Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Phụ nữ VN bị đánh lừa về ý nghĩa ngày 8 tháng 3


Phụ nữ Việt Nam bị đánh lừa về ý nghĩa ngày 8 tháng 3

Đăng ngày: 08.03.2015
VRNs (08.03.2015) – Sài Gòn – Theo dòng lịch sử, ngày 08.03 là ngày phụ nữ xuống đường biểu tình, diễn hành, đấu tranh cho quyền lợi nữ công nhân, quyền trẻ em, quyền sống của phụ nữ, quyền bình đẳng chính trị… Các hoạt động này diễn ra trước tiên ở Mỹ và Âu châu. Nhờ kiên trì, những mục tiêu đấu tranh của phụ nữ ở các nước này đã thu được kết quả rõ ràng. Có thể vì mục tiêu đã hoàn thành, nên tại Mỹ và các nước Tây Âu hiện nay không còn mừng ngày Quốc tế phụ nữ nữa.

Trong khi đó, thế giới cộng sản chủ động thành lập ngày Quốc tế phụ nữ này, nhưng các quyền của phụ nữ vẫn không được tôn trọng. Tuy vậy, phụ nữ ở các nước cộng sản không hề tự mình biểu tình đòi quyền, mà chỉ tham gia các cuộc meeting do đảng cộng sản cho phép tổ chức.

Ở các nước cộng sản, nhà cầm quyền khôn khéo, đánh lừa phụ nữ bằng cách khuyến khích tổ chức lễ hội tưng bừng. Những người đàn ông cũng tranh thủ ru ngủ phụ nữ bằng quà cáp. Do vậy phụ nữ ở các nước cộng sản chỉ còn mong đến ngày 8 tháng 3 để được đi shopping, đi dự lễ hội, ăn uống mà quên đi ý nghĩa thật của ngày đó.

Tại Việt Nam có rất nhiều phụ nữ đang bị đối xử bất công từ cánh đồng lúa ở nông thôn đến các nhà máy dệt may ở thành thị. Các nhà tù ở Việt Nam đang giam giữ nhiều phụ nữ vô tội, xét theo các Công ước quốc tế và Hiến pháp Việt Nam. Ở Việt Nam đến hôm nay vẫn trọng nam khinh nữ.

Xuyến Dân An cho biết: “Thống kê cho biết trên thế giới này, phụ nữ nghèo ở các nước chậm phát triển trong đó có Việt Nam, thường phải sống trong: nghèo túng, nạn nhân của bạo hành gia đình và trầm cảm. Ngày 8 tháng 3 nhắc đến trách nhiệm nâng cao nhân phẩm và phẩm chất sống của những người mẹ, người chị, người em đã và đang sống bằng hết trái tim mình để lo cho người khác…”

Ông Trần Bang nêu suy nghĩ: “Có bình đẳng Nam-Nữ không? khi chưa có bình đẳng công dân, khi nói đến Nhân quyền (quyền con người) thì bị coi là “phản động”, khi còn chế độ phân biệt lý lịch “ngụy”- “ta”, khi còn chế độ sỹ quan công an lấy vợ Công Giáo thì phải nghỉ việc, khi muốn làm việc công cộng (hay chính trị) như tham gia đảm nhiệm các chức vụ Nhà nước, các chức vụ trong Chính quyền các cấp thì phải vào đảng cộng sản…”

Những phụ nữ tự do và thông minh, không bị cộng sản lừa của Việt Nam đâu hết rồi? #tinvui


—-

Một chút lịch sử (theo Wikipedia)
- Tại Thành phố New York (Mỹ), ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt (nam và nữ) biểu tình chống lại những điều kiện làm việc khắc nghiệt: 12 giờ làm việc một ngày (đấu tranh bảo vệ quyền lợi công nhân)
- Hai năm sau (1859), cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên để bảo vệ và giành một số quyền lợi (đấu tranh bảo vệ quyền lợi nữ công nhân).
- 50 năm sau, ngày 8 tháng 3 năm 1908, có 15.000 phụ nữ diễn hành trên các đường phố New York để đòi được giảm giờ làm việc, lương cao hơn và hủy bỏ việc nhận trẻ em vào làm tại các nhà máy. Khẩu hiệu của họ là “Bánh mì và Hoa hồng” (Bread and Roses). Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28 tháng 2 năm 1909 (đấu tranh bảo vệ quyền lợi nữ công nhân và quyền trẻ em).
- Trong Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ II (Quốc tế cộng sản) tổ chức ngày 8 tháng 3 năm 1910, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ. Chủ tịch là Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới. Hội nghị đã chọn ngày 8 tháng 3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ (hệ thống cộng sản thế giới chọn làm ngày QTPN).
- Năm 1911, ngày Quốc tế Phụ nữ được đánh dấu cho lần đầu tiên (19 tháng 3) ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ, đã được hơn một triệu người tham gia diễn hành (Âu châu chọn 1 ngày trong tháng 3, không phải 8.3).
- Năm 1912, có 14.000 công nhân hãng dệt đình công và la lớn “Better to starve fighting than starve working – Chết đói vì chiến đấu hơn là chết đói vì làm việc”. Nữ công nhân nghỉ việc 3 tháng (phụ nữ đình công đòi ưu đãi).
- Ngày 8 tháng 3 năm 1914: Phụ nữ Đức đòi quyền bầu cử nhưng đến ngày 12 tháng 10 năm 1918 mới được chấp thuận (Phụ nữ đòi quyền bình đẳng chính trị).
- Ngày 23 tháng 2 năm 1917 theo lịch Nga, nhằm ngày 8 tháng 3 dương lịch, với 2 triệu binh lính Nga đã chết trong chiến tranh các phụ nữ Nga đã ra đường biểu tình đình công, đòi bánh mì và đòi trả chồng con họ trở về từ chiến trận. Cuộc đình công này đã khiến hoàng đế Nikolai II phải thoái vị và góp phần rất lớn vào cuộc Cách mạng Tháng Mười ở Nga (phụ nữ kêu oan cho chồng con và góp phần lật đổ chế độ).
- Từ năm 1950 tại Việt Nam, vào ngày mùng 6 tháng hai âm lịch mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn, và sau đó đã dùng ngày lễ này làm ngày Phụ nữ (ngày Hai Bà Trưng đánh quân xâm lược Hoa Lục là ngày phụ nữ VN).
- Năm 1977, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới.

Theo Facebook Tin Vui

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33055

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Nga cáo buộc Mỹ âm mưu lật đổ Tổng thống Putin

Nga cáo buộc Mỹ âm mưu lật đổ Tổng thống Putin
Dân trí - Thư ký Hội đồng An ninh Nga cáo buộc Mỹ đang âm mưu lật đổ Tổng thống Nga Vladimir Putin thông qua bơm tiền cho các nhóm đối lập và khuyến khích các cuộc biểu tình. Tuyên bố này được đưa ra một tuần sau vụ ám sát một lãnh đạo đối lập ngay gần điện Kremlin.


Tổng thống Putin (phải) đã tuyên bố sẽ tìm ra bằng được thủ phạm giết hại ông Nemtsov (trái). (Ảnh: AP)
Báo Bloomberg hôm qua 5/3 dẫn lời Thư ký Hội đồng An ninh Nga Nikolai Patrushev cáo buộc Mỹ đang bơm tiền cho các nhóm chính trị đối lập ở Nga dưới chiêu bài thúc đẩy xã hội dân sự, giống như trong “các cuộc cách mạng màu” tại các nước thuộc Liên Xô cũ và thế giới Ả Rập.
Cùng lúc, Washington cũng đang sử dụng các lệnh trừng phạt Nga với cái cớ Nga có liên quan đến cuộc xung đột ở miền đông Ukraine nhằm gây khó khăn kinh tế và kích động tâm lý bất mãn trong lòng xã hội Nga, ông Patrushev, người từng lãnh đạo Cơ quan An ninh liên bang Nga từ năm 1999-2008, nhận định.
Sau khi chính trị gia đối lập Boris Nemtsov bị bắn chết, vụ việc mà điện Kremlin mô tả là “hành động khiêu khích” nhằm hạ bệ Tổng thống Vladimir Putin, một số cuộc tuần hành đã diễn ra tại Nga. Những sự kiện này đang khiến điện Kremlin lo ngại bởi bên cạnh ý nghĩa tưởng niệm vị lãnh đạo đã khuất, chúng đe dọa tạo ra những nguy cơ lớn về an ninh, chính trị.
Hôm 1/3, hơn 50.000 người đã tập hợp tại trung tâm thủ đô Mátxcơva để tưởng niệm cựu Phó thủ tướng Boris Nemtsov trong lần xuống đường lớn nhất ở nước Nga kể từ khi ông Putin chuẩn bị quay trở lại làm tổng thống nhiệm kỳ thứ ba trong giai đoạn 2011-2012.
Tổng thống Putin mới đây đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt những vụ ám sát chính trị “đáng hổ thẹn” tại Nga. Vị lãnh đạo nước Nga cũng tuyên bố sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo những kẻ giết người được mang ra xét xử trước công lý. Ông nhấn mạnh án phạt nghiêm khắc nhất sẽ được dành cho hung thủ gây ra những vụ việc có tính chất nghiêm trọng như vậy.

“Rõ ràng Nhà Trắng đang trông chờ việc mức sống của người Nga giảm mạnh và những cuộc biểu tình quy mô lớn nổ ra”, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Patrushev hôm qua 5/3 nói thêm và nhấn mạnh nước Nga sẽ chống lại những áp lực này nhờ khả năng phục hồi cùng kinh nghiệm hàng chục năm trong việc “chống lại những cuộc cách mạng màu”.

Trước cáo buộc của Nga, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố Tổng thống Putin và chính phủ của ông đã "diễn giải sai" nhiều điều Washington đang và cố gắng làm. Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nói: “Chúng tôi không can dự vào những cuộc cách mạng màu như ông ấy khẳng định”.
Ngoài ra, phát ngôn viên Đại sứ quán Mỹ tại Mátxcơva Will Stevens cho rằng mục đích áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm tìm cách thay đổi chính sách của Nga, chứ không phải thay đổi chính phủ nước này như phía Mátxcơva cáo buộc.
Thoa Phạm
Theo Bloomberg
Reply With Quote
  #2  
Chưa đọc hôm qua, 10:32 AM
Tướng 1 sao
 
Ngày Gia Nhập: Nov 2013
Số Bài: 204
Thanks: 12
Được cảm ơn 71 lần trong 55 bài
Default

Quote:
Trích dẫn từ bài viết của XuanNam Xem Bài
Tổng thống Putin mới đây đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt những vụ ám sát chính trị “đáng hổ thẹn” tại Nga. Vị lãnh đạo nước Nga cũng tuyên bố sẽ làm mọi thứ có thể để đảm bảo những kẻ giết người được mang ra xét xử trước công lý. Ông nhấn mạnh án phạt nghiêm khắc nhất sẽ được dành cho hung thủ gây ra những vụ việc có tính chất nghiêm trọng như vậy.

“Rõ ràng Nhà Trắng đang trông chờ việc mức sống của người Nga giảm mạnh và những cuộc biểu tình quy mô lớn nổ ra”, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Patrushev hôm qua 5/3 nói thêm và nhấn mạnh nước Nga sẽ chống lại những áp lực này nhờ khả năng phục hồi cùng kinh nghiệm hàng chục năm trong việc “chống lại những cuộc cách mạng màu”.
Phản ứng của Putin không khác gì của 3X ở VN trong vụ lợi dụng xác chết Nguyễn Bá Thanh, mượn công cụ Chân Dung Quyền Lưc mà bắn phá đối phương. Luận điệu của kẻ "ngậm máu phun người"
Người cộng sản đầy thủ đoạn, đáng ghê tởm thật
Reply With Quote
The Following User Says Thank You to Quan Ho For This Useful Post:
việtdươngnhân (hôm qua)
  #3  
Chưa đọc hôm qua, 10:24 PM
Sĩ quan cấp tá
 
Ngày Gia Nhập: Mar 2011
Số Bài: 89
Thanks: 65
Được cảm ơn 90 lần trong 53 bài
Default Ai trồng khoai đất này ?

Quote:
Trích dẫn từ bài viết của Quan Ho Xem Bài
Phản ứng của Putin không khác gì của 3X ở VN trong vụ lợi dụng xác chết Nguyễn Bá Thanh, mượn công cụ Chân Dung Quyền Lưc mà bắn phá đối phương. Luận điệu của kẻ "ngậm máu phun người"
Người cộng sản đầy thủ đoạn, đáng ghê tởm thật
Không ai hiểu CS bằng những người đã sống dưới chế độ CS, hay biết CS, ai dám trồng khoai xứ này , khi một xe không mang bảng số chạy ngang vùng cấm Điện Cẩm Linh nơi mà có hàng trăm camera đang quay ( nhưng lúc Nemtsov bị bắn thì không có camera nào quay đươc !) cái tàn bạo nhất là giết người rồi kết tội cho kẻ khác .

Dầu Putin không trực tiếp ra lệnh giết Nemtsov, nhưng chuyện xảy ra chính là do ông Putin gây ra , tức tạo một không khí thù hằn thô bạo tuyên truyền để có sự thù hằn ông Nemtsov , trước khi bị giết , ông Nemtsov đã tấn công Putin dữ dội và bà Mẹ của ông phải can ngăn ông là : " Putin sẽ giết con mất !" . Chưa hết đài truyền hình của ông Putin sẽ dự định trình chiếu một cuốn phim nhục mạ ông Nemtsov là ông nhận tiền Tây Phương để làm cách mạng chống ông Putin .

Người CS chỉ học có một sách là dùng vũ khí , dùng quyền lực để giết kẻ khác . Như vụ giết giáo sư Nguyễn văn Bông ở Saigon trước năm 1975 chẳng hạn .

Ông Putin là trùm mật vụ KGB thời CS Nga, bây giờ thì ông nắm mật vụ cả xứ Nga, mà ông điều tra không ra thì quá là dở , thua Pháp , thua cả Đan Mạch khi khủng bố giết người tháo chạy nơi mà không có sự canh gác cẩn mật mà nhân viên công lực vẫn tìm ra tức thì không phải đợi ngày hôm sau .
Dấu đầu lòi đuôi .
Sự thật sờ sờ ra đó nói quanh thì cũng chỉ bao nhiêu đó mà thôi !
Reply With Quote
  #4  
Chưa đọc hôm qua, 10:54 PM
Tướng 4 sao
 
Ngày Gia Nhập: Dec 2010
Số Bài: 1,179
Thanks: 19
Được cảm ơn 356 lần trong 267 bài
Default

NATO: Binh lính Nga tử vong ‘số lượng lớn’ ở đông Ukraine

Thứ bảy, 2015-03-07 - Nguồn: Internet
BizLIVE - Binh lính Nga đang thiệt mạng với "số lượng lớn" trong khi chiến đấu ...


Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow nói một nước Nga giận dữ với quan điểm xét lại, phá vỡ những quy tắc quốc tế và tiếp tục gây bất ổn cho Ukraine và đe dọa các nước láng giềng là một trong những mối đe dọa và thách thức mới. Ảnh AP

Phó Tổng thư ký NATO Alexander Vershbow cho biết trong một bài phát biểu tại một hội nghị ở Riga, Latvia.
Ông cũng nói "một nước Nga giận dữ với quan điểm xét lại, phá vỡ những quy tắc quốc tế" và tiếp tục gây bất ổn cho Ukraine và đe dọa các nước láng giềng là một trong những "mối đe dọa và thách thức mới" mà liên minh quân sự phương Tây và Liên minh châu Âu phải đối mặt.
Bài phát biểu của ông Vershbow diễn ra một ngày sau khi Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách châu Âu và Âu Á Victoria Nuland nói trước một ủy ban Quốc hội của Mỹ rằng Nga đã gửi "hàng ngàn" binh sĩ và hàng trăm thiết bị quân sự vào miền đông Ukraine.
Tư lệnh Lục quân Mỹ ở châu Âu, Trung tướng Ben Hodges, trong tuần này nói rằng khoảng 12.000 binh sĩ Nga đang yểm trợ lực lượng ly khai ở miền đông Ukraine.
Các quan chức Nga đã bác bỏ những con số ước tính đưa ra hôm thứ Năm. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexander Lukashevich nói những con số này là do Mỹ "nói bừa" và có thể "làm nản lòng và đánh lạc hướng cộng đồng quốc tế."
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Anatoly Antonov trực tiếp đáp lại cáo buộc nói Nga có 12.000 binh lính ở miền đông Ukraine: "Nhưng sao lại là 12.000? Sao không phải là 20.000, 25.000? Sao họ nghĩ ra con số nhỏ vậy?"
Trong bài phát biểu hôm thứ Năm, ông Vershbow cho biết mục tiêu của Tổng thống Nga Vladimir Putin "dường như là biến Ukraine thành một quốc gia thất bại và để trấn áp và làm mất uy tín những tiếng nói khác ở Nga nhằm ngăn ngừa một Maidan của Nga."
Maidan là phong trào biểu tình phản đối ở Ukraine đã hạ bệ cựu tổng thống Ukraine thân Nga Viktor Yanukovych.
Phó tổng thư ký NATO nói NATO và Liên minh châu Âu cần tăng cường hợp tác trong việc hỗ trợ "những đối tác như Ukraine, Gruzia, và Moldova," cùng những nước khác.
Ông cũng cho biết hai tổ chức này cần phối hợp phương sách của mình để "xua tan tuyên truyền và thông tin sai lạc" và bảo vệ những giá trị dân chủ chung.              
LÊ HẰNG 
 
Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33028: 

  

Trận đánh cuối cùng của một Đại úy Bộ binh VNCH


Trận đánh cuối cùng của một Đại úy Bộ binh VNCH

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-03-06
000_ARP1957339.jpg
Một người lính VNCH dìu một người bị thương ở huyện Trảng Bàng, Tây Ninh hôm 27/1/1973.
Các trận đánh cuối cùng của những người lính thuộc Quân lực VNCH trước khi có lệnh buông súng vào ngày 30/4/1975 luôn ám ảnh những cựu quân nhân trong suốt 40 năm qua. Sau đây là hồi ức về 1 trận đánh ở chiến trường Quận Tân Uyên, phía Nam chiến khu D của cựu Đại úy Bộ binh Nguyễn Văn Thanh mà ông cho rằng sẽ không bao giờ quên cho đến ngày nhắm mắt. Bắt đầu cuộc trò chuyện với Hòa Ái, ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ:
Với tôi là 1 quân nhân đã tham gia nhiều chiến trường nhưng với trận đánh này vẫn nằm trong tâm khảm của tôi suốt 40 năm qua. Khía cạnh tôi muốn nói ngày hôm nay không phải ở phương diện giao tranh với súng đạn mà là sự gắn kết giữa người chỉ huy với những người lính thuộc quyền trong những giờ phút thật là đặc biệt, tức là hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là chấm dứt một cuộc chiến tranh tương tàn giữa Nam và Bắc.
Hòa Ái: Thưa ông, với cấp bậc Đại úy trong vai trò của người chỉ huy, ông đã nhận lệnh hành quân trong trận đánh mà ông cho là cuối cùng của mình với tâm trạng như thế nào?
Cựu Đại úy Nguyễn Văn Thanh: Vào thời điểm đó, ngày 28/4 là ngày rất đặc biệt. Chiều hôm đó có 1 sự kiện lớn xảy ra, phi công Nguyễn Thành Trung trở về oanh kích Tân Sơn Nhất. Và đêm hôm đó diễn ra bàn giao chức vụ tổng thống giữa Tổng thống 7 ngày là ông Trần Văn Hương với Đại tướng Dương Văn Minh. Sau khi làm lễ bàn giao xong, tôi thất vọng vô cùng, tâm trạng rất nặng nề. Lúc đó bao nhiêu đại đơn vị ở miền Bắc đã tràn về hướng Sài Gòn một cách hỗn loạn. Tâm trạng người lính như tôi trong một đơn vị nhỏ, thật rối bời.
Tôi nhớ vào khoảng 9-10 giờ đêm, tôi được lệnh hành quân khẩn cấp. Lệnh hành quân gồm có 2 đại đội phải đến giải tỏa 1 cái đồn để giúp cho địa phương bị Cộng quân tràn ngập buổi chiều. Tôi cầm lệnh hành quân thấy hơi kỳ lạ vì trong mục tình hình địch và tình hình yểm trợ của bạn một cách rất mơ hồ. Tình hình địch thay đổi từng ngày từng giờ, theo tôi biết ở chiến trường này giống như đẩy đơn vị tôi vào cái nơi mà chính tôi cũng không biết đi đâu.
Sau khi toán quân của tôi được mấy chiếc GMC chuyển tới thì tôi định được điểm đổ quân tốt nhất theo bản đồ là tại 1 ngôi chùa hoang cũ kỹ ở cuối làng. Nhìn trên bản đồ thì điểm chúng tôi sẽ phải đến còn cách khoảng chừng 3 cây số nhưng tôi nhìn trên thế địa hình thì gần như bằng phẳng, không có chỗ nào để ẩn nấp mà nếu tiến quân như vậy thì quá nguy hiểm. Tôi gọi về Bộ Chỉ huy hỏi pháo yểm và không yểm. Phòng 3 chỉ trả lời một cách ỡm ờ để báo cho tôi biết những đơn vị pháo của viện địa và sư đoàn nằm quanh đó và không yểm nằm bên phi trường Biên Hòa. Nhưng tôi biết phi trường Biên Hòa đã bắt đầu dời đi rồi, phi cơ đã bay đi gần hết thì tại sao phải nói với tôi như vậy? Là một quân nhân tôi không có quyền thắc mắc nhiều mà chỉ thi hành trước và khiếu nại sau.
Lúc đó trời tờ mờ sáng, chúng tôi vừa bước ra khỏi ngôi đền làng, có thể nói một loạt đầu tiên khoảng từ 20 đến 25 quả đạn pháo 82 bắn vào phía chúng tôi. Chỉ vài người bị thương nhẹ, còn riêng nằm cách tôi chừng mười mấy thước, 1 anh chàng tân binh, mới vừa trình diện đơn vị 3 ngày bị thương, đang cắn răng chịu và rên ‘em đau quá’. Tôi nhìn thì không thấy vết thương nào trầm trọng, nhiều lắm là trúng miểng vì thân thể vẫn lành lặn. Người bị thương đầu tiên này tôi đến hỏi thăm cũng là người chết đầu tiên. Sau khi tôi trở lại thì em này đã chết khô cứng rồi.
Hòa Ái: Và ông quyết định tiến về phía trước trong khi ông có linh cảm là cả đại đội của mình sẽ phải chiến đấu khi không có sự yểm trợ nào hết hay sao?
Cựu Đại úy Nguyễn Văn Thanh: Khi tới chỗ cần tiến sát mục tiêu, đặt ống dòm lên thì tôi thấy tình hình này quá nguy hiểm. Trong lệnh hành quân không cho tôi biết một tin tức gì, chỉ nói là 1 đơn vị lớn nhưng tôi không biết lớn bao nhiêu. Một cuộc hành quân lạ lùng, có vẻ chắp vá một cái gì đó! Cách tôi chừng 200 thước có 1 cái đồi rất cao. Theo kinh nghiệm tôi biết hễ ai nắm cái đồi đó thì ngự trị hết vùng và tôi biết chắc chắn Cộng quân đang chiếm ngữ trên ngọn đồi cao đó. Hóa ra là họ đã chờ chúng tôi ở đó, bắn ra gồm có đại liên, B40 với cái thế chúng tôi tiến 1 bước cũng là bia sống để bị bắn, không thế nào chúng tôi lên được, coi như chúng tôi bị lọt vào 1 thế trận đã gài sẵn. Tôi gọi về Bộ Chỉ huy nói rằng nếu không có pháo binh và không quân dập mục tiêu thì đừng bao giờ kêu tôi vô vì tôi phải bảo vệ lực lượng của tôi. Ở trên nói yên tâm và nằm tại chổ để gọi các đơn vị pháo xung quanh bắn yểm trợ. Tôi ngồi đợi 30 phút, chỉ nghe tiếng pháo và tiếng súng của địch thôi, không nghe tiếng gì khác hết. Khoảng vào 2 giờ chiều, địch quân bắt đầu mở cuộc tấn công chúng tôi, chúng tôi cầm cự vừa lùi vừa bắn. Trên đường rút chúng tôi bị một loạt nặng nhất vào khỏang 40-50 trái pháo.
Lúc đó tôi chỉ còn nghĩ làm sao bảo vệ đàn em mình. Tôi cũng không thể nào mang được một cái xác nào của những người lính ra khỏi vùng họ đã ngã xuống. Khi ra được tới bờ suối, tôi nhìn đàn quân nhếch nhác còn lại mà buồn không thể tưởng. Nếu tôi nhớ không lầm vào khoảng 5:30 giờ chiều, nhìn mờ mịt xa xa là cái gò mả nơi tôi bỏ lại 7 người nằm tại đó và người đầu tiên tôi đề cập là 8 người. Tôi cho tập hợp tất cả, nói với anh em rằng ‘trận đánh coi như đã kết thúc nên tôi ra lệnh cho anh em tuyên bố tan hàng, chia tay với anh em từ đây’.
Hòa Ái: Sau khi tuyên bố giải tán rồi thì điều gì xảy ra, thưa ông?
Cựu Đại úy Nguyễn Văn Thanh: Câu chuyện không đơn giản chúng tôi giải tán là xong. Điều này chỉ có anh em nào từng ở trong quân đội mới chia sẻ tinh thần và trách nhiệm của người lính VNCH cao lắm. Khi đó tôi không dám nhìn anh em, anh em đứng ngơ ngác giống như bầy gà con đang lạc mẹ.
Tôi khoát tay, lắc đầu, nói ‘ thôi, anh em đi đi. Tại vì bây giờ chúng ta càng đi đông càng nguy hiểm, cứ nên phân tán mỏng ra và làm theo ý của mình’. Thế rồi tôi xách súng đi với 3 người từng chết sống với tôi trong nhiều năm. Tôi cứ nhắm về hướng Nam để đi. Tôi không ngờ được sau khi tuyên bố giải tán, đi khoảng 30 phút thì tôi thấy 5 người chạy theo tôi, lên được 8-9 người. Đi một hồi nữa thì có 5-6 người chạy theo nữa. Khi trời mờ mờ gần tối khi tôi ngoảnh nhìn lại thì có tất cả khoảng 20 người theo tôi.
Người nào người nấy cười không cười, khóc không khóc mà làm như họ sắp mất một cái gì lớn lắm. Tâm trạng của họ giống như những đứa con trong gia đình sắp xa nhau. Tôi cảm động vô cùng với tinh thần này. Đêm đó chúng tôi về đến xóm thì tình hình rất nguy hiểm với đầy du kích. Chúng tôi đã cởi áo lính, chỉ mặc áo thun. Chúng tôi vẫn còn súng đạn như thường và chúng tôi đã quăng súng xuống suối hết, đi tay không. Lúc đó tôi không còn nghĩ đến tôi và anh em nhiều mà tôi chỉ nghĩ đến 8 người bạn của tôi đã nằm ở lại. Tôi mong rằng đừng ai bị thương nặng sẽ đau đớn cho họ, nếu có chết thì được chết một cách nhanh hơn.
Cho đến sáng ngày 30/4 hôm sau, tôi đau đớn vô cùng vào khỏang 11-12 giờ khi biết được tin Tổng thống Dương Văn Minh đầu hàng và buông súng. Tôi ngồi tính lại đã để tổn thất 8 anh em và 3 người bị thương nặng trong hơn 10 tiếng đồng hồ. Tôi mang mặc cảm với tội với gia đình của họ quá lớn. Tôi không hiểu tôi đã làm súng hay sai và gia đình họ sẽ nói sao khi họ nói rằng tại sao đưa người thân của họ vào sự sống chết trong khi chỉ còn 10 tiếng đồng hồ ngưng bắn.
Hẳn nhiên là mình tự trách mình nhiều hơn chứ tôi nghĩ nếu lịch sử lặp lại thì chưa chắc gì tôi làm khác được. Nhưng có điều tôi rất thương mến tinh thần vào giờ chót anh em vẫn đi chung với nhau. Và tới sau 3 giờ chiều ngày hôm đó, chúng tôi ra đường và anh em chúng tôi bị bắt trọn.
Hòa Ái: Kể từ khi bị bắt và bị đi tù trong các trại tập trung cải tạo và thời gian sau khi được trở lại với xã hội, có bao giờ ông gặp lại những người đồng đội của mình và có ai trách cứ ông điều gì không?
Cựu Đại úy Nguyễn Văn Thanh: Cô hỏi câu này làm cho tôi cảm động hơn vì tôi còn mang mặc cảm tội lỗi rất lớn. Trong những ngày bị tù đày, họ không ở tù chung vì họ không cùng cấp và chức với tôi. Tôi ra tù trong hoàn cảnh phải bỏ xứ ra đi vượt biên tới Mỹ nên tôi không có cơ hội nào để gặp ai hết. Tôi vẫn mơ ước được gặp lại một trong những người đó. Mãi hơn 20 năm sau có dịp trở về, tôi có nói ưu tư của tôi nhưng họ nói ‘anh yên tâm, không ai trách anh một tiếng nào’. Họ chỉ nhắc lại kỷ niệm đẹp trong đời quân ngũ mà thôi. Và họ rất hãnh diện đã từng cầm súng trong danh xưng là chiến sĩ của VNCH.
Hòa Ái: Trong hồi ức cuộc đời binh nghiệp của mình, ông có bao giờ nhớ đến những người lính bên kia chiến tuyến mà ông từng đối đầu hay từng gặp gỡ không?
Cựu Đại úy Nguyễn Văn Thanh: Trong suốt cuộc đời binh nghiệp của tôi, tôi đã gặp rất nhiều tù binh. Một trong những người tù binh mà tôi nhớ nhất là khoảng năm 1970, một anh tù binh khoảng chừng 16 tuổi, trẻ măng, nước da xanh nhợt. Ban đầu anh này không nói chuyện, và khi nói thì nói với giọng như chửi bới ‘tụi bay là quân Mỹ Ngụy’. Sau khi ăn xong, tôi cho anh này hút điều thuốc và ngồi nói chuyện vài ba tiếng đồng hồ sau thì con người thật của họ mới từ từ nói ra. Anh này nói ‘ở ngoài đó nếu chúng tôi không đi bộ đội thì chúng tôi bị cắt phiếu gạo’.
Khi đó, tôi cũng không biết ‘cắt phiếu gạo’ là gì, chế độ tem phiếu tôi đâu có biết. Qua ngày hôm sau thì thái độ của anh này khác hẳn. Hình ảnh đó tạo cho tôi thấy hình ảnh người chiến binh Cộng sản lúc đó họ là em tôi chứ không phải là kẻ thù vì con người thật của họ cũng là con người có tình cảm, có gia đình, có người yêu, có cuộc sống. Với tôi hình ảnh người chiến binh (bên kia chiến tuyến) không phải là hình ảnh dữ dằn nhưng tại sao họ hiện diện trong miền Nam để gây cuộc tương tàn? Câu hỏi đó là câu trả lời cho tất cả mọi người.
Hòa Ái: Và nếu như được có cơ hội được chia sẻ với thế hệ trẻ sau chiến tranh thì ông sẽ nói gì?
Cựu Đại úy Nguyễn Văn Thanh: Với tôi thì cuộc chiến VN nên nhìn một cách nhân bản chút xíu. Sự thật trong Quân lực VNCH họ có lý tưởng rất lớn. Lý tưởng đó là chúng tôi cầm súng để bảo vệ trong một cuộc chiến tranh tự vệ. Tôi biết họ là người xâm lược vì họ đã vượt tuyến qua. Nhưng gần đây tôi có nghe câu nói của ông Điếu Cày rằng ‘trong cuộc chiến này không có kẻ bại và người thắng mà chỉ có một người bại duy nhất là bà mẹ VN’. Tôi nghĩ đó là câu đúng nhất.
Những người anh em bộ đội miền Bắc nói cho cùng cũng là người bị đưa vào chiến trường chứ họ cũng không biết gì hết. Thành ra tôi thấy cuộc chiến tranh gọi là tương tàn Nam Bắc đã tiêu đi gần 5 triệu con người thật là oan uổng. Và hơn nữa, nhìn lại đất nước ngày hôm nay, tôi thất vọng vì bao nhiêu tài vật và sinh mạng đã đổ ra mà hôm nay kết quả của đất nước không ra gì. Tôi mong rằng có một sự chuyển đổi-‘chuyển đổi mềm’ vừa tiết kiệm xương máu mà Nhân dân VN có 1 ngày tươi sáng hơn. Mong ước của tôi là tuổi trẻ phải biết được làm sao hướng về Tổ quốc VN phải có Tự do-Độc lập-Nhân quyền một cách thật sự nhưng không kinh qua một giọt máu và cuộc chiến tranh nào hết.
Hòa Ái: Xin chân thành cảm ơn thời gian chia sẻ của ông Nguyễn Văn Thanh với thính giả của đài ACTD.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/the-last-battle-of-an-arvn-infantry-captain-03062015130329.html

Chuyên gia Mỹ báo động về nguy cơ Bắc Triều Tiên sụp đổ


Khả năng chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ là điều không thể tránh khỏi, và Hoa Kỳ nên nắm lấy cơ hội quan hệ ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Seoul để cùng nhau chuẩn bị đối phó với công việc thống nhất bán đảo cực kỳ gian nan. Trên đây là lời báo động hôm 04/03/2015 của ông Christopher Hill, cựu đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc đồng thời là một chuyên gia hàng đầu về Bắc Triều Tiên.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x578.
Kim Jong Un : Ảnh chụp tại Bình Nhưỡng và công bố ngày 21/01/2015Reuters

Trong tham luận tại một hội nghị về an ninh tổ chức ở Seoul, ông Christopher Hill công nhận rằng ông không thể biết trước là chế độ của Kim Jong Un tại Bình Nhưỡng sẽ sụp đổ khi nào và như thế nào, nhưng đối với ông, đó là điều không thể tránh khỏi. Do đó, theo ông, « Cần phải chắc chắn rằng Trung Quốc, [Hàn Quốc] và Mỹ đều hiểu rõ những gì cần làm ».

Từng là cựu Đại sứ Mỹ tại Hàn Quốc, ông Hill hiện được coi là một chuyên gia hàng đầu về Bắc Triều Tiên, từng kinh qua nhiều chức vụ quan trọng liên quan đến Châu Á, từ Trưởng đoàn đàm phán Mỹ tại Vòng thương thuyết 6 bên về hạt nhân Bắc Triều Tiên, cho đến Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Châu Á - Thái Bình Dương.

Vào lúc chính quyền Hàn Quốc đang cố gắng khởi động một vài bước nhỏ nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước Triều Tiên đã trở nên tồi tệ kể từ năm 2012, khi Kim Jong Un lên kế vị người cha Kim Jong Il tại Bình Nhưỡng, ông Christopher Hill cho rằng Seoul và Washington phải tìm cách tương tác một cách tích cực với Bắc Triều Tiên.

Để làm điều này, hai đồng minh Mỹ-Hàn phải nhờ đến Trung Quốc, nước từ lâu được coi là có ảnh hưởng lớn nhất trên Bắc Triều Tiên. Ông Hill xác định : « Tôi không thể nghĩ ra cách nào tốt hơn để làm điều này, ngoại trừ việc tiếp tục tăng cường các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Hàn Quốc, [và] đối thoại với Trung Quốc ».

Đối với chuyên gia Mỹ, tiến trình đối thoại đó có thể được thực hiện theo hình thức ba bên Mỹ-Trung-Hàn, hoặc theo phương thức song phương Trung-Hàn hay Mỹ-Trung. Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Seoul thì bối cảnh hiện nay đang thuận lợi, đặc biệt là từ sau chuyến công du Hàn Quốc vào tháng Bảy năm 2014 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là một chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng vì lần đầu tiên một lãnh đạo mới tại Bắc Kinh lại ghé thăm Hàn Quốc trước khi đến Bắc Triều Tiên.

Trọng Nghĩa
(Theo RFI)
 
Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33031 

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Đại tướng Louis C. Wagner Jr. nhận định về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa‏



Đại tướng Louis C. Wagner Jr. nhận định về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

Hà Mai Việt

Lời giới thiệu: Đại tướng Louis C. Wagner Jr., khi còn là sĩ quan cấp tá, giữ chức vụ cố vấn trưởng các đơn vị Bộ Binh và Thiết Giáp Việt Nam Cộng Hòa tại Vùng 1 Chiến Thuật trong hai nhiệm kỳ, ông có cái nhìn về Quân lực Việt Nam Cộng Hòa rất rõ-ràng.


Trong Lời Nói Đầu của cuốn STEEL and BLOOD, South Vietnamese Armor and the War for Southeast Asia do Naval Institute Press xuất bản vào tháng 10-2008, Tướng Wagner đã hết lời ca ngợi các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và thẳng thắn nhận định về khả năng tác chiến của quân đội Nam và Bắc Việt Nam, đồng thời ông cũng khách quan kể lại những gì ông đã ghi nhận được trong thời gian phục vụ tại Nam Việt-Nam.


Nhân ngày Quân Lực 19-6-2008, chúng tôi trân trọng phổ biến tài liệu này đến quý chiến hữu.


Hà-Mai-Việt, sọan-giả Steel and Blood.)



Đại-tướng Wagner nói:

Hầu hết các cuộc chiến-tranh đều được một số sách, nhiều bất-tận, theo sau, bàn về những kỳ công và hùng khí của những người đã từng vào sinh ra tử. Chỉ cần nhắc đến trường hợp Thế Chiến II: Số sách liên quan đến cuộc chiến tranh này hiện vẫn được tiếp tục viết ra theo một tốc độ kinh-ngạc. Nhưng trường hợp cuộc chiến của chúng ta, lâu dài nhất tính đến nay, là chiến-tranh Việt-Nam, thì lại không như vậy. Tuy đã có một số sách viết về vai-trò của Quân Lực Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh này, nhưng chính vì cái bản chất thất nhân tâm của cuộc chiến mà phần lớn tác phẩm đã không thể hiện chính xác được thực tại chiến-tranh, như hàng triệu nam nữ quân nhân Hoa Kỳ đã cảm nhận rõ vì họ đã phục vụ tại đó.


Kể ra đã có hàng triệu người Việt Nam luôn nêu cao danh dự, phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa suốt cả thời chinh chiến, nhưng số người viết thì không nhiều, mà lại viết quá ít về quân vụ của chính họ. Hậu quả là hiện có nhiều kẻ vẫn tin rằng quân sĩ Việt Nam đã không quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tự do cho quê hương. Nhận thức tai hại này vẫn tồn tại ngay cả trong số đông các cựu chiến binh Hoa-Kỳ có mặt trong chiến tranh Việt Nam, nhưng đã không cùng hoạt động song hành hoặc phục vụ bên cạnh các đơn vị của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


Đại tá Hà Mai Việt đã viết xong một cuốn lịch sử tuyệt vời, đề cập đến thành phần quan trọng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Đó là lực lượng Thiết Giáp. Việc sưu tập tài liệu và viết ra một cuốn sách không dễ dàng. Bởi lẽ chỉ có một số ít sử liệu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa liên quan tới cuộc chiến tranh lâu dài trước kia còn sót lại sau khi Bắc Việt đã xâm chiếm Nam Việt-Nam. Do đó, Đại tá Việt đã phải bỏ ra tám năm trường, làm việc cực nhọc, đi hàng ngàn dặm, để truy tầm tin tức và phỏng vấn nhiều người, cố công phục hoạt cho bằng được một cuốn lịch sử nói về các đơn vị Thiết Giáp thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tác phẩm của ông độc đáo ở chỗ này: Nó không những chỉ trình bày khía cạnh tốt đẹp, mà còn nói cả đến những cái yếu kém của đơn vị Thiết Giáp, và của cấp chỉ huy Thiết Giáp. Ông thuật chuyện điềm nhiên, trung thực. Khi đơn vị hoặc cấp chỉ-huy thi hành tốt đẹp, thì ông kể lại rõ ràng và còn giải thích tại sao; khi họ thất bại, ông cũng mô-tả ra. . . Quả thực họa hoằn lắm mới thấy được tính cách ấy trong một cuốn lịch sử chiến tranh.


Sở dĩ tôi có được cái nhìn bao quát về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà nhiều người khác không sao có được, vì chính tôi đã từng phục vụ qua hai nhiệm kỳ với tư cách cố vấn trưởng cho các đơn vị tác chiến Việt Nam. Trong giai đọan 1964-65, tôi làm cố vấn trưởng cho trung đoàn 5, thuộc sư-đoàn 2 Bộ-Binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Trong giai-đoạn này, trung đoàn 5 liên miên đụng trận nặng nề với các đại đơn vị được huấn luyện và trang bị tốt của Việt-Cộng tại mấy tỉnh ở phía Bắc. Khu vực này kể từ năm 1965 về sau, là vùng hành quân của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Trung đoàn 5 lúc ấy được chỉ huy tốt, nhưng trang bị kém vì phải xử-dụng các loại vũ khí cũ rích, và gần như không có hỏa lực pháo binh yểm trợ. Nhưng bất kể tình huống đó, quân sĩ của Trung đoàn này chiến đấu giỏi mặc dù phải chịu đựng nhiều thương vong.


Trong những năm 1971-72, tôi đã làm cố vấn trưởng cho trung đoàn 51 bộ binh và lữ đoàn 1 kỵ binh, và cũng ở tại mấy tỉnh phía Bắc. Vì đã có kế hoạch Việt Nam Hóa chiến tranh kể từ năm 1969, cả hai đơn vị này đều được trang bị vũ khí và quân dụng ngang hàng với các lực lượng Hoa Kỳ, ngoại trừ pháo binh và không-quân. Sự kiện nâng cấp này đã tạo ra một khác biệt lớn lao xét về hiệu năng tác chiến. Lớn lao đến nỗi khó tưởng tượng được trừ phi đã từng phục vụ với Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cả hai giai đoạn kể trên.


Tôi sẽ không xoáy sâu vào cuộc tấn công mùa Phục Sinh của Bắc Việt năm 1972, bởi lẽ trận chiến này đã được gói ghém, trình bày đầy đủ trong cuốn sách này rồi. Tôi chỉ muốn nói thêm rằng đại đa số các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa mà tôi đã phục vụ đều đã chiến đấu giỏi. Luôn luôn bị địch quân đông gấp bội tấn công, họ vẫn ngăn chặn và sau cùng đánh bại cái đội quân trang bị và huấn luyện tốt của Bắc Việt. Không lực Hoa Kỳ, được các sĩ quan cố vấn Lục quân và Thủy quân Lục chiến Hoa-Kỳ phối hợp, đã giữ một vai trò chủ chốt trong sự thành-công. Bù đắp cho những khiếm khuyết về trang bị trong ngành pháo binh và không quân Việt Nam. Điều này nói lên đặc tính của các đơn vị tác chiến thuộc Nam Việt Nam thời bấy giờ.


Buồn thay, chính vì cái tình cảm phản chiến tại đất nước chúng tôi mà Quốc Hội đã cắt giảm viện trợ dành cho Nam Việt Nam giữa lúc Liên Sô đang chỉnh trang và tiếp vận ồ ạt cho Bắc Việt. Quân Bắc Việt được bồi dưỡng xong xuôi, đã xâm chiếm và đánh bại Nam Việt Nam vào năm 1975. Nhiều chiến hữu Nam Việt Nam của tôi đã chết trong cuộc chiến đó hoặc đã bị giam-cầm suốt nhiều năm dài, độc ác tại những nơi được gọi là các "Trại Cải tạo". Đó là thời gian thuộc về lịch sử của quê hương chúng tôi, mà tôi không thể hãnh diện được.


Câu chuyện trong cuốn Thép và Máu là câu chuyện cần được kể ra. Tôi hy vọng nó sẽ gây cảm hứng cho nhiều cựu quân nhân khác lên tiếng thêm và trưng ra thêm bằng chứng nhằm chống lại những huyền thoại hiện hữu, tai ác, xúc phạm đến Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


Tôi hãnh diện về thời-gian mà tôi đã trải qua, phục vụ cánh sát cánh với các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.


Hà Mai Việt dịch theo nguyên bản 
 
 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33022

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Ngày vui ĐỜi quân ngŨ

 


NGÀY VUI ĐỜI QUÂN NGŨ


(Thân tặng các bác sĩ cựu sinh viên trường ĐHYK Huế đã sống những ngày hào hùng, phục vụ với danh dự, lòng quả cảm và tình thương trong ngành quân y Quân lực VNCH.)

“Lương nhân nhị thập ngô môn hào,
Đầu bút nghiên hề sự cung đao.” (Đặng Trần Côn.)

(Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt. Xếp bút nghiên theo việc đao cung. Đoàn Thị Điểm. Chinh Phụ Ngâm.)

1. Lời Mở Đầu

Tôi đã có vinh hạnh phục vụ trong hàng ngũ Quân lực VNCH trong 2 năm, từ cuối hè 1957 đến cuối hè 1959. Đáng nhẽ tôi có thể nhập ngũ từ năm 1951 lúc có lệnh động viên ban hành trên toàn quốc, song được hoãn dịch vì đang học đại học tại Hà Nội.

Tình hình trong nước từ nam chí bắc lúc bấy giờ như sau:
-Tạm ước sơ bộ Pháp-Việt ký ngày 5-6-1948 tại vịnh Hạ Long công nhận Việt Nam là một quốc gia độc lập trong khối Liên hiệp Pháp.

-Hiệp ước ngày 8-3-1949 tiếp theo, ký tại điện Elysée, Paris giữa Quốc trưởng Bảo Đại và Tổng thống Pháp Vincent Auriol chính thức hủy bỏ Hòa ước bảo hộ năm Giáp Thân 1884.
Việt Nam hoàn toàn độc lập tất có quân đội riêng, Pháp thỏa thuận giúp Việt Nam thành lập quân đội Quốc gia.

Có 2 trường đào tạo quân nhân cấp sĩ quan để thay thế người Pháp:

1-Trường sĩ quan hiện dịch:

Năm 1949 trường Võ Bị Liên quân Quốc gia được thành lập tại thành phố Huế. Năm 1950, trường được dời về thành phố Ðà Lạt và năm 1959 đổi tên thành Trường Võ bị Quốc gia Việt nam đào tạo các sĩ quan hiện dịch Quân lực VNCH.

Chương trình học kéo dài 4 năm, tương đương Cử Nhân. Năm 1970 có 241 khóa sinh. Ra trường mang cấp thiếu úy.


2-Trường sĩ quan trừ bị:

Ngày 23-12-1950, Pháp-Mỹ-Việt ký hiệp định hỗ tương, phòng thủ và viện trợ quân sự; theo đó, Mỹ viện trợ cho VN 2 tỷ Mỹ kim trong bốn năm, từ 1950 đến 1954 để trang bị cho quân-đội.

Ngày 9-10-1951 khóa sĩ-quan trừ bị đầu-tiên khai giảng tại Nam Định và Thủ Đức.


Trường sĩ-quan Trừ bị Nam Định chỉ đào-tạo được một khóa rồi đóng cửa, năm 1952. Trường sĩ-quan Trừ-bị Thủ Đức hoạt-động tới cuối tháng 4-1975; mỗi năm đào tạo một khóa, học 9 tháng quân sự. Sau biến cố Tết Mậu Thân mỗi năm đào tạo 6 đến 8 khóa. Các chuẩn úy ra trường phải phục vụ trong quân đội 4 năm.

Có 2 biến cố lớn thử thách quân đội quốc gia lúc ban đầu, đang trưởng thành:

*Vào giữa năm 1955 tại miền Nam quân đội quốc gia dẹp tan lực lượng vũ trang Bình Xuyên, đánh thắng giáo phái Phật giáo Hòa Hảo và thu phục lực lượng giáo phái Cao Đài. Quân lực được thống nhất. Pháp hoàn toàn triệt thoái khỏi Việt Nam vào tháng 4/1956.

**Vào ngày 20-12-1960 “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam” được thành lập. Chủ trương của Mặt trận là:

"Đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.”


Thực ra thì vào năm 1960 người Mỹ có mặt ở miền Nam là ít và chỉ là những nhóm nhỏ các cố vấn về tổ chức và chuyên môn, chính quyền Ngô Đình Diệm bảo vệ chặt chẽ chủ quyền quốc gia, không để lính Mỹ vào nước giúp đỡ.

Lá cờ của Mặt Trận cũng là sao vàng cờ đỏ nhưng có thêm màu xanh ở dưới. Cờ này xem nhẹ mắt nhờ phần xanh mà chung cuộc sẽ nhuộm đỏ luôn lúc Mặt trận giải phóng miền Nam giải thể ngày 31-1-1977, sát nhập vào Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam.

2. Trình Diện Nhập Ngũ

Giữa hè 1957 tôi được bộ Quốc Phòng gọi trưng tập nhập ngũ với cấp bậc ‘Y sĩ Trung úy’ tức là bác sĩ quân y. Giấy thông báo được gởi đến nhà. Ngỡ rằng ít ra các sinh viên Y Khoa ‘Nội Trú Bệnh Viện’ và ngay cả ‘Ngoại Trú Bệnh Viện’ được tạm hoãn dịch do nhu cầu ở các bệnh viện thực tập, không ngờ mọi người đều được gọi.

Đúng ngày ghi trong giấy trưng tập tôi ăn mặc chỉnh tề, áo sơ-mi trắng tay dài bỏ trong quần tây màu xanh đen, mang giày tây màu đen, tuy nhiên không mang cà vạt đến trình diện tại Nha Quân Y, Quân lực VNCH, cũng ở gần TYV Cọng Hòa. Hôm đó có khoảng hơn 10 sinh viên đến. Tôi nghĩ các ngày hôm sau sẽ có thêm các đợt khác.

Các Y sĩ Trung Úy tương lai được BS. Trần Quang Diệu, Y sĩ Đại Tá Giám Đốc Nha Quân Y thân mật tiếp đón chuyện trò tại văn phòng giám đốc. BS. T.Q. Diệu chắc học ở Pháp về, đã lớn tuổi, người dễ dàng, tướng ngũ đoản song không có vẻ oai nghi gây ấn tượng như TT. Ngô Đình Diệm. Chừng hơn một năm sau thì Y Sĩ Trung Tá Phạm văn Hạt lên thay làm giám đốc Nha Quân Y.

Lúc được hỏi nguyện vọng chọn nhiệm sở thì tôi xin ra miền Trung, cụ thể ra Huế. Cha mẹ tôi năm 1954 di cư từ Đồng Hới vào Nam được tàu thủy quân đội Pháp loại há mõm dùng đổ bộ quân cụ (xe cộ) chở chật ních dân di cư từ bến chợ Đồng Hới, ngang cửa sông Nhật Lệ mang thẳng đổ vào bãi Tiên Sa chẳng có người ở, đối diện bên kia sông thị xã Đà Nẵng.

Đất lành chim đậu,’ cha mẹ tôi thuê rồi mua nhà ở lại, gần nhà ga Đà Nẵng. Cha mẹ vợ sắp cưới thì ở tại Huế kiệt 3 đường Âm Hồn, Thành nội.

Sự vụ lệnh được làm ngay sáng hôm đó trao cho tôi và tôi cầm đọc là tôi, nay là Y Sĩ Trung Úy, đến trình diện tại Sở Quân Y Quân Khu 1 tại Đà Nẵng, không ghi thêm rồi sẽ điều động đến binh chủng nào, mà lúc đó tôi cũng không hề có ý định tìm hiểu. Tôi nghĩ Huế Đà Nẵng đều tốt, và nói chung khắp miền Nam từ Đông Hà/Quảng Trị vào đến tận Cà Mau và biên giới Campuchia đều tốt.

Vào thời điểm này ở toàn miền Nam cảnh thái bình an vui:
Năm 1954 là năm đồng bào miền Bắc di cư cả triệu vào Nam, rất vất vả.

Năm 1955 là năm bình định các phong trào vũ trang Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài, cũng khó khăn.

Năm 1960 (cuối tháng 12) là năm Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam được thành lập, chiến cuộc bắt đầu, từ từ nhưng tăng dần đến khốc liệt.

Giai đoạn trên 5 năm ở giữa, từ 1956 đến 1960 là thời gian miền Nam an hưởng thái bình thịnh trị, hồ hởi, sung túc.

Không có chiến tranh, không có các phong trào phản chiến/chống đối trong nước và tôi đã phục vụ trong quân lực VNCH vào thời gian đó. Ở miền Nam tàu hỏa chạy suốt ra Quảng Trị, Đông Hà kể từ năm1959 sau khi hoàn tất sửa chữa các đoạn đứt khúc, xe đò xe khách tấp nập chạy khắp lục tỉnh an toàn.


Xe lửa chạy bằng máy hơi nước phải dùng than củi đốt nồi súp-de nên xe chạy khá chậm, đường sắt hẹp 1m.

Trước hiệp định Geneva chia đôi đất nước năm 1954, chính quyền quốc gia tuy kiểm soát thêm miền Bắc nhưng giao thông bắc nam lại gián đoạn ở miền Trung tại các tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh và Quảng Ngãi/ Bình Địnhmàvẫnthuộc quyền chính phủ cọng sản kiểm soát. Hồi đó nhà cha mẹ tôi ở Đồng Hới, tôi vào Sài Gòn rồi ra Hà Nội học đều phải đáp máy bay các hãng Cosara, Aigle Azur, Air Vietnam…

3. Những Ngày Chuẩn Bị

Về nhà tức là về Học xá Trung Việt nơi tôi ở cùng với các bạn bè miền Trung, số 27-29 đường Bùi Quang Chiêu (đường Cá Hấp cũ, nay là Đặng Thị Nhu) trước mặt chợ Bến Thành, bên kia bùng binh. Không nghe nói quân trang được cấp phát, tôi tự bỏ tiền may sắm, cũng chẳng có gì nhiều. Toàn là vải kaki màu vàng đất của lính gồm 2 sơ-mi tay dài, 2 quần tây dài,

một mũ bê-rê (mũ nồi dẹp.) Đặc biệt mua thêm cặp hoa mai vàng, phù hiệu cấp bậc trung úy, gắn vào 2 bên cổ áo. Có mua thêm phù hiệu quân y là con rắn quấn quanh một cây gậy, song tôi chẳng mấy khi đeo vào. Mũ két, giày bốt, cà vạt màu đen hoặc kaki vàng thì chưa cần thiết. Dây nịt màu

đen thì đã có sẵn, giày tây cũng vậy. Trọn gói mặc vào thì ngắm lui tới cũng ra vẻ là một bác sĩ quân y trẻ tuổi, quân lực VNCH.


Quân y trang phục hồng như hà,
Quân kỵ kiêu mã bạch như tuyết.”
(Đặng Trần Côn.)

(Áo chàng đỏ tựa rán pha. Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết in. Đ.T. Điểm. Chinh Phụ Ngâm.) Tôi thường ngâm nga các câu này do chữ “quân y” đọc lên có thể hiểu là “áo chàng” hoặc là “ngành quân y.” Sau này nhiều bác sĩ ĐHYK Huế: các BS. Tôn Thất Sơn, Nguyễn Văn Minh, Huỳnh Mỹ, Lê Quang

Tiến, Vĩnh Chánh, Bùi Cao Đẵng… ra trường đã chọn binh chủng Nhảy Dù, các thiên thần mũ đỏ, quân phục đại lễ trắng: “Mũ chàng đỏ tựa rán pha. Áo chàng sắc trắng như là tuyết in…” Quân quan trang phục hồng như hà. Quân y/phục đại lễ bạch như tuyết (quan=mũ.)


Trong việc mua sắm quân phục tôi nhờ các bạn trong học xá cố vấn. Trong học xá Cá Hấp cũng có đến 10 bạn là sinh viên Y Khoa Sài Gòn, thuộc các lớp sau tôi ít nhiều năm, trong đó gần một nửa là sinh viên của trường Quân Y, đi học ăn lương, mang lon chuẩn úy.

Trường Quân Y được thành lập từ năm 1952 tại Hà Nội; sinh viên của trường được tuyển từ các sinh viên Y khoa và vẫn tiếp tục theo học chung tại trường Y Hà Nội. Khi tốt nghiệp sẽ mang lon Y sĩ Trung Úy hiện dịch với giao kèo phục vụ

trong quân đội thời gian tối thiểu 10 năm. Thời gian theo học sinh viên quân y có thể ở nội trú trong trường hoặc ở ngoài. Điều quan trọng là trong thời gian học sinh viên quân y được hưởng lương theo cấp bậc.


Tôi lúc đó cũng có do dự nhưng sau quyết định vẫn là sinh viên dân y, khi tốt nghiệp ra trường chỉ trưng tập vào quân đội 2 năm. Mặt khác về tài chánh tôi đang được học bổng đại học toàn phần của bộ Quốc gia Giáo dục.

Năm 1954 trường Quân Y dời vào Nam. Sau biến cố Tết Mậu Thân đầu năm 1968, Trường YK Huế tạm dời vào Sài gòn được trường Quân Y, lúc đó Y sĩ Trung tá Trần Minh Tùng là chỉ huy trưởng, giúp đỡ rất nhiều về phòng ốc ăn ở học tập.

Tuy nhiên sinh viên Huế cũng học 7 năm Đại học (1 năm dự bị Y + 6 năm Y) tất cả chẳng ai là sinh viên quân y, lúc ra trường mới vào quân đội. Lý do là trường Quân Y tọa lạc tại Sài Gòn.


Các bác sĩ trưng tập đều được huấn luyện quân sự.

BS.Tôn Thất Sang (YK3 Huế) – Y sĩ Trưng Tập khóa 12 kể chuyện nhập ngũ như sau: “Năm 1970 sau khi nhận được thư gọi trưng tập, tất cả các Y Nha Dược Sĩ toàn miền Nam, vào cục Quân Y trình diện, nhận quân phục, với huy hiệu cục

Quân Y đỏ chói trên vai trái, mua thêm cặp lon trung úy tự gắn lên hai cầu vai, ra hàng bán huy chương quân đội mua thêm huy hiệu con rắn quấn chiếc gậy màu vàng, gim lên nắp túi áo bên phải và tất cả bỗng nhiên trở thành viên Y Sĩ

Trung Úy mới toanh! …Vài ngày sau, tất cả tập trung tại trường Quân Y (hay Cục Quân Y?) và tất cả các viên Y Nha Dược Sĩ mới toanh với lon trung úy trên vai, được nhiều chiếc GMC nhắm hướng liên trường võ khoa Thủ Đức trực chỉ…”
BS. Hoàng Thế Định YKHuế, khóa 2 kể:

“Các khóa sinh viên sĩ quan thì phải qua đến 9 tháng học quân sự, với mọi bài học quân sự và thực tập gắt gao mới được trở thành một sĩ quan. Khóa Y Sĩ Trưng Tập chúng tôi chỉ kéo dài 9 tuần lễ. Với thời gian ngắn ngũi ấy, các lớp học chỉ là căn bản, chúng tôi cũng đi học ở các bãi tập, cũng bò

dưới hỏa lực, ném lựu đạn, tháo ráp súng Carbine và M16 và tập bắn, đáng nhớ đời có lẽ là ai trong chúng tôi cũng nhớ lúc bắn thử M60 từng loạt và từng viên một...Cuối khóa, chúng tôi cũng có thi ra trường trên lý thuyết và bắn thi hai loại

súng cá nhân kể trên. Ra trường chúng tôi được phát bằng tốt nghiệp với thứ hạng đàng hoàng. Rời Quân Trường Thủ Đức là đến học về Hành Chánh Quân Y tại Trường Quân Y ở

Sàigòn. Sau 5 tuần, mọi học viên được triệu tập trong một phòng để chọn đơn vị tùy theo thứ tự tốt nghiệp từ Quân Trường Thủ Đức và Hành Chánh Quân Y”.
(BS. HTĐịnh “Nhật Ký Đoạn Đời Quân Ngũ”. Ykhoahuehaingoai.com).


Mười ba năm cách biệt 1957-1970 biết bao thay đổi. Năm 1970 BS. H.T. Định được gọi đi trưng tập, trước tiên vào quân trường Thủ Đức thụ huấn 9 tuần quân sự, 5 tuần hành chánh, có thi mãn khóa. Năm 1957 tôi trưng tập thì người ta để yên, không gọi đi học lấy một buổi, cũng chẳng ai phát tài

liệu gì để học tập, nha Quân Y không tổ chức gì, chẳng có kế hoạch huấn luyện gì. Năm đó trong nước nghĩ lại thật là thái bình, bác sĩ quân y trưng tập thì học bò lết, bắn súng, ném lựu đạn mà làm gi? Mà cũng phần nào do nha Quân Y tổ chức còn rời rạc luộm thuộm?


Năm 1964 nhờ công lao cải tổ của BS.Dương Minh Châu, chánh sở kế hoạch (1964-73), Nha Quân Y trở thành Cục Quân Y, thành lập 13 tiểu đoàn Quân Y cho 11 sư đoàn bộ binh, thủy quân lục chiến, nhảy dù. Lại thêm các kho y dược,

trung tâm hồi lực, quân y viện, bệnh viện dã chiến, bệnh viện tiểu khu, bệnh xá chi khu (có bác sĩ), tất cả hầu đáp ứng cho chiến trường đang trở nên sôi động. Cục trưởng Quân y là Y sĩ Thiếu Tướng Vũ Ngọc Hoàn, Cục trưởng cuối cùng là Y sĩ Chuẩn tướng Phạm Hà Thanh.


Các bạn tôi ở học xá, sinh viên trường quân y mách khôn tôi xin đáp máy bay quân sự ra Đà Nẵng, không tốn tiền. Những máy bay này chạy như những con thoi giữa Sài Gòn Đà Nẵng, tuần lễ thường có hai ba chuyến. Sớm tinh sương đã phải ra phi trường Tân Sơn Nhất, gần trưa tới Đà Nẵng. Tôi

làm theo, mọi việc thuận lợi vì nay tôi đã là một y sĩ trung úy, có vai vế, người trong nhà. Máy bay quân sự DC3 (Douglas DC3, Hoa Kỳ) hai động cơ cánh quạt, 2 người lái, băng ghế dài bằng sắt, dọc hai bên thân máy bay, ngồi ngang tuy không tiện nghi nhưng an toàn. Khác với Air Việt

Nam lúc đó đường SG-ĐN dùng thêm DC4 bốn động cơ cánh quạt, 4 phi hành đoàn, hành khách ngồi ghế đệm thoải mái êm ái hơn, có tiếp viên hàng không, có ăn uống nhưng phải mua vé máy bay cũng năm bảy trăm đến ngàn đồng một

lượt. Tôi nghe người ta khen máy bay DC4 bay rất đằm, tốt, an toàn; máy bay DC3 nhỏ hơn, có lóc chóc phần nào nhưng rất tốt, rất bền, dễ lái, dễ bảo trì, lên xuống dễ ở phi đạo ngắn.


4. Nhận Nhiệm Sở

Đà Nẵng năm 1957 tấp nập hơn năm 1954 do có đông dân di cư từ ngoài vĩ tuyến 17 vào song vẫn chưa lớn thêm nhiều.

Từ chợ Hàn xuống chợ Mới khoảng 2 cây số còn nhiều đám đất hoang, bụi bờ. Trường Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng bắt đầu khai giảng năm 1952, đến niên khóa 1958-59 mới mở lớp đệ tam (trung học gồm 7 năm bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhất.) BS. Tô Đình Đài YKHuế kể lại: “Sau

khi tốt nghiệp Trung học đệ nhất cấp (cuối lớp đệ tứ) ở Đà Nẵng năm 1956, tôi ra Huế vào học trường Quốc Học. Trong 3 năm học ở đây, tôi có cơ duyên
…”(BS.Tô Đình Đài ‘Tưởng nhớ…’ ykhoahuehaingoai.com.)


Đà Nẵng cho đến cuối thập kỹ 50 thế kỹ trước, dân số chỉ xấp xỉ hơn ½ dân số Huế, thủ phủ miền Trung. Bệnh viện, trường học… các công ốc đều nhỏ. Tuy nhiên tiềm năng kinh tế và chiến lược của vùng đất này to lớn. Đến năm 1965 Mỹ khởi sự đổ quân vào Việt Nam, bước đầu là một tiểu đoàn Thủy quân lụcchiến Hoa Kỳ đổ bộ vào bãi biển Đà Nẵng.

Thành phố này sôi động hẳn lên, kéo theo rất nhiều hệ quả về kinh tế, xã hội. Đà Nẵng xây cất thêm, tấp nập, phát triển nhanh chóng nhưng chỉ đặc biệt về các công trình quân sự.

Ra đến Đà Nẵng sáng hôm sau trong bộ đồ quân phục, tôi hỏi tìm đường đến sở quân y. BS. Tô Đình Cự là Y sĩ Thiếu tá Giám đốc sở tiếp tôi ân cần thân mật như đối với một đồng nghiệp đàn em. Về sau này tôi biết thêm là các bác sĩ T.Đ.

Cự, Lê Khắc Quyến, Phạm Biểu Tâm, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Chung … là đồng thời cùng học tại trường ĐHY Hà Nội.

BS.T.Đ. Cự khi được trưng tập vào quân đội thì mang ngay lon y sĩ thiếu tá, đó là tính theo thâm niên ngày ra trường.


Tôi tự giới thiệu và nói nguyện vọng ra Huế, không nói hẳn ở đâu ngoài Huế vì 2 lẽ; thứ nhất là tôi không biết ở Thừa Thiên Huế có những gì, đơn vị nào, thứ hai là tôi nghĩ ở đâu cũng vậy thôi vì khắp nước mọi nơi đều thái bình an lạc và dù sao tôi dự định gần 2 năm là làm đơn xin giải ngũ qui định.

BS. Cự vui vẻ bảo: “Anh sẽ ra Bệnh xá bệnh viện Huế. Ở đó đang có anh BS.Nguyễn Tường Vân.” Và ký ngay sự vụ lệnh cho tôi. Tôi hỏi thêm thì được cho biết đó là bệnh xá bệnh viện quân y Mang Cá. Thật thấy khỏe bụng, chẳng xin xỏ gì

nhiều mà được ở ngay tại thành phố. Mặt khác tôi cũng quen biết với BS.NTVân vì trước đó cùng là Nội Trú Bệnh viện. BS. Vân, người miền Nam học lớp trên tôi. Cũng là y sĩ Trung Úy nhưng anh trưng tập trước tôi và ra Huế trước. Cũng thấy lạ, BS. N.T. Vân người miền Nam lại xin bổ nhiệm ra Huế!


Nghỉ ngơi ở Đà Nẵng 2 ngày, sáng thứ năm tôi đáp xe đò chuyến sớm nhất ra Huế. Tôi mặc quân phục, nhưng không gắn phù hiệu 2 hoa mai trung úy khi đi đường, và chỉ xách một ba-lô nhẹ. Tôi dự tính sau khi trình diện nhiệm sở, thu

xếp chỗ trọ, đến thăm nhà cha mẹ vợ tương lai rồi sẽ trở lại Đà Nẵng cuối tuần để mang nốt hành lý ra Huế. Tôi cũng không loại bỏ khả năng có thể ở ngay trong bệnh viện tạm một thời gian.


Đến Huế, tôi đi xích lô qua cửa Thượng Tứ, thẳng đường Cầu Kho (đường Đinh Tiên Hoàng) vào cổng trại Mang Cá. Qua cổng đi tiếp bên tay trái nhiều dãy nhà ngói dài, bên tay phải bãi cỏ rộng, bụi bờ; đến gần sát tường Thành nội phía bắc, quẹo phải vào cổng bệnh viện, 2 bên đường đều có dãy nhà trông đẹp mắt.

Đến nơi đã thấy BS.N.T. Vân, y sĩ trưởng bệnh xá bệnh viện (infirmerie - hôpital) từ văn phòng bước ra bắt tay vui vẻ.

Nhân viên văn phòng đứng dậy chào mừng.


Chúng tôi cùng đi thăm các phòng trại bệnh, kho thuốc, phòng mổ, khu xét nghiệm…tất cả đều rộng rãi khang trang thoáng mát. Một số trại bệnh được xây cất trên bờ thành.

Đứng trên thành trông qua hào sâu, bên kia là địa phận Bao Vinh. Có một con đường dài dọc theo hào, sau này tôi biết đó là đường Tăng Bạt Hổ chạy bọc mặt bắc của kinh thành Huế.


Ở bệnh xá bệnh viện bước qua, không có giới hạn ngăn cách là doanh trại của Đại Đội 1 Quân Y, thuộc Sư Đoàn 1 Bộ binh, cũng rộng bằng 1/2 bệnh viện. Hồi đó chỉ có đại đội quân y, chưa có tiểu đoàn quân y. BS. Phạm Văn Giàu, Y sĩ Trung úy

trưng tập là Đại đội trưởng. BS.Giàu người miền nam, học ở Pháp về, được trưng tập vào quân đội, ra Huế. Trong đại đội quân y 1 còn có Nha sĩ Trung úy Đoàn Ân và Dược sĩ Trung Úy Lưu Son cả 2 đều là người Huế. Từ đây quẹo phải, đi hết đường quẹo trái ra cổng cửa Trài.


5. Thành Mang Cá Lớn, Nhỏ

*Mang Cá Lớn - Vùng này trong đó tọa lạc bệnh xá bệnh viện, Đại đội quân y 1 … và cả bản doanh Sư đoàn 1 được gọi là Mang Cá Lớn, nằm trong nội vi kinh thành Huế tại góc đông bắc, có cửa Trài tức là cửa Đông Bắc đi ra.

Năm 1986 Toàn quyền Pháp Paul Bert ép buộc Triều Đình Huế (Vua Đồng Khánh) nhường khu đất này để họ xây dựng thêm doanh trại, bệnh xá, nhà nguyện…cho nên nhà cửa trong khu Mang Cá lớn được xây kiên cố. Pháp còn còn xây một bức tường thành cao bằng đá và gạch để ngăn cách phần “tô giới” Mang Cá Lớn mà họ thụ đắc trong Thành Nội.

*Mang Cá Nhỏ - hoặc Trấn Bình Đài cũng ở góc đông bắc, là một thành phụ nhỏ được xây áp vào mặt ngoài Thành nội, có hào sâu ngăn cách, có cửa Trấn Bình Môn thông với Mang Cá Lớn và cửa Trường Định Môn, phía nam thông ra ngoài gần cửa Trài. Mang Cá Nhỏ, hoàn toàn nằm ngoài Thành Nội,

được triều Nguyễn xây như một pháo đài hình 5 cạnh, mỗi cạnh dài khoảng 200 m. Trong Trấn Bình Đài có xây nhiều giàn đại pháo…và có 2 cái hồ nằm theo hình chữ V trông giống như 2 mang cá nên có tên gọi ‘mang cá’ trong nhân

gian. Pháp chiếm Trấn Bình đài (Mang Cá Nhỏ) sau Hiệp ước bảo hộ Patenôtre năm Giáp Thân 1884. Qua năm 1886 Pháp giành thêm Mang Cá Lớn là đất trong thành, kề với Mang Cá

Nhỏ và lớn hơn khoảng hai ba lần (do vậy có tên Mang Cá Lớn.) Cả 2 Mang Cá diện tích ước chừng 1/20 toàn bộ Thành nội. Hiện nay Mang Cá Lớn là doanh trại quân đội nhân dân và Viện Quân y 268.


Mặc dầu có cơ sở rất tốt song ở bệnh viện Mang Cá số lượng bệnh nhân hồi đó điều trị không nhiều (dưới 100) do đó qui chế là một Bệnh xá bệnh viện. Các nơi khác có tình thế khác song tiện nghi không sánh được BV. Mang Cá. Lấy ví dụ một bệnh viện Dã chiến:

BS. Phùng Hữu Chí thuộc ĐHYK Huế kể lại: “Vào cuối năm 1962 tôi đã làm Y sĩ Trung úy tại bệnh viện 2 Dã chiến (nói là bệnh viện chứ thực ra chỉ là vài căn nhà lá trên một bãi đất trống) ở trong một khu rừng ở ngoại ô Kontum thì…” (P.H. Chí ‘Một kỷ niệm…’ ĐS. YKH Hải ngoại 2006, tr.112.)

Ngay cả Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng các trại bệnh cũng chưa phải là lý tưởng:

T.Y.V. Duy Tân sát phi trường, doanh trại bao gồm các nhà cũ kỹ nguyên là một phần của cư xá không quân quân đội viễn chinh Pháp, được tu sửa cải biến thành một quân y viện.

Thiếu mặt bằng nên khi có nhu cầu bành trướng, các công trình về sau thường chắp vá không theo một đồ án nhất định nào. Do vậy ngoại cảnh trông có vẻ ngổn ngang và sự di chuyển thương binh giữa các phòng trại gặp nhiều trở ngại.

Các phòng giải phẫu, săn sóc đặc biệt, các phòng trại vừa cũ vừa nhỏ hẹp không xứng với tầm vóc to lớn về số giường bệnh và công lao điều trị
…” (Phạm Viết Tú, Quân Y hiện dịch khoá 5, ‘T.Y.V. Duy Tân’; nguồn mạng.)


Cuối năm 1958 Bệnh xá bệnh viện Mang Cá (infirmerie – hôpital) được cải tên thành “Chi nhánh Tổng Y viện Duy Tân” và ít năm sau đó, lúc tôi đã giải ngũ, được tăng thêm số giường bệnh, nâng cấp thành Quân Y viện Nguyễn Tri

Phương (hôpital militaire) nằm kề cận bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 bộ binh. Tôi không rõ bệnh viện sau này có xây cất thêm gì không vì khu Mang Cá lớn còn đất đai bỏ trống rất nhiều.


Thời gian từ cuối năm 1962 tình hình chiến cuộc bắt đầu sôi động. Sư đoàn 1 và lực lượng Dù gia tăng chiến dịch hành quân bình định lãnh thổ do vậy quân y viện bắt đầu có

thương binh lai rai thật sự. Chiến trường càng khốc liệt, năm 1971 trong trận Hạ Lào, hành quân Lam sơn 719 (2/1971) Q.Y.V. Nguyễn Tri Phương phải lập thêm các trạm tiền phương tại Đông Hà, Quảng Trị để tiếp nhận thương binh.

Lúc BV N.T. Phương quá tải, Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng phải nhận trực tiếp thương binh từ tiền tuyến chở trực thăng về.


Ban giảng huấn trường Đại học Y khoa Huế có nhiều vị đã từng phục vụ tại bệnh viện Mang Cá với cấp bậc Y sĩ trung úy. Thoạt tiên tôi về đó khi còn danh xưng là bệnh xá bệnh viện Mang Cá. Đến giai đoạn chi nhánh T.Y.V. Duy Tân rồi Quân y viện Nguyễn Tri Phương thì có các bác sĩ Lê Văn

Bách, Nguyễn Văn Tự, Nguyễn Văn Đệ, Lê Xuân Công …mà sẽ được biệt phái qua trường ĐHYK Huế vào các năm 1962, 1963, 1964, 1969?... Một số bác sĩ tốt nghiệp từ ĐHYK Huế

cũng đã từng phục vụ tại quân y viện Nguyễn Tri Phương chẳng hạn BS. Tôn Thất Hứa YK1, BS. Lê Văn Danh YK2, BS. Phan Tiên Thái YK5, hiện là đương kim chủ tịch hội Ái Hữu ĐHYK Huế Hải Ngoại.


Trong biến cố Tết Mậu Thân đầu năm 1968, Huế bị Việt Cọng chiếm trọn trong gần một tháng trời, song vùng Mang Cá lớn và gần đó lại vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội

quốc gia. Quân y viện Nguyễn Tri Phương vẫn hoạt động chăm sóc quân nhân cùng thường dân bị thương. BS. Nguyễn Văn Tự thuộc ĐHYK Huế đã được đưa vào Quân y viện N.T. Phương để cùng làm việc với các BS. Lê Xuân Công, LêVăn Tập…là bác sĩ giải phẫu của quân y viện.
Trong thời gian

phục vụ tại Quân y viện trong biến cố Mậu Thân tôi đã nghe nhiều về sự chiến đấu kiên cường của các binh chủng của quân đội quốc gia, sự gan dạ của các phi công trực thăng vượt hàng rào lửa đạn để hạ cánh trong Quân y viện. Tại

Quân y viện tinh thần phục vụ của các cấp rất cao, bình tĩnh, không lo sợ, và tôi nhận thấy không có vấn đề khác biệt trong đối xử giữa “Bạn” và “Thù” khi cấp cứu hay điều trị
…” (N.V. Tự ‘Những Gì Còn Nhớ.’ Kỷ Yếu kỷ niệm 50 năm thành lập trường,’ YKH hải ngoại 2006.)


Về phần tôi trong biến cố Tết Mậu Thân tôi đang học ở Mỹ.

(Sơ Đồ Kinh Thành Huế. Kinh thành Huế trổ mặt tiền hướng nam, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Kinh thành rộng 5,2 km2, có

hào sâu ngăn cách và có sông bao bọc tứ phía: sông Hương phía nam với cầu Trường Tiền, sông đào Kẻ Vạn phía tây, sông đào Cửa Hậu phía bắc, sông đào Đông Ba phía đông có cầu Đông Ba và bến thuyền san sát.) Thành Mang Cá nằm ở góc đông bắc.



Lê Bá Vận
Y Khoa Huế Hải Ngoai

 

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33000

Mời xem film: Ride the thunder nói lên sự Anh Dũng của các Chiến Sĩ VNCH

Mời xem film: Ride the thunder nói lên sự Anh Dũng của các Chiến Sĩ VNCH





Thưa quý vị trưởng thượng, quý chiến hữu, quý bạn, và đồng hương,

Từ rất lâu, chưa thấy có nhà sản xuất nào chịu làm một Phim về tính chiến đấu cang cường, anh dũng của các chiến sĩ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, dù thỉnh thoảng vẫn thấy những phim về cuộc chiến Việt Nam, nhưng trong đó, vai trò của các chiến sĩ Cộng Hòa đã rất mờ nhạt, nếu không nói là bị làm thui chột đi, nhường hết sự can đảm (giả tạo) cho cán binh Việt Cộng.

Phim Ride the Thunder là cuốn phim có chiều sâu, thực nhiều hơn hư cấu, đặc biệt là trong đó, vai trò của người chiến sĩ Cộng Hòa được đề cao. Vậy rất mong quý vị Trưởng Thượng, quý chiến hữu, quý bạn và đồng hương đến chia xẻ với nhà làm phim này và những nhân vật chính trong phim, và cũng để cho danh dự Việt Nam được trả lại đứng chỗ. Dĩ nhiên, vì là phim ảnh nên cũng có đôi phần thiếu sót chi đó, nhưng mong quý vị bỏ qua những nhận xét chủ quan mà cùng chung vui với đoàn làm phim đã bỏ rất nhiều công sức mong khôi phục lại sự hào hùng của quân lực VNCH.

Điều đáng nói là theo yêu cầu của hệ thống phân phối phim Mỹ, tối thiếu phải có 3000 người đến coi Premier (chiếu thử) thì mới được phân phối đi toàn nước Mỹ. Vậy, một lần nữa, nếu quý chiến hữu muốn phim này được phổ biến rầm rộ trên toàn thế giới, xin vui lòng đến xem theo lịch trình và địa điểm được ghi trong thông báo này.

Kính chúc quý vị mọi điều như ý trong năm mới: nhìn thấy chế độ Cộng Sản cáo chung cho toàn dân Việt được hưởng Tự Do, Dân Chủ

Trân trọng kính mời quý vị tham dự buổi lễ trình chiếu phim "Ride The Thunder" vào ngày Thứ Bẩy 28 tháng Ba năm 2015 lúc 10:00AM tại rạp REGENCY THEATRES số 6721 Westminster Blvd Westminster, CA 92683.

Phim sẽ được chiếu trong suốt một tuần lễ từ ngày 27 tháng Ba năm 2015 đến ngày 2 tháng Tư năm 2015.

Đây là một cuốn phim dựa trên nhật ký trong tù cải tạo Nam Hà của Trung tá Lê Bá Bình, nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 "Sói Biển" TQLC VNCH. Cuốn phim ca ngợi tình huynh đệ chi binh giữa người chiến binh VNCH và bạn đồng minh Hoa Kỳ là Đại úy John Ripley, cố vấn cho Tiểu Đoàn 3 TQLC VNCH. Họ đã cùng nhau lập chiến công vang dội, phá sập cây cầu Đông Hà và chận đứng được bước tiến của chiến xa Bắc Việt trong trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Sau đó cả hai đã phải chịu những hoàn cảnh nhục nhằn do sự thiên lệch của giới thông tin báo chí thế giới. Khi trở về nước, John Ripley đã bị dư luận Hoa Kỳ lên án nặng nề, còn Trung tá Lê Bá Bình thì bị Cộng sản giam nhốt trong tù cải tạo 12 năm trời ròng rã. Tuy nhiên họ vẫn ngửng mặt tự hào chưa từng thua trận ngoài chiến địa và đã hoàn thành sứ mạng đối với đất nước. Kết cuộc bi thảm của cuộc chiến Việt Nam nằm ngoài phạm vi trách nhiệm của họ mà do những âm mưu chính trị của chính phủ Hoa Kỳ vào thờì kỳ đó.

Cuốn phim nói lên một phần sự thật của chiến tranh Việt Nam và đặc biệt trả lại danh dự cho Quân Lực VNCH và các chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại Việt Nam.

Một điểm nổi bật trong cuốn phim này là lần đầu tiên những cảnh tù cải tạo với các chi tiết chính xác được đưa lên màn ảnh Hoa Kỳ và tố cáo trước dư luận thế giới sự tàn ác của Cộng sản đối với những thành phần làm việc cho chế độ cũ của Việt Nam Cộng Hòa.

Đây là một cuốn phim không thể bỏ qua nhân dịp tưởng niệm 40 năm ngày mất nước!!!

Đối với khán giả Việt Nam thì khi nhìn thấy các cán binh Việt Cọng nói tiếng Mỹ và hoan hô “Long live Ho Chi Minh” trong phim thì đâm ra buồn cười và bị hất văng ra khỏi giòng tư tưởng của câu chuyện để rơi vào cái thực tế của sự giả tạo phim trường. Đó là điều đáng tiếc duy nhất. Phải chi họ cho bọn Việt Cọng nói tiếng Việt với tù cải tạo và cho phụ đề dịch ra tiếng Anh thì sẽ bớt ngở ngàng hơn.

Một đoạn chiếu thử có thể xem tại đây:

Xin chân thành cảm ơn quý vị

Lý Văn Quý

(Ba Cây Trúc)


Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32995

TỔNG THỐNG MỸ OBAMA TỪ CHỐI TIẾP TỔNG BÍ THƯ CSVN NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI VĂN PHÒNG PHỦ TỔNG THỐNG.

TỔNG THỐNG MỸ OBAMA TỪ CHỐI TIẾP TỔNG BÍ THƯ CSVN NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI VĂN PHÒNG PHỦ TỔNG THỐNG.
Nguyễn Thùy Trang(facebook)

'TỔNG THỐNG MỸ OBAMA TỪ CHỐI TIẾP TỔNG BÍ THƯ CSVN NGUYỄN PHÚ TRỌNG TẠI VĂN PHÒNG PHỦ TỔNG THỐNG.

Nguyễn Thùy Trang(facebook)

Nguồn tin từ Giáo sư Carl Thayer, một nhà bình luận gia nổi tiếng của trường đại học “The University of New South Wales”cho biết là chuyến đi thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng không được suôn sẻ vì Chính Phủ Mỹ bế tắc thỏa thuận đòi hỏi của phía CSVN là tiếp đón Nguyễn Phú Trọng tại Oval Office (Văn Phòng Tổng Thống).

Giáo sư cho biết thêm là Tổng Thống Obama đã từ chối thẳng thừng, không muốn tiếp Nguyễn Phú Trọng ở văn phòng của phủ Tổng Thống Hoa Kỳ.

Theo Giáo sư Carl Thayer thì phía CSVN đã vận động chính phủ Mỹ trong một năm trời để cho Nguyễn Phú Trọng được sang thăm Mỹ, tuy nhiên đây là vấn đề nan giải cho nước Mỹ vì Nguyễn Phú Trọng KHÔNG có liên hệ gì tới ngoại giao song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Nguyễn Phú Trọng chỉ là thủ lãnh của Đảng CSVN.

Ngày 13/2/2015 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chính thức mời Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ không mang tính Quốc Gia mà chỉ là ngoại giao giữa 2 Đảng CSVN và Đảng Dân Chủ Mỹ. Phía CSVN đánh lận con đen bằng cách vận động để Tổng Thống Obama gặp Trọng giống như là một Quốc Khách, tuy nhiên cuộc vận động của CSVN gặp phải trở ngại lớn là Tổng Thống Mỹ Obama đã thẳng thừng từ chối gặp ông Trọng tại văn phòng Tổng Thống.

Không phải nước Mỹ bất lịch sự mà là vì TƯ CÁCH của ông Trọng đối với nước Mỹ chỉ là lãnh đạo của Đảng CSVN, không phải lãnh đạo của một Quốc Gia.

Đây là sự nhục nhã của Đảng CSVN vì trước đây chính phủ Mỹ đã chào đón anh Đỗ Thành Công (Cong Do) tại Oval Office (Văn Phòng Tổng Thống) mà lại từ chối đón tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Chính phủ Mỹ đã xem anh Đỗ Thành Công là chính khách nhưng Nguyễn Phú Trọng chỉ là nhân vật cắc ké không hơn, không kém.

Photo: (1) Văn Phòng Oval Office của Tổng Thống Mỹ (2) Tổng Thống Mỹ George W. Bush đón tiếp anh Đỗ Thành Công tại Oval Office (3) Hình anh Đỗ Thành Công, ứng cử chức dân biểu tiểu bang California, Địa Hạt 27, vào năm 2016 (Cong T. Do for CA State Assembly)

Nguyễn Thùy Trang

Nguồn tham khảo: http://www.c3sindia.org/us/4767'

Nguồn tin từ Giáo sư Carl Thayer, một nhà bình luận gia nổi tiếng của trường đại học “The University of New South Wales”cho biết là chuyến đi thăm Mỹ của Nguyễn Phú Trọng không được suôn sẻ vì Chính Phủ Mỹ bế tắc thỏa thuận đòi hỏi của phía CSVN là tiếp đón Nguyễn Phú Trọng tại Oval Office (Văn Phòng Tổng Thống).
Giáo sư cho biết thêm là Tổng Thống Obama đã từ chối thẳng thừng, không muốn tiếp Nguyễn Phú Trọng ở văn phòng của phủ Tổng Thống Hoa Kỳ.
Theo Giáo sư Carl Thayer thì phía CSVN đã vận động chính phủ Mỹ trong một năm trời để cho Nguyễn Phú Trọng được sang thăm Mỹ, tuy nhiên đây là vấn đề nan giải cho nước Mỹ vì Nguyễn Phú Trọng KHÔNG có liên hệ gì tới ngoại giao song phương giữa Việt Nam và Mỹ. Nguyễn Phú Trọng chỉ là thủ lãnh của Đảng CSVN.
Ngày 13/2/2015 Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã chính thức mời Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ không mang tính Quốc Gia mà chỉ là ngoại giao giữa 2 Đảng CSVN và Đảng Dân Chủ Mỹ. Phía CSVN đánh lận con đen bằng cách vận động để Tổng Thống Obama gặp Trọng giống như là một Quốc Khách, tuy nhiên cuộc vận động của CSVN gặp phải trở ngại lớn là Tổng Thống Mỹ Obama đã thẳng thừng từ chối gặp ông Trọng tại văn phòng Tổng Thống.
Không phải nước Mỹ bất lịch sự mà là vì TƯ CÁCH của ông Trọng đối với nước Mỹ chỉ là lãnh đạo của Đảng CSVN, không phải lãnh đạo của một Quốc Gia.
Đây là sự nhục nhã của Đảng CSVN vì trước đây chính phủ Mỹ đã chào đón anh Đỗ Thành Công (Cong Do) tại Oval Office (Văn Phòng Tổng Thống) mà lại từ chối đón tổng bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng. Chính phủ Mỹ đã xem anh Đỗ Thành Công là chính khách nhưng Nguyễn Phú Trọng chỉ là nhân vật cắc ké không hơn, không kém.
Photo: (1) Văn Phòng Oval Office của Tổng Thống Mỹ (2) Tổng Thống Mỹ George W. Bush đón tiếp anh Đỗ Thành Công tại Oval Office (3) Hình anh Đỗ Thành Công, ứng cử chức dân biểu tiểu bang California, Địa Hạt 27, vào năm 2016 (Cong T. Do for CA State Assembly)
Nguyễn Thùy Trang
Nguồn tham khảo: http://www.c3sindia.org/us/4767

Nguồn: https://exodusforvietnam.wordpress.com/2015/03/03/tong-thong-my-obama-tu-choi-tiep-tong-bi-thu-csvn-nguyen-phu-trong-tai-van-phong-phu-tong-thong/

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Trần Vàng Sao: “tau chưởi”


Trần Vàng Sao: “tau chưởi” — Một Bài Thơ Kinh Dị Và Khốc Liệt

Theo tiểu sử tôi tìm được trên mạng, nhà thơ Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm Tân Tỵ 1941, quê quán làng Đông Xuyên, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế, sinh sống từ thuở ấu thời đến nay tại

phường Vỹ Dạ, thành phố Huế. Năm 1962, ông đậu tú tài ở Huế và dạy học ở Truồi. Thời gian này ông bắt đầu tham gia phong trào chống Mỹ ở Huế. Năm 1965 ông thoát ly lên rừng theo VC. Năm 1970 ông bị thương, được đưa ra miền Bắc

chữa bệnh an dưỡng.
Tháng 5 năm 1975, ông trở về Huế được phân công làm liên lạc (đưa thư) rồi công tác ở ban Văn Hóa Thông Tin xã và nghỉ hưu năm 1984. Vào thời điểm này,

bài thơ “Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình” của ông được đăng trên Sông Hương, số kỷ niệm 5 năm ngày tạp chí ra đời. Bài thơ lập tức gặp phản ứng dữ dội của một số chức sắc địa phương.


Ở hải ngoại, nhà xuất bản Tân Thư (California, Hoa Kỳ) cũng cho in tập “Bài thơ của một người yêu nước mình” của ông.

Sáng nay tình cờ tôi đọc bài thơ “Tau chưởi” dưới đây, và nghĩ rằng có lẽ trong văn học VN (và thế giới?!) khó tìm ra một bài thơ nào kinh dị, khốc liệt như bài thơ này. Điều gì làm cho tâm hồn con người – thi sĩ – phải đau đớn, quằn quại, căm hận, phẫn nộ đến vậy?

Tôi rất thú vị với lời bình của nhà báo Mặc Lâm (RFA) về bài thơ này:

“Trong văn học dân gian, không hiếm những bài vè, lục bát dùng để chửi bới người mình ghét. Nhưng đối với các nhà thơ vốn quen thuộc và trân trọng những con chữ thì việc chửi bới là một điều phạm húy. Trần Vàng Sao chẳng những không sợ

chữ nghĩa đau đớn mà ông còn bóc trần, nạo hết nét vàng óng bên ngoài của chúng để phục vụ cho một bài thơ mà ông cảm thấy hả hê. Ông dùng thơ để chửi cả một chế độ. Chửi

từng sự việc, từng con người. Cách chửi của bà nhà quê mất gà được ông “biên đạo” lại thành của riêng, gây sốc lẫn gây cười cho người đọc bài thơ.


Có điều là cười xong thì người ta lại chảy nước mắt…”
Tôi chỉ xin góp thêm vài ý.

Bài thơ “Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình” làm cho Trần Vàng Sao nổi tiếng, nhưng theo tôi, bài “Tau chưởi” mới là bài đáng kể nhất trong thơ của ông.

Về ngôn từ, ông lật đổ quan niệm “duy mỹ trong ngôn ngữ” lâu nay trong thơ Việt, nhưng điều khác biệt là ông không sử dụng đến những từ tục tỉu như nhiều nhà thơ đương thời đang dùng. Ông ác miệng, cực kỳ ác miệng, nhưng không tục tĩu.

Chửi là 1 trong 2 hành vi của kẻ yếu, của người thấp cổ bé miệng mà có chữ (nhà văn, nhà thơ chẳng hạn), nhưng không có cách gì để tự vệ, để phản ứng trước kẻ mạnh. Họ không thể phản ứng bằng hành động, bằng bạo lực, nên họ

chọn cách phát ngôn bằng lời nói hay chữ viết. Hành vi còn lại sau chửi là đặt, viết những chuyện tiếu lâm đen mà chúng ta thường đọc, hay nghe kể. Tôi chưa từng gặp Trần Vàng Sao, nhưng tôi mơ hồ nghĩ rằng với cái tâm tính bộc trực và

tâm hồn mẫn cảm của mình, ông chỉ có thể bày tỏ cảm xúc bằng cách chửi thẳng chứ không thể dùng ẩn dụ né tránh, nói kiểu móc họng, sâu xa, thâm thúy như nhiều người khác.



Điển hình là bài thơ “Tau chưởi” này. Bài thơ nói thẳng, nói thật cảm xúc và suy nghĩ của một con người bị vùi dập, bị thể chế CS đàn áp thô bạo đến chỗ tàn tệ nhất.

Ban đầu, tôi suýt hiểu nhầm rằng bài thơ như phát ngôn của một con người vì quá đau đớn, quá phẫn nộ mà đứng ở chỗ mấp mé sự điên loạn, nhưng khi tôi đọc kỹ lại thì thấy không phải vậy. Bài thơ có một cấu trúc chặt chẽ, diễn đạt một tiến trình tâm lý rất lớp lang.

Từ dòng đầu của bài thơ, ông chưa chửi, mà ông nói. Ông bình tĩnh nói thiệt hơn về nỗi ấm ức vì phải câm nín trước sự tàn độc, bất công và dối trá cho tới khi chịu không nổi nữa:

“tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không”


Từ đó, sự phẫn nộ kết tụ rồi bùng vỡ dữ dội thành tiếng gào thét. Ông quyết định phải chửi, nhưng không chửi vòng vo, vông khống, ông chửi thẳng, không chỉ chửi thẳng, ông còn

kêu đối tượng, thậm chí cả dòng họ thân tộc của chúng ra để nghe ông chửi. Ông không chỉ chửi, ông vừa chửi vừa kể tội chúng, và sau cùng, ông nguyền rủa, những lời nguyền rủa vô cùng độc địa.


Tôi tự hỏi, với một cảm xúc khốc liệt như thế, trong thơ, thì cái thiện ở đâu, cái đẹp ở đâu? Tính nhân văn ở đâu? Lương tri con người ở đâu?

Hay, khi đặt những tiêu chí có vẻ cao đẹp đó ra cho thơ – cho thi ca – của một tâm hồn bị tổn thương đến tận cùng như Trần Vàng Sao thì chúng ta đang bắt đầu cho một sự dối trá khác?

Nam Đan

tau chưởi

tau tức quá rồi
tau chịu không nổi
tau nghẹn cuống họng
tau lộn ruột lộn gan

tau đầu tắt mặt tối
đổ mồ hôi sôi nước mắt
vẫn đồng không trự nõ có
suốt cả đời ăn tro mò trú
suốt cả đời khố chuối Trần Minh
kêu trời không thấu
tau phải câm miệng hến
không được nói
không được la hét
nghĩ có tức không
tau chưởi
tau phải chưởi
tau chưởi bây
tau chưởi thẳng vào mặt bây
không bóng không gió
không chó không mèo
….
tau chưởi cho tiền đời dĩ lai bây mất nòi mất giống
hết nối dõi tông đường
tau chưởi cho mồ mả bây sập nắp
tau chưởi cho bây có chết chưa liệm ruồi bu kiến đậu
tam giáo đạo sư bây
cố tổ cao tằng cái con cái thằng nào móc miếng cho bây
hà hơi trún nước miếng cho bây

bây là rắn
rắn
toàn là rắn
như cú dòm nhà bệnh
đêm bây mò
ngày bây rình
dưới giường
trên bàn thờ
trong xó bếp
bỏ tên bỏ họ cha mẹ sinh ra
bây mang bí danh
anh hùng dũng cảm vĩ đại kiên cường
lúc bây thật lúc bây giả
khi bây ẩn khi bây hiện
lúc người lúc ma
……
hỡi cô hồn các đảng
hỡi âm binh bộ hạ
hỡi những kẻ khuất mặt đi mây về gió
trong am trong miếu giữa chợ giữa đường
đầu sông cuối bãi
móc họng bóp cổ móc mắt bọn chúng nó
cho bọn chúng nó chết tiệt hết cho rồi
bây giết người như thế
bây phải chết như thế
ác lai thì ác báo
tau chưởi ngày chưởi đêm
mới bét con mắt ra tau chưởi
chập choạng chạng vạng tau chưởi
nửa đêm gà gáy tau chưởi
giữa trưa đứng bóng tau chưởi
bây có là thiền thừ mười tám con mắt tau cũng chưởi
mười hai nhánh họ bây
cao tằng cố tổ bây
tiên sư cha bây
tau chưởi cho bây ăn nửa chừng mẻ chai mẻ chén
xương cá xương thịt mắc ngang cuống họng
tau chửi cho nửa đêm oan hồn yêu tinh ma quỷ
mình mẩy đầy máu hiện hình vây quanh bây đòi trả đầu trả chân trả tay trả hòm trả vải liệm
tau chưởi cho cha mẹ bây có chết cũng mồ xiêu mả lạc
đoạ xuống ba tầng địa ngục bị bỏ vào vạc dầu
tau chưởi cho cha mẹ bây có còn sống cũng điên tàn
đui què câm điếc làm cô hồn sống lang thang đầu đường xó chợ

bốc đất mà ăn xé áo quần mà nhai cho bây có nhìn ra
cũng phải tránh xa
tau chưởi cho con cái bây đứa mới đi đứa đã lớn
sa chân sẩy tay đui què sứt mẻ nửa đòi nửa đoạn
chết không được mà sống cũng không được
tau chưởi cho dứt nọc dòng giống của bây cho bây chết sạch hết

không bà không con
không phúng không điếu
không tưởng không niệm
không mồ không mả
tuyệt tự vô dư
tau chưởi cho bây chết hết
chết sạch hết
không còn một con
không còn một thằng
không còn một mống
chết tiệt hết
hết đời bây


Trần Vàng Sao

Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32977


Nam Đan
Viet Thuc