Thứ Bảy, 1 tháng 4, 2017

Sài Gòn Thất Thủ

Sài Gòn Thất Thủ: Kỳ 5: Sự bắt đầu của màn chung kết

Bản đồ chiến sự Buôn Mê Thuột
Bản đồ chiến sự Buôn Mê Thuột
Ngày 10/3/1975, thị xã Ban Mê Thuột của tỉnh Đắc Lắc ở cao nguyên Trung phần miền Nam Việt Nam sau khi bị quân Bắc Việt đột kích và tấn công dữ dội đã thất thủ. Tính từ ngày này cho đến vỏn vẹn 50 ngày sau đó thì
thủ đô Sài Gòn cũng chịu chung số phận như Ban Mê Thuột, đưa đến sự sụp đổ toàn diện của chính quyền miền Nam và mở đầu cho giai đoạn chấm dứt cuộc chiến Việt Nam kéo dài hơn 30 năm.
Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia nhận được viện trợ về kinh tế lẫn quân sự từ Hoa Kỳ một cách liên tục. Tuy một phần lãnh thổ bị quân Bắc Việt chiếm đóng, nhưng quốc gia này vẫn kiểm soát được khoảng 20 triệu dân và có khoảng 1 triệu quân nhân, đồng thời được sự công nhận của hơn 90 quốc gia trên thế giới lúc bấy giờ. Việt Nam Cộng Hòa đã hứng chịu sự de dọa và công kích của phía Bắc Việt trong suốt một thời gian dài để rồi cuối cùng sau một chiến dịch tấn công quân sự quy mô trong vòng 50 ngày của đối phương, quốc gia này đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Đây là một sự kiện hiếm có đối với nền lịch sử cận đại của thế giới.
Trong những giai đoạn chuyển biến quan trọng cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam, tôi đã có mặt ở Sài Gòn với nhiệm vụ thông tin. Thời gian 3 năm làm công tác phóng viên tại đây, đối với tôi là một chuỗi ngày dài với những bận rộn về viết lách, những lúc di động cấp tốc để bám sát chiến trường, những nỗi khủng hoảng lo sợ về tình hình chiến cuộc căng thẳng, những phẫn nộ về các mưu mô chính trị, những cảm xúc trước tình cảnh bị thương v.v…, tất cả đều là những sự kiện mà đối với sự suy nghĩ thông thường của một đặc phái viên, có nằm trong mơ tôi cũng không thể tưởng tượng được các diễn biến đột ngột và khích động này.
Từng đợt sóng cuồng ào ạt dâng lên trong tình thế dầu sôi lửa bỏng, có lúc tạm lắng yên và tưởng đâu nó sẽ trở lại bình thường nhưng chỉ trong khoảng khắc cường độ sôi động của chiến trường lại tăng lên gấp bội, đưa đến những cục diện phũ phàng. Cuộc chiến tranh Việt Nam là như vậy đó.
Thị xã Phước Bình, tỉnh Phước Long
Thị xã Phước Bình, tỉnh Phước Long
Đối với miền Nam, trong ngày Tết Nguyên Đán năm 1975 đã xảy ra một điềm bất thường là việc thị trấn Phước Bình của tỉnh Phước Long cách Sài Gòn khoảng 130km về hướng Bắc đã bị quân Bắc Việt chiếm đoạt . Phước Bình vốn là một thị trấn nhỏ nằm trong vùng núi non hiểm trở. Kể từ khi hiệp định Ba Lê được ký kết, tại nơi đây không xảy ra một cuộc giao tranh quân sự nào cả. Vì thế, đây là một hành động vi phạm trắng trợn điều khoản cơ bản hiệp định Ba Lê của phía Bắc Việt, nhưng họ vẫn tiếp tục mở rộng địa bàn tấn công và sau đó đã làm chủ tình hình toàn bộ tỉnh Phước Long. Trâng tráo hơn nữa là phía Bắc Việt đã tuyên bố rằng vì quân đội miền Nam vi phạm hiệp định Ba Lê nên họ phải tấn công bằng quân sự như vậy. Nhưng về sự kiện này, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu lại có hành động khó hiểu là không cho viện binh đến Phước Long để tiếp cứu.
Thieu_with_map
Xét về mặt chiến lược, Phước Long là một cứ địa nằm dọc theo biên giới Campuchia, có dân số ít ỏi lại thiếu tài nguyên, đồng thời nó cũng nằm sát ngay khu vực của đường mòn HCM nên khá bất lợi trong việc đưa quân đến đây để phản kích lại quân Bắc Việt. Nhưng điều quan trọng hơn là có lẽ ông Thiệu đã muốn chứng minh cho Hoa Kỳ thấy rằng Bắc Việt đang ngang nhiên vi phạm hiệp định Ba Lê và uy hiếp miền Nam, như vậy, Hoa Kỳ sẽ không thể ngưng viện trợ được. Đây chính là một sách lược của ông Thiệu.
TT Nguyễn văn Thiệu và TT Richard Nixon @ nixonlibrary.gov
TT Nguyễn văn Thiệu và TT Richard Nixon @ nixonlibrary.gov
Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ đã không có một phản ứng gì về việc này, hay nói đúng hơn là ngoài việc lên tiếng chỉ trích, phê phán Bắc Việt vi phạm hiệp định Hoa Kỳ đã không có một hành động can thiệp nào và Quốc Hội Mỹ vẫn tiếp tục chương trình cắt giảm ngân sách viện trợ cho miền Nam. Bởi vì lúc đó, Tổng Thống Nixon, người từng tuyên bố: “Hoa Kỳ sẽ không ngồi yên nhìn Bắc Việt vi phạm hiệp định ngưng bắn”, đã phải từ chức sau vụ tai tiếng “Watergate” và dư luận dân chúng Hoa Kỳ cũng đang tạo áp lực mạnh mẽ lên Quốc Hội về việc yêu cầu chính phủ chấm dứt những hành động can thiệp vào Việt Nam.
TT Nixon từ chức - Báo NewYork Times
TT Nixon từ chức – Báo NewYork Times
Đối với những nhân vật đầu não của Bắc Việt thì thái độ của Hoa Kỳ lúc này chính là một yếu tố quyết định trong kế hoạch tấn công quy mô cuối cùng để chiếm lấy miền Nam và nó cũng mang ý nghĩa chiến lược có tầm vóc lịch sử. Theo hồi ký của Văn Tiến Dũng, thời điểm này Bắc Việt đã hoàn tất một kế hoạch tổng tấn công quy mô sau khi phán đoán về phương tiện chiến đấu giảm sút của quân đội Việt Nam Cộng Hòa vì bị Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ. Tuy vậy, phản ứng của Hoa Kỳ vẫn còn là chìa khoá quyết định thành bại của kế hoạch tổng tấn công cho nên theo nhận định này thì nếu Hoa Kỳ tiếp tục ứng viện cho miền Nam bằng những cuộc oanh tạc miền Bắc thì quân cộng sản Bắc Việt sẽ có khó cơ hội chiến thắng. Đây quả là một chiến lược khôn khéo tránh đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ của phía Bắc Việt và cũng vì vậy mà họ đã tung quân đánh chiếm Phước Long để dò thử phản ứng của Hoa Kỳ.
Thế nhưng, sau khi chiếm được Phước Long một cách dễ dàng thì Bắc Việt đã đi đến quyết định là cho dù Hoa Kỳ có phản ứng ra sao đi nữa thì họ vẫn không lùi bước. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cuộc chiến, Bắc Việt đã có một quyết định dứt khoát tấn công triệt để.


Võ Nguyên Giáp, Hà Nội 1-1975
Võ Nguyên Giáp, Hà Nội 1-1975
Trước đó, vào ngày 8/1/1975, bộ chính trị trung ương đảng lao động Việt Nam, tức đảng cộng sản VN đã dự định trong kế hoạch tấn công nói trên rằng: “Sẽ bắt đầu tổng công kích miền Nam vào mùa Xuân năm 1975 và trong vòng hai năm, tức đến giữa năm 1976 sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam”. Tóm lại, cuộc tấn công Ban Mê Thuột vào tháng 3/1975 đã chính thức mở màn cho chiến dịch tổng tấn công này.
Để thực hiện cuộc tổng tấn công, Văn Tiến Dũng đã bí mật rời khỏi Hà Nội vào tháng 2/1975 vào Nam bằng những con đường mòn bí mật mới được thiết lập tại phía Đông dãy Trường Sơn. Tại đây, Văn Tiến Dũng đã trực tiếp chỉ huy những cuộc tấn công bất ngờ vào Ban Mê Thuột và lúc đó ở chung quanh tỉnh Pleiku, một trong các cứ địa hiểm yếu của miền Trung cũng đã bị bao vây chặt chẽ bởi đại quân của Bắc Việt với mục địch ngụy trang cho một cuộc tấn công chính thức vào đây hầu phân tán sự phòng thủ của quân đội VNCH tại Ban Mê Thuột. Tuy nhiên, trên thực tế đã có tới 3 sư đoàn quân Bắc Việt đã hiện diện sẵn để chuẩn bị cho những cuộc tấn công bất ngờ vào Ban Mê Thuột. Trong khi đó, thành phần chủ lực của VNCH là sư đoàn 23 được điều động về Pleiku để tiếp ứng tạo thành một lực lượng phòng thủ hùng hậu duy nhất tại đây.
Tank Cộng Sản Bắc Việt tiến đánh Buôn Mê Thuột
Tank Cộng Sản Bắc Việt tiến đánh Buôn Mê Thuột
Điều này cho thấy sự thay đổi mục tiêu tấn công trong lúc có đầy đủ binh lực với thế áp đảo đối phương của Bắc Việt, lần đầu tiên đã trở thành một điều căn bản trong chiến lược của họ. Cùng thời điểm này, tại quân khu 2 bao gồm toàn thể miền Trung, quân VNCH đang hiện diện với quân số tương đương với 2 sư đoàn nhưng Bắc Việt cũng đã phối trí tại đây tới 5 sư đoàn. Với tương quan lực lượng về quân số như vậy, dĩ nhiên là những trận tập kích sau đó vào Pleiku của quân Bắc Việt được coi như sẽ dễ dàng tạo áp lực nặng nề cho quân đội VNCH. Hơn nữa, Pleiku lại là một cứ điểm quan trọng của Bộ Tư Lệnh Quân Khu 2 VNCH nên ai cũng nghĩ rằng quân đội miền Nam sẽ tử thủ để bảo vệ cứ địa này.
Trong tình thế khẩn cấp như vậy, vào buổi sáng ngày 16/3/1975 khi tôi đang có mặt ở Sài Gòn thì phóng viên kỳ cựu Nguyễn Gia Thôi của đài phát thanh chính phủ miền Nam hớt hãi báo tin cho tôi biết rằng: “Ông ơi, tại Pleiku hình như đã xảy ra chuyện gì rồi, vì đột nhiên những tin tức truyền từ đó về đây đã hoàn toàn bị cắt đứt. Nhưng quân cộng sản vẫn chưa tấn công vào Pleiku kia mà? Thật là khó hiểu quá”. Đối với tôi thì đây là một nguồn tin có tính cách liên quan đến biến chuyển lịch sử bại trận hoàn toàn của quân đội miền Nam.
Thì ra, ông Thiệu bỗng nhiên ra lệnh bỏ Pleiku và triệt thoái cao nguyên, rút hết toàn bộ quân đội đang phòng thủ ở miền Trung về Nam. Ông Thiệu đã nhận định là vì Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ nên quân đội miền Nam đã không đủ vũ khí đạn dược để chiến đấu cùng quân số hùng hậu của quân BV. Sau khi rút quân từ miền Trung, quân đội VNCH sẽ tập trung để tạo thành tuyến phòng thủ bao bọc các nơi đông dân cư ở ven biển và thủ đô Sài Gòn trong một chiến thuật triệt để tử thủ phần đất miền Nam còn lại.
bmt 75 1


bmt 75 3
bmt ql 7 songba
Thế nhưng, chiến thuật này đã hoàn toàn thất bại vì đội quân triệt thoái của miền Nam đã tựa như những mảnh băng sơn tan rả và bị chôn vùi dưới cơn hồng thủy lánh nạn của người dân miền Trung lúc đó thật ào ạt và mãnh liệt.
Nói khác đi là quân đội VNCH đã mất đi thế lực chiến đấu. Sự kiện này đối với Văn Tiến Dũng chẳng khác nào một cơ hội bằng vàng vì “bất chiến tự nhiên thành” và theo kế hoạch về một tình thế khống chế toàn bộ miền Trung sẽ bắt đầu từ năm 1976 nay lại hoàn thành sớm hơn dự định. Vì vậy, Văn Tiến Dũng đã ra lệnh cho toàn quân Bắc Việt truy kích ráo riết các tuyến đường tháo lui của quân đội miền Nam.
Vào lúc này, Hà Nội đã dốc hết toàn lực để sớm đánh chiếm Sài Gòn bằng cách đưa thêm quân số của quân đoàn 2 cùng dân quân tự vệ vượt qua vĩ tuyến17 để đột nhập Quảng Trị và Huế, đồng thời còn tận dụng cả lực lượng dân quân trừ bị khiến cho số lượng nhân viên trong bộ máy hành chính và sản xuất đã giảm xuống còn 1/3. Nói chung là Hà Nội đã rót hết lực lượng chiến đấu vào miền Nam với tổng cộng 20 sư đoàn dân quân lúc đó đang trên đường Nam tiến.
Kết quả là phía miền Nam đã từ từ mất Huế, Đà Nẵng và các khu vực chung quanh Sài Gòn cũng lần lượt bị rơi vào vòng kiểm soát của quân Bắc Việt.
bmt di tan 1
Trong quá trình này đã có tới mấy triệu người dân miền Nam phải bỏ chạy lánh nạn cũng như có biết bao thảm cảnh bi thương thống khổ đã xảy ra khắp nơi tại miền Nam Việt Nam.
©Komori Yoshihisa  & Khôi Nguyên @ HVR

Nguồn: https://ongvove.wordpress.com/2015/05/17/sai-gon-that-thu-ky-5-su-bat-dau-cua-man-chung-ket/

Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Trận Xuân Lộc Chiến thắng cuối cùng của QĐVNCH

Trận Xuân Lộc Chiến thắng cuối cùng của QĐVNCH



xuanloc11
Ngày 23/05/2007

Đầu tháng 4 năm 1975, QK 1 và QK2 đã lọt vào tay CSBV, hai phòng tuyến chính của VNCH phía đông bắc Sài Gòn bấy giờ là Phan Rang và Xuân Lộc thuộc Long Khánh. Từ 25-3-1975 Bộ chính trị CSBV quyết định đốt giai đoạn cuộc tổng tấn công, tập trung các lực lượng binh khí kỹ thuật đánh chiếm Sài Gòn trước mùa mưa.
Xuân Lộc cách Sài Gòn khoảng 80 cây số, cửa ngõ của Thủ đô, phòng tuyến Xuân Lộc rất quan trọng vì nó nó là vị trí yết hầu, CSBV từ miền Trung nếu chiếm được Xuân Lộc sẽ đổ xuống Sài Gòn. Từ đầu tháng 4-1975 sư đoàn 18 BB, các đơn vị thiết giáp, Biệt động quân, pháo binh tăng cường đã được đưa lên trấn đóng trên một tuyến dài 20 km. CSBV mở đầu chiến dịch Hồ chí Minh bằng cuộc tấn công Xuân Lộc từ ngày 9-4, trận chiến đẫm máu kéo dài 11 ngày, đây là một chiến thắng cuối cùng của QĐVNCH trước ngày đất nước lọt vào tay CS.
Chiến tuyến Xuân Lộc được thiết lập dọc theo Quốc lộ 1 dài dộ hơn 10 Km về phía tây và 8 km về phía đông. Chiến đoàn 52 (gồm trung đoàn 52 thuộc sư đoàn 18 + tăng phái)) và Thiết đoàn xe tăng giữ mặt tây tại ngã ba Dầu Giây trên đường đi Đà Lạt, Trung đoàn 48 (sư đoàn 18 BB) và Liên đoàn 7 Biệt động quân phòng thủ mặt đông từ núi Chứa Chan, Giá Rai đến Xuân lộc. Thị xã Xuân Lộc do Trung đoàn 43 (sư đoàn 18 BB) và các tiểu đoàn địa phương quân Long Khánh bảo vệ. Tướng Lê Minh Đảo Tư lệnh sư đoàn đóng tại Tân Phong phía nam Xuân Lộc 3 cây số . CSBV đưa vào mặt trận sư đoàn 6 (2300 người), sư đoàn 7(4100 người), sư đoàn 341, sư đoàn 1 (3400 người), sư đoàn 325 (5000 người), Trung đoàn 95B (1200 người), tổng cộng khoảng 1700 người.
Biết trước địch sẽ tấn công Xuân Lộc Long Khánh, Tướng Đảo đã chuẩn bị trận địa chờ địch, ông khuyến khích dân chúng di tản, cho di chuyển các trại gia binh, bệnh viện, thương binh cùng các cơ sở chuyên môn về hậu cứ, ông cũng cho sửa sang các phòng tuyến, đào giao thông hào chuẩn bị chiến đấu . Theo Hồ Đinh (Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc) truyền tin của ta tại chiến trường rất giỏi, đã bắt và giải mã được tần số VC, biết trước lệnh tấn công của địch nên đã tránh được nhiều tổn thất cho phía VNCH.
Năm giờ sáng 9-4 VC pháo kích thị xã Xuân Lộc trong 2 tiếng đồng hồ khoảng 3000 quả đại bác giết hại vô số thường dân, tại nhà thờ thị xã dân chúng đang hành lễ bị trúng đạn pháo kích chết nhiều. Pháo vừa ngưng tức thì bộ binh, xe tăng VC ào ạt tiến vào, quân trú phòng chống trả ác liệt, hơn 10 xe tăng VC bị bắn hạ sau 6 tiếng đồng hồ giao tranh. Hai tiểu đoàn đặc công VC bị thiệt hại nặng , hơn 100 tên bỏ xác tại trận, VC rút lui giữa ban ngày bị máy bay, pháo binh ta truy kích dữ dội. Địa phương quân Long Khánh phòng thủ mặt bắc chiến đấu rất dũng cảm.
Trưa hôm ấy VC chém vè, sáng hôm sau 10-4 sư đoàn 6, sư đoàn 7 VC tấn công tuyến phòng thủ Long Khánh , hai trung đoàn VC giao tranh ác liệt với chiến đoàn 52, một số tiền đồn các cao điển trên Quốc lộ 20 bị mất, tuyến phòng thủ của chiến đoàn nay thu ngắn lại còn chừng 10 km.
Đêm 11-4 tiểu đoàn 2 của chiến đoàn đã phục kích đánh tan một tiểu đoàn VC đang di chuyển trên đường từ đồn điền Bình Lộc về Xuân Lộc. Một đoàn xe 30 chiếc chở đầy bộ đội, đạn dược, lương thực, quân dụng.. bị lọt ổ phúc kích của tiểu đoàn 2/52 , hàng ngũ địch bị rối loạn vì chúng bị hoàn toàn bất ngờ. VC bị bắn chết như rạ ngay khi còn trên xe cũng như nhẩy xuống đất, cả tiểu đoàn bị chận đánh tơi bời, hằng trăm tên bỏ xác tại trận. Trên phòng tuyến chính từ 10-4 những trận đánh cấp trung đoàn đã diễn ra tại phía bắc, phía đông và đông nam Long Khánh.
Sau trận đánh mở đầu thất bại, hôm sau 10-4 CSBV đem 2 sư đoàn 6, 7 cùng với xe tăng đại bác tiến đánh toà hành chánh và tiểu khu, sân bay thị xã và tây bắc Long Khánh. Trưa 10-4 VC di chuyển trên tỉnh lộ từ Định Quán xuống bị máy bay trinh sát của ta phát hiện, không quân VNCH liền được gọi tới oanh kích gây nhiều thiệt hại nặng cho địch, hàng chục xe tăng, hằng trăm VC bị tiêu diệt. Hai trung đoàn VC từ hướng bắc Long Khánh ồ ạt tấn công vị trí phòng thủ của BĐQ và trung đoàn 48 BB nhưng bị thảm bại, hàng trăm tên bỏ xác tại trận.300px-drva
Sang ngày thứ tư 12-4 mặt trận Long Khánh được ï tăng cường lữ đoàn dù và một tiểu đoàn pháo, cuộc đổ quân bằng trực thăng vận vĩ đại đã được sư đoàn 3 và 4 không quân thực hiện đúng thời gian qui định. Lữ đoàn Dù đã giao tranh dữ dội với Cộng quân để yểm trợ cho các lực lượng trú phòng. Hai tiểu đoàn VC đã đột nhập thị xã chiếm được một số cơ sở hành chánh quân sự, ĐPQ và trung đoàn 43 đã dũng cảm đẩy lui địch, nhờ sự chiến đấu anh dũng của các đơn vị trú phòng Xuân Lộc vẫn còn đứng vững.
Tỉnh trưởng Long Khánh Đại tá Phạm Văn Phúc, sĩ quan BĐQ mới nhậm chức từ cuối tháng 3-1975, kiên quyết giữ vững vị trí chiến đấu bảo vệ Long Khánh, ông đã cho lệnh bắn bỏ những kẻ đào ngũ khiến cho tinh thần binh sĩ được nâng cao, ai nấy chiến đấu anh dũng cho tới khi Bộ chỉ huy tiểu khu phải rời về phía Nam Xuân Lộc.
Tướng Smith đã tường trình về Mỹ, ông đã ghi nhận không quân VNCH đã chứng tỏ ý chí kiên cường gây thiệt hại nhiều cho đối phương . Trận giao tranh nhằm kiểm soát Xuân Lộc, VC quyết tâm tiêu diệt các đơn vị phòng thủ VNCH để lấy cửa ngõ vào Biên Hoà và Sài Gòn bằng bất cứ giá nào.
Sáng ngày 13-4 QĐVNCH vẫn giữ vững vị trí, nhờ sự yểm trợ chính xác của không quân, lực lượng phòng thủ đã gây thiệt hại nặng nề cho VC.300px-drva
Sang ngày 14-4, 15-4 chiến đoàn 52 và ĐPQ đã bị thiệt hại và mệt mỏi vì giao tranh liên tục với quân số đông đảo của CSBV . Tại Ngã ba Dầu Giây trận chiến diễn ra vô cùng ác liệt, BV tung thêm nhiều sư đoàn có xe tăng yểm trợ cùng với pháo binh để chọc thủng phòng tuyến của ta tại ngã ba Dầu Giây do chiến đoàn 52 bảo vệ. Trong trận đánh cuối cùng này các chiến sĩ ta phải đương đầu với một lực lượng địch đông gấp mười lần cùng với sự yểm trợ dữ dội của pháo binh và xe tăng T-54.
Trận chiến rất ác liệt tàn khốc ngay từ lúc mới giao tranh, Những đợt xung phong biển người của VC đã tràn ngập các vị trí chiến đấu của VNCH, địch chọc thủng phòng tuyến và chia cắt các lực lượng ta, 4 xe tăng M-48 của ta bị trúng pháo kích VC, trời tối nên máy bay cũng không yểm trợ được. Chiến đoàn 52 gồm một trung đoàn thuộc sư đoàn 18 BB và các lực lượng tăng phái đã bị CSBV đánh tan đêm 15-4, chỉ có hai đại đội thoát được. Phòng tuyến của chiến đoàn tại ngã ba Dầu Giây Long Khánh bị vỡ đêm 15-4-1975, pháo binh, thiết giáp của ta tại đây bị tiêu hủy hết. VC tác chiến không giỏi nhưng chúng rất đông, bộ đội phần nhiều là những thanh niên còn trẻ dưới 20 chỉ mới được huấn luyện sơ sài, không có kinh nghiệm chiến trường gì mấy.lastbattle2
Tướng Toàn xin lệnh Bộ TTM cho ném bom Daisy Cutter, hồi đó còn gọi là bom CBU để ngăn sức tiến của Cộng quân. Hôm sau 16-4 vào lúc 11 giờ sáng hai trái bom khổng đã được thả xuống vị trí đóng quân của BV cùng với một đoàn xe dài đầy những xe tăng đại bác trên quốc lộ 20 từ Định Quán trở xuống. Có vào khoảng 2 sư đoàn, 10 ngàn cán binh VC bị tiêu diệt, hằng trăm thiết giáp, đại bác bị phá huỷ, CSBV bị chận đứng tại Dầu Giây.
Ngày 20-4 Tướng Toàn bay vào Long Khánh gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch rút quân bỏ Xuân Lộc. Sau này tại hải ngoại Tướng Toàn đã trả lới Phạm Huấn trong một cuộc phỏng vấn về chiến trường Long Khánh.
Nguyễn Văn Toàn cho biết sau khi phòng tuyến của chiến đoàn 52 bị CS tràn ngập đêm 15-4, ông đã xin lệnh Bô TTM cho ném bom Daisy Cutter vì VC tập trung rất đông đảo trong vùng này, BTTM đã chấp thuận đề nghị và cho thi hành ngay hôm sau.
“Hỏi: Trung Tướng có được báo cáo về kết quả sau khi những trái bom này được thả?
Đáp: Vâng, khoảng hai sư đoàn Cộng sản bị loại khỏi vòng chiến (hơn 10 ngàn quân) và rất nhiều chiến xa T-54, đại pháo của Bắc Việt bị hủy diệt khi đang di chuyển trên Quốc lộ 20, từ Định Quán xuống ngã ba Dầu Giây. Tôi đã đề nghị thả 5 bom ’Daisy Cutter’ nữa xuống nhiều vùng tập trung quân khác của Cộng Sản Bắc Việt trên chiến trường Quân Đoàn III sau khi biết chắc rằng những pháo đài bay B- 52 của Mỹ không còn trở lại ViệtNam, và để quân ta có thể bung ra phản công, tiêu diệt địch, nhưng chỉ có 2 quả được thả xuống phía Bắc Dầy Giây mà thôi.
Hỏi: Lý do?ac-130_spectre_spooky_2152191923
Đáp: Tôi được thông báo cho biết loại bom ’Daisy Cutter’ tùy thuộc vào đầu nổ, và các chuyên viên của Mỹ. Mình có bom, nhưng không có đầu nổ và chuyên viên xử dụng cũng như không!
Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước trang 164.bombvietnam1967vc1
Mặc dù sáng 20-4 lữ đoàn Dù và thiết giáp đụng dộ VC giữa ban ngày, ta tiêu diệt gần 2 trung đoàn VC nhưng theo Tướng Toàn phòng tuyến này không thể giữ được nữa, VC bị thiệt hại nặng nhưng chúng vẫn còn 4 sư đoàn chính qui, nếu còn cố giữ Dầu giây thì sư đoàn 18 BB và lữ đoàn Dù sẽ bị tiêu diệt hết. CS đang chuẩn bị kế hoạch 2 tiến về Sài Gòn với 5 sư đoàn ở mặt trận phía đông sẽ tấn công thẳng vào Bộ Tư Lệnh Quân đoàn 3 ở Biên Hoà, trường thiết giáp, trường bộ binh Long Thành, 3 sư đoàn BV nữa ở tây bắc Sài gòn sẽ chiếm Tây Ninh nên ông đã cho lệnh bỏ Long Khánh về lập phòng tuyến mới phòng thủ Biên Hoà. Rút bỏ Long Khánh là một quyết định đúng vì BTTM và BTL Quân đoàn 3 tránh thiệt hại vô ích cho sư đoàn 18 BB. Vị trí Xuân Lộc lúc bắt đầu trận chiến là cửa ngõ phía đông bắc để vào Sài Gòn. Quân đoàn 2 CSBV sau khi phá vỡ tuyến phòng thủ Phan Rang đang theo Quốc lộ 1 tiến về Sài Gòn nên vị trí của Xuân Lộc bây giờ không còn quan trọng nữa.
(JPG)
Sư đoàn 18 BB và các lực lượng tăng phái, ĐPQ đã rút lui về về phía Nam theo liên tỉnh lộ 2 nối liền Long khánh và Phước Tuy rất có trật tự, an toàn, ít thiệt hại. Rút kinh nghiêm ở thất bại của cuộc triệt thoái Cao nguyên, gia đình binh sĩ đã được di tản từ trước trận đánh nên đã không sẩy ra tình trạng náo loạn như tại miền Trung tháng 3-1975. Trung đoàn 48 rút lui trước về đến Long Giao đặt pháo tại đây để yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh , tiếp theo là các đơn vị yểm trợ như công binh truyền tin, quân y… Bộ chỉ huy Tiểu khu Long Khánh, Trung đoàn 43, lữ đoàn Dù đi sau cùng bị thiệt hại nặng.
Theo Hồ Đinh kế hoạch lui binh có tổ chức và các cấp đều sát cánh với nhau.
“ Tóm lại cuộc lui quân coi như thành công , nhờ có tổ chức, kế hoạch và trên hết, chính Tướng Đảo cũng như tất cả các đơn vị trưởng từ Tỉnh Trưởng Phạm Văn Phúc, Đại Tá Đỉnh , Lữ đoàn trưởng Dù..đều đi bộ và tác chiến như lính. Thử hỏi sao không đạt được chiến thắng?
( Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc.)
Sư đoàn 18 BB bị thiệt hại khoảng 30% quân số, chiến đoàn 52 bị thiệt hại tới 60%, ĐPQ, nghĩa quân bị thiệt hại nhiều nhất, hơn 5000 quân CSBV bị tử thương cùng 37 chiến xa bị bắn cháy, chưa kể hai sư đoàn đã bị bom Daisy Cutter tiêu diệt.
Nói về tinh thần chiến đấu của sư đoàn 18 BB tại Long Khánh tháng 4-1975 Ông Dawson, trưởng nhóm phóng viên hãng thông tấn UPI viết:arvnsoldier4
“…Trận đánh kéo dài một ngày nữa, rồi lại một ngày nữa, và cứ thế. Tướng Đảo và binh sĩ của ông đã đánh một trận đánh mà ít người dám nghĩ rằng họ có thể làm được. CS tung vào Xuân Lộc một sư đoàn nữa. Sư đoàn 18 vẫn tiếp tục chống cự. Ngày 10 tháng 4. Cộng quân lại đánh vào giữa thị xã và lại bị đẩy lui. Ngày 12, quân CSBV vẫn không tiến thêm được chút nào. Hai trung đoàn của quân đội nam Việt Nam không những đã giữ vững được vị trí mà còn phản công dữ dội hơn… Thêm 2000 đạn nữa rót vào Xuân Lộc, xé nát mọi vật. Sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Tướng Đảo ở lại bên các binh sĩ của ông và tiếp tục chiến đấu”.
Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, trang 790.
Thượng tuần tháng 4-1975, đài phát thanh và truyền hình tại Sài Gòn ca ngợi chiến thắng Long An (Thủ Thừa) “Chiến thắng Long An và Long Khánh là những nhát búa đập lên đầu bọn chủ bại”, mục đích nâng cao tinh thần quân dân. Lê Đức Thọ cũng phải công nhận thất bại tại trận Thủ Thừa, Long An và Xuân Lộc, Long Khánh.xuanl1
“Sau hai lần B2 xin quân thì tôi vào chiến trường gặp lúc hội nghị miền vừa kết thúc. Tôi được nghe anh em báo cáo lại là đã bàn về việc đánh Xuân Lộc. Lúc ấy tôi cũng được biết trước đó, theo chủ trương của Miền, anh em đã đánh Thủ Thừa, đường số 4, nhưng bị thiệt hại nặng nề, không giải quyết được chiến trường ? Ngoài ra, còn có bọn địch ngoan cố chống cự như trận đánh vào Đồng Dù (Củ Chi), Nước Trong (Trường Thủ Đức, Trường Thiết Giáp) là các trận đánh ác liệt tại miền Đông, thương vong của ta không phải ít. Do đó tôi mới có ý toan bàn với các đồng chí ngưng đánh Xuân Lộc lại. Nhưng nghe anh Dũng nói, tôi cũng nghĩ có thể mình mới vào chưa rõ hết tình hình; cứ để các đồng chí đánh vậy. Kết cục là anh em ta không đánh được Xưân Lộc, bị thương vong nặng phải rút ra”. CTVNTT, trang 791, 792
Darcourt, sử gia người Pháp nhận xét:
“Trong hai ngày pháo binh CSBV tác xạ hơn 8000 trái đạn vào các vị trí của sư đoàn 18. Liên lạc vô tuyến với Bộ Chỉ Huy của Tướng Đảo bị gián đoạn rồi lại được tái lập. Quân của ông bám sát trận địa, chiến đấu cực kỳ dũng mãnh và nhất định không lùi, mặc cho những trận mưa lửa cứ trút lên đầu họ” CTVNTT, trang 791.
Các nhà báo, nhà quân sự ngoại quốc không ngớt lời ca ngợi chiến thắng Long Khánh như dưới đây:
“Với ba sư đoàn 7, 341 và 16, Văn Tiến Dũng tin tưởng sẽ chiếm được Xuân Lộc một cách dễ dàng. Ông đã lầm, sư đoàn 18 chưa bao giờ được xem là một sư đoàn thiện chiến của miền Nam VN. Trái lại, có lần sư đoàn này còn được xem là sư đoàn tệ nhất. Thế mà trong những ngày cuối cùng của chiến tranh VN, sư đoàn này đã chiến đấu một cách dũng cảm. Không những họ đã giữ vững được trận địa mà lại còn phản công mỗi ngày” (D,Warner, người Úc) CTVNTT, trang 790, 791.
Tướng Smith, trưởng phòng DAO Mỹ tại Sài Gòn đã phúc trình cho TMT lục quân:
“Chúng tôi đã tạo được một chiến thắng. Tại chiến trường Long Khánh, rõ ràng QĐVNCH đã chứng tỏ sự quyết tâm và anh dũng chống lại địch quân đông hơn gấp nhiều lần. Mặc dù chiến trường chỉ mới qua giai đoạn một, chúng tôi có thể nói không ngần ngại rằng QĐVNCH đã thắng vòng đầu”arvn_soldier2
CTVNTT, trang 791
Văn Tiến Dũng, người chỉ huy chiến dịch Hồ chí Minh đã phải công nhận tinh thần chiến đấu dũng mãnh của QĐVNCH tại mặt trận Long Khánh như sau:
“Các sư đoàn 7, sư đoàn 6 và sư đoàn 341 của ta đã phải tổ chức tiến công nhiều lần vào thị xã, đánh đi đánh lại diệt từng mục tiêu và phải nhiều lần đẩy lùi các cuộc tập kích của địch. Trung đoàn 43 địch bị tổn thất nặng. Pháo binh chiến dịch và pháo binh đi cùng các sư đoàn của ta đã phải dùng thêm cơ số đạn. Xe tăng, xe bọc thép của ta một số bị hỏng, một số phải trở về vị trí xuất phát tiến công để bổ sung xăng dầu, đạn dược.
Kế hoạch tiến công Xuân Lộc của Quân đoàn 4 lúc đầu chưa tính hết được sự phát triển phức tạp của tình hình, chưa đánh giá hết tính chất ngoan cố của địch. Tính chất giằng co ác liệt qua trận đánh này không phải trong phạm vi của Xuân Lộc-Long Khánh nữa rồi… Đại Thắng Mùa Xuân trang 174. Sau khi QK1 và QK 2 bị thảm bại trên đường triệt thoái, Quân đội VNCH tại QK 3 ai nấy đều rất xúc động tủi nhục cho danh dự quân đội và quyết tâm phản công lại các lực luợng CSBV tới cùng. Tại Long Khánh từ ông Tướng Tư lệnh cho tới người lính trơn, từ bộ binh chính qui cho tới Địa phương quân, nghĩa quân, ai nấy đều chiến đấu rất kỷ luật can trường. Theo Phạm Huấn Đại Tá Phạm Văn Phúc Tỉnh trưởng Long Khánh đã tử trận cùng hằng nghìn chiến sĩ khác, nhưng theo Hồ Đinh ông Phúc đã bị VC bắt sống tại trận.
Mặc dù tinh thần chiến đấu của quân ta còn rất cao, các đơn vị vẫn còn giữ vũng Xuân Lộc nhưng Tướng Toàn cũng phải cho lệnh di tản về phía Nam vì biết không thể nào chống lại lực lượng đông đảo của địch. CSBV hối hả đưa đại binh vào chiến dịch đánh chiếm Sài Gòn trước khi mùa mưa tới, chúng dốc hết cả túi tiền đánh xả láng canh bạc cuối cùng , sẵn sàng đẩy hằng hà sa số thanh niên vào chỗ chết để nuốt trọn miền Nam.xuanloc_battle41
Toàn bộ 5 quân đoàn 1, 2, 3, 4, 232 của CSBV cùng với trên 10 trung đoàn độc lập, tổng cộng gần 20 sư đoàn BB, 280 ngàn người, với sự yểm trợ của hơn 20 trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không. Đạn dược, tiếp liệu của địch dồi dào, trong khi ấy chủ lực quân toàn quốc và vũ khí tối tân của VNCH như xe tăng, đại bác đã bị thiệt hại tới 40% do hậu quả của hai cuộc triệt thoái thất bại miền Trung, đạn dược tiếp liệu của ta thiếu thốn.
Chiến thắng Long Khánh được coi như chiến thắng cuối cùng của miền Nam trước ngày mất nước, mặc dù có gây được tiếng vang và lấy lại được uy thế cho QĐVNCH nhưng cũng không cứu vãn nổi tình thế đã quá bi đát. Quyết định của Tướng Toàn hợp lý vì ông không muốn để cho sư đoàn 18 và các đơn vị tăng phái thiệt hại vô ích.
Bom Daisy Cutter vào khoảng tháng 4-1975 thường được dân Sài Gòn gọi là bom CBU, ngày 21-4-1975 chúng tôi được nghe một ông dân biểu, có chức vụ lớn tại hạ viện cho biết:
“Mặt trận cuối cùng sẽ là mặt trận Biên Hoà, CSBV sẽ mất 10 sư đoàn, mình đã chuẩn bị bom CBU đầy đủ cả rồi chỉ chờ nó đến”.
Ông ấy cũng cho biết tin này do một ông Tướng nói lại. Có thể do bọn “xịa” tung ra để ru ngủ đồng bào ngõ hầu chúng dễ bề cuốn gói ra đi êm thắm.
Theo lời Tướng Toàn như đã nêu trên, người Mỹ chỉ cho ngòi nổ để ném hai qua? CBU, họ nắm đằng chuôi từ đầu chí cuối tất cả mọi chuyện, bom thì để sẵn đó nhưng chưa cho ngòi nổ. Có giả thuyết cho rằng người Mỹ cho ném 2 quả CBU để ngăn chận bớt đà tiến quân của BV để họ kịp thời di tản, họ cảnh cáo BV. Cũng có người cho rằng họ chỉ cho ném 2 quả để thí nghiệm vũ khí, cả hai giả thuyết đều có thể đúng. Tất cả những gì người Mỹ làm đều nhằm vào những mục đích riêng tư của họ và không bao giờ đếm xỉa tới xương máu của cả hai miền Nam Bắc. Sinh mạng của nhân dân ta chẳng qua cũng chỉ là vật thí nghiệm cho một cuộc chiến tranh phản bội.arvnpow
Hồi ấy có người nói “Nó cố tình bỏ mình chứ nếu không nó lấy CBU nó ném thì VC chết hết chứ sống sao nổi?”
Xem thêm : Về quả bom CBU thả tại Long Khánh
Trước khi cuộc lui binh khỏi Xuân Lộc bắt đầu, ngày 18-4 Uỷ ban Quốc phòng Thượng viện biểu quyết bác bỏ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của Tổng thống Mỹ, họ chỉ cho tiền cứu trợ di tản.
Hai hôm sau cuộc lui binh, ngày 23-4-1975 tại đại học Tulane, New Orléans, Tổng thống Ford tuyên bố “Đối với Hoa Kỳ chiến tranh VN đã kết thúc” ….
Sư đoàn 18 BB, ĐPQ Long Khánh cùng các đơn vị tăng phái đã liều thân sống chết chống trả cuộc tấn công vũ bão của quân thù, đã chận đứng cuộc tiến quân của địch tại Dầu Giây, Xuân Lộc. Nhưng mọi nỗ lực và hy sinh gian khổ của binh lính để giữ vững phòng tuyến, xương máu của biết bao nhiêu chiến sĩ cuối cùng cũng chỉ là “dạ tràng xe cát”, nước lã ra sông…
“ Khi Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, buông súng, Thiếu Tướng Lê Minh Đảo dừng quân trên xa lộ Biên Hoà, nhìn vào hướng Trường Bộ Binh Thủ Đức, Long Thành Bà Rịa, và xa kia Xuân Lộc, Long Khánh, gần hơn Trung Liệt Đài của Nghĩa Trang Quân Đội, Long Bình. Ông thấy thấp thoáng bức tượng Tiếc Thương tạc hình Người Lính Chờ Đợi in hình trong không gian mờ khói đạn. Người lính cuối cuộc chợt thoáng nhớ những lời thơ ngắn:
“ vì anh là lính áo rằn
Ra đi nào biềt mấy trăng mới về…’ nghiatrang_bienhoa
Những câu thơ của em ông, Trung tá Lê Hằng Minh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến ’Trâu Điên’, người lính đã ra đi từ một ngày Hè năm 1966 nơi chiến trường Thị-Thiên……
..rất nhiều người lính đã ra đi, không trở về từ những vùng đất không hề biết. Hôm nay sáng 30 tháng Tư năm 1975, rất nhiều người lính không còn chốn trở về…
Phan Nhật Nam, Những Người Lính Chiến Trường Xưa.tc6b0e1bba3ng-thc6b0c6a1ng-tie1babfc
Trọng Đạt
Tài Liệu Tham Khảo.
Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001. Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam, 2000.
Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.
Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.
Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc (Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt nam 1945-1975) Tiếng Quê Hương 2006.
Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản, 2005. Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2005.\
Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn, nhà xuất bản Quân Đôïi Nhân Dân, Hà Nội 2005.
Dương Đình Lập, Trần Minh Cao: Cuộc Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, nhà xuất bản tổng hợp TPHCM 2005. Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1991.
Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986. The World Almanac Of The VietNam War: John S.Bowman, General editor, A Bison book.
Stanley Karnov: Vietnam – A History, Penguin books 1991.
Marilyn B Young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents, Oxford University press 2002.
Lữ Lan: Cuộc Chiến 30 Năm Nhìn Lại Từ Đầu, Sài Gòn Nhỏ Dallas 28-4-2006. Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas 7-10-2005.
Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt Nam, Người Việt Dallas 21-6-2006.
Lâm Lễ Trinh: Mạn Đàm Với Đại Tướng Cao Văn Viên, Về Nguồn, Thuỷ Hoa Trang 2006.
Hồ Đinh: Cơn Phẫn Nộ Cuối Cùng Của Một Quân Đội Bị Phản Bội, Người Việt Dallas 23-12-2005.
Lewis Sorley, Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.
Cao Văn Viên: Tuyến Đầu Vùng Một Thất Thủ, Thằng Mõ Sacramento, số cuối tháng 4-2006.
Mường Giang: Tiểu Khu Bình Thuận Và Tháng 4-1975 Đẫm Máu Và Nước Mắt, Sài Gòn Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.
Hồ Đinh: Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc, Sài Gòn Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.
Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (RVNAF 1968-1975, Bill Laurie) , Nguyễn Tiến Việt dịch, Con Ong Việt số 71, tháng 5 -2006.
Trần Trung Đạo: 30 Năm Nhìn lại, Con Ong Việt số 60, tháng 5-2005.
Nguyễn Văn Lục: Đi Tìm Thời Gian Đánh Mất, 30-4-1975, 30-4-1976, 30-4-2007, Sài Gòn Nhỏ Dallas, 6-4-2007.
Phan Nhật Nam: Những Người Lính Chiến Trường Xưa, Người Việt Dallas, 17-2-2006.
Nguồn: https://ongvove.wordpress.com/2009/04/22/tr%E1%BA%ADn-xuan-l%E1%BB%99c-chi%E1%BA%BFn-th%E1%BA%AFng-cu%E1%BB%91i-cung-c%E1%BB%A7a-qdvnch/

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017

TT Trump ký luật S.305, chỉ định ngày 29/3 là Ngày Cựu chiến binh Việt Nam

    TT Trump ký luật S.305, chỉ định ngày 29/3 là Ngày Cựu chiến binh Việt Nam

    Cựu chiến binh Hoa Kỳ Jack Frey, bang Pennsylvania viếng Bức tường Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington.
    Cựu chiến binh Hoa Kỳ Jack Frey, bang Pennsylvania viếng Bức tường Chiến tranh Việt Nam ở thủ đô Washington.

    Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký dự luật S. 305 thành luật hôm thứ Ba 28/3, khuyến khích việc treo quốc kỳ Mỹ vào ngày 29/3 hàng năm để tôn vinh Ngày Cựu chiến binh Việt Nam.
    Theo tin từ Tòa Bạch Ốc, Tổng thống Trump viết trên Tweeter:
    "Tối nay tôi rất tự hào đã ký dự luật S. 305, khuyến khích trưng bày quốc kỳ Hoa Kỳ vào Ngày Cựu chiến binh Việt Nam hàng năm, ngày 29/3".
    Phó Tổng thống Mike Pence hôm thứ Tư cũng lên Tweeter ca ngợi Tổng thống ký thành luật dự luật tôn vinh các cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu Việt Nam.
    Thứ Tư vừa rồi đánh dấu một mốc điểm quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ. Cách đây đúng 44 năm vào ngày 29/3/1973, các binh sĩ Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Chương trình tin tức của đài FOX trích lời Tổng thống Nixon thời bấy giờ tuyên bố rằng: "ngày mà chúng ta mong đợi và cầu nguyện cuối cùng đã đến."
    Đài truyền hình FOX nhắc lại rằng nhiều cựu chiến binh đã bị đối xử tồi tệ sau khi hồi hương về nước vì nhiều người chống đối chiến tranh Việt Nam, và đổ lỗi cho các quân nhân về tình hình bi thảm ở Việt Nam.
    44 năm sau, các cựu chiến binh giờ đã được thừa nhận và chính thức vinh danh nhờ nỗ lực của Thượng nghị sĩ Joe Donnelly, đại diện bang Indiana.
    Ông Donnelly và Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ bang Pennsylvania Pat Toomey là đồng tác giả của Dự luật S. 305, công nhận các cựu chiến binh Mỹ chiến đấu tại Việt Nam.
    Thông báo do Thượng nghị sĩ Donnelly công bố sau khi dự luật do ông tiến cử trở thành luật, có đoạn viết:
    "Vào cuối cuộc chiến, rất nhiều cựu chiến binh của chúng ta trở về từ chiến trường Việt Nam đã không được giang tay chào đón, những cống hiến của họ không được công nhận. Dự luật lưỡng đảng này sẽ giúp đất nước chúng ta vinh danh thế hệ cựu chiến binh đã dạy chúng ta thế nào là lòng yêu nước và phụng sự tổ quốc. Họ xứng đáng được tôn vinh về cống hiến và hy sinh của họ. Tôi vui mừng được làm việc với Thượng nghị sĩ Toomey để cổ vũ cho Ngày cựu chiến binh Việt Nam."
    Dự luật này được Thượng viện phê duyệt với sự ủng hộ của lưỡng đảng hôm 8/2, và được Hạ viện thông qua hôm 21/3. Tổng thống Trump ký dự luật ấy thành luật, có hiệu lực từ đêm 28/3.
    Trong số 2.7 triệu binh sĩ Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam, hơn 58.000 binh sĩ đã hy sinh và hơn 304.000 người bị thương, theo Military Times.

    Nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-ky-luat-s305-chi-dinh-ngay-293-la-ngay-cuu-chien-binh-vietnam/3788614.html

    Ý kiến của bạn

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

CHÂN DUNG BÀ NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH

Monday, February 13, 2017

CHÂN DUNG BÀ NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH


Trần Ngọc Văn

I. Tự Thiêu Thiệt hay Dổm ở Paris?
Tháng 4 năm 2000, Paris tổ chức Lễ Quốc Hận. Bỗng dưng có người ngửi thấy mùi xăng, quay qua thấy một phụ nữ mặc áo đỏ quỵ xỉu xuống. Bà Hải phu nhân của ông Tôn Thất Vinh chạy lại đỡ người phụ nữ. Bà Hải la hoảng vì ngửi thấy mùi xăng nơi áo khoác màu đỏ của người phụ nữ.
Người phụ nữ nói trong tiếng thều thào: “Tôi tên Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Tôi ở tỉnh lẻ Rennes. Tôi lên đây quyết lấy mạng sống mình để thức tỉnh lương tri con người về tội ác CSVN. Tôi đã tẩm xăng để tự thiêu. Nhưng sợ tự thiêu không chết nên tôi đã uống 150 viên thuốc, không chết vì tự thiêu thì tôi cũng chết vì thuốc”. Nghe lời này, Ban Tổ Chức xúc động. Người ta lật đật đưa bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh vào nhà thương để xổ ruột kẻo không thuốc sẽ làm cho bà chết.

Khi ấy không ai suy nghĩ là mình bị bịp.

Bác sĩ Lê Minh Tài, ông Lê Minh Triết, và ông Dương Quang Hiền trong Ban Tổ Chức lật đật gọi điện thoại cho luật sư Hoàng Duy Hùng đang biểu tình ở San Jose báo tin có người phụ nữ quyết quyên sinh để phản đối Cộng Sản Việt Nam. Luật sư Hoàng Duy Hùng thông báo tin tức này ngay tại địa điểm biểu tình và trên Đài Quê Hương, ai nấy nghe đều xúc động cho hành vi quả cảm.
Khi ấy bà Nga Bùi và Đài Quê Hương còn rất thân thiết. Bà Nga Bùi gọi ngay trên làn sóng Đài Phát Thanh Quê Hương yêu cầu Đài đừng quá tâng bốc bà Ngọc Hạnh, chỉ loan tin sự kiện có người muốn quyên sinh phản đối CSVN thôi. Bà Nga Bùi cho rằng có nhiều điểm nghi ngờ trong vụ này. Theo bà, tự thiêu tại sao không tẩm xăng vào người mà chỉ tẩm xăng vào áo khoác? Tại sao bật quẹt lên mà áo khoác không cháy? Đã muốn tự thiêu thì tại sao lại sợ tự thiêu không được mà phải uống 150 viên thuốc? Uống 150 viên thuốc thì thuốc gì mà không chết? Bà Ngọc Hạnh có xổ thuốc ra không?
Những chất vấn của bà Nga Bùi làm cho bà Đoan Trang nổi giận cho rằng bà Nga Bùi ganh tỵ với bà Ngọc Hạnh, từ đó hai bên đấu đá trở thành kẻ thù không đội trời chung với nhau. Ông Joseph Bùi, chồng của bà Nga Bùi, bay qua tới tận Paris và xuống dưới Rennes để tìm hiểu sự việc.
Chỉ trong 24 tiếng đồng hồ, những câu hỏi hóc búa của bà Nga Bùi đã đến tai Ban Tổ Chức ở Paris. Chính ông Lê Minh Triết kiểm tra lại áo khoác màu đỏ thì thấy xăng chỉ tẩm sơ sơ cho có mùi. Người ta đổ dồn vào nhà thương thì biết bà Ngọc Hạnh đã bỏ trốn khỏi nhà thương, chả có xổ ruột gì hết, nên việc uống 150 viên thuốc quyên sinh lại là một chuyện bịp nữa.
Sau khi đi Pháp về, ông Joseph Bùi quả quyết bà Ngọc Hạnh ở Rennes nghèo đói, giao du với nhóm Việt Cộng Hải Phòng, nợ nần lung tung. Bà Ngọc Hạnh và chồng bà là ông Rô không còn được đầm thấm. Tin đồn cho biết bà Ngọc Hạnh có tình nhân. Ông Joseph Bùi và bà Nga Bùi quả quyết bà Ngọc Hạnh không có đấu tranh thiệt, chỉ làm màn trình diễn để bịp thiên hạ. Bịp để làm gì thì có nhiều lý do. Hai lý do lớn nhất đó là nhận lệnh tình báo CSVN để xâm nhập gây phân hóa và đánh phá những cá nhân, đoàn thể và các cơ quan truyền thông chống Cộng, hoặc, để được nổi tiếng từ đó có cơ hội làm tiền.
Trong tháng 5/2000, Đài Quê Hương quyên hơn 30 ngàn Mỹ Kim gởi cho bà Ngọc Hạnh. Bà trang trải xong các món nợ.
Các nhân chứng cho màn bịp này chính là quý vị Lê Minh Triết, Lê Minh Tài, Dương Quang Hiền, Phạm Anh Dũng, Tôn Thất Vinh và phu nhân là bà Hải, v.v. Cả Paris khi nhắc đến bà Ngọc Hạnh về vụ này ai cũng lắc đầu, đó là lý do tại sao khi bà ra mắt sách Thế Lực Đen ở Paris không ai tới tham dự cả.
Những câu hỏi cho bà Ngọc Hạnh để trả lời cho màn tự thiêu dổm lần thứ nhất: Bà có ý định tự thiêu, tại sao bà không tẩm xăng vào người mà chỉ tẩm xăng sơ sơ trên áo khoác? Tại sao bà bật quẹt tự thiêu mà không cháy? Bà đã uống 150 viên thuốc, vậy thì thuốc gì mà bà không chết? Bà đã được đưa vào nhà thương để sổ ruột, bà có sổ ruột hay không? Nếu bà đã xổ ruột, bà có hồ sơ bệnh lý của nhà thương?
Nha sĩ Đàm Bảo Kiếm ở Nam California đã đặt những câu hỏi này với bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, được gởi trên mạng cách đây vài năm, và còn lưu trữ trên website Bạch Đằng Giang. Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cứng họng không trả lời.
II. Con của nhà cách mạng lão thành Việt Quốc?
Sau khi diễn được màn bịp thứ nhất, bà Ngọc Hạnh được bà Đoan Trang phỏng vấn trên Đài Quê Hương, bà Ngọc Hạnh cho biết gốc gác gia đình như sau: “Tôi là một thiếu nữ và sau đó là một người đàn bà bất hạnh, gia đình cha mẹ nghèo khổ, lên 13 tuổi tôi phải nghỉ học để đi bán hàng rong.” Bà cho biết bà là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, không đảng phái, và khi Cộng Sản chiếm miền Nam, bà vượt biên qua Miên, học tiếng Miên và sống trà trộn với Miên, cuối cùng bà đến được nước Pháp.
Hai năm sau, bà Ngọc Hạnh lên trên Đài của Nguyễn Hữu Chánh nói lai lịch của bà sai biệt 180 độ như sau: “Bản thân gia đình cha mẹ tôi là giai cấp trung lưu, có của ăn của để. Tôi được may mắn đến trường, và vào Đại Học Văn Khoa ngành Văn Chương. Khi Việt Cộng vào chiếm miền Nam, tôi và các sinh viên trong trường ngấm ngầm tổ chức chống bọn Việt Cộng đang chiếm lãnh quê hương và thành phố Sài Gòn nơi tôi và gia đình đã từng sinh sống trong tràn đấy hạnh phúc cùng no ấm vật chất…”
Không biết lai lịch nào của bà Ngọc Hạnh là đúng đây?
Tháng 5/2000, bà Ngọc Hạnh tuyên bố trên Đài Quê Hương vì bà quyết lấy thân của bà soi sáng cho lương tri nhân loại và đã tự thiêu hụt nên bà sẽ tự thiêu và ngày 19/5/2000. Nhiều thính giả nghe thấy như vậy rơm rơm nước mắt, có người nhanh chân chạy đến đóng tiền hậu sự cho bà Hạnh. Có người gọi vào năn nỉ xin bà Ngọc Hạnh đừng tự thiêu, hãy dùng thân bà cho đại sự. Nhưng có thính giả gọi vào hỏi bà tại sao tự thiêu ngày 19/5? Bà trả lời vì bà là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, ngày đó là ngày Đức Thày Huỳnh Phú Sổ lập nên Phật Giáo Hòa Hảo, bà quyên sinh là để hoằng dương Phật Giáo Hòa Hảo và nhân tiện cũng để phản đối phái đoàn CSVN đến Paris. Thính giả đó lập tức cho biết Đức Thày sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo vào 19/5 âm lịch chớ không phải dương lịch và Phật Giáo Hòa Hảo không đề xướng quyên sinh như vậy. Bà Ngọc Hạnh chưng hửng nói bà lộn, vậy thì bà sẽ tìm ngày khác để tự thiêu!!! Nhưng nhờ màn trình diễn này mà bà có hơn 30 ngàn Mỹ Kim.
Trong quyển Lửa Tự Do và cả quyển Thế Lực Đen, bà Ngọc Hạnh không dám viết về gốc gác của bà. Tất cả chỉ vòng vo, đoạn trước đá đoạn sau. Trước đây trên Đài Quê Hương bà cho biết bà là một tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo, không đảng phái, nhưng trong quyển Thế Lực Đen thì phần giới thiệu tiểu sử bà là con một nhà cách mạng Việt Quốc!!
Cũng năm 2000, bà Ngọc Hạnh xin gia nhập vào tổ chức của ông Hoàng Duy Hùng, ông Hùng từ chối khéo, chỉ cho tiền bà. Trong quyển Lửa Tự Do xuất bản năm 2001, chính bà Ngọc Hạnh xác nhận đã nhận tiền của ông Hoàng Duy Hùng. Sau khi ông Hoàng Duy Hùng không nhận bà Hạnh vào tổ chức, bà Hạnh xin gia nhập Liên Minh Quang Phục của chiến sĩ Võ Đại Tôn do ông Lê Hoàn Sơn tuyên thệ. Tiếp đến, bà xin gia nhập Đại Việt Cách Mạng Đảng do ông Bắc Ninh tuyên thệ. Năm 2001, bà qua Hoa Kỳ, bà len lỏi vào Đại Việt Quốc Dân Đảng, ông Trương Việt Hoàng long trọng giới thiệu bà đến đồng hương Nam California. Sau đó, do môi giới của bà Việt Nữ, bà Ngọc Hạnh lại xin gia nhập Chính Phủ của Nguyễn Hữu Chánh. Về sau này, bà xin gia nhập Việt Tân nhưng không biết Việt Tân có tuyên thệ bà hay chưa? Mỗi lần tuyên thệ vào một tổ chức bà đều nói dối là bà chưa có vào tổ chức nào cả.! Rõ ràng, bà Ngọc Hạnh một khi đã nổi tiếng thì tìm cách len lỏi vào mọi tổ chức, để làm gì? Những người như ông Phùng Ngọc Sa của Đại Việt Cách Mạng trải qua kinh nghiệm đắng cay biết bà Ngọc Hạnh lúc nào cũng nói dối và chuyên viên đâm thọt để cho các đoàn viên trong tổ chức hiểu lầm lẫn nhau.
Bà Ngọc Hạnh viết trên quyển Thế Lực Đen bà là con của một nhà cách mạng Việt Quốc thì danh tánh nhà cách mạng đó là gì? Bà học Đại Học theo ngành Văn Khoa thì học đại học nào? Năm nào? Ai là bạn học? Sau năm 1975 bà cùng các sinh viên nổi dậy chống Cộng thì sự kiện đó năm nào? Ở đại học nào? Sinh viên nào quen biết bà? Còn nếu bà đi bán hàng rong thì bà bán ở nơi nào, thành phố hay tỉnh nào? Sau năm 1975 bà vượt biên qua Miên hồi nào và làm sao bà đến được Pháp? Trong trường hợp nào bà lập gia đình với ông Rô và có con? Bà là tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thời gian nào? Là con cháu của nhà cách mạng lão thành Việt Quốc, sao bà lại xin gia nhập và tuyên thệ vào Đại Việt Cách Mạng Đảng, Đại Việt Quốc Dân Đảng, và chính phủ của Nguyễn Hữu Chánh?
Vật chứng và nhân chứng cho màn bịp này là những cuốn băng bà nói chuyện trên Đài Quê Hương, Đài của Nguyễn Hữu Chánh. Nhân chứng vụ bà tuyên thệ vào Đại Việt Cách Mạng là ông Bắc Ninh và ông Phùng Ngọc Sa liên lạc với bà nhiều lần. Nhân chứng tuyên thệ vào Liên Minh Quang Phục là ông Lê Hoàn Sơn và ông Lê Hoàn Sơn có báo cáo cho lãnh đạo là ông Võ Đại Tôn v.v.
III. Trắng Án Ở London?
Vừa được trả tự do từ nhà tù Anh, bà Ngọc Hạnh được các đài phát thanh Việt ngữ phỏng vấn, bà tuyên bố nảy lửa bà được trắng án. Trên đài Radio Bolsa, Việt Dzũng phỏng vấn bà Ngọc Hạnh, bà tâm tình: “Tòa đã ra phán quyết trắng án cho tôi vì thấy tôi đấu tranh có chính nghĩa”. Nhiều người dân nghe câu này hoan hô bà Ngọc Hạnh quá trời vì như vậy từ này về sau nhân danh chống Cộng thì có phạm luật cũng được trắng án. Nhưng có những người nghe đoạn tâm tình này như nha sĩ Đàm Bảo Kiếm lập tức tuyên bố là một chuyện bịp. Ông Ngô Ngọc Hiếu đưa ra bằng chứng Tòa phán quyết bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nhận có bệnh tâm thần để được Tòa cho đi chữa trị và cho tự do. Nha sĩ Đàm Bảo Kiếm đã đưa ra các bằng chứng này trên trang mạng Bạch Đằng Giang nhiều năm trời, bà Ngọc Hạnh không cách nào trả lời được.
Nguyên do như thế nào?
Sau màn bịp thứ hai tuyên bố trên đài phát thanh Quê Hương sẽ tự thiêu vào một ngày rất gần, đem thân xác của bà là đuốc soi sáng lương tri nhân loại, bà đã được Đài Quê Hương mời qua San Jose. Bà Ngọc Hạnh bay qua San Jose với ông Phạm Anh Cường, người tình của bà, và nói phải có ông Cường đi theo để bảo vệ bà!! Ông Phạm Anh Cường hiện nay đang ở tù tại Pháp vì tội sờ mó đứa cháu gái dưới vị thành niên. Con người có máu “dê” như vậy mà đi theo sát bà Ngọc Hạnh bao nhiêu ngày tháng trời và ngủ cùng khách sạn thì đồng hương tự hiểu.
Bà Đoan Trang và nhiều người có lòng khuyên can bà Ngọc Hạnh khi nào cần thì mới đem thân xác mình ra để có chết thì Cộng Sản Việt Nam cũng chết theo. Bà Ngọc Hạnh làm một di chúc, căn dặn nếu bà có chết vì chính nghĩa Quốc Gia, xin bà Đoan Trang lo cho mấy đứa con của bà. Bà Đoan Trang tưởng thiệt, sụt sùi khóc và cam đoan sẽ lo lắng cho mấy đứa con của bà Ngọc Hạnh. Vì quá cảm động và muốn cho có người lo lắng tài chánh cho con cái của bà Ngọc Hạnh, bà Đoan Trang đưa bà Ngọc Hạnh và ông Phạm Anh Cường đến gặp ông Kevin Khánh là một thương gia hảo tâm hay đóng góp cho các công việc chung dưới danh nghĩa ẩn danh.
Biết ông Kevin Khánh là người hảo tâm, rất rộng rãi, bà Ngọc Hạnh liền “tâm sự” là bà sẽ tự thiêu khi nào cán bộ cao cấp Cộng Sản Việt Nam đến Âu Châu hay đến Mỹ. Ông Kevin Khánh là một người có đầu óc thực tế, khuyên bà Ngọc Hạnh nếu đem bản thân ra chết thì chế độ CSVN phải sụp hay một cán bộ cao cấp CSVN như Nguyễn Tấn Dũng chết theo thì mới đáng. Bà Ngọc Hạnh liền “nổ” là bà làm được, bà sẽ xâm nhập vào Việt Nam và sẽ ôm bom để cùng chết với một cán bộ cao cấp CSVN. Ông Khánh hỏi bà làm sao xâm nhập được Việt Nam? Bà Ngọc Hạnh nói bà biết tiếng Miên vì bà đã từng vượt biên ở Miên, bà học tiếng Miên và sống trà trộn với người Miên. Bà tâm tình: “Cái khó đó là khuôn mặt Hạnh đã bị người ta biết rồi, bây giờ phải đi giải phẩu thẩm mỹ để Cộng Sản không nhìn ra”. Trong lúc nói chuyện, bà Ngọc Hạnh liên tục lướt mắt đưa tình với ông Phạm Anh Cường, ông Khánh thấy được và ông đưa đến nhận xét những lời bà Ngọc Hạnh nói khó mà tin được. Ông Khánh có cho bà Ngọc Hạnh một số tiền nhưng không cho nhiều như bà tưởng. Bà tưởng sụt sùi tâm tình với ông Khánh thì được tiền đi sửa sắc đẹp, ai dè ông Khánh nhìn ra được âm mưu của bà.
Chuyến đi qua San Jose này, bà nhận được sự giúp đỡ công khai là hơn 30 ngàn Mỹ Kim.
Bà bay về lại Paris, bà nói với ông Dương Quang Hiền muốn gặp Ls. Hoàng Duy Hùng trong một chuyến công tác của ông Hùng ở Âu Châu. Ông Hùng đến Paris gặp bà Ngọc Hạnh ở ngay tiệm sách của ông Dương Quang Hiền. Ông Hoàng Duy Hùng từ chối không nhận bà Ngọc Hạnh vào tổ chức. Bà Ngọc Hạnh xin ông Hùng ủng hộ tinh thần, tài chánh, và giới thiệu quen biết những người đấu tranh ở Âu Châu. Ông Hoàng Duy Hùng đồng ý yểm trợ tài chánh và tinh thần. Ông Hùng móc túi ra tặng hết tiền cho bà Ngọc Hạnh ngay tại chỗ. Trong quyển Lửa Tự Do bà Ngọc Hạnh xác nhận điều này là đã nhận tiền yểm trợ của ông Hùng. Sau đó, ông Hùng cho bà biết ở Na Uy có ông Nguyễn Hoàng Long và bà vợ rất ghét Cộng Sản, dám nói dám làm. Ở bên London thì có ông Ngô Ngọc Hiếu là một chiến sĩ chống Cộng kiên cường không mệt nghỉ trong mấy chục năm qua. Bà Ngọc Hạnh xin điện thoại hai người này và nhờ ông Hùng giới thiệu. Ông Hùng giới thiệu bà Ngọc Hạnh cho ông Nguyễn Hoàng Long và ông Ngô Ngọc Hiếu.
Bà Ngọc Hạnh cùng với ông Phạm Anh Cường bay qua Oslo nước Na Uy. Ông Long đến đón, dẫn đi xem thắng cảnh Oslo. Sau đó, ông Cường và bà Hạnh đi ra ngoài thuê khách sạn ở riêng. Bà Hạnh xúi ông Long hãy tự thiêu trước Tòa Lãnh Sự của Việt Cộng tại Oslo hoặc lấy xe ủi tòa đại sứ này. Ông Long không đồng ý vì chủ trương của ông Long là đấu tranh làm sao cho có hiệu lực chớ không phải đấu tranh để lấy tiếng. Thấy xúi ông Long không được, và sau một tuần du hý với ông Phạm anh Cường ở Na Uy, bà Ngọc Hạnh bay về Paris.
Bà Ngọc Hạnh liên lạc với ông Ngô Ngọc Hiếu cho biết muốn làm một công tác ngoạn mục vào ngày 2/9/2000, làm bẽ mặt Lễ Quốc Khánh của Việt Cộng. Vợ chồng ông Ngô Ngọc Hiếu đón tiếp bà Hạnh cách long trọng như một thượng khách. Trong lá thư trả lời ông Vũ Trọng Khải, ông Hiếu cho biết ông bàn với bà Ngọc Hạnh thời buổi đấu tranh chính trị thì phải đấu tranh làm sao cho thế giới thấy chính nghĩa thuộc về người Quốc Gia. Ông Hiếu vạch định kế hoạch ngày 2/9 đến tòa Đại Sứ của Việt Cộng, kéo cờ Việt Cộng xuống đem đốt, treo cờ chính nghĩa Vàng Ba Sọc Đỏ lên. Làm như vậy là nêu cao chính nghĩa, không phạm luật, và nếu đốt cờ thì chi là vi cảnh mà thôi. Bà Ngọc Hạnh đồng ý kế hoạch này. Nhưng khi đến nơi, bà không làm theo kế hoạch, bà rẩy xăng đốt cổng và tấm thảm của tòa Đại Sứ Việt Cộng. Cảnh sát Anh lập tức đến bắt và truy tố hình sự bà Ngọc Hạnh tội gây hỏa cách bất cẩn có thể gây thương tích cho người khác.
Dầu bà Ngọc Hạnh làm ngoài kế hoạch, ông Ngô Ngọc Hiếu thấy bà ở tù thì cả gia đình ông lăn xả vào để cứu bà Ngọc Hạnh. Ông Hiếu thông báo cho các nơi biết bà Ngọc Hạnh bị ở tù và xin mọi người yểm trợ tinh thần cho bà Ngọc Hạnh. Ông Hiếu gọi điện thoại nhờ luật sư Hoàng Duy Hùng đến Anh nghiên cứu cách gỡ bà Ngọc Hạnh ra. Luật sư Hùng vì mới có đứa con đầu lòng, chưa qua ngay được, lập tức gởi hai vợ chồng người em gái là cô Teresa Ngọc Hoàng sang Anh. Bây giờ cô Teresa Ngọc Hoàng là một luật sư, năm 2000 mới chỉ là phụ tá cho luật sư Hùng. Cô Teresa Ngọc Hoàng qua 2 tuần lo thông dịch các giấy tờ nguyên do tại sao người Việt tỵ nạn Cộng Sản đấu tranh để Tòa có cảm tình với bà Ngọc Hạnh. Cuối tháng 10/2000, vợ chồng cô Teresa Ngọc Hoàng trở về lại Texas. Thời gian này bà Ngọc Hạnh từ trong nhà tù gọi ra trả lời phỏng vấn trên các đài, cám ơn luật sư Hùng và em của luật sư Hùng vì đã tận tâm lo cho bà.
Động lực đấu tranh chỉ được cứu xét để giảm án chớ không phải vì như vậy là được trắng án. Hành vi đốt nhà là hành vi phạm luật hình, Tòa quyết định xử bà Ngọc Hạnh. Tội này có thể ở tù vài năm, nhưng nếu xét động lực tốt, tòa có thể giảm xuống ở tù một hay hai năm. Bà Ngọc Hạnh không muốn ở tù 1 năm hoặc 2 năm, bà muốn được tự do ngay hoặc chỉ ở tù vài tháng. Vì vậy, bà Ngọc Hạnh đòi nhận có bệnh tâm thần để được tòa cho đi chữa trị và trả tự do. Ông Ngô Ngọc Hiếu không chịu vì như vậy sẽ để một dấu ấn tại Anh người Việt Quốc Gia đi đấu tranh là bệnh tâm thần hay hèn nhát mà thôi. Ông Hiếu khuyên bà vì chính nghĩa Quốc Gia, bà nên chịu khó một vài năm. Bà Ngọc Hạnh cãi nhau với ông Hiếu dữ dội, nói ông Hiếu không ở tù nên không biết cái khổ của người tù nhân.
Không thuyết phục được ông Hiếu, bà Hạnh lập tức xoay qua tìm chiêu để hạ ông Hiếu ngõ hầu không ai tin vào ông Hiếu nữa. Bà liên lạc ông Phạm Anh Cường nhờ nhóm thông dịch viên người Hải Phòng lo hồ sơ nhận là bà có bệnh tâm thần. Mặt khác, bà tung tin ông Hiếu muốn lấy tiền của bà do đồng hương ở Bắc California đóng góp nên tìm cách đầu độc cho bà chết ở trong tù. Sau này, khi thấy luật sư Hoàng Duy Hùng không yểm trợ bà nữa, và vì luật sư Hoàng Duy Hùng biết các ngón bịp của bà, bà tung tin luật sư Hoàng Duy Hùng gởi cô em gái qua Anh để cùng với ông Ngô Ngọc Hiếu đầu độc bà. Bà quên mất hệ thống nhà tù ở Anh cũng như ở Mỹ rất chặt chẽ, nếu ai bị đầu độc trong tù, cả ban giám thị sẽ bị kiện, bị trừng phạt hay bị cách chức. Chỉ cần thấy tù nhân nôn mữa hoặc có dấu hiệu trúng độc, không cần sự đồng ý của tù nhân, cai tù lập tức cho bác sĩ đến khám để điều tra nguyên do ngõ hầu sau này họ không bị trách nhiệm. Người ta hỏi bà làm sao ông Hiếu đầu độc được bà, tại sao không có giấy tờ bác sĩ và nhà tù cho biết bà bị trúng độc hay có dấu hiệu trúng độc, và tại sao bà không báo cho hệ thống trại giam bà bị đầu độc? Bà cứng lưỡi không trả lời được, bà ra vẻ cao thượng vì bà muốn lấy lòng bác ái tha thứ cho kẻ hãm hại bà để cho họ ăn năn hối cải (sic!).
Tháng 2 năm 2001, sau khi được chữa trị trong nhà thương tâm thần, bà Ngọc Hạnh được trả tự do về lại Pháp. Bà đã làm nhục người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở tại Anh đó là đấu tranh chống Cộng chỉ vì mắc bệnh tâm thần hay hèn nhát mà thôi. Ông Ngô Ngọc Hiếu rất đau đớn chuyện này, nhưng buộc lòng ông đã phải công bố các tài liệu của tòa cho thấy bà Ngọc Hạnh nhận hành vi tâm thần của bà. Nha sĩ Đàm Bảo Kiếm đã đưa các tài liệu này trên trang nhà Bạch Đằng Giang. Nếu bà Ngọc Hạnh ngay chính sẵn sàng “đem thân mình soi sáng lương tri nhân loại” thì bà hãy đưa giấy tòa phán bà trắng án đi. Còn không, rõ ràng bà Ngọc Hạnh nói dối và bịp, chuyên viên dựng chuyện hãm hại những chiến sĩ Quốc Gia có lòng như ông Hiếu.
IV. Đấu Tranh Tại Pháp Đình Hoa Kỳ?
Sau khi diễn được màn tuyên bố trắng án ở tòa pháp đình nước Anh, bà được Đài Quê Hương đưa qua San Jose đón rước long trọng như một “anh thư của thời đại”. Những ai biết chuyện thì gọi đó là “ung thư của thời đại”.
Những số tiền đã đóng góp cho Quỹ Pháp Lý của Nguyễn Thị Ngọc Hạnh được tính toán, và bà Ngọc Hạnh sau này nói là Đài Quê Hương “giật” của bà Ngọc Hạnh vì số tiền trao cho bà Ngọc Hạnh “quá ít” so với những gì bà suy diễn. Nguồn tài chánh mà bà Ngọc Hạnh hy vọng sẽ rộng tay cho bà vì những ngày ở tù tại Anh là ông Khánh thì cũng không thấy. Bà Ngọc Hạnh có biết đâu rằng lúc đó ông Khánh cũng gặp khủng hoảng tài chánh vì thị trường chứng khoáng xuống dốc thê thảm. Ông Khánh là một thương gia đầu tư vào thị trường chứng khoáng nên điều này ảnh hưởng rất nhiều trên các chi phí của ông.
Để kiếm tiền, bà Ngọc Hạnh cho xuất bản cuốn Lửa Tự Do. Thời gian này bà còn hy vọng ông Khánh và luật sư Hoàng Duy Hùng sẽ quay trở lại yểm trợ cho bà nên trong quyển Lửa Tự Do bà còn ca tụng ông Khánh và ông Hùng. Vì biết ông Ngô Ngọc Hiếu đã “dứt khoát” gọi bà là kẻ bịp nên trong quyển Lửa Tự Do bà Ngọc Hạnh dựng chuyện bôi bẩn ông Ngô Ngọc Hiếu tối đa. Đương nhiên lúc này còn mặn mà với Đài Quê Hương nên bà Ngọc Hạnh tâng bốc Đài Quê Hương lên tầng mây xanh. Lúc đó, bà được đánh bóng là “anh thư của thời đại” nên sách bán như tôm tươi, mỗi quyển $20. Có người tặng cả trăm cả ngàn. Vì là bán sách nên bà không cần công bố chi thu và nguồn tin thân cận của Đài Quê Hương cho biết thu được cả trăm ngàn Mỹ kim.
Thời gian này là thời gian huy hoàng nhất của bà Ngọc Hạnh, đi tới đâu bà cũng được đưa đón như một thượng khách, bà còn đưa con của bà đi chung để được hưởng lấy những vinh quang của người mẹ. Nếu bà có tâm thật và chống Cộng thật thì đó cũng là điều đáng mừng cho bà, nhưng đây, nhìn xa tưởng là vàng, tới gần mới biết là vàng “dẻo”.
Tháng 9/2001, Nguyễn Tấn Dũng đến San Francisco. Bà tuyên bố với bà Đoan Trang đây là thời điểm bà tự thiêu ngay trong hội trường có mặt Nguyễn Tấn Dũng để báo chí truyền thông quốc tế quay phim truyền ảnh chuyển đi cả thế giới thì bà “thức tỉnh cả lương tri nhân loại”. Bà Đoan Trang và ông Nguyên Khôi xúc động, lệ rưng rưng, tưởng chắc kỳ này bà làm thiệt thì những tiếng chì tiếng bấc xe ngưng lại.
Khi Nguyễn Tấn Dũng đến, người Việt biểu tình ở ngoài cả hàng ngàn người. Với sự kế hoạch của Đài Quê Hương, bà Ngọc Hạnh và ông Phạm Anh Cường đã thuê khách sạn trước và chuẩn bị các đồ tự thiêu. Nếu tự thiêu thiệt thì quá dễ, bà Ngọc Hạnh chỉ cần tẩm xăng, ông Cường bật quẹt, thân hình của bà phực lửa liền. Nhưng bà Ngọc Hạnh lừa luôn cả Đài Quê Hương, bà chả tự thiêu, bà và ông Phạm Anh Cường đốt cây bùi nhùi đứng la hét trong phòng họp, thế là bảo vệ nhào đến bắt giữ. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh chả cháy cọng lông nào và Nguyễn Tấn Dũng cũng không bị sơ sẩy một miếng. Lấy cớ này, cảnh sát ra ngoài dẹp tan cuộc biểu tình của người Quốc Gia.
Những người như ông Lê Hoàng Trung và Võ Tư Đản căm giận Đài Quê Hương và bà Ngọc Hạnh vì cho rằng họ đã tạo cớ cho cảnh sát giải tán cuộc biểu tình. Dân chúng San Jose bàn ra tán vào “anh thư tự thiêu không bao giờ cháy” và cho rằng bà Ngọc Hạnh làm nhục người Quốc Gia vì nếu có can đảm như người Hồi Giáo ôm bom tự sát thì làm, tự thiêu thiệt thì tự thiêu, còn không làm thì thôi, làm giả mạo thì chỉ hề hóa công cuộc đấu tranh.
Đài Quê Hương giận tím người vì bị bà Ngọc Hạnh lừa nhưng không nói ra được, đã lỡ leo lên lưng cọp thì phải leo luôn. Bà Ngọc Hạnh gọi điện thoại ra buộc bà Đoan Trang phải kiếm người đóng tiền thế chân cho bà Ngọc Hạnh tại ngoại hầu tra. Bà Đoan Trang liên lạc với ông Khánh, hy vọng ông Khánh có khả năng giúp đỡ. Ông Khánh không đồng ý cái trò bịp của Ngọc Hạnh, tự thiêu thiệt thì không ai nói gì, còn tự thiêu giả hoài để hề hóa công việc đấu tranh nên ông nói một câu xanh dờn: “Thời đại này mà còn tự thiêu dỏm? Khủng bố không ra khủng bố, đấu tranh chính trị dương cao ngọn cờ chính nghĩa cũng không ra đấu tranh chính trị. Tôi không yểm trợ và không giúp đóng tiền thế chân”. Bà Đoan Trang cho bà Ngọc Hạnh biết chuyện này, thế là trong quyển Thế Lực Đen bà Ngọc Hạnh chụp cho ông Khánh cái mũ trùm tình báo hải ngoại chỉ vì ông Khánh có hành vi bí ẩn và đã tuyên bố “thời đại này mà còn khủng bố à?”
Không có sự yểm trợ của ông Khánh, Đài Quê Hương kêu gọi sự giúp đỡ của đồng hương để đóng tiền thế chân. Các chị phụ nữ đấu tranh đến thăm bà Ngọc Hạnh trong tù, bà Hạnh kể lễ ở tù khổ lắm, bà Hạnh đang bị ung thư, rụng tóc, sắp chết. Các chị về, cảm động quá, ai nấy hăng say đòi mang nhà cửa của mình ra để thế chân cho bà Ngọc Hạnh vì bà chẳng còn sống được bao nhiêu ngày. Nhưng dư luận ở các quán càfé mạnh quá, các chị thay đổi ý nghĩ, đợi vài tháng xem sao. Thấy các chị phụ nữ đấu tranh không yểm trợ nữa, lập tức bà Ngọc Hạnh từ trong tù gọi ra nói trên Đài Phát Thanh Quê Hương mạt sát các chị thậm tệ. Từ đó, các chị phụ nữ đấu tranh bỏ bà Ngọc Hạnh và rời xa Đài Quê Hương luôn.
Không có tiền bảo chứng và cũng không có những đoàn biểu tình rầm rộ để yểm trợ bà Ngọc Hạnh như bà mong tưởng, bà đâm ra xuống tinh thần. Người đầu tiên ký giấy nhận tội để được trục xuất về Pháp là ông Phạm Anh Cường. Bà Ngọc Hạnh cũng muốn lắm, nhưng nếu bà nhận tội thì coi như cuộc đời chính trị của bà chấm dứt tại đó và Đài Quê Hương cũng bị tiêu tùng luôn. Thế là Đài Quê Hương khuyên bà phải giữ vững tinh thần, cứ ra tòa, chắc chỉ có 1 hoặc hai năm thôi, nhưng sẽ giữ được vị trí giữa người Quốc Gia. Bà Ngọc Hạnh đã phải dung chiêu “ráng chịu đấm ăn xôi”.
Tòa án tại Anh cũng như Hoa Kỳ khi xử lúc đầu chỉ xử các hành vị phạm tội. Sau khi có tội rồi thì mới xử đến động lực để xem có nên giảm án hay không. Đó là lý do tại sao Tòa cho phép các nhân chứng đấu tranh trình bày các tội ác Cộng Sản đã thúc đấy họ đấu tranh chống Cộng. Xét về động lực để bà Ngọc Hạnh tự thiêu dỏm la hét trong hội trường, Tòa phạt bà Ngọc Hạnh mức án tối thiểu là 5 năm tù ở. Bà Ngọc Hạnh tối tăm mặt mũi, nhưng để giữ thể diện ngõ hầu còn có thể tiếp tục bịp đồng hương, bà kháng án. Bà bịp đồng hương lần nữa khi khẳng định kháng án thì sẽ có phiên tòa như trước và bà cũng sẽ ra tòa tố cáo tội ác CSVN để tội ác này vào trong hồ sơ tòa án của nước Mỹ!!! Khi kháng án, vài vị thẩm phán duyệt hồ sơ của công tố viện và luật sư kháng án, không có phiên tòa, và tòa chỉ xét hành vi phạm tội xem tòa sơ thẩm có xét đúng hay không mà thôi, không có cái vụ xét đến các tội ác CSVN. Sau khi xem hồ sơ, tòa phúc thẩm y án, thế là Nguyễn Thị Ngọc Hạnh hết ba hoa nhưng cũng biết rằng không còn có cách nào hơn là phải chịu ngồi tù đủ 5 năm.
Vì ở tù 5 năm, thời gian khá dài, bà Ngọc Hạnh đâm ra thù oán Đài Quê Hương đã không có đủ khả năng lo cho bà. Nếu là chiến sĩ đấu tranh cho tự do và dân chủ, bà cứ hiên ngang ở tù. Ở tù của Mỹ chớ đâu phải ở tù Cộng Sản Việt Nam, thế mà bà xuống tinh thần đến độ muốn tự tử, tự tử hụt như bà đã viết trong quyển Thế Lực Đen.
Đó là bộ mặt thật của bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh trong vụ pháp đình của Hoa Kỳ.
V. Quyển Thế Lực Đen và Từ Chối Không Trả Lời Các Câu Hỏi.
Bà Ngọc Hạnh bị Mỹ trục xuất về lại Pháp năm 2006 và họ cấm bà trong 5 năm không được vào Hoa Kỳ. Trở về Pháp được một năm, không nghề không nghiệp, người Việt ở Pháp tẩy chay bà. Đói quá, bà tìm kế mưu sinh bằng cách viết sách. Sách có bán được thì phải chuyên chở những tin giật gân. May cho bà Ngọc Hạnh, lúc đó ông Hoàng Duy Hùng vừa đắc cử chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Phụ Cận. Và, lúc này bà Đoan Trang ủng hộ nghị viên Madison Nguyễn trong vụ chọn danh xưng cho khu thương mại Việt Nam mà đa số người Việt tỵ nạn Cộng Sản lại muốn có danh xưng Little Sài Gòn. Đài Quê Hương làm mất lòng dân chúng tại đây và từ đó hai ông Nguyễn Thiếu Nhẫn và Kiêm Ái quay qua đánh lại Đài Quê Hương. Bà Ngọc Hạnh mới vẽ một nội dung ông Kevin Khánh là trùm tình báo CSVN ở hải ngoại, Nguyên Khôi Đài Quê Hương là người vạch ra kế hoạch, và Hoàng duy Hùng nhận tiền của trùm tình báo Việt Cộng hơn 800 ngàn để thi hành kế hoạch. Theo bà Ngọc Hạnh, kế hoạch đó thứ nhất ông Hoàng Duy Hùng thâu tóm các cộng đồng ở hải ngoại, sau đó dâng cho Việt Cộng, rồi cuối cùng được Việt Cộng đưa về Việt Nam làm Tổng Thống!!!
Bà Ngọc Hạnh làm như chuyện leo lên ghế Tổng Thống y như chuyện móc tiền trong túi vậy, ông Kevin Khánh ghê gớm quá đến độ muốn đưa ông Hoàng Duy Hùng lên làm Tổng Thống thì làm, không cần biết lá phiếu của gần 90 triệu dân Việt Nam. Nếu vậy ông Kevin Khánh làm Tổng Thống rồi.
Theo sự vẽ vời của bà Ngọc Hạnh, để thi hành kế hoạch này, bước đầu Hoàng Duy Hùng phải tìm cách giết chết bà Ngọc Hạnh, cho đàn em bám sát theo bà Ngọc Hạnh, ép bà Ngọc Hạnh phải về Miên để tìm cách thủ tiêu bà. Ai đọc qua quyển sách cũng thấy bà tự tô vẽ quan trọng hóa bản thân bà, tự tâng bốc bà là người tài giỏi đầy nhân ái, nhưng bà lại viết quá nhiều điều mâu thuẫn, đoạn trước đá đoạn sau, nhất là có nhiều chi tiết bà viết trái ngược lại với quyển Lửa Tự Do bà xuất bản năm 2001.
Tin tức giật gân như vậy sẽ tạo sự chú ý và tò mò của nhiều người giúp bà Ngọc Hạnh bán được tối thiểu 10 ngàn quyển sách, mỗi quyển $20 thì bà có $200,000.
Ông Nguyên Khôi của Đài Quê Hương gởi một thư ngắn gọn mai mỉa bà Ngọc Hạnh tự thiêu hoài không cháy một cọng lông thì chẳng ai giết nổi được bà đâu mà la làng kêu gào sẵn sàng mang mạng sống ra để soi sáng lương tri nhân loại.
Ông Hoàng Duy Hùng viết một lá thư vài trang trình bày nguyên do ông gặp bà Ngọc Hạnh, tố cáo bà Ngọc Hạnh tự thiêu dổm ở Pháp, lừa ông Hùng nói xin yểm trợ đấu tranh lấy tiền đi du hí với ông Phạm Anh Cường ở Na Uy, nhận tội điên ở Anh để lại dấu ấn người đấu tranh hèn nhát hay là bệnh tâm thần, tự thiêu dổm ở San Franciso hề hóa công cuộc đấu tranh của người Quốc Gia. Ông Hoàng duy Hùng tuyên bố sẵn sàng đối chất với bà Ngọc Hạnh không điều kiện về những lời tố cáo này.
Tháng 7/2008, ông Vũ Trọng Khải ở bên Úc, người mà phe của bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tôn lên làm “Anh Cả” của Nhóm Phát Huy Tinh Thần Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, viết email năn nỉ xin ông Hoàng Duy Hùng cho ông Khải tổ chức đối luận và làm điều hợp viên buổi đối luận. Ông Hoàng Duy Hùng chấp nhận đối luận không điều kiện. Sau đó, bỗng dưng ông Vũ Trọng Khải tuyên bố không tổ chức đối luận nữa, xoay qua tổ chức ra mắt sách cho bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và liên tục trong nhiều tháng trời viết bài trên mạng dựng chuyện bôi bẩn tấn công ông Hoàng Duy Hùng.
Thấy bất bình rút gươm tương trợ, tôi hỏi thăm thì biết ông Vũ Trọng Khải ở bên Sydney mấy chục năm nay không có uy tín, chống Cộng mà ra vào Việt Nam thường xuyên, và dư luận còn cho biết ông có thể du hý ở Việt Nam, có thể có vợ nhỏ, và thường thì ông đã bị cấy sinh tử phù nhận lệnh tình báo của Việt Cộng ra ngoài đánh phả các cộng đồng người Việt Quốc Gia. Tháng 7 năm 2008, CSVN rất muốn mở Tòa Tổng Lãnh Sự tại Houston, Vũ Trọng Khải ở xa đóng vai trò xung kích, không biết tí gì về Cộng Đồng NVQG Houston mà liên tục viết bài đả kích người này người nọ ở Houston và còn lên mặt dạy dân Houston phải làm cái này cái nọ. Tôi hỏi Vũ Trọng Khải vài câu đó là tại sao miệng hô hào chống Cộng mà ra vào Việt Nam thường xuyên? Có du hý ở Việt Nam? Vũ Trọng Khải đã bị cấy sinh tử phù của Việt Cộng? Vũ Trọng Khải im thin thít không dám trả lời, chỉ viết bài tự đánh bóng ca tụng bản thân là “có cái cười của thánh nhân” (sic)! Không trả lời nổi những câu hỏi của tôi và bài viết của ông Ngô Ngọc Hiếu, nhưng ông Vũ Trọng Khải lại có giờ để dai dẳng dựng chuyện bôi bẩn ông Hoàng Duy Hùng ngày này sang tháng khác trên mạng lưới. Nhưng, trong các bài viết ông tự nhận có hàm răng chó nên ông Hoàng Duy Hùng đã làm theo đúng câu châm ngôn “chó sủa mặc chó đoàn lữ hành vẫn tiến bước”.
Bà Ngọc Hạnh trả lời sẵn sàng đối chất với ông Hùng với 3 điều kiện, một là phải có mặt ông Khánh, hai là ông Hiếu phải đưa cuốn băng thâu ở London ra, và ba là cuộc đối luận phải ở London.
Nhiều người, trong đó có tôi, gởi cho bà Ngọc Hạnh một số câu hỏi để bà trả lời. Các câu hỏi đó như sau:
1. Làm thế nào bà biết ông Khánh là trùm tình báo Việt Cộng ở hải ngoại?
2. Nếu ông Khánh là trùm tình báo ở hải ngoại, sao ông ấy lại sơ hở để cho bà biết, như vậy bà Ngọc Hạnh là siêu tình báo?
3. Trùm tình báo ở hải ngoại mà mới gặp bà Ngọc Hạnh đã tiết lộ đưa tiền hơn 800 ngàn cho ông Hoàng Duy Hùng và còn cho bà Ngọc Hạnh coi những bằng chứng đưa tiền đó? Bà có biết rằng trong tình báo không ai được tiết lộ mình là tình báo? Bà có biết rằng trong tình báo các khoản thu nhập đều là quỹ đen, chỉ là hiện kim để không lưu lại dấu vết?
4. Nếu trùm tình báo ở hải ngoại thì giờ phút này ông Khánh sống trên đời mà bà Ngọc Hạnh còn được phây phây đi lại?
5. Bà Ngọc Hạnh có nhận tiền của ông Khánh không? Nếu có, bà Ngọc Hạnh nhận tiền của trùm tình báo Việt Cộng để làm việc cho Việt Cộng?
6. Bà Ngọc Hạnh có nhận tiền của ông Hoàng duy Hùng hay không? Nếu có, bà Ngọc Hạnh đang thi hành kế hoạch của ông Hoàng Duy Hùng?
7. Bà Ngọc Hạnh viết ông Khánh và Hoàng Duy Hùng ép bà đi về Miên để thủ tiêu bà. Vậy, ông Khánh và ông Hùng ép bà như thế nào được? Hay là bà nổ khoe khoang biết tiếng Miên, muốn dụ tiền ông Khánh và ông Hùng không được nên vu cáo cho họ?
Ngày 23/1/09, bà ra bức Tâm Thư cho biết cuộc đối luận không thể có được vì không có mặt ông Khánh. Bà còn cho biết: “.. tôi cũng sẵn sàng chấp nhận mọi hiểm nguy.” Và “Viết Tự Truyện Thế Lực Đen tôi chỉ có một nguyện vọng duy nhất là góp phần soi sáng sự thật, chia sẻ cùng anh em chiến hữu những khổ nhục đầy nước mắt ….” Bà cũng sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi, nhưng, chỉ “đối diện” trong các buổi ra mắt sách do bà chủ động.
Nếu bà Ngọc Hạnh muốn soi sáng lương tri của thế giới và “góp phần soi sáng sự thật” thì bà cứ ngay thẳng trả lời những thắc mắc người ta gởi đến cho bà chớ không phải đợi “đối diện” trong buổi ra mắt sách của bà mà bà chỉ mời trống không bằng email cách đó được dăm bảy ngày. “Chấp nhận mọi hiểm nguy” mà mới có vài câu hỏi trên email là đã bỏ chạy thì còn gì là “soi sáng sự thật nữa” hỡi bà Ngọc Hạnh!
Trên đời mỗi người một vai trò và mỗi người mỗi tính. Đa số các đại thương gia hảo tâm không thích dính vào các đấu đá của đấu tranh và chính trị. Họ không muốn cơ sở thương mại của họ bị quấy phá có thể đưa đến thất bại. Bà Ngọc Hạnh nắm bắt được ông Khánh không thích xuất hiện trước công chúng vì ông có cơ sở làm ăn lớn, biết mặt ông, Cộng Sản và ngay cả những Việt gian sẽ tới quấy phá tống tiền ông, vợ con ông sẽ không sống yên lành. Biết được điều này nên bà buộc nếu có đối luận với ông Hoàng Duy Hùng thì phải có mặt ông Khánh, không có thì không đối luận.
Bình thường, người tố cáo phải đưa ra nhân chứng. Bà Ngọc Hạnh tố cáo ông Hoàng Duy Hùng nhận tiền của tình báo Việt Cộng thì bà Ngọc Hạnh phải đưa ra nhân chứng, nhưng đàng này bà buộc ông Hùng phải đưa ra nhân chứng.
Nhưng sau khi tôi gởi các câu hỏi trên các diễn đàn, và vì có quá nhiều áp lực, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tuyên bố sẵn sàng đối luận với ông Hoàng Duy Hùng không có điều kiện. Tuy nói “không có điều kiện” mà ngay sau đó bà đặt ra những điều kiện phải có pal talk, internet, ở London nước Anh, ông Hiếu phải trao cái này cái nọ ra. v.v. Chính bà là người tố cáo, chính bà tự nhận có vai trò thắp sáng lương tri nhân loại, chính phe bà đòi tổ chức đối luận trước, bà và phe bà phải trả lời các câu hỏi, đưa ra các bằng chứng, và tổ chức đối luận để “soi sáng lương tri nhân loại”. Nhưng bà và phe bà trả lời vòng vo, không trả lời những điểm chính của các câu hỏi, né tránh để không tổ chức theo đúng như lúc đầu ông Vũ Trọng Khải đã năn nỉ xin ông Hoàng Duy Hùng.
Trà lời bả Ngọc Hạnh, ông Hùng tố cáo bà Ngọc Hạnh tự thiêu dổm ở Anh, lừa lấy tiền đi du hý với tình nhân ở Na Uy, nhận tội tâm thần ở Anh để hạ nhục người đi đấu tranh là bệnh hoạn, diễn màn tự thiêu dổm ở San Franciso để hề hóa công cuộc đấu tranh.
Bà Ngọc Hạnh viết nếu không có đối luận thì ông Hoàng Duy Hùng cứ kiện bà đi vì ông Hùng đã từng kiện ông Phạm Quang Trình và ông Nguyễn Văn Diễn.
Ông Hùng kiện ông Phạm Quang Trình và ông Diễn là để ngăn chận Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại bị vỡ làm đôi. Sau khi nộp hồ sơ vụ kiện, với áp lực của Tòa, mọi phe phía trong Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại phải hợp tác với Văn Bút Quốc Tế tìm ra một giải pháp chung. Sau khi có giải pháp, ông Hùng đã bãi nại.
Những vụ kiện của người Việt Nam, và ngay chính trong vụ kiện với ông Phạm Quang Trình, tòa khuyên mọi người hãy về đóng cửa nói chuyện với nhau, hãy để cho công luận của Việt Nam phê phán.
Ông Hùng cho biết không kiện bà Ngọc Hạnh vì:
1. Bà Ngọc Hạnh là công dân Pháp, bà đã bị Hoa Kỳ trục xuất, Hoa Kỳ không có thẩm quyền xử bà;
2. Cho dù Hoa Kỳ có quyền xử bà, đây là vụ kiện dân sự, và kinh nghiệm trong các vụ án mạ lỵ khác, tòa yêu cầu hai bên về để cho công luận Việt Nam quyết định;
3. Cho dù Hoa Kỳ có quyền xử bà Ngọc Hạnh, ở tại tòa, bà Ngọc Hạnh nói bà tin ông Khánh là Việt Cộng thì chuyện bà tin không ai làm gì được hết. Và, nếu bà nói bà nghe ông Khánh nói đưa hơn 800 ngàn cho ông Hùng thì tòa cũng chẳng làm gì được bà Ngọc Hạnh vì tai bà chểnh chảng nghe lầm thì sao? Chuyện tin của một cá nhân hoặc nghe lộn thì tòa không có cái gì để mà xử cả.
4. Cho dù hoa Kỳ có quyền xử bà Ngọc Hạnh và nếu bà thua, bà không có tiền trả, cũng chẳng ai làm được gì bà.
Nắm bắt được những điểm này nên bà Ngọc Hạnh mới bạo miệng thách thức đưa bà ra tòa. Thật ra, tòa án không phải là giải pháp, chính công luận của người Việt tỵ nạn mới là giải pháp. Bà Ngọc Hạnh đã nói sẵn sàng mang mạng sống mình ra soi sáng lương tri nhân loại, sẵn sàng làm nhân chứng soi sáng sự thật, thì bà Ngọc Hạnh hãy trả lời các câu hỏi đã gởi đến bà, đưa ra bằng chứng bà Tòa Án ở Anh tuyên bố bà trắng án, nhà thương ở Anh chứng nhận bà bị đầu độc, nhà thương ở Pháp chứng nhận bà đi xổ ruột. Sau khi trả lời các câu hỏi và đưa ra các chứng vật, phe bà hãy tổ chức đối luận để đây là cơ hội “soi sáng lương tri nhân loại” ngõ hầu người Việt chống Cộng nhận ra được “Thế Lực Đen” để mà triệt hạ. Không làm được điều này đều cho phép mọi người nhận định bà là kẻ bịp bợm. Bà dám tuyên bố trên đài, trên báo, và viết trong quyển Lửa Tự Do bà được tòa án Anh phán quyết bà trắng án trong khi đó bà đã bị kết án thì hỏi rằng chuyện gì mà bà không dám bịp? Từ đó, mọi người có quyền nhận định cả nội dung hai quyển sách Lửa Tự Do và Thế Lực Đen chỉ là hai màn bịp để bán sách làm tiền với những kẻ hiếu kỳ mà thôi. Nhưng, cũng chính hai quyển sách này là tang chứng hùng hồn cho sự bịp bợm cũng như tâm địa độc ác của bà lừa thày phản bạn và hãm hại luôn những vị ân nhân.
Bà Ngọc Hạnh được sự giúp đỡ tài chánh và tinh thần của ông Hoàng Duy Hùng, ông Ngô Ngọc Hiếu, ông Nguyễn Hoàng Long, Đài Quê Hương, ông Kevin Khánh, và các chị phụ nữ đấu tranh ở Bắc California, nhưng khi những người này nhìn ra được bộ mặt thật của bà Ngọc Hạnh, họ không yểm trợ bà nữa, họ thinh lặng, nhưng bà Ngọc Hạnh lấy oán trả ơn, dựng chuyện bóp méo, xuyên tạc hoặc vu khống họ. Điều này cho thấy bản chất không những vô ơn mà còn độc ác của bà Ngọc Hạnh. Chính vì lý do này nên ông Hoàng Duy Hùng có viết ai muốn yểm trợ bà Ngọc Hạnh thì cứ yểm trợ, sau này sẽ biết thôi. Khi không yểm trợ bà Ngọc Hạnh nữa, ông Hùng khuyên Đài Quê Hương không nên tâng bốc bà Ngọc Hạnh quá mức, kẻo sau này sẽ bị “cắn” lại đau điếng, bà Đoan Trang không tin mà còn giận ông Hoàng Duy Hùng, bây giờ chắc bà Đoan Trang đã thấy rõ.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh không chịu trả lời các câu hỏi của ông Hiếu, không đưa ra được giấy tòa tuyên bố bà trắng án, nhưng bà lại hù ông Ngô Ngọc Hiếu không trả lại cuốn Video và 6 cuốn băng bà trả lời cảnh sát, bà sẽ thưa ông Hiếu và ông Hùng ra tòa. Ông Hiếu đã trả lời rất mong mỏi bà đưa ông ra tòa. Mọi người đang mong đợi chuyện này. Ông Vũ Trọng Khải lên mạng yêu cầu ông Hiếu phải trả lại cuốn video và 6 cuốn băng cho bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, ông quên mất ông Ngô Ngọc Hiếu đã viết bà Ngọc Hạnh hãy trả lời các câu hỏi thì ông ấy sẽ làm chuyện này ngay, nếu không, bà Ngọc Hạnh cứ việc tổ chức đối luận ở London hoặc đưa ông Hiếu ra tòa.
Nhận Định: Không ai rõ lai lịch của bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, bà nổi lên sau màn tự thiêu dổm năm 2000 ở Paris. Nhờ màn tự thiêu dổm đó, bà xâm nhập vào rất nhiều tổ chức, tạo hiểu lầm và gây phân hóa khắp nơi. Bà nói dối không biết sượng, nhưng khi người ta khám phá ra thì “tay đã nhúng chàm” người nào người nấy đã giận nhau hầu như không còn phương cứu chữa. Bà Ngọc Hạnh có phải là tình báo Cộng Sản? Trước khi nổi danh, bà Ngọc Hạnh giao du với những người gốc Hải Phòng ở Rennes. Sau khi bà nổi danh, bà giao du thân mật với bà Việt Nữ, nhiều bài viết do bà Việt Nữ viết hoặc mớm lời. Dư luận cho rằng bà Việt Nữ trước năm 1975 là giao liên của Việt Cộng, có tên là Trịnh Thị Tư, ở trong lớp chuyên phân phối tài liệu ca tụng Hồ Chí Minh. Bà Việt Nữ là thành viên của chính phủ bịp Nguyễn Hữu Chánh và dư luận cho rằng chính bà Việt Nữ giới thiệu bà Ngọc Hạnh vào tổ chức này cũng như liếng thoắng nói liên miên trên Đài của tổ chức đó. Tình báo Cộng Sản thì tôi không dám quả quyết, nhưng bịp bợm thì tôi đoan chắc như vậy, và nhờ chiêu bịp ăn rơ với đại bịp Nguyễn Hữu Chánh, bà Ngọc Hạnh đã ôm được một số tiền khá lớn. Nghĩ mà thấy buồn cho quê hương Việt Nam./.
CHÂN DUNG VŨ TRỌNG KHẢI
Trên diễn đàn và ngay tại Úc không mấy ai biết đến Vũ Trọng Khải là ai mãi cho đến tháng 7 năm 2008.
Theo email ông Hoàng Duy Hùng gởi ra vào giữa tháng 1/2009, ông Vũ Trọng Khải tự xưng là chủ diễn đàn Khai (đánh) Phá Sự Thật, liên lạc năn nỉ ỉ ôi xin ông Hoàng Duy Hùng cho tổ chức và làm điều hợp viên buổi đối luận giữa ông Hoàng Duy Hùng và bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh.
Thói đời những kẻ không danh thường hay bám theo những người đã nổi tiếng để mọi người biết đến. Đó cũng chính là chiêu bài bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, trước năm 2000, không ai biết bà là ai, bà bám theo ông Hoàng Duy Hùng để được nổi tiếng, sau khi có danh thì bà quay sang cắn ông Hoàng Duy Hùng.
Nội dung email ông Hoàng Duy Hùng cho biết chấp thuận thiện chí để cho ông Vũ Trọng Khải tổ chức và làm điều hợp viên. Vũ Trọng Khải mừng rơn, thế là Vũ Trọng Khải nổi danh.
Là một điều hợp viên, theo nguyên tắc, phải biết trung dung, không bình luận trước, đang khi, và sau đối luận. Thế nhưng, sau khi được chấp thuận cho tổ chức làm điều hợp viên buổi đối luận, Vũ Trọng Khải lập tức “bình loạn” các hành vi của ông Hoàng Duy Hùng và yêu cầu ông Hoàng Duy Hùng làm cái này cái nọ mà đáng lẽ ra trước khi làm điều đó, Vũ Trọng Khải nên hỏi riêng ông Hoàng Duy Hùng trước. Chính hành vi này nên ai cũng thấy ông Vũ Trọng Khải là một tên lưu manh có ý đồ bám sát theo Hoàng Duy Hùng trước.
Thay vì tổ chức đối luận như đã nài van xin xỏ, Vũ Trọng Khải tuyên bố rút lui không tổ chức và làm điều hợp viên nữa, ông quay qua tổ chức buổi ra mắt sách đế đấu tố ông Hoàng Duy Hùng. Chính hành vi này làm cho ai nấy đều phải sửng sờ vì đó là hành vi của tiểu nhân.
Như vậy cũng còn tha thứ, sau đó Vũ Trọng Khải kiếm chuyện với ông Ngô Ngọc Hiếu ở bên Anh, ông Ngô Ngọc Hiếu viết bài trả lời đàng hoàng. Lúc đầu Vũ Trọng Khải oẳng oẳng là bài viết của ông Ngô Ngọc Hiếu do Hoàng Duy Hùng viết, sau này, ông Hiếu chứng minh căn tính và khả năng của ông Hiếu, Vũ Trọng Khải đánh bài chuồn hứa cuội vì bận không trả lời được nên khất kỳ sau sẽ trả lời ông Hiếu. Từ đó đến nay Vũ Trong Khải “một phép” với ông Ngô Ngọc Hiếu. Nhưng, Vũ Trọng Khải xoay sang liên tục dựng chuyện bôi bẩn cắn gấu quần ông Hoàng Duy Hùng trên mạng.
Không có thời giờ đế trả lời ông Hiếu nhưng có thời giờ để cắn gấu quần ông Hoàng Duy Hùng. Ông Hoàng Duy Hùng là người thẳng tính, phang cho Vũ Trọng Khải một câu để đời “người không nói chuyện với chó.” Từ đó, Vũ Trọng Khải nổi danh trên net là chó cắn gấu quần Vũ Trọng Khải. Điều ngạc nhiên chính ông Vũ Trọng Khải lại viết trả lời trên mạng tự nhận ông có cái hàm răng chó!!!
Đương nhiên “con chó” này hung hăng lắm, quyết cắn Hoàng Duy Hùng một miếng cho bằng được nên bới lông tìm vết dựng chuyện để sủa Hoàng Duy Hùng. Hoàng Duy Hùng coi thường vì ông ấy đã viết “chó sủa mặc chó đoàn lữ hành vẫn đị”.
Thấy chướng tai gai mắt, tôi hỏi thăm bạn bè bên Sydney là ai để có thể viết đôi dòng để giúp cho Vũ Trọng Khải sớm hồi đầu về nghẻo nay đường chính. Theo bạn bè của tôi, dư luận ở Sydney Vũ Trọng Khải là một người “vô tư cách, một thùng thuốc nổ Long Bình, nợ nần lung tung, ai cũng tránh né, thường xuyên lên paltalk mỗi đêm với nick Gấu Siêng, làm quen với một cô gái trẻ trên paltalk ở Việt Nam, cô ấy dụ về Việt Nam, Vũ Trọng Khải bay về gặp gỡ thì té ra là Trung Uý Công An của Cộng Sản.”
Vũ Trọng Khải ra về Việt Nam thường xuyên, du hý mèo mở ở trong nước, có thể đã cưới vợ nhỏ ở trong Việt Nam, và CSVN đã cấy sinh tử phù Vũ Trọng Khải phải thi hành kế hoạch đánh phá người Việt Quốc Gia ở hải ngoại. Theo lời kể của người bạn ở Sydney, Vũ Trọng Khải xuất thân quân trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, sau đó được điều động về làm Đại úy Cảnh Sát, nổi tiếng dùng quyền uy bắt nạt kẻ cô thế và ăn hối lộ kinh hoàng.
Tôi viết gởi đến Vũ Trọng Khải vài câu hỏi như Vũ Trọng Khải đã về Việt Nam chưa? Về bao nhiêu lần? Về để làm gì? Có du hý ở Việt Nam? Tại sao ở mãi bên Úc mà vói tay qua đánh phá Cộng Đồng Houston mà ông không có biết một chút gì? V.v. Vũ Trọng Khải nổi sung quay sang cắn luôn cả gấu quần của tôi. Y không dám trả lời những câu hỏi của tôi, chỉ xoay qua viết vòng vo tự tung hô mình có “cái cười của thánh nhân” (sic!). Thường thường kẻ tiểu nhân lúc nào cũng hung hăng nhưng khi đụng chuyện bí “đái” thì làm như là thanh cao lắm, và Vũ Trọng Khải đã tỏ ra là con người như vậy.
Hành vi lưu manh như bọn ác ôn CSVN cho thấy Vũ Trọng Khải đã bị quan thày CSVN cấy sinh tử phù vì y ra vào Việt Nam du hý thường xuyên, bị CSVN cấy sinh tử phù. Cộng đồng Houston đang ráo riết chống CSVN thành lập Tòa Tổng Lãnh Sự nơi đây, đã và đang thành công tột bực do sự điều phối của ông Hoàng Duy Hùng với Uỷ Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa Quốc Gia & Tổng Hội Cựu Chiến Sĩ QLVNCH của cựu Đại Tá Trương Như Phùng cũng như với Ủy Ban Phối Hợp Hành Động Chống Cộng Sản và các hội đoàn. CSVN cay cú, nên phải ra lệnh tìm người đâm chọt gây phân hóa trong Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Houston & Phụ Cận. Vũ Trọng Khải ở xa nhưng có vai trò kích động, y cấu kết với một vài phần tử bất hảo trong Houston để dựng chuyện tung hỏa mù. Trình độ của y chỉ mới trung học mà đòi dạy dỗ các tiến sĩ ở Houston, không biết Luật thì y giảng dạy Luật Pháp cho các luật sư và luật gia, không biết y khoa mà y đòi dạy dỗ các bác sĩ phẩu thuật, chưa qua trường lớp và kinh nghiệm điều hành hành chánh thì y giảng dạy cho những tiến sĩ hành chánh!!!
Nếu Vũ Trọng Khải can đảm, ông Vũ Trọng Khải cứ sang Houston, tôi ra phi trường đón, đem Vũ Trọng Khải tham dự các sinh hoạt ở Houston, lúc đó về có viết bài phê phán cũng không muộn.
[Mới đây một người ở Sydney cho tôi biết Vũ Trọng Khải ra ngoài đường nổ như tạc đạn Vũ Trọng Khải sẽ bay qua Houston truất phế chứ Chủ Tịch Cộng Đồng của ông Hoàng Duy Hùng làm ai nấy ôm bụng cười ngất].
Nhưng ở Houston mà có hành vi và những lời láu cá vặt khinh thường cả một tập thể hơn 150 ngàn dân nhiều “tọa long phục hổ” thì cơi chừng lúc về không còn cái răng.
Tôi đã vài lần góp ý với mong mỏi thức tỉnh lương tri con người nơi Vũ Trọng Khải nhưng rõ ràng y đã bán mình cho quỷ dữ CSVN cam tâm làm tay sai đánh phá người Việt Quốc Gia. Chừng nào y đứng thẳng người lên trả lời mấy câu hỏi tôi vừa mới nêu lên đó là y đã về Việt Nam chưa? Về Việt Nam bao nhiêu lần? Về để làm gì? Tại sao nói đấu tranh chống Cộng mà về Việt Nam không bị CSVN làm khó dễ? Khi về Việt Nam Vũ Trọng Khải đã du hý với các cô đáng tuổi con cháu? Tại sao đánh phá Cộng đồng Houston một nơi mà Vũ Trọng Khải không có hiểu biết và kinh nghiệm gì?
[Trong các email qua lại trên diễn đàn, Vũ Trọng Khải quả quyết sách in không có địa chỉ nhà in và nhà xuất bản không phải là loại hắc thư nếu sách đó được ra mắt sách những người có “trình độ” như Vũ Trọng Khải là đủ rồi. Độc giả đọc được đoạn này cười ngất cho “trình độ” “lãnh tụ” – “Anh Cả” của cái gọi là Ủy Ban Phát Huy Tinh Thần (bịp) NTNH. Một người bạn ở Sydney cho biết Vũ Trọng Khải in 1000 quyển Thế Lực Đen, đi 4 tiểu bang ở Úc, bán được 150 cuốn. Ở Sydney đông nhất, 70 cuốn, 30 cuốn ở Brisbane, và 50 cuốn ở Melbourne và Adelaide. Sách còn dư lại 800 cuốn ở trong kho của nhà Vũ Trọng Khải không biết làm gì.]
Ở Sydney người dân quá rành và quá ngao ngán Vũ Trọng Khải rồi, tôi khỏi phải cảnh báo. Giống như bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, ở Paris mà nghe tới tên bà thì ai nấy tởn xương sống. Bà ra mắt sách của bà ở Paris không đủ mười người đến tham dự là đủ hiểu.
[Theo tôi được biết, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh ra mắt sách ở Canada, chỉ loe ngoe vài người đến tham dự. Đó là lý do bà im re không dám khoe khoang hình ảnh trên các diễn đàn giống như Vũ Trọng Khải đã đưa hình hôm ra mắt sách đông nhất ở Úc lại tại Sydney được 70 người.]
Trần Ngọc Văn