Kế hoạch thăm Hiroshima của TT Obama gây nhiều tranh cãi
Tổng
thống Obama vẫy chào báo giới khi đi ra chiếc trực thăng Marine One đỗ
trong khuôn viên Nhà Trắng để bay tới Căn cứ Không quân Andrews ở tiểu
bang Maryland, nơi chiếc chuyên cơ Air Force One chờ sẵn, hôm 21/5/2016.
23.05.2016
VIỆT NAM— Tổng thống Hoa Kỳ Barack
Obama sẽ được ghi tên trong lịch sử như nhà lãnh đạo Mỹ đương nhiệm đầu
tiên đến thăm Hiroshima, nơi Mỹ đã thả quả bom nguyên tử đầu tiên trong
thời Thế chiến Thứ hai. Loan báo trước khi ông Obama đặt chân tới địa
điểm được nhiều người xem là mảnh đất linh thiêng này đã khơi dậy một
cuộc tranh cãi mới về quyết định ném bom nguyên tử và Hoa Kỳ có nên xin
lỗi Nhật hay không và Tổng thống Mỹ có nên thăm viếng nơi này hay không.
Theo dự kiến, ông Obama sẽ đọc bài diễn văn tại Hiroshima và có phần
chắc ông sẽ rất thận trọng để tránh gây thêm tranh cãi. Thông tín viên
Tòa Bạch Ốc của đài VOA Cindy Saine tường trình từ Việt Nam.
Đó là thời khắc đã thay đổi thế giới. Khoảng 140 ngàn người thiệt mạng trong năm đó, nỗi thống khổ mà những người sống sót và con cháu họ phải chịu đựng vì nhiễm độc phóng xạ không thể kể xiết. Lý do căn bản của Mỹ khi quyết định thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là nhằm nhanh chóng chấm dứt những năm tháng xâm lăng của Nhật, và giảm bớt những tổn thất nhân mạng sẽ xảy ra trong trường hợp lính Mỹ phải đổ bộ lên nước Nhật. Tuy nhiên, nhiều người dân Nhật Bản nhìn vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Họ cho rằng thường dân vô tội đã bị nhắm mục tiêu.
Tháng rồi, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Hiroshima. Ông chia sẻ cảm nhận đau thắt tim gan và kêu gọi mọi người nên ghé thăm địa điểm này. Một số chuyên gia, trong đó có ông Chris Appy của đại học Massachusetts, cho rằng Tổng thống Mỹ cũng là một trong những người nên đến thăm Hiroshima.
Ông Appy phát biểu với đài VOA qua Skype:
"Tôi vui mừng khi thấy Tổng thống quyết định đi thăm Hiroshima. Theo tôi, sự hiện diện của ông tại đây là một hành động biểu tượng quan trọng mà nhiều người Nhật mong đợi lâu nay."
Theo lời chuyên gia Appy, Mỹ nên xin lỗi Nhật về các vụ tấn công bằng bom nguyên tử.
"Tôi thất vọng vì dường như Tổng thống không muốn đưa ra lời xin lỗi. Nghĩ cho cùng, trong đời sống cá nhân chúng ta xem một người sẵn sàng nhận trách nhiệm vì các hành động của mình là người đạt tới đỉnh cao của sự trưởng thành, đặc biệt đối với những hành động gây ra sự thống khổ cho các nạn nhân vô tội."
Những người khác không tán thành quan điểm này, trong số đó có ông Brian Harding, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Tiến bộ Mỹ.
"Tổng thống Mỹ sẽ không đưa ra lời xin lỗi và chính phủ Nhật cũng không đòi hỏi điều này."
Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam, cho rằng của chuyến đi của ông Obama không mang lại lợi ích nào.
"Việc của tôi không phải là mách bảo Tổng thống Mỹ nên đi đâu. Nhưng mục đích của chuyến viếng thăm là gì. Trong vài phương diện, việc này đào bới lại những quá khứ không tốt đẹp, nhưng dĩ nhiên, Tổng thống có quyền tham quan bất cứ nơi nào ông muốn."
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đi cùng với Tổng thống Obama tới Công viên Tưởng niệm Hòa bình. Các giới chức Tòa Bạch Ốc cho hay hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật sẽ nhấn mạnh tới sự tàn khốc của chiến tranh và nhu cầu cần phải cùng nhau tiến tới một thế giới không có võ khí hạt nhân.
Đó là thời khắc đã thay đổi thế giới. Khoảng 140 ngàn người thiệt mạng trong năm đó, nỗi thống khổ mà những người sống sót và con cháu họ phải chịu đựng vì nhiễm độc phóng xạ không thể kể xiết. Lý do căn bản của Mỹ khi quyết định thả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là nhằm nhanh chóng chấm dứt những năm tháng xâm lăng của Nhật, và giảm bớt những tổn thất nhân mạng sẽ xảy ra trong trường hợp lính Mỹ phải đổ bộ lên nước Nhật. Tuy nhiên, nhiều người dân Nhật Bản nhìn vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Họ cho rằng thường dân vô tội đã bị nhắm mục tiêu.
Tháng rồi, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã đến thăm Hiroshima. Ông chia sẻ cảm nhận đau thắt tim gan và kêu gọi mọi người nên ghé thăm địa điểm này. Một số chuyên gia, trong đó có ông Chris Appy của đại học Massachusetts, cho rằng Tổng thống Mỹ cũng là một trong những người nên đến thăm Hiroshima.
Ông Appy phát biểu với đài VOA qua Skype:
"Tôi vui mừng khi thấy Tổng thống quyết định đi thăm Hiroshima. Theo tôi, sự hiện diện của ông tại đây là một hành động biểu tượng quan trọng mà nhiều người Nhật mong đợi lâu nay."
Theo lời chuyên gia Appy, Mỹ nên xin lỗi Nhật về các vụ tấn công bằng bom nguyên tử.
"Tôi thất vọng vì dường như Tổng thống không muốn đưa ra lời xin lỗi. Nghĩ cho cùng, trong đời sống cá nhân chúng ta xem một người sẵn sàng nhận trách nhiệm vì các hành động của mình là người đạt tới đỉnh cao của sự trưởng thành, đặc biệt đối với những hành động gây ra sự thống khổ cho các nạn nhân vô tội."
Những người khác không tán thành quan điểm này, trong số đó có ông Brian Harding, một nhà nghiên cứu của Trung tâm Tiến bộ Mỹ.
"Tổng thống Mỹ sẽ không đưa ra lời xin lỗi và chính phủ Nhật cũng không đòi hỏi điều này."
Thượng nghị sĩ John McCain, một cựu chiến binh trong cuộc chiến Việt Nam, cho rằng của chuyến đi của ông Obama không mang lại lợi ích nào.
"Việc của tôi không phải là mách bảo Tổng thống Mỹ nên đi đâu. Nhưng mục đích của chuyến viếng thăm là gì. Trong vài phương diện, việc này đào bới lại những quá khứ không tốt đẹp, nhưng dĩ nhiên, Tổng thống có quyền tham quan bất cứ nơi nào ông muốn."
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đi cùng với Tổng thống Obama tới Công viên Tưởng niệm Hòa bình. Các giới chức Tòa Bạch Ốc cho hay hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nhật sẽ nhấn mạnh tới sự tàn khốc của chiến tranh và nhu cầu cần phải cùng nhau tiến tới một thế giới không có võ khí hạt nhân.
Trình bày ý kiến
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét