Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Tin quan trọng: Phùng Quang Thanh vừa bị ám sát tại Châu Âu hôm qua.


Sĩ quan cấp tá
 
  Tin quan trọng: Phùng Quang Thanh vừa bị ám sát tại Châu Âu hôm qua.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 939x1253.


TIN QUAN TRỌNG: PHÙNG QUANG THANH VỪA BỊ ÁM SÁT TẠI ÂU CHÂU.

Theo ít nhất là 2 bản tin mật từ các cơ quan tình báo quốc tế thì Phùng Quang Thanh vừa bị ám sát trong chuyến đi Âu Châu trong ngày hôm qua 06/26.
Đây KHÔNG phải là tin "CÁ THÁNG 4 hay tin THƯ GIÃN" mà là TIN THẬT.
Chuyện ám sát là CÓ THẬT nhưng Phùng Quang Thanh đã nhanh chóng được AN NINH CSVN đưa Phùng Quang Thanh đi ẩn trú tại một nơi bí mật, và sau đó đã đưa về nước để nằm bệnh viện hay nhà xác thì KHÔNG biết được.
Hiện nay PQT chết hay chưa thì CHƯA BIẾT
Có thể tin tức về Phùng Quang Thanh sẽ VẮNG BÓNG tên tin tức báo chí CSVN một thời gian.
(*) Ghi chú: báo chí trong nước dĩ nhiên ém nhẹm, đang chờ xác thưc

Vì tình hình mang tính thời sự nóng nên sau khi nhận được tin này thì thông báo liền cho các bạn.... chờ xác thực thêm

Nguyen Thuy Trang
__________________
Chuyện động trời lộ rõ bản chất CSVN http://goo.gl/rEIh0b
GĐ NTD http://goo.gl/U9Ir81
 
Tướng 1 sao
 
Tướng hèn của Việt Nam
Việt gian ,thì thường nhận lảnh những kết quả như thế .Trước sau gì cũng đến như vậy thôi
Để tiếng thơm thì hậu thế ghi ơn
Tiếng thúi họ chưởi cả giòng họ
__________________
Sự thật mất lòng
CS không sợ mất lòng
Chúng chỉ sợ Sự -Thật 
 
Sĩ quan cấp tá



Đây là đích đến cho tất cả các tên CS bên TQ cũng như CSVN từ HOCHIMINH, Duẫn, Thọ, Kiệt, Thanh .v.v... Tham nhũng đầy túi được khoảng 10 năm bị giết.
__________________
Chuyện động trời lộ rõ bản chất CSVN http://goo.gl/rEIh0b
GĐ NTD http://goo.gl/U9Ir81
  
Sĩ quan cấp tá
 
Lại là : " Nguyen Thuy Trang " blog .

Các bác cứ ngồi chờ xem Phung quan Thanh chết , và chờ tới dài cổ ....bốn tháng sau Phùng quang Thanh lại ra mặt báo chí ...nhờ khỏi bệnh , vì vết thương chóng lạnh do trúng đạn mã tử .

Cũng như em lúc chưa vượt biên, 1976 ngồi chò tướng Nguyễn cao kỳ ở rừng lá , vì nghe tin ông kỳ về nước chiến đấu tiếp ... nay lại gặp màn ngồi chờ .

Nhớ tháng bẩy , là tháng Trọng lú sang mỹ , nên cá sẽ thả nhiều hơn tháng tư .

Cá tháng bẩy sẽ nhiều và to hơn cá tháng tư .
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34648
 

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Hội chứng Đảng


Hội chứng Đảng

Cánh Cò
2015-06-25

000_Hkg7943260.jpg
Các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam trước kỳ họp thường niên của Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 22 tháng 10 năm 2012.
AFP photo
Nếu ai hỏi Chủ nghĩa xã hội là gì, thì hoặc anh ta là người ngoại quốc vừa đặt chân xuống Việt Nam hoặc anh ta là một gã điên.
Bởi Chủ nghĩa xã hội không là gì cả, bản chất nó là một câu thần chú đọc thật to để các tín đồ của nó quỳ mọp run sợ, còn gã phù thủy đọc nó cũng không hiểu gì hơn. Vì đã là thần chú thì sự linh thiêng nằm trong ý nguyện của kẻ tin vào nó chứ bản chất một câu thần chú luôn vô nghĩa và chẳng ai rỗi hơi tìm hiểu nó là gì.
Người tin vào thần chú thường nghèo túng cùng cực, đam mê thần linh cùng cực và nhất là luôn ước ao có nhiều người tin theo nó như mình tin. Thiếu một trong những yếu tố ấy thì thần chú chỉ là trò chơi trẻ con, dù múa may cách nào cũng chỉ nhận được những tiếng vỗ tay là cùng.
Dân tộc Việt Nam rơi vào cả ba tình huống ấy nên những câu thần chú đại loại như Chủ nghĩa xã hội có điều kiện ăn sâu bám rễ vào tâm thức một số lớn cán bộ cộng sản rồi tràn lan ra xã hội ám ảnh cả một cộng đồng.
Trước, thần chú về cộng sản sống sót nẩy mầm nhờ yếu tố nghèo nàn, cơ cực của người dân chốn thôn quê. Cùng với sự đô hộ của Pháp, chiến tranh với Mỹ đã là mảnh đất màu mỡ cho những câu chữ kéo người dân ra khỏi những năm tháng tối tăm cùng quẫn. Vài chục năm sau, khi người cộng sản chiến thắng và chiếm giữ toàn cõi đất nước thì những câu chữ thần chú khác được nghĩ ra nhằm trấn an người dân, khi họ mỗi ngày một héo hắt chờ đợi điều mà trước đây họ nghe hằng ngày nhưng chưa khi nào giờ trở thành hiện thực: Con đường tất yếu dẫn đến dân giàu nước mạnh duy nhất chỉ là "Chủ Nghĩa Xã hội".
Tuy nhiên trước cánh cửa Internet mở rộng ra với thế giới cũng là lúc giới tinh hoa của đất nước công khai hạch hỏi Đảng về tính tất yếu của Chủ nghĩa xã hội và khẳng định rằng cái gọi là lý luận mà Đảng dùng để định nghĩa Chủ nghĩa xã hội đã phá sản. Phá sản vì nó là một mớ câu chữ vô nghĩa, rỗng tuếch mà các chuyên viên về lãnh vực này có sứ mạng tiếp tục đánh lừa quần chúng cũng như ngay chính trong các đảng viên của họ, đặc biệt những người mù quáng và cả tin.
Trước câu hỏi lý luận có phá sản hay không ông TS Nhị Lê viết một bài hơn 10 ngàn chữ đăng trên Tạp Chí Cộng Sản, là cơ quan lý luận chỉ chuyên trách việc dẫn dắt những ai muốn tìm hiểu lý luận cộng sản để...làm ăn, chí ít là có cái để khoe với những tay tư bản đỏ điều mà họ có thể dùng làm quà trong một cuộc làm ăn nào đó.
Trong hơn 10 ngàn chữ ấy, người tỉnh táo chỉ cần đọc lời giới thiệu là đủ biết nó nói gì:
TCCS - Cách đây hai năm, có ý kiến khẳng định rằng: Chúng ta đang khủng hoảng lý luận (!). Sự thật thì, ngược lại. Vì, lịch sử thiếu triết học là lịch sử mù quáng; và, triết học thiếu lịch sử chỉ là triết học trống rỗng; và căn cứ vào thực tiễn qua gần 30 năm đổi mới, dưới ngọn cờ của Đảng, không thấy cái gọi là “khủng hoảng lý luận”!
Suốt bài viết là hàng chục nhóm từ quen thuộc mà ban Tuyên giáo vẫn dùng hàng ngày đễ tự vỗ béo ý chí kiên quyết tiến tới Chủ nghĩa xã hội mà không hể thấy bóng dáng cái chủ nghĩa kỳ diệu ấy nó ra sao, nó làm cho người dân hạnh phúc giàu có như thế nào và nhất là nếu không có cái chủ nghĩa ấy thì kết quả của một đất nước là gì?
Ông Nguyễn Phú Trọng, kẻ được cho là "phò" Chủ nghĩa xã hội một cách cuồng nhiệt nhất đảng cũng đã từng thở dài thườn thượt thú nhận, liệu đến cuối thế kỷ này người ta có thấy được diện mạo của nó ra sao hay chưa.
So với tuyên bố của ông Trọng vào năm ngoái với bài lý luận hết sức dài dòng của ông Nhị Lê năm nay người ta ngờ rằng bài viết này chỉ dùng để lĩnh lương vì nếu một tạp chí to đùng như Tạp chí Cộng sản mà không viết lý luận thì viết cái gì cho phải phép?
Để phải phép với số đông mù quáng, Nhị Lê đành liều mạng nói khác với Tổng bí thư khi cho rằng phải "Tiếp tục tìm tòi và phát triển con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".
Ông Nhị Lê viết: "Đó là một quyết sách đúng đắn, hợp quy luật, hợp lòng dân trên nguyên tắc xã hội chủ nghĩa và hợp với xu thế phát triển của thời đại của Đảng ta, một đóng góp to lớn và mới mẻ của công tác lý luận."
"Lòng dân" thì đã rõ: thứ lý luận này là một loại thần chú cốt mê hoặc kẻ nhẹ dạ và háo danh. "Quyết sách đúng đắn" thì ngược lại hoàn toàn, nói lấy được và dùng thứ vải mùng che mắt nhân dân. Còn "hợp với xu thế phát triển" là một cụm từ hoang dã, sơ khai chỉ dùng cho học sinh cấp I.
Những lý luận kiểu ấy đã từ lâu gây mầm tai họa cho đất nước một cách tiệm tiến. Nó là những tế bào độc có khả năng nằm yên khi bị vạch mặt và sẽ tự phát khi cơ thể người bệnh mất khả năng kháng sinh. Có thể ví Đảng, kẻ nâng cao vai trò lý luận để cầm quyền đang tự biến mình thành con bệnh từ những lý luận mù quáng và sáo rổng đó. Những mầm mống bệnh hoạn từ Đảng có thể ví von như một thứ "hội chứng Đảng", đang hoành hành trên cơ thể Việt Nam và Đảng là thứ liên kết chặt chẽ nhất lãnh đủ mọi hậu quả mà nó gây ra khi căn bệnh tiến tới thời kỳ mạn tính.
Đảng, tác nhân đầu tiên gây cho người cộng sản trở nên kiêu ngạo bởi vỗ ngực tự xưng mình bằng tất cả các mỹ từ tốt đẹp nhất. "Đảng là đạo đức là văn minh" đã được lấp vào khoảng trống vô nghĩa của cả hệ thống lý luận nay đã thành chiếc bứu trong hệ thống tuần hoàn, nằm ì ra chắn biết bao mạch sống khác. "Còn Đảng còn mình" là tác nhân gây tha hóa trong ngành công an, chỉ một lòng vì Đảng gây nên biết bao oan khiên trong công chúng. Mầm họa công an nằm sâu trong từng tế bào đất nước khiến người dân không thể yên tâm trong khi kiếm sống. Bất kể là ai cũng có thể là nạn nhân và một ngày nào đó có thể chết trong đồn công an với các lý do coi thường dư luận một cách trơ tráo nhất.
Lý luận của Đảng đưa ra về Chủ nghĩa xã hội đã vượt qua khỏi sự trơ trẻn bởi tính "lộng ngôn" của nó. "Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội" là một trong những món ăn mà Đảng mớm cho đảng viên hàng ngày. Thứ thực phẩm biến đổi gene này làm cho người ăn trở thành cừu, thành giun dế để từ đó vấn đề Trung Quốc được nhìn dưới lăng kính của hai đảng anh em, Chủ nghĩa xã hội đặt ngang với lòng yêu nước và mọi tranh chấp trở thành "chuyện vặt vãnh trong nhà" cần được giải quyết trong tinh thần hòa hiếu.
Hội chứng tất cả các di căn của Đảng tuy chưa tới thời kỳ phát tán rộng khắp nhưng mọi lý luận nhằm kéo Đảng ra khỏi sự nghi ngờ của người dân đều là ngụy biện và dù có mở hẳn một Bách khoa Toàn thư do hai ngàn "trí thức" hùn nhau lại làm mà còn gạnh đầu dòng: "Phải đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh" như ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ra giá thì chỉ làm cho Đảng xấu mặt thêm.
Nhưng suy cho cùng, trước khi nằm xuống lại được chuẩn bị an táng trọng thế như thế không phải là một an ủi lớn cho người cộng sản lắm hay sao?
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/blog/communist-party-symptom-canhco-06252015123350.html

Hơn “Một sư đoàn lao động Trung Quốc vào Việt Nam”: Đảng toan tính gì?

Hơn “Một sư đoàn lao động Trung Quốc vào Việt Nam”: Đảng toan tính gì?

Thiên Điểu



Trung Quốc làm khó để không tuyển lao động Việt Nam?

(VNTB) - Nếu kịch bản chiến tranh Mỹ-Trung xảy ra, khoảng giữa cuộc chiến chính là miền Bắc Việt Nam. Với cục diện như vậy, chính quyền Việt Nam mà đại diện là Đảng CSVN toan tính giải pháp nào khi vẫn tiếp tục cho phép lao động TQ đổ vào với số lượng lớn?


Trong tình hình quan hệ Mỹ-Trung đang nóng lên từng giây ở Biển Đông, ai cũng biết bất cứ một va chạm nào giữa hai bên đều có thể dẫn tới chiến tranh mà VN là nước chịu hậu quả đầu tiên khi nằm trên chiến trường giữa hai cường cường quốc hàng đầu thế giới.


Trong chiến tranh hiện đại, với các quốc gia tiên tiến thì yếu tố vũ khí chiến lược sẽ quyết định vị trí của chiến trường. Nơi hứng chịu bom đạn không phải là vị trí đối kháng mà khoảng giữa khoảng cách đầu não của hai bên.


Kịch bản chiến tranh Mỹ-Trung (nếu có) xảy ra thì chắc chắn mục tiêu của TQ tập trung là căn cứ Hạm đội 7 ở Philippin. Và mục tiêu Mỹ chính là căn cứ hậu cần của TQ trên đất liền và đầu não Bắc Kinh. Khoảng giữa cuộc chiến chính là miền Bắc Việt Nam.


Với cục diện như vậy, chính quyền Việt Nam mà đại diện là Đảng CSVN toan tính giải pháp nào khi vẫn tiếp tục cho phép lao động TQ đổ vào với số lượng lớn?


"Lót ổ"


Cách đây mấy năm, khi lên tiếng phản đối khai thác Bauxite Tây Nguyên, các ông Võ Nguyên Giáp, Đồng Sĩ Nguyên, Trương Vĩnh Trọng... là các tướng lĩnh kỳ cựu đều chung một cảnh báo: Khi lao động TQ đã vào được VN thì việc trang bị vũ khí cho họ không có gì là khó khăn (!)


Ở một mức độ nhẹ khi xảy ra chiến tranh Mỹ-Trung, ĐCSVN lấy gì đảm bảo TQ không dùng chính lực lượng này nhân cơ hội quấy rối, tạo ra cớ phát động chiến tranh để chiếm lấy VN?


Ở mức độ cao hơn, khốc liệt hơn, với mức độ chi phối trong quan hệ Việt-trung hiện nay, việc TQ biến VN thành căn cứ tiền đồn để đối đầu với Mỹ trên Biển Đông là hoàn toàn có thể và có thể tiến hành hết sức nhanh chóng.


Những mối nguy hiểm này không lẽ BCT TW ĐCSVN không hiểu, không nhận ra?


Cách đây hơn 40 năm, chính quyền miền Bắc đã thành công trong chiến lược cài cắm người "lót ổ" lại miền Nam. Ngày nay, không lẽ ĐCSVN không hề nghĩ tới kịch bản mà chính quan thầy TQ đã đứng sau hơn 40 năm trước giờ được áp dụng cho cuộc chơi với Mỹ?


Hãy đặt thử một giả thiết khi chiến tranh nổ ra. Với hàng triệu lao động TQ mới vào VN những năm gần đây, TQ có cần đến sự đồng ý của chính quyền HN hay không? Có cần quan tâm tới chính sách "không liên kết với bên nào" của VN hay không?.v.v. và v.v.


Tất cả những giả thiết đó, chắn chắn câu trả lời luôn là không đối với một láng giềng vừa thâm độc, vừa gian ác như TQ.


Những chỉ dấu lạ lẫm (?)


Cách đây chỉ ít ngày, tướng Nguyễn Chí Vịnh vừa đưa ra một phát ngôn gây nhiều hoang mang bởi các nghi vấn xung quanh ý nghĩa của nó.


“… Chúng ta đã bày tỏ thẳng thắn quan điểm và Trung Quốc đã thừa nhận quan điểm chân thành đó, cũng không thể mong đợi gì hơn được. Còn việc trên Biển Đông, làm sao có một cây gậy thần để nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa 2 nước được? Ta buộc lòng phải chấp nhận sự thật và đấu tranh một cách rất kiên trì, bền bỉ và bình tĩnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ chính đáng của đất nước, trên cơ sở luật pháp quốc tế".


Cái “sự thật” mà tướng Vịnh nhắc tới ở đây về Biển Đông là gì?


Biển Đông với VN có một sự thật, đó là: Từ khi TQ đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974, chỉ đến năm 1979 khi TQ xua quân đánh chiếm sáu tỉnh biên giới phía Bắc thì người dân mới được nghe một cách rộng rãi đến đến sự thật “TQ đã xâm lược chiếm Hoàng Sa của Việt Nam”. Năm 1988, khi TQ tấn công chiếm một số đảo ở Trường Sa thì toàn bộ cuộc chiến đẫm máu này bị ém nhẹm suốt hàng chục năm trời. Cho tới khi ngư dân Việt Nam bị tàu TQ tấn công, bị dồn ép đến tận khu vực vùng biển Lý Sơn. Khi mà mật độ các cuộc tấn công, đuổi bắt ngư dân xảy ra ở mức độ dày đặc thì cái tên “tàu lạ” mới được ĐCSVN chấp nhận là tàu TQ trên các phương tiện truyền thông. Hoạt động bồi đắp các đảo của TQ ở Trường Sa và Hoàng Sa đã tiến hành từ gần chục năm nay. Nhưng chỉ đến khi Mỹ tuyên bố chuyển hướng qua Châu Á-Thái Bình Dương thì người dân Việt Nam cũng mới được biết qua thông tin từ các nước khác đưa ra...


Vậy sự thật ông Vịnh muốn nói là những sự thật bị che giấu kia hay sự thật: VN không có cách nào khác phải chấp nhận TQ muốn làm gì thì làm?


Nói không thể “nhấc nó ra khỏi bản đồ giữa hai nước” phải chăng là đồng nghĩa: Đương nhiên phải chấp nhận VN phơi mình giữa cuộc chiến tiềm tàng có thể nổ ra bất cứ lúc nào?

Quân đội VN hoàn toàn nằm trong tay ĐCSVN, phát ngôn của tướng Vịnh chắc chắn không phải phát ngôn cá nhân trước một bối cảnh phức tạp như hiện nay.


Thực chất ĐCSVN đang tính toán gì với những động thái hết sức đáng ngờ này?


Nguồn tham khảo:
http://motthegioi.vn/kinh-te/hon-mot-su-doan-lao-dong-trung-quoc-sap-den-ha-tinh-97665.html
http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/tuong-vinh-khong-co-hoa-binh-neu-dung-han-ve-mot-ben-3273717/
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34631

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

“Mối tình Maneli” nghĩa là gì?






Một thân hữu gửi cho email này, xin chuyển đến DLB, Đệ Nhất Cộng Hoà từng muốn thương thảo để tránh cuộc chiến tương tàn:
Mối tình Maneli: Mối liên hệ bí mật của ông Ngô Đình Nhu với Hà Nội
I. “Mối tình Maneli” nghĩa là gì?
Mối liên hệ giao thiệp thương thảo bí mật của em trai cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm là ông Ngô Đình Nhu với Cộng Sản Hà Nội nhằm thúc đẩy hai miền Nam- Bắc của Việt Nam né tránh một cuộc xung đột ý thức hệ ngu xuẩn chỉ có lợi cho Trung Quốc được giới tình báo Hoa Kỳ tặng cho một cái tên là “Mối tình Maneli” ( “Maneli affair”)
Trong cuộc thuơng thảo này, Việt Nam Cộng Hòa đồng ý viện trợ kinh tế bao gồm lúa gạo, sản phẩm gia dụng và y tế cho Cộng Sản Hà Nội nếu Cộng Sản Hà Nội đồng ý tuyên bố đứng trung lập, không gia nhập khối Xã Hội Chủ Nghĩa và cùng với Việt Nam Cộng Hòa tham gia liên minh “Các Nước Không Liên Kết” của Ấn Độ. Việt Nam Cộng Hòa cam kết thuơng mại trao đổi với Cộng Sản Bắc Việt và sẽ cố gắng giúp Hà Nội thoát khỏi tình trạng đói kém do đang bị cô lập với thế giới bên ngoài và phải sống bằng viện trợ chu cấp mọi thứ bởi Bắc Kinh để đến nổi buộc lòng phải đi theo đường lối Đấu Tố của Mao Trạch Đông khiến hai trăm ngàn oan mạng bị giết chỉ trong vài năm.
Cộng Sản Hà Nội lưỡng lự trước nước cờ táo bạo này của ông Ngô Đình Nhu vì biết rõ những cam kết mà Việt Nam Cộng Hòa đưa ra rất thật lòng dựa trên sự ổn định phát triển kinh tế của miền Nam Việt Nam trong suốt gần chín năm sau hiệp nghị Geneve 1954.
Khi tình báo Hoa Kỳ liên tục gởi tín hiệu cho Washington biết về “mối tình Maneli” động trời này của hai anh em ông Diệm, Tổng Thống Kennedy vô cùng tức giận vì ông cho rằng, đây là một sự “phản bội tàn nhẫn.” Tòa Bạch Ốc từ đó quyết tâm loại bỏ hai anh em ông Diệm ra khỏi quyền lực bằng mọi giá.
Thế nhưng mười năm sau, nước Mỹ lại áp dụng y chang kế sách của ông Nhu, Henry Kissinger thất hứa với chính phủ Nguyễn Văn Thiệu, đi đêm với Chu Ân Lai làm cho Việt Nam mất quần đảo Hoàng Sa và thất thủ hoàn toàn sau đó; dẫn đến cả triệu thuờng dân Campuchia bị Cộng Sản sát hại, trên hai triệu người Việt bị tan nhà nát cửa và tù tội để có được một hòa bình trong nhục nhã. Đây mới đúng là một sự “phản bội tàn nhẫn” như Tổng Thống Kennedy đã từng thốt lên trước đó.
II. Tại sao lại gọi là “mối tình Maneli” ?
Maneli là họ của ông Mieczysław Maneli, một người Ba Lan được cho là sanh vào ngày 22 tháng Giêng năm 1922 tại Miechów và mất vào vào ngày 9 tháng Tư năm 1994 tại New York, Hoa Kỳ. Ông là đại diện cho Ba Lan trong Hội Đồng Giám Sát Hiệp Nghị Geneve 1954 về Việt Nam, có tên tiếng Anh là “the International Commission for Supervision and Control in Vietnam,” gọi tắt là ICC hay ICSC. Hội đồng này gồm ba quốc gia, một thuộc thế giới tự do là Canada, một thuộc khối Cộng Sản là Ba Lan và một thuộc khối Không Liên Kết là Ấn Độ.
Chính phủ Cộng Sản tại Ba Lan hoàn toàn không có chủ định can thiệp sâu rộng vào nội tình chính trị của Việt Nam lúc bấy giờ nhưng vì Hà Nội cần Ba Lan làm cầu nối ngoại giao độc lập khỏi sự kềm tỏa của Trung Quốc để tìm hiểu thêm ý định chiến lược của hai anh em ông Diệm. Cho nên, Maneli chỉ ráng đóng vai trong của một sứ giả, truyền đạt những thông điệp cần thiết từ Hà Nội, từ Moscow đến với hai anh em ông Diệm-Nhu và ngược lại. Tuy nhiên, vòng xóay chính trị giữa Moscow- Hà Nội- Sài Gòn- Ấn Độ – Hoa Kỳ khiến ông Maneli ngày càng bị lôi cuốn sâu vào nội tình Việt Nam.
Hoa Kỳ theo dõi chặt chẽ các chuyến đi ngoại giao của Maneli tới Hà Nội Sài Gòn để biết hiểu rõ thêm ý đồ chiến lược của hai anh em Diệm Nhu. Từ đó , cái tên “mối tình Maneli” (“Maneli Affair”) được hình thành.
Kết cục của “mối tình Maneli” là Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Nhu đều bị giết sau vụ đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963. Người bật đèn xanh cho cuộc đảo chánh dẫn đến cái chết của Tổng Thống Diệm là Tổng Thống Hoa Kỳ, John F. Kennedy, sau đó cũng bị ám sát bí hiểm không đối chứng trong cùng một tháng cùng năm. Tại Hà Nội, phe Lê Duẫn cũng lên thay thế quyền hành của Hồ, của Đồng và Tổng Bí Thư Đảng Liên Xô, Khrushchev, người ủng hộ lập trường Việt Nam trung lập của ông Diệm cũng bị truất phế bởi phe đầu đá Brezhnev ngay vào năm 1964.
Riêng Mieczysław Maneli, ông xin tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ vào thập niên 1980 và sống tại xứ sở này cho tới ngày ông mất.
III. Nội tình của bên trong “mối tình Maneli” :
Không cách gì có thể trình bày hết được chi tiết và cũng không thể nào tóm gọn các chi tiết bên trong của “mối tình Maneli” chỉ qua một bài viết ngắn ngủi vì mỗi chi tiết điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến lịch sử bị đát của Việt Nam Cộng Hòa, một quốc gia coi trọng tình tự dân tộc lên trên mọi chủ nghĩa, mọi tôn giáo, dẫn đưa đến tính mạng của gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm, kể cả tính mạng của Tổng Thống Kennedy, cũng như liên quan đến kế hoạch “phế mã tranh tiên” của Hoa Kỳ làm toàn bộ khối Cộng Sản bị sa lầy trong chiến thắng quân sự mà rồi bị kiệt quệ và chia rẽ dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn tại Âu châu.
Tuy nhiên, một điều quan trọng nhất tạo sửng sốt cho mọi nhân vật có liên quan và khiến không ai có thể ngờ tới được nếu biết rõ tình tiết của “mối tình Maneli” là đích thân Tổng Thống Ngô Đình Diệm cam kết sẽ trục xuất Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam ngay lập tức nếu Cộng Sản Bắc Việt chịu bãi binh và cùng đồng ý nắm tay với ông tham gia khối các nước Không Liên Kết do Ấn Độ chủ xướng.
Thái độ dứt khoát né tránh chiến tranh ý thức hệ tạo bởi hai siêu cường Liên Xô- Hoa Kỳ có Trung Quốc tham dự của Tổng thống Diệm làm sửng sốt không những Hà Nội mà ngay đến cả Moscow cũng bàng hoàng.
Moscow toan tính rằng việc trung lập hóa Việt Nam sẽ rất hay vì cùng một lúc xóa bỏ ảnh huởng vô cùng sâu rộng của Cộng Sản Trung Quốc lên Hà Nội và hất Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn mà không cần súng đạn. Việt Nam từ đó sẽ theo liên minh Ấn Độ vốn có đường lối ngoại giao cởi mở đối với Liên Xô. Từ đó, Liên Xô có thể gián tiếp ảnh huởng lên Việt Nam thông qua Ấn Độ; dù sao, Ấn Đô vẫn đáng tin cậy hơn là Cộng Sản Trung Quốc, theo cách nhìn của Khrushchev, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô lúc bấy giờ.
Riêng về Cộng Sản Hà Nội, mở cửa qua lại kinh tế với Việt Nam Cộng Hòa là một điều không thể được vì cả miền Bắc vẫn còn đang rún sợ Đấu Tố và sẳn sàng ồ ạt bỏ Hồ Chí Minh nếu có thông thương với miền Nam Việt Nam. Cho nên, Cộng sản Hà Nội muốn kéo dài nổ lực trung lập Việt Nam của hai anh em ông Diệm để Hoa Kỳ có thì giờ loại bỏ ông Diệm ra khỏi quyền lực dù biết rằng Moscow ủng hộ đề nghị này. Hơn nữa, Cộng Sản Hà Nội trong đó có cả Hồ Chí Minh không đủ can đảm để qua mặt Bắc Kinh như ông Diệm cương quyết qua mặt Hoa Kỳ. Đối với ông Diệm, quốc gia vẫn là trên hết nhưng đối với Cộng Sản Hà Nội thì chủ nghĩa Mác Lê, thế giới đại đồng quan trọng hơn tương lai quốc gia.
IV. Hệ lụy của “mối tình Maneli”:
Sau khi “mối tình Maneli” tan vỡ, dân tộc Việt Nam đã phải đổ máu cho chiến thắng tất yếu của chủ nghĩa cuồng Cộng Sản, của thiên đường mù Xã Hội Chủ Nghĩa. Kết thúc cuộc chiến tranh ý thức hệ phi lý vô nghĩa gây ra bởi Cộng Sản Bắc Việt, dân tộc Việt Nam chẳng còn gì ngoài câu nói đau thuơng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu : ” ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CỘNG SẢN NÓI MÀ HÃY NHÌN NHỮNG GÌ CỘNG SẢN LÀM !”
Thông qua “mối tình Maneli”, các sử gia sẽ thấy ngay được tấm lòng yêu nước của hai anh em ông Diêm. Đối với hai ông, “quốc gia là trên hết!” Hai ông đã cố ráng tìm đủ mọi cách để cho đất nước có hòa bình dân chủ và độc lập bất chấp hy sinh tính mạng. Việt Nam sau này sẽ lại quay về với con đường Việt Nam Cộng Hòa mà hai ông đã khởi xướng và nhìn lại hình ảnh của hai ông như là điểm tựa của một niềm tin, đó là tình thần quốc gia Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chết!
© Tú Hoa
Nguồn:  http://danlambaovn.blogspot.com/2015/06/que-huong-toi-cu-mai-ieu-linh-ky-4.html#more

Giọt Máu Rơi Của Người Lính Chết Trẻ

Giọt Máu Rơi Của Người Lính Chết Trẻ

Giọt Máu Rơi Của Người Lính Chết Trẻ -nay là bác sĩ giải phẫu tim mạch tại Hoa Kỳ. Câu chuyện thật !



Trần Công Minh, người xạ thủ trực thăng chết trẻ trong chuyến bay bị bắn rơi tại Hạ Lào năm 1971. (Hình: Gia đình cung cấp)

Vào ngày thứ ba của cuộc hành quân 719 Lam Sơn (10 Tháng Hai, 1971), một trực thăng UH-1 Huey của VNCH bị bắn rơi tại Hạ Lào. Tất cả những người có mặt trên chuyến bay này đều bị tử nạn, gồm Ðại Tá Cao Khắc Nhật trưởng phòng 3, Trung Tá Phạm Vi, trưởng phòng 4 thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Ðoàn 1, hai phi công là Trung Úy Nguyễn Diếu, Trung Úy Tạ Hòa và hai nhân viên phi hành đoàn là T.S. Cơ Khí Nguyễn Hoàng Anh, H.S. Xạ Thủ Trần Công Minh thuộc Không Ðoàn 41-Phi Ðoàn 213-Sư Ðoàn 1 Không Quân đóng tại Ðà Nẵng.

Người Lính Chết Trẻ



Câu chuyện thật - rất hay!

Với 14 bài viết trong năm, trong đó có bài "Chú Lính Mỹ" tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, California. Bài viết mới nhất của Phùng Annie Kim là câu chuyện hơn 40 năm sau của chiếc trực thăng U-H1 bị bắn rơi trong cuộc hành quân Hạ Lào năm 1971. Sự việc, khung cảnh chuyện kể là có thật nhưng danh tính nhân vật trong truyện do tác giả hư cấu.

1.
Bà Tư nằm trăn trở hoài trên chiếc giường nệm thấp. Chăn êm nệm ấm, thân thể mát mẻ, thoải mái mà bà vẫn trằn trọc chưa ngủ được. Với cái tuổi tám mươi này, đôi khi bà hay quên những chuyện lặt vặt vừa mới xảy ra như ăn rồi mà nhất định bảo chưa ăn, chưa uống thuốc mà quyết liệt không chịu uống nữa, chưa đi tắm mà bảo vừa tắm xong.Thế mà sáng nay, có một chuyện bà không quên. Quyền, con trai bà cho biết Sơn, thằng cháu nội bên Minnesota gọi phone về báo tin sẽ về Cali thăm bà vào dịp lễ Giáng sinh.

Cả ngày nay, bà nôn nóng, cứ đi ra rồi lại đi vào. Bà cầm quyển lịch trong tay đếm từng ngày. Còn hơn một tháng nữa. Sao mà lâu quá! Bà bảo Quyền và Quyên phải dọn cái này, dẹp cái kia, sửa soạn nhà cửa để đón thằng nhỏ.

Nói đến bộ nhớ và sức khỏe của bà cụ tuổi ngoài tám mươi như bà Tư kể cũng hiếm. Chuyện quá khứ, bà nhớ vanh vách các chuyện gia đình xa xưa thời ông cố bà sơ nào hay những kỷ niệm thuở hàn vi ở Việt nam. Nếu có bà con nào đến chơi gợi nhắc chuyện xưa, bà kể lan man hàng giờ không dứt và không sót chi tiết nào. Bà thuộc kinh Phật làu làu. Tiền để dành đi cúng chùa, bà đếm chính xác và biết sắp xếp thành từng loại. Bà dặn cô con gái may cái túi lớn phía trước trong áo lót, bà cất tiền và gài kỹ bằng nút bấm.Việc di chuyển, bà đi lại chậm chạp nhưng vững vàng không cần đến cây gậy. Ban đêm, bà không cần đánh thức các con, tự đi restroom trong căn phòng lớn gần giường ngủ của bà. Bà ăn chay, tập hít thở, đi bộ đều đặn với Quyền mỗi ngày trong khu townhouse. Bà còn xỏ kim được bằng sợi chỉ trắng. Tai bà còn nghe rõ người khác chuyện trò. Mỗi đêm, bà chỉ chợp mắt vài tiếng đồng hồ. Thì giờ của bà hầu hết là những thời công phu sớm tối trước bàn thờ Phật. Bà tọa thiền, tụng kinh, thì thầm cầu nguyện dưới ngọn đèn vàng trong căn phòng ngủ chung quanh trang trí toàn là hình, tượng Phật.

Hơn mười năm nay, nhà bà là một cái chùa nhỏ thanh tịnh và yên tĩnh. Bà xuống tóc, tịnh tu tại gia, sống an lạc, mặc các bộ quần áo màu nâu hoặc màu lam. Các con gọi bà bằng "Cô Diệu" thay vì gọi bằng "Má".

Trong bốn cái cửa "sinh, lão, bệnh, tử" của cuộc đời ai cũng phải trải qua, bà Tư đã vượt qua cái cửa thứ hai và thứ ba một cách nhẹ nhàng. Ai hỏi bà về tuổi già và bệnh tật, bà nói bà chẳng có bệnh gì ngoài bệnh của người già nghĩa là sức khỏe bà một ngày một yếu đi như ngọn đèn dầu, hết dầu thì đèn tắt.

Còn cái cửa "tử" cuối cùng? Bà đang chuẩn bị đấy thôi. Ngoài tám mươi rồi, bà Tư không mong kéo dài tuổi thọ thêm nữa. Ai hỏi cụ bà sợ chết không, bà lắc đầu nói chỉ sợ bệnh nằm liệt giường khổ cho cái thân già và cho con cháu. Trước đây, bà thường nói với các con bà chuẩn bị sẵn cho chuyến đi cuối đời nhưng từ khi gặp lại thằng cháu nội sau bốn mươi năm trăn trở vì nó, bà như được hồi sinh. Bà vui nên càng ngày trông bà càng khỏe ra. Bà yêu đời và ham sống. Vợ chồng thằng Quyền lấy nhau bốn mươi năm không có con, thằng cháu nội đích tôn lưu lạc này như cục vàng quý đối với bà, mang đến tuổi già của bà cả một mùa xuân.

Trong đêm khuya, bà Tư nằm nhớ lại cuộc đời khổ cực của bà trong sáu mươi năm từ lúc lấy ông Tư là hạ sĩ quan nghèo cục Quân nhu thuộc bộ Tổng Tham mưu, lương lậu không đủ nuôi bốn đứa con ăn học, cả nhà sống nhờ vào lò bún thủ công của bà. Bà thức khuya dậy sớm làm bún. Ông Tư và các con bà chia phiên nhau vừa đi học, đi làm, vừa chạy Honda bỏ mối bún ở chợ và các quán ăn ở Sài gòn. Thời chiến tranh leo thang, luật tổng động viên ra đời, Quyền bị đổi ra vùng một chiến thuật ngành quân vận. Quang, đứa con trai thứ hai theo anh ra Đà nẵng nộp đơn vào sư đoàn một không quân phục vụ ngành an ninh và phòng thủ phi trường. Đêm đêm, bà mẹ già chỉ biết cầu nguyện cho hai đứa con đi lính xa nhà thoát khỏi cảnh bom đạn trong cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt.

Được tin trong một chuyến vận chuyển vũ khí, đoàn xe của Quyền rơi vào ổ phục kích của Việt cộng. Quyền bị gẫy nát một chân, được xếp vào loại tàn phế và được giải ngũ. Bà vui mừng vì Quyền vừa thoát được bàn tay tử thần, được chuyển vào Sài gòn cũng là lúc một nỗi lo khác lại đến. Quang tình nguyện chuyển sang ngành tác chiến, trở thành xạ thủ trực thăng của phi đoàn 213. Thời gian này, Quang yêu Phượng, cô y tá nổi tiếng là người đẹp của bệnh viện Đà nẵng. Mối tình này đã đơm hoa kết trái đó là thằng Sơn, cháu nội của bà Tư bây giờ.

Sáng ngày mười tháng hai năm một chín bảy mốt, trong một phi vụ tại Hạ Lào, gia đình bà được tin chiếc trực thăng U-H1 bị bắn rơi, Quang và phi hành đoàn tổng cộng mười một người đều tử trận, không thể tìm được xác..

Tin con trai tử nạn một cách thảm khốc, sau đó là nhận giấy báo tử chính thức và tiền tử tuất của Quang, lòng bà mẹ thương con vẫn thầm nuôi niềm hy vọng. Biết đâu chừng thằng Quang còn sống sót và sẽ trở về. Quang là một thằng lanh lợi và thông minh. Biết đâu chừng nó nhảy dù ra khỏi máy bay trước khi máy bay trúng đạn, bốc cháy. Biết đâu chừng nó còn sống và bị bắt làm tù binh tại Lào hoặc bị đưa ra ngoài Bắc. Biết đâu chừng nó chỉ bị thương ở đầu và mất trí nhớ nên sống lang bạt, không tìm được đường về với gia đình. Bà đi tìm người giúp bà câu trả lời. Bà đi xem bói. Ông thầy bói quả quyết thằng Quang còn sống. Số nó đào hoa nếu lấy vợ sớm sẽ có cháu cho bà ẵm bồng. Bà sống, chờ đợi, tin tưởng và hy vọng mỏi mòn với ba chữ "biết đâu chừng"...

Sau khi mất nước, bà Tư nghe tin đồn có nhiều tù binh Việt Nam Cộng Hòa được chính phủ Hà nội thả về theo quy ước quốc tế về việc trao đổi tù binh. Quyền nói với bà Tư làm gì có chuyện thả tù binh trong khi hàng trăm ngàn sĩ quan, hạ sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, các viên chức chế độ cũ gọi chung là "ngụy quân", "ngụy quyền" bị kẹt lại, phải ra trình diện và bị giam giữ ở các trại tập trung để "học tập cải tạo". Quyền may mắn là hạ sĩ quan đã giải ngũ nên không nằm trong số đó. Nếu không, bà Tư lại phải lê lết trong các khu rừng để thăm nuôi thằng con tù.

Tin đứa con tử trận chưa làm ráo nước mắt bà mẹ thì hai năm sau ông Tư mất vì tai biến mạch máu não. Thằng Quốc, con trai thứ ba học hành và lớn lên dưới chế độ xã hội chủ nghĩa vừa tốt nghiệp trung học. Năm một chín bảy tám, mặc dù có hai anh đi lính và tử trận dưới chế độ "Mỹ ngụy", nhà nước Cộng sản vẫn bắt con "ngụy" không đủ tiêu chuẩn vào đại học được "ưu tiên" thi hành nghĩa vụ quân sự ở chiến trường Campuchia. Bà khóc hết nước mắt. Bà tính đường lui, trở về quê ở Gò công cho thằng Quốc trốn nghĩa vụ. Nào ngờ mạng lưới công an ở các xã, huyện còn dầy đặc hơn thành phố. Bà bị công an địa phương bắt giam trong trại tù cải tạo lao động thời hạn hai năm vì tội không thi hành luật pháp và cố tình bao che cho tội phạm.

Nếu bị ở tù để cho thằng con không phải đi lính, bà Tư sẵn sàng hy sinh cái mạng già để cứu con. Nào ngờ bọn chúng, một mặt bắt giam bà đi lao động, một mặt ruồng bắt Quốc và làm áp lực để Quốc ra trình diện. Thời đó, cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước Cộng sản Việt nam và Campuchia được sự hậu thuẫn của Trung Quốc càng ngày càng ác liệt. Thằng nhỏ mười tám tuổi vừa tốt nghiệp trung học, không biết gì về súng ống trận mạc, không biết gì về chiến tranh, không có chút lý tưởng gì về tổ quốc, niềm mơ ước duy nhất của nó là được vào đại học nhưng thất bại, bà mẹ đang ở tù, Quốc chấp nhận trình diện, lên đường ra trận để bà mẹ già được tha về sớm.

Một năm sau, Long, người đồng đội của Quốc bị thương về phép, kể lại cho gia đình bà Tư về cái chết của Quốc. Trong một chuyến vượt sông Mekong qua ngả Neak Luang phía bắc tỉnh Kompong Cham, chưa kịp tiến vào Phnom Penh, trước khi được tiếp viện, sư đoàn 7 của Quốc đã đụng độ một trận lớn với quân Kmer Đỏ. Toàn bộ sư đoàn bị tiêu diệt chỉ còn sống sót một người là Long. Thi thể Quốc và cả sư đoàn được chôn cất ở nghĩa trang liệt sĩ Tây Ninh. Ít lâu sau, giấy báo tử gửi về. Cuối năm giấy chứng nhận là gia đình liệt sĩ đến tay bà. Bà Tư được ủy ban nhân dân truy tặng là "mẹ chiến sĩ", "mẹ anh hùng".

Hàng năm, vào những ngày lễ thương binh liệt sĩ, cán bộ của ủy ban nhân dân đến thăm hỏi, tặng quà và khen thưởng những gia đình liệt sĩ như bà. Bà treo cái khung gỗ có lộng tờ giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ hình cờ đỏ sao vàng trên tường. Ít hôm sau, bà lấy xuống, cất vào ngăn tủ. Cứ như thế cho đến ngày bà qua Mỹ.

Cuộc đời bà Tư là một chuỗi dài những giọt nước mắt vì mất mát. Bà chỉ là một bà mẹ Việt nam bình thường, nghèo khổ, ít học. Bà không biết gì về các từ ngữ chính trị dao to búa lớn như lý tưởng, tổ quốc, ý thức hệ, cộng sản, tư bản, cộng hòa xã hội chủ nghĩa, độc lập, tự do, hạnh phúc, liệt sĩ, anh hùng, hy sinh... Bà chỉ là một bà mẹ thương con, một nạn nhân chịu nhiều nỗi đau thương trong chiến tranh. Chiến tranh đã làm một đứa con bà bị tàn phế, tật nguyền. Chiến tranh cướp mất hai đứa con bà, một đứa gửi nắm xương tàn trên chiến trường Hạ Lào xa xôi còn một đứa được vinh danh là liệt sĩ.

Trước khi đi Mỹ, Long đưa gia đình bà đã đến nghĩa trang liệt sĩ ở Tây Ninh thăm mộ Quốc. Cơn mưa làm cho con đường đi vào nghĩa trang lầy lội, ướt át. Mộ Quốc và năm người đồng đội nằm ngay gần lối đi, xây quanh nhau thành một vòng tròn, chính giữa là một bồn hoa. Trước cái chết, mọi người đều bình đẳng. Hàng ngàn những ngôi mộ thấp, mộ bia màu trắng, xây cùng một kiểu. Dòng chữ màu vàng khắc trên mộ bia "Nơi an nghỉ của liệt sĩ Trần Hưng Quốc, hai mươi tuổi, sinh ngày hai mươi tháng ba năm một chín năm mươi tám, hy sinh tại chiến trường Campuchia".

Năm một ngàn chín trăm tám mươi chín, Quyền may mắn được gia đình bên vợ bảo lãnh qua Mỹ. Năm năm sau, Quyền bảo lãnh cho bà Tư và Quyên. Quyền muốn bốc mộ Quốc đem tro cốt qua Mỹ nhưng bà Tư lắc đầu:

-Thôi con ơi, thằng Quốc đã nằm xuống nơi mảnh đất Tây Ninh này. Hãy để nó yên nghỉ ở quê hương với đồng đội của nó. Không mang tro cốt nó theo nhưng nó vẫn gần Cô trong những câu kinh tiếng kệ hàng ngày.

Rồi bà ngậm ngùi:

- Cô chỉ còn một nỗi ray rứt về số phận thằng Quang ở Hạ Lào. Không một dấu tích gì về chiếc máy bay trực thăng bị bắn rớt thì làm sao biết được. Không chừng nó còn sống, không chừng gì đắp cho nó một nấm mộ.

2.
Sau một tai nạn xe hơi, chân bên trái bị bó bột làm Phượng đi lại khó khăn phải dùng cây nạng gỗ. Mỗi ngày có một cô "care giver" đến chăm sóc sức khỏe cho Phượng, giúp Phượng ăn uống, tắm rửa, dọn dẹp nhà cửa. Một cô khác đến làm vật lý trị liệu cho cái chân bên phải đã hồi phục dần. Căn nhà bây giờ vắng vẻ chỉ có hai mẹ con. Chị Phương đã dọn về Cali từ lâu. Bà mẹ Phượng mất đã năm năm. Ông Daniel mất năm ngoái. Thằng Sơn ly dị vợ, về ở với Phượng. Nó bận bịu suốt ngày trong bệnh viện. Năm ngoái, lễ Thankgivings hai mẹ con về thăm bà Tư. Năm nay, chân đau, không về được, Phượng nhắc con nhớ lấy phép nghỉ về Cali thăm bà nội vào dịp lễ Giáng sinh. Bà nội già yếu rồi. Bà sống không còn bao nhiêu năm nữa.

Từ ngày tìm được tông tích của người cha quá cố, thằng Sơn gắn bó với gia đình bên nội. Vào những ngày nghỉ, Sơn gọi về thăm bà nội, hai bà cháu nói chuyện rất lâu, có khi cả tiếng đồng hồ. Nó nói tiếng Việt giỏi nhờ sống gần bà ngoại từ bé.

Phượng hồi tưởng lại bốn mươi năm trôi qua, ngày đó cả hai đều rất trẻ. Phượng hơn Quang hai tuổi, là y tá ở bệnh viện Đà nẵng, gặp Quang trong một buổi tiệc của sư đoàn hai không quân tổ chức tại câu lạc bộ trong phi trường. Trai tài gái sắc gặp nhau. Quang vừa đẹp trai lại tài hoa, biết chơi đàn guitar, hát rất hay những bản nhạc về lính của nhạc sĩ Nhật Trường. Hai đứa dự định sẽ làm một cái đám cưới đơn giản. Quang sẽ lấy thời gian nghỉ phép đưa Phượng vào Sài Gòn ra mắt gia đình Quang. Thời gian đó Quang bận đi học khóa bắn súng và trở thành người xạ thủ gan lì và dũng mãnh của không đoàn 41, phi đòan 213. Những cuộc hẹn hò ở bến sông Hàn, những cuộc đi chơi xa ở đồi Bà Nà, chùa Non Nước, bảo tàng Chàm ở Mỹ Sơn...đưa đến kết quả là Phượng có thai.

Phượng chưa kịp báo tin mừng cho Quang thì một hôm, người bạn trong phi đoàn của Quang đến cho hay cuộc hành quân 719 Lam Sơn tại Hạ Lào ngày mười tháng hai năm một ngàn chín trăm bảy mốt, chiếc trực thăng U-H1 Huey bị bắn rơi. Tất cả những người có mặt trong chuyến bay gồm hai vị sĩ quan cấp tá, hai phi công, ba phóng viên Mỹ, một phóng viên Nhật, một phóng viên người Việt, hai nhân viên phi hành đoàn trong đó có trung sĩ thiện xạ Trần Vinh Quang, tất cả mười một người đều tử trận.

Tin đến như một cú sét đánh. Đất trời như nổ tung trước mắt Phượng. Phượng chỉ biết khóc và khóc. Phượng ôm cái bụng bầu ba tháng. Không có một tờ hôn thú. Không có một liên hệ hay tin tức gì liên quan với gia đình Quang ở Sài gòn. Quang chết thật bất ngờ. Quang chết ở lứa tuổi đôi mươi. Quang chết không để lại một dấu tích gì ngay cả một hạt bụi. Phượng chỉ còn giữ lại những kỷ niệm đẹp của một thời yêu nhau còn lưu lại trong ký ức và qua những bức hình hẹn hò xưa cũ.

Có lúc đau khổ và tuyệt vọng quá, Phượng nghĩ mình không còn sức để giữ cái thai, "giọt máu rơi của người lính chết trẻ". Quang đi qua cuộc đời Phượng như một cơn gió thoảng. Có lúc Phượng muốn chết theo Quang nhưng nghĩ đến một sinh vật bé nhỏ đang lớn dần từng ngày trong bụng mình, Phượng không có quyền từ chối trách nhiệm làm mẹ với nó. Có lúc Phượng muốn bỏ cái thai vì dư luận xã hội, vì tương lai của người mẹ trẻ nhưng đứa bé kia có tội tình gì. Nó là mật ngọt của hương vị tình yêu đã đơm hoa kết trái. Phượng phải sống để thay Quang bù đắp cho đứa trẻ mồ côi mất tình thương cha. Phượng phải sống, sống để nuôi con, vì con.

Phương làm đơn xin nghỉ việc, ở nhà nghỉ ngơi, dưỡng thai chờ đến ngày sinh nở. Kinh tế gia đình trông mong vào cửa hàng bán thực phẩm lấy từ các PX Mỹ của chị Phương. Chuyện sinh nở và chăm sóc bé đã có bà ngoại. Thằng Sơn ra đời trong sự thương yêu, đùm bọc của mẹ, bà ngoại và dì Phương. Sơn khỏe mạnh, dễ nuôi, càng lớn nó càng giống Quang. Phượng đặt tên nó là Trần Mỹ Sơn, tên vùng đất lịch sử của người Chàm, một thắng cảnh du lịch ở Đà Nẵng, kỷ niệm một chuyến du lịch ba ngày phép với Quang và cũng là nơi thằng Sơn tượng hình trong bụng Phượng.

Thằng Sơn lẩm chẩm biết đi cũng là lúc Phượng phải gửi con cho bà ngoại để đi làm phụ với chị Phương nuôi thằng Sơn. Với vốn liếng sinh ngữ khá và nghề y tá trước đây, Phượng được người quen giới thiệu vào làm tại bệnh viện Hải Quân Mỹ chuyên chữa cho các thương binh Mỹ từ chiến trường chuyển về.

Những ngày đầu tiên chứng kiến những chiếc trực thăng đậu ở sân trước bệnh viện, những nhân viên tải thương vội vã chuyển những chiếc cáng phủ lá cờ Mỹ từ trên trực thăng xuống, những người lính Mỹ giơ tay chào vĩnh biệt, Phượng không cầm được nước mắt. Phượng khóc cho ai, Phượng hay cho những người vợ, những ông bố, bà mẹ ở bên kia bờ đại dương một ngày nào đó sẽ nhận những chiếc quan tài phủ lá cờ Mỹ?

Còn Quang, người chồng chưa cưới của Phượng, có "hạt bụi nào..." hay chiếc "...hòm gỗ cài hoa" nào cho anh?

Phượng quen dần với công việc của người y tá lúc nào cũng bận rộn và căng thẳng trong bệnh viện. Là một y tá giỏi, siêng năng, chịu khó học hỏi, Phượng có thêm những đức tính cần thiết đó là sự ân cần, kiên nhẫn và dịu dàng với bệnh nhân. Phượng được bác sĩ Daniel trưởng khoa mổ đặc biệt lưu ý và chấp thuận cho Phượng là y tá phụ trong ê kíp mổ của ông. Có những ca mổ kéo dài đến khuya hoặc những ca trực đêm, Phượng có dịp kể cho ông nghe về cuộc đời bất hạnh của mình. Phượng biết thêm về đời tư của vị bác sĩ ít nói này. Ông lớn hơn Phượng mười hai tuổi, là bác sĩ giỏi trong ngành hải quân, vợ và đứa con gái chết vì tai nạn xe hơi, ông tình nguyện sang Việt nam công tác. Sang năm ông sẽ về Mỹ vì hết hợp đồng. Với chính sách "Việt nam hóa chiến tranh" và Hiệp Định Paris sắp ký kết, người Mỹ đang chuẩn bị rút dần về nước.

Vào một đêm trực chỉ có vài người y tá, Daniel cùng có mặt, Phượng đã suýt bật khóc vì cảm động trước lời cầu hôn bất ngờ của Daniel. Vị bác sĩ này thố lộ đã để ý đến cô y tá người Việt nam xinh đẹp và hiền hòa này trong những ca mổ. Ông tình cờ chứng kiến hình ảnh Phượng chăm sóc những người thương binh làm ông xúc động. Ông nói không phải chỉ là hoàn thành công việc mà thôi, Phượng đến với các bệnh nhân bằng tất cả trái tim của mình. Cô chia sẻ nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần của họ trong từng mũi kim nhẹ nhàng, từng viên thuốc khó uống, từng lời nói an ủi dịu dàng, từng cử chỉ vỗ về, dỗ dành. Những người thương binh Mỹ trong bệnh viện Hải Quân này đều quý mến cô y tá người Việt có cái tên Mỹ Sophie dễ thương này. Họ chưa hiểu hết cảnh đời của Phượng. Chồng Phượng cũng là lính. Cô thương những người lính như thương Quang, thương bản thân và thương cuộc đời bất hạnh của mình.

Phượng chấp nhận lời cầu hôn của Daniel với một điều kiện Daniel bảo lãnh bà mẹ, chị Phương và bé Sơn cùng sang Mỹ. Căn nhà lớn năm phòng ở đường North Smith, Minnesota là tổ ấm của gia đình Phượng. Chị Phương vừa đi học vừa đi làm một thời gian, sau đó chị dọn về Cali mở một tiệm ăn với người yêu cũ. Phượng đi học lại. Bà mẹ ở nhà nội trợ trông nom nhà cửa, chăm sóc Sơn. Daniel làm việc ở United Hospital gần nhà. Bé Sơn càng lớn càng quấn quít Daniel. Suốt ngày Sơn đeo theo ông bố dượng vui tính. Daniel rất thương thằng con nuôi học giỏi và lễ phép. Theo gương học tập và chỉ dạy của ông bố dượng, Sơn học ngành y, sau này trở thành bác sĩ Shawn Tran chuyên khoa mổ tim ở St John s Hospital. Bốn mươi năm trôi qua, cái chết thảm khốc của Quang và niềm đau nỗi khổ của Phượng dần dần phôi pha theo thời gian nhờ vào tình yêu, sự bao dung và lòng tử tế của người chồng Mỹ tốt bụng đã cưu mang gia đình Phượng, mang đến cho Phượng một cuộc sống mới, êm đềm và hạnh phúc.

Một ngày, Phượng nhận được cú phone bất ngờ của chị Phương. Bên kia đầu dây, giọng chị lanh lảnh:

- Phượng ơi, tao nói chuyện này mầy bình tĩnh nghe đừng có xỉu nghen. Tao vừa đọc báo. Có người viết về cái chết của thằng Quang chồng mày hồi xửa hồi xưa. Có tấm hình thằng Quang chụp hồi còn trẻ. Mày tin không, má thằng Quang còn sống. Gia đình thằng Quang qua Mỹ ở khu Việt nam gần tiệm của tao. Bài báo kể người ta đào được xác chiếc máy bay rớt và hốt cốt mang về để ở viện bảo tàng nào đó trên Washington D. C.Chuyện dài dòng lắm. Tao ra bưu điện gửi cho mầy bài báo này liền. Overnight mai mầy nhận được. Bình tĩnh nghen mậy. Chuyện đâu còn đó. Khoan nói cho thằng Sơn biết. Mầy đọc báo xong rồi mình tính.

Suốt đêm qua Phượng mất ngủ, mong cho trời mau sáng để nhận thư tốc hành của bưu điện. Người đưa thư trao bì thư hình con én màu xanh và yêu cầu Phượng ký tên.Tay Phượng run run khi cầm cây viết.Cầm tờ báo trong tay, Phượng lật tới, lật lui, tìm mãi mới thấy cột báo. Tấm hình Quang hồi hai mươi tuổi, nét mặt đẹp trai, nghiêm nghị, ánh mắt buồn xa xôi, oai vệ trong bộ treillis, túi áo trái có in tên "Quang" màu trắng. Bài báo viết chi tiết về chuyến bay bị bắn rơi ở Hạ Lào, về bà mẹ chồng Phượng chưa hề gặp mặt và một chi tiết quan trọng là viện bảo tàng Newseum ở Washington D. C hiện nay đang lưu trữ hài cốt của những người tử nạn.

Phượng nói với Shawn Phượng về Cali thăm dì Phương. Hai chị em đến tòa soạn gặp người phóng viên và xin địa chỉ nhà má Quang. Cuộc gặp gỡ đầu tiên, cả nhà bà Tư nhìn Phượng với cặp mắt tò mò, xa lạ và nghi ngờ. Bà Tư, vợ chồng Quyền và Quyên không tin có chuyện một người phụ nữ, hơn bốn mươi năm đến gia đình bà tự nhận là vợ của Quang. Họ không tin Quang có một đứa con trai ngoài bốn mươi tuổi. Họ không tin bốn mươi năm trôi qua trên đất nước Mỹ này lại có cuộc gặp gỡ ly kỳ ngoài sự tưởng tượng của mọi người. Khi Phượng đem tất cả hình ảnh của Quang và Phượng chụp hồi còn trẻ ở Đà nẵng, hình thằng Sơn hồi còn nhỏ cho đến khi tốt nghiệp ra trường đậu bằng bác sĩ, nhất là tấm hình Quyền cung cấp cho người phóng viên đăng trên báo so với tấm hình ố vàng Phượng cầm trong tay là một, bà Tư bật khóc nức nở như một đứa trẻ. Xúc động, mừng vui, hạnh phúc dâng trào trong lòng bà mẹ già vào cuối đời. Từ đó, Phượng thường xuyên gọi điện thoại về Cali thăm bà. Tháng sau, Phượng dẫn Shawn về giới thiệu thằng cháu đích tôn của dòng họ Trần. Năm ngoái hai mẹ con về Cali. Năm nay, thằng Shawn về một mình thăm bà nội

3.
Sau đây là lời kể chuyện của nhân vật chính Trần Mỹ Sơn.

Tôi tên là Shawn Tran. Daddy đặt tên "Shawn" có nghĩa là "God is gracious ". Daddy nói tôi là ân sủng của Chúa mang đến cho Daddy. "Shawn" nghe giống như tên "Sơn", Trần Mỹ Sơn. Ngoại nói "Mỹ" có nghĩa là đẹp, "Sơn"có nghĩa là ngọn núi. Tên tôi là một ngọn núi đẹp. Mẹ nói Daddy chỉ là cha nuôi, cha ruột của tôi mất từ khi tôi còn trong bụng mẹ. Daddy đưa mẹ, bà ngoại, dì Phương và tôi qua Mỹ. Họ nuôi tôi khôn lớn. Tôi theo học nghề bác sĩ mổ tim của Daddy. Cả nhà ai cũng muốn tôi học nghề này để sau này chữa tim cho mọi người.

Sau chuyến đi Cali thăm dì Phương, mẹ kể rằng mẹ đã gặp gia đình bà nội ở Cali qua một tờ báo Việt ngữ. Trong chương trình POW (prisoners of war) và MIA (missing in action) tìm hài cốt của những người Mỹ mất tích thời chiến tranh Việt nam, họ đã tìm được những dấu tích về cái chết của ba tôi. Hiện nay, chúng được lưu giữ ở Viện Bảo Tàng Newseum ở Washington D.C. Mẹ đọc bài báo cho tôi nghe. Dù mẹ chưa nói, qua ánh mắt của mẹ, tôi hiểu rằng tôi phải đi một chuyến về Cali với mẹ, đến thăm bà nội, người đàn bà đã khóc nhiều về cái chết của ba tôi.

Từ Cali về, tôi tìm đọc những tài liệu về POW, MIA, những bài viết của các ký giả trong chuyến đào bới tìm dấu tích của chiếc trực thăng lâm nạn, về chiến tranh, cuộc hành quân Lam sơn nhất là về buổi lễ tưởng niệm và vinh danh những người bị mất tích tổ chức ngày mười tháng tám năm hai ngàn mười ở viện Bảo Tàng Newseum.

Bài viết của ký giả Richard Pyle viết về buổi lễ và những người tham dự. Họ là ai? Là những người mẹ, những người vợ, những đứa con đến từ Việt nam, Canada xa xôi, tay cầm những tấm "plaque", đầm đìa những giọt nước mắt khi ban tổ chức nhắc đến tên tuổi và vinh danh những người thân của họ đã hy sinh. Xạ thủ Trần Vinh Quang không được nhắc đến. Gia đình bà nội, mẹ tôi và tôi không được mời đến. Ban tổ chức buổi tưởng niệm này đâu biết rằng sau bốn mươi năm, gia đình trung sĩ xạ thủ Trần Vinh Quang đang sống ở nước Mỹ? Và tôi, đứa con rơi của xạ thủ Trần Vinh Quang là một công dân Mỹ, tìm được tông tích của bà nội và ba tôi năm ngoái trong một bài báo Việt ngữ ở cộng đồng người Việt ?

Sau khi thăm bà nội ở Cali, tôi đã đến thăm Viện Bảo Tàng Newseum ở Washington D. C. Trong chuyến bay bị bắn rơi ở Hạ Lào, có ba người ký giả Mỹ và một người Nhật. Tôi đã đọc thấy tên tuổi và hình ảnh họ được gắn trên bức tường kính gọi là "Journalists Memorial Wall 1971 Vietnam War". Viện bảo tàng này là nơi lưu giữ những chứng tích và vinh danh những ký giả Mỹ và những ký giả quốc tế đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ. Điều gì đã khiến họ lao vào cái nghề nguy hiểm này? Sự đam mê nghề nghiệp, sự khao khát muốn ghi nhận những tin tức mới, nóng hổi nhất, trung thực nhất. Họ muốn những có "big shot" là những tấm hình ý nghĩa, độc đáo, đầy ấn tượng về sự tàn khốc của chiến tranh gửi đến những người ở sau mặt trận. Viện bảo tàng Newseum đã làm công việc đầy tính nhân đạo khi vinh danh những người chiến sĩ không mang súng gan dạ và thầm lặng này.

Nhắc đến bà nội, tôi mê những câu chuyện bà kể về ba tôi. Bà có tài kể chuyện sống động, chi tiết và hấp dẫn. Tôi không ngờ bà nhớ nhiều kỷ niệm về ba tôi đến thế. Hình như trong ba người con trai, ba tôi là đứa con cứng đầu và làm cho bà khóc nhiều nhất nhưng cũng là đứa con bà thương nhất. Ba tình nguyện chuyển ngành an ninh sang học bắn súng để ra tác chiến ngoài mặt trận đối với bà là một sự chọn lựa kinh khủng và ngu xuẩn làm bà đau lòng. Bà không muốn mất con.

Điều gì khiến ba tôi chọn lựa giữa công việc an ninh nhàn nhã ở hậu phương với đời lính gian khổ đầy hiểm nguy ngoài mặt trận? Lý tưởng? Tổ quốc ? Hay cả hai? Lần đầu tiên đi với mẹ về Cali gặp bà nội, bà đã cho tôi nguồn cảm hứng muốn tìm hiểu về ba,về cái chết của ba, về cuộc chiến tranh trên quê hương mà bấy lâu nay tôi hững hờ, quên lãng. Tôi lớn lên ở xứ Mỹ. Tôi không có quá khứ. Tương lai của tôi là những dự tính và ước mơ.

Tôi sinh ra tại Đà nẵng, vùng đất của quê ngoại, trên bản đồ quân sự thuộc vùng một chiến thuật. Cuộc chiến bắt đầu từ năm một chín năm mươi lăm đến một chín bảy lăm. Năm một chín bảy mốt là năm ba tôi mất, lúc đó tôi còn trong bụng mẹ được ba tháng tuổi. Thật là trễ tràng làm sao! Hơn bốn mươi năm trôi qua, bây giờ tôi mới có dịp tìm hiểu về chiến tranh ở đất nước tôi và biết đây là cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai thế lực, hai chủ nghĩa tư bản và cộng sản kéo dài hai mươi năm. Ở miền nam, Mỹ và phe Đồng Minh ủng hộ chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Bên kia dòng sông Bến Hải, Liện Xô và Trung quốc ủng hộ hai phe, tuy hai mà là một: Cộng sản Bắc Việt và tổ chức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Trải qua nhiều giai đoạn, cuộc chiến tranh này có những cái tên như là "chiến tranh đặc biệt" (1960-1965) "chiến tranh cục bộ" (1965-1968) "Việt nam hóa chiến tranh" (1969-1972). Ngày ba mươi tháng tư năm một chín bảy lăm là ngày cuộc chiến tranh chấm dứt. Toàn bộ miền Nam rơi vào tay Cộng sản.

"Việt nam hóa chiến tranh" có thể hiểu đây là cuộc chiến của người Việt nam.Có người nói người Mỹ đã bỏ rơi miền Nam và đồng minh. Họ rút lui, không chủ động tham gia cuộc chiến bằng nhân sự. Họ chỉ viện trợ vũ khí. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải tự lực chiến đấu. Theo lời mẹ kể, với lý tưởng chiến đấu quyết bảo vệ miền Nam và lòng yêu nước chân thành, ba tôi tình nguyện lao vào cuộc chiến đầy hiểm nguy này và biết rằng sự ra đi không hẹn ngày về.

Vào thời điểm đó, Cộng sản miền Bắc và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chuyển mục tiêu sang chiến trường Lào và Cam puchia, xây dựng căn cứ địa làm bàn đạp tấn công miền Nam. Cuộc hành quân Lam Sơn 719 bắt đầu vào ngày tám tháng hai năm một chín bảy mốt. Hai ngày sau, chiếc máy bay trực thăng H- U1 Huey không phải là trực thăng chiến đấu hay trực thăng võ trang có bọc thép tốt và chống đạn xe tăng. Đây chỉ là loại trực thăng vận tải vỏ thép mỏng, võ trang yếu, chở các phóng viên và các cấp chỉ huy đi thị sát chiến trường. Trong chuyến bay có mười một người, ba tôi là tay súng giỏi nhưng bất ngờ lọt vào mạng lưới phòng không mạnh và dầy đặc của địch, lại thêm sương mù, chiếc trực thăng trúng đạn và bốc cháy.

Năm 1992, những người trong chương trình POW và MIA có nhiệm vụ tìm kiếm những người Mỹ mất tích đã đến Hạ Lào nơi chiếc trực thăng rớt. Năm 1994, họ tiếp tục công việc đào bới. Cùng với một số tin tức được cung cấp từ những bạn đồng đội trong không đoàn 41, phi đoàn 213 còn sống ở Mỹ, họ đã định vị đúng tọa độ và đã tìm được những mảnh kính của máy chụp hình, đồng hồ và những mảnh thép vỡ của máy bay. Họ đã sàng lọc những khúc xương cốt lẫn lộn với đất đá và đem về lưu trữ tại Viện Bảo Tàng. Xương cốt này không phải của một ai mà là của mười một người hy sinh trong đó có ba tôi. Nó không thuộc về cá nhân hay gia đình nào, nó thuộc về lịch sử của nước Mỹ.

Món quà tôi mang về cho bà nội lần này là những hình ảnh của Viện Bảo Tàng Newseum. Tôi sẽ nói với bà nội ba tôi đã được an nghỉ ở một ngôi nhà gần nhà của Tổng Thống Mỹ. Ngôi nhà ấy vĩ đại, có mười tầng lầu, mười lăm rạp chiếu bóng, mười bốn hành lang và hàng ngày có hàng chục ngàn người đến đây thăm viếng. Bà nội hãy yên lòng. Con trai cứng đầu của bà được an nghỉ ở một trong những nơi danh dự nhất của nước Mỹ. Còn một điều nữa, bà nội hãy tin rằng với tất cả chứng cứ về liên hệ huyết thống và hình ảnh, với sự công bằng và trung thực, tôi sẽ làm đủ mọi cách để Viện Bảo Tàng Newseum cần phải có một buổi lễ tưởng niệm cho ba tôi. Người cuối cùng phải là người đặc biệt. "The last but not the least". Bà nội hãy giữ sức khỏe để một ngày không xa, gia đình bà nội, mẹ và tôi sẽ đếnViện Bảo Tàng Newseum tham dự buổi lễ vinh danh trung sĩ Trần Vinh Quang. Nỗi đau khổ của bà nội và mẹ sau bốn mươi năm phải được đền bù xứng đáng trong lịch sử nước Mỹ.

Tôi sẽ nói với cậu Quyền lần này tôi muốn cậu dẫn tôi đến thăm một địa danh lịch sử ở khu Little Saigon nơi có cộng đồng người Việt sinh sống đó là tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ "Vietnam War Memorial" ở Westminster. Hai người lính Mỹ, Việt cầm súng đứng bên nhau bên cạnh hai lá cờ Việt, Mỹ vẫn là hình ảnh đẹp, oai hùng và ý nghĩa. Trong tâm tôi sẽ không dấy lên chút tình cảm căm hận nào.Trái lại, đầy sự ngưỡng mộ và biết ơn. Người lính Việt Nam Cộng Hòa đó cũng chính là hình ảnh của ba tôi ngày xưa. Ba tôi chiến đấu vì lá cờ vàng cũng như những người lính Mỹ đã chiến đấu vì nền độc lập, tự do của nước Mỹ và cho nhân loại trong khối tự do.

Năm nay tôi đã bốn mươi ba tuổi. Đã hơn nửa đời người. Không quá muộn màng cho tôi khi tôi tìm về với cội nguồn của gia đình, quê hương và dân tộc mà trước đây tôi như một người xa lạ. Tôi muốn cám ơn bà nội, cậu mợ Quyền, dì Quyên những thân tộc đã nối lại sợi dây huyết thống thiêng liêng của dòng họ Trần. Tôi cảm nhận được tình thương quá bao la và đặc biệt bà dành cho ba tôi và đứa cháu nội này. Một ngày nào đó bà sẽ từ giã cõi đời. Tôi biết chắc một điều bà sẽ ra đi thanh thản, bình yên vì theo lời di chúc của bà, tôi sẽ thay ba tôi ôm chiếc hình của bà trong ngày tang lễ.

Tôi muốn cám ơn bà ngoại, mẹ tôi và dì Phương đã chăm sóc, nuôi nấng, dạy dỗ tôi từ tấm bé cho đến khi tôi trưởng thành. Những chai sữa ngọt đầu đời là những ngày dì Phương dãi dầu mưa nắng ngoài chợ trời đem về cho tôi.Tôi nói và đọc được tiếng Việt là nhờ những buổi hai bà cháu cùng ngồi rù rì học với nhau ngoài vườn và từ những câu chuyện cổ tích tôi nghe hoài không chán. Và mẹ tôi, người mẹ tuyệt vời, tôi không có lời lẽ nào hơn để ca ngợi bà. Bà đã mạnh mẽ đứng lên vượt lên trên nổi khổ đau giữ lại cho tôi hình hài này.

Từ trong đáy lòng, tôi chân thành cám ơn Daddy Daniel, cha nuôi người Mỹ của tôi. Ông là cây cổ thụ cho gia đình tôi nương dựa bốn mươi năm qua. Danh vọng, địa vị, tiền bạc, hạnh phúc, tình thương tôi có được ngày hôm nay phát xuất từ tấm lòng nhân hậu và bao dung của ông.

Cuối cùng là những lời xin lỗi muộn màng của tôi với Ba.

Hơn bốn mươi năm qua, trong tâm tưởng, tôi đã quên tôi còn một người cha.Tôi không giữ chút kỷ niệm gì trong ký ức về ông vì ông đã ra đi trước khi tôi cất tiếng khóc chào đời.Thật là kỳ diệu khi gặp lại bà nội. Bà là chiếc cầu nối vững vàng, là bàn tay nắm dịu dàng và ấm áp dẫn tôi đến với Ba, là chất keo dính ngọt ngào làm cho hình ảnh Ba như sống dậy trong lòng tôi.Giờ đây, nhắm mắt lại, tôi có thể hình dung hình ảnh ông hiện ra rõ ràng, thân thiết, gần gũi và đầy tình yêu thương.

Tôi rất hãnh diện về Ba tôi, người lính Việt Nam Cộng Hòa, anh dũng, kiêu hùng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ miền Nam. Lịch sử Việt Nam mãi mãi ghi nhớ công ơn ông và những người đồng đội. Ông mãi mãi là hình ảnh đẹp nhất trong lòng tôi, giọt máu rơi của ông, người lính chết trẻ.

Phùng Annie Kim 
 
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34628

VẬN ĐỘNG LẤY LẠI NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA.


VẬN ĐỘNG LẤY LẠI NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Hiện nay ở Nam California, ông Hồ Văn Sinh đã vận động một số luật sư để đưa Hiệp định Paris 1973 trở lại Liên Hiệp Quốc.

Thưa các bạn Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.

Trong điều 7 của Hiệp định ghi rõ là các bên tham gia Hội nghị cam kết không dùng lãnh thổ của hai nước để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác.

Hiệp định Paris được William P. Rogers Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ký tên, do đó muốn đưa Hiệp định Paris trở lại thì cần phải vận động chính phủ Hoa Kỳ phải cam kết giữ đúng tinh thần đã ký kết. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.

Chương 5 hiệp định Paris có nhắc đến điều khoảng của Hiệp định Genève, 1954 phân ranh vĩ tuyến 17, đồng thời ghi rõ "Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình."

VỀ TÍNH LUẬT PHÁP TUY KHÓ KHĂN NHƯNG KHẢ THI.

Vấn đề Khả Thi thứ nhất là trong thời VNCH có những tài sản EMBASSY (ĐẠI SỨ QUÁN) và Lãnh Sự Quán ở nước ngoài. Và ít nhất là tại Mỹ thì tài sản của Đại Sứ Quán VNCH (Địa Ốc) đang bị CHXHCNVN cai quản.

Tuy rằng hiệp định không đưa ra được biện pháp và lực lượng cưỡng chế nếu một bên vi phạm hiệp định, tuy nhiên dựa trên vấn đề Pháp Lý của Hiệp Định mà nước Mỹ là một trong những người ký tên thì buộc Mỹ sẽ phải vào cuộc nếu có một bên Thưa (APPEAL).

Vấn đề khó khăn để ràng buộc Mỹ sử dụng QUÂN SỰ để cưỡng chế khi CSVN vi phạm hiệp định, tuy nhiên một khi có hằng trăm ngàn người Việt (hoặc người Mỹ) cùng nhau Ký Tên APPEAL về Hiệp Định Paris, thì theo điều luật Tranh Chấp, tòa án Mỹ sẽ phải FROZEN (Đóng Băng) lại các tài khoản của VNCH mà CSVN đang sử dụng.

Chỉ nội điều nầy thôi thì cũng đã là một chiến thắng nho nhỏ của người Việt Quốc Gia, đồng thời điều nầy sẽ trực tiếp lên án CSVN vi phạm hiệp định.

(*) Thùy Trang sẽ giúp một tay cho ông Hồ Văn Sinh để đưa đơn kiện CSVN Vi Phạm Hiệp Định Paris 73 nếu cần.

Điều cần thiết trước tiên là kêu gọi mọi người Ký Tên (kể cả người Mỹ), trong và ngoài nước để kèm theo lá đơn APPEAL lên tòa án Thượng Thẩm Hoa Kỳ để kiện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vì đã làm ngơ khi CSVN Vi Phạm Hiệp Định.

Chỉ cần tòa Nhận Đơn (Bắt buộc) thì ngay lập tức theo Luật pháp, tất cả tài sản của VNCH trên đất Mỹ (Địa ốc) đang bị CHXHCNVN chiếm giữ, sẽ được ĐÓNG BĂNG FROZEN, đồng thời văn phòng Sheriff sẽ tống cổ nhân viên CHXHCNVN trong vòng 24 tiếng ra khỏi các cơ sở nầy theo luật lệ.

Nguyễn Thùy Trang
— cùng với Cang Thien, Nuong M Lam, Dao Tran, Nguyen Thảo Ly, Manh Hung Dao, Bernard Lam, Ellen Nguyen, Lanney TranSĩ Lâm

Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=702390793206663&set=a.372425656203180.1073741824.100003072472284&type=1&theater

Mỹ và Cuba hợp tác xây cầu dài 143 km nối hai nước

 Mỹ và Cuba hợp tác xây cầu dài 143 km nối hai nước

Cuba và Mỹ bắt tay xây cây cầu dài 143 km nối hai đất nước
Một hợp đồng trị giá 120 triệu USD vừa được ký kết trong thỏa thuận xây dựng do chính quyền Mỹ đề xuất vào năm ngoái.

Cây cầu dài 143 km này sẽ hỗ trợ thương mại và đoàn tụ của những gia đình có thân nhân đang cư trú tại Mỹ.

Anh quốc cũng có khoản đầu tư lớn về vốn và nhân công, do nước này có kinh nghiệm tốt hơn trong việc xây dựng cầu cảng. Cây cầu sẽ được thiết kế chống lại bão và các dòng hải lưu mạnh với nhiều dây văng, với tổng chiều dài lên tới 40 km.


Cây cầu sẽ được xây từ Matanzas qua Vịnh Florida tới Key West (Ảnh: Wikipedia)

Theo các chuyên gia trong ngành, đây sẽ là một trong những công trình lớn nhất được xây dựng bởi con người và sử dụng tới những kỹ thuật tối tân nhất.

Dự tính nếu khởi công vào năm sau, cây cầu sẽ hoàn thành xây dựng vào năm 2021. Các mốc được chọn làm đầu cầu là thành phố đảo Key West, thuộc bang Florida và bờ biển Camarioca tại Matanzas, Cuba. Hai địa điểm được coi là sẽ tạo nên "đường thẳng hoàn hảo" với khoảng cách ngắn nhất có thể cùng các tiêu chuẩn an toàn khác.

Cuba cũng đang làm việc với đại sứ quán để đưa ra một vài điều luật với khách du lịch để tránh nhập cư bất hợp pháp. Người lưu thông cũng có thể sử dụng xe con và xe bán tải, trừ những xe tải lớn.

Các nhà đầu tư đang đặt rất nhiều hy vọng vào dự án này.

(Theo Actualite)
__________________
Chuyện động trời "con ông cháu cha" lộ rõ bản chất CSVN
http://goo.gl/rEIh0b
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34610 

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

Thịt thối 40 năm tuổi từ Trung Quốc sang Việt Nam


Thịt thối 40 năm tuổi từ Trung Quốc sang Việt Nam
By on June 24, 2015

Giới chức tỉnh Hồ Nam đã bắt quả tang 800 tấn thịt thối đang chuẩn bị được vận chuyển sang Việt Nam và Hong Kong để tiêu thụ, AFP đưa tin.

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 795x530.



Các băng đảng buôn lậu thường vận chuyển số thịt thối này bằng xe thông thường, thay vì các phương tiện có thiết bị làm lạnh, để tiết kiệm chi phí, nhà chức trách cho biết.

Theo AFP, rất nhiều trong số này là thịt từ hơn 40 năm trước, tức từ thời … Mao Trạch Đông còn sống.

Hơn 100 nghìn tấn cánh gà, thịt heo và thịt bò thối tổng trị giá hơn nửa tỷ đôla đã bị bắt quả tang trong đợt trấn áp trên toàn quốc trong thời gian qua, Trung hoa Nhật Báo cho biết.

Theo AFP

Theo báo chí Nhật Bản :

http://www.msn.com/ja-jp/news/world/...AAc1XM2#page=2



Ngày 24 nhà cầm quyền Trung Quốc loan báo đã tịch thu đuợc trên 100.000 tấn thịt đông lạnh trị gía khỏang 30 tỉ nhân dân tệ tương đương 600 tỉ yen Nhật ,nhân viên tỉnh Hồ Nam cho biết khi mở kho đông lạnh này mùi hôi thối nồng nặc xông ra ,số thịt đông lạnh gồm có cánh gà ,thịt bò và thịt heo ,địa điểm bị tịch thu là tại biên giới Việt Nam và Quảng Tây khu tự trị người Choang ( Guangxi Zhuang Autonomous Region ) theo báo China Daily thì số thịt đông lạnh này đuợc đóng gói từ 40 năm trưóc thời Mao trạch Đông còn sống và ông ta mất năm 1976 .


Nếu theo những tin tức các báo loan tải có thể số thịt heo đông lạnh này của Miền Nam Việt Nam đã bị cộng sản bắc việt cướp đoạt khi xâm chiếm Nam Việt Nam ngày 30-4-1975 ,họ đem qua Tầu dâng hiến hay buôn bán vì thời điểm này cả Bắc Việt và Trung Quốc đang đói khổ ,cả hai nước này không thể có một số lượng thịt đông lạnh lớn như vậy .

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34615

Làm ơn đừng gọi tôi là anh hùng

  Làm ơn đừng gọi tôi là anh hùng



Tướng Lê Minh Đảo không nhận và vinh danh là anh hùng và chỉ có những binh sĩ các cấp Sư Đoàn 18 thuộc quyền đã ngã gục tại trận đánh Xuân Lộc và hàng trăm trận đánh trước đó nói riêng; cũng như tất cả các binh sĩ các cấp từ Tổng Tư Lệnh đến cấp thấp nhất trong Quân Đội/Quân Lực VNCH đã ngã gục nói chung là anh hùng vì đã kiên cường giữ vững Miền Nam từ 1954 -1975.

Tướng Lê Minh Đảo sau đó trình bầy lịch sử của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa kể từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm đến thời ông Thiệu, ông Kỳ sau này. Theo ông, việc quan trọng nhất mà Quân Lưc Việt Nam Cộng Hòa thực hiện được là việc giữ vững Miền Nam trong khoảng thời gian từ 1954-1975."

Một vị tướng vào sinh ra tử bắt đầu đời binh nghiệp dưới thời vị Tổng Tư Lệnh Quân Đội Quốc Gia VNCH, TT Ngô Đình Diệm, cho đến ngày Miền Nam bị rơi vào tay Cộng Sản ngày 30/4/1975. Sau đó ông bị bắt đi học tập cải tạo 17 năm đã nói rất rõ!

Tướng Lê Minh Đảo không nhận và vinh danh là anh hùng và chỉ có những binh sĩ các cấp Sư Đoàn 18 thuộc quyền đã ngã gục tại trận đánh Xuân Lộc và hàng trăm trận đánh trước đó nói riêng; cũng như tất cả các binh sĩ các cấp từ Tổng Tư Lệnh đến cấp thấp nhất trong Quân Đội/Quân Lực VNCH đã ngã gục nói chung là anh hùng vì đã kiên cường giữ vững Miền Nam từ 1954 -1975.

Vì thế chúng ta không thấy Tướng Lê Minh Đảo tham dự và nhận sự vinh danh và tri ân của tổ chức BPSOS. Lá thư chào mừng của TT Hoa Kỳ tôi cho là lá thư "khách sáo". ("Khách sáo" vì TT Obama viết: "The contributions of Vietnamese Americans have strengthened our society, enriched our character and helped shape our progress." Xem Đính Kèm. Trước đó chính quyền Hoa Kỳ đã "phản bội" và "giao nộp" Miền Nam cho giặc Cộng và làm nhục QĐ/QLVNCH. Theo tôi, lá thư TT Hoa Kỳ phải là một lá thư nếu không xin lỗi thì cũng hứa sẽ phục hồi danh dự cho các chiến sĩ QĐ/QLVNCH.

Một lần nữa BPSOS hay bất cứ tổ chức hay cá nhân Thượng Nghị Sĩ hay Dân Biểu có quyền vinh danh và tri ân nhưng đó chỉ là một tổ chức, một cá nhân vị đại diện; người chiến sĩ VNCH chúng tôi có quyền nhận hay phủ nhận.

Lá thư tôi viết cho các vị TT Hoa Kỳ như TT Clinton, TT Bush, đương kim TT Obama luôn "nhắc nhở" sự phản bội của Hoa Kỳ. Lá thư cũng nói rằng, Hoa Kỳ dù có phản bội và trao miền Nam cho giặc Cộng; nhưng những người Việt tỵ nạn như tôi không phản bội nhưng đã góp phần xây dựng quốc gia Hoa Kỳ trong 40 năm qua với tâm niệm câu của TT Kennedy: "Đừng hỏi quốc gia có thể làm gì cho anh; hãy hỏi anh có thể làm gì cho quốc gia của anh." ("Don't ask what your country can do for you; ask what you can do for your country.")

Đặng Bảo
23/6/2015

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34606
 
 

Khảo sát: Người VN ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với TC

Khảo sát: Người Việt Nam ngả mạnh về Mỹ, quay lưng với Trung Quốc


Một cuộc khảo sát toàn cầu mới cho thấy người Việt Nam tiếp tục có quan điểm rất tích cực về hình ảnh và vai trò Mỹ trên thế giới, trong khi thái độ tiêu cực về Trung Quốc ít thay đổi và thậm chí xấu đi.


Trung tâm Nghiên cứu Pew hôm thứ Ba công bố báo cáo về cuộc khảo sát quan điểm toàn cầu về Mỹ, Trung Quốc, sự cân bằng quyền lực quốc tế, và một số vấn đề chính yếu ở châu Á. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua 45.435 cuộc phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại ở 40 quốc gia từ cuối tháng 3 tới cuối tháng 5 năm nay. 1000 người Việt Nam được Pew phỏng vấn trực tiếp.


Thiện cảm với Mỹ


78 phần trăm người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, trong khi chỉ có 13 phần trăm nói điều ngược lại. Quan điểm này tương đồng với đa số những nước mà Pew khảo sát, cho thấy Mỹ được quốc tế nhìn nhận với thái độ phần lớn là tích cực, 69 phần trăm.


Đại bộ phận giới trẻ Việt Nam có thiện cảm với Mỹ với 88 phần trăm những người trong độ tuổi từ 18-29 cho biết như vậy. Với nhóm tuổi 30-49 thì tỉ lệ này là 77 phần trăm và 64 phần trăm cho thế hệ từ 50 tuổi trở lên. Việt Nam là nước có cách biệt thế hệ lớn thứ hai trong tất cả những nước được khảo sát về quan điểm tích cực đối với Mỹ. Nước đứng đầu là Trung Quốc.


Ngoài ra, phần đông người Việt Nam cho rằng Mỹ là nước tôn trọng những quyền tự do cá nhân (79 phần trăm), bày tỏ sự tin tưởng cao đối với Tổng thống Barack Obama về những vấn đề quốc tế (71 phần trăm), và ủng hộ cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo do Mỹ lãnh đạo (55 phần trăm).


Nói ‘không’ với Trung Quốc


Trung Quốc nhìn chung nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế, tuy nhiên Nhật Bản và Việt Nam là hai nước nổi bật trong cuộc khảo sát vì có quan điểm rất tiêu cực về Trung Quốc với tỉ lệ lần lượt là 89 và 74 phần trăm. 19 phần trăm người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc, cao hơn năm ngoái 3 điểm phần trăm.





Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Đông, và những hành động quyết liệt của nước này nhằm khẳng định chủ quyền, dường như là một trong những nguyên nhân dẫn tới quan điểm tiêu cực này. Đáng lưu ý là 54 phần trăm người Philippines, nước cũng vướng vào tranh chấp lãnh hải căng thẳng với Trung Quốc, có quan điểm tích cực về Trung Quốc so với 43 phần trăm tiêu cực.


Việt Nam, Nhật Bản, Philippines là ba nước thể hiện mạnh mẽ nhất quan điểm Trung Quốc sẽ không bao giờ thay thế Mỹ trong vai trò siêu cường thế giới với tỉ lệ lần lượt là 67, 77 và 65 phần trăm. 50 phần trăm người Việt Nam nói rằng hiện giờ Mỹ mới là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong khi chỉ có 14 phần trăm nói đó là Trung Quốc.


Trung Quốc bị đánh giá kém về vấn đề nhân quyền với quan điểm tiêu cực nhất đến từ các nước phương Tây, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. 53 phần trăm người Việt Nam có cùng quan điểm này.


Đồng lòng về TPP


Chiến lược chuyển trọng tâm về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ nhận được sự quan tâm rất lớn của các nước trong khu vực với hai cột trụ chính yếu là thỏa thuận thương mại tự do Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước và những cam kết quân sự của Mỹ với các đồng minh ở châu Á.


Việt Nam dẫn đầu 12 nước đối tác TPP về tỉ lệ ủng hộ với 89 phần trăm người được khảo sát nói rằng thỏa thuận thương mại này là điều tốt, chỉ có 2 phần trăm cho rằng không tốt. Khảo sát của Pew cho thấy tuyệt đại đa số (95 phần trăm) thanh niên Việt Nam từ 18 tới 29 tuổi ủng hộ đất nước gia nhập TPP trong khi tỉ lệ ủng hộ ở hai nhóm tuổi còn lại cũng rất cao, 86 và 87 phần trăm. 69 phần trăm người Việt Nam đề cao thắt chặt quan hệ kinh tế với Mỹ trong khi với Trung Quốc là 18 phần trăm và 4 phần trăm với cả hai nước.




Về quan hệ với Trung Quốc, gần ba phần tư người Việt Nam cho rằng cứng rắn với Trung Quốc về tranh chấp lãnh thổ quan trọng hơn là có mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với nước này (17 phần trăm). Đây có thể là lý do quan trọng giải thích vì sao tới 71 phần trăm người Việt Nam hoan nghênh Mỹ tập trung nguồn lực quân sự về khu vực châu Á.
(VOA)
Nguồn:http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34600

Nguyễn Phú Trọng đi thăm nước mỹ nói lên điều gi?

Nguyễn Phú Trọng đi thăm nước mỹ nói lên điều gi?

Lê Dủ Chân (Danlambao) - Theo tin của BBC thì Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Hoa Kỳ từ ngày 7 đến ngày 9 tháng Bảy năm 2015. Trong chuyến đi này ông Trọng sẽ hội đàm với Tổng Thống Barack Obama tại Nhà Trắng. Hai bên dự kiến sẽ có tuyên bố chung về tầm nhìn của quan hệ đối tác toàn diện và sâu rộng giữa hai nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ và tầm nhìn chung Việt Nam - Hoa Kỳ về quan hệ quốc phòng, định hướng hợp tác quốc phòng thời gian tới.
Tại Washington DC, ông Trọng dự kiến cũng sẽ dự chiêu đãi do Ngoại Trưởng John Kerry chủ trì, gặp Đại Diện Thương Mại Michael Froman hoặc Bộ Trưởng Thương Mại Penny Pritzker, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Tom Vilsack cũng như các cựu chiến binh, chức sắc tôn giáo và nhân sỹ, trí thức Mỹ. Tiếp xúc với các nghị sĩ đảng Dân Chủ và Cộng Hòa tại Thượng Viện và Hạ Viện Mỹ, gặp thượng nghị sĩ John McCain, gặp gỡ đại diện doanh nghiệp Mỹ.
Tại New York, ông Trọng sẽ gặp lãnh đạo đảng cộng sản và bạn bè cánh tả Mỹ, vợ chồng cựu Tổng Thống Bill Clinton, gặp đại diện Việt kiều và đại diện du học sinh Việt Nam. Ngoài ra ông Trọng sẽ gặp Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và tiếp xúc với nhóm trí thức quan tâm tới Việt Nam của trường đại học Harvard.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam tới Hoa Kỳ, chắc hẳn các đảng viên đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ nghĩ đến có một ngày Tổng Bí Thư của mình đi thăm nước Mỹ. Qua chuyến đi này của ông Nguyễn Phú Trọng nhân dân Việt Nam trong đó có mấy triệu đảng viên đảng cộng sản thấy được gì?
1- Chủ nghĩa cộng sản đã phá sản trong tư tưởng của ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam ngày nay.
Thật vậy, nếu như đảng cộng sản Việt Nam còn kiên trì tư tưởng Mác Lê thì nước Mỹ, hang ổ của tên đế quốc tư bản sừng sỏ nhất thế giới, là nơi để ông Nguyễn Phú Trọng, đảng trưởng đảng cọng sản Việt Nam, đem bom đạn, lưỡi lê giáo mác và tư tưởng đấu tranh giai cấp đến để giải phóng chứ dứt khoát không phải là nơi để ông ta đến để cầu xin hợp tác và học hỏi như những gì đã diễn ra hôm nay.
2- Ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hôm nay dù không nói ra nhưng đã mặc nhiên công nhận đường lối, chính sánh chống Mỹ cứu nước của đảng trong quá khứ là sai lầm.
Đảng cộng sản Việt Nam phải trả lời sao đây với nhân dân miền Nam Việt Nam trước tháng 4/1975 và nhân dân trên cả nước sau tháng 4/1975 với chủ trương "đánh cho Mỹ cút đánh cho Ngụy nhào, đánh đến người việt cuối cùng cũng đánh" của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản trong 70 năm qua, trước sự kiện ông Nguyễn Phú Trọng tổng bí thư của đảng ta qua thăm nước Mỹ với mục đích hoàn toàn không khác gì các vị lãnh đạo miền Nam Việt Nam đã làm trong quá khứ.
3- Ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hôm nay nhận ra được rằng con đường bán nước cho Tàu không cứu vãn được chế độ, ngược lại nó sẽ làm cho chế độ sụp đổ nhanh hơn. 
Nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ vùng lên lật đổ chế độ Việt gian để bảo vệ tổ quốc của mình trước nguy cơ mất nước, mất chủ quyền về tay Tàu cộng. Muốn cứu chế độ, con đường duy nhất đảng cộng sản phải đi là hợp tác với Mỹ để một mặt ngăn chặn lòng tham vô đáy của Trung cộng và mặt khác xoa dịu sự phẫn nộ càng ngày càng cao trong quần chúng nhân dân.
4- Sự tranh chấp quyền lực giữa hai phe ngả về Mỹ hoặc đi theo Tàu trong nội bộ đảng đã nhất thời ngã ngũ và mẫu số chung của hai phe là kéo dài quyền lãnh đạo của đảng bất kể dưới chế độ nào.
Đảng cộng sản Việt Nam giờ đây đang như một người đánh mất nhân thân của mình. Lý tưởng cộng sản cũng như quốc gia, dân tộc họ không còn tâm trí để lo đến nữa, mọi nỗ lực của họ hôm nay là bằng mọi giá phải duy trì cho được quyền lực mà họ đã giành được trong 70 năm nay dù phải hy sinh quốc gia, dân tộc hay lý tưởng của mình. 
Hiện nay có ba thế lực có ảnh hưởng quyết định trên sự tồn tại của đảng cộng sản Việt Nam, đó là nhân dân Việt Nam, Tàu và Mỹ. Đối với Tàu và Mỹ dù ngả về bên nào thì đảng cộng sản cũng có nguy cơ bị thế lực còn lại là nhân dân lật đổ. Theo Tàu bị lật đổ vì tội bán nước, ngả Mỹ thì bị lật đổ vì tự do, dân chủ và nhân quyền, chỉ khác nhau ở chổ nhanh hay chậm, hòa bình hay bạo động, an toàn hay không an toàn. 
Chuyến đi thăm Mỹ lần này của Nguyễn Phú Trọng cho thấy lãnh đạo cấp cao của đảng cộng sản Việt Nam đã thấy được vấn đề này và mục đích của nó là tạo sự quân bình giữa ba thế lực nêu trên để kéo dài tuổi thọ của đảng thêm được ngày nào hay ngày ấy.

5- Lời nói của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu "Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm" hôm nay đã được chứng minh một cách rỏ ràng và cụ thể qua chuyến thăm nước Mỹ lần này của Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
Tháng Tư chửi Mỹ hà rầm
Tháng Bảy đi Mỹ nâng tầm bang giao
Bắt thang lên hỏi trời cao
Tin người cộng sản được bao nhiêu phần?
Phú Trọng đi Mỹ vì dân?
Thưa không! Vì đảng, vì thân, vì Tàu.

23/06/2015
Nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2015/06/nguyen-phu-trong-i-tham-nuoc-my-noi-len.html#more 



Cám ơn anh Lê Dủ Chân vè một bài viết cô đọng, mạch lạc.
Tháng tư đuổi Mỹ chạy đi
Đổ bao xương máu cũng vì Tàu, Nga
Giờ thì mất trắng Hoàng, Trường Sa
Lú phải qua Mỹ lân la giao hòa
đảng hèn, đảng ác điêu toa
Cùng nhau diệt đảng, sơn hà vẹn nguyên.
 

Trọng lú là CS bảo thủ(hủ Mac Lê) thì vẫn tìm cách như Triết lùn là phân hóa Obama theo lệnh Tập Cận Bình. Chỉ có CS đỏ mới tìm cách thân Mỹ để từ tư bản đỏ thành tư bản xanh 


Trọng sẻ đề nghị dựng tượng "cha già dân tộc HCM" at New York
Dân Tộc = a people
Quốc gia = a nation
Muốn nói HCM "đẻ" ra quốc gia Việt-Nam, nhưng nói không được, vì công dân Nguyển Phúc Vỉnh Thũy(Bảo Đại) đả làm rồi, nên phải dùng chử "dân tộc" dành chổ của Vua Hùng và mẹ Âu Cơ.
Càng suy nghỉ càng thấy rỏ một sự gian xảo quá kinh tởm....
ăn nói lú lẩn thì không chờ đợi gì mới hết: chỉ bảo vệ đảng mà thôi! và bảo vệ chánh sách với tàu phù mà thôi (em chụi đòn nó, nhờ anh xoa dùm tí, nhưng anh phải biết em không thể rời bỏ tên Ma cô, vì em từ trong trứng đó mà ra, chớ không phải từ trứng của Mẹ Âu Cơ)


Đánh Mỹ cưu nước có bao giờ là cái cớ chính đáng để xâm lăng nước Việt Nam Cộng Hòa đâu mà đến nay bọn chúng mới vỡ lẽ ra là sai? Chúng phát động cuộc chiến xâm lược khi nào và Mỹ đổ quân vào chiến trường VN khi nào. Tuyên truyền ngược ngạo.


Trước khi đi Mỹ , Trọng lú ngày ngày săn sóc lau chùi cái Bình ( Đởm ) mà Trọng và phe nhóm bảo thủ rất sợ bị vở ( bể ) ? . .. có lúc ngồi rồi lại đứng để nghiên cứu có nên chăng mang theo đi Mỹ không ? nếu để ở nhà không khéo bị ai đó vô tình hay cố ý làm vở thì bỏ mẹ ! . . còn nếu kè kè mang theo thì hóa ra giống Pham công ngày xưa ra chiến trường còn mang theo " Hủ cốt " của vợ mới qua đời thì khó coi quá ! .. Tiến thoái lưỡng nan vì chuyện cái " Bình " . . Trọng lú tự vấn ? vì Bình mà ta " sống học tập lao động . . chiến đấu " cho đến nay tóc bạc , răng long mà để vở Bình thì còn mặt mũi nào gặp Bác ! . . Nhung tình hình hiện nay đứng trước 3 dòng thác Kắt mạng : Trung cộng - Mỹ - Người dân ? . . theo TC thì lòi mặt chuột " bán nước " phải chết ? Theo Mỹ thì Bình phải bị vở ( bể ) vì tự do - dân chủ - dân quyền theo yêu cầu người dân ? .. . Trước kia nhờ 3 dòng thác Kắt mạng thành công nên có Bình ? nay cũng vì 3 dòng thác này mà ta sẽ bị bể Bình vĩnh viễn ! . . Trọng lú thở dài rồi lẩm nhẩm gì đó " Âu cũng là quy luật tất yếu của bánh xe lịch sữ nếu ai cưỡng lại sẽ bị nghiền nát " . . Chợt nhớ ra câu nói này là của ai vậy ? Stop here ?



Làm sao thay đổi khi tội ác với dân tộc, tội Phản Quốc, quyền lực và bạo lực là sự tồn hay vong của chúng. Bốn điểm trên định nghĩa Cs.



Bên cạnh Chương Trình Tẩy Dioxin từ thời Chiến Tranh Việt Nam còn sót lại, Mỹ còn phải thực hiện Chương Trình Tẩy Não cho các Du Học Sinh để khỏi mang mấy con virus của cộng sản nữa. Virus của cộng sản bao gồm: kiêu, ác, gian, tham, láo.
Miệng thì luôn miệng chửi Mỹ, nhưng các Quan Tham cộng sản khôn ra phết đấy:
- Đô-la từ Mỹ đổ về hằng tỷ mỗi năm để nuôi sống chế độ cộng sản tại Việt Nam.
- Tiền cướp được hàng tỷ dollars của Quan Tham cộng sản cũng được chuyển qua Mỹ để đầu tư làm giàu thêm.
- Con cháu của Quan Tham cộng sản cũng được đi du học tại Mỹ hay nhập quốc tịch Mỹ, chứ bọn chúng chẳng thèm theo anh Trung cộng của bọn chúng vì bọn chúng chê anh Trung cộng dốt, tối ngày cứ ăn cắp Technology của Mỹ để chế hàng nhái, hàng giả lừa phỉnh thiên hạ lấy tiền.
Phóng lao thì phải theo lao. Lỡ nhận tiền hối lộ của Trung cộng cho nên Quan Tham cộng sản phải ra rả chửi Mỹ và bắt bớ những người yêu nước chống Trung cộng xâm lược để vừa lòng đàn anh Trung cộng.
 


Các bạn nên bình tỉnh , cân nhắc chuyện Trọng lú đi sứ sang Hoa Kỳ ? Từ đây cho đến ngày đi bộ đầu não ( khỉ ) của chúng nó sẽ đoán gió , đoán phong , đoán dư luận để ngâm cứu đánh giá tình hình mà uốn lưỡi Tàu khựa Tô Tần " Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói " ? . . Có khi nào uốn tới 7 lần khiến khi nói ra rồi đớ lưỡi khộng thụt lại được . . dân gian gọi là " Ngọng " " Cà lăm " . . . một lời khuyên cho Trọng lú đừng trở thành Trọng ngọng !!! Okay !



Bên cạnh Chương Trình Tẩy Dioxin từ thời Chiến Tranh Việt Nam còn sót lại, Mỹ còn phải thực hiện Chương Trình Tẩy Não cho các Du Học Sinh để khỏi mang mấy con virus của cộng sản nữa. Virus của cộng sản bao gồm: kiêu, ác, gian, tham, láo.
Miệng thì luôn miệng chửi Mỹ, nhưng các Quan Tham cộng sản khôn ra phết đấy:
- Đô-la từ Mỹ đổ về hằng tỷ mỗi năm để nuôi sống chế độ cộng sản tại Việt Nam.
- Tiền cướp được hàng tỷ dollars của Quan Tham cộng sản cũng được chuyển qua Mỹ để đầu tư làm giàu thêm.
- Con cháu của Quan Tham cộng sản cũng được đi du học tại Mỹ hay nhập quốc tịch Mỹ, chứ bọn chúng chẳng thèm theo anh Trung cộng của bọn chúng vì bọn chúng chê anh Trung cộng dốt, tối ngày cứ ăn cắp Technology của Mỹ để chế hàng nhái, hàng giả lừa phỉnh thiên hạ lấy tiền.
Phóng lao thì phải theo lao. Lỡ nhận tiền hối lộ của Trung cộng cho nên Quan Tham cộng sản phải ra rả chửi Mỹ và bắt bớ những người yêu nước chống Trung cộng xâm lược để vừa lòng đàn anh Trung cộng.




"Tháng Tư chửi Mỹ hà rầm
Tháng Bảy đi Mỹ nâng tầm bang giao
Bắt thang lên hỏi trời cao
Tin người cộng sản được bao nhiêu phần?
Phú Trọng đi Mỹ vì dân?
Thưa không! Vì đảng, vì thân, vì Tàu."
"Tại New York, ông Trọng sẽ gặp lãnh đạo đảng cộng sản và bạn bè cánh tả Mỹ, vợ chồng cựu Tổng Thống Bill Clinton, gặp đại diện Việt kiều và đại diện du học sinh Việt Nam ...".
Hy vọng Họa Sĩ PHO sẽ tặng cho ông Trong tấm ảnh để đời?





Trọng ơi, dân hỏi thật mày.
Đi sang Mỹ ngóng chuyến này ích chi ?
Ở nhà chuyên thói thị phi.
Đến khi sang Mỹ lầm lì ngậm tăm.
Việt Nam chung nỗi hờn căm.
Nô tài một lũ : Trọng, Sang, Dũng, Hùng.
Bốn thằng việt gian ngu, khùng.
Toàn dân đến lúc khui thùng bom xăng.
Thiêu rụi sạch lũ chó săn.
Đốt ra tro bụi xóa tan bọn này.
Quật cường dân tộc có ngày.
Minh Châu đất Việt rạng ngời sử xanh.



 còn tiếp...