Tháng 4: Tháng Tang
Những người Việt tại Hoa Kỳ từng phục vụ cho chính quyền Sài Gòn rất đau lòng mỗi khi nhắc đến ngày 30/4. Họ gọi đó là ngày Quốc hận, và xem tháng Tư là tháng Tư Đen hay Tháng Tang.Nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/thang-4-thang-tang/3827700.html
Ông Phạm Ngọc Cửu, thành viên của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ tại Florida, cựu phó tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận, năm nay 76 tuổi, nói với VOA Việt ngữ rằng tháng Tư là tháng Tang:
“Đối với tôi trong 42 năm, tháng Tư là tháng tang. Trừ dịp các đoàn thể có chương trình kỷ niệm gì đó thì tôi tới thôi, còn ngoài ra những gì vui chơi là tôi không bao giờ nghĩ tới, mà tôi nghĩ tới những người anh em, đồng đội, những người cùng chiến đấu đã mất.”
Ông Phạm Ngọc Cửu từng phục vụ tại Tòa Hành Chánh Bình Thuận từ 1967, chức vụ cuối cùng là Phó Tỉnh trưởng tỉnh Bình Thuận mà ông đảm nhận từ năm 1971- đến ngày 18/4/1975.
Sau ngày 1-5-1975, ông Phan Ngọc Cửu bị ở tù 13 năm, bị chuyển qua các trại tù từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam, trong đó có 6 tháng bị biệt giam và cùm chân tay trong xà lim ở nhà tù Thanh Hóa. Tháng 2/1988, ông được phóng thích và đến Mỹ vào tháng 6/1991, sau 17 năm mới đoàn tụ gia đình tại thành phố Orlando. Ông còn là Hội Trưởng Hội Tương trợ Cựu Chiến Binh Bình Thuận Hải ngoại và tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng tại Florida.
Cũng như ông Cửu, ông Phạm Trần Anh ở California cũng rất đau buồn vì quá nhiều đồng đội đã ngã xuống trong biến cố 30/4/1975.
“Nói và nghĩ về ngày 30/4: đó là một sự kiện lịch sử. Cái mà gọi là thống nhất, thực tế là cuộc xâm lăng. Thống nhất mà lòng người phân tán và hàng trăm ngàn người đã hy sinh chính tính mạng của họ để đổi lấy ý tưởng tự do. Đây là cuộc bỏ thân, bỏ phiếu bằng thân vĩ đại nhất trong lịch sử và 5 vị tướng đã tuẫn tiết, và trăm hàng ngàn sĩ quan đã hy sinh vào ngày 30/4.”
Ông Phạm Trần Anh còn gọi ngày 30/4/1975 là “Ngày Quốc hận” tháng Tư là “tháng Tư Đen”, sau khi Bắc Việt “xé bỏ hiệp ước Paris 27-1-1973 đem quân xâm chiếm miền Nam Việt Nam.”
Trong một bài viết về chiến tranh Việt Nam, sử gia Phạm Trần Anh cho rằng Chiến tranh Việt Nam không phải là giành độc lập dân tộc như nó từng được rao truyền, mà đã trở thành cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa 2 hệ thống tư tưởng: Chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Tư Bản của thế giới tự do.
Sử gia Phạm Trần Anh từng là Giám đốc Học viện Hành chánh Quốc gia Sài gòn. Ông còn là nhà văn, nhà biên khảo. Sau ngày 30/4/ 1975, ông thành lập Mặt Trận Tự Do Người Việt Diệt Cộng Cứu Quốc.
Ông Phạm Trần Anh, năm nay 72 tuổi, bị bắt năm 1977 và bị xử án tù chung thân vì tội hoạt động lật đổ chính quyền. Ông được trả tự do vào ngày 3/8/1997 nhờ sự can thiệp của Hội Ân xá Quốc tế, sau hơn 20 năm trải qua các nhà tù ở Việt Nam trong đó có 9 năm bị cùm chân tay trong xà lim biệt giam.
Sang Mỹ vào tháng 9/ 2006, ông Phạm Trần Anh dành mọi nỗ lực vào việc viết sách, nhất là truy tìm nguồn gốc dân tộc Việt Nam với các tác phẩm như: Cội nguồn Việt Tộc, Huyền Tích Việt, Quốc Tổ Hùng Vương, Việt Nam Thời Lập Quốc và năm 2016 xuất bản sách Đế Quốc Mới Trung Cộng.
Cũng như ông Phạm Trần Anh, ông Phạm Ngọc Cửu dành hết thời gian của mình để đóng góp cho cộng đồng và hướng về phong trào dân chủ trong nước.
Đầu tháng 4, một hoạt động cụ thể mà ông Cửu đã thực hiện là tổ chức thành công cuộc biểu tình chống Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida, nơi ông Tập hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Ông Cửu cảm nhận đã có một ‘luồng gió mới, một sinh khí mới hiện diện trên quê hương Việt Nam.
“Năm nay cảm tưởng riêng của tôi là tôi phấn khởi hơn năm nào hết vì tình hình trong nước có những chỉ dấu, có những sự kiện xảy ra làm cho mình nghĩ rằng con đường đấu tranh có thể đi tới kết quả, đã dám đứng dậy, dám có tiếng nói, đã dám có những hành động như đi vào các cơ quan của chính quyền biểu tình. Mới đây hành động mạnh nhất là ở Đồng Tâm, đã bắt giữ công an, những người đi chiếm đất đai.”
Ngược lại với các cựu quân nhân và công chức chính quyền Sài Gòn, nhà thơ Lãm Thúy ở Maryland không muốn nhắc đến những mất mát, đau buồn ngày 30/4, nhưng khi nhìn lại Việt Nam sau 42 năm, bà chia sẻ với VOA Việt Ngữ rằng:
“Tôi thấy người nào giàu thì rất giàu. Người nào khổ thì cũng rất khổ. Tôi về thì tôi sống ở dưới quê.”
Là vợ của một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa, nhà thơ Lãm Thúy sinh quán tại Nhơn Ái, Phong Điền, Cần Thơ, định cư tại Mỹ năm 1992.
Mong mỏi duy nhất của bà cho ngày 30/4 năm nay là Việt luôn gìn giữ được chủ quyền đất nước và không bị lệ thuộc vào Trung Quốc:
“Mong đất nước mình giữ được chủ quyền và đừng lệ thuộc vào Trung Quốc, không bị mất nước. Đó là điều mong mỏi lớn lao nhất, bất cứ là trong dịp lễ này hay là suốt cuộc đời, chỉ mong đất nước Việt Nam là của người Việt Nam.”
Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017
Tháng 4: Tháng Tang
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Trung Quốc sắp nổ mìn khơi dòng Mekong, hạ lưu Việt Nam bị thiệt hại?
Trung Quốc sắp nổ mìn khơi dòng Mekong, hạ lưu Việt Nam bị thiệt hại?
Theo Bangkok Post, phía Trung Quốc hôm 19-4 chính thức bắt đầu
dự án khảo sát sông Mekong từ Chiang Rai, bắc Thái Lan.
Bất
chấp sự phản đối của người dân Thái Lan và giới môi trường,
Trung Quốc đã bắt đầu khảo sát chuẩn bị việc đặt thuốc nổ
phá các thác ghềnh, cồn lớn nhỏ nhằm thông dòng cho các tàu
hàng lớn của Bắc Kinh xuôi xuống Đông Nam Á.
Sở hàng hải địa phương thông báo
Công ty tư vấn Trung Quốc CCC Second Habor đã chính thức bắt tay
vào dự án và dự kiến hoàn thành trong 55 ngày. Tờ The Nation
cho biết ba tàu lớn của Bắc Kinh đã cập cảng Chiang Saen ở
Chiang Rai và 60 thành viên đội khảo sát đã đi qua trạm kiểm
soát biên giới.
Trưởng nhóm Liu Jian cho biết họ sẽ
khảo sát 15 điểm ghềnh thác dọc một đoạn sông dài 96km từ khu
tam giác vàng, tiếp nối giữa Lào, Thái Lan và Myanmar, đến Kaeng Pha
Dai ở Chiang Rai. Giai đoạn đầu của dự án khảo sát từ phía
Trung Quốc đến khu tam giác vàng đã hoàn tất từ trước đó.
Tổn hại môi trường
Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch nạo vét nhằm thông luồng cho các tàu hàng
trên tuyến đường thủy từ Vân Nam xuống Thái Lan và Lào từ năm
2001 dù kế hoạch từng bị Bộ Quốc phòng Thái Lan phản đối vì lo
ngại vấn đề biên giới với Lào.
Sau khi hoàn tất khảo sát, kế hoạch
dự kiến bước vào giai đoạn 2 vào năm 2020 với việc cải thiện
đường thủy và xây dựng các cảng tàu chở hàng và chở khách.
Bắc Kinh cũng đã cho các nước trong khu vực vay hơn 10 tỉ USD để
xây dựng hạ tầng và cải thiện mạng lưới vận chuyển trên sông
Mekong.
Chính quyền Thái Lan hồi cuối tháng
12-2016 đã bật đèn xanh cho “Kế hoạch phát triển đường thủy
quốc tế trên sông Mekong – Lan Thương 2015-2025” này, trong đó bao
gồm kế hoạch sử dụng thuốc nổ để mở rộng dòng sông cho các
tàu hàng trên 500 tấn. Trước năm 2015, các tàu thương mại chở
hàng từ Trung Quốc đến Thái Lan chỉ có tải trọng từ 100-300
tấn.
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha khi đó đã
bác bỏ các lo ngại về môi trường, cho rằng cần phải cân bằng
giữa môi trường và phát triển kinh tế. Các quan chức Thái Lan
cũng cho rằng kế hoạch giúp việc vận chuyển hàng hóa và hành
khách an toàn hơn, rẻ hơn.
Lãnh đạo Phòng thương mại Chiang Rai
Anurat Inthorn thậm chí tham vọng tỉnh này sẽ trở thành một
trung tâm vận chuyển đường thủy nhờ kế hoạch này.
Suranart Sirichok, quyền lãnh đạo Sở
Hàng hải Chiang Rai, tuần trước khẳng định cuộc khảo sát chỉ
là một phần của kế hoạch phát triển sông Mekong và không có
kế hoạch nào liên quan đến việc đặt thuốc nổ trên sông.
Tuy nhiên, cơ
quan này không tiết lộ bất cứ chi tiết nào về cuộc khảo sát
cho người dân. Jirasak Inthayot, điều phối của Mạng lưới Rak
Chiang Khong, khẳng định cuộc khảo sát này nhằm chuẩn bị cho
việc phá các ghềnh thác trên sông Mekong để các tàu hàng lớn
của Trung Quốc xuôi xuống hạ nguồn.
Phần nổi của tảng băng
Các nhóm bảo vệ môi trường Thái Lan
cho biết họ sẽ cùng người dân biểu tình phản đối. “Chúng tôi
muốn chính phủ Trung Quốc lẫn Thái Lan biết rằng chúng tôi sẽ
bảo vệ những thác ghềnh này khỏi các vụ nổ có thể dẫn đến
thảm họa cho hệ sinh thái và các cộng đồng địa phương” – ông
Jirasak tuyên bố.
Trong khi đó, nhà hoạt động Niwat
Roikeaw khẳng định: “Trung Quốc nếu muốn cùng chung sống tại khu
vực Mekong, họ phải hiểu rằng còn có những người khác cùng
sống chung. Nếu không, đó là sự xâm phạm kinh tế vì lợi ích
của riêng họ”.
Giới phân tích cũng cho rằng Trung
Quốc là nước hưởng lợi nhiều nhất từ dự án nhằm biến dòng
Mekong thành cửa sau cho việc vận chuyển hàng hóa xuống Đông Nam
Á. Theo báo The Nation, sông Mekong không phải đường tắt để vận
chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc, Lào và Thái Lan.
Đoạn sông từ cảng Tư Mao ở Vân Nam
xuống Chiang Kong của Thái Lan dài 590km trong khi đường bộ chỉ
450km, đường thủy Tư Mao đến Luang Phrabang cũng dài đến 890km
trong khi đường bộ chỉ 510km.
Về ý nghĩa kinh tế, thương mại từ
dòng Mekong của Thái Lan với Trung Quốc, Lào, Myanmar vào khoảng
4,5 tỉ USD trong năm 2016 nhưng cũng chỉ là phụ so với đường
bộ.
Lượng thương mại của Bangkok từ
tuyến cao tốc R3A với Trung Quốc và Lào trong năm ngoái vào
khoảng 5,4 tỉ USD. Một điều đáng quan ngại khác là vấn đề biên
giới. Cũng như Bộ Quốc phòng Thái Lan, nhiều quan chức của
Bangkok lo việc thông dòng Mekong, ranh giới tự nhiên với Lào, có
thể làm thay đổi đường biên giới.
Thảm họa
Kế hoạch của Trung Quốc vấp phải
sự phản đối kịch liệt của người dân Thái Lan và các nhà hoạt
động môi trường. Họ cho rằng nó sẽ gây ra vô số thảm họa cho môi
trường vốn đã chịu nhiều tổn thương từ các đập thủy điện
dọc sông Mekong.
Theo Bangkok Post, 20 tổ chức bảo vệ
sông Mekong đã ra thông cáo chung nhằm ngăn chặn việc phá các
cồn trên sông có thể đe dọa đến các loài thủy sản, nguồn lương
thực của hàng triệu người trong khu vực.
“Nếu con sông này bị kéo thẳng ra,
tốc độ dòng sẽ tăng mạnh dẫn đến khô hạn ở thượng nguồn và
lũ lụt ở hạ nguồn” – Tổ chức River Rhine cảnh báo.
MINH ANH
Nguồn: http://vntb.org/trung-quoc-sap-no-min-khoi-dong-mekong-ha-luu-viet-nam-bi-thiet-hai.html
Nguồn: http://vntb.org/trung-quoc-sap-no-min-khoi-dong-mekong-ha-luu-viet-nam-bi-thiet-hai.html
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)