Ký ức và trăn trở của Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình
Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình. RFA files photos
Trong cuộc chiến tranh VN huynh đệ tương tàn, nhiều người bị trở thành tù binh chiến tranh. Điệp viên Đặng Chí Bình với bí danh “X20” là một trong những tù binh chiến tranh ở Bắc Việt từ năm 1962. Sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, ông Đặng Chí Bình đã kể lại điệp vụ vượt tuyến và 18 năm tù đày của mình qua thiên hồi ký “Thép Đen”. Nhân sự kiện 40 năm ngày 30/4, cựu tù binh chiến tranh Đặng Chí Bình chia sẻ lại hồi ức của mình khi đón nhận thông tin “Sài Gòn thất thủ”.
Hòa Ái: Xin chào ông Đặng Chí Bình. Rất cảm ơn ông đã dành cho đài ACTD để chia sẻ với thính giả của đài biết về hoàn cảnh ông bị đi tù ở Hòa Lò cũng như ở khắp các trại tù miền Bắc, VN trong thời gian rất dài. Trước tiên, xin ông cho biết tại sao ông chọn ngành tình báo khi ông còn quá trẻ và ông đã bị bắt vào lúc nào?
Ông Đặng Chí Bình: Xin chào cô Hòa Ái và qua cô tôi hân hạnh kính chào toàn thể quý vị đang lắng nghe đài ACTD. Tôi cảm ơn cô hỏi đến một người đã ngoài 80, làm cho tôi vui hẳn và hưng phấn. Tôi xin trả lời câu cô hỏi “tại sao chọn ngành tình báo” là do bản tính tôi từ nhỏ rồi. Bố tôi là võ sư và tôi đã học võ từ lúc còn bé thành thử tính thích ngang tàn. Sau này đọc những sách Z28 (của Người Thứ Tám), sách của Phạm Cao Củng. Trong bối cảnh quê hương ở miền Nam như thế, từ ý thích đó cho đến khi cơ duyên đến được gặp ông chú Nguyễn Văn Thưởng và được giới thiệu với Linh mục Mai Ngọc Khuê, rồi từ đấy tôi vào ngành tình báo.
Sau 2 năm huấn luyện, tôi nhận một nhiệm vụ bí mật một mình tôi trở ra Hà Nội đầu năm 1962, khi đó còn Đệ nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ của tôi bí mật đến Hà Nội rồi bí mật đi chỉ có 25 ngày. Công tác của tôi thuộc loại ngắn hạn với nhiệm vụ tuyển mộ gây mạng lưới.
6 năm trường ở Hỏa Lò, Hà Nội, tôi bị bao nhiêu phương pháp cùm kẹp, tra tấn từ đầu năm 1962 cho đến ngày 30/12/1967, tôi bị đưa ra Tòa án Nhân dân Thành phố xử 18 năm và 5 năm mất quyền công dân. Người nào đọc sách “Thép đen” của tôi mới hiểu được, thưa cô Hòa Ái.
Hòa Ái: Như vậy Trong suốt thời gian ông bị tù đày, bị tra tấnthì hình thức tra tấn nào ông cho rằng là ấn tượng nhất?
Ông Đặng Chí Bình: Tôi bị cùm kẹp, đói khát. Người khác còn có người trông nom. Tôi thì không có một ai nhìn tới trong 6 năm ở trong Hỏa Lò, không một ai hỏi thăm đến. Vì tôi là tình báo nên nếu ai hỏi thăm thì bị nghi là đường dây của tôi thì người đó cũng bị nguy hiểm. Tôi bị cùm kẹp suốt 3, 4 năm trường như thế. Tôi ấn tượng nhất trong quá trình tù dưới chế độ Cộng sản thì tôi phải nói rằng là cái đói là nặng nhất chứ cùm kẹp đối với tôi chẳng nghĩa lý gì cả. Chết thì thôi mà. Bắn thì xin mời cứ bắn. Tôi cảm ơn nữa là khác. Đáng lẽ một người tù ăn được 5 phần nó chỉ cho ăn 3 thành thử người tù bị rút cả xương tủy. Cái đói và thời gian 6 năm mù mịt ở trong Hỏa Lò như thế…Chỉ có thời gian và đói mới là nguy hiểm, rất ấn tượng trong thời gian đi tù của tôi.
Hòa Ái: Trong thiên hồi ký “Thép đen”, ông có đề cập đến một dụng cụ gọi là “cùm mồm”, ông có thể mô tả sơ lược lại vì sao ông phải chịu hình thức tra tấn này?
Ông Đặng Chí Bình: Khi bị bắt vào Hỏa Lò, đầu tiên tôi bị 4,5 thằng bắt cởi quần áo, khám xét từ miệng, tai, tóc…vì tôi là điệp viên nên bị khám kỹ ghê gớm. Theo hiểu biết của tôi lúc đó là một người điệp viên như tôi đã bị bắt thì chỉ có bị tra tấn đến chết, trước sau cũng chết. Tôi xác định chấp nhận cái chết. Vậy thì chết trước là đỡ khổ. Cho nên khi bị đưa vào xà lim và bị cùm, tôi còn bị đánh bằng một cái gậy khoảng 60-70 phân như cái cán xẻng. Tôi hiểu từ trước là Hồ Chí Minh được xem như thần thánh hễ ai nói động tới là bị bắn hết. Lúc đó tôi nghĩ rằng chỉ muốn chửi ngay thằng Hồ Chí Minh với đảng Cộng sản thì mong rằng mục đích là tôi bị bắn chết đi để khõi khổ, khõi bị tra tấn. Tôi nghĩ như vậy cho nên tôi mới chửi. Nhưng nó không bắn. Nó mang vào một dụng cụ, nó khóa tay tôi ra phía sau rồi nó đưa khóa miệng tôi lại. Sau này tôi mới biết là cái “cùm mồm”. Sau này nữa trong giai đoạn xà lim, qua nghe ngóng, có 1 anh Tàu cũng chửi bới và cũng bị cùm mồm như tôi.
Hòa Ái:Đã có bao giờ ông có ý định vượt ngục? Trong hòan cảnh quá tuyệt vọng, ý nghĩ vượt ngục có manh nha trong đầu hay không, thưa ông?
Ông Đặng Chí Bình: Nói đến vượt ngục thì ngay khi bị phát hiện thì tôi đã định trốn rồi nhưng không có cách gì cả vì có quá đông người theo dõi tôi. Khi bị bắt trong Hỏa Lò, bị cùm chân cùm tay, kềm kẹp ở trong xà lim nữa thì không có cách gì mà vượt ngục được. 3 năm sau, chuyện dài lắm, trong “Thép đen” mới tả hết được, lúc đó tôi ở xà lim 1 rồi tình cờ 1 lần có 1 cán bộ gọi cung tôi thì ra người này ở quê tôi, Phát Diệm. Tôi thấy anh chàng này ăn nói có vẻ ngơ ngơ ngác ngác nên trong buổi cung đó tôi nổi lên ý tưởng có thể trốn thoát. Thế là tôi dùng nhiều mưu mẹo và cả nghệ thuật võ của tôi nữa. Cuối cùng tôi đánh gục và khóa cổ anh ta rồi tôi thay quần áo và tìm cách trốn khõi Hỏa Lò. Nhưng mà, lúc ra khõi Hỏa Lò thì tôi bị nhiều trận lắm. Nó bắt được tôi, nó đánh tôi, đâm tôi gãy 3 cái răng rồi nó trói tay, đưa tôi xuống hầm đá, cát-sô ở Hỏa Lò…có thể chết ở dưới đó. Do Thượng đế, do hồn thiêng dân tộc thì tôi mới sống chứ tôi đã chết rồi.
Hòa Ái: Trong suốt thời gian bị giam cầm như vậy, ông có được nghe tin họ báo rằng ông được trao trả như tù bình chiến tranh hay không?
Ông Đặng Chí Bình: Không bao giờ thông báo cả. Chỉ tự suy nghĩ đoán thôi chứ không bao giờ nó bảo các anh sẽ được trao trả dù trước tập thể hay trước cá nhân, không bao giờ nói với ai cả.
Hòa Ái: Câu hỏi sau cùng, ông đón nhận tin về ngày 30 tháng 4 năm 1975 như thế nào?
Ông Đặng Chí Bình: Thưa cô, hỏi như thế này thì tôi hãy còn nỗi niềm, nó quấn vào trong đầu tôi, trong lòng tôi ngày hôm đó. 30/4/1975, lúc đó tôi ở trại Phong Quang. Có thể nói rằng tôi đã xác định chấp nhận cái chết nhẹ như không, 2 chân trong cùm mà tôi vẫn vui cười vì đấy là lý do để tôi sống được. Nghệ thuật sống và phương pháp sống và nhân sinh quan, thế giới quan của tôi đã trang bị cho tôi nên tôi mới sống được. Thế mà ngày 30/4 thì tôi không còn thiết điều gì nữa. Trước đây còn hy vọng le lói trong miền Nam nhưng bây giờ 30/4 mất miền Nam thì tôi có 1 chì mật duy nhất vẫn giấu hơn 10 năm trường với hy vọng sau này còn hoạt động tiếp được nữa mà tôi cũng hủy luôn. Tôi chán chường, tôi thấy cuộc đời mù mịt, chung quanh tối đen, không còn một hy vọng nào nữa. Đúng giai đoạn đó tôi gặp rất nhiều nhiều người như anh Nguyễn Chí Thiện, anh Kiều Duy Vĩnh và nhiều nhân vật tù miền Bắc lúc đó mà tôi cũng không thiết nói chuyện với ai. Tôi chán chường lắm!
Hòa Ái:và bây giờ là thời điểm 40 năm qua, 30/4/2015 kể từ giây phút ông đón nhận tin VNCH không còn nữa thì cảm giác từ lúc đó cho đến bây giờ có còn ám ảnh ông hay không và nỗi ám ảnh đó ra sao?
Ông Đặng Chí Bình: Hết 18 năm của tôi…Bởi vì chống đỡ với dư luận nên nó mới cho tôi về rồi thì nó sẽ bắt tôi tội khác nên tôi tương kế tựu kế, tôi mượn kế của nó để thoát khõi tay nó. Cô ơi, không phải dễ để trốn vượt biên sang đến hải ngoại đâu! Người nào phải đọc sách “Thép đen” của tôi mới hiểu được. Nỗi ám ảnh thật là to tát quá! Nỗi ám ảnh 30/4 đã mờ nhạt rồi! Điều nặng nề trong lòng tôi nhất là mối nguy hiểm nhất từ Trung Cộng với Mỹ và thế giới tự do bây giờ. Tôi buồn lắm! Từ khi trong tù cho đến hải ngoại cho đến bây giờ tim tôi vẫn rỉ máu ngày đêm. Mặc dù kể cả CIA huấn luyện tôi mà CIA cũng không ưa gì tôi vì tôi dám nói thẳng nói thật là vì Mỹ chưa hiểu Cộng sản, nhất là không hiểu Cộng sản Tàu và Cộng sản VN. Liên Xô đổ, Đông Âu đổ, Cộng sản đổ…cũng không hiểu được Trung cộng. Trung cộng quỷ quái ghê gớm lắm. Tôi dám nói rằng trong “Thép đen” của tôi đã đề cập nhiều đến mối nguy hiểm của người Trung cộng, của người Cộng sản VN, kể cả thế giới cũng không hiểu. Nó làm cho người khác hiểu lầm nó. Nó giả vờ sắp vỡ đến nơi. Nó tham nhũng, đấu đá nhau sắp chết đến nơi rồi để các anh coi thường nó. Nhiều ông chiến lược gia, lý luận gia cứ tưởng nó sắp vỡ đến nơi. Đấy là sai lầm! Các anh không hiểu họ thì dù anh giỏi hơn hay giàu có hơn gấp 10 hay gấp trăm lần thì cũng vẫn không là đối thủ của họ khi mà không hiểu kẻ thù của mình. Tôi già 80 tuổi ngoài rồi, tôi đau buồn lắm!
Hòa Ái: Cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với quý thính giả của đài ACTD. Cầu chúc ông mọi sự được an lành!
Ông Đặng Chí Bình: Tôi xin cảm ơn cô.
Hoà Ái, phóng viên RFA
2015-02-24
Điệp viên X20 - Đặng Chí Bình. RFA files photos
Trong cuộc chiến tranh VN huynh đệ tương tàn, nhiều người bị trở thành tù binh chiến tranh. Điệp viên Đặng Chí Bình với bí danh “X20” là một trong những tù binh chiến tranh ở Bắc Việt từ năm 1962. Sau khi đặt chân đến Hoa Kỳ, ông Đặng Chí Bình đã kể lại điệp vụ vượt tuyến và 18 năm tù đày của mình qua thiên hồi ký “Thép Đen”. Nhân sự kiện 40 năm ngày 30/4, cựu tù binh chiến tranh Đặng Chí Bình chia sẻ lại hồi ức của mình khi đón nhận thông tin “Sài Gòn thất thủ”.
Hòa Ái: Xin chào ông Đặng Chí Bình. Rất cảm ơn ông đã dành cho đài ACTD để chia sẻ với thính giả của đài biết về hoàn cảnh ông bị đi tù ở Hòa Lò cũng như ở khắp các trại tù miền Bắc, VN trong thời gian rất dài. Trước tiên, xin ông cho biết tại sao ông chọn ngành tình báo khi ông còn quá trẻ và ông đã bị bắt vào lúc nào?
Ông Đặng Chí Bình: Xin chào cô Hòa Ái và qua cô tôi hân hạnh kính chào toàn thể quý vị đang lắng nghe đài ACTD. Tôi cảm ơn cô hỏi đến một người đã ngoài 80, làm cho tôi vui hẳn và hưng phấn. Tôi xin trả lời câu cô hỏi “tại sao chọn ngành tình báo” là do bản tính tôi từ nhỏ rồi. Bố tôi là võ sư và tôi đã học võ từ lúc còn bé thành thử tính thích ngang tàn. Sau này đọc những sách Z28 (của Người Thứ Tám), sách của Phạm Cao Củng. Trong bối cảnh quê hương ở miền Nam như thế, từ ý thích đó cho đến khi cơ duyên đến được gặp ông chú Nguyễn Văn Thưởng và được giới thiệu với Linh mục Mai Ngọc Khuê, rồi từ đấy tôi vào ngành tình báo.
Sau 2 năm huấn luyện, tôi nhận một nhiệm vụ bí mật một mình tôi trở ra Hà Nội đầu năm 1962, khi đó còn Đệ nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ của tôi bí mật đến Hà Nội rồi bí mật đi chỉ có 25 ngày. Công tác của tôi thuộc loại ngắn hạn với nhiệm vụ tuyển mộ gây mạng lưới.
Sau 2 năm huấn luyện, tôi nhận một nhiệm vụ bí mật một mình tôi trở ra Hà Nội đầu năm 1962, khi đó còn Đệ nhất Cộng Hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Nhiệm vụ của tôi bí mật đến Hà Nội rồi bí mật đi chỉ có 25 ngày. Công tác của tôi thuộc loại ngắn hạn với nhiệm vụ tuyển mộ gây mạng lưới - Ông Đặng Chí BìnhKhi đến đấy, đầu tiên có điều kiện là tôi đến bệnh viện Việt-Đức để trao một tài liệu đặc biệt cho bác sĩ Hoàng Đình Thọ. Ngày hôm sau tôi tiếp tục đến một nhà thờ để liên lạc với một vị linh mục. Khi đi ra thì tôi phát hiện có người theo dõi. Từ khi khẳng định thì bắt đầu tôi đánh lừa, tương kế tựu kế, dùng các phương pháp đánh lạc hướng cho rối mù lên. Đáng lẽ bí mật tôi về chổ đổ bộ của tôi ở Hà Tĩnh nhưng vì không cắt được đuôi để rồi lang thang đến cuối cùng hơn 1 tháng sau tôi mới bị bắt.
6 năm trường ở Hỏa Lò, Hà Nội, tôi bị bao nhiêu phương pháp cùm kẹp, tra tấn từ đầu năm 1962 cho đến ngày 30/12/1967, tôi bị đưa ra Tòa án Nhân dân Thành phố xử 18 năm và 5 năm mất quyền công dân. Người nào đọc sách “Thép đen” của tôi mới hiểu được, thưa cô Hòa Ái.
Hòa Ái: Như vậy Trong suốt thời gian ông bị tù đày, bị tra tấnthì hình thức tra tấn nào ông cho rằng là ấn tượng nhất?
Ông Đặng Chí Bình: Tôi bị cùm kẹp, đói khát. Người khác còn có người trông nom. Tôi thì không có một ai nhìn tới trong 6 năm ở trong Hỏa Lò, không một ai hỏi thăm đến. Vì tôi là tình báo nên nếu ai hỏi thăm thì bị nghi là đường dây của tôi thì người đó cũng bị nguy hiểm. Tôi bị cùm kẹp suốt 3, 4 năm trường như thế. Tôi ấn tượng nhất trong quá trình tù dưới chế độ Cộng sản thì tôi phải nói rằng là cái đói là nặng nhất chứ cùm kẹp đối với tôi chẳng nghĩa lý gì cả. Chết thì thôi mà. Bắn thì xin mời cứ bắn. Tôi cảm ơn nữa là khác. Đáng lẽ một người tù ăn được 5 phần nó chỉ cho ăn 3 thành thử người tù bị rút cả xương tủy. Cái đói và thời gian 6 năm mù mịt ở trong Hỏa Lò như thế…Chỉ có thời gian và đói mới là nguy hiểm, rất ấn tượng trong thời gian đi tù của tôi.
Hòa Ái: Trong thiên hồi ký “Thép đen”, ông có đề cập đến một dụng cụ gọi là “cùm mồm”, ông có thể mô tả sơ lược lại vì sao ông phải chịu hình thức tra tấn này?
Ông Đặng Chí Bình: Khi bị bắt vào Hỏa Lò, đầu tiên tôi bị 4,5 thằng bắt cởi quần áo, khám xét từ miệng, tai, tóc…vì tôi là điệp viên nên bị khám kỹ ghê gớm. Theo hiểu biết của tôi lúc đó là một người điệp viên như tôi đã bị bắt thì chỉ có bị tra tấn đến chết, trước sau cũng chết. Tôi xác định chấp nhận cái chết. Vậy thì chết trước là đỡ khổ. Cho nên khi bị đưa vào xà lim và bị cùm, tôi còn bị đánh bằng một cái gậy khoảng 60-70 phân như cái cán xẻng. Tôi hiểu từ trước là Hồ Chí Minh được xem như thần thánh hễ ai nói động tới là bị bắn hết. Lúc đó tôi nghĩ rằng chỉ muốn chửi ngay thằng Hồ Chí Minh với đảng Cộng sản thì mong rằng mục đích là tôi bị bắn chết đi để khõi khổ, khõi bị tra tấn. Tôi nghĩ như vậy cho nên tôi mới chửi. Nhưng nó không bắn. Nó mang vào một dụng cụ, nó khóa tay tôi ra phía sau rồi nó đưa khóa miệng tôi lại. Sau này tôi mới biết là cái “cùm mồm”. Sau này nữa trong giai đoạn xà lim, qua nghe ngóng, có 1 anh Tàu cũng chửi bới và cũng bị cùm mồm như tôi.
Hòa Ái:Đã có bao giờ ông có ý định vượt ngục? Trong hòan cảnh quá tuyệt vọng, ý nghĩ vượt ngục có manh nha trong đầu hay không, thưa ông?
Ông Đặng Chí Bình: Nói đến vượt ngục thì ngay khi bị phát hiện thì tôi đã định trốn rồi nhưng không có cách gì cả vì có quá đông người theo dõi tôi. Khi bị bắt trong Hỏa Lò, bị cùm chân cùm tay, kềm kẹp ở trong xà lim nữa thì không có cách gì mà vượt ngục được. 3 năm sau, chuyện dài lắm, trong “Thép đen” mới tả hết được, lúc đó tôi ở xà lim 1 rồi tình cờ 1 lần có 1 cán bộ gọi cung tôi thì ra người này ở quê tôi, Phát Diệm. Tôi thấy anh chàng này ăn nói có vẻ ngơ ngơ ngác ngác nên trong buổi cung đó tôi nổi lên ý tưởng có thể trốn thoát. Thế là tôi dùng nhiều mưu mẹo và cả nghệ thuật võ của tôi nữa. Cuối cùng tôi đánh gục và khóa cổ anh ta rồi tôi thay quần áo và tìm cách trốn khõi Hỏa Lò. Nhưng mà, lúc ra khõi Hỏa Lò thì tôi bị nhiều trận lắm. Nó bắt được tôi, nó đánh tôi, đâm tôi gãy 3 cái răng rồi nó trói tay, đưa tôi xuống hầm đá, cát-sô ở Hỏa Lò…có thể chết ở dưới đó. Do Thượng đế, do hồn thiêng dân tộc thì tôi mới sống chứ tôi đã chết rồi.
Hòa Ái: Trong suốt thời gian bị giam cầm như vậy, ông có được nghe tin họ báo rằng ông được trao trả như tù bình chiến tranh hay không?
Ông Đặng Chí Bình: Không bao giờ thông báo cả. Chỉ tự suy nghĩ đoán thôi chứ không bao giờ nó bảo các anh sẽ được trao trả dù trước tập thể hay trước cá nhân, không bao giờ nói với ai cả.
Ngày 30/4 thì tôi không còn thiết điều gì nữa. Trước đây còn hy vọng le lói trong miền Nam nhưng bây giờ 30/4 mất miền Nam... Tôi chán chường, tôi thấy cuộc đời mù mịt, chung quanh tối đen, không còn một hy vọng nào nữa - Ông Đặng Chí BìnhVào khoảng sắp sửa ký hiệp định Paris thì tôi ở trại Trung ương số 1, Lào Cai. Nó tập trung tất cả tù binh biệt kích, gián điệp. Nó giam nhiều chổ khác nhau nhưng khi đó nó tập trung về 1 nơi để cho ăn bồi dưỡng. Trước đây ăn đói khổ, ăn 13 kg trung bình nhưng bây giờ cho ăn 18 kg, có cả gạo và thịt bồi dưỡng. Chúng tôi biết đây là sắp trao trả. Nó chuẩn bị như vậy từ trước 6 tháng ký Hiệp định Paris. Nhưng lưng chừng nó đánh lừa được phía các phái đoàn của Mỹ và của quốc tế, thế là nó mang tôi với một anh nữa là anh Lê Văn Bưởi, 1 thiếu tá cũng là 1 điệp viên đã đi theo cách vượt sông Bến Hải, và 1 người nữa là anh Lưu Nghĩa Lương, đưa sang trại Trung ương số 2 ở Yên Bái trở lại chế độ bình thường. Ở đây nó điều tôi đi làm các công việc dọn cứt đái, rồi trong các toán rau…khổ cực, đày đạo ghê lắm như tôi đã tả trong “Thép đen”.
Hòa Ái: Câu hỏi sau cùng, ông đón nhận tin về ngày 30 tháng 4 năm 1975 như thế nào?
Ông Đặng Chí Bình: Thưa cô, hỏi như thế này thì tôi hãy còn nỗi niềm, nó quấn vào trong đầu tôi, trong lòng tôi ngày hôm đó. 30/4/1975, lúc đó tôi ở trại Phong Quang. Có thể nói rằng tôi đã xác định chấp nhận cái chết nhẹ như không, 2 chân trong cùm mà tôi vẫn vui cười vì đấy là lý do để tôi sống được. Nghệ thuật sống và phương pháp sống và nhân sinh quan, thế giới quan của tôi đã trang bị cho tôi nên tôi mới sống được. Thế mà ngày 30/4 thì tôi không còn thiết điều gì nữa. Trước đây còn hy vọng le lói trong miền Nam nhưng bây giờ 30/4 mất miền Nam thì tôi có 1 chì mật duy nhất vẫn giấu hơn 10 năm trường với hy vọng sau này còn hoạt động tiếp được nữa mà tôi cũng hủy luôn. Tôi chán chường, tôi thấy cuộc đời mù mịt, chung quanh tối đen, không còn một hy vọng nào nữa. Đúng giai đoạn đó tôi gặp rất nhiều nhiều người như anh Nguyễn Chí Thiện, anh Kiều Duy Vĩnh và nhiều nhân vật tù miền Bắc lúc đó mà tôi cũng không thiết nói chuyện với ai. Tôi chán chường lắm!
Hòa Ái:và bây giờ là thời điểm 40 năm qua, 30/4/2015 kể từ giây phút ông đón nhận tin VNCH không còn nữa thì cảm giác từ lúc đó cho đến bây giờ có còn ám ảnh ông hay không và nỗi ám ảnh đó ra sao?
Ông Đặng Chí Bình: Hết 18 năm của tôi…Bởi vì chống đỡ với dư luận nên nó mới cho tôi về rồi thì nó sẽ bắt tôi tội khác nên tôi tương kế tựu kế, tôi mượn kế của nó để thoát khõi tay nó. Cô ơi, không phải dễ để trốn vượt biên sang đến hải ngoại đâu! Người nào phải đọc sách “Thép đen” của tôi mới hiểu được. Nỗi ám ảnh thật là to tát quá! Nỗi ám ảnh 30/4 đã mờ nhạt rồi! Điều nặng nề trong lòng tôi nhất là mối nguy hiểm nhất từ Trung Cộng với Mỹ và thế giới tự do bây giờ. Tôi buồn lắm! Từ khi trong tù cho đến hải ngoại cho đến bây giờ tim tôi vẫn rỉ máu ngày đêm. Mặc dù kể cả CIA huấn luyện tôi mà CIA cũng không ưa gì tôi vì tôi dám nói thẳng nói thật là vì Mỹ chưa hiểu Cộng sản, nhất là không hiểu Cộng sản Tàu và Cộng sản VN. Liên Xô đổ, Đông Âu đổ, Cộng sản đổ…cũng không hiểu được Trung cộng. Trung cộng quỷ quái ghê gớm lắm. Tôi dám nói rằng trong “Thép đen” của tôi đã đề cập nhiều đến mối nguy hiểm của người Trung cộng, của người Cộng sản VN, kể cả thế giới cũng không hiểu. Nó làm cho người khác hiểu lầm nó. Nó giả vờ sắp vỡ đến nơi. Nó tham nhũng, đấu đá nhau sắp chết đến nơi rồi để các anh coi thường nó. Nhiều ông chiến lược gia, lý luận gia cứ tưởng nó sắp vỡ đến nơi. Đấy là sai lầm! Các anh không hiểu họ thì dù anh giỏi hơn hay giàu có hơn gấp 10 hay gấp trăm lần thì cũng vẫn không là đối thủ của họ khi mà không hiểu kẻ thù của mình. Tôi già 80 tuổi ngoài rồi, tôi đau buồn lắm!
Hòa Ái: Cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ với quý thính giả của đài ACTD. Cầu chúc ông mọi sự được an lành!
Ông Đặng Chí Bình: Tôi xin cảm ơn cô.
Hoà Ái, phóng viên RFA
2015-02-24
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32934
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét