Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2020
TTCL Nr 57, HOÀN CHỈNH PHÁT LẠI Ngày 24/01/2020, BẢN SƠ THẢO HIẾN ƯỚC LÂ...
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
9-1-20 Nên giữ vững lập trường một con đường duy nhất TCDY cho...
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Tiếng chuông chùa - 30 phút (mỗi 30 giây 1 tiếng chuông)
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Cố Hương - Những Bản Hòa Tấu Quê Hương Hay Nhất.MP4
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Hùng Ca Sử Việt - Xuất Quân
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Quoc thieu VNCH do dan nhac Ukraina trinh bay.mpg
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Vọng tiếng chuông chùa
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Tiếng Chuông Thức Tỉnh
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
TIẾNG CHUÔNG TỈNH THỨC ( RẤT HAY VÀ Ý NGHĨA ) - ĐĐ THÍCH PHÁP HÒA
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
CHUÔNG CHÙA THỨC TỈNH HỒN AI!!
Thỉnh chuông là để thức tỉnh cả cho người sống
Chủ nhật, 24/03/2019 | 08:00
Hiện nay, nhiều chùa và nhiều người nghĩ thỉnh chuông là để cho tiếng chuông vọng tới địa ngục, làm thức tỉnh và xoa dịu bớt khổ đau nơi ngục tối. Họ đã thỉnh chuông trong niềm tin như thế...
Chuông đại hồng mới vọng
Tiếng kệ xướng đã vang
Trên vọng tới thiên đường
Dưới thông về địa phủ.
Như vậy có nghĩa là chúng ta thỉnh chuông cho chư thiên nghe, để cho họ hạnh phúc hơn và để những người ở địa ngục nghe cho bớt khổ.Điều này có thể có, nhưng trước hết tiếng chuông có tác dụng phụng sự những người đang sống.Vì vậy người sống trên mặt đất phải nghe tiếng chuông, thở theo chuông và có hạnh phúc với chuông.
Nếu chúng ta không làm được chuyện đó thì chẳng lẽ đạo Bụt chỉ để cho chư thiên và những âm hồn dưới địa ngục hay sao? Chúng ta phải nhớ thỉnh chuông trước hết là cho đại chúng – từ các vị sư trưởng cho đến các thầy lớn, các sư cô lớn, các thầy trẻ, các sư cô trẻ và các sư chú – cùng thực tập.
Ngôi chùa là ngôi nhà linh thiêng lãnh đạo tâm linh trong làng. Vì vậy, tiếng chuông cũng có ảnh hưởng đến đời sống dân chúng trong làng. Nhiều bà mẹ thức dậy theo tiếng chuông. Những người Phật tử chân chính sẽ biết nghe chuông và thở theo chuông trong khi nấu cơm, làm thức ăn cho chồng con trước khi đi làm ruộng.
Nếu có nghe chuông, nếu từng đi chùa, từng được nghe giảng hay nghe tụng kinh thì hạt giống tâm linh đó đã được gieo trồng trong tâm thức của ta dù ta là một cô bé, là một chàng thanh niên hay một cô thiếu nữ sống trong làng.
Người ăn trộm đang dùng thanh sắt để mở khóa một ngôi nhà, đột nhiên nghe tiếng chuông thì hạt giống lương thiện trong người đó được tưới tẩm và người đó có thể dừng lại, không xâm nhập vào nhà người khác nữa. Một người cầm dao muốn sát hại người khác, đang đưa dao lên, bỗng nghe tiếng chuông đại hồng thì giật mình nghĩ lại hành động này có thể đưa mình xuống địa ngục và buông dao xuống.
Những chuyện như vậy đã từng xảy ra trong xóm làng, trong xã hội. Đó là nhờ ảnh hưởng của tiếng chuông.
Bài liên quan
Tiếng chuông có tác dụng thức tỉnh, làm sống dậy lương tri của con người để họ đừng nhúng tay vào tội ác. Tiếng chuông không chỉ phục vụ các thầy, các sư cô mà còn phục vụ cho cả làng xóm, khu phố. Vì vậy tiếng chuông rất quan trọng!
Vị tri chung cũng nên phải đem hết trái tim của mình để thỉnh chuông. Tiếng chuông là một thông điệp của lương tri, của trí tuệ, của lòng từ bi. Thỉnh chuông như vậy thì vị tri chung gửi theo được từ bi và trí tuệ vào tiếng chuông.
Ba nghiệp lắng thanh tịnh
Gửi lòng theo tiếng chuông.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Nguồn: https://phatgiao.org.vn/thinh-chuong-la-de-thuc-tinh-ca-cho-nguoi-song-d34355.html
Nguồn: https://phatgiao.org.vn/thinh-chuong-la-de-thuc-tinh-ca-cho-nguoi-song-d34355.html
Tiếng chuông tỉnh thức
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ.
Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ.
Tuy thế dựa vào bài Lịch sử và ý nghĩa của chuông trống Bát nhã do thầy Thích Giác Duyên viết, khiến chúng ta biết được người Trung Hoa đã dùng chuông vào đời nhà Chu (thế kỷ 11 Trước CN – 256 Trước CN Riêng việc chuông được đưa vào các chùa chiền ở Việt Nam từ thời nào người viết không biết có tài liệu nào đề cập đến không?
Người Ấn Độ từ thời xa xưa đã biết dùng trống để cảnh báo sự việc xảy ra, báo thời gian. Lúc Phật còn tại thế, ngài đã dùng trống tập họp tăng chúng đến nghe pháp. Trường hợp của mõ cũng không khá gì hơn, các sử liệu ghi chép không rõ, thường thường chỉ dựa vào các truyền thuyết, có hai loại mõ. Loại mõ khắc hình cá dài nay chỉ còn thấy dùng trong các chùa cổ ở Trung Hoa, được treo ở nhà kho hoặc nhà ăn để báo giờ thọ trai cho các tăng, ni. Loại mõ khắc hình cá cuộn tròn được dùng trong các chùa Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên.
Trong sách Tam Tài Đồ Hội của Vương Tích đời nhà Minh có đoạn "Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong, gõ nó phát ra tiếng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó” điều nầy chứng tỏ mõ khắc hình cá cuộn tròn được đưa vào các chùa chiền nếu chậm nhất cũng phải vào đời nhà Minh ( 1368 -1644 ).
Với kiến thức nông cạn tôi không có tham vọng khảo cứu về chuông, trống, mõ. Vả lại, chủ đích bài viết nầy chỉ muốn trình bày khái quát công dụng chuông, trống, mõ trong chùa, trong sinh hoạt dân gian, trong chuyện cổ tích, trong văn chương, thi, phú...
Tiếng chuông, tiếng trống và mõ trong các chùa chiền không giống như tiếng chiêng, tiếng trống thúc quân ra trận, cũng không giống như tiếng trống trong câu chuyện Chinh Phụ Ngâm, Trống Trường thành lung lay bóng nguyệt…, đã khiến người chinh phụ thốt nên lời oán trách trời xanh. Nó cũng không giống như tiếng trống lệnh vua tòng quân, trống vang rền quan với quân lên đường…. trong bài hát Hòn Vọng Phu khiến nàng Tô Thị qua bao năm tháng ôm con trông đợi ngày về của chồng đã biến thành tượng đá. Nó cũng không giống như tiếng trống dùng trong pháp trường xử chém Cao Bá Quát, Ba hồi trống giục mồ cha chết. Một nhát gươm đưa bỏ mẹ đời.
Tiếng chuông, tiếng trống chiến trường khi gióng lên làm cho tâm tư con người bồi hồi lo sợ, nó như tiếng gào thét của tử thần từ cõi âm vọng về hay tiếng thúc dục khiến con người như say hơi thuốc phiện. Họ lăn xả vào tàn sát lẫn nhau.
Ngược lại tiếng trống, tiếng chuông, mõ trong các tự viện, chùa chiền làm cho tâm tư con người được thư thái, nhẹ nhỏm không lo âu sợ sệt; bởi vì khi tiếng chuông đánh lên có năng lực làm thức tỉnh, đánh động tâm linh, do đó chuông trống lớn còn được gọi là chuông trống bát-nhã. Tương truyền Hoà thượng Chí Công khởi xướng việc đúc đại hồng chung để dùng trong các tự viện và vua Lương Võ Đế đã dùng trong nghi lễ cầu nguyện cho các thần thức bị đọa trong chốn địa ngục, do đó chuông lớn còn được gọi là chuông U minh.
Chuông, trống, mõ dùng trong nghi lễ Phật giáo là những pháp khí, nhạc khí, những vật dụng trợ duyên rất đắc lực cho các các hành giả trên con đường tu học, cho các bậc tu sỉ trong công việc hoằng dương giáo pháp Phật-đà.
Trong nghi thức tụng niệm của Phật giáo, nếu chúng ta để ý quan sát, chúng ta sẽ thấy các người đang hành lễ như đang biểu diễn một màn nhạc, vị chủ lễ thường là các thầy hoặc các cô, đôi khi là cư sĩ khi buổi lễ do các nhóm đạo tràng thực hiện, các huynh trưởng đối với Gia Đình Phật Tử, những vị nầy giống như các nhạc trưởng, có nhiệm vụ điều khiển dàn nhạc, toàn thể đại chúng phía dưới nhất nhất theo lệnh của vị chủ lễ và người thủ chuông…Nếu đại chúng đều làm đúng theo nghi thức qui định, theo tôi nghĩ chúng ta cảm nhận những Phật tử đó đang biểu diễn màn hoà tấu mà nó còn giống như một điệu vũ tập thể.
Nói đến nền văn minh, văn hóa Việt Nam, theo thiển ý chắc không ít độc giả cũng đồng quan điểm với tôi là nó mang đậm dấu ấn Phật giáo. Lịch sử nước ta trải qua 4000 năm văn hiến, trong đó nền văn hóa Phật giáo đã hình thành và phát triển khoảng 2000 năm. Với thời gian dài như thế, giáo lý của Đức Phật đã ăn sâu, bám rễ và luân lưu trong dòng máu của từng người dân Việt, tạo nên một nền tảng luân lý đạo đức chi phối mọi sinh hoạt xã hội. Trong lãnh vực văn chương, chuyện cổ tích dân gian cũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó. Tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng sâu đậm cho đến nỗi có những thi sĩ không phải là Phật tử cũng thốt lên những ngôn từ rất Phật giáo.
Thi sĩ Hàn Mạc Tử, một tín đồ Ki-Tô giáo đã thốt lên câu:
Thơ tôi hương huyền diệu
Mọc lên đạo từ bi
Mọc lên đạo từ bi
Theo tôi nghĩ Đạo Từ Bi đó là ngôn từ Phật giáo vì đối với Ki tô giáo thường dùng ngôn từ Bác ái ). Ngay trong bài “Ave Maria” ca tụng bà Maria ông cũng có những ngôn từ rất đạo Phật:
Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh
Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới
Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới
Đối với thi sĩ Huy Cận trong bài thơ Trình Bày cũng không thoát khỏi ngôn từ đạo Bụt:
Mặt trời đẹp, sắc đời đua nở thắm
Tôi đã đành mang nặng nghiệp yêu đương
Tôi đã đành mang nặng nghiệp yêu đương
Hoặc:
Hỡi Thượng Đế tôi cúi đầu trả lại
Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang
Linh hồn tôi đà một kiếp đi hoang
Một số thi nhân không ở trong Phật giáo mà có những vần thơ như thế đủ chứng tỏ văn hóa Phật giáo đã là nền tảng vững chắc tạo dựng nên nền văn hóa dân tộc. Ai là người dân Việt không ít thì nhiều cũng bị ảnh hưởng. Trong nền văn hóa đó, tiếng chuông chùa đã gợi nhiều nguồn cảm hứng cho các văn, thi, nhạc sĩ. Tiếng chuông trong câu chuyện Hồn Bướm Mơ Tiên của nhà văn Khái Hưng gợi cho chúng ta cảm giác thiền vị. Tâm thiền đã hòa đồng với cảnh đẹp của thiên nhiên, ngay cả cỏ cây cũng cảm nhận được lời dạy của đức Như Lai, tâm và cảnh như trở thành một bản thể.
Trong làn không khí yên tĩnh êm đềm, tiếng chuông thong thả ngân nga như đem mùi thiền làm tăng vẻ đẹp cảnh thiên nhiên, lá cây rung động, ngọn khói thướt tha, bông lúa sột soạt như cảm tiếng gọi của Mâu-Ni muốn theo về nơi hư không tịch mịch
Tiếng Chuông Giao Thừa đó là một truyện ngắn trong tập truyện Tình Người của thầy Nhất Hạnh được sáng tác khi thầy còn là một chú điệu có đề cập đến tiếng chuông chùa trong đêm trừ tịch. Đoạn văn ấy gợi lên hình ảnh mọi người hân hoan chờ đợi giây phút thiêng liêng tống cựu nghênh tân, rước ông bà tổ tiên về chung vui ba ngày tết với mình, nhà nhà đều lên đèn, cửa mở rộng, ánh sáng chiếu qua các khung cửa xua đi vẻ âm u, đen tối của đêm ba mươi. Chuông vẫn khoan thai ngân vang từng tiếng khiến mọi vật đều trở nên ấm cúng lạ thường.
Boong, boong... Bốn phía thấp thoáng những ngọn đèn của xóm làng trở dậy cúng giao thừa. Có lẽ cửa nhà nào cũng mở rộng. Núi đồi mất hẳn vẻ hoang dại, trở nên hiền lành. Tiếng đại hồng chung oai nghiêm và ấm áp đã xua đuổi những bóng hình sợ hãi và đánh tan u tịch. Đại hồng chung vẫn khoan thai điểm từng tiếng rành rọt. Âm thanh ngân dài, ấm áp và thuần hậu...( Lá Bối Sàigòn 1964 tái bản lần thứ tư, San Jose 1989 )
Một thi sĩ khác nghe tiếng chuông chùa đã liên tưởng đến những tiếng chuông khi xưa, có lẽ lúc còn bé hằng năm tung tăng nắm tay mẹ lên chùa lễ Phật. Thời gian xưa củ lại hiện về trong ký ức, thi nhân cảm thấy mình bé nhỏ như năm tháng ngày nào.
Hằng năm tôi đi lễ chùa
Chuông vàng khánh bạc ngày xưa vẫn còn
Chân đi đếm tiếng chuông chùa
Tôi ngỡ năm tháng ngày xưa trở về
Chuông vàng khánh bạc ngày xưa vẫn còn
Chân đi đếm tiếng chuông chùa
Tôi ngỡ năm tháng ngày xưa trở về
Đối với thi sĩ Trúc Điệp nghe tiếng chuông chùa như lời cảnh tỉnh chúng sinh đừng nên đam mê dục vọng, hãy xa lìa tham, sân, si để thân tâm được thanh tịnh:
Chuông cảnh tỉnh vang lên lời kể lể
Như khuyên lơn an ủi vạn linh hồn
Khắp trần gian mà vọng lại cô thôn
Cho tất cả một cái gì linh động
Như khuyên lơn an ủi vạn linh hồn
Khắp trần gian mà vọng lại cô thôn
Cho tất cả một cái gì linh động
Trong bài thơ Chùa Hương, thi nhân Chu Mạnh Trinh cảm nhận như đang ở cảnh niết-bàn hạ giới, nào là muôn chim đang dâng hoa, cúng trái, nào từng đàn cá đang lắng nghe câu kinh tiếng kệ, tiếng chuông vang lên làm tỉnh mộng khách hồng trần khiến hành giả trở về với cái tâm thanh tịnh:
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giựt mình trong giấc mộng
Lửng lơ khe Yến cá nghe kinh
Thoảng bên tai một tiếng chày kình
Khách tang hải giựt mình trong giấc mộng
Tổ tiên chúng ta có câu: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" câu này nói lên tầm quan trọng của việc chọn bạn mà chơi, chọn nơi mà ở. Khi xưa mẹ thầy Mạnh tử phải dời chỗ ở 3 lần là vậy, tục ngữ ta cũng có câu gần chùa gọi Bụt bằng cha hoặc gần chùa gọi Bụt bằng anh do đó những người dân sống chung quanh chùa nghe những hồi chuông công phu sớm tối, nghe những câu kinh tiếng kệ không ít thì nhiều cũng ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của mình cũng gắng lo tu học hạnh lành, đi chùa lễ Phật vào những tối rằm, mùng một hoặc mười bốn, ba mươi. Những dòng thơ của hòa thượng Mãn Giác gợi lên hình ảnh đó.
Đây ngôi chùa cổ ngày hai buổi
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu
Vì vậy làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi thôn xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình
Tối đến dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân lành mọi mái tranh
Cầu nguyện dân làng sống mến yêu
Vì vậy làng tôi sống thái bình
Sớm khuya gần gũi tiếng chuông linh
Sắn khoai gạo bắp nuôi thôn xóm
Xây dựng tương lai xứ sở mình
Tối đến dân quê đón gió lành
Khắp chùa dào dạt ánh trăng thanh
Tiếng chuông thức tỉnh lan xa mãi
An ủi dân lành mọi mái tranh
Trầm đốt hương thơm bay ngạt ngào
Thôn trên xóm dưới dạ nao nao
Dân làng tắm gọi lên chùa lễ
Mười bốn, ba mươi mỗi tối nào
Mùa thu, mùa của lá vàng, mặt nước hồ thu trong veo không gợn sóng, thỉnh thoảng có làn gió thu hiu hiu thổi. Thắng hội Vu-Lan cũng nằm trong mùa nầy. Nhìn những chiếc lá lìa cành, bóng chiều dần dần buông phủ, đàn chim vẩn vơ bay về tổ ấm. Tiếng chuôngchùa đâu đây ngân nga khiến nhạc sĩ Đỗ Kim Bảng nhớ về mẹ hiền, nhớ đến gương hiếu hạnh của Bồ-tát Mục-Kiền-Liên, khiến dòng nhạc của ông tuông chảy: Đìu hiu gió, bóngchiều rơi theo lá thu. Có đàn chim bay vẩn vơ chuông chùa xa đưa huyền mơ. Mục-Kiền-Liên đứng nhìn cảnh đêm dần lan. Nhớ mẹ xót xa tâm hồn bóng mẹ biết bây giờ đâu... Rồi cũng từ đó người nhạc sĩ nầy nguyện cố noi theo gương Bồ-tát: Mục-Kiền-Liên chúng con cố nguyện noi từng bước vàng.
Đối với giờ giấc sinh hoạt trong xã hội Việt Nam khi xưa, tiếng chuông chùa ảnh hưởngcũng không nhỏ. Từ ngày có tiếng chuông tinh tấn công phu sớm tối của các thiền sư, những chú gà trống không còn có lý do để tranh công với 5 loại gia cầm khác, giờ đây có lẽ tiếng gáy của các chú vào mỗi buổi sáng chỉ còn công dụng để ve vản, tỏ tình với các cô gà mái tơ. Người dân nay nghe tiếng chuông để thức giấc chuẩn bị cho công việc đồng áng hoặc chợ búa hay thu xếp mọi việc để trở về nhà:
Gió đưa cành trúc la đà
Hồi chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Trên chùa đã dộng tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu
Hồi chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
Trên chùa đã dộng tiếng chuông
Gà Thọ Xương đã gáy, chim trên nguồn đã kêu
Hoặc:
Chiều chiều bìm bịp giao canh
Trống chùa đã đánh sao anh chưa về
Trống chùa đã đánh sao anh chưa về
Khi người dân dùng tiếng chuông chùa để định giờ giấc cho công việc làm ăn của mình, thì từ đó cũng phát sinh ra những câu chuyện cổ tích mang nội dung như những bài thuyết giảng của đức Như Lai.
Ngày xưa có một anh chàng chuyên về nghề giết lợn đem thịt ra chợ bán. Anh ta sống gần một ngôi chùa, mỗi sáng khi nghe tiếng chuông đổø anh giết lợn để kịp phiên chợ. Một hôm vị trụ trì ngôi chùa nằm mơ thấy một người đàn bà dẫn đàn con đến xin cứu mạng. Vị thiền sư liền hỏi bằng cách gì thầy có thể cứu mạng.
Người thiếu phụ nói ngày mai khi dậy tụng kinh xin thầy đừng đánh chuông thì mẹ con nàng sẽ được cứu, vị trụ trì nhận lời. Sáng hôm sau, sư cụ lẳng lặng dậy tụng kinh mà không thỉnh chuông công phu như thường lệ. Không nghe tiếng chuông báo thức nên chàng đồ tể ngủ thẳng giấc, đến khi tỉnh dậy mặt trời đã lên cao, nếu giết lợn không còn kịp thời gian của phiên chợ nữa.
Anh chàng bực mình lên chùa hỏi sư cụ sao không đánh chuông khiến anh phải lỡ dở công việc. Vị thầy kể lại giấc mơ. Anh ta liền về nhà, chạy ra chuồng lợn xem thì thấy con lợn nái mình định mổ thịt đã sinh một đàn con. Anh tự nghĩ loài súc vật cũng có linh hồn, cũng tham sống sợ chết, cũng vì con sẵn sàng hy sinh cho con thế mà lâu nay vì sinh kế anh đã giết bao nhiêu sinh mạng. Anh liền bỏ đao đồ tể, quyết chí tu hành sau nầy trở thành vị A-la-hán.
Chỗ con dao anh cắm xuống hôm sau mọc lên một loại cây, thân cây có đốt ngắn giống thân cau rừng nhưng lá giống những lưỡi dao có màu đỏ như máu, người dân nơi đây gọi tên là cây huyết dụ. Ngày xưa con dao đồ tể đã giết bao nhiêu sinh mạng, ngày nay với lá cây huyết dụ đã cứu biết bao phụ nữ bị bịnh sản hậu, ôi câu chuyện thật thâm thúy, đượm mùi đạo hạnh lắm thay.
Một câu chuyện khác liên quan đến tiếng chuông tôi được nghe mẹ kể trong thuở bé thơ. Đó là câu chuyện Con trâu vàng hồ Tây. Vào đời nhà Lý, có vị thiền sư với một túi nhỏ trên vai đi chu du khắp nơi quyên góp đồng đen để về đúc chuông. Vị thiền sư qua Tàu vào cung gặp vua Tống xin nhà vua rộng lòng bố thí cho mình một số đồng đen để đúc qủa đại hồng chung. Vua Tống hỏi cần bao nhiêu theo thủ kho mà lấy, vị thiền sư chỉ chiếc túi đeo trên vai nói cho đầy túi nầy là đủ. Không ngờ cả kho đồng của vua Tống cho vào túi cũng chưa đầy.
Khi về nước vị thiền sư liền tiến hành việc đúc chuông. Đại hồng chung đúc xong, lễ an vị và khai chuông được tổ chức rất trang nghiêm, trọng thể. Khi tiếng chuông được gióng lên thì âm thanh ngân nga, vang rền qua mãi bên Tàu khiến con trâu vàng trong kho vua tưởng tiếng mẹ gọi liền tung cửa chạy thẳng qua nước Nam. Đến hồ Tây thấy bóng mình dưới nước trâu vàng tưởng mẹ nên nhảy ùm xuống.
Tương truyền rằng nếu ai một vợ, một chồng mà sinh được 12 người con trai thì sẽ kéo được con trâu vàng. Tôi tự nghĩ tại sao lại là con trâu vàng mà không phải con vật khác, tại sao phải 12 người con trai. Theo thiển ý của tôi con trâu vàng phải chăng ẩn chứa bài pháp chăn trâu và mất trâu, 12 người con trai ám chỉ cho giáo pháp 12 nhân duyên. Nếu ai hiểu thông suốt bài pháp 12 nhân duyên sẽ phá được màn vô minh che phủ, Phật tánh sẽ được phơi bày. Kéo được trâu là mình đã tìm được bản lai diện mục của mình.
Tôi cũng tự hỏi không biết vị thiền sư nầy có phải thiền sư Nguyễn Minh Không trong sách Chùa Xưa Tích Củ mà tác giả Nguyễn Bá Lăng đề cập đến chăng. Nếu vị sư nầy đúng là thiền sư Nguyễn Minh Không thì qủa đại hồng chung này rất có thể là chuông Phả Lại, nó là một trong bốn vật báu của nước ta, ba thứ còn lại là tháp Báo Thiên của chùa Báo Thiên với đỉnh tháp toàn bằng đồng, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm với những nghệ thuật điêu khắc tuyệt vời của nền văn hoá Phật giáo thời đại Lý – Trần và cuối cùng là vạc Phổ Minh.
Phải chăng đó cũng do công trình kiến tạo của vị sư nầy. Rất tiếc ngày nay những vật thể nầy không còn nữa. Nếu có còn chăng đó là sự nuối tiếc trong lòng người dân. Điều đáng đau buồn thay khi những sản phẩm văn hoá đó đã bị một số người con hư hỏng hổ trợ, tiếp tay trong việc huỷ diệt. Nếu có còn chăng đó là sự ghi chép lại những dữ kiện trong trang sử nước nhà và sự phê phán của hậu thế. Nhằm mục đích khuyên răn con cháu tổ tiên ta có câu:
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Hoặc :
Cọp chết để da, người ta chết để tiếng
Cũng từ câu ca da tục ngữ trên cho chúng ta thấy có những dòng sông, những tác phẩmnghệ thuật, những nhân vật kèm theo các công trình, các sách lược hay các di tích văn hóa đã và đang là những điểm son trong lịch sử dân tộc, như sông Bạch Đằng với chiến công phá quân Nam Hán của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên Mông.
Sông Nhật Tảo với chiến công đốt tàu chiến Pháp của cụ Nguyễn Trung Trực...Nhưng cũng có những dòng sông tạo nên ô nhục cho dân tộc như dòng sông Gianh, sông Bến Hải. Những công trình kiến tạo nghệ thuật cũng thế. Ngày nay khi chúng ta viếng thăm Vạn Lý Trường Thành, nhìn thấy một kỳ quan của thế giới do con người tạo dựng lên.
Nhưng nó cũng một vật thể minh chứng cho hành động huỷ diệt một di sản văn hoá nhân loại bởi một chế độ bạo tàn đốt sách chôn học trò, coi mạng dân như cỏ rác. Đó chính là chứng tích nhục nhã cho những ai đã tạo dựng nên nó, giờ đây chúng ta không còn nghe tiếng chuông chùa Báo Ân, chùa Báo thiên, tiếng khánh Linh Hựu... Thiển ý của tôi có những hồi chuông, những tiếng chuông vẫn vượt không gian, thời gian tồn tại mãi, giáo lý của Đức Từ Phụ ngày nay đã được các trưởng tử Như Lai rao truyền khắp năm châu bốn biển, mang thông điệp tình thương đến cho nhân loại, đó chính là những tiếng chuông, những hồi chuông vẫn ngân vang và ngân vang mãi mãi để thức tỉnh tình người..
Quang Kính Võ Đình Ngoạn - Vườn hoa Phật giáo
Nguồn:http://vuonhoaphatgiao.com/van-hoa/phap-khi/tieng-chuong-tinh-thuc/
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
ĐẦU XUÂN LÍNH CHÚC
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
TÙ BINH CẢI TẠO- QL.VNCH
TÙ BINH CẢI TẠO- QL.VNCH
Đã thêm một sự kiện trong đời từ ngày 1 tháng 5 1975 vào nhật kí của anh ấy: TÙ BINH CẢI TẠO- QL.VNCH.
Hồi Ký đời cải tạo,
- ĐẠN NỔ TRONG TÙ CẢI TẠO LONG KHÁNH!!!
{RIVER BRIDGE KWAII OF SOUTH VIETNAM}
Huynh Mai St.8872
http://www.calameo.com/books/00057558823a02570b8cd
- VƯỢT BIỂN TRÊN ĐÓNG XƯƠNG TÀN!
Huỳnh Mai St.8872
http://en.calameo.com/books/000575588237e16375b65
Quan niệm & tư tưởng: KHÔNG BAO GIỜ HÒA HỢP- HÒA GIẢI VỚI CSBV VÀ VC.MTGPMN
— tại trại tù cộng sản: Tây Ninh- Suối Máu- Long Khánh V.v...
Hình ảnh
Hồi Ký đời cải tạo,
- ĐẠN NỔ TRONG TÙ CẢI TẠO LONG KHÁNH!!!
{RIVER BRIDGE KWAII OF SOUTH VIETNAM}
Huynh Mai St.8872
http://www.calameo.com/books/00057558823a02570b8cd
- VƯỢT BIỂN TRÊN ĐÓNG XƯƠNG TÀN!
Huỳnh Mai St.8872
http://en.calameo.com/books/000575588237e16375b65
Quan niệm & tư tưởng: KHÔNG BAO GIỜ HÒA HỢP- HÒA GIẢI VỚI CSBV VÀ VC.MTGPMN
— tại trại tù cộng sản: Tây Ninh- Suối Máu- Long Khánh V.v...
Hình ảnh
"HÒA HỢP HÒA GIẢI DÂN TỘC KHÔNG!?"
Ngày Quốc Hận 30-4-2013, Người dân trong nước lẫn nước ngoài- Cộng đồng Người Việt Quốc Gia, tỵ nạn cộng sản bớt tính gây gắt, xung đột ý thức hệ Cộng Sản & Tự Do sau 38 năm đổ nát quê hương; chia rẻ, hận thù dân tộc và trở thành mộ tổ quốc cộng sản ngoại lai mất tính dân tộc. gây nên biết bao oán hờn, hận thù ...!!!
Người ta nghĩ đến " Hòa hợp hòa giải dân tộc" là liệu pháp chữa lành bệnh chiến tranh. Nhưng không thể nào, vì Việt Nam là con bệnh trầm kha, hết thuốc trị, chỉ chờ chết, mà thôi!, không muốn từ bỏ; cố bám quyền lực và địa vị thuộc quyền Tàu Cộng, là tay sai thái thú Đảng CSVN.
Hòa hợp hòa giải dân tộc, là tự tính, sẵn có của dân tộc Việt từ ngàn xưa cùng huyết thống Lạc Hông. Nay thì không có gì phải HHHG với nhau, nếu thực tâm Đảng CSVN biết hối lỗi và đã sai lầm yêu nước là yêu CNXH VN, do Đệ Tam Quốc Tế HCM đề ra, dể đi theo chủ thuyết ngoại lai Cộng Sản Mac-Lenin.
Đảng cầm quyền độc tài CSVN hãy biết tự xử, và hành xử có trách nhiệm với lương tri dân tộc quá khổ đau và sắp bị Tàu Cộng nô lệ hóa Việt Nam, của kẻ thù truyền thống xâm- Giặc Tàu phương Bắc- và Hãy dẹp bỏ điều 4 hiến pháp- Bỏ ngay độc tài Đảng trị- tức là trao trả lại quyền tự quyết; tự chủ cho nhân dân, để người dân được quyền lập hiến, lập pháp, chọn cho mình một thể chế Tự Do- Dân Chủ có quốc tế LHQ giám sát công bằng. Không cần phải Hòa Hợp Giãi Hòa dân tộc, thì tự bản chất sinh tồn dân tộc phải kết đoàn lại với nhau, để chạy theo và đuổi kịp nền văn minh phát triển, tiến bộ thế giới..
" Hòa Hợp Hòa Giải " là kết quả Năng Lựợng của thời gian, nó được hình thành bởi Động Năng của tích lũy hành động; việc làm sai trái trong quá khứ của thời gian. Năng lượng này tồn động trong không gian và thời gian, và mãi không thay đổi hay tan biến, và luôn luôn tìm cách giải phóng năng lượng này vào thời gian, không gian thích hợp.
Có thể 38 năm sau 1975- 2013 , hành động " Giải Phóng " biến thành Động Năng " Chiếm Đóng " Tùy theo tâm thức và ý thức trách nhiệm với dân với nước của người Cộng Sản " Tự Diễn Biến Hòa Bình " đạp đổ lẫn nhau...Không thể nào lấy ' Hòa Hợp Hòa Giải " mà đánh lừa quá khứ của thời gian vì nó hàm chứa Động Năng của hành động bán nước hại dân; hèn với giặc, ác với dân của CSVN.
GIẢ TỪ VŨ KHÍ {Trường Vũ }
Kỷ niệm Quốc hận VN- 30-4-1975 - 2013
" Gãy Súng Tan Hàng "- Chiến sĩ QL.VNCH
http://youtu.be/fA4lAheatJw
Kỷ niệm Quốc hận VN- 30-4-1975 - 2013
" Gãy Súng Tan Hàng "- Chiến sĩ QL.VNCH
http://youtu.be/fA4lAheatJw
Huỳnh Mai St.8872
Đại Úy- Bộ Tổng Tham Mưu QL.VNCH
Sĩ quan Cải Tạo Miền Nam VN
{Gãy súng...Tan hàng!!! }
GÃY SÚNG ...!
Kính thưa quý niên trưởng,
Kính thưa quý huynh trưởng,
Kính thưa quý chiến hữu,
Dòng thời gian xuôi chảy và đẩy lùi dĩ vãng xa dần, nhưng ở một thời điểm nào đó ... nó lại mang dĩ vãng ngược trở về trong ký ức của chúng ta. Những ngày Xuân tha hương đã lặng lẽ qua đi ... Tháng Tư đến ... một tháng tư của máu và nước mắt từ 36 năm trước lại trở về trên bước đường lưu vong, viễn xứ ... Một trang sử tang thương của Quân-Dân-Cán-Chính VNCH nói chung, những người đã từng mang sáu chữ cao qúy "Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm" trên vai nói riêng. Dù dòng dĩ vãng trôi xa nhưng mỗi độ tháng tư đến ... những người của một thời bi hùng làm sao không gượng nén đau thương đi vào vùng ký ức sống lại giây phút bàng hoàng của từng mạch máu chực vỡ toang, uất hờn theo mỗi nhịp đập con tim, một tiếng thét vang muốn vỡ tung lồng ngực hoặc nghẹn không thốt nên lời khẽ buông tiếng thở dài xót xa xé nát cõi lòng... ngày 30/04/1975 tang thương ... "Gãy Súng" !
Khoác vào mình bộ quân phục làm Người Lính gìn giữ quê hương là chấp nhận những gì gian nan, cực khổ, hiểm nguy nhất ngay cả hy sinh tánh mạng ... Gói trọn cuộc đời trong chiếc áo trận phủ dày bởi khói lửa sa trường để bảo vệ Tổ Quốc là chấp nhận gãy súng được hiểu theo nghĩa của lính là đáp đền nợ nước. Hai mươi năm chinh chiến đã có biết bao nhiêu Người Lính VNCH gãy súng xong nợ xương máu không trở về hoặc trở về im lìm trong hòm gỗ cài hoa hay gởi lại một phần thân thể trên chiến trường ...! Nhưng lần gãy súng sau cùng là nỗi đớn đau, uất nghẹn không thốt nên lời ... Năm vị tướng lãnh cùng một số "Quân-Cán-Chính VNCH" các cấp đã bày tỏ sự uất nghẹn này bằng ly rượu độc, bằng viên đạn bắn vào đầu, vào tim, bằng những quả lựu đạn chết tập thể để bảo vệ "Danh Dự" của kẻ chinh nhân, của tập thể Quân Lực VNCH và cũng để bảo toàn "Chính Nghĩa" của lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ ; Những Người Lính còn lại không trở về bằng poncho buồn phủ kín đời anh hay khập khễnh nạng gỗ giã từ vũ khí hoặc lắng yên u buồn trên chiếc xe lăn xa rời chiến trận ... Họ trở về bằng một thể xác dật dờ với muôn ngàn mảnh vỡ của tâm hồn, trở thành một người mất nước ngay chính trên quê cha, đất mẹ ...!
Hai mươi năm nuốt vội cơm khô, gạo sấy để người dân hậu phương có bát cơm trắng thơm ngon ... Hai mươi năm uống từng ngụm nước sông hồ kinh rạch để giòng nước mát ngọt ngào trong từng mạch sống của người dân ... Hơn bảy ngàn đêm giấc ngủ chưa tròn ... Người Lính chỉ mong đem giòng máu thắm của mình dập tắt khói lửa binh đao, ước mơ một ngày nào đó chiến chinh tàn để quê hương không còn rách nát, người dân được vui sống trong cảnh thanh bình. Ngày 30/04/1975 tàn cuộc chiến ... nhưng nó không tàn như mơ ước nhỏ nhoi, hiền hòa của Người Lính ... nó tàn bằng sự tang thương trên đỉnh tang thương, sâu thẳm dưới tận đáy vực sâu của thống khổ, mỗi một mạch nước trong lòng đất mẹ đã trở thành những giòng máu đỏ tuôn chảy ngày đêm trong 36 năm, người dân đã khóc bằng máu hơn 1/3 thế kỷ ...!
Những mơ ước đơn sơ sau ngày chiến chinh tàn, trở về quê tìm tuổi thơ mất hôm nao, vui cùng ruộng nương cùng đàn trâu hay tìm thăm bạn bè đang ngủ say trong nghĩa trang buồn ... mãi mãi là mơ ước không bao giờ đến trong thiên đường cộng sản. Trả súng đạn này khi sạch nợ sông núi rồi ... ôi xót xa nghẹn trong hơi thở ! Chưa sạch nợ sông núi, súng đạn cũng chưa trả, nhưng bị gãy súng tang thương. Ngày tàn chinh chiến, Người Lính VNCH được kẻ chiến thắng "khoan hồng" bằng gông cùm, xiềng xích và "hộ tống" bằng những khẩu AK 47 sẵn sàng khạc đạn trên những chiếc xe bít bùng, lén lút lao đi vùn vụt trong màn đêm đen tang tóc hoặc bị nhét vào trong các hầm tàu chật chội không đủ không khí để thở ... đưa vào các trại tù khổ sai trên hai miền Nam Bắc, bị cưỡng bức trở thành những tử tội, bị hành hạ tra tấn độc ác, dã man bởi lũ quỷ đội lốt người mạo danh đi "Chống Mỹ cứu Nước". Sau ngày tàn chinh chiến, cha mẹ già run run còng lưng chống gậy dìu nhau lần mò ra đứng nơi đầu ngõ mỗi ngày với những dòng lệ trào tuôn, mỏi mòn hơi thở trông ngóng đứa con yêu đang chết dần mòn ở một địa ngục máu nào đó trên quê hương ; Người vợ hiền với thân xác hao gầy, thống khổ, lam lũ ôm những đứa con thơ đói khát, trông chờ ngày đoàn tụ sau "1 tháng học tập" của chồng, của cha trong thiên thu, tuyệt vọng ... Vợ con của người tù bị lũ cướp nước bóp nghẹt sự sống, thoi thóp trong lý lịch gia đình "ngụy quân, ngụy quyền", bị chiếm đoạt nhà cửa, bị "giải phóng" thêm lần nữa vào tuyệt lộ "Vùng Kinh Tế Mới" nơi rừng sâu, nước độc.
Những người tù may mắn còn sống sót trở về từ địa ngục "Trại Cải Tạo" đã bị bọn cộng sản giam lỏng trong nhà tù lớn với cái án tử to tướng "NGỤY" trong hồ sơ lý lịch. Sau thời gian dài bị giam cầm, xiềng xích, tra tấn, bỏ đói, cưỡng bức lao động ... người tù trở về bằng cái xác chết biết đi, hình hài kiệt quệ, tiều tụy, bệnh hoạn ... nay phải mang thêm bản án tử hình treo dưới sự quản chế của lũ bạo quyền địa phương. Những cái xác chết biết đi này chật vật tìm những việc làm lao động chân tay quá sức để mua lon bo-bo, củ khoai, bó rau phụ tiếp cầm hơi cho gia đình trong chính sách "hộ khẩu" bóp bao tử người dân của lũ bạo quyền đỉnh cao ngu dốt nhưng huênh hoang, ngông cuồng không ngượng mõm láo phét tự xưng là "đỉnh cao trí tuệ".
Hằng năm cứ mỗi lần tháng tư đến là cả một quá khứ tang thương, chua xót lại hiện về, trong khi Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản ở khắp nơi trên thế giới tổ chức tưởng niệm ngày "Quốc Hận", ngày đại tang của quê hương trong bầu không khí trang nghiêm, đau buồn xen lẫn lòng sôi sục căm hờn, hừng hực khí thế đấu tranh trên con đường vong quốc, thì trong nước lũ bạo quyền CSVN cướp nước lại tưng bừng tổ chức rầm rộ ngày chiến thắng "Giải phóng Miền Nam". Hơn 1/3 thế kỷ trôi qua, bọn chúng càng đào sâu thêm hố "thù hận" đối với những người thuộc chế độ VNCH, những thương phế binh VNCH chỉ còn lại tấm thân phế tàn sống lê lết trong khói xe, bụi đường vẫn còn bị đối xử tàn tệ, bị chà đạp bên lề cõi sống. Lũ cộng sản độc ác chẳng những hèn hạ trả thù người sống mà bọn chúng còn đê tiện trả thù đối với người đã chết bằng cách dã man tàn phá Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, tàn nhẫn giẫm lên những nắm xương tàn, những xác chết vô tri không còn lòng thù hận. Thế mà bọn chúng gian xảo luôn mồm lải nhải kêu gọi người Việt tị nạn cộng sản nơi hải ngoại xóa bỏ hận thù, hòa hợp, hòa giải.
_"Giải phóng, Hòa bình, Thống nhất đất nước" chỉ là những tấm bình phong của lũ CSVN dùng để che đậy sự cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, nhuộm đỏ cả quê hương, bành trướng chủ nghĩa cộng sản vô thần, khát máu theo lệnh của quan thầy Nga Sô và Trung Cộng.
_"Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc" bị lũ bạo quyền cộng sản không tim óc, xảo trá dùng làm bình phong che đậy sự cai trị độc tài, bạo tàn, dã man, khát máu và ngu dốt.
"Trại Cải Tạo" là ngôi mộ máu, lò sát sinh của lũ CSVN dùng để tắm máu, trả thù, giết dần mòn và vùi chôn Quân-Cán-Chính VNCH.
"Vùng Kinh Tế Mới" là tử địa mà lũ cộng sản dùng để đày ải, giam lỏng người dân sau khi bị "giải phóng" hết tài sản, nhà cửa.
Những từ ngữ "bọn phản động, ma cô, đĩ điếm, bám chân đế quốc ăn bơ thừa sữa cặn" đã được lũ cộng sản mặt dày gian trá, lật lọng, nham hiểm, trơ trẽn trau chuốt lại thành những viên ma túy bọc đường "Việt kiều yêu nước, khúc ruột ngàn dặm" dành cho những kẻ mê muội, loạn trí, bán rẻ lương tâm, cúi đầu nhận giặc làm cha ... những kẻ mở mắt ngủ mơ trên tấm thảm nhung đỏ nhuộm máu dân Việt trong "thiên đàng cộng sản".
Cuộc chiến VN đã bị các thế lực chính trị thế giới dàn xếp kết thúc tang thương vào năm 1975, một sự dàn xếp bất công, tàn nhẫn đối với người lính VNCH, Quân Dân Cán Chính của Miền Nam Việt Nam nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trận chiến quân sự năm 1975 đã chấm dứt hai mươi năm binh lửa trên đất nước Việt Nam trong cuộc chiến "Quốc-Cộng" còn dang dở, trang sử máu đã được lật qua ba mươi sáu năm nhưng không lắng đọng im lìm cuối đáy dĩ vãng, không rơi vào quên lãng. Ngày 30/04/1975 ngừng tiếng súng nhưng máu và nước mắt dân Việt vẫn tuôn rơi trên con đường dài 1/3 thế kỷ dưới nền hòa bình trong nô lệ bởi thảm họa cộng sản. Một cuộc chiến khi kết thúc thì được phân định rõ ràng kẻ thắng, người bại, nhưng chúng ta không thể đem chuyện thắng bại luận anh hùng ... những kẻ chiến thắng năm 1975 chẳng những đã không được xem là anh hùng mà còn bị toàn dân phỉ nhổ, kinh tởm, kết án là lũ cướp nước, là thiên cổ tội nhân trong dòng sử Việt, trái lại những người "thua cuộc" chẳng những không nhục mà còn được vinh danh là những anh hùng ngàn đời trong lòng dân tộc, những đứa con yêu quý, bất tử của quê hương mẹ Việt Nam. Cuộc chiến quân sự hai mươi năm trên quê hương Việt Nam đã trôi vào quá khứ 36 năm, nhưng nó vẫn chưa kết thúc vì quá khứ chỉ là một khúc quanh của dòng lịch sử thăng trầm xuôi chảy theo dòng thời gian bất tận của tạo hóa ; Lịch sử không có trang cuối thì ngày 30/04/1975 chỉ là một trang sử lật qua, khép lại 20 năm khói lửa, mở đầu cho sự tang thương, thống khổ của dân tộc Việt Nam bởi thảm họa cộng sản, chớ không khép lại kết thúc cuộc chiến ý thức hệ trên lằn ranh Quốc-Cộng. Sau cái ngày mà lũ CSBV trơ trẽn gọi là "giải phóng", chẳng những người dân mà ngay cả lũ tà quyền CSVN cũng biết rõ chính quyền VNCH thực sự vì dân, vì nước ... Người Lính VNCH mới thật sự là những người chiến đấu vì sự tự do của quê hương, dân tộc ... Sự thật này không thể chối cãi hay sửa đổi được.
Hai mươi năm chinh chiến, chúng ta biết sự hy sinh của Người Lính VNCH bằng những hình ảnh, tin tức chiến sự nóng bỏng gởi về từ chiến trường, những chiếc trực thăng sơn màu tang trắng, những chiếc xe tải thương hú còi inh ỏi trên đường phố, chúng ta chứng kiến và cảm nhận được sự hy sinh của Người Lính qua hình ảnh những chiếc quan tài gỗ được phủ lá quốc kỳ, những thương bệnh binh thân thể đẫm máu, quấn đầy băng trắng nơi Tổng Y Viện Cộng Hòa hoặc các Quân Y Viện ... nhưng mấy ai hiểu được Người Lính nghĩ gì khi họ âm thầm bước trong bóng đêm dưới cơn mưa tầm tả nơi rừng sâu, núi thẳm, dưới cơn nắng cháy nung người, những kinh rạch bùn lầy nước ngập cả thân mình hoặc ôm súng lạnh căm nơi tiền đồn biên giới, vọng gác hẻo lánh để canh giữ quê hương ; Ngày 30/04/1975, chúng ta biết năm vị tướng lãnh cùng một số sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ các cấp đã quyên sinh, chúng ta nhìn thấy hình ảnh trung tá CSQG Nguyễn Văn Long tự sát dưới chân bức tượng Nguời Lính TQLC ... Chúng ta cảm nhận được sự uất nghẹn, tang thương của người chiến sĩ VNCH nhưng có ai hiểu rõ được tâm trạng của họ trong giây phút "gãy súng" ; Chúng ta biết sự đau đớn từ thể xác đến tinh thần mà Người Lính VNCH phải hứng chịu trong các trại tù "cải tạo" nhưng có ai biết được sự đau thương, xót xa đó đến mức độ nào ...!
Ngày 30/04/1975, chế độ VNCH sụp đổ nhưng không bị vùi chôn.
Ngày 30/04/1975, Người Lính VNCH "gãy súng" nhưng không tan hàng.
Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ "Chính Nghĩa" của Tổ Quốc, của Hồn Thiêng Sông Núi, của Người Việt Quốc Gia vẫn còn đây, ngạo nghễ tung bay phất phới trên con đường đấu tranh ở khắp mọi nơi trên thế giới tự do.
Người Lính VNCH đem tấm thân nhỏ bé hứng chịu hằng triệu quả đạn pháo, hằng tỷ viên đạn đủ loại của khối cộng sản quốc tế được sử dụng bởi lũ CSVN trong hai mươi năm dài chinh chiến ... Người Lính VNCH vẫn hiên ngang sừng sững trước quân thù.
Người Lính VNCH bị lũ CSVN hành hạ, tra tấn chết đi sống lại bao nhiêu lần trong những năm dài nơi cuối đáy địa ngục máu "Trại Cải Tạo"... Người Lính VNCH vẫn sống.
Người Lính VNCH bị lũ giặc đê tiện, hèn hạ, dã man bóp nghẹt sự mưu sinh ngoài xã hội với con dấu tử to tướng "NGỤY" ... Người Lính VNCH vẫn sinh tồn.
Người Lính VNCH vẫn còn đây ; Dân tộc Việt Nam kiêu hùng yêu nước vẫn còn đây.
Ngày 30/04/1975 là ngày toàn dân Việt Nam tròng bản án "Tử" vào cổ đảng CSVN với ba tội danh lớn nhất "Diệt chủng, Đưa dân tộc vào địa ngục trần gian và Phản Quốc". Bản án này sẽ được thi hành trong một ngày gần đây trước "Đại Tòa Án Nhân Dân", trước bàn thờ Hồn Thiêng Sông Núi.
_Chúng tôi nhắc lại quá khứ để tiếp tục lên án, tố cáo tội ác của đảng cướp CSVN đã gây nên sự thống khổ, tang tóc cho cả dân tộc từ quốc nạn 30/04/1975, ngày mà lũ quỷ đỏ cướp nước, trơ trẽn gian trá gọi là ngày "giải phóng", ngày "cách mạnh thành công".
_Chúng tôi nhắc lại quá khứ để nói lên sự độc ác của lũ quỷ đỏ CSVN dã man sống bằng nước mắt và máu của người dân ; Lũ tội đồ CSVN chỉ biết sống hưởng thụ bằng cách dùng bạo lực cướp của người dân, cướp tài sản quốc gia, tham nhũng và bán đất nước cho quan thầy Tàu Cộng để trở thành những tên tư bản đỏ nhuộm đầy máu tanh.
_Chúng tôi nhắc và ghi lại sự thật về trang sử máu dĩ vãng, một sự thật mà lũ bạo quyền CSVN nham hiểm đã bóp méo, sửa đổi, bôi xóa để nhồi nhét vào đầu óc thế hệ trẻ những trang sử hoang đường, gian trá.
_Chúng tôi nhắc và ghi lại một biến cố tang thương của dân tộc từ đại họa "giải phóng" bởi lũ người cộng sản vô thần, khát máu, không tim óc để nhắc nhớ và lưu lại cho thế hệ hậu duệ ngày "30/04/1975" là ngày "Quốc Hận", ngày "đại tang" của dân tộc Việt Nam.
_Chúng tôi nhắc lại dĩ vãng để Tri Ân những người đã hiến dâng cuộc đời, sinh mạng, một phần thân thể bảo vệ hai chữ "Tự Do" cho Miền Nam Việt Nam. Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn người dân Miền Nam đã cùng Người Lính VNCH hứng chịu thảm họa chiến tranh do tên tội đồ Hồ Chí Minh và đảng vô thần thổ phỉ CSVN gây nên. Chúng tôi cũng xin được chia sẻ những nỗi đau mất mát tang thương của người dân trong và sau cuộc chiến bởi thảm họa cộng sản.
Chúng tôi nhắc lại dĩ vãng là để gom đau thương biến thành sức mạnh đóng góp công sức rút ngắn con đường đấu tranh giải thể, khai tử lũ bạo quyền CSVN. Bọn bạo quyền CSVN nhất định phải sụp đổ để đền tội với quê hương, dân tộc ... Ngày đó sẽ không xa và thê thảm gấp trăm ngàn lần ngày 30/04/1975.
Người Lính VNCH "gãy súng" ... quê hương bị cưỡng bức đổi chủ, thay tên ... Ba triệu người Việt sống lưu vong trên khắp thế giới ... khoảng gần một triệu người Việt ngủ yên dưới lòng biển cả, hằng ngàn người rã xác trên đường bộ vượt biên ... Thanh niên, thiếu nữ bị những kẻ "giải phóng" bán làm nô lệ lao động nơi xứ người và hằng ngàn ngàn phụ nữ Việt Nam bị lũ thú cộng sản cấu kết với bọn "dâm thương" lột trần truồng cho người nước ngoài ngắm nghía, sờ soạng chọn lựa trước khi bị bán làm nô lệ tình dục nơi đất lạ quê người ... Trên 80 triệu người dân phải nuốt nước mắt uất nghẹn, căm hờn kéo lê kiếp sống nô lệ thống khổ, thoi thóp, tang thương dưới sự cai trị độc tài, bạo tàn, khát máu của lũ người cùng màu da mang danh "giải phóng", một lũ độc ác, ươn hèn, nhu nhược bán nước và hại dân.
Người Lính VNCH Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ nhất, mái tóc còn xanh ... lần thứ 36, mái tóc bạc phơ, kẻ còn, người mất ... và còn phải tưởng niệm bao nhiêu lần "Quốc Hận" nữa trên xứ lạ, quê người hay là mãi mãi ...! Dĩ vãng tang thương của một lần "gãy súng" đã trôi xa 36 năm vào dòng thời gian ... nhưng dòng tiềm thức của Người Lính VNCH vẫn âm thầm luân chuyển quặn thắt từng cơn trong từng mạch máu, từng hơi thở, nỗi đau "gãy súng" vẫn đong đưa uất hờn theo mỗi nhịp đập của con tim hơn 1/3 thế kỷ. Khóe mắt của những người lính già xa quê hương, những "KBC" mang vết thương lòng đớn đau âm thầm trong kiếp sống vong quốc ngay chính trên quê hương ... rưng rưng những giọt xót xa, tang thương, uất nghẹn mỗi khi nói hay nghe nhắc đến hai chữ "Gãy Súng" ...!
Hai mươi năm dài chinh chiến ... Người Lính VNCH chưa hề chùn bước trong cơn bão lửa chiến tranh do tên "thiên cổ tội nhân" Hồ Chí Minh và bọn vô thần, bệnh hoạn CSBV gây nên. Người Lính VNCH đánh tan tác, giáng những trận kinh hồn trên đầu giặc, làm bạt vía quân thù trên khắp các mặt trận lớn nhỏ. Nhưng ... trận chiến năm 1975, Người Lính VNCH bị trói tay "bức tử" trở thành kẻ thua cuộc ... Người Lính VNCH không thua trên chiến trường, trên quê hương mà bị thua tại Quốc Hội Hoa Kỳ ... Người Lính VNCH không buông súng mà bị "gãy súng" vì quyền lợi của người bạn đồng minh ... Đó là nỗi đau đớn, uất nghẹn của Người Lính ... đớn đau trong tận cùng của đau đớn ... uất nghẹn trên chót vót đỉnh tang thương của uất nghẹn ...! Những ai đã từng khoác chiến y mới thấm thía nỗi uất nghẹn không thốt nên lời này ... Có người đã cắn môi đến chảy máu dồn sự uất nghẹn đó bật khỏi bờ môi như viên đạn cuối cùng bay ra khỏi nòng súng vang lên hai tiếng Đ.M ...!
Người Lính VNCH ôm nỗi "uất nghẹn" gãy súng, ray rức tâm hồn, đau đớn cõi lòng cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. 36 năm trôi qua, chưa có từ ngữ nào và cũng chưa có ai kể cả những người bị bức tử diễn tả được trọn vẹn sự "uất nghẹn" này. Người viết bài này cũng như tất cả những người một thời khoác chiến y dùng sinh mạng bảo vệ hai chữ "Tự Do" cho Miền Nam Việt Nam, ngẩng cao đầu nói một câu "Người Lính VNCH bị bức tử gãy súng chớ không hèn nhát buông súng xuôi tay trở thành kẻ thua cuộc".
Trân trọng kính chào.
Tưởng Niệm Quốc Hận lần thứ 36.
"Mũ Đen" Hoàng Nhật Thơ.
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
NGHĨA TRANG BUỒN! Trên Đỉnh Thiên Thu… Thu!!
NGHĨA TRANG BUỒN! Trên Đỉnh Thiên Thu… Thu!!
Thơ,
NGHĨA TRANG BUỒN!
Trên Đỉnh Thiên Thu…
Huỳnh Mai St.8872
Dạ Lệ Huỳnh
Trở gót thu về trên đỉnh thiên thu!
Nghĩa Trang Biên Hòa phủ đám sương mù,
Tiếng thu thổn thức hàng cây nghĩa địa,
Xoa nỗi đau thương theo vết hận thù,
Mưa thu nhỏ lệ khóc người nằm xuống,
Kiếp đời quên lãng nơi chốn hoang vu,
Mồ hoang cỏ dại hoang tàn hương khói,
Tình đời bỏ mặc theo tiếng gió ru,
Hồn thu gởi trọn quê hương vĩnh biệt,
Tan hồn chiến sĩ vào cõi sương mù!!!
Tượng Đài Thương Tiếc,
Thức giấc nữa đêm oan hồn tử sĩ!
Hồn thiêng hóa đá tượng đài tiếc-thương,
Gác súng nhìn trăng thương quê tan tác
Đổ nát tượng đài chiến sĩ Trận Vong
Anh năm xuống cho phận đời quên lãng,
Canh thu chày ru giấc ngủ quê hương,
Tiếng dế buồn thở than cùng vận nước
Tượng hồn chiến sĩ đổ ngả quê hương,
Nhìn đời ngược mắt, Đất trời điên đảo,
Trăng sao hổn loạn còn gì nước-non!!!
Tam Quan Đền thiêng Tử Sỉ!
Tam Quan dẩn lối đền thiêng Tử sĩ
Cỏ hoang rêu bám ngại lòng lữ khách,
Âm-u hoang phế.khói hương lạnh lòng,
Dậu đổ bìm leo cũng tại… lòng ngươi,
Nỗi buồn nhân thế thu buồn chất ngất,
Còn lại gì nhau đất nước tình người,
Hồn thiêng sông núi tụ hồn tử sĩ,
Bốn vùng chiến thuật hồn nước là đây,
Đền thiêng tử sĩ khí hùng dân tộc,
Khí phách anh linh chiến Sĩ VNCH!!!
Nghĩa Dũng Đài,
Hai hàng lệ đổ mờ trong khói hương!
Hiển lòng chiến sĩ vẫn thấy thương thương,
Bao nhiêu xác lá thu tàn Đài Nghĩa Dũng,
Bốc cao hào khí chốn ra sa trường,
Tôi đến thăm anh vực hồn chiến sĩ,
Cho tôi thêm chút khí kiên cường,
Bao năm tù tội trở về thăm anh,
Lòng thành chiến hữu hương nguyện ước thầm,
Non nước lòng dân trời cao thấu hiểu,
Cho lòng chiến sĩ chết vì Tự-Do,
Gươm thiêng gảy cụt, khăn tang rêu mốc,
Làm sao ráo lệ quắn vành khăn tang,
Tổ quốc tôi ơi thôi đừng than khóc!
Trách chi con người phản quốc vong thân,
Khăn tang ngang đầu vung cây kiếm cụt!
Lời thề Quyết Tử-Tổ quốc Quyết Sinh!!!
Huỳnh Mai
{Thu buồn trên Đỉnh Thiên Thu}
Xin mời đọc tiếp theo liên kết:
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2011/10/tap-thoque-huong-tan-chinh-chien-phan_2614.html
Chiến tranh và goá phụ
Cập nhật 15/04/2013.
Hai phụ nữ Việt Nam tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975
Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa con côi cút bị mất cha, lìa mẹ. Có người tiếp tục bước thêm bước nữa để tìm hạnh phúc mới, nhưng nhiều người đã ôm con, thờ chồng, sống cuộc đời phòng không, chiếc bóng từ khi tóc hãy còn xanh.
Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ.
Những nỗi buồn câm lặng
Trong chương trình hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin gởi đến quý thính giả hình ảnh của những goá phụ đáng kính mà chiếc bóng cô đơn của họ đã ẩn sâu sau những bức tường của những căn nhà hiu quạnh với những nỗi buồn câm lặng, chịu đựng một cách can trường.
Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt cách đây 38 năm, nhà cửa đã mọc lên thay cho những hố bom. Những cánh đồng hoang lúa đã trổ bông. Cây đã nở hoa. Rừng xanh bao lần thay lá. Nhưng vết thương lòng của nhiều thế hệ vẫn còn rỉ máu. Lòng người vẫn chia cắt, ý thức hệ vẫn còn là một hố sâu ngăn cách chưa thể hàn gắn. Người dân trong nước vẫn chưa có cuộc sống bình yên, chưa tìm được tự do, hạnh phúc thật sự.
Đã có rất nhiều tài liệu, sách vở viết về "Cuộc chiến Việt Nam”.Tất cả đều cho rằng đây là cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu và đầy nước mắt. Nhưng con số thương vong chính xác vẫn chưa thống kê một cách đầy đủ. Theo Tổ chức Vietnam Agent Orange Relief & Resposibility Campain có trụ sở tại New York cung cấp thì có khoảng 4 triệu người Việt Nam của hai bên đã thiệt mạng, bị thương, hoặc mất tích trong giai đoạn 1965-1975. Riêng quân đội Hoa Kỳ đã có 58,151 người hy sinh trên chiến trường miền Nam Việt Nam. (*)
Chỉ riêng tại Miền Nam đã có 800.000 trẻ em mồ côi. Hàng triệu goá phụ và ít nhất 10 triệu người trở thành vô gia cư (**).
Những câu chuyện về cuộc đời của những goá phụ là những nỗi thống khổ và sự mất mát của họ đã vượt qua không gian và thời gian. Làm thế nào họ thích ứng sau đó và bây giờ? Làm thế nào họ được an ủi, hỗ trợ, hoặc những gì họ đã cố gắng tìm kiếm để tạo dựng lại cuộc sống, tìm cho mình và các con một tương lai hạnh phúc mới. Tất cả điều đó đã được khám phá trong những câu chuyện bi thảm dần dần được hé mở. Những bi kịch, đổ vỡ trong trái tim và cuộc đời họ rất thầm lặng như một mạch nước ngầm thấm sâu trong lòng đất.
Sau năm 1975, cộng sản đã đưa hơn 1 triệu dân quân cán chính VNCH đi học tập cải tạo. Có người đã được trở về sum họp gia đình. Nhưng có 165.000 người đã chết trong nhà tù cộng sản. (***) Miền Nam lại có thêm những goá phụ với cõi lòng tan nát. Tôi được tiếp xúc với bà Trần Thanh Minh, người goá phụ có chồng là Giảng Viên Tâm Lý Chiến tại trường Võ Bị Đà Lạt, bị cộng sản bắt giam và ông đã chết trong tù. Bà một mình phải nuôi bốn đứa con nhỏ, cháu lớn nhất mới vừa 6 tuổi và cháu nhỏ nhất mới vài tháng tuổi. Bà đã kể lại hoàn cảnh của mẹ con bà sau cái chết của chồng:
“Ông xã tôi ra đi lúc đó tôi mới có 35 tuổi. Nhưng mà sau 20 năm ở lại với bao nhiêu những đau khổ, vật lộn với miếng ăn. Tôi đã đi bán bánh tôm, bánh cuốn ở Hồ Con Rùa. Tôi đã đi chạy thuốc tây. Tôi đã bán quà cho học trò ở trong những căng-tin trong trường. Có thể nói rằng ai sai cái gì làm cái đó. Mình làm hết cái khả năng của mình cũng không đủ nuôi con. Cho nên cái mong ước lúc bấy giờ, tôi chỉ cầu xin làm sao cho các con tôi đủ ăn, sống một cuộc đời không phải đói rét.”
Trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù” bà đã viết “Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….” Bà đã kể thảm cảnh chết đói của chồng khi đi học tập cải tạo tại Miền Bắc với tâm trạng bồi hồi và xúc động:
“Cô Phong Thu biết tù cải tạo không tức là họ đưa đi vào rừng vào núi để làm một cái nhà tù lớn để ở trong đó lao động cuốc đất, trồng cây. Nhưng mà hơn một năm trời không có tin tức gì hết. Sau đó là nhà nước cho đi thăm nuôi. Nhưng tôi không được may mắn hơn mọi người. Khi ở trong Nam là còn được đi thăm. Nhưng khi họ chuyển nhà tôi đi ra Bắc. Tôi ra tới chỗ mới biết chồng tôi đã chết ở Vinh, Nghệ Tĩnh. Theo lời các anh kể lại là lúc bấy giờ không có ăn phải ăn lá cây chín ngày, không thuốc men là phải chết thôi. Tôi nghĩ là không thể nào quên được hết cái cảm giác trước khi tôi gục xuống thì tôi thấy như là có vật gì nó đập vào tôi, tối đen và có ánh sáng li ti phát ra. Tôi ngất đi.”
Khi tôi hỏi bà suy nghĩ gì về cuộc chiến đã qua và bà có ý kiến gì với chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Bà chỉ buồn bã nói:
“Chuyện đã qua thì tôi không có chính trị cho nên tôi cũng chẳng có ý kiến gì nhưng tôi không đồng ý với những chính sách mới là tại sao cứ phải làm khổ nhau? Tại sao không dùng những chất xám, những bộ óc siêu việt để mà xây dựng lại đàng này lại đem người ta vào rừng sâu, nước độc rồi để cho người ta đói khát chết dần, chết mòn. Rồi để cho vợ con người ta khổ sở đi kinh tế mới. Không có một gia đình nào tôi thấy trọn vẹn hết. Người ta cố đi tìm tự do. Tại sao người ta phải đi tìm? Vì người ta khổ quá. Người ta không có ăn. Sống không được nói. Lúc nào cũng bị kiềm kẹp, lúc nào cũng lo sợ. Thành ra chính tôi đã dẫn những đứa con tôi đi vượt biên.”
Bà đã đưa các con đi vượt biên 20 lần nhưng không thoát và phải đi tù nhiều lần. Trong nhà tù đói khát và hết sức khủng khiếp mà cho đến nay đã mấy chục năm bà vẫn không bao giờ quên.
Vết thương lòng còn mãi
Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả cuốn Grief Denied - A Vietnam Widow's Story. Photo courtesy of griefdenied.com
Ngay cả trong lòng xã hội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 40 năm nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thực sự kết thúc.
Tôi có dịp trao đổi với Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả quyển sách nổi tiếng “Nỗi Buồn bị Từ Chối- Câu chuyện về người goá phụ trong chiến tranh Việt Nam.” Grief Denied - A Vietnam Widow's Story). Bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện cảm động về cuộc đời bà:
“Chồng tôi tên là Sgt. Howard E. Querry chết trong cuộc tấn công Mini- Tết vào ngày 10 tháng 5 năm 1968. Đó là tuần lễ mà nhiều người lính Mỹ tử trận nhiều nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Lúc đó, tôi mới 22 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng được 7 tháng. Đơn vị anh đến gõ cửa và báo cho tôi biết chồng tôi đã hy sinh tại một thành phố gần Sài Gòn. Thi hài anh được đưa trở lại Hoa Kỳ hai tuần sau đó. Họ không cho tôi được mở nắp quan tài để nhìn anh một lần sau cùng. Thật khó khăn biết bao khi tôi chôn cất anh mà không được nhìn thấy thi thể của anh. Chúng tôi đã làm lễ chôn cất anh tại nhà thờ mà cách đây một năm chúng tôi đã làm lễ cưới tại đây. Chúng tôi cưới nhau vào tháng 9 năm 1967, anh hy sinh vào tháng 5 năm 1968, con gái tôi được sinh ra vào tháng 7 năm 1968.”
Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp và có một địa vị xã hội cao, nhưng bà Pauline đã không tái giá. Bà sống một mình nuôi con với sự an ủi, trợ giúp của cha mẹ và gia đình. Trái tim bà không còn rung động lần thứ hai vì cảm xúc yêu thương đã chết từ khi chiếc quan tài của người chồng thân yêu chôn sâu trong lòng đất. Bà đã bị bịnh trầm cảm nhiều năm bởi nỗi buồn của bà không được lộ ra ngoài, không có ai chia sẻ. Bà nói:
“Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ hai. Trái tim tôi đã tan vỡ và không bao giờ còn chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi. Tôi cũng có quen một vài người đàn ông sau này nhưng chưa ai làm cho tôi rung động và dẫn đến quyết định kết hôn và chung sống với họ. Không bao giờ tôi tìm được người đàn ông nào tuyệt vời như chồng tôi. Và anh cũng yêu tôi biết bao. Tôi sống chung với một vài người bạn gái nhưng chưa bao giờ chung sống với bất cứ người đàn ông nào.”
Sau đó, bà đã viết sách để bày tỏ nỗi lòng của mình. Đó là giải pháp để bà tự chữa lành vết thương, giải thoát cho bà ra khỏi sự im lặng, nỗi buồn dai dẳng và bà đã nhiều lần có ý định tự sát. Bà tâm sự:
“Tôi đã bỏ ra 10 năm để viết quyển sách (Grief Denied-A Vietnam Widow's Story - Nỗi Buồn Bị Từ Chối - Câu chuyện của một goá phụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam”).Tôi bắt đầu viết khi tôi rơi vào trạng thái đau khổ, buồn chán và muốn tự sát. Tôi không thể tự kết liễu đời mình vì tôi còn nghĩ đến con gái của tôi. Quyển sách của tôi đang bán tại website: http://www.griefdenied.com. Nó cũng bán trên Amazon.com.
Nội dung quyển sách nói về chuyện tại sao tôi im lặng, chịu đựng suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, và tôi muốn nói cho mọi người hiểu những đau khổ của những người phụ nữ có chồng là một người lính Mỹ đã tử trận. Tôi cũng muốn nói cho mọi người biết làm thế nào để tự chữa lành vết thương trong trái tim mình. Phần sau cùng của quyển sách là niềm vui của tôi khi Alexis Monhoff, đứa cháu trai đầu tiên của tôi ra đời.”
Còn nỗi lòng của bà Trần Thanh Minh thì sao? Bà đang mơ ước những gì vào cuối cuộc đời sau biết bao bể dâu, cay đắng? Bà đã viết rằng “Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ” (Trích trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù của bà Trần Thanh Minh). Bà tâm sự:
“Những người Mỹ nhân đạo đã đưa mẹ con tôi qua đây theo diện HO. Gia đình có người chết trong trại cải tạo thì họ cho tôi đi. Mẹ con chúng tôi qua đây được mười mấy năm. Cuộc sống rất là ổn định. Các cháu học hành thành tài, có gia đình hạnh phúc. Lúc này, tôi chẳng còn mơ ước gì hơn là mình sẵn sàng ra đi. Cũng hy vọng là ra đi để được đoàn tụ với người chồng mà tôi chỉ được chung sống có năm năm. Đó là nguyện ước cuối cùng của tôi. Tại vì sống ở trên đời này, mình không tìm thêm được một nửa người của mình nữa thành ra mình hy vọng nếu có thế giới bên kia thì mình sẽ được gặp lại phải không cô Phong Thu.”
Tôi cũng hỏi bà Pauline về niềm hy vọng cho những goá phụ Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt nam, bà Pauline không nói gì về thù hận. Bằng một tấm lòng đầy vị tha và đầy tình người. Bà nói:
“Tôi rất đau buồn cho người Mỹ cũng như người Việt Nam về những gì đã diễn ra. Bởi vì người Mỹ không có ai nói về cuộc chiến tranh Việt Nam cho nên vết thương lòng không thể hàn gắn lại được. Hãy tiếp tục tự chữa lành những vết thương lòng và hãy tha thứ, quên đi những bi kịch đau buồn của cuộc chiến tranh đó. Vì nó đã gây ra đau thương cho rất nhiều người, cả người Mỹ và người Việt Nam.”
Người chết là hết. Họ trở về với cát bụi. Nhưng người còn sống luôn khắc khoải, sống trong nỗi tuyệt vọng, nhung nhớ và đón nhận mọi giông bão của cuộc đời.
Xin dành một vòng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những người mẹ, những người vợ đã hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và nuôi các con khôn lớn. Tình yêu của họ là một viên ngọc quý báu để người đời suy gẫm và biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có trong tay./.
Tài liệu tham khảo:
(*) http://www.VN-AgentOrange.org • info@vn-agentorange.org
.(**) http://25thaviation.org/facts/id795.htm.
(***) http://www.historylearningsite.co.uk...oat_people.htm
Những tài liệu liên quan:
Chiến tranh Việt Nam, © 1996 bởi Paul Shannon. Với một số cập nhật. Tháng 4 năm 2000.
Ngô Vĩnh Long, trong "Triển vọng Việt Nam," Bách khoa toàn thư của chiến tranh Việt Nam, ed. Stanley Kutler (New York: Scribner, 1996)
Vietnam Agent Orange Relief& Responsibility Campaign • P.O. Box 303 Prince Station, New York, NY 10009 )/Thu Phong/RFA
Cập nhật 15/04/2013.
Hai phụ nữ Việt Nam tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975
Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa con côi cút bị mất cha, lìa mẹ. Có người tiếp tục bước thêm bước nữa để tìm hạnh phúc mới, nhưng nhiều người đã ôm con, thờ chồng, sống cuộc đời phòng không, chiếc bóng từ khi tóc hãy còn xanh.
Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ.
Những nỗi buồn câm lặng
Trong chương trình hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin gởi đến quý thính giả hình ảnh của những goá phụ đáng kính mà chiếc bóng cô đơn của họ đã ẩn sâu sau những bức tường của những căn nhà hiu quạnh với những nỗi buồn câm lặng, chịu đựng một cách can trường.
Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt cách đây 38 năm, nhà cửa đã mọc lên thay cho những hố bom. Những cánh đồng hoang lúa đã trổ bông. Cây đã nở hoa. Rừng xanh bao lần thay lá. Nhưng vết thương lòng của nhiều thế hệ vẫn còn rỉ máu. Lòng người vẫn chia cắt, ý thức hệ vẫn còn là một hố sâu ngăn cách chưa thể hàn gắn. Người dân trong nước vẫn chưa có cuộc sống bình yên, chưa tìm được tự do, hạnh phúc thật sự.
Đã có rất nhiều tài liệu, sách vở viết về "Cuộc chiến Việt Nam”.Tất cả đều cho rằng đây là cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu và đầy nước mắt. Nhưng con số thương vong chính xác vẫn chưa thống kê một cách đầy đủ. Theo Tổ chức Vietnam Agent Orange Relief & Resposibility Campain có trụ sở tại New York cung cấp thì có khoảng 4 triệu người Việt Nam của hai bên đã thiệt mạng, bị thương, hoặc mất tích trong giai đoạn 1965-1975. Riêng quân đội Hoa Kỳ đã có 58,151 người hy sinh trên chiến trường miền Nam Việt Nam. (*)
Chỉ riêng tại Miền Nam đã có 800.000 trẻ em mồ côi. Hàng triệu goá phụ và ít nhất 10 triệu người trở thành vô gia cư (**).
Những câu chuyện về cuộc đời của những goá phụ là những nỗi thống khổ và sự mất mát của họ đã vượt qua không gian và thời gian. Làm thế nào họ thích ứng sau đó và bây giờ? Làm thế nào họ được an ủi, hỗ trợ, hoặc những gì họ đã cố gắng tìm kiếm để tạo dựng lại cuộc sống, tìm cho mình và các con một tương lai hạnh phúc mới. Tất cả điều đó đã được khám phá trong những câu chuyện bi thảm dần dần được hé mở. Những bi kịch, đổ vỡ trong trái tim và cuộc đời họ rất thầm lặng như một mạch nước ngầm thấm sâu trong lòng đất.
Sau năm 1975, cộng sản đã đưa hơn 1 triệu dân quân cán chính VNCH đi học tập cải tạo. Có người đã được trở về sum họp gia đình. Nhưng có 165.000 người đã chết trong nhà tù cộng sản. (***) Miền Nam lại có thêm những goá phụ với cõi lòng tan nát. Tôi được tiếp xúc với bà Trần Thanh Minh, người goá phụ có chồng là Giảng Viên Tâm Lý Chiến tại trường Võ Bị Đà Lạt, bị cộng sản bắt giam và ông đã chết trong tù. Bà một mình phải nuôi bốn đứa con nhỏ, cháu lớn nhất mới vừa 6 tuổi và cháu nhỏ nhất mới vài tháng tuổi. Bà đã kể lại hoàn cảnh của mẹ con bà sau cái chết của chồng:
“Ông xã tôi ra đi lúc đó tôi mới có 35 tuổi. Nhưng mà sau 20 năm ở lại với bao nhiêu những đau khổ, vật lộn với miếng ăn. Tôi đã đi bán bánh tôm, bánh cuốn ở Hồ Con Rùa. Tôi đã đi chạy thuốc tây. Tôi đã bán quà cho học trò ở trong những căng-tin trong trường. Có thể nói rằng ai sai cái gì làm cái đó. Mình làm hết cái khả năng của mình cũng không đủ nuôi con. Cho nên cái mong ước lúc bấy giờ, tôi chỉ cầu xin làm sao cho các con tôi đủ ăn, sống một cuộc đời không phải đói rét.”
Trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù” bà đã viết “Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….” Bà đã kể thảm cảnh chết đói của chồng khi đi học tập cải tạo tại Miền Bắc với tâm trạng bồi hồi và xúc động:
“Cô Phong Thu biết tù cải tạo không tức là họ đưa đi vào rừng vào núi để làm một cái nhà tù lớn để ở trong đó lao động cuốc đất, trồng cây. Nhưng mà hơn một năm trời không có tin tức gì hết. Sau đó là nhà nước cho đi thăm nuôi. Nhưng tôi không được may mắn hơn mọi người. Khi ở trong Nam là còn được đi thăm. Nhưng khi họ chuyển nhà tôi đi ra Bắc. Tôi ra tới chỗ mới biết chồng tôi đã chết ở Vinh, Nghệ Tĩnh. Theo lời các anh kể lại là lúc bấy giờ không có ăn phải ăn lá cây chín ngày, không thuốc men là phải chết thôi. Tôi nghĩ là không thể nào quên được hết cái cảm giác trước khi tôi gục xuống thì tôi thấy như là có vật gì nó đập vào tôi, tối đen và có ánh sáng li ti phát ra. Tôi ngất đi.”
Khi tôi hỏi bà suy nghĩ gì về cuộc chiến đã qua và bà có ý kiến gì với chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Bà chỉ buồn bã nói:
“Chuyện đã qua thì tôi không có chính trị cho nên tôi cũng chẳng có ý kiến gì nhưng tôi không đồng ý với những chính sách mới là tại sao cứ phải làm khổ nhau? Tại sao không dùng những chất xám, những bộ óc siêu việt để mà xây dựng lại đàng này lại đem người ta vào rừng sâu, nước độc rồi để cho người ta đói khát chết dần, chết mòn. Rồi để cho vợ con người ta khổ sở đi kinh tế mới. Không có một gia đình nào tôi thấy trọn vẹn hết. Người ta cố đi tìm tự do. Tại sao người ta phải đi tìm? Vì người ta khổ quá. Người ta không có ăn. Sống không được nói. Lúc nào cũng bị kiềm kẹp, lúc nào cũng lo sợ. Thành ra chính tôi đã dẫn những đứa con tôi đi vượt biên.”
Bà đã đưa các con đi vượt biên 20 lần nhưng không thoát và phải đi tù nhiều lần. Trong nhà tù đói khát và hết sức khủng khiếp mà cho đến nay đã mấy chục năm bà vẫn không bao giờ quên.
Vết thương lòng còn mãi
Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả cuốn Grief Denied - A Vietnam Widow's Story. Photo courtesy of griefdenied.com
Ngay cả trong lòng xã hội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 40 năm nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thực sự kết thúc.
Tôi có dịp trao đổi với Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả quyển sách nổi tiếng “Nỗi Buồn bị Từ Chối- Câu chuyện về người goá phụ trong chiến tranh Việt Nam.” Grief Denied - A Vietnam Widow's Story). Bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện cảm động về cuộc đời bà:
“Chồng tôi tên là Sgt. Howard E. Querry chết trong cuộc tấn công Mini- Tết vào ngày 10 tháng 5 năm 1968. Đó là tuần lễ mà nhiều người lính Mỹ tử trận nhiều nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Lúc đó, tôi mới 22 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng được 7 tháng. Đơn vị anh đến gõ cửa và báo cho tôi biết chồng tôi đã hy sinh tại một thành phố gần Sài Gòn. Thi hài anh được đưa trở lại Hoa Kỳ hai tuần sau đó. Họ không cho tôi được mở nắp quan tài để nhìn anh một lần sau cùng. Thật khó khăn biết bao khi tôi chôn cất anh mà không được nhìn thấy thi thể của anh. Chúng tôi đã làm lễ chôn cất anh tại nhà thờ mà cách đây một năm chúng tôi đã làm lễ cưới tại đây. Chúng tôi cưới nhau vào tháng 9 năm 1967, anh hy sinh vào tháng 5 năm 1968, con gái tôi được sinh ra vào tháng 7 năm 1968.”
Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp và có một địa vị xã hội cao, nhưng bà Pauline đã không tái giá. Bà sống một mình nuôi con với sự an ủi, trợ giúp của cha mẹ và gia đình. Trái tim bà không còn rung động lần thứ hai vì cảm xúc yêu thương đã chết từ khi chiếc quan tài của người chồng thân yêu chôn sâu trong lòng đất. Bà đã bị bịnh trầm cảm nhiều năm bởi nỗi buồn của bà không được lộ ra ngoài, không có ai chia sẻ. Bà nói:
“Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ hai. Trái tim tôi đã tan vỡ và không bao giờ còn chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi. Tôi cũng có quen một vài người đàn ông sau này nhưng chưa ai làm cho tôi rung động và dẫn đến quyết định kết hôn và chung sống với họ. Không bao giờ tôi tìm được người đàn ông nào tuyệt vời như chồng tôi. Và anh cũng yêu tôi biết bao. Tôi sống chung với một vài người bạn gái nhưng chưa bao giờ chung sống với bất cứ người đàn ông nào.”
Sau đó, bà đã viết sách để bày tỏ nỗi lòng của mình. Đó là giải pháp để bà tự chữa lành vết thương, giải thoát cho bà ra khỏi sự im lặng, nỗi buồn dai dẳng và bà đã nhiều lần có ý định tự sát. Bà tâm sự:
“Tôi đã bỏ ra 10 năm để viết quyển sách (Grief Denied-A Vietnam Widow's Story - Nỗi Buồn Bị Từ Chối - Câu chuyện của một goá phụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam”).Tôi bắt đầu viết khi tôi rơi vào trạng thái đau khổ, buồn chán và muốn tự sát. Tôi không thể tự kết liễu đời mình vì tôi còn nghĩ đến con gái của tôi. Quyển sách của tôi đang bán tại website: http://www.griefdenied.com. Nó cũng bán trên Amazon.com.
Nội dung quyển sách nói về chuyện tại sao tôi im lặng, chịu đựng suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, và tôi muốn nói cho mọi người hiểu những đau khổ của những người phụ nữ có chồng là một người lính Mỹ đã tử trận. Tôi cũng muốn nói cho mọi người biết làm thế nào để tự chữa lành vết thương trong trái tim mình. Phần sau cùng của quyển sách là niềm vui của tôi khi Alexis Monhoff, đứa cháu trai đầu tiên của tôi ra đời.”
Còn nỗi lòng của bà Trần Thanh Minh thì sao? Bà đang mơ ước những gì vào cuối cuộc đời sau biết bao bể dâu, cay đắng? Bà đã viết rằng “Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ” (Trích trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù của bà Trần Thanh Minh). Bà tâm sự:
“Những người Mỹ nhân đạo đã đưa mẹ con tôi qua đây theo diện HO. Gia đình có người chết trong trại cải tạo thì họ cho tôi đi. Mẹ con chúng tôi qua đây được mười mấy năm. Cuộc sống rất là ổn định. Các cháu học hành thành tài, có gia đình hạnh phúc. Lúc này, tôi chẳng còn mơ ước gì hơn là mình sẵn sàng ra đi. Cũng hy vọng là ra đi để được đoàn tụ với người chồng mà tôi chỉ được chung sống có năm năm. Đó là nguyện ước cuối cùng của tôi. Tại vì sống ở trên đời này, mình không tìm thêm được một nửa người của mình nữa thành ra mình hy vọng nếu có thế giới bên kia thì mình sẽ được gặp lại phải không cô Phong Thu.”
Tôi cũng hỏi bà Pauline về niềm hy vọng cho những goá phụ Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt nam, bà Pauline không nói gì về thù hận. Bằng một tấm lòng đầy vị tha và đầy tình người. Bà nói:
“Tôi rất đau buồn cho người Mỹ cũng như người Việt Nam về những gì đã diễn ra. Bởi vì người Mỹ không có ai nói về cuộc chiến tranh Việt Nam cho nên vết thương lòng không thể hàn gắn lại được. Hãy tiếp tục tự chữa lành những vết thương lòng và hãy tha thứ, quên đi những bi kịch đau buồn của cuộc chiến tranh đó. Vì nó đã gây ra đau thương cho rất nhiều người, cả người Mỹ và người Việt Nam.”
Người chết là hết. Họ trở về với cát bụi. Nhưng người còn sống luôn khắc khoải, sống trong nỗi tuyệt vọng, nhung nhớ và đón nhận mọi giông bão của cuộc đời.
Xin dành một vòng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những người mẹ, những người vợ đã hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và nuôi các con khôn lớn. Tình yêu của họ là một viên ngọc quý báu để người đời suy gẫm và biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có trong tay./.
Tài liệu tham khảo:
(*) http://www.VN-AgentOrange.org • info@vn-agentorange.org
.(**) http://25thaviation.org/facts/id795.htm.
(***) http://www.historylearningsite.co.uk...oat_people.htm
Những tài liệu liên quan:
Chiến tranh Việt Nam, © 1996 bởi Paul Shannon. Với một số cập nhật. Tháng 4 năm 2000.
Ngô Vĩnh Long, trong "Triển vọng Việt Nam," Bách khoa toàn thư của chiến tranh Việt Nam, ed. Stanley Kutler (New York: Scribner, 1996)
Vietnam Agent Orange Relief& Responsibility Campaign • P.O. Box 303 Prince Station, New York, NY 10009 )/Thu Phong/RFA
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=21443
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)