Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017

Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?

Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?

Đức Huy |
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?

Trong những năm 70 của thế kỉ trước, dưới bàn tay của bộ đôi Nixon-Kissinger, chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc đã trải qua hai bước ngoặt lịch sử.

"Chúng ta sẽ tiếp tục giữ quan hệ gần gũi, thân thiện với Đài Loan, nhưng chúng ta cũng phải nhớ, và [chính quyền Đài Loan] cũng phải chuẩn bị tâm lý cho một thực tế rằng, Mỹ sẽ từng bước tiếp tục đi trên quỹ đạo bình thường hóa với cả bên còn lại - tức Trung Quốc đại lục. Đây là vấn đề thuộc phạm trù lợi ích quốc gia. Không phải vì chúng ta yêu quý gì [đại lục], mà vị trí chiến lược của họ [buộc ta phải làm vậy]".
Đó là những lời dặn dò trực tiếp qua điện thoại mà Tổng thống Mỹ Richard Nixon gửi tới Đại sứ Mỹ tại Đài Loan bấy giờ, ông Walter McConaughy, vào ngày 30/6/1971. Chỉ thị của "sếp" khi đó thực sự đã đặt McConaughy vào thế khó, buộc vị Đại sứ này phải tìm cách lựa lời nói với chính quyền Tưởng Giới Thạch về hướng đi mới của Washington.
Sở dĩ nói ông McConaughy gặp khó là bởi giống như đại bộ phận các nước phương Tây khác, khi đó Mỹ vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chưa thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Quốc dân đảng (KMT) cũng nhận được rất nhiều sự trợ giúp từ Washington kể từ khi phải rút về Đài Loan sau thất bại trong nội chiến Trung Quốc năm 1949.
Nhưng vì lợi ích quốc gia, mà cụ thể ở đây là tham vọng muốn bắt tay với Bắc Kinh để kiềm tỏa Liên Xô, Washington đã quyết định thực hiện hai nước đi mang tính bước ngoặt về ngoại giao:
- Nước đi thứ nhất mang tính bản lề, đó là chuyến thăm lịch sử của Nixon tới Bắc Kinh năm 1972, với kết quả là Thông cáo Thượng Hải được hai bên Trung-Mỹ đưa ra, trong đó ghi rõ: "Mỹ hiểu rằng người Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan đều trung thành với quan điểm chỉ có một chính phủ Trung Quốc duy nhất, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Mỹ không phản đối quan điểm đó".
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 2.
Nixon và phu nhân trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc năm 1972. Ảnh: History.com
Chính sách "một Trung Quốc", đúng như tên gọi của nó, có nghĩa rằng chỉ tồn tại một chính phủ hợp pháp duy nhất quản lý Trung Quốc. Bắc Kinh và Đài Loan đều công nhận chính sách này, và cho rằng mình, chứ không phải bên còn lại, mới là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc.
Chính sách này buộc các nước trên thế giới nếu đã thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Bắc Kinh thì không được phép thiết lập quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Đài Loan, và ngược lại.
- Và nước đi thứ hai mang tính quyết định, là việc chính phủ của Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tuyên bố chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao cấp nhà nước với Đài Loan, để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào ngày 1/1/1979, phù hợp với chính sách "một Trung Quốc" mà Mỹ vẫn tuân thủ cho tới hiện tại.
Nhưng để có được hai bước đi mang tính bước ngoặt như vậy, không thể không kể đến hàng loạt những sự kiện, những cuộc đối thoại bí mật vô cùng quan trọng diễn ra nơi hậu trường trong vài năm trước đó.
1969-1970: Mỹ đánh tiếng, Trung hưởng ứng, Đài bất bình
Ý tưởng xích lại gần Trung Quốc trên thực tế đã được Nixon hé lộ từ khi ông còn là ứng viên tranh cử Tổng thống. Năm 1967, trong một bài viết đăng trên tạp chí Foreign Affairs, Nixon khẳng định: "Chúng ta không thể cứ mãi để Trung Quốc bên ngoài tập thể các quốc gia trên thế giới, cứ để Trung Quốc nuôi dưỡng tham vọng, nuôi dưỡng sự thù địch, và đe dọa các nước láng giềng".
Ngày 1/2/1969, chỉ hai tuần sau khi chính thức lên nắm quyền tại Nhà Trắng, Nixon lập tức tìm cách thiết lập các kênh liên lạc với phía Trung Quốc. Trong một bức điện gửi tới Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger, Nixon viết:
"Tôi cho rằng chúng ta cần tìm mọi cách để thể hiện rằng chính phủ Mỹ hiện tại đang 'cân nhắc mọi phương án nối lại quan hệ với người Trung Quốc'. Nhưng tất nhiên, điều này phải được thực hiện một cách bí mật và không được phép xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng trong bất kì hoàn cảnh nào". 
Tháng 7/1969, Nixon thăm Pakistan và họp mặt với người đồng cấp Yahya Khan. Sau cuộc gặp, một nhà ngoại giao Mỹ tại Pakistan đã chuyển lời tới Kissinger rằng phía Pakistan hiểu rằng Mỹ muốn tiếp cận Trung Quốc và nhờ Pakistan, vốn có quan hệ tốt với Bắc Kinh, "chuyển lời".  
Nhưng dù có muốn bắt tay với Trung Quốc thế nào đi nữa, thì Kissinger vẫn không muốn Mỹ phải thể hiện hình ảnh "xuống nước" một cách thái quá như vậy. Ông lập tức cử phụ tá Hal Saunders tới trao đổi với Đại sứ Pakistan tại Mỹ, Agha Hilaly, để làm rõ hai điểm.
Thứ nhất, Mỹ cho rằng việc chuyển lời không cần quá gấp gáp hay đòi hỏi nỗ lực đáng kể gì từ phía Pakistan. Việc cho Trung Quốc thấy quan điểm của Mỹ là quan trọng, nhưng không phải một điều gì đó cần phải thực hiện ngay lập tức.
Thứ hai, điều mà Tổng thống Nixon muốn là Tổng thống Yahya sẽ, vào một thời điểm thích hợp và tự nhiên, nêu quan điểm của Mỹ đối với Trung Quốc một cách rõ ràng, nhưng không cần phải nghiêm trọng hóa vấn đề.
Tháng 12/1969, trong một động thái khác nhằm thể hiện thiện chí, Nixon đã nghe theo lời khuyên của Ngoại trưởng William Rogers và quyết định nới lỏng các hàng rào giao thương với Trung Quốc, trong đó có việc mua bán các mặt hàng nông sản Mỹ.
Nỗ lực "đánh tiếng" trong suốt năm đầu của nhiệm kì Nixon đã thu về thành quả đầu tiên, khi vào tháng 2/1970, cấp dưới của Kissinger báo cáo rằng đại diện phía Trung Quốc, thông qua kênh liên lạc tại Warsaw, cho biết: "nếu Mỹ muốn cử một đại diện cấp Bộ trưởng hoặc đặc phái viên của Tổng thống tới Trung Quốc để thảo luận thêm về quan hệ Mỹ-Trung, thì Bắc Kinh sẵn sàng tiếp đón". 
Dù rất cố gắng giữ bí mật, song các động thái của Mỹ vẫn không qua nổi mắt chính quyền Đài Loan. Tháng 3/1970, Tưởng Giới Thạch đã đích thân viết thư gửi tới Nixon, trong đó thể hiện sự quan ngại trước cách tiếp cận mới của Mỹ với Bắc Kinh. Một tháng sau, con trai của Tưởng là Tưởng Kinh Quốc đã gặp trực tiếp Kissinger để bàn thêm về vấn đề này.
Một mặt, Nixon-Kissinger tìm cách xoa dịu Đài Loan, mặt khác, bộ đôi này vẫn tìm mọi phương án để thiết lập một kênh liên lạc với Bắc Kinh. 
1971: Ngoại giao bóng bàn, chuyến thăm "mở đường" của Kissinger, và tuyên bố lịch sử của Nixon
Tháng 4/1971, hơn 2 năm sau khi Nixon bắt đầu chiến dịch "đánh tiếng" muốn thiết lập quan hệ với Trung Quốc, Bắc Kinh lần đầu tiên công khai hưởng ứng ý tưởng của Washington, và thể hiện thiện chí của mình bằng một hình thức rất đặc biệt.
Trong lúc đang tham dự giải bóng bàn thế giới tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản, đội tuyển bóng bàn Mỹ đã bất ngờ nhận được lời mời tới Trung Quốc thi đấu giao hữu. Không ai khác, chính Mao Trạch Đông là người trực tiếp thông qua lời mời này, dù trước đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn làm theo thông lệ và từ chối không cấp thị thực cho các thành viên đội tuyển Mỹ. 
Ngày 10/4/1971, đội tuyển bóng bàn Mỹ gồm 15 người đã bước qua cây cầu từ Hong Kong sang đại lục, qua đó trở thành những người Mỹ đầu tiên đặt chân tới Trung Quốc kể từ năm 1949.  
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 4.
Đội tuyển bóng bàn Mỹ thăm Vạn Lý Trường Thành năm 1971. Ảnh: CNN
Đáp lại thiện chí của Bắc Kinh, trong lúc đội tuyển bóng bàn Mỹ vẫn đang ở Trung Quốc, Nixon tuyên bố sẽ nối lại việc cấp thị thực cho người Trung Quốc, đồng thời nới lỏng kiểm soát tiền tệ để Trung Quốc có thể dễ dàng sử dụng đồng USD hơn.
Sau sự kiện này, các phát ngôn của Nixon về Trung Quốc cũng cởi mở hơn hẳn. Nổi bật là trong cuộc họp báo ngày 29/4/1971, Nixon đã nói thẳng: "Tôi hi vọng và trông đợi được tới thăm Trung Quốc đại lục - nhưng tôi chưa biết là thăm trên danh nghĩa gì... Nước Mỹ đang hướng tới một mối quan hệ bình thường với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa".
Phía Trung Quốc đến lúc này có thể nói đã thấy rõ "bài ngửa" của Mỹ. Tháng 5/1971, thông qua Pakistan, Chu Ân Lai nhắn với Nixon rằng chính phủ Bắc Kinh sẵn sàng chào đón một chuyến thăm chính thức của Nixon, hoặc một đặc phái viên của Nixon tới Trung Quốc để đẩy mạnh tiến trình thảo luận.
Sau vài tuần trao đổi qua lại, đôi bên thống nhất sẽ để Kissinger tới Bắc Kinh trong một chuyến thăm bí mật. Ngày 9/7/1971, để đánh lừa truyền thông, Kissinger trong khi đang thăm Pakistan đã vờ cáo ốm, rồi sau đó đáp chuyên cơ bay thẳng tới Bắc Kinh để hội đàm với Chu Ân Lai.
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 5.
Henry Kissinger (trái) trong cuộc gặp bí mật với Chu Ân Lai năm 1971. Ảnh: Britannica
Trong hai ngày hội đàm bí mật tại Bắc Kinh, Kissinger và Chu Ân Lai đã thảo luận về các vấn đề Đài Loan, Liên Xô, lên kế hoạch cho chuyến thăm của Nixon tới Bắc Kinh vào mùa xuân năm 1972, và soạn thảo một số chi tiết cho bản nháp của tuyên bố chung (sau này được biết đến với tên gọi Thông cáo Thượng Hải) giữa hai nước trong chuyến thăm sắp tới của Nixon.
Trở về từ Bắc Kinh, Kissinger báo với Nixon rằng Tổng thống Mỹ "đã có được đúng những gì mình muốn". "Chúng tôi đã đặt nền móng để ngài và Mao Trạch Đông đưa lịch sử bước sang trang mới" - Kissinger nói thêm.
Ngày 15/7/1971, trên sóng truyền hình quốc gia, Nixon công khai với người dân nước Mỹ cũng như toàn thế giới rằng ông đã cử Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger tới Trung Quốc, và kết quả của các cuộc họp mặt tại đây là thỏa thuận về một chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc vào mùa xuân năm 1972.
"Chuyến thăm này không có ý muốn gây hại tới lợi ích của bất kì quốc gia nào khác. Tôi làm điều này bởi tôi tin chắc rằng tất cả các nước trên thế giới sẽ hưởng lợi từ một mối quan hệ bớt căng thẳng và tốt đẹp hơn giữa Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" - Nixon phát biểu.
Tuyên bố lịch sử của Nixon. Nguồn: AP
Vài giờ sau khi đưa ra tuyên bố trên truyền hình, Nixon nhận được một cuộc gọi từ Kissinger. Ở bên kia đầu dây, Kissinger báo cáo Tổng thống Mỹ về phản ứng của các bên đối với việc Nixon tuyên bố sẽ sớm thăm Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh phản ứng hết sức tiêu cực từ chính quyền Tưởng Giới Thạch.
Nixon đáp:
Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào? - Ảnh 7.
Kính mời quý độc giả đón đọc Duyên nợ Mỹ-Trung-Đài và chính sách "một Trung Quốc" (phần II): Xoa dịu Đài Loan bằng 6 Đảm Bảo, Mỹ "đu dây" giữa hai bờ eo biển suốt 3 thập kỉ
theo Trí Thức Trẻ
Nguồn:http://soha.vn/nixon-kissinger-da-keo-nuoc-my-vao-chinh-sach-mot-trung-quoc-nhu-the-nao-20161213152711058.htm

Cam kết "Một Trung Quốc" với Bắc Kinh, duy trì "6 Đảm bảo" với Đài Loan, Mỹ là bậc thầy đu dây

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2017

Điện đàm Trump - Tập: Khác biệt từ thông cáo của Nhà Trắng và Trung Nam Hải cho thấy điều gì?



Trump ủng hộ chính sách ‘Một Trung Quốc’


Cuộc điện đàm được thực hiện sau khi ông Trump gửi thư cho ông Tập vào thứ Năm
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý tôn trọng chính sách được gọi là "Một Trung Quốc" trong một cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Nhà Trắng cho biết.
Chính sách một Trung Quốc là sự thừa nhận ngoại giao rằng chỉ có một chính phủ Trung Quốc.
Ông Trump đã có động thái gây nghi ngờ cho chính sách có từ bấy lâu nay khi ông đã điện đàm với tổng thống Đài Loan hồi tháng mười hai.
Động thái này là bước đột phá lớn về nghi thức ngoại giao truyền thống và khiến Bắc Kinh phản đối chính thức.
Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa lãnh đạo Trung Mỹ kể từ khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20/01/2017 mặc dù tân tổng thống Hoa Kỳ đã gọi điện trao đổi với nhiều nhà lãnh đạo tại các quốc gia khác.
Nhà Trắng cho biết một loạt các vấn đề đã được thảo luận trong cuộc gọi mà họ mô tả là "cực kỳ thân mật".
Hai nhà lãnh đạo đã mời nhau sang thăm và hy vọng sẽ đàm phán thêm.
Một thông cáo từ Bắc Kinh nói Trung Quốc đánh giá cao việc ông Trump thừa nhận chính sách Một Trung Quốc.
Hai quốc gia là "đối tác hợp tác, và thông qua các nỗ lực chung chúng ta có thể thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới có tính lịch sử," thông cáo dẫn lời ông Tập.
Cuộc điện đàm được thực hiện sau khi ông Trump gửi thư cho ông Tập vào thứ Năm - cách tiếp cận trực tiếp đầu tiên của tổng thống Mỹ tới lãnh đạo Trung Quốc.
Ông Trump từng gây quan ngại nghiêm trọng cho Bắc Kinh khi ông nhận cuộc gọi từ nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
Mặc dù Hoa Kỳ là đồng minh quân sự chính của Đài Loan, không có Tổng thống Mỹ hay Tổng thống đắc cử nào từng nói chuyện trực tiếp với một nhà lãnh đạo Đài Loan trong nhiều thập niên.
Theo chính sách Một Trung Quốc, Hoa Kỳ công nhận và có quan hệ chính thức với Trung Quốc chứ không phải là Đài Loan, nơi Trung Quốc coi là một tỉnh ly khai và một ngày nào đó sẽ được thống nhất với đại lục.
Đã có lúc ông Trump dường như tỏ ‎quan điểm rằng chính sách của Mỹ có thể thay đổi, khi nói rằng "Tôi không biết lý do tại sao chúng ta phải bị ràng buộc bởi chính sách Một Trung Quốc trừ khi chúng ta thực hiện một thỏa thuận với Trung Quốc để làm những việc trong đó có mậu dịch".
Tân Tổng thống và các quan chức của ông cũng đã từng gây sửng sốt cho Bắc Kinh với các bình luận cứng rắn về thương mại và thực trạng Trung Quốc xây cất cơ sở quân sự ở Biển Đông.

Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/world-38930401

Điện đàm Trump - Tập: Khác biệt từ thông cáo của Nhà Trắng và Trung Nam Hải cho thấy điều gì?

Thủy Thu |
Điện đàm Trump - Tập: Khác biệt từ thông cáo của Nhà Trắng và Trung Nam Hải cho thấy điều gì?
Xử lý ảnh: Mạnh Quân

Tuyên bố của Nhà Trắng tuy ngắn những lượng thông tin truyền tải lại dày hơn của Bắc Kinh về cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.

Đêm 9/2 (giờ Washington) tức sáng 10/2 (giờ Bắc Kinh), chính phủ hai nước Trung-Mỹ đồng loạt đưa ra tuyên bố về cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Donald Trump.
Đây là cuộc điện đàm đầu tiên giữa nguyên thủ hai nước Trung-Mỹ kể từ khi ông Trump chính thức lên nhậm chức hôm 20/1 vừa qua.
Đa chiều (Mỹ) nhận định, từ tuyên bố của Nhà Trắng và Trung Nam Hải cho thấy, nguyên nhân mấu chốt của cuộc điện đàm này diễn ra "chậm trễ" nằm ở thái độ và lập trường của tân Tổng thống Mỹ đối với nguyên tắc "một Trung Quốc".
Bởi theo nội dung tuyên bố, trọng tâm của cuộc đối thoại này là chính sách "một Trung Quốc", những vấn đề nóng khác trong khu vực và trên thế giới như vấn đề Triều Tiên và biển Đông đều không được hai bên đề cập tới.
Tờ này đưa ra phát hiện rằng, tuyên bố của Nhà Trắng tuy ngắn những lượng thông tin truyền tải lại dày hơn của Bắc Kinh.
Bốn điểm nổi bật
Thứ nhất, thời gian cuộc điện đàm giữa hai lãnh đạo Trung-Mỹ diễn ra tương đối dài cho thấy phạm vi các vấn đề được đề cập tương đối rộng.
Thông cáo Nhà Trắng cho biết, cuộc điện đàm diễn ra trong thời gian dài với rất nhiều vấn đề đã được hai nhà lãnh đạo thảo luận. Đại diện hai nước cũng sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận, đàm phán về các vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.
Điện đàm Trump - Tập: Khác biệt từ thông cáo của Nhà Trắng và Trung Nam Hải cho thấy điều gì? - Ảnh 1.
Cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ đã được truyền thông Trung Quốc đồng loạt tung hô. Ảnh: Reuters.
Thứ hai, Nhà Trắng đưa ra tuyên bố rõ rằng: "Tổng thống Donald Trump đã đồng ý với yêu cầu của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc tuân thủ chính sách 'một Trung Quốc' của chúng ta", - (President Trump agreed, at the request of President Xi, to honor our "one China" policy).
Đa chiều nhận định, cú pháp câu cho thấy, Nhà Trắng nhấn mạnh, đây là một "yêu cầu" từ phía ông Tập Cận Bình.
"Chính sách 'một Trung Quốc' ở đây không phải là "một Trung Quốc" do Bắc Kinh đề ra mà đó là chính sách "một Trung Quốc" do Washington duy trì. Tức là ngoài ba thông cáo chung Trung-Mỹ, còn có Đạo luật quan hệ Đài Loan.
Dưới thời Tổng thống Barack Obama, Đạo luật quan hệ Đài Loan và 6 Đảm bảo của Mỹ với Đài Loan có vị thế bình đẳng với ba thông cáo chung Trung-Mỹ, trở thành nền tảng duy trì chính sách "một Trung Quốc" của Washington.
Trong khi, thông cáo từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại viết: "Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh: "Tôi hoàn toàn hiểu rõ tầm quan trọng của việc chính phủ Mỹ tuân thủ chính sách 'một Trung Quốc'. Chính phủ Mỹ sẽ duy trì tuân thủ chính sách 'một Trung Quốc'.
Chủ tịch Tập Cận Bình tán đồng việc Tổng thống Donald Trump nhấn mạnh chính phủ Mỹ duy trì chính sách 'một Trung Quốc' và chỉ ra nguyên tắc 'một Trung Quốc" là nền tảng chính trị của quan hệ Trung-Mỹ".
Thái độ của Tổng thống Mỹ trong tuyên bố của Trung Nam Hải thiên về việc "tuân thủ 'một Trung Quốc' và nhấn mạnh, "một Trung Quốc" là nền tảng chính trị của hai nước, duy trì chính sách này là sự đồng thuận lớn nhất của hai bên.
Thứ ba, tuyên bố của Nhà Trắng mang ý nghĩa hồi đáp những bình luận cho rằng quan hệ hai nước đã rơi vào cục diện bế tắc.
Trong thông cáo, Nhà Trắng cho biết, cuộc điện đàm diễn ra trong bầu không khí vô cùng thân mật, Trump - Tập còn gửi lời chúc tốt đẹp đến nhân dân hai nước.
Thứ tư, cuộc điện đàm có ý nghĩa mở đường cho những cuộc tiếp xúc về sau của hai bên.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, hai ông Trump - Tập đều mời đối phương xúc tiến những chuyến công du cũng như đặt kỳ vọng vào cuộc hội đàm sớm.
Đa chiều nhận định, cuộc điện đàm diễn ra ngay trước thềm chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Điều này giúp Bắc Kinh "xóa bỏ một số kỳ vọng của Tokyo trong chuyến công du của ông Abe".
Tờ này cho rằng, cuộc đối thoại là kết quả được phát huy từ "thế lực mềm mỏng" trong nội các chính quyền Trump. "Thế lực mềm mỏng" này có thể kể đến vợ chồng ái nữ Ivanka Trump và tân Ngoại trưởng Rex Tillerson.
Theo Financial Times (Anh), cuộc gọi giữa hai nhà lãnh đạo Trung-Mỹ diễn ra chỉ vài giờ sau khi cuộc họp tại Nhà Trắng giữa ông Trump và tân Ngoại trưởng Rex Tillerson kết thúc. Tại cuộc họp, ông Tillerson đề nghị Tổng thống tiếp tục duy trì chính sách "một Trung Quốc".
theo Trí Thức Trẻ

 Nguồn: http://soha.vn/dien-dam-trump-tap-khac-biet-tu-thong-cao-cua-nha-trang-va-trung-nam-hai-cho-thay-dieu-gi-2017021015283452.htm

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2017

Nghĩa trang Biên Hòa: Chỉ cá nhân được phép trùng tu

Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017

Trung Quốc: Mỹ nên ôn lại lịch sử Biển Đông

'Chấp nhận rủi ro' để ngăn bất ổn Biển Đông

Tillerson: 'Chấp nhận rủi ro' để ngăn bất ổn Biển Đông

Đăng bởi Hoài Nam Phạm vào Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017 | 8.2.17

“Mỹ phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu Mỹ muốn ngăn ngừa những hành động làm mất ổn định thêm, và trấn an các đồng minh và đối tác rằng Mỹ sẽ sát cánh với họ trong việc duy trì các luật lệ và chuẩn mực quốc tế”.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson mới đây đã gửi văn bản trả lời tới Thượng nghị sĩ Ben Cardin của bang Maryland dành cho những câu hỏi nêu ra tại phiên điều trần hồi tháng trước liên quan đến quá trình phê chuẩn ông làm ngoại trưởng.

Văn bản này đã xuất hiện trên mạng cách đây ít ngày. Một phát ngôn viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 7/2 đã xác nhận với Japan Times đó là văn bản thật.

Trong văn bản, ngoại trưởng Mỹ đã dùng lời lẽ nhẹ nhàng hơn khi nói về vấn đề Biển Đông. Ông Tillerson viết: “Nếu tình huống bất ngờ xảy ra, Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác phải có khả năng hạn chế việc Trung Quốc tiếp cận và sử dụng các đảo nhân tạo của họ để tạo ra mối đe dọa đối với Hoa Kỳ hoặc các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ”.

Ông cũng tỏ ra cổ súy cho một chính sách tích cực hơn của Mỹ đối với vùng biển có tranh chấp cũng như những rủi ro đi kèm có thể tăng lên khi Mỹ có động thái như vậy. Ngoại trưởng Mỹ viết: “Mỹ phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu Mỹ muốn ngăn ngừa những hành động làm mất ổn định thêm, và trấn an các đồng minh và đối tác rằng Mỹ sẽ sát cánh với họ trong việc duy trì các luật lệ và chuẩn mực quốc tế”.

Ông Tillerson cho biết thêm ông sẽ làm việc với các đối tác liên ngành để xây dựng một phương pháp tiếp cận tổng thể của chính phủ về việc ngăn ngừa Trung Quốc cưỡng chiếm và bồi đắp thêm, cũng như ngăn ngừa các thách thức đối với tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển.

Luật sư Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, bình luận với VOA từ Việt Nam về những phát biểu của ngoại trưởng Mỹ:

“Ngoài việc anh nói mục đích ra, nhưng anh còn có biện pháp cụ thể là cái gì? Cho đến bây giờ, chưa thấy nội các của [ông] Trump đưa ra một biện pháp khả dĩ và thuyết phục. Bây giờ mà để ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận cái đó thì phải có một chiến lược dài. Trung Quốc đã cho xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa rồi và thậm chí là Hoàng Sa. Vậy thì làm sao để ngăn họ vào? Chiến tranh thì chắc chắn cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không dại gì phiêu lưu vào đó cả. Tuần tra [của Mỹ] cũng không là việc ngăn Trung Quốc ở trên mấy cái đảo đó được. Và chính vì vậy cho nên là đang chờ xem có biện pháp hữu hiệu nào không?”

Hôm 7/2, hãng tin AFP cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói ông tin rằng Trung Quốc sẽ cố xây dựng trên bãi cạn Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Bộ trưởng Lorenzana cho rằng một động thái như vậy là không chấp nhận được.

Từ những tín hiệu của các bên tranh chấp ở Biển Đông, nhất là Trung Quốc, Luật sư Việt nói về sự kỳ vọng đối với vai trò của Mỹ:

“Trong thời gian sắp tới, tôi chỉ mong chính quyền của Mỹ, nội các của ông Donald Trump có thể giữ cho tình trạng của Biển Đông không leo thang lại, đó cũng là thành công lắm rồi”.

Mời xem thêm video: Nếu Trung Quốc xua quân đánh phủ đầu thì Việt Nam sẽ chống đỡ như thế nào

https://youtu.be/5Ticw-kcUiY

Hồi cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis khi ở thăm Nhật đã nói nên ưu tiên cho giải pháp ngoại giao ở Biển Đông và hoạt động quân sự chính của Mỹ không tính đến việc đối đầu với hành động quyết đoán của Trung Quốc tại đó. Hôm 6/2, Trung Quốc đã hoan nghênh phát biểu của ông Mattis.

VOA

***

Mỹ ưu tiên ngoại giao trong tranh chấp Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Nhật Bản, 4/2/2017.

Hôm thứ Hai, Trung Quốc hoan nghênh đề nghị của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis rằng nên ưu tiên cho giải pháp ngoại giao ở Biển Đông và hoạt động quân sự chính của Mỹ không tính đến việc đối đầu với hành động quyết đoán của Trung Quốc tại đó.

Phát biểu tại Tokyo hôm thứ Bảy, ông Mattis đổ lỗi cho Trung Quốc “đã chia rẽ niềm tin giữa các quốc gia trong khu vực”, nhưng cũng hạ giảm sự cần thiết phải có những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Thay vào đó, ông kêu gọi mở ra các kênh trao đổi, giao tiếp.

Đây là phát biểu rõ ràng nhất của Bộ trưởng Mattis về vấn đề Biển Đông tính đến thời điểm này. Các nhà phân tích nói trước đó có những phát biểu khác trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump đề xuất đến khả năng có hành động quân sự, hoặc thậm chí là một cuộc phong tỏa hải quân.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói với các nhà báo rằng việc ông Mattis nhấn mạnh đến sử dụng các phương tiện ngoại giao để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là một “khẳng định ý nghĩa” và rằng tình hình tại đây rất bình thường.

Ông Lục nói: “Điều này phù hợp với lợi ích chung của Trung Quốc và tất cả các nước trong khu vực, và chúng tôi hy vọng các nước bên ngoài khu vực tôn trọng những lợi ích chung và mong muốn của các nước trong khu vực”.

Trước đó tại buổi điều trần ở Thượng viện để được chuẩn thuận chức vụ, Ngoại trưởng Rex Tillerson nói Trung Quốc lẽ ra không nên được phép đi vào những hòn đảo mà họ xây lên ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp. Tòa Bạch Ốc cũng cam kết sẽ bảo vệ “lãnh thổ quốc tế” trên thủy lộ này.

Reuters/VOA
Nguồn: http://www.vanews.org/2017/02/tillerson-chap-nhan-rui-ro-e-ngan-bat.html

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017

Nếu đồng chí Phật biết nói?

Nếu đồng chí Phật biết nói?

Viết từ Sài Gòn
2017-02-06
Tượng Phật trong khuôn viên chùa Giác Lâm, ngôi chùa Phật Giáo được xây dựng từ năm 1744, một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố Hồ Chí Minh.
Tượng Phật trong khuôn viên chùa Giác Lâm, ngôi chùa Phật Giáo được xây dựng từ năm 1744, một trong những ngôi chùa cổ nhất của thành phố Hồ Chí Minh.
Ở một đất nước mà hoạt động tâm linh bị biến tướng thành một thứ hoạt động mê tín, dị đoan và trên một nghĩa nào đó, các biểu tượng thần linh được kết nạp đảng, được xếp vào diện “đồng chí”. Người dân chuyển từ sung bái các đồng chí thần linh, trưởng giáo sang sùng bái các đồng chí đảng và đến một lúc nào đó, nhân danh “uống nước nhớ nguồn”, các đồng chí mẹ đảng, cha đảng cũng được sung bái như một thần linh… Có lẽ, dân trí của quốc gia đó, người dân trong quốc gia đó chẳng còn gì để bàn. Bởi các đồng chí thần linh ngoài vai trò để người ta sùng bái một cách u muội, sau khi được kết nạp đảng, các đồng chí lại có thêm chức năng mới, đó là bảo vệ đảng.
Tôi còn nhớ một câu chuyện những năm sau 1975, khi mà hai miền đất nước không còn tiếng súng và cũng không còn tiếng nói tự do, câu chuyện này được truyền miệng lén lút với nhau (bởi thời đó, công an mà biết được ai đã truyền câu chuyện này ra ngoài thì chắc chắn sẽ mời lên đồn, đánh cho đến không còn răng ăn cơm mới cho về, không ngoại trừ bị đánh chết) về ‘đồng chí Phật’.
Đoàn quân Cộng sản vào đến ngã ba Hòa Khánh, Đà Nẵng, nhìn thấy bức tượng Phật lớn, một chỉ huy hỏi: “Bọn tư bản miền Nam thờ đồng chí nào mà mập quá vậy? Đúng là tư bản!”. Một anh bộ đội chạy lên báo cáo: “Báo cáo cấp trên, đây là đồng chí Phật!”. Chỉ huy hỏi tiếp: “Đồng chí Phật này được bao nhiêu tuổi đảng?”. Anh lính thưa: “Dạ báo cáo, đồng chí Phật này già lắm rồi ạ, nhưng về tổng quan thì đồng chí ấy đã được quán triệt tinh thần bảo vệ đảng và trung thành với đảng”.
Đương nhiên, lúc đó, đồng chí Phật không thể nói được gì bởi đồng chí là một pho tượng tọa thiền, ai có xem ngài là đồng chí, là lính là là gì thì cũng là chuyện của họ. Vấn đề là cái tinh thần đồng chí thì đã được các đệ tử của ngài dụng đến từ trước khi câu chuyện xảy ra rất lâu, từ những cuộc giấu súng trong chuông, trong chùa, biến chùa thành cơ sở hoạt động của đảng và nhiều hình thái hoạt động khác chẳng liên quan gì đến Phật giáo trong các ngôi chùa.
Cái tinh thần đồng chí ấy ngày càng mạnh hơn, khi mà tốc độ quay của đồng tiền ngày càng gây chóng mặt, người ta nghĩ đến chuyện buôn bán đồng chí của mình làm sao cho hiệu quả nhất. Chính vì vậy mà chỉ mới mấy ngày đầu năm, có rất nhiều đồng chí Phật được đắp tiền khắp thân hình, thậm chí, có đồng chí đại đức ở đất Bắc nghĩ đến cách ban lộc cho các đề tử bằng việc cầm một nắm tượng của đồng chí Phật nhỏ bằng những ngón tay, vãi xuống cho đám đệ tử bên dưới, và các đồng chí đệ tử phía dưới tranh nhau các bức tượng đồng chí Phật gọi là lấy lộc đầu năm!
Và nếu bạn từng chứng kiến cảnh đó, xin đừng buồn, cũng đừng thấy Đức Thế Tôn bị người ta mạo phạm. Bởi, không có Đức Phật ở đây, không có Đức Phật ở các ngôi chùa mà quanh năm suốt tháng chỉ có các hoạt động ốp đồng và những phi vụ kinh tế, ban lộc, kính thưa các loại phi vụ, trụ trì thì không biết nửa câu kinh và hút thuốc lá, uống rượu, nhậu nhẹt, không ngoại trừ hẹn hò gái gú… Ở đó sẽ không có Đức Phật mà chỉ có các đồng chí Phật.
024_2563022-400.jpg
Tượng Phật Di Lặc trong khuôn viên chùa Giác Lâm, TPHCM chụp hôm 29/3/2016. AFP photo
Bởi suy cho cùng, lịch sử về Phật Giáo là có thật, Đức Thế Tôn là có thật và các triết thuyết của ngài để lại cho hậu thế là có thật. Nhưng để chuyển hóa sự thật ấy thành một niềm tin tôn giáo, thành một nguyên tắc hành giả cho mỗi người, điều đó bắt buộc mỗi cá nhân là Phật tử phải có niềm tin và ý niệm lành mạnh về Đức Thế Tôn của mình.
Và một khi có đủ niềm tin và sự tôn kính đúng mực, thực hành đạo pháp đúng mức, tùy vào giới hạnh để thực hành thì ngay bản thân các Phật Tử ngoài xã hội cũng không có những hành vi tranh giành lợi lộc một cách nhố nhăng và hỗn độn như đang thấy, riêng về giới hạnh của các bậc Tì Kheo, chân tu, chắc chắn không thể là những hành động vớ vẩn, chẳng giống ai như vậy, thậm chí mạo phạm Đức Thế Tôn, vốc một nắm tượng Đức Thế Tôn ném xuống cho đệ tử gọi là ban lộc. Hoàn toàn không có chuyện đó nếu thực sự có ý niệm Đức Phật ở các thầy chùa kia.
Đơn giản, không có ý niệm Phật Giáo ở những tay gọi là tu hành, trụ trì kia mà chỉ có quan hệ đồng chí. Đồng chí Phật phải đứng ra bảo vệ đảng bằng chính sự tôn thờ, tin tưởng của các đồng chí Phật Tử. Đồng chí Phật phải cho các Phật tử thấy rằng bản thân đồng chí cũng là một đảng viên và một khi được kết nạp đảng, đó là một vinh hạnh. Và quan trọng hơn cả, dưới những mái chùa Cộng sản xã hội chủ nghĩa, đồng chí Phật phải luôn nhớ rằng sứ mệnh bảo vệ đảng là sứ mệnh thiêng liêng nhất của đồng chí. Đảng xây chùa, đưa đồng chí vào chùa không phải để tôn thờ mà là để đồng chí có chỗ phục vụ cho đảng.
Cái tinh thần phục vụ đảng không từ bất kể ai dưới mái chùa xã hội chủ nghĩa này, từ đồng chí bồ tát cho đến đồng chí Phật tổ, đồng chí Di Lặc hay đồng chí Thích Ca, đồng chí A Di Đà… Tất cả đều để phục vụ và bảo vệ đảng. Khi cần, đảng sẽ ném các đồng chí xuống sân để phục vụ cho nhu cầu gọi là cầu lộc, cầu tài, cầu hên đầu năm của đám đông.
Và bạn đừng buồn, bởi Đức Phật của bạn vẫn ở trong tâm hồn, trong trái tim và trong tâm linh của bạn đó, ngài vẫn ngự trị với tất cả sự tôn kính và niềm tin của bạn. Ở đó không có sự lợi dụng hay mạo phạm, bởi tất cả những ý đồ mạo phạm và hành vi lợi dung đều không phải là ý niệm hay niềm tin tôn giáo. Và người ta đã ngang nhiên lợi dụng, mạo phạm tôn giáo để thực hiện mưu đồ xây dựng đảng và bảo vệ đảng. Những thứ đó không phải là tôn giáo.
Ở đó chỉ có những đồng chí Phật của đảng, và nếu nói được, không chừng các đồng chí Phật của họ sẽ xin họ một điều duy nhất, đó là được ra khỏi đảng. Bởi các bức tượng đã lấm lem, đã chóng mặt vì bị các đồng chí xoay vòng, bôi bẩn và trù dập. Làm một đảng viên Phật có vẻ còn khổ hơn làm một anh bộ đội vác súng ra chiến trường!
Không chừng, một lúc nào đó, các đồng chí Phật sẽ đồng loạt viết đơn xin ra khỏi đảng. Và lúc đó, câu chuyện lịch sử Việt Nam sẽ khác, ngã rẽ lịch sử thường bắt đầu từ những thần dân tôn giáo hay những đồng chí tôn giáo. Điều này chưa sai một li nào trong lịch sử!
Viết Từ Sài Gòn, 06/02/2017
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.


Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/blog/if-buddha-can-talk-vtsg-02062017111553.html

Campuchia muốn xây tường ngăn dân Việt Nam

(An ninh - Quốc phòng) - Phó Chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, ông Kem Sokha, hôm Chủ nhật nói rằng, chính sách của đảng này sẽ tương tự như của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump và việc xây dựng một bức tường dọc theo biên giới dài 1.228 km giữa Campuchia và Việt Nam sẽ chỉ thực hiện được nếu quốc gia này có đủ khả năng chi trả.
Trong thời gian vận động tranh cử, Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ xây một bức tường lớn và đẹp dọc theo biên giới Mỹ – Mexico để ngăn người Mexico nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ và ông sẽ bắt chính phủ Mexico phải trả chi phí cho việc xây bức tường này.
Phát biểu tại trụ sở chính của CNRP, lãnh đạo đối lập Campuchia nói chính quyền của đảng CNRP cam kết sẽ bảo vệ biên giới nếu giành chiến thắng trong kỳ bầu cử tới, nhưng thừa nhận rằng Campuchia không có đủ khả năng chi trả cho một bức tường kiểu Trump dọc theo biên giới với Việt Nam.
“Chúng ta không có tiền để xây một bức tường giống như ông Trump. Chúng ta không có tiền nhiều như Mỹ. Chúng ta không có tiền để xây một bức tường tại biên giới”.
Lãnh đạo đối lập nói ông không chắc Việt Nam có chịu trả tiền cho kế hoạch xây một bức tường kiểu Trump hay không, nên chính quyền của đảng CNRP thay vào đó sẽ tập trung vào việc phát triển biên giới.
Ông Sokha nói: “Chúng ta phải phát triển biên giới bằng cách đem nhiều người dân tới sống dọc theo biên giới. Thứ nhất, phải xây dựng các tuyến đường biên giới dọc theo biên giới. Thứ hai, [phải xây dựng] chợ búa, chùa chiền, công ăn việc làm, nhà máy và phát triển nông nghiệp”.

Phó Chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, ông Kem Sokha
Phó Chủ tịch Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập, ông Kem Sokha
Trong những năm qua, chính phủ Campuchia đã nỗ lực kiểm soát chặt chẽ vấn đề người Việt nhập cư vào Campuchia mà nước này cho là bất hợp pháp. Chính quyền ở Phnom Penh đã trục xuất hàng ngàn người Việt và cấm người dân dọc biên giới Campuchia cho người Việt thuê đất để canh tác.
Vấn đề tranh chấp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia cũng đã dẫn đến các cuộc đụng độ, xô xát giữa người dân ở hai bên biên giới trong những năm gần đây. Cuối năm ngoái, chính phủ hai bên cho biết đã hoàn thành gần 90% việc phân giới, cắm mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.
Nguồn: The Phnom Penh Post, VTV
Nguồn: http://quochoi.org/bat-chuoc-trump-phe-doi-lap-campuchia-muon-xay-tuong-ngan-dan-viet-nam.html

PHỤ LỤC & SƯU TẦM- QUỐC HỒN VIỆTNAM- P. 19


BIỂU TƯỢNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM 
 PHỤ LỤC & SƯU TẦM- QUỐC HỒN VIỆTNAM- P. 19
{ Tài liệu nhiều tập- Không hồi kết thúc! }


Thứ Hai, 6 tháng 2, 2017


Chính phủ QGVNLT/QL.VNCH & Nghệ thuật Thăng bằng # Cho lẽ: Thắng - Thua!

Chính phủ QGVNLT/QL.VNCH
       
                    &
                     Nghệ thuật

Thăng bằng # Cho lẽ: Thắng - Thua!
Kết quả hình ảnh cho www. Nghệ thuật sắp đá 

Kết quả hình ảnh cho www. Nghệ thuật sắp đá

 Sửng sốt với nghệ thuật cân bằng đá của phù thủy Michael Grab

CÔNG BINH KIẾN TẠO QL.VNCH!?
 Trong chiến tranh VN, cũng như một bải biển bị sóng xô bờ cát gầy..., đá cuội văng long lóc, vương vải khắp muôn nơi cho người " Tỵ nạn công sản!. Cần phải có một bàn tay phù thủy, chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời- CPQGVNLT- Với nghệ thuật 'cân bằng đá biển ' & ' thăng bằng vật thể ' của người Nhật Bản; sẽ đem lại cho Việt Nam một nền hòa bình...thạnh trị dân chủ tụ do, với bàn tay ' công binh ' của chiến sĩ QL.VNCH nhiệt lòng yêu nước, kiến tạo quê hương...!!!- Huỳnh Mai St.8872

 
https://youtu.be/vmzXG0_VNkU

Nghệ Thuật Cân Bằng

                   https://youtu.be/vFhQX27MuWk
                                                  
                                   

  Nghệ thuật giữ thăng bằng của người Nhật
   
THUẬT THĂNG BẰNG...TUYỆT VỜI!! Sau thế chiến thứ 2, người Nhật Bản , với tinh thần thượng võ- Võ sỉ Đạo - và biết dùng nghệ thuật " Thăng bằng " giữa vật chất & tinh thần, để xây dựng và kiến tạo lại đất nước Nhật, từ hoang tàn đổ nát ' vật chất ' cho đến cái đẹp của ' tinh thần ' đều nhờ vào nghệ thuật " Thăng bằng..tuyệt vời....!!! "  

                                     https://youtu.be/ZZXrRUDtYUM       

CHÍNH PHỦ QUỐC GIA VIỆT NAM LÂM THỜI- QL.VNCH - THUẬT CHỈ HUY "CÂN BẰNG "# THẮNG & THUA -  

Biến cố lịch sử 30/4/1975 đã đưa dân tộc Miền Nam Tự do VNCH đến hồi tan rả và trở thành một nước quốc cộng bất đắc dĩ không mong muốn của Miền Nam VN!! . Biết bao là hoàn cảnh tang thương và đổ nát dân tộc sau cuộc binh biến 21 năm chống cộng sản quốc tế Nga- Tàu, giờ đây chỉ còn là những hòn đá cuội...không hơn, không kém tại bờ bải biển Việt Nam sau đợt Vươt biển, vượt biên tỵ nạn cộng sản VN- Vượt biển trên d0o1ng xương tàn: http://en.calameo.com/books/000575588237e16375b65
Phong trào bỏ nước ra đi tìm tự do bằng thuyền này, chắc cũng có những thành viên Ql.VNCH sang xứ sở Hoa Kỳ để thành lập nên, "Chính phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm thời "-CPQGVNLT, của Trung Úy QL.VNCH- Đào Minh Quân, khóa 5/71 trường bộ binh Thủ Đức
Ông là truyền nhân của Thiền sư Lương Kim Định

https://youtu.be/cUMhT6AbKZo

Đích thân Triết Gia Lương Kim Định giới thiệu ông là truyền nhân năm 1987. Ông cũng từng được trực tiếp huấn giáo với Thượng Tọa Thích Chơn Thức tại Thừa Thiên từ năm 1972. Ông đã sáng tác nhiều chiến đấu ca và trường khúc với tên hiệu là Anh Thương, là đoàn trưởng Thi Văn Đoàn Ra Khơi năm 1968, cũng là chủ biên tạp chí Ra Khơi với bút hiệu là Nam Quán.
Triết Gia Lương Kim Định giới thiệu ông Đào Minh Quân là Truyền Nhân của Ngài và ông đảm nhận vai trò Chủ Tịch Ban Thường Vụ Hội Đồng Quốc Dân Nguyên Lão năm 1987 lúc ông Quân chỉ vừa mới 36 tuổi

Ông xuất thân khóa 5/71 Sĩ Quan trừ bị tại trường Võ Khoa Thủ Đức, số quân 72/140999, là hội viên Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội năm 1972. Ông phụ trách chương trình phát thanh „Vùng Hỏa Tuyến“ tại tỉnh Quảng Trị và nguyên là trưởng ban Chiến Tranh Chính Trị, Đại Đội Trưởng Đại Đội Chỉ Huy Công Vụ Tiểu Đoàn Hắc Hổ 122 vùng địa đầu giới tuyến. Cấp bậc sau cùng của ông làTrung Úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Ông cũng là trưởng toán công tác đặc nhiệm „Black Tiger“ chuyên truy kích các đầu sỏ CSVN.- https://waymy0778.wordpress.com/2016/04/22/tie%CC%89u-su%CC%89-cu%CC%89a-thu%CC%89-tuong-dao-minh-quan/

 Thủ Tướng Đào Minh Quân đã trải qua thời khóa thiền định; cha91c có lẽ ông cũng đã tha91m nhuần Triết ly " Nhân sinh, vũ trụ quan ! " của một nhà cầm quân Sĩ quan QL.VNCH thấu hiểu " Thời thế- thế thời phải thế! " và lãnh đạo Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời, với nghệ thuật " Thăng bằng giữa Thắng và Thua

Bất Chiến Tự Nhiên Thành Liệt

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt Ngày 151207
 
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"


Chống khủng bố bằng võ khí nào?
* Thuật quỷ biển: kết nạp đặc công khủng bố trên không gian ảo * 
Hoa Kỳ lại vừa bị quân khủng bố tấn công, lần này là một mục tiêu mềm rất khó bảo vệ là một trung tâm sinh hoạt dân sự hẻo lánh trong thành phố San Bernardino tại miền Nam California vào buổi trưa Thứ Tư mùng hai. Sau vụ 9-11, đây là nạn thảm sát nghiêm trọng nhất, làm 14 người tử vong và 21 người bị thương.
Điều bất ngờ là phản ứng rất nhanh của cảnh sát địa phương. Bốn phút sau, họ đã có mặt tại hiện trường và tìm ra nơi trú ngụ của hai nghi can để kết thúc vụ tàn sát trong một cuộc đấu súng. Đây là sự may mắn cho cư dân địa phương, nếu không, các hung thủ - hết là nghi can – đã có thể gây nhiều tổn thất sinh mạng hơn nữa.
Sau mấy ngày điều tra, nhà chức trách mới dần dần hiểu rõ hơn nội vụ.
Hai hung thủ là cặp vợ chồng chưa từng được tổ chức khủng bố xưng danh Nhà nước Hồi giáo ISIS liên lạc, kết nạp và huấn luyện để tiến hành vụ khủng bố theo một kế hoạch trù tính từ xa. Họ ủng hộ mục tiêu của ISIS, tự chuẩn bị lấy việc trang bị võ khí tàn sát, kể cả bom thủ công nghệ, tập bắn để gieo rắc cái chết ngay trong lòng xã hội Hoa Kỳ.
Đấy là một hướng mới của phong trào khủng bố xưng danh Thánh Chiến Hồi giáo: khủng bố tự phát. 
Khi biến cố vừa bùng nổ và chưa ai biết động lực của vụ tàn sát, Tổng thống Barack Obama có phản ứng của một chính trị gia, không của nhà lãnh đạo một quốc gia đang gặp thảm kịch. Ông xoay vấn đề thành chuyện bạo động, quá nhiều, vì luật lệ kiểm soát súng quá lỏng lẻo. 
Bốn ngày sau, ông mới điều chỉnh tác xạ qua một bài diễn văn long trọng trình bày từ Phòng Bầu Dục, vào tối Chủ Nhật mùng sáu. Ông xác nhận rằng vụ San Bernardino là nạn khủng bố, nhấn mạnh đến chiều hướng mới của tổ chức khủng bố ông gọi là ISIL, nhưng không đưa ra một chiến lược rõ rệt hơn về cách đối phó. 
Người ta có thể - và nhiều người đã – bình luận về bài diễn văn này. Nhìn từ bên ngoài, người viết xin nói về chuyện khác. Về bệnh quên trí nhớ - rồi quên trách nhiệm.
Về chuyện quên trí nhớ đã. Từ khi Hoa Kỳ còn là một thuộc địa của Đế quốc Anh, người da đen vẫn nằm trong chế độ nô lệ và tất nhiên không có quyền hạn gì, kể cả quyền có súng. Nước Mỹ phải trải qua một cuộc nội chiến mới chấm dứt được chế độ nô lệ. Một trăm năm sau đó, người da đen mới được giải phóng, từ giữa thập niên 1960.
Nỗ lực chấm dứt chế độ nô lệ xuất phát từ đảng Cộng Hòa, với vai trò quyết định của Tổng thống Abraham Lincoln. Sau cuộc Nội chiến (1861-1865), đảng Dân Chủ mới là lực lượng cưỡng chống trào lưu tiến hóa. Nhiều người trong số phản động này còn lập ra tổ chức Ku Klux Klan (ba đợt: 1865-1871, 1915-1944 và từ 1946 đến… ngày nay) trong mục tiêu ban đầu là tàn sát người da đen như súc vật. Khi ấy, bên đảng Cộng Hòa mới có nỗ lực vận động cho dân da đen được có quyền mang súng để tự vệ. 
Từ khi lập quốc, các thế hệ tiên phong đã khai phá và lập ra Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ đều có khuynh hướng sùng chuộng quyền mang súng. Theo đà tiến hóa của xã hội, tổ chức bảo vệ quyền mang súng còn cải tiến kỹ thuật nhằm huấn luyện thành viên cách sử dụng súng cho an toàn. Năm 1871, Hiệp hội National Rifle Association (NRA) ra đời với tinh thần đó. Một trong các Chủ tịch của NRA cũng chính là Tổng thống Ulysses S. Grant, cận tướng của Tổng thống Lincoln trong Nội chiến, và là người tranh đấu cho quyền lợi của dân da đen. Ông cũng xây dựng hệ thống luật lệ để ngăn chặn KKK và cho quân đội truy lùng các tay súng của lực lượng KKK.
Sau đấy, thời cuộc đổi thay mà ngày nay nhiều người đã quên mất.
Cũng như đã quên là khi tư thất bị đặt bom vào năm 1956, Mục sư Martin Luther King nộp đơn xin được quyền có súng mà bị Chính quyền tiểu bang Alabama từ chối. Tinh thần “nội chiến” vì vậy vẫn kéo dài, âm ỉ và đôi khi bùng phát trong thiểu số cực đoan ở cả hai phía. Việc một người da đen lên làm Tổng thống vẫn không đẩy lui được phản ứng kỳ thị ấy, mà còn gây hậu quả trái ngược. Đấy mới là bối cảnh của cuộc tranh luận về súng trong xã hội Hoa Kỳ. 
Nhưng xã hội Hoa Kỳ cũng đã đổi khác từ vụ khủng bố 9-11…. Chúng ta “fast forward” đến chuyện khủng bố ngày nay và về trách nhiệm của những ai.
Trong bài diễn văn về vụ khủng bố tại San Bernardino, Tổng thống Obama có nêu vấn đề, rằng nếu quốc dân muốn có đạo luật minh bạch về quyền sử dụng quân đội cho cuộc chiến chống khủng bố ISIL, Quốc hội nên biểu quyết đạo luật này. Lại một phản ứng của chính trị gia, không phải là lãnh đạo một quốc gia lâm nạn.
Chỉ một ngày trước khi súng nổ tại San Bernadino, Tổng trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ là Ash Carter và Đại tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Ban Tham mưu Liên quân, đã có cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện. Nói về nhu cầu ngăn chặn tổ chức ISIL tại Iraq, hai nhân vật cao cấp nhất của bộ máy quân sự Hoa Kỷ đều cho là trong hoàn cảnh hiện tại, Chính quyền không cần thêm một đạo luật Authorization for Use of Military Force (AUMF). 
Trong một nền dân chủ, cơ sở luật pháp của việc dụng binh phải được minh định rõ ràng. Nên người ta có thể tranh luận về định nghĩa và mục tiêu của “dụng binh”, đấy là phạm vi và tài nghệ của các chính khách, thường rất giỏi về luật. Về chính trị thì từ quan điểm của người cầm đầu bộ máy chiến tranh, hai ông Ash và Dunford có trả lời các dân biểu trong buổi điều trần, rằng dù khỏi cần thêm luật lệ, nếu Quốc hội biểu quyết thêm một đạo luật AUMF khác thì sẽ khích lệ tinh thần binh lính. Vì họ biết là có quốc dân hậu thuẫn nỗ lực hy sinh của mình. 
Chúng ta giải thích thế nào về mâu thuẫn bi thảm này? 
Đó là nỗi cô đơn và sự hoang mang của người lính chiến khi khó biết về chính nghĩa của cuộc chiến, nếu lâm trận còn phải thận trọng để tuân thủ “thể thức giao tranh”, rules of engagement, hầu khỏi vi phạm quân lệnh, trước một kẻ thù đang mở ra một cuộc đấu tranh toàn diện!
Hoa Kỳ lâm vào một cuộc chiến chống khủng bố từ gần 15 năm qua, nay phong trào khủng bố đã chuyển hóa. Rồi lan rộng với hiện tượng khủng bố tự phát ngay trong lòng xã hội Mỹ. 
Hung thủ Syed Farook là người sinh tại Hoa Kỳ, không thuộc loại lầm than bất mãn mà còn đầy triển vọng chinh phục “giấc mơ Hoa Kỳ”. Nhưng chỉ vì sự lung lạc của người vợ mà trở thành tòng phạm của một vụ tàn sát thường dân và đồng nghiệp. Vấn đề hết là chiến lược, pháp chế hay chính trị, mà là văn hóa: chẳng lẽ sự cảm hóa và hội nhập của xã hội Hoa Kỳ, với quyền tự do và trình độ kỹ thuật rất cao, lại thất bại trước lời kêu gọi của tội ác? 
Nói đến lời kêu gọi của tội ác, tổ chức ISIS hay lực lương Al-Qaeda và các nhóm phái sinh đang sử dụng phương tiện truyền thông hiện đại của Tây phương, trước nhất là của Hoa Kỳ, để tuyên truyền cho mục tiêu của họ. Vì vậy, dù chẳng cần được ISIS hay Al-Qaeda tiếp xúc, kết nạp, huấn luyện và trang bị, nhiều người vẫn có thể trở thành đặc công và gieo rắc cái chết trong một xã hội tự do thịnh vượng nhất. Từ nạn thảm sát tại Paris ngày 13 Tháng 11 đến vụ San Bernardino vào tuần qua, người ta thấy ra một khía cạnh đáng sợ hơn của khủng bố. 
Nó không xảy ra trong vòng ba tuần mà đã phải có trước đó từ lâu. Nhưng chúng ta không thấy.
Bây giờ đã thấy, người ta nên làm gì? 
Các chính trị gia thì xoay vào vòng tranh luận về trách nhiệm của Chính quyền, về luật mang súng, về hệ thống kiểm soát an ninh hay về chiến lược, v.v…. Nhưng người dân, hay xã hội công dân, không thể thụ động chờ đợi kết quả từ trên ban xuống. 
Xã hội công dân, dân sự hay thường dân mới là nạn nhân của khủng bố khi chúng tấn công vào các mục tiêu “mềm”, định nghĩa là dân sự. Chính là họ, tức là chúng ta, phải suy ngẫm thêm về trách nhiệm tự vệ của mình, ngay từ động thái thường nhật là lướt sóng trên không gian ảo và tham gia các mảng truyền thông xã hội, nơi bọn khủng bố đang tung hoành. Nền dân chủ đòi hỏi điều ấy. 
Nếu không, bất chiến sẽ tự nhiên thành liệt. Và đấy mới là mục tiêu của khủng bố….