Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Nga muốn lập tòa xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở VN


Tin tức / Việt Nam

Nga muốn lập tòa xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ ở VN

Cuộc chiến Việt Nam làm thiệt mạng khoảng 3 triệu người Việt Nam và hơn 58 nghìn công dân Mỹ.
Cuộc chiến Việt Nam làm thiệt mạng khoảng 3 triệu người Việt Nam và hơn 58 nghìn công dân Mỹ.
Một nhà lập pháp Nga cho biết ông sẽ thảo luận với các thành viên Hội đồng Nghị viện của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE PA) về khả năng lập một tòa án quốc tế để nêu ra các tội ác mà Mỹ gây ra trong chiến tranh Việt Nam.
Ông Andrei Klimov, Phó Trưởng ban Quan hệ Quốc tế của Thượng viện Nga, nói với hãng tin nhà nước RIA Novosti: “Tôi sẽ trao đổi ý tưởng lập ra một tòa án quốc tế như vậy với các đồng nghiệp trong phiên họp OSCE PA, sẽ được tổ chức vào tháng Chín tại Mông Cổ”.
Ông Klimov cho biết ông cũng sẽ nêu lên vấn đề này trong phiên họp của hội đồng liên nghị viện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam, vào tháng Chín này.
Cuộc chiến Việt Nam, bắt đầu từ năm 1964 và kết thúc năm 1975, làm thiệt mạng khoảng 3 triệu người Việt Nam và hơn 58 nghìn công dân Mỹ cùng với nhiều người dân ở các nước lân cận, bao gồm cả Campuchia và Lào.
Theo Dự án Giáo dục về Tội ác Chiến tranh, các thanh tra quân đội Mỹ đã bí mật xác nhận hơn 300 tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ, bao gồm giết người, tra tấn, hãm hiếp và nổ súng bừa bãi trong khu vực dân cư.
Ông Klimov nói: “Theo quan điểm của tôi, Nga có thể nêu ra việc thành lập một tòa án và cần phải làm như vậy, mặc dù sự thật là các thủ phạm đã không bị trừng phạt trong nhiều thập kỷ và thậm chí còn chiếm vị trí cấp cao tại Mỹ. Việc đưa các thủ phạm ra trước công lý là điều cần thiết”.
Việt Nam và Hoa Kỳ chưa lên tiếng về các tuyên bố của ông Klimov.
Theo Sputnik, RIA Novosti.

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/nga-muon-lap-toa-xet-xu-toi-ac-chien-tranh-cua-my-o-vietnam/2908511.html

Ý kiến
bởi: Khơi lại vết thương từ: Lịch sử
09.08.2015 01:39
Nga đang khơi lại vết thương của bao nhiêu người đã nằm xuống vì tội ác của cả Mỹ lẫn VC. Nếu vậy cũng cần phải đưa Trung Cộng và Việt Cộng ra tòa án quốc tế luôn, Trung Cộng đã dựng lên chế độ Pol Pot tàn sát người dân Campuchea theo cách diệt chủng, Trung Cộng tàn sát dân làng 6 tỉnh miền Bắc VN không chừa người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Việt Cộng đã bao lần cho đặc công cài mìn vào các rạp hát tại miền Nam và pháo kích vào trường học. Trong trận Mậu Thân VC chôn sống đồng bào ở Huế mà nhân chứng sống từng lên tiếng trên DLB và các trang báo mạng khác. VC cũng hành hạ tù binh và sĩ quan miền Nam, chiếm đoạt nhà cửa của họ cũng như hành hạ kỳ thị vợ con của những người này. Chưa hết, phải tính tội với Nga đã bắn hạ chiếc máy bay dân sự Hà làm mấy trăm người thiệt mạng mới cách nay một năm. Công bằng mà xét xử, Mỹ cũng có tội với dân VN và cộng sản cũng thế. Nếu Mỹ không xen vào cuộc chiến này mà chỉ giúp chế độ miền Nam thì đã không xảy ra chết chóc nhiều đến thế, vì người VN biết người VN nên không có chuyện VC dễ dàng xâm chiếm miền Nam.

bởi: Tám Khỏe từ: Rừng miền Đông
09.08.2015 01:23
Chắc chắn VC không dám tham gia vào cái tòa án do Nga lập ra đâu. Thảm sát Tết Mậu thân còn đó với bao nhiêu bằng chứng, các cuộc pháo kích vào làng xóm, thành phố đông dân một cách bừa bải,..vân vân,..còn đó. Ăn nói làm sao mà dám vào. Vụ "chất độc màu da cam" đã bị "bắt bài" rồi nên VN sẽ im re, chẳng dám lên tiếng nữa đâu.
Nga đừng có dụ, VN đang ve vãn Mỹ đây. Chiếc Mistral coi bộ cũng hấp dẫn đó chớ, ai sẽ giúp VN mua? Tự trả lời, dễ ẹt !!

bởi: thiquangvu từ: Montreal, Canada
09.08.2015 01:13
Nếu có thể được, thì cũng nên lập tòa án xét xử tội ác chiến tranh của chế độ cộng sản tại Việt Nam, để xem số người vô tội bị giết là lớn như thế nào?

bởi: Denmark từ: Denmark
09.08.2015 01:11
Sao không thấy ông Klimov nêu lên vấn đề tội ác của cộng sản mà cụ thể Liên Xô là đầu não đã giết chết 100 triệu người ???

bởi: Tư Lếu
09.08.2015 01:10
Nga không nói đùa đấy chứ? Nếu xảy ra, đảng cộng sản VN sẽ như kiến trên chảo nóng.

bởi: Bà Già Trầu
09.08.2015 00:53
Hãy lập tòa xét xử tội ác chiến tranh đi, có cả đại diện của VNCH cùng tham gia. Nên để cho toàn dân VN biết tỏ tường là kẻ nào đã gây tội ác cho VN và kẻ đó sẽ phải ra đi.

Không dám làm chứng tỏ vừa có tội vừa tháu cáy. Tôi ủng hộ.

bởi: Listener
09.08.2015 00:48
Trước hết tên thượng nghị sĩ này hãy kết án Các-Mác, Lê-nin, Stalin... về các tội ác diệt chủng đối với nhân loại cái đã!

bởi: ngoanhdung từ: ha nội
08.08.2015 23:53
Nga bị thiệt hại vì cấm vận quá lớn nên quẫn, hành xử bắt đầu rối loạn

bởi: NGUYỄN THIÊN TỬ từ: PHẦN LAN
08.08.2015 23:52
Xin cám ơn ông Andrei Klimov đã quan tâm tới vấn đề nầy và hy vọng với lòng chân thành của ông thì OSCE PA không những thông qua lập tòa án xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ tại VN mà còn phải lập tòa án xét xử tội ác chiến tranh của Mỹ tại Iraq và Libya mà đặc biệt là xét xử TỘI ÁC GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT của Mỹ tại Hiroshima và Nagasaki !

bởi: Nanashi
08.08.2015 23:29
Chẳng những ở Việt Nam mà phải có Nhật bị ăn 2 trái bom Atomic... ở Nam Tư... ở Trung Đông...

bởi: Phi
08.08.2015 23:26
Ông Andrei Klimov có cái chức Phó Trưởng ban Quan hệ Quốc tế Thượng viện của một nước Nga đơn độc không đủ khả năng để triệu tập một phiên tòa quốc tế.
Chuyện đảng Đảng Cộng sản Campuchia Khmer Đỏ diệt chủng cả triệu thường dân Campuchia đã hơn 40 năm mà tòa án LHQ cũng ầu ơ ví dầu, xử mãi mà không xong, nói chi đến chuyện chiến tranh giữa Mỹ và VN.
Quốc hội Liên bang Nga thừa nhận vụ cảnh sát Nga sát hại 22.000 sĩ quan và công dân Ba Lan ở rừng Katyn, gọi là Thảm sát Katyn năm 1940 do nhà lãnh đạo Josef Stalin ra lệnh. Có tòa án quốc tế nào rảnh rỗi để xử chuyện của Ba Lan với Nga đâu.
Tuổi trẻ online: Nga thừa nhận Stalin ra lệnh thảm sát Katyn
http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20101128/nga-thua-nhan-stalin-ra-lenh-tham-sat-katyn/413231.html

bởi: Luu Kang từ: USA
08.08.2015 23:14
- Có cho kẹo VC cũng không giám làm lúc này

bởi: Thai le từ: Usa
08.08.2015 23:10
Phải rồi, nên lập toà án quốc tế tại Việt Nam để xét xử tội ác diệt chũng dã man như giụt mìn xe đò,pháo kích trường học Cai lậy, thảm sát Mậu thân ở Huế,xa hơn cải cách ruộng đất và biết bao nhiêu chuyện đấu tố khắc mọi miền đất nước. Từ đia phương sẽ cung cấp chứng cớ.Xin tất cả người dân hưởng ứng.

bởi: Sát Thát
08.08.2015 23:09
Trùm mafia putin đòi xử người khác tội giết người???Hehehe...

bởi: Lê Nin Mác từ: Moskva
08.08.2015 23:05
Ủng hộ ý kiến của ông Andrei Klimov nên lập một tòa án quốc tế để nêu ra các tội ác mà Mỹ, Nga, Trung Cộng gây ra cho nhân loại của thế kỷ 20. Phải tìm cho ra những nguyên nhân và hệ quả của tội ác. Trước hết là phải nói đến chủ nghĩa cộng sản của Mác, mà những người thực hiện là Lên Nin, và một số lảnh tụ ở Đông Âu, còn châu Á thì phải kể đến Mao Trạch Động và một số lảnh tụ khác. Phải tìm cho ra ai là người đưa chủ nghĩa cộng sản đi gây tai họa cho nước khác, để rồi mới có sự can thiệp của Mỹ và đồng minh với Mỹ để có tội ác chiến tranh? Người phạm tội ác chiến tranh phải đi đôi với người gây ra chiến tranh. Nếu không có Hồng quân Liên xô, thì Động Âu làm gì có cộng sản để có tội ác chiến tranh? Nếu không có Hồng vệ binh của Mao thì làm gì có tội ác chiến tranh, kể cả giết đồng chí của họ? Nếu không có sự xúi dục của Trung Cộng, thì Pôn Pốt đâu có giết mấy triệu người ở Campuchia? Không biết trong Hồng quân Liên Xô ngày trước có sự tham gia của Andrei Klimov không? Pu Tin tình báo thì có rồi? Vậy cũng phải đưa Pu Tin ra nữa chứ?

bởi: Thống Khổ từ: Lưu vong
08.08.2015 23:03
Nếu có một toà án như thế thì cũng tố luôn tội ác của CSVN:
Quốc Dân Đảng bằng cách bán đứng họ cho quân đội Pháp đánh diệt.
Cải cách ruộng đất ở miền Bắc giết chết hàng ngàn người và cướp tài sản của họ.
Cấu kết với chế độ CS tàn bàn chuyên bỏ bao bố ném xuống sông những ai không theo Việt Minh.
Tàn sát hàng ngàn người dân vô tội trong vụ thảm sát tại Huế.
Vi phạm hiệp định Paris cưỡng chiếm miền Nam bằng vũ lực.
Vi phạm luật tù binh sau khi chiến tranh kết thúc đã trả thù, bỏ tù công chức và binh sĩ VNCH dưới hình thức cải tạo.
Công An của CSVN tổ chức bán bãi cho người dân vượt biển, tổ chức cho người Việt gốc Hoa ra đi bán chính thức thu vàng khiến cho hàng trăm ngàn người chết trên biển cả và trút gánh nặng thuyền nhân Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc và các nước tự do gánh vác.
Cho đến nay chính quyền CSVN tiếp tục vi phạm nhân quyền đối với nhân dân VN cả nước, kể cả đàn áp những đảng viên CS phản tỉnh muốn trở lại tư do dân chủ cho nhân dân VN.

Còn nữa CS ở Nga cũng đã phạm bao nhiêu tội ác đối với nhân dân họ và cộng đồng quốc tế, đem CNCS là chủ nghĩa mang rợ chuyên cướp của, giết người, cướp chính quyền và trấn áp nhiều người để được độc quyền cai trị.

bởi: Oklahoman
08.08.2015 23:02
1. Chuyện của Nga tiêu diệt hàng triệu người dưới thời Stalin tính sau đây?
2. Chuyện Nga và Tàu tiếp sức cho CSVN chôn sống và tử hình hàng vạn người trong tết Mậu Thân tính sao đây?
3. Chuyện war crimes của Soviet Union Red Army đối với các chủng tộc thiểu số thế giới đều biết và có đăng trên en.wikipedia.org. Tính sao đây?
Nga đã từng và vẫn còn hiếu chiến không lo phát triển kinh tế cho dân nhờ thật đáng tiết. Ông Klimov nên về trùm mền mà suy nghĩ lại cho thế giới nhờ với.

bởi: Steve từ: US
08.08.2015 22:59
Chiến tranh nào mà không có hiện diện của tội ác. Lúc chiến tranh VN còn đang diễn tiến mà người ta còn chưa làm được điều này huống chi là bây giờ. Lý do gì khiến người Nga muốn hâm nóng một vấn đề đã cũ?

bởi: PQN từ: US
08.08.2015 22:42
Trong bat cu mot conflict nao, cac ben lien he deu co nhung li le chinh dang, va cung gay ra nhung toi ac. Lap Toa an de xet xu, chi la nhung tro choi chinh tri, gay mau thuan va them han thu. Tot hon la anh dung “put your nose in my home”. Va cung tot hon het la quen di moi han thu.

bởi: Quang
08.08.2015 22:41
Ủng hộ Nga. Nên có một tòa án xét xử tội ác chiến tranh, tội ác chống nhân loại, không chỉ cho riêng Mỹ mà cả Nga Sô với vụ làm chết đói máy triệu người Uknraine, vụ rừng Katyn, vụ MH17...Xử luôn bọn khựa với vụ cách mạng văn hóa, đại nhảy vọt...Xử luôn Hồ Quang vụ cải cách ruộng đất, Mậu Thân và cuộc chiến nam bắc làm chết 4 triệu người Việt cho chủ nghĩa bành trướng của cộng sản Nga Tàu,
Putin là một tên cộng sản thay đổi màu da nhưng bản chất vẫn thù vặt, hèn hạ như tất cả loài cộng sản ký sinh khác trên cơ thể xã hội.

bởi: linh
08.08.2015 22:28
Các phan cuồng chống cộng và phe sùng bái mỹ,hay phe tay sai của mỹ vào nhận hàng nè....có lẽ trong các người sẽ có người phải ra tòa

bởi: HOÀNG KỲ(NPCN)Btn
08.08.2015 21:55
Chuyện khôi hài.Nếu ngài Andrei Klimov muốn đưa MỸ ra tòa án QT về cái gọi là tội ác của Mỹ trong Chiến tranh VN,thì Mỹ cũng có đủ bằng chứng rằng NGA vào thời XÔ VIẾT cũng là kẻ dính líu hỗ trợ miền Bắc súng đạn gây ra hàng triệu người vong mạng,nếu đổ tội cho MỸ thì cũng nên lôi cổ các lãnh đạo CS ra,kể cả nhân vật HCM,và MỸ dựng bức tường nạn nhân bị CS sát hại ngay tại nước Mỹ thì họ ngán gì một chính khách hoang tưởng như ngài Andrei Klimov,và nước NGA dưới thời tên đồ tể Stalin cũng giết hại hàng chục triệu dân nga,hoặc giả những vụ giết hại hàng ngàn sĩ quan BA LAN thì cũng nên đưa nước NGA ra tòa án quốc tế chứ.
Trong mối bang giao càng ngày càng liên kết giữa CSVN và HK,liệu CSVN có dám ra tòa QT theo lời kêu gọi của NGA,kể cả cung cấp tài liệu mà CSVN cho là MỸ giết hại,những người VN ngã xuống trên mảnh đất bất hạnh,đều có mặt viên đạn AK-47,và M-16 đấy thưa ngài.
Cái mặc cảm,thù vặt vì NGA hiện nay đã mất sức mạnh chi phối thế giới.Đây là cái tự ti của một PUTIN ĐỒNG NÁT,một tên lái súng cuồng ngạo,nhưng không đạt nổi tham vọng,một tên Độc tài mang máu lạnh CS,mang tâm địa của Mật vụ KGB,và những chiêu chính trị bẩn thỉu chỉ có thể có trong Chế độ do Đảng CS lãnh đạo.
Thế giới cũng đang chờ NGA đưa MỸ ra tòa,không ngờ nước NGA dưới sự lãnh đạo của Putin,lại phải làm cái bung xung giùm Trung Quốc để mà kiếm ăn.
Đưa MỸ ra tòa án chiến tranh,quan tòa là TQ? kẻ cũng giết hại hàng chục triệu người TQ dưới thời MAO.Lôi chúng ra tòa án quốc tế luôn,nếu NGA có thể làm.
Khôi hài!

bởi: Truong từ: USA
08.08.2015 21:50
Ô.Dân biểu Klimov chắc rảnh lắm hay sao.? Nu'ó'c Nga đang cần nhiều sụ' đầu tu' của các nhà Lập pháp để giụ't dậy nền kinh tế đang hấp hối đó Ô.Klimov có biết không.? Ông đù'ng nghĩ làm đạo diễn cho một cuốn phim mà chu'a chiếu đã biết không có khán giả vổ tay, trù' phi CSVN bỏ tiền ra tài trọ', để Ô.Klimov làm đạo diễn.

bởi: Nguyen phan huong lan từ: HCM
08.08.2015 21:38
Nhớ rủ Trung quốc với nha, cho có bạn.

bởi: bixino
08.08.2015 21:21
Nên như thế! 
bởi: Pu ngốc từ: saigon
08.08.2015 21:13
Ok. Vậy thì cũng nên đưa Liên Xô ( Nga) ra trước tòa án quốc tế về những tội ác mà họ đã gây ra đối với các nước Đông Âu và các nước Cộng hòa trong Liên bang Xô viết. Ví dụ như vụ thảm sát gần 30 ngàn người ở Ba Lan.

bởi: John từ: Michigan
08.08.2015 21:09
Hai nước đang hàn gắng vết thương chiến tranh. Còn Nga thì cào lại vết thương cũ của người khác. Vì lý do gì? Chính trị bẩn.
 

Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam?

11 Tháng 5 2008 - Cập nhật 19h25 GMT
Lê Quỳnh
BBC Việt ngữ

Lá thư mật Nixon và quan hệ Việt - Mỹ

Sau khi hai bên ký kết Hiệp định ngừng bắn ở Paris năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã viết một lá thư mật gửi Thủ tướng Bắc Việt Phạm Văn Đồng, hứa với Hà Nội 3.25 tỉ đôla viện trợ tái thiết sau khi chiến tranh kết thúc.
Lá thư này sau đó đã trở thành một trong các trở ngại chính, bên cạnh vấn đề người Mỹ mất tích, khi hai nước có một số động thái tìm cách phục hồi quan hệ sau 1975.
Sự ra đời của lá thư
Tổng thống Johnson là người đầu tiên đề cập khả năng viện trợ sau chiến tranh cho Việt Nam vào tháng Tư 1965, nhưng Hà Nội không trả lời. Năm 1969, trong một diễn văn tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Nixon cũng nhắc tới vấn đề này. Nhưng vấn đề chỉ trở thành chính thức vào ngày ký Hiệp định Paris tháng Giêng 1973, khi Lê Đức Thọ đòi có cam kết từ phía Mỹ.
Sau ba tiếng tranh cãi, Henry Kissinger đề nghị dùng viện trợ để đổi lấy giải trình của Hà Nội về tù binh Mỹ tại Lào. Kissinger cũng đề xuất dùng cuộc họp sắp diễn ra tại Hà Nội trong tháng Hai để bàn về chi tiết cam kết.
Ngày 1 tháng Hai, Nixon viết lá thư gửi cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Phía Việt Nam đã đòi là không dùng sự thông qua của Quốc hội làm điều kiện cho cam kết viện trợ. Mẹo của Kissinger là không đưa chi tiết này vào phần chính lá thư, nhưng lại đặt nó vào phần phụ lục, theo đó, cam kết “sẽ được thực hiện bởi mỗi bên theo các điều khoản hiến pháp của mỗi nước.” Trong hồi ký của mình, Kissinger kể lại: “Chúng tôi ‘thỏa hiệp’ bằng cách nêu sự cần thiết có sự thông qua của Quốc hội ở một trang riêng, được gửi đồng thời và có cùng sức nặng.”
Khi đến Hà Nội từ 10 đến 13 tháng Hai, Kissinger đã trao cho Phạm Văn Đồng lá thư của Nixon. Mặc dù Kissinger nhấn mạnh đến yếu tố Quốc hội, nhưng như những sự kiện về sau cho thấy, Hà Nội tin rằng Quốc hội chỉ là cái cớ để Mỹ từ chối chi tiền. Những người Cộng sản, hoạt động trong một văn hóa chính trị khác, không thể hiểu nổi làm sao Quốc hội Mỹ lại có thể từ chối cấp vài tỉ đôla trong khi Washington dễ dàng đổ hàng trăm tỉ đôla vào miền Nam Việt Nam trong thời chiến.
Nỗ lực ngoại giao thời hậu chiến
Tháng 12 năm 1975, lần đầu tiên từ khi chiến tranh kết thúc, một phái đoàn dân biểu Mỹ đến Hà Nội, do Dân biểu Gillespie “Sonny” Montgomery dẫn đầu. Khi phía Mỹ đặt câu hỏi về sự tồn tại của những cam kết viện trợ mật từ phía Mỹ, họ đã ngạc nhiên khi Việt Nam tiết lộ lá thư của Nixon gửi Phạm Văn Đồng ngày 1-2-1973, chưa đầy hai tuần sau lễ ký Hiệp định Paris. Trong thư, Nixon hứa sẽ có 4.75 tỉ đôla viện trợ tái thiết, gồm 3.25 tỉ viện trợ kinh tế và 1.5 tỉ viện trợ thực phẩm và hàng hóa.
Hoàn toàn bất ngờ, Montgomery, sau khi quay về Mỹ, có cuộc điện đàm với Nixon ngày 2-2-1976. Sau đó ông báo cáo là “chương trình tái thiết, vốn đã được xem xét từ nhiều năm, phụ thuộc vào phía Việt Nam tuân thủ Hiệp định Hòa bình Paris và vào sự thông qua của quốc hội.” Vì lý do nào đó, chính phủ của Tổng thống Ford không công bố nội dung lá thư cho quốc hội.
Một chuyến thăm Hà Nội của Thượng Nghị sĩ George McGovern, nhằm đánh giá khả năng phục hồi quan hệ, diễn ra từ 15 đến 17 tháng Giêng 1976. Phái đoàn Mỹ một lần nữa được cho biết về lá thư của Nixon. Thủ tướng Đồng nhấn mạnh “khoản tiền cụ thể không được nhắc trong Hiệp định Paris, nhưng đây là vấn đề danh dự, trách nhiệm và lương tâm.”
Trong báo cáo gửi quốc hội sau khi trở về từ Hà Nội, McGovern khuyến nghị dỡ bỏ cấm vận, cho Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc và bình thường hóa quan hệ. Mặc dù McGovern không đòi làm rõ câu hỏi về khoản tiền 4.75 tỉ đôla, nhưng ông nói “ban đầu chúng ta nên thể hiện là chúng ta sẵn sàng gia nhập cùng các nước ít nhất là bằng một chương trình viện trợ khiêm tốn.”
Tổng thống Ford vẫn không chịu công bố nội dung lá thư của Nixon cho quốc hội. Ngày 17-4 năm 1976, báo Nhân Dân ở Hà Nội đăng trích đoạn lá thư Nixon trong một phần chiến dịch công kích sự lạnh nhạt của chính quyền Ford. Có điều, truyền thông nước ngoài khi ấy không tường thuật gì về chi tiết này, khiến nó không có chút tiếng vang tại Washington. Tháng Bảy năm đó, trong phiên điều trần trước Ủy ban Montgomery (tên tắt của Ủy ban Quốc hội về người Mất tích ở Đông Nam Á), trợ lý ngoại trưởng về Đông Á – Thái Bình Dương Philip Habib giải thích việc giữ kín lá thư Nixon không phải là để nhánh hành pháp thọc gậy sau lưng Quốc hội mà là điều cần thiết để đạt được nỗ lực hòa bình tại Đông Dương. Sự giải thích này có vẻ làm hài lòng Ủy ban, và phải gần một năm sau, lá thư Nixon mới trở thành tài liệu lớn tác động tiêu cực đến quan hệ tương lai giữa hai nước.
Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ cuối năm 1976 mang lại chiến thắng cho Jimmy Carter của đảng Dân chủ, trước Gerald Ford. Trong những tháng đầu sau khi nhậm chức tổng thống, Carter có vẻ sẵn sàng làm hòa với Việt Nam. Tháng Ba năm 1977, một phái bộ Mỹ sang Việt Nam, với trưởng đoàn là Leonard Woodcock, chủ tịch nghiệp đoàn công nhân các hãng xe hơi.
Báo cáo của Woodcock sau khi về từ Hà Nội tạo cho Tổng thống Carter cảm giác (sai lệch) rằng Hà Nội đã bỏ lập trường xem viện trợ kinh tế là điều kiện tiên quyết trước khi nối lại quan hệ. Cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ được tổ chức tại Paris trong hai ngày 3 và 4 tháng Năm 1977. Dẫn đầu phái đoàn Mỹ là Richard Holbrooke, người bắt đầu sự nghiệp ngoại giao bằng bốn năm ở Việt Nam (1962-66). Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền dẫn đầu.
Washington tỏ ra lạc quan về triển vọng cuộc họp tại Paris. Bình luận về cuộc họp sắp diễn ra, Tổng thống Carter, nói vào tháng Tư, rằng ông sẽ “hăng hái” vận động cho Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc và bình thường hóa quan hệ nếu Việt Nam “hành động có thiện chí.”
Trong ngày đầu cuộc họp tại Paris, Holbrooke hồ hởi nói với Phan Hiền: “Ngài thứ trưởng, ta hãy bỏ qua những vấn đề gây chia rẽ. Ta hãy ra ngoài và cùng tuyên bố với báo giới là chúng ta đã quyết định bình thường hóa quan hệ.” Nhưng ông Hiền từ chối, khẳng định Mỹ trước hết phải cam kết giúp tái thiết Việt Nam như nội dung lá thư của Nixon và hiệp định Paris. Như cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ, có mặt trong cuộc họp với tư cách vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ, tiết lộ trong hồi ký, Bộ Chính trị ở Hà Nội đã chỉ thị phải đòi giải quyết cả ba vấn đề: “ta và Mỹ bình thường hoá quan hệ (bao gồm cả việc bỏ cấm vận và lập quan hệ ngoại giao đầy đủ), ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3.2 tỷ đô-la cho Việt Nam như đã hứa hẹn trước đây.” Nhưng Holbrooke, trước đó đã nhận chỉ thị tìm kiếm sự khôi phục ngoại giao vô điều kiện, bác bỏ yêu cầu của Việt Nam, nói rằng cả Quốc hội và chính phủ Mỹ sẽ không đồng ý vấn đề viện trợ.
Công bố lá thư
Hai bên đồng ý tạm hoãn cuộc họp để Holbrooke quay về xin chỉ thị từ Washington. Nhưng khi phát biểu với báo chí, Phan Hiền lần đầu tiên khẳng định công khai là Hà Nội vẫn kiên quyết đòi hỏi có viện trợ, ngược hẳn tuyên bố của Carter sau chuyến đi của Woodcock rằng Hà Nội đã bỏ vấn đề này.
Tiết lộ của Phan Hiền đưa ra đúng lúc đang có cuộc tranh luận ở Quốc hội Mỹ về dự luật cấp 1.7 tỉ đôla cho viện trợ hải ngoại. Trong cuộc họp của Hạ viện ngày 4 tháng Năm, dân biểu Cộng hòa John Ashbrook đòi có biện pháp cấm Bộ Ngoại giao có thêm nhượng bộ với Việt Nam. Chỉ sau 10 phút tranh luận, Hạ viện Mỹ bỏ phiếu cấm có bất kỳ viện trợ nào cho Việt Nam. Dự luật do Ashbrook bảo trợ (HR 6689) cấm cả việc thương lượng về “bồi thường, viện trợ hay mọi hình thức chi trả khác”.
Hai hôm sau, ngày 6 tháng Năm, báo Nhân Dân cho đăng trích đoạn thư của Nixon và lá thư trả lời của Phạm Văn Đồng. Cũng trong số báo này là bài viết lên án rằng sự từ chối thực hiện lời hứa của Nixon đã “chà đạp” luật pháp quốc tế.
Lần này, việc Hà Nội công bố trích đoạn lá thư gây ra sóng gió ở Đồi Capitol. Lester L. Wolff, tân chủ tịch Phân ban Hạ viện về châu Á – Thái Bình Dương, dọa đưa Nixon ra tòa nếu cựu tổng thống không xuất trình lá thư. Nixon gửi cho Wolff một lá thư đề ngày 14 tháng Năm, nhấn mạnh: “Không có bất kỳ cam kết nào, dù là đạo đức hay pháp lý, để cung cấp bất kỳ viện trợ nào cho chính phủ Hà Nội.”
Ngày 19 tháng Năm, trước sức ép của Wolff, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố toàn văn lá thư mật năm 1973 của Nixon. Đây cũng là ngày phát đi cuộc trò chuyện thứ ba trong loạt phỏng vấn truyền hình giữa nhà báo David Frost và Richard Nixon. Cựu tổng thống đã dùng cơ hội này để biện bạch ông đã cảnh báo Hà Nội vào ngày 12 tháng Hai 1973 là việc cấp viện trợ kinh tế phụ thuộc vào việc Bắc Việt nghiêm túc thực thi hiệp định hòa bình và vào sự thông qua của Quốc hội Mỹ.
Hai ngày sau, Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức công bố trọn vẹn nội dung thư của Nixon, cùng trả lời của Phạm Văn Đồng. Trong cái nhìn của Hà Nội, việc công bố toàn văn, cũng như những lần hé lộ văn bản lá thư trước đó, là cách buộc Hoa Kỳ thực thi trách nhiệm. Tuy nhiên, nó cũng chứng tỏ Hà Nội không hiểu được những đổi thay trong dư luận cũng như chính trường Mỹ sau 1975. Trong những năm chiến tranh, Hà Nội có thể tận dụng cảm tình của phong trào phản chiến quốc tế - trong khi giờ đây, Việt Nam chỉ là một trong vô vàn các nước Thế giới thứ Ba có tiếng nói yếu ớt. Trong những năm chiến tranh, Quốc hội Mỹ là một định chế phóng khoáng đối lập với nhánh hành pháp bảo thủ; nhưng sau cuộc chiến Việt Nam, cán cân giữa hai nhánh lập pháp và hành pháp quay ngược hẳn. Cam kết của một tổng thống đã mất hết uy tín lại càng bị xem như một sai lầm, một cam kết không giá trị.
Ảnh hưởng của Brzezinski
Vòng hai hội đàm Mỹ - Việt diễn ra trong hai ngày 2 và 3 tháng Sáu tại sứ quán Mỹ ở Paris. Không khí giờ đây hoàn toàn đổi khác: Việt Nam bị Mỹ nhìn với con mắt nghi kỵ. Sau vòng hai, Phan Hiền bay về Hà Nội xin cấp trên mềm dẻo hơn, nhưng không được chấp thuận.
Zbigniew Brzezinski, ngày càng gây ảnh hưởng lên Carter ở cương vị cố vấn an ninh quốc gia, lấy ưu tiên là việc làm thân với Bắc Kinh, và xem Việt Nam là lá bài để khuấy động mâu thuẫn Trung – Xô.
Cùng lúc đó, căng thẳng biên giới với Campuchia và sự bất mãn gia tăng của Hà Nội đối với Bắc Kinh đẩy Hà Nội ngả về phía Moscow. Trong tháng Năm và tháng Sáu 1977, Phạm Văn Đồng thăm Liên Xô. Đàm phán thất bại với Mỹ và dấu hiệu làm thân giữa Washington và Bắc Kinh, tiêu biểu là chuyến thăm của Ngoại trưởng Vance đến Bắc Kinh trong tháng Tám, đưa Liên Xô trở thành giải pháp để đối chọi với đe dọa từ Trung Quốc.
Dù bị quốc hội phê phán vì cuộc hội đàm với Việt Nam ở Paris, Tổng thống Carter giữ lời hứa không ngăn chặn tấm vé gia nhập Liên Hiệp Quốc của Hà Nội vào tháng Chín năm 1977. Và chỉ vài ngày sau khi vào LHQ, Việt Nam giao cho phía Mỹ 22 bộ hài cốt quân nhân Mỹ. Tình hình vẫn nhùng nhằng giữa sự thù nghịch và động thái ve vuốt.
Vòng ba hội đàm Mỹ - Việt tại Paris tháng 12-1977 cũng không khá hơn. Holbrooke đề xuất khả năng lập Phòng quyền lợi tại thủ đô hai nước. Điều này tương tự việc Trung Quốc đồng ý cho mở Phòng quyền lợi của Mỹ tại Bắc Kinh năm 1973. Và vào tháng Sáu 1978, Cuba cũng đồng ý với ý tưởng này của Mỹ. Nhưng đoàn Việt Nam bác bỏ, khẳng định Hà Nội “sẽ không bao giờ làm cái việc mà Trung Quốc đã làm.”
Ở đây để lộ ra tâm trạng say men chiến thắng của ban lãnh đạo Hà Nội thời hậu chiến. Đề nghị của Mỹ chứng tỏ Washington đặt Việt Nam cùng hàng ngũ với Cuba, tức những quốc gia vệ tinh cộng sản khá quan trọng với Mỹ về chiến lược. Nhưng Việt Nam lại so sánh mình với Trung Quốc, tin rằng cả hai cùng đáng kể như nhau trong mắt người Mỹ.
Chuyến thăm Trung Quốc tháng Năm 1978 của Brzezinski đánh dấu việc Mỹ chọn con đường bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Nó cũng chứng tỏ cán cân quyền lực về đối ngoại đã chuyển từ Bộ Ngoại giao sang Hội đồng An ninh Quốc gia – dẫn tới sự từ chức của Ngoại trưởng Cyrus Vance tháng Tư năm 1980. Brzezinski đặt xung đột Việt Nam – Campuchia trong xung đột lớn hơn giữa Liên Xô và Trung Quốc. Vì thế, quanh câu hỏi làm thân với Hà Nội, Brzezinski thừa nhận “tôi…liên tục nói với tổng thống là một hành động như thế sẽ bị Trung Quốc diễn giải là động thái ‘thân Xô, chống Trung.”
Quân cờ giữa Mỹ - Xô – Trung
Việt Nam đề nghị có thêm vòng đàm phán khác trong tháng Tám 1978 tại Paris, nhưng giữa lúc đang căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh, Mỹ từ chối đề nghị này và muốn có hình thức họp kín đáo hơn. Đến tháng Chín 1978, các cuộc gặp bí mật giữa Mỹ và Việt Nam diễn ra tại New York bên lề phiên họp của Liên Hiệp Quốc.
Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, lần này chính thức rút bỏ đòi hỏi Mỹ bồi thường – viện trợ 3.25 tỷ đôla. Đoàn Việt Nam hy vọng có thể ký kết thỏa thuận trong tuần đầu của tháng Mười khi Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh đang ở New York.
Nhưng Holbrooke từ chối đưa ra ngày cụ thể, nói rằng có thể sẽ họp thêm sau bầu cử quốc hội ngày 7-11. Nguyễn Cơ Thạch ở lại Mỹ cho đến ngày 20-10, nhưng cũng ra về mà không nhận được tin từ phía Mỹ. Trần Quang Cơ, người tiếp tục ở lại New York, cho biết vào ngày 30-11, Robert Oakley, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, trả lời ông: “Mỹ không thay đổi lập trường bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, nhưng phải chậm lại vì cần làm rõ 3 vấn đề Campuchia, Hiệp ước Việt-Xô và vấn đề người di tản Việt Nam.”
Mỹ và Trung Quốc chính thức phục hồi quan hệ ngoại giao vào ngày đầu tiên của năm 1979. Ngày 7-1, quân đội Việt Nam tiến vào thủ đô Phnom Penh. Một tháng sau đó, nổ ra cuộc chiến biên giới Việt – Trung. Cũng từ đây, khả năng bình thường hóa quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam phụ thuộc vào vấn đề Campuchia, một vấn đề còn tồn đọng cho tới đầu thập niên 1990.
...................................................................................
Tài liệu tham khảo:
Zbigniew Brzezinski, Power and Principle: Memoirs of the National Security Advisor 1977-1981 (1983)
Nayan Chanda, Brother Enemy: The War After the War (1988)
Trần Quang Cơ, Hồi ức và Suy nghĩ (2003)
Henry Kissinger, Years of Upheaval (1982)

Nguồn :http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/story/2008/05/printable/080511_nixon_secret_letter.shtml
 =====     =====

Đàm phán về bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ thường xuyên lâm vào thế bế tắc vì nhiều vấn đề, trong đó có bồi thường chiến tranh, người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA)… Năm 1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng cam kết “bồi thường” 3,25 tỷ USD cho Việt Nam

Ông Lê Đức Thọ (trái) và ông Henry Kissinger tại Paris cuối tháng 1/1973. Ảnh: AP

Ông Phan Doãn Nam, thư ký của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch thời kỳ Việt Nam và Mỹ đang đàm phán Hiệp định Paris, kể lại những câu chuyện liên quan quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ, trong đó có vấn đề bồi thường chiến tranh và MIA.

Nhà máy thép không thành

“Quá khứ không dễ quên, nhất là khi bị in hằn bởi những vết sẹo do chiến tranh để lại nhưng với tư duy luôn hướng về phía trước, Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang nỗ lực rất nhiều để vượt lên trên quá khứ và định hình quan hệ tương lai”.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại  giao
Phạm Bình Minh
Ông Nam kể, năm 1973, phía Việt Nam muốn nhận tiền bồi thường chiến tranh để xây dựng nhà máy thép 3 triệu tấn; phía Mỹ đồng ý thương lượng về vấn đề này, nhưng không gọi là bồi thường chiến tranh, mà là khoản đóng góp vào quá trình tái thiết Việt Nam. Phía Việt Nam lúc đầu đưa ra con số 5 tỷ USD, sau thương lượng thì rút xuống 3,25 tỷ USD. Tháng 2/1973, Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi thư cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng với nội dung Mỹ sẽ trả khoản tiền 3,25 tỷ USD.

Ông Nam nói rằng, lúc đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam đang tập trung ký cho xong Hiệp định Paris, nên không phân tích kỹ một câu gần cuối thư có nội dung hai bên sẽ thực hiện thỏa thuận ghi trong thư đúng theo hiến pháp của mỗi nước. Theo ông Nam, chính câu này trở thành cớ để Mỹ sau đó không thực hiện cam kết trả 3,25 tỷ USD; vấn đề bồi thường nếu đưa ra Quốc hội Mỹ chắc chắn không được thông qua vì Quốc hội Mỹ hồi đó chống đối Việt Nam. Báo chí Mỹ về sau đưa tin, tác giả của câu đó chính là ông Henry Kissinger (cố vấn của Tổng thống Mỹ Richard Nixon, sau trở thành Ngoại trưởng), ông Nam nói.

Ông Phan Doãn Nam (từng là Thư ký/Trợ lý của Thứ trưởng/Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch) trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong. Ảnh: Trúc Quỳnh

Trước đó, đoàn đại diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) vẫn tư vấn cho Việt Nam cách chia nhỏ nhà máy thép công suất lớn thành nhiều nhà máy công suất nhỏ để tránh bị Quốc hội Mỹ gạt bỏ nếu cho rằng Việt Nam sản xuất nhiều thép để tiếp tục chiến tranh. Đoàn của USAID còn đưa ra yêu cầu tiền bồi thường phải được dùng để mua hàng của Mỹ và vận chuyển bằng tàu Mỹ, chứ không được trả bằng tiền mặt. Sau mấy tháng làm việc và tư vấn cho Việt Nam, đoàn này về nước và không hồi âm gì, ông Nam kể.

Ông Nam nói rằng, sau đó, Việt Nam mới nhận ra Mỹ chỉ muốn thăm dò xem nước ta có thực sự muốn xây dựng lại đất nước hay tiếp tục chiến tranh. Nhân có dòng chữ cuối thư mà phía Mỹ không đề cập chuyện viện trợ 3,25 tỷ USD nữa. Năm 1975, Mỹ cho rằng Việt Nam không thi hành Hiệp định Paris nên cũng không thực hiện cam kết của họ, trong đó có khoản bồi thường chiến tranh, ông Nam nói. Những cuộc đàm phán sau đó về bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ bế tắc vì nhiều vấn đề, trong đó có bồi thường chiến tranh, MIA… Thời gian đó, Mỹ luôn cho rằng, Việt Nam giữ lại hài cốt lính Mỹ và giấu tù binh Mỹ. Từ năm 1977 đến 1978, Việt Nam có ba cuộc thương lượng với Mỹ về bình thường hóa quan hệ, nhưng đều bế tắc vì hai vấn đề này, ông Nam kể. Sau đó, các cuộc đàm phán còn bị ảnh hưởng khi Trung Quốc chủ động thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ông nói. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter hồi đó không chống Việt Nam, nhưng cho rằng thời cơ đến thì bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc trước, sau đó với Việt Nam.

Về vấn đề MIA, Việt Nam đã nỗ lực giải quyết vấn đề tìm kiếm, trao trả nhiều hài cốt cho Mỹ. Phía Việt Nam phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, thậm chí thương vong trong quá trình đi tìm hài cốt lính Mỹ. Ông Nam kể rằng, một người bạn ông làm việc ở Bộ Ngoại giao đã tử nạn khi có mặt trên chiếc máy bay bị nổ trên đường đi tìm hài cốt Mỹ. Năm 1989, vợ chồng Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang Việt Nam được mời ra tận thực địa để chứng kiến việc tìm kiếm hài cốt lính Mỹ khó khăn như thế nào. Ông Nam kể, phía ta nói với phía Mỹ rằng, Việt Nam còn có hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu chiến sĩ hy sinh trong chiến tranh chưa nhận dạng được, chưa biết mồ mả ở đâu; phía Mỹ dần dần hiểu ra rằng Việt Nam cũng đau lắm. Đến năm 1989, Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia, xóa bỏ trở ngại cuối cùng trong tiến trình đàm phán. Đại sứ Mỹ lúc đó tuyên bố sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Việt Nam.

Henry Kissinger: Chúng tôi kính phục các ông

Ông Nam nói rằng, trong quá trình đàm phán bình thường hóa quan hệ, thái độ của phía Việt Nam rất nghiêm túc, biết “đánh đúng chỗ họ cần”, và được phía Mỹ đánh giá cao. Là người tham gia quá trình đàm phán Hiệp định Paris, ông Nam kể lại câu chuyện sau 5 năm đàm phán ở Paris, buổi cuối cùng vào tháng 1/1973, đoàn Việt Nam mời cơm thân mật đoàn Mỹ. Ông Lê Đức Thọ trong bữa đó đã hỏi ông Henry Kissinger nghĩ sao về đoàn Việt Nam. “Không phải là người thân Việt Nam, nhưng Kissinger đã nói rằng, chuyện các ông chiến đấu oanh liệt là không ai chối cãi. Nhưng nếu các ông chỉ gan dạ, anh dũng thì chúng tôi cũng dễ đối phó. Nhưng đằng này các ông còn rất khôn ngoan, mưu lược, nên 5 năm nay chúng tôi phải đấu với các ông không phải dễ. Chúng tôi rất kính phục các ông”, ông Nam kể.

Sau khi ký Hiệp định Paris, Mỹ vẫn không đồng ý Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, nhưng Tổng thống Nixon nói rằng, Mỹ sẽ không bao giờ xem Việt Nam là kẻ thù, và trong thời gian chưa bình thường hóa quan hệ, sẽ không công nhận bất kỳ chính phủ lưu vong nào chống lại chính phủ Việt Nam, ông Nam cho biết.

Ông Nam cho rằng, Việt Nam và Mỹ từng có không ít cơ hội để có thể “chơi” với nhau từ rất sớm. Ông kể, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã tổ chức năm cuộc hội thảo tại Việt Nam và một hội thảo ở Ý để tìm ra trong quan hệ Việt - Mỹ có cơ hội nào bị bỏ lỡ. Sau khi Việt Nam độc lập, Bác Hồ gửi thư cho Tổng thống Mỹ Harry Truman. Chiến tranh Lạnh khi đó chưa đến, và Tổng thống Truman vẫn nói ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc. Bác Hồ tin tưởng như vậy nên mới gửi thư cho Tổng thống Truman, nhưng ông này không trả lời, ông Nam kể. Bản thân ông McNamara ít nhất 7 lần đề nghị chính phủ Mỹ đàm phán, nhưng cũng bị bỏ qua…

Quan hệ Việt - Mỹ đang phát triển thuận lợi

Trong bức thư gửi Tổng thống Truman ngày 16/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục tiêu của Việt Nam là “độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ”. Người cũng khẳng định Việt Nam “sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới”. Thế giới ngày nay đang vận động rất nhanh, đòi hỏi hai nước không được phép bỏ lỡ những cơ hội lịch sử như những giai đoạn trước, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định. Chặng đường 20 năm qua, nhất là từ khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện tháng 7/2013, đã chỉ ra rằng, hòa bình và thịnh vượng ở Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung có nhiều điều kiện được duy trì hơn khi quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ phát triển thuận lợi; quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phù hợp với lợi ích chung của tất cả các nước trong khu vực, Phó Thủ tướng khẳng định.

Trúc Quỳnh - Tiền Phong
 
Nguồn :http://newsvietkieu.blogspot.com/2015/07/tai-sao-my-khong-boi-thuong-chien-tranh.html

Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015

Ông Alan Lowenthal với việc trùng tu nghĩa trang quân đội Biên Hòa

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-08-07
 
zmail.rfa.org-600.jpg
Dân biểu Alan Lowenthal đến thăm Nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa tháng 5/2015
 
Dân biểu Hoa Kỳ, ông Alan Lowenthal, là người rất quan tâm đến công việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, từng gởi văn thư với 18 chữ ký của đồng viện để yêu cầu Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc Phòng Mỹ nêu vấn đề  Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị bỏ phế với chính quyền Việt Nam.
Vận động trùng tu nghĩa trang
Trong chuyến đi làm việc tại Việt Nam hồi tháng Năm vừa qua, ông đã ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Trở về Mỹ ông đã họp với VAF Sáng Hội Mỹ Việt, là tổ chức đang vận động công cuộc  trùng tu Nghĩa Trang Quân Đợi Biên Hòa bao năm nay, rồi tiếp đó  lại có cuộc họp liên quan khác với VAF và đại sứ Mỹ tại Việt Nam là ông Ted Osius. Trả lời bài phỏng vấn do Thanh Trúc thực hiện, dân biểu Alan Lowenthal cho biết:
"Thực tế tôi nghĩ đã có một ít tiến triển khá tích cực, thế nhưng tôi không tin chắc rằng chính quyền Việt Nam sẽ đáp ứng yêu cầu cũng như chịu hợp tác với VAF trong vấn đề trùng tu, nâng cấp, thay đổi hiện trạng của Nghĩa Trang Biên Hòa, đưa nơi này trở về nguyên trạng  một nghĩa trang quốc gia  cần  được chăm sóc và cần được bảo tồn.
Chính vì VAF chủ động tìm đến và nhờ tôi giúp đỡ mà tôi đã thực hiện chuyến đi Việt Nam để nói rằng Việt Nam nên hàn gắn và chứng tỏ sự hiểu biết bằng cách chung tay với VAF để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, trả nó về vị trí một nghĩa trang quốc gia. Việt Nam cần nhìn ra tầm quan trọng của nghĩa trang này đối với cộng đồng người Việt bên ngoài, cần biết một khi cho trùng tu và nâng cấp nghĩa trang này tức là thực hiện được sự hàn gắn tích cực và đáng hãnh diện."
Thanh Trúc: Ông dân biểu vừa sử dụng từ gọi là “nghĩa trang quốc gia”, xin phép được nhắc là đối với chính phủ Việt Nam từ “national cemetery” không thể được áp dụng đối với Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi an táng 16.000 tử sĩ miền Nam trong cuộc chiến.
DB Lowenthal: Đó là vấn đề. Nếu tôi nhớ không lầm, hồi năm 2006 chính quyền Việt Nam đã đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bằng một cái tên khác trong mục đích dân sự hóa nó, đặt nó dưới sự quản lý của Ủy Ban Nhân Dân  tỉnh Bình Dương.
Điều đáng trách là chính quyền địa phương Bình Dương khởi sự cắt xén, bán bớt những khoảng đất trong nghĩa trang này bất kể chính phủ trung ương nói rằng sẽ làm việc với VAF và có thể cho VAF trùng tu nghĩa trang như VAF đã yêu cầu và đã vận động. Chính quyền Bình Dương không muốn Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hiện hữu, không muốn giúp đỡ cũng không muốn cấp giấy phép trùng tu cho VAF.
Vậy khi tôi nói nghĩa trang quốc gia có nghĩa là Việt Nam nên để cho VAF được trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa qua công việc có tầm cấp quốc gia chứ không phải công việc trong  tầm cấp địa phương hay trong tầm cấp một nghĩa dịa dân sự. Lý do là vì theo tôi thì chính quyền địa phương Bình Dương không có thiện chí và không cho phép thực hiện một công việc vừa nhân đạo vừa có tính cách hàn gắn những vết thương chiến tranh còn tồn tại đến giờ.
Thanh Trúc: Thưa ông dân biểu Lowenthal, khi ghé thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, nay là nghĩa trang Bình An, ông có nhìn thấy tình trạng hoang tàn đổ nát nơi đó như trong những bức ảnh mà VAF đã chụp và đưa cho ông coi?
DB Lowenthal: Đúng là rất khó để tìm thấy cái mình muốn thấy, nhưng cũng dễ dàng nhận ra là nơi đó chẳng có ai quan tâm, chẳng có ai chăm sóc. Tôi nghĩ nếu được trùng tu thì đây là một nơi đáng cho những người trở về đến viếng thăm và cho họ cái cảm giác được chào đón  trở lại. Đáng tiếc chính phủ Việt Nam không muốn  thực hiện nghĩa cử đó, không muốnchứng tỏ thiện chí cởi mở, thay đổi tư duy trong việc tôn trọng nhân quyền của người đã chết qua việc cho VAF quyền được trùng tu nghĩa trang này một cách chính thức.
Chính phủ VN không giữ lời
Thanh Trúc: Thưa ông, trong lúc gặp gỡ và làm việc với viên chức chính phủ Việt Nam, ý kiến của ông về việc cần thiết phải trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa được phản hồi như thế nào?
zmail.rfa-400.jpg
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osious và dân biểu Alan Lowenthal trong một buổi họp mặt với cộng đồng VN tại California
DB Lowenthal: Có, tôi có làm điều đó vì một ngày sau khi thăm viếng nghĩa trang, tôi và hai đồng viện đã bay ra Hà Nội và đã gặp các vị lãnh đạo trong chính phủ. Đó cũng là thời điểm chúng tôi muốn thảo luận liên quan chuyện  Việt Nam gia nhập Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP .
Trong lúc hai đồng viện của tôi, dân biểu Salmon và dân biểu Emmers, ủng hộ ý kiến cho Việt Nam vào TPP thì tôi trong tư cách người hướng dẫn  đã phát biểu rằng tôi không thuận cho Việt Nam vào TPP trừ khi nào Hà Nội thay đổi chính sách nhân quyền cứng rắn mà trước nhất là phải cộng tác phải để cho những cựu chiến binh trong VAF ở ngoài được trở về để trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa,  nơi 16.000 đồng đội của họ đã nằm xuống trong cuộc chiến.
Các viên chức chính phủ đều nói sẽ làm nhưng họ đã không giữ lời hứa. Họ không giữ lời thì tôi cũng không bỏ phiếu cho họ vào TPP. Thế nhưng sắp tới  có một vòng biểu quyết TPP nữa, tôi sẽ cố gắng trong khả năng của mình để thuyết phục đồng viện giữ quan điểm là Việt Nam phải thay đổi phải tôn trọng nhân quyền trước, phải giúp VAF trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, phải chấm dứt chuyện gây khó dễ dân chúng vân vân ...  rồi mới tính được chuyện vào TPP.
Theo tôi hiểu chí ít thì phó thủ tướng Việt Nam và thứ trưởng Sơn (Bộ Ngoại Giao) đã nói được cho việc trùng tu, thế nhưng chính quyền địa phương (Bình Dương) chẳng những không chịu cấp giấy phép cho VAF mà còn ngưng lại mọi kế hoạch hợp tác trong việc này. Đó là vấn đề.
Thanh Trúc: Thưa ông, hôm 12 tháng Bảy, trong cuộc họp tiếp theo giữa ông với đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Ted Osius, và đại diện VAF, ông đại sứ có ủng hộ việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa không và có hứa sẽ làm gì không?
DB Lowenthal: Có hai điều. Khi nghe VAF nói là hiện có nhiều hộ gia đình đang sống trong nghĩa trang, ông đại sứ cho rằng dời những người này rất khó vì chừng như họ mua đất trong nghĩa trang mà chính quyền địa phương đã cắt xén để bán cho họ. Ông đại sứ hứa ông sẽ cố gắng tìm cách giải quyết chuyện vừa nói.
Điểm thứ hai, khi nghe nói về việc tìm kiếm hài cốt tù cải tạo chết trong những trại tập trung trước kia,  ông đại sứ cho rằng đây là công việc vô cùng quan trọng và ông sẽ bằng mọi cách giúp người thân trong nước hoặc bên ngoài có phương tiện tìm kiếm, xét nghiệm DNA để  nhận dạng, mang hài cốt ra khỏi nước để an táng hoặc là đưa vào chôn cất và lập mộ ngay tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang cần được trùng tu này.
Thanh Trúc: Xin cảm ơn dân  biểu Alan Lowenthal và thời giờ của ông cho bài phỏng vấn này. 

Viếng Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, 40 năm sau chiến tranh 

https://youtu.be/tf9z7HoGvjU 

 Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-should-allow-the-restoration-of-bh-cemetary-as-promised-tt-08072015121029.html

TIN NÓNG !!! Mỹ đưa quân đội và vũ khí hạng nặng vào 8 căn cứ tại Biển Đông

 t

 Thêm 2 ảnh mới
 TIN NÓNG !!! Mỹ đưa quân đội và vũ khí hạng nặng vào 8 căn cứ tại Biển Đông

Mỹ đưa quân đội và vũ khí hạng nặng vào 8 căn cứ tại Biển Đông

Nguồn tin từ RFI tiết lộ, Hoa Kỳ chính thức yêu cầu Phillipines về việc ĐƯA QUÂN ĐỘI VÀ VŨ KHÍ HẠNG NẶNG CỦA MỸ VÀO 8 CĂN CỨ QUÂN SỰ ở Philippines.
Danh sách các căn cứ đã được xác định:
– 4 căn cứ trên đảo chính Luzon.
– 2 căn cứ khác trên đảo Cebu.
– 2 căn cứ trên đảo Palawan ở miền Tây Philippines, nằm gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp tại Biển Đông.
Theo hãng tin Reuters, các vũ khí hạng nạng bao g ồ m:
– Tàu khu trục nguyên tử tàng hình hiện đại.
– Máy bay tàng hình ném bom nguyên tử .
– Máy bay chiến đấu tàng hình siêu tối tân .
Trong cùng diễn biến “nóng” này, tờ Nguyệt San “Lợi Ích Quốc Gia” của Mỹ ngày 23/4 / 2015 đưa tin rằng :
KHÔNG QUÂN MỸ TUYÊN BỐ TẬP TRUNG TẤT CẢ MÁY BAY NÉM BOM HẠNG NẶNG VÀO BỘ TƯ LỆNH TẤN CÔNG TOÀN CẦU để đối phó với Trung Quốc
Một trong những lý do khiến Mỹ ào ạt đổ quân vào Đông Nam Á vì Trung Quốc sẽ đưa các máy bay đánh bom hạng nặng ra Hoàng Sa và Trường Sa tại các địa điểm:
– Bãi đá Chữ Thập (Trường Sa): Trung Quốc đã hoàn thành đường băng dài hơn 1.300m. Hiện họ đang tiếp tục xây dựng thêm để kéo dài đường băng đạt mức 3.110m.
– Đảo Phú Lâm (Hoàng Sa): Nó đang mở rộng đường băng dài 2.300m hiện tại để thành đường băng dài 3.000m.
Không ngồi chờ Trung Quốc triển khai hỏa lực, Mỹ đã chính thức bao vây Trung Quốc bằng cách tung quân đội và vũ khí hạng nặng trước vào những cứ điểm quan trọng ở biển Đông trước khi trận hải chiến có thể xảy ra....
Liệu chiến tranh thế giới đã khởi đầu , bắt đầu để giải quyết mọi vấn đề trong bối cảnh các bên , các phe không thể nào “thương lượng kiểu hòa bình & nhân nhượng” như hiện nay ??
(Nguồn: Reuters & RFI)
FB Trương Văn Khoa 
 
Tướng 1 sao
 
Sau khi kết hợp được các nước Á Đông, Mỹ ra đòn yêu cầu Trung Cộng dẹp các đường bay cũng như những xây dựng nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa thì hay biết mây?!
Reply With Quote
 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=35199

TÂM THƯ C̉UA TH̉U TƯỚNG ĐÀO MINH QUÂN TỪ SA MẠC ADELANTO

 
 Loan Nguyen
Loan Nguyen

TÂM THƯ C̉UA TH̉U TƯỚNG ĐÀO MINH QUÂN TỪ SA MẠC ADELANTO

Ṭu Nghĩa Đường ṭai sa mạc Adelanto, nơi Thủ Tướng Đào Minh Quân thiền ṭinh.
XIN PHÉP QUỐC DÂN THÀNH LẬP NỘI CÁC

Tụ Nghĩa Đường, sa mạc Adelanto

3 giờ sáng ngày 18 tháng 11 năm 2014,

Nhằm ngày 26 tháng 9 năm Giáp Ngọ.

Kính thưa Quốc Tổ Hùng Vương! Kính thưa Mẹ Việt Nam!

Kính thưa Hồn Thiêng Sông Núi!

Kính thưa Vong Linh của Anh Hùng Tử Sĩ Việt Nam!

Kính thưa Vong Linh của Anh Hùng Đồng Minh tử chiến vì VN!

Kính thưa những vị lãnh đạo các nước Tự Do!

Kính thưa qúi bậc Quốc Lão, Trưởng Thượng!

Thưa qúi Anh Thư, Hào Kiệt, Thức Giả Việt Nam!

Thưa qúi Chiến Hữu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thân thương!

Cùng qúi Anh Chị Em cán binh Bộ Đội Nhân Dân Việt Nam chung dòng máu!

Thưa Các Em, các Cháu Thế Hệ Anh Hùng Việt Nam đang lớn lên!



Kính thưa Quốc Dân đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước!

Kính thưa Quốc Tổ và Mẹ Việt Nam!

Chúng con, Đào Minh Quân và các chiến hữu Anh Thư, Hào Kiệt của Quốc Gia Việt Nam, một số lớn đang phục vụ trong Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời (CPQGVNLT), xin khấu đầu chịu tội với Tổ Quốc vì đã gần 40 năm, mà chúng con chưa giải thể được tà quyền Cộng Sản, chưa Lấy Lại Đất Tổ - Không Làm Khổ Dân,như đã thề quyết trước Bàn Thờ Tổ Quốc ngày 16 tháng 02 năm 1991.

Kính thưa Mẹ Việt Nam!

Tuy chúng con đã tận dụng tâm sức và trí tuệ của mỗi người để cố gắng đạt được một số THÀNH TỰU CĂN BẢN. Xin được kể ra, không phải để phô trương thành tích, mà chỉ chân thành dâng lên Tổ Quốc Việt Nam trước ngày cuối năm và để nhắc nhớ nhau rằng: CHÚNG TA CÒN CÓ MỘT ĐẤT NƯỚC TANG THƯƠNG ĐANG BỊ THỐNG TRỊ TRONG TAY LOÀI QỦI ĐỎ CỘNG SẢN. Nên ngay bây giờ, ngay tức khắc, phải cùng nhau hợp quần để cứu giúp quê hương, hầu việc cho dân:

1- Chúng ta đã thành lập được một Chính Phủ Quốc Gia Lưu Vong Hợp Pháp nơi xứ người và đã nhận được những Công Hàm trao đổi với những vị lãnh đạo anh minh, cao cấp nhất của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ như Tổng Thống, Ngoại Trưởng và những vị Dân Biểu khả kính.

2- Đã đưa ra chiến dịch ký tên đạp mặt Hồ Chí Minh để phân định giữa Quốc Gia và Cộng Sản.

3- Đã lột trần được âm mưu của Tầu Cộng giả tráo tên gián điệp Hồ Chí Minh thay cho Nguyễn Ái Quốc tức Nguyễn Tất Thành đã bị chết cháy tại Hồng Kông năm 1930. Sự kiện này đã bẻ gẫy âm mưu Cộng Sản muốn xin UNESCO tuyên dương Hồ Chí Minh là danh nhân Thế Giới ngày 19-05-1990 tại Liên Hiệp Quốc. Việt Cộng và Tầu Cộng đã không dám trình ra dấu lăn tay cuả kẻ có LÝ LỊCH MỜ ÁM đang chôn tại Ba Đình là Hồ Chí Minh, để so với dấu tay trong thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc, mà bản sao do Sở Liêm Phóng (Pháp) còn lưu trữ. Từ đó cho đến nay, cả khối Cộng Sản đành thua bại, chịu câm miệng.

Hiện nay, CPQGVNLT đòi hỏi CSVN phải DNA xác Hồ Chí Minh đang nằm tại Ba Đình để chứng minh sự thật. Vì hắn là người Tầu không phải là người Việt, không phải là con của Cụ Nguyễn Sinh Sắc, cha đẻ của Ông Nguyễn Ái Quốc, tức Nguyễn Tất Thành đã bị chết cháy tại Hồng Kông từ năm 1930.

Biện pháp này cũng nhằm triệt tiêu âm mưu DIỆT CHỦNG THÂM ĐỘC CỦA TẦU CỘNG, DÙNG NGƯỜI VIỆT GIẾT NGƯỜI VIỆT, khiến cho chúng ta phải chịu cảnh nồi da xáo thịt, anh em tương tàn trong suốt một thế kỷ qua.

Đây cũng là một đòn chí tử để dẹp bỏ chủ nghĩa Cộng Sản trên quê hương Việt Nam bằng cách nghiệm chứng khoa học, mà Cộng Sản không thể chối cãi về nguồn gốc và tội ác diệt chủng, chống nhân loại của tên Hồ Chí Minh và tập đoàn CS.

Dù có chút thành tựu, nhưng CPQGVNLT vẫn chưa hoàn toàn nhổ tận gốc rễ Chủ Nghiã Ma Qủy Cộng Sản trên quê hương nên lòng còn trăn trở, dạ vẫn xót xa. Cầu khẩn Thượng Đế, Trời Phật và Mẹ Việt Nam giúp cho chúng con thêm trí tuệ, khôn ngoan hơn, trong sách lược giải thể Cộng Sản bằng tình thương Đại Đoàn Kết, chứ không bằng bạo lực oán thù.

Kính thưa Hồn Thiêng Sông Núi!

Tổ Quốc Việt Nam, Đất Nước Việt Nam vẫn còn đây, chỉ bị Cộng Sản tạm chiếm. Hồn Thiêng Sông Núi vẫn còn đấy. Nhân dân Việt Nam vẫn không ngừng sinh sản. Cho dù một số cháu gái đã bị bắt, bán rẻ cho ngoại nhân mua dâm, bị ép bức sinh đẻ con cháu cho họ. Nhưng dòng máu của Mẹ Việt Nam vẫn tồn tại trong huyết quản các cháu “Con Lai” chờ ngày phục hưng Sông Núi.

Kính thưa Vong Linh của Anh Hùng Tử Sĩ Trận Vong Việt Nam,

Không những liệt vị đã hy sinh nơi chiến trường, chốn lao tù, mà kể cả những người nông dân hiền hòa đã bị Việt Minh “xỏ-xâu-thọc-cổ-họng thả trôi sông”, những đồng bào di cư lánh nạn, người người vượt biển, vượt biên bị CSVN rượt bắn giết trên đường tìm tự do, kể cả trẻ em bị loạn pháo của Cộng Nô, những thai nhi do mẹ bị CS hiếp dâm đẻ ra phải cắn răng quăng xác con vào thùng rác, những nạn nhân bị chôn sống do thủ đoạn “giết lầm hơn bỏ sót” của tên gián điệp Tầu Cộng Hồ Chí Minh và tay sai Việt Cộng khủng bố, sát hại: Tất cả đều là Anh Hùng Tử Sĩ Trận Vong Việt Nam. Xin hãy tiếp tục phù trợ cho Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời hoàn thành đại nghiệp giải cứu quê hương thoát họa Cộng Sản.

Kính thưa Vong Linh của Anh Hùng Đồng Minh tử chiến vì VN!

Qúy vị đã hy sinh chết để bảo vệ Đất Nước của chính qúy vị là cao cả. Nhưng nhìn xa trông rộng, vì thương người thân đơn thế cô như Việt Nam, qúy vị đã hy sinh sự sống đầy đủ tại nước nhà, để đến Quốc Gia chúng tôi, chịu dầm mưa giãi nắng, sống cam khổ trong đầm lầy bùn hôi đầy vắt, đỉa hút máu và muỗi mòng sốt rét, để hy sinh chết cho sự tự do của kẻ khác, lại càng cao cả hơn. Là người Việt Nam, chúng tôi tôn vinh hồn thiêng cao thượng của qúi vị. Để không uổng phí xương máu đã đổ ra trên quê hương Việt Nam, xin hãy tiếp tục hỗ trợ phù trì cho chúng tôi Lấy Lại Đất Tổ yêu qúi đó.

Kính thưa qúi vị lãnh đạo quân đội đồng minh hy sinh đóng góp công, của và sinh mạng của quốc dân mình với Chính Nghĩa ngăn chặn tà thuyết Cộng Sản bành trướng!

Sư đóng góp của qúi vị trong cuộc chiến và giúp cho đồng bào người Việt quốc gia chúng tôi có nơi tạm cư, tỵ nạn trên đất nước của qúi vị, muôn thuở được ghi ơn trong Thanh Sử Việt Nam.

Kính thưa qúi bậc Quốc Lão,Trưởng Thượng!

Qúi vị là những bậc cha, chú và là đàn anh của chúng tôi. Qúi vị đã sinh trưởng trước, khôn ngoan cao như ngọn Nam Sơn, mặn mà nhiều hơn muối Đông Hải, thâm sâu như Thái Bình Dương. Xin qúi vị gạt bỏ thường tình khác biệt, vì chúng ta có cùng một lý tưởng diệt tà Cộng. Mọi thành phần, lực lượng Quốc Gia Việt Nam tuy khác phương cách đấu tranh, nhưng đều là những Tản Lực rất đáng kể. Nay chúng tôi đã lập sẵn một Chính Phủ Danh Chính Ngôn Thuận tại Hoa Kỳ là Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời. Xin qúi vị trước khi tạ thế, hãy đứng ra làm một việc lưu danh muôn đời là kêu gọi mọi TẢN LỰC cùng TỤ CÔNG để giải trừ Tà Cộng.

Thưa qúi Anh Thư, Hào kiệt, Thức Giả Việt Nam!

Chúng tôi có tấm lòng, qúi vị cũng có tấm lòng, còn biết rõ rằng: Nếu để yên cho nhúm Việt Cộng, thì Tầu Cộng sẽ manh tâm chiếm luôn nước ta sát nhập vào Trung quốc. Hiện nay, Trung Hoa lục địa đã hoàn toàn nhuộm đỏ bởi cờ “Máu Người Trong Lửa Hỏa Ngục” (MNTLHN). Ngay Trung Hoa Quốc Gia (Đài Loan) từng là đồng minh của chúng ta, cũng yếm thế quay lưng, a tòng với Tầu Cộng để ăn cắp, chia dầu khí của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng CPQGVNLT đã chuẩn bị bước đấu tranh căn bản là dựa trên luật pháp quốc tế để đánh bại Cộng Sản tại Liên Hiệp Quốc, nhằm đòi lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cho nước ta mà không cần chinh chiến.

Do đó, khi Cộng Sản còn ngủ say trong chiến thắng cướp chính quyền, thì Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời (CPQGVNLT) được thành lập và đã tồn tại ¼ thế kỷ qua. Chỉ mong qúi vị đừng quên rằng: Cộng Sản đang thua bại, vì chúng đã nhiều lần muốn phi tang xác Hồ Chí Minh và hủy tro cốt của cụ Nguyễn Sinh Sắc đang chôn tại Đồng Tháp, mong xóa chứng tích để chạy tội. Nhưng thân thế Hồ Chí Minh là Tàu Cộng đã bị phơi bày. Nếu chúng phi tang là lậy ông con ở bụi này, tự nhận mình là hung thủ.

Thưa qúi Chiến Hữu QLVNCH!

Chúng ta đã từng là chiến hữu và chưa hề giải ngũ. Tuy quan điểm có khác nhau, ý kiến có bất đồng. Nhưng thiện chí và tâm huyết thì dãy đầy. Do đó, tôi mạo muội đứng ra thỉnh thị ý kiến chung để mưu cầu một giải pháp, mong đáp ứng được lòng dân và thích hợp với tình thế của đất nước.

Cuộc chiến đấu giải thể Cộng Sản vẫn tiếp diễn. Xin hãy mạnh mẽ tham gia CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI để KHÔI PHỤC SƠN HÀ - CỨU NGUY DÂN TỘC.

Cùng qúi anh-chị-em cán binh, bộ đội miền Bắc Việt Nam, cũng là đồng bào của chúng tôi!

Tuy CSVN đã thôn tính cả nước. Nhưng vẫn không thống nhất được lòng người. Lòng độc ác, gian tham của giới cầm quyền gần như không đáy, mà tài năng, đức độ của họ lại qúa giới hạn, khiến cho tình hình đất nước rối bời. Tiền có thể kiếm, tài có thể luyện. Nhưng khi niềm tin của nhân dân đặt lên lãnh đạo Cộng đảng và nhà cầm quyền Hà Nội đã mất, thì thật khó lòng niú kéo hay hồi phục được. Hơn thế nữa, sự chia rẽ, nhu nhược, tối tăm của các đầu sỏ CSVN đã biến guồng máy cai trị, trở thành một nhóm tham nhũng thối nát, HÈN VỚI GIẶC – ÁC VỚI DÂN, là cánh tay thô bạo để trấn áp dân chúng, không còn tư cách và khả năng để lãnh đạo đất nước.

Trước 1975, có lẽ các anh-chị-em rất căm ghét chúng tôi vì bị miệng lưỡi lươn lẹo của Hồ Chí Minh đổ lỗi cho Chính Phủ Quốc Gia làm miền Bắc nghèo khổ và vu cáo cho VNCH là kẻ rước Mỹ dầy xéo quê hương. Nay anh-chị-em đã thấy nước Mỹ như thế nào? Có phải chính anh-chị-em và thân nhân đã và đang tất bật tìm đủ mọi cách để rời bỏ bè lũ CS ra định cư nước ngoài, nhất là Hoa Kỳ? Anh-chị-em cũng nhìn thấy tận mắt nước Nhật đầu hàng Hoa Kỳ và bị chiếm đóng, nay đã được nước Mỹ giúp đỡ trở thành một đại cường quốc kinh tế ra sao? Các anh-chị-em cũng đã biết trước đây nước Trung Cộng nghèo khổ mạt rệp như thế nào? Họ từng bị chết đói 40 triệu người thời Mao Trạch Đông. Nhưng nhờ Tổng Thống Nixon và nước Mỹ cứu trợ từ thập niên 1970, mà ngày nay mới cường thịnh. Anh-chị-em cũng đã thấy “cờ máu do anh-chị-em đổ ra, bị vùi trong lửa địa ngục” làm uổng phí thời thanh xuân của mình cho Tầu Cộng lợi dụng tàn sát dân quân Việt Nam, chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, cướp Nam Quan, Bản Giốc và nhiều phần lãnh thổ Việt Nam chưa? Đó là không kể tài nguyên dầu khí của Việt Nam lớn hơn 72 lần của nước Ả Rập Kuwait, cũng đang bị Tầu Cộng cướp cạn. Muốn mau lấy lại mỏ dầu khí của nước ta, anh-chị-em hãy nghe lời kêu gọi SIÊU ĐOÀN KẾT của CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI để được góp công cùng thụ hưởng sự phồn vinh, phú cường ấy.

Anh- chị-em cũng nên cư xử tốt với những người từng là “đồng chí” của mình. Nhưng đã và đang phản tỉnh vùng lên đòi ĐỘC LẬP THẬT, TỰ DO THẬT, chứ không phải là cái giả trá theo kiểu “không có gì qúy hơn” của Hồ Chí Minh từng rêu rao, lừa phỉnh. Họ đang bị anh-chị-em giả mạo danh xưng là “luật pháp”, là “viện kiểm soát”, là “thẩm phán”, là “công an”… để bắt bớ, cầm tù với những bản án phi nhân, phi lý, rất bất công theo lệnh của bọn “lãnh đạo” đã định đoạt sẵn. Đây là thủ đoạn ác độc NÉM ĐÁ DẤU TAY, khiến anh-chị-em phải chịu trách nhiệm bị trừng phạt sau này, khi luật pháp quốc gia được chỉnh đốn, xét xử công minh.

Chắn chắn ngày mai đổi đời, một số lớn trong những người Cộng Sản Ly Khai này sẽ được tôi, Đào Minh Quân, Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời bổ nhiệm vào những chức vụ tương xứng trong Chính Phủ mới của Việt Nam, và có thể sẽ trở thành là “thủ trưởng”, là “lệnh trên” của anh chị em đấy.

Thưa các em, các cháu thế hệ anh hùng Việt Nam đang lớn lên!

Tôi cũng từng là người trẻ mang dòng máu Việt Nam, lớn lên từ cuộc chiến. Nhưng rất may mắn được huấn luyện rất kỹ để yêu nước thật, không như nhiều thanh thiếu niên Việt Nam khác đã bị tên Điệp Cộng Hồ Chí Minh gạt gẫm, phỉnh lừa phải chết từng sư đoàn trong chiến dịch “Lấy củi đậu nấu đậu” hoặc “Nồi da xáo thịt” của sách lược Tầu Cộng bành trướng.



Đời các em, các cháu còn dài. Hãy kiên trì học tập phân biệt ĐÚNG- SAI, CHÁNH-TÀ, có lòng đạo đức, biết yêu thương đồng bào, tôn trọng sự thật. Bởi “Duy Thật Lật Cộng”. Các em, cháu chắc chắn phải có tương lai xán lạn, và có thể trở thành những nhà lãnh đạo tài ba, sau khi chế độ tà quyền CSVN bị triệt tiêu.

Kính thưa đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước!

Tâm thư này làm sao có thể gói trọn hết Nghĩa Tình, công vụ bấy lâu. Xin kính cám ơn toàn thể qúy vị đã luôn luôn nhớ rằng: Chúng ta còn một Quốc Gia với Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ đầy Chính Nghĩa. Tuy đất nước đang bị kiềm toả trong tay kẻ diệt chủng Tầu Cộng. Chúng đã ngụy tạo và giả mạo là “nhà nước” Việt Nam. Nhưng trong niên kỷ mới này, thế giới đã làm chùn tay gian đảng tội ác bằng công pháp quốc tế. Nhân loại đã treo cổ nhiều kẻ cầm quyền nhẫn tâm giết người hằng loạt.

Nhà cầm quyền Tầu Cộng đã sợ, phải tự gán cho họ bản án treo trong vụ tàn nhẫn bắt bớ và tàn sát chính sinh viên của họ tại Thiên An Môn. Và mới đây, tại Hồng Kông, họ phải đổi kế sách rụt tay lại giả vờ nằm im trước sự bùng nổ phản kháng của giới trẻ và người dân Hồng Kông. Nhưng lại tiếp tục ra lệnh cho các tay sai như Dũng-Trọng-Sang và Quang-Thanh-Hải làm ngơ, chống báng lấy lệ để chúng gặm nhắm Hoàng Sa, Trường Sa, đất, đảo của nước ta từ từ lọt vào tay Tầu Cộng cho đến khi chúng chiếm cứ toàn bộ Việt Nam.

Tầu Cộng cũng đang tiếp tục đầu độc dân ta, rút rỉa dầu khí, cướp cá của ngư dân, chiếm đất, chiếm ruộng của nông dân, bắt vợ con và đàn bà Việt Nam đẻ con cho chúng. “Bô xít Tây Nguyên” chỉ là ngụy kế của Tầu Cộng giả đào mỏ Uranium. Nhưng để đưa quân đội ngụy trang là công nhân vào xâm lấn Việt Nam. Từ Nam Quan, Bản Giốc cho đến Minh Hải, Tầu Cộng đã giả đầu tư, du lịch để đưa quân đội giả mặc áo thường dân vào bủa vây, tìm cách thống trị đất nước ta. Chúng còn ác độc dựng lên 14 cái đập trên thượng nguồn sông Mê Kông để chặn hết nguồn cá và phù sa chảy vào sông Cửu Long phì nhiêu của ta, với ý đồ giết 100 triệu dân Việt-Miên-Lào bằng dịch đói.

Đồng bào Việt Nam đừng quên “Bước nhảy vọt” (1958-1961) của Mao Trạch Đông đã từng giết 40 triệu người dân Trung Hoa của ông ta bằng nạn thiếu lương thực. Ôi kể sao cho hết tội ác của loài qủy đỏ Cộng Sản Mao, Hồ và tay sai Dũng-Trọng-Sang-Quan-Thanh-Hải đã khiến bao người bị hy sinh, đau thương gục ngã trên quê hương, bị hành hạ, chết tức tưởi trong lao tù, bị vùi thân giữa rừng thẳm, biển sâu, bị phơi thây trên đất, trên đường liều chết vượt biên tìm sinh lộ, mong thoát nanh vuốt Cộng Sản?

Có khi nào chúng ta tự hỏi: Tại sao trong một đất nước Anh Hùng, có một qúa trình bất khuất chống ngoại xâm như Việt Nam, lại phải chấp nhận hiểm họa Cộng Sản một cách nhục nhã, ươn hèn, đớn đau, lâu dài như vậy hay không?

Chắc chắn là không! Không phải tại chúng ta thiếu can đảm, cũng chẳng phải do chúng ta không có khả năng và bản năng để đề kháng. Nhưng có lẽ bởi chúng ta chưa nhận diện rõ được BẠN -THÙ, chưa có lãnh đạo tâm đức, đúng tầm vóc và đúng mức, nên cả nước không thể tập hợp thành một sức mạnh tự chủ, có khôn ngoan và chín chắn để cứu nguy cho dân tộc. Cũng có thể do những lo sợ và yếm thế từ trong nội tại, từ trong thâm tâm của mỗi người, trước những khó khăn của nghịch cảnh, khiến chúng ta co cụm? Thêm vào đó, thời thế và những tính toán cho lợi nhỏ của cá nhân, của phe nhóm đã khiến nhiều người chùn bước và có khi lại dại dột trở thành tay sai, nô lệ bất đắc dĩ cho kẻ thù.

Nên nhận định rõ ràng rằng: Cộng Sản không phải là một khối cường địch. Nếu chúng vũ bảo tấn công chúng ta, tất nhiên toàn dân sẽ quả cảm vùng lên đánh bại kẻ thù ngay tức khắc. Lịch sử đã chứng minh sức chiến đấu của người Việt Nam là vô địch trước những cuộc xâm lăng của rợ Mông, Mán, Minh, Thanh, và thực dân.

Nhưng lũ CSVN không phải là ngoại địch. Chúng chỉ là một nhóm vi trùng (virus) cặn bã hung ác, dữ tợn, đầy gian xảo của người Việt đã từng bị xã hội đào thải. Nhưng do chúng biết đội lốt “lương thiện” và dùng thủ đoạn tàn nhẩn, thâm độc. Chúng lại biết co dãn, dùng âm mưu DỤ - DỖ - DỌA - DIỆT, rình rập, dò đoán đối tượng rồi tấn công như một đàn sói dữ phân tán bầy bò rừng, tạo sự tán loạn, chia rẽ, để rồi cùng nhào vào xẻ thịt từng con mồi. Chúng ta có muốn làm một đàn bò như thế chăng?

Chắc chắn là không! Như tôi đã từng trình bày nhiều lần: Tà thuyết Cộng Sản (CS) của ngoại nhân du nhập vào đất nước chúng ta, đáng lẽ đã bị cáo chung từ lâu rồi. Nhưng do dân ta ngộ nhận nuôi dưỡng, nên họa này mới còn tồn tại đến hôm nay. Chỉ có dân và cần người dân nhìn ra SỰ THẬT, thì CS phải tan rã. Tất cả những gì Cộng Sản tuyên truyền chỉ là giả tạo. Mớ tư tưởng pha trộn hỗn loạn của Mác-Xít đã bị phá sản, trở thành lạc hậu trước đà tiến bộ của nhân loại. Sự hoang tưởng cuồng dại đó chỉ còn là 1 qủa bóng, mà bất kỳ 1 cây kim nhỏ nào cũng có thể chọc thủng. Hình nộm CSVN và cái gọi là “nhà nước” CHXHCN/VN kia đều là sản phẩm của Hồ Chí Minh theo lệnh Tầu Cộng nặn ra. Hồ Chí Minh là người Tầu, không phải là người Việt Nam. Khi sự thật này được tỏ bày trước Diễn Đàn Liên Hiệp Quốc, sẽ chặt đứt gốc rễ của chủ nghĩa Cộng Sản trên quê hương thân yêu của chúng ta, mà không cần tốn phí qúa nhiều mồ hôi, xương máu.

Hơn thế nữa, sẽ vô hiệu hóa các hợp đồng phi pháp do gian đảng CS ký kết. Tất cả đều trở thành vô nghĩa và phi pháp. Do đó, đương nhiên chúng ta sẽ lấy lại được toàn bộ cương thổ, đất, đảo, tài nguyên phong phú và mỏ dầu khí khổng lồ trong thềm lục địa để cùng chia cho dân Việt thụ hưởng.

Việc tranh luận tại LHQ là nhiệm vụ của Chính Phủ QGVNLT. Còn sốt sắng ký tên ủng hộ Chính Phủ QGVNLT thay mặt cho nhân dân Việt Nam ra trước diễn đàn LHQ là việc của qúi đồng bào, qúi đồng hương và qúi Nhân Sĩ,Trí Thức, Hào Kiệt thật tâm yêu nước, không muốn bị Cộng Sản cai trị.

Dẫu biết thế! Nhưng hỡi ơi! Sao qúi vị đồng bào vẫn còn mơ màng đấu tranh theo từng nhóm nhỏ Tản Lực? Tuy ngày hôm nay Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời vẫn “thân đơn-thế cô” chỉ có vài trăm ngàn người. Nhưng lịch sử đã có trường hợp qua một đêm, có thể thay đổi cả một “cục diện chính trị”.

Như việc Trung Cộng thay thế chính quyền Đài Loan năm 1974 không cần một phát súng theo nhu cầu chiến lược của đồng minh, thì việc hạ bệ cái gọi là “Chính Phủ Cộng Hòa Chủ Nghĩa VN” tại Liên Hiệp Quốc để thay thế bằng một Chính Phủ Quốc Gia hợp pháp theo lòng dân mong muốn, phù hợp với cán cân quyền lợi và nhu cầu đổi mới của thế giới ngày nay, là điều đương nhiên có thể sảy ra. Chủ lực đó đang nằm trong tay của khối đông đảo trên 90 triệu đồng bào Việt Nam chúng ta, gồm 87 triệu trong và 4 triệu ngoài nước.

Với tư cách Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời, tôi sẵn sàng cùng phái đoàn Quốc Vụ Khanh đến Liên Hiệp Quốc cắm lá Cờ Vàng Chính Nghĩa Quốc Gia và tuyên bố một nội các mới thay thế đám tàn dư Cộng đảng Dũng-Sang-Trọng-Quan-Thanh-Hải.

Nội các SIÊU ĐOÀN KẾT này gồm có biết bao vị anh tài đang bị cầm tù trong nước, có đông đảo những trí giả Việt Nam khắp thế giới. Trong đó có sự kết hợp của những người đã từng theo đảng Cộng Sản, nhưng nay đã biết phản tỉnh tìm về với cội nguồn Dân Tộc. Đương nhiên qúi vị ấy được hưởng sự độ lượng, khoan hồng như Chủ Trương: Bỏ Cộng – Còn Việt và Đường Lối: Việt Không Giết Việt của CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI đã đề ra và tôi cam kết thi hành.

Sau khi tham dự Chương Trình Tân Dân Chủ, họ cũng được bảo toàn danh dự, sinh mạng và tài sản hợp pháp, hầu cùng toàn dân chung xây một đất nước Việt Nam an bình, tươi sang, giầu mạnh, không còn bóng ma Cộng Sản.

Làm được vậy mới không uổng công đức và tâm huyết của qúi vị và của Chính Phủ Quốc gia Việt Nam Lâm Thời đã bỏ ra bao năm trang trải, miệt mài tranh đấu, hy sinh hết Tâm-Trí-Vật-Lực của mình dâng hiến cho Tổ Quốc.

Dù tóc bạc không nản, thân đơn thế cô không màng, mọi sự đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc “Cách Mạng Cắm Cờ Vàng Tại LHQ” thành công vẻ vang, với sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân Việt Nam là Quốc Lệnh Khai Hỏa. Như sự phấn chấn của đồng bào Việt Nam đổ về Thủ Đô Tinh Thần của người Việt Tỵ Nạn từ các vùng phụ cận rất đông, để bầu Ban Đại Diện Cộng Đồng Nam Cali, để tham gia bầu cử thành công trong chính quyền Hoa Kỳ mới đây.

Chúng ta đã thêm nhiều vị dân cử toàn Hoa Kỳ, có ba (3) tân Thị Trưởng tại quận Cam và một (1) Thượng Nghĩ Sĩ tiểu bang Cali, đã tạo thêm một Tản Lực mà DÂN TRÍ ta đã tiến bộ bầu lên. Từ con số “vài ba cử tri” trước kia, nay đã cất cánh trên 20 ngàn vị. Với thành quả đó, cùng với Truyền Thông Yêu Nước và Yêu Đồng Bào Việt Nam, chắc chắn chúng ta sẽ phá bỏ “Bức Tường Bưng Bít” do bất cứ phe phái nào dựng lên.

Khi toàn thể Quốc Dân, Đồng Bào, Đồng Hương xuống đường cầm Quốc Kỳ cờ vàng rầm rộ, các ống kính của các hãng thông tấn quốc tế bất lương sẽ bị hạ đo ván tức khắc, khi họ thiếu hình ảnh so bì với hình ảnh của cuộc “CÁCH MẠNG CỜ VÀNG” tràn ngập khắp nơi đông đảo người dân Việt Nam ỦNG HỘ CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI của chúng ta.

Đó là ngày mà toàn dân, từ trong ra ngoài nước, từ các cụ già cho đến những thanh niên trai trẻ, kể cả phụ nữ và trẻ em, tất cả sẽ KHÔNG CÒN SỢ HÃI, mọi người đều phấn chấn, vùng lên, tràn ra đường xá, làm tê liệt những họng súng thù, bắt trói những tên Công An khu vực ác ôn, để LẤY LẠI ĐẤT TỔ, lấy lại QUYỀN LÀM CHỦ phố thị, xóm làng. TOÀN CÕI VIỆT NAM PHẢI THUỘC VỀ TOÀN DÂN VIỆT NAM.

Qúi vị có muốn vì Tổ Quốc mà chung lòng góp sức làm cuộc cách mạng “nhung”, một cuộc cách mạng “Cờ Vàng Chính Nghĩa”, với kế họach khoa học, tinh vi, nhẹ nhàng, với hệ thống liên lạc phôn tay văn minh, với thế giới ảo Internet nhiệm mầu đầy vinh quang này không?



Tòa Án Quốc Tế đang truy xử bọn Khờ Me Đỏ về tội ác diệt chủng. Do đó, những hành vi cướp của, cướp đất, chiếm nhà, giết người hàng loạt kiểu Pol Pốt, như bè lũ Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Hoàng Trung Hải đã cho đàn em khủng bố, trùm bao nylon, đập đầu sát hại nhân dân ta trước đây, chắc chắn không thể nào tránh khỏi bản án nặng nề, vì thời gian để họ chuyển hướng qui thuận CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI không còn bao lâu.

Những đầu sỏ CSVN phải hiểu rằng khi họ ra lệnh đánh đập một người dân là hành hung anh em của chúng ta.

- CS đã làm cho đất nước nghèo đói phải bán rẽ thân xác cho ngoại bang dày vò hay phải lao nô khắp nơi. Những người này đều là anh chị em của chúng ta.

- Khi CS hiếp dâm một phụ nữ Việt Nam là họ đã làm nhục mẹ, chị em của chúng ta.

- Khi họ cầm tù những nhà ái quốc là hãm hại tương lai của đất nước.

- CS đã bần cùng hóa nhân dân, họ đều là bà con ruột thịt của chúng ta.

- Các trẻ em phải lội nước, đu giây qua sông để đi học đều là con cháu thân yêu của chúng ta.

- Những cụ già bị CS cướp nhà kêu cứu là cha, chú của chúng ta.

- Những người đói rách lang thang đều là bà con, thân nhân của chúng ta.



Hồ sơ tội ác của 19 tên đầu sỏ CSVN bán nước, hại dân đã bị tôi nộp lên Tòa Hình Sự Quốc Tế. Họ sẽ bị phán quyết không thể nào chạy thoát.

Chế độ và cơ cấu tham nhũng, thối nát của CSVN đang mục rã. Xin phép Quốc Dân đồng bào để thành lập Nội Các. Đây là lúc chúng ta cùng nhau tham gia và ủng hộ Chính Phủ QGVNLT để mau sớm giải thể “nhà nước” CHXHCN và triệt tiêu đảng CSVN tay sai Tàu Cộng.

Hoa Kỳ và Liên Hiệp 28 Quốc Gia Châu Âu và các nước đồng minh với nhân dân Việt Nam sẳn sàng ủng hộ chúng ta. Nếu chần chư không cùng nhau hợp tác giúp dân, cứu nước thì lương tâm sẽ bị cắn rứt, dằn vặt trọn đời và con cháu mai sau sẽ nguyền rủa và không tha thứ cho chúng ta.

Hôm nay ngoài trời nổi gió, đêm sa mạc lạnh buốt chớm Đông, tôi vẫn còn đây chân thành cung kính viết những lời này để trình lên Quốc Dân Đồng bào, Anh Thư, Hào kiệt, Chí Sĩ Ái Quốc Việt Nam, trong và ngoài nước, mong qúi vị và anh chị em hãy bình tâm suy xét lại những lời chân tình này mà cho phép CPQGVNLT đứng ra thành lập Nội Các ĐỂ HẦU VIỆC CHO DÂN, triệt tiêu tà quyền Cộng Sản, LẤY LẠI ĐẤT TỔ – KHÔNG LÀM KHỔ DÂN.

Kính chào trân trọng.

Thủ Tướng Đào Minh Quân

Căn cứ tạm thời: 10800 Sierra Rd, Sa mạc Adelanto, Tiểu bang California.

Văn Phòng: One Park Plaza #600, Irvine, CA. 92614

Địa chỉ và emails để các Hội Đoàn, Đoàn Thể, Đảng Phái gởi chữ ký ủng hộ hay cùng tham gia với NỘI CÁC CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI:

P.O.Box 2807, Anaheim, CA. 92814

Điện thoại liên lạc: 760-523-3011

Emails:thutuong@cpqgvnlt.com, mail@chinhphuquocgia.com, laylaidatto@gmail.com, vptt@cpqgvnlt.com.


Nguồn:  https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10206115170749760&set=a.10206101881017525.1073741855.1577629832&type=1&theater

 * Ghi chú: Bài viết "
TÂM THƯ C̉UA TH̉U TƯỚNG ĐÀO MINH QUÂN TỪ SA MẠC ADELANTO " có tính cách tham khảo; không phản ánh quan điểm chính trị... của Cộng Đồng Người Việt Quốc gia và tập thể chiến hữu QL.VNCH.

           Huỳnh Mai St.8872
Cựu tù binh cải tạo Miền Nam/VNCH