Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2015

TQ tuyên bố có quyền lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông

Tin tức / Thế giới / Châu Á

TQ tuyên bố có quyền lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/5 bác bỏ tin cho rằng Bắc Kinh dự định lập vùng ADIZ ở Biển Đông dù khẳng định Bắc Kinh có quyền làm như vậy nếu cần vì nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/5 bác bỏ tin cho rằng Bắc Kinh dự định lập vùng ADIZ ở Biển Đông dù khẳng định Bắc Kinh có quyền làm như vậy nếu cần vì nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.

Trung Quốc khẳng định có quyền lập Vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở Biển Đông, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng trong khu vực đang bất hòa vì các tranh chấp chủ quyền.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, ngày 8/5 tuyên bố ‘Trung Quốc có quyền lập ADIZ. Quyết định về việc này tùy thuộc vào hiện trạng an toàn hàng không có bị đe dọa hay không và bị đe dọa tới mức nào.’
Truyền thông Philippines loan tin 7 máy bay tuần tra của nước này bay ngang qua quần đảo Trường Sa đã bị Bắc Kinh cảnh cáo bằng tín hiệu vô tuyến yêu cầu tránh xa khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Voltaire Gazmin, tại một buổi họp báo hôm 8/5 tuyên bố hành động này của Trung Quốc làm như thể có một vùng ADIZ tại khu vực thật sự gây quan ngại.
Một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, ông Ian Storey, nhận định Trung Quốc lập vùng ADIZ ở Biển Đông sẽ khơi ra các nghi ngại về ý đồ và cam kết của Bắc Kinh đối với các tiêu chuẩn và luật lệ quốc tế và các nước trong vùng sẽ xem đây là một sự vi phạm quyền tự do hàng hải nghiêm trọng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/5 bác bỏ tin cho rằng Bắc Kinh dự định lập vùng ADIZ ở Biển Đông dù khẳng định Bắc Kinh có quyền làm như vậy nếu cần vì nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.
Phát ngôn nhân Hoa Xuân Oánh cũng tố cáo rằng tin này rõ ràng ẩn chứa một động cơ phía sau.
Bà Hoa nhấn mạnh tình hình hiện tại ở Biển Đông ổn định và Bắc Kinh cùng các nước Đông Nam Á đang hướng tới việc cải thiện hợp tác và bảo vệ hòa bình Biển Đông.
Năm 2013, Bắc Kinh đã thiết lập vùng ADIZ bao trùm các quần đảo có tranh chấp ở Biển Hoa Đông, khiến Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ phản đối.
Cảnh cáo mới của Trung Quốc có phần chắc làm leo thang những xích mích ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh đang nỗ lực dành chủ quyền gần như toàn bộ khu vực.
Việt Nam chưa lên tiếng bình luận về việc này.
Theo Bloomberg/cihan

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-tuyen-bo-co-quyen-lap-vung-nhan-dang-phong-khong-o-bien-dong/2759847.html

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Bé trai 2 tuổi bỗng nhiên ôm chặt cột mốc biên giới Việt-Trung

Bé trai 2 tuổi bỗng nhiên ôm chặt cột mốc biên giới Việt-Trung

Chứng kiến bé trai hơn 2 tuổi ôm chặt cột mốc biên giới Việt – Trung suốt nửa tiếng đồng hồ, đông đảo du khách có mặt tại đó tỏ ra phấn khích, không ít người vỗ tay cổ vũ cho hành động của cậu bé..

Sự việc diễn ra vào sáng 4/5/2015, tại khu vực thác Bản Giốc (Trùng Khánh, Cao Bằng). Theo ghi nhận của PV, khi vừa đặt chân đến khu vực này cùng mẹ và đoàn du lịch, bé trai hơn 2 tuổi bỗng trèo lên, ôm chặt cột mốc, mắt hướng lên trời xanh và nhất quyết không chịu xuống.Hành động kỳ lạ này nhận được sự phấn khích của đông đảo khách du lịch cũng như người dân có mặt tại nơi đây.



© VTC News Bé trai Xuân Huy ôm chặt cột mốc suốt gần 30 phút, trước sự phấn khích của nhiều người.

Chứng kiến cảnh tượng này, mẹ cậu bé, chị Đ.T.T.T xúc động cho biết: “Ban đầu tôi chỉ nghĩ, cháu nhảy lên ôm cột mốc để mọi người chụp ảnh. Thế nhưng, dường như cháu chẳng để ý gì tới ống kính. Cháu cứ đứng ôm cột mốc như vậy gần nửa tiếng đồng hồ.

Mặc mọi người gọi, dỗ dành cháu xuống. Đôi mắt muốn nói lên điều gì, nhưng không thành lời. Thấy lạ, những người có mặt tại khu vực này đều vỗ tay cổ vũ và chụp ảnh làm kỷ niệm”.

Chị Đ.L.A (Lò Đúc, Hà Nội), một khách du lịch có mặt tại đó xúc động: “Hành động, ánh mắt của thằng bé thức tỉnh tinh thần yêu nước trong mỗi chúng tôi. Nó ôm chặt cột mốc như muốn nói lên một điều gì mà mỗi người dân chúng ta đều hiểu”.

Được biết, bé trai tên Xuân Huy (SN 2012, ở Nguyễn Khoái, Thanh Trì, Hà Nội) đang học tại trường mầm non B Hà Nội.

Nguồn: Sa Hà

(Người đưa tin)
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33884

Việt Nam sắp bị Bắc thuộc lần thứ hai?


Việt Nam sắp bị Bắc thuộc lần thứ hai?


Phạm Trần (Danlambao) - “Thảm họa Bắc thuộc” là tựa đề cuốn phim tài liệu của nhóm Film Club ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn sẽ phát hành vào hạ tuần tháng 6 (2015), đánh dấu 25 năm ngày hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc nối lại quan hệ ngoại giao (1990-2015).



Bối cảnh lịch sử

Việt Nam và Trung Quốc đã gián đoạn ngoại giao trong 10 năm từ 1979 đến 1989, sau khi quân đội Trung Quốc mở các đợt tấn công vào Việt Nam để gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”, theo lệnh của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình.


Cuộc chiến do Trung Quốc chủ động chia làm 2 đợt:


Lần thứ nhất, bắt đầu từ ngày 17/02/1979, kết thúc ngày 5/03/1979. Có trên 600,000 quân Trung Quốc được xe tăng và đại pháo yểm trợ đã tràn qua biên giới tấn công vào 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Chiếu dài của chiến trường là 1.200 cây số từ tây sang đông.


Lý do thầm kín của Bắc Kinh trong lần tấn công này là để cứu đàn em Pol Pot, lãnh tụ Khmer đỏ khi ấy cai trị Kampuchea, không bị 200,000 quân Việt Nam tiêu diệt nhanh chóng.


Trong khi đó thì Việt Nam đã nêu lý do đem quân vào Cao Miên để “phản công lại các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978” .


Ngoài lý do bề mặt “trả đũa”, Việt Nam xua quân sang Cao Miên còn nhằm yểm trợ cho phe Cộng hòa Nhân dân Campuchia của Mặt trận Dân tộc thống nhất Cứu quốc Campuchia (KNUFNS, Kampuchean National United Front for National Salvation) do hai lãnh tụ Heng Samrin và Hun Sen lãnh đạo. Ông Heng Samrin từng là tư lệnh cấp Sư đoàn toan tính đảo chính Pol Pot và Hun Sen, Tiểu đoàn Trưởng quân đội Khmer đỏ đã bỏ hàng ngũ chạy quan Việt Nam lánh nạn trước năm 1978.


Tại mặt trận biên giới Việt-Trung sau 2 tháng giao tranh, quân Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam cầm chân và thiệt hại nặng khiến Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cho lệnh ngưng chiến và rút quân từ ngày 05/3/1979. Bắc Kinh tuyên ngưng chiền vì đã “hoàn thành mục tiêu chiến tranh”.


Không đâu có số chính thức về thương vong đôi bên. Phía Việt Nam nói đã giết 26.000 lính Trung Quốc và gây cho khoảng 37,000 người bị thương. Tây phương ước lượng số quân tử thương của Trung Quốc là ngót 7,000 người và bị thương trên 14,000.


Trung Quốc nói tổn thất của Việt Nam là 30,000 quân chết. Tây phương ước tính Việt Nam đã thiệt mạng khoảng 8,000 binh sĩ. Phía Việt Nam chỉ nói có lối 10,000 thường dân bị thiệt mạng.


Số quân và dân của Việt Nam bị tử thương sau 2 tháng giao tranh đẫm máu được nói nhiều trong khoảng từ 40,000 đến 45,000 người. Thiệt hại tài sản của nhân dân 6 tỉnh do quân Trung Quốc gây ra là vô giá.


Tội ác của lính Trung Quốc được phía Việt Nam ghi lại: “Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện.” (Trích Duyên Dáng Việt Nam ngày 17/02/2014)


Cuộc chiến thứ 2

Tuy nhiên quân Trung Quốc không trở về căn cứ mà duy trì ở biện giới và trong lãnh thổ Việt Nam. Sau đó, từ ngày 02/04/1984 đến năm 1987, trên 800,000 quân Trung Quốc đã mở mặt trận thứ 2 pháo kích và tấn công bộ binh 3 đợt có xe tăng yểm trợ vào Lạng Sơn và huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên (Hà Giang-Tuyên Quang, sau này đổi lại là Hà Giang)


Cuộc chiến Việt-Trung lần thứ 2 chỉ lắng đọng từ cuối năm 1989, sau khi quân CSVN rút khỏi chiến trường Kampuchia sau 10 năm tham chiến. Việt Nam đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề với số tử vong được ước tính trên 100,000 người, theo lời ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ trong cuộc phỏng vấn của BBC tiếng Việt ngày 26/09/2014. Ông Hùng hiện đang sống tị nạn chính trị tại Thụy Sỹ.


Trong cuộc chiến Việt-Trung lần 2, theo số thống kê của Bộ Quốc phòng Việt Nam thì mỗi ngày quân Trung Quốc đã bắn quan Việt Nam từ 10,000 đến 40,000, thậm chí có ngày lên đến 65,000 (như ngày 7/01/1987) quả đạn cối.


Theo ViệtnamExpress ngày 25/07/2014 thì trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2.


Việt Nam mất 2 núi chiến lược

Nếu Trung Quốc không chiến thắng trong trận đánh vào 6 tỉnh Việt Nam lần thứ nhất thì Việt Nam đã thất bại trong cuộc chiến với quân Trung Quốc lần 2.


Bộ đội Việt Nam, dù đã tăng viện các sư đoàn thiện chiến có kinh nghiệm chiến trường vẫn không giữ được hai ngọn núi chiến lược là Lão Sơn (còn gọi là Núi Đất hay điểm cao 1509) và Giả Âm Sơn (điểm cao 1250). Theo tài liệu của Việt Nam, quân Trung Quốc đã sự dụng hỏa lực mạnh và chiến thuật tấn công biển người để mở 3 đợt tấn công chiếm 2 ngọn núi từ ngày 02/04/1984. Đến ngày 14/07/1984 thì đỉnh Lão Sơn đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc sau nhiều giờ giao chiến “sáp lá cà” đẫm máu.


Để mất 2 vị trí chiến lược cao điểm Lão Sơn và Giả Âm Sơn, quân đội Việt Nam đang phải đối phó với hiện tượng bị các dàn radar và hệ thống nhiễu sóng thông tin của Trung Quốc đặt ở đây làm rối loạn thông tin toàn khu cực bắc lãnh thổ.


Các chuyên gia Quốc phòng Nhật Bản ở quần đảo Okinawa cũng đã phát giác ra các tín hiệu nhiễu sóng của Trung Quốc phát đi từ 2 đỉnh núi này. Vì vậy, có nhiều khả năng hệ thống phòng không và quốc phòng của Việt Nam sẽ bị tệ liệt nếu xảy ra cuộc chiến mới với Trung Quốc.


Hậu quả nghiêm trọng của cuộc chiến Việt-Trung lần 2 tại Lão Sơn và Giả Âm Sơn được ghi lại trong Bách Khoa toàn thư (mở) về “Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990” như sau:


“Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các cao điểm 1509, 772 ở phía tây sông Lô và các cao điểm 1250 (Núi Bạc), 1030 và đỉnh Si Cà Lá ở phía đông sông Lô. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11 km, và nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là Cao điểm 685 và Cao điểm 468, nằm cách biên giới khoảng 2 km….Việt Nam không thành công trong nỗ lực tái chiếm 8 mỏm núi, và Trung Quốc đã cho quân đóng giữ ở các mỏm núi này.”


Về thương vong đôi bên công bố năm 1984, Tài liệu cho biết: “Theo công bố chính thức của Việt Nam, họ đã tiêu diệt một trung đoàn và 8 tiểu đoàn quân Trung Quốc, "loại khỏi vòng chiến đấu" 5.500 quân Trung Quốc. Tới tháng 8, Việt Nam tuyên bố nâng tổng số quân Trung Quốc bị loại ra khỏi vòng chiến đấu lên đến 7.500 quân trong vòng 4 tháng. Trung Quốc tuyên bố loại khỏi vòng chiến khoảng 2.000-4.000 quân Việt Nam, còn về phía mình Trung Quốc có 939 lính và 64 dân công chết. Phía Việt Nam xác nhận trong trận đánh ngày 12 tháng 7, chỉ riêng Sư đoàn 356 của họ đã có gần 600 binh sĩ thiệt mạng.”


5 đời quy hàng

Với bối cảnh phá hoại hoang tàn, dã man và bị Trung Quốc chiếm lãnh thổ như thế mà các Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam từ 5 đời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991), Đỗ Mười (1991-1997), Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-2011) và Nguyễn Phú Trọng (từ 2011- ) đa lần lượt cúi đầu trước áp lực của quân xâm lược phương Bắc để mang họa về cho dân tộc.


- Bắt đầu từ Hội nghị bí mật Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) năm 1990 của phái đoàn đảng gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thù tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng.


Thông tin bề mặt từ phía Việt Nam thì nói là mục đích chuyến đi nhằm bàn với lãnh đạo Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân, Chủ tịch Nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa và Lý Bằng, Thủ tướng về kế hoạch bảo vệ và củng cố Xã hội Chủ nghĩa dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lênin, sau khi Thế giới Cộng sản bị tan rã ở Đông Âu và khi ấy đảng và nhà nước Liên Xô cũng đang lung lay.


Nhưng thật sự thì phái đoàn Nguyễn Văn Linh muốn nối lại bang giao với Trung Quốc theo những điều kiện của Bắc Kinh buộc Việt Nam phải tuân thủ:


- Việt Nam phải rút quân khỏi Cao Miên vô điều kiện; phải chấp nhận một giải pháp chính trị cho Cao Miên với bảo đảm phải có sự tham dự của phe Khmer đỏ.


- Việt Nam không được nhắc đến chuyện Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm năm 1974; không nhắc đến cuộc chiến Trường Sa năm 1988 có 64 người lính Việt Nam bị quân Trung Quốc giết chết khi có lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Lê Đức Anh ra lệnh “không được nổ súng chống lại” dù bị mất 8 mỏm đá, quan trọng nhất là đá Gạc Ma, nằm ở vị trí chiến lược phía nam của dãy Trường Sa.


Phía Việt Nam còn không được nhắc đến cuộc chiến biên giới đẫm máu giữa 2 nước từ 2979 đến 1989 do phía Trung Quốc chủ động xâm lược.


- Đến đời ông Đỗ Mười thì tiếp tục tuân thủ với Trung Quốc những gì do ông Nguyễn Văn Linh để lại và đặc biệt đã khẳng định tại Đại hội đảng VII, theo đúng như ý muốn của Trung Quốc là đưa ra Cương lĩnh “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.”


Trong thực tế điều được gọi là “tư tưởng dân tộc” của ông Hồ Chí Minh trong chủ trương này chỉ là tấm bình phong che mặt Chủ nghĩa Cộng sản mà đảng CSVN vẫn rỉ rả tuyên truyền là “quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”.


Phía Trung Quốc thì lại bảo họ đang theo đuổi chủ trương gọi là “chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc” được chấp thuận tại Đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XV tháng 9 năm 1997.


Cả hai nước đã đồng thuận một điểm quan trọng là chỉ mở cửa kinh tế mà không mở cửa chính trị; không chấp nhận đa nguyên đa đảng, không cho tư nhân ra báo và giữ độc quyền thông tin, báo chí.


- Sang thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thì ông này, thi hành tiếp những điều ông Đỗ Mười đã đồng ý với Trung Quốc, đã cắt đất, nhượng biển và chia quyền đánh bắt cá cho Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ xuyên qua 3 Thỏa hiệp:


- Ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt - Trung đã được hai Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Đường Gia Triền, thay mặt Chính phủ hai nước ký kết chính thức tại Hà Nội.


Việt Nam mất ải Nam Quan (còn có tên là Hữu Nghị Quan, Mục Nam Quan), mất 2/3 phần đẹp nhất của thác Bản Giốc, mất ½ sông Bắc Luân tại khu vực biên giới giữa thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) và huyện cấp thị Đông Hưng (địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc).


Việt Nam cũng bị mất những phấn đất cả ngàn cây số vuông dọc biên giới sau 2 cuộc chiến tranh biên giới từ 1979 đến 1989, quan trọng nhất là vùng núi Lão Sơn và Giả Âm Sơn.


Qua năm 2000, ông Phiêu đã ký với Trung Quốc thêm 2 Hiệp định:


- Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ.


Qũy nghiên cứu Biển Đông của các chuyên viên biển đảo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cho biết: “Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km. Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng". (Trích bài viếtĐàm phán Việt - Trung về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ ngày 24/02/2014)


Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho biết: “Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích Vịnh”.


Như vậy, phía Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46%, hay khoảng 8,205 cây số vuông, theo ước tính của Qũy Biển Đông.


Ông Lê Công Phụng, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã có lần phủ nhận Việt Nam để mất 10,000 cây số vuông ở Vịnh Bắc Bộ. Ngược lại ông còn nói Việt Nam được lợi đến 8,000 cây số vuông như Qũy Biển Đông đã viết.


Tuy nhiên, các chuyên viên biển đảo và địa dư không đồng ý và cho rằng, ít nhất Việt Nam cũng đã bị thiệt từ 3,000 đến 4,000 cây số vuông.


- Cùng thời gian này, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 12 năm 2000.


Tài liệu chính thức cho biết người đại diện ký kết của Việt Nam là Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc, người đại diện ký kết của Trung Quốc là Bộ trưởng Nông nghiệp Trần Diệu Bang.


- Khi ông Nông Đức Mạnh thay Lê Khả Phiêu cầm quyền trong 10 năm (2001-2011) thì đã mở cửa cho Trung Quốc vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên, một hành động đã bị cả ngàn Cựu quan chức, đảng viên cao cấp và Trí thức trong và ngoài nước ngăn cản nhưng không thành.


Trong số những người ký tên vào kiến nghị gửi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng có cả Bà nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Trưởng ban Công lý và Hòa bình của Giáo hội Công giáo và Nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc, người rất thông thạo về phong tục, tập quan của các Dân tộc ở Tây Nguyên.


Trong số các chuyên viên cảnh giác sẽ mắc bẫy Trung Quốc, gây thiệt hại kinh tế, môi trường và làm xáo trộn đời sống của hàng trăm nghìn dân là Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án than Đồng bằng sông Hồng – Vinacomin.


Ông đã nhiều lần ông lên tiếng với những chứng liệu khoa học cụ thể về lời và lỗ nhưng Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam vẫn chũi đầu xuống cát cãi lý, nhưng lại được sự đồng thuận của các viên chức Bộ Công Thương.


Tiến sĩ Sơn nói thằng: “Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã sập bẫy giá rẻ của Trung Quốc. Ước tính tổng số lỗ của dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) Nhân Cơ (Đăk Nông) trong năm 2015 sẽ khoảng 37,4 triệu USD.” (báo Dân Trí)


Chuyên gia này đã công bố ước tính của ông tại cuộc tọa đàm về dự án Bauxite do Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức ngày 28-3-2015 ở Hà Nội.


Nhưng không phải chỉ lỗ bấy nhiêu mà còn lỗ dài hạn, tiếp tục rút tiền mồ hôi nước mắt của dân mà chưa biết đến bao giờ mới thoát khỏi cái bẫy “thầu giá rẻ” của Nhà thầu Chalieco (Trung Quốc).


Báo Dân Trí viết tiếp: “Nguyên nhân được ông Sơn chỉ ra là vì theo phụ lục trong Hợp đồng EPC giữa Vinacomin và nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai, nhà thầu cam kết 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm (giá trị tương đương 20 triệu USD) so với công bố của chủ đầu tư. Kéo theo doanh thu giảm khoảng 5 triệu USD/năm.

Còn ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm – Titan, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng khi Trung Quốc chào thầu, giá rất thấp. Thế nhưng khi kí hợp đồng thì giá lại tăng lên. Phía họ lấy lý do đội giá là do mức giá chào thầu chưa tính đến thiết bị dự phòng. Đây chính là bẫy của họ.”


Vẫn theo Dân Trí và các báo khác thì Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết: “Năm 2014 tổng số alumina tiêu thụ của Nhà máy Tân Rai là 492.000 tấn với giá bán bình quân 326,5 USD/tấn. Tuy nhiên trên thực tế nếu tính cả chi phí khấu hao, chi phí vận tải về cảng Gò Dầu thì giá thành đầy đủ tương đương 413,5 USD/tấn. Như vậy, trong năm 2014, mỗi tấn alumina bị lỗ ít nhất là 87 US$/tấn. Tổng số lỗ của năm 2014 là 42,8 triệu USD và trong năm 2015 tình hình sẽ tiếp tục như thế.”


Các báo ở Việt Nam cũng loan tin: “Theo dự toán của Vinacomin, mức lỗ của năm 2015 cho cả hai sự án Tân Rai và Nhân Cơ (Đăk Nông), bất kể là sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, cũng xấp xỉ 37,42 triệu USD.”


Như vậy thì Trung Quốc hay Việt Nam có lợi trong dự án khai thác Bauxite ở Lâm Đồng và Dak Nông? Ngoài ra còn phải xét đến yếu tố ông Nông Đức Mạnh đã “mở cửa nóc nhà Đông Dương” để cho người Trung Quốc vào vùng đất chiến lược Tây Nguyên mà Đại tướng Võ nguyên Giáp đã cảnh giác.


Ngoài Dự án Bauxite, trong 10 năm đứng đầu đảng, ông Mạnh đã để cho hàng chục ngàn lao động Trung Quốc “không giấy phép làm việc” và “chỉ biết làm những việc” bình thường tự do vào Việt Nam làm cho các công ty Trung Quốc từ Nam ra Bắc.


Quan trọng sau Dự án Bauxite là ông Mạnh đã đồng ý để cho người Trung Hoa (Đài Loan và Trung Quốc) xây dựng nhà máy luyện kim ở khu kinh tế Vũng Áng tại huyện Kỳ Anh, phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 70 km về phía Nam.


Theo Bách khoa toàn thư (mở) thì Vũng Áng “Được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997… có vị trí địa lý tự nhiên (gần cảng nước sâu Vũng Áng và Sơn Dương, gần quốc lộ 1A, trên quốc lộ 12A nối với Lào và Thái Lan, gần mỏ sắt Thạch Khê) để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh, tạo điểm bứt phá về kinh tế – xã hội trong khu vực Bắc Trung Bộ, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập với cả nước và quốc tế.”


Đã có những quan ngại Việt Nam sẽ bị cắt làm hai khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc vì ngoài lợi ích kinh tế, theo Bách khoa toàn thư mở thì: “Khu kinh tế Vũng Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...); các ngành công nghiệp gắn với việc khai thác cảng biển; các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu trong vùng cũng như nhập khẩu, đặc biệt là từ Lào và Thái Lan; các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.”


Ông Mạnh cũng để cho thương lái Trung Quốc ra vào Việt Nam như đi chợ để mua nông phẩm và súc vật của Việt Nam nhằm làm hại nền kinh tế Việt Nam.


Ngoài ra ông Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã ký giấy khai thác Bauxite, còn có trách nhiệm trong việc để cho các cấp Chính quyền địa phương, đặc biệt tại các Tỉnh chiến lược dọc biên giới cho các Công ty Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan thuê đất dài hạn đến 50 năm để trồng rừng.


Tại các khu vực này, người Việt Nam không được phép vào và cả chính quyền cũng không biết các Công ty gốc Trung Hoa đã và đang làm gì trong vùng đất “cấm địa” này ngay trên lãnh thổ Việt Nam?


Nhiều phố xá, xóm làng của người Trung Hoa làm chủ, quan lý, tiêu biểu như Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương cũng đã được thành lập dưới thời ông Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.


- Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng thì từ khi ông lên cầm quyền năm 2011, Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc gia tăng đến mức chóng mặt va rất đáng lo ngại.


Ông cũng là người đã thi hành nghiêm chỉnh phương châm 16 chữ: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” , mặc dù hại nhiều hơn lợi đã nghiêng về phía Việt Nam.


Ông Trọng đã thăm Trung Quốc rất vội vã trong cả hai chuyến đi đầu tiên tháng 10/2011 và lần thứ hai từ ngày 7 đến 10/04/2015.


Lần thứ nhất, ông đã cùng với Chủ tịch nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Hồ Cẩm Đào chứng kiến lễ ký 6 Điểm “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”, ngay sau khi đến Bắc Kinh chiều ngày 11/10/2011. Điều này chứng tỏ Văn kiện 6 điểm đã được các bên đồng ý từ trước, nhưng có thảo luận nay không thì chưa rõ.


Hai bên tuyên bố: “Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.”


Điều này có nghĩa ông Trọng đã tán thành lập trường của Trung Quốc chỉ thảo luận song phương giữa 2 nước có tranh chấp với nhau mà không chấp thuận đa phương hay quốc tế hóa xung đột ở Biển Đông như nhiều nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ mong muốn.


Tiếp theo, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đồng ý: “Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này….”


Điều đồng ý này của phía Việt Nam, lần đầu tiên cho thấy ông Trọng đã bằng lòng hợp tác với Trung Quốc để “hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này….”, đúng như đòi hỏi từ năm 1979 của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, khi ấy ông ta nói: "Biển của ta, hãy gác tranh chấp đề cùng khai thác"!


Từ sau chuyến đi này, ông Trọng đã để mặc cho Công an Việt Nam tự do đàn áp người dân tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông và tấn công các thuyền đánh cá của Việt Nam đến đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa.


Các hành động thuần phục Trung Cộng khác của ông Trọng còn được đánh dấu ở cả Sài Gòn và Hà Nội khi người dân, vào mỗi tháng Hai, không được phép tổ chức tưởng nhớ các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược (17/02/1979).


Các cuộc tuần hành kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974-2014) cũng bị chống phá và ngăn cản thô bạo ở Hà Nội.


Ngay đến ngày kỷ niệm 14 tháng 3 hàng năm tưởng niệm 64 chiến sĩ của Quân đội nhân dân chống xâm lược Trung Quốc hy sinh ở Trường Sa năm 1988 cũng không được phép tổ chức cấp quốc gia, không được biểu tình chống bành trướng và bá quyền Bắc Kinh.


Ngược lại, các buổi ca nhạc, nhảy nhót thô bỉ như để ăn mừng chiến công của quân đội Trung Quốc đã được Chính quyền Thành phố Hà Nội tổ chức trước mắt người dân và báo chí nước ngoài.


Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đề thăm dò dầu khí từ ngày 2/5 đến 15/7/2014 thì cũng chính ông Trọng đã không tán thành ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội và người dân muốn Quốc Hội ra nghị quyết lên án hành động của Bắc Kinh.


Chuyến đi lần hai

Cuối cùng, trong chuyến đi Bắc Kinh vội vã lần 2 từ ngày 07 đến 10/04/2015 để gặp Chủ tịch nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình, ông Trọng đã “hợp thức hóa” tất cả những cam kết của Việt Nam từ trước.


Trong số này, có những cam kết và thỏa thuận đã ký kết được ghi trong 9 điểm của “Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc”, công bố ngày 08/04/2015, trước cả ngày về nước của phái đoàn Việt Nam.


Những điểm quan trọng gồm: “Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia.”


Hai bên cũng đồng ý: “Tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thực thi pháp luật và an ninh. Tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao thường niên, mở rộng giao lưu hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước và đối thoại quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh giao lưu hữu nghị giữa hai lực lượng biên phòng, quản lý thỏa đáng bất đồng, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác Đảng và công tác chính trị trong quân đội; tăng cường hợp tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; tiếp tục tổ chức tuần tra chung trong vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân hai bên thăm nhau. Đi sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, tăng cường đối thoại an ninh…”


Tông báo còn viết: “Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”; “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”; “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”; “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc; “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”; và “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc”.


Quan trọng hơn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn đồng ý: “Tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng…. Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ.”


Như vậy thì Việt Nam đã biến thành một quận huyện của Trung Quốc chưa? Và bao giờ thì người dân Việt sẽ chi tiêu với nhau bằng đồng Nhân Tệ của Trung Hoa trên đất nước của mình ?


Phát triển trên biển Đông

Riêng trong lĩnh vực Biển Đông, Thông báo viết rất rõ về sự nhượng bộ của ông Trọng: “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển

Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.”


Như vậy thì có còn gì để nghi ngờ về lòng dạ phù Trung của ông Nguyễn Phú Trọng nữa không?


Thảm họa bắc thuộc

Phải chăng những “thành tích sáng chói” của 5 đời Tổng Bí thư đảng CSVN trên đây là lý do khiến nhóm Film Club ở vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã hoàn thành phim tài liệu “Thảm Họa Bắc Thuộc”?


Họ nói mục đích của cuốn phim dài ngót 2 tiếng sau hơn 2 năm chuẩn bị là để: “Nhận diện một Cộng sản Trung Hoa đầy tham vọng bành trướng, và nhận diện một Cộng sản Việt Nam thần phục Bắc Kinh để tồn tại, bất chấp quyền lợi tối thượng của đất nước.”


Để có những bằng chứng về hiểm họa Bắc Thuộc lần thứ hai đang rình rập trên đầu người dân Việt, nhóm chủ trương cho biết họ đã thực hiện “21 cuộc phỏng vấn các nhân vật trong và ngoài nước, người Việt Nam và ngoại quốc” nhằm “đánh lên tiếng chuông cảnh báo Thảm Họa Bắc Thuộc, đánh lên hồi trống thúc dục người Việt Nam khắp nơi đứng lên đánh đổ bạo quyền Cộng sản Việt Nam.”


Trong số người ngoại quốc, có Đạo diễn điện ảnh David Satter, người đã thực hiện phim The Age of Delirium; Giáo sư Stephen Young, Đại học Hamline, Minnesota, một người nói tiếng Việt rất sõi và hiểu tường tận lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.


Một nhân chứng khác của cuốn phim tài liệu “Thảm Họa Bắc Thuộc” là Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia có uy tín quốc tế về thời cuộc Đông Nam Á. Ông Thayer, 70 tuổi, mang song tịch Mỹ-Út cũng là người nói rành 3 thứ tiếng Lào, Thái và Việt. Ông đã cảnh giác về mối đe dọa của Trung Quốc đối với các nước trong vùng Biển Đông, trong đó có Việt Nam và Phi Luật Tân.


Về phía người Việt Nam, sự xuất hiện của Nhà báo Bùi Tín, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân trước khi ông tị nạn chình trị tại Pháp năm 1990, đã nổi bật với tiết lộ tại sao các cấp lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN đã tỏ ra “hồ hời thỏa mãn” với việc quân đội Trung Quốc tấn công và chiếm Quần đảo Hoàng Sa từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974.


Cuốn phim có giá trị lịch sử này được nhóm chủ trương quảng bá khắp nơi trên thế giới còn mang lời cảnh giác rằng: “Bằng những tài liệu dẫn chứng, những nhận định của các nhà nghiên cứu, và xác nhận của các nhân chứng lịch sử, cuốn phim gởi đi lời cảnh báo khẩn cấp: Cộng sản Trung Hoa và Cộng sản Việt Nam đang biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Bắc Kinh.”


Vậy người Việt Nam ở trong và ngoài lãnh thổ có thấy cái bóng đen Bắc Kinh khổng lồ đang sừng sững trước mắt mình như nhóm Film Club đã thấy?


Hay nhiều người vẫn nghĩ mơ hồ rằng tình trạng bất động của đảng và nhà nước CSVN trước cường độ biến bãi đá thành đảo của Trung Quốc ở Trường Sa cũng chỉ để thể hiện thiện chí “vừa là đồng chí vừa là anh em” với người hàng xóm láng giềng phương Bắc.


Hoặc thông minh hơn, có người còn nghĩ hành động của Trung Quốc tiềm ẩn một thiện chí sâu sắc hơn vì họ đang “bảo vệ biển đảo và tài nguyên giúp Việt Nam” ở Trường Sa, như lãnh đạo Việt Nam đã từng quáng gà khi Bắc Kinh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974?


05/07/2015


{border-bottom: 1px dotted #95ec24;}

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33875

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

ĐỊNH HƯỚNG: CÔNG DÂN TÀÙ CỘNG.

Ảnh của Jenny Quan.


“Dời thủ đô Hà Nội sang Tàu”: Sao mà sớm thế?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Chẳng những vậy mà Hoàng Sa, Trường Sa cũng biến mất trên vùng biển Việt Nam. Chuyện ngỡ như đùa vì ai cũng nghĩ: không lý nào mà nó xảy ra sớm thế? Nhưng lại là chuyện thật trên kênh Đài truyền hình chính thức VTV3 của quốc gia với hình ảnh  nguyên bản dưới đây do VTV3 phát sóng vào tối 2-5-2015 vừa qua:
Đây thì không thể nói là do thế lực thù địch phản động dùng photoshop cắt cúp ghép hình xuyên tạc được!
Xemthêm: http://danlambaovn.blogspot.com/2015/05/doi-thu-o-ha-noi-sang-trung-quoc-sao-ma.html#more


ĐỊNH HƯỚNG: CÔNG DÂN TÀÙ CỘNG.
Đảng Thái Thú CSVN đã từ lâu, nhận lệnh Táu công Tập Cận Bình, phài định hướng dư lận dân chúng biểu tình chống tàu công trong các cuộc biểu tình Hà Nôi, và chuẩn bị tư tưởng cho một công dân Tàu cộng, đúa con hoang trở về mẫu quốc Trung Hoa...?!
Việc dời đô Hà Nôi về đất Tàu là điều hiển nhiên phải làm của đảng thái thú CSVN cho kịp bàn giao theo theo Hiệp ước Thành Đô vào sớm hơn năm 2020 phải hoàn tất?!
Như ta đã thấy có những chuyển biến rõ ràmg, Hà Nội, theo lệnh Trung cộng cho đốn hạ 6.700 cây xanh cổ thụ, là di vật lịch sử thủ đô ngàn năm văn vật Việt Nam. Nay trở thành mội bải đất trống trải dùng làm kho bải chứa hàng hóa. là tổng kho trung chuyển hàng hóa phuc vụ " Con Đường Tơ Lụa Biển " của Trung cộng ra bến cảng Hải Phòng và Vũng Áng.Rồi theo đường tơ lụa tỏa kháp Biển Đông Á/TBD- Một khi VNCS được Mỹ chấp nhận vào thị trường Tư do Xuyên Thái Bình Dương- TPP, được Hoa Kỳ miễn giãm điều kiện dân chủ, nhân quyền cho VNCS. Và cũng là món quà trừ nợ ngàn tỷ đô la của Hoa Kỳ thiếu nợ Trung Công; nên phải tiêu thụ hàng hóa giúp Trung cộng, qua ngỏ trung gian Hà Nội của CSVN.
Như thế Hoa Kỳ đã một lần nữa bán đứng Việt Nam để trừ nợ công trái phiếu nước Mỹ
Mỹ Trung đang ngã giá, thương lượng điều kiện và để bắt tay nhau chia đôi quyền lực Biển Đông Á/TBD.
Nên việc đời đô Hà Nội về Quảng Đông Trung Quốc là hợp lý đối với Đảng Thái Thú CSVN là một chiến công dân tộc Bách Việt cổ xưa đã được Tàu Công rước về cố quốc Việt Nam - lưu vưc Động Đình Hồ là gốc tích cái nôi Bác Việt của Việt Nam ngày nay. Nhưng phe Thái thú- bảo thủ thân Tàu Công này- gặp phài phe Công Sản xét lại của VC/MTGPMN thân Mỹ và đang nhờ mỹ chống lưng cho cái " Dân Chủ Định Hướng XHCN/VC"- Cũng là dân chủ cuội của VC;GPMN thuộc tha62nh phần thứ ba của Mỹ chấp nhận trong Hội Đàm Paris/73; đang muốn dời đô Hà Nôi vế Sài Gòn miền Nam, nên xin lệnh hà Nội cho đập phá tất cả di tích cỉa Sài Gòn Xưa, cũng chặt đốn cây xây trạm xa điện ngầm, giật đổ cá tượng đài quân binh chũng QL.VNCH etc.Và xây nên một kỳ đài, với tượng HCN hoàng tráng cho xứng tầm Tp/HCM, thay thế Sài Gòn của Hòn Ngọc Viễn Đông dã vang bóng một thời Tự Do VNCH
Huỳnh Mai St.8872
Viết, để buồn kỷ niệm 30/4/2015


ĐÀI TIÊNG NÓI ND TRUNG HOA XÁC ĐỊNH CSVN ĐÃ BÁN NƯỚC CHO TQ   

Đài Tiếng Nói Nhân Dân Trung Hoa nói: CSVN đã bán NƯỚC cho TQ.
Đài Phát thanh Tiếng Nói Nhân Dân Trung Hoa phát thanh bằng tiếng Việt đã cho biết Trung Quốc biết rằng trước kia Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của VNCH, nhưng 1958 Đảng CSVN đã ký kết bán cho Trung Hoa do Phạm văn Đồng ký tên trong Công Hàm nên Trường Sa, Hoàng Sa và những BỜ BIỂN VN đã thuộc về họ. Họ thắc mắc không hiểu tại sao phía CSVN không công bố rõ cho dân chúng VN biết Nhà nước VN đã bán biển đảo cho Trung Quốc. Nếu không để họ yên, họ sẽ sẵn sàng đè bẹp VN....( Hèn chi Tà quyền CSVN luôn cấm nhân dân biểu tình chống Trung Quốc. Và họ luôn câm họng không dám lên tiếng, hay chỉ lên tiếng cho có lệ để che dấu tội tày đình của Hồ Chí Minh và Đảng CSVN đã ký kết bán Biển Đảo VN cho Trung Hoa để trả nợ Tầu giúp đánh VNCH và Điện Biên Phủ. Lũ Ác Quỉ Cộng Sản ăn cướp và gian manh đã ký Công Hàm bán biển đảo của VNCH mà lúc đó Cộng Sản Hà Nội chưa cướp được nước VNCH. Đây là sự mua bán ngang ngược và phi lý vì Biển Đảo Hoàng Sa Trường Sa và những bờ biển không phải của nước Công Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa miền Bắc thế mà bọn Cộng Sản VN dám chỉ đất của người khác(VNCH) và bán cho Tầu Cộng. Đây là sự ngang ngược lừa bịp của bọn cướp CSVN. Cho nên người dân VN nếu muốn đòi lại biển đảo mà Trung Quóc đã mua từ Cộng Sản Hà Nội thì phải đứng lên lật đổ bọn Cướp Cộng Sản Gian Ác và lập lại chính quyền mới thì Công Hàm bán nước VNCH cho Tầu Cộng sẽ trở thành vô giá trị. Còn như nhân dân nhát nhúa sợ chết thì VN sẽ bị Tầu Cộng sát nhập vào Trung Quốc vì CSVN đã bán nước VN cho Tầu Cộng trươc khi chúng cướp được nước VNCH, Khi CSVN ký kết Công Hàm bán nước VNCH trước khi CSVN chiếm VNCH thì Công Hàm ngược ngạo do Phạm Văn Đồng ký không có giá trị vì biển đảo không phải của họ. ( CSVN lừa gạt như những tên gian trá hiện nay thường chỉ nhà người khác rồi bảo của mình và bán lấy tiền.) Nhưng khi CS Hà Nội cướp được nước VNCH thì Công Hàm đó trở thành có giá trị. Nhưng nhân dân chúng ta không thể chấp nhận sự bán nước của bọn cầm quyền CSVN nên chúng ta phải thưa kiện với quốc tế, nhưng trước hết là phải lật đổ Cộng Sản thì kiện lấy lại được. Vì khi nhà cầm quyền CSVN không còn thì chính quyền mới có quyền xóa bỏ mọi giấy tờ, Công Hàm mà CSVN đã ký. Thì đến lúc đó Trung Quốc phải trả lại biển đảo và không có quyền đòi hỏi thâu tóm VN vì CSVN đã bán VN cho Trung Quốc để trả nợ đã vay của Tầu trong thời kỳ chiến tranh. Cho nên nếu nhân dân thờ ơ và tin vào nhà nước CSVN thì VN sẽ bị sát nhập thành 1 tỉnh của Trung Quốc bởi vì CSVN đã ký Công Hàm bán nước cho Tầu rồi. VN chỉ còn chờ đến ngày hạn phải giao nạp VN cho Tầu.)
https://youtu.be/RCLlsvpRNhg


 Đài Phát thanh Tiếng Nói Nhân Dân Trung Hoa phát thanh bằng tiếng Việt đã cho biết Trung Quốc biết rằng trước kia Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của VNCH, nhưng 1958 Đảng CSVN đã ký kết bán cho Trung Hoa do Phạm văn Đồng ký tên trong Công Hàm nên Trường Sa, Hoàng Sa và những BỜ BIỂN VN đã thuộc về họ. Họ thắc mắc không hiểu tại sao phía CSVN không công bố rõ cho dân chúng VN biết Nhà nước VN đã bán biển đảo cho Trung Quốc. Nếu không để họ yên, họ sẽ sẵn sàng đè bẹp VN....( Hèn chi Tà quyền CSVN luôn cấm nhân dân biểu tình chống Trung Quốc. Và họ luôn câm họng không dám lên tiếng, hay chỉ lên tiếng cho có lệ để che dấu tội tày đình của Hồ Chí Minh và Đảng CSVN
Đài Tiếng Nói ND Trung Hoa xác định CSVN đã bán NƯỚC cho TQ
TRUNG QUỐC CỘNG SẢN ĐANG KÍCH ĐỘNG QUÂN DÂN VN NỔI LOAN LẬT ĐỔ BẠO QUYỀN - ĐỘCTÀI CSVN, ĐỂ TÀU CỘNG CÓ CỚ NHẢY VÀO CAN THIỆP GIÚP ĐỞ, BẢO VỆ KIỀU BÀO TRUNG HOA VÀ CHIẾM ĐÓNG LUÔN VIỆT NAM- MỘT CÁCH HỌP PHÁP VỚI QUỐC TẾ LHQ- LÝ DO THÀNH LẬP KH TỰ TRỊ CHO CÔNG DÂN BIẾT NÓI TIẾNG TÀU- nHƯ KHU BA TÀU CHỢ LỚN VÀ KHU BÔ- XÍT/ TRUNG NGUYÊN NAM PHẦN VN. VÀ KÉO  NGANG  KHU ĐẶC KHU TỰ TRỊ CỦA TQ RA TẬN BIỂN ĐÔNG THI HOÀNG SA & TRƯỜNG SA VN SẼ LÀ CỦA TRUNG QUỐC. THẾ LÀ MẤT  HS & TS MỘT CÁCH HỢP PHÁP QUỐC TẾ LHQ Đ2NH " PÓ TAY".  BẰNG CÁCH ẤY,TRUNG QUỐC ĐANG XÚI GIỤC CAMPUCHIA VÀ CHAMPA- CHIÊM THÀNH ĐÒI LẠI ĐẤT ÔNG CHA HỌ, ĐỂ THÀNH LẬP CHÍNH PHỦ ĐỀGA- RỒI LẠI HOÀNG SA & TRƯỜNG SA SẼ THUỘC CHÍNH QUYỀN CHAMPA THƯỢNG CỘNG/TQ.


BA TÀU CHỢ LỚN- "CÁI TÒONG...TEENG"
 
Ngày xưa trước năm 75, thời còn sinh viên, tôi có gia nhập vào tổ chức sinh viên " Chống Tàu Chợ Lớn của chính phủ Sài Gòn. Trong phong trào: " Cấm 11 ngành nghề kinh tế cho ba Tàu Chợ Lớn " để tránh lũng đoạn kinh tế
miền nam VN, do cộng sản Bắc Việt Hà Nội và Trung cộng giật dây, để bao vây kinh tế VNCH.- trong sách lược: nông thôn bao vây thành thị của VC.MTGPMN.
Với thành quả mà tôi học đươc câu chửi thề từ Ba Tàu Chợ Lớn phá hoại kinh tế Miền Nam VNCH- Như ông bạn Van Cay Bui của tôi: " Xá xí nắng bù chằng cóc bù chằng nhái: hai bên cái hòn dái, chính giữa cái tòng teng...! " đó bạn Van Cay Bui ạ.Cảm ơn bạn tạo cảm hứng cho tôi một thời chống Tàu Công Chợ Lớn tại Sài Gòn.


 Nhận xét

Này, bọn ông đang hội... hội... họp... họp... chia phần, thằng nào nhanh nhẩu đem dâng cả bọn tau cho khựa zậy? Xin thưa, có 2 thằng tên Minh, 1 thằng Trần Bình Minh (nhà đài) thằng nữa là Nguyễn Quang Minh (cty giải trí Tiên Sa). Hai thằng này đúng là con của Minh râu... cha nào con nấy!
Đến bao giờ mới trả lại cái tên Sài Gòn thay vì dùng mãi cái tên của thằng HCM chết bầm tay sai cộng sản Nga-Tàu.

Hoàng Sa, Trường Sa cũng biến mất trên vùng biển Việt Nam.
Kế hoạch của CS Việt-Trung nhằm thiết lập 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải Nam, Hoàng Sa, Trường Sa và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm kiểm soát và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Đông.
Sau khi thành công kiểm soát Bãi Hoàng Nham, một số diều hâu TC kêu gọi áp dụng biện pháp tương tự đối với Bãi Cỏ Mây. Thiếu Tướng Zhang Zhaozhong nhân vật thẩm quyền có khuynh hướng quốc gia chủ nghĩa thường hay xuất hiện trên các “TV talk-show” đề nghị áp dụng chiến lược “bắp cải” để đối phó với Bãi Cỏ Mây. Chiến lược này sẽ sử dụng phương cách sau:
- vòng đai tàu đánh cá nằm trong cùng.
- bên ngoài là lớp tàu hải giám và tàu chiến.
Mục đích của chiến lược này là sẽ buộc TQLC Phi đồn trú trên bãi từ bỏ vị trí vì thiếu thực phẩm.
Những chuẩn bị nầy của Trung Quốc là có sự thỏa thuận của đảng CSVN . Đài Tiếng Nói Nhân Dân Trung
Hoa nói: CSVN đã bán NƯỚC cho TQ.
Đài Phát thanh Tiếng Nói Nhân Dân Trung Hoa phát thanh bằng tiếng Việt đã cho biết rằng trước kia Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của VNCH, nhưng 1958 Đảng CSVN đã ký kết bàn giao cho Trung Quốc.
Xin nghe Đài Phát Thanh Nhân Dân Trung Quốc nói bằng tiếng Việt như sau đây:
https://youtu.be/RCLlsvpRNhg



Thứ Ba, 5 tháng 5, 2015

Thủ đô Hà Nội đã dời sang Quảng Tây...


Đài VTV có phần nhanh nhẩu chút đỉnh nhưng cũng đúng thôi, vì Hiệp ước Thành Đô sắp tới ngày công khai, những điều khoản mật ở trong đó, cũng đang được thực hiện dần dần . Dời Hà Nội qua Quảng Tây cũng không có gì lạ !



Điệp vụ tuyệt mật "chuyển" Thủ đô Hà Nội sang Quảng Tây
04/05/2015 15:34 GMT+7
TTO - “Điệp vụ tuyệt mật” phát sóng lúc 20g ngày 2-5 trên VTV3 đã mắc sai sót khi phát đi hình ảnh thủ đô Hà Nội trên bản đồ đường bay ở tận Quảng Tây (Trung Quốc) và không có hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Hình ảnh bản đồ trong chương trình “Điệp vụ tuyệt mật” trên VTV3 - Ảnh chụp lại màn hình “Điệp vụ tuyệt mật” là chương trình truyền hình thực tế do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với công ty Cát Tiên Sa sản xuất, gồm 14 tập với sự tham gia của 12 thí sinh, trong đó có 1 thí sinh đóng vai điệp viên bí mật cùng 11 thí sinh còn lại chung sống trong một căn hộ ở Thái Lan và hoàn thành các thử thách của chương trình.
Nhiệm vụ của điệp viên là “phá hoại” các thử thách và ngăn cản 11 người chơi giành được số tiền thưởng. Nếu “phá hoại” thành công thì số tiền thưởng sau mỗi thử thách sẽ thuộc về điệp viên.
Chương trình này có sự tham gia của nhiều nhân vật nổi tiếng như: Nathan Lee, Vĩnh Thụy, Cường Seven, David Phạm, Harry Lu, Huỳnh Anh, Mlee, Lily Nguyễn, Phương Mai, Hồng Quế, Lâm Chi Khanh và Khả Ngân.
Tuy nhiên, ngay ở tập 1, phát sóng phát sóng lúc 20g ngày 2-5 trên kênh VTV3 - Đài truyền hình Việt Nam, chương trình đã mắc sai sót khi phát đi hình ảnh thủ đô Hà Nội trên bản đồ đường bay ở tận…Trung Quốc và không có hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam.
Cụ thể, trong phần giới thiệu về phần thưởng dành cho các thí sinh tham gia chương trình này, trong đó có phần thưởng là tốp 4 người chung cuộc lọt vào tập cuối, mỗi thí sinh sẽ nhận được phần thưởng là cặp vé máy bay khứ hồi đi Thái Lan được cung cấp bởi Air Asia.
Trong phần hình ảnh được phát ở cuối phút thứ nhất, đầu phút thứ hai của chương trình, thể hiện đường bay Bangkok (Thái Lan) - Hà Nội và Bangkok - TP.HCM lại xuất hiện hình ảnh thủ đô Hà Nội trên bản đồ đường bay được đặt tận Quảng Tây - Trung Quốc. Nghiêm trọng hơn, trong phần bản đồ Việt Nam trên sóng của VTV không có hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước 9g sáng ngày 4-5, trên một số kênh Youtube của VTV vẫn còn giữ nguyên tập phim chương trình này. Nhưng sau 9g sáng cùng ngày, tập 1 chương trình “Điệp vụ tuyệt mật” đã bị xóa khỏi trang vtv.vn và các kênh Youtube của VTV.
Ngoài ra, sau khi tập 1 chương trình này được phát sóng, nhiều khán giả và chuyên gia đã lên tiếng về việc toàn bộ thời lượng chương trình đều được ghi hình ở Thái Lan và nội dung các thử thách cũng chủ yếu về lịch sử, văn hóa, con người…Thái Lan.
Sáng 4-5, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc công ty Cát Tiên Sa (đơn vị phối hợp với VTV sản xuất chương trình “Điệp vụ tuyệt mật”) cho biết, sai sót trong phần hình ảnh bản đồ đường bay là do đơn vị sản xuất sử dụng bản đồ của Air Asia, và bản đồ mang tính ước lệ, không có địa danh, không có đường biên giới… nên dẫn đến “ước lượng” sai vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ đường bay. Ông Minh cũng cho biết, ngay sau đó, đơn vị sản xuất đã sửa chữa những sai sót này.
Trưa 4-5, hãng hàng không Air Asia đã có văn bản gửi đến các cơ quan truyền thông, giải thích về việc sơ đồ đường bay của Air Asia thể hiện sai vị trí của thủ đô Hà Nội.
Trong văn bản, Air Asia nêu rõ: “Vì thiếu cẩn trọng trong quá trình duyệt file, sự việc đáng tiếc đã xảy ra. Sau khi chương trình phát sóng tập 1, khán giả phát hiện ra rằng trong khung hình sơ đồ đường bay của Air Asia được đồ họa lại, vị trí của thủ đô Hà Nội nằm sai lệch so với thực tế. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm về sai sót nghiêm trọng này, sẽ lập tức chỉnh sửa lại hình ảnh đúng với thực tế địa lý”.

V.V.TUÂN


Yêu cầu VTV giải trình vụ “chuyển” Hà Nội sang Quảng Tây
04/05/2015 19:55 GMT+7
TTO - Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử vừa yêu cầu Đài truyền hình Việt Nam giải trình về sai sót trong hình minh họa ở chương trình “Điệp vụ tuyệt mật” trên kênh VTV3 tối 2-5.

12 thí sinh của chương trình bao gồm người mẫu, diễn viên, ca sĩ nổi tiếng của làng giải trí Việt Nam: Nathan Lee, Vĩnh Thụy, Cường Seven, David Phạm, Harry Lu, Huỳnh Anh, Mlee, Lily Nguyễn, Phương Mai, Hồng Quế, Lâm Chi Khanh, Khả Ngân. Ảnh T.L Ngày 4-5, Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã yêu cầu Đài truyền hình Việt Nam (VTV) giải trình về việc phát sóng chương trình “Điệp vụ tuyệt mật” trên kênh VTV3 có hình minh họa mà trong đó vị trí của thủ đô Hà Nội bị dời sang lãnh thổ Trung Quốc và không có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Căn cứ trên các giải trình của VTV, Cục sẽ xem xét xử lý vi phạm hành chính với các vi phạm này. Đồng thời, lãnh đạo Bộ TT&TT sẽ nhắc nhở đối với lãnh đạo VTV về sự cố này.
“Điệp vụ tuyệt mật” là một chương trình truyền hình thực tế do VTV phối hợp với Công ty Cát Tiên Sa sản xuất với 14 tập. Ngay tại tập phát sóng đầu tiên phát sóng 20g ngày 2-5 vừa qua, chương trình đã mắc sai sót trên.
Sau khi sự việc được phát hiện, các clip trên đã được dỡ khỏi trang của VTV. Đồng thời, phía Air Asia cũng đã có hồi âm về sự việc. Trong đó, Air Asia thừa nhận vì thiếu cẩn trọng khi duyệt file nên đã để sự việc trên xảy ra. Air Asia đã xin nhận trách nhiệm về sai sót nghiêm trọng này.
M.QUANG
 
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33836 

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Trao đổi thư tín với thính giả- Hiểu rõ hơn bản chất người Cộng sản

Trao đổi thư tín với thính giả

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-05-02

000_ARP4137967-620.jpg
Người tị nạn Việt Nam tràn ngập một chiếc tàu hải quân Mỹ ngoài khơi bờ biển của Việt Nam hôm 5/5/1975
AFP photo
Bốn thập niên của biến cố lịch sử 30/4 với chuyên đề “Ký ức 40 năm” do ban Việt ngữ thực hiện xuyên suốt từ tháng 1 năm 2015 đến ngày 30 tháng 4 vừa qua nhận được nhiều đóng góp của quý khán thính giả cùng độc giả khắp nơi. Thay mặt ban Việt ngữ, Hòa Ái kính lời cảm ơn đến tất cả quý vị đã nhiệt tình cùng chúng tôi truyền tải nhiều thông tin quý giá nhằm ôn lại một giai đoạn lịch sử bi hùng của dân tộc và để kết nối những trái tim Việt Nam trên khắp thế giới. Trong chương trình hôm nay, Hòa Ái trích đăng một số những chia sẻ, tâm tình cũng như tâm tư được gửi về qua các lá thư viết tay cùng những âm thanh nhắn lại trong hộp thư thoại và các bài thơ, nhạc khúc được thu âm gửi về đài trong thời gian 4 tháng qua.

“Cải tạo công thương nghiệp”

Thính giả Phú Quốc Phạm, năm nay 98 tuổi, từ Úc Châu kể lại hoàn cảnh gia đình buôn bán ở tỉnh Nam Định từ năm 1946, bị Việt Minh đốt lửa thiêu rụi khắp cả dãy phố và hàng hóa. Năm 1952, gia đình về thôn quê kiếm kế sinh nhai thì Việt Minh kêu gọi, cho phép buôn bán. Nhưng sau đó, trong khi chở hàng trên thuyền buôn bán ở tỉnh Thái Bình lại bị chính Việt Minh bắn súng đại liên và lấy đi tất cả còn người bị giam giữ 15 ngày. Gia đình chạy lánh nạn Cộng sản vào Sài Gòn và năm 1978, lại một lần nữa, là nạn nhân trong chiến dịch “cải tạo công thương nghiệp”, nhà cửa, hàng hóa, đồ đạc đều bị tịch thu và bị đuổi đi vùng kinh tế mới. Gia đình không còn cách nào hơn, buộc phải vượt biên bằng đường biển và định cư tại Úc vào năm 1980.
“Hà Nội thân yêu ơi!
Đây, đất Bắc-Kinh thành!
Kia, chùa thiêng Trấn Quốc!
Vạn cảnh đẹp Hồ Tây! Hỡi người em tôi yêu!
Dưới hàng hoa sữa rụng,
Kể chuyện tình trăm năm
Thơm dòng nước Hồ Gươm
Hà Nội sống trong tôi!
Hà Nội nhớ muôn đời!”
Vừa rồi là trích đoạn trong nhạc phẩm “Hoài niệm Hà Nội” của thính giả Trần Quốc Xuân Trường, từ Úc Châu, thể hiện tâm tư hoài niệm một Hà Nội xưa vẫn nguyên vẹn trong lòng của hàng triệu người dân miền Bắc di cư dù thời gian đã hơn 60 năm.
Thư viết tay của thính giả Hoàng Hải Sơn từ Texas, Hoa Kỳ viết rằng:
“Năm 1960, Cộng sản miền Bắc mở màn phá hoại để chuẩn bị đánh chiếm miền Nam bằng cách dựng nên cái gọi là ‘Mặt trận Giải phóng miền Nam’ nhằm tuyên truyền xuyên tạc để lừa bịp thế giới. Bởi vậy, chiến tranh Nam-Bắc VN bắt đầu công khai và ác liệt do Cộng sản miền Bắc đánh chiếm miền Nam, gây nên bao nhiêu thảm cảnh tang thương khiến cho nhân dân vô tội phải rơi vào cảnh máu lệ tuôn trào, gia đình đổ vỡ. Nhân dân của nước VNCH trở thành nạn nhân của chế Cộng sản Bắc Việt”.
Thính giả Nguyễn Hòai Nam, từ Florida, Hoa Kỳ cho biết với cấp bậc Trung tá phải chịu cuộc sống tù đày khắc khổ suốt 12 năm 2 tháng 8 ngày trong các trại tập trung cải tạo sau ngày 30 /4/1975. Trong lá thư gửi về đài, cựu Trung tá Nguyễn Hoài Nam vẫn còn nhớ như in những gì diễn ra vào ngày mùng 1/5, chỉ 1 ngày sau khi Sài Gòn thất thủ:
“Ngày lễ Lao Động, các tiệm buôn ở Chợ Lớn treo cờ Trung Cộng ăn mừng quân giải phóng nhưng độ 1 tiếng đồng hồ sau, Việt Cộng cho xe chạy quanh Chợ Lớn triệt hạ hết những lá cờ này vì e ngại có lực lượng nào đó nổi lên cướp thời cơ. Sài Gòn hòan toàn chết trong im lặng. Chỉ có bến tàu đông người chen lấn để di tản. Họ chen lấn để được đi nhưng không biết đi đâu. Đời tôi cũng không may mắn gì, lại bước vào khúc quanh mới, đầy buồn thảm là đi tù ‘cải tạo’. Việc gì đến, đã đến, lúc 2 giờ sáng ngày 15/5/76, chúng tôi bị đánh thức với hành trang mang ra sân tập hợp. Người trại trưởng ra đứng trước hàng, lớn tiếng nói ‘Các anh chú ý! Hôm nay chúng tôi chuyển các anh đến trại mới để tạo điều kiện học tập tốt và kể từ giờ phút này, các anh là phạm nhân nên trên đường đi chúng tôi phải còng các anh lại”.
Tiếp theo đây là bài thơ “Mù Sương” của thính giả Thế Hoài, chia sẻ tâm tình của người người quân nhân thuộc Quân lực VNCH trong những tháng ngày bị đọa đày trong trại tù cải tạo sau biến cố 30/4:
“Mù sương mỗi sáng cô thôn.
Thông reo giá lạnh hoàng hôn sương mù.
Xuân về cứ ngở sang thu,
Vàng theo chiếc lá, ngục tù cô đơn.
Rừng đêm tiếng cú dỗi hờn,
Trôi theo năm tháng chập chờn cơn mê.
Dáng em trìu mến đi về,
Trái yêu mật ngọt hẹn thề ước xưa.
Tháng ngày vất vả đong đưa.
Mù sương giăng lối, mùa mưa lại về.
Chuổi buồn sầu chín tái tê.
Nắng lên sưởi ấm cơn mê lịm hồn”.

Hiểu rõ hơn bản chất người Cộng sản

000_APP2000112685340-620.jpg
Xe tăng quân Bắc Việt tiến vào Saigon hôm 30/4/1975
Thính giả Đức Nhơn kể lại câu chuyện của một nhân chứng hiện còn sống ở Tuy Hòa về số phận của khoảng hơn 300 người cựu quân nhân thuộc Quân lực VNCH tập trung học tập cải tạo tại trường tiểu học, ở xã Hòa Định, bị trói tay lại với nhau và bị dẫn đi trong đêm khuya và bị bắn chết bằng súng đại liên. Thân nhân ở Tuy Hòa phải lén lút đến nơi để tìm xác cha, chồng và con. Họ đi mà không dám khóc, mang xác về âm thầm chôn cất. Cả thành phố Tuy Hòa sống trong cơn kinh hoàng, khiếp đảm. Thính giả Đức Nhơn chia sẻ câu chuyện này với mong muốn “tưởng niệm, an ủi nỗi đau của những người đã khuất, đồng thời cũng nhắc nhớ để hiểu rõ hơn bản chất tàn ác, vô lương tâm của người Cộng sản”.
Nguyễn Trí Quốc, sống ở Paris-Pháp quốc. Tôi xin gửi đến những bạn sinh sau năm 1975, các bạn muốn tìm hiểu về lịch sử tại sao có chiến tranh VN giữa miền Bắc và miền Nam, tại sao có chế độ VNCH và tại sao có Đảng CSVN… thì hãy tìm hiểu trên internet, thậm chí có thể nghe đài hoặc báo chí ở nước ngoài. Tôi không cần các bạn phải tin mà các bạn nghe và tìm hiểu rồi các bạn suy nghĩ điều đúng-sai. Các bạn muốn đất nước thay đổi thì ít ra các bạn phải tìm hiểu về lịch sử VN và đặc biệt cuộc chiến tranh VN”.
“Một trong những biểu hiện mà Đảng CSVN muốn thực tâm hòa hợp hòa giải dân tộc với mọi người dân VN trong cũng như ngoài nước là đầu tiên Đảng CSVN phải thể hiện bằng cách không nên tổ chức trọng thể, linh đình (gọi là) lễ kỷ niệm ‘Chiến thắng 30/4/1975’, không nên ca ngợi đây là chiến thắng vĩ đại của dân tộc và diễu hành. Ngày 30/4/1975 là một vết đau không thể nào quên của rất nhiều người VN trong cũng như ngoài nước, nhất là những người thuộc chế độ VNCH cũ. Nếu Đảng CSVN không làm điều này thì Đảng CSVN chứng tỏ không có thực tâm muốn hòa hợp hòa giải dân tộc”.
“Hãy hòa giải với những người dân trong nước
Những người bị cưỡng đoạt tài sản
Những nông dân Bắc, Trung, Nam
Bị cướp hết đất đai vườn ruộng
Những ‘dân oan’ chỉ còn hai bàn tay trắng
Vất vưởng khắp phố phường!
Những người bị ‘đầu gấu’ đánh đập
Những người bị tra tấn đến ‘chết’!
Công an phát ngôn bừa: ‘tự tử’!
Những người bị chụp ‘chụp mũ’,
Bị nhốt vào nhà tù
Chẳng cần tới công lý!
Hãy trả lại tài sản, đất đai cho những người dân
Những người bị trị
Hãy trả tự do cho những người yêu nước
Chống xâm lăng
Tạ Phong Tần, Việt Khang…
Hãy hòa giải thực sự
Đừng bịp bợm
Hãy bỏ ‘Điều ‘bốn’ Hiến pháp’
Đó là hòa giải và cũng là hòa hợp
Với toàn thể đồng bào trong và ngoài nước
Đó cũng là điều mọi người dân mong muốn
Để dân tộc, Tổ quốc trường tồn
Đảng phải hy sinh!”
Bài thơ “Hòa hợp-Hòa giải” được trích trong tập thơ “Cứu lấy quê hương” của thính giả Nguyễn Hải Hà gửi về đài từ California, Hoa Kỳ.
Và những thanh niên ở miền Bắc, tuổi xuân của họ nghe theo lời hô hào của Đảng CSVN “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” để thống nhất nước nhà. Sau 40 năm, những người trong số họ nghĩ gì?
“Khi xưa chúng tôi chiến đấu là mong mỏi cho đất nước được thống nhất, độc lập, tự do, dân chủ. Thế nhưng khi đất nước thì thống nhất thì sự thật vẫn bị chi phối, không phải là độc lập hoàn toàn. Vẫn bị có một thế lực ngầm bán nước, chịu ảnh hưởng về ý thức hệ. Tự do thì tất nhiên tự do trong khuôn khổ của pháp luật. Nhưng quyền tự do của con người vẫn bị giới hạn. Dân chủ không được đảm bảo. Sự hy sinh của chúng tôi, anh em đồng đội cả một thế hệ, là sự hy sinh bị phản bội.”
Thính giả Mai Phương Thảo chia sẻ cảm nghĩ của mình về đất nước VN “Độc lập-Tự do-Hạnh phúc” tròn 40 năm:
“Gia đình mình chỉ là một trong hàng triệu gia đình triệu gia đình trên đất nước này, ước mơ lớn nhất là đất nước mình được tự do. Tự do thật sự theo nghĩa của tự do chứ không phải tự do trong một nhà tù lớn. 40 năm đúng là quá đủ! Quá đủ để không những thế giới mà cả người dân trong nước nhận thấy sự phi nhân và bất nghĩa của Cộng sản, của nhà cầm quyền này. Chỉ là hệ thống tuyên truyền và dối trá! Toàn là bánh vẽ hết! Người dân nhận ra được một chính quyền dùng bàn tay sắt cai trị, dùng nhà tù và đàn áp. Mình chỉ ước mơ (người dân) có 2 chữ ‘Tự do’ thật sự chứ không phải trên giấy tờ hay không phải trên những ký kết của nhà cầm quyền này đối với thế giới để họ nhận được lợi ích cho họ”.
“Tôi là Tiêu Cà Mau. Thưa các bạn tuổi trẻ VN, hãy đánh giá tư cách, nhân phẩm và năng lực của người lãnh đạo VN có đáng tin cậy là người lãnh đạo hay không? Xin giới trẻ hãy thức tỉnh mà đòi lại quyền công dân để bầu chọn những người có khả năng lãnh đạo đất nước VN!”
Mục “Trả lời Thư tín” đến đây xin tạm dừng. Cảm ơn thời gian theo dõi của quý vị cùng Hòa Ái. Hòa Ái xin kính chào và hẹn gặp lại kỳ sau.

Nguồn:  http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ListenerForum/corresponding-reply-0501-ha-05012015225525.html