Thứ Bảy, 28 tháng 2, 2015

TỪ BỎ CỘNG SẢN

Từ bỏ cộng sản - phần 1

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-02-24

Chủ nghĩa cộng sản, Ảo tưởng và bi kịch...
Chủ nghĩa cộng sản, Ảo tưởng và bi kịch...
Ngày 30 tháng tư năm nay đánh dấu 40 năm ngày đảng cộng sản Việt nam nắm quyền thống trị trên toàn bộ nước Việt nam. Dưới chế độ độc đảng, xã hội Việt nam được qui định chỉ có một hệ tư tưởng duy nhất mà thôi đó là chủ nghĩa cộng sản. Song người ta thấy rằng những người không đồng tình với chủ nghĩa này càng đông, đồng thời họ cũng không đồng ý rằng đảng cộng sản Việt nam độc quyền cai trị đất nước.
Trong chương trình kỷ niệm Ký ức 40 năm, chúng tôi xin điểm lại sự hình thành và phát triển của dòng ý tưởng trái chiều đó ở Việt nam. Bài đầu tiên nói về những người đầu tiên chống lại sự độc quyền tư tưởng.
Vùng lên hỡi những nô lệ ở thế gian
Vùng lên hỡi ai cơ khổ bần hàn
…….
Đó là lời ca trong bài Quốc tế ca xuất phát từ phong trào cộng sản quốc tế vào cuối thế kỷ 19, nói lên niềm hy vọng xây dựng một xã hội lý tưởng của loài người. Đó là lý tưởng cộng sản và cốt lõi đấu tranh giai cấp của nó.
Năm 1930 đảng cộng sản Việt nam thành lập và từng bước nắm quyền trên toàn cõi đất nước. Đảng này thiết lập một hệ thống toàn trị với vài triệu đảng viên kiểm soát hết mọi cơ cấu tổ chức trong xã hội, từ cấu trúc cầm quyền tối cao cho đến những chi bộ ở thôn ấp, làng xã.
Nhưng ngay bước đầu tiên cầm quyền của nó, sự không tưởng đã lộ ra với một thực tế đẫm máu của cải cách ruộng đất, về mặt lý thuyết cộng sản là được tiến hành để tạo công bằng xã hội.
Bi Kịch
Ông Nguyễn Minh Cần, một đảng viên cao cấp thời cách mạng tháng tám 1945, nhớ lại:
Từ sau cuộc cải cách ruộng đất, đầu óc tôi bắt đầu suy nghĩ. Tôi cảm thấy là vì sao một cái đảng nhân danh nhân dân, nhân dân lao động mà lại đi đàn áp, giết chóc, những người lao động, những người nông dân, những người rất là bình thường một cách tàn bạo như vậy. Và cũng từ đó càng ngày tôi càng suy nghĩ hơn, rồi tiếp theo là cái cuộc đấu đá anh chị em trong phong trào Nhân văn giai phẩm, thì tôi thấy một sự bất công rất rõ rệt, nó bắt buộc tôi phải suy nghĩ lại vì sao?”
Ông Nguyễn Minh Cần tị nạn ở nước Nga từ những năm 1960, từ bấy đến nay ông không một lần về thăm quê hương, điều đó ông cho là một sự đau khổ và bi kịch.
Bi kịch cũng được một đảng viên cao cấp giấu tên đề cập đến.
Trước đây có những người yêu nước, có lòng với nhân dân, nhưng không có chổ nào, có một chổ đó thì người ta vào. Cái đảng theo mô hình Lê Nin này nó lợi dụng nhân dân làm công cụ, đánh cắp lòng yêu nước của nhân dân để thực hiện chế độ đảng trị. Tôi thấy đó là một bi kịch.”
Việc nhận ra tính bi kịch của chủ nghĩa cộng sản tại Việt nam đến với những số phận khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Mấy mươi năm sau khi ông Nguyễn Minh Cần tị nạn chính trị tại Nga, sau ngày 30/4/1975, người cha của luật sư Lê Công Định, một cán bộ cộng sản cao cấp tại Sài gòn vỡ mộng về thực tại cộng sản. Luật sư Định kể lại:
Ba tôi là một người cộng sản xuất thân từ miền Nam, có một sự tranh chấp về mặt nội bộ với những đảng viên từ Hà nội vào. Họ là những người đi vào đây với tư thế của những người đi chiếm đóng. Còn ba tôi là một người cộng sản với tư cách của một người đang xây dựng một xã hội mới, một hệ thống mới.”
Người đảng viên đó bị bắt giam, được thả ra, rồi người ta dự định phục hồi danh dự cho ông với điều kiện ông phải làm bảng kiểm điểm. Ông khước từ và nói rằng công cuộc đi theo đảng của ông đã là một bảng kiểm điểm vĩ đại.
Con đường Đông Âu
Có một con đường đi của những tư tưởng không cộng sản đến Việt nam là từ chính những quốc gia cộng sản từ rất sớm. Nhà văn bất đồng chính kiến Nguyễn Xuân Nghĩa vào năm 1967 được sang Tiệp Khắc du học. Gia đình ông là một gia đình tham gia cách mạng cộng sản từ những năm 1930. Tại Tiệp khắc ông chứng kiến mùa xuân Prague 1968, được nghe kể cuộc nổi dậy Hungary 1956, được các bạn đồng học kể cho nghe câu chuyện sinh viên Tiệp tự thiêu phản đối Hồng quân Liên Xô tiến vào Tiệp Khắc.
Dù Tiệp Khắc cũ là một xã hội cộng sản đóng nhưng cũng có hở, có phim ảnh, rồi những tờ báo ca ngợi cuộc sống ở Mỹ ở Đức, rồi dần dần tôi thấy phải suy nghĩ lại tư tưởng của mình, phải có ý thức về chính trị.”
Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, người đã có những suy nghĩ về sự bất hợp lý của mô hình cộng sản ngay khi bắt đầu nghiên cứu khoa học tại Việt nam trong những năm 1960, khẳng định được những điều đó sau khi ở Tiệp khắc trở về.
Sau khi làm nghiên cứu sinh ở Tiệp về, mình thấy rõ hơn về mặt chính trị, là cái hệ thống cộng sản nó vướng những mâu thuẫn rất là căn bản.”
Con đường Sài gòn
30/4/1975, Sài gòn và Việt nam Cộng hòa sụp đổ. Nhưng những giá trị của nó không mất đi, mà tác động ngược lại lên những người đến từ miền Bắc. Vài ngày sau cái ngày lịch sử ấy Tiến sĩ Hà Sĩ Phu vào Sài gòn.
Đó là một cú chuyển biến rất mạnh. Tức là nhảy vào Sài gòn thì mình thấy nó phát triển, đầy đủ mà trước đây mình không biết. Trước đây miền Bắc tuyên truyền rằng miền Nam đau khổ. Tôi vẫn còn nhớ bài hát của nhạc sĩ Hoàng Hà rằng
Hôm nay em mặt đôi áo mới
Màu áo nâu non hồng tươi
Chúng ta có cơm và áo rồi
Nhưng trong Nam còn đang rối bời
Mong sao rồi đây cơm áo được khắp Bắc Nam cùng vui.
Tôi tưởng miền Nam khổ lắm.”
Miền Nam Việt nam cũng gây ấn tượng cho Tiến sĩ Địa vật lý Nguyễn Thanh Giang, người từng đi bộ đội Việt minh thời chiến tranh chống thực dân Pháp. Khi tiếp xúc với các đồng nghiệp người miền Nam ông thấy rằng họ là những nhà khoa học thực thụ, và ông còn thấy những điều khác trong lần đầu ông vào miền nam.
Và không chỉ là vấn đề khoa học, mà khi tôi đi quan hệ ngoài xã hội, tôi thấy con người miền Nam họ sống với lễ giáo phương Đông rất là nền nã, chứ không bị pha tạp, bị hủy hoại như ở miền Bắc.”
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang là một trong những người đầu tiên trong giới khoa học ở miền Bắc sang Mỹ tham dự hội thảo khoa học. Ông nhớ lại:
Tôi vỡ nhẽ ra rằng những điều tôi được nhồi sọ từ trường phổ thông tới đại học là không đúng. Họ bảo rằng tư bản giãy chết, xã hội tư bản đầy dẫy những xấu xa. Lúc bấy giờ thì trong đoàn có năm người, trong đó có ông Phạm Quốc Tường là Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, tôi vỡ nhẽ ra và nói với ông ấy rằng anh ơi đây mới chính là xã hội chủ nghĩa chứ không phải là Liên Xô đâu anh!”
Vào giữa những năm 1980 Tiến sĩ Hà Sĩ Phu công bố bài viết của mình mang tên Dắt tay nhau đi dưới tấm bảng chỉ đường của trí tuệ, một bài viết chống lại sự áp đặt của tư tưởng cộng sản. Ông bị bắt giam sau đó.
Những bi kịch của những người cộng sản còn có thể kể ra trường hợp ông Bùi Tín, Đại tá cộng sản Việt nam có mặt tại Sài gòn vào ngày 30/4. Sau khi tị nạn chính trị tại Pháp, ông viết Hoa Xuyên Tuyết, để nói lên niềm hy vọng của ông là những đóa hoa bé nhỏ sẽ xuyên thủng bức màn che đậy tư tưởng vô minh của chế độc độc tài.
Một người khác là Thiếu tướng Trần Độ, người từng nói với các sĩ quan Pháp sau trận Điện Biên Phủ rằng binh lính Việt Minh của ông bừng bừng khí thế chiến đấu vì căm thù giai cấp và dân tộc bị áp bức, đã kết thúc cuộc đời với tư cách tội đồ trong tay những người đồng chí cũ.
Trong phần tiếp theo của loạt bài này chúng tôi xin điểm lại sự chuyển biến nhận thức của những người trẻ tuổi hơn, hoặc những người nhận thức trễ hơn về một ý tưởng xã hội khác với cộng sản. Xin mời quí vị theo dõi.

Từ bỏ cộng sản - phần 2

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-02-24

Luật đất đai theo kiểu cộng sản Việt Nam
Luật đất đai theo kiểu cộng sản Việt Nam
Ngày 30 tháng tư năm nay đánh dấu 40 năm ngày đảng cộng sản Việt nam nắm quyền thống trị trên toàn bộ nước Việt nam. Dưới chế độ độc đảng, xã hội Việt nam được qui định chỉ có một hệ tư tưởng duy nhất mà thôi, đó là chủ nghĩa cộng sản. Song người ta thấy rằng những người không đồng tình với chủ nghĩa này càng đông, đồng thời họ cũng không đồng ý rằng đảng cộng sản Việt nam độc quyền cai trị đất nước.
Trong phần đầu chúng tôi đã điểm lại những người theo đảng cộng sản từ những ngày đầu tiên và vỡ mộng. Sự suy nghiệm về xã hội và chính trị vẫn tiếp tục dưới chế độ độc đảng đưa tới một thế hệ thứ hai ý thức rằng họ không đồng tình với chủ nghĩa cộng sản.
Suy nghiệm bản thân
Trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, trên truyền thông chính thống của đảng cộng sản, lẫn các phương tiện truyền thông quốc tế người ta thấy liên tục xuất hiện các bài viết về luật pháp của một luật sư trẻ tuổi là Lê Công Định. Các bài viết này mang nội dung phản biện xã hội hướng tới một mục đích xây dựng một chế độ pháp quyền tại Việt nam. Năm 2009 ông Lê Công Định bị bắt cùng các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, và Nguyễn Tiến Trung. Nhà cầm quyền buộc tội họ là âm mưu lật đổ.
Năm 2014 luật sư Lê Công Định được trả tự do. Ông cho chúng tôi biết là sự nhận thức về chủ nghĩa cộng sản của ông bắt đầu từ ngay trong gia đình ông, một gia đình mà hầu hết mọi thành viên đều tham gia cách mạng cộng sản.
Sau năm 1975, tất cả đều thất vọng, tất cả đều sụp đổ về niềm tin. Những lời kể của họ, qua những kinh nghiệm cuộc đời họ, qua những nhận thức trực tiếp từ xã hội trước năm 75 mà họ có được, họ truyền lại cho thế hệ của tôi. Vì tôi là người quan tâm về chính trị sớm, nên tôi ý thức được sự thất vọng đó, sự đỗ vỡ về niềm tin đó, và từ đó tôi bắt đầu tôi tìm hiểu.”
Sự quyết định rõ ràng về chính kiến của luật sư Định diễn ra sau hai sự kiện quan trọng, đó là ba ông, một người cộng sản bị bỏ từ bởi những đồng chí của mình, và sau đó là cuộc cách mạng Đông Âu làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa cộng sản trên chính quê hương của nó.
Những người bán hàng rong...
Những người bán hàng rong...
Với thực trạng xã hội sau năm 1975, dù đã được tô hồng, dù đã được nói những lời tuyên truyền rất hay ho, nhưng mà thực trạng thì hoàn toàn khác, cho nên tôi ngày càng thay đổi nhận thức của mình. Tôi thấy rõ là cái mô hình cộng sản, hay người ta nói là mô hình xã hội chủ nghĩa, hoàn toàn sụp đổ, vì nó không có tương lai, nó sai từ cái nền tảng lý thuyết của nó.”
Ở đầu kia của đất nước, một đảng viên cao cấp của đảng cộng sản tỉnh Lạng Sơn là ông Vi Đức Hồi cũng thay đổi nhận thức nhờ vào thực trạng xã hội, và từ những bậc tiền bối bị thất vọng về thực tại tại cộng sản.
Lúc tuổi trẻ tôi rất nhiệt quyết với chế độ cộng sản, tôi đứng trong hàng ngũ của đảng cộng sản rất là nhiều năm. Sau đó thì tôi thấy chế độ của đảng cộng sản Việt nam nó lừa dối, nói một đàng làm một nẻo. Tôi cũng đã nghe những bậc tiền bối của tôi như là cụ Hoàng Minh Chính, cụ Trần Độ, rồi sau đó là Trần Xuân Bách, tôi nhận thức được điều đó rất lâu, và đến năm 2006 thì tôi quyết định bắt đầu cuộc đấu tranh dân chủ của tôi một cách công khai.”
Một người cộng sản kỳ cựu khác là Trung tá Trần Anh Kim vào đảng từ năm 1968 nói rằng nhận thức của ông bắt đầu từ không khí chính trị cởi mở sau đại hội lần thứ 6 của đảng vào năm 1986. Nhưng mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn với ông khi ông về quê là tỉnh Thái Bình.
Tôi không ngờ rằng khi tôi về Thái Bình thì tình hình tham nhũng, ức hiếp nhân dân, ăn cướp của dân nó ở mức độ tôi không thể tưởng tượng được. Trong đại hội đảng lần bảy (người ta nói) có bốn nguy cơ, trong đó có nguy cơ vong quốc và vong đảng. Tôi nói vong đảng thì tôi không quan tâm, nhưng vong quốc thì tôi không thể chấp nhận được vì cả cuộc đời tôi đi chiến đấu để bảo vệ tổ quốc và nhân dân. Nhân dân bây giờ khổ, tổ quốc sẽ vong do bọn tham nhũng nên tôi kiên quyết đấu tranh. Tôi đấu tranh từ năm 1991.”
Ông Trần Anh Kim cũng bị bỏ tù và vừa được trả tự do vào đầu năm 2015.
Mở cửa kinh tế và Internet
Tại Hà nội, cựu du học sinh Nguyễn Quang A trở về từ Hungary sau năm 1975. Ông cho biết đến thời điểm đó ông vẫn chưa có quan tâm về chính trị, và cũng như mọi du học sinh khác ông nghĩ rằng sau khi học hành thành đạt sẽ trở về phục vụ đất nước. Ông Nguyễn Quang A hiện nay là một trong những người hay lên tiếng phản biện xã hội, và công khai bày tỏ quan điểm là Việt nam cần một chế độ đa nguyên chính trị. Ông nói rằng sự nhận thức của ông là lâu dài, nhưng cũng có những sự kiện làm cho nhận thức đó rõ ràng hơn
Có lẽ một cột mốc làm mình suy nghĩ rất là kỹ là năm 1989, sự biến đổi ở Đông Âu. Nhưng lúc đấy tôi cũng chỉ là một nhà kinh doanh không quan tâm đến chính trị. Đến năm 1992, khi mà tôi kinh doanh khá là thành công, người ta vu cho tôi là trốn lậu thuế, một cái vụ lớn nhất từ khi thành lập nước Việt nam đến lúc đó, mình phải đương đầu với những lời vu cáo từ bên chính quyền, rồi có đến ba ông ủy viên Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt nam này, viết lời khen những người vu cáo tôi. Không thể chấp nhận một chế độ mà nó vu oan giá họa như vậy.”
Năm 1992 mà ông Nguyễn Quang A đề cập là thời điểm mà Việt nam mở cửa ra với bên ngoài được sáu năm. Cũng vào giai đoạn mở cửa kinh tế này mà nhiều thanh niên Việt nam được sang du học tại phương Tây, và tại đây họ bắt đầu thay đổi nhận thức. Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung sinh sau năm 1975, trong một gia đình có tham gia cuộc cách mạng cộng sản nói:
Phải đến lúc qua Pháp thì Trung mới nhận thức ra được, vì trong nước mình không có thông tin và internet chưa phát triển nhiều. Và nói chung là mình bị nhồi sọ từ nhỏ nên không có nhận thức xã hội. Sau khi đến Pháp thì mới tìm hiểu đọc thêm, nói chung là thanh niên thì lúc nào cũng có nhiệt huyết cống hiến cho đất nước. Từ trướcc đến giờ mình cứ nghĩ là chủ nghĩa xã hội của đảng cộng sản tuyên truyền là đúng. Sau khi đến Pháp mới thấy là người ta dân chủ, kinh tế thị trường mới phát triển được, nhờ đó mới vỡ lẽ ra là bao năm nay mình bị lừa, từ đó mới quyết tâm thay đổi để những thế hệ sau này không còn bị lừa bịp nữa.”
Tiến Trung cũng nói thêm rằng sự nhận thức của anh là một quá trình dài lâu.
Sau khi đảng cộng sản Việt nam chấp nhận kinh tế thị trường, một yếu tố khác góp phần thay đổi nhận thức xã hội nữa xuất hiện đó là Internet.
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói là mặc dù ông đã ý thức được những vấn đề không ổn của mô hình cộng sản từ năm 1968, nhưng mãi đến khi tiếp cận Internet thì mọi chuyện trở nên rõ ràng hơn. Một đảng viên cao cấp, xin giấu tên,  thì nói với chúng tôi là ông quyết định từ bỏ chủ nghĩa cộng sản sau khi xem được câu chuyện về nhà lãnh đạo cộng sản Trung quốc mang tên Mao Trạch Đông ngàn năm công tội trên internet.
Trong phần tiếp theo cũng là phần cuối của lọat bài này chúng tôi sẽ nói đến những người từ bỏ đảng tịch và một thế hệ thanh niên trẻ bắt đầu nghĩ rằng sự cai trị của duy nhất đảng cộng sản ở Việt nam là không hợp lý cho sự phát triển của đất nước.

Từ bỏ cộng sản - phần 3

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-02-25

Nhiều đảng viên đã bỏ đảng đốt thẻ. Ảnh minh họa
Nhiều đảng viên đã bỏ đảng đốt thẻ. Ảnh minh họa
Ngày 30 tháng tư năm nay đánh dấu 40 năm ngày đảng cộng sản Việt nam nắm quyền thống trị trên toàn bộ nước Việt nam. Dưới chế độ độc đảng, xã hội Việt nam được qui định chỉ có một hệ tư tưởng duy nhất mà thôi, đó là chủ nghĩa cộng sản. Song người ta thấy rằng những người không đồng tình với chủ nghĩa này càng đông, đồng thời họ cũng không đồng ý rằng đảng cộng sản Việt nam độc quyền cai trị đất nước.
Trong phần thứ ba, cũng là phần cuối của loạt bài này, chúng tôi giới thiệu câu chuyện những đảng viên cộng sản bỏ đảng trong những năm gần đây, bên cạnh sự thách thức ngày càng tăng của giới trẻ Việt nam đối với ý thức hệ cộng sản, cũng như sự độc quyền cai trị của đảng cộng sản Việt nam.
Các đảng viên từ bỏ đảng
Ngày 3 tháng 2 năm 2014, đúng ngày thành lập đảng cộng sản Việt nam, tin tức về một đảng viên cộng sản làm trong bộ ngoại giao Việt nam bỏ đảng và xin cư trú chính trị tại Thuỵ sĩ, được nhiều hãng tin lớn trên thế giới loan tải. Đó là ông Đặng Xương Hùng nhân viên Bộ ngoại giao Việt nam. Khi được hỏi động cơ nào khiến ông từ bỏ đảng, ông đáp rằng ông thấy sự thất bại của đảng cộng sản trong việc điều hành đất nước, cũng như sự thất bại của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới từ khi bức tường Berlin sụp đổ.
Một đảng viên trẻ tuổi tại thành phố HCM cũng nói với chúng tôi là anh cảm thấy sự không ổn trong việc điều hành đất nước của đảng cộng sản nên làm đơn ra khỏi đảng vào năm 2013.
Một đảng viên từng đứng đầu một khoa trong trường Đại học An giang là ông Phùng Hoài Ngọc cũng bỏ đảng trong thời gian gần đây. Qua trao đổi email, ông cho biết suy nghĩ và quyết định chính trị của mình đã hình thành từ lâu
Bắt đầu từ thời điểm Đổi mới 1986 nhen nhóm một quá trình nhận thức mới trong tâm trí mình, nhận thức thay đổi lên cao trào khi dồn dập đọc được nhiều thông tin qua internet và ý kiến tâm huyết của các bậc trí thức lão thành đăng tải trên BauxiteVN. Bên cạnh đó, bản thân mục sở thị đám quan chức tham nhũng trắng trợn khắp đất nước. Sinh hoạt chi bộ đảng cơ sở chẳng có ý nghĩa gì nữa. Đặc biệt là ứng xử rụt rè, lép vế, mất thể diện của lãnh đạo cao cấp VN trước nạn xâm lấn điên cuồng của TQ là cú hích cuối cùng khiến mình hạ quyết định rời khỏi Đảng.
Tuy nhiên việc đi đến quyết định rời bỏ đảng của nhiều đảng viên là không dễ dàng. Trong năm 2014 có hai đảng viên có tiếng là ông Lê Hiếu Đằng, từng giữ những trọng trách trong đảng, và nhà báo tự do, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, tuyên bố từ bỏ đảng. Ông Phạm Chí Dũng nói với chúng tôi:
Khi anh Lê Hiếu Đằng sắp mất, tôi vào thăm thì thấy anh ấy ngân ngấn nước mắt. Sau đó anh ấy viết thư từ bỏ đảng. Tôi nghĩ rằng có lẽ là quá trình đấu tranh nội tâm của anh cũng không kém gì cơn ung thư đang hành hạ anh ấy. Anh Đằng vào đảng như vậy là 40 năm, tôi chỉ mới 20 năm thôi. Quá nửa đời người thì cái tâm cảm, tâm thức của họ đối với đảng tha thiết tới mức nào! Bắt buộc phải dứt ra thì như chém lìa cánh tay của mình, điều đó kinh khủng.”
Anh Nguyễn Văn Nhân, nguyên giảng viên Đại học tại Nha Trang cho biết là anh cũng có nhiều giằng vặt để đi đến quyết định bỏ đảng cộng sản, vì đó là một lý tưởng mà anh có trong thời tuổi trẻ sôi nổi, và khi là thành viên của một tổ chức, hy sinh vì tổ chức ấy mà từ bỏ thì không dễ dàng. Tuy nhiên anh cho biết:
Tôi nhận thấy là một con người có lòng tự trọng, biết đúng biết sai, thì cảm thấy xấu hổ khi vỗ ngực xưng tên mình là đảng viên đảng cộng sản.”
Anh Nhân quyết định đưa đơn rời khỏi đảng sau một việc nhũng lạm tiêu cực xảy ra nơi anh làm việc. Và sau khi viết đơn từ bỏ đảng anh bị đưa từ vị trí giảng viên sang bộ phận làm công việc tưới câycủa trường đại học.
Thế hệ trẻ và chủ nghĩa cộng sản
Ngoài những thành viên của đảng cộng sản, chủ nghĩa cộng sản cũng được giảng dạy trong tất cả các trường đại học Việt nam, và được xem là duy nhất đúng trong tất cả các ý tưởng của nhân loại. Ở các cấp học thấp hơn, hình ảnh đảng cộng sản Việt nam và người thành lập nó là ông Hồ Chí Minh cũng được ca tụng rất nhiều, tạo nên niềm tin cho thế hệ trẻ vào hình ảnh ấy.
Internet đã và đang phá vỡ sự độc quyền tư tưởng và hình ảnh đó.
Một cựu sinh viên khoa Luật nói là cho đến năm anh học lớp chín, anh vẫn là người yêu đảng cộng sản, tin vào đảng cộng sản, vì thực ra xung quanh không có thông tin nào khác. Khi tham gia các diễn đàn trên mạng, anh thấy rằng không phải như thế:
Khi tham gia những diễn đàn như thế thì mình biết là trong xã hội có những thứ khác, và có những người nói những điều khác về xã hội nói chung và về đảng nói riêng.”
Cô Phạm Thanh Nghiên, xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu mến đảng cộng sản và ông Hồ Chí Minh. Vài năm trước khi mất cha cô lặng lẽ tháo dỡ bàn thờ đảng và ông Hồ Chí Minh đi. Mặc dù vậy lúc ấy cô vẫn tin yêu ở đảng cộng sản. Cô giải thích điều đó:
Tôi vẫn tiếp tục yêu đảng cộng sản Việt nam và ông Hồ Chí Minh, mặc dù không có lý do gì để yêu cả. Chỉ là vì đi học, rồi xem vô tuyến, nói chung là sự nhồi nhét của chế độ
Nay cô Phạm Thanh Nghiên không còn tin ở đảng cộng sản nữa. Sự rộng mở thông tin cũng làm cho cô Phạm Thanh Nghiên có một sư hoài nghi. Và thực tế xã hội cho cô một ý thức chính trị rõ ràng hơn về sự độc tôn của chủ nghĩa cộng sản, cùng sự độc quyền của đảng cộng sản.
Đảng cộng sản Việt nam luôn nhận họ là lương tâm của thời đại, là trí tuệ của nhân loại, tôi mới tự hỏi là tại sao đất nước Việt nam lại nghèo khó như thế. Không có vấn đề chính trị gì ghê gớm ở đây cả. Từ các vấn đề xã hội mà người ta có thể nhận thức nhiều vấn đề khác.”
Cũng như các đảng viên từ bỏ đảng, quan hệ ý thức hệ của đảng cộng sản Việt nam và các đồng chí Trung quốc của họ cũng góp phần làm cho các thanh niên Việt nam thấy rằng họ không tin vào đảng cộng sản và sự cầm quyền của họ nữa. Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh, một người làm ăn sinh sống bình thường cho đến cuộc biểu tình chống Trung quốc lần đầu tiên nổ ra ở Hà nội
Cuộc xuống đường bị công an Hà nội đàn áp rất là thô bạo. Điều đó làm cho tôi suy tư về tình hình đất và tôi thức tỉnh. Tôi tìm hiểu và tôi thấy rằng nền chính trị Việt nam hiện nay không ổn, không đảm bảo được quyền công dân.”
Người cựu sinh viên luật mà chúng tôi đề cập bên trên cho biết ý thức chính trị của anh trở nên rõ ràng sau khi tốt nghiệp Đại học:
Sau khi ra trường hai năm thì ý thức chính trị của em trở nên rất rõ ràng. Đó là sự cầm quyền của đảng cộng sản Việt nam và chủ nghĩa Mác Lê Nin của nó có những khuyết tật rất là lớn. Và nguyên tắc một đảng lãnh đạo là không thể chấp nhận được trong một xã hội văn minh.”
Theo anh Nguyễn Văn Nhân, thì sự ảnh hưởng của đảng cộng sản hiện nay đối với giới trẻ có thể phân biệt làm hai vùng khác nhau. Ở những vùng thiếu phương tiện thông tin, như những vùng nông thôn thì thanh niên vẫn còn kính yêu đảng cộng sản. Ngược lại ở các vùng đô thị, đối với các thanh niên tiếp cận được thông tin thì họ không coi đảng cộng sản là quan trọng, thậm chí xem thường nó.
Quan điểm chống lại sự độc quyền của đảng cộng sản Việt nam ở giới trẻ này ngày càng trở nên công khai. Trong những tháng cuối năm 2014 người ta chứng kiến phong trào Tôi không thích đảng cộng sản bùng phát. Và mới nhất, là phong trào của nghệ sĩ nhạc Rap trẻ tuổi Nguyễn Vũ Sơn, dùng loại âm nhạc phản kháng này công khai thách thức đảng cộng sản Việt nam. Một điều thú vị là loại nhạc vốn xuất phát từ sự bất công về sắc tộc và kinh tế trong lòng chủ nghĩa tư bản nay lại trở thành công cụ chống đảng cộng sản, một đảng được xem là đấu tranh cho quyền lợi của nông dân và công nhân. Chính vì thế phong trào của Nguyễn Vũ Sơn gây ra một làn sóng mới trong giới trẻ thu hút hàng ngàn người hưởng ứng.
Ghi chú: Trong phần âm thanh của bài này có sử dụng lời Việt của bài Quốc tế ca, bài hát của đảng cộng sản, và bảng nhạc Rap của Nguyễn Vũ Sơn.

 Nguồn:  http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/leaving-the-commun-p-3-02252015081521.html

Thứ Sáu, 27 tháng 2, 2015

Chuyến đi Việt Nam khơi lại lòng căm ghét cộng sản

 
Chuyến đi Việt Nam khơi lại lòng căm ghét cộng sản

Tôi được một người bạn chuyển cho bài viết [dưới đây] của một tác giả ngoại quốc. Xin post lên đây để bà con đọc.
Minhcanh
_________________________________________


[IMG]file:///C:\Users\Diep\AppData\Local\Temp\msohtmlclip1\01\c lip_image002.jpg[/IMG]
Dennis Prager hiện có một chương trình truyền thanh thính giả đàm thoại (Talk Show) hàng ngày trên đài KRLA tần số 870AM bao gồm vùng Los Angeles và Orange County. KRLA liên hợp với 140 đài khác trên toàn quốc Hoa Kỳ. Ông viết xã luận hàng tuần, là tác giả của bốn cuốn sách và là sáng lập viên của Đại Học Prager.

o O o


Thật khó mà kềm nổi các cảm xúc của tôi — nhất là không tránh được phải nổi giận — trong chuyến viếng thăm Viêt Nam của tôi hồi tuần trước. Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu — thông minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ — thì tôi lại càng tức giận chính phủ cộng sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.
Điều không may là chính phủ cộng sản vẫn cai trị nước này. Mà Việt Nam ngày nay đã đón nhận cách duy nhất, chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do, để thoát khỏi cảnh nghèo đói, chứ khoan nói đến chuyện thịnh vượng. Vậy thì 2 triệu người Việt phải bỏ mạng trong Chiến Tranh Việt Nam để làm gì? Tôi muốn hỏi một trong những người lãnh đạo Cộng Sản đang cai trị Việt Nam câu hỏi đó. Tôi muốn hỏi: “Này đồng chí, đồng chí đã bỏ hết tất cả những gì mà đảng Cộng Sản của đồng chí đã tranh đấu cho kỳ được: nào là cộng sản, nông nghiệp tập thể, hoạch định trung ương, và quân phiệt, ngoài những lý tưởng khác nữa. Vậy thì hãy nhìn lại xem Hồ Chí Minh yêu kính của đồng chí và đảng của đồng chí đã hy sinh hàng triệu đồng bào người Việt của đồng chí thì đúng ra là để được cái gì?”
Không có câu trả lời nào là câu trả lời hay. Chỉ có một lời nói dối và một lời nói thật, và lời nói thật thì thật thê lương.
Lời nói dối chính là câu trả lời của Cộng Sản Việt Nam, cũng như hầu hết mọi lời nói dối của Cộng Sản, và đã được khối cánh Tả phi Cộng Sản trên thế giới lặp lại. Lời nói dối này đã (và vẫn tiếp tục đang) được dạy tại hầu hết các viện đại học ở phương Tây, và đã (và vẫn tiếp tục đang) được hầu hết mọi phương tiện truyền thông trên địa cầu truyền tải: Lời nói dối đó là Cộng Sản Việt Nam (tức Bắc Việt), và Việt Cộng chỉ tranh đấu giành độc lập cho nước họ khỏi tay ngoại bang. Trước hết là tranh đấu chống Pháp, sau đó là Nhật, rồi đến Mỹ. Những người Mỹ sinh vào thời hậu chiến (sau thế chiến 2) sẽ nhớ là họ cứ được nhắc nhở mãi Hồ Chí Minh là George Washington của Việt Nam, và ông ta yêu mến Hiến Pháp Hoa Kỳ và đã dùng bản hiến pháp này làm nền tảng mô phỏng hiến pháp của ông ta, và chỉ muốn giành độc lập cho Việt Nam.
Sau đây mới là sự thật
Tất cả những kẻ độc tài Cộng Sản trên thế giới đều là những kẻ côn đồ ngông cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát máu. Hồ Chí Minh cũng thế. Hắn thủ tiêu các đối thủ, tra tấn biết bao nhiêu người Việt vô tội mà chỉ có trời mới biết chính xác được bao nhiêu người, và đe dọa hàng triệu người để họ phải cầm súng ra trận cho hắn — phải, cho hắn và cho đảng Cộng Sản Việt Nam đẫm máu, và được một tên sát nhân “vĩ đại” nhất mọi thời đại khác yểm trợ: Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ ngu ngốc về đạo lý tại Hoa Kỳ lại cứ hô to “Ho, Ho, Ho Chi Minh” trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh và gọi Hoa Kỳ là những kẻ giết người — “Hey, Hey, LBJ, hôm nay ngươi giết được bao nhiêu trẻ con?”
Đảng Cộng Sản Việt Nam không đánh Mỹ để giành độc lập cho Việt Nam. Mỹ không bao giờ muốn kiểm soát người dân Việt, và có một trường hợp tương tự để chứng minh điều đó: Chiến Tranh Triều Tiên. Mỹ có đánh Cộng Sản Triều Tiên để kiểm soát Triều Tiên hay không? Hay là 37,000 người Mỹ bỏ mạng tại Triều Tiên để người dân Triều Tiên được hưởng tự do? Ai đã (và vẫn là) người có tự do hơn — một người Triều Tiên sống dưới chế độ Cộng Sản Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên hay một người Triều Tiên sống tại nơi mà Hoa Kỳ đã đánh bại Cộng Sản Triều Tiên?
Và ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam — những người sống ở miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của Ho, Ho, Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam?
Hoa Kỳ tranh đấu để giải phóng các nước, không phải để cai trị họ. Sự thật là, chính đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ, mới là những kẻ muốn kiểm soát người dân Việt. Nhưng lời dối trá lại được tuyên truyền lan rộng khắp nơi và hiệu nghiệm đến mức đa số mọi người trên thế giới — trừ những người Mỹ hậu thuẫn cho cuộc chiến đó và thuyền nhân người Việt và những người Việt khác khao khát tự do — cứ tin rằng Hoa Kỳ nhập trận là để lấy kẽm, tungsten, và để thành lập cả một “đế quốc Mỹ” giả tưởng trong khi Cộng Sản Việt Nam thì tranh đấu cho tự do của người Việt.
Tôi ghé đến “Bảo Tàng Viện Chứng Tích Chiến Tranh Việt Nam” — tòa nhà triển lãm các hình ảnh chống Mỹ cao ba tầng của đảng Cộng Sản. Chẳng có gì để tôi phải ngạc nhiên — tôi chẳng ngạc nhiên vì không có đến một chữ chỉ trích Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng, không có đến một chữ về việc đe dọa mạng sống của mọi người khắp nơi nếu họ không chiến đấu cho Cộng Sản, không có đến một chữ về những người liều mạng để vượt thoát bằng thuyền, thà chịu nguy hiểm bỏ mạng ngoài biển cả, vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc tra tấn hoặc hãm hiếp tập thể, còn hơn sống dưới chế độ Cộng Sản đã “giải phóng” Nam Việt Nam.
Điều cũng không có gì đáng ngạc nhiên là không thấy có khác biệt gì mấy giữa lịch sử Chiến Tranh Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam kể lại với lịch sử cuộc chiến đó mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ được nghe kể lại từ hầu như bất cứ giáo sư nào tại bất cứ trường đại học nào ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu, hoặc Châu Mỹ La Tinh.
Tôi sẽ kết thúc bằng đề tài tôi đã bắt đầu — người Việt. Đã đến thăm Việt Nam thì không thể không mang ấn tượng tốt đẹp về người dân nước này. Tôi hy vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân Việt Nam, được giải phóng khỏi những lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan tràn trong đời sống hàng ngày của họ, hiểu rằng mỗi mạng người Việt hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ đều bị phí phạm vô nghĩa, là thêm một mạng người nữa trong số 140 triệu sinh mạng bị đem ra hy sinh trước bệ thờ tên giả thần khát máu nhất trong lịch sử: Chủ Nghĩa Cộng Sản.
--------------------------------------------------------


Trip to Vietnam Revives Hatred of Communism

Top of Form


Bottom of Form

It was difficult to control my emotions — specifically, my anger — during my visit to Vietnam last week. The more I came to admire the Vietnamese people — their intelligence, love of life, dignity and hard work — the more rage I felt for the communists who brought them (and, of course, us Americans) so much suffering in the second half of the 20th century.
Unfortunately, communists still rule the country. Yet, Vietnam today has embraced the only way that exists to escape poverty, let alone to produce prosperity: capitalism and the free market. So what exactly did the 2 million Vietnamese who died in the Vietnam War die for? I would like to ask one of the communist bosses who run Vietnam that question. “Comrade, you have disowned everything your Communist party stood for: communal property, collectivized agriculture, central planning and militarism, among other things. Looking back, then, for what precisely did your beloved Ho Chi Minh and your party sacrifice millions of your fellow Vietnamese?”
There is no good answer. There are only a lie and a truth, and the truth is not good.
The lie is the response offered by the Vietnamese communists and which was repeated, like virtually all communist lies, by the world’s non-communist left. It was (and continues to be) taught in virtually every Western university and was and continues to be spread by virtually every news medium on the planet: The Vietnam communists, i.e., the North Vietnamese and the Viet Cong, were merely fighting for national independence against foreign control of their country.
First, they fought the French, then the Japanese and then the Americans. American baby boomers will remember being told over and over that Ho Chi Minh was Vietnam’s George Washington, that he loved the American Constitution, after which he modeled his own, and wanted nothing more than Vietnamese independence.
Here is the truth: Every communist dictator in the world has been a megalomaniacal, cult of personality, power hungry, bloodthirsty thug. Ho Chi Minh was no different. He murdered his opponents, tortured only God knows how many innocent Vietnamese, threatened millions into fighting for him — yes, for him and his blood soaked Vietnamese Communist Party, backed by the greatest murderer of all time, Mao Zedong. But the moral idiots in America chanted “Ho, ho, Ho Chi Minh” at antiwar rallies, and they depicted America as the real murderers of Vietnamese — “Hey, hey, LBJ, how many kids did you kill today?”
The Vietnamese communists were not fighting America for Vietnamese independence. America was never interested in controlling the Vietnamese people, and there is a perfect parallel to prove this: the Korean War. Did America fight the Korean communists in order to control Korea? Or did 37,000 Americans die in Korea so that Koreans could be free? Who was (and remains) a freer human being — a Korean living under Korean communist rule in North Korea or a Korean living in that part of Korea where America defeated the Korean communists?
And who was a freer human being in Vietnam — those who lived in non-communist South Vietnam (with all its flaws) or those who lived under Ho, ho, Ho Chi Minh’s communists in North Vietnam?
America fights to liberate countries, not to rule over them. It was the Vietnamese Communist Party, not America, that was interested in controlling the Vietnamese people. But the lie was spread so widely and so effectively that most of the world — except American supporters of the war and the Vietnamese boat people and other Vietnamese who yearned for liberty — believed that America was fighting for tin, tungsten and the wholly fictitious “American empire” while the Vietnamese communists were fighting for Vietnamese freedom.
I went to the “Vietnam War Remnants Museum” — the Communist Party’s three-floor exhibit of anti-American photos. Nothing surprised me — not the absence of a single word critical of the communist North Vietnamese or of the Viet Cong; not a word about the widespread threats on the lives of anyone who did not fight for the communists; not a word about those who risked their lives to escape by boat, preferring to risk dying by drowning, being eaten by sharks or being tortured or gang-raped by pirates, rather than to live under the communists who “liberated” South Vietnam.
Equally unsurprising is that there is little difference between the history of the Vietnam War as told by the Communist Party of Vietnam and what just about any college student will be told in just about any college by just about any professor in America, Europe, Asia or Latin America.
I will end with the subject with which I began — the Vietnamese. It is impossible to visit Vietnam and not be impressed by the people. I hope I live to see the day when the people of Vietnam, freed from the communist lies that still permeate their daily lives, understand that every Vietnamese death in the war against America was a wasted life, one more of the 140 million human sacrifices on the altar of the most bloodthirsty false god in history: communism.

(Ghi chú của BVCV:
- [Nguyên bản tiếng Anh: Trip to Vietnam Revives Hatred of Communism (Denis Prager)]

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32953

Nhân Vật - Nguyễn Ngọc Chinh



 


  Chuyện Bây Giờ Mới Kễ: Bức Tượng: "Thương Tiếc"



Khi cuộc chiến leo thang khốc liệt, năm 1966 Nghĩa trang Quân đội tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, bắt đầu không còn đủ đất để các tử sĩ VNCH yên nghỉ. Chính phủ nền Đệ nhị Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải tính đến việc thành lập một nghĩa trang mới và địa điểm được lựa chọn nằm dọc theo phía tay trái của xa lộ Biên Hòa (nay là xa lộ Hà Nội) nếu từ hướng Sài Gòn đi Biên Hòa.


Kiến trúc sư kiêm điêu khắc gia, Đại úy Nguyễn Thanh Thu, được lệnh của Tổng thống Thiệu lên đường đi Phi Luật Tân để nghiên cứu mô hình xây dựng Nghĩa trang Quân đội Hoa Kỳ tại Manila (American Cemetery in Manila), được coi là một nghĩa trang đẹp nhất Á châu.


Năm 2003, tôi đã có dịp đến Phi Luật Tân và viếng Nghĩa trang Hoa Kỳ tại thủ đô Manilla [1]. Nghĩa trang có tên American Cemetery, đây là nơi chôn cất thi hài quân nhân Mỹ và đồng minh đã nằm xuống trong cuộc chiến ở Thái Bình Dương vào thời thế chiến thứ hai.


Nghĩa trang mằn trên một khu đất rộng 615,000 mét vuông, trồng cỏ xanh rì vây quanh là những hàng cây rợp bóng mát. 17,206 ngôi mộ chiến sĩ được đánh dấu bằng các thập tự giá và xếp hàng thẳng tắp như một đội quân thầm lặng. Điểm xuyết cho nghĩa trang là một vài tượng đài kỷ niệm ghi những dòng chữ tưởng nhớ công ơn những vị anh hùng “vị quốc vong thân”.


Sau chuyến đi tham khảo tại Phi Luật Tân, Đại úy Thu sẽ phải trình đề án lên Tổng thống Thiệu để giao cho công binh xây dựng một nghĩa trang mới mang tên Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ông còn gợi ý phải có một tác phẩm điêu khắc tại cổng vào nghĩa trang để nói lên sự tri ân của mọi người tại hậu phương trước những tử sĩ được chôn cất tại đây.


Đại úy Nguyễn Thanh Thu xin 1 tuần để suy nghĩ về dự án và trước khi ra về anh còn được Tổng thống Thiệu nhắc nhở bằng những lời rất thân tình: “Anh cần chú ý đến ý nghĩa của nghĩa trang phải xoay quanh “cục nhưn” là bức tượng… Tôi đặt nhiều hy vọng vào anh…”.


Tất cả mọi chuyện chỉ bắt đầu một cách giản dị như vậy. Tuy nhiên, đối với nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu đó là thời gian anh trăn trở nhiều nhất với những ý tưởng của một nghệ sĩ sáng tạo cho một công trình mang tầm vóc quốc gia nói lên lòng tri ân của mọi người đối với những chiến sĩ đã bỏ mình ngoài chiến trường.


Trong suốt một tuần lễ, hầu như ngày nào anh cũng có mặt tại nghĩa trang Hạnh Thông Tây để chứng kiến những cảnh tang tóc, đau thương của vợ con tử sĩ. Nhà chứa xác đầy nghẹt, những chiếc hòm chưa chôn còn mịt mù nhang khói tại những khu phải căng lều bạt chờ chôn… trong khi trực thăng vẫn hàng ngày tiếp tục chở xác về nghĩa trang.


Ngày cuối cùng của một tuần tìm ý tưởng là vào một buổi trưa Thứ Sáu trên đường từ Nghĩa trang Hạnh Thông Tây anh Thu ghé vào một quán nước gọi ly đá chanh. Và đây chính là giờ phút “định mệnh” khi anh nhìn thấy một người lính thuộc binh chủng Nhảy dù ngồi trước những chai bia và hai cái ly…


Anh lính ngồi nói chuyện với cái ly thứ hai trước sự ngạc nhiên của chủ quán lẫn khách uống nước. Hình như anh lính là người vừa thăm bạn được chôn cất tại Nghĩa trang Hạnh Thông Tây. Một ly anh cúng bạn và một ly anh uống. Anh ngồi vừa uống vừa nói chuyện với chiếc ly!


Cảm động trước hình ảnh một người lính khổ sở khi phải mất bạn, anh Thu cầm ly nước chanh bước qua bàn lảm quen. Anh lính ngước lên nhìn anh Thu với vẻ khó chịu vì sự riêng tư của mình bị người lạ làm phiền và tiếp tục trở về với ly bia “cúng” bạn.


Anh Thu cũng bị lúng túng vì thái độ “bất hợp tác” của anh lính nhảy dù. Mấy cô bán hàng lại cười khúc khích, có lẽ các cô nghĩ nãy giờ có một người “điên” ngồi uống bia nói chuyện với cái ly và bây giờ lại thêm người “điên” nữa lân la đến làm quen.


Người lính tiếp tục gục đầu ngồi độc thoại, phớt lờ những lời xã giao làm quen của anh Thu. Dường như anh tưởng bị quân cảnh hỏi giấy nên lẳng lặng móc bóp giấy tờ cho anh Thu mà không hề ngước mắt nhìn và tiếp tục uống!


Anh Thu cầm bóp trở về bàn mình và ghi lại tên anh lính: Võ Văn Hai, cấp bậc Hạ sĩ, binh chủng Nhảy dù, cả tên tiểu đoàn lẫn KBC (Địa chỉ Khu Bưu Chính của quân lực VNCH). Khi anh Thu trả lại giấy tờ, Hạ sĩ Võ Văn Hai nhét vào túi với vẻ bất cần, cũng không thèm ngước mặt nhìn lên.


Khuya Thứ Sáu anh Thu mới bắt đầu vẽ để sáng Thứ Bảy trình Tổng thống. Từ 8g tối đến 6g sáng anh phác thảo được 7 bản vẽ trong tiếng súng và bom thỉnh thoảng vọng về Sài Gòn. Những ý nghĩ ở một hậu phương yên bình trong khi những người lính ngày cũng như đêm xả thân ngoài chiến trường khiến anh Thu dồn hết tâm trí vào những nét vẽ của anh.


Anh Thu hôm đó chỉ ngủ 2 tiếng thì bị đánh thức bởi tiếng chó sủa, thì ra theo lời của vợ anh: “Có người đến nhà mời anh đi trình dự án!”. Họ đến sớm để mời anh đi ăn sáng trước khi gặp Tổng thống Thiệu. Lần trước đây anh gặp Tổng thống để bàn về dự án tại Bộ Tổng tham mưu nhưng lần trình dự án lại là tại dinh Gia Long.


Lịch gặp Tổng thống vào lúc 9 giờ sáng nhưng vì Tổng thống còn đang tiếp khách nên anh Thu trong lúc đi lại trên hành lang dinh Gia Long bỗng nảy ra câu hỏi “Tại sao lại không vẽ Võ Văn Hai?”. Nghĩ là làm ngay. Anh tưởng tượng một bố cục dựa trên hình ảnh Hạ sĩ Hai ngồi nhớ bạn tại quán nước.


Anh trở ngay vào phòng Đại tá Cầm, tùy viên của Tướng Thiệu, chụp một cây bút nguyên tử, lấy trong giỏ rác một bao thuốc lá và rút mảnh giấy bọc bao thuốc trở ra hành lang ngồi vẽ lại hình ảnh Hạ sĩ Hai.


Một lần nữa, “định mệnh” lại ra tay: trong 7 bản vẽ mang theo, anh Thu thấy bản cuối cùng, một “tốc họa” trên bao thuốc lá tại dinh Gia Long, là bản anh ưng ý nhất. Đến khi vào gặp Tổng thống, anh trải 7 bản vẽ lên sàn nhà trước bàn làm việc, bản vẽ cuối cùng trên bao thuốc lá anh vẫn còn cầm trên tay.


Tổng thống Thiệu sau khi đi tới, đi lui ngắm 7 bản vẽ, ông nói: “Anh là “cha đẻ” của dự án này nên theo ý anh, bức nào làm anh hài lòng nhất”. Phải nói, anh Thu là người thật thà, chất phác, anh thẳng thắn trình bày:


“Thưa Tổng thống, nếu Tổng thống cho tôi chọn lại thì bản vẽ mới đây tôi vừa nghĩ ra và vẽ vội trên bao thuốc lá lại là bản vẽ tôi ưng ý nhất… nhưng tôi sợ mình quá vô lễ để đưa ra tại đây”.

Tổng thống Thiệu vui vẻ và đồng ý xem “tốc họa” trên bao thuốc lá. Ông cầm bản phác thảo Hạ sĩ Võ Văn Hai về ngồi trên ghế ngắm nghía, một lúc sau ông nói: “Anh Thu à, người nghệ sĩ hay lãng mạn lắm mà chiến sĩ của mình thực tế hơn, họ cần một cái tên cho đề tài, anh cho tôi biết đề tài của bức hình là gì đây?”.


Anh Thu lần lượt đề nghị các tên: (1) Khóc bạn, (2) Tình đồng đội, (3) Nhớ nhung, (4) Thương tiếc và (5) Tiếc thương. Cuối cùng Tổng thống chọn tên “Thương Tiếc” cho bức phác họa Hạ sĩ Võ Văn Hai ngồi nhớ bạn. Tổng thống còn nhắc nhở phải làm sao nói lên được ý nghĩa vừa thương tiếc bạn bè nằm xuống nhưng cũng phải thể hiện tinh thần chiến đấu của người lính VNCH lúc nào cũng vững tay súng.


Bất ngờ, Tổng thống yêu cầu anh vẽ một bản thứ hai lớn hơn, vẽ tại chỗ, ngay ở dinh Gia Long. Thế là với dụng cụ giấy vẽ, bảng đen và các loại màu được cung cấp ngay theo yêu cầu, anh Thu bắt đầu… “ra tay” trước mặt Tổng thống Thiệu và một số sĩ quan thân cận của ông.


Anh Thu có thêm yêu cầu cần một người ngồi làm mẫu… và trong số các sĩ quan hiện diện, chính Đại tá Cầm “xung phong” làm… người mẫu! Thực ra thì hình ảnh Đại tá Cầm mặc quân phục chỉnh tề, “ủi hồ láng cóng”, không thích hợp với hình ảnh người lính thật sự nhưng đó chỉ là một hình ảnh gợi ý để sáng tác cấp tốc.


Anh Thu còn xin thêm thêm 1 khẩu súng trường cho Đại tá Cầm để trên đùi, đó là khẩu Garant M1 đang được quân đội sử dụng trên chiến trường… Anh cũng đề nghị trong lúc anh vẽ, tất cả mọi người miễn đặt câu hỏi, vì nếu như thế anh sẽ mất sự tập trung trong sáng tác và sẽ thất lễ nếu anh không dừng vẽ để trả lời.


Khó khăn của anh Thu là phải hoàn thành tác phẩm trong một thời gian gấp rút, anh tâm sự: “Lúc bấy giờ, không biết có một điều xui khiến vô hình nào đó mà tôi xuất thần phóng bút vẽ lại Hạ sĩ Hai… Không biết là tôi vẽ hay là ai nữa!”.


Sau khi Tổng thống Thiệu ký tên vào bức “tốc họa”, anh Thu chỉ có 3 tháng để hoàn tất công trình tượng đài trước ngày 1/11/1967, ngày Quốc khánh của VNCH. Vấn đề trước mắt là đi tìm “người mẫu” Võ Văn Hai trong quán nước ngày trước tại Gò Vấp. Anh đã tìm đến đơn vị của Hạ sĩ Hai và gặp vị Thiếu tá phụ trách đơn vị.


Thoạt đầu khi nghe anh Thu trình bày vấn đề, vị Thiếu tá có vẻ băn khoăn, suy tính… nhưng khi thấy tận mắt bức họa có chữ ký của Tổng thống Thiệu, ông lại hãnh diện khi có người lính thuộc đơn vị nhảy dù của mình được chọn làm biểu tượng cho người lính VNCH tại nghĩa trang…


Vị Thiếu tá còn ra lệnh cho tập họp đại đội với súng ống đầy đủ để anh Thu chọn “người mẫu”, vì theo ông, trong đơn vị có nhiều người cao to tới 1,7 hoặc 1,8 mét, còn Hạ sĩ Hai chỉ cao chừng thước 1,6… Chính ông Thiếu Tá cũng chọn được 4 người lính lực lưỡng trong hàng đầu còn anh Thu thì chỉ réo tên Võ Văn Hai ở gần cuối hàng quân.


Anh Thu được giao 5 người lính nhảy dù để làm mẫu cho bức tượng Thương Tiếc trong vòng 3 tháng. Anh cũng nói riêng với các “người mẫu”, sự thật anh chỉ cần Hạ sĩ Hai, nhưng tất cả đều được nghỉ phép 3 tháng tại Sài Gòn với điều kiện chỉ được mặc quần áo dân sự để không bị quân cảnh làm khó dễ.


Chính hình ảnh Võ Văn Hai ngồi tiếc thương bạn trong quán nước đã ám ảnh anh Thu để sáng tạo ra bức tượng “Thuơng Tiếc” ngồi trước cửa Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ngày ngày, anh Hai trong bộ quần áo dân sự đạp xe lên nhà anh Thu, tại đây anh thay bộ quân phục, với ba lô, súng đạn đầy đủ để ngồi làm mẫu.


Một hôm, khi bức tượng gần hoàn chỉnh chỉ còn thiếu chi tiết khuôn mặt, anh Thu đã cố tình để cho người lính ngồi một mình trong phòng, còn anh kín đáo quan sát qua bông gió trên tường. Đây là dụng ý của nhà điêu khắc muốn để anh ngồi một mình nhớ đến người bạn đã qua đời.


Anh Thu có thể thấy từng đường nét diễn biến trên khuôn mặt lúc anh lính ngồi buồn một mình và nhà điêu khắc đã phác họa lại trên giấy khuôn mặt anh. Phần mình, Hạ sĩ Võ Văn Hai lại sợ đã làm chuyện gì khiến Đại úy Nguyễn Thanh Thu phiền lòng nên cho anh về sớm mà không biết ông đã bí mật quan sát!



Khoảng 3 giờ sáng anh Thu thức dậy để bắt đầu giai đoạn hoàn chỉnh cuối cùng của bức tượng: nét mặt của người lính. Anh dùng đèn cầy để lấy ánh sáng chiếu vào nhiều góc cạnh, qua đó anh có thể sửa lại nét mặt người lính theo những gì anh phác họa.


Loại ánh sáng nhân tạo qua ánh đèn cầy có tác dụng điều chỉnh các góc cạnh của tác phẩm theo hướng người nghệ sĩ di chuyển từ nhiều phía. Anh Thu hoàn toàn bị cuốn hút vào những cảm xúc trên khuôn mặt người lính. Đó là những giây phút chỉ mình anh và nhân vật của bức tượng trong ánh sáng mờ ảo của cây đèn cầy.


Sau một giấc ngủ ngắn, anh tỉnh dậy sáng hôm sau để quan sát và so sánh công trình của mình đêm qua dưới ánh đèn cầy với ánh sáng ban ngày. Anh mừng vì khuôn mặt của người lính giữa ánh sáng tự nhiên ban ngày và ánh sáng nhân tạo từ đèn cầy vẫn hiện lên một nét buồn ray rứt.


Như vậy là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu có thể hài lòng với công trình nghệ thuật kéo dài 3 tháng của mình. Và chúng ta được chứng kiến pho tượng “Thương Tiếc” ngồi trước cổng vào Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa từ năm 1967 cho đến sau ngày 30/4/1975.


Chuyện bây giờ mới kể về bức tượng “Thương Tiếc” được viết lại theo nội dung cuộc phỏng vấn của Lê Xuân Trường với nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu qua một video clip dài 36,57 phút vừa xuất hiện trên Youtube, bạn đọc có thể theo dõi qua địa chỉ:




Code:
https://m.youtube.com/watch?v=IJbgQGqBsCA&rdm=17jwyp50u&client=mv-google


Trong clip này, ở phần cuối dài hơn 5 phút, có đề cập đến thời gian đi học tập cải tạo của Đại úy Nguyễn Thanh Thu. Anh tâm sự cuộc đời của mình dính liền với tác phẩm Thương Tiếc, từ “danh vọng” đến “thê thảm”. Tại trại cải tạo trong thời gian bị “biệt giam” 22 tháng trong “thùng conex” [2] với lời buộc tội: “Tướng lãnh, sĩ quan xong giặc rồi là hết, còn anh vẫn lưu lại tư tưởng phản động qua tác phẩm….”.


Cán bộ trong trại chắc cũng chưa từng thấy bức tượng “Thương Tiếc” mà chỉ nghe đồn qua người Sài Gòn vì bức tượng đã bị giật sập và nấu thành kim loại sau năm 1975. Khi ở trong trại được khoảng 8 tháng, có lần “quản giáo” trong trại đề nghị anh Thu khai chỉ đóng vai phụ giúp trong việc tạc tượng còn tác giả đã ra nước ngoài!



Anh Thu đã trả lời một cách khẳng khái rằng anh đã “làm” thì anh “chịu”, tàu chìm thì anh chìm theo, máy bay rớt thì anh rớt theo, tượng chết thì anh chết theo… chứ không thể nào khác được. Anh Thu đã phải trả giá về sự “ngoan cố” của mình, nhưng một “phép lạ” đã xảy ra trên đường ra pháp trường sử bắn…


Người xem video clip này dễ dàng nhận thấy giữa người phỏng vấn Lê Xuân Trường và người được phỏng vấn, anh Nguyễn Thanh Thu, đôi lúc không có sự “ăn ý” trong đối thoại. Chỉ ở đoạn cuối mới có câu trả lời tại sao anh Thu đã bị “điếc” trong thời gian đi cải tạo khiến cho những đối thoại trong cuộc phỏng vấn không được “trơn tru” như bình thường.



Nguyên do tại sao xin bạn đọc theo dõi phần cuối câu chuyện bây giờ mới kể trên video clip đã dẫn.


Nguyễn Ngọc Chinh
chinhhoiuc.blogsot

  #2  
Chưa đọc hôm qua, 07:57 AM
Tướng 3 sao
Ngày Gia Nhập: Mar 2013
Số Bài: 674
Thanks: 14
Được cảm ơn 111 lần trong 106 bài
Wink Nhân Vật - Nguyễn Ngọc Chinh

Người Chàm Trong Mắt Tôi



Một ngày biếc thị thành ta rời bỏ
Quay về xem non nước giống dân Chàm
(Chế Lan Viên)


Ngoài tên gọi “Chàm” ta còn dùng các danh xưng như “Chăm”, “Hời”, “Chiêm Thành”… để chỉ một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt.


Ngoài Việt Nam, người Chàm ngày nay còn tản mát đi các nước như Campuchia, Mã Lai, Thái Lan và Hoa Kỳ. Dân số tại Việt Nam theo điều tra năm 1999 là 132.873 người và theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.


Vấn đề đặt ra là giữa “Chàm” và “Chăm” thuật ngữ nào đúng? Thật ra thì từ năm 1979 người miền Nam mới thấy xuất hiện chữ “Chăm” từ chính quyền mới sau 30/4/1975. Trước đó, từ miền Trung trở vào Nam, chữ “Chàm” đã từng xuất hiện trong các địa danh, tên gọi cũng như danh từ riêng như Tháp Chàm, Cù Lao Chàm, giếng Chàm, vàng Chàm…


Để chỉ người Chàm, người Việt tại miền Nam còn dùng những tên gọi như “Hời”, “Chiêm”, “Người đàng thổ” (khác với Người đàng quê là người Việt)… Theo một giải thích thì những chữ đó được dùng một cách “miệt thị” nhưng tôi thiết nghĩ đó là một nhận xét sai lệch, suy diễn bất hợp lý.


Trước năm 1975 đã có những công trình học thuật như Từ điển Chàm – Việt – Pháp (của Cham Dohamide và Dorohiêm), Nguyễn Khắc Ngữ nghiên cứu về dân tộc học qua tác phẩm “Mẫu hệ Chàm” hoặc học giả Thiên Sanh Cảnh có một loạt bài về “Đám ma Chàm”… Rõ ràng là chữ Chàm ở đây không thể nào được dùng một cách “miệt thị” trong nghiên cứu.


Lại nữa, một số tác giả người gốc Chàm đã dùng chữ Chàm hay Chiêm trong bút hiệu của mình như Khaly Chàm, Chiêm Nhân… Không lý nào các tác giả đó lại tự miệt thị mình! Nhưng một khi nhận xét về sự “miệt thị” này xuất phát từ những người “có quyền” thì nó trở thành một quyết định và ngành văn hóa chỉ biết gọi là Chăm thay vì Chàm như lúc trước.


Trong bài viết “Tiếng Chăm của bạn” trên Tuyển tập Tagalau [1], Inrasara cho rằng: “Dù sao, quy định của Nhà nước vẫn phải được tuân thủ. Tuân thủ, nhưng nếu có ai dùng từ “Chàm” trong bài viết, nhất là khi có người viết đúng các tên gọi cũ như Trung tâm Văn hóa Chàm, Ma Lâm Chàm chẳng hạn, ta phải chấp nhận và không biên tập. Bởi sự thể không có gì sai hay miệt thị người Chàm cả”.



Khi còn nhỏ, người Chàm trong mắt tôi là những ông “Hời” ngồi bán thuốc dạo bên cạnh những chiếc giỏ đặc biệt… kiểu Chàm. Họ là những người có vẻ “thần bí” với những câu tiếng Việt lơ lớ, một cách rao hàng vừa tức cười nhưng cũng không kém phần… đe dọa: “Này, ngồi xuống đây tôi coi bệnh cho, mặt của anh có bệnh rồi…”. Tôi sợ lắm nên không trả lời, vội bước đi mà không dám ngoảnh đầu trở lại.


Lớn lên khi tìm hiểu thêm, người Chàm ở Ninh Thuận lại cùng quê hương với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu! Thêm một phát hiện khiến nhiều người phải ngạc nhiên, trong đó có tôi, về mối tương quan giữ chiếc áo dài của người Chàm và người Việt.


Các nhà nghiên cứu cho thấy chiếc áo dài Việt Nam là sự tổng hợp từ chiếc áo dài của người Chàm và chiếc “xường xám” của Thượng Hải. Theo Bùi Minh Đức trong Từ điển tiếng Huế, NXB Văn Học, 2009:


“Chiếc áo dài của đàn bà Việt Nam khởi phát từ thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (cuối thế kỷ XVIII) với nền tảng là chiếc áo dài phụ nữ Chàm, kết hợp với chiếc áo tứ thân ở Bắc… Áo dài hai vạt của đàn bà Huế có được là do ảnh hưởng Chàm…”


Lê Quý Đôn viết: “Chúa Nguyễn Phúc Khoát hùng cứ ở xứ Đàng Trong, sau khi chiếm trọn nước Chiêm Thành, mở mang bờ cõi về phương Nam… Để chứng tỏ tinh thần độc lập, Chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát đã chú trọng đến vấn đề cải cách xã hội, phong tục mà điều quan trọng là cải cách về y phục…”


Lần tìm trong “Đại Nam thực lục tiền biên” ta bắt gặp đoạn văn sau đây: “Chúa Nguyễn Phúc Khoát xưng vương, ông đã triệu tập quần thần tìm phương thức xưng vương và dựng một tân đô. Ông đã thay đổi lễ nhạc, văn hóa và trang phục.


Để thay đổi, phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (hai ống) giống đàn ông. Võ Vương đã gây ra một cuộc khủng hoảng về trang phục. Phụ nữ đã phản đối kịch liệt.


Về sau Võ Vương không ưng ý với trang phục đó, Ngài giao cho triều thần nghiên cứu, tham khảo chiếc áo dài của người Chàm (giống hệt áo dài hiện nay nhưng không xẻ nách), và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để chế ra áo dài của phụ nữ miền Nam”.



Do đó, những chiếc áo dài đầu tiên của người Việt giống như áo dài người Chàm và có xẻ tà. Vậy là chiếc áo dài Việt Nam ngày nay có đủ hai yếu tố văn hóa phương Bắc và phương Nam.


Nói đến người Chàm là phải nói đến Chế Lan Viên [2], một hiện tượng thơ văn Việt Nam nhưng lại đậm nét Chàm với tập thơ Điêu tàn được xuất bản năm 1937. Bút hiệu Chế Lan Viên khiến người đọc thơ của ông liên tưởng đến Chế Bồng Nga, tên hiệu của vị vua thứ 3 thuộc vương triều thứ 12 (tức là vị vua đời thứ 39) của Chiêm Thành.


Trong thời kỳ Chế Bồng Nga cầm quyền, đất nước Chiêm Thành rất hùng mạnh, từng đem quân nhiều lần xâm phạm Đại Việt của nhà Trần. Ông hy sinh năm 1390 khi tấn công Thăng Long lần thứ 4.


Điểm đặc biệt ở chỗ Chế Lan Viên lại là một nhà thơ mang dòng họ Việt, Phan Ngọc Hoan, nhưng đã mượn hình ảnh của người Chàm để thể hiện một trường phái thơ mà ông gọi là Trường Thơ Loạn trong tập thơ Điêu tàn. Đặc biệt hơn nữa, khi xuất bản Điêu tàn, Chế Lan Viên chỉ mới 17 tuổi!


“Ta hãy nghe, trong lòng bao đỉnh Tháp
Tiếng thở than, lời oán trách cơ trời
Ta hãy nghe, trong gạch Chàm rơi lác đác
Tiếng máu Chàm ri rỉ chảy không thôi”
(Chế Lan Viên – “Bóng tối” trong tập thơ Điêu tàn)


“Bên cửa Tháp ngóng trông người Chiêm Nữ
Ta vẩn vơ nhìn không khí bâng khuâng”
(Chế Lan Viên, “Đợi người Chiêm nữ” trong tập thơ Điêu tàn)


“Chiêm nương ơi, cười lên đi, em hỡi!
Cho lòng anh quên một phút buồn lo!
Nhìn chi em chân trời xa vòi vọi
Nhớ chi em sầu hận nước Chàm ta?”
(Chế Lan Viên, “Đêm tàn” trong tập thơ Điêu tàn)


“Nước non Chàm chẳng bao giờ tiêu diệt
Tháng ngày qua vẫn sống với đêm mờ”
(Chế Lan Viên – “Bóng tối” trong tập thơ Điêu tàn)


“Tháng ngày qua, gạch Chàm đua nhau rụng
Tháp Chàm đua nhau đổ dưới trăng mờ!

Tạo hóa hỡi! Hãy trả tôi về Chiêm quốc!
Hãy đem tôi xa lánh cõi trần gian!”

(Chế Lan Viên, “Những sợi tơ lòng” trong tập thơ Điêu tàn)



Thành Đồ Bàn là tên kinh đô của Chàm trong thời kỳ có quốc hiệu là Chiêm Thành. Thành Đồ Bàn, hay Vijaya, còn gọi là Thành cổ Chà Bàn hoặc thành Hoàng Đế, nay thuộc địa phận xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn và cách thành phố Qui Nhơn (tỉnh Bình Định) khoảng hơn 20km.


Trong lãnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Xuân Tiên đã để lại cho hậu thế một tác phẩm bất hủ mang tên Hận Đồ Bàn với những lời thống thiết của người dân Chàm:


“Rừng hoang vu, vùi lấp chôn bao uất căm hận thù
Ngàn gió ru, muôn tiếng vang trong tối tăm mịt mù
Vạc kêu sương, buồn nhắc đây bao lúc xưa quật cường
Đèn đóm vương, như bóng ai trong lúc đêm trường về…


Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam trước năm 1975 có rất ít những bản nhạc mang tính cách lịch sử của một dân tộc “vong quốc” với những ca từ diễn tả tỉ mỷ đến từng chi tiết như một bài thơ:


“Rừng rậm cô tình, đèo cao thác sâu, đồi hoang suối reo hoang vắng cheo leo
Ngàn muôn tiếng âm, tháng năm buồn ngân, âm thầm hòa bài hận vong quốc ca
Người xưa đâu, mà tháp thiêng cao đứng như buồn rầu
Lầu tháp đâu, nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu…”


“Về kinh đô, ngàn thớt voi uy hiếp quân giặc thù
Triệu sóng xô, muôn lớp quân Chiêm tiến như tràn bờ
Tiệc liên hoan, nhạc tấu vang trên xứ thiêng Đồ Bàn
Dạ yến ban, cung nữ dâng lên khúc ca về Chàm


“Một thời oanh liệt người dân nước Chiêm lừng ghi chiến công vang khắp non sông
Mộng kia dẫu tan cuốn theo thời gian nhưng hồn ngàn đời còn theo nước non
Người xưa đâu, mộ đắp cao nay đã sâu thành hào
Lầu các đâu, nay thấy chăng rừng xanh xanh một màu…”



Không một ca sĩ nào hát Hận Đồ Bàn "có hồn" bằng Chế Linh [3]. Lý do cũng dễ hiểu vì anh mang tâm sự của một người Chàm với tên thật là Chà Len (Jamlen) và tên Việt là Lưu Văn Liên. Anh ra đời năm 1942 tại làng Hamu Tanran thuộc Phan Rang, nay là tỉnh Ninh Thuận.


Người ta biết nhiều đến Chế Linh qua dòng nhạc ca tụng những người lính trong quân lực VNCH mặc dù anh chẳng đi lính ngày nào vì thuộc dạng “miễn dịch” dành cho “dân tộc thiểu số”. Về dòng nhạc này, có người khó tính lại bảo Chế Linh thuộc thành phần… “lính chê”.


Người thương thì nói rõ ràng là anh bị “lính chê” nên mới được “miễn dịch”, một số khác, trong đó có cả những người đang mặc áo lính, lại không ưa những ca từ anh ca tụng họ. Họ bảo những bài hát đó được trình bày theo phong cách… “sến”.


Nhưng với Hận Đồ Bàn, mọi người đều có một nhận xét chung: bài hát đã đưa tên tuổi Chế Linh thâm nhập vào làng ca nhạc Việt Nam với tâm trạng của một người Chàm “vong quốc”. Chỉ tiếc một điều, những bài hát có tầm vóc như Hận Đồ Bàn rất hiếm trong nền ca nhạc nên Chế Linh phải bước sang một dòng nhạc gây nhiều tranh cãi [4].


Người ca sĩ gốc Chàm, được gọi là “tài hoa” cũng có một đời tư thật… “hào hoa”: Chế Linh nổi tiếng là người có nhiều vợ con, tính cho đến năm 2007, anh đã có 4 vợ và 14 đứa con. Ta khám phá được nhiều điều về Chế Linh qua bài viết của Jaya Bahasa, “Mừng sinh nhật lần thứ 57 của chị Nguyễn Thị Thúy Hằng” trên trang web Inrasara [5].


Vào giữa thập niên 1970 Chế Linh kết hôn với cô Nguyễn Thị Thúy Hằng (sinh ngày 1/12/1953, mất ngày 26/4/1974). Cuộc hôn nhân giữa một ca sĩ người gốc Chàm với một cô gái người Việt đã khiến giới báo chí Sài Gòn tốn khá nhiều giấy mực.


Jaya Bahasa viết: “Như một định mệnh hai dân tộc, hạnh phúc này nhanh chóng đổ vỡ bởi những mù khơi mà không ai có thể biết được. Vì muốn minh chứng cho tình yêu của mình được sống mãi, chị Thuý Hằng quyết định quyên sinh bằng một liều thuốc ngủ mà luyến tiếc để lại hai đứa con trai thơ dại.


Cái chết của Thuý Hằng đến quá đột ngột và bất ngờ, một lần nữa, cánh báo chí và giới nghệ sĩ Sài Gòn thêm bàn tán rôm rả. Nhưng không người nào biết được căn nguyên. Bởi chị không một lời nào trăn trối ngoài ba lá thư để lại cho gia đình.



Lá thư thứ nhất viết cho người mẹ mà chị gọi bằng Mợ, xin tha thứ vì những lỗi lầm này và mong mợ hãy yêu thương đứa con của chị để được thấy chị qua hình ảnh đứa con. Lá thư thứ hai viết riêng cho hai đứa con yêu quý mà chị đặt tên là Sơn và Ca, một loài chim có giọng hót tuyệt vời. Lá thư thứ ba viết riêng cho ca sĩ Chế Linh, vài dòng ngắn ngủi với sự muộn màng và chỉ xin Chế Linh cho một nắm đất đắp lên mộ”.


Chuyện tình Chế Linh – Thúy Hằng với đoạn kết đầy nước mắt khiến người ta liên tưởng đến một chuyện tình vương giả trong lịch sử Việt-Chàm. Huyền Trân là một công chúa đời nhà Trần, con gái của vua Trần Nhân Tông. Năm 1306, Huyền Trân được gả cho vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Lý (từ đèo Hải Vân, Thừa Thiên đến phía bắc Quảng Trị ngày nay).


Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5/1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Theo tục lệ nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân.


Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm (?) và theo “Đại Việt Sử ký Toàn thư” thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa.


Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm 1309, dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng.


Trong dân gian, có lẽ vì thời đó người Việt coi người Chàm là dân tộc thấp kém, nên đã có câu:


Tiếc thay cây quế giữa rừng

Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo


Nói đến lãnh vực âm nhạc của người Chàm như trường hợp của ca sĩ Chế Linh tôi lại nhớ đến nhạc sĩ Từ Công Phụng, vốn là bạn học năm Đệ Nhất tại trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt. Chúng tôi chỉ quen nhau trong một niên học nhưng có nhiều chuyện để nhớ khi tuổi tác ngày một cao.


Từ Công Phụng ngày đó là một học sinh từ Ninh Thuận lên Đà Lạt học năm cuối trung học. Có lẽ anh là gốc người Chàm nên hình như luôn có một khoảng cách vô hình với đám học sinh chúng tôi. Anh “góp tiếng” tham gia ban nhạc nhà trường bằng giọng hát và chúng tôi rất ngạc nhiên khi nghe một giọng trầm, buồn và còn đặc biệt hơn nữa chỉ hát những bài “lạ”…


Đó là hai bài “Bây giờ tháng mấy”“Mùa thu mây ngàn” do chính anh sáng tác. Thật không ngờ, khi mới 16 tuổi anh đã tự học về âm nhạc qua một cuốn sách của Robert de Kers, viết bằng tiếng Pháp, với tựa đề “Harmonie et Orchestration”. Đến năm 17 tuổi anh đã có nhạc phẩm đầu tay “Bây giờ tháng mấy”…


Hồi đó đang có cuộc thi tài giữa “trường Ta” là Trần Hưng Đạo và “trường Tây” của các sư huynh dòng La San là trường College d’Adran trên sân khấu thành phố Đà Lạt. Vì là trường Tây nên Adran chơi nhạc Beatles, đàn cũng là kiểu Beatles còn Trần Hưng Đạo chúng tôi khiêm tốn hơn, chơi đàn Fender theo các bản hòa tấu của The Shadows.


Có thêm Từ Công Phụng “chuyên trị” nhạc Việt thể loại “tình cảm” trở thành… “hoa thơm cỏ lạ” trong chương trình văn nghệ. Thoạt đầu Từ Công Phụng “khớp” không dám lên sân khấu nhưng anh em trong ban nhạc cứ khen những bài “tự biên, tự diễn” của Phụng và bảo đảm là sẽ nổi bật trong đêm văn nghệ.


Từ Công Phụng bỗng trở thành một hiện tượng tại Đà Lạt. Khán giả hoan nghênh nhiệt liệt đến độ Đài phát thanh Đà Lạt mời anh ghi âm để phổ biến qua làn sóng điện, tên tuổi của Từ Công Phụng được người Đà Lạt biết đến cùng với Lê Uyên Phương trong ban nhạc Ngàn Thông trên Đài phát thanh.


Cuối năm Đệ Nhất ban nhạc của chúng tôi tản mát mỗi người một phương. Họ Từ về Sài Gòn và ngay sau đó nổi lên như một nhạc sĩ ăn khách cùng thời với Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn và Lê Uyên Phương.


Sau 30/4/1975, các sáng tác của Từ Công Phụng bị cấm lưu hành tại Việt Nam và mãi cho đến năm 2003 mới được… “cởi trói”. Anh rời Việt Nam năm 1980 và định cư tại Portland, Oregon. Năm 1998, anh trở về thăm quê hương Ninh Thuận và năm 2008, anh trở lại với chương trình "45 năm tình ca Từ Công Phụng" tại một phòng trà có tiếng ở Sài Gòn.


Nhạc sĩ kiêm ca sĩ Từ Công Phụng đã 2 lần vượt qua căn bệnh ung thư gan và ung thư túi mật nhưng vẫn mong đủ sức khỏe để sáng tác trong những ngày cuối đời. Với tình bạn học của buổi thiếu thời tôi chỉ mong anh sẽ sống mãi với chúng ta, chuyện sáng tác chỉ là vấn đề phụ vì những tác phẩm đã ra đời của anh đã là chứng nhân cho một nhạc sĩ tài hoa người Chàm.


Hồi còn đi học tại Ban Mê Thuột, tôi có một vị giáo sư người gốc Chàm. Thầy Nguyễn Văn Tỷ, quê quán tại Ninh Chữ, một bãi biển thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Khánh Hải, tỉnh Ninh Thuận.


Tôi cùng thầy Bùi Dương Chi đã dẫn đoàn sinh viên Mỹ đến bãi biển Ninh Chữ được coi là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam. Kết hợp với địa danh Bình Sơn, Ninh Chữ đã trở thành cụm du lịch Bình Sơn - Ninh Chữ đem lại diện mạo, thương hiệu và thu nhập cho tỉnh Ninh Thuận.


Thầy Nguyễn Văn Tỷ đã về hưu và sinh sống tại Ninh Chữ. Ông trở thành một “nhân sĩ” trong làng và vẫn tiếp tục nghiên cứu văn hóa Chàm để truyền bá lại cho lớp trẻ người Chàm. Ông cũng là một cộng tác viên kỳ cựu của Tuyển tập Tagalau như đã nói ở trên.


Tháng 10/2009 ông đến California để tham dự lễ Katê của cộng đồng người Việt gốc Chàm tại đây. Ông đã được mời phát biểu cảm tưởng tại buổi lễ. Theo ông, dân tộc Chàm muốn sống với nhau tốt, muốn tồn tại tốt cần thể hiện 3 yếu tố: Đoàn kết, Bảo tồn và Phát triển.


Đối với người Chàm, đoàn kết được thì sẽ được tất cả, và không đoàn kết thì sẽ mất tất cả. Điều này mang ý nghĩa sau khi bị “vong quốc” sẽ lại phải “vong thân”.


Người Chàm cần bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết của mình, vì “tiếng Chàm còn thì người Chàm còn; tiếng Chàm mất thì người Chàm mất”.


Nếu tồn tại được mà không phát triển thì chỉ “tồn tại như một dân tộc bần cùng”, “vùi dập trong cuộc sống lạc hậu, tối tăm”.



Có lẽ đó cũng chính là lời kết của bài viết này về… “Người Chàm trong mắt tôi”.



Chú thích:


[1] Tagalau tiếng Chàm là cây bằng lăng hoa tím, mọc nhiều ở miền núi Ninh Thuận và Bình Thuận. Tuyển tập mang tên Tagalau vì nó tượng trưng cho tính dân dã, sức chịu đựng, sự khiêm tốn: nỗ lực nở hoa dù phải mọc trên mảnh đất nghèo cằn.


Tagalau là Tuyển tập chứ không phải là Tạp chí nên không ra định kỳ, mà chỉ được xuất bản khi tập hợp đủ bài vở. Số đầu tiên của Tuyển tập Tagalau ra mắt vào lễ Katê của người Chàm năm 2000.


[2] Chế Lan Viên (1920 – 1989), tên thật là Phan Ngọc Hoan, ra đời tại xã Cam An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, đỗ bằng Thành chung rồi đi dạy tư kiếm sống. Có thể xem Quy Nhơn, Bình Định là quê hương thứ hai của Chế Lan Viên, nơi đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn của nhà thơ.


Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay nhan đề Điêu tàn, có lời tựa đồng thời là lời tuyên ngôn nghệ thuật của "Trường Thơ Loạn". Từ đây, cái tên Chế Lan Viên trở nên nổi tiếng trên thi đàn Việt Nam.


Trước năm 1945, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn": Kinh dị, thần bí, bế tắc của thời Điêu tàn với xương, máu, sọ người, với những cảnh đổ nát của tháp Chàm. Những tháp Chàm "điêu tàn" là một nguồn cảm hứng lớn đáng chú ý của Chế Lan Viên. Qua những phế tích đổ nát và không kém phần kinh dị trong thơ Chế Lan Viên, ta thấy ẩn hiện hình bóng của một vương quốc hùng mạnh thời vàng son, cùng với nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.


Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý, "chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa". Con gái ông, bà Phan Thị Vàng Anh, cũng là một nhà văn nổi tiếng.


Nguyễn Ngọc Chinh
chinhhoiuc.blogsot

Reply With Quote
  #3  
Chưa đọc hôm qua, 08:16 AM
Tướng 3 sao
Ngày Gia Nhập: Mar 2013
Số Bài: 674
Thanks: 14
Được cảm ơn 111 lần trong 106 bài
Wink Nhân Vật - Nguyễn Ngọc Chinh

Bàn Về ... "Nghề Cai Trị" (1)



“Không ai dám hành nghề mà mình chưa học qua, thế mà ai cũng nghĩ mình có đủ khả năng cho một nghề khó nhất trong các nghề: đó là “Nghề Cai Trị”


Trên đây là nhận xét của Socrates [1] từ thời Hy Lạp cổ đại mà chúng tôi tạm dịch từ tiếng Anh: “No man undertakes a trade that he has not learned; yet everyone thinks himself sufficiently qualified for the hardest of all trades: that of Government”. Từ ngữ “Government” được dịch thành “Nghề Cai Trị” cho hợp với ngữ cảnh của câu nói.


Đúng ra thì “Government” có nghĩa chính xác là “Chính Phủ” trong tiếng Việt, có xuất xứ từ một thuật ngữ của Trung Quốc: 政府. Thuở xa xưa, vào thời Đường và Tống bên Tàu, từ ngữ này hàm ý các tể tướng điều hành và xử lý từ chuyện quốc sự đến dân sự. Sau này, từ ngữ “Chính Phủ” được dùng để chỉ cơ quan thi hành quyền lực quốc gia hay còn gọi là cơ quan hành chính quốc gia.


Từ ngữ “Chính Phủ” trong ngôn ngữ của các nước phương Tây có xuất xứ từ gốc tiếng Hy Lạp “Κυβερνήτης” (kubernites) với nghĩa “người lái tàu” (steersman), người chủ quản (governor). Từ đó, tiếng Anh gọi là “Government”, tiếng Pháp “Gouvernement”, tiếng Đức “Regierung”…


Phạm vi bài viết này chỉ bàn về những điểm nổi bật, bao gồm thành tựu cũng như thất bại của “nhà cai trị” trong các chính phủ Việt Nam kể từ ngày được độc lập, thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp cho đến ngày nay.


Chính phủ đầu tiên trong lịch sử của nước Việt Nam cận đại là Nội các Trần Trọng Kim [2] của Đế quốc Việt Nam, được thành lập ngày 17/4/1945. Nội các này được Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, phê chuẩn và ra mắt quốc dân ngày 19/4/1945 [3].


Trong danh sách nội các, đứng đầu với chức vụ Thủ Tướng là ông Trần Trọng Kim, nhà sử học. Phó Tổng trưởng Nội các kiêm Bộ trưởng Ngoại giao là ông Trần Văn Chương, luật sư và cũng là thân phụ của bà Trần Lệ Xuân, vợ của ông Ngô Đình Nhu trong chính phủ Đệ nhất Cộng Hòa, thời kỳ 1955-1963. Ông Chương sau này cũng có một thời gian làm Đại sứ VNCH tại Mỹ thời Đệ Nhất Cộng hòa.


Đáng chú ý trong nội các Trần Trọng Kim còn có một số tên tuổi nổi bật, họ đảm nhận trách nhiệm của những “nhà cai trị” như ông Hoàng Xuân Hãn, Thạc sĩ Toán, giữ chức vụ Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ nghệ; ông Trịnh Đình Thảo, luật sư, Bộ trưởng Tư pháp (ông Thảo sau này là Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); ông Kha Vạng Cân, kỹ sư, làm Đô trưởng Sài Gòn, sau này làm Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…


Điểm qua danh sách nội các Trần Trọng Kim ta thấy các thành viên đều là những trí thức khoa bảng, người chuyên môm về ngành nghề nào thì giữ trọng trách đứng đầu cơ quan thuộc ngành nghề đó. Đáng tiếc một điều là thời gian tồn tại của nội các này quá ngắn, không đủ để các “nhà cai trị” thi thố tài “an bang, tế thế” trong bối cảnh một nước Việt Nam hãy còn son trẻ.


Về hình thức, điểm nổi bật của chính phủ Đế quốc Việt Nam khác hẳn cái mà sau này chúng ta gọi là nội các của một thể chế chính trị theo Chủ nghĩa Toàn trị [3], trong đó điều tiên quyết để chọn các thành viên trong nội các phải là người thuộc đảng cầm quyền.


Chính phủ Trần Trọng Kim chỉ tồn tại trong 5 tháng sau vụ mà một số nhà sử học gọi là “cướp chính quyền” của Việt Minh để thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tháng 8/1945. Khi đó, giữa tình hình quân Nhật đầu hàng Đồng minh, Mặt trận Việt Minh đã thu hút nhiều đảng phái và nhanh chóng cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim.


Tại một số khu vực, khi mặt trận Việt Minh cướp chính quyền còn xảy ra xung đột với các các nhóm vũ trang của Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng dù các bên đều cùng theo đuổi mục tiêu buộc Đế quốc Việt Nam bàn giao chính quyền cho họ. Việt Minh gọi đây là cuộc “Cách mạng tháng Tám”, lấy 2/9/1945 là ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) và họp phiên chính thức đầu tiên vào ngày hôm sau.


Chính phủ do Việt Minh lập ra trên cơ sở cải tổ Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam được Đại hội Quốc dân ngày 16 và 17/8/1945 tại Tân Trào thành lập. Danh sách chính phủ do ông Hồ Chí Minh [5] thuộc đảng Cộng Sản Đông Dương làm Chủ tịch Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao.


Những thành viên nội các thuộc đảng Cộng Sản Đông Dương gồm các ông Chu Văn Tấn (Bộ trưởng Quốc phòng), Võ Nguyên Giáp (Bộ trưởng Nội vụ, kiêm nhiệm Thứ trưởng Quốc phòng), Trần Huy Liệu (Bộ trưởng Tuyên truyền), Phạm Ngọc Thạch (Bộ trưởng Y tế)…


Những người thuộc đảng Dân Chủ là các ông Vũ Đình Hòe (Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục), Dương Đức Hiền (Bộ trưởng Thanh niên) và những người không đảng phái gồm các ông Nguyễn Mạnh Hà (Bộ trưởng Quốc dân Kinh tế), Đào Trọng Kim (Bộ trưởng Giao thông Công chính) và Nguyễn Văn Tố (Bộ trưởng Cứu tế Xã hội).


Sau khi có sự thương lượng giữa Việt Minh với Việt Quốc và Việt Cách, chính phủ Cách mạng Lâm thời tồn tại đến hết năm 1945 và Chính phủ Liên hiệp Lâm thời chính thức được lập ra ngày 1/1/1946. Cựu hoàng Bảo Đại và Giám mục Lê Hữu Từ được mời làm Cố vấn Tối cao Chính phủ VNDCCH.


Chính phủ non trẻ của ông Hồ Chí Minh có một số điểm son đáng ghi nhận với chiến lược chống “3 thứ giặc”: giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Về “giặc dốt”, những “nhà cai trị” chủ trương xóa nạn mù chữ bằng cách mở các lớp “Bình dân Học vụ”. Tháng 9/1945 ông Hồ Chí Minh viết thư gửi học trò nhân ngày khai trường có đoạn viết:


“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.


Để diệt "giặc đói", ngoài việc kêu gọi tăng gia sản xuất, ông đề nghị đồng bào “cứ 10 ngày nhịn ăn 1 bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa” để đem số gạo tiết kiệm được cứu dân nghèo. Ngoài ra, trong năm 1945, chính phủ khuyến khích người dân đóng góp vào ngân sách quốc gia qua “Tuần Lễ Vàng” nhằm tháo gỡ sự khó khăn tài chính của đất nước. Theo thống kê, “Tuần Lễ Vàng” đã quyên góp được tổng cộng 20 triệu đồng (tiền thời kỳ đó) và 370 kilôgam vàng.


Để đối phó với giặc ngoại xâm, chính phủ của ông Hồ Chí Minh thi hành một chính sách đối ngoại mềm dẻo và nhẫn nhịn. Ông nói: “Chính sách của ta hiện nay là chính sách Câu Tiễn, nhưng nhẫn nhục không phải là khuất phục”.



Ngoài một số thành tựu nhất định như đã nói ở trên, Chính phủ VNDCCH trong suốt thời gian nắm quyền đã phạm phải những sai lầm đáng tiếc. Trước tiên phải nói đến chính sách cải cách ruộng đất tại miền Bắc trong khoảng thời gian từ 1953-1956 mà ông Hồ Chí Minh đã hết lời ca tụng:


“Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ".


Trưởng ban chỉ đạo “cải cách ruộng đất” là Trường Chinh, khi đó giữ vai trò Tổng Bí Thư Đảng. Chương trình cải cách ruộng đất được áp dụng qua bốn bước chính: (1) Huấn luyện cán bộ; (2) Chiến dịch giảm tô; (3) Chiến dịch cải cách ruộng đất; và (4) Chiến dịch sửa sai.


Trên lý thuyết, những người theo chủ nghĩa cộng sản cho rằng phải cải cách ruộng đất để lập lại công bằng xã hội, đồng thời thiết lập nền chuyên chính vô sản nhằm tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách nhanh chóng. Trong bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (Manifesto), Karl Marx đã tuyên bố: "Cách mạng ruộng đất là điều kiện để giải phóng dân tộc".


Tại miền Bắc, luật cải cách ruộng đất dựa theo mô hình "Thổ địa Cải cách" của Trung Quốc trong thời gian 1946–1949 với sự cố vấn trực tiếp của các cán bộ đến từ Trung Quốc. Nhìn chung, sau 3 năm tiến hành, cuộc cải cách trên nguyên tắc đã phân chia lại ruộng đất cho đa số nông dân miền Bắc, xóa bỏ giai cấp địa chủ phong kiến. Tuy nhiên, việc áp đặt các biện pháp rập khuôn từ cải cách ruộng đất của Trung Quốc đã gây ra nhiều phương hại và tổn thất.


Tổng cộng có 6 đợt cải cách ruộng đất. Từ cuối năm 1954, dưới sức ép của cố vấn Trung Quốc, chiến dịch cải cách ruộng đất bắt đầu được đẩy mạnh và nhanh. Từ giữa năm 1955, ở một số nơi đã xuất hiện hiện tượng đấu tố tràn lan đến độ mất kiểm soát. Cuối năm 1955, đấu tố địa chủ nhiều lúc chỉ đơn thuần vào một lời tố giác nào đó, trong khi những thành viên thuộc “tòa án nhân dân” có toàn quyền xử tử hình hay phạt tù khổ sai đối với người bị tố giác.


Đã xuất hiện tình trạng lạm dụng quyền hành của các cán bộ đội viên đội công tác ruộng đất. Họ đấu tố mọi nhà, đấu tố mọi người, nhưng lại quên đấu tố bản thân. Số người bị quy oan, bị xử lý sai chiếm tỷ lệ rất cao. Quyết liệt nhất là ở Thái Bình, nơi có đến 294 xã được đưa vào cải cách.


Trường hợp nổi bật là án tử hình bà Nguyễn Thị Năm, chủ hiệu Cát Thanh Long ở Hà Nội, mẹ nuôi của Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng và Trường Chinh, có con trai một là trung đoàn trưởng một trung đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trước đó, trong “Tuần Lễ Vàng”, gia đình bà Năm đã hiến 100 lạng vàng cho chính quyền mới thành lập.


Trường hợp Thiếu tướng Vương Thừa Vũ, Tư lệnh Đại đoàn 308, nguyên Tư lệnh Mặt trận Hà Nội năm 1946 và là Chủ tịch Ủy ban Quân quản Hà Nội, bị các cán bộ cải cách bắt ở ngoại thành Hà Nội vì có người đấu tố ông là "địa chủ, có xuất thân là tư sản, lập trường chính trị không rõ ràng".


Cuộc cải cách đi kèm với chiến dịch đấu tố đã gây ra không khí căng thẳng tại nông thôn, tác hại đến sự đoàn kết dân tộc và ảnh hưởng tới niềm tin của một số tầng lớp nhân dân với Đảng Lao Động Việt Nam.


Suốt 1 năm sau đó, chính phủ VNDCCH đã phải tổ chức chiến dịch nhận khuyết điểm và sửa sai, phục hồi danh dự và tài sản cho các trường hợp oan sai, cũng như cách chức nhiều cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm về những sai lầm này. Đề cương báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10, tháng 10/1956 đã xác nhận:


“Tư tưởng thành phần chủ nghiã trong cải cách ruộng đất có tư tưởng nông dân, đặt bần cố nông lên trên tất cả, thậm chí đặt bần cố nông lên trên Đảng… Tư tưởng tả khuynh trong cải cách ruộng đất đã chớm nở lúc đầu; nó đã đưa đến chỗ học tập kinh nghiệm nước bạn [Trung Quốc] một cách máy móc và không chiụ điều tra nghiên cứu đầy đủ tình hình xã hội ta để định chủ trương chính sách cụ thể cho thích hợp…


Trong lúc thi hành thì một mực nhấn mạnh chống hữu khuynh trong khi những hiện tượng tả khuynh đã trở nên trầm trọng… từ khu trở xuống thì hệ thống cải cách ruộng đất trở nên một hệ thống ở trên cả Đảng và chính quyền. Tác phong độc đoán chuyên quyền, do đó mà trở nên phổ biến, không đi theo đường lối quần chúng, mà thực tế đã trấn áp quần chúng, nhẹ tuyên truyền giáo dục, buộc quần chúng làm những điều trái với ý muốn, với lương tâm của họ, có khi trái với chân lý và chính nghĩa.”


Thống kê cho biết đến tháng 9/1957, chiến dịch sửa sai đã phục hồi danh dự và trả lại tài sản cho khoảng 70-80% số người bị kết án. Theo báo Nhân Dân, bản thân chiến dịch sửa sai cũng gây thêm chết chóc khi những người được phục hồi trả thù những người đã đấu tố họ, hoặc chưa kịp trả thù thị bị thủ tiêu trước để tránh việc trả thù.


Theo dư luận quốc tế, số lượng người bị giết dao động khá lớn: (1) Tuần báo Time, ngày 1/7/1957, cho biết khoảng 15.000 người đã bị xử tử; (2) Theo Gareth Porter có từ 800 đến 2.500 người; (3) Theo Edwin E. Moise con số này vào khoảng 5.000; và (4) Theo giáo sư sử học James P. Harrison số người bị xử tử khoảng 1.500 cộng với 1.500 người bị cầm tù.


Tục ngữ Việt Nam có một câu vừa khôi hài lại vừa thâm thúy: “Gậy ông đập lưng ông”. Đó là trường hợp bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai ngày 14/9/1958 với nội dung nguyên văn như sau:


“Thưa đồng chí Tổng lý


Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.


Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.


Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng lý lời chào trân trọng”.


Trước đó, vào năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của VNDCCH còn đưa ra nhận định trước Đại biện Lâm thời của Trung Quốc rằng “Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc”. Đây chính là “lá bài tẩy” mà Trung Quốc sử dụng trong cuộc “tranh chấp” về Biển Đông sau này khi họ nói:


“Trong một tuyên bố chính thức vào năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng các đảo ở biển Nam Trung Hoa như là một phần của lãnh thổ chủ quyền của Trung Quốc, và sau đó Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng cũng bày tỏ sự thỏa thuận”


Năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quyền kiểm soát của miền Nam cho nên cũng là một điều dễ hiểu khi những “nhà cai trị” miền Bắc công nhận đó là một phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc theo tinh thần… “quốc tế vô sản” giữa hai đồng minh trong khối Cộng Sản.


Điều trớ trêu là VNDCCH, vào thời điểm 1958, đã không thể ngờ rằng họ thâu tóm miền Nam vào năm 1975. “Gậy ông đập lưng ông” là ở chuyện bất ngờ đó. Sai lầm của công hàm năm 1958 tác hại đến những “nhà cai trị” thế hệ kế tiếp, dù họ đã cố gắng “đi dây”, bám theo “16 chữ vàng và 4 tốt” của Đặng Tiểu Bình để tìm sự an toàn.


Làm chính trị cũng cần phải có sự tiên liệu bên cạnh những yếu tố khác cần có như bản lĩnh, cương quyết, thông minh, dũng cảm theo “vương đạo”… thậm chí kể cả những thủ đoạn giảo quyệt, những lời nói mỵ dân, đạo đức giả theo “bá đạo”...


Xem ra, không phải bất cứ ai cũng có thể nhảy vào “nghề cai trị” như Socrates đã nói ở trên.


(Còn tiếp)







Chú thích:


[1] Socrates hay Sokrates (469-399 TCN) là một triết gia người Hy Lạp cổ đại. Ông sinh ra tại thành phố Athens và đã sống vào một giai đoạn thường được gọi là thời hoàng kim của thành phố này.


Socrates được coi là nhà hiền triết, một công dân mẫu mực của thành Athens, ông là nhà tư tưởng nằm giữa giai đoạn "bóng tối" và "ánh sáng" của nền triết học Hy Lạp cổ đại. Socrates còn được coi là người đặt nền móng cho thuật hùng biện dựa trên hệ thống những câu hỏi đối thoại. Ông có tư tưởng tiến bộ, nổi tiếng về đức hạnh với quan điểm: “Hãy tự biết lấy chính mình” và “Tôi chỉ biết mỗi một điều duy nhất là tôi không biết gì cả”.


Ông bị chính quyền kết tội làm bại hoại tư tưởng của thanh niên do không thừa nhận hệ thống các vị thần cũ được thành Athens thừa nhận và truyền bá các vị thần mới. Vì thế ông bị tuyên phạt “tự tử bằng thuốc độc”, mặc dù ông vẫn có thể thoát khỏi án tử hình này nếu như ông công nhận những cáo trạng và sai lầm của mình, hoặc là rời bỏ Athens. Nhưng với quan điểm "Thà rằng chịu lỗi, hơn là lại gây ra tội lỗi", ông kiên quyết ở lại, đối diện với cái chết 1 cách hiên ngang. Theo ông, sự thật còn quan trọng hơn cả sự sống.


Sinh thời ông không mở trường dạy học, mà thường coi mình là có sứ mệnh của thần linh, nên phải đi dạy bảo mọi người và không làm nghề nào khác. Socrates thường nói chuyện với mọi người tại các nơi công cộng, ông chấp nhận sống một cuộc sống nghèo túng. Học trò xuất sắc của ông là đại hiền triết Platon từng theo học trong 8 năm ròng.


[2] Trần Trọng Kim (1882 – 1953) là một học giả danh tiếng, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn học, tôn giáo Việt Nam với bút hiệu Lệ Thần. Ông cũng là Thủ tướng của Đế quốc Việt Nam (1945) và là Thủ tướng đầu tiên của Việt Nam. Tác giả tác phẩm Việt Nam Sử Lược sinh tại làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, vợ ông là em gái nhà nghiên cứu văn học Bùi Kỷ.


Xuất thân trong một gia đình Nho giáo, ông học chữ Hán từ nhỏ, năm 1897 ông học chữ Pháp tại Trường Pháp-Việt Nam Định. Năm 1900, ông thi đỗ vào Trường thông ngôn và đến 1903 thì tốt nghiệp. Năm 1904, ông làm Thông sự ở Ninh Bình. Năm 1905, ông qua Pháp học trường Thương mại ở Lyon, sau được học bổng vào trường Thuộc địa Pháp. Năm 1909, ông vào học trường Sư phạm Melun và tốt nghiệp ngày 31/7/1911 rồi về nước. Ông lần lượt dạy Trường trung học Bảo hộ (Trường Bưởi), Trường Hậu bổ và Trường nam Sư phạm.


Ông là nhà sư phạm mẫu mực, có uy tín trong xã hội, giữ nhiều chức vụ trong ngành giáo dục thời Pháp thuộc như: Thanh tra Tiểu học (1921), Trưởng ban Soạn thảo Sách Giáo khoa Tiểu học (1924), dạy Trường Sư phạm thực hành 1931, Giám đốc các trường nam tiểu học tại Hà Nội (1939). Từ thập niên 1910 đến thập niên 1940, ông cũng viết nhiều sách về sư phạm và lịch sử.


Sau khi Việt Minh giành được chính quyền và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, Trần Trọng Kim lưu vong ra nước ngoài. Sau nhiều năm tháng ở Quảng Châu và Hồng Kông, ngày 6/2/1947, ông trở về Sài Gòn và sống tại nhà luật sư Trịnh Đình Thảo.


Người Pháp thu xếp cho ông trở về Sài Gòn để vận động thành lập chính phủ mới. Về đến Sài Gòn, ông nhận ra rằng những lời hứa hẹn của người Pháp là giả dối nên ông quyết định không tham chính. Năm 1948, ông qua Phnom Penh và sống với người con gái. Sau đó, ông lại trở về Việt Nam sống thầm lặng và mất tại Đà Lạt vào ngày 2/12/1953, thọ 71 tuổi.


Trần Trọng Kim được đánh giá là một học giả uyên thâm cả tân học và cựu học, là người tận tụy cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, ông là người có tư tưởng bảo thủ và dân tộc - bảo hoàng. Phan Anh, Bộ trưởng Thanh niên trong Nội các của ông, nhận xét “Trần Trọng Kim là một người yêu nước nhưng không phải là một nhà chính trị”.


[4] Chủ nghĩa Toàn trị là một thuật ngữ được sử dụng bởi những nhà khoa học chính trị, đặc biệt là những người trong lĩnh vực chính trị so sánh, để mô tả một chính thể trong đó nhà nước áp đặt Chế độ chuyên chế (totalitarianism), hầu như qui định tất cả mọi hành vi cá nhân và công cộng trên mọi khía cạnh.


Những học giả có ảnh hưởng nhất về chủ nghĩa toàn trị, như Karl Popper, Hannah Arendt, Carl Friedrich, Zbigniew Brzezinski, và Juan Linz đều mô tả mỗi người một cách hơi khác nhau. Điểm chung của tất cả các định nghĩa là sự cố gắng động viên toàn thể dân chúng trong việc hỗ trợ hệ tư tưởng của nhà nước và sự không khoan nhượng đối với những hoạt động không hướng về mục tiêu của nhà nước, trấn áp kèm theo, hoặc là sự điều khiển của nhà nước đối với công đoàn lao động, nhà thờ hoặc là các đảng phái chính trị.


Các chế độ toàn trị duy trì quyền lực chính trị bằng các công cụ như cảnh sát mật, các biện pháp tuyên truyền được gieo rắc qua các phương tiện truyền thông, các quy định và các hạn chế về tự do ngôn luận, việc sử dụng sự giám sát bằng truyền thông và việc sử dụng phổ biến các chiến thuật khủng bố. Các quốc gia cộng sản, các chế độ độc tài quân sự, quân chủ đều là các thể chế chuyên chế theo cách định nghĩa này.


[5] Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một nhà cách mạng, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình; là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.


Từ khoảng nửa cuối thập niên 1960, Hồ Chí Minh giảm dần các hoạt động chính trị (nhất là trong 3 năm cuối đời khi ông liên tục ốm nặng, phải đi sang Trung Quốc chữa bệnh nhiều lần).


Ông dần lui về nắm giữ vai trò biểu tượng của cách mạng, dành nhiều thời gian để đi thăm hỏi, động viên cán bộ và đồng bào và viết báo. Quyền lực dần dần tập trung về tay bí thư thứ nhất Lê Duẩn và một số nhân vật gần gũi trong Đảng Lao động Việt Nam, những người chủ trương tích cực thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước bằng cách đẩy mạnh cuộc chiến tranh ở miền Nam. Tuy nhiên với vai trò và uy tín to lớn, các quyết sách lớn (như tổng tiến công Tết Mậu Thân hay việc đàm phán ở Paris) vẫn cần sự tham gia chỉ đạo và phê duyệt của Hồ Chí Minh.


Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ, và được in ở hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và chùa Việt Nam. Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông đã được tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20.



Nguyễn Ngọc Chinh
chinhhoiuc.blogsot

Reply With Quote
  #4  
Chưa đọc hôm nay, 08:28 AM
Tướng 3 sao
Ngày Gia Nhập: Mar 2013
Số Bài: 674
Thanks: 14
Được cảm ơn 111 lần trong 106 bài
Wink Nhân Vật - Nguyễn Ngọc Chinh

Bàn Về ... "Nghề Cai Trị" (2)



“Không ai dám hành nghề mà mình chưa học qua, thế mà ai cũng nghĩ mình có đủ khả năng cho một nghề khó nhất trong các nghề: đó là “Nghề Cai Trị” (Socrates)


Tại miền Nam, sân khấu chính trị sôi đọng hơn miền Bắc với nhiều “nhà cai trị” xuất thân từ nhiều thành phần xã hội. Từ vua chúa đến học giả, từ chính khách đến tướng lĩnh lần lượt thay nhau nắm quyền điều hành đất nước. Nhìn chung, cái được gọi là chính phủ bao gồm 3 giai đoạn: (1) Quốc gia Việt Nam từ 1949 đến 1955; (2) Đệ nhất Cộng hòa từ 1955 đến 1963; và (3) Đệ nhị Cộng hòa từ 1963 đến 1975.


Quốc gia Việt Nam (QGVN) được đặt dưới quyền điều hành của Quốc trưởng Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, khởi đầu từ vua Gia Long. Tổng cộng có 13 vương triều và Bảo Đại là vị vua cuối cùng của thời đại phong kiến trước khi Việt Nam bước sang các thể chế chính trị khác nhau dẫn đến xung đột kéo dài trong hơn 30 năm của lịch sử cận đại.


Bảo Đại [1] được đưa sang Pháp từ nhỏ, ông về nước tháng 9/1932, vào đúng dịp kỷ niệm ngày sinh thứ 20. Chân dung Bảo Đại hiện lên dưới ngòi bút của sử gia người Pháp, Daniel Grandclément, trong tác phẩm “Bao Daï ou les derniers Jours de l'empire d'Annam” [2] với những nét như hào hoa, lịch lãm và “sành điệu”. Ông thích đi săn, phóng xe nhanh, lái máy bay giỏi, khiêu vũ điệu nghệ, đánh golf, chơi quần vợt thuộc loại “chuyên nghiệp” nhưng có điều ông chỉ... “không biết làm vua”.


Từ đầu tới cuối cuốn sách đã dẫn, người đọc phải sốt ruột, ngạc nhiên và cay đắng khi thấy ông vua nước Nam cứ loanh quanh, thậm chí còn mưu mẹo, chỉ để thỏa mãn những thú vui cá nhân, những nhu cầu vật chất như máy bay, xe hơi cho đến khẩu súng săn, cuốn album bìa da… Về phần mình, Bảo Đại thú nhận trong hồi ký:


“Người Pháp lúc nào cũng muốn tôi ngồi yên một chỗ, không cho thân mật với dân nên trong hai mươi năm trời làm vua tôi ra Bắc một lần, vào Nam kỳ một lần, cũng là đi lướt qua, không thấy rõ ràng một điều gì. Xung quanh tôi, họ đặt toàn những người mật thám. Tôi rất buồn biết mình không thể làm chi có ích cho đất nước”.


Tháng 9/1932 Bảo Đại chính thức làm vua, ông đã cải cách công việc trong triều như sắp xếp lại việc nội chính, hành chính... Bảo Đại đã cho bỏ một số tập tục mà các tiên vương đã bày ra như thần dân không phải quỳ lạy mà có thể ngước nhìn “long nhan” nhà vua. Mỗi khi vào chầu, các quan Tây cũng như Ta không phải chắp tay xá lạy mà chỉ bắt tay vua...


Bảo Đại đã ban hành một đạo dụ cải tổ nội các, quyết định tự mình chấp chính và sắc phong thêm 5 thượng thư mới xuất thân từ giới học giả và hành chính là Phạm Quỳnh, Thái Văn Toản, Hồ Đắc Khải, Ngô Đình Diệm và Bùi Đằng Đoàn nhằm thay thế các “nhà cai trị” già yếu hoặc kém năng lực như Nguyễn Hữu Bài, Tôn Thất Đàn, Phạm Liệu, Võ Liêm, Vương Tứ Đại.


Ông thành lập Viện Dân biểu để trình bày nguyện vọng lên nhà vua và quan chức bảo hộ Pháp. Đồng thời cho phép Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ được thay mặt Nam triều trong việc hợp tác với chính quyền bảo hộ.


Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam, ngày 11/3/1945, Bảo Đại ra đạo dụ “Tuyên cáo Việt Nam độc lập”, tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ.


Trong tuyên bố của Bảo Đại, bãi bỏ các hiệp ước bảo hộ với Pháp trước đây để “độc lập theo tuyên ngôn Đại Đông Á”, và ông cũng như Chính phủ Việt Nam “đặt hết lòng tin vào sự trung thực của Nhật Bản”.


Ngày 24/4/1948, Thiếu tướng Nguyễn Văn Xuân và ông Trần Văn Hữu bay tới Hồng Kông để gặp Bảo Đại xin thành lập Chính phủ Lâm thời. Bảo Đại gửi thông điệp cho tướng Xuân, tán thành sự thành lập Chính phủ do Tướng Xuân điều khiển “để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận Quốc tế”.


Ngày 5/6/1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, để đàm phán về nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Tháng 1/1949, Bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam.


Ngày 8/3/1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Hoàng đế Bảo Đại ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Ông cũng yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này.


Ngày 24/4/1949, Bảo Đại về nước. Hai tháng sau, Bảo Đại tuyên bố tạm cầm quyền cho đến khi tổ chức được tổng tuyển cử và tạm giữ danh hiệu Hoàng đế để có một địa vị quốc tế hợp pháp. Ngày 20/6/1949, thủ tướng Nguyễn Văn Xuân đệ đơn từ chức, Chính phủ Lâm thời Nam phần tuyên bố giải tán.


Ngày 21/6, thỏa ước Elyseé được công bố. Cuối tháng 6/1949, Việt Nam chính thức thống nhất dưới sự quản lý của QGVN. Ngày 1/7/1949, Chính phủ Lâm thời QGVN được thành lập, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, Trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng.


QGVN là một chính thể nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Liên hiệp Pháp. Về mặt hình thức, đây là một quốc gia quân chủ lập hiến, đứng đầu là Quốc trưởng Bảo Đại nhưng người Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát tài chính, thương mại và chính sách đối ngoại-quân sự.


Tính ra có đến 6 “nhà cai trị” trong chức vụ Thủ tướng dưới thời QGVN là các ông Nguyễn Văn Xuân (1948-1949), Nguyễn Phan Long (1950), Trần Văn Hữu (1950-1952), Nguyễn Văn Tâm (1952-1953), Nguyễn Phúc Bửu Lộc (1954) và Ngô Đình Diệm (1955). Sự thay đổi quá nhiều Thủ tướng khiến các chính phủ không có sự thống nhất về đường lối quản lý và thiếu tính bền vững trong các chính sách quốc gia.


Tháng 9/1954, Tướng Nguyễn Văn Hinh không chịu dưới quyền chỉ huy của Thủ tướng Ngô Đình Diệm nên đánh điện sang Pháp nhờ Bảo Đại can thiệp. Bảo Đại cho mời Thủ tướng sang Cannes (Pháp) gặp ông để bàn lại việc sắp xếp nhân sự nhưng ông Diệm không đi. Bảo Đại quyết định điện về Sài Gòn cách chức Thủ tướng của Ngô Đình Diệm.


Đến tháng 6/1954, trước khi ký kết Hiệp định Genève chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương, Pháp đã ký một hiệp ước "trao trả độc lập hoàn toàn" cho Quốc gia Việt Nam, thủ đô đặt tại Sài Gòn trong khi Quốc trưởng Bảo Đại sống và làm việc tại biệt điện ở Đà Lạt.


Thủ tướng Trần Văn Hữu đã ca tụng: “Nền độc lập của chúng tôi hiện nay thật tuyệt vời” nhưng các quan chức Pháp lại phàn nàn về Bảo Đại: “Ông ấy tập trung quá mức vào việc lấy lại từ chúng tôi những gì có thể thay vì tìm kiếm sự ủng hộ từ nhân dân... Lịch sử sẽ phán xét ông ấy vì quá chú tâm vào chuyện này”.


Tháng 3/1954, Thủ tướng kế vị, Nguyễn Phúc Bửu Lộc, mở cuộc điều đình với Pháp về chủ quyền của Việt Nam, đòi hỏi Pháp phải ký hai Hiệp ước riêng: (1) Hiệp ước công nhận sự độc lập trọn vẹn của QGVN tách khỏi Liên Hiệp Pháp; và (2) Hiệp ước minh định quan hệ giữa Việt Nam và Pháp.


Trong khi đó, chiến trường ở Đông Dương ngày càng căng thẳng và việc Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ khiến tình hình thêm thúc bách. Cuối tháng 4/1954 Hội nghị Genève họp kéo dài cho đến ngày 21/7/1954 mới đi đến ký kết Hiệp định. Đây là hội nghị có 9 phái đoàn tham dự gồm Anh, Hoa Kỳ, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Pháp, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Lào và Campuchia để tái thiết hòa bình trên toàn cõi Đông Dương.


Theo Hiệp định Genève, lãnh thổ nước Việt Nam bị tạm chia làm hai vùng kiểm soát, lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự. Hiệp định cũng đặt ra thời gian 300 ngày để chính quyền và quân đội VNDCCH cùng Liên hiệp Pháp hoàn thành việc rút quân. Dân chúng được tự do đi lại giữa hai miền và đó cũng là lý do hơn 1 triệu người miền Bắc đã di cư vào Nam trong năm 1954.


Theo bản tuyên bố cuối cùng của Hiệp định, sau 2 năm sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất. Những “nhà cai trị” QGVN đã minh định một lập trường kiên quyết trước những biến cố của Hiệp định Genève. Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện QGVN, tuyên bố sẽ không ký vào Hiệp định với lý do “gây chia cắt đất nước Việt Nam”“đẩy QGVN vào thế nguy hiểm”. Đại diện phái đoàn QGVN ra một tuyên bố riêng:


“Việc ký hiệp định giữa Pháp và Việt Minh có những điều khoản gây nguy hại nặng nề cho tương lai chính trị của Quốc gia Việt Nam. Hiệp định đã nhường cho Việt Minh những vùng mà quân đội quốc gia còn đóng quân và tước mất của Việt Nam quyền tổ chức phòng thủ. Bộ Tư lệnh Pháp đã tự ấn định ngày tổ chức tuyển cử mà không có sự thỏa thuận với phái đoàn Quốc gia Việt Nam...


Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”


Thủ tướng QGVN, khi đó là ông Ngô Đình Diệm [2], cũng tuyên bố “… Chúng tôi không từ chối nguyên tắc tuyển cử tự do để thống nhất đất nước một cách hoà bình và dân chủ” nhưng ông cũng tỏ vẻ “nghi ngờ về việc có thể bảo đảm những điều kiện của cuộc bầu cử tự do ở miền Bắc”. Ông còn khẳng định mục tiêu của QGVN là “thống nhất đất nước trong tự do chứ không phải trong nô lệ”.


Cuộc tổng tuyển cử dự trù vào tháng 7/1956 đã không thể diễn ra như theo Tuyên bố cuối cùng của hiệp định Genève và các “nhà cai trị” QGVN đã “khôn khéo” thoát ra khỏi sự ràng buộc bởi Hiệp định này vì họ không ký.


Ngày 13/12/1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội QGVN đến tháng 1/1955. Tổng thống Hoa kỳ, Dwight Eisenhower, gửi công hàm cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm thông báo chính phủ QGVN sẽ nhận viện trợ trực tiếp từ chính phủ Hoa Kỳ chứ không qua nhà đương cục Pháp. Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp để quân đội QGVN có đủ sức chống lại VNDCCH tại miền Bắc.


Ông Ngô Đình Diệm vốn xuất thân từ giới quan trường thời nhà Nguyễn, thường được mô tả là một nhà chính trị, một “chí sĩ”, một tín đồ Công giáo ngoan đạo… Ông có một cuộc sống thanh liêm, không vợ con cho đến ngày lìa đời.


Theo Wikipedia, ông và một số người trong gia đình đã từng bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa khi Mặt trận Việt Minh lên nắm chính quyền. Khi bị giải ra Hà Nội, ông Hồ Chí Minh có gặp gỡ Ngô Đình Diệm để mời tham gia chính phủ với chức vụ Thủ tướng:


“Ngô Đình Diệm trả lời rằng ông chỉ đồng ý lời mời của Chủ tịch Hồ Chí Minh với điều kiện ông được Việt Minh thông báo về tất cả mọi hành động và biết riêng mọi quyết định của họ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chối yêu cầu này do đó Ngô Đình Diệm không chấp nhận hợp tác với Hồ Chí Minh. Sau cuộc gặp với Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm bị giam giữ tại tỉnh miền núi Tuyên Quang nhưng được trả tự do theo lệnh ân xá vào năm 1946”.


Có thể nói, ông Ngô Đình Diệm là “nhà cai trị” sáng giá nhất của miền Nam, đủ “tài”, “đức” và “sức” để đương đầu với ông Hồ Chí Minh ở miền Bắc. Trong khi Hồ Chí Minh suốt một đời tranh đấu cho “lý tưởng Cộng sản” thì Ngô Đình Diệm lại là người “chống Cộng triệt để”. Một khi làm chính trị tức là đã sẵn sàng để dư luận phê phán về những đúng-sai trong thời gian cầm quyền, ông Ngô Đình Diệm cũng không phải là ngoại lệ.


Khi còn là Thủ tướng, ông Ngô Đình Diệm đã có lúc trực tiếp đối đầu với Quốc trưởng Bảo Đại như vào tháng 3/1955 đã bãi bỏ danh xưng “Hoàng triều Cương thổ”, vùng đất từ trước vốn là đất của nhà vua, để sát nhập và Cao nguyên Trung phần. Một quyết định làm bẽ mặt cả Quốc trưởng lẫn người Pháp. Khi mâu thuẫn giữa Quốc trưởng và Thủ tướng gia tăng, Bảo Đại gây sức ép buộc Ngô Đình Diệm phải từ chức nhưng sự ủng hộ của người Mỹ giúp ông đứng vững trong vai trò Thủ tướng.


Tình hình miền Nam khi đó rất rối ren với 3 lực lượng quân sự có sự hậu thuẫn của Pháp để chống đối quân đội QGVN. Những lực lượng này không chịu nhượng quyền cho chính phủ trung ương của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Đó là giai đoạn khiến người ta liên tưởng đến “Loạn 12 sứ quân” [3] kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt.


Tuy nhiên, “Loạn 12 sứ quân” tại miền Nam có quy mô nhỏ hơn và thời gian diễn ra cũng ngắn hơn. Lực lượng “nổi loạn” chỉ gồm 3 thành phần, bao gồm Bình Xuyên (kiểm soát ngành cảnh sát, công an do Lê Văn Viễn, có bí danh Bẩy Viễn, chỉ huy); hai giáo phái là Cao Đài của Phạm Công Tắc và Hòa Hảo của Lê Quang Vinh (bí danh Ba Cụt).


Quyết định dẹp bỏ các cơ sở “làm ăn” của nhóm Bình Xuyên [4] cũng là một động thái được các nhà sử học và xã hội học sau này tán đồng. Bình Xuyên thân Pháp và thân Quốc trưởng, họ kiểm soát hoạt động của các sòng bạc Kim Chung ở chợ Cầu Muối, Đại Thế Giới (Grand Monde) trong Chợ Lớn và khu Bình Khang chuyên việc kinh doanh mại dâm đều bị ông Diệm “xóa sổ”.


Mối lợi “bất chính” của Bình Xuyên đã bị mất đi nguồn tài chính để nuôi lực lượng này và cả khoản tiền “đóng hụi chết” cho Quốc trưởng cũng bị ảnh hưởng. Nhóm Bình Xuyên cùng với các giáo phái Cao Đài và Hòa Hảo thành lập Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia với sự ủng hộ ngầm của Pháp nhằm lật đổ Ngô Đình Diệm. Hai nhóm tôn giáo Cao Đài và Hòa Hảo tham gia Mặt trận vì đã bị Thủ tướng ra lệnh ngừng giải ngân số tiền tài trợ của Pháp.


Ba nhóm này có khoảng 20.000 quân kiểm soát một vùng rộng lớn: quân Cao Đài đóng ở miền Đông Nam Bộ, quân Hòa Hảo ở miền Tây còn Bình Xuyên chiếm cứ Sài Gòn-Chợ Lớn. Ngày 21/3/1955, Mặt trận gửi tối hậu thư cho Thủ tướng đòi quyền tham chính.


Ngày 26/4/1955, Ngô Đình Diệm ra lệnh cách chức Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc gia của Lại Văn Sang và cử Đại tá Nguyễn Ngọc Lễ thay thế nhưng Sang không chấp hành và đòi phải có lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại. Bình Xuyên pháo kích vào Dinh Độc Lập, đánh thành Cộng Hòa, Quân đội Quốc gia phản công, phá được căn cứ chính của Bình Xuyên ở khu vực cầu Chữ Y khiến lực lượng Bình Xuyên phải triệt thoái khỏi Sài Gòn, Chợ Lớn và rút về Rừng Sác.


Ngày 5/6/1955, chỉ huy lực lượng Hòa Hảo là tướng Nguyễn Giác Ngộ ra đầu hàng nhưng Lê Quang Vinh (tục danh Ba Cụt) cầm cự đến 1956 mới bị bắt ở Chắc Cà Đao và bị xử tử, Trần Văn Soái (Năm Lửa) phải bỏ chạy sang Campuchia. Từ đó lực lượng võ trang Hòa Hảo mới tan hẳn.


Thủ tướng cho triệu tập một số đoàn thể chính trị và nhân sĩ vào Dinh Độc Lập để đối phó với tình trạng ngày thêm xáo trộn và Ủy ban Cách mạng Quốc gia đưa ra ba kiến nghị: (1) Truất phế Bảo Đại; (2) Giải tán chánh phủ hiện hữu; và (3) Ủy nhiệm Ngô Đình Diệm thanh trừng quân phiến loạn Bình Xuyên, buộc Pháp rời khỏi Miền Nam, và mở cuộc bầu cử quốc dân đại hội.


Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra lệnh cho Đại tá Dương Văn Minh mở Chiến dịch Hoàng Diệu truy nã Bình Xuyên ở Rừng Sác. Quân Bình Xuyên bị hoàn toàn tiêu diệt, thủ lĩnh Lê Văn Viễn lưu vong sang Campuchia rồi sang Pháp, chấm dứt hoạt động bạo loạn của Bình Xuyên.


Thời gian trị vì của vua Bảo Đại được coi như chấm dứt vào năm 1955 với việc “truất phế” Quốc trưởng của Thủ tướng Ngô Đình Diệm thông qua cuộc trưng cầu dân ý. Về lý thuyết, cuộc trưng cầu dân ý nhằm xác định lãnh đạo tương lai của QGVN. Trên thực tế, cuộc bỏ phiếu đã diễn ra với kết quả Thủ tướng Ngô Đình Diệm đắc cử, đạt hơn 98,2% phiếu bầu.


Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát quốc tế, đã có “sự góp sức của việc gian lận bầu cử” thông qua sự ủng hộ của người Mỹ. Dù sao đi nữa, đây cũng là một bước ngoặt của lịch sử với sự hình thành thể chế Việt Nam Cộng hòa cho đến tháng 4/1975.

(Còn tiếp)




Chú thích:


[1] Bảo Đại (1913–1997) là vị Hoàng đế thứ 13 và cũng là cuối cùng của triều Nguyễn. Đúng ra "Bảo Đại" chỉ là niên hiệu nhà vua nhưng tục lệ vua nhà Nguyễn chỉ giữ một niên hiệu nên nay thường dùng như là tên nhà vua. Ông đồng thời cũng là Quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (tháng 3/1945) và Quốc gia Việt Nam (tháng 7/1949).


Vua Bảo Đại, tên húy là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy, còn có tên là Nguyễn Phúc Thiển, tục danh "mệ Vững", sinh ngày 22/10/1913 tại Huế, là con của vua Khải Định và Từ Cung Hoàng thái hậu.


Ngày 28/4/1922, Vĩnh Thuỵ được xác lập Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15/6/1922, Vĩnh Thuỵ cùng vua cha Khải Định sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp. Tháng 6/1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris.


Tháng 2/1924, Vĩnh Thụy về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua Khải Định, đến tháng 11/1924 trở lại nước Pháp để tiếp tục học. Vua Khải Định mất ngày 6/11/1925, Vĩnh Thụy về nước thọ tang vua cha và ngày 8/1/1926, Vĩnh Thụy được tôn lên kế vị làm vua lấy niên hiệu Bảo Đại. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại trở lại Pháp để tiếp tục học tập.


Từ niên khóa 1930, Bảo Đại theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po). Sau 10 năm đào tạo ở "mẫu quốc", ngày 16/8/1932, Bảo Đại cùng triều quan, xuống tàu D’Artagnan về nước.


Ngày 20/3/1934, Bảo Đại làm đám cưới với Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan và tấn phong bà làm Nam Phương Hoàng hậu. Đây là một việc làm phá lệ bởi vì kể từ khi vua Gia Long khai sáng triều Nguyễn cho đến vua Khải Định, các vợ vua chỉ được phong tước Hoàng phi, sau khi mất mới được truy phong Hoàng hậu.


Ông là nhà vua đầu tiên thực hiện bỏ chế độ cung tần, thứ phi. Cuộc hôn nhân này cũng gặp phải rất nhiều phản đối vì Nguyễn Hữu Thị Lan là người Công giáo và mang quốc tịch Pháp.


Năm 1963, Nam Phương Hoàng hậu qua đời ở Chabrignac. Bảo Đại sống với Monique Baudot, một phụ nữ Pháp kém Bảo Đại hơn 30 tuổi (Monique Baudot sinh năm 1946), đến năm 1982 thì kết hôn. Bảo Đại nhập đạo Công giáo lấy tên thánh là Jean-Robert. Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp khi mới 40 tuổi cho đến khi qua đời vào ngày 31/7/1997 tại Paris.


Vua Bảo Đại có 13 người con:


1. Với Nam Phương Hoàng hậu
·Thái tử Nguyễn Phúc Bảo Long (1936-2007)
·Công chúa Nguyễn Phúc Phương Mai, sinh năm 1937
·Công chúa Nguyễn Phúc Phương Liên, sinh 1938
·Công chúa Nguyễn Phúc Phương Dung, sinh 1942
·Hoàng tử Nguyễn Phúc Bảo Thắng, sinh năm 1943


2. Với bà Bùi Mộng Điệp
·Nguyễn Phúc Phương Thảo, sinh năm 1946
·Nguyễn Phúc Bảo Hoàng (1954-1955), chết khi một tuổi.
·Nguyễn Phúc Bảo Sơn, sinh năm (1957-1987), chết khi 30 tuổi tại Nhật.


3. Với bà Jenny Woong
·Nguyễn Phúc Phương Anh, sinh năm 1955, hiện nay đang sống ở Hawaii, Hoa Kỳ.


4. Với bà Phi Ánh
·Nguyễn Phúc Phương Minh (1950-2012) bà lấy chồng và lập nghiệp ở Pháp, rồi ly dị. Tháng 4/1975 về Sài Gòn thăm thân mẫu và bị kẹt lại đây, sau đó được bảo lãnh sang Hoa Kỳ lập nghiệp và qua đời tại Hoa Kỳ.
·Nguyễn Phúc Bảo Ân, sinh năm 1951 đang sống tại Westminster, là người con nối dõi nhà Nguyễn.


5. Với bà Vicky
·Nguyễn Phúc Phương Từ, sinh 1955, hiện đang sống ở Pháp.


[2] “Bao Daï ou les derniers Jours de l'empire d'Annam” (*) gồm Lời đề tựa của Lucien Bodard và 34 Chương của tác giả Daniel Grandclément do nhà xuất bản JC Lattès (1997).


Tham khảo bản dịch tiếng Việt “Bảo Đại hay những ngày cuối cùng của vương quốc An Nam” trên VNthuquan Thư viện Online.


[3] Ngô Đình Diệm (1901-1963) là một chính trị gia, xuất thân từ tầng lớp quan lại nhà Nguyễn, Thủ tướng cuối cùng của Quốc gia Việt Nam và là Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa.


Ngô Đình Diệm sinh trưởng tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình trong một gia đình quan lại có truyền thống theo đạo Công giáo lâu đời ở Việt Nam. Vào thế kỷ 17, các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã cải đạo cho dòng họ ông, nên tên thánh của ông là Gioan Baotixita (João Batista).


Cha ông là Ngô Đình Khả và mẹ ông là Phạm Thị Thân, quê quán ở làng Đại Phong xã Phong Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, từng làm Thượng thư triều đình nhà Nguyễn kiêm Phụ đạo Đại thần và cũng là cố vấn của vua Thành Thái.


Ngô Đình Diệm là người con thứ ba trong gia đình với hai người anh đầu là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Thục. Ngô Đình Khôi làm Tổng đốc Quảng Nam, còn Ngô Đình Thục một thời làm tổng Giám mục. Ông còn năm người em là Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Thị Giáo và Ngô Đình Thị Hiệp - mẹ của Hồng y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.


Lúc thiếu thời, cha Ngô Đình Diệm tức Ngô Đình Khả theo Nho học, sau đó ông vào chủng viện học chương trình Pháp, rồi được gửi sang trường nhà dòng ở Penang, Malaysia để làm tu sinh nhưng sau đó ông bỏ học và làm quan trong triều Nhà Nguyễn. Năm 1905, ông được thăng chức Tổng quan Cấm Thánh.


Năm 1907, thấy chính quyền bảo hộ Pháp phế bỏ và đày vua Thành Thái sang Phi Châu, ông Ngô Đình Khả xin từ quan về quê làm ruộng để tỏ sự bất mãn. Có thuyết khác cho rằng, vì ông Khả không chịu ký vào đơn yêu cầu Thành Thái thoái vị, nên bị chính quyền bảo hộ Pháp cách chức. Dù đã từ quan nhưng ông Ngô Đình Khả vẫn đủ sức để chu cấp cho các con ông ăn học.


Ngô Đình Diệm ngoài giúp cha làm ruộng còn được đi học trường Công giáo Pháp và mai này ông vào học trong trường tư do chính cha ông thành lập. Từ năm 15 tuổi ông cùng người anh Ngô Đình Thục vào học ở trường dòng. Vài tháng sau, cảm thấy cuộc sống ở trường dòng quá khắt khe, ông đã từ bỏ và xin học vào trường Quốc Học Huế (Pellerin Huế). Từ lúc còn nhỏ, ông được quan đại thần Nguyễn Hữu Bài - bấy giờ là phụ chính trong triều dạy dỗ và coi như con đẻ do có mối quan hệ gần gũi, người anh của Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khôi lấy được con gái của Nguyễn Hữu Bài.


Ngô Đình Diệm học rất giỏi, khi còn học trường trung học (lycée) của Pháp tại Huế, thành tích thi cử của ông xuất sắc đến mức ông nhận được học bổng du học tại Paris, nhưng ông đã từ chối và quyết định ra Hà Nội học trường Hậu bổ (trường hành chính) và tốt nghiệp 2 năm sau đó, năm 1921.


Tướng Cao Văn Viên, một trong những vị tướng thân cận với ông Ngô Đình Diệm, đã nhận xét trong một cuộc phỏng vấn: “… Ông Ngô Đình Diệm chỉ là một symbol, một biểu tượng mà thôi, ông không thể làm gì nếu không có cố vấn Nhu bên cạnh. Tất cả các bài diễn văn của Tổng thống Diệm đều do ông Nhu soạn thảo. Khổ nỗi, Hoa kỳ muốn tách ông Nhu khỏi ông Diệm. Ông Nhu là một trở ngại. Trở ngại lớn hơn Tổng thống Diệm. Vì ông Nhu có nhiều mưu lược. Ông Nhu chống Mỹ hơn chống Pháp. Tổng thống Diệm thì trái lại…”


[3] “Loạn 12 sứ quân” là một giai đoạn loạn lạc của lịch sử Việt Nam, xen giữa nhà Ngô và nhà Đinh. Giai đoạn này phát triển mạnh từ khi Dương Tam Kha cướp ngôi nhà Ngô, các nơi không chịu thuần phục, các thủ lĩnh nổi lên cát cứ một vùng và đem quân đánh chiếm lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hơn 20 năm (944-968) và kết thúc khi Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt - nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử.


[4] Về Bình Xuyên, tham khảo bài viết: “Huyền thoại giang hồ Sài Gòn”, tại:



HTML Code:
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/08/huyen-thoai-giang-ho-sai-gon.html
Nguyễn Ngọc Chinh
chinhhoiuc.blogsot

Reply With Quote
  #5  
Chưa đọc hôm nay, 08:42 AM
Tướng 3 sao
Ngày Gia Nhập: Mar 2013
Số Bài: 674
Thanks: 14
Được cảm ơn 111 lần trong 106 bài
Wink Nhân Vật - Nguyễn Ngọc Chinh

Bàn Về ... "Nghề Cai Trị" (3)



“Không ai dám hành nghề mà mình chưa học qua, thế mà ai cũng nghĩ mình có đủ khả năng cho một nghề khó nhất trong các nghề: đó là “Nghề Cai Trị” (Socrates)


Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963): sự yếu kém của một Quốc trưởng chỉ nghĩ đến những thú vui vật chất cá nhân hơn là chăm lo hạnh phúc nhân dân đã khiến Bảo Đại phạm phải nhiều sai lầm trong việc trị quốc và tạo cơ hội cho nền Đệ nhất Cộng Hòa nổi lên thay thế Quốc gia Việt Nam (QGVN).


Một trong những hệ quả của những sai lầm là việc Vua Bảo Đại chọn ông Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng của QGVN năm 1954 và vị Thủ tướng này đã có đủ điều kiện và thế lực để tổ chức một cuộc “trưng cầu dân ý” với kết quả là Bảo Đại bị “truất phế” và Ngô Đình Diệm được “suy tôn”.


Đó cũng là bước “đột phá chính trị” khiến người Pháp bị loại khỏi Đông Dương và người Mỹ chính thức có mặt tại Việt Nam với “lá bài” Ngô Đình Diệm về cả chính trị lẫn quân sự.


Đệ nhất Cộng hòa là chính phủ được thành lập sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/10/1955 với tổng số gần 6 triệu lá phiếu, trong đó có 5.721.735 phiếu “đồng ý truất phế Bảo Đại”, chỉ có 63.017 phiếu “chống việc truất phế” và 44.105 phiếu “bất hợp lệ”.


Thủ tướng Ngô Đình Diệm đạt số phiếu tuyệt đối nhưng theo một số nhà quan sát, cuộc bỏ phiếu đã có những “sắp xếp gian lận” trong tình hình Việt Nam lần đầu tiên được tiếp xúc với hình thức bầu cử dân chủ. Đây cũng có thể coi như một trong những “thủ thuật chính trị” mà các “nhà cai trị” áp dụng để đạt được mục đích họ đề ra.


Khi cử tri đi đến nơi bỏ phiếu, họ thấy rằng nơi đây nhân viên phòng phiếu chỉ toàn là những người ủng hộ ông Ngô Đình Diệm để điều hành và kiểm soát cuộc bầu cử. Một cử tri sau khi bỏ phiếu đã nói: “Người phụ trách nói cho chúng tôi hiểu rằng ở đây chỉ có hai sự lựa chọn, hoặc là phiếu đỏ [suy tôn Ngô Đình Diệm] sẽ được bỏ vào hòm phiếu hoặc phiếu xanh [không truất phế Bảo Đại] sẽ bị loại đi”.



Thủ tướng Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau đó, Quốc trưởng Ngô Đình Diệm tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến, ban hành Hiến pháp, đổi tên QGVN thành Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và từ chức vụ Thủ tướng, ông Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống đầu tiên của Việt Nam. Tính đến năm 1960 đã có 55 quốc gia công nhận chính phủ VNCH.


Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền với một sách lược gồm 3 “mũi tên” nhắm vào 3 kẻ thù: “Bài Phong, Đả Thực, Diệt Cộng”:


(1) Bài trừ những phong tục, tư tưởng phong kiến; chống lối sống sa đọa, ăn chơi của giai cấp thống trị sống trên xương máu đồng bào;


(2) Đánh đuổi ách thực dân đô hộ kéo dài từ năm 1883 đến 1955 để dành độc lập và chủ quyền quốc gia; và


(3) Tiêu diệt Cộng sản với các chính sách khắc nghiệt tại miền Bắc như đấu tố trong Cải cách ruộng đất, thanh trừng qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm.


Ông “Cố vấn Chính trị” Ngô Đình Nhu [1], bào đệ của Tổng thống Ngô Đình Diệm, được coi là “cánh tay phải” hay “kiến trúc sư” của các “quốc sách” thời Đệ nhất Cộng hòa. Năm 1954, khi Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, ông Nhu thành lập Đảng Cần lao Nhân vị, dựa vào một chủ thuyết do ông khởi xướng là học thuyết Cần lao - Nhân vị để hỗ trợ chính quyền của người anh.


Dưới sự giúp đỡ của người Mỹ, Đảng Cần lao Nhân vị phát triển nhanh chóng, thâm nhập vào hàng ngũ quân đội, công chức, trí thức và cả giới kinh doanh. Cần lao Nhân vị đã trở thành chính đảng lớn nhất thời bấy giờ. Thêm vào đó, ông Ngô Đình Nhu cũng cho thành lập một tổ chức với tên gọi "Thanh niên Cộng hòa", theo mô hình “đảng sơ-mi nâu” của nhà cai trị người Đức, Adolf Hitler.


Ông Ngô Đình Nhu cũng là Chủ tịch Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp chiến lược, một hình thức mới được áp dụng để chống Cộng sản [2]. Ấp Chiến lược được coi là một "quốc sách" của chính quyền, được sử dụng từ năm 1961 để đối phó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mà chính quyền VNDCCH gọi là lực lượng nổi dậy. Những năm sau, tên của chương trình này đổi thành Ấp Đời mới năm 1964, rồi Ấp Tân sinh vào năm 1965.


Mô hình Ấp chiến lược được rút ra từ kinh nghiệm chiến dịch bình định ở Philippines của quân lực Mỹ và ở Malaysia của quân đội Anh. Kế hoạch được phái đoàn cố vấn Anh do R. G. K. Thompson cầm đầu đưa ra vào tháng 11/1961 và chính thức áp dụng vào tháng 3/1962 đầu tiên ở Bình Dương.


Ông Ngô Đình Nhu còn cho thiết lập và trực tiếp khống chế nhiều cơ quan tình báo và mật vụ (có lúc lên tới 13 cơ quan) với những quyền lực to lớn như được quyền bắt giam người không cần xét xử. Nổi bật nhất là ông Trần Kim Tuyến [3], Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị Xã hội trực thuộc Phủ Tổng thống. Ông Tuyến trở thành một trong những nhân vật thân cận với ông Nhu và nắm quyền lực cao nhất trong hệ thống mật vụ của nền Đệ nhất Cộng hòa.


Nhưng quan trọng hơn cả là vấn đề “Tố Cộng, Diệt Cộng” của chính phủ Ngô Đình Diệm với Luật 10/59 được ban hành ngày 6/5/1959. Bộ luật quy định việc tổ chức các Tòa án quân sự Đặc biệt nhằm xét xử trong 3 ngày các tội ác chống lại chế độ. Máy chém đã từng được sử dụng làm công cụ hành quyết phạm nhân bị kết án theo luật này.


Việc hành quyết những người bị kết tội ban đầu được thực hiện bằng máy chém với mục đích răn đe, gây khiếp sợ cho lực lượng Cộng sản. Cũng với mục đích này, chính quyền đặt máy chém giữa các chợ Trung Hòa, Tân An Hội (Củ Chi), kèm theo lời đe dọa: "Ai liên quan đến cộng sản sẽ mất đầu". Theo thống kê, trong thời gian từ năm 1954 đến năm 1960 có 48,250 người bị bắt giam vì tội danh "Cộng sản".


Người nổi bật trong chiến dịch “Bài Phong” là dân biểu quốc hội Trần Lệ Xuân [4], em dâu của Tổng thống Ngô Đình Diệm, vợ của ông “cố vấn” Ngô Đình Nhu. Bà còn được gọi là “Đệ Nhất Phu Nhân” (First Lady) của VNCH từ năm 1955 đến năm 1963 vì Tổng thống Diệm không lập gia đình.


Bà Trần Lệ Xuân chỉ tham chính với tư cách là dân biểu trong Quốc hội nhưng phía sau lưng bà là Hội Phụ nữ Liên đới, một tổ chức thuộc đảng Cần lao cầm quyền, nên có nhiều hoạt động trên chính trường. Với tư cách là Chủ tịch hội Phụ nữ, bà tấn công vào mặt trận “Bài Phong” với Luật Bảo vệ Gia đình (tháng 5/1958) và Luật Bảo vệ Luân lý (tháng 6/1962).


Luật Bảo vệ Gia đình quy định vợ chồng khi đã lập hôn thú thì cuộc hôn nhân đó không thể bị hủy bỏ trừ khi chính Tổng thống cứu xét và cho phép nên thường được biết đến qua tên gọi “Luật chống ly dị”. Luật Bảo vệ Luân lý cấm một số việc như chọi gà, đánh bạc, đấu quyền Anh, ngừa thai, phá thai, mại dâm và cả khiêu vũ… nên còn được giới bình dân gọi là “Luật cấm nhảy đầm”.


Bà Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu mà dân chúng vẫn gọi nôm na là “Áo dài bà Nhu”. Kiểu áo này tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ (décolleté) mà một số người phê phán vào thời đó. Tuy nhiên, kiểu áo dài này vẫn thịnh hành đến ngày nay.


Bà còn cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng tại bến Bạch Đằng nhưng bị nhiều người cho rằng cố tình tạc tượng với khuôn mặt của Trưng Trắc giống với bà và Trưng Nhị giống với con gái của bà là Lệ Thuỷ. Tượng đài này đã bị giựt sập sau cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm và được thay bằng tượng Trần Hưng Đạo vào thời Đệ nhị Cộng hòa.


Một trong những điểm yếu của ông Ngô Đình Diệm là quá đề cao bản thân mình lẫn người cùng huyết thống, dẫn đến cách cư xử không khéo đối với thuộc cấp. Sự phi lý trong tính cách này khiến ông coi thường các tướng tá trong khi bản thân ông rất cần đến sự hậu thuẫn của quân đội. Điều mỉa mai là chính những tướng tá đó sau này là những người lật đổ ông ngày 1/11/1963.


Hơn nữa, ông là người rất nặng về thành kiến vùng, miền mà chỉ thích nâng đỡ những người miền Trung. Cũng là điều mỉa mai, chính tại Huế lại xảy ra vụ đàn áp Phật giáo khiến ông phải chấm dứt sự nghiệp chính trị dưới tay các tướng lĩnh mà ông coi là “võ biền”. Có lần ông đã nhận xét: “Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền”.


Trong cương vị của “nhà cai trị”, không ai phủ nhận đức tính liêm khiết của ông Ngô Đình Diệm được thể hiện qua quốc huy hình một khóm trúc với châm ngôn “Tiết Trực Tâm Hư”, cây trúc có dáng ngay thẳng và ruột trúc là hư không.


Khác với những bức ảnh có tính cách “tuyên truyền” chụp Tổng thống đứng bên hàng cây xanh mát có thể mới được trồng đêm trước, một phóng viên nước ngoài đã tình cờ chụp được cảnh ông Ngô Đình Diệm thoải mái nằm nghỉ trưa trên một chiếc chõng tre. Bức hình đã xuất hiện trên báo Life, năm 1956.


Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, trong khoảng 5 năm đầu tiên, VNCH đã có một số thành tựu, xã hội ổn định với việc định cư gần 1 triệu người miền Bắc vào sinh sống trong Nam. Đa số là họ những người theo đạo Công giáo được đưa vào lập nghiệp tại những vùng đất mới được gọi là “khu trù mật”, tiền thân của “ấp chiến lược” sau này. Đó cũng là tác động của bộ máy tuyên truyền khi tung ra những tin đồn như “Chúa đã vào Nam”.


Thương nghiệp tại miền Nam sau thời Pháp thuộc phần lớn nằm trong quyền kiểm soát của Hoa kiều. Vì vậy, chính phủ cố tạo sức mạnh cho doanh nhân Việt bằng cách hạn chế quyền lợi của người Hoa. “Đạo luật 53” cấm ngoại kiều (nhắm vào Hoa kiều) tham gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, điền địa, buôn bán thịt cá, than đá, dầu lửa, thu mua sắt vụn… được ban hành vào tháng 9/1956. Ngoài ra còn có lệnh trục xuất người Hoa nếu họ không chịu nhập quốc tịch Việt Nam. Tính đến năm 1961, trong số 1.000.000 Hoa kiều ở miền Nam chỉ còn 2.000 giữ Hoa tịch.


Tuy nhiên, chính phủ Ngô Đình Diệm bị xem là “độc tài, gia đình trị” và phát sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ. Trong suốt thời gian cầm quyền, ông Ngô Đình Diệm đã phải đương đầu với hai âm mưu ám sát nhưng đều may mắn thoát chết. Lần đầu tiên do một người Cộng sản dưới lốt thành viên Cao Đài thực hiện ngày 22/2/1957 tại hội chợ tại Ban Mê Thuột, lần thứ hai do hai phi công, đảng viên Đại Việt Quốc dân đảng, thả bom vào dinh Tổng thống ngày 27/2/1962.


Quan trong hơn cả là những mối quan hệ giữa ông Ngô Đình Diệm với Hoa Kỳ đã trở nên ngày một tồi tệ khi sự bất mãn của phần lớn Phật tử ở miền Nam gia tăng. Tháng 5/1963, ở Huế, một thành phố trung tâm của đạo Phật, chính quyền đã cấm Phật tử và nhà chùa treo cờ Phật giáo trong lễ Phật đản, căn cứ trên quy định cấm treo các loại cờ tôn giáo ở nơi công cộng. Trong khi vài ngày trước đó thì người Công giáo lại được phép treo cờ trong các lễ kỷ niệm của họ.


Trong lúc Phật tử tụ tập trước đài phát thanh Huế chờ nghe bài diễn văn của Thượng tọa Thích Trí Quang đã xảy ra vụ nổ giết chết 9 thường dân. Mặc dù tỉnh trưởng bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc đối với thân nhân những người chết và đề xuất bồi thường cho gia đình nạn nhân, nhưng ông vẫn nhất quyết phủ nhận lực lượng của chính phủ đàn áp giết chết người biểu tình, đồng thời cho rằng Việt Cộng là thủ phạm.


Các tổ chức Phật giáo đã đưa ra một bản Tuyên ngôn gồm 5 điểm: (1) tự do treo cờ tôn giáo; (2) chấm dứt bắt bớ bừa bãi; (3) bồi thường cho các nạn nhân Huế; (4) các quan chức chịu trách nhiệm về vụ đàn áp phải bị xử lý và (5) bình đẳng tôn giáo. Lệnh giới nghiêm sau đó đã được chính phủ Ngô Đình Diệm ban hành.


Bước ngoặt của cuộc khủng khoảng Phật giáo năm 1963 xảy ra vào tháng 6, khi hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu giữa một ngã tư đông đúc ở Sài Gòn để phản đối các chính sách của chính phủ. Bức ảnh chụp lại cảnh tượng này của phóng viên Malcolm Browne đã nhanh chóng phổ biến trên khắp thế giới, và đối với nhiều người, hình ảnh này đã chứng minh cho sự thất bại của chính phủ VNCH [5].


Cuộc đấu tranh của Phật giáo khiến chính quyền VNCH do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo mất uy tín cả trong lẫn ngoài nước. Điều này buộc Tổng thống ra thông điệp kêu gọi hòa giải giữa chính phủ và Phật giáo. Tuy nhiên Phật giáo không chấp nhận hòa giải mà vẫn tiếp tục đấu tranh.


Ông Ngô Đình Diệm sử dụng lý lẽ chống cộng truyền thống của mình, buộc tội những người chống đối là cộng sản. Khi các cuộc biểu tình chống chính phủ vẫn tiếp tục trong suốt mùa hè năm 1963, thì Lực lượng Đặc biệt trung thành với chính phủ đã tiến hành một cuộc đột kích vào chùa Xá Lợi ở Sài Gòn. Chùa bị phá hoại, các nhà sư bị đánh đập, hài cốt hỏa táng của hòa thượng Thích Quảng Đức, bao gồm cả trái tim của ông được những phật tử coi là “linh thiêng” cũng bị lực lượng an ninh tịch thu.


Khi dân chúng đến để bảo vệ các nhà sư đã đụng độ với quân đội và cảnh sát, dẫn đến 30 thường dân thiệt mạng và 200 người khác bị thương. Tổng cộng đã có 1.400 nhà sư bị bắt, khoảng 30 nhà sư bị thương trên toàn lãnh thổ VNCH. Hoa Kỳ đã cho thấy quan điểm không ủng hộ chính quyền khi đại sứ Hoa Kỳ là Henry Cabot Lodge tới thăm một ngôi chùa.


Trong thời gian này, em dâu của ông Ngô Đình Diệm là bà Trần Lệ Xuân đã đổ thêm dầu vào lửa khi chế giễu các vụ tự thiêu của các nhà sư, coi họ là “món thịt nướng” (barbecue), và tuyên bố trong chuyến đi “giải độc” tại Hoa Kỳ rằng: “Nếu các phật tử muốn có thêm thịt nướng, tôi sẽ vui mừng cung cấp xăng cho họ” (If the Buddhists want to have another barbecue, I will be glad to supply the gasoline).


Bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ Ngô Đình Diệm khi đó là ông Vũ Văn Mẫu đã từ chức, cạo đầu giống như một nhà sư để phản đối. Khi ông rời Sài Gòn để tham gia một cuộc hành hương đến đất Phật tại Ấn Độ, thì bị bắt và bị quản thúc. Hàng ngàn Phật tử và sinh viên, học sinh đã bị bắt.


Nhân dịp tiếp các phái đoàn quân chính trong ngày 26/10/1963, Tổng thống Diệm, bằng một giọng buồn rầu, ông nói: “Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác… Người ta chê là độc tài nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Tôi tiến thì theo tôi, tôi lui thì bắn tôi, tôi chết thì trả thù cho tôi”.


Ngày 31/10/1963, hầm trú ẩn xây trong dinh Gia Long đã hoàn tất và cũng vào ngày này, ông Ngô Đình Nhu tiếp kiến các đại diện Uỷ ban Liên hiệp Bảo vệ Phật giáo. Cùng ngày, phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về vụ Phật giáo miền Nam đáp máy bay ra Huế để tiếp tục cuộc điều tra. Đại sứ Cabot Lodge đã nhận được đầy đủ tin tức và thấy rằng vụ đàn áp Phật giáo phải là cái cớ để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm.


Sáng 1/11/1963 nhằm ngày lễ các Thánh, công sở đều được nghỉ, Tổng thống Diệm đã tiếp người bạn “đồng minh” Hoa Kỳ cuối cùng trong đời ông. Đó là Đô đốc Harry D. Felt, Tổng Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình dương. Đô đốc Harry D.Felt chắc hẳn biết rõ những gì xảy tới, trong mấy giờ nữa sẽ kết thúc chế độ của Tổng thống Diệm mà ông ta theo lễ nghi vẫn xưng tụng như một nhà lãnh đạo “anh minh” của miền Nam.


Ngày 29/12, tướng Tôn Thất Đính, với tư cách Tư lệnh Quân đoàn III, ra lệnh cho các đơn vị thuộc Lực lượng Đặc biệt của Đại tá Lê Quang Tung di chuyển ra khỏi Sài Gòn. Đó cũng là một phần kế hoạch nhằm vô hiệu hoá những lực lượng trung thành với chế độ.


Tướng Đính đang được lòng tin cậy của ông Ngô Đình Nhu và theo dư luận đồn đại sau ngày đảo chính thì chính ông Nhu đã giao phó cho tướng Đính thực hiện một cuộc “đảo chính giả” với danh hiệu Bravo I và II nhằm phá vỡ kế hoạch đảo chính thực của nhóm tướng lĩnh đang liên kết với Cabot Lodge. Ông Nhu là một “nhà cai trị” đầy mưu mô nhưng không có thể học được chữ ngờ qua trường hợp của tướng Đính!


Tương kế tựu kế, tướng Đính nắm cơ hội này để quật ngược lại thế cờ, không có sự tham gia của tướng Đính, cuộc đảo chính 1/11/1963 không thể thành công. Lỗi của ông Ngô Đình Nhu, tuy là một nhà chiến thuật và chiến lược nhưng lại nhìn và tiên liệu quá xa mà không hề nghĩ đến những người gần ông, tưởng là “đáng tin cậy”. Hơn nữa, ông Nhu đã chọn nhầm một người mà chính trước đây ông Nhu cho là “khó xài” nhưng vẫn sử dụng vì cho rằng mình “cao tay ấn”.


Hồi 13 giờ 30 ngày 1/11/1963 súng bắt đầu nổ từ nhiều nơi trong đô thành… Thực ra, những âm mưu lật đổ Tổng thống Diệm đã sắp đặt từ tháng 5-1963, rồi được âm thầm tiến hành… Buổi tối ngày 28/10, qua sự sắp xếp từ trước, Trung tướng Trần Văn Đôn đã tiếp xúc bí mật với giới chức Mỹ, ông đã cố gắng thuyết phục Đại sứ Cabot Lodge chấp nhận chương trình hành động của nhóm tướng lĩnh.


Trong “Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm” tác giả Quốc Đại viết: “Sáng sớm ngày 2/11/1963, sau một đêm dài không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây với nhiều đám khói tại trung tâm Sài Gòn, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chính, đã hạ được dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát.


Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: "Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử"? Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Tổng thống Diệm là một trong những người ngoan đạo, mà Thiên Chúa cấm tự sát. Trong khi ấy phe đảo chính không cho biết thêm tin tức nào về cái chết của Diệm, Nhu. Và báo chí không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết.


Ngày 6/11/1963, nhật báo New York Time in hình xác Tổng thống Diệm bị còng tay với lời chú thích "suicide with no hand" (tự sát không có tay). Có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chính rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Về sau, người ta đã có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phơi bày ra trước ánh sáng.


Người viết không dám làm công việc của một sử gia, mà chỉ muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc soi sáng cho một giai đoạn gay go của lịch sử, một giai đoạn đầy những biến chuyển và bí mật”.


(Còn tiếp)






Chú thích:


[1] Ngô Đình Nhu (1910-1963), em ruột ông Ngô Đình Diệm, là một chính trị gia đồng thời là “kiến trúc sư” của các chủ trương, chính sách dưới thời Đệ nhất Cộng hòa. Ông còn được đánh giá là một nhà lưu trữ xuất sắc, từng làm việc tại Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (từ năm 1938), từng giữ vai trò Chủ tọa Hội đồng Cứu nguy Châu bản và Cố vấn Kỹ thuật (1942-1944), Phó giám đốc Sở Lưu trữ và Thư viện Đông Dương (1945), và Giám đốc Nha Lưu trữ Công văn và Thư viện toàn quốc (từ sau tháng 8/1945).


Khác với hai người anh của mình là Ngô Đình Khôi và Ngô Đình Diệm, vốn xuất thân Nho học và ra làm quan cho nhà Nguyễn, ông Ngô Đình Nhu lại theo Tây học. Năm 1938, ông tốt nghiệp ngành lưu trữ tài liệu cổ (archiviste paléographe) của Trường pháp điển quốc gia (École nationale des chartres) ở Paris, Pháp.



[2] Ấp chiến lược: Mục đích chính là loại lực lượng du kích ra khỏi dân làng để dễ dàng tiêu diệt. Kế hoạch này đã gây khó khăn cho những người cộng sản miền Nam, nhiều cơ sở của họ bị quét sạch và có nguy cơ bị tiêu diệt.


Quan điểm của phía Việt Nam Cộng hòa về Ấp chiến lược là để tách rời quân du kích ra khỏi khối dân thường ở nông thôn nhằm hạn chế đối phương xây dựng cơ sở hoạt động và dần bị cô lập. Ấp chiến lược còn có dụng ý để dân địa phương có cách tự vệ đợi cho đến khi quân đội có thể đến giải cứu.


Ban đầu, Quốc sách Ấp chiến lược thực hiện hiệu quả, hoạt động của du kích bị ngưng trệ. Tuy nhiên, trong khi thi hành thì nhiều viên chức lấy ngân sách Ấp chiến lược rồi bắt dân phải gánh chịu khoản này như phải nộp tiền, công sức và tre để làm hàng rào cho ấp.


Trong trường hợp ở Vị Thanh thì 20.000 dân công được huy động để xây một ấp cho 6.500 người nên người bỏ ra công sức không hẳn là người được hưởng lợi. Trong khi đó việc đồng áng bị trễ nải vì dân phải xung công xây ấp. Cũng có trường hợp dân địa phương bị cưỡng bách dời vào ấp. Hệ thống Ấp chiến lược đến năm 1963 đã bị hoàn toàn sụp đổ.


[3] Trần Kim Tuyến (1925-1995) nguyên là Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị và xã hội Phủ tổng thống, thực chất là người chỉ huy hệ thống an ninh mật vụ của nền Đệ nhất Cộng hòa trong suốt giai đoạn 1956–1963.


Trần Kim Tuyến xuất thân từ một gia đình Công giáo, học ở Tiểu Chủng viện Thanh Hóa. Sau cuộc đảo chính 11/11/1960, tuy âm mưu thất bại, Trần Kim Tuyến thất sủng do bị quy trách nhiệm không dự báo trước được cuộc đảo chính. Ngày 27/2/1962, hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập. Sở Nghiên cứu chính trị một lần nữa bị quy trách nhiệm về việc không dự báo được cuộc ném bom này và người chịu trách nhiệm chính là Giám đốc Trần Kim Tuyến.


Sau đó không lâu, ông nhận được quyết định của Tổng thống Ngô Đình Diệm về việc giải thể Sở Nghiên cứu chính trị và cử ông làm Tổng lãnh sự quán Ai Cập vào đầu năm 1963. Tuy nhiên, trên đường quá cảnh tại Hongkong, Trần Kim Tuyến đã xin tị nạn chính trị và từ chức Tổng lãnh sự. Từ đó ông bắt đầu sống cuộc sống lưu vong lần thứ nhất. Sau khi đào thoát khỏi Việt Nam, Trần Kim Tuyến và gia đình sang tỵ nạn tại Anh Quốc và sống thầm lặng tại đó. Ông mất ngày 23/7/1995 tại Cambridge, Anh, thọ 70 tuổi.


[4] Trần Lệ Xuân (1924-2011) sinh tại Hà Nội, cũng có tài liệu nói sinh tại Huế. Mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, cha của bà là luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm 1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu và theo đạo chồng Công giáo.


Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, Hội Đồng Quân Lực tại miền Nam cũng như Cộng sản tại miền Bắc đều đánh giá Trần Lệ Xuân là người lộng quyền. Việc Tổng thống Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và Ngô Đình Cẩn tham gia vào chính sự tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến.


Về sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, bà công khai phát biểu: “Tôi chống đối các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì cộng sản nằm vùng sẽ cho chứ tôi sẽ không bao giờ” và gọi vụ tự thiêu là “phản bội Phật tính” (I would against seeing another monk betray Budism believe). Ngày 1/11/1963 bà Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California, thì cuộc đảo chính xảy ra, chồng và anh chồng bà bị giết.


Ngày 30/10/1996, bà Trần Lệ Xuân lên tiếng xin lỗi Phật giáo và xin lỗi cố hòa thượng Thích Quảng Đức về những những lời nói của bà về các lãnh đạo Phật giáo trong quá khứ. Bà qua đời lúc 2 giờ sáng ngày 24/4/2011 tại một bệnh viện ở Roma, Ý, thọ 87 tuổi.


5] Xem thêm bài viết “Malcolm Browne & bộ ảnh Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu” tại:
HTML Code:
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2013/11/malcolm-browne-bo-anh-hoa-thuong-thich.html
Nguyễn Ngọc Chinh
chinhhoiuc.blogspot

Reply With Quote
  #6  
Chưa đọc hôm nay, 08:55 AM
Tướng 3 sao
Ngày Gia Nhập: Mar 2013
Số Bài: 674
Thanks: 14
Được cảm ơn 111 lần trong 106 bài
Wink Nhân Vật - Nguyễn Ngọc Chinh

Bàn Về ... "Nghề Cai Trị" (4)



Đây là bài viết cuối cùng trong loạt 4 bài bàn về "Nghề Cai Trị":


“Không ai dám hành nghề mà mình chưa học qua, thế mà ai cũng nghĩ mình có đủ khả năng cho một nghề khó nhất trong các nghề: đó là “Nghề Cai Trị” (Socrates)


Ngày 1/11/1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu bị ám sát trong một cuộc đảo chính của các tướng lãnh. Nền Đệ nhất Cộng hòa, kéo dài từ năm 1955 đến 1963, đã chính thức cáo chung. Ngay sau đó, tình hình chính trị miền Nam đang từ tay các “nhà cai trị” dân sự chuyển sang một giai đoạn được mô tả là “hỗn loạn” dưới quyền điều hành của các tướng lãnh.


Hội đồng Quân nhân Cách mạng gồm 20 thành viên được thành lập với tướng Dương Văn Minh [1] giữ chức vụ Chủ tịch; Trần Văn Đôn, Đệ nhất Phó chủ tịch và Tôn Thất Đính, Đệ nhị Phó chủ tịch. Hiến pháp VNCH dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm cũng đã bị xóa bỏ và Quốc hội vừa mới bầu ngày 27/9/1963 cũng bị giải thể.


Hội đồng Quân nhân còn thành lập Ủy ban Hành pháp để giám sát gồm các tướng Lê Văn Kim (Ủy viên Ngoại giao), Trần Thiện Khiêm (Quân vụ), Đỗ Mậu (Chính trị), Phạm Xuân Chiểu (An ninh), Trần Văn Minh (Kinh tế) cùng một số các quân nhân tham gia, gồm Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Hữu Có và Lê Văn Nghiêm. Bên cạnh đó còn có Hội đồng Nhân sĩ gồm những thành viên dân sự làm cố vấn.


Hội đồng Quân nhân nắm quyền trong một năm, từ 1/11/1963 đến 26/10/1964, với ông Nguyễn Ngọc Thơ làm Thủ tướng qua sự giám sát chặt chẽ của nhóm tướng lãnh. Trước đó, ông Thơ đã từng là Phó tổng thống dưới thời Ngô Đình Diệm nhưng có ít quyền lực trên thực tế.


Ông Nguyễn Ngọc Thơ là con một điền chủ giàu có ở miền Nam, bắt đầu khởi nghiệp cai trị trong chính quyền thuộc địa tại Nam Kỳ với chức vụ tỉnh trưởng. Ông Thơ cũng từng là Bộ trưởng Nội vụ của QGVN, khi VNCH được thành lập, ông được cử làm đại sứ tại Nhật Bản.


Trong thời gian làm Tỉnh trưởng Cần Thơ, Nguyễn Ngọc Thơ được giao nhiệm vụ đối phó với giáo phái Hòa Hảo. Ông đã cho mời Ba Cụt, tên thật Lê Quang Vinh, một trong những chỉ huy quân sự của Hòa Hảo về tỉnh để “thương thuyết”. Khi Ba Cụt về, thay vì một cuộc “thương thuyết”, Nguyễn Ngọc Thơ ra lệnh bắt và sau đó giết Ba Cụt.


Tình hình trở chính trị trở nên rối ren với cuộc “chỉnh lý nội bộ” vào rạng sáng ngày 30/1/1964 của tướng Nguyễn Khánh [2], ông lên nắm chức chủ tịch Hội đồng Quân nhân, vô hiệu hóa các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính và Mai Hữu Xuân bằng cách đưa họ đi “an trí” tại Đà Lạt.


Tuy nhiên, tướng Nguyễn Khánh vẫn giữ Dương Văn Minh ở cương vị Quốc trưởng còn chức Thủ tướng thì tự ông kiêm nhiệm. Sau đó, một nhân sĩ là Nguyễn Tôn Hoàn thuộc đảng Đại Việt lên làm Thủ tướng và tướng Trần Văn Đôn giữ chức Phó thủ tướng.


Ngày 16/8/1964, Nguyễn Khánh ban hành “Hiến chương Vũng Tàu”, qua đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, kiêm Quốc trưởng, kiêm Thủ tướng VNCH. Tướng Nguyễn Khánh còn là Tổng tư lệnh kiêm Tổng tham mưu trưởng Quân lực VNCH. Uy quyền của ông lên đến mức tột đỉnh qua việc thâu tóm tất cả những chức vụ quan trọng.


Trước áp lực chống đối của dư luận, tướng Khánh phải tuyên bố hủy bỏ “Hiến chương Vũng Tàu” và thành lập Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia theo mô hình “Tam đầu chế” để chia quyền bớt cho các tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm. Tháng 9, vai trò Quốc trưởng được giao cho tướng Dương Văn Minh [3].


Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia ra hai quyết định phải thực hiện trong thời hạn hai tháng, gồm việc thành lập Thượng hội đồng Quốc gia và triệu tập Quốc hội để soạn hiến pháp mới hầu giao quyền lại cho chính phủ dân sự.


Ngày 26/10, Thượng hội đồng Quốc gia được triệu tập và bầu kỹ sư Phan Khắc Sửu làm Quốc trưởng. Quốc trưởng cũng đã chỉ định ông Trần Văn Hương, đô trưởng Sài Gòn, làm Thủ tướng. Cũng trong tháng này, tướng Khánh cũng được Quốc trưởng phong Đại tướng cùng với tướng Dương Văn Minh [3].


Chính phủ của Thủ tướng Trần Văn Hương dù được hậu thuẫn của nhiều thành phần nhưng lại bị phe Phật giáo chống đối kịch liệt trong khi Thủ tướng lại không chịu nhượng bộ cải tổ nên tình hình trở nên tê liệt. Thượng Hội đồng và Quốc trưởng Phan Khắc Sửu cũng không giải quyết được bế tắc này nên phe quân đội ra lệnh giải thể Thượng Hội đồng vào ngày 20/12/1964, một lần nữa, quyền hành lại trở về tay Hội đồng Quân lực.


Trước đó, vào tháng 9/1964, hai tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát đã âm mưu làm một cuộc đảo chánh nhưng bị nhóm tướng trẻ gồm Nguyễn Cao Kỳ, Lê Nguyên Quang, Nguyễn Bảo Trị, Tôn Thất Xứng, Nguyễn Chánh Thi, Nguyễn Phước Vĩnh Lộc, Nguyễn Thanh Sang và Đặng Văn Quang chống lại.


Nhóm “tướng trẻ” muốn các vị tướng thuộc thế hệ trước về hưu để rộng đường nắm quyền bính. Yêu sách của nhóm tướng này được đệ lên Thượng Hội đồng Quốc gia và Quốc trưởng Phan Khắc Sửu nhưng không được chấp thuận. Tướng Nguyễn Khánh bèn thành lập Hội đồng Quân lực để làm hậu thuẫn.


Hai ngày sau khi thành lập, Hội đồng Quân lực ra thông cáo giải tán Thượng Hội đồng Quốc gia và bắt giam một số nhân vật. Trước áp lực của phe quân nhân, Thủ tướng Trần Văn Hương phải cải tổ nội các, thu nhận bốn vị tướng là Nguyễn Văn Thiệu, Trần Văn Minh, Linh Quang Viên, và Nguyễn Cao Kỳ vào thành phần chính phủ.


Dù vậy, xung khắc giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chính phủ vẫn không giải quyết được. Các thượng tọa Thích Tâm Châu, Thích Trí Quang, Thích Hộ Giác đều tuyên bố tuyệt thực và đòi giải tán chính phủ của Thủ tướng Trần Văn Hương. Nhiều Phật tử xuống đường biểu tình và tổ chức tuyệt thực tập thể.


Ngày 24/1/1965 Hội đồng Quân lực bãi nhiệm Thủ tướng Trần Văn Hương và đem giam lỏng ông ở Vũng Tàu. Biến cố này đã chấm dứt sự cầm quyền của chính phủ dân sự và đưa phe quân nhân vào cương vị điều hành đất nước trở lại.


Tuy vậy, tình hình vẫn còn nhiều căng thẳng vì ngày 20/2/1965, Đại tá Phạm Ngọc Thảo lại chủ mưu đảo chánh, đòi truất quyền tướng Nguyễn Khánh. Âm mưu này bất thành nhưng phe quân nhân, qua dàn xếp nội bộ, ép tướng Khánh lưu vong và ủy quyền cho Thủ tướng Phan Huy Quát lập chính phủ dân sự.


Hai nhân vật chính dần xuất hiện trong Hội đồng Quân lực là Trung tướng Nguyễn Văn Thiệu [4] và Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ [5]. Hai vị tướng này chia quyền, nắm hai địa vị chủ chốt: Nguyễn Văn Thiệu là chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia còn Nguyễn Cao Kỳ là chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương từ tháng 6/1965 đến tháng 9/1967.


Cuộc Tổng Tuyển cử năm 1967 dẫn đến nền Đệ nhị Cộng hòa kéo dài từ năm 1967 đến 1975 chính thức kết thúc thời kỳ “quân quản”. Đệ nhị Cộng hòa là chính thể dân sự, thành lập trên cơ sở của bản Hiến pháp tháng 4/1967 và cuộc bầu cử tháng 9/1967.


Ngày 1/11/1967 được xem là ngày chính thức thành lập nền Đệ nhị Cộng hòa và thể chế này chấm dứt khi Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh cho quân đội đầu hàng vào ngày 30/4/1975.


Chính phủ Đệ nhị Cộng hòa thiết lập bang giao với 86 quốc gia trên thế giới qua danh hiệu “chính quyền pháp lý của miền Nam” và thêm 6 quốc gia khác nhìn nhận VNCH là “chính quyền hiện hữu” (de facto). Tuy nhiên, nếu quốc gia nào công nhận chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam thì quan hệ bị VNCH cắt đứt, chẳng hạn như trường hợp Indonesia vào năm 1964.


Nền Đệ nhị Cộng hòa ngoài việc phải đối đầu quân sự với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và VNDCCH từ miền Bắc còn phải giải quyết việc định cư dân tỵ nạn Cộng sản vì tình hình an ninh tại các địa phương hẻo lánh.


Thống kê tiết lộ, chỉ riêng vào năm 1972, có đến 758.000 dân phải bỏ nhà cửa chạy từ những vùng do VC quấy nhiễu để về định cư tại các tỉnh và thành phố do VNCH kiểm soát. Bản đồ hành chánh của VNCH ngày càng teo tóp trong khi dân số ngày càng gia tăng tại các thành phố lớn đã trở thành một gánh nặng đối với các “nhà cai trị” miền Nam.


Chính phủ còn đề ra công cuộc cải cách điền địa với chương trình Người cày có ruộng, được Quốc hội thông qua vào đầu năm 1970. Trong thời gian 4 năm, 750.000 hộ nông dân (khoảng 5 triệu dân) được cấp phát hơn một triệu hecta đất. Đó cũng là nét nổi bật trong thời Đệ nhị Cộng Hòa bên cạnh những mảng tối của chính trị và quân sự.


Năm 1967, chính quyền Đệ nhị Cộng hòa đã cho xây dựng tượng đài Thủy quân lục chiến, cao 9 mét, trong tư thế xung phong hướng vào trụ sở Hạ viện. Dư luận đương thời cho đó là một điềm gở khi quân đội "chĩa súng" vào Quốc hội.


Dù là một cách nói châm biếm nhưng quả thật thời gian “quân quản” và cả thời Đệ nhị Cộng hòa quyền bính hoàn toàn nằm trong tay các tướng lĩnh với sự tài trợ từ Hoa Kỳ và sự góp mặt của “quân đội đồng minh” thuộc khối Tự Do đến từ các nước Hoa Kỳ, Úc, New Zeland, Nam Triều Tiên, Philippines và Thái Lan. Đài Loan cũng từng gửi 31 chuyên gia đến Việt Nam và Canada cũng đóng quân ở Việt Nam nhưng lại trung lập và nhằm mục đích gìn giữ hòa bình.


Các “nhà cai trị” thời kỳ này vốn xuất thân từ quân đội nên đã thể hiện sự lúng túng, vụng về trong việc điều hành quốc gia nói chung và xử lý các biến cố nói riêng. Chính Tổng thống Ngô Đình Diệm trước đó đã coi thường các tướng lãnh, coi họ như “hữu dõng vô mưu”, chỉ giỏi trong binh nghiệp nhưng bước sang hoạt động chính trị thì họ hoàn toàn không có đủ bản lĩnh để bước vào “nghề cai trị”.


Tướng Nguyễn Khánh là một thí dụ điển hình. Ông tướng có “hàm râu dê” này vào thời kỳ uy quyền lên đến mức tột đỉnh đã từng tuyên bố “Quân đội là cha quốc gia!” khiến uy tín của ông càng lúc càng xuống thấp và ngày càng mất lòng dân.


Tướng Khánh đã vấp sự phản đối quyết liệt của các đảng phái, các cuộc biểu tình chống tướng Khánh nổ ra khắp nơi. Ngày 25/8/1964, hàng chục ngàn người kéo đến nơi tướng Khánh làm việc, họ hô “Đả đảo Nguyễn Khánh!”. Tướng Khánh buộc phải ra gặp đoàn biểu tình và cũng hô… “đả đảo” chính mình(!).


Tướng “râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ là một thí dụ khác về tính cách của một vị tướng khi nhảy vào chính trường. Điểm yếu của ông Kỳ là thường có những phát biểu bốc đồng, thiếu suy nghĩ, một đức tính cần tránh của một chính khách.


Tướng Cao Văn Viên, cựu Tổng Tham mưu trưởng quân đội VNCH, trong môt bài phỏng vấn lúc cuối đời, đã phê phán tướng Nguyễn Cao Kỳ là “khoác lác”“nhận về mình công trạng của người khác” trong việc chính phủ VNCH áp dụng những biện pháp cứng rắn để đàn áp sự chống đối của Phật tử ở Huế vào năm 1968.


Chỉ một tuần trước ngày Sài Gòn thất thủ, ông Kỳ đã có một tuyên bố hùng hồn trước một đám đông đang hoang mang vì tình hình ngày càng bi đát của VNCH: “tử thủ Sài Gòn cho đến giọt máu cuối cùng”… rằng ông chỉ thích “ăn cơm nước mắm” và rằng ông luôn nhớ “cà pháo… mắm tôm…”.


Hôm đó là ngày 21/4/1975, nhưng chỉ tuần sau, ngày 29/4/1975, ông đã tự lái trực thăng cùng tướng Ngô Quang Trưởng ra chiến hạm Midway thuộc Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ. Trong khi đó gia đình ông đã di tản trước đó.


Có thể nói, tướng Nguyễn Cao Kỳ là một nhân vật khá đặc biệt nhưng lại nhiều may mắn khi thời cơ được trao đến tay ông từ người Mỹ. Ông có tính khí “bốc đồng”, phát biểu về nhiều vấn đề theo cảm tính, hành động theo kiểu “anh hùng Lương Sơn Bạc”. Người thích thì nói ông là người “trực tính”, kẻ ghét lại bảo ông là “ngựa non háu đá”.


Một số người lại nhận xét tướng Nguyễn Cao Kỳ là “con người của thời thế” giữa lúc các tướng lãnh tranh dành quyền lực. Nhưng ông dứt khoát không thể nào là “nhà cai trị” thành công khi trình độ chính trị còn non nớt, ấu trĩ… thiếu hẳn tư cách cần có để trở thành một lãnh tụ.


Nếu so sánh các tướng Nguyễn Khánh và Nguyễn Cao Kỳ với tướng Nguyễn Văn Thiệu người ta thấy ông Thiệu có phần nổi bật hơn, cả về tư cách lẫn bản lãnh chính trị. Ông đã có những câu nói để đời, nổi bật nhất là nhận xét mà ngày nay nhiều người còn nhắc đến: “Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!” và một câu thể hiện quan điểm về tổ quốc: “Đất nước còn, còn tất cả, đất nước mất, mất tất cả”.


Tuy nhiên, trên bình diện quốc tế, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cũng chỉ là một quân cờ trên bàn cờ thế giới, hay cụ thể hơn, một con chốt trên bàn cờ giữa hai phe Tư bản và Cộng sản.


Ông Thiệu nhìn rõ điều đó qua một câu nói rất chân tình: “Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập!”… để rồi đến những ngày cuối cùng của VNCH ông đã phải nhìn nhận: “Họ [Hoa Kỳ] đã đâm sau lưng chúng tôi”.


Xét cho cùng, cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam không ai là “kẻ thắng cuộc” mà việc thắng-bại lại thuộc về các nước lớn như Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Cộng trong một cuộc chiến mà chiến trường được chọn là Việt Nam.


Các “nhà cai trị” trong thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa thật ra chỉ là những “tay mơ”, họ bỏ súng ống để nhảy vào làm chính trị khi thời cơ đến. Có người ví chính khách giỏi là một con thú có thể ngồi trên hàng rào nhưng đôi tai lại đặt trên mặt đất. Dựa trên lập luận này, các lãnh tụ một thời đã mặc áo treilli hoàn toàn không phải là những “nhà cai trị” giỏi.


Ở Phương Đông, Hàn Phi [6], một nhà lý luận chính trị sống ở thế kỷ 3 trước Công nguyên tại Trung hoa cũng đã từng nhận xét về thuật trị quốc của người xưa, và những điều ông nói vẫn còn đúng với thời nay:


“Trông cậy dân làm điều tốt thì trong nước không quá mười người, nhưng khiến dân đừng làm bậy thì cả một nước được ổn định. Bậc cai trị dùng số đông, không dùng số ít, cho nên không trọng Đức mà trọng Pháp”.


Hàn Phi cho rằng vua không nhất thiết phải tài cao đức trọng, không cần làm gương cho cả nước soi chung. Để cai trị thì vua cần có “thế” tức uy quyền để áp đặt và có “pháp” để chỉ cho dân điều nên làm và không nên làm. Hàn Phi còn giải thích:


“Vua cũng chẳng cần phải làm, thay vào đó vua cần nắm vững thuật trị nước để thông qua nó xây dựng và vận hành bộ máy chính quyền”.


Đó chính là “vô vi nhi vô bất vi”, được hiểu theo nghĩa Vua không làm gì nhưng chẳng cái gì không được làm. “Vô vi” là cách để vua dùng trong việc cai trị thiên hạ còn “hữu vi” là để bầy tôi được vua dùng vào mục đích đó.


Ở Phương Tây, Niccolo Machiavelli [7], một trong những người sáng lập khoa chính trị học từ thế kỷ thứ 16 tại Ý vào thời Phục Hưng đã từng phân tích vai trò của những “nhà cai trị” một cách mỉa mai nhưng lại hoàn toàn đúng với mọi thời đại trong tác phẩm The Prince (Quân Vương hay Hoàng Tử):


“Bậc quân vương phải biết học hỏi từ bản tính của dã thú, biết kết hợp sức mạnh của sư tử với sự tinh ranh của cáo. Sư tử không thể tự bảo vệ mình tránh các cạm bẫy, còn cáo thì lại không thể chống lại sói. Vì thế, cần phải là cáo để nhận ra những cạm bẫy, và là sư tử để dọa sói…”


Trong Quân Vương, Machiavelli đề ra sách lược chính trị để bình định nước Ý lúc bấy giờ đang trong thời kỳ nội chiến. Quân Vương đã trở nên bất hủ và trở thành một tác phẩm kinh điển về triết học chính trị hay cụ thể hơn là về thuật cai trị.


Machiavelli gắn liền với một châm ngôn thực dụng: “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”, cũng vì thế, các lối hành xử gắn liền với thủ đoạn hèn hạ, đê tiện để đạt được mục đích.


Cái tên Machiavelli của ông đã đi vào từ ngữ phương Tây, cụ thể là trong tiếng Anh, chỉ sự nham hiểm. Theo Oxford English Dictionary năm 1626, “Machiavellianism” được hiểu là thủ đoạn xảo quyệt, "Machiavellian" được dùng như một tĩnh từ: quỷ quyệt, xảo quyệt, nham hiểm; dùng mọi thủ đoạn để đạt mục đích.


Bản thân Machiavelli từ một trí thức cố gắng xây dựng một học thuyết thực dụng để giúp các đấng quân vương trị quốc, ông đã đặt mình vào vị thế trung thực của một trí thức dấn thân khi nói về sự “không trung thực trong chính trị”.


Những “nhà cai trị” thời nay, dù không phải là các bậc Quân vương của thời Machiavelli, nhưng vẫn có thể rút ra bài học từ cuốn sách The Prince khi tác giả đưa ra những nhận xét qua 26 chủ đề được nói đến trong tác phẩm. Trong chủ đề “Phương thức cai trị những vương quốc đã từng có chủ quyền”, Machiavelli viết:


“Cai trị một thành phố đã từng có tự do mà không áp dụng nguyên tắc đó thì rất dễ bị chính thành phố này lật đổ. Trong những thành phố như vậy, luôn có nơi trú ẩn cho tinh thần tự do và những thể chế truyền thống, những điều chưa từng bị lãng quên cho dù bởi thời gian hay lợi lộc… Ký ức về thời kỳ tự do trước đây khiến họ không thể bị khuất phục.”


Đối với “những vương quốc bị chinh phục bằng vũ lực”, Machiavelli đưa ra nhận xét: “Thuyết phục thì dễ nhưng duy trì niềm tin mới là điều khó. Bởi vậy, cần phải đảm bảo rằng khi người ta không còn tin nữa thì phải dùng vũ lực buộc người ta phải tin”. Phải chăng đó là bài học cai trị vẫn còn có thể áp dụng vào chính trị ngày nay.


Muốn chiến thắng trong việc cai trị, Machiavelli cho rằng bậc quân vương phải “biết tự bảo vệ trước kẻ thù; tăng thêm đồng minh; chinh phạt bằng vũ lực hoặc bằng thủ đoạn khiến dân chúng chịu khuất phục và sợ uy quyền”. Những nguyên tắc này cho đến ngày nay các “nhà cai trị” vẫn còn áp dụng.


Từ những nhân vật lịch sử cụ thể, Machiavelli khẳng định quan điểm của mình về một đấng quân vương:


“Không thể gọi là tài trí khi tàn sát đồng bào của mình, phản bội bạn bè, phản trắc, không biết xót thương và vô thần. Bằng những phương cách này, người ta có thể đạt được quyền lực chứ không thể có vinh quang.”


Những bài học về “nghề cai trị” của Hàn Phi, Machiavelli và nhiều nhà chính trị cả Đông lẫn Tây vẫn còn có giá trị trong trong thuật cai trị của thế giới ngày nay. Điều quan trọng là những người làm chính trị có quan tâm đến những kinh nghiệm của những người đi trước hay không.





Chú thích:
(Nguồn: Wikilpedia)




[1] Dương Văn Minh (1916–2001), còn gọi là “Minh Cồ” hay “Big Minh”, là Tổng thống cuối cùng của VNCH. Dù làm Tổng thống trong thời gian quá ngắn ngủi, vỏn vẹn 3 ngày (từ ngày 28 đến 30/4/1975), nhưng ông được xem là có công chính cho Sài Gòn khỏi bị tàn phá bằng cách kêu gọi binh sĩ của Quân lực VNCH ngừng bắn và “đầu hàng vô điều kiện” vào ngày 30/4/1975.


Khi Nhật đảo chính Pháp, ông Minh đang phục vụ tại Vũng Tàu và bị Nhật cầm tù năm 1945. Khi Pháp trở lại, ông bị Tây bắt cùng với ông Nguyễn Ngọc Thơ. Hai cái răng cửa của ông bị Tây đánh gãy và nhiều năm sau này ông vẫn không trồng răng giả để giữ kỷ niệm về trận đòn của cảnh sát Pháp. Vì vậy trong quân đội còn gọi ông là “Minh Sún”. Năm 1964, ông được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu thăng Đại tướng, nhưng ông không nhận.


<span style="font-size: large;"><span style="font-family: Arial, sans-serif;">Theo Lữ Giang trong “Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa” (
HTML Code:
http://daubinhlua.blogspot.com/2012/05/dai-tuong-duong-van-minh.html):
“… Trong các tướng lãnh tham gia chính trường tại miền Nam Việt Nam, có lẽ tướng có thân phận bi thảm nhất là Tướng Dương Văn Minh. Biết Dương Văn Minh không hiểu biết gì về chính và thủ đoạn chính trị, thường suy nghĩ và hành động theo cảm tính, lại mắc bệnh tham lam, nên Hoa Kỳ đã biến ông thành một một công cụ đầy oan nghiệt để thực hiện chính sách của Hoa Kỳ trong từng giai đoạn rồi loại bỏ. Có thể coi cuộc đời và vai trò của Tướng Dương Văn Minh như là một chương bi thảm trong lịch sử VNCH và cũng là một chương bi thảm trong tương quan giữa VNCH và Hoa Kỳ”.


Dương Minh Đức, con trai của Dương Văn Minh, nói về cha mình: “Ông là người không thích làm chính trị, mục tiêu suốt đời của ông là hòa giải, hòa bình dân tộc, nước Việt Nam phải do người Việt Nam làm chủ, vì vậy ngừng chiến là phương cách tốt nhất, bất cứ chính quyền phía nào nắm quyền cũng được, cũng là điều tốt nếu chính quyền đó biết lo cho dân… Ông cho rằng: nếu một chiến thắng mà phải đánh đổi bằng hàng triệu sinh mạng đồng bào thì đó không phải là một chiến thắng…”


Ngày 8/8/1983, Dương Văn Minh, được chính quyền Hà Nội cho phép di cư sang Pháp và sống với hai người con trai. Khoảng năm 1988, ông âm thầm qua Pasadena, Nam California, Hoa Kỳ, và sống với con gái là Dương Mai đang định cư ở đó.


Ngày 5/8/2001, ông bị té từ xe lăn, được đưa vào bệnh viện Huntington Memorial Hospital và qua đời ngày hôm sau, hưởng thọ 86 tuổi. Linh cữu ông cũng được phủ cờ vàng ba sọc đỏ. Sau đó, ông được hoả thiêu ngày 18/8/2001 tại vãng sanh đường Skyrose thuộc nghĩa trang Rose Hill, Nam California.


[2] Nguyễn Khánh (1927–2013) đã từng giữ chức Quốc trưởng và Thủ tướng của VNCH, ông cũng là Đại tướng, Tổng tư lệnh và Tổng tham mưu trưởng trong giai đoạn 1964-1965.


Tướng Nguyễn Khánh ra đời tại Trà Vinh, thời trẻ có tham gia Việt Minh rồi lại học Trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Sau đó, ông sang Pháp tu nghiệp ở Trường quân sự Saint Saumur. Thời gian này, ông lấy tên là Raymond Khánh hoặc Nicolas Turner Khánh.


Khi cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 nổ ra, tướng Khánh đã án binh bất động, không tỏ rõ thái độ. Khi đảo chính thành công, ông tuyên bố ủng hộ Hội đồng Quân nhân Cách mạng và ông được thăng cấp Trung tướng. Ngày 30/1/1964, được sự ủng hộ của Mỹ và "nhóm các tướng trẻ", tướng Khánh đã thực hiện cuộc "chỉnh lý" cướp quyền, truất phế các tướng lĩnh chủ chốt của cuộc đảo chính.


Nhóm các tướng trẻ thống nhất việc truất phế tướng Khánh và ngày 25/2/1965, tướng Nguyễn Khánh phải nhận chức đại sứ lưu động ở nước ngoài. Trước khi đi, ông còn nắm theo một miếng đất và tuyên bố: “Tôi có mang theo nắm đất quê hương, một ngày nào đó nhất định sẽ trở về”.


Tuy nhiên, lời tuyên bố này không thể thực hiện được. Nguyễn Khánh qua đời tại bệnh viện Kaiser ở San Jose, California, Hoa Kỳ, ngày 11/1/2013.


[3] Trong lịch sử 20 năm của Quân lực VNCH, có 162 người được phong cấp tướng, trong đó có 1 thống tướng (truy phong), 5 đại tướng. Ngoài ra còn có 44 Trung tướng, 44 Thiếu tướng, 68 Chuẩn tướng. Rất nhiều tướng lĩnh (chiếm 1/3) được phong hàm tướng trong giai đoạn 1963-1965, thời kỳ mà dân chúng gọi mỉa mai là “loạn tướng”.


·Thống tướng Lê Văn Tỵ (truy phong năm 1964)
·Đại tướng Trần Thiện Khiêm (phong năm 1964)
·Đại tướng Dương Văn Minh (phong năm 1964)
·Đại tướng Nguyễn Khánh (phong năm 1964)
·Đại tướng Cao Văn Viên (phong năm 1967)
·Đại tướng Đỗ Cao Trí (truy phong năm 1971)


[4] Nguyễn Văn Thiệu (1923–2001) là Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia VNCH thời kỳ 1965-1967 và Tổng thống VNCH thời kỳ 1967-1975. Năm 1963, ông tham gia lực lượng đảo chính lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm. Sau đảo chính, ông được phong Thiếu tướng.


Khi tướng Nguyễn Khánh thực hiện "chỉnh lý", nắm quyền lãnh đạo chính quyền, tướng Nguyễn Văn Thiệu được cử giữ chức Tham mưu trưởng, sau đó là chức Tổng trưởng Quốc phòng. Năm 1965, ông được thăng Trung tướng. Cũng năm này, chính phủ của Thủ tướng Phan Huy Quát đã giải tán và trao quyền lãnh đạo quốc gia lại cho Hội đồng Quân lực.


Hội đồng tướng lĩnh đã bầu ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia và tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương. Ông trở thành Quốc trưởng và tướng Kỳ trở thành Thủ tướng của chính phủ mới. Ông Nguyễn Văn Thiệu giữ vai trò Tổng thống của nền Đệ nhị Cộng Hòa từ năm 1967 đến 1975.


Ngày 25/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam với tư cách là đặc sứ của VNCH đến Đài Bắc để phúng điếu tướng Tưởng Giới Thạch của Đài Loan. Sau đó, ông đến Anh định cư. Đầu những năm 1990, ông Thiệu chuyển sang định cư tại Foxborough, Massachusetts, Mỹ và sống một cuộc sống thầm lặng trong quãng đời còn lại ở đây.


Ông Nguyễn Văn Thiệu qua đời ngày 29/9/2001 tại Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess Medical Center tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ, sau khi bị đột quỵ tại nhà ở vùng Foxborough, thọ 78 tuổi.


[5] Nguyễn Cao Kỳ (1930–2011) đã từng là Thủ tướng (1965-1967) và Phó Tổng thống (1967-1971) VNCH; từng là đồng minh rồi đối thủ của cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu; từng được coi là người có tư tưởng chống Cộng trong thời kỳ trước 1975 rồi sau đó, kể từ năm 2004, lại được Nhà nước Việt Nam coi là biểu tượng của sự hòa hợp hòa giải dân tộc.


Nguyễn Cao Kỳ là người nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ nhiều phía. Theo lời tự thuật của ông với báo chí trong những lần trở về Việt Nam, ông kiếm sống bằng cách đi làm thuê trong hơn 10 năm đầu sống trên đất Mỹ. Sau khi định cư tại Mỹ, ông Kỳ vẫn ưu tư về hiểm họa Trung Quốc. Hễ khi nào các trường Đại học Hoa Kỳ mời nói chuyện, ông Kỳ đều vận động, thuyết phục Hoa Kỳ trở lại Việt Nam, vì ông tin rằng chỉ có Hoa Kỳ mới có đủ sức mạnh để ngăn giấc mộng bành trướng từ Phương Bắc. Các nước nhỏ như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc nếu không có sự bảo trợ của Mỹ thì cũng đã bị Trung Quốc khống chế.


Ông Nguyễn Cao Kỳ từ năm 2004-2008, sau khi sống tại Hoa Kỳ, đã về Việt Nam bốn lần. Ông có tư tưởng muốn hàn gắn quan hệ giữa tầng lớp Việt Kiều ngoài nước và chính quyền trong nước, đồng thời xây dựng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.


Trong cuộc họp báo tại khách sạn Sheraton TP Hồ Chí Minh vào chiều 15/1/2004, ông Kỳ tuyên bố: "Tôi cũng muốn nói thêm rằng những người mà giờ phút này, sau 30 năm khi đất nước đã thống nhất và đây là lúc cần sự tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á."


Những câu nói nổi tiếng của ông Nguyễn Cao Kỳ:


·“Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam”
·“Hãy coi rằng ngày 30 tháng 4 là ngày Quốc giỗ của Việt Nam Cộng Hoà”.


Ông Nguyễn Cao Kỳ qua đời ngày 23/7/2011 tại một bệnh viện ở Malaysia, hưởng thọ 80 tuổi. Thi hài của ông được hoả táng, sau đó tro cốt được đưa về Mỹ.


Đọc thêm về Nguyễn Cao Kỳ qua bài viết “Chuyện xung quanh ông Nguyễn Cao Kỳ” tại
HTML Code:
http://chinhhoiuc.blogspot.com/2012/10/chuyen-xung-quanh-ong-nguyen-cao-ky.html
[6] Hàn Phi (280-233 TCN) sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần Thủy Hoàng đang thống nhất Trung Hoa. Ông thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn, thích cái học "hình danh." Gốc của học thuyết này là ở Hoàng Đế, Lão Tử. Hàn Phi có tật nói ngọng, không biện luận khá nhưng giỏi về mặt viết sách.


Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp Trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng. Tư tưởng của Hàn Phi Tử đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật:


"Pháp luật không hùa theo người sang... Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu".


Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên để kiểm soát kẻ dưới. Chủ trương "vô vi nhi trị" đó thực trái hẳn chủ trương của Lão Tử, Trang Tử; chính ra nó là một thứ cực hữu vi.


Phi cho rằng bọn nhà Nho dùng lời văn làm rối loạn luật pháp, bọn du hiệp dùng võ lực phạm đến điều ngăn cấm, gặp lúc yên ổn thì nhà vua dùng bọn ham danh, gặp lúc nguy cấp thì lại dùng kẻ sĩ mang giáp trụ. Như thế, thành ra ngày nay người nhà vua nuôi lại không phải là những người nhà vua cần dùng, những người nhà vua cần dùng đều lại không phải những người nhà vua nuôi.


[7] Niccolò Machiavelli (1469-1527): sinh ra tại thành phố Firenze, Ý. Người ta biết rất ít về thời còn trẻ của Machiavelli nhưng một điều chắc chắn là ông đã được thừa hưởng nền giáo dục về văn hóa, lịch sử Hy Lạp và La Mã.


Machiavelli được coi là nhà lý luận đầu tiên của nền chuyên chính tư sản. Ông có đầu óc phê bình mạnh bạo, tư tưởng duy lý phi tôn giáo, lòng căm ghét bọn quý tộc ăn bám, khát vọng muốn xây dựng nước Ý thành một quốc gia thống nhất, tự do, bình đẳng với một chính quyền mạnh, sử dụng bạo lực để xây dựng trật tự mới.


Tư tưởng của ông thể hiện trong các tác phẩm văn học, trong các bài chuyên luận chính trị và hành động của Machiavelli được gọi là “Học thuyết Machiavelli” (còn gọi là chủ nghĩa Machiavelli). Friedrich Engels đã nói: “Machiavelli là một trong những người khổng lồ của thời đại Phục hưng…”


Những câu nói nổi tiếng của Machiavelli:


·"Nhà vua vừa là chồn cáo, vừa là sư tử."
·"Con người muốn xứng đáng là một con người phải tiến thẳng vững vàng tới mục đích. Mục đích sẽ chứng minh tính đúng đắn của biện pháp."


Nguyễn Ngọc Chinh
chinhhoiuc.blogspot

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32937