Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Chuyến Đò Vĩ Tuyến - Hoàng Oanh (ASIA 12


Điềm Lạ: Nước Sông Bến Hải Phân Chia Thành Hai Màu

https://youtu.be/0tetkiUsPPk

Kỳ lạ clip sông Bến Hải ở Quảng Trị có 2 màu nước

Người dân đi trên cầu Hiền Lương (tỉnh Quảng Trị) trưa và chiều 7.9 ngạc nhiên khi thấy sông Bến Hải chia hai màu rõ rệt: Vàng đục và đen.
Được anh Bảo Trung chia sẻ, clip này thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Rất nhiều người thắc mắc vì sao nước sông Bến Hải có hai màu.

Một số dân mạng dự đoán chất thải từ đâu chảy ra làm một phần nước sông Bến Hải có màu đen. Trong khi anh Bảo Trung cho rằng do hai nguồn nước đổ về nên sông Bến Hải chia thành hai màu rõ rệt, tương tự sông Lam ở Nghệ An.
Sông Lam được hợp lưu từ hai con sông Nậm Mộ và Nậm Nơn tại ngã ba Cửa Rào (xã Xá Lượng – Tương Dương). Khi có mưa lớn nhưng lượng nước phân bố không đều, dòng sông chia hai màu khác biệt vào một số thời điểm trong ngày. Sông Nậm Mộ đục ngầu, còn sông Nậm Nơn vẫn xanh trong.
Sông Nậm Mộ chảy xuống đục ngầu, còn sông Nậm Nơn vẫn xanh trong.
Ở Brazil có sông hai màu nước không hòa lẫn vào nhau rất nổi tiếng. Cụ thể hơn, dòng sông nước đen Rio Negro chảy qua thành phố Manaus (ở miền bắc Brazil) gặp sông Amazon có màu nước đục.
Thế nhưng, nước của chúng không hòa lẫn vào nhau ngay lập tức. Thay vào đó, nước màu khác nhau của hai dòng sông chảy song song khoảng 6 km. Đoạn sông này được gọi là “Cuộc gặp gỡ của hai dòng nước”.
Dòng sông nước đen Rio Negro gặp sông Amazon có màu nước đục.
Hiện tượng này xảy ra tại một số địa điểm dọc sông Amazon và những nơi khác trên thế giới, nhưng không nơi nào ấn tượng như ở đây. Nơi hợp lưu của sông Rio Negro và Amazon cũng trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thành phố Manaus.
Rio Negro là nhánh lớn nhất của sông Amazon và là sông nước đen lớn nhất thế giới. Màu nước đen của Rio Negro do thực vật phân hủy hòa vào nước khi sông chảy qua rừng nhiệt đới và đầm lầy. Sông nước đen có nồng độ axít cao và rất ít chất cặn. Trong khi đó, nước sông Amazon có nhiều cát, bùn và phù sa nên có màu nâu.
Sếp Công ty địa ốc Alibaba dạy nhân viên đối phó với khách hàng và tự sướng:

Sếp Công ty địa ốc Alibaba dạy: Khi đã dụ được khách hàng ký hợp đồng thì chuyện khiếu nại sau đó sẽ do văn phòng luật giải quyết chứ không phải nhân viên sales. Trong clip, nột nam nhân viên Alibaba bị đập ĐTDĐ vì có cuộc gọi đến khi sếp phát biểu.


  

Đôi Bờ Hiền Lương - Ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia

https://youtu.be/1mhLo0A-FW4

Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải – Nỗi đau chia cắt
09:31 | 26/04/2015 Print    E-mail    

Thuyết minh : cầu Hiền Lương - sông Bến Hải ...P.2

https://youtu.be/IdKSIEycn-k

Chuyến Đò Vĩ Tuyến - Hoàng Oanh (ASIA 12
  
https://youtu.be/JGI08Vqzb2c

Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Miền Nam (30/4/1975-30/4/2015)
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải – Nỗi đau chia cắt
---------------
Con sông muôn đời vẫn là một hình ảnh đẹp về quê hương, về sự bình yên. Thế nhưng lại có một con sông phải mang trong mình nỗi uất hận, oằn mình chịu cảnh chia cắt quê hương chia cắt đất nước, một con sông bị xẻ làm đôi 2 bờ giới tuyến. Sông Bến Hải ở Quảng Trị từng phải chịu nỗi chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam hơn 20 năm ròng rã trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong niềm vui hân hoan của tuần lễ hội  mừng 40 năm (1975 – 2015) thống nhất non sông này, chúng ta không bao giờ quên một cây cầu, một dòng sông đã đi vào huyền thoại của dân tộc, nơi chứng kiến nỗi đau hơn 20 năm chia cắt đất nước, nơi biểu hiện cao nhất khát vọng thống nhất và đoàn tụ của dân tộc Việt Nam.
http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2014/242/2014_242_32_a2.jpg
(Cầu Hiền Lương năm 1969)
Bất cứ ai trong hành trình xuôi Nam, ngược Bắc đều muốn thấy tận mắt "chứng tích lịch sử” hơn hai mươi năm mang trong mình nỗi đau chia cắt của đất nước, từng chứng kiến một quá khứ bi thương mà hào hùng, oanh liệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam đó là Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải tỉnh Quảng Trị. Ngược trở về quá khứ, Hiệp định Geneva năm 1954 đã chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc, lấy Vĩ tuyến 17, nơi con sông Bến Hải thơ mộng ở tỉnh Quảng Trị chảy qua làm ranh giới. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm và kết thúc sau khi tổng tuyển cử thống nhất, nhưng thực tế đã kéo dài tới 21 năm.
Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành “chứng tích lịch sử”, mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước, nơi đã chứng kiến bao nhiêu cảnh tang tóc, đau thương. Thế nhưng, trước cảnh gông cùm xiềng xích và máu đổ thịt rơi, lòng người không hề nao núng. Đồn bốt được kẻ thù dựng lên bằng sắt thép, lưỡi lê, bằng xe tăng đại bác, nhưng không có sức mạnh nào khuất phục được lòng quả cảm, trí thông minh và niềm tin son sắt vào chân lý nhất định sẽ chiến thắng của nhân dân đôi bờ. Nhà điện ảnh Thụy Điển Giôrít Iven khi được chứng kiến đã phải thốt lên: “Vĩ tuyến 17 - nơi “trưng bày” sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Nam”.
(Cầu Hiền Lương trong thời bình)
Có lẽ với nhiều người, cầu Hiền Lương hiện tại chỉ đơn thuần là một cây cầu của lịch sử với những số liệu khô khan về nhịp, về độ dài hay về màu sắc lạ lẫm nhất nửa vàng, nửa xanh, nhưng với những con người đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này thì đó không chỉ đơn thuần là một cây cầu, mà đó còn là chứng tích của nỗi đau chia cắt. Khoảng thời gian 21 năm đâu phải là ngắn, khi đã có biết bao cuộc đời kết thúc ở hai bên cầu Hiền Lương này. Biết bao mái đầu trắng khăn tang và cả những mái đầu bạc, cả những đôi mắt trẻ thơ khóc mềm đi vì đợi chờ khắc khoải, biết bao số phận trở nên bi thảm, bao tuổi trẻ và cả tuổi thơ phải chịu những mất mát không biết bao nhiêu ngôn từ có thể nói lên tất cả những nỗi đau này. Nghe thoang thoảng lời từ trong gió rằng, chẳng có mảnh đất nào trên dải đất hình chữ S này nhiều đau thương đến thế, và cũng chẳng có miền đất nào mà chỉ trong phạm vi vài chục cây số vuông lại có lắm thơ ca, nhạc họa, phim và đủ các loại hình nghệ thuật phản ánh đến thế. Chỉ bởi vì, đó là mảnh đất của sự chết chóc và sinh tồn chỉ được tính bằng giây, bằng phút, bằng sự kiên cường bất khuất của những con người kiên trung nhất.
Hơn 20 năm sau ngày chia cắt, đại thắng mùa xuân năm 1975 đã nối hai bờ sông Bến Hải. Và đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải đã trở thành cụm di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.Ngày 17/9/2003, khu di tích được chính thức khởi công phục hồi, tôn tạo, để cho đến hôm nay, khi đến với mảnh đất này, ta vẫn như còn thấy hiện ra trước mắt một quá khứ hào hùng và vô cùng sống động.
Sau 40 năm non sông thống nhất (1975 – 2015), vùng đất chết năm xưa loang lổ dấu vết bom cày đạn xới bên bờ Hiền Lương của một thời thì hôm nay đã nhường chỗ cho những đồng lúa, rừng cao su, hồ tiêu… xanh ngút ngàn, những vùng nuôi tôm trù phú. Đi dọc bờ sông Bến Hải, qua các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thành, Vĩnh Giang của huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) là vùng nuôi tôm trù phú, góp phần không nhỏ vào việc ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Có thể thấy rằng đôi bờ Hiền Lương nay đã thay da đổi thịt, đi đến đâu cũng thấy khí thế hăng say sản xuất. Người dân nơi đây đang đồng lòng chung tay xây dựng quê hương đổi thay từng ngày. Trong tuần lễ hội của non sông kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, bao thế hệ người Việt Nam sẽ không thể nào quên một cây cầu, một dòng sông đã đi vào huyền thoại này./.
Bài: Lê Ngân
BBT.

Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump


Thứ Năm, ngày 08/06/2017 14:30 PM (GMT+7)

Giải mã hàng rào điện tử McNamara trong Chiến tranh Việt Nam

Hàng rào điện tử McNamara là một hệ thống các phương tiện điện tử được sử dụng phát hiện sự xâm nhập của quân giải phóng trên đường mòn Hồ Chí Minh.


   
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 1
Hàng rào điện tử McNamara là tên gọi của một hệ thống rày đặc các loại thiết bị điện tử được Mỹ thả xuống khu vực phi quân sự quanh Vĩ tuyến 17, Lào và Campuchia để phát hiện sự xâm nhập của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Radi.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 2
Các hệ thống hàng rào điện tử này bao gồm một loạt thiết bị được gọi là "Cây Nhiệt Đới". Thực chất, đây là một loại thiết bị do thám chủ động, sau khi được thả xuống các khu vực nghi vấn trên đường Trường Sơn, các hệ thống này sẽ hoạt động và phát tín hiệu về căn cứ chỉ huy, qua đó phía Mỹ có thể biết được lực lượng quân đội giải phóng đang di chuyển với số lượng là bao nhiêu, lượng xe hàng vận tải là bao nhiêu, tốc độ hành quân,... mà không cần phải sử dụng tình báo trực tiếp tại hiện trường. Nguồn ảnh: Military.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 3
Hệ thống hàng rào điện tử McNamara chính thức được xây dựng bắt đầu từ năm 1966. Ban đầu, nó bao gồm hệ thống 17 căn cứ tiền phương để nhận-truyền-xác nhận các thông tin được thu thập lại từ các thiết bị Cây Nhiệt Đới. Nguồn ảnh: Pinterest.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 4
Do giới hạn của công nghệ lúc bấy giờ, các loại cây nhiệt đới có thời gian hoạt hoạt động rất ngắn và trở nên vô dụng sau khi hết pin. Chính vì vậy, Mỹ đã phải thả xuống miền Nam Việt Nam hàng triệu cây nhiệt đới chỉ trong một thời gian ngắn để duy trì hoạt động liên tục, không bị gián đoạn do các cây bị hết pin dần. Nguồn ảnh: Under
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 5
Các loại cây nhiệt đới được ngụy trang với màu sơn theo kiểu rằn ri, có thể nhận biết được âm thanh, chuyển động trong bán kính xung quanh khoảng từ vài chục đến cả trăm mét tùy loại. Để tránh bị nhầm giữa tiếng động khi hành quân của lực lượng quân giải phóng với tiếng ồn do các loại động vật, thú hoang gây ra, chỉ một lượng tiếng ồn đủ lớn, kéo dài lâu đã được định sẵn và tiếng ồn phát ra trên phạm vi rộng, nhiều cây nhiệt đới cùng bắt được chuyển động đó thì thông tin mới được truyền đi báo "Đèn Đỏ". Nguồn ảnh: Paleo.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 6
"Đèn đỏ" (Red Light) là thông báo khi phát hiện được tín hiệu nghi có sự xuất hiện của lực lượng quân giải phóng trong một khu vực xác định. Dựa vào các tính hiệu từ các cây nhiệt đới, các căn cứ tiền phương của Mỹ sẽ xác định khu vực nghi vẫn, cử máy bay do thám đến khu vực đó để chụp lại không ảnh trước khi quyết định có nên tiến hành công kích hay không. Nguồn ảnh: Family.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 7
Việc xác định có nên không kích hay không dựa vào các suy luận về việc lực lượng bộ đội ta trong khu vực có nhiều hay không. Thông thường, khi thu thập được các không ảnh từ máy bay, các chỉ huy Mỹ sẽ suy đoán về việc với địa thế trong khu vực và dựa trên những tín hiệu đã bắt được thì liệu đây là một lực lượng lên tới cấp tiểu đoàn, trung đoàn hay chỉ đơn giản là vài tiểu đội lính giải phóng đang di chuyển trong rừng. Ảnh: Các loại cây nhiệt đới cỡ lớn được sử dụng trong hệ thống hàng rào điện tử McNamara. Nguồn ảnh: Radi.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 8
Căn cứ vào những thông tin đó, phía Mỹ sẽ quyết định sẽ tấn công hay không, tấn công vào đâu và sử dụng lượng bom bao nhiêu. Thông thường, khi đã có được các hình ảnh không ảnh do máy bay do thám mang về, phía Mỹ sẽ dựa vào đặc điểm địa hình, đường đi mà các Cây Nhiệt Đới ghi lại được để tìm ra một điểm có khả năng cao sẽ làm nơi đóng quân của lực lượng giải phóng và tiến hành oanh kích để đạt hiệu quả cao. Nguồn ảnh: Westin.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 9
Để đối phó với hàng rào điện tử McNamara, bộ đội Việt Nam đã xác định 3 không: "Đi không dấu, nấu không khói, nói không câu" để nâng cao tinh thần đảm bảo bí mật, tránh việc tạo tiếng ồn, gây sự chú ý trong lúc hành quân. Ảnh: Đường mòn Trường Sơn với các chuyến ô-tô vận tải và... voi vận tải hàng vào nam. Nguồn ảnh: American.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 10
Quân đội ta cũng chủ động phát hiện các khu vực có cây nhiệt đới của đối phương để tìm cách né tránh hoặc tương kế tựu kế, khiến đối phương mắc lừa. Nguồn ảnh: Paleo.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 11
Thông thường, việc né tránh các khu vực "dính" hàng rào điện tử McNamara là cực kỳ đơn giản do tuyến đường mòn Trường Sơn được xây dựng theo kiểu đan xen nhau cực kỳ chằng chịt, mỗi khi có một khu vực được coi là nghi vấn, ngay lập tức đoàn xe vận tải sẽ được chuyển hướng, di chuyển theo lộ trình khác an toàn hơn. Nguồn ảnh: Thing.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 12
Các lực lượng công binh, thanh niên xung phong có mặt trong tuyến đường mòn cũng luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, "thông đường" bất cứ lúc nào nếu giao thông bị phi pháo của Mỹ làm hư hại. Nguồn ảnh: Pinterest.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 13
Ngoài việc sử dụng các loại Cây Nhiệt Đới, các loại bom thông minh (Smart Bomb) cũng được coi là một phần trong chương trình Hàng rào điện tử McNamara. Các loại bom thông minh có dẫn đường cho phép chúng được thả từ độ cao hàng nghìn mét, nằm ngoài tầm với của các loại vũ khí phòng không thông thường mà vẫn đạt được độ chính xác cao. Nguồn ảnh: Peter.
 giai ma hang rao dien tu mcnamara trong chien tranh viet nam hinh anh 14
Thực chất thì sau khi tiêu tốn hàng triệu USD vào việc xây dựng hàng rào điện tử, đánh phá các tuyến đường vận chuyển của ta, hiệu quả của hàng rào điện tử McNamara là không cao. Bằng chứng là đến chiến dịch Mậu Thân năm 1968, chúng ta vẫn có đủ vũ khí, đạn dược và cơ sở ở miền Nam đủ để khiến Mỹ và VNCH phải chao đảo suốt nhiều tháng liền. Di sản của hệ thống phát hiện thâm nhập này được Mỹ chuyển giao cho phía quân đội Sài Gòn sau khi Mỹ rút đi vào năm 1973. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Theo Tuấn Anh (Kiến Thức)
nguồn:http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/giai-ma-hang-rao-dien-tu-mcnamara-trong-chien-tranh-viet-nam-777201.html


Hàng rào điện tử McNamara trong chiến tranh Việt Nam điều hành thế nào?

 Từ 1968 đến 1973, quân đội Mỹ chi khoảng 1 tỉ USD/năm cho hoạt động của hàng rào điện tử McNamara dọc vĩ tuyến 17 và đường mòn Hồ Chí Minh nhằm ngăn chặn tiếp tế của miền Bắc cho miền Nam. Nhưng hoạt động điều hành hàng rào này cùng các cảm biến trong rừng núi Trường Sơn lại nằm tận Thái Lan.
Thả cảm biến loại cắm sâu trong lòng đất từ trực thăng xuống rừng núi Trường Sơn - Ảnh: Không lực Mỹ
Thả cảm biến loại cắm sâu trong lòng đất từ trực thăng xuống rừng núi Trường Sơn - Ảnh: Không lực Mỹ

Theo Gizmodo ngày 24.9, hoạt động điều hành mạng lưới cảm biến điện tử của Mỹ mang mật danh là Igloo White, do máy tính điều khiển và theo thời gian thực, lần đầu tiên thiết lập trong chiến tranh Việt Nam qua hàng rào điện tử McNamara.
Những kinh nghiệm mà người Mỹ có được trong chiến tranh Việt Nam sau đó được áp dụng xây hàng rào điện tử dọc biên giới với Mexico để ngăn chặn nạn buôn lậu ma tuý, hay nhập cư lậu.
Điều hành hoạt động của hàng rào điện tử McNamara ở vĩ tuyến 17 tại Việt Nam không phải do lính Mỹ ở Nam Việt Nam thực hiện mà lại ở tận căn cứ không quân Nakhon Phanom tại Thái Lan, trong các khu nhà gắn đầy máy tính và máy lạnh, giải mã tất cả tiếng động do hàng ngàn cảm biến rải dọc biên giới Việt Nam và Lào ghi lại và truyền về.
Sau khi giải mã, các chuyên viên máy tính này sẽ quyết định rằng đó có phải là tiếng động của một đoàn xe tải của bộ đội Bắc Việt Nam hay chỉ là tiếng động của cư dân Việt Nam ở khu vực gây ra, để gọi máy bay bay đến ném bom.
Chương trình Igloo White với các cảm biến điện tử thu thập tiếng động là con đẻ của nhóm Jasons, được cơ quan phát triển vũ khí ARPA (nay là DARPA) đỡ đầu, gồm 45 nhà khoa học của các đại học nổi tiếng tại Mỹ.
Nhóm này cho rằng để chặn đứng việc miền Bắc Việt Nam hỗ trợ cho miền Nam Việt Nam chống Mỹ, cần cắt đứt việc tiếp tế bằng xe tải dọc đường mòn Hồ Chí Minh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là Robert McNamara nghĩ rằng xây một hàng rào kiên cố cắt ngang vĩ tuyến 17 là đủ chặn việc tiếp tế này, nhưng nhóm Jasons đề xuất gắn kèm các cảm biến nghe ngóng tiếng động, và từ đó tạo nên hàng rào điện tử McNamara.
"Hàng rào điện tử McNamara" gồm hai thành phần chính là hàng rào chống xâm nhập xây dọc theo vĩ tuyến 17, từ biển Đông tới biên giới Lào; và một “hàng rào” khác gồm các thiết bị cảm biến điện tử thả xuống dọc đường mòn Hồ Chí Minh, nhằm theo dõi quá trình vận chuyển, tiếp tế của miền Bắc qua con đường này.
Căn cứ Nakhon Phanom ở Thái Lan là nơi bố trí các đơn vị của Mỹ chuyên giải mã tiếng động và các tín hiệu của cảm biến gửi về. Khu vực phục vụ việc giải mã này hoàn tất năm 1967, rộng gần 19.000 m2, lớn nhất Đông Nam Á với các máy tính hiện đại nhất lúc đó như IBM 360 và màn hình IBM 2260.
Tuy nhiên để phục vụ việc truyền tín hiệu từ hàng ngàn cảm biến về Thái Lan, Không lực Mỹ phải duy trì 7 - 24 máy bay thường xuyên trên bầu trời để thu tín hiệu từ cảm biến, rồi truyền về Thái Lan.
Hàng rào điện tử McNamara trong chiến tranh Việt Nam điều hành thế nào? - ảnh 1
Trung tâm giải mã tín hiệu cảm biến của quân đội Mỹ tại căn cứ không quân Nakhon Phanom,Thái Lan, với máy tính IBM 360/65 năm 1970 - Ảnh: Không lực Mỹ
Hàng rào điện tử McNamara trong chiến tranh Việt Nam điều hành thế nào? - ảnh 2
Còn đây là phòng điều khiển - Ảnh: Không lực Mỹ
Những cảm biến ban đầu có giá từ 2.000 USD/cái (tương đương 14.000 USD giá ngày nay) và hoạt động rất kém, pin hết sau 2 tuần. Nhiều cảm biến ném từ máy bay xuống là hư hỏng luôn. Sau này các cảm biến xài pin lithium nên thời gian hoạt động lâu hơn, đến 2 tháng.
Hàng loạt cảm biến khác được thử nghiệm và phát triển, có loại nguỵ trang như cái cây (cây nhiệt đới) và có loại cắm sâu xuống lòng đất. Có loại chỉ nghe tiếng động, loại khác dò kim loại (xem có súng ống gì trong khu vực) và loại thì thu bắt tín hiệu radio. Cũng có loại đánh hơi người từ mùi nước tiểu và phân.
Những cảm biến này cũng gây ra lắm vấn đề, chẳng hạn cảm biến đánh hơi kim loại thì không phân biệt được binh lính mang súng với một người dân mang cuốc xẻng. Loại nghe tiếng động xe tải thì chẳng biết xe địch hay xe ta…
Bộ đội Bắc Việt Nam phát hiện các cảm biến này và đánh lừa quân Mỹ bằng cách mang nhiều lon đựng nước tiểu treo đầy quanh các cảm biến dò hơi người ở khu vực vô hại, để máy bay Mỹ bay đến đó mà ném bom.
Hàng rào điện tử McNamara trong chiến tranh Việt Nam điều hành thế nào? - ảnh 3
Các cảm biến của Mỹ thả xuống đường mòn Hồ Chí Minh - Ảnh: Bảo tàng Không quân Mỹ
Chẳng ai trong quân đội Mỹ muốn hơn 1 tỉ USD/năm bỏ ra cho các cảm biến điện tử của hàng rào điện tử McNamara là vô ích. Vì vậy Không lực Mỹ nói rằng nhờ mạng lưới cảm biến này mà họ đã tiêu diệt hơn 75.000 xe tải của Bắc Việt Nam (?), nhưng CIA đánh giá rằng thời điểm đó miền Bắc chỉ có khoảng 6.000 xe tải!
Nhiều ý kiến chỉ trích Igloo White nên đến những năm đầu thập niên 1970 hệ thống cảm biến điện tử bắt đầu bị hạn chế hoạt động.
Ngày nay kinh nghiệm của hàng rào điện tử McNamara được Mỹ áp dụng xây hàng rào ngăn người vượt biên và buôn lậu ma tuý từ Mexico vào Mỹ, với các cảm biến kết hợp máy bay không người lái và camera. Nhưng điều hành lần này không phải là quân đội mà là lực lượng hải quan và biên phòng.
Hàng rào điện tử McNamara trong chiến tranh Việt Nam điều hành thế nào? - ảnh 4
Máy bay Batcat EC-121R do Lockheed chế tạo đang thu thập tín hiệu từ cảm biến để truyền về Thái Lan - Ảnh: Không lực Mỹ
Hàng rào điện tử McNamara trong chiến tranh Việt Nam điều hành thế nào? - ảnh 5
Hàng rào điện tử McNamara trong chiến tranh Việt Nam điều hành thế nào? - ảnh 6
7
Bút mềm đánh dấu vị trí cảm biến ghi nhận trên màn hình máy tính IBM 2250, cuối những năm 1960 - Ảnh: Không lực Mỹ



Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump


Print Friendly, PDF & Email
Nguồn: Sharon Weinberger, “Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall,” The New York Times, 25/04/2017.
Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng
Khi trở về từ Nam Việt Nam năm 1961, Tướng Maxwell Taylor đề xuất một kế hoạch có vẻ đơn giản để ngăn chặn cuộc nổi dậy của Cộng sản: một hàng rào không thể xuyên thủng sẽ cắt đứt nguồn cung nhân lực và khí tài từ miền Bắc.
Khi đó Taylor cũng khuyên Tổng thống John F. Kennedy gửi thêm quân đội chính quy tới Việt Nam, một lời kiến nghị còn ám ảnh nước Mỹ trong nhiều thập niên sau này. Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản.
Ai cũng biết câu chuyện Mỹ can dự quân sự vào Việt Nam và thất bại. Nhưng câu chuyện gốc rễ về nỗ lực thất bại của Mỹ trong việc xây dựng một bức tường trên đất nước Việt Nam gần như đã rơi vào quên lãng. Hàng rào Việt Nam bắt đầu từ một Taylor với nhận thức sai lầm, người mà theo phóng viên Thomas E. Ricks có lẽ là “vị tướng phá hoại nhất trong lịch sử nước Mỹ.” Taylor đã chỉ dẫn cho chuyên gia chống nổi dậy nổi tiếng Edward Lansdale “đưa mọi thiên tài Mỹ vào làm việc để có một đường dây điện hay cái gì đó giăng ngang ranh giới [Bắc Nam], và sau đó dọc xuống phía Lào và Campuchia.”
Lansdale không mấy hứng thú với rào chắn này, bởi vậy ông chuyển nhiệm vụ cho Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu cao cấp (ARPA), một đơn vị ít được biết đến thuộc Lầu Năm Góc, gồm các nhà khoa học và kỹ sư, được thành lập năm 1958 để giúp Hoa Kỳ chiến thắng cuộc chạy đua không gian với Liên Xô. ARPA (sau này thêm từ “Quốc phòng” vào tên gọi và được biết với cái tên Darpa) đã nghiêm túc tập hợp một số người giỏi nhất để nghiên cứu vấn đề. Họ kết luận rằng nếu thực sự muốn ngăn những người quyết tâm vượt biên thì cần phải tàn nhẫn.
Các báo cáo bí mật của ARPA thời gian đó mô tả những chi tiết mà “các thiên tài Mỹ” cho là cần làm để rào kín một quãng đường dài 2.000 dặm (3.200 km) – tương đương với chiều dài biên giới Mỹ-Mexico, mặc dù trong trường hợp Việt Nam, nó bị chia cắt thành năm khu vực riêng biệt. Bên cạnh việc triển khai một hạm đội gồm máy bay cánh cố định và tàu tuần tra, dự án “niêm phong biên giới” đề xuất sử dụng thuốc diệt cỏ để phá trụi một đoạn đường cốt yếu dài 180 dặm (290 km) thuộc Đường mòn Hồ Chí Minh, một tuyến đường mà Bắc Việt sử dụng để tiếp tế cho Việt Cộng; đặt mìn dọc vĩ tuyến 17, ranh giới giữa miền Bắc và miền Nam; và dùng hóa chất có màu để theo dõi tàu thuyền trên các tuyến đường thủy.
Dự án này cũng kêu gọi phát triển các công nghệ “mới.” Đính kèm với bản đề xuất năm 1964 của ARPA là một danh sách yêu cầu được viết tay, bao gồm hai triệu quả mìn được ngụy trang giống như đá, 20.000 quả bom bi chứa chất làm rụng lá và một lượng không xác định “chất thu hút côn trùng.” Có lẽ đáng lo ngại nhất là yêu cầu cấp 25.000 “vũ khí hóa học” không xác định rõ tên gọi.
Các chuyên gia tại Lầu Năm Góc đã do dự trước bản đề xuất của ARPA. Khi xem xét kế hoạch này, Seymour Deitchman, một trợ lý đặc biệt về chống nổi dậy, nhận xét rằng để rào chắn hoạt động được, chi phí cho số máy bay cánh cố định và trực thăng cần có là vô cùng lớn. Bất kỳ loại rào chắn nào, dù là hàng rào vật lý hay hàng rào điện, đều đòi hỏi phải bảo dưỡng liên tục và đắt đỏ. “Các thiết bị giám sát biên giới không cần người điều khiển cũng cần chi phí đáng kể để bảo trì và thay thế những chi tiết hỏng hóc, bên cạnh một hệ thống chỉ huy và kiểm soát khổng lồ để nhận diện các điểm xâm nhập,” Deitchman viết.
Đề xuất làm rào chắn của ARPA bị Lầu Năm Góc bác bỏ bởi chi phí quá đắt đỏ và đòi hỏi một cam kết quân sự của Mỹ ở Việt Nam mà Nhà Trắng chưa sẵn sàng đưa ra. Nhưng giống như nhiều ý tưởng tệ hại, bản đề xuất này lại được tái sử dụng chỉ vài năm sau đó khi cuộc chiến vũ trang ở Việt Nam leo thang. Một cựu quan chức ARPA viết rằng bức rào chắn đã sống lại nhờ sự “tuyệt vọng” của Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara. Lần này, nhiệm vụ được giao cho một nhóm có tên Jasons được ARPA tài trợ, gồm các nhà khoa học mà các tài liệu Lầu Năm Góc mô tả là “nhóm tinh túy nhất của cộng đồng học thuật trong các lĩnh vực kỹ thuật.”
Thay vì xây dựng một bức tường hay rào chắn thực sự, nhóm Jasons tư vấn xây dựng một cái gì đó giống như một bức tường ảo làm từ cảm biến âm thanh và địa chấn, kết nối với một trung tâm máy tính chỉ huy và kiểm soát có thể ra lệnh cho máy bay quân sự tấn công. Cảm biến sẽ xác định có người hoặc xe đi qua lằn ranh vô hình này; các thuật toán sẽ tính toán vị trí; sau đó các tọa độ này sẽ được chuyển đến cho phi công để ném bom vào địa điểm ước định.
Đến năm 1967, Không quân Hoa Kỳ đã thả nhiều chuỗi cảm biến âm thanh dọc Đường mòn Hồ Chí Minh. Chúng giúp phát hiện các đoàn người đi qua và chuyển dữ liệu đến một cặp máy tính IBM lớn ở Thái Lan, cặp máy tính này sẽ điều khiển máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu tới tọa độ dự tính. Thay vì ném bom mục tiêu mà họ nhìn thấy, lần đầu tiên phi công thực hiện tấn công dựa trên mục tiêu nhận từ máy tính, mở ra thời kỳ “chiến tranh nhấn nút”.
Dự án có tên mã là Igloo White và được triển khai chủ yếu một cách bí mật này đã gặp phải vô số vấn đề kỹ thuật, như tuổi thọ pin cảm biến ngắn. Khi thông tin về dự án bắt đầu lọt ra ngoài, McNamara buộc phải đưa ra một tuyên bố công khai, mặc dù cung cấp rất ít chi tiết về hàng rào. “Tôi không có ý định dâng cho kẻ thù lợi thế biết được chúng ta sẽ sử dụng công cụ nào, ở đâu hay số lượng bao nhiêu,” McNamara nói tại một cuộc họp báo vào tháng 9 năm 1967.
Không quân Hoa Kỳ tuyên bố thành công vang dội, dẫn ra những con số lớn về các đoàn người bị trúng bom, tuy nhiên việc xác minh những con số đó là rất khó khăn, bởi trong thời đại chiến tranh số mới, chỉ Lầu Năm Góc mới có sự tiếp cận đầy đủ đối với chiến trường. Trên thực tế, bức rào chắn này có ảnh hưởng rất nhỏ đến Việt Cộng. Những người ủng hộ công nghệ nền tảng chỉ trích Không quân vì sử dụng công nghệ cảm biến để theo đuổi chiến dịch ném bom chiến lược thất bại vào Bắc Việt, làm trệch hướng nguồn lực khỏi kế hoạch rào chắn. Dù lý do là gì thì cũng có một kết luận rõ ràng: Bất chấp những báo cáo lạc quan từ Không quân, sự thất bại của bức rào chắn lớn đến mức cuối cùng nó bị chế giễu bằng cái tên “Hàng rào McNamara.”
Thất bại này đã bị lờ đi nhiều hơn là bị quên lãng khi các thành phần của hàng rào điện tử lại được đưa vào sử dụng hàng thập niên sau đó. Bắt đầu từ năm 2006, chính phủ Hoa Kỳ đã thử nghiệm kết hợp các camera, cảm biến, và máy bay để ngăn cản người vượt biên trái phép qua biên giới Mỹ-Mexico. Một số công nghệ, như cảm biến và khí cầu cố định, là hậu thân trực tiếp của công trình của ARPA trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chương trình trị giá nhiều tỷ đô la này đã bị đình chỉ sau năm năm, giữa bối cảnh chi phí leo thang và có bằng chứng cho thấy công nghệ này không ngăn chặn hiệu quả tình trạng vượt biên.
Hiện nay Tổng thống Trump đang đề xuất kế hoạch xây một bức tường của riêng mình. Tuy nhiên “bức tường vĩ, vĩ đại” của ông, một điểm nhấn trong chiến dịch tranh cử và nay là nhiệm kỳ tổng thống của ông, chưa bao giờ được diễn giải cụ thể hơn nghĩa đen là bức từng xây bằng gạch và vữa. Hôm 24 tháng 2, chính quyền đề nghị (các nhà thầu tiềm năng) nộp đề xuất về “thiết kế và xây dựng một số cấu trúc tường mẫu ở quanh vùng biên giới giữa Mỹ với Mexico.”
Ngay cả khi bỏ qua chi phí và những khó khăn về mặt kỹ thuật để xây dựng một cấu trúc dài gần 2.000 dặm, bức tường sẽ là vô dụng nếu không có cách giám sát đột nhập. Nhận thức được điều này, Rudolph W. Giuliani, một trong những người thân cận với Trump, đã mô tả bức tường này “vừa là bức tường kỹ thuật, vừa là bức tường vật lý,” nhưng định nghĩa cụ thể nhất từ trước đến nay về bức tường cũng mới chỉ dừng ở mức đó.
Bức tường do Tổng thống Trump đề xuất không phải là nỗ lực đầu tiên hay cuối cùng nhằm xây dựng một bức rào chắn bất khả xâm phạm. Ít nhất thì Hàng rào McNamara cũng được tạo nên nhờ giới tinh hoa khoa học của Mỹ. Điều độc đáo duy nhất về đề xuất xây tường mới nhất của Trump là nó thiếu cả cái mã sáng tạo công nghệ, chứ chưa nói đến yếu tố “thiên tài Mỹ.”
Sharon Weinberger là tác giả cuốn The Imagineers of War: The Untold Story of Darpa, the Pentagon Agency That Changed the World.
Hình: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara thông báo trong một buổi họp báo về kế hoạch xây dựng hàng rào điện tử giữa Bắc và Nam Việt Nam. Nguồn: NYT.
Nguồn: http://nghiencuuquocte.org/2017/05/23/tu-hang-rao-dien-tu-mcnamara-den-buc-tuong-cua-trump/

Phá chiến thuật 'Trâu rừng' bảo vệ 'hàng rào Macnamara' trong chiến tranh Việt Nam (Bài 1)

(PLVN) - Chiến thuật "Trâu rừng" mà quân Mỹ áp dụng, là ban ngày chúng cho xe tăng và xe bọc thép tổ chức thành nhiều mũi, đi càn khắp nơi, tối đến chúng bí mật cho xe cụm lại xung quanh các vị trí quan trọng của từng khu vực. Cứ mỗi lớp xe lại có một lớp lính nằm quây lại với nhau. Nếu bị đối phương tiến công, xe tăng vừa là hỏa lực chi viện, vừa là công sự cho lính bộ binh chống trả. Cái "bẫy" làm bằng vỏ thép ấy được lính Mỹ giăng ra khắp nơi, nhằm bảo vệ tuyến "hàng rào điện tử Mcnamara" ở phía bắc Đường 9, ngăn chặn quân giải phóng tiến công.
Phá chiến thuật 'Trâu rừng' bảo vệ 'hàng rào Macnamara' trong chiến tranh Việt Nam (Bài 1)
Một cứ điểm của quân Mỹ tại Quảng Trị
Đội quân “núp bóng” xe tăng
Bị thất bại nặng nề trong cuộc "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nước ta, ý chí xâm lược của Mỹ đã lung lay. Cuối năm 1968, đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, đơn phương tuyên bố ngừng ném bom bắn phá không điều kiện đối với miền Bắc nước ta.
Tổng thống Mỹ Johnson không ra tranh cử nhiệm kỳ 1968 - 1972. Nixon trở thành tổng thống nước Mỹ, đề ra "Học thuyết Nixon", thay đổi chiến lược quân sự của Mỹ từ "phản ứng linh hoạt" sang "ngăn đe thực tế".
 Sơ đồ "Hàng rào điện tử Mcnamara"
Tại chiến trường miền Nam Việt Nam, Nixon thay bằng chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" mà mục tiêu cơ bản vẫn là bám giữ Việt Nam, ngăn chặn phong trào cách mạng ở Đông Dương và Đông Nam Á, đồng thời giảm bớt sự can thiệp trên bộ của bộ binh và tránh một thất bại nhục nhã cho Mỹ. Thực chất chủ trương này vẫn là dùng người Việt đánh người Việt, với bom đạn và sự chỉ huy của Mỹ.
Trên chiến trường Bắc Quảng Trị, bước sang năm 1969, đế quốc Mỹ bắt đầu thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", cố gắng đưa dần quân Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ra vòng ngoài, quân Mỹ sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết, đồng thời chi viện hỏa lực tối đa để giữ và củng cố tuyến phòng thủ của chúng.
Trong phòng tuyến Đường 9, tướng Mỹ Abram chủ trương đưa bộ binh cơ giới Mỹ ra để thực hiện âm mưu này. Thực hiện kế hoạch do Abram vạch ra, quân Mỹ khai thông và mở rộng nhiều tuyến đường phục vụ cho việc cơ động nhanh chóng lực lượng bộ binh cơ giới. Những chiếc máy húc khổng lồ cùng binh lính Mỹ được tức tốc điều ra Quảng Trị làm đường cho xe tăng đi từ Cửa Việt, Đông Hà, Dốc Sỏi, Cam Lộ đến cao điểm 544.
Nhiều con đường quân sự làm gấp đến các cao điểm quan trọng ở phía bắc Đường 9 được hình thành. Nhà cửa, vườn ruộng của nhân dân đều bị nghiền nát dưới xích xe tăng Mỹ. Đồi núi phía bắc Đường 9 lúc này ngày đêm rung chuyển bởi tiếng nổ của các loại động cơ.
Từ cuối năm 1968, lợi dụng lúc lực lượng Quân Giải phóng (QGP) trên chiến trường gặp khó khăn tạm thời, Mỹ và VNCH tập trung lực lượng lớn phản kích đẩy lùi chủ lực QGP ra khỏi các địa bàn quan trọng. Chúng còn đánh sâu vào vùng rừng núi phía tây hòng làm cho QGP hết khả năng tiến công lớn xuống đồng bằng, đô thị.
Trước những chủ trương quân sự mới của tướng Abram, Bộ tư lệnh Mặt trận B5 giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 27: Xây dựng đơn vị thành lá cờ đầu về tiêu diệt xe cơ giới Mỹ đánh bại chiến thuật "Trâu rừng" ("Trâu rừng" là cách gọi của các nhà quân sự Mỹ ở Sài Gòn).
Chiến thuật "Trâu rừng" mà quân Mỹ áp dụng, là ban ngày chúng cho xe tăng và xe bọc thép tổ chức thành nhiều mũi, đi càn khắp nơi, tối đến chúng bí mật cho xe cụm lại xung quanh các vị trí quan trọng của từng khu vực. Cứ mỗi lớp xe lại có một lớp lính nằm quây lại với nhau.
Chiến thuật “Trâu rừng” dựa vào sức mạnh xe tăng để tấn công phòng ngự
Nếu bị đối phương tiến công, xe tăng vừa là hỏa lực chi viện, vừa là công sự cho lính bộ binh chống trả. Cái "bẫy" làm bằng vỏ thép ấy được lính Mỹ giăng ra khắp nơi, nhằm bảo vệ tuyến "hàng rào điện tử Mcnamara" ở phía bắc Đường 9, ngăn chặn QGP tiến công khi mùa khô đến.
Công trình đồ sộ tiêu tốn 2 tỷ đô la
Trước tiên, nói về hàng rào điện tử Mcnamara. "Hàng rào điện tử Mcnamara" được ra đời từ ý tưởng của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mcnamara, với ý đồ phải "chặn đứng mọi nguồn tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam".
Từ tháng 3/1966, chính phủ Mỹ tổ chức một nhóm nghiên cứu gồm 47 nhà khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại để tìm biện pháp mới. Mcnamara được giao nhiệm vụ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo nội dung nghiên cứu.
Sau ba tháng làm việc khẩn trương, một đề án xây dựng phòng tuyến dọc theo khu phi quân sự bằng những phương tiện vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hiện đại nhất thời đó của quân đội Mỹ đã ra đời.
Cuối tháng 6/1966, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ công bố quyết định xây dựng phòng tuyến. "Hàng rào điện tử" được báo chí Mỹ đặt cho đủ thứ tên "Phòng tuyến Mcnamara", "Tuyến Maginot phương Đông" (phòng tuyến quân Pháp lập ra thời thế chiến 2 chạy dọc biên giới Pháp - Đức). Dự chi cho công trình đồ sộ này khoảng 2 tỷ đô la.
Lính Mỹ trong một cuộc hành quân
Với mục đích ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc vào miền Nam, hàng rào điện tử Mcnamara kết hợp với không quân có nhiệm vụ "kịp thời phát hiện và ném bom hủy diệt ngay lập tức từng tốp người, từng chiếc xe, từng khẩu pháo, từng kiện hàng từ miền Bắc đưa vào miền Nam bằng đường Hồ Chí Minh dù vận chuyển theo trục đường phía đông hay phía tây Trường Sơn" như mục tiêu quân Mỹ đề ra. Mỹ cho rằng "hàng rào điện tử" hiện đại này sẽ loại trừ được khả năng đột nhập của quân đội Bắc Việt Nạm vào Nam Việt Nam.
Phòng tuyến Mcnamara với hệ thống vật cản dày đặc, các thiết bị trinh sát điện tử mặt đất và trên không hiện đại cùng một hệ thống phòng ngự gồm 17 căn cứ bố trí liên hoàn trong khu vực có chiều dài khoảng 100km, rộng từ 10-20km từ cảng Cửa Việt lên Đường 9 đến biên giới Việt - Lào được Mỹ cho là "bất khả xâm phạm".
Quân Mỹ và VNCH duy trì ở đây một lực lượng phòng ngự khá mạnh để kiểm soát phòng tuyến suốt ngày đêm. Lực lượng sử dụng gồm hai sư đoàn, trong đó có một sư đoàn quân Mỹ và ba trung đoàn quân VNCH, chưa kể lực lượng bảo an dân vệ.
Ngoài lực lượng bộ binh còn có lực lượng pháo binh và xe tăng thiết giáp mạnh. Máy bay tiêm kích, cường kích liên tục bay lượn sẵn sàng tiêu diệt mọi mục tiêu vượt qua phòng tuyến. Máy bay ném bom chiến lược B52 cũng sẵn sàng hoạt động đánh phá.
Về hệ thống vật cản của phòng tuyến, Mỹ xây dựng khoảng 12 km hàng rào kẽm gai từ cứ điểm Cồn Tiên xuống bờ biển Đông. Chiều rộng khoảng 10-20km trong đó bố trí các bãi mìn chống bộ binh, chống tăng. Từ phía tây Cồn Tiên 1km lên biên giới Việt - Lào, quân Mỹ phát quang cây cối bằng chất độc hóa học; gài, rải các bãi mìn chống bộ binh, chống xe cơ giới và gài các cảm biến để phát hiện mục tiêu.
“Rừng” cảm biến
Máy trinh sát vô tuyến được trang bị cho "hàng rào điện tử" để phát hiện mục tiêu có nhiều loại, có loại thả từ máy bay xuống như ACOUBOUY, ADSID-1, HELOSID-18, SPIKSTD-1. Đây là những máy cảm ứng âm thanh, cảm ứng địa chấn được thả từ máy bay trực thăng hoặc máy bay F4, dùng để phát hiện người, tiếng động trong cự ly từ 300-400m.
Có loại máy trinh sát được đặt bằng tay hoặc đặt bằng máy móc như: ARERUOY-I/NBB, GSID, MINISID. Các loại máy này rất tinh vi, có khả năng phát hiện các tiếng động dù là nhỏ nhất của người hoặc xe cộ ở cự ly từ 100 – 300m.
Quân Mỹ còn có lực lượng pháo binh yểm trợ hỏa lực cực mạnh
Có loại máy trinh sát được phóng từ súng cối 81 ly như MODS, có thể phát hiện tiếng động của người từ 30 – 50m, xe cộ từ 200 – 400m. Khoảng 300 máy loại này đã được Mỹ trang bị cho "phòng tuyến Mcnamara".
Ngoài ra, Mỹ còn sử dụng loại máy trinh sát hữu tuyến RPS, máy báo hiệu kiểu P dùng cho các bốt gác lô cốt và chôn xuống đất dọc theo phòng tuyến, cứ 500 – 700m bố trí một máy, tất cả có khoảng 700 máy.
Các máy điện tử trong hệ thống trinh sát tại phòng tuyến có nhiệm vụ phân tích tiếng động để phân biệt người hay xe cộ xác định chính xác tọa độ, thời gian từ nguồn phát ra tiếng động ấy, sau đó truyền đến Trung tâm kiểm soát chiến trường để điều lực lượng đến đối phó.
Ngay từ khi Mỹ mới lập hàng rào điện tử, bộ đội địa phương và dân quân du kích huyện Gio Linh, Tiểu đoàn 47, Tiểu đoàn 4 (Tỉnh đội Vĩnh Linh), tiêu biểu là đội du kích do xã đội trưởng Trương Quang Thọ (Gio Linh) chỉ huy đã liên tục đánh phá, tiêu diệt một số lính công binh Mỹ làm cho tiến độ thi công chậm lại. Tuy nhiên Mỹ vẫn thiết lập được "hàng rào điện tử Mcnamara".
Để đối phó với thủ đoạn chiến thuật mới của Mỹ, tìm ra cách đánh mới cán bộ, QGP phải bám sát từng cụm xe của đối phương suốt ngày đêm với phong lương khô, nắm gạo rang và bi đông nước. Mọi người phải luồn lách, chống chọi với bom pháo và thám báo, giữ bí mật an toàn, nghiên cứu tìm ra cách đánh cụm xe cơ giới Mỹ.
Việc bám địch để đưa đơn vị vào nổ súng trong buổi đầu thật vô cùng khó khăn. Một vài đơn vị đã đánh hụt vì chưa nắm chắc thủ đoạn đối phó của địch. Xe tăng và bộ binh Mỹ ban ngày thường nống ra, tối đến chúng bí mật co cụm, lẩn tránh.
(Còn tiếp)
Lê Tám (biên soạn)
X