40 năm - có chút xíu mà cũng… ăn gian!
Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân bấm nút khởi công dự án (ảnh: CATPHCM)
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - VOV
(Báo điện tử Đài tiếng nói VN) - Sáng ngày 26/4 TP/ Hồ Chí Minh tổ chức
lễ khởi công xây dựng Công viên – bia tưởng niệm các liệt sĩ chiến đấu,
bảo vệ cầu Rạch Chiếc trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. Đây là một trong
những công trình chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015).
Nếu chỉ vậy thôi thì là chuyện thường ngày chẳng có gì phải đáng quan tâm ở cái xứ đất chật người đông dân còn nghèo nhưng bước ra ngỏ là gặp “tượng đài kỷ niệm” .
Có điều cái bệnh “huênh hoang lếu láo” tuyên truyền kiểu CS/XHCN của
VOV.VN củng chứng nào tật ấy bất kể tư liệu của chính “quân mình” như
chửi vào mặt… Mời đồng bào Sài Gòn và cả nước đọc tiếp phần kèm theo bản
tin ….
“Công viên và bia tưởng niệm được xây dựng với quy mô trên diện tích
hơn 8.400 m2, bao gồm 2 khu: 1 khu với chức năng là công viên và bia
tưởng niệm, 1 khu là công viên, bến thả hoa. Hệ thống cây xanh công viên
được thiết kế nhằm đảm bảo yếu tố hài hòa, tạo không gian xanh cho khu
vực.
Công trình được xây để tưởng nhớ sự hy sinh của 52 chiến sĩ thuộc Lữ
đoàn 316 đặc công biệt động là D81, Z22 và Z23 đã anh dũng phối hợp cùng
các lực lượng quân và dân tại chỗ của quận Thủ Đức tham gia trận đánh
trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Từ khuya ngày 27/4/1975 các chiến sĩ đã bất ngờ xông lên đánh chiếm
cầu Rạch Chiếc và giữ cầu đến sáng 30/4/1975, cho Lữ đoàn xe tăng của
Quân đoàn 2 tiến vào chiếm Dinh Độc Lập.
Trong 3 ngày chiến đấu gian khổ đó, lực lượng của ta đã tiêu diệt 2
tiểu đoàn quân ngụy, làm tan rã tại chỗ hàng ngàn tên, thu giữ nhiều vũ
khí và phương tiện chiến tranh, giữ vững cầu Rạch Chiếc, đảm bảo thắng
lợi cho bộ đội chủ lực thọc sâu vào thành phố, đánh sập hoàn toàn chế độ
ngụy quyền, giải phóng miền Nam.” (VOV.VN) – (1)
Nghe VOV nói mà mát ruột mát gan - Tuy nhiên nói vậy mà không phải vậy
Trận đánh tại đây đã được tài liệu của CS ghi lại như sau: Tác giả Hồ Sĩ
Thành (Trận Chiến Đấu Ác Liệt Bảo Vệ Cầu Rạch Chiếc - sách dẫn trên
trang 280-284.)
“…Mờ sáng ngày 28 tháng 4, được máy bay, tàu chiến và xe tăng yểm
trợ, quân ngụy tổ chức tấn công bảo vệ cầu Rạch Chiếc từ ba hướng. Chiến
sự diễn ra vô cùng ác liệt. Ở phía đông cầu, Z22 và Z23 đặc công - biệt
động đánh bật nhiều đợt phản kích của xe tăng và bộ binh địch. Nhưng
nhờ vào sự tăng viện của liên trường Thủ Đức, lại có xe tăng dẫn đầu đột
phá, địch phản kích rất mạnh làm chủ trận địa. Do súng đạn bị hư hỏng,
tiêu hao, các chiến sĩ ta phải dùng cả vũ khí thu được của địch để chiến
đấu. Nhiều chiến sĩ bị thương vong do súng hết đạn. Trước sự phản kích
điên cuồng của địch, mũi tiến công của ta tạm phải rút lui. Khi vượt qua
bãi trống và băng sông dưới hỏa lực của địch, hàng chục cán bộ, chiến
sĩ đã hy sinh. Đến trưa 28 tháng 4, do bị thương vong nặng, đơn vị buộc
phải rút khỏi trận địa, dưới tầm oanh kích dày đặc của địch…”
Còn ông Nguyễn Đức Thọ, Trung úy Z23, Lữ đoàn đặc công - biệt động 316.
là người đã bắn phát B40 đầu tiên trận đánh tại cầu Rạch Chiếc.
Người trong cuộc, Trung Úy Nguyễn Đức Thọ sống sót kể lại.
“Lúc ấy, sau khi trinh sát, các đơn vị đã thống nhất ngày 27/4/1975
sẽ bắt đầu đánh chiếm cầu, sau nhiều lần chống trả không thành, địch
phát hiện sử dụng đạn pháo không hiệu quả, bởi đây là vùng sình lầy,
nước sâu, nên chuyển sang đạn pháo chụp nổ từ trên cao. Vì vậy, rất
nhiều anh em của các đơn vị đã hy sinh như anh Chiến, đồng chí Hiển… Còn
anh Thành - quyền Đại đội trưởng Z22, thì bị thương gãy một chân… Trước
tình hình khá nguy cấp, cấp trên đã hạ lệnh cho chúng tôi rút lui vào
sáng 29/4, cả Z22 và Z23 chỉ còn lại 29 người” (2)
Đại tá Nguyễn Văn Tào Nguyên Chính ủy Lữ đoàn 316.
Sau chiến tranh, Đại tá Nguyễn Văn Tào, nguyên Chính ủy lữ đoàn 316 cho
biết trong các đơn vị phụ trách chiếm giữ cầu Rạch Chiếc thì tiểu đoàn
81 có 52 người chết; phân đội Z23 đặc công nước do Đại úy Trần Kim Thinh
chỉ huy gần như bị tan rã, quân số trên 50, cuối trận đánh chỉ còn 3
người (Nguyễn Văn Tào, Lữ đoàn 316 trong ngày giải phóng Sài Gòn
30/4/1975, Tư Liệu Lịch Sử)
Sự thật là đơn vị QL/VNCH bảo vệ cầu rất kiêng cường chống trả quyết
liệt gây thiệt hại nặng cho quân Việt Cộng, chỉ sau khi Dương Văn Minh
ra lệnh hạ vũ khí trên đài phát thanh thì đơn vị QL/VHCH này mới tự động
tan hàng…
Có chút xíu vậy thôi, mà củng ăn gian!? – Thiệt là hết biết: VOV. Tiếng nói của Cụ Hồ Xạo Hết Chổ Nói Việt Nam (CHXHCNVN).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét