Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Bây giờ mới “nhìn ra” vấn đề an ninh quốc phòng?


Thừa Thiên Huế bây giờ mới “nhìn ra” vấn đề an ninh quốc phòng?


Thùy Linh/ GDVN
Ảnh bên:Khu vực được đánh dấu vòng tròn là vùng mà BQL Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô cấp phép cho dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế. Ảnh Thùy Linh


Xung quanh sự việc Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) cấp phép cho nhà đầu tư Trung Quốc làm dự án du lịch trên núi Hải Vân (Báo GDVN đã phản ánh), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có báo cáo cung cấp cho các cơ quan báo chí.

Theo tài liệu cung cấp cho báo chí vào ngày 20/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: Địa điểm thực hiện dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế nằm trong Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô theo Quyết định 1771/QĐ-TTg ngày 05/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt qui hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đến năm 2025; trong đó thể hiện rõ địa danh và vị trí mũi Cửa Khẻm và hòn Sơn Chà thuộc địa bàn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định khu vực Mũi Khẻm, hòn Sơn Chà là thuộc địa giới hành chính Thừa Thiên Huế quản lý.


Nói về quy trình thực hiện dự án, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng: Đây là dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ. Việc cấp giấy phép cho dự án này được triển khai theo đúng qui trình, trình tự thủ tục theo qui định. Thẩm quyền cấp phép đầu tư thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô cấp phép theo qui định tại điều 39, Nghị định 108/2006/NĐ-CP. Trước khi cấp phép, BQL Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô đã xin ý kiến các cơ quan liên quan về địa điểm triển khai dự án và an ninh quốc phòng khu vực này.


Trong Quyết định 1771/QĐ-TTg ngày 5/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và bản đồ quy hoạch kèm theo đều thể hiện rõ địa danh và vị trí mũi Cửa Khẻm và hòn Sơn Chà thuộc địa bàn Khu kinh tế Chân Mây – Lăng cô
Cty Cổ phần Thế Diệu công bố quy mô dự án. Ảnh Thùy Linh

“Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đang chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xin ý kiến Quân khu IV và Bộ Quốc phòng và về an ninh quốc phòng trước khi phê duyệt qui hoạch chi tiết xây dựng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư”, một đoạn trong bản báo báo cáo viết.


UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng công bố chính thức quy mô dự án như sau: Tổng mức đầu tư của dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế khoảng 5.250 tỷ đồng (tương đương 250 triệu USD), trong đó vốn góp để thực hiện dự án là 798 tỷ đồng. Tiến độ dự án được thực hiện trong 10 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


Muốn tới được dự án này bằng đường bộ thì phải "đánh cược số mệnh" đi qua đèo Hải Vân quanh co, nguy hiểm. Chưa kể hơn 5km đường đèo tiếp theo để tới được dự án trên núi Hải Vân. Ảnh Thùy Linh

Chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thế Diệu, vốn điều lệ 798 tỷ đồng, gồm 4 cổ đông sáng lập. Người đại diện theo pháp luật là Tổng giám đốc - ông Lu Wang Sheng (SN 1964, quốc tịch Trung Quốc, chỗ ở hiện nay lô 8, đường Trường Sa, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).


Trong lúc đó, trả lời trên một số Báo, Đại tá Trần Đình Phòng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Ngày 7/11 vừa qua, cơ quan này đã có công văn gửi các cơ quan quân sự cấp trên xin ý kiến vì đây là vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng nên thuộc thẩm quyền của các cơ quan quân sự. Có khả năng trong tuần tới, Bộ Quốc phòng sẽ cử đoàn cán bộ vào kiểm tra khảo sát lại rồi cho ý kiến có nên đầu tư hay không”.


Theo ông Hoàng Ngọc Khanh, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thì chiều 19/11, UBND tỉnh đã gửi báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo về dự án này. Ông Khanh cũng cho biết, quan điểm của tỉnh là sẽ không làm kinh tế bằng mọi giá mà đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng. Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ chấp hành nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.


Tuy nhiên, một điều mà dư luận đặt ra là tại sao trước khi “bút phê” cho dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế được cấp phép, BQL Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế “vô tình” không nhìn ra địa thế, vấn đề an ninh quốc phòng tại địa điểm này, hay vì một lý do gì đó mà vẫn “nhắm mắt” cấp phép!? Để đến bây giờ dư luận và báo chí, các tướng lĩnh quân đội lên tiếng phản đối thì UBND tỉnh Thừa Thiên Huế mới “cấp tốc” xin ý kiến của Thủ tướng và Bộ Quốc phòng!.


Trên thực tế, theo khảo sát của PV Báo GDVN, tại khu vực dự án này thì đây là vùng có địa hình hiểm trở. Muốn lên vùng này thì phải vượt qua rất nhiều đường cua dốc, nguy hiểm trên đèo Hải Vân.
 
 Khu vực được cấp phép đầu tư dự án này có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng. Vậy nhưng BQL Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế đến bây giờ mới "nhìn ra", sau khi dư luận và các tướng lĩnh quân đội phản đối quyết liệt!?. Ảnh Thùy Linh

Giả sử dự án này được đầu tư xây dựng đúng như quy mô mà Cty Thế Diệu công bố trên tấm bảng treo trên núi Hải Vân, thì cũng không có khách du lịch nào dám “đánh cược số mạng” vượt hàng chục kilomet đường đèo dốc hiểm trở để tới dự án này. Chưa kể, về mùa mưa thì sương giăng mờ phủ, không thấy đường đi. Vậy, nếu dự án thành công thì xét về phương diện kinh tế thì chưa hẳn đã có lợi cho địa phương.


Bài học một số địa phương đã “lỡ” cấp cho nhà đầu tư Trung Quốc làm dự án nghỉ dưỡng ở khu vực đồng bằng, ven biển nhưng khi họ làm xong, người Việt rất khó tiếp cận dự án của họ. Mọi hoạt động của nhà đầu tư Trung Quốc trong vùng đất dự án họ đều siết chặt an ninh, chỉ có người Trung Quốc mới ra vào được. Huống gì địa bàn dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế được xây dựng trên núi Hải Vân, địa hình hiểm trở, mọi hoạt động theo giõi, đi vào vùng dự án này chắc chắn sẽ khó tiếp cận được nếu dự án này hoàn thành. Và nhà đầu tư Trung Quốc họ làm gì ở dự án này khó có ai đoán được!.

Theo GDVN 
 
 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31692 

Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngưng xây đảo ở Trường Sa


Mỹ kêu gọi Trung Quốc ngưng xây đảo ở Trường Sa
22/11/2014 05:58 GMT+7
TTO - Người phát ngôn quân đội Mỹ trung tá Jeffrey Pool hôm 21-11 (giờ Mỹ) cho biết Trung Quốc đang xây một đảo lớn ở biển Đông và có thể xây sân bay ở đó.

Ảnh vệ tinh chụp hôm 14-11 cho thấy Trung Quốc vẫn tiến hành xây trái phép ở bãi Chữ Thập, có thể đang xây sân bay - Ảnh: IHS Jane’s Hãng tin AFP dẫn lời ông Pool nói dự án lấp biển xây đảo nhân tạo này diễn ra tại khu vực Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Đây là một trong nhiều dự án mà Trung Quốc đang tiến hành phi pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
“Có vẻ như họ vẫn đang tiến hành việc đó” - ông Pool nói.
Ngoài ra, một khu cảng cũng đang được đào ở phần phía tây của Đá Chữ Thập. Phần này được cho là đủ lớn để phục vụ tàu chiến hải quân và tàu chở dầu.
“Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc ngưng ngay chương trình xây đảo nhân tạo và thực hiện các sáng kiến ngoại giao nhằm khuyến khích tất cả các bên kiềm chế đối với những hành động tương tự” - ông Pool phát biểu.
Trong 3 tháng qua, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, Trung Quốc đã dùng máy nạo vét để xây một hòn đảo rộng 200-300m, dài khoảng 3.000m trên khu vực đảo đá này. Hành động của Trung Quốc đã bị vệ tinh ghi lại từ 8-8 đến 14-11.
Thông tin của IHS Jane’s cho biết việc xây đảo nhân tạo tại Đá Chữ Thập là dự án thứ 4 do Trung Quốc thực hiện tại Trường Sa trong vòng 12-18 tháng qua, đến nay là dự án quy mô lớn nhất ở đây.
IHS Jane’s đánh giá động thái này của Bắc Kinh là để các nước xung quanh từ bỏ việc tuyên bố chủ quyền hoặc tạo cho Trung Quốc một vị thế thương lượng mạnh mẽ hơn trong trường hợp đàm phán về khu vực tranh chấp.
Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc cùng các nước trong khu vực giải quyết tranh chấp thông qua các giải pháp hòa bình, không ép buộc nhau, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh tiến tới xây dựng bộ quy tắc ứng xử đa phương trên biển để xoa dịu căng thẳng.
VIỆT PHƯƠNG
 
Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31682 

VNCH, biết mới tiếc..

VNCH, biết mới tiếc…

LTS: Sau khi Đàn Chim Việt đăng tải bài viết của tác giả Tiên Sa mang tựa đề “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” – tạo ra những tranh luận sôi nổi trên không gian mạng – một độc giả đã gửi cho ĐCV bài viết của ký giả Đào Nương thuộc tuần báo Saigon Nhỏ phản biện lại tác giả Tiên Sa. Khác biệt tư duy là điều tự nhiên và cần thiết của xã hội con người, nhưng cùng tìm giải pháp đồng thuận có thể còn quan trọng hơn nữa, thay vì đưa đến chia rẽ vì sự khác biệt. Trên tinh thần đó, chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài viết của ký giả Đào Nương và mời bạn đọc theo dõi.


Sau 36 năm Miền Nam rơi vào tay cộng sản, ngày nay không chỉ những người sinh sống tại Miền Nam Việt Nam trước đây, không công nhận lá cờ đỏ sao vàng của đảng cộng sản Việt Nam mà ngay cả những người trong nước cũng không tôn trọng lá cờ này mặc dù đó là lá cờ đang tung bay khắp lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Người Việt hải ngoại tôn trọng lá cờ vàng ba sọc đỏ, không chỉ thuần túy vì đó là lá cờ của Việt Nam Cộng Hoa, của chính phủ Miền Nam Việt Nam mà vì đó là một biểu tượng cho một quốc gia mà đáng lẽ dân tộc Việt Nam phải có, một chính phủ tự do dân chủ, một nền kinh tế thịnh vượng, một xã hội công bằng bác ái mà lá cờ đỏ và cái chính phủ Việt gian cộng sản ngày nay tại Hà Nội sau 36 năm làm chủ đất nước đã chứng minh những điều ngược lại.
Dĩ nhiên, lá cờ vàng ba sọc đỏ là lá cờ mà những người sinh sống tại Miền Bắc không quen mắt, không chấp nhận dù họ có thù ghét chế độ cộng sản mà họ đang sinh sống đến tận xương tủy. Người ta không thể chấp nhận một biểu tượng mà người ta không biết, không hiểu, không có những kỷ niệm đẹp, không hy sinh xương máu để bảo vệ nó. Nhất là khi chỉ một sớm, một chiều, những người Việt Nam không chấp nhận Cộng Sản đã mang theo lá cờ vàng trên đường lưu vong, dù phải trải qua những nơi địa ngục trần gian là những nhà tù của cộng sản, và đã phải để lại sau lưng quê hương yêu dấu, mảnh vườn nhỏ, mái nhà ấm cúng, con sông hiền hoà, sau khi đã được chứng kiến chủ nghĩa xã hội cộng sản tiêu biểu cho văn hoá, đạo đức, luân lý Việt Nam phân hoá dần dần trước mắt. Việt Nam Cộng Hoà mặc dù là một xã hội chưa hoàn bị nhưng đã hình thành được mọi cơ cấu của một xã hội văn minh, công bình và dân chủ. Người Việt sống tại Miền Bắc đói khổ, đã phải hy sinh mọi thứ cho nhu cầu chiến tranh theo sự tuyên truyền của cộng sản nên có thể nói hầu hết đều không biết gì về Việt Nam Cộng Hoà.
Việt Nam Cộng Hòa không phải là Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ… mà là xã hội Miền Nam Việt Nam xây dựng trên căn bản giáo dục. Đó là những cô bé, cậu bé đến trường mỗi buổi sáng, mặc đồng phục với nét mặt tinh anh trong sáng của tuổi thơ. Đó là những cô nữ sinh áo trắng dễ thương và ngoan ngoãn, thuần hậu trong gia đình. Đó là những thầy, cô giáo sống và hãnh diện với thiên chức của một bậc thầy và được mọi người trong xã hội kính trọng. Trước 1975 Việt Nam Cộng Hoà đã đào tạo nhiều chuyên viên với tiêu chuẩn quốc tế, văn bằng của VNCH được chính phủ Hoa Kỳ, Pháp và nhiều quốc gia khác công nhận tương đương hoặc gần tương đương. Nghề thầy do đó không phải là một thứ… “chuột chạy cùng đường mới vào sư phạm” như ngày nay. Nhưng trong ký ức của tuổi trẻ miền Nam Việt Nam thì Việt Nam Cộng Hoà là những con đường ngợp bóng lá me, các nam sinh đi theo nữ sinh mỗi khi tan học nhưng không dám có một cử chỉ sàm sỡ, một lời nói vô lễ. Phải nhắc đến điều này vì những kỷ niệm đẹp của thời thiếu niên thường ghi sâu trong ký ức người ta suốt đời:
Lời ru nào níu được
Lúc những cánh me xanh
Bay mềm con lộ nhớ
Em sau khung cửa đạn soi
Sách ngăn tầm mắt đời ngoài lộ cao
Khi không lòng bỗng dạt dào
Sông tôi cạn nước nguồn nào bỗng đi
(Bài cho người trong vườn dược thảo, thơ Du Tử Lê)
Cuộc chiến càng thảm khốc thì lại có biết bao thanh niên theo tiếng gọi của núi sông lên đường nhập ngũ để bảo vệ một hậu phương bình yên trong đó có cha, có mẹ, có anh, có em, có cái gia đình nhỏ bé của mình. Đó là lý tưởng. Đó là những chàng trai anh hùng của thế hệ. Hàng trăm ngàn bài hát, bài thơ đã được viết ra trong giai đoạn này và cho đến nay vẫn còn là nguồn cảm hứng bất tận cho toàn nước Việt Nam thống nhất. Nó chính là “nhạc vàng” của văn hoá Việt:
Anh rót cho khéo nhé
Kẻo trúng nhằm nhà tôi
Nhà tôi ở cuối thôn Đoài
Có giàn thiên lý có người tôi thương.(thơ Yên Thao)
Hay
Năm năm rồi đi biệt
Đường xưa chưa lối về
Thương người em năm cũ
Thương goá phụ bên song (thơ Phạm Văn Bình)
Hình ảnh của những tân sinh viên sĩ quan trong quân phục đại lễ ngày tốt nghiệp ở Đà Lạt, ở Nha Trang, ở Thủ Đức là những hình ảnh tinh anh của dân tộc Việt, không phải là hình ảnh của “nợ máu với nhân dân” sau ngày 1975 đâu. Họ đã chọn binh nghiệp để bảo vệ từng tấc đất của quê hương đang bị dày xéo vì bom đạn gây ra bởi bọn lãnh tụ cộng sản vô thần. Bây giờ sau 36 năm nhìn lại, nhìn thế hệ thanh niên tan rã mệt mỏi, tương lai không lối thoát của Việt Nam thời cộng sản mà thương cho họ không biết là bao nhiêu. Thương tuổi thơ của những người không lý tưởng, chỉ nắm “cái đuôi của đảng cộng sản Việt Nam” mà nhìn ra thế giới bên ngoài và trở thành một thế hệ “vô cảm” đến rợn người. Đời sống chỉ còn là sự tranh đua để đạt được điạ vị trong đảng vì quyền đi với tiền. Bằng được mua bằng tiền chứ không cần học để có kiến thức. Trong một quốc gia nghèo đói vào hàng nhất thế giới nhưng có hàng nửa triệu “tiến sĩ ma” làm trò cười cho thế giới.
Xã hội Việt Nam Cộng Hoà trước 1975 không phải là hoàn toàn trong sạch, không có bóng dáng của tham nhũng nhưng tham nhũng không phải là một chính sách để cai trị nước như đảng cộng sản Việt Nam ngày nay. Người dân Miền Nam sống hiền hoà trong tôn ti trật tự, trong đời sống hàng ngày, họ không phải đối đầu với cảnh sát, công an. Không phải bất cứ khi nào có việc liên hệ với chính quyền thì phải trả tiền cho công an từ xã, huyện, tỉnh đến trung ương. Khi vào bệnh viện, không có việc đút lót tiền thì mới có được giường nằm. Trẻ con học giỏi thì được xếp hạng cao, được cho đi du học dù là con nhà nghèo. Sĩ quan đánh trận oai hùng, gan dạ thì được thăng thưởng. Nhà cháy thì được cứu hỏa chữa cháy chứ không phải trả tiền mới được chữa cháy.
Về chính trị, Việt Nam Cộng Hoà là một nước dân chủ tự do thực sự mặc dù cũng có những khuyết điểm. Trước 1975 tại Miền Nam Việt Nam, chính phủ công nhận đối lập, cho biểu tình chống đối tự do nên từ những năm 1965 đã có nhiều cuộc biểu tình chống Mỹ, chống Thiệu Kỳ, chống tham nhũng thoải mái của sinh viên học sinh, của nhân dân. Có những ông giáo sư đại học nhận mình là thành phần thứ ba, theo chủ thuyết xã hội chứ không phải là chủ thuyết Mác Lê công khai ra báo, viết sách, viết luận án đại học lên án chính phủ, lên án chiến tranh, nhưng lại ve vãn cộng sản vì lý luận ấu trĩ rằng chính phủ Miền Nam bị Mỹ giựt dây, muốn chấm dứt chiến tranh thì phải nói chuyện với Hà Nội. Kinh tế thương mại tự do không bị chính phủ kiềm chế, về an ninh xã hội người dân được luật pháp bảo vệ, cảnh sát công an ức hiếp nhân dân bị truy tố ra trước pháp luật ngay.
Xã hội Miền Nam tự do tạo môi trường để tinh anh phát tiết trên mọi phương diện. Ngày nay, sau 36 năm nhìn lại, đảng cộng sản Việt Nam vẫn không biết rằng khi giam hãm, đầy đọa hàng triệu người sống ở Miền Nam có liên hệ với chính quyền đem nhốt vào ngục tù, họ đã hủy diệt đi hầu hết những nhân tài về mọi mặt của đất nước, những trí thức khoa bảng mà có thể vài trăm năm sau, Việt Nam chưa thể có lại. Miền Nam Việt Nam không chỉ “sản xuất” có hai “thiên tài” là Trịnh Công Sơn và Bùi Giáng đâu. Nhưng Việt cộng chỉ “chấp nhận’ có hai người này vì một anh thì trốn lính, sống hèn mọn trong sự che chở bao dung của chính phủ Miền Nam tôn trọng nghệ sĩ, còn người kia thì mang bệnh tâm thần. Cứ đếm lại số sách đã được xuất bản tại Miền Nam trong 20 năm từ 1954 đến 1975, từ khoa học đến chính trị, từ truyện ngắn, truyện dài, thơ văn đến âm nhạc rồi so sánh với 60 năm cộng sản CAI TRỊ Việt Nam thì sẽ hiểu.
Do đó, so với xã hội Việt Nam dưới thời Việt gian cộng sản thì xã hội Việt Nam Cộng Hoà là thiên đường, là con đường mà Việt Nam cần nhiều thập niên mới “back to the future” được. Những người Việt Nam sống tại Miền Nam trước 1975, biết rõ điều này. Lá cờ vàng và danh hiệu Việt Nam Cộng Hoà vì sao vẫn được họ sùng kính dù Việt Nam Cộng Hoà đã mất đi phần đất cuối cùng đã 36 năm.
*
Vì không được sống, không được trưởng thành, không được hoạt động chính trị, văn hoá hay sống đời quân ngũ của xã hội Miền Nam nên không có gì ngạc nhiên khi những người trí thức Cộng Sản thù ghét bọn cầm quyền cộng sản vì đã hất cẳng họ, đã đẩy họ ra khỏi nước, rồi vì hậm hực nên suốt ngày ngồi viết những điều phản đối bọn cầm quyền cộng sản nhưng vẫn vinh danh bác Hồ và “kẻ cả” xem cộng đồng Người Việt hải ngoại là những kẻ bại trận, lá cờ vàng là vô nghĩa nên không muốn đoàn kết để lật đổ chế độ độc tài cộng sản mà họ là một thành phần cốt cán trước đây. Sống nơi xứ sở tự do này, chúng ta nên tôn trọng họ. Thái độ không muốn đứng chung trong hàng ngũ với Người Việt quốc gia cũng là một điều dễ hiểu: bối cảnh lịch sử do đảng cộng sản Việt Nam từ 60 năm qua đã chia dân tộc và đất nước Việt Nam ra thành nhiều khối: trí thức, công nhân, cộng sản, quốc gia, vv…vv… Điều khó hiểu là những người cán bộ đảng trung kiên bị thất sủng như ông Nguyễn Minh Cần, ông Bùi Tín, ông Vũ Thư Hiên thường viết bài dạy Người Việt quốc gia, những công dân của Việt Nam Cộng Hoà chống cộng trong khi họ nhìn thấy trước mắt, cái đảng tạo ra họ, cho họ một vị thế, một tên tuổi, chính cái đảng đó đang làm tan rã đất nước và con người Việt Nam. Cái đảng bất nhân đó đang chia 85 triệu Người Việt ra làm hai khối: đại đa số quần chúng bình dân, không có phương tiện về an sinh xã hội, không có giáo dục, sống đời nô lệ phục vụ cho một thiểu số cán bộ tham ô mà ngôn ngữ Việt cộng gọi là “quan tham”. Cái đảng bất nhân đó đang đưa đất nước đến cái họa diệt vong trong tay Tàu Cộng.
Sau 1975, Người Việt Quốc Gia, những công dân của Việt Nam Cộng Hoà vì thất thế nên chúng gọi là “ngụy”, đày ải quân dân cán chính trong rừng già để chết dần chết mòn, gia đình ly tán, con cái thất học, nên bằng mọi cách Người Việt Quốc Gia phải ra đi và bằng ý chí cương cường quật khởi cuả dân tộc Việt Nam, khối Người Việt Tự Do, những công dân cuả Việt Nam Cộng Hoà đã chọn thế giới làm lãnh thổ, phát triển tài lực và trí tuệ, ngăn chận được sự tuyên truyền và bành trướng của bọn Việt gian cộng sản khắp nơi. Có mà nằm mơ, người ta cũng không thể nghĩ rằng những công dân Việt Nam Cộng Hòa trong điều kiện sinh sống dù lưu vong, dù trong lao tù cộng sản đã giữ vững được ý chí chống cộng đến thế. Thế hệ thứ hai của cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản, của những công dân của Việt Nam Cộng Hòa vẫn giữ được nguyên vẹn đạo đức và luân lý của Việt Nam. Trong mọi gia đình, những đứa trẻ không nói rành tiếng Việt hay nói tiếng Việt với giọng ngọng nghịu của người bản xứ nhưng đều là những đưá trẻ ngoan ngoãn vì chúng biết rằng cha mẹ chúng phải lưu vong, phải hy sinh nhiều để chúng được lớn lên ở một đất nước tự do, có cơ hội để phát triển trí tuệ, những điều chúng sẽ không có được nếu sống dưới một chế độ cộng sản, như Việt Nam cộng sản ngày nay, như Cuba, như Bắc Hàn, hay ngay cả Trung cộng…
Nhưng những người như ông Nguyễn Minh Cần, ông Bùi Tín đâu phải là ngụy. Các ông này là những “trí thức cộng sản” lớn lên trong lòng chế độ. Đáng lẽ các ông đừng hèn, hãy ở lại Việt Nam, hãy kêu gọi nổi dậy, hãy dẫn dắt toàn dân chống lại cái đảng cướp đã tạo ra các ông, hãy cho toàn dân biết ‘chúng” đã đi sai… đường cách mạng. “Con đường Bác đi” cuả các ông không lẽ lại là con đường… bi đát, đưa hàng trăm ngàn gái Việt ra hải ngoại lấy chồng Đại Hàn, Đài Loan, làm mãi dâm mới có cơm ăn? “Con đường Bác đi” không lẽ lại là con đường dâng nước Việt cho Tàu? Các ông hãy can đảm đứng dưới ngọn cờ do các ông lựa chọn miễn là các ông bảo vệ được dân, được đất nước khỏi rơi vào tay giặc là được. Hãy hành động như các chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã làm trước khi bị tước súng vì một thế cờ chính trị thế giới: họ đã đứng lên, đã anh dũng hy sinh, đã chống lại áp bức của chính quyền để bảo vệ dân, bảo vệ từng tấc đất Miền Nam để rồi đảng các ông đã lừa gạt dân Miền Bắc, đưa họ vào Nam, đem sinh mạng làm bia đỡ đạn để “giải phóng” một Miền Nam trù phú, một xã hội tôn ti trật tự, đạo đức văn hoá, luân lý cần được bảo tồn.
Mới đây có một bài viết của một người thuộc thế hệ trẻ có tựa đề “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” do diễn đàn danchimviẹt.info (BBT: Trong bài, tác giả viết .com) phổ biến với lời toà soạn như sau:
(Trích)
LTS: Trong công cuộc đấu tranh dân chủ hóa VN hôm nay, tìm hiểu tư duy của lớp người trẻ không tham dự vào cuộc chiến quốc-cộng trước kia – mà sẽ là chủ lực cách mạng nay mai – là một điều cần thiết. ĐCV chọn đăng bài viết của tác giả Tiên Sa trên mạng xã hội facebook cũng nằm trong tinh thần đó. Mời bạn đọc cùng suy tư và chia sẻ. (hết trích)
Nội dung bài viết của người bạn trẻ này cũng như nội dung bài viết của ông cán bộ già thất sủng Nguyễn Minh Cần giống nhau ở chỗ: cuộc cách mạng lật đổ bạo quyền cộng sản chưa xảy ra nhưng họ đã sợ lá cờ vàng và chế độ Việt Nam cộng hoà được tái lập ở Việt Nam… sau 36 năm bỏ chạy. Đào Nương tôi không tin đây là bài viết của một người viết trẻ ở hải ngoại. Thật ra, tháng 4, 1975, Người Việt Miền Nam đã quá mệt mỏi với một cuộc chiến không lối thoát giữa hai ý thức hệ tự do và cộng sản. Cái thành trì bảo vệ thế giới tự do đã không còn đứng vững sau khi tổng thống Hoa Kỳ Nixon qua gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai. Giữa một bên chiến đấu với viện trợ có điều kiện và một bên được viện trợ vô điều kiện của khối cộng sản, sự chiến thắng khó lòng ở về phía VNCH. Khi buông súng năm 1975, Người Việt Miền Nam đã muốn “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” để hai miền cùng nhau xây nước và dựng nước chứ. Nhưng việc gì đã xãy ra sau đó, chắc Ban Biên Tập của Đàn Chim Việt, nơi phát tán những bài viết của ông Nguyễn Minh Cần và “người bạn trẻ” Tiên Sa chắc đã biết rõ hơn ai hết: hàng triệu quân dân cán chính Miền Nam bị đầy vào lò “cải tạo”, gia đình họ bị đẩy đi vùng kinh tế mới, cướp nhà, cướp cuả, con cái họ không được đến trường. Cho đến ngày nay, những người sinh sống tại Miền Nam vẫn còn là những công dân hạng hai trên đất nước mình. Vì nghĩ rằng “Hãy để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” nên hàng triệu người Miền Nam đã buông súng, xếp hàng đi tù cải tạo vì nghĩ rằng một giai đoạn chiến tranh tương tàn đã đi qua, đi trình diện một tháng rồi về sống đời công dân của một quốc gia độc lập và thống nhất. Chuyện gì đã xy ra cho họ, cho những người sinh sống tại Miền Nam sau 1975?
Không lẽ ngày nay, trong công cuộc cứu nước, khi không còn ở vị thế cầm quyền thì những công dân của Việt Nam Cộng Hoà không thể là một tiếng nói đối lập với cái chính quyền vô nhân đang cai trị đất nước Việt Nam hay sao? Chúng ta sẽ đấu tranh để những người dân của đất nước Việt Nam dân chủ và tự do có quyền lựa chọn cho họ một đảng phái cầm quyền, họ sẽ biểu quyết về một lá cờ tượng trưng cho đất nước. Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay có 3 triệu đảng viên hầu hết là bọn thất học, tham ô. Cứ nhìn vào xã hội Việt Nam ngày nay thì thấy rõ. Cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản ở nước ngoài có 3 triệu người nhưng đồng thời họ cũng là công dân của những quốc gia tự do và dân chủ. Việc họ phải sống lưu vong ở hải ngoại không phải là một việc trốn chạy hèn nhát mà là hậu quả tất nhiên cuả một cuộc chiến tương tàn có kẻ thua, người thắng. Khi họ tập hợp để nói lên tiếng nói của Người Việt không chấp nhận chế độ cộng sản, một tiếng nói đối lập là một việc làm cần thiết khi Người Việt không thể làm được điều này ở quê hương. Tiếng nói đối lập này và lá cờ vàng trong giai đoạn này chắc hẳn là cần thiết cho công cuộc đấu tranh hơn là tiếng nói “lèm bèm” của những ông đảng viên thất sủng “chạy trốn” ra nước ngoài chứ?
Hy vọng bài viết này sẽ giải thích được phần nào tại sao Người Việt không cộng sản không thể “Để cho Việt Nam Cộng Hòa lùi vào dĩ vãng một cách tự nhiên” được. Vì đó là tương lai của đất nước Việt Nam. Đừng bàn cãi trên những trang giấy hay trên những trang mạng điện tử. Thực tế chứng minh cho hành động. Trong 60 năm, đảng cộng sản Việt Nam đã tàn phá đất nước và con người Việt Nam đến tận cùng đáy vực, khi các ông “trí thức cộng sản” đủ hết hèn để la làng (nhưng cũng phải núp đàng sau cái xác còn thở của “đại tướng”) về cái hoạ mất nước mà cũng chỉ như tiếng rên trong lăng Ba Đình cuả cái xác thối rữa chưa chôn thì chúng ta có cần bàn cãi thêm về cờ vàng hay cờ đỏ không? Ngược lại, chỉ trong 36 năm, cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản đã “bành trướng” điạ bàn hoạt động khắp năm châu, những khu phố Việt Nam sầm uất, vững mạnh hơn các ChinaTown của người Tàu, mỗi năm cộng đồng Người Việt gửi về nuôi thân nhân hàng chục tỹ đô la. “Chạy trốn, thua trận” mà làm nên … nghiệp lớn như vậy trong khi bọn cộng sản Việt Nam thì co cụm lại trong các toà sứ quán, ra đường thì mắt la, mày lét sợ người dân bắt gặp. Lãnh tụ ngoại giao như tên Nguyễn Xuân Việt ở Jordanie thì hành xử như bọn đầu gấu, du đãng khiến thế giới phải bàng hoàng và người nữ công nhân 20 tuổi bị xúc phạm đã được Hoa Kỳ cho nhập cảnh vì lý do chính trị thì đủ hiểu.
Dĩ nhiên, ở đâu, xã hội nào thì cũng gồm đủ con gà, con công, con phụng… đừng nhìn vào đàn gà của cộng đồng Việt Nam hải ngoại rồi kết luận tất cả chỉ là một đàn gà mà lầm to. Nhưng có một điều có thể coi như là chân lý “không thay đổi” dù bên này hay bên kia bờ Thái Bình Dương: đảng viên cộng sản thì anh nào cũng hèn, cứ phải dựa vào nhau để sống còn, để được làm “quan tham” bóc lột dân lành. Chúng đoàn kết theo đúng tôn chỉ “tranh đấu đến cùng với kẻ thù, chỉ hoà gii với nội bộ”. Trong khi nếu vì tương lai dân tộc thì phải tìm cách liên kết mọi người với nhau chứ. Ra đến hải ngoại vẫn còn sợ lá cờ vàng nhưng tiền bạc của cờ vàng thì đưa lên mặt mà hít hà. Khinh bọn “thất trận, giặc ngụy” bỏ chạy, nhưng lại sợ chúng nó trở thành một thế chính trị đối lập trở về nhưng vẫn ra chính sách ve vãn Việt kiều. Chơi với cái đầu “ngụy” thì không dám chơi chỉ muốn chơi với các “khúc ruột thừa” của họ?
Việt Nam Cộng Hoà phải sống mãi trong lòng người Việt không cộng sản là vì thế! Vì không muốn nhận sự nhục nhã là công dân của một nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, muốn bảo vệ ngư dân cũng phải xin phép “thằng” Tàu cộng!
Chúng ta hãy hành động. Tự cứu mình và cứu những người khác nữa. Vì tương lai, xin tất cả hãy tìm cách liên kết với nhau trong tình dân tộc.
© Đào Nương

http://www.danchimviet.info/archives...BA%BFc/2011/03

Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31669

Tâm Thư từ Bắc Âu Nauy / Trần Văn Dũng


Monday, August 18, 2014

Tâm Thư từ Bắc Âu Nauy / Trần Văn Dũng

Anh Hoà và chị Hạnh Nhơn cùng các chiến hữu thân mến.
Từ nhiều năm qua, đồng hương tại Nauy tiếp ứng cánh tay hội H.O TPB tại Hoa Kỳ gởi về trực tiếp cho anh em TPB khổ đau nơi quê nhà . Tuy nhiên vẫn có sự đàn áp từ các côn đồ do Công An Việt Cộng chủ trương đe doạ anh em TPB không cho anh em nhận quà từ Hải Ngoại. Anh em nếu nhận cũng lén lúc, sợ hải
 Có những TB từ vùng ngoại ô vừa nhận quà, thì Công An đến nhà mời anh em đến đồn đều tra ngay.
Điển hình vừa qua Dòng Chuá Cứu Thế tại Sài Gòn và Chuà Liên Trì  tổ chức ngày họp mặt phát quà anh em nhân ngày Lễ Vu Lan. Việt Cộng ngăn chận không cho anh em đến, một số đến được, số đông bọn Công An đến nhà ngồi tại cửa tra hỏi anh em không cho đến tham dự.
 
Do đó đã đến lúc khẩn cấp cần tiếp tay tiếng nói từ hội H.O TPB và Liên Hội Cựu Chiến Sĩ QLVNCH, cùng các hội đoàn Cựu Quân Nhân / Quân Binh Chủng tại Hoa Kỳ . làm cách nào vận động Quốc Hội Hoa Kỳ ngăn chận bọn Việt Cộng giữa lúc Hoa Kỳ thả lỏng Cấm Vận, anh em TPBVNCH cũng là một phần trách nhiệm chính phủ Hoa Kỳ về chiến tranh Miền Nam Việt Nam Hoa Kỳ bỏ rơi Người Lính QLVNCH. Những anh em TPB tại quê nhà vừa gởi thư vừa điện thoại cho biết chính phủ Hoa Kỳ mặc dù không giúp gì cho những anh em TPBVNCH, nhưng ít ra  Hoa Kỳ tranh thủ áp lực Việt Cộng, cho em anh còn hơi thổ cuối đời nhận quà nhân ái từ Hải Ngoại cũng như quê nhà.
 
(Chuyển đến anh chị em hình ảnh anh em TPB, gian nan lắm mới đến được cổng chuà nhận chén cơm và gói quà nhỏ,  còn nhiều TB thương tật nặng bị Công An ngăn chận  đuổi về lại quê . Những anh em TPB này có đáng cho Việt Cộng trả thù Không ?)
 
Bắc Âu Nauy
Trần Văn Dũng





8 comments:

  1. Kính gửi quý niên trưởng và các chiến hữu mọi binh chủng QLVNCH,
    Đây là một ý kiến rất hay mà từ trước giờ tôi nghĩ chắc đã có nhiều người nghĩ tới rồi nhưng chưa có người biểu đồng tình để thực hiện được. Tại sao nhiều năm trước đây, lúc các anh chị em cựu tù nhân chính trị đang còn trong tay giặc mà nơi hải ngoại quý đồng hương, quý hội đoàn đã có những nổ lực vượt bực để kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ can thiệp cho các anh chị em cựu tù nhân chính trị cùng gia đình được sang định cư tại Hoa Kỳ. Đây là một việc vô cùng khó khăn, vô cùng trắc trở mà tưởng chừng như là "không tưởng", vậy mà chúng ta vẫn thực hiện được. Nay đến vấn đề các anh thương phế binh VNCH, những chiến hữu, những đồng đội của chúng ta hiện đang bị việt cộng tiếp tục trả thù một cách hèn hạ nơi quê nhà như vậy, sao chúng ta không tiếp tục cái "nổ lực" năm xưa một lần nữa để mong chính phủ Hoa Kỳ quan tâm và can thiệp tức thời để các đồng đội kém may mắn của chúng ta được tự do nhận chút quà nho nhỏ của bạn bè nơi hải ngoại gửi về. Hy vọng lần này sẽ có thêm sự tiếp nay thật mạnh mẽ của quý anh chị cựu tù nhân chính trị nơi hải ngoại. Và hơn nữa, nay chính phủ Hoa Kỳ đã có quan hệ ngoại giao với việt cộng và có toà đại sứ và lãnh sự tại Việt Nam nên họ có thể theo dõi và can thiệp được phần nào mọi sự trả thù của việt cộng đối với các anh em TPB/VNCH nếu họ đã chấp thuận mọi thỉnh nguyện của chúng ta. Đó phải chăng là niềm an ủi cuối đời của các anh TPB/VNCH? Kính mong mọi người chúng ta hãy cùng nhau nổ lực một lần nữa và cầu xin Ơn Trên sẽ phò hộ cho chúng ta được thành công.

    Nay kính,
    KingBee219
    Reply
  2. KÍNH GỬI QÚY-VỊ NT & QÚY CHIẾN-HỮU..,

    Ý-KIẾN RẤT HAY, ĐÚNG VÀ CHÍNH XÁC...ĐÂY LÀ MỘT VIỆC LÀM NHÂN ĐẠO, MỘT ĐÒI HỎI THẬT BÌNH ĐẲNG CHO CON NGƯỜI...MỘT SỰ VIỆC MÀ CHÚNG TA KHÔNG THỂ LÀM LƠ, KHÔNG CHÚ Ý TỚI ĐỂ GIÚP ĐỠ CHO CÁC ANH EM CHIẾN HỮU ĐÃ CÙNG VỚI CHÚNG TA MỘT THỜI OANH LIỆT, SÁT CÁNH BÊN NHAU CHIẾN ĐẤU CHO TIỀN ĐỒ TỔ-QUỐC, CHO ĐẤT NƯỚC, CHO DÂN TỘC VÌ HAI CHỮ "TỰ DO"...NHƯNG HỌ ĐÃ KHÔNG ĐƯỢC MAY MẮN, KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG PHƯỚC NHƯ CHÚNG TA, NHỮNG NGƯỜI XẤU SỐ NÀY...HỌ ĐÃ BỊ THƯƠNG MẤT ĐI MỘT PHẦN THÂN THỂ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VỪA QUA.
    NHỮNG NGƯỜI CỰU SĨ QUAN (QLVNCH) ĐI HỌC TẬP CẢI TẠO VỚI MỘT THỜI GIAN...5 NĂM...10 NĂM...15 NĂM HOẶC 20 NĂM...V.V. SAU THỜI GIAN NÀY MAY MẮN SỐNG SÓT ĐƯỢC THA TRỞ VỀ NHÀ THÌ LẠI ĐƯỢC ĐI SANG HOA-KỲ ĐỊNH CƯ SINH SỐNG...ĐÀNH RẰNG ĐÓ LÀ MỘT SỰ VIỆC...MỘT CHƯƠNG TRÌNH...MỘT THỈNH NGUYỆN THƯ CỘNG VỚI RẤT NHIỀU CHỮ KÝ CỦA NHIỀU NGƯỜI KÝ TÊN TRONG ĐÓ...DO MỘT QÚY BÀ TÊN LÀ KHÚC-MINH-THƠ CHỦ XƯỚNG ĐỨNG TÊN (NẾU TÔI ĐOÁN KHÔNG LẦM THÌ CHỒNG CỦA BÀ NÀY CŨNG LÀ MỘT SĨ-QUAN CỠ BỰ, CẤP LỚN ĐÃ BỊ KẸT LẠI VÀ BỊ ĐI HỌC TẬP CẢI TẠO) TỜ THỈNH NGUYỆN THƯ NÀY ĐÃ ĐƯỢC GỬI VÀO TÒA BẠCH-ỐC VỚI MỤC ĐÍCH CHÍNH LÀ ĐỂ YÊU CẦU, ĐỂ XIN CHÍNH-PHỦ HOA-KỲ CỨU XÉT CŨNG NHƯ GIÚP ĐỠ CHO MỘT CHƯƠNG-TRÌNH...NÓI ĐẠI ĐỂ LÀ XIN MỘT CHƯƠNG-TRÌNH, MỘT SỰ VIỆC CỨU NGƯỜI (THE HUMANITY OF ORDER PROGRAM). THẾ RỒI ĐƯỢC CHẤP THUẬN VÀ CHO RA ĐỜI MỘT CHƯƠNG-TRÌNH GỌI TẮT LÀ (H.O.) DƯỚI THỜI CỦA CỐ TỔNG-THỐNG RONALD-REAGAN. CÁC NGÀI, CÁC ÔNG SĨ-QUAN LỚN NHỎ ĐÃ ĐƯỢC SANG ĐÂY LÀ DO CHƯƠNG TRÌNH NÀY MÀ RA.
    CÒN NHỮNG NGƯỜI ANH EM HẠ-SĨ-QUAN & BINH SĨ BÂY GIỜ THÌ SAO??? CÓ THỂ NÓI LÀ TỚI 40% BỊ THƯƠNG PHẾ TẬT NGUYỀN...BỊ ĐUI MÙ MẤT CẢ CHÂN TAY...HỌ ĐÃ THẬT SỰ KHÔNG MAY MẮN...TRONG LÚC CHIẾN TRANH THÌ CHIẾN ĐẤU CẬT SỨC, CẬT LỰC...HỌ LÀ NHỮNG KHINH BINH BỊ ĐẨY ĐI TRƯỚC XẢ THÂN XÔNG PHA VỚI HÒN TÊN MŨI ĐẠN, COI CÁI CHẾT NHẸ TỰA NHƯ LÔNG HỒNG...SAU CUỘC CHIẾN CHO ĐẾN NAY THÌ BỊ BỎ QUÊN BÊN LỀ XÃ HỘI VỚI CÁI THÂN THỂ TẬT NGUYỀN...MUỐN SỐNG CŨNG KHÔNG ĐƯỢC, MUỐN CHẾT CŨNG KHÔNG XONG...BỊ ĐỐI XỬ TÀN NHẪN, BỊ TRẢ THÙ...CUỘC ĐỜI BỊ VÙI DẬP ĐỌA ĐẦY VÀ ĐƯA DỒN TỚI CHỖ VÔ CÙNG KHỐN KHỔ, KHỐN NẠN...VÀ ĐANG BỊ SỐNG DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA BỌN CẦM QUYỀN VÔ NHÂN, VÔ ĐẠO ĐỨC CỘNG-SẢN VN HIỆN NAY...ĐỜI CỦA HỌ BỊ ĐỐI XỬ THẬT LÀ BẤT CÔNG.
    Reply
  3. THÊM MỘT TIẾNG NÓI NỮA...VỚI THIỂN Ý CỦA TÔI CŨNG LÀ MỘT QUÂN NHÂN...(MỘT NHÂN CHỨNG SAU NGÀY 30/04/1975...CHÍNH TÔI LÀ NGƯỜI ĐÃ CHỐNG 2 CÁI NẠNG ĐỂ LÊN XE XÍCH LÔ MÁY VỀ NHÀ VÀO NGÀY 01/05/1975... SAU KHI BỌN BỘ ĐỘI CHUYỂN THƯƠNG BINH CỦA CHÚNG VÀO TỔNG-Y-VIỆN CỘNG-HÒA THÌ TẤT CẢ CÁC THƯƠNG BỆNH BINH CỦA QLVNCH ĐỀU BỊ ĐUỔI RA HẾT...BẤT KỂ ĐANG NẰM ĐỂ ĐIỀU TRỊ HAY MỚI BỊ THƯƠNG). XIN QÚY-VỊ NT CÙNG MỌI CHIẾN-HỮU MỖI NGƯỜI GÓP MỘT Ý CÙNG NÓI LÊN MỘT NGUYỆN VỌNG CHUNG LÀ XIN MỘT CHƯƠNG TRÌNH NÀO ĐÓ ĐỂ GIÚP ĐỠ CÁC ANH-EM TPB/QLVNCH ĐANG SỐNG THẬT VÔ CÙNG VẤT VẢ KHỔ CỰC TẠI QUÊ NHÀ...MẶC DÙ TÔI BIẾT SỰ VIỆC NÀY KHÔNG PHẢI LÀ TRÁCH NHIỆM VÀ BỔN PHẬN CỦA NƯỚC HOA-KỲ MÀ BẮT HỌ PHẢI CƯU MANG CŨNG NHƯ TRỌNG TRÁCH VỀ VẤN ĐỀ NÀY SAU CUỘC CHIẾN...NHƯNG ĐÂY LÀ VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI VIỆT QUỐC-GIA HẢI NGOẠI TỴ NẠN TẠI HOA-KỲ NÓI RIÊNG VÀ TẠI TRÊN TÒAN THẾ-GIỚI NÓI CHUNG...CHÚNG TA HÃY ĐỒNG THANH NÓI LÊN CHUNG TIẾNG NÓI, MỘT THỈNH NGUYỆN THƯ VỚI THẬT NHIỀU CHỮ KÝ CŨNG GIỐNG NHƯ VIỆC LÀM CỦA MỘT QÚY BÀ ĐÃ LÀM, ĐÃ XIN CHO CÁC ÔNG "SĨ-QUAN", NHỮNG NGÀI "QUAN LỚN" ĐÃ ĐƯỢC QUA ĐÂY NHƯ VỚI CÁI CHƯƠNG-TRÌNH (H.O.) CÁCH NAY HƠN 20 CHỤC NĂM VỀ TRƯỚC...
    NHƯNG TRƯỚC TIÊN LÀ...MỘT SỰ ĐÓNG GÓP, MỘT VIỆC CỨU TRỢ VÀ GIÚP ĐỠ CHO CÁC ANH-EM TPB/QLVNCH TẠI QUÊ NHÀ...LÀ ĐIỀU THIẾT THỰC "TÍCH CỰC & CỤ THỂ" NHẤT TRONG GIỜ PHÚT NÀY...CỦA ÍT LÒNG NHIỀU...GIÀU THÌ ĐÓNG GÓP NHIỀU...NGHÈO THÌ ĐÓNG GÓP ÍT. ĐÂY LÀ ĐIỀU MÀ TÔI VÔ CÙNG MONG MUỐN ĐẾN VỚI (TOÀN THỂ QÚY VỊ ĐÃ TỪNG LÀ MỘT NGƯỜI LÍNH CỦA QLVNCH HÃY CÙNG THAM GIA HƯỞNG ỨNG...MỖI NGƯỜI TRONG CHÚNG TA CHỈ CẦN NHỊN ĐI RA QÚAN UỐNG MỘT LY CÀ-PHÊ HAY BỚT HÚT ĐI MỘT BAO THUỐC LÁ...LÀ ANH EM TPB CÓ CHÚT TIỀN CÒM ĐỂ SINH SỐNG)...CÒN CÁI VIỆC LÀM KIA THÌ KHÔNG PHẢI MỘT SỚM MỘT CHIỀU MÀ CHÚNG TA LÀM HAY XIN MÀ CÓ KẾT QỦA NGAY CHO ĐƯỢC...CHÚNG TA LÀM, NHƯNG PHẢI CHỜ ĐỢI...ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT AI SẼ LÀ NGƯỜI ĐỨNG RA ĐỂ LO CHUYỆN NÀY CHO ANH-EM TPB ĐÂY??? AI SẼ LÀ NGƯỜI BỎ RA THỜI GIAN VÀ THÌ GIỜ LÀM GIỐNG NHƯ BÀ KHÚC-MINH-THƠ ĐÃ LÀM LÚC TRƯỚC ĐÂY??? LỜI NÓI THÌ PHẢI ĐI ĐÔI VỚI VIỆC LÀM.

    ===XIN TỔNG CHÀO===


    ***LN***
    Reply
  4. Rất cám ơn anh phổ biến đến từng chiến hữu và hội đoàn.

    Đây cũng là tiếng chuông báo động Tình Nghĩa Huy Đệ Chi Binh phải thương anh em TPB tại quê nhà .



    Từ nhiều năm qua, anh em TPB bị đàn áp , tôi không nghe một hội đoàn nào lên tiếng giúp anh em, nghe chăng chỉ tranh đấu cho nhân quyền và những người đang ở tù ngục Việt Cộng.

    Tiết thương thay những anh em TPBVNCH một thời chiến đấu cho Lý Tưởng Tự Do, có được mấy ai vận động áp lực Việt Cộng , cho họ ăn một buổi cơm tươi An Lành.



    Bắc Âu Nauy

    Trần Văn Dũng

    Reply

  5. Khẩn thiết xin quý vị hỗ trợ thực hiện ý kiến này.
    Dq`
    Reply
  6. Mình lam Petition request TT Obama làm bất cứ cách nào KHẨN CẤP áp lực tụi VC dể TPB-VNCH o trong nuoc duoc tu do nhan cuu tro tu hai ngoai, ngăn VC KHÔNG làm khó dễ DCCT hay chùa Liên Trì phát quà TPB vào cuối năm nay.
    Xin tat ca TPB-VNCH duoc qua My sẽ mất nhiều thời gian chờ đợi, tui VC sẽ vẫn cấm anh em TPB nhận quà cuối năm nay. Anh em TPB được tự do nhận quà rồi, mình sẽ làm petition xin qua Mỹ sau.
    Các anh nghĩ sao ?
    Dq`
    Reply
  7. Bác Quỳnh nói đúng đó, việc trước mắt là mình cố gắng đấu tranh làm sao để tụi việt cộng đừng ngăn cản việc nhận quà hải ngoại và trù dập anh em thương phế binh mình bên nhà cái đã. Còn chuyện thỉnh nguyện chính phủ Hoa Kỳ cho các anh TPB qua tị nạn là chuyện "trường kỳ kháng chiến", phải cần thời gian và sự kiên trì của chúng ta bên này, mình sẽ làm sau.

    Thân mến,
    TN
    Reply
  8. Một cách ngăn chận công an bằng cách viết thư cho Tòa Đại Sứ Mỹ, Tòa Tổng Lãnh Sự và hữu hiệu nhất là hiện nay trong mùa tranh cử các ứng cử viên có thể dùng đây là một phương tiện đễ kiếm phiếu nếu họ thực hiện được, Obama sẽ không có trách nhiệm liên quan đến Công An và TPB/VNCH vì đây là chuyện quá nhỏ.

    Trong địa phương tại quận cam, một số người đang hăng say như Janet Nguyễn, Trúc Hồ, Anh Nam Lộc, các Thị Trưởng Người Việt như Micheal Võ và Trí Tạ, dân biểu như Cao Quang Ánh là những good source có thể vận động và trong tầm tay của anh em chúng ta.

    Tôi sẽ tìm cách liên lạc trực tiếp với những người này, nhưng quan trọng hơn hết vẫn là anh em Cựu Quân Nhân lên tiếng ủng hộ để tạo luồng không khí tranh đấu cho tập thể TPB/VNCH là công việc rất cần thiết hiện nay .
    Thân mến
    PH
    Reply
    Nguồn:  http://nktlittlesaigon.blogspot.com/2014/08/tam-thu-tu-bac-au-nauy-tran-van-dung.html

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Vận động phục hoạt và điều chỉnh luật HO cho các thương phế binh VNCH


Đài truyền hình SBTN vận động phục hoạt và điều chỉnh luật HO cho các thương phế binh VNCH

VRNs (10.11.2014) – California, USA – Đài SBTN đã khởi xướng một chiến dịch để vận động cho việc phục hoạt và điều chỉnh lại dự luật HO cũ, nhằm giúp đỡ các sĩ quan thương phế binh VNCH và gia đình họ có thể sang định cư tại Hoa Kỳ.

Ngoài việc gây quỹ cứu trợ cho các thương phế binh VNCH tại Việt Nam hằng năm, đây là một nỗ lực mới nhất của đài SBTN trong việc cứu trợ những mảnh đời khốn khổ này cho tương lai dài hơn.

Phóng viên Ngọc Trinh của STBN cho biết: “Để bắt đầu cuộc vận động này, vào chiều thứ Hai ngày 03.11.2014, phái đoàn có đại diện của SBTN và Hội HO cứu trợ Thương Phế Binh VNCH đã có buổi gặp gỡ với bà Dân biểu liên bang Loretta Sanchez tại văn phòng của bà để trình bày về chiến dịch cũng như mong muốn sự ủng hộ của bà trong việc đề nạp dự luật phục hoạt và điều chỉnh chương trình HO lên với Quốc hội Hoa Kỳ. Tiếp theo đó vào chiều thứ Ba ngày 04.11.2014, đài truyền hình SBTN đã hân hạnh được tiếp đón Dân biểu liên bang Alan Lowenthal trong cùng mục đích vận động này.



Và vào thứ Năm ngày 06.11.2013, đại diện SBTN là nhạc sĩ Trúc Hồ và Ls Đỗ Phủ đã có một buổi gặp gỡ đặc biệt với Thượng nghị sĩ John McCain tại văn phòng của ông ở Arizona để tiếp tục cho việc vận động này.

Được biết Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu chiến binh Hoa Kỳ và tù nhân trong chiến tranh Việt Nam cũng là một trong những người đã hỗ trợ rất nhiều trong việc vận động cho chương trình HO ngày xưa. Ông rất vui khi nghe các đại diện của SBTN trình bày và hứa sẽ làm hết tất cả để giúp đỡ cho chiến dịch vận động được đạt nhiều thành quả”.


Về lịch sử của việc đoàn tụ ODP và HO, bài viết đăng trên website của STBN cho biết, từ năm 1979 vì lý do nhân đạo, chính phủ Hoa Kỳ đã tiến hành Chương trình Ra đi có Trật tự (Orderly Departure Program – ODP) cho người Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn. Chương trình ODP cho phép người Việt Nam tỵ nạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ sau khi cuộc chiến tranh kết thúc.

Trong một chương trình phụ với tên gọi HO (Humanitarian Operation), chính phủ Hoa Kỳ đã bào trợ cho các cựu sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa định cư tại Hoa Kỳ. Chương trình nhắm vào 3 đối tượng chính:

- Các cựu tù nhân bị “tập trung cải tạo” trong vòng ba năm trở lên.

- Các cựu tù nhân bị “tập trung cải tạo” trong vòng một năm trở lên và đã từng được huấn luyện tại Hoa Kỳ hoặc thuộc địa Hoa Kỳ.

- Các cựu tù nhân bị “tập trung cải tạo” trong vòng một năm trở lên và đã từng làm việc cho các công ty tư nhân hoặc tổ chức của Hoa Kỳ.

Năm 2008, chương trình HO coi như được kết thúc.


Phóng viên Ngọc Trinh nhấn mạnh: “Tuy nhiên, trên thực tế sau năm 1975 trong quân đội có nhiều sĩ quan Quân Lực VNCH bị thương tích nặng trong chiến tranh, vì vậy những người này đã không phải đi cải tạo hoặc cải tạo không đủ 3 năm. Cho đến nay, họ vẫn còn bị kẹt tại Việt Nam và không được bảo trợ sang Hoa Kỳ trong chương trình HO.

Đây là những thành phần chịu nhiều thiệt thòi nhất trong chiến tranh. Nhất là dưới chế độ cộng sản, họ bị phân biệt đối xử, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội, con cái không được học hành, đời sống gia đình khó khăn cùng cực. Nhiều người đã sống lây lất qua ngày ở các bến xe, các khu chợ, hay các khu nghĩa trang, và làm đủ thứ ngành nghề cùng cực bằng tấm thân tàn phế của mình”.

Theo SBTN
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31670

Ngôn ngữ lính tráng Sài Gòn xưa - Nguyễn Ngọc Chính (Hồi ức một đời người)


Ngôn ngữ lính tráng Sài Gòn xưa - Nguyễn Ngọc Chính (Hồi ức một đời người)


Ngôn ngữ Sài Gòn trước 1975 mang đậm chất “lính”. Cũng là điều dễ hiểu vì miền Nam khi đó đang trong thời kỳ “leo thang chiến tranh” với lệnh “tổng động viên” trên toàn lãnh thổ. Thanh niên đến tuổi 18 đều bị “động viên” vào quân ngũ, chỉ trừ một số trường hợp được “hoãn dịch” vì lý do sức khỏe, gia cảnh hoặc học vấn. Bậc cha mẹ lo lắng khi con cái đến tuổi “quân dịch” còn thanh niên thì đứng trước một ngã rẽ quan trọng của cuộc đời: “xếp bút nghiên theo việc đao cung”. Mối lo của họ được thể hiện qua ám ảnh “Thi rớt tú tài…” và còn bi đát hơn với hai câu thơ:
Rớt tú tài anh đi trung sĩ,
Em ở nhà lấy Mỹ cho xong…

Thời nào cũng vậy, một số con ông cháu cha cũng có cách luồn lách để khỏi đi lính. Người Sài Gòn thường dùng chữ “trốn lính” hay “trốn quân dịch”. Một trong những cách “trốn lính” là tìm đường đi du học, hay cùng lắm, khi bị “bắt lính” lo “chạy” để được phục vụ trong các đơn vị không tác chiến, làm “lính văn phòng” hay còn được gọi là “lính kiểng”.
Đôi khi loại “lính kiểng” còn được gọi là “lính cậu”. Đây là loại “lính nhưng không phải là lính” nếu đem so sánh với những chiến binh ngày đêm phải đương đầu với súng đạn tại những tiền đồn heo hút hay rừng sâu núi thẳm, cách biệt hẳn với chốn phồn hoa đô hội. Xem ra câu “huynh đệ chi binh” không phải lúc nào cũng đúng như ý nghĩa vốn có của nó.
Hầu như cả thế hệ thanh niên miền Nam, kẻ trước người sau, đều lần lượt rời ghế học trò để khoác trên mình bộ quần áo lính. Đó có thể là sắc áo “rằn ri” của các binh chủng dữ dằn như Nhảy dù (được “thần tượng hóa” thành “thiên thần mũ đỏ”). Lực lượng đặc biệt, Biệt cách dù (Airborne Ranger, Liên đoàn 81 Biệt cách dù trong trận chiến An Lộc đã nổi tiếng với 2 câu thơ: “An Lộc địa, sử ghi chiến tích. Biệt Cách Dù vị quốc vong thân” hay Thủy quân lục chiến đội trên đầu chiếc mũ “mũ be-rê xanh” còn Biệt động quân thì lại chọn màu mũ nâu.
Tuy nhiên, mũ bê-rê chỉ dùng khi về phép và các dịp đặc biệt, khi ra trận mọi quân binh chủng đều đội chiếc “mũ sắt” phía bên trong có lót lớp “mũ nhựa” để bảo vệ phần đầu. Trên nguyên tắc là vậy chứ nhiều khi đạn vẫn có thể xuyên thủng “mũ sắt” nếu bắn từ khoảng cách gần.
Lính bộ binh thì “hiền” hơn với bộ kaki, sau này được thay thế bằng bộ quân phục “bốn túi”, áo bỏ ngoài quần, giống như lính Mỹ. Đặc điểm của bộ binh là phải “gom ống quần” trong khi Không quân và Hải quân được thả ống quần, “lè phè”, thoải mái. Cũng vì thế lính Không quân và Hải quân sợ nhất là bị “gom ống quần lội bộ”, ám chỉ bị thuyên chuyển sang bộ binh để đi tác chiến.
“Giày trận” được gọi là “bốt đờ sô” (botte de saut), có loại hoàn toàn bằng da nhưng sau này có loại giày kết hợp giữa da và vải, rất nhẹ trong những chuyến lội rừng, băng suối. Lính “địa phương quân” hay “nghĩa quân” thì hẩm hiu hơn với những đôi giày bằng vải bố, được gọi tắt là “giày bố”, kiểu như giày “ba-ta” nhưng cổ cao hơn giày thường.
Ngay khi bắt đầu trình diện tại các Trung tâm Tuyển mộ Nhập ngũ, thanh niên dù “đăng lính” hay bị “bắt lính” cũng đều phải qua một trong những thủ tục là làm “thẻ bài”. Tấm “thẻ bài” là vật bất ly thân, được đeo trên cổ trong suốt thời gian tại ngũ của quân nhân.
Mỗi quân nhân bắt buộc có hai tấm “thẻ bài” bằng kim loại không gỉ, được đeo bằng sợi dây cũng bằng kim loại. Trên mỗi tấm có ghi họ tên, “số quân” và loại máu để khi bị thương, cần tiếp máu, quân y biết ngay loại máu gì. Khi người chiến sĩ tử trận, một tấm thẻ bài được bỏ trong miệng tử sĩ và tấm kia đơn vị sẽ giữ lại để làm tài liệu báo cáo.
Hình trên là tấm thẻ bài của tướng Nguyễn Văn Điềm, “số quân” 50/200.102, ông thuộc loại máu A. Hai số đầu của “số quân” là năm sinh sau khi trừ 20. Như vậy, tướng Điềm sinh năm 1930 (50 – 20 = 30). Tôi sinh năm 1946 nên có hai số đầu là 66: 66/168.566. “Số quân” của người lính tựa như “số an sinh xã hội” (social security number của Mỹ gồm 9 số), số “căn cước” (thời VNCH).
Bài hát “Tấm Thẻ Bài” qua tiếng hát liêu trai của Thanh Thúy đã gây nhiều xúc động trong lòng người nghe và mãi đến bây giờ, mỗi lần được nghe lại bài hát nầy hoặc là nhìn thấy lại hình tấm thẻ bài chúng ta càng thấy ngậm ngùi và thương tiếc những chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua. Nhạc sĩ Huyền Anh đã viết những câu thật xúc động:
Sau cuộc chiến này còn chi không anh? Còn chi không anh? Hay chỉ còn lại tấm thẻ bài Đã mờ mờ mang tên anh. Anh đã đi, đã đi vào vùng biển đời người Anh ngủ yên, ngủ yên như cỏ úa Anh ơi sau cuộc chiến này Có còn chi để lại Hay chỉ còn tấm thẻ bài mang tên anh
Trong số các món quân trang, quân dụng được cấp phát, ngoài chiếc balô người lính còn có poncho là một tấm vải mưa trùm đầu theo kiểu vải khoác của người Nam Mỹ. Poncho lại còn có một công dụng mà bất cứ người lính nào cũng chẳng muốn sử dụng: poncho sẽ được dùng để khâm liệm xác của tử sĩ bỏ mình trên chiến trường…
… “Trốn lính” là chấp nhận sống bên lề xã hội, “trốn chui trốn nhủi” khi thấy bóng dáng cảnh sát, quân cảnh. Cuộc sống của người trốn quân dịch là những chuỗi ngày bấp bênh, không tương lai ngay giữa Sài Gòn đô hội. Cũng vì thế, có người tự chặt “ngón tay bóp cò” (ngón trỏ) để khỏi đi lính, có người “tự hành xác”, “ốm tong ốm teo” để được các trung tâm nhập ngũ trả về vì “không đủ sức khỏe”…
… Dĩ nhiên trong lãnh vực báo chí Sài Gòn xưa tràn ngập những tin tức liên quan đến lính, từ các mục Tin Chiến Sự, Tin Chiến Trường đến các mục Hậu phương & Tiền Tuyến, Ủy lạo binh sĩ, v.v… Riêng quân đội cũng có cơ quan báo chí trực thuộc Phòng 5 Bộ tổng tham mưu với tờ Phụng Sự, ấn phẩm ra hằng tháng trong suốt thời gian từ 1953 đến 1960. Phụng Sự là tạp chí nghị luận, biên khảo và văn nghệ với sự góp mặt của Toàn Phong (tác giả Đời Phi Công), Hoàng Ngọc Liên, Hà Liên Tử, Nguyễn Mạnh Côn, Uyên Thao, Phan Lạc Tuyên…
Báo Chiến Sĩ Cộng Hòa (1959-1974) là cơ quan hợp nhất hai tờ Phụng Sự và Quân Đội và tạp chí Chỉ Đạo xuất hiện từ tháng 10/1956 thuộc Ủy ban Chỉ đạo chiến dịch Tố Cộng. Ngoài những nhà văn vừa kể, những tờ báo lính còn xuất hiện bài vở của các cây bút tiếng tăm trong và ngoài quân đội như Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Thiệu Lâu, Toan Ánh, Doãn Quốc Sỹ, Thanh Tâm Tuyền, Bình Nguyên Lộc, Trần Phong Giao, Dương Kiền, Duyên Anh, Hà Huyền Chi…
Nguyệt san Quân Đội của Nha Chiến tranh Tâm lý xuất hiện từ đầu năm 1957 đến 1960, do Trung úy Tô Kiều Ngân làm chủ bút (hẳn bạn đọc còn nhớ tiếng sáo của Tô Kiều Ngân trong chương trình Tao Đàn trên Đài Phát thanh Sài Gòn). Tiếp đến là những tờ Tiền Phong, Lý Tưởng, Mũ Đỏ, Lướt Sóng, Tinh Thần, Khởi Hành, và các nhật báo Tiếng Dân, Dân Việt, Tiền Tuyến…
Tổng thống Ngô Đình Diệm đã xác định trong một bài diễn văn tại trường Sĩ quan Võ bị Đà Lạt năm 1960: “Cuộc chiến tranh ta phải đương đầu không phải là một thứ chiến tranh quân cụ, một thứ chiến tranh bấm nút, hay một thứ chiến tranh chỉ liên hệ đến một số quân nhân mà thôi đâu. Thứ chiến tranh mà ta phải đối địch là thứ chiến tranh cách mạng, một thứ chiến tranh lý tưởng liên hệ trực tiếp đến toàn dân, và trong đó yếu tố tinh thần, yếu tố tin tưởng vào chế độ của mình là yếu tố quyết định”.


Ngày Quân lực VNCH được chính thức chọn vào ngày 19/6/1965 trong thời Ðệ nhị Cộng hòa (dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia, Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu, và Chủ tịch Ủy ban hành pháp Trung ương, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ) sau khi nền Đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ. Từ năm 1965 cho đến 1974 đều có các cuộc diễn binh trọng thể để kỷ niệm Ngày Quân Lực tại Sài Gòn.
Khẩu hiệu chính của quân đội VNCH là “Danh dự – Trách nhiệm – Tổ quốc”, mỗi binh chủng lại còn có khẩu hiệu riêng, chẳng hạn như Không quân là “Tổ quốc, Không gian”, “Bảo quốc, Trấn không” hoặc Cảnh sát thì có “Cảnh sát Quốc gia, Phục vụ Đồng bào”… Các đơn vị quân đội VNCH ngoài tên gọi còn có những “biệt danh” nghe rất kêu nhưng cũng rất ngổ ngáo. Thủy quân lục chiến có Quái Điểu (tiểu đoàn 1), Trâu Điên (tiểu đoàn 2), Sói Biển (tiểu đoàn 3), Kình Ngư (tiểu đoàn 4), Hắc Long (tiểu đoàn 5), Thần Ưng (tiểu đoàn 6), Hùm Xám (tiểu đoàn 7), Ó Biển (tiểu đoàn 8), Mãnh Hổ (tiểu đoàn 9). Biệt động quân có biệt hiệu “Cọp ba đầu rằn”, Không quân có các phi đoàn Thần Phong, Thần Tượng, Song Chùy, Phi Hổ, Hổ Cáp, Thiên Lôi, Hỏa Long, Phượng Hoàng…
Quân lực VNCH có một số cơ sở đào tạo và huấn luyện. Đứng đầu là Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, đào tạo những thanh niên tình nguyện trở thành sĩ quan hiện dịch ra trường với cấp bậc Thiếu úy. Khi mới thành lập năm 1948, thời gian huấn luyện tại trường chỉ kéo dài 9 tháng. Năm 1957 tăng lên thành 12 tháng rồi đến năm 1961 là 2 năm.
Đến giữa thập niên 1960, khóa học của Trường Võ bị Đà Lạt là chương trình 3 năm, từ năm 1966 trở đi lại tăng lên 4 năm. Học trình lúc đầu tương đương với trường cao đẳng. Sinh viên mãn khóa được miễn thi nhập học vào trường đại học vì coi như hoàn tất bằng Tú tài toàn phần (gồn Phần I, lớp Đệ nhị và Phần II, lớp Đệ nhất). Đến năm 1966, sinh viên tốt nghiệp Trường Võ Bị có văn bằng tương đương với bằng cử nhân khoa học. Hai năm đầu sinh viên mang cấp bậc trung sĩ, hai năm sau là chuẩn úy. Sinh viên học xong 4 năm thì tốt nghiệp với cấp thiếu úy.
Khóa học bao gồm những môn vũ khí, truyền tin, tác chiến, kết hợp lý thuyết với thực hành. Theo truyền thống, để được gắn Alpha, sinh viên sĩ quan sau những tuần huấn nhục phải leo lên ngọn Lang Biang để nhận phù hiệu trên đỉnh ngọn núi cao nhất Đà Lạt.
Trường Võ bị Quốc gia lấy Học viện West Point của Hoa Kỳ làm mẫu mực. Hai năm đầu chương trình học cho các sinh viên đều giống nhau. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi thì tách ra ba quân chủng riêng biệt, trong đó 1/8 thuộc Không quân, 1/8 thuộc Hải quân và 3/4 thuộc Lục quân.
Năm 1965, quân lực VNCH tiếp nhận khái niệm và cơ cấu Chiến Tranh Chính Trị (CTCT) khi đó được áp dụng trong Quân đội Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan). Tổng cục CTCT được tổ chức thành 5 cục bao gồm: Cục chính huấn, Cục tâm lý chiến, Cục xã hội, Cục an ninh quân đội, Cục quân tiếp vụ và một trường Ðại học Chiến Tranh Chính Trị cũng đặt tại Đà Lạt.
Trường Bộ binh Thủ Đức là nơi tập họp các thanh niên có bằng Tú tài Phần I trở lên (lớp Đệ nhị) bị động viên vào quân ngũ để được đào tạo trở thành sĩ quan trừ bị và ra trường với cấp bậc Chuẩn úy. Trong suốt thời gian hoạt động 1953-1975, trường Thủ Đức đã đào tạo hơn 80.000 sĩ quan trong đó khoảng 4.000 sĩ quan đặc biệt là những hạ sĩ quan được đặc cách đi học lớp sĩ quan. “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu” và “Cư An Tư Nguy” (Muốn sống hòa bình phải nghĩ đến chiến tranh) là những châm ngôn của Trường.
Trường Bộ binh Thủ Đức là nơi tôi đã từng trải qua với vô vàn kỷ niệm, vui cũng như buồn rất khó quên. Bò hỏa lực, đoạn đường chiến binh, leo dây tử thần, hít đất, thụt dầu, phạt dã chiến là những món “ăn chơi” không thể thiếu trong thời gian “huấn nhục” của người chiến binh. Vui nhất phải kể đến những lần về phép cuối tuần tại Sài Gòn nếu không có lệnh “cấm trại 100%”.
Người ta thường gọi sinh viên sĩ quan Thủ Đức chúng tôi là “lính con cá” vì trên cầu vai không có lon mà chỉ có chữ Alpha tựa như hình con cá! Phải đợi đến khi tốt nghiệp ra trường mới được đeo lon Chuẩn úy (Omega). Trường Bộ binh Thủ Đức có “khu bưu chính” (KBC) mang số hiệu 4100, con số 4100 (bốn ngàn một trăm) được sinh viên chúng tôi đọc trại thành “bốn người một mâm”… chả là vì mỗi khi lên “nhà bàn” ăn cơm thì cứ bốn người ngồi chung một carrée!
Tại Sài Gòn còn có Trung tâm Huấn luyện Quang Trung chuyên đào tạo binh sĩ cho các đơn vị tác chiến khắp “bốn vùng chiến thuật”. Tôi cũng đã từng nếm mùi quân trường Quang Trung trước khi được chuyển sang Thủ Đức ở giai đoạn 2. Quang Trung có món “chà láng”: những lúc rảnh rỗi tất cả phải ra giao thông hào, dùng càmen bằng inox để chà đất cho thật láng! Một việc làm “vô bổ” nhưng lại có tác dụng khiến cho những thanh niên mới khoác áo lính phải bận rộn, không còn thì giờ rảnh rỗi để nhớ nhà, nhớ cuộc đời dân sự.
Trường Huấn luyện Không quân, Trường Sĩ quan Hải quân và Trường Hạ sĩ quan (tốt nghiệp với cấp bậc Trung sĩ, thường được gọi là Trường Đồng Đế) tất cả đều ở Nha Trang, “miền quê hương cát trắng”. Trường Thiếu sinh quân đặt tại Vũng Tàu, ưu tiên cho các con em tử sĩ. Còn một số trung tâm huấn luyện chuyên môn cho các quân binh chủng như Pháo binh, Công binh, Quân cụ, Quân khuyển, Quân y, Truyền tin… đặt tại các địa phương trên cả nước.
Sẽ là điều bất công nếu không nói về Đoàn Nữ Quân Nhân, “những bông hồng trong bộ đồ lính” hay nói một cách thi vị hơn: “Hoa lạc giữa rừng gươm”. Trưởng Đoàn Nữ Quân Nhân đầu tiên là Đại tá Trần Cẩm Hương, ái nữ của kỹ sư Trần Văn Mẹo – Tổng trưởng Công chánh thời Đệ Nhất Cộng Hòa.
Nữ quân nhân hiện diện tại các đơn vị quân đội với quân phục tác chiến ở tiền phương hoặc với đồng phục màu xanh tại các đơn vị tham mưu. Họ có mặt trong mọi binh chủng và ngành chuyên môn trong quân lực và vào thời điểm “leo thang chiến tranh”, quân số của Đoàn Nữ Quân Nhân lên tới xấp xỉ 10.000 người.
Trường Nữ Quân Nhân nằm trên đường Nguyễn Văn Thoại, giữa Trường đua Phú Thọ và Chợ Tân Bình. Trường được thành lập từ giữa thập niên 1960 và đặt dưới quyền chỉ huy của Trung tá Hồ Thị Vẽ, từ ngày đầu tiên cho đến ngày cuối cùng, 30/4/1975.
… Ngoài ra còn có Trường Xã Hội Quân Đội thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị, tọa lạc trong Trại Lê Văn Duyệt, nơi đặt bản doanh Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô nằm trên đường Lê Văn Duyệt. Trường Xã Hội Quân Đội còn đào tạo và huấn luyện những cô giáo nhà trẻ mẫu giáo để phục vụ tại các trung tâm, trường học ở khu gia binh thuộc quyền điều hành của quân đội. Trường Sinh ngữ Quân đội nơi tôi giảng dạy cũng có một nhà trẻ dành cho con em của các giảng viên và do nữ quân nhân phụ trách.
… Lực lượng quân đội VNCH có đến 11 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn nhảy dù, 1 sư đoàn thủy quân lục chiến, Liên đoàn 81 Biệt cách dù, 21 liên đoàn biệt động quân, 4 lữ đoàn Kỵ binh thiết giáp, Lực lượng Lôi Hổ và Biệt Hải thuộc Nha Kỹ thuật, các đơn vị Pháo binh biệt lập và lực lượng Địa phương quân gồm 400 tiểu đoàn, nghĩa quân hơn 50.000 quân.
Những con số vừa nêu rõ ràng là nói lên sức mạnh hùng hậu của quân lực VNCH. Chỉ tiếc một điều, sức mạnh đó sẽ không là gì một khi đồng minh “đem con bỏ chợ”…
Nguyễn Ngọc Chính (Hồi ức một đời người)
__________________
"Giữa sỏi đá vút vươn niềm hy vọng
Trong tro tàn dào dạt nhựa hồi sinh
Hận nội thù trên máu ruột Tiên Rồng
Căm giặc cộng BÁN non sông Hồng Lạc"
(YTKCPQ)

"Cộng sản còn thống trị trên quê hương - Ta còn phải đấu tranh"

Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31655

Người Lính Miền Nam



Bộ Tổng Tham Mưu- Những ngày cuối cùng
 
 Trụ sở Bộ Tổng Tham Mưu/QL.VNCH
 
  Văn phòng tổng tham mưu trưởng bên trong Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH  
 

Người Lính Miền Nam

Darren Thăng(DD-2nd)
Tháng Tư, trời Nam, Biệt Cách Dù
Sa cơ, ngã gục, thật liệt oanh

Ai từng ghé qua Việt Nam Palace vùng Đông Bắc Mỹ đều biết bà Hà, là Giám Đốc điều hành nhà hàng. Tuy nhiên, ít người biết đến ông Hà vì ông không trực tiếp đứng ra quản lý và ít khi có mặt. Bà Hà tướng cao người đôn hậu, nhưng ông Hà thì ngược hẳn. Vóc dáng ông gầy và nhỏ con so với kích thước trung bình của người đàn ông Việt Nam.
Năm 1990 khi đến định cư ở thành phố này, lớp trẻ chúng tôi hay lai vãng tới nhà hàng Việt Nam Palace vào những ngày cuối tuần hay dịp lễ. Thấy bà Hà đứng ở quầy tính tiền hay lay hoay phía sau nhà bếp phụ giúp. Còn ông Hà thường ngồi một mình đăm chiêu ở một góc bàn. Lâu lâu viết lách gì đó? Ông ít nói và giọng ôn tồn nhỏ nhẹ của người miền Trung. Đôi lần thấy ông chào khách quen hay mĩm cười xã giao lấy lệ.
Một lần ai đó cho biết ông Hà từng là cựu sĩ quan Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa? Nhưng đây không tin cho lắm. Người này nói thêm là trước 75, tướng ông mập mạp và cao ráo hơn? Rồi bẵng đi một thời gian, chúng tôi không còn lui tới nhà hàng Việt Nam Palace thường xuyên và đôi lần đến thì lại không gặp ông nữa.
Câu chuyện ngày đó tưởng chừng như đi vào quên lãng… Một ngày đẹp trời mới đây, tình cờ gặp lại “cố nhân” đi bộ trên phố.
- Chào chú!
- Chào cháu!
Xã giao qua loa bất chợt nhớ lại:
- Cháu có một thắc mắc …xin phép hỏi chú?
- Được.
Nghe nói chú là cựu sĩ quan Nhảy Dù của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày trước?
- Không! Chú thuộc Lực Lượng 81 Biệt Cách Nhảy Dù.

 
Ông khẳng khái trả lời làm đây ngạc nhiên vì người lính Biệt Cách Dù thường trang bị nặng nề súng đạn, lựu đạn, mìn, dao găm, bidon nước, lương thực và đồ dùng cá nhân cho mỗi lần đi toán. Có toán viên phải đeo theo máy truyền tin liên lạc, địa bàn, đèn pin và hỏa hiệu. Trọng lượng tính ra khoảng 35 - 40 lbs(20 kilo)? Cỡ ông ta làm sao mang nổi? Nhưng lỡ hỏi rồi thì phải tiếp tục như thể mình cũng là lính vậy.
- Cháu được biết Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù là Đại Tá Phan Văn Huấn. Người hùng mặt trận An Lộc là Thiếu Tá Phạm Châu Tài và cũng là Chiến Đoàn Trưởng bộ chỉ huy 3 chiến thuật bảo vệ thủ đô Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Ý nói ra xem phản ứng của ông thế nào? Có phải ông là “thứ dữ” của binh chủng này ngày xưa không? Đồng thời nhắc tên vài cựu sĩ quan thuộc Sở Công Tác Nha Kỹ Thuật/Bộ Tổng Tham Mưu ở địa Phương và hiện cư ngụ ở Nam California thì thấy ông cũng biết họ.
Trước khi chia tay ông tâm sự về mẫu truyện ngắn “Núi Vẫn Xanh” (1). Nói về số phận của một toán thám sát Biệt Cách Dù gồm sáu người đi thi hành nhiệm vụ vào giờ thứ 25 trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Toán đụng nặng với một tiểu đoàn Việt Cộng đang tiến về Sài Gòn. Toán trưởng gọi phản lực cơ oanh tạc đám con cháu Bác tơi bời. Nhưng riêng toán đã phải trả giá đắt. Bốn toán viên bị thiệt mạng nằm lại trên đồi cùng chung với xác địch. Hai người sống sót còn lại phải băng rừng lội suối về đến quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa để rồi biết được miền Nam rơi vào tay cộng sản đã hơn 5 ngày sau...
“Núi Vẫn Xanh” là một sáng tác của Hà Kỳ Lam. Một tác phẩm bình dị nói lên nỗi cô đơn cùng cực, “mãnh hổ nan địch quần hồ” và sự can trường của người lính miền Nam đã coi nhiệm vụ trao phó hơn cả tính mạng bản thân.
Thực tế câu chuyện người lính Mũ Xanh, chẳng được sự đãi ngộ khoan hồng của “cách mệnh” khi buông súng đầu hàng ở quận Tân Uyên (trước thuộc tỉnh Biên Hòa) vào ngày mồng 5 tháng 5 năm 1975, như chính sách “lèo” của chúng rao rêu. Các anh bị bắt giam, bỏ đói và cuối cùng mang đi xử bắn một cách tàn nhẫn rồi thả xác trôi sông Đồng Nai. Tất cả là 17 người lính miền Nam bị hy sinh oan uổng sau khi chiến cuộc đã kết thúc (2). Một toán viên may mắn sống sót được một cặp vợ chồng già trong làng cứu vớt và che dấu. Trong nhóm bị sát hại có người sĩ quan tên là Tuấn, ngẫu nhiên trùng tên với nhân vật chính trong truyện của Hà Kỳ Lam?
Hành động tiểu nhân của Việt Cộng với dã tâm trả thù đê hèn người lính miền Nam thuộc đơn vị ưu tú, thiện chiến nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thật bỉ ổi. Trong thời chiến, cứ hai tên bộ đội cộng sản mà “chọi” với một người lính Biệt Cách Dù là chúng bị đi đứt. Không tài nào chúng địch nổi binh chủng thiện chiến Biệt Cách Dù với đầy đủ hỏa lực, nên giờ đây các anh hùng bị sa cơ thì chúng ra tay hành quyết cho bỏ ghét.
Những tên du kích Việt Cộng “giết người” tháng 5 năm 1975, bây giờ có lẽ là những tên bí thư, huyện ủy và cán bộ chức quyền của huyện Tân Uyên (nay thuộc tỉnh Bình Dương), nơi các anh hùng Mũ Xanh Việt Nam Cộng Hòa âm thầm nghiệt ngã nằm xuống? Lịch sử sẽ phê phán ai “ác ôn” hơn?
Giả sử ngày mai Trung Cộng (miễn dùng danh từ Trung Quốc) áp đặt cai trị Việt Nam như Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam, thì cán bộ Việt Cộng sẽ mất hết quyền lực? Tài sản tham nhũng bóc lột của dân bị tước đoạt. Thậm chí còn bị tù đầy như họ đã từng đối xử với quân dân cán chính miền Nam. Nếu Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu có câu nói để đời, “đất nước mất, mất tất cả…”, thì bánh xe lịch sử sẽ ứng nghiệm với cộng sản Việt Nam trong tương lai. Tiếc thay! Chỉ tội cho dân tộc Việt Nam mãi chìm trong bể “khổ”.
Việt Cộng là phường “xảo trá”, không bao giờ họ tự “giải thể” vì quốc gia dân tộc. Chỉ khi nào toàn dân đứng lên “lật đổ” thì mới hy vọng xóa bỏ chế độ độc tài. Lúc đó “đảng ta” sẽ giống số phận hẩm hiu như lãnh tụ cộng sản Nicolae Ceauşescu của nước Romania. Hay bị truất phế như độc tài Hosni Mubarak của Ai Cập vậy.
Cho dù chế độ cộng sản có tồn tại thêm một thời gian nữa, thì chúng cũng sẽ bị khởi tố lên Liên Hiệp Quốc về danh sách tù “cải tạo” bị sát hại. Vụ hành quyết các chiến sĩ cộng hòa sa cơ không bản án? Diễn tiến luật pháp chẳng khác gì Trung Cộng, Bắc Hàn và Nam Hàn từng kiện chính phủ Nhật tự do về vụ Quân Phiệt Nhật, đã bắt phụ nữ họ phục dịch nô lệ “tình dục” trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Việt Cộng có lối chơi thủ tục đầu tiên, thì người Mỹ hay thích kiện kẻ có tóc, “hẹn gặp ở tòa, ok!”
Xin mời quý vị độc giả trở lại câu chuyện lính Biệt Cách Nhảy Dù ngày 30 tháng Tư…
Ngày 27 và 28 tháng 4 năm 1975, người viết lúc đó tuy còn nhỏ, nhưng đã chứng kiến những người lính trẻ Biệt Cách Dù mặc quân phục rằn ri đầu đội beret xanh đứng gác gần bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, quanh các góc đường Võ Tánh & Công Lý, Nguyễn Minh Chiếu và Thoại Ngọc Hầu(*). Cứ 3 hay 4 người một tổ. Lưng đeo M16 hay M18 và mang nhiều lựu đạn. Mỗi tổ được phân phát khoảng 4-5 khẩu M72 diệt tăng, để dựa vào chân cột đèn hay ngả trên ba lô. Vài tổ lại có một cấp chỉ huy Thiếu Úy đi cùng với người lính mang máy truyền tin. Mọi địa điểm trọng yếu ở các ngã tư, thấy có một hay hai chiếc xe jeep lùn đậu bên lề đường. Người lính nào nhìn cũng nghiêm. Họ tuân theo kỷ luật quân đội với nhiệm vụ bảo vệ thủ đô Sài Gòn. Có anh đứng hút thuốc lá và có anh thì trò chuyện nho nhỏ với đồng đội. Họ trông rất bình thản như đang đợi “chiến tranh” đến với mình. Trong khi đó, các tướng tá phe ta và gia đình đang binh kế “tẩu vi” cao bay xa chạy. Xe Jeep và xe hơi chạy ngang vùn vụt trước mặt về hướng phi trường Tân Sơn Nhất càng nhanh càng tốt.
Mồng 1 tháng 5, một ngày sau khi miền Nam mất. Dân chúng cư ngụ gần bộ Tổng Tham Mưu thấy 4 “cua sắt T-54” bị bắn cháy ngay ngã ba Lăng Cha Cả. Hai xe tăng T-54 sau này kéo về nằm ụ ở khoảng đất trống đối diện cổng Phi Long (phi trường Tân Sơn Nhất). Còn hai chiếc khác được kéo đi đâu để giải tỏa lưu thông thì không biết? Hay có lẽ Việt Cộng ngại tâm lý dân chúng biết được số lượng thiệt hại của chúng? Trong khi đó Biệt đội 817 của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chỉ có ít M72 để chống trả? Người viết nhìn thấy màu thép xe tăng còn mới. Tòa cao ốc 6 tầng sơn màu trắng của quân đội Mỹ để lại (đối diện Bộ Tổng Tham Mưu) bị bắn cháy đen một mảng lớn. Có lẽ lính Biệt Cách Dù đứng trên sân thượng phóng M72 xuống và tăng Việt Cộng bắn lên làm hư hại cao ốc trong lúc giao tranh sáng ngày 30? Sau khi ngưng chiến, dân chúng chứng kiến quân trang quân dụng của lính giục bỏ đầy đường, nhưng không thấy xác người. Không biết những người lính trẻ Biệt Cách Dù đó đi về đâu? Chỉ thấy nhiều anh lính mặc áo thun hay cởi trần đi chân đất, lầm lũi bước về hướng chợ Ông Tạ. Vài người trong xóm cho quần áo dân sự hay dúi vào tay ít tiền, để các anh làm lệ phí về quê. Tình cảnh thật bùi ngùi cảm động!
Gợi lại hình ảnh tháng tư xưa mà thấy thương cho thân phận người lính thấp hèn. Quê của các anh có lẽ ở tận Cao Nguyên, miền Trung hay Long Khánh? Các vùng đất xa xôi đã mất vào tay giặc cuối tháng Ba hay giữa tháng Tư năm 1975? Đáng lý các anh có thể bỏ đơn vị và trở về xum hợp với gia đình, nhưng tình nguyện ở lại để thi hành nhiệm vụ cuối cùng của đời chiến binh.
Thi hành nhiệm vụ hay là chết. Người Lính không quyết định được thắng bại trên chiến trường mà chỉ biết tuân lệnh. Đúng thế! Người Lính Việt Nam Cộng Hòa ngày cuối tháng Tư, 75 vẫn còn nặng nợ với quê hương và đồng bào, dù biết mình bị phản bội từ mọi phía. Thực tế phũ phàng từ các cấp lãnh đạo của đất nước. Vết dao đâm sau lưng chịu sao thấu!
Miền Nam mất. Người dân sống trong chế độ cộng sản sau 75 đã thấm nỗi đau khổ. Ai cấu kết, nuôi dưỡng và che dấu Việt Cộng nằm vùng năm xưa? Nay nhiều người là nạn nhân, bị chúng chiếm đất chiếm nhà. Giờ mới thấy người lính và chế độ nào tốt hơn?
Nếu được cơ hội, có lẽ họ sẽ chọn lại người lính cộng hòa? Tuy hình ảnh và sắc lính của các anh đã qua đi, nhưng người dân miền Nam vẫn luyến tiếc. Họ nhắc lính qua thơ văn, ca nhạc DVD, trên các diễn đàn websites hải ngoại và vài bài viết của cựu chiến binh miền Nam còn trong nước.
Riêng lớp trẻ chúng tôi lớn lên sau cuộc chiến tàn, xin được nói với Người Lính Miền Nam một câu ngậm ngùi rơi lệ: “Cảm ơn Anh, người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa!
Tướng Lê Minh Đảo, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh và là người hùng mặt trận Xuân Lộc tháng tư, 1975 có lần nói: “... nếu có kiếp sau, xin được tiếp tục làm người lính Việt Nam Cộng Hòa”. Mạn phép cùng Thiếu Tướng: “Hãy cho chúng tôi được đầu quân làm người lính Việt Nam Cộng Hòa, chung với ông nhé…!”
Tài liệu tham khảo:
(1) Núi Vẫn Xanh của Hà Kỳ Lam.
(2) Số phận của 6 toán thám sát của LĐ81/BCND trong chiến khu D(LĐ 81/BCND và Những Ngày Tháng Tư).
Tài liệu Kiểm Chứng:
Biệt Đội 817, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù của Thiếu Uý Minh Cui, khóa 28 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt.
Chú Thích:
(*) Đường Võ Tánh trước 75 (nay là Hoàng Văn Thụ), Công Lý(đối diện Bộ Tổng Tham Mưu) (nay là Nguyễn Văn Trỗi), Nguyễn Minh Chiếu(nay là Nguyễn Trọng Tuyển) và Thoại Ngọc Hầu(nay là Phạm Văn Hai).
Vài hàng về tác giả:
Darren Thăng còn có bút hiệu là DD-2nd. Quốc nạn năm 1975, anh chỉ là một thiếu niên. Anh khởi sự sáng tác từ năm 2007. Vì đam mê đời lính chiến từ khi còn nhỏ, nên anh sáng tác rất mạnh về QLVNCH. Anh có hơn 10 tác phẩm nói về người lính Việt Nam Cộng Hòa và thương cảm số phận người Kháng Chiến Quân Việt Nam. Trân thành cảm tạ độc giả xa gần thương mến tác giả và tác phẩm.

http://tqlcvn.org/thovan/van-nguoilinh-miennam.htm
 
 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31654