Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Chuyến Đò Vĩ Tuyến - Hoàng Oanh (ASIA 12


Điềm Lạ: Nước Sông Bến Hải Phân Chia Thành Hai Màu

https://youtu.be/0tetkiUsPPk

Kỳ lạ clip sông Bến Hải ở Quảng Trị có 2 màu nước

Người dân đi trên cầu Hiền Lương (tỉnh Quảng Trị) trưa và chiều 7.9 ngạc nhiên khi thấy sông Bến Hải chia hai màu rõ rệt: Vàng đục và đen.
Được anh Bảo Trung chia sẻ, clip này thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Rất nhiều người thắc mắc vì sao nước sông Bến Hải có hai màu.

Một số dân mạng dự đoán chất thải từ đâu chảy ra làm một phần nước sông Bến Hải có màu đen. Trong khi anh Bảo Trung cho rằng do hai nguồn nước đổ về nên sông Bến Hải chia thành hai màu rõ rệt, tương tự sông Lam ở Nghệ An.
Sông Lam được hợp lưu từ hai con sông Nậm Mộ và Nậm Nơn tại ngã ba Cửa Rào (xã Xá Lượng – Tương Dương). Khi có mưa lớn nhưng lượng nước phân bố không đều, dòng sông chia hai màu khác biệt vào một số thời điểm trong ngày. Sông Nậm Mộ đục ngầu, còn sông Nậm Nơn vẫn xanh trong.
Sông Nậm Mộ chảy xuống đục ngầu, còn sông Nậm Nơn vẫn xanh trong.
Ở Brazil có sông hai màu nước không hòa lẫn vào nhau rất nổi tiếng. Cụ thể hơn, dòng sông nước đen Rio Negro chảy qua thành phố Manaus (ở miền bắc Brazil) gặp sông Amazon có màu nước đục.
Thế nhưng, nước của chúng không hòa lẫn vào nhau ngay lập tức. Thay vào đó, nước màu khác nhau của hai dòng sông chảy song song khoảng 6 km. Đoạn sông này được gọi là “Cuộc gặp gỡ của hai dòng nước”.
Dòng sông nước đen Rio Negro gặp sông Amazon có màu nước đục.
Hiện tượng này xảy ra tại một số địa điểm dọc sông Amazon và những nơi khác trên thế giới, nhưng không nơi nào ấn tượng như ở đây. Nơi hợp lưu của sông Rio Negro và Amazon cũng trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thành phố Manaus.
Rio Negro là nhánh lớn nhất của sông Amazon và là sông nước đen lớn nhất thế giới. Màu nước đen của Rio Negro do thực vật phân hủy hòa vào nước khi sông chảy qua rừng nhiệt đới và đầm lầy. Sông nước đen có nồng độ axít cao và rất ít chất cặn. Trong khi đó, nước sông Amazon có nhiều cát, bùn và phù sa nên có màu nâu.
Sếp Công ty địa ốc Alibaba dạy nhân viên đối phó với khách hàng và tự sướng:

Sếp Công ty địa ốc Alibaba dạy: Khi đã dụ được khách hàng ký hợp đồng thì chuyện khiếu nại sau đó sẽ do văn phòng luật giải quyết chứ không phải nhân viên sales. Trong clip, nột nam nhân viên Alibaba bị đập ĐTDĐ vì có cuộc gọi đến khi sếp phát biểu.


  

Đôi Bờ Hiền Lương - Ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia

https://youtu.be/1mhLo0A-FW4

Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải – Nỗi đau chia cắt
09:31 | 26/04/2015 Print    E-mail    

Thuyết minh : cầu Hiền Lương - sông Bến Hải ...P.2

https://youtu.be/IdKSIEycn-k

Chuyến Đò Vĩ Tuyến - Hoàng Oanh (ASIA 12
  
https://youtu.be/JGI08Vqzb2c

Kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng Miền Nam (30/4/1975-30/4/2015)
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải – Nỗi đau chia cắt
---------------
Con sông muôn đời vẫn là một hình ảnh đẹp về quê hương, về sự bình yên. Thế nhưng lại có một con sông phải mang trong mình nỗi uất hận, oằn mình chịu cảnh chia cắt quê hương chia cắt đất nước, một con sông bị xẻ làm đôi 2 bờ giới tuyến. Sông Bến Hải ở Quảng Trị từng phải chịu nỗi chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam hơn 20 năm ròng rã trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong niềm vui hân hoan của tuần lễ hội  mừng 40 năm (1975 – 2015) thống nhất non sông này, chúng ta không bao giờ quên một cây cầu, một dòng sông đã đi vào huyền thoại của dân tộc, nơi chứng kiến nỗi đau hơn 20 năm chia cắt đất nước, nơi biểu hiện cao nhất khát vọng thống nhất và đoàn tụ của dân tộc Việt Nam.
http://daidoanket.vn/Pictures/bao%20tuan/_2014/242/2014_242_32_a2.jpg
(Cầu Hiền Lương năm 1969)
Bất cứ ai trong hành trình xuôi Nam, ngược Bắc đều muốn thấy tận mắt "chứng tích lịch sử” hơn hai mươi năm mang trong mình nỗi đau chia cắt của đất nước, từng chứng kiến một quá khứ bi thương mà hào hùng, oanh liệt trong lịch sử dân tộc Việt Nam đó là Cầu Hiền Lương – sông Bến Hải tỉnh Quảng Trị. Ngược trở về quá khứ, Hiệp định Geneva năm 1954 đã chia cắt đất nước Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc, lấy Vĩ tuyến 17, nơi con sông Bến Hải thơ mộng ở tỉnh Quảng Trị chảy qua làm ranh giới. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm và kết thúc sau khi tổng tuyển cử thống nhất, nhưng thực tế đã kéo dài tới 21 năm.
Đôi bờ Hiền Lương đã trở thành “chứng tích lịch sử”, mang trên mình nỗi đau chia cắt đất nước, nơi đã chứng kiến bao nhiêu cảnh tang tóc, đau thương. Thế nhưng, trước cảnh gông cùm xiềng xích và máu đổ thịt rơi, lòng người không hề nao núng. Đồn bốt được kẻ thù dựng lên bằng sắt thép, lưỡi lê, bằng xe tăng đại bác, nhưng không có sức mạnh nào khuất phục được lòng quả cảm, trí thông minh và niềm tin son sắt vào chân lý nhất định sẽ chiến thắng của nhân dân đôi bờ. Nhà điện ảnh Thụy Điển Giôrít Iven khi được chứng kiến đã phải thốt lên: “Vĩ tuyến 17 - nơi “trưng bày” sự man rợ đến tột cùng của đế quốc Mỹ và lòng dũng cảm đến mức thần thánh của nhân dân Việt Nam”.
(Cầu Hiền Lương trong thời bình)
Có lẽ với nhiều người, cầu Hiền Lương hiện tại chỉ đơn thuần là một cây cầu của lịch sử với những số liệu khô khan về nhịp, về độ dài hay về màu sắc lạ lẫm nhất nửa vàng, nửa xanh, nhưng với những con người đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này thì đó không chỉ đơn thuần là một cây cầu, mà đó còn là chứng tích của nỗi đau chia cắt. Khoảng thời gian 21 năm đâu phải là ngắn, khi đã có biết bao cuộc đời kết thúc ở hai bên cầu Hiền Lương này. Biết bao mái đầu trắng khăn tang và cả những mái đầu bạc, cả những đôi mắt trẻ thơ khóc mềm đi vì đợi chờ khắc khoải, biết bao số phận trở nên bi thảm, bao tuổi trẻ và cả tuổi thơ phải chịu những mất mát không biết bao nhiêu ngôn từ có thể nói lên tất cả những nỗi đau này. Nghe thoang thoảng lời từ trong gió rằng, chẳng có mảnh đất nào trên dải đất hình chữ S này nhiều đau thương đến thế, và cũng chẳng có miền đất nào mà chỉ trong phạm vi vài chục cây số vuông lại có lắm thơ ca, nhạc họa, phim và đủ các loại hình nghệ thuật phản ánh đến thế. Chỉ bởi vì, đó là mảnh đất của sự chết chóc và sinh tồn chỉ được tính bằng giây, bằng phút, bằng sự kiên cường bất khuất của những con người kiên trung nhất.
Hơn 20 năm sau ngày chia cắt, đại thắng mùa xuân năm 1975 đã nối hai bờ sông Bến Hải. Và đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải đã trở thành cụm di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.Ngày 17/9/2003, khu di tích được chính thức khởi công phục hồi, tôn tạo, để cho đến hôm nay, khi đến với mảnh đất này, ta vẫn như còn thấy hiện ra trước mắt một quá khứ hào hùng và vô cùng sống động.
Sau 40 năm non sông thống nhất (1975 – 2015), vùng đất chết năm xưa loang lổ dấu vết bom cày đạn xới bên bờ Hiền Lương của một thời thì hôm nay đã nhường chỗ cho những đồng lúa, rừng cao su, hồ tiêu… xanh ngút ngàn, những vùng nuôi tôm trù phú. Đi dọc bờ sông Bến Hải, qua các xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thành, Vĩnh Giang của huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) là vùng nuôi tôm trù phú, góp phần không nhỏ vào việc ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân. Có thể thấy rằng đôi bờ Hiền Lương nay đã thay da đổi thịt, đi đến đâu cũng thấy khí thế hăng say sản xuất. Người dân nơi đây đang đồng lòng chung tay xây dựng quê hương đổi thay từng ngày. Trong tuần lễ hội của non sông kỷ niệm 40 năm ngày thống nhất đất nước, bao thế hệ người Việt Nam sẽ không thể nào quên một cây cầu, một dòng sông đã đi vào huyền thoại này./.
Bài: Lê Ngân
BBT.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét