Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Trung Quốc mất mấy ngày thì "dứt điểm" xong Đài Loan?

Trung Quốc mất mấy ngày thì "dứt điểm" xong Đài Loan?

Bình Nguyên | 17/07/2015 13:30

Trung Quốc mất mấy ngày thì "dứt điểm" xong Đài Loan?

Quân đội Trung Quốc diễu binh phô trương lực lượng.
Chia sẻ:

ĐỌC NHIỀU NHẤT

Các cuộc tập trận gần đây ở Biển Đông và Biển Hoa Đông cho thấy dường như Trung Quốc đang chuẩn bị cho một cuộc chiến quy mô lớn với đối tượng tác chiến là Đài Loan.

Diễn tập mô phỏng giải pháp "xử lý" Đài Loan
Thời gian vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành một số cuộc tập trận quy mô lớn trên Biển Đông với sự tham gia của nhiều máy bay chiến đấu, tàu chiến và tàu đổ bộ cỡ lớn. Đặc biệt, lần đầu tiên Trung Quốc thừa nhận đã huy động tàu dân sự cùng tham gia.
Bên cạnh chủ trương quân sự hóa các khu vực mà Bắc Kinh đang chiếm đóng bất hợp pháp ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì họ còn nhắm đến việc diễn tập một cuộc đổ bộ quy mô lớn để mô phỏng giải pháp "xử lý" Đài Loan bằng vũ lực.
Mặc dù phía Trung Quốc ra sức tuyên bố rằng đây chỉ là các cuộc tập trận thông thường và theo kế hoạch thường niên, không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào, nhưng khó có thể thuyết phục được giới quan sát. Bởi lẽ:
Cuộc diễn tập này có sự tham gia của tất cả các lực lượng Hải, Lục, Không quân Trung Quốc. Nếu chỉ thuần túy là diễn tập phối hợp tác chiến giữa Không quân và Hải quân Trung Quốc thì chẳng nói làm gì, đằng này còn có cả sự tham gia của Lục quân.
Hơn nữa, Trung Quốc huy động một lượng lớn tàu dân sự, trong đó có có cả phà tự hành (dân sự) trọng tải tới 20.000 tấn, chở các loại phương tiện hạng nặng của Lục quân từ biển Bột Hải đến Biển Đông.
Chỉ có nhắm đến Đài Loan thì mới đòi hỏi phải luyện tập phối hợp tác chiến quy mô lớn giữa tất cả các quân binh chủng và có sự tham gia của cả tàu sân bay Liêu Ninh. Nếu chỉ đối phó với các quốc gia láng giềng có lực lượng hạn chế thì đâu cần dùng đến dao mổ trâu!
Bên cạnh đó, khu vực tiến hành tập trận được xác định là gần kênh Bashi - nằm giữa Philippines và Đài Loan, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của các lực lượng Trung Quốc.
Mặc dù không có phản ứng cụ thể của Đài Loan, nhưng Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Philippines Peter Galvez tuyên bố “Họ không ngừng nói dối và mâu thuẫn, đi ngược lại tuyên bố của Trung Quốc là ủng hộ biện pháp phi quân sự, hòa bình trong việc sử dụng các khu vực tranh chấp”.
Theo IHS Jane’s, nếu Trung Quốc huấn luyện nhuần nhuyễn và huy động tối đa lực lượng gồm cả phương tiện vận tải dân sự, cùng lúc họ có thể đổ bộ từ 8 - 12 sư đoàn lục quân (tương đương khoảng 100.000 đến 150.000 quân) lên đảo Đài Loan.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc tiến hành tập trận quy mô lớn với sự tham gia của nhiều lực lượng mà đích nhắm là Đài Loan. Đầu năm 2013, chính báo Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc thừa nhận rằng một phi công hải quân thiệt mạng khi tập trận.
Tuy không tiết lộ về thời gian, địa điểm và nguyên nhân tai nạn, nhưng tờ báo này cho biết viên phi công Tang Xiaofeng gặp nạn trên Biển Đông khi đang thực hiện một bài bay tấn công tầm thấp nhằm vượt qua các hệ thống phòng không tiên tiến (của Đài Loan).
Theo Washington Times, vào mùa thu năm 2013, hơn 20.000 binh sĩ thuộc lực lượng đổ bộ, Không quân và Hải quân Trung Quốc đã diễn tập phối hợp tác chiến liên hợp mô phỏng một cuộc tiến công "xử lý" Đài Loan giống như cuộc đổ bộ Normandy.
Việc Trung Quốc tài trợ một phần kinh phí để các công ty dân sự đóng một lượng lớn tàu phà vận tải nhằm phục vụ dân sự trong thời bình nhưng có thể bị trưng dụng trong trường hợp xung đột nổ ra và Trung Quốc tiến hành đổ bộ quy mô lớn.

Hải quân đánh bộ Trung Quốc diễn tập
So sánh lực lượng giữa hai bờ eo biển Đài Loan
Bộ quốc phòng Mỹ mới đây đã công bố Báo cáo thường niên "Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2015" đánh giá tổng quan về sức mạnh quân sự và xu hướng phát triển của Quân đội Trung Quốc có so sánh với Đài Loan. Theo đó:
1. Về lục quân:
Phía Trung Quốc đã bố trí ở khu vực đối diện với Đài Loan:
8 quân đoàn, 3 sư đoàn và 7 lữ đoàn bộ binh cơ giới hóa độc lập, 3 sư đoàn và 6 lữ đoàn bộ binh độc lập, 8 lữ đoàn thiết giáp, 6 lữ đoàn và trung đoàn đổ bộ đường không của lục quân, 3 sư đoàn không vận, 2 sư đoàn và 3 lữ đoàn đổ bộ, 10 lữ đoàn pháo binh.
Tổng quân số lên tới 400.000 người với 2.758 xe tăng và 3.891 khẩu pháo các loại, chưa kể Lực lượng pháo binh số 2 với rất nhiều tên lửa đất đối đất nhằm sẵn vào Đài Loan.
Phía Đài Loan (toàn bộ lực lượng):
3 quân đoàn, 8 lữ đoàn bộ binh, 3 lữ đoàn bộ binh cơ giới hóa, 4 lữ đoàn thiết giáp, 3 lữ đoàn đổ bộ đường không của lục quân, 3 lữ đoàn đổ bộ, 5 lữ đoàn pháo binh.
Tổng quân số vào khoảng 130.000 người với 1.100 xe tăng và 1.600 khẩu pháo các loại.

Liệu Đài Loan có đủ lực đương đầu nếu Trung Quốc tiến hành phiêu lưu quân sự?
2. Về Hải quân:
Phía Trung Quốc đã bố trí ở khu vực đối diện với Đài Loan:
Có thể huy động lực lượng của 2 hạm đội Đông Hải và Nam Hải tham gia chủ yếu, và nếu cần, có thể chi viện thêm lực lượng của hạm đội Bắc Hải.
Liêu Ninh - tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc đến thời điểm hiện tại dù chưa chính thức được biên chế vào hạm đội nào, nhưng rất có thể nó sẽ được huy động tham chiến nếu có xung đột tại Đài Loan.
2 hạm đội này gồm có: 14 tàu khu trục, 12 khinh hạm, 11 tàu hộ vệ, 26 tàu đổ bộ xe tăng và tàu đổ bộ cỡ lớn, 21 tàu đổ bộ cỡ vừa, 34 tàu ngầm tiến công thông thường, 2 tàu ngầm hạt nhân và 68 tàu tuần tiễu tên lửa.
Phía Đài Loan (toàn bộ lực lượng):
4 tàu khu trục, 22 khinh hạm, 1 tàu hộ vệ, 12 tàu đổ bộ xe tăng và tàu đổ bộ cỡ lớn, 5 tàu đổ bộ cỡ vừa, 4 tàu ngầm tiến công thông thường và 45 tàu tuần tiễu tên lửa.
3. Về Không quân:
Phía Trung Quốc đã bố trí ở khu vực đối diện với Đài Loan:
Các máy bay có bán kính tác chiến trên khu vực Đài Loan gồm 130 máy bay chiến đấu, 200 máy bay ném bom/tấn công, 150 máy bay vận tải, 75 máy bay chuyên dụng đặc biệt và có thể huy động thêm một lượng lớn máy bay từ các khu vực khác.
Bên cạnh đó, nếu các tổ hợp S-400 với tầm bắn tới 400 km được bố trí ở khu vực này, Trung Quốc có khả năng phong tỏa gần như toàn bộ không phận Đài Loan. Máy bay chiến đấu của Đài Loan không có cửa cất cánh chứ đừng nói là có cơ hội giao chiến.
Phía Đài Loan (toàn bộ lực lượng):
388 máy bay chiến đấu, 22 máy bay ném bom/tấn công, 21 máy bay vận tải, 10 máy bay chuyên dụng đặc biệt.
Rõ ràng, Trung Quốc có số lượng vượt trội Đài Loan cả về quân số cũng như phương tiện chiến tranh. Nếu không có sự can thiệp của Hoa Kỳ và các nước khác, chắc chắn Đài Loan sẽ khó chống đỡ nếu phải đối mặt với một cuộc tiến công của Trung Quốc.
theo Đại Lộ 
 
 Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34915

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2015

LHQ trả lời yêu cầu mượn bản đồ gốc của Campuchia


Tin tức / Thế giới / Châu Á

LHQ trả lời yêu cầu mượn bản đồ gốc của Campuchia

Một quan chức đang chỉ ra các khu vực xảy ra xung đột tại biên giới Campuchia - Việt Nam trong một cuộc họp báo về bản đồ chính thức được sử dụng cho việc công bố đường biên giới tại Hội đồng Bộ trưởng ngày 02/7/2015.
Một quan chức đang chỉ ra các khu vực xảy ra xung đột tại biên giới Campuchia - Việt Nam trong một cuộc họp báo về bản đồ chính thức được sử dụng cho việc công bố đường biên giới tại Hội đồng Bộ trưởng ngày 02/7/2015.

17.07.2015
LHQ đã trả lời yêu cầu của Thủ tướng Hun Sen về việc mượn một bản đồ từ trước thời Khmer Đỏ mà ông hy vọng sẽ giúp giải quyết các tranh chấp biên giới với Việt Nam.
Bà Eri Kaneko, người phát ngôn của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon, nói với đài VOA Khmer qua điện thoại từ New York: “Chúng tôi đã cung cấp cho Campuchia thông tin có liên quan mà chúng tôi có thể tìm thấy và chúng tôi đang tiếp tục tìm kiếm các tài liệu quan trọng mà chính phủ Campuchia yêu cầu”.
Bà Eri không nói chi tiết về các loại tài liệu mà LHQ đã chuyển giao cho phía Campuchia, đáp lại yêu cầu hôm 6/7, đề nghị mượn một bản đồ mà Cố Quốc vương Norodom Sihanouk đã đệ nạp cho LHQ vào năm 1964.
Dân làng ở tỉnh Svay Rieng đã cáo buộc Việt Nam xâm phạm lãnh thổ, nêu ra những thắc mắc kéo dài về việc cắm mốc biên giới, một vấn đề hai nước vẫn đang đàm phán.
Những người ủng hộ phe đối lập dự định đến khu vực biên giới đang có tranh chấp vào ngày Chủ Nhật, 19/7, để điều tra về nơi được cho là đã xảy ra vụ xâm phạm lãnh thổ.
Ông Um Sam An, một nhà lập pháp phe đối lập Đảng Cứu nguy Dân tộc (CNRP), người có liên can đến vụ đụng độ gần đây với những người ủng hộ và nhân viên an ninh Việt Nam gần biên giới cho biết: “Lãnh thổ của chúng ta đến đâu, chúng ta phải cắm mốc đến đó.”
Ông này nói thêm: “Chúng tôi sẽ yêu cầu sự hợp tác của các cơ quan chức năng Svay Rieng để đưa chúng tôi đến xem xét các khu vực đã bị Việt Nam xâm phạm”.
Nguồn: VOA Khmer Service

Campuchia mượn LHQ bản đồ để thảo luận về biên giới với Việt Nam

Phổ biến ngày 09.07.2015
Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã viết thư cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc để mượn các bản đồ gốc của nước này nhằm giúp xác lập đường biên giới giữa Campuchia và Việt Nam. Các giới chức cho hay thủ tướng Hun Sen đã gửi thư cho Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon hồi khuya thứ hai, đề nghị mượn các bản đồ của LHQ, mà Campuchia đã nộp vào năm 1964, nhằm xoa dịu “tinh thần dân tộc cực đoan và ý đồ xấu” từ phía công luận “bối rối.” Lời yêu cầu được đưa ra tiếp theo một vụ xung đột giữa những người hoạt động đối lập và nhân viên an ninh Việt Nam hồi tháng trước ở gần biên giới trong tỉnh Svay Rieng. Có ít nhất 10 người bị thương trong vụ xung đột khi các giới chức đối lập Campuchia dẫn đầu một phái đoàn đi điều tra việc Việt Nam xâm phạm biên giới theo lời tố giác.
Chép nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/lhq-tra-loi-yeu-cau-cua-thu-tuong-hun-sen-ve-viec-muon-ban-do-goc/2866577.html
 

Ý kiến    
bởi: Canada
18.07.2015 05:01
Mấy cha nội lãnh đạo VN có biết Bản đồ bản vẽ là cái quái gì chĩ biết ai la chống lại CS là bắt bỏ vô tù , 24,000 tiến sĩ mà không ai đứng ra trình bài rành mạch về biên giới việt nam và Miên để miên mượn bản đồ của cao ủy lien hiệp quốc coi lại biên giới , điều nầy rất nguy hiểm lở nhầm bà, Ô, nào đó là nhân viên của lien hiệp quốc quơ đai cái bản đồ việt mien mà của chánh phủ mien cung cấp cho LHQ mà việt nam không hề hay biết thì vô cùng phứt tạp thậm chí mien nó nói toàn cỏi miền tây nam bộ là đất của nó thì .........? 

bởi: Kien Truong
18.07.2015 04:31
Thanh Ly nghiên cứu và trình bày khá cặn kẽ, chỉ tiếc rằng hơn 24 ngàn Tiến Sĩ cộng sản VN lại không biết gì về những chuyện này, chưa thấy thằng nào nói chi tiết mạch lạc rõ ràng như Thanh Ly.
Một lần nữa cám ơn sự truyền đạt kiến thức, mong rằng cố gắng đem khả năng ra giúp nước giúp đồng bào (không phải là giúp VC chà đạp nhân quyền cướp bóc đồng bào nhưng lại ngu dốt và hèn nhát từ trên xuống dưới)

bởi: Truong từ: USA
18.07.2015 04:30
Cái bản đồ năm 1964 do ai vẽ.? có được CP.VNCH công nhận không.? Hà-Nội phải truy cập trong số tài liệu của thư viện Qgia xem có khớp với LHQ không....nếu không ăn khớp với LHQ thì phải nhờ CP.Pháp can thiệp, trong thư viện QG Pháp còn lưu trử đầy đủ bản đồ của 3 nước Đông-Dương trong thời kỳ bảo hộ, đó mới là xác thực và công bằng.
Không ai muốn ăn gian ai vài thước đất để làm gì, nhưng phải bảo đảm là không bên nào bị ức hiếp, để tình láng giềng được nồng thắm mãi mãi. 
 

bởi: Không ghi tên
18.07.2015 02:53
Bình luận của bạn... Xưa nay Người đời vẫn tin rằng "Tham thì thâm"


bởi: Thằng Dốt từ: Lăng 3 Đồng.
18.07.2015 02:49
Hiện nay Campuchia đang là Con Ruột của Trung Quốc còn Việt Nam CS đang là Con Hoang. Vì vậy thằng cha Trung Cộng đang xúi thằng Con Ruột tụt quần thằng Con Hoang.
Mọi người chuẩn bị xem Bác Hồ hoặc Hang Bắc Bó nhé !

bởi: H x Pham từ: USA
18.07.2015 02:18
Giac Cong luc nao cung la giac Cong luon luon phuc vu Tau Cong
tu luc dau vi giac Cong tho Mao chu tich bat diet chu khong tho
Ho Chu tich (ly do Ho chu tich la mot linh Tau Cong cap bac
Thieu ta trong de bat (8) Lo quan Tau Cong) Do do nhung ngai
trong hang ngu giac Cong phai thi hanh moi thu theo lenh Tau.
 
bởi: Thanh Ly từ: VN
18.07.2015 02:09
Kính đề nghị Quý giới chức thẩm quyền cung cấp cho Ngài Samdec Hun Sen các bản đồ sau đây (hoàn toàn không phải do người Việt Nam làm ra):
- Bản đồ Nam Kỳ năm 1838, trích từ An Nam Đại Quốc Họa Đồ của Taberd. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3_L%E1%BB%A5c_t%E1%BB%89nh#/media/File:NamKy6tinh-Taberd.jpg).
- Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh giai đoạn ổn định (1841-1862), do người Pháp vẽ năm 1883. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3_L%E1%BB%A5c_t%E1%BB%89nh#/media/File:BasseCochinchine_(1841-1862).jpg).
- Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh và tỉnh Bình Thuận năm 1850, thể hiện chi tiết các đơn vị hành chính từ cấp tỉnh, phủ, huyện xuống tới từng tổng (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3_L%E1%BB%A5c_t%E1%BB%89nh#/media/File:Nam_Ky_Luc_Tinh_nam_1850.png).
- Bản đồ Nam Kỳ Lục Tỉnh (Basse Cochinchine). (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3_L%E1%BB%A5c_t%E1%BB%89nh#/media/File:NamKyLucTinh1861.jpg).
- Bản đồ hành chính Nam Kỳ Lục tỉnh (Basse Cochinchine) năm 1863. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3_L%E1%BB%A5c_t%E1%BB%89nh#/media/File:NamKyLucTinh1863.jpg).
- Bản đồ các tỉnh miền đông Nam Kỳ Lục Tỉnh vào năm 1858 trước khi Pháp đánh chiếm Gia Định (Sài Gòn) và Định Tường (Mỹ Tho). (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3_L%E1%BB%A5c_t%E1%BB%89nh#/media/File:Cochinchine1858.png).
- Bản đồ Basse Cochinchine do Henri Rieunier (1833-1918) vẽ năm 1863. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3_L%E1%BB%A5c_t%E1%BB%89nh#/media/File:Basse_Cochinchine.jpg).
- Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ năm 1865, thời Pháp xâm chiếm miền Đông. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3_L%E1%BB%A5c_t%E1%BB%89nh#/media/File:NamKy1865.jpg).
- Nam Kỳ thời Pháp thuộc (1891), trước khi Liên bang Đông Dương được thành lập. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_K%E1%BB%B3_L%E1%BB%A5c_t%E1%BB%89nh#/media/File:NamKy1891.jpg).
- v.v...
Còn hàng chục bản đồ khác tương tự như thế.
Cần nhấn mạnh một điều là vùng đất Thủy Chân Lạp hoàn toàn không phải là lãnh thổ của người Khmer. Mà đây là lãnh thổ từ ngàn xưa của người Phù Nam, là chủ nhân ông của Cảng thị Óc Eo mà truyền nhân không ai khác hơn chính là 17 triệu cư dân 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Vương quốc Phù Nam (नाम, Bhavapura, Aninditapura, Shresthapura, Vyadhapura hay Funan) tồn tại suốt thời kỳ từ năm 68 đến năm 550 thì bị tù trưởng Khmer là Ksatriya Citrasena xâm lược, đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam. Tuy nhiên người Phù Nam sau đó đã nỗi lên kháng chiến giành độc lập và khôi phục Phù Nam với tên gọi mới là Thủy Chân Lạp (717 - 877), cho đến khi một lần nữa lại bị người Khmer thôn tính.
Suốt thời kỳ từ năm 1698 đến năm 1808, cư dân Phù Nam đã đồng hóa với người Quảng Nam Quốc (廣南國, từ Bình Thuận tới Quảng Bình, với kinh đô đặt tại Quảng Đức Thừa Thiên Kinh Sư Huế) trong ngôn ngữ, sinh hoạt, ăn mặc, phong tục... để trở thành cư dân miền Nam Việt Nam hiện nay. Do đồng hóa với người Kinh Sư nên họ được gọi chung là người Kinh (chứ không phân biệt là người Việt, Chàm hay Phù Nam gì nữa).
Vua Gia Long vào năm 1802 khi đặt tên nước là Nam Việt (hay Việt Nam) đã có ý khẳng định hai điều cốt lõi:
Một là, chủ quyền Nam Việt (hay Việt Nam) bao gồm cả Lưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây) như dưới thời Nam Việt Hoàng Đế Triệu Đà.
Hai là, Nam Việt (hay Việt Nam) là sự kết hợp và kế thừa của hai nền văn minh: Phù Nam và Đại Việt. Vua Gia Long không nhắc đến Chiêm Thành vì cho rằng Chiêm Thành lúc ấy vốn đã hoàn toàn đồng hóa vào Đại Việt rồi. 
bởi: ludinhdo
18.07.2015 01:44
du sao chinh quyen Mien Hunsen cung to ra thong minh va yeu nuoc biet trong cay vao ban do cua LHQ , con bon chop bu csvn khi phan dinh bien gioi o phia Bac Vn voi T.c thi lai dua vao ban do cua T.c gianxao , nen Vn da mat nhieu dat o bien gioi cho Tau cong ; the ma bon phan quoc nay cu ca bai con ca song nho nuoc , tinh huu nghi voi Tq bat diet.Lich su Vn se khac ghi toi ac tay troi cua bon V.c.


bởi: Truc Nguyen từ: philadelphia
18.07.2015 01:12
Hien gio Campuchia dang chiu phai su hau thuan cua Tau cong. Chieu nay la chieu nem da dau tay cua bon Tau. Chu dich tao len su xung dot va phan tan luc luong chu luc cua VN. Khien VN phai phan tam va ton kem nhieu mat. Don ac hiem, Tau thi ngoai nhung viec tot ra thi viec gi bon chung cung lam. Hy vong gioi lanh dao VN phai sang suot, than trong chon lua ai la ban va ai la ke thu nghan nam. Bon Tau von di luon muon thon tin dat nuoc VN lan nay cung khong ngoai le. Mong rang gioi lanh dao VN tinh tao sang suot va long dan can phai doan ket, hiem hoa mat nuoc gan ke, chi co minh moi cuu duoc minh chu dung trong mong vao ai.

 
bởi: HCM Made in China
18.07.2015 00:58
Nhìn Campuchia, nhìn HCM mà thấy nhục cho dân Việt. HCM từng nói " TQ giúp ta chí tình không Vụ lợi" , " Hảy giữ mối quan hệ với TQ như đôi mắt của chính mình " Chỉ có những kẻ phản quốc, ngáo ộp về chính trị, không hiểu biết về lịch sử 4000 năm của VN trong quan hệ với Tàu mới phát biểu như thế . Lịch sử hơn 4000 năm của VN luôn chỉ rỏ: người VN mỗi khi có vấn đề với anh em trong nước , luôn sang Tàu cầu viện như Lê chiêu Thông, Trần ich Tắc, HCM, PVD đó là cơ hội cho Tàu xử dụng những cá nhân cầu viện Tàu để xâm lược , khống chế VN sau nàY. Đó là bài học xương máu cho người Việt không thể không biết.....nhưng HCM chỉ là anh đầu bếp sang Pháp để kiếm cơm, Hồ đầu bếp chỉ nổi lên sau khi được Tàu đưa Về VN từ Quảng TâY.......sau khi về VN từ đất Tàu.....Hồ đầu bếp được TQ cùng nhóm miệng béo VC lăng Xê , dệt lên đủ câu chuyện về Anh hùng bán nước này....tứ Anh đầu bếp không tên tuổi trở thành lảnh tựu sang Pháp tìm đường cứu nước...... Nhưng HCM không biết hay quên đi 4000 năm lịch sử VN.... Tàu sẻ sử dụng HCM như một anh ngáo ộp , nhưng háo danh , thích mọi người ca ngợi Anh hùng..... Hôm nay VN mất biển Đông , Một phần Vịnh Bắc Bộ, biên giới phía Bắc.....lịch sử Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc đang tái diễn.....nhưng thời kỲ KCM cực KỲ nguy hiểm.... TQ chiếm biển Đông.....VN sẻ hoàn toàn trong tầm ngắm trước hỏa lực của TQ đặt trên các đảo ngoài Biển Đông......đến thời điểm này TQ sẳn sàng phế bỏ ngáo ộp chính tri HCM và nhóm VC Tây sai không có tầm nhìn chiến lược..... VN đang bị xiết chặc bởi hoang tưởng XHCN Hcm ????!!!! 
bởi: Hien Ta từ: DN
18.07.2015 00:39
Neu Campuchia thanh cong trong viec lay lai dat o ban do truoc che do CS doc tai o Camp, thi Vn minh trong tuong lai se~ lay lai dat khi che do CS doc tai o Vn sup do.

bởi: Không ghi tên
18.07.2015 00:27
Khi nao thi VN ta se muon ban do cua LHQ de phan dinh ranh gioi phia Bac voi TQ?

TQ cho tro con dao hai luoi voi VN qua lo lieu va qua ro rang.
 
Chép nguồn :http://www.voatiengviet.com/content/lhq-tra-loi-yeu-cau-cua-thu-tuong-hun-sen-ve-viec-muon-ban-do-goc/2866577.html 

Giới trẻ hải ngoại cần đọc cuốn này: "Tiếng Nói VNCH"

 
Tiếng Nói Việt Nam Cộng Hòa

Sự kiện lịch sử là chân lý, chân lý Ông Trời cũng không đổi được. Niềm tin này có thể thấy rõ trong chánh nghĩa của Việt Nam Cộng Hòa, trong Chiến Tranh Việt Nam mà Mỹ đã tham dự nhưng bị những thành phần thiên tả, phản chiến Mỹ nắm truyền thông phủ lên một lớp bụi mờ làm cho công luận Mỹ chia rẽ, xã hội Mỹ phân hóa, và quần chúng Mỹ hiểu lầm, khiến Mỹ thua CS Bắc Việt ngay trên đồi Capitol tại thủ Đô của Mỹ. Nhưng không bao lâu sau những người Mỹ, những người Việt chánh trực, trung thực, công minh bằng cách này hay cách khác phủi lớp bụi mờ phản chiến, thiên tả, trả lại chánh nghĩa, chân lý cho Việt Nam Cộng Hoà và cho Quân Lực Mỹ tham chiến ở VN để bảo vệ lý tưởng tự do, dân chủ của Mỹ.

Một thời sự chánh trị mới nhứt chứng minh chánh nghĩa của Chiến tranh VN. Lần đầu tiên Mỹ tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm cuộc chiến Việt Nam tại Quốc hội Mỹ ngày 8/7/2015, sau Lễ Độc Lập của Mỹ mấy ngày. Có mặt đương kiêm Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner (Cộng Hoà) và Cựu Chủ Tich Hạ Viện Pelosi (Dân Chủ) nay là Trưởng Khối của Dân Chủ, đương kim Bộ trưởng Quốc Phòng Carter và Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Hagel cựu chiến binh từng tham chiến VN và nhiều nghị sĩ, dân biểu thế lực của hai đảng có mặt, dự từ đầu tới cuối.

Nhưng quan trọng nhứt là những cựu quân nhân, thân nhân của những quân nhân Mỹ đã hy sinh mạng sống, những thương phế binh đã bỏ một phần thân thể trong chiến tranh VN, có mặt. Quốc Hội và Bộ Quốc Phòng nhân danh chánh quyền Mỹ của dân, vì dân, do dân long trọng và chánh thức rửa cho họ niềm đau, nỗi khổ, cái tủi, cái nhục mà Phản Chiến và Thiên tả đã oan sai gán cho họ là những người đã tham chiến Chiến tranh VN, một cuộc chiến không chánh đáng. Trong Chiến tranh VN ở Mỹ, Phản Chiến, Thiên tả đã dùng truyền thông, dùng biểu tình, dùng bầu cử bó tay quốc hội, hành pháp. Buộc quân đội Mỹ rút khỏi VN như quân thất trận ra khỏi chiến trường. Quân nhân Mỹ tham chiến ở VN về nước Mỹ không được thừa nhận là cựu quân nhân, không được quyền lợi cựu quân nhân. Còn chánh quyền Mỹ thì phản bội đồng minh, cúp viện trợ Việt Nam Cộng hoà, gián tiếp bức tử VNCH cho CS Bắc Việt cưỡng chiếm.

Trong buổi lễ do Quốc Hội tổ chức, RFI ghi nhận, “mở đầu buổi lễ, chủ tịch Hạ viện DB John Boehner mời tất cả những cựu chiến binh hiện diện trong khán phòng đứng dậy. Trong tiếng vỗ tay vang dội của gần một ngàn người tham dự, ông John Boehner ngỏ lời tri ân những chiến sĩ mà nay tuổi đã xế chiều. Ông nhấn mạnh, đất nước và nhân dân Mỹ phải nhớ ơn một thế hệ trẻ đã hy sinh tuổi thanh xuân của mình cho lý tưởng tự do mà giá trị của nó luôn được ghi nhận. Ông nói “Họ đã đi, đã vào sinh ra tử, đã nằm xuống trên miền đất xa xôi mà rất nhiều người Mỹ thời đó không biết tới. Và nếu không chết, không bị tù tội mà còn sống trở về thì họ đã phải chịu đựng những lời chê trách nặng nề hay là bị quên lãng đi. Những chuyện như thế ngày hôm nay không còn nữa, những chuyện không hay ho như thế phải chấm dứt, phải trả lại sự xứng đáng và công lý cho những cựu chiến binh Việt Nam”, dân biểu John Boehner kết luận.

Cảm nghĩ của “Cựu chiến binh Ben Petrone ngồi trên xe lăn do vợ đẩy, chừng như không dấu được nỗi xúc động: “Thật tuyệt vời, cảm ơn rất nhiều, không gì có thể so sánh được. Sau một thời gian dài thì bây giờ tôi chỉ có thể nói được rằng trước kia nhiều người Mỹ đã hiểu sai về cuộc chiến Việt Nam mà chúng tôi là những người từng tham chiến. Đáng tiếc những người phản chiến đó đã bị hướng dẫn thông tin một cách sai lạc.”

Và người Việt ở Mỹ trong 40 năm qua cũng làm tất cả những gì có thể làm được để nói lên tiếng nói chánh nghĩa, tinh thần xây dựng tự do dân chủ của chánh quyền và quyết tâm vì dân chiến đấu vì nước hy sinh của quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà. Nhiều, nhiều những việc làm ấy lắm.

Quân thì cùng các tướng lãnh Mỹ tham chiến ở VN và các nhà phân tích chiến lược, sưu khảo, nghiên cứu, đối chiếu nhận thấy nếu Quân lực Mỹ bị cúp quân viện như Quân Lực VNCH thì chỉ có thể chịu đựng ba tháng chớ không phải gần ba năm như VNCH.

Dân thì nhận thấy suốt trong hai thời kỳ đệ nhứt và đệ nhị VNCH, hễ nói chạy giặc là chạy ra vùng người Việt Quốc gia, có đồn bót treo cờ nền vàng ba sọc dỏ, chớ không chạy vào vùng CS. Qua Mỹ người gốc Việt tiếp tục một cuộc “chiến tranh khác”, chiến tranh chánh trị, đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN, đưa nhân quyền VN vào Quốc Hội Mỹ, biến thành “trở ngại trung tâm” trong bang giao giữa Mỹ và CSVN. Giương cao ngọn cờ chánh nghĩa nền vàng ba sọc đỏ di sản của VNCH, được cả chục tiểu bang hàng trăm thành phố thừa nhân

Chánh quyền thì mới đây Đại Hoc Cornell (Cornell University) ở New York vốn là căn cứ địa của một số trí thức thiên tả, phản chiến chống Chiến Tranh VN. Nay gió đã đổi chiều. Đặc biệt là khoa truyền thông, xuất bản của Đại Học này gần đây được một một số trí thức, khoa bản công minh, chánh trực nắm. Nên có những hoạt động hội luận, nghiên cứu, sưu khảo trả lại chân lý, chánh nghĩa cho Chiến tranh VN, cho VNCH. Trong đó có nhưng người chánh trực như Chủ Nhiệm K.W. Taylor, thuộc bộ phận Cornell Southeast Asia Program Publications.

Mới đây đích thân vị này tự tay viết và gởi tặng cho toà soạn Việt Báo. Và hai tác giả quen biết với người viết bài này là Bác sĩ Mã Xái có gởi biếu, và Đốc sự Phan công Tâm có gọi điện thoại giới thiệu quyển “Voices from the Second Republic of South Việt Nam (1967- 1975)”.

Hình thức bên ngoài của cuốn sách lịch sử chánh trị này rất bắt mắt. Bìa màu xanh lá cây êm dịu, với hình quốc kỳ Việt Nam Cộng Hoà nền vàng ba sọc đỏ chiếm gần 1/3 trang. Toàn tiếng Anh rất thích hợp với lớp trẻ Mỹ gốc Việt bây giờ đã đông hơn lớp cao niên. Nhưng chữ in hơi nhỏ so với người lớn tuổi, có lẽ vì nội dung nhiều bài và nhiều sự kiện không thể rút ngắn, tóm gọn được

Nội dung bên trong. Lời cảm tạ của nhà xuất bản đối với Ô. Phan công Tâm đã đưa ý kiến tiên khỏi và giúp hoàn thành tác phẩm này và cám ơn những vị đóng góp bài vở và in ấn, phát hành.

Phần nhập đề “Voices From the South” (Tiếng Nói từ Miền Nam) do chủ biên K. W. Taylor viết. Đây có thể nói là một lượt sử của hai thời đệ nhứt và đệ nhị VNCH trong bối cảnh chánh trị liên quan đến Pháp, Mỹ, CS Liên xô và TQ. Sự hình thành, trưởng thành của VNCH. Đặc biệt VNCH vừa chiến đấu tự vệ chánh đáng, bảo vệ chánh nghĩa quốc gia kiên trì, và bờ cõi chống CS Bắc Việt xâm lăng, và vừa xây dựng chánh tri tự do, dân chủ, và kinh tế phát triển kỹ nghệ, nông nghiệp. Hình thành quốc hội lập hiến, làm ra hiến pháp, bầu quốc hội lập pháp. Xây dựng chánh quyền tam lập, cải cách ruộng đất, thăng tiến cần lao đồng tiến xã hội. Phát huy giáo dục phổ thông tối đa, mở đại học tổng hợp, chuyên môn như đại học bách khoa, quốc gia hành chánh, võ bị, học viện cảnh sát. Phát triển quân đội, lực lượng bán quân sự, an ninh tình báo. Càng biết càng tiếc VNCH.

Ít có một quyển sách về Việt Nam nào cô động, đi sâu chỉ vào Đệ Nhị VNCH từ 1967-75 như cuốn “Voices from the Second Republic of South Viet Nam (1967- 1975). Và cũng ít có quyển sách nào dưa ra những lời của những nhân chứng trong cuộc, của thời ấy như vậy. “Voices from the Second Republic of South Viet Nam (1967- 1975) có 171 trang bên trong, chứa 10 bài của 10 nhân chứng sống, làm việc trong thời Đệ Nhị VNCH. Có tiểu sử của những nhân vật này ở phần sau cùng của tác phẩm.

Thiết nghĩ không có ai, không có bài điểm sách nào đúng đắn và đầy đủ như suy nghĩ và câu viết, lời nói của tác giả. Nhứt là nội dung của nhưng bài viết này liên quan đến lịch sử, kinh tế, chánh trị, hành chánh, quân sự của một đất nước, trong một thời đại khó khăn mà chánh quyền VNCH đệ nhị làm tất cả những gì có thể làm được cho quốc gia dân tộc mình. Nên người viết bài này xin phép chỉ ghi ra đây tựa bài và tên tác giả hầu giới thiệu cho bà con cô bác đọc và nhận định, nhứt là lớp trẻ sanh sau Chiến Tranh VN có dịp ôn cố tri tân.

Dẫn nhập là K.W Talor. Đây là những bài luận thuyết đọc trong dịp Đaị Học Cornell tổ chức hội luận. Tiêu sử của tác giả ở trang 169. Bài “Cái Nhìn của người Việt về Việc Tham Gia của Mỹ, do Bùi Diễm [thường được biết là Đại sứ VNCH viết]. “Chứng lý của Viên Chức Trung Ương Tình Báo Nam VN,” Phan công Tâm [là một trong những thành phần lãnh đạo chỉ huy cao cấp và thâm niên trong cơ quan Trung Ương Tình Báo/ VNCH]. “Từ việc Chống biểu tình Phản Chiến Đến việc Xây dựng Quốc gia”, Nguyễn ngọc Bích [Nhân sĩ hoạt động truyền thông và chánh trị]. “Một Thập Niên Công vụ: Xây dựng Quốc gia Trong Thời kỳ chuyển tiếp và Đệ Nhị Cộng Hoà, Trần quang Minh [Tiền sĩ Canh Nông]. “Xây dựng Kinh tế Thị Trường Trong Thời Chiến, Nguyễn đức Cương [Cựu Thứ Trưởng Thương Mại, Kỹ Nghệ]. “Từ Đệ nhứt đến Đệ Nhị Cộng Hoà: Từ Scylla đến Charybdis,” Phan quang Tuệ [Thẩm Phán Di Trú Mỹ]. “Lời chứng của một Cựu Dân Biểu của Quốc Hội Nam VN (1971-75),” Trần văn Sơn. “Đảng Tân Dại Việt và Sự Đóng Góp vài Công trình Xây Dựng Dân Chủ Đệ Nhị Cộng Hoà,” Mã Xái [Bác sĩ ở VN và MD ở Mỹ]. “Hải Chiến Hoàng sa,” Hồ văn Kỳ Thoại [Tướng Hải Quân VNCH]. “Quân sự và An Ninh,” Lữ Lan [Tưóng Lục Quân VNCH].

Xin trân trọng giới thiệu cùng bà con cô bác, nhứt là lớp trẻ gốc Việt của Việt Nam hải ngoại./.

Vi Anh
(Việt Báo)
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34906

Mỹ đã sẵn sàng cho mọi tình huống bất ngờ trên Biển Đông‏

  Mỹ đã sẵn sàng cho mọi tình huống bất ngờ trên Biển Đông‏


Đô đốc Scott Swift, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định Mỹ và các đồng minh châu Á đã sẵn sàng ứng phó với mọi diễn biến bất ngờ trên Biển Đông - Ảnh: một hãng tin quốc tế
Ông Scott Swift, người vừa nắm quyền chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hồi tháng 5, cho biết Hải quân Mỹ có thể điều động nhiều hơn 4 tàu chiến như đã cam kết đến Biển Đông. Ngoài ra ông cũng tiết lộ mình rất quan tâm đến những cuộc tập trận hằng năm của Hải quân Mỹ với quân đội các nước đồng minh, bao gồm cả Nhật Bản, nhằm tạo thành một mũi khoan đa quốc gia.
Tình hình Biển Đông đã trở nên căng thẳng hơn trong thời gian qua, khi Trung Quốc thực hiện việc xây đắp phi pháp các đảo nhân tạo khiến các nước xung quanh phản đối.
Động thái trả lời của ông Swift cũng nhằm mục đích khẳng định Hạm đội Thái Bình Dương vẫn hiện diện với sự chuẩn bị đầy đủ, trong bối cảnh nhiều nghi ngờ được tạo ra, gây bất an cho an ninh khu vực.
"Lý do mà người dân tiếp tục hỏi về sự cam kết lâu dài và ý định của Hạm đội Thái Bình Dương đã phản ánh thực trạng lo lắng, không chắc chắn đang xảy ra trong khu vực hiện nay", AP dẫn lời ông Swift.
"Kể cả khi mang toàn bộ lực lượng Hải quân Mỹ đổ vào khu vực này, tôi nghĩ rằng mọi người vẫn sẽ hỏi liệu chúng tôi có thể mang thêm nhiều lực lượng hơn đến đây không", ông nói tiếp.
Ông Swift nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không đứng về phía nào trong tranh chấp Biển Đông, nhưng sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động để đảm bảo tự do hàng hải trong vùng biển tranh chấp và những nơi khác.
Ông Swift đồng thời gợi nhớ lại phản ứng lớn của quân đội Mỹ trong lần giúp đỡ Philippines sau sự tàn phá của bão Hải Yến vào năm 2013, như một minh chứng về cam kết của Mỹ trong việc giúp một đồng minh gặp khó khăn.


Tàu sân bay USS George Washington cùng các tàu khu trục và tuần dương hạm thuộc Hạm đội 7 Mỹ đang di chuyển qua vùng biển Timor ngày 6.7.2015. Hạm đội 7 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là hạm đội lớn nhất thế giới - Ảnh: Hải quân Mỹ

Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ là hạm đội lớn nhất thế giới với hơn 200 tàu chiến và tàu ngầm, hơn 1.000 máy bay cùng khoảng 140.000 binh lính. Tuy nhiên ông Swift cũng cho hay khu vực trách nhiệm của ông là quá lớn, chiếm gần một nửa diện tích trái đất và hơn một nửa dân số toàn cầu. "Chúng tôi không thể có mặt mọi nơi cùng lúc", ông Swift thừa nhận.
Hiện vẫn chưa rõ Trung Quốc dự định làm gì với những hòn đảo nhân tạo xây trái phép, nhưng ông Swift cho biết đây rõ ràng là những khu vực vẫn còn đang tranh chấp. Do vậy điều này sẽ không cản trở hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực tranh chấp. "Tôi không cảm thấy có sự thay đổi từ góc độ quân sự nào tác động đến bất kỳ hoạt động mà Hạm đội Thái Bình Dương đang thực thi", đô đốc Swift tuyên bố.
Nhật Đăng 
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34907

Điều gì đang diễn ra trong chính trường Việt nam?

Điều gì đang diễn ra trong chính trường Việt nam?

Trong những ngày này, các tin tức ở Việt nam đã khiến nhiều người có cảm giác có điều gì bất ổn sắp xảy ra. Việc di chuyển các thiết bị quân sự hay việc báo động ở một số quân khu từ phía Việt nam cho thấy có thể sẽ xảy ra một cuộc xung đột quân sự cục bộ giữa Việt nam và một vài nước láng giềng, mà kịch bản được khởi đầu giống như cuộc chiến tranh Biên giới tây nam và phía Bắc trong giai đoạn 1976-1979.
Điều đó cho thấy hình như lịch sử một lần nữa đang được tái lập lại sau khi cuộc chiến tranh Việt nam kết thúc. Chỉ khác một điều là vào lúc này, nội bộ ban lãnh đạo cao cấp của Việt nam không còn đoàn kết, thống nhất thành một khối như thời kỳ đó. Tuy nhiên để bù đắp vào sự thiếu hụt đó là việc chính quyền Việt nam chính thức dựa vào Hoa kỳ, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung quốc trên Biển Đông sau chuyến thăm Hoa kỳ của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Vậy những cái đó có liên quan gì đến việc biến mất đầy bí ẩn khỏi chính trường của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh?
Sự vắng mặt đầy bí ẩn của Tướng Thanh
Sự biến mất đầy bí ẩn của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh, một nhân vật được coi là thân Trung quốc cho đến lúc này là một câu hỏi chưa có lời giải đáp cụ thể. Dư luận đã đưa ra nhiều dự đoán về khả năng biến mất của người đứng đầu quân đội, cho dù thông tin từ truyền thông nhà nước cho biết một cách chính thức rằng, ông Phùng Quang Thanh đang chữa bệnh tại Pháp và sẽ về nước trong một ngày gần đây. Song điều này đã trở thành chuyện tầm phào và gây cười, khi người ta liên hệ với chuyện vắng mặt một thời gian và cái chết sau đó của ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng Ban Nội Chính TW. Được biết trước đó ông Nguyễn Bá Thanh cũng mắc bệnh ung thư được đưa sang Mỹ để điều trị và bị trả về vì không có khả năng chạy chữa. Còn nhớ lúc đó truyền thông nhà nước vẫn trấn an dư luận rằng, ông Thanh vẫn khẳng định “Tau khỏe, có chi mô” và cũng chỉ ít ngày sau thì ông Thanh đã qua đời.
Xung quanh việc vắng mặt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh và sự thuyên chuyển đột ngột dàn lãnh đạo của Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội, theo yêu cầu của thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã dẫn đến có rất nhiều tin đồn khác nhau. Có tin đồn cho là ông Phùng QuangThanh bị ám sát ở Pháp, song khả năng này không có cở sở vì ông Thanh ở Pháp lúc đó trong tư cách là khách mời của Chính phủ Pháp, đồng thời truyền thông tại Pháp và quốc tế tại thời điểm đó hoàn toàn không đề cập đến. Tuy vậy, các luồng dư luận giả thiết khi cho rằng “Phải chăng Đại tướng Phùng Quang Thanh đã bị phái cấp tiến bắt và giam giữ tại một địa điểm bí mật trước thời điểm Việt Nam muốn ngả sang Mỹ?” hoặc cho rằng “Đại tướng Phùng Quang Thanh đã đào thoát sang Trung quốc tỵ nạn dưới sự bảo trợ của tình báo Trung quốc” được coi là có cơ sở hơn. Thậm chí người ta còn khẳng định rằng họ có trong tay các hình ảnh cho thấy, ông Phùng Quang Thanh đã rời Pháp qua ngả Thụy sĩ và cái đó rất có thể để khởi đầu cho một chuyến đi “bí mật” đến một nước khác.
Hầu như truyền thông nhà nước Việt nam muốn chứng tỏ rằng ông Phùng Quang Thanh hiện nay sức khỏe vẫn bình thường, thông quan tin tức cho biết Đại tướng Phùng Quang Thanh đã gửi lẵng hoa đến chúc mừng ngành Hậu cần quân đội hoặc gửi tham luậnđến một hội thảo khoa học do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng tổ chức hôm 14/7/2015 tại Hà Nội. Cũng như trên trang facebook của nhà báo Huy Đức, một người được cho là có mối quan hệ với các quan chức cao cấp còn khẳng định “Phùng tướng quân về đã gần một tuần, bệnh không nguy kịch như đồn đại, để thiên hạ thôi thêu dệt tốt nhất là nên tạo tình huống xuất hiện ít phút trên truyền hình.”.
Điều đó càng khẳng định sự vắng mặt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh đã là một điều thực sự bí ẩn.
TBT Nguyễn Phú Trọng chợt tỏa sáng
Chuyến thăm Hoa kỳ đầu tiên của một Tổng BT Đảng CSVN là một sự kiện chính trị quan trọng, được dư luận quốc tế và khu vực hết sức quan tâm. Chuyến thăm lịch sử này được truyền thông quốc tế coi là thời điểm quan trọng đánh dấu chính thức việc khép lại quá khứ đau buồn của hai quốc gia, vốn là cựu thù cách đây 40 năm để mở sang một trang mới Hợp tác và Hữu nghị. Đồng thời chuyến thăm Hoa kỳ lần này được coi là thời điểm xoay trục quan hệ ngoại giao của Việt nam, khi ngày một xích lại gần gũi hơn với Hoa kỳ và lạnh nhạt với người đồng chí cùng ý thức hệ cộng sản Trung quốc.
Chắc chắn một điều đây là một kết quả đạt được mà ít người có thể ngờ tới, chỉ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ rất nhiều việc tưởng chừng không thể đã trở thành hiện thực. Điều đặc biệt nhất có lẽ là sự thay đổi về tư duy và lập trường của người lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN hiện nay là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Một người vốn được dư luận thường đánh giá cho rằng là một nhân vật giáo điều và bảo thủ. Tuy vậy, trong chuyến thăm Hoa kỳ lần này các cụm từ “Chủ nghĩa Xã hội” hay “Kinh tế Thị trường định hướng XHCN” hầu như không được ông Trọng đề cập tới. Đây là một sự thay đổi hết sức quan trọng.
Trong buổi hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và đáng chú ý nhất có lẽ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định chính thức lập trường trong quan hệ Việt – Mỹ, đó là: “Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”. Qua chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đa số các nhà phân tích đều cho rằng với phong thái khá thỏa mái và tự tin của ông Tổng bí thư cho thấy đây là dấu hiệu cho thấy có thể ông Nguyễn Phú Trọng đã sẵn sàng từ bỏ quyền lực và các ảnh hưởng sau đó của mình đối với chính trường Việt nam.
Tuy vậy bình luận của báo Boxun, Trung Quốc khi bình luận về lập trường của ban lãnh đạo Việt nam đã khẳng định: Nhưng gần đây, sau khi tình hình Biển Đông căng thẳng trở lại, giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam đã có sự có thay đổi về lập trường. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lâu nay vẫn được coi là thân Trung Quốc, luôn ủng hộ quan hệ Trung – Việt hữu hảo, trước đó, ông nhiều lần nhấn mạnh quan hệ Trung Việt luôn luôn được duy trì trên cơ sở hữu nghị. Tuy vậy gần đây nhất, ông Trọng đã có những biểu hiện chứng tỏ cho thấy giới cao cấp Việt Nam đã có sự chuẩn bị đối phó với Trung Quốc. Qua một số phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng gần đây đã chứng tỏ nhiều nhân vật cao cấp phái thân Trung Quốc đã thay đổi chính kiến để chuyển sang thân Mỹ.”. Thì đây là điều cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm cho dư luận hoàn toàn bất ngờ trước việc ông ta đã xoay trục 180 độ.
Chính trường Việt nam đầy biến động
Dưới tựa đề “Phái thân Hoa thất thế và tai nạn của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam”, báo Boxun, Trung Quốc gần đây có bình luận về tình hình chính trường và nội bộ của ban lãnh đạo Việt nam đã khẳng định:
“Các nhà quan sát hiện nay cho rằng trong giới cấp cao ở Việt Nam lâu nay đang tồn tại hai lực lượng thân Trung Quốc và thân Mỹ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu phái thân Trung Quốc, vốn là người ủng hộ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nguời thuộc phái thân Mỹ, và có mưu cầu kiến lập một quan hệ mật thiết về kinh tế với Mỹ…
… Mới đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Rất nhiều nguời hỏi tôi, nếu có chiến tranh với Trung Quốc, chúng ta cần có sự chuẩn bị như thế nào?”. Tuy không nói nhiều, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ cho thấy giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã có biểu hiện sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Đó là ba nhân vật đứng đầu (Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ) đã thể hiện lập trường đối kháng với Trung Quốc. Điều này khiến cho nguời ta tin rằng phái thân Trung quốc trong ban lãnh đạo ở Việt Nam đã đầu hàng phái thân Mỹ.”
Đánh giá về việc biến mất của Đại tướng Phùng Quang Thanh gần đây, theo Boxun có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả của Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, mà theo họ đấy là thời điểm ngã ngũ trong việc đấu đá và tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN. Bài viết khẳng định:
“Năm 2016 tới đây, sau Đại hội Đảng CSVN giới lãnh đạo của Việt Nam sẽ có thay đổi lớn, Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu phái thân Mỹ rất có thể giành được vị trí Tổng Bí thư, điều đó cho thấy việc loại bỏ phái thân Trung quốc sẽ là đòi hỏi tất yếu trong giới lãnh đạo Việt Nam. Sự ra đi của Đại tướng Phùng Quang Thanh gần đây cho thấy, đây là kết quả tất yếu của tình hình này. Đến lúc đó, phái thân Mỹ sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối, còn phái thân Trung Quốc khó có thể trụ được trước sức mạnh của phái thân Mỹ do Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Điều đó cho thấy, có lẽ các lãnh đạo cao cấp thân Trung quốc buộc phải chấp nhận, và họ sẽ bị loại bỏ khỏi giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam để trở thành những nhân vật bên lề và cuối cùng phái thân Hoa cũng sẽ phải rời khỏi chính trường Việt nam.”
Những phân tích trên đây hoàn toàn phù hợp với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ngồi vào chiếc ghế của người thống lãnh quân đội Việt nam tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 diễn ra sáng 1/7/2015, tại Hà Nội, do Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng đã tổ chức. Và trong những ngày này, người ta đã thấy sự xuất hiện lấp ló của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, người được coi là một tướng lĩnh có xu hướng thân phương Tây và chống Trung quốc triệt để. Đồng thời sẽ là người dự kiến nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay cho Đại tướng Phùng Quang Thanh, điều này thì Thủ tướng Dũng đã có đầy đủ thẩm quyền để ký bất kỳ lúc nào. Vấn đề chỉ là thời gian và thời điểm nào để yên lòng ba quân.
Điều nói trên cộng với các tin tức cho rằng, đến lúc này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe thân Mỹ của ông đã nắm trọn vào khoảng 80% số lượng Ủy viên Ban Chấp hành TW. Cũng có nghĩa là ông Dũng đã chuẩn bị xong thế và lực để thâu tóm toàn bộ quyền lực chính trị trong chính trường Việt nam về tay một người. Điều vốn đã vắng bóng trong chính trường Việt nam từ năm 1986 đến nay, kể từ khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Và có lẽ từ đó việc cải cách sâu rộng ở Việt nam sẽ được triển khai và thúc đẩy một cách tích cực kể từ sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII (tháng Giêng năm 2016), theo những điều mà từ trước đến nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố. Điển hình là Thông điệp đầu năm mới – năm 2014, trên cơ sở đó để theo đuổi một thể chế chính trị tiến bộ hơn, tuy còn trong khuôn khổ của một lãnh tụ mang hơi hướng độc tài như chúng ta từng thấy ở Hàn quốc, Đài loan hay Indonexia trước kia, trước khi có một nền dân chủ và tiến bộ thực sự
Kết
Cuộc khảo sát của Pew Global Attitudes & Trends gần đây đã cho thấy, 78 % người Việt Nam được hỏi cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, chỉ có 13 phần trăm nói ngược lại. Trong khi đó, tới 74 phần trăm có cái nhìn không thân thiện về Trung Quốc. Đây chính là điểm tựa vững chắc cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc thực hiện những ước vọng của mình.
Ông Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng nói: “Nếu có vị trí số một Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam”. điều đó là hoàn toàn chính xác. Việt Nam với một vị trị địa chính trị đặc biệt quan trọng, con người Việt Nam thông minh cần cù, đát nước với tài nguyên thiên nhiên giàu có nên Việt Nam rất thuận lợi để phát triển và trở thành một quốc gia đứng đầu khu vực Asian. Vấn đề còn lại chỉ là bởi đất nước này đã bị kìm hãm bởi thể chế chính trị cộng sản đầy mâu thuẫn, không có tự do sáng tạo và không thu hút được nhân tài. Chính vì thế nó đã không tạo ra điều kiện tốt thúc đẩy cho sự phát triển cho đất nước, nên VN sau nhiều chục năm không thể trở thành những con Rồng, con Hổ như các quốc gia khác mà ta đã thấy. Hy vọng rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người mở ra trang sử mới cho đất nước Việt nam.
Tuy vậy, mọi phán đoán như trên chỉ là dự kiến và trong những tháng cuối của năm 2015, sẽ còn nhiều sự kiện có thể rất kinh hoàng có thể xảy ra mà không ai có thể ngờ tới, kể cả những việc ảnh hưởng tới sinh mạng của ông Nguyễn Tấn Dũng. Người đồng chí phương Bắc sẽ không chịu ngồi yên và họ có thể làm được mọi cái nếu họ muốn. Chúng ta hãy cùng chăm chú theo dỗi những diễn biến đầy kịch tính trong màn đấu đá trang giành quyền lực của họ trong thời gian sắp tới.
Ngày 16/7/2015
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Đại sứ Mỹ Ted Osius không được cảm tình của cộng đồng Việt 

 (Báo Calitoday)
https://youtu.be/CB0KeFechFc

ĐẠI SỨ MỸ TED OSIUS KHÔNG ĐƯỢC CẢM TÌNH CỦA CỘNG ĐỒNG VIỆT 

Vì một Việt Nam Tự Do- Không Cộng sản. chúng tôi là những cựu quân nhân QL;VNCH. muốn có giải pháp " VNCH TRỞ LAI " để giảii quyết vấn nạn tự do, nhân quyền VN mà chúng tôi đã từng phục vụ cho- Việt Nam Tụ Do. VNCH trở lại cũng là giải pháp; đem Hiệp Định hòa bình Paris/1973 ra quốc tế LHQ thi hành, trả lại sự công bằng Tự Do VN.
Với giải pháp VNCH, là tối ưu cho gải quyết tranh chấp quyền lợi kinh tế TPP, tại Biển Đông Á/TBD; và giúp cho Hoa Kỳ hợp thức hóa pháp lý:" Quốc tế hóa:hàng hải Biển Đông " để phục vụ phát triển quyền lợi kinh tế.TPP, và là lý do hợp lý cho Mỹ có mặt; được phép hiện diện tại khu vực Châu Á/TBD... Nhưng ĐẠI SỨ MỸ TED OSIUS KHÔNG ĐƯỢC CẢM TÌNH CỦA CỘNG ĐỒNG VIỆT .Một lần nữa chứng tỏ Hoa Kỳ không thực tâm với Tự Do hòa bình VN. Và vẫn còn kéo dài sự phản bội đồng minh VNCH suốt 40 năm qua?!

Đại sứ Mỹ Ted Osius không được cảm tình của cộng đồng Việt 
 

 Đại sứ Mỹ Ted Osius không được cảm tình của cộng đồng ViệĐại sứ Mỹ Ted Osius không được cảm tình của cộng đồng Việ
 
KHÔNG THỂ KÉO DÀI THÊM CƠ CHẾ CSVN
DƯỚI BẤT CỨ HÌNH THỨC HAY LÝ DO NÀO


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.07.2015

Cách đây một số tháng, âm mưu xóa ngày Quốc Hận 30/4 của Ông Ngô Thanh Hải làm chúng tôi nhớ lại âm mưu này đã có từ năm 2005 do Việt Tân. Viết nhiều về âm mưu này, chúng tôi nhận thấy việc xóa ngày Quốc Hận và ngày Quân Lực VNCH như việc xích gần lại CSVN để đi xa hơn nữa là giúp cho CSVN tiếp tục Cơ chế CSVN dưới chiêu bài Hòa Hợp Hòa Giải mà Hoa kỳ có thể chủ trương (?)

Trước những diễn biến tình hình Việt Nam lúc này, có nhiền những câu hỏi liên hệ đến hướng thay đổi chính trị Việt Nam tương lai. Chúng tôi xin đề cập đến 3 câu hỏi chính sau đây mà chúng tôi coi là quan trọng:

(1)       ĐÂU LÀ Ý CHÍ SẮT ĐÁ VÀ TRƯỜNG KỲ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM?

(2)       TẠI SAO MỸ THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA ĐÁM NGƯỜI BƯNG BÔ CSVN?

(3)       DÂN TỘC VN KHÔNG CHẤP NHẬN VIỆC KÉO DÀI CƠ CHẾ CSVN

ĐÂU LÀ Ý CHÍ SẮT ĐÁ VÀ TRƯỜNG KỲ
CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM?

Ý chí sắt đá và trường kỳ của DÂN TỘC VN gồm những điểm tuần tự như sau:

a.         Chống lại xâm lăng đến từ Trung quốc: (i) xâm lăng Biển Đảo, Đất liền, (ii) xâm lăng Kinh tế,  mà chính đảng CSVN chủ ý tiếp tay cho những cuộc xâm lăng này.

b.         Muốn chống lại xâm lăng từ Trung quốc, chúng ta phải trước hết chôn vùi hẳn Cơ chế CSVN. Để chôn vùi Cơ chế CSVN, phải loại trừ đám bưng bô tay sai CSVN đang sống giữa chúng ta.

c.         Dân tộc Việt Nam nhất thiết không chấp nhận giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp trá hình để kéo dài sự tồn tại của CSVN.

d.         Xây dựng tương lai Việt Nam: (i) thăng hóa Xã Hội VN; (ii) phát triển Kinh tế quốc dân trong một môi trường Chính trị—Luật pháp Dân chủ phù hợp.

DÂN TỘC VN vẫn tiếp tục đấu tranh nếu một giải quyết nào không tôn trọng những điểm trên đây của Ý chí sắt đá đấu tranh của Dân Tộc.

TẠI SAO MỸ THAM KHẢO Ý KIẾN
CỦA ĐÁM NGƯỜI BƯNG BÔ CSVN?

Trước cuộc gặp gỡ OBAMA—NGUYỄN PHÚ TRỌNG, Hội Đồng Bảo An Hoa Kỳ đã gặp một phái đoàn người Việt Nam tại Mỹ, được coi như Đại diện cho Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn tại Hoa kỳ, để tham khảo ý kiến về cuộc gặp gỡ và có lẽ về một “Giải quyết“ nào đó cho tình hình chính trị tương lai Việt Nam. Những người Việt đại diện này được chụp chung trong tấm ảnh mà chúng tôi cho phổ biến kèm đây. Trên tấm ảnh, chúng ta nhận thấy: Ts.Nguyễn Đình Thắng, Bs Nguyễn Quốc Quân, Người Phát Ngôn viên của Việt Tân, Ts Cù Huy Hà Vũ.

Đây là những người không chủ trương dứt bỏ (chôn vùi hẳn) đảng CSVN và giúp Cơ chế CSVN tiếp tục trên đầu Dân Tộc. Đã từ năm 2005 và nhất là những tháng gần đây, nhóm người này hoạt động để sẵn sàng bắt tay với CSVN để có thể đi tới một giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp với CSVN, như vậy là chấp nhận sự kéo dài thêm nữa Cơ chế CSVN.

Xem hình và danh sách nhóm người này, chúng tôi đặt ra những câu hỏi sau đây:

=>       Tại sao Hội Đồng Bảo An Hoa kỳ lại tham khảo nhóm người này sẵn sàng bắt tay với CSVN cho một giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp giả tạo đi ngược lại Ý chí trường kỳ đấu tranh của Dân Tộc Việt Nam. Chúng tôi nghĩ  Hội Đồng Bảo An Hoa kỳ phải biết khuynh hướng chính trị của nhóm người này và như vậy phải chăng Hoa kỳ chủ trương bắt Dân Tộc Việt Nam phải  tiếp tục sống như nô lệ dưới Cơ chế CSVN nữa hay sao.

=>       Nhóm người này tỏ ra hãnh diện khi được Hội Đồng Bảo An mời đến để tham khảo như đại diện cho Cộng đồng Tỵ nạn VN tại Mỹ khiến chúng tôi phải viết ra những nhận định sau đây:

(i)        Khi chấp nhận lời mời đến gặp Hội Đồng Bảo An, nhóm người này tự nhận là đại diện Cộng đồng người Việt tỵ nạn, đó là việc làm không chính danh chính nhận, mang tính cách mượn đầu heo nấu cháo cho chủ trương đấu tranh đón gió trở cờ nhẩy bàn độc của mình.

(ii)       Nếu chính mình  tích cực “hoạt động“ để Hội Đồng Bảo An Hoa kỳ tham khảo mình nhằm tiến tới cùng với CSVN cho một giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp giả tạo kéo dài Cơ chế CSVN, thì đó là việc làm phản bội lại Ý chí của Dân Tộc VN, nghĩa là tòng phạm với tội ác CSVN trên đầu Dân Tộc đã chịu cực khổ nhiều chục năm trường rồi.

DÂN TỘC VN KHÔNG CHẤP NHẬN
VIỆC KÉO DÀI CƠ CHẾ CSVN

Đây là Kết Luận tóm gọn của Ý chí đấu tranh trường kỳ nhằm cứu nước của Dân Tộc VN gồm 90 triệu người. Phải chấm dứt (chôn vùi hẳn) Cơ chế CSVN. Tất cả những giải quyết nhằm Hòa Giải Hòa Hợp với CSVN, dù được Hoa kỳ che chở, đều bị DÂN TỘC VN kết án. Những nhóm người Việt nào làm việc cho một giải pháp Hòa Giải Hòa Hợp như vậy đều bị Dân Tộc Việt Nam phỉ nhổ như những tên phản bội đê hèn!

Trước đây, tin tưởng ở Mỹ, chúng ta thường nói về CSVN:

"ĐI VỚI MỸ LÀ MẤT ĐẢNG"

Nhưng ngày nay, lòng tin ấy đã giảm xuống và chúng ta thấy CSVN đang muốn sử dụng đám bưng bô vây quanh giới chức Mỹ để hoạt động cho ý đồ CSVN:

"ĐI VỚI MỸ NHƯNG GIỮ ĐẢNG"!

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 07.07.2015
Web: http://VietTUDAN.net
 
Nguồn:http://hoilatraloi.blogspot.dk/2015/07/dan-toc-oi-chon-vui-han-csvn.html#.VaeAybV1iXa

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Saigon: Thiết giáp quân đội xuất hiện giữa đường phố... Lê Thanh Hải vắng mặt ?

Thiết giáp quân đội xuất hiện giữa đường phố Sài Gòn


CTV Danlambao - Trang facebook Dân Làm Báo vừa nhận được các bức ảnh cho thấy xe thiết giáp của quân đội đang được vận chuyển qua nhiều tuyến phố Sài Gòn.

Ảnh được chụp vào lúc 12:30’ trưa ngày 14/7/2015, tại khu vực nhà máy Z751 (bộ quốc phòng), quận Gò Vấp, Sài Gòn.

Theo hình ảnh do bạn đọc cung cấp, đây có thể là xe thiết giáp chở quân M113, đang được vận chuyển dọc theo tuyến đường Phan Văn Trị đến Phạm Văn Đồng, hướng về quân khu 7.

Thiết giáp M 113 được mệnh danh là ‘taxi chiến trường’, có khả năng chuyên chở một tiểu đội và di chuyển trên các địa hình khác nhau. Sau năm 1975, quân đội Bắc Việt thu được khoảng 1500 thiết giáp M113 từ quân lực Việt Nam Cộng Hoà.




Ngoài thiết giáp, tác giả bức ảnh nói đã thấy cả các khẩu pháo được chuyển đi kèm, nhưng không kịp chụp lại hình.

Việc vận chuyển khí tài quân sự xảy ra giữ lúc bí thư thành uỷ TP.HCM Lê Thanh Hải đang vắng mặt do phải đi Mỹ. (Theo thông tin mới nhất của bà con người Việt tị nạn cộng sản bên Mỹ, chính quyền thành phố Sacramento vừa tuyên bố huỷ bỏ cuộc gặp mặt với phái đoàn CSVN do ông Lê Thanh Hải cầm đầu.)
Một số thông tin cho rằng, các diễn biến như trên có liên quan đến tình hình nóng bỏng đang diễn ra tại khu vực biên giới Tây Nam, và cũng để tránh lặp lại kịch bản bất ngờ như năm 1979.

Trước đó, hàng loạt xe tăng, thiết giáp đã được vận chuyển vào Đà Nẵng bằng những toa xe lửa nối dài dằng dặc.




Tối ngày 15/7/2015, facebook Danlambao tiếp tục nhận thêm một số bức ảnh cho thấy nhiều xe vận tải quân sự và các khẩu đại pháo vẫn đang được tiếp tục chuyển đi bằng tàu lửa.

Có tin nói rằng, số lượng khí tài quân sự này cũng đang được chuyển ra Móng Cái, Quảng Ninh. Danlambao hiện chưa thể kiểm chứng các thông tin liên quan đến hoạt động quân sự bất thường này.

15.07.2015

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com

   
Thống soái



V+ là loài khỉ rừng rú "man rợ chiến thắng văn minh".
Khách ban đêm • 30 phút trước Toàn dân phải tham gia CHIẾN DỊCH NHÂN DÂN HÀNH ĐỘNG" là ra ngân hàng rút tiền, mua vàng mua đô lận lưng cho chắc".
Theo như lời đề nghị của bác JMSS là rất thực tế, là số một, là Number One. Khi có Number One rồi thì sẽ có We are One (Chúng ta là một) mà thôi.
Tiền của mình gởi, mình lấy lại mua vàng hay đô-la "có chi mô " mà làm không được hả bà con. Đâu có ai biểu tình, tụ họp đông người, gây rối trật tự gì đâu mà sợ công an đàn áp, bắt bớ hay giam cầm. Luật pháp nào cấm người dân rút tiền gởi ngân hàng đem về xài? Có gì phải sợ? Không chừng tụi nó cũng đã sẵn sàng hết rồi , đang cho vợ con đi rút tiền như mọi người nữa là khác... cạn tàu ráo máng rồi bà con ơi ! HÀNH ĐỘNG ngay đi kẻo trễ chuyến tàu, đừng để tụi nó hốt thêm một lần nữa, bà con ơi!
Còn chuyện tranh chấp nội bộ, thanh toán, thanh trừng, tranh chấp quyền lực, thân tàu, thân Mỹ... vv và vv thì kệ mẹ tụi nó. Chuyện của bọn Việt gian bán nước, làm tay sai cho ngoại bang ai cũng biết hết rồi. "Có chi mô" mà phải theo dõi rồi chửi cho mệt cái miệng. Tụi nó lo tranh chấp thì NHÂN DÂN LO HÀNH ĐỘNG.

9 • một giờ trước nókia




nụ cười lịch sử • một giờ trước Nụ cười trơ trẽn của v+ trên đất nước giặc Mỹ năm nào, Mỹ tỏ ra là một thanh niên nghiêm túc không vì mê gái đẹp mà dễ bị ăn boom của v+ như hồi biệt động sài gòn quành hành trước 1975.

9 nụ cười lịch sửmột giờ trước hi
Xem Ẩn


lam vienmột giờ trước Ta có nhiều xe tăng thế này, mấy anh Tàu chắc sợ chết khiếp. Ủa! mà sao xài 113 của VNCH, làm nhớ VNCH quá. Hu! Hu!

dsl lam vien8 phút trước co dam danh tau dau ma may anh tau so k co may anh tau thi lam sao ma cuop duc mien nam co danh dan va giet dan minh thi co chu cai dam nay ma dam danh ai xai do cu k ma danh ai.......

Dân Hà Nội • 2 giờ trước "Đảng ta" đang chuẩn bị vũ khí đỡ đòn "đại cục" của đồng chí 4 tốt 16 vàng thông qua đàn em Campuchia đấy! để dạy cho "đảng Ta" một bài học là dám đi gặp Obama mà chưa được Bắc Kinh chuẩn thuận...

quang dinh2 giờ trước HÒA BÌNH TIỆM TIẾN
Hành quân chẳng phải đi Bê
miền trung trực chỉ bốn lề mã pháo xe
Hàng ngang bội độ be he
Cào cào châu chấu dọc le le vịt trời
Thúng thuyền ngu cắm thảnh thơi
canh tiều ngư độc ngoài khơi phao khôn liền
Phải chăng công cụ trường miên
Giấc nồng chợt tỉnh mộng giao liên láng giềng
Ba Đình thái thú Kỳ Duyên
Vũ Khiên đạo dụ ước nguyền rối tóc tơ
Lòng dân phẳng lặng như tờ
bạch thư ý đảng lơ thơ khoan vén rèm
Mút Cu như ngậm cà rem
Đệ huynh đấu đá để xem binh bên nào
Tam thanh tứ khoái thuốc lào
Trần Dân Tiên Lãng khói Mao lờ-ôn hồng
Dũng Hùng công ngủ chổng mông
Hòa bình diễn tiến tam tòng Tầu Mỹ Nga
Trọng Sang tấn phú đồ bà
Trung Hoa dân cóc cái lập là tuyệt chiêu
TÂM THANH

Mẹ VN Thời A Móc.2 giờ trước Sợ đồng bào ta vùng lên dẹp ĐCSVN. ĐCSVN lệnh cho QĐCS phô trương lực lượng dằn mặt trước. 
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34874

Ý kiến: 'Cần hòa giải với người chết'


Ý kiến: 'Cần hòa giải với người chết'

  • 15 tháng 7 2015
 
Chính sách đối xử kỳ thị rõ rệt nhất, trái ngược với hòa giải thật sự, là trường hợp Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa (NTBH), nơi chôn cất trên 16,000 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã bỏ mình trong cuộc nội chiến vì mâu thuẫn ý thức hệ.
Ngay sau khi đất nước thống nhất, nghĩa trang này được Bộ Quốc phòng giao cho Quân khu 7 quản lý. Bức tượng “Thương Tiếc” cao 5m khắc họa một quân nhân ngồi tưởng niệm tử sĩ đặt trên bệ ở ngoài cổng nghỉa trang bị hạ xuống và đem đi mất tích. Nghĩa trang bị thâu hẹp diện tích và rào kín thành cấm địa, dân chúng không được vào thăm viếng. Một số bia mộ bị quân đội nhân dân dùng làm bia tập bắn. Sau nhiều năm, hàng ngàn ngôi mộ bị sụp lở, đất đai bỏ hoang cho cây cỏ và dây leo mọc bừa bãi, cảnh tượng trông rất thê lương.
Năm 2003, nhân dịp phái đoàn ngoại giao do Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin cầm đầu sang Mỹ công tác, một buổi tiếp xúc giữa phái đoàn với một số trí thức người Mỹ gốc Việt thuộc cả hai thế hệ đã diễn ra tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Johns Hopkins, Washington DC, để trao đổi về những vấn đề cùng quan tâm.
Buổi họp do khoa học gia NASA Trương Hồng Sơn làm điều hợp viên. Khi những trở ngại cho vấn đề hòa giải được đề cập thì Phạm Đức Trung Kiên, một trí thức trẻ khi đó là Giám đốc Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation) do Quốc Hội Mỹ thành lập, nêu ý kiến là chuyện hòa giải giữa những người sống vẫn còn quá nhạy cảm, vậy hãy nên bắt đầu bằng hòa giải với những người đã khuất. Anh Kiên nảy ra ý kiến này vì chợt nghĩ đến kinh nghiệm bản thân trong chuyến đi Việt Nam công tác mới về. Anh cùng một người bà con ở Saigon thuê xe đi thăm mộ một người thân ở Nghĩa trang Biên Hòa.
Tới nơi, thấy nghĩa trang bị rào kín nhưng có một chỗ hổng đủ rộng cho hai người chui vào. Trong lúc đang tìm kiếm vị trí ngôi mộ thì bỗng nghe tiếng quát tháo của lính canh. Hai người hoảng hốt chui ra và lên xe chạy mất. Cuộc thảo luận sau đó dẫn đến đề nghị cụ thể của đa số là chính phủ đứng ra trùng tu hay cho phép tư nhân trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa, hay tối thiểu cũng mở Nghĩa trang cho thân nhân tử sĩ được vào thăm, sửa sang hay xây cất lại mộ phần. Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin cho biết đây là khu quân sự đang được đặt dưới quyền cai quản của Quân khu 7. Ông ghi nhận đề nghị của anh Kiên và hứa sẽ đạo đạt nguyện vọng của hội nghị tới các cơ quan có thẩm quyền.
Trên đường về nước sau buổi họp này, ông Nguyễn Đình Bin đã ghé California gặp cựu Phó Tổng thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ, và ông Kỳ cũng nêu lên vấn đề NTBH với ông Bin. Như đã thấy, thiện chí hòa giải của ông Kỳ qua việc xây cất lại tượng đài và làm lễ cầu siêu chung cho tử sĩ cả hai bên đã không được chính phủ Việt Nam chấp thuận.
Đề nghị thực tế và khiêm tốn hơn của nhóm trí thức ở Washington DC cũng phải đợi đến năm 2007, sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1568/QĐ-TTg ngày 27.11.2006 “dân sự hóa” NTBH, mới được chính quyền địa phương giải quyết một cách hạn chế và tùy tiện. Sau khi Quân khu 7 trao quyền quản lý NTBH cho Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, nghĩa trang này được đổi tên thành “Nghĩa trang Nhân dân Bình An”.
Đến đây, cần phải nhắc đến sự giúp đỡ thầm lặng nhưng rất quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Trong dịp găp ông Kiệt lần đầu tiên vào tháng Ba 2007 để thảo luận khả năng thành lập một “think tank” độc lập ở Việt Nam với sự hợp tác của một số trí thức ở trong và ngoài nước, tôi đã nhắc đến đề nghị “hòa giải với người chết” do Phạm Đức Trung Kiên nêu lên với phái đoàn Nguyễn Đình Bin từ gần bốn năm trước. Tôi nhấn mạnh rằng đề nghị này có được thi hành thì trí thức, chuyên gia người Việt ở nước ngoài mới sẵn sàng đóng góp tài năng vào các dự án phát triển đất nước.
Ông Kiệt hoàn toàn tán thành ý kiến của tôi. Ông cũng cho tôi hay là có một nhóm cựu quân nhân VNCH vừa tìm đến ông xin giúp họ được phép tìm mộ những tù cải tạo đã chết trong các trại giam để bốc mộ và trao trả hài cốt cho thân nhân đưa về cải táng ở quê quán hay đưa vào yên nghỉ trong Nghĩa trang Biên Hòa. Ông đã nhận lời giới thiệu nhóm này với những địa phương có trại tù cải tạo để có thể thực hiện công tác thuần túy nhân đạo này.
Về vấn đề trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa, ông Kiệt sẽ quan hệ với chính quyền tỉnh Bình Dương để lấy them thông tin và tìm cách giải quyết trong tinh thần hòa giải. Khi thấy tôi lo ngại về mục đích dân sự hóa Nghĩa trang Biên Hòa, theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là “để phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bình Dương” thì ông Kiệt quả quyết với tôi là phần đất của nghĩa trang sẽ được giữ nguyên vẹn. Tuy nhiên, ông đồng ý khi tôi phát biểu là nếu Nghĩa trang Biên Hòa không được sửa sang và duy trì như một di tích lịch sử ở miền Nam thì dự án “think tank” khó có thể được trí thức ở nước ngoài tham gia như mong đợi.
Ông sẽ thu xếp cho tôi đi gặp lãnh đạo tỉnh Bình Dương để có thông tin đầy đủ và xác định những trở ngại cần phải vượt qua. Với những kết quả đã đạt được khi ông còn sống, tôi có thể khẳng định rằng nhờ có sự can thiệp âm thầm nhưng mạnh mẽ ban đầu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt mà NTBH, ít nhất là diện tích có mộ phần các tử sĩ, đã không bị sử dụng vào mục đích “phát triển kinh tế, xã hội.” Thật đáng tiếc là ông đã vĩnh viễn ra đi trước khi hai chương trình tìm mộ tù cải tạo và trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa đạt được mục tiêu mong muốn.

Tìm mộ tù cải tạo hay 'Tử sĩ trở về'

Sau cuộc họp tại Đại học Johns Hopkins năm 2003, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Đình Bin có thể đã chuyển đề nghị “hòa giải với người chết” của nhóm trí thức Mỹ gốc Việt đến các cơ quan có thẩm quyền, nhưng không có kết quả, chắc hẳn đã gặp phải những phản ứng tiêu cực, nhất là từ hai Bộ Công an và Quốc phòng.
Như vậy, cho đến khi có sự can thiệp của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt năm 2007, NTBH đã bị bỏ hoang 32 năm cho thiên nhiên tàn phá và đã có những hành động xúc phạm đến người chết như dùng một số bia mộ làm đích tập bắn, xây cất chuồng bò trong nghĩa trang, thậm chí có một cầu tiêu đã được xây ngay bên trong Nghĩa Dũng Đài.

null
Hai ông Nguyễn Cao Kỳ và Võ Văn Kiệt lúc sinh thời
Trên đây có nói đến một nhóm cựu tù cải tạo tìm đến cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào đầu năm 2007 xin giúp đỡ cho dự án tìm mộ và cải táng hài cốt những người đã chết trong các trại cải tạo. Đây là nhóm Tổng Hội H.O. ở Houston, Texas, mà chủ tịch là cựu Thiếu tá Nguyễn Đạc Thành, cựu tù cải tạo hơn 9 năm trong nhiều trại từ Nam ra Bắc, được thả năm 1984 và sang Mỹ định cư theo diện H.O. năm 1990. Khi ở trong tù phải chứng kiến những cái chết đau thương của bạn đồng tù và biết rằng thân xác của họ bị chôn cất qua loa ở trong rừng, thiếu tá Thành đã có lời nguyện với linh hồn người quá cố là nếu sống sót đến ngày được thả về, ông sẽ làm mọi cách tìm mộ và giúp thân nhân bốc mộ đưa hài cốt về cải táng ở nghĩa địa gia đình hay quân đội.
Phải hơn 20 năm sau Thiếu tá Thành mới có cơ hội thực hiện lời nguyện này. Qua sự vận động của Luật sư Robin Mitchell với các cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, đầu năm 2007 ông Thành và một thành viên ban chấp hành Tổng Hội H.O. đã về nước gặp ông Trần Quang Hoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở Nước ngoài, sau đó đến gặp cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt và được ông Kiệt nhận can thiệp với Bộ Ngoại giao giúp thực hiện dự án tìm mộ tù cải tạo. Do sự giới thiệu của ông Kiệt, khi trở về Mỹ, Thiếu tá Thành liên lạc với tôi và mời tôi làm cố vấn cho dự án được ông đặt tên là “Tử sĩ Trở về” (The Returning Casualty).
Từ đó, tôi có dịp góp ý với ông Thành về kế hoạch vận động cả trong và ngoài nước, vì ngoài sự chấp thuận và hợp tác của chính phủ Việt Nam, dự án cũng cần có sự hỗ trợ của chính phủ Mỹ, quốc hội và cộng đồng người Việt hải ngoại. Vào lúc đó, Tổng Hội H.O. cũng có thêm sự giúp đỡ của Luật sư Wesley Coddou về các giấy tờ pháp lý và đối ngoại.
Qua nhiều lần tiếp xúc với các đại diện Sứ quán và lãnh sự Việt Nam ở Hoa Kỳ để giải đáp các nghi vấn về hoạt động của Tổng Hội H.O., đầu tháng Mười 2007, ông Nguyễn Đạc Thành về Việt Nam gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Phú Bình. Sau khi tìm hiểu thêm, ông Bình cho phép VAF thực hiện chương trình “Tử sĩ Trở về”. Khi ấy tất cả các trại đều đã đóng cửa vì tù cải tạo đã được thả hết. Những địa điểm đầu tiên ông Thành đi thăm là Đồi Cây Khế ở Yên Bái, sau đó là Mường Côi, Bản Bò, Khe Nước và Bản Nà, tất cà đều ở tỉnh Sơn La, tìm được tổng cộng 87 ngôi mộ. Riêng Đồi Cây Khế đã có 57 mộ.
Những cuộc tìm mộ sau đó đều tiến hành rất chậm vì có nhiều đia phương không chịu hợp tác dù đã có lời yêu cầu của Bộ Ngoại Giao hay thư giới thiệu của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ. Để tránh sự nhạy cảm của các viên chức chính phủ, Tổng Hội H.O. được đổi tên là Vietnamese American Foundation (VAF) đăng ký chính thức tại tiểu bang Texas dưới qui chế của một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, nhưng kết quả đối xử của Việt Nam vẫn không khá hơn.
Mặc dù VAF được dân chúng địa phương thông cảm và giúp đỡ, việc tìm kiếm mộ rất khó khăn vì hầu hết tù cải tạo khi chết đều được chôn ở trong rừng, được các bạn tù đánh dấu vội vã bằng cách ghi tên người chết trên những mảnh ván hay hòn đá thay cho bia mộ. Những nấm mồ nông cạn bằng đất nay đã tan vào lòng cây cỏ và những bia mộ tạm thời cũng không còn nữa. Chỉ khi nào chính quyền địa phương, thực tế là công an, cung cấp bản đồ chôn cất thì mới biết đích xác vị trí các ngôi mộ. Một số dân lớn tuổi ở địa phương có thiện chí giúp đỡ VAF nhưng trí nhớ không rõ rệt, vì thế số ngôi mộ tìm được ở những nơi không được chính quyền chỉ dẫn chắc chắn còn thiếu sót.
Điển hình nhất là vụ chính quyền tỉnh Phú Yên, vào tháng 10, 2012 hủy bỏ vào giờ chót quyết định cho phép VAF bốc mộ tù cải tạo khi phái đoàn VAF đã về tới Saigon với một đoàn y sĩ tình nguyện để chữa bệnh phát thuốc sức khỏe cho dân nghèo ở Phú Yên, chi phí rất tốn kém. Sau sự cố này, VAF phải tạm ngưng chương trình “Tử sĩ Trở về”.
Tính đến tháng 10, 2012, đúng 5 năm sau ngày khởi sự tìm mộ ở Yên Bái và Sơn La, VAF đã tìm được 500 mộ tù cải tạo trong đó có 225 bộ hài cốt được trao cho thân nhân đem về quê cải táng. Một số hài cốt không có người nhận được gửi ở chùa hay nhà thờ chờ ngày được phép đưa vào NTBH. Số mộ còn lại chưa tìm được thân nhân, VAF xin bốc mộ đưa hài cốt vào chôn ở NTBH nhưng chính quyền không chấp thuận.
Con số 500 mộ đã tìm được chắc chắn là quá ít so với tổng số tù cải tạo bị chết trong các trại. Chính phủ Việt Nam còn giữ kín các con số liên quan đến các trại tù cải tạo, nhưng ngày 29 tháng Tư, 2001, báo Orange Countty Register công bố kết quả nghiên cứu tài liệu về các trại tù cải tạo và phỏng vấn các nhân chứng, cho thấy có khoảng 1 triệu người bị bắt giam không được xét xử, 165 nghìn người chết trong thời gian bị giam giữ, và ít nhất có 150 trại tù cải tạo được dựng lên sau khi Sài gòn thất thủ.
Một sự kiện quan trọng cần được nhắc đến là VAF, nhờ quan hệ của luật sư Wesley Coddou, đã được Trung tâm Nhận Dạng, Đại học Bắc Texas (Center for Human Identification, Department of Forensic and Investigative Genetics, University of North Texas Health Science Center) nhận thử nghiệm miễn phí DNA từ các mẫu hài cốt tù cải tạo và thân nhân của họ. Việc thử nghiệm DNA đem lại niềm an ủi vô cùng lớn lao cho những gia đình tù cải tạo đã chết trong tù mà mộ đã mất bia và không có di vật gì bên cạnh hài cốt khiến thân nhân có thể xác nhận là của người quá cố.
Chuyên gia khảo cổ Julie Martin, người tham gia đoàn VAF về Việt Nam lấy mẫu hài cốt tù cải tạo tại Làng Đá, Yên Bái, tháng Bảy 2010, đã viết bài tường trình về chuyến đi trong một cuốn sách viết với nhiều tác giả về kinh nghiệm khảo cổ pháp y vừa được xuất bàn (Forensic Archeology: A Global Experience, John Wiley and Sons, Ltd., 2015).

 null
Nghị sỹ Lowenthal thăm và thắp hương tại Nghĩa trang Biên Hòa
Tác giả ghi nhận, ngoài việc giúp thân nhân nhận được hài cốt người chết do thử nghiệm DNA, VAF còn có mục đich “đưa hài cốt tù cải tạo không thân nhân hay không thể nhận dạng vào cải táng trong Nghĩa trang Biên Hòa, và trùng tu nghĩa trang này thành một nơi tưởng niệm lâu dài dành cho những người đã bỏ mình trong một cuộc chiến chia rẽ đất nước và dân tộc của họ.” Đặc biệt trong chuyến đi này, đại diện gia đình tử sĩ đã quay được một cuốn video về cuộc đào mộ lấy hài cốt tù cải tạo với những hình ảnh rất “sốc” khiến người xem không cầm được xúc động.
Cuốn video này chắc chắn không làm hài lòng các viên chức chính quyền và có lẽ vì thế mà công tác bốc mộ của VAF ở đồi Cù Lao, Phú Yên, đã bị ngăn chặn khiến cho VAF phải tạm ngưng chương trình tìm mộ tù cải tạo từ năm 2012.

Trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa

Chính phủ CHXHCNVN đã chứng tỏ thiện chí hòa giải với chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ trong chương trình tìm kiếm người Mỹ mất tich (POW/MIA) nhưng lại không muốn hòa giải với chính đồng bào của mình còn ở lại miền Nam hoặc đã ra đi tị nạn ở nước ngoài.
Tám năm sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ bình thường, đề nghị “hòa giải với người chết” được trí thức Mỹ gốc Việt nêu lên trong cuộc gặp gỡ phái đoàn Nguyễn Đình Bin ở Đại học Johns Hopkins năm 2003 vẫn không được chính phủ Việt Nam đáp ứng. Phải mất thêm bốn năm nữa, nhờ sự giúp đỡ của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, tổ chức VAF mới được phép thực hiện chương trình tìm mộ tù cải tạo.
Đáng chú ý nhất là sau khi ông Thành và LS Coddou lên Washington, DC được thêm sự ủng hộ của Giám đốc Vụ Châu Á-Thái Bình Dương tại Bộ Ngoại giao Matthew Palmer và Thượng Nghị sĩ Jim Webb năm 2009 thì VAF thực hiện thành công vụ bốc mộ ở Làng Đá năm 2010 với sự hợp tác của cơ quan thử nghiệm DNA tại Houston. Kết quả thử nghiệm DNA đã giúp một số gia đình tù cải tạo nhận đúng hài cốt của người thân lấy từ những ngôi mộ vô danh ở trong rừng.
Nhưng có thể sự tham gia bất ngờ của chuyên gia DNA và kết quả thử nghiệm đã khiến cho VAF lại gặp trở ngại trong nỗ lực tìm và bốc mộ tù cải tạo. Như đã thấy trong trường hợp tỉnh Phú Yên, chính quyền địa phương không cho phép chuyên gia DNA lấy mẫu hài cốt mà chỉ cho VAF bốc những ngôi mộ còn bia, nhưng ngay cả việc cho phép hạn chế này cũng bị hủy bỏ vào giờ chót. VAF phải quyết định (tạm) ngưng chương trình này vì nếu không có thử nghiệm DNA thì những nấm mộ không có bia sẽ vĩnh viễn bị vô danh, vô thừa nhận.
Tại sao chính quyền không cho thử nghiệm DNA? Phải chăng vì kết quả thử nghiệm khoa học này không chỉ giúp nhận dạng người chết mà còn có thể biết được nguyên nhân của cái chết?
Cũng như đối với chương trình tìm và bốc mộ tù cải tạo, chính phủ Việt Nam chưa khi nào chính thức cho phép VAF trùng tu NTBH. Mọi công tác bốc mộ hay xây mộ chỉ được chấp thuận bằng miệng, trừ một lần VAF nhận được văn thư địa phương cho phép nhưng lại thu hồi ngay. Đó là trường hợp ngôi mộ tập thể gồm hơn 200 thi hài binh sĩ VNCH còn để trong nhà quàn của nghĩa trang ngày 30.4.1975 nhưng bị quân đội nhân dân đào hố chôn chung ở ngoài vòng nghĩa trang.
Tháng Ba năm 2011, VAF xin bốc ngôi mộ tập thể này để đưa hài cốt vào bên trong nghĩa trang. Một tháng sau, nhờ sự can thiệp của Bộ Ngoại giao ở Hà Nội, Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương mời ông Nguyễn Đạc Thành về nhận văn thư chấp thuận và thảo luận chi tiết chương trình tổ chức bốc mộ của VAF. Ông Thành được Sở Ngoại vụ trao tận tay văn thư này, nhưng khi về đến Mỹ thì ông nhận được quyết định thu hồi giấy phép.
Những quyết định bất nhất trên đây cho thấy thế lực địa phương còn mạnh và ý định thật sự của họ chỉ có thể được hiểu là họ muốn giải tỏa NTBH, vừa xóa sạch di tích của VNCH, vừa trở nên giàu có hơn vì có thêm đất cho ngoại quốc đầu tư (chủ yếu là Trung Quốc). Thâm ý đó được thấy rõ trong việc đổi tên Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa thành Nghĩa trang Nhân dân Bình An.
Thâm ý đó cũng được thấy trong việc chính quyền thúc giục thân nhân tử sĩ đưa hài cốt trong NTBH về cải táng ở quê nhà; như vậy nghĩa trang quân đội miền Nam sẽ biến thành một nghĩa trang thuần túy dân sự để có thể giải tỏa dễ dàng. Vì VAF được sự ủng hộ của ông Võ Văn Kiệt và Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, chính quyền phải trì hoãn kế hoạch giải tỏa NTBH. Sau cái chết của ông Kiệt năm 2008, chương trình trùng tu NTBH của VAF bị ngưng trệ cho tới năm 2012 mới được khởi động lại.

null
TBT Nguyễn Phú Trọng vừa có chuyến thăm Hoa Kỳ
Trong chính quyền có một xu hướng cởi mở theo chủ trương hòa giải của cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt, phần lớn từ Bộ Ngoại giao, nhưng họ còn phải dè dặt không chỉ vì sự chống đối của phe bảo thủ mà còn vì một số vấn đề chưa được giải quyết, chẳng hạn miền Bắc và Mặt trận Giải phóng Miền Nam còn có khoảng 300,000 binh sĩ và cán bộ đã bỏ mình trong cuộc chiến chưa tìm được xác.
Giả thử sau khi thống nhất, “bên thắng cuộc” (mượn từ của Huy Đức) thực hiện hòa giài hòa hợp dân tộc, không đầy đọa trên dưới một triệu người miền Nam trong các trại tù khổ sai được gọi là “cải tạo” thì đôi bên thắng và thua đã có thể ngồi lại với nhau cùng giải quyết những vấn đề quá khứ của mỗi bên.
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài có khả năng đóng góp tài chính và kỹ thuật, đồng thời có lợi thế vận động các chính phủ và tổ chức tư nhân quốc tế hỗ trợ cho chương trình MIA của Việt Nam bên cạnh những chương trình phát triển kinh tế xã hội...
Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã không ngớt kêu gọi hòa giải hòa hợp dân tộc (về sau chỉ nói đến “hòa hợp”) và dành nhiều sự dễ dãi cho người Việt hải ngoại trở về thăm quê hương, làm việc từ thiện, nghiên cứu, giảng dạy, hay đầu tư, kinh doanh.
Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ thể hiện chính sách hòa giải một chiều có lợi ích cho chế độ, không phải là hòa giải hai chiều dẫn đến đối xử bình đẳng và hợp tác có lợi ích cho đất nước.
Trong chuyến thăm Hoa Kỳ vừa qua, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Đảng và Chính phủ Việt Nam nói lên những lời chính đáng trước chính phủ và nhân dân hai nước.
Chính phủ Hoa Kỳ và mọi người Việt Nam, trong và ngoài nước, đều trông đợi những hành động cụ thể của chính phủ Việt Nam, tốt nhất là bắt đầu bằng sự chấp thuận dứt khoát và toàn bộ chương trình “hòa giải với người chết” như đề nghị của VAF.
Tôi tin rằng lần này các chính quyền địa phương, đặc biệt là tỉnh Bình Dương, sẽ tuân theo chỉ thị của trung ương để hợp tác và giúp đỡ VAF hoàn tất chương trình tìm mộ tù cải tạo và trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa.
BBC sẽ tiếp tục đăng phần hai ý kiến của Giáo sư Lê Xuân Khoa, nguyên Chủ tịch Trung tâm Tác vụ Đông Nam Á (Southeast Asia Resource Action Center, SEARAC), nguyên Giáo sư Thỉnh giảng trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Johns Hopkins, Washington, D.C., hiện cư ngụ tại Irvine, Nam California.
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2015/07/150715_hoa_giai_voi_nguoi_chet_part1