Thứ Bảy, 23 tháng 5, 2015

Phó tổng thống Mỹ chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Phó tổng thống Mỹ chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Dân tri Phó tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/5 đã chỉ trích các hành động gia tăng của Trung Quốc trên biển, trong đó có các dự án cải tạo đất tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời tuyên bố Mỹ sẽ hành động vì tự do hàng hải.



This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x663.
Phó tổng thống Mỹ Joe Biden tại Học viện hải quân Mỹ ngày 22/5 (Ảnh: Washington Post)
Ông Biden đưa ra các bình luận trên trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp của các học viên thuộc Học viện hải quân Mỹ ở bang Maryland hôm qua.
Phó tổng thống Mỹ đã bày tỏ lo ngại về những căng thẳng đang gia tăng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết của Mỹ nhằm triển khai nhiều hơn các lực lượng hải quân tới khu vực để chứng tỏ cam kết liên tục của Mỹ đối với việc tái cân bằng chiến lược tại châu Á.
Ông Biden cho hay Mỹ sẽ hành động vì một giải pháp hòa bình và công bằng cho các tranh chấp và vì tự do hàng hải. Phó tổng thống Mỹ nói thêm rằng các nguyên tắc này đang bị thách thức bởi các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Biden đã cảnh báo Trung Quốc bằng việc ám chỉ rằng Washington sẽ tham gia vào các tranh chấp tại quần đảo Trường Sa, nơi các quốc gia Đông Nam Á đang có tuyên bố chủ quyền chồng lần.
Quân đội Mỹ hiện đang tăng cường giám sát quanh các đảo nhân tạo của Trung Quốc bằng việc điều các tàu và máy bay hải quân do lo ngại về các hành vi cải tạo cấp tập của Bắc Kinh.

An Bình
Theo NHK
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34077

Mỹ có quyền bay qua Biển Đông



Mỹ có quyền bay qua Biển Đông

Dân trí Mỹ có quyền bay qua Biển Đông và có các tàu thương mại và hải quân trong khu vực, nơi được xem là vùng biển quốc tế, cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Nicholas Burns tuyên bố, nói thêm rằng "chúng ta không thể ở trong tình huống nơi Trung Quốc tin rằng họ sở hữu mọi thứ".

Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Biển Đông (Ảnh: Hải quân Mỹ)
"Đây là một vấn đề lớn đối với Mỹ, và nhiều nước khác cũng gặp vấn đề tương tự với Trung Quốc", ông Nicholas Burns, Thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống George W. Bush, cho biết với đài CNN. "Đó là vùng biển và không phận quốc tế. Trung Quốc không sở hữu chúng".
Ngày 20/5, hải quân Trung Quốc đã 8 lần cảnh báo một máy bay do thám Mỹ khi nó bay qua một loạt đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Biển Đông.
Ngũ Giác Đài và các đồng minh khu vực gần Trung Quốc xem sự bồi đắp đó là đáng báo động. Ngũ Giác Đài đã yêu cầu thực hiện các chuyến bay do thám để khẳng định rằng Mỹ không công nhận các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với khu vực.
Cựu Phó giám đốc CIA Michael Morell cho rằng cuộc đối đầu đó hôm 20/5 cho thấy có nguy cỡ Mỹ và Trung Quốc có thể lâm vào chiến tranh.
Tuy nhiên, ông Burn nói ông không tin có khả năng cao về xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc, vì Bắc Kinh rất "nể" khả năng của hải quân và không quân Trung Quốc.
Nhưng ông Burns cho hay Trung Quốc đang muốn nói rằng khi họ xây dựng các đảo nhân tạo và "có sở hữu trong tay là nắm 9/10 luật pháp thì họ sẽ giành lấy nó dù không phải sở hữu của họ".

Cựu Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Nicholas Burns. (Ảnh: Abo)
Vấn đề của điều đó, và tham vọng thống trị của Trung Quốc tại Đông Á, là Mỹ vốn là lực lượng quân sự nổi bật trong khu vực kể từ khi Thế chiến II kết thúc.
"Chúng ta có các liên minh tại đó, và tất cả các nước này - các quốc gia Đông Nam Á - họ nhỏ hơn Trung Quốc và không thể cạnh tranh về mặt quân sự, vì vậy họ muốn phần còn lại của thế giới ủng hộ lợi ích hợp pháp của họ", ông Burns nói.
Theo ông Burn, "Mỹ không cố gắng làm trọng tài phân xử ở đây nhưng chúng ta không muốn nhìn thấy một châu Á nơi Trung Quốc sử dụng sức mạnh để ép buộc các láng giềng. Đây không phải là lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc".
Mỹ phải tiếp tục khẳng định quyền di chuyển và bay trong vùng không phận quốc tế, ông Burns nói, và Tổng thống Mỹ Barack Obama cần hối thúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kiểm soát quân đội.
"Chúng ta đã nhìn thấy quân đội Trung Quốc hành động độc lập, và họ đã hung hăng hơn nhiều. Chúng ta đã nhìn thấy các mối đe dọa trong quá khứ và rõ ràng là Bắc Kinh phải có trách nhiệm kiểm soát nền quân đội hung hăng này", ông Burns nhấn mạnh.
Chính phủ Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc trong quá khứ, và ông Burns cho hay "chính quyền Obama phải nỗ lực cho Trung Quốc thấy rằng họ sẽ thua lớn nếu xảy ra một cuộc đụng độ".
An Bình
Theo Newsmax

Trung Quốc tức giận vì chuyến bay của Mỹ ở Biển Đông

Trung Quốc tức giận vì chuyến bay của Mỹ ở Biển Đông


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi

Bắc Kinh hôm nay mô tả những hành động của Mỹ ở Biển Đông là "vô trách nhiệm và nguy hiểm", kêu gọi Mỹ dừng lại sau khi nước này tuyên bố sẽ tiếp tục tuần tra trên không cũng như trển biển trong vùng biển quốc tế.

Trung Quốc "rất không hài lòng" về những chuyến bay giám sát của quân đội Mỹ, Reuters dẫn lời Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói trong cuộc họp báo. "Hành động như vậy dễ gây ra tai nạn. Nó rất vô trách nhiệm, nguy hiểm và có hại cho hòa bình cũng như ổn định tại khu vực. Chúng tôi kêu gọi Mỹ nghiêm túc tuân thủ luật pháp và quy tắc quốc tế, kìm chế những hành động nguy hiểm và khiêu khích".

Phản ứng trên của Trung Quốc được đưa ra sau khi Mỹ hôm 20/5 điều một máy bay P-8A Poseidon thực hiện nhiệm vụ trinh sát trong không phận quốc tế, bên trên căn cứ đặt tại đảo nhân tạo mà Trung Quốc phát triển từ một bãi đá ngầm trên Biển Đông. Hải quân Trung Quốc sau đó liên lạc với P-8A Poseidon bằng tiếng Anh và 8 lần yêu cầu máy bay "rời đi ngay".

Mỹ hôm qua cho biết sẽ tiếp tục tuần tra trên biển và trên không ở vùng biển quốc tế bất chấp Trung Quốc ngăn cản.

Theo ông Hồng, Trung Quốc sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ khu vực liên quan, đồng thời có biện pháp cần thiết và phù hợp để "đảm bảo an toàn cho những bãi đá, đảo của Bắc Kinh", tránh xảy ra tai nạn trên không và trên biển.

Trong đoạn video quay từ các camera của P-8A trong cuộc tuần tra trên Biển Đông, ở đá Chữ Thập xuất hiện một doanh trại quân đội, một tháp canh và đường băng đủ dài để mọi loại phi cơ cất và hạ cánh. Quanh đá Chữ Thập và đá Vành Khăn, hàng chục máy nạo vét đất đá của Trung Quốc đang hoạt động hết công suất, hút cát từ đáy biển để bồi đắp nên những bãi đất mới.

Việc điều máy bay trinh sát trên được thực hiện khi Mỹ đang cân nhắc lựa chọn điều phi cơ và tàu quân sự trong phạm vi 12 hải lý xung quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc cải tạo.

Đây được xem như cách để Washington thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ và quyết đoán hơn trước hành vi bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, cũng như một lần nữa khẳng định Mỹ không công nhận tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
Thượng nghị sĩ Mỹ: Cứ tiến vào 12 hải lý, Trung Quốc không dám làm gì đâu
Trung Quốc sẽ ít có khả năng phản ứng khi Mỹ tuần tra quân sự trong khu vực này so với những nỗ lực tương tự của các nước láng giềng Đông Nam Á.

Thượng nghị sĩ Ben Cardin, ảnh: Washington Times.

Tờ Financial Times ngày 20/5 đưa tin, kế hoạch tuần tra quân sự trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) của Lầu Năm Góc được một Thượng nghị sĩ hàng đầu của đảng Dân chủ ủng hộ hết mình. Ben Cardin, Thượng nghị sĩ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cho rằng thực hiện tuần tra trong phạm vi 12 hải lý sẽ là một bước tiến tích cực.
Ông cho rằng Trung Quốc sẽ ít có khả năng phản ứng khi Mỹ tuần tra quân sự trong khu vực này so với những nỗ lực tương tự của các nước láng giềng Đông Nam Á: "Những gì đang làm là ngăn chặn một sự kiện hoặc một hành động khiêu khích từ Trung Quốc. Nếu một trong những quốc gia Trung Quốc tranh chấp lãnh thổ tuần tra, có nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ có hành động. Nhưng nếu đó là Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng ít có khả năng họ dám hành động".
"Tôi cho rằng thực sự ít có gì gọi là khiêu khích khi Hoa Kỳ nâng cao lá cờ của mình. Tôi không nghĩ Trung Quốc muốn tạo ra một vấn đề với Hoa Kỳ", ông Cardin cho biết tại một sự kiện ở Christian Sience Monitor. Tuần trước trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel thúc giục ông Cardin không bỏ về sau khi vị Thượng nghị sĩ này phàn nàn: "Chúng tôi thực sự không thấy bất kỳ phản ứng nào với những kiểu hành động khiêu khích ngoài việc ra thông cáo báo chí".
"Và tôi nghĩ rằng chúng tôi muốn làm nhiều hơn nữa. Chúng tôi muốn đồng minh của chúng ta biết rằng chúng ta đứng về phía họ rất nhiều để chống lại các hành động khiêu khích", ông Cardin nói với Russel. Tổng thống Obama quyết định xoay trục chiến lược sang châu Á năm 2012, triển khai tỉ lệ hải quân lớn ở Thái Bình Dương để giúp chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là Philippines vẫn phàn nàn Mỹ nói nhiều hơn làm.
Các nhà phê bình chỉ ra rằng, tháng 4/2012 khi Trung Quốc cưỡng chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines dẫn đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong khu vực nhưng Mỹ đã không phái bất kỳ tàu hải quân nào đến khu vực này. Mỹ lo sợ leo thang căng thẳng với Trung Quốc. Nhưng một số chuyên gia cho rằng động thái này báo hiệu cho Bắc Kinh thấy nó cứng rắn hơn cũng sẽ không vấp phải một thách thức nào.
Mỹ và Trung Quốc đã cố gắng công khai xoa dịu một số căng thẳng vào cuối tuần qua khi Ngoại trưởng John Kerry đến Bắc Kinh. Nhưng Vương Nghị, người đồng nhiệm Trung Quốc nhấn mạnh cái gọi là "quyết tâm sắt đá" của Bắc Kinh trong bảo vệ yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) của họ. Biển Đông cũng đã đi vào cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống Mỹ. Marco Rubio, Thượng nghị sĩ Mỹ gốc Cuba ra tranh cử Tổng thống, tuần trước nói rằng Mỹ cần có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, bao gồm vấn đề Biển Đông.
Theo phản ánh của Reuters ngày 20/5, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken phát biểu tại một hội nghị ở Jakarta: Hoạt động bồi lấp xây dựng (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông đang phá hoại tự do và ổn định, có nguy cơ kích động căng thẳng, thậm chí có thể dẫn đến xung đột. Khi Trung Quốc tìm cách đòi chủ quyền và vẽ lại biên giới trên biển, nó đang làm xói mòn lòng tin trong khu vực, làm xói mòn niềm tin của các nhà đầu tư.
"Hành vi của họ đe dọa thiết lập một tiền lệ mới, trong đó các nước lớn có thể tự do đe dọa những nước nhỏ hơn và kích động căng thẳng, bất ổn, thậm chí có thể dẫn đến xung đột", Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ quan ngại. Tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang là một trong những điểm nóng nguy hiểm nhất châu Á, gây ra rủi ro có thể dẫn đến xung đột, đối đầu giữa các quốc gia có yêu sách ở vùng biển này.
"Chỉ vài phút Mỹ có thể bắn nát đảo Trung Quốc xây phi pháp ở Trường Sa"
Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D sẽ tạo ra "cơn mưa" 1660 quả bom bi trên đảo nhân tạo, phá hủy máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa.

Tàu ngầm Mỹ

Tạp chí The Week ngày 21/5 bình luận, từ năm ngoái đã xuất hiện một số hoạt động xây dựng bất thường ở Biển Đông. Trung Quốc đã và đang biến 7 bãi đá ngầm, rặng san hô ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Bắc Kinh xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988, 1995 đến nay) thành các đảo nhân tạo với mục đích đặt các căn cứ quân sự bao gồm sân bay trên đó.
Những hòn đảo nhân tạo (bất hợp pháp) này sẽ cung cấp cho Trung Quốc sự hiện diện quân sự lớn hơn trong khu vực để củng cố tuyên bố chủ quyền (vô lý, phi pháp) của Bắc Kinh với hầu như toàn bộ Biển Đông giàu tài nguyên nghề cá và năng lượng. Bắc Kinh ví von chúng như những chiếc tàu sân bay cố định 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm. Trong thuật ngữ quân sự, tiền đồn đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng là một "chuỗi hủy diệt" bao gồm các loại máy bay có và không có người lái, vệ tinh do thám, chiến hạm mặt nước và tàu ngầm.
Trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh, "chuỗi hủy diệt" của Trung Quốc có thể dễ dàng xác định và theo dõi chiến hạm đối phương, đặc biệt là các loại lớn như tàu sân bay và có thể đánh chìm chúng. Nhưng các tiền đồn quân sự của Bắc Kinh có nhiều nguy cơ bị hủy diệt hơn so với các tàu sân bay có thể cơ động. Trường hợp xảy ra chiến tranh thực tế, những tiền đồn nhỏ không đủ khả năng tồn tại trong một vài giờ. Chúng khá hữu ích trong thời bình, nhưng lại nguy hiểm và số mệnh cực kỳ ngắn ngủi trong thời chiến.
Ví dụ như đảo nhân tạo Trung Quốc xây (trái phép) ở bãi Chữ Thập hiện có tốc độ quân sự hóa tiên tiến nhất. Ngoài bãi đá này, Bắc Kinh còn xây 2 sân bay khác trên đá Châu Viên và Gạc Ma. Đầu năm nay Philippines đã báo động về sự bồi lấp, xây dựng trái phép tại đây. Chỉ 3 tháng ngắn ngủi, Trung Quốc đã tạo ra một đảo nhân tạo rộng 200 mét, dài 300 mét và một diện tích khoảng 100 ngàn mét vuông.
Đổi lại, hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc mỉa mai Philippines là "nhóc con", châm chọc những nỗ lực của Manila khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc là "lố bịch", cáo buộc Hoa Kỳ đứng đằng sau mọi thứ và các quốc gia nhỏ hơn không có ham muốn của riêng mình. Một thế giới hoang tưởng trong con mắt truyền thông nhà nước Trung Quốc. Lính Trung Quốc đã chiếm 6 rặng san hô ở Trường Sa năm 1988 (xâm lược của Việt Nam), rồi xây dựng một pháo đài nhỏ gồm quân đồn trú, một bến tàu, sân bay trực thăng, một vài khẩu súng, súng máy phòng không trên lô cốt bê tông ở Chữ Thập.
Năm 2011 quân đội Trung Quốc PLA thiết kế đá Chữ Thập là trụ sở chỉ huy chính lực lượng chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Đến lúc đó các tiền đồn đã được phát triển thành các công sự nhà nổi kiên cố, thậm chí có cả nhà kính trồng rau quả tươi. Ngày nay, nó lại biến thành những hòn đảo nhân tạo đủ lớn để xây 1 đường băng 3000 mét hoàn chỉnh với 1 sân đỗ. Đường băng như vậy có thể chứa hầu hết máy bay quân sự của PLA.

Trung Quốc đã xây tiền đồn quân sự kiên cố bất hợp pháp ở đá Chữ Thập trước khi biến bãi đá này thành đảo nhân tạo.

Nhưng một căn cứ không quân cần nhiều hơn thế. Ngoài đường băng, nó cần có nhà chứa máy bay, cơ sở bảo dưỡng, một doanh trại, bồn chứa nhiên liệu và hầm đạn dược. Nghe như có vẻ cần rất nhiều không gian, nhưng Hải quân Mỹ được trang bị đầy đủ chỉ với 1 chiếc tàu sân bay của nó. Trung Quốc xây thêm 1 cảng nhân tạo để Chữ Thập có khả năng hỗ trợ các tàu chở dầu, tàu tiếp tế và tàu hải quân hoàn chính.
Trung Quốc đưa ra cái cớ để mở rộng (bất hợp pháp) 7 bãi đá ở Trường Sa là để khẳng định đường lưỡi bò (phi pháp) nhưng lâu nay PLA không có nguồn lực để "tuần tra". Máy bay không người lái sẽ được Trung Quốc dùng vào việc trinh sát, do thám, "giám sát" hàng hải. Chữ Thập bản thân nó không tạo ra một đơn vị đồn trú lớn và sử dụng máy bay không người lái giảm bớt nhu cầu nhân lực.
Mọi chuyện sẽ rất khác trong một cuộc chiến tranh. 7 bãi đá, rặng san hô Trung Quốc chiếm đóng là rất nhỏ bé và ít về số lượng, không đảo nhân tạo nào có khả năng tự cung tự cấp. Mặt khác các tiền đồn này không thể di chuyển trong khi vị trí của nó lại cực kỳ rõ ràng. Biết được tọa độ chính xác của đảo nhân tạo này có nghĩa là có thể biết nơi để tìm thấy nó và đánh bom. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong thời đại của vũ khí dẫn đường chính xác từ xa.
USS Michigan, một tàu ngầm tên lửa lớp Ohio trong biên chế Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ có khả năng phá hủy "căn cứ không quân" Trung Quốc trên đảo nhân tạo Chữ Thập chỉ trong vài phút. Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D sẽ tạo ra "cơn mưa" 1660 quả bom bi trên đảo nhân tạo, phá hủy máy bay, radar, tháp điều khiển, kho chứa nhiên liệu, xe bảo dưỡng và kho đạn dược. USS Michigan mang tổng cộng 154 tên lửa Tomahawk.
Trung Quốc có thể lắp đặt hệ thống phòng không Hồng Kỳ 9 tương tự như các tên lửa Patriot của Mỹ ở đây. Và một lực lượng đổ bộ của Thủy quân lục chiến có thể xóa sổ chúng một cách đơn giản. Điểm mấu chốt là các căn cứ của Trung Quốc quá dễ bị tấn công, chúng sẽ được dùng 1 lần trong chiến tranh với tuổi thọ chỉ được tính trong ngày, nếu không nói là trong giờ. Những căn cứ không quân mới Trung Quốc thiết lập (bất hợp pháp) có thể hữu ích vơi họ trong thời bình với việc "giám sát" Biển Đông và canh chừng các nước láng giềng nó không hải lòng.
Hồng Thủy

P-8A - máy bay trinh sát hàng đầu của Mỹ

Phi cơ P-8A Poseidon. Ảnh: Military Today.

P-8A Poseidon, phi cơ Mỹ sử dụng để tuần tra trên Biển Đông, được trang bị tên lửa chống hạm, bom chìm chống ngầm, có khả năng giám sát ven biển, tham gia hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.

Nhằm thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, Mỹ hôm 20/5 điều một máy bay P-8A Poseidon thực hiện nhiệm vụ trinh sát bên trên căn cứ đặt tại đảo nhân tạo mà Bắc Kinh phát triển từ một bãi đá ngầm.

Boeing P-8 Poseidon là máy bay tuần tra trên biển tầm xa thế hệ mới, tác chiến chống ngầm (ASW), chống hạm, tình báo, giám sát và trinh sát của Hải quân Mỹ. Năm 2011, Hải quân Mỹ tiếp nhận 6 phi cơ P-8A Poseidon và chiếc đầu tiên chính thức được đưa vào hoạt động một năm sau đó.

Hải quân Mỹ dự định mua tổng cộng 117 máy bay tuần tra trên biển Poseidon để thay thế phi đội Lockheed P-3 Orion đang sắp kết thúc chu kỳ hoạt động.

“Chúng tôi phải có loại máy bay này đúng lúc", Breaking Defense dẫn lời Đại tá Hải quân Aaron Rondeau, người có kinh nghiệm về P-3, nói hồi tháng 10/2012. Những chiếc P3 đã quá cũ, kim loại ở phần thân không còn chống chịu tốt nên chúng thường xuyên phải sửa chữa.

P-8A có hình dáng phi cơ thương mại Boeing 737-800 và mang đôi cánh của Boeing 737-900. Nó lớn hơn mẫu Lockheed P-3. Poseidon còn có các khoang nhiên liệu bổ sung ở phần sau để mở rộng phạm vi hoạt động. Nó có thể chứa 34 tấn nhiên liệu và thời gian bay dài 4 giờ.

Loại máy bay tuần tra trên biển và ASW này có tới 7 bảng điều khiển trong cabin. Nó được lắp đặt tháp pháo cảm biến hồng ngoại và quang điện, hệ thống radar giám sát trên biển, hệ thống phát tín hiệu thông tin.

Radar trên P-8A có khả năng phát hiện, phân loại và nhận dạng các tàu, tàu nhỏ và tàu ngầm nổi trên mặt nước, sử dụng trong giám sát ven biển, tham gia hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.

Trong đoạn video quay từ các camera của P-8A trong cuộc tuần tra trên Biển Đông, ở đá Chữ Thập xuất hiện một doanh trại quân đội, một tháp canh và đường băng đủ dài để mọi loại phi cơ cất và hạ cánh. Từ khoang của P-8A nhìn xuống, quanh đá Chữ Thập và đá Vành Khăn, hàng chục máy nạo vét đất đá của Trung Quốc đang hoạt động hết công suất, hút cát từ đáy biển để bồi đắp nên những bãi đất mới.

P-8A Poseidon có chiều dài 39,47 m, sải cánh 35,7 m, cao 12,83 m, trọng lượng rỗng 62,7 tấn, trọng lượng tối đa cất cánh 85,3 tấn. Phi cơ có tốc độ hành trình hơn 900 km/h, trần hoạt động 12,5 km, bán kính chiến đấu 3.700 km.

Tổ bay P-8A Poseidon có 9 người, gồm hai phi công trong khoang lái, 5 thành viên làm nhiệm vụ, một phi công thay phiên và một kỹ thuật viên.

Với phần cánh dài và ít rung lắc, "P-8A di chuyển mượt mà hơn P-3", Rondeau giải thích. Các phao trinh sát được phóng xuống biển bằng khí nén chứ không rắc rối như hệ thống cũ. "Nhờ đó, tổ bay sẽ làm nhiệm vụ tốt hơn", ông nói.

Boeing P-8A Poseidon có thể chở theo ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ Raytheon Mk 54, tên lửa, bom rơi tự do, mìn, bom chìm hoặc phao âm trong khoang chứa vũ khí ở phía dưới phần thân trước.

Các tên lửa không đối đất như tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa tấn công mặt đất SLAM hoặc AGM-65 Maverick, và tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinders hoặc AIM-120 AMRAAM sẽ được gắn ở những điểm cứng dưới cánh máy bay.

Boeing P8I Neptune là phiên bản sản xuất cho Hải quân Ấn Độ. New Delhi đặt mua 8 máy bay loại này và chiếc đầu tiên đã được chuyển giao năm 2013. Trong khi đó, Australia năm 2014 cũng chi 3,6 tỷ USD để mua 8 P-8A Poseidon. Chiếc đầu tiên sẽ được chuyển giao cho Không quân Hoàng gia Australia vào năm 2017 và hoàn tất hợp đồng vào năm 2021.
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34062
 


Cựu Thủ tướng Nga Kasyanov: Crimea cần phải được trả lại cho Ukraine

Cựu Thủ tướng Nga Kasyanov: Crimea cần phải được trả lại cho Ukraine

Thứ bảy, 2015-05-23 - Nguồn: InfoNet.vn
Theo Cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov, cần phải gửi đến miền Đông Ukraine một lực lượng gìn giữ ...

Theo Cựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov, cần phải gửi đến miền Đông Ukraine một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế mà không có sự tham gia của Nga.

Cựu Thủ tướng Nga Mikhail KasyanovCựu Thủ tướng Nga Mikhail Kasyanov cho rằng Crimea cần phải được trả lại cho Ukraine. Đồng thời, ông Kasyanov cũng ủng hộ việc các nước cung cấp vũ khí cho Kiev và tán thành việc gửi một phái đoàn của LHQ tới Donbass.
Ukraine cần được cung cấp vũ khí để phòng vệ, cần phải gửi một lực lượng quốc tế do Liên Hiệp Quốc đứng đầu đến Donbass, Cựu Thủ tướng Mikhail Kasyanov tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Pháp Politique Internationale.
Kiev cần phải có "các hệ thống vũ khí, ít nhất là để phòng thủ, bởi nó sẽ giúp Ukraine đảm bảo an ninh riêng của mình", ông Kasyanov nói.
Cũng theo ông Kasyanov, cần phải gửi đến miền Đông Ukraine một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế mà không có sự tham gia của Nga.
"Cần thiết có lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế, nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ, giám sát biên giới giữa Nga và Ukraine", Cựu Thủ tướng Nga nói.
Khi các phóng viên của tờ Politique Internationale đặt câu hỏi: "Nếu Nga có một tổng thống mới không phải là ông Putin, Crimea có được trả lại cho Ukraine?", ông Kasyanov nói rằng tất cả phụ thuộc vào ai sẽ là tổng thống. Trả lời câu hỏi nếu ông (Kasyanov) là tổng thống: "Ông có trả lại Crimea cho Ukraine?", “Tất nhiên, không nghi ngờ gì nữa”, Cựu Thủ tướng Kasyanov trả lời.
Trong khi trả lời phỏng vấn, Cựu Thủ tướng Nga Kasyanov tuyên bố rằng "ước mơ và ý định" của ông là thông qua bầu cử “trục xuất” ông Putin khỏi Kremlin.
“Năm nay, cần thiết phải tăng áp lực lên Putin để buộc ông phải thực hiện cải cách chính trị", Ông Kasyanov nói.
"Chúng tôi đã tổ chức các cuộc biểu tình, phản đối và kêu gọi mọi người tham gia vào các cuộc biểu tình này", Cựu Thủ tướng Nga Kasyanov cho biết thêm.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ hãng tin RIA-Novosti, một trong những hãng thông tấn lớn và uy tín tại Liên Bang Nga.

Đức Dũng (lược dịch) 
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34068

 

Mỹ đưa "binh hùng tướng mạnh" tới sát Nga

Mỹ đưa "binh hùng tướng mạnh" tới sát Nga

Cập nhật lúc: 19h59" | 22/05/2015

(VnMedia) - Hạm đội 6 của Mỹ vừa cho biết, tàu khu trục tên lửa chỉ đường - USS Ross (ĐG 71) sẽ tiến vào Biển Đen vào ngày mai (23/5) để “thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực”.

“Sự hiện diện của tàu USS Ross tại Biển Đen sẽ tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với việc tăng cường sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong NATO cũng như các đối tác trong khu vực Biển Đen”, một tuyên bố được đăng tải trên trang web chính thức của Hải quân Nga cho hay.

Ngoài ra, thông cáo của Hải quân Mỹ cũng nói rằng, sự hiện diện của tàu USS Ross tại Biển Đen cũng chứng minh cho cam kết của Mỹ đối với vấn đề an ninh tập thể của các đồng mình NATO.

“Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và đối tác của mình để tăng cường an ninh hàng hải cũng như sức mạnh hải quân, đồng thời duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Chúng tôi cam kết sẽ bảo đảm cho sự an toàn và an ninh của các tuyến hàng hải và đại dương của thế giới”, thông cáo có đoạn.


Thông cáo cũng nhấn mạnh rằng, Hải quân Mỹ đang triển khai các tàu chiến tới Biển Đen theo đúng quy định được đề cập trong Công ước Montreux và Luật Quốc tế.

Theo Công ước Montreux, các tàu chiến của các nước không tiếp giáp với biển Đen, chỉ có thể ở lại vùng biển này không quá 21 ngày. Chúng cũng bị giới hạn về lớp tàu và trọng tải của tàu. Thổ Nhĩ Kỳ là nước bảo đảm thực thi các nguyên tắc được quy định trong Công ước.

Sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào 3/2014, NATO, đứng đầu là Mỹ đã tăng cường sự hiện diện quân sự sát với biên giới Nga. Đặc biệt là đã triển khai nhiều tàu chiến đến biển Đen và tăng cường các sứ mệnh tuần tra trên không phận các quốc gia Baltic.

Gần đây nhất, ngày 3/4, chiếc tàu khu trục mang tên lửa điều khiển USS Jason Dunham (DDG 109) của hải quân Mỹ cũng đã đi vào Biển Đen để duy trì sự hiện diện liên tục tại vùng biển này cũng để “thúc đẩy hòa bình và ổn định tại khu vực”.

Tàu đi vào Biển Đen để hỗ trợ Chiến dịch Giải pháp Đại Tây Dương, được tổ chức nhằm hỗ trợ các đồng minh NATO tại đông Âu, sẵn sàng đối phó với những căng thẳng trong khu vực liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Trước nữa, hồi tháng 1, tàu USS Donald Cook, một tàu khu trục mang tên lửa điều khiển khác của hải quân Mỹ, cũng đã tham gia vào các cuộc diễn tập quân sự chung tại Biển Đen cùng với tàu UKRS Hetman Sahaidachny của hải quân Ukraine. Sau đó, tàu USS Donald Cook đã rời khỏi Biển Đen vào ngày 14/1/2015.

Trong năm vừa qua, các tàu chiến Mỹ như USS Mount Whitney, USS Taylor, USS Truxtun, USS Donald Cook, USS Vella Gulf, USS Ross, USS Gunston Hall, và USS Cole đã luân phiên nhau triển khai hoạt động tại Biển Đen, nhằm răn đe Nga và trấn an đồng minh khi căng thẳng đang leo thang liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine mà Mỹ cáo buộc có sự can dự của Nga.

Moscow luôn phủ nhận các cáo buộc can thiệp vào vấn đề nội bộ của Ukraine và chỉ trích liên minh quân sự này đã tăng cường quân sự gần biên giới Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin còn cáo buộc NATO đang cố sử dụng cuộc khủng hoảng Ukraine làm cái cớ để kêu gọi các nước thành viên tăng ngân sách quốc phòng.

Trong lô tàu chiến Mỹ triển khai tới Biển Đen, tàu USS Ross được đánh giá là tàu khu trục có sức tấn công đáng gờm nhất thế giới. Hải quân Mỹ cho biết, tàu khu trục USS Ross sở hữu khả năng công/thủ toàn diện nhất của Hải quân Mỹ hiện nay. Về hỏa lực, USS Ross được trang bị 1 pháo hạm 127mm, tầm bắn tối đa khoảng 27km, có thể bắn từ 15-20 viên/phút trong chế độ bắn tự động. Cơ số đạn pháo mang theo khoảng 680 viên.

Hai bên mạn tàu còn được trang bị 2 pháo tự động 25mm được điều khiển từ xa sử dụng để tấn công các mục tiêu nhỏ trên mặt biển hay các mục tiêu đường không tầm thấp. Tàu còn có 4 súng máy hạng nặng 12,7mm. Hai bên mạn tàu còn được trang bị 2 cụm phóng ngư lôi chống ngầm với 3 ống phóng/cụm. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 2 trực thăng săn ngầm MH-60R với trang bị vũ khí cực mạnh. Phía đuôi tàu trên nhà chứa trực thăng được trang bị một hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx CIWS 20mm cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa chống hạm và các mục tiêu đường không tầm thấp.

Vũ khí chủ lực của USS Ross phải kể đến chính là hai hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Hệ thống thứ nhất ở phần trước boong tàu với 32 hộp, hệ thống còn lại gồm 64 hộp nằm phía sau gần khu vực đỗ trực thăng.

Các hệ thống này có thể phóng đi nhiều loại tên lửa khác nhau như: tên lửa hành trình Tomahawk, tên lửa Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, tên lửa phòng không tầm xa SM-2 hoặc tên lửa SM-3 của hệ thống tác chiến Aegis.

Với số khí tài hùng hậu trên, khu trục hạm USS Ross đủ sức tác chiến xa bờ để tấn công mọi mục tiêu trong tầm bắn của chúng. Tuy nhiên để hỗ trợ cho lực lượng chiến hạm của NATO tại Biển Đen trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga còn có loạt vũ khí của khối này đang triển khai tại một số quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Romania…


(tổng hợp)Đan Khanh 
 

NATO tập trận rầm rộ tại Đức

NATO và các nước đồng minh hôm 21/5 đã tiến hành tập trận tại căn cứ quân sự Hohenfels ở tây nam Đức.


Xe bọc thép tham gia tập trận.


Gần 4.700 binh sĩ từ 13 quốc gia cùng với nhiều loại xe và máy bay quân sự đã được triển khai tại cuộc tập trận “Combined Resolve 4”. Cuộc tập trận kéo dài đến ngày 26/6 nhằm kiểm tra và tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu chung giữa các quân đội trong khu vực.

https://youtu.be/MIFCcAWqBNU


2014 Combined Resolve III - Marsch der 2-12 CAV von Parsberg nach Hohenfels Trainings Area

 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34068
Mỹ triển khai máy bay B52 dọa san bằng Moscow

Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:41 23-05-2015


Mỹ mang máy bay B52 đến Thụy Điển, dọa san bằng Moscow.

Các biểu tượng một thời của Chiến tranh Lạnh đang dần được sử dụng lại trong cuộc đối đầu giữa NATO và Nga, liên quan đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine. Trong đó, những loại vũ khí và phương tiện chiến tranh có khả năng tiêu diệt đối phương đều được huy động trở lại, mặc dù chúng được chế tạo nhằm chống lại Liên Xô, tiêu biểu như máy bay B52.


Quân đội Mỹ đang điều động các máy bay ném bom hạt nhân khổng lồ B52 Stratofortress đến tham gia tập trận ở Thụy Điển, tại khu vực máy bay chiến đấu Nga thường xuyên bị cáo buộc xâm nhập bất hợp pháp.
Sự xuất hiện của máy bay ném bom ở phía bắc châu Âu, khiến nhiều nhà phân tích nghi ngờ một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang diễn ra. Và việc Washington huy động các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và có độ chính xác cao cho thấy cuộc xung đột giữa NATO và Nga là hết sức căng thẳng, có thể dẫn đến chiến tranh bất cứ lúc nào. Trong trường hợp đó, Moscow sẽ trở thành mục tiêu chính của máy bay Mỹ.
Các máy bay ném bom tám động cơ B52 sẽ không mang theo bom hạt nhân như chức năng của nó. Chúng sẽ tham dự một số bài tập với hải quân vào ngày 13.06, sau khi được điều động trực tiếp từ Mỹ và tiến hành mô phỏng một cuộc chiến chống lại tàu chiến của đối phương gần khu vực Ravlunda trên biển Baltic, Tổng tham mưu trưởng quân đội Thụy Điển Karl Engelbrektson nói các nhà báo tại một cuộc họp hôm thứ Tư.
Đài phát thanh Thụy Điển Sverige cũng đưa ra một số thông tin cụ thể về cuộc diễn tập, nhiệm vụ chủ yếu của hải quân trong hoạt động lần này là mô phỏng quá trình bảo vệ bờ biển trong trường hợp một cuộc tấn công đổ bộ được thực hiện. Các bài tập có tên là Baltops, một hoạt động diễn ra hàng năm và đây là lần thứ 43 quân đội Mỹ cùng tham gia với máy bay ném bom B52.
Cuộc diễn tập, theo các chuyên gia quân sự, mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh gia tăng sự thù địch đối với Nga tại Biển Baltic. Năm ngoái, Thụy Điển cáo buộc tàu ngầm Nga xâm nhập vùng biển của mình hai lần, và hải quân đã tiến hành một cuộc săn lùng quy mô lớn. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng không được giống như những gì Stockholm đưa ra, hải quân không thể chứng minh được phát biểu từ phía quan chức chính phủ là sự thật.
“Mục đích của các bài tập là tăng khả năng chiến đấu trên nhiều phương diện. Ngoài ra, còn gửi một thông điệp an ninh đến các quốc gia khác rằng, Thụy Điển thực hiện điều này cùng với Mỹ, một cường quốc quốc phòng”, Engelbrektson nói.
Nhiệm vụ của B52 chủ yếu được dùng để biểu dương lực lượng trước Nga, chứng minh rằng Washington sẽ tham gia hỗ trợ các đồng minh châu Âu của mình, thông qua các phương tiện chiến đấu mạnh mẽ và có thể thực hiện một cuộc hành trình với khoảng cách xa. Các máy bay ném bom sẽ cất cánh từ Mỹ, bay thẳng đến Biển Baltic với một máy bay tiếp liệu, sau đó trở về căn cứ.
Thụy Điển trước đó không hoàn toàn là một đồng minh của Mỹ, khi trải qua nhiều thế kỷ trung lập trong mối quan hệ với các cường quốc. Nhưng trong thời gian gần đây, chính phủ Stockholm bắt đầu liên kết chặt chẽ hơn với liên minh NATO. Ngược lại, Moscow cho rằng, hành động của Thụy Điển chỉ làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa các nước và tình hình bất ổn trong khu vực.
Hàn Giang ( theo Ibtimes
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34068

54 bức ảnh tuyệt đẹp về Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới

54 bức ảnh tuyệt đẹp về Sơn Đoòng, hang động lớn nhất thế giới

Thảo luận trong 'Khoa học' bắt đầu bởi levuongthinh, 20/4/14. Trả lời: 197, Xem: 287908.
Sơn Đoòng được xem là hang động lớn nhất thế giới mà loài người đã khám phá được tính đến nay. Hang động này nằm ở tỉnh Quảng Bình, Việt Nam. Sơn Đoòng to lớn đến nỗi có thể chứa được cả toà nhà cao đến 40 tầng. Hang Sơn Đoòng được một người dân địa phương phát hiện lần đầu tiên vào năm 1999. Nhưng phải đến năm 2009, khi một đoàn thám hiểm người Anh tiến vào khám phá Sơn Đoòng thì thế giới mới biết đến hang động tuyệt đẹp này.

Có thể những hình ảnh dưới đây không mới đối với một số bạn, nhưng chắc chắn cũng có nhiều người chưa xem qua. Mình xin đăng tải lại để các bạn có được cái nhìn rõ hơn về một trong những kỳ quan thiên nhiên ngay trên đất nước của chúng ta. Và nếu có cơ hội thì các bạn nên cố gắng thám hiểm hang động này một lần trong đời vì nó quá tuyệt.

* Một số ảnh thuộc Phong Nhã - Kẻ Bàng, mình sẽ kiểm tra kỹ hơn và chú thích. Anh em nào đã có cơ hội tham quan Sơn Đoòng thì xin chia sẻ lại ít thông tin và kinh nghiệm cho mọi người nhé. Xin cảm ơn!

1-. 2-. 3-. 4-. 5-. 6-. 7-. 8-. 9-. 10-. 11-. 12-. 13-. 14-. 15-. 16-. 17-. 18-. 19-. 20-. 21-. 22-. 23-. 24-. 25-. 26-. 27-. 28-. 29-. 30-. 32-. 33-. 34-. 35-. 36-. 37-. 38-. 39-. 40-. 41-. 42-jpeg. 43-. 44-. 45-. 46-. 47-. 48-. 49-. 50-. 51-. 52-. 53-. 54-. 55-.
Mời xem video ABC chia sẻ về hang Sơn-Đoòng, Việt Nam

Nguồn; https://www.tinhte.vn/threads/54-buc-anh-tuyet-dep-ve-son-doong-hang-dong-lon-nhat-the-gioi.2288603/