Tillerson: 'Chấp nhận rủi ro' để ngăn bất ổn Biển Đông
Đăng bởi Hoài Nam Phạm vào Thứ Tư, 8 tháng 2, 2017 | 8.2.17
“Mỹ phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu Mỹ muốn ngăn ngừa những hành động làm mất ổn định thêm, và trấn an các đồng minh và đối tác rằng Mỹ sẽ sát cánh với họ trong việc duy trì các luật lệ và chuẩn mực quốc tế”.
Văn bản này đã xuất hiện trên mạng cách đây ít ngày. Một phát ngôn viên của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm 7/2 đã xác nhận với Japan Times đó là văn bản thật.
Trong văn bản, ngoại trưởng Mỹ đã dùng lời lẽ nhẹ nhàng hơn khi nói về vấn đề Biển Đông. Ông Tillerson viết: “Nếu tình huống bất ngờ xảy ra, Hoa Kỳ cùng các đồng minh và đối tác phải có khả năng hạn chế việc Trung Quốc tiếp cận và sử dụng các đảo nhân tạo của họ để tạo ra mối đe dọa đối với Hoa Kỳ hoặc các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ”.
Ông cũng tỏ ra cổ súy cho một chính sách tích cực hơn của Mỹ đối với vùng biển có tranh chấp cũng như những rủi ro đi kèm có thể tăng lên khi Mỹ có động thái như vậy. Ngoại trưởng Mỹ viết: “Mỹ phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro nếu Mỹ muốn ngăn ngừa những hành động làm mất ổn định thêm, và trấn an các đồng minh và đối tác rằng Mỹ sẽ sát cánh với họ trong việc duy trì các luật lệ và chuẩn mực quốc tế”.
Ông Tillerson cho biết thêm ông sẽ làm việc với các đối tác liên ngành để xây dựng một phương pháp tiếp cận tổng thể của chính phủ về việc ngăn ngừa Trung Quốc cưỡng chiếm và bồi đắp thêm, cũng như ngăn ngừa các thách thức đối với tự do hàng hải và hàng không ở vùng biển.
Luật sư Hoàng Việt, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông, bình luận với VOA từ Việt Nam về những phát biểu của ngoại trưởng Mỹ:
“Ngoài việc anh nói mục đích ra, nhưng anh còn có biện pháp cụ thể là cái gì? Cho đến bây giờ, chưa thấy nội các của [ông] Trump đưa ra một biện pháp khả dĩ và thuyết phục. Bây giờ mà để ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận cái đó thì phải có một chiến lược dài. Trung Quốc đã cho xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa rồi và thậm chí là Hoàng Sa. Vậy thì làm sao để ngăn họ vào? Chiến tranh thì chắc chắn cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không dại gì phiêu lưu vào đó cả. Tuần tra [của Mỹ] cũng không là việc ngăn Trung Quốc ở trên mấy cái đảo đó được. Và chính vì vậy cho nên là đang chờ xem có biện pháp hữu hiệu nào không?”
Hôm 7/2, hãng tin AFP cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nói ông tin rằng Trung Quốc sẽ cố xây dựng trên bãi cạn Scarborough chỉ cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Bộ trưởng Lorenzana cho rằng một động thái như vậy là không chấp nhận được.
Từ những tín hiệu của các bên tranh chấp ở Biển Đông, nhất là Trung Quốc, Luật sư Việt nói về sự kỳ vọng đối với vai trò của Mỹ:
“Trong thời gian sắp tới, tôi chỉ mong chính quyền của Mỹ, nội các của ông Donald Trump có thể giữ cho tình trạng của Biển Đông không leo thang lại, đó cũng là thành công lắm rồi”.
Mời xem thêm video: Nếu Trung Quốc xua quân đánh phủ đầu thì Việt Nam sẽ chống đỡ như thế nào
https://youtu.be/5Ticw-kcUiY
Hồi cuối tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Jim Mattis khi ở thăm Nhật đã nói nên ưu tiên cho giải pháp ngoại giao ở Biển Đông và hoạt động quân sự chính của Mỹ không tính đến việc đối đầu với hành động quyết đoán của Trung Quốc tại đó. Hôm 6/2, Trung Quốc đã hoan nghênh phát biểu của ông Mattis.
VOA
***
Mỹ ưu tiên ngoại giao trong tranh chấp Biển Đông
Phát biểu tại Tokyo hôm thứ Bảy, ông Mattis đổ lỗi cho Trung Quốc “đã chia rẽ niềm tin giữa các quốc gia trong khu vực”, nhưng cũng hạ giảm sự cần thiết phải có những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Thay vào đó, ông kêu gọi mở ra các kênh trao đổi, giao tiếp.
Đây là phát biểu rõ ràng nhất của Bộ trưởng Mattis về vấn đề Biển Đông tính đến thời điểm này. Các nhà phân tích nói trước đó có những phát biểu khác trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump đề xuất đến khả năng có hành động quân sự, hoặc thậm chí là một cuộc phong tỏa hải quân.
Tại một cuộc họp báo thường kỳ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói với các nhà báo rằng việc ông Mattis nhấn mạnh đến sử dụng các phương tiện ngoại giao để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông là một “khẳng định ý nghĩa” và rằng tình hình tại đây rất bình thường.
Ông Lục nói: “Điều này phù hợp với lợi ích chung của Trung Quốc và tất cả các nước trong khu vực, và chúng tôi hy vọng các nước bên ngoài khu vực tôn trọng những lợi ích chung và mong muốn của các nước trong khu vực”.
Trước đó tại buổi điều trần ở Thượng viện để được chuẩn thuận chức vụ, Ngoại trưởng Rex Tillerson nói Trung Quốc lẽ ra không nên được phép đi vào những hòn đảo mà họ xây lên ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp. Tòa Bạch Ốc cũng cam kết sẽ bảo vệ “lãnh thổ quốc tế” trên thủy lộ này.
Reuters/VOA
Nguồn: http://www.vanews.org/2017/02/tillerson-chap-nhan-rui-ro-e-ngan-bat.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét