trận, mà mặt trận đâu có xa xôi gì. Bên ngoài vòng đai trung tâm huấn luyện chính là nơi trận chiến cuối cùng đang diễn ra. Thế những những người lính chưa kịp ra lò này đã có một bài thực tập tốt về chống chiến xa. Hai chiến xa của địch đã bị bắn hạ tại đây, thế nhưng những chiếc khác vẫn cứ thẳng đường tiến về Saigon. Núp theo sau những chiến xa này, là những chiếc xe vận tải chuyển quân, trên đó chất đầy những cán binh CS, với quần áo còn có lá cây ngụy trang trên nón.
Tới Ngã Tư Bảy Hiền, cánh quân này bắt đầu đụng độ với Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật Số 3 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, do Thiếu Tá Phạm Châu Tài chỉ huy, và bị bắn hạ một chiếc dẫn đầu tại Ngã Tư Bảy Hiền. Những chiếc sau vẫn tuần tự tiến tới, thậm chí Cộng quân cũng không hề ngừng lại phản công tại những địa điểm có ổ kháng cự của những người LÍNH cuối cùng. Cánh quân này lướt qua để tiến về trung tâm thủ đô. Các binh sĩ Biệt Cách Dù vừa đánh vừa rút theo với đà tiến của địch. Hai chiếc tăng khác của Cộng Quân bị bắn hạ ở cổng Phi Long, một chiếc bị bắn hạ ở Lăng Cha Cả. Và bây giờ thì Cộng Quân đã có mặt tại vòng đai của Bộ Tổng Tham Mưu. Hai chiếc tăng nữa bị hạ ngay gần cổng Bộ Tổng Tham Mưu. Các binh sĩ Biệt Cách cũng đã rút về, tập họp khá đầy đủ chung quanh cấp chỉ huy của họ, và tuyến phòng thủ cuối cùng cũng đã thiết lập xong. Mấy trăm người LÍNH hờm súng về phía trước, mắt căng ra chờ địch quân tiến vào.
Vào khoảng hơn 9 giờ sáng của ngày 30 Tháng Tư 1975, qua tần số của máy truyền tin, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nhận được lệnh của một sĩ quan Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu yêu cầu ngưng bắn. Ông đã khước từ tuân hành lệnh này, và trả lời cho vị sĩ quan này là ông chỉ nhận lệnh trực tiếp với ông Tổng Tham Mưu Trưởng mà thôi. Những người lính Biệt Cách Dù vẫn giữ nguyên vị trí phòng thủ trong vòng đai Bộ Tổng Tham Mưu.
Vào khoảng mười giờ, Thiếu Tá Phạm Châu Tài nghe trên đài phát thanh truyền đi lệnh của Đại Tướng Dương Văn Minh, yêu cầu tất cả quân nhân các cấp của Quân Lực VNCH buông súng. Thiếu Tá Tài bỏ phòng tuyến trở vào một văn phòng của Bộ Tổng Tham Mưu, đích thân gọi điện thoại lên Dinh Độc Lập và được Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh tự nhận là Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH.. Thiếu Tá Phạm Châu Tài cho biết là bây giờ ông muốn được nói chuyện với Đại Tướng Dương Văn Minh, Tổng Tư Lệnh Tối Cao của Quân Đội. Khoảng chừng 15 phút chờ đợi dài như một thế kỷ, bên kia đâu dây điện thoại mới nghe giọng nói của Đại Tướng Dương Văn Minh cất lên:
– Đại Tướng Dương Văn Minh tôi nghe.
– Thưa đại tướng, tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài đang chỉ huy Biệt Kích Dù phòng thu? Bộ Tổng Tham Mưu. Chúng tôi được ủy thác phòng thủ tại đây cho tới khi có giải pháp cuối cùng. Cách đây một giờ chúng tôi được lệnh ngưng bắn gọi qua máy siêu tần số, và vừa mới rồi được nghe lệnh của đại tướng trên đài phát thanh kêu gọi ngưng bắn. Chúng tôi xin hỏi lại cho rõ về ngưng bắn là thế nào?
Sau một khắc ngần ngừ, Đại Tướng Minh nói:
– Mình không còn một cái gì để đánh cả. Em chuẩn bị bàn giao cho phía bên kia.
– Thưa đại tướng, thế có nghĩa là đầu hàng vô điều kiện.
Đầu dây bên kia lại một phút im lặng nặng nề trôi qua, Thiếu Tá Tài nói tiếp vào điện thoại:
– Thưa đại tướng, chúng tôi được lệnh là cố thủ tại đây, và từ sáng tới giờ chúng tôi đã ngăn chặn được các mũi tấn công của địch. Chúng tôi đã bắn cháy 6 chiếc tăng của CS trong khu vực này, mà không hề hấn gì cả. Thưa đại tướng, chúng ta không thể đầu hàng được. Công lao của Quân Lực VNCH trong bao nhiêu năm sẽ…
– Tùy các em.
– Thưa đại tướng, nếu đầu hàng đại tướng có bảo đảm cho sinh mạng của hai ngàn người đang tử thủ tại Bộ Tổng Tham Mưu không.
Lại một phút nặng nề nữa trôi qua. Sau cùng Tướng Minh nói:
– Xe tăng của địch quân sắp tiến vào đây. Tùy các em.
Và rồi điện thoại bị cúp.
Thiếu Tá Phạm Châu Tài buông điện thoại xuống, quay trở lại với phòng tuyến của mình. Ông đã đi qua những hành lang rộng, những văn phòng khang trang của Bộ Tổng Tham Mưu, song ông không bắt gặp một tướng lãnh nào, một sĩ quan cao cấp nào. Khi nghe câu nói cuối cùng của Đại Tướng Dương Văn Minh cho biết là xe tăng của Cộng quân đang sắp tới Dinh Độc Lập, Thiếu Tá Tài đã định trình bày cho Đại Tướng Minh biết, là nếu cần ông sẽ mang quân về cứu đại tướng, vì không thể đầu hàng vô điều kiện được, mà phải có một giải pháp nào đó cho quân đội, cho những người lính.
Quay trở ra phòng tuyến của mình, Thiếu Tá Phạm Châu Tài thấy toàn thể đơn vị của ông vẫn còn súng lăm lăm trong tay, mắt hướng ra ngoài chờ địch quân tiến tới.
Đúng vào lúc đó thì tiếng Đại Tướng Dương Văn Minh lại vang lên trên làn sóng phát thanh. Bây giờ không phải là lệnh ngưng chiến tại chỗ, chờ bên kia tới bàn giao, mà lệnh đầu hàng vô điều kiện. Cuộc chiến kút thúc
Thiếu Tá Mai trở về với gia đình, rồi những sau đó cùng chung số phận của những chiến hữu khác trong QL.VNCH, ông phải trải qua nhiều trại cải tạo khắc nghiệt của kẻ thù. Đến khi được thả về ông và gia đình đã định cư tại California cho tớí ngày hôm nay.
Cuộc chiến đau thương đã cướp đi không biết bao nhiêu hoàng đai của môn phái Vovinam trong trận An Lộc và các chiến trận khác. Bích Thuỷ xin được ghi lại nét hào hùng của một người môn sinh Vovinam, đại sư huynh Phạm Châu Tài, Liên đoàn trưởng Liên Đoàn 3 Biệt Cách Nhảy Dù , một đơn vị thiện chiến của QL.VNCH, cũng là một đơn vị có nhiều Huấn Luyện Viên cấp Hoàng Đai của môn phái Vovinam -Việt Võ Đạo, ông đã nêu cao lý tưởng Tổ Quốc Danh Dự và Trách Nhiệm của một một quân nhân trong việc bảo quốc an dân đến giây phút cuối của cuộc chiến. Với tinh thần Việt Võ Đạo đầy ấp trong trái tim từ ái, môn sinh Phạm Châu tài một cấp chỉ huy thật xứng đáng để được tuyên dương trước quân đội vì đã không bỏ rơi đồng đội, các thuộc cấp, đồng môn của mình để rời nơi chiến đấu như một số tướng tá khác trong QL.VNCH, môn sinh Phạm Châu Tài còn xứng đáng là một tấm gương cho các hậu bối trong môn phái Vovinam.
Đại sư huynh Phạm Châu Tài đã hy sinh trọn đời trai cho sự tự do của miền nam và tổ quốc VNCH, ông thật xứng đáng là một đại sư huynh của chúng tôi, những hậu duệ VNCH, những hậu bối trong hàng ngũ Vovinam. Thiếu tá Phạm Châu Tài đã từ chối hết các việc di tản để giử trọn tình huynh đệ chi binh tình, đồng môn cho đến khi tan hàng. Tôi kính phục và ngưỡng mộ nên viết tặng người đại sư huynh Phạm Châu Tài. Một cấp chỉ huy hào hùng của QL.VNCH!!
Hậu bối, môn sinh Lý Bích Thuỷ không quên dâng nén tâm nhang và nghiêm lễ tưởng nhớ đến các đại sư huynh khác của môn phái Vovinam, những người chiến sĩ thuộc Lực Lượng Biệt Cách Nhảy Dù 81 đã nằm xuống vì tự do cho dân tộc và tổ quốc VNCH. Cám ơn sư huynh Phạm hoàng Thư, người con trai thứ hai của Đại Sư huynh Phạm Châu Tài, đã cung cấp một số hình ảnh để làm tư liệu cho bài viết này.
Xin mời xem tiếp tại:http://lybichthuy.blogspot.de/…/nguoi-mon-sinh-vovinam-h-ao…
Lý Bích Thuỷ
12/8/2016
Tài liệu tham khảo:
1.LĐ81/BCND Và Những Ngày Tháng Tư
http://www.bcdlldb.com/LD81BCND.htm
2.Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH: Những Ngày Cuối CùngVƯƠNG HỒNG ANH/ Việt Báo:http://motgoctroi.com/StLich…/LSCandai/…/Ngaycuoi_BTTMuu.htm
3. Hổ xám Phạm Châu tài
https://ongvove.wordpress.com/…/h%E1%BB%95-xam-ph%E1%BA%A1…/
4. An Lộc chiến trường đi không hẹn, tác gỉa Phạm Châu tài
https://phunulamvien.wordpress.com/…/an-loc-chien-truong-d…/
5. Chú Quế- Vương Mộng Long http://batkhuat.net/van-chu-que.htm


Bình luận





















Bình luận:

Mai Nguyễn Huỳnh
Mai Nguyễn Huỳnh - Đại sư huynh- Th/Tá Phạm Châu Tài
Thưa các chiến hữu mọi quân binh chũng và các bạn trẻ Hậu duệ VNCH. Chúng tôi, đã tập hợp về đây để tham trận chiến cuối cùng, bão vệ Bộ TTM.QL.VNCH trong biến cố lịch sử 30 Tháng 4/1975. Chúng tôi là dân tác chiến...khắp mọi miền đất nước. Và đã từng ' nhảy toán bệt kích ' ra đất Bắc theo kế hoạch 34.A của cơ quan tình báo DAO Hoa Kỳ. Chúng tôi thừa nhận " Cọp xám, Th/Tá Phạm Châu tài " là một thiên tài chỉ huy đánh trận rất xứng đáng anh hùng...bảo vệ đất Việt Miền Nam VNCH. Nhưng ' thời thế chưa tạo được anh hùng ' vì gặp phải tướng hèn Dương văn Minh . Rất cảm ơn Tứ Đai anh Thư, Bichthuy Ly các cháu đã bỏ công sưu tầm về vị đại sư huynh Cọp Xám, Th/Tá Phạm Châu Tài là môn sinh Viêt Võ Đạo, có truyền thống dân tộc bảo vệ Tự Do Miền Nam!!!




Mai Nguyễn Huỳnh
Mai Nguyễn Huỳnh BẮT CÓC CON TIN LÍNH MỸ?!
Chúng tôi là những nhân viên sĩ quan của các sở, ban, phòng , bệ... trực thuộc Bộ TTM, nhưng khi có biến động an ninh, thì chúng tôi là lính cơ hữu phòng vệ cho Bộ TTM. Những ngày áp chót 30 tháng 4/ năm 1975, trước áp lực của cộng quân, chúng tôi khẩn cấp đào hầm trú ẩn cho binh sĩ và vợ con lính tráng trong khu dân sinh ' gia binh trại Hưng Đạo trong B.TTM. chúng tôi chịu sự điều hành chỉ huy chủa Th/Tá Tài đào hầm cho vợ con lính trú ẩn; sự thật chiến trường,.. lính chúng tôi đánh tăng -Tanks địch bằng chiến thuật xung kích, tấn công...Chúng tôi đào hầm hố trước sân TCQH: Sở Quân trường + Sở Ttung tâm Huấn luyện. và cũng là trươc ngỏ cơ quan DAO & NACV- Trung tâm tình báo CIA Hoa Kỳ cùng chung làm việc thường ngày. và muốm mượn 2 cơ quan đầu não Hoa Kỳ này làm rào chắn bảo vệ vợ con lính BộTTM, nếu có cuộc tấn công quân cs Bắc việt từ hướng Tân Sơn Nhất tràn qua rào phòng thủ.
Sĩ quan Bộ TTM chúng tôi và Th/Tá Tài có kế hoạch phòng thủ vô cùng hiệu quả và chắc chắn trước sức tấn côngcủa quân CSBV được phép bật đèn xanh của Mỹ phản bội d0o62ng mimh VNCH và hèn tướng Dương Văn Minh đầu hàng Bắc CsHN. Chúng tôi, sẽ thực hiện kế sách chiến lược bắt cóc con tin người Mỹ, bao gồm 73 chuyên viên hàng đầu điện toán CIA- Trung ương tình báo Hoa Kỳ đang kẹt lại tai Bộ TTM, tai DAO + NACV, là ân nhân của Hà Nội; Giấu đi bức mật điện đầu hàng vô điều kiện Hoa Kỳ trng chiến dịch Operation Line Backer I + II, d0oi2 san bắng Hà Nội, để đưa Lê Đức Thọ trở lại bàn hội nghị Ba Lê, ký H Đ Paris/73, bán đứng đồng minh VNCH, để đổi lấy thị trường đông dân, 1,4 tỷ người Tàu tiêu thụ hàng hóa Hoa Kỳ... ,lại còn khuyến mãi Hoàng Sa & Trường Sa VNCH cho tàu công để chung sống Biển Đông Á'TBD với Tàu cộng /TQ. Chúng tôi muốn giữ lại trên 73 nhân viên tình báo CIA Hoa Kỳ này làm lá chắn bảo vệ cho sinh mạng đồng bào và đồng đội mình di tản ra khỏi Sài Gòn để tránh một cuộc tẩm máu của csHa Nội, đối với Sài Gòn, nếu không có một tiể đoàn TQLC Hoa Kỳ- toán Biệt Hãi Mỹ dổ bộ từ đệ thất hạm đội Mỷ từ ngoài khơi vũng tàu vào Sài gòn giải cứu con tin tại Bộ TTM/QL.VNCH. Mà Hà Nội hoảng hồn cứ tưở là Nỹ phản phé- nuốt lời khi trói tay bức tữ Miền Nam bán đứng VNCH. Và hậu quả d8e63 lại... cho nhóm sĩ quan phòng vệ TTM là bị Đại Tá Tòng bắt nhốt vào nhà lao Tổng Hành Dinh Bộ TTM, cùng chung với các tướng lãnh quân sự tại mặt trận chiến trường về Bộ TTM bắt nhốt tù, để binh lính mất cấp chỉ huy như rắn mất đầu...Dễ bề cho hàng tướng Dương văn Minh đầu hàng Cộng sản- Vận nước Miền Nam nỗi trôi theo gót chân phong trần của người lính chiến Ql.VNCH. "Nó nhỏ- nhưng nó có võ "là nhờ tinh thần " Việt Võ Đạo" un đúc tinh thần chiếm đấu vì Tự Do dân tộc bết yêu VoViMam võ học...!!!- Huỳnh Mai St.8872
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
· Trả lời · 4 lượt thích · 4 giờ · Đã chỉnh sửa
Bichthuy Ly Con cám ơn chia sẻ của bác Mai Nguyễn Huỳnh. Thời Vovianm trước 1975, con chỉ được biết qua nội con và các bác trong gia đình đã từng học qua bộ môn văn hoá nghệ thuật này, Tất cã đều rất trân trọng tình sư môn trong cùng một môn phái. Nhưng rất tiếc bộ môn tốt dẹp đã đóng góp không ít trong việc giử gìn miền nam VN chống lại cuộc xâm lăng của cộng sản Bắc Việt. Ngày xưa được phổ cập trong các trường trung học ở miền nam VN và trong các hàng ngũ QL.VNCH, Cảnh sát Quốc Gia, Quân cảnh.....Ngày nay VVN bị phân hoá vì cộng sản đã quốc doanh hoá Vovinam trong nước và một số cơ sở ở Hải Ngoại, do đó bản chất nguyên thủy của VoViNam đã biến chất, giống như tình trạng các tôn giáo ở VN. Đó là một vấn đề lớn cần phải giải quyết tận gốc thời hậu cộng sản một cách triệt để và toàn diện, để trả Vovinam về đúng với chổ đứng của nó.
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
·Thu Pham Cháu xin cám ơn Chú Mai Nguyên Huỳnh. Tại Bộ TTM QLVNCH những ngày cưới tháng 4/75 còn có Thiểu Tá Lê Mình, Chiến Đoàn Trưởng Lôi Hổ. Bác Lê Minh ngày trước cùng học khóa Nhảy Dù tại Hoàng Hoa Thám với Ba của cháu.
Kính, Thư
 Bichthuy Ly Bác ui! Người Đại sư huynh Phạm Châu Tài này thiệt là hết ý đó. Ông từng có ý định bắt sống Dương Văn Minh ngay trong sáng ngày 3o.4.1975 trước lúc bàn giao cho VC.. câu chuyện này có rất nhiều chiến sĩ thuộc Liên Đoàn 3 BKND biết, Ông Nguyễn văn Huyền biết, ông Vũ văn Mẩu biết, ông Dương văn Minh biết, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh biết và VC cũng có biết... Việc này 20 năm sau 30.4.1975 vc có
viết trên tờ Tuổi Trẻ.. Con cám ơn những chia sẻ của Bác Mai Nguyễn Huỳnh về Hổ xám Vovinam Phạm Châu Tài.



Thu Pham
Thu Pham Bích Thủy, anh còn giữ tờ báo Tuổi Trẻ đó. Do một người về VN đem qua đọc và cho lại anh.
Thích

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến thăm Chùa Thiên Hưng, Bình Định

(Hoạt động của Nguyên Thủ tướng) - Chùa Thiên Hưng – Bình Định là một trong những ngôi chùa đặc biệt và nổi tiếng bậc nhất Bình Định. Điều đặc biệt không chỉ là về vẻ đẹp kiến trúc tinh tế mà nơi đây hiện đang lưu giữ Ngọc Xá Lợi của Phật.
Không cổ kính, không nằm ở vị trí có hình sông thế núi tuyệt vời nhất nhưng chùa Thiên Hưng trở thành điểm du lịch nổi tiếng ở Bình Định.
Chùa Thiên Hưng được xây dựng gần Đập Đá trên Quốc lộ 1, thuộc phường Nhơn Hưng thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định nhìn ra cánh đồng lúa, xung quanh có hào nước bao bọc.
Đại đức Thích Đồng Ngộ – trụ trì chùa Thiên Hưng là nhà sư trẻ (sinh năm 1977) nhưng rất nổi tiếng am tường phong thủy, tích cực trong công việc hoằng pháp và cung nghinh Xá Lợi Phật từ Myanmar về Việt Nam năm 2013.
Mới đây Chùa Thiên Hưng Bình Định đã hội kiến và đón tiếp Bác NGUYỄN TẤN DŨNG đến thăm. Dưới đây là một số hình ảnh chuyến thăm này.
695568224408618_n
56336987330352708_n
897201718680840_n
12736356249113787_n
769713173250036_n
thienhungmucdongdfgfdg
1009649949_n
vuonhoathienhung
ndbf
1074090713_nMinh Hạnh
Nguồn: http://nguyentandung.org/nguyen-thu-tuong-nguyen-tan-dung-den-tham-chua-thien-hung-binh-dinh.html

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2016

40 NĂM RỒI - ĐẢNG CSVN PHẢI RÚT CHO DÂN HỒI CƯ.

Cpanel
40 năm cướp đoạt Nam VN, Đảng VC phải cút để dân hồi cư. PDF Print E-mail
Written by Editor   
Thursday, 30 April 2015 10:57
40 NĂM RỒI - ĐẢNG CSVN PHẢI RÚT CHO DÂN HỒI CƯ.
* Phạm Trần.
Trong 40 năm cai trị cả nước Việt Nam từ sau ngày 30/04/1975, lần đầu tiên đã có những tiếng nói từ trong lòng chế độ lên án đảng phản bội dân tộc và buôn xương máu các chiến sỹ để được yên thân với Trung Quốc bá quyền.
Những người can đảm lên tiếng không ai khác hơn đã một thời chiến đấu dưới ngọn cờ đảng, từng là đảng viên, lão thành cách mạng và văn nghệ sỹ đã nằm gai nếm mật tại các chiến trường, có người từ thời chống Pháp.
Nhưng tại sao họ đã dứt khóat như thế mà không sợ bị trù dập, bắt tù ? Nhất là lại lên tiếng đúng vào dịp đảng ra sức tuyên truyền và tiêu phí tiền dân để che giấu tội hại nước, phản dân vào dịp kỷ niệm 40 năm ngày được thêu dệt là “Đại thắng mùa Xuân 1975-Giải phóng miền Nam-Thống nhất đất nước” ?
Lý do vì, không riêng số người nổi tiếng này mà hàng triệu người dân trong và ngoài nước đều thấy rằng, sau 40 năm thử nghiệm mớ lý thuyết viển vông “Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh” và làm “Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” giở giăng giở đèn mà Việt Nam vẫn chưa làm nổi con ốc vít thì chế độ này phải bị thay thế, nhất là ngày càng để mất đất, mất biển vào tay láng giềng xấu bụng Trung Quốc.


GIẢI PHÓNG CÁI GÌ ?
Người đầu tiên phải kể là Nhạc sỹ nổi tiếng Tô Hải (tên thật là Tô Đình Hải, sinh ngày 24 tháng 9 năm 1927 tại Hà Nội, quê ở Tiền Hải - Thái Bình.

Ông gia nhập đảng Cộng sản từ năm 1949, tham gia kháng chiến chống Pháp và làm công tác văn nghệ ở Quân khu 4 và nhiều hoạt động văn nghệ và sáng tác theo hướng nhạc dân tộc và lọai nhạc gọi là “cách mạng”.

Tuy nhiên, sau năm 1975 một thời gian, Nhạc sỹ Tô Hải sống ở Sài Gòn đã phủ nhận gia tài sản âm nhạc đồ sộ của mình. Ông gọi chúng là “nhạc nô” rồi ông quyết định bỏ đảng để trở thành một Tín đồ đạo Công giáo ngày 25/5/2014.

Ông từng được suy tôn là “ nhà cách mạng lão thành” và nhận rất nhiều huân chương của Nhà Nước Cộng sản, trong đó có các Huân chương Chiến công hạng Nhì, Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Ba, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất.

Sau khi bỏ đảng, ông trao tập “Hồi ký của một thằng hèn” cho Nhà văn Uyên Thao, Giám đốc Nhà Xuất bản Tủ sách Tiếng Quê Hương ở Falls Church, Virginia (USA), xuất bản. Rất nhiều người đã tìm đọc cuốn hồi ký nổi tiếng của Nhạc sỹ Tô Hải.
Bình luận về tuyên truyền “Giải phóng miền Nam” nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày 30/04/1975, Nhạc sỹ Tô Hải chất vấn trong bài viết ngày 23/04/2015:

-“ Giải phóng gì, hòa hợp gì mà cả triệu con người, đa số là trí thức của đối phương mà ông tướng Trà, trong lúc bốc nhằng lỡ nói với tướng Dương văn Minh rằng thì là: “Người Việt chúng ta không ai thắng thua, chỉ có đế quốc Mỹ là thất bại mà thôi” còn in nóng sốt trên khắp các báo… thì lập tức, ngay sau đó, có lệnh của “kẻ to hơn ông Trà” cho gom tất cả cán binh cao cấp bên thua trận, vào các trại cải tạo nơi thâm sơn cùng cốc để chết dần chết mòn vì… “học tập”, hoặc có sống sót mà về thì cũng chỉ còn là những tấm thân tàn, ma dại nằm chờ chết? (ngay gia đình mình, “gia đình cách mệnh” như lời ông Trần văn Trà tuyên bố hẳn hoi mà cũng có người phải đi học tập đến cả 11 năm vì trót làm… trung tá – luật sư Tòa án Binh).
- Giải phóng gì hòa hợp gì mà nhà cửa, ruộng vườn, xưởng máy, xí nghiệp của bên “được giải phóng” đều rơi vào tay các ông cán bộ sử dụng cho đến tận ngày nay…

- Giải phóng gì, hòa hợp gì mà dân miền Bắc quanh năm xếp hàng kiếm mớ rau, miếng đậu phụ theo tem phiếu, bỗng… “giầu lên” nhờ “nhận họ nhận hàng” từ miền Nam bị Đế Quốc Mỹ kìm kẹp (!) chia xẻ cho cái xe máy, cái tủ lạnh, thậm chí ít “cây vàng” để cơi nới ngôi nhà đã quá sức chứa đến 3,4 thế hệ! Thế mà, chỉ một đêm, có lệnh của bác ĐM (chiến dịch Z 200 hay 500 gì đấy), đều bị “kiểm tra hành chính”, tịch thu tài sản không lý do, lý trấu gì xất!

(Chú thích của người viết bài này: ĐM là Đỗ Mười.
Năm 1977 ông là Phó Thủ tướng kiêm nhiệm Trưởng ban Cải tạo Công thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa, phụ trách vấn đề cải tạo Công thương nghiệp XHCN tại miền Nam)

- Giải phóng gì, hòa hợp gì mà cả nước bỗng trở thành… súc vật ăn bo bo tranh phần của ngựa, lừa, nhưng vẫn phải hô to đảng ta vô cùng sáng suốt!
- Và đặc biệt vô nhị là giải phóng gì mà ba, bốn triệu người đều sợ hãi chạy suốt từ Bắc vô Nam rồi từ Việt Nam đi bất cứ nơi nào trên thế giới, dù thân xác có làm mồi cho cá mập đại dương còn hơn là làm công dân của một chế độ, mà rồi đây con sẽ đấu cha, vợ đấu chồng, đồng chí đấu nhau, thậm chí bắn giết, chôn sống nhau để “đấu tranh này là trận cuối cùng”, để “bao lợi quyền ắt qua tay mình?!
Sau khi tự đặt các câu hỏi như thế, người Nhạc sỹ 88 tuổi có thời gian dài sống chết cho đảng đã gay gắt viết bằng chữ hoa như xiết từng chữ cho mọi người biết rõ thái độ của mình.

Ông viết: “KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC SỰ HÒA HỢP TRONG 90 TRIỆU CON HỒNG CHÁU LẠC, NẾU NHỮNG KẺ CỘNG SẢN GÂY TỘI ÁC KHÔNG BỊ VẠCH TRẦN VÀ BỊ XÓA SỔ VĨNH VIỄN !”

LỪA DỐI VĨ ĐẠI

Người thứ hai, đồng đội của Nhạc sỹ Tô Hải là Nhà văn cựu Đại tá Quân đội Nhân dân Phạm Đình Trọng phát biểu ngày 22/4/2015, ông viết: ”
Suốt 40 năm qua, hệ thống tuyên truyền khổng lồ của đảng CSVN (Cộng sản Việt Nam) cầm quyền đã ngốn quá nhiều tiền thuế của dân, tiền bán tài nguyên đất nước vào việc tự huyễn hoặc mình và lừa dối người dân về ngày 30 tháng tư năm 1975, ngày huy hoàng đại thắng, ngày vẻ vang thống nhất đất nước.
Cuộc chiến tranh mà hệ thống tuyên truyền của nhà nước Việt Nam cộng sản vẫn thần thánh hóa là cuộc chiến tranh “Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, “Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước” thực chất chỉ là cuộc nội chiến tội lỗi, người Việt bắn giết người Việt.”

Nhà văn vào đảng ngày 19/05/1970, đi lính thành sỹ quan để xâm nhập vào chiến trường Tây Nguyên miền Nam. Nhưng ông đã tự ý ra khỏi đảng ngày 20/1/2009, vì theo thư gửi Chi bộ quận Tân Bình (TpHCM), ông nói: “Tôi tự thấy đảng Cộng sản không còn phù hợp với lí tưởng thẩm mĩ và giá trị nhân văn mà tôi theo đuổi, nên tôi tự rút ra khỏi đảng.”

Ông Trọng nói thẳng với cái đảng một thời đã mê hoặc ông rằng: “Ngay từ khi phát động cuộc nội chiến phi nghĩa núp bóng cuộc chiến tranh chính nghĩa “giải phóng miền Nam”, những người cộng sản đã vẽ ra con ngáo ộp “đế quốc Mĩ” hiếu chiến, tham tàn, man rợ hù dọa người dân, đã lôi “đế quốc Mĩ” vào tham chiến để biến cuộc nội chiến thành cuộc thánh chiến….”

Từ nhận thức mới này, Nhà văn vạch trần sự thật : “Nếu cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30. 4. 1975 là “Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước” thì cuộc chiến tranh đó trước hết phải giải phóng người dân miền Nam khỏi sự nô dịch của đế quốc Mĩ như hệ thống tuyên giáo cộng sản vẫn ra rả tuyên truyền, để người dân miền Nam trở về với dân tộc Việt Nam yêu thương. Đất nước thống nhất trước hết phải thống nhất trong tình cảm, ý chí người dân. 40 năm đã qua, sự thống nhất đó vẫn chưa hề có. Cuộc chiến tranh kết thúc ngày 30. 4. 1975 chỉ giải phóng đất đai miền Nam để người thắng cuộc thâu tóm, thống trị cả nước, còn người dân miền Nam vẫn bị người thắng cuộc coi là thù địch. Chỉ là cuộc nội chiến, người Việt Cộng sản làm chiến tranh để tiêu diệt người Việt Cộng hòa. Người Việt Cộng hòa có may mắn thoát chết trong cuộc nội chiến khốc liệt, tàn bạo đó cũng bị loại bỏ khỏi sinh hoạt xã hội, trở thành những người tù không án, bị giam cầm mút mùa không thời hạn trong những nhà tù hà khắc.”

THẤT VỌNG TUYỆT CÙNG      
Nhân chứng thứ ba đã bất mãn với đảng vì bị lừa dối từ khi còn tấm bé theo Cha, một Luật sư liệt sỹ kháng chiến chống Pháp vào bưng là Bà Nghệ sỹ Kim Chi.

Tên đầy đủ của Bà là Nguyễn Thị Kim Chi
sinh ngày 15 tháng 6 năm 1943, tại Rạch Giá (Kiên Giang). Bà theo gia đình tập kết ra Bắc năm 1954 và được học trở thành diễn viên điện ảnh, đạo diễn và biên kịch.

Nghệ sỹ Kim Chi đã lặn lội ở chiến trường miền Nam trong 10 năm cùng đội Văn công Giải phóng và đã đóng nhiều bộ phim chiến tranh và tình cảm nổi tiếng.

Bà cũng là người được báo chí quốc tế chú ý sau khi bà công khai vào năm 2013 từ chối
nạp hồ sơ khen thưởng nghệ sỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Bà cho biết lý do từ chối vì, ông Nguyễn Tấn Dũng “đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân.”

Bà Kim Chi cũng đã tham gia nhiều cuộc xuống đường đòi dân chủ, tự do và ủng hộ dân oan chống cưỡng chế đất đai, đòi bồi thường công bằng. Bà luôn luôn sát cánh trong hàng ngũ trí thức và thanh niên tranh đấu cho quyền tự do báo chí, tự do tư tưởng và chống Trung Quốc xâm lược biển đảo Việt Nam.
Như vậy, khi Bà lên tiếng chỉ trích và tố cáo đảng đã lừa dối nhân dân, phản bội xướng máu của những người Việt đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc chống quân Trung Cộng xâm lược, thì hẳn nhiên không phải là chuyện bình thường.
Bà giãi bầy tâm trạng thất vọng của mình trong bài viết ngày 23/04/2015 vào dịp 40 năm ngày 30/04/1975 : “Mấy năm qua, mỗi lần 30/4 tôi mất hẳn trạng thái cảm giác hạnh phúc, tự hào như những năm trước đây. Tôi buồn vì niềm tin trong tôi hoàn toàn đổ vỡ. Nghĩ lại, nhận rõ và xác thực hơn: Những năm bom đạn ‘đi theo lý tưởng’ thì quả là “lớn rồi mà như ngây thơ”. Tôi cũng như biết bao đồng đội đã ‘ngây thơ’….”
“… Đúng thế, dần dần tôi nhận ra lời tuyên bố hùng hồn của đảng CS ngày ấy nay như không hồn! Những điều nói và làm khác biệt, làm ngược với nói như thế, dân Nam bộ chúng tôi đã đúc rút: “Nói dzậy mà hổng phải dzậy”. Thực tế đời sống chính trị-xã hội đã khác hoàn toàn những điều tôi hằng tâm niệm, một sự giả dối mà họ không dễ tự nhận biết, không dễ sám hối!...”
Rồi Bà kể ra tội lỗi của đảng: “Trong cương lĩnh đảng CSVN tuyên bố “người cày có ruộng”. Vì lẽ đó nên con em nông dân đi lính đông nhất khi đất nước có chiến tranh. Ở nông thôn miền Bắc VN đóng góp quá nhiều máu xương cho những cuộc chiến. Vậy mà cho đến hôm nay có rất nhiều gia đình vẫn đói nghèo vì bị cướp đất cho những dự án. Có còn xứ sở nào nhiều dân oan như ở VN không ? Hiến pháp VN không công nhận quyền tư hữu ruộng đất là cố tình để những nhóm lợi ích tước đoạt ruộng đất của nông dân….”

Đối với hành động lấn đất, chiếm biển Việt Nam của Trung Quốc, Bà gay gắt lên án: “Lãnh đạo VN sợ Trung Quốc đến nỗi cho đục bỏ cả tên tuổi của các chiến sĩ khắc trên bia đá ở biên giới. Tàn nhẫn hơn là mỗi lần anh em chúng tôi tố chức những cuộc tưởng niệm các chiến sĩ đã hi sinh ở Gạc Ma, ở Hoàng Sa, ở biên giới đều bị đám côn đồ và dư luận viên quấy phá, chửi bới tục tỉu. Mọi người đều thừa biết nếu không có đảng và công an đứng phía sau, thì bố bảo bọn giặc ấy cũng không dám láo xược như thế.”
Vì vậy, đối với Nghệ sỹ người miền Nam như Kim Chi thì : “Đã 40 năm “ giải phóng miền Nam” nhưng với người miền Nam thì từ “giải phóng” đầy mỉa mai. Miền Nam trước đây được biệt danh là “hòn ngọc viễn đông”. Nhưng “ giải phóng” vô thì họ mất nhà cửa, tiền bạc. Rồi chồng con bị tù đầy… Mất tất cả nên hàng triệu người miền Nam buộc phải trở thành thuyền nhân. Đã hàng ngàn người chết trôi, làm mồi cho cá mập. Những kẻ chiến thắng đã cư xử với người thua cuộc tàn bạo một cách tiểu nhân. Khi nhân ra được sự tồi tệ này tôi thấy vô cùng đau đớn.”
Bà nói thẳng vào mặt lãnh đạo: “Với tôi bây giờ 30/4 không phải là giải phóng miền Nam. Miền Nam trước đây là mơ ước của Thái Lan, của Singapore. Vậy mà bây giờ VN ta tụt sau họ hằng thế kỉ. Miền Nam là vựa lúa xuất khẩu đi các nước. Vậy mà sau 30/4 một thời gian thì các nhà lãnh đạo đã khiến cho cả nước phải ăn độn khoai, sắn, ngô. Cảnh cấm chợ ngăn sông ngày ấy đã dẫn tới cảnh thiếu từng con khô, chai nước mắm…
Bây giờ mỗi lần 30/4, tâm trạng tôi rất đau đớn, vì niềm tin vào đảng CSVN và chế độ XHCN hoàn toàn đổ vỡ. Nỗi đau buồn không diễn tả được bằng lời.”


Nghệ sỹ nổi tiếng Kim Chi không ngại nhìn nhận Bà và những đồng đội người miền Nam của Bà đã “ngây thơ” nên bây giờ Bà mới đau buồn như thế.
Nhưng đâu phải chỉ có một mình Bà buồn mà nỗi buồn, nỗi oan khiên do người Cộng sản gây ra đã đổ lên đầu đại đa số trên 90 triệu dân, ngọai trừ những kẻ có chức có quyền và các nhóm lợi ích đang không ngừng tự mãn hưởng thụ trên xương máu của cả dân tộc.

Hãy nghe Đạo diễn điện ảnh Song Chi, người đã rời Việt Nam sống tị nạn chính trị ở Đan Mạch lên án: “Mỗi lần 30 tháng Tư về là một dịp để nhà cầm quyền tìm mọi cách nhắc nhở với người dân những “chiến công” lẫy lừng đánh cho Mỹ cút ngụy nhào, thống nhất đất nước của đảng cộng sản. Khi thực tế VN hôm nay về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, chất lượng sống của người dân… đều tụt hậu quá xa ngay cả so với các nước trong khu vực, chứng tỏ sự thất bại không thể bào chữa, đổ thừa bằng bất cứ lý do nào của đảng cộng sản trong 40 năm cầm quyền sau chiến tranh, thì họ càng phải bám vào “những chiến thắng, chiến công” trong quá khứ để tiếp tục lừa dối người dân về tính chính danh, vai trỏ không thể thay thế của đảng cộng sản.”

Bà giãi bầy tâm tư trên trang báo điện tử của Đài Á Châu Tự Do (Radio Free ASIA, RFA) ngày 21/04/2015: “Ngày càng nhiều những thành phần khác trong xã hội, từ thái độ bàng quan về chính trị, không nghĩ ngợi nhiều về cái ngày 30 tháng Tư hàng năm, thậm chí vui mừng, kiêu hãnh ban đầu do được tuyên truyền, đã dần dần mất vui, cay đắng, chua xót, thậm chí ân hận.

Họ là những người đã từng tham gia vào cuộc chiến tranh đánh lại Mỹ và miền Nam ruột thịt, đã góp phần tạo dựng nên cái chế độ này. Và khi thông tin đa chiều cũng như thực tế xã hội giúp họ thức tỉnh, để nhận ra mình bi lừa, dân tộc này bị lừa, con đường đi của đất nước dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản đã hoàn toàn sai lầm ngay từ đầu cho đến tận bây giờ, không chỉ đã gây ra những hậu quả khủng khiếp cho đất nước, dân tộc mà còn đẩy VN bị lệ thuộc nặng nề về mọi mặt vào Trung Cộng.”

TRIỆT HẠ DÂN MÌNH

 

Trong khi đó, Nhà văn Võ Thị Hảo, 59 tuổi (Bà sinh năm 1956
tại Diễn Châu - Nghệ An), một người trực tính, ưa nói thẳng vào mặt chẳng sợ hãi gì, đã viết trên BBC (Tiếng Việt) ngày 28/04/2015 : “Sau bốn mươi năm, lòng người vẫn ly tán. Việt Nam vẫn ngửa tay hân hoan đón dòng tiền kiều hối bất kể nó chảy về từ nguồn nào, nhưng vẫn kỳ thị và sẵn sàng trừng trị những kiều bào và công dân bất đồng chính kiến, gán cho họ hai tội "diễn biến hòa bình" và "phản động".

Cùng tiến theo mức độ tham nhũng, mức độ vi phạm tự do và nhân quyền, với nạn công an giết dân ngay tại trụ sở công quyền ngày càng tăng, là những cuộc đại lễ kỷ niệm 30/4 thêm khoa trương tốn kém.”

Rồi Bà hỏi mọi người : “Là người Việt Nam có lương tâm, lẽ nào không biết đến nước mắt và máu của đồng bào mình trên một nửa trái tim Việt đã đổ, đã chảy thành sông, đã pha đỏ ngầu nước biển trên con đường đi tị nạn của họ sau ngày 30/4/1975 để tìm tới tự do.

Làm sao có thể không xót xa, không tưởng nhớ, không thắp một nén nhang, một lời nói công tâm cho khoảng 250 ngàn đồng bào mình đã chết oan khốc trên biển? Có ai đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấu hiều dù chỉ một phần ngàn những khốn khổ của họ?”

Ngày 30/4/1975 đối với người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là ngày đánh dấu của điều thêu dệt là "Thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước là thắng lợi của đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng", nhưng Nhà văn Võ Thị Hảo đã có cái nhìn khác.

Bà nói: “Tháng tư đen", "Ngày quốc hận", "Ngày Sài Gòn thất thủ", và mới nhất: "Ngày Hành trình tới Tự do" là tên gọi đối chọi nước lửa với cái tên "Ngày giải phóng miền Nam" của nhà cầm quyền Việt Nam luôn tự hào vỗ ngực.”

Tên gọi “Ngày Hành trình tới Tự do" được Quốc hội Canada chấp thuận lúc 19 giờ 15 ngày 22/04/2015 (giờ Ottawa) ghi trong Luật S-129, xác nhận “trong khắp đất nước Canada, trong mỗi năm, ngày thứ ba mươi của tháng tư được gọi là "Ngày hành trình đến Tự do" (Journey to Freedom Day).
Luật này thành công nhờ công lao của Nghị sỹ gốc Việt Ngô Thanh Hải, có mục đích xác nhận hàng trăm ngàn người Việt Nam đã bỏ nước ra đi sau ngày quân Cộng sản vào Sài Gòn ngày 30/04/1975.
Luật S-129 cũng ghi nhận việc Chính phủ Canada đã cứu 600.000 thuyền nhân, trong số 300.000 người đang sống ở Canada. Đồng thời cũng nhằm để tưởng nhớ đến 250 ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên biển Đông hoặc là bị cướp, bị bão trên đường tìm tự do.

Vì vậy, Nhà văn Võ Thị Hảo mới hỏi mọi người Việt Nam : “
Chúng ta đã làm gì khi hai triệu đồng bào mình, chỉ vì khác chính kiến, là cánh bèo trôi dạt của những thể chế chính trị, mà không còn đường sống, phải tất tưởi đứt ngàn khúc ruột, bỏ lại đằng sau tất cả những gì đời người chắt chiu và hang ổ ẩn náu cuối cùng phó thác mình cho sóng dữ ?”

Rồi để trả lời cho luận điệu chối tội “không làm gì có tằm máu” sau ngày 30/04/1975, Bà viết : “Có thực sự không có tắm máu không? Máu của khoảng 250 ngàn người bỏ mạng trên biển, dù bị nước biển pha loãng nhưng cũng đủ nhuộm màu.

Sóng biển vỗ qua xương thịt của những thuyền nhân Việt Nam, từ đó biển ấy không bao giờ như cũ. Nước ấy pha máu xương người Việt trên con đường chạy trốn khỏi sự bạo tàn của chính quyền cộng sản Việt Nam. Chính quyền này nhân danh đấu tranh giai cấp và hệ tư tưởng để triệt hạ người dân của chính nước Việt.

Có đủ để phủ nhận không tắm máu sau 30/4/1975? Nếu tính những dòng máu của đồng bào Việt Nam đang rỉ rả chảy, kể cả những người bị chính quyền cộng sản Việt Nam bắt đi tù và bị chết trong tù bởi chế độ nhà tù tàn bạo và thiếu thốn?”

Cuối cùng Nhà văn nói dõng dạc: “Người Việt Nam sẽ tự động hòa hợp ngay sau khi Việt Nam giải thể chính quyền độc tài cộng sản, và thay vào đó bằng một chính thể dân chủ đa nguyên, tôn trọng tự do và nhân quyền.”

NỖI ĐAU NÀO LỚN ?

Người thứ 6, bất chấp hiểm nguy bị bắt lại đã cất cao tiếng nói lên án đảng CSVN đến từ nguyên Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, 47 tuôi (ông sinh ngày 02/11/1968). Ông từng làm việc gần 10 năm cho Tạp chí Cộng sản, cơ quan lý luận chính trị của đảng CSVN.

Theo Bách khoa Tòan thư (mở) thì : “Ngày 02/9/2000, Ông làm đơn xin thành lập đảng Tự do - Dân chủ, đồng thời cũng làm đơn xin nghỉ việc tại Tạp chí Công Sản. Tháng 01/2001 Ông bị Tạp chí Cộng Sản buộc thôi việc. Sau đó, Ông cùng với 16 người khác đã viết một thư mở đến chính quyền kêu gọi cải cách chính trị và trả tự do cho các tù nhân chính trị. Ông cũng ủng hộ việc thành lập "Hội nhân dân giúp Đảng và Nhà nước chống tham nhũng" và trở thành thành viên sáng lập của Câu lạc bộ dân chủ cho Việt Nam.

Ông bị bắt và bị “Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội vào ngày 31 tháng 12 năm 2003, tuyên án 7 năm tù giam và 3 năm quản thúc tại gia vì tội làm gián điệp.

Ông kháng án nhưng “ngày 5 tháng 5 năm 2004, tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội vẫn quyết định giữ nguyên bản án. Tại cuối phiên kháng án thất bại của mình, Nguyễn Vũ Bình tuyên bố: "Đối với tôi, tự do hay là chết",

Các tổ chức quốc tế như Ký giả Không Biên giới , Quan sát Nhân quyền , Uỷ ban Bảo vệ Các nhà báo, World Association of Newspapers , và Diễn đàn Biên tập viên Thế giới, đại diện 18.000 tờ báo trên 100 quốc gia và Chính phủ Hoa Kỳ đã đồng loạt lên án phiên xử.

Vào ngày 9 tháng 6 năm 2007, ông được nhà cầm quyền thả tự do từ nhà tù Ba Sao ở tỉnh Nam Hà.

Với thất bại của chính bản thân không được nói tự do và hoạt động dân chủ như đảng tuyên truyền, ông Nguyễn Vũ Bình đã nhìn ra sự thật của điều được gọi là “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” của ngày 30/04/1975 như thế này:
Người ta đã nói nhiều tới nỗi đau của người dân miền Nam sau biến cố 30/4/1975 này, và đó là những sự thật hiển nhiên. Một quốc gia (Việt Nam Cộng Hòa), với chính nghĩa sáng ngời, tinh thần nhân bản đã bị cưỡng chiếm một cách đau đớn, tức tưởi. Từ sự kiện này, hàng triệu quân, dân, cán, chính của Việt Nam Cộng Hòa đã phải vào các trại cải tạo, lao tù. Hàng chục vạn người đã phải bỏ nước ra đi, vượt biên vì không thể sống nổi trên quê hương. Hàng chục ngàn người đã nằm trong bụng cá và dưới đáy biển sâu… đó là số phận, là nỗi đau của bên thua cuộc.”
Ông Bình nói tiếp không ngại ngùng : “Tuy nhiên, ngoại trừ sự thất bại của cuộc chiến tranh (có nguyên nhân quan trọng từ việc đồng minh Mỹ bỏ rơi) mà người dân miền Nam ít nhiều có trách nhiệm, thì những nỗi đau khác, sự thống khổ, bi ai của người dân miền Nam là kết quả của những chính sách thâm độc, hiểm ác và tàn bạo của chế độ cộng sản.”

Như vậy, thực tế ngày nay Việt Nam sau 40 năm đảng thống trị cả nước, có tốt đẹp hơn ngàn lần hơn như giấc mơ của ông Hồ Chí Minh ?
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình trả lời : “ Sau 30/4/75, đất nước sạch bóng quân thù, cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội… một sự vỡ mộng, bẽ bàng khủng khiếp từ từ xâm lấn tâm hồn bên thắng cuộc. Với độ lùi 40 năm sau ngày 30/4 đó, tất cả đã hiển hiện, bức tranh toàn cảnh của Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình của đảng cộng sản: Sự toàn vẹn lãnh thổ không còn, đất đai, hải đảo, lãnh hải bị mất và xâm phạm nghiêm trọng; nợ gấp đôi GDP (Gross Domestic Product, tổng sản lượng quốc gia)và không có khả năng thanh toán; đạo đức, nền tảng xã hội bị băng hoại và phá hủy hoàn toàn; sự dồn nén cùng cực của tất cả mọi tầng lớp nhân dân… đây phải chăng là kết quả của niềm vui chiến thắng?”

Trước sự thật phũ phàng như thế, ông Bình đặt nghi vấn : “Còn nỗi đau nào lớn hơn khi ngay từ những năm 14-15 tuổi làm liên lạc viên cho Việt Minh, cả cuộc đời cống hiến, lên tới chức vụ trưởng, thứ trưởng, bộ trưởng… khi đã về hưu, khi sự thật được phơi bày mới biết rằng mình đã bị lừa, những điều mình làm không hề đem lại điều tốt đẹp cho nhân dân, đất nước mà còn góp phần gây ra thảm họa cho dân tộc, cho nhân dân, cho đất nước.
Vậy thì, nỗi đau nào lớn hơn?”
Tất nhiên không có sự hành hạ thể xác nào, dù có trăm cay nghìn đắng, cũng không bằng một chiếc kim xuyên thấu tâm gan gỉa dối của chính bản thân người cán bộ vì đã nhân danh “giải phóng” để lường gạt Tổ quốc và đồng bào mình trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Hàng chục ngàn dân đã bỏ vùng Việt Minh kiểm soát ở miền Bắc hồi cư về thành phố trước năm 1954. Trên 1 triệu người miền Bắc đã bỏ mồ mả cha ông để di cư vào miền Nam (Việt Nam Cộng hòa sau này) sau Hiệp định Geneve chia đôi Việt Nam ngày 20/07/1954.
Và đến khi quân Cộng sản vào Sài Gòn ngày 30/04/1975 cho đến thập niên 1980, trên 2 triệu người miền Nam đã phải chạy trốn Cộng sản ra nước ngoài, dù phải đổi mạng sống để được tự do.
Trong đợt bỏ nước ra đi lần này, ít nhất cũng đã có khỏang 250.000 người Việt Nam được gọi là “thuyền nhân” bỏ mình trên biển cả, trong số họ có cả những xác Phụ nữ bị hải tặc hãm hiếp.
Vậy ai đã gây ra thảm cảnh này cho dân tộc, nếu không phải là người Cộng sản đã gây ra cuộc nội chiến và xâm lăng Việt Nam Cộng hòa dưới chiêu bài “giải phóng” ?
Nhưng người Việt Nam đâu đã hết bỏ nước ra đi, tại sao ?
Hãy nghe Nhà Trí thức dân chủ Vũ Cao Đàm báo động trên mạng báo Bauxite Việt Nam ngày 22/04/2015 : “Trên thực tế, có lẽ các nhà lãnh đạo cũng phải suy nghĩ, vì sao dân lại cứ thích bỏ đi mãi thế. Mà dân bỏ chỉ theo một dòng muốn thoát khỏi thể chế cộng sản. Không thấy có dòng ngược lại?
Trong số những người dân bỏ nước ra đi không chỉ có quân cán chính và công dân Việt Nam Cộng hòa, mà cả những người là công dân của chế độ xã hội chủ nghĩa, không chỉ có các doanh gia, mà có cả dân thường, có cả con em các tướng tá và quan chức cao cấp của chế độ.
Chẳng lẽ dân “thoái hóa” hết rồi sao?
Chẳng lẽ các tướng tá và quan chức cao cấp của chế độ cùng con cái của họ cũng “thoái hóa” hết rồi sao?
Chẳng lẽ, trừ mấy ông bà giáo sư tiến sĩ trong Hội đồng Lý luận Trung ương, còn lại, dân Việt Nam ngu đến mức không thấy được chủ nghĩa cộng sản là “đỉnh cao trí tuệ” và “thiên đường của nhân loại” hay sao?
Câu hỏi mỉa mai của ông Vũ Cao Đàm không phải là chuyện nhỏ mà là tiếng chuông báo động số phận đảng sắp đến hồi cáo chung.
Vì vậy, muốn con dân nước Việt ở nước ngoài trở về xây dựng quê hương; muốn người dân trong nước đòan kết cùng nhau xóa bỏ hận thù không do mình gây ra; và để bảo vệ giống nòi, giữ vững giang sơn gấm vóc khỏi hiểm họa Trung Quốc xâm lược, chỉ có giải pháp duy nhất là: Đảng phải rút cho dân hồi cư. -/-
Phạm Trần (30/04/2015)
Nguồn:
 http://www.saigonhdradio.com/index.php?option=com_content&view=article&id=1818:40-nm-cp-ot-nam-vn-ng-vc-phi-cut-dan-hi-c&catid=89:xa-lun&Itemid=121