Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển
- An Hòa
- •
- • 45.6k Lượt Xem
“Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển” là một quan niệm trong văn hóa truyền thống mà cả Phật gia và Đạo gia đều đề cập đến. Nó mang hàm nghĩa vô cùng sâu sắc, và ngầm chỉ ra rằng điều then chốt để vượt qua bất cứ hoàn cảnh nào chính là ở tâm thái, vạn sự thành bại đều là ở tâm niệm…
“Hữu tâm vô tướng, tướng do tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt”, có tâm thì dẫu vô tướng, tướng cũng sẽ do tâm mà sinh; có tướng mà tâm vô, thì tướng ấy cũng tuỳ tâm mà tiêu mất. Nếu trong khó khăn, mà người ta vẫn có thể giữ một nội tâm an hòa và rộng lớn, thì chướng ngại đều sẽ hóa thành thật là nhỏ bé.
Trong chuyên đề “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, báo Trí Thức VN xin được cùng bạn đọc bình tâm suy ngẫm về những thống khổ trong cuộc đời mình, bởi vì bạn sẽ phát hiện ra rằng, vượt qua rồi nhìn lại, thì những nghiệt ngã đó đôi khi chẳng phải là điều gì quá to lớn.
Đôi khi loại người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân, cũng không phải là người xấu
Đôi khi loại người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân, cũng không phải là người xấu, mà là một kiểu người khác. Duyên giữa người với người sâu hay nhạt, dài hay ngắn, liệu sẽ trở thành thiện duyên hay nghiệt duyên, rất nhiều khi là do tính cách này quyết định…
| |
“Ngừng oán trách” là một cách chiêu mời vận tốt
Nếu bạn cảm thấy luôn không vừa lòng thì tất cả những chuyện phát sinh đều khiến bạn cảm thấy như gặp xui xẻo. Trái lại nếu bạn cảm thấy hôm nay là một ngày may mắn, như vậy hôm nay mỗi người bạn gặp phải, đều có thể là quý nhân của bạn…
| |
Người thiện tâm có tướng mạo hiền lành, phúc hậu
Cái tướng mạo của người ta là do hai bộ phần ‘hình’ và ‘thần’ tạo thành. Hình tướng là đặc thù của sinh lý còn thần tướng vừa bao hàm nhân tố sinh lý, vừa phụ thuộc vào sự tu chỉnh quyết định. Nhất cử nhất động từng ý từng niệm trong cuộc sống, qua một thời gian thì dần dần sẽ ngưng đọng trên khuôn mặt.
| |
Người có tâm tính tốt thì hành vi cũng cao đẹp
Tâm của một người như thế nào thì hành vi và hoàn cảnh của người ấy cũng là như thế. Nếu trong tâm của người chứa đầy những điều lương thiện thì tự nhiên lời nói và việc làm của họ cũng sẽ giống như vậy. Người nào coi danh vọng, tiền tài và tình cảm của con người mới là nguồn gốc của hạnh phúc, thì từ lời nói và việc làm của họ đều sẽ thể hiện ra là họ đang theo đuổi mục tiêu này.
| |
Mỗi người sau 40 tuổi đều phải chịu trách nhiệm cho khuôn mặt của mình
Con người đến tuổi trung niên, thì tướng mạo sẽ lộ rõ ra tính cách và phẩm chất của người đó. Người có tấm lòng khoan dung thì phần lớn sẽ có khuôn mặt phúc hậu. Người có tính tình hiền dịu thì tướng mạo sẽ đẹp một cách nhu hòa, thánh thiện. Người có tính cách thô bạo lỗ mãng thì tướng mạo sẽ luôn là hung dữ. Người có lòng dạ nhỏ mọn thì phần lớn sẽ có tướng mạo xấu xí, hai hàng lông mày nhíu chặt…
| |
Cảnh tùy tâm chuyển: Người có tâm thái tốt thì vận mệnh cũng tốt
Ông Inamori Kazuo, doanh nhân thành đạt sáng lập và điều hành tập đoàn Kyocera của Nhật Bản kể rằng: Khi còn trẻ tôi làm gì cũng đều không được thuận lợi, mơ ước liên tiếp bị thất bại, nên thường oán trách trời đất, tại sao vận khí của tôi lại kém như vậy? Tại sao cuộc đời của tôi lại có nhiều xui xẻo như vậy? Nhưng ngay trong thất bại lặp đi lặp lại đó, tôi dần dần hiểu ra rằng, hết thảy những đau khổ này là do tâm tính của tôi mà ra, do bản thân mình gây ra…
| |
3 điểm nhận biết người phụ nữ có phúc khí
Người phụ nữ được coi là cội nguồn phong thủy của gia đình, là người đem lại vận khí và phúc khí cho gia đình. Nên cái tâm của họ là rất quan trọng. Từ phẩm đức, tâm tính đã có thể đoán biết được vận mệnh và phúc báo của một người. Như vậy, cổ nhân nhìn một người phụ nữ có phúc báo lớn hay không thì cần xem những yếu tố biểu hiện ra bên ngoài nào?
| |
Làm việc thiện hay ác đều khiến tướng mạo thay đổi
Ngạn ngữ cổ có câu: “Có tâm mà không có tướng, tướng sẽ do tâm mà sinh ra, có tướng nhưng không có tâm, tướng sẽ bị tâm tiêu hủy”. Trong cuộc sống, chúng ta không khó để nhận thấy, một người luôn nghĩ và làm những việc xấu thì tướng mạo cũng khó coi. Trái lại, một người có tâm địa lương thiện, làm những việc tốt thì tướng mạo dễ coi và khiến người tiếp xúc có cảm giác đáng tin cậy, dễ gần.
| |
Một người có giáo dưỡng hay không nhìn vào tướng ăn là có thể biết
Mỗi một cử chỉ hành vi đều là nét riêng biệt của mỗi người. Trong đó, ngồi có tướng ngồi, đứng có tướng đứng, ăn có tướng ăn… Người xưa nói “tướng do tâm sinh” thật sự là có đạo lý. “Nhìn tướng biết người” là có ý nói rằng, nhìn bề ngoài của một người là cơ bản có thể biết người ấy như thế nào.
| |
Người có tâm thái tích cực thì vận mệnh cũng tốt đẹp |
Chuyên đề “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển” sẽ tiếp tục được cập nhật.
An Hòa
Nguồn: https://trithucvn.net/chuyen-de/tuong-tam-sinh-canh-tuy-tam-chuyen.html
Hình minh họa
Tướng do tâm sinh, tướng tùy tâm diệt...
(PLVN) - Cảnh vật và con người phô diễn diện mạo của nó ra ngoài trong quan niệm của đạo Phật và cả đạo Giáo đều xuất phát từ tâm con người mà ra, rõ nét nhất là trong đạo Phật. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” là một dẫn dụ rõ nét nhất.
Còn về nhân sinh quan, trong quan niệm dân gian, hay về mặt nhân diện học cũng soi từ tâm ra tướng để phản chiếu lại nhìn tướng thì đoán được tính cách lẫn nhân cách của con người. Nôm na là một cách “nhìn mặt bắt hình dong” mà cổ nhân vẫn dạy. “Hữu tâm vô tướng, tướng do tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt” là một luận điểm rõ nét trong triết lý Phật giáo khi luận về mối quan hệ giữa hành vi và diện mạo con người. Phàm những người lương thiện thì mặt mày nở nang, đầy đặn, nét phúc hậu hiện rõ trên gương mặt. Tiểu nhân, tàn độc thì cũng luôn sở hữu một gương mặt khó nhìn, gian xảo, từ gò má, ánh mắt, màu da đến hình thái rất không giống con người trong hình dung của mình.
Tướng, mà rõ nhất là khuôn mặt, nó không bất biến cả thần thái, sắc diện lẫn cấu trúc nhân diện mà thay đổi theo tâm tính của từng con người “Tướng tùy tâm diệt” nghĩa là một ngày bộ mặt thánh thiện ưa nhìn cũng trở nên đáng sợ khi cứ làm điều ác. Trái lại, những kẻ thủ ác mang gương mặt ác quỷ nếu hồi tâm, hướng thiện, tu nhân tích đức thì gương mặt cũng thay đổi, dễ nhìn và đẹp lên cùng với tâm tướng của mình.
Ngày nay, khối người đi phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng có sửa đằng trời, có muốn đẹp đến mấy nhưng tâm bất thiện thì cũng sẽ trả giá bằng những quy luật “tâm sinh tướng” này theo quan niệm của nhà Phật.
Tướng đẹp, trước hết là một gương mặt đẹp. Đây là một phước báu của những người phúc hậu. Và sự phúc hậu ấy, nét đẹp ấy sẽ thay đổi và định hình khi tâm tính con người ổn định với một nhân cách ổn định. Nên tuổi trẻ thay đổi nhiều chính là do chưa ổn định về tâm tính.
Trở lại vụ án phẫn nộ đầy đau đớn rúng động Điện Biên mới đây, những gương mặt thú vật ẩn sau nét người là một dẫn dụ rõ nét. Nữ sinh Cao Mỹ Duyên bị một lũ bất nhân hãm hiếp và giết hại. Những gương mặt “thú đội lốt người” bao gồm: Vương Văn Hùng, sinh năm 1984, trú thị trấn Tân Thủy, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên đã bị khởi tố về các tội Giết người, Cướp tài sản, Hiếp dâm. Bùi Văn Công, sinh năm 1975, trú xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, bị khởi tố các tội Giết người, Cướp tài sản, Hiếp dâm, Bắt giữ người trái pháp luật và Tàng trữ trái phép chất ma túy. Phạm Văn Nhiệm, sinh năm 1976, trú xã Thanh Nưa, bị khởi tố về các tội Giết người, Hiếp dâm. Hai bị can Lường Văn Hùng, trú xã Hua Thanh và Lường Văn Lả ,trú xã Thanh Nưa, cùng sinh năm 1991, bị khởi tố tội Giết người...
Nhìn vào những bức ảnh lột tả gương mặt của những kẻ thủ ác, tâm ác nên đã tướng mạo cũng cổ quái, dã man và vẻ bất nhân hiện lên trên từng ánh mắt, nét mặt. Tội ác của chúng sẽ bị pháp luật trừng phạt bằng những bản ác nghiêm khắc, nhưng sâu xa hơn trong nhân quả, không biết đến bao giờ mới gột rửa được những hành vi phi nhân tính mà chúng gây ra? Những gương mặt phi nhân tính và mang dáng hình của thú này hẳn sẽ không bao giờ biết quay đầu để “tướng tùy tâm chuyển...”.
Nguồn: https://baophapluat.vn/goc-nhin-ban-doc/tuong-do-tam-sinh-tuong-tuy-tam-diet-440099.html
Tướng mạo do tâm sinh, cảnh vật tùy tâm mà biến chuyển” là một quan niệm trong văn hóa truyền thống mà cả Phật gia và Đạo gia đều đề cập đến. Nó mang hàm nghĩa vô cùng sâu sắc, và ngầm chỉ ra rằng điều then chốt để vượt qua bất cứ hoàn cảnh nào chính là ở tâm thái, vạn sự thành bại đều là ở tâm niệm…
Thuật ngữ xem tướng có lẽ chẳng lạ gì với rất nhiều người, nó được dùng như một nghệ thuật lẫn khoa học trong khám phá sinh mệnh. Người xưa sử dụng thuật xem tướng từ việc chọn vợ gả chồng đến tìm người cho các chức vụ trong triều đình. Xem tướng trở thành một phần của xã hội cổ đại phương Đông, được ghi chép trong các thư tịch cổ như “Trúc thư kỷ niên” và ngày càng phổ biến hơn ở phương Tây.
“Hữu tâm vô tướng, tướng do tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tuỳ tâm diệt”, tức là có tâm chẳng có tướng, tướng đó do tâm sinh; có tướng chẳng có tâm, tướng tùy theo tâm mà mất đi. Nếu trong khó khăn, mà người ta vẫn có thể giữ một nội tâm an hòa và rộng lớn, thì chướng ngại đều sẽ hóa thành thật là nhỏ bé.
Mục lục
- Tướng do tâm sinh – Người thiện tâm có tướng mạo hiền lành
- Tâm tình tốt hay xấu đều sẽ thể hiện hết ra ở khuôn mặt
- Tướng do tâm sinh, người tâm thiện có vẻ mặt hiền lành
- Tướng do tâm sinh: Trung y thời cổ đại nhìn tướng mặt biết bệnh
- Người có tâm tính tốt thì hành vi cũng cao đẹp
- Mối quan hệ giữa tâm và tướng được thể hiện rất rõ
Tướng do tâm sinh – Người thiện tâm có tướng mạo hiền lành
“Tướng do tâm sinh” là quan niệm trong văn hóa Thần truyền, cả trong Phật giáo lẫn Đạo giáo. “Tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài; “tâm” là hoạt động bên trong; “tướng” là hư cấu bất thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tuỳ theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo, cũng gọi là “cảnh tuỳ tâm chuyển”, “tướng tuỳ tâm sinh”. Về mặt khoa học, Trung y cổ đại, sinh lý học hiện đại và tâm lý học đã phân tích đạo lý “tướng do tâm sinh” rất đơn giản. Tướng mạo của một người là sự kết hợp giữa “hình” và “thần”.
Tâm niệm nảy sinh sẽ tác động đến thân thể, nếu tâm bình hòa yên tĩnh, lòng thanh thản bao dung, quang minh chính đại, thì khí huyết hài hòa, ngũ tạng yên định, thân thể sẽ khỏe mạnh, nét mặt nhờ đó bình ổn, thần sắc sáng sủa, khiến người khác nhìn vào cũng cảm thấy dễ chịu, thoải mái, vì vậy mà việc giao tiếp thân thiện, vui vẻ.
Các nhà tâm lý học nước Mỹ gần đây đã làm một nghiên cứu để đánh giá sự ảnh hưởng của dung mạo bên ngoài và bên trong của một người đối với người tiếp xúc. Trong nghiên cứu họ đã ghi hình một số nhóm người. Ban đầu, một số nhóm người này được dẫn vào một căn phòng riêng biệt, rồi từng người sẽ tự giới thiệu về bản thân.
Sau đó họ mời một số người không quen biết những người giới thiệu này, căn cứ vào video ghi hình và chấm điểm cho từng người. Những căn cứ để chấm điểm là hình dáng bên ngoài, biểu hiện cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, cuối cùng đánh giá xem bản thân mình có yêu thích người ấy hay không. Kết quả cho thấy, những nhân tố bên ngoài có sức ảnh hưởng nhỏ nhất, những nhân tố tích cực bên trong lại có sức ảnh hưởng lớn nhất đối với người tiếp xúc.
Như vậy có thể thấy, tâm hiện tướng, người hiền lành không do ngoại cảnh mà do ở nơi tâm. Thật vậy là do tướng được sinh ra bởi tâm.
Tâm tình tốt hay xấu đều sẽ thể hiện hết ra ở khuôn mặt
Các chuyên gia cho rằng, khi trong lòng cảm thấy vui vẻ, dễ chịu, lượng máu chảy về phía bề mặt da sẽ tăng lên làm cho sắc mặt hồng hào và sáng bóng hơn. Những trạng thái cảm xúc không tốt như căng thẳng, ức chế, hốt hoảng, sợ hãi sẽ làm rối loạn nội tiết khiến cho lượng máu cung cấp cho da sẽ giảm đi. Từ đó, khiến sắc mặt mất đi vẻ sáng bóng mà trở nên khô, thậm chí xuất hiện nếp nhăn. Nếu như tâm tình không tốt kéo dài trong một thời gian sẽ làm suy nhược thần kinh, mất ngủ, làm da bị lão hóa.
Ngoài ra, sự bài tiết hormone do thần kinh chi phối, nên vào lúc tâm tình không vui, thì tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn bị ức chế, khiến sự bài tiết dầu trên da bị bất thường. Nó cũng làm cho lỗ chân lông to hơn, da trở nên nhão hơn. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra các bệnh về da.
Nếu như một người thường xuyên vui vẻ, thì vẻ mặt sẽ dễ chịu, tường hòa. Đây là nguyên nhân vì sao có một số người có khuôn mặt cũng không phải xinh đẹp xuất chúng nhưng lại rất ưa nhìn.
Tướng do tâm sinh, người tâm thiện có vẻ mặt hiền lành
Trong tướng thuật, “tướng” thông thường là chỉ tướng mặt, cũng đại thể là chỉ toàn bộ tướng mạo. “Tướng do tâm sinh” là có ý nói rằng, một người có tâm tính như thế nào thì sẽ có tướng mạo như thế ấy. Tâm tư (ý nghĩ) và hành vi của một người có thể thông qua các đặc điểm trên khuôn mặt mà được hiển hiện ra.
Thời xưa có câu ngạn ngữ: “Hữu tâm vô tương, tương do tâm sinh; hữu tương vô tâm, tương tùy tâm diệt”, ý nói có tâm thì dẫu vô tướng, tướng cũng sẽ do tâm mà sinh. Có tướng mà không tâm, thì tướng ấy cũng tuỳ tâm mà tiêu mất. Những lời này cũng là để nói rằng, tướng mạo của một cá nhân là tuỳ theo tâm niệm thiện-ác của cá nhân ấy mà biến hoá theo.
Tướng do tâm sinh: Trung y thời cổ đại nhìn tướng mặt biết bệnh
Cổ nhân cho rằng, tướng mạo chính là thước đo sức khỏe thân thể của một người. Trung y thời cổ đại có thể thông qua nhìn tướng mạo mà biết được nguyên nhân của bệnh. Trung y cổ đại giảng: “Tứ chẩn”, gọi là “Vọng, Văn, Vấn, Thiết”, tức là bốn phương pháp để thầy thuốc thăm khám bệnh, gồm có Vọng (nhìn), Văn (nghe), Vấn (hỏi), Thiết (sờ).
Khuôn mặt đẹp cũng là một loại phúc báo. Dù là phúc báo gì đều có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
Từ bên ngoài của một người có thể thấy: Nếu một người mà mắt nhìn không được rõ thì điều đó chứng minh là gan người ấy có vấn đề. Đầu lưỡi không cảm giác rõ vị thì tim có vấn đề. Môi tái nhợt, không có sắc thì tính khí bất hòa. Mũi ngửi mà không rõ mùi vị thì phổi có vấn đề, tai nghe không rõ thì chức năng thận suy yếu. Các bộ phận khác nhau của tướng mạo là có liên quan mật thiết đến lục phủ ngũ tạng trong thân thể người. Cho nên, người ta nhìn sự biến hóa của tướng mạo bên ngoài sẽ biết được nguyên nhân then chốt của bệnh.
Đối với người lớn tuổi, từng trải, cũng có thể thông qua nhìn tướng, nhìn cách đi, nghe giọng nói, là biết được tính cách, sở thích và tình trạng bệnh của người này. Có rất nhiều điều khiến người ta tin rằng đã được định trước trong mệnh, nhưng cũng có rất nhiều điều đều là do tư tưởng không tốt, thói quen không tốt và hành vi không thiện của bản thân tạo thành.
Người có tâm tính tốt thì hành vi cũng cao đẹp
Tâm của một người giống như một chiếc gương. Trong tâm một người suy nghĩ điều gì thì sẽ phản ánh ra ngoài thông qua lời nói, cử chỉ và hành vi của người ấy.
“Tướng” ở đây không chỉ là tướng mạo mà còn là hành vi, hoàn cảnh mọi thứ xung quanh của người ấy. Cho nên, tâm của một người như thế nào thì hành vi và hoàn cảnh của người ấy cũng là như thế. Nếu trong tâm của người chứa đầy những điều lương thiện thì tự nhiên lời nói và việc làm của họ cũng sẽ giống như vậy. Người nào coi danh vọng, tiền tài và tình cảm của con người mới là nguồn gốc của hạnh phúc, thì từ lời nói và việc làm của họ đều sẽ thể hiện ra là họ đang theo đuổi mục tiêu này.
Nhìn qua bức ảnh một vị vua, hẳn là tướng mạo của người này cũng khác xa những dân thường, bởi lẽ ngay ở vị trí xuất thân của họ cũng khác nhau thì dương nhiên là tướng nét của họ cũng khác nhau. Họ có nét đẹp của sự quý phái nhưng nét thuần thục thì có lẽ cần phải phân vân bởi ngồi trên Ngai vàng với các chiến sự, triều chính, bao nhiêu việc họ phải lo toan, thì hiển nhiên khác xa với những người chẳng phải lo âu suy nghĩ gì, bởi vậy mà nói con người hơn nhau ở chỗ đó.
Mối quan hệ giữa tâm và tướng được thể hiện rất rõ
Để biết rõ nhân và tướng thì quan sát những việc sau sẽ thấy rõ:
- khuôn mặt
- cách nói chuyện và ứng xử
- cách nhìn
- sắc thái biểu cảm
Cho nên, cũng có thể coi “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm” (theo quan hệ nhân-quả). Nếu nội tâm của một người yên bình, tĩnh lặng, lạc quan, từ bi, ngay chính, lương thiện thì cơ thể của người ấy sẽ hoạt động một cách trơn tru, người ấy đương nhiên sẽ có được một sức khỏe tốt, tinh thần tốt và dung mạo phúc hậu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét