michael nguyen . Cái hiệp định Paris này không phải hôm nay tôi mới
biết , mà tôi cũng đã suy nghĩ từ bao năm nay rồi . Chỉ có sách lược này
thì mới có thể đánh gục được cái DCSVN trên pháp lý khi mình tay không
tấc sắt bạn ạ . Tuy nhiên , vì tôi không thuộc thành phần trong bộ tham
mưu của CPQGVNLT nên tôi không dám khẳng định là ông ĐMQ dùng chiến lược
đó . Có một điều khi nghe ĐMQ nói là sẽ cùng Mỹ và Quốc Tế về lại VN
thì tôi chỉ đoán vậy mà thôi . Sách lược này đã làm cho CS phải run sợ
nếu như Quốc Tế mang ra mổ sẻ . Chính vì lẽ đó nên chúng mới huy động
tối đa lực lượng với những lời lẽ trơ trẽn nhất để nói ĐMQ là tự phong ,
tổ chức ma . Sau đó có nhiều bằng chứng đưa ra , chúng đổi chiến thuật
vu khống ông là CS trá hình . Điều đó vô tình chúng đã tự hại chúng .
Lời gian dối đó đã là bằng chứng cho sự xuyên tạc . Nếu như tổ chức này
không phải là đối tượng quan trọng thì sao chúng lại làm như thế ? Những
gì CPQGVNLT đưa ra chứng minh tuy trễ , nhưng lại là điều lợi thật lớn
lao bởi tất cả những kẻ xấu đã bị chường mặt ra , những xuyên tạc chúng
đã bị tác dụng ngược khiến ngươì dân tin tưởng ĐMQ hơn . Tôi có cảm
tưởng Trời đã phù hộ cho ĐMQ từ lâu nay và Trời sẽ phù trợ cho đất nước
và dân tộc VN . Tôi có cảm giác như thế . Chỉ có Hiệp định Paris mới
trước là tháo gông xiềng CS , sau là để xù những nợ nần mà DCSVN đã vay
mượn từ TQ . Đó là điều mà ĐMQ đã đưa ra chiến dịch đạp mặt HCM , và DMQ
đã nhấn mạnh nguồn gốc HCM chỉ là tên gián điệp ngươì Tàu . Điều đó rất
có lợi trên phương diện pháp lý nếu như xảy ra tranh tụng nợ nần cuả
DCSVN để lại . Không những thế mà còn có thể kiện ngược lại TQ đã cài
ngươì là tên Hồ Tập Chương phá nát Giang Sơn VN . Đó là cái nhìn cuả tôi
về ĐMQ . Sách lược thật tuyệt vời nên tôi ủng hộ . Đặt giả sử nếu như
đất nước có thoát ách CS mà không phụ thuộc bởi hiệp định Paris , do
chính phủ VNCH lâm thời đòi lại thì VN chỉ còn là bãi rác với đống nợ
nần chồng chất . Biển đảo , đất liền đã bị DCSVN dâng hiến cho Tàu Cộng
sẽ khó khăn để đòi lại . Thân ái . Nguồn: https://waymy0778.wordpress.com/2017/05/29/cai-hiep-dinh-paris/
Câu này là đặc biệt quan trọng trong sự thừa nhận của John
Kerry rằng ông ta đã gặp gỡ với các nhà lãnh đạo của cả hai phái đoàn
cộng sản vào hòa đàm Paris vào tháng Sáu năm 1970, trong đó có bà Bình,
bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ cách mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam
Việt Nam (PRG), còn được gọi là Việt Cộng. Hồ sơ của FBI từng ghi nhận
rằng Kerry sau đó đã trở lại Paris để gặp gỡ với phái đoàn cộng sản Bắc
Việt vào tháng Tám năm 1971, và cũng đã từng lên kế hoạch cho một chuyến
đi thứ ba vào tháng Mười Một.Trước khi phát hiện ra Thông tư
này, thì không có bằng chứng trực tiếp rằng Hà Nội đã thực sự chỉ đạo
các hoạt động của Phong Trào Phản Chiến ở Mỹ bằng cách truyền đạt các
mục tiêu và mong muốn của Hà Nội đến các lãnh đạo phong trào phản chiến
thông qua các chuyến thăm thường xuyên của họ đến Paris, mặc dù nhiều
nhà nghiên cứu đã khẳng định điều đó là xác thực. Những Phân tích sâu
hơn về các tài liệu này đã chứng minh tính đúng đắn của quan điểm cho
rằng bà Nguyễn Thị Bình đã sử dụng các cuộc gặp gỡ của y thị với John
Kerry ở Paris để hướng dẫn cho Kerry về phương cách mà ông và Hội Cựu
Chiến Binh Phản Chiến của Mỹ có thể làm tốt nhất vai trò của người đại
diện cho Hà Nội tại Hoa Kỳ. Vào mùa Xuân và mùa Hè năm 1971, một chiến
lược quan trọng của Hà Nội đã được xúc tiến gọi là Kế hoạch hòa bình Bảy
điểm của Nguyễn Thị Bình.
Kế hoạch này được xây dựng khéo léo để
buộc Tổng thống Nixon phải đưa ra một thời hạn để kết thúc cuộc chiến
tranh Việt Nam và rút hết quân đôi Mỹ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Theo kế
hoạch hòa bình 7 điểm của bà Bình, trở ngại duy nhất để Hà Nội đưa ra
thời hiệu phóng thích các tù nhân chiến tranh của Mỹ ấy là Tổng Thống
Nixon đã không sẵn sang đưa ra ngày giờ cụ thể cho việc rút quân. Tất
nhiên, việc chấp nhận một cách đầy đủ các điều khoản của Kế hoạch hòa
bình 7 điểm sẽ buộc chính phủ Hoa Kỳ phải thừa nhận bại trận và đầu
hàng, một sự đầu hàng nhục nhã bao gồm việc bồi thường chiến tranh cho
phía cộng sản Việt Nam như một là một sự thừa nhận trước công luận quốc
tế rằng Hoa Kỳ là kẻ xâm lược sai trái trong một cuộc chiến tranh phi
nghĩa.
Một phần của Thông tư có tiêu đề “CHUẨN BỊ CHO PHONG TRÀO
PHẢN CHIẾN MÙA THU 1971” đã làm rõ ràng tầm quan trọng của sự phát triển
kế hoạch hòa bình 7 điểm của bà Nguyễn Thị Bình mà cộng sản Việt Nam
đặt để trên phạm vi nước Mỹ đó là:
Đề nghị hòa bình bảy điểm của
Chính phủ cách mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam không chỉ giải
quyết vấn đề liên quan đến việc phóng thích các tù binh Mỹ mà còn thúc
đẩy người dân của tất cả các tầng lớp xã hội và thậm chí cả thân nhân
của phi công Mỹ bị giam giữ tại Miền Bắc Việt Nam tham gia phong trào
chống chiến tranh.
- Thông tư về các phong trào phản chiến ở Mỹ
cho thấy Chính phủ cách mạng lâm Nam Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam “SVN”,
tức là Việt Cộng còn Chính Phủ Bắc Việt, “NVN” tức là đề cập đến miền
Bắc Việt Nam.
Và một lần nữa, đã nhấn mạnh việc cộng sản Việt Nam
xem sự nối kết các hoạt động của phong trào phản chiến Mỹ, nền chính trị
Hoa Kỳ và nền chính trị tại Nam Việt Nam với nhau, như là mục tiêu tổng
quát của Kế hoạch hòa bình 7 điểm của Thị Bình có một tầm quan trọng
như thế nào:
Bè lũ Nixon - Thiệu bè lũ sẽ vô cùng lúng túng vì đề
nghị hòa bình bảy điểm được ủng hộ bởi các phong trào đấu tranh trên mặt
trận chính trị của các chính trị gia thuộc Chính Phủ Cách Mạnh Lâm Thời
Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và các phong trào phản chiến ở Mỹ. Vì vậy,
tất cả các địa phương, các đơn vị, các phân khu phải phổ biến rộng rãi
đề nghị hòa bình bảy điểm này, phải đẩy mạnh phong đấu tranh chính trị
của quần chúng nhân dân cả ở các thành phố cũng như ở các vùng nông
thôn, tận dụng lợi thế của các rối loạn và chia rẽ trong của phía đối
phương (Việt Nam Cộng Hòa) trong cuộc bầu cử Quốc hội và bầu cử Tổng
thống sắp tới. Các cơ quan đoàn thể phải phối hợp thành công hơn với các
phong trào phản chiến ở Mỹ để cô lập các phe nhóm Nixon - Thiệu.
- Thông tư về các phong trào phản chiến ở Mỹ. “RVN” nghĩa là Việt Nam Cộng Hòa, tức là chính quyền Miền Nam do Hoa Kỳ hậu thuẩn.
Cuối năm 1970, một Việt Cộng chiêu hồi đã mô tả lại một kế
hoạch mà cộng sản sử dụng những thành phần thân cộng ở Mỹ để vận động
các thành viên gia đình của tù binh Mỹ bị giam giữ ở Miền Bắc Việt Nam
cùng tham gia trong các phong trào phản chiến. Bản tóm tắt sau đây của
cuộc phỏng vấn các cán binh cộng sản hồi chánh đã được cung cấp cho Ủy
Ban Đối Ngoại Hạ Viện:
Cộng sản Việt Nam đã hoạch đinh một kế
hoạch tiếp tục những nỗ lực tuyên truyền, vận động của họ để giành sự
đồng tình của thế giới đối với họ và để thu hút càng nhiều những sự hỗ
trợ cho cuộc đấu tranh từ các nước khác của cộng sản càng tốt để tạo ra
một môi trường thuận lợi cho cộng sản Bắc Việt tại Hội nghị Paris về
chấm dứt chiến tranh và tái lập hòa bình cho Việt Nam.
Cộng sản
Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường các hoạt động phản chiến ở Mỹ, gây tình
trạng bất ổn trong nước, bằng các phong trào phản đối sự can thiệp của
Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam để tăng nhanh tiến trình triệt thoái
quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam và tạo ra áp lực sớm chấm dứt chiến tranh.
Nỗ
lực này sẽ được hướng trực tiếp đến các binh sỹ Hoa Kỳ Mỹ tại Việt Nam
để họ yêu sách với chính phủ Hoa Kỳ rằng họ phải được trở về nước và
được đoàn tụ với gia đình và vợ của của họ .
Cộng sản Việt Nam sẽ
nổ lực để tạo ra các dự thảo chống chiến tranh và thái độ chống chiến
tranh ở Mỹ bằng cách tổ chức các nhóm thân cộng tại Hoa Kỳ để các nhóm
đó liên lạc với các gia đình có con em đang chiến đấu ở Việt Nam và xúi
giục họ gọi con em bỏ ngủ về nước. Đồng thời, các băng nhóm thân cộng
tại Hoa Kỳ cũng sẽ được tổ chức để phân phối các dự thảo và truyền đơn
chống chiến tranh cho sinh viên và thanh niên Mỹ.
Vào ngày 01
tháng hai năm 1971, tại buổi điều tra của Winter Soldier ở Detroit, các
Cựu Chiến Binh Phản Chiến đã đưa ra lời tuyên bố của bà Virginia Warner,
mẹ của tù binh chiến tranh Jim Warner, đôn đốc Tổng thống Nixon phải
“kết thúc chiến tranh để các tù nhân chiến tranh có thể trở về nhà.” Jim
Warner đã cáo buộc chính John Kerry đã khai thác nỗi sợ hãi của mẹ mình
để có được lời tuyên bố đó.
Vào ngày 22 tháng bảy năm 1971, John
Kerry đã tổ chức một cuộc họp báo ở Washington DC, kêu gọi Tổng thống
Nixon chấp nhận kế hoạch hòa bình 7 điểm của Thị Bình. Tại cuộc họp báo
đó, bao quanh Kerry là vô sô vợ con các tù binh chiến tranh cùng cha mẹ
và anh chị em của họ được mời tham dự để quảng bá thông điệp của mình.
Sự kiện này được tường trình trên tờ Thời Báo New York vào ngày 23 Tháng
Bảy năm 1971 và trên tờ Thế Giới Cộng Sản Hàng Ngày vào hôm 24 tháng 7
năm 1971. Mỗi bài viết được đăng kè bức ảnh của Kerry được bao quanh bởi
các thành viên gia đình tù binh chiến tranh.
Việc John Kerry sử
dụng các gia đình tù binh chiến tranh trong hoạt động phản chiến đã trực
tiếp tạo ưu thế cộng sản Bắc Việt trong chương trình nghị sự tại Hòa
Đàm Paris như mô tả của cán binh cộng sản hồi chánh cũng như trong Thông
tư mới được phát hiện, cho thấy thị Bình đã đề nghị cùng một kế hoạch
hành động cho các nhà hoạt động phản chiến mà y thị đã từng gặp gỡ ở
Paris.
[Lưu ý: Một số gia đình tù binh chiến tranh đã được liên
lạc bởi một nhóm “giao liên” do Cora Weiss, con gái của tài nhà hổ trợ
tài chính cho đảng cộng sản, Samuel Rubin, lãnh đạo với những đề xuất là
sẽ giúp chuyển thư tín và các thông tin về người chồng tù binh của họ
nếu gia đình đồng ý công khai lên án cuộc chiến tranh. Hầu hết các thành
viên gia đình tù binh từ chối hợp tác với hành vi tống tiền này, ngay
cả khi họ được hứa hẹn sẽ đối xử tốt hơn với chồng hoặc con của họ tại
các nhà tù ở Hà Nội. Bốn người vợ tù binh tức giận phản đối tại cuộc họp
báo của John Kerry vào tháng bảy, một trong số đó cáo buộc Kerry tội
“thường xuyên sử dụng đau khổ và đau buồn của chúng tôi” để xiễn dương
tham vọng chính trị của mình.]
Các Kết Nối: Ủy Ban Dân Tộc Vì Hòa Bình Và Công Lý (PCPJ)
Một
luận cứ quan trọng trong các tài liệu cho thấy mức độ mà những người
cộng sản Việt Nam đã làm việc với và thông qua các Liên Minh Dân Tộc Vì
Hòa Bình và Công Lý. Thông tư, ngay lập tức tiết lộ các Phái Đoàn Cộng
tham dự cuộc đàm phán hòa bình Paris đã được sử dụng để hướng dẫn phong
trào phản chiến Mỹ, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Ủy Ban Dân Tộc
Vì Hòa Bình Và Công Lý (PCPJ) như thế nào đối với những nỗ lực này:
Đối
với các phong trào phản chiến ở Mỹ, thì hai thực thể quan trọng hơn cả
là: Ủy Ban Dân Tộc Vì Hòa Bình Và Công Lý (PCPJ) và Ủy Ban Quốc Gia Hành
Động Vì Hòa Bình (NPAC). Hai phong trào này đã tập [jpđược nhiều sức
mạnh quần chúng và tổ chức nhiều cuộc biểu tình tuần hành. Trong đó, Ủy
Ban Dân Tộc Vì Hòa Bình Và Công Lý (PCPJ) là quan trọng nhất. Ủy Ban này
vẫn duy trì mối quan hệ với chúng tôi.
- Thông tư về các phong trào phản chiến ở Mỹ (Nhấn Mạnh Bổ Sung).
Trong
báo cáo thường niên 1971 của Cục Nội An đã mô tả Ủy Ban Dân Tộc Vì Hòa
Bình Và Công Lý (PCPJ) là một tổ chức đặt dưới quyền kiểm soát của cộng
sản Mỹ: “Vấn đề đáng quan tâm ở đây là các đảng viên đảng Cộng sản đã
tạo ra những ảnh hưởng lớn, và những hướng dẫn có tác động mạnh mẽ đến
sự hình thành và phát triển các chính sách của Liên Minh Dân Tộc Vì Hòa
Bình Và Công Lý (PCPJ)”.
Những tường trình về kết quả giám sát của
FBI vừa công bố gần đây đã chứng tỏ một mối liên kết mạnh mẽ giữa John
Kerry, Al Hubbard, các Cựu Chiến Binh Phản Chiến, Ủy Ban Dân Tộc Vì Hòa
Bình Và Công Lý (PCPJ) và các chuyến đi của họ đến Paris để gặp gỡ với
thị Bình. Như những tranh luận được trình bày trong cuốn Unfit For
Command, về Hubbard, trưởng ban điều hành của Hội Cựu Chiến Binh Phản
Chiến và một đường lối cứng rắn cực đoan có quan hệ với các thế lực đen
Black Panthers và Ủy Ban Dân Tộc Vì Hòa Bình Và Công Lý (PCPJ), đã trực
tiếp tuyển dụng John Kerry vào Ban Chấp hành Hội Cựu Chiến Binh Phản
Chiến, bỏ qua quá trình bầu cử của tổ chức. Tuyên bố của Al Hubbard rằng
bản thân từng là một phi công vận tải, từng bị thương tích trong chiến
đấu, đã trở nên bất khả tín khi Bộ Quốc phòng công bố các tài liệu chứng
minh rằng, mặc dù Hubbard đã ở trong không lực lượng Không quân, nhưng
ông không phải là phi công cũng chẳng phải là sĩ quan, và chưa bao giờ
phục vụ tại chiến trường Việt Nam và cũng đã chưa từng tham gia chiến
đấu ở bất cứ nơi đâu. Chính ông John Kerry chia sẻ câu chuyện tham chiến
của mình với Al Hubbard trong cuộc biểu tình Phản Đối Cuộc Hành Quân
Lam Sơn 719 tại Washington, DC, và Kerry đã xuất hiện cùng với Hubbard
trên chương trình Gặp Gỡ Báo Chí trên kênh truyền hình NBC vào ngày 18
Tháng Tư năm 1971. Hubbard cũng đã ký Hiệp ước Hòa Bình Dân Tộc People's
Peace Treaty (Giữa Người Mỹ, Người Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam và
người Việt Nam Cộng Sản ở Miền Bắc), một tài liệu của Ủy Ban Dân Tộc Vì
Hòa Bình Và Công Lý (PCPJ) mà đã tái khẳng định vị trí của Bắc Việt Nam
và Việt Cộng, nhân danh Hội Cựu Chiến Binh Phản Chiến.
Một tường
trình của FBI ấn ký ngày 11 tháng 11 năm 1971 báo cáo rằng FBI đã nắm
bắt được thông tin tại Hội nghị Hội Cựu Chiến Binh Phản Chiến khu vực
Norman Oklahoma, vào ngày 5-
Tháng 7, năm 1971, rằng John Kerry và
Al Hubbard đã hoạch định chuyến đi đến Paris trong tháng 7 để tham gia
vào các cuộc đàm phán hòa bình với các đoàn đại biểu cộng Sản Việt Nam.
Trong khi tài liệu này đang được phối kiểm từ nhiều nguồn khác nhau, thì
một báo cáo khác của FBI khác đã tường minh rằng Đảng Cộng sản Mỹ lo
liệu mọi chi phí cho chuyến đi của Al Hubbard đến Paris.
Cần lưu ý
rằng “ĐẢNG CỘNG SẢN” ĐƯỢC ĐỀ CẬP ĐẾN TRÊN RETEL là Đảng Cộng sản Hoa
Kỳ, VÌ AL HUBBARD LÀ THÀNH VIÊN phối hợp của Liên Minh Dân Tộc Vì Hòa
Bình Và Công Lý (PCPJ), CŨNG NHƯ GIL GREEN LÀ THÀNH VIÊN CỦA ỦY BAN QUỐC
GIA CỦA CỘNG SẢN Hoa Kỳ và Jarvis TYNER LÀ GIÁM ĐỐC LIÊN ĐOÀN THANH
NIÊN CÔNG NHÂN GIẢI PHÓNG DÂN TỘC. HUBBARD, GREEN VÀ TYNER ĐÃ TỪNG CÙNG
THAM DỰ CÁC CUỘC HỌP CỦA LIÊN MINH DÂN TỘC VÌ HÒA BÌNH VÀ CÔNG LÝ
(PCPJ).
- Trong một báo cáo về giám sát thực địa của Cục Điều Tra
Liên Bang FBI, nộp ngày 11 tháng 11 năm 1971, gồm một bản sao của báo
cáo này được gởi đến văn phòng FBI ở Boston bằng đường hàng không yêu
cầu Văn Phòng lưu tâm đặc biệt đến John Kerry .
Một báo cáo khác
của Cục Điều Tra Liên Bang FBI trong lĩnh vực giám sát thực địa ngày 24
Tháng 11 năm 19 đã tường trình chi tiết về phần trình bày của Al Hubbard
cho các ủy ban điều hành và chỉ đạo Hội Cựu Chiến Binh Phản Chiến trong
một cuộc họp tại thành phố Kansas, Missouri, trong suốt những ngày cuối
tuần từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 11 năm 1971. Tại cuộc họp này các Hội
Cựu Chiến Binh Phản Chiến đã xem xét, và sau đó đã từ chối kế hoạch ám
sát một số thượng nghị sĩ Hoa Kỳ ủng hộ cuộc chiến tranh Việt Nam. John
Kerry được ghi nhận là có hiện diện trong cuộc họp. Một lần nữa, Al
Hubbard đã làm sáng tỏ thêm sự phối hợp của cộng sản có liên quan đến
chuyến đi gần đây của ông đến Paris:
[BLACK OUT] Xin được thông báo rằng Hubbard đã cung cấp các thông tin sau về chuyến đi Paris của mình như sau:
Có
hai thực thể nước ngoài, một là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt) và
Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, đã mời đại diện của Hội Cựu Chiến Binh Phản
Chiến cùng đại diện Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, và một nhóm cánh tả tại
Paris, cùng tham dự cuộc họp của họ ở Paris. Hubbard khai là ông được
bầu chọn để đại diện cho Hội Cựu Chiến Binh Phản Chiến. Một người đàn
ông khác, không rõ danh tính đã được mời đại diện cho đảng cộng sản Hoa
Kỳ và một cá nhân không rõ danh tính khác đã được tuyển chọn để đại diện
cho các nhóm cánh tả ở Paris. Tại cuộc họp, Hubbard cũng đã trình bày
rằng chuyến đi của ông được tài trợ bởi Đảng Cộng Sản Mỹ.
- Báo cáo giám sát thực địa của Cục Điều Tra Liên Bang, nộp 24 Tháng 11 năm 1971.
Một
lá thư do Al Hubbard viết vào ngày 20 tháng 4 năm 1971 đã xóa tan mọi
nghi ngờ về sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Cựu chiến binh chống chiến
tranh Việt Nam và Liên Minh Dân Tộc Vì Hòa Bình và Công Lý. Địa chỉ nơi
gửi đi là từ các văn phòng Hội Cựu Chiến Binh Phản Chiến ở Washington,
DC, bức thư đưa ra lời kêu gọi cho các thành viên của Hội Cựu Chiến Binh
Phản Chiến hãy dành sự hỗ trợ cho Liên Minh Dân Tộc Vì Hòa Bình và Công
Lý (PCPJ). Nội dung bức thư cũng bàn thảo về một số phương cách mà hai
tổ chức đó đã làm việc chặt chẽ với nhau:
Đây là một lời kêu gọi
giúp đỡ cho Liên Minh Dân Tộc Vì Hòa Bình và Công Lý (PCPJ). Trong những
tháng qua, Liên Minh Dân Tộc Vì Hòa Bình và Công Lý (PCPJ). đã hỗ trợ
Hội Cựu Chiến Binh Phản Chiến bằng nhiều cách. Liên Minh Dân Tộc Vì Hòa
Bình và Công Lý (PCPJ) đã cung cấp miễn phí văn phòng làm việc cho Hội
Cựu Chiến Binh Phản Chiến, và Liên Minh cũng cho phép Hội được sử dụng
tất cả các thiết bị văn phòng cần thiết như máy máy quay rô nê ô, máy
làm stencil thư mục và máy đánh chữ. Họ cho chúng tôi mượn chiếc xe hơi,
phương tiện thông tin, và thiết bị địa chỉ công cộng. Nhân viên của họ
đã tiếp nhận thông tin báo chí cho chúng tôi và giúp chúng tôi tham gia
cùng chúng tôi trong tình đồng chí để giúp đỡ cho chúng tôi cùng tiến bộ
của chúng tôi. Bây giờ là lúc mà chúng ta có thể đáp trả lại bằng sự hỗ
trợ này.
Vào ngày thứ bảy, 24 Tháng Tư, Liên minh cần sự giúp đỡ
quyên góp tiền và bán các nút bấm tại cuộc diễu hành tuyệt và cuộc biểu
tình lớn. Những người làm công việc quyên góp và bán hàng phải tràn đầy
hang hái và quyết tâm. Sẽ có vấn đề rắc rối về an ninh trong việc mang
số tiền lớn đến các ngân hàng. Liên minh cần quyền lực của nhân dân, và
cần hàng trăm người tham gia trợ giúp.
Tôi tha thiết mong các bạn sẽ tiến lên để hỗ trợ cho bạn bè của chúng tôi trong trường hợp khẩn cấp này.
-
Al Hubbard đã ký tên dưới bức thư, từ Văn Phòng Hội Cựu Chiến Binh Phản
chiến tại phòng 900, 1029 Đại Lộ Vermont. N.W. Washington, DC, ngày
ngày 20 tháng 4 năm 1971. Bức thư dược tìm thấy trong hồ sơ đối tượng
tại Ủy Ban An Ninh Nội Địa, Washington, DC
Hai ngày sau khi bức
thư được viết ra, John Kerry đã thực hiện một buổi làm chứng nổi tiếng
của mình trước Thượng nghị sĩ Fulbright của Ủy ban Đối ngoại, trong đó
ông so sánh quân đội Mỹ tại Việt Nam với quân đội của Thành Cát Tư Hãn.
Cuộc tuần hành và biểu tình mà Hubbard đã được kêu gọi sự hỗ trợ của Hội
Cựu Chiến Binh Phản Chiến đã trở thành cuộc biểu tình với quy mô lớn
của Liên Minh Dân Tộc Vì Hòa Bình và Công Lý (PCPJ) vào ngày 24 tháng 4 ở
Washington, DC mà ngay lập tức theo sau là một cuộc biểu tình của Hội
Cựu Chiến Binh Phản chiến phản đối cuộc hành quân Lam Sơn 719 kéo dài
một tuần. Tờ Thế Giới Cộng Sản hàng ngày đã tường thuật vào ngày 27
tháng 4 rằng “Cống vật đặc biệt đã được dùng để trả công cho vai trò đặc
biệt của Cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam” đã tham
gia vào cuộc biểu tình của Liên Minh Dân Tộc Vì Hòa Bình và Công Lý
(PCPJ), và chương trình tường thuật được tiếp nối bằng phần trích dẫn
bài phát biểu dài lê thê của John Kerry tại sự kiện đó.
Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ
Chelsea Schilling * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Nào
là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm 1960.
Nào là hình chụp Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay
tại đường phố Sài Gòn. Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng
chạy giữa đường, toàn thân bị cháy do bom napalm.
Đó là hình ảnh của cuộc chiến Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy lâu.
Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông
Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em.
Đồng minh của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số
phận bị xuyên tạc bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được
giới truyền thông Mỹ mô tả nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không
đáng hay không có chính nghĩa để cho người Mỹ hy sinh bảo vệ.
Câu hỏi đặt ra là những hình ảnh và những lời xuyên tạc trên nhan nhãn
khắp các đài truyền hình tại Mỹ, khắp các tờ báo tại Mỹ có thật sự diễn
tả đúng bản chất của cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và ngăn ngừa thảm họa
Cộng Sản, cũng như có nói đúng về thảm cảnh mà người Việt phải hứng chịu
trước thảm họa này?
Hai nhà điều hành và sản xuất phim Richard Botkin và Fred Koster đã
can đảm nhìn vào sự thật của cuộc chiến khi cho ra cuốn phim tài liệu
với tựa đề: “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal,” tạm dịch là "Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam,”
trình chiếu tại Westminster vào ngày 27 tháng Ba năm 2015. Bộ phim đưa
ra những mẩu chuyện có thật về tình đồng đội, về lòng quả cảm, về tinh
thần quốc gia cũng như sự hy sinh trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Cộng
Sản, điều mà giới truyền thông Hoa Kỳ cố tình chối bỏ.
Botkin thành thật thừa nhận là người dân Mỹ đã bị giới truyền thông Mỹ lừa phỉnh!
Botkin cho tạp chí mạng Worldnetdaily (www.WND.com) biết như sau: "Những
người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cũng quả cảm can trường không thua
kém gì thế hệ trước của họ khi tham dự đệ nhị thế chiến." Botkin còn cho biết thêm: "Có
cả hàng trăm ngàn sĩ quan Hoa Kỳ các cấp phục vụ tại Việt Nam lập nhiều
công trạng nhưng chỉ có mỗi một trung úy William Calley là được báo chí
bàn đến rầm rộ vì bị kết tội giết 22 thường dân tại làng Mỹ Lai vào
ngày 16 tháng Ba năm 1968."
Botkin khẳng định: “Chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề cho công bằng không thể thiên lệch như vậy."
Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt được vài năm, tổng thống Nixson đã phải thở dài mà thừa nhận rằng: "Không
có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ lại bị che giấu dối gạt nhiều như
cuộc chiến tại Việt Nam. Một cuộc chiến trước thì bị truyền thông (Mỹ)
xuyên tạc, sau thì bị đánh giá thiên lệch."
Theo như Botkin tâm sự, nhiều bộ phim khác về cuộc chiến tại Việt Nam như: "Apocalypse Now", "The Deer Hunter", "Good Morning, Vietnam,” "Rambo", hay “Full Metal Jacket” cũng
chỉ là những bộ phim có tính giải trí mua vui, và những bộ phim này
không nêu rõ được những gian lao hung hiểm mà những người lính đã phải
chiến đấu hết sức dũng cảm khi đối diện trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa
Cộng Sản.
Nhà làm phim Botkin nói: “Giới truyền thông Mỹ đã mô tả những người
lính Mỹ tham chiến tại đã bị lừa để đẩy vào cuộc chiến vô nghĩa, để rồi
khi những người lính này trở về thì họ bị cả xã hội gạt bỏ quên lãng và
bị coi như là công cụ của giới kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà thôi. Còn
những người Việt Nam đồng minh của chúng ta (tức Việt Nam Cộng Hòa) thì
lại còn bị mô tả một cách xuyên tạc nặng nề hơn nữa, nào là tham nhũng,
độc tài, hèn nhát, và không đáng để nước Mỹ phải hy sinh cứu giúp "
Thế nhưng cũng theo nhà làm phim Botkin, cũng là người viết cuốn sách "Lội ngược dòng oan nghiệt" ("Ride the Thunder") để rồi từ đó, cuốn phim tài liệu: "Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bôi trong cuộc chiến tại Việt Nam"
được dựng lên, sau khi đích thân đi điều nghiên tại những nơi xảy ra
giao tranh cũ của Thủy Quân Lục Chiến (của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa)
cùng các cố vấn Hoa Kỳ trước sự tấn công của Cộng quân, thì lại khẳng
định rằng mọi xuyên tạc của giới truyền thông Hoa Kỳ đối với Việt Nam
Cộng Hòa là hoàn toàn sai!
Botkin giải thích như sau: "Cuốn phim tài liệu này là cố gắng của
chúng tôi nhằm xóa đi hiểu lầm về cuộc chiến Việt Nam do truyền thông
(Mỹ) xuyên tạc, trả lại danh dự cho những người lính Mỹ tham chiến và
đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Cộng Sản là thảm họa cần phải
ngăn chận và sự tham dự cuộc chiến của người Mỹ chúng ta là chính đáng."
Vào thập niên 1970, theo chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" của
tổng thống Nixon, Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình đương đầu ngăn chặn
Cộng quân. Phim của Botkin kể lại câu chuyện có thật bị lãng quên chẳng
còn ai biết đến nữa về sự can đảm của những cố vấn Mỹ và những người
lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một trận
đánh chống lại sự tấn công ồ ạt của Cộng quân trong kế hoạch tổng tấn
công vào mùa hè năm 1972, cứu vãn cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé
này thoát khỏi tình thế nguy ngập.
Người thật việc thật - cuốn phim diễn tả lại diễn biến của trận đánh tại
Đông Hà, khi Cộng quân với quân số trên 20 ngàn người và 200 chiến xa
đã hoàn toàn bị đánh bật lại bởi một lực lượng chỉ có 700 lính thuộc
binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vài cố
vấn quân sự của Mỹ.
Do anh dũng chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường, những người lính
Thủy Quân Lục Chiến đã phải chịu đựng sự trả thù của Cộng sản bị bỏ đói
và lao động khổ sai trong các trại tập trung (không luật sư toà án xét
xử) gọi là trại "học tập cải tạo."
Cuốn phim tài liệu cũng đề cập lại quãng đời học tập cải tạo của Trung
tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Bá Bình ở Nam Hà năm 1979. Người thủ vai ông
là diễn viên Joseph Hiếu.
"Chúng tôi mở đầu bằng cuộc đời ông trong trại tù tập trung "học tập
cải tạo" rồi từ đó truy ngược về lại quá khứ trước đó của đời ông. Thông
qua sự truy ngược đó, chúng tôi dựng lại bối cảnh Việt Nam sau đệ nhị
thế chiến, khi ông còn là đứa trẻ. Chúng tôi cũng phỏng vấn những người
Mỹ, những người Việt sinh sống cùng thời với ông.”
Trung tá Bình, một quân nhân thứ thiệt khó ai bì, phục vụ 13 năm trong
quân đội và chịu 11 năm tù trong trại tập trung. Bất chấp bao nhiêu lần
bị thương và bao nhiêu mất mát, ông vẫn can trường bình thản đối diện
oan nghiệt. Ông bị thương chín lần và được thưởng huân chương American
Silver Star.
Botkin giải thích thêm: "Khi chúng ta tham chiến tại Việt Nam, mỗi
người lính chỉ ở đó từ 12 tháng đến 13 tháng, nhưng Trung tá Bình thì ở
đó đối diện chiến tranh từ đầu cho đến cuối. Thông qua cuộc đời của
Trung tá Bình, tôi hy vọng người Mỹ chúng ta sẽ thấy sự hy sinh của
chúng ta tại Việt Nam là chính nghĩa và cần thiết "
Khi cuộc chiến đi đến hồi kết thúc, hàng triệu công dân Việt Nam Cộng
Hòa chạy giặc tìm đủ cách di tản tị nạn Cộng sản. Bao nhiêu người bị bỏ
tù hoặc bị tử hình. Sáng 30 tháng Tư, những người lính Thủy Quân Lục
Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng, kết thúc 21 năm chiến
đấu.
Những diễn viên của cuốn phim này có rất nhiều người là người Việt tị
nạn Cộng Sản. Nơi mà cuốn phim này được quay, Southern California (miền
Nam tiểu bang California) thực ra cũng đã có 370 ngàn người Mỹ gốc Việt
sanh sống mà hầu hết là những người Việt tỵ nạn Cộng sản, cựu chiến
binh, thuyền nhân; có gần 200 ngàn người Việt định cư tại Orange County.
Botkin tâm sự thêm: "Đối với những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng
Sản, kể lại những oan nghiệt từ cuộc chiến mà họ chịu đựng không phải
chỉ là để kiếm tiền mà là những nỗi lòng u uất của kẻ mất nước, cảm thấy
có trách nhiệm phải nói lên sư thật. Họ chống Cộng tới cùng. Họ chống
Cộng vì họ nhìn rõ bộ mặt thật của Việt Cộng. Gia đình thân nhân của họ
hoặc là bị giết, hoặc là bị tù đày bởi Việt Cộng. Họ mất tất cả và sẵn
sàng bỏ tất cả để có được tự do. Tôi đã hết cách lánh né mà buộc phải
nhìn thẳng vào sự thật với lòng cảm thông kính trọng họ."
Hệ quả của cuộc chiến tại Việt Nam, cũng theo nhà làm phim theo Botkin,
đã giúp toàn khối Đông Nam Á và Á Châu né tránh được thảm họa Cộng Sản
vốn đang lây lan mạnh lúc bấy giờ cũng như có hòa bình ổn định để phát
triển.
Botkin nói: "Khi chúng ta đổ bộ lên Việt Nam năm 1965, du kích Cộng
Sản đã gây rối ở Philippine, Mã Lai, Indonexia và Thái Lan. Nhờ có sự
hiện của Hoa Kỳ tại Việt Nam, bất chấp bao nhiêu lời xuyên tạc từ truyền
thông như đã nghe đã thấy, đã giúp trì hoãn sự bành trướng của thảm họa
Cộng Sản và khiến nền kinh tế của những quốc gia kể trên có thời giờ
chấn hưng và phát triển để đủ sức tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của Cộng
Sản. Tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, không có nỗ lực của người
Mỹ chúng ta tham chiến tại Việt Nam thì các quốc gia này không được như
ngày nay."
"Và đối với nước Mỹ chúng ta ngày nay," Botkin bàn thêm,
"chúng ta đang loay hoay tìm lấy chính mình. Biết bao nhiêu người Mỹ
trong chúng ta nghĩ rằng đất nước mình là một quốc gia ác độc tàn nhẫn
(cũng bởi do truyền thông Mỹ gây ra,) nhưng trên thực tế, nước Mỹ chúng
ta là ánh sáng của nhân loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân
bản tốt đẹp cho thế giới."
Rồi ông Botkin khẳng định: "Chúng ta đã cứu thế giới vào thời đệ nhị thế
chiến, chúng ta đã cứu Nam Hàn khỏi thảm họa Cộng Sản cũng như đã cố
giúp Việt Nam ngăn chận Cộng Sản khi tham chiến ở nơi này.”