Friday, 5 January 2018
MOON JAE-IN MUỐN LÀM ANH EM VỚI KIM JONG UN HƠN LÀ LÀM BẠN MỸ - CỨ ĐỂ NAM HÀN BỊ BẮC HÀN NUỐT NHƯ VNCH CHO THẾ GIỚI CÓ THÊM VÀI TRIỆU TỴ NẠN CHO VUI./-TCL
Đây là cách Triều Tiên ly gián Mỹ và Hàn Quốc
Triều Tiên mới đây đồng ý điện đàm cấp
cao với Hàn Quốc. Đây được cho là động thái ly gián Mỹ và Hàn Quốc. Gợi ý
đàm phán với Seoul có thể gây rạn vỡ liên minh Mỹ - Hàn.
Ông Kim Jong-un hôm 1/1 đọc thông điệp năm mới, "khoe" về nút hạt nhân nhằm cảnh cáo Washington nhưng cũng gợi ý về khả năng đàm phán trực tiếp với Seoul. Lời đề nghị từ nhà lãnh đạo Triều Tiên nhanh chóng được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chấp nhận. Điều này đã làm bật lên những khác biệt giữa Mỹ và đồng minh lâu năm Hàn Quốc trong nỗ lực đối phó với chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên.
Theo Washington Post, ông Kim có thể không sở hữu một nút bấm kích hoạt hạt nhân thật sự trên bàn làm việc, tuy nhiên ông đã tìm ra cách để làm rạn nứt mối quan hệ giữa hai đối thủ hàng đầu: Mỹ và Hàn Quốc.
Đào sâu khoảng cách
Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn tỏ thái độ cảnh giác trước các cuộc đàm phán, chỉ chấp thuận chúng với điều kiện Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân thì người đồng cấp Hàn Quốc lại đắc cử nhờ nền tảng cam kết đối thoại với láng giềng phương Bắc.
Trong khi Tổng thống Trump chế nhạo kho vũ khí của Triều Tiên thì gần như cùng lúc, chính quyền Tổng thống Moon lại đề xuất tổ chức một cuộc gặp mặt giữa hai miền tại làng Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới Hàn - Triều vào ngày 9/1 và nhận cuộc gọi từ Triều Tiên thông qua đường dây nóng bị gián đoạn suốt hai năm qua. Triều Tiên hôm nay thông báo đã chấp nhận đề nghị đối thoại cấp cao với Hàn Quốc vào tuần tới.
"Ở đây chúng ta có Mỹ đe dọa chiến tranh với Triều Tiên nhưng song song với đó, Hàn Quốc lại tích cực ngả về hướng đối thoại, đàm phán", Evans Revere, cựu nhà ngoại giao Mỹ tại Hàn Quốc, nhận xét. "Những động thái trên xảy ra đồng thời và nó mâu thuẫn trực tiếp với động lực cơ bản của chính sách Mỹ".
Giới chuyên gia đánh giá gợi ý đối thoại trực tiếp và quyết định của Triều Tiên chấp nhận tham gia cuộc đàm phán với Hàn Quốc có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng vốn đã dâng cao giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Hàn kể từ thời điểm ông Trump đắc cử tổng thống.
Dù cuộc đàm phán sắp diễn ra có thể chỉ thảo luận các vấn đề liên quan đến Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang được tổ chức tại Hàn Quốc vào tháng hai, nó vẫn gợi mở cơ hội dẫn tới những cuộc đàm phán rộng hơn. Đây là ý tưởng mà Mỹ không đồng thuận.
Mỹ "rất hoài nghi về sự chân thành của ông Kim Jong-un khi đề cập đến chuyện ngồi vào bàn thảo luận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert ngày 2/1 nhấn mạnh.
Quan điểm trên khác biệt với thông điệp mà người phát ngôn của Tổng thống Moon phát đi, khẳng định Hàn Quốc sẵn sàng đối thoại bất kể thời gian, địa điểm hay hình thức.
Những diễn giải trái ngược mà Mỹ và Hàn Quốc đưa ra về bình luận của nhà lãnh đạo Kim Jong-un một lần nữa làm bật lên khoảng cách giữa Seoul và Washington trong định hướng xử lý cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Khoảng cách đó chính là thứ mà chính quyền Triều Tiên đang tìm cách khai thác, giới quan sát nhận định.
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc liên lạc qua đường dây nóng với người Triều Tiên tại làng biên giới Bàn Môn Điếm hôm 3/1
Một quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) giấu tên ví bất kỳ ai tin tưởng vào thông điệp năm mới của ông Kim rõ ràng đều đã "uống quá nhiều champagne". Ông lưu ý tới những phần trong bài phát biểu mà nhà lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi đẩy mạnh chế tạo vũ khí, tăng cường khả năng đáp trả các cuộc tấn công hạt nhân và thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Theo quan chức NSC, các thông điệp trên không hoàn toàn mới nhưng khi đặt chúng cạnh nhau, Triều Tiên dường như đang muốn tìm kiếm con đường hòa hợp bằng cách chia rẽ Hàn Quốc và Mỹ rồi từ đấy thúc đẩy thống nhất với người hàng xóm phía Nam thông qua gây áp lực hạt nhân.
"Tôi lo ngại trước những việc Hàn Quốc đang làm", ông Elliot Abrams, chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế, Mỹ, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television hôm 3/1. "Tôi nghĩ họ đang rơi vào cái bẫy của Triều Tiên. Nếu cứ đi theo hướng mà Tổng thống Hàn Quốc muốn, cuối cùng, chúng ta sẽ đối diện với nguy cơ xói mòn mối quan hệ quân sự Mỹ - Hàn".
Mối quan hệ ấy đã có một khởi đầu không thuận lợi. Ông Moon đắc cử hồi tháng 5 năm ngoái với lời hứa theo đuổi cách tiếp cận mềm mỏng với Bình Nhưỡng sau gần một thập kỷ chính quyền bảo thủ nắm quyền ở Hàn Quốc. Trong cuộc vận động tranh cử, ông nêu lên câu hỏi về lá chắn tên lửa Mỹ đặt tại Hàn Quốc, biểu lộ mong muốn đối thoại cùng Bình Nhưỡng và hàn gắn quan hệ với Trung Quốc, đồng minh chính của Triều Tiên.
Ở chiều ngược lại, Tổng thống Trump công khai cho thấy sự hoài nghi về thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc, đồng thời muốn Hàn Quốc phải đóng góp nguồn lực nhiều hơn cho liên minh quân sự giữa hai nước, bao gồm cả việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Dù nhiều người dân Hàn Quốc ủng hộ giải pháp hòa bình cho căng thẳng, vẫn tồn tại những luồng ý kiến trái chiều, hoài nghi phương pháp tiếp cận của Tổng thống Moon cũng như phân vân liệu nhà lãnh đạo Triều Tiên có thực sự sẵn sàng đàm phán hay không.
"Người Triều Tiên hiểu rằng nếu chịu đối thoại, họ sẽ có thêm thời gian để thử nghiệm và phát triển vũ khí", ông Robert E. Kelly, giáo sư khoa học chính trị và ngoại giao tại Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc, đánh giá. "Họ có lợi ích khi chìa cành ô liu ra. Đây không phải hành động nhượng bộ thực sự".
Mặt khác, giới phân tích cho rằng chiến lược ông Kim muốn theo đuổi là biến vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên đang sở hữu thành "sự đã rồi", đồng thời tìm cách để làm suy yếu các biện pháp trừng phạt.
Trong bài phát biểu năm mới, ông Kim thừa nhận Triều Tiên đang đối diện "những thách thức khắc nghiệt nhất từ trước tới nay" bởi các lệnh trừng phạt và Thế vận hội thể thao ở Hàn Quốc đem đến một khởi đầu cho họ.
"Kim Jong-un nắm rõ Hàn Quốc mong muốn một cách tuyệt vọng rằng Triều Tiên sẽ tham dự Thế vận hội Pyeongchang và nối lại đối thoại liên Triều", Chun Yung-woo, cựu chuyên gia đàm phán Hàn Quốc, viết trên Facebook. "Nhận ra điểm yếu của Hàn Quốc, ông ta đang lợi dụng nó để hủy hoại liên minh Mỹ - Hàn, kéo Seoul xa khỏi Washington và dùng nó như tấm khiên chống đỡ trước những hành động quân sự có thể từ phía Mỹ".
Theo các nhà phân tích, vì biết việc Triều Tiên để ngỏ cánh cửa đàm phán là điều mà chính phủ Hàn Quốc hiện nay khao khát nên Bình Nhưỡng gần như chắc chắn sẽ yêu cầu những nhượng bộ lớn từ Seoul.
Truyền đi tín hiệu đầu tiên, ông Kim đã thúc giục Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận thường niên với Mỹ. Tương lai, Bình Nhưỡng có thể đề nghị Seoul mở lại một nhà máy chung đặt tại thị trấn Kaesong, Triều Tiên, mà Hàn Quốc đóng cửa hồi năm 2016. Họ cũng có thể yêu cầu chính quyền Tổng thống Moon gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại Hàn Quốc áp đặt hồi năm 2010 vì cáo buộc Triều Tiên phóng ngư lôi vào một tàu hải quân nước này.
Bãi bỏ những lệnh trừng phạt như vậy, trong khi Triều Tiên không có bất kỳ động thái rõ ràng nào cho thấy họ muốn từ bỏ tham vọng hạt nhân, sẽ gây khó khăn cho nỗ lực quốc tế do Mỹ dẫn dắt nhằm gây sức ép lên Bình Nhưỡng. Ngoài ra, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ làm rạn nứt liên minh Mỹ - Hàn, cây bút Choe Sang-hun từ New York Times nhận định.
Tổng thống Moon đã thể hiện thiện chí thỏa hiệp cùng Triều Tiên, đặc biệt với đề xuất hoãn các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn cho đến thời điểm Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang và Thế vận hội thể thao dành cho người khuyết tật kết thúc vào tháng ba. Song đây chưa hẳn là điều Bình Nhưỡng mong muốn.
"Khi các cuộc tập trận chung được nối lại vào tháng 4, mối quan hệ Hàn - Triều sẽ lại rơi vào lạnh giá", Cheong Seong-chang, nhà phân tích tại Viện Sejong, Hàn Quốc, bình luận. "Có những lý do để tin rằng mọi việc sẽ tồi tệ đi nhiều vào nửa còn lại của năm 2018". Nếu Triều Tiên tiếp tục thử vũ khí, bất kể những bước tiến mà đôi bên đạt được là gì, chúng đều chỉ mang tính "tạm thời", ông Cheong nhấn mạnh.
Ông Kim Jong-un hôm 1/1 đọc thông điệp năm mới, "khoe" về nút hạt nhân nhằm cảnh cáo Washington nhưng cũng gợi ý về khả năng đàm phán trực tiếp với Seoul. Lời đề nghị từ nhà lãnh đạo Triều Tiên nhanh chóng được Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in chấp nhận. Điều này đã làm bật lên những khác biệt giữa Mỹ và đồng minh lâu năm Hàn Quốc trong nỗ lực đối phó với chương trình tên lửa và hạt nhân Triều Tiên.
Theo Washington Post, ông Kim có thể không sở hữu một nút bấm kích hoạt hạt nhân thật sự trên bàn làm việc, tuy nhiên ông đã tìm ra cách để làm rạn nứt mối quan hệ giữa hai đối thủ hàng đầu: Mỹ và Hàn Quốc.
Đào sâu khoảng cách
Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn tỏ thái độ cảnh giác trước các cuộc đàm phán, chỉ chấp thuận chúng với điều kiện Triều Tiên từ bỏ tham vọng hạt nhân thì người đồng cấp Hàn Quốc lại đắc cử nhờ nền tảng cam kết đối thoại với láng giềng phương Bắc.
Trong khi Tổng thống Trump chế nhạo kho vũ khí của Triều Tiên thì gần như cùng lúc, chính quyền Tổng thống Moon lại đề xuất tổ chức một cuộc gặp mặt giữa hai miền tại làng Bàn Môn Điếm thuộc khu phi quân sự (DMZ) ở biên giới Hàn - Triều vào ngày 9/1 và nhận cuộc gọi từ Triều Tiên thông qua đường dây nóng bị gián đoạn suốt hai năm qua. Triều Tiên hôm nay thông báo đã chấp nhận đề nghị đối thoại cấp cao với Hàn Quốc vào tuần tới.
"Ở đây chúng ta có Mỹ đe dọa chiến tranh với Triều Tiên nhưng song song với đó, Hàn Quốc lại tích cực ngả về hướng đối thoại, đàm phán", Evans Revere, cựu nhà ngoại giao Mỹ tại Hàn Quốc, nhận xét. "Những động thái trên xảy ra đồng thời và nó mâu thuẫn trực tiếp với động lực cơ bản của chính sách Mỹ".
Giới chuyên gia đánh giá gợi ý đối thoại trực tiếp và quyết định của Triều Tiên chấp nhận tham gia cuộc đàm phán với Hàn Quốc có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng vốn đã dâng cao giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Hàn kể từ thời điểm ông Trump đắc cử tổng thống.
Dù cuộc đàm phán sắp diễn ra có thể chỉ thảo luận các vấn đề liên quan đến Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang được tổ chức tại Hàn Quốc vào tháng hai, nó vẫn gợi mở cơ hội dẫn tới những cuộc đàm phán rộng hơn. Đây là ý tưởng mà Mỹ không đồng thuận.
Mỹ "rất hoài nghi về sự chân thành của ông Kim Jong-un khi đề cập đến chuyện ngồi vào bàn thảo luận", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert ngày 2/1 nhấn mạnh.
Quan điểm trên khác biệt với thông điệp mà người phát ngôn của Tổng thống Moon phát đi, khẳng định Hàn Quốc sẵn sàng đối thoại bất kể thời gian, địa điểm hay hình thức.
Những diễn giải trái ngược mà Mỹ và Hàn Quốc đưa ra về bình luận của nhà lãnh đạo Kim Jong-un một lần nữa làm bật lên khoảng cách giữa Seoul và Washington trong định hướng xử lý cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Khoảng cách đó chính là thứ mà chính quyền Triều Tiên đang tìm cách khai thác, giới quan sát nhận định.
Một quan chức chính phủ Hàn Quốc liên lạc qua đường dây nóng với người Triều Tiên tại làng biên giới Bàn Môn Điếm hôm 3/1
Một quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) giấu tên ví bất kỳ ai tin tưởng vào thông điệp năm mới của ông Kim rõ ràng đều đã "uống quá nhiều champagne". Ông lưu ý tới những phần trong bài phát biểu mà nhà lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi đẩy mạnh chế tạo vũ khí, tăng cường khả năng đáp trả các cuộc tấn công hạt nhân và thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Theo quan chức NSC, các thông điệp trên không hoàn toàn mới nhưng khi đặt chúng cạnh nhau, Triều Tiên dường như đang muốn tìm kiếm con đường hòa hợp bằng cách chia rẽ Hàn Quốc và Mỹ rồi từ đấy thúc đẩy thống nhất với người hàng xóm phía Nam thông qua gây áp lực hạt nhân.
"Tôi lo ngại trước những việc Hàn Quốc đang làm", ông Elliot Abrams, chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế, Mỹ, cho biết trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg Television hôm 3/1. "Tôi nghĩ họ đang rơi vào cái bẫy của Triều Tiên. Nếu cứ đi theo hướng mà Tổng thống Hàn Quốc muốn, cuối cùng, chúng ta sẽ đối diện với nguy cơ xói mòn mối quan hệ quân sự Mỹ - Hàn".
Mối quan hệ ấy đã có một khởi đầu không thuận lợi. Ông Moon đắc cử hồi tháng 5 năm ngoái với lời hứa theo đuổi cách tiếp cận mềm mỏng với Bình Nhưỡng sau gần một thập kỷ chính quyền bảo thủ nắm quyền ở Hàn Quốc. Trong cuộc vận động tranh cử, ông nêu lên câu hỏi về lá chắn tên lửa Mỹ đặt tại Hàn Quốc, biểu lộ mong muốn đối thoại cùng Bình Nhưỡng và hàn gắn quan hệ với Trung Quốc, đồng minh chính của Triều Tiên.
Ở chiều ngược lại, Tổng thống Trump công khai cho thấy sự hoài nghi về thỏa thuận thương mại tự do với Hàn Quốc, đồng thời muốn Hàn Quốc phải đóng góp nguồn lực nhiều hơn cho liên minh quân sự giữa hai nước, bao gồm cả việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).
Dù nhiều người dân Hàn Quốc ủng hộ giải pháp hòa bình cho căng thẳng, vẫn tồn tại những luồng ý kiến trái chiều, hoài nghi phương pháp tiếp cận của Tổng thống Moon cũng như phân vân liệu nhà lãnh đạo Triều Tiên có thực sự sẵn sàng đàm phán hay không.
"Người Triều Tiên hiểu rằng nếu chịu đối thoại, họ sẽ có thêm thời gian để thử nghiệm và phát triển vũ khí", ông Robert E. Kelly, giáo sư khoa học chính trị và ngoại giao tại Đại học Quốc gia Pusan, Hàn Quốc, đánh giá. "Họ có lợi ích khi chìa cành ô liu ra. Đây không phải hành động nhượng bộ thực sự".
Mặt khác, giới phân tích cho rằng chiến lược ông Kim muốn theo đuổi là biến vũ khí hạt nhân mà Triều Tiên đang sở hữu thành "sự đã rồi", đồng thời tìm cách để làm suy yếu các biện pháp trừng phạt.
Trong bài phát biểu năm mới, ông Kim thừa nhận Triều Tiên đang đối diện "những thách thức khắc nghiệt nhất từ trước tới nay" bởi các lệnh trừng phạt và Thế vận hội thể thao ở Hàn Quốc đem đến một khởi đầu cho họ.
"Kim Jong-un nắm rõ Hàn Quốc mong muốn một cách tuyệt vọng rằng Triều Tiên sẽ tham dự Thế vận hội Pyeongchang và nối lại đối thoại liên Triều", Chun Yung-woo, cựu chuyên gia đàm phán Hàn Quốc, viết trên Facebook. "Nhận ra điểm yếu của Hàn Quốc, ông ta đang lợi dụng nó để hủy hoại liên minh Mỹ - Hàn, kéo Seoul xa khỏi Washington và dùng nó như tấm khiên chống đỡ trước những hành động quân sự có thể từ phía Mỹ".
Theo các nhà phân tích, vì biết việc Triều Tiên để ngỏ cánh cửa đàm phán là điều mà chính phủ Hàn Quốc hiện nay khao khát nên Bình Nhưỡng gần như chắc chắn sẽ yêu cầu những nhượng bộ lớn từ Seoul.
Truyền đi tín hiệu đầu tiên, ông Kim đã thúc giục Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận thường niên với Mỹ. Tương lai, Bình Nhưỡng có thể đề nghị Seoul mở lại một nhà máy chung đặt tại thị trấn Kaesong, Triều Tiên, mà Hàn Quốc đóng cửa hồi năm 2016. Họ cũng có thể yêu cầu chính quyền Tổng thống Moon gỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại Hàn Quốc áp đặt hồi năm 2010 vì cáo buộc Triều Tiên phóng ngư lôi vào một tàu hải quân nước này.
Bãi bỏ những lệnh trừng phạt như vậy, trong khi Triều Tiên không có bất kỳ động thái rõ ràng nào cho thấy họ muốn từ bỏ tham vọng hạt nhân, sẽ gây khó khăn cho nỗ lực quốc tế do Mỹ dẫn dắt nhằm gây sức ép lên Bình Nhưỡng. Ngoài ra, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ làm rạn nứt liên minh Mỹ - Hàn, cây bút Choe Sang-hun từ New York Times nhận định.
Tổng thống Moon đã thể hiện thiện chí thỏa hiệp cùng Triều Tiên, đặc biệt với đề xuất hoãn các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn cho đến thời điểm Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang và Thế vận hội thể thao dành cho người khuyết tật kết thúc vào tháng ba. Song đây chưa hẳn là điều Bình Nhưỡng mong muốn.
"Khi các cuộc tập trận chung được nối lại vào tháng 4, mối quan hệ Hàn - Triều sẽ lại rơi vào lạnh giá", Cheong Seong-chang, nhà phân tích tại Viện Sejong, Hàn Quốc, bình luận. "Có những lý do để tin rằng mọi việc sẽ tồi tệ đi nhiều vào nửa còn lại của năm 2018". Nếu Triều Tiên tiếp tục thử vũ khí, bất kể những bước tiến mà đôi bên đạt được là gì, chúng đều chỉ mang tính "tạm thời", ông Cheong nhấn mạnh.