Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

Biệt Kích Mỹ sẵn sàng hợp tác với Đặc Công Việt Nam

Biệt Kích Mỹ sẵn sàng hợp tác với Đặc Công Việt Nam

mediaBiệt kích Hải Quân Mỹ Navy Seal đang tập luyện tại Virginia (Hoa Kỳ). Ảnh tư liệu chụp vào tháng 07/2010.AFP PHOTO/US NAVY/Robert Fluegel/HANDOUT/
Hợp tác quốc phòng Mỹ-Việt quả là đang có dấu hiệu được thắt chặt nhanh chóng. Trong bài phỏng vấn được hãng tin Anh Reuters công bố hôm 26/05/2016, tư lệnh các lực lượng đặc biệt Mỹ tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương tiết lộ rằng mới đây, ông đã có một cuộc tiếp xúc với chỉ huy trưởng lực lượng tinh nhuệ của Việt Nam bên lề một hội nghị ở Tampa, bang Florida (Hoa Kỳ) trong tuần này.
Theo ghi nhận của Reuters, sự kiện đó báo hiệu một thái độ sẵn sàng thiết lập quan hệ giữa hai binh chủng nếu được chính quyền hai nước bật đèn xanh. Công cuộc hợp tác đó sẽ thể hiện một bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa quân đội.
Trả lời hãng tin Anh, chuẩn đô đốc Colin Kilrain, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương xác định : « Cả hai chúng tôi đều mong muốn những quan hệ sâu sắc hơn nữa, nhưng chúng tôi đều ý thức được rằng chúng tôi phải tuân theo tiến độ mà hai chính phủ mong muốn ».
Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật có thể gọi là chỉ huy lực lượng Biệt Kích Mỹ và Đặc Công Việt Nam đã kéo dài khoảng nửa tiếng đồng hồ hôm 25/05, hai hôm sau khi Tổng thống Mỹ Obama loan báo bãi bỏ cấm vận vũ khí Việt Nam.
Ông Kilrain tỏ ý rất tin tưởng vào việc chính quyền hai nước sẽ cho phép hai bên đẩy mạnh hợp tác, và các lực lượng của ông như biệt kích Hải Quân Navy Seal, Delta Force của Lục Quân hay các đơn vị Mũ Nồi Xanh (Green Berets) sẽ nhanh chóng tham gia hợp tác.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20160528-biet-kich-my-san-sang-hop-tac-voi-dac-cong-viet-nam

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Băn khoăn về Con đường Việt Nam

Băn khoăn về Con đường Việt Nam

Cập nhật: 08:32 GMT - thứ năm, 21 tháng 6, 2012
Nhà văn Phạm Thị Hoài
Bà Phạm Thị Hoài dành cảm tình và trân trọng, nhưng từ chối 'chưa tham gia' Phong trào vì có một số băn khoăn
Nhà hoạt động vì dân chủ vừa được trả tự do ở Việt Nam, ông Lê Thăng Long mới công bố lời kêu gọi thành lập "Phong trào Con đường Việt Nam" và một danh sách kèm thư mời tham gia, sáng lập phong trào này.
Động thái của ông Lê Thăng Long đang gây ra sự chú ý của một bộ phận dư luận cộng đồng Việt Nam trong và ngoài nước, với nhiều ý kiến trái chiều, từ ủng tới chỉ trích hay nghi ngờ.
Nhà văn Phạm Thị Hoài, một trong những người được ông Lê Thăng Long và "Con đường Việt Nam" mời tham gia sáng lập, đã cho biết quan điểm của bà về Phong trào này trên blog Bấm Pro&Contra. Được sự đồng ý của tác giả, BBC Việt xin trân trọng đăng lại toàn văn bài viết như sau:
Chọn đường
Là một trong những người được Bấm mời tham gia đồng sáng lập Phong trào Con đường Việt Nam, trước hết tôi xin cảm ơn sự tin cậy của nhóm khởi xướng. Tôi tin rằng những nỗ lực riêng của các cá nhân đã góp phần vào sự trưởng thành và tiến bộ của xã hội Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, song những chuyển biến nền tảng, đặc biệt là chuyển biến về mô hình chính trị, để giải quyết những vấn nạn lớn của xã hội này cần sự hình thành và phát triển của những tổ chức, đảng phái và phong trào vận động xã hội.
Tôi luôn vui mừng trước những tín hiệu về sự xuất hiện của những phong trào như thế và đương nhiên cũng đầy lo âu vì hiểu rõ rằng đối tượng được ưu tiên đàn áp trong một nhà nước toàn trị không phải là các anh hùng cá nhân, mà là những mầm mống của tổ chức. Vì vậy, tôi dành rất nhiều thiện cảm cho sự kiện Phong trào Con đường Việt Nam ra đời và đánh giá cao tính công khai của nó, phẩm chất cần thiết cho một phong trào chính danh và theo tôi là phù hợp với đặc điểm của thời đại chúng ta đang sống.
Tôi cũng ngưỡng mộ sự sắc sảo và phong cách ôn hòa trong những bài viết của ông Lê Công Định, người được công luận biết đến nhiều nhất trong nhóm khởi xướng, và kính trọng sự dấn thân của cả ba thành viên nhóm khởi xướng, những người đã đánh đổi vị trí xã hội thành đạt của mình lấy tổng cộng gần 25 năm tù chưa kể thời gian quản chế, trong khi tuyệt đại đa số chúng ta, kể cả những người đang sống ở các xứ tự do như tôi, không sẵn sàng trả một cái giá thấp hơn thế rất nhiều nhưng có thừa lí do chính đáng để biện minh.
Với tất cả cảm tình và sự trân trọng, tôi xin phép nêu ra đây những băn khoăn của mình về phong trào Con đường Việt Nam và mong rằng sự thẳng thắn này được ghi nhận như dấu hiệu đáp lại sự tin cậy nói trên.
1. Cương lĩnh và mục tiêu
"Quan hệ giữa hai Con đường Việt Nam khác nhau này nên được làm sáng tỏ, nhất là khi ông Nguyễn Sĩ Bình – đáng ngạc nhiên là không đứng trong danh sách nói trên"
Phạm Thị Hoài
Cương lĩnh hành động của Phong trào dựa trên tác phẩm Con đường Việt Nam [1] do ông Trần Huỳnh Duy Thức và Nhóm Nghiên cứu Chấn chủ trương. Nhưng tác phẩm này mới hoàn thành phần I, tức phần giới thiệu mục đích và bố cục dự định của cuốn sách. Có thể loại trừ khả năng là hai trong số các tác giả chính, ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Công Định, đã hoàn thiện công trình này trong nhà tù Việt Nam. Như thế, có thể coi là phong trào dựa trên một cương lĩnh hành động còn bỏ dở không?
Trong khi đó lại có một tác phẩm khác, không cùng nội dung, bố cục cũng khác hẳn và giọng văn hoàn toàn khác, nhưng cũng mang tên Con đường Việt Nam do ông Nguyễn Sĩ Bình, Trưởng Ban Thường vụ Đảng Dân chủ Việt Nam, chủ biên và ra mắt năm 2010 [2]. Quan hệ giữa hai Con đường Việt Nam khác nhau này nên được làm sáng tỏ, nhất là khi ông Nguyễn Sĩ Bình – đáng ngạc nhiên là không đứng trong danh sách nói trên, sau đây xin gọi là Danh sách Lê Thăng Long – đóng vai trò then chốt trong vụ án, sau đây xin gọi chung là Vụ án Lê Công Định, đã đưa nhóm khởi xướng Phong trào vào tù và tình tiết cuộc họp mặt giữa ông Nguyễn Sĩ Bình với các ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức tại Phuket tháng 3.2009 để thảo luận về việc viết chung một cuốn sách mang tên Con đường Việt Nam được đánh giá như một bằng chứng phạm tội nghiêm trọng. [3]
Những tài liệu mới công bố trên website của Phong trào, theo lời Bấm thân phụ của ông Trần Huỳnh Duy Thức được gia đình tìm thấy hơn một năm về trước, theo tôi là một tập hợp tương đối lỏng lẻo của những lời tuyên bố, kêu gọi, giải thích và phác thảo nghiên cứu với những thông điệp rất tốt đẹp nhưng rất chung chung như bảo vệ quyền con người, chấn hưng dân tộc, vì hòa bình thế giới… Tôi chưa tìm thấy ở đây những kiến giải mang tính đột phá, có thể khắc họa diện mạo riêng của Phong trào. Điểm riêng duy nhất của Phong trào, theo cảm nhận của tôi là sự nhấn mạnh yếu tố dân tộc, song cách khai thác yếu tố này lại khiến tôi ít nhiều dị ứng hơn là chia sẻ. Tôi không tin rằng những Bấm Tuyên ngôn Lạc Hồng, minh triết Lạc Hồng, cương lĩnh Lạc Hồng, sấm Lạc Hồng, hồn thiêng sông núi Lạc Hồng… có thể là bí quyết cho sự thành công của con đường Việt Nam.
2. Vấn đề đảng phái
"Theo dư luận, vai diễn đó thuộc về những thành phần đổi mầu theo khí hậu chính trị trong chính nội bộ Đảng Cộng sản. Một phong trào như Con đường Việt Nam chỉ có thể ra đời với bàn tay đạo diễn của những thành phần đó"
Phạm Thị Hoài
Tuy xác định Phong trào " Bấm không phải là một đảng chính trị hoạt động nhằm tìm kiếm nhiệm kì cầm quyền tại Việt Nam", nhưng lí lịch chính trị của chính các thành viên nhóm khởi xướng rất nên được minh bạch, nhất là khi thông tin về sự tham gia đảng phái cũng như dự định cầm quyền của họ [4] cho đến nay khá nhiễu loạn, không giúp những người muốn tham gia có thể định hướng và khó gây được niềm tin.
Phiên tòa vụ án Lê Công Định
Ông Trần Huỳnh Duy Thức (thứ nhất, trái sang) là người duy nhất không nhận tội tại Tòa
Theo các Bấm lời nhận tội do truyền thông nhà nước công bố, ông Lê Công Định và ông Trần Huỳnh Duy Thức đã kết hợp với ông Nguyễn Sĩ Bình để chuẩn bị cho sự ra đời của hai đảng chính trị là Đảng Lao động và Đảng Xã hội. Đồng thời, ông Nguyễn Sĩ Bình Bấm chính thức xác nhận ông Lê Công Định là Tổng thư kí, ông Trần Huỳnh Duy Thức và ông Lê Thăng Long là những chí hữu và cộng sự của Đảng Dân chủ [5]. Bản thân ông Nguyễn Sĩ Bình lại từng là Chủ tịch Đảng Nhân dân Hành động trước khi chuyển sang lãnh đạo Đảng Dân chủ [6].
Như vậy, có đến bốn đảng chính trị xuất hiện trên sân khấu hoạt động của vỏn vẹn ba người khởi xướng Phong trào, chưa kể Nhóm Chấn của chính họ, một vai phụ thuộc Đảng Việt Tân [7] và một vai còn ẩn trong hậu trường. Vai bí ẩn này chính là đầu mối cho sự lo ngại của những người đã có kinh nghiệm về điều gì có thể xảy ra trong cái hộp đen quyền lực của Đảng Cộng sản. Theo dư luận, vai diễn đó thuộc về những thành phần đổi mầu theo khí hậu chính trị trong chính nội bộ Đảng Cộng sản. Một phong trào như Con đường Việt Nam chỉ có thể ra đời với bàn tay đạo diễn của những thành phần đó. Trong trường hợp Đảng sụp đổ, nó sẽ là bể chứa cho những bộ phận cấp tiến trong Đảng, để nhanh chóng tập hợp lực lượng mới, tránh cho đất nước khỏi rơi vào khoảng chân không quyền lực. Trong trường hợp Đảng tiếp tục cầm quyền, nó sẽ là bể lọc để thanh trừng chính những bộ phận đang âm thầm thúc đẩy cải cách nói trên. Cũng theo dư luận, kế hoạch hai mặt này hình thành trong bối cảnh hậu cộng sản đầu những năm 90, sau khi khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, và tác nhân của nó khi đó lại chính là Đảng Nhân dân Hành động của ông Nguyễn Sĩ Bình.[8] Trường hợp 1 chưa bao giờ xảy ra. Trường hợp 2 được đánh giá là đã xảy ra, với Vụ án Nguyễn Sĩ Bình năm 1992 và Vụ án Lê Công Định năm 2009. Trong bối cảnh đó, thái độ hoài nghi và cảnh giác cao độ của rất nhiều người quan tâm đến thế sự đối với sự ra đời của Phong trào Con đường Việt Nam là tất yếu, nhất là khi Bấm những thông tin không thể kiểm chứng về những biến động trong hậu trường của chính quyền Việt Nam xuất hiện gần như cùng một lúc với lời phát động Phong trào những ngày vừa qua.
3. Tọa độ chính trị
"Một cách ngắn gọn, nếu Phong trào Con đường Việt Nam do ông Lê Thăng Long thay mặt cả nhóm khởi xướng phát động dựa trên cương lĩnh và tinh thần đó thì tọa độ chính trị của nó chẳng những không đối lập mà còn rất gần gũi với Đảng Cộng sản,"
Phạm Thị Hoài
Ngay cả trong trường hợp có chung một mục đích lâu dài thì các tọa độ chính trị ở quá xa nhau cũng không thể đạt tới một đồng thuận trong những chương trình hành động cụ thể. Thiếu cơ sở để đồng thuận, đoàn kết sẽ không chỉ là một thứ cao dán bách bệnh vô nghĩa mà còn là chỗ bám víu lừa mị và tự lừa mị khi lập luận lâm vào ngõ cụt.
Trong nhiều kiến nghị và thư riêng gửi cho các ông Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng và Nông Đức Mạnh từ năm 2004 đến năm 2007, và đặc biệt trong thư riêng gửi cho ông Nguyễn Minh Triết trước khi bị bắt, ông Trần Huỳnh Duy Thức cho biết:
“Tinh thần cốt lõi của Con đường Việt Nam là nhìn nhận một cách khách quan và khoa học những yếu kém cốt tử cũng như những thế mạnh tiềm năng của đất nước để phân tích và đưa ra những giải pháp dựa trên những qui luật khách quan nhằm đạt được những mục tiêu theo nhân sinh quan xã hội chủ nghĩa. Các giải pháp này sẽ đưa ra những chiến lược cho đất nước nhằm không những để tránh được sự sụp đổ nặng nề do cuộc khủng hoảng trầm trọng mà còn nhanh chóng vượt lên thành một nước XHCN dân chủ, thịnh vượng. Đồng thời nó cũng sẽ kiến nghị những thay đổi trong phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mô hình quản lý của nhà nước CHXHCN Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội để hỗ trợ cho việc thực hiện các chiến lược trên. Những thay đổi này hoàn toàn trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật hiện hành, theo tinh thần pháp chế xã hội chủ nghĩa, và thuận theo qui luật khách quan nên sẽ hợp lòng dân.”
Lãnh đạo đảng, nhà nước Việt Nam
Bà Phạm Thị Hoài cho rằng con đường thứ ba mà theo bà Phong trào Con đường VN lựa chọn là ảo tưởng
Tinh thần này cũng được trình bày trong phần giới thiệu tác phẩm Con đường Việt Nam chưa hoàn thành của ông Trần Huỳnh Duy Thức và Nhóm Chấn và một lần nữa được khẳng định trong đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của ông gửi Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 01.2.2010. Tại đây, ông Trần Huỳnh Duy Thức lí giải việc ông muốn kiến nghị và cảnh báo với Đảng về nguy cơ từ những kẻ cơ hội, vì ông “ý thức rất rõ ràng và chắc chắn rằng nếu Đảng Cộng sản Việt Nam bị suy vong thì đất nước Việt Nam sẽ bị thôn tính biến thành nô lệ”, đồng thời ông chỉ muốn “kiến nghị với Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cho phép những người không phải đảng viên được tham gia điều hành đất nước”, chứ “tuyệt đối không hề bàn, cũng không hề đề cập gì đến việc thay đổi hiến pháp hay điều 4 hiến pháp gì cả.”
Một cách ngắn gọn, nếu Phong trào Con đường Việt Nam do ông Lê Thăng Long thay mặt cả nhóm khởi xướng phát động dựa trên cương lĩnh và tinh thần đó thì tọa độ chính trị của nó chẳng những không đối lập mà còn rất gần gũi với Đảng Cộng sản, đương nhiên đó là một “Đảng Cộng sản của những người chân chính cấp tiến, lực lượng duy nhất có thể tập hợp sức mạnh của nhân dân”, như ông diễn đạt trong đơn kháng cáo. Lực lượng đảng viên cộng sản chân chính cấp tiến đó được ông Trần Huỳnh Duy Thức gọi là “lực lượng thứ ba”. Con đường Việt Nam mà ông để xuất cũng có thể được coi là “con đường thứ ba”, một chủ nghĩa xã hội cải cách dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản sáng suốt và cởi mở [9], cho phép cả những người ngoài Đảng như các thành viên Nhóm Chấn tham gia điều hành đất nước.
Giải pháp chính trị đó cho Việt Nam của Phong trào không có gì là bất ngờ. Bất ngờ là sự trừng phạt của Đảng Cộng sản dành cho nhiều thiện chí và niềm tin gửi vào mình như vậy, và qua đó nó gieo thêm một hạt hoài nghi nữa vào mảnh đất tiếc thay đã đầy những nghi kị, tố giác, sợ hãi và thậm chí cả Bấm những lời sỉ nhục, nơi mà Phong trào chọn làm chỗ sinh trưởng.
Số đông trong Danh sách Lê Thăng Long, theo cảm nhận của tôi, có thể chia sẻ giải pháp chính trị này ở những mức độ khác nhau. Cá nhân tôi coi “con đường thứ ba” này là ảo tưởng.
4. Thuế tư cách
"Nhóm khởi xướng sẽ có lời khuyên nào cho những người tham gia sáng lập Phong trào trong trường hợp họ bị bắt: Cúi đầu nhận tội, hay ngẩng cao đầu kiêu hãnh?"
Phạm Thị Hoài
Lời nhận tội và xin khoan hồng của ba người trong nhóm khởi xướng vẫn bám theo Phong trào Con đường Việt Nam như một bóng đen xấu xí [10]. Trước họ và sau họ, chắc chắn còn có nhiều lời nhận tội khác, trong những hoàn cảnh khác. Sống tại Việt Nam, ai có thể khẳng định mình chưa bao giờ phải cắt một phần tư cách của mình nộp cho chính quyền? Có người mới tự thiến một mảnh nhỏ. Có người đã xẻo đến phân cuối cùng và không còn một tư cách nào nữa. Song những người đã ấp ủ và quyết tâm khởi xướng một phong trào chính trị để thay đổi chính xã hội ấy, những người muốn hay không sẽ đóng vai những biểu tượng, có nên đóng thuế tư cách, như các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, và phần nào ông Trần Huỳnh Duy Thức đã làm hay không?
Bấm Tiết lộ của ông Lê Thăng Long về kế hoạch nhận tội để ông sớm được ra tù và tiếp tục gây dựng phong trào, để ông Bấm Lê Công Định cũng sớm được ra tù và ra nước ngoài hoạt động, trong khi ông Trần Huỳnh Duy Thức “tiếp tục kiên định để khẳng định sự đúng đắn và chính nghĩa của việc làm của mọi người” quả nhiên đã khiến tôi xem lại những đoạn băng ghi cảnh họ đọc lời nhận tội với một con mắt khác, song kế hoạch đóng thuế tư cách ấy vẫn là một con dao hai lưỡi. Bởi lẽ, điều mà nhà nước toàn trị này muốn đạt được, bằng tất cả mọi phương tiện, là sự cúi đầu tuân phục của chúng ta. Nhóm khởi xướng sẽ có lời khuyên nào cho những người tham gia sáng lập Phong trào trong trường hợp họ bị bắt: Cúi đầu nhận tội, hay ngẩng cao đầu kiêu hãnh?
Tôi xin dẫn một câu nói của Albert Einstein để kết thúc: Các chế độ độc tài sinh ra và được dung dưỡng, bởi chúng ta đã đánh mất cảm giác về tư cách và về quyền có một nhân cách.
Vì những băn khoăn này, tôi xin phép chưa quyết định việc tham gia Phong trào Con đường Việt Nam.
Tựa bài do tòa soạn đặt. Bài viết, phản ánh quan điểm riêng và hành văn của tác giả, nhà văn Phạm Thị Hoài, người đang sinh sống ở CHLB Đức, bài được công bố trên blog cá nhân của bà và được BBC đăng lại với sự đồng ý của tác giả. Sau đây là các chú thích của tác giả:
[1]Những tài liệu của Trần Huỳnh Duy Thức dẫn trong bài đều theo nguồn từ website chính thức mang tên Bấm Trần Huỳnh Duy Thức do thân phụ ông lập ra và điều hành.
[2]Đó là chưa kể một tác phẩm Bấm Con đường Việt Nam thứ ba, cũng chưa hoàn thành, công bố trên blog Chấn Lạc Hồng.
[3]Trong đơn kháng cáo bản án sơ thẩm gửi Tòa án Nhân dân Tối cao ngày 01.02.2010, ông Trần Huỳnh Duy Thức cho biết là sau khi thống nhất về nội dung cuốn Con đường Việt Nam, ông Nguyễn Sĩ Bình không vui vì không được đứng tên chung trong cuốn sách.
[4]Theo Bấm các lời nhận tội đã biết, Nhóm Chấn thừa nhận đã có sự phân chia những vị trí bộ trưởng chủ chốt trong chính quyền mới, chẳng hạn ông Trần Huỳnh Duy Thức sẽ giữ chức Bộ trưởng Kinh tế.
[5]Trong đơn kháng cáo đã đề cập, ông Trần Huỳnh Duy Thức khẳng định mình không tham gia một đảng nào và “không quan tâm đến hoạt động của các đảng phái chính trị“, nhưng nhận việc lập hai blog của Đảng Lao động và Đảng Xã hội giúp ông Nguyễn Sĩ Bình chỉ vì ông “khá quen thuộc” với việc làm blog. Ông cũng cho biết đã nói thẳng với ông Nguyễn Sĩ Bình là “những gì mà Đảng Dân chủ đang muốn hướng đến không phải là động lực của người dân trong nước hiện nay“.
[6]Trong các nhân sự liên quan, ông Nguyễn Sĩ Bình tiếp tục là một ẩn số và Đảng Dân chủ của ông dường như không có nhu cầu cung cấp nhiều thông tin cho công luận hơn mức tối thiểu. Khi truyền thông nhà nước Việt Nam đã loan báo lời nhận tội của Nhóm Chấn, trong đó có việc họ kết hợp hành động với người lãnh đạo Đảng Dân Chủ là Nguyễn Tâm, tức Nguyễn Sĩ Bình, Đảng Dân chủ tuyệt đối giữ im lặng. Trong vài ba cuộc trả lời phỏng vấn hiếm hoi ngay sau đó, ông Bấm Nguyễn Sĩ Bình khẳng định mình chỉ có trao đổi với luật sư Lê Công Định “trên công việc riêng”. Tường thuật trực tiếp từ phiên tòa xử bốn người trong Vụ án Lê Công Định, ông Bấm Nguyễn Hữu Liêm cho biết“chỉ có một nhân chứng khai trước tòa, đó là anh Nguyễn Tâm, người từ chối hầu hết mọi liên hệ với các hoạt động của các bị can“. Đó là sự trùng tên ngẫu nhiên, hay đó chính là Nguyễn Sĩ Bình? Cho đến nay thông tin này chưa hề được làm rõ.
Ngoài ra, ngoài Bấm Đảng Dân Chủ của ông Nguyễn Sĩ Bình còn có một Bấm Đảng Dân chủ khác của ông Nguyễn Xuân Ngãi. Cả hai đảng này đều lấy ông Hoàng Minh Chính làm chỗ dựa và nhận ông Lê Công Định là Tổng Thư kí của mình.
[7]Theo lời nhận tội của Lê Công Định, ông đã dự lớp huấn luyện lật đổ bất bạo động do Việt Tân tổ chức tại Pattaya tháng 2.2009.
[8] Trong cuốn Hồi kí chưa chính thức xuất bản, nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Đăng Mạnh kể như sau:
Vào khoảng 1987, Hội Văn nghệ Quảng Nam-Đà Nẵng có mời tôi và (Hoàng Ngọc) Hiến vào nói chuyện với giới văn nghệ trong ấy. Chúng tôi ở với nhau độ một tuần lễ, sau đó, Hiến vào Sài Gòn, tôi ra Hà Nội.
Ít ngày sau, tôi đang ngồi ở nhà (tại Đồng Xa) thì thấy Hiến đạp xe tới. Lúc đó mới độ 8 giờ sáng. Tôi hỏi ra bao giờ. Anh nói ra sáng nay, tàu 7 giờ sáng tới Hà Nội. Tôi ngạc nhiên: vừa về Hà Nội đã vội đến tôi làm gì! Hoá ra anh vừa tham gia một đảng gọi là đảng “Nhân dân Hành động” và ra Hà Nội để phát triển đảng. Người đầu tiên anh định kết nạp là tôi. Anh nói, không sợ gì cả. Tay thủ lĩnh là một tay tiến sĩ ở Mỹ về. Rất trí thức. Đảng này đã thống nhất với cộng sản chuẩn bị ra đa đảng. Trong đảng này có một uỷ viên Bộ Chính trị và một thiếu tá công an cộng sản. Đảng phát triển chủ yếu vào trí thức. Anh lại hỏi, thằng Thanh nhà ông vào Sài Gòn đã có việc làm và nhà cửa gì chưa, để anh lo giải quyết cho.
Tôi không tin, từ chối: “Cậu định làm chính trị à? Không sợ công an à?“
Hiến có vẻ xem thường, cho tôi là thằng nhát.
Ít lâu sau tôi được biết đảng này phát triển mạnh ở vùng Vĩnh Long, vừa bị bắt một loạt. Tôi vào Cần Thơ, Dạ Ngân bảo thế.
Một thời gian sau, tôi gặp lại Hiến ở trụ sở văn nghệ. Tôi hỏi Hiến: “Biết gì chưa?”
Hiến: “Biết rồi! Biết rồi!” Tôi lại hỏi: “Có sao không?”
Hiến: “Không sao, không sao – Nhưng này, đừng nói với ai nhé!”
[9]Một số nguồn tin nội bộ cho rằng Nhóm Chấn và Đảng Dân chủ của ông Nguyễn Sĩ Bình được những nhà lãnh đạo cộng sản cấp tiến xung quanh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt bật đèn xanh, và bị bỏ rơi sau khi ông qua đời giữa năm 2008, song qua trình bày của ông Trần Huỳnh Duy Thức trong đơn kháng cáo, ít nhất có thể thấy Nhóm Chấn không có một quan hệ hậu trường nào như vậy.
[10]Ông Trần Huỳnh Duy Thức cũng nhận tội trước cơ quan điều tra, nhưng khẳng định mình vô tội trước phiên tòa xét xử.
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/forum/2012/06/120620_phamthihoai_vn_path.shtml

Quốc hội Mỹ có phần chắc không phê chuẩn TPP trong tương lai gần

Quốc hội Mỹ có phần chắc không phê chuẩn TPP trong tương lai gần

Những người phản đối hiệp định TPP biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc ở Washington, ngày 3/2/2016.
Những người phản đối hiệp định TPP biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc ở Washington, ngày 3/2/2016.

Tin liên hệ

Các nhà lập pháp Mỹ tỏ ra hoài nghi về TPP

Thượng nghị sĩ Mỹ thuộc cả hai chính đảng nói rằng hầu như không có cơ hội Quốc hội sẽ thông qua thỏa thuận Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong tương lai gần
Michael Bowman
Trong lúc Tổng thống Barack Obama ra sức thăng tiến những cơ hội thương mại giữa Mỹ với Châu Á, các thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng cho biết hầu như hoàn toàn không có cơ hội là quốc hội sẽ phê chuẩn hiệp định TPP trong tương lai gần. Thông tín viên Michael Bowman của đài VOA tường thuật từ Điện Capitol.
Khi phát biểu tại Việt Nam hôm thứ Hai vừa qua, Tổng thống Obama cho biết ông “tin tưởng” là TPP sẽ được Quốc hội Mỹ chấp thuận.

Tuy nhiên, tại Điện Capitol hôm thứ ba, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham của Đảng Cộng hoà cho biết như sau về dự đoán vừa kể của Tổng thống Obama.
"Dự đoán của ông ấy nằm ở đâu đó giữa ảo tưởng và lạc quan quá độ. Đang có một sự bất mãn về vấn đề mậu dịch."
Thượng nghị sĩ Dick Durbin của Đảng Dân chủ nêu lên sự kiện là tất cả những người đang chạy đua vào Tòa Bạch Ốc: ông Donald Trump, bà Hillary Clinton và ông Bernie Sanders, đều chống đối TPP.
"Có một sự hoài nghi trên khắp nước Mỹ về tất cả các hiệp định thương mại. Chúng ta đã phải trả một cái giá rất đắt vì những công ăn việc làm trong ngành chế tạo của Mỹ bị mất đi vào tay của những nước khác. Vì vậy, sự hoài nghi đó là chính đáng."
Thượng nghị sĩ Mark Warner là một trong số rất ít những chính khách của Đảng Dân chủ công khai ủng hộ TPP. Ông phát biểu như sau.
"Trong bất kỳ thoả thuận thương mại nào cũng có kẻ thắng người bại. Nhưng điều trớ trêu là tình trạng công ăn việc làm bị chuyển ra nước ngoài đã xảy ra, đặc biệt là trong công cuộc giao thương với Trung Quốc, mà TPP thì lại không hề dính líu tới Trung Quốc."
Những người ủng hộ TPP hy vọng quốc hội sẽ biểu quyết để phê chuẩn hiệp định này sau cuộc bầu cử vào tháng 11, trong khoảng thời gian trước khi tân tổng thống tuyên thệ nhậm chức, thường được gọi là “thời gian vịt què”.
Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy việc đó sẽ xảy ra. Khi được hỏi liệu quốc hội có phê chuẩn TPP trong thời gian đó hay không, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer của đảng Dân chủ nói “Việc đó rất khó xảy ra”.
Nguồn:http://www.voatiengviet.com/content/quoc-hoi-my-co-phan-chac-khong-phe-chuan-tpp-trong-tuong-lai-gan/3345244.html

Ý kiến
bởi: Không ghi tên
26.05.2016 07:43
Cho du luong dang cua dang Dan chu va Cong hoa bieu quyet, Yes or No phai than trong, nhat la nhung nuoc cs thuc pham va hang hoa khong qua he thong kiem tra ve sinh thuc pham, hai san va thuc an lam san co tam nhieu doc to lam gion va giu duoc lau, an vo 1 hoac 2 tieng dong ho sau bi dau bung, khong du do lanh -18*c . Ke tu dau thang Tu ca chet hang loat boi nha may sat thep Formasa cua cong ty Tau cong xa thai ra bien mot ngay vai chuc met khoi nuoc (m3) luong nuoc quang sat thep den nhu muc. Tay rua may moc bang chat acid. Ho tiec nuoi lay ca chet lam nuoc mam, lam muoi, xuat cang di nuoc ngoai, co ai bao chung dum nhung lo hang cua nhung nuoc cs la hang tot, an vo mang benh tat, chet dan mon.Trai cay hoa qua va rau dau deu bi anh huong do khi thai chat than khi carbon. 
 
bởi: Không ghi tên
26.05.2016 04:04
"Dự đoán của ông ấy (Obama) nằm ở đâu đó giữa ảo tưởng và lạc quan quá độ " Ha...Ha...Ha...có nghe có thấy các thượng nghị sĩ Mỹ thuộc hai đảng tuyên bố hay chưa hả mấy tên dư nô thích bợ đ...Mỹ => Rất may là TPP đi toi nếu không thì VN sẽ bị Mỹ đè đầu ?

bởi: Lu Khach từ: USA
26.05.2016 03:07
My theo che do tong thong che . Chinh phu bao gom 3 co quan : hanh phap, lap phap va tu phap. Dung dau co quan hanh phap la mot tong thong; tiep den la co quan lap phap hay con goi la quoc hoi do mot chu tich QH dai dien, va sau cung la bo tu phap do mot bo truong TP dam nhiem. 3 co quan nay vua doc lap voi nhau lai vua co lien he voi nhau. Rien g co quan HP va QH co nhung quan he voi nhau thong qua luat phap. Thi du nhu TT Obama dua ra de nghi va yeu cau QH ( co quan lam ra luat) phe chuan hiep dinh TPP, nhung neu chua du 2/3 so phieu trong QH tan dong thi coi nhu HN /TPP se vo hieu qua. Noi tom lai HN/TPP se mang lai loi ich cho cac nuoc kem mo mang nhu VN, trai lai se dem den nhieu phien toai , bat loi cho nguoi dan My !

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
26.05.2016 02:43
TPP khó vì phải qua cửa QH Mỹ !
TPP cũng xem xét vấn đề Nhân Quyền của VN !
TPP có lợi cho dân mà dân lại không có quyền gì, bị bịt mồm bịt miệng, bị ức hiếp nếu không có sức mạnh ... thì rõ ràng dân sẽ chỉ là thứ nô lệ hạng bét ... chỉ lợi cho băng nhóm cầm quyền !
Nên khi QH Mỹ chấp thuận thì vấn đề lập hội, công đoàn và mọi thứ quyền ngươi dân có như một đất nước tự do là phải xong, VN mà chưa xong thì sẽ ra sao !? TPP có đủ luật mà chính là luật do Mỹ viết, tôi nghĩ Obama có nhiều công trong luật này !
bởi: Hai lúa@
25.05.2016 22:56
Quốc hội Mỹ sẽ phê chuẩn hiệp định TPP đó là chắc chắn.Như vừa qua một số nghị sĩ Mỹ cản trở yêu cầu tổng thống OBAMA không nên xóa cấm vận vũ khí sát thương cho VN.nhưng kết quả ngược lại.Trong lúc đang tranh cử tổng thống Mỹ thì các ứng cử viên nào cũng muốn làm vừa lòng dân chúng ,TPP là do Mỹ soạn thảo ra,lợi lớn nhất thuộc về Mỹ,nước Mỹ lợi nhuận là trên hết.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Người Mỹ gốc Việt và lễ Chiến sĩ Trận vong ở Hoa Kỳ


Người Mỹ gốc Việt và lễ Chiến sĩ Trận vong ở Hoa Kỳ

Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-05-25

H2.jpg Tiến sĩ Grant McClure phát biểu trong buổi họp mặt.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-community-w-memorial-day-ha-05242016081305.html/052416-ha.mp3

Nhân ngày lễ Chiến sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 21 tháng 5 năm 2016, Nhà Việt Nam-Vietnamese American Cultural Center tổ chức một buổi họp mặt để tri ân các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng các cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong chiến tranh Việt Nam (VN).
Chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc
- Nhà văn Lê Thị Nhị
Cuộc chiến VN đã chấm dứt 41 năm nhưng dư âm của cuộc chiến này vẫn mãi đọng lại trong lòng của nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong không khí ngày lễ Chiến sĩ Trận vong hàng năm, dân chúng Mỹ tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống ở các chiến trường trên khắp thế giới vì lý tưởng tự do của người dân Hiệp chủng quốc, đây cũng là thời điểm nhắc nhở về 58 ngàn quân nhân Mỹ đã hy sinh ở chiến trường VN. Sau hơn 4 thập niên qua, Vietnamese American Cultural Center-Nhà Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một buổi họp mặt các cựu quân nhân Mỹ và VNCH tại hội trường trong khuôn viên Đại học Nova, ở thành phố Annandale, tiểu bang Virginia. Đại diện của Nhà Việt Nam, nhà văn Lê Thị Nhị cho Đài ACTD biết ý nghĩa của buổi họp mặt này:
“Trong chiều hướng nhớ ơn những người lính Mỹ thì hôm nay chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc, một cuộc chiến dùng rất nhiều súng đạn, một cuộc chiến mà người ta không biết đặt tên là gì, có người gọi là cuộc chiến ý thức hệ, có người gọi cuộc nội chiến... Dù tên là gì đi nữa thì theo tôi đó là cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc mình.”
Buổi họp mặt hôm chiều Chủ Nhật, ngày 21/5/2016, Hòa Ái ghi nhận có sự hiện diện của các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt đến tham dự. Lần lượt đại diện cho các thế hệ người Việt ở Mỹ bày tỏ lòng biết ơn đối với những người lính đã anh dũng chiến đấu cho người dân Việt. Họ ngậm ngùi tưởng niệm 58 ngàn binh sĩ Mỹ cùng khoảng 260 ngàn tử sĩ VNCH và hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến VN. Những người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 chia sẻ không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của những người lính Mỹ và những người lính thuộc quân lực VNCH và không ít người Mỹ gốc Việt thuộc các thế hệ tiếp nối đã chọn con đường binh nghiệp để tiếp tục dấn thân bảo vệ cho lý tưởng tự do mà thế hệ cha chú của họ hằng đeo đuổi như lời khẳng định của Trung tá Hải quân Thiệp Võ trong buổi họp mặt này.

Untitled-12.jpg
Vietnamese American Cultural Center tổ chức buổi họp mặt các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt. RFA PHOTO
Về phần cựu quân nhân Mỹ và cựu chiến binh VNCH, họ cùng ôn lại kỷ niệm thời thanh xuân ở chiến trường VN, dường như quá khứ vẫn đong đầy trong tâm thức của những người lính nay đã già. Mặc dù nhiều kỷ niệm buồn vui được hàn huyên tâm sự nhưng câu chuyện về đất nước VN hiện tại là chủ đề chính để họ thảo luận cùng nhau. Tham dự buổi họp mặt, Tiến sĩ Grant McClure, từng là cố vấn trong thời chiến tranh VN, nói với Đài RFA:
“Tôi rất vui khi gặp lại những người bạn VN trong quân ngũ và tôi luôn có mặt trong các sinh hoạt của cộng đồng cũng như luôn hỗ trợ họ trong khả năng của mình. Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN. Quá trình tranh đấu này sẽ không chấm dứt cho đến khi những điều đó thành hiện thực ở VN. Đối với tôi, cuộc chiến này chưa hề dứt kể từ năm 1975.”
Cùng tham dự trong buổi họp mặt tri ân những người lính do Nhà Việt Nam tổ chức, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh chia sẻ ký ức tuổi thơ trong những giờ phút cuối cùng ngày 30/4/75 rời quê hương VN, bà vẫn luôn nhớ về hình ảnh những người lính đã quên mình cố gắng bảo vệ sự an nguy cho người dân trong đó có bà. Và trong suốt 4 thập niên qua, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh tin rằng chính bà cũng như cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ hấp thụ được lý tưởng tự do dân chủ công bằng của xã hội Mỹ và bà nhấn mạnh đó là trách nhiệm tiếp tục gìn giữ lý tưởng này đối với quốc gia đã mở rộng vòng tay đón nhận những người tị nạn như bà.
Trao đổi với Hòa Ái, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà đến tham dự buổi họp mặt với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Buồn vì ký ức về chiến tranh VN vẫn hiển hiện và mỗi khi có dịp đi ngang Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC, bà cảm thấy xót xa vì người dân Mỹ chưa thực sự hiểu rõ về cuộc chiến tranh này cũng như chưa có đài tưởng niệm dành cho tử sĩ VNCH do Chính phủ Hoa Kỳ dựng lên ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Còn niềm vui đối với nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh là được nghe những người lính Hoa Kỳ chia sẻ luôn cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hỗ trợ cho hơn 90 triệu người Việt trong nước vẫn đang đấu tranh tìm kiếm tự do dân chủ.
Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN.
- Tiến sĩ Grant McClure
“Niềm vui hơn nữa là khi gặp những thế hệ sau của người Mỹ gốc Việt như anh Trung tá Hải quân lúc nãy thì mình nhìn thấy thế hệ tương lai VN, người trẻ VN ở Hoa Kỳ đang cố gắng tiếp bước cha anh để tiếp tục chiến đấu bảo vệ cho tự do và bình an của tất cả chúng ta ở quê hương mới này. Và lại liên tưởng đến những người trẻ người VN trong nước đang cố sức tranh đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt dưới sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền để giành quyền sống, để đòi được những quyền căn bản nhất của con người là được tự do mưu tìm hạnh phúc của mình.”
Buổi họp mặt tri ân các cựu quân nhân Mỹ-Việt do Nhà Việt Nam tổ chức kết thúc trong tình thân ái của những người tham dự. Các cựu chiến binh và quan khách chia tay với ước nguyện cùng nhau hỗ trợ cho người Việt trong nước sớm được hưởng giá trị “tự do-dân chủ-nhân quyền” thật sự như mọi người đang thụ hưởng trên đất nước Hoa Kỳ.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-community-w-memorial-day-ha-05242016081305.html

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

MỸ CỘNG & VIỆT CỘNG BẮT TAY!

MỸ CỘNG & VIỆT CỘNG BẮT TAY!
 
Điều cần lưu ý là Pháp- Mỹ và Công Sản xét lai Cù Huy Hà Vũ, chỉ bàn đến thi hành Hiệp ước Genève/54; loại bỏ, không bàn đến Hiệp Định Paris/73/VNCH phải thi hành theo công ước quốc tế LHQ, bắt buộc quân Trung Quốc phải rút quân chiếm đóng ra khỏi Hoàng Sa & Trường Sa của Miền nam VNCH, được Hôi Nghị quốc tế- Hòa ước San Francissco/1951, giao quyền quản lý Hoàng- trường cho Miền Nam VNCH, khi Nhật đầu hàng đồng minh Hoa kỳ, và Pháp trao trả nền độc lâp cho Việt nam, có 2 quần đảo HS- TS thuộc chủ quyền lãnh thổ của VNCH nằm phía dưới vĩ tuyến 17 chia đôi VN, theo Hiêp ước Genève/54.
Lý do Công Sản xét lại của Cù Huy Hà Vũ và đám Việt gian hải ngoại, trở cờ " vấy máu ăn phần " trên xương máu chiến sĩ- đồng bào VNCH, Cướp đi chính nghĩa Tự do của người việt Quốc gia chân chính yêu nước. và biến nó trở thành một thứ chủ nghỉa " Dân Chủ- Xã Hội đen- mafia Putin" thân Nga. Và Không nói đến H Đ Paris/73 là tránh nỗi ô nhục, thất trận của Hoa Kỳ trong Chiến tranh VN. Cũng như sự phản bội đê hèn của một cường quốc Hoa Kỳ đối với đồng minh Tụ Do/ VNCH ?!!
" Mỹ Cộng & Việt Cộng bắt tay
Hai thằng đối tác Việt Nam ăn mày!"

Huỳnh Mai St.8872





Vo Thilinh với Nguyễn Thanh Tịnh41 người khác.
( Ảnh VOA)
CON THÒ LÒ CHÍNH TRI HỌ CÙ 

Cù Huy Hà Vũ (sinh ngày 2 tháng 12 năm 1957; nguyên quán xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh) là một tiến sĩ luật học, và là nhân vật bất đồng chính kiến với Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bị bắt ngày vào 5 tháng 11 tại thành phố Hồ Chí Minh, Cù Huy Hà Vũ đã bị khởi tố ngày 15 tháng 11 năm 2010 về tội Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông Vũ đã phải thi hành án tù 7 năm sau khi tòa sơ thẩm ngày 4 tháng 4 năm 2011 tuyên án, và phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngày 2 tháng 8 giữ nguyên bản án, nhưng sau đó ông Vũ đã được trả tự do trước hạn tối chủ nhật ngày 6 tháng 4 năm 2014 và được đưa thẳng từ nhà tù đến sân bay Nội Bài để cùng vợ sang Mỹ. Một câu danh ngôn để đời của ông Tiến sĩ họ Cù:
"Tôi không chống đối Đảng cộng sản Việt Nam...".
http://www.bbc.co.uk/…/20…/08/110802_chhv_appeal_trial.shtml
Họ CÙ không muốn chống đảng, tại sao?
Tiến sĩ CHHV là con Cù Huy Cận (1919 – 2005), Huy Cận có hai người vợ. Người vợ đầu của ông là bà Ngô Xuân Như (em gái của nhà thơ Xuân Diệu), CHC là khai quốc công thần của triều đại HCM, từng làm Bộ Trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Việt Nam nước VNDCCH. Là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII. Như vậy CHHV là cậu ấm trong gia đình cách mạng gộc, được ưu đải đi Pháp du học. Cù gia nhận ơn mưa móc của đảng 2 đời (Cha, con) thì làm gì có gan mà giải thể đảng cs hay chống đảng csvncho được? Một đảng mà toàn dân xem như là cội nguồn của tội ác và phản quốc.
CHHV khi đến Mỹ còn được các Việt gian chính trị xôi thịt đón gió trỡ cờ tâng bốc như là một nhà chính trị có tầm vóc cở Tổng Thống, một Gorbatschow của VN, ngoài ra đám chính trị xôi thịt nầy còn làm một thỉnh nguyện thư để thu thập chử ký gởi tới QH Hoa Kỳ với đề nghi: yêu cầu QH Mỹ Ủng hộ con thò lò chính trị Cù Huy Hà Vũ để sớm trở thành một nhà lãnh đạo, thành lập một đảng đối lập với đảng CSVN. Đám nầy dự định dùng con thò lò CT họ Cù để khởi động một cuộc thay đổi có nội dung như giống như cuộc cách mạng nhung đã diển ra ở Nga và thập niên 1990.
Đúng là một việc làm mất chính nghĩa ngay từ lúc bắt đầu! vì làm như thế không khác gì làm tay sai cho Mỹ ?. Một lãnh đạo cho hàng ngủ đối lập với csVN(?) không xuất phát từ sự ủng hộ của vài chục triệu nhân dân trong nước, mà phải đi tranh thủ từ sự ủng hộ của Mỹ?? Như vậy xứng sao?? Móng nhà đã đặt sai, thì căn nhà khi xây lên sẽ không tồn tại được lâu. Một đảng cs được đệ tam quốc tế đưa về nước, bây giờ thêm một CHHV được Mỹ và Pháp (?) ũng hộ đưa về nước ? Không biết như vậy có hợp lý hay không ?
Nếu như quá túng thiếu về nhân sự, cũng nên chọn một nhân vật nào đừng quá nhiều tai tiếng như họ Cù nầy, như vậy chỉ làm hao tổn thêm nguyên khí của Việt tộc.
Một nhà CHÍNH TRI CHÂN CHÍNH có lương tâm, khi được đề nghị như thế thì phải lập tức từ chối, không một ai có thể nhìn nhận bất cứ một sự ửng hộ nào của ngoại bang trước khi nhận được sự ủng hộ từ đồng bào của mình. Tư tưởng người dân chúng ta ngày nay rất tiến bộ nhờ vào Internet, do đó chắc chắn không một ai có thể ủng hộ hay đứng sau lưng một tên lảnh tụ được đưa về VN bằng một thế lực của ngoại bang để bla..bla..bla với quốc dân và đồng bào VN. Đám chính trị xôi thịt nầy còn phát loa với công suất 1 triệu Watt là : chỉ có CHHV được 3 phe ủng hộ: Quân đội tại VN, Mỹ, Pháp (?). Nghe mà lạnh cã xương sống! CHHV đúng là một Super Man về chính trị của VN ?
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=766852673347108&set=a.197988423566872.49574.192564720775909&type=1
Bản thỉnh nguyện thư của đám xôi thịt nầy bốc đầy mùi:
"Yêu cầu Mỹ phản ứng mạnh mẽ, dứt khoát để chấm dứt hành động khiêu khích, xâm lược của Trung Quốc tại vùng quần đảo Hoàng Sa và hỗ trợ Việt Nam để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, và chủ quyền Biển Đông của Việt Nam."
Một nước Việt với chiều dài lịch sử hơn 4800 năm Văn Hiến, với biết bao nhiêu anh hùng giử nước xuất hiện trong trong từng khúc quanh của lịch sử. Một quân đội đại Việt, đánh qua lảnh thổ của Bắc Phương, để đòi lại Châu Khâm và Châu Liêm mà không cần đến bất kỳ một thế lực ngoại bang hay đèn xanh đèn đỏ gì của thế giới bên ngoài. Một Trần Hưng Đạo của Đại Việt chỉ biết dựa vào thần lực của Việt tộc trong Hội Nghị Diên Hồng để làm sức mạnh quân đội cho chính quốc gia mình để thắng giặc.
CHHV đã và đang nhân danh cái gì? và đang nhân danh ai?? Được biết ngày đặt chân đến Mỹ không một bà con thân thuộc hay bạn bè nào ra đón tại phi trương ngoài một bà dân biểu Mỹ vài người Mỹ khác, không thấy lâu la hay cận vệ nào hết. Có nghĩa là con số không về sự hậu thuẩn của đồng bào ở hải ngoại, xem hình trong clip nầy: . http://www.youtube.com/watch?v=p0fKhYPYauU
Một người có khả năng, luôn đứng trên đôi bàn chân của mình, trừ người khuyết tật!
Một quốc gia muốn hùng cường là phải tập trung được thần lực của dân tộc và sức mạnh tổng thể của nhân dân, và nhất là phải có một hàng ngũ lãnh đạo tốt với tinh thần tự quyết cao!!
Quốc gia mình mà mình không tự quyết được thì ai quyết định giùm cho mình đây? trừ khi làm tay sai hay hèn yếu quá sức tưởng tượng. Chưa đánh, chưa tập trung hết sức mình để đánh mà chỉ biết trông chờ vào một thế lực của ngoại bang, đúng là một đám người bại hoại bạc nhược từ trong ra ngoài. Với tư tưỏng nầy trước sau gì cũng mất nước!
TINH THẦN TỰ QUYẾT CỦA CÙ HUY HÀ VŨ ĐI MÔ RỒI???
Vì thiếu chất dinh dưởng nầy trong cơ thể nên cậu ấm trong Cù gia sống và lớn lên bằng cây dù của cha mình là Cù Huy Cận. Tất cã những gì mà Cù con có ngày hôm nay đều từ ngoại lực chứ không đến bằng CHÍNH LỰC của mình. Không biết ông TS họ Cù có từng kiểm điểm qua quá trình tiến thân của ông lúc còn ở VN hay không?
CHHV và đám xôi thịt chưa đũ tư cách để nhân danh được đồng bào VN trong và ngoài nước. Ông chỉ có thể cất cao tiếng hót là nhân danh được sự ũng hộ của Mỹ, của nhân dân Mỹ, Pháp(?). Thật tội nghiệp, sự nghiệp chính trị chưa cất cao lên mà đã rớt xuống tan nát một cách thãm thương. Sự nghiệp cách mạng lần nầy của hai vợ chồng CHHV thật sáng chói trong mõ than bùn đâu đó trên miền bắc nước CHXHCNVN.
XIN MỜI XEM NỘI DUNG THỈNH NGUYỆN THƯ:
https://petitions.whitehouse.gov/…/respond-firmly-…/1RzldwgW
Vận động đồng bào TRONG NƯỚC tham gia ký tên Thỉnh Nguyện Thư:
Thỉnh Nguyện Thư này là cơ sở để cho chính phủ Mỹ lên tiếng và can thiệp cho Việt Nam.
Nội dung Thỉnh Nguyện Thư này có 4 điểm yêu cầu Chính phủ Mỹ:
1. Yêu cầu Mỹ phản ứng mạnh mẽ, dứt khoát để chấm dứt hành động khiêu khích, xâm lược của Trung Quốc tại vùng quần đảo Hoàng Sa và hỗ trợ Việt Nam để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, và chủ quyền Biển Đông của Việt Nam.
2. Ủng hộ Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ để trở thành một nhà lãnh đạo, thành lập một đảng đối lập với đảng CSVN.
3. Ủng hộ việc (Tổng Tuyển Cử: Bầu Cử Trưng Cầu Dân Ý) mà CSVN phải thực hiện theo quy định của Hiệp định Geneve 1954.
4. Yêu cầu Mỹ huỷ bỏ tu chính án Case - Church (Chính án Case - Church này là: Mỹ không can thiệp quân sự Việt Nam, Lào, Campuchia)
Nếu bạn nghĩ Mỹ cần phải giúp Việt Nam về quân sự để có thể đối đầu với Trung cộng, thì bạn cần ký vào TNT này để Mỹ có thể giúp Việt Nam. hết trích
PS. đám nầy chỉ biết vận động bào nhẹ dạ trong nước thôi, với luận điệu như vầy thì làm sao có thể tranh thủ được sự đồng thuận của đồng bào Hải Ngoại? Họ chỉ biết đem cây dù của Mỹ và Pháp để loè thiên hạ, mặc dù chưa được nước nào lên tiếng chính thức gì về việc nầy, mà cũng chẳng có Mỹ hay Pháp nào dám can thiệp vào nội bội VN một cách công khai như vậy?
Họ Cù chẳng qua là chỉ mới được mời điều trần về nhân quyền trước QH Mỹ như bao người đấu tranh dân chủ khác.
BÀI ĐỌC THÊM:
1. Cù Huy Hà Vũ là người thế nào? - Trần Chung Ngọc
http://timlaisuthat.blogspot.de/…/cu-huy-ha-vu-la-nguoi-nao…
2. BBC- Cù Huy Hà Vũ: 'Tôi không chống Đảng'
http://www.bbc.co.uk/…/20…/08/110802_chhv_appeal_trial.shtml
3.Han Giang Trần Lệ Tuyền: Cù Huy Hà Vũ: "Tôi không chống Đảng".
http://hon-viet.co.uk/HanGiangTranLeTuyen_CuHuyDaVuToiKhong…
Vo Thilinh
24.5.2014

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Kế hoạch thăm Hiroshima của TT Obama gây nhiều tranh cãi

Kế hoạch thăm Hiroshima của TT Obama gây nhiều tranh cãi

Tổng thống Obama vẫy chào báo giới khi đi ra chiếc trực thăng Marine One đỗ trong khuôn viên Nhà Trắng để bay tới Căn cứ Không quân Andrews ở tiểu bang Maryland, nơi chiếc chuyên cơ Air Force One chờ sẵn, hôm 21/5/2016.
Tổng thống Obama vẫy chào báo giới khi đi ra chiếc trực thăng Marine One đỗ trong khuôn viên Nhà Trắng để bay tới Căn cứ Không quân Andrews ở tiểu bang Maryland, nơi chiếc chuyên cơ Air Force One chờ sẵn, hôm 21/5/2016.
Tổng thống Obama nói Hoa Kỳ và Việt Nam vẫn còn những bất đồng về nhân quyền và mỗi thương vụ bán vũ khí sẽ được xét duyệt trên căn bản từng trường hợp một

Hình ảnh/Video

Trang ảnh
Cindy Saine
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ được ghi tên trong lịch sử như nhà lãnh đạo Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến thăm Hiroshima, nơi Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên trong thời Thế chiến Thứ hai. Loan báo trước khi ông Obama đặt chân tới địa điểm được nhiều người xem là mảnh đất linh thiêng này đã khơi dậy một cuộc tranh cãi mới về quyết định ném bom nguyên tử và Hoa Kỳ có nên xin lỗi Nhật hay không và Tổng thống Mỹ có nên thăm viếng nơi này hay không. Theo dự kiến, ông Obama sẽ đọc bài diễn văn tại Hiroshima và có phần chắc ông sẽ rất thận trọng để tránh gây thêm tranh cãi. Thông tín viên Tòa Bạch Ốc của đài VOA Cindy Saine tường trình từ Việt Nam.
Đó là thời khắc đã thay đổi thế giới. Khoảng 140 ngàn người thiệt mạng trong năm đó, nỗi thống khổ mà những người sống sót và con cháu họ phải chịu đựng vì nhiễm độc phóng xạ không thể kể xiết. Lý do căn bản của Mỹ khi quyết định thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là nhằm nhanh chóng chấm dứt những năm tháng xâm lăng của Nhật, và giảm bớt những tổn thất nhân mạng sẽ xảy ra trong trường hợp lính Mỹ phải đổ bộ lên nước Nhật. Tuy nhiên, nhiều người dân Nhật Bản nhìn vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Họ cho rằng thường dân vô tội đã bị nhắm mục tiêu.
Tháng rồi, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Hiroshima. Ông chia sẻ cảm nhận đau thắt tim gan và kêu gọi mọi người nên ghé thăm địa điểm này. Một số chuyên gia, trong đó có ông Chris Appy của đại học Massachusetts, cho rằng Tổng thống Mỹ cũng là một trong những người nên đến thăm Hiroshima.
Ông Appy phát biểu với đài VOA qua Skype:
"Tôi vui mừng khi thấy Tổng thống quyết định đi thăm Hiroshima. Theo tôi, sự hiện diện của ông tại đây là một hành động biểu tượng quan trọng mà nhiều người Nhật mong đợi lâu nay."
Theo lời chuyên gia Appy, Mỹ nên xin lỗi Nhật về các vụ tấn công bằng bom nguyên tử.
"Tôi thất vọng vì dường như Tổng thống không muốn đưa ra lời xin lỗi. Nghĩ cho cùng, trong đời sống cá nhân chúng ta xem một người sẵn sàng nhận trách nhiệm vì các hành động của mình là người đạt tới đỉnh cao của sự trưởng thành, đặc biệt đối với những hành động gây ra sự thống khổ cho các nạn nhân vô tội."
Những người khác không tán thành quan điểm này, trong số đó có ông Brian Harding, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Tiến bộ Mỹ.
"Tổng thống Mỹ sẽ không đưa ra lời xin lỗi và chính phủ Nhật cũng không đòi hỏi điều này."
Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam, cho rằng của chuyến đi của ông Obama không mang lại lợi ích nào.
"Việc của tôi không phải là mách bảo Tổng thống Mỹ nên đi đâu. Nhưng mục đích của chuyến viếng thăm là gì. Trong vài phương diện, việc này đào bới lại những quá khứ không tốt đẹp, nhưng dĩ nhiên, Tổng thống có quyền tham quan bất cứ nơi nào ông muốn."
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đi cùng với Tổng thống Obama tới Công viên Tưởng niệm Hòa bình. Các giới chức Tòa Bạch Ốc cho hay hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật sẽ nhấn mạnh tới sự tàn khốc của chiến tranh và nhu cầu cần phải cùng nhau tiến tới một thế giới không có võ khí hạt nhân.

Trình bày ý kiến
Ý kiến
  
bởi: Lương tri
24.05.2016 00:33
"Chiến tranh" là từ khiến mỗi chúng ta đều liên tưởng đến sự đau thương - tang tóc, liên tưởng đế nỗi thống khổ - oan nghiệt.. đối với con người. Dù là bên "chính nghĩa" hay "phi nghĩa", dù là bên "thắng" hay "thua" cuộc... đều bị kết tội bởi toà án lương tâm của nhân loại và của... chính cá nhân tham chiến bởi hệ lụy tàn khốc đối với nhân loại !
"Chiến tranh" không phải là thảm hoạ mang tính khách quan. Nó hoàn toàn được "sinh ra" bởi hành động chủ quan của con người mà suy cho cùng cũng chính từ bản chất tham lam !
Có "không tưởng" không khi ta triệt tiêu hành động chiến tranh bằng cách... triệt tiêu lòng tham trong mỗi con người ? Có giáo điều, có duy ý chí không khi ta chỉ dùng "bất bạo lực" để hóa giải "bạo lực" ? Hay chiến tranh là quy luật tất yếu, là phần không thể tách rời của " tiến bộ" nhân loại ?
Hãy để lương tri lên tiếng !!!!

bởi: phanvanbao từ: 43/46/58 Hào Nam Hà Nội
23.05.2016 21:58
Càng từ bi, càng khiêm tốn thì càng được lợi lạc. Ông OBAMA đưa ra lời xin lỗi thì cũng là lời tuyên bố xây dựng trái đất này không có vũ khí hạt nhân. Lịch sử loài người sẽ ghi nhận công lao của Ông

bởi: KGT
23.05.2016 21:40
Obama, Kerry là những kẻ trốn lính, những tên phản chiến, vì thế bọn họ chưa bao giờ hiểu - và cũng sẽ chẳng hiểu - về giá trả cho hòa bình và tự do là như thế nào. Chỉ khi nào họ sống trong chế độ cộng sản hay phát xít (nHật, Đức...) và là một người dân thì họ mới có thể hiểu!

bởi: Hien huynh
23.05.2016 20:47
Hoan ho tong thong,,,,,,nen ghe tham va it nhat vai cau tu day long,,,,,,,neu xin loi cang tot.....! 
 
bởi: Cựu Lính VNCH
23.05.2016 20:31
Tổng thống Mỹ có nên xin lỗi VNCH và quân lực VNCH khi phản bội đồng minh là cho dân Miền Nam là hàng triệu quân nhân trong QL.VNCH phải chết cũng như tù tội khổ sai trong các nhà tù CS.
Người quân tử phải nhận trách nhiệm về những hành động đúng sai của mình.
  
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/ke-hoach-tham-hiroshima-cua-tt-obama-gay-nhieu-tranh-cai/3341936.html