Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2017

BÍ MẬT – Sáp Nhập Việt Nam vào Trung Quốc

BÍ MẬT – Sáp Nhập Việt Nam vào Trung Quốc

Tướng CSVN xin tỵ nạn chính trị tại HK và tiết lộ âm mưu bán nước cho Tàu Cộng

 2c
Tướng Cộng Sản Việt Nam Hà Thanh Châu đã xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ từ ngày 8-4-2013 và tiết lộ âm mưu bán nước cho Trung Cộng

Thỏa Hiệp ngầm 05-07-2020 là ngày thực hiện đợt I sáp nhập nước Việt Nam vào Trung Cộng

TS KERBY ANDERSON NGUYỄN
10 giờ sáng ngày 08-04-2013, Thiếu tướng Hà Thanh Châu, Chính Ủy Tổng Cục Công Nghiệp Quốc Phòng (Chủ Nhiệm Tổng Cục là Trung Tướng Nguyễn Đức Lâm) được Luật Sư William Lê hướng dẫn đến Sở Di Trú King County, Seattle, tiểu bang Washington State, nạp đơn “xin tỵ nạn chính trị”, sau 2 tuần lễ ông và vợ ông đi thăm 3 người con đang là “du học sinh” ở tiểu bang này.
Bốn ngày sau, qua trung gian của 1 “viên chức” cao cấp Hoa Kỳ, ông trao cho chủ bút Tạp Chí Foreign Policy Magazine một tập tài liệu “tối mật”, có liên quan đến sự sống còn của nước Việt nam, dự trù sẽ đăng tải cuối năm 2013. Tập tài liệu này, do người anh vợ của ông, Thiếu Tướng H.T.T. làm Chính Ủy Tổng Cục 2, dưới thời Tổng Cục Trưởng Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, chép lại nguyên văn từ cuốn băng nhựa AKAI mang bí số ML887, ghi âm những cuộc họp bí mật của các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Lê Khả Phiêu, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh và Trung Cộng: Giang Trạch  Dân (sinh năm 1926), Lý Bằng, Lương Quang Liệt, Diệp Tuyển Ninh, Dương Đắc Chí, Hứa Thế Hữu… tại Thành Đô, thảo luận các thỏa hiệp sát nhập nước Việt Nam vào lãnh thổ “Trung Quốc”.Chúng tôi (tác giả bài viết này), hiện làm “bỉnh bút” cho tờ Foreign Policy Magazine, nên được phổ biến bằng Việt ngữ, giới hạn, trong vòng thân hữu.
Thật ra, các cam kết “giao nước Việt Nam cho Trung Quốc”, đã được “ký” bằng “lời hứa danh dự ” của ông Hồ Chí Minh với 2 Đại Tướng Tàu Trần Canh và Vị Quốc Thanh, thay mặt cho Mao Trạch Đông vào năm 1926. Bốn năm sau, năm 1930, thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Hồ khẳng định một lần nữa với Tổng Lý Chu Ân Lai: “Việt Nam và Trung Quốc tuy hai mà một. Một dân tộc. Một Nền văn hóa. Một phong tục. Một tổ quốc. Nếu giúp chúng tôi thắng Pháp, thắng Nhật, thắng  tất cả bọn tư bản vùng Đông Nam Á, nắm được chính quyền, thì nợ viện trợ sẽ hoàn trả dưới mọi hình thức, kể cả cắt đất, cắt đảo, lùi biên giới nhượng lại cho Trung Quốc, chúng tôi cũng làm, để đền ơn đáp nghĩa….”
Ngày 14-09-1958, ông Hồ chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký “công hàm” giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông. Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc bằng 1 câu nói để đời trong lịch sử: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng “.
Ngày 10-08-1987, ông Nguyễn Văn Linh (đang mắc bệnh ung thư) bay qua Trùng Khánh gặp Hồ Diệu Bang (1915-1989), Đặng Tiểu Bình (1904-1992= thọ 92 tuổi) bàn luận về các kế hoạch cắt đất, cắt biên giới và phát họa rõ ràng hơn 1 chương trình “sát nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc” qua chiến thuật “Hoà Bình, hữu nghị, chầm chậm, êm ả, kín đáo, không ai có quyền biết đến” với thời gian 60 năm, phân ra làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 20 năm.
GIAI ĐOẠN I  : Ngày 15-07-2020 : QUỐC GIA TỰ TRỊ.
GIAI ĐOẠN II : Ngày 05-07-2040 : QUỐC GIA  THUỘC TRỊ.
GIAI ĐOẠN III: Ngày 05-07-2060 : Tỉnh lỵ Âu Lạc.
Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng Đốc Quảng Châu.
Thời gian này, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ, tiếng tàu là ngôn ngữ chính. Một chút lịch sử về “Âu Lạc”: “Thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, ông Thục Phán, thủ lãnh của bộ tộc Âu Việt, là một trong những bộ tộc của Bách Việt ở về phía Bắc Văn Lang đã cùng Hùng Vương thứ 18 đánh bại cuộc xâm lăng của nhà Tần. Sau khi thắng quân Tần, vua Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán, sát nhập lãnh thổ của người Âu Việt và Lạc Việt vào một, lập nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa, thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội ngày nay. Ông tự xưng là An Dương Vương, Nước Âu Lạc của An Dương Vương bị Triệu Đà thôn tính vào năm 206 trước Tây Lịch”.QUY CHẾ KHU TỰ TRỊ: Sau đây xin mời quý vị nghe lại cuộn băng nhựa của Tổng Cục 2 Việt nam với lời lẽ bề trên, trịch thượng của người Tàu, ban mệnh lệnh, giáo huấn, dạy dỗ, răn đe cấp lãnh đạo Việt Nam phải làm những gì suốt 60 năm dài “tịch thu” nước Việt Nam từng bước một: “Âm thầm, Lặng lẽ, Từ từ như tằm ăn dâu. Khéo như dệt lụa Hàng Châu. Êm như thảm nhung Thẩm Quyến…” theo thể thức “diễn tiến hoà bình”. Làm cách nào  để cho người Việt Nam và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không “cướp nước Việt” mà chính người Việt Nam tự mình  “dâng nước” và tự ý đồng hóa vào dân tộc Trung Hoa.
Tại Thành Đô, Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh xin xỏ Đặng Tiểu Bình: Nhờ Trung Quốc mà Đảng Cộng Sản Việt Nam mới nắm được chính quyền, mới thắng đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ, diệt được bọn tư bản phản động. Công ơn Trung Quốc to lắm, bốn biển gộp lại cũng không bằng. Do thế, nhà nước Việt Nam đề nghị Trung Quốc xóa bỏ các hiểu lầm, các bất đồng đã qua. Phía Việt nam sẽ làm hết sức mình để vun bồi tình hữu nghị lâu đời vốn sẵn có giữa hai đảng do Mao Chủ Tịch và Hồ Chí Minh dày công xây dựng trong qua khứ. Việt Nam sẽ tuân thủ đề nghị của Trung Quốc là cho Việt Nam được hưởng “quy chế khu tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh” như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây… Để kịp chuẩn bị tâm lý nhân dân và giải quyết các bước cần thiết cho việc gia nhập vào đại gia đình dân tộc Trung Quốc, xin cho thời hạn chuyển tiếp sát nhập là 60 năm: 1990-2020. 2020-2040. 2040-2060. (còn tiếp)
Đính kèm là tài liệu Việt Nam: Tỉnh hay Khu Tự Trị?

Nguồn: https://haiz00.wordpress.com/2015/02/20/bi-mat-sap-nhap-viet-nam-vao-trung-quoc/

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Ủy ban Sông Mekong có cần tồn tại nữa hay không?

Ủy ban Sông Mekong có cần tồn tại nữa hay không?

Kính Hòa RFA
2017-11-29
Cảnh chiều xuống trên Sông Mekong, Thủ đô Phnom Penh, Cam Pu Chia. Ảnh chụp tháng 8/2014.
Cảnh chiều xuống trên Sông Mekong, Thủ đô Phnom Penh, Cam Pu Chia. Ảnh chụp tháng 8/2014.
AFP
Thất bại
Ủy ban Sông Mekong được thành lập từ năm 1995, nhưng những nguyên tắc hợp tác để cùng nhau khai thác con sông Mekong đã hình thành từ năm 1957, khi bốn nước là Việt Nam (lúc đó là Việt Nam Cộng hòa, miền Nam Việt Nam) cùng ba Vương quốc láng giềng là Thái Lan, Lào và Cam Pu Chia, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc đã cùng nhau thỏa thuận là sẽ hợp tác để khai thác chung con sông này.
Trên trang web hiện nay của Ủy ban Sông Mekong, có ghi rằng sứ mạng của Ủy ban sông Mekong là thúc đẩy và hợp tác nhằm phát triển bền vững nguồn nước và những nguồn lợi liên quan tới nước, cho lợi ích chung của các quốc gia thành viên. Cũng trên trang web này ghi rằng bổn phận của Ủy ban Sông Mekong là một tổ chức liên chính phủ đóng vai trò trong việc giải quyết những tác động môi trường xuyên biên giới.
Tuy nhiên theo Liên minh cứu Sông Mekong, một tổ chức phi chính phủ đấu tranh chống việc xây đập thủy điện trên dòng Mekong, Ủy ban Sông Mekong đã thất bại trong những nhiệm vụ do chính họ đề ra.
Nói về nhận định của Liên minh cứu Sông Mekong rằng Ủy ban Sông Mekong đã thất bại trong việc phát triển bền vững con sông này, Tiến sĩ Dương Văn Ni, một chuyên gia về sông Mekong, từ Cần thơ cho chúng tôi biết:
Bắt đầu khoản một thập niên trở lại đây, khi các quốc gia này phát triển với một cường độ rất nhanh, Ủy ban này bộc lộ điểm yếu, ít nhất là nó không giúp cho các chính phủ của những quốc gia (thành viên) ở hạ nguồn đồng thuận ở những điểm căn bản mà đã được đưa ra trước khi thành lập Ủy ban sông Mekong này.”
Ông dẫn chứng ví dụ về đập nước Xayaburi mà nước Lào bắt đầu xây vào năm 2012, khi đó Thủ tướng Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Vientiane dời thời gian xây dựng để nghiên cứu thêm tác động của nó nhưng không thành công, và Ủy ban Sông Mekong đã không giúp gì được trong việc điều hòa lợi ích giữa Lào và hai nước ở hạ du là Cam Pu Chia và Việt Nam, nơi hứng chịu nhiều tác động xấu của con đập này.
Nó (Ủy ban Sông Mekong) không giúp cho các chính phủ của những quốc gia (thành viên) ở hạ nguồn đồng thuận ở những điểm căn bản mà đã được đưa ra trước khi thành lập Ủy ban sông Mekong này.
-Tiến sĩ Dương Văn Ni.
Một chuyên gia khác về sông Mekong là Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Đại học Cần Thơ bình luận về cách lắng nghe ý kiến các nhà khoa học và cộng đồng dân cư của Ủy ban Sông Mekong:
“Thực ra Ủy ban sông Mekong cũng có tổ chức những hội thảo để nghe những ý kiến khác nhau. Nhưng mà sau khi nghe những ý kiến đó họ không có những sự phản hồi cho rằng những ý kiến đó là thế nào. Việc này làm cho các tổ chức xã hội quan ngại.”
Vai trò của Trung Quốc, sự tồn tại của Ủy ban Sông Mekong
Trên lãnh thổ của nước Lào hiện nay có ba đập nước khổng lồ đã và đang được xây dựng trên dòng chính của sông Mekong. Nhưng phía xa hơn về phía thượng nguồn, trên lãnh thổ Trung Quốc, lại có nhiều con đập khổng lồ khác đã hoàn tất, gây nhiều tác động môi trường đến các quốc gia hạ lưu. Tuy nhiên Trung Quốc lại không phải là thành viên của Ủy ban Sông Mekong.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam cho biết qua một email:
Sự bất lực của Ủy hội quốc tế sông Mekong (MRC) càng cho thấy sự bức thiết trước tiên phải có một hiệp định mới thay thế văn bản 1995 về MRC mang tính ràng buộc hơn; thứ hai MRC phải bao gồm tất cả các nước trong lưu vực. Có nghĩa là Trung Quốc và Myanmar phải tham gia như là thành viên. Cần tiến tới một Công ước về sông Mekong, như kiểu Công ước về sông Rhin (Rhine).  Dư luận quốc tế cần góp tiếng nói ủng hộ sự ra đời của công ước này, vì nguồn nước sông Mekong là tài sản của nhân loại, chứ không chỉ riêng của 6 nước trong lưu vực, càng không phải của riêng Trung Quốc.”
Tuy nhiên việc tiến tới thành lập một tổ chức về Sông Mekong, bao gồm tất cả sáu nước thành viên trong lưu vực của nó không phải là dễ dàng. Trung Quốc cũng đã đưa ra sáng kiến của họ về việc thành lập một tổ chức lấy tên là Lan Thương Mekong, với Lan Thương là tên gọi của đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ Trung Quốc.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân viết tiếp:
Tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation) hoạt động phải trên cơ sở xác định sông Lancang-Mekong là một, nguồn nước sông Mekong là tài sản chung của các quốc gia trong lưu vực. Xác định này về phía Trung Quốc sẽ là minh chứng không thể thiếu cho thiện chí của quốc gia này. Việc khai thác nguồn nước sông Lancang-Mekong phải được quy định bằng một điều ước quốc tế, mà Công ước Liên hiệp quốc về dòng chảy các sông năm 1997 là một cơ sở tốt để tham khảo. Hiệp định MRC 1995 cũng là một cở sở khác để tham khảo và rút kinh nghiệm nhằm đi đến những quy định mang tính ràng buộc hơn.”
Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân, muốn cho tổ chức Lan Thương Mekong thành công thì phải nhận thức rằng đây là duy nhất một con sông, chứ không phải Lan Thương là con sông chỉ của riêng Trung Quốc.
Nguồn nước sông Mekong là tài sản chung của các quốc gia trong lưu vực. Xác định này về phía Trung Quốc sẽ là minh chứng không thể thiếu cho thiện chí của quốc gia này.
-Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân.
Tiến sĩ Dương Văn Ni cho biết là người Trung Quốc cũng cảm thấy sự bất bình ngày càng tăng của các quốc gia hạ lưu nên cũng có những cố gắng để xoa dịu:
Họ cố gắng đi theo con đường ngoại giao, họ cố gắng tài trợ những dự án, họ bắt đầu tài trợ những hội thảo khoa học, họ bắt đầu đóng vai trò,… Nếu những chuyện này họ làm mà không có những đập thủy điện mà họ đã xây rồi, thì tôi cho rằng sẽ nâng vị thế của họ, và nhận thức của các cộng đồng ở dưới hạ nguồn này đối với Trung Quốc tốt hơn nhiều lần. Nhưng rất tiếc những đập này đã xây rồi, đã có những tác động rồi, dẫu có những hành động giúp đỡ đó bây giờ cũng là trễ rồi.”
Bình luận về ý kiến thành lập tổ chức Lan Thương Mekong của người Trung Quốc, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn cho rằng những quốc gia hạ lưu rất lo ngại rằng Trung Quốc sẽ dùng tổ chức này để kiểm soát hoàn toàn sông Mekong một cách độc đoán, ông cũng rất nghi ngờ về thiện chí giúp đỡ của Trung Quốc cho những quốc gia khác.
Ông nói tiếp về vai trò của Ủy ban Sông Mekong hiện nay:
Tôi nghĩ rằng nếu những cái đập ở Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia hình thành trong tương lai, thì tôi không biết là Ủy ban sông Mekong sẽ làm cái gì trong này. Ngay cả những số liệu mà Ủy ban sông Mekong dày công thu thập từ trước đến nay trở nên vô nghĩa, vì dòng sông nó không chảy theo qui luật mà mình theo dõi hàng chục năm nay.”
Chúng tôi cũng đã gửi email đến bộ phận báo chí của Ủy ban Sông Mekong để hỏi về lá thư của Liên minh cứu Sông Mekong và đề nghị bình luận, nhưng không có hồi âm.
Chúng tôi xin đính kèm theo đây toàn bộ nội dung trả lời của Giáo sư Nguyễn Ngọc Trân liên quan đến vấn đề này.
Hỏi: Ông bình luận thế nào về nhận định của Liên minh cứu sông Mekong?
Đáp: (1)Vấn đề cốt lõi cần nói rõ là sông Mekong bắt đầu từ đâu? Từ cao nguyên Tây Tạng hay từ ranh giới của hạ lưu vực? Ai cũng biết lưu vực sông Mekong có Thượng lưu vực (Upper Mekong Basin) trên lãnh thổ Trung Quốc, và Hạ lưu vực (Lower Mekong Basin). Thế nhưng Trung Quốc thì xem sông Mekong bắt nguồn từ ranh giới Trung Quốc-Myanmar-Lào. Phía trên họ xem đó là sông Lancang (Lan Thương) của riêng Trung Quốc. Nếu muốn cứu sông Mekong thì phải nhận thức rõ về nơi nó phát sinh ra.
(2) Liên minh cứu sông Mekong (SMC) đặt nặng vấn đề thủy sản, nhưng chính các đập thủy điện từ thượng nguồn Trung Quốc đã và đang giết sông Mekong vì làm thay đổi hẵn chế độ thủy văn sinh thái và giữ lại trầm tích trong các đập thủy điện, gây thâm hụt trong cán cân trầm tích với hậu quả xói lở ở hạ lưu, và gây khó khăn cho sinh kế, cho cuộc sống nói chung của người dân ở hạ lưu vực.
(3) Từ lâu tôi đã nhấn mạnh các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong không mang lại lợi ích cho người dân và cũng không phải cho Nhà nước Lào và Campuchia, mà chính là cho các nhà đầu tư tư nhân. Không thể chấp nhận sự thao túng dòng nước sông Mekong như vậy được! (4) Sự bất lực của Ủy hội quốc tế sông Mekong (MRC) càng cho thấy sự bức thiết trước tiên phải có một hiệp định mới thay thế văn bản 1995 về MRC mang tính ràng buộc hơn; thứ hai MRC phải bao gồm tất cả các nước trong lưu vực. Có nghĩa là Trung Quốc và Myanmar phải tham gia như là thành viên. Cần tiến tới một Công ước về sông Mekong, như kiểu Công ước về sông Rhin (Rhine).  Dư luận quốc tế cần góp tiếng nói ủng hộ sự ra đời của công ước này, vì nguồn nước sông Mekong là tài sản của nhân loại, chứ không chỉ riêng của 6 nước trong lưu vực, càng không phải của riêng Trung Quốc.
Hỏi: Vai trò của Trung Quốc ngày càng lớn trên lưu vực Mekong, và họ đã đề nghị thành lập tổ chức Lan Thương Mekong. Ông có hy vọng rằng Trung Quốc sẽ có thiện chí hơn trong việc hợp tác với các nước hạ nguồn không?
Đáp: Tổ chức Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation) hoạt động phải trên cơ sở xác định sông Lancang-Mekong là một, nguồn nước sông Mekong là tài sản chung của các quốc gia trong lưu vực. Xác định này về phía Trung Quốc sẽ là minh chứng không thể thiếu cho thiện chí của quốc gia này. Việc khai thác nguồn nước sông Lancang-Mekong phải được quy định bằng một điều ước quốc tế, mà Công ước Liên hiệp quốc về dòng chảy các sông năm 1997 là một cơ sở tốt để tham khảo. Hiệp định MRC 1995 cũng là một cở sở khác để tham khảo và rút kinh nghiệm nhằm đi đến những quy định mang tính ràng buộc hơn.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/mekong-committe-need-to-be-exist-11292017143857.html

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Ủy ban sông Mekong đã thất bại

Ủy ban sông Mekong đã thất bại

RFA
2017-11-28

Hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long, 2016.
Hạn hán ở Đồng bằng sông Cửu Long, 2016.
AFP
Ủy ban sông Mekong đã thất bại trong việc thực thi sứ mạng của mình để bảo đảm sự phát triển của dòng sông này.
Đó là tuyên bố của Liên minh cứu sông Mekong trong bức thư gửi Ủy ban sông Mekong vào ngày 27 tháng 11, năm 2017, ngay trước kỳ họp lần thứ 24 của Ủy ban này từ hôm nay 28 đến ngày 30 tháng 11, năm 2017.
Bức thư này được gửi đến các vị Bộ trưởng Môi trường hoặc Bộ trưởng những lĩnh vực liên quan đến môi trường của các quốc gia thành viên Ủy ban sông Mekong là Việt Nam, Campuchia, Lào, và Thái Lan, và đồng kính gửi ông Phạm Tuấn Phan, Trưởng Ban thư ký Ủy ban sông Mekong.
Liên minh cứu sông Mekong cho rằng ý kiến của các nhà khoa học về sông Mekong đã không được coi trọng, cũng như ý kiến của các cộng đồng cư dân đã không được lắng nghe khi thực hiện các dự án trên sông Mekong.
Bức thư đề nghị Ủy ban sông Mekong cải cách các thủ tục và qui trình để tạo điều kiện cho sự tham gia của cư dân sống ven bờ sông Mekong có hiệu quả.
Liên minh cứu sông Mekong kêu gọi dừng ngay việc xây dựng các đập thủy điện trên sông Mekong vì những đập này sẽ làm ảnh hưởng đến lượng cá trên sông, là nguồn thực phẩm của hàng triệu người sống dọc sông này.
Theo ước tính của Liên minh cứu sông Mekong, nếu các dự án đập thủy điện được thực hiệp sắp tới đây, tổng lượng cá đánh bắt được sẽ giảm từ 26 đến 42%.
Các đập thủy điện này cũng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nơi sản xuất hơn phân nửa lượng gạo của cả nước và nuôi sống 145 triệu người châu Á.
Liên minh cứu sông Mekong đưa ra những biện pháp có thể thay thế cho các đập thủy điện đó là năng lượng gió và mặt trời. Liên minh nhấn mạnh là việc thay thế này ngày càng dễ thực hiện vì kỹ thuật cũng như các thiết bị để sản xuất điện từ gió và mặt trời ngày càng rẻ.
Sông Mekong dài hơn 4000 cây số, là một trong những con sông quan trọng của châu Á và thế giới. Sông này chảy qua sáu quốc gia là Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.
Ủy ban sông Mekong được thành lập vào năm 1957, do các nước vùng hạ du là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, nhằm hợp tác phát triển giửa các quốc gia này trong việc chia sẻ nguồn nước, thực hiện các dự án chung nhằm tránh những xung đột về quyền lợi với nhau.
Trong vài năm gần đây người ta cho rằng Ủy ban sông Mekong đã bất lực trong việc phát triển con sông một cách bền vững, Ủy ban đã không thể làm gì được khi Trung quốc, một quốc gia không phải là thành viên,  xây dựng hàng chục con đập lớn trên thượng nguồn, cũng như cũng không làm gì được khi nước Lào, một quốc gia thành viên của Ủy ban sông Mekong xây dựng những con đập khổng lồ trên con sông này.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/mekong-committee-failed-11282017085746.html

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

NẠN NHÂN MÃN TRUNG QUỐC GÂY NÊN THẾ CHIẾN THỨ 3


Việt-Nam Sử-Lược Tân-Biên_Lịch-Sử Việt-Nam
 
NẠN NHÂN MÃN TRUNG QUỐC GÂY NÊN THẾ CHIẾN THỨ 3 
bom nổ
Nhận xét tác giả:
TNS Jim Web là một cựu binh Hoa Kỳ từng tham chiếm trong chiến tranh VN cùng với chiến hữu đồng minh VNCH, trên cùng một chiến tuyến Tự Do bảo vệ an ninh hòa bình thế giới, để be bờ Công Sản quốc tế Nga Tàu tràn xuống biển Đông Nam Á /TBD.Ông Jim Webb quá thừa kinh nghiệm và hiểu biết cá nhân về Cộng Sản, nhất là Cộng Sản Á Đông, thuộc Trung Hoa lục địa của giồng Hán tộc. Nó gian ngoan và xảo quyệt vô cùng tận của tên tham tàn vô đạo của vua Tần Thủy Hoàng, gồm thâu lục quốc tự ngàn xưa, cho chí tận xăm lược, bành trướng, làm chủ toàn vùng Đông Nan Á hôm nay.
Nếu Hoa Kỳ vẫn còn duy trì quyền lợi với Trung Quốc Cộng Sản và có ý tưởng sống chung hòa bình; chia đôi biển đông để trị của hai cường quốc kinh tế Châu Á/TBD, thì Mỹ chỉ là cái mặt trăng bị che mờ, bởi áng sáng mặt trời bá quyền Trung Cộng.
Với 1 tỹ 4 dân số, Trung quốc sẵn sàng cho cuộc chiến tranh Nhân Mãn nhằm giải bài toán cân bằng dân số và và lương thực nuôi dân trên lục địa Trung Hoa cằn cỏi, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Nếu phải đi đến chiến tranh thế giới thứ 3, để giải quyết nạn nhân mãn toàn cầu, và tái lập lại một trật tự Xã hôi mới cho một Trung Quốc có nhiều quốc gia cùng tồn tại, và tái tạo lại một Trung Hoa mới, thân thiện hơn.
Nếu Trung Quốc Cộng Sản thắng trong mặt trận thế chiến thứ 3 này.Thì Trung Quốc thực hiện thành công Chủ Nghĩa Đại Đồng Hán Tộc/Trung Hoa Quốc Tế: làm chủ thế giới. Được quyền di dân, đi tìm vùng đất hứa, mầu mở, đầy ấp lương thực nuôi dân Trung Quốc Cộng Sản Quốc Tế Đại Đồng...
Huỳnh Mai St.8872
Bh. Dạ Lệ Huỳnh
TNS Jim Webb kêu gọi Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc ở Biển Đông
jim webb
Thượng nghị sĩ Jim Webb
Ông Jim Webb, một nhà lập pháp có nhiều ảnh hưởng ở Thượng viện Mỹ, kêu gọi chính phủ ở Washington có thái độ kiên quyết hơn trước những hành động mà ông gọi là “xâm lấn” của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Trong bài viết đăng hôm thứ hai (20-08-2012) trên tờ Wall Street Journal, vị thượng nghị sĩ thành viên của Ủy ban Quân Vụ và Ủy ban Đối ngoại nói rằng tất cả các quốc gia vùng Đông Á đang chờ xem Hoa Kỳ đối phó với sự xâm lăng của Trung Quốc như thế nào.
Nhà lập pháp thuộc đảng Dân chủ đại diện tiểu bang Virginia đã nêu lên những hành động hồi gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có việc đơn phương sáp nhập “một khu vực trải rộng về hướng đông từ lục địa Đông Á tới Philippines và xuống tới Eo biển Malacca.”
Ông Webb cho biết “huyện” mới của Trung Quốc rộng gần gấp đôi đất đai của Việt Nam, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Philippines gộp lại.
Thượng nghị sĩ Webb, người từng tham chiến ở Việt Nam và từng giữ chức Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, cho rằng qua việc theo đuổi lập trường không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp Biển Đông, Hoa Kỳ “mặc nhiên trở thành nước làm cho Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động xâm lăng.”
Ông Webb nêu lên nhận định của các sử gia cho rằng việc Hoa Kỳ và Hội Quốc Liên đã không đáp ứng thỉnh cầu hỗ trợ của Trung Quốc vào năm 1931, khi Nhật Bản xâm lăng Mãn Châu, làm cho Nhật Bản hung hăn hơn và đưa tới cuộc chiến tranh kéo dài cả thập niên ở Á châu và các nơi khác.
Ông Webb cho rằng “lịch sử dạy cho chúng ta biết là khi những hành động đơn phương xâm lược không bị đáp trả, những tin xấu sẽ không bao giờ tốt hơn theo thời gian.”
Nguồn: Wall Street Journal, Wikipedia
VOA Tiếng Nói Hoa Kỳ
Nhận xét độc giả
bởi: Nhô từ: Hoa Kỳ
21.08.2012 16:11
Trả lời
Thật ra, ở Biển Đông, Hoa Kỳ còn có quyền lợi nhiều hơn VN có. Quyền lợi của Hoa Kỳ trên Biển Đông đã từng được chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định. Và phản ứng của Hoa Kỳ trước sự lấn chiếm của Trung cộng cho đến bây giờ cũng chỉ xìu xìu ển ển, đến nổi ông nghị Webb phải "kêu gọi" Hoa Kỳ cứng rắn hơn với Trung Cộng. Không thấy các bạn dân chủ nói Hoa Kỳ là hèn!
Chiến tranh đâu phải là trò đùa! Mà cũng không phải là phương cách giải quyết bằng tính cách du côn võ biền như các ban dân chủ nghĩ, động chút thì đòi cởi trần ra Parking Lot giải quyết.
Các bạn dân chủ đánh đấm dở ẹc. Dì đùng mấy phát làm mất toi Hoàng Sa dâng không cho Trung Cộng. Lịch sử sẽ kể tội này của các bạn dân chủ. 
bởi: Vô danh
21.08.2012 15:35
Trả lời
Không biết có chuyện gì bên trong chính phủ Hoa Kỳ về quân sự cho Biên Đông, nhưng ông TNS Jim Webb nói 1931 Hoa Kỳ không đáp ứng thỉnh cầu hỗ trợ của TQ, để cho Nhật Bản lộng hành hung hăng đánh TQ và các nước trong khu vực châu Á và Hoa Kỳ - Liên Xô, nhưng đây cũng là bài học thật sự cho nhân loại và riêng cho Hoa Kỳ. Người ta muốn bắt hổ con phải vào hang hổ, không thôi muốn tiêu diệt bầy hổ phải điệu hổ ly sơn. Ông TNS kêu gọi Hoa kỳ cứng rắn hơn với TQ là đúng lắm, nhưng giới quân sự chính trị của chính phủ Hoa kỳ họ hiểu nhiều hơn về hành động của TQ, con đường mà đế quốc TQ đi mở rộng lãnh thổ xâm lược các nước trong khu vực ngày nay, cũng là vết chân lịch sử của quân phiệt Nhật bản hồi chiến tranh thế giới lần 2, cuối cùng Nhật Bản được hân hạnh đón nhận 2 quả đấm, dân Nhật chết hàng loạt, chính phủ Nhật xin đầu hàng. Lịch sử có thể lập lại khi quân phiệt mới TQ tự cho mình có quyền rồi đòi ? phi lý vùng Biển Đông là của riêng TQ, nhưng không bao giờ được ai cũng biết điều này, nhưng TQ thì không biết, cuối cùng chiến tranh bùng nổ ở Biển Đông, Hoa Kỳ và đồng minh tham chiến, TQ bại trận còn tệ hơn Nhật Bản thời bấy giờ. Nhật Bản ăn 2 quả đấm, còn TQ ăn không biết mấy trăm đầu đạn hạt nhân, nước TQ thành bình địa.
bởi: Việt Nguyễn từ: Mỹ
21.08.2012 14:59
Trả lời
...không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp Biển Đông, Hoa Kỳ “mặc nhiên trở thành nước làm cho Trung Quốc ngày càng có nhiều hành động xâm lăng.”

***
Rất chính xác, một khi Mỹ kệ không lên tiếng về Biển Đông, thì Trung quốc sẽ làm tới... sẽ có một ngày, trong một đêm, Trường Sa mất hết vào tay Trung Quốc và lúc đó Mỹ Nga Nhật Hàn Việt Phi... v....v.. phải trả tiền cho Tầu mới được đi qua, hoặc khỏi cho đi ngang qua biển đông luôn.
Hy vọng nước Mỹ sẽ mạnh tay hơn để VN sẵn sàng nói câu:
"Đã đến lúc quyết liệt bảo vệ chủ quyền Biển Đông"
(báo Phụ nữ today) 
bởi: BỐ THẰNG NHÔ (NPCN)
21.08.2012 14:30
Trả lời
Đã đến lúc Hoa-kì cần nhìn rõ sự hung hãn cuả tập đoàn BQBK,và tham vọng bá chủ thế-giới.Không ai chống TQ trở nên siêu cường,nhưng phaỉ tôn trọng nhân loại,sống hoà bình, ko thể bá quyền nước lớn. Cần phải dập đầu con rắn CS này, quét dọn một lần thứ chủ nghĩa rác rưởi này, thứ CN đã tàn sát hàng trăm triệu sinh mạng nhân loại, thành hình những nhà nước độc ác, tàn bạo, phi nhân tính, dưới tay một nhóm quyền lực mang danh nghiã ĐCS. Chỉ khi nào CNCS biến mất Nhân loại mới hoà bình ổn định, và DTVN mới có cơ hội để thăng tiến cùng cộng-đồng nhân loại. 
{Hết trích nhận xét}
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
facebook


MỸ ĐI RỒI MỸ LẠI VỀ...!!


MỸ ĐI RỒI MỸ LẠI VỀ (Gs Ng Tiến Hưng p1/2)
https://youtu.be/5VAVOW8mdyM
                       = & =

Tổng thống Trump gặp các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam tại Đà Nẵng

 https://youtu.be/W1Mnyd5dFpQ

 
  • Tổng thống Trump tôn vinh cựu binh chiến tranh Việt Nam tại Đà Nẵng

    Tổng thống Donald Trump an ủi cựu binh chiến tranh Việt Nam Max Morgan từ California tại một buổi lễ ở khu nghĩ dưỡng Grand Hyatt ở Đà Nẵng hôm 10/11, 2017.

    Tổng thống Donald Trump kỷ niệm ngày Lễ Cựu Chiến binh (11/11) bằng một bài phát biểu tại Đà Nẵng trước các cựu chiến binh Mỹ từng tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.
    Đà Nẵng chính là nơi binh sĩ Mỹ đổ bộ cách đây hơn 50 năm và là nơi đặt căn cứ không quân của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Tổng thống Trump có mặt tại Đà Nẵng hôm 10/11 để tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC-Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương.
    Ngỏ lời cám ơn 7 cựu chiến binh trở lại thăm Việt Nam trong dịp này, ông Trump nói: “Tôi chỉ biết họ vài phút trước đây và họ là những người mạnh mẽ và thông minh. Tôi thích họ. Tôi nghĩ họ cũng thích tôi.”
    Trong bài phát biểu tại khu nghĩ dưỡng Hyatt Regency Đà Nẵng, Tổng thống Mỹ ca ngợi những cựu binh này là những “anh hùng – những người đã hoàn thành nghĩa vụ cho đất nước chúng ta.”
    Cùng ngày 10/11, Tổng thống Trump ký Tuyên bố xác nhận cam kết của nước Mỹ đối với chương trình Tưởng niệm 50 năm ngày chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 13 năm. Kế hoạch này khởi sự từ năm 2012 và sẽ tiếp tục cho đến năm 2025. Ông kêu gọi mọi công dân Mỹ tỏ lòng biết ơn đối với các cựu chiến binh Việt Nam và thân nhân họ, kể cả bằng cách riêng tư hay công khai ở những buổi tưởng niệm và các sự kiện công cộng trên khắp nước Mỹ.
    Tuyên bố có đoạn viết “Chúng ta hoan nghênh các cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam anh dũng, những người vì phục vụ đất nước, bảo vệ nền tự do đã chiến đấu can trường chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản và bảo vệ sự tự do cho người dân Việt Nam.
    Cách đây nửa thế kỷ, vào năm 1967, gần 500.000 lính Mỹ tham chiến ở miền nam Việt Nam cùng với khoảng 850.000 binh sĩ đồng minh. Hơn 58.000 lính Mỹ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Việt Nam.
    Tổng thống nói “Chúng ta cùng có nghĩa vụ giúp đỡ những cựu chiến binh Việt Nam và gia đình họ làm lành các vết thương của cuộc chiến nặng nề đó. Chúng ta ghi nhớ rằng hơn 58.000 binh sỹ mà tên của họ được khắc trên bức tường đá đen giữa thủ đô Washington vì đã hy sinh trong cuộc chiến.”
    Tổng thống Trump đã ký thành luật Đạo luật Công nhận Cựu chiến binh Việt Nam 2017, chọn ngày 29/3 hằng năm là Ngày Cựu chiến binh Việt Nam. Luật này khuyến khích việc treo quốc kỳ Mỹ vào ngày này hàng năm để tôn vinh các cựu chiến binh tham chiến ở Việt Nam.
    Trong bài phát biểu tại Đà Nẵng đánh dấu Lễ Cựu Chiến binh (11/11), Tổng thống Trump cũng cảm ơn chính phủ Việt Nam vì các nỗ lực giúp tìm kiếm hài cốt lính Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Ông Trump nói Hoa Kỳ chưa thể yên tâm cho đến khi nào tìm được và đưa về nước hài cốt của 1.253 lính Mỹ vẫn còn mất tích trên chiến trường Việt Nam từ bấy tới nay.
    Ông Trump, 71 tuổi, không phục vụ trong quân đội Mỹ tại Việt Nam. Ông đã bị chỉ trích vì năm lần xin hoãn quân dịch, bốn lần lấy lý do đang là sinh viên và một lần lấy lý do bị gai xương gót chân.
    Ngồn: https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-chuan-bi-toi-viet-nam-gap-go-cuu-chien-binh-my/4109236.html
    • APEC Việt Nam 201

      Một bí ẩn cần tiết lộ trong chuyện bức tử miền Nam năm 1975 - Trần Viết Đại Hưng

       https://www.youtube.com/watch?v=XWnAgEuC_Y8&t=514s

      Bí mật về Tổng Thống Mỹ tại APEC mà Người Dân Việt Nam không biết

       https://youtu.be/9MkeOsPv5vs

         

      Việt Nam Cộng Hòa Trở Lại

      https://youtu.be/B-uyV2Aubcg 

      Người đưa tin
      Huỳnh Mai St.8872đ
      Cựu chiến binh QLVNCH