Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Tâm tình 30/4 với ông HO Nguyễn Phú


Tâm tình 30/4 với ông HO Nguyễn Phú

Ông Nguyễn Phú trong một lần biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco (ảnh Bùi Văn Phú)
Ông Nguyễn Phú trong một lần biểu tình trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco (ảnh Bùi Văn Phú)

Thưa ông, ngày 30/4/1975 ông đang ở đâu và làm gì?
30/4 nhắc đến đau lắm. Lúc đó tôi đang ở sân vận động Cộng Hòa. Trước đó, gia đình chúng tôi trong đoàn người triệt thoái khỏi cao nguyên từ Pleiku về hướng Phú Bổn đạp lên xác nhau mà chạy. Về đến Sài Gòn thì đúng là không còn chén đũa ăn cơm. Gia đình tôi gồm vợ chồng và 7 đứa con, nhờ Trời mà còn sống sót về đến Sài Gòn.
Về đến Sài Gòn không có bà con thân thích. Bỏ vợ con trong sân vận động Cộng Hòa, mà sau này gọi là sân Thống Nhất, tôi đi tìm đơn vị để trình diện, tiếp tục chiến đấu vì trên tỉnh lộ 7 tôi đã thấy Việt Cộng tàn ác quá. Việt Cộng truy sát đoàn người di tản, bắn xối xả vào đàn bà, con nít. Quân lính đi với vợ con không còn chiến đấu được nữa, chạy như đàn vịt. Trên đoạn đường đó biết bao nhiêu người chết.
Ông thuộc đơn vị nào trong quân đội Việt Nam Cộng hòa?
Đơn vị của tôi thuộc Sở Nhân lực tỉnh Pleiku. Chạy về Sài Gòn trình diện Nha Nhân lực của Tướng Bùi Đình Đạm. Tôi là đại úy của Sư đoàn 23 Bộ binh, bị thương, quân nhân loại 2 nên được biệt phái về Bộ Quốc phòng phục vụ tại Sở Nhân lực tỉnh Pleiku.
Sau đó ông và gia đình đi đâu?
Sau khi miền Nam đầu hàng, gia đình chúng tôi chui rúc dưới khán đài của sân vận động Cộng Hòa. Tôi thấy những anh bộ đội miền Bắc ăn mặc rất lôi thôi, lếch thếch. Lính hải quân của miền Bắc trông như những anh gác dan. Tôi tức lắm, như thế mà họ thắng và thời gian đó tôi rất quẩn trí. Nhà cửa ở Pleiku bỏ hết, không còn tiền, còn của để đi đâu nữa.
Sau đó có lệnh trình diện đi học tập cải tạo. Tôi trình diện ngày 23/6/75. Đêm đầu tiên trong một đại học ở đường Trần Hoàng Quân, Quận 10 có đồ ăn ngon lắm. Tối hôm sau thì có xe GMC bịt kín đưa chúng tôi đi, cứ còng tay hai người vào với nhau.
Theo ông thì nguyên do nào mà Việt Nam Cộng hòa đã thua?

Miền Nam thua vì đây là một trò chơi chính trị, các nước lớn đã dàn xếp và mình chỉ là nạn nhân thôi. Nguyên do kế là các lãnh đạo, tướng lãnh của Việt Nam Cộng hòa yếu về quân sự không giữ được nước, về chính trị không vận động cho toàn dân hiểu được về cộng sản.
Ông có thể kể về cuộc sống trong trại học tập như thế nào?
Sau khi trình diện tôi được đưa vào trại tập trung đầu tiên là Thành ông Năm, sau chuyển qua Z30-D ở Rừng Lá, Hàm Tân. Ở Thành ông Năm do quân đội quản lý thì ít khổ hơn là sau khi qua Z30-D là giao cho công an.
Ông Nguyễn Phú (bên phải) tham gia biểu tình trước nơi có buổi nói chuyện của Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco năm 2012 (ảnh Bùi Văn Phú)Ông Nguyễn Phú (bên phải) tham gia biểu tình trước nơi có buổi nói chuyện của Tổng Lãnh sự Trung Quốc tại San Francisco năm 2012 (ảnh Bùi Văn Phú)
Tôi ở Thành ông Năm một năm, chỉ có sinh hoạt học tập. Mấy anh quản giáo đứng ra hướng dẫn học tập thì rất yếu về văn hóa. Hàng ngày học tập, có 10 bài học như: “Tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”, “Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng bằng mười”, “Đế quốc Mỹ là kẻ thù số một của nhân dân ta” v.v... Đó là mấy chủ đề chính trong các bài học tập.
Qua trại Z30-D thì đời sống thê thảm. Phải nói là tù khổ sai. Đất rừng lá Bình Tuy cứng, họ bắt cuốc lên, đào lên để trồng khoai lang. Không có gạo mà ăn. Đi vào rừng sâu đốn gỗ về để họ bán gây quĩ nhưng tù cải tạo không được gì. Họ dùng cải tạo để làm ra tiền mà đói không cho ăn, đau không thuốc uống. Cái gì họ cũng cho “tam sinh” là thứ thuốc gồm 3 sinh tố. Aspirin cũng không có.
Thời gian ông đi học tập cải tạo là bao lâu?
Tất cả gần 8 năm.
Trong thời gian đó ông có thấy ai bị đầy đọa, bị chết trong tù?
Ôi nhiều lắm. Hở một cái là nhốt vào conex box (loại thùng sắt). Nhiều người bị nhốt vào conex box, ngày nóng thiệt nóng, đêm lạnh thiệt lạnh, bị cùm hai chân hai tay, đái ỉa tại chỗ. Quản giáo cho là phản động là phạt nhốt trong đó, ăng-ten trong trại chỉ điểm ai nói linh tinh thì người đó cũng bị nhốt vào conex box.
Có người bị phạt như thế mà chết. Tôi nhớ anh Nguyễn Văn Bảo ở Hàm Tân hay la “Đả đảo Hồ Chí Minh” nên bị giam trong conex box và nó để cho chết.
Còn chết vì bệnh thì cả chục người, vì thiếu thuốc và họ mổ ẩu lắm. Tôi đã đi chôn nhiều người, đào lỗ rất cạn, bọc cái chiếu rồi chôn vội xuống đó, lấp đất lại cho nhanh. Mấy ngày sau không còn thấy xác đâu vì bị thú rừng bới lên.
Theo ông biết thì có bao nhiêu người trong trại học tập ở Thành ông Năm và Z30-D cùng với ông.
Thành phần bị giam ở Thành ông Năm đủ hạng, từ thiếu úy lên tới đại tá. Sau đó chia ra chuyển trại. Tôi biết một lán có 300, như thế có khoảng 1500 người nhốt ở đó trong những ngày đầu. Ở Rừng Lá thì đông lắm, vài nghìn người. Có Z30-A rồi B, C, D. Rất đông vì là chỗ tập trung những người trình diện học tập ở Sài Gòn.
Đời sống trại Z30-D, ngoài lao động thì cải tạo viên có những sinh hoạt gì nữa thưa ông?
Ngoài lao động cực nhọc vẫn học lại mười bài cũ, nào là “Tiến lên chủ nghĩa xã hội”, “Nhân dân ta anh hùng đánh bại đế quốc Mỹ”. Lâu lâu chiếu phim như “Thép đã tôi thế đấy” bắt mọi người ra coi. Công an ngồi gác trên chòi, có lúc mình ngồi ngủ.                                                                         
Đến khi nào ông được ra khỏi trại học tập cải tạo?
Khi tôi được thả thì có nhiều người đã được thả trước rồi. Tôi thấy mình chả có học tập tốt gì, nhưng có lẽ do vận động từ quốc tế bên ngoài nên họ thả. Tháng 8 năm 1982 tôi được thả.
Về đến Sài Gòn với giấy ra trại tôi thấy gia đình thê thảm. Nhà tôi ra đời buôn bán. Trước đó họ nói nếu nhà tôi đồng ý đi kinh tế mới tôi sẽ được thả, nhưng nhà tôi cương quyết trụ lại. Nhà bảy đứa con thì làm sao đi. Tới bữa, cơm trong nồi chia ra từng chén, tôi khóc rất nhiều. Từ một gia đình con sĩ quan đầy đủ nay cơ cực. Khi đó tôi đạp xích lô để giúp cho gia đình đỡ kham khổ. Nhưng sức yếu sau thời gian đi học tập nên không đạp được xa. Nhiều bữa đạp xe ra đến bến xe đi Vũng Tàu mà không còn sức đạp về.
Ông và gia đình đã đến Hoa Kỳ định cư theo diện nào?
Tôi qua Mỹ theo diện HO8. Nộp đơn đi HO cũng phải nộp tiền để lập hồ sơ. Tôi vay mượn bạn bè được một triệu đồng để nộp cho công an, cán bộ. Sang Mỹ, tôi định cư ở San Francisco từ đó đến nay.
Trong sinh hoạt cộng đồng ở miền Bắc California, ông là người rất tích cực, nhất là trong công việc bảo vệ Cờ Vàng ở San Francisco. Xin ông cho biết vì sao đã tham gia vào những việc này.
Ông Nguyễn Phú (bên phải) dẫn đầu đoàn biểu tình tuần hành trên phố San Francisco để phản đối Hà Nội và Bắc Kinh (ảnh Bùi Văn Phú)Ông Nguyễn Phú (bên phải) dẫn đầu đoàn biểu tình tuần hành trên phố San Francisco để phản đối Hà Nội và Bắc Kinh (ảnh Bùi Văn Phú)
Đến Mỹ cũng có những vui buồn. Vui vì đã lo cho con cái đầy đủ. Buồn vì không đáng để bỏ nước ra đi. Tôi thường nói với các bạn người Phi, người Hàn là nếu như các anh tôi không bỏ nước ra đi, vì nước tôi có nạn cộng sản nên mới ra đi.
Thoát khỏi rồi thì cũng muốn làm gì giúp cho bạn bè còn ở Việt Nam. Tôi tranh đấu theo dòng chính, cho nhân quyền tự do dân chủ ở Việt Nam, nhưng không ồn ào. Trước hết và trên hết, tôi muốn nhà nước Việt Nam phải theo tiêu chuẩn quốc tế về nhân quyền chứ không phải tiêu chuẩn của các ông ấy. Chúng tôi cũng tranh đấu cho Nghị quyết Cờ Vàng được thành phố thông qua năm 2005, cho việc thành lập khu Little Saigon ở San Francisco.
Thượng nghị sĩ Tiểu bang Leland Yee đi Việt Nam công tác, gặp Đại sứ Lê Văn Bàng và ông có hỏi thượng nghị sĩ có biết Nguyễn Phú ở San Francisco không. Ông Yee nói có biết và xác nhận ông Phú là một người tốt, ông tranh đấu theo Hiến pháp Hoa Kỳ chứ không có gì sai và cái đó là có lợi cho các ông để thay đổi. Sau này Thượng nghị sĩ Yee nói là người Việt ở Mỹ có hai cộng đồng thì tôi không đồng ý. Người Việt có hai khuynh hướng, nhưng chỉ có một cộng đồng tị nạn thôi chứ. Ông Yee đã ngâm Nghị quyết Cờ Vàng ở Sacramento sau khi ông ấy đi Việt Nam về. Từ đó tôi không còn ủng hộ ông ấy nữa. Mới đây thì Thượng nghị sĩ Yee đã bị mất chức, đang chờ ra tòa vì tham nhũng, nhận hối lộ.
30/4 năm nay kỉ niệm 40 năm ngày chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, dịp này trong và ngoài nước lại nói đến vấn đề hòa giải, ý kiến của ông về việc này như thế nào?
Hòa giải. Tôi nghe thấy chữ “hòa giải hòa hợp” tôi rầu lắm. Tôi thí dụ nhá. Anh ở Hà Nội, tôi ở Sài Gòn. Tôi đem quân ra chiếm miền Bắc, đến nhà anh tôi đuổi anh ra khỏi nhà, giựt nhà anh, giết cha anh. Như vậy tôi là kẻ sai trái. Cũng như người miền Bắc vô, chiếm đất, chiếm nhà tôi thì tôi đánh lại kẻ đó. Vậy thì chính nghĩa về ai. Khi nói về hòa hợp hòa giải thì kẻ đi chiếm đất, chiếm nhà phải có tinh thần hướng thiện chứ. Còn nói tôi phải hòa hợp hòa giải với kẻ ăn trộm, ăn cướp đến nhà của tôi à.
Cho nên tôi nghĩ Hà Nội chỉ đưa ra chiêu bài. Thêm thí dụ thứ hai như thế này. Chẳng hạn có người Việt nói rằng thôi bây giờ mình hòa hợp hòa giải với mấy ông đó đi. Họ đang nắm chính quyền, nắm quân đội thì đâu có tư cách gì mình hòa hợp hòa giải với họ được. Cho nên chính sách phải bắt đầu từ phía Hà Nội, không phải từ mình.
Theo ông, nhà nước Việt Nam cần làm gì cụ thể để chứng tỏ tinh thần hòa giải?
Họ phải biết lỗi, xin lỗi dân tộc Việt Nam tại vì họ đã đưa chủ thuyết Mác-Lê vào Việt Nam và đã nhận viện trợ của các nước cộng sản để xâm chiếm miền Nam.
Như Nam Hàn không bị cộng sản chiếm nên giờ họ giàu có biết bao. Hà Nội lỡ chiếm rồi, quá say chiến thắng mà không có tinh thần quân tử như sau cuộc nội chiến Mỹ, lại đày đọa nhiều người khiến họ bỏ nước ra đi, vùi thây trên biển cả, nên phải biết lỗi như thế. Chúng tôi bị hành hạ, chúng tôi không căm thù chuyện đó, nhưng lãnh đạo Hà Nội không biết hướng thiện.
Ông nghĩ sao về Nghị quyết 36?
Tôi không đề cao tinh thần Nghị quyết 36. Nhưng ngay cả chuyện người hải ngoại về Việt Nam đầu tư, đã có biết bao người phải bỏ của chạy lấy người.
Trong dịp 30/4 này ông có những suy nghĩ gì về đất nước Việt Nam hiện nay.
Tôi muốn Đảng Cộng sản xin lỗi dân tộc, bỏ Điều 4 Hiến pháp để cùng nhau xây dựng đất nước, làm sao cho Việt Nam được độc lập tự do. Bây giờ mà đất nước vẫn còn bị ám ảnh bởi mất nước thì buồn và đau đớn quá. Ám ảnh cờ vàng ngày nay nhà nước vẫn còn sợ. Có anh bạn trẻ ở Hà Nội tham gia biểu tình, mới mặc quần áo có cờ vàng mà họ đã bắt nhốt, đánh đập. Như thế làm sao mà hòa hợp hòa giải được.

Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Bùi Văn Phú

Tác giả dạy đại học cộng đồng và hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco, California. 
 
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/tam-tinh-ba-muoi-thang-tu-voi-ong-ho-nguyen-phu/2744169.html
Ý kiến    
bởi: Không ghi tên
01.05.2015 13:23
hãy vững tin một ngày nào đó chúng ta sẽ tiêu diệt được bọn gian ác, thma nhũng và con cháu ta sẽ tự do, việt nam không còn khổ như hiện nay 
 
bởi: vô danh hữu trí
01.05.2015 10:53
Chính nghĩa dối trá của một bên đã làm cho bên kia tạo ra chính nghĩa đối kháng. Sự chia rẽ của hai phe Quốc - Cộng là do 2 bên không có 'điểm chung căn bản'. Nhiều người tưởng rằng lòng yêu nước là điểm chung căn bản, nhưng thật ra không phải, nên nhớ rằng không ai yêu nước hơn yêu mình. Do đó 'điểm chung căn bản' ở đây chính là 'sự thực lịch sử'. 'Sự thực lịch sử' phải được công nhận, được phổ biến, và phải được thành tâm trong nhận thức. Khi hai phe tiến tới 'điểm chung căn bản' này thì sẽ có hòa hợp hòa giải.

Thứ Sáu, 1 tháng 5, 2015

Lễ tưởng niệm các binh sĩ Mỹ và Đồng Minh hy sinh ở Việt NamNguyễn Khanh, RFA

 

Lễ tưởng niệm các binh sĩ Mỹ và Đồng Minh hy sinh ở Việt NamNguyễn Khanh, RFA

2015-04-30
tuong-niem-622.jpg
Lễ tưởng nhớ những chiến binh hy sinh ở chiến trường Việt Nam ở thủ đô Washington DC hôm 30/4/2015.
RFA
Nhân dịp tưởng niệm ngày 30 tháng Tư năm nay, một trong những sinh hoạt của Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại là tổ chức buổi lễ tưởng nhớ những chiến binh Mỹ hy sinh ở chiến trường Việt Nam. Từ địa điểm buổi lễ ở thủ đô Washington.

Hy sinh cho tự do

Trước lễ đài, mọi người bùi ngùi nhớ đến 58,000 binh sĩ Hoa Kỳ hy sinh ở chiến trường Việt Nam, những người đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng tự do.
Phần lớn những người nằm xuống là những thanh niên rất trẻ, trong đó có những người mới tốt nghiệp trung học, cũng có người vừa học xong đại học, cũng có người mới lập gia đình, và cũng có người nằm xuống mà không nhìn thấy mặt của đứa con đầu lòng.
Trưởng Ban tổ chức, Cô Nguyễn Thị Ngọc Giao cho biết:
“Buổi lễ ngày hôm nay là để tưởng niệm 40 năm ngày 30/04/1095, là ngày chúng ta – những người miền Nam Việt Nam bị mất nước vào tay cộng sản.  Cho đến ngày hôm nay vẫn còn rất nhiều người tại Việt Nam phải chịu đau khổ dưới chế độ cộng sản.
Nhưng hôm nay tại Tượng đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC chúng ta tỏ lòng cảm ơn những người đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.
Ngoài các chiến sĩ Hoa Kỳ, chúng ta còn trân trọng vinh danh và ghi ơn các chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa và tất cả các chiến sĩ Đồng Minh. Điều này một lần nữa muốn nói rõ rằng chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến giữa những người Việt với cộng sản.
Và chúng ta hôm nay đứng đây cám ơn các chiến sĩ Hoa Kỳ và Đồng Minh đã chiến đấu cùng với chúng ta; trong khi đó cuộc chiến chống lại cộng sản tại Việt Nam vẫn còn đang tiếp diễn.
Với chiếc ba lô đeo sau lưng và khẩu súng cầm trong tay, họ bước lên máy bay rời nước Mỹ để đến một vùng đất thật xa lạ mang tên Việt Nam, vùng đất mà có lẽ hầu hết đều không biết nằm ở vị trí nào trên bản đồ thế giới.
Vì lý tưởng bảo vệ tự do, họ chấp nhận rời mái nhà thân yêu, giã từ người thân, để đi đến vùng đất xa lạ đó, hãnh diện cầm súng chiến đấu với những người không nói chung ngôn ngữ, không cùng một màu da với họ.
Ông Cựu quân nhân Mỹ tên Grant McLure kể lại câu chuyện này với Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do chúng tôi:
Tôi là Grant McLure, trưởng toán liên lạc với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Làm việc trong nhóm chúng tôi có những người Việt Nam. Nhóm gồm cả cố vấn quân sự lẫn dân dự, chẳng hạn như tôi làm việc với toán quân y phục vụ ở Ban Mê Thuột từ 1969 đến 1971. Hôm nay chúng tôi có mặt ở đây để bày tỏ lòng kính trọng với những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa mà chúng tôi đã có dịp làm việc chung trong thời chiến tranh”.

Những kỷ niệm chiến trường

tuong-niem-400.jpg
Các cựu binh tham dự Lễ tưởng nhớ những chiến binh hy sinh ở chiến trường Việt Nam ở thủ đô Washington DC hôm 30/4/2015. RFA PHOTO.
Nhiều mẩu chuyện ngắn ngủi khác cũng được nhiều người kể lại khi nói về người bạn đồng minh của mình 40 năm trước đây. Có người nhắc lại lần đầu tiên đi hành quân chung với anh lính Mỹ, có người nhắc lại chuyến trực thăng đổ quân xuống giữa rừng già do một anh phi công Mỹ cầm lái, cũng có người nhắc lại chuyện từng cầm máy truyền tin gọi cho đơn vị pháo binh Hoa Kỳ để nhờ bắn yểm trợ.
Nhưng quan trọng nhất, điều mà những người Việt có mặt trong buổi lễ tưởng niệm muốn nói đến vẫn là tình đồng đội giữa người lính Việt Nam Cộng Hòa và người lính Mỹ.
Riêng với ông Trần Ngọc Huế, kỷ niệm mà ông bao giờ quên là những ngày sát cánh cùng các người bạn đồng minh trong trận chiến kéo dài nhiều ngày để lấy lại thành phố Huế:
“Tôi muốn kể lại một kỷ niệm mà tôi với người cố vấn Mỹ của tôi hồi tôi chỉ hy Đại đội Hắc Báo trong trận Mậu Thân để đánh tan sự chiếm đóng của quân cộng sản tại thành phố Huế.
Tuần đầu tiên thì chúng tôi, Đại đội Hắc Báo, không có cố vấn vì cố vấn trưởng của tôi lúc đó phải chống cự với sự tấn công của quan cộng sản tại căn cứ ở phía Nam Sông Hương. 10 ngày sau thì ông cố vấn này đã qua với chúng tôi; và lúc đó chúng tôi rất vui mừng là đã có một người bạn đồng minh ở bên cạnh hổ trợ để cùng nhau chia sẻ những gánh nặng như là tải thương, như là yêu cầu những phi pháo của phía Mỹ.
Chúng tôi rất là cám ơn những người đồng minh đó từ phía Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Sư đoàn 101 Nhảy dù của Mỹ đã cùng các quân binh chủng của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã lấy lại Thành Huế sau 26 ngày đêm bị quân cộng sản vây hãm, đem lại sự thanh bình cho người dân Huế cho đến năm 1975.”

Bùi ngùi, xúc động

Không ai bảo ai, trong nhìn ánh mắt của những người tham dự, mọi người dường như muốn nói lên rằng điều đau buồn nhất là cuộc chiến Việt Nam đã không được quyết định ở chiến trường, mà lại được quyết định ở chính trường Washington.
Những ánh mắt đó như thầm bảo không chỉ người lính của quân đội miền Nam mà ngay chính những người lính Mỹ đã phải chiến đấu, chấp nhận mọi gian khổ, kể cả chấp nhận hy sinh chính thân xác của chính mình, cũng không được quyền chiến thắng.
Vì thế, ánh mắt của những người Việt có mặt trong buổi lễ tưởng niệm như thầm bảo với những người bạn Mỹ đã nằm xuống cho lý tưởng tự do rằng: chúng tôi không bao giờ quên những gì bạn đã làm cho đất nước chúng tôi, và xin hứa với các bạn rằng con đường chúng ta đã đi dù còn dài đến đâu đi chăng nữa, nhưng cuối cùng, chắc chắn chúng tôi sẽ đi cho đến đích.
Buổi lễ không chỉ là dịp để Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại cám ơn sự hy sinh cao cả của những người bạn đồng minh Hoa Kỳ, mà cũng là dịp để một số binh sĩ Mỹ gặp nhau, nhắc lại đoạn đường chiến đấu mà họ đã trải qua, đặc biệt với toán binh sĩ của Đại Đội C, Trung Đội 3, Tiểu đoàn 1/9 Thủy Quân Lục Chiến, ngày 30 tháng Tư năm nay là dịp để họ nhắc lại cũng ngày này 40 năm trước đây, họ chính là toán binh sĩ Mỹ cuối cùng lên chiếc trực thăng cất cánh từ Tòa Đại Sứ Mỹ:
“Chúng tôi thuộc toán binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến cuối cùng được đưa vào Saigon hôm 25 tháng Tư 1975, giữ trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Tòa Đại Sứ Mỹ. Anh em chúng tôi hãnh diện đã làm tròn trách nhiệm cho tới phút chót, đồng thời cũng hãnh diện đá giúp di tản được một số người ra khỏi Việt nam vào giờ chót”.
Một cựu quân nhân trong toán là ông Carl Stroud còn cho chúng tôi xem hình chụp 2 lá cờ, một Mỹ, một Việt Nam Cồng Hòa, mà ông mang ra được từ Tòa Đại Sứ. Hai lá cờ này hiện đang được giữ ở Viện Bảo Tàng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Cũng cần nói thêm là ngoài 58,000 binh sĩ Mỹ hy sinh ở chiến trường Việt Nam còn có gần 2,000 binh sĩ nằm trong danh sách mất tích.
40 năm sau ngày cuộc chiến kết thúc, các toán tìm kiếm mới thu nhặt được hơn 700 thi hài, và không thể biết đến bao giờ mới tìm được hài cốt của những người lính cuối cùng, để đưa họ về an nghỉ ở nơi mà họ đã sinh ra, lớn lên và trưởng thành, trước ngày họ rời quê nhà để lên đường sang Việt Nam chiến đấu.
(Nguyễn Khanh, tường trình từ Washington).

Biểu tình tưởng niệm 40 năm 30/4



 https://youtu.be/Br1NQ_yxMtU

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/in-memo-of-us-soldiers-who-died-in-vn-04302015155758.html

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên án các tội ác của Mỹ trong chiến tranh VN

 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên án các tội ác của Mỹ trong chiến tranh VN

RFA-30-04-2015

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn khai mạc tại Lễ kỷ niệm ngày 30/4. (2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn khai mạc tại Lễ kỷ niệm ngày 30/4. (2015)
Photo: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hôm nay lặp lại cáo buộc lâu nay của Hà Nội là Hoa Kỳ trong cuộc chiến Việt Nam đã phạm những tội ác tàn bạo, gây nên những tổn thất và đớn đau không thể nào kể xiết cho người dân và đất nước Việt Nam.
Phát biểu như vừa nêu của ông Nguyễn Tấn Dũng được đưa ra trong bài phát biểu nhân ngày kỷ niệm biến cố 30 tháng tư được tổ chức một cách rầm rộ ngay tại Sài Gòn, nơi được đặt tên là thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975.
Theo hãng thông tấn AFP của Pháp, ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn chỉ trích mạnh mẽ điều mà ông này nói là nổ lực của Hoa Kỳ nhằm chặn đứng làn sóng cộng sản tại Đông Nam Á trong cuộc chiến Việt Nam. Và theo ông Nguyễn Tấn Dũng thì chiến thắng của người cộng sản là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn.

Diễu binh rầm rộ

Hôm nay tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra cuộc diễu binh rầm rộ để kỷ niệm 40 năm ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Tuy nhiên theo phát ngôn nhân Terry White của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thì không có quan chức Mỹ nào tham dự cuộc diễu binh. Vào chiều hôm nay đại sứ Ted Osius đến lãnh sự quán tại Sài Gòn để tham dự buổi lễ tưởng niệm qui mô nhỏ tổ chức ở đó mà thôi.
Chiến tranh Việt Nam là cuộc xung đột đầu tiên của thời Chiến Tranh Lạnh. Truyền thông Phương Tây tham gia đưa tin rất nhanh về cuộc chiến này.

Người dân đã hiều khác

Tiến sĩ Vũ Tường, khoa chính trị Đại học Oregon của Hoa Kỳ, được hãng thông tấn AFP trích dẫn nói rằng trước đây người dân Việt Nam xem cuộc chiến là để giải phóng, thống nhất đất nước; nhưng nay đa số người Việt đều có thể thấy rằng đó là một biến cố đau thương- người Việt sát hại lẫn nhau.
Thông tấn xã AFP trích dẫn nhận định của tiến sĩ Vũ Tường rằng đảng cộng sản Việt Nam không còn được xem là đảng có lòng yêu nước và bất khả chiến bại nữa.
Cũng theo AFP,để chào mừng ngày 30 tháng tư năm nay dù hệ thống truyền thông chính thống của Hà Nội tiến hành chiến dịch tuyên truyền mạnh mẽ về thời kỳ anh hùng trong chiến tranh; một số người dân mà hãng này tiếp xúc tỏ ra không có ấn tượng gì trước những trình diễn rầm rộ được cơ quan chức năng tổ chức.
Một chị bán hàng ở vỉa hè Sài Gòn nói với AFP là chị chẳng quan tâm gì đến diễu hành chào mừng vì lệnh chặn đường làm cho việc buôn bán của chị trở nên khó khăn.
Có hằng triệu người Việt Nam từ cả hai miền bắc và nam đã phải hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam, và hằng trăm ngàn người bị thương.
Thống kê chính thức nói phía Hoa Kỳ có chừng 58 ngàn binh sĩ thiệt mạng tại chiến trường Việt Nam.

Đời sống người dân miền Nam sau 30/4/1975

https://youtu.be/JN-xUbrcjAk



Khách vãng lai

Chỉ có đế quốc Mỹ với Ngụy Quân Ngụy Quyền mới gây ra tội ác dã man thôi ???
Tàu cộng với Việt Cộng chưa từng bao giờ gây ra tội ác dã man gì cho người dân và đất nước Việt Nam ???
Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào xong ta chia chác di sản tổ tiên cho nước mẹ, rước con dân "nước mẹ" vào cùng nhau chung sống, xây dựng XHCN "Việt Trung"???
Hoan hô Ba Dũng ???
30/04/2015 10:46

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vnpm-atk-us-crime-04302015072032.html

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2015

Kỷ niệm 30/4, tắc kè đổi màu, lại gọi "đế quốc Mỹ, ngụy quân nguỵ quyền"


'Ngụy quân, ngụy quyền' trong 'đại lễ kỷ niệm mùa xuân 1975' sáng nay (30/04/2015)

Hồng Cường (VNTB) - Sáng hôm nay, cuộc mit-tinh, diễu binh, diễu hành kỷ niệm 40 năm "giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước" diễn ra tại Khu vực Quảng trường Thống Nhất, TP.HCM.

Tham dự buổi lễ này, có đầy đủ các đời Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng, Bộ trưởng các ngành... Cùng đại diện các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các tướng lĩnh quân đội và công an, đại diện các cựu chiến binh cùng đại diện các ban, ngành...

"Mỹ cút, ngụy nhào; ngụy quyền Sài Gòn; ngụy quân, ngụy quyền; đế quốc Mĩ", đó là những từ ngữ được sử dụng trong buổi lễ kỷ niệm "đại thắng mùa xuân năm 1975."


Các lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam tham gia 'đại lễ kỷ niệm mùa xuân 1975' sáng nay.
Những cụm từ miệt thị đầy hẹp hòi của "bên thắng cuộc" đó gây nhói tâm can không ít người chủ trương ôn hòa, mong mỏi sự hòa hợp của những người Việt chung một giòng máu.

Nó xóa bỏ nỗ lực hòa giải từ ngôn từ trước đây, khi dấy lên phong trào sử dụng Việt Nam Cộng Hòa hoặc chính quyền miền Nam Việt Nam thay cho "ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn".

Nó trở thành cụm từ đầy xấu xí, làm gây hoài nghi lòng người về chuỗi những câu nói của các "lãnh đạo Đảng, nhà nước" về hòa hợp, hòa giải dân tộc trước khi diễn ra buổi lễ.



Cụm từ 'ngụy quân, ngụy quyền' trong buổi lễ khiến cho đề cập về hòa hợp trong diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị lu mờ.

Từ Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trăn trở về hòa hợp dân tộc, "Nếu nhìn vào những mất mát, hy sinh to lớn, xét về nguyên tắc là không thể nhân nhượng, bỏ qua. Nhưng xét về tình dân tộc, nghĩa đồng bào, đã 40 năm rồi, thì trong quan hệ có thể cởi mở, mềm dẻo, đối xử nhẹ nhàng", hay "Những người bỏ nước ra đi trước đây, có thể nói mỗi người mỗi cảnh, chắc ít ai vui vẻ ra đi, mà ngược lại canh cánh với nỗi đau của mình. Chưa nói có người mất mát gia đình, người thân. Tôi chỉ muốn nói rằng có người ra đi cũng đau khổ, có những hoàn cảnh mà có khi mình chưa chia sẻ hết, chưa thông cảm hết.

Trong suy nghĩ của tôi, hòa hợp, hòa giải dân tộc cần sự chủ động để tháo bỏ sự mặc cảm, định kiến, nặng nề."

Đến lời kêu gọi của Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân về việc "Sau 40 năm ai chưa về quê hương, hãy trở về."

Thậm chí, nó "xóa bỏ" đoạn văn nói về sự hòa hợp, hòa giải vượt lên định kiến trong diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở buổi lễ sáng nay.

"Mỗi người chúng ta hãy nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương nòi... không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng nhau chân thành hòa hợp dân tộc... tất cả vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh..."


Màn "đại lễ" có thể khiến người xem, tham gia mãn nhãn, nhưng nó khiến cho bao nhiêu người mãn tâm? Khi cái họ cần bây giờ, không phải là nuôi dưỡng sự hằn học về quá khứ qua ngôn từ, mà là một bước tiến trong tương lai thông qua sự đoàn kết của người phía bên này, bên kia.

Đại tướng Lê Đức Anh, cho rằng, lòng nhân ái làm nên sự kiện 30/4/1975, vậy sau 40 năm đã trôi qua, tại sao chúng ta không dùng lòng nhân ái trong hòa giải, hòa hợp hai bên, ngay từ trong cách sử dụng từ ngữ?


(VNTB)


==================

VN kỷ niệm 40 năm: Thủ tướng Dũng lên án 'đế quốc Mỹ' và 'không có đại diện nào của Hoa Kỳ đến dự' *

Việt Nam kỷ niệm 40 năm ngày kết thúc chiến tranh


Thanh Phương

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x578.
Sinh viên tại Sài Gòn được huy động tham gia lễ diễu binh, 30/04/2015.


Hôm nay, 30/04/2015, tại Sài Gòn, Việt Nam tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm đúng 40 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, mà đối với Hà Nội là ngày « giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ».

Ngày 30/04/1975, những chiếc xe tăng của quân Bắc Việt đã húc sập cổng Dinh Độc Lập, phủ tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đánh dấu chiến thắng của miền Bắc lên miền Nam, chấm dứt một cuộc chiến mà đã khiến hàng triệu người chết ở cả hai miền, trong đó có nhiều thường dân, cũng như đã khiến 58.000 quân nhân Mỹ thiệt mạng.

Hôm nay, tại quảng trường trước Dinh Độc Lập, một cuộc mít tinh đã được tổ chức với sự tham gia của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính phủ Việt Nam.

Trong bài diễn văn tại cuộc mít tinh, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặc biệt lên án « Đế quốc Mỹ » đã gây ra « biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta ». Ông Dũng cũng cho rằng, chính « lòng yêu nước nồng nàn », và sự lãnh đạo « tài tình, sáng tạo » của Đảng đã làm nên thắng lợi của cuộc « kháng chiến chống Mỹ cứu nước ». Sau đó, nhiều đơn vị quân đội, các đoàn thể đã tham gia cuộc diễu binh và diễu hành qua khán đài danh dự

Theo hãng tin AFP, không có đại diện nào của Hoa Kỳ đến dự lễ kỷ niệm hôm nay, nhưng đại sứ Mỹ sẽ dự một buổi lễ tổ chức tại tòa Tổng lãnh sự tại Sài Gòn với một số cựu chiến binh Mỹ.

Cũng theo nhận định của AFP, các chiến thắng quân sự trong quá khứ vẫn thường được chính quyền hiện nay sử dụng để tạo tính chính đáng cho độc quyền lãnh đạo của Đảng.

Nhưng theo lời một giáo sư khoa chính trị tại đại học Oregon, cái nhìn của người dân Việt Nam nay đã thay đổi, tức là trước đây nhiều người vẫn xem đây là một chiến tranh « giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước », nhưng nay ngày càng có nhiều người nhìn nhận đây là một cuộc nội chiến. Trong bối cảnh này, dân Việt Nam ngày càng thờ ơ, thậm chí không đồng tình với những màn trình diễn nhằm hô hào lòng yêu nước.
RFI
---------------------
* Tựa đề do VNTB đặt

==============

Thủ tướng Dũng cáo buộc Mỹ gây ra ‘các tội ác dã man’

Ông Nguyễn Tấn Dũng đọc diễn văn khai mạc buổi lễ đánh dấu ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam ở Sài Gòn, ngày 30/4/2015. Người đứng đầu chính phủ Việt Nam đã phát biểu như vậy hôm nay tại buổi lễ đánh dấu ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam ở Sài Gòn.

Trong bài phát biểu, ông Dũng nói rằng, 40 năm trước, “đế quốc Mỹ đã ngang nhiên áp đặt chế độ thực dân kiểu mới, biến miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân sự của Mỹ” và “gây ra biết bao tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát đối với đồng bào ta, đất nước ta”.

Ông cũng cũng ngỏ lời “chân thành cảm ơn các nước xã hội chủ nghĩa nhất là Liên Xô, Trung Quốc” đã giúp chính quyền Hà Nội trong Chiến tranh Việt Nam.

Cũng trong bài phát biểu này, Thủ tướng Việt Nam cũng nêu lên cuộc chiến “bảo vệ biên giới phía bắc”, và “biên giới phía tây nam”, nhưng tránh nhắc tới Trung Quốc.

Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 29/4, giáo sư Tương Lai, người từng làm cố vấn cho thủ tướng của Việt Nam, nhận định rằng Trung Quốc “không muốn Việt Nam trở thành một nước mạnh”. Giáo sư Tương Lai nói:

“Sau khi quân Pol Pot bị Việt Nam giáng cho một đòn chí mạng, giải phóng đất nước Campuchia, thoát khỏi diệt chủng thì Đặng Tiểu Bình mượn cớ ấy để rồi phát động chiến tranh biên giới năm 1979. Như vậy là nó muốn cho Việt Nam đang còn mình đầy thương tích từ chiến tranh thì nó giáng cho một đòn nữa để củng cố quyền lực của Trung Quốc, để Việt Nam không thể ngoi dậy, tiếp tục lớn mạnh bên cạnh một nước láng giềng khổng lồ, luôn luôn đối chọi mà muốn nuốt chửng Việt Nam”.


Lễ duyệt binh được coi là hoành tráng nhất trong nhiều năm qua, kỷ niệm ngày gọi là 'thống nhất đất nước'.

Hàng nghìn người đã tham gia vào lễ duyệt binh được coi là hoành tráng nhất trong nhiều năm qua, để kỷ niệm ngày gọi là “thống nhất đất nước”.

Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật cũng diễn ra trong dịp này để ăn mừng “ngày giải phóng miền nam”.

Trong khi đó, tại Mỹ, hôm nay, tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ sẽ diễn ra nhiều hoạt động đánh dấu ngày 30/4 mà nhiều người Mỹ gốc Việt gọi là “Ngày quốc hận”.

Tin cho hay, người Việt dự kiến sẽ biểu tình bên ngoài đại sứ quán Việt Nam ở thủ đô của Mỹ.

Trong bài phát biểu của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi “đồng bào ta ở trong nước cũng như ở nước ngoài, mỗi người chúng ta hãy nêu cao tinh thần dân tộc, lòng yêu nước thương nòi, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, không phân biệt quá khứ, vượt lên trên những khác biệt, cùng nhau chân thành hòa hợp dân tộc, vun đắp và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch Nghị hội người Việt toàn quốc ở Hoa Kỳ, nói với VOA Việt Ngữ rằng những hành động “thiếu nhạy cảm” của chính quyền trong nước, như ăn mừng ngày 30/4, sẽ khiến quá trình hòa hợp, hòa giải trở nên xa vời.

(VOA)


==========

Độc giả bình phẩm về câu nói của Nguyễn Tấn Dũng:

Nặc danh16:39 Ngày 30 tháng 04 năm 2015
anh ba X là bằng chứng sinh động nhất cho chủ nghỉa và đảng cộng sản ở VN ! ông có đầy đủ các đức tính của các quan chức thời nay .HẢY NHÌN KỶ KHUÔN MẶT CỦA ÔNG SÁNG NAY KHI ĐỌC ĐẾN ĐÁNH CHO MỶ CÚT ĐÁNH CHO NGỤY NHÀO ,ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN ....CÁI CƯỜI NHẾCH MÉP CỦA ÔNG MANG NHIỀU Ý NGHỈ !ÔNG CÒN KHÔNG TIN VÀO NGAY CHÍNH BẢN THÂN MÌNH LẠI THỐT RA NHỬNG CÂU CHỬ ẤY ! con gái ông và sau nầy cả cháu của ông nó cũng cút về Mỷ rồi ! sẻ còn mấy ngày kỷ niệm 30 /4 nửa đây? 
 
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33797

Thắp nến tưởng niệm 40 năm 30.4 tại thủ đô Washington


Thắp nến tưởng niệm 40 năm 30.4 tại thủ đô Washington

Cát Linh, phóng viên RFA
2015-04-30

Chương trình sinh hoạt thắp nến “Tưởng niệm 40 ngày quốc hận 30.4” diễn ra vào đêm 29 tháng tư ngay trước toà đại sứ Việt Nam ở Washington DC
Chương trình sinh hoạt thắp nến “Tưởng niệm 40 ngày quốc hận 30.4” diễn ra vào đêm 29 tháng tư ngay trước toà đại sứ Việt Nam ở Washington DC
Billy Khương/VNPS
Kỷ niệm 40 năm biến cố 30 tháng tư, nhiều người Việt hải ngoại tập trung bày tỏ tình yêu thương đất mẹ Việt Nam và đồng bào ruột thịt.
Cát Linh tường trình cuộc canh thức diễn ra vào đêm trước ngày 30 tháng tư năm nay ở vùng thủ đô Washington DC, Virginia và Maryland.

Chương trình sinh hoạt thắp nến “Tưởng niệm 40 ngày quốc hận 30.4” diễn ra vào đêm 29 tháng tư ngay trước toà đại sứ Việt Nam ở Washington DC. Đoàn anh, chi, em ca, nhạc sĩ của trung tâm Asia có mặt để cùng những người Việt lưu vong tổ chức buổi tưởng niệm tròn 40 năm ngày Sài Gòn thất thủ.
Rất nhiều những người Việt ở khu vực thủ đô Washington và cả những người từ một số tiểu bang xa đều tề tựu về. Họ đến rất sớm. Ngay từ khoảng 6 giờ chiều, công viên phía trước toà đại sứ Việt Nam đã phủ đầy một màu vàng của quốc kỳ VNCH do chính những người tham gia đêm tưởng niệm mang đến.
“Một nửa phẫn nộ. một nửa vui mừng. Vui mừng vì cộng đồng của mình đã lớn mạnh và ý thức được vấn đề quốc gia và cộng sản. Phẫn nộ vì ngày nay đất nước mình vẫn còn dưới gông cùm cộng sản tang thương. Tôi hy vọng ngày toàn dân đứng lên lật đổ không xa.” – Đó lời của ông Nhân, người đã bay từ Texas về Washington DC để tham dự đêm tưởng niệm 40 năm.
Một nửa phẫn nộ. một nửa vui mừng. Vui mừng vì cộng đồng của mình đã lớn mạnh và ý thức được vấn đề quốc gia và cộng sản. Phẫn nộ vì ngày nay đất nước mình vẫn còn dưới gông cùm cộng sản tang thương. Tôi hy vọng ngày toàn dân đứng lên lật đổ không xa
ông Nhân
Và ông Sự, cư dân của vùng Hoa Thịnh Đốn thì cho biết:
“Chúng tôi đến để kỷ niệm ngày buồn nhất, của mình và của dân tộc Việt Nam”.
Họ đến không chỉ là lần đầu tiên.
“Nhiều lần lắm rồi. Cứ có là đi.”

Trong đêm canh thức nơi xứ người của 40 năm sau ngày 30 tháng 4 lịch sử, bên cạnh những người trẻ giờ đây có cùng chung tiếng nói, những người may mắn đã đến được bến bờ tự do, mà còn có cả những mái đầu bạc đã không ngừng nghĩ đấu tranh trong suốt 40 năm qua. Giờ đây, họ đến để ủng hộ và khuyến khích tinh thần cho thế hệ sau. Như lời của bà Trương Anh Thuỵ, sáng lập viên nhà xuất bản Cành Nam:
“Tôi ở đây từ những ngày đầu. Tinh thần của những người di cư và những người xa quê thì lúc nào cũng nồng nàn với quê hương. Nhất là bây giờ, lòng yêu quê hương càng dạt dào và thôi thúc hơn. Bây giờ về hưu rồi thì lại trở lại với không khí cùng với giới trẻ để nối tiếp, khuyến khích họ.”

Khẳng định như khi chương trình bắt đầu, MC Nam Lộc đã nói cùng mọi người rằng đêm hôm nay mọi người đến để cùng ôn lại nỗi buồn trong quá khứ của cuộc đời tị nạn nhưng cũng không quên những người đã nằm xuống cho chúng ta được sống. cho nên, đêm nay không phải là một đêm của đại nhạc hội.
Người Việt khu vực thủ đô Washington cùng những người từ một số tiểu bang xa thắp nến diễu hành trước trước toà đại sứ Việt Nam ở Washington DC. Photo: Billy Khương/VNPS
Người Việt khu vực thủ đô Washington cùng những người từ một số tiểu bang xa thắp nến diễu hành trước trước toà đại sứ Việt Nam ở Washington DC. Photo: Billy Khương/VNPS
Bên cạnh đó, có lẽ một sự khác biệt rõ nhất trong nội dung của chương trình tưởng niệm tròn 40 năm ngày quốc hận 30.4, đó là mọi người cùng nhau có những chia sẻ về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam của giới trẻ và văn nghệ sĩ đang sinh sống và trưởng thành tại Hoa Kỳ. Như lời của MC Thuỳ Dương:
“Đối với những người trẻ đêm hôm nay là một cơ hội để chúng ta cám ơn những người đã nằm xuống vì hai chữ tự do và bên cạnh đó chúng ta ở đây để chia sẽ cho con em chúng ta biết vì sao chúng ta ở đây.”
Điều này đã được thể hiện xuyên suốt trong 4 giờ diễn ra “Đêm Canh thức và văn nghệ đấu tranh” – một tên gọi khác của chương trình.
Đối với những người trẻ đêm hôm nay là một cơ hội để chúng ta cám ơn những người đã nằm xuống vì hai chữ tự do và bên cạnh đó chúng ta ở đây để chia sẽ cho con em chúng ta biết vì sao chúng ta ở đây
Thuỳ Dương
Nhạc sĩ Trúc Hồ phát biểu:
“Đây là đêm canh thức. chúng ta cùng nhau hát. Chúng ta cùng nhau tưởng niệm ngày đó tháng đó người thân của chúng ta đã ra đi như thế nào.”
Và nhạc sĩ Nam Lộc, người dẫn chương trình trong đêm canh thức cũng có trình bày:
“Chúng ta cùng canh thức, cùng nhắc nhở nhau rằng Mẹ Việt Nam vẩn đang khổ đau dưới ách thống trị của ĐCS, người dân trong nước vẫn đang sống trong nhục nhằn, tủi hận”
Đúng như mong mỏi của nhạc sĩ Trúc Hồ, sân khấu nhỏ trong khuôn viên trước toà đại sứ Việt Nam vang dội những bài hát về nỗi buồn lưu vong, những ca khúc đấu tranh cho dân tộc, nhân quyền. Không chỉ ca sĩ của trung Asia, mà toàn thể những người đứng quanh sân khấu cùng hát vang:
“Cảm giác như là mình đặt tâm trạng của mình trong bài hát đó. Rất là thích.” Chi Phương, đến từ Wahsington DC cho biết.
Nhạc sĩ Trúc Hồ cũng nhận định:
“Đây là ngọn lửa tự do.  Hôm nay ngày linh thiêng của dân tộc. chúng ta có mặt ở đây từ khắp nơi, có mặt ở đây vì một lý do duy nhất, chúng ta thề mang ngọn lửa tự do này về trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Tự do, dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.”
Đoàn người nối tiếp nhau đi vòng quanh sân khấu chính. Trên tay mỗi người là một ngọn lửa nhỏ. Rồi những ca khúc chất chứa tình yêu quê hương dân tộc, và cả sự căm hờn đau đớn được hát vang như “Thiên thần trong bóng tối” / “Đáp lời sông núi”/ “Anh là ai”/ “Việt Nam tôi đâu”/”Một ngày Việt Nam”… được hát vang, ngạo nghễ và oai hùng.

 Nguồn:  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/virg-in-dc-comme-40y-apr-30-04302015102853.html

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Về những kẻ mơ “nối vòng tay lớn” trong hòa bình với kẻ thù


Về những kẻ mơ “nối vòng tay lớn” trong hòa bình với kẻ thù

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Họ là những kẻ góp phần lớn vào sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa. Họ không ngừng cực lực lên án chính phủ Quốc gia và không ngừng xuống đường liên tục với đủ sắc áo màu cờ nhân danh phản chiến và hòa bình. Những chiến sĩ VNCH hy sinh biết bao xương máu ngoài mặt trận trong suốt 21 năm trời để bảo vệ hậu phương cho họ tự do lợi dụng và khai thác thể chế dân chủ và tự do để gây rối loạn ở hậu phương. Vô tình hay hữu ý hay thơ ngây, họ trở thành ngọn giáo nối dài của Cộng sản đâm vào hậu phương từng nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ họ và gia đình. Họ là những sinh viên, trí thức, văn nghệ sĩ, chính trị gia, tu sĩ, và thành phần thứ ba ở miền Nam.
Những kẻ phản chiến và ngụy hòa này, tức những kẻ đối lập cửa trước rước giặc cửa sau vì, xét cho cùng, trung lập trong chiến tranh chính là bạn của kẻ thù. Nhưng cuối cùng khi cuộc chiến tàn, họ bị Cộng sản bỏ rơi, coi thường, hay cả bị tù đày. Họ chính là những kẻ mà Lenin đặt tên là “những kẻ ngu xuẩn có ích” cho cộng sản. Họ hiện diện thường xuyên trên các đường phố ở miền Nam và Mỹ kêu gọi hòa bình mà thực tế mở đường cho cuộc chiến tranh mới không tiếng súng nhưng tàn ác gấp bội lần.
Nhân dịp kỷ niệm bốn mươi năm Việt Nam Cộng hòa bị cộng sản cưỡng chiếm, chúng tôi trích lại lời phát biểu của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vào ngày 24 tháng Mười 1972, và dịch một trích đoạn trong bài diễn văn của nhà văn Nga Alexander Solzhenitsyn tại đại học Havard vào ngày 8 tháng Sáu 1978. Những tiểu đề là của người sưu tầm và người dịch.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu- Hai lối vào lịch sử
Tôi thiết tha kêu gọi những ai, ở miền Nam này, đang ăn cơm miền Nam, đang thở không khí miền Nam, đang được sự che chở của xương máu Dân Quân miền Nam, mà đến ngày nay, còn âm thầm tiếp tay với Cộng sản, còn lén lút đi đêm với Thực dân, Ngụy hòa, còn tính đâm sau lưng chiến sĩ đồng bào…Tôi kêu gọi lương tri của mấy người, vì đất nước, vì dân tộc, hãy dừng chân lại, hãy dừng tay lại, hãy từ bỏ ý định đó đi mà cùng với 17 triệu rưỡi Dân Quân miền Nam chiến đấu chống kẻ thù Cộng sản. Tôi kêu gọi mấy người hãy suy nghĩ, nếu thích Cộng sản thì hãy có can đảm ra ngoài Bắc ở với Cộng sản, như vậy Cộng sản còn ít khinh rẻ mấy người hơn là làm tay sai cho chúng ở miền Nam này.
Có thể không ai ở miền Nam tự do này giết mấy người đâu, nhưng chính Cộng sản sẽ giết mấy người.
Mấy người nếu muốn có tên trong lịch sử, thì cũng có hai lối có tên trong lịch sử. Một đàng khi nhắc đến, thì toàn dân cúi đầu khâm phục, con cháu lại ngẩng đầu lên hãnh diện. Một đàng khác, khi nhắc đến, thì toàn dân ngẩng đầu lên nguyền rủa, còn con cháu mấy người lại cúi đầu tủi nhục. Tôi chắc mấy người sẽ được lịch sử ghi tên vào hạng thứ hai này.
Nếu mấy người không cầm súng xông pha lửa đạn để chiến đấu, nếu không làm được một việc gì hữu ích cho hậu phương thì mấy người đừng làm gì hại dân bán nước.
Một hành động ngu xuẩn, phản bội Tổ Quốc, Chiến Sĩ và Nhân Dân, dù có gạt được ai 5, 3 tháng, 5, 3 năm, rồi cũng sẽ bị lịch sử lôi ra chứng minh và cũng sẽ bị trừng trị nghiêm khắc.
Alexander Solzhenitsyn- Phản chiến hay phản bội
Tuy nhiên, lầm lẫn tàn ác nhất xảy ra do không hiểu cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhiều người thực lòng chỉ muốn tất cả các cuộc chiến tranh chấm dứt càng sớm càng tốt; những người khác tin rằng nên có chỗ cho quốc gia, hay cộng sản, quyền tự quyết ở Việt Nam, hay ở Cambodia, như ngày hôm nay chúng ta thấy rất rõ ràng. Nhưng những thành viên của phong trào phản chiến Mỹ rốt cuộc liên can đến việc phản bội những nước Viễn Đông này, đến cuộc diệt chủng và đến đau khổ bị áp đặt hôm nay lên 30 triệu người ở đấy. Những người theo chủ nghĩa hòa bình xác tín này có nghe bao tiếng rên từ nơi đấy vọng đến? Hôm nay họ có hiểu trách nhiệm của họ? Hay họ chẳng muốn nghe?

Chủ tịch Sang chụp ảnh dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ


Chủ tịch Sang chụp ảnh dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ

Ảnh: AACC2015.id
Bạn đọc Danlambao - Lá cờ vàng ba sọc đỏ, đại diện cho chính thể Việt Nam Cộng Hoà vừa được công khai xuất hiện tại buổi lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị cấp cao Á Phi hôm 24/4/2015.
Đây là một hội nghị quốc tế diễn ra ở thành phố Bandung, Indonesia có sự tham dự của chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng với các nhà lãnh đạo đại điện cho 109 quốc gia hai châu lục. 

Hình ảnh được đăng trên website hội nghị cho thấy, trong buổi lễ lá cờ vàng ba sọc đỏ được trang trọng đứng chung với lá cờ của nhiều quốc gia khác. 
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Ảnh: AACC2015.id
Không rõ vô tình hay cố ý, ban tổ chức đã sắp xếp cờ Việt Nam Cộng Hoà đứng gần sát với lá cờ đỏ sao vàng của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Chủ tịch Trương Tấn Sang cùng lãnh đạo 109 quốc gia đứng trước các lá cờ để tham gia nghi thức chụp ảnh lưu niệm.
Bản tin trên đài Tiếng nói Việt Nam cắt bỏ phần ảnh có lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Dù vậy, khi đưa tin về sự kiện này, truyền thông nhà nước Việt Nam đã cắt bỏ những bức ảnh có sự xuất hiện của lá cờ vàng ba sọc đỏ.
Sau năm 1975, những biểu tượng liên quan đến Việt Nam Cộng Hoà luôn là điều tuyệt đối cấm kỵ đối với các lãnh đạo cộng sản. Điển hình gần đây nhất là trường hợp anh Nguyễn Viết Dũng đã bị CA Hà Nội khởi tố hình sự vì mặc quân phục và đeo biểu tượng người lính Việt Nam Cộng Hoà.
Do đó, hình ảnh nước chủ nhà Indonesia công khai treo biểu tượng Việt Nam Cộng Hoà tại một nghi lễ quốc tế cấp cao chính là một gáo nước lạnh đối với nhà cầm quyền CSVN.
Chủ tịch Sang chụp ảnh dưới cờ vàng. Ảnh: AACC2015.id
Hội nghị Á Phi hay còn được gọi là Hội nghị Bandung được diễn ra lần đầu tiên vào năm 1955 theo sáng kiến của Indonesia. Đây được coi là cuộc gặp gỡ quy mô lớn đầu tiên giữa các quốc gia châu Á và châu Phi tại thời điểm vừa giành được độc lập.
Tại hội nghị cách đây 60 năm, cả hai phía Việt Nam Cộng Hoà và Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà đều có mặt tham dự.
Để xem thêm các hình ảnh về buổi lễ kỷ niệm 60 năm Hội nghị cấp cao Á Phi, bạn đọc có thể vào website hội nghị tại địa chỉ: http://www.aacc2015.id/?lang=en&p=photo

 
Nguồn:  http://danlambaovn.blogspot.com/2015/04/chu-tich-sang-chup-anh-duoi-la-co-vang.html#more

Nhận xét
CHUYỆN PHẢI ĐẾN... ĐANG ĐẾN!!!
Mù như hifi tui "lùn tịt lùn tè"... xờ phải "dói vai" té ra lại... có lý!
Chú ý! "Hội nghị Á Phi hay còn được gọi là Hội nghị Bandung" là một hội nghị quốc tế, hoàn toàn không thể bị tác động bởi một thiểu số "ăn mày quá khứ", lổi lầm trong tổ chức hội nghị lại càng không. Thế sao cờ VNCH lại tái xuất "giang hồ" tại một diển đàn quốc tế có tầm cở lại đúng tại thời điểm nầy? Vị trí của nó lại không dể bị che lấp mà là một vị trí dể nhận nhất? Hảy cạn nghỉ đi... thế nào?
"Phó nháy" các ảnh nầy chắc chắn không là người của VNCH, góc chụp nầy nói với thế giới thông điệp gi? Góc chụp nầy hoàn toàn là không vô ý!!!

Hoàn toàn không là "trong mơ" nếu chúng ta liên kết những thông tin đả, đang xảy ra có thể thấy cái đang đến!
- Cờ vàng với Nguyễn Viết Dũng, hay ngay trong thôn DLB nầy, những gì có liên quan đến VNCH thì y như là "còm"... đến chóng mặt, tại sao? Ý đảng, lòng dân?
- Canada với đạo luật S-219. Mỹ lần lươt bạch hóa hồ sơ mật chiến tranh VN, 2 cuốn phim tài liệu vừa trình chiếu cùng lúc VOA, BBC... khôi phục lại danh dự VNCH, hoàn toàn trái ngược với, cũng các cơ quan truyền thông đó, 40 năm về trước.
- Đàn anh bá quyền liên tiếp bịt mồm bằng công hàm PVĐ, hội nghị Thành đô, hồ sơ hán gian HCM, trận Điện biên phủ, giàn khoan dầu HD 981, xây dựng trái phép biển đảo...
Chuyện phải đến... đang đến!

Nên nhớ Indonesia đã từng bị tên bất lương Trần Đức Lương dùng áp lực ngoại giao để đục bỏ Bia Tưởng Niệm đồng bào Việt bị hy sinh trên đường vượt biển tìm tự do. Và đây việc Indonesia treo cờ vàng ba sọc đỏ là một tát tai trả đũa bọn cầm quyền Hà Nội trước đại diện của 109 quốc gia.
Bọn cầm quyền Hà Nội toàn là những tên bất lương, luôn căm thù VNCH và căm thù luôn những biểu tượng thuộc về VNCH nên đã đục phá Bia Tưởng Niệm và bắt giam anh Nguyễn Viết Dũng. Những gì chúng kêu gọi hòa hợp hòa giải đều là những giả dối. Hãy nhìn đấy, chúng đang ăn mừng ngày 30 tháng 4, ăn mừng trên xương máu của đồng bào Việt mình.



Rõ ràng rồi nhé, ông Trương Tấn Sang chụp chung với cờ vàng 3 sọc đỏ thì không thể bắt giam những người khác chụp chung với lá cờ vàng. Một là phải thả ngay Nguyễn Viết Dũng, hay là phải bắt ngay Trương Tấn Sang.



Đây là điều đương nhiên sẽ phải xẩy ra. Ngay từ năm 2005 tôi đã viết một bài viết nhắc tới Hiệp định Paris kêu gọi các cường quốc có trách nhiệm thực thi Hiệp định này với tất cả điều khoản trong đó, để phục hoạt VNCH, lập đảng Cộng hoà dân chủ để làm đối kháng với đảng CSVN, vận động bầu cử tự do với sự giám sát của Liên hiệp quốc.
Đã không it người ném đá cho là Hiệp định Paris không còn hiệu lực. Tham gia bầu cử có đảng csvn là chia sẽ quyền lực với csvn. Nhưng hai lập luận trên đã hoàn toàn sai, nói theo cảm tính. Bởi vì CSVN đã vi phạm trắng trợn hiệp định Paris qua việc xua quân cưỡng chiếm miên Nam (VNCH), vì vậy các quốc gia ký tên và có liên đới với Hiệp định Paris có trách nhiệm thực thi Hiệp định này. Bao gồm Mỹ, Canada, Pháp, Tầu cộng, VNCH và CSVN. Một khi các quốc gia liên đới này cùng đồng ý làm việc thì họ có trách nhiệm đứng ra làm trọng tài một cuộc bầu cử tự do để người dân có quyền tự quyết tương lai của mình.
Vì vậy phải có một đảng Cộng hoà dân chủ là đối trọng với CSVN. Đảng này có thể là một tập hợp của các đảng phái không CS, đứng chung thành một Liên danh dưới là cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng chung để tranh cử. Quyền quyết định sau cùng vẫn là người dân giao tranh nhiệm cho ai lãnh đạo đất nước sau cuộc bầu cử tự do này. Đây là giải pháp tốt nhất mà tôi nghĩ từ năm 2005 đến nay trong bối cảnh chính trị thế giới hiện nay để giải quyết tận gốc vấn đề CSVN hiện nay và bảo vể được độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt nam trước họa xâm thực của Tầu cộng.

Đánh dấu ngày 30/4: Kẻ khóc, người cười


Đánh dấu ngày 30/4: Kẻ khóc, người cười

Biểu ngữ kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam trước Dinh Thống Nhất ở TP HCM, ngày 28/4/2015.
Biểu ngữ kỷ niệm 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam trước Dinh Thống Nhất ở TP HCM, ngày 28/4/2015.

Hai ngày trước ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam, cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và ở trong nước đón chờ ngày này với hai tâm trạng trái ngược hẳn nhau.
Tại sân vận động của trường trung học Bolsa Grande ở Little Saigon, nơi được coi là thủ đô của người Việt tị nạn, hàng nghìn người hôm 25/4 đã tới dự ngày được đặt tên là Quốc hận.
Trong buổi lễ này, những người tham dự đã đứng chào cờ quốc kỳ của Việt Nam Cộng hòa và hòa giọng vào bản quốc ca của chính quyền Sài Gòn cũ.

Một ngày sau đó, tại San Diego cũng tại California, nhiều người Việt đã tới Viện bảo tàng hàng không mẫu hạm USS Midway ở San Diego để tưởng niệm ngày họ gọi là "Tháng tư đen".
Mỗi lần 30/4 về, tôi nghĩ lại cái ngày chót, tức là ngày 29/4. Coi như là ngày chót rời khỏi Việt Nam. Buồn là tại vì mình không phải như hồi xưa nữa, cảm giác giống như hồi xưa nữa, coi như mình bị mất nước. Trong lòng tôi cái ngày đó là ngày mất nước, mất chính thể”
Bà Đỗ Thái Kiều, một người Mỹ gốc Việt sang Hoa Kỳ từ năm 16 tuổi đã tham dự sự kiện này. Bà cho biết khi ngày 30/4 đến gần, không khí trong cộng đồng “rất là xúc động và buồn tủi vì có rất nhiều kỷ niệm, nhiều người đã mất bà con họ hàng, bạn bè”.
“Chúng tôi không thích chính quyền cộng sản vì thế chúng tôi phải rời xứ sở để ra đi. Chữ hận, theo tôi nghĩ, không những tôi mà nhiều người ở đây thì thời gian trôi qua thì chữ hận bớt đi. Nhưng mà chúng tôi không bao giờ quên rằng chúng tôi đã mất xứ sở của chúng tôi, và chúng tôi mong một ngày nào đó xứ sở sẽ trở về là một xứ sở dân chủ để giúp cho dân Việt Nam ở Việt Nam có một đời sống khá hơn, độc lập và tự do hơn.”

Ông Nguyễn Khanh, phát ngôn viên của ban tổ chức sự kiện trên, nói với VOA Việt Ngữ rằng lễ tưởng niệm muốn “cho giới trẻ Việt Nam biết và hiểu rõ rằng từ đâu mà người Việt Nam có mặt ở Hoa Kỳ, và hiểu rõ hơn về những thành quả, những đóng góp của người Việt trong 40 năm.”

Trong khi đó, cùng chung tâm trạng với bà Kiều, bà Nguyễn Kim Hoa ở California, nói mỗi dịp 30/4 tới, bà cảm thấy “rất là buồn”.
Bà cũng không nghĩ nên coi đó là ngày “thống nhất đất nước” như chính quyền Hà Nội đã nói.
Một cựu quân nhân chào cờ VNCH trong buổi Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận năm thứ 40, tổ chức tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, chiều Thứ Bảy, ngày 25 Tháng Tư. (Ảnh: Người Việt)Một cựu quân nhân chào cờ VNCH trong buổi Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận năm thứ 40, tổ chức tại sân vận động trường trung học Bolsa Grande, Garden Grove, chiều Thứ Bảy, ngày 25 Tháng Tư. (Ảnh: Người Việt)
“Mỗi lần 30/4 về, tôi nghĩ lại cái ngày chót, tức là ngày 29/4. Coi như là ngày chót rời khỏi Việt Nam. Lúc đó coi như không có còn ai đi nữa ngoài những chiếc trực thăng thôi. Và tôi cùng với mấy người bạn coi như chót nhất rời khỏi Việt Nam. Buồn là tại vì mình không phải như hồi xưa nữa, cảm giác giống như hồi xưa nữa, coi như mình bị mất nước. Trong lòng tôi cái ngày đó là ngày mất nước, mất chính thể”.
Trong khi tại các nước, nhiều người Việt đánh dấu ngày 30/4 trong không khí u buồn thì nhiều buổi lễ tưng bừng với những màn bắn pháo hoa và diễu binh hoành tráng sắp diễn ra tại Việt Nam.
6.000 người sẽ tham gia diễu hành trong lễ kỷ niệm 40 năm mà chính quyền trong nước gọi là thống nhất đất nước tại TP HCM.
Ngoài việc bắn pháo hoa tại nhiều điểm, tối 30/4, chương trình văn hóa nghệ thuật đặc biệt chào mừng lễ với chủ đề "Đất nước trọn niềm vui" sẽ được tổ chức trên trục đường Lê Duẩn, trước cửa Hội trường Thống Nhất với sự tham gia của hơn 4.000 văn nghệ sỹ.
Bà Kiều nói rằng đối với người Mỹ gốc Việt cũng như người Việt ở các xứ sở tự do khác, ngày 30/4 “không phải là ngày chiến thắng, và đó chỉ là quan điểm của chính quyền Việt Nam”.
Bà cũng nói rằng những khác biệt về quan điểm như vậy sẽ “làm cho dân Việt Nam ở hải ngoại và trong nước không gần nhau được”.

Nguồn:  http://www.voatiengviet.com/content/danh-dau-ngay-ba-muoi-thang-tu-ke-khoc-nguoi-cuoi/2737572.html

Ý kiến

bởi: Tiêu Cà Mau từ: Hoa Kỳ
29.04.2015 07:22
Hôm nay có tới 6.000 người sẽ tham gia diễu hành trong lễ kỷ niệm 40 năm .
Ngày mai có 6.000 người sẽ chốn chui chốn nhủi ở Địa Đạo Củ Chi ?
TBT Nguyễn Phú Trọng viết về Đại thắng mùa xuân 1975 như sau : Việc xác định đường lối cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tư duy chiến lược, tài thao lược xuất sắc của Đảng, nhất là ở những thời điểm mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến. Trước tình hình chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, lê máy chém đi khắp miền Nam .
Mà Miền Nam hành quyết Ba Cụt ( tức Lê Quang Vinh ) 1956 trước khi luật 10-59 bang hành sau luật 10-59 là Hoàng Lê Kha ủy viên thường vụ tỉnh Tây Ninh 12/3/60 đủ cho thấy sự dối trá không giới hạng cuả TBT Nguyễn Phú Trọng để kiếm sống .
Còn lần nầy thì Trung Quốc lê giàn khoan 981 đi khắp biển Việt Nam thì Nguyễn Phú Trọng xin diện kiến rất oai hùng ?
ởi: Nguỵ Khắc Quái từ: USA
29.04.2015 06:50
Chúng ta chỉ biết nói Quốc Hận hay Uất hận thôi thì không đủ. Phải hành động tích cực cho những người đã khóc sẽ cười và những kẻ đang cười sẽ phải khóc vì tội ác của chúng. Phải tìm rõ trách nhiệm cụ thể của những kẻ gây ra niềm đau thương uất hận này. Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh?. Lê Duẩn là kẻ chủ trương chém giết hăng hái hơn ai hết. Còn những kẻ khác nữa...Hãy kết tội chúng dù chúng đã chết . Hãy đứng lên đuổi cổ con cháu chúng đang thừa hưởng thành quả của chúng mà cưỡi trên đầu trên cổ nhân dân ta!!! Có thế mới biến khóc thành cười được. 

bởi: Luong tam su that
29.04.2015 06:36
30/4 hai người Vui, hai người buồn. Hai người Vui VC+ TQ, VC Vui ....thống nhất VN làm Vua nước Việt,muốn gì được nấY toàn dân Việt ăn bo bo nhưng phải tri ân thánh VC, TQ Vui... thâu tóm Hoàng Trường Sa, Vịnh Bắc bộ, biên giới phía Bắc Ải Nam quan....toàn dân Việt sẻ là công nhân cho chủ TQ, Vui nhất là năm naY , đàn em VC chấp nhận làm ban quản lÝ lao động người Việt cho chủ TQ. Hai người buồn VNCH, nhân dân VN ! VNCH buồn Vì nước mất nhà tan, không còn khả năng bảo Vệ dân Việt , ngư dân Việt không còn ngang dọc tung lưới Hoàng trường Sa như thời VNCH....dân Việt buồn.....nhân dânVN thôi hết cái thời ăn cá , ăn thịt sáng caffe...dưới trời thơ mộng, tự do ngaY cả biểu tình chống chế độ VNCH, !!!!! Thôi rồi chế độ VNCH như Nam Hàn bán nước, taY sai đế quốc MỸ, kinh tế phồn Vinh giã tạo không còn nữa....còn chăng chỉ là nối tiếc thời một chính nghĩa đã ra đi ....rước Về taY sai TQ, .một chính thể đầY những dối trá từ những cái miệng béo đang ăn no, hã hê mừng mừng Vui 30/4 ngàY lảnh thổ VN dâng cho TQ.... 
bởi: Nô lệ từ: Đất Mẹ
29.04.2015 05:30
Ngày 30/4/1975 cho dù được gọi bằng bất cứ danh xưng gì: Ngày giải phóng miền nam thống nhất dất nước, ngày đại thắng mùa xuân, ngày chiến thắng Mỹ Ngụy hay ngày mất nước, ngày Quốc hận, ngày hành trình đến tự do ... nhưng rõ ràng ngày đó để lại trong lòng biết bao người buồn vui lẫn lộn. Có kẻ vui thì cũng có người buồn, có kẻ cười thì cũng có người khóc, có kẻ thắng thì ắt phải có kẻ thua. Thống nhất chỉ trên hình thức chứ thực ra lòng người còn ly tán nhiều lắm. Thống nhất bằng con đường sử dụng vũ lực như vậy có ích gì, chỉ thấy cái giá phải trả quá đắt, bao nhiêu triệu người ngã xuống, sinh linh đồ thán, đất nước hoang tàn. Rồi sau cái ngày định mệnh đó còn biết bao triệu người phải bị tù đày, chết chóc, trong hành trình lao động khổ sai với cái tên gọi "học tập cải tạo", bao nhiêu triệu người mất nhà, mất của và thậm chí mất mạng qua những đợt "đánh tư sản", bao nhiêu triệu người phải bỏ nước ra đi tìm đến bến bờ tự do và biết bao nhiêu người vĩnh viễn nằm trong lòng biển cả. Thống nhất như vậy có đáng hay không? Rồi một ngày chính quyền Việt cộng chợt nhận ra những lợi ích từ những người đã từng trốn chạy mình nên mới kêu gọi "hòa hợp, hòa giải" nhưng họ có thực tâm không hay họ chỉ muốn hòa hợp, nghĩa là Việt kiều phải hợp với cộng sản nhưng không muốn những ý kiến trái chiều, không chấp nhận tự do, dân chủ. Yêu nước là phải yêu đảng cộng sản, phải chấp nhận sự lãnh đạo của đảng. Ai không yêu đảng là không yêu nước, là phản động. Suy cho cùng không thể hòa hợp, hòa giải với chính quyền độc tài cộng sản được. Chỉ khi nào chính quyền, quốc hội hiện nay giải tán, tổ chức tổng tuyển cử thực sự tự do, dân chủ có sự giám sát của quốc tế. Quốc hội mới sẽ quyết định cơ cấu, tổ chức quốc gia như thế nào. Lúc đó không cần phải kêu gọi hòa hợp hay hòa giải thì người Việt ở khắp mọi nơi cũng quay về một mối. Bao giờ sẽ đến ngày đó. Ngày đó sẽ đến nhưng chắc chắn không phải bằng chiến tranh, chết chóc vì chiến tranh sẽ chẳng giải quyết được gì
 ...........

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

Cách duy nhất để lấy lại Biển đảo của VN từ tay KHỰA...


Cách duy nhất để lấy lại Biển đảo của VN từ tay KHỰA...


Sau hai vòng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sựvới Hoa Kỳ thì ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.

Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngõ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé quaăn và chụp hình lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:



- Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Cộng?

Đại diện CSVN cười và giải thích:

- Nhà hàng này có chủ là người Đài Loan. Cứ xem như kẻ thù của kẻ thù là bạn.

Đại diện Mỹ buột miệng ra một câu tiếng Việt:

- Thế ra là nhà hàng của “Thế lực THÙ (của) ĐỊCH” à?

Đại diện CSVN phá lên cười:

- Gớm. Ông cũng rành tiếng Việt đấy chứ?

- Tôi học tiếng Việt ở Mỹ, học tiếng lóng tiếng láy ở Sài Gòn khi còn làm tùy viên văn hóa bên đó trước năm 1975. Sau này vẫn theo dõi thời sự và trao đổi trên Facebook. Chúng ta có thể thảo luận bằng tiếng Việt để khỏi mất thì giờ. Ông muốn gặp tôi lần cuối chắc là có câu hỏi gì cho tôi?

Đại diện CSVN vào thẳng vấn đề:

- Hai vòng đàm phán qua ông đã kết luận chúng tôi không thể có Liên minh Quân sựvới Mỹ vì Trung Cộng sẽ cản trở. Chúng tôi không có đủ ngân sách để mua vũ khí tự túc. Xem ra giải pháp quân sự lúc này với Trung Cộng không khả thi. Thế thì giải pháp pháp lý, ông nghĩ có khả thi hay không? Ý tôi muốn nói rằng đưa Trung Cộng ra Tòa án Quốc tế để kiện như Philipines đang làm thì có khả thi không?

- Cơ hội rất ít, thưa ông. Và các ông nên cân nhắc cẩn thận về các bằng chứng trình trước tòa. Vì nếu tòa phán quyết các ông THUA thì con đường tương lại còn gian nan hơn nữa. Phán quyết mới nhất của tòa cấp quốc tế xem ra là bản án tử hình cho các ông tại Biển Đông. Khi ấy các ông bị đẩy ra bên lề mọi tranh chấp sau này của các nước trong vùng đối với Biển Đông.

- Nhưng nếu chúng tôi liên kết kiện với Phi hay các nước khác?


- Tôi cũng nhận thấy các ông đang có hướng này. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thăm Phi hôm qua. Nhưng khả năng Phi liên kết với ông trong vụ kiện rất thấp vì khi Phi kiện các ông không ủng hộ. Bây giờ các ông tham gia với BẰNG CHỨNG BẤT LỢI hơn thì dĩ nhiên Phi khó chấp nhận.

- Chúng tôi có đầy đủ các bằng chứng THUẬN LỢI từ thời Thực dân Pháp đến Việt Nam Cộng Hòa rằng Việt Nam có đã xác định chủ quyền trên hai quần đảo này liên tục cả trăm năm cơ mà. Sao ông lại nói BẤT LỢI?

- Các ông đang trưng dẫn bằng chứng của những chế độ đã qua mà không hề có bằng chứng xác nhận chủ quyền cấp quốc tế từ chế độ của các ông. Xem ra khó thuyết phục tòa án. Các ông có thể trưng dẫn hình ảnh thời thơ ấu trong một căn nhà, những câu chuyện tuổi thơ ở đó, trong khi người ta trình ra GIẤY BÁN NHÀ của bố các ông, thì dĩ nhiên tòa án không thể cho các ông vào nhàđược.

- Ý ông muốn nói đến Công Hàm Phạm văn Đồng năm 1958?


- Đúng. Các ông biết Công Hàm này đã lâu nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các ông cố NÉ TRÁNH nó. Trong khi ngược lại gần đây Trung Cộng lại trưng công hàm này ra trước quốc tế. Xem ra họ có nắm đàng cán về vụ này!

Đại diện CSVN cười sặc sụa:

- Công hàm đó KHÔNG CÓ HIỆU LỰC ông ơi. Phạm văn Đồng dù có nói thẳng là “giao Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Cộng” thì cũng không có hiệu lực. Đó chỉ là ĐÒN NGOẠI GIAO... KHÔN NGOAN của chúng tôi để nhận viện trợ từ Trung Cộng mà đánh Mỹ.Năm 1958 chúng tôi không có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Chờ cho người đại diện CSVN cười xong, uống một ngụm nước, thì đại diện Mỹ mới từ tốn lên tiếng:

- Đối với luật pháp Tây Phương chúng tôi thì chúng tôi phân biệt rất rõ sự tách biệt giữa “khế ước buôn bán” và “chủ quyền”.


- Ý ông nói là các ông có thể bán những gì các không có cơ à. Thật là HOANG ĐƯỜNG và TRẺ CON.

- Chuyện có thật ông à. Khế ước buôn bán là giao kết giữa hai hay nhiều bên về chuyển nhượng một cái gì đó nó có thể trong hiện tại hay trong tương lai để đổi lấy giá trị tiền bạc hay vật chất có thể giao hôm nay hay giao vào một thời điểm trong tương lai. Như vậy vào năm 1958 các ông hứa bán một cái gì đó các ông không có ngay lúc đó, và lời hứa sẽ giao hàng ngay khi các ông có. Vấn đề là phía Trung Cộng tin như vậy và ủng hộ các ông biến điều đó thành hiện thực. Đổi lại họ cung cấp viện trợ cho các ông gần cả tỷ đô la về vật chất và con người để tiến hành chiến tranh chống chúng tôi.

Năm 1958 các ông không có CHỦ QUYỀN nhưng các ông đã làm KHẾ ƯỚC, thì khi các ông có chủ quyền các ông phải thực hiện khế ước buôn bán đó.


- Thế các ông có trường hợp buôn bán kiểu đó trong thực tế không?

- Có chứ ông. Trong sở hữu chứng khoán, thị trường thế giới có cái gọi là “future options”. Ông không dám mua chứng khoán đó vì ông sợ thua lỗ,ông có thể trả tiền với LỜI HỨA sẽ mua và công ty đó phải giao “chủ quyền” chứng khoán đó cho ông trước thời điểm nào đó, dù nó lên hay xuống thấp hơn giá trịông trả. Rồi ông cần tiền ông vẫn có thể bán LỜI HỨA đó cho người khác và cứ thếcho đến khi thời điểm hứa đó đến thì người cuối cùng phải... THỰC HIỆN. Cái đó là buôn bán thứ ông không có chủ quyền...

Đại diện CSVN nghiêm mặt lại biện hộ:

- Nhưng ông không đọc thấy trong ngôn từ Thủ Tướng Phạm văn Đồng rất KHÔN NGOAN không hề đề cập đến chuyện “giao chủ quyền” như cái ví dụ mà ông nêu. Ông ta chỉnói...

“có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Cộng trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”

Đại diện Mỹ cười rồi nói:


- Các ông đã có lịch sử CÔNG NHẬN công hàm này. Đó là vào năm 1974 khi Trung Cộng tấn công Hoàng Sa thuộc chủ quyền VNCH. Các ông đã “tôn trọng hải phận của Trung Cộng trong mọi quan hệ trên mặt biển” nên các ông hoàn toàn để mặc cho Trung Cộng hành động chiếm chủ quyền... TƯƠNG LAI của các ông. Thế thì sao các ông có thể biện minh trước tòa rằng một văn bản không hiệu lực lại được tôn trọng?

- Chúng tôi cũng như các ông thôi. Hạm đội 7 các ông nằm đó đâu có động tĩnh gì!

- Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi Thông cáo chung Thượng Hải với Trung Cộng và Hiệp định Paris, phải rút quân và trả lại quyền tự quyết cho VNCH.

Đại diện Mỹ ngừng một lát rồi nói tiếp:

- Tôi xem công hàm Phạm văn Đồng nhiều lần và phải công nhận vào thờiđiểm năm 1958, ông Đồng hay ai đó soạn cho ông Đồng ký công hàm này là “khôn liền”ngay lúc đó mà không có... “khôn lâu”.

- Ý ông là?

- Ngôn từ trong công hàm này vào năm 1958 rất là KHÔN NGOAN. Vì các ông BÁN VỊT TRỜI mà thu được gần cả tỷ đô la viện trợ của Trung Cộng cho một món hàng tương lai không biết có chiếm được hay không. Ví như một người muốn đi cướp nhà người khác không có súng, không có tiền, đi hứa với thằng cướp khác“khi nào tao cướp được nhà đó thì tao tôn trọng quyền của mày được trồng rau ởsân sau”. Khi cướp được thì phải thực hiện lời hứa đó.

Đại diện CSVN mỉa mai:

- Nếu “khôn lâu” như ông trong trường hợp đã lỡ ký LỜI HỨA đó thì ông phải làm sao?


- Nếu tôi là các ông mà tôi bắt buộc phải viết công hàm đó để có viện trợ thì tôi vẫn viết như thế...

- Huề tiền!

- Tôi vẫn nhận gần cả tỷ đô la để đánh Hoa Kỳ và kéo nó đến bàn Hội Nghị Paris năm 1973 để nó phải rút quân...

Đại diện CSVN phá lên cười:

- Ông khôi hài quá, thế mà lại “dạy ngoại luộc trứng”

Đại diện Mỹ vẫn từ tốn nói tiếp:


- CSVN ký công hàm Phạm văn Đồng là khôn liền ngay năm 1958 nhưng ai đó quyết định xé hiệp định Paris chiếm Miền Nam năm 1975 là ĐẠI NGU để Trung Cộng nó... (xin lỗi tôi hay có tật nói láy) chiếm Miền Nam là biến công hàm đó thành hiện thực và đối diện gần 1 tỷ đô la nợ Trung Cộng, là từ bỏ 4 đến 6 tỷ đô la bồi thường chiến tranh của Hoa Kỳ... Việt Nam bỏ cơ hội thành một nước Đức và nước Nhật sau thế chiến thứ hai.

Đại diện CSVN hết kiên nhẫn ngắt lời:

- Ông có khiếu kể chuyện cổ tích. Xin phép trở lại trọng tâm. Thế thì có giải pháp nào cho chúng tôi trong bế tắc này không?

Đại diện Mỹ nhìn quanh rồi pha trò:

- Có tình báo Hoa Nam Cục ở đây không?

Rồi ông nói tiếp:


- Theo tôi thì các ông phải tuân thủ công hàm Phạm văn Đồng vì 1974 các ông đã tuân thủ thì hôm nay phải tuân thủ để yên cho Trung Cộng đặt giàn khoan.

- Không còn cách nào hết sao?

- Chỉ còn cách mà tôi đã nói với các ông hôm đầu tiên.

- Cách gì ông nhắc lại đi.

- Một cách vô cùng giản dị, không cần viện trợ của Hoa Kỳ, chẳng cầnủng hộ của thế giới, mà lại đoàn kết, hòa hợp hòa giải với mọi thành phần người Việt trong và ngoài nước và quan trọng là vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.

- Làm cách nào?

- Ngay ngày mai...


Đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Hòa.
Lấy lại tên Sài Gòn và dời thủ đô về đó
Lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ...



http://baomai.blogspot.jp/2015/04/ca...ao-cua-vn.html

Có như thế thì trước diễn đàn thế giới. VNCH chỉ VẮNG MẶT... 39 năm chứ KHÔNG CHẾT. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ là tờ “giấy lộn” vì tên cướp có vô nhà nhưng chủ nhà về lại và đã đuổi cổ nó ra... Trời Việt lại... HỪNG ĐÔNG.

Đại diện CSVN vuốt mồ hôi lạnh trên trán:


- Chỉ đơn giản thế thôi sao?

Vịt Bắc Kinh trên bàn đã NGUỘI LẠNH, lớp mỡ trắng đã bắt đầu đóng viền quanh dĩa vì không ai còn đoái hoài đến nó.

Đại diện Mỹ vỗ vai đại diện CSVN nói một câu tiếng Anh:


- All road lead to Rome (Đường nào cũng về La Mã)
Hãy trả cho Ceazar những gì của Ceazar.
Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH... cầm bài chi lâu cho nó... ƯỚT.


Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33767