Công nhân đô thị đang sắp xếp các chậu hoa trang trí nhân 72 năm quốc khánh hôm 31/8/2017 ở một công viên tại Hà Nội
AFP
Khi nào thì một dân tộc xem như đã mất nước?
Khi độc lập về chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ lãnh hải bị xâm phạm
thường xuyên mà nhà cầm quyền của nước đó chả dám phản ứng gì.
Khi những người lãnh đạo cao nhất quỵ lụy, coi kẻ thù là thầy, là bạn, còn nhân dân lả kẻ thù.
Khi các quan chức từ trên xuống dưới bắt tay hợp tác với giặc, mở
toang cửa cho giặc vào thuê đất dài hạn khắp nơi từ Nam ra Bắc, rước
giặc vào nhà làm ăn, xả rác, gây ô nhiễm môi trường và gây ra đủ mọi tác
hại lâu dài cho đất nước, dân tộc.
Khi các quan chức từ trên xuống dưới chỉ biết chạy theo chức tước và
tiền, chỉ biết vơ vét, chụp giựt cho đầy túi tham, bất chấp hậu quả gây
ra cho đất nước, nhân dân.
Khi người dân chỉ biết chịu đựng, và chỉ biết lo làm ăn để vun vén
cho bản thân và gia đình, chuyện chính trị, chuyện lớn đã có nhà nước
lo, chính phủ lo.
Khi những người có tài có tâm thật sự với nước với dân thì không được
sử dụng hoặc tệ hơn, bị xách nhiễu, tống giam vào tù với những bản án
bất công, man rợ chỉ vì dám lên tiếng nói sự thật, còn những kẻ bất tài,
cơ hội, bán nước buôn dân thì lại chiếm lấy những chỗ ngồi cao nhất để
tiếp tục vơ vét và phá hoại.
Khi trí thức, nghệ sĩ cũng chỉ lo kèn cựa nhau cái danh hão, cái bổng
lộc, hoặc khúm núm xum xoe dùng ngòi bút, tiếng hát, nét vẽ…để phục vụ
nhà cầm quyền, còn giới trẻ thì mãi ăn chơi, hưởng thụ, khóc cười với
những “thần tượng” showbiz, bóng đá hay chuyện đời tư của giới biểu
diễn…
Khi nỗi đau về mọi chuyện bất công, phi lý, trái tai gai mắt xảy ra
hàng ngày chỉ còn đủ sức làm cho người ta xúc động trong giây lát rồi
quên; khi nỗi nhục đất nước bị tụt hậu, thua kém xa các nước khác, hình
ảnh đất nước cho tới người dân trong mắt thế giới chỉ toàn là tiêu cực,
xấu xa, nhưng cũng chỉ đủ làm cho người ta phẫn nộ, tủi hổ trong giây
lát rồi quên…
Khi đối với tất cả, Tổ Quốc không còn là giang sơn phải gìn giữ nâng
niu, quê hương không còn là ngôi nhà chung phải vun đắp cho một tương
lai chung. Trái lại, quê hương chỉ là cái quán trọ, là nơi ở tạm, còn
tương lai lâu dài lại nằm ở một đất nước khác.
Thì quốc gia ấy xem như đã mất, chỉ còn lại cái "vỏ" bên ngoài. Dân tộc ấy xem như đã lưu vong ngay trên chính quê hương mình.
Và đó chính là thành quả của đảng và nhà nước cộng sản sau 72 năm
ngày 2.9 (2.9.1945-2.9.2017), ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
* Bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á Châu Tự Do
Nhà thơ Hữu Thỉnh (bìa trái) và Nhà văn Phan Nhật Nam (bìa phải).
Photo: RFA
Hòa hợp-Hòa giải: Liệu có thành?
00:00/00:00
Vấn đề “hòa hợp hòa giải dân tộc” lại được dấy lên qua sự kiện
nhà văn hải ngoại Phan Nhật Nam từ chối lời mời của Chủ tịch Hội nhà văn
Việt Nam về tham dự Cuộc gặp mặt giữa Hội nhà văn Việt Nam với các nhà
văn Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Từ chối thư mời
“Hãy hòa hợp với người dân trong nước. Rồi chúng tôi sẽ về”. Đó là
trả lời của Nhà văn Phan Nhật Nam, tác giả của những tác phẩm gắn liền
với cuộc chiến Việt Nam như “Mùa Hè Đỏ Lửa”, nói với RFA khi được hỏi về
thư mời của chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam gửi cho ông vừa qua.
Cụ thể Nhà văn Phan Nhật Nam nhận được thư điện tử của ông Hữu Thỉnh,
Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, vào đầu tháng 9. Nội dung mời về tham dự
Cuộc gặp mặt giữa Hội nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang
sinh sống và làm việc tại nước ngoài, dự kiến diễn ra từ ngày 20 đến
ngày 25 tháng 10, tại Hà Nội và khu vực phía Bắc.
Lời lẽ trong bức thư mời của Nhà thơ Hữu Thỉnh, trong vai trò Chủ
tịch Hội nhà văn Việt Nam được cho là thân tình với mong mỏi ‘vượt qua
mọi xa cách, trở ngại để ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp và dù
rằng có thể có những khó khăn, nhưng hãy vì “Dân Tộc” để vượt qua tất
cả.
Tôi sống bảy mươi mấy năm. Tôi đi khắp
thế giới, tôi thấy cho dù một đất nước nào có hoang dã cách mấy thì cũng
không có chế độ nào giống như ở Việt Nam. Đâu phải là Đảng Cộng Sản
nữa! Đó là một chế độ của côn đồ. Cứ lấy sách vở của Karl Marx, Lenin,
Engels ra mà đọc. Chế độ Cộng sản không phải vậy -Nhà văn Phan Nhật Nam
Trong thư từ chối của mình, tự xưng là một “người lính-Viết văn”, Nhà
văn Phan Nhật Nam cũng nêu rõ trên tinh thần vì dân tộc Việt, ông đề
nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam điều chỉnh một cách
thành thực danh xưng mà ông này cho là có tính miệt thị đối với người
lính và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước đây; tức gọi “Ngụy quân-Ngụy
quyền”. Ông Phan Nhật Nam nói rõ chính quyền Hà Nội cần chấm dứt các
hình thức chống đối Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng như
cho sửa sang các phần mộ tại nghĩa trang Quân đội Biên Hòa. Ông nhấn
mạnh trong thư hồi đáp rằng Chính quyền Việt Nam cần thiết phải thương
yêu 90 triệu người dân trong nước và hãy thành tâm hòa giải với họ trước
thì ông tin rằng những người Việt hải ngoại như ông sẽ về mà không cần
phải mời.
Nhà văn Phan Nhật Nam phát biểu với RFA về quan điểm của ông đối với
chính sách “hòa hợp hòa giải dân tộc” mà phía Đảng Cộng Sản Việt Nam đưa
ra: “Cắt cổ người dân vô tội ở trong đồn công an, mà bảo rằng người ta
tự vẫn. Rồi, Thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa: VNCH), người trẻ nhất
cũng sáu mươi mấy tuổi, 70-80 tuổi, què chân, cụt tay, mù mắt…sống không
ra dạng người; thế mà đả đảo Thương phế binh VNCH thì đả đảo cái gì?
Người ta đi biểu tình cũng đánh. Các vụ dân oan. Vụ cá chết do Formosa
gây ra, từ ngày mùng 6 tháng 4 năm ngoái cho đến nay mà bảo rằng môi
trường đó là tốt… Tôi sống bảy mươi mấy năm. Tôi đi khắp thế giới, tôi thấy cho dù
một đất nước nào có hoang dã cách mấy thì cũng không có chế độ nào giống
như ở Việt Nam. Đâu phải là Đảng Cộng Sản nữa! Đó là một chế độ của côn
đồ. Cứ lấy sách vở của Karl Marx, Lenin, Engels ra mà đọc. Chế độ Cộng
sản không phải vậy. Tôi không thù hận và giận dỗi ai hết. Nhưng phải làm những điều cho hợp lý.”
Cần làm gì để “hòa hợp, hòa giải”?
Việc mời Nhà văn hải ngoại Phan Nhật Nam được cho là bước tiếp theo
trong việc thực hiện đề nghị cũng của chính ông Chủ tịch Hội nhà văn
Việt Nam đưa ra hồi trung tuần tháng Giêng năm nay. Đó là sẽ mời các nhà
văn, nhà thơ người Việt hải ngoại, kể cả những người cầm bút phục vụ
chế độ cũ (Việt Nam Cộng Hòa) về nước để “giao lưu với tinh thần hòa hợp
dân tộc văn học”.
Qua đề nghị của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam đương nhiệm, mà được
cho là chưa từng có kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam, nhà phê bình
văn học Phạm Xuân Nguyên đưa ra nhận xét với RFA rằng đây là một tín
hiệu tốt vì trong lãnh vực nghệ thuật thì những nhà văn luôn hướng đến
con người và nhân văn. Ông nói nếu như phía phát tín hiệu từ trong nước
là thật tâm và thật tình thì người Việt ngoài nước cũng nên đáp ứng. Tuy
nhiên, ông Phạm Xuân Nguyên khẳng định để thực hiện đề nghị của đại
diện Hội Nhà văn Việt Nam cũng cần có thời gian và phải tuân theo nguyên
tắc chung là được tự do viết và tự do xuất bản tại Việt Nam.
Phải hoà giải với giới bất đồng chính
kiến trong nước trước. Bởi vì họ thấy giới bất đồng chính kiến trong
nước còn bị đàn áp thì làm sao họ tin để trở về được -TS. Phạm Chí Dũng
Liên quan đến chủ trương “hòa hợp hòa giải dân tộc” của Nhà nước Việt
Nam, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận đa số người Việt hải ngoại cùng lên
tiếng Đảng Cộng Sản Việt Nam hãy nhanh chóng thực hiện việc hòa giải với
người dân trong nước, như cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn
18 Bộ Binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, rằng: “Hòa giải với dân chúng, hòa giải với đảng phái, hòa giải với tôn
giáo, hòa giải với tất cả những người trong nước. Có hòa giải được rồi
thì mới hòa hợp được với người dân trong nước, làm sao cho dân chúng tin
thì lúc đó hãy nói chuyện với người Việt hải ngoại”.
Một số nhân sĩ trí thức trong nước cũng đồng quan điểmnhư thế, như Nhà báo độc lập-Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, yêu cầu việc làm cần thiết nhất của nhà cầm quyền Hà Nội là:
“Phải hoà giải với giới bất đồng chính kiến trong nước trước. Bởi
vì họ thấy giới bất đồng chính kiến trong nước còn bị đàn áp thì làm sao
họ tin để trở về được?”
Những người Việt trong và ngoài nước mà chúng tôi tiếp xúc bày tỏ
không rõ bao giờ Đảng và Nhà nước Việt Nam lắng nghe cũng như thể hiện
thiện chí “hòa hợp hòa giải dân tộc” theo tinh thần thật tâm và thật
tình như nhận định của Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên?
Đạo diễn Ken Burns (trái) và ông John Kerry, cựu Ngoại trưởng Mỹ, trong một sự kiện về chiến tranh Việt Nam năm 2016.
Truyền thông trong nước đồng loạt im tiếng về bộ phim tài liệu gây
chú ý ở Mỹ, giữa lúc có tin nói rằng “The Vietnam War” (Chiến tranh Việt
Nam) bị kiểm duyệt ở Việt Nam vì có các chi tiết “nhạy cảm” về các cố
lãnh đạo như ông Hồ Chí Minh.
Trả lời VOA Việt Ngữ hôm 18/9 về thông tin nói rằng bộ phim “không
thể được công chiếu rộng rãi ở quốc gia cựu thù của Mỹ”, ông Brian
Moriarty, đại diện truyền thông của nhóm làm phim, cho biết rằng họ “đã
có hai buổi chiếu thành công ở Việt Nam, và có thể chiếu các đoạn clip
cho những người từng được phỏng vấn trong bộ phim”.
Ông nói thêm rằng do “không có các thông tin cụ thể”, ông “không thể
bình luận” về các tin tức trên Facebook nói rằng Ban Tuyên giáo Trung
ương, cơ quan chuyên trách của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối thông
tin và báo chí, đã “cấm” truyền thông đưa tin vì “The Vietnam War” có
“các chi tiết nhạy cảm về sự kiện Tết Mậu Thân 1968, về ông Hồ Chí Minh,
ông Lê Duẩn, hay ông Võ Nguyên Giáp”.
Ông Moriarty nói thêm rằng người dân ở Việt Nam “vẫn có thể xem trên
mạng bộ phim tài liệu với phụ đề tiếng Việt” trên trang web của kênh
PBS. Ông cũng khẳng định rằng “chúng tôi có người ở Việt Nam đã kiểm tra
và xác nhận điều này”.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius viết rằng "dù
nhiều người trong số các bạn có thể không đồng tình với tất cả những gì
được thể hiện trong bộ phim, chúng ta cần cân nhắc một điều, như bộ phim
đã nói ‘Trong chiến tranh, không có sự thật nào là duy nhất’"
Trên Facebook hôm 17/9, đúng ngày bộ phim được chiếu trên hệ thống
truyền hình công ở Mỹ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius viết: “Để
xây dựng một tương lai tươi sáng và công bằng, chúng ta cần thừa nhận và
thành thực về quá khứ”.
Để xây dựng một tương lai tươi sáng và công bằng, chúng ta cần thừa nhận và thành thực về quá khứ.
“Dù nhiều người trong số các bạn có thể không đồng tình với tất cả
những gì được thể hiện trong bộ phim, chúng ta cần cân nhắc một điều,
như bộ phim đã nói ‘Trong chiến tranh, không có sự thật nào là duy
nhất’. Khi chúng ta chấp nhận điều này, chúng ta có thể khép lại quá khứ
để tiến về phía trước, làm sâu sắc mối quan hệ giữa hai dân tộc chúng
ta và xây dựng một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người”, nhà
ngoại giao hàng đầu của Mỹ ở Việt Nam viết thêm.
Chưa rõ lý do vì sao phần đông báo chí Việt Nam lại không đăng tin về
phim tài liệu dài tập, phải mất một thập kỷ mới hoàn thành và đang thu
hút sự quan tâm của công chúng Hoa Kỳ. VOA Việt Ngữ không thể liên lạc
được với Ban Tuyên giáo Trung ương để phỏng vấn.
Ông John McCain được cho là muốn "xem các câu chuyện của người Bắc Việt".
Theo kết quả tìm kiếm trên mạng, duy nhất, chỉ có tờ Thanh Niên cuối
tháng trước đưa tin về việc “Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP. HCM sẽ tổ chức
buổi chiếu và thảo luận trích đoạn khoảng 90 phút của bộ phim tài liệu
dài 18 tiếng ‘The Vietnam War’ (Chiến tranh Việt Nam)”.
Câu trả lời của Lynn đào thêm một ngờ
vực khó chịu khác: Có nghĩa là đoạn phim được chiếu giới thiệu ngày hôm
đó đã đi qua bàn tay kiểm duyệt thô bạo và thiếu độ lượng - trước khi nó
xuất hiện được dưới những ánh mắt trẻ măng đã rất thành tâm muốn hiểu
cuộc chiến tranh Việt Nam theo nhiều hơn một nghĩa của cờ đỏ hay cờ
vàng…
Tờ nhật báo thuộc top nhiều người đọc ở Việt Nam viết thêm rằng “đạo
diễn kiêm nhà sản xuất phim Lynn Novick có mặt tại VN để giao lưu và
tham gia phần thảo luận cùng các khách mời, khán giả trong buổi chiếu”.
Nhà văn Khải Đơn, một trong những người tham dự, kể lại trên Facebook
cá nhân: “Cô gái rất trẻ giơ tay hỏi nữ đạo diễn Lynn Novick: ‘Tại sao
trong những trích đoạn được xem, tôi chỉ thấy những nhân vật được phỏng
vấn từ miền Bắc Việt Nam? - Vậy trong bộ phim tài liệu sắp chiếu có
những người từ miền Nam được trả lời phỏng vấn không?’... Lynn Novick
mỉm cười nói: “Có, chúng tôi có phỏng vấn những người từ miền Nam. Nội
dung đó sẽ có đầy đủ khi bạn xem bộ phim được công chiếu trên trang web
của PBS”.
Nữ ký giả từng có thời gian làm việc cho hãng BBC ở Bangkok viết
tiếp: “Câu trả lời của Lynn đào thêm một ngờ vực khó chịu khác: Có nghĩa
là đoạn phim được chiếu giới thiệu ngày hôm đó đã đi qua bàn tay kiểm
duyệt thô bạo và thiếu độ lượng - trước khi nó xuất hiện được dưới những
ánh mắt trẻ măng đã rất thành tâm muốn hiểu cuộc chiến tranh Việt Nam
theo nhiều hơn một nghĩa của cờ đỏ hay cờ vàng…”
VOA Việt Ngữ đã liên hệ với Lãnh sự quán Mỹ ở TP HCM để hỏi xin đoạn
ghi âm về sự kiện này nhằm kiểm chứng thông tin mà nhà văn Khải Đơn đưa
ra, nhưng được cho biết rằng buổi chiếu không được ghi lại.
Bà Lynn Novick (ngoài cùng bên phải) trong một sự kiện công bố "The Vietnam War".
Trong một buổi thảo luận về “The Vietnam War” ở New York tuần trước,
đồng đạo diễn Ken Burns tiết lộ rằng Thượng nghị sĩ John McCain, cựu tù
binh chiến tranh ở Việt Nam, “muốn xem câu chuyện của người Bắc Việt”.
Phim tài liệu gồm 10 tập, kéo dài 18 tiếng, được cho là “khám phá
khía cạnh con người trong cuộc chiến qua lời kể của gần 80 nhân chứng từ
mọi phía”.
Cựu Ngoại Trưởng John Kerry, từng tham chiến ở Việt Nam, tuần trước
cũng nói rằng “nếu có một điều gì có thể giúp hàn gắn những sự chia rẽ
trong xã hội Mỹ, khiến những người phản chiến có thể ôm lấy các cựu
chiến binh đã cầm súng tại Việt Nam, thì đó là phim tài liệu ‘Chiến
tranh Việt Nam’”.
Đường dẫn trực tiếp
Diễn đàn Facebook Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-cam-chieu-phim-vietnam-war-cua-my/4035070.html
Bộ phim Việt Nam của Ken Burns: Tập 1 rất hay nhưng có 2 thiếu sót
Spyridon Mitsotakis * Đỗ Tùng (Danlambao) dịch
- Tôi chúc mừng Ken Burns về tập đầu tiên của bộ phim tài liệu của ông
ấy. Tôi thực sự chúc mừng. Phải rất công phu mới có thể tham khảo hết
cái đống tài liệu to như núi có tính tuyên truyền và đơn giản hóa theo
phong cách Howard Zinn của những người chống chiến tranh trước đây,
những người tự xem mình là sử gia về sự xung đột này. Trong nửa thế kỷ
qua, những tường thuật hàn lâm về cuộc chiến tranh này là: "Những
người Mỹ đế quốc là những bậc thầy múa rối thâm độc đã đưa Pháp trở lại
nắm quyền trong thế giới thứ ba để đàn áp các nhà dân chủ yêu nước giải
phóng dân tộc, và sau đó bước vào để thay thế người Pháp trong chiến
dịch diệt chủng".
Tập đầu tiên này cho thấy:
- Hoa Kỳ phản đối việc Pháp trở lại Đông Dương, và chỉ miễn cưởng ủng hộ
Pháp sau khi Cộng sản nắm quyền kiểm soát ở Trung Quốc và bắt đầu tích
cực hỗ trợ cộng sản khắp Châu Á bằng vũ khí (và trong một số trường hợp,
với quân đội).
- Cộng sản Việt Nam, trên thực tế, là những người cộng sản. Họ không
phải là "những người theo chủ nghĩa quốc gia bị bắt buộc phải rơi vào
vòng tay của Liên Xô"; mà họ thật sự là những người cộng sản, và cũng
khát máu như những người anh em của họ được đào tạo ở Moscow. Allen
Goodman thuộc Đại học Georgetown nhớ lại đã hỏi của cựu thành viên
Comintern (CS Đệ tam Quốc tế) là Bertram Wolfe về Hồ Chí Minh, người mà
Wolf đã dành ba tháng để đi chu du Liên Xô như là một phần hoạt động của
Comintern trong những năm 1920. Goodman trích câu trả lời của Wolfe: "Ông
Hồ là một nhà tổ chức cộng sản sắc bén và lạnh lùng nhất mà tôi từng
gặp, khi công khai ông ta nói với niềm tự hào mãnh liệt như là một người
Việt Nam theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng trong vòng riêng tư thì ông ta
thú nhận rằng tất cả đều là đóng kịch. Điều quan trọng nhất với ông ta
là quyền lực - chiếm được và giữ được quyền lực - và ông ta thề sẽ lợi
dụng bất kỳ phương tiện nào và bất cứ ai để đạt những mục tiêu này."
- Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam không phải là một lực lượng độc lập. Nó bị những người CS miền Bắc kiểm soát.
Tuy nhiên, có hai thiếu sót đáng ghi nhận.
Thứ nhất, sau khi kết thúc Thế chiến II và kết thúc sự
chiếm đóng của Nhật Bản, theo một cuốn sách nhỏ tuyên truyền của Bắc
Việt năm 1966 mang tựa đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lãnh tụ yêu quý của người Việt Nam" thì: Ủy
ban Trung ương và Chủ tịch Hồ đã nỗ lực bảo vệ hòa bình để đất nước có
thể được tái thiết sau khi bị tàn phá bởi tám mươi năm thống trị của
thực dân và nhiều năm chiến tranh. Một hiệp định sơ bộ đã được ký ngày 6
tháng 3 năm 1946 giữa Chủ tịch Hồ và đại diện của Pháp Sainteny. Theo
hiệp định này, Việt Nam đã tự nhận mình là một thành viên của Liên minh
Pháp và đồng ý cho phép 15.000 quân Pháp đáp xuống ở Bắc và Trung kỳ
Việt Nam để thay thế quân đội Tưởng Giới Thạch (là lực lượng quốc gia
chống CS Trung Quốc), cũng như lệnh ngưng bắn ở Nam Việt Nam v.v...
Đúng vậy. Chính những người cộng sản đã đưa Pháp trở lại Đông Dương bằng những cánh tay rộng mở.
Bí thư Lê Duẩn của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ giải thích trong ấn phẩm năm 1970 "Cách mạng Việt Nam: Những vấn đề cơ bản, những nhiệm vụ thiết yếu" là
họ chỉ đơn giản theo "đề xuất thông minh của Lê-nin": "Chúng ta có một
thỏa hiệp tạm thời với... Pháp để đuổi quân đội Tưởng Giới Thạch và quét
sạch các lực lượng phản động, cán bộ các lực lượng này, do đó có thời
gian để củng cố lực lượng của chúng ta và chuẩn bị cho một cuộc kháng
chiến toàn quốc chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, mà đảng biết là
không thể tránh khỏi."
Sau khi thiết lập những sự kiện này bằng chính lời của Cộng sản, một sự
giải thích cô đọng về tất cả những điều này được cung cấp bởi cựu viên
chức Tình báo Quân đội, Robert Turner, người phụ trách công việc ở Việt
Nam giải quyết những người đào thoát, những tài liệu và tù nhân của Cộng
Sản bị bắt giữ, và sau chiến tranh trở thành Giáo sư Luật tại Đại học
Virginia và cũng là một học giả nổi tiếng về Chủ nghĩa Cộng sản Việt
Nam:
Chính Hồ Chí Minh đã ký kết một thỏa ước tạm thời với Pháp vào ngày 6
tháng 3 năm 1946, trong đó ở điểm số hai tuyên bố ông ta sẵn sàng chào
đón quân đội thân thiện Pháp quốc trở lại Việt Nam. Ngày hôm sau, Hồ Chí
Minh và Tổng Tư Lệnh Pháp Jean Leclerc đã ban hành một thông cáo chung
kêu gọi nhân dân Việt Nam "hoan nghênh" người Pháp. Khi những người quốc
gia thực sự kêu gào bị "phản bội" và rút lên núi rừng chuẩn bị cho cuộc
chiến tranh du kích chống lại quân Pháp, Hồ và các đồng chí ông ta đã
chiến đấu sát cánh với quân đội thực dân Pháp để thanh toán những người
"phản động", và do đó hầu như bảo đảm sự lãnh đạo của những người Mác-Lê
đối với phong trào kháng chiến chống Pháp sau đó. Thật vậy, ngược với
huyền thoại phổ biến rằng Hoa Kỳ ủng hộ sự trở lại của chủ nghĩa thực
dân Pháp vào Đông Dương sau chiến tranh, Bernard Fall đã ghi nhận trong
nghiên cứu cổ điển của ông, "Hai Nước Việt Nam", rằng tướng Pháp
Sainteny đã báo cáo cấp trên của ông ta ở Calcutta là ông ta "mặt đối
mặt với một cuộc huy động của Đồng minh có chủ ý nhằm trục xuất người
Pháp ra khỏi Đông Dương", và "vào thời điểm này thái độ của Đồng minh có
hại hơn so với thái độ của quân đội Việt Minh". Tài Liệu Ngũ Giác Đài
(Pentagon Papers) cung cấp thông tin chính xác trong giai đoạn này, ghi
lại rằng Hoa Kỳ cấm Pháp sử dụng vũ khí Mỹ trong chiến dịch giành lại
quyền lực ở Đông Dương, và lưu ý rằng vào tháng 6 năm 1948, Đại sứ Hoa
Kỳ tại Paris đã được lệnh phải "thuyết phục và / hoặc tạo áp lực tùy
theo tình hình để tạo ra kết quả mong muốn" là Pháp "dứt khoát và nhanh
chóng chấp nhận nguyên tắc độc lập của Việt Nam." Chỉ sau khi chiến
thắng của cộng sản tại Trung Quốc năm 1949 và việc Trung Quốc hỗ trợ ào
ạt cho lực lượng Việt Minh của Hồ Chí Minh sau đó, Hoa Kỳ đã kết luận
rằng vì quyền lợi của chính mình, Hoa Kỳ nên hỗ trợ cho người Pháp ở
Đông Dương. Ngay cả khi đó, Mỹ vẫn tiếp tục gây sức ép để Pháp cam kết
chấm dứt chủ nghĩa thực dân và mở đường cho chính phủ tự trị ở Đông
Dương trong tương lai.
Sự thiếu sót thứ hai liên quan đến hiệp định Geneva. Đến
năm 1954, với sự hỗ trợ mãnh liệt của Trung Quốc, cộng sản đã tràn ngập
một tiền đồn của Pháp tại Điện Biên Phủ sau một cuộc bao vây kéo dài hai
tháng. Sự thất thủ ở Điện Biên Phủ đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính
trị ở Pháp, đưa chính phủ đảng Xã Hội của Pierre Mendès lên nắm quyền.
Chính phủ mới của Pháp sắp xếp một cuộc hội nghị ở Geneva để đàm phán
các điều kiện rút quân.
Giáo sư Turner giải thích rằng: Chính phủ Hoa Kỳ cũng như chính phủ
Việt Nam Ngô Đình Diệm đã không ký kết bất cứ điều gì trong Hội nghị
Geneva năm 1954. Về vấn đề thống nhất, phái đoàn Việt Nam không cộng sản
đã phản đối mạnh mẽ bất kỳ sự chia cắt đất nước Việt Nam, nhưng đã thua
cuộc khi Pháp chấp nhận đề nghị của Phái đoàn Việt Minh Phạm Văn Đồng.
Đồng, là người sau này trở thành Thủ tướng Chính phủ của Hồ Chí Minh,
sau đó đề xuất rằng Việt Nam sẽ được thống nhất qua cuộc bầu cử dưới sự
giám sát của "hội đồng địa phương". Hoa Kỳ trả miếng với cái được gọi là
"Kế hoạch Mỹ", có sự hỗ trợ của Nam Việt Nam và Vương quốc Anh. Kế
hoạch này đề nghị các cuộc bầu cử thống nhất đặt dưới sự giám sát của
Liên Hiệp Quốc. Đề nghị này đã bị Molotov của phái đoàn Liên Xô bác bỏ,
với sự hỗ trợ của các phái đoàn cộng sản khác. Cuối cùng, mặc dù có sự
phản đối của Nam Việt Nam và Hoa Kỳ, thỏa thuận ngừng bắn (chỉ ký bởi
Pháp và Việt Minh) đã quy định phân chia Việt Nam ở vĩ tuyến 17.
Richard Nixon, lúc đó là Phó Tổng thống Hoa Kỳ, sau đó nhớ lại rằng
"cuộc bầu cử trong lãnh thổ Việt Minh năm 1946 đã cho thấy những gì họ
suy nghĩ về cuộc bầu cử sẽ xảy ra trong năm 1956. Trong cuộc bầu cử năm
1946 Hồ đã nhận được 169.222 phiếu tại Hà Nội, một thành phố với dân số
119.000 người. Hồ không bao giờ muốn những cuộc bầu cử nằm ngoài vòng
kiểm soát của mình." Phạm Văn Đồng nói với một phóng viên về việc Hồ dự
kiến cuộc bầu cử sẽ diễn ra như thế nào vào năm 1956: ở miền Nam sẽ có
nhiều đảng phái tranh cử, trong khi ở miền Bắc chỉ có đảng Cộng sản,
nên kết quả sẽ chắc chắn nằm về phía Hà nội, bởi vì Bắc Việt chiếm 55%
tổng dân số Việt Nam. Hồ chỉ chấp nhận một cuộc bầu cử trong đó Hồ cầm
chắc sự thắng lợi.
Đối thủ tương lai của Nixon cho chức vụ Tổng thống là Thượng nghị sĩ
đảng Dân chủ John F. Kennedy đã đồng ý. Vào ngày 1 tháng 6 năm 1956,
Kennedy nói với hội Bạn Mỹ của Việt Nam rằng "trong các hội đồng của
thế giới, chúng ta không bao giờ cho phép bất kỳ hành động ngoại giao
bất lợi cho quốc gia này, một trong những thành viên trẻ nhất của gia
đình các quốc gia - và tôi bao gồm trong lệnh đó một yêu cầu rằng Hoa Kỳ
không bao giờ chấp thuận cho cuộc bầu cử toàn quốc sớm theo Hiệp định
Geneva năm 1954. Cả Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đều không tham gia hiệp định
đó - và Hoa Kỳ lẫn Việt Nam Tự do sẽ không bao giờ tham gia vào một cuộc
bầu cử rõ ràng đã được sắp đặt và lũng đoạn, mà chúng ta đang bị thúc
giục bởi những người đã phá hoại những gì họ cam kết trong Hiệp định mà
họ đang tìm cách thực thi."
Sự kiện này sau đó đã bị bóp méo và trở thành điểm chủ chốt của những
huyền thoại có lợi cho Hà Nội. Vào năm 1971, khi Thượng nghị sĩ George
McGovern đang tranh cử Tổng thống, là đối thủ của Nixon, ông đã có cuộc
trao đổi này với nhà báo Milton Viorst của tạp chí Playboy:
Viorst: Nếu chúng ta đưa ra một biểu tượng lịch sử về điều
này, ông thấy có những điểm tương đồng với cuộc Cách mạng Hoa Kỳ, trong
đó chúng ta người Mỹ đang cố gắng ngăn chận một quyền lực nước ngoài là
Anh quốc, và những người ủng hộ thuộc đảng Tories, điều hành đất nước?
McGovern: Tôi cho là rất giống nhau. Tôi nghĩ rằng Hồ Chí Minh
đã sao chép Tuyên ngôn độc lập của chúng ta. Ông ta đã thực sự cố gắng
để tống khứ người Pháp đi, không mời người Trung Quốc vào và như
Eisenhower nói: "Nếu có một cuộc bầu cử sau khi họ loại khỏi người Pháp,
ông ta sẽ có ít nhất 80 phần trăm phiếu bầu, ở cả hai miền Bắc và Nam
Việt Nam." Cũng giống như George Washington đã được bầu một cách tuyệt
đối sau khi ông ta đánh bại Anh quốc.
Viorst: Tôi cho rằng Nixon muốn làm cho Hồ Chí Minh cuối cùng trở thành một Hitler của Việt Nam. Ông cho rằng...
McGovern: Đúng như vậy.
Trước tiên, điều nói về Hồ sao chép từ những người lập quốc của chúng ta
(Hồ được chiếu trong phim khi trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập) là một
phương pháp Cộng sản cổ điển làm chúng ta lơ đãng sự phòng vệ. Castro
cũng trích lời các người sáng lập Hiệp chủng quốc, một vài năm trước khi
ông ta yêu cầu Liên Xô đe dọa chúng ta bằng võ khí nguyên tử. Cộng sản
Trung Quốc đã từng phát hành báo chí với các bài xã luận ủng hộ Hoa Kỳ
trước khi cướp được chính quyền và sau đó đã đánh nhau với chúng ta ở
Hàn Quốc. Tuy nhiên, quan trọng hơn là việc McGovern bị nhầm lẫn khi
trích trong cuốn sách "Mandate for Change" của Tổng thống Eisenhower. Đoạn văn trong cuốn sách đó mà McGovern trích là như sau:
"Tôi chưa bao giờ nói chuyện hoặc trao đổi với một người có kiến
thức về các vấn đề Đông Dương mà không đồng ý rằng nếu cuộc bầu cử
được tổ chức trong thời điểm đang đánh nhau, có thể 80 phần trăm dân số
sẽ bỏ phiếu cho Hồ Chí Minh CS vào vị trí lãnh đạo chứ không phải là
Quốc trưởng Bảo Đại. Thật vậy, việc Bảo Đại thiếu sót vai trò lãnh đạo
là một yếu tố trong suy nghĩ phổ biến của người Việt Nam lúc đó rằng họ
không có mục tiêu để tranh đấu."
Đoạn văn đó không nói giống như những gì McGovern tuyên bố. Robert
Turner, lúc đó là một nhà hoạt động ủng hộ nỗ lực của Mỹ tại Việt Nam,
đã viết vào tháng 12 năm 1967 rằng ý của Tổng thống Eisenhower có nghĩa
là ông được thông báo nếu cuộc bầu cử được tổ chức vào năm 1954, "thời
điểm đang đánh nhau", thì Hồ Chí Minh sẽ đánh bại nhà lãnh đạo bù nhìn
của Pháp là Bảo Đại. Bản tuyên bố này không liên quan gì đến Hiệp định
Geneva hoặc triển vọng của một cuộc bầu cử toàn quốc năm 1956 giữa ông
Hồ và người lãnh đạo phe quốc gia là Ngô Đình Diệm, như McGovern đã ngụ
ý.
Turner đã viết cho Eisenhower về những trích dẫn sai lầm này và vào
tháng 2 năm 1968, đại diện và nhà xuất bản của Eisenhower, viết thư thay
mặt cho cựu Tổng thống, đã trả lời:
"Sau khi xem lại cuốn sách Mandate For Change cho thấy rằng ý kiến
của ông là chính xác. Và trích dẫn phải được hiểu không nhiều hơn hoặc
ít hơn bản thân lời tuyên bố. Điều cần được hiểu là vào thời điểm đó,
Tổng thống Eisenhower được báo cáo rằng Hồ sẽ đánh bại Bảo Đại với 80%
phiếu như đã đề cập. Không thể rút ra kết luận gì khác từ câu nói đó."
(Giáo sư Turner đã tử tế gửi cho tôi một bản sao của bức thư).
Bài báo của Turner năm 1967 tiếp tục:
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy Hồ có thể thắng cuộc bầu cử như vậy.
Tại sao? Bởi vì không có quy định để giám sát có hiệu quả. Vì Bắc Việt
có 16 triệu người, so với 14 triệu ở miền Nam, và vì Hồ Chí Minh luôn
luôn đạt được sự ủng hộ 99,8% từ những cuộc "bầu cử" ở Bắc Việt, Diệm -
hoặc bất cứ ai khác - không thể dại dột chấp nhận loại bầu cử như vậy mà
không có sự giám sát hiệu quả.
Lập luận rằng Diệm đã vi phạm Hiệp định Geneva vì từ chối tổ chức các
cuộc bầu cử không được giám sát là hoàn toàn vô lý. Miền Nam Việt Nam
từ chối ký Hiệp định, và phản đối mạnh mẽ các hiệp định đó tại Geneva.
Ngay cả Phạm Văn Đồng, Thủ tướng của miền Bắc Việt Nam đã phát biểu
trước đó vào ngày 1 tháng 1 năm 1955 rằng "... chính người Pháp phải có
trách nhiệm, bởi vì chúng tôi đã ký Hiệp định Geneva với người Pháp, và
chính người Pháp phải bảo đảm rằng hiệp định được tôn trọng." Vương quốc
Anh, đồng chủ tọa Hội nghị Geneva năm 1954, đã ủng hộ vị trí của Nam
Việt Nam trong một văn bản ngoại giao gửi cho Liên Xô, đồng chủ tịch
khác tại Geneva. Văn bản đó ghi nhận rằng Nam Việt Nam không bị ràng
buộc về mặt pháp lý của hiệp định đình chiến vì Nam VN không ký kết hiệp
định và ngay tại Geneva họ đã bày tỏ sự phản đối hiệp định.
Tuy nhiên ngoài những thiếu sót này, tập đầu tiên này đã được thực hiện rất tốt. Tôi hy vọng các tập sắp tới sẽ tốt hơn.
Thu thuế hay không
thu thế đối với người bán dâm nếu mở 'khu phố Đèn Đỏ' trong các đặc khu
kinh tế tại Việt Nam là chủ đề gây tranh luận tại Bàn tròn thứ Năm hôm
14/9/2017.
Một luật sư từ Sài Gòn cho rằng không nên thu thuế với
'các chị em' làm nghề này vì làm như vậy Việt Nam sẽ không còn là 'chế
độ tốt đẹp nữa'.
Trong khi đó, một nhà xã hội học từ Hà Nội chuyên
nghiên cứu về giới và phát triển xã hội, cộng đồng thì cho rằng đã là
hoạt động có thu, thì cần phải thu thuế như bình thường. Tiến sỹ Khuất Thu Hồng nói về 'dịch vụ Đèn Đỏ' ở VN Nhà báo Mạc Việt Hồng nói về dịch vụ Đèn Đỏ PGS. TS Phạm Quý Thọ bình luận dự kiến mở phố Đèn Đỏ
Trao đổi với Tọa đàm trực tuyến của BBC Tiếng Việt hôm thứ Năm, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội, Luật sư Trần Quốc Thuận trước hết nêu quan điểm về việc có nên mở dịch vụ 'Đèn đỏ' như trên đã nói hay không, ông nói:
"Tôi
rất đồng tình và ủng hộ những lời lập luận lịch sử quá trình và cái
lợi, hại trong việc cho hành nghề mãi dâm, hoặc là không cho hành nghề
mãi dâm. Tôi cho rằng đó là một câu chuyện rất hợp đạo lý, nó cũng bình
thường.
"Còn nếu về phong tục tập quán Việt Nam, nói phong tục tập
quán Việt Nam, thực tế thì trước đây có nghề mãi dâm... cũng có này
kia, làm sao không có được, xã hội Sài Gòn trước kia, mại dâm cũng coi
như công khai, thì đâu có vấn đề gì.
"Nhưng mà chỉ vướng luật
pháp, không có sửa, đó là cái sửa của luật Hình sự, Bộ Luật Hình sự cho
rằng là như chị Khuất Thu Hồng [khách mời tại bàn tròn] có nói rằng đã
có một bước tiến là những người hành nghề mãi dâm thì không bị xử lý
hình sự, những người môi giới, tổ chức thì bị xử lý hình sự, thì cái đó
cũng là một cái vướng về pháp luật."
Mại dâm và tham nhũng
VN: mở mại dâm ở đặc khu 'táo bạo nhưng khó làm'?
Theo
luật sư Thuận, dường như có sự thiếu thống nhất, hoặc thiếu công bằng
giữa việc chính quyền thường ra tay với mua, bán dâm mà lại không truy
quét tham nhũng nhà nước và chức vụ mà như ông nói là 'ăn hối lộ, cướp
của, cướp đất' của dân v.v..., ông nói tiếp:
"Vướng pháp luật thì
nếu cần, Quốc hội ra một nghị quyết thì cũng sẽ giải quyết được ngay,
nhưng về mặt đạo lý, nhiều người tôi trao đổi và tôi cũng suy nghĩ rằng
hành nghề mãi dâm này đôi khi còn tốt hơn mấy người nhận hối lộ, ăn hối
lộ mà cướp đất của dân.
"Người ta có cái để người ta bán, cái thân để người ta
bán, để đi kiếm tiền người ta sống, thì bắt bớ rồi đưa đi trại giáo dục,
không biết giáo dục cái gì, sao không giáo dục mấy người ăn hối lộ,
cướp của của dân, cái tội đó là nặng hơn nhiều chứ, tại sao không tập
trung để truy quét? Mà lại truy quét chi một cái người ta gọi là tệ nạn
xã hội?
"... Rõ ràng như Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc
Công an TP. Hồ Chí Minh cũng nói là chống tham nhũng là khó, chống nguy
hiểm. Bây giờ người ta cũng nói là nguy hiểm, còn chống tệ nạn thì dễ,
bởi vì tệ nạn có cái gì đâu mà làm ghê gớm thế?
"Cho nên tôi cho
rằng đã đến lúc phải nhìn vào sự thật, phải cần, phải có một nhu cầu để
mà giải quyết và đối với chị em phụ nữ, người ta không có gì, người ta
còn có cái đó, thì họ cũng phải mang để bán để họ sống chứ? Tại sao
không cho họ bán? Nó còn tốt hơn đi ăn cướp, đi buôn lậu, thì cái đó,
cái nào tốt hơn.
"Thì tôi nghĩ cần phải nhìn cái tổng thể xã hội
và dĩ nhiên là còn sự quản lý chặt chẽ, đừng để nó lan truyền bệnh tật,
rồi chữa bệnh cho chị em, còn đừng có nghĩ tới chuyện thu thuế, cái này
để quản lý chẳng có gì để thu thuế, đến cái món đó còn thu thuế thì còn
cái gì là chế độ tốt đẹp? Cho nên cái này đã đến lúc phải quản lý và
phải tổ chức," nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với
Bàn tròn thứ Năm.
'Lấy mỡ nó rán nó' Người bán dâm Thái kể về phố đèn đỏ Frankfurt Pháp luật và nghề mại dâm trên thế giới
Cũng
là người có quan điểm nên ủng hộ việc quản lý mại dâm theo cách thức
mới thay vì cấm đoán hoặc hình sự hóa những người hành nghề này, nhưng
có ý kiến khác với Luật sư Thuận về việc có nên thu thuế hay không với
người hành nghề này, từ Hà Nội, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng phản biện:
"Nếu có thể tôi muốn tranh luận về thuế dịch vụ Đèn Đỏ
với ông Trần Quốc Thuận..., tôi nghĩ rằng một khi chúng ta đã có lập ra
khu Đèn Đỏ cung cấp dịch vụ tình dục, thì chúng ta phải thu thuế.
"Tại
sao phải thuế, vì thuế để trả cho bộ máy quản lý nhà nước, những người
liên quan, chẳng hạn ngành y tế cung cấp dịch vụ cho khu vực đó, rồi
công an và các loại thuế khác, không có lẽ lại lấy thuế của người nông
dân đóng để trả cho dịch vụ Đèn Đỏ?
"Cho nên mỡ nó phải rán chính
nó, chứ không thể nếu chúng ta lại đặt vấn đề là ở đây có cái gì nhạy
cảm, hoặc có cái gì đó mà không thu thuế, thì tôi nghĩ là nó sẽ là không
công bằng.
"Bất kỳ một người nào mà lao động có thu nhập, thì sẽ
phải đóng thuế, tôi nghĩ là chúng ta nên suy nghĩ về chuyện đấy một cách
nghiêm túc, thay vì cứ luẩn quẩn về những lý do đạo đức hay là văn hóa,
thì nó sẽ không thấu đáo, mà rõ ràng là nó sẽ tạo ra sự bất công bằng
và nó sẽ không hiệu quả nếu như chúng ta thực sự muốn thành lập khu Đèn
Đỏ," Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nói với BBC.
Phản hồi ngay tại Bàn tròn về ý kiến của nhà nghiên cứu xã hội học, Luật sư Trần Quốc Thuận nói:
"Hiểu
ý tôi nói không đúng, bởi vì cái thuế là khác và việc thu lệ phí để cân
đối bộ máy lại khác và bây giờ thuế là đóng cho nhà nước và nhà nước
dùng cái đó để quản lý toàn bộ xã hội này, thì đó là khác.
"Còn
bộ máy thành lập ra, đâu phải cái gì nhà nước cũng quản lý, mà để cho tư
nhân họ quản lý và thông qua một cơ sở nào thì họ có dịch vụ, thu vô,
mỗi lần đi vào, đóng bao nhiêu tiền, thì đóng bao nhiêu phần trăm cho bộ
máy..., chứ không ai lấy ngân sách để cân đối và cũng không ai lấy tiền
đấy chuyển vào ngân sách, để như vậy thì nó không hay, tôi hiểu là như
thế," luật sư nói với BBC.
Chính quyền Đức bắt đầu hợp pháp hoá nghề mại dâm vào năm 2002.
Gần
đây, quy định mới của Chính phủ liên quan đến loại hình kinh doanh này
đã được thông qua, trong đó bắt buộc gái mại dâm có chứng chỉ hành nghề
và khách hàng phải đeo bao cao su. Sandy ở Bahnhofsviertel
"Cứ
thoải mái chụp ảnh đi nhé. Tôi đã hỏi chủ rồi". Sandy nói với phóng
viên BBC khi đưa chúng tôi tham quan những tòa nhà ở Bahnhofsviertel.
Cô là một người chuyển giới nam sang nữ gốc Thái, đã hành nghề mại dâm hơn 30 năm tại Đức.
Đã
ngoài 50 tuổi, Sandy rất quen thuộc với từng ngóc ngách khu phố đèn
đỏ, nơi vừa là văn phòng vừa là mái nhà của cô trong hơn 20 năm sống ở
Frankruft.
Sandy bắt đầu 'khởi nghiệp' từ khi bức tường Berlin sụp đổ.
Sandy nhớ lại những ngày tháng làm ăn khấm khá ban đầu do dòng người từ Đông Đức cũng là khách hàng của cô tràn sang Berlin.
Sau
khi dành dụm trong một năm, Sandy bay về Thái Lan để phẫu thuật
chuyển giới. Khi quay trở lại, cô tiếp sự nghiệp kinh doanh tình dục mà
mình yêu thích và tự hào.
Sau hơn sáu năm ở Berlin, Sandy chuyển
về Frankfurt vì nghe nói ở đó sẽ có những căn nhà để ở và làm việc,
thay vì phải đứng đợi khách ngoài trời lạnh.
Đấy chính là khi cô bắt đầu sống ở Bahnhofsviertel. Đời mại dâm qua mạng xã hội Phim mới hé lộ về phụ nữ TQ làm nghề mại dâm ở London
52 khách một ngày
Bahnhofsviertel - khu phố đèn đỏ ở Frankfurt là cái tên khét tiếng trong giới ăn chơi ở Đức.
Tại
đây, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào một "thế giới tội lỗi" với
hàng tá các câu lạc bộ thoát y, cửa hàng bán đồ chơi tình dục, những nhà
thổ được cấp phép.
15 năm kể từ ngày Đức hợp pháp hóa nghề mại
dâm, nền công nghiệp này hiện nay được cho là đem lại khoảng 16 tỷ
euro lợi nhuận mỗi năm.
Hiện nay ở Đức có khoảng 400.000 gái mại dâm "phục vụ" cho gần một triệu khách mỗi ngày.
Sandy vui vẻ nói kỷ lục cá nhân là tiếp 52 khách một ngày và kiếm được 200.000 bảng một năm.
Tuy nhiên, đây chỉ là một mặt của vấn đề.
Những
người phản đối lên tiếng báo động vì cơ hội mà việc hợp pháp hóa mại
dâm đưa lại từ năm 2002 đồng nghĩa với việc gia tăng tệ nạn buôn bán
người phụ nữ, đặc biệt từ Đông và Nam Âu.
Bộ luật mới
Đạo luật mới vừa được thông qua ở Đức chính là biện pháp nhằm giải quyết các tệ nạn nói trên, Sandy nói.
Theo
một báo cáo của báo The Independent, người cung cấp dịch vụ mại dâm
cần có giấy phép kinh doanh hành nghề, được gia hạn hai năm một lần.
Đồng thời, người hành nghề mại dâm phải đăng ký khám sức khỏe hàng năm, và khách hàng bắt buộc phải đeo bao cao su.
Các hành vi vi phạm có thể bị phạt số tiền từ 860 bảng đến 43000 bảng Anh.
Trả lời phỏng vấn BBC, Sandy nói cô trả tiền thuê phòng là 140 bảng mỗi ngày.
Việc
đăng ký với nhà chức trách khiến chính phủ kiểm soát việc nộp thuế
của người hành nghề mại dâm một cách có hệ thống hơn.
Sandy thỏa thuận với chủ nhà giữ nguyên giá thuê, vì cô giải thích một phần tiền thuê sẽ là hình thức đóng thuế của mình.
Theo cô thì chính quyền Thái Lan nên học tập gương Đức trong việc hợp pháp hóa ngành nghề mại dâm. Mại dâm là tệ nạn hay giải pháp? Mại dâm nam 'gia tăng và đa dạng' ở VN Khởi tố hình sự vụ án dâm ô trẻ em ở Hoàng Mai
Trong
căn phòng vừa là chỗ ở và nơi làm việc, Sandy có đầy đủ hệ thống
chiếu sáng, trang phục và dụng cụ đủ để mở một cửa hàng đồ chơi tình
dục.
Ngoài ra, vấn đề an ninh cũng rất được coi trọng.
Nếu Sandy ấn nút bấm khẩn cấp được đặt ngay trong phòng, lực lượng an ninh sẽ có mặt để giải cứu cô trong vòng giây lát.
Theo Sandy, lợi ích của bộ luật mới là làm giảm lượng gái mại dâm cư trú bất hợp pháp ở Đức.
Cô nói đây chính là một trong những lý do chính khiến thù lao cho nghề mại dâm đã giảm mạnh trong thời gian gần đây.
"Đạo
luật này là một điều tốt vì từ nay trở không phải ai cũng có thể làm
công việc này, chỉ những người có visa hợp pháp ở đây. Họ cũng sẽ không
thể phá giá thị trường nữa".
"Việc đăng ký với nhà chức trách cũng rất có lợi vì quá trình kê khai thuế trở nên đơn giản hơn", Sandy nói thêm.
Người Thái ở Frankfurt
BBC
được Sandy giới thiệu những đồng nghiệp thuộc nhiều quốc tịch, một
phụ nữ Pháp có biệt danh "quý bà" chuyên sưu tập và làm việc với
những dụng cụ tình dục bạo dâm, hay người bạn Thổ Nhĩ Kỳ chuyên phục vụ
người lao động đồng tính nhưng chưa có tiền phẫu thuật chuyển giới.
Sandy tin rằng có khoảng 20 người Thái chuyển giới làm người hành nghề mại dâm ở Frankfurt.
Cô nói cách đây tầm 20 năm, con số người Thái ở đây lớn hơn thế rất nhiều.
Theo
Sandy, những người Thái hoạt động mại dâm ở Đức rất ít khi gặp các
vấn đề về luật pháp. Phần lớn những người này đều thận trọng và đã
đăng ký với nhà chức trách trước khi sang Đức.
Đây cũng là quan điểm của Parama Chamrasromran, thám tán cơ quan Lãnh Sự Hoàng gia Thái ở Frankfurt. Luật mới của Thái Lan 'ảnh hưởng lao động Việt Nam' Các tướng Thái Lan 'làm kinh tế' thế nào sau đảo chính Viên cảnh sát Thái có hành động nhân văn
"Mặc
dù rất khó có được con số chính xác, nhưng số người gốc Thái hành nghề
mại dâm bất hợp pháp ở Đức đã giảm đi nhiều trong vòng 20-30 năm qua",
vẫn theo lời Chamrasromran.
Sandy mong chính phủ Thái Lan có chính sách tương tự đối với nghề mại dâm.
Thái Lan, đất nước hồi giáo
Nhưng ý tưởng của Sandy có lẽ là khá xa với đối với một đất nước như Thái Lan.
Nơi
đây người Phật giáo chiếm đa số và mang tư tưởng truyền thống, tuy
nhiên lại có các dịch vụ mại dâm rất phát triển mặc dù chưa được hợp
pháp hóa.
Những người làm trong ngành công nghiệp này cho rằng,
việc loại bỏ mại dâm sẽ làm suy yếu đến nền kinh tế Thái Lan, vốn đã bị
ảnh hưởng sau cuộc đảo chính hồi năm 2014.
Khách du lịch nước
ngoài và đàn ông Thái Lan thường đổ xô đến các quán rượu và mát xa ở
Bangkok cũng như các thành phố du lịch khác để tìm kiếm dịch vụ biểu
diễn sex có tên 'ping pong tour'.
Tuy nhiên, người làm trong ngành nghề mại dâm ở Thái Lan vẫn phải hứng chịu sự kỳ thị của xã hội.
Sandy là một trường hợp hiếm khi cả bố mẹ và em gái cô đều biết về việc cô đến Đức 30 năm trước để hành nghề mại dâm.
Chính mẹ cô, một người y tá, là người đã thu vén vali đồ dùng cho Sandy với nhiều gói bao cao su.
Sandy nói cô sẽ đi làm thêm một năm nữa rồi sẽ giải nghệ và trở về quê hương, sau đó mở cửa hàng kinh doanh thú vật nuôi.
Một
người chuyển giới giấu tên làm nghề mại dâm khác ở Frankfurt, ở đây tạm
gọi là Fai. Cô nói sẽ rất khó cho Thái Lan có chính sách tương tự.
"Vì Thái Lan là một quốc gia truyền thống".
"Tôi cũng muốn Thái Lan có hệ thống thuế minh bạch hơn, nhưng đây vẫn là một đất nước Phật giáo".
"Đức
có những chính sách tốt với ngành nghề mại dâm. Bạn có những ngôi nhà
nơi bạn có thể giải quyết nhu cầu tâm lý. Nó sẽ giúp giảm đi tình trạng
tội phạm và hãm hiếp", theo lời Fai.
Nhà chứa châu Âu
Theo
giải thích của bà Manuela Schwesig, Bộ trưởng Đức phụ trách các vấn đề
Phụ nữ và Gia đình, việc hợp pháp hoá nghề mại dâm sẽ cải thiện địa vị
của gái mại dâm trong xã hội, họ sẽ độc lập hơn và có nhiều quyền hơn,
chẳng hạn, quyền được chăm sóc y tế, được hưởng lương hưu và được bảo
hiểm thất nghiệp.
Nhưng cũng có rất nhiều nhóm xã hội phản đối việc hợp pháp hoá này.
Những
người phản đối lên tiếng báo động vì nước Đức đã trở thành "nhà chứa
của châu Âu" và "thiên đường tình dục", nói cách khác, trở thành trung
tâm du lịch tình dục thu hút khách mua dâm từ Pháp, Ý, các nước vùng
Scandinavie và nhiều nước khác trên thế giới.
Ngày càng nhiều nhà
chứa xuất hiện trên vùng đất biên giới giữa Đức và các nước khác, điển
hình là thành phố Cologne có nhà chứa lớn nhất châu Âu.
"Việc
này buộc nhiều người đàn ông và phụ nữ bị đẩy vào việc làm mại dâm bất
hợp pháp và tăng rủi ro vi phạm quyền con người", theo lời Fabienne
Freymadl, Chủ tịch tổ chức BesD bảo vệ quyền lợi người lao động làm
nghề mại dâm ở Đức. Phóng viên Kaona Pongpipat của BBC Thái ở London đã sang Đức thực hiện loạt bài về người di dân từ Thái Lan tại Đức trong tháng 6/2017.
Trong bức ảnh chụp ngày
28/4/1965, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ tiến vào một ngôi làng tình nghi do
Việt Cộng kiểm soát gần tp Đà Nẵng trong chiến tranh Việt Nam. Phim tài
liệu10 tập của đạo diễn Ken Burns về cuộc chiến sẽ bắt đầu được công
chiếu ngày 17/9/2017 trên đài PBS. (AP Photo/Eddie Adams)
Buổi ra mắt và thảo luận về phim “The Vietnam War” đêm thứ Ba 12/9
của hai đạo diễn Mỹ nổi tiếng về các phim tài liệu có giá trị lịch sử:
Ken Burns và Lynn Novick diễn ra tại Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật
Kennedy ở thủ đô Washington. Dẫn đầu cuộc thảo luận, ngoài hai nhà đạo
diễn và MC là ký giả Martha Raddatz của chương trình tin tức đài ABC,
còn có 3 khách mời đặc biệt, Thượng nghị sĩ John McCain, cựu Bộ trưởng
Ngoại giao John Kerry và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel, cả 3 đều
là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam.
Trong cử tọa ngồi hầu như chật kín cả hội trường, người ta ghi nhận
sự hiện diện của nhiều giới chức trong quân đội và chính phủ, các cựu
chiến binh, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà lập pháp và nhân viên quốc
hội, cũng như truyền thông báo chí. Mở đầu sự kiện, đạo diễn Ken Burns
đã gây hào hứng lập tức khi ông mời các cựu chiến binh từng tham chiến
tại Việt Nam có mặt trong cử tọa hãy đứng dậy. Nhiều người đàn ông tóc
điểm sương đứng lên. Hội trường òa vỡ với những tiếng vỗ tay không dứt.
Ngay sau đó nhà đạo diễn mời những người từng tham gia phong trào phản
chiến chống chiến tranh Việt Nam đứng lên, một số người đã ôm chầm các
cựu chiến binh, những người mà họ từng nguyền rủa và ruồng bỏ trong cao
trào phản chiến. Cử tọa lại òa vỡ với nhiều tràng vỗ tay vang dội.
Đạo diễn Ken Burns tiết lộ rằng khi bắt đầu cuộc hành trình chông gai
để thực hiện dự án này, những người đầu tiên mà hai đạo diễn tìm đến là
Thượng nghị sĩ McCain, và ông Kerry, lúc đó cũng là một Thượng nghị sĩ.
“Chúng tôi nói chúng tôi cần sự giúp đỡ của hai ông, nhưng chúng tôi
sẽ không phỏng vấn, mặc dù câu chuyện của hai người được kể lại trong
phim, tự nó đã đầy kịch tính. Chúng tôi cho rằng vì hai ông còn là những
nhân vật của công chúng, như ông Kissinger, như Jane Fonda, Daniel
Ellesberg, chúng tôi tránh phỏng vấn họ mà chọn những người khác. Nhưng
tôi tin rằng Lynn và tôi đã không thể hoàn thành bộ phim này mà không có
sự giúp đỡ của hai ông.”
https://youtu.be/iWFzaUlZz-k
Những clip mà đạo diễn Burns chọn cho công chiếu để giới thiệu bộ
phim thực hiện cùng với đạo diễn Lynn Novick, nêu bật những sự chia rẽ
sâu sắc và tình trạng hoang mang trong xã hội Mỹ trong và sau cuộc
chiến. Những hình ảnh, đoạn phim tài liệu sống động của thời chiến chen
lẫn với các cuộc phỏng vấn thực hiện hồi gần đây hơn với tất cả những
người thuộc mọi bên trong cuộc xung đột, gợi lại những kinh hoàng trên
chiến trường Việt Nam, sự phẫn nộ tột độ thể hiện trong các cuộc biểu
tình phản đối chiến tranh Việt Nam, về hậu quả bi thương của cuộc chiến,
chiến tranh đầu tiên của người Mỹ không kết thúc trong chiến thắng. Kết
thúc là đoạn clip khá dài về những sự xúc động mà Đài Tưởng niệm Chiến
tranh Việt Nam gợi lên cho mãi tới ngày hôm nay, phơi bày những vết
thương sâu đậm vẫn chưa lành hẳn, gần nửa thế kỷ sau khi chiến tranh kết
thúc.
Nên rút ra bài học nào từ chiến tranh Việt Nam? Thượng nghị sĩ John McCain:
“Tôi nghĩ đây là thời điểm đúng lúc để kể lại Chiến tranh Việt Nam,
sau một cuộc xung đột, phải có một thời gian để những cảm xúc dịu bớt,
nhường chỗ cho một cái nhìn khách quan hơn, và như thế chúng ta mới nắm
được câu chuyện nó thực sự xảy ra như thế nào. Tôi tin nó đúng lúc đặc
biệt trong bối cảnh tình hình thế giới đang xáo trộn như bây giờ. Có thể
chúng ta sẽ nhìn lại cuộc xung đột tại Việt Nam để bảo đảm chúng ta
không lặp lại những sai lầm đã phạm trong cuộc chiến đó. Bài học rút ra
là, chúng ta phải đảm bảo các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự phải thành
thực với công chúng, và tránh thi hành lệnh nhập ngũ chỉ nhắm vào các
thành phần có thu nhập thấp.”
Ông McCain, cựu tù binh chiến tranh từng bị giam cầm ở nhà tù Hỏa Lò,
tiết lộ ông thường xuyên tới thăm Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam,
nơi ghi khắc tên tuổi của 58,000 binh sĩ Mỹ đã nằm xuống trên chiến
trường Việt Nam. Ông cho biết là thường đến vào sáng sớm hoặc giấc chiều
tối, chỉ để bắt tay và trò chuyện với những cựu chiến binh và tưởng nhớ
các đồng đội đã ra đi.
“Những người trẻ tuổi này phải hy sinh mạng sống bởi vì lãnh đạo
thiếu tài năng và bị hủ hóa - Chúng ta cần các nhà lãnh đạo có khả năng
lãnh đạo, giúp vạch ra một lộ trình dẫn tới chiến thắng để chúng ta
không bao giờ còn phải hy sinh tính mạng của các quân nhân vào một cuộc
chiến không có lối thoát.”
Cựu Ngoại Trưởng John Kerry, một chiến binh từng được trao nhiều huân
chương, kể cả Chiến Thương Bội Tinh, thì nêu bật tầm quan trọng của các
nỗ lực ngoại giao.
“Bài học mà chúng ta rút ra thật đáng giá. Chúng ta phải biết chúng
ta đang làm gì, phải thành thực với dân chúng, chiến tranh phải là giải
pháp cuối cùng sau khi đã khai thác triệt để giải pháp ngoại giao. Tất
cả những điều đó đều đúng cho chiến tranh Việt Nam và đúng cho tất cả
mọi sự lựa chọn mà bây giờ chúng ta đang đối mặt.”
Ông Kerry nói nếu có một điều gì có thể giúp hàn gắn những sự chia rẽ
trong xã hội Mỹ, khiến những người theo phong trào phản chiến có thể ôm
lấy các cựu chiến binh đã cầm súng chiến đấu tại Việt Nam, thì đó là
phim tài liệu Chiến tranh Việt Nam của Ken Burns và Lynn Novick.
Một cựu chiến binh cũng từng được trao Chiến thương Bội tinh như ông
Kerry, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel ca ngợi những nỗ lực của ông
McCain và Kerry trong việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Ông
nói phim The Vietnam War sẽ có ảnh hưởng sâu rộng không những ở Hoa Kỳ
mà còn ở cả Việt Nam.
“Tôi chưa xem hết phim, nhưng đã xem khá nhiều. Tôi tin rằng nó đại
diện cho và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể tới xã hội của chúng ta và
cả Việt Nam nữa. Bộ phim này là bộ phim hấp dẫn, có tính thuyết phục
nhất, đầy đủ nhất, trung thực nhất khi kể lại câu chuyện về chiến tranh
Việt Nam.”
Ông Hagel nói tuy xem phim khơi lại những vết thương cũ, nhưng là
điều có ích, nhất là cho các thế hệ lãnh đạo tương lai của nước Mỹ.
“Vâng, xem phim rất là đau lòng, nhưng rất quan trọng cho các thế hệ
lãnh đạo kế tiếp của Mỹ phải hiểu được những hậu quả của chiến tranh và
những hậu quả của các quyết định của chúng ta. Có thể chúng ta không
bảo đảm được là tất cả các quyết định đều đúng nhưng bộ phim này sẽ mang
lại cho chúng ta một kích thước khác.”
https://twitter.com/KenBurns/status/908513878446891009/photo/1
Một chi tiết có lẽ sẽ gây rất nhiều chú ý đối với khán giả Việt Nam
là biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, khi nhiều thường dân bị cộng sản Bắc
Việt thảm sát, có người bị chôn sống, đã được nhắc đến trong phim. Đây
có lẽ là phim tài liệu có tầm cỡ đầu tiên của Mỹ nhắc đến vụ thảm sát ở
Huế.
Bà Duong Vân Mai Elliott, tác giả cuốn “The Sacred Willow” về 4 thế
hệ của một gia đình Việt Nam, được các nhà làm phim yêu cầu cộng tác và
xuất hiện nhiều lần trong phim. Bà có gia đình ở cả hai bên chiến tuyến,
nói bà kinh ngạc khi thấy đạo diễn Ken Burns nhắc đến biến cố Tết Mậu
Thân.
“Tôi xem tôi rất là sửng sốt, tôi cũng nói với ông (đạo diễn Burns)
đây là lần đầu tiên mà một người ngoài Bắc đã tham chiến, công nhận vụ
thảm sát ở Huế xảy ra năm Mậu Thân 1968. Tôi rất là ngạc nhiên. Nếu mà
ông ấy phỏng vấn như thế này cách đây mười mấy năm thì chưa chắc họ đã
dám nói như vậy, nhưng mà lúc ông phỏng vấn thì tôi thấy họ nói trung
thực lắm.”
Thẩm phán Phan Quang Tuệ, từng phục vụ tại Tòa án Di trú San Francisco nay đã về hưu, cũng xuất hiện trong phim. Ông nhận xét:
“Nhìn qua những bộ phim đã có, tôi thấy không có phim nào có thể
trung thực hơn, và tôi không nghĩ là tương lai sẽ có một cuộn phim nào
khác nữa vì cho tới khi phim này ra thì đã 42 năm sau cuộc chiến. Hai,
ba thế hệ đã lớn lên, cuộn phim này ghi lại trung thực lịch sử, không
phải của cuộc chiến mà qua cái lịch sử cuộc chiến đó, lịch sử Việt Nam,
Nam cũng như Bắc. Tôi thấy điều cần làm là phải phổ biến rộng rãi phim
này ở Việt Nam.”
Chiến tranh Việt Nam, hơn 4 thập niên sau, vẫn là một chủ đề hóc búa
cho một phim tài liệu, và chắc chắn trong những ngày tới, “The Vietnam
War” sẽ còn gây rất nhiều tranh cãi tại Hoa Kỳ, tại Việt Nam và trong
các cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi.
Phim tài liệu 10 tập “The Vietnam War” của đạo diễn Ken Burns và Lynn
Novick sẽ lần lượt được công chiếu trên đài PBS, bắt đầu từ ngày Chủ
nhật 17 tháng 9.
Xem thêm thông tin về bộ phim tại đây.
Cái
bóng ma Vietnam war ,, Người ta làm đi làm lại .. Mỗi lần mổ
sẻ một khía cạnh mới ,, Nghe nói trong nầy người Mỹ có một
đoạn nói về vụ Thãm sát Tết Mậu Thân ,, nếu đem chiếu ở VN
,, chắc đoạn nầy không có ,, nhưng Vụ Mỹ Lai thì lại khác
??
Day
la mot cuoc chien giua VN Tu Do Dan Chu ( cai thien) va VN Cong San (
cai ac) ! Cuoi cung Cai Ac da chien thang , va da gay ra biet bao nhieu
thuong dau cho hon 90 trieu nguoi dan VN hien nay! Noi tom lai, nho
cuoc chien VN ma bo mat that "da nhan da nghia" cua bon CSVN da lo
nguyen hinh, va day cung la mot bai hoc cho nhung nguoi dan VN van con
mu quang nghe theo loi bip bom , xao quyet cua bon CSVN !
I
think the title: "The Vietnam War" is completely WRONG because the war
in Vietnam is the war of between the communist countries and the
countries of freedom. And the Vietnamese people were victims.
Tội
nghiệp cho bố mẹ Ngô Thị Thuận và Tường Thanh Nguyễn nhớ lại hồi năm
xưa muốn ăn con gà cũng phải ăn lén lút nay nhờ ơn cha già dân tộc của
bố mẹ Ngô Thị Thuận và Tường Thanh Nguyễn giải phóng Miền Nam nên Ngô
Thị Thuận và Tường Thanh Nguyễn mới khỏi bị Mỹ ngụy nó bót lột không còn
cái quần xì để mặc , mà không hiểu gì sao bố mẹ của Ngô Thị Thuận và
Tường Thanh Nguyễn và đảng lại gọi họ là Việt kiều yêu nước khúc ruột
ngàn dậm mà không biết ngựơng hay sao hởi trời.
Cán
ngố Hà Nội ơi ! CSVN làm nô lệ cho Tàu cộng ... mọi việc đều hỏi ý
kiến Tàu ...một dân tộc không có quyền tự quyết ...Thì không bao giờ có
Độc lập Tự do ...
Người
Việt đã vượt lên số phận vùng đệm, kết thúc chiến tranh, thống nhất đất
nước, thay vì mãi chịu cảnh hai miền như Triều Tiên bây giờ. Cha ông
chưa làm giàu được, con cháu sẽ làm được, không thì cứ sống vui vẻ vì
vật chất đâu có cần gì nhiều
Khoảng
100 000 cựu binh Mỹ từ chiến tranh VN về đã tự tử ,nhiều gấp gần 2 lần
số lính chết trận tại VN, đã nói lên sự phi nghĩa của cuộc xâm lăng vào
VN và thái độ của dân Mỹ với cuộc chiến phi nghĩa này. Một vài lời bao
biện ngu ngốc có nghĩa gì với con số khủng khiếp những người thấy xấu
hổ vì tội lỗi và bị ghẻ lạnh vì đã nhúng tay vào tội ác ở VN.???
Cán
ngố Vietcong khủng bố NgoThiThuan vẫn tuyên truyền "XẠO NGU" của thời
không có ánh sáng internet. Hệ thống XHCN đã chết ngắt vì PHI NGHĨA (CỰC
ÁC, DIỆT CHỦNG, KHÔNG TUDO DANCHU NHANQUYEN) mà Y THỊ không hay biết.
Thật là buồn cười.
Khi
chưa phân biệt được dấu phảy và dấu chấm trong hệ số của Mỹ và VN mà
cũng được cho đi học đại hoc ngoại thương đủ nói lên chất lượng của sinh
viên hay giáo viên dư luận viên...
Diễn đàn Facebook
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-cam-chieu-phim-vietnam-war-cua-my/4035070.html