Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2019
Cuộc chiến Việt Nam và con đường hòa giải
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Hiệp định Paris 27/01/1973 và những hậu quả của nó
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Di Cư năm 1954
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
DI CƯ - 1975
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Giải Tỏa Căn Cứ Hỏa Lực Số 6 Tân Cảnh 2/2 - Mũ đỏ Bùi Đức Lạc | Lam Sơn ...
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 (17/3/1975) - Phạm Bá Hoa | Lam Sơn 719
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Anniversary Of French Resistance At Hanoi - Indochina (1951)
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Ngày còn chinh chiến - Vùng II - Cao nguyên
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Quân Đội MỸ kết hợp với Quân Lực VNCH quyết tâm về Việt Nam lấy lại Quê ...
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Dalida - Besame Mucho
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2019
Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch, thọ 96 tuổi
Hòa Thượng Thích Trí Quang, một nhân vật quan trọng trong Phật Giáo Việt Nam cận đại, đặc biệt giai đoạn chiến tranh Việt Nam, viên tịch lúc 21 giờ 45 phút (giờ Việt Nam), ngày 8 tháng 11, 2019, theo thông báo phát đi vào ngày 8 tháng 11 từ chùa Từ Đàm, đứng tên Tỳ Kheo Thích Hải Ấn.
Hòa Thượng Trí Quang là một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Mãi cho tới ngày nay, nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, báo chí, dư luận quốc tế, trí thức trong và ngoài nước vẫn chưa hết thắc mắc, không biết Hòa Thượng Thích Trí Quang theo quốc gia hay cộng sản; là cao tăng dấn thân vì đạo, bị cộng sản Bắc Việt lợi dụng, hay là ‘CIA chiến lược’ như tố cáo của các cán bộ cộng sản, hoặc ‘cộng sản nằm vùng’ hoạt động theo chỉ đạo từ Hà nội. Những thắc mắc đó vẫn là đề tài tranh cãi không dứt giữa các nhà khoa bảng, các nhà báo, cũng như trong giới tình báo Mỹ.
Nhưng điều mà dường như mọi người đều đồng ý là Hòa Thượng Thích Trí Quang là một lãnh đạo Phật giáo đầy quyền lực vào lúc mà sức mạnh của giáo hội Phật Giáo lên cao nhất trong những năm đầu và giữa thập niên 1960. Lúc đó, Time, tạp chí có uy tín của Mỹ, đã đăng ảnh của Hòa Thượng trên trang bìa với dòng chữ “người đã làm lung lay nước Mỹ”.
Thân thế và sự nghiệp
Theo quyển “Tiểu Truyện Tự Ghi” của Hòa Thượng Thích Trí Quang, thì ông sinh quán của tại làng Diêm Điền thuộc khu vực phía tây sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình.
Tên thật là Phạm Quang, Thích Trí Quang sinh ngày 21/12/1923 tại Quảng Bình, xuất gia năm 1936, lúc 13 tuổi. Ông là đệ tử của Hòa Thượng Thích Trí Độ, Chủ tịch Hội Phật Giáo Cứu Quốc. Tham gia hoạt động của Hội Phật giáo này của Việt Minh, ông bị Pháp bắt giam năm 1946. Năm 1947, khi được thả, ông theo Việt Minh vào chiến khu chống Pháp. Nhưng sau đó ông bỏ Việt Minh, trở lại con đường tu hành cho tới năm 1963, ông ‘cảm thấy có trách nhiệm phải đứng lên bảo vệ Phật tử và Phật giáo’ sau sự kiện “Pháp Nạn Phật giáo’, khi 8 thanh niên Phật tử bị bắn chết vào đêm 8/5/1963 ở chân cầu Trường Tiền.
Làn sóng phản đối lan rộng, lên tới cao điểm khi xảy ra vụ tự thiêu của Hòa Thượng Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963, làm thế giới bàng hoàng xúc động, tên tuổi của Thượng tọa Thích Trí Quang lan sang Hoa Kỳ và thế giới.
Năm 1964, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) ra đời, đưa Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết làm Đệ Nhất Tăng Thống, Thượng Tọa Thích Trí Quang là Chánh Thư ký Viện Tăng Thống, trong khi Thượng Tọa Thích Tâm Châu là Viện trưởng Viện Hóa Đạo.
Tranh cãi
Báo chí ngoại quốc gọi Hòa Thượng Thích Trí Quang là ‘người đã lật đổ chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm’ vào năm 1963.
Các học giả cánh hữu cho rằng Thích Trí Quang có nhiều khả năng là cán bộ cộng sản hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hà Nội. Còn các học giả cánh tả lại cho rằng ông là một Thủ lãnh tôn giáo đấu tranh bất bạo động cho hòa bình và để bảo vệ Phật giáo.
Trong bài tham luận mang tựa đề “Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War” - “Tăng Sĩ làm chính trị: Phong trào đấu tranh Phật giáo trong Chiến tranh Việt Nam”, tác giả Mark Moyar của Đại học Cambridge viết trong phần tóm lược nội dung:
“Từ tháng 11/1963 cho tới tháng 7/1967, phong trào đấu tranh Phật giáo là nguyên nhân chính gây bất ổn chính trị tại Nam Việt Nam. Trong khi nhóm Phật giáo đấu tranh cho rằng họ đại diện cho đại đa số Phật tử và chỉ đấu tranh cho tự do tôn giáo, trên thực tế họ chỉ là một thiểu số, không đủ tư cách đại diện, đang tìm cách khống chế cả chính trường.”
Một nữ phóng viên chiến trường, từng đoạt giải Pulitzer và làm phóng viên tại Toà Bạch Ốc, bà Marguerite Higgins, là một trong những người hiếm hoi đã trực tiếp phỏng vấn Hòa Thượng Trí Quang. Sau cuộc phỏng vấn tại Chùa Xá Lợi vào cuối năm 1963, bà Higgins không dấu vẻ hoài nghi của bà đối với Hòa Thượng. Bà viết trong quyển ‘Our Vietnam Nightmare - Cơn Ác mộng Việt Nam của chúng ta’, miêu tả vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam là “một Machiavelli thắp nhang.” Machiavelli ám chỉ một người quỷ quyệt, không có đạo đức, chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện.”
Nhà đấu tranh cho nhân quyền và Phật giáo Võ Văn Ái, cũng là một sử gia chuyên nghiên cứu về đạo Phật và lịch sử Việt Nam, nói cá nhân ông rất khâm phục Hòa Thượng Thích Trí Quang, vì ông là nhà sư am hiểu giáo lý Phật giáo rất thâm sâu, và có nhiều đóng góp cho Phật giáo Việt Nam.
Ông Võ Văn Ái nói:
“Ngài là đại biểu, là tiếng nói của tinh thần Phật giáo qua suốt 2000 năm, mà qua suốt 2000 năm đó đã chứng tỏ sự kết hợp của Phật giáo Việt Nam, đối với dân tộc Việt Nam trên lĩnh vực tâm linh, văn hóa cũng như trong vấn đề chống ngoại xâm. Trong cuộc đóng góp cho dân tộc Việt Nam trên phương diện tôn giáo, tôi thấy sự đóng góp của Hòa Thượng Trí Quang rất lớn và cho thấy tinh thần của Phật giáo Việt Nam.”
CIA nói gì về Hòa Thượng Trí Quang?
Theo một tài liệu được giải mật của CIA có tựa đề “Momorandum for the Director”- (Báo cáo lên Giám Đốc) ghi ngày 11/9/1964 về đề tài ‘Động cơ, Mục tiêu và Ảnh hưởng của Thích Trí Quang’ ký tên George A.Carver, Jr., đại diện nhóm ‘South Vietnam Working Group’, các tác giả nói về Hòa Thượng Thích Trí Quang như sau:
“Đầy tham vọng, khôn khéo, một người không ngần ngại dùng mọi mánh khóe để lôi kéo, vận động chính trị và là một kẻ mị dân bẩm sinh. Ông là một trong những người hiếm khi xuất hiện - một nhà lãnh đạo chính trị thiên bẩm.”
Sau khi phân tích, tài liệu này kết luận rằng ‘không có bằng chứng thuyết phục để kết luận Thích Trí Quang là cộng sản’. Các tác giả nói rằng những người tố cáo Hòa Thượng Trí Quang là cộng sản thường là người của chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm, tuy cũng có một số nhà quan sát Mỹ hiểu biết và công tâm cũng tin như vậy.
“Sau khi suy xét cẩn thận, kết luận của chúng tôi là Trí Quang có phần chắc không phải là một người cộng sản, hoặc một gián điệp Việt Cộng.”
Kết luận đó được dựa trên cơ sở ‘Không một ai trong số nhiều người Việt thù ghét Thầy Trí Quang, chỉ chờ cơ hội để bôi nhọ ông, và không ngừng tìm cách chứng minh ông là cộng sản, có thể đưa ra bằng chứng vững chắc về bất cứ liên kết nào giữa ông với cộng sản.”
Đây cũng là ý kiến của nhà nghiên cứu James McAllister của Đại học Cambridge, trong bài tham luận “Thích Trí Quang và Chiến Tranh Việt Nam” (Only Religions Count in Vietnam: Thich Tri Quang and the Vietnam War) được Nhà Xuất Bản Modern Asian Studies ấn hành năm 2007. Bài tham luận viết:
“Nói tóm lại trong quá trình nghiên cứu của tôi, tôi không tìm ra được bất cứ quan chức Mỹ nào có thể nhận diện được, chưa nói tới bất cứ quan chức cấp cao nào, nghĩ Thích Trí Quang là người cộng sản hay có cảm tình với cộng sản.”
***
Theo bản tin trên báo Giác Ngộ, từ sau năm 1975, "Đại lão Hoà thượng ở tại chùa Ấn Quang, rồi tu viện Quảng Hương Già Lam (TP.HCM) độc cư, chuyên tâm hành trì, viết sách, dịch và chú giải kinh, luật, luận…
Năm 2013, ở tuổi 91, Đại lão Hòa thượng đã trở về thăm quê nhà sau hơn 60 năm xa cách và lưu lại chốn cũ là chùa Từ Đàm, tiếp tục việc dịch thuật kinh điển và chuyên tâm hành trì cho tới ngày viên tịch.
Ngài cũng đã về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn, nơi được Bổn sư thế độ xuất gia, thăm lại mộ phần của song thân ở Quảng Bình.
Được biết, Đại lão Hòa thượng được Bổn sư phú pháp, Thiền tông Lâm Tế, Thiền hệ Đạo Mân Quốc sư, lưu xuất từ Tổ sư Nguyên Thiều, với pháp danh Nhật Quang, pháp tự Trí Hải, pháp húy Thiền Minh. Đạo hiệu Trí Quang là do Giáo thọ sư của ngài là Đại sư Trí Độ ban."
***
Theo thông báo ngày 8 tháng 11 của chùa Từ Đàm, di huấn của Cố Hòa Thượng Trưởng Lão là:
“Sau giờ chết rồi độ 6 giờ là liệm.
Liệm rồi các Pháp tử lạy 3 lạy rồi là đưa ra xe tang.
Không bàn thờ, bát nhang, báo tang, thành phục, đưa đám, phúng điếu.
Chuyển đến lò thiêu; thiêu rồi đem về chùa làm tuần, chung thất, trăm ngày, tiểu tường và đại tường.
Mỗi lễ chỉ tụng một trong các kinh: Địa tạng, Kim cương, Bồ tát giới, Pháp hoa và Thủy Sám.
Mỗi lễ đều không thông báo và mời ai dự cả.”
Tuesday, July 20, 2010
DLHTN-PHAN KHẮC TỪ TÊN LÍNH XUNG KÍCH VÔ DỤNG CỦA TẬP ĐOÀN BÁN NƯỚC HÀNỘI
PHAN KHẮC TỪ
TÊN LÍNH XUNG KÍCH VÔ DỤNG CỦA TẬP ĐOÀN BÁN NƯỚC HÀNỘI
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Sau khi VGCS đã thâu tóm được chính quyền về tay nhân dân (nói theo giọng điệu bịp của VGCS) thì trong giới linh mục công giáo người ta mới thấy rõ những ai là cộng sản chính chuyên, nhãn hiệu con nai vàng. Vương Đình Bích, một tên quốc doanh trong nhóm Lũ 4 Tên, vì một vụ đụng độ nhau, ngày 25-12-1997 đã viết thư gởi lãnh đạo Thành Hồ nói huỵch toẹt chẳng cần dấu giếm rằng: “Tôi đã thành khẩn nói với hai anh Từ và Cần là vấn đề thật của tổ chức chúng ta, không phải nhóm nghiên cứu mà là nhóm 4 anh em chúng tôi, Minh- Cần- Từ – Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao nhiệm vụ điều động phong trào công giáo yêu nước tại thành phố này.” Bốn anh em chúng tôi đây là các tên Huỳnh Công Minh, Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ, và Vương Đình Bích. Giáo dân quen gọi bọn này là Lũ 4 Tên, hay Tứ Nhân Bang. Kể cả những ông áo đen kỳ cựu như Hồ Thành Biên, Nguyễn Thành Trinh và những người khác, hết thẩy đều chỉ là thứ cỏ đuôi chó, chứ không phải CS có license. Sau ngày đổi đời, chúng ta thấy Phan Khắc Từ thế giá như thế đấy. Nhưng trước đó thì hắn được mọi người gọi bằng một cái tên đặc sệt mùi chợ búa là “ông Linh mục hốt rác”. Hắn là một linh mục công giáo thiệt, và làm nghề hốt rác thiệt.
Khoảng đầu thập niên 1970, dân Sàigòn lao xao đồn thổi về hiện tượng các linh mục dấn thân làm các nghề lao động chân tay để truyền giáo. Những vị khác như Đức TGM Nguyễn Kim Điền, lúc đó còn là linh mục, làm nghề đạp xích lô, thì rất ít người biết đến, bởi vì các ngài làm Tông Đồ cho Chúa thiệt, nên không muốn khoa trương. Trừ ra Phan Khắc Từ, sau một bài phóng sự có tiêu đề "Linh mục hốt rác" đăng trên báo Đại Dân Tộc (?) ở Saigon, đã trở thành một hiện tượng được rất nhiều người chú ý đến. Phóng sự kể về ông linh mục trẻ Phan Khắc Từ tự nguyện xin đi làm công nhân hốt rác để được sống như một anh công nhân hạng D. Việc phóng ra tên tuổi và tô vẽ cho Phan Khắc Từ, một tên CS còn trong bí mật lúc đó, nằm trong kế hoạch dân vận của VGCS.
Tuy Phan Khắc Từ đi hốt rác, nhưng hắn không phải đụng đến cái chổi, và luôn luôn phô trương cái mark linh mục của mình cho mục đích của hắn. Những người công nhân hốt rác khác thấy hắn là một ông cha nên kính nể, và chuyện gì cũng nghe theo hắn. Cái lợi trước mắt là hắn đi làm không phải mang cơm nước theo, mà được các công nhân cơm bưng nước rót tận miệng. Có lúc hắn uống rượu với công nhân say xỉn mất hết tư cách ngay bên cạnh đống rác hôi thối. Hắn đã giác ngộ “cách mạng” và thường thân thiết tâm sự vói các anh chị em công nhân: “Tôi được sống trong hoàn cảnh giáo hội toàn cầu đã thức tỉnh. Hiến chế mục vụ của cộng đồng Vatican 2 cứ vang vọng mãi trong tôi. Sao nhãng bổn phận trần thế, tức là sao nhãng bổn phận đối với tha nhân và hơn nữa đối với Thiên Chúa, khiến phần rỗi đời đời của mình bị đe dọa. Gần hơn, vừa lúc bắt đầu cuộc đời linh mục, tôi còn được nghe, được thao thức với những lời sám hối chân thành và những quyết định mạnh mẽ của một giáo hội Á châu nhỏ bé, vốn giàu có về văn hóa, tôn giáo, nhưng lại đau khổ, đói nghèo.”
Năm 1969, lần đầu tiên Phan Khắc Từ được đi dự đại hội Thanh Lao Công thế giới có xu hướng thân cộng tại Liban, được Mạc Tư Khoa đỡ đầu và tài trợ. Phan Khắc Từ nuôi ý tưởng phản bội Quốc Gia từ trước. Tại đại hội này, nhiều phái đoàn thanh niên công giáo lên tiếng đòi Mỹ rút quân, trả lại quyền tự quyết cho Việt Nam, và gọi chính quyền VNCH là bù nhìn, nên hắn càng thêm quyết tâm theo CS hơn. Sau Đại Hội Liban, Hắn ở lại Âu Châu. Hơn một năm tại Pháp, Phan Khắc Từ ngả hẳn theo khuynh hướng Thần Học Giải Phóng của nhiều giáo Sĩ Mỹ Châu Latinh, với phong trào Thanh Lao Công làm điểm tựa, cũng đồng thời là môi trường hoạt động cho hắn. Hắn rất ngường mộ vị Giám Mục đỏ Helder Pessoa Camara người Brazilian, và linh mục Camilo Torres Restrepo, người khởi xướng đội du kích chiến đấu tại Columbia, và phát động phong trào Thần Học Giải Phóng tại Mỹ Châu Latinh. Tại Paris, Phan Khắc Từ tham gia đình công, biểu tình đòi công bằng cho giới lao động, tham gia nhiều cuộc biểu tình của sinh viên và công nhân đòi hòa bình cho Việt Nam. Đánh dấu bước quay đầu phản bội quan trọng nhất của Phan Khắc Từ là trong thời gian ở Pháp, hắn đã đến gặp mụ Nguyễn Thị Bình, trưởng phái đoàn thương thuyết của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để xin được ra bưng theo CS. Thị Bình bảo hắn hãy trở về Saigon chế bom xăng đánh Mỹ trong thành phố. Và Từ đã làm theo đúng như vậy.
Cuối năm 1970, Phan Khắc Từ trở lại Sài Gòn và lập tức hăng hái nhập cuộc với các phong trào đấu tranh tại đây. Hắn bắt đầu bằng sự góp mặt trong Mặt trận nhân dân tranh thủ hòa bình, rồi phong trào học sinh, sinh viên đòi quyền sống, phong trào chống tăng học phí, chống độc diễn, đốt xe Mỹ trên đường phố v.v. Nhà thờ Vườn Xoài trở thành nơi chế tạo bom xăng cho phong trào đốt xe Mỹ. Sau vụ đình công năm 1971 của công nhân hãng pin Con Ó để làm trở ngại cuộc hành quân Hạ Lào của QLVNCH, Phan Khắc Từ bị cảnh sát Saigon bắt nhốt vào khám Chí Hòa cùng với các tên Trương Bá Cần, Trần Thế Luân và Nguyễn Ngọc Lan. Cả ba cũng là linh mục. Sau một tuần được thả ra, bọn này còn làm eo với cảnh sát: "Chúng tôi chỉ ra cùng với các anh em công nhân khác." Cảnh sát bèn đưa cả ba lên xe, chở ra Quốc Lộ 4, đường về Lục Tỉnh, đẩy xuống vệ đường giữa cánh đồng vắng trong đêm khuya.
Năm 1974, VGCS đựng lên cái gọi là ủy ban bảo vệ quyền lợi lao động miền Nam . Nhờ nổi tiếng là linh mục hốt rác, Phan Khắc Từ được bầu làm chủ tịch ủy ban này. Từ ký tên gửi thư cho đại sứ Hoa Kỳ tại VN, tố cáo người Mỹ khinh miệt giới công nhân Việt Nam và đe dọa phát động chiến dịch chống sa thải. Người Mỹ đã biết bọn này là ai rồi nên họ tỉnh queo. Bọn này cũng tổ chức nhiều cuộc biểu tình chống tham nhũng và tố cáo Mỹ và VNCH vi phạm Hiệp Định Paris .
Năm 1974, Phan Khắc Từ vào bưng một tuần lễ để thụ huấn nghiệp vụ khuấy đảo, và khóa học khủng bố trong thành phố. Cũng trong năm này, hắn bị sa thải khỏi sở rác. Từ bèn nhảy sang hoạt động từ thiện trong một tổ chức CS trá hình khác là Mặt trận nhân dân cứu đói do hòa thượng Thích Hiển Pháp làm chủ tịch, và Từ làm phó chủ tịch. Phan Khắc Từ tâm sự: “Từ đó, tôi rất thân thiết với nhà chùa, tôi di chuyển hết nhà chùa này sang nhà chùa khác để tập hợp quần chúng, tố cáo chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và phát gạo cho dân nghèo tại nhiều tỉnh từ miền Nam ra miền Trung. Kể cũng thú vị, nhiều đêm tối, một linh mục công giáo nằm gác chân với vài vị sư trên tấm phản, thì thầm bàn chuyện quyên góp, làm từ thiện.”
Từ sau 30-4-75 cho đến nay, Phan Khắc Từ luôn luôn cố thủ trong cái gọi là Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo, mà người dân miền Nam thường gọi mỉa là “ủy ban đàn két” hoặc “ủy ban đàn két gươm giáo”. Về nhân sự, tính đến cuối năm 2008, người ta đã tổng kết cái ủy ban này như sau: Theo báo cáo của UBĐK, hiện nay tổ chức này đã phát triển ra 39 tỉnh thành (trong 65 tỉnh thành cả nước), với hơn 400 linh mục, tu sĩ tham gia ủy ban các cấp. Theo điều tra của chúng tôi, ở trung ương, khóa 4 có 104 vị ghi danh, trong đó có 62 linh mục, tu sĩ. Thế nhưng, nhiều người nói đấy là “Hội của những người siêu cao tuổi” vì có tới 94 vị từ 60 tuôỉ trở lên (chiếm 91,2%). Số dưới 50 tuổi chỉ có 10 người (8,8%). Có những linh mục điếc nặng, hơn 100 tuổi như linh mục Nguyễn Chu Trình (đã mất). Có những linh mục đi họp phải có người cõng. Có một số “lẩm cẩm” nặng, nói không ai hiểu gì. Ông Vũ Thái Hòa nguyên chuyên viên Ban Tôn giáo Chính phủ cũng là ủy viên UB phải đi họp trên lưng đứa cháu. Ông Vũ Văn Chuyên trên ngực phải có biển đề số nhà, điện thoại, sợ đi lạc đường, công an biết lối đưa về… Có nhiều linh mục chỉ ghi danh, đi họp là một lần ra Hà Nội miễn phí máy bay để thăm bạn bè, chữa bệnh. Có một số chỉ đi họp một lần rồi biến mất tăm, như linh mục Trần Đức Hạnh (Cao Bằng). Ở Hà Nam , người ta cũng ghi danh 5 linh mục nhưng không thấy có ai xuất hiện. Tại một số nơi như Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Ban tổ chức chỉ xin các linh mục ghi danh và đến chụp một tấm hình mà cũng không được…..
Phan Khắc Từ nằm trong cái ủy ban đàn két gươm giáo với chức vụ tổng thư ký, kiêm phó chủ tịch ủy ban, nhưng thực chất là chỉ để cho có mặt, đồng thời để theo dõi và quản lý ủy ban về mặt tư tưởng. Những chỗ hắn cần có mặt, trước hết là tại quốc hội để kiếm tí danh hão với đời. Phan Khắc từ làm đại biểu quốc hội CS 3 khóa từ 1987 đến 2002. Sau đó, tuy còn thèm muốn lắm, nhưng hắn đã trở thành con chó già vô dụng trong đàn chó săn của tên thợ rừng rồi. Chỗ thứ hai hắn muốn có mặt là nơi cai quản của một ông cha xứ. Tên giết người khét tiếng Lê Đức Thọ đã xây cho hắn ngôi thánh đường nguy nga đồ sộ trên đường Trương Minh Giảng, Saigon , gọi là nhà thơ Vườn Xoài để trả công cho hắn đã đắc lực giúp VGCS đuổi Mỹ. Đây là cơ ngươi, đúng hơn là nhà tư của hắn chứ chẳng phải là nhà thờ. Cho dù Đức Giáo Hoàng chứ chưa nói đến giám mục, tổng giám mục, hay hồng y, có thể đẩy hắn ra khỏi cái giang sơn này của hắn được. Và nơi thứ ba hắn muốn có mặt là những chỗ nào kiếm ra tiền.
Phan Khắc Từ ham tiền không phải là chuyện lạ, vì hắn có vợ con. Không phải ai có vợ con cũng là người tham lam tiền bạc cả. Phan Khắc Từ thì khác, đó là bản tính của hắn nữa. Số vốn của tờ báo Công Giáo và Dân Tộc được tài trợ bởi Lm Nguyễn đình Thi ở Pháp tới gần 150.000 dollars. Tiền vay thêm để tự kinh doanh cho việc điều hành tờ báo, như xí nghiệp làm bút bi, làm quạt trần, lập công ty may mặc, đầu tư trồng cao su với Singapore, lập khách sạn, mở trường dậy ngoại ngữ, trường dạy nghề, và máy computer v.v... Tất cả những cơ sở làm ăn trên đều do Phan Khắc Từ quản lý. Từ tiền bạc, quyền hành, đến đàn bà, tất cả Phan Khắc Từ thâu tóm vào trong tay hắn. Đây chẳng phải là những lời đồn trong thiên hạ, mà là từ trong nội bộ ủy ban đàn két đấu đá nhau rồi khui ra. Vương Đình Bích vạch trần những chuyệm lem nhem của Phan Khắc Từ công khai trên giấy trắng mực đen. Bích viết: "...về những biểu hiện suy thoái đạo đức trong đời tư của người thường trực UB Đoàn Kết, liên quan đến kinh doanh, tiền bạc và tình dục, gây hệ qủa xã hội là hai đứa con. Xét theo giáo luật, đương sự không còn tiêu chuẩn khách quan của luật độc thân để tiếp tục hoạt đông mục vụ và đại diện cho phong trào đoàn kết công giáo với tư cách linh mục của giáo hội". Cái ủy ban đàn két chia rẽ như thế mà dám mạ vàng hai chữ đoàn kết trên cái bảng hiệu của mình thì đúng là cùi không sợ lở.
Phải nhìn nhận rằng, Phan Khắc Từ là một con người khéo xoay xở. Những chức vụ trong ủy ban không kiếm ra tiền, mà có kiếm ra cũng chẳng bao nhiêu. Vả lại đấy là tài sản chung của ủy ban. Sau khi thôi không còn làm đại biểu quốc hội nữa, Phan Khắc Từ xoay qua làm nghề từ thiện, nuôi đà điểu và gia súc. Hiện nay hắn làm chủ 3 cơ sở từ thiện mang tên là Thiên Phước. Cơ sở Thiên Phước của Từ thường được nói đến nhiều nhất là nhà nuôi dưỡng và bảo trợ 130 trẻ em khiếm thị (mù) mà Từ rêu rao là nạn nhân chất độc da cam, tọa lạc tại ấp 6, xã An Nhân Tây, huyện Củ Chi.
Chuyện lem nhem làm mất mặt Phan Khắc Từ nhất là vấn đề vợ con. Khi Từ còn là một phu hốt rác, VGCS đã bố trí bên cạnh hắn một ả nữ sinh tên là Tư Liễu, một cán bộ hoạt động nội thành. Sau ngày 30-4-75, điều nghi ngờ của đám phu hốt rác bên cạnh Phan Khắc Từ đã trở thành hiện thực. Từ và Tư Liễu sống chung với nhau thành vợ chồng, tuy vẫn còn e dè kín đáo. Hơn một năm sau họ có con. Đứa con đầu lòng được Tư Liễu tổ chức ăn thôi nôi rất linh đình. Liễu làm cửa hàng trưởng một cửa hàng lớn của quận Bình Thạnh nên y thị mời đông đủ bọn cán bộ từ cấp huyện trở xuống. Vì thế, chuyện “linh mục” Phan Khắc Từ có vợ con đổ bể tùm lum. Một anh bạn tù của kẻ hèn này là anh em tinh thần trong nhà tu với Phan Khắc Từ, trước kia là sĩ quan trưởng chi an ninh quận Cái Bè, sau khi được thả, đã tìm đến thăm Từ. Anh ta bắt gặp cả vợ con Từ. Hắn không còn đường chối cãi nên đành phải thú nhận: “đảng đã tác thành cho chúng tôi.” Phan Khắc Từ nói đúng. Đảng, chứ chẳng bao giờ Chúa tác thành cho hắn. Hắn vâng lời đảng hơn là vâng lời Chúa, dù hắn là linh mục.
Việc một ông linh mục công khai có vợ con vẫn được coi xứ, đêm ngủ ôm vợ mà vẫn sáng ngày ra nhà thờ dâng Thánh Lễ, lại vẫn còn được dơ tay tha tội cho bổn đạo, là một chuyện vô tiền khoáng hậu trong Giáo Hội Công Giáo. Có ông cha nào như thế nhưng lén lút chúng tôi không nói. Phan Khắc Từ hắn ngang nhiên và công khai. Sự việc này gây liên lụy đến vị giám mục bề trên của Từ, hiện nay là Hồng Y Phạm Minh Mẫn. Có rất nhiều giáo dân lên tiếng thống trách HY Mẫn là người để cho hiện tượng phản đạo này xẩy ra trong phạm vi trách nhiệm của ông. HY Mẫn không thể nói không biết, bởi vì dư luận đồn thổi tùm lum, Lm Vương Đình Bích trong giáo phận của ông đã lên tiếng công khai tố cáo, và nếu cần, HY Mẫn có thể cho người điều tra sẽ rõ trắng đen thôi. Kẻ phạm thánh vẫn hàng ngày thi hành chức vụ thánh, bề trên biết nhưng làm ngơ cho việc phạm thánh kéo dài. Như vậy thì đó là Phúc Âm hay là phản chứng của Phúc Âm? Chỉ tội nghiệp cho đám con chiên khù khờ, theo Chúa mà như người mù đi trong đêm tối, không biết đâu là chính đường, đâu là hố thẳm
Với một đời tư bê bối như thế, cho nên trong đạo ngoài đời chẳng còn ai tin tưởng Phan Khắc Từ. Đức cố HY Phạm Đinh Tụng trước đây đã có lần cấm Phan Khắc Từ không được làm lễ trong Tổng Giáo Phận Hànội của ngài. Trong khóa họp đầu năm 2010 của ủy ban đàn két, Phan Khắc Từ dẫn một phái đoàn đến viếng thăm tòa TGM Hànội nhưng không được tiếp đón. Cũng trong dịp này, Từ còn dẫn phái đoàn đến thăm tên tướng già Võ Nguyên Giáp, nhưng cũng bị Giáp từ chối luôn. Cái ủy ban đàn két của Phan Khắc Từ lúc này hơn kém chỉ là cái thây ma, Từ muốn vực dậy để gây thanh thế cho mình, nhưng hết cách. Nhà báo Nguyễn Kế Nghiệp thư ký tòa soạn báo Người Công Giáo VN, là một đảng viên CS không công giáo, có lần nói với một người bạn của ông: Ông có biết vì sao cái UBĐK vẫn còn tồn tại đến nay không? Nhà nước cũng muốn dẹp cái cây cảnh héo này lắm rồi, nhưng dẹp thì mấy chục cán bộ ở ủy ban và Báo làm gì mà sống? Tôi đố tay nào ở cơ quan này đi xin nổi việc ở nơi khác vì có biết làm gì đâu, tối ngày chỉ ngồi ăn sẵn, và dọa nhà nước về nguy cơ của Vatican để nhận lương mà thôi!
Vì thế mọi người mới chưng hửng, nhưng không lấy làm ngạc nhiên khi thấy Phan Khắc Từ chường mặt ra bênh vực cho bọn phá đạo trong vụ Đồng Chiêm. Từ tuyên bố chắc nịch, VN hoàn toàn có tự do tôn giáo. Hắn còn kêu gọi trừng trị những ai lợi dụng tự do tôn giáo để làm những việc sai trái. Việc bọn bán nước huy động cả đến một trung đoàn trừ gồm bộ đội, công an, và du đãng ban đêm lên Núi Thờ chỉ để phá bỏ cây Thánh Giá trên đó là một hành động triệt hạ tôn giáo chứ còn nghi ngờ gì nữa. Cả thế giới lên án bọn côn đồ Việt gian bán nước, chỉ trừ có “linh mục” Phan Khắc Từ cho rằng đó là một hành động chính đáng của nhà nước, và con kêu gọi phải trừng trị những nạn nhân của hành động triệt phá này. Người ta đặt câu hỏi tại sao Phan Khắc Từ lại giang thân ra làm công việc điên khùng như thế. Câu trả lời là hắn muốn tranh cái chức Tổng Biên Tập tờ báo Công Giáo Và Dân Tộc của cái ủy ban đàn két. Chức vụ này trước đây nằm trong tay Trương Bá Cần. Cần theo chân Hồ đi chầu Diêm Vương đã hơn nửa năm rồi, và chức vụ đó vẫn còn để trống. Người có khả năng điền khuyết là Thiện Cẩm, nhưng Thiện Cẩm không được VGCS tin cẩn bằng Phan Khắc Từ. Để cho chắc ăn, nhân vụ Đồng Chiêm, ông linh mục Phan Khắc Từ nhẩy ra giúp đảng đập con chiên của mình để lấy credit làm cái giá mua chức Tổng Biên Tập báo Công Giáo Và Dân Tộc. Hắn đã được toại nguyện, mặc dù Phan Khắc Từ chẳng biết báo chí là cái con mẹ gì.
Phan Khắc Từ tưởng rằng một ông linh mục tổng biên tập tờ báo công giáo độc chiếm trong nước đứng ra bảo đảm rằng VN có tự do tôn giáo là cả thế giới sẽ tin. Nhưng hắn đã lầm. Từ Hải Phòng hắn trốn chạy CS vào Nam lúc 15 tuổi. 15 năm sau, hắn trở thành linh mục, nhưng không phải là linh mục của Chúa, mà là của Satan. 72 tuổi đầu hắn còn tình nguyện làm một tên lính xung kích cho CS để kiếm một chút hư danh cỏn con. Hắn không biết hắn chỉ còn là một tên lính vô dụng, nói cho tượng hình hơn, là một con chó săn tồi cho bọn Việt gian bán nước tại Hànội, vì cuộc đời, lối sống, và tư cách của hắn chỉ là một chuỗi phản bội, bê tha tiền bạc và tình dục. Hắn đã trở thành con người hoàn toàn mù lòa. Hắn có tham vọng đem lại ánh sáng cho các em bé khiếm thị tại trung tâm ở Củ Chi của hắn. Thế nhưng rất tiếc, hắn không có ý hướng và khả năng làm cho đôi mắt của mình hết mù được.
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
PHONG TRÀO "KÝ GIẢ ĐI ĂN MÀY" Ở SÀI GÒN
Trần Hồng Phong
#sgb Tôi giới thiệu cuốn Địa chí Văn hóa TP. Hồ Chí Minh - tập II: Văn học - Báo chí - Giáo dục. Sách dày 868 trang, khổ lớn, do Nhà xuất bản TP.HCM phát hành năm 1989.
Cuốn sách này tôi mua ở nhà sách cũ gần đây. Đây là một bộ sách công phu, gồm nhiều tập, do hai vị có thể xem là "cây đại thụ" về lý luận chính trị, lý tưởng cộng sản làm chủ biên: giáo sư Trần Văn Giàu và nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng.
Về nội dung, cuốn sách này cung cấp cho người đọc rất nhiều thông tin quý giá về hoạt động báo chí tại Sài Gòn (trước năm 1975) nói riêng, tại Miền Nam nói chung, bao gồm cả phong trào báo chí yêu nước, cách mạng. Và sao thấy báo chí Sài Gòn ngày ấy nhiều, mạnh và tự do quá. Khác báo chí ngày nay nhiều quá!
PHONG TRÀO "KÝ GIẢ ĐI ĂN MÀY" NĂM 1974
Qua cuốn sách, chúng ta biết về một phong trào (xuất phát từ một cuộc biểu tình) có tên gọi khá ngộ nghĩnh là "Ký giả đi ăn mày" diễn ra ngày 10-10-1974 tại Sài Gòn (nay gọi là TP.HCM).
Khi đó tổng thống Việt Nam cộng hòa là ông Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành "sắc luật 007" có nội dung "bóp cổ báo chí" (tôi giữ nguyên từ trong cuốn sách).
Theo tác giả Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng, khi đó báo chí ở Sài Gòn có bốn tổ chức là Hội chủ báo, Hội ký giả Việt Nam, Hội ký giả Nam Việt và Hội ái hữu ký giả.
Và việc ban hành Sắc luật 007 đã "gián tiếp và vô tình" giúp "tập hợp cả bốn hội ấy và cả xuất bản nữa". Làm cho giới nhà báo cảm thấy không còn được tự do trong hành nghề.
Để chống lại sắc lệnh 007, một cuộc họp của chủ báo, ký giả (nhà báo), dân biểu, có phóng viên nước ngoài tham dự đã diễn ra cạnh Trụ sở Quốc Hội (nay là Nhà hát Thành phố).
Trong lúc đang họp, thình lình có người ngồi ngoài phòng họp nói to lên "Luật 007 mà thi hành thì nhà báo đi ăn mày cả đám". Thế là Ủy ban tranh đấu của các ký giả đã chớp ngay cái ý "đi ăn mày", để quyết định ngày 10-10-1974 sẽ tổ chức một cuộc biểu tình mang tên "biểu tình ký giả đi ăn mày" chống luật 007.
Nguyên văn trong cuốn sách mô tả về cuộc biểu tình này như sau (do giáo sư Lý Chánh Trung viết):
"Đoàn ký giả bị gậy sẵn sàng, xếp hàng trước Câu lạc bộ báo chí. Nhìn quanh thấy đủ mặt các cô bác, anh em; bô lão dẫn đầu, sồn sồn đi giữa, choai choai đoạn hậu.
Nhìn quanh, một rừng cảnh sát... Nhưng bên kia rừng cảnh sát là một biển đồng bào từ đường Nguyễn Huệ đến mút đường Lê Lợi, với những tiếng reo vang từng chặp như sóng vỗ.
Vài trăm ký giả, văn nhân, vài chục dân biểu, nghị sỹ đối lập, thật ít ỏi, hiền lành, yếu ớt, việc chi chánh phủ phải huy động cả một đội quân, cô lập cả một khu phố?...
Khi đoàn người bị gậy tiến lên, mấy cái hàng rào cảnh sát lần lượt vỡ ra, cái thứ nhất ngay trước câu lạc bộ, cái thứ nhì trước Hạ viện, khi cái hàng rào cuối cùng mở ra trước đường Nguyễn Huệ, đoàn ký giả tiến vào đồng bào như dòng sông đổ ra biển cả. Và biển cả ấy đã hập lấy dòng sông. Từ hai bên lề đồng bào bước xuống đường, cả đại lộ chuyển động. Rồi cả đại lộ cùng đi.
Cuộc biểu tình đã thành công. Cả hai đài tiếng nói Hoa Kỳ và BBC của Anh nhìn nhận đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ ba năm nay...".
Thế mới thấy cha anh chúng ta ngày xưa thật dũng cảm, hào hùng. Quyết đấu tranh vì tự do báo chí với nhà cầm quyền. Và được đồng bào ủng hộ.
Do chưa có cơ hội đọc sắc luật 007, nên tôi không biết nội dung chính xác là như thế nào. Nhưng tôi nghĩ báo chí, theo cách hiểu phổ quát, có chức năng phản ánh sự việc, thông tin khách quan, trung thực.
Do vậy, nếu báo chí mà bị "bó buộc" thì khó mà trung thực, khách quan được. (Dĩ nhiên là tôi không muốn so sánh với mô hình "báo chí cách mạng" ở nước ta hiện nay, do đảng cộng sản lãnh đạo).
Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xây (Versailles) đòi đại xá toàn thể tù chính trị tại Việt Nam và đòi tự do báo chí, tự do tư tưởng
Cũng trong cuốn Địa chí Văn hóa này, còn nhắc khá chi tiết về sự kiện năm 1919, Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã gửi đến Hội nghị Véc-xây và Quốc Hội Pháp một Bản yêu sách gồm 8 điểm.
Bản yêu sách này khi đó đồng thời cũng được phát 100.000 bản trong Việt kiều và cho tất cả các báo chữ Pháp, chữ quốc ngữ ở Sài Gòn. Gây tiếng vang lớn, ảnh hưởng lâu dài.
Cụ thể, 8 yêu sách mà Nguyễn Ái Quốc đưa ra và yêu cầu Chính phủ Pháp giải quyết là (khi đó Pháp đang đô hộ Việt Nam):
1- Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.
2- Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn Tòa án đặc biệt, công cụ để khủng bố những người Việt Nam lương thiện nhất.
3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
4- Tự do lập hội và tự do hội họp.
5- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.
6- Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh.
7- Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.
8- Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ”.
(Ghi chú: Sự kiện này được đảng cộng sản Việt Nam ghi nhận trong lịch sử đảng và rất nhiều báo đăng, đưa lại. Chẳng hạn như trên báo Dân Trí có bài này: "Tư tưởng Hồ Chí Minh qua Bản yêu sách gửi đến Hội nghị Véc-xây và bản Hiến pháp 1946")
Có thể thấy, 8 yêu sách do Nguyễn Ái Quốc đưa ra là rất hay, đều hướng đến việc đòi quyền bình đẳng trong xã hội, đòi tôn trọng quyền con người, tôn trọng tù chính trị, tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do tư tưởng...
Theo quý vị, đất nước chúng ta hiện nay đã thực hiện được bao nhiêu "yêu sách" trong số 8 yêu sách mà Nguyễn Ái Quốc đặt ra như một mục tiêu cách mạng? Vì sao?
[https://goo.gl/N9Pk5i]
Trần Hồng Phong
#sgb Tôi giới thiệu cuốn Địa chí Văn hóa TP. Hồ Chí Minh - tập II: Văn học - Báo chí - Giáo dục. Sách dày 868 trang, khổ lớn, do Nhà xuất bản TP.HCM phát hành năm 1989.
Cuốn sách này tôi mua ở nhà sách cũ gần đây. Đây là một bộ sách công phu, gồm nhiều tập, do hai vị có thể xem là "cây đại thụ" về lý luận chính trị, lý tưởng cộng sản làm chủ biên: giáo sư Trần Văn Giàu và nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng.
Về nội dung, cuốn sách này cung cấp cho người đọc rất nhiều thông tin quý giá về hoạt động báo chí tại Sài Gòn (trước năm 1975) nói riêng, tại Miền Nam nói chung, bao gồm cả phong trào báo chí yêu nước, cách mạng. Và sao thấy báo chí Sài Gòn ngày ấy nhiều, mạnh và tự do quá. Khác báo chí ngày nay nhiều quá!
PHONG TRÀO "KÝ GIẢ ĐI ĂN MÀY" NĂM 1974
Qua cuốn sách, chúng ta biết về một phong trào (xuất phát từ một cuộc biểu tình) có tên gọi khá ngộ nghĩnh là "Ký giả đi ăn mày" diễn ra ngày 10-10-1974 tại Sài Gòn (nay gọi là TP.HCM).
Khi đó tổng thống Việt Nam cộng hòa là ông Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành "sắc luật 007" có nội dung "bóp cổ báo chí" (tôi giữ nguyên từ trong cuốn sách).
Theo tác giả Trần Văn Giàu và Trần Bạch Đằng, khi đó báo chí ở Sài Gòn có bốn tổ chức là Hội chủ báo, Hội ký giả Việt Nam, Hội ký giả Nam Việt và Hội ái hữu ký giả.
Và việc ban hành Sắc luật 007 đã "gián tiếp và vô tình" giúp "tập hợp cả bốn hội ấy và cả xuất bản nữa". Làm cho giới nhà báo cảm thấy không còn được tự do trong hành nghề.
Để chống lại sắc lệnh 007, một cuộc họp của chủ báo, ký giả (nhà báo), dân biểu, có phóng viên nước ngoài tham dự đã diễn ra cạnh Trụ sở Quốc Hội (nay là Nhà hát Thành phố).
Trong lúc đang họp, thình lình có người ngồi ngoài phòng họp nói to lên "Luật 007 mà thi hành thì nhà báo đi ăn mày cả đám". Thế là Ủy ban tranh đấu của các ký giả đã chớp ngay cái ý "đi ăn mày", để quyết định ngày 10-10-1974 sẽ tổ chức một cuộc biểu tình mang tên "biểu tình ký giả đi ăn mày" chống luật 007.
Nguyên văn trong cuốn sách mô tả về cuộc biểu tình này như sau (do giáo sư Lý Chánh Trung viết):
"Đoàn ký giả bị gậy sẵn sàng, xếp hàng trước Câu lạc bộ báo chí. Nhìn quanh thấy đủ mặt các cô bác, anh em; bô lão dẫn đầu, sồn sồn đi giữa, choai choai đoạn hậu.
Nhìn quanh, một rừng cảnh sát... Nhưng bên kia rừng cảnh sát là một biển đồng bào từ đường Nguyễn Huệ đến mút đường Lê Lợi, với những tiếng reo vang từng chặp như sóng vỗ.
Vài trăm ký giả, văn nhân, vài chục dân biểu, nghị sỹ đối lập, thật ít ỏi, hiền lành, yếu ớt, việc chi chánh phủ phải huy động cả một đội quân, cô lập cả một khu phố?...
Khi đoàn người bị gậy tiến lên, mấy cái hàng rào cảnh sát lần lượt vỡ ra, cái thứ nhất ngay trước câu lạc bộ, cái thứ nhì trước Hạ viện, khi cái hàng rào cuối cùng mở ra trước đường Nguyễn Huệ, đoàn ký giả tiến vào đồng bào như dòng sông đổ ra biển cả. Và biển cả ấy đã hập lấy dòng sông. Từ hai bên lề đồng bào bước xuống đường, cả đại lộ chuyển động. Rồi cả đại lộ cùng đi.
Cuộc biểu tình đã thành công. Cả hai đài tiếng nói Hoa Kỳ và BBC của Anh nhìn nhận đây là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ ba năm nay...".
Thế mới thấy cha anh chúng ta ngày xưa thật dũng cảm, hào hùng. Quyết đấu tranh vì tự do báo chí với nhà cầm quyền. Và được đồng bào ủng hộ.
Do chưa có cơ hội đọc sắc luật 007, nên tôi không biết nội dung chính xác là như thế nào. Nhưng tôi nghĩ báo chí, theo cách hiểu phổ quát, có chức năng phản ánh sự việc, thông tin khách quan, trung thực.
Do vậy, nếu báo chí mà bị "bó buộc" thì khó mà trung thực, khách quan được. (Dĩ nhiên là tôi không muốn so sánh với mô hình "báo chí cách mạng" ở nước ta hiện nay, do đảng cộng sản lãnh đạo).
Nguyễn Ái Quốc gửi Bản yêu sách đến Hội nghị Véc-xây (Versailles) đòi đại xá toàn thể tù chính trị tại Việt Nam và đòi tự do báo chí, tự do tư tưởng
Cũng trong cuốn Địa chí Văn hóa này, còn nhắc khá chi tiết về sự kiện năm 1919, Nguyễn Ái Quốc (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã gửi đến Hội nghị Véc-xây và Quốc Hội Pháp một Bản yêu sách gồm 8 điểm.
Bản yêu sách này khi đó đồng thời cũng được phát 100.000 bản trong Việt kiều và cho tất cả các báo chữ Pháp, chữ quốc ngữ ở Sài Gòn. Gây tiếng vang lớn, ảnh hưởng lâu dài.
Cụ thể, 8 yêu sách mà Nguyễn Ái Quốc đưa ra và yêu cầu Chính phủ Pháp giải quyết là (khi đó Pháp đang đô hộ Việt Nam):
1- Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.
2- Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn Tòa án đặc biệt, công cụ để khủng bố những người Việt Nam lương thiện nhất.
3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.
4- Tự do lập hội và tự do hội họp.
5- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.
6- Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh.
7- Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.
8- Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ”.
(Ghi chú: Sự kiện này được đảng cộng sản Việt Nam ghi nhận trong lịch sử đảng và rất nhiều báo đăng, đưa lại. Chẳng hạn như trên báo Dân Trí có bài này: "Tư tưởng Hồ Chí Minh qua Bản yêu sách gửi đến Hội nghị Véc-xây và bản Hiến pháp 1946")
Có thể thấy, 8 yêu sách do Nguyễn Ái Quốc đưa ra là rất hay, đều hướng đến việc đòi quyền bình đẳng trong xã hội, đòi tôn trọng quyền con người, tôn trọng tù chính trị, tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do tư tưởng...
Theo quý vị, đất nước chúng ta hiện nay đã thực hiện được bao nhiêu "yêu sách" trong số 8 yêu sách mà Nguyễn Ái Quốc đặt ra như một mục tiêu cách mạng? Vì sao?
[https://goo.gl/N9Pk5i]
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)